Beethoven và thư gửi Elise

BEETHOVEN VÀ THƯ GỬI ELISE

Beethoven sáng tác bản nhạc thư gửi Elise (Für Elise) ngày 27 tháng 4 năm 1810, là bản nhac đặc biệt nổi tiếng. Beethoven được khắp thế giới công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng lớn tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau.

Hoàng Kim thích nhạc cổ điển trong sáng, có chiều sâu nội tâm, nên rất yêu thích bản nhạc này. Bất giác, tôi nhớ đến thầy Tuệ Sĩ và nhà thơ Bùi Giáng với bài thơ kiệt tác ‘Khung trời cũ” và áng văn chương tuyệt mỹ “Đi vào cõi thơ’ 1969 của cụ Bùi Giáng. Tri âm tri kỷ là thấu hiểu; Cảm ơn Mai Thanh đã giúp tư liệu.

Mời quý thầy bạn vừa đọc thơ hay, lời bình đẹp, vừa nghe nhạc thấu tình.

Khung Trời Cũ

Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối rừng xa ngược nước xuôi ngàn

(Tuệ Sỹ)

Bùi Giáng Với Tuệ Sỹ

“Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u…

Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:

“Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi”

Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên nhờ Ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghịu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết:

“Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
Trí Hải đa tàm trúc loạn ty”

Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình.

Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ “Không đề” của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ:

“Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn”

Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.

“Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn”

Tôi hoảng vía đề nghị: Đại sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho, nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.

Ông đáp: – Để về hỏi lại cô Trí Hải xem có đúng như lời thế chăng.

“Đôi mắt ướt tuổi vàng
Khung trời
Hội cũ”

Xin xuống dòng thư thả như thế. Ắt nhìn thấy chất trang trọng dị thường của hoài niệm. Hoài niệm gì? – Khung trời hội cũ.

Một hội đạp thanh? Một hội nao nức? – “Giờ nao nức của một thời trẻ dại?”.

“Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ…”

Mở lời ra, nguồn thơ trực nhập vào trung tâm cơn mộng chiêm niệm. Đầy đủ hết mọi yếu tố bát ngát: một cung trời xán lạn bao la, một hội cũ xao xuyến, một tuổi vàng long lanh… Một đôi mắt ướt ngậm ngùi của hiện tại.

Nhưng mạch thơ đi ngầm. Tiết nhịp âm thầm nhiếp dẫn. Thi sĩ không cần tới một hình dung từ nào cả, vẫn nói được hết mọi người đều “phải nói” với mọi người “muốn nghe” với riêng mình “không thiết chi chuyện nói”.

Người thi sĩ xuất chúng xuất thần thường có phong thái khác thường đó. Họ nói tất ít mà nói rất nhiều. Họ nói rất nhiều mà chung quy hồ như chẳng thấy gì hết. Họ nói cho họ, mà như nói hết cho mọi người. Nói cho mọi người mà cơ hồ chẳng bận tâm gì tới chuyện thiên hạ nghe hay chẳng nghe. Nỗi vui, nỗi buồn của họ, dường như chẳng phi giống lối vui buồn của chúng ta. Do đó chúng ta trách móc họ một cách lệch lạc hết cả (par manque de justice interne).

Trong một cuộc vui, ta hỏi họ vài điều. Họ lơ đễnh thờ ơ, ta tưởng họ kiêu bạc. Trong lúc mọi người đang gào khóc giữa đám tang, họ phiêu nhiên đi qua, trông có vẻ như mỉm cười, niêm hoa vi tiếu. Ta tưởng họ tàn nhẫn thô bạo.

Vua Gia Long ngày xưa đã từng lấy làm quái dị về thái độ Nguyễn Du: “Trẫm dùng người, không phân biệt kẻ Nam kẻ Bắc. Ai có tài thì trẫm trọng dụng (…). Cớ sao khanh lại u sầu ít nói suốt năm như thế?”.

Ông vua kia lấy làm lạ là phải lẽ lắm, hợp với lương tri thói thường thiên hạ lắm. Ông không thể hiểu vì sao vị di thần kia cứ miên man như nằm trong cõi mộng thần di, hồn dịch!

Vua đã ban cho chan hòa mưa móc, lộc trọng quyền cao đặc ân thâm hậu như thế, cớ sao Liệp Hộ chưa vừa lòng, vẫn chưa cứ thả mộng chạy lang thang về chân trời hướng khác.

Đáp: Ấy chính bởi đôi mắt nhìn đây mà thấy những đâu đâu.

“Đôi mắt ướt tuổi vàng
Khung trời hội cũ”

Đôi mắt ướt? Đôi mắt của ai? Vì sao ướt? Vì lệ trào, hay là vì quá long lanh?

Thi sĩ không nói rõ. Ấy là giữ một khoảng trống vắng lặng phóng nhiệm cho thơ.

Tha hồ chúng ta tự do nghĩ hai ba lối. Hoặc là đôi mắt thi nhân ướt trong hiện tại vì nhớ nhung một trời hội cũ. Hoặc là đôi mắt giai nhân nào long lanh dịu mật như nước suối chan hòa, soi bóng một khung trời hội cũ bất tuyệt nào, mà ngày nay tại hạ đã đánh mất rồi chăng?

Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang”

Áo nào màu xanh? Màu xanh màu chàm của cô gái Mán gái Mường, gái núi nào xưa kia băng rừng và thi nhân đã ngẫu nhiên một lần nhìn đắm đuối?

Tôi nói không sai sự thật mấy đâu. Vì Tuệ Sỹ vốn xưa kia ở Lào. Cha mẹ ông kiều cư trên đất Thượng Lào Trung Việt. Bà mẹ ông thỉnh thoảng cũng trở về Sài Gòn tới chùa viếng ông đem quà cho ông một đôi dép riêng biệt, một tấm khăn quàng riêng tây.

“Đôi mắt ướt tuổi vàng
Khung trời hội cũ
Áo màu xanh
Không xanh mãi
Trên đồi hoang

Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ.
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ?”

Mình là thân Bồ-tát, quanh năm kinh kệ trai chay, thế sao bỗng nhiên một phút vội vã lại dám làm thân du thủ? Dám gác bỏ kệ kinh? Dám mở cuộc thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn?

Phải có nhìn thấy khuôn mặt khắc khổ chân tu của Tuệ Sỹ, mới kinh hoàng vì lời nói thăm thẳm đơn sơ nọ. Lời nói như ngân lên từ đáy sâu linh hồn tiền kiếp, từ một quê hương trên thượng du bao la rừng núi gió sương canh chiều nguyệt rung rinh trong đêm lạnh.

“Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng”

Mối tình rộng thả suốt biển non im lìm lạnh lẽo. Một hạt muối vẫn chưa tan. Một nếp u ẩn của lòng mình bơ vơ không gột rửa.

“Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan”

Ta tưởng như nghe ra “cao cách điệu” bi hùng của một Liệp Hộ, một Nerval, một chỗ trầm thanh nhất trong cung bậc Nietzche.

Thi nhân đã mấy phen ngồi ngó trăng tàn? Ngồi trên một đỉnh đá? Bốn bề rừng thiêng giăng rộng ngút ngàn màu trăng xanh tiếp giáp tới chân trời xa xuôi đại hải?

Đỉnh đá và hạt muối là hai chốn kết tụ tinh thể của núi và biển. Đỉnh đá quy tụ về mọi hương màu trời mây rừng rú. Hạt muối chứa chất cái lượng hải hàm của trùng dương. Đó là cái bất tận của tâm tình dừng sững tại giữa tuyết nguyệt phiêu du:

“Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng”

Một tiếng “buồn chăng” lơ lửng nửa như chất vấn, nửa như ngậm ngùi ta thán, dìu về cả một khúc tâm thanh đoạn trường:

“Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân

Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh”

Tiết nhịp lời thơ lại biến đổi:

“Đếm tóc bạc
Tuổi đời
Chưa
Đủ

Bụi đường dài
Gót
Mỏi
Đi
Quanh”

Tiết điệu rạc rời như gót mỏi đi quanh. Một tuổi đời chưa đủ? Một tuổi xuân chưa vừa? Một tuổi vàng sớm chấm dứt? Một tuổi “đá” sớm từ giã mọi yêu thương?

“Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa
Ngược nước
Xuôi ngàn”

Bài thơ dừng lại. Dư âm bất tuyệt kéo dài trong đêm lữ thứ khép mình trong bốn bức tường với nhạt nhòa ủ rũ ngục tù.

Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân trời mới cũ Đường thi Trung Hoa tới Siêu thực Tây Phương.

(Đi vão cõi thơ – Bùi Giáng, 1969)

Beethoven sáng tác bản nhạc thư gửi Elise https://youtu.be/ytyqUhKZkUA

BEETTHOVEN NHẠC SĨ THIÊN TÀI ĐỨC

Ludwig van Beethoven sinh ngày 17 tháng 12 năm 1770, mất ngày 26 tháng 3 năm 1827, là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ludwig van Beethoven sinh tại Bonn, Đức, cha là Johann van Beethoven (1740 -1792), mẹ là Magdalena Keverich van Beethoven (1744- 1787). Cha ông là nhạc sĩ cung đình của Vua ở Bonn, nhưng nghiện rượu, hay đánh ông và không thành công trong việc chứng minh ông là thần đồng như Mozart. Thế nhưng, tài năng âm nhạc của Beethoven lại sớm được Christian Gottlob Neefe một bậc thầy âm nhạc danh tiếng để ý nhận đỡ đầu và dạy bảo. Ông cũng được Đức Vua hỗ trợ tài chính. Mẹ ông mất năm ông 17 tuổi, và trong vòng ít năm ông đã là người nuôi dưỡng hai em trai của mình. Beethoven sống phần lớn thời gian ở Viên, Áo.  Ông được coi là người dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn, là một hình tượng âm nhạc quan trọng của giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Những kiệt tác của Beethoven nổi tiếng nhất là các bản giao hưởng Anh hùng ca (số 3 Mi giáng trưởng), Định mệnh (Số 5 Đô thứ) Đồng quê (số 6 Fa trưởng), Niềm vui (số 9 Rê thứ), các tác phẩm cho dương cầm như Thư gửi Elise (Für Elise), Ánh trăng, Bình minh, Khúc đam mê, Bi tráng và các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân …các tác phẩm cho Piano như Concerto số 2, số 3, số 5 (Hoàng đế), vở Opera Fidelio.

Beethoven sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ, có tổ tiên là nông dân và thợ thủ công. Ông nội ông người Hà Lan, là người chỉ huy dàn nhạc cung đình Bonn, qua đời lúc Beethoven ba tuổi. Cha ông là ca sĩ hoàng gia ở Bonn, biết chơi violon và piano. Mẹ là con gái một đầu bếp cung đình, từng làm tớ gái, không lâu sau thành vợ của ông Johann. Bà là người ngoan ngoãn, dịu hiền, chăm chỉ. Gia đình ông Johann chỉ dựa vào thu nhập ít ỏi của ông để sống qua ngày nhưng nhờ có sự đảm đang của bà nên vẫn duy trì được. Beethoven là con trai đầu trong gia đình. Cha của ông  vốn rất ngưỡng mộ Mozart, và thấy Beethoven còn nhỏ thích bấm lên phím piano của ông nội để lại, nên muốn ông tập đàn lúc ba tuổi, sau đó là những luyện đàn violon, piano, organ … Tuy nhiên kỷ luật nghiêm ngặt của ông bố lại làm ngăn trở sự phát triển của cậu con trai. Ông bị cha mình bắt đánh đàn suốt ngày đến nỗi ngón tay bị tê dại, sưng lên. Cha ông cũng không bằng lòng và thường xuyên mắng chửi ông, có khi còn đánh đập tàn nhẫn. Cha ông thường dựng Beethoven dậy vào lúc nửa đêm để tập chơi dương cầm. Do vậy Beethoven thường rất mệt mỏi và không tập trung được khi đến trường. Khi Beethoven được 11 tuổi, theo quyết định của cha, Beethoven phải nghỉ học để tập trung vào âm nhạc.

Beethoven là một thiên tài âm nhạc nhưng sức khỏe và tình yêu của ông kém may mắn. Do hoàn cảnh gia đình và cuộc sống cá nhân của ông quá nổ lực từ nhỏ cho đến lớn đã vắt kiệt tinh lực, sức khỏe và vì tình yêu đôi lứa kém may mắn nên Beethoven đã mất lúc 57 tuổi. Chuyện đời ông chuyển tải ẩn ngữ sâu sắc qua âm nhạc. Bài học “Được và Mất” chúng ta đã suy ngẫm trong ‘Phục sinh giữa tối sáng‘ cũng như thể hiện thật rõ trong câu chuyện này.

Gia đình Beethoven gặp nhiều khó khăn. Cha ông là người nghiện rượu và thô lỗ.Mẹ ông lại hay đau ốm. Sáu anh chị em Beethoven chỉ còn hai người sống sót. Beethoven quan hệ với cha rất căng thẳng và xa cách trong khi ông lại rất thương yêu mẹ. Beethoven vào lúc 5 tuổi bị viêm tai giữa nhưng bố mẹ không hề biết nên không được chữa trị, nên sau này ông bị điếc. Điều may mắn là các đồng nghiệp của cha ông đã phát hiện ra tài năng thiên phú của Beethoven nên đã thuyết phục được cha Beethoven cho phép ông được theo học các thầy dạy nhạc nổi tiếng như Christian Gottlob Neefe (nghệ sĩ dương cầm, đại phong cầm và cũng là một nhà soạn nhạc) và Franz Anton Ries (nghệ sĩ vĩ cầm).

Beethoven năm 1781 lúc 11 tuổi đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan và cũng đã được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn. Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, và cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Beethoven năm 1784 năm 14 tuổi, giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên  ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm. Beethoven năm 1787 lúc 17 tuổi,  đến Viên theo giới thiệu của Franz, em trai út của Hoàng đế Joseph II. Mục đích chuyến đi này của ông là được theo học Mozart nhưng ước mơ của ông không thành vì Mozart quá bận và mẹ  Beethoven lại bị bệnh nặng nên ông đành quay về Bonn trước khi mẹ ông qua đời. Beethoven trở thành trụ cột chính cho gia đình và ông phải vừa biểu diễn vừa đi dạy để kiếm tiền mà không còn điều kiện đi học.

Beethoven năm 1789 lúc 19 tuổi bắt đầu theo học tại Đại học Bonn. Tại đây ông gặp giáo sư Eulogius Schneider, và  đã nhanh chóng tiếp cận với những tư tưởng của Cách mạng Pháp. Niềm hứng khởi của ông về những tư tưởng tự do và bác ái của cuộc cách mạng này đã được phản ánh trong rất nhiều tác phẩm của ông sau này. Beethoven năm 1791 lúc 21 tuổi đã được một cụ già ở Bonn giúp quay trở lại Viên theo học hòa âm với Haydn và một số thầy dạy khác, sau đó ông tìm được một học trò để dạy và kiếm tiền tiêu, ngoài giờ dạy nhạc ông lại sáng tác. Vài tác phẩm thành công nhưng tác giả thời gian này phải sống trong điều kiện ăn uống thiếu thốn và một căn nhà thiếu vệ sinh. Beethoven năm 1792 lúc 22 tuổi trở lại Viên và từ sau đó ông không còn trở về Bonn nữa vì thành phố quê hương ông đã bị xâm chiếm của người Pháp và cha mẹ ông đều đã mất. Cùng năm ấy, Mozart đã qua đời trong lặng lẽ và Beethoven được Joseph Haydn và Antonio Salieri nhận làm học trò. Nhờ thiên tài âm nhạc của mình và sự giới thiệu nên Beethoven đã được nhận đỡ đầu bởi Nam tước van Swieten và nữ vương hầu Lichnowski là những người có thế lực bậc nhất của Viên thời đó.

BEETHOVEN THƯ GỬI ELISE

“For Elise” của Ludwig van Beethoven là một kiệt tác âm nhạc, thế nhưng cho đến nay vẫn chưa ai dám chắc Elise là ai và vì sao tên bản nhạc lại là “Thư gửi Elise”.

Für Elise (For Elise, Thư gửi Elise) một số học giả và chuyên gia âm nhạc đoán rằng Elise chính là Therese, cô học trò nhỏ xinh đẹp được Beethoven dạy nhạc và ông đem lòng yêu thương cô từ mùa xuân năm 1809, nhưng sau này cô đã lấy chồng là một quý tộc giàu có người Áo. Therese tên đầy đủ là nàng Theresa de Brunowick, con gái của một điền chủ người Hungary. Beethoven nhờ sự khuyến khích của nàng nên đã sáng tác tuyệt phẩm Đồng quê là bản giao hưởng số 6 Fa trưởng tuyệt vời thăng hoa về tình yêu thiên nhiên đồng quê yêu dấu và những con người tận tụy hiền lành. For Elise có những nốt nhạc mở đầu tương đương với tên gọi ThErESE. Vì vậy, nhiều giả thuyết cho rằng, tên gốc của tác phẩm là For Therese nhưng bản nhạc gốc sau đó đã bị thất lạc và Ludwig Nohl (1831- 1885), học giả nghiên cứu về Beethoven, khi chép lại từ bản nhạc gốc, đã chép nhầm thành For Elise, vì chữ viết tay của nhạc sĩ quá đẹp và bay bướm.

Theo Hà Linh trong bài viết trên trang VnExpress Hé lộ về nàng Elise trong bản nhạc “For Elise”,  thì Klaus Martin Kopitz – một nhà nghiên cứu âm nhạc ở Berlin cho rằng, Elise thực ra là Elisabeth Roeckel, người mà Beethoven đã suốt đời thầm yêu thương. “Nhiều năm qua, tôi đã nghiên cứu để viết cuốn sách ‘Beethoven in the eyes of his contemporaries’ (Beethoven trong mắt những người cùng thời), tập hợp thư từ, thơ ca và hồi ký của những người từng biết Beethoven. “Một số phụ nữ đã được đề cập tới, trong đó có cái tên Elisabeth Roeckel”, Kopitz chia sẻ với Deutsche Welle. Elisabeth Roeckel, sinh năm 1793, là em gái của ca sĩ Joseph Roeckel, người từng tham gia vào vở nhạc kịch Fidelio của Beethoven. Elisabeth đam mê âm nhạc. Cô chơi piano và sau đó cũng trở thành ca sĩ. Elisabeth thường được bạn bè gọi bằng cái tên thân mật là Elise. Chị em Elise rất gần gũi với Beethoven. Theo Kopitz, những bức thư Elise viết cho bạn bè còn giữ lại đến ngày nay cho thấy, giữa họ có thể không đơn thuần chỉ tồn tại tình bạn. Trong một lá thư, Elise kể lại một buổi tối giữa cô với Beethoven và các nhạc sĩ như Mauro Giuliani, Johann Nepomuk Hummel, người sau này trở thành chồng của Elise. “Elise viết rằng, Beethoven đã không ngừng liếc nhìn cô, khiến cô không biết mình phải làm gì. Cô cứ phải xoay vặn bàn tay để giấu cảm giác khó xử”…  Bernhard Appel, giám đốc thư viện Beethoven ở Bonn, cho rằng, điều đó không quan trọng. “Elise là cái tên rất phổ biến ở Vienna lúc bấy giờ…”, Appel nói.

NHẠC BEETHOVEN, TRỊNH, ĐẶNG

Khi hiến mình cho những điều chân thiện mỹ lớn hơn sẽ vợi đi nỗi buồn và khổ cực. Chúng ta liên tưởng về Trịnh Công Sơn lắng đọngNghệ sĩ Đặng Thái Sơn: Lòng kiêu hãnh đã cho tôi sức mạnh

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để lại một di sản Nhạc Trịnh với trên 600 ca khúc về tình yêu cuộc sống, hòa bình nhân đạo và nỗi đau thân phận con người. “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về”. Các nghệ sĩ lớn này khi soi rọi vào cuộc đời và số phận của nhau hình như họ bổ sung tỏa sáng nhau. Trịnh Công Sơn viết: “Tôi yêu cuộc đời và cuộc đời cũng đã yêu tôi. Ðó là niềm an ủi lớn trong cuộc sống này. Vì thế trong lòng tôi không có một giây phút nào nuôi một lòng oán hận với cuộc đời. Dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời rộng lớn quá và mỗi chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ nhoi trong trần gian mà thôi. Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn“.

Nhạc sĩ Đặng Thái Sơn kể: “Trong căn nhà tuổi thơ của Đặng Thái Sơn còn có những cuộc đọc thơ văn thăng hoa của bố và nhóm bạn trong căn phòng làm việc 4m2. Những lúc ấy Đặng Thái Sơn thường đứng ngoài ngóng vào, rất muốn “xem bên trong đó có gì” mà khiến các bác hăng say đến thế.Tuy không có nhiều thời gian sống cùng với bố nhưng Đặng Thái Sơn cho biết con người, cách sống và nghệ thuật của ông đều chịu ảnh hưởng từ người bố tài năng. Ông rất nghe lời bố, hầu hết các bài học của bố từ cách sống, tư duy nghệ thuật đến tư thế ngồi đàn… ông đều răm rắp nghe theo.Và bài học quan trọng mà ông rất ghi nhớ là: “Trong cuộc sống hay nghệ thuật phải chân thật, không qụy lụy, phải giữ lòng kiêu hãnh mạnh mẽ ở bên trong mình”. Duy nhất một bài học của bố mà Đặng Thái Sơn không học được, đó việc đi đứng cho thật đường vệ. Kể đoạn này, nghệ sĩ thị phạm trên sân khấu khiến khán giả cười ồ“. Nghệ sĩ Thái Thị Liên đón tuổi 101 bên NSND Đặng Thái Sơn và con cháu. Theo TTO, NSND Đặng Thái Sơn vui mừng thông báo mẹ ông, danh cầm Thái Thị Liên, bước sang tuổi 101 vào hôm 4-8 (2019) với sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn.

Sự sáng tạo tự do, nền giáo dục tự do trên triết lý căn bản yêu thương, tôn trọng con người tự do là nền móng văn hóa nhân văn.

Án sách cây đèn hai bạn cũ.
Song mai liên trúc một lòng xanh
(Nguyễn Trãi)

Beethoven thư gửi Elise. Nghe lại, đọc lại và suy ngẫm.

Hoàng Kim

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Nhạc Trịnh Công Sơn
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Thế giới trong mắt ai

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là vietnamtoquoctoi.jpg

THẾ GIỚI TRONG MẮT AI

“Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình”. Đêm trắng và bình minh Hoàng Kim lời tâm đắc. Thế giới trong mắt ai, chúng ta trầm tĩnh theo dõi thế giới chuyển biến. Thông tin nhanh về Việt Nam quan hệ quốc tế và một số bài học thêm có liên quan .https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/

Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đường lối cách mạng của nước Việt Nam ngày nay thích hợp bền vững trong tình hình mới, thời đại mới, đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết tinh hoa tại bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” xác định rõ đường lối, quan điểm, tầm nhìn chiến lược, cương lĩnh và kế hoạch hành động:“Đoàn kết ‘xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh’ như di nguyện của Bác Hồ kính yêu”; “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Ph át triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (in đậm để nhấn mạnh HK); Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện“.

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH

Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“.

Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh.

Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Văn kiện đại hội Đảng XIII đã xác định 10 giải pháp cơ bản):

1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.

2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;

3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế;

4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô;

5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới;

6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân;

7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;

8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;

9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế;

10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.

Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định:

1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp.

2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.

3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản;

4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp.

5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành

Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002.

Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách.

Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.

Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh

1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân”

2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định;

3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu.

Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng hiệu quả chính sách đầu tư trong điểm.

Tin Nóng Việt Nam Và Thế Giới Nổi Bật

Ông Tập Cận Bình: Mỹ – Trung nên cùng thành công, không phải làm tổn thương nhau (VTC News) – Gặp Ngoại trưởng Mỹ Blinken, Chủ tịch Trung Quốc đề xuất ba nguyên tắc chính cho quan hệ Mỹ – Trung: tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình, hợp tác cùng có lợi. Theo Tân Hoa Xã, tại cuộc gặp, ông Tập cho biết năm nay đánh dấu kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ. Ông cho rằng hai nước nên là “đối tác chứ không phải đối thủ; cùng nắm bắt thành công chứ không phải làm tổn thương nhau; nên tìm kiếm điểm chung, gác lại những khác biệt, thay vì cạnh tranh luẩn quẩn; nên giữ đúng lời nói và kiên quyết trong hành động, thay vì nói một đằng làm một nẻo”. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đề xuất ba nguyên tắc chính: tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. (Ảnh: CCTV)
 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. (Ảnh: CCTV)

Theo ông Tập, thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc trong thế kỷ này và tình hình quốc tế lại càng phức tạp hơn. Việc Trung Quốc và Mỹ tăng cường đối thoại, giải quyết khác biệt và thúc đẩy hợp tác không chỉ là nguyện vọng chung của nhân dân hai nước mà còn là kỳ vọng chung của cộng đồng quốc tế.

Ông Tập nhắc lại rằng thế giới đủ lớn để Trung Quốc và Mỹ cùng nhau phát triển và thịnh vượng độc lập. Trung Quốc muốn thấy một nước Mỹ “tự tin, cởi mở, thịnh vượng và phát triển”.

Ông Tập hy vọng Mỹ cũng có thể có cái nhìn tích cực về sự phát triển của Trung Quốc. Chỉ khi vấn đề cơ bản này được giải quyết và “nút đầu tiên” được bấm nút thì quan hệ Trung – Mỹ mới thực sự ổn định, tốt đẹp hơn và tiến lên phía trước.

Theo New York Times, cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang có những tranh chấp về kinh tế, an ninh quốc gia và xung đột địa chính trị ở Đông Á, Trung Đông và Ukraine.

Cả Trung Quốc và Mỹ đều cho biết họ hy vọng đạt được tiến bộ trên một số mặt trận nhỏ hơn, thực dụng hơn, bao gồm cải thiện liên lạc giữa quân đội và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại giữa các nước. Tuy nhiên, hai bên vẫn bế tắc về các vấn đề chiến lược cơ bản, bao gồm chính sách thương mại và xung đột ở Biển Đông và đảo Đài Loan.

Cả hai bên đều thừa nhận mối quan hệ “nguy cơ rơi vào xung đột sâu hơn”.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden quan ngại sâu sắc rằng hàng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc đang đe dọa việc làm của người Mỹ và bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc hỗ trợ Nga trong cuộc chiến Ukraine. Trong khi đó, Bắc Kinh cáo buộc Washington đang tìm cách bao vây lợi ích của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Trước đó cùng ngày, ông Blinken đã dành hơn 5 giờ đồng hồ với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong các cuộc họp và bữa trưa tại Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh.

Trong bài phát biểu mở đầu buổi làm việc, ông Vương đã có giọng điệu hòa giải hơn so với trước đây, nói với ông Blinken rằng “mối quan hệ Trung – Mỹ đang bắt đầu ổn định” và tương lai của mối quan hệ này sẽ phụ thuộc vào quyết định của cả hai nước.

Tuy nhiên, ông Vương cũng cảnh báo rằng các yếu tố tiêu cực trong mối quan hệ đang “ngày càng gia tăng và hình thành”.

Ông Vương tái khẳng định sự nhất quán của Trung Quốc trong thái độ, lập trường và yêu cầu đối với sự phát triển của quan hệ Trung – Mỹ, đồng thời kêu gọi Washington không can thiệp vào công việc nội bộ, chèn ép sự phát triển và “chà đạp lên lằn ranh đỏ của Trung Quốc liên quan đến chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển”.

Ông Blinken trả lời rằng hai bên cần duy trì “ngoại giao tích cực” để thúc đẩy chương trình nghị sự do Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt ra khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở San Francisco vào tháng 11 năm ngoái.

Ngoại trưởng Mỹ hy vọng rằng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được một số tiến bộ về các vấn đề mà các nhà lãnh đạo hai nước đã đồng ý nên hợp tác, nhưng “cũng làm rõ những khác biệt, ý định và nói rõ với nhau quan điểm” của hai bên.

Hoa Vũ (Nguồn: Tân Hoa Xã, New York Times)

Điểm nóng thế giới: Nga ghi bàn sau chiến thắng đậm, Mỹ thất bại ê chề nguy cơ rút toàn bộ https://youtu.be/fD5Ol4sEgB8?si=KSXhp7nTbbfaBBTs; Toàn cảnh quốc tế 22/4: Mỹ quyết định tất tay tại Ukraine, “thảm kịch” với Nga chính thức bắt đầu? https://youtu.be/3EmHOXN7tu0?si=oGPWPuVhTKxuBuUo ; Tin quốc tế 22/4: Nước Mỹ hỗn loạn chưa từng thấy, loạt nghị sĩ đua nhau rời Hạ viện https://youtu.be/-1Qbr6UbZtY?si=aLeRQ_JiHh9mB-9O ; Zircon và Kinzhal sẽ khiến Mỹ “tuyệt chủng” Patriot ! – Nâng Tầm Kiến Thức https://youtu.be/c5lLfe9IMhU?si=98IcrVj0XQw4cZht

Điểm nóng thế giới 22/4: Nga đã cưỡi lưng hổ, mở rộng quân đội sẵn sàng nghênh tiếp NATO https://youtu.be/kK_-tmPJPZo?si=ES6OfLHPI_l9BpiW; Điểm nóng thế giới 22/4:Nga giành thêm loạt lãnh thổ, NATO ồ ạt đưa quân tới vùng ‘tử huyệt’ sát Nga https://youtu.be/bHXsbwfut_A?si=2tVcxJv7rcn58bq7

Trực tiếp quốc tế 21/4: Chủ tịch Tập Cận Bình đột ngột ra lệnh quân đội Trung Quốc bắt đầu hành động https://www.youtube.com/live/NpGq5pzpZS4?si=q4ONBP5ro3GlaejI; Điểm nóng thế giới 21/4: NATO vừa tiếp sức hàng loạt F-16,Ukraine tự tin càn quét khốc liệt với Nga https://youtu.be/LvV5M2VZGWA?si=QBn0VsAdm1huxEim; Điểm nóng thế giới 21/4: Mỹ khẳng định Nga,Trung Quốc và Iran là ‘trục ma quỷ’ mới dè chừng https://youtu.be/y061ZqNdCpw?si=9M1V0XIWiOYXQRGI

TIẾT LỘ Sự Thật TỨ TRỤ Việt Nam Chỉ Còn 2 NGƯỜI? | Tử Vi Tài Lộc https://youtu.be/GmGEbO1ZMVQ?si=4LqJJAzm0N74HmuR

CÓ HAY KHÔNG? ÔNG LÊ THANH HẢI Liên Quan Đến TRƯƠNG MỸ LAN THAM Ô “1 TRIỆU TỶ ĐỒNG”. THỦ THIÊM “ SIÊU DỰ ÁN” QUAN THAM LỘ TẨY – SỰ MẤT MÁT CỦA NGƯỜI DÂN – SỰ KỊP THỜI CỦA ĐẢNG -NHÀ NƯỚC https://youtu.be/VVo-FGnDD4c?si=Iq1vo-bk7TvaNoCL LỘ DIỆN ÔNG LỚN ĐỨNG SAU THUẬN AN – BỐI CẢNH CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐNAGR AVF NHÀ NƯỚC https://youtu.be/ZgdyKXDom_0?si=o6SNzno85P8yxJni

Bầu cử Tổng thống Nga 2024: Sau gần 3 thập kỷ lãnh đạo, ông Putin tiếp tục cầm quyền https://www.youtube.com/live/DSMpWxaz7ms?si=Kc_aul

NGA THAM CHIẾN TẠI SYRIA – NHỮNG ĐÒN ĐÁNH KINH HOÀNG MÀ QUÂN NGA GIEO RẮC TẠI SYRIA https://youtu.be/M2lyL1zSDWo?si=ET7eZSI4wsAF8jAC

Tin thế giới 13/3: Cực nóng: 30 vạn binh sĩ NATO đã sẵn sàng tiến về biên giới nước Nga https://youtu.be/a5EC4gVNSV4?si=u2csjQHqNjVZgL_3 ;

Nhìn từ xung đột Nga – Ukraine | Nhìn từ Hà Nội https://youtu.be/IZE5eJdMDy0?si=ilHeQDoTuub-7m42 Điểm nóng thế giới 13/3: Ông Putin tiết lộ chấn động về Nga; Vạch trần trật tự thế giới mới bất ngờ https://youtu.be/tWvhhJbuIwk?si=jp-2MRHgkcC1ZXGQ ;

Điểm nóng thế giới 12/3: NATO nguy cơ bị Nga tàn phá hơn cả Avdiivka, Ukraine đang tuyệt vọng https://youtu.be/6e4CHKgfVkM?si=OJGBkoiMsQQev4E1;

https://youtu.be/M2l-VGmQYvE?si=0AXrSRYF3b3YeI7G

Quân Ukraine thậm chí không đến được tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, quân Ukraine thậm chí không đến được tuyến phòng thủ đầu tiên trong cuộc phản công. Quân đội Ukraine đã mất tới 13.000 binh sĩ trong thời gian diễn ra cuộc phản công. Báo Nghệ An 21 2 2024 Theo ông Shoigu, chỉ huy Ukraine đã lên kế hoạch sử dụng tới 160.000 quân nhân, 800 xe tăng và 150 máy bay và trực thăng trong cuộc phản công. Ông Putin khẳng định cục diện Ukraine tác động đến vận mệnh quốc gia, Kiev không thể thắng Moscow

Toàn cảnh Tucker Carlson phỏng vấn TT Putin. Hé Lộ Bí Mật Phía sau cuộc chiến Nga Ukraine phần 24 https://www.youtube.com/live/HOwlz_NZ2p4?si=oHd2rUnfYTK9eoDm

Giải Mã Toàn Diện Về Xung Đột Hồi Giáo Với Cơ Đốc, Do Thái Giáo (xem thêm Môhamet và đạo Hồi nghiên cứu lịch sử văn hóa bởi Hoàng Kim)

Điểm nóng thế giới 18/2:Trung Quốc ngược Nga chống đến cùng ‘ông lớn’ châu Á, kịch bản tồi tệ cho EU https://youtu.be/KkA6oFuQrYk?si=JhXbt2-dQkTULkBK

Toàn cảnh thế giới 19/2: Ông Zelensky đưa chuyện thất thủ ở Avdiivka ra để “tính kế” với phương Tây

Cựu Tổng thống Mỹ D.Trump bị phạt gần 355 triệu USD; Ukraine và Pháp ký thỏa thuận đảm bảo an ninh https://youtu.be/4MpAHTpC6uQ?si=Foeu_XPqSUHOZEFB

Toàn cảnh quốc tế chiều 17/2: Thành trì Avdiivka sụp đổ, Tổng tư lệnh Ukraine ra lệnh rút lui

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng so với ứng viên Donald Trump, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhiều kinh nghiệm hơn và dễ đoán hơn. https://youtu.be/HLNOpvUuDbg?si=G0ZlkFwD5FMeGPXN

Tổng thống Putin lần đầu trả lời truyền thông Mỹ từ khi chiến sự Ukraine bùng phát | THVN
https://youtu.be/DdG67xrBExk?si=C-X2Z0iL2H3OXu0U
Trump sẽ giải quyết bất ổn trên thế giới? Ông có phải người yêu hoà bình?

Bản lĩnh Putin – Từ KGB tới tổng thống Nga #putin
Tập trận lớn nhất kể từ chiến tranh lạnh, Nato chuẩn bị đối đầu trực diện với Nga?
Cuộc Tập Trận lớn nhất của NATO 35 năm. Cờ giả và nguy cơ thế chiến?
Texas li khai, nội chiến Mỹ – Chuyện thật phía sau là gì?
Mỹ Chi Hàng Tỷ USD Cho Các Cuộc Chiến Ngoại Quốc, Nhưng Ai Mới Là Kẻ Hưởng Lợi? Belarus tham chiến ! – Nâng Tầm Kiến Thức
Ít người hơn, nhiều Oxy hơn. Sự thật việc Ph.Tây muốn giảm dân số loài người.
Henry Kissinger Một nhà ngoại giao định hình trật tự thế giới hiện đại | Thế giới
EU Bơm cho Ukraine 50 tỷ, điều thú vị nằm ở các chi tiết

Tổng Hợp Tiên Tri Kinh Dịch
Tiên Tri Thôi Bối Đồ Tiết Lộ Họ Tên Của Đấng Cứu Thế Xuất Hiện Vào Năm 2024
(Bản full) Tổng Hợp Tiên Tri Kim Cổ Đến Hiện Đại Về Hoả Vận Năm 2024

Tiên Tri Thôi Bối Đồ : Hoả Vận 2024 Là May Mắn Hay Đại Khủng Hoảng
Tiên Tri Tổng Hợp 2024, Kinh Hoàng Những Dự Ngôn Tâm Linh (Phần 2)

Tiên Tri Từ Cổ Chí Kim Đều Coi Hai Năm Này Là Quan Trọng Và Hung Hiểm Nhất?

Tiên tri xung đột Israel Hamas rùng mình dự ngôn từ 2000 năm trước

Cà phê bàn thế sự:
PHẦN 1: Dân Chủ Kiểu Mỹ và Khắc Tinh Putin | KẾ HOẠCH CỦA PUTIN
PHẦN 2: Tự Do Hoá Dẫn Đến Tệ Nạn Toàn Cầu,… KẾ HOẠCH CỦA PUTIN

SWIFT Từ đe doạ Nga, tới bị Nga đe doạ
Việt Nam và Tây nửa mùa – Tại sao Video mình nói nhiều về mặt trái của Tây?
FULL 1: KHỞI NGUỒN | UKRAINE ĐƯỜNG TỚI CHIẾN TRANH
FULL 2: CUỘC CHIẾN BẮT ĐẦU | UKRAINE ĐƯỜNG TỚI CHIẾN TRANH
FULL 3: TẤT CẢ VỀ QUÂN ĐỘI NGA | UKRAINE ĐƯỜNG TỚI CHIẾN TRANH
FULL 4: BÀN CỜ CỦA PUTIN | UKRAINE ĐƯỜNG TỚI CHIẾN TRANH
FULL 5: SỰ TRỞ LẠI CỦA NƯỚC NGA | UKRAINE ĐƯỜNG TỚI CHIẾN TRANH
FULL 6: PUTIN LÀ NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN| UKRAINE ĐƯỜNG TỚI CHIẾN TRANH
PHẦN 4: Phương Tây chỉ muốn 1 mình họ Phát Triển ? | KẾ HOẠCH CỦA PUTIN
PHẦN 6: Tự do báo chí – ngôn luận, Đâu mới là thực tế | KẾ HOẠCH CỦA PUTIN
PHẦN 7: Đầu sỏ chính trị và quỹ từ thiện, ở đâu mới chuẩn về định nghĩa
PHẦN 10: Truyền Thông Phương Tây và đầu so chính trị thực thi quyền lực
PHẦN 12: NGO và Chính phủ – Sự phối hợp nhuần nhuyễn| KẾ HOẠCH CỦA PUTIN

PHẦN 13: Tổ chức phí chính phủ và sự dây mơ rễ má | KẾ HOẠCH CỦA PUTIN
PHẦN 14: Dân chủ Phương Tây đã lòi đuôi đầ
u sỏ chính trị | KẾ HOẠCH CỦA PUTIN
PHẦN 16: Tổ chức minh bạch & ân xá quốc tế, phục vụ cho ai | KẾ HOẠCH CỦA PUTIN
PHẦN 17: OSCE – Cách chống Nga khi Nga là thành viên của nó | KẾ HOẠCH CỦA PUTIN PHẦN 18: Luật Quốc Tế gián tiếp biến thành Luật Phương Tây | KẾ HOẠCH CỦA PUTIN
PHẦN 19: Hiệp Định Quốc Tế hoạt động vì Phương Tây | KẾ HOẠCH CỦA PUTIN
PHẦN 20: Trật tự Thế Giới dựa trên LUẬT LỆ, Nó là cái gì vậy? | KẾ HOẠCH CỦA PUTIN
PHẦN 21: Người dân Nga có muốn Nền dân chủ Phương Tây? | KẾ HOẠCH CỦA PUTIN
PHẦN 22: Đầu sỏ Phương Tây che giấu tài sản và lũng đoạn. Trật tự TG của Nga ra sao
PHẦN 23: Điều Nga thực sự mong muốn ở Trật Tự Thế Giới Mới| KẾ HOẠCH CỦA PUTIN

P1: Chiến lược mới của Ukraine, cục diện chiến trường trong mùa đông
Cách Phương Tây ăn miếng bánh Tái thiết khi Ukraine xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới.
Nga đòi lại Alaska từ tay Mỹ? Nếu là thật thì Nga có mục đích gì?
Thà tận thế cũng không được thua Nga, đó có phải là điều Mỹ đang nghĩ?
Luật mới tịch thu tài sàn công dân ở Nga, sự đàn áp khủng khiếp? Bản chất và đánh giá?

Tri Thức Mới
Nếu Không Đánh Đài Loan Lúc Này, Trung Quốc Sẽ Không Bao Giờ Còn Cơ Hội Nữa

MƯỜI THÀNH PHỐ LỚN NHẤT TRUNG QUỐC

“SỐC” VỚI NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ NƯỚC NGA (FULL) | Nữ Nhi Quốc ngoài đời thực – Phim người lớn

Kim Notes lắng ghi chú
THỜI BIẾN NHỚ NGƯỜI XƯA

Ta về trời đất Hồng Lam
Thời biến nhớ người xưa

Nguyễn Du trăng huyền thoại
Mai Hạc vầng trăng soi


Hoàng Kim

về bến Giang Đình xưa nơi Nguyễn Du viết Kiều và Nguyễn Công Trứ cùng Nguyễn Du đàm đạo. Non xanh còn đó, nước biếc còn đây, rác còn nhiều nhưng thế nước đang lên và Việt Nam tâm thế mới đang thu hút nha7n tâm của cộng đồng thế giới. https://youtu.be/KyAZ_fx6Qx0?si=bcs0Z8jImRTnbtm2

Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ giống nhau ở Ưu thời và tương đồng sâu sắc tuy cách xử thế nhìn bề ngoài có vẻ khác nhau về thời biến. Đó là những kỳ tài khác nhau trong xử thể tùy thuộc phẩm hạnh mỗi người và thời biến. Nguyễn Du là biểu tượng dòng văn chương ưu thời thứ nhất. Nguyễn Công Trứ là biểu tượng dòng văn chương ưu thời thứ hai.Nguyễn Du không chịu theo Nguyễn Huệ như Ngô Thì Nhậm. Ông cũng không sớm theo Nguyễn Ánh như Đặng Trần Thường mà chỉ chấp nhận ra làm quan với triều Gia Long sau mười lăm năm lưu lạc khi thế nước đã phân định rõ ràng. Cuộc đời Nguyễn Du sau mười lăm năm lưu lạc là làm hiền triết giữa đời thường và chốn quan trường. Nguyễn Du ra làm quan Tri huyện Sơn Nam, Cai bạ Quảng Bình, Hàn Lâm Đại học sĩ, Chánh sứ của triều Nguyễn sang sứ nhà Thanh, (tương đương các chức vụ Chủ tịch huyện, Tỉnh trưởng, Bộ trưởng Giáo dục, Bộ trưởng Ngoại giao thời nay). Nguyễn Du viết sách Bắc Hành tạp lục là kiệt tác sử thi, chính kiến ngoại giao đánh giá bao quát mọi thời của Trung Quốc và kiệt tác Truyện Kiều là bài ca muôn thuở về tình yêu cuộc sống dân tộc Việt. Nguyễn Du mất mà không để lại lời dặn dò gì.

Thúy Kiều với nguyên mẫu là Hồ Xuân Hương (Hồ Phi Mai) có nhiều kiệt tác thơ dân gian đời thường và thơ Hán Nôm, tiêu biểu nhất là Lưu Hương Ký. Trang thơ Hồ Xuân Hương 154 bài trên Thi Viện có nhiều bài rất hay: “Độ Hoa Phong” là Hạ Long tuyệt bút yêu thiên nhiên, Bài thơ “Miếu Sầm thái thú” cao vọi tầm tư tưởng nhân hậu và khí phách đảm lược của một kỳ tài, thơ tôn vinh phụ nữ và giải phóng con người, “Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu” tri âm tri kỹ nghĩa tình bền vững, “thơ Nôm truyền tụng” thanh tục đời thường, như có như không. “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là kiệt tác thơ tình yêu của Hồ Xuân Hương thuộc dạng thơ hát nói.

Truyện Thúy Kiều của Nguyễn Du “Gương trong chẳng chút bụi trần. Một lời quyết hẳn muôn phần kính thêm. Bấy lâu đáy biển mò kim. Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa? Ai ngờ lại hợp một nhà. Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm! Nghe lời sửa áo cài trâm. Khấu đầu lạy trước cao thâm nghìn trùng. Thân tàn gạn đục khơi trong. Là nhờ quân tử khác lòng người ta.Mấy lời tâm phúc ruột rà. Tương tri dường ấy mới là tương tri”. Kim Vân Kiều tái hợp. Lưu Hương Ký Truyện Thúy Kiều là ẩn ngữ tình yêu cuộc sống;xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thoi-bien-nho-nguoi-xua

NGUYỄN DU NGUYỄN CÔNG TRỨ

Nguyễn Công Trứ đã viết “Vịnh Thúy Kiều”: “Từ Mã Giám Sinh cho tới chàng Từ Hải. Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu. Bây giời Kiều còn hiếu vào đâu. Mà bướm chán ong chường cho đến thế. Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa. Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm. Bán mình trong bấy nhiêu năm. Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai”. Bài thơ ‘Vịnh Thúy Kiều’ của Nguyễn Công Trứ cho dù có thực của ông hay không thì cũng thể hiện một sự thật về sự đánh giá và chính sách của triều đình nhà Nguyễn đối với Nguyễn Du với đám con cháu ‘trung liệt’ cựu thần nhà Lê. Nhà Nguyễn vừa luôn cảnh giác đề phòng vừa tiếc tài mà trọng dụng.

Nguyễn Du viết về Kiều:“Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” (Ba trăm năm nữa chốc mòng. Biết ai thiên hạ khóc cùng Tố Như?). Sự thật lịch sử Nguyễn Du làm Ngư Tiều là câu trả lời Nguyễn Du trước phán xét của triều Nguyễn và lịch sử., Truyện Kiều “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Để lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành”, và tập thơ Bắc Hành chữ Hán (gồm “Bắc hành tạp lục” 132 bài, “Nam trung tạp ngâm” 16 bài “Thanh Hiên thi tập” 78 bài) thể hiện rất rõ nhận thức luận của ông.

Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ là bài học lớn về phép xử thế của hai bậc cao sĩ giữa đời thường. Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ cho đến nay vẫn là chuyện lịch sử ẩn ngữ đời người “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Nguyễn Du đã vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao ngọc cho đời. Nguyễn Du ra làm quan triều Nguyễn giữ các chức vụ từ tri huyên, cai bạ, cần chánh điện đại học sĩ, chánh sứ đến hữu tham tri bộ lễ. Ông là nhà quản lý giỏi, yêu nước thương dân, Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều di sản muôn đời và Bắc Hành tạp lục kiệt tác sử thi tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa rạng danh nước Việt.  Nguyễn Du được vua Càn Long kính trọng, được vua Gia Long phong làm làm Hữu Tham tri Bộ Lễ và tước Du Đức hầu sau khi ông làm Chánh sứ ngoại giao nhà Thanh năm 1813 trở về. Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Du là một bài học lịch sử thật đáng suy ngẫm.

Nguyễn Du làm Ngư Tiều mười năm 1796-1802 với biệt hiệu Nam Hải Điếu Đồ (Người đi câu ở biển Nam) và Hồng Sơn Liệp Hộ (Người đi săn ở núi Hồng), đó là ẩn ngữ đời người. Ông trầm tĩnh quan sát với nhãn quan thấu suốt, tầm nhìn minh triết, thông tuệ lạ thường để đánh giá và ứng xử đúng sự chuyển dời vận nước ở những thời khắc quyết định. Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa, hiền tài lỗi lạc, một nhân cách lớn.Nguyễn Du trăng huyền thoại soi tỏ cuộc đời, thời thế, tâm hồn Nguyễn Du https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai/

Nguyễn Du trăng huyền thoại 1 Nguyễn Du thơ chữ Hán Kiếm bút thấu tim Người Đấng danh sĩ tinh hoa Nguyễn Du khinh Thành Tổ Bậc thánh viếng đức Hòa 2 Nguyễn Du tư liệu quý Linh Nhạc thương người hiền Trung Liệt đền thờ cổ “Bang giao tập” Việt Trung
Nguyễn Du niên biểu luận 3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương “Đối tửu” thơ bi tráng “Tỏ ý” lệ vương đầy Ba trăm năm thoáng chốc Mại hạc vầng trăng soi. 4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều” Tố Như “Đọc Tiểu Thanh” Bến Giang Đình ẩn ngữ Thời biến nhớ người xưa. 5 Nguyễn Du thời Tây Sơn Mười lăm năm tuổi thơ Mười lăm năm lưu lạc
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ Tình hiếu thật phân minh 6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn Ẩn ngữ giữa đời thường Nguyễn Du ức gia huynh Hành Lạc Từ bi tráng 7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn Mười tám năm làm quan (1802-1820) Chính sử và Bài tựa Gia phả với luận bàn Bắc hành và Truyện Kiều 8 Nguyễn Du tiếng tri âm Đối tửu cụ Nguyễn Du Đi thuyền trên Trường Giang Nguyễn Du khóc Tố Như Nguyễn Du Kinh Kim Cương 9 Nguyễn Du niên biểu luận Tâm tình và Hồn Việt Tấm gương soi thời đại Ba trăm năm thoáng chốc Mai Hạc vầng trăng soi ; xem tiếp Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều” Tố Như “Đọc Tiểu Thanh” Bến Giang Đình ẩn ngữ; Thời biến nhớ người xưa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-nguyen-cong-tru/

CÓ BA DÒNG VĂN CHƯƠNG

Tôi về thăm lại bến Giang Đình xưa, nơi Nguyễn Du viết Kiều và nơi Nguyễn Du cùng Nguyễn Công Trứ đàm đạo. Non xanh còn đó, nước biếc còn đây, rác còn nhiều nhưng nước non vẫn vậy; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-ba-dong-van-chuong/

Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ văn chương giống và khác nhau thế nào? Thầy Nguyễn Khoa Tịnh và thầy Hoàng Ngọc Dộ trước đây, có nói với tôi: “Những người như Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư thời Trần đều là những danh tướng lừng lẫy một thời, ra tướng võ, vào tướng văn, nhưng ba người trước đều là nhân tướng, xử thế chuẩn mực, tiết độ. Trần Khánh Dư là một bậc danh tướng, hoặc như Nguyễn Công Trứ sau này cũng đều là trí tướng, nhung họ có khác ba người kia một chút, và họ đều ưu thời. Loại người sau cũng là kỳ tài nhưng phải có minh quân,kỳ tướng mới dùng được. Nhà thơ Hải Như Ngọc Tỉnh (là thân phụ và thân mẫu của anh Hanh Vu ) cũng đã nhận xét vậy nhưng Cụ gộp hai dòng ưu thời này vào làm một và cụ nhấn mạnh sự phân biệt dòng văn chương ưu thời và dòng văn chương xu thời. Dòng văn chương Xu thời quá phổ biến trong mọi xã hội. Dòng văn chương Ưu thời có hai dạng loại của Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ, như Khang Hi và Vi Tiểu Bảo. “Có tác phẩm văn chương đạt giá trị nhân văn đặc biệt tinh khiết sâu xa như món ăn trong thờ cúng, thức ăn khác dẫu rất ngon nhưng khi có một con ruồi nhỡ rơi vào và tuy đã được vớt đi nhưng cảm giác lúc ăn sẽ không bằng thức ăn hoàn toàn tinh khiết. Dòng văn chương ưu thời thứ nhất tinh khiết như vậy”.. Nguyễn Du là biểu tượng dòng văn chương ưu thời thứ nhất. Nguyễn Công Trứ là biểu tượng dòng văn chương ưu thời thứ hai. Còn dòng văn chương xu thời thì quá phổ biến trong mọi xã hội, đó là dòng văn chương thứ ba.

Tôi yêu Kiều Nguyễn Du.

Phan Lan Hoa ngày 11 tháng 10 năm 2012 có bài viết “Em xin làm lẽ Nguyễn Công Trứ” Tôi thảng thốt giật mình vì bài luận, nên vui đùa cầu thân kết bạn: ” Vô nhà đã thấy THƯƠNG, Vì Dặm ân TÌNH, thuyền quyên ứ hự VUI làm thiếp. Ra ngõ rồi thêm NHỚ, Linh Giang ơn NGHĨA, anh hùng khấp khởi SƯỚNG gặp em.” Nhà văn thầy giáo Nguyễn Thế Quang, tác giả hai cuốn tiểu thuyết lịch sử “Nguyễn Du” và “Thông reo ngàn Hống” đã khuyến khích tôi viết chuyên khảo “Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ”. Chín năm qua, tôi viết Kim Notes lắng ghi chú để tìm sự thật Nguyễn Du niên biểu luận trong hệ thống thông tin chọn lọc “Nguyễn Du trăng huyền thoại” (*) trong đó có bài 4 “Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ” nay xin được hiến tặng bạn đọc.https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-nguyen-cong-tru/

UY VIỄN VỊNH THÚY KIỀU

Nguyễn Công Trứ (1778-1858) là Uy Viễn tướng công, phúc tướng của vua Minh Mệnh, Đánh giá của ông về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền cũng tương đồng với sự phán xét của triều Nguyễn định luận về Nguyễn Du và họ Nguyễn Tiên Điền. Nguyễn Công Trứ con người ấy, sự nghiệp ấy thật không tầm thường, khẩn điền mở cõi giúp dân, ra tướng võ vào tướng văn, phong lưu rất mực: “Ngồi buồn mà trách ông xanh/ Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười/ Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo/ Giữa trời vách đá cheo leo/ Ai mà chịu rét thì trèo với thông.” Nguyễn Công Trứ kém Nguyễn Du 13 tuổi và cùng đồng hương Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông là vị tướng văn võ song toàn, phong lưu đa tình, gian thần đời loạn năng thần đời trị, có công với triều Nguyễn trong cai trị, dẹp loạn. Ông cùng chủ kiến với vua Gia Long và vua Minh Mệnh với kế sách ra tay trước (tiên phát chế nhân) để chặn bước các thế lực tiềm tàng, những người xuất chúng ngấp nghé ngai vàng, trong đó có Nguyễn Du. Nguyễn Công Trứ luận về Thúy Kiều nhưng thực chất là luận về Nguyễn Du: “Bán mình trong bấy nhiêu năm, Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai.” Nguyễn Công Trứ thân mật hay chống đối Nguyễn Du, đó là điều hậu thế cần lý giải cho đúng? hiểu đúng, biết đúng, mới bình giảng đúng Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ. Đó là một câu hỏi thật không dễ trả lời

TA VỀ TRỜI ĐẤT HỒNG LAM

Ta về trời đất Hồng Lam
Bâng khuâng bước dưới trăng vàng lộng soi
Ngực trần chạm tới thảnh thơi
Nghe lưng thấu đến bồi hồi đất quen.

Linh miêu chốn Tổ Rồng Tiên
Quấn quanh trao gửi nổi niềm Thái Sơn
Hỡi ai là kẻ phi thường
Đỉnh chung dâng nén tâm hương nhớ Người.

Hé lộ bí mật phía sau xung đột Nga-Ukraine phần 19: Vì sao nước Nga có thể thách thức Mỹ,phương Tây? https://www.youtube.com/live/uAL83J3i9nc?si=Ot75_yLXdhhtpp8l CHUYỆN CHƯA BAO GIỒ CŨ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Kính thưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và bà Ngô Thị Mẫn,

Thưa các đồng chí và các bạn thanh niên hai nước Trung Quốc, Việt Nam,

Xin gửi mọi người lời chào buổi chiều tốt lành!

Rất vui được gặp các bạn. Sau sáu năm, tôi lại đến thăm đất nước Việt Nam tươi đẹp, thấy các bạn tràn trề nhiệt tình tôi vô cùng vui mừng. Hôm nay ở đây có không ít bạn cũ từng nhiều năm dốc sức phấn đấu vì tình hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam, cũng có rất nhiều bạn trẻ mới. Thay mặt Đảng và Chính phủ Trung Quốc, tôi xin gửi tới các bạn lời thăm hỏi thân thiết!

Hôm qua, tôi và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cùng nhau tuyên bố xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam có ý nghĩa chiến lược, mở ra một giai đoạn mới trong sự phát triển mối quan hệ giữa hai đảng và hai nước Trung Quốc, Việt Nam. Đây là quyết sách chiến lược trọng đại mà chúng ta đưa ra xuất phát từ sự chấn hưng chủ nghĩa xã hội thế giới và thực hiện hòa bình, ổn định lâu dài cho hai nước Trung – Việt, bắt nguồn sâu sắc từ tình hữu hảo truyền thống Trung – Việt, phù hợp với lợi ích chung. và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước.

Nhìn lại quá khứ, chúng ta cùng chung chí hướng và giúp đỡ lẫn nhau. Từ thời cận đại đến nay, hai đảng, nhân dân hai nước Trung Quốc – Việt Nam luôn giữ vững lý tưởng, niềm tin chung, trong tiến trình sự nghiệp đấu tranh giành độc lập nhà nước, giải phóng dân tộc, chúng ta luôn cùng hội cùng thuyền, ủng hộ lẫn nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng hoạt động cách mạng ở Trung Quốc lâu tới 12 năm, lần lượt thành lập Hội Đồng chí Thanh niên Cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu và Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hồng Kông. Ông còn ở Vân Nam, Quảng Tây và các nơi khác trong một thời gian dài, từ đó tiến hành chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Nông Kỳ Trấn (Nong Qizhen), một dân làng ở huyện Long Châu, Quảng Tây, từng liều mạng bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Quảng Tây, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết “Thư gửi đồng bào Việt Nam” nổi tiếng và năm 1945 từ đó trở về Việt Nam lãnh đạo “Cách mạng tháng Tám” đi đến thắng lợi, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, hơn 1.400 tướng sĩ Trung Quốc đã hy sinh anh dũng và yên nghỉ trên đất nước Việt Nam bao la. Bệnh viện Nam Khê Sơn (Nanxishan) ở Quế Lâm, Quảng Tây đã cứu trợ hơn 5.000 chiến sĩ Việt Nam bị thương. Trường Dục Tài (Yucai) [tức Khu Học xá Trung ương Nam Ninh] đã đào tạo cho Việt Nam hơn 10.000 học sinh. Việt Nam cũng tích cực ủng hộ cách mạng Trung Quốc, Tướng quân Hồng Thuỷ (Hong Shui) [tức tướng Nguyễn Sơn] tham gia khởi nghĩa Quảng Châu, tham gia cuộc Trường chinh của Hồng quân Trung Quốc, là “Lưỡng quốc Tướng quân” tiếng tăm hiển hách. Câu thơ nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Việt -Trung tình hữu nghị sâu sắc, vừa là đồng chí, vừa là anh em” đã trở thành ký ức lịch sử không thể phai mờ của nhân dân hai nước về những năm tháng phi thường ấy.

Căn cứ vào tình hình hiện tại, chúng ta trước sau như một kiên định hợp tác cùng có lợi. Trong 15 năm thiết lập mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, hai Đảng Trung Quốc và Việt Nam đã kiên trì lấy nhân dân làm trung tâm, ra sức thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Kể từ thời đại mới đến nay, các Tổng bí thư hai đảng Trung Quốc và Việt Nam đã hai lần thăm lẫn nhau, dẫn dắt hiệu quả sự phát triển lành mạnh và ổn định mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam. Cách đây không lâu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến đi trồng “Cây hữu nghị” tại cửa khẩu Hữu nghị ở biên giới hai nước, thể hiện sự coi trọng đặc biệt mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam. Hai bên đã phát huy vai trò điều phối của Ban Chỉ đạo hợp tác song phương và thúc đẩy hơn 30 cơ chế hợp tác như hội thảo lý luận hai Đảng, giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, các hội nghị hợp tác Bộ Công an hai nước đấu tranh chống tội phạm, thúc đẩy hiệu quả trao đổi kinh nghiệm quản trị Đảng và quản trị nước, tạo động lực mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi nước.

Trung Quốc từ lâu đã là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 4 trên thế giới. Với việc triển khai các chuyến tàu quốc tế Trung Quốc-Việt Nam và khởi công xây dựng cửa khẩu thông minh, tăng tốc kết nối các cửa khẩu biên giới trên đất liền, các nông sản chất lượng cao của Việt Nam như vải thiều, sầu riêng, thanh long đã được bán sang Trung Quốc với số lượng lớn. Nguyên liệu thô và máy móc, thiết bị do Trung Quốc xuất khẩu cũng đã hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển ngành chế tạo của Việt Nam, thúc đẩy việc nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam. Tuyến đường sắt nhẹ Hà Nội số 2 do doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng đã vận chuyển gần 20 triệu lượt người, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân Hà Nội. Các công ty Trung Quốc đã xây dựng cụm công nghiệp quang điện ở nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, đầu tư và xây dựng nhiều dự án phát điện từ rác thải ở Hà Nội và những nơi khác, giúp đảm bảo an ninh năng lượng cho việc công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Việt Nam.

Khu hợp tác du lịch xuyên biên giới Thác Đức Thiên (Detian, Bản Giốc) Trung Quốc-Việt Nam đã vận hành thử nghiệm thành công. Các hoạt động như giao lưu hữu nghị giữa Ủy ban toàn quốc Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tỉnh biên giới, liên hoan nhân dân biên giới Trung Quốc – Việt Nam được triển khai vô cùng sinh động. Các tác phẩm kinh điển truyền thống của Trung Quốc rất nổi tiếng ở Việt Nam, các tác phẩm điện ảnh, truyền hình đương đại của Trung Quốc cũng được người dân Việt Nam vô cùng yêu thích. Các ca khúc nhạc pop Việt lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, ca sĩ Việt cũng thu hút được lượng lớn “fan” Trung Quốc trên các chương trình văn nghệ của Trung Quốc. Trao đổi và hợp tác hiệu quả đã tăng cường sự thông cảm giữa nhân dân hai nước.

Nhìn về tương lai, chúng ta có chung tương lai và vận mệnh. Trước một thế giới đan xen hỗn loạn, tôi đề xuất ý tưởng xây dựng Cộng đồng cùng chia sẻ tương lai cho nhân loại, Sáng kiến Phát triển Toàn cầu, Sáng kiến An ninh Toàn cầu, và Sáng kiến Văn minh Toàn cầu, nhằm thúc đẩy các nước trên thế giới cùng chung tay ứng đối những thách thức toàn cầu. Hiện nay, Trung Quốc đang thúc đẩy toàn diện sự nghiệp vĩ đại xây dựng nước mạnh, phục hưng dân tộc theo mô hình hiện đại hóa kiểu Trung Quốc. Điều chúng tôi theo đuổi không phải là hiện đại hóa theo cách chỉ lo cho mình mà sẽ kiên quyết không đổi đi theo con đường phát triển hòa bình, kiên trì phương châm ngoại giao thân thiện và kết bạn với các nước láng giềng, kiên trì tư tưởng ngoại giao chân thành bao dung với các nước xung quanh, sao cho công cuộc hiện đại hóa kiểu Trung Quốc sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nước xung quanh. Việt Nam đang ra sức đẩy mạnh xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hướng tới hai mục tiêu phấn đấu đặt ra nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và đất nước.

Thưa các đồng chí và các bạn thanh niên!

Nền tảng của tình hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam là ở nhân dân và tương lai là ở lớp thanh niên. Tôi muốn nêu ra ba niềm hy vọng.

Hy vọng rằng các bạn sẽ là người kế thừa tình hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam và góp sức xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam có ý nghĩa chiến lược. Ngày nay, Trung Quốc và Việt Nam đã dùng những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế – xã hội để chứng minh một cách hùng hồn với thế giới rằng con đường phát triển mà chúng ta đã chọn là hoàn toàn đúng đắn. Hai nước chúng ta tăng cường đoàn kết hợp tác sẽ có lợi cho sự phát triển sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của mỗi nước. Hy vọng rằng các nhân sĩ hữu hảo thuộc mọi tầng lớp xã hội ở hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ, sẽ trở thành những người đi đầu trong hành trình hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam và góp sức thực hiện hành trình trăm năm của mỗi nước cũng như xây dựng cộng đồng Trung Quốc-Việt Nam chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược.

Hy vọng rằng các bạn sẽ cố gắng trở thành người tham gia vào quá trình chấn hưng khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đóng góp cho hòa bình và ổn định lâu dài của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và công cuộc đổi mới của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, điều đó vừa là kết quả của sự tự thân phấn đấu mà cũng được hưởng lợi từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, cởi mở và bao dung. Châu Á – Thái Bình Dương là nơi chúng ta yên thân lập phận, là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cởi mở, bao dung và hợp tác cùng có lợi mới là con đường đúng đắn của loài người. Chúng ta phải giương cao ngọn cờ của cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương, hội tụ thêm năng lượng tích cực đoàn kết và tiến lên phía trước, cùng nhau đóng góp nhiều hơn nữa vào việc xây dựng một khu vực châu Á – Thái Bình Dương hài hòa và phồn vinh.

Hy vọng rằng các bạn sẽ dám trở thành những người đi tiên phong phấn đấu không ngừng cho sự xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại. Hai đảng Trung Quốc và Việt Nam đều là những chính đảng Mác-xít hướng tới thế giới, hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, hai nước phải trở thành lực lượng trung kiên thúc đẩy sự nghiệp tiến bộ của nhân loại. Mục tiêu hùng vĩ xây dựng một cộng đồng nhân loại cùng chia sẻ tương lai đòi hỏi nhiều thế hệ con người chạy tiếp sức thì mới thực hiện được. Chúng ta phải gánh vác trách nhiệm của thời đại với tấm lòng rộng mở hơn và tầm nhìn bao quát hơn, lên tiếng bảo vệ sự công bằng và chính nghĩa quốc tế, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ toàn cầu.

Thưa các đồng chí và các bạn thanh niên!

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Mọi vật trên thế giới không ngừng thay đổi, chỉ có trái tim này là vững chắc”. Không quên con đường dẫn mình đến thì mới biết mình sẽ đi đâu. Hành trình gian truân và những thành tựu vẻ vang của sự phát triển lớn mạnh trong sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và Việt Nam thể hiện đầy đủ rằng việc Trung Quốc và Việt Nam tăng cường đoàn kết, hợp tác là kinh nghiệm lịch sử quan trọng để chúng ta chiến thắng mọi rủi ro, thách thức trên con đường tiến lên, không ngừng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhìn về tương lai, chúng ta phải luôn không quên nguyện vọng ban đầu, ghi nhớ sứ mệnh của mình và cùng nhau tay nắm tay đi theo con đường xã hội chủ nghĩa của mỗi nước, sao cho kết quả xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân hai nước, và cùng nhau đóng góp lớn hơn cho sự nghiệp tiến bộ của nhân loại.

Xin cảm ơn mọi người.

Nguyễn Hải Hoành biên dịch từ nguồn tiếng Trung của Tân Hoa Xã, ngày 13/12/2023 习近平会见中越两国青年和友好人士代表时的讲话(全文)来源:新华网新华社河内1213日电

Theo Nghiên cứu Quốc Tế

Toàn cảnh Thời sự Nổi bật Việt Nam và Quốc tế
(Việt Nam tự củng cố và trầm tĩnh theo dõi cẩn trọng mỗi ngày)

Thế giới trong mắt ai

Nước Nga và Châu Âu

Trung Nga với Trung Á
Gia Cát Mã Tiền Khóa
Thế sự bàn cờ vây

Việt Nam con đường xanh,

Minh triết Hồ Chí Minh
Bài học lớn muôn đời
Xuân sớm Ngọc Phương Nam


Ông Putin nêu quan điểm của Nga về khả năng ‘đóng cửa với châu Âu’ Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, nước này hiện không có kế hoạch ‘đóng cửa với châu Âu’, dù đôi khi cũng tính đến việc đó.

Phát biểu tại Diễn đàn Văn hóa cởi mở ở St. Petersburg hôm 17/11, ông Putin nhấn mạnh: “Khi có gió lùa, ai cũng nghĩ có lẽ đóng cửa sổ một chút để không bị lạnh là hợp lý. Nhưng bạn thấy đấy, thời tiết của chúng tôi rất tốt: Hôm qua, Thủ tướng Mikhail Mishustin tự hào báo cáo tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tháng trước của đất nước là 5,5%. Chỉ số cả năm chắc chắn sẽ trên 3%”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass

Hãng thông tấn Tass dẫn lời lãnh đạo Điện Kremlin khẳng định, Nga không muốn cắt đứt quan hệ với bất kỳ ai và nước này hiện cũng chưa làm điều đó.

“Chúng tôi không có xung đột với xã hội châu Âu. Chúng tôi chỉ đang gặp khó khăn với giới tinh hoa châu Âu”, ông Putin nói thêm. Tổng thống Nga đồng thời lưu ý, “nếu ai đó quyết định tự tạo rào cản, đó là việc của họ và họ chỉ tự tước đoạt lợi ích của mình”.

Biến đổi khí hậu: Đại dịch COVID-19- Hệ quả của biến đổi khí hậu nhưng không phải là đại dịch cuối cùng của nhân loại

Trong suốt chiều dài lịch sử, rất nhiều lần con người đã phải đối mặt với sự càn quét của bệnh tật. Cách đây khoảng 5000 năm, Trung Quốc đã gặp một trận dịch, toàn bộ người dân ở một ngôi làng bị tử vong. Từ năm 1346 đến 1353, châu Á và châu Âu phải đối mặt với trận dịch được mệnh danh là “cái chết đen” với không ít phải bị tử vong.  Một loạt các đại dịch khác diễn ra liên tiếp trong nhiều năm, ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới:

  • 1817: Đại dịch tả đầu tiên
  • 1855: Đại dịch hạch thứ ba
  • 1875: Đại dịch Sởi Fiji
  • 1889: Cúm Nga
  • 1918: Cúm Tây Ban Nha
  • 1957: Cúm châu Á
  • 1981: HIV / AIDS
  • 2003: SARS
  • 2019: COVID-19

Mỗi trận đại dịch đều để lại kết quả bi thương và COVID-19 không nằm ngoài số đó nhưng đây là một trong những đại dịch lan rộng nhất, lây nhiễm cho các quần thể trên tất cả các quốc gia.

COVID-19 là một trong những đại dịch lớn nhất trong lịch sử loài người

Đại dịch virus corona sẽ qua đi nhưng nó để lại một xã hội “bình thường mới”, yêu cầu mỗi cá nhân phải tự làm mới chính mình để thích nghi với cuộc sống mới, với những mối nguy hiểm mới.

Khí hậu thay đổi là nguyên nhân dẫn đến bệnh dịch

Chúng ta đều hy vọng “bình thường mới” của thế giới sẽ giải quyết các vấn đề đang gây ra biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu. Con người đã thấy thay đổi đáng kể về lượng khí thải khi việc giãn cách xã hội diễn ra, ít xe cộ đi lại trên đường, không có các chuyến bay quốc tế, nội địa đồng nghĩa với việc phát thải suy giảm. Nhưng chúng ta còn một chặng đường dài phía trước để tạo ra tác động đủ để xoay chuyển tương lai. Tất cả chúng ta cần đến với nhau và làm việc đồng lòng để chuẩn bị cho những gì sắp tới.

Tại sao? Bởi vì đại dịch có thể thay đổi tiến trình lịch sử. Biến đổi khí hậu có khả năng kết thúc lịch sử.

Biến đổi là nguyên nhân hàng đầu gây ra các trận đại dịch

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến con người

Dịch bệnh tiếp tục phát triển

Nhiệt độ tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, dịch bệnh và vật trung gian truyền bệnh. Khí hậu thay đổi cũng làm cho các loài gây hại di cư đến các khu vực mới để tồn tại, khiến các quần thể mới chịu tác động của chúng.

Các quần thể dịch hại đang gia tăng  và bệnh tật từng chỉ có ở những khu vực nhiệt đới hạn chế nay đang trở thành đặc hữu ở những khu vực rộng lớn hơn. Ví dụ, ở Đông Nam Á, nơi bệnh sốt rét đã giảm nguy cơ, chỉ xuất hiện vào mùa mưa thì lại xâm nhập vào Nam Mỹ và gây ra nhiều hệ quả. Tương tự như vậy, bệnh sốt xuất huyết, trước đây phần lớn chỉ xuất hiện ở các khu vực nhiệt đới, nay đã di chuyển vào miền nam và tây nam Hoa Kỳ. Virus Zika phát triển ở lưu vực sông Amazon, hiện đã cư trú ở Florida và vùng vịnh Louisiana.

Nhiệt độ tăng cũng làm tăng tốc độ sinh sản của vi khuẩn và côn trùng, đẩy nhanh tốc độ phát triển khả năng kháng các biện pháp kiểm soát và thuốc (một vấn đề đã xảy ra với bệnh sốt rét ở Đông Nam Á).

Sự di cư của con người

Biến đổi khí hậu sẽ gây ra di cư như thế nào?

  • Nước biển dâng “nuốt chửng” các thành phố ven biển buộc người dân phải sơ tán
  • Hạn hán, hỏa hoạn, lũ lụt
  • Bão
  • Nhiệt độ tăng

Tất cả những điều kiện này đều dẫn đến tình trạng thu hẹp đất đai sinh sống, trồng trọt khiến tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng.

Ngay từ năm 1990, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã lưu ý rằng tác động đơn lẻ lớn nhất của biến đổi khí hậu có thể là sự di cư của con người – với hàng triệu người phải di dời quê hương do xói mòn bờ biển, lũ lụt ven biển và gián đoạn nông nghiệp? Suy thoái môi trường, và đặc biệt là biến đổi khí hậu đã trở thành một động lực chính dẫn đến sự dịch chuyển dân số – một cuộc khủng hoảng đang diễn ra.

Vào giữa những năm 1990, một báo cáo cho rằng có tới 25 triệu người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa và đất đai của họ do một loạt các áp lực môi trường nghiêm trọng bao gồm ô nhiễm, suy thoái đất, hạn hán và thiên tai.

Điều này đã được dự đoán trong 30 năm qua, nhưng không có kế hoạch vững chắc nào được đưa ra để xử lý vấn đề.

Thực tế, con người cần lập kế hoạch cho việc di chuyển trong tương lai. Làm thế nào tất cả chúng ta có thể cùng nhau để cứu hành tinh này và cung cấp cho mọi người một nơi ở an toàn?

Nạn đói: Giảm an ninh lương thực

Một trong những tác động nổi bật nhất khi nhiệt độ tăng lên đó là sự suy giảm lương thực. Các loại cây trồng khác nhau phù hợp với đặc điểm về đất và khí hậu ở các vùng khác nhau nhưng sự thay đổi của nhiệt độ đã khiến việc sinh trường và phát triển của chúng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ ở Bắc Mỹ, nhiệt độ tăng có thể làm giảm năng suất ngô và lúa mì ở vùng trung tây Hoa Kỳ, nhưng lại mở rộng sản xuất và năng suất ở phía bắc biên giới Canada. Gạo- lương thực chính của hơn một phần ba dân số thế giới có năng suất giảm 10% khi nhiệt độ tăng thêm 1 °C.

Những ảnh hưởng do khí hậu gây ra trong quá khứ đã được bù đắp bằng những tiến bộ công nghệ trong thời hiện đại và việc ứng dụng phân bón ngày càng cao; tuy nhiên, nhiệt độ tăng trong tương lai có thể làm giảm 25% sản lượng lương thực vào năm 2050.

Bên cạnh đó, các mô hình dân số toàn cầu cho thấy thế giới sẽ có thêm 3 tỷ người vào năm 2050 và các nhà sản xuất lương thực phải tăng gấp đôi sản lượng lương thực để duy trì mức tiêu thụ lương thực hiện tạ

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất hiện nay đối với thế giới của chúng ta. Các chính phủ và các doanh nghiệp lớn đang cố gắng tìm ra phương án giải quyết những nhu cầu trước mắt cũng như phương pháp lâu dài.

Nếu chúng ta thành công trong việc đảo ngược sự nóng lên toàn cầu và khôi phục một môi trường trong lành thì đó sẽ là nhờ sự giúp đỡ của những con người có trái tim ấm áp, những người luôn cống hiến và biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta.

THAM KHẢO KIẾN THỨC VUI:
Thế giới hiện có khoảng 7,8 tỷ người. Đây là một con số rất lớn. Tuy nhiên, nếu ta quy đổi 7,8 tỷ thành 100% , thì tỷ lệ này trở nên dễ hình dung hơn.
Trong số 100% dân số thế giới:
11% ở Châu Âu
5% ở Bắc Mỹ
9% ở Nam Mỹ
15% ở Châu Phi
60% ở Châu Á
49% sống ở nông thôn
51% ở thành phố
12% nói tiếng Trung
5% nói Tây Ban Nha
5% nói tiếng Anh
3% nói tiếng Ả Rập
3% nói tiếng Hindi
3% nói tiếng Bengali
3% nói tiếng Bồ Đào Nha
2% nói tiếng Nga
2% nói tiếng Nhật
62% nói bằng ngôn ngữ của họ.
77% có nhà ở
23% không có nơi nào để sống.
21% ăn quá nhiều
63% có thể ăn bao nhiêu tùy thích
15% suy dinh dưỡng
48% dân số có chi phí sinh hoạt hằng ngày dưới 2 đô-la Mỹ.
87% dân số có nước sạch
13% hoặc không có nước sạch để uống hoặc tiếp cận với nguồn nước bị ô nhiễm.
75% có điện thoại di động
25% không có.
30% được truy cập Internet
70% không được truy cập Internet
7% có bằng đại học
93% không học đại học hoặc cao đẳng.
83% biết đọc
17% mù chữ
33% theo đạo Cơ đốc
22% theo đạo Hồi
14% người da đỏ
7% theo đạo Phật
12% theo các tôn giáo khác
12% không có tín ngưỡng tôn giáo.
26% sống dưới 14 tuổi
66% chết trong độ tuổi từ 15 đến 64.
8% sống trên 65 tuổi.
Nếu bạn có nhà ở, ăn uống lành mạnh và uống nước sạch, có điện thoại di động, có thể lướt Internet và tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học, bạn đang ở trong một nhóm đặc quyền nhỏ (dưới 7%).

  • Trong 100% dân số trên thế giới, chỉ có 8% có thể sống đến 65 tuổi.
  • Nếu bạn trên 65 tuổi, hãy bằng lòng và biết ơn số phận. Hãy bảo vệ cuộc sống của bạn và trân trọng từng khoảnh khắc còn lại!
    (Theo mạng xã hội Nga).

“Hà Lan rời EU” Châu Âu nát bét ! – Nâng Tầm Kiến Thức https://youtu.be/ZRsJkVUUkNs?si=V-LGheHGWAeLi46K

Nga Ucraina mới nhất 23 11 I Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố ‘sốc’ đặt dấu chấm hết cho chính quyền Ukraine, thề không đội trời chung https://youtu.be/JSer5XlryUw?si=XIYyEEEzO1CUGjD7; Thời sự quốc tế: Ông Trump tuyên bố chấn động thế giới, tạo “cú sốc” ngay lập tức khi thắng cử https://youtu.be/U2mCwmazjCk?si=LGxSGt4tz960sXs4

Thời sự quốc tế 13/11: Iran vây ngược Israel và Mỹ ! – Nâng Tầm Kiến Thức https://youtu.be/QOKrBZ7OONk?si=cBXZDfrxIoHkaOfA

Tần Thủy Hoàng: Đệ Nhất Bạo Chúa hay Vĩ Nhân Vượt Thời? | Hải Stark | Thế giới

Thời sự quốc tế 11/11: Thực tế) Myanamar đã chia đôi !- Nâng Tầm Kiến Thức https://youtu.be/pDkoW1BK6WM?si=8lBNymuj_3gLTqzb; Sức công phá khủng khiếp của Đập Tam Hiệp nếu bị vỡ sẽ để lại hậu quả vô cùng thảm khốc https://youtu.be/wIe4Oa8rIaU?si=50kRoDFxeiDm5eXN; Nga có tên lửa mới gấp đôi sự sợ hãi, tự khóa mục tiêu và lao tới để phá hủy kinh hoàng https://youtu.be/T0Le-hQvVXo?si=2EjYm5tvlga-LSBf; Israel đã lập thành công tấm bản đồ đặc biệt để xóa sổ mê cung của Hamas | Cuộc sống 24h https://youtu.be/w9rBSkDNfA4?si=gLqfM5soQBYewZAc;

Tâm Linh Phật Giáo Tiên Tri Về Israel Đã Ứng Nghiệm Thần Kỳ Dân Tộc Nào Sẽ Diệt Vong ? https://youtu.be/dPCgkFjTZgc?si=kGU8CXwdaV7c7cXx

Xung đột kéo dài sẽ dẫn tới sự sụp đổ của Ukraine? https://www.youtube.com/watch?v=4Ah94H2sMew

Dân Mỹ Xô Đổ Nhà Trắng, Isarel Thua Trắng Truyền Thông | Kiến Thức Chuyên Sâu 5 11 2023 https://www.facebook.com/100063456130093/videos/283356424685642/

BÀI PHÁT BIỂU “CÓ TẦM NHÌN XA TRÔNG RỘNG” CỦA CHỦ TỊCH KHỐI NGHỊ SĨ ĐẢNG CÁNH TẢ CHÂU ÂU GREGOR GYSI NÓI VỀ QUAN HỆ CỦA EU VỚI NGA.

Thưa quý vị. Nato càng thiếu lòng tin với Nga, càng thể hiện sự thù địch với Nga, càng đẩy Nga xa rời EU thì giá nhiên liệu, khoáng sản, lương thực, phân bón, hóa chất … của Nga càng xa tầm tay của quý vị, vũ khí của người Nga càng bay xa hơn, cao hơn, nhanh hơn, chính xác hơn, sức hủy diệt khủng khiếp hơn. Điều đó đã được minh chứng cụ thể như những gì quý vị đang chứng kiến.

Đã từ lâu Mỹ + EU luôn thường trực 4.000 lệnh cấm vận với Nga, hiện nay đã có vào khoảng 7.000 lệnh cấm vận. Kết quả của những thứ cấm vận tùy tiện của quý vị bây giờ ra sao quý vị có biết? Nên nhớ rằng, nước Nga, lịch sử Nga đã chứng minh: họ không bao giờ bị đánh bại trong những cuộc chiến quân sự – tôi không hề nói quá, không hề tâng bốc người Nga.

Tôi thử hỏi: Nếu nước khác ở vào hoàn cảnh của Nga mà trong tay có những thứ vũ khí khủng khiếp như Nga liệu có giữ được một cái đầu lạnh với những hành xử chuẩn mực được như Nga?

Tôi đã nhiều lần lên tiếng với quý vị – Châu Âu không thể có được hòa bình thực sự nếu thiếu Nga. Câu trả lời đã có trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai – nó vẫn còn đang mới, rất thời sự tại Ukraina hôm nay.

Vậy cuối cùng EU và Nga xung đột với nhau vì cái gì? Ai là người được hưởng lợi? Quý vị có mua dầu khí của người Mỹ rẻ hơn của Nga không? Quý vị có mua khí đốt của Mỹ rẻ hơn của Nga không? Quý vị có mua khoáng sản, hóa chất, lúa mì của Mỹ rẻ hơn của Nga và chắc chắn không đi kèm với điều kiện gì như Nga không?

Nếu không may xảy ra xung đột với Nga – liệu người Mỹ có giữ đúng lời hứa vận dụng điều 5 của Nato ra để bảo vệ đất nước quý vị không? Chắc chắn là không. Bởi vì xin thưa với quý vị – một khi xung đột xảy ra – người Mỹ lúc đó muốn giữ được mạng sống của mình còn không thể thì lấy đâu ra mà cứu quý vị?

Xin quý vị hãy tỉnh táo rồi đọc thật kỹ thông điệp của ông Putin khi nói đến lằn ranh đỏ ám chỉ đến ai? Quý vị nghĩ rằng ông ta nói chuyện đùa để dọa nạt thôi sao? Tôi giả sử: Quý vị cậy đông để tấn công họ từ nhiều phía thì quý vị phải xác định rằng mảnh đất các vị đang đứng ở đây, kể cả nước Mỹ sẽ trở thành sa mạc trước khi quý vị kết thúc bài cầu nguyện…”

St. ĐỖ ĐỨC LẠC.
Trên Zalo 19-8-2023.

Siêu kênh đào 10,3 tỉ USD đổ vào Vịnh Bắc Bộ kéo Trung Quốc lại gần ASEAN | Chuyển động Kinh tế https://youtu.be/TUCjD3Tsi1s https://www.facebook.com/watch/?v=1013472356358921

NhoMeCha

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim


xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-gia-dinh-yeu-thuong/

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
Hoàng Kim


Bảo tồn và phát triển
Một gia đình yêu thương
Có một ngày như thế
Cuộc đời thành trang văn

HOÀNG LONG CÂY LƯƠNG THỰC
Cây Lương thực Việt Nam
E-Learning VNUHCM https://elearning-vnuhcm.vn/course/view.php?id=63;
E_Learning NLU Trường tôi nôi yêu thương https://youtu.be/bsZo5e779EA
https://el.hcmuaf.edu.vn/mod/page/view.php?id=4250&forceview=1https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-long-cay-luong-thuc/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cay-luong-thuc-viet-nam/

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong

Cách mạng sắn Việt Nam
Chọn giống sắn Việt Nam
Chọn giống sắn kháng CMD
Giống sắn KM419 và KM440
Mười kỹ thuật thâm canh sắn
Sắn Việt bảo tồn phát triển
Sắn Việt Lúa Siêu Xanh
Sắn Việt Nam bài học quý
Sắn Việt Nam sách chọn
Sắn Việt Nam và Howeler
Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt và Sắn Thái
Bảo tồn và phát triển sắn
Quản lý bền vững sắn châu Á
Cassava and Vietnam: Now and Then

Lúa siêu xanh Việt Nam
Giống lúa siêu xanh GSR65
Giống lúa siêu xanh GSR90
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A
Con đường lúa gạo Việt
Chuyện cô Trâm lúa lai
Chuyện thầy Hoan lúa lai
Lúa C4 và lúa cao cây
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Lúa Việt tới Châu Mỹ

Giống ngô lai VN 25-99
Giống lạc HL25 Việt Ấn


Giống khoai lang Việt Nam
Giống khoai lang HL518
Giống khoai lang HL491
Giống khoai Hoàng Long
Giống khoai lang HL4
Giống khoai Bí Đà Lạt

Việt Nam con đường xanh
Việt Nam tổ quốc tôi
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp sinh thái Việt
Nông nghiệp Việt trăm năm
IAS đường tới trăm năm
Viện Lúa Sao Thần Nông
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Ngày Hạnh Phúc của em
Có một ngày như thế

Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy Quyền thâm canh lúa
Borlaug và Hemingway
Thầy Luật lúa OMCS OM
Thầy Tuấn kinh tế hộ
Thầy Tuấn trong lòng tôi
Thầy Vũ trong lòng tôi
Thầy lúa xuân Việt Nam
Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
Thầy bạn Vĩ Dạ xưa
Thầy Dương Thanh Liêm
Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh
Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa
Phạm Quang Khánh Hoa Đất
Phạm Văn Bên Cỏ May

24 tiết khí nông lịch
Nông lịch tiết Lập Xuân
Nông lịch tiết Vũ Thủy
Nông lịch tiết Kinh Trập
Nông lịch tiết Xuân Phân
Nông lịch tiết Thanh Minh
Nông lịch tiết Cốc vũ
Nông lịch tiết Lập Hạ
Nông lịch tiết Tiểu Mãn
Nông lịch tiết Mang Chủng
Nông lịch tiết Hạ Chí
Nông lịch tiết Tiểu Thử
Nông lịch tiết Đại Thử
Nông lịch tiết Lập Thu
Nông lịch Tiết Xử Thử
Nông lịch tiết Bạch Lộ
Nông lịch tiết Thu Phân
Nông lịch tiết Hàn Lộ
Nông lịch tiết Sương Giáng
Nông lịch tiết Lập Đông
Nông lịch tiết Tiểu tuyết
Nông lịch tiết Đại tuyết
Nông lịch tiết giữa Đông
Nông lịch Tiết Tiểu Hàn
Nông lịch tiết Đại Hàn

Food Crops Ngọc Phương Nam
Nhà sách Hoàng Gia

Video Cây Lương thực chọn lọc :

Cây Lương thực Việt Nam Chuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộn Cách mạng sắn Việt Nam https://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE;

VĂN CHƯƠNG NGỌC CHO ĐỜI
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Ban mai đứng trước biển
Đảo Yến trong mắt ai
Thăm thẳm một tầm nhìn
Vị tướng của lòng dân


Lời dặn của Thánh Trần
Quốc Công đạo làm tướng
Tiết Chế đức dụng nhân
Văn chương Ngọc cho đời


Biết mình và biết người
Dám đánh và quyết thắng

Ban mai đứng trước biển https://youtu.be/JrvP2Z_K-Rs; Tỉnh thức cùng tháng năm https://youtu.be/kV0lgL3aJ8E ; https://youtu.be/kV0lgL3aJ8E Văn chương Ngọc cho đời https://hoangkimlong.wordpress.com/category/van-chuong-ngoc-cho-doi ; tích hợp https://youtu.be/-vOrp_Ui2NA ; https://youtu.be/ChYxJ8nXxqw ; https://youtu.be/92ysJPiwBJY ; phim hay Tôn Vũ đại truyện tập tám; tập chín ; tập mười. Cuộc đời cao hơn trang văn. Bảo tồn và phát triển tinh hoa di sản là niềm vui SOI SÁNG LẠI CHÍNH MÌNH, lời dặn của Thánh Trần; #cnm365 gồm những trãi nghiệm sâu sắc nhất về #vietnamhoc đất nước con người của chính mình, gia đình, người thân và thầy bạn.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tiet-che-duc-dung-nhân

CẦU TRỜI NỐI MẸ CHA XƯA
Hoàng Kim

Cầu trời nối mẹ cha xưa
Mưa dày thấm đất, nắng thưa thấu trời
Lời thương giao cảm lòng người
Ngày của Mẹ suốt trọn đời trong con.

RẰM ĐẢN SINH NHỚ MẸ
Hoàng Kim

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn, củ khoai
Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất
Thương lời Cha căn dặn học làm Người…

Chùm thơ Rằm Đản Sinh Nhớ Mẹ 8 -15 tháng 5 bảo tồn và phát triển tại Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim và Ngày mới Ngọc cho đời https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-ngoc-cho-doi/

HOÀNG NGỌC DỘ KHÁT VỌNG
Hoàng Ngọc Dộ và Hoàng Kim


Hoàng Ngọc Dộ (1937-1994) là nhà giáo. Ông quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Mẹ mất sớm. Nhà nghèo. Cha bị bom Mỹ giết hại. Ông đã nổ lực nuôi dạy các em vượt qua gian khổ, nghèo đói và chiến tranh để vươn lên trở thành những gia đình thành đạt và hạnh phúc. Gương nghị lực vượt khó hiếm thấy, ăn ngày một bữa suốt năm năm, nuôi hai em vào đại học với sự cưu mang của thầy bạn và xã hội đã một thời lay động sâu xa tình cảm thầy trò Trường Cấp Ba Bắc Quảng trạch (Quảng Bình). Ông mất sớm, hiện còn lưu lại gần 100 bài thơ. Lời thơ trong sáng, xúc động, ám ảnh, có giá trị khích lệ những em học sinh nhà nghèo, hiếu học. Anh Hai Hoàng Ngọc Dộ cũng là người Thầy dạy học đầu tiên cho Hoàng Kim: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm”; “Cảnh mãi đeo người được đâu em Hết khổ, hết cay, hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”;”Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân”; “Soi mặt mình trong gương không bằng soi mặt mình trong lòng người”; “Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể để mất vì không thể tìm lại Hoàng Ngọc Dộ Khát vọng;

KHÁT VỌNG
Hoàng Ngọc Dộ

Cảnh mãi theo người được đâu em
Hết khổ hết cay hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-ngoc-do-khat-vong

ÁNH SAO
Hoàng Ngọc Dộ

Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa, mây giăng còn chẳng ngại
Hướng nhìn trần thế bạn văn chương.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ram-dan-sinh-nho-me/

Ngày của Mẹ trong con

MẸ ĐI THANH THẢN,
CHÚNG CON NHỚ NGƯỜI

Hoàng Trung Trực

Mẹ đi về chốn vĩnh hằng
Quên đi bao nỗi nhọc nhằn Mẹ ơi
Thế là Mẹ đã xa rồi
Vành khăn tang thấm nghĩa đời chúng con

Tháng ngày lời Mẹ chẳng còn
Mẹ đi thanh thản, chúng con nhớ người
Gần trăm năm sống với đời
Biết bao gian khổ cuộc đời Mẹ lo

Có ngày cơm chẳng đủ no
Vầng trăng trí tuệ Mẹ lo chu toàn
Cho con khôn lớn bình an
Vượt lên số mệnh, hiên ngang với đời

Kiến thức khoa học sáng ngời
Hiền tài giúp nước, giúp đời Mẹ ơi!

NhoMeCha

CẦU TRỜI NỐI MẸ CHA XƯA
Hoàng Kim

Cầu trời nối mẹ cha xưa
Mưa dày thấm đất, nắng thưa thấu trời
Lời thương giao cảm lòng người
Ngày của Mẹ suốt trọn đời trong con.

A NA TÌM ĐƯỢC NGỌC
Hoàng Tố Nguyên #ana #htn #hoanggia

#ana 31 https://youtu.be/MXynLyuFMDk
#ana 30 https://youtu.be/7hbMT-9BiT0
#ana 29 https://youtu.be/xKCZjmpX2yE
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ana
https://hoangkimvn.wordpress.com/category/ana

HOÀNG TỐ NGUYÊN TIẾNG TRUNG
黄素源 (越南) Hoàng Tố Nguyên Việt Nam
#htn #htn365 #vietnamxahoihoc #cnm365 https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/htn

XÃ HỘI VIỆT NAM 越南社会
Hoàng Tố Nguyên
#htn #vietnamxahoihoc #vietnamhoc #cnm365 https://hoangkimvn.wordpress.com

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa , ngày 15.9. 1945. #cnm365

Việt Nam xã hội học (越南社会学; Vietnamese Sociology) Ngữ văn Việt Trung Anh đối chiếu là môn học gồm bảy bài: Xã hội Việt Nam ngày nay; Nông nghiệp sinh thái Việt; Ngành nghề ở Việt Nam; Vùng sinh thái Việt Nam; Du lịch sinh thái Việt; Nước Việt Nam ngày nay; Việt Nam con đường xanh, với 36 tiểu mục.

Bài 1 Xã hội Việt Nam ngày nay gồm có 5 tiểu mục 1.1 Việt Nam một khái quát; 1.2 Việt Nam con đường xanh; 1.3 Việt Nam tâm thế mới; 1.4 Việt Nam sáng tạo KHCN; 1.5 Việt Nam dư địa chí

Bài 2 Nông nghiệp sinh thái Việt gồm có 5 tiểu mục: 2.1 Phát triển nông thôn mới; 2.2 Chương mục tiêu quốc gia; 2.3 Nông nghiệp công nghệ cao; 2.4 Nông nghiệp Việt trăm năm; 2.5 Chuyển đổi số nông nghiệp.

Bài 3 Ngành nghề ở Việt Nam gồm có 5 tiểu mục: 3.1 Minh triết Hồ Chí Minh 3.2 Ngành nghề Việt Nam ngày nay; 3.3 Chuyển đổi số Quốc Gia;3.4 Việt Nam tâm thế mới; 3.5 Việt Nam học tinh hoa

Bài 4 Vùng sinh thái Việt Nam gồm có 5 tiểu mục 4.1 Vùng kinh tế Việt Nam; 4.2 Vùng kinh tế động lực; 4.3 Làng Việt xưa và nay; 4.4 Ngôn ngữ văn hóa Việt; 4.5 Tiếng Việt lung linh sáng

Bài 5 Du lịch sinh thái Việt gồm có 5 tiểu mục: 5.1 Hà Nội mãi trong tim; 5.2 Quê Mẹ vùng di sản, 5.3 Ân tình đất phương Nam; 5.4 Bản Giốc và Ka Long; 5.5 Giếng Ngọc vườn Tao Đàn

Bài 6 Nước Việt Nam ngày nay gồm có 5 tiểu mục: 6.1 Phát triển nông thôn mới; 6.2 Bảo tồn và phát triển; 6.3 Chuyển đối số Quốc gia; 6.4 Vườn Quốc Gia Việt Nam; 6.5 Di sản Thế giới tại Việt Nam

Bài 7 Việt Nam con đường xanh gồm có 5 tiểu mục: 7.1 Minh triết Hồ Chí Minh; 7.2 Đường xuân theo chân Bác; 7.3 Chung sức trên đường xuân; 7.4 Ca dao Việt ‘Cày đồng’; 7.5 Dạo chơi non nước Việt

  1. THÔNG TIN MÔN HỌC

Tên môn học: Xã hội Việt Nam 越南社

Khoa /Bộ môn, giảng viện phụ trách giảng dạy

Khoa Ngữ Văn Trung Quốc

Giảng viên phụ trách giảng dạy: TS. Hoàng Tố Nguyên

Email tonguyenhoang@hcmussh.edu.vn

2.TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC  

Bài 1 Xã hội Việt Nam ngày nay

1.1 Việt Nam một khái quát

1.2 Việt Nam con đường xanh

1.3 Việt Nam tâm thế mới

1.4 Việt Nam sáng tạo KHCN

1.5 Việt Nam dư địa chí

Bài 2 Nông nghiệp sinh thái Việt

2.1 Phát triển nông thôn mới

2.2 Chương mục tiêu quốc gia

2.3 Nông nghiệp công nghệ cao

2.4 Nông nghiệp Việt trăm năm

2.5 Chuyển đổi số nông nghiệp

Bài 3 Ngành nghề ở Việt Nam

3.1 Minh triết Hồ Chí Minh

3.2 Ngành nghề Việt Nam ngày nay

3.3 Chuyển đổi số Quốc Gia

3.4 Việt Nam tâm thế mới

3.5 Việt Nam học tinh hoa

Bài 4 Vùng sinh thái Việt Nam

4.1 Vùng kinh tế Việt Nam

4.2 Vùng kinh tế động lực

4.3 Làng Việt xưa và nay

4.4 Ngôn ngữ văn hóa Việt

4.5 Tiếng Việt lung linh sáng

Bài 5 Du lịch sinh thái Việt

5.1 Hà Nội mãi trong tim

5.2 Quê Mẹ vùng di sản

5.3 Ân tình đất phương Nam

5.4 Bản Giốc và Ka Long

5.5 Giếng Ngọc vườn Tao Đàn

Bài 6 Nước Việt Nam ngày nay

6.1 Phát triển nông thôn mới

6.2 Bảo tồn và phát triển

6.3 Chuyển đối số Quốc gia

6.4 Vườn Quốc Gia Việt Nam

hoặc chủ đề Chuyển đổi số nông nghiệp

6.5 Di sản Thế giới tại Việt Nam

hoặc chủ đề Gia đình văn hóa mới

Bài 7 Việt Nam con đường xanh

7.1 Minh triết Hồ Chí Minh

7.2 Đường xuân theo chân Bác

7.3 Chung sức trên đường xuân

7.4 Ca dao Việt ‘Cày đồng’

hoặc chủ đề Tiếng Việt lung linh sáng

7.5 Dạo chơi non nước Việt

(Việt Nam Tổ Quốc tôi 我生命中的越南 Vietnam in my life)

3.TÀI LIỆU HỌC TẬP

Tài liệu học tập chính

Bảy bài giảng Xã hội Việt Nam. Tài liệu này đang dần bổ sung hoàn thiện. https://hoangkimvn.wordpress.com https://cnm365.wordpress.com

Tài liệu tham khảo

1. Luật sư Bùi Thị Nhung Sự phát triển của xã hội học trên Thế giới và Việt Nam. https://luatminhkhue.vn/su-phat-trien-cua-xa-hoi-hoc-tren-the-gioi-va-viet-nam.aspx 

2. PGS. TS Nguyễn Tuấn Anh Ngành Xã hội học: Nhận diện bản chất sự kiện, hiện tượng, vấn đề… https://ussh.vnu.edu.vn/vi/dao-tao/tuyen-sinh-gioi-thieu-nganh-hoc/nganh-xa-hoi-hoc-nhan-dien-ban-chat-su-kien-hien-tuong-van-de-20001.html

3. TS Hoàng Tố Nguyên  #htn #cnm365 https://cnm365.wordpress.com

4. TS. Trần Minh Chiến 2008. Sự phát triển của xã hội học tại Việt Nam Luận án Tiến sĩ Thư viện Quóc gia Việt Nam   luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTcFfqzMbnDC2011.1.5#

5. TS. Võ Văn Việt Xã hội học đại cương https://www2.hcmuaf.edu.vn/data/vvviet/Bai%20giang%20sixth%20edition.pdf

6. Việt Nam Wikipedia Tiếng Việt

7.Việt Nam xã hội học Hội xã hội học Việt Nam, Xã hội học, Tài liệu, trao đổi học thuật, tài liệu học thuật, lý thuyết xã hội học, giáo trình xã hội học, luận văn xã hội học https://vsa.net.vn . Lưu ý những tài liệu tham khảo chỉ số trích dẫn cao

Bộ Nội Vụ & Quỷ Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam 1015. Báo cáo Quốc Gia về Thanh Niên Việt Nam, Hà Nội tháng 6 năm 2015. Lời giới thiệu của Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Duy Thăng và Quyền Trưởng Đại Diện Quỷ Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam Ritsu Nacken. Tài liệu gồm 3 phần, 7 chương, 43 biểu đồ, 12 bảng, 1 tóm tắt , 88 trang.

Nguyễn Hữu Minh (Chủ biên) 2020. Kết hôn và trãi nghiệm hôn nhân tại Việt Nam, Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam, Viện Nghiên Cứu Gia Đình và Giới (Sách chuyên khảo) Hà Nội 2020, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội GSTS Nguyễn Hữu Minh, PGS TS Phan Thị Mai Hương, TS Đỗ Thị Lệ Hằng, TS Trần Thị Hồng, TS Lê Ngọc Lân, TS Vũ Thị Thanh, TS Bùi Thị Hương Trầm, ThS. Hà Thị Minh Khương, ThS Trần Quý Long, ThS Phạm Phương Thảo, ThS Đặng Thị Thu Trang, 256 trang.

Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Tổng Cục Thống Kê Tổng Điều Tra Dân Số Và Nhà Ở Việt Nam 2009. Di Cư và Đô Thị Hóa Ở Việt Nam: Thực Trạng, Xu Hướng Và Những Khác Biệt, 73 trang

Nhóm công tác của Ngân Hàng Thế Giới (6 thành viên) và ADB, DFID, CIDA 2006. Đánh Giá Tình Hình Giới Ở Việt Nam, tháng 12, 2006, 94 trang

Sách in trong nước (tiếng Việt và tiếng Anh):

  1. Di cư nội địa và đô thị hóa ở Việt Nam (Internal Migration and Urbanization in Vietnam). (Đồng tác giả: Đặng Nguyên Anh, Trịnh Duy Luân, và Nguyễn Hữu Minh). Chuyên khảo phân tích số liệu Tổng điều tra dân số Việt Nam 1999. Xuất bản bằng hai thứ tiếng Anh-Việt.
  2. Đình Quang, Lương Hồng Quang, Tô Duy Hợp, Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Minh Phương, Bùi Hoài Sơn, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Nam Thanh Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản văn hóa-thông tin. Hà Nội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, UNICEF, Viện Gia đình và Giới 2008. Kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006. Nguyễn Hữu Minh chịu trách nhiệm nội dung báo cáo tổng hợp.
  3. Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh (chủ biên), Bình đẳng giới ở Việt Nam: Phân tích số liệu điều tra,Nxb Khoa học xã hội, H.2008.
  4. Nguyễn Hữu Minh và Trần Thị Vân Anh (chủ biên, cùng một số tác giả) 2009 Nghiên cứu Gia đình và Giới ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội.
  5. Nguyễn Hữu Minh (chủ biên), Đặng Nguyên Anh, Vũ Mạnh Lợi 2009. Dân số Việt Nam qua các nghiên cứu xã hội học (tuyển tập một số công trình nghiên cứu gần đây). NXB Khoa học xã hội. (hai tập).
  6. Tổng cục Dân số-KHHGĐ, Tổng cục Thống kê và Ngân hàng phát triển châu Á
  7. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (Survey Assessment on Vietnamese Youth-Round 2 -SAVY 2). Hai tác giả Vũ Mạnh Lợi và Nguyễn Hữu Minh chịu trách nhiệm nội dung. Xuất bản bằng hai thứ tiếng Việt- Anh.Vu Manh Loi and Nguyen Huu Minh 2010. Survey Assessment on Vietnamese Youth-Round 2 (SAVY 2) (Dieu tra quoc gia ve vi thanh nien va thanh nien Viet Nam lan thu 2). Tong cuc Dan so-KHHGD, Tong cuc Thong ke va Ngan hang phat trien chau A xuat ban.
  8. Nguyen Thanh Liem and Nguyen Huu Minh 2011. Migration and Urbanization in Viet Nam: Patterns, trends and differentials. Monograph in English and Vietnamese.130 pages for each language. Published by UNFPA and GSO. Tổng cục Thống kê và UNFPA 2011. Di cư và Đô thị hóa : Thực trạng, xu hướng và những khác biệt.(Chuyên khảo Tổng Điều tra Dân số 2009). Hai tác giả Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Hữu Minh chịu trách nhiệm nội dung. Xuất bản bằng hai thứ tiếng Việt- Anh.
  9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Gia đình và Giới, UNICEF 2011. Các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam (Một số kết quả phân tích sâu Điều tra Gia đình Việt Nam 2006). Tác giả Nguyễn Hữu Minh chịu trách nhiệm nội dung. Nhà xuất bản KHXH. Xuất bản bằng hai thứ tiếng Việt-Anh.
  10. Việc làm bền vững đối với lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam: Báo cáo nghiên cứu. Nguyễn Hữu Minh là chủ biên về nội dung. NXB Lao động xã hội. Research on Decent Work for Domestic Workers (DWDW) in Vietnam.
  11. Nata Duvvry, Nguyễn Hữu Minh và Patricia Carney 2013. Ứơc tính thiệt hại kinh tế do bạo lực đối với phụ nữ tại Việt Nam (tiếng Việt và tiếng Anh). UN tại Việt Nam xuất bản. Estimating the costs of domestic violence against women in Vietnam.
  12. Trần Tuyết Ánh, Nguyễn Hữu Minh, Hoa Hữu Vân (đồng chủ biên và viết các chương) 2013-In xong và phát hành 2014. Bạo lực gia đình ở Việt Nam và giải pháp phòng, chống (Phân tích số liệu điều tra năm 2012). NXB Lao động, Hà Nội. Nguyễn Hữu Minh (Chủ biên và viết một số chương) 2014. Đời sống văn hóa cư dân Hà Nội. Nhà XB KHXH, Hà Nội. ISBN: 9786049-024689
  13. Nguyễn Hữu Minh (Chủ biên và viết 1 bài) 2014. Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội. 2014. ISBN: 9786049-024672.
  14. Nguyễn Hữu Minh 2016. Hôn nhân trong xã hội Việt Nam đương đại. NXB KHXH.ISBN: 9786049-446276
  15. Võ Khánh Vinh và Nguyễn Hữu Minh (chủ biên) 2017. Các chiều cạnh giới của sự tách biệt xã hội hướng tới chính sách toàn diện hơn đối với phụ nữ. Đồng thời là tác giả của bài “Các chiều cạnh giới của sự tách biệt xã hội: Hướng tới những chính sách toàn diện hơn đối với phụ nữ” trong cuốn sách. NXB KHXH. ISBN: 9786049-447655
  16. Nguyễn Thị Bích Thúy, Nguyễn Hữu Minh, Vũ Phương Ly, Hoàng Hiệp. 2017. Số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam năm 2015 qua kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam năm 2015. Tiếng Việt và tiếng Anh. Sách do Ủy ban Dân tộc, UNWomen và Irish Aid xuất bản.
  17. Nguyễn Hữu Minh và Đặng Thị Hoa (Đồng chủ biên): Bình đẳng giới ở vùng Dân tộc thiểu số ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2020. ISBN: 978-604-956-971-5. 343 trang.
  18. Nguyen Huu Minh and Le Thuy Hang, 2021. The Role of Social Organizations in Implementing Social Welfare Policies toward the Elderly in Vietnam (Vai trò của tổ chức xã hội trong thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam). In the Country Report Vietnam: Vietnam as an Aging Society (No 1, 2020).Edited by Detlef Briesen and Pham Quang Minh. (Pp. 69-82, Eng and 197-212 Vietnamese). Thanh Nien Publishing House.
  19. Nguyễn Hữu Minh (Chủ biên).2021. Kết hôn và trải nghiệm hôn nhân ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. ISBN: 978-604-308-327-9.
  20. Đồng Chủ biên sách Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế. “RC06-VSA International Conference The Family in Modern and Global Societies: Persistence and Change – Lens from Vietnam”.NXB Tri thức, Hà Nội, 2022. ISBN: 978-604-340-033-5
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là vietnamtoquoctoi.jpg

Bài 1
XÃ HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY
当今越南社会 Vietnamese society today

Việt Nam một khái quát; Việt Nam con đường xanh; Việt Nam tâm thế mới; Việt Nam sáng tạo KHCN; Việt Nam dư địa chí là năm chủ đề được nghiên cứu và giảng dạy trong Bài 1 Xã hội Việt Nam ngày nay của Việt Nam học; Việt Nam xã hội học (越南社会学; Vietnamese Sociology) Ngữ văn Việt Trung Anh đối chiếu 学越中文 Tổng quan về Xã hội Kinh tế Văn hóa Việt Nam 越南社会经济和文化概述, Cây Lương thực Việt Nam; CNM365; Tình yêu cuộc sống https://hoangkimvn.wordpress.com/category/viet-nam-xa-hoi-hoc

VIỆT NAM MỘT KHÁI QUÁT

Việt Nam quốc hiệu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, diện tích 331.690 km², nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, chung với ba quốc gia, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông là biển Đông. Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông. ‎Nhân khẩu Việt Nam dân số năm 2023 là 99.906.790 người vào 30 Tháng Bảy, được cập nhật hằng ngày, đứng thứ 13 thế giới.

Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một trong hai đô thị loại đặc biệt, trung tâm văn hóa và giáo dục của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có diện tích 3.360 km², và dân số 8,4 triệu người năm 2023.

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam, thành phố trực thuộc trung ương, đô thị đặc biệt, trung tâm kinh tế, giải trí, văn hóa và giáo dục tại Việt Nam, có diện tích 2.095 km2 và dân số 9,3 triệu người năm 2023

Việt Nam phân cấp hành chính có năm thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.và 58 tỉnh trong bảy vùng sinh thái kinh tế nông nghiệp du lịch Việt Nam : xem tiếp https://hoangkimvn.wordpress.com/category/viet-nam-mot-khai-quat

1) Vùng Trung du và vùng núi phía Bắc có 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình cùng 21 huyện, một thị xã phía Tây của hai tỉnh Thanh HóaNghệ An; 2) Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc có 2 thành phố trực thuộc trung ương Hà Nội, Hải Phòng,và 9 tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh. 3) Vùng Bắc Trung Bộ có 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ; 4) Vùng Nam Trung Bộ có 1 thành phố trực thuộc trung ương Đà Nẵng và 6 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Khánh Hòa, Ninh Thuận; 5) Vùng Tây Nguyên có 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk NôngLâm Đồng. 6) Vùng Đông Nam Bộ có 1 thành phố trực thuộc trung ương Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng NaiTây Ninh.7) Vùng Đồng Bàng Sông Cửu Long có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc LiêuCà Mau

Dân tộc, Văn hóa, Ngôn ngữ Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó người Kinh là chủ yếu chiếm 85,32%, 53 dân tộc thiểu số. Việt Nam là nước có nền văn hóa đa dạng. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam, ngôn ngữ mẹ đẻ của trên 90 triệu người, cũng được các kiều dân sử dụng tại nhiều quốc gia khác như Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Campuchia.

Tôn giáo chính 86,32% Tín ngưỡng hoặc Không tôn giáo; 7,1% Kitô giáo; 4,79% Phật giáo; 1,02% Hòa Hảo giáo; 0,58% Đạo Cao Đài ; 0,19% tôn giáo khác [2]

Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data

Địa lý Việt Nam Đất nước Việt Nam (tọa độ địa lý: Kinh tuyến: 102°8′ – 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ – 23°23′ Bắc) nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương chiếm diện tích khoảng 329.314 km2. Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào, và Campuchia phía tây. Đất nước có hình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50km. Với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh, và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế. Xem tiếp…

Lịch sử Việt Nam được bắt đầu cách đây khoảng 3000 đến 4000 năm.( từ 1000 đến 2000 năm trước Công Nguyên) Hùng Vương trị vì nước Văn Lang của người Lạc Việt từ khoảng thế kỷ 7 TCN tại khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay. Đến thế kỷ thứ 3 TCN, Thục Phán lập nên nước Âu Lạc, sau đó Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc, Quế Lâm tạo ra nước Nam Việt. 111 TCN, quân của Hán Vũ Đế xâm lược nước Nam Việt. Sau 1000 năm Bắc thuộc, người Việt giành độc lập, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt năm 968. Năm 1054 Đại Cồ Việt được đổi thành Đại Việt..Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Việt Nam ngày nay thể chế chính trị quốc gia là chế độ xã hội chủ nghĩa với đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.vào ngày 16 tháng 10 năm 2007,tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Xem tiếp…

Chính trị Việt Nam. Hệ thống chính trị Việt Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị (là Đảng Cộng sản Việt Nam) lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam là một Tổng bí thư. Tổng bí thư hiện nay là ông Nguyễn Phú Trọng. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Đứng đầu Quốc hội là Chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội hiện nay là ông Vương Đình Huệ. Chủ tịch nước là là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam. Chủ tịch nước là một trong số các đại biểu Quốc hội Việt Nam do toàn thể Quốc hội bầu ra. Chủ tịch nước hiện nay là ông Võ Văn Thưởng. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội] theo đề cử của Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ và của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước Thủ tướng chính phủ hiện nay là ông Phạm Minh Chính. Chính phủ Việt Nam hiện nay có 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ và 8 đơn vị trực thuộc[7][8]. Xem tiếp…

Hình 3: Bản đồ Hành chính Việt Nam

Nguồn: https://hoangkimvn.wordpress.com/category/viet-nam-mot-khai-quat Tham khảo https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-thong-tin-khai-quathttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-to-quoc-toi/

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH

Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh, chính ngữ “Việt Nam Dân Chủ Công Hòa Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, trịnh trọng xác định trên tất cả các văn bản hành chính Nhà nước, kể từ ngày khai sinh nước Việt Nam mới, 2 tháng 9 năm 1945. Đó là Minh triết Hồ Chí Minh.

Nước Việt Nam ngày nay xác định chiến lược “Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 của Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã xác định 10 giải pháp cơ bản:

1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.

2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;

3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế;

4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô;

5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới;

6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân;

7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;

8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;

9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế;

10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.

Tham khảo https://hoangkimvn.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh

VIỆT NAM TÂM THẾ MỚI

Bác Hồ có các bài thơ “Chợt gặp mai đầu suối” “Chơi chữ” “Song thập nhất”,”Thướng sơn” “Rằm tháng Giêng”, “Tầm hữu vị ngộ” hay và lạ. Đó là những câu thơ lưu lạc ẩn ngữ giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế. Bác thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết viết và nói thường có ẩn ý. Thơ Bác viết vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới, là kỳ thư kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác:Cụ Nguyễn Phú Trọng ngày nay cũng là một hiền nhân có những kiến giải tinh tế xác lập lối ứng xử ‘hợp tình hợp lý” Việt Nam tâm thế mới được nhân dân Việt Nam và bầu bạn quốc tế thật sự tôn quý Nghiên cứu “Minh triết Hồ Chí Minh” và bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, giúp thấu hiểu sự hình thành và phát triển Việt Nam tâm thế mới của xã hội Việt Nam ngày nay;

Tham khảo https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-tam-the-moi

VIỆT NAM SÁNG TẠO KHCN

Việt Nam đổi mới công nghệ là chủ đề được quan tâm trong xã hội Việt Nam ngày nay Hình video là giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hiệu Trưởng Học viện Nông nghiệp Việt Nam, VNUA, HVNN, trường đại học hàng đầu đào tạo và nghiên cứu, chuyển giao lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, phát triển nông thôn, phát biểu trên VTV1 đề xuất ba vấn đề Việt Nam con đường xanh, nóng hổi tính thời sự: 1) Cần quan tâm đặc biệt lĩnh vực nông nghiệp, là trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam, trong và sau dịch Covid19, chú trọng giống, logistic; chuỗi cung ứng sản xuất, chế biến, tiêu thụ; và lĩnh vực quản lý tài chính; 2) Cần có chương trình hành động và giải pháp đột phá theo tinh thần Nghị quyết 52 của Bộ Chính Trị và .Nghị quyết 50 của Chính Phủ; 3) Thể chế hóa Mô hình doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ Việt Nam là một khâu đột phá để Việt Nam đổi mới kỹ thuật, khoa học, công nghệ, đưa nhanh giống mới và quy trình kỹ thuật canh tác tiến bộ vào thực tiễn sản xuất

Tham khảo https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-sang-tao-khcn

VIỆT NAM DƯ ĐỊA CHÍ

Việt Nam ta có hai tiếng đất nước.Có đất có nước thì mới thành Tổ quốc. Nhiều nước quá thì lũ lụt, “ít nước quá thì hạn hán. Nhiệm vụ của chúng ta là phải điều hòa giữa đất và nước để nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội” (Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Thủy lợi toàn miền Bắc).

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam, sách bốn tập. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư Viện Quốc gia Việt Nam:

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Lê Tắc, Nguyễn Trãi, Phan Huy Chú…Bùi Văn Vượng chủ biên, Cao Giang hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011. Tập 1 Dư địa chí toàn quốc (Quốc chí) 1248 trang,

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Phan Huy Chú.Lương Văn Can, Trúc Khê Ngô Văn Triện , Đào Duy Anh…Bùi Văn Vượng chủ biên, Cao Giang hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011 Tập 2 Dư địa chí toàn quốc (Quốc chí) 1568 trang ;

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Dương Văn An, Trịnh Hoài Đức, Lê Quý Đôn…..Bùi Văn Vượng chủ biên, Cao Giang hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011 Tập 3 Dư địa chí địa phương (Phương chí) 1344 trang,

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Trương Vĩnh Ký, M.E Levadoux, Đỗ Đình Nghiêm,…..Bùi Văn Vượng chủ biên, Chu Văn Mười hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011 Tập 4 Dư địa chí địa phương (Phương chí) 1196 trang.

Việt Nam dư địa chí là sách Việt Nam đất nước học do các triều đại Việt Nam qua các thời tổ chức biên soạn, hay do những nhà văn hóa trí thức uyên bác của các thời tự biên soạn, ấn hành và phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Kiến thức trong loại sách này là những tri thức bách khoa toàn thư đa ngành và liên ngành, là di sản văn hóa dân tộc đúc kết thành văn, phản ảnh tại thời ấy về đất nước, con người, quê hương, xứ sở. Đây là loại sách công cụ quý hiếm bách khoa thư giúp khảo cứu, so sánh, đối chiếu xưa và nay, để giải đáp các vấn đề cấp thiết của đời sống kinh tế văn hóa xã hội hiện tại. Sách rất cần cho giảng day và nghiên cứu.Mục lục Tổng tập dư địa chí Việt Nam, bốn quyển

TẬP 1
Lời nói đầu, trang 11
Lời người biên soạn, trang 13
Tổng luận Dư địa chí Việt Nam, trang 19

An Nam chí lược (Lê Tắc) trang 61
Dư địa chí (Nguyễn Trãi) trang 537
Hồng Đức bản đồ (Triều Lê) trang 681
Hoàng Việt dư địa chí (Phan Huy Chú) trang 891
Phương Đình dư địa chí (Nguyễn Văn Siêu) trang 1029

TẬP 2
Đề dẫn Tập 2 (trang 7)
Dư địa chí, Nhân vật chí, Quan chức chí (Phan Huy Chú) trang 9
Đại Nam nhất thống chí (Trích) Quốc sử quán triều Nguyễn [biên soạn] trang 601
Đại Việt địa dư (Lương Văn Can) trang 1201
Lịch sử Nam Tiến của dân tộc Việt Nam (Trúc Khê Lê Văn Triện) trang 1247
Đất nước Việt Nam qua các đời (Đào Duy Anh) trang 1277
Sách địa dư (trích) trang 1541

TẬP 3
Đề dẫn Tập 3 (trang 7)
Ô châu cận lục (Dương Văn An) trang 9
Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức) trang 99
Phủ Biên tạp lục (Lê Quý Đôn) trang 303
Phong thổ Hà Bắc đời Lê (Khuyết danh) trang 577
Nghệ An ký (Bùi Dương Lịch )trang 643
Phú Thọ tỉnh địa chí (Phạm Xuân Độ) trang 911
Địa chí tỉnh Vĩnh Yên (khuyết danh) trang 957
Thanh Hóa quan phong (Vương Duy Trinh) trang 1009
Bắc Thành địa dư chí (Lê Công Chất) trang 1099
Bắc Kỳ hà đê sự tích (khuyết danh) trang 1287

TẬP 4
Đề dẫn Tập 4 (trang 5)
Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876 (Trương Vĩnh Ký) trang 9
Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ (Trương Vĩnh Ký) trang 57
Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận (Trương Vĩnh Ký) trang 97
Gia Định phong cảnh vịnh (Trương Vĩnh Ký) trang 129
Địa chí tỉnh Bình Thuận (M.E Levadoux) trang 177
Địa chí các tỉnh Bắc Kỳ (Đỗ Đình Nghiêm, Ngô Vi Liễn, Phạm Văn thư) trang 207
Địa dư huyện Cẩm Giàng (Ngô Vi Liễn) trang 357
Địa dư huyện Quỳnh Côi (Ngô Vi Liễn) trang 459
Địa dư huyện Bình Lục (Ngô Vi Liễn) trang 555
Tỉnh Gia Định đia phương chí (trích) trang 727
Tân An ngày xưa (Đào Xuân Hội) trang 783
Cà Mau xưa và An Xuyên nay (Vương Khả Lân) trang 867
Chiêm Thành lược khảo (Vương Khả Lân) trang 985
Trà Lũ xã chí (Lê Văn Nhưng) trang 1023
Niên biểu Việt Nam, trang 1063
Tổng Mục lục, trang 1191

Việt Nam bách gia thi (2005) – 越南百家詩 Việt Nam bách gia thi là tập thơ gồm 100 bài thơ chữ Hán của 100 tác giả Việt Nam tương đối tiêu biểu từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, do nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh tuyển chọn, dịch thơ. Các bài thơ được sắp xếp theo thứ tự năm sinh của tác giả. Sách in 1000 cuốn, do NXB Văn hoá Sài Gòn xuất bản, 5-2005.

Tham khảo: https://hoangkimvn.wordpress.com/category/viet-nam-du-dia-chi

DI SẢN THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM

Việt Nam hiện tại có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận. 5 trong số đó là di sản văn hoá, 2 là di sản tự nhiên và 1 di sản hỗn hợp. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long là những di sản thiên nhiên. Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng LongThành nhà Hồ là những di sản văn hoá. Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản hỗn hợp duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á,  trong số ít 35 di sản hỗn hợp được UNESCO công nhận.

Khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long tại thủ đô Hà Nội là di sản văn hóa thế giới nổi bật nhất bởi ba đặc điểm: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực là thủ đô Việt Nam hiện tại, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.

Xem tiếp Di sản Thế giới tại Việt Nam

VƯỜN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM

Vườn Quốc gia ở Việt Nam là một danh hiệu được Chính phủ Việt Nam công nhận chính thức thông qua nghị định. Việt Nam hiện có 33 Vườn Quốc Gia (VQG) Ở vùng núi và trung du phía Bắc có 1) Tam Đảo, 2) Hoàng Liên, 3) Ba Bể, 4) Cao nguyên đá Đồng Văn, 5) Phia Oắc – Phia Đén, 6) Bái Tử Long, 7) Xuân Sơn, 8) Quần thể di tích danh thắng Yên Tử; Ở vùng đồng bằng sông Hồng có 9) Ba Vì, 10) Cúc Phương, 11) Cát Bà, 12) Xuân Thủy; Ở vùng ven biển bắc Trung Bộ có 13) Phong Nha – Kẻ Bàng, 14) Bến En, 15) Pù Mát, 16) Vũ Quang ; Ở vùng ven biển nam Trung Bộ có 17) Bạch Mã, 18) Núi Chúa, 19) Phước Bình ; Ở vùng Tây Nguyên có 20) Chư Yang Sin, 21) Bidoup Núi Bà, 22) Chư Mom Ray, 23) Kon Ka Kinh, 24) Yok Đôn; Ở vùng Đông Nam Bộ có 25) Cát Tiên, 26) Lò Gò-Xa Mát, 27) Bù Gia Mập,  28) Côn Đảo; Ở vùng Tây Nam Bộ có 29) Mũi Cà Mau, 30) Phú Quốc, 31) Tràm Chim, 32) U Minh Hạ,  33) U Minh Thượng. Riêng Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là khu di tích lịch sử văn hóa thiên nhiên đặc biệt gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam được kỳ vọng là di sản thế giới liên tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh đầu tiên ở Việt Nam đã lập hồ sơ trình UNESCO công nhận nhưng tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt liên quan đến sự bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia. 32 Vườn Quốc Gia Việt Nam (chưa tính Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử) có tổng diện tích khoảng 10.455,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 3% tổng diện tích lãnh thổ đất Việt Nam.

Xem tiếp: Vườn Quốc Gia ở Việt Nam

Bài 2
NÔNG NGHIỆP SINH THÁI VIỆT

Phát triển nông thôn mới;Chương mục tiêu quốc gia; Nông nghiệp công nghệ cao; Nông nghiệp Việt trăm năm; Chuyển đổi số nông nghiệp là năm chủ đề được nghiên cứu và giảng dạy trong Bài 2 Nông nghiệp sinh thái Việt của Việt Nam học; Việt Nam xã hội học (越南社会学; Vietnamese Sociology) https://hoangkimvn.wordpress.com/category/nong-nghiep-sinh-thai-viet

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI

Cục Nông nghiệp Thái Lan tổng kết chặng đường 10 năm phát triển sản xuất lúa của 4 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trong đó họ nhấn mạnh 10 điểm ngành hàng lúa gạo Thái Lan thua Việt Nam, cần phải cải tiến hơn. #htn #vietnamxahoihoc dẫn nguồn TS Lê Quý Kha, CTV-VAECA (VN-Châu Phi 7 8 2023)


Bảo tồn và phát triển sắn; Chọn giống sắn kháng CMD; Nông nghiệp công nghệ cao; Nông nghiệp sinh thái Việt; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Cây Lương thực Việt Nam; Chuyển đổi số nông nghiệp … là các chủ đề thời sự cần tích hợp mạnh mẽ trong phát triển nông thôn mới

Xem tiếp:  https://hoangkimvn.wordpress.com/category/phat-trien-nong-thon-moi/

CHƯƠNG MỤC TIÊU QUỐC GIA

Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam “Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/ QĐ-TTg về phê duyệt Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025. Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, ngày 14/10/2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước. Phạm vi của Chương trình: Trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn (xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn), xã an toàn khu (ATK) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đối tượng của Chương trình bao gồm: Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (HTX), các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Các dự án thành phần của Chương trình(ảnh báo ĐCSVN) Nghị quyết cũng nêu rõ từng Dự án Chương trình thực hiện theo Nghị Quyết Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình. Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 – 2025 là 137.664,959 tỷ đồng. Cụ thể từng huy động từ các nguồn vốn: Vốn ngân sách trung ương: 104.954,011 tỷ đồng; bao gồm: Vốn đầu tư: 50.000 tỷ đồng (đã được bố trí theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025); Vốn sự nghiệp: 54.324,848 tỷ đồng. Đối với số vốn còn lại (629,163 tỷ đồng): Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí trong quá trình thực hiện Chương trình. Vốn ngân sách địa phương: 10.016,721 tỷ đồng.  Vốn vay tín dụng chính sách: 19.727,020 tỷ đồng. Vốn huy động hợp pháp khác: 2.967,207 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết, gồm: – Phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình trong giai đoạn 5 năm và hằng năm bao gồm các nội dung: Kế hoạch về nguồn vốn, mục tiêu, nhiệm vụ gửi Cơ quan chủ trì Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình, Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan theo quy định;– Tổ chức triển khai; giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh theo định kỳ, đột xuất; – Chỉ đạo, phân công trách nhiệm của từng cấp và các sở, ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở; – Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao; Chỉ đạo kiện toàn hoặc thành lập mới Ban Chỉ đạo chung cho các Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp và bộ máy tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp theo quy định của Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 và Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội.

Xem tiếp: https://hoangkimvn.wordpress.com/category/chuong-muc-tieu-quoc-gia/

NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, còn gọi là công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Nền nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới có những điển hình nổi bật Mỹ là chuỗi cung ứng ngô đậu tương nông sản hàng đầu Thế giới; Nông nghiệp công nghệ cao Hà Lan tập trung vào hoa, nhất là tuy-líp, rau quả, cà ớt màu, cà chua, khoai tây, Nông nghiệp công nghệ cao Nhật Bản Trồng rau củ quả, trồng cây nông nghiệp trong nhà kính, trồng theo tầng chứ không chỉ trồng trên mặt đất. Điều này khắc phục được hạn chế về diện tích đất trồng; Sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại trong việc chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh. Áp dụng các phương pháp bảo quản chất lượng tốt trong thời gian dài, vẫn tươi mới, đủ dinh dưỡng như mới thu hoạch Trong chăn nuôi cũng sử dụng các thiết bị hiện đại từ khâu ăn uống đến theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phối giống, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Phát triển sản xuất có chọn lọc; Nông nghiệp công nghệ cao Israel nôi phát minh hệ thống tưới nhỏ giọt; hệ thống kiến thức nông nghiệp trực tuyến; kho dữ liệu kiến thức nông nghiệp thông minh, đội ngũ chuyên gia và nông dân chuyên nghiệp giỏi xử lý các tình huống trọng yếu cấp bách nông nghiệp; hệ thống Seambiotic Israel đem CO2 được phát thải từ khí nhà kính thành thức ăn cho tảo là nguồn thực phẩm; Túi tồn trữ lương thực an toàn hiệu quả giảm tổn thất sau thu họach; Công nghệ TraitUP tạo hạt giống chất lượng cao bằng cách cải tiến nâng cấp vật liệu di truyền; HiFarm nông trại thông minh, giải pháp nông nghiệp công nghệ cao smart farming được các nước tiên tiến áp dụng; Trung Quốc ứng dụng công nghệ tối tân nhất vào nông nghiệp; Nông nghiệp công nghê cao phát triển tại Trung Quốc khá mạnh mẽ trong thời gian gần đây; Thái Lan tự sản xuất thiết bị nông nghiệp thông minh phát triển các hệ thống cảm biến, điều khiển và kết nối với điện thoại, để có thể kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời, kích hoạt hệ thống tưới nhỏ giọt và bón phân từ xa mà không cần phải thường xuyên có mặt tại nông trại.

Nông nghiệp thông minh trên thế giới và ở Việt Nam là chủ đề đang được nhiều quan tâm trong xã hội Việt Nam ngày nay. Thực trạng phát triển nông nghiệp cao ở Việt Nam; Nhà nước tạo lập tiền đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam; Kinh nghiệm quản lý, phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở một số nước và giá trị tham khảo là các thông tin đúc kết quan trọng.

Xem tiếp:  https://hoangkimvn.wordpress.com/category/nong-nghiep-cong-nghe-cao/

NÔNG NGHIỆP VIỆT TRĂM NĂM

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam IAS đang hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập (1925-2025); Lịch sử 100 năm nông nghiệp Việt Nam giới thiệu hai địa chỉ xanh Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh (NLU, nôi trung tâm vùng Nam Bộ đào tạo nguồn lực khoa học kỹ thuật nông lâm sinh thủy cơ khí nông nghiệp) Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (nôi trung tâm nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông học, chăn nuôi và hệ thống nông nghiệp miền Nam) với mười chuyên khảo, góc nhìn, bài cảm nhân Ban mai kênh Thị Nghè; Trường tôi nôi yêu thương; Kỷ yếu khoa Nông học kỷ niệm 65 năm thành lập Khoa; Về Trường để nhớ thương; Một niềm tin thắp lửa; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Dạy và học ngày mới  

Xem tiếp: https://hoangkimvn.wordpress.com/category/nong-nghiep-viet-tram-nam/

CHUYỂN ĐỔI SỐ NÔNG NGHIỆP

Làm thế nào để đưa được tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp vào vùng sâu vùng xa, trong khi cơ sở hạ tầng nông thôn với điều kiện ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học, công nghệ Việt Nam còn nhiều khó khăn ? Giải pháp trọng điểm của nông nghiệp Việt Nam ngày nay là Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới thông minh; Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối với thị trường. Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain).

Sự đặc biệt quan tâm: 1) Ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản tốt nhất, có thương hiệu và giá trị thương mại uy tín, chất lượng tốt; 2) Sự gắn kết giống tốt bội thu với hoàn thiện quy trình mô hình canh tác, nuôi trồng thích hợp hiệu quả; 3) Xây dựng vùng nguyên liệu và chuỗi cung ứng sản xuất chế biến tiêu thu hiệu quả kết nối truyền thông và thị trường.

Bài này trích dẫn năm trường hợp nghiên cứu (Key study): a) Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu , nông thôn mới thông minh theo ba vùng; b) Ngữ văn Việt Trung Anh tự học trực tuyến; c) Chọn tạo và khảo nghiệm giống sắn KM568 tại tỉnh Phú Yên, (Hình đầu trang: Giống sắn KM440 và KM419 được trồng phổ biến nhất trong sản xuất ngày nay, hiện đã tuyển chọn được giống sắn KM568 có năng suất tinh bột cao và kháng bệnh virus khảm lá CMD. kháng bệnh chồi rồng CWBD. Giống sắn KM568 là kết quả chọn tạo KM440 x (KM419 x KM539) và khảo nghiệm, mở rộng sản xuất. d) Giống bắp nếp Bác Ái e) Chuyển đổi số nông nghiệp nên bắt đầu từ đâu? .

Xem tiếp: https://hoangkimvn.wordpress.com/category/chuyen-doi-so-nong-nghiep/

Bác Hồ với học sinh trường trung học Trưng Vương (Hà Nội) nǎm1956

Bài 3
NGÀNH NGHỀ Ở VIỆT NAM

Ngành nghề ở Việt Nam lao động và việc làm, tác động rất sâu sắc đến đời sống văn hóa và xã hội. Minh triết Hồ Chí Minh trích dẫn lời dạy thấm thía của Bác: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền; Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên” – (Nửa đêm – bản dịch của Nam Trân) (bài và ảnh trích dẫn Báo Thái Bình Từ triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh nghĩ về công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-ho-chi-minh

Minh triết Hồ Chí Minh; Ngành nghề Việt Nam ngày nay; Chuyển đổi số Quốc gia; Việt Nam tâm thế mới; Việt Nam học tinh hoa là năm chủ đề được nghiên cứu và giảng dạy trong Bài 3 Ngành nghề ở Việt Nam https://hoangkimvn.wordpress.com/category/nganh-nghe-o-viet-nam

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH

Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. Ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc Khánh Việt Nam, ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi năm sự kiện lớn này trong lịch sử như ngôi sao vàng năm cánh, như năm ngón tay trên một bàn tay, đóng mốc son ngày 2 tháng 9 và ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế Giới đối với nền độc lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Hồ Chí Minh nói đi đôi với làm mẫu mực đạo đức có lý có tình; Hồ Chí Minh rất ít trích dẫn, thực tiễn, quyền biến, năng động ; Hồ Chí Minh kiên quyết khôn khéo trong tổ chức tuyên truyền cách mạng, giỏi thu phục tập hợp hiền tài. Nước Việt Nam mới khi hình thành vì sao không có được giải pháp hợp tác giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Trường Tam, Phạm Quỳnh, Phan Văn Giáo … Vì sao chưa thuyết phục được Nguyễn Hải Thần, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn,… ? Đó đều là các nhân vật lịch sử lớn chi phối sâu sắc thời cuộc. Bài học lịch sử Việt Nam là khối vàng ròng giá trị to lớn cần thấu hiểu và cắt nghĩa cho đúng. Sự thật lịch sử đang sáng tỏ dần.

Xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-ho-chi-minh/

NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM NGÀY NAY

Ngành nghề ở Việt Nam lao động và việc làm, là mục tiêu, đường sống, theo thuật ngữ của Lev Tonstoy, là Việt Nam con đường xanh độc lập tự do hạnh phúc, theo thuật ngữ của chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Bác đặt tên Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng HòaĐảng Lao Động Việt Nam. Ngành nghề ở Việt Nam lao động và việc làm, vừa là động lực, vừa chung nguồn gốc ‘người lao động’ kết nối khối đại đoàn kết dân tộc, lực lượng lao động xã hội, bảo tồn và phát triển nền văn hiến Việt Nam trong dòng chung nền văn hóa tương lai của nền văn minh nhân loại. Định hướng quan trọng hơn tốc độ. Ngành nghề ở Việt Nam lao động và việc làm ở Xã hội Việt Nam ngày nay đang thay đổi rất sâu sắc, vừa “Cuốn theo chiều gió”, ‘Làn sóng thứ tư’ của trào lưu ngành nghề thế giới về kinh tế xã hội văn hóa, vừa có sự điều tiết định hướng kiến tạo của hệ thống chính trị xã hội giáo dục Việt Nam.

Minh triết Hồ Chí Minh trích dẫn lời dạy thấm thía của Bác: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền; Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên” – (Nửa đêm – bản dịch của Nam Trân) (bài và ảnh trích dẫn Báo Thái Bình Từ triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh nghĩ về công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-ho-chi-minh

Nếp nhà đẹp văn hóa Truyền thống văn hiến Việt Nam “Nhân hậu thói nhà in một nếp Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu” Nếp nhà là thói quen của một gia đình. Cụ Nguyễn Trãi có câu “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm”. Cụ Lê Quý Đôn tinh hoa viết “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Làm và Học là hoạt động sống cơ bản của con người để đáp ứng nhu cầu tối thiểu ăn mặc, yêu đương, nhà ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếp nhà xét cho cùng là sự bảo tồn phát triển tự do của mỗi cá nhân gia đình và dòng họ. Soi thấu gia tộc là soi vào văn hóa lịch sử của sự kế thừa, phát triển và biến đổi.

Ngành nghề Việt Nam ngày nay lao động và việc làm. được chi phối mạnh mẽ bởi quy luật cung cầu sử dụng lao động và việc làm với sự đáp ứng thích hợp hiệu quả về số lượng chất lượng của các ngành nghề giáo dục đào tạo Việt Nam cho yêu cầu ấy. Hệ thống chính trị xã hội kinh tế Việt Nam ngày nay, hiện 13 ngành nghề có lợi thế so sánh, mà theo quyết định số 114 của Bộ Chính Trị cần ưu tiên giám sát quyền lực và phòng chống tham nhũng. Ngành nghề Việt Nam ngày nay lao động và việc làm, tác động rất sâu sắc đến đời sống văn hóa và xã hội.Tổng hợp tất cả các ngành nghề hiện nay, UBND tỉnh Bắc Giang, Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội Bắc Giang đã xác định 10 nhóm ngành nghề ở Việt Nam phổ biến nhất. Top 10 ngành nghề có nhu cầu nhân lực nhiều nhất ở Việt Nam theo thông tin dạy và học nghề của Trường Cao Đẳng Công nghệ Thủ Đức. Danh sách 15 ngành nghề cần thiết hiện nay ở Việt Nam là dự báo của.Trung Tâm du học Sunny. Danh sách 500 ngành nghề đào tạo bậc đại học, cao đẳng là danh sách mã ngành được ReviewEdu https://reviewedu.net tổng hợp trên 500 ngành nghề ở Việt Nam đào tạo ngày nay. Các thông tin trên giúp cho bạn đọc thêm một góc nhìn tham chiếu và suy ngẫm.

Xem tiếp. https://hoangkimvn.wordpress.com/category/nganh-nghe-o-viet-nam

CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA

Chuyển đổi sốQuốc Gia; Chuyển đổi số nông nghiệp; Xây dựng nông thôn mới cần phát triển chiều sâu văn hóa là các mục từ cần được chú trọng và nhấn mạnh . Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan trong một phát biểu mới đây cho rằng: “Cần thay đổi cách tiếp cận phương pháp luận về giáo dục nông nghiệp trong bối cảnh mới. Bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng số, của những tư duy đa giá trị, tư duy chuỗi ngành hàng”.

Thông tin mới cập nhật: Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu quan điểm mục tiêu tầm nhìn về đề án một triệu ha lúa chất lượng cao https://nongnghiep.vn/bo-truong-le-minh-hoan-neu-quan-diem-muc-tieu-tam-nhin-ve-de-an-1-trieu-ha-lua-chat-luong-cao-d350429.html; Thế giới trong mắt ai https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/; Nông nghiệp Việt trăm năm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nong-nghiep-viet-tram-nam/

Xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-doi-so-quoc-gia

VIỆT NAM TÂM THẾ MỚI

Bác Hồ có các bài thơ “Chợt gặp mai đầu suối” “Chơi chữ” “Song thập nhất”,”Thướng sơn” “Rằm tháng Giêng”, “Tầm hữu vị ngộ” hay và lạ. Đó là những câu thơ lưu lạc ẩn ngữ giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế. Bác thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết viết và nói thường có ẩn ý. Thơ Bác viết vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới, là kỳ thư kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác. Cụ Nguyễn Phú Trọng ngày nay cũng là một hiền nhân có những kiến giải tinh tế, xác lập lối ứng xử ‘hợp tình hợp lý” Việt Nam tâm thế mới được nhân dân Việt Nam và bầu bạn quốc tế thật sự tôn quý. Nghiên cứu “Minh triết Hồ Chí Minh” và bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, giúp thấu hiểu sự hình thành và phát triển Việt Nam tâm thế mới của xã hội Việt Nam ngày nay;

Xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-tam-the-moi

VIỆT NAM HỌC TINH HOA

Đền Kim Liên Hà Nội ngày 20 tháng 4 năm 2022 Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tiêu biểu. “Thăng Long tứ trấn” trấn giữ bốn phương Đông,Tây, Nam, Bắc của kinh thành Thăng Long, là các đền: Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên và Trấn Vũ, theo truyền hình An Viên; Xem tiếp: https://hoangkimvn.wordpress.com/category/viet-nam-hoc-tinh-hoa/

Bảy vùng sinh thái kinh tế nông nghiệp Việt Nam

Bài 4
VÙNG SINH THÁI VIỆT NAM

#htn #vietnamxahoihoc Vùng kinh tế Việt Nam; Vùng kinh tế động lực; Làng Việt xưa và nay; Ngôn ngữ văn hóa Việt; Tiếng Việt lung linh sáng là năm chủ đề nghiên cứu và giảng dạy trong Bài 4 Vùng sinh thái Việt Nam của Việt Nam xã hội học (越南社会学; Vietnamese Sociology); xem tiếp https://hoangkimvn.wordpress.com/category/vung-sinh-thai-viet-nam

VÙNG KINH TẾ VIỆT NAM

Việt Nam có bảy vùng sinh thái kinh tế nông nghiệp. Vùng Kinh tế Việt Nam ngày nay đã phân vùng và hiệu chỉnh phù hợp với yếu tố sinh thái ‘Việt Nam dư địa chí ’, Thuật ngữ ‘dư địa” “bảo tồn và phát triển bền vững” ngày càng được chú trọng sâu sắc và tinh tế hơn.

1) Vùng Trung du và vùng núi phía Bắc có 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình cùng 21 huyện, một thị xã phía Tây của hai tỉnh Thanh HóaNghệ An;

2) Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc có 2 thành phố trực thuộc trung ương Hà Nội, Hải Phòng,và 9 tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh.

3) Vùng Bắc Trung Bộ có 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ;

4) Vùng Nam Trung Bộ có 1 thành phố trực thuộc trung ương Đà Nẵng và 6 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Khánh Hòa, Ninh Thuận;

5) Vùng Tây Nguyên có 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk NôngLâm Đồng.

6) Vùng Đông Nam Bộ có 1 thành phố trực thuộc trung ương Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng NaiTây Ninh.

7) Vùng Đồng Bàng Sông Cửu Long có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc LiêuCà Mau

“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” ngày 22/1/2013 xác định rõ Việt Nam có 7 vùng du lịch với 24 trung tâm du lịch như sau:[5][6]

Vùng trung du vùng núi phía bắc bao gồm 14 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Vùng này có 5 trọng điểm du lịch là:

  1. Sơn LaĐiện Biên: gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây Trang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng.
  2. Lào Cai gắn với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khu nghỉ mát Sa Pa, Phan Xi Phăng và vườn quốc gia Hoàng Liên.
  3. Phú Thọ gắn với lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng Vương, du lịch hồ Thác Bà.
  4. Thái NguyênLạng Sơn gắn với hồ Núi Cốc, di tích ATK Định Hóa, Tân Trào, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ mát Mẫu Sơn.
  5. Hà Giang gắn với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan Mèo Vạc, Mã Pí Lèng, Na Hang…

Vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải PhòngQuảng Ninh, gồm 3 trọng điểm du lịch là:

  1. Thủ đô Hà Nội gắn với hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành và các cảnh quan tự nhiên vùng phụ cận.
  2. Quảng NinhHải Phòng gắn với cảnh quan biển đảo Đông Bắc đặc biệt là Hạ Long – Cát Bà, Vân Đồn, Đồ Sơn.
  3. Ninh Bình gắn với Tam Cốc – Bích Động, Hoa Lư, Tràng An, Vân Long, Cúc Phương, Tam Chúc – Ba Sao và quần thể di tích, cảnh quan vùng phụ cận.

Vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Vùng này có 3 địa bàn trọng điểm du lịch là:

  1. Thanh Hóa và phụ cận gắn với điểm du lịch quốc gia Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Bến En và đô thị du lịch Sầm Sơn.
  2. Nam Nghệ AnBắc Hà Tĩnh gắn với Cửa Lò, Kim Liên, Đồng Lộc, cửa khẩu Cầu Treo, núi Hồng – sông Lam, Xuân Thành…
  3. Quảng BìnhQuảng Trị gắn với Phong Nha – Kẻ Bàng, biển Cửa Tùng – Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích chiến tranh chống Mỹ.
  4. Thừa Thiên Huế

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm các tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Vùng này có 3 địa bàn trọng điểm du lịch là:

  1. Đà NẵngQuảng Nam gắn với Sơn Trà, Hải Vân, Hội An, Mỹ Sơn…
  2. Bình ĐịnhPhú YênKhánh Hòa gắn với các bãi biển Phương Mai, Đầm Ô Loan, vịnh Nha Trang, Cam Ranh…
  3. Bình Thuận gắn với biển Mũi Né, đảo Phú Quý…

Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Vùng này có 3 trọng điểm du lịch là:

  1. Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, Đan Kia – Suối Vàng.
  2. Đắk Lắk gắn với vườn quốc gia Yokđôn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
  3. Gia Lai – Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Măng Đen, Yaly.

Vùng Đông Nam Bộ gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Vùng này có 3 trọng điểm du lịch:

  1. Thành phố Hồ Chí Minh gắn với khu rừng sác Cần Giờ và hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành.
  2. Tây Ninh gắn với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, núi bà Đen, hồ Dầu Tiếng.
  3. Thành phố Vũng Tàu gắn với Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo.

Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và TP. Cần Thơ. Vùng này có 4 trọng điểm du lịch:

  1. Tiền GiangBến Tre gắn với du lịch miệt vườn Thới Sơn.
  2. Cần ThơKiên Giang gắn với biển đảo Phú Quốc, Hà Tiên.
  3. Đồng ThápAn Giang gắn với Tứ giác Long Xuyên, vườn quốc gia Tràm Chim.
  4. Cà Mau gắn với U Minh – Năm Căn – mũi Cà Mau

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
越南语闪闪发光 Vietnammese language shimmering

Văn chương Ngọc cho đời
TIẾT THU ĐƯỢC TUẦN LỘC

Thương tháng Bảy mưa Ngâu
Nhớ đường xuân lối chính
Đồng thu trời đất cảm
Xuân hạ dần sang đông

Nhật nhật tân hựu nhật tân
Liên tục hoàn thiện mỗi ngày
https://hoangkimvn.wordpress.com

Tiết thu được tuần lộc, HK nhận 50 năm tuổi Đảng, Trung Thu Tết Đoàn Viên, #htn hoàn thành tốt #vietnamxahoihoc; MLĐK giống sắn mới KM568, KM539, KM537 tốt trên đồng.

Ca dao Việt cày đồng

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thảnh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Ngẫm thơ ngoài ngàn năm; Ca dao Việt “Cày đồng”Mãn Giác thơ “Hoa Mai” đều là những viên ngọc quý, tuyệt hay, xếp hàng đầu Thơ Việt ngoài ngàn năm. Các bài thơ nổi tiêng đã trên bảy trăm tuổi có nhiều lời bình chọn là những kiệt tác thơ hay như Trần Khánh Dư “Bán than”, Phạm Ngũ Lão “Thuật Hoài“, Nguyễn Trãi “Dục Thúy Sơn“, Đặng Dung thơ “Cảm hoài” sánh với các kiệt tác Đỗ Phủ thơ ‘mưa lành‘; Lý Bạch thơ ‘trăng sáng‘, Mạnh Hạo Nhiên ‘xuân hiểu‘; Trần Tử Ngang thơ Người;

Ca dao Việt “Cày đồng” cụ Nguyễn Quốc Toàn viết DỊCH HAY PHÓNG TÁC ? nguyên văn như sau: 1) Trong số ca dao Việt Nam nói về nghề nông và giá trị hạt gạo thì bài: “Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi! bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần” có mặt trong nhiều tuyển tập, như:Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (1); Tục ngữ ca dao Việt Nam của Hồng Khánh, Kỳ Anh sưu tầm biên soạn (2); Ca dao Việt Nam do Bích Hằng tuyển chọn (3). Các tác giả của ba tập sách trên tuyệt nhiên không có chú thích gì về bài ca dao đó, làm người đọc đinh ninh là ca dao Việt Nam. Nhà phê bình danh tiếng Hoài Thanh cũng yên trí “đó là một trong những bài ca dao hay nhất của xứ ta từ trước” (4); 2) Bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa…” có thực là của Tàu, chưa rõ ai là tác giả. Một số bảo của Lí Thân, (李紳,772 – 846) người Vô Tích tỉnh Giang Tô, số khác cho là của Nhiếp Di Trung (聶夷中, 837 – 884) người Hà Đông. Có điều lạ, trong “Toàn Đường thi” (全唐詩) (5) bốn câu trên được xếp vào ngũ ngôn tứ tuyệt vừa để ở mục Nhiếp Di Trung vừa để ở mục Lí Thân. 3) Cụ Nguyễn Quốc Toàn tìm thấy bản chữ Hán bài ca dao trên trong bộ “Đường thi tuyển dịch” của ông Lê Nguyễn Lưu gồm hai tập, kê cứu 1409 bài thơ của 173 nhà thơ Tàu. Lí Thân ở trang 1097, với hai bài thơ Cổ phong kỳ1 và Cổ phong kỳ 2. Dưới đây là bài Cổ phong kỳ 1 tui đang bàn tới 古風其一鋤禾日當午汗滴禾下土誰知 盤中餐粒粒 皆辛苦* Phiên âm Thơ Cổ phong Bài 1 Sừ hòa nhật đương ngọ Hãn trích hòa hạ thổ Thùy tri bàn trung xan Lạp lạp giai tân khổ *** Ông Lê Nguyễn Lưu dịch xuôi:Cày xới lúa đang lúc giữa trưa Mồ hôi giọt xuống đất dưới cây lúa Ai nghỉ đến bữa cơm dọn trong mâm Mỗi hột đều chứa nỗi đắng cay gian khổ Và ông Lưu dịch thơ:Cấy lúa giữa ban trưa Mồ hôi ngoài ruộng đổ Ai hay một bát cơm Hạt hạt đầy tân khổ*** Để thấy dịch giả Lê Nguyễn Lưu vừa lúng túng vừa tiền hậu bất nhất trong cách dịch của mình, tui phân tích hai chữ sừ (鋤) và hòa (禾) trong câu thứ nhất “sừ hòa nhật đương ngọ”.- Sừ (鋤) có hai trạng thái diễn đạt. Khi là danh từ, sừ (鋤) chỉ cái cuốc. Ví dụ Nguyễn Trãi nói với bạn là Hữu Nhân: 他年淽溪約, 短笠荷春鋤 : “Tha niên Nhị Khê ước, Đoản lạp hạ xuân sừ”, nghĩa là: Năm nào hẹn về Nhị Khê đội nón lá, vác cuốc đi làm vụ xuân”. Khi là động từ, sừ (鋤) chỉ sự cuốc, như cuốc đất cuốc cỏ.- Hòa (禾) là lúa chưa tuốt ra khỏi bông, chưa cắt ra khỏi rơm rạ. Kinh thi có câu: Thập nguyệt nạp hòa giá 十月納禾稼 Tháng mười thu vào thóc lúa. Nếu căn cứ vào tự dạng chữ Hán thì sừ hòa (鋤禾) phải dịch là cuốc lúa, nhưng cuốc lúa là sự vô lý nên ông Lưu thay cuốc bằng “cày” và thêm vào chữ “xới” thành ra “cày xới lúa đang lúc giữa trưa”. Ý dịch giả là người nông dân cày xới cỏ giữa những hàng lúa. Điều đó dẫn đến sự thậm vô lý khác. Là lúa (禾=hòa) đã chắc hạt, đợi tuốt ra khỏi bông cớ sao còn phải cày cỏ. Khi dịch ra thơ, học giả Lê Nguyên Lưu tùy tiện bỏ cuốc lúa,cày lúa, mà gọi là “cấy lúa giữa ban trưa” .Một nông dân Việt (hoặc một nhà thông thái Việt) nào đó thấy “sừ hòa nhật đương ngọ” có cái gì đó không ổn, nên dựa vào ý thơ để sáng tác thành một tác phẩm khác theo thể thơ lục bát truyền thống Việt, ai đọc vào cũng hiểu và thuộc nằm lòng ngay. Tiếc là cho đến nay chưa thấy một học giả nào tìm ra thân thế người phóng tác thiên tài đó. Chỉ biết là bốn câu ca dao trên đã thuộc về tài sản dân ca Việt Nam trong các tuyển tập. xem tiếp Ca dao Việt “Cày đồng” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ca-dao-viet-cay-dong/

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG

Ai ngồi
Thiền với cỏ cây
Ta lơi bớt việc
trọn đời nắng mưa

Ai ngồi
Thiền với bốn mùa
Ta ngơi giờ nghĩ, giấc trưa nhẹ lòng

#Thungdung gió mát trời trong
#Annhiên hôm sớm thong dong đường trần

Ai ngồi
Thiền giữa thanh xuân
Ta đi mãi miết, bước chân miệt mài

Ai ngồi
Thiền giữa trần ai
Lời thương lắng đọng, nhắc hoài tháng năm …


Tiếng Việt lung linh sáng thơ Hoàng Kim 17/8/2023
đồng hành ‘Thiền với mùa Thu‘, thơ Nguyễn Quế (*)

(*) THIỀN VỚI MÙA THU

Ta ngồi
Thiền với cỏ cây
Thắp trăng làm nến
Rải mây làm bùa

Ta ngồi
Thiền với bốn mùa
Câu kinh tụng giữa nắng mưa đất trời

Mõ khua tiếng gió chơi vơi
Bật lên từ đất những chồi non xanh

Ta ngồi
Thiền giữa trong lành
Vẳng nghe những tiếng mong manh suối ngàn

Ta ngồi
Thiền giữa nhân gian
Hóa thân vào chốn bạt ngàn sắc Thu !…

14/8/23
Nguyễn Quế

“Vietnamese Sociology to choose and shape Vietnam New’s future timeline”, my old teacher father said. We are see more Ashes to ashes, dust to dust : Good riddance Quantum AI https://hoangkimvn.wordpress.com/category/viet-nam-xa-hoi-hoc

TIẾNG TRUNG BÌNH MINH AN
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

#htn365 https://youtu.be/nSvekmBYxOw 6 5 4 3 2 1

BÌNH MINH AN NGÀY MỚI
Hoàng Tố Nguyên #ana, #htn,
#htn365, #cnm365, #hoanggia
#dayvahoc, #vietnamxahoihoc, #vietnamhoc#cltvn

A NA TÌM ĐƯỢC NGỌC
Hoàng Tố Nguyên #ana #htn #hoanggia

#ana https://youtu.be/nOMNHxXj6SM 39 38 37 36 35 34

Chủ tích Hồ Chí Minh, ngày tưởng nhớ 21 tháng 7 lịch phương Đông

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
#htn, #htn365, #ana, #dayvahoc, #vietnamxahoihoc, #vietnamhoc, #cnm365#cltvn

Việt Nam con đường xanh (hình); Việt Nam xã hội học

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-gia-dinh-yeu-thuong/

#CLTVN CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hoàng Long, Hoàng Kim (chủ biên) và đồng sự
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong

Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng)

Bảo tồn và phát triển sắn
Cách mạng sắn Việt Nam
Chọn giống sắn Việt Nam
Chọn giống sắn kháng CMD
Chọn giống sắn kháng CWBD
Bạch Mai sắn Tây Nguyên
Giống sắn KM419 và KM440
Mười kỹ thuật thâm canh sắn
Sắn Việt bảo tồn phát triển
Sắn Việt Lúa Siêu Xanh
Sắn Việt Nam bài học quý
Sắn Việt Nam sách chọn
Sắn Việt Nam và Howeler
Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt và Sắn Thái
Quản lý bền vững sắn châu Á
Cassava and Vietnam: Now and Then

Lúa siêu xanh Việt Nam
Giống lúa siêu xanh GSR65
Giống lúa siêu xanh GSR90
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A
Con đường lúa gạo Việt
Chuyện cô Trâm lúa lai
Chuyện thầy Hoan lúa lai
Lúa C4 và lúa cao cây
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Lúa Việt tới Châu Mỹ

Giống ngô lai VN 25-99
Giống lạc HL25 Việt Ấn


Giống khoai lang Việt Nam
Giống khoai lang HL518
Giống khoai lang HL491
Giống khoai Hoàng Long
Giống khoai lang HL4
Giống khoai Bí Đà Lạt

Việt Nam con đường xanh
Việt Nam tổ quốc tôi
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp sinh thái Việt
Nông nghiệp Việt trăm năm
IAS đường tới trăm năm
Viện Lúa Sao Thần Nông
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Ngày Hạnh Phúc của em
Có một ngày như thế

Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
Trường tôi nôi yêu thương
IAS đường tới trăm năm
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy lúa Bùi Bá Bổng
Thầy Quyền thâm canh lúa
Thầy nghề nông chiến sĩ
Thầy Norman Borlaug
Thầy Luật lúa OMCS OM
Thầy Tuấn kinh tế hộ
Thầy Tuấn trong lòng tôi
Thầy Vũ trong lòng tôi
Thầy lúa xuân Việt Nam
Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
Thầy bạn Vĩ Dạ xưa
Thầy là nắng tháng Ba
Thầy Dương Thanh Liêm
Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh
Thầy Nguyễn Hoàng Phương
Thầy Nguyễn Lân Dũng
Thầy nhạc Trần Văn Khê
Thầy ơi
Thắp đèn lên đi em
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Lê Quý Đôn tinh hoa
Trần Công Khanh ngày mới
Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa
Phạm Quang Khánh Hoa Đất
Phạm Văn Bên Cỏ May

24 tiết khí nông lịch
Nông lịch tiết Lập Xuân
Nông lịch tiết Vũ Thủy
Nông lịch tiết Kinh Trập
Nông lịch tiết Xuân Phân
Nông lịch tiết Thanh Minh
Nông lịch tiết Cốc vũ
Nông lịch tiết Lập Hạ
Nông lịch tiết Tiểu Mãn
Nông lịch tiết Mang Chủng
Nông lịch tiết Hạ Chí
Nông lịch tiết Tiểu Thử
Nông lịch tiết Đại Thử
Nông lịch tiết Lập Thu
Nông lịch Tiết Xử Thử
Nông lịch tiết Bạch Lộ
Nông lịch tiết Thu Phân
Nông lịch tiết Hàn Lộ
Nông lịch Tiết Sương Giáng
Nông lịch tiết Lập Đông
Nông lịch tiết Tiểu tuyết
Nông lịch tiết Đại tuyết
Nông lịch tiết giữa Đông
Nông lịch Tiết Tiểu Hàn
Nông lịch tiết Đại Hàn

Nhà sách Hoàng Gia

Video tài liệu tham khảo chọn lọc :

Cây Lương thực Việt Nam Chuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộn Cách mạng sắn Việt Nam https://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn yêu thích, dễ làm, hiệu quả https://youtu.be/kPIzBRPezY4https://youtu.be/_jUJrIWp2I4; Trồng ngô ở vùng cao Trung Quốc https://youtu.be/bZsfEwr9i6I

#Thungdung #CNM365 #hoangkimlong
NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Đông tàn xuân đến đó rồi em
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm

New day words of love

Wearing sweater when it’s rather cold.
Winter comes to an end ,and early Spring is coming.
Everyday, we care good deeds kindly.
Distant love turn out to be close together.

HK

LỜI KHUYÊN THÓI QUEN TỐT
Bài học vàng cho con
Hoàng Kim

Học không bao giờ muộn
Dạy con phải kịp thời
Thương cháu cần dạy sớm
Thói quen tốt con ơi.

Giấc ngủ cần trước nhất
Sức khỏe nhờ ngủ ngon
Thiếu ngủ thường mệt mỏi
Ngủ giúp não phục hồi.

Vận động nhiều một chút
Đi bộ và dạo chơi
Cần đứng lên ngồi xuống
Sau mỗi giờ làm bài

Ăn đủ chất dinh dưỡng
Thức ăn nóng sạch tươi
Thích ăn cá rau quả
Không thích thứ nguội thiu

Ngủ vận động và ăn
Là thói quen lành mạnh
Sống nơi không gian xanh
Công việc chọn an lành.

Thói quen tốt luyện tập
Buông bỏ điều hư vinh.

Good habit advice
Hoàng Kim

Learn never late
Teaching children must be timely
I love teaching early
Good habits, baby.

Sleep needs first
Health thanks to good sleep
Lack of sleep often tired
Sleep helps the brain recover.

Move a little bit
Walking and walking
Need to stand up and sit down
After every hour of doing the lesson

Eat enough nutrients
Hot and fresh food
Love to eat vegetables and fish
Do not like cool things

Sleep movement and eating
Healthy habits
Living in green space
Work choose peace.

Practice good habits
Let go of the bad thing.

songdongnai

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Hoàng Kim

Minh triết là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.

Lời dặn của Thánh Trần
Yên Tử Trần Nhân Tông
Lev Tonstoy năm kiệt tác 
Ngày xuân đọc Trạng Trình.

Ngắm dấu chân thời gian

Đọc lại và suy ngẫm. Hôm nay tôi nhận được thư của một bạn sinh viên đã ra Trường. Bạn ấy đọc Facebook và thích các bài viết CNM365 Tình yêu cuộc sống của tôi. Bạn ấy hiểu Dạy và học ngày nay không chỉ trao truyền tri thúc mà còn thắp lên ngọn lửa. Bạn ấy thấu hiểu lời bài giảng mà chúng tôi luôn nhắc đi nhắc lại: “Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu hiểu bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc” “Cái gốc của sự học là học làm người”. Cuối dòng sông là biển. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoi-dong-song-la-bien/

Bạn ấy hỏi như sau: “Thưa thầy! Con là Vương, lớp Nông học 14 Ninh Thuận. Con may mắn được biết thầy qua những bài giảng hay của Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả. Con xin lỗi vì những kiến thức thầy truyền dạy con đã quên đi ít nhiều. Nhưng cái con vẫn còn nhớ và vẫn còn cảm nhận được mỗi khi con suy nghĩ và bắt gặp hình ảnh của thầy trên Facebook đó là thầy cho con cảm giác an lành, gần gũi và ấm áp nữa. Con đã đi làm nhưng vẫn băn khoăn về định hướng tương lai của mình. Con không rõ sứ mệnh cuộc đời con là gì? Con không biết là mình phải tự suy nghĩ về cái sứ mệnh đó hay phải trải qua các sự kiện trong đời rồi mình mới nhận ra sứ mệnh đó. Con cũng muốn được biết Con người sinh ra trên đời này để làm gì? Có phải họ sinh ra để rồi chết đi hay còn ý nghĩa nào khác nữa. Con biết thầy rất bận nhưng rất mong được thầy giải đáp. Nếu thầy chưa có thời gian thì con sẽ chờ để được thầy giải đáp ạ! Con mong thầy có nhiều sức khoẻ!” . Tôi đã trả lời “Tuyệt vời Dép Chính Chủ (là nick name của bạn ấy) Thầy sẽ sớm trả lời câu bạn hỏi. Ý nghĩa cuộc sống, bạn đọc thêm Minh triết sống phúc hậu, CNM365 Tình yêu cuộc sốngCuối dòng sông là biển đó là câu chuyện ẩn ngữ riêng chung, là câu chuyện dài cho những ai thích nhìn lại ý nghĩa cuộc đời, những giá trị di sản lắng đọng, nhìn lại sự được mất thành bại trong đời mình, tìm về giá trị đích thực của năm tháng đi qua chỉ tình yêu còn lại, tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa dân tộc. Chúng ta đã đến lúc công tâm nhìn lại những giá trị lịch sử văn hóa di sản: 1. Phục sinh giữa tối sáng; 2. Dạo chơi non nước Việt; 3. Đi như một dòng sông; 4. Nam tiến của Người Việt. 5. Đoàn tụ đất phường Nam. ‘ Minh triết đời yêu thương; Cuối dòng sông là biển Đức tin phục sinh thánh thiện Yêu thương mở cửa thiên đường’.Tôi đã đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa hai vùng tối sáng, khi cuộc đời được trãi nghiệm qua các thời khắc sinh tử hiểm nghèo, đi trong vùng tối và lần tìm ra lối sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của các lời khuyên khôn ngoan tại nhiều cuộc đời danh nhân và và nhiều tác phẩm lớn. ‘Phục sinh’ ,‘Đường sống’ của Lev Tonstoy là sách đúc kết kiểu đó, khó đọc nhưng thật tuyệt vời. Đó là giá trị lắng đọng. Cuối dòng sông là biển.

*

Sông Đồng Nai Biên Hòa gần Văn Miếu Trấn Biên là nơi sông về gần tới biển, nôi phục sinh của người Việt trên hành trình Nam tiến. Chúng tôi lớp sinh viên Trồng trọt khóa 2, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đã về Văn Miếu Trấn Biên dâng hương ghi ơn những người mở đường sống cho dân tộc Việt tạo dựng nên nơi này; ghi nhớ tình thầy bạn vui học bên nhau một thời. Ghi chép và chùm ảnh quý thỉnh thoảng xem lại và suy ngẫm

Đời tôi xuôi phương Nam, sống thuận theo tự nhiên, đời lắng đọng ân tình của năm lớp bạn hữu: Trồng trọt 4 Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc; Trồng trọt 10 Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (là Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), Trồng trọt 2A, Trồng trọt 2B, Trồng trọt 2C Đại học Nông nghiệp 4 (là Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Tôi thoáng chốc nhìn lại, với ba lần ra đi và ba lần trở về trường đại học, lắng đọng một cảm xúc Trường tôi nôi yêu thương không thể nào quên.

Tôi may mắn đã Đi như một dòng sông; theo đường sống của dân tộc đang đi Nam tiến của người Việt. Sự trãi nghiệm hạnh phúc cá nhân nằm trong số phận đường sống của dân tộc. Cuối dòng sông là biển. Bài ký này, tôi lưu lại ba ghi chép nhỏ các giá trị lắng đọng: 1)Phục sinh giữa tối sáng; 2) Nam tiến của người Việt; 3) Cuối dòng sông là biển

1

PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG

Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng và đầy đủ hệ thống nhất về ước vọng, lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Lâu nay chúng ta thường nghĩ về Lev Tonstoy là một đại văn hào với các tiểu thuyết lừng danh Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina và bộ ba tiểu thuyết tự truyện gồm “Thời thơ ấu”, “Thời niên thiếu”, và “Thời tuổi trẻ”mà rất ít biến đến một Lev Tonstoy “Thánh sư” nhà tư tưởng mà Sa Hoàng đặc biệt ngưỡng mộ. Lev Tonstoy Suy niệm mỗi ngày, Đường sống, cổ tích cho người lớn, ngụ ngôn cho trẻ em mới là sông lớn về tới biển , trí tuệ văn sử lắng đọng sau cùng lcủa ông . Đó là tinh hoa trí tuệ minh triết vĩ đại của một bậc Thầy. Tôi lắng nghe tiếng nói sâu thăm thẳm từ nhận thức của đạo Bụt: “Ngươi theo tay ta chỉ để thấy kia là mặt trăng, nhưng luôn nên nhớ ngón tay ta không phải là mặt trăng”. Bao nhiêu người trên đời cho đến lúc cuối đời vẫn không phân biệt nỗi trí tuệ và vô mình, luẩn quẫn trong sự cố chấp ấy. Phục sinh giữa tối sáng là chuyện của Tolstoy một vị quý tộc tìm cách chuộc lại lỗi lầm phạm phải của mình từ nhiều năm trước và gửi gắm những ước muốn, quan điểm sống mới, tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky từng kể rằng Tolstoy đã bật khóc ngay trước mặt Gorky và Chekhov khi đọc phần kết của tác phẩm này. Tonstoy sau tác phẩm lớn Phục sinh đã chuyển hẳn nguồn năng lượng dồi dào cuối đời mình cho mảng truyện cổ tích cho người lớn và truyện ngụ ngôn cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn của ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và từ truyện Hindu. Một tiểu thuyết ngắn khác, Hadji Murat, được xuất bản đồng thời vào năm 1912. Ông khoảng 20 năm cuối đã dành sức cho 365 Suy niệm mỗi ngày.

Bá tước Lev Tolstoy.có tầm ảnh hưởng sâu rộng toàn cầu về văn chương và chính luận là điều không ai có thể nghi ngờ. “Chiến tranh và hòa bình” tác phẩm đỉnh cao của ông là đỉnh cao của trí tuệ con người, tiểu thuyết sử thi vĩ đại đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và  được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968 và danh tiếng mọi thời đại.

Lev Tolstoy sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828, mất ngày  20 tháng 11 năm 1910, với kiệt tác “Chiến tranh và hoà bình” và “Anna Karenina” là đỉnh cao của sử thi và tiểu thuyết hiện thực cuộc sống Nga, được mệnh danh là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, con sư tử chúa tể sơn lâm trên đại ngàn văn chương Nga. Lev Tonstoy không chỉ là nhà văn kiệt xuất mà còn là một minh sư, một nhà tư tưởng vĩ đại và một bậc hiền minh, nhà đạo đức có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm “Vương quốc Chúa Trời trong bạn” (tiếng Anh: The Kingdom of God Is Within You), đã ảnh hưởng tới những hình tượng của thế kỷ 20 như Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Lev Tonstoy là người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.

Lev Tonstoy ngay trang đầu Phục sinh chép lời Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Kia là mặt trăng. Đức Nhân Tông viết “Hãy quay về với tự thân chứ không tìm ở đâu khác“. Phục sinh. Lên Yên tử

Tôi bừng tỉnh ngộ.

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Vuonxuan

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Chopin – Spring Waltz 
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Nguyên Hùng bạn xứ Nghệ

NGUYÊN HÙNG BẠN XỨ NGHỆ

CON ONG

Yêu thương mấy Rặng Trâm Bầu
Thơm Hương Hoa Lúa, lắng câu ân tình
Khoai ngon sắn ngọt đồng xanh
Con ong làm mật, phận dành bền lâu

Hoàng Kim thơ #Thungdung

CÁI KIẾN

Lão Râu mê mải buông câu
Không ngờ đám Kiến rình bâu con mồi
Về nhà cho cá vào nồi
Mới hay bụng cá Kiến ngồi vểnh râu.


#thơ_Nguyên_Hùng

Hoàng Kim đùa bạn Nguyên Hùng tác phẩm mới (*). Bảy tác phẩm thơ Nguyên Hùng: Cánh buồm thao thức, Sóng không từ biển, Biển và em, Chỉ còn nỗi nhớ, Bến xưa; Lời hẹn tình quê, 108 mảnh ghép văn nhân, Khi xa em, Gửi dòng sông, phần lớn đều đã được phổ nhạc. Nguyên Hùng bạn xứ Nghệ trong tôi có năm điểm nhấn hào hứng, đó là: 1) Lặng thầm hoa quê https://youtu.be/TM1cXzqJF1E; 2) Sóng không từ biển; 3) Bến xưa; 4). Lời hẹn tình quê, 5) Nguyên Hùng thật tài hoa. Năm đặc sắc này của Nguyên Hùng là tôi yêu thích. Thật tự hào khi có người bạn xứ Nghệ thân thiết và tài hoa đến vậy. Nguyên Hùng viết bài thơ Em và Biển khúc hát ngàn năm thật sâu lắng ; Thông tin tích hợp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-hung-ban-xu-nghe/

Lễ gia tiên ấm áp

songkhongtubiennguyenhung

GỬI DÒNG SÔNG
Nguyên Hùng
Ta sinh ra từ một dòng sông
Sông dài rộng con đò ngang thì bé
Đạn rít bom gầm cày nát thời thơ trẻ
Khói lửa vừa tan mỗi đứa một phương trời

Gặp lại nhau sông đã khác xưa rồi
Bến đò cũ chỉ còn ký ức
Ta bên nhau vẫn bồi hồi sóng nước
Như thuở nào canh bến đợi thuyền cha

Tháng năm dài sống trong nỗi cách xa
Dòng sông mẹ chảy qua từng giấc ngủ
Dẫu về đâu vẫn không vơi nhung nhớ
Thương những mái chèo sấp ngửa sớm khuya

Dòng sông quê chứa kỷ niệm ngày qua
Là bến đậu cho ta chiều xế bóng
Xin quỳ xuống nâng niu từng con sóng
Giữ riêng mình – tìm lại tuổi thơ xưa

Ơi dòng sông ngọt lịm điệu đò đưa
Ơi dòng sông mặn mòi câu ví dặm
Giá mỗi chiều được về quê ngụp tắm
Giữa trong xanh da diết một cánh buồm…

“Chỉ còn nỗi nhớ” một bài thơ khác của anh, tứ không lạ nhưng lời thơ nồng nàn yêu thương. Những ngày nhớ thương, giai điệu của ca từ lại nồng nàn đến lạ. Đó không hẵn là lời thơ mà là tiếng lòng cất lên giọng hát. Lắng nghe âm hưởng “Chỉ còn nỗi nhớ ” của Nguyên Hùng sao da diết lạ. (*)

Thơ Nguyên Hùng sâu sác tài hoa lắng đọng có thăm thẳm tiếng dội của sóng:

Hòn Ngư Hòn Mắt chung chiêng
Sóng không từ biển – từ miền em thôi
Ngồi đây ai cũng có đôi
Thương về phương ấy một trời một em.

(Thơ & ảnh: Nguyên Hùng)

Lối xa đi dự đám cưới con Nguyên Hùng, thật vui thấm thía câu tục ngữ vùng ví dặm ân tình ‘giàu vì bạn sang vì vợ’, mừng gặp Hoa Huyền ‘đối tửu’, nhà thơ Lê Huy Mậu ‘khúc hát sông quê’, Vũ Thanh Hoa ‘giao hưởng biển’, Nguyễn Một ‘dòng sông độ lượng’, Trương Nam Hương ‘về thăm quan họ’, Đặng Chương Ngạn ‘người chăn dắt nỗi buồn’ … gợi nhớ những bạn quý

KHI XA EM
Nguyên Hùng

Anh về quê tiễn đưa năm
Để em ở lại xa xăm cuối trời
Bay qua ngàn dặm rối bời
Cõng theo chút nắng, đánh rơi lúc nào
Chỉ còn nỗi nhớ cồn cào
Ngấm vào đêm thức, lặn vào ngày mơ
Hóa thành tiếng pháo giao thừa
Hòa cùng tiếng sóng vỗ bờ gọi em!

Nhưng với riêng tôi  video nhạc yêu thích nhất đối với ca từ Nguyên Hùng thơ hay phổ nhạc thì “Sóng không từ biển”. “Bến xưa”. “Lời hẹn tình quê” mà đặc biệt “Sóng không từ biển” sao mà nhớ và thương đến vậy. Ca từ “biển và em” là lời thơ trên cánh sóng, tiếng biển, tiếng em trữ tình vọng mãi với thời gian.

BIỂN VÀ EM
Nguyên Hùng

Anh lớn lên trên sóng
Nên say hoài biển xanh
Biển đưa ngàn chiếc võng
Ru bồng bềnh hồn anh.

Em chỉ là giọt nhỏ
Giữa dòng đời lặng trôi
Mà trước em anh ngỡ
Trước muôn trùng biển khơi.

Nguyên Hùng những ca từ yêu thích, “Sóng không từ biển”. “Bến xưa”. “Lời hẹn tình quê” tôi nghiệm ra chằng phải chỉ mình tôi yêu thích tuyển chọn mà nhiều bạn bè và mọi người đều yêu thích, và chính tác giả cũng yêu thích những tác phẩm ấy nhiều hơn. Thế nào là thơ hay? Tôi thích lời thẩm thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa “thơ hay là thơ giản dị, xúc động, àm ảnh”. Thơ hay nào thường được phổ nhạc? đó là thơ giàu nhạc tính theo thẩm nhạc của nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Thơ hay phổ nhạc, truyện hay thành phim là sự chuyển thể tác phẩm sang một bầu trời rộng hơn và tầm cao khác.

Thơ Nguyên Hùng giàu nhạc tính là lời nhận xét tinh tế của nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo : “Thơ anh không cầu kỳ kiểu cách mà tràn đầy chất dân gian truyền thống. Nhiều ví von, ẩn dụ, nhiều thi ảnh thân thương gần gũi. Và đặc biệt là thơ anh rất giàu nhạc tính. Có lẽ vì thế mà nhiều nhạc sĩ đã tín chấp nhạc của mình vào thơ Nguyên Hùng. Anh không phải là một nhà thơ nổi tiếng, nhưng đã có đến vài ba chục bài hát khởi nguồn từ thơ anh. Có những ca khúc được ca sĩ chuyên nghiệp thu thanh và biểu diễn, được phát trên sóng phát thanh, truyền hình, và được bạn yêu nhạc yêu thích như “Sóng không từ biển”, “Bến xưa” (nhạc Lê An Tuyên), “Biển và em” (nhạc Thanh Hoàng), “Đừng quên con nhé” (nhạc Nguyễn Ngọc Tiến), v.v… Đó là một hiện tượng. Không phải nhà thơ nổi tiếng nào cũng được phổ nhạc nhiều và hay như thế”.

Nhạc sĩ nhà thơ Lê An Tuyên (Le An Tuyen) có lẽ là người phổ nhạc thành công hơn cả thơ Nguyên Hùng và chuyển thể ca từ thật thành công. Ca từ “Lời hẹn tình quê” Nguyên Hùng – Lê An Tuyên thật tuyệt vời. 

LỜI HẸN TÌNH QUÊ
Nhạc: Lê An Tuyên
Lời ca từ : Nguyên Hùng, Lê An Tuyên

Lời hẹn cùng ai về lại bến sông quê
Dòng sông xanh vẫn dạt dào thương nhớ
Sóng sông xanh ngân cung đàn điệu nhạc
Hát ru tình ta năm tháng đợi chờ nhau

Mong được gió mang đi tơ lòng em dệt
Từ trong câu ca ân tình  mộc mạc tìm nhau
Gió bay đi lời ca còn mãi
Tha thiết một miền quê mênh mang nỗi nhớ

Trắng hoa cau dây trầu nhớ mẹ
Nữa câu hò chợt gợi nhớ bóng hình quê
Thời gian có chờ ai đâu đừng lỡ hẹn
Về đi thôi về lại miền quê xưa

Bao năm xa quê bấy nhiêu niềm mong đợi
Bao đắng cay vui buồn một thuở
Về lại với nhau trong khói lam chiều …
Vương vấn sáo diều ngân
Nghe câu ví dặm thương
đang dìu dặt đêm trăng…

Đừng lỡ hẹn người ơi, đừng lỡ hẹn
Về đi thôi, về lại miền quê xưa
Bao năm xa quê bấy nhiêu niềm mong nhớ
Bao đắng cay vui buồn một thuở
Về nhé bên nhau trong khói lam chiều…”

Ca từ “LỜI HẸN TÌNH QUÊ” gợi nhớ Ca từ “TỎ Ý”, bài từ theo điệu Ức Giang Nam, một tuyệt phẩm của Hồ Xuân Hương tại Lưu Hương Ký, bản dịch của Hoàng Kim trong bài viết Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương. Cám ơn Nguyên Hùng , Lê An Tuyên, Ví Dặm Ân Tình tài hoa.

Ngày khoảng lặng nhớ bạn.

Hoàng Kim

(*) Một phiên bản khác của bài thơ Nguyên Hùng

CHỈ CÒN NỖI NHỚ
Nguyên Hùng

Anh về quê mẹ cuối năm
Để em ở lại cùng xuân cuối trời
Bay qua ngàn dặm xa xôi
Cõng theo chút nắng để rơi lúc nào
Chỉ còn nỗi nhớ cồn cào
Lặn vào đêm thức ngấm vào ngày mơ!

Giao lưu với Nguyên Hùng
https://www.facebook.com/nguyenhung.canhbuom

NGUYÊN HÙNG

1
.
Chẳng vui sao cố gượng cười
Không em, đừng tưởng mình người có duyên
Rách rồi, chớ nhận còn Nguyên
Áo hoa đâu thể làm nên anh Hùng ?.
.
2.
Em bay về phía hừng đông
Bỏ ta ở lại nửa vòng đêm Thu
Ta như kẻ nghiện ngồi tù
Chờ ngày ân xá chạy vù tìm em.

3.
Nhờ trời anh Hùng còn Nguyên
Cánh buồm thao thức nợ duyên càng dài
Sóng không từ biển sóng ơi
Biển và em suốt một đời vẫn ru

4
Chỉ còn nỗi nhớ bến xưa
Yêu thương lời hẹn tình quê mặn nồng
108 mảnh ghép văn nhân
Khi xa em gửi dòng sông ân tình

5

Nguyên Hùng thơ nhạc có duyên
Lời ru của Mẹ làm nên mùa vàng
Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao
Văn chương nết đất người sao giống người

Bảy tác phẩm thơ Nguyên Hùng: Cánh buồm thao thức, Sóng không từ biển, Biển và em, Chỉ còn nỗi nhớ, Bến xưa; Lời hẹn tình quê, 108 mảnh ghép văn nhân, Khi xa em, Gửi dòng sông, phần lớn đều đã được phổ nhạc. Tài! Nguyên Hùng (ảnh) cảm nhận tinh tế, tâm đắc, thăng hoa tuyệt vời nhất, dường như đồng cảm nhiều với mẫu người Nguyễn Trọng Tạo, đều mẫu thơ đào hoa ấy.

Nguyên Hùng thơ tự họa (1,2) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-hung-ban-xu-nghe/ Hoàng Kim (3,4,5) nối vần, tạm gọi là thơ

Một thoáng với Nguyên Hùng

Một thoáng với Nguyên Hùng
(chép lại từ FB Nguyên Hùng)

Gặp lại Hoàng Kim đến từ Đồng Nai

Người ta giỏi lắm một thời
Bạn tôi tiến sĩ cả đời Hoàng Kim
Từ bàn chân đất đi lên
Sáng danh khoai sắn mang tên con mình(*)

Nhờ đám cưới con trai ông vừa tra vừa túng (trung tá) Đào Ngọc Hòa mà tối qua tôi được gặp lại ông bạn “Tiến sĩ khoai” quê xứ cát Quảng Bình (sau mấy năm chỉ thấy nhau qua mạng).

Chúc mừng những thành tích đáng nể của TS Hoàng Kim trong việc tạo giống khoai sắn và trong việc hướng dẫn, đào tạo nhiều thế hệ học trò😍👏👏

(*) Giống khoai Hoàng Long (TS Hoàng Kim đặt tên theo tên con) là một trong những giống khoai sắn đã mang đến thành công và uy tín cho tác giả.

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Vuonxuan

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Chopin – Spring Waltz 
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter



Lời thương

LỜI THƯƠNG

Bạch Ngọc Thơ Thung Dung
Ngày Vía Bà Chúa Đất 18 3

tiếp dẫn đạo sư XQ & LQV

ĐẤT CHẲNG SỢ TRỜI MƯA

Trời nắng vẫn như rang
Thời chuyển mùa thật chậm
Mình quên rồi điều nhớ
Ta nhớ hoài
lời thương

ANH CHỈ SỢ RỒI TRỜI SẼ MƯA
Lưu Quang Vũ & Xuân Quỳnh

Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Xoá nhoà hết những điều em hứa
Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa
Nắng không trong như nắng buổi ban đầu.

Cơn mưa rào nối trận mưa ngâu
Xoá cả dấu chân em về buổi ấy
Gối phai nhạt mùi hương bối rối
Lá trên cành khô tan tác bay.

Mưa cướp đi ánh sáng của ngày
Đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ
Thức chẳng yên dở dang giấc ngủ
Hạnh phúc con người mong manh mưa sa.

Bản nhạc ngày xưa, khúc hát ngày xưa
Tuổi thơ ta là nơi hiền hậu nhất
Dẫu đường đời lắm đổi thay mệt nhọc
Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru nhau.

Riêng lòng anh, anh không quên đâu
Chỉ sợ trời mưa đổi mùa theo gió
Cây lá với người kia thay đổi cả
Em không còn màu mắt xưa.

Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Thương vườn cũ gẫy cành và rụng trái
Áo em ướt để anh buồn khóc mãi
Ngày mai chúng mình ra sao em ơi.

(Lưu Quang Vũ thơ Mưa)

*

Ta như đất và như cỏ
Thấm mưa thu lạnh lời thương
Yêu kẻ dầm sương giãi nắng
Đông qua xuân đến lẽ thường

Một hôm lời thương gửi lại
Êm trên hoa gối
thật mềm
Vui thấy cuộc đời thanh thản
Thiện lành thoải mái #annhiên

Thấu hiểu ‘mưa lành’ Đỗ Phủ
An vui cùng cụ Trạng Trình
Sớm thu đất ông Hoàng đẹp
#Thungdung vườn cổ tích xanh

Gốc mai vàng trước ngõ
Gốc Bồ Đề vườn xưa

*

Lời ru yêu thương của mẹ
Tiếng lòng đằm thắm của cha
Nỗi nhớ thèm như bầu sữa
An nhiên nhú giữa ông bà

Có một vườn thiêng cổ tích
Nước xanh cây xanh cỏ xanh
Tung tăng bướm tung tăng gió
Say mê chim hót đầu cành

Nơi có một trời thương nhớ
Suốt đời ta chẳng quên nhau
Suối nhạc hồn thơ rộng mở
Đất thương trời bắc nhịp cầu

*

Chuyển mùa trời mưa ẩm
Ngắm cảnh nhớ Đào Công
Việc chờ người vẫn đợi
Thao thức thương người hiền.

Thung dung chào ngày mới
Lời thương vui trong ngần
Phúc hậu sống an nhiên
Đêm qua rồi ngày tới.

Ngược gió đi không nản.
Rừng thông tuyết phủ dày.
Ngọa Long cương đâu nhỉ.
Đầy trời hoa tuyết bay

*

Thái Sơn nhớ bạn thương lời nhắn
Thanh Lương Từ Hiếu bước thanh nhàn
‘Bất đáo Trường Thành phi hảo hán’
Linh Giang Kỳ Lộ đối Trường Giang.

*

Em cũng đi anh cũng đi
Đường trần thăm thẳm bước say mê
Núi Thái anh lên ban mai hửng
Cổng Trời em đến nắng lên hương.

Thăm thăm trời thăm thẳm mây
Ai xui ai đến hiểm sơn này
Tự do hai tiếng ngời tâm đức
Thung dung đời thanh thản vui.

Câu li biệt lẽ hợp tan
Thời thế muôn năm biếng luận bàn
Tình Yêu Cuộc Sống đi cùng Bụt
Cửa nhà mình lối nhỏ bình an.

*

Nhớ người thuở ấy thăm nhau.
Bút vàng ruộng rẫy và câu ân tình.
Thương chùm mận hậu rung rinh.
Thủy chung bạn quý để dành người thân

*

Cánh cò bay trong mơ
ca dao em và tôi
bảng lãng cánh cò
bay giữa nhân gian.

Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’
bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:

“Tháng giêng, tháng hai,
Tháng ba, tháng bốn,
Tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm
Được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên
Mua con gà mái
Về nuôi hắn đẻ
Ra mười quả trứng
Một trứng: ung
Hai trứng: ung
Ba trứng: ung
Bốn trứng: ung
Năm trứng: ung
Sáu trứng: ung
Bảy trứng: ung
Còn ba trứng
Nở được ba con
Con: diều tha
Con: quạ bắt
Con: mặt cắt xơi

Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.

Cánh cò quê hương
vầng trăng mẹ hiền
mang đến cho em
giấc mơ hạnh phúc

khi ban mai tỉnh thức
mọc sớm sao Thần Nông
thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ

Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Đông tàn xuân đến đó rồi em
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thuong/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-26-thang-4/

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau
.


Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Mẹ tôi mất sớm, cha bị bom Mỹ giết hại, tôi và chị gái đã được anh Hoàng Ngọc Dộ nuôi dạy cơm ngày một bữa suốt năm năm trời. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong trường ca tình thầy trò: Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

THĂM TRƯỜNG XƯA HÀ BẮC
Thăm thẳm trời sông Thương
Hoàng Kim và Hoàng Long
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tham-truong-xua-ha-bac
#dayvahoc #vietnamhoc; #cltvn; #cnm365; #Thungdung; #đẹpvàhay
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/

LỜI THƯƠNG 16

Lời thương thăm thẳm một thời

Dẫu lìa ruộng ngấu chưa lơi thơ hiền
Đường trần bước tới #annhiên
Ban mai hương biển, nhẹ quên sự đời

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thuong

LỜI THƯƠNG 15

Người hiền ở chốn sông Thương

vắng nhau
thì nhớ
con đường
thời xa …

“Mình đi ta ở lại nhà
Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm”

Sông dài cá lội biệt tăm …
Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ

Sao Hôm thăm thẳm xa mờ
Ban Mai ngày mới vẫn mơ ước gần

Lời thương cùng với tháng năm
Chốn thiêng
nắng mới
Lộc xuân Trạng Trình

Làng Minh Lệ quê tôi

LỜI THƯƠNG 14

Có một dòng sông chảy mãi
An vui cảnh đẹp người hiền

Đường xuân thênh thênh hạnh phúc
#Thungdung thế giới thần tiên

LỜI THƯƠNG 12

Ai đi có đọng nỗi niềm

Ai về
còn nhớ
không quên
lời thề …

Nhớ ngày lội ruộng say mê
Nàng Tiên hương lúa,

đường về Đồng Xuân

Tưởng xa mà lại nên gần
Bạn hiền một thuở,

nay dần lối thân

Vầng trăng xẻ nửa xa xăm
Lời thương lắng đọng

mà phân vân đời

Tưởng quên
câu chuyện xứ Người
Hú nhau một tiếng
Lại ngồi chào nhau !
.

LỜI THƯƠNG 11

Cơm thường bún cá canh rau
#annhiên vui khỏe thấm câu chân tình …

Quý nhau thích chuyện hàn huyên
Gia đình sức khỏe tri âm bạn đời

Mặc ai hám việc trên trời
Mình quen giống tốt gần nơi đất lành

Nhàn tênh thế thái nhân tình
Ngẫm câu tri ngộ trời dành phận cho

#Thungdung biết đủ vô lo
#tinhyeucuocsong Lời thương Nhớ Người.

LỜI THƯƠNG 10

Lời ru vui giữa đời thường
Lời yêu lời nhớ lời thương lời chờ ,,,

Lời trầm tĩnh, lời mơ hồ
Lời sâu sắc luận, lời thơ thẩn buồn

Đồng Xuân ấm nắng Thái Dương
Nhớ ngôi sao mọc sớm hôm từng trời

Yêu thương tiếng Việt một đời
Học ăn học nói thành người có nhân

Cuộc đời thoáng chốc trăm năm
Lời thương còn lại tri âm lâu bền !

LỜI THƯƠNG 9

Kim Notes lắng ghi chú
Nhớ lớp học trên đồng
Chuyện đời ngày hạnh phúc
Lời thương cùng tháng năm

LỜI THƯƠNG 8

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau
.

VIÊN MINH THÍCH PHỔ TUỆ

Quá khuya Trăng lồng lộng
Hạc Vàng đón Sương Giáng
Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Rằm tháng Chín mưa giăng

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ thế 105 năm (1017-2021), viên tịch lúc 3 g22 https://youtu.be/e2B6aP6udNA
ngày 21 tháng 10 Tư Mệnh 16 tháng 9 năm Tân Sửu.

Chua Giang giua dong xuan

CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.

Mua thuan gio hoa cham bon dung

Viên Minh Thích Phổ Tuệ

Ngat huong sen long long bong truc mai

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Minh triết sống thung dung phúc hậu.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông

Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh  kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì  chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.

Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng HộiMâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm.  Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm

Bạch Ngọc Hoàng Kim

Bulukhin ngày 03.10.2013 lúc 10:56 nói:

Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy. Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả. Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC. Đấy cũng là nói cho vui.

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.


Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành Chùa Ráng giữa đồng xuân

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.


Hoàng Kim

NHỚ VIÊN MINH HOA LÚA

Tay men bệ đá sân chùa
Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này
Đình làng chùa cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG

Thầy Trao Gương Bạch Ngọc
Trăng Xuân Soi Đường Trần
Thiên Mệnh Sáng Sử Ký
Hoàng Gia Ngọc Phương Nam

Viên Minh Đêm Sương Giáng
Hạc Vàng Đón Người Thân
Vượt Trăm Năm Viên Mãn
Rằm Trọn Thời Thanh Minh

Thầy Cây Lương Thực Việt
Nghề Giáo Dưỡng Nhân Tâm
Nghiệp Vinh Danh Khoai Sắn
Lúa Ngô Thành Trúc Lâm

Viên Minh Thích Phổ Tuệ & An Viên Ngọc Quan Âm Bạch Ngọc Hoàng Kim Thiền Sư Lão Nông Tăng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/ & Bài ca nhịp thời gian https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-ca-nhip-thoi-gian/

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Lời Thầy dặn thung dung
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Chùa Ráng giữa đồng xuân

Kim Notes lắng ghi chú
Hoa Đất thương lời hiền. ·

Noi theo dấu chân Bụt
Dạy và học làm Người
Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Nông Lâm Y Sinh

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/

CHỮ TUỆ 慧
Hán Nôm ( Học với chữ Hán-Nôm )
Đỗ Hoàng  · 2 4 2022 lúc 21; 42  

Tuệ có nghĩa là thông minh tài trí, sáng dạ. Tuệ thường được sử dụng để chỉ sự sáng suốt mau mắn lanh trí của con người. Sinh ra đã thông minh hơn người, tư duy nhanh nhẹn gọi là có tuệ căn. Có con mắt nhìn thấu mọi thứ soi rõ tiền nhân hậu hoạn gọi là tuệ nhãn.

Chữ tuệ được dùng nhiều trong phật học. Nhưng từ này cũng hàm ý chỉ sự tốt đẹp, nên thường được dùng để đặt làm tên người.

Cách viết chữ Tuệ

Tuệ – Huì – 慧. Bên trên là hai chữ phong 丰, bên dưới có bộ kệ 彐, sau đó là chữ tâm.

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viết “Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng. Nhân tươi quả tốt được thu nhiều” và ấn chứng Bạch Ngọc (hạt gạo trắng ngần) cho người có tâm nguyện trọn đời theo nghề nông. Viên Minh Thích Phổ Tuệ sinh ngày 12 tháng 4 năm 1917 đến nay đã trụ thế trãi trên 105 xuân (2021), Người từng nói: “Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm, theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người. Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì đã sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo, ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay.( …) nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi” . Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là người đóng góp nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như: Đại từ điển Phật học, Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam Kinh, Phật học là tuệ học.Thiền sư Thích Phổ Tuệ là đệ Tam pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vien-minh-thich-pho-tue/

TUỆ GIÁC VÀ TÂM ĐỨC

Điều Kỳ Diệu lúc Sáng
Tỉnh Thức Cùng Tháng Năm
Luân Xa Vũ Trụ Mở
Người An Hòa Trăng Rằm

LỜI THƯƠNG
Hoàng Kim

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau.


Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Việt Nam quê hương tôi! Đó là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn Tổ Quốc.Làm Người Thầy chiến sĩ khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân lao động, đó là điều tôi tâm đắc nhất

Nhớ lớp học trên đồng

ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH
Hoàng Kim

Mời bạn thưởng thức món quà “Đêm trắng và bình minh”, câu chuyện về Ghent thành phố khoa học công nghệ; Sắn quà tặng thế giới người nghèo; Đêm trắng và bình minh phương Bắc. Nhà văn Nga Dostoievski viết “Những đêm trắng” với sự sâu sắc lạ lùng mà tôi khi được trãi nghiệm mới thấu hiểu. Ông trò chuyện về du lịch mà thực ra đang nói về nhân tình thế thái, về những đêm trắng và ảo ảnh bình minh phương Bắc. Bạn hãy ngắm nắng ấm và vườn cây trong bức ảnh lúc 7 giờ chiều chụp tiến sĩ Claude Fauquet với tôi. Ông là Chủ tịch Hội thảo Sắn Toàn cầu, Tổng Giám đốc của Viện Nghiên cứu Khoa học lừng danh ở Mỹ, người đã dành cho tôi sự ưu ái mời dự Hội thảo và đọc báo cáo. Bạn cũng hãy xem tiếp phóng sự ảnh chụp lúc gần nửa đêm mà ánh sáng vẫn đẹp lạ thường để đồng cảm cùng tôi về đêm trắng và bình minh. Bắc Âu là vùng đất lành có triết lý nhân sinh lành mạnh, chất lượng cuộc sống khá cao và những mô hình giáo dục tiên tiến nổi tiếng thế giới. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Tôi tâm đắc với thầy Nguyễn Lân Dũng “Bác Hồ với hạnh phúc của dân”, tâm đắc với nhà văn Trần Đăng Khoa những suy tư chấn hưng giáo dục qua bài viết “Mở cửa nhìn sang nhà hàng xóm” trao đổi về dạy và học ở Bỉ và Ngoảng lại mà ngắm… Bạn cũng sẽ bắt gặp đêm trắng và bình minh trong những trăn trở suy tư của nhà báo Nguyễn Chu Nhạc ở câu chuyện “Hà Lan ký sự” và “Brussels, trái tim EU” trong thiên phóng sự “Châu Âu du ký” mà anh mới kịp viết phần đầu “Trở lại xứ Gà trống Gô-loa” trong năm 2012. Tôi biết tự lượng sức mình nên đã dành trọn khoảng lặng hôm nay để viết tản văn này. Tôi nhớ nhà thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời ửng hồng lên”. “Thăm làng, ta ghé trại mồ côi, Các cháu má hồng môi rất tươi. Nhưng một thoáng buồn trong khóa mắt, Ta biết rằng ta nợ suốt đời…”.”Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ. Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ”. Cửa Mở thao thức lòng tôi Đêm trắng và Bình Minh. Ai đi mang mang trên đời. Nghị lực, nhân từ, khờ dại mãi thôi. Hoàng Kim.

Ghent thành phố khoa học công nghệ

Tôi phải trả 400 đô la Mỹ cho bài học lãng phí đầu tiên đi xe taxi ở Ghent, thành phố khoa học và công nghệ sinh học (City of Science and Biotechnology) tại Bỉ vì đã không tận dụng phương tiện công cộng. Thất bại đáng tiếc này xẩy ra khi tôi vận dụng lặp lại kinh nghiệm thành công trước đó của mình tại thủ đô Luân Đôn “thành phố sương mù” ở Vương quốc Anh, tại thủ đô Helsinki thành phố di sản “Con gái của Baltic” đẹp nhất Bắc Âu ở Phần Lan và tại Roma “thủ đô của các bảo tàng nổi tiếng thế giới” ở Ý.

Sự khôn vặt của tôi là kiểu của Hai Lúa người Việt. Tôi tính mình chỉ cần bỏ ra một vài trăm đô thuê taxi “không thèm đi tàu điện ngầm vì chẳng chụp ảnh và thăm thú được gì cả”. So với tiền của chuyến bay xa xôi từ Việt Nam sang Bắc Âu cao ngất ngưỡng do phía bạn chi trả thì số tiền mình tự bỏ ra trả thêm cho việc học là rất hời. Bạn tính nhé. Giá của một tour du lịch trọn gói từ thành phố Hồ Chí Minh đến thủ đô Helsinki (Phần Lan) thăm cố đô Turku (thành phố cổ nhất của Phần Lan được xây dựng từ năm 1280, cũng là cửa khẩu thông thương quan trọng nhất giữa Phần Lan và Thuỵ Điển) và trở về thành phố Hồ Chí Minh trong 5 ngày 4 đêm chí ít là 53,70 triệu đồng. Giá tour của máy bay khứ hồi đi Anh hoặc đi Ý cũng tương tự, cao hoặc thấp hơn một chút. Đó là tài sản lớn của những nghề lương thiện và những người chân lấm tay bùn muốn mở cửa nhìn ra thế giới. Do vậy, ở nhiều lần đi trước tôi đã quyết ý tự chi thêm một vài trăm đô khi có điều kiện để thăm được một số địa danh lịch sử văn hóa mà tôi ngưỡng mộ, để e rằng sau này mình hiếm có dịp quay trở lại.

Nhờ thế tôi đã đến được cung điện Buckingham, đại học Oxford, Bảo tàng Nam Kensington, Nhà thờ Thánh Paul (ở Anh), thăm toà nhà Quốc hội City Hall và Parliament House, đến Phủ Chủ tịch The Presidential Palace, biểu tượng Railroad Station, ghé nhà thờ Uspenski ở trung tâm thủ đô Helsinki, thăm ông già Noel tại Santa Claus, 96930 Artic Circle, Finland cách thành phố Rovaniemi khoảng 8km xứ sở Lapland (ở Phần Lan). Tôi cũng chụp nhiều ảnh ở Đấu trường La Mã và Khải hoàn môn Arco di Costantino. Đài phun nước Trevi, một trong những đài phun nước nổi tiếng nhất thế giới. Đài tưởng niệm liệt sĩ Vittorio Emanuele II. Bảo tàng Vatican (tại thủ đô Roma của Ý) và các địa danh khắp bốn biển, bốn châu của nhiều lần khác …

Ghent có hệ thống giao thông công cộng giá hợp lý phát triển rất cao nên kinh nghiệm đi taxi trước đó của tôi trở thành nguyên nhân lãng phí. Giống như Tiệp Khắc (Czech Slovakia cũ), hầu hết mọi người đi học, đi làm đều bằng phương tiện công cộng, có chuyện cần kíp mới đi taxi, rất hiếm thấy Honda. Giá taxi ở Ghent cao gấp nhiều lần so với giá taxi ở Việt Nam và cũng cao hơn nhiều so với giá taxi ở Anh, Pháp, Mỹ, Nhật là những nơi giàu có và thành phố có tiếng đắt đỏ. Mô hình tổ chức giao thông thành phố hiện đại và hiệu quả ở Ghent đã được nghiên cứu học tập của nhiều nước và thành phố. Ngoài xa kia, đường phố rộng rãi, thỉnh thoảng mới thấy một chiếc xe ô tô chạy qua. Bạn thấy những cô gái và ông bà già dẫn chó đi dạo. Những đôi thanh niên đi xe đạp nhởn nhơ trò chuyện như không còn ai khác ngoài họ ở trên đời. Bạn tinh ý còn thấy trong tấm hình chụp tại cổng vào trường đại học, trên thảm cỏ xa xa có một cặp uyên ương đang sưởi nắng và … tự nhiên yêu đương.

Ghent là thành phố khoa học và công nghệ sinh học nổi tiếng. Đây là thành phố lớn nhất của tỉnh Đông Flanders và trong thời Trung cổ đã từng là một trong những thành phố lớn nhất và giàu nhất của Bắc Âu. Ngày nay Ghent là thành phố có diện tích 1205 km2 và tổng dân số 594.582 người kể từ ngày 1 tháng Giêng năm 2008 đứng thứ 4 đông dân nhất ở Bỉ. Ghent là viên ngọc ẩn ở Bỉ tuy it nổi tiếng hơn so với thành phố chị em của nó là Antwerp và Bruges, nhưng Ghent lại là một thành phố năng động, xinh đẹp về khoa học, nghệ thuật, lịch sử và văn hóa. Hàng năm có mười ngày “Ghent Festival” được tổ chức với khoảng hai triệu du khách tham dự.

Ghent được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1998 và 1999. Các điểm nhấn nổi bật là kiến trúc hiện đại của những tòa nhà trường đại học Henry Van de Velde và một số công trình liền kề. Louis Roelandt, kiến trúc sư nổi tiếng nhất của Ghent thế kỷ XIX đã xây dựng hệ thống các trường đại học, khu hội nghị, nhà hát opera và tòa thị chính. Bảo tàng quan trọng nhất ở Ghent là Bảo tàng Mỹ thuật Voor Schone Kunsten với các bức tranh nổi tiếng của Hieronymus Bosch, Peter Paul Rubens, kiệt tác của Victor Horta và Le Corbusier, Huis van Alijn. Nhà thờ Saint Bavo lâu đài Gravensteen và kiến trúc lộng lẫy của bến cảng Graslei cũ là những nơi thật đáng chiêm ngưỡng. Đó là sự pha trộn tốt đẹp giữa sự phát triển thoải mái của cuộc sống và lịch sử, mà không phải là một thành phố bảo tàng. Giở lại những trang sử của Ghent năm 1775, các bằng chứng khảo cổ cho thấy sự hiện diện của con người trong khu vực hợp lưu của Scheldt và Lys trong thời kỳ đồ đá và đồ sắt. Hầu hết các nhà sử học tin rằng tên cũ của Ghent có nguồn gốc từ ‘Ganda’ có nghĩa là hợp lưu có từ thời La Mã. Khoảng năm 650, Saint Amand thành lập hai tu viện tại Ghent đó là Saint Peter Abbey và Saint Bavo Abbey. Khoảng năm 800, Louis Pious con trai của Charlemagne đã bổ nhiệm Einhard, người viết tiểu sử của Charlemagne, làm trụ trì của cả hai tu viện. Trong những năm 851 đến 879, thành phố bị tấn công và cướp phá hai lần sau đó được phục hồi và phát triển rực rỡ từ thế kỷ 11. Cho đến thế kỷ 13, Ghent là thành phố lớn nhất ở châu Âu sau Paris, lớn hơn Luân Đôn và Mạc Tư Khoa. Thời Trung Cổ, Ghent là một trong những thành phố quan trọng nhất châu Âu đối với ngành công nghiệp len và dệt may. Vào năm 1500, Charles V, Hoàng đế La Mã và vua Tây Ban Nha đã được sinh ra ở Ghent. Sau nhiều thăng trầm của lịch sử và sự tàn phá của các cuộc chiến tranh Ghent kết thúc vai trò của một trung tâm địa chính trị quân sự quan trọng quốc tế và trở thành một thành phố bị chiếm đóng, bị giành giật giữa các thế lực. Sau khi trận chiến Waterloo, Ghent trở thành một phần của Vương quốc Anh và Hà Lan suốt 15 năm. Lạ kỳ thay, chính trong giai đoạn tổn thương nghiêm trọng này, Ghent thành lập trường đại học cho riêng mình năm 1817 để khai sáng văn minh dân tộc. Họ cũng chấn hưng kinh tế bằng quyết tâm kết nối cảng biển năm 1824-1827. Sau cuộc Cách mạng Bỉ, với sự mất mát của cảng biển nền kinh tế địa phương bị suy sụp và tê liệt. Ghent bị chiếm đóng bởi người Đức trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới nhưng đã tránh được sự tàn phá nghiêm trọng và đã được giải phóng bởi Vương quốc Anh ngày 6 tháng 9 năm 1944. Điều bền vững trường tồn cùng năm tháng chính là con người, văn hóa và giáo dục. Phần lớn kiến trúc thời Trung cổ của thành phố hiện vẫn còn nguyên vẹn và được phục hồi, bảo tồn khá tốt cho đến ngày nay.

Ghent còn là thành phố lễ hội thường xuyên hàng năm với các nhà hàng ẩm thực nổi tiếng. Nhiều sự kiện văn hóa lớn như Lễ hội âm nhạc, Liên hoan phim quốc tế, Triển lãm lớn thực vật, Hội thảo Trường Đại học Ghent và các Công ty nghiên cứu … đã thu hút đông đảo du khách đến thành phố. Khoa học công nghệ và nghệ thuật thực sự được tôn trọng. Bạn có thành quả gì đóng góp cho chính sức khỏe, đời sống, niềm vui con người được vui vẻ đón nhận một cách thân thiện, hứng thú. Du lịch ngày càng trở thành ngành sử dụng lao động lớn tại địa phương.

Ghent cũng là vùng đất địa linh với quá nhiều những người nổi tiếng. Charles V, Hoàng đế La Mã và vua Tây Ban Nha đã được sinh ra ở Ghent năm 1500. Một danh sách dài những người đã và đang hóa thân cho sự phồn vinh của quê hương xứ sở với đủ loại ngành nghề khác nhau.

Phương Bắc đấy! Đi xa về Bắc Âu đến Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy là cả một vùng thiên nhiên, văn hóa mới lạ. Nơi đó không gian văn hóa thật trong lành. Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều vùng tôi đã qua.

Tôi ngồi vào bàn và lưu lại điểm nhấn: “Đến Ghent nhớ những đêm trắng và bình minh phương Bắc cùng với phóng sự ành Memories from Ghent để hẹn ngày quay lại ngẫm và viết. Ghent lúc này đã gần nửa đêm tương ứng với Việt Nam khoảng bốn năm giờ sáng nhưng bầu trời mới bắt đầu tối dần như khoảng 7 giờ chiều ở Việt Nam. Ánh sáng trắng đang nhạt đi và trời như chạng vạng tối. Đẹp và hay thật !

Sắn quà tặng thế giới người nghèo

Hội nghị khoa học đầu tiên của các đối tác sắn toàn cầu (First Scientific Meeting of the Global Cassava Partnership GCP1) với chủ đề “Sắn đáp ứng các thách thức của thiên niên kỷ mới” (Cassava: Meeting the Challenges of the New Millennium) được mở ra ở Trường Đại học Ghent vương quốc Bỉ với hơn một ngàn người tham dự. 115 báo cáo và hơn 200 áp phích (poster) và gian hàng được trình bày, giới thiệu liên tục tại 13 tiểu ban trong ba ngày.

Tiến sĩ Claude Fauquet và tiến sĩ Joe Tohme có hai báo cáo thật ấn tượng: Cây sắn quà tặng của thế giới và cơ hội cho nông dân nghèo; Cây sắn quà tặng của thế giới và thách thức đối với các nhà khoa học. Những vấn đề khủng hoảng năng lượng toàn cầu, an ninh lương thực, môi sinh – môi trường đang thách thức thế giới hiện đại. Những câu hỏi đặt ra nhằm cải tiến cây sắn là cây chịu hạn, giàu tinh bột và năng lượng, đề mang lại thu nhập tốt hơn cho người dân nghèo.

Tôi tham dự hội nghị với ba bài viết S3-2 (trang 54) SP3-9 (trang 60) và SP03-16 trang 63) gồm một báo cáo trước hội nghị toàn thể và hai áp phích. Việt Nam là điển hình quốc tế về sự đột phá sản lượng và năng suất sắn với sản lượng sắn tăng gấp năm lần và năng suất sắn tăng gấp đôi sau tám năm (2000-2008). Đó quả là một điều kỳ diệu cho toàn thế giới! Việc chọn tạo và phát triển các giống sắn mới của Việt Nam đã mang lại bội thu cao trong sản xuất ước vượt trên 2.000 tỷ đồng mỗi năm từ năm 2003 (đạt quy mô 270 ngàn ha x 8,9 tấn bội thu/ha x 50 USD/ tấn x 16.000 VND/USD). Sự cần cù, năng động, chịu thương chịu khó của nông dân Việt Nam thật đáng tự hào!

Thành tựu sắn Việt Nam gắn liền với những bài học kinh nghiệm quý giá của đông đảo bà con nông dân, các nhà khoa học, khuyến nông, quản lý, doanh nghiệp … trong Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP). Nước ta đã thành một trường hợp nghiên cứu điển hình (key study) của châu Á và Thế giới. Tôi bị vây kín giữa những người bạn suốt các lần giải lao một cách sung sướng và đáng thương. Đội ngũ đi họp của mình quá mỏng (chỉ một mình tôi) so với những đội hình sắn vững chãi của nhiều nước khác như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Nigeria, Colombia, … Bài báo mà tôi viết chung với PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ (Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), tiến sĩ Reinhardt Howerler và tiến sĩ Hernan Ceballos (là hai chuyên gia nông học và chọn giống sắn hàng đầu của CIAT và thế giới) đã gây ấn tượng tốt và được nhiều người trao đổi, hỏi đáp.

Buổi tối tiến sĩ Boga Boma, giám đốc của một dự án sắn lớn của châu Phi đã mang đồ đạc sang đòi “chia phòng ngủ” với tôi để “trao đổi về bài học sắn Việt Nam và cùng cảm nhận đêm trắng”.

Boga Boma giàu, nhỏ tuổi hơn tôi, tính rất dễ thương, người cao lớn kỳ vĩ trên 1,90 m như một hảo hán. Lần trước Boga Boma làm trưởng đoàn 15 chuyên gia Nigeria sang thăm quan các giống sắn mới và kỹ thuật canh tác sắn của Việt Nam, đúc kết trao đổi về cách sử dụng sắn trong chế biến nhiên liệu sinh học. Anh chàng hảo hán này vừa ra đồng đã nhảy ngay xuống ruộng giống mới, đề nghị tôi nhổ thử một vài bụi sắn bất kỳ do anh ta chỉ định của giống mới KM140 (mà sau này đoạt giải Nhất VIFOTEC của Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 trao giải ngày 19.1.2010 ở Hà Nội). Boga Boma ước lượng năng suất thực tế mỗi bụi sắn này phải sáu ký. Anh đo khoảng cách trồng rồi hồ hởi đưa lên một ngón tay nói với giọng thán phục “Sắn Việt Nam số 1”

Sau buổi tham quan đó, Boga Boma ngỏ lời đề nghị với tôi cho đoàn Nigeria được đến thăm nhà riêng để “tìm hiểu cuộc sống và điều kiện sinh hoạt làm việc của một thầy giáo nông nghiệp Việt Nam”. Anh chàng chăm chú chụp nhiều ảnh về tài liệu sắn của bảy Hội thảo Sắn châu Á và mười Hội thảo Sắn Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Anh cũng chụp bếp đèn dầu dùng ga của gia đình tôi. Boga Boma cũng như Kazuo Kawano, Reinhardt Howerler, Hernan Ceballos, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Bernardo Ospina, S. Edison, Tian Ynong, Li Kaimian, Huang Jie, Chareinsak Rajanaronidpiched, Watana Watananonta, Jarungsit Limsila, Danai Supahan, Tan Swee Lian, J. Wargiono, Sam Fujisaca, Alfredo Alves, Alfred Dixon, Fernando A, Peng Zhang, Martin Fregene, Yona Beguma, Madhavi Sheela, Lee Jun, Tin Maung Aye, Guy Henry, Clair Hershey, … trong mạng lưới sắn toàn cầu với tôi đều là những người bạn quốc tế thân thiết. Hầu hết họ đều đã gắn bó cùng tôi suốt nhiều năm. Sự tận tâm công việc, tài năng xuất sắc, chân thành tinh tế của họ trong ứng xử tình bạn đời thường làm tôi thực sự cảm mến.

Bẳng đi một thời gian, Boga Boma thông tin Nigeria hiện đã ứng dụng bếp đèn dầu dùng cồn sinh học từ nguyên liệu sắn cho mọi hộ gia đình Nigeria trong toàn quốc. Nigeria đã thành công lớn trong phương thức chế biến sắn làm cồn gia đình phù hợp với đất nước họ, làm tiết kiệm được một khối lượng lớn xăng dầu với giá rất cạnh tranh cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Lần này trong đêm trắng ở Ghent, Boga Boma lại hí húi ghi chép và ngẫm nghĩ về ba bài học kinh nghiệm sắn Việt Nam 6M (Con người, Thị trường, Vật liệu mới Công nghệ tốt, Quản lý, Phương pháp, Tiền: Man Power, Market, Materials, Management, Methods, Money), 10T (Thử nghiệm, Trình diễn, Tập huấn, Trao đổi, Thăm viếng, Tham quan hội nghị đầu bờ, Thông tin tuyên truyền, Thi đua, Tổng kết khen thưởng, Thiết lập mạng lưới người nông dân giỏi) và FPR (Thiết lập mạng lưới thí nghiệm đồng ruộng và trình diễn để nghiên cứu cùng nông dân chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sắn).

Buổi chiều Yona Beguma cùng các bạn châu Phi say mê trò chuyện cùng tôi về bài học sắn Việt Nam được giới thiệu trên trang của FAO với sự yêu thích, đặc biệt là “sáu em”(6M), “mười chữ T tiếng Việt” (10T) và “vòng tròn FPR dụ dỗ”. Sau này, anh chàng làm được những chuyện động trời của cây sắn Uganda mà tôi sẽ kể cho bạn nghe trong một dịp khác.

Nhìn lớp trẻ thân thương đầy khát vọng tri thức đang vươn lên đỉnh cao giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương xứ sở. Ngắm nhìn sự mê mãi của Boga Boma lúc bình minh vừa rạng lúc anh chàng đã thức gần trọn đêm. Tôi chợt nhớ câu thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời cũng ửng hồng lên”.

Đêm trắng và bình minh phương Bắc

Tôi lục tìm trong khoang tư liệu, đọc lại trích đoạn “Những đêm trắng” của nhà văn Nga Dostoievski và đoạn viết về hiện tượng cực quang của bình minh phương Bắc: “Ở vùng cực của trái đất, ban đêm, thường thấy hiện tượng ánh sáng có nhiều màu sắc: trắng, vàng, đỏ, xanh, tím, rực rỡ có hình dáng như một bức rèm hoặc một cái quạt rất lớn. Có khi những tia sáng lại xòe ra như hình nạn quạt. Cái quạt ánh sáng ấy lấp lánh rung chuyển nhè nhẹ như một bàn tay khổng lồ rũ xuống rũ lên, lập lòe làm thành một quang cảnh kỳ vĩ lạ thường. Màn ánh sáng ấy trong suốt đến nỗi nhìn qua thấy rõ tất cả các ngôi sao trên bầu trời. Hướng của những tia sáng nói chung trùng với hướng của các đường sức của từ trường trái đất. Loại ánh sáng này xuất hiện từ độ cao 80 đến 1.000 km và nhiều nhất là ở độ cao trên dưới 120 km. Ở nước Nga thời trước người ra cho rằng đó là ánh hào quang của những đoàn thiên binh thiên tướng kéo đi trong không gian. Còn nhân dân Phần Lan cho đó là mặt trời giả của người xưa làm ra để soi sáng cho đêm trường Bắc Cực. Vì loại ánh sáng này chỉ thấy trong những miền gần hai cực nên gọi là cực quang. Ở Na Uy và Thụy Điển thì người ta gọi là ánh sáng “bình minh phương Bắc”.

Qua Ghent mới thấy đêm phương Bắc đến chậm và sớm nhanh Việt Nam như thế nào, mới thấm hiểu sự sâu sắc của Dostoievski nhà văn bậc thầy văn chương Nga và thế giới: Ông nói chuyện trời mà cũng là nói chuyện người. Ông trò chuyện về du lịch mà thực ra đang nói về nhân tình thế thái, những đêm trắng và ảo ảnh bình minh phương Bắc. Đó là câu chuyện thật như đùa và đùa như thật, ảo giác mà tưởng thật, thật mà tưởng ảo giác. Nhân loại đã đi qua vùng sáng tối đó, ánh sáng của thiên đường, những đêm trắng nối liền bình minh phương Bắc.

Thực ra, khi bạn đến thủ đô Helsinki của Phần Lan vào tháng 6,7 thì đêm trắng và ảo ảnh bình minh phương Bắc rõ hơn nhiều. Bạn hãy đến đúng dịp hè và chuẩn bị sẵn máy ảnh loại tốt, độ phân giải lớn, khẩu độ rộng để săn ảnh. Tôi buộc phải sử dụng chùm ảnh du lịch Phần Lan vì máy ảnh họ chụp tốt hơn những tấm ảnh đẹp mê hồn về đêm trắng, trời tím và ngủ lều tuyết.

Ở Phần Lan, nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất khoảng 15 độ C, và tháng lạnh nhất khoảng -9 độ C. Trung bình mỗi năm ở Phần Lan có hơn 100 ngày tuyết phủ ở phía nam và tây nam, còn ở phía bắc vùng Lappi thì tới hơn 200 ngày có tuyết. Nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh nhau tới 20 độ C, ngày lạnh nhất và ngày ấm nhất chênh nhau 80 độ C. Mặt trời mọc tháng 1, 2 lúc 9h30 sáng và lặn lúc 3h30 chiều là những ngày ngắn nhất trong năm. Tháng 6,7 mặt trời mọc lúc 4h00 sáng và lặn lúc 10h30 tối là những ngày dài nhất trong năm. Cá biệt ở phía Bắc vùng đất Lapland có những đêm trắng vào mùa hè, mặt trời không bao giờ lặn trong khoảng 60 ngày đêm nên có thể ngắm mặt trời lúc nửa đêm. Tiếp đó là khoảng thời gian chạng vạng không nhìn thấy mặt trời kéo dài trong khoảng 6 tháng vào mùa thu và đông. Không riêng gì Phần Lan mà hầu hết các nước Bắc Âu khí hậu lạnh và thời tiết thay đổi thất thường không được ấm áp thường xuyên như Việt Nam. Tôi lấy làm lạ khi sau này một số người đọc chưa hiểu đúng về sự khái quát cực kỳ tinh tế của Bác: “Nước ta: ở về xứ nóng, khí hậu tốt/ Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu/ Nhân dân dũng cảm và cần kiệm/ Các nước anh em giúp đỡ nhiều.

Tại Ghent của vương quốc Bỉ, nơi thành phố khoa học và công nghệ sinh học thì ấm hơn nhưng sự tiếp biến đêm trắng và bình minh phương bắc vẫn còn rất rõ nét. Ở đó, mặt trời tháng bảy mọc lúc hừng đông 4g30 -5g00 và lặn lúc 8g00- 9g00. Săn ảnh vào lúc bình minh vừa rạng cũng như ngắm mây ngũ sắc huyền thoại lúc mặt trời sắp lặn ở Việt Nam. Bạn hãy ngắm dòng tinh vân xinh đẹp lạ thường trước lúc bình minh.

Sau này ở Việt Nam tôi chỉ có cơ hội nhìn thấy được sự chuyển màu từ tối tím sang bảy màu, sang màu xanh ngọc và trắng hồng lúc 4g30 sáng ngày 18 tháng 1 năm 2010 tại chòm cao nhất của non thiêng Yên Tử. Tôi chụp trên 100 tấm ảnh mới chọn được tấm ảnh ưng ý nhất. Đó là dịp may hiếm có của đời người. Sau này chúng ta sẽ nhiều dịp trở lại với Trần Nhân Tông và Bình minh trên Yên Tử để học được bài học vô giá của ông cha mình.

Chúng tôi được giáo sư Marc Van Montagu, nhà bác học lừng danh thế giới cha đẻ GMO, vị chủ tịch của Liên đoàn Công nghệ sinh học châu Âu và hiệu trưởng của Trường Đại học Ghent hướng dẫn thăm quan lâu đài cổ, bảo tàng nghệ thuật và trường đại học nơi Ghent được UNESCO tôn vinh là di sản văn hóa thế giới năm 1998, 1999 và mời dự tiệc chiêu đãi. Tôi được mời ngồi bên cạnh ông và ba con người kỳ dị khác. Đó là Claude Fauquet (DDPSC, St Louis USA), Joe Tohme (CIAT, Colombia), G. Hawtin (CIAT, Colombia). Họ quá nổi tiếng trong số những con người đang làm thay đổi thế giới về bức tranh cây sắn và khoa học cây trồng những năm đầu thế kỷ 21. Tôi thực sự ngần ngại vị trí ngồi chung này và muốn thoái thác nhưng họ vui vẻ thân tình mời đại diện các châu lục. Họ đối xử với tôi và các đồng nghiệp với một sự tự nhiên, quý mến, trân trọng, và thực lòng ngưỡng mộ những kết quả đã đạt được của sắn Việt Nam (sau này khi nghĩ lại tôi ứa nước mắt hãnh diện về dân tộc mình đã cho chúng tôi cơ hội “O du kích bắn đại bác”). Tôi biết rõ những tài năng ưu tú xung quanh mình. Họ dung dị bình thường, thân tình lắng nghe nhưng đó là những con người khoa học đặc biệt. Họ không ham hố giàu sang và quyền lực mà chăm chú tận tụy giảng dạy và nghiên cứu, phát triển những thành tựu khoa học nông nghiệp mới, góp phần cải biến chất lượng thực phẩm thế giới theo hướng ngon hơn, tốt hơn, rẻ hơn và thân thiện môi trường hơn (HarvestPlus) nâng cao cuộc sống chúng ta. Tiến sĩ Rajiv J.Shah, giám đốc của Chương trình Phát triển Toàn cầu, Quỹ Bill Gate và Melinda (nơi tài trợ chính cho chuyến đi này của tôi) đã nói như vậy. Tôi ngưỡng mộ và tìm thấy ở họ những vầng sáng của trí tuệ và văn hóa.

Chợt dưng tôi nhớ đến Bernadotte với vợ là Déssirée trong tác phẩm “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko. Vợ chồng hai con người kỳ vĩ này với lý tưởng dân chủ đã xoay chuyển cả châu Âu, giữ cho Thụy Điển tồn tại trong một thế giới đầy biến động và nhiễu nhương. Bắc Âu phồn vinh văn hóa, thân thiện môi trường và có nền giáo dục lành mạnh phát triển như ngày nay là có công và tầm nhìn kiệt xuất của họ. Bernadotte là danh tướng của Napoleon và sau này được vua Thụy Điển đón về làm con để trao lại ngai vàng. Ông xuất thân hạ sĩ quan tầm thường nhưng là người có chí lớn, suốt đời học hỏi và tấm lòng cao thượng rộng rãi. Vợ ông là Déssirée là người yêu đầu tiên của Napoleon nhưng bị Napoleon phản bội khi con người lừng danh này tìm đến Josephine một góa phụ quý phái, giàu có, giao du toàn với những nhân vật quyền thế nhất nước Pháp, và Napoleon đã chọn bà làm chiếc thang bước lên đài danh vọng. Bernadotte với vợ là Déssirée hiểu rất rõ Napoleon. Họ đã khéo chặn được cơn lốc cuộc chiến đẫm máu tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thống trị và các nước có lợi ích khác nhau. Bernadotte và Déssirée đã đưa đất nước Thụy Điển và Bắc Âu thoát cuộc tranh giành. Họ đã khai sáng một vầng hào quang bình minh phương Bắc.

Việt Nam và khối Asean hiện cũng đang đứng trước khát vọng mở mang của “con sư tử phương Đông trỗi dậy” và sự vần vũ của thế giới văn minh nhiều cơ hội hơn cho người dân nhưng cũng tiềm ẩm lắm hiễm họa khó lường. Điều này dường như rất giống của thời người hùng Napoleon của một châu Âu và khao khát của nước Pháp muốn phục hưng dân tộc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Bài học Bắc Âu miền đất trong lành, nước Bỉ trái tim của EU, và Ghent thành phố khoa học công nghệ là chỉ dấu minh triết chưa bao giờ sáng tỏ và cấp thiết như lúc này. Trước những khúc quanh của lịch sử, các dân tộc tồn tại và phát triển đều biết khéo tập hợp những lực lượng tinh hoa và sức mạnh dân chúng để thoát khỏi hiễm họa và bảo tồn được những viên ngọc quý di sản truyền lại cho đời sau. Trong vùng địa chính trị đầy điểm nóng tranh chấp biên giới hải đảo, sự tham nhũng chạy theo văn minh vật chất và nguy cơ tha hóa ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bầu khí quyển, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giáo dục và chất lượng cuộc sống thì bài học trí tuế càng cấp thiết và rõ nét. Ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu trên chuyến tàu tốc hành từ Brussels đến Paris chung khoang với tôi đã trò chuyện và chia sẽ rất nhiều điều về triết lý nhân sinh và văn hóa giáo dục.

Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Việt Nam quê hương tôi! Đó là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn Tổ Quốc làm người Thầy nghề nông chiến sĩ hướng đến bát cơm ngon của người dân lao động, đó là điều tôi tâm đắc nhất !

Nhân loại đã có một thời đi trong đêm trắng ánh sáng của thiên đường, đêm trắng bình minh phương Bắc. Sự chạng vạng tranh tối tranh sáng có lợi cho sự quyền biến nhưng khoảng khắc bình minh là sự kỳ diệu mở đầu cho Ngày mới,

Một ngày #annhiên từ ban mai Một đời #Thungdung nhờ tỉnh thức  Tôi đã đi qua một vòng trái đất, một vòng cuộc đời, một vòng đêm trắng để bây giờ ngày mới bắt đầu từ Bình minh.

Hoàng Kim

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Video yêu thích

Minh triết của đức Phật

MINH TRIẾT CỦA ĐỨC PHẬT

Đức Phật dạy: Ba đức tính người bạn đáng thân cận (Sevitabbamitta): 1. Cho vật khó cho (Duddadam dadàti), tức là bố thí cao thượng. 2. Làm điều khó làm (Dukkharam karoti), tức là làm được điều cao quý mà khó ai làm được. 3. Nhẫn việc khó nhẫn (Dukkhamam khamati), tức là có nghị lực chịu đựng nghịch cảnh mà khó ai chịu đựng được. A.I. 286 Kho tàng Pháp Học https://www.facebook.com/PhatPhapBuddhadhammanew/reels/ Giúp người qua khốn khó Ai ngờ giúp chính mình. Gieo nhân lành quả tốt Đạo lý thật phân minh. (H.T. VIÊN MINH Những vần kệ tỉnh thức) https://www.facebook.com/reel/360881510280389

Tôi đã nhiều lần đến Ấn Độ, đã một lần may mắn tới được quê hương Phật, và tự mình trồng một nhánh Bồ Đề ở vườn nhà để nay cây đã lớn. Minh triết của đức Phật Lời Phật dạy trong lòng tôi là triết lý tình yêu cuộc sống, lắng đọng 27 khẩu quyết yêu thích, lan tỏa trong đời thường mà tôi thật sự tâm đắc. An nhiên đứng hàng đầu. Tôi thích nên chép lại để đọc và suy ngẫm mà chưa thật rõ nguồn gốc của những lời này sự xác tín lời nói có ở sách nào, với ai, khi nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Người Thầy tâm thức trong tôi là Trúc Lâm Trần Nhân Tông. Người Thầy gần gũi tôi là Viên Minh Thích Phổ Tuệ Thiền Sư Lão Nông Tăng. Minh triết của đức Phật là tóm tắt 5 chương nhận thức luận của tôi về đạo Bụt, gồm: 1) Minh triết sống phúc hậu; 2) Lên non thiêng Yên Tử; 3) Trúc Lâm Trần Nhân Tông; 4) Tinh hoa của đạo Bụt; 5) Chùa Ráng giữa đồng xuân xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cua-duc-phat/

1. MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông

Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh  kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì  chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.

Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng HộiMâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm.  Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm

2. LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng”
(1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …

*

Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …

Hoàng Kim

Trúc Lâm Trần Nhân Tông https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truc-lam-tran-nhan-tong/ & Nhà Trần trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-tran-trong-su-viet/

Lên non thiêng Yên Tử tôi nhớ câu thơ huyền thoại: “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu“. Núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Núi Yên Tử là đỉnh thứ hai của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ nối Việt Trì – Quảng Ninh là dải Tam Đảo rồi 99 ngọn Nham Biền của các dãy núi vòng cung Đông Triều tạo nên thế hiểm “trường thành chắn Bắc” của bề dày núi non hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

Kinh Dịch xem chơi,
365 ngày mê mãi.
Sách Nhàn đọc giấu,
câu có câu không.
Trước đèn 700 năm,
Yên Tử
Trúc Lâm
thăm thẳm tầm nhìn.

1
“Câu hữu câu vô,
Quay bên phải, ngoái bên trái.
Thuyết lý ầm ĩ,
Ồn ào tranh cãi.
Câu hữu câu vô,
Khiến người rầu rĩ.
Cắt đứt mọi duyên quấn quýt như dây leo,
Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt”.

2.
“Kinh Dịch xem chơi
Yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu
Trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”

3.
“Ở đời vui đạo thả tùy duyên
Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền
Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền”

(Trúc Lâm Trần Nhân Tông)

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình

Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

xem tiếp: Trúc Lâm Trần Nhân Tông https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truc-lam-tran-nhan-tong/ và Nhà Trần trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-tran-trong-su-viet/

Trần Nhân Tông
Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim…

3. TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG

Lên non thiêng Yên Tử
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Lời dặn của Thánh Trần
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ

Hiểu ‘sách nhàn đọc giấu
Biết ‘câu có câu không
Nghê Việt am Ngọa Vân

Tảo Mai nhớ Nhân Tông

Ân tình đất phương Nam
Nhân Tông Đêm Yên Tử
Chuyện cổ tích người lớn
Hoa Đất thương lời hiền

Yên Tử Trần Nhân Tông,

Ngọc Phương Nam

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình
Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …


Thuyền Độc Mộc
Trịnh Tuyên

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn-
độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…

4.

4. TINH HOA CỦA ĐẠO BỤT

Lời Phật dạy

An nhiên
CNM365
Thả cho nó bay.

Hòa nhã với tất cả
Chọn bạn mà chơi
Tình yêu cuộc sống
Yêu thương và Sống
Không ai có thể đi giúp ta.
Yêu quý hết thảy muôn loài.
Con nghĩ cái gì, con là cái đó.
Bỏ đi những hư danh giả tạm.
Hãy cho đi và con sẽ còn mãi.
Cây kim trong bọc có ngày lòi ra
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
Minh triết trước hết là tự biết mình.
Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con
Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục.
Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại..
Tin sâu Luật Nhân Quả hành Sống theo Thiện Pháp
Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con
Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu
Con không là những gì con nói mà là những gì con làm
Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức.
Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết chia sẻ

Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường
Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ.
Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành.
Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.


Tin sâu Luật Nhân Quả, hành Sống theo Thiện Pháp. Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin. Lời Phật dạy 27 khẩu quyết xếp theo trình tự trên là sự thường niệm của riêng mình để cho dễ nhớ dễ thuộc dễ thực hành. Chúng ta khi trãi nghiệm nên tùy chọn nhập tâm những điều yêu thích phù hợp tâm thức đời thường. Kinh Phật có nhiều giao thoa với các Tôn giáo khác. Giáo sư Mai Văn Quyền khuyên nên định tâm, dụng tâm, không nên đứng hai chân ở hai thuyền dễ nguy hiểm. “Mohamet và đạo Hồi” “Vua Solomon sách khôn ngoan” đã có những kiến giải khác

Minh triết của Đức Phật tích hợp nhận thức và nghiên cứu Đạo Phật với Khoa Học và Việt Nam; Kinh Hoán Dụ kể câu chuyện sau: Trên đường đi hành đạo, đức Phật gặp một nhóm người Bà La Môn. Những vị Bà La Môn này hỏi đức Phật: “Thưa Ngài Cồ Đàm, đạo của Ngài có phương pháp nào cầu xin không?”- Đức Phật trả lời: “Đạo của ta không có pháp cầu xin mà chỉ cần thấu hiểu nghiệp báo và tin sâu Luật nhân quả, rồi hành sống theo thiện pháp thì cuộc sống sẽ được an lạc hạnh phúc hiện tiền.”- Các vị Ba La Môn bèn nói: “Thế thì đạo của Ngài đâu có gì hay, đạo của chúng tôi có nhiều phương pháp cầu xin rất linh nghiệm.”- Nghe Vậy, Đức Phật liền dẫn các vị Bà La Môn đi tới trước một cái ao, sau đó, Phật ném một hòn đá xuống ao và bảo các vị Bà La Môn: “Các người cầu xin cho hòn đá nổi lên được không?- Các Bà La Môn: “Dạ thưa Ngài không được.”- Đức Phật hỏi: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại đá nặng hơn nước cho nên phải bị chìm.”Sau đó, Đức Phật đổ vài muỗng dầu xuống ao và bảo mọi người hãy cầu xin cho dầu chìm.- Các Bà La Môn đều đồng thanh thưa rằng: “không được.”- Đức Phật: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại dầu nhẹ hơn nước.”- Nghe xong, Đức Phật liền nói: “Đúng vậy, đá nặng cho nên chìm trong nước và dầu nhẹ cho nên phải nổi trên nước, không có phép mầu nào để cầu xin thay đổi được những quy luật hiển nhiên như thế ! “Nhân quả là một quy luật công bằng trên cuộc đời mà theo duyên có thể đến sớm hay đến muộn. Dù bạn là ai, thuộc tôn giáo nào hay không tin vào một tôn giáo nào thì cũng không có ngoại lệ nào dành riêng cho bạn. Không có ông thần, bà thánh nào có thể ban phước giáng họa cho bạn, ngay cả Đức Phật cũng không làm được điều đó. Mọi hành động thiện ác đều do chúng ta làm ra và tự thọ nhận lấy theo nhân quả của nó. Bằng trí tuệ giác ngộ, Đức Phật đã phân tích mọi việc theo đúng bản chất thật vốn có của nó, để mọi người nhận thức đúng đắn và ứng dụng. Phật là người thầy dẫn đường, đi hay không đi và đi như thế nào là việc của mỗi người trong chúng ta.

Tinh Hoa Của Đạo Bụt

Hãy quay về tự thân
Không tìm ở đâu khác
Lên non thiêng Yên Tử
Trúc Lâm Trần Nhân Tông.

Minh triết tạc ghi lòng

Chân lý là suối nguồn
Chân lý không tuyệt đối,
Con người với thần thánh
Có Không hai mặt giấy.


Bảy Định Luật Cuộc Sống,
Khoa học và Thực tiễn

Đạo Bụt là vô ngã
giúp khai mở nhân tâm


Nguồn năng lượng tự thân
Luân xa với vũ trụ
Năng lượng là vô tận
Thiên nhiên với Con người.


Ba ngọn núi cao vọi
Túi khôn Trí Huệ Định

Lời tiên tri linh ứng
Kinh Phật Kinh Vệ Đà,
Kinh Dịch với Kinh Thánh,
Kinh Koran, Khổng Lão,


Đối thoại với hiền nhân
Bao cuộc đời vĩ đại
Những trang đời rộng mở
Giải mã nhiều thông tin.

Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây.

Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời.

Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác
.

*

Tình Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Như Nhiên

Tình cảm gia đình cũng như tình cảm đôi lứa nam nữ là một loại tình cảm liên quan đến Nghiệp. Khi giữa bạn và một người có Nhân Duyên thì mới gặp nhau, nhưng ở lại bên nhau lâu hay mau còn tuỳ thuộc vào Nghiệp. Bao gồm trong chữ Nghiệp, Ân cũng có, mà Oán cũng có. Ân thì gọi là ân tình, là Thiện Duyên, Oán thì gọi là Nghiệt Duyên vậy.

Nếu người đối xử tốt, lo lắng và yêu thương bạn nhiều, chứng tỏ họ đã nợ bạn ân tình trong kiếp nào đó. Nhưng nếu bạn yêu họ nhiều và luôn quan tâm họ nhưng họ vẫn làm khổ bạn hết lần này đến lần khác thì đó là vì kiếp xưa bạn đã vay ân tình của họ nên kiếp này khi đủ Duyên, bạn phải trả lại nợ xưa. Tất cả những khổ đau đều có nguyên nhân sâu xa của nó chứ không có điều gì là ngẫu nhiên cả.

Trong Nghiệp Duyên hay hàm chứa OÁN nhiều hơn là ÂN, gặp nhau là để trả Nghiệp cho nhau. Khi Nghiệp Lực chiêu cảm, bạn thấy người bạn yêu như là cả thế giới của bạn, thậm chí họ quan trọng còn hơn cả cuộc đời của bạn.

( Bởi vậy mới có rất nhiều người sẵn sàng chết vì người mình yêu ).

Dù họ đối xử với bạn ra sao bạn cũng chấp nhận, dù họ xấu-đẹp gì thì trong mắt bạn họ vẫn là người đẹp nhất, không ai thay thế được. Dù họ có làm khổ bạn bao nhiêu bạn cũng không thể rời xa họ, chính bạn cũng không hiểu tại sao và không thể nào thoát ra được cho đến khi bạn trả xong Nghiệp thì cảm thấy lòng mình nguội lạnh với đối tượng kia một cách không ngờ.

Khi Nghiệp đã dứt, nhìn lại quãng đường đã qua, bạn sẽ không hiểu tại sao lúc đó bạn lại khờ dại như vậy, tại sao bạn không sớm chia tay người từng làm khổ bạn, tại sao lúc đó bạn lại yêu họ tới mức quên mất phải yêu bản thân mình, để rồi bây giờ gặp lại bạn chẳng còn chút cảm xúc nào dành cho họ.

Khi đang bị Nghiệp chi phối, dù bạn có vùng vẫy muốn thoát ra nỗi khổ đó cũng khó mà thoát được. Chỉ trừ khi bạn biết tu tập, thấu đạt lý NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO, tự mình quán chiếu rồi công phu tu niệm và sám hối thường xuyên thì mới mong xoay chuyển được Nghiệp Quả.

Duyên Nghiệp thật là luẩn quẩn và đáng sợ như vậy đó, nên khi hiểu rồi ta hãy cố gắng làm sao đừng gieo ân oán với ai trong kiếp hiện tại nữa, để sau này hoặc vị lai ta khỏi phải luân hồi gặp lại trả nợ cho ai..

– Từng đối mặt ngàn ngày sao chẳng nhớ
Chỉ một lần gặp gỡ khó mà quên!

– Tình cảm con người chính là một chữ Duyên

Biển đời rộng, riêng một người ta thấy.

Là vậy đấy!

Như Nhiên

TTT

Namo Buddhaya

Tuyển tập Thư Thầy
Tác giả: Viên Minh

(Đọc chậm từng thư một)

Chua Giang giua dong xuan

5. CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao

Nhớ Pháp Chủ người hiền Thích Phổ Tuệ
Viên ngọc lành tính sáng gửi tin yêu:
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Thương hạt gạo trắng ngần vui Bạch Ngọc
Quý nhân duyên thơm thảo học làm Người
Đức độ thiện lành tâm trong ý sáng
Mưa thuận gió hòa nhân quả tốt tươi


Hoa Đất, Hoa Người tổ tiên che chở
Con biết ơn Người hiếu thảo ghi ơn …


Hoàng Kim

Mua thuan gio hoa cham bon dung
Ngat huong sen long long bong truc mai

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Lời Thầy dặn thung dung
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Chùa Ráng giữa đồng xuân
Kim Notes lắng ghi chú
Hoa Đất thương lời hiền.

Noi theo dấu chân Bụt
Dạy và học làm Người
Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Nông Lâm Y Sinh
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/

CHỮ TUỆ 慧
Hán Nôm ( Học với chữ Hán-Nôm )
Đỗ Hoàng  · 2 4 2022 lúc 21; 42  

Tuệ có nghĩa là thông minh tài trí, sáng dạ. Tuệ thường được sử dụng để chỉ sự sáng suốt mau mắn lanh trí của con người. Sinh ra đã thông minh hơn người, tư duy nhanh nhẹn gọi là có tuệ căn. Có con mắt nhìn thấu mọi thứ soi rõ tiền nhân hậu hoạn gọi là tuệ nhãn.

Chữ tuệ được dùng nhiều trong phật học. Nhưng từ này cũng hàm ý chỉ sự tốt đẹp, nên thường được dùng để đặt làm tên người.

Cách viết chữ Tuệ

Tuệ – Huì – 慧. Bên trên là hai chữ phong 丰, bên dưới có bộ kệ 彐, sau đó là chữ tâm.

Bulukhin ngày 03.10.2013 lúc 10:56 nói: Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy. Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả.Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC.Đấy cũng là nói cho vui.

6 NGÀY MỐI NGỌC CHO ĐỜI

Vui sống giữa thiên nhiên
Minh triết của đức Phật
Hi vọng của hạnh phúc
Bài học lớn muôn đời

HoangKim NgocphuongNam ngày 03.10.2013 lúc 22:10 nói: Thưa anh Bu. Em Hoàng Kim đã thật xúc động được Thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (ngọc trắng, mễ ngọc, hạt gạo trắng ngần, ngọc trời cho, ngọc phương Nam). Đối với em được một người Thầy mẫu mực thiện tâm ấn chứng điều tốt đẹp này đã là một suối nguồn hạnh phúc. Em sẽ học thái độ của nước để đi như một dòng sông, học hoa lúa hạt gạo để làm những việc có ích cho đời. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua-giua-dong-xuan/

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cua-duc-phat/

– Không làm các điều ác, làm các việc lành và giữ tâm thanh tịnh trong sáng là cách làm tăng trưởng tâm lực và phước lực.

– Phước lực phát sinh do bố thí cúng dường, nghiêm trì giới luật, giữ tâm thanh tịnh, cung kính, khiêm nhường, phục vụ, nghe pháp, chia sẻ pháp, hoan hỷ phước người khác làm, điều chỉnh nhận thức, bớt tham sân si, có lòng từ-bi-hỷ-xả.

…Phước trí thật sự chỉ có khi tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, trọn vẹn sáng suốt nơi thực tại thân thọ tâm pháp. Phước trí vô vi vô ngã này tự toả ra ảnh hưởng lợi lạc đến muôn loài một cách tự nhiên …”

Làm phước là cách để thoát khỏi tính ích kỷ và mở rộng tấm lòng vô ngã vị tha. Đồng thời qua việc làm đó học ra chính mình, học ra bản chất đời sống để phát huy trí tuệ và đạo đức…

()()()

Thân – tâm – trí thanh tịnh thì hết tội.

Có 3 cách:

– Giới diệt tội ở thân.
– Định diệt tội ở tâm
– Tuệ diệt tội ở trí.

Giới định tuệ còn được thể hiện cụ thể trong Bát Chánh Đạo:

– Thấy biết đúng
– Suy nghĩ đúng là tuệ
– Nói đúng, làm đúng, sống đúng là giới
– Siêng năng, không quên mình, tâm tĩnh lặng đúng là định.

《》《》《》

…Đạo Phật trí tuệ lấy tâm tỉnh giác để thấy ra thực tánh và sống với thực tánh ấy…”

Thầy Viên Minh
Trungtamhotong.org
Lành thay ()
Sadhu Sadhu Sadhu

_______((()))________

Pháp Thiện cùng với Phật Pháp Chia Sẻ và 9 người khác. spSdnorotet0f h105c78lh3am31588aiflltờ08l0a6cm704cf1gfhg90a5  ·

TỤNG CHÚ – LINH HIỂN – ĐỨC TIN…?

Hỏi: Thưa Thầy, có thật pháp môn tụng Chú là linh hiển? Có người tụng chú với đức tin lớn mà thay đổi cuộc sống. Điều này do ngẫu nhiên, do phước của người tụng hay do Chú có linh nghiệm?

Trả lời:

✓ Theo nguyên lý thì tụng gì không thành vấn đề, miễn khi tụng tập trung được tâm ý thì đều có năng lực.

✓ Sự tập trung này phần lớn có được nhờ đức tin vào tha lực.

✓ Luyện bùa, trì Chú, thôi miên, niệm Phật, niệm Chúa, thiền định, thần thông v.v… cũng đều cần có sức mạnh tập trung mới thành tựu.

✓ Tưởng đó là nhờ tha lực nhưng sức mạnh đó chính là do “nội lực tự sinh” mà có.

✓ Thực ra, tự lực và tha lực cũng chỉ là một khi đi đến tận cùng.

∆ Người sống chánh niệm tỉnh giác thường thận trọng chú tâm quan sát thực tại nên phát huy được năng lực giới định tuệ nội tại một cách tự nhiên, vô vi, vô ngã và vô lượng.

✓ Còn nếu tu luyện mà đạt được một năng lực nào đó thì cũng chỉ là hữu vi, hữu ngã và hữu hạn mà thôi.

✓ Nếu sở đắc đó do động lực tà kiến và tham ái thì dẫu có năng lực lớn lao đi nữa cũng chỉ hại mình hại người, như Devadatta có thần thông mà hại Phật nên đoạ vào địa ngục A-tỳ. Vì vậy cần phải nhận thức đúng mục đích của sự tu luyện các loại chú thuật, thôi miên, thiền định, thần thông… là gì mới được.

✓ Đừng xem trọng việc tu có đạt được năng lực gì hay không mà nên xem lại tu có đúng hay chưa.

~ Thực ra “năng lực lớn nhất của người tu là có thể chịu được sự rỗng không – không cần một năng lực nào cả”.

✓ Thay vì cố tu luyện để tìm cầu sở đắc một năng lực lý tưởng nào đó thì người chân tu buông hết mọi nỗ lực mong cầu trở thành bất cứ thứ gì, dù với đức tin tha lực hay với khả năng tự lực. Vì chỉ khi thấy mình còn yếu kém hay thiếu thốn thì mới mong cầu một năng lực để nương tựa. Nhưng điều đó chỉ làm giàu cho cái ngã ảo tưởng mà thôi! Do đó Đạo Phật không đặt nặng đức tin vào tha lực, cũng không tập chú vào nỗ lực cá nhân để rèn luyện thành gì cả mà mục đích tu hành chỉ là thấy ra Sự Thật mà thôi.

《》《》《》

Hỏi: Thưa Thầy, cho con hỏi niệm Phật, niệm Chú không phải để trừ tội tăng phước mà cốt lõi là để cho tâm thanh tịnh. Vậy khi tâm đã thanh tịnh, không niệm Chú, niệm Phật nữa mà chỉ để tâm trong lành sáng suốt thôi có phước đức không?

Trả lời:

✓ Niệm Phật, niệm Chú hay tu bất cứ phương pháp nào cũng chỉ là phương tiện giúp tâm bớt vọng động mà thôi, vọng động thì sinh tội lỗi, tội lỗi thì bất an, đau khổ, nên khi hết vọng động thì tâm trở lại bình thường, không còn bất an đau khổ nữa. Phương tiện giống như những toa thuốc chữa bệnh, tùy bệnh mà uống thuốc. Khi đã hết bệnh thì phải ngưng uống thuốc.

✓ Cũng vậy, khi tâm đã tịnh, trở lại bình thường tội chướng đã trừ thì còn dùng phương tiện niệm Phật, trì Chú làm gì nữa. Tội tiêu, tâm tịnh đã là phước báu lớn lao nhất rồi, còn niệm Phật, trì Chú để cầu phước làm gì, như vậy chẳng phải kẹt vào phương tiện sao?

(Trích Trà Đạo – Thầy Viên Minh)
Trungtamhotong.org
Namo Buddhaya.
Lành thay ()

SỰ THA THỨ & LÒNG KHOAN DUNG

✓ Tha thứ không phải là dấu hiệu mềm yếu, mà là một sức mạnh cảm xúc rất sâu sắc.
~ Tha thứ là một sức mạnh của cảm xúc.


》》 Chúng ta đủ mạnh mẽ, chúng ta đủ lớn để tha thứ, để buông xả. Tôi giải phóng cho anh, cho anh đi, cho anh tự do. Giờ đây tôi cũng được tự do.

》 Ngay cả khi đó chỉ là một suy nghĩ, chỉ tưởng tượng mình tha thứ cho một người nào đó đã xúc phạm mình, khoảnh khắc đó bạn đã cảm thấy được giải thoát. Cơn sân vẫn có thể đến lại nữa, bạn lại tiếp tục làm như vậy cho đến khi học được cách tha thứ cho mọi người, tha thứ cho tất cả mọi chuyện, tha thứ vĩnh viễn, để không bao giờ bạn đổ lỗi, không trách cứ ai về bất cứ điều gì nữa.

✓ Hãy tưởng tượng khi bạn có trạng thái tâm ấy, trạng thái tâm không đổ lỗi, không trách móc bất cứ ai. Tâm bạn được giải thoát, thanh thản như thế nào.

✓ Tôi không chấp giữ oán giận, tôi không muốn trừng phạt bất cứ ai vì bất cứ điều gì. Tôi giải phóng cho mọi người khỏi bất cứ điều gì họ đã làm với tôi, thậm chí bất cứ điều gì họ sẽ làm với tôi trong tương lai.

~ Sống với cái tâm như thế thật sự là quá tốt, quá tuyệt vời…

《》《》《》

“…Hãy lấy tha thứ làm một cách sống, bởi vì hàng ngày chúng ta vẫn phải gặp nhiều người nói hoặc làm những điều tổn thương đến mình. Dù đi đâu chăng nữa, chúng ta vẫn phải sống giữa con người, dù vô tình hay cố ý chúng ta vẫn làm tổn thương đến nhau. Mọi thứ sẽ vẫn còn tiếp tục như thế cho đến khi chúng ta chết.

✓ Bạn chuẩn bị như thế nào cho cái tâm của mình, thái độ của mình để tiếp tục sống trong một thế giới như thế?

✓ Phát triển tâm mình, có một trái tim rộng lớn, cao thượng để dù bạn biết có người sẽ làm tổn thương mình, nhưng bạn đã sẵn lòng tha thứ.

✓ Bạn đã tha thứ trước khi bị họ làm tổn thương. Sống như vậy có phải tốt đẹp biết bao? Có thể tôi không có đủ khả năng để thay đổi thế giới quanh mình, nhưng tôi có thể thay đổi cách nhìn thế giới bên trong mình.

~ Điều đó thật tuyệt vời! Vì vậy tôi đang học để làm điều đó. Có thể tôi không có đủ khả năng để thay đổi thế giới quanh mình, nhưng tôi có thể thay đổi cách nhìn thế giới bên trong mình.

✓ Cái gì diễn ra bên trong tôi là trách nhiệm của tôi, nhưng những cái gì diễn ra ở bên ngoài thì tôi chẳng thể làm được gì nhiều. Những gì ở bên trong tôi là trách nhiệm của tôi, tôi có thể thay đổi. Tôi có thể tạo ra sự khác biệt, ít nhất là đối với tâm mình.

✓ Đau khổ là một lựa chọn. Chúng ta có quyền lựa chọn. Bạn muốn tiếp tục sống một cuộc đời đau khổ hay muốn giải thoát? Đây là điều rất quan trọng bạn cần phải học hiểu. Hãy học cách tha thứ, tha thứ…”

Trích; Sự Tha Thứ & Lòng Khoan Dung
~ Thiền Sư U. Jotika;


Namo Buddhaya.
Lành thay ()

#Chanhniem#Thayvienminh #Tinhgiac #Tinhthuc #Vothuong #Tinhtan #Phatphapnhiemmau #Phatphapvidieu #Gieoduyenphatphap #Duyenlanhphatphap #Chiasephatphap #Vonga #Theobuocchanphat #Songtrongthuctai #Phatphap #Phatphapbuddhadhamma #Thienphap #Anlac #Anlanh #Annhien #Buongxa #Tritue #Tuetri #Gioidinhtue #Hanhphuc #Giacngo #Giaithoat #Tubi #PhatphapBuddhadhammareels #Phapthien343reels

Bài đọc thêm

Bảy Kỳ Quan Thế Giới Phật Giáo
daoHoi

MOHAMET VÀ ĐẠO HỒI

Nhà tiên tri Môhamet và đạo Hồi tích cũ viết lại. Động Hira nơi, theo các học giả Islam, Nhà tiên tri Môhamet nhận được mặc khải lần đầu tiên.

Nhà tiên tri Môhamet

Nhà tiên tri Môhamet sinh vào khoảng năm 570 tại Mecca (Makkah) và qua đời ngày 8 tháng 6 năm 632 tại Medina (Madinah). Hai thành phố Mecca và Medina thuộc về miền tây của Ả Rập Saudi ngày nay. Tên Môhamet có nghĩa là “người được ca ngợi” trong tiếng Ả Rập. Nhà tiên tri Môhamet được những tín đồ đạo Hồi (Islam) tin là “sứ giả của Thượng Đế”, vị ngôn sứ cuối cùng Allah gửi xuống để dẫn dắt nhân loại với thông điệp của Islam. Tên của ông cũng được chuyển tự là Mohammad, Mohammed, Muhammed và đôi khi là Mahomet (theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Trong văn học và ngôn ngữ Việt Nam thông thường, ông được gọi là Đấng tiên tri hoặc Đại Tiên tri Mô-ha-mét.

Tín đồ đạo Hồi trên khắp thế giới thường gọi Nhà tiên tri Môhamet bằng các danh từ tiếng Ả Rập như: Nabi (al-nabi, النبي) có nghĩa là “sứ giả (của Thượng Đế)”, Rasul-Allah (رسول الله ) có nghĩa là “khâm sai của Thượng Đế”, hoặc ngắn gọn là Rasul. Danh từ thông dụng trong Anh/Pháp gọi là ông là Prophet/Prophète, với định nghĩa là “Sứ giả của Thiên Chúa” như một số các vị trưởng phụ trong kinh Cựu Ước. Một số tự điển lớn như Merriem-Webster online tiếng Anh hoặc Lexilogos tiếng Pháp biên thêm một định nghĩa cho chữ Prophet/Prophète là “Muhammad, người lập ra đạo Islam”. Trong tiếng Việt danh từ Prophet / Prophète được dịch một cách thông dụng là ‘nhà tiên tri ‘ hay ‘ngôn sứ’. Một số tài liệu tiếng Việt của người ngoài đạo Hồi cũng gọi ông bằng ‘giáo chủ Môhamet’. Trong các sách vở, bài báo, trang web của cộng đồng tín đồ đạo Hồi nói tiếng Việt, danh từ thông dụng nhất hiện nay để chỉ định ông là Thiên Sứ (nhưng dùng trong ý nghĩa một người xác phàm được mặc khải và ban cho một vài phép lạ, khác với danh từ Thiên Sứ của tín đồ Cơ Đốc giáo chỉ định chữ angel tiếng Anh). Một số tài liệu khác cũng dùng danh từ “Thánh” để chỉ định ông nhưng trong ngôn từ của ông thì không chấp nhận từ đó mà chỉ coi là “bạn” (“Sahaba”, “bạn đồng hành” hay “bạn đường”) “bạn”. Những tín đồ sùng đạo khi nhắc đến tên của ông thường kèm theo câu chúc tụng “Sall- Allahu alayhi wa salam” (Cầu xin Allah ban ân phước và sự bình an cho ngài), viết tắt là “(saw)” hay “(saas)”. Câu này cũng thường được dịch sang tiếnq Anh là “Peace and Benediction Upon Him”, viết tắt là PBUH, hoặc tiếng Pháp là “Paix et Bénédiction Sur Lui”, viết tắt là PBSL. Trong bản dịch các tác phẩm văn học (tiêu biểu là truyện Nghìn lẻ một đêm) sang tiếng Việt, và trên báo chí, ngôn ngữ tiếng Việt thông dụng không theo Hồi giáo, ông được gọi là Đấng tiên tri, Đại tiên tri, Giáo chủ Mô-ha-met.

Nhà tiên tri Môhamet chào đời ngày 12 tháng 3 âm lịch Ả Rập. Mỗi năm, ngày này là ngày nghỉ lễ tại các xứ Islam. Ngay cả tại Trung Quốc, ở các vùng đông tín đồ Islam như Tân Cương, Cam Túc và Ninh Hạ Hồi, tín đồ Islam cũng được nghỉ lễ ngày này. Người Ả Rập cổ đại cũng có ghi lại một số sự kiện lịch sử, tính năm theo một vài kỷ nguyên xưa. Nhưng tại Mecca công việc này bị lơ là nên người ta chỉ nhớ là Nhà tiên tri Môhamet sinh vào năm “Con Voi”. Năm ấy thống đốc vùng Yemen của xứ Abyssinia là Abraha vào chiếm Mecca, trong đoàn quân có con voi chiến rất to, nên người ta gọi nôm na là năm Con Voi. Ông nội của Nhà tiên tri Muhammad lúc bấy giờ là người quản lý đền Al Haram đứng ra điều đình với thống đốc Abraha và thuyết được Abraha rút quân về. Năm Con Voi theo các sử gia ngày nay là năm 569, 570 hoặc 571. Số đông coi là năm 570.

Nhà tiên tri Môhamet là con đầu lòng của đức ông Abd-Allah (cũng thường viết là Abdullah) và đức bà Aminah. Người Trung Đông và Ấn-Âu vốn không có tục kiêng húy, ngược lại còn có truyền thống lấy tên những người mình quý mến đặt cho con, nên tên nhà tiên tri Môhamet và tên các thân nhân của ông đều thông dụng ngày nay.

Nhà tiên tri Môhamet không được biết mặt cha. Cha ông, trên một chuyến đi buôn xa, lâm bệnh và từ trần vài tuần trước khi ông ra đời. Mẹ con ông từ đó được ông nội ông cấp dưỡng. Mẹ ông là người có học vấn và có sáng tác một số bài thơ, vẫn còn giữ được đến ngày nay. Tiếc thay, bà qua đời một cách đột ngột lúc ông lên sáu. Ông được ông nội rước về nuôi. Ông nội ông tuổi cũng đã cao, nên ông cũng chỉ ở được với ông hai năm. Kế đó, ông được nuôi nấng và dạy dỗ bởi người bác là Abu Talib. Ông Abu Talib cũng là người thừa kế chức quản lý đền Al Haram.

Nhà tiên tri Môhamet lớn lên có tiếng là người đẹp trai và hào hiệp. Ông gia nhập một nhóm hiệp sĩ ở Mecca là nhóm người nhiều lần bênh vực những người cô quả bị cường hào ác bá ức hiếp. Ông là người rất tôn trọng tín nghĩa nên được mọi người tặng cho ngoại hiệu là “người đáng tin cậy” (Al-Amin). Ông theo nghề buôn bán như nhiều người dân Mecca. Và cũng như phần đông người Mecca thời bấy giờ, ông không biết đọc biết viết.

Ông làm việc cho một goá phụ giàu có là bà Khadija, theo lời đề nghị của bác ông là ông Abu Talib vào những năm đói kém, kinh tế thành Mecca bị suy thoái. Sau một thời gian làm việc cho bà Khadija, ông thành hôn với bà năm ông được 25 tuổi. Phần nhiều các tài liệu nói rằng lúc ấy bà Khadija tuổi đã 40, nhưng theo sách của Baladhuri thì lúc ấy bà chỉ mới 28. Tất cả tài liệu đều nói rằng sau đó hai người sống với nhau hạnh phúc đến lúc bà Khadija qua đời, khoảng 24 năm sau.

Bà Khadija trong khoảng 10 năm tiếp theo, sinh cho ông 7 người con, 3 trai 4 gái. Đầu tiên là một bé trai, tên là Qasim, nhưng chỉ nuôi được đến lúc vừa mới biết đi. Chỉ những người con gái mới nuôi được đến lúc trưởng thành, nổi tiếng nhất là người con gái út, tên là Fatima.

Tuổi gần 40, với cuộc sống tạm an ổn, ông thường có vẻ trầm tư mặc tưởng, và hay đi đến núi Nur (núi “Ánh Sáng”) ở ngoại ô Mecca, vào động Hira tham thiền nhập định theo lối tu khổ hạnh. Có khi ông ở đấy hằng mấy ngày liền, bà Khadija phải cho người mang thức ăn nước uống cho ông.

Ông kể lại rằng, năm ông được 40 tuổi, vào một đêm cuối tháng 9 âm lịch Ả Rập (tháng Ramadan), tại động Hira, một vật bằng ánh sáng hiện ra và nói:

– Ta là thiên thần Gabriel, được Thiên Chúa phái đến đây để báo cho anh được biết, anh được chọn làm sứ giả của Ngài.

Thiên thần dạy ông tẩy rửa theo nghi thức, và sau đó đưa cho ông một tấm lụa dài có thêu chữ bảo ông đọc. Ông trả lời rằng:

– Tôi không biết đọc.

Thiên thần mới ôm siết lấy ông và nói:

– Hãy đọc, nhân danh Chúa của ngươi, Đấng đã tạo ngươi từ một hòn máu đặc….

Ông đọc theo sau nhiều tháng hoang mang tự hỏi sức khỏe và tâm trí mình có bình thường, hoặc mình có bị tà ma ám ảnh không, và kiểm điểm điều đó với những người thân cận nhất, thánh Môhamet dần tin rằng mình được Thượng Đế tối cao trao truyền sứ mệnh để cứu độ một phần của nhân loại. Ông thấy thiên thần Gabriel tiếp tục đến với ông với những điềm lành, và tiếp tục mang đến thêm những lời kinh bảo ông học thuộc. Những lời kinh ấy được gọi là kinh Koran (Qur’an), mà thứ tự trình bày hoàn toàn khác với thứ tự thời gian của thiên thần Gabriel mang đến. Câu đầu tiên của kinh Koran, “Hãy đọc, nhân danh Chúa của ngươi…” sau trở thành câu 1 của chương 96.

Kinh Koran là tài liệu gốc, là những lời mặc khải từ Thượng Đế được mang đến cho ông qua trung gian thiên thần Gabriel đối với tín đồ Islam. Một số câu trong Koran phản ánh những biến cố, những tình huống trong đời ông. Mặc dù các câu không theo thứ tự thời gian, và không có ghi rõ năm, nhưng kinh Koran được coi là tài liệu tham khảo quan trọng nhất bởi là tài liệu xưa nhất và được người trong đạo tôn trọng nhất. Mặt khác, ngày nay trên khắp thế giới các ấn bản để trì tụng của Koran đều giống y nhau từng chữ, nên Koran cũng được các học giả trong và ngoài đạo coi là tài liệu ít bị sai lệch so với nguyên bản nhất.

Nhà tiên tri Môhamet sau đó bắt đầu truyền đạo Islam. Kinh Koran là tài liệu căn bản (cùng với các lời Hadith và các câu truyện Sunnah, các quyển tiểu sử đầu tiên của ông viết bởi các tín đồ Islam, và một vài bút ký của người ở các xứ lân cận một thời gian sau khi ông qua đời). Những giáo điều chính yếu trong buổi thuyết giảng đầu tiên gồm có:

– Hãy noi gương các vị thánh đời trước (Adam, Noah, Abraham, Moses, David, Jesus, v.v…) chỉ thờ phụng một Đấng Thượng Đế, và tránh xa việc cúng lạy các pho tượng, là tác phẩm của bàn tay con người;
– Hãy giúp đỡ người nghèo khó, cô quả và tránh tích lũy tài sản, tránh cho vay nặng lãi;
– Hãy kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ; đừng giết con thơ, nhất là con gái vì lo rằng không đủ sức nuôi;
– Hãy chăm lo làm điều thiện và giữ mình tránh tạo tội ác vì mọi hành động của mỗi cá nhân đều được thiên thần ghi chép, đến Ngày Phán Xét Cuối Cùng sẽ được tổng kết, ai phần phước nhiều hơn phần tội sẽ được lên Thiên Đàng, và trái lại sẽ bị đọa Địa Ngục.

Người tín đồ đầu tiên là bà Khadija, vợ ông. Kế đến là người nô lệ vừa được ông trả tự do tên là Zaid. Rồi ông làm một buổi tiệc mời thân bằng quyến thuộc đến nhà, và giới thiệu về Islam. Sau buổi tiệc đó, có anh họ của ông là Ali, (con của ông Abu Talib) lúc ấy mới 12 tuổi, tuyên bố theo đạo. Kế đến là người bạn chí thân của ông, ông Abu Bakar, một doanh nhân giàu có. Ông Abu Bakar (cũng thường viết là Abu Bakr) vừa theo đạo liền trả tự do cho 8 người nô lệ của ông. Ông cũng truyền đạo rất tích cực và ngay cả rể của thánh Môhamet là ông Othman cũng theo đạo qua sự thuyết phục của ông.

Khoảng năm 613, một hôm, theo tập quán cổ truyền khi có việc hệ trọng, ông kêu gọi mọi người quy tụ trên đồi Safa, trong phạm vi Mecca. Ông bắt đầu bằng câu hỏi:

– Mọi người có tin không nếu tôi nói rằng phía sau ngọn đồi này đang có một đoàn quân đang hạ trại để chuẩn bị tấn công chúng ta?.

Người ta trả lời rằng:

– Ông chưa hề nói dối, dĩ nhiên ông nói gì ai cũng sẽ tin.

Ông mới bắt đầu rằng:

– Thiên Chúa đã sai tôi đến báo với mọi người, và ai không nghe tôi hãy coi chừng cơn thịnh nộ của Ngài.

Và, ông tiếp tục bài giảng.

Sau buổi quy tụ này, ông thường xuyên giảng đạo trước công chúng.

Thấy giáo điều Islam đi ngược lại với tín ngưỡng cha ông họ, và lợi tức kinh tế của thành Mecca do các bộ lạc đến dâng hương cúng các tượng thần, Những người của dòng Qureysh bắt đầu có phản ứng mạnh để ngăn chống sự phát triển của đạo Hồi vì những giáo điều Islam đi ngược lại với tín ngưỡng cha ông họ, và lợi tức kinh tế của thành Mecca do các bộ lạc đến dâng cúng các tượng thần bị suy giảm. Hai người chống đối mạnh nhất là hai người bác của thánh Môhamet là ông Abu Jahil và ông Abu Lahab.

Theo chế độ thị tộc cổ Ả Rập, khi một người bị giết thì cả họ – những người chung đầu ông cố – có bổn phận phải báo thù, nên trong thời gian đầu nhóm đối lập không dám giết ông, và không dám giết những tín đồ thuộc dòng Qureysh ở Mecca. Họ thương lượng với bác của ông là ông Abu Talib, người quản lý đền Al Haram và tìm nhiều biện pháp mềm mỏng để ông chấm dứt truyền đạo. Nhưng ông Abu Talib nhất quyết bảo vệ giọt máu của người em trai quá cố, còn thánh Môhamet thì nhất quyết tiếp tục sứ mạng, nên các giải pháp thương lượng không đạt được kết quả mong muốn của phe chống đối.

Khi Nhà tiên tri Môhamet, họ châm biếm, chế nhạo, chửi rủa và ném đá. Họ đứng đón các bộ lạc từ xa đến hành hương và dặn đừng đến nghe ông. Điều này gợi sự tò mò nên có kết quả trái lại. Một vài người ở xa theo Islam và về bộ lạc họ truyền đạo, nên tín đồ vùng xa ngày càng đông. Tuy nhiên, có lúc thánh thánh Môhamet không thể ra giảng trước công chúng được nữa vì sự chế nhạo, ném đá và các cách tương tự. Nhưng sau khi có vài người dũng kiện thuộc dòng Qureysh theo đạo và ra đứng bảo vệ thì ông lại tiếp tục.

Đối với những người từ xa đến Mecca làm việc, tứ cố vô thân, thường là nô lệ thì họ dùng những cực hình dã man để bức bách bỏ đạo. Một số không chịu nổi nên giả xưng bỏ đạo, hoặc có bỏ đạo thật. Một số khác bị giết hoặc bị chết trong lúc hành hạ, và được ghi nhớ là những người tử vì đạo. Một số khác kiên trì giữ đạo và sống sót sau nhiều cực hình.

Do sự bức hại đó, năm 615, khoảng 101 tín đồ Islam, trong đó có 18 phụ nữ, dẫn đầu bởi ông Othman là rể của thánh Môhamet đã trốn khỏi Mecca và đi đến xin tị nạn ở Abyssinia. Ông Othman vào yết kiến vị hoàng đế xứ này và được chấp thuận tị nạn. Phe bảo thủ Mecca cho người đến Abyssinia đòi, nhưng hoàng đế Abyssinia khước từ.

Ông Abu Talib, người đã nuôi nấng Nhà tiên tri Môhamet từ lúc còn thơ, và người đã cương quyết bảo vệ ông trước phe bảo thủ, qua đời năm 619, lúc ông đã hơn 80 tuổi. Vài hôm sau lại đến lượt bà Khadija từ trần. Các nhà viết tiểu sử gọi năm này là “năm buồn” trong đời thánh Môhamet. Năm này công cuộc truyền đạo cũng gặp nhiều khó khăn. Lúc bấy giờ quyền quản lý đền Al Haram được về tay ông Abu Lahab, một trong hai người chống đối quan trọng nhất của ông, nhưng ông Abu Lahab lại tỏ vẻ hòa hoãn hơn.

Vào năm 620, một hôm, Nhà tiên tri Môhamet kể lại với tín đồ và công chúng rằng đêm qua thiên thần Gabriel đã rước ông đi Jerusalem. Tại Jerusalem ông đã cầu nguyện nơi ngôi đền mà xưa kia thánh vương Solomon đã dựng lên lần đầu tiên. Sau đó ông cưỡi con thiên mã Al Buraq lên các tầng trời, được gặp các thánh đời trước như tổ Adam, Chúa Giê-Su, thánh Moses và thánh Abraham rồi được vào bái kiến Thượng Đế. Dịp này, ông đã nhận được lệnh là các tín đồ Islam phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày. Tín đồ lắm người hoang mang ngờ vực, không biết còn nên tiếp tục tin ở ông hay không. Nhưng kế đó ông cho biết là trên đường về có thấy một đoàn khách thương từ Syria trở về, ông kể cho biết chi tiết của vài sự kiện nhỏ đã xảy ra cho đoàn khách thương đó, và ai đã nói câu gì. Những điều này được xác nhận khi đoàn khách thương này về đến Mecca.

Từ đó sự cầu nguyện mỗi ngày 5 lần trở thành giáo điều căn bản của Islam. Ngày nay, tại các xứ Islam, mỗi năm ngày 27 tháng 7 âm lịch Ả Rập là ngày nghỉ lễ kỷ niệm chuyến đi lên thượng giới của ông, gọi là chuyến đi Miraj. Tại các đền chùa, người ta cầu nguyện suốt đêm.

Thành phố Yathrib nằm cách Mecca khoảng 450 km về phía bắc. Khoảng năm 620 có vài người Yathrib theo đạo, trở về truyền giảng được thành công lớn. Năm 621, tại đồi Aqaba ở Mecca, thánh Môhamet lần lượt gặp hai phái đoàn người Yathrib. Tại đây, hai nhóm người này đã thề trung thành với đạo và với ông. Họ cũng sẵn sàng đón tiếp những người bị bức hại ở Mecca và mời ông sang thành phố họ cư trú.

Sau hai cuộc hội thề này, nhiều tín đồ Islam ở Mecca dần dần trốn sang Yathrib. Thấy đây là một đe dọa cho kinh tế và tín ngưỡng của họ, phe bảo thủ của tộc Qureysh lại nhóm họp và tìm ra một ý kiến mới: mỗi chi của tộc Qureysh sẽ cử ra một thanh niên, đứng canh trước nhà của Nhà tiên tri Môhamet chờ ông bước ra thì đồng xông đến hạ sát, và như vậy những ai muốn báo thù cho ông sẽ, vì luân lý, không thể nào hướng sự trả thù đến tất cả các chi trong bộ tộc.

Nhà tiên tri Môhamet thoát được cạm bẫy này. Ông cùng ông Abu Bakar trốn ra khỏi Mecca, và sau mấy tháng vừa đi vừa ẩn trú, họ đến được Yathrib.

Đến Yathrib, ông được các tín đồ cũ mới đón tiếp nồng nhiệt. Ông được dành cho mọi danh dự và phút chốc trở thành lãnh tụ của đa số dân thành phố này, thành phố mà một thời gian sau được đổi tên là Medina “Thành Phố của vị Sứ Giả” (Madina-t- ul -Nabi).

Việc đầu tiên ông làm ở đây là khởi công xây một thánh đường đơn sơ, và giảng đạo trước công chúng mỗi tuần vào buổi trưa thứ sáu. Ông cũng quy định khi cầu nguyện, nếu phân biệt được phương hướng thì hãy hướng mặt về Ngôi Đền Thiêng ở Jerusalem. Nhưng không đầy hai năm sau, có câu kinh Koran đưa lệnh khi cầu nguyện hãy hướng về đền Ka’aba ở Mecca.

Những người rời bỏ Mecca được gọi là những người di cư. Mỗi gia đình người “di cư” được một gia đình gốc Medina, tiếp trợ cho tá túc và giúp tìm kế sinh nhai. Cuộc thống kê đầu tiên cho biết có 186 gia đình “di cư” và khoảng 1500 tín đồ tổng cộng.

Medina lúc bấy giờ có hai bộ lạc Ả Rập chiếm đa số dân chúng và một thiểu số Do Thái với ba bộ lạc chính. Mỗi bộ lạc có một hoặc vài lâu đài, đồn lũy và đất cát cứ riêng. Các bộ lạc này vừa trải qua những năm chiến tranh với nhau. Thánh Môhamet họp các bộ lạc ấy lại, soạn một bản hiến pháp, và định quy chế thành bang cho Medina. Bản hiến pháp này gồm có 47 điều khoản, và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng châu Âu.

Nhà tiên tri Môhamet di cư từ Mecca đến Medina cùng với Abu Bakr năm 622. Năm này về sau vào năm 638 được Umar lấy làm năm khởi đầu kỷ nguyên của cộng đồng Islam, gọi là kỷ nguyên Hijri (viết tắt là AH, Hijri nghĩa là Di Cư), hay chính là năm đầu tiên của lịch Hồi giáo. Ngày đầu tiên của kỷ nguyên Hijri, tức là ngày 1 tháng Muharram 1 AH, tương ứng với ngày 16 tháng 7 năm 622. Ngày nay kỷ nguyên này được dùng làm kỷ nguyên chính thức tại nhiều nước Islam, song song với kỷ nguyên Công giáo của Dương lịch. Năm 2008, Công Nguyên tương đương với năm 1429 lịch Hijri, cũng thường gọi là Hồi lịch (âm lịch Ả Rập mỗi năm chỉ có khoảng 355 ngày).

Sau đó một thời gian, luật nhịn chay tháng Ramadan được ban ra, và được coi là một sự giảm nhẹ so với luật ban xuống thời trước (Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo nguyên thủy phải nhịn 40 ngày, thay vì 30 ngày). Luật Zakat (đóng góp an sinh xã hội, lấy từ 2,5% lợi tức đã trừ những chi tiêu căn bản), phân biệt với sự khuyến khích bố thí đã có từ trước, cũng được ban ra khoảng thời gian này.

Phe bảo thủ Mecca gởi thơ, mềm mỏng cũng có, hăm dọa tàn sát cũng có, để thuyết phục người Medina tuyệt giao với thánh Môhamet và các tín đồ đến từ Mecca. Họ cũng liên lạc, bí mật hoặc công khai với các bộ lạc ở Medina và các vùng lân cận, để cấm vận kinh tế hay để có nội ứng cho cuộc tấn công về sau.

Tín đồ Islam từ Mecca vẫn tiếp tục rải rác trốn đi Medina. Có lần phe bảo thủ cho người trà trộn trong những người này để hành thích ông. Nhưng khi thích khách đến gần thì ông nói cho biết là thích khách và người chủ mưu ám sát ông đã nói riêng những lời gì với nhau, khiến thích khách hoảng sợ, thú nhận mưu định và thật sự theo đạo.

Trận chiến đầu tiên giữa cộng đồng Islam ở Medina và phe bảo thủ Mecca xảy ra năm 624. Địa điểm ở cách Medina khoảng 100 km về phía nam. Quân Mecca đông hơn 900, quân Islam chỉ được 313 người, nhưng thắng trận. Phe Mecca tử trận khoảng 70 người, trong đó có ông Abu Jahil, một trong hai người chống đối quan trọng nhất. Ông Abu Lahab không đi đánh, nhưng hay tin bại trận thì tức tối thành bệnh mà chết một tuần sau.

Đa số tù binh được đối xử tử tế, và được trả tự do đổi lấy tiền chuộc. Ai biết chữ thì phải dạy đọc dạy viết cho hai đứa trẻ ở Medina. Ai nghèo quá thì cũng được trả tự do mà không có điều kiện gì cả.

Cộng đồng Islam tiếp tục tăng trưởng. Năm 626, khi phe bảo thủ Mecca phái đến 3000 quân thì thánh Môhamet cũng có đến 1000 quân để ứng chiến. Trận này quân Mecca thắng, nhưng quân Medina giữ được các vị trí quan trọng, nên người Mecca phải rút về. Trận này cũng tăng uy tín cho thánh Môhamet vì quân Islam đã chiếm được thượng phong, nhưng một toán quân quên lệnh của ông, bỏ vị trí lo giành chiến phẩm, nên phe Mecca chuyển bại thành thắng.

Năm 627, phe bảo thủ Mecca chuẩn bị trở lại với một đoàn quân đông hơn nữa. Tùy tài liệu, đoàn quân này đông 10.000, 12.000 hoặc 24.000, với một số lớn quân thuê từ các bộ lạc khác. Lúc này, quân Islam đã được 3.000. Theo lời cố vấn của ông Salman, người Ba Tư, thánh Môhamet cho đào chiến hào để ngăn địch. Ông tham gia công tác đào hào như tất cả mọi người.

Quân Mecca đến nơi, không qua được hào. Sau một thời gian bao vây, lều trại họ bị thiệt hại nặng trong một đêm mưa to gió lớn, nên phải rút lui. Trận đánh huy động nhiều quân nhất của hai bên, nhờ có chiến hào, trở thành trận đánh ít tổn thất nhân mạng nhất: 6 người ở Medina, 8 người phe Mecca vì những mũi tên bắn qua hào.

Năm 628, một thủ lĩnh lớn của miền đông – vựa lúa mì của bán đảo Ả Rập – là Thumamah bin Uthal theo Islam và cấm bán thực phẩm đi Mecca. Kinh tế của Mecca cũng gần kiệt quệ vì phí tổn tổ chức trận Chiến Hào, nên Mecca bị nạn đói đe dọa. Thánh Môhamet bèn ra lệnh xuất công quỹ giúp đỡ một số người nghèo túng ở Mecca, bán thực phẩm cho Mecca, và để cho người của phe bảo thủ Mecca tự do đi ngang qua vùng kiểm soát của Medina để buôn bán với Syria và Palestine.

Sau một số cử chỉ tỏ thiện ý muốn hòa bình với Mecca, thánh Môhamet cùng 1.400 người đi về Mecca với ý định hành hương, và không mang theo vũ khí. Phe bảo thủ Mecca dàn quân sẵn, và cử đại diện đến gặp ông tại đồi Hudaybiya. Họ ra điều kiện như sau:

1) Các tín đồ Islam không được viếng Mecca năm nay, mà chỉ được viếng năm tới, trong thời hạn tối đa 3 ngày.
2) Người nào từ Medina chạy đến Mecca, chính quyền Medina không được đòi lại. Ngược lại, người nào từ Mecca chạy đến Medina, chính quyền Medina phải giao trả nếu có cha hay chủ nhân ở Mecca đòi.
3) Hai bên đình chiến 10 năm. Không được đánh nhau trực tiếp, và cũng không được đánh nhau gián tiếp qua các đồng minh. Trong thời gian đó, mỗi bên có quyền đi ngang lãnh thổ của nhau.

Nhà tiên tri Môhamet chấp thuận các điều kiện đó và ký kết hòa ước. Rồi ông trở về Medina.

Năm sau, cuộc hành hương của ông và những người đồng hành đến Mecca diễn ra tốt đẹp. Hai bên đều theo đúng điều đã giao kết tại Hudaybiya.

Khi dân thành Yathrib theo Islam hàng loạt năm 621 thì tại đấy có một số người chỉ làm theo số đông, nhưng không thật tâm theo đạo. Rồi thánh Môhamet ở phương xa đến cầm quyền, mang lại nhiều thay đổi, họ cảm thấy bị mất quyền lợi, mất địa vị. Do đó, ngay từ đầu, họ đã ngầm liên lạc với phe bảo thủ Mecca để làm nội ứng. Họ cũng tích cực khuyến khích một số bộ lạc xa gần chống lại chính quyền Islam.

Khi Mecca suy yếu từ sau trận Chiến Hào, họ tìm cách kéo các thế lực xa hơn, mạnh hơn vào thực hiện ý định của họ. Hoàng đế xứ Abyssinia vẫn luôn thân thiện với cộng đồng tín đồ Islam, nên nhất định không đánh Medina. Hai đế quốc Ba Tư và Đông La Mã thì trong tình trạng chiến tranh với nhau từ năm 603, nhưng lúc này Đông La Mã thắng thế, đã lần lượt thu hồi các đất Syria, Palestine và Ai Cập. Hoàng đế Đông La Mã là Heraclius đang có mặt trong vùng, nhận thấy có thể đưa một ít lực lượng đi chiếm thêm đất, hoặc ít ra đánh cho suy yếu một kình địch tương lai.

Được tin Đông La Mã tập trung lực lượng khá đông gần cửa ải vào bán đảo, thánh Môhamet phái một đội quân 3.000 người đi ngăn địch. Quân hai bên giao chiến tại Mouta. Theo At-Tabari, quân Medina bại trận, nhưng cũng cầm cự được 3 ngày. Đông La Mã thấy muốn thắng Ả Rập cũng phải tổn thất nhiều, và họ còn cần giữ lực lượng để phòng Ba Tư phản công, nên không tiến quân vào bán đảo.

Năm 630 có bộ lạc Banu Bakr đồng minh của Mecca đánh nhau với bộ lạc Khuza’ah đồng minh của Medina. Phe bảo thủ Mecca giúp bộ lạc Banu Bakr. Thánh Môhamet coi là họ đã xé bỏ hòa ước Hudaibiya qua hành động đó, nên chuẩn bị hưng binh, nhưng giữ bí mật không nói là sắp đi đâu. Thủ lĩnh phe bảo thủ Mecca là ông Abu Sufyan lo ngại, đích thân đến Medina điều đình, nhưng bị giữ lại không cho về.

Nhà tiên tri Môhamet đem 10.000 quân đến Mecca. Phe bảo thủ Mecca hoang mang vì năm trước hai tướng giỏi nhất của họ là Khalid bin Walid và Amr bin Al Ass đã bỏ đi Medina theo Islam. Nay lại không có thủ lĩnh Abu Sufyan quyết định, nên đa số ngồi im không kháng cự.

Nhà tiên tri Môhamet đã dặn quân sĩ không được hại mạng ai, ngoại trừ 20 người có thành tích bách hại tàn bạo nhất trước nay. Nhưng khi vào thành, ông được mặc khải lệnh tha thứ và hấp tấp truyền lệnh này. Lúc ấy có 3 người trong danh sách đã bị giết. Tướng Khalid về đến khu phố nhà thì gặp tướng Ikrimah – chỉ huy phó kỵ binh Mecca – với một toán quân nhỏ nghênh chiến. Một số người chết. Tướng Ikrimah trốn thoát được nhưng vài ngày sau đã trở về khi hay tin được ân xá.

Nhà tiên tri Môhamet vào đền Al-Haram, cho dẹp đi các tượng thần, và bảo sơn lấp đi các hình ảnh của tín ngưỡng đa thần giáo. Kế đến ông ra tiếp công chúng tụ tập trước đền, phủ dụ chiêu an. Ngày hôm sau, có vụ án mạng do người từ Medina về trả thù riêng, ông khiển trách thủ phạm nặng nề, và sai đem 100 con lạc đà bồi thường gia đình nạn nhân, theo đúng phong tục. Attab bin Asid, một nhân vật quan trọng của phe bảo thủ, nay theo Islam, được ông đặt làm thống đốc Mecca, và quy định lương bổng theo cơ chế chính quyền Medina. Khi vào xem kho tàng của đền Ka’aba từ nhiều năm được khách thập phương dâng cúng, người ta kiểm kê được hơn 55.000 lạng vàng. Nhà tiên tri Môhamet không chạm đến tiền này. Sau khi ở lại Mecca vài tuần sắp xếp các công việc, ông trở về Medina.

Năm thứ 9 của kỷ nguyên Hijri (tương đương với năm 631) được các sử gia Islam gọi là Năm của Các Phái Đoàn. Năm ấy có rất nhiều phái đoàn đến từ khắp nơi trên bán đảo Ả Rập tuyên bố bộ lạc họ theo Islam và xin nội thuộc vào lãnh thổ Medina. Thánh Muhammad dành nhiều thời gian để tổ chức hệ thống hành chính, thuế khóa cho các vùng mới gia nhập. Ông nghiêm cấm gia đình và người trong họ lấy tiền công quỹ chi tiêu riêng. Năm thứ 10 Hijri rất nhiều trường học được lập ra trong khắp lãnh thổ, và đặc biệt là ở Yemen phía nam bán đảo.

Ba Tư ngày càng suy yếu, trong 3 năm ngôi hoàng đế qua tay ít nhất 5 người. Năm 631 Đông La Mã nhận thấy có thể yên tâm làm một cuộc viễn chinh vào Ả Rập. Được quân tế tác cho biết Đông La Mã chuẩn bị binh sĩ, thánh Môhamet bèn kêu gọi thánh chiến. Ông quy tụ được một đạo quân đông 30.000 người. Thánh Môhamet và quân sĩ ra đến ải Tabuk, cách Medina khoảng 800 km về phía bắc. Đông La Mã thấy quân đối phương hùng hậu và kỷ luật, ngại nhiều tổn thất, nên không đến tấn công. Thánh Môhamet ở lại Tabuk ít lâu nhận định tình thế, rồi rút quân về.

Năm 632 thánh Môhamet về Mecca hành hương lần cuối. Ngày 9 tháng 12 âm lịch Ả Rập, theo nghi thức hành hương, các tín đồ quy tụ ở đất Arafat, ngoại ô Mecca, để cầu nguyện. Tùy tài liệu, số tín đồ có mặt đông 90.000, 100.000 hoặc 140.000 người [8]. Thánh Muhammad đứng trên một đỉnh núi con là núi Từ Bi (‘Ar-Rahman’). Mỗi khoảng cách xa xa có một người khỏe giọng lặp truyền lại từng câu ông nói để mọi người đều nghe rõ. Ông nhắc lại những tín điều quan trọng, dặn dò mọi người hãy cố gắng theo lời truyền dạy của kinh Koran, và tuyên bố là sứ mạng truyền đạo Islam của ông nay đã hoàn tất.

Nhà tiên tri Môhamet mặc dù là lãnh tụ của một quốc gia rộng lớn, nhưng vẫn sống giản dị, ở nhà cửa sơ sài. Ông không đòi hỏi sự phục dịch, tự tay xách nước giếng khi cần tắm rửa. Ông thường nhịn chay, và tránh trong một bữa ăn hai thứ thịt. Trong thời gian bà Khadija còn sinh tiền, ông chỉ một vợ một chồng. Sau khi bà Khadija qua đời khoảng một năm thì ông tục huyền với một góa phụ, và sau đó thành hôn với mấy người nữa, đều là góa phụ hay đã ly dị chồng, ngoại trừ cô Aisha con ông Abu Bakar, trong những tình huống đặc biệt. Đầu năm 11 Hijri, sức khỏe ông kém hẵn. Vài lần thấy mình không đủ sức dẫn lễ cầu nguyện ngày 5 lần ở thánh đường, nên ông nhờ ông Abu Bakar dẫn lễ thay. Ông kiểm lại tài sản, có chút ít đất đai thì ông để lấy huê lợi cho gia đình, còn 7 đồng dinar thì bố thí cho người nghèo. Ông cũng còn thanh gươm trị giá mấy đồng tiền vàng gởi cho người rể út là Ali, và một chiếc áo giáp nằm ở một hiệu cầm đồ người Do Thái ở Medina.

Ông qua đời ngày 12 tháng 3 âm lịch Ả Rập, cũng là sinh nhật của ông. Đã có nhiều người có khuynh hướng thờ phụng ông như một vị thần linh khi ông còn sinh tiền, nên ông Abu Bakar mới tuyên bố:

– Hỡi dân chúng ! Nếu ai tôn thờ Môhamet thì hãy biết rằng Môhamet đã chết. Còn ai tôn thờ Allah thì Allah vẫn hằng sống và không bao giờ chết !

Thi hài ông được an táng trong khuôn viên thánh đường gần nhà, nay gọi là thánh đường Al-Nabawy (« Thánh Đường Thiên Sứ »). Sau thánh đường mở rộng, phần mộ ông nay nằm trong toà đại điện. Căn cứ vào việc thánh Môhamet đã nhờ ông Abu Bakar dẫn lễ cầu nguyện trong những ngày cuối cùng, ông Omar đề nghị ông Abu Bakar làm lãnh tụ. Đề nghị này được đa số chấp thuận.

Nhà tiên tri Môhamet không thu nhận đồ đệ, không xưng hô thầy trò, nên những người tín đồ từng gặp qua ông, từng nghe giảng đều được gọi là Sahaba (“bạn đồng hành” hay “bạn đường”). Thánh Muhammad không cho họa chân dung của ông, sợ rằng nhiều tín đồ Islam đời sau hướng về đó mà thờ phụng, trái với sứ mạng của ông. Theo Al-Tabari, ông Ali, rể ông tả rằng: “Ngài có chiều cao trung bình, nước da trắng hồng, mắt đen. Râu hàm ngài mọc dày. Tóc ngài đen, dài xuống đến vai, dày và bóng, đến tuổi 63 mà cũng chỉ có vài sợi bạc. Tướng ngài vạm vỡ, đi đứng mạnh dạn, nhưng cũng có vẻ nhẹ thoăn thoắt. Dáng điệu đi đứng không có vẻ tự kiêu. Nét mặt ngài dịu dàng, ai nhìn rồi thì không muốn rời mắt đi hướng khác. Nhìn ngài nói chuyện thì ai đói cũng quên đói, ai phiền não cũng quên phiền não.”

Bà Khadija sinh cho ông 3 người con trai là Qasim, Tahir và Tayeb. Theo Al-Tabari, có thêm một người con trai nữa là Abdullah. Những người này đều chết lúc còn thơ ấu. Bốn người con gái là Roqayya, Um-Kulsum, Zainab và Fatima. Cô Roqayya sau là vợ ông Othman, vị khalip thứ ba của quốc gia Islam. Hai cô Um-Kulsum và Zainab gả cho hai con trai của ông Abu Lahab, bác của thánh Muhammad, cũng là người đối đầu quan trọng của ông. Vì vậy đã ly dị. Cô Fatima gả cho ông Ali, con của ông Abu Talib, cũng là bác của ông. Cô sinh được hai trai là Hassan và Hussein, là hai vị lãnh tụ rất được tôn sùng trong hệ phái Shia. Mộ của cô Fatima ở thành phố Qum, Iran nay là một thánh địa quan trọng của hệ phái này.

Những người vợ được nhiều tài liệu nhắc tới, nhưng không loại trừ xác suất tài liệu ngụy tạo là:
– Bà Sawda, một người đã theo chồng đi Abyssinia lánh nạn bách hại, khi về đến Mecca năm 620 thì chồng bà là ông Sukran qua đời, bà không còn nơi nương tựa.
– Bà Aisha, con ông Abu Bakar, gả cho ông lúc tuổi mới dậy thì. Bà nổi tiếng về kiến thức y học, và ngày nay nhiều người Bắc Phi thờ bàn tay của bà.
– Bà Hafsah, góa phụ, con ông Omar.
– Bà Um Habiba, một người đã đi lánh nạn ở Abyssinia và trở thành góa phụ, nhưng cũng là con ông Abu Sufyan lãnh tụ phe bảo thủ Mecca.
– Bà Maimun, góa phụ, cô ruột tướng Khalid.

Sau bà Khadija, thánh Môhamet không có con với ai, ngoại trừ một người tiểu thiếp tên là Maria do thống đốc Ai Cập gởi tặng. Người này sinh cho ông một bé trai tên là Ibrahim, nhưng chỉ nuôi được đến hai tuổi. Các học giả như Al-Tabari và Muhammad Hamidullah thường liệt kê nhiều dị bản về các vợ con của thánh Muhammad, với các thông tin khác biệt, mâu thuẫn nhau.

Những hậu duệ là lãnh tụ quốc gia có:
– Nhà Fatimid (909 – 1171) ở Bắc Phi và Tây Á
– Nhà Sayyid (1414 – 1451) ở Ấn Độ
– Nhà Alaouite (1666 -) hiện trị vì tại Maroc

Những hậu duệ là thường dân đến năm 2015:
Theo bách khoa tự điển Quid 1990 của đài RTL (Radio Télévision Luxembourgeoise) xuất bản năm 1989, tại Iran có 600.000 người ‘sayyid’ (hậu duệ của thánh Muhammad theo phụ hệ) và 500.000 người ‘sharif’ (mẹ thuộc dòng dõi thánh Muhammad) (trang 979). Hậu duệ của ông cũng khá đông đảo tại Ả Rập Saudi, Iraq, Syria, Jordan, Ai Cập, Libya, Tunisia, Algérie, Maroc, Ấn Độ, A Phú Hãn, Pakistan và Bangladesh.

Đạo Hồi

Đạo Hồi (hay còn gọi là Hồi giáo, đạo Islam), là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo, và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất, với số tín đồ hiện nay khoảng 1,57 tỷ người, chiếm trên 23% dân số thế giới.

Cộng đồng quốc gia Hồi giáo lớn nhất chiếm 25% ở Nam Á, 20% Trung Đông, 15% ở hạ Sahara, khoảng 13% ở Indonesia. Một số cộng đồng khác ở Châu Âu, Trung Quốc, Nga, và châu Mỹ. Các cộng đồng di dân và chuyển đạo cũng có ở nhiều nơi trên thế giới. Hầu hết người theo đạo Hồi thuộc một trong hai dòng, Sunni (75–90%), hoặc Shia (10–20%).

Đạo Hồi ra đời vào khoảng năm 610 tại bán đảo Ả Rập, do Ttha1nh Môhamet nhận mặc khải của thượng đế truyền lại cho con người qua thiên thần Jibrael. Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: الله Allāh). Đối với tín đồ, Môhamet là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Koran (Qur’an) qua Thiên thần Jibrael.

Đạo Hồi (Hồi giáo) xuất xứ từ dân tộc Hồi Hột, là nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc từ năm 616 đến 840. Lúc rộng lớn nhất lãnh thổ họ đông đến Mãn Châu, tây đến Trung Á, và họ đã giúp nhà Đường dẹp được loạn An Lộc Sơn. Với thời gian, cách gọi đổi thành « Hồi Hồi ». Tài liệu xưa nhất dùng danh từ « Hồi Hồi » là Liêu Sử, soạn vào thế kỷ 12. Đời nhà Nguyên (1260 – 1368), tại Trung Quốc, cụm từ « người Hồi Hồi » được dùng để chỉ định người Trung Á, bất luận theo tín ngưỡng nào. Đến đời Minh (1368 – 1644), cụm từ « người Hồi Hồi » mới dần dần đổi nghĩa để chỉ định tín đồ Islam. Islam nghĩa là “vâng mệnh, quy phục Thượng Đế”. Người theo Islam, trong tiếng Ả Rập gọi là Muslim, do đó có các chữ muslim, moslem tiếng Anh và musulman tiếng Pháp. Trước đó, người Hán thường gọi Islam là « Đại Thực giáo » hay « đạo A-lạp-bá ». « A-lạp-bá » là phiên âm tiếng Hán của danh từ « Ả Rập ». « Đại Thực » là phiên âm của chữ « Tazi », tiếng Ba Tư dùng gọi người « Ả Rập », vì « Tazi » là tên một bộ tộc người « Ả Rập » tiếp xúc nhiều với Ba Tư thời xưa. Bởi « Hồi Hồi » là tên gọi chủng tộc, không phải là dịch nghĩa của chữ Islam hay một tôn chỉ của Islam, nên một số người hạn chế dùng danh từ « Hồi giáo » hay « đạo Hồi ». Trường hợp các tên « Đại Thực » hay « A-lạp-bá » cũng thế. Bởi thế, tại Trung Quốc, ngay từ năm 1335, thời nhà Nguyên, đã có người đề ra cụm từ Thanh Chân giáo (清真教) để thích nghi hơn với tiếng Hán[17]. Đề nghị này được hưởng ứng rộng rãi nên ngày nay Thanh Chân giáo là cụm từ được ghi trong nhiều từ điển tiếng Hán [18]. Tại Trung Quốc ngày nay cũng có nhiều “Thanh Chân tự” (清真寺) (thánh đường Islam) và “Thanh Chân thực đường” (清真菜堂) (quán ăn, nhà ăn halal).

Trung Quốc ngày nay, đạo Hồi thường gọi là đạo Islam theo phiên âm là Y Tư Lan giáo (伊斯蘭教 Yīsīlán jiào).[19]. Cơ quan đại diện Islam chính thức tại Trung Quốc có tên là “Trung Quốc Y Tư Lan giáo hiệp hội” (中国伊斯兰教协会 Zhōngguó Yīsīlánjiào xiéhuì) được ra đời ngày 11 tháng 5 năm 1953, trực thuộc chính quyền và có trụ sở tại Bắc Kinh. Wikipedia Trung văn cũng dùng danh từ Y Tư Lan giáo.

Tiếng Việt gọi đạo Hồi là đạo Islam hoặc Hồi giáo.

Giáo lý Hồi giáo không chịu ảnh hưởng tư tưởng của Ki tô giáo và Do Thái giáo tuy cùng một hệ thống nhất thần của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. Đạo Hồi chỉ có duy nhất một quyển thiên Kinh Koran, gồm có 114 chương, 6236 tiết, mà các ấn bản để trì tụng của Koran đều giống y nhau từng chữ. Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Koran là vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng Allah.

Người Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam đến Jesus xuyên qua Noah, Abraham, Moise, v.v. Họ cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự “lệch lạc” do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur’an được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai kinh sách đó.

Jesus đối với người Hồi giáo là một sứ giả rất được kính mến, nhưng họ không tin Jesus là con của Thiên Chúa (Allah), đối với họ Jesus chỉ là một con người, một sứ giả như mọi sứ giả khác vì theo quan điểm của Hồi giáo thì Thiên Chúa không có con, như Thiên kinh Qur’an đã phán:

Allah là Đấng Tạo Thiên Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài không hề có người bạn đường? Chính Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất cả mọi vật.” (trích 6:101)

Hồi giáo không chấp nhận tội tổ tông, việc làm của Adam và Eve không phải là nguồn gốc tội lỗi của loài người. Và không có một ai có quyền rửa tội cho một ai khác; ngoại trừ Allah.

Sự khác nhau giữa Cựu Ước, Tân Ước và Thiên Kinh Qur’an trên quan điểm Đấng Toàn Năng như sau:

Cựu Ước:

Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình.
sách Sáng Thế 1:27.

Tân Ước:

Ta và Cha ta là một.
Tân ước Gioan 10:30.

Thiên Kinh Qu’ran:

Ngài là Đấng Duy Nhất. Allah Đấng Độc Lập và Cứu Rỗi. Ngài chẳng sinh ra ai và cũng chẳng ai sinh ra Ngài. Không một ai đồng đẳng với Ngài.
Thiên Kinh Qu’ran 112: 1-4.

Đạo Hồi không có Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Qur’an cũng liệt kê mười điều tương tự:

Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
Tôn trọng quyền của người khác.
Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
Cấm ngoại tình.
Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
Hãy cư xử công bằng với mọi người.
Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
Hãy khiêm tốn

(*) Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là:

1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận.

2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.

Ngoài ra tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ:

– Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.
– Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật ô uế.
– Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
– Nghiêm cấm cờ bạc.
– Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
– Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.).
– Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
– Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.
– mHồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng

Trên phương diện khoa học nhân văn, Hồi giáo là một tôn giáo ra đời vào thế kỷ thứ 7, dựa trên những nền tảng có sẵn của Do Thái giáo và Kitô giáo. Đôi khi người ta cũng gọi Hồi giáo là đạo Môhamet, theo tên của người sáng lập. Tuy nhiên, với những tín đồ đạo Hồi giáo, của họ là đạo thường hằng trong vũ trụ, do Thượng Đế tạo ra, và vì Thượng Đế vốn bất sinh bất diệt nên đạo của Ngài cũng bất sinh bất diệt; còn Môhamet đơn thuần chỉ là một người “thuật nhi bất tác”, thuật lại cho mọi người những mặc khải của Thượng Đế mà thôi. Trong quan niệm của các tín đồ, Hồi giáo không khởi sinh từ Môhamet. Với họ, con người đầu tiên do Thượng Đế tạo ra, tức Adam, là tín đồ Hồi giáo đầu tiên, và ngay từ thuở hồng hoang, khắp đất trời đã là một vương quốc Hồi giáo. Không chỉ người mà thôi, mà tất cả muông thú, cỏ cây đều tuân theo Hồi giáo cả. Sở dĩ Adam và loài người được kiến tạo là để thay mặt Thượng Đế cai quản các loài thảo cầm ở nhân gian. Và vì đẳng cấp của loài người cao như thế tự do ý chí nên vấn đề nảy sinh từ đây. Sự tự do ý chí đôi khi dẫn đến những lầm lạc, lầm lạc dẫn đến rời bỏ Thượng Đế, và xa dần chính đạo. Khi Adam, con người đầu tiên và cũng là Thiên Sứ đầu tiên, lìa trần, con cháu ông, không còn ai chỉ bảo, càng lún sâu vào con đường tối. Do thế mà Thượng Đế lại phải gửi xuống nhân gian những vị Thiên Sứ mới để nhắc lại Thiên Đạo, đưa loài người về đúng nẻo ngay. Trước Môhamet, đã có hằng trăm ngàn Thiên Sứ giảng lời mặc khải ở trần thế, trong đó có Noah, Abraham (Ibrohim), Moses (Musa), David (Dawud) và Jesus (Ysa)… Tuy nhiên, một là do loài người u mê chưa tỉnh ngộ, hai là do sự ngoan cố, tự cao, tự đại của con người, mà chính đạo vẫn bị bóp méo như thường. Rốt cuộc, đến thế kỷ 7, Thượng Đế khải thị cho Muhammad, và biến ông trở thành vị Thiên Sứ hoàn hảo nhất trước nay, hơn hẳn những Thiên Sứ tiền nhiệm. Do đó mà đạo của Muhammad truyền bá cũng là hoàn hảo nhất, không thể bị bóp méo như trước kia. Môhamet là vị Thiên Sứ cuối cùng, và bất cứ ai dám xưng Thiên Sứ sau Môhamet đều là kẻ tà giáo. Như đã thấy ở trên, Abraham (Ibrohim) cử xuống cho Do Thái Giáo, và Giêsu (Ysa) cử xuống cho Kitô giáo, đều có vị trí Thiên Sứ trong Hồi giáo. Như vậy, Thiên Chúa mà ba tôn giáo này thờ phượng chỉ là một.

Từ Allah trong tiếng Ả Rập mang nghĩa là Thượng Đế. (Những Kitô hữu người Ả Rập khi cầu nguyện cũng gọi Đức Chúa Cha là Allah). Thượng Đế dĩ nhiên phải cao hơn Thánh và là duy nhất, vả lại trong đạo Hồi chính thống hoàn toàn không có khái niệm Thánh. Người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo cũng được tín đồ Hồi giáo tương đối coi trọng và gọi là Giáo Dân Thánh Thư (People of The Book). Kinh Thánh Kitô giáo cũng là sách thiêng trong Hồi giáo, có điều người ta coi nó không đầy đủ và hoàn thiện như Koran.

Năm điều căn bản của đạo Hồi:

1. Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: Ash Ha Du Allah Ila Ha Il Lallah Wa Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah, có nghĩa Tôi công nhận Allah là thượng đế duy nhất và ngoài ra không có ai khác cả và tôi công nhận Muhammad là vị sứ giả cuối cùng của Ngài
2. Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối.
3. Bố thí.
4. Nhịn chay tháng Ramadan.
5. Hành hương tại Mecca.

Sự phân chia Hồi giáo

Đến nay Hồi giáo đã chia ra làm nhiều nhánh với những giáo lý và quan điểm chính trị khác biệt.

Hồi giáo dòng Sunni chiếm 75%–90% số người theo Đạo Hồi. Dòng Sunni cũng có tên Ahl as-Sunnah nghĩa là “người truyền thống của Môhamet”. Người theo Sunni tin rằng bốn Khalip đầu tiên là những người thừa kế hợp pháp của Muhammad; vì Chúa không chỉ định bất kỳ lãnh đạo đặc biệt nào để kế thừa ông và những người này được bầu ra. Người theo Sunni tin rằng bất cứ ai là người công chính và chỉ có thể là một khalip nhưng họ phải hành động theo kinh Qur’an và Hadith. Sunni theo Quran, sau đó là Hadith. Sau đó, các vấn đề pháp lý không được tìm thấy trong Kinh Qur’an hoặc Hadith, họ theo bốn madh’habs (trường phái tư tưởng): Hanafi, Hanbali, Maliki và Shafi’i, được thành lập xung quanh những lời dạy tương ứng của Abū Hanifa, Ahmad bin Hanbal, Malik ibn Anas và al-Shafi’i. Tất cả 4 chấp nhận tính hợp pháp của nhau và Đạo Hồi có thể chọn bất kỳ một để theo.[22] Salafi (hay Ahl al-Hadith (Arabic: أهل الحديث; The people of hadith), hoặc từ miệt thị Wahhabi theo cách gọi của đối thủ họ) là một phong trào Hồi Giáo cực kỳ chính thống đã đưa lớp người Hồi Giáo đầu tiên là một hình mẫu điển hình.

Hồi giáo dòng Shia chiếm 10–20% số người theo đạo Hồi và là nhánh lớn thứ 2. Trong khi Sunni tin rằng Muhammad không chỉ định một người kế nhiệm và do đó kế nhiệm ông sẽ được chọn bởi cộng đồng thì Shia tin rằng trong lần hành hương cuối cùng của Muhammad đến Mecca, ông đã chỉ định con nuôi của ông là Ali ibn Abi Talib, làm người kế vị trong Hadith of the pond of Khumm. Và thế là họ tin rằng Ali ibn Abi Talib là Imam (lãnh đạo) đầu tiên, và bác bỏ tính hợp pháp của các khalip Hồi giáo trước Abu Bakr, Uthman ibn al-Affan và Umar ibn al-Khattab. Hồi Giáo dòng Shia có nhiều nhánh, nhánh lớn nhất là Twelvers phát triển phần lớn ở Iran, Iraq, Azerbaijan, Bahrain, Ấn Độ, Pakistan và Liban. Tiếp theo là Zaidis và Ismaili. Sau cái chết của Imam Jafar al-Sadiq (cháu lớn của Abu Bakr và Ali ibn Abi Talib) được xem là lãnh tụ thứ 6 của người Shia, Ismailis bắt đầu theo con trai ông Isma’il ibn Jafar và Twelver Shia’s (Ithna Asheri) bắt đầu theo con trai khác của ông Musa al-Kazim làm Imam thứ 7. Zaydis theo Zayd ibn Ali, chú của lãnh tụ Jafar al-Sadiq, là lãnh tụ thứ 5.

Các nhóm khác nhỏ hơn gồm Bohra và Druze, cũng như Alawites và Alevi.

Piero della Francesca- Legend of the True Cross - the Queen of Sheba Meeting with Solomon; detail.JPG

VUA SOLOMON SÁCH KHÔN NGOAN

Hình vua Solomon và nữ hoàng Sheba..Vua Solomon là vị quân vương xuất sắc của Vương quốc Israel thống nhất khoảng năm 965-928 trước công nguyên.Vua Solomon là chính trị gia, nhà cầm binh lỗi lạc, đồng thời cũng là con người khôn ngoan và nhà hiền triết. Ông có một số lượng tài sản khổng lồ và được coi là người giàu nhất lịch sử nhân loại. Thời gian ông trị vì là thời gian cực thịnh của vương quốc Israel. Ông áp dụng chính sách đối ngoại kết thân với các nước láng giềng nhằm phát triển về kinh tế và thương nghiệp, về đối nội thì củng cố chế độ phong kiến tập quyền, tăng cường tổ chức và phát triển quân đội, cải cách hành chính. Ông đã cho xây nhiều đền đài và lăng tẩm là những công trình kiến trúc tuyệt mỹ, di sản nghệ thuật quý báu để lại cho đời sau.

Vương quốc Israel thống nhất theo sách Thẩm phán, trước đó các chi tộc Israel sống cùng nhau tạo thành một  liên minh dưới sự lãnh đạo của các đời thẩm phán.  Abimelech là thẩm phán đầu tiên được tuyên bố là vua bởi dân thành Shechem và nhà Millo và cai quản Israel trong 3 năm trước khi mất mạng tại trận Thebez. Khoảng năm 1020 Trước Công Nguyên,  các chi tộc Israel đã hợp nhất để hình thành vương quốc Israel thống nhất chống lại sự đe dọa của ngoại bang. Ngôn sứ Samuel đã tấn phong Saul thuộc chi tộc Benjamin làm vua năm 1026 TCN. Vua David là vị vua kế nhiệm tiếp đó của Israel và là người đã tạo nên một vương triều mạnh mẽ trong thời gian 1009-1000 TCN. Vua David đã chọn Jerusalem làm kinh thành vào năm 1006 TCN [1]. Trước đó, kinh đô của vương quốc là Hebron, Mahanaim và Gibeah là kinh đô đầu tiên.

Vua Solomon là vị vua kế nhiệm. Thân phụ là vua David và mẹ là nữ hoàng Sheba.Vua  Solomon sinh năm  khoảng 1011 TCN tại Jerusalem và mất năm  khoảng 931 TCN tại Jerusalem. Sau khi vua Solomon mất, khoảng năm 930 TCN, vương quốc Israel thống nhất bị tan rã do 9 chi tộc phương Bắc không công nhận Rehoboam, thuộc nhà David của chi tộc Judah ở phía Nam làm vua. Các chi tộc này hình thành nên Vương quốc Samaria ở phía Bắc. Còn lại, chi tộc Judah và chi tộc Benjamin  vẫn trung thành với Nhà David và tạo thành Vương quốc Judah ở phía Nam. Thời kỳ vua Solomon trị vì được coi là “thời đại hoàng kim của đất nước Israel thống nhất  trong lịch sử dân tộc Do Thái.  Vua Solomon được coi  là một vị quân vương anh hùng, và hình tượng của ông có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học dân tộc Do Thái ở hậu thế.

Những người đương thời  rất thán phục trí tuệ sắc sảo, các phán đoán độc đáo và sự khôn ngoan của vua Solomon. Sách Khôn Ngoan là cuốn sách ra đời muộn nhất trong số các sách của Cựu Ước.  Sách được biên soạn bằng tiếng Hy Lạp vào thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên.Theo truyền thống, vua Solomon  là tác giả của phần lớn tác phẩm trong bộ sách quý này gồm các sách Châm ngôn (915 bài thơ), sách Giảng viên và sách Diễm ca Sách Khôn Ngoan (Trí tuệ – The Wisdom of Solomon), những phần còn lại trong cuốn sách trên, được cho là của một người Do Thái khuyết danh sống ở Alexandria nhưng lại đặt sách này dưới danh nghĩa và sự bảo trợ của vua Solomon, mượn thế giá của vua này để nói. Thời đó, người Do Thái bị người dân ngoại đạo ngược đãi và lôi kéo theo ngoại giáo. Tác giả viết sách này để giúp họ khôn ngoan hiểu biết về đạo mình và kiên trì trong đức tin. Theo quan điểm người viết, ông cho rằng sự khôn ngoan đích thực chỉ xuất phát từ Thiên Chúa khiến cho ai có được nó đều hạnh phúc, nhưng để có được khôn ngoan thì phải cầu nguyện.

Wikiquote có sưu tập danh ngôn về vua Solomon. Những câu trích dẫn dưới đây là lời vàng rút trong Sách Khôn Ngoan (The Wisdom of Solomon). Bạn đọc chiêm nghiêm để rút ra những ẩn ý khôn ngoan trong từng lời khuyên.

Solomon2
  • Hãy làm việc thiện, mọi thứ sẽ tốt đẹp.
  • Đừng ca ngợi ngày mai vì không biết cái gì sẽ đến.
  • Nghèo mà thanh thản hơn là giàu mà luôn lo âu.
  • Người phụ nữ khôn ngoan biết thu xếp gia đình của mình, còn người phụ nữ ngu dốt thì phá hủy nó bằng cái miệng và đôi bàn tay.
  • Ai thích lời khuyên là người thông minh, ai ghét minh bạch là kẻ ngu dốt.
  • Của cải không giúp ích gì lúc giận dữ, nhưng sự thật có thể cứu thoát khỏi cái chết.
  • Tự kiêu thường phải hổ thẹn, sáng suốt là biết khiêm tốn.
  • Kẻ lắm mồm thì khó tránh tai họa, người kín đáo là khôn ngoan.
  • Điều quan trọng nhất là biết khôn ngoan.
  • Ai biết giữ mồm miệng thì giữ được tâm hồn của mình.
  • Người khôn tránh họa, kẻ ngu chui vào.
  • Mọi điều đều sắc sắc không không.

Chuyện về vua Solomon có nhiều nhưng để dễ nhớ xin kể câu chuyện “Vua Solomon xử kiện”: Hai người phụ nữ kéo nhau lên kiện với vua Solomon, họ giành nhau quyền sở hữu một đứa trẻ. Không ai chịu nhường ai. Hại phe cũng không ai nhường ai. “Mọi người lui xuống chỉ đứa trẻ và hai người phụ nữ này đứng lại“. Vua phán. “Hai người giành nhau đi. Ai thắng là được“. Hai bà phụ nữ lăn xả vào giành giật. Đứa trẻ khóc thét lên vì đau. Một phụ nữ buông tay và bật khóc. Vua xử: “Hãy giao đứa trẻ cho người phụ nữ này. Chỉ có người mẹ thật mới không để con chết, bất kể là thua hay thắng

Vua Solomon sách khôn ngoan là tinh hoa trí tuệ Do Thái .

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Thung dung sống phúc hậu Minh triết là yêu thương. Kinh Phật có nhiều giao thoa với các Tôn giáo khác. Giáo sư Mai Văn Quyền khuyên nên định tâm, dụng tâm, không nên đứng hai chân ở hai thuyền dễ nguy hiểm. (xem tiếp Minh triết sống phúc hậu)

LỜI THẦY DẶN THUNG DUNG
Hoàng Kim

Việc chính đời người chỉ ít thôi.
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi.
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện.
Di sản muôn năm mãi sáng ngời

Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi
Con em và cháu vững tay rồi
Đời không lo nghĩ lòng thanh thản
Minh triết mỗi ngày dạy học vui.

Thung dung đời thoải mái
ban mai của riêng mình
giọt thời gian điểm ngọc
thanh nhàn khát khao xanh.

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

PDF và Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Cách mạng sắn Việt Nam

CÁCH MẠNG SẮN VIỆT NAM
Hoàng Kim

Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Bảo tồn và phát triển sắn thành tựu và bài học là kinh nghiệm quý giá cho công việc Chọn giống sắn kháng CMD cấp bách hiện nay. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng thứ ba sau lúa và ngô. Sắn Việt Nam ngày nay là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Nam, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc.Sắn Việt Nam hôm qua và ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.

SẮN VIỆT NAM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Cassava in Vietnam: conservation and sustainable development. Greeting from Hoang Kim Vietnam to Reinhardt Howeler and my teachers and friends. Best wish to you and your family on New Days; Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget, see more https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cach-mang-san-viet-nam/ and https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san

Cách mạng sắn Việt Nam hôm nay là tiếp tục sự bảo tồn và phát triển sắn bền vững,

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN
Sán Việt Nam ngày nay. Giống sắn Việt Nam phát triển qua 50 năm. Vietnamese cassava today Vietnamese cassava varieties progression across 50 years; see more

see more https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186 & https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186/441

  • Long Hoang*
  • Mai T.T. Nguyen
  • Doan. N.Q. Nguyen
  • Kim Hoang
  • Clair Hershey
  • Reinhardt Howeler

Abstract

Vietnamese cassava varieties constitute the fundamental and pivotal element in the sustainable development programme for cassava. This article aims to encapsulate the advancements made over nearly five decades in breeding and enhancing Vietnamese cassava varieties. It delineates the suitable cassava variety structures for each period and ecological region. The selection of cassava varieties exhibiting high starch yield and disease resistance, coupled with the establishment of a suitable and efficient cassava cultivation model, exemplified by 10T for Vietnamese cassava varieties KM568, KM539, KM537, KM569, and KM94, stands as a cornerstone for sustaining cassava development over the years. Presently, we advocate for farmers to cultivate promising cassava varieties such as KM568 or KM539 (an enhanced version of the International Center for Tropical Agriculture (CIAT) cassava variety C39, refined through multiple breeding cycles from 2004 onwards), KM537, KM569, or HN1 (originally known as TMEB419), alongside popular cassava varieties: KM440, KM419, KM94, KM7, STB1, KM414, KM98-7, KM140, KM98-5, KM98-1. We have conducted Distinctness, Uniformity, and Stability (DUS) and Value for Cultivation and Use (VCU) tests, showcasing outstanding cassava varieties in large-scale farming, thereby providing compelling evidence for the prudent conservation and sustainable development of cassava. Vietnamese cassava progression (1975 to date) has traversed six stages, with five waves of restructuring cassava varieties, aligning with target orientations, farming conditions, and market demands, culminating in 16 popular cassava varieties and four promising cassava varieties KM568, KM539, KM537, and KM569.

Keywords:

Cassava varieties, Distinctness, Uniformity, and Stability (DUS) and Value for Cultivation and Use (VCU), progression, Vietnam

DOI:

https://doi.org/10.31276/VJSTE.66(1).59-76

Classification number

3.1

Author Biographies

Long Hoang

Faculty of Agronomy, Nong Lam University – Ho Chi Minh City, Quarter 6, Linh Trung Ward, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Vietnam

Mai T.T. Nguyen

Department of Agriculture and Rural Development of Phu Yen Province, 64 Le Duan Street, Tuy Hoa City, Phu Yen Province, Vietnam

Doan. N.Q. Nguyen

Faculty of Economics, Phu Yen University, 18 Tran Phu Street, Ward 7, Tuy Hoa City, Phu Yen Province, Vietnam

Kim Hoang

Faculty of Agronomy, Nong Lam University – Ho Chi Minh City, Quarter 6, Linh Trung Ward, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Vietnam

Vietnam National Cassava Program (VNCP), 121 Nguyen Binh Khiem Street, Dakao Ward, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam

Clair Hershey

International Center for Tropical Agriculture (CIAT), Kilometro 17, Straight Cali – Palmira, Apartado Aéreo 6713, Cali, Colombia

Reinhardt Howeler

International Center for Tropical Agriculture (CIAT), Kilometro 17, Straight Cali – Palmira, Apartado Aéreo 6713, Cali, Colombia

Downloads

Published

2024-03-15

Received 22 October 2023; revised 20 November 2023; accepted 15 February 2024

Vietnamese cassava varieties progression across 50 years
Giống sắn Việt Nam phát triển qua 50 năm
SẮN VIỆT NAM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Vietnamese cassava varieties progression across 50 years
. Greeting from Hoang Kim Vietnam to Reinhardt Howeler and my teachers and friends. Best wish to you and your family on New Days; Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget, see moresee more https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186 & https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186/441 and https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietnamese-cassava-today — with Hoang Long, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Nu Quynh Doan, Clair Hershey, and Reinhardt Howeler.

Welcome to read ….

Article Sidebar

Ngày xuất bản: 26-02-2024

DOI: 10.52997/jad.1.01.2024

Trích dẫn

Nguyễn, M. T. T., Hoàng, L., Nguyễn, Đoan N. Q., & Hoàng, K. (2024). Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm các giống sắn triển vọng KM568, KM539, KM537 tại tỉnh Phú Yên. Tạp Chí Nông nghiệp Và Phát triển 23 (1), 1-13.

Số tạp chí

Tập 23 – Số 1 (2024)

Chuyên mục

Nông học, Lâm Nghiệp

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh chính, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh Phú Yên là quan trọng và cấp bách. Mục tiêu nhằm chọn tạo được giống sắn có năng suất tinh bột cao (vượt hơn đối chứng KM419 và KM94 tối thiểu 10%), kháng được sâu bệnh chính, điểm bệnh cấp 1 – 2 đối với bệnh khảm lá (CMD) và bệnh chồi rồng (CWBD). Phương pháp nghiên cứu thực hiện theo chuẩn của Chương trình sắn Việt Nam và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới quốc tế (CIAT) về quy trình công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai. Kết quả đã tuyển chọn được ba giống sắn triển vọng KM568, KM539 và KM537. Giống sắn KM568 con lai của KM440 x (KM419 x KM539), có năng suất củ tươi 54 tấn/ha với hàm lượng tinh bột 28,4% lúc 10 tháng sau trồng. Giống sắn KM539 là C39* chọn lọc của C39 nhập nội từ CIAT và có năng suất củ tươi 45,9 tấn/ha với hàm lượng tinh bột 27,9%. Giống sắn KM537 là con lai của (KM419 x KM539) x KM440, có năng suất củ tươi 51,3 tấn/ha với hàm lượng tinh bột 28,5%. Cả 3 giống này đều kháng bệnh CMD cấp 1,5 và kháng bệnh CWBD cấp 1. KM568, KM539 và KM537 lần lượt có 8 – 14 củ/bụi, 7 – 12 củ/bụi và 7 – 12 củ/bụi. Tất cả các giống này đều đạt kiểu hình cây lý tưởng, thịt củ trắng, cây thẳng, tán gọn, lóng ngắn và ít phân cành. Ngoài ra, chiều cao cây của KM568, KM539 và KM537 lần lượt là 2,3 – 2,7 m, 2,7 – 3,0 m và 2,5 – 2,9 m.

Từ khóa: DUS và VCU, Giống sắn, KM568, KM539, KM537

Article Details

Tài liệu tham khảo

FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations). (2022). FAOSTAT. Rome, Italy: FAO.

Hoang, K. (2003). Technology of cassava breeding. In Ngo, D. T., & Le, Q. H. (Eds.). Varietal technology of plant, animal and forestry (Vol. 2, 95-108). Ha Noi, Vietnam: Agricultural Publishing House.

Hoang, K., Nguyen, B. V., Hoang, L., Nguyen, H. T., Ceballos, H., & Howeler, R. H. (2010). Current situation of cassava in Vietnam. In Howeler, R. H. (Ed.), Proceedings of The 8th Regional Workshop on A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed, and Fuel to Benefit The Poor (100-112). Vientiane, Lao PDR: International Center for Tropical Agriculture (CIAT) and the National Agriculture and Forestry Research Institute (NAFRI). Retrieved February 15, 2022, from http://ciat-library.ciat.cgiar.org/Articulos_Ciat/biblioteca/A_new_future_for_Cassava_in_Asia_Its_use_a_food_freed_and_fuel_to_benefit_the_poor-compressed.pdf.

Hoang, K., Nguyen, M. T. T., Nguyen, M. B., & Howeler, R. H. (2011). Cassava conservation and sustainable development in Vietnam. In Howeler, R. H. (Ed.), Proceedings of The 9th Regional Workshop on Sustainable Cassava Production in Asia for Multiple Uses and for Multiple Markets (35-56). Guangxi, China: International Center for Tropical Agriculture (CIAT) and the Chinese Cassava Agrotechnology Research System (CCARS). Retrieved April 20, 2022, from http://ciatlibrary.ciat.cgiar.org/Articulos_Ciat/biblioteca/Sustainable_cassava_production_in_Asia_for_multiple_uses_and_for_multiple_markets.pdf

Hoang, L., Nguyen, M. T. T., Nguyen, M. B., Hoang, K., Ishitani, M., & Howeler, R. H. (2014). Cassava in Vietnam: production and research; an overview. In Howeler, R. H. (Ed.), Proceedings of Asia Cassava Research Workshop (15). Ha Noi, Vietnam: ILCMB- CIAT-VAAS/AGI.

Howeler, R. H. (2011). Proceedings of the 9th regional workshop on sustainable cassava production in Asia for multiple uses and for multiple markets. Retrieved April 20, 2022, from http://ciatlibrary.ciat.cgiar.org/Articulos_Ciat/biblioteca/Sustainable_cassava_production_in_Asia_for_multiple_uses_and_for_multiple_markets.pdf

Howeler, R. H., & Aye, T. M. (2014). Sustainable management of cassava in Asia – From research to practice. Ha Noi, Vietnam: News Publishing House.

MARD (Ministry of Agriculture and Rural Development). (2022). Report on production situation and directing the prevention of harmful organisms on cassava. Gia Lai, Vietnam: MARD and People’s Committee of Gia Lai Province.

Nguyen, M. B. (2018). Research on cultural techniques to scatter harvest season for cassava in Dak Lak province (Unpublished doctoral dissertation). Tay Nguyen University, Dak Lak, Vietnam.

Nguyen, M. T. T. (2017). Study on the selection of high yielding cassava varieties and intensive cultivation techniques in Phu Yen province (Unpublished doctoral dissertation). University of Agriculture and Forestry, Hue University, Hue, Vietnam.

Nguyen, M. T. T., Hoang, L., Nguyen, D. N. Q., & Hoang, K. (2021). Phu Yen cassava solutions for sustainable development. Phu Yen, Vietnam: Phu Yen Provincial People’s Committee.

Nguyen, V. A., Le, T. N., Nguyen, H., Do, T. T., Nguyen, H. T., Pham, H. T. T., Nguyen, H. T., Seki, M., & Le, H. H. (2021). Characterization of some popular cassava varieties in Vietnam. Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 3(124), 1-17.

Tran, Q. N., Hoang, K., Vo, T. V., & Kawano, K. (1995). Selection results of the new cassava varieties KM60, KM94, KM95 and SM937-26. In Proceedings of Vietnam Agricultural Research Workshop. Lam Dong, Vietnam: Ministry of Agriculture and Rural Development.

VNA (Vietnam National Assembly). (2018). Law No. 31/2018/QH14 dated on November 19, 2018. Law on crop production. Retrieved May 24, 2022, from https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Luat-Trong-trot-2018-336355.aspx.

VNFU (Central Vietnam Farmer’s Union). (2021). New rural magazine – Farmer’s scientist links take off together. Ho Chi Minh City, Vietnam: Youth Publishing House.

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
#cltvn #Vietcassava tích hợp thông tin Phú Yên Online I Kết quả bước đầu trong chọn tạo giống sắn kháng bệnh xem tiếp tin và ảnh tại https://baophuyen.vn/79/310545/ket-qua-buoc-dau-trong-chon-tao-giong-san-moi-khang-benh.html

Đề tài khoa hc, công ngh cp tnh Nghiên cu chn to ging sn năng sut tinh bt cao, kháng được sâu bnh hi chính, phù hp vi điu kin sn xut ti tnh Phú Yên đang nhn được s quan tâm ca ngành Nông nghip, h dân trng sn và m ra nhiu trin vng cho cây sn Phú Yên.

Đài Truyền Hình Phú Yên Khoa học và Cuộc sống tháng 11/2023 “Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên” https://youtu.be/gZZk9OL_4fg

Niềm vui được mùa. Năm giống sắn mới ở Phú Yên https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nam-giong-san-moi-tai-phu-yen/

Chương trình Sắn Việt Nam (Vietnam National Cassava Program VNCP) là một địa chỉ xanh của gia đình sắn. Gia đình sắn Việt Nam là một kinh nghiệm quý về sự liên kết chặt chẽ giữa các ‘bạn nhà nông’ chuyên gia nông học, thầy giáo cán bộ nghiên cứu sinh viên, các chuyên gia quốc tế cùng làm việc chặt chẽ với nông dân xây dựng mô hình điểm trình diễn, đó là chìa khóa cho sự bảo tồn và phát triển sắn bền vững. Chúng tôi đã cùng nhau đánh giá giống sắn mới và kỹ thuật thâm canh sắn thích hợp trên ruộng nông dân. Sự hợp tác chặt chẽ đã xâu chuỗi sự thành công bền vững cách mạng sắn Việt Nam.

SanTheGioivaVietnam

Cách mạng sắn Việt Nam (The cassava revolution in Vietnam) https://youtu.be/81aJ5-cGp28 là báo cáo chính. Ngoài ra, có năm ghi chú được lưu lại trong bài viết này. “Cây sắn và Việt Nam”. “Cây sắn và Tây Nguyên”; “Người lính cây sắn tuổi thơ”, ” Đến với Tây Nguyên mới”, “Chọn giống sắn Việt Nam” .



Sắn Việt Nam bài học quý .(Vietnam cassava achievement and learnt lessons).; “Cách mạng sắn Việt Nam” là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới được tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Sắn là cây trồng triển vọng của thế kỷ 21. Cây sắn và Việt Nam hiện tại và tương lai” đã được giáo sư tiến sĩ sắn Kazuo Kawano, nhà bác học và chuyên gia sắn hàng đầu sắn thế giới đã trao đổi khá bao quát và thú vị trong bộ phim nổi tiếng của hãng phim NHK Nhật Bản có hình ảnh tuyển chọn và bài viết dẫn đề kèm theo Cassava and Vietnam: Now and Then, mà chúng tôi đã lưu tóm tắt tại Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt Nam sách chọn. “Cách mạng sắn Việt Nam” là sự tiếp nối “Con đường lúa gạo Việt“. Năm câu hỏi bạn bè quốc tế thích chia sẻ kinh nghiệm thành công của cách mạng sắn Việt Nam là : 1) “Cây sắn và Việt Nam .Tại sao bạn lại chọn nghiên cứu giảng dạy về cây sắn?”; 2) “Cây sắn Việt Nam ngày nay quan trọng thế nào đối với người Việt và gia đình bạn?”; 3) “Cây sắn Việt Nam hiện tại và tương lai?” (Cassava and Vietnam: Now and Then). 4) “Sắn Việt Nam thành tựu và bài học thành công ?” (Vietnam cassava achievement and learnt lessons). 5) Sắn Việt Nam ngày nay có thuận lợi và khó khăn gì ; định hướng, giải pháp và kết quả chính?. Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng CMD, Mười kỹ thuật thâm canh sắn, là các giải pháp chính để bảo tồn và phát triển sắn bền vững?

CÂY SẮN VÀ VIỆT NAM

Sắn Việt Nam gắn bó mật thiết với đời sống kinh tế xã hội văn hóa người Việt tại nhiều vùng sinh thái. Sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây trồng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, chế biến tinh bột và hiện là nguyên liệu chính để chế biến nhiên liệu sinh học có lợi thế so sánh cao của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Năm 2018, toàn thế giới có 105 quốc gia sản xuất sắn với tổng diện tích 24,59 triệu ha, năng suất củ tươi bình quân 11,29 tấn / ha, sản lượng là 277,80 triệu tấn (FAO, 2020). Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng đứng thứ ba về sản lượng sau lúa và ngô. Năm 2018, diện tích sắn quốc gia đạt 513.000 ha, năng suất bình quân 19,19 tấn / ha, sản lượng 9,84 triệu tấn (FAO, 2020) Sắn Việt Nam là sự lựa chọn của nhiều hộ nông dân nghèo và những người sống trong điều kiện khô hạn, đất đai kém màu mỡ. Sản xuất, chế biến và kinh doanh sắn là sự lựa chọn của nhiều nông dân và doanh nghiệp chế biến, kinh doanh sắn nhờ lợi nhuận cao, dễ trồng, ít chăm sóc, chi phí thấp, dễ thu hoạch và chế biến. Sản xuất, chế biến, tiêu thụ, nghiên cứu và phát triển sắn hiện tại vẫn là cơ hội, triển vọng của nông dân và doanh nghiệp Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Sắn Việt Nam hiện nay phải đối mặt với nhiều rủi ro và hạn chế. Giải pháp chính là Tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao chống chịu bệnh virus khảm lá (CMD) và bệnh chồi rồng (CWBD); Cải tiến chuỗi sản xuất tiên thụ sắn; Bảo tồn phát triển sắn bền vững tại Việt Nam

CÂY SẮN VÀ TÂY NGUYÊN

Trong chiến tranh giải phóng và thống nhất tổ quốc trước năm 1975, Sắn Tây Nguyên là thức ăn chính của quân đội và người dân Tây Nguyên vùng giải phóng. Sắn là thức ăn chính độn cùng với rau và măng rừng nhiều tháng của người lính Tây Nguyên trong chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam khốc liệt. Sắn là người bạn thân thiết của người lính chiến trường mà khẩu phần ăn mỗi ngày của bộ đội nhiều năm chủ yếu là sắn ngô khoai độn thêm khoảng 1,0 – 1,5 lạng gạo. Người lính và sĩ quan quân đội đều đồng cam cộng khổ như nhau ăn uống đạm bạc, chỉ khác chút ít về chế độ. Mỗi đơn vị chúng tôi ở Tây Nguyên và miền Đông đi đâu cũng phải trồng 500 gốc sắn, đó là chỉ tiêu bắt buộc của mặt trận Tây Nguyên. Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, vị tướng già đức độ và tài năng, Chính ủy Bộ Tư lệnh tiền phương,Chủ nhiệm chính trị Mặt trận Tây Nguyên của chúng tôi, tại “Ký ức Tây Nguyên”   ông đã kịp chép lại bài thơ “Sắn Tây Nguyên và người lính” của ai đó mà ông đọc được và đại tá nhà văn Lê Hải Triều đã ghi lại.

Sắn Tây Nguyên và người lính

“Bọn tôi tới những nơi tưởng không có hơi người
Thì nương sắn lại hiện ra xoè lá vẫy
Sắn rồi sắn, cứ biếc lên như vậy
Khắp một vùng lũng hẹp, dốc cao
Như là sắn của trời cho

Muốn dỡ, có sao đâu
Dỡ để luộc,
dỡ để gùi,
được tất.

Một trung đoàn ư?
Một sư đoàn ư?
Thả sức!
Đây nồi sắn Thạch Sanh mà,
không thể hết, đừng lo!

Vào đây lần đầu xin bạn nhớ cho
Có thói quen của người đi trước ta để lại
Dỡ một gốc hãy trồng thêm mấy gốc
Gặp bom phạt cây nào,
nhặt cành gãy,
trồng thay.

Bọn tôi đi vào những rừng sắn ở đây
Cây mới nhú mầm,
cây đã tầm tay với.

Đội ngũ sắn cũng có nhiều lứa tuổi
Cũng như là trong đội ngũ chúng ta”.

Hoàng Kim thuở ấy là người lính Tây Nguyên và miền Đông và đã từng viết bài thơ “Câu cá bên dòng Sêrêpôk” và “Nhớ miền Đông”. Cây sắn gắn bó thân thiết với tôi từ tuổi thơ cơm ngày một bữa gian khổ đi học cho đến những ngày làm người lính chiến trường của Tây Nguyên và miền Đông khốc liệt mà tôi đã kể cho bạn nghe trong “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời “. Khi yêu tha thiết Tổ Quốc mình, yêu vô cùng người và đất này thì chúng ta mới có thể sống chết với Việt Nam và Cây Lương Thực sắn khoai ngô lúa.

Câu cá bên dòng Sêrêpôk

Bạn chèo thuyền trên sông Neva
Có biết nơi này mình câu cá?
Srepok giữa mùa mưa lũ
Sốt rừng, muỗi vắt, đói cơm.

Suốt dọc đường hành quân
Máy bay,
pháo bầy,
thám báo,
mưa bom.
Chốt binh trạm giữa rừng
Người bạn thân
Lả người
Vì cơn rét đậm.
Thèm một chút cá tươi,
Mình câu cá
Cho bữa cơm người thân
mà nước mắt
đời người
rơi, rơi…
mặn đắng.

Bạn ơi
Con cá nhỏ trên dòng Srepok
Đã theo dòng thác cuốn đi rồi.
Đất nước nghìn năm
Trọn lời thề
Sống chết thủy chung
với dân tộc mình
Muôn suối nhỏ
Đều đi về biển lớn.

(rút trong bài Từ Mekong nhớ Neva)


Nhớ miền Đông

Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nôn nao lòng lại giục lòng nhớ thương
Chân đi muôn dặm nẻo đường
Phải đâu cứ đất quê hương mới là

Đêm nằm nghe gió thoảng qua
Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê
Chợt dưng lòng lại gọi về
Vùng quê xa với gió hè miền Đông

Vục đầu uống ngụm nước trong
Nhớ sao Vàm Cỏ ngọt dòng sông xanh
Nhớ từ xóm Giữa xa em
Nhớ lên Bù Đốp, Lộc Ninh, xóm Chùa

Xa em từ bấy đến chừ
Một vầng trăng sáng, xẽ chia đôi miền
Em về Châu Đốc, Long Xuyên
Anh lên Srêpốc với niềm nhớ thương

Nằm đêm lưng chẳng tới giường
Nghe chao cánh võng giữa rừng đêm khuya
Chăm chăm theo nét bản đồ
Cùng anh, cùng bạn tiến vô Sài Gòn

Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nhớ em, nhớ bạn, thuỷ chung vẹn toàn
Phải vì vất vả gian nan
Của bao năm đặm nhớ thương đến rày …

Non sông những tháng năm này
Lọc muôn sắc đỏ cho ngày hội vui
Nhớ em trong dạ bùi ngùi …
Trông trời hoa, nhớ đất trời miền Đông”

NGƯỜI LÍNH CÂY SẮN TUỔI THƠ

Như bao người lính khác trở về sau chiến tranh, thầy Đào Thế Tuấn, anh Trần Mạnh Báo, anh Trần Ngọc Quyền, anh La Đức Vực,… và tôi đều chọn cây lương thực (lúa ngô sắn khoai để nghiên cứu và giảng dạy vì sắn khoai ngô lúa đều là máu thịt của đời mình. Tôi vinh dự làm người thầy khoa học xanh chiến sĩ nhận huy hiệu 40 năm tuổi Đảng ngày 4 tháng năm 2014 và đã từng xúc động phát biểu trước toàn thể Đảng bộ Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh : “Bao năm Trường Viện là nhà / Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương / Một đời người một rừng cây / Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng”. Gia đình nông nghiệp chúng tôi nhiều thầy bạn suốt đời chuyên tâm sắn khoai  mà tôi chỉ là một người trong đội ngũ đó. Sắn miền Đông, sắn Tây Nguyên, sắn miền Trung, sắn Tây Bắc Đông Bắc thực sự thân thiết trong đời sống văn hóa xã hội của người dân các vùng này.

Cây sắn là một phần máu thịt của người dân trung du và vùng núi Việt Nam, một phần máu thịt người lính trong cuộc chiến sinh tử. Tôi viết trên facebook cho  Lâm Cúc, Hoàng Đại Nhân, anh Phan Chi cùng những người bạn thân thiết của mình về bài sắn này “Đến với Tây Nguyên mới”, “Về nơi cát đá miền Trung”, “nhớ miền Đông” “Cách mạng sắn Việt Nam” Tôi chỉ mới phác thảo (notes) vì thấy quá cần thiết và ý nghĩ vụt đến mà chưa kịp chắp nối lại liền mạch. Tôi nay đọc lại các bài của Nguyên Ngọc, Văn Công Hùng , Hoàng Đại Nhân về Tây Nguyên mà bùi ngùi nhớ những người bạn đã mất như Trần Ngọc Quyền, Cao Xuân Tài, La Đức Vực, Phạm Trung Nghĩa  … mà các công việc của họ dấn thân cho người dân lam lũ và cây lương thực chưa kịp chép lại. Tôi nhớ nôn nao bài thơ “sắn Tây Nguyên” của thượng tướng Đặng Vũ Hiệp mà tôi không thể để lại chậm hơn nữa việc chép lại, rồi có thời gian tôi sẽ viết tiếp…

Với tôi “người lính cây sắn và tuổi thơ” là điều ám ảnh.

Sắn khoai là thức ăn thân thiết của tuổi thơ lứa chúng tôi ở những vùng quê nghèo khó. Gạo là thức ăn chính của 100% người dân Việt, ngô, khoai sắn là cửa ải của vấn đề lương thực, là thức ăn không thể thiếu của người dân và gia súc vùng cao. Đất thấp trồng lúa, nơi cao trồng màu. Nước lấy dân làm gốc. Dân lấy ăn làm trời. Bài học đầu đời từ tuổi thơ đến chiến trường đã ám ảnh chúng tôi những năm tháng không thể nào quên.

Giáo sư Norman Bourlaug cha đẻ của cách mạng xanh đã có một câu nói rất thấm thía: ” Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; Lời Thầy dặn tôi thật tâm đắc: “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.

Các anh Trần Ngọc Quyền, Cao Xuân Tài, La Đức Vực … và tôi đều là những người lính từ các vùng quê nghèo khó nhọc nhằn và các đơn vị khác biệt, lúc trở về học tiếp ở trường nông nghiệp và tốt nghiệp đại học đều lựa chọn gắn bó trọn đời mình với nghiên cứu hoặc giảng dạy cây lương thực sắn, khoai ngô lúa. “Trần Ngọc Quyền người lính và cây sắn” là một thí dụ điển hình của người lính trở về sau cuộc chiến tranh giải phóng và thống nhất Tổ Quốc. Anh Trần Ngọc Quyền đã gắn bó suốt đời với nghiên cứu phát triển cây sắn. Anh là tác giả chính của giống sắn KM94, KM60 được Nhà nước công nhận cấp quốc gia áp dụng toàn quốc, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nhiều địa phương và gia đình. Anh đã cùng đồng đội dấn thân thầm lặng cho đời sống người dân no đủ hơn như người lính không tiếc xương máu trên chiến trường cho đất nước sống mãi. Được mùa chớ phụ sắn khoai. Anh Trần Ngọc Quyền cùng chúng tôi tự hào lưu dấu đời mình là tác giả chính của gi61ng sắn KM94  chủ lực đầu tiên làm thay đổi hẵn diện mạo ngành sắn Việt Nam.

Một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học, nhà giáo, nhà khuyến nông, nhà quản lý và người dân lao động giỏi ngành sắn đã tự nguyện dấn thân, tận tụy, say mê cho sự bảo tồn và phát triển bền vững ngành sắn Việt Nam như thế. Nền tảng khoa học và nghệ thuật chọn tạo giống sắn tốt đến nghiên cứu hoàn thiện quy trình biện pháp kỹ thuật thâm canh sắn tổng hợp, phù hợp cho từng vùng từng vụ. Sự lựa chọn vụ trồng và thời điểm thu hoạch hợp lý cho giống sắn tốt nhất, cách bón phân cân đối hiệu quả, cách phòng trừ sâu bệnh chính hại sắn, cách tăng năng suất hạ giá thành sản phẩm sắn để nâng sức cạnh tranh cây trồng, đến sự kết nối sản xuất chế biến tiêu thụ hiệu quả để có thu nhập tốt hơn cho người dân. Đó là những kinh nghiệm và bài học thực tiễn nóng hổi, những bí quyết nghề nông và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp.

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI

Nguyễn Bạch Mai viết:” Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7. Hy vọng Lễ hội sẽ thành công và mang lại niềm vui cho người nông dân quê tôi”. Đến với Tây Nguyên chúng ta thật vui mừng đang cùng đi trong một đội ngũ tâm huyết, thao thức một niềm tin và ước vọng. Các ngành hàng nông nghiệp Việt Nam đangchuyển đổi và vươn tới mạnh mẽ đầy sức xuân.

Tôi bắt đầu ký ức Đến với Tây Nguyên mới bằng bài thơ Câu cá bên dòng Sêrêpôk .tôi viết tại binh trạm gần Buôn Đôn và ít năm sau, khi tôi đã về miền Đông thì đó là nơi rất gần trận Buôn Mê Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975, Chiến tranh Việt Nam Quân Giải phóng bắt đầu tiến đánh Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên, và chiếm lĩnh thị xã vào hôm sau. Tôi nhớ về Cách mạng sắn Việt Nam thành tựu và bài học là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới được tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016 trong đó có câu chuyện sắn Miền Đông, sắn Tây Nguyên “Người lính cây sắn tuổi thơ“.

Chúng ta cùng thăm sắn Tây Nguyên với tiến sĩ Nguyễn Bạch Mai, người có luận án tiến sĩ sắn năm 2018 ”Nghiên cứu kỹ thuật rãi vụ sắn tại tỉnh Đăk Lắk”. Đó là câu chuyện tìm giống sắn mới và kỹ thuật rãi vụ sắn thích hợp ở Tây Nguyên. Chuỗi công việc cải tiến hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn vùng Tây Nguyên, bảo tồn và phát triển sắn, vẫn đang tiếp nối. Đến với Tây Nguyên mới https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen-moi-2/

denvoitaynguyen

Dạy và học Giáo dục Văn hóa, Nông Nghiệp Việt Nam, Khoa học Cây trồng, Du lịch Sinh thái …  bước khởi đầu là phải  tìm hiểu con người, kế đến là thực sự sống với thiên nhiên, nghiên cứu các nét đặc trưng tiêu biểu nhất của vùng đất.

Đến với Tây Nguyên mới là đến với một thế hệ Tây Nguyên mới, Có những lớp sinh viên như thế : Lắng nghe chăm chú, hỏi thông minh, học và làm sáng tạo. Những câu chuyện về họ là câu chuyện đời thực như suối nguồn tươi trẻ, thao thiết chảy mãi không ngừng. Chúc các bạn nổ lực học tập để khởi nghiệp thành công.

denvoitaynguyen

Theo dấu chân của người dẫn đường. Chúng ta hãy cùng đọc kỹ bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleyku. Bác viết ở Hà Nội ngày 19 tháng 4 năm 1946 với lời thề đại đoàn kết toàn dân nay được khắc trên đá hoa cương đặt tại Quảng trường. Chúng ta đọc để cùng thấu hiểu và chung sức nổ lực cho sự kết nối con người các dân tộc Việt, cho Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai tỏa sáng và phát triển bền vững. Chúng ta hãy cùng đọc lại thật kỹ, chậm từng giọt chữ: “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên” của Cụ Nguyên Ngọc ở cuối bài Đến với Tây Nguyên mới

SẮN VIỆT NAM ACIAR CIAT và bản sắc

Chương trình Sắn Việt Nam (Viet Nam Cassava Program VNCP) là một địa chỉ xanh của gia đình sắn. Đó là một kinh nghiệm quý giá về sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân với ‘bạn nhà nông’, bao gồm các chuyên gia quốc tế với gia đình sắn Việt Nam cùng làm việc chặt chẽ với nông dân xây dựng mô hình điểm trình diễn, là chìa khóa của sự bảo tồn và phát triển sắn bền vững. Chúng tôi đã cùng nhau đánh giá giống sắn mới và kỹ thuật thâm canh sắn thích hợp trên ruộng nông dân. Sư hợp tác chặt chẽ đã xâu chuỗi sự thành công bền vững của Cách mạng sắn ở Việt Nam. https://youtu.be/81aJ5-cGp28

Chọn tạo và phát triển giống sắn năng suất cao có khả năng kháng bệnh CMD, thiết lập thí nghiệm thực địa cho mô hình sắn Việt Nam tại các vùng sinh thái chính trồng sắn là khẩn cấp, lâu dài và khó khăn nhất trong bốn mục tiêu nghiên cứu. Sáu yếu tố chính (6 M) của một dự án thành công, bao gồm: “Man Power con người” “Materials Vật liệu” “Market Thị trường” “Management Quản lý” “Method Phương pháp” và “Money Tiền”. Trong 6 yếu tố này, Man Power Con người” và “Material Vật liệu” là hai yếu tố quan trọng nhất. Sự tích hợp các dòng giống sắn kháng bệnh cải tiến vào các giống sắn năng suất cao nhất và ít nhiễm bệnh CMD của ‘sắn việt nam’ là sự tiếp nối những thành tựu và bài học trước đây .


Sắn Việt Nam hôm nay và ngày mai. Tiến sĩ Claude M. Fauquest là một trong các người bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á. Ý kiến tư vấn đặc biệt quan trọng của ông đối với Sắn Việt Nam tại đây Hình ảnh ghi nhận chuyến đi của tiến sĩ Claude M. Fauquest, Giám đốc Quan hệ đối tác Sắn toàn cầu Thế kỷ 21 (Director of the Global Cassava Partnership for the 21st Century – GCP21), CIAT, Apdo. Aereo 6713, Cali, Colombia, thăm nhà máy chế biến sắn Đăk Lăk, đánh giá hiện trạng canh tác sắn tại Đăk Lăk và Phú Yên tháng 8/2017.

Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). Sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể.
Câu chuyện của họ là câu chuyện đời thực của gia đình sắn Việt Nam, ACIAR, CIAT và bản sắc; Xem tiếp (See more) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-hom-nay-va-ngay-mai/

Sắn Việt Nam câu chuyện thành công, thành tựu bài học cần bảo tồn và phát triển. Tiến sĩ Reinhardt Howeler là người biên soạn rất nhiều sách sắn chuyên khảo với tác phẩm mới “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” Howeler R.H. and T. M. Aye 2015 (Nguyên tác: Sustainable Management of Cassava in Asia – From Research to Practice, CIAT, Cali,  Colombia, 147 p). Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai 2015; Quản lý bền vững sắn châu Á : Từ nghiên cứu đến thực hành. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Nhà Xuất bản Thông tấn, Hà Nội, Việt Nam, 148 trang. Tác phẩm này được đánh giá cao “Thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt” (The work summarized in this manual represents the best available advice from more than 50 years of combined research experience and work with farmers to understand their real-life challenges and opportunities. – Clair Hershey, CIAT Cassava program). Reinhardt Howeler là chuyên gia sắn nổi tiếng thế giới, người bạn lớn của nông dân trồng sắn châu Á có 23 năm kinh nghiệm làm việc vời nông dân châu Á và Việt Nam.  Ông đã được chính phủ Việt Nam trao tăng huy chương hữu nghị vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp Việt Nam năm 1997 đồng thời với tiến sĩ Kazuo Kawano.

Cassava and Vietnam: Now and Then” (Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó) là chủ đề của bộ phim cùng tên của hãng phim NHK Nhật Bản công chiếu năm 2009. Kazuo Kawano là người bạn lớn của nông dân trồng sắn Thế giới, châu Á và sắn Việt Nam, người đã đóng góp nhiều công sức với thực tiễn sản xuất sắn Việt Nam, biên soạn 11 sách, 157 bài báo khoa học và đoạt nhiều giải thưởng lớn quốc tế, trong đó có huy chương hữu nghị năm 1997 của chính phủ Việt Nam. Ông đã đúc kết một phóng sự ảnh . Gíao sư Kazuo Kawano là chuyên gia chọn giống sắn rất nổi tiếng. Hình ảnh trích dẫn dưới đây về giống sắn KM419 phổ biến trong sản xuất ở Tây Ninh năm 2009 và giống sắn tốt khảo nghiệm năm đó trên đồng ruộng. Câu chuyện sắn của giáo sư Kazuo Kawano là góc nhìn về sự bảo tồn và phát triển.sắn Việt Nam. 

Kazuo Kawano

KK and Kim in Tay Ninh at KM 419 field in Dec 2009. KM-94 is still the best for mono-culture cassava in Tay Ninh, Mr. Thanh agrees. But he is planting KM98-5 (tai xanh) and KM419 (tai do) extensively in his field, probably because being a new variety, KM98-5 and KM419 still offers good opportunities for planting stake sale. Kazuo Kawano và Hoàng Kim trên cánh đồng KM419 tháng 12 năm 2009. KM-94 vẫn là tốt nhất cho sắn trồng thuần ở Tây Ninh, ông Thanh đồng ý. Nhưng anh ấy đang trồng rộng rãi KM98-5 (tai xanh) và KM419 (tai do) trong cánh đồng của mình, có lẽ vì là giống mới, KM98-5 và KM419 vẫn mang lại cơ hội tốt để trồng bán cây giống. Giáo sư Kazuo Kawano kể lại.

Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). Sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể.
Câu chuyện của họ là câu chuyện đời thực của gia đình sắn Việt Nam.

SỰ KIỆN LÀM VIỆC VỚI NÔNG DÂN
giáo sư Kazuo Kawano


đã kể phóng sự ảnh “Cassava and Vietnam: Now and Then“: “Một điều nổi bật trong sự hợp tác của chúng tôi với các đồng nghiệp Việt Nam là sự sẵn sàng cấp bách của họ để làm việc chặt chẽ với nông dân. Điều này trái ngược với trải nghiệm Mỹ Latinh của tôi. Cánh đồng sắn gần Hà Nội, vào khoảng năm 1995. Loan, một người vợ nông trại, KK (Kazuo Kawano) và Hộ. Nghe từ nông dân ở Hà Tây năm 1996. KK và ông Chiến, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cây Có Củ, VASI. Loan điều hành một cuộc họp sắn ở Hà Tây vào năm 1996. Ngoan chủ trì một cuộc họp thôn ở Phổ Yên năm 1996. Thu hoạch thử nghiệm sắn trên thực địa ở Bắc Thái năm 1996; một hỗn hợp kỳ lạ của Ngoan (có lẽ đã là Giáo sư), sinh viên, nông dân,một bà già và một em bé. Đoàn tụ tại nhà ông Kiên ở Phổ Yên 13 năm sau đó”

READINESS FOR WORKING WITH FARMERS.
Kazuo Kawano
.

One thing outstanding in our collaboration with the Vietnamese colleagues is their acute readiness for working closely with farmers. This is in good contrast to my Latin American experience. Cassava field near Hanoi, circa 1995. Loan, a farm wife, KK and Ho.Hearing from farmers in Hatay in 1996. KK and Mr. Chien, Deputy Director of Root Crop Research Center, VASI.

Loan leading a town meeting in Hatay in 1996. Ngoan presiding a village meeting in Pho Yen in 1996. Harvest of a field trial in Bac Thai in 1996; a curious mixture of Ngoan (Professor to be), students, farmers, an old woman and a baby. Reunion at Mr. Kien’s house in Pho Yen 13 years later.. In Cassava Now and Then by Kazuo Kawano)

Cassava and Vietnam: Now and Then

(キャッサバとベトナム-今昔物語)

Kazuo Kawano

I visited Vietnam for a week this last December,  where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.

For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.

昨年の12月に、NHKの国際ドキュメンタリー番組の収録でベトナムを10年ぶりに再訪する機会があった。それは私が中心となって開発したキャッサバの多収性・高澱粉性の新品種群を20年 前に導入した事が引き起こした人々の生活向上の様子を、南から北へと訪ね歩く旅であった。今回の旅では、小農から出発して家を建て中農、富農となった多数 の人々、村の澱粉加工所の親父だったのが大工場のオーナーや実業家となっている幾人もの成功者、そして殆んど名前だけの研究員であったのが今や試験場長、 大学教授、副学長になっている昔の仲間達を訪ね歩いたが、その殆んどの人が私との再会を喜んでくれて、口々に新しいキャッサバ品種のおかげで自分達の生活 と境遇が革命的に良くなったと話してくれた。

私自身の記録のため、それにベトナムの昔の仲間からのリクエストに答える目的もあって、この20年間のベトナムの発展とキャッサバ生産の進展を絵物語風に書き留めることにした。これはその長い物語の始まりの章である。

Xem tiếp (See more) Cassava and Vietnam: Now and Then

SẮN VIỆT NAM ACIAR CIAT

Chương trình sinh kế và chuỗi giá trị sắn của ACIAR. ‘Thiết lập giải pháp bền vững cho bệnh sắn ở vùng Đông Nam Á’ là sự tiếp nối và hổ trợ đặc biệt cấp bách, cần thiết, hiệu quả, với tính khả thi cao cho sự bảo tồn và phát triển Cách mạng sắn ở Việt Nam. Tiến sĩ Jonathan Newby khuyến nghị giữa kỳ của AGB / 2012/078 và ASEM / 2014/053 vào tháng 1 năm 2018 về các giải pháp can thiệp khẩn cấp ngăn chặn dịch bệnh khảm lá sắn (CMD) và dịch bệnh chổi rồng (CWBD) : 1). nhân rộng các vật liệu trồng sạch bệnh và tích hợp với giám sát sâu bệnh; 2). hỗ trợ phát triển hệ thống cung cấp nguyên liệu trồng sạch bệnh; 3). phát triển các xét nghiệm chẩn đoán nhanh để cải thiện sâu bệnh và theo dõi bệnh; và 4). giới thiệu các dòng giống kháng bệnh cải tiến vào các chương trình nhân giống quốc gia. Đề xuất này tích hợp các khuyến nghị và hoạt động này vào dự án AGB/2018/172 hiện tại tập trung vào tìm hiểu thị trường, chuỗi giá trị và chính sách cho các công nghệ mở rộng nhằm cải thiện tính bền vững và lợi nhuận của ngành sắn. (Thông tin tại ACIAR Cassava Value Chain and Livelihood Program https://www.facebook.com/groups/1462662477369426/)

CASSAVA VIET ACIAR CIAT AND IDENTITY
(Hoang Kim review)

Cassava revolution in Vietnam achievements and lessons are valuable experiences. In Vietnam cassava is the third most important food crop after rice and corn. Vietnam cassava today is a promising export industry with an area of over half a million hectares and an export value of over one billion US dollars per year. The cassava revolution in Vietnam (The cassava revolution in Vietnam), with the participation of millions of cassava farmers, has achieved great transformation in productivity, output, use value and economic efficiency. , income of living, livelihoods and jobs for people nationwide. Vietnam cassava today and tomorrow continue a new revolution. The fight against the cassava leaf mosaic disease (CMD) and dragon bud disease cassava witches Broom Disease   (CWBD) with ACIAR’s cassava livelihood and value program. ‘Establishing sustainable solutions for cassava in mainland Southeast Asia’ is a continuation and support especially urgent, necessary, effective, with high feasibility for the preservation and development of Cassava Revolution in Vietnam. (see more Cách mạng sắn Việt Nam )

Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). Sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể.

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên

Tỉnh thức cùng tháng năm

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM

Sớm mai ngắm mai nở

Mặt trời hồng đang lên
Bài ca nhịp thời gian
Hoa Đất của quê hương


Hoàng Kim

Ban Mai Bình Minh An

#Banmai #BìnhMinhAn
#annhiên #hoangkimlong
#Thungdung #Khátkhaoxanh

#cnm365 #tinhyeucuocsong

#Banmai #BìnhMinhAn là thời điểm chuyển đổi. Khoảnh khắc quý hiếm duy nhất có được hình này : ‘Ký Tế xong rồi, Vị Tế chưa xong’. “Ở vào thời Ký Tế, việc lớn đã xong, còn những việc nhỏ cũng làm cho xong nữa, thì mới thật là hoàn thành. Hoàn thành rồi lại phải cố giữ được sự nghiệp, nếu không thì chỉ tốt lúc đầu thôi, rốt cuộc sẽ nát bét. Nghĩa là lúc trị phải lo trước tới lúc loạn. Kinh Dịch bắt đầu bằng hai quẻ Càn, Khôn, gốc của vạn vật; ở giữa là hai quẻ Hàm và Hằng, đạo vợ chồng, gốc của xã hội, tận cùng bằng hai quẻ Ký Tế và Vị Tế đã xong rồi lại chưa xong; như vậy là hàm cái nghĩa việc trời đất cũng như việc của loài người, không bao giờ xong, cái gì tới chung rồi lại tiếp ngay tới thủy. Mà đạo dịch cũng vậy không bao giờ hết. Dịch cho ta niềm hi vọng ở tương lai. Thật là một triết lý lạc quan“. (Nguyễn Hiến Lê, Kinh Dịch đạo của người quân tử, NXB Văn Học 1992, trang 433 & 439).

MINH TRIẾT CỦA ĐỨC PHẬT

Đức Phật dạy: Ba đức tính người bạn đáng thân cận (Sevitabbamitta): 1. Cho vật khó cho (Duddadam dadàti), tức là bố thí cao thượng. 2. Làm điều khó làm (Dukkharam karoti), tức là làm được điều cao quý mà khó ai làm được. 3. Nhẫn việc khó nhẫn (Dukkhamam khamati), tức là có nghị lực chịu đựng nghịch cảnh mà khó ai chịu đựng được. A.I. 286 Kho tàng Pháp Học https://www.facebook.com/PhatPhapBuddhadhammanew/reels/ Giúp người qua khốn khó Ai ngờ giúp chính mình. Gieo nhân lành quả tốt Đạo lý thật phân minh. (H.T. VIÊN MINH Những vần kệ tỉnh thức) https://www.facebook.com/reel/360881510280389

Tôi nhiều lần đến Ấn Độ, đã một lần may mắn tới được quê hương Phật, và tự mình trồng một nhánh Bồ Đề ở vườn nhà để nay cây đã lớn. Minh triết của đức Phật Lời Phật dạy trong lòng tôi là triết lý tình yêu cuộc sống, lắng đọng 27 khẩu quyết yêu thích, lan tỏa trong đời thường mà tôi thật sự tâm đắc.Tôi thích nên chép lại để đọc lại và suy ngẫm mà chưa thật rõ nguồn gốc của những lời này sự xác tín lời nói có ở sách nào, với ai, khi nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Người Thầy tâm thức trong tôi là Trúc Lâm Trần Nhân Tông. Người Thầy gần gũi tôi là Thiền Sư Lão Nông Tăng Tác phẩm khoa học mà tôi yêu thích là Bảy Kỳ Quan Phật Giáo Thế Giới

(Bạch Ngọc Hoàng Kim cảm đề)

LỜI PHẬT DẠY

An nhiên
CNM365

Thả cho nó bay.
Hòa nhã với tất cả
Chọn bạn mà chơi
Tình yêu cuộc sống
Yêu thương và Sống
Không ai có thể đi giúp ta.
Yêu quý hết thảy muôn loài.
Con nghĩ cái gì, con là cái đó.
Bỏ đi những hư danh giả tạm.
Hãy cho đi và con sẽ còn mãi.

Cây kim trong bọc có ngày lòi ra
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
Minh triết trước hết là tự biết mình.
Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con
Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục.
Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại..
Tin sâu Luật Nhân Quả hành Sống theo Thiện Pháp
Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con
Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu
Con không là những gì con nói mà là những gì con làm
Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức.
Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết chia sẻ
Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường
Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ.
Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành.
Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.

LỜI VÀNG TỪ TRÁI TIM

Tin sâu Luật Nhân Quả, hành Sống theo Thiện Pháp. Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin. Lời Phật dạy 27 khẩu quyết xếp theo trình tự trên là sự thường niệm của riêng mình để cho dễ nhớ dễ thuộc dễ thực hành. Chúng ta khi trãi nghiệm nên tùy chọn nhập tâm những điều yêu thích phù hợp tâm thức đời thường. Kinh Phật có nhiều giao thoa với các Tôn giáo khác. Giáo sư Mai Văn Quyền khuyên nên định tâm, dụng tâm, không nên đứng hai chân ở hai thuyền dễ nguy hiểm. “Mohamet và đạo Hồi” “Vua Solomon sách khôn ngoan” đã có những kiến giải khác

Kinh Hoán Dụ kể câu chuyện sau: Trên đường đi hành đạo, đức Phật gặp một nhóm người Bà La Môn. Những vị Bà La Môn này hỏi đức Phật: “Thưa Ngài Cồ Đàm, đạo của Ngài có phương pháp nào cầu xin không?”- Đức Phật trả lời: “Đạo của ta không có pháp cầu xin mà chỉ cần thấu hiểu nghiệp báo và tin sâu Luật nhân quả, rồi hành sống theo thiện pháp thì cuộc sống sẽ được an lạc hạnh phúc hiện tiền.”- Các vị Ba La Môn bèn nói: “Thế thì đạo của Ngài đâu có gì hay, đạo của chúng tôi có nhiều phương pháp cầu xin rất linh nghiệm.”- Nghe Vậy, Đức Phật liền dẫn các vị Bà La Môn đi tới trước một cái ao, sau đó, Phật ném một hòn đá xuống ao và bảo các vị Bà La Môn: “Các người cầu xin cho hòn đá nổi lên được không?- Các Bà La Môn: “Dạ thưa Ngài không được.”- Đức Phật hỏi: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại đá nặng hơn nước cho nên phải bị chìm.”Sau đó, Đức Phật đổ vài muỗng dầu xuống ao và bảo mọi người hãy cầu xin cho dầu chìm.- Các Bà La Môn đều đồng thanh thưa rằng: “không được.”- Đức Phật: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại dầu nhẹ hơn nước.”- Nghe xong, Đức Phật liền nói: “Đúng vậy, đá nặng cho nên chìm trong nước và dầu nhẹ cho nên phải nổi trên nước l, không có phép mầu nào để cầu xin thay đổi được những quy luật hiển nhiên như thế ! “Nhân quả là một quy luật công bằng trên cuộc đời mà theo duyên có thể đến sớm hay đến muộn.Dù bạn là ai, thuộc tôn giáo nào hay không tin vào một tôn giáo nào thì cũng không có ngoại lệ nào dành riêng cho bạn. Không có ông thần, bà thánh nào có thể ban phước giáng họa cho bạn, ngay cả Đức Phật cũng không làm được điều đó. Mọi hành động thiện ác đều do chúng ta làm ra và tự thọ nhận lấy theo nhân quả của nó“. Bằng trí tuệ giác ngộ, Đức Phật đã phân tích mọi việc theo đúng bản chất thật vốn có của nó, để mọi người nhận thức đúng đắn và ứng dụng. Phật là người thầy dẫn đường, đi hay không đi và đi như thế nào là việc của mỗi người trong chúng ta.

Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung đếm nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
‘Thanh nhàn vô sụ là tiên‘

ĐẠT MA TỔ SƯ QUA SÔNG

Đạt Ma
Úp mặt vào tường
Chín năm diện bích
chẳng thương … thân mình

Văn chương
Giáo ngoại biệt truyền
Thành tâm trực chỉ,
chẳng buông lời thừa

Hoa sen
Trắng một giấc mơ
Kiến tính thành Phật,
thờ ơ danh nhàm


#Thungdung
Bước tới an nhàn
Vui #dayvahoc
quẩy tiên
Dép trần


(Bạch Ngọc Hoàng Kim cảm đề)

TĨNH THỨC HOA SEN TRẮNG
Hoa sen trắng
Nhà văn Triết gia Ấn độ Osho


Tổ sư Bồ đề đạt ma đến với một chiếc giầy.

Triết gia Osho nổi tiếng người Ấn độ nói: Tôi cực lạc vì tên của Tổ sư Bồ đề đạt ma đã làm cho tôi phiêu diêu. Đã từng có nhiều chư phật trên thế giới, nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma sừng sững như đỉnh Everest. Cách hiện hữu của ông ấy, cách sống, và cách diễn đạt chân lí đơn giản là của ông ấy; nó là vô song.

Trong các chùa ở Miền tây thường bên cạnh thờ tượng Đức Phật, có thờ tượng của Tổ sư Bồ đề đạt ma. Tượng Tổ sư dễ nhận biết. Gương mặt một người hung dữ, vai đeo gậy. Trên gậy có chỉ một chiếc giày.Tổ sư Bồ đề đạt ma đã du hành từ Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền bá thông điệp của Đức Phật, người thầy của mình, mặc dầu họ sống cách nhau một nghìn năm.

Khi Tổ sư Bồ đề đạt ma đến Trung Quốc, Vũ Đế ra đón ông ấy ở biên ải. Mọi ngưỡi nghĩ rằng một chứng ngộ lớn đang tới! Và tất nhiên Vũ Đế đã tưởng tượng Tổ sư có nét gì đó giống như Đức Phật: rất hoà nhã, duyên dáng, vương giả. Tuy nhiên khi ông ta thấy Bồ đề đạt ma thì ông đã bị choáng. Tổ sư Bồ đề đạt ma trông rất thô thiển. Không chỉ thế, ông ấy còn có vẻ rất ngớ ngẩn. Ông ấy đến cây gậy đeo trên vai chỉ có một chiếc giầy.Vũ Đế bối rối. Ông ta đã tới cùng với cả đoàn triều đình với các hoàng hậu quí phi. Họ sẽ nghĩ gì khi ta ra đón một loại người như thế này? Ông cố gắng vì lịch sự bỏ qua điều đó. Và ông đã không muốn hỏi “Sao ông lại đến nước chúng tôi chỉ với một chiếc giầy?

Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma đã không để Vũ Đế yên. Ông ấy nói: -Đừng cố bỏ qua nó. Hãy hỏi và thẳng thắn ngay từ chính lúc đầu đi. Ta đã đọc được câu hỏi trong đầu ông rồi.Vũ Đế đâm ra lúng túng; sau cùng ông nói:-Vâng, ông đúng, câu hỏi này đã nảy sinh trong ta: Sao ông đến mà chỉ mang một chiếc giày?

Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Để mọi thứ vào cảnh quan đúng như từ chính lúc đầu. Ta là người vô lí! Ông phải hiểu điều đó từ chính lúc bắt đầu. Ta không muốn tạo ra bất kì rắc rối nào về sau. Hoặc ông chấp nhận ta như ta vậy hoặc ông đơn giản nói rằng ông không thể chấp nhận được ta. Và ta sẽ rời khỏi vương quốc của ông. Ta sẽ đi lên núi. Ta sẽ đợi ở đó đến khi người của ta đến với ta. Vũ Đế lúng túng. Ông đã mang theo nhiều câu hỏi khi đến đón Tổ sư. Nhưng ông băn khoăn có nên đưa chúng ra hay không? Ông nghi ngai câu trả lời là lố bịch. Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma một mức khăng khăng:-Ông hãy nên hỏi những câu ông đã mang tới đây.

Vũ Đế gượng gạo hỏi:-Câu hỏi đầu: Ta đã làm được nhiều phước đức…. Tổ sư Bồ đề đạt ma nhìn sâu vào trong đôi mắt của Vũ Đế. Một cơn lạnh toát chạy dọc sống lưng nhà vua. Ông nói:-Toàn những điều vô nghĩa! Làm sao ông có thể làm được nhiều phước đức ? Ông còn chưa nhận biết phước đức được hình thành từ nhận biết . Mà ông ngụ ý phước đức nào? Làm sao ông có thể tạo ra được phước đức? Phước đức chỉ được tạo ra từ Đức Phật.

Vũ Đế ngại ngần:-Việc ta nói làm nhiều phước đức. Ta ngụ ý rằng ta đã làm nhiều đến chùa, nhiều điện thờ cho Phật. Ta đã làm nhiều đạo tràng cho các khất sĩ Phật tử, các tín đồ, và tì kheo. Ta đã thu xếp cho hàng nghìn học sĩ để dịch kinh sách Phật sang tiếng Trung Quốc. Ta đã tiêu tốn hàng triệu đồng bạc cho việc phục vụ Đức Phật. Nhiều triệu khất sĩ xin ăn mọi ngày từ cung điện này nọ này trên khắp nước.

Và Tổ sư Bồ đề đạt ma cười. Vũ Đế chưa từng bao giờ nghe thấy tiếng cười như thế. Tiếng cười bụng có thể làm rung chuyển cả núi. Tổ sư cười sằng sặc và nói:-Ông đã hành động một cách ngu xuẩn. Mọi nỗ lực của ông đều đã là cực kì phí hoài. Sẽ không tạo ra kết quả nào từ nó cả. Đừng cố, và đừng tưởng tượng rằng ông sẽ được lên cõi trời thứ bẩy như các khất sĩ Phật giáo đã nói cho ông. Họ chỉ khai thác ông thôi.

Đây là chiến lược khai thác những người ngu như ông. Họ khai thác lòng tham của ông về thế giới bên kia, Họ vẽ cho ông những hứa hẹn lớn. Và lời hứa của họ không thể chứng minh là sai được vì không ai quay trở về từ thế giới bên kia để nói liệu những lời hứa đó có được hoàn thành hay không. Ông đã bị họ lừa rồi. Không có cái gì sẽ xảy ra từ điều mà ông nghĩ là việc làm phước đức. Thực ra, ông sẽ rơi vào địa ngục thứ bẩy, vì một người sống với những ham muốn sai như thế, người sống có ham muốn như thế, đều sẽ rơi vào địa ngục.

Vũ Đế e ngại. Ông cố gắng lái câu chuyện sang một chủ đề khác: -Vậy có cái gì linh thiêng hay không? Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Không có cái gì linh thiêng, cũng như không có cái gì là báng bổ. Linh thiêng và báng bổ, đều là thái độ của tâm trí, của định kiến. Mọi việc đều đơn giản như chúng vậy. Không cái gì sai và không cái gì đúng, không cái gì tội lỗi và không cái gì phước đức. Vũ Đế buồn bực:-Ông thật quá thể đối với ta và người của ta. Sau đó, Tổ sư Bồ đề đạt ma nói lời tạm biệt, quay lưng lại và đi lên núi.

Trong chín năm trên núi ông ấy ngồi quay mặt vào tường. Mọi người đến với ông bởi vì đã được nghe, biết về cuộc đối thoại này. Dù khoảng cách sống giữa Tổ sư và Đức Phật trong hơn một nghìn năm, nhưng về trung tâm Tổ Sư vẫn ở cùng Đức Phật. Tổ sư nói điều tinh tuý của Đức Phật – tất nhiên theo cách riêng của ông ấy, theo phong cách của ông ấy, Ngay cả Phật cũng sẽ thấy cách trình bày này đó là kì lạ.

Đức Phật là người văn hoá, phức tạp, và duyên dáng. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma chính là cái đối lập trong cách diễn đạt của Đức Phật. Tổ sư không là người mà là con sư tử. Tổ sư không nói, mà ông ấy gầm lên. Tổ sư không có cái duyên dáng mà Đức Phật có. Cái mà ông ấy có là sự thô thiển, dữ dằn. Không thanh nhã như kim cương; Tổ sư hệt như vĩa quặng: thô ráp tuyệt đối , không có một sự đánh bóng. Và đó là cái đẹp của ông ấy. Đức Phật có cái đẹp rất nữ tính, lịch sự, mảnh mai. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma có cái đẹp riêng . Cái đẹp của một tảng đá – mạnh mẽ, nam tính, không thể phá huỷ được, cái đẹp của một sức mạnh lớn lao.

Đức Phật toả sức mạnh, nhưng sức mạnh của Đức Phật rất im lặng, như tiếng thì thào, như làn gió mát. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma là cơn bão, sấm rền và chớp giật. Đức Phật đến cửa nhà bạn nhẹ nhàng không một tiếng động, bạn thậm chí sẽ không nghe thấy tiếng bước chân của ông ấy. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma, khi ông ấy đến nhà bạn, ông ấy sẽ làm rung chuyển cả ngôi nhà từ tận móng của nó. Đức Phật sẽ không lay bạn dậy ngay cả khi bạn đang ngủ. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma? Ông ấy sẽ dựng bạn dậy từ trong nấm mồ! Ông ấy đánh mạnh, ông ấy là chiếc búa.

Tổ sư là chính cái đối lập của Đức Phật trong cách diễn đạt, nhưng thông điệp của ông ấy với Đức Phật là một. Tổ sư cúi mình trước Đức Phật là thầy của mình. Tổ sư chưa bao giờ nói “Đây là thông điệp của ta”. Tổ sư đơn giản nói: Điều này thuộc về chư phật, chư phật cổ đại. Ta chỉ là sứ giả. Không cái gì là của ta, bởi vì ta không có. Ta như cây trúc hồng được chư phật chọn để làm chiếc sáo cho họ. Họ hát: ta đơn giản để cho họ hát qua ta.

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng”
(1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

*

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …


(1) Nguyễn Trãi, đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự
(2) Hoàng Kim bản dịch thơ Nguyễn Trãi, bài thơ ‘đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự’


(Bạch Ngọc Hoàng Kim cảm đề)

Lên non thiêng Yên Tử tôi nhớ câu thơ huyền thoại: “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu“. Núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Núi Yên Tử là đỉnh thứ hai của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ nối Việt Trì – Quảng Ninh là dải Tam Đảo rồi 99 ngọn Nham Biền của các dãy núi vòng cung Đông Triều tạo nên thế hiểm “trường thành chắn Bắc” của bề dày núi non hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

Kinh Dịch xem chơi,
365 ngày mê mãi.
Sách Nhàn đọc giấu,
câu có câu không.
Trước đèn 700 năm,
Yên Tử
Trúc Lâm
thăm thẳm tầm nhìn.

1
“Câu hữu câu vô,
Quay bên phải, ngoái bên trái.
Thuyết lý ầm ĩ,
Ồn ào tranh cãi.
Câu hữu câu vô,
Khiến người rầu rĩ.
Cắt đứt mọi duyên quấn quýt như dây leo,
Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt”.

2.
“Kinh Dịch xem chơi
Yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu
Trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”

3.
“Ở đời vui đạo thả tùy duyên
Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền
Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền”

(Trúc Lâm Trần Nhân Tông)

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình

Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

TỈNH THỨC NHỚ VIÊN MINH

Sống giác ngộ tỉnh thức
Tâm Ngọc Thầy trong con

Bạch Ngọc Hoàng Kim
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-nho-vien-minh/

Lão Nông Tăng trong ngôi cổ tự

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.


Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành Chùa Ráng giữa đồng xuân

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.


Hoàng Kim

NHỚ VIÊN MINH HOA LÚA

Tay men bệ đá sân đình
Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này
Đình làng chốn cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh.

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời.

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.

Tay men bệ đá sân chùa
Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này
Đình làng chùa cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.


Hoàng Kim

Đình Minh Lệ ban mai


Chùa Viên Minh còn gọi là chùa Ráng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Ráng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chua-rang-giua-dong-xuan

– Không làm các điều ác, làm các việc lành và giữ tâm thanh tịnh trong sáng là cách làm tăng trưởng tâm lực và phước lực.

– Phước lực phát sinh do bố thí cúng dường, nghiêm trì giới luật, giữ tâm thanh tịnh, cung kính, khiêm nhường, phục vụ, nghe pháp, chia sẻ pháp, hoan hỷ phước người khác làm, điều chỉnh nhận thức, bớt tham sân si, có lòng từ-bi-hỷ-xả.

…Phước trí thật sự chỉ có khi tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, trọn vẹn sáng suốt nơi thực tại thân thọ tâm pháp. Phước trí vô vi vô ngã này tự toả ra ảnh hưởng lợi lạc đến muôn loài một cách tự nhiên …”

Làm phước là cách để thoát khỏi tính ích kỷ và mở rộng tấm lòng vô ngã vị tha. Đồng thời qua việc làm đó học ra chính mình, học ra bản chất đời sống để phát huy trí tuệ và đạo đức…

()()()

Thân – tâm – trí thanh tịnh thì hết tội.

Có 3 cách:

– Giới diệt tội ở thân.
– Định diệt tội ở tâm
– Tuệ diệt tội ở trí.

Giới định tuệ còn được thể hiện cụ thể trong Bát Chánh Đạo:

– Thấy biết đúng
– Suy nghĩ đúng là tuệ
– Nói đúng, làm đúng, sống đúng là giới
– Siêng năng, không quên mình, tâm tĩnh lặng đúng là định.

《》《》《》

…Đạo Phật trí tuệ lấy tâm tỉnh giác để thấy ra thực tánh và sống với thực tánh ấy…”

Thầy Viên Minh
Trungtamhotong.org
Lành thay ()
Sadhu Sadhu Sadhu

_______((()))________

Pháp Thiện cùng với Phật Pháp Chia Sẻ và 9 người khác. spSdnorotet0f h105c78lh3am31588aiflltờ08l0a6cm704cf1gfhg90a5  ·

TỤNG CHÚ – LINH HIỂN – ĐỨC TIN…?

Hỏi: Thưa Thầy, có thật pháp môn tụng Chú là linh hiển? Có người tụng chú với đức tin lớn mà thay đổi cuộc sống. Điều này do ngẫu nhiên, do phước của người tụng hay do Chú có linh nghiệm?

Trả lời:

✓ Theo nguyên lý thì tụng gì không thành vấn đề, miễn khi tụng tập trung được tâm ý thì đều có năng lực.

✓ Sự tập trung này phần lớn có được nhờ đức tin vào tha lực.

✓ Luyện bùa, trì Chú, thôi miên, niệm Phật, niệm Chúa, thiền định, thần thông v.v… cũng đều cần có sức mạnh tập trung mới thành tựu.

✓ Tưởng đó là nhờ tha lực nhưng sức mạnh đó chính là do “nội lực tự sinh” mà có.

✓ Thực ra, tự lực và tha lực cũng chỉ là một khi đi đến tận cùng.

∆ Người sống chánh niệm tỉnh giác thường thận trọng chú tâm quan sát thực tại nên phát huy được năng lực giới định tuệ nội tại một cách tự nhiên, vô vi, vô ngã và vô lượng.

✓ Còn nếu tu luyện mà đạt được một năng lực nào đó thì cũng chỉ là hữu vi, hữu ngã và hữu hạn mà thôi.

✓ Nếu sở đắc đó do động lực tà kiến và tham ái thì dẫu có năng lực lớn lao đi nữa cũng chỉ hại mình hại người, như Devadatta có thần thông mà hại Phật nên đoạ vào địa ngục A-tỳ. Vì vậy cần phải nhận thức đúng mục đích của sự tu luyện các loại chú thuật, thôi miên, thiền định, thần thông… là gì mới được.

✓ Đừng xem trọng việc tu có đạt được năng lực gì hay không mà nên xem lại tu có đúng hay chưa.

~ Thực ra “năng lực lớn nhất của người tu là có thể chịu được sự rỗng không – không cần một năng lực nào cả”.

✓ Thay vì cố tu luyện để tìm cầu sở đắc một năng lực lý tưởng nào đó thì người chân tu buông hết mọi nỗ lực mong cầu trở thành bất cứ thứ gì, dù với đức tin tha lực hay với khả năng tự lực. Vì chỉ khi thấy mình còn yếu kém hay thiếu thốn thì mới mong cầu một năng lực để nương tựa. Nhưng điều đó chỉ làm giàu cho cái ngã ảo tưởng mà thôi! Do đó Đạo Phật không đặt nặng đức tin vào tha lực, cũng không tập chú vào nỗ lực cá nhân để rèn luyện thành gì cả mà mục đích tu hành chỉ là thấy ra Sự Thật mà thôi.

《》《》《》

Hỏi: Thưa Thầy, cho con hỏi niệm Phật, niệm Chú không phải để trừ tội tăng phước mà cốt lõi là để cho tâm thanh tịnh. Vậy khi tâm đã thanh tịnh, không niệm Chú, niệm Phật nữa mà chỉ để tâm trong lành sáng suốt thôi có phước đức không?

Trả lời:

✓ Niệm Phật, niệm Chú hay tu bất cứ phương pháp nào cũng chỉ là phương tiện giúp tâm bớt vọng động mà thôi, vọng động thì sinh tội lỗi, tội lỗi thì bất an, đau khổ, nên khi hết vọng động thì tâm trở lại bình thường, không còn bất an đau khổ nữa. Phương tiện giống như những toa thuốc chữa bệnh, tùy bệnh mà uống thuốc. Khi đã hết bệnh thì phải ngưng uống thuốc.

✓ Cũng vậy, khi tâm đã tịnh, trở lại bình thường tội chướng đã trừ thì còn dùng phương tiện niệm Phật, trì Chú làm gì nữa. Tội tiêu, tâm tịnh đã là phước báu lớn lao nhất rồi, còn niệm Phật, trì Chú để cầu phước làm gì, như vậy chẳng phải kẹt vào phương tiện sao?

(Trích Trà Đạo – Thầy Viên Minh)
Trungtamhotong.org
Namo Buddhaya.
Lành thay ()

#Chanhniem#Thayvienminh #Tinhgiac #Tinhthuc #Vothuong #Tinhtan #Phatphapnhiemmau #Phatphapvidieu #Gieoduyenphatphap #Duyenlanhphatphap #Chiasephatphap #Vonga #Theobuocchanphat #Songtrongthuctai #Phatphap #Phatphapbuddhadhamma #Thienphap #Anlac #Anlanh #Annhien #Buongxa #Tritue #Tuetri #Gioidinhtue #Hanhphuc #Giacngo #Giaithoat #Tubi #PhatphapBuddhadhammareels #Phapthien343reels

angkimlong.wordpress.com/category/nha-tran-trong-su-viet/

TRỜI MƯA QUA CỒN DƯA

Trời mưa qua Cồn Dưa
Linh Giang sông quê hương
Bến Lội Đền Bốn Miếu
Đá Đứng chốn sông thiêng


Hoàng Kim

TRẦN KHÁNH DƯ VẸN KIẾP

Ăn cháo nói càn khôn
Trần Khánh Dư vẹn kiếp
Tự do ngời tâm đức
Văn chương ngọc cho đời


Nhà Trần trong sử Việt
Thái Tông và Hưng Đạo
Lời dặn của Thánh Trần
Lời khuyên thói quen tốt


Lời Thầy dặn thung dung
Biết mình và biết người
Kế sách một chữ Đồng
Quốc Công đạo làm tướng


Tiết Chế đức dụng nhân
Trần Thánh Tông minh quân
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ
Trúc Lâm Trần Nhân Tông

Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đặng Dung thơ Cảm hoài
Đào Duy Từ còn mãi
Mai Hạc vầng trăng soi


Hoàng Kim

Sách “Văn đàn bảo giám” một pho sách quý của Trần Trung Viên sưu tập văn chương của 226 tác giả, trong đó 66 vị được ghi vào mục tiểu sử các bực thi hào Việt Nam. Sách do, Nhà Xuất Bản Văn học ấn hành năm 1999. Tác giả Trần Khánh Dư có bài thơ Bán than được chọn đăng tại trang 24 kèm tiểu sử .Hình ảnh (*) và nội dung nguyên văn như sau:

BÁN THAN
Trần Khánh Dư

Một gánh kiền khôn quẩy tếch ngàn
Hỏi chi bán đó, dạ rằng than
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp
Thử xem sắt đá có bền gan
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn
.

(*) “Trần Khánh Dư là tôn thất nhà Trần, phải cách chức ra ở Chí Linh (Hải Dương), đốt củi bán than Sau giặc Nguyên sang xâm, vua Trần Nhân Tôn cho đánh giặc nên bậc danh tướng” .

Bài thơ hay, xúc động, ám ảnh. Tôi đã mang theo đời mình “Chuyện bây giờ mới kể” suốt 50 năm qua. Hôm nay ngày mới, nhân việc đã sáng tỏ hơn nhiều điều uẩn khúc lịch sử qua tìm tòi khảo cứu, nay Trà sớm với bạn hiền. Tôi đọc lại và suy ngẫm chiến công Trận Vân Đồn, cuộc đời Trần Khánh Dư lừng lẫy với thời gian. Đây là đòn chiến dịch quyết định chế thắng của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư là tướng thủy trực tiếp chỉ huy đánh đắm đoàn chiến thuyền chở mười bảy vạn thạch lương của Trương Văn Hổ tại sông Mang. Trận Vân Đồn với một loạt chiến dịch khác do Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là tổng chỉ huy cùng hai vua với quân dân thời Trần đã đem lại.chiến thắng vang dội trong Chiến tranh Nguyên Mông–Đại Việt lần 3. Tác phẩm “Bán than” văn chương ngọc cho đời của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư (124–1340) là kiệt tác soi tỏ cuộc đời nhân huệ kỳ tài, tình duyên và vận mệnh của ông.


Trần Khánh Dư vẹn kiếp , Phạm Ngũ Lão “Thuật Hoài“, Nguyễn Trãi “Dục Thúy Sơn“, Đặng Dung thơ “Cảm hoài” là các bài thơ nổi tiêng đã trên bảy trăm tuổi, sánh với kiệt tác Đỗ Phủ thơ mưa lành; Lý Bạch thơ trăng sáng, Mạnh Hạo Nhiên xuân hiểu; Trần Tử Ngang thơ Người, trở thành những tác phẩm văn chương đích thực bền vững với thời gian;. xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-khanh-du-ven-kiep/

ĂN CHÁO NÓI CÀN KHÔN

Hai ông ăn cháo nói chuyện càn khôn (1)
Bánh đúc Chợ Đồn cháo ngon Đồng Hới
Minh sư Hưng Đạo thấu hiểu Khánh Dư
Nhớ chuyện Vân Tiên yêu thương Lão Quán
Binh thư yếu lược chọn tướng cực tài (2)
Bát quái tùy thời lời dẫn kiệt tác (3)
Lửa hương vẹn kiếp sắt đá bền gan (4)
Đá Đứng sông thiêng (5) Linh Giang Minh Lệ


Hoàng Kim vào góp chuyện với Cụ Nguyễn Quốc Toàn, thiền sư giữa đời thường, (xem Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn) và anh Rúc Hung, chuyên gia ngôn ngữ văn hóa “ăn cháo nói càn khôn” (xem thư tịch anh Ruc Hung), đưa chuyện “Bán than” “Trần Khánh Dư” ra bàn luận. Mời quý thầy bạn theo đường dẫn Ăn cháo nói càn khôn để rõ thêm các ghi chú mà Hoàng Kim trao đổi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/an-chao-noi-can-khon/. Cụ Nguyễn Quốc Toàn ngày 9 tháng 3 năm 2021 trong bài·”Với Hoàng Kim” đã trao đổi rằng Cụ nhận xét về bài thơ “Chuyện đồng dao cho em” “Ăn cháo nói càn khôn” : 1) Theo từ điển tiếng Việt: “Đồng dao là lời bài hát dân gian truyền miệng của trẻ em, thường kèm một trò chơi nhất định”. Bài thơ của Hoàng kim nói đến những địa danh ở Quảng Bình, những nhân vật lịch sử thời Trần, Bát quái trong kinh dịch, những món ngon ở Ba Đồn, Đồng Hới… nên không thể gọi là đồng dao cho trẻ em được.- Chưa rõ Hoàng Kim dựa vào tứ thơ nào để triển khai thành bài thơ “Chuyện đồng dao cho em”. Ý thơ nhảy từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác không liên quan gì nhau. Đang “Bánh đúc chợ Đồn cháo ngon Đồng Hới” liền ngay với “Minh sư Hưng Đạo thấu hiểu Khánh Dư”. Tác giả có sự thăng hoa cảm xúc về quê nhà, về lịch sử đất nước, về những danh nhân…nhưng ngần ấy ý tưởng không thể nói hết trong 64 từ (của bài thơ) nên mới dồn nén câu chữ đến như vậy chăng ?? 3- Cũng do phải dồn nén nên tác giả đã dùng 5 chú thích cho 8 câu thơ. Tổng cộng số chữ chú thích là 3712, gấp 58 lần số chữ của bài thơ. Đây là sự lạ.Tương truyền giáo sư Hà Văn Tấn chú thích sách Dư điạ chí của Nguyễn Trãi bằng số chữ của bản gốc, tưởng đã kinh khủng. Nhà thơ Hoàng Kim lại còn gấp 58 lần thì cổ kim đông tây hiếm ai chú thích với tỷ lệ như vậy. 4)- Tuy nhiên cái sự lạ của Hoàng Kim làm bu thấy lý thú, nhất là hai câu đầu:. “Hai ông ăn cháo nói chuyện càn khôn Bánh đúc chợ Đồn cháo ngon Đồng Hới” Hai câu thơ tả chân mà đượm vẻ hài hước.. Đúng là bulukhin (là cụ Nguyễn Quốc Toàn) được bạn Ruc Hung chiêu đãi cháo “ba trong một” tuyệt ngon ở Đồng Hới. Ăn cháo và bàn chuyện trên trời (càn) cùng chuyện dưới đất (khôn). Hoàng Kim thưa với cụ Nguyễn Quốc Toàn rằng: Thơ Đồng dao là thể thơ có nhịp đồng dao, với vần điệu vui tai, ẩn chứa giá trị giáo dục bình dân mà sâu sắc Nhiều minh sư khéo vận dụng lối diễn đạt này qua các tích cổ dân gian. Chuyện đồng dao cho em Trần Khánh Dư vẹn kiếp “Ở với lửa hương cho vẹn kiếp. Thử xem sắt đá có bền gan” là một công án thực sự tuyệt vời, và ngay cả học sinh giỏi văn thời ấy và thời nay cũng rất khó kiến giải xác đáng nếu không có được một kiến văn và sự trãi nghiệm sâu sắc.Sách “Văn đàn bảo giám” giới thiệu bối cảnh bài thơ vỏn vẹn có bốn dòng “Tiểu sử Trần Khánh Dư” ghi Trần Khánh Dư là tôn thất nhà Trần, phải cách chức ra ở Chí Linh (Hải Dương), đốt củi bán than. Sau giặc Nguyên sang xâm, vua Trần Nhân Tôn cho đánh giặc nên bậc danh tướng”. Tích truyện ngắn như vậy, nhưng văn sử Việt đến nay đã tốn biết bao giấy mực để nhận thức cho đúng sự thật. Bài thơ “Bán than” không dễ dàng phân tích và bình luận: “Một gánh càn khôn quẩy tếch ngàn,/Hỏi chi bán đó, gửi rằng than /Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,/ Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn./ Ở với lửa hương cho vẹn kiếp, /Thử xem sắt đá có bền gan./ Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác,/Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn”

TRẦN KHÁNH DƯ VẸN KIẾP

Ngọc Quan Âm
Hoàng Kim

Tỉnh thức càn khôn chốn đại ngàn
Ngọc lành vàng đá giữa lầm than
Hoàng Thành trọn vẹn tinh hoa tốt
Trúc Lâm gìn giữ lửa hương tàn
Vận chuyển thời cơ lưu vẹn kiếp
Mệnh nung tâm huyết chí bền gan
Nhờ ai lem luốc tròn duyên nghiệp
Đất cảm trời thương thấu kẻ hàn.

Nhân Huệ Vương vẹn kiếp là kỳ tài Việt “Ở với lửa hương cho vẹn kiếp. Mà xem sắt đá có bền gan”. Trần Khánh Dư bình sinh là người thế nào? Vì sao ông là “Thiên Tử Nam” của vua Trần, đích tôn của Thống Quốc Thái Sư Trần Thủ Độ, đã là danh chính thừa kế tông thất linh địa truyền đời tại Đền Gốm Chí Linh lại là ngôn thuận tổ sư của phát tích vượng địa nghề cói ở An Trung, Hà Nam nơi ông mở mới bến sông đồng ruộng?

Trần Khánh Dư, hiệu là Nhân Huệ Vương, là một chính khách, nhà quân sự Đại Việt dưới thời đại nhà Trần. Đền thờ chính của ông tại Đền Gốm ở khu dân cư Linh Giàng, phường Cổ Thành (TP Chí Linh) ảnh http://baohaiduong.vn/di-tich/nhan-hue-vuong-tran-khanh-du-va-2-di-tich-143251. Đền thờ khác của ông ở trại An Trung, Hà Nam nơi ông khai hoang lập ấp, bỏ tiền nhà ra giúp vốn cho dân, hướng dẫn dân trồng cây cói và làm nghề dệt cói Ông mất năm 1340, hưởng thọ 100 tuổi, trãi 5 đời vua. Nơi mất và lửa hương ông quanh năm tại đền thờ trên nền nhà xưa của ông. Nơi đó có bức đại tự “Uống nước nhớ nguồn” và đôi câu đối “Nhân Huệ Vương mở mới bến sông, đồng ruộng tốt tươi nay vẫn đó Họ Bùi Nguyễn theo nền nối chí, cửa nhà đông đúc trước còn đây” Hoàng Kim viết bài “Trần Khánh Dư vẹn kiếp” nhân đọc “Trần Khánh Dư” của Lưu Sơn Minh là Sách hay thầy bạn quý, Tiếng vọng của thời gian với sự đồng cảm “Năm tháng đó là em” : Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư vẹn kiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-khanh-du-ven-kiep

Văn chương ngọc cho đời
BAN MAI CHÀO NGÀY MỚI

Chốn thiêng bàn chính hướng ban mai
An tĩnh thanh tâm đón nắng trời
Gió mát thư nhàn tươi khóm trúc
Đất lành bình thản đọng sương mai
Một bầu ngọc bích quang mây ửng
Hai túi càn khôn đức với đời
Vui cụ Trạng Trình nơi đồng rộng
Chọn tìm giống tốt thú riêng vui


GIÁC NGỘ THIỆN PHƯỚC ĐỨC

Không đèn không điện vẫn ban mai
Rằm chính đêm nay với gió trời
Bắc Đẩu Kim Tinh soi lối chính
Nam Tào Vệ Nữ tỏ hôm mai
Tây phương phật tánh ngời tâm đức
Đông phong pháp nhẫn sáng duyên đời
Bồi đức tăng thân chăm giáo dưỡng
Dưỡng phước thiện lành học an vui


CHÍNH NGỌ ĐOÁN KINH DỊCH
Hoàng Kim


Chính Ngọ thuận thời chẳng sái đâu
Sửu vừa tới trước các thời sau
Phước lao động dốc lòng tứ mã
Thương hiền tài vững chí ngựa trâu …
Giáo dưỡng lòng dân cơ hội chóng
Chăm lo thế nước nhiệm kỳ lâu
Mã đáo thành công bền sức ngựa
Kinh Dịch xem chơi Ngọ đứng đầu


Hoàng Kim

THƠ XUÂN MÙA ĐOÀN VIÊN

Ngày giáp Tết, đất trời Nam tuyệt đep. Nắng tươi vàng, mai bừng nở lung linh. Hành trình xanh, hoa rộn ràng sắc thắm. Búp lộc xuân. nghe nhựa ứa lên cành. Giờ tan học, con như chim về tổ. Bao yêu thương, cha mẹ ngóng con về. Muôn lời chúc, rộn ràng nghe xuân đến. Xa bạn thầy, náo nức buổi về quê. Phiên chợ Tết, người đi như trẩy hội. Ai cũng xuân, vui vẻ những câu chào. Dẫu khó nhọc, lo toan hằn khoé mắt. Cận Tết rồi, nên chỉ thấy niềm vui. Xuôi phương Nam, tôi tìm thăm Hai Lúa. Thắm tình thân, thầy bạn buổi tất niên. Địa chỉ xanh, dẫu xa mà gần gũi . Mừng xuân này công việc gằn bền thêm. Viên ngọc ước, trong ngần như hạt gạo. Chén cơm ngon, thơm bếp lửa gia đình. Hạnh phúc lớn, trong niềm vui bình dị. Cùng ruộng đồng, bạn quý với chân quê (Thơ và ảnh Hoàng Kim).

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

😍Tết về nhà hạnh phúc
Lắng lòng trong yêu thương
Tâm thành vui xuân mới
An nhiên khỏe thanh nhàn

Hiểu Người nhiều khổ lụy
Biết Đời gắng vươn lên
Tinh thần luôn phúc hậu
Hoa quả thơm hương nhà

Hoàng Kim

BAN MAI CHÀO NGÀY MỚI

Xuân đưa Tết đến thật duyên thơ
Nước tưới cây chăm chẳng dám ngơ
Quốc Tuấn Trạng Trình gieo giải lụa
Hoàng Thành Phước Đức dệt đường tơ
Trúc Lâm đất cảm cây đương mộng
Bạch Ngọc trời thương chí vẫn mơ
Trăm năm công nghiệp cầu ân đức
Tỏ Ngọc Quan Âm thỏa đợi chờ


Hoàng Kim

Hoa Bình Minh Ngày Mới

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Ban mai chào ngày mới
Tỉnh thức cùng tháng năm
Vớt Trăng nhàn nét bút
Sớm Xuân thơ giữa lòng.


Vu Lan bài học
Hoàng Thành bao đổi thay
Trời xanh tầm nhìn sáng
Đất Mẹ thương lời hiền

ĐỒNG XUÂN LƯU DẤU HIỀN
Hoàng Kim


Một vùng đất thiêng cổ tích
Tùng Châu, Châu Đức, Đồng Xuân
Một giấc mơ lành hạnh phúc
Lời thương thăm thẳm giữa lòng.

Dấu cũ hiền tài lắng đọng
Dòng sông thế núi không quên
Chuyện “Đào Duy Từ còn mãi
Đời “Châu Văn Tiếp Phú Yên

Đồng Xuân, Tùng Châu, Châu Đức
Sắn biếc lúa xanh tâm hồn
Thương núi Lương Sơn tá quốc
Nhớ sông Kỳ Lộ Phú Yên

2

Thân thiết thương người hiền cũ
Tháng năm nhanh thật là nhanh
Tùng Châu, Hoài Nhơn, Phụng Dụ
Dừa xanh, sắn biếc tâm hồn

Cứ nhớ thương thầm dấu cũ
Dòng đời đâu dễ nguôi quên
Chuyên “Đào Duy Từ còn mãi
Đồng xuân lưu dấu người hiền

Một giấc mơ lành hạnh phúc
Tùng Châu, Châu Đức, Đồng Xuân
Một góc vườn thiêng cổ tích
Lời thương thăm thẳm giữa lòng

VIẾNG MỘ ĐÀO DUY TỪ

Đời trãi năm trăm năm
Thương người hiền một thuở
Hậu sinh về chốn cũ
Thăm vườn thiêng thiên thu.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ?
Đầy trời hoa tuyết bay

Lồng lộng vầng trăng rằm
Một vườn thiêng cổ tích
Người là ngọc cho đời
Tháng năm còn nhớ mãi.

Hoàng Kim về dâng hương Đào Duy Từ ở đất Tùng Châu xưa. Tôi vượt đường xa lặng lẽ về chốn xưa lần đi trong tĩnh lặng theo dấu những trang ghi chép huyền thoại để thấm hiểu sự nhọc nhằn khởi nghiệp của bậc anh hùng, tấm lòng của ông đối với nước với dân. Dấu ấn thời gian phôi pha chỉ những giá trị trung hiếu vẹn toàn là lắng đọng.Tôi thăm Đình Lạc Giao Đắk Lăk, Lũy Thầy Quảng Bình, quê hương cụ Đào ở Thanh Hóa và nơi đây Tùng Châu Đào Duy Từ nơi đồng xuân lưu dấu người hiền. Đào Duy Từ (1572 –1634) là nhà quân sư danh tiếng của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, bậc kỳ tài chính trị quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, khai quốc công thần số một được thờ ở Thái Miếu của nhà Nguyễn. Hàng năm ngày giỗ Đào Duy Từ là vào ngày 17 tháng 10 âm lịch (nhằm ngày 13 đến 23 tháng 11 dương lịch tùy theo từng năm). Đào Duy Từ bắt đầu thi thố tài năng từ lúc Cụ 53 tuổi cho đến năm Cụ 62 tuổi thì Cụ mất. Chín năm ngắn ngủi ấy (1625-1634) Cụ đã kịp trao lại năm kỳ tích phi thường còn mãi với non sông. Mộ cụ Đào Duy Từ nằm khiêm nhường giữa vườn sắn KM94 xanh tốt tại thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định . Phía trước lăng mộ của Cụ là hai trụ đá lớn, chẳng rồng chẳng phụng , đỉnh tạo dáng búp sen. Cuối mộ Cụ cổ thụ thì hoang phế vì triều đại đổi thay nhưng dừa sắn thì tươi xanh bên mộ đá. Đào Duy Từ còn mãi với non sông

NHỚ NGƯỜI HIỀN MỘT THUỞ

Đào Duy Từ sinh năm 1572 ở làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tỉnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Thời ấy, Nguyễn Hoàng, chúa khởi nghiệp nhà Nguyễn, có quê tại huyện Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung). Nhà thờ họ Nguyễn hiện ở đình Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Ông Nguyễn Hoàng là con thứ hai của ông Nguyễn Kim (tức Hữu vệ Điện tiền Tướng quân An Thanh hầu Nguyễn Hoằng Kim) cháu của ông Nguyễn Hoằng Dụ, chắt của ông Nguyễn Văn Lang, đều là các trọng thần của nhà Lê. Nguyên khi xưa ông Nguyễn Kim khởi nghĩa giúp nhà Lê đánh nhà Mạc đã lấy được đất Thanh Nghệ nhưng khi thừa thắng đem quân ra đánh Sơn Nam thì bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đánh thuốc độc chết, binh quyền giao lại cho con rể Trịnh Kiểm. Người anh của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm kiếm chuyện giết đi vì sợ đức độ và tài năng của hai anh em nhà vợ đoạt mất quyền mình. Nguyễn Hoàng sợ Trịnh Kiểm ám hại nên đã hỏi kế của Nguyễn Bỉnh Khiêm và được Trạng Trình bảo rằng “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Ông đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa từ năm 1558.

Năm Đào Duy Từ ra đời thì Trịnh Kiểm vừa mới mất (1570) trao quyền lại cho Trịnh Cối để lo việc đánh dẹp. Trịnh Cối say đắm tửu sắc, tướng sĩ nhiều người không phục. Trịnh Tùng, con thứ của Trịnh Kiểm, đã rước vua Lê về đồn Vạn Lại và công khai chống lại anh ruột, Nhân lúc anh em họ Trịnh đánh nhau, Mạc Kính Điển cùng với các danh tướng Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn đem 10 vạn quân vào đánh Thanh Hóa. Trịnh Cối liệu thế không địch nổi đã đầu hàng Mạc. Trình Tùng đưa vua về Đông Sơn, phòng ngự chắc chắn, liều chết cố thủ. Mâc Kính Điển đánh mãi không được, lâu ngày hết lương, phải rút quân về. Trình Tùng oai quyền vượt vua, Anh Tông lo ngại tìm cách giết Trịnh Tùng. Mưu việc không thành, vua sợ chạy vào Nghệ An, bị Trịnh Tùng lập vua mới Thế Tông Lê Duy Đàm bảy tuổi lên làm vua và cho người truy sát giết chết vua cũ. Suốt 10 năm 1573-1583 Trịnh Tùng cố thủ vững chắc Thanh Hóa. Sau khi Mạc Kính Điển mất (1579) thế lực hai bên thay đổi. Năm 1591, Trịnh Tùng cử đại binh đánh ra Thăng Long, bắt được Nguyễn Quyện, phá hào lũy và rút về Thanh Hóa. Vua Mạc Mậu Hợp say đắm vợ người, bạc đãi tướng sĩ, làm nát cơ nghiệp nhà Mạc. Tướng nhà Mạc là Văn Khuê về hàng nhà Lê. Trịnh Tùng đem đại binh trở lại Thăng Long, đánh tan quân Mạc, giết Mạc Mậu Hợp. Nhà Mạc mất ngôi. Con cháu nhà Mạc giữ đất Cao Bằng được ba đời nữa. Vua Lê chỉ còn trên danh nghĩa được cấp bổng lộc thượng tiến, thu thuế 1000 xã và 5000 lính túc vệ và chỉ thiết triều tiếp sứ. Mọi việc lớn nhỏ đều do chúa Trịnh điều hành. Họ Trịnh tôn Lê vì sợ nhà Minh sinh sự lôi thôi và sợ những kẻ chống đối lấy cớ phù Lê, hơn nữa họ Nguyễn có thế lực mạnh và họ Mạc còn đang giữ đất Cao Bằng .

Năm 1572, nhân lúc anh em Trịnh Cối, Trịnh Tùng đánh nhau, nhà Mạc đem quân đánh Thanh Hóa và cho một cánh thủy quân do tướng Lập Bạo chỉ huy đánh Thuận Hóa. Nguyễn Hoàng đã cho gái đẹp Ngô thị giả cách đưa vàng bạc đến cầu hòa, dụ Lập Bạo ra ái ân trên bãi biển vắng. Lập Bạo không đề phòng nên bị quân Nguyễn trong cát nổi lên giết chết. Quân Mạc bị đánh tan. Nguyễn Hoàng từ năm 1592 đến năm 1600, đã kéo quân ra Bắc giúp Trịnh diệt Mạc và lập được nhiều công to nhưng Trịnh Tùng luôn để ý đề phòng và Nguyễn Hoàng đã không thể có cớ gì để trở lại đất cũ. Năm 1600 nhân dịp đi đánh giặc, Nguyễn Hoàng đã theo đường biển về lại Thuận Hóa. Sợ họ Trịnh nghi ngờ, ông đã gả con gái Ngọc Tú cho Trịnh Tráng là con trai thứ của Trịnh Tùng. Năm 1613, Nguyễn Hoàng sắp mất, gọi người con thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên vào dặn rằng: “Đất Thuận, Quảng này, bên bắc thì có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, bên nam có Hải Vân và núi Bì Sơn, thật là một nơi trời để cho người anh hùng dụng võ. Vậy ta phải thương yêu nhân dân, luyện tập quân sĩ để mà gây dựng cơ nghiệp về muôn đời”/ Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp cha giữ đất phương Nam, theo đúng lời di huấn của cha “thương yêu nhân dân, luyện tập quân sĩ”, bên ngoài kính cẩn nhận chức do vua Lê phong cho, giữ hòa hiếu với anh rể Trịnh Tráng, nhưng bên trong đã ngầm súc tích nội lực, tỉnh táo đối phó với mưu mô giảo hoạt tìm mọi cách thôn tính, khống chế của họ Trịnh.

Đào Duy Từ với tầm nhìn xa rộng và nhãn quan chính trị sâu sắc đã nhận ra tình cảnh trớ trêu trên. Hình thái Lê Trịnh, Mạc, Nguyễn thời ấy thật giống như “Tam Quốc”: Họ Trịnh noi cách Tào Tháo mượn uy thiên tử để sai khiến chư hầu. Họ Mạc tuy sức cùng lực kiệt nhưng được nhà Minh hậu thuẫn Nhà Minh luôn rình đợi thời cơ để can thiệp vào nước ta như cách “giúp Trần, cầm Hồ” của triều trước. Họ Nguyễn giữ đất phương Nam chân chúa lô rõ, hiền tài theo về. Đào Duy Từ như Ngọa Long ở Long Trung ẩn nhẫn đợi thời. Ông chỉ quyết định vào Nam khi đã định rõ minh quân, danh tướng, chiến lược, sách lược các đối sách trước mắt và lâu dài của bàn cờ lớn.

Lịch sử ghi nhận rằng Đào Duy Từ có bố là Đào Tá Hán, trước làm lính cấm vệ trong triều Lê Trịnh, bị phạm húy khi làm thơ đã dám nói tên của chúa Trịnh Kiểm nên bị phạt đánh đòn và đuổi về nhà làm dân thường. Bố của ông sau trở thành kép hát nổi tiếng khắp vùng và kết duyên với bà Vũ Thị Kim Chi ở làng Ngọc Lâm. Đào Duy Từ được sinh ra ở làng Hoa Trai, khi ông lên 5 tuổi thì bố bị bệnh mất, người mẹ ở góa, tần tảo nuôi con ăn học. Theo luật lệ của triều đình bấy giờ thì con cái những người làm nghề ca xướng đều không được quyền thi cử. Bà Kim Chi tiếc cho tài học của con nên đã nhờ viên xã trưởng đổi họ Đào của con theo cha thành họ Vũ theo mẹ.  Năm 1593 lúc Đào Duy Từ 21 tuổi, vào đời vua Lê Thế Tông (l567-1584) đã đỗ á nguyên tại kỳ thi Hương. Ông dự thi Hội thì bị viên xã trưởng mật báo và tố giác vì mẹ ông đã không chịu gian díu với hắn. Ông bị cấm thi vì trọng tội “gian lận trong thi cử”, bị giam giữ xét hỏi, trong khi mẹ ông ở nhà đã phẫn uất tự tử. Đào Duy Từ lấy vợ họ Cao ở Tống Sơn nên có quen biết chúa Nguyễn Hoàng từ trước. Đào Duy Từ đã rời quê hương vào Đàng Trong lập nghiệp khoảng năm 1622 đến 1625 khi ông đã 50- 53 tuổi.  Đào Duy Từ vào Nam sau ba mươi năm trầm tĩnh đợi thời. Ứng xử của ông giống như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhẫn nại đợi thời cơ sau hai mươi năm mới ra lựa chọn triều Mạc và ra dự thi  lập tức đoạt Trạng nguyên. Đào Duy Từ cũng chọn hướng vào Nam rất sâu sắc, có tính toán và đúng thời cơ. Đây không phải là một sự uất ức tầm thường mà  là sự nhẫn nại của bậc trí giả, thời thế nhiễu loạn, vàng lầm trong cát mà thôi. Đào Duy Từ được Chúa Nguyễn trọng dụng, đã hết lòng giúp chúa Nguyễn đạt được năm kỳ tích lạ lùng và nổi bật ngời sáng trong lịch sử Việt Nam:

1) Giữ vững cơ nghiệp của chúa Nguyễn ở Đàng Trong chống cự thành công với họ Trịnh ở phía Bắc. Ông đã cùng các danh tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến bày mưu định kế, luyện tập quân sĩ, xây đồn đắp lũy, tổ chức tuyến phòng ngự chiều sâu từ phía nam sông Linh Giang đến Lũy Trường Dục (ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình) và Lũy Thầy (từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Suốt thời Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài suốt 45 năm (1627-1672) đánh nhau cả thảy bảy lần, họ Trịnh thường mạnh hơn nhưng quân Nam tướng sĩ hết lòng, đồn lũy chắc chắn nên đã chống cự rất hiệu quả với quân Trịnh.

2) Mở đất phương Nam làm cho Nam Việt thời ấy trở nên phồn thịnh, nước lớn lên, người nhiều ra. Đào Duy Từ có duyên kỳ ngộ với tiên chúa Nguyễn Hoàng và chân chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Ông hết lòng phò vua giúp nước “cúc cung tận tụy đến chết mới thôi” như Ngọa Long Gia Cát Lượng Khổng Minh. Đào Duy Từ mang tâm nguyện và chí hướng lớn lao như vua Trần Thái Tông “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Di sản của ông không chỉ là trước tác mà còn là triều đại.

3) Đào Duy Từ là bậc kỳ tài muôn thuở với những di sản còn mãi với non sông. Ông là nhà thực tiễn sáng suốt có tầm nhìn sâu rộng lạ thường. Ông đã đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn, sửa sang chính trị, quan chế, thi cử, võ bị, thuế khóa, nội trị, ngoại giao gắn với hệ thống chính trị tiến bộ hợp lòng dân. Với tài năng tổ chức kiệt xuất của Đào Duy Từ, chỉ trong thời gian ngắn ngủi chín năm (1625-1634), ông đã kịp xây dựng được một định chế chính quyền rất được lòng dân. Triều Nguyễn sau khi Đào Duy Từ mất (1634)  còn truyền được 8 đời (131 năm), cho đến năm 1735, khi Vũ Vương mất, thế tử chết, Trương Phúc Loan chuyên quyền, lòng người li tán, nhà Tây Sơn nổi lên chiếm đất Quy Nhơn, họ Trịnh lấy đất Phú Xuân, thì cơ nghiệp chúa Nguyễn mới bị xiêu đổ.

4) Tác phẩm “Hổ trướng khu cơ”; Nhã nhạc cung đình Huế, vũ khúc tuồng Sơn Hậu, thơ Ngọa Long cương vãn, Tư Dung vãn  đều là những kiệt tác và di sản văn hóa vô giá cùng với giai thoại, ca dao, thơ văn truyền đời trong tâm thức dân tộc. Binh thư “Hổ trướng khu cơ” sâu sắc, thực tiễn, mưu lược yếu đánh mạnh, ít địch nhiều, là một trong hai bộ sách quân sự cổ quý nhất của Việt Nam (bộ kia là Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo) ; Nhã nhạc cung đình Huế, vũ khúc, tuồng cổ Sơn Hậu gắn với di sản văn hóa Huế thành di sản văn hóa thế giới; Những giai thoại, ca dao truyền đời trong tâm thức dân tộc của lòng dân mến người có nhân. Ngay trong trước tác của ông cũng rất trọng gắn lý luận với thực tiễn. Binh thư “Hổ trướng khu cơ” gắn với những danh tướng cầm quân lỗi lạc một thời như Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến. Vũ khúc cung đình, tuồng cổ Sơn Hậu,  thơ Ngọa Long cương vãn, Tư Dung vãn đều thể hiện tầm cao văn hóa.

5) Đào Duy Từ là người Thầy đức độ, tài năng, bậc kỳ tài muôn thuở của dân tộc Việt, người khai sinh một dòng họ lớn với nhiều hiền tài và di sản. Đào Duy Từ lúc đương thời đã gả con gái mình cho Nguyễn Hữu Tiến sau này là một đại tướng của nhà Nguyễn. Đào Duy Từ đã đem tài trí của mình cống hiến cho xã hội về nhiều lĩnh vực. Ông là một nhà quân sự tài ba, kiến trúc sư xây dựng lũy Trường Dục ở Phong Lộc và lũy Nhật Lệ ở Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình, để chống lại các cuộc tấn công của quân Trịnh. Lũy Nhật Lệ còn gọi là lũy Thầy (vì chúa Nguyễn và nhân dân Đàng Trong tôn kính gọi Đào Duy Từ là Thầy). Lũy này được hoàn thành năm 1631, có chiều dài hơn 3000 trượng (khoảng hơn 12 km), cao 1 trượng 5 thước (khoảng 6 m), mặt lũy rất rộng (voi có thể đi lại được) cứ cách một quãng lại xây pháo đài để đặt súng thần công. Chiến lũy này có vị trí gần khe, dựa vào thế núi, chạy dài suốt cửa biển Nhật Lệ, trông giống hình cầu vồng, có tác dụng chặn được bước tiến của quân Trịnh trong hàng trăm cuộc giao tranh. Đương thời có các câu ca dao: Khôn ngoan qua cửa sông La/ Dù ai có cánh chớ qua lũy Thầy “Hữu trí dũng hề, khả quá Thanh Hà / Túng hữu dực hề, Trường lũy bất khả khoa”. Mạnh thì qua được Thanh Hà/ Dẫu rằng có cánh khôn qua lũy Thầy. Đường vô xứ Huế quanh quanh / Non xanh nước như tranh họa đồ/ Yêu anh em cũng muốn vô / Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.  Phá Tam Giang bây giờ đã cạn/ Truông nhà Hồ, Nội tán cấm nghiêm. Chùm thơ và giai thoại trên và dưới đây đã tồn tại lâu dài trong bia miệng người đời. Lời thơ đẹp, hợp logic và tình tự dân tộc, mọi việc đều khớp đúng với sự kiện lịch sử.

GIAI THOẠI LỒNG SỰ THẬT

Giai thoại kể rằng Đào Duy Từ vốn người Đàng Ngoài , quê gốc ở làng Hoa Trai, nay thuộc xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Bố là Đào Tá Hán, trước làm lính cấm vệ trong triều, thời Lê – Trịnh. Một hôm, nhân lúc nổi hứng, Tá Hán đã sáng tác bài thơ ca ngợi chúa Trịnh như sau:

Trang quốc sử ai bằng Trịnh Kiểm
Tỏ thần uy đánh chiếm hai châu
Thẳng đường rong ruổi vó câu
Phù Lê, diệt Mạc trước sau một lời…

Tá Hán liền bị quy là phạm thượng, trong thơ dám nói cả tên húy của chúa là Trịnh Kiểm. Ông bị tội phạt đánh đòn 20 roi và bị đuổi về nhà làm dân thường.

Nhờ có tài đàn hát nên Tá Hán bèn đi theo một gánh hát để kiếm sống và ít lâu sau đã trở thành kép hát tài giỏi, nổi tiếng khắp vùng.

Có lần, gánh hát đến diễn ở làng Ngọc Lâm trong huyện. Đào Tá Hán trọ trong nhà vị tiên chỉ của làng này là Vũ Đàm. Ông tiên chỉ họ Vũ có cô cháu gái là Vũ Thị Kim Chi đem lòng yêu Tá Hán. Lúc đầu Tá Hán sợ phận mình nghèo khổ, khó kết thành vợ chồng. Nhưng sau khi nghe người nhà vị tiên chỉ thuyết phục rằng cô Chi có sẵn vốn liếng làm ăn, không phải lo nghèo chẳng nuôi nổi vợ, nên Tá Hán nghe theo.

Họ làm lễ thành hôn rồi mua đất, dựng nhà ở Hoa Trai, sau hơn một năm thì sinh ra Đào Duy Từ. Khi Duy Từ lên năm, chẳng may bố bị bệnh mất. Người mẹ chịu ở góa, một mình ngược xuôi tần tảo quyết nuôi cho con ăn học. Duy Từ tỏ ra rất sáng dạ, lại ham mê đèn sách, báo trước khả năng có thể thành đạt trên bước đường cử nghiệp.

Thế nhưng số phận thật là oái oăm! Theo luật lệ của triều đình bấy giờ, thì con cái những người làm nghề ca xướng đều không được quyền thi cử. Bà Kim Chi tiếc cho tài học của con, bèn thu gom vay mượn tiền bạc đến đút lót cho viên xã trưởng làng Hoa Trai là Lưu Minh Phương, để nhờ đổi họ Đào của con theo cha thành họ Vũ của mẹ, mong sao Duy Từ được dự kì thi Hương sắp tới .Viên xã trưởng thấy người vợ góa của Đào Tá Hán còn nhan sắc, nên nhận lời và ra điều kiện nếu xong việc thì phải lấy y.

Theo một vài tài liệu cho biết Đào Duy Từ đã dự khoa thi Hương năm 1593 đời vua Lê Thế Tông (l 567-1584) và đã đỗ á nguyên (thứ hai). Ông được mẹ khuyến khích dự tiếp kì thi Hội. Lúc này Duy Từ mới 2l tuổi.

Thấy việc đổi họ cho Duy Từ đi thi đã trót lọt, xã trưởng họ Lưu bèn đòi bà Kim Chi thực hiện giao ước tái giá về làm vợ mình. Bà Chi cứ lần chần, chối khéo, với lí do con mới thi đỗ, mẹ làm thế sẽ khó coi…

Viên xã trưởng tức giận, đem chuyện trình bày với tri huyện Ngọc Sơn, vốn là chỗ thân quen, để nhờ áp lực quan trên bắt bà mẹ Duy Từ phải thực hiện giao ước.

Viên tri huyện biết chuyện liền lập tức mật báo lên trên. Lúc này Duy Từ đang dự kì thi Hội. Bài Từ làm rất hay, chỉ có một điểm lập luận chưa vừa ý chúa, nên quan chủ khảo là Thái phó Nguyễn Hữu Liêu đang còn cân nhắc.

Giữa lúc đó thì có tin “sét đánh” ập đến lệnh triều đình truyền xuống đòi xóa ngay tên Vũ Duy Từ, hủy bỏ bài thi, lột hết mũ áo được ban, bắt ngay để tra xét. Đồng thời, gửi trát về cho tri huyện Ngọc Sơn trừng trị những kẻ liên đới.

Luật lệ thời đó quy định xử phạt rất nặng những ai dám phạm vào quy chế thi cử. Sắc chỉ vua Lê về các kì thi Hương đã ghi: ”Nếu người nào mà bị nghi gian thì bắt giữ đích thân đem việc tâu lên để trên xét”. Vì thế, ngay sau đó, Đào Duy Từ đã bị giam giữ, xét hỏi.

Ở quê bà Vũ Thị Kim Chi cũng không tránh khỏi sự truy xét. Bà vừa lo cho tính mạng của con, vừa oán giận sự khắc nghiệt, bất công của triều đình, nên đã phẫn uất đi đến tự tử.

Duy Từ biết tin mẹ mất, nhưng không được về chịu tang, thương cảm quá thành bệnh ngày càng nguy kịch.

Chính trong thời gian Đào Duy Từ gặp cảnh ngộ éo le này, thì chúa Nguyễn Hoàng (1558-1613), cát cứ ở Đàng Trong, đang làm chuyến du hành ra Bắc với mục đích chúc mừng chúa Trịnh diệt được họ Mạc, luôn thể dò la tình hình của xứ Đàng Ngoài và thăm viếng phần mộ của cha ông xây cất ở vùng Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung), Thanh Hóa.

Nguyễn Hoàng có đến thăm Thái phó Nguyễn Hữu Liêu nên tình cờ nghe được chuyện ông này kể về tài năng và số phận hẩm hiu của người học trò nghèo Đào Duy Từ. Chúa Nguyễn đang nuôi ý đồ xây dựng cơ nghiệp riêng ở Đàng Trong nên muốn ”chiêu hiền đãi sĩ” lôi kéo người tài xứ Bắc về mình. Vì thế, khi biết chuyện Duy Từ, chúa đem lòng ái mộ, cảm mến, ngầm giúp Từ tiền bạc để sinh sống, chạy chữa thuốc men.

Giai thoại dân gian kể tiếp, trước lúc trở về Đàng Trong, Nguyễn Hoàng đã đến thăm Đào Duy Từ. Chúa chợt thấy trên vách buồng Duy Từ đang ở có treo bức tranh cầu hiền vẽ ba anh em Lưu Bị thời Tam Quốc bên Tàu lặn lội tìm đến đất Long Trung để vời đón Gia Cát Lượng là một bậc hiền tài.

Nguyễn Hoàng bèn chỉ lên bức tranh, tức cảnh đọc mấy câu thơ để tỏ lòng cầu hiền của chúa và cũng để dò xét tâm ý Đào Duy Từ:

Vó ngựa sườn non đá chập chùng
Cầu hiền lặn lội biết bao công

Duy Từ bèn đọc tiếp:

Đem câu phò Hán ra dò ý
Lấy nghĩa tôn Lưu để ướm lòng. ..

Nguyễn Hoàng nối thêm:

Lãnh thổ đoạn chia ba xứ sở
Biên thùy vạch sẵn một dòng sông

và Duy Từ kết

Ví như chẳng có lời Nguyên Trực
Thì biết đâu mà đón Ngọa Long

Thế nhưng, kể từ khi có cuộc hội ngộ này, phải đến chục năm sau, Đào Duy Từ mới trốn được vào Nam. Lúc đó, Nguyễn Hoàng đã mất và ông phải đi ở chăn trâu cho nhà hào phú ở đất Tùng Châu, để chờ thời đem tài trí của mình cống hiến cho xã hội.

Giai thoại ‘Kẻ chăn trâu kỳ dị’ kể rằng Nhà phú hộ Lê Phú ở thôn Tùng Châu, phủ Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định thuê được một đứa ở chăn trâu tên là Đào Duy Từ tuy đã đứng tuổi, nhưng cần mẫn, siêng năng. Ngày ngày cứ sáng, sớm lùa trâu đi ăn, mãi chập tối mới đánh trâu về, trời nắng cũng như trời mưa, khiến gia chủ rất vừa lòng, chưa hề có tiếng chê trách.

Một hôm, phú hộ họ Lê mời các Nho sĩ hay chữ khắp vùng đến nhà dự hội bình văn. Chập tối, sau khi tiệc tùng xong, mọi người còn trà thuốc, bàn cãi chữ nghĩa văn chương, thì vừa lúc Đào Duy Từ chăn trâu về. Thấy đám đông khách khứa trò chuyện rôm rả, Duy Từ bèn lại gần, đứng ghếch chân lên bậc thềm nhìn, tay vẫn cầm chiếc roi trâu, vai đeo nón lá, lưng quấn khố vải… Chủ nhà ngồi phía trong nhìn thấy cho là vô lễ, giận dữ quát:

– Kẻ chăn trâu kia! Hạng tiểu nhân biết gì mà dám đứng nhìn các quan khách đây là những bậc danh Nho ?

Duy Từ nghe mắng song không tỏ ra sợ hãi, cười ha hả, rồi nói một cách thản nhiên:

– Nho cũng có hạng ”nho quân tử”, hạng ”nho tiểu nhân”. Chăn trâu cũng có kẻ ”chăn trâu anh hùng”, kẻ ”chăn trâu tôi tớ”, cao thấp không giống nhau, hiền ngu không là một ! Còn kẻ tiểu nhân tôi chỉ đứng nhìn, có xâm phạm gì đến cái phú quý, sang trọng của các vị, mà chủ nhân lại mắng đuổi ?

Mấy người khách nghe Duy Từ là đứa chăn trâu, mà nói lí như vậy, liền vặn hỏi:

– Vậy nhà người bảo ai là “nho quân tử”, ai là “nho tiểu nhân” hả?

Đào Duy Từ chẳng cần nghĩ ngợi, nói luôn một mạch:

– “Nho quân tử” thì trên thông thiên văn, dưới thấu địa lí, giữa hiểu việc đời, trong nhà giữ được đạo cha con, tình nghĩa vợ chồng, anh em, bè bạn, ngoài xã hội thì biết lo việc nước, vỗ yên dân, giúp đời, phò nguy cứu hiểm, để lại sự nghiệp muôn đời. Còn “nho tiểu nhân” thì chỉ là bọn học vẹt, cầu danh cầu lộc, khoe ít chữ nghĩa, coi thường hào kiệt, may được giữ một chức quan nhất thời, thì chỉ tìm trăm phương ngàn kế để mưu đồ lợi riêng làm sâu mọt hại dân đục nước, thật là đáng sợ !

Đám khách nghe Duy Từ nói thế, đều giật mình kinh ngạc, không ngờ một đứa chăn trâu mà lí lẽ cứng cỏi làm vậy, bèn tò mò hỏi thêm:

– Còn ”kẻ chăn trâu anh hùng”, kẻ ”chăn trâu tôi tớ” thì nghĩa làm sao, nhà ngươi thử nói nghe luôn thể ? Duy Từ mỉm cười, ung dung trả lời:

– ”Chăn trâu anh hùng” thì như Ninh Thích phục hưng nước Tề, Điền Đan thu lại thành trì cho nước Yên, Hứa Do cho trâu uống nước ở khe mà biết được hưng vong trị loạn, Bạch Lý Hề chăn dê mà hiểu thấu thời vận thịnh suy. Đó là những kẻ ”chăn trâu anh hùng”. Còn những bọn chỉ biết cam phận tôi tớ, chơi bời lêu lổng, khi vui thì reo hô hoán, khi giận thì chửi rủa, đánh đấm, chẳng kể gì thân sơ, làm cha ông phải xấu lây, xóm làng chịu điều oan. Đấy là hạng ”chăn trâu tiểu nhân” cả !

Mọi người nghe Duy Từ đối đáp trôi chảy, sách vở tinh thông, nghĩa lí sâu sắc, càng thêm kinh ngạc, nhìn nhau, rồi đứng cả dậy, bước ra ngoài thềm mời Duy Từ cùng vào nhà ngồi. Nhưng Duy Từ vẫn tỏ ra khiêm tốn chối từ. Cả bọn bèn dắt tay Duy Từ lên nhà, ép ngồi vào chiếu trên.

Gã phú hộ Lê Phú rất đỗi ngạc nhiên, thấy kẻ đầy tớ chăn trâu nhà mình mà nói toàn chữ nghĩa nên còn ngờ, bèn giục mấy nhà Nho văn hỏi thêm, thử sức Duy Từ về kiến thức, sách vở cổ kim xem hư thực ra sao.

Các vị Nho học nhất vùng hỏi đến đâu, Đào Duy Từ đều đối đáp trôi chảy đến đó và tỏ ra không có sách nào chưa đọc đến, không có chữ nào không thấu hiểu, khiến cho cả bọn phải thất kinh, bái phục sát đất !

Chủ nhà cũng không kém phần sửng sốt, mới vỗ vai Duy Từ, đổi giận làm lành, mà rằng:

– Tài giỏi như thế, sao bấy lâu cứ giấu mặt không cho lão già này biết, để đến nỗi phải chăn trâu và chịu đối xử bạc bẽo theo bọn tôi tớ ? Quả lão phu có mắt cũng như không. Có tội lắm ! Có tội lắm!

Từ đó chủ nhà may sắm quần áo mới xem Duy Từ là khách quý, mời ngồi giảng học, đối đãi hết sức trọng vọng. Chủ nhà đã tiến cử Đào Duy Từ cho quan Khám lý Trần Đức Hòa. Vì mến tài của Đào Duy Từ, Trần Đức Hòa đã gả con gái cho, đồng thời tiến cử Đào Duy Từ cho Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Sau cuộc gặp gỡ với Đào Duy Từ, Chúa Sãi đã phong cho ông làm Nha uý Nội tán.

Giai thoại “bước ngoạt cuộc đời” kể rằng: Sau buổi đối đáp với các nhà nho ở Tùng Châu, tiếng tăm Đào Duy Từ – một kẻ chăn trâu kì lạ, tài giỏi hơn người, lan truyền khắp nơi. Bấy giờ có vị quận công, anh em kết nghĩa với chúa Nguyễn, rất có thế lực, là Khám lí Trần Đức Hòa hay tin. Ông này cho đón Đào Duy Từ đến nhà chơi. Qua các buổi chuyện trò, đàm đạo văn chương, Khám lí họ Trần đã nhận thấy Duy Từ có học vấn uyên bác, lại tỏ ra chí lớn hơn người, bèn đem lòng yêu quý và gả người con gái là Trần Thị Chính cho Từ làm vợ.

Khi đã có chốn nương thân vững chắc Đào Duy Từ mới dần dà lộ rõ chí hướng phò vua giúp nước đã nung nấu suốt mấy chục năm cho bố vợ biết. Ông đưa tác phẩm “Ngọa Long cương vãn” của mình cho Trần Đức Hoà xem. Nội dung bài chính là nỗi lòng của Duy Từ, tự ví mình như Gia Cát Lượng (là một nhà quân sự, chính trị nổi tiếng bên Trung Quốc, vì chưa được thi thố tài năng, nên còn ẩn náu ở chốn Ngọa Long). Nỗi lòng đó của Duy Từ được thể hiện rõ ở đoạn kết:

Chốn này thiên hạ đã dùng
Ắt là cũng có Ngọa Long ra đời
Chúa hay dùng đặng tôi tài
Mừng xem bốn bể dưới trời đều yên

Khám lí Trần Đức Hòa xem đi xem lại bài ”Ngọa Long cương” của con rể, thấy văn từ khoáng đạt, điển tích tinh thông, ý chí mạnh mẽ, hoài bão lớn lao, đã tấm tắc khen, rồi tìm cách dâng lên chúa Nguyễn xem để tiến cử Duy Từ với chúa.

Bấy giờ chúa Nguyễn là Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên (16l3- l635) đang có ý định kén chọn nhân tài, để dựng nghiệp lớn, nên khi xem xong bài vãn của Đào Duy Từ đã rất tâm đắc, bèn lệnh cho Khám lí Trần Đức Hòa dẫn ngay người con rể vào gặp chúa.

Gia đình nhà vợ vội may sắm quần áo, khăn mũ hợp nghi thức để Duy Từ mặc vào chầu cho thật chỉnh tề nhưng Duy Từ nhất mực từ chối, viện lẽ rằng mình không dám dùng, vì chưa có chức tước!

Trước buổi tiếp, Sãi Vương muốn thử tư cách Đào Duy Từ, nên chúa mặc y phục xuềnh xoàng, cầm gậy đứng trước cửa, thái độ lơ đãng, như chờ một kẻ hầu nào đấy.

Từ xa, Đào Duy Từ đã nhìn thấy vẻ thờ ơ của chúa, bèn giả tảng hỏi bố vợ:

– Người kia là ai vậy, thưa cha?

Trần Đức Hòa sợ hãi, trả lời:

– Ấy chết! Sao con dám hỏi vậy? Vương thượng đấy, Người đứng chờ, con mau mau đến bái lạy!

Duy Từ nghe bố vợ nói, chỉ cười nhạt rồi quay lại chực không đi nữa. Khám lí Trần đi trước, ngoảnh lại thấy con rể bỏ về, sợ khiếp đảm, liền níu lại quở trách:

– Con làm thế này thì tội phạm thượng sẽ trút lên đầu cha

Duy Từ đáp:

– Thưa cha, vì con thấy chúa đang trong tư thế đi dạo với các cung tần mỹ nữ, chứ không có nghi lễ gì gọi là tiếp đón khách hiền. Nếu con lạy chào tất phạm vào tội khinh vua.

Nghe con rể nói vậy, ông bố vợ lại càng thất kinh, cáu kỉnh cầm tay Duy Từ bắt trở lại ngay, để lạy chào chúa, không được để chúa phải chờ. Nhưng Duy Từ vẫn dùng dằng không chịu nghe lời.

Từ xa, Sãi Vương đã để ý quan sát thấy tất cả, biết Đào Duy Từ là kẻ tài giỏi thực, tính khí khái, chứ không giống những bọn tầm thường, chỉ cốt quỵ lụy, được ra mắt chúa, hòng tiến thân để kiếm chút bổng lộc, chức tước mà thôi. Chúa bèn quay vào nội phủ, thay đổi áo quần và bảo thái giám đem áo mũ ban cho Duy Từ, rồi vời vào sảnh đường tiếp kiến.

Kể từ buổi đó, Đào Duy Từ được chúa Sãi Vương tin yêu, trọng vọng, tôn làm quân sư, luôn ở cạnh chúa để bàn bạc việc quốc gia trọng sự. Ông được phong chức Tán trị, tước Lộc Khê hầu, nên người đời vẫn quen gọi ông là Lộc Khê.

Năm 1627, chúa Trịnh Đàng Ngoài muốn bắt họ Nguyễn ở Đàng Trong thần phục, bèn cử đoàn sứ giả mang sắc vua Lê vào phong cho Sãi Vương và đòi lễ vật cống nạp. Chúa Sãi không chịu, nhưng bề ngoài chưa biết xử trí ra sao, bèn hỏi ý kiến Lộc Khê Đào Duy Từ. Theo một số tư liệu, thì chính Duy Từ là người khuyên chúa bước đầu cứ nhận sắc phong, rồi sau sẽ tìm kế đối phó.

Ba năm sau, thấy thời cơ thuận lợi, bấy giờ Lộc Khê mới bàn với Sãi Vương, sai thợ làm một chiếc mâm đồng có hai đáy, bỏ sắc vua Lê phong kèm với một tờ giấy có 4 câu chữ Hán vào giữa, rồi hàn kín lại. Trên mâm cho bày nhiều lễ vật hậu hĩnh, rồi cử sứ giả mang ra Thăng Long, để tạ ơn vua Lê, chúa Trịnh.

Triều đình Đàng Ngoài nhận được mâm lễ vật tỏ ý ngờ vực, bèn cho khám phá bí mật ở phía trong và cuối cùng họ đã phát hiện chiếc mâm có hai đáy. Khi đem đục ra thì thấy có sắc vua phong dạo trước và tờ giấy viết bốn câu chữ Hán sau:

Mâu nhi vô dịch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch

Dịch nghĩa từng câu là: chữ ”mâu” không có dấu phết; chữ ”mịch” bỏ bớt chữ ”kiến”; chữ ”ái” để mất chữ ”tâm” và chữ ”lực” đối cùng chữ ”lai”.

Thoạt đầu, chúa Trịnh và cả đình thần không ai hiểu bốn câu trên ngụ ý gì. Sau chúa phải cho vời viên quan thông thái nhất triều vào hỏi, thì mới vỡ lẽ rằng, trong chữ Hán, chữ ”mâu” viết không có dấu phết thì thành chữ ”dư”. Chữ ”mịch” mà bỏ chữ ”kiến” thì là chữ “bất”. Chữ ”ái” nếu viết thiếu chữ ”tâm” thì ra chữ ”thụ” và chữ ”lực để cạnh chữ ”lai” sẽ là chữ ”sắc”. Gộp cả bốn chữ mới lại thành câu: ”Dư bất thụ sắc”, nghĩa là ”Ta chẳng chịu phong”.

Chúa Trịnh thấy họ Nguyễn chối từ, trả lại sắc phong bằng một mẹo kế tài tình, thì vừa tức giận, vừa phục tài, bèn cho dò la và biết được đều do Lộc Khê Đào Duy Từ bày đặt ra cả. Chúa tính kế làm sao để lôi kéo Lộc Khê bỏ chúa Nguyễn Đàng Trong về với triều đình Lê – Trịnh Đàng Ngoài.

Chúa lập mưu sai người mang nhiều vàng bạc bí mật vào biếu Đào Duy Từ, kèm một bức thư riêng để nhắc ông rằng tổ tiên, quê quán vốn ở Đàng Ngoài, nếu trở về sẽ được triều đình trọng vọng, cho giữ chức quan to.

“Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay”

Đào Duy Từ đã trả lại quà tặng và viết bài thơ phúc đáp chúa Trịnh như sau:

Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra?…

Chúa Trịnh đọc thơ biết khó lòng lôi kéo được họ Đào, nhưng thấy bài thơ chưa có câu kết, ý còn bỏ ngỏ, nên vẫn nuôi hi vọng, bèn cho người đem lễ vật hậu hơn, cầm thư chúa vào gặp Đào Duy Từ lần nữa.

Lần này, ông mới viết nốt hai câu kết gửi ra, để trả lời dứt khoát việc mời mọc của chúa Trịnh. Hai câu đó như sau:

Có lòng xin tạ ơn lòng
Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen!

Từ đấy Đào Duy Từ ở lại giúp chúa Nguyễn ổn định và phát triển vùng đất miền trong, mở mang bờ cõi đất nước ta cho đến lúc qua đời.

LŨY THẦY ĐÀO DUY TỪ

Năm Canh Ngọ 1630, Đào Duy Từ chủ xướng việc thiết kế và chỉ đạo xây dựng hai công trình phòng thủ quan trọng là Lũy Trường Dục ở huyện Phong Lộc và Lũy Thầy từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu nay thuộc thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.  Sách Việt Nam sử lược có viết chi tiết về việc Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến đã giúp chúa Nguyễn bày mưu định kế,luyện tập quân lính xây đồn đắp lũy để chống với quân họ Trịnh. Người ta thường gọi lũy ấy là lũy Thầy, nghĩa là lũy của Đào Duy Từ đắp ra. Lũy Thầy là chiến lũy quan trọng, giúp chúa Nguyễn có thể phòng thủ hiệu quả trước nguy cơ tấn công của quân Trịnh.  Năm 1992, Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao đã ra quyết định công nhận di tích lịch sử đối với hệ thống Lũy Thầy tại thị xã Đồng Hới và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình với nhiều giá trị to lớn. Mặc dù Đào Duy Từ không phải là người quê ở đây nhưng là người có công rất lớn đối với Quảng Bình nên được nhân dân mến mộ , xếp vào danh nhân tiêu biểu của Quảng Bình

LuyThay

Lũy Thầy theo kế sách của Đào Duy Từ là hệ thống phòng thủ chiều sâu “Đèo Ngang – Sông Gianh – Lũy Thầy”. Đào Duy Từ phân tích rằng quân Trịnh dẫu đông và mạnh gấp bội quân Nguyễn nhưng bị chặn bởi ba tuyến phòng thủ liên hoàn lợi hại tạo bởi trở núi, cách sông kết hợp hệ thống chiến lũy liên hoàn. Sự sắc bén của quân Trịnh sẽ giống như mũi tên đuối tầm, dẫu có thể vượt qua Hoành Sơn, nhưng sẽ kiệt sức ở Linh Giang, và bị chặn đứng tại Định Bắc Trường Thành. Sự thật lịch sử, suốt thời Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài 45 năm (1627- 1672) đánh nhau cả thảy bảy lần, họ Trịnh thường mạnh hơn nhưng quân Nam tướng sĩ hết lòng, đồn lũy chắc chắn nên đã chống cự rất hiệu quả với quân Trịnh. Lũy Thầy là một hệ thống thành lũy bằng đất, đá được hình thành trong thời gian 3 năm (1630-1634) với tổng chiều dài gần 34 km gồm lũy Trường Dục, lũy Trấn Ninh (lũy Đầu Mâu) và lũy Trường Sa. Lũy Thầy là một công trình kiến trúc quân sự có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử xây dựng thành lũy ở Việt Nam, thể hiện sự kết hợp một cách khoa học giữa thành lũy, sông ngòi, hầm hào liên hoàn, hỗ trợ cho nhau. Ngoài công dụng quân sự, lũy còn có tác dụng về nông nghiệp, thủy nông, thủy lợi như ngăn gió bão, gió mùa, hạn chế cát bay. Và nhiều nét sinh hoạt văn hóa khác gắn liền… Trong cả hệ thống, lũy Đầu Mâu thuộc làng Lệ Kỳ, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh được cho là còn khá nguyên vẹn. Năm 1631, sau khi xây xong lũy Trường Dục, chúa Nguyễn chưa yên tâm bèn sai Đào Duy Từ và Nguyễn Hữu Dật đi Quảng Bình xem xét hình thế núi sông vùng Đông Hải để xây thêm thành lũy phòng ngự. Khảo sát xong, Đào Duy Từ tâu: Thần xem từ cửa Nhật Lệ đến núi Đầu Mâu, phía ngoài có nước khe, bùa lũy sâu rộng Nguyễn Phúc Nguyên đồng ý cho xây ngay. Bia Định Bắc Trường Thành mô tả lũy Đầu Mâu như sau: “Lũy Đầu Mâu cao 1 tượng 5 thước (tương đương 6m), phía ngoài đóng cọc gỗ lim, phía sau cọc tre, đổ đất lên 5 tầng cấp để voi ngựa có thể bước lên và di chuyển dễ dàng trên mặt lũy. Cứ cách 3-5 tượng thì xây 1 pháo đài để đặt 1 súng thần công, cứ cách 1 tượng thì đặt 1 súng phóng đá, sỏi – tất cả tạo thành một công trình phòng thủ hiểm yếu và kiên cố nhất.  Lũy có chiều dài 12 km.

Hậu thế học Đào Duy Từ , sau này, hệ thống phòng thủ chiều sâu “túi bom Quảng Bình- tuyến phòng thủ Khe Sanh Quảng Trị- chốt Thượng Đức Quảng Nam” người Pháp, người Mỹ, Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu đều hiểu tầm quan trọng của  chốt Thường Đức như “mắt ngọc của đầu rồng” trên đường 14. Họ đã lập đồn lũy để kiểm soát trấn giữ nhằm tìm cách khóa chặt đường tiến và tiếp liệu của quân Bắc xuống phương Nam, phải sử dụng đường Tây Trường Sơn trên đất Lào rất vất vả. Chốt Thượng Đức Quảng Nam với cao điểm 1062, ngã ba sông Con, sông Cái, sông Vu Gia, Hà Tân Đại Lãnh lập thành thế trận hiểm yếu giống như hệ thống phòng thủ đèo Ngang, Rào Nan, Nguồn Son, Linh Giang, lũy Trấn Ninh, Trường Dục của thời Đào Duy Từ. Do thiếu tầm nhìn chiến lược kỳ tài của Đào Duy Từ với các danh tướng tài ba như Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến nên cửa thép Đà Nẵng miền Nam đã sụp đổ. Đó là điểm nhìn tham chiếu sâu sắc cho hậu thế. (Đêm ngủ ở Hà Tân Đại Lãnh, Hoàng Kim liên tưởng)

ĐỀN THƠ LÀNG HOA TRAI

Đào Duy Từ là người làng Hoa Trai, Ngọc Sơn, Tỉnh Gia, Thanh Hóa. Nơi đây có đền thờ của Đào Duy Từ. Huyện Tỉnh Gia hiện là điểm đến du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Sự kết hợp hài hòa giữa các cảnh quan biển, đảo, đồng bằng, trung du và miền núi đã tạo cho Tĩnh Gia thế mạnh phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là du lịch. Ðến với Tĩnh Gia, du khách ghé thăm những địa danh nổi tiếng như Hòn Bảng, Hòn Biện Sơn, Hòn Mê, núi Ngọc Sơn, núi Am, núi Thề Nguyền, hồ Yên Mỹ, động Trúc Lâm, nhà thờ Ðào Duy Từ, nhà thờ Bùi Thị Xuân, nhà thờ Lê Ðình Châu Tất cả tạo thành quần thể du lịch vô cùng độc đáo, là sự tổng hoà giữa những cảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng cùng các truyền thuyết, dấu tích lịch sử.  Cụm di tích Lạch Bạng có chùa Đót Tiên, đền thờ Quang Trung, nhà thờ Ba Làng xây dựng năm 1893 sớm nhất ở Việt Nam. Trên đường về thành phố Thanh Hóa, du khách dừng lại làng Hoa Trai (Nguyên  Bình Tĩnh Gia) để dâng hương tại đền thờ Đào Duy Từ một danh nhân văn hóa ở quê Thanh…”

DaoDuyTu2

ĐÀO CÔNG Ở TÙNG CHẦU

Đào Duy Từ qua đời năm 1634, chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho đưa thi hài ông về mai táng và lập đền thờ tại làng Tùng Châu thuộc xã Hoài Thanh huyện Hoài Nhơn. Di tích lăng mộ Đào Duy Từ thuộc địa phận thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn. Năm Gia Long 4 (1805) nhà Nguyễn xét công trạng khai quốc công thần, Đào Duy Từ được xếp hàng đầu, được cấp 15 mẫu tự điền và 6 người trông coi phần mộ. Đến năm Minh Mệnh 17 (1836), triều đình lại sai dân sở tại sửa chữa lăng mộ cho ông. Mộ Đào Duy Từ qua thời gian và chiến tranh bị hư hại nhiều, năm 1999 tcó sửa sang lại.. Mộ cụ Đào Duy Từ nay nằm giữa vườn dừa và sắn KM94 xanh tốt.

DaoDuyTu3

Tôi đến dâng hương Cụ. Mưa rồi tạnh. Hương chợt bùng lên hóa sạch trước mộ của Người. Một vùng đất bình lặng trong thế núi tuyệt đẹp, cồn đất an lành và khu đầm ruộng lúa vòng cung rộng rãi như một vầng trăng non ôm gần trọn doi đất, Nơi đây trước kia nghe nói là vùng đầm sen, chốn ngọa long ẩn mình của kẻ sĩ chăn trâu kỳ dị.

Di tích Nhà thờ Đào Duy Từ hiện tại thuộc thôn Ngọc Sơn, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn (cách Quy Nhơn khoảng 80km về phí Bắc). Nhà thờ nằm trong khuôn viên một thửa đất hình chữ T có diện tích 1.616 m2, được xây dựng vào năm Tự Đức 12 (1859), đã trãi qua nhiều lần trùng tu. Nhà thờ có tam quan cao khoảng 6m, hai mái lợp ngói âm dương, trên có bốn chữ lớn “Quốc công từ môn” (cổng đến thờ Quốc công) ghép bằng mảnh sứ, hai bên đắp phù điêu hình hai con dơi cánh điệu, đường nét khá sắc sảo, bốn trụ góc có hình rồng uốn lượn. Qua Tam Quan có sân nhỏ hình chữ nhật, kích thước 6,9m x 7,8m. tiếp đến là bình phong đắp hình long mã lưng có hà đồ nỗi trên mặt nước, mặt sau đề bốn chữ “Bách thế bất di” (Trăm đời không thay đổi). Ở hai bên là đôi câu đối nhắc đến lai lịch Đào Duy Từ: “Ngọc sơn chung tú Bắc/ Bồng lãnh hiển danh Nam”. Cách đều bình phong 2,6m về hai bên có hai cột trụ cao 4m, trên đỉnh đắp tượng hạc đứng chầu đối xứng, phía sau là sân lớn hình chữ nhật với kích thước 15,4m x 14m. qua sân lớn đến nhà thờ được thiết kế kiểu nhà mái lá, một kiểu kiến trúc truyền thống ở Bình Định. Khám thờ bên trong có bài vị của Đào Tá Hán, Nguyễn Thị Minh (thân phụ và thân mẫu của Đào Duy Từ), Đào Duy Từ và vợ. Trên bài vị Đào Duy Từ có dòng chữ “ô Thủy tổ khảo nội tán lộc khê hầu Đào Công, tặng khai quốc công thần, đặc tiến Vinh lộc đại phu, Đông các đại học sỹ, Thái sư, nhưng thủy Trung Lương, phong Hoàng Quốc Công thần chủ” Bài vị của vợ Đào Duy Từ viết “ôThủy tổ tỉ nội tán Lộc khê hầu Hoàng Quốc Công phu nhân, Trinh thục cao thị thần chủ”. Trong nhà thờ còn có đôi câu đối nhưng nay đã sứt mòn, mờ không đọc được. Ngoài ra, tại thôn Ngọc Sơn còn có lăng Đào Tá Hán. Truyền rằng khi đã làm quan ở Thuận Hóa, Đào Duy Từ cho đắp mộ phụ thân rồi tung tin rằng đã đưa hài cốt cha mẹ vào đây để phòng việc trả thù của họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Lăng mộ hiện nằm trên một quả đồi rộng. Cũng tại Ngọc Sơn hiện có một ngôi chùa nhỏ, tương truyền là nơi đi tu của bà vợ cả họ Cao.

Di tích nhà thờ Đào Duy Từ tại thôn Cự Tài thuộc xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn. Trong đền thờ khám thờ là bài vị Đào Duy Từ cũng ghi giống như bài vị bên nhà thờ thôn Ngọc Sơn.  Sách Đại Nam Nhất Thống Chí và Đồng Khánh Dư Địa Chí đều chép đền thờ Hoàng Quốc Công Đào Duy Từ ở thôn Cự Tài, huyện Bồng Sơn (nay là Hoài Nhơn). Trong chiến tranh nhà thờ này đã bị sụp đổ. Năm 1978 dòng họ Đào xin kinh phí của tỉnh Nghĩa Bình để xây dựng lại đền thờ trên nền cũ hiện chỉ còn lại hai trụ cổng và tấm đại tự cũng đề “Quốc Công từ môn” (giống như nhà thờ ở thôn Ngọc Sơn, xã Hoài Thanh Tây) là dấu tích kiến trúc năm Tự Đức thứ 32 (1880) và lần trùng tu năm Khải Định thứ 1 (1861).

Những di tích kể trên, theo đơn vị hành chính hiện nay, lăng mộ cụ Đào Duy Từ tại thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, và nhà thờ ở thôn Cự Tài, xã Hoài Phú, nhà thờ và lăng mộ cụ Đào Tá Hán tại thôn Ngọc Sơn, xã Hoài Thanh Tây,  tuy nằm ở các thôn, xã khác nhau nhưng tất cả vùng đất này đều của trại Tùng Châu xưa. Đây là những xã thôn mà hiện nay con cháu Đào Duy Từ còn rất đông đảo, đặc biệt là ở thôn Cự Tài.

Hàng năm vào ngày 17 tháng 10 (âm lịch) là ngày giỗ Đào Duy Từ, con cháu họ Đào tổ chức cúng tế rất long trọng. Theo quy ước, cứ vào dịp này con cháu dòng tộc đều nghỉ việc đồng áng trong ba ngày. Sau khi làm lễ thắp hương tại lăng mộ Đào Duy Từ (thôn Phụng Du) con cháu về họp mặt và dâng hương tại đền thờ cha mẹ và vợ chồng Đào Duy Từ ở thôn Ngọc Sơn rồi sau đó mới trở về tế lễ chính thức tại đền thờ Đào Duy Từ ở thôn Cự Tài. Ngoài ngày giỗ chính (17 tháng 10), hàng năm tại các di tích trên còn có 5 ngày lễ phụ vào dịp Đông chí, Chạp mả, Thanh minh, Trung thu và Tết Nguyên đán. Ngày giỗ Đào Duy Từ cũng là ngày con cháu phối hợp cúng tế thân phụ và thân mẫu cùng vợ của ông. Duy bà vợ cả còn có ngày riêng là 12 tháng 2 âm lịch tại chùa tu của bà ở thôn Tài Lương. Giỗ bà hàng năm( gọi là tiểu chẩn) chỉ sửa cơm chay, cứ mười năm (gọi là trung chẩn) thì lễ vật có thêm đôi chim sống, một đôi gà sống cúng xong thả chim gà ra rồi con cháu thi nhau đuổi bắt, cứ 30 năm (đại chẩn) mới sửa cỗ mặn.

Tôi về mảnh đất Tùng Châu xưa, đã lần tìm theo những trang ghi chép cũ để thấu hiểu sự nhọc nhằn khởi nghiệp của bậc anh hùng và để thấy dấu ấn cùng với ảnh hưởng lớn lao của cụ Đào Duy Từ đối với vùng đất này.

DaoDuyTu5

Gia thế Đào Duy Từ qua hai cuốn gia phả ảnh của  TS. Đinh Bá Hòa . Dấu tích của Gia phả họ Đào niên hiệu Thành Thái năm thứ 3 (1891) – một trong những tài liệu ghi chép rất tỉ mỉ, cụ thể về gia thế Đào Duy Từ. Nơi đây, không chỉ có con cháu họ Đào tự hào về vị tổ tiên của mình mà tất cả mọi người dân đều hãnh diện về ông. Cuộc đời và sự nghiệp Đào Duy Từ đã trở thành niềm tự hào chung của dân Hoài Nhơn, của nhân dân Bình Định. Cuộc hành hương về mảnh đất xưa nơi Đào Duy Từ chăn trâu để tìm chân chúa và thời vận. Cuộc đời và sự nghiệp Đào Duy Từ còn mãi với thời gian.

Đền thờ Đào Duy Từ ở làng Lạc Giao, Buôn Ma Thuột

Đình Lạc Giao

ĐÌNH LẠC GIAO ĐẮC LĂK
Đình Lạc Giao thuộc phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, được lập năm 1929, là ngôi đình làng đầu tiên của những người Việt từ đồng bằng lên đây lập nghiệp thờ thành hoàng làng là Đào Duy Từ. Đình Lạc Giao năm 1932 được xây dựng lại bằng gạch lợp ngói theo hình chữ Môn, gồm có nhà thờ Thần Hoàng và những người có công với nước, hai nhà tả hữu hai bên dùng làm nơi hội họp mỗi khi tế lễ, phía trước có cổng tam quan đi vào, sau cổng có bức bình phong có chạm khắc hổ phù, sau nữa là một lư hương lớn.

DaoDuyTu6

Đình Lạc Giao năm 1932, vua Bảo Đại ra chiếu sắc phong thần hoàng Đào Duy Từ, khẳng định đây là đất của “Hoàng triều cương thổ”.

DSC07461

Làng Lạc Giao ban đầu chỉ dăm nóc nhà dọc theo con đường suối Ea Tam, xóm người Việt ấy được gọi là thôn Nam Bang. Họ từ những người bị tù lưu đày xa xứ, rồi những dân phiêu bạt từ các vùng đất miền Trung nghèo khó tìm nơi lập nghiệp sinh sống, rồi những công chức, thầy giáo, binh lính được bổ nhiệm lên vùng đất xa xôi. làm rẫy dọc theo khu rừng già ven suối, bên cạnh một buôn của Ama Thuột. Năm 1924, họ gọi xóm người Việt di cư đến là Lạc Giao với ý nghĩa: Lạc là con Lạc cháu Hồng, Giao nghĩa là nơi bang giao Kinh – Thượng. Tên gọi Lạc Giao là lời nguyền giao ước an cư lạc nghiệp của đồng bào Kinh- Thượng, cùng chung lưng đấu cật xây dựng vùng đất mới này. Năm 1925, làng Lạc Giao được mở rộng bao trùm cả một khu vực rộng lớn ở ngay trung tâm Buôn Ma Thuột.

Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới.

Năm 1932, vua Bảo Đại ra chiếu sắc phong cho thần hoàng của làng là Đào Duy Từ, khẳng định đây là đất của “Hoàng triều cương thổ”. Nhân vật được sắc phong Thần Hoàng là một danh nhân văn hoá, một tài năng lớn trong nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá … đặc biệt ông là người có công mở mang đất nước, xây dựng nên nhiều vùng đất mới. Hằng năm cứ đến ngày 17-10 âm lịch, nhân dân Buôn Ma Thuột lại tổ chức ngày tưởng niệm tại đình …’’

Hoàng Kim đã về dâng hương tưởng nhớ Đào Duy Từ ở đất Tùng Châu xưa. Tôi lần tìm theo những trang ghi chép cũ để thấu hiểu sự nhọc nhằn khởi nghiệp của bậc anh hùng và để thấy dấu ấn cùng với những ảnh hưởng lớn lao của Đào Duy Từ đối với mảnh đất này. Tôi may mắn  thăm  Đình Lạc Giao, Lũy Thầy và các nơi để chứng ngộ công đức của Người và cảm nhận. Cám ơn gia tộc Đào Duy, phó giáo sư Đào Thế Anh, giáo sư Mai Văn Quyền, giáo sư Lê Văn Tố, phó giáo sư sử học Trương Minh Dục, thầy Dương Duy Đồng, thầy Nguyễn Minh Hiếu, em Nguyễn Thị Trúc Mai, em Phạm Văn Ngọc, một số người đã trực tiếp chứng kiến các khảo sát điền dã nông nghiệp lịch sử của tôi đã gợi ý cho tôi tiếp tục hoàn thiện bài viết này.

Tài liệu tham khảo chính
1) Đào Xuân Hưng 2010. Họ Đào Việt Nam http://hodaovietnam.com/home
2) Nguyễn Khắc Thuần 2012. Giai thoại dã sử Việt Nam; Nhà Xuất bản Giáo dục
3) Trần Trọng Kim 1921 Việt Nam sử lược, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin 1999;
4) Trịnh – Nguyễn diễn chí, quyển 2;
5) Trang thông tin điện tử tỉnh Bình Định http://www.baobinhdinh.com.vn;
(TS. Đinh Bá Hòa 2012. Gia thế Đào Duy Từ qua hai cuốn gia phả, Trong: Báo Bình Định, http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2012/2/122623). Cuốn thứ nhất chép năm Tự Đức 30 Đinh Sửu (1872) và cuốn thứ hai chép năm Thành Thái thứ 3, vào tháng 2 năm Tân Mão (1891)… Về nội dung, hai cuốn gia phả đều chép giống nhau về các đời của họ Đào, trong cùng một khung niên đại, từ đời viễn tổ Đào Duy Trung đến mốc soạn tu gia phả. Bản năm Tự Đức bị mất một số trang phần liệt kê các chi phái. Bản Thành Thái do trùng tu trên cơ sở của bản trước nên văn phong sáng sủa, ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ hơn… Về lai lịch họ Đào, kể từ Đào Duy Từ và vợ ông là Cao Thị Nguyên trở về trước, cả hai bản đều ghi là ở Thanh Hóa. Về vợ Đào Duy Từ, sử sách về ông đều chép, ông được khám lý Trần Đức Hòa gả con gái cho. Vậy nên có cơ sở để nói rằng Đào Duy Từ có hai vợ. Về bà Cao Thị Nguyên, gia phả họ Đào ghi bà là vợ Đào Duy Từ. Về bà Trần Thị (không nói rõ tên) cả chính sử và dã sử đều chép là vợ của Lộc Khê hầu. Ở Hoài Nhơn, cách đền thờ Đào Duy Từ 300 m có đền thờ bà Trần Thị, trước cổng đề biển “Quốc ông phu nhân tự”... Đối chiết tài liệu gia phả do TS. Đinh Bá Hòa cung cấp với dã sử và khảo sát thực tế cần xác định rõ thêm người vợ Trần Thị của Đào Duy Từ và gia tộc khám lý Trần Đức Hòa, để rõ thêm con cái và hành trạng hai người vợ  của ông.  Con cháu họ Đào cũng cho biết, không hiểu từ bao giờ tại vùng này, trai gái hai họ Trần và Đào không được lấy nhau mà coi nhau như anh em ruột thịt. Hiện nay tục này vẫn giữ tuy không còn nghiêm ngặt.Theo hai bản gia phả, bà Cao Thị Nguyên là vợ của Đào Duy Từ… Đào Duy Từ và vợ cả đều là người Tĩnh Gia – Thanh Hóa. Ông lấy bà Cao Thị Nguyên trước khi vào Đàng Trong. Tài liệu chính sử và dã sử đều ghi Đào Duy Từ vào Đàng Trong năm 1625, lúc này đã 53 tuổi. Năm 1627, Đào Duy Từ gặp Trần Đức Hòa, được ông gả con gái và tiến cử lên chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên… Các tài liệu ghi năm 1631 Đào Duy Từ gả con gái cho Nguyễn Hữu Tiến, tuy không nói rõ con bà vợ nào nhưng chắc chắn là con bà Cao Thị Nguyên. Tài liệu cũng chép, bà Cao Thị Nguyên không theo ông vào Đàng Trong mà ở quê nhà trông coi phần mộ cha mẹ Đào Duy Từ , ông chỉ mang các con vào sau khi đã thành danh. Vậy mộ song thân của Đào Duy Từ và bà vợ họ Cao được đón vào lúc nào cần được tìm hiểu rõ hơn.
6) Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình http://www.quangbinh.gov.vn ;
7) Trang thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa http://www.thanhhoa.gov.vn
8)  Đào Duy Từ (chuyên luận Hoàng Kim)  đã bổ sung, chỉnh sửa , hiệu đính nhân ngày 17 tháng 10 âm lịch năm 2015, và đăng lại ở CNM365
9) Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ. Bài và ảnh Hoàng Kim, đăng lại ở CNM365

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi 23-thang-4/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-23-thang-4/

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
CNM365 Tình yêu cuộc sống, ngày mới nhất bấm vào đây https://hoangkimvn.wordpress.com/ cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

#Nhàtôi

#Nhàtôi

Thủy khờ yêu gã Kim mơ
đức độ cần kiệm, thẩn thơ lụy tài
mặc ai ham hố chuyện trời
#Nhàtôi yêu thích trọn đời sắn khoai

lúa ngô mê mãi tháng ngày
#Thungdung đèn sách số dày #annhiên

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.


Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành Chùa Ráng giữa đồng xuân

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.


Hoàng Kim

ĐỒNG NAI SỚM NAY TRỜI ẤM

Sớm nay trời tạnh mây quang
Vươn vai đón nắng mặc cơn gió lùa

#Thungdung tháng lọn ngày qua
#Annhiên thời tiết nắng mưa xoay vần

TRÁI CẤM

Xin đừng tiếc nuối
E va !
Nếu được làm lại từ đầu
Anh sẽ vẫn ăn Trái Cấm

Bởi “Thiên Đường “đâu phải là cuộc sống
Không có khổ đau sao biết hạnh phúc là gì
Không nếm đắng cay của những cuộc chia ly
Sao hiểu vị ngọt ngào một lần đoàn tụ

Nếu quanh năm phè phỡn trong no đủ
Sao biết xót thương những cảnh bần hàn …
Anh yêu cuộc đời trên cõi trần gian
Dẫu vẫn biết nó chỉ là hữu hạn

Cuộc đời có tốt xấu , buồn vui
Có bóng đêm và ánh sáng
Có những đam mê cạn kiệt trái tim mình .
Hỡi E Va

E Va ơi ! ” Mảnh xương sườn” nhỏ xinh
Không có ” Trái Cấm “, làm sao anh biết là em đẹp
Làm sao anh biết yêu và ghét
Biết sống một ngày cũng rừng rực si mê…

Cõi Vĩnh Hằng không thiếu điều chi
Nhưng lại thiếu một-cuộc-đời-có-thực
Nếu phải lựa chọn giữa Thiên Đường và Mặt Đất
Anh sẵn sàng lại ăn Trái Cấm

E Va ơi !

Hoa Lúa

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN

Anh lại viết cho em E va !
Về một điều rất thực

Nhà tôi chim làm tổ
Nhà tôi giấc mơ xanh
Chim Phượng về làm tổ

Con chim nhỏ yêu thương
được Lão Nông Tăng nhặt lên từ bão rớt

được Cô Tiên cứu sống, làm lồng nuôi,
và trả lại tự do cho con về cùng cha mẹ

Chim non lớn lên
trong hạnh phúc ngọt ngào

Cơn bão lớn đi qua
Nhưng cây lộc vừng,

cây bồ đề, cây khế, cây sung chát gừng cay,
cây me, cây sơ ri, cây vú sữa, cây dừa … còn lại

Con chim non tự do
Nay đã vững vàng lông cánh
Thỉnh thoảng vẫn tìm về

Giấc mơ lành yêu thương

Hỡi E Va

E Va ơi ! ” Mảnh xương sườn” nhỏ xinh #Nhàtôi
Có ” Trái Cấm “, có những điều-không-thể-vượt-qua
Đời Dạy Ta Đạo Làm Người Chính Trung Và Lẽ Phải
Tìm Về Với Yêu Thương, Mình-Về-Với-Chính-Minh …

Sáu mươi tuổi đường xuân đời quên tuổi
Bảy mươi tuổi lãi mười năm
#Thungdung
Chín mươi tuổi lãi #annhiên Không Có Cầu
Lựa chọn giữa Thiên Đường và Mặt Đất

Hoa Lúa Giữa Đồng Xuân

#Nhàtôi chốn an viên
Vườn xuân chim làm tổ
Giấc ngon sớm chẳng biết
Thanh tĩnh nhàn #thungdung

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhatoi

Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận
Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao


(Một thoáng chiêm bao &Tuệ Sỹ)

CHIM PHƯỢNG VỀ LÀM TỔ

Thích quá đi.
Nhà tôi có chim về làm tổ
Cây bồ đề cuối vườn
Cò đêm về trắng xóa


Gốc me cho con
Xanh non màu lá
Ong đi rồi về
Sóc từng đàn nhởn nhơ.


Cây sơ ri ba mẹ trồng
Lúc con tuổi còn thơ
Nay như hai mâm xôi
Tròn đầy trước ngõ.


Cây mai Bác trồng
Bốn mùa hoa thương nhớ
Trúc xanh từ non thiêng Yên Tử
Trúc vàng ân nghĩa Đào Công

Em ơi!
Hôm nay trên cây lộc vừng
Chim Phượng về làm tồ
Mẹ dạy con tập bay
Sao mà đẹp thế !

Đá vàng trao hậu thế
Người hiền noi tiếng thơm


Hoàng Kim

Ngày xuân phân, 20 tháng 3 năm 2014 là ngày quốc tế hạnh phúc, với gia đình tôi đó cũng là ngày xuân phân may mắn. Trướcđó, Nhà tôi có chim về làm tổ, tôi nhặt được 18 lông chim trong đó có 9 lông chim trĩ dưới gốc Cây bồ đề nhà tôi ra lá non. Sau khi thămlúa siêu xanh ở Phú Yên về, tôi rất mừng vì chúng tôi thành công với lúa siêu xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu đạt năng suất cao chất lượng tốt trên đồng ruộng. Tôi trở về nhà đúng ngày quốc tế hạnh phúc Thật đúng là sự may mắn an nhiên và niềm vui tình yêu cuộc sống.

Chim Phượng Hoàng đất vườn nhà tôi là một chuyện may mắn. Vườn nhà tôi có cặp chim Trĩ (Phương Hoàng đất) về làm tổ sinh ra bầy chim trĩ con tuyệt đẹp. Những cây cao trong vườn có cò, chào mào, sáo sậu, yến, …và sóc về nhiều. Chim hót đủ giọng và sóc chuyền cành thật vui. Tổ chim Trĩ trên cây lộc vừng trước cửa nhà tôi bị gió lớn hất xuống sân. Con chim Trĩ non mới nở được nhà tôi cho vào một chiếc rỗ con treo lên cây để chim bố mẹ hàng ngày có thể cho ăn. Tối đó đi Phú Yên về, tôi rọi đèn ra thăm, trăng 16 đã hơi muộn. Chim non cánh vẫn còn ngắn… Sáng ra, nghe tiếng líu ríu của bố mẹ, hai con chim Phượng sà xuống lần lượt cho con ăn và gù rất lạ như là khuyến khích con bay lên. Chim Trĩ non thốt nhiên bật dậy nhảy lên thành rỗ. Sau khi lấy đà, nó bay vù qua nơi chảng ba của cây lộc vừng với sự háo hức lạ. Sau đó bổ nhào xuống cây sơn và đậu vững vàng như một con chim thành thục. Cặp Phượng Hoàng đất chuyền cành trên cây me cho con, có bộ lông đẹp, xanh mướt như ngọc và đều hót vang. Con chim non rướn mình bay lên khóm mai và cũng líu ríu. Nó đã tự tin và học đang bay. Nó đậu chắc trên cây mai và chịu mưa gió mạnh suốt đêm. Tôi lo lắng hai ba lần ra soi đèn vẫn thấy chim đậu chắc trên cây chịu mưa gió. Tôi bỗng nhớ lời Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: “Chim Hồng hộc bay được cao và xa là nhờ sáu cái trụ lông cánh, nếu không khác gì chim thường”.

2

Mình về với chính mình thôi
Ta về xóm nhỏ với người ta thương
#Thungdung nhàn giữa đời thường
Lắng câu duyên nghiệp đọng vương tơ lòng
.

3

TA CÒN NỢ CỦ KHOAI LANG

Ta còn nợ củ khoai lang
Nợ em khó nhọc vương mang một đời
Tưởng là nhẹ nhớ mình ơi
Hóa ra thăm thẳm một trời yêu thương


4

TA CÒN NỢ CỦ KHOAI LANG
Hoàng Kim và đồng sự (*)

Ta còn nợ củ khoai lang
Nợ bao mưa nắng mênh mang nỗi niềm
Rời đồng trời đã nhá nhem
Lên xe trăng rọi sương đêm dặm trường

Sâm nhà nghèo nhớ mà thương
Giống khoai lang Việt thêm vương vấn đời
Kiếp sau xin nối nghiệp Người
Lúa ngô khoai sắn cho đời có sâm
.

Ta còn nợ củ khoai lang
Nhạt nhoà mới cũ, hiểu thêm chuyện đời …


(*) HK cảm khái khi NTB nhắc chuyện cũ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-viet-nam
và Thông tin nóng hổi mới đây Nông nghiệp Việt Nam, Thứ Năm 06/04/2023 10.000 tấn khoai lang Vĩnh Long đủ tiêu chuẩn xuất chính ngạch https://nongnghiep.vn/10000-tan-khoai-lang-vinh-long-du-tieu-chuan-xuat-chinh-ngach-d347858.html https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/ta-con-no-cu-khoai-lang

Mô hình trồng sầu riêng xen khoai lang giống HL518 Nhật đỏ năng suất cao, phẩm chất ngon đang canh tác phổ biến tại tỉnh Đăk Lắk ( Video Nguyễn Thanh Bình 27 9 2023 https://www.facebook.com/watch/?v=665995315505310

PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG

Cuối dòng sông là biển
Đời Người là yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.

Hoàng Kim tâm đắc lời anh Nguyễn Quốc Toàn, bài viết FB ngày 12.09.2016, tôi nhiều lần đọc lại “Có nhiều đêm sông chảy về trong giấc mơ, tỉnh dậy không thấy đâu. Thảng thốt gọi thầm Nhật Lệ ơi”. Có trang văn không còn là trang văn nữa mà là trang máu thịt đời Người lắng đọng. Tỉnh thức cùng tháng năm là suy niệm ấy. Trãi #đườngxuân sáu mươi/ Lãi #thungdung bảy chục /tới #annhiên #tỉnhthức /càng thấu hiểu cuộc đời /thấm thía khi tỉnh lặng /đối thoại với chính mình /thao thiết các dòng sông /chảy giấc mơ khát vọng/Việt Nam quê hương tôi. Cuối dòng sông là biển. https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-3/ & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoi-dong-song-la-bien/

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;

Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời.

PHỤC SINH
Tác giả: Lev Tolstoy Dịch giả: Vũ Đình Phòng, Phùng Uông
Số chương: 129 chương

Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống nhất ước vọng và lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Sách kể câu chuyện của một vị quý tộc tự thú những vô minh của mình và gửi gắm ước muốn, quan niệm minh triết về tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky kể rằng Lev Tolstoy đã khóc trước mặt Gorky và Chekhov khi ông đọc phần kết của tác phẩm này. Lev Tonstoy sau khi viết Phục sinh, ông gần như đã dành toàn bộ phần cuối cuối đời mình cho chuyện cổ tích người lớn và ngụ ngôn cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn được ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và truyện Hindu. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Lev Tonstoy coi sự yêu thích là tự mình tỉnh thức.

Lev Tonstoy những cột mốc lớn trong chặng đường tư tưởng khởi đầu từ bộ ba cuốn tiểu thuyết tự truyện xuất bản đầu tiên năm 1852 -1856 gồm Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, và Thời tuổi trẻ  sau đó đến các kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina, Đường sống, Phục sinh, các sách cổ tích cho người lớn và và ngụ ngôn cho trẻ em. Không một ai nghi ngờ về tầm ảnh hưởng sâu rộng của văn chương và chính luận của Bá tước Lev Tolstoy. Người sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828, mất ngày  20 tháng 11 năm 1910 và được yêu mến rộng rãi khắp mọi nơi trên thế giới. Lev Tolstoy với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina là đỉnh cao của sử thi và tiểu thuyết hiện thực cuộc sống Nga, được mệnh danh là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, con sư tử chúa tể sơn lâm trên đại ngàn văn chương. Lev Tonstoy không chỉ là nhà văn kiệt xuất mà còn là một minh sư, một nhà tư tưởng vĩ đại và một bậc hiền minh, nhà đạo đức có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm “Vương quốc Chúa Trời trong bạn” (tiếng Anh: The Kingdom of God Is Within You), cái mà có ảnh hưởng bởi những hình tượng của thế kỷ 20 như Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Lev Tonstoy là người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy. Đó là một kho tàng trí tuệ minh triết vĩ đại của một bậc Thầy.

Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy sau khi phục sinh đã đi vào một lĩnh vực nhiều ẩn dụ mênh môngnhư biển. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức của đạo Bụt:  “Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”.Trang đầu Phục sinh của Lev Tonstoy chép lời  Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Mathieu XVIII, 21. – Pi-e bèn đến gần Chúa và hỏi: “Thưa Chúa, khi anh em tôi có lỗi với tôi thì tôi sẽ tha thứ cho họ mấy lần? Có đến bảy lần không?” Mathieu XVIII, 22. – Jesus đáp: “Ta không nói là đến bảy lần, mà bảy mươi lần” Mathieu XII, 3. – “Cớ sao ngươi nhìn thấy sợi rơm nhỏ trong mắt anh em ngươi mà chẳng thấy cây gỗ lớn trong chính mắt ngươi?” Jeans XIII, 7 – “Trong các ngươi ai không có tội lỗi hãy ném đá trước nhất vào người đàn bà đó”.Kia là mặt trăng. Phục sinh giữa tối sáng. Tôi bừng tỉnh ngộ. Tôi trở về thường ngày với Tình yêu cuộc sống.

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Phục sinh. ‘Cuối dòng sông là biển Cuối cuộc tình yêu thương. Đức tin phục sinh thánh thiện Yêu thương mở cửa thiên đường’. (Hoàng Kim). Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời. Nhật Lệ ơi cuối đời tôi mới hiểu để lần tìm về các dòng sông lớn Việt Nam. Cuối dòng sông là biển. https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cuoi-dong-song-la-bien/

Câu chuyện “Cuối dòng sông là biển” tôi kể lần này dưới đây có ba phần chính: Phục sinh; Nam tiến, Ân tình. Nhà hiền triết Lev Tonstoy trò chuyện về phục sinh trong cuốn sách quý tôi nghiền ngẫm suốt mười ngày nhưng tôi chọn lại ba ý tâm đắc nhất của riêng mình: phục sinh đọc giữa vùng tối sáng; phục sinh Nam tiến lời Thầy dặn; phục sinh đi như một dòng sông; Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến về sông Đồng Nai sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay; Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa giản lược của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm chỉ giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến. Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”. Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng. Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Đi như một dòng sông, Nam tiến của Người Việt. Đoàn tụ đất phương Nam. Đó là sự trãi nghiệm hạnh phúc may mắn của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc. Cuối dòng sông là biển. Chúng ta đã đến lúc công tâm nhìn lại giá trị sống lắng đọng https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cuoi-dong-song-la-bien/

Câu chuyện “Cuối dòng sông là biển” tôi kể lần này dưới đây có ba phần chính: Phục sinh; Nam tiến, Ân tình. Nhà hiền triết Lev Tonstoy trò chuyện về phục sinh trong cuốn sách quý tôi nghiền ngẫm suốt mười ngày nhưng tôi chọn lại ba ý tâm đắc nhất của riêng mình: phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến lời Thầy dặn; đi như một dòng sông; Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến về sông Đồng Nai sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay; Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến. Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”. Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng. Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Đi như một dòng sông, Nam tiến của Người Việt. Đoàn tụ đất phương Nam. Đó là sự trãi nghiệm hạnh phúc may mắn của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc. Cuối dòng sông là biển. Chúng ta đã đến lúc công tâm nhìn lại giá trị sống lắng đọng

Nguyễn Thị Lợi @ Hoàng Kim

Thuỷ “khơ“ yêu chàng Kim “MƠ”!
Mơ gì Không biết bây giờ “MƠ “ KHOAI
Lại thêm “MƠ” cả SẮN rồi …
Lâu lâu NGÔ LÚA Mơ đời … nhân văn ….

Hoàng KimTình Yêu Cuộc Sống
@Nguyễn Thị Lợi CÔ TÔI

Thuở xưa gác bút cầm gươm
Lời nguyền tạc dạ theo đường hành quân
Trở về thầy bạn nghề nông
Trọn đời cùng với ruộng đồng nhân văn

Kính trọng cô lúc phong trần
Chăm chồng trân quý ân cần yêu thương
Gương trong tỉnh thức đá vàng
Dấn thân nghiệp lớn càng thương vợ hiền

Cô ơi em mãi không quên
Đường xuân theo Bác vững bền lòng son

#Nhàtôi https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/nhatoi/ #cnm365 Tình yêu cuộc sống https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-3/

BÌNH MINH AN NHÀ TÔI

Năm sao khuyến yêu thương
Tháng lành vui hạnh phúc
Ngày mới nhàn #Annhiên
Giờ trọn vẹn #Thungdung

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;

Ban Mai Bình Minh An

banmai

Ban Mai Bình Minh An

#Banmai #BìnhMinhAn
#annhiên #hoangkimlong
#Thungdung #Khátkhaoxanh

#cnm365 #tinhyeucuocsong

#Banmai #BìnhMinhAn là thời điểm chuyển đổi. Khoảnh khắc quý hiếm duy nhất có được hình này : ‘Ký Tế xong rồi, Vị Tế chưa xong’. “Ở vào thời Ký Tế, việc lớn đã xong, còn những việc nhỏ cũng làm cho xong nữa, thì mới thật là hoàn thành. Hoàn thành rồi lại phải cố giữ được sự nghiệp, nếu không thì chỉ tốt lúc đầu thôi, rốt cuộc sẽ nát bét. Nghĩa là lúc trị phải lo trước tới lúc loạn. Kinh Dịch bắt đầu bằng hai quẻ Càn, Khôn, gốc của vạn vật; ở giữa là hai quẻ Hàm và Hằng, đạo vợ chồng, gốc của xã hội, tận cùng bằng hai quẻ Ký Tế và Vị Tế đã xong rồi lại chưa xong; như vậy là hàm cái nghĩa việc trời đất cũng như việc của loài người, không bao giờ xong, cái gì tới chung rồi lại tiếp ngay tới thủy. Mà đạo dịch cũng vậy không bao giờ hết. Dịch cho ta niềm hi vọng ở tương lai. Thật là một triết lý lạc quan“. (Nguyễn Hiến Lê, Kinh Dịch đạo của người quân tử, NXB Văn Học 1992, trang 433 & 439).

HOÀNG LONG CÁ AO XUÂN

Hoàng gia bạch ngọc cá ao xuân
Vũ môn biếc trúc nắng thanh tân
Bình minh an vui mừng được lộc
Ước hoàng thành phước đức trúc lâm.


Hoàng Kim

THƠ VỀ MẸ
Hoang Long


Thuở cỏn con, con nằm bên mẹ
Đầu rúc vào lòng, con ấm lắm mẹ ơi
Con thương mẹ đêm ngày tần tảo
Thức đêm dài mẹ may áo cho con

Con vui sướng khi được ôm lưng mẹ
Mỗi lần mẹ về với chị em con
Đem cho con muôn điều hạnh phúc
Mẹ vẫn luôn nghĩ về chúng con

Thuở thiếu thời con không nghe lời mẹ
Để mỗi lần mẹ đánh con đau
Tuổi nhỏ bồng bột chưa biết nghĩ
Giờ lớn khôn con cố học hành

Con sẽ bay cao bay xa mãi
Tìm đến ánh sáng của tương lai
Tìm ra người bạn con mong ước
Giữ mãi hình mẹ ở trong con

Đảm việc nhà lo toan việc nước
Xây gia đình giữ hạnh phúc cho con
Con muốn tìm, muốn gặp người bạn đó
Người bạn như mẹ, mẹ của con

Xa cha mẹ, chúng con lên thành phố
Nhớ tuổi thơ mẹ nhắc con học hành
Mẹ làm lụng chúng con mong giúp mẹ
Nhưng mẹ chỉ cười “học đi con”

Mẹ đã cho con nhiều hạnh phúc
Dạy cho chúng con biết điều hay
Mẹ cũng chăm con từng giấc ngủ
Mỗi lần con về bên mẹ, mẹ ơi!

Con muốn ở bên mẹ như thuở bé
Cảm nhận tình thương mẹ dành cho con
Thoải mái từng giờ trong hạnh phúc
Bên mẹ, gia đình, giấc ngủ ngon.

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hoàng Long, Hoàng Kim (chủ biên) và đồng sự
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong

Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng)

Tiến bộ giống sắn Việt Nam
Bảo tồn và phát triển sắn
Sắn Việt Nam ngày nay
Vietnamese cassava today
Cách mạng sắn Việt Nam
Chọn giống sắn Việt Nam
Chọn giống sắn kháng CMD
Giống sắn KM419 và KM440
Mười kỹ thuật thâm canh sắn
Sắn Việt bảo tồn phát triển
Sắn Việt Lúa Siêu Xanh
Sắn Việt Nam bài học quý
Sắn Việt Nam sách chọn
Sắn Việt Nam và Howeler
Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt và Sắn Thái
Quản lý bền vững sắn châu Á
Cassava and Vietnam: Now and Then


Lúa siêu xanh Việt Nam
Giống lúa siêu xanh GSR65
Giống lúa siêu xanh GSR90
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A
Con đường lúa gạo Việt
Chuyện cô Trâm lúa lai
Chuyện thầy Hoan lúa lai
Lúa C4 và lúa cao cây
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Lúa Việt tới Châu Mỹ


Ngô Việt Nam ngày nay
Giống ngô lai VN 25-99
Giống lạc HL25 Việt Ấn


Giống khoai lang Việt Nam
Giống khoai lang HL518
Giống khoai lang HL491
Giống khoai Hoàng Long
Giống khoai lang HL4
Giống khoai Bí Đà Lạt


Việt Nam con đường xanh
Việt Nam tổ quốc tôi
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp sinh thái Việt
Nông nghiệp Việt trăm năm
IAS đường tới trăm năm
Viện Lúa Sao Thần Nông
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Ngày Hạnh Phúc của em
Có một ngày như thế


Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy Quyền thâm canh lúa
Borlaug và Hemingway
Thầy Luật lúa OMCS OM
Thầy Tuấn kinh tế hộ
Thầy Tuấn trong lòng tôi
Thầy Vũ trong lòng tôi
Thầy lúa xuân Việt Nam
Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
Thầy bạn Vĩ Dạ xưa
Thầy Dương Thanh Liêm
Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh
Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa
Phạm Quang Khánh Hoa Đất
Phạm Văn Bên Cỏ May


24 tiết khí nông lịch
Nông lịch tiết Lập Xuân
Nông lịch tiết Thanh Minh
Nông lịch tiết Cốc vũ
Nông lịch tiết Lập Đông
Nông lịch tiết Tiểu tuyết
Nông lịch tiết Đại tuyết
Nông lịch tiết giữa Đông
Nông lịch tiết Đại Hàn


Nhà sách Hoàng Gia
Xem tiếp CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong

THƠ CHO CON HOÀNG LONG
Hoàng Kim

Con!
Thân thương một tiếng gọi
Hạnh phúc bật nên lời
Lòng Cha bồi hồi
Sung sướng gọi:
Con!

Cha đi công tác xa
Mong đợi Con, từng ngày chờ thư Mẹ
Thư đến!
Con ra đời!
Cha run lên vì mừng
Thao thức suốt đêm
Không ngủ

Bạn bè vây quanh Cha
Trân trọng niềm vui thiêng liêng
Nâng cốc chúc Cha
Hạnh phúc!

Tiếng Con ngọt ngào môi Cha
Dào dạt lòng Cha vỗ mãi
Có Con
Nối cuộc đời Cha
Gấp đôi
Có Con
Đan giữa cuộc đời
Hạnh phúc

Con là sợi dây máu thịt
Yêu thương gắn Mẹ và Cha
Có Con
Cha thấy cuộc đời ý nghĩa hơn
Cuộc sống – Tình yêu – Sự nghiệp
Hai Con là hai con mắt
Cửa sổ tâm hồn Cha
Dẫu đời Cha nhiều chông gai
Trái chín cuộc đời vẫn ngọt
Con là giấc mơ trong trẻo
Là ban mai tươi vui
Là viên ngọc trao đời
Là hương hoa hạnh phúc

Ước vọng cuộc đời Cha
Có Con đi nối con đường sự nghiệp
Con đứng trên vai Cha
Vươn tới những chân trời mơ ước

Hai Con
Hai viên ngọc
Chị con và Con
Mẹ con dịu hiền hơn
Mẹ con đảm đang hơn
Cha bớt vụng về mỗi việc làm nho nhỏ
Con trở thành ngọn lửa
Sưởi ấm lòng Mẹ Cha
Khi mỗi ngày khó khăn
Trong trẻo tiếng Con
Mẹ Cha hết mệt
Con là niềm vui lớn nhất
“Con hơn Cha nhà có phúc”
Cha mong dồn cho Con.

Lớn lên
Con sẽ hỏi Cha
Sao Cha đặt tên Con là Hoàng Long?
Con ơi!
Tên Con là khúc hát yêu thương
Của lòng Cha Mẹ
Cha Mẹ thương nhau
Vì qúy trọng những điều ân nghĩa
Sự nghiệp và tình yêu
Những ngày gian khổ
Cùng nghiên cứu củ sắn, củ khoai
Con là giống khoai Hoàng Long
Tỏa rộng nhiều vùng đất nước
Dẫu không là trái thơm qủa ngọt
Nhưng là niềm vui người nghèo
Để Cha nhớ về quê hương
Khoai sắn bốn mùa vất vả
Để Cha nhớ những ngày gian khổ
Năm năm
Cơm ngày một bữa
Khoai sắn không phụ lòng
Để Cha nhớ về
Lon khoai nghĩa tình
Nắm khoai bè bạn
Gom góp giúp Cha ăn học
Khi vào đời
Cha gặp Mẹ con
Cho nên:
Cha muốn Con
Trước khi làm những điều lớn lao
Hãy biết làm củ khoai, củ sắn
Hãy hướng tới những người lao động
Nhớ quê nghèo cắt rốn, chôn rau

Lớn lên
Con sẽ hỏi cha
Sao Cha đặt tên con Hoàng Long?
Long là rồng
Con là đậu rồng
Là công trình thứ hai Mẹ Cha nghiên cứu
Mẹ con chọn hạt
Cha gieo nên con
Vất vả gian nan
Hứa hẹn một mùa gặt hái
Con là tháng ngày mong đợi
Là niềm vui đóng góp cho đời
Từ hạt đậu củ khoai
Cha Mẹ trao Con sự nghiệp
Cha nhớ câu đối trăm năm
Về một gia đình hạnh phúc
“Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai
ngày khoai ba bữa
Cha đỗ, mẹ đỗ, con đỗ
đều đỗ cả nhà”
Chị con và Con
Là mong ước
Của Mẹ và Cha

Lớn lên
Con sẽ hỏi Cha
Sao Cha đặt tên con Hoàng Long?
Long là rồng
Nghĩa mẹ tạo nền
Công cha xây móng
Trước mắt con là sông dài, biển rộng
Ước mong con bay lên

Con hãy đi đến cùng
Mục đích của con
Làm được những điều cao cả
Hãy cố gắng không ngừng
Kiên gan
Bền chí
Ước mơ và hiện thực
Hôm nay và mai sau
Nghị lực là thước đo cuộc đời
Hai chữ đầu tiên Con học làm người
Phải học hai điều NHÂN NGHĨA

Cha mong Con lớn lên
Ít nếm trãi khó khăn, vất vả
Nhưng đừng bao giờ quên
Những ngày đói khổ
Thời thơ ấu của Cha
Mồng Ba tháng Giêng ngày mất của Bà
Hai mươi tháng Mười ngày ông Mỹ giết
Ngày mà cửa nhà tan nát
Đói nghèo Bác dắt dìu Cha
Tuổi thơ thì bắt ốc, mò cua
Lớn một chút trồng khoai, dạy học
Qua danh lợi hiểu vinh, hiểu nhục
Trãi đói nghèo biết nghĩa, biết ân
Phan Thiết là nơi Mẹ đã sinh Con
Ông Bà ngoại nuôi cho Con khôn lớn
Tuổi thơ của Con lớn trong yên ấm
Tao nôi êm ả, thanh bình
Ru cho Con “uống nước nhớ nguồn”
Khi con lớn đừng quên điều HIẾU THẢO

Cha say viết về Con
Kể về Con
Thơ cho Con
Cô bác vây quanh Cha
Gật gù
Thông cảm

Thơ chắp mối
Từng vần,
Từng mảng
Câu thơ chưa chỉnh lời
Nhưng tứ thơ
Dồn dập
Bối hồi
Hạnh phúc lớn
Trong lòng Cha
Ngân mãi

(*) Hoàng Long sinh đêm Noel 24 tháng 12, nhằm ngày 23 tháng 11 Ất Sửu

VƯỜN NHÀ SỚM MAI NAY

Ngày lành bắt cá ao xuân
Mẹ cha anh chị quây quần cùng vui
Thung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm

Thảnh thơi hát khúc trăm năm
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao
Ta về vui giữa ước ao
Sách hoa người ngọc bình an đong đầy

Vườn nhà buổi sớm mai nay
Nước xao tăm cá, mai đầy nắng xuân
Mẹ gà quấn quýt đàn con
Đất lành chim đậu phước xuân ân tình


Hoàng Kim

“Kinh Dịch xem chơi ưa tính sáng ưa hơn châu báu Sách Nhàn đọc giấu trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim” (Cư Trần Lạc Đạo, trích thơ Thiền đức Trần Nhân Tông) Hoàng Kim cẩn đề ảnh ngày 3 tháng 1 (nhằm ngày 21 tháng 11 năm Ất Sửu)

???????????????????????????????

CHUYỆN ĐỜI TÔI

Suốt đời chuyên một việc
Cây Lương Thực Việt Nam
Thung dung Dạy và Học
Hoa Đất Ngọc Phương Nam


Nhớ Thầy Tôn Thất Trình
Chiếc bàn Thầy lưu lại
Góc phải nhà chữ U
“Dĩ nông vi bản ” đấy.

Tới thầy Lê Minh Triết
Giảng dạy ba mươi năm
Cây Lương thực Việt Nam
Hoàng Kim vui về đấy

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay


Bố hưu con về dạy (*)
Nguyên, Long nối nghiệp nhà
Cùng thầy hiền bạn quý
Chăm đất lành nở ho
a

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng


Hoàng Kim

HOÀNG TỐ NGUYÊN TIẾNG TRUNG
黄素源 (越南) Hoàng Tố Nguyên Việt Nam
Dạy và học tiếng Trung trực tuyến
#htn #vietnamxahoihoc #cnm365 #dayvahoc #vietnamhoc, #cltvn Việt Nam xã hội học (越南社会学; Vietnamese Sociology) Ngữ Văn Việt Trung Anh đối chiếu Xã hội Việt Nam ngày nay; Nông nghiệp sinh thái Việt; Ngành nghề ở Việt Nam; Vùng sinh thái Việt Nam; Du lịch sinh thái Việt; Nước Việt Nam ngày nay; Việt Nam con đường xanh https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-to-nguyen-tieng-trung/

XÃ HỘI VIỆT NAM 越南社会
Hoàng Tố Nguyên
#htn #vietnamxahoihoc #vietnamhoc #cnm365 https://hoangkimvn.wordpress.com

#cattien Vườn Quốc Gia Cát Tiên

#ana Na, Harry và chị Sóc học ngoại ngữ
https://hoangkimvn.wordpress.com/category/ana

Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung (News) Tọa đàm Quốc tế

Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung 24 https://youtu.be/6iwAtA6B7a4
Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung 23 https://youtu.be/oLJZHtuXqAI
Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung 22 https://youtu.be/QtRsXsWxg8o
Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung 21 https://youtu.be/QtRsXsWxg8o
Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung 20 https://youtu.be/744VwGs_kkE

#htn #dayvahoctiengviet #vietnamhoctiengviet #viettrunganhdoichieu https://youtu.be/_RA_P3g6icY Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung Dạy và học tiếng Việt tham dự trực tuyến tọa đàm quốc tế ‘ ULIS UNC 2024 Hà Nội Việt Nam https://hoangkimvn.wordpress.com.category/ana

https://youtu.be/XFr2-7IxsOA?si=pwR39IQ9uiwfH69e Tọa đàm tiếng Trung 20 1 2024 #htnhttps://youtu.be/PAA1B3NRlD8 HTN hanyuxuexi
#htn https://youtu.be/pUsMC2cl7wU HTN hanyuxuexi

#htn https://youtu.be/NHxNTKjymuk HTN hanyuxuexi
#htn https://youtu.be/NHxNTKjymuk HTN hanyuxuexi P2
#htn https://youtu.be/XGXP6z-1awE HTN hanyuxuexi P1
#htnhttps://youtu.be/z2g9xVP4nj03 HTN hanyuxuexi
#htn https://youtu.be/hrE7LVGnzyQ HTN hanyuxuexi
#htn https://youtu.be/8AMmb6QeHeM 023 HTN hanyuxuexi

#htnhttps://hoangkimvn.wordpress.com/category/htn
#ana https://hoangkimvn.wordpress.com/category/ana

#hga 1 Hoàng Gia An tiếng Trung 1 https://youtu.be/oET6Se69JTE

Cậu với cháu an nhiên miền cổ tích
Vui chọn cho mình dạy học bình yên

https://hoangkimvn.wordpress.com/category/ana

#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/cJln6_vQ6qQ
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/GitihRIko2g
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/taJKR2-OiWU
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/xM3Vf5NvbwU
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/ZYKN0QCpU2s
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/QS1KJ-THo-w
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/EqMdZXLqIeQ
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/_yX9s2GpeLE
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/P3ql_Fhyhq4
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/JC8aXMNzDHU
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/akxXQAXcceE
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/nn9b0tZzdjA
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/y4t_BLrv5XM
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/jEkG-784N6E
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/B61xopPlNiE
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/hsxhmeWf3Fw
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/Ec-k00A98T4
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/dQeXSZ-rVUE
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/EqMdZXLqIeQ
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/_yX9s2GpeLE
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/P3ql_Fhyhq4
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/JC8aXMNzDHU
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/akxXQAXcceE
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/nn9b0tZzdjA
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/y4t_BLrv5XM
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/jEkG-784N6E
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/B61xopPlNiE
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/hsxhmeWf3Fw
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/Ec-k00A98T4
#htn365 Tiếng Trung Bình Minh An https://youtu.be/dQeXSZ-rVUE

Con cháu #thungdung sống
Ông bà #annhiên vui

#ana 108 Hoàng Gia An tiếng Anh 108 https://youtu.be/AdCyTD2L46s
#ana 107 Hoàng Gia An tiếng Anh 107 https://youtu.be/R8OXHctE5Cc
#ana 106 Hoàng Gia An tiếng Anh 106 https://youtu.be/Fpxul3GxBvs
#ana 105 Hoàng Gia An tiếng Anh 105 https://youtu.be/Ey-2_cgYORI
#ana 104 Hoàng Gia An tiếng Anh 104 https://youtu.be/krcnsWfJoC0
#ana 103 Hoàng Gia An tiếng Anh 103 https://youtu.be/lz-YeHTXLUw
#ana 102 Hoàng Gia An tiếng Anh 102 https://youtu.be/evJ4bArQpbU
#ana 101 Hoàng Gia An tiếng Anh 101 https://youtu.be/s22IbV6A7BE
#ana 100 Hoàng Gia An tiếng Anh 100 https://youtu.be/gvd0CyHHFiY
#ana 99 Hoàng Gia An tiếng Anh 99 https://youtu.be/Dgv9zFQnnN0
#ana 98 Hoàng Gia An tiếng Anh 98 https://youtu.be/KQ79oUqEW_8
#ana 97a Hoàng Gia An tiếng Anh học nhóm https://youtu.be/DatqUASAeZA
#ana 97 Hoàng Gia An tiếng Anh 97 https://youtu.be/6wftdq9g5Eo
#ana 96 Hoàng Gia An tiếng Anh 96 https://youtu.be/gomklMrEh8Q
#ana 95 Hoàng Gia An tiếng Anh 95 https://youtu.be/6wpV4qkuPUY
#ana 94 Hoàng Gia An tiếng Anh 94 https://youtu.be/DMnpIL5dElU
#ana 93 Hoàng Gia An tiếng Anh 93 https://youtu.be/zF1TbLyq9Ls
#ana 92 Hoàng Gia An tiếng Anh 92 https://youtu.be/XdWPJo-ZoRs
#ana 91 Hoàng Gia An tiếng Anh 91 https://youtu.be/83Yf8qO1M4s

#ana 90 Hoàng Gia An tiếng Anh 90 https://youtu.be/AaYsXOy0IPY
#ana 89 Hoàng Gia An tiếng Anh 89 https://youtu.be/qepX50rTnfA
#ana 88 Hoàng Gia An tiếng Anh 88 https://youtu.be/Ka1XcSOUmYQ
#ana 87 Hoàng Gia An tiếng Anh 87 https://youtu.be/5o4TF1z62ss
#ana 86 Hoàng Gia An tiếng Anh 86 du học 1 https://youtu.be/h4QGdIG4Ze4
#ana 86 Hoàng Gia An tiếng Anh 86 https://youtu.be/LPCgvjAzOWA
#ana 85 Hoàng Gia An tiếng Anh 85 https://youtu.be/jYaPBYGTwls
#ana 84 Hoàng Gia An tiếng Anh 84 https://youtu.be/rCKfIGf2if4
#ana 83 Hoàng Gia An tiếng Anh 83 https://youtu.be/YwefHnfarm8
#ana 82 Hoàng Gia An tiếng Anh 82 https://youtu.be/6XnrqkbcL_o

#ana 81 Hoàng Gia An tiếng Anh 81 https://youtu.be/XycgPqaBzyU

#ana 80 Hoàng Gia An tiếng Anh 80 https://youtu.be/2D6eCFk8SHE
#ana 79 Hoàng Gia An tiếng Anh 79 https://youtu.be/w74HUzGbprA
#ana 78 Hoàng Gia An tiếng Anh 78 https://youtu.be/TrNv6clTa9U
#ana 77 Hoàng Gia An tiếng Anh 77 https://youtu.be/JKm9Egtt4qM
#ana 76 Hoàng Gia An tiếng Anh 76 https://youtu.be/oNYklP4h5W4
#ana 75 Hoàng Gia An tiếng Anh 75 https://youtu.be/JHV01egXuFE
#ana 74 Hoàng Gia An tiếng Anh 74 https://youtu.be/pBrB7j8VYAg
#ana 73 Hoàng Gia An tiếng Anh 73 https://youtu.be/mW_RI5ZrPhQ
#ana 72 Hoàng Gia An tiếng Anh 72 https://youtu.be/eTV7F52t5lU
#ana 71 Hoàng Gia An tiếng Anh 71 https://youtu.be/2qmsnl_Opjg

#ana 70 Hoàng Gia An tiếng Anh 70 https://youtu.be/AdKozHw3qHs
#ana 69 Hoàng Gia An tiếng Anh 69 https://youtu.be/AiwLUX1HLrw
#ana 68 Hoàng Gia An tiếng Anh 68 https://youtu.be/_jb8MLGg-M4
#ana 67 Hoàng Gia An tiếng Anh 67 https://youtu.be/XY8peF42iOg
#ana 66 Hoàng Gia An tiếng Anh 66 https://youtu.be/76qcgOUf2dQ
#ana 65 Hoàng Gia An tiếng Anh 65 https://youtu.be/HhUqPSDwXYg
#ana 64 Hoàng Gia An tiếng Anh 64 https://youtu.be/wXAe7IrJKp0
#ana 63 Hoàng Gia An tiếng Anh 63 https://youtu.be/kUpEeEmDiJ0
#ana 62 Hoàng Gia An tiếng Anh 62 https://youtu.be/NhRCP291Mhs
#ana 61 Hoàng Gia An tiếng Anh 61 https://youtu.be/_SplvzyMBWo

#ana 60 Hoàng Gia An tiếng Anh 60 https://youtu.be/uzdnnXaw_Uc
#ana 59 Hoàng Gia An tiếng Anh 59
https://youtu.be/7X0nUv_oNNM
#ana 58 Hoàng Gia An tiếng Anh 58 https://youtu.be/j0nyBwFICcE
#ana 57 Hoàng Gia An tiếng Anh 57 https://youtu.be/2TZGZ0PX16o
#ana 56 Hoàng Gia An tiếng Anh 56 https://youtu.be/q-LayZZreRE
#ana 55 Hoàng Gia An tiếng Anh 55 https://youtu.be/mO3fuLUlERY
#ana 54 Hoàng Gia An tiếng Anh 54 https://youtu.be/VHrCZu4qLI4
#ana 53 Hoàng Gia An tiếng Anh 53 https://youtu.be/CH2bo7ZC-fQ
#ana 52 Hoàng Gia An tiếng Anh 52 https://youtu.be/pampfMzGMe0
#ana 51 Hoàng Gia An tiếng Anh 51 https://youtu.be/y4bpXStzF4k


HOÀNG GIA MINH TIẾNG ANH

#hgm 21 Hoàng Gia Minh tiếng Anh 21 https://youtu.be/7pyXSGZ6RxM
#hgm 20 Hoàng Gia Minh tiếng Anh 20 https://youtu.be/Wd-cNTOjzeM
#hgm 19 Hoàng Gia Minh tiếng Anh 19 https://youtu.be/DiHJtGh0tn0
#hgm 16 Hoàng Gia Minh tiếng Anh 16 https://youtu.be/CWZGnSkJ5CA
#hgm 11 Hoàng Gia Minh tiếng Anh 11 https://youtu.be/RAH0JE7Bt5w
#hgm 10 Hoàng Gia Minh tiếng Anh 10 https://youtu.be/orQVmRQhIng
#hgm 8 Hoàng Gia Minh tiếng Anh 8 https://youtu.be/ilLZ_GOppsk
#hgm 7 Hoàng Gia Minh tiếng Anh 7 https://youtu.be/AIN_sUjCOf0
#hgm 6 Hoàng Gia Minh tiếng Anh 6 https://youtu.be/pvlIOd-IA9Y
#hgm 5 Hoàng Gia Minh tiếng Anh 5 https://youtu.be/UnLz0366uRo
#hgm 4 Hoàng Gia Minh tiếng Anh 4 https://youtu.be/DIPU5wZV98U
#hgm 3 Hoàng Gia Minh tiếng Anh 3 https://youtu.be/ZZhiBJGY08o
#hgm 2 Hoàng Gia Minh tiếng Anh 2 https://youtu.be/maZpITPXBQE

HOÀNG GIA BÌNH TIẾNG ANH

#hgb 38 Hoàng Gia Bình tiếng Anh 38 https://youtu.be/IPTdQiXYupY
#hgb 36 Hoàng Gia Bình tiếng Anh 36 https://youtu.be/smJzNmyVvqA
#hgb 30 Hoàng Gia Bình tiếng Anh 30 https://youtu.be/PRf-cc6ogK4
#hgb 29 Hoàng Gia Bình tiếng Anh 29 https://youtu.be/Tmh9eIfpn-Q
#hgb 27 Hoàng Gia Bình tiếng Anh 27 https://youtu.be/rjoaohDMkIY
#hgb 25 Hoàng Gia Bình tiếng Anh 25 https://youtu.be/iJ_fjn6mftU
#hgb 16 Hoàng Gia Bình tiếng Anh 16 https://youtu.be/rFQs-H_PL1c
#hgb7 Hoàng Gia Bình tiếng Anh 7 https://youtu.be/Lo5SjVI3u6A

LUYỆN NGHE NÓI VIỆT TRUNG ANH
Hoàng Tố Nguyên Tiếng Trung https://youtu.be/lPoz7bsgUfA 23 3 2024
Hoàng Tố Nguyên Tiếng Trung https://youtu.be/bpYCNYzZvC8 7 3 2024
Hoàng Tố Nguyên Tiếng Trung https://youtu.be/eLbo0EAuoUY 28 2 2024
Thung dung đẹp và hay Dạy Và Học Tiếng Việt https://youtu.be/mWJepJA2JUk
Lao động nữ với công nghệ https://youtu.be/kgljBI3pS4Y 28.2.2024
Luyện nói 70 câu tiếng Anh https://youtu.be/q83IcmZWLvI?si=y4MLsIVC6LD4MUeN

Learn Vietnamese Chinese English 4 https://youtu.be/iK03ZagwTOI 4 3 2023
Learn Vietnamese Chinese English 3 https://youtu.be/i3NOu2rwR-4 1 3 2024
Learn Vietnamese Chinese English 2 https://youtu.be/1m77g9LxNb4
Learn Vietnamese Chinese English 1 https://youtu.be/WzsCz3whXiA

HOÀNG GIA BÌNH MINH AN
Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung Hoàng Gia Bình Minh An #ana #htn #vietnamxahoihoc #htn365 https://hoangkimvn.wordpress.com/category/ana

Ông Bà Và Con Cháu

Ông bà dạy cháu học
Lời hát ru chuyện đời
Có vàng vàng chẳng hay phô
Có con có cháu trầm trồ dễ nghe


Bà dạy cháu ăn nói
Ăn sạch thì sống lâu
Nói lành thì phước lớn

Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau



Ông và cháu trốn tìm
Học chuyện đời tìm kiếm:
Trăm năm ai chớ quên ai
Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim


Cháu và ông làm bài
Tô màu và đố chữ:
Vàng trắng xanh tím đỏ
An nhàn vô sự là Tiên


Bài đồng dao huyền thoại
Ngày mới Ngọc cho đời
Ông bà và con cháu
Một gia đình yêu thương


xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-troi-noi-me-cha-xua Thông tin tích hợp tại Tình thức cùng tháng năm #htn #ana #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc, #đẹpvàhay, #cnm365#cltvn;

Thang nam nho lai va suy ngam 7

A Na bà chúa Ngọc
A Na Bình Minh An

Hoàng Gia Bình sinh ngày 29 tháng 3 năm 2011
Hoàng Gia Minh sinh ngày 22 tháng 2 năm 2014
Hoàng Gia An sinh ngày 23 tháng 2 năm 2017

Chị Sóc cùng Harry, Na
Giữa trời xanh tuyết trắng
Có hoa đào hồng thắm
Núi Phú trời bình yên

Chi Sóc là cô Tiên
Giữa một vùng cổ tích
A Na tìm được Ngọc
Harry vui thích cười.

Tuổi Ngọc sáng đất trời
Vô tư đầy sung sướng
Chị Hai mừng khôn lớn
Em nhớ hoài tuổi hoa

Chị với em ngắm hoa
Lung linh vườn cổ tích
Sóc, anh Harry mai học
Na và Ngoại ngoan nghe.

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
#htn, #hoangkimlong, #BanMai #vietnamxahoihoc, #htn365,#ana, #dayvahoc, #vietnamhoc, #cnm365#cltvn #Vietcassava

Nguyen Long

A Na Bình Minh An

thayoi

Thơ tứ tuyệt Hoàng Kim
LỜI THẦY DẶN THUNG DUNG

Việc chính đời người chỉ ít thôi.
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện.
Di sản muôn năm mãi sáng ngời

*

Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi
Con em và cháu vững tay rồi
Đời sống an nhiên lòng thanh thản
Minh triết mỗi ngày dạy học vui.

*

Thung dung đời thoải mái
ban mai của riêng mình
giọt thời gian điểm ngọc
thanh nhàn khát khao xanh.


*

Nhân hậu đời quên tuổi
Thanh nhàn vui tháng năm
Học không bao giờ muộn
Tỉnh lặng với chính mình


*

Quốc Công đạo làm tướng
Tiết Chế đức dụng nhân
Tự do ngời tâm đức
Văn chương ngọc cho đời

Ban mai lặng lẽ sáng

Ban mai lặng lẽ sáng
Phúc hậu tới thảnh thơi
Minh triết và sáng tạo
Vui đi dưới mặt trời

*

Hiền lành ẩn trí tuệ
Đức độ là tinh anh
Bảo tồn và trưởng thành
Một niềm tin thắp lửa

*

Ban mai nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.


*

Chào đón bình minh an
Bà cõng cháu nấu cơm
Ông cùng con dọn vườn
Vui khỏe cùng trẻ thơ …

*

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

Nguyễn Du trăng huyền thoại

Nguyễn Du thơ chữ Hán
Kiếm bút thấu tim Người,
Đấng danh sĩ tinh hoa,
Nguyễn Du khinh Thành Tổ,
Bậc thánh viếng đức Hòa


*

Nguyễn Du tư liệu quý
Linh Nhạc thương người hiền,
Trung Liệt đền thờ cổ,
“Bang giao tập” Việt Trung,
Nguyễn Du niên biểu luận


*

Nguyễn Du Hồ Xuân Hương
Đối tửu” thơ bi tráng,
“Tỏ ý” lệ vương đầy,
Ba trăm năm thoáng chốc,
Mại hạc vầng trăng soi.


*

Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ
Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”,
Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”,
Bến Giang Đình ẩn ngữ,
Thời biến nhớ người xưa.


*

Nguyễn Du thời Tây Sơn
Mười lăm năm tuổi thơ,
Mười lăm năm lưu lạc,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ,
Tình hiếu thật phân minh


*

Nguyễn Du làm Ngư Tiều
Câu cá và đi săn
Ẩn ngữ giữa đời thường
Nguyễn Du ức gia huynh
Hành Lạc Từ bi tráng

*

Nguyễn Du thời nhà Nguyễn
Mười tám năm làm quan
Chính sử và Bài tựa

Gia phả với luận bàn
Bắc hành và Truyện Kiều


*

Nguyễn Du tiếng tri âm
Hồ Xuân Hương là ai
Kiều Nguyễn luận anh hùng
Thời Nam Hải Điếu Đồ
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ


*

Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đi thuyền trên Trường Giang,
Tâm tình và Hồn Việt,
Tấm gương soi thời đại
Mai Hạc vầng trăng soi,

ĐI DƯỚI TRỜI MINH TRIẾT

Lên non xem trận địa
Thế giới trong mắt ai
Ngồi tựa đỉnh non Xanh
Thăm thẳm một tầm nhìn


Đi dưới trời minh triết
Chuyện hiền vui trăm năm
Đường xuân đời quên tuổi
Vui sống giữa thiên nhiên

Biển, Núi,  Em và Anh

Ban Mai Ngọc Biển Vàng

#Ban Mai Ngọc Biển Vàng
#Annhiên
#BìnhMinhAn

#Thungdung #Khátkhaoxanh
#HoàngThành
#Trúc Lâm #Sáng

Thung Dung Đời Thoải Mái
Ban Mai Ngọc Riêng Mình
Giọt Thời Gian Biển Ngọc
Thanh Nhàn Khát Khao Xanh.

Bình Sinh Hồ Chí Minh

Bình Sinh Đầu Ngẩng Tới Trời Xanh
Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành
Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy
Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH

Cuối tháng ba năm 2008, anh Phan Chí Thắng có gửi cho tôi lá thư nguyên văn: “Gửi Hoàng Kim. Cách đây mấy ngày, trong một cuộc tiếp xúc nhiều người, tôi vô tình được nói chuyện với anh H. – cháu nội người đỗ đầu khoa Hội cùng năm với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Dì ruột của anh H. lấy anh cả của ông LĐT. Anh H. kể là được nghe trực tiếp từ ông LĐT về bài tứ tuyệt được thêu trên trướng do 5 nhà cách mạng lão thành Nga gửi đến tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ nghe một lần mà anh H. thuộc lòng cho đến bây giờ, thật xứng danh cháu nội cụ Hội Nguyên. Tôi xin chép lại vào đây để Hoàng Kim tham khảo “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh / Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành / Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy / Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH ” Có vài điểm thắc mắc: 1. Làm sao mà các nhà cách mạng Nga lại làm được thơ tứ tuyệt? Hay là họ nhờ ai đó làm giúp theo ý họ?  2. Các chữ viết hoa trong bài tứ tuyệt được thêu chữ hoa, nghĩa là có dụng ý. Ba chữ là lấy từ trong “Hồ Chí Minh”. Còn chữ “Thơm” có phải đó cũng là tên hoạt động của Bác Hồ trong thời gian công tác cùng với 5 nhà cách mạng Nga kia? Hay là một tên gọi khác của Bác mà rất ít người biết? Sơ bộ như thế đã, các nhà nghiên cứu sẽ tìm câu trả lời.

Bình Sinh Hồ Chí Minh

Bác nghỉ chân sau mấy dặm ra đi
Rừng Việt Bắc chở che giây phút nghỉ’
Biết ơn Thầy1 lưu lại thời trân quý
Bình Sinh Hồ Chí Minh Việt Nam
.

“Ngôi nhà sàn đơn sơ
Giữa thủ đô Hà Nội
Ngày lại ngày tiếp nối
Bác thênh thản xuống lên
Làm việc và chăm vườn
Cho cá ăn từng buổi
Di chúc 4 năm cuối
Bác đã viết tại đây
(*)

ĐI DƯỚI TRỜI MINH TRIẾT

Biển nhớ nơi nao Người lắng sóng
Bờ thương chốn cũ Bác trông thuyền
Bảo như trường kiếm xô sông dạt
Ninh Hải Thung Nham níu núi thiền *

HoNuiCoc06

Yên Lãng Hồ Chí Minh

Hoàng Kim trả lời thư anh Phan Chí Thắng:

1. Cám ơn bức thư của Anh. Em trao đổi sớm (2008) vì biết rằng đây là một vấn đề không dễ “giải mã” trong ít ngày nên cần chép ngay để lưu lại một điểm nhấn nghiên cứu. Nhiều sự thật lịch sử sẽ còn phải chờ đợi thêm một thời gian nữa mới có đủ thông tin. Cần đúng người, đúng việc, đúng liều lượng và đúng thời điểm. Với ước mong đi sâu tìm hiểu về một số nhân vật và địa danh lịch sử của dãi đất miền Trung, em đã tập hợp tư liệu tại chuyên trang “Chợt gặp mai đầu suối

2. Chữ “Thơm” và chữ “Hồ” trong câu thơ trên hình như có quan hệ đến Nguyễn Huệ (Hồ Thơm) và Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh). Cụ Hồ Sĩ Tạo (như là ông nội ruột của Hồ Chí Minh) với cụ Hồ Phi Phúc (cha của Nguyễn Huệ) hình như có quan hệ thân tộc. Có giả thuyết cho rằng tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê – Trịnh tới Nghệ An (năm 1655). Ông cố của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ sinh năm 1753 còn có tên là Hồ Thơm hay Quang Bình, Văn Huệ. Cụ Hồ rất trọng lịch sử nên giả thuyết cho rằng chữ “Thơm” có thể cũng là tên hoạt động của Bác Hồ trong thời gian công tác cùng với 5 nhà cách mạng Nga kia? Hay là một tên gọi khác của Bác mà rất ít người biết đều là có thể.

3. Câu thơ “Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH” em nhớ đến Bác và nhớ đến một người Thầy khác, đó là Norman Borlaug. (Mời đọc Borlaug và Hemingway Lời Thầy dặn thung dung). Cuộc đời Thầy cũng trong như ánh sáng. Thời gian và sự khen chê không làm xoá nhoà được dấu ấn nổi bật của Người. Norman Ernest Borlaug , sinh ngày 25 tháng 3 năm 1914, từ trần ngày 12 tháng 9 năm 2009 tại Texas,  là nhà nông học Mỹ, nhà nhân đạo, người đoạt giải Nobel và ông được gọi là cha đẻ của Cuộc cách mạng Xanh. Ông là người đã nhận được đồng thời ba giải thưởng lớn Nobel Peace Prize, Presidential Medal of Freedom, Congressional Gold Medal vì những cống hiến đặc biệt cao quý cho nhân loại.

Ba năm trôi qua (2008-2011), nhiều tư liệu mới đã làm phong phú thêm nguồn nhận thức của chúng ta và đã có thêm tìm tòi mới về Bác. Hồ Chí  Minh có thơ viết ở đền Trần và Bác đã dùng cụm từ  “kẻ phi thường” để nói về Nguyễn Huệ và Công Uẩn trong hai câu “Nguyễn Huệ là kẻ phi thường” và “Công Uẩn là kẻ phi thường”. Điều chắc chắc là Bác biết rất rõ cụm từ  “bậc phi thường” vì Bác là bậc Thầy về chữ nghĩa và rất cẩn trọng ngôn ngữ. Tại sao vậy? Đánh giá về Hồ  Chí Minh hiếm  câu nào hay hơn “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh” và “Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH” nhưng kiến giải rõ hơn thì hình như vẫn cần thêm một thời gian nữa.

*

Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh! Báo cáo của Việt Nam gửi Quốc tế Cộng sản ngày 12 tháng 7 năm 1940 do Hồ Chí Minh soạn thảo là cẩm nang đón trước thời cơ “nghìn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng 8 và Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tài liệu tổng hợp, phân tích, đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình, sâu sắc hiếm thấy nhưng cực kỳ súc tích chỉ vắn tắt 12 trang. Đó là một trong số những thí dụ rõ nhất về thiên tài kiệt xuất của Hồ Chí Minh dám chớp thời cơ giành chính quyền và biết thắng. Hãy nghe Hồ Chí Minh phân tích tình thế: “Tóm lại, những điều kiện khách quan cho phép chúng tôi có hi vọng thành công. Song, lực lượng chủ quan- lực lượng của Đảng còn quá yếu. Như trên đã nói, một đảng mới mười tuổi lại trãi qua hai lần khủng bố lớn, số cán bộ có kinh nghiệm đấu tranh hiện còn đang rên xiết trong tù ngục, khiến đảng viên và quần chúng như “rắn mất đầu” không thể tận dụng cơ hội tốt “nghìn năm có một”. Chúng tôi liệu có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh đó, khắc phục khó khăn đó, giúp Đảng hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó hay không? Có. Chúng tôi nhất định không thể từ trong đánh ra. Chúng tôi chỉ có cách từ ngoài đánh vào. Nếu chúng tôi có được: 1) Tự do hành động ở biên giới; 2) Một ít súng đạn; 3) Một chút kinh phí; 4) Vài vị cố vấn thì chúng tôi nhất định có thể lập ra và phát triển một căn cứ địa chống Pháp, chống Nhật – đó là hi vọng thấp nhất. Nếu chúng tôi có thể mở rộng Mặt trận thống nhất các dân tộc bị áp bức, có thể lợi dụng mâu thuận giữa các nước đế quốc thì tiền đồ tươi sáng là có thể nhìn thấy được. Tôi rất hi vọng các đồng chí giúp tôi nhanh chóng giải quyết vấn đề này. 12.7.40.” (Hồ Chí Minh Toàn tập t. 3 tr. 162-174). Qua bảy mươi chín năm sau, đọc lại và suy ngẫm, càng đọc càng thấm thía thêm nhiều điều sâu sắc. https://hoangkimvn.wordpress.com/category/vietnamxahoihoc & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietcassava &

Hoàng Kim NGỌC PHƯƠNG NAM
https://hoangkimvietnam.wordpress.com/2011/09/02/binh-sinh-đầu-ngẩng-tới-trời-xanh/

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH

Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền; Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên” (Nửa đêm, bản dịch của Nam Trân) ảnh Bác Hồ với học sinh trường trung học Trưng Vương (Hà Nội) nǎm 1956 Ngành nghề ở Việt Nam lao động và việc làm, tác động rất sâu sắc đến đời sống văn hóa và xã hội. Minh triết Hồ Chí Minh trích dẫn lời dạy thấm thía của Bác trên Báo Thái Bình Từ triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh nghĩ về công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-ho-chi-minh

Tôi viết Bình sinh Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. Ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc Khánh Việt Nam, ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi năm sự kiện lớn này của nước Việt Nam mới, như ngôi sao vàng năm cánh, như năm ngón tay trên một bàn tay, đóng mốc son ngày 2 tháng 9 và ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế Giới đối với nền độc lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Hồ Chí Minh nói đi đôi với làm mẫu mực đạo đức có lý có tình; Hồ Chí Minh thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn; Hồ Chí Minh kiên quyết, khôn khéo trong tổ chức tuyên truyền cách mạng, giỏi thu phục tập hợp hiền tài. Nước Việt Nam mới khi hình thành vì sao không có được giải pháp hợp tác giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Trường Tam, Phạm Quỳnh, Phan Văn Giáo … Vì sao chưa thuyết phục được Nguyễn Hải Thần, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn,… ? Họ đều là các nhân vật lịch sử lớn chi phối sâu sắc thời cuộc. Bài học lịch sử Việt Nam là khối vàng ròng giá trị to lớn cần thấu hiểu và cắt nghĩa cho đúng. Sự thật lịch sử đang sáng tỏ dần. Thế giới trong mắt ai ; Việt Nam con đường xanh ; Bài học lớn muôn đời; Đi dưới trời minh triết; Bình sinh Hồ Chí Minh 595 https://hoangkimlong.wordpress.com/category/binhsinhhochiminh/

Kim Notes lắng ghi chú
Việt Nam học tinh hoa cấp thiết bảo tồn và phát triển cơ sở dữ liệu chính yếu. Hoàng Kim lưu lại một đánh giá cẩn trọng để đọc lại và suy ngẫm:

“ĐỌC XONG, ĐAU ĐỚN VÀ TIẾC NUỐI
Lao Ta cùng với Thuy Hang Nguyen.

Tôi luôn giữ một sự cẩn trọng khi nghĩ về các nhân vật lịch sử, nhất là những nhân vật lịch sử có ảnh hưởng lớn đến số phận của đất nước. Đơn giản vì những gì mình biết về họ, nếu không quá ít, thì cũng thường không chính xác. Đơn giản vì khi mình chỉ nghĩ đến cơm ăn áo mặc, đến chút hạnh phúc con con, thì họ luôn tìm cách lay trời chuyển đất (theo hướng tốt lên hay xấu đi lại là chuyện khác). Mà con người thì vĩnh viễn vẫn chỉ là con người, với tính không toàn hảo là đặc điểm đặc trưng của nó.

Thêm một lý do nữa khiến tôi phải cẩn trọng, vì khi nói, khi phán xét về họ, thường chúng ta dùng bối cảnh hiện tại, tư duy hiện tại, để giải mã, luận giải những suy nghĩ, hành động của họ trong một bối cảnh (phải đưa ra quyết định, quyết sách, các lựa chọn…) hoàn toàn khác.

Tôi tin chắc rằng việc đánh giá về vua Gia Long, việc ông tìm mọi biện pháp (bao gồm cả các liên kết với ngoại bang) để bằng mọi cách tiêu diệt nhà Tây Sơn (Với ông chỉ là một đối thủ đầy thù hận), sẽ còn kéo rất dài, thậm chí là không có điểm dừng. Những đổ lỗi, kết tội thì luôn dễ, vì chả cần phải suy nghĩ nhiều. Nhưng ghi công, trả cho họ sự công bằng, mới là điều đáng làm và khó làm. Chẳng hạn, đôi khi người ta cứ để phải nhắc mới chịu nhớ ra rằng, Gia Long không chỉ là ông vua thống nhất đất nước với diện tích lãnh thổ rộng nhất cho đến lúc ấy, mà còn là ông vua đặt tên đất nước vẫn được dùng cho đến ngày nay.

Đấy, lịch sử cứ thích những trò trớ trêu như vậy

Với một tinh thần cẩn trọng như đã nói, tôi chậm rãi đọc cuốn sách “Thư gửi nước Mỹ” của Hồ Chí Minh, do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành. Cuốn sách được xuất bản nhân sự kiện ngài Tổng thống Biden sang thăm Việt Nam và hai nước nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất, điều mà qua cuốn sách, có thể thấy ông Hồ Chí Minh đã mong muốn từ gần 80 năm trước, bằng chứng là ông bày tỏ nguyện vọng muốn đưa 50 thanh niên sang Mỹ để “Một mặt thiết lập những mối quan hệ văn hóa thân thiết…., mặt khác để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác”

(Thư gửi Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, ngay 1.11.1945)

Đúng như tên gọi, cuốn sách gồm 32 bức thư, điện văn, công hàm, đối thoại…của Hồ Chí Minh, gửi cho các Tổng thống, các bộ trưởng, các tổ chức, các cá nhân…của nước Mỹ, trong suốt 24 năm, từ 1945, đến năm 1969. Nhiều tư liệu lần đầu được công bố. Tất cả đều ngắn gọn, rất ngắn gọn, văn phong giản dị, dễ hiểu và đặc biệt kĩ lưỡng, lịch lãm về mặt ngôn ngữ.

Đây là một trong 32 bức thư đó, đề ngày 2-11-1945:

“THƯ GỬI TỔNG THỐNG MỸ

Tổng thống Tơruman; Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Oasinhtơn, D.C;

Thưa ngài Tổng thống, thay mặt nhân dân và Chính phủ Việt Nam, tôi muốn bày tỏ sự biết ơn chân thành của chúng tôi về những tuyên bố trong 12 điểm mà ngài đã đưa ra đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Tuyên bố đó được nhân dân chúng tôi nồng nhiệt chào đón vì nó đã mở ra một kỷ nguyên mới cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Đó là sự tiếp nối chính sách đối ngoại nhân đạo và tự do của Hoa Kỳ cũng như cá nhân Tổng thống Hoa Kỳ, đưa đến việc hiện thực hóa những lý tưởng được ghi trong các bản Hiến chương mà nền cộng hòa Mỹ cao quý là một bên ký kết.

Kính thư

Hồ Chí Minh”

Ngày nay vẫn có rất nhiều người sùng bái Hồ Chí Minh coi việc chửi nền chính trị Mỹ như một đảm bảo (dù thô thiển) cho lòng trung thành của họ với ông. Họ có thể sẽ rất sốc khi trong hầu hết những bức thư, Hồ Chí Minh đều ca ngợi hết lời những giá trị Mỹ, như Tự do, Dân chủ, Tôn trọng nhân quyền, Thượng tôn công lý. Thậm chí, trong bức thư gửi Tổng thống Mỹ đề ngày 22-11-1945, ông không ngại dùng từ “cầu xin” với ông Tổng thống Mỹ.

“Vì thế tôi tha thiết cầu xin ngài về bất cứ sự giúp đỡ nào có thể được”.

Nếu chúng ta nhìn lịch sử bằng con mắt khách quan, thuần túy khoa học, ít nhất cũng không bị chính trị hóa, thì những bức thư của Hồ Chí Minh thực sự là những tư liệu độc đáo và quý hiếm, để có thể bổ sung không chỉ về mặt kiến thức lịch sử (cho khá nhiều người có bằng cấp chính trị), mà quan trọng hơn, có khả năng sẽ thay đổi suy nghĩ của không ít người khác, về những sự thật lịch sử mà họ vẫn đinh ninh.

Tôi biết chắc chắn một điều, người Mỹ đã lưu giữ cẩn thận tất cả những bức thư này.

Khép lại cuốn sách mỏng, tôi không có ý định lạm bàn về bất cứ điều gì. Nhưng cảm giác nuối tiếc, xen với nỗi đau đớn, thì rất rõ: Giá kể như không có cuộc chiến tranh Việt-Mỹ!

Và giá như…”

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/banmai/ Thông tin tích hợp tại TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM #banmai #htn, #vietnamxahoihoc, #htn365, #ana, #dayvahoc, #vietnamhoc, #cnm365#cltvn #Vietcassava

HoangKim2017a

HÃY ĐỂ TÔI ĐỌC LẠI
Hoàng Kim


Vui bước tới thảnh thơi
Chín điều lành hạnh phúc
Vui sống giữa thiên nhiên
Bảy bài học cuộc sống

Hãy để tôi đọc lại
Xuân sớm Ngọc Phương Nam .
Chuyện cụ Lê Huy Ngọ
Nhớ Người Nhớ quê hương

Bài đồng dao huyền thoại
Thiền Sư Lão Nông Tăng
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy Quyền thâm canh lúa

Trung Quốc một suy ngẫm
Vành đai và con đường
Trung Nga với Trung Á
Thế sự bàn cờ vây

Việt Nam con đường xanh
Giấc mơ lành yêu thương
Sự chậm rãi minh triết
Vui đi dưới mặt trời

xem tiếp 20 đường dẫn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hay-de-toi-doc-lai/

KIM DUNG TRONG NGÀY MỚI
Hoàng Kim

Kim Dung là nhà văn có  tầm ảnh hưởng lớn nhất của văn học Trung Quốc hiện đại . Ông là một trí tuệ lớn. Kim Dung thích ai nhất trong tác phẩm của chính ông? Kim Dung thích nhất nhân vật Hoàng Lão Tà, Quách Tương và Đoàn Dự. Ông tâm đắc nhất tác phẩm Thiên Long bát bộ và Lộc Đỉnh Ký. Tuyệt kỹ một đời không nhìn vào danh tiếng mà nhìn vào thực chất. Vô chiêu thắng hữu chiêu. Phim chuyển thể tác phẩm ông ưng ý nhất là “Thần điêu đại hiệp”.Kim Dung sinh ngày 10 tháng 3 năm 1924 nhằm ngày 6 tháng 2 năm Giáp Tý. Kim Dung mất buổi chiều 30 tháng 10 năm 2018 tại một bệnh viện ở Hong Kong do tuổi cao, hưởng thọ 94 tuổi. Kim Dung trong ngày mới /Trà sớm thương người hiền / Nguyễn Chu Nhạc Lão Nông/ Nguyễn Du trăng huyền thoại Phiếm Đàm cùng Lão Chu tôi yêu thích chép chung bài đúc kết của mình với phiếm đàm của lão như là nhân duyên nhớ về một quý nhân; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/kim-dung-trong-ngay-moi/

TRẦN ĐĂNG KHOA TRONG TÔI
Hoàng Kim

‘Trần Đăng Khoa Nghê Việt, Trần Đăng Khoa trong tôi’. Hoàng Kim nói với Nguyên Hùng bạn xứ Nghệ Trần Đăng Khoa có những câu thơ sâu thẳm: “Chiều buông ngọn khói hoang sơ/ Tiếng chuông ngàn tuổi tỏ mờ trong mây/ Người xưa hồn ở đâu đây/ Nhìn ra chỉ thấy tuyết bay trắng chiều …” “Ta ngự giữa đỉnh trời / Canh một vùng biên ải/ Cho làn sương mong manh/ Hoá trường thành vững chãi … / Bỗng ngời ngời chóp núi / Em xoè ô thăm ta ?/ Bàng hoàng xô toang cửa/  Hoá ra vầng trăng xa…”.Đó là những câu thơ hay, về nơi tĩnh lặng, đến chốn thung dung. Nhưng, bài thơ đầu tiên của Khoa hay ám ảnh mà tôi lựa chọn đồng hành từ tuổi thơ là “Hạt gạo làng ta” do nhac sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc và lời ca đội hát Vàng Anh.

Tôi đã đọc Lão Khoa, blog chính thức của nhà văn Trần Đăng Khoa khởi đầu từ năm 2011, bạn gặp bài đầu tiên là Tựa (Lời thưa), kế đến là Nông thôn bây giờ, Nguyên Ngọc, Chuyện tào lao Lão Khoa, và Thơ Trần Đăng Khoa. Tôi không nghĩ trình tự sắp xếp những bài đầu tiên này của Khoa là ngẫu nhiên mà cho rằng đó chính là những điều lắng đọng. Cuộc đời cao hơn trang sách lưu lại kinh nghiệm sống được trãi nghiệm. Theo Lời thưa của Trần Đăng Khoa, chúng ta nên đọc chính văn, thơ văn và trao đổi của chính tác giả để tránh những điều ngộ nhận qua lời đồn. Cám ơn anh Lưu Trọng Văn với bài viết ngắn “Hạt gạo làng ta” và những hình ảnh lưu lại thật lắng đọng.

“Không hư cấu” ảnh Trần Đăng Khoa trong mắt Hoàng Xuân Tuyền. Tôi thật đồng cảm với sự “giản dị, xúc động, ám ảnh” phương châm sống và viết chân mộc, thích hợp, hiệu quả của Trần Đăng Khoa. Tôi xin phép tác giả chia sẻ và lưu ảnh này về bài “Trần Đăng Khoa trong tôi” và “#cnm365#cltvn 2 tháng 11″ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-dang-khoa-trong-toi/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-2-thang-11/ và xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-dang-khoa-trong-toi/

NGUYỄN NGỌC TƯ SẦU RIÊNG
Hoàng Kim

Hãy để tôi đọc lại. Sự chậm rãi minh triết. Tôi đọc lại Nguyễn Ngọc Tư sầu riêng và bổ sung thêm ít ghi chú mới. Nguyễn Ngọc Tư có trang “Sầu riêng” riêng tư vừa đủ. Ở đó có thơ; Một vài phiên bản; Hành lý hư vô; Những trang viết mới.

Tôi dừng lại đọc chậm rãi nhiều lần “Khoảng cách trong khoảng cách”. Dường như ở đó có thấp thoáng Bóng hạc chốn xa xôi tiếng dội của chính mình; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-ngoc-tu-sau-rieng/

NGUYỄN DU TƯ LIỆU QUÝ
Hoàng Kim

Linh Nhạc thương lời hiền
Trung Liệt đền thờ cổ
“Bang giao tập” Việt Trung
Nguyễn Du niên biểu luận

Hoàng Kim đã tích hợp song song hai nguồn thông tin chọn lọc từ Mộc bản triều Nguyễn (1) của Di sản thế giới tại Việt Nam, cùng với tích hợp so sánh đối chiếu với sách Sông Côn mùa lũ và các tài liệu tham khảo từ sách này (2) .xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-tu-lieu-quy/

Nguyễn Du tư liệu quýbài 2 trong chùm chuyện khảo Nguyễn Du trăng huyền thoại của Hoàng Kim. Tác phẩm Nguyễn Du trăng huyền thoại bao gồm chín bài, mục lục như sau: 1 Nguyễn Du thơ chữ Hán Kiếm bút thấu tim Người, Đấng danh sĩ tinh hoa, Nguyễn Du khinh Thành Tổ, Bậc thánh viếng đức Hòa 2 Nguyễn Du tư liệu quý Linh Nhạc thương người hiền, Trung Liệt đền thờ cổ, “Bang giao tập” Việt Trung, Nguyễn Du niên biểu luận 3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương “Đối tửu” thơ bi tráng, “Tỏ ý” lệ vương đầy, Ba trăm năm thoáng chốc, Mại hạc vầng trăng soi. 4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”, Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”, Bến Giang Đình ẩn ngữ, Thời biến nhớ người xưa. 5 Nguyễn Du thời Tây Sơn Mười lăm năm tuổi thơ, Mười lăm năm lưu lạc, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ, Tình hiếu thật phân minh 6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng 7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn Mười tám năm làm quan, Chính sử và Bài tựa, Gia phả với luận bàn. Bắc hành và Truyện Kiều 8 Nguyễn Du tiếng tri âm Hồ Xuân Hương là ai, Kiều Nguyễn luận anh hùng, Thời Nam Hải Điếu Đồ, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ 9 Nguyễn Du trăng huyền thoại Đi thuyền trên Trường Giang,Tâm tình và Hồn Việt, Tấm gương soi thời đại. Mai Hạc vầng trăng soi,

Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình ngôi chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ Nguyễn Du nửa đêm đọc lại đã khuyên tôi lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy nhất về những sự kiện trọng yếu cuộc đời và thời thế của ông. Điều này chi phối, gợi ý thế xuất xử của bình sinh hành trạng Nguyễn Du, để chúng ta có thể hiểu đúng sự thật huyền thoại về ông. Những sự kiện chính yếu của thời thế đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan hệ quy chiếu lấy chính cuộc đời Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm, là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác”Thúy Kiều” “300 năm nữa chốc mòng, biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như”. Sách Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, người dịch Đỗ Mộng Khương, người hiệu đính Hoa Bằng, Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế, năm 2006, trang 400 /716 Tập 2 đã viết: “Nguyễn Du rất giỏi về thơ, làm thơ quốc âm rất hay, khi sang sứ nước Thanh về, có tập thơ “Bắc hành” và truyện “Thúy Kiều” lưu hành ở đời”.

Nguyễn Du niên biểu luận được thiết lập dựa trên các tài liệu chính: 1) Chính sử Nguyễn Du tiểu sử trong sách Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, người dịch Đỗ Mộng Khương, người hiệu đính Hoa Bằng, Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế 2006, Tập 2, trang 400 /716; 2) Bài tựa của Bùi Kỷ trong sách Nguyễn Du Truyện Thúy Kiều, Bùi Kỷ Trần Trọng Kim hiệu khảo Nhà xuất bản Tân Việt năm 1968; Sách này có đủ các bài tựa rất quan trọng mà các sách khác không có. Ghi chú điển cố Truyện Kiều trong sách này được Cụ Bùi Kỷ và Cụ Trần Trọng Kim hiệu khảo kỹ và chuẩn mực với mức tin cậy cao ví như “ngọc bích họ Hòa” với Lạn Tương Như; 3) Gia phả họ Nguyễn ở Tiên Điền trang 73-81, có ba trang tiếng Việt và 6 trang tiếng Hán Nôm. Trong sách Lê Xuân Lít 2005. “200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều” Nhà Xuất Bản Giáo Dục ,1995 trang, (mời đọc và kiểm chứng tại Nguyễn Du trăng huyền thoại bài !). 4) Nguyễn Du Truyện Thúy Kiều, do Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim hiệu khảo Nhà xuất bản Tân Việt 1968, sách này được coi là bản Phường gần sự thật nguyên tác hơn hết; 5) Bắc hành tạp lục 132 bài, Thanh Hiên thi tập 78 bài và Nam trung tạp ngâm 40 bài của Nguyễn Du tại Thi Viện Đào Trung Kiên, dẫn liệu đường link ở Nguyễn Du thơ chữ Hán, 6) Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn; thông tin tuyển chọn từ Bang giao hảo thoại, của Ngô Thì Nhậm, Viện Hán Nôm, Thư viện Khoa học xã hội (sách chép tay chữ Hán), Bang giao tập, Ngô gia văn phái, hiện lưu ở Thư viện khoa học xã hội, bản mang ký hiệu A117a (sách chép tay chữ Hán) thông tin này có đối chiếu với sách Cương mục chính sử Triều Nguyễn với tóm tắt sự kiện trích dẫn tại Kho báu đỉnh Tuyết Sơn 7) Ngô Gia Văn Phái 1984. Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 8) Lê Quý Đôn toàn tập, Đại Việt thông sử (Lê triều thông sử) ; 9) Trần Trọng Kim, 1999, Việt Nam sử lược, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin 617 trang, 10) Lê Xuân Lít, 2005 “200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều” Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 1995 trang; 11) Nguyễn Thế Quang 2010, Nguyễn Du, tiểu thuyết lịch sử, Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn, 416 trang, 12) Thích Nhất Hạnh 2000, Thả một bè lau, Truyện Kiều dưới cái nhìn Thiền quán,Lá Bối in lần thứ nhất, San Jose , 471 trang 13) Ngô Giáp Đậu, người dịch Ngô Đức Thọ, Mai Xuân Hải, Nguyễn Văn Nguyên, 2013. Hoàng Việt long hưng chí Nhà Xuất bản Hồng Bàng, 469 trang; 14) Dương Quảng Hàm 2005. Việt Nam văn học sử yếu Nhà Xuất bản Trẻ, 688 trang; 15) Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, 2015. Đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa Nguyễn Du kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du (Kỷ yếu hội thảo khoa học) NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 997 trang; 16) Lê Nghị 2020 Thử giải mã lại Truyện Kiều; và bài viết “Truyện Kiều có trước hay sau Kim Vân Kiều truyện?” của PGS.TS Đoàn Lê Giang (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) và tác giả Nguyễn Cẩm Xuyên bài viết “Cần làm sáng tỏ một nghi án văn học “Thanh Tâm tài nhân ” là ai? 17) Phạm Trọng Chánh đọc sách Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi, cùng với các bài nghiên cứu dịch thuật của Nhất Uyên Phạm Trọng Chánh về Nguyễn Du cuộc đời và tác phẩm. 18) Sách Sông Côn mùa lũ của tác giả Thiện Ngộ Nguyễn Mộng Giác https://nguyenmonggiac.com/song-con-mua-lu.html, sử thi Việt huyền thoại trên 2000 trang mà tôi thật sự tâm đắc có Lời giới thiệu của giáo sư tiến sĩ Mai Quốc Liên, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quốc học với với 45 Tài Liệu Tham Khảo Sông Côn Mùa Lũ. Hoàng Kim đã tích hợp song song hai nguồn thông tin chọn lọc từ Mộc bản triều Nguyễn (1) của Di sản thế giới tại Việt Nam, cùng với tích hợp so sánh đối chiếu với sách Sông Côn mùa lũ và các tài liệu tham khảo từ sách này. Đúc kết thông tin mới đọc tại Nhớ thầy Nguyễn Mộng Giác; Nguyễn Huệ thời Tây Sơn; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Ngưa không nản chân bon
.
LINH NHẠC THƯƠNG LỜI HIỀN

Nguyễn Du nửa đêm đọc lại.Tôi có một chuyện lạ xẩy ra lúc 12 giờ 40 phút ngày 4 tháng 7 năm 2012 mà chuyện vẫn chưa kết thúc mãi cho tới hôm nay (2023) của mười một năm sau. Đêm ấy, tôi tỉnh dậy lúc nửa đêm. Mai coi thi. Buổi tối mưa lớn. Sấm chớp ầm ầm, Điện tắt. Trời nóng ngột ngạt, Tôi tự ép mình phải ngủ để ngày mai dậy sớm. Bài viết “Một khám phá độc đáo về Truyện Kiều” của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về cuốn sách “Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua Truyện Kiều” của GS.NGND Ngô Quốc Quýnh (Đại học Quốc gia Hà Nội) làm tôi mộng mị. Trong cuốn sách này, tác giả đã cho rằng Nguyễn Du gửi gắm tâm sự của mình qua Truyện Kiều mà Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, Kim Trọng là Lê Chiêu Thống và nàng Kiều là Nguyễn Du. Thầy Nguyễn Lân Dũng gọi điện cho tôi và nhắn tin giục tôi sớm giúp nhận xét phản biện cuốn sách. Tôi vừa thương quý kính trọng Thầy vừa nhận thấy luận điểm của thầy Ngô Quốc Quýnh cũng có lý có tình nên tôi định sớm viết bài đồng tình. Không ngờ vì điện tắt nên chợt thiếp đi . Và, trong giấc mơ lạ lúc nửa đêm, tôi được đối thoại với một cụ già râu tóc bạc phơ tự xưng là Thiền sư Linh Nhạc Phật Ý. Cụ già hỏi lại tôi và đã ngăn tôi khoan vội đồng tình mà hãy nên tìm hiểu kỹ sự thật của 12 uẩn khúc chưa rõ. Đó là: Nguyễn Du là người thế nào? Nguyễn Du Bắc hành tạp lục; Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương; Nguyễn Du và Kinh Kim Cương; Nguyễn Du so tài Nguyễn Huệ; Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du tri kỷ, tri âm; Tố Như sau ba trăm năm; Nguyễn Du viếng Kỳ Lân mộ; Hoành Sơn những bài thơ cổ; Hồng Lam vằng vặc sao Khuê. Tôi thức dậy ghi vội những lời Cụ dặn và đã không dám đồng tình ngay với lời kết luận của thầy Ngô Quốc Quýnh. Tôiđồng tình với khám phá độc đáo của GS.NGND Ngô Quốc Quýnh là Nguyễn Du mượn Kiều để chuyển tải tâm sự của Người. Tuy nhiên, sự khác biệt trong nhận định là ở chỗ Từ Hải và nàng Kiều chính là Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương.. Khuya không ngủ được, tôi thao thức đọc lại Nguyễn Du. Chiều tối hôm sau, tôi ngẫu nhiên theo chỉ dẫu của cụ già trong giấc mơ, đã tìm thấy được ngôi chùa cổ Tổ Đình Phước Tường tại địa chỉ 13/32 đường Lã Xuân Oai phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9. Ngôi chùa này lưu dấu tích của thiền sư Linh Nhạc Phật Ý.và vị thiền sư này quan hệ tới sự đã che giấu vua nhà Nguyễn thoát chết gang tấc bởi sự truy vết của nhà Tây Sơn. Hiện nay, Tổ Đình Phước Tường sư trụ trì là Thượng tọa Thích Nhật An. Tổ Đình đã được Bộ Thông tin Việt Nam xếp hạng Di tich Văn hóa Quốc gia tại Quyết định số 43/VH QĐ ngày 7 /1/ 1993 .Ngày tiếp sau, khi coi thi đã hoàn thành trở về nhà tôi duyên may lại tình cờ gặp được Bố tát Nhựt Tông trên chuyến xe từ Suối Tiên đi ngã tư Bà Rịa- Vũng Tài. Tôi đã đổi ý không đi về nhà ở Hưng Thịnh Đồng Nai mà theo gót chân Bố tát vân du chùa Long Phước 98 Trần Xuân Độ, Phường 6 tại Núi Lớn, phía sau Thích Ca Phật Đài, thành phố Vũng Tàu, thăm thiền sư Thiện Lý, với Lão Quán Lục Vân Tiên giữa đời thường Nguyễn Quốc Toàn, để cùng luận bàn đạo Phật ngày nay và mang sách của thầy Nhựt Tông và mang sách Nguyễn Du của anh Toàn về nhà cặm cụi tra cứu tìm tòi. Chuyện cũ ấy và chứng cứ ở đây http://dayvahoc.blogtiengviet.net/2012/07/04/http_dayvahoc_blogtiengviet_net_nguyendu

Tôi dùng Google để tìm kiếm tài liêu nghiên cứu thì đêm hôm ấy là đêm thiêng tang lễ của Thiện Ngộ Nguyễn Mộng Giác tác giả Sông Côn mùa lũ https://nguyenmonggiac.com/song-con-mua-lu.html, sử thi Việt huyền thoại, mà tôi thật sự tâm đắc. Nhớ thầy Nguyễn Mộng Giác https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-thay-nguyen-mong-giac/ là sự trân trọng của tôi gửi gia đình thầy Thiền Ngộ Nguyễn Mộng Giác

NHỚ THẦY NGUYỄN MỘNG GIÁC
Hoàng Kim

Nhớ thương cánh chim trời
Những trang đời lắng đọng
Hoa Đất thương lời hiền
Ngựa không nản chân bon.

Ngày xuân đọc Trạng Trình
Đào Duy Từ còn mãi
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Văn chương ngọc cho đời.

Vĩ Dạ thương Miên Thẩm
Mai Hạc vầng trăng soi

Nguyễn Du, Nguyễn Huệ, Châu Văn Tiếp đã được khảo cứu song song trong 9 năm qua.

Nhà nghiên cứu Phạm Trọng Chánh nói những lời thật cảm khái : “Trong tình hình đọc sách hiện tại trong nước và hải ngoại, mỗi người Việt Nam đọc không đến một quyển sách một năm, các nhà xuất bản tại hải ngoại chỉ sống nhờ sự hy sinh của tác giả, tự viết tự bỏ tiền in, không kể gì lời lỗ. Sách gửi đi các nơi không hy vọng gì thu tiền lại. Trong nước sách in được 1500 quyển như  Nguyễn Du trên đường gió bụi anh Hoàng Khôi là thuộc loại khá. Đáng cho chúng ta khuyến khích. Phải chăng vì thiếu sách hay, các nhà văn ngày nay không đủ sức hấp dẫn lôi kéo người đọc chăng. Nghĩ lại ngày xưa thời Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới, những năm 1930-1940 mỗi năm người đậu Tú Tài chỉ vài chục người, người biết chữ quốc ngữ có là bao nhiêu trên 25 triệu dân thế mà sách  đã tạo ra những trào lưu văn học lớn mạnh. Ngày nay chúng ta có 90 triệu dân trong nước và 4 triệu người Việt hải ngoại, mà tình hình sách vở còn thua các nước nhược tiểu, nghĩ thật đáng buồn. Chúng ta không nâng cao được dân trí, mà dân trí lại thụt lùi.  Được một nhà văn như anh Hoàng Khôi, hy sinh thức đêm thức hôm để viết sách, để mua vui một vài trống canh, tôi mừng và mong có nhiều người như anh Hoàng Khôi. Đừng để các thế hệ mai sau không còn biết viết văn, biết đọc mà chỉ còn biết bấm mấy câu vớ vẫn trên điện thoại di động.

Tôi từng tâm đắc với Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ  nơi “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe” càng cho thấy nhân cách kẻ sĩ và sự cảm thông của ông đối với Liễu Hạ Huê sâu sắc đến dường nào. Người hiền thực ra đời nào cũng có, thời thế nhiễu loạn, chẳng qua vàng lầm trong cát đấy thôi. Nguyễn Du là con quan tướng quốc Nguyễn Nhiễm cựu thần nhà Lê và mẹ ông là người phụ nữ tài sắc, vợ lẽ nhà quan, gặp lúc thế nước động loạn, chúa Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều có ý riêng. Ông lớn lên trong cảnh lận đận không nhà, có tài mà không thể cậy. Ông là một đại sĩ phu tài năng trác tuyệt nhưng chỉ làm một viên quan thường triều Nguyễn mà vua vừa dùng, vừa tìm cách kiềm chế như đối với Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú. Ông vì giỏi nên được vua Nguyễn cử đi sứ Tàu mà thôi. Thơ Nguyễn Du vì vậy kín đáo và sâu sắc hiếm thấy Để thấu hiểu những giá trị nhân văn đích thực, rất cần những khoảng lặng để đối diện với chính mình.  Hôm trước tôi đã có dịp cùng với những người bạn quý thảo luận về hành vi ứng xử của Liễu Hạ Huệ gần gũi với một người nữ mà ông không mang tiếng dâm tà. Nhờ việc tra cứu, đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ ‘Liễu Hạ Huệ mộ’ của cụ Nguyễn Du, tôi chợt sững người, nhận thức thêm được những nỗi niềm, của cụ Nguyễn lấp lánh sau những con chữ …

Tôi đọc cuốn sách “Nguyễn Du” của nhà giáo Nguyễn Thế Quang “Của tin còn một chút này làm ghi” không dưới hai mươi lần (Trang sách Nguyễn Du với lời đề tặng của tác giả Nguyễn Thế Quang, ảnh Hoàng Kim), và sực thấm hiểu vì sao Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương chú giải của Lê Quý Đôn trên nghìn lần cũng như chợt hiểu vì sao Hồ Chí Minh “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh“. Tôi đã đọc mười hai tư liệu quý về Nguyễn Du (kể cả ba tư liệu mới bổ sung gần đây) Dẫu vậy tôi vẫn hồ nghi nhiều điều, chưa đủ tư liệu trao đổi với các giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Ngô Quốc Quýnh nhà giáo Nguyễn Thế Quang, nhà nghiên cứu Bulukhin Nguyễn Quốc Toàn và  còn nợ  Ví Dặm Ân Tình, Quỳnh Trâm, Huy Việt … những lời bàn luận.

Tôi nhờ lập “Nguyễn Du một niên biểu” chi tiết hóa thời thế và cuộc đời Nguyễn Du đúng hành trạng từng năm, từ lúc ông sinh ra cho đến khi ông mất, theo gợi ý của cụ già tự xưng là thiền sư Linh Nhạc Phật Ý trong giấc mơ lạ. Cụ già đã khuyến khích tôi làm điều này và cũng nhờ phản biện sâu sắc với các dẫn liệu của tiến sĩ Phạm Trọng Chánh. Ông là người bôn ba hải ngoại đã hiểu tác phẩm Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi một cách sâu sắc hiếm thấy, chân thành, đức độ và khích lệ tác giả Hoàng Khôi với một triết lý dạy và học mẫu mực. “Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà người đi sau nối tiếp người trước, làm giải quyết những nghi vấn còn tồn đọng, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ“.

Tôi mừng không ngủ được trước tư liệu quý này và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

TRUNG LIỆT ĐỀN THỜ CỔ

Việt Nam thế Tam Quốc trong thời Nguyễn Du vua Lê Chiêu Thống bị bán đứng, vua Quang Trung cái chết bí ẩn, Nhà Đại Thanh có bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn. Ba tồn nghi lớn của lịch sử: Vì sao Trung Quốc quyết không cho Tây Tạng tự trị? Lý Tự Thành và kho báu đời Minh đến nay ở đâu? và, Hệ lụy ngoại giao thời vua Càn Long với nhà Tây Sơn? là ba nghi vấn và chỉ dấu lịch sử có thật. Nguyễn Du cuộc đời và thời thế, là một trong những tấm gương lớn soi thấu những bí ẩn lịch sử ấy. Đó là một chuỗi lịch sử lớn cần nghiên cứu, giải mã thấu đáo. Các thông tin mới hé lộ gần đây của kho sử liệu Nhà Nguyễn mới được khai thác công bố một phần trong ‘Khát vọng Non sông”, và một phần được tập hợp đúc kết tại “Nguyễn Du niên biểu luận” của Hoàng Kim với các hồ sơ điền dã về Linh Nhạc Phật Ýở Tổ Đình Phước Tường TP Hồ Chí Minh với đền cổ Trung Liệt Hà Nội và tư liệu Bang giao tập (bí mật ngoại giao nhà Tây Sơn) góp phần vén bức màn bí mật ấy.

Vua Càn Long sau thất bại nặng nề của nhà Thanh trong chiến tranh với Tây Sơn đã sai danh tướng Phúc Khang An thay thế Tôn Sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng, được giao quyền tùy cơ hành xử và điều động thêm 50 vạn quân ứng chiến vùng biên giới nhằm hư trương thanh thế. Phúc Khang An là người mà vua Càn Long đặc biệt yêu quý và tin cẩn, dân gian cho rằng đó là con ngoài giá thú của vua với em gái của Hoàng Hậu. Phúc Khang An.nguyên là đặc sứ phụ trách hậu cần cho đội quân của Tôn Sĩ Nghị

Năm 1789, kho vàng tại tu viện Mật Tông ở Tây Tạng đang bị quân Khuếch Nhĩ Khách Mông Cổ dòm ngó chuẩn bị tấn công. Vua Càn Long coi đây là điểm quan tâm lớn nhất. Vua Càn Long đã 78 tuổi có tính toán riêng về người kế vị là Hoàng tử Gia Khánh và phúc tướng Phúc Khang An nên việc cơ mật này không thể giao cho ai khác ngoài Phúc Kháng An đảm nhiệm. Lưỡng Quảng và Đại Việt cũng cần sớm an định vì điểm nóng Cam Túc đang làm vua Thanh rất lo nghĩ, trong khi Nguyễn Huệ anh dũng thiện chiến không thể xem thường nên vua Càn Long lựa ý vỗ về hơn là đem binh thảo phạt.

Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp sớm biết tình thế nên đã đón ý hoặc phân vai mật trao đổi với Tây Sơn. Nguyễn Huệ thấy rõ chỗ yếu của quân Thanh và biết họ đang tìm cách để giảng hòa, trong khi ông cũng đang bận tâm xử lý phía Nam. Do vậy Nguyễn Huệ sau khi thắng trận đã sai mang nhiều vàng bạc hối lộ Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp để nghị hòa và cho cháu là Nguyễn Quang Hiển lên cửa ải Nam Quan cầu phong và xin cho Nguyễn Huệ được về Bắc Kinh triều kiến Càn Long. Mưu mẹo này thông đồng giữa hai bên với sự thách giá trả giá bên trong, cách qua mặt vua Lê Chiêu Thống cùng số cựu thần nhà Lê và cách hợp lý hóa chính sử, xin xem kỹ Bang giao tập “Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn” là tư liệu quý.

Lê Chiêu Thống lại tiếp tục xin nhà Thanh cho quân cứu viện. Nhà Thanh, phần sợ Quang Trung, phần đã ngán ngẩm việc chinh chiến, chỉ hứa hão với Chiêu Thống mà không chịu phát quân. Phúc Khang An thân vương vua Thanh, đã được hưởng lợi từ Tây Sơn và nhận rõ tình thế, nên ngoài mặt hứa giúp quân cho Lê Chiêu Thống, nhưng mặt khác lại tâu với vua Thanh Càn Long rằng Chiêu Thống không còn muốn trở về và đã dâng biểu xin hoàng đế Càn Long bãi binh, đồng thời ông cũng chỉ thị cho Thang Hùng Nghiệp gửi mật thư cho Quang Trung gợi ý nên hoà hiếu, tránh binh đao và lập các mẹo mực bang giao để giữ thể diện cho vua Càn Long mà tránh được chiến tranh.

Thư ngoại giao “Trần tình biểu” của vua Quang Trung lúc đầu khá cứng rắn nhưng với sự mưu kế của Thang Hùng Nghiệp nên đã nhẹ đi rất nhiều Tây Sơn theo phương lược vạch sẵn, với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, đã nhanh chóng bình thường hóa bang giao với phương Bắc. Nhà Thanh đồng ý hủy bỏ việc động binh để trả thù, và tiếp nhận sứ thần của Tây Sơn. Vua Quang Trung phải dâng biểu “Nộp lòng thành”, nộp cống phẩm. Nhà Thanh đã chịu chấm dứt chiến tranh, nhưng vẫn chưa chịu thừa nhận Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương. Phúc Khang An viết cho vua Quang Trung một bức thư dài báo cho vua Quang Trung biết là vua Càn Long đã ban cho Quang Trung một chuỗi hạt trai, “Ơn trời cao đất dày đến thế là tốt lắm” lại báo cho vua Quang Trung biết rằng: bọn Lê Duy Kỳ đã bị róc tóc, mặc quần áo kiểu người Thanh, đã bị đưa đi an trí ở “ngoại biên” “quyết không cho về nước nữa”. Rồi sau đó Phúc Khang An đòi Tây Sơn phải làm miếu thờ Hứa Thế Hanh, Sầm Nghi Đống. Lại cho biết là khoảng tháng bảy, tháng tám năm Canh Tuất (1790) nhà Thanh sẽ làm lễ bát tuần vạn thọ vua Càn Long “Có hàng vạn nước vượt biển trèo non đem ngọc xe lễ vật đến chầu“. Phúc Khang An yêu cầu vua Quang Trung đến ngày đó cũng phải “chỉnh trang” sang chầu, và như thế phải khởi hành vào tháng tư năm Canh Tuất (1790) Đáng chú ý là sau đó, vua Càn Long xuống chỉ cho vua Quang Trung đại ý nói: do quân Thanh vượt biên giới đến Thăng Long, Nguyễn Huệ phải đem quân ra để hỏi Lê Duy Kỳ vì cớ gì cầu cứu thiên binh; vì bị quân Thanh đánh, quân Tây Sơn bất đắc dĩ phải đánh lại; gặp lúc cầu phao đứt, nên quân Thanh bị chết hại nhiều. Trong tờ chỉ Càn Long còn nhận rằng Nguyễn Huệ đã bắt và giết hết những người đã giết Hứa Thế Hanh và Sầm Nghi Đống. Ông còn cho rằng khi quân Thanh vào Thăng Long, ông đã ra lệnh cho Tôn Sĩ Nghị rút quân về nước, vì Sĩ Nghị không tuân lệnh, cho nên có trận đại bại vào đầu năm Kỷ Dậu. Ông lại đòi lập đền thờ Hứa Thế Hanh và Sầm Nghi Đống, và đòi vua Quang Trung phải đích thân sang Yên Kinh triều cận vào dịp Càn Long làm lễ bát tuần vạn thọ năm Canh Tuất. Ông lại nhắc rằng “Lê Duy Kỳ hèn lười, không tài, bỏ ấn trốn đi, chiểu theo pháp luật của Thiên triều phải tội nặng; rằng ông quyết an trí bọn chúng ở Quế Lâm, không bao giờ cho về nước nữa; rằng ông đã ra lệnh cho Phúc Khang An đưa phái đoàn Nguyễn Quang Hiển đến xem chỗ bọn Lê Duy Kỳ ở”. Nhưng vua Quang Trung viện cớ là mình chưa được phong vương, sợ có điều bất tiện khi gặp các vị quốc vương các nước ở Yên Kinh. Thế là Càn Long đành phải phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương để có điều kiện đến Yên Kinh triều cận một cách đàng hoàng.  Vua Càn Long qua Phúc Khang An lại ra điều kiện đòi triều Tây Sơn phải đúc người vàng đem cống như các triều đại trước. Ngô Thì Nhậm đã viết cho Phúc Khang An bức thư, trong đó có đoạn: “Quốc trưởng nước tôi vùng lên từ thủa áo vải, nhân thời biết việc, đối với vua Lê vốn không có danh phận vua tôi. Mất hay còn là do số trời; theo hay bỏ là do lòng người. Quốc trưởng tôi có ý cướp ngôi của nhà Lê đâu mà lại coi như kẻ thoán đoạt. Trước đây Tôn bộ đường đem quân đến, quốc trưởng nước tôi bất đắc dĩ phải đem quân ra ứng chiến, không hề có ý xâm phạm biên cảnh để mang tội. Nay đại nhân theo lệ cũ của Trần, Lê, Mạc bắt cống người vàng, như vậy chẳng hóa ra quốc trưởng nước tôi được nước một cách quang minh chính đại mà lại bị coi như hạng ngụy Mạc hay sao? Như thế thì tấm lòng kính thuận sợ trời thờ nước lớn cũng bị coi như việc nhà Trần bắt Ô Mã Nhi, nhà Lê giết Liễu Thăng hay sao? Mong đại nhân noi theo mệnh lớn, miễn cho nước tôi lệ đúc người vàng để tiến cống” Nguyễn Huệ trong thư này đã nói rõ rằng các vua Việt Nam thời trước sở dĩ phải cống người vàng là để chuộc một tội lỗi nào đó đối với Thiên triều còn Nguyễn Huệ tự coi không có tội gì với nhà Lê và cũng không có tội gì với nhà Thanh nên Tây Sơn không thể đúc người vàng để tiến cống.Tháng 7 năm 1789, Càn Long ra chỉ dụ phong Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương.

Năm Canh Tuất (1790). Nguyễn Du 25 tuổi. Tháng 1 năm 1790, Hoàng đế Quang Trung giả (do Phạm Công Trị, cháu gọi Nguyễn Huệ bằng cậu đóng) đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long. Đoàn sứ bộ Tây Sơn gồm 159 người có giả vương Nguyễn Huệ và Nguyễn Quang Thùy (mà vua Càn Long tưởng là hoàng thái tử của Nguyễn Huệ). Mục đích khác của đoàn sứ là thăm dò thái độ của nhà Thanh đối với vị vua lưu vong Chiêu Thống của nhà Lê. Đại quan nhà Thanh là Phúc Khang An, từng sang chiến trường Đại Việt, đứng sau lưng đoàn sứ bộ, nên nhiều tướng lĩnh nhà Thanh biết người cầm đầu sứ bộ không phải Nguyễn Huệ, nhưng ngại gây hấn nên không nói ra. Sứ thần Tây Sơn đi đợt đó có Ngô Văn Sở,  Phan Huy Ích (thượng thư, nhà ngoại giao, quê Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh,  tiền bối của nhà sử học Phan Huy Lê, giáo sư nhà giáo nhân dân, là một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam hiện đại, người có ảnh hưởng lớn đến chính sử hiện tại trong sự đánh giá nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn), Vũ Huy Tấn ( Thị lang bộ Công, tước , sau khi đi sứ về ông được phong làm Thượng thư bộ Công, tước Hạo Trạch hầu. Dưới triều Cảnh Thịnh, ông được đặc cách lên hàng Thượng trụ quốc, Thị trung đãi chiếu Thượng thư). Sứ đoàn Tây Sơn lần đó cũng có Nguyễn Nể là anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du và  Đoàn Nguyễn Tuấn là anh vợ Nguyễn Du. Dọc đường đi, đoàn sứ giả có gặp hành tung của một số người họ Nguyễn ở Quảng Tây và sau đó cùng đi lên Yên Kinh. Người đời sau ngờ rằng đó chính là Nguyễn Du và Hà Mỗ. Đoàn sứ thần Tây Sơn có giả vương Nguyễn Huệ làm thế nào để che mắt sứ đoàn vua Lê Chiêu Thống hiển nhiên có mặt ?. Phúc Khang An đã ngầm thông đồng mưu kế với Tây Sơn: “Tìm một người diện mạo giống quốc vương đi thay. Việc này chỉ có Công gia, Thang đại nhân, Vương đại nhân và ta là bốn người biết mà thôi. Nếu sợ Lê Duy Kỳ biết, ta bẩm ngay với Công gia đem 1000 người bọn ấy giữ kỹ không cho ra ngoài, còn ai biết được nữa”. (theo Bang giao tập, ngoại giao nhà Tây Sơn).

Mưu lược ngoại giao của nhà Tây Sơn mua chuộc Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp qua các chứng cứ của Phan Huy Ích và Bang giao tập, với tình thế nhà Thanh đang rất chú tâm đến Tây Tạng, Cam Túc và chuyển giao ngai vàng. Phúc Khang An đã nhanh chóng lập được đại công quản lý Lưỡng Quảng, vỗ yên Đại Việt, tránh được thế đối đầu Đó là có lý do ẩn ý riêng.(*) Bài viết Kho báu đỉnh Tuyết Sơn của Hoàng Kim đã viết rõ điều này.

BANG GIAO TẬP VIỆT TRUNG

Sách Bang giao tập viết: “Đại Hoàng đế sợ Duy Kỳ ở Quảng Tây còn có nhiều bầy tôi cũ gây ra việc, cho nên ngày 16 tháng giêng năm Canh Tuất đã cho đem gia quyến Lê Duy Kỳ lên Yên Kinh, đem 116 người tùy tùng đi an trí ở các tỉnh Triết Giang, Giang Nam, Tứ Xuyên, Hồ Quảng. Lê Quýnh bị đưa đi Ỷ Lệ cách Yên Kinh 4000 dặm”. Nhà Thanh sai phân tán các quan lại cũ của nhà Lê đi các nơi để tách biệt không liên lạc được với nhau và cô lập Lê Duy Kỳ.Bản thân Lê Duy Kỳ bị giam lỏng ở “Tây An Nam dinh” tại Yên Kinh . Nhà Tây Sơn chính thức nhận được sự công nhận của nhà Thanh.

Sách Cương mục viết: “Nhà vua (Lê Duy Kỳ) căm giận vì bị người Thanh lừa gạt, bèn cùng các bầy tôi là bọn Phạm Như Tùng, Hoàng Ích Hiểu, Lê Hân, Nguyễn Quốc Đống, Nguyễn Viết Triệu, Lê Quý Thích, Nguyễn Đình Miên, Lê Văn Trương, Lê Tùng và Lê Thức mười người uống máu ăn thề, làm bài biểu định đưa lên vua Thanh để xin quân cứu viện, nếu không được thì xin được đất hai châu Tuyên Quang và Thái Nguyên để quay về giữ việc thờ cúng tổ tiên hay là cùng nhau lén về Gia Định, nương nhờ triều ta (triều Nguyễn) để dần dà toan tính việc khôi phục, chứ quyết không chịu sống thừa ở đất Bắc.”

NGUYỄN DU NIÊN BIỂU LUẬN

Nguyễn Du niên biểu luận đã đúc kết và đang bổ sung dữ liệu giải mã thông tin giai thoại chưa kiểm chứng rõ sự thật. Phạm Quý Thích (giai thoại là Lê Quý Thích của sách Cương mục và sách Lê Quý kỷ sự, người từng cắt máu ăn thề với vua Lê) bạn thân của Nguyễn Du, người được chính Nguyễn Du tiểu dẫn trong những trang đầu của Truyện Thúy Kiều, bài tựa số 1 của Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân, “Ta lấy một thiên mực nhạt, xa viếng nàng Kiều, …” được sao lục tại Bài tựa Truyện Kiều trang 392-396 trong sách “200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều”, Lê Xuân Lít sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu. Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Giấy phép xuất bản số 698/CXB ngày 12/5/2005. 1998 trang, năm 2005. Tổng vịnh Truyện Kiều của Phạm Quý Thích.. Cụ Phạm là một danh sĩ thời Lê mạt, giao du rất thân với cụ Nguyễn Du. Chẳng những hay thơ chữ, cụ cũng hay cả thơ Nôm, xem bản dịch của cụ đã nêu liền dưới bài thơ chữ, quả tài tình rất mực.

Tổng vịnh Truyện Kiều của Phạm Quý Thích, trang 397 (hình) trong sách “200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều”, Lê Xuân Lít sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu. Sđd.

Sách Nguyễn Du Truyện Thúy Kiều do Bùi Kỷ Trần Trọng Kim hiệu khảo có in đầu sách hai bài tựa này là ẩn ngữ cần được soi tỏ sự thật mà các sách Truyện Kiều sau này ít thấy. Đó là bản in sát hơn hết với bản phường (gốc)Truyện Kiều. Y sao Toàn văn Tổng vịnh Truyện Kiều của Phạm Quý Thích (Bài Tựa số 2 đầu sách Truyện Kiều, Sđd trên tại trọn trang 397), chính cụ Phạm Quý Thích (2) lại tự dịch luôn ra Quốc âm:

Giọt nước Tiền Đường chẳng rửa oan
Phong ba chưa trắng nợ hồng nhan
Lòng tơ còn vướng chàng Kim Trọng
Gót ngọc khôn đành giấc thủy quan
Nửa gối đoạn trường tan giấc điệp,
Một dây bạc mệnh dứt cầm loan
Cho hay những kẻ tài tình lắm,
Trời bắt làm gương để thế gian,

(Truyện Thúy Kiều, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim hiệu khảo, NXB Tân Việt, 1968; tr.52)

(1) Nghĩa tám câu này là: Nàng Kiều nếu không đến sông Tiền Đường (thì) cái nợ yên hoa nửa đời trả chưa xong? Cái tài sắc của nàng không đáng vùi xuống nước; tấm lòng trong sạch của nàng lúc nào cũng không thẹn với Kim Lang.(Nhưng ngẫm) trong giấc mộng đoạn trường thì đã hiểu rõ cái căn nguyên cả đời nàng, nghe tiếng đàn bạc mệnh tuy đã gảy hết khúc, mà nỗi oán hận vẫn còn dài. (Thế mới hay) Một mảnh tài tình là cái lụy chung muôn đời. (Vậy thì) quyển Tân thanh này cốt để thương xót ai?

(2) Cụ Phạm là một danh sĩ thời Lê mạt, giao du rất thân với cụ Nguyễn Du. Chẳng những hay thơ chữ, cụ cũng hay cả thơ Nôm, xem bản dịch của cụ đã nêu liền dưới bài thơ chữ, quả tài tình rất mực.

Sách Nguyễn Du Truyên Thúy Kiều do Bùi Kỷ Trần Trọng Kim hiệu khảo là chỉ dẫn văn bản trong sách “200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều”, Lê Xuân Lít sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu. Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Giấy phép xuất bản số 698/CXB ngày 12/5/2005. 1998 trang, năm 2005, trang 392-397.và tài liệu “Trung Liệt đền thờ cổ” là chỉ dẫn địa lý nơimà Nguyễn Du và em trai đã lập đền thờ cho những người Trung Liệt Nhà Hậu Lê ở 124 Thụy Khuê, Hà Nội khi Nguyễn Nể đi sứ cho nhà Tây Sơn được thành công trở về và dinh thự họ Nguyễn Tiên Điền ở Hà Nội được tu sửa khôi phục lại. Xin chép lại nguyên văn và trân trọng giới thiệu hồ sơ chuyên đề Nguyễn Du tư kiệu quý, mục tư liệu số 13 này có “Phát hiện mới nguồn gốc Truyện Kiều” “Thử giải mã lại Truyện Kiều” của Lê Nghị (Li Li Nghê) và bài viết Truyện Kiều có trước hay sau Kim Vân Kiều truyện? của PGS.TS Đoàn Lê Giang (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh),” Hồ sơ tham khảo chi tiết chúng tôi lưu về chung trang “Nguyễn Du tư liệu quý” |

Hoàng Kim
(Đọc lại và hiệu đính, bổ sung)

LÊ NGHỊ LUẬN TRUYỆN KIỀU

200 năm, hậu thế nhớ Tố Như – Kỳ cuối: Thử ‘giải mã’ lại Truyện Kiều
200 năm, hậu thế nhớ Tố Như – Kỳ 3: Người xưa thấp thoáng ngàn sau
200 năm, hậu thế nhớ Tố Như – Kỳ 2: Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày
200 năm, hậu thế nhớ Tố Như – Kỳ 1: Gìn vàng giữ ngọc cho hay…

TTO – ‘Dựa vào các văn bản, chúng tôi phát hiện ra rằng Truyện Kiều mới là gốc của Kim Vân Kiều truyện ở Việt Nam. Rồi từ Kim Vân Kiều truyện của Việt Nam người ta mới phóng tác Kim Vân Kiều truyện ở Trung Quốc’.

Nhà nghiên cứu Lê Nghị có một loạt tác phẩm nghiên cứu về Truyện Kiều trong thời gian gần đây rất đáng trân trọng và lưu ý: Luận về Kim Vân Kiều lục (bài 1 FB Li Li Nghệ Thứ Năm 15 tháng 10 , 2020 lúc 19;27); Ai soạn Kim Vân Kiều Truyện A 953? (bài 3 Kim Vân Kiều Truyện A953 kế thừa tác phẩm nào ở Đại Nam, FB Li Li Nghệ 12 tháng 10 lúc 18:15); Phản biện nhận định của giáo sư Dương Quảng Hàm về nguồn gốc Truyện Kiều ( hình chụp trang báo Tri Tân và bài viết của GS Dương Quảng Hàm; FB Li Li Nghệ 8 tháng 10 lúc 14:19) . Luận về Kim Vân Kiều Lục, bài 1: Thời gian xuất hiện và yếu tố xác định tác phẩm của người Việt FB Li Li Nghệ, Thứ Năm 15 tháng 10 , 2020 lúc 19;27 viết Biên khảo của chúng tôi là dọn một con đường thẳng đi từ Đoạn Trường Tân Thanh đến Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Ở các bài trước, chúng tôi đã chứng minh xong: Tác giả Kim Vân Kiều truyện là Duy Minh Thị. Ông tên thật là Trần Quang Quang, còn có bút danh khác là Gia Định Thành cư sĩ, sống ở Sài Gòn, hoạt động văn hóa mạnh nhất vào những năm 1870-1883. Việc chứng minh này trong loạt gồm 3 bài: Ai là người viết A953 đã đăng tuần trước.Nhưng việc phát quang, mở rộng con đường ắt sẽ có người khác và thế hệ sau. Học thuật không phải là độc quyền của riêng ai. Những gì chúng tôi vận dụng tại biên khảo này cũng từ bằng chứng người trước để lại, cho dù người trước đã đi con đường khác mà chúng tôi cho rằng đã lạc hướng.Sau khi cung cấp sơ đồ cơ bản, và chứng minh xong con đường vạch ra đã tới đích: thơ ĐTTT => Thơ KVK Truyện => tiểu thuyết KVK Lục => KVKT- Duy Minh Thị=> KVKT- Thanh Tâm Tài Tử => KVKT- Thanh Tâm Tài Nhân. Bài này đi sâu vào chi tiết Kim Vân Kiều Lục vì nó là tác phẩm quan trọng, ví như một trạm dừng chân lớn nhất giữa điểm khởi phát ĐTTT đi đến điểm cuối Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Thiễn nghĩ người tìm hiểu về truyện Kiều nhất thiết phải đọc Kim Vân Kiều Lục, mới hiểu sâu hơn về Truyện Kiều, và cuốn Kim Vân Kiều truyện, nên tôi viết loạt bài giới thiệu này cho những ai chưa đọc. “Thời gian sách xuất hiện:-Sách Kim Vân Kiều Lục theo Phạm Tú Châu năm 2015 đã cho rằng in lần đầu năm 1888, hiện còn bản lưu. Tôi e rằng năm 2015 tiến sĩ Phạm Tú Châu không biết thông tin: theo di lục của A.d.Michelle 1884 ghi là KVKL đã in năm1876 tại Hà Nội. Cũng như đa số nhầm lẫn, do không rõ vô tình hay cố ý, tôi cho rằng cố ý, trước tháng 5/2020 người ta đã dịch cuốn sách ông Abel des Michelle giữ tên Kim Vân Kiều Lục thành Kim Vân Kiều Truyện. Cũng như bao thế hệ học sinh có người chưa từng nghe tới Thanh Tâm Tài Tử mà chỉ biết Thanh Tâm Tài Nhân. Chính vì vậy đã đào tạo ra bao thế hệ chỉ biết tới Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, và mặc định tác giả và tác phẩm là của Trung Quốc. Người học và người đoc không hề biết tới các tác phẩm tiền thân của Kim Vân Kiều Truyện -Thanh Tâm Tài Nhân Việt Nam là cuốn Kim Vân Kiều Lục. Đây là một việc làm bẻ cong văn học sử, bẻ lái học thuật của một số được gọi là “ tín đồ Thanh Tâm Tài Nhân Trung Hoa” hiện nay.

200 năm, hậu thế nhớ Tố Như – Kỳ cuối: Thử ‘giải mã’ lại Truyện Kiều

Truyện Kiều có trước Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử Việt Nam, Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc chỉ là sản phẩm ăn theo, tên tác giả cũng là tự đặt. (Nhà nghiên cứu LÊ NGHỊ viết)

Nhà nghiên cứu Lê Nghị mở đầu bản tham luận Nguồn gốc Truyện Kiều, tại Hội thảo Minh họa Kiều dưới góc nhìn minh triết Việt, do Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức làm cả khán phòng ngỡ ngàng…

Truyện Kiều là gốc

Sách vở xưa nay, hầu hết đều cho rằng Nguyễn Du đã mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc để viết Truyện Kiều. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Lê Nghị khẳng định: “Thanh Tâm Tài Tử hay Thanh Tâm Tài Nhân cũng đều ở Việt Nam cả”.

Theo ông, sau khi qua đời Nguyễn Du để lại Đoạn trường tân thanh, vì nhan đề nhạy cảm với vương triều nên Minh Mạng đổi thành Kim Vân Kiều truyện. 

Điều này thể hiện trên bản Kiều cổ ký hiệu B60 (đang lưu ở Thư viện Khoa học xã hội – thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Viễn Đông bác cổ xưa): “Minh Mạng ngự lãm tứ cải danh Đoạn trường tân thanh (thành) Kim Vân Kiều truyện”. 

Đồng thời Minh Mạng chỉ đạo các văn thần, gọi tên chung là Thanh Tâm Tài Tử soạn một cuốn bình giảng thơ Kim Vân Kiều truyện của Nguyễn Du. Cuốn bình giảng đầu tiên là Kim Vân Kiều lục.

Như vậy hai cụm từ Kim Vân Kiều truyện và Thanh Tâm Tài Tử có từ thời Minh Mạng 1830, tại văn bản Thanh Tâm Tài Tử cổ kim Minh lương đề tập biên. Thánh tổ Nhân hoàng đế (thường gọi vua Minh Mạng – NV) ngự chế tổng thuyết thường tập (ký hiệu VNv.240). 

Văn bản này giải quyết vấn đề mấu chốt rằng cụm từ Thanh Tâm Tài Tử, chữ “tử” không phải viết nhầm chữ “nhân” trong bút danh Thanh Tâm Tài Nhân xuất hiện sau năm 1902.

Nhà nghiên cứu Lâm Thanh Sơn cho rằng, Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du có nhiều nội dung phản ánh xã hội thối nát kèm nhiều điều không phù hợp với triều đình đương thời, kể cả tiêu đề. 

Nhưng văn chương hay quá, không thể bỏ qua nên nhà vua mới ra lệnh soạn sách giảng theo các hướng trung, hiếu và trinh. Nhóm Thanh Tâm Tài Tử đã “diễn” lại Đoạn trường tân thanh từ thể thơ lục bát chữ Nôm thành văn xuôi chữ Hán, đặt nhan đề Kim Vân Kiều lục. 

Những người đời sau đã dùng bản này kết hợp một số tác phẩm tuồng, chèo, viết nên Kim Vân Kiều truyện, lấy tác giả là Thanh Tâm Tài Tử, và in vài lần trong thế kỷ 19. 

Đến nay, ở Thư viện Khoa học xã hội thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Viễn Đông bác cổ xưa) vẫn còn lưu bản chữ Hán chép tay Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử, số hiệu A953, niên đại được xác định từ 1910-1914.

Cũng trong nước năm 1924, sách Kim Vân Kiều truyện (1 quyển) của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân lần đầu xuất hiện. 

Theo nhà nghiên cứu Lê Nghị, tên tác giả mới này xuất phát từ năm 1898, cụ Đào Nguyên Phổ khi đang học Trường Quốc Tử Giám, được một người họ ngoại nhà vua đến bảo có “Truyện Thanh Tâm Tài Nhân”. 

Cụ Đào Nguyên Phổ chính là người giao một bản Kim Vân Kiều truyện cho Kiều Oánh Mậu để in ở Hà Nội năm 1902; trong sách in sau đó có xuất hiện cái tên Thanh Tâm Tài Nhân. 

Đến năm 1941, học giả Dương Quảng Hàm đã dùng Kim Vân Kiều truyện (4 quyển, quyển đầu mất 21 trang và quyển cuối chỉ còn 24 trang) làm nên Kim Vân Kiều truyện, cũng đặt tác giả Thanh Tâm Tài Nhân…

200 năm, hậu thế nhớ Tố Như - Kỳ cuối: Thử giải mã lại Truyện Kiều - Ảnh 3.

Tranh vẽ câu thơ “Trăm năm trong cõi người ta” trong bản Kiều cổ ở Anh – Ảnh NXH cung cấp

Thanh Tâm Tài Nhân mơ hồ ở Trung Quốc

Trong khi đó, ở Trung Quốc, cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, bản Đại Liên, được in lần đầu vào tháng 10-1983, do Lý Trí Trung hiệu điểm. 

Còn trước đó, Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ được ghi trong danh mục sách Văn học Trung Hoa từ năm 1926, nhưng không thấy địa chỉ tiểu thuyết dẫn được. Còn tên gọi Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc không thấy ghi trên một cuốn sách nào.

“Bút danh Thanh Tâm Tài Nhân này lần lượt gán cho nhiều tác giả thời Minh đến giữa Thanh nửa đầu thế kỷ XVI như Từ Vị, Kim Thánh Thán, Trương Chiêu, Trương Quân, Từ Chấn… Hiện nay gán cho một bút danh khác cũng không rõ nhân thân là Thiên Hoa tàng chủ nhân, nhưng không một bút tích ghi nhận, phê bình, bài thơ nào của ai khác nhắc tới bút danh mặc định 72 tuổi này” – nhà nghiên cứu Lê Nghị phân tích.

Nhà nghiên cứu Lâm Thanh Sơn cho biết ngay cả một số học giả Trung Quốc cũng xác nhận: từ trước những năm 1980, tất cả các bộ sách, giáo trình về lịch sử Trung Quốc, bao gồm cả Trung Quốc tiểu thuyết sử lược của Lỗ Tấn đều không đề cập đến Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. 

Theo ông: “Đến năm 1957, giáo sư từ Trung Quốc sang Viện Viễn Đông bác cổ Hà Nội giúp sắp xếp lại tư liệu, thấy bản Kim Vân Kiều truyện được giới thiệu cốt truyện có nguồn gốc từ Trung Quốc. 

Ông khẳng định là Trung Quốc không có tác giả Thanh Tâm Tài Nhân nào cả. Ngay cả Lý Trí Trung, người hiệu đính cuốn Kim Vân Kiều truyện – Thanh Tâm Tài Nhân năm 1983, cũng mơ hồ về nguồn gốc”.

Khi so sánh sách này với cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử ở Việt Nam (bản A953), nhà nghiên cứu Lâm Thanh Sơn cho rằng nó giống nhau khoảng 99%. 

Chỉ có một vài khác biệt nhỏ, do bản người Việt dùng chữ Hán phồn thể theo lối văn ngôn. Còn bản Trung Quốc chữ Hán giản thể, theo lối tiểu thuyết chương hồi, văn phong bạch thoại.

Hiểu Kiều theo cách người Việt

Theo nhà nghiên cứu Lê Nghị, khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ mượn chất liệu Minh sử và vở kịch Hổ Phách Chủy để viết tổng cộng 187 câu, chiếm 5,7% so trong 3.254 câu; trong đó có 65 câu đúng theo chính sử, còn lại là nửa chính sử nửa hư cấu. Số 94,3% còn lại là do Nguyễn Du hư cấu và sáng tác nên. 

Nguyễn Du mượn 3 nhân vật trong vở kịch là Hồ Tôn Hiến, Từ Hải và Vương Thúy Kiều (Mã Kiều). Còn tất cả các nhân vật khác Nguyễn Du đều hư cấu nên để viết, và toàn bộ đều mang tâm hồn, tính cách của người Việt.

Từ những điều trên, theo nhà nghiên cứu Lê Nghị, sách giáo khoa cần rút định đề Truyện Kiều dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. 

Thay vào đó, cần thiết tăng cường bối cảnh lịch sử đương thời và tác giả tạo nên tác phẩm; phân tích tính cách, tâm hồn Việt của nhân vật với cách nhìn của người Việt đối với Thúy Kiều, đối với Hoạn Thư, đối với Từ Hải…

Do đó, cần dựa vào 3 tiêu chí: trung thực, dân tộc và nhân văn để chú giải Truyện Kiều theo tri thức và văn hóa của người Việt. Ông đơn cử: chữ trăm năm từng được chú giải bách niên theo tiếng Hán. 

Trong khi, trong Truyện Kiều nhiều trường hợp “trăm năm không dính líu đến bách niên”, mà là xưa nay (Trăm năm trong cõi người ta), hôn nhân (Trăm năm biết có duyên gì hay không), đời người (Trăm năm một nấm cỏ khô xanh rì)… 

Còn bể dâu từng chú giải kèm dẫn chứng Dĩ kiến Đông hải tam vi tang điền. Theo ông, nó vừa thừa, vừa lệch nghĩa: “đã từng thấy 3 lần biển Đông biến thành ruộng dâu là lối thậm xưng của người Trung Hoa”. 

Trong khi với người Việt gọi bể dâu là tang thương, là một sự biến đổi từ tốt đến xấu. “Lẽ ra nên dẫn câu rất hay: Phong trần đến cả sơn khê/ Tang thương đến cả hoa kia cỏ này trong Cung oán ngâm khúc để thêm kiến thức và khơi gợi sự tìm đọc tác phẩm có câu thơ hay. Phải làm sao cho học sinh hiểu, áp dụng được, mới có lợi cho dân tộc” – nhà nghiên cứu Lê Nghị chia sẻ.

Trước công trình nghiên cứu và quan điểm mới trên, một số nhà nghiên cứu như ông Trần Đình Sơn cho rằng đó cũng là một hướng nghiên cứu thú vị. 

Tất nhiên, sẽ còn cần thêm nhiều nghiên cứu khác về xuất phát Truyện Kiều để tường minh hơn về đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm đã đi vào lòng muôn đời người Việt…

“Kiến giải mới về nguồn gốc Truyện Kiều“ tác giả Hồng Hà đăng trên Báo điện tử Đại biểu Nhân dân 03/08/2020, và Phan Lan Hoa phản biện nguồn gốc Truyện Kiều đã cho thấy ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH SAU 200 NĂM ĐÃ ĐƯỢC TRẢ LẠI NGUỒN GỐC.Về tác giả của Kim Vân Kiều truyện, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giả thuyết. Trong đó, bằng chứng khoa học là văn bản của vua Minh Mạng năm 1830, ra chỉ dụ cho nhóm văn thần Thanh Tâm Tài Tử ở Hàn lâm viện viết Kim Vân Kiều lục (bình giảng Truyện Kiều) bằng chữ Hán. Đó cũng là một trong những lý do trải qua hàng trăm năm sau, nhiều đồn đại cho rằng cuốn sách được xuất phát từ Trung Hoa nên Kim Vân Kiều lục được diễn giải lại bằng văn xuôi tiếng Việt, trở thành cuốn Kim Vân Kiều truyện. Những đồn đoán sai lầm đó của người Việt cũng là nguyên nhân để học giả người Trung Hoa nhận về mình cuốn sách này năm 1983, như đã trình bày ở trên.Các nhà nghiên cứu kết luận, cùng nguồn sử liệu nhà Minh, với các nhân vật Từ Hải – Kiều – Hồ Tôn Hiến, ở Trung Hoa và Việt Nam đi theo 2 hướng khác nhau. Ở Trung Hoa phóng tác thành các tiểu phẩm gồm truyện ngắn, kịch, tuồng độc lập, không tác phẩm nào kế thừa tác phẩm nào. Cũng không có tác phẩm nào mang cùng tên nhân vật và số phận nhân vật có cốt truyện, nội dung giống Đoạn trường Tân Thanh” ” Cụ Văn Hòe viết như này:- “Đoạn trường tân thanh” là do tác giả Nguyễn Du đặt khi viết xong tác phẩm (tức tên gốc nguyên thủy của Truyện Kiều).- Cụ Phạm Quý Thích đổi tên sang “Kim Vân Kiều tân truyện” khi xuất bản ấn phẩm chữ Nôm theo chỉ dụ của vua Minh Mạng.- Hai cụ Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim gọi là “Truyện Kiều”- Cụ Tản Đà gọi là “Vương Thúy Kiều”- Nhưng “Kim Túy tình từ chú thích” của cụ Phạm Kim Chi lại thể hiện tên do Nguyễn Du đề là “Kim Túy tình từ”. Còn “đoạn trường tân thanh” là bút tích vua Minh Mạng đề khi chỉ dụ cho xuất bản.- Cụ Trương Vĩnh Ký cho rằng chữ tân gây hệ lụy cho Truyện Kiều sau này, nên bỏ chữ “tân” gọi là “Kim Vân Kiều truyện” .- Hai cụ Lê Xuân Thủy, Huyền Mặc Đạo Nhân bớt từ “truyện”, lấy tên là “Kim Vân Kiều” (chắc là thấy chữ truyện thừa?).- Cư sĩ Trương Cam Vũ dịch ra thơ Hán lấy tên là “Hán dịch Kim Vân Kiều Nam âm thi tập”Các tác giả đều có trình bày nguyên do đặt tên của mình. Nội dung bên trong các cuốn sách này đều là thơ Kiều và luận giải, chú thích theo ý tác giả; hoặc là khảo luận ngôn ngữ thơ Kiều của Nguyễn Du. Khác chăng từ ngữ trong thơ có thay đổi đôi chút tiếng địa phương (chắc là cho phù hợp với sử dụng của vùng miền), còn thì nguyên bản.Từ đó có thể suy ra tên “Kim Vân Kiều truyện” KHÔNG PHẢI SÁCH TÀU. Đồng thời cũng không phải do người khác sáng tạo từ truyện Kiều, mà bắt đầu do cụ Phạm Quý Thích. Các tên khác do các thi nhân đời sau dịch chữ Nôm ra Quốc ngữ mỗi người một kiểu thôi ạ.Như vậy, ta có thể hiểu, những tác phẩm có lời thoại tựa như tuồng, hát bội, là do chỉ dụ của vua Minh Mạng biến thể “Đoạn trường tân thanh” sang thể ca kịch và các thể khác nhằm mục đích phát triển văn nghệ dân gian sâu rộng trong bá tính? Kính mong mọi người nghiên cứu thêm” .

Truyện Kiều có trước hay sau Kim Vân Kiều truyện?
PGS.TS Đoàn Lê Giang (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM)

Bài đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 26/09/2020 10:49 GMT+7 giới thiệu Trang cuối cuốn 7 của Thông tục Kim Kiều truyện, dòng 3 từ trái qua ghi năm xuất bản: Bảo Lịch thứ 13, Quý Mùi, chính nguyệt (tháng Giêng 1763)- Ảnh: Đoàn Lê Giang.

:Ý tưởng chung của ông Lê Nghị được dẫn lại trong bài “Thử giải mã lại Truyện Kiều” là muốn chứng minh Truyện Kiều của Nguyễn Du không phải là sáng tác trên cơ sở cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc, mà ngược lại Truyện Kiều có trước, sau đó nhóm Thanh Tâm Tài Tử người Việt Nam diễn thành Kim Vân Kiều truyện, từ đó truyền sang Trung Quốc thành Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, lưu ở Thư viện Đại Liên (nơi vẫn coi là tìm ra một trong các bản cổ Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc), và người Trung Quốc nhận là sáng tác của họ.

Quan điểm này đi ngược lại những nghiên cứu lâu nay của các học giả Việt Nam và nước ngoài, từ Phạm Quỳnh, Lê Thước, Phan Sĩ Bàng, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Dương Quảng Hàm, Giản Chi và các học giả sau này.

Những ghi nhận của sách Hán Nôm cổ cùng với quá trình nghiên cứu của các học giả 100 năm nay cho thấy: Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc có trước, Truyện Kiều của Nguyễn Du được sáng tác trên cốt truyện ấy có sau nhưng trở thành kiệt tác của văn học thế giới.

Tuy nhiên, ông Lê Nghị đưa ra luận điểm rằng Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc lưu ở Thư viện Đại Liên là sách giả. Nói như vậy là không có cơ sở, nhưng để cho rõ ràng, tôi xin đi đường vòng, không dùng tư liệu Trung Quốc nữa mà dùng tư liệu Nhật Bản.

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã được dịch ra tiếng Nhật từ khá sớm, người dịch là nhà văn nổi tiếng Komatsu Kiyoshi. Người Nhật đặc biệt yêu thích Truyện Kiều qua bản dịch này, trong vòng 6 năm nó được tái bản đến 3 lần (1942, 1943, 1948).

Nhờ thế các học giả Nhật Bản mới chú ý tìm xem có Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc truyền đến Nhật Bản không. Họ phát hiện ra ở Nhật có các bản dịch, phóng tác Kim Vân Kiều truyện khá phong phú.

Trong đó, sớm nhất có thể kể tới bản Kim Kiều truyện dịch sang tiếng Nhật thành Tú tượng Thông tục Kim Kiều truyện (Kim Kiều truyện thông tục có tranh minh họa) của Nishida Korenori được xuất bản vào năm Bảo Lịch 13 (1763).

Bản này được lưu giữ ở Thư viện Đại học Tenri, gồm 7 sách, 5 quyển, 20 hồi. Cuối sách 7 có ghi: “Tháng Giêng, năm Quý Mùi, Bảo Lịch thứ 13 (1763)”. Như vậy, bản dịch xuất hiện 3 năm trước khi thi hào Nguyễn Du ra đời vào năm 1766.

Năm 2003, tôi đến Thư viện Đại học Tenri (gần Nara) để nhìn tận mắt, sờ tận tay bản dịch Thông tục Kim Kiều truyện và xin sao chụp lại (318 trang, khổ 28 cm x 36 cm, 20 tranh minh họa). Tôi được biết GS Trần Đình Sử cũng có cuốn này từ năm 1996 khi ông đi Nhật.

Gần đây, nhà nghiên cứu Vương Trung Hiếu cũng đã tìm được những tư liệu mới nhất về Kim Vân Kiều truyện ở Nhật Bản.

Ông đã giới thiệu bài Ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc – Trường hợp Bakin của GS Isobe Yūko (trích từ kỷ yếu của Đại học Takaoka, quyển thứ 18, xuất bản 2003 tại Nhật Bản). GS Isobe Yūko cho biết:

Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản trong thời kỳ Edo (1603 – 1868), từ đó về sau có nhiều bản dịch truyện này sang tiếng Nhật.

Năm 1763, xuất hiện bản dịch Thông tục Kim Kiều truyện của Nishida Korenori, được xem là bản dịch Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc sớm nhất”.

Với tư liệu như thế về năm xuất hiện bản dịch Kim Vân Kiều truyện của Nhật Bản, vấn đề Kim Vân Kiều truyện có trước, Truyện Kiều sáng tạo lại, chuyển thể thành truyện thơ từ tác phẩm này là đã rõ.

ĐỀ NGHỊ BÁO TUỔI TRẺ THEO GƯƠNG GOOGLE GỠ BÀI “THỬ “GIẢI MÔ LẠI TRUYỆN KIỀU” RA KHỎI TRANG ONLINE ĐỂ TRÁNH LÀM HẠI HỌC THUẬT NƯỚC NHÀ!
Đoàn Lê Giang nguồn FB Đoàn Lê Giang 19 tháng 9

Facebooker Lê Nghị đã đưa ra một quan điểm giật gân: Không phải Truyện Kiều của Nguyễn Du sáng tạo lại từ “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, mà ngược lại “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân được sáng tác từ Truyện Kiều. Tức Truyện Kiều có trước, Kim Vân Kiều truyện có sau.

Ý kiến này được ông Lê Nghị đã đưa lên Facebook cách đây một năm. Để khỏi làm nhiễu thông tin tôi đã viết 3 status để vạch rõ cái vô lý của lập luận đó, trong đó có việc tôi trưng ra bản chụp quyển “Thông tục Kim Kiều truyện” là bản dịch “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ra tiếng Nhật xuất bản năm 1763 – trước khi Nguyễn Du (1765-1820) sinh 2 năm.

Thực ra thông tin này tôi đã giới thiệu từ 25 năm trước trên “Kiến thức ngày nay” số Xuân 1996, sau đó chỉnh sửa bổ sung và công bố trên tạp chí “Nghiên cứu văn học” số 12 năm 1999 (bài “Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện ở Nhật Bản”): http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=277:truyn-kiu-va-kim-van-kiu-truyn-nht-bn-&catid=64:vn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108).

Người đầu tiên phát hiện ra bản dịch “Kim Vân Kiều truyện” ở Nhật Bản là GS.Hatakenaka Toshirô 畠中 敏郎 (ĐH Osaka- Nhật Bản) trong bài viết “Kim Vân Kiều và văn học thời Edo” 江戸文学 と 金 雲 翹 năm 1959, sau đó được in ở phần sau bản dịch “Kim Vân Kiều” của Takeuchi Yonosuke (Kodansha, 1975).

Năm 2003 tôi đã cùng GS.Kawaguchi Kenichi (ĐH Ngoại ngữ Tokyo) đi đến Nara để nhìn tận mắt, sờ tận tay bản dịch đó và xin sao chụp về, vì biết đây là tư liệu quý về người anh em của Truyện Kiều. Khi tôi chụp lên FB tư liệu trên thì GS.Trần Đình Sử cho biết ông cũng có và chụp đưa lên. https://www.facebook.com/photo?fbid=1471795693005591…

Ông Lê Nghị không chấp nhận sự thật đó, vẫn tiếp tục đi trình bày quan điểm ngược đời của mình trong cuộc trưng bày các minh họa về Truyện Kiều ở Trung tâm Văn hóa Pháp (Hà Nội) vào tháng 8/2020 vừa qua.

Ngày 17/9/2020 báo Tuổi trẻ đã giới thiệu bài viết của ông Lê Nghị lên báo giấy và online với nhan đề “Thử “giải mã” lại Truyện Kiều“. Bài viết gây xôn xao dư luận, sau đó Google lại đưa lên trang của mình, có lẽ đến hàng triệu người biết. Có rất nhiều giáo viên hoang mang, có cô giáo là học trò cũ hỏi tôi: Vậy SGK, giáo trình xưa nay sai hết à? Tôi phải mắng át đi: Tôi hỏi em, em ra đường gặp một người nói: Con bê đẻ ra con bò, thế rồi em cũng tin và bỏ hết niềm tin của mình trước nay à?

Rất may nhà nghiên cứu Vương Trung Hiếu đã cất công tìm những tư liệu nghiên cứu mới nhất của giới nghiên cứu Nhật Bản về “Kim Vân Kiều truyện” và giới thiệu bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc – Trường hợp Bakin (中国才子佳人小説の影響 – 馬琴の場合)” của GS.Isobe Yūko (磯部祐子), trích từ Kỷ yếu của Đại học quốc gia Takaoka (高岡短期大学紀要), quyển thứ 18, xuất bản năm 2003 tại Nhật Bản. GS.Isobe Yūko cho biết:

“Kim Vân Kiều truyện (金雲翹伝) của Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản trong thời kỳ Edo (1603 – 1868), từ đó về sau có nhiều bản dịch truyện này sang tiếng Nhật. Năm 1763, xuất hiện bản dịch Thông tục Kim Kiều truyện (通俗金翹伝) của Nishida Isoku (西田維則/ Tây Điền Duy Tắc), được xem là bản dịch Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc sớm nhất’, nghĩa là có trước khi Nguyễn Du chào đời 3 năm.” (Status “Nguồn gốc Truyện Kiều”-Fb Vương Trung Hiếu 18/9/2020). https://www.facebook.com/hieuvuongtrung

Với tư liệu rõ ràng như thế về năm xuất hiện bản dịch Kim Vân Kiều truyện của Nhật Bản (1763 – Xem ảnh từ tư liệu Đoàn Lê Giang), vấn đề “Kim Vân Kiều truyện” có trước, Truyện Kiều sáng tạo lại, chuyển thể thành truyện thơ từ tác phẩm này coi như đã rõ, mọi bàn luận sau này chỉ là cãi cố, cãi lấy được, cãi vì tự ái, hoặc không có hiểu biết tối thiểu về nghiên cứu. Tôi sẽ không tranh luận gì nữa.

Xin nói về việc dùng bài của facebooker Lê Nghị. Báo “Tuổi trẻ” đã tin dùng một bài có quan điểm rất giật gân về tác phẩm hệ trọng nhất của văn hóa VN là Truyện Kiều. Facebooker Lê Nghị (biệt danh là Li Li Nghệ) và nhóm đã bác lại hết mọi thành tựu nghiên cứu của các học giả uyên thâm về Truyện Kiều từ trước tới nay như Phạm Quỳnh, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Lê Thước, Phan Sĩ Bàng, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Dương Quảng Hàm… – những học giả rất giỏi Hán Nôm, tiếng Pháp và làm chủ các kho tư liệu Hán Nôm; trong khi đó ông Lê Nghị không biết Hán Nôm, không có một quá trình nghiên cứu nghiêm túc, không có tư liệu gốc, không từng đến các thư viện lớn ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc để khảo tư liệu. Lập luận của ông và nhóm rất ngược đời, rất vô lý, toàn là quy kết, suy diễn vô bằng, ai đưa ra tư liệu nào khác quan điểm của các ông, các ông đều chỉ có một cách bác bỏ duy nhất: bảo đó là tư liệu giả hoặc tung hỏa mù để mọi người nghĩ là tư liệu giả, dù là tư liệu cổ chụp từ Thư viện Đại Liên (TQ), hay Thư viện ở Đài Loan, Thư viện Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Thư viện Đại học Tenri, Thư viện Quốc hội Nhật Bản….

Nếu các ông chỉ chơi Facebook thì muốn “chém gió”, muốn “nổ”, muốn chửi hết các học giả lớn, rồi chia sẻ với nhau trong nhóm thế nào cũng được – miễn là đừng phạm pháp. Tôi đã trình bày lý lẽ, chứng cứ rõ ràng một lần cho các ông biết rồi, các ông nghe hay không thì tùy, tôi không quan tâm các ông viết cái gì nữa. Nhưng bài các ông đưa lên báo Tuổi trẻ lại là một việc hệ trọng (dù đoạn kết báo có nói đưa để tham khảo), nên tôi thấy mình có trách nhiệm phải lên tiếng. Bây giờ trắng đen, đúng sai đã rõ, Google đã rút bài “Thử “giải mã” lại Truyện Kiều” ra khỏi trang tin của mình, thì báo Tuổi trẻ cũng nên mạnh dạn rút bài ấy. Điều ấy rất nên làm, nó thể hiện thái độ trọng sự thật, lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm của người làm báo với bạn đọc – những phẩm chất mà tờ báo đã và đang theo đuổi, những phẩm chất mang đến sự tin tưởng và kính trọng của bạn đọc, trong đó có tôi đối với tờ báo. Nếu không rút cứ để đấy, nhiều người tưởng bài viết đúng tin theo, trích dẫn thì sẽ thành trò cười cho giới nghiên cứu, nhưng rất có hại cho học thuật, cho văn hóa nước nhà.

Kính trọng Nguyễn Du, nhớ đến ông nhân 200 năm ngày mất của ông thì đừng làm gì tổn thương đến ông – để ông có thể “ngậm cười chín suối”.

-Ảnh: Bìa và trang cuối của cuốn “Thông tục Kim Kiều truyện” của Nhật Bản, dòng 3 trái qua ghi rõ năm xuất bản: “Bảo Lịch 宝暦 thứ 13, Quý mùi, Chính nguyệt”. Bảo Lịch năm thứ nhất là 1751, thì Bảo Lịch thứ 13 là 1763, cụ thể là tháng Giêng.” (Tư liệu Đoàn Lê Giang)

*

Nguyễn Du tư liệu quý do Hoàng Kim thu thập đúc kết nhằm góp phần giải mã Nguyễn Du và Truyện Kiều gồm: 1) Nguyễn Du Truyện Thúy Kiều (bản Phường do Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim hiệu đính); 2) Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du, 3) “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái, 4) Đại Việt thông sử, còn gọi Lê triều thông sử của Lê Quý Đôn; 5) “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim, 6) “200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều” 1989 trang của Lê Xuân Lít, 7) “Nguyễn Du” 416 trang của Nguyễn Thế Quang, 8) “Thả một bè lau”, Truyện Kiều dưới cái nhìn Thiền quán, 471 trang của Nhất Hạnh 9) Hoàng Việt hưng long chí của Ngô Giáp Đậu, người dịch Ngô Đức Thọ, Mai Xuân Hải, Nguyễn Văn Nguyên; 10) Phạm Trọng Chánh đọc sách Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi, cùng với hệ thống các bài nghiên cứu dịch thuật của Phạm Trọng Chánh về Nguyễn Du cuộc đời và tác phẩm; 11) “Đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa Nguyển Du kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du” (Kỷ yếu hội thảo khoa học) NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2015, 997 trang của Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; 12) Nguyễn Du một niên biểu của Hoàng Kim với các hồ sơ điền dã gồm Linh Nhạc Phật Ý Phước Tường TP Hồ Chí Minh, đền cổ Trung Liệt Hà Nội và tư liệu Bang giao tập (bí mật ngoại giao nhà Tây Sơn); 13) Phát hiện mới nguồn gốc Truyện Kiều “Thử giải mã lại Truyện Kiều” (Lê Nghị luận Truyện Kiều; Phan Lan Hoa phản biện nguồn gốc truyện Kiều, và bài viết “Truyện Kiều có trước hay sau Kim Vân Kiều truyện?” của PGS.TS Đoàn Lê Giang (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) chứng minh ngược lại là Kim Vân Kiều truyện có trước.Thông tin lưu tại Nguyễn Du tư liệu quý CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 10 http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-10/..

Cảm ơn nữ sĩ Phan Lan Hoa phản biện nguồn gốc Truyện Kiều với chủ đề chính Đoạn trường Tân thanh sau 200 năm đã được trả lại nguồn gốc và nhà nghiên cứu Lê Nghị với loạt tác phẩm đúc kết tại Lê Nghị luận Truyện Kiều đã tỏ ý nghi ngờ“Kim Vân Kiều truyện” và Truyện Kiều có uẩn khúc lịch sử chưa được giải mã đầy đủ. Cảm ơn PGS. TS Đoàn Lê Giang (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) với tác phẩm Truyện Kiều có trước hay sau Kim Vân Kiều truyện? của .. Đây là những cố gắng mới, phát hiện mới rất quý, cùng với thông tin Nguyễn Du niên biểu luận, Nguyễn Du trăng huyền thoại của TS Hoàng Kim, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh góp phần sưu tầm, đúc kết minh chứng sự thật sáng tỏ khối thông tin Nguyễn Du tư liệu quý để bảo tồn và phát triển di sản lịch sử văn hóa Việt Nguyễn Du và Truyện Kiều.

xem tiếp:

PHAN LAN HOA PHẢN BIỆN NGUỒN GỐC TRUYỆN KIỀU
Nguồn: FB Phan Lan Hoa
Thứ Ba 13 tháng 10, 2020

Bản Truyện Kiều do Công Thiện Đường in vào mùa Đông năm Mậu Tuất (1898), thời vua Thành Thái (Nguồn: Kiến giải mớ1 về nguồn gốc Truyện Kiều; Hồng Hà; Báo điện tử Đại biểu Nhân dân 03/08/2020)

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH SAU 200 NĂM ĐÃ ĐƯỢC TRẢ LẠI NGUỒN GỐC.Về tác giả của Kim Vân Kiều truyện, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giả thuyết. Trong đó, bằng chứng khoa học là văn bản của vua Minh Mạng năm 1830, ra chỉ dụ cho nhóm văn thần Thanh Tâm Tài Tử ở Hàn lâm viện viết Kim Vân Kiều lục (bình giảng Truyện Kiều) bằng chữ Hán. Đó cũng là một trong những lý do trải qua hàng trăm năm sau, nhiều đồn đại cho rằng cuốn sách được xuất phát từ Trung Hoa nên Kim Vân Kiều lục được diễn giải lại bằng văn xuôi tiếng Việt, trở thành cuốn Kim Vân Kiều truyện. Những đồn đoán sai lầm đó của người Việt cũng là nguyên nhân để học giả người Trung Hoa nhận về mình cuốn sách này năm 1983, như đã trình bày ở trên.Các nhà nghiên cứu kết luận, cùng nguồn sử liệu nhà Minh, với các nhân vật Từ Hải – Kiều – Hồ Tôn Hiến, ở Trung Hoa và Việt Nam đi theo 2 hướng khác nhau. Ở Trung Hoa phóng tác thành các tiểu phẩm gồm truyện ngắn, kịch, tuồng độc lập, không tác phẩm nào kế thừa tác phẩm nào. Cũng không có tác phẩm nào mang cùng tên nhân vật và số phận nhân vật có cốt truyện, nội dung giống Đoạn trường Tân Thanh.

Thứ Tư 14 tháng 10, 2020

Gửi các Nhà Kiều học. Cả sách giấy, lẫn sách điện tử, tui có khoảng gần 30 cuốn xung quanh nàng Kiều và chàng Nguyễn Du. Trong đó có nhận định của cụ Văn Hòe như này:- “Đoạn trường tân thanh” là do tác giả Nguyễn Du đặt khi viết xong tác phẩm (tức tên gốc nguyên thủy của Truyện Kiều).- Cụ Phạm Quý Thích đổi tên sang “Kim Vân Kiều tân truyện” khi xuất bản ấn phẩm chữ Nôm theo chỉ dụ của vua Minh Mạng.- Hai cụ Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim gọi là “Truyện Kiều”- Cụ Tản Đà gọi là “Vương Thúy Kiều”Ngoài ra trong các cuốn sách khác:- Cụ Phạm Kim Chi đặt là “Kim túy tình từ”- Cụ Trương Vĩnh Ký bỏ chữ “tân” gọi là “Kim Vân Kiều truyện” theo cụ Phạm Quý Thích- Hai cụ Lê Xuân Thủy, Huyền Mặc Đạo Nhân bớt từ “truyện”, lấy tên là “Kim Vân Kiều”- Cư sĩ Trương Cam Vũ dịch ra thơ Hán lấy tên là “Hán dịch Kim Vân Kiều Nam âm thi tập”Các tác giả đều có trình bày nguyên do đặt tên của mình. Nội dung bên trong các cuốn sách này đều là thơ Kiều và luận giải, chú thích theo ý tác giả; hoặc là khảo luận ngôn ngữ thơ Kiều của Nguyễn Du. Khác chăng từ ngữ trong thơ có thay đổi đôi chút tiếng địa phương (chắc là cho phù hợp với sử dụng của vùng miền), còn thì nguyên bản. Từ đó có thể suy ra tên “Kim Vân Kiều truyện” KHÔNG PHẢI SÁCH TÀU. Đồng thời cũng không phải do người khác sáng tạo từ truyện Kiều, mà bắt đầu do cụ Phạm Quý Thích. Các tên khác do các thi nhân đời sau dịch chữ Nôm ra Quốc ngữ mỗi người một kiểu thôi ạ.Như vậy, ta có thể hiểu, những tác phẩm có lời thoại tựa như tuồng, hát bội, là do chỉ dụ của vua Minh Mạng biến thể “Đoạn trường tân thanh” sang thể ca kịch và các thể khác nhằm mục đích phát triển văn nghệ dân gian sâu rộng trong bá tính? Kính mong mọi người nghiên cứu thêm.

LÊ NGHỊ LUẬN TRUYỆN KIỀU

Nhà nghiên cứu Lê Nghị có một loạt tác phẩm nghiên cứu về Truyện Kiều trong thời gian gần đây rất đáng trân trọng và lưu ý: Luận về Kim Vân Kiều lục (bài 1 FB Li Li Nghệ Thứ Năm 15 tháng 10 , 2020 lúc 19;27) ; Ai soạn Kim Vân Kiều Truyện A953? (bài 3 Kim Vân Kiều Truyện A953 kế thừa tác phẩm nào ở Đại Nam, FB Li Li Nghệ 12 tháng 10 lúc 18:15); Phản biện nhận định của giáo sư Dương Quảng Hàm về nguồn gốc Truyện Kiều ( hình chụp trang báo Tri Tân và bài viết của GS Dương Quảng Hàm; FB Li Li Nghệ 8 tháng 10 lúc 14:19) . Xin chép lại nguyên văn và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc trong hồ sơ chuyên đề NGUYỄN DU TƯ LIỆU QUÝ.

LUẬN VỀ KIM VÂN KIỀU LỤC
Bài 1: Thời gian xuất hiện và yếu tố xác định tác phẩm của người Việt
FB Li Li Nghệ, Thứ Năm 15 tháng 10 , 2020 lúc 19;27

Biên khảo của chúng tôi là dọn một con đường thẳng đi từ ĐTTT đến KVKT của Thanh Tâm Tài Nhân. Ở các bài trước, chúng tôi đã chứng minh xong: Tác giả Kim Vân Kiều truyện là Duy Minh Thị. Ông tên thật là Trần Quang Quang, còn có bút danh khác là Gia Định Thành cư sĩ, sống ở Sài Gòn, hoạt động văn hóa mạnh nhất vào những năm 1870-1883. Việc chứng minh này trong loạt gồm 3 bài: Ai là người viết A953 đã đăng tuần trước.

Nhưng việc phát quang, mở rộng con đường ắt sẽ có người khác và thế hệ sau. Học thuật không phải là độc quyền của riêng ai. Những gì chúng tôi vận dụng tại biên khảo này cũng từ bằng chứng người trước để lại, cho dù người trước đã đi con đường khác mà chúng tôi cho rằng đã lạc hướng.

Sau khi cung cấp sơ đồ cơ bản, và chứng minh xong con đường vạch ra đã tới đích: thơ ĐTTT => Thơ KVK Truyện => tiểu thuyết KVK Lục => KVKT- Duy Minh Thị=> KVKT- Thanh Tâm Tài Tử => KVKT- Thanh Tâm Tài Nhân. Bài này đi sâu vào chi tiết Kim Vân Kiều Lục vì nó là tác phẩm quan trọng, ví như một trạm dừng chân lớn nhất giữa điểm khởi phát ĐTTT đi đến điểm cuối Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Thiễn nghĩ người tìm hiểu về truyện Kiều nhất thiết phải đọc Kim Vân Kiều Lục, mới hiểu sâu hơn về Truyện Kiều, và cuốn Kim Vân Kiều truyện, nên tôi viết loạt bài giới thiệu này cho những ai chưa đọc.

1.Thời gian sách xuất hiện:

-Sách Kim Vân Kiều Lục theo Phạm Tú Châu năm 2015 đã cho rằng in lần đầu năm 1888, hiện còn bản lưu. Tôi e rằng năm 2015 tiến sĩ Phạm Tú Châu không biết thông tin: theo di lục của A.d.Michelle 1884 ghi là KVKL đã in năm1876 tại Hà Nội. Cũng như đa số nhầm lẫn, do không rõ vô tình hay cố ý, tôi cho rằng cố ý, trước tháng 5/2020 người ta đã dịch cuốn sách ông Abel des Michelle giữ tên Kim Vân Kiều Lục thành Kim Vân Kiều Truyện. Cũng như bao thế hệ học sinh có người chưa từng nghe tới Thanh Tâm Tài Tử mà chỉ biết Thanh Tâm Tài Nhân. Chính vì vậy đã đào tạo ra bao thế hệ chỉ biết tới Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, và mặc định tác giả và tác phẩm là của Trung Quốc. Người học và người đoc không hề biết tới các tác phẩm tiền thân của Kim Vân Kiều Truyện -Thanh Tâm Tài Nhân Việt Nam là cuốn Kim Vân Kiều Lục. Đây là một việc làm bẻ cong văn học sử, bẻ lái học thuật của một số được gọi là “ tín đồ Thanh Tâm Tài Nhân Trung Hoa” hiện nay.(1)

Do vậy, khi mở đầu xét lại hồ sơ vụ án đánh tráo bằng chứng về nguồn gốc Đoạn Trường Tân Thanh phải bắt đầu từ 2 cặp từ Tử- Nhân và Lục-Truyện. Cứ đi sâu khai thác 2 cặp từ này từ trong văn bản của Việt nam thì sẽ thông, chứ không cần tìm đâu xa xôi và mơ hồ.

Nhắc lại, giáo sư Dương Quảng Hàm 1941, đã so sánh 3 cuốn: Kim Vân Kiều Lục khuyết danh – cuốn chép tay A953 Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Tử -cuốn in KVKT của Thanh Tâm Tài Nhân. Ông đã kết luận KVK Lục là cuốn tóm tắt thơ Truyện Kiều, mặc dù ông không giải thích vì sao, ngày nay thẩm định chuẩn xác là tác phẩm của Việt Nam. Nói rằng tóm tắt thơ Truyện Kiều tức hàm ý ra đời sau Truyện Kiều Nguyễn Du. Trần Ích Nguyên năm 2003 đánh giá cao tác phẩm cả về mặt văn chương lẫn văn học sử. Nhưng mãi đến 2015 Phạm Tú Châu mới dịch bản này, không thấy ai quan tâm nhận xét vì sao Trần Ích Nguyên đánh giá là quốc bảo.

Như trên đã nói, di lục của Michelle đánh dấu thời điểm sách được in là 1876, khuyết danh, nhưng ta hiểu rằng trước khi in là phải sáng tác, nhưng không rõ sáng tác từ năm nào.

Truy tìm xa hơn, tôi lưu ý nhận xét của Maspero rằng KVK Lục là của Phạm Quý Thích và Thanh Tâm là bút hiệu khác của Hoa Đường Phạm Quý Thích. Ông không nói rõ vì sao. Mới đây một người bạn đưa tôi thông tin từ câu đối của Vũ Thì Mẫn (1795-1866)

Bạc Mệnh trầm nhân giai tác do ư giai sự
Kỳ tài diệu bút Thanh Hiên viễn quá Thanh Tâm.
(Mệnh bạc thân chìm, tác phẩm do từ sự tích
Tài cao diệu bút, Thanh Hiên hơn hẳn Thanh Tâm)

Nếu câu đối này đích thực là của Vũ Thì Mẫn thì có giá trị truy cứu. Hai câu đối đó phản ánh rằng Vũ Thì Mẫn đang so sánh hai tác phẩm của hai tác giả, viết cùng một sự tích nhưng bút danh Thanh Hiên (tức Nguyễn Du) hơn hẳn bút danh Thanh Tâm. Phối hợp với Maspero đã đọc hai chữ Thanh Tâm trên bản Kim Vân Kiều Lục nào đó mà ông cho là bút danh của Phạm Quý Thích, thì Kim Vân Kiều Lục phải có trước 1866, trước khi xuất hiện bút tích Duy Minh Thị 1872 ít nhất 6 năm. Tuy nhiên chúng tôi chưa xác minh được tính chân thực tác giả câu đối này. (2)

Cũng có thể đi xa hơn từ di lục lời đề từ Kim Vân Kiều Án của Nguyễn Văn Thắng (1931- 1932). Trong đó ông nhắc tới thơ Nguyễn Du là “Kim Vân kiều truyện quốc ngữ’. Sau đó ông nói Bắc bản “ thực lục” do nhà Ngũ Vân Lâu in đã bán khắp nơi. Có người dựa vào chữ “thực lục” hiểu rằng cuốn ông nói là Kim Vân Kiều Lục. Nói cách khác thời Minh Mạng đã có Kim Vân Kiều Lục Việt Nam được in ở nhà Ngũ Vân Lâu bên Tàu. Tuy nhiên chúng tôi nghi ngờ tác giả lời đề từ không phải của Nguyễn Văn Thắng mà là của đời sau, viết không chính xác. (3)

Vì vậy phối hợp thông tin đa số nêu trên, cộng với thông tin về Mộng Liên Đường tôi dẫn chứng phần sau, thì KVKL có trước 1825, năm Phạm Quý Thích mất. Tuy nhiên đó là suy luận tổng hợp, không mâu thuẫn chứ chưa phải bằng chứng. Đặc biệt là Nguyễn Văn Thắng văn bản còn đáng ngờ, Vũ Thì Mẫn tôi chưa có điều kiện đọc toàn văn để xét.

Do đó đến nay phải tạm chấp nhận bằng chứng di lục hiện có của Abel des Michelle: KVK Lục có trước 1876 mà không rõ thời điểm sáng tác và không rõ tác giả. Nhưng dù gì đi nữa, về di lục và sách thực chứng Kim Vân Kiều Lục vẫn xuất hiện trước Kim Vân Kiều truyện ít nhất 30 năm, và tác giả là người Việt.

2. Xác định tác phẩm của người Việt:

Trừ ông Abel des Michelle 1884 hiểu lầm KVKL là sách Trung Hoa. Các tác giả Maspero, Dương Quảng Hàm, Phạm Tú Châu, Trần Ích Nguyên ( học giả Đài Loan qua viện Hán Nôm khảo sát 2003) đều thừa nhận là tác phẩm của người Việt. Chỉ khác nhau về nhận định thời điểm. Nhắc lại theo Maspero tác giả là Phạm Quý Thích, tức trước 1825. Dương Quảng Hàm không biết, Phạm Tú Châu và Trần Ích Nguyên sau 1850.

Phần tôi, tôi cho rằng ông Trương Minh Ký không cải chính sự hiểu lầm của ông Michelle là một đáng ngờ về vai trò tiếp tay nhóm Duy Minh Thị ở Sài Gòn. Vì ngay cả tôi, hậu sinh xa lắc, đọc qua vài trang Kim Vân Kiều Lục thì đã thấy Kim Vân Kiều Lục đã trích thơ Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đặng Trần Côn:

Ví dụ:

Chinh phụ ngâm: (CPN)

Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
Du du bỉ thương
hề thùy tạo nhân

(Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này)
(Đoàn Thị Điểm dịch)

Kim Vân Kiều Lục (KVKL):

Du du bỉ thương thùy tạo nhân
Hồng nhan hà tự cánh đa truân.

-CPN:
Tu du trung hề đối diện
Khoảnh khắc lý hề đăng trình.………
Tương cố bất tương kiến,

-KVKL lặp lại y hệt:
Tu du hề đối diện
Khoảnh khắc hề đăng trình
Tương cố bất tương kiến

– Hoặc CPN:
Vọng vân khứ hề lang biệt thiếp
Vọng sơn khứ hề thiếp tư lang

-KVKL:
Vân khứ hề lang biệt thiếp
Vân quy hề thiếp tư lang

Có thể nói còn cả chục dẫn chứng nữa, song bấy nhiêu cũng đủ chắc chắc rằng Kim Vân Kiều lục tác giả là người Việt, vận dụng thơ Việt. Vậy mà từ rất lâu người ta đồn đây là cuốn sách của người Hoa, cả ông Abel des Michelle cũng lầm.(Còn tiếp bài 2: đặc điểm của Kim Vân Kiều Lục, tầm ảnh hưởng đến các tác phẩm khá.c

Chú thích:

(1).Tín đồ Thanh Tâm Tài Nhân Trung Hoa: Chỉ những người mặc định bút danh Thanh Tâm Tài Nhân, không có nhân thân, lại biết quốc tịch Trung Hoa và năm sinh tử, lần lượt theo các học giả Trung Hoa. ( 1536 -1707= 131 tuổi)

(2) dẫn theo: Non Nước Hồng Lam, địa chí văn hóa Hà Tĩnh, tập 2, xb 2010)

(3) Sẽ có bài riêng luận về bài giới thiệu Kim Vân Kiều Án sắp đăng sau loạt bài về Kim Vân Kiều Lục.

AI SOẠN KIM VÂN KIỀU TRUYỆN A953?
Lê Nghị
12 tháng 10 lúc 18:15  ·

Bài 3: KIM VÂN KIỀU TRUYỆN A953 ĐÃ KẾ THỪA TÁC PHẨM NÀO Ở ĐẠI NAM

Nhắc lại ở bài 1 chúng tôi đã chỉ ra Duy Minh Thị 1872 là người nhắc tới nội dung A953 đầu tiên. Nếu ép ngay Duy Minh Thị là người khởi thảo chứ không phải là người đọc một cuốn Kim Vân Kiều có trước thì chưa thể vững chắc. Cho nên ở bài 2 chúng tôi đã chỉ ra diễn tiến từ khi Kiều Oánh Mậu và các vị tòa soạn báo Đồng Văn có trong tay ruột của cuốn A953, và sau đó chỉnh sửa dần để bán cho Viễn Đông Bác Cổ. Cũng như sau khi bỏ Nho học thì nó được nhanh chóng dịch ra quốc ngữ để bán cho công chúng.Việc bổ sung bài 2 nhằm chứng minh rằng: một khi tác phẩm nào đó xuất hiện thì nó sẽ được nhiều người biết tới. Ngay cả bài thơ “ con cóc” vô danh, vẫn được nhiều người biết tới. Trong những năm 1902-1905, người trong tòa soạn báo Đồng Văn nhắc tới cuốn Thanh Tâm Tài Nhân Truyện hoặc Thanh Tâm Tài Nhân Lục chính là nội dung chứa trong A953. Nhưng bên ngoài thì người ta chỉ biết đến Kim Vân Kiều Lục đã có từ lâu và phổ biến rộng trong công chúng. Dù vậy,A953 chưa hoặc hoàn thiện xong, luôn có sự nhắc tới của người đương thời, là di lục nhắc tới. Trước Duy Minh Thị không một ai trích, nhắc tới nội dung cuốn A953 nghĩa là nó không tồn tại trước đó. Chỉ có Duy Minh Thị biết nên sách đó do ông viết, chứ không phải do ông đọc.Để củng cố thêm suy luận đó, ta phải xét thêm A953 có chứa nội dung sách nào trước khi nó ra đời và có, khi Duy Minh Thị còn sống không? Tôi khảo sát 2 tác phẩm có trước A953 và đương thời với Duy Minh Thị ở Đại Nam. Đó là 2 cuốn: Kim Vân Kiều Lục và Tuồng Túy Kiều của Ngụy Khắc Đản.1.A953 kế thừa Kim Vân Kiều Lục:Tình tiết Truyện Kiều Mã giám sinh mua Kiều:Cò kè bớt một thêm haiHồi lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm -KVKL: 500 xâu bạc xanh (tự phóng tác )-KVKT: 500 xâu bạc xanh (KVKT chép lại KVKL)-Thúc Sinh chuộc Kiều:Rõ ràng của dẫn tay traoHoàn lương một thiếp thân vào cửa công -KVKL: 500 xâu bạc xanh( tự phóng tác) -KVKT: 500 xâu bạc xanh (chép lại KVK Lục)Kiều viết một bài tuyệt mệnh trước khi trầm mình: sông Tiền Đường:Dưới đèn sẳn bức tiên hoaMột thiên tuyệt bút gọi là để sau KVKL( bản AC521):Thập ngũ niên tiền hữu ướcKim triêu chi đáo Tiền Đường Bách thế quang âm hỏa thướcNhất sinh sự nghiệp hoàn lươngTriều tín thôi nhân khứ dãĐẳng gian khước liễu đoạn trường.(tự phóng tác) -KVKTThập ngũ niên tiền hữu ướcKim triêu phương đáo Tiền ĐườngBách thế quang âm hỏa thướcNhất sinh thân sự hoàn lươngTriều tín thôi nhân khứ dãĐẳng nhàn liễu khước đoạn trường.(chép lại KVK Lục)Đó là những bằng chứng không thể chối cãi rằng A953 có kế thừa nội dung của Kim Vân Kiều Lục. Trước hết là đi theo bố cục như Kim Vân Kiều Lục, bắt chước Kim Vân Kiều lục là chen vào các bài thơ, thay đổi vài chi tiết. Sáng tạo là đưa thêm trên chục nhân vật phụ, miêu tả thêm hành động cho sinh động, giống với một tiểu thuyết chương hồi. Nhưng lời thoại lại lấy chất liệu tại vở tuồng dưới đây.2. A953 kế thừa Tuồng Túy Kiều của Ngụy Khắc Đản (?-1872). Ngụy Khắc Đản là vị quan có tiếng thời Tự Đức. Ông là Phó chánh sứ trong đoàn sứ của Phan Thanh Giản đi Pháp điều đình, ông mất năm 1872, năm Duy Minh Thị in bản Kiều Nôm. Sau năm 1883 mới mất dấu Duy Minh Thị. Triều Nguyễn chuộng diễn tuồng, và xem đó là truyền thông giáo dục tư tưởng cho dân chúng. Chúng tôi dẫn từ bản chuyển nôm của Trương Minh Ký, xuất bản lần đầu 1897 ( Phạm Đan Quế, Truyện Kiều và các nhà nho thế Kỷ 19), đoạn tuồng Hoạn Thư hành hạ Thúy Kiều và Thúc sinh. Lời thoại trong Kịch giống hệt trong Kim Vân Kiều truyện.Tuồng Túy Kiều có trước 1872 ( trích hồi đánh ghen):Hoạn Thư viết:Thưa phu quân:Con hầu đó giỏi giang bao việcMẹ thiếp cho giúp đỡ sớm khuyaÂm nhạc đã lành nghềHồ cầm thêm đủ ngónHựu viết: Ủa này có chi phiền muộnChẳng đặng hân hoanThời:Gần một năm mới được đoàn viênSánh đôi mặt cớ sao sầu thảmThúc sanh viết:Số là: trời xa ngàn dặmTrời cách hai phươngTrông mây thôi phát nhớ huyên đườngNên: tuôn mưa khó ngăn cầm được lụy chớ!Hoạn Thư viết: Phải điều tình lý, hẳn thiệt hiếu thân!KVK Truyện: -Chàng Thúc sinh quay mặt lại hỏi Hoạn Thư: người con gái này từ đâu mới đến?Tiểu thư rằng: Đó là gia gia ở Bắc Kinh mua nó đem về để sang đây hầu thiếp. Con thị tì nó lại đủ tài hoa đã hát được tân thanh lại giỏi ngón Hồ cầm nữa đó!( tiếp một đoạn Thúc sinh nhận ra Thúy Kiều, suy nghĩ bị mắc mưu…xúc động khiến nước mắt tuôn tràn trề)-Tiểu thư thấy thế tra hỏi rằng:Cớ sao tướng công lại quá cảm động như vậy?Sinh rằng: Vì sắp hết tang, nhớ thân mẫu ngày trước, nên chi lệ mới trào ra!Tiểu thư rằng: Quả thật những giọt nước mắt của chàng vì thương thân mẫu nên trào ra, thực cũng đáng khen là bậc hiếu tử vậy.Đây là trích mở đầu một hồi của tuồng, diễn đạt minh họa đoạn Hoạn Thư hành hạ Kiều trong Đoạn Trường Tân Thanh, từ lúc Thúc Sinh về nhà đến lúc lén gặp Kiều tại am và xúi nàng đi trốn. Đem so với A953, lời thoại toàn bộ của kịch hệt trong Kim Vân Kiều truyện, cũng đủ chứng minh Duy Minh Thị đã lấy chất liệu lời thoại Tuồng Túy Kiều đưa vào A953. Ngụy Khắc Đản mất 1872, nghĩa là vở kịch này công diễn trước đó nhiều năm. Lúc này Chiêm Vân Thị khởi thảo cuốn A953 ít nhất cũng tới đoạn Thúc Thủ gặp Kiều, ông đã sửa câu Kiều trong bản 1872 đã nói ở bài 1.Như vậy có thể nói, Truyện Kiều, Kim Vân Kiều Lục và Tuồng Thúy Kiều là chất liệu chủ yếu phóng tác ra A953. Giá như A953 đừng viết những cảnh dâm ô như Kim Bình Mai, và đoạn Kiều trả thù tàn nhẫn, trên 50 bài thơ tuy không phải là tác phẩm hay, nhưng cũng không kém, cũng đừng vội vàng ráp bài Tống Ngọc khóc Khuất nguyên thay cho Kim Trọng khóc Thúy Kiều, mà tự sáng tác thay Kim Trọng, thì tác phẩm cũng có nét đẹp và sáng tạo riêng.Ngoài ra, vì văn cảnh lấy từ truyện Kiều là tác phẩm gốc, nên lời văn rất nhiều chỗ giống như lấy lời thơ Kiều chuyển ngữ. Lời thoại lại lấy từ tuồng nên câu văn quá nhiều chỗ biền ngẫu như lời vở tuồng. Bạn đọc kịch Ngụy Khắc Đản và cuốn dịch của Nguyễn Duy Ngung thì thấy rõ. So với bản Hán văn, không phải Nguyễn Duy Ngung dịch dối, mà các bản dịch của Tô Nam và Nguyễn Khắc Hanh chuyển theo lối hành văn hiện đại. Lý Trí Trung dựa vào cuốn Tô Nam ở miền Nam, cuốn Hoàng Dật Cầu 1957, trau chuốt lại dĩ nhiên là cho hợp với ngôn ngữ người Hoa hiện đại, nên hiện nay giới trẻ say mê, trong đó có một phần nhờ tả sex.Một nhược khác nữa là A953 trong kết cấu từng hồi lại có đoạn vừa dẫn chuyện trước, cuối hồi lại bình, thậm chí tự khen văn chương do chính mình viết. Kết cấu rất sát với ý chỉ đạo của Minh Mạng về một cuốn bình giảng, thậm chí có đoạn lập lại ý Minh Mạng là hình thức không cần thiết. Mở rộng cốt truyện Kim Vân Kiều Lục thêm hành vi và lời thoại từ kịch là đủ và tự nhiên. Tổng thể tác phẩm biên soạn có vẻ mang tính giải trí, thương mại hơn là một tác phẩm văn chương. So với Kim Vân Kiều Lục do những lỗi kể trên, kém về nhất quán thể loại tiểu thuyết, tuy dài hơn nhưng ít cảm xúc hơn. Đáng tiếc! Tuy nhiên, bản phóng tác A953 có kém và vài chỗ bệnh hoạn, nó vẫn đáp ứng sở thích của giới bình dân, nên tái bản liên tục trong 5 năm liền khi chuyển quốc ngữ. Như vậy chúng tôi chứng đã chứng minh Tác giả Kim Vân Kiều Truyện là người Việt Nam Duy Minh Thị từ trong tác phẩm trung gian là cuốn Kiều 1872. Duy Minh Thị là người có nhân thân hoạt động văn học, đồng thời gốc Minh hương và giỏi Hán học. Cùng hoạt động đương thời với Trương Minh Ký, Abel des Michelle. Tuy không biết rõ ngày ông mất, nhưng sau 1883 không còn thấy ông ra sách. Người thế hệ tiếp theo có danh tính, nhân thân, có di lục nhắc tới nội dung cuốn A953. Sự xuất hiện cuốn sách là có người nhắc tới ngay. Khi bỏ thi Nho học thì có người chuyển quốc ngữ ngay. So với các tác phẩm có trước A953 thì thấy nó kế thừa tác phẩm trước nó: trùng tên nhân vật, số phận nhân vật. Thanh Tâm Tài Tử và Thanh Tâm Tài Nhân là bút hiệu người đời sau sao chép gắn vào, vì đạo thư để bán nên không dám đưa tên thật.Tổng kết: Diễn biến từ Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du đến Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân theo từng bước như sau:A. Đoạn Trường Tân Thanh:Được sáng tác từ mượn nhân vật và cảm hứng của một đoạn sử nhà Minh ( Từ Hải- Mã Kiều- Hồ Tôn Hiến) và phong tình lục gồm vở kịch Hổ phách Trủy ( Thúc Sinh, Tú bà) và Thu Hổ Khâu ( mượn chuyện Chân Nương đổi thành Đạm Tiên). Nguyễn Du đã trình bày nguồn gốc: “Cảo thơm lần giở trước đèn. Phong tình có lục còn truyền sử xanh.”.B. Diễn biến:1.Đoạn Trường Tân Thanh Nguyễn Du. =>2.Thơ Kim Vân Kiều Truyện Nguyễn Du => 3. Kim Vân Kiều Lục khuyết danh => 4. Thanh Tâm Tài Nhân truyện (Duy Minh Thị ẩn danh) => 5. Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Tử *( giả danh) => 6. Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân ( giả danh) **.Đã có bằng chứng trình tự thời gian diễn biến, chứng minh tác giả Việt Nam viết, xác định được thời điểm khởi thảo, tên tác giả, xác định được nội dung kế thừa các tác phẩm khác ở Việt Nam thì khỏi tìm ở nước khác mất công! Đó cũng là lý do đừng vội nói chúng tôi cuồng ngôn, làm loạn học thuật. Chúng tôi đang chờ sự tán đồng, góp ý cũng như lắng nghe những bằng chứng phản biện khoa học. Nếu không ai phản biện vững chắc, thì kiến nghị đầu tiên là rút chú thích : “ Viết Truyện Kiều Nguyễn Du có dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung quốc)” ra khỏi sách giáo khoa ngữ văn lớp 9, cũng như các bài tham khảo, bài tập ngữ văn từ lớp 9-11 có trích đoạn Kim Vân Kiều truyện. Nếu có trích thì trích Kim Vân Kiều Lục. Kết thúc 3 bài ngắn: Ai là người viết Kim Vân Kiều Truyện. Nhân 200 năm ngày giỗ cụ Tố Như, ta cùng ôn lại câu đối của ai đó viếng tang, khi Minh Mạng viếng nhà ông thấy:Nhứt đợi tài ba, vi sứ vi khanh, sinh bất thiểmBách niên sự nghiệp, tại gia tại quốc, tử dư vinhPhóng dịch:Một thuở tài ba, vai sứ vai khanh, sanh chẳng thẹnTrăm năm sự nghiệp, trọn nhà trọn nước, tử thừa vinh.Lê Nghị 12-10-20.*******Chú thích:-1: Nhan ĐTTT xuất hiện từ sau 1814- 1821 (1821 Phạm Quý Thích giảng đầu tiên bản Phường tại Hà Nội, phản ánh trong bài thơ của Châu Doãn Trí, học trò Phạm Quý Thích: Một khúc Tân Thanh truyền nhạc phủ. Đến nay ca xướng khắp Tràng An)-Từ 1=> 2: việc chuyển nhan vào thời Minh Mạng, chưa rõ năm cụ thể , chậm nhất là 1830- Nguyễn văn Thắng Kim Vân Kiều Án. (chúng tôi đoán sớm nhất ngay sau tháng 9/1821, Minh Mạng gặp Phạm Quý Thích hỏi về cổ thư tại Hà Nội ).-Từ 2=> 3: di lục 1884 của Abel des Michel nói in tại Hà Nội 1876. Khuyết danh, nên không định rõ năm. 3 ứng viên sáng giá là: Nguyễn Tứ, Phạm Quý Thích, Mộng Liên Đường. Cá nhân tôi thiên về Phạm Quý Thích, các nhà nghiên cứu tìm tòi thêm. – Từ 3=> 4: 1872-1905 Duy Minh Thị ( phóng tác từ Truyện Kiều + Kim Vân Kiều Lục + Tuồng Túy Kiều + kiến thức khác)-Từ 4=> 5: 1906-1910: xuất hiện tại Viễn Đông Bác Cổ.* Cụm từ Thanh Tâm Tài Tử xuất hiện năm 1830. Ông Maspero nói: Kim Vân Kiều Lục cũng lấy bút hiệu Thanh Tâm Tài Tử, Thanh Tâm là hiệu Phạm Quý Thích, nhưng chưa thấy chứng cứ, ghi lại mong học giả truy tìm.- Từ 5 => 6:1924: Ông Lê Thước nhắc tới đầu tiên năm 1924.**Thanh Tâm Tài Nhân: học giả Đào Duy Anh và Giáo sư Dương Quảng Hàm tự cho là tác giả Trung Hoa năm 1943.

PHẢN BIỆN NHẬN ĐỊNH NGUỒN GỐC TRUYỆN KIỀU
CỦA GIÁO SƯ DƯƠNG QUẢNG HÀM

Lê Nghị Li Li Nghệ 8 tháng 10 lúc 14:19  Theo đề nghị của một số bạn đọc ,Xin công bố tư liệu khảo chứng của gs Dương Quảng Hàm. Bài tuy dài nhưng nếu bạn đọc chịu khó đọc kỹ, hoặc lưu khi rãnh đọc sẽ hiểu rõ ngọn nguồn.TRÍCH: Từ Truyện Kiều đến Kim Vân Kiều truyện

I.Thanh Tâm Tài Tử và Thanh Tâm Tài Nhân.

Các nhà Kiều học Việt Nam không phải tự dưng mặc định cuốn sách Kim Vân Kiều Truyện là của một bút danh Thanh Tâm Tài Nhân, người Hoa. Sự mặc định này có nguồn gốc chính thức từ nhận định của giáo sư Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam Văn Học Sử Yếu ấn hành năm 1943. Từ đó đến nay không ai phản biện quan điểm cụ Dương, ngược lại chỉ tìm cách hỗ trợ thêm. Những tên tuổi lớn có thể nói đến: Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn. Còn học giả đàn em và học trò như Nguyễn Thạch Giang, Trần Nghĩa, Ngô Đức Thọ….thì vô số.

Trong bài viết trên báo Tri Tân số 4 tháng 6-1941, cụ Dương đã so sánh 2 cuốn Kim Vân Kiều truyện. Một cuốn chép tay bút danh Thanh Tâm Tài Tử phát hiện trước, để tại Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội và cuốn in có bút danh Thanh Tâm Tài Nhân phát hiện sau. Cả hai cuốn nói trên, phát hiện đầu tiên ở Việt Nam cũng là đầu tiên trên thế giới. Theo Cụ Dương: cuốn chép tay chép chữ ‘ nhân’ bị nhầm thành ‘tử’. Bản in giấy sản xuất ở Tàu, kèm với Thánh Thán và Hoa Đường là một nhà phê bình người Hoa nổi tiếng. Vì vậy kết luận: Kim Vân Kiều truyện là tiểu thuyết người Hoa, Thanh Tâm Tài Nhân là tác giả, Kim Thánh Thán bình luận. Nguyễn Du dựa vào cốt truyện này dịch sang thơ nôm: Truyện Kiều. Nội dung này được đưa vào cuốn Việt Nam Văn Học sử yếu năm 1943, cuốn sách được xem là nền tảng sách giáo khoa cổ văn tại miền Nam sau 1954.

Để khách quan chúng tôi xem như một phiên tòa xem xét quyền sở hữu trí tuệ. Lý do để chấp nhận thụ lý hồ sơ là:-Cả 2 bản chép tay và bản in đều không ghi niên đại, nên tự chúng không thể chứng minh cuốn nào có trước.-Trước năm 1919, Việt Nam dùng chữ Hán, nên sách chữ Hán trước đó tại Việt Nam không nhất thiết là của người Hoa.-Trước năm 1919 nhiều sách Việt nam in tại Tàu, nên không thể nói giấy in và nhà in của Tàu phải là sách Tàu.Để giải quyết tranh chấp quyền tác giả của hai nước, trước hết phải xem hai bút danh này có phải là một không? Hiện nay không có bằng chứng tại Trung Hoa có bút danh Thanh Tâm Tài Tử. Tại Việt nam thì có cả 2 bút danh trước năm 1898. Cũng không có cơ sở nào để khẳng định 2 bút danh là một.Như vậy trước hết là xét tại Việt Nam rồi mới đến Trung Hoa về 2 bút danh này.Việc xem xét dựa vào bằng chứng chứ không có việc mặc nhiên thừa nhận.

1.Bản văn.

-Cuốn Kim Vân Kiều Truyện bản chép tay thấy công khai đầu tiên trước 1910 ( Maspero thấy tại Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội) gồm 4 quyển ghi ở bìa chung: Thanh Tâm Tài Tử. Trong đầu mỗi quyển đều ghi như như nhau: Quán Hoa đường bình luận, Thánh Thán ngoại thư. Thanh Tâm Tài Tử biên thứ. Cuốn này được lưu tại thư viện văn học Việt Nam ký hiệu A953, còn 2 cuốn như vậy lưu tại Thư Viện quốc gia Anh và Đại học Yale ở Mỹ. Viễn Đông Bác Cổ chuyển ra Hà Nội năm 1902, cuốn sách có mặt từ năm nào không rõ, nhưng trong một bài viết năm 1914, Maspero đã nhắc tới (dẫn theo Durand, trong tập Kỷ yếu 150 năm ngày sinh Nguyễn Du. Lê Thước năm 1924 cũng đã nhắc tới cuốn này có ở VĐBC khi ông so sánh với 1 quyển in ông sưu tầm.)

-Cuốn Kim Vân Kiều Truyện bản in Lê Thước phát hiện năm 1924 chỉ một quyển, Đào Duy Anh nói thêm là nhà Hoài Thanh cũng có một quyển, cả 2 không thấy nói rõ là quyển thứ mấy. Thấy đủ 4 quyển in công khai là bản Hoàng Xuân Hãn, sưu tập từ vài người, do cụ Dương Quảng Hàm mượn khảo sát năm 1941. Quyển 1 mất 21 trang đầu nên không kể. Quyển 4 mất 21 trang cuối nhưng phần đầu còn do đó xét được. Ba quyển 2,3,4 trang đầu ghi: Thanh Tâm Tài Nhân Biên Thứ. Tuy nhiên lại ghi khác nhau về hình thức đăng ký giữa 3 quyển, cụ thể:

Quyển 2 ghi: Quán Hoa Đường bình luận Kim Vân Kiều truyện- Thánh Hâm (Thánh Hâm chứ không phải Thánh Thán ngoại thư). Quyển 3 ghi: Quán Hoa Đường bình luận Kim vân Kiều truyện – Thánh Thán ngoại thư.( giống bản chép tay A953) Quyển 4 lại ghi: Ngũ Vân lâu bình luận Kim Vân Kiều truyện ( Ngũ Vân Lâu chứ không phải Quán Hoa Đường) – Thánh Thán ngoại thư.

Giáo sư Dương Quảng Hàm mô tả đầy đủ và trung thực, nhưng ông đã suy luận một chiều. Cũng như một bức tranh người nhìn ra bà phù thủy người khác lại ra nàng công chúa vậy.Giáo sư cũng đã nhận xét: Bản in rất nhiều lỗi. Nhưng ông lại bỏ qua chuyện nhiều lỗi in khi nhận định, chỉ chú trọng từ ngữ không theo quy ước kỵ húy thời Nguyễn để kết luận bản in có trước thời Nguyễn và là sách Tàu. Sao giáo sư không nghĩ nếu sách người Tàu viết chữ Tàu mà thợ in Tàu lại khắc sai nhiều chữ? Cuốn A953 viết kỵ húy nhà Nguyễn thì rõ ràng viết thời nhà Nguyễn nên không sai. Còn người cố ý sửa chữ cho khỏi kỵ húy nước Nam, thợ in Tàu nhìn không hiểu nên mới khắc sai.

Dễ thấy rằng bản in các quyển không được in cùng lúc. Việc đăng ký hình thức bản quyền tùy tiện, chúng đã được sửa chửa từ bản chép tay để đem in, và mỗi cuốn là một người khác biên soạn sửa chửa, do đó nội dung đăng ký bản quyền chụp giựt, mỗi quyển in một khác. Như vậy cuốn viết tay A953 là bản thảo gốc không in, được biên tập bởi 1 người. Trong khi đó, các quyển của Hoàng Xuân Hãn sưu tầm do nhiều người khác sao lại cuốn A953, sửa một số từ đem in, khiến thợ người Tàu khắc sai rất nhiều từ ngữ.

Có thể đặt vấn đề ngược lại: 4 quyển in khác nhau có trước bản chép tay không? Đặt vấn đề thì được, nhưng không có gì chứng minh có trước. Trong khi bản A953 phát hiện trước, tên tác giả lại có di lục 1830 chuyên bàn về nội dung, danh chính ngôn thuận phần thắng đã thuộc về A953. Đó là những bằng chứng trực tiếp, không bị mâu thuẫn. Trong một phiên tòa bên nào có bằng chứng trực tiếp thì thắng, bên kia dù có biện luận bởi ngàn bằng chứng gián tiếp cũng vô ích. Nói cách khác có oan cũng đành chịu, huống chi là không bị oan. Cho nên sách giáo khoa là đại diện cho kiến thức xã hội chấp nhận, phải như một công bố quyết định của tòa, không được nói trái lại. Kêu oan thì có quyền, quyền đó xem như nằm trong biên khảo cá nhân để người khác tham khảo thêm.

Phụ vào bằng 2 chứng trực tiếp, bên thắng kiện có thể lý giải thêm: một người sưu tập được 4 quyển in khác nhau đã khó, lại thêm mỗi quyển lại mất nhiều trang. Như bản của Hoàng Xuân Hãn sưu tập từ 1936-1941 quyển 1 mất 21 trang đầu, quyển 4 không biết bao nhiêu tờ, chỉ còn 21 tờ đầu, vậy thì làm sao chép lại đủ câu truyện như cuốn A953? Trong khi một người sao lại từ một bản thảo nguyên vẹn A953 dễ dàng hơn, đem in từng quyển mới đủ đầu đuôi câu chuyện, thời gian sau có quyển bị xé mất các trang là chuyện bình thường.

2. Nhân thân 2 bút danh và di lục:

a. Thanh Tâm Tài Tử và Thanh Tâm Tài Nhân ở Việt Nam.

-1830 Minh Mạng có văn bản còn lưu: Thanh Tâm Tài Tử cổ kim minh lương đề tập biên: Theo nội dung văn bản, Thanh Tâm Tài Tử gồm các quan Hàn Lâm và các nhà nho tài tử. Minh mạng xem như nhóm tao đàn ngày nay. Tao đàn phải gồm nhiều người, đối với Minh Mạng là một nhóm bình giảng Truyện Kiều, gần với dạng “ Kiều học” ngày nay. Nội dung chỉ đạo của văn bản này được thể hiện trong KVKT của Thanh Tâm Tài Tử. Các bài thơ, phú về Kiều của Phạm Quý Thích, Minh Mạng, Hà Tôn Quyền, Tự Đức, Nguyễn Khuyến… đều được xếp chung vào tập này. Như vậy bút danh Thanh Tâm Tài Tử được nhiều người biết rất lâu, nên không có chuyện do chép lại sách mà nhầm chữ nhân thành tử như giáo sư Dương đoán.

– Cuốn tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện được dịch sang quốc ngữ đầu tiên bởi 2 tác giả Nguyễn Duy Ngung và Nguyễn Đỗ Mục, lại có thêm ông chủ nhà in Tân dân hiệu đính, không nói rõ dịch từ cuốn nào, cũng ghi rõ bút danh Thanh Tâm Tài Tử. Vậy bút danh này được nhiều người trước 1924 cùng biết tới trước.

Ở đây xin nói thêm rằng:-Cụm từ “nhà nho tài tử “ xuất hiện phổ biến triều Nguyễn. Trước đó ít nhắc tới cụm từ này. Cao Bá Quát thời Tự Đức có Tài Tử Đa Cùng Phú. Nam bộ có “ đờn ca tài tử “, ngày nay còn sử dụng. Tài tử là những người ham vui, phóng khoáng, yêu văn nghệ. Nhiều bài viết thời Nguyễn kể cả các học giả Tây Phương thường nhắc tới cụm từ nhà nho tài tử.

Cần nhắc thêm rằng các nhà Trung Hoa học của Pháp từ 1914 đến 1930 như Maspero, Coerdier, Durand chỉ nhắc tới bút danh Thanh Tâm Tài Tử. Năm 1941 gs Dương Quảng Hàm đã tận mắt so sánh bản in với bản A953, Thanh Tâm Tài Tử ( đã nói trên) kèm cuốn in Kim Vân Kiều Lục chữ Hán khuyết danh. Giáo Sư kết luận cuốn Kim Vân Kiều Lục khuyết danh là của Việt Nam tóm tắt truyện Kiều, tuy không nói rõ vì sao. Nhưng ngày nay thẩm tra là có căn cứ vững chắc sẽ trình bày sau. Nhưng cụ cho Thánh Thán là Kim Thánh Thán; Thanh Tâm Tài Nhân là người Hoa, Thanh Tâm Tài Tử và Thanh Tâm Tài Nhân là một, chữ Tử 子 là do chép nhầm chữ nhân人là một loạt suy diễn và gán ghép không bằng chứng.

-Bút danh Thanh Tâm Tài Nhân tại Việt Nam di lục sớm nhất nhắc tới là Đào Nguyên Phổ 1898. Sau đó là Kiều Oánh Mậu, Bùi Khánh Diễn 1902 cùng gọi là: sách Thanh Tâm Tài Nhân ( nhan đề chứ không phải bút danh). Rất mơ hồ.

2. Thanh Tâm Tài Nhân Tại Trung Hoa:

-Không có tác phẩm, hoặc di lục nào ghi bút danh Thanh Tâm Tài Tử tại Trung Hoa.

-Cổ thực tự nhận bút danh Thanh Tâm Tài Nhân về Trung Hoa năm 1926 thời hiện đại, sau khi cuốn sách đã dịch ra tại Việt Nam. Trước đó không có di lục nào ghi nhận tác giả và tác phẩm tại Trung Hoa. Học giả Trung Hoa đến nay hoàn toàn không tìm ra nhân thân tác giả đã đành, cũng không thấy ai nhắc tới, nhưng lại biết năm sinh- tử. Tự đặt năm sinh tử (1636-1707) và quốc tịch Trung Hoa là nhận bừa. Hơn nữa bút danh Thanh Tâm Tài Nhân này lần lượt gán cho nhiều tác giả thời Minh đến Thanh (1521-1707): Từ Vị, Kim Thánh Thán, Trương Chiêu, Trương Quân, Thiên tàng chủ nhân, Từ Chấn,Tề Kế Xương đều không thành. Nếu TTTN là có thật thì các học giả Trung Hoa không khó gì để tìm ra, thống nhất ngay từ đầu.Trong khi tại Việt Nam xác định Thanh Tâm Tài Tử là bút danh thực có từ thời Minh Mạng1830. Bút danh Thanh Tâm Tài Nhân xuất hiện 68 năm sau đó là bút danh ăn theo. Cho nên in vào sách giáo khoa Thanh Tâm Tài Nhân người Hoa, 1 là tác giả Kim Vân Kiều truyện đồng thời là nguồn gốc Truyện Kiều là việc làm tùy tiện.

Như vậy xét rằng:

Về bằng chứng trực tiếp:

Tại Việt nam bút danh Thanh Tâm Tài Tử xuất hiện trước bút danh Thanh Tâm Tài Nhân 68 năm.Thanh Tâm Tài Tử có di lục liên quan đến nội dung cuốn sách, có nhiều người làm chứng: Minh Mạng viết và các Hàn Lâm thừa chỉ ghi chép, có văn bản chứng minh. Do đó không thể là bút danh bị chép nhầm. Ngược lại Thanh Tâm Tài Nhân là bút danh chỉ nghe Đào Nguyên Phổ nói 68 năm sau khi bút danh Thanh Tâm Tài Tử được xác nhận. Sách có in tên Thanh Tâm Tài Nhân nghe Lê Thước nói 96 năm sau bút danh Thanh Tâm Tài Tử được ghi nhận.

Phần sách thực chứng, cuốn in thấy được sau cuốn viết tay A953 ít nhất 27 năm, đủ thời gian sao chép lại, biên tập cuốn viết tay đem in. Bên cho tác giả Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân không chứng minh được bút danh này có trước Thanh tâm Tài Tử, không chứng minh được sách thực chứng có trước, do đó phải thua kiện như đã nói trên.

Tại Trung Hoa ghi nhận tác giả và tác phẩm năm 1926 mà không có di lục xác định nhân thân tác giả và tác phẩm trước đó, đến nay vẫn không tìm ra di lục.

Nhận định của cụ Dương là lập thuyết cảm tính chứ không phải là kết luận dựa trên bằng chứng. Thứ nhất, cụ không nhắc tới văn bản Minh Mạng đã ghi TT Tài Tử từ 1830. Nói cách khác nhân thân, hoàn cảnh của người chép tên Thanh Tâm Tài Tử được biết, văn bản còn lưu. Thứ hai: giữa bản chép tay và bản in không thể quả quyết bản in có trước. Thứ ba: chữ 子 tử và 人 nhân âm đọc và nét khác nhau. Thứ tư: từ bìa đến đầu mỗi trang A953 đều nhất quán ghi Tử. Vả lại có thể nhầm một từ trong trang văn bản, không thể nhầm tên tác giả ở bìa và mỗi đầu trang 4 quyển được. Sự khác nhau giữa tử và nhân là cố ý. Trước khi in phải có bản viết tay. Người đem in sửa lại bản thảo trước khi in chứ không hề in nhầm. Bản in cải tên tác giả và một số câu cú, từ ngữ trong văn bản một cách vội vàng, dẫn tới thợ khắc chữ để in bị lỗi nhiều chỗ trong sách. Kết luận: bản in là bản đạo thư, nhằm mục đích thương mại hoặc mục đích khác.

II. Phần nói thêm.

3. Tại Nhật:

Không nói đến việc học giả Việt Nam suy diễn mà xem như chân lý bao nhiêu năm: Thanh Tâm Tài Nhân là Từ Vị ( theo giả thuyết của Lý Văn Hùng, một ký giả người Hoa Chợ Lớn), Kim Thánh Thán là người phê bình từ cụ Dương đến Hoàng Xuân Hãn bị chính người Hoa và các học giả Tây phương bác bỏ. Hiện nay, điểm duy nhất trường phái cho Thanh Tâm Tài Nhân người Hoa, Kim Vân Kiều truyện có trước truyện Kiều chỉ còn bám víu vào bằng chứng ở nước nước thứ 3 là Nhật Bản. Vì vậy chúng tôi xem xét kỹ.

Từ năm 1980 đến nay học giả Tàu Đổng Văn Thành viện dẫn: Bách tải thư mục tại Nhât năm 1754 có ghi: Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Năm 1763 dịch ra cuốn Tú Tượng Thông Tục Kim Kiều Truyện ( truyện tranh) không được quan tâm, bản gốc chữ Hán nay đã thất lạc. Cuốn dịch này được phóng tác thành Phong tục Kim Ngư Nữ năm 1829, bởi dịch giả nổi tiếng thời đó: Bakin nhưng đến nay cũng không mấy ai biết.

Trước hết phải khẳng định đây là một thông tin lập thuyết từ suy diễn gán ghép chứ chưa phải bằng chứng. Thông tin từ Đổng Văn Thành tung ra từ năm 1980 lại càng đáng nghi ngờ. Đoàn Lê Giang, Trần Ích Nguyên cũng dẫn theo Đổng Văn Thành mà thôi.

Thứ nhất, đến khi người viết bài này, chưa ai trình ra được cuốn Bách tải thư mục, chỉ nghe theo Đổng Văn Thành giải thích rằng đó là cuốn kiểm kê hàng hóa của hàng trăm chuyến tàu nhập vào Nhật Bản. Cần hiểu thêm, những chuyến hàng ở nước ngoài nhập vào Nhật có món hàng là bí mật quốc gia, nó thể cướp hoặc đánh cắp của nước khác, không dễ gì người ngoài được xem.

Thứ hai, thông tin cuốn Hán văn nhập đã bị mất, chỉ còn bản dịch mâu thuẫn với sự thật. Thực tế thì tại Nhật vẫn có 2 bản in Hán Văn, một bản vì mất đầu đuôi nên không có niên đại. Nhưng một bản có quyển cuối có niên đại, in tại nhà in Văn Uyên Nhật năm 1938.( Benoit, Diễn biến câu truyện Vương Thúy Kiều, từ sự kiện lịch sử Trung Hoa đến kiệt tác văn chương Việt Nam, trang 319)

Không một lời giới thiệu vì sao in một bản chữ Hán vào thời điểm người Nhật không còn dùng chữ Hán. Cho thấy đây là dấu tích người Hoa hoặc người Việt thuê in lại cuốn ở Việt Nam tại Nhật, có thể làm mất đầu đuôi để hợp thức hóa cổ vật. Tám quyển của 2 bản tại Nhật đều mất trang đầu và nhiều trang khác. Rủi thay lại còn một quyển 4 ở Nhật có năm in 1938.

Cuốn Kim Ngư Nữ ( truyện con cá vàng) lại là truyện độc lập. Chữ Kim không dính líu gì tới tên nhân vật Kim Trọng mà nhằm chỉ màu vàng, ngư nữ: con cá cái thì chẳng liên quan gì tới Thúy Kiều. Bối cảnh lịch sử tại Nhật trong truyện trước đời Minh 500 năm, nhân vật và nội dung không trùng hợp. Chỉ là sự áp đặt mơ hồ. ( Đoàn Lê Giang và Nguyễn Đỗ An Nhiên, kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du trang 807-822)

Trước đó, Tôn Khải Đệ 1931 trong bài viết “ Đông Kinh Nhật Bản sở kiến tiểu thuyết thư mục ” có nhắc tới một bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân tại Nhật, ông mô tả mỗi trang 8 dòng, mỗi dòng 20 chữ. Thực tế không có cuốn nào như thế. Cuốn lưu tại Nhật in năm 1938 mỗi trang 10 dòng, mỗi dòng 25 chữ, hệt bản của Lê Thước thấy năm 1924. ( Charles Benoit, Diễn biến câu truyện Vương thúy Kiều….trang 318). Rõ ràng năm 1931 Tôn Khải Đệ chưa hề tận mắt thấy cuốn Kim Vân Kiều truyện tại thư viện Hoàng gia, bịa chuyện đã đếm. Đó là chưa kể, Hoa coi Nhật là kẻ thù vì tô giới Thượng Hải. Năm 1931 Nhật chiếm Mãn Châu của Trung Hoa, không dễ gì một người Hoa vào được thư viện hoàng gia Nhật nghiên cứu.

Cũng trong bài viết này ông có nói sách chữ Hán đầu tiên dịch sang tiếng Nhật là cuốn Song Kỳ Mộng. (sách Tôn Khải Đệ đã dẫn, Trung Quốc thông sử, trang 135) Ông đã xếp cuốn Song Kỳ Mộng cho Từ Vị, nghĩa là ông không đồng nhất Song Kỳ Mộng với cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là một. Vì Kim Vân Kiều truyện theo ông đã đọc và đếm từng trang tại Nhật. (mặc dù sách ông đếm không thấy ở đâu!? ).

Tề Như Sơn năm 1937 soạn Tiểu thuyết Tam Thập Bộ, ông đã đưa 33 tiểu thuyết lấy tên là Tiểu thuyết Câu Trần, trong đó có cuốn Song Kỳ Mộng chép tay lại từ nhà in Đàm Tích Hiên nên ông cho xuất bản thời Minh. Ông không hề nói cuốn đó là Kim Vân Kiều truyện. ( Trần Ích Nguyên, Nghiên cứu câu truyện Vương Thúy Kiều, trang 256).

Trần Ích Nguyên, cũng như Đổng Văn Thành cho rằng Song Kỳ Mộng là bản giản của Kim Vân Kiều truyện. Theo Trần Ích Nguyên: Tề Như Sơn không chú ý những “tình tiết sóng gió, quanh co rất nhiều” của nhân vật trong Song Kỳ Mộng chính là cuộc đời Vương Thúy Kiều. Theo cách nói đó thì bản Song Kỳ Mộng không hề giống như cuốn Kim Vân Kiều truyện rồi! Tức là chẳng những không trùng nhan đề, không trùng tên nhân vật, mà còn không trùng hoàn toàn cốt truyện. Cũng là một kiểu có chút tình tiết giống nhau đem gán ghép. Cũng như ai đó muốn gán thì nói chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố là phóng tác từ hình ảnh nàng Kiều! Cuối cùng thì Trần Ích Nguyên cho Tôn Khải Đệ 1931 và Tề Như Sơn 1937 là 2 người đầu tiên may mắn nhìn thấy Song Kỳ Mộng mà cả hai không biết nó là Kim Vân Kiều truyện!? Cả hai không hề biết nó đã đổi tên thành Kim Vân Kiều vào nửa cuối đời Thanh? Xác quyết của Trần Ích Ngyên rất kỳ quặc, vô căn cứ. Chẳng có di lục nào bảo cuối đời Thanh đổi tên cuốn Song Kỳ Mộng thành Kim Vân Kiều truyện cả.

Benoit thừa nhận cuốn Song Kỳ Mộng khuyết danh là cuốn sách chữ Hán đầu tiên dịch ra tiếng Nhật. Cuốn này còn một bản ở thư viện của Havard Yenching, khuyết danh. Đồng thời cũng so bản chép tay từ bản in nhà Đàm Tích Hiên mà Trần Ích Nguyên nói. Xem kỹ nội dung với cuốn Tiểu Thuyết Câu Trần, Benoit “chắc chắn rằng” Song Kỳ Mộng là lược bản toàn tập Tiểu Thuyết Câu Trần, không ăn nhập gì với nhân vật và cốt truyện của Kim Vân Kiều Truyện cả.

Vài dẫn chứng đơn giản nhất, cũng là quan trọng nhất để thấy thông tin Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Nhân nhập vào Nhật năm 1756 là chưa có bằng chứng và mâu thuẫn với sự thật. Một sự cố ngụy tạo và ngụy biện của Đổng Văn Thành, cũng như từng gán ghép vô tội vạ của hàng trăm tiểu phẩm cho rằng trích ra từ Kim Vân Kiều truyện, thậm chí nhân vật Hồng Hy Phượng trong Hồng Lâu Mộng là ảnh hưởng Hoạn Thư trong Kim Vân Kiều truyện! Xâm lược lãnh thổ, lãnh hải Tàu còn bịa ra bản đồ cổ, sách cổ được, nói chi đến việc xâm lược văn hóa.

( còn tiếp: Kim Vân Kiều Lục là sách gì? Quá trình đi từ Kim Vân Kiều Lục của Thanh Tâm Tài Tử đến Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Tử tại Việt Nam) ảnh: Tri Tân bài viết khảo chứng của gs Dương Quảng Hàm.

CẦN LÀM SÁNG TỎ MỘT NGHI ÁN VĂN HỌC: “THANH TÂM TÀI NHÂN” LÀ AI ?
Nguyễn Cẩm Xuyên

Nguồn FB Nguyễn Cẩm Xuyên 13 tháng 10 lúc 12:27

Mươi ngày qua, những người quan tâm đến Văn học đã sôi nổi luận bàn về buổi thuyết trình Truyện Kiều ở Trung tâm Văn hóa Pháp ở Hà Nội và bài viết Thử giải mã lại Truyện Kiều của ông Lê Nghị đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 17/9/2020. Đã có những tranh cãi gay gắt xoay quanh một vấn đề rất xưa cũ là “nguồn gốc của Truyện Kiều” – tức là Nguyễn Du đã căn cứ vào đâu để viết nên Truyện Kiều?

Từ xưa đến nay hầu hết mọi người đều cho rằng Nguyễn Du đã dựa vào một cuốn tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Hoa mà viết nên Truyện Kiều – Nay Lê Nghị cùng nhóm các nhà nghiên cứu đã nói ngược lại, cho rằng Thanh Tâm Tài Nhân không phải là một tác gia của Trung Quốc mà chính là một nhóm văn thần triều Nguyễn. Họ đã viết Kim Vân Kiều truyện từ Truyện Kiều nôm của Nguyễn Du – Thời gian sau, nhóm Thanh Tâm Tài Nhân này mới theo lệnh vua Minh Mạng mà viết nên Kim Vân Kiều lục. Vậy là Kim Vân Kiều truyện và Thanh Tâm Tài Nhân đều là của Việt Nam.

Ngày 26/9/2020, PGS.TS. Đoàn Lê Giang đã phản bác Lê Nghị với chứng cứ : …Ở Nhật Bản, dựa vào Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc, tác gia Nishida Korenori đã viết truyện Tú tượng Thông tục Kim Kiều, xuất bản vào năm Bảo Lịch 13 (1763), tức là truyện đã có trước khi thi hào Nguyễn Du ra đời 3 năm (có nghĩa là Kim Vân Kiều truyện phải có trước Nguyễn Du từ nhiều năm trước nữa) (1)

Phát hiện của Đoàn Lê Giang là đáng quý song chắc không thể thuyết phục được Lê Nghị bởi dựa vào một số lí lẽ chứng cứ có phần hợp lí đã không công nhận Kim Vân Kiều truyện là tác phẩm có ở Trung Quốc đời Minh – Kim Vân Kiều truyện ban đầu đã do các văn thần triều Nguyễn biên soạn thời Minh Mạng (sau năm 1820). Có thể Nishida Korenori đã dựa vào một truyện khác chứ không phải truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để viết sách Kim Kiều truyện thông tục (2).

Những năm gần đây, do truyền thông, giao tiếp phát triển, các nhà nghiên cứu có điều kiện thâm nhập kho tàng văn học nước ngoài đã biết rõ ngọn nguồn truyện Vương Thuý Kiều đời Minh được phổ biến rộng rãi với nhiều tiểu thuyết, kịch, tuồng. Trước hết là bộ sách Trù Hải Đồ Biên do quan Tổng đốc đời Minh-Hồ Tôn Hiến soạn gồm 13 quyển; ở quyển 9 có bài Kỷ tiễu Từ Hải bản mạt (3) (ghi chép ngọn ngành việc đánh dẹp Từ Hải) kể lại chuyện quân Minh đánh nhau với quân Oa (4) vào năm Bính Thìn (1556) đời Gia Tĩnh. Lúc này Từ Hải, một tướng cướp biển, mang hơn 1 vạn quân từ sào huyệt ở Sạ Phố xuống Hàng Châu càn quét các vùng Tô Châu, Hồ Châu, uy hiếp Kim Lăng. Thế giặc mạnh, Hồ Tôn Hiến phải dùng mưu dụ hàng rồi trở ngược lại đánh bằng hỏa công. Từ Hải thua trận nhảy xuống sông. Quân Hồ Tôn Hiến bắt được 2 thị nữ, một người tên Vương Thuý Kiều, một người tên Lục Châu, vốn xuất thân từ ca kỹ. Hai thị nữ khóc và chỉ chỗ Hải trầm mình; quân sĩ vớt Từ Hải lên chém lấy thủ cấp mang về…

Dựa vào Minh sử, về sau nhiều tác phẩm nữa kể chuyện Vương Thúy Kiều là Hồ Thiếu Bảo bình Oa chiến công của Chu Tiếp, Vương Thúy Kiều truyện của Dư Hoài, Lý Thúy Kiều truyện của Đới Sĩ Lâm, Sinh báo Hoa Ngạc ân, tử tạ Từ Hải nghĩa của Mộng Giác Đạo Nhân (5), Vương Thúy Kiều truyện của Hồ Khoáng… Các truyện càng về sau càng hư cấu thêm nhiều nhân vật, nhiều tình tiết, biến chuyện có thật của lịch sử thành tiểu thuyết kì tình; riêng truyện của Mộng Giác Đạo Nhân và Dư Hoài (6) đã là tiểu thuyết luận đề, tập trung vào chủ đề tư tưởng rất hợp khẩu vị của giới bình dân: người phụ nữ rất đỗi tầm thường trong xã hội mà lại trung nghĩa, khí tiết hơn hẳn các bậc trượng phu, hơn cả những đại nhân, quan lại như Hồ Tôn Hiến. Mở đầu truyện, mặc dù Mộng Giác Đạo Nhân đã nêu gương Muội Hỉ, Đát Kỉ, Bao Tự, Trương Lệ Hoa, Dương Quý Phi… làm “hoang khí chính sự, chí táng quốc gia” trước khi kể chuyện Vương Thúy Kiều nhưng tựu trung lại tô điểm cho nhân vật này nhiều hào quang khiến hình ảnh người phụ nữ trong xã hội được đề cao: Vương Thúy Kiều không chỉ đẹp về hình vóc mà còn đẹp cả về tư cách, phẩm hạnh, là người trung hiếu vẹn toàn lại rất nghĩa khí: sẵn sàng liều mình khi ân nhân tử nạn.

Ngoài tiểu thuyết, Trung Quốc xưa cũng đã có các vở kịch, tuồng sáng tác từ câu chuyện của Vương Thúy Kiều như Tứ Thanh Viên của Từ Văn Trường (7) Hổ phách thi của Diệp Trĩ Phỉ, Song Thúy viên của Hạ Bỉnh Hoành… Như vậy chuyện kể về cuộc đời chìm nổi của Vương Thuý Kiều là nội dung của nhiều sách. Trong tất cả các sách viết về Vương Thúy Kiều của Trung Hoa thì Sinh báo Hoa Ngạc ân, tử tạ Từ Hải nghĩa của Mộng Giác Đạo Nhân và Vương Thúy Kiều truyện của Dư Hoài là đã bắt đầu đậm chất tiểu thuyết và đã kể về cuộc đời Kiều khá tỉ mỉ: Vương Thúy Kiều là người Lâm Tri, thuở nhỏ bị bán vào kĩ viện, lấy họ Mã, thường gọi là Mã Kiều nhi. Tuy còn nhỏ nhưng đẹp và thông minh, lại hát hay, đàn giỏi, thổi sáo cũng hay nên được nhiều người mến chuộng; vậy nhưng tính tình nhã đạm, không thích trang sức và cũng không thích nghề chiều chuộng khách nên giả mẫu lấy thế làm giận, thường chửi đánh. May có được một chàng thiếu niên giàu có chuộc ra, thuê nhà cho ở, đổi tên là Vương Thúy Kiều. Về sau lại gặp La Long Văn, một hào phú có cảm tình thường chu cấp, đi lại với Kiều và nuôi thêm cho một hầu gái là Lục Châu. Lúc này có một tướng cướp là Từ Hải, gặp lúc quẫn bách lẻn trốn vào ở nhờ nhà Thúy Kiều. Từ Hải nguyên là Minh Sơn Hòa Thượng, tu tại chùa Hổ Bào ở Hàng Châu. Long Văn gặp Từ Hải, đánh giá Hải là tráng sĩ nên cùng giao tiếp, lại đem cho Lục Châu làm hầu gái. Sống cùng La Long Văn một thời gian, Từ Hải từ biệt lên đường quyết lập chí dựng cơ đồ, chiêu tập bọn thảo khấu quay về xâm chiếm Giang Nam, vây đánh Tuần phủ Nguyễn Ngạc. Thật bất ngờ, trong một trận đánh, quân sĩ lại bắt được Thúy Kiều và Lục Châu. Mừng lắm, Từ Hải lập Thúy Kiều làm phu nhân, thường cùng cho dự bàn quân cơ. Lúc này thế lực Từ Hải đã mạnh; triều đình phải cử Tổng đốc Hồ Tôn Hiến ở Triết Giang đánh dẹp. Hồ Tôn Hiến nhiều mưu lược, thấy thế lực của Từ mạnh bèn cho Hoa lão nhân đến dụ hàng. Từ Hải nổi giận bắt trói Hoa lão nhân. May cho Hoa là lúc này tuy Kiều hết sức được yêu chiều nhưng vẫn canh cánh nỗi nhớ cố hương, mong sớm được đoàn viên bèn bàn với Từ tha chết cho Hoa. Hoa trở về báo với Tôn Hiến là thế giặc đang mạnh, chưa thể đánh nhưng xem ra Vương phu nhân có vẻ có ngoại tâm, ta có thể nhân đây mà thắng giặc. Tôn Hiến có biết La Long Văn là ân nhân cũ của Từ Hải và Thúy Kiều bèn dùng Văn để dụ hàng. Long Văn đến dinh, được Từ Hải ân cần tiếp đãi lại cho gọi phu nhân cùng Lục Châu ra chào. Trở về, Long Văn bàn với Hồ Tôn Hiến dùng kế đem châu báu lo lót Thúy Kiều, vận động Từ quy hàng. Đúng như ý nguyện, Kiều ra sức khuyên Từ Hải quy phục triều đình. Nghe lời Thúy Kiều, Từ Hải ước hàng cùng Tôn Hiến, không phòng bị gì. Tôn Hiến dùng hỏa công đánh giặc tan tác. Từ Hải nhảy xuống sông bị quan quân vớt lên chém đầu. Trong tiệc khao binh, Tôn Hiến bắt Thúy Kiều hát và chuốc rượu. Lúc quá chén, Tôn Hiến cũng giở trò đùa cợt. Hôm sau tỉnh rượu, sợ mất thể diện trọng thần, Tôn Hiến đem Thúy Kiều gả cho tù trưởng Vĩnh Thuận. Lúc sang sông, Kiều khóc lớn rồi đâm đầu xuống nước tự trầm…

Đến đây ta khẳng định một điều là để viết truyện Vương Thuý Kiều thì dù ở Việt Nam hay Nhật, Triều tiên, Mãn Châu…người ta có thể vận dụng nhiều nguồn: nhiều tiểu thuyết, kịch tuồng đời Minh Thanh nêu trên. Tất cả có tên trong Văn học sử Trung Quốc, riêng chỉ có Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân là không.

“THANH TÂM TÀI NHÂN” MỘT TÁC GIA KHÔNG THỂ XÁC ĐỊNH.

Đọc Kiều, ngay đoạn mở đầu, ta gặp 2 câu:“Cảo thơm lần giở trước đèn’Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh…”Vậy nhưng “cảo thơm” (cuốn sách hay), chép lại một câu chuyện phong tình trong sử sách mà Nguyễn Du đã đọc là sách nào thì nay chưa ai biết.Trước đây, từ lâu lắm người ta đã khẳng định Truyện Kiều xuất phát từ truyện của Thanh Tâm tài nhân. Trên Nam Phong tạp chí năm 1919, Phạm Quỳnh đã khẳng định Truyện Kiều có xuất xứ từ Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc mặc dù không xác định được Thanh Tâm Tài Nhân là ai và Kim Vân Kiều truyện được viết khi nào. Riêng Dương Quảng Hàm thì cho rằng: “Tuy là không biết tác giả tên thực là gì và sống về đời nào nhưng các việc kể trong tiểu thuyết đều thuộc về đời Gia tĩnh nhà Minh tức là tự năm 1522 đến năm 1566”. Bulletin général de l’ Instruction publique số tháng 6-8 năm 1941 có đăng bài Les sources du Kim Vân Kiều, célèbre poème de Nguyễn Du (Nguồn gốc truyện Kiều, tác phẩm thơ nổi tiếng của Nguyễn Du). Bài này về sau đã được dịch ra quốc ngữ đăng lại trên tạp chí Tri Tân, số 4, ngày 4/6/1941, với tựa đề: “Nguồn gốc truyện Kiều của cụ Nguyễn Du” cũng có quan điểm tương tự

Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Lê Thước, Phan Sĩ Bàng, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Dương Quảng Hàm… và gần đây là Nguyễn Quảng Tuân… cùng tất cả các tác giả biên soạn sách giáo khoa, các giáo trình văn học từ trung đến đại học đều cho rằng Truyện Kiều xuất phát từ truyện của Thanh Tâm Tài Nhân – vậy nhưng vẫn tồn tại một ngờ vực là cuốn tiểu thuyết của Trung Quốc dở tệ mà sao Nguyễn Du lại chọn? Trần Nghĩa, trên tạp chí Hán Nôm số 2/1998 đã viết: “… Khi luận giải về mối quan hệ giữa Kim Vân Kiều tân truyện của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một số người băn khoăn không rõ vì sao Nguyễn Du lại chọn một tác phẩm vô danh tiểu tốt của Trung Quốc để cải biên …”. Đây là một điểm rất đáng ngờ. Ngoài ra một điểm đáng ngờ nữa là: Dù cho rằng Nguyễn Du đã dựa vào truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng lại chẳng ai biết Thanh Tâm Tài Nhân là ai (!).

Học giả Phạm Quỳnh đã viết trên báo Nam Phong số 30, tháng 12 năm 1919: “…Nguyên bộ tiểu thuyết Tàu mà cụ (Nguyễn Du) phỏng theo để đặt ra truyện Kiều, đề là “Thanh Tâm Tài Nhân lục”, không biết rõ tác giả là ai, soạn vào đời nào, nhưng truyện với lời văn cũng tầm thường, ngoài mấy bài từ điệu có vẻ thanh tao lưu loát, không có đặc sắc gì…”. Học giả Phạm Quỳnh, chủ bút báo Nam Phong, người tinh thông cả Pháp văn lẫn Hán văn cũng đã chê Kim Vân Kiều truyện cả về nội dung lẫn nghệ thuật và khẳng định là không biết rõ tác giả là ai, soạn vào đời nào. Ở Trung Quốc cũng vậy, chẳng ai biết Thanh Tâm Tài Nhân. Ngay Đổng Văn Thành, Giáo sư Văn học Trường đại học Liêu Ninh cũng thú nhận: “…Những năm 60, hồi học khoa Trung văn trường đại học, qua giáo trình văn học nước ngoài, tôi được biết ở Việt Nam có một truyện thơ nổi tiếng thế giới gọi là truyện Kim Vân Kiều […] Vì truyện thơ đó có quan hệ máu thịt với văn học của tổ quốc cho nên tôi rất hứng thú […] Từ lâu tôi đã mong có ngày nhìn thấy truyện “Kim Vân Kiều”, cuốn tiểu thuyết Trung Quốc nghe nói đã thất truyền ở trong nước. Năm 1981, bất ngờ phát hiện ra cuốn sách đó ở thư viện Đại Liên, nỗi vui mừng của tôi thật không sao hình dung nổi. Tôi đọc một hơi hết cả cuốn sách […] Cuốn sách của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân bị vùi lấp hàng mấy thế kỷ trong văn học sử Trung Quốc; từ cuối đời Thanh cho tới những năm 50 của thế kỷ XX, cuốn tiểu thuyết ấy hầu như được ít người biết đến. Trong tất cả các sách về lịch sử tiểu thuyết, lịch sử văn học, kể từ cuốn Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn đến nay, đều không có đến nửa chữ giới thiệu về nó…”Trung Quốc có cả một nền văn học đồ sộ với bao nhiêu học giả, nhà phê bình mà qua bao nhiêu thế kỉ không hề nêu tên Thanh Tâm Tài Nhân vào văn học sử thì kể cũng lạ.

KIM VÂN KIÊU TRUYỆN TÌM ĐƯỢC Ở THƯ VIỆN ĐẠI LIÊN TRUNG QUỐC CÓ THỂ LÀ MẠO TÁC.

Năm 1981, GS. Đổng Văn Thành, Trung Quốc tuyên bố là đã tìm được bản chép tay Kim Vân Kiều truyện trong thư viện Đại Liên. Một điểm rất đáng ngờ là bản chép tay Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc ngay đầu mỗi quyển đều có ghi: “Quán Hoa Đường bình luận, Kim Vân Kiều quyển chi… Thánh Thán ngoại thư”. Kim Thánh Thán mất năm 1661, đời nhà Thanh; vậy Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc phải được sáng tác trước đó vì Quán Hoa đường là thư viện riêng của Kim Thánh Thán. Nếu đã được xếp vào hàng “Quán Hoa Đường bình luận – Thánh Thán ngoại thư” có nghĩa là sách thuộc vào loại có giá trị nên đã được nhà phê bình kiệt xuất Kim Thánh Thán để ý xem xét, bình luận. Ta nên biết rằng: Trung Quốc chỉ có 6 tác phẩm được Kim Thánh Thán xếp vào danh hiệu “Tài tử thư” (lục Tài tử), gồm có: Nam Hoa kinh của Trang Tử, Ly Tao của Khuất Nguyên, Sử kí của Tư Mã Thiên, Thơ luật của Đỗ Phủ, Thủy Hử của Thi Nại Am và Tây sương kí của Vương Thực Phủ. Một số sách khác tuy được Kim Thánh Thán lưu vào thư viện “Quán Hoa Đường” song chỉ thuộc hàng “Thánh Thán ngoại thư”.

Khẳng định Kim Vân Kiều truyện là Thánh Thán ngoại thư. Điều này khiến ta hết sức băn khoăn. Có thể đây là tác phẩm mạo tác chăng?. Thật vậy, vào thời mà việc lưu truyền, phổ biến tác phẩm chủ yếu chỉ nhờ vào chép tay thì dòng chữ “Quán Hoa đường bình luận – Thánh Thán ngoại thư” ghi ở đầu truyện: ai cũng có thể ghi được; ngoài ra là nếu cho là “Kim Vân Kiều truyện” là “Tài tử thư” thì sao lại không một ai biết đến – như chính Đổng Văn Thành đã công nhận: “…Trong tất cả các sách về lịch sử tiểu thuyết, lịch sử văn học, kể từ cuốn Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn đến nay, đều không có đến nửa chữ giới thiệu về nó…

”NHỮNG NGỜ VỰC ĐÃ TẠO NÊN QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU LÊ NGHỊ

Chính những vấn nạn chưa thể giải quyết ở trên là căn cứ để nhóm Lê Nghị khẳng định lại nguồn gốc Truyện Kiều. Lê Nghị cho rằng: “… nghiêm túc so sánh các văn bản, chúng tôi phát hiện ra rằng Truyện Kiều là gốc của Kim Vân Kiều truyện ở Việt Nam, rồi từ đó người ta phóng tác Kim Vân Kiều truyện ở Trung Quốc”. Quan điểm này cũng là quan điểm chung của nhóm nghiên cứu gồm Lê Nghị, Lâm Thanh Sơn, Nguyễn Tuấn Sơn… Quan điểm khá táo bạo. Thoạt tiên người yêu văn học cảm thấy như mình bị xúc phạm bởi những gì học hỏi được bấy lâu – nay bỗng nhiên bị phủ nhận. Vậy nhưng đọc kĩ lí luận này hồi lâu rồi bình tĩnh suy xét ta có thể thấy quyết đoán của nhóm Lê Nghị cũng có những điểm có lí:

1/ Những tiểu phẩm phóng tác ở Trung Hoa gồm truyện ngắn, kịch, tuồng… đều độc lập, không tác phẩm nào kế thừa tác phẩm nào. Cũng không có tác phẩm nào mang cùng tên nhân vật và số phận nhân vật có cốt truyện, nội dung giống Đoạn trường Tân Thanh.2/ Kim Vân Kiều truyện ở Trung Hoa xưa không có độc giả, không có nhà phê bình nào đoái hoài, lại cũng không có sách nào ghi nhận về tác giả Thanh Tâm tài nhân.3/ Cùng nhóm với Lê Nghị, Lâm Thanh Sơn khẳng định: “… Nguyễn Du đã lấy chất liệu từ sử nhà Minh, xây dựng các nhân vật Từ Hải, Kiều, Hồ Tôn Hiến làm đỉnh điểm cho tiểu thuyết trường thi của mình. Đồng thời, tự đặt tên các nhân vật còn lại như: Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, Thúc Sinh, Đạm Tiên, cùng những nhân khác…”Vương Thuý Kiều là câu chuyện diễm tình có sức lan toả mạnh mẽ, đã truyền ra nhiều nước Đông Á. Không riêng gì Nhật Bản mà cả Triều Tiên và Mãn Châu thời xưa cũng đã có các tác phẩm văn học mô phỏng hoặc cải biên truyện kể về Vương Thuý Kiều của Trung Quốc(8). Vấn đề cần làm rõ ở đây là câu chuyện này truyền sang các nước bằng tác phẩm nào? Có thể không phải là tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân mà là của các tác giả khác có tên tuổi trong Văn học sử Trung Quốc.Ý kiến của Đoàn Lê Giang tuy phủ nhận quan điểm của Lê Nghị vậy nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề tại sao tác gia Thanh Tâm Tài Nhân lại không hề xuất hiện trong Văn học sử Trung Quốc trước 1981.

Một nghi án văn học cũng như một vụ án hình sự với nhiều chứng cứ chưa rõ rệt thường rất khó đoán định. Trong thực tế ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới đã có nhiều vụ án sau khi trải qua nhiều lần nghị án vởi đủ mọi thủ tục để Toà xác định thủ phạm – rồi thi hành án giam tù hoặc tử hình. Vậy nhưng án thi hành xong, qua nhiều năm mới phát hiện là nhầm, hung thủ lại là một người khác…! Văn chương cũng vậy, dù bao nhiêu học giả tầm cỡ đã khẳng định Truyện Kiều bắt nguồn từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng vẫn còn nhiều điểm nghi ngờ chưa thể lí giải nên ý kiến của Lê Nghị vẫn cần được xem xét. Biết đâu Nguyễn Du cũng như các tác gia của Nhật, Triều Tiên, Mãn Châu lại chỉ dựa vào Minh sử và một cuốn tiểu thuyết nào đó viết về Truyện Kiều như Sinh báo Hoa Ngạc ân, tử tạ Từ Hải nghĩa của Mộng Giác Đạo Nhân hay Vương Thúy Kiều truyện của Dư Hoài chẳng hạn để tạo nên tác phẩm của mình. Còn Thanh Tâm Tài Nhân thì rõ là không có tên trong Văn học sử Trung Hoa. Vậy thì Thanh Tâm Tài Nhân là ai? Phải chăng là một nhóm văn thần đời Minh Mạng đã vâng lệnh vua mà soạn nên Kim Vân Kiều truyện? còn Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc mà GS.Đổng Văn Thành thông báo đã tìm được ở Thư viện Đại Liên năm 1981 biết đâu lại chỉ là mạo tác nhằm bảo vệ luận thuyết in trong Minh Thanh Tiểu Thuyết Giám Thường từ điển (9), cho rằng Truyện Kiều chẳng qua chỉ là dùng thể thơ lục bát của Việt Nam để dịch lại một cuốn tiểu thuyết của Trung Quốc; cũng như trong bài “So sánh truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam” trên “Minh Thanh tiểu thuyết luận tùng”, GS. Thành cũng cho rằng: “Nguyễn Du chẳng những chỉ mượn đề tài của tiểu thuyết Trung Quốc mà dường như bê nguyên xi […] Nguyễn Du không có bất kỳ một sáng tạo mới nào, chỉ chuyển thuật khá trung thực nội dung tiểu thuyết của Thanh Tâm tài nhân…”(10).

Chê Nguyễn Du hết lời, Đổng Văn Thành lại tâng bốc Thanh Tâm Tài Nhân lên tận mây xanh: “…Đối với Kim Vân Kiều truyện: “…chữ nào cũng là đá ngũ sắc vá trời cả, công của tác giả chẳng hề kém Nữ Oa” (11). Đánh giá Kim Vân Kiều truyện ghê gớm như thế mà lại khẳng định là: “trong tất cả các sách về lịch sử tiểu thuyết, lịch sử văn học, kể từ cuốn Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn đến nay: đều không có đến nửa chữ giới thiệu về nó….thì quả là một sự mâu thuẫn đáng ngờ.

Trước một nghi án văn học phức tạp như trên, ta cần cẩn trọng với những định kiến cũ dù rằng nó đã khởi phát từ những khẳng định của những vị mũ cao áo dài. Biết đâu những định kiến này đã thoát ra từ một luận thuyết mơ hồ trong quá khứ. Ngoài ra ta cũng nên lắng nghe, trân trọng những ý kiến mới, những tư tưởng sáng tạo để rộng đường xem xét.

CHÚ THÍCH:

(1) “Truyện Kiều có trước hay sau Kim Vân Kiều truyện?” https://tuoitre.vn/truyen-kieu-co-truoc-hay-sau-kim-van…

(2) Theo Lê Nghị (https://www.facebook.com/linghe.li.7): Đoàn Lê Giang có cho biết trong phần giới thiệu của sách: Nishida Korenori đã phóng tác từ từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Chi tiết này nay vẫn chưa được chứng thực

(3) TRÙ HẢI ĐỒ BIÊN 籌海圖編 là bộ sách do Hồ Tôn Hiến soạn, gồm họa đồ vẽ các vùng biển thường bị quân hải khấu Nhật xâm phạm và các kế hoạch trù định nhằm giữ gìn an ninh vùng biển. Bài Kỷ tiễu Từ Hải bản mạt 纪剿徐海本末 chép ở quyển 9 của bộ sách này là do Phó sứ Mao Khôn, thuộc cấp theo lệnh Hồ Tôn Hiến ghi chép, đã kể lại khá tỉ mỉ cuộc đánh dẹp Từ Hải. (Hồ Tôn Hiến – Trù Hải Đồ Biên, Cảnh Ấn Văn Uyên Các, Tứ Khố Toàn Thư, sách thứ 343. Đài Bắc, Đài Loan; Thương Vụ ấn thư quán, 1983)

(4) Oa 倭 : lùn. Người Nhật bản xưa thấp bé nên người Trung Hoa gọi là Oa nhân 倭 人(người lùn), nước Nhật là Oa quốc 倭国 , cướp biển từ Nhật sang gọi là Oa khấu 倭寇 (giặc lùn). Chữ Oa cũng hay đọc là Nụy .

(5) Mộng Giác Đạo Nhân梦觉道人; tác giả truyện 三刻拍案惊奇 Tam Khắc Phách Án Kinh Kì đời Minh.

(6) Dư Hoài 余怀(1617—?)tự là Đạm Tâm, học giả, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng đất Giang Nam đời Minh mạt-Thanh sơ.

(7) Từ Văn Trường (Từ Vị), một nhà văn đời Minh, có nhiều bút danh: Thiện Tri, Thanh đằng, Điền Thủy Nguyệt, là mặc khách của Hồ Tôn Hiến.

(8) Thông báo Hán Nôm học 2001, tr.397: “Lời tựa sách Trung Quốc tiểu thuyết hội mô bản có nhắc tới Vương Thuý Kiều truyện của Hàn quốc; trong sách Trung Quốc cổ đại tiểu thuyết đông truyền Hàn quốc cập kỳ ảnh hưởng của Trần Tường Hoa cũng đề cập đến truyện Vương Thuý Kiều truyện du nhập Triều Tiên…

9) MINH THANH TIỂU THUYẾT GIÁM THƯỜNG TỪ ĐIỂN; Hà Mãn Tử – Lý Thời Nhân, Chiết Giang Cổ Tịch xuất bản xã xuất bản năm 1992(

10) Phạm Tú Châu “So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam”; 200 năm nghiên cứu bàn luận “Truyện Kiều”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 2005.

(11) Nguyễn Khắc Phi; Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc qua cái nhìn văn học so sánh, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001, tr.178 – 189.

ĐỌC SÁCH “NGUYỄN DU TRÊN ĐƯỜNG GIÓ BỤI” CỦA HOÀNG KHÔI 
Phạm Trọng Chánh 

Nguồn Văn hóa Nghệ An thứ bảy, 09 tháng 11 2013 06:12

Có gì vui hơn, khi những thành quả nghiên cứu văn học của mình được bè bạn Hội Kiều Học trong nước hưởng ứng viết thành tiểu thuyết.  Nhận được sách anh Hoàng Khôi: Nguyễn Du trên đường gió bụi với lời đề tặng : “Thân tặng anh Phạm Trọng Chánh. Cám ơn anh vì những bài viết của anh đã gợi ý nhiều và tạo cảm hứng cho tôi hoàn thiện cuốn sách này “. Người viết vội vàng viết bài về quyển sách anh gửi tặng, giúp anh “nhặt sạn” những sơ sót trong lúc say sưa viết. Tiếc là không được đọc bản thảo lúc sách chưa ra đời để công trình anh được hoàn hảo hơn, thôi thì góp ý kiến để lần tái bản anh xem xét lại. Bài viết cũng trả lời các thắc mắc nhiều bạn khi thấy dàn bài sách anh Hoàng Khôi trùng hợp với tên tựa các bài tôi đã viết đăng trên nhiều site trong nước và hải ngoại, gửi email hỏi tôi, mong rằng bài viết này giải toả các nghi ngờ về sách anh Hoàng Khôi.

Người nghiên cứu văn học sau bao năm tìm kiếm giải quyết những thắc mắc của  các học giả đi trước :  Tại sao Nguyễn Du có những bài thơ làm ở Trường An, Hàng Châu không nằm trên đường đi sứ năm 1813 ? Tại sao trong Thanh Hiên thi tập có các địa danh : Liễu Cao Lâm, Trường An, Giang Hán, Giang Bắc, Giang Nam, Nam Đài, Long Thủy, những địa danh ấy ở đâu ? Những người đi trước không nghĩ tới chỉ dịch phớt qua hay bỏ quên !   Nhân vật Nguyễn Đại Lang trong Thanh Hiên thi tập là ai ? Nguyễn Du trong thơ tiễn biệt có nói đã cùng kết nghĩa sinh tử, cùng tồn vong, chia tay tại đâu mà hẹn gặp lại tại Trung Châu ? Trung Châu là Hà Nội hay ở Trung Quốc. Nguyễn Du từ năm 1783 làm Chánh Thủ Hiệu Quân Hùng Hậu hiệu tại Thái Nguyên. Sách sử các tài liệu rãi rác : Nguyễn Khản làm Thượng Thư Bộ Lại kiêm trấn thủ Thái Nguyên, Hưng Hóa, Hoàng Lê Nhất Thống Chí có nói đến Cai Gia, tay giặc già, thuộc hạ của Nguyễn Khản nắm binh quyền tại Thái Nguyên. Lê Quý Kỷ Sự của Nguyễn Thu có nói đến cuộc khởi nghĩa tại Tư Nông của cựu Trấn Thủ Thái Nguyên Nguyễn Đăng Tiến, tước Quản Vũ Hầu, bị tướng Tây Sơn bắt giải về cho Vũ Văn Nhậm, Nhậm trọng khí khái dụ hàng, lại tha bổng cho phép muốn đi đâu thì đi. Gom lại các tài liệu, tôi tìm được một nhân vật, vừa là thầy, là anh kết nghĩa Nguyễn Du và cũng là Từ Hải, mở cách cửa  Nguyễn Du đã vào bước đường đi giang hồ khắp Trung Quốc thời thanh niên.Những chi tiết rành rành trong Thanh Hiên thi tập có những bài tả cảnh tuyết, núi non trùng điệp, lá vàng, trưởng giả ăn mặc còn theo nhà Hán (không theo nhà Thanh để tóc bính đuôi sam, áo quần Mãn Châu), dân chúng theo lịch nhà Tần, xử dụng nhạc cụ “tù và” ? Nguyễn Du có hư cấu, ở Quỳnh Hải, Hồng Lĩnh theo sách vở mà tưởng tượng làm thơ, hay thơ chữ Hán Nguyễn Du là những trang nhật ký ?Tại sao Nguyễn Du có những câu thơ kỳ lạ : Tôi đọc kinh Kim Cương nghìn lượt ?. Muôn dậm mũ vàng chiều nắng xế? Giang Bắc, Giang Nam cái túi không? Nguyễn Du làm gì mà đọc kinh Kim Cương trong ba năm, đội mũ vàng nhà sư đi muôn dậm (khoảng 5000 km), làm gì không tiền mà đi hết các sông phía bắc đến sông phía nam Dương Tử Giang ? Nguyễn Du ở đâu mà cách Trường An ngàn dậm về phía Nam ?Theo Nguyễn Hành, cháu Nguyễn Du, có viết ông có một cuộc đời giang hồ như cuộc đời làm quan : Giang hồ long miếu hai điều đủ, Thi họa cầm thư bốn nghệ tinh.Theo gia phả từ năm 1786 đến 1796 Nguyễn Du về quê vợ tại Quỳnh Hải, Thái Bình hợp cùng Đoàn Nguyễn Tuấn khởi nghĩa chống Tây Sơn.  Nhưng điều này không đúng vì từ năm 1788 Đoàn Nguyễn Tuấn ra làm quan Tây Sơn và đi sứ trong đoàn 158 người năm 1790. Đoàn Nguyễn Tuấn có hai bài thơ viết tặng một văn nhân họ Nguyễn, gặp tại Hoàng Châu, Trung Quốc  vào mùa thu bàn luận về văn chương sôi nổi chuyện gì ?, Đoàn Nguyễn Tuấn phải lên Nhiệt Hà nơi vua Càn Long đang nghỉ mát ? Văn nhân họNguyễn đi xe song mã về Nam và hẹn gặp lại tại nước nhà vào mùa xuân. Trên đường đi cớ gì mà Đoàn lại viết một bài thơ Vô Đề về hồng nhan đa truân khi gặp một ca nhi hát cho sứ đoàn tại bến sông Hán?.Mang những thắc  mắc bao nhiêu năm, năm 2009, tôi đi Trung Quốc qua những thành phố Nguyễn Du đi sứ và các địa danh trong thơ, tôi nghiên cứu, tham khảo sách vở từng con sông, từng hồ, từng thắng cảnh Nguyễn Du đã đi qua, tôi dịch lại toàn bộ thơ chữ Hán Nguyễn Du, do không nghĩ đến Nguyễn Du có một thời gian đi giang hồ tại Trung Quốc thời trẻ, những địa danh bị người đi trước không hiểu nên bỏ qua hay dịch sai và tôi hoàn thành quyển Nguyễn Du mười năm gió bụi và mối tình Hồ Xuân Hương. Khuê Văn Paris Xb 2011. Và gần đây tôi viết thành nhiều bài nhỏ để phổ biến trên các báo điện tử.

Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà  người đi sau nối tiếp người trước , làm giải quyết những nghi vấn còn tồn động, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ. Điều may mắn trong nghiên cứu về Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương tôi có dịp gặp gỡ bàn bạc với Giáo sư Hoàng Xuân Hãn và Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn.

Những thắc mắc về Nguyễn Du tôi đã từng bàn với Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, từ những năm 1980 thuở còn thanh niên trong những lần tôi về nghỉ hè hàng tháng trời tại dã thự Cam Tuyền, tại Trouville bờ biển Normandie, Giáo sư khuyến khích, chỉ dẫn tôi những điều giáo sư nghi ngờ và chưa tìm ra câu giải đáp. Tôi mang nặng những lời hướng dẫn của giáo sư suốt mấy mươi năm, nên đọc lại, dịch lại từng câu từng chữ thơ chữ Hán, chữ Nôm Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du. Ở Paris mà nghiên cứu Văn Học Việt Nam quả thật là chuyện gàn, vì ban ngày nói tiếng Pháp, làm ăn sinh sống bằng tiếng Pháp, mà ban đêm cứ thao thức ngồi viết bằng tiếng Việt, dịch thơ tiếng Việt chữ Hán, chữ Nôm. Được tiếp xúc với kho tàng văn hóa Hán Nôm lưu trữ tại Trường Viễn Đông Bác Cổ Paris, di sản cha ông mình nhiều quá, mà người nghiên cứu lác đác như lá mùa thu, vì việc làm chẳng ai trả lương, chỉ để tiêu khiển. Ngày xưa, tôi tò mò hỏi giáo sư Hoàng Xuân Hãn : Vì sao Bác tốt nghiệp trường Bách Khoa Paris, tốt nghiệp Kỹ sư Hầm Mỏ, Thạc Sĩ Toán mà lại dành cả đời đi nghiên cứu văn chương Việt Nam ? Bác trả lời :  “Việc ấy các anh em trẻ có nhiều sẽ làm giỏi hơn bác, nhưng kho tàng văn học Việt Nam nếu không ai làm, di sản tổ tiên sẽ mất đi rất nhiều“. Rồi từ lúc, ngồi trên ghế trường Bách Khoa Paris, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã viết tự điển danh từ Khoa Học bằng tiếng Việt, đặt nền tảng cho việc giảng dạy tiếng Việt, chỉ một năm làm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Mỹ Thuật, giáo sư đã đặt nền tảng cho chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt còn tồn tại cho đến ngày nay. Trong tiếng súng chiến tranh Pháp Việt, giáo sư Dương Quảng Hàm lao vào cứu thư viện của mình và bị chết cháy. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn vẫn tiếp tục đi mua hàng gánh sách vở các đại gia bị con cháu đem bán làm giấy bổi, rồi mang nó ra xa nơi chiến tranh ngồi tiếp tục nghiên cứu, chẳng màng đến danh lợi. Bác Hãn viết sách cả đời, công sức như cả một Viện Văn Học nhưng không hề hưởng được một đồng nào do sách vở mang lại. Với địa vị, bằng cấp tại Pháp, Bác Hãn có thể trở nên giàu có, nhưng Bác biết dừng lại khi đã có đầy đủ và dành thì giờ nghiên cứu di sản tổ tiên.

Tôi vốn nặng nợ với nghiệp văn chương, thuở học trung học đã làm thơ viết báo, nhiều khi tự nhủ lòng : Trang Tích xưa khi bệnh mới rên bằng tiếng Việt, chứ tôi đi du học từ năm 19 tuổi, mà cứ rên bằng tiếng Việt suốt hơn 43 năm. Thôi thì như Tú Xương : Một chè, một rượu, một đàn bà.. mình thì chẳng rượu chè, cờ bạc chỉ mê có cô Hồ Xuân Hương và cô Kiều.

Công trình Nguyễn Du, mười năm gió bụi và mối tình Hồ Xuân Hương sau khi hoàn thành từ Paris năm 2011, tôi gửi sang Moscou tặng Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn trong những ngày cuối đời, giáo sư cho biết bị phong thấp tê liệt cả nửa người, chỉ còn một tay gõ chữ, bao ngày tháng trông đợi, thường xuyên viết Email hỏi thăm khuyến khích, không có quyển Hoàng Lê Nhất Thống Chí tại Moscou, Giáo sư nhờ môn sinh từ trong nước gửi qua, cầm quyển sách trong tay, giáo sư đánh Email hỏi gấp : Cai Gia ở trang mấy, anh nói gấp cho tôi biết,  giáo sư rất vui khi đọc được những khám phá mới của tôi về Nguyễn Du, nhất là về Cai Gia Nguyễn Đại Lang sẽ mở ra cánh cửa về cuộc đời giang hồ của Nguyễn Du và Giáo sư vui vẻ nói rằng khám phá này rằng “sẽ làm mưa làm gió”… không ngờ đây  là quyển sách cuối cùng Giáo sư đọc trước khi nhắm mắt lìa đời.

Được Giáo Sư Nguyễn Văn Hoàn, vốn đã quen biết từng sang chơi Paris hơn 30 năm, nay là Chủ Tịch Hội Kiều Học, mời tham gia Hội Kiều Học vừa mới thành lập, nay được anh Vũ Ngọc Khôi, một hội viên Kiều Học viết chuyện Mười năm gió bụi của Nguyễn Du thành tiểu thuyết còn gì vui hơn. Hy vọng có một đạo diễn tài ba, một nhà sản xuất phim, một nhà viết kịch bản phim… sẽ có cảm hứng làm phim truyện nhiều tập về Nguyễn Du – Hồ Xuân Hương chắc chắn sẽ ăn đứt các bộ phim Trung Quốc – Hàn Quốc, sẽ phục hưng văn hóa Việt đánh bạt được các ảnh hưởng văn hóa tình cảm lẫm cẩm, giúp cho giới trẻ Việt Nam biết lịch sử Việt Nam nhiều hơn là sử Trung Quốc,  Hàn Quốc. Hàn Quốc đã làm được bộ phim Xuân Hương, một truyện thơ hàng đầu của Triều Tiên, còn Việt Nam chờ đến bao giờ ?

Mơ ước nhiều, nhưng trước tiên đề nghị với anh Hoàng Khôi, xây dựng lại quyển tiếu thuyết hoàn hảo hơn,  và mắc các sự kiện trên chiếc đinh lịch sử vững chắc.

Trước tiên, để đóng những chiếc đinh sự kiện vào lịch sử, cần tóm lược các sai lầm năm tháng trong Thanh Hiên thi tập, và mười năm gió bụi. Thời gian các tài liệu cũ dựa theo gia phả cho rằng Nguyễn Du theo vua Lê Chiêu Thống không kịp về ẩn lánh quê vợ ở Quỳnh Hải, hợp cùng Đoàn Nguyễn Tuấn chống Tây Sơn 1786-1796 và từ 1796-1802 là thời kỳ dưới chân núi Hồng, Vợ chết năm 1796, Nguyễn Du cõng con Nguyễn Tứ về Hà Tĩnh, làm Hồng Sơn Liệp Hộ. Năm 1802 Nguyễn Du đón đường vua Gia Long tại Hà Tĩnh dâng sớ và được đưa ra Bắc phong làm Tri huyện Phù Dung trấn Sơn Nam.

Cách chia này không đúng vì có các mâu thuẫn : Ngược lại Đoàn Nguyễn Tuấn ra làm quan Tây Sơn. Bài thơ Quỳnh Hải Nguyên tiêu :  Nguyễn Du hạnh phúc bên vợ : Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên, Trăng sáng đầu xuân tỏa ngập tràn, và mình đã trải qua chân trời góc biển đến 30 tuổi. Các tài liệu cũ không biết vợ Nguyễn Du tên gì, không biết năm sinh, làm sao biết năm mất ? Tại Hồng Lĩnh, Nguyễn Du bị tù, Trấn thủ Nguyễn Văn Thận giữ vững Hà Tĩnh cho đến năm 1802, Nguyễn Du không thể chiêu tập thủ hạ và không thể có lương thực, bò, ngựa để dâng vua Gia Long. Người đã làm quan được mời ra (cùng Nguyễn Thiếp) năm 1802 và đi theo vua Gia Long từ Phú Xuân ra Bắc là Nguyễn Nể chứ không phải Nguyễn Du. Bài thơ Chí Hiên tặng của Nguyễn Du lưu trong Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương, có hai câu : Ra Bắc phen này mong nổi việc, Vào Nam ngẩm trước cũng hoài công. Chứng tỏ Nguyễn Du không tìm được ai ủng hộ mình tại Hà Tĩnh  (Tụ đầu nan đắc thường thanh mụcHọp bạn khó tìm người mắt biếc) Hà Tĩnh trải qua cuộc khởi nghĩa Nguyễn Quýnh, làng Tiên Điền bị làm cỏ, không ai còn muốn phiêu lưu chống Tây Sơn, (Tiếu đề tuẫn tục can qua tế – Khóc cười thời loạn theo trần thế. Tạp thi II). Nguyễn Du không thể ở lại dạy học vì người bạn thân là Thực  Đình dạy học cũng không sống nổi. Cái tên Thực Đình tự cười mình, nói lên số phận chỉ ăn no khi có đám tiệc ở đình làng. Nguyễn Du thất bại, bị tù tại Hà Tĩnh, mới ra trở lại Thăng Long, thì Hồ Xuân Hương đã đi lấy chồng thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm. Nguyễn Du về Quỳnh Hải cưới vợ Đoàn Nguyễn Thị Huệ, do hai ông anh Nguyễn Nể , Đoàn Nguyễn Tuấn thu xếp, năm ấy Nguyễn Du 30 tuổi. Tại Quỳnh Hải, Nguyễn Du dạy học văn võ, chiêu tập thủ hạ, hoàn tất Truyện Kiều, làm ăn khấm khá mới có bò ngựa lương thực dâng vua Gia Long. Từ Quỳnh Hải, Nguyễn Du dẫn thủ hạ đi không xa đến Phù Dung cùng trấn Sơn Nam, thì gặp vua Gia Long, vua phong ngay làm Tri huyện tại đây cho nên có danh hiệu là Phi Tử.  Nguyễn Nể cũng được vua Gia Long để lại Bắc Hà giúp  Tổng Trấn Nguyễn Văn Thành các nghi lễ cho sứ đoàn do Binh Bộ Thượng thư Lê Quang Định làm Chánh sứ xin nhà Thanh phong vương và đổi quốc hiệu là Nam Việt, nhưng không giữ chức vụ gì. Nguyễn Nể không bị Đặng Trần Thường đem ra Văn Miếu đánh đòn như Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích, Nguyễn An Lịch.. nhưng năm 1805 về Hà Tĩnh thì bị tri phủ Trần Văn Chiêu tuy bức, ông uất ức mà chết.  Nguyễn Du vợ mất năm 1804 để lại một con Nguyễn Tứ.

NIÊN BIỂU NGUYỄN DU

1766. Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tính ra dương lịch là ngày 3-1-1766, mới đúng. (Các tài liệu cũ đều lầm lẫn khi viết Nguyễn Du sinh năm 1765).

1771  Cha là Nguyễn Nghiễm xin về hưu trí sĩ, được gia thăng chức Đại Tư Đồ. Chúa Trịnh cấp cho xe bồ, ngựa tứ và thuyền hãi mã đưa về làng. Nguyễn Du theo cha về. Nguyễn Nghiễm lại được gọi ra làm quan Tham Tụng.

1774. Nguyễn Nghiễm được sung chức Tả Tướng cùng Hoàng Ngũ Phúc đánh Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

1776 Nguyễn Nghiễm bị nhiễm bệnh dịch cùng hàng ngàn quân sĩ, đưa về quê dưỡng bệnh và mất tại Hà Tĩnh 7 tháng 11 Ất Mùi (7-1-1976). Được truy tặng tước Huân dụ Đô hiến đại vương, Thượng đẳng phúc thần.

1778 Bà Trần thị Tần (1740-1778) mẹ Nguyễn Du qua đời ngày 20-7-1978.

1780 Trong vụ án Canh Tý. Anh cả Nguyễn Khản (1734-1786) thầy dạy Trịnh Tông bị khép tội mưu loạn cùng Trịnh Tông, được tha chết nhưng bãi chức, giam ở nhà Châu Quận công. Nguyễn Du về Tiên Điền học với chú Nguyễn Trọng.

1782. Chúa Trịnh Sâm mất, Trịnh Tông nối ngôi Chúa, cử Nguyễn Khản làm Thượng Thư bộ Lại, tước Toản Quận công.

1783 Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, Nam Định đậu tam trường. Nguyễn Khản thăng Thiếu Bảo, cuối năm thăng Tham Tụng kiêm trấn thủ Hưng Hóa, Thái Nguyên. Cử Nguyễn Du làm Chánh Thủ Hiệu quân Hùng Hậu Hiệu cai quản đội quân tinh nhuệ nhất Thái Nguyên. Cai Gia Nguyễn Đăng Tiến tước Quản Vũ Hầu vốn là tay giặc già, phản Thanh phục Minh Trung Quốc, gốc người Việt Đông, là tân khách (thủ hạ) dưới trướng, thầy dạy võ cho Nguyễn Du và các anh em được giao quyền Trấn thủ Thái Nguyên, nơi có nhiều người Trung Quốc sang khai mỏ bạc. Nguyễn Nể(1761-1805) đỗ tứ trường trường thi Hương Phụng Thiên, Hà Nội, Nguyễn Khản phong làm Cai quản đội quân Phấn Nhất trong phủ Chúa.

1784 Nhân vụ 7 kiêu binh bị nhà chúa giết vì bữa tiệc vua Lê đãi kiêu binh có công phò Hoàng Tự Tôn Lê Duy Kỳ từ trong tù ra, kiêu binh nổi loạn đốt phá dinh thự Bích Câu. Nguyễn Khản chạy trốn lên Sơn Tây với em Nguyễn Điều (1745-1786), trấn thủ Sơn Tây, Nguyễn Nể phụ tá làm Hiệp tán Nhung vụ,họ toan hợp quân các trấn về đánh kiêu binh, nhưng kiêu binh giữ chặt chúa Trịnh Tông nên âm mưu bất thành. Kiêu binh áp lực bãi chức Nguyễn Khản và giáng chức Nguyễn Điều, hai người về Hà Tĩnh. Nguyễn Điều về huyện Thanh Chương lập nhà ở đấy, khi nghe nhà Trịnh mất, ông uất ức mà chết năm 1786.

1786 Tây Sơn ra Bắc,  Nguyễn Khản từ Hà Tỉnh  theo ghe mành ra Bắc  giúp chúa Trịnh chủ trương đóng quân theo lối vẩy sộp (theo Lê Quý Kỷ sự) , nhưng kiêu binh vu cáo ông rước giặc Tây Sơn về. Nguyễn Khản phải bỏ chạy, ông mất trong hoàn cảnh đó, thi hài được đưa về an táng tại Hà Tĩnh.

1787 Nguyễn Du, Nguyễn Quýnh cùng Cai Gia Nguyễn Đăng Tiến, quyền trấn thủ Thái Nguyên khởi nghĩa tại Tư Nông thất bại, bị bắt và cùng được Vũ Văn Nhậm tha chết. Họ đi sang Vân Nam. Nguyễn Quýnh quay trở về Hồng Lĩnh khởi nghĩa bị bắt và bị giết năm 1791 tròn 30 tuổi,  dinh thự và làng Tiên Điền bị đốt sạch.

1787. Đến Vân Nam, Nguyễn Du bị bệnh ba tháng mùa xuân. Hết bệnh, họ đi Liễu Châu và chia tay, Nguyễn Đại Lang về thăm quê nhà vùng Quế Lâm, cao sơn lưu thủy. Nguyễn Du đi giang hồ ba năm ở Trung Quốc trong áo mũ nhà sư mang danh Chí Hiên, từ Quảng Tây theo thuyền đi dọc sông và Hồ Động Đình đến Hán Khẩu, rồi theo sông Hán rồi lên Trường An viết bài Dương Quý Phi, Bùi Tấn Công mộ, Phân Kinh thạch đài, rồi lại theo kinh Đại Vận Hà đến Hàng Châu .

1790 Tại Hàng Châu Nguyễn Du cư ngụ tại chùa Hổ Pháo bên Tây Hồ, nơi Từ Hải tức Minh Sơn Hoà thượng từng tu hành, trước khi đi giang hồ thành cướp biển. Tại đây Nguyễn Du có được bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Gặp lại Nguyễn Đại Lang tại miếu Nhạc Phi cũng bên cạnh Tây Hồ, (nơi đây Nguyễn Du viết 5 bài thơ, một bài Nhạc Phi, hai bài Tần Cối và hai bài Vương Thị), sau đó hai người đi Yên Kinh (gặp vua Lê Chiêu Thống), trở về Hoàng Châu thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn sứ đoàn Tây Sơn tại một lữ quán, gặp bạn văn chương, Nguyễn Du bàn chuyện sôi nổi về Hồng nhan đa truân. Đoàn Nguyễn Tuấn viết hai bài thơ tặng văn nhân họ Nguyễn. Nguyễn Du về Long Châu và trở về Thăng Long.

1790-1793. Nguyễn Du về ở với anh Nguyễn Nể, đang làm quan Tây Sơn tại Bắc Thành giữ chức Hàn Lâm thị thư, sung chức Phó sứ tuế công, năm 1791 đi sứ về, đã xây dựng lại một phần dinh thự Bích Câu, tại đây Nguyễn Du nghe cô Cầm, người nhạc nữ cũ cung vua Lê đánh đàn. Nhưng Nguyễn Du thường ở gác tía, nơi câu cá anh Nguyễn Khản cạnh đền Khán Xuân. Tại đây Nguyễn Du quen biết Xuân Hương Hồ Phi Mai, mối tình ba năm.

1794. Nguyễn Nể được triệu về Phú Xuân thăng chức Đông Các Đại Học Sĩ, gia tăng Thái Sử Tả Nghị Lang, chức vụ thầy dạy vua Cảnh Thịnh. Nguyễn Nể giao phó cho hai em Nguyễn Du và Nguyễn Ức tiền bạc để về Tiên Điền xây dựng lại từ đường và làng Tiên Điền. Về Phú Xuân, quyền hành nhà Tây Sơn trong tay Thái sư Bùi Đắc Tuyên, cậu vua Cảnh Thịnh, Thái sư đày Quân sư Trần Văn Kỷ ra Hoàng Giang làm lính thú. 1795  Nguyễn Nể xin ra Quy Nhơn vừa mới lấy được từ vua Trung Ương  Nguyễn Nhạc, trấn đóng để tránh xa xung đột triều đình, cuối năm được cử làm Chánh Sứ (Hành Khánh Sứ) lễ bộ mừng lễ truyền ngôi vua Càn Long cho vua Gia Khánh.

1794-1796. Nguyễn Du về Tiên Điền, bị bệnh ba tháng cuối năm. Ở nhà cạnh  Giang Đình bến sông để tiếp nhận  mua gỗ đá, vật liệu chở bằng thuyền.  Nguyễn Ức vẽ kiểu và chỉ huy thợ xây cất. Nguyễn Du trao đổi thơ với Hồ Xuân Hương. Nguyễn Du đi săn làm Hồng Sơn liệp hộ. Nguyễn Du có vào Phú Xuân thăm anh và nhận một món tiền khác.

1796. Công việc xây dựng tạm xong. Nguyễn Du làm Nam Hải Điếu đồ, người đi câu biển Nam Hải toan theo thuyền về Nam. Lúc này chúa Nguyễn Ánh đã đánh chiếm đến thành Diên Khánh (Nha Trang). Nguyễn Du bị quận công Nguyễn Văn Thận trấn thủ Hà Tĩnh bắt giam mười tuần. Nguyễn Du trở ra Thăng Long thì hay tin Hồ Xuân Hương đã đi lấy chồng thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm. Nguyễn Du viết hai bài thơ ký tên Chí Hiên oán trách nàng tệ bạc. Hồ Xuân Hương vẫn trân trọng chép trong Lưu Hương Ký. Nguyễn Du sang nhà Đoàn Nguyễn Tuấn, anh Nguyễn Nể  cũng vừa đi sứ về được thăng chức Hữu Trung Thư, chức vụ quân sư cho vua Cảnh Thịnh, trước biến loạn triều đình Nguyễn Nể xin ra xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở Nghệ An thay Trần Quang Diệu.

1797-1801  Nguyễn Nể cùng Đoàn Nguyễn Tuấn tác thành hôn nhân cho Nguyễn Du cùng Đoàn Nguyễn Thị Huệ và giao cho gia trang ở Quỳnh Hải. Từ đây Nguyễn Du có vợ con sống hạnh phúc chấm dứt cuộc đời gió bụi. Nguyễn Du hoàn tất Truyện Kiều, dạy văn, dạy võ chiêu tập thủ hạ tại Quỳnh Hải.

1801 Nguyễn Nể được lệnh vua Cảnh Thịnh đưa La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vào chầu, còn ở Phú Xuân thì kinh đô thất thủ. Nguyễn Nể và La Sơn Phu Tử được vua Gia Long gọi ra. Nguyễn Nể dâng sớ được trọng dụng khen thưởng và cho theo xe vua ra Bắc chỉ dẫn nghi lễ cho sứ đoàn ngoại giao Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức đi sứ. Nguyễn Thiếp được cho về quê quán.

1802. Vua Gia Long ra Bắc truy lùng vua Tây Sơn Cảnh Thịnh. Nguyễn Du dẫn học trò, tráng đinh mang lương thực, bò, ngựa từ Quỳnh Hải đón đường đi gặp vua Gia Long, đến huyện Phù Dung thì gặp vua, vua phong ngay làm tri huyện Phù Dung. Việc này tương tự với Phi Tử đời Chiến Quốc  dâng ngựa cho vua Chu Hiếu Vương được chức Phụ Dung, nên Nguyễn Du có danh hiệu là Phi Tử, Nguyễn Hành bài Đi Săn có nhắc đến danh hiệu này.

1803. Làm Tri huyện được mấy tháng nhờ tài nói lưu loát ngôn ngữ Trung Quốc trong thời gian đi giang hồ và tài năng ứng đối thi ca. Nguyễn Du được thăng Tri phủ Thường Tín lên Lạng Sơn đặc trách tiếp sứ sang phong vương cho vua Gia Long cùng Tri phủ Thượng Hồng Trần Quý Chuyên. Tri phủ Thiên Trường Ngô Nguyên Viễn, Tri phủ Tiên Hưng Trần Lưu. Thơ tống tiễn do Nguyễn Du viết.

1804. Xong việc ngoại giao tiếp sứ, Nguyễn Du trở về Thường Tín, vợ mất để lại một con Nguyễn Tứ. Nguyễn Du cáo bệnh xin nghĩ một tháng về quê. Nguyễn Du tìm về Cổ Nguyệt Đường mong nối lại duyên xưa thì Hồ Xuân Hương đang làm lẽ Cai Tổng Cóc Nguyễn Công Hòa ở Vĩnh Yên, nàng đau ốm tâm sự như nàng Tiểu Thanh. Bên song cửa Nguyễn Du viết bài Độc Tiểu Thanh Ký gửi Hồ Xuân Hương và tự hỏi : Ba trăm năm lẽ nữa ai khóc người phẩm hạnh cao quý như nàng Tiểu Thanh. Đó là lý do bài Độc Tiểu Thanh Ký nằm cuối Thanh Hiên thi tập, và hai chữ tố như chỉ có nghĩa là người phẩm hạnh cao quý như thế (như nàng Tiểu Thanh).

1805 Nguyễn Du được thăng Đông Các học sĩ, hàm ngũ phẩm, tước Du Đức hầu vào nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân. Chức vụ dâng sách cho vua Gia Long đọc mỗi ngày. Nguyễn Nể về quê bị Tri phủ Trần Văn Chiêu truy bức ông uất ức mà chết.

1807 Làm giám khảo trường thi Hương, Hải Dương.

1808 Mùa thu, xin về quê nghỉ.

1809 Đầu năm được bổ làm Quan Cai Bạ (Trấn thủ) doanh Quảng Bình, một trong bốn doanh đất kinh kỳ,  hàm tứ phẩm.

1812 Cuối năm Nguyễn Du xin về quê xây mộ cho anh Nguyễn Nể, được hai tháng thì có chiếu chỉ triệu vào kinh.

1813 Thăng Cần Chánh điện học sĩ và được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc. viết Bắc Hành tạp lục.

1815 Thăng Hữu Tham tri Bộ Lễ hàm Tam phẩm.

1816 Kết thúc vụ án Nguyễn Văn Thuyên. Trung Quân thống lĩnh toàn quân đội Nguyễn Văn Thành tự tử. Anh rễ Nguyễn Du, Tiến sĩ Vũ Trinh thầy dạy Nguyễn Thuyên bị giam hậu và đày đi Quảng Nam 12 năm. Vụ án Binh bộ Thượng Thư Đặng Trần Thường, vụ án Trần Phúc Hiển chồng Hồ Xuân Hương.

1818. Trần Phúc Hiển bị xử tử,  Hiệp trấn Sơn Nam Thượng Trần Ngọc Quán, thi tướng Tao Đàn Cổ Nguyệt Đường chết, có lẽ tự tử.

1819 Được cử làm Đề Điệu Trường Thi Quảng Nam, Nguyễn Du dâng biểu cố từ được vua chuẩn y.

1820. Gia Long mất, Minh Mệnh lên ngôi cử Nguyễn Du làm Chánh sứ đi báo tang và xin thụ phong; Chưa kịp đi thì bị bệnh dịch mất ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức ngày 16-9-1820. Ngô Thời Vị làm Chánh sứ thay thế.  Thi hài  Nguyễn Du được an táng đồng Bầu Đá, xã An Ninh, huyện Quảng Điền Thừa Thiên. Năm 1924 con là Nguyễn Ngũ cải táng đưa về làng Tiên Điền.

ĐÍNH CHÁNH NHỮNG SƠ SÓT

Đọc sách anh Hoàng Khôi, tôi xin nhặt ra những sơ sót, và bổ túc thêm những chi tiết, mong rằng anh sẽ chữa lại, mài dũa thêm viên ngọc quý để trở thành một tác phẩm hoàn hảo tuyệt tác, nếu có thì giờ viết thành kịch bản truyện phim cũng nên.

Trang 14, Trấn Sơn Nam thời Lê, đến đời Gia Long được chia làm Sơn Nam Thượng đặt trị sở tại Châu Cầu. Sơn Nam Hạ đặt trị sở tại Nam Định.  Sang năm 1831 đời Minh Mạng  chia Sơn Nam Thượng gồm hai tỉnh Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Sơn Nam Hạ chia làm hai  tỉnh Nam Định và Thái Bình.

Đời Gia Long, Bắc Thành có 11 trấn : gồm 5 nội trấn là Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ. 6 ngoại trấn là : Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hưng Hóa, Yên Quảng. Ngoài ra có hai đạo Thanh Bình (Ninh Bình) và Hoà Bình và phủ Hoài Đức gồm Thăng Long và vùng phụ cận. Do đó Ninh Bình và Thăng Long đời Gia Long về trước, không thuộc về Sơn Nam.

Trang 18. Bà Đặng Thị Thuyết (không phải Tuyết) sinh mẫu Nguyễn Điều, em bà chánh thất Đặng thị Dương. Bà Nguyễn Thị Xuân quê Bắc Ninh, sinh mẫu NguyễnTrứ, Nguyễn Nghi  thay vì bà Hồ Thị Ngạn ( là sinh mẫu Nguyễn Nhưng, thay vì Nguyễn Nhung).

Mẹ Nguyễn Du là Trần Thị Tần, con người thuộc hạ làm chức Câu kế lo việc kế toán, quản gia cho cụ Nguyễn Nghiễm, quê làng Hoa Thiều họ này có hai người đỗ Tiến Sĩ, bà Tần là vợ thứ ba có con đông nhất (Nguyễn Trụ, Nguyễn Nể, Nguyễn Thị Diên, Nguyễn Du, Nguyễn Ức) . Do đó tôi nghĩ mẹ Nguyễn Du là người có thế lực trong gia đình, chứ không phải là mối tình qua đường, số phận người hầu, con mọn như anh Hoàng Khôi viết ? Theo phong tục ngày xưa bà chánh thất thường do cha mẹ hỏi cưới để làm dâu phụng thờ cha mẹ, cai quản gia trang nguyên quán, bà thứ hai do bà cả cưới cho chồng, thường là em hay họ hàng của mình để “làm bạn” cho mình. Bà ba là người được chồng lựa chọn, theo chồng đi khắp các nơi trấn nhậm và được chồng yêu thương nhất, có nhiều quyền hành nhất và có con đông nhất. Cụ Nguyễn Nghiễm có tám bà vợ và 21 người con.  Thường các gia đình quan lớn ngày xưa, bà chánh thất giữ sổ sách kế toán và tiền bạc cho một gia trang khoảng 50 người, vừa các bà, con cái người hầu, người bảo vệ, tân khách, thầy dạy văn, dạy võ…. Trong trường hợp bà cả quê mùa không biết tính toán mới có người làm câu kế.

Trang 30. Nguyễn Du không thể về  Hải An, Quỳnh Hải học với cha vợ là Đoàn Nguyễn Thục năm 1782, năm Nguyễn Du 16 tuổi vì ông Đoàn Nguyễn Thục sinh năm 1718 và mất năm 1775. Thời gian 1780- 1782 Nguyễn Khản bị phải vụ án Trịnh Tông, nên bị giam lỏng, chúa nghĩ tình bạn cũ tha không giết, do đó Nguyễn Khản không thể cưới vợ cho em, người trụ cột trong gia đình như thế, thì còn vui gì mà lấy vợ. Nguyễn Du về Hồng Lĩnh học với chú là Nguyễn Trọng. Trong bài thơ Tặng Thực Đình năm 1794 có câu : La Thành nhất biệt thập niên thâm. Một biệt La Thành đã chục năm. Nguyễn Du có bạn ở thành Nghệ An trước năm 1783, sau đó Nguyễn Du ra thi Hương trường Sơn Nam, Nam Định, đỗ Tam Trường (đỗ trường  thi, phú, chiếu biểu và hỏng kỳ tứ trường thi văn sách). Năm 1783 Nguyễn Du không thể vừa trấn đóng Thái Nguyên, vừa ở quê vợ Quỳnh Hải ?

Trang 98 bài biệt Nguyễn Đại Lang  hai câu Tống quân quy cố khâu, Ngã diệc phù Giang Hán (Tiễn anh về quê cũ, Tôi sang sông Hán đây) Nguyễn Du tiễn Nguyễn Đại Lang về quê cũ vùng Quế Lâm nơi cao sơn lưu thủy, vùng Việt Đông nơi quê hương người Choáng, (Tráng) người Việt cổ thời Việt Vương Câu Tiễn và Triệu Đà, ngày nay còn 15 triệu người vẫn còn giữ tiếng nói. Và cho biết mình sẽ sang sông Hán để đi Trường An. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi dịch thành Tiễn anh về núi cũ, tôi cũng trẩy sang sông, bỏ sót mất địa danh Giang Hán.

Hai câu : Sinh tử giao tình tại, Tồn vong thổ tiết đồng cho biết Nguyễn Du có kết nghĩa sinh tử với Nguyễn Đại Lang, cùng khởi nghĩa bị bắt và được tha.

Trang 109, 114,115 hai bài Sơn Thôn và Sơn Cư Mạn Hứng tả cảnh Vân Nam nơi non sâu lớp lớp, Trưởng giả còn ăn mặc theo nhà Hán, ở trong núi (lịch theo Tây Tạng) không theo lịch nhà Tần. Phạm Tú Châu dịch áo mũ người già và lịch năm trong túi không đúng.  Ông Quách Tấn dịch  câu Nam khứ Trường An thiên lý dư (Phía Nam ngàn dậm cách Trường An), thành Ngoảnh lại trời Nam khuất Đế thành không đúng. Vì ông không nghĩ Vân Nam cách Trường An ngàn dậm. Nếu Trường An là Thăng Long hay Phú Xuân thì Nguyễn Du không thể ở cách hơn ngàn dậm phía Nam. Bài Thu Chí câu Tuyết ám cùng thôn hiểu giác ai (Tuyết xuống làng xa não tiếng tù) ông Phạm Khắc Khoan, Lê Thước dịch Cõi sớm làng xa tuyết phủ đầy, thiếu tiếng tù nghe ai oán, não ruột và tù và là một nhạc khí thường dùng ở Vân Nam. Cảnh tuyết này không thể ở vùng Quảng Tây được.

Trang 105, 106 bài Thôn dạ Nguyễn Du viết ở Hồng Lĩnh câu Niên niên kết đắc ngư tiều lữ – Ngư tiều là bạn quanh năm đó, Nguyễn Du đang đi giang hồ không thể kết bạn với ngư tiều quanh năm, bài Giang đầu tản bộ viết ở Quảng Bình câu Bất tài đa khủng tốc quan phi – Bất tài quan vẫn sợ đơn sai, không hợp với thời đi giang hồ, chưa làm quan.

Trang 111, 112 bài Pháo Đài: Nam Bắc xa thư khánh đại đồng – Nam Bắc mừng nay cuộc đại đồng, thống nhất Nam Bắc sau Trịnh, Nguyễn phân tranh,  trong Nam Trung Tạp ngâm, Nguyễn Du làm lúc làm quan Cai Bạ (Trấn Thủ) ở doanh Quảng Bình, chép vào cảnh lúc Nguyễn Du đi giang hồ ở Trung Quốc không đúng.

Trang 116 bài , Thu dạ II Nguyễn Du trả lời họa bài Thu Vũ của Hồ Xuân Hương, Xuân Hương khóc khi nghe tin Nguyễn Du bị bệnh ba tháng cuối năm ở Hồng Lĩnh (Xem Phạm Trọng Chánh. Đi tìm Cổ Nguyệt Đường và mối tình Nguyễn Du & Hồ Xuân Hương (trang Văn hóa Nghệ An).

Trang 123 Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương nghìn lượt (Bài Phân Kinh Thạch đài), vì thời bấy giờ, Lê Quý Đôn có viết quyển Kinh Kim Cương chú giải, được trí thức Bắc Hà yêu chuộng, được nhà chùa Thăng Long khắc bản in. Lê Quý Đôn nhà bác học, là một thần tượng thời bấy giờ, khi mất được chúa Trịnh để tang bãi chầu ba ngày, việc hiếm có. Nguyễn Du tất có bên mình quyển Kinh của Lê Quý Đôn chú giải. Trên bước đường giang hồ đi Trung Quốc, Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương nghìn lượt, tức là ba năm, ngày đi du lịch tối về một ngôi chùa trên đường đi tụng kinh làm công quả, nhà chùa thết đãi món chay rau đậu. Đây là một chi tiết khá thú vị.

Trang 163, năm 1790, Nguyễn Du đọc Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Hàng Châu, lúc đó Nguyễn Du mới 24 tuổi, chưa đến tuổi “tam thập nhi lập”.

Trang 170, Nguyễn Nể có hai lần đi sứ. Lần thứ nhất năm 1789 sứ bộ đầu tiên của Tây Sơn, Vũ Huy Tấn Chánh sứ, Nguyễn Nể làm Phó sứ. Vũ Huy Tấn đi sứ lần thứ nhất trở về, lại ở trong sứ đoàn đi sứ lần thứ hai năm 1790. Theo học giả Thái Văn Kiểm, Nguyễn Nể đi sứ đến năm 1791 mới về, (trong bài Nguyễn Du đi sứ, Việt Nam Gấm Hoa, Làng Văn Canada xb 1797 tr 101). Khi sứ thần nhà Thanh sang Thăng Long phong vương cùng năm, có cả Nguyễn Nể và Đoàn Nguyễn Tuấn tiếp rước, Đoàn giới thiệu với các sứ thần nhà Thanh: Quế Hiên Nguyễn Nể là đỉnh cao thi trận nước Nam. Lần thứ hai năm 1795 làm Chánh Sứ (Hành Khánh sứ) sang mừng lễ vua Càn Long truyền ngôi cho con là Gia Khánh. Có thể Nguyễn Nể có trong sứ bộ năm 1790 do Phan Huy Ích làm Chánh sứ, có Đoàn Nguyễn Tuấn, đoàn có 158 người, có ông vua Quang Trung giả do Phạm Công Trị đóng vai và hoàng tử Quang Thùy. Như thế Nguyễn Nể đi sứ ba lần chăng?

Nguyễn Công con Nguyễn Khản và Nguyễn Thiện con Nguyễn Điều có tham gia Sùng Chính Viện của Nguyễn Thiếp. Nguyễn Nhưng, đậu Tứ Trường đời Lê, đời Tây Sơn có ra làm Trấn Thủ Sơn Tây  thay thế Nguyễn Công Tấn thân phụ Nguyễn Công Trứ năm 1801. Nhà Nguyễn lên ông ở ẩn làm nghề thuốc.

Trang 171 Hai bài thơ Đoàn Nguyễn Tuấn tựa : Chí Hoàng Châu thích Nguyễn khế văn tự Yên Kinh hồi tẩu bút tặng chi. Đến Hoàng Châu thì vừa vặn gặp người bạn văn chương họ Nguyễn từ Yên Kinh trở về bèn phóng bút làm thơ tặng. Bài tựa chứng tỏ Nguyễn Du đã lên Yên Kinh và trở về. Sự kiện vua Lê Chiêu Thống và các quan lại đi theo muốn nhà Thanh làm áp lực để xin đất Thái Nguyên, Tuyên Quang mà không xin đất Cao Bằng như nhà Mạc, chứng tỏ đã gặp cựu trấn thủ Thái Nguyên Nguyễn Đăng Tiến.

Trang 178, Bài Lưu Biệt Nguyễn Đại Lang, đặt Nguyễn Du chia tay cùng Nguyễn Đại Lang tại Hoàng Châu không đúng vì có địa danh Liễu Cao Lâm. Liễu Châu ở vùng rừng cao nguyên, nơi sản xuất gỗ nam mộc đóng hòm rất tốt, giữ thi thể rất lâu (Trung Quốc có câu : sống ở Hàng Châu, cưới vợ Tô Châu, ăn ở Quảng Châu và chết ở Liễu Châu). Từ Vân Nam vùng núi, về đến Liễu Châu vùng cao nguyên, đến Quế Lâm là đồng bằng. Trong thơ Nguyễn Du, Tây phong thường ám chỉ quân Tây Sơn:  Vì quân Tây Sơn ra Bắc cho nên chúng ta lưu lạc nơi chốn rừng cao nguyên Liễu Châu, Tây phong qui tụ Liễu rừng cao. Ông Trương Chính trong Thơ  Chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Văn Học 1965, vì không nghĩ đó là địa danh, nên cho rằng câu thơ không đúng cú pháp, ông chữa thành :Tây phong tiêu táp phất cao lâm, Gió Tây thổi qua ống tay áo phơ phất cành liễu. Ông Đào Duy Anh giữ nguyên nhưng dịch thành Rừng liễu ra về buổi gió Tây. Chữ ra về ngược lại với nghĩa chữ qui tụ.

Trang 181, Đoàn Nguyễn Thục mất năm 1775, 57 tuổi, năm 1790 Đoàn Nguyễn Thị Huệ 16 tuổi, mồ cô cha lúc một tuổi, có thể con thứ thiếp, được anh cả Đoàn Nguyễn Tuấn nuôi dưỡng và kết hôn cùng Nguyễn Du năm 1796,  21 tuổi.

Trang 214, cụ Đồ Diễn đã mất năm 1786, thọ 83 tuổi. Do đó năm 1790 -1793, ba năm mối tình Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, thì cụ Đồ Diễn không còn nữa. Hồ Xuân Hương nếu sinh năm 1772 lúc đó đã 18 – 21 tuổi với tài hay chữ có thể đã dạy trẻ học vỡ lòng. Văn bản Landes, Lê Quý chép thường tả Hồ Xuân Hương đi đâu cũng có 5, 7 đứa hầu gái, có lẽ là học trò. Làng Nghi Tàm sau khi cụ Đồ Diễn có Tử Minh tức Cả Tân học trò cụ Đồ Diễn dạy học, Tử Minh mất 40 tuổi năm 1811, Hồ Xuân Hương sau mười năm phong trần : Thập tải phong trần quán nhỉ linh, mười năm phong trần như ăn trộm bịt tai đi trộm chuông (lấy lẽ Cai Tổng Cóc, trở về mở hiệu sách, rồi đi buôn, vì tình bất an vùng Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ do loạn Đặng Trần Siêu, Võ Đình Lục thường chặn đường cướp bóc các thương nhân, nàng thôi đi buôn). Làng Nghi Tàm mời Xuân Hương  thay Tử Minh dạy học. Học trò các lớp thi Hương sang học với ông nghè Phạm Quý Thích. Nguyễn Thị Hinh tức Bà Huyện Thanh Quan, sinh sống cùng làng Nghi Tàm, học với Hồ Xuân Hương sau đó học với Tiến Sĩ Phạm Quý Thích cùng thời với Phương Đình Nguyễn Văn Siêu.

Trang 234 : năm 1774 cụ Nguyễn Nghiễm cầm quân dẹp loạn vùng Hội An, điều này không đúng. Đó là cuộc chiến lớn chấm dứt Trịnh Nguyễn phân tranh sau hơn 200 năm. Nhân tại Phú Xuân, Trương Phúc Loan chuyên quyền, Tây Sơn nổi dậy đánh phá chiếm từ Bình Định tới Diên Khánh. Chúa Trịnh Sâm biết như vậy bèn sai đại tướng là Hoàng Ngũ Phúc, cùng Nguyễn Nghiễm làm Tả Tướng quân đem thủy bộ 3 vạn quân cùng Hoàng Phùng Cơ, Hoàng Đình Thể, Hoàng Đình Bảo vào đất Bố Chính để đánh họ Nguyễn, giả vào đánh Trương Phúc Loan. Các quan ở Phú Xuân bèn bắt Phúc Loan đem nộp. Nhà Trịnh thừa cơ chiếm lấy Phú Xuân, sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem sắc phong cho Nguyễn Nhạc trấn thủ đất Quảng Nam. Các chúa Nguyễn,Thái Thượng Vương và Tân Chính Vương bị Nguyễn Huệ đuổi bắt và giết chết, chỉ còn Nguyễn Ánh 17 tuổi chạy thoát. Trong trận này quân nhà Trịnh hàng ngàn người bị bệnh dịch. Cụ Nguyễn Nghiễm cũng nhiễm bệnh đưa về quê quán Tiên Điền dưỡng bệnh. Năm 1776 cụ mất tại quê nhà.

Trong tình hình đọc sách hiện tại trong nước và hải ngoại, mỗi người Việt Nam đọc không đến một quyển sách một năm, các nhà xuất bản tại hải ngoại chỉ sống nhờ sự hy sinh của tác giả, tự viết tự bỏ tiền in, không kể gì lời lỗ. Sách gửi đi các nơi không hy vọng gì thu tiền lại. Trong nước sách in được 1500 quyển như  Nguyễn Du trên đường gió bụi anh Hoàng Khôi là thuộc loại khá. Đáng cho chúng ta khuyến khích. Phải chăng vì thiếu sách hay, các nhà văn ngày nay không đủ sức hấp dẫn lôi kéo người đọc chăng. Nghĩ lại ngày xưa thời Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới, những năm 1930-1940 mỗi năm người đậu Tú Tài chỉ vài chục người, người biết chữ quốc ngữ có là bao nhiêu trên 25 triệu dân thế mà sách  đã tạo ra những trào lưu văn học lớn mạnh. Ngày nay chúng ta có 90 triệu dân trong nước và 4 triệu người Việt hải ngoại, mà tình hình sách vở còn thua các nước nhược tiểu, nghĩ thật đáng buồn. Chúng ta không nâng cao được dân trí, mà dân trí lại thụt lùi.  Được một nhà văn như anh Hoàng Khôi, hy sinh thức đêm thức hôm để viết sách, để mua vui một vài trống canh, tôi mừng và mong có nhiều người như anh Hoàng Khôi. Đừng để các thế hệ mai sau không còn biết viết văn, biết đọc mà chỉ còn biết bấm mấy câu vớ vẫn trên điện thoại di động.

Paris 9-11-2013

Từ khóa:

Các bài viết liên quan:

Tiếp nhận cuốn “Kim Túy Tình Từ – Truyện Kiều ” gần 100 năm

Ban Quản lý di tích Nguyễn Du ( Hà Tĩnh) vừa tiếp nhận cuốn “Kim Túy Tình Từ” nhân dân ta thường gọi là “Truyện Kiều” dịch ra chữ Quốc ngữ in năm 1917 từ Họa sỹ Lê Anh Tuấn – Hội Viên Hội Mỹ thụật Việt Nam.

NGUYỄN DU TRĂNG HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim

Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ Nguyễn Du nửa đêm đọc lại đã khuyên tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại bằng cách lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy của thời ấy về những sự kiện trọng yếu của thời thế đã gợi ý chi phối thế xuất xử của Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, để hậu thế chúng ta có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về ông. Những sự kiện chính tại đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan trong hệ quy chiếu lấy chính Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm sẽ là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác “300 năm nữa chốc mòng Biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như” xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress,com/category/nguyen-du-trang-huyen thoại

Tác phẩm bao gồm chín bài, mục lục như sau: 1 Nguyễn Du thơ chữ Hán Kiếm bút thấu tim Người, Đấng danh sĩ tinh hoa, Nguyễn Du khinh Thành Tổ, Bậc thánh viếng đức Hòa 2 Nguyễn Du tư liệu quý Linh Nhạc thương người hiền, Trung Liệt đền thờ cổ, “Bang giao tập” Việt Trung, Nguyễn Du niên biểu luận 3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương “Đối tửu” thơ bi tráng, “Tỏ ý” lệ vương đầy, Ba trăm năm thoáng chốc, Mại hạc vầng trăng soi. 4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”, Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”, Bến Giang Đình ẩn ngữ, Thời biến nhớ người xưa. 5 Nguyễn Du thời Tây Sơn Mười lăm năm tuổi thơ, Mười lăm năm lưu lạc, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ, Tình hiếu thật phân minh 6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng 7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn Mười tám năm làm quan, Chính sử và Bài tựa, Gia phả với luận bàn. Bắc hành và Truyện Kiều 8 Nguyễn Du tiếng tri âm Hồ Xuân Hương là ai, Kiều Nguyễn luận anh hùng, Thời Nam Hải Điếu Đồ, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ 9 Nguyễn Du trăng huyền thoại Đi thuyền trên Trường Giang,Tâm tình và Hồn Việt, Tấm gương soi thời đại. Mai Hạc vầng trăng soi,

Tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại cho những ai vốn thích Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chỉ có sách Truyện Kiều và một ít bộ sách quý có liên quan mà chưa thể có thời gian đào sâu tìm hiểu về bộ kiệt tác văn chương Việt kỳ lạ này với những ẩn ngữ thời thế cuộc đời Nguyễn Du lắng đọng vào trang sách. Bạn đọc để đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn cách đọc chùm 9 bài này như sau. Đầu tiên bạn nên đọc bảng Mục lục chín bài viết này và xác định mình cần đọc bài nào trong chín bài viết ấy sau đó bấm thẳng vào đường dẫn có tại trang ấy liên kết với chín bài; Thứ hai mời bạn đọc ngay bài bảy mục 2 va 3 đó là Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn. Muốn hiểu thêm Nguyễn Du trăng huyền thoại cần tìm đọc những sách và tác giả giới thiệu trong bài này và có sự định kỳ cập nhậti. Thứ ba Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều là sự suy ngẫm lắng đọng.

Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn, là minh sư hiền tài lỗi lạc, là nhà thơ lớn danh nhân văn hóa thế giới, là một hình mẫu con người Việt Nam thuộc về văn hóa tương lai, là một tấm gương trong về phép ứng xử chí thiện, nhân đạo, minh triết giữa thời nhiễu loạn. Ông là tác giả của.Truyện Kiều và Bắc hành tạp lục bài học tâm tình Việt đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, ở Thăng Long, Hà Nội, mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn.

Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều tóm tắt như sau

1. Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, đấng anh hùng hào kiệt minh sư hiền tài lỗi lạc.

2. Nguyễn Du rất mực nhân đạo và minh triết, ông nổi bật hơn tất cả những chính khách và danh nhân cùng thời. Nguyễn Du vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao lại ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học lớn về tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới.

3. Nguyễn Du quê hương và dòng họ cho thấy gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ lớn đại quý tộc có thế lực mạnh “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Vị thế gia tộc Nguyễn Tiên Điền đến mức nhà Lê, họ Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều tìm mọi cách liên kết, lôi kéo, mua chuộc, khống chế hoặc ra tay tàn độc để trấn phản. Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều là di sản muôn đời, kiệt tác Bắc hành tạp lục 132 bài, Nam trung tạp ngâm 16 bài và Thanh Hiên thi tập 78 bài, là phần sâu kín trong tâm trạng Nguyễn Du, tỏa sáng tầm vóc và bản lĩnh của một anh hùng quốc sĩ tinh hoa, chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại. Đặc biệt “Bắc Hành tạp lục” và Truyện Kiều là hai kiệt tác SÁCH NGOẠI GIAO NGUYỄN DU sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa làm rạng danh nước Việt được ghi trong chính sử nhà Nguyễn và và ngự chế Minh Mệnh tổng thuyết

4. Nguyễn Du niên biểu luận, cuộc đời và thời thế là bức tranh bi tráng của một bậc anh hùng hào kiệt nhân hậu, trọng nghĩa và tận lực vì lý tưởng. Nguyễn Du đã phải gánh chịu quá nhiều chuyện thương tâm và khổ đau cùng cực cho chính ông và gia đình ông bởi biến thiên của thời vận”Bắt phong trần phải phong trần.Cho thanh cao mới được phần thanh cao“. Nguyễn Du mười lăm năm tuổi thơ (1765-1780) mẹ mất sớm, ông có thiên tư thông tuệ, văn võ song toàn, văn tài nổi danh tam trường, võ quan giữ tước vị cao nơi trọng yếu; người thân gia đình ông giữ địa vị cao nhất trong triều Lê Trịnh và có nhiều người thân tín quản lý phần lớn những nơi trọng địa của Bắc Hà. Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc (1781- 1796) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ (1797-1802) là giai đoạn đất nước nhiễu loạn Lê bại Trịnh vong, nội chiến, tranh đoạt và ngoại xâm. Nguyễn Du và gia đình ông đã chịu nhiều tổn thất nhưng ông kiên gan bền chí, tận tụy hết lòng vì nhà Lê “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Để lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành“. Nguyễn Du thời Nhà Nguyễn (1802- 1820) ra làm quan triều Nguyễn giữ các chức vụ từ tri huyên, cai bạ, cần chánh điện đại hoc sĩ, chánh sứ đến hữu tham tri bộ lễ. Ông là nhà quản lý giỏi yêu nước thương dân, Nguyễn Du để lại Truyện Kiều và “Bắc Hành tạp lục” không chỉ là kiệt tác sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa  làm rạng danh nước Việt mà còn là di sản lịch sử văn hóa mẫu mực của dân tộc Việt.

5. Minh triết ứng xử của Nguyễn Du là bậc hiền tài trước ngã ba đường đời là phải chí thiện và thuận theo tự nhiên “Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi” Nguyễn Du ký thác tâm sự vào Truyện Kiều là ẩn ngữ ước vọng đời người, tâm tình và tình yêu cuộc sống “Thiện căn cốt ở lòng ta, Chữ tâm kia mới thành ba chữ tài” .

6. Truyện Kiều có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng đã trở thành hồn Việt, và là tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và trên 73 bản dịch. Giá trị tác phẩm Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du có sự tương đồng với kiệt tác Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.nhưng khác chiều kích văn hóa giáo dục và giá trị tác phẩm.

7. Nhân cách, tâm thế của con người Nguyễn Du đặt trong mối tương quan với Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh của thời đại Hậu Lê Trịnh – nhà Tây Sơn – đầu triều Nguyễn; khi so sánh với Tào Tuyết Cần là văn nhân tài tử của thời đại cuối nhà Minh đến đầu và giữa nhà Thanh thì vừa có sự tương đồng vừa có sự dị biệt to lớn.

8. Gia tộc của Nguyễn Quỳnh – Nguyễn Thiếp – Nguyễn Du tương đồng với gia tộc của Tào Tỷ – Tào Dần – Tào Tuyết Cần nhưng nền tảng đạo đức văn hóa khác nhau  Nhấn mạnh điều này để thấy sự cần thiết nghiên cứu liên ngành lịch sử, văn hóa, con người tác gia, bởi điều đó chi phối rất sâu sắc đến giá trị của kiệt tác.

9. Nguyễn Du trăng huyền thoại gồm tư liệu 540 trang, là vầng trăng huyền thoại soi sáng thời đại Nguyễn Du. (Mục lục của chuyên luận này gồm 9 bài như đã trình bày ở phần trên)
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai/

Nguyễn Du trăng huyền thoại
CHU MẠNH TRINH VỊNH KIỀU
Hoàng Kim

Nhà nghiên cứu Đặng Chương Ngạn, PGS TS Nguyễn Hữu Sơn Viện Văn học và tôi (TS Hoàng Kim, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh) được mời làm chứng và trọng tài cho sự tranh luận của PGS TS Đoàn Lê Giang và nhà nghiên cứu Lê Nghị (Li Li Nghệ) “Về nguồn gốc Truyển Kiều” .

Theo tôi bằng chứng sự thật quan trọng nhất “Về nguồn gốc Truyển Kiều” là hai tác phẩm Bắc hành thi tập và Thúy Kiều truyện do Chánh sứ Nguyễn Du trực tiếp mang về Việt Nam năm 1814 sau khi ông hồi kinh, được Đại Nam chính biên liệt truyện ghi rõ trong chính sử; với bằng chứng quan trọng thứ hai liên quan “Về nguồn gốc Truyển Kiều” là Minh Mệnh tổng thuyết năm 1830 ngự chế “Thánh Thán bất phùng, hàn yên tản mạn. Hoa Đường dĩ viễn, phá bích tiêu điều”. Chỉ cần nghe chánh kiến của hai thầy lý giải đối với sự thật lịch sử chính đề này là rõ. Sự đánh giá thuộc về người đọc.

Thế nhưng, hai thầy đã thỏa thuận thống nhất là kỳ này chỉ giới hạn tranh luận trực tuyến tại Chu Mạnh Trinh Vịnh Kiều mà thôi, với chứng cứ và câu hỏi trực tiếp của hai bên, mà không bàn luận rộng ra các ý khác. Chúng tôi đã nghe rõ ý kiến của mỗi thầy rồi, nay xin nghe câu trả lời của mỗi thầy trước câu hỏi chất vấn đã có , để được lưu lại ạ.

(xem câu hỏi của thầy Li Li Nghệ ở bài HAI CÁCH HIỂU KHÁC NHAU https://www.facebook.com/linghe.li.7/posts/812211679535584)

Kim Hoàng

Đặng Chương Ngạn tuyệt vời !

Nguyễn Du trăng huyền thoại
NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU

CNM365 lưu những thông tin mới chọn lọc nghiên cứu bàn luận Nguyễn Du và Truyện Kiều. Nguồn gốc Truyện Kiều có thêm những trao đổi và kiến giải mới

“Giải pháp chữ Tâm chỉ là giá trị biểu kiến hay chính thực chất tư tưởng của nó? Thiền học, văn hóa học, phong cách học, thi pháp học, phân tâm học… Liệu có thẩm quyền đến mức nào khi can thiệp vào việc lý giải thế giới nghệ thuật của tác phẩm? Truyện Kiều không hề đóng sập cửa trước những viễn cảnh khoa học ấy. So với cuộc du hành của Nguyễn Du, Truyện Kiều đã đi xa hơn người sinh ra nó bao nhiêu cả về không gian địa lý lẫn không gian văn học. Không ai chọn sẵn cho ta con đường trong cuộc đời và trong nghệ thuật Cũng không có con đường nào giống nhau trong thế giới của sáng tạo. Đó là bài học lớn mà Nguyễn Du để lại cho hậu thế” (Trích ý kiến của GS. TS. Huỳnh Như Phương và PGS TS Đoàn Lê Giang 2015 tại bài viết đề dẫn: “Nguyễn Du trước ngã ba đường lịch sử và văn học”. Trong sách: Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Du kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du” (Kỷ yếu hội thảo khoa học) NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2015, 997 trang của Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Thầy Đặng Chương Ngạn đã viết thật chí lý: Thưa anh Đoàn Lê Giang , thưa anh Lê Nghị Li Li Nghệ.Tôi nghĩ trên cao xanh kia, cụ Nguyễn Du sẽ mỉn cười mãn nguyện, nếu biết sau 200 năm sau ngày cụ mất, ở hạ giới, có một cuộc thách đấu liên quan đến “ lời quê chắp nhặt” của cụ.Hai anh dù ai thắng thua, thì tất cả bạn yêu Kiều theo dõi cuộc thách đấu trong 2 ngày qua đều không thể không thán phục về kiến thức uyên thâm của hai đối thủ.Có thể có những người cao thủ ẩn danh nên chúng ta không được biết, nhưng qua tranh luận, có thể khẳng định :- Không ai sưu tầm được nhiều tài liệu về Kiều như Ts DLG và NNC Lê Nghị- Không ai tìm hiểu Kiều thấu đáo như hai vị…tại thời điểm này.

Hai ngày qua, những người theo dõi cuộc thách đấu đã đi từ ngạc nhiên này, đến ngạc nhiên khác …Những người yêu Kiều có một cơ hội hiếm để sưu tầm thêm tài liệu, để học hỏi thêm kiến thức, và tôi tin rất nhiều người yêu Kiều đã phải lục tìm trong thư viện những cuốn sách cũ đã bị bỏ quên để kiểm tra lại những gì mình đã học, đã đọc về Kiều Cuộc tranh luận của hai anh không phí thời gian, rất có ích cho Kiều và cho tất cả mọi người. Thắng hay thua, các anh cũng đã làm mới lại, làm sáng tỏ …rất nhiều vấn đề mà người yêu Kiều từng nghĩ tới nhưng không có cơ hội để thực hiện !

Cuộc tranh luận của các anh đã làm sáng tỏ về từ “ Lôi Châu” – một trong những vấn đề tranh cãi khởi phát sự thách đấu.Đến bây giờ, cuộc tranh luận vẫn chưa minh định được rõ ràng việc vịnh Kiều của Chu Mạnh Trinh, nhưng anh Đoàn Lê Giang đã mang ra một bằng chứng thuyết phục ở status mới nhất :Tạp chí Tri Tân trong số chuyên đề kỷ niệm Nguyễn Du (63, 9/1942)…Và ở tut này, anh DLG cũng đã tuyên bố ngưng việc tranh luận và tôi chưa thấy anh LN lên tiếng tiếp.

Các anh còn tranh luận hay không…là việc riêng của mỗi người, nhưng tôi thấy các anh đều xứng đáng để tôn trọng lẫn nhau và để cùng nói chuyện tiếp về Kiều trong tương lai…Tôi viết com cuối cùng này do hai anh đã tag vào chúng tôi chứng kiến. Tôi mong hai anh TS Kim Hoàng, TS. Nguyễn Hưu Sơn sẽ có ý kiên riêng cho cuộc tranh luận này…” (Tuyệt vời ! tôi đồng tình kết luận).

Tôi (HK) đồng tình với quan điểm hệ thống kiến thức mở, đi đến cùng sự thật, của giáo sư Phạm Trọng Chánh (mặc dù không phải ý nào của giáo sư cũng đúng): ” Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà người đi sau nối tiếp người trước , làm giải quyết những nghi vấn còn tồn đọng, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ”.

Một lần nữa cảm ơn quý Thầy về cuộc tranh luận bổ ích này để người đọc rõ hơn ai là ai, Nguyễn Du và Truyện Kiều. http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/…/chao-ngay-moi-30-thang-10/

ÔNG LI LI NGHỆ (LLN) ĐÃ CHẤP NHẬN THÁCH THỨC: NẾU TÔI CHỨNG MINH ĐƯỢC NHÓM ÔNG LLN HIỂU SAI NHAN ĐỀ “THANH TÂM TÀI NHÂN THI TẬP” THÌ TỪ NAY VỀ SAU ÔNG SẼ KHÔNG BÀN ĐẾN VĂN BẢN TRUYỆN KIỀU NỮA. NGƯỢC LẠI NẾU TÔI SAI TÔI CŨNG LÀM VẬY.

Đoàn Lê Giang cùng với Lan Nguyen và 6 người khác. 29 tháng 10 lúc 13:06

– Vừa rồi nhân có chuyện tranh luận về Kim Vân Kiều hay Truyện Kiều có trước (xem comments ở status “Hình ảnh Hội thảo” 23/10/2020). Tôi có chê nhóm ông LLN thế này: “Có mấy chữ Hán nhan đề sách nhóm các ông Li Li Nghệ đọc cũng không ra thì bàn về văn bản học làm gì! Thanh Tâm Tài Nhân thi tập của Chu Mạnh Trinh nghĩa là: Tập thơ vịnh theo Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Xem bản Hán Nôm tập này thì thấy ngay cụ Chu vịnh 20 hồi Kim Vân Kiều truyện, cụ còn cẩn thận ghi 2 câu thơ mở đầu từng hồi của Thanh Tâm Tài Nhân. Tương tự: “Thanh Tâm Tài Tử cổ kim minh lương đề vịnh tập biên” (Ký hiệu TVHN: VNv240) có nghĩa là: Tập đề vịnh của vua tôi xưa nay về Thanh Tâm Tài Tử (tức đề vịnh Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Tại sao nói vậy, vì TT Tài Tử không viết gì khác ngoài KVKT. Vì thế 2 tên ấy chỉ là 1 người. Còn tại sao Tài Tử, vì có thể trong cung đình Huế người ta thấy Tài Nhân nghe có vẻ như danh hiệu cung phi nên đổi ra Tài Tử. Hơn nữa đây là sách Thánh Thán Ngoại Thư, nên gọi Tài Tử cũng hợp). Các cụ không phân biệt rành mạch TK và KVKT, mê TK nhưng đề vịnh theo 20 hồi KVKT. Nhóm các ông Li Li Nghệ không biết lập luận logic chặt chẽ, chỉ toàn suy diễn; không biết tin vào tư liệu, tư liệu nào trái ý là các ông bảo giả, kể cả tư liệu cổ ở thư viện Nhật Bản. Thế thì tranh luận cái gì. Cãi cùn cãi cố đâu phải là tranh luận học thuật.”

– Ông LLN chê tôi: “Tôi nghĩ các anh nghiên cứu còn hời hợt quá. Do đó chưa nhận ra đâu là chân- giả. Anh nói chúng tôi suy diễn ư?” Ông LLN tiếp: “Sao ông không nghĩ rằng 20 hồi của Chu Mạnh Trinh là vịnh theo truyện Kiều và Kim Vân Kiều Lục? Mở đầu Chu Mạnh Trinh nói tới Kim Vân Kiều Lục rõ ràng. Hay là ông chưa đọc KVK Lục nên không nhận ra chữ Lôi Châu?”

Vì không muốn sa vào tranh luận vô bổ, tôi đưa ra thách thức: “Nếu tôi trưng ra bằng chứng rõ ràng là Chu Mạnh Trinh họa Kim Vân Kiều truyện của TQ thì ông có dám hứa là thôi, từ nay trở đi không bàn về văn bản Truyện Kiều VN, Kim Vân Kiều truyện TQ để cho khỏi nhiễu loạn thông tin không? Nếu ông dám hứa, tôi sẽ trưng ngay. Dám nghiên cứu, dám tranh luận thì dám cầu thị, phục thiện. Ông dám không? Anh Kim Hoàng, Nguyễn Hữu Sơn làm chứng nhé.”

– Ông LLN đồng ý: “Anh cứ phản biện rằng Chu Mạnh Trinh họa KVKT chứ không phải họa KVK Lục và Truyện Kiều. Tôi sẳn sàng thay đổi ý kiến nếu bên phản biện thuyết phục.”

– Tôi gút lại: “Anh Nguyễn Hữu Sơn , Kim Hoàng, Đặng Chương Ngạn làm chứng chuyện trên nhé. Không phải chỉ thay đổi ý kiến về chuyện Chu Mạnh Trinh, mà ông Li Li Nghệ sẽ không bao giờ bàn về chuyện văn bản Truyện Kiều nữa cho khỏi rối loạn thông tin nữa. Tại sao? Tại vì chuyện đơn giản thế này mà ông Li Li Nghê còn hiểu sai thì những chuyện khác bàn làm gì!”

– Ông LLN xác định chấp nhận một lần nữa: “OK anh Giang. Tôi nói sai thì sẽ im tiếng luôn, nếu anh nói sai thì anh có vui lòng rút lại học thuật của anh không?” Tất nhiên tôi đồng ý. (Toàn bộ cuộc trao đổi có thể xem trên FB của tôi, Status “HÌNH ẢNH HỘI THẢO” ngày 23/10/2020, phần comments ở dưới. Dưới đây là một số files chụp màn hình điện thoại).

VÀO TRÀNG AN BÁI ĐÍNH
Hoàng Kim

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”.
(ca dao cổ)

Cao Sơn thăm chốn cũ
Tràng An bao đổi thay
Minh Không thầy hái thuốc
Lững lờ mây trắng bay.

Trước khi lên Yên Tử
Vua Trần vào ở đây
Động thiêng trong núi thắm
Hạ Long cạn nơi này.

Hoa Lư, Tứ giác nước
Kẽm Trống, Dục Thúy Sơn,
“Quá Thần Phù hải khẩu”
Nhớ Nguyễn Trãi Ức Trai.

Đinh, Lê vùng khởi nghiệp
Lý, Trần, Nguyễn …vươn dài
Kỳ Lân trời bảng lãng
Hoàng Long sông chảy hoài …

SÔNG HOÀNG LONG

Hoàng Kim

Sông Hoàng Long sông Hoàng Long
Nguồn nước yêu thương chảy giữa lòng
Bái Đính Tràng An nôi người Việt
Cao Sơn thăm thẳm đức Minh Không

NGHIÊN CỨU KINH DƯỢC SƯ
Hoàng Kim

Thánh Trần Chùa Thắng Nghiêm
Trạng Trình Dưỡng Sinh Thi
Vui đến chốn thung dung
An nhiên nơi tĩnh lặng

Việc lớn đời người không gì lớn hơn Sống và Chết, mà vấn đề rất khó giải quyết cũng chỉ có sống chết mà thôi. Thiền sư Thích Phổ Tuệ Đại lão hòa thượng Pháp chủ Tổ Đình Viên Minh ấn chứng tôi và căn dặn nên dành thời gian nghiên cứu Kinh Dược Sư khi đã có một nền tảng sinh học căn bản và sự yêu thích trọn đời sống giữa thiên nhiên…

Bảy ngày đêm tỉnh lặng, tôi đã nhìn thấy sự bình tâm và an nhiên xuất hiện. Nhìn đúng và nghe đúng là nền tảng của toàn bộ lối sống đúng. Tôi bắt đầu nghiên cứu Kinh Dược Sư lắng nghe bằng tim, lọc thanh âm bằng tai, nhìn bằng mắt, nghĩ bằng đầu. Tuệ học trị tâm bệnh cứu người giúp đời còn gì vui hơn khi đã có một chút học vấn nghề nghiệp khoa học cây trồng và văn hóa giáo dục.

THÁNH TRẦN CHÙA THẮNG NGHIÊM

Thánh Trần chùa Thắng Nghiêm uy nghi, trầm tư, tỉnh lặng, đã khai mở trí huệ tôi. Chùa Thắng Nghiêm ở 38 thôn Khúc Thuỷ, xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 15 km về phía Nam. Chùa nằm trong quần thể Thánh tích làng Khúc Thủy, một địa phương mang đậm bản sắc văn hoá tâm linh Phật giáo với những danh thắng nổi tiếng như chùa Linh Quang, chùa Thắng Nghiêm, chùa Phúc Khê (tức chùa Dâu); đình, đền, miếu, văn chỉ, nhà thờ dân và nhà thờ các dòng họ lớn trong làng. Chùa là nơi tu hành của nhiều danh Tăng, danh Tướng thời Lý (1009-1225) và thời Trần (1225- 1400) như: Khuông Việt Quốc sư, Vạn Hạnh Quốc sư, Trùng Liên Bảo Tích Quốc sư, Đạo Huyền Quốc sư, Huyền Thông Quốc sư (Linh Thông Hòa thượng Đại vương), Hưng Đạo Đại vương…

Lịch sử chùa Thắng Nghiêm cho hay về thắng tích nơi này “Theo truyền thuyết dân gian, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng từ rất sớm trên thế đất “Liên Hoa hàm tiếu”, từ thời kỳ Ngô Sỹ Nhiếp làm Thái thú xứ Giao Châu, năm 187-266 (Phật lịch 731-810), do ngài Tôn giả Bảo Đức (tương truyền là hoá thân của Bồ Tát Văn Thù) từ nước Thiên Trúc sang sáng lập để truyền bá Phật Pháp. Ngài đã cho xây dựng ngôi đại bảo tháp thờ xá lợi Phật (đến nay vẫn còn), nhân dân thường gọi là khu Mả Bụt. Sau thời kỳ ngài Tôn giả Bảo Đức sáng lập, tiếp đến lại có hai vị Tôn giả là Kim Trang và Kim Quốc cũng từ xứ Thiên Trúc sang hoằng truyền Chính Pháp. Hai Ngài đã cho xây dựng thêm chùa Phúc Khê, thường gọi là chùa Dâu. Trong quần thể Thánh địa Khúc Thủy, chùa Linh Quang xưa còn được gọi là chùa Quan, là nơi lễ bái của các quan lại thời phong kiến, được xây dựng trên thế đất “Kim Quy Thần hạ giang ẩm thuỷ” (Thần Kim Quy xuống sông uống nước).

Tương truyền, Đinh Tiên Hoàng đế (Đinh Bộ Lĩnh) trong một lần đi tuần thú đã dừng chân ở Khúc Thuỷ, gặp một thôn nữ xinh đẹp đang kéo hến bên sông, vua đã đưa nàng về cung làm phi tần. Thấy phong cảnh nơi đây hữu tình, thế đất lại có long chầu phượng vũ, lân ly hội tụ, nhà vua bèn cho lập dinh tại đất này và trùng tu lại chùa rồi đặt tên là chùa Pháp Vương, dân gian sau này thường gọi là chùa Bà Chúa Hến; nơi các ngài dừng thuyền được gọi là Bến Rồng hay còn gọi là Bến Ao Thuyền; nơi Ngự giá nghỉ ngơi trước khi vào lễ Phật được gọi là Dinh Vua. Dinh thự của vua chúa phong kiến các đời sau cũng được xây dựng tại đây.

Trải qua bao biến thiên của lịch sử, chùa Thắng Nghiêm đã mang nhiều tên gọi khác nhau như: chùa Bụt, chùa Pháp Vương tức chùa Bà Chúa Hến (thời nhà Đinh), chùa Thắng Nghiêm (thời nhà Lý), chùa Trì Long, chùa Trì Bồng (thời nhà Trần), chùa Liên Trì (thời nhà Lê), chùa Phúc Đống (thời nhà Nguyễn) và danh hiệu Phật Quang Đại Tùng Lâm là tên gọi chung cho cả quần thể Thánh tích. Ngày nay, nhân dân địa phương vẫn thường gọi chung là chùa Khúc Thủy vì chùa nằm trên địa phận thôn Khúc Thủy. Hiện nơi đây vẫn còn lưu giữ được 34 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến. Đặc biệt, làng Khúc Thủy đã được vua Giản Định cuối đời Trần gia phong tám chữ vàng “Khúc Thủy nghĩa dân, Mỹ tục khả phong”.

Sau khi lấy được thiên hạ từ tay nhà Tiền Lê, vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) lên ngôi, mở ra triều đại nhà Lý vào tháng 10 âm lịch năm 1009 và quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Một lần, Vua ngự thuyền Rồng từ sông Kim Ngưu qua sông Tô Lịch rồi xuôi theo dòng Nhuệ Giang ngoạn cảnh. Chợt trông thấy ngôi cổ tự trang nghiêm tú lệ ẩn hiện ứng với mộng lành năm xưa, Ngài liền cho dừng thuyền vào chùa lễ Phật. Nhìn cảnh trí thơ mộng, thế đất có long chầu phượng vũ, Ngài thốt lên: “Nơi đây thật xứng là một chốn tu hành “trang nghiêm thù thắng”, đúng là bầu trời cảnh Phật vậy”. Nh­à vua liền đặt mỹ hiệu cho vùng đất này là trang Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Nam Thượng và lập làm thang mộc ấp (ấp của vua). Sau này, Ngài thường lui tới lễ Phật, vãn cảnh. Chùa Thắng Nghiêm, trang Khúc Thủy từ đó đã trở thành nơi du ngoạn tâm linh của các bậc vua chúa, quan lại phong kiến.

Theo chính sử, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng vào thời vua Lý Thái Tổ (1009-1028). Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ nhà Lý, Niên hiệu Thái Tổ Hoàng đế có đoạn chép: “Năm 1010, mùa thu, tháng 7, vua Lý Thái Tổ từ thành Hoa Lư dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La… Lại ở trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía Nam dựng chùa Thắng Nghiêm”…

“Mùa đông, tháng 10, xuống chiếu phát trăm lạng bạc trong kho để đúc hai quả chuông treo ở chùa Thắng Nghiêm và tinh lâu Ngũ Phượng. Đắp thành đất ở bốn mặt kinh thành Thăng Long. Đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh”.

Niên hiệu Thái Tông Hoàng đế có đoạn chép: “Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, vua thân đi đánh giáp Đản Nãi, cho Đông cung thái tử ở lại Kinh sư làm Giám quốc. Khi đánh được giáp Đản Nãi rồi, sai Trung sứ đốc suất người Đản Nãi đào kênh Đản Nãi. Vua từ Đản Nãi trở về Kinh sư. Có dấu người thần hiện ở chùa Thắng Nghiêm”.

Niên hiệu Nhân Tông Hoàng Đế cũng chép: “Tháng 9, ngày Tân Tỵ, mở hội Thiên Phật (Nghìn Phật) để khánh thành chùa Thắng Nghiêm Thánh Thọ, cho sứ Chiêm Thành đến xem”.

Trong Việt sử cương mục tiết yếu của Thiện Đình Đặng Xuân Bảng, phần Kỷ nhà Lý, Thái Tổ Hoàng đế cũng có đoạn chép: “Năm 1010, vua cho phát hai vạn quan tiền, dựng tám ngôi chùa và lập bia để ghi công đức. Lại xây chùa Hưng Thiên, cung Đại Thanh, chùa Vạn Tuế ở nội thành Thăng Long. Ngoại thành dựng bảy ngôi chùa là Thắng Nghiêm, Thiên Vương, Cẩm Y, Long Hưng, Thiên Thọ, Thiên Quang, Thiên Đức, chùa quán ở các hương ấp nếu bị hỏng thì cho sửa lại.”

Đại Việt sử ký toàn thư chép: Trần Liễu thời Lý được phong làm Phụng Càn vương. Năm 1228, vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) phong Liễu làm Thái úy. Đến năm 1234, Thái thượng hoàng Trần Thừa băng hà, Trần Liễu lên làm Phụ Chính vương (sách sử còn gọi là Hiển Hoàng).

Năm 1236, Trần Liễu phạm cung cấm bị giáng xuống làm Hoài vương. Năm 1237, Trần Thủ Độ ép vua Trần Cảnh lấy Thuận Thiên (là vợ Trần Liễu đang có mang 3 tháng, vì vợ vua Trần Cảnh là Lý Chiêu Hoàng chưa có con). Mất vợ, Trần Liễu nổi loạn. Do sợ bị diệt vong, Trần Liễu sai em gái là Thụy Bà Công chúa (hay còn gọi là Đoan Bà) đưa con trai là Trần Quốc Tuấn đi lánh nạn. Đoan Bà cùng gia nhân giả làm thương gia đưa Trần Quốc Tuấn đến chùa Trì Long, thuộc trang Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Nam Thượng. Khi đó, chùa Thắng Nghiêm do Thiền sư họ Lý, pháp hiệu Đạo Huyền trụ trì. Ông là vị danh Tăng tinh thông Tam tạng, Giới đức trang nghiêm, uy tín bậc nhất thời đó. Đoan Bà giao Trần Quốc Tuấn, khi đó khoảng 7 tuổi, cho Thiền sư Đạo Huyền nuôi dưỡng. Thiền sư nhìn Trần Quốc Tuấn mỉm cười mà nói rằng: “Thật đúng là duyên mệnh Phật Trời đã định sẵn”. Từ đó, ngày qua tháng lại, Thiền sư Đạo Huyền truyền dạy cho Trần Quốc Tuấn Tam tạng Thánh điển, pháp thuật bí truyền. Với trí tuệ siêu phàm, chẳng bao lâu Quốc Tuấn đã tinh thông giáo pháp, văn võ kỳ tài không ai sánh kịp.

Lại nói, sau khi Trần Liễu nổi loạn bị giáng xuống làm Hoài vương, vua Trần Thái Tông không những tha không giết mà còn phong vương, cấp cho đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang (nay thuộc Đông Triều, Quảng Ninh) để Trần Liễu về trấn giữ và phong tước hiệu qua các thời kỳ là Hiển Hoàng, Hoài vương, An Sinh vương. Nội cung yên ổn, Trần Liễu cùng đoàn tùy tùng tới trang Khúc Thủy, chùa Trì Long cảm tạ ơn dưỡng dục và thỉnh Thiền sư cùng đón Trần Quốc Tuấn hồi cung, năm đó Quốc Tuấn tròn 21 tuổi.

Sau khi hồi cung, Trần Quốc Tuấn được mời vào nội điện ra mắt vua Trần Thái Tông. Vua nhận thấy Quốc Tuấn tướng mạo phi phàm, tài trí vẹn toàn, thật xứng danh là bậc kỳ tài trong thiên hạ, bèn phong làm tướng trấn giữ biên ải phương Bắc.

Năm Mậu Ngọ (1258), quân Nguyên-Mông đem hơn 30 vạn quân tiến qua biên ải, Trần Quốc Tuấn được phong Tiết chế kiêm Tả hữu thủy lục tướng quân, chỉ huy quân đội đánh giặc. Ngày 12 tháng 3 năm đó (1258), Trần Quốc Tuấn dẫn quân về Khúc Thủy, Khê Tang thành lập tinh binh trên dòng Nhuệ giang, chiêu hiền giúp nước. Khúc Thủy tuyển được 370 người, Khê Tang tuyển được 271 người ra nhập đội quân tinh nhuệ. Trần Quốc Tuấn đem 16 vạn tinh binh đóng đồn từ Tam Đái đến cửa sông Vọng Đức, Bạch Đằng, Lục Đầu Giang để đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi thắng trận trở về, nhân dân ca khúc khải hoàn, Vua xuống chiếu sắc phong Ngài là Hưng Đạo Đại vương.

Hưng Đạo Đại vương ban thưởng cho Khúc Thủy, Khê Tang 100 lượng vàng và đích thân đứng ra tu sửa chùa Trì Long.

Năm 1284, vua Nguyên lại sai Thái tử Trấn Nam vương Thành Hoan (chính sử ghi là Thoát Hoan) đem trăm vạn tinh binh một lần nữa xâm lược nước ta. Với tài thao lược binh cơ, Hưng Đạo Đại vương thống lĩnh ba quân, lĩnh mệnh chinh Nguyên, tiến hành thủy chiến trên sông Bạch Đằng, lập chiến công vô cùng hiển hách.

Ngay sau khi bại trận về nước, năm 1285, quân Nguyên chỉnh đốn quân ngũ, bổ sung lực lượng, đóng tàu chiến, huy động lương thảo để trở lại đánh Đại Việt lần thứ ba. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng gần 4 tháng, từ cuối tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288. Cũng giống như hai lần trước, chúng đã bị quân dân Đại Việt đánh cho tan tác và từ đó không dám gây chiến với Đại Việt nữa.

Đất nước thanh bình thịnh trị, Hưng Đạo Đại vương trở về thăm lại chùa xưa. Năm 79 tuổi, Ngài xin về Vạn Kiếp an dưỡng tuổi già. Năm 82 tuổi, ngày 10 tháng 8 mùa thu, Ngài lâm bệnh, thị tịch ngày 20 tháng 8, giờ Ngọ. Vua phong cho Ngài mỹ hiệu “Quốc lão Hiển tướng Đại vương”, cho Khúc Thủy, Khê Tang làm “Hộ Nhi hương”, thờ Quốc Tuấn Đại vương làm Thượng Đẳng thần, cử trọng thần xuân thu nhị kỳ về tế lễ.

Đình Khúc Thủy được xây dựng từ đây trên thế đất “Thần Ly chầu ngọc”, cũng là nơi thờ phụng Nhị vị Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Đại vương và Linh Thông Hoà thượng Đại vương).

Ngược dòng thời gian, sau khi Thiền sư Đạo Huyền cùng Trần Quốc Tuấn về triều yết kiến Thái Tông Hoàng đế, Đạo Huyền được phong làm Quốc sư, phò Vua, giúp nước. Từ đây, trong Thiền phả không thấy nhắc đến các sư kế đăng trụ trì, mãi đến đời thứ 11 nhà Trần (vua Thuận Tông, húy Ngung, con trai út vua Nghệ Tông), mới có Linh Thông Hòa thượng Đại vương về trang Khúc Thủy thắp sáng ngọn đèn thiền.

Thiền phả chép: “Linh Thông Hòa thượng Đại vương thuộc thời Trần, xét xưa kia nước ta mở vận hơn hai nghìn năm lấy hiệu là Hùng Vương, trải qua các triều Đinh, Lê, Lý, Trần đều có các minh quân (vua sáng) trị vì đất nước”. Khi ấy, ở trại Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường, xứ Nam Định, có gia đình họ Trần đời đời làm quan tướng trong triều. Nhà Lý trải qua tám đời vua, vận nước cáo chung mới có nữ quân là Chiêu Hoàng lên ngôi. Trần Thủ Độ làm quan trọng thần trong triều, đưa cháu ruột là Trần Cảnh vào cung, ép gả Chiêu Hoàng. Việc nhà Trần kế nghiệp đế vương nhà Lý mà không hề có nghiệp chiến tranh, đó há chẳng phải là trời đất giao hòa sao!

Đời sau Lê Tiên sinh thơ rằng:

Nhất sắc khuynh thành khởi chiến tranh,
Kỵ long đằng vị tự nhiên thành.
Giai do thiên mệnh nhân tâm thuận,
Bách quỹ đồng quy hướng đức danh.

Dịch thơ:

Sắc đẹp khuynh thành chẳng chiến tranh,
Cưỡi rồng giữ vị tự nhiên thành.
Đều do trời đất lòng người thuận,
Trăm mối về cùng tỏ đức danh.

Nhà Trần trải qua các đời vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Minh Tông, Anh Tông, Hiển Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Phế Đế rồi truyền đến vua Thuận Tông. Nhà vua tính tình nhu thuận từ hòa nên đã bị Hồ Quí Ly âm mưu thoán đoạt, tất cả đều do đạo trời xui khiến, không phải là do đức ngu tối của vua Trần vậy.

Khi ấy, ở trại Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh (nay thuộc Vĩnh Lộc, phủ Thiệu Hóa, Thanh Hóa) có người họ Trần, húy Chân (Trần Khát Chân), phu nhân họ Đặng, húy An, người phường Vạn Ninh. Trần công làm tướng phò giúp vua Anh Tông (ba đời làm tướng nhà Trần), lúc đó đã 40 tuổi, phu nhân 39 tuổi vẫn chưa có điềm lành, hòe quế chi lan đều do thứ phi sớm ứng.

Đất Vĩnh Ninh có chùa Hoàng Long rất linh ứng, quan dân hương đèn cầu đảo không dứt, cảnh đẹp sánh tựa bồng lai, phong quang như vườn lộc uyển, thực là thắng cảnh của Thiền gia vậy. Năm ấy, nhân ngày hội, phu nhân trai giới đến chùa mật đảo, nguyện sớm được ban điềm lành. Ba ngày sau mộng ứng, trong giấc mơ thấy mình ngoạn du đến chùa Thiên Thai, gặp một lão tăng mặc áo xanh sẫm, đội mũ Thất Phật, chống gậy tùng, tay cầm bông sen, đi trước sân chùa ngâm rằng:

Nhất thành khả cách đạt từ nhan,
Kim hữu thành tùng Thứu Lĩnh san.
Phu phụ Trần gia giai phúc hậu,
Từ tâm nhất hứa trượng phu hoàn.

Dịch thơ:

Lòng thành thấu đến bậc từ nhân,
Nay có cây tùng trên Thứu Lĩnh.
Phúc hậu ban cho nhà họ Trần,
Lòng từ sớm ứng sinh trai giỏi.

Phu nhân ngắm xem, bỗng thấy cây tùng biến thành rồng xanh bay vào trong miệng. Tỉnh giấc, bà kể lại cho Trần công nghe. Trần công vui mừng nói: “Nhà ta kiếp trước chuyên tâm làm điều phúc thiện, nay trời giáng điềm lành, ắt có tài hoa kế thế, tuấn kiệt ra đời, đây chẳng phải là giấc mộng tầm thường”. Sau, quả nhiên phu nhân có mang. Vào giờ mão ngày 15 tháng giêng, bà sinh hạ một công tử mặt phượng, mắt rồng, hàm én, mày ngài, thể mạo khôi kỳ khác hẳn người thường; trong khi sinh nở điềm lành xuất hiện: hương thơm ngào ngạt, thụy khí lan tỏa khắp phòng. Ông bà đặt tên con là Trần Thông. Trần Thông từ nhỏ đã tỏ ra thông minh, dĩnh ngộ, 7 tuổi theo học với quan Đại học trong nội các, thân thiết với Thái tử như anh em ruột.

Khi Trần Thông 15 tuổi, vua Thuận Tông nhường ngôi cho Thái tử hiệu là Hiếu Đế và phong Ngài làm trưởng Ấu Sử trong nội các, kiêm quản quân nội thị vệ. Khi ấy, Hồ Quí Ly và Hồ Hán Thương bức Vua phải thoái vị và xuất gia tại chùa Ngọc Thanh, thôn Đạm Thủy. Đất nước đại loạn, Hồ Quí Ly đã giết chết Trần Khát Chân. Tình thế bất an khiến Trần Thông phải dời đến núi Yên Tử, tự nguyện xuất gia tu hành cùng các thiền tăng. Ở đó có người họ Trần tu tập, tên gọi Trần Huyền. Trần Thông tu tại chùa Vân Tiêu được 7 năm thì Hồ Quí Ly biết tin liền cho quan đại thần mời về triều phục chức giúp nhà Hồ, nhưng Ngài không chịu. Nhà Hồ tìm cách sát hại, nhờ có người mật báo, Ngài dời chùa Vân Tiêu tới trang Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Nam Thượng. Lúc Ngài ngồi nghỉ chân bên một thảo am ven đường, có người dân trang Khúc Thủy, họ Nguyễn húy Hành, sùng kính đạo Phật, đến đỉnh lễ thưa rằng: “Ngài từ đâu đến và đi về đâu?”

Thiền sư mỉm cười đáp: “Ta vốn chẳng sinh ra từ đâu, thì cũng chẳng có đâu để về, Thứu Lĩnh, Tùng Lâm bao trùm khắp cả mười phương, ba cõi, đều là nơi ta đã ngao du, nào biết nơi đâu đáng để dừng. Vậy ta nhàn du đến đây, ngắm xem phong cảnh, tìm hiểu nhân gian họa phúc để mà cứu giúp”. Nguyễn công nghe nói vô cùng kính ngưỡng, liền cùng nhân dân Khúc Thủy thỉnh thiền sư về trụ trì chùa. Ngày 12 tháng một, Ngài bắt đầu khai tràng thuyết pháp, rao giảng Tam tạng Thánh điển, tiếp độ tăng, ni. Nhân dân, Phật tử kính ngưỡng Ngài như Phật tái thế. Ngài trụ trì được 5 năm, một hôm, trong khi đang tọa thiền dưới án Phật đường, Ngài thấy Quốc lão Hưng Đạo Đại vương đi đến ngồi trước nơi Ngài thiền định, ngâm rằng:

Cấp báo chi cấp báo chi,
Hồ binh lai nhập đáo thiền vi.
Cấp cấp xu hồi Khê Tang địa,
Huynh đệ đồng tâm cự tế chi.

Dịch thơ:

Kíp báo ngay kíp báo ngay,
Ngày mai giặc Hồ vây chùa này.
Mau mau trở lại Khê Tang nhé,
Huynh đệ đồng tâm chống giặc đây.

Canh ba hôm ấy, nghe tiếng hô hoán quanh chùa, Ngài sai tiểu tăng lên gác chuông quan sát thì đã thấy binh lính nhà Hồ vây kín cả bốn xung quanh. Ngài liền dùng tích trượng phá vòng vây, thẳng tiến tới chỗ giáp ranh giữa Khúc Thủy và Khê Tang thì thấy một gò cao, cây cối um tùm, Ngài liền ẩn mình vào đó. Bỗng một dải mây ngũ sắc sáng rực từ trong gò bay lên, phủ kín quanh gò, rồi cuồn cuộn bay thẳng lên không trung. Trong giây lát, trời đất tối tăm, sấm chớp ầm ầm, mưa to gió lớn, cây cối gãy đổ, bụi bay mù mịt, binh lính nhà Hồ sợ hãi bỏ chạy tán loạn. Khi đó, Thiền sư đã ung dung tự tại thiền định trên Tam quan chùa Khê Tang. Ngay đêm hôm ấy, Quốc lão mộng báo cho dân chúng Khê Tang thấy Ngài ngồi đàm đạo cùng một vị Thiền sư, đứng hầu xung quanh có khoảng hơn 500 người. Quốc lão gọi nhân dân đến bảo: “Ta có bạn quí tới chơi đã được năm ngày, mà sao các người không ra nghênh đón?”. Sáng hôm sau, nhân dân không ai bảo ai đều tập trung tại Tam quan chùa, quả nhiên thấy một vị Thiền tăng đang ngồi tĩnh tọa như trong giấc mộng vậy. Nhân dân liền thỉnh Ngài về chùa, cung kính lễ bái cúng dàng và xin làm đệ tử.

Nhân dân Khúc Thủy gặp phải dịch nạn, chiều chiều thường nghe trong chùa văng vẳng tiếng nói vọng ra: “Chủ ta vì nạn mà dời đi nơi khác ở, chỉ có binh lính và Long Thần giữ chùa, được thể ôn thần, quỉ quái thừa cơ làm loạn, quấy nhiễu dân lành, biết tìm ai cứu giúp bây giờ!”. Nhân dân nghe thấy lấy làm lạ, cùng nhau sang Khê Tang thỉnh Ngài Trần Thông trở lại chùa làng, mọi chuyện lại được yên ổn, bình an như cũ.

Thời gian đó, con thứ vua Nghệ Tông là Giản Định khởi nghĩa diệt Hồ, đánh đuổi giặc Minh, khôi phục lại cơ nghiệp nhà Trần, chấn hưng thiên hạ. Giản Định đế biết Thiền sư là cựu trung thần của triều đình, nên ban chiếu mời về giúp nước. Nhận lệnh vua ban, Ngài đã ưng thuận xếp cà sa, khoác chiến bào, một lần nữa cầm quân ra trận. Ngày 11 tháng 5, Ngài triệu tập dân làng Khúc Thủy, Khê Tang, tuyển được 500 dân binh tình nguyện lên đường. Ngày 12 tháng 2 khao thưởng binh lính, lập đàn cầu đảo Quốc thái dân an. Yến tiệc đến ngày 2 tháng 6, Ngài tấn kiến vua Giản Định. Vua liền phong Ngài làm Đốc lãnh binh, Giới trưởng Quân vệ tả hữu dẹp loạn nhà Hồ rồi tiến thẳng lên phương Bắc đánh đuổi giặc Minh, trấn an bờ cõi, giữ vững chủ quyền. Nhân dân an cư lạc nghiệp, ca khúc khải hoàn. Vua Giản Định phong Ngài làm phó tướng, kiêm Quân vệ thủy bộ, nhưng Ngài đã khước từ, xin vua cho phép trở về chùa xưa tiếp tục tu hành, giáo hóa chúng sinh, xiển dương ngôi Tam Bảo. Nhà vua ưng thuận và ban sắc phong cho Ngài là Linh Thông Hòa thượng Đại vương, lại ban mũ áo, vàng bạc tu bổ chùa chiền, cho Khúc Thủy làm thang mộc ấp. Ngài cảm tạ ơn vua rồi lên đường trở về chùa Khúc Thủy.

Ngày mồng 10 tháng 9, Ngài mở tiệc khao thưởng úy lạo tướng sỹ. Ngày 12 tháng 9, nhân dân Khúc Thủy, Khê Tang làm lễ chúc mừng. Trong lúc yến ẩm, Ngài nói với phụ lão, nhân dân rằng: “Ta cùng các ngươi tình nghĩa sư đồ sâu nặng, không chỉ một ngày, sư đệ chi tình, ngàn vạn năm duyên đó khó có thể phai mờ. Sau này hãy lập miếu để thờ nơi ta lánh nạn nhà Hồ, bởi nhờ thần lực của Phật Tổ ta mới thoát được kiếp nạn. Hai ngôi Phạm Vũ Linh Quang, Trì Long nơi ta tu hành các ngươi phải thường xuyên tu sửa, giữ gìn phụng sự Phật Tổ cho chu đáo. Nơi trước khi ta tới đây dừng chân ngồi nghỉ, hãy lập nhà hội họp, tế lễ, chớ có quên lời”.

Song việc, Ngài giao lại chùa cho các đệ tử trông nom, rồi đem theo một số đệ tử khác ra đi hoằng dương Phật pháp, giáo hóa chúng sinh. Ngài dạo khắp cả Thiền Môn, Tùng Lâm, Thứu Lĩnh, khai sáng ra mười chín ngôi Phạm Vũ ở khắp mọi miền và tiếp độ được mười bốn vị danh tăng thời đó. Một hôm, Thiền sư bảo môn đệ: “Nay ta muốn đến núi Đốn Sơn (Đún Sơn) để thăm viếng phần mộ của Tiên công” (Trần Khát Chân bị Hồ Quí Ly giết hại, mộ táng tại nơi này, được nhân dân lập đền phụng thờ). Đến nơi, Ngài cảm xúc làm thơ rằng:

Nhất bả cương thường trọng thử thân,
Tuyết thù dĩ đắc báo quân thân.
Đốn Sơn, Khúc Thủy lưu thiên cổ,
Hiếu tử trung thần biểu thế nhân.

Dịch thơ:

Một mối cương thường trọng thân này,
Thù nhà nợ nước báo đền ngay.
Đốn Sơn, Khúc Thủy còn giữ mãi,
Tôi trung con hiếu gương sáng thay.

Ngâm xong, bỗng thấy một dải mây ngũ sắc từ trong đền bay thẳng lên không trung, trong khoảnh khắc, trời đất tối đen, mưa to, gió lớn, sấm chớp nổi ầm ầm và Thiền sư biến mất. Hôm ấy là ngày 15 tháng 2. Các đệ tử rất đỗi kinh ngạc, vô cùng kính ngưỡng, than khóc thảm sầu, cùng nhau vào đền thì thấy Ngài đã hiển Thánh, chỉ để lại chiếc mũ Thất Phật và cây thiền trượng. Các đệ tử của Ngài và nhân dân Khúc Thủy rước mũ và thiền trượng về chùa phụng thờ và đặt Thánh hiệu. Sau khi xong việc, họ dâng sớ tấu Vua việc hy hữu này. Vua khen ngợi Ngài là trung nghĩa lương thần và sắc phong mỹ tự, lại truyền cho dân đón rước sắc chỉ mũ áo, ban vàng bạc tu sửa chùa, đình, miếu để sớm tối phụng thờ, phong Khúc Thủy là ấp hộ nhi thang mộc muôn đời huyết thực hương hỏa vô cùng, còn mãi cùng trời đất và ban cho tám chữ vàng “Khúc Thủy nghĩa dân, Mỹ tục khả phong”!

Nhà Trần diệt vong, có người họ Lê, húy Lợi, quê ở sách Lam Sơn, huyện Lương Giang, phủ Thuận Thiên, đất Ái Châu nổi dậy khởi nghĩa, đem ba quân trừ bỏ nhà Hồ, bình định giặc Minh. Khi ấy, Lê Khả (tướng của Lê Lợi) đến chùa Khúc Thủy, đền Khê Tang mật đảo. Sau khi lên ngôi, Lê Lợi (Lê Thái Tổ) đã ban cho chùa mỹ tự: “Vạn Cổ Phúc Thần” (Sáng mãi cùng Nhật Nguyệt), phong Ngài Trần Thông là Linh Thông Phổ Tế Đại vương, cho hai làng Khúc Thủy, Khê Tang cùng phụng thờ.

Vào thời vua Lê Chiêu Tông, nhà Mạc nổi lên cướp ngôi. Đến đời vua Trang Tông, Thái úy Nguyễn công (tự Tích Trung, người Trang Gia Miêu Ngoại, huyện Tống Sơn) khởi binh diệt Mạc, đến chùa Khúc Thủy mật đảo, cầu xin Thiền sư giúp nước. Sau khi lên ngôi, Trang Tông đã gia phong Ngài mỹ tự Huệ Dân. Có thơ vịnh rằng:

Sinh vi Tướng giả, tử vi Tăng,
Vạn cổ trường lưu tại xã dân.
Khúc Thủy, Khê Tang tồn tích tại,
Thiên xuân Miếu Vũ thử trung thần.

Dịch thơ:

Sống là Tướng giỏi, hóa Thánh Tăng,
Muôn thủa tiếng thơm để lại dân.
Khúc Thủy, Khê Tang còn dấu tích,
Nghìn năm Chùa Miếu rạng trung thần.

Ngày sinh, ngày hóa cùng các tiết lễ chính hội, tên húy, tên tự, sắc phong của Thiền sư Trần Thông được ghi trong chính bản. Ngày 15 tháng 5 năm Hồng Phúc 1 (1572), Hàn lâm viện Đông Các học sỹ thần Nguyễn Bính vâng soạn. Quản Giám Bách Thần Chi Điện Thiếu Khanh vâng theo bản cũ tiền Triều viết lại. Ngày 6 tháng 12 năm Tự Đức 3 (1850), các viên chức xã Khúc Thủy kính cẩn sao lục theo chính bản. Ngày 10 tháng 10 năm Thành Thái 1 (1889) các viên chức xã Khúc Thủy cẩn đằng tả theo chính bản. Sau khi Thánh Tổ viên tịch, chùa được tiếp tục truyền nối bởi các bậc Thánh Tổ sư là đệ tử của ngài trong các triều đại phong kiến thời đó và sau này.

Vào cuối thế kỷ XIX đầu XX, thừa lệnh các vua nhà Nguyễn, cha con Tổng đốc Trấn thủ Hà Đông là Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu lại tiếp tục cho đại trùng tu quần thể thánh tích Phật Quang Đại Tùng Lâm một lần nữa. Nhưng than ôi! Dòng thời gian cứ biến đổi vô thường, vận đất nước thịnh suy theo năm tháng, quần thể Thánh tích Khúc Thủy vang tiếng một thời bỗng phút chốc biến thành phế tích của các cuộc chiến tranh tàn khốc.

Tới năm Tân Sửu (1901), đời Thành Thái 13, tháng 5, mùa hạ, toàn thể nhân dân xã Khúc Thủy thành tâm cùng sư trụ trì chùa Linh Quang ra chùa Chân Tiên (Hà Thành) yết kiến Sư tổ Thanh Toàn tự Mẫn Chân. Sư tổ Sơn Hà Thanh Cốc cùng tông phái của Sư tổ Thanh Sùng đưa cụ Thanh Sùng về chùa Phúc Đống nhập tự trụ trì. Khi ấy, trong xã có ông Lưu Hiên làm quan tỉnh xin phép được trùng tu ngôi Tam Bảo. Sư tổ Thanh Sùng trụ trì 24 năm rồi trở về chùa Chân Tiên duy trì mạng mạch chốn Tổ, giao lại chùa Phúc Đống cho đệ tử là Sư tổ Thanh Thứ. Tổ Thanh Thứ có hai đệ tử Thanh Thịnh, Thanh Nhạc. Thanh Thịnh sau đi trụ trì cảnh riêng, Thanh Nhạc ở lại hầu thầy.

Năm 1947, giặc Pháp chiếm đóng vùng này, lập đồn bốt tại chùa Linh Quang (chùa trên) khiến dân chúng ly loạn, thầy trò Sư tổ Thanh Thứ mạng vong, nhân dân đưa đi an táng sau chùa. Sau chiến tranh, không còn ai nhớ được mộ phần cũng như ngày mất của thầy trò Tổ Thanh Thứ. Mãi đến năm 2011, do một đại nhân duyên hy hữu, Đại đức Thích Minh Thanh đã tìm thấy được nơi an táng cũng như ngày huý kỵ của thầy trò Tổ. Kể từ đó, xá lợi của thầy trò Tổ Thanh Thứ được rước về chùa Thắng Nghiêm để nhập tháp và cúng giỗ.

Năm 1948, được sự chỉ đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, Việt Minh về xây dựng căn cứ địa tại Khúc Thủy, lấy chùa Phúc Đống (chùa dưới) làm cơ sở kháng chiến, cử ông Nguyễn Văn Quyết (biệt danh Sư Đê) về trụ trì chùa để củng cố và xây dựng lực lượng chống thực dân Pháp. Từ năm 1949 đến năm 1954, Hồ Chủ tịch giao trọng trách cho Đại tướng Văn Tiến Dũng về chỉ huy căn cứ địa Khúc Thủy, Cự Đà. Đại tướng đã khoác cà sa làm sư để hoạt động cùng Sư Đê tại chùa Phúc Đống. Khi đó, toàn bộ tài sản, đồ thờ cúng của chùa đều được đưa ra phục vụ kháng chiến. Chín gian nhà thờ Tổ được dùng làm trường học cho trẻ em sơ tán, còn hai dãy nhà ngang, nhà bia, gác chuông, gác trống đều bị thực dân Pháp bắn phá.

Hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ tịch, sau 9 năm gian khổ trường kỳ, giặc Pháp đã phải đầu hàng vô điều kiện và rút khỏi Việt Nam. Nhưng sau đó, đế quốc Mỹ được sự tiếp tay chính quyền Ngô Đình Diệm lại tràn vào xâm lược nước ta, chúng ném bom đánh phá miền Bắc, gây bao cảnh tang thương điêu tàn cho dân chúng, ai oán ngút trời. Hồ Chủ tịch lại ra lời kêu gọi “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, toàn dân tộc nhất tề hưởng ứng đứng lên chống giặc ngoại xâm.

Theo sự chỉ đạo của Đảng, ông Nguyễn Văn Quyết (Sư Đê) rời chùa Khúc Thủy đi theo kháng chiến. Năm 1953, Ni sư Đàm Nhân về đèn hương sớm tối trông nom chốn Tổ. Năm 1969, Ni sư Đàm Nhân viên tịch.

Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, chùa Khúc Thủy luôn có các hoạt động gắn liền với sự tồn vong của đất nước. Chinh chiến loạn lạc cộng với ảnh hưởng của hai thời kỳ pháp nạn khiến cho kiến trúc, di vật, tư liệu của chùa bị tàn phá và thất lạc trong dân gian. Hòa bình lập lại, Khúc Thủy chỉ còn lại hai ngôi Tam Bảo là chùa Linh Quang (chùa trên) và chùa Phúc Đống (chùa dưới) song đã xuống cấp nghiêm trọng.

Năm 1956, sau cải cách ruộng đất, hàng trăm bia ký của hai chùa, đình, miếu và Dinh Vua bị tàn phá, bia rùa mang ra làm công cụ đập lúa, sau đó bị phá bỏ, vứt xuống dòng Nhuệ Giang và các ao hồ. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, một pho tượng Phật A Di Đà tạc bằng gỗ mít cao 5m từ thời Lý đã bị phá hủy và đem đốt, giờ chỉ còn duy nhất một góc hậu cung phía tây chùa xây bằng đá ong là di tích có từ thời Lý, chuông Thắng Nghiêm giờ đây cũng không còn cất tiếng.

Năm Quí Sửu (1973), Ni sư Đàm Thủy (Sư Cụ Bé) về chùa đèn hương phụng sự chốn Tổ (đến năm Tân Mùi 2003 thì Ni sư viên tịch). Năm Ất Hợi (1995), do tuổi cao sức yếu không thể gánh vác công việc Phật sự, Ni sư Đàm Thủy cùng nhân dân, chính quyền các cấp và Hòa thượng Thích Quảng Lợi, Trưởng ban Đại diện Phật giáo huyện Thanh Oai, vào chùa Hương Tích cúng chùa Khúc Thủy cho Hòa thượng Thích Viên Thành, Viện chủ Tổ đình Hương Tích đời thứ 11. Năm Đinh Sửu (1997), tháng 2 ngày 2, Hòa thượng Thích Viên Thành cử đệ tử là Đại đức Thích Minh Thanh về đây tiếp nối ngọn đèn thiền. Kể từ đó tới nay, công việc trùng hưng ngôi Phạm Vũ đã và đang được tiến hành nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tâm linh, nghệ thuật kiến trúc Phật giáo cũng như truyền thống của dân tộc.

*

Nhờ sức mạnh tâm linh của Phật tổ và hồn thiêng sông núi đất Việt, làng Khúc Thủy – chùa Thắng Nghiêm vẫn trường tồn qua bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử. Trải dài theo các triều đại phong kiến, trang Khúc Thủy đều được phong mỹ hiệu và lập làm thang mộc ấp, trên dưới cho xây cổng làng, cứ đến 7 giờ tối là đóng và có lính triều đình canh gác. Dân Khúc Thủy không phải chịu sưu thuế, nghề chủ yếu là tằm tang canh cửi và chế biến các món ăn thơm ngon, tinh khiết để tiến cung dâng Vua. Tự hào về mảnh đất quê hương linh thiêng và giàu truyền thống, người xưa đã có thơ rằng:

”Làng ta bé nhỏ xinh xinh
Nơi ăn chốn ở là dinh toàn quyền”.

Kinh Dược Sư ở chùa Thắng Nghiêm, Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới, tịnh lặng cùng thầy Thích Minh Thanh, lắng nghe thiên nhiên cổ vật của vùng đất thiêng kể chuyện, thật hạnh phúc để thấu hiểu một chuỗi sự kiện trãi nghìn năm. Khúc Thủy hiện nay nước đang bị uốn khúc nghẽn dòng, không gian thơm thảo thanh tịnh phải thời gian nữa mới tốt hơn nhưng sự bảo tồn và phát triển đã nhìn thấy như lên non thiêng Yên Tử đón ban mai. Thánh Trần Chùa Thắng Nghiêm là nơi tôi ngộ ra việc đức kết “Nghiên cứu Kinh Dược Sư”. Sức khỏe trí tuệ là căn bản của sự sống con người. An tâm, bồi bổ sinh khí, phòng trị tâm bệnh là chính yếu của triết lý giáo dục, nguyên lý căn bản của Kinh Dược Sư. Sau khi thăm chùa Thắng Nghiêm 2016, tôi đã nhận được nơi đây Kinh Dược Sư và Kinh Phạm Võng, đồng thời có duyên may được gặp thiền sư Thích Phổ Tuệ chùa Giáng ngay trong chiều ấy. Tôi ngộ được sâu xa dấu hiệu và giá trị cao quý của điểm nhấn với bài học lịch sử. Câu chuyện Đức Thánh Trần học ai, ở đâu và khi nào mà đạt được trí tuệ sức khỏe tốt đến vậy? Câu chuyện chùa Thắng Nghiêm xưa và nay với những chứng tích nào? Những thiền sư kinh sách quý cần học và thực hành? Người đời ngưỡng mộ cuộc đời và sự nghiệp Đức Trần Hưng Đạo là Đức Thánh Trần Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương (1228 – 20 tháng 8, 1300), là một nhà chính trị, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, là một trong những đại tướng lừng danh nhất trong lịch sử quân sự Việt Nam là Top 10 vị tướng giỏi nhất lịch sử thế giới Trong sự thật và huyền thoại của Đức Thánh Trần có trí tuệ đặc biệt minh triết trong một sức khỏe cường tráng nội lực mạnh mẽ cân bằng hài hòa Đức Thánh Trần học ai, ở đâu và khi nào mà đạt được trí tuệ sức khỏe tốt đến vậy? Câu trả lời có trong Kinh Dược Sư. Minh triết sống thung dung phúc hậu trước hết phải bồi bổ sinh khí, phòng trị tâm bệnh, học và thực hành Dịch Cân Kinh mà Trạng Trình đã đúc kết. Tôi thốt nhiên nghiệm ra điều đó ở đây và nơi này:

TRẠNG TRÌNH DƯỠNG SINH THI

Tích khí, tồn tinh, cánh dưỡng thần
Thiểu tư, qủa dục, vật lao thân.
Thực thôi ban bảo, vô kiêm vị,
Tửu chỉ tam phân, mạc quá tần
Mỗi bả hý ngôn, đa thủ tiếu,
Thường hàm, lạc ý, mạc sinh xân
Nhiệt viêm, biến trá, đô hưu vấn
Nhiệm ngã tiêu dao qúa bách xuân

Tạm dịch:

Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm.

(GS. Lê Trí Viễn dịch)
Nguồn: Ngày xuân đọc Trạng Trình

UI ĐẾN CHỐN THUNG DUNG

Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (*)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm, ta về còn trọn niềm tin.

AN NHIÊN NƠI TĨNH LẶNG

Thăm người ngọc, nơi xa, vùng tỉnh lặng,
Chốn ấy non xanh, người đã chào đời.
Nơi sỏi đá, giữa miền thiêng hoa cỏ,
Thiên nhiên an lành, bước tới thảnh thơi.

Sống giữa đời vui, giấc mơ hạnh phúc,
Cổ tích đời thường đằm thắm yêu thương.
Con cái quây quần thung dung tự tại,
Minh triết cuộc đời phúc hậu an nhiên.

Xuân Hạ Thu Đông, bốn mùa luân chuyển
Say chân quê ngày xuân đọc Trạng Trình
Ngày ra ruộng, đêm thì đọc sách.
Ngọc cho đời, giữ trọn niềm tin

NỢ DUYÊN
Hoàng Kim

Nợ anh mưa nắng dãi dầu
Em tôi rụng tóc sói đầu nhớ thương.
Nợ em nửa sợi tơ vương
Anh mang vàng đá trãi đường nhân duyên.

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn

NHỚ THÀY NGUYỄN QUỐC TOÀN

Thích Lời Thương Gửi Lại
Lòng Anh Gắn Bó Rồi
Sự Chậm Rãi Minh Triết
Họ Im Lặng Như Núi
Đức Phật Với Cây Xanh


Thiền Sư Lão Nông Tăng
Ban Mai Chào Ngày Mới

Hoàng Kim

Nhớ Thầy Nguyễn Quốc Toàn có lối thẫm thơ văn thật hay. Thầy Toàn đưa ảnh Ông cháu nhà thơ và trích dẫn:   ·

THƠ LÀ GÌ
(22.4.2024)
( tâm sự nhỏ với một người viết)
Bài viết của nhà nhơ, họa sĩ, Nguyễn Quang Thiều
chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam

——————

Một bạn làm thơ hỏi tôi như thế. Tôi không trả lời được dù làm thơ đã mấy chục năm nay. Nhiều khi càng cố định nghĩa thơ thì chúng ta càng xa thơ. Nhà thơ Giải Nobel Octavio Paz đã định nghĩa về thơ chừng khoảng 2 trang sách nhưng vẫn phải dùng ba dấu chấm để nói về sự vô tận của nó.

Một cá nhân nhà thơ định nghĩa về thơ luôn đúng và cũng luôn sai. Đúng vì thơ không có một qui định chung nào và sai vì đó chỉ là cách nhìn của một cá nhân nhà thơ trong khi thơ chọn mọi nhà thơ để sinh ra. Thơ chọn Nguyễn Du để sinh ra và cũng chọn Hồ Xuân Hương để sinh ra. Đặng Đình Hưng là một định nghĩa thơ và Nguyễn Bính cũng là một định nghĩa. Không ai có quyền độc quyền khi định nghĩa về thơ. Giống như một giọt nắng nằm trong lòng tay bạn. Và khi bạn định nắm chặt để giữ giọt nắng ấy cho riêng mình thì nó liền nằm ở ngoài bàn tay bạn.

Theo tôi, đừng cố định nghĩa thơ như định nghĩa một đám mây bay trên bầu trời giống cái gì. Vì mỗi khoảnh khắc bay, đám mây lại đổi thay cho dù vẫn là đám mây ấy.

Nhưng hãy viết và đọc thơ bằng cảm nhận của chính mình và tin vào điều đó.

——————

Ông cháu nhà thơ

Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn
hỏi Kim Hoàng “thơ là gì?”
“Giản dị, sâu sắc, ám ảnh”
Trần Đăng Khoa trong tôi

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-dang-khoa-trong-toi/

An vui cụ Trạng Trình
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Miên Thẫm Thầy Thơ Việt
Ăn cháo nói càn khôn

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/an-chao-noi-can-khon/ & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mien-tham-thay-tho-viet/

“Ngô Cối công danh đạt hết tầm
Lúc nhàn nhìn kính tóc hoa râm
Tranh đua năm tháng ai hơn trước
Sánh với chàng Phan giỏi bội phần”

1
THÍCH LỜI THƯƠNG GỬI LẠI

Thầy Toàn kể chuyện “Đôi bàn tay thần” mà tôi chảy nước mắt. Thầy viết:

“Đôi Bàn Tay thần” “Giáo sư tiến sỹ Trần Văn Khê sinh ra trong một gia đình có 4 đời làm nhạc sỹ. Ông ở Pháp 50 năm, chuyên nghiên cứu, giảng dạy âm nhạc dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, ông đã từng đến 67 quốc gia để giới thiệu và giảng dạy âm nhạc dân tộc Việt. Sau khi nghe ông chơi độc huyền cầm (bầu), một giáo sư người Nhật, bảo “tay trái của ngài tuyệt hay”, ông tươi cười, “thưa ông, vì nó ở bên trái, gần trái tim” .

giaosutranvankhenguoithaynhacviet

Thầy Nhạc Trần Văn Khê

Hầu hết người nghe giáo sư Trần Văn Khê chơi các nhạc cụ dân tộc đều nói, ông có đôi bàn tay vàng. Tui bảo, ông có đôi bàn tay thần. Vàng quý, nhưng thần mới siêu việt và thiêng liêng. Thực sự, tui quá ám ảnh bởi việc ông mổ pháp y, khi đang học năm thứ nhất trường thuốc Hà Nội. Dạo đó (1942) ông ở nội trú, nhưng chơi thân với một anh bạn người Lào tên là Oudom ở ngoại trú. GS Trần văn Khê kể “Oudom thấy tôi siêng năng, đi sớm, nên cho tôi thực tập, phụ anh chích thuốc cho bệnh nhân, ban đầu chích thịt sau đó chích gân, tôi luôn chú ý chọn bịnh nhân có da có thịt để chích cho họ không đau, nhờ vậy mà được bịnh nhân khen “quan mát tay, chích không đau” (lúc bấy giờ, bịnh nhân vẫn gọi thầy thuốc là “quan”)

*

“Một hôm anh Oudom bận việc, biết tôi và Mai Văn Bộ (1) có khả năng, nên giao cho chúng tôi thực hiện phần đầu một ca giải phẩu pháp y, và anh sẽ đến sau. Chúng tôi rất thích thú, vì công việc này chỉ có các sinh viên ngoại trú mới được quyền làm. Nhưng khi xuống trình giấy và nhận thi hài người chết từ nhà xác, chúng tôi lặng người: đó là một cô gái trẻ xinh đẹp chết vì uống phosphore tự tử. Làn da cô trắng mịn, thân hình đầy đặn, da thịt vẫn săn chắc hồng hào, suối tóc xỏa dài, gương mặt thanh thản như đang nằm ngủ. Cả Bộ và tôi đều chùn tay không nỡ cầm dao mổ, rạch một đường dài trên ngực từ cổ xuống, mở rộng vùng bụng ra để cắt những bộ phận bên trong. Chúng tôi bàng hoàng nhìn nhau, nghĩ rằng cô gái này lúc còn sống hẳn phải được biết bao nhiêu người thầm yêu trộm nhớ. Một tạo vật đẹp đẽ của thiên nhiên như thế này, ai là người có cản đảm ra tay hủy hoại đi”.

*

“Nhưng dẫu thế nào đi nữa cũng vẫn phải, làm vì đã lỡ nhận nhiệm vụ. Mai Văn Bộ vẫn còn đứng ngẩn ngơ nên cuối cùng tôi vẫn phải làm cái việc đau đớn ấy. Khi đưa tay rạch đường mổ đầu tiên, tôi có cảm giác như chính mình bị xẻ ra, rồi phảỉ đưa tay banh bộ ngực đẹp đẽ. Chiếc kéo cắt chiếc xương sườn nghe nhói tận tim gan”

*

Người gõ mấy dòng này cứ nghĩ linh hồn người đẹp đã nhập vào đôi bàn tay và trái tim giàu thương cảm của anh sinh viên tập sự Trần Văn Khê. Khiến các ngón đàn của anh sau này trở nên thần diệu mà tui gọi là “đôi bàn tay thần”. Hơi dị đoan, nhưng đấy là ý nghĩ rất thực của tui vậy (1) Ông Mai Văn Bộ về sau là Đại sứ Việt Nam tại Ý) Nguyễn Quốc Toàn.

Kim Notes lắng ghi chú: Thầy nhạc Trần Văn Khê có hai mẫu chuyện khác (ngoài câu chuyện trên, HK) trong hồi ký đời người, tưởng ít liền mạch với cõi tiên, nhưng thật ra lại có giá trị cực kỳ hiếm thấy, Đó là hai chuyện “Mạc Đĩnh Chi thời Trần” và “Tình kỹ nữ Khê Madona” . Mạc Đỉnh Chi đi sứ sang nhà Nguyên, gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:“Thanh thiên nhất đóa vân Hồng lô nhất điểm tuyết Thượng uyển nhất chi hoa Dao trì nhất phiến nguyệt Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!” Dịch nghĩa là: “Một đám mây giữa trời xanh Một bông tuyết trong lò lửa Một bông hoa giữa vườn thượng uyển Một vầng trăng trên mặt nước ao Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!” Tất cả chỉ 29 âm chứ không phải 31 âm để nói việc người vừa mất đẹp và cao quý như thế nào. Một câu chuyện thần tiên thứ hai là “Hạnh phúc giữa đời thường” “Tình kỹ nữ Khê Madona” rất mực xúc động. Thầy Nguyễn Quốc Toàn công phu chép lại. Hoàng Kim xin phép được lưu nguyên văn vào hai trang Thầy nhạc Trần Văn KhêNhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn

Nguyễn Quốc Toàn

1- Hai tập Hồi ký của GS Trần Văn Khê toàn nói chuyện cuộc đời và sự nghiệp của ông, từ khi nằm nôi 1921 cho đến năm 1949 sang Pháp, và 2006 trở về sống ở Việt Nam. Cuối tập 2 là Tình Kỹ Nữ như một chuyện ngắn không dính dáng gì đến những sự kiện trước đó.

2- Trên mạng có nhắc đến Hồi ký Trần Văn Khê, chứ không giới thiệu toàn văn. Cho nên không thể coppy “Tình kỹ nữ” để đưa lên facebook được. Bu tui đành phải gõ từ chữ đầu cho đến chữ cuối trong sách in vậy.

3- Tiêu thuyết diễm tình là nhà văn hư cấu. Còn “Tình kỹ nữ” là GS Trần Văn Khê ghi lại một mẫu nguyên vẹn của cuộc đời mình, khoảng 1951 khi ông vào tuổi 30. Hạnh phúc của con người đôi khi chỉ đơn giản là được làm một người bình thường. Madona ở tít trên cao xanh lòng ngưỡng mộ của người đời. Nàng khẩn khoản xin Trần Văn Khê cho được sống bình thường chỉ một lần trong một đêm. “Em cứ tưởng lòng mình đã chai đá. Ngờ đâu đêm nay em thấy lòng mình xúc động vô cùng. Xin anh cho em được hưởng một đêm trọn vẹn với tình”…May mắn thay, chúng ta đang được sống như những người bình thường phải không bạn Trần Quang Chung ?

TÌNH KỸ NỮ
NQT chép lại 28.7.2023
(Rút trong tập 2. Hồi ký của GS Trần Văn Khê)

***

Nhà hàng Bông Lau đêm nay rất đông khách. Ban nhạc vừa chơi dứt một bản nhạc cho màn trình diễn thoát y của cô Madonna. Được khách mộ điệu thán thưởng, cô trở ra sân khấu chào khách rồi quay vào hậu trường, phấn khởi tươi cười không để ý đến anh hầu bàn đang bưng một mâm thức ăn trên có hai tô cháo gà nóng hổi. Madona vấp phải tấm thảm trải sân khấu, hai tô cháo gà đổ ụp lên bộ ngực trần của cô.

Madona hét lên một tiếng rồi chạy vào hậu trường, hai tay ôm bộ ngực. Mọi người vội vàng xúm lại cấp cứu. Có người đề nghị đổ nước mắm theo cách chữa mẹo của dân gian Việt Nam. Madona vừa không tin vừa sợ mui hôi nên không chịu. Có người bảo tìm pomade trị phỏng nhưng không có sẵn.

Tôi biết được phương pháp trị phỏng rất công hiệu nên lấy trong túi cấp cứu một miếng bông gòn lớn, đổ rượu cồn 90 độ rồi đắp lên ngực cô Madona để rút bớt hơi nóng trên vết phỏng. Chi một lát sau cô reo mừng:

– Nghe mát quá!

Cứ sau năm phút tôi thay bông gòn tẩm rượu cồn khác đắp lên ngực. Sau bốn mươi phút cô Madona tươi cười nói:

– Cám ơn anh quá ! Tôi nghe nhẹ đi nhiều, không còn nóng ran như lúc mới bị phỏng. Anh săn sóc tôi giống như một bác sĩ. Anh có học y khoa không?

– Tôi cười đáp:

– Hồi trước tôi có một người bạn gái khi nấu bánh chưng bị nước sôi bắn lên mặt nhờ đắp rượu cồn 90 độ mà không bị thẹo. Cô ấy chỉ cho tôi phương pháp chữa phỏng này, Và từ đó đến nay nếu lỡ bị phỏng tay chân mình mẩy thì chỉ cần đắp rượu cồn 90 độ mà hết nóng và không bị vộp da.

– Hay quá! Vậy là tôi học được cách trị phỏng rất hay

Cô Madona mặc áo vào, cảm ơn tôi và hôn từ giả, hẹn hôm nào rảnh sẽ mời đi uống cà phê hay ăn cơm với nhau một bữa. Nhưng tôi bận nhiều việc đâu có nhớ chuyện đi uống cà phê hay ăn cơm với cô vũ nữ thoát y.

Bốn tháng sau, một hôm tôi đang đi bộ tại vùng Saint Germain des Pres bổng nghe tiếng gọi:

– Sơn Ca ơi! Sơn Ca !

Tôi vẫn lầm lũi bước vì quên cái tên giả vẫn mang khi đi hát để kiếm tiền ăn học. Nghe tiếng chân chạy theo, tôi dừng lại ngoảnh đầu nhìn, Madona tươi cười nói:

– Tôi gọi gần khan cổ mà anh không nghe. Vô đây uống với tôi một tách cà phê đi.

Madona dẫn tôi vào quán nổi tiếng “Café de Frore”, nơi gặp gỡ của các nghệ sỹ, nhà thơ, nhà văn hay các triết gia theo phái hiện sinh như Jean Paul Sartre, nhà văn Simone de Beauvois, ca sỹ juliette Gréco, nhạc sỹ Joseph Kosma…

– Từ bữa anh chữa phỏng cho tôi đến nay, tôi cố tìm anh để đãi một chầu cà phê hay một bữa cơm mà không đêm nào gặp anh ở nhà hàng Bồng Lai hết.

– Tôi chỉ hát một tuần có hai lần thôi, và hát xong tôi về nhà ngay để ngủ lấy sức

– Nói vậy anh không phải là nghệ sỹ chuyên nghiệp sao?

– Không! Tôi chỉ hát chơi cho vui và để có chút đỉnh tiền đủ ăn cơm Resto – U thôi (tiếng lóng chỉ các quán cơm sinh viên).

– Ủa, anh là sinh viên à?

– Phải tôi còn đang học

– Anh học môn gì ?

– Tôi học hai trường: Sciences – Po Paris và trường Sorbonne

– Tôi nghe nói Sciences – Po là trường của “con ông cháu cha”. Học ra làm ngoại giao hoặc cán bộ cao cấp về hành chánh hay kinh tế phải không ?

– Phải nhưng bây giờ không cần “con cha cháu ông” cũng học được. Miễn là có bằng cử nhơn Luật hay Văn khoa là được vào học năm thứ hai.

– Anh học môn gì ?

– Giao dịch quốc tế

– Để làm ngoại giao hả ?

– Không biết chừng. Nhưng bây giờ còn đi hát dạo ở vũ trường để kiếm tiền độ nhựt như cô đã thấy

– Bữa nay anh đi đâu trên này vậy ?

– Ngày nào tôi cũng đi qua đây. Đường đi học mà. Bữa nay tôi đến trường để ghi tên dự dạ hội thường niên

– Từ trước đến giờ tôi vẫn ao ước được vô phía bên trong trường đí một lần cho biết. Anh dẫn tôi vô chơi được không ?

– Trời ơi cô muốn vô thăm Đại học Sorbonne còn dễ, chớ trường Siences – Po thì dầu cho sinh viên của trường cũng phải trình thẻ mới được vô. Nam sinh viên phải thắt cà vạt, nữ sinh viên phải mặc váy. Nói vậy chớ tôi có thể dẫn cô vô chơi một chút, vì đặc biệt hôm nay trường xả giàn cho mọi người đến ghi tên dư Dạ hội.

– Hay quá, mình đi ngay nhé! Thật là bất ngờ mà mộng của tôi đã thành !

Madona trả tiền cà phê xong hỏi:

– Mình đi tắc xi hay đi xe bus lại trường ?

– Đi xe bus thì chỉ có một trạm la đến Saint Guilaume. Gần xịt! Mình đi bộ năm phút là tới nơi.

Madona thích chí rảo bước rất nhanh. Trước cổng trường có người gác cửa mặc đồng phục như trong các cơ quan lớn của Nhà nước, tôi trình thẻ sinh viên và nói

– Cô này là bạn sẽ cùng dự dạ hội với tôi. Cô vào đây để ghi tên

Madona rất thích, nhìn bảng ghi thời khóa biểu của các phòng học. Sinh viên ăn mặc rất sang, lịch sự, đi đứng nghiêm trang không xô bồ xô bộn như các trường đại học thường

– Đêm Dạ hội anh sẽ đi với ai ?

– Chưa biết. Tôi có ba cô bạn đều ngỏ ý muốn đi với tôi. Ai tới trước tôi sẽ đi với người đó

– Tôi tới trước hơn các cô đó nữa. Anh có bằng lòng cho tôi đi với anh không?

– Cô đi làm mỗi đêm đi sao được

– Thì bỏ một đêm đi chơ có sao

Tôi cũng thấy thích vì cô này đã đẹp lại khiêu vũ rất hay. Tụi ban sẽ “lé” mắt hết. Nhưng tôi lại ngây thơ nói:

– Đi với cô thì tôi rất vui, nhưng hôm đó những người đi Dạ hội đều phải mặc lễ phục, toàn “robe de soi ree” (áo dài Dạ hội) chớ mặc áo thường không được vào

– Anh khỏi lo. Tôi tuy khiêu vũ thoát y chớ cũng có sẵn hàng tá áo Dạ hội thứ sang. Anh muốn màu nào tôi cũng có cả.

– Tôi thì phải mượn áo đuôi tôm (habit), áo sơ mi cổ cứng, ngực cứng có hồ bột.

– Anh bằng lòng cho tôi làm “cavaliere” (bạn gái khiêu vũ) của anh không ?

– Rất hân hạnh được một “partenaire” đẹp và khiêu vũ một cây như cô. Nhưng ghi tên Madona ai cũng biết danh cô là vũ nữ thoát y thì chắc không tiện

– Tên thật của tôi là Michelle

– Còn tôi tên thật là Khê

– Hay quá! Vậy thì không phải Sơn Ca đi chơi với Madona, mà Khê đi chơi với Michelle.

– Vừa ghi tên xong, hai cô bạn của tôi đến hỏi:

– Ai sẽ được đi với anh hôm dạ hội?

– Xin giới thiệu Michèle, bạn của tôi.

– Hân hạnh.

– Hai cô sinh viên ngạc nhiên nhưng cũng lễ phép chào Michèle. Cô nghiêm túc đáp lễ:

– Xin hân hạnh.

– Ra khỏi trường Siciences-Po, Madona hôn lên má tôi hai lượt và nói:

– Tôi chẳng biết nói gì hơn hai tiếng đa tạ. Đa tạ anh Sơn ca, à không, anh Khê, đã và sẽ cho tôi sống trong một đêm huyền thoại. Tôi trông cho mau đến ngày dạ hội. Hôm đó anh cứ ngồi nhà, tôi sẽ đi taxi đến đón anh.

– Chiều hôm ấy tôi mặc bộ áo đuôi tôm ngồi đợi trên căn phòng nhỏ của khách sạn nơi đang ở. Bỗng bà chủ gọi tôi:

– Ông Khê ơi! Có một bà sang trọng lắm, nói là đến đón ông Khê đi dự dạ hội. Chắc bà này lộn địa chỉ. Ông xuống xem có phải người quen hay không?

– Tôi đi bộ xuống lầu vì khách sạn không có thang máy. Vừa thấy tôi bà chủ hết hồn, mở mắt tròn xoe:

– Ông đi đâu mà mặc lễ phục, điệu quá sức?

– Đi dự dạ hội sinh viên trường Chánh trị.

– Bà chủ thường ngày thấy tôi ăn mặc giản dị, thậm chí có phần hơi lôi thôi xốc xếch. Tôi chỉ có hai bộ đồ, bộ lôi thôi để đi học ở Sorbonne, vì đến đó mà ăn mặc diện, bạn bè ngạc nhiên và dòm ngó. Bộ đồ “bảnh” hơn để bận khi đi học trường Chánh trị. Nên bà chủ không thể tưởng tượng anh chàng bần sĩ hôm nay lại diện áo đuôi tôm với sơ mi cổ cứng, thắt nơ đen, đi giày da láng.

– Michèle nói đùa:

– Xin mời hoàng tử của tôi lên xe!

– Tôi mở cửa cho cô theo phong tục người Pháp, rồi lên ngồi bên cô mà có cảm giác như đang sống trong một câu chuyện thần tiên.

– Tới trường Siciences-Po, vừa bước vô các bạn đồng học của tôi chạy lại hỏi:

– Đào nào đẹp quá vậy?

– Giới thiệu với các bạn cô Michèle, Cavalière của tôi đêm nay.

– Michèle lộng lẫy trong lớp áo dự dạ hội hở ngực, cô có bộ ngực đẹp, nhờ vậy mới được các nơi mời vũ thoát y. Tóc cô như suối chảy hai bên vai, chân đi giày cao gót nhung đen, mặt luôn tươi cười. Cô là một trong những thiếu nữ xinh đẹp nhứt trong đêm dạ hội. Các bạn đồng học chọc tôi:

– Có sổ khiêu vũ không? Cho tôi ghi tên để đưa cô bạn của anh đi vài bản.

– Bỗng nhiên tôi được “làm chủ” một bông hoa đẹp, ai muốn khiêu vũ với cô phải đến xin phép:

– Chẳng hay anh có cho phép tôi khiêu vũ với cô bạn bản nhạc này không?

– Tôi vui vẻ trả lời:

– Xin mời anh tự nhiên.

– Sau đó anh bạn hỏi Michèle:

– Mà cô cũng vui lòng chớ?

– Michèle tươi cười quay đầu nhìn tôi, đôi mắt như hỏi:

– Anh có bằng lòng không?

– Tôi mỉm cười gật đầu và Michèle rời bàn ra sân khiêu vũ.

– Tôi khiêu vũ với Michèle trong những điệu vasle, boston, rumba, tango, slow cho đến khi dạ hội bế mạc. Michèle nói nhỏ với tôi:

– Cô Lọ Lem này trở lại kiếp sống lọ lem.

– Michèle nhắc lại chuyện thần thoại của Pháp: cô Cendrillon được tiên hóa phép cho biến thành công chúa, gặp được hoàng tử, sau đó trở lại kiếp sống của một cô gái quê.

– Tôi tươi cười hỏi cô:

– Madona, à không, Michèle đi chơi hôm nay có vui không?

– Không phải chỉ vui thôi, mà em tận hưởng từng giây từng phút được sống như một người con gái bình thường, được mọi người kính nể, chiều chuộng một cách lịch sự, điều mà từ lâu em không hưởng được, dầu trong đôi ba phút. Lúc nào em cũng chỉ là một món đồ chơi, ai có tiền cứ vung ra là mua được, người ta dùng mà khi dễ, coi thường mình.

– Người ta đến xem em khiêu vũ, cũng có người vì nghệ thuật chớ?

– Nghệ thuật gì lối vũ thoát y ấy? Họ chỉ chú ý xem bộ ngực mình có đẹp không, cử chỉ khêu gợi nhiều hay ít, đôi mắt mình lẳng lơ, nụ cười có quyến rũ không. Người ta đến với mình như “con đực” tìm “con cái”. Em quen với nếp sống đó đến nỗi không còn nhớ một người bình thường sống như thế nào. Chiều nay, có thể nói bỗng nhiên em trở thành một cô gái thanh lịch, xinh đẹp, bạn của một sinh viên trường Chánh trị. Ai muốn khiêu vũ với em phải xin phép anh, hỏi ý em, chớ không phải chỉ quăng tiền ra hay mời uống champagne là được. Chiều nay em không bán sắc đẹp của mình, em không có cảm giác là một món đồ chơi cho bọn đàn ông. Cảm giác này rất lạ, rất hấp dẫn và làm cho em xúc động vô cùng. Xin cảm ơn anh đã dùng chiếc đũa thần làm cho em được sống mấy tiếng đồng hồ cuộc đời của một người con gái bình thường yêu thích khiêu vũ, chớ không phải một vũ nữ bị bắt buộc phải nhảy múa cho thiên hạ mua vui.

– Em cũng cho tôi được niềm vui là đi chơi với một người đẹp khiêu vũ tuyệt vời. Chiều nay em cũng như tôi không sống trong không khí ồn ào náo nhiệt của những tiệm rượu “hộp đêm”, mình sống trong cuộc đời thật của mình.

– Nhưng chỉ có anh sẽ trở về cuộc sống thật của anh. Đi hát đối với anh là một phương tiện tạm thời để có tiền đi học. Còn em từ ngày mai trở lại cuộc sống thật của mình lại là một đời sống “giả tạo”. Đêm nay chỉ là một giấc mơ tuyệt đẹp. Vì vậy, em đề nghị anh cho em kéo dài giấc mơ này đến lúc trời sáng. Em muốn mời anh về nhà em uống một ly rượu, để em được có cảm giác là một cô gái bình thường đi chơi với một người bạn trai.

– Tôi an ủi:

– Dầu em là vũ nữ thoát y đi nữa, sau khi làm xong việc, em cũng có thể là một cô gái “bình thường” vậy.

– Michèle thoáng buồn:

– Đã thoát y là không bình thường rồi. Đem cái đẹp của cơ thể khoe với mọi người, thì trong số khán giả sẽ có người muốn thưởng thức lâu hơn, gần gũi hơn với cái đẹp của cơ thể đó, họ lại sẵn tiền mua vui trong chốc lát. Cách làm ra tiền dễ dàng như vậy, không nặng nhọc bao nhiêu, có vũ nữ nào đủ can đảm từ chối để phải chịu nghèo? Thì lối sống đã không bình thường lại càng tiếp tục không bình thường.

– Tôi im lặng không trả lời. Michèle hỏi:

– Nghe nói vậy chắc anh sợ, không thích hay không muốn đến nhà em đêm nay phải không?

– Tôi do dự vì không bao giờ có ý nghĩ tìm hoa trong một đêm vui.

– Anh đứng quên đêm nay em là Michèle, đi dự dạ hội với Khê, một sinh viên trường Chánh trị, chớ không phải Madona, vũ nữ thoát y tại nhà hàng Bồng Lai. Michèle nài nỉ anh cho kéo dài được giấc mơ huyền diệu chớ không phải anh tỏ tình hay “tán tỉnh” bạn gái đâu mà ngại.

– Tôi chưa trả lời Michèle đã nói tiếp:

– Đến với em là anh có lòng nhân, để cho em hưởng thêm cái vui khó kiếm được trên đời. Mà em cũng chỉ muốn mời anh đến uống ly rượu thôi, rồi anh về liền cũng chẳng muộn.

– Tôi sang Pháp đã hơn hai năm mà không bao giờ có ý nghĩ hoặc có dịp đi chơi với một vũ nữ thoát y như vậy. Thấy Michèle thật tình và tha thiết mời, tôi dè dặt nói:

– Được, tôi sẽ về nhà uống với em một ly rượu rồi chúng ta chia tay.

– Xe taxi chở chúng tôi về một căn nhà rất xinh, có thể nói là rất sang trọng gồm hai buồng. Bàn ghế, giường tủ đều cùng một màu, ghế bành, ghế dài bằng da, sàn lót moquette màu hồng lợt. Có máy truyền hình lớn và máy nghe dĩa rất tối tân. Michèle lấy một chai champagne bỏ vào thùng có những viên nước đá đập nhỏ và lấy hai ly thủy tinh màu trắng trong, có chân cao, đặt trên bàn nhỏ rồi hỏi:

– Anh thích nghe nhạc cổ điển hay nhạc khiêu vũ? Hỏi vậy chớ nhạc khiêu vũ vừa nghe suốt mấy tiếng đồng hồ chắc anh đã ngán rồi. Em cũng vậy, lúc làm việc nghe toàn nhạc khiêu vũ, về tới nhà nghe một dĩa nhạc cổ điển thấy khỏe người. Anh có thích bài “Bản nhạc đêm trăng” (Sonate au clair de la lune) của Beethoven không?

– Tôi rất thích bài này. Mà đêm nay cũng là đêm trăng.

– Michèle mở cửa sổ. Ánh trăng lúc ba giờ khuya vẫn còn sáng bên ngoài. Cô đặt dĩa hát, cho máy chạy rồi tắt bớt đèn trong phòng để ngắm trăng. Thật là thơ mộng. Tiếng đờn piano nhỏ nghe rất rõ trong đêm khuya, Michèle không ngồi trên ghế mà ngồi trên thảm trải sàn bên cạnh tôi, dựa lưng vào chân của tôi và nói:

– Ta hãy nghe nhạc và đợi cho rượu lạnh một chút. Anh cho em hưởng cái thú được đi chơi với một người tình, dầu chỉ thoáng qua rất mau, rất đột ngột, với một người chỉ quen biết sơ trong mấy buổi làm việc chung tại nhà hàng Bồng Lai và chỉ khiêu vũ với nhau trong một đêm dạ hội. Đêm nay, không phải em đưa khách về đây vì khách đã bỏ tiền ra mua em, mà em mời một “hoàng tử” đã biến em thành một cô gái thích vui chơi, thích khiêu vũ, thích uống rượu vì tình. Thú thiệt, hôm em bị phỏng ở ngực, anh ngồi săn sóc trong vòng nửa tiếng đồng hồ, lắp bông gòn tẩm cồn lên ngực em, mà trong ánh mắt anh, trong mọi cử chỉ của anh không có gì sỗ sàng hay thèm muốn của một người đàn ông đứng trước một phụ nữ khỏa thân, trái lại anh có cử chỉ của một bác sĩ trước một bịnh nhân. Hôm đó em đã có cảm tình với anh, tuy chỉ thoáng qua thôi. Ai ngờ hoàn cảnh xui khiến cho em gặp anh trước quán cà phê, rồi cùng anh đi vào trường Chánh trị, vào một “cấm địa”, rồi lại được đi chơi với anh gần trọn một đêm. Anh có nghĩ rằng đó là do tiền định (prédestiné) không?

– Người Trung Hoa và người Việt chúng tôi thường nói: “Nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định”, nghĩa là một miếng ăn miếng uống đều được tạo hóa định từ trước. Chúng mình gặp nhau đúng là do tiền định mà cũng có thể gọi là duyên. Chữ prédestiné em dùng có thể dịch là duyên.

– Rượu đã đúng độ lạnh rồi, ta hãy nâng ly!

– Michèle khui champagne, nút chai bung ra với một tiếng nổ to. Cô cười nói:

– Tiếng nổ kêu như một nụ hôn ( Ca claque comme un baiser!). Vậy là em phải hôn anh một cái.

– Chưa kịp trả lời, cô đã đến bên nghiêng đầu hôn lên môi tôi. Rồi cụng ly uống một hơi. Tôi cũng cạn ly. Tôi nghe hơi ngà ngà vì rượu, vì đêm trăng vì cái hôn đột ngột, vì tiếng nhạc êm êm. Tôi đang nghĩ mình nằm mơ thì nghe Michele thủ thỉ bên tai:

– Khê ơi từ rất lâu chưa có đêm nào em thèm được yêu đương như đêm nay. Em cứ tưởng lòng mình đã chai đá. Ngờ đâu đêm nay em thấy lòng mình xúc động vô cùng. Xin anh cho em được hưởng một đêm trọn vẹn với tình. Ở lại đây với em đêm nay nghe anh?

– Tôi do dự và e ngại không trả lời.

– Michelle nói tiếp:

– Anh ơi, chắc anh nghĩ rằng em là hạng buôn hương bán phấn còn anh là một thư sinh chớ không phải khách tìm hoa. Anh lại còn lo ngại cho sức khỏe của anh, nhưng anh an tâm, em thuộc về hạng “làng chơi thượng lưu” rất cẩn thận cho người và cho mình.

– Cô lấy tờ giấy khám bịnh cách đó hai hôm đưa cho tôi xem và nói:

– Nếu anh không tin em lành mạnh, em còn có những cách dự phòng khác, nói vậy để anh yên lòng. Nhưng em xin anh tạm quên trong giây phút rằng em là một gái làng chơi, quên Madona đi, để em hoàn toàn là Michèle, đang sống trong mộng đẹp. Chỉ vài tiếng đồng hồ nữa, khi trời sáng, thì em sẽ tỉnh giấc mơ và anh sẽ trở lại cuộc sống thực tế.

– Michèle vừa nói vừa nắm tay tôi để nhẹ lên má của nàng, đầu nàng dựa lên đầu gối tôi. Tôi cũng thấy lòng lâng lâng xúc động trước những lời nói chân tình. Bên ngoài ánh trăng dìu dịu, trong phòng tiếng nhạc êm tai, rượu nồng ấm ngực, tôi như đang chơi vơi trong giấc mộng. Michèle dìu tôi vào phòng tắm, cởi áo đuôi tôm, sơ mi cổ cứng rồi khoác vào người tôi chiếc áo kimono của nàng và nói:

– Anh tắm cho mát và để tỉnh rượu, mặc dầu anh chưa say.

– Sau đó, Michèle cũng thay áo ngủ và dìu tôi vào chiếc giường đôi có drap màu xanh nhạt. Đêm đó tôi đã trải qua một đêm tình lạ lùng bất ngờ và vô cùng thú vị…

– Trời đã sáng nhưng nhờ tấm màn màu xanh sậm, ánh nắng không lọt vào phòng Michèle. Tôi đang say ngủ thì được hôn nhẹ trên mặt và nghe một giọng nói âu yếm:

– Chín giờ sáng rồi. Em dậy trước xuống mua bánh croissant và pha cà phê cho anh. Anh thích uống trên giường hay ra ngoài phòng ăn?

– Tôi không quen ăn sáng trên giường như người Pháp nên đề nghị qua phòng ăn. Nhìn lại mình đang mặc áo kimono của đàn bà, tôi cười:

– Hôm nay đến chín giờ sáng mới dậy, ở trong nhà thì mặc áo kimono đàn bà, chút nữa mặc áo đuôi tôm ra đường, như vậy coi có chướng không? Người ta sẽ đoán biết đêm qua anh chàng này “theo gái” không kịp về nhà thay đổi xiêm y.

– Michèle cũng cười:

– Hoàng tử của em đừng ngại. Em sẽ cho mượn một áo mưa bằng cao su, thứ pèlerine che cả thân mình anh.

– Trời nắng chang chang mà mặc pèlerine?

– Không sao, em sẽ gọi taxi đến trước cửa. Anh chạy mau ra chui vào ngồi trong, ai thấy mà sợ?

-Thì có sợ cũng không thể làm khác hơn.

– Trước lúc chia tay, em xin hôn anh một lần nữa để cám ơn anh đã cho em một đêm sống như người “bình thường”, trong một giấc mơ cực đẹp.

– Rồi Michèle đắm đuối nhìn tôi và nói nhẹ như hơi thở:

– Chẳng biết có lúc nào đó chúng mình có thể gặp nhau lại nữa không anh?

– Im lặng trong vài phút vì xúc động, tôi trả lời:

– Theo tôi nghĩ chúng ta không nên gặp nhau nữa. không thể nào tìm lại được tâm trạng của chúng ta và không khí như đêm vừa qua. Mộng đẹp không bao giớ trở lại hai lần trong đời. Tốt hơn chúng ta xem những gì đã xảy ra đêm qua như một câu chuyện thần tiên và kỷ niệm đẹp ấy sẽ còn mãi mãi trong lòng của chúng ta. Thôi, vĩnh biệt em.

– Michèle thẫn thờ gật đầu chấp nhận mà hai mắt đẫm lệ.

– Xe taxi đến rồi. Tôi và Michèle xiết chặt tay, lặng nhìn nhau trong giây lát rồi chia tay. Từ đó chúng tôi không bao giờ còn gặp lại nhau nữa.

Nguyễn Quốc Toàn ảnh Sapa 2013

anh Toàn và các mế

2
LÒNG ANH GÁN BÓ RỒI

Nhớ thơ thầy Nguyễn Quốc Toàn
Lời thương lắng đọng muôn vàn tài hoa
Thơ người hay chính lòng ta
Ai người tri kỷ, ai là tri âm? .


Em hỏi Tết này anh có vui,
có ôm hoa đẹp tặng cho người?”
Chao ôi hoa đẹp thì anh để,
tặng chính lòng anh có vậy thôi”


Cô gái Mèo xinh yêu khèn đấy,
nhưng nàng đâu tính chuyện về xuôi,
người ta là của người ta cả,
anh có lòng anh gắn bó rồi”


Hoàng Kim
@nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn

3
SỰ CHẬM RÃI MINH TRIẾT

Chậm rãi học cô đọng
Giản dị văn là người
Lời ngắn mà gợi nhiều
Nói ít nhưng ngân vang .

Đường xuân đời quên tuổi
Trà sớm nhớ bạn hiền
An vui cụ Trạng Trình
Thung dung đời quên tuổi

Chín điều lành hạnh phúc
Ngày mới bình minh an
Minh Lệ mãi trong tôi
Ban mai chào ngày mới


Hoàng Kim 
https://hoangkimlong.wordpress.com

4
HỌ IM LẶNG NHƯ NÚI

Tỉnh thức học tinh hoa
Lặng lẽ hành thiện lành
Sự chậm rãi minh triết
Họ im lặng như núi

Hoàng Kim 
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-mai-chao-ngay-moi/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/su-cham-rai-minh-triet/

5
ĐỨC PHẬT VỚI CÂY XANH

Gọn gàng và tuyệt hay
Phép bất nhị nhất nguyên
Thuận tự nhiên phúc hậu
Chỉ tình yêu ở lại
Tỉnh thức cùng tháng năm
Sự đọc là ngọc quý.


Hoàng Kim
@Thầy Toàn có lối đọc thẩm định thật đáng nể trọng như lối đọc sách này https://thuvienhoasen.org/…/l8AbZJ1G0Q…/duongvanminh.pdf

Nguyễn Quốc Toàn (16.11.2022) viết: Xưa nay, các thái tử được sinh ra trong cung vàng điện ngọc, bên cạnh những người hầu tận tụy trong hoàng cung. Riêng thái tử Tất đạt đa – sau này là đức Phật Thích ca được chào đời trong vườn Lâm tì ni của nước Ca tỳ la vệ. Mẹ ngài – hoàng hậu Ma da trên đường về thăm quê bỗng chuyển dạ. Trong tư thế đứng, hai tay níu chặt cành cây vô ưu, người mẹ sinh con trai trong rừng cây xanh tốt, hoa lá vẫy chào”.

*

Đến năm 29 tuổi, thái tử giả từ hoàng cung, đi tìm con đường giải thoát chúng sinh. Ngài bỏ ra 6 năm đi vào rừng sâu, tu học với các nhóm khổ hạnh. Với người Ấn Độ 2500 năm trước, quan niệm càng khổ hạnh, hành xác, càng giảm được tội lỗi để giải thoát. Tuy nhiên chỉ ăn mỗi ngày một hạt vừng, sức khỏe của thái tử ngày một kiệt quệ, có nguy cơ chết đói. Ngài mô tả tình trạng này trong kinh Trung bộ như sau: “ Vì ta ăn ít mỗi ngày nên cơ thể ta trở nên hết sức gầy yếu. Tay chân ta như các lóng tre khô đầy khúc khuỷu…xương sườn ta lộ rõ như rui cột của ngôi nhà đổ nát…da đầu ta khô héo nhăn heo như trái mướp đắng được cắt đem phơi nắng, khô héo, nhăn nheo…”

*

Thái tử Tất đạt đa nhớ lại một sự kiện lạ lùng thuở ấu thơ. Lúc đó, phụ vương ngài chủ trương khuyến nông, thân hành xuống cày ruộng, còn thái tử ngồi dưới bóng cây Diêm phù (1) và đột nhiên nhập vào một trạng thái ly dục, ly bất thiện pháp, một trạng thái thiền định, đi kèm với tầm, tứ, hỷ, lạc (2). Nay nhớ lại, ngài tự hỏi, phải chăng thiền định là con đường đi đến giác ngộ ??

*

Thái tử Tất Đạt Đa bỏ hẳn lối tu khổ hạnh, và trở lại cuộc sống bình thường. Ngài nhập định suốt 49 ngày đêm dưới bóng cây assatha (3), với bốn giai đoạn thiền. Vào đêm thứ 49 ngài ngộ được tam minh. Với “Túc mạng minh” ngài bình tâm hồi tưởng các tiền kiếp. Với “Thiên nhãn minh” ngài vượt trí phàm tục. Thấy được mọi người sẽ được tái sinh vào cõi lành hay cõi dữ tùy theo hạnh nghiệp của mình. Với “Lậu tận minh” ngài đã hoàn thành đời phạm hạnh, những gì cần làm ngài đã làm xong, không còn tái sinh nữa. Đêm ấy, năm 528 trước CN, thái tử Tất đạt đa trở thành đức Phật, đấng giác ngộ tỉnh thức, được giải thoát ngoài vòng luân hồi sinh tử.

*

Đọc thêm kinh Đại Bản (trang 21, 22) của đức Phật, ta biết về sự thành tựu của 7 vị Phật thời quá khứ dưới 7 loại cây xanh :

– Ngài Tì bà thi thành Phật dưới gốc cây ba ba la

– Ngài Thi khí thành phật dưới gốc cây phân đà lị

– Ngài tì xá bà thành phật dưới gốc cây sa la

Ngài Câu lâu tôn thành phật dưới góc cây thi lị sa

– Ngài Câu na hàm thành phật dưới gốc cây ô tam bà la

– Ngài Ca diếp thành Phật dưới gốc cây ni câu luật

– Ngài Tất đạt đa thành Phật Thích ca dưới gốc cây asshatha (bồ đề)

*

Ở tuổi 35, ngài đi thuyết pháp khắp xứ Nê Pan và Ấn Độ trong 45 năm, với 6000 bản kinh. Tất cả được ngài truyền giảng trong rừng cây xanh. Chẳng hạn, kinh “Pháp môn căn bổn” ngài thuyết giảng cho các Tỷ kheo trong rừng Subhaga dưới gốc cây Sa la vương. “ Kinh Tư Lượng” ngài thuyết giảng trong vườn Lộc Uyển. “Kinh lá rừng” được ngài thuyết giảng trong rừng cây Samsapà. Ngài nhặt hai ngọn lá Samsapà khô dưới đất để minh hoa cho bài kinh của mình, chứ không ngắt lá xanh trên cây. Chi tiết đó, tượng trưng thuyết “Y Chánh bất nhị” của đức Phật . Y Chánh gồm Y báo và Chánh báo. Y báo là môi trường sống của con người, trong đó có rừng cây xanh. Chánh báo là nhân loại. Con người và cây rừng không phải một, nhưng không thể là hai. Nếu tàn phá hủy hoại cây rừng là con người tự tàn phá chính mình.

*

Năm đức Phật 80 tuổi, ngài đến vùng Kusinàrà. Tại đây ngài nằm nghỉ trong cánh rừng sala đang nở hoa. Ngài từ giả cõi tạm, các đệ tử tiến hành lễ trà tỳ, tiễn biệt ngài vào cõi Niết bàn. Thái tử Tất đạt đa duyên nợ với cây xanh từ lúc chào đời dưới tán cây vô ưu, thành Phật dưới tán cây Assatha (bồ đề) và nhập niết bàn trong rừng cây Sala.

———————–

1) Diêm phù: Còn gọi là cây Jambu, tượng trưng đất nước Ấn Độ

2) Đầy đủ là: Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Năm thiền chi trong các tầng thiền. Trong sách Đức Phật lịch sử, tác giả Schumann không nói đến “nhất tâm”

3) Assatha: Sau khi thái tử thành Phật, cây này có tên bồ đề – sự giác ngộ.

——————————–

Cây vô ưu. Hoàng hậu Ma da đứng vịn vào loài cây này khi sinh hạ thái tử Tất đạt đa, năm 563 trước CN

PHÉP BẤT NHỊ NHẤT NGUYÊN

Phép bất nhị
Nguyễn Quốc Toàn

FB NQT 18.6.2022

(Statut này là comment của bu bên trang thầy Van Pham. Đã có sửa chữa chút ít)

1- Bất nhị tức là không hai, là một, là nhất nguyên. Thầy Nhất Hạnh nói trong sách Đập vở vỏ hồ đào: “Khoa học còn đang vùng vẫy để thoát ra khỏi cái nhìn nhị nguyên: sinh – diệt, có – không, thành – hoại, tới- đi, trong – ngoài… Nếu Einstein có thuyết Tương Đối Luận thì Long Thọ có Tương Đãi Luận. Tương đãi có khác với với tương đối. Trong tuệ giác của đạo Phật, cái này có mặt vì cái kia có mặt, cái kia không có mặt thì cái này cũng không. Vì ngắn cho nên mới có dài, vì có cho nên mới có không, vì sinh cho nên mới có diệt, vì nhơ cho nên mới có sạch ,vì sáng cho nên mới có tối. Ta có thể vượt thoát cái thế tương đãi để đi tới cái thấy bất nhị” (trang 6)

3- Tư duy bất nhị (nhất nguyên) xuất phát từ Trung quán tông, một trường phái Đại thừa được Long Thụ (TK II, sau cn) và Thánh Thiên (học trò Long Thụ) thành lập. Tông này có ảnh hưởng lớn tại Ấn Độ, Trung quốc Tây Tạng và Việt Nam. Tên gọi Trung quán tông dựa trên quan điểm “Trung quán”. (trung là điểm giữa, quán là xét thấu, nghĩ thấu. Cũng như trước đây thái tử Gotama bỏ cực đoan hành xác, bỏ cự đoan hưởng thụ, để bước vào trung đạo – Con đường ở giữa, và thành Phật)

Long thụ cho rằng mọi mô tả về sự vật đều không đúng, và sư nêu rõ tính ảo giác và tương đối của sự vật, vì tất cả mọi việc dựa lên nhau mà thành (12 nhân duyên)

4- Đáng lưu ý, Trung Quán tông là một môn phái Đại thừa nhưng Ngài Long Thụ tuyệt đối không dẫn ra bất cứ một kinh đại thừa nào trong quá trình lập thuyết, ngài chỉ dùng một số kinh nguyên thủy do Phật Thích ca thuyết như:

• Kinh Bản Pháp ( Mùlapari yàya suta)

• Kinh Tạp A Hàm 456

Hai kinh trên cho ta thấy cái sáng có là nhờ cái tối, cái sạch có là nhờ cái nhơ, cái không gian có là vì có cái vật thể, cái không có là nhờ vái có, cái diệt có là nhờ cái sinh. Đó là những câu kimh làm nền tảng cho tuệ giác tương đãi

• Kinh Kaccàyangota (tên một tu sĩ) cho ta biết người đời phần lớn đang bị kẹt vào hai ý niệm có và không.

5- Tuệ giác bất nhị cho ta thấy tinh thần và vật chất chỉ là một. Con người phải tiêu thụ một số vật chất đủ để tạo nên một tinh thần mạnh mẽ, sáng suốt. Khoa học đã chứng minh được dao động sóng và dao động hạt cùng tồn tại trong tia sáng mặt trời. Luận thuyết Trung quán tông cho người mới học Phật gồm 6 Phẩm với 108 bài kệ. Kệ đầu tiên có tên là kệ bát bất (8 cái không) còn gọi kệ tán Phật

Bất sinh diệc bất diệt
Bất thường diệc bất đoạn
Bất nhất diệc bất nhị
Bất lai diệc bất xuất

Năng thuyết thị nhân duyên
Thiện diệt chư hí luận
Ngã khể thủ lễ Phật
Chư thuyết trung đệ nhất

Tức là
Không sinh cũng không diệt
Không thường cũng không đoạn
Không một cũng không khác
Không đến cũng không đi

Tuyên thuyết pháp nhân duyên
Dập tắt mọi hí luận
Con cúi đầu lạy phật
Bậc đạo sư tuyệt vời

5- Bốn câu đầu tiên có bốn chữ “không”, không từng cặp đối ngẫu là bất nhị, chính là nhất nguyên vậy.

*

Tiếng Việt lung linh sáng
Đối thoại với Thiền sư
Lên Việt Bắc điểm hẹn
Quảng Bình nôi địa linh
Ngôn ngữ văn hóa Việt
Hoa Đất thương lời hiền

THIÊN NHIÊN VỚI CON NGƯỜI
Hoàng Kim


Thiên nhiên là bà mẹ của cuộc sống chúng ta. Đến với thiên nhiên, chúng ta được tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí an lành. Tôi thật yêu thiên nhiên nên đã sớm ngộ ra được bài học vô giá này của Lê Quý Đôn tinh hoa “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”

Cuộc đời Lê Quý Đôn dù bận rộn đến đâu, ông vẫn lưu tâm công trình chính với ghi chép nhỏ. Các ghi chép nhỏ này lưu lại điều ông thật sự tâm đắc, mắt thấy, tai nghe, hoặc ông xâu chuỗi các điều sâu sắc. Kiến văn tiểu lục (12 quyển), là những ghi chú nhỏ của Lê Quý Đôn (mà tiếng Anh ngày nay gọi là Notes), và ông đã lưu lại ngay điều không nỡ quên này.

Thiên nhiên với con người chi phối mạnh mẽ nhất tới quy luật nhân quả cuộc sống con người. Tôi tích hợp bài ‘Đức Phật với cây xanh’ (mời xem hộp trích dẫn) Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn và VN-FOOD-PARADISE, với việc trích dẫn bài ‘Thiên nhiên và con người’ phim tài liệu khoa học của VTV2 cùng một số hình ảnh của Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc

*
Tôi có năm ghi chép, mời bạn ghé đọc: Minh triết của Đức Phật; Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn; Sóng yêu thương vỗ mãi, Vui sống giữa thiên nhiên; Bản Giốc và Ka Long,

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-thay-nguyen-quoc-toan/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-nhien-voi-con-nguoi/

NHỚ THẦY NGUYỄN QUỐC TOÀN
Hoàng Kim

Ban mai chào ngày mới, tôi đọc bài “Người trồng cây K’ nia” và lặng lẽ chép lại. Sâu sắc một lắng đọng. Kim Notes lắng ghi chú.

NGƯỜI TRỒNG CÂY K’NIA.
Nguyễn Quốc Toàn
24.11.2022

Cách nay đã lâu, bu tui đi công tác qua quốc lộ 27. Dừng xe dưới bóng cây k’nia cao nhất, mở bài hát “dưới bóng cây k’nia” của Phan Huỳnh Điểu và Ngọc Anh để mọi người cùng nghe.

Buổi sáng em làm rẫy, thấy bóng cây k’nia
Bóng ngã che ngực em, về nhớ anh không ngủ
Trời chiều mẹ lên rẫy, thấy bóng cây k’nia
Bóng tròn che lưng mẹ, về nhớ anh mẹ khóc.

*

Nhạc Phan Huỳnh Điểu quyện với lời thơ Ngọc Anh, hòa vào tiếng lá cây k’nia rì rào ngay trên đầu, như thổn thức, như nghẹn ngào, làm mọi người ngồi lặng. Bu nghĩ đến nhà thơ Ngọc Anh, một nghệ sĩ đã gieo trồng cây k’nia tươi xanh mãi mãi trong lòng người nghe, nhưng lại là một nghệ sỹ… vô danh!!

*

Ngọc Anh và Nguyên Ngọc là học sinh nhập ngũ cùng một ngày, cùng làm lính, làm phóng viên mặt trận, rủ thêm Nhật Lai nữa lên Tây Nguyên, vì hăng hái, vì lãng mạn, vì thích phiêu lưu mạo hiểm. Ba ông lang thang khắp Tây Nguyên suốt thời kỳ đánh Pháp, làm đủ thứ việc không tên và có tên: Đánh giặc, làm rẫy, đi vận động quần chúng, tổ chức du kích, vũ trang tuyên truyền…cả rong chơi la cà trong các buôn Ê đê, Giarai, Mơnông, Sêđăng, Triêng Dẻ, Cor…Trong ba người thì Ngọc Anh đẹp trai nhất, đến nỗi có lần đóng kịch hóa trang giả làm con gái, Nguyên Ngọc đứng cạnh bỗng lúng túng ngượng ngùng đến đỏ mặt như đứng cạnh một giai nhân chính hiệu. Thế nhưng trong ba người thì Ngọc Anh là Tây Nguyên nhất, Nguyên Ngọc tự nhận “Chúng tôi hình như ít nhiều có “làm ra vẻ” Tây Nguyên. Ngọc Anh thì Tây Nguyên từ trong máu” (1). Tập kết ra bắc Nhật Lai đã thành nhạc sỹ tiếng tăm, Nguyên Ngọc là nhà văn nổi tiếng với tiểu thuyết Đất nước đứng lên, còn Ngọc Anh âm thầm về Ban dân tộc Trung ương làm một cán bộ nghiên cứu. Có lần Nguyên Ngọc giục viết gì đi chứ, Ngọc Anh chỉ cười.

* * *

Khoảng 1956 -1957, trên các báo rải rác thấy đăng một số bài thơ Tây Nguyên, bên dưới chỉ ghi “Dân tộc Bana”, “Dân tộc Êđê” kèm theo dòng chữ nhỏ hơn trong ngoặc đơn “Ngọc Anh dịch”. Nhà văn Nguyên Ngọc cho hay “Chính tôi mãi về sau này mới biết chẳng phải “dịch” gì cả. Đó là thơ sáng tác của Ngọc Anh. Hàng chục, hàng trăm bài. “Bóng cây k’nia” là bài hay nhất. Lạ lùng thay, tôi phải viết hì hục hàng mấy trăm trang để có một chút gì đó Tây Nguyên. Ngọc Anh chỉ viết:

Bóng tròn che lưng mẹ
Về nhớ anh mẹ khóc

**

Bóng ngả che ngực em
Về nhớ anh không ngủ

**

Rẽ mày uống nước đâu?

Uống nước nguồn miền Bắc

**

Ca khúc “Dưới bóng cây k’nia”, được ca sỹ Măng thị Hội biểu diễn làm rung động tâm can mọi người Việt Nam ở hai miền Nam Bắc, và cả những dân tộc ngoài biên giới Việt Nam. Nhà thơ Ngọc Anh đã gieo trồng cây k’nia vào tâm hồn Việt Nam, thành rừng xanh tươi, tỏa mát cho nhiều thế hệ. Ấy vậy mà mỗi lần trình bày ca khúc Dưới bóng cây k’nia người ta chỉ giới thiệu vắn tắt “Sáng tác của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu”, Ngọc Anh trở thành vô danh.

***

Năm 1964 nhà thơ Ngọc Anh hy sinh dưới chân núi Ngọc Linh huyện Đak Glei phía bắc tỉnh Kontum. Hai mươi ba năm sau chị Xoa vợ nhà thơ Ngọc Anh cùng con trai tên là Bắc vào tìm hài cốt chồng. Cuộc tìm kiếm được sự giúp đỡ của các vị lãnh đạo Gialai và Kontum diễn ra ròng rã trong sáu tháng trời. Đến một buổi trưa, ở chân núi Ngọc Linh, trong một làng của người Cor, anh cán bộ công tác thương binh xã hội của tỉnh thắp nhang khấn vái, cầm rựa đi chặt một mắt tre làm chén tạm rót rượu bổng vấp một hòn đá nằm sâu trong đám lá mục. Anh moi tiếp lá mục quanh hòn đá thì phát hiện ra đá được xếp theo hình chữ nhật, ra ngày ấy những người lính chôn cất đồng đội đã cẩn thận xếp đá quanh mộ để đánh dấu…cho ngày hôm nay! Chị Xoa còn nhận ra được chiếc răng sâu bên trái hàm trên của người chồng mà chị chỉ được chung sống vẻn vẹn có bốn mươi ngày…Mộ Ngọc Anh bây giờ đặt ở nghĩa trang liệt sỹ Điện Bàn Quảng Nam. Tấm bia nhỏ ghi dòng chữ đỏ:

Liệt sĩ Ngọc Anh
Nhà văn

Nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định “Trong danh sách tất cả hội viên Hội nhà Văn Việt Nam trước nay kể cả những người đã mất do Ban công tác hội viên của Hội lưu trử đến nay có tất cả 592 người. Không có tên Ngọc Anh”.

(1) Người nghệ sĩ đã để lại cho đời mãi mãi một cây k’nia, một rừng k’nia, là một nghệ sĩ vô danh !!

(1) Theo Tản mạn nhớ quên của Nguyên Ngọc

Bulukhin (Quốc Toàn) dưới bóng cây k’nia quốc lộ 27 Tây Nguyên

KHÔNG ĐỀ
Nguyễn Quốc Toàn
(1.11.2021)


Chỉ là cái Vũng neo Tàu
Mà sao Bãi Trước Bãi Sau kín người
Giang tay Chúa ngước nhìn trời
An nhiên Phật tổ mỉm cười nằm nghiêng
Đường sách như thể vô duyên
Bụi và gió cuốn triền miên tháng ngày

*
Cũng đành tựa đá khoanh tay
Nỗi niềm với sách tỏ bày cùng ai,

Tôi lưu lại bảy câu chuyện Thầy Nguyễn Quốc Toàn có những bài viết ngắn thật hay và sâu sắc mà tôi thích đọc lại, xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-thay-nguyen-quoc-toan/

NGUYÊN NGỌC VỀ TÂY NGUYÊN
Hoàng Kim

Nguyên Ngọc về Tây Nguyên
‘Bạn bè tôi ở đó’
‘Tản mạn nhớ và quên’
‘Rừng Xà Nu’, ‘Đất Quảng’.

Chí bền chân không mỏi
‘Đường chúng ta đi’ hoài
‘Lắng nghe cuộc sống’ gọi
Nguyên Ngọc ngọc cho đời.

Thung dung ngày nắng mới
An nhiên ngắm mưa rơi
Cuối dòng sông là biển
Cây đời mãi xanh tươi

Nguyên Ngọc lắng đọng tâm huyết Phan Châu Trinh. Nguyễn Quốc Toàn lời cảm nhận tuyệt vời ‘tóm tắt về nhà văn Nguyên Ngọc”. Trần Đăng Khoa trong tôi luận đàm thế sự thật đáng suy ngẫm:

LAN MAN VỚI NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC
Nguyễn Quốc Toàn (4.11.2022)

Kỳ thi tốt nghiệp cấp 2 năm 1957 thật lạ: Tất cả các môn học như văn, toán, lí, hóa, sử, địa, sinh vật… đều phải thi, và thi… hai lần! Lần thứ nhất thi viết, đỗ, mới được thi lần hai, vấn đáp. Thầy giáo đưa tui quyển “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc, hỏi, em đọc quyển này chưa. Thưa thầy em đọc rồi. Trong vòng 15 phút em tóm tắt những nét chính của tác phẩm, nào, bắt đầu. Cậu bé lớp 7 là tui run lắm, nhưng vẫn rành mạch tóm tắt quyển sách, từ lúc anh Núp phục kích bắn một mũi tên, gả lính Pháp chết . Dân Ba Na mới tin Pháp cũng chỉ là người, và theo anh Núp đánh pháp. Đánh bằng chông dưới đất đâm lên, đánh bằng chông trên trời lao xuống, đánh bằng những bẩy đá lăn từ núi cao. Hàng năm trời người Ba Na phải ăn tro tranh lợp nhà (1) thay muối…Thầy xem đồng hồ mỉm cười: “được”. Tui sướng như được bay lên mây. Nghĩ lại, cảm ơn nhà văn quá.

*

Đến ngoài tuổi “thất thập cổ lai hy” càng say mê Nguyên Ngọc hơn. Đã mấy lần đến Đắk Lắk, Gia Lai, KonTum, nhưng đọc Nguyên Ngọc mới thấy mình chưa hề biết gì về Tây Nguyên. Làm nghề khảo sát thiết kế đường bộ, rong ruỗi rừng núi Tây Bắc, nhưng đọc “Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng” và “Trở lại Mèo Vạc” của ông mới thấm thía cuộc sống khốn khó của người Mèo sống cùng đá, chết cùng đá, trên đất Hà Giang.

*

Năm 1959 Nhà Văn Nguyên Ngọc tham gia đội quân tiểu phỉ vùng Đồng Văn, Mèo Vạc. Hằng ngày ông thường đi công tác với cô Thào Mỹ chủ tịch Xã Miêu Cao. Thào Mỹ “có khuôn mặt hình trái xoan, đôi mắt nàu nâu rất ướt, sắc nhưng vẫn dịu dàng, hai hàng lông mày nhẹ phơn phớt bay lên như đôi cánh chim”. Hai người cùng tuổi 27, vậy mà xuống dốc, lên dốc, chàng trai Nguyên Ngọc phải cố lắm mới theo kịp Thào Mỹ. Một hôm, hai người lên khỏi dốc Phó Lương, Nguyên Ngọc ngỡ ngàng trước bạt ngàn hoa thuốc phiện đung đưa trước gió. Cánh hoa đủ màu trắng, xanh, tím, vàng, đỏ, trông mảnh mai, yếu ớt, nhưng lại có sức cuốn hút thật ma mị… Nguyên Ngọc bảo: “Thào Mỹ kể chuyện hoa Thuốc phiện làm tan nát đời người con gái Mèo đi (2)”

*

Chuyện củaThào Mỹ : “ Ông Vàng Mi Xử, sau khi mất mảnh ruộng độc nhất vào tay chúa đất, thì chọn đỉnh núi cao nhất để làm nhà. “Núi cao đến nỗi những ngày trời quang đãng nhất nhà ông vẫn ngập trong mây dày”. Ông sống với đứa con gái 11 tuổi, nó không có bạn bè, không được đi học. Ước ao của nó là được nhìn thấy người. Thế là bố dẫn con gái đi chợ Mèo Vạc. Ở đó cô thấy rất nhiều người, kẻ mua người bán đông đúc, nhộn nhịp. Một người đàn ông râu quai nón, chột mắt, đến gặp Vàng Mi Xử hỏi mua hàng. Bố cô đưa ra bánh thuốc phiện và nói giá mười đồng. Người chột mắt trả 7 đồng, ông không bán và dẫn con gái về. Đến một hẻm múi vắng, bỗng nhiên tên chột mắt từ một vách đá lao ra chặn đường cha con Vàng Mi Xử. Cô gái sợ quá núp vào một bụi cây. Cô chỉ nghe hai người lời qua tiếng lại và tiếng súng kíp nổ đoàng. Trong ánh chớp từ mũi súng, cô thấy bố cô – ông Vàng Mi Xử ngã vật xuống.

*

Cô gái vùng chạy qua bờ bụi, qua các mỏm đá tai mèo, chạy xuyên đêm và ngất xỉu. Một bà cụ già đưa cô gái về nuôi, đến tuổi 16 bà gã cô lấy chồng. Chồng cô là một thằng bé 7 tuổi, chiều chiều cô phải cho chồng ăn và dỗ nó ngũ. Bổng cô phát hiện ra tên chột mắt, râu quai nón, đã giết bố cô chính là bố chồng. Giữa đêm khua cô gái lại vùng chạy khỏi nhà chồng. Chạy mãi, chạy mãi, chân tóe máu, cô ngã vật trước cửa một hang đá, nơi đóng quân của bộ đội đánh Pháp. Cô được bộ đội nuôi, trở thành lính phiên dịch tiếng Mèo cho các chú người kinh…Năm 27 tuổi, cô có tên là Thào Mỹ, phó chủ tịch xã Miêu Cao, bạn chiến đấu diệt phỉ với nhà văn Nguyên Ngọc.

*

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đi thực tế Đồng văn Mèo vạc, và quen thân với Thào Mỹ lúc này đã là cán bộ huyện. Ông đọc được trong sổ tay công tác của Thào Mỹ một tiếng gọi buồn: “Mùa hoa thuốc phiên cuối cùng ơi”. Tô Hoài kể: “Thào Mỹ hỏi tôi về Nguyên Ngọc, tôi bảo Nguyên Ngọc đương ở chiến trường miền Nam. Thì đôi mắt xanh nâu của người con gái đẹp im lặng”. Trước đây Nguyên Ngọc cũng đã từng im lặng trong những ngày ông và Thào Mỹ rong ruỗi trên núi rừng Hà Giang. Nhưng khi tả về dáng đi của Thào Mỹ thì chàng trai dưới tuổi 30 là Nguyên Ngọc đắm đuối biết nhường nào. Trong “Trở lại Mèo Vạc”, ông viết: “Thào Mỹ càng đi càng đẹp ra. Một vẻ đẹp rất lạ, cuốn hút vô cùng, khi im lặng trầm uất như ngọn núi Mèo cô độc, khi lẳng lơ như những bông hoa thuốc phiện quyến rũ, khi phấp phới như ngọn gió trên đỉnh Sam Pun…Chúng tôi là bạn, là đồng chí, là anh em, là gì nữa…chính tôi và chị đều không biết”.

*

Trong bộ ba “Nguyên Ngọc tác Phẩm”, Nxb Hội Nhà Văn viết: “Nhà văn Nguyên Ngọc là một trong những nhà văn đương đại có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền văn học cách mạng Việt Nam, bằng vào chính các tác phẩm luôn luôn nóng hổi và giàu chất lãng mạn của mình”. Thế nhưng Nguyên Ngọc có hai quyết định động trời, làm choáng váng một số người đọc yêu mến ông. Ngày 12.5.2015 ông tuyên bố từ bỏ Hội nhà văn Việt Nam. Ngày 26.10.2018 ông tuyên bố ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam. Cứ nghĩ, ngày ông rời cõi tạm, có lẽ trên báo Văn Nghệ của Hội NVVN không có cáo phó về ông. Trong bài “Nguyên Ngọc nhà văn công dân” (3) tác giả Thu Hà Viết “Chủ tịch thành phố Đà Nẵng hứa với văn nghệ sỹ và trí thức tỉnh nhà sẽ lấy tên ông đặt cho một con đường mới ở Đà Nẵng”. “Chủ tịch thị xã Hội An thì bảo … Lấy tên ông đặt tên một con đường mới là cái sự đương nhiên”.

*

Tên nhà văn Nguyên Ngọc không còn trong Hội NVVN, không còn trong Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng nhà văn công dân Nguyên Ngọc vẫn trường tồn mãi mãi với Đà Nẵng, Hội An, Quảng Nam, quê hương ông.

———————-

(1) Tro tranh lợp nhà có vị mặn hơn tro tranh lấy từ rừng.

(2) Trong “Mùa Hoa thuốc phiện cuối cùng”, Nguyên Ngọc vẫn gọi Vàng thị Mỹ (Thào Mỹ) là con gái Mèo

(3) Nguyên Ngọc nhà văn công dân của Thu Hà trang 506 Tập 3 Nguyên Ngọc tác phẩm” ; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/2022/11/04/nguyen-ngoc-ve-tay-nguyen/

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
Hoàng Kim


Giữ trong sáng tiếng Việt
Ca dao lọc tinh hoa
Dân ca truyền di sản
Đồng dao lời tháng năm

Ca dao Việt “Cày đồng”
Mãn Giác thơ “Hoa Mai”
Tiếng Việt lung linh sáng
Thơ Việt ngoài ngàn năm


Trần Khánh Dư “Bán than”
Phạm Ngũ Lão “Thuật Hoài
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Đặng Dung thơ Cảm hoài

Ngôn ngữ văn hóa Việt
Ngắm dấu chân thời gian
Ngẫm thơ ngoài ngàn năm.
Văn chương ngọc cho đời

Cụ Nguyễn Quốc Toàn “mọt sách đền văn học, Lão Quán Lục Vân Tiên”, ngày 5 tháng 4 lúc 14:59 có bài viết DỊCH HAY PHÓNG TÁC ?? nguyên văn như sau:

1- Trong số ca dao Việt Nam nói về nghề nông và giá trị hạt gạo thì bài: “Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi! bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần” có mặt trong nhiều tuyển tập, như: • Tục ngữ ca dao dân ca VIỆT NAM của Vũ Ngọc Phan (1). • Tục ngữ ca dao VIỆT NAM của Hồng Khánh – Kỳ Anh sưu tầm biên soạn (2), • Ca dao VIỆT NAM do Bích Hằng tuyển chọn (3). Các tác giả của ba tập sách trên tuyệt nhiên không có chú thích gì về bài ca dao đó, làm người đọc đinh ninh là ca dao Việt Nam. Nhà phê bình danh tiếng Hoài Thanh cũng yên trí “đó là một trong những bài ca dao hay nhất của xứ ta từ trước” (4).***

2- Thực ra bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa…” là của Tàu, chưa rõ ai là tác giả. Một số bảo của Lí Thân, (李紳,772 – 846) người Vô Tích tỉnh Giang Tô, số khác cho là của Nhiếp Di Trung (聶夷中, 837 – 884) người Hà Đông. Có điều lạ, trong “Toàn Đường thi” (全唐詩) (5) bốn câu trên được xếp vào ngũ ngôn tứ tuyệt vừa để ở mục Nhiếp Di Trung vừa để ở mục Lí Thân. ***

3- Tui tìm thấy bản chữ Hán bài ca dao trên trong bộ “Đường thi tuyển dịch” của ông Lê Nguyễn Lưu gồm hai tập, kê cứu 1409 bài thơ của 173 nhà thơ Tàu. Lí Thân ở trang 1097, với hai bài thơ Cổ phong kỳ1 và Cổ phong kỳ kỳ 2. Dưới đây là bài Cổ phong kỳ 1 tui đang bàn tới 古風其一鋤禾日當午汗滴禾下土誰知 盤中餐粒粒 皆辛苦* Phiên âm Thơ Cổ phong Bài 1 Sừ hòa nhật đương ngọ Hãn trích hòa hạ thổ Thùy tri bàn trung xan Lạp lạp giai tân khổ *** Ông Lê Nguyễn Lưu dịch xuôi:Cày xới lúa đang lúc giữa trưa Mồ hôi giọt xuống đất dưới cây lúa Ai nghỉ đến bữa cơm dọn trong mâm Mỗi hột đều chứa nỗi đắng cay gian khổ Và ông Lưu dịch thơ:Cấy lúa giữa ban trưa Mồ hôi ngoài ruộng đổ Ai hay một bát cơm Hạt hạt đầy tân khổ*** Để thấy dịch giả Lê Nguyễn Lưu vừa lúng túng vừa tiền hậu bất nhất trong cách dịch của mình, tui phân tích hai chữ sừ (鋤) và hòa (禾) trong câu thứ nhất “sừ hòa nhật đương ngọ”.- Sừ (鋤) có hai trạng thái diễn đạt. Khi là danh từ, sừ (鋤) chỉ cái cuốc. Ví dụ Nguyễn Trãi nói với bạn là Hữu Nhân: 他年淽溪約, 短笠荷春鋤 : “Tha niên Nhị Khê ước, Đoản lạp hạ xuân sừ”, nghĩa là: Năm nào hẹn về Nhị Khê đội nón lá, vác cuốc đi làm vụ xuân”. Khi là động từ, sừ (鋤) chỉ sự cuốc, như cuốc đất cuốc cỏ.- Hòa (禾) là lúa chưa tuốt ra khỏi bông, chưa cắt ra khỏi rơm rạ. Kinh thi có câu: Thập nguyệt nạp hòa giá 十月納禾稼 Tháng mười thu vào thóc lúa.*** Nếu căn cứ vào tự dạng chữ Hán thì sừ hòa (鋤禾) phải dịch là cuốc lúa, nhưng cuốc lúa là sự vô lý nên ông Lưu thay cuốc bằng “cày” và thêm vào chữ “xới” thành ra “cày xới lúa đang lúc giữa trưa”. Ý dịch giả là người nông dân cày xới cỏ giữa những hàng lúa. Điều đó dẫn đến sự thậm vô lý khác. Là lúa (禾=hòa) đã chắc hạt, đợi tuốt ra khỏi bông cớ sao còn phải cày cỏ. Khi dịch ra thơ, học giả Lê Nguyên Lưu tùy tiện bỏ cuốc lúa,cày lúa, mà gọi là “cấy lúa giữa ban trưa” ***

Một nông dân Việt (hoặc một nhà thông thái Việt) nào đó thấy “sừ hòa nhật đương ngọ” có cái gì đó không ổn, nên dựa vào ý thơ để sáng tác thành một tác phẩm khác theo thể thơ lục bát truyền thống Việt, ai đọc vào cũng hiểu và thuộc nằm lòng ngay.

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thảnh hót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.***

Tiếc là cho đến nay chưa thấy một học giả nào tìm ra thân thế người phóng tác thiên tài đó. Chỉ biết là bốn câu ca dao trên đã thuộc về tài sản dân ca Việt Nam trong các tuyển tập. —————————–
(1) Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1971
(2) Nxb Đà Nẵng 2007
(3) Nxb Văn hóa Thông tin 2011
(4) http://www.thivien.net/viewwriting.php?ID=250
(5) huynhchuonghung.com
Bộ sách Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu

Cụ Nguyễn Quốc Toàn còn nói thêm: Có một sự thực ta phải chấp nhận, hàng ngày ta nói và viết đã dùng đến 80% âm Hán Việt. May mắn là chúng ta vẫn là người Việt của nước Việt Nam.

Anh Ruc Hung có hai nhận xét thật tuyệt vời xin được chép lại :

1. Bài ca dao “Cày đồng…” từ lâu đã được nhiều học giả, nhiều tờ báo, trang Web…trong nước cùng xác định là có nguồn gốc từ bài thơ Đường “Mẫn nông (憫農)” của Trung Quốc rồi bác ạ. Trước sau đã có rất nhiều bản dịch bài “Mẫn nông” sang tiếng Việt và tất cả các bản dịch này đều gắn với tên dịch giả, chỉ duy nhất bản dịch “Cày đồng…” phiên bản ca dao mà bác NQT đang bàn là khuyết danh mà thôi. Tuy nhiên, điều lạ lùng là vượt lên tất cả, chính bản dịch khuyết danh phiên bản ca dao này mới là bản được nhiều thế hệ người Việt biết đến và ngưỡng mộ nhất, thậm chí còn đinh ninh đó là sản phẩm cổ phong bản địa và quyết không rời nó, dù sau này nhiều người đã biết nguyên tác có nguồn gốc ngoại lai! Tại sao vậy? Đó là một câu chuyện dài…Hình dung rằng, bản dịch thoạt đầu được TRUYỀN KHẨU bằng TIẾNG VIỆT trong dân gian, trải thời gian, được nhiều thế hệ tác giả vô danh kế tiếp chỉnh sửa, gọt dũa, đồng sáng tạo theo phong cách dân gian mà thành bản dịch hoàn chỉnh hơn, rất THOÁT, rất HAY, rất THUẦN VIỆT so với nguyên tác. Khi người Việt chưa có chữ viết, cũng như bao tác phẩm sáng tạo dân gian khác, bài “Cày đồng…” tồn tại trong ký ức cộng đồng và TRUYỀN KHẨU trong nhân gian cho đến khi các nhà sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian bắt gặp/nghe được, ghi chép lại, văn bản hoá vào công trình sưu tầm, nghiên cứu của mình và từ đó bài “Cày đồng…” trở thành một đơn vị trong dòng văn học dân gian (văn học trước khi có chữ viết) Việt Nam. Thế nên, không thể, thậm chí không cần đi tìm tác giả bản dịch bài “Cày đồng…” nữa, bởi bài thơ đã được sáng tạo lại, được dân gian hoá.

2. Vì lý do lịch sử, lý do tiếp xúc, tiếp biến văn hoá, không riêng gì bài ca dao “Cày đồng…” mà còn nhiều thể loại văn học dân gian Việt Nam khác cũng ảnh hưởng văn học Trung Quốc, nhưng không ai đặt vấn đề xem xét lại, hoặc gỡ bỏ khỏi kho tàng văn học dân gian nước nhà, bởi nó đã được Việt hoá cao độ và ăn sâu vào đời sống văn học, văn hoá, giao tiếp của người Việt. Chẳng hạn như trong hệ thống thành ngữ Việt Nam có không ít thành ngữ Trung Quốc được dịch và dân gian hoá (Việt hoá) để dùng (mà các nhà nghiên cứu cho là tương đồng):- Y cẩm dạ hành / Áo gấm đi đêm.- Cô thụ bất thành lâm / Một cây làm chẳng nên non.- Diệp lạc quy căn / Lá rụng về cội.- Gia miếu bất linh / Bụt chùa nhà không thiêng- Bão noãn tư dâm dật / No cơm ấm cật dậm dật khắp nơi- Bất cộng đái thiên / Không đội trời chung-….

Hoàng Kim có một câu hỏi nghi vấn: “Sáng tác Việt hay dịch?” Ví như “Tết Việt và Tết Trung” là xuất phát từ “Tiết Lập Xuân” hướng chính Đông của Việt Thường La Bàn Việt.

ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ

Đại lão Hòa thượng Pháp chủ Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) cho người có tâm nguyện theo nghề nông . Pháp chủ nay 99 tuổi, trước đây đã từng phát biểu : “…Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm, theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì đã sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo, ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay đã 104 năm, ở chùa 98 năm, thụ Đại giới được 84 năm, nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi…” . Đại sư Thích Phổ Tuệ là người đóng góp lớn trong nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như: Đại từ điển Phật học, Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam Kinh, Phật học là tuệ học. Người giữ ngôi vị Thiền gia Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay. chùm ảnh chọn lọc của HK, xem tiếp phước lành năm xưa.

Thầy Nguyễn Quốc Toàn ngày ấy đã nói Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy. Thiển nghỉ của Toàn thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả.Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Toàn được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC.Đấy cũng là nói cho vui.

HoangKim, NgocphuongNam ngày ấy đã trả lời Thưa cụ Toàn, Em đã thật xúc động được Thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (ngọc trắng, mễ ngọc, hạt gạo trắng ngần, ngọc trời cho, ngọc phương Nam). Đối với em được một người Thầy mẫu mực thiện tâm ấn chứng điều tốt đẹp này đã là một suối nguồn hạnh phúc. Em sẽ học thái độ của nước để đi như một dòng sông, học hoa lúa, hạt gạo để làm những việc có ích cho đời.Đấy cũng là nói cho vui. Kính anh chị vui khỏe ngày mới.

CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao

Nhớ Pháp Chủ người hiền Thích Phổ Tuệ
Viên ngọc lành tính sáng gửi tin yêu:
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Thương hạt gạo trắng ngần vui Bạch Ngọc
Quý nhân duyên thơm thảo học làm Người
Đức độ thiện lành tâm trong ý sáng
Mưa thuận gió hòa nhân quả tốt tươi


Hoa Đất, Hoa Người tổ tiên che chở
Con biết ơn Người hiếu thảo ghi ơn …


Hoàng Kim

NHỚ VIÊN MINH HOA LÚA

Tay men bệ đá sân đình
Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này
Đình làng chốn cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh.

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời.

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.

Tay men bệ đá sân chùa
Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này
Đình làng chùa cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.


Bạch Ngọc Hoàng Kim

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.


Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành Chùa Ráng giữa đồng xuân

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.


Hoàng Kim

nuidoiquanba

LÊN VIỆT BẮC ĐIỂM HẸN
Hoàng Kim

Anh lên Tây Bắc chào các mế
Trời suối gần thêm giấc mơ lành
Mây trắng đường xưa thênh thênh bước
Tản mạn cây xanh thăm thẳm anh.

QUẢNG BÌNH NÔI ĐỊA LINH

Quảng Bình nôi địa linh,có nhiều người con trung hiếu, có nhiều người rất ý thức bảo tồn di sản, Một chuyện hay tôi chọn lưu lại là trao đổi thường ngày của thầy Cao Xuân Thiện gửi cụ Nguyễn Quốc Toàn như sau

Kính gửi: Bác Nguyễn Quốc Toàn Em có một anh bạn cùng đơn vị, quê ở phường Quảng Phong (trước đây là làng Lũ Đăng thuộc huyện Quảng Trạch) thị xã Ba Đồn có nhờ em dịch nghĩa đôi câu đối (đã phiên âm Hán Việt, không có ảnh chữ Hán), như sau: “Hướng tốn Linh Giang sản vật công thương ưu Quảng địa / Tọa càn lãnh thổ cư dân canh mục hảo Phong điền” Em cũng thử đoán và tạm dịch như sau: – Theo hướng Đông Nam sông Gianh sản vật nghề thợ thuyền buôn bán chăm lo cho đất Quảng – Lãnh thổ nằm ở hướng Tây Bắc dân cư cày cấy chăn nuôi làm tốt tươi đồng ruộng xứ Phong”. Anh bạn em nói rằng như thế là không hợp với làng quê anh ấy, vì xã Quảng Phong mới có sau năm 1954. Còn địa danh Phong Điền thuộc Thừa Thiên Huế cơ. (Chép thêm: Phần dịch của anh Bản (Lũ Phong):- Hướng Đông Nam là Sông Gianh. Đất đai rộng lớn, có ưu thế và điều kiện phát triển nghề cá và buôn bán sản vật.- Hướng Tây Bắc là làng xã. Ruộng đồng trù phú, tươi tốt, người dân chủ yếu làm làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm.) Em kính mong bác và các bạn của bác chỉ giáo. Em và anh bạn của em chân thành cảm ơn các bác.

Cụ Nguyễn Quốc Toàn trả lời: I- Nếu xem câu đối là chuẩn mực thì lời dịch của thầy tuy chưa hàm súc lắm nhưng cũng xem là được.II- Ngoài ra, tui có đôi điều suy nghĩ về văn bản câu đối xin trình bày như sau 1- Linh Giang là tên một con sông cụ thể thì ở vế đối cũng phải là một địa danh cụ thể nào đó chẳng hạn như: Pháp Kệ, Tượng Sơn… chớ không thể dùng từ “lãnh thổ” chung chung được. 2- Câu đối có dùng đến hai thuật ngữ trong bát quái là “tốn” và “càn”. Để đỡ rắc rối ta quy ước dùng hậu thiên bát quái (của Văn Vương) để bàn tiếp. Theo hậu thiên thì “tốn” và “càn” nằm ở hai mút của một đoạn thẳng. Tốn ở phía đông nam, càn ở phía tây bắc. Xem trên bản đồ thì Linh Giang chảy theo hướng tây tây bắc về phía đông đông nam. Vậy nói Linh Giang hướng tốn là mù mờ không chính xác. Nói làng Lũ Phong (Lũ Đăng) tọa càn càng không chính xác. Nếu quy làng về một điểm thì điểm đó phải được xác định bởi hai toạ độ (x và y) nếu chỉ nói toạ càn thì cái “lãnh thổ” kia không thể định vị được. Thêm nữa, “hướng” (向) là danh từ chỉ một trong những phía của không gian không thể đối với “tọa” (坐) là động từ ngồi. 3- Làng Lũ Phong cùng với làng Tân Phong họp thành xã Quảng Phong. Riêng Lũ Phong thời Lê Quý Đôn viết Phủ Biên tạp lục (1776) gọi là Lũ Đăng. Đến năm Thành Thái thứ 17 (1905) gọi là Lũ Phong. Tên Quảng Phong có thể xuất hiện sau năm 1954. 4- Không hiểu sao người bạn thầy Thiện đưa ra câu đối trong đó có vế “tọa càn lãnh thổ cư dân canh mục hảo phong điền” lại bảo như vậy là “không hợp với làng quê anh ấy. vì xã Quảng Phong mới có sau năm 1954 còn địa danh Phong Điền thuộc Thừa Thên Huế”. Tức là anh ấy không tán thành vế thứ hai của câu đối ?? Nên nhớ là phong điền (豐田) là ruộng tốt. Bất cứ ai cũng có thể dùng từ phong điền đặt cho làng quê mình chớ nó không phải là độc quyền của người Thừa Thiên. Làng Lộc Điền quê nội tui ở bờ bắc sông Gianh.

Cao Xuân Thiện Thưa bác Nguyễn Quốc Toàn, anh Bản Trọng, đã bổ sung như sau: Trong bát vận “tọa” là phía sau, “tốn” là phía trước. Như vậy hướng tốn, tọa càn nói về trước mặt và sau lưng đình Lũ Phong. Đúng ra phải hiểu đình là điểm định vị chính tâm bát vận để xác lập vị trí Linh Giang ở phía trước theo hướng Đông Nam và làng xã (lãnh thổ) ở phía sau theo hướng Tây Bắc. Làng Lũ Đăng đổi thành Lũ Phong vì kỵ húy vua Kiến Phúc (1883- 1884). Vua Kiến Phúc có tự Ưng Đăng.

Nguyễn Hữu Trường Nên cân nhắc thêm : Linh Giang còn là tên gọi khác của con sông Hương, các bác ạ! Đại Linh Giang là tên gọi của Sông Gianh …( theo Lê Quý Đôn toàn tập). Tham khảo để mở thêm hướng cảm nhận nội dung câu đối chăng? Xin chúc bác Toàn khỏe.. Phục bác về sự tìm tòi trong vốn cổ…

Nguyễn Quốc Toàn 1- Cảm ơn bạn Trường đã nêu ý kiến sông Hương một thời có tên Linh Giang. Hồi còn Bình Trị Thiên tui đã đọc một bài của Phan Thuận An cũng nói về vấn đề này. Mới đây ông Trần Ngọc Hùng ở Đồng Hới có nhắc lại. 2- Tui hay ông Thuận An, ông Trần Hùng, đều dựa vào sách người xưa để lập luận. Cụ Đào Duy Anh có viết trong sách “Đất nước Việt Nam qua các đời” một câu như thế này: “Tấn thư Châu quận chí nói rằng năm Thái Khang thứ 10 chia quận Tây Quyển mà lập huyện Thọ Linh, sông Thọ Linh là sông Linh Giang (sông Gianh ngày nay)…”. Thái Khang thứ 10 là năm 289 đời vua Vũ Đế Tây Tấn. Sau này ông Lê Quý Đôn (1726-1784) viết Phủ Biên Tạp lục cũng dựa vào các sách Thủy Kinh chú sớ, Hán thư, Tấn thư… 3- Chữ Linh trong Linh Giang chính là chữ Linh trong tên huyện Thọ Linh, xuất hiện cách nay 1733 năm tồn tại cho đến ngày nay. Còn chữ Linh trong Linh Giang của sông Hương không biết bắt nguồn từ đâu. Tui không nhớ các học giả nọ dẫn giải như thế nào nữa.4- Bạn của ông bạn tui quê ở Lũ Phong đã dẫn ra câu đối này để tưởng nhớ quê hương mình thì “Linh Giang hướng tốn” chính là sông Gianh ở Quảng Trạch. Chắc chắn là đôi bờ sông Hương không có địa danh nào là Lũ Đăng hay Lũ Phong cả. (…) Sông Hương không chảy qua hai huyện Quảng Điền và Phong Điền của Thừa Thiên Huế1- Phong Điền giáp giới Quảng Trị còn khá xa sông Hương2- Quảng Điền có Phá Tam Giang, có sông Bồ chảy men theo vùng đất Thanh Hà, Tộc Cao Xá sau đó đổ vào sông Hương ở gần đình Thủy Phú. Đoạn cuối sông Hương gần đất Quảng Điền chứ không chảy qua Quảng Điền

Kim Hoàng Cảm ơn Thầy Nguyễn Quốc Toàn tuyệt vời lời bình luận! Linh Giang Đình Minh Lệ là hai địa danh nổi tiếng vùng Minh Linh quê em. Linh Giang thông đại hải, hướng Đình Minh Lệ nhìn thẳng ra Biển Đông chứ không nhìn ra hướng rào Nan nguồn Son. Vùng quê này phát tích nhiều huyền thoại, trong đó em có lưu chùm bài “Linh Giang Đình Minh Lệ”/ “Nguồn Son nối Phong Nha”/ “Bến Lội Đền Bốn Miếu”/ “Đá Đứng chốn sông thiêng”. Có ông già mù người Cao Lao Hạ thuở xưa nói với che em “Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang em (lúc ấy khoảng 7-9 tuổi) , bắt em nhắc di nhắc lại mấy lời khẩu quyết: “Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ ….” Mắt Cụ rất thành khẩn. Hốc mắt Cụ dường như có nước mắt. Người Cụ khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng”. … Chuyện rất lạ thuở nhỏ . Nay anh nhắc điều này, nên xin được chép về.

Nguyễn Quốc Toàn Đính chính ngay với Hoàng Kim, quê nội tui là làng Lộc Điền thượng phường chớ không phải là làng Lũ Phong.

ĐÔI LỜI VỚI ĐÌNH LÀNG LỘC ĐIỀN.
Nguyễn Quốc Toàn (10.10.2021)


I- Đình làng Lộc Điền (Tân An) được xây dựng từ cuối thế kỷ 17, ban đầu chỉ là tranh tre gỗ nứa. Phải đến lần tôn tạo cuối cùng năm 1938 mới thực sự hoàn chỉnh (1). Hai cột nanh trước đình cao 5 mét, trên đỉnh có nghê chầu, đế cột hình vuông 0.8m x 0.8 m, các mặt bên đắp hình rồng chầu hổ phục giữa những hoa văn tinh tế. Đình có 3 hoành phi 4 câu đối, do các nhà nho danh tiếng của làng soạn thảo.

II- Sự phục dựng đình làng Lộc Điền trong năm 2003-2004.Trong chiến tranh phá hoại, đình làng bị giặc Mỹ oanh tạc. Trụ biểu (cột nanh) bên phải (nhìn từ sông Gianh vào) bị gảy đổ. Các ngôi đình mái ngói bị tàn phá chỉ còn trơ lại nền. Đã có nhà dân lấn chiếm làm nhà ở trên nền đình, do vậy ban tu tạo không thể làm đình mới trên nền cũ như ngày xưa mà làm lệch đi, dẫn đến phải phá hai trụ biểu (cột nanh) cũ để làm lại mới. Các chữ trên hoành phi câu đối được sao chép lại từ đình cũ nhưng có nhiều sai biệt. Để người viết dễ diễn đạt và người đọc tiện theo dõi, bu tui nói về câu đối trước sau đó nói đến hoành phi.

A- NHẬN XÉT VỀ CÂU ĐỐI
Câu đối 1


• Vế (a1) trên trụ biểu bên phải (cột nanh) nhìn từ sông vào:
四面山河得壹以靈凝正氣
(Tứ diện sơn hà đắc nhất dĩ linh ngưng chính khí)
Dịch: Bốn mặt núi sông chỉ nơi đây linh thiêng ngưng tụ chính khí.
Vế này không có gì sai nhưng chữ dĩ 以 nguyên là chữ khải phồn thể, viết thành một thứ chữ ngoài quy chuẩn của thảo, hành, lệ, triện, lạc lỏng với 10 chữ còn lại (có ảnh minh hóa, cuối bài)

• Vế (a2) trên trụ biểu bên trái:
兩間天地立中不倚屹高標
(Lưỡng gian thiên địa lập trung bất ỷ ngật cao tiêu)
Dịch:Trong khoảng trời đất, tự mình đứng vững vươn thẳng, vút tầm cao
Vế này sai hai chữ. Lưỡng gian thiên địa 兩間天地 là trong khoảng trời đất, viết thành lưỡng giang thiên địa 兩江天地 là hai con sông trong trời đất.

Trước làng Lộc Điền chỉ có một đoạn sông Gianh chảy qua không có hai con sông. Chữ tiêu 標 cuối câu, viết thành chữ gì chưa đọc được (có ảnh minh họa ở cuối bài).Các câu đối ở đình trung

Câu đối 2
Vế (a2)
形和氣和天地之和應
(Hình hòa khí hòa thiện địa chi hòa ứng) Chữ hình 形 là hính dáng, hình thể, viết thành chữ hình 刑 là hình luật hình sự

Vế (b2)
言正行正左右皆正人
(Ngôn chính hành chính tả hữu giai chính nhân) Chữ hành 行 là làm, gồm bộ sách 彳và chữ xúc亍viết thành bộ sách 彳 đi với chữ vu 于 không thành ra chữ gì cả.

Câu đối 3
Vế (a3)
謳歌鼓舞樂在人和
(Âu ca cổ vũ lạc tại nhân hòa)
Vế này có 8 chữ, sai mất bốn: Âu 謳 là ca hát viết thành tiệp 疌 là mau lẹ, cổ 鼓 là cái trống viết thành cổ 詁 là giải thích chuyện cũ, vũ 舞 là múa viết thành vũ 偊 là lủi thủi một một mình.

Ý của vế này là “hát múa ngợi ca bởi lòng dân thuận hòa”

Vế (b3)
禮樂威儀敬如神在
(Lễ nhạc uy nghi kính như thần tại)
Vế này sai 3 chữ. Chữ nhạc 樂 là âm nhạc viết thành chữ nhạc 岳 trong nhạc trượng 岳丈là bố vợ. Chữ uy 威 là oai phong viết thành chữ uy 倭 trong uy trì 倭遲 là xa thăm thẳm. Chữ nghi 儀 là trang nghiêm viết thành chữ nghi 倭 trong nghi thất nghi gia 宜室宜家 là nên vợ nên chồng.

Câu đối 4
Vế (a4)
功高護國萬年長
(Công cao hộ quốc vạn niên trường)
Vế này sai một chữ. Hộ 護 là che chở bảo vệ. Viết thành một chữ gồm bộ thủ 扌và chữ hộ 戶 là cửa một cánh. Tổ hợp 扌+戶 không thành ra chữ gì cả

Vế (b4)
德大安民千古盛
(Đức đại yên dân thiên cổ thịnh)
Vế này sai một chữ. Yên 安 là bình yên viết thành yên 嫣 là say đắm quyến rũ

B- NHẬN XÉT VỀ HOÀNH PHI

Hoành phi 1 (chữ Hán đọc từ phải qua trái, chữ quốc ngữ đọc ngược lại)
靈英古萬
(Vạn cổ anh linh)
Hoành phi 1 không có chữ nào nào sai

Hoành phi 2
大正明光
(quang minh chính đại)
Câu này sai 1 chữ. Quang 光 viết thành chữ cao 高

Hoành phi 3
同逾福萬
(vạn phúc du đồng)
Câu này sai 1 chữ. Du 逾 là vượt quá, hơn, viết thành chữ thu 秋 là mùa thu thành ra vô nghĩa

III- Lời cuối

Phần gạch đá, gỗ ngói, sắt thép, của đình chỉ là phần xác, kẻ địch hoặc người xấu có thể phá hoại. Nhưng chữ nghĩa ngoài đình trong đình là phần hồn của làng. Tính nhân văn của nó còn lại mãi mãi. Tôn tạo lại đúng như cách nay một thể kỷ là tôn trọng quá khứ, tôn trọng công sức và trí tuệ ông cha. Kính mong các nhà chức sắc làng Lộc Điền (Tân An) khắc phục ngay những gì còn sai sót
——
(1) Theo thư riêng của PGS tiến sĩ Nguyễn Quốc Cừ đề ngày 24.11.2002 gửi cho người viết bài này

(2) Một số trao đổi trên FB:

Dũng Nobita Thật đáng buồn!

Nguyễn Quốc Toàn Buồn và xấu hổ nữa

Le Thanh Binh 你真是一個知識淵博、充滿好奇心的人!

Nguyễn Quốc Toàn Cảm ơn nhà thơ có lời khen

Nguyễn Quốc Toàn Còn hơn bu tui không học được ngày nào, chỉ mua sách về tự học, mà chỉ học chữ phồn thể, đụng phải chữ giản thế là phải tra cứu rất mất thì giờ

Le Thanh Binh @ Nguyễn Quốc Toàn Dạ. Em học online, cũng tiếng Trung phồn thể. Thực ra giản thể cũng không khác nhiều lắm anh hè!

Phúc Trương Hay lắm bác! Giữ lại văn hóa là giữ lại sự sống cho làng! Rất mừng là làng còn được người uyên thâm như bác! Ở làng Mỹ Lợi em là quê ngoại vua Bảo Đại mà sau 75 họ đập bỏ hai trụ biểu cũ to lớn có những câu đối cẩn mẻ xưa rất đẹp! Giờ họ làm lại một nhà cấp 4 thế là xong! Di sản phong kiến mà ai dám nói !!!

Lê Thị Huyền Thanh Em nghĩ bác nên gửi thẳng cho những người chức trách của làng tộc không thì uổng công sức các cụ tiền bối.

Nguyễn Quốc Toàn Năm 2006 bác đã in lên tạp chí Nhật Lệ và gửi tặng làng, xã …Bác cũng gợi ý đứng ra sửa chữa cùng chuyên gia Hán Nôm nhưng họ im lặng. Nay bác ở cách làng cả ngàn cây số thì đành chịu vậy. Thanh đọc bác trả lời bên dưới để hiểu thêm sự tình…

Lê Thị Huyền Thanh Buồn quá bác nhỉ

Nguyễn Quốc Toàn Buồn và xấu hổ nữa Thanh à

Khiêm Phan Nguyễn Nhầm lẫn lung tung, chắc do không am hiểu mà tra google. Bác đã góp ý thì phải giám sát đế thúc đẩy họ sửa sai mới trọn vẹn ạ.

Nguyễn Quốc Toàn Làng tui đã từng có 2 tiến sĩ và 3 cữ nhân Hán học, nhưng nay con cháu mù tịt. Năm 2003 người ta thuê anh thợ máy tính viết chữ. Gõ chữ Hình quốc ngữ ra 11 chữ hình chữ Hán. Người thuê và người gõ đều mù tịt nên họ chọn đại lấy 1 trong 11 chữ. Tức là chữ hình bộ đao 刑 thay vì chữ hình bộ sam 形. Cách làm như vậy thì chữ nào cũng sai. Trước năm 2006 bu tui đã in bài viết này trên tạp chí NHẬT LỆ gửi về xã Quảng Thanh và chức sắc làng Lộc Điền, lại gợi ý đứng ra cùng chuyên gia Hán Nôm sửa chữa lại nhưng không thấy làng xã động tĩnh gì. Năm 2011 bu tui vô Nam, đã 18 năm nay, (chữ trên đình làng Lộc Điền) sai cứ hoàn sai. Gần đây có thằng cháu bảo người Lộc Điền (Tân An) yêu quê hương nên viết một cái gì đó… Thế là bu tui viết lại chuyện cũ mà cứ như mới vậy.

Khiêm Phan Nguyễn @ Nguyễn Quốc Toàn Họ không thấy xấu hổ mà mình xấu hổ bác ạ.

Nguyễn Quốc Toàn Khiêm nói quá đúng và quá hay.

Vỹ Ngô Dạ cháu xin share bài vào nhóm fb “Làng Tân An …” Chú nhé. Để rồi mọi người cùng đọc cùng ngẫm khi có cơ hội, có người dám đứng ra mà tổ chức sửa lại được thì tốt.

Nguyễn Quốc Toàn Cháu biết đấy, chú rất ít khi về làng. Chi tiết có nhà dân lần chiếm, cột đình bên phải (nhìn từ sông vào) bị đạn bom làm đổ gảy mất một nữa chú không dám chắc đúng vì chỉ nghe nói lại. Riêng số chữ sai chú viết là có căn cứ vì chính chú ghi chép lại trong đình từ năm 2006. Thỉnh thoảng về làng cháu tìm hiểu và ghi chép thêm thông báo lại cho chú nhé. Chữ bằng vữa xi măng đục đi làm lại không mất nhiều công của. chỉ cần có một người giỏi chữ Hán làm chuyên gia

Hoàng Trung Anh thật tâm huyết với làng Lộc Điền (Tân An).

Phan Hồng Anh của tui giỏi quá ,thiệt tự hào về anh. Chúc gia đình anh chị mãi mãi mạnh khỏe, hạnh phúc và bình an nhé.

Nguyễn Quốc Toàn Em Hồng cũng giỏi lắm

Nguyễn Bá Sinh Kính phục sự am hiểu SÂU SẮC tôi có đi vào nghiên cứu lĩnh vực này , nhưng khó lắm và tốn công phu.

Nguyễn Quốc Toàn Do bu tui có tính tò mò và ham hiểu biết bác Sinh à

Nguyễn Bá Sinh Người giỏi chữ Hán cũng phải tra cứu (từ điển) vi nó phức tạp lắm

Nguyễn Quốc Toàn Học mà không dùng thì quên ngay bá à

Ha Ngo Chú Lê Quang Vinh là con mệ Chắt Khiêm (Chị của ông Chân) phải không cậu Vỹ. Chú Toàn có bài viết về đình làng hay quá cậu hè.

Vỹ Ngô @ Ha Ngo dạ đúng chị

Nguyễn Quốc Toàn Mệ Chắt Kiêm chớ không phải Khiêm. Người bà con cùng họ Ngô với cháu đấy

Lê Quang Vinh @ Nguyễn Quốc Toàn:
THÂN GỬI CỤ NGUYỄN QUỐC TOÀN

Bài viết của cụ rất tâm huyết. Vô cùng quý. Nhưng chú em vẫn buồn là sao sau hàng chục năm làm xong đình mới, cụ mới lên tiếng? Thời gian xây lại đình, cụ vẫn ở Đồng Hới, chẳng lẽ không về thăm làng lần nào, còn phải xủi mả hằng năm nữa chứ?Tuy vậy, những phát hiện rõ ràng thế này, làng ta dứt khoát cần phải sửa cho đúng với ngữ nghĩa của câu đối cũng như hoành phi mà tiền nhân khi xưa đã làm. Kinh phí khắc phục không phải quá tốn kém, nên không thể không làm được.Một chi tiết cụ nhầm: hai cột nanh cũ chẳng có cột nào bị đổ gãy hết. Chỉ có cột phía Đông hơi bị nghiêng chút ít nhưng vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” nửa thế kỷ sau khi ngôi đình bị máy bay Mỹ ném bom. Đây là hai dấu tích còn lại duy nhất để Sở Văn hoá Quảng Bình công nhận “Di tích Lịch sử Văn hóa” cấp tỉnh cho ngôi đình. Còn các hộ dân sống trên đất đình, là do địa phương cấp đất từ trước khi làm lại đình cũng trên 40 năm (ngay sau khi chiến tranh kết thúc 30/4/1975). Không một ai cả gan đến đây lấn chiếm đất công hết. Họ đều được Nhà nước cấp sổ đỏ. Nhiều địa phương có tình trạng đất đai các di tích lịch sử như làng Lộc Điền, họ đều hoán đổi đất ở khác thế cho người dân, để lấy lại nguyên thổ của di tích như đình làng Hòa Ninh, đình làng Lũ Phong… cùng trong huyện nhà cả đó thôi. (Cách làm này là phổ biến. Hiện Thành phố.Huế đang di dời cả ngàn hộ dân ra khỏi thành nội, để trả lại mặt bằng cho các công trình sắp được khôi phục trong mấy năm tới). Nếu chuyện hoán đổi đất không thực hiện được, cũng nên bảo tồn hai cột nanh bằng biện pháp di dời, để giữ lại di tích gốc, chứ không nên hóa giải như đã xẩy ra.Từ xưa tới nay ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, bất luận một di tích lịch sử văn hóa nào, người ta luôn bằng mọi cách gìn giữ, bảo tồn từng mảnh ngói, viên gạch. Như Hoàng thành Thăng Long, khi tới đây tham quan, ta thấy từng viên ngói viên gạch cùng bao nhiêu mảnh sành sứ khác, được moi lên từ trong lòng đất đang được sắp xếp, bộc lộ cẩn thận, thuận lợi cho khách chiêm ngưỡng. Hoặc các di tích về triều đại nhà Trần ở Đông Triều, người ta khai quật từng táng nhà, gạch ngói, đồ gốm sứ nằm ẩn mình dưới lòng đất trên 7 thế kỷ. Tất cả cũng đang được trưng bày bên các công trình mới được phục hồi-trùng tu như chùa Quỳnh Lâm hoặc đền Sùng Ân (thái miếu 7 vua Trần), ở khu vực xã Tràng An, Đông Triều… Trong khi đó làng Lộc Điền ta lại làm điều ngược lại: đập tan tành hai cột nanh còn khá vững chãi, mọi thứ gần như vẫn nguyên vẹn, lấp xuống bờ sông. Đó là một nghịch lý quá đau lòng… (Trong ảnh: Hai cột nanh cũ của đình làng Lộc Điền tồn tại cho đến ngày hội đình lần đầu được khôi phục cách nay cỡ 12 năm. Ảnh do LQV chụp). Hà Nội, 14 giờ 22’ ngày 11/10/2021 LQV.

Vỹ Ngô @ Lê Quang Vinh Đúng rồi a, thật quá đau lòng vì sự kém hiểu biết của sơ các cụ trực tiếp tham gia việc khôi phục đình làng. Tui con út sơ ông N.P Yến lúc đó cậu tui già rồi không tham gia vào việc này nhưng tui còn nhớ nhũng cụ chủ chốt trong việc này họ mất cả rồi không nhắc làm gì. Năm đó vào tầm tháng 3 âm lịch đứa con thứ 2 của tui tròn 3 tháng 10 ngày tui đưa về nội rồi lên ngoại ở chòm một. Tôi dựng tóc gáy khi thấy cột đình làng cái gốc tích còn lại của đình, nơi duy nhất để tụ của thần linh làng nằm chỏng chơ thành 3 khúc dưới bờ sông, không biết những người trực tiếp đập phá bây giờ ra sao? Chiều đó tui về chòm 3 nơi cụ có học vấn cao nhất trong các cụ mà tôi nghỉ là người chủ chốt trong quyết định việc này, vừa lúc gặp luôn các cụ có liên quan trong ban trùng tu đang ngồi hóng mát trước s6ng có cả ông Sáng, ông Xưa, ông Gi, ông Khếu (chú ruột tui)…, thì tui thắc mắc: 1- Đình được công nhận di tích cấp tỉnh là nhờ 2 cột đình; Nếu các cụ làm vậy thì có nguy cơ bị rút bằng công nhận. 2- Về kỷ thuật trùng tu liệu thợ ngày nay có phục chế lại được sự đọc đáo (nét cổ kính của hoa văn) và ít nhất là giống hoặc hơn như cũ được không. 3- Về tâm linh, đập cột đình gốc thì các linh thần tụ vào đâu, các cụ bỏ đi hoặc phạt lại, con cháu phải chịu rồi sẽ khó có người học hành đổ đạt… các ông có suy nghỉ như vậy không. Thế là tui được một bữa đánh hội đồng của các cụ (bằng lời), các cụ bảo làm lại cho mới cho đẹp hơn…. nhưng tui lúc đó mới 36 tuổi thời đang xung tui cũng không thua, cuối cùng tui chốt lại một câu các ông cứ chờ xem rồi chuyện gì sẽ xảy ra, ít nhất bị thu hồi công nhận di tích. Sở dĩ tui nói thế là vì quá trình làm thủ tục công nhận di tích tui có biết và đã nắm nguyên tắc công nhận và tui có theo dỏi qua thằng em (con ông anh bạn của anh rể tui) nó ở sở văn hóa trực tiếp làm thủ tục công nhận di tích cho đình làng mình, khi được công nhận, nó báo cho tui biết trước mà. Trước khi bị rút chứng nhận công nhận di tích nó cũng gọi báo cho tui nói hỏng rồi anh ơi làng ta trùng tu đình là di tích lịch sử mà đập cái căn cứ di tích đi thì còn gì nữa sắp tới khả năng họ thu hồi, em vừa ra khảo sát thực tế về, tui cũng buồn và nói anh biết rồi…, Thực ra khi biết tui không dám nói với nó sợ họ thu hồi giấy chứng nhận, tui cứ nghỉ chắc là chẳng ai ra lại đó nữa mà biết hoặc để thế được thêm năm nào được năm nấy. Còn Ông Toàn thì nên thông cảm cho ông, tui có nói với ông nhưng ông bảo tao sợ về nói họ không nghe mô, sau đó thời gian khi sửa đình đã xong ông có nói vơi tui chuyện sai chữ một lần rồi, thực ra ông ít về quê vì nhiều lý do…nếu còn nhà từ đường chẳng hạn thì khác, mà ở quê là thế ít về thì tình cảm, uy thế, tiếng nói…nó cũng khác đi. Bây giờ có kỳ mạng xã hội giúp chúng ta kết nối thế này, mọi người mới có cơ hội giải bày cái này cái nọ…cũng như anh mới biết điều đó vậy. Thực ra do tui đang muốn thu thập mọi thứ liên quan đến làng ta như về đình làng, lịch sử làng Tân An…qua những người cao niên, có học vấn như chú Toàn, như Anh (Lê Quang Vinh) để cho người dân làng ta, lớp như bọn em nâng tầm hiểu biết, và có thể biên tập lại thành tài liệu có ích về lịch sử làng cho con cháu mai sau. Mong Anh tham gia nhiệt tình và đóng góp cùng nhóm nhé. Cảm ơn Anh đã tham gia nhóm!

Nguyễn Quốc Toàn Chú Vinh 1- Đâu khoảng 2002-2003 làng Lộc Điền làm lại đình mới. Bác Toàn và bác Cừ không được làng thông báo cho biết. Đến như làng Hướng Phương lấy cớ đào mương thủy lợi để phá lăng cụ thượng Hoan lấy đá xây sân hợp tác và tìm vàng bạc, bác Cừ và bác Toàn không hề hay biết. Mạ anh ở ngay làng cũng không được thông báo. Bà còn bị sở Văn hóa quy tội đào mộ cổ, di tích văn hóa…mà không cho sở Văn hóa biết… Hài cốt cụ thượng Hoan để ở sân nhà cúng bái làm thủ tục mai táng bị một (người bà con) bảo làm nhanh, đưa đi ngay, ông này là đại phong kiến, thượng thư, đại thần nhà Nguyễn. Nhưng cũng tên tuổi ông này bây giờ ngày việc làng được người ta nhắc đến với lòng tự hào rằng dân làng ta xưa kia có người đỗ đạt làm quan… 2- Bác đây được ty GTVT cho làm hồ sơ đi nghiên cứu sinh ở Đức, ông trưởng công an xã người Lộc Điền ghi gia đình anh này đế quốc, phong kiến, có thái độ buôn bán… không thể cho ra nước ngoài.3- Nói vậy để biết người Lộc Điền một thời không mấy thiện chí với dòng dõi nhà bác. Bản thân bác cũng ít quảng giao, cộng dồn lại cho đến tuổi 80 bác chỉ ở làng nhiều lắm là 4 tháng. 4- Bác không chắc những gì bác viết về sự gãy đổ cột đình bên phải, có người lấn chiếm nền đình là đúng vì chỉ nghe người ta nói lại. Riêng những chữ sai trong đình thì chính bác ghi chép lại từ năm 2006. Bác đã viết một bài khá dài in trên tạp chí Nhật Lệ gửi ra tặng xã tặng Làng. Lại còn hứa sẽ bỏ công sức sử chữa lại, nhưng làng xã không nói gì. Mới đây thằng cháu Ngô Vỹ gợi ý chú nên viết một cái gì đó về quê hương thì bác viết lại vắn tắt hơn. Sự thể như vậy chú Vinh à

Lê Quang Vinh @ Nguyễn Quốc Toàn: Thưa anh, đình làng ta làm lại có lẽ năm 2008 hoặc 2009. Bởi 2004, chú về tổ chức Lễ tưởng niệm cụ Ngô Nhật Tuyên 50 năm ly biệt quê hương gia đinh, tù đày; rồi ngày 29 tháng 9 năm 2006: Lễ tưởng niệm 100 năm ngày sinh cụ Ngô Thị Kiêm (mự chú Vinh, ngay nhà ông Chân-nơi sinh hạ Cụ) thì ngôi đình cũ là nhà kho của HTX vẫn còn. Vài năm sau vẫn là đình cũ, thì Hội đình làng Lộc Điền lần đầu được tổ chức lại sau hơn nửa thế kỷ bị lãng quên. Chú Vinh về dự, hăm hở mua 1 chiếc bù rù (chiêng) nặng 12 cân đồng, về cúng. Chiếc bù rù này vẫn còn. Chiếc khác do họ Hà cúng thì ngay sau đó bị mất trộm…Anh nói xã phê lý lịch xấu, nên không được đi nước ngoài; sao anh Cừ lại được đi, anh Toàn lý lịch thế sao vào Đảng được mà anh vẫn vào? Không vào, ai cho anh làm “Viện trưởng Viện Thiết kế giao thông Quảng Bình”?! Thôi bỏ qua chuyện cũ. Chỉ nói chuyện đình thôi. Chú về gặp ban bệ làm đình của làng, lại gặp 2 anh Ngô Cư và anh Luận (Bí thư và phó bí thư huyện Quảng Trạch), gặp Trưởng phòng Văn hoá … đề nghị không phá cột nanh. Tất cả nhất trí. Cuối cùng làng vẫn phá, tấp xuống bờ sông Gianh Đoạn kết bài viết của anh là một thông điệp xuất sắc, không chỉ với thế hệ hiện tại, mà cho các thế hệ tương lai của làng Lộc Điền. Có điều, bài viết sai nhiều lỗi chính tả đấy nhé Chúc bác thật khỏe ! (Ảnh chụp sau lễ cúng ông ngoại chú Vinh, ngày 12/4/ năm Giáp Thân – 2004).

Vỹ Ngô @ Lê Quang Vinh chính xác là khởi công đầu năm 2008, đập hạ cột đình vào tháng 3 năm 2008 âm lịch Anh ạ.

Nguyễn Quốc Toàn Chú Vinh 1- Năm 2006 bác về làng, chú Thiệt cho bác vào đình coi chữ nghĩa. Bác bảo sai nhiều quá chú ơi. Chú Thiệt bảo mi viết cho chú cái thư, nói sai trật như răng để chú còn nói với ban tu tạo. Cũng để họ biết chú có thằng cháu hiểu biết chớ không phải dốt nát chi. Bác viết ngay thư gửi chú Thiệt đề ngày 01.4.2006 bản lưu bác đang giữ đây. (hình như thư này chú Thiệt có đưa Vinh đọc thư đề 01.4.2006 chắc chắn chú Thiệt còn lưu trữ).

Lê Quang Vinh @ Nguyễn Quốc Toàn: Có lẽ ông Cậu vớ được thứ quý thế này là tung ra ngay, chuyển luôn cho làng; nên sợ trong tập tài liệu của ông Cậu hiện đang lưu, chẳng còn bức thư này nữa đâu. Anh đăng bức thư viết cho ông Thiệt lên FB, là một câu chuyện hay, rất có ích cho làng ta anh ạ.

Nguyễn Quốc Toàn

22 tháng 9 năm 2021 lúc 16:32  · ĐỌC ĐÌNH LÀNG LỘC ĐIỀN ĐIỂM NGUYỆN ƯỚC CỦA KẺ SĨ -“Đình làng Lộc Điền điểm nguyện ước của kẻ sĩ” là một tiểu mục trong sách “Những nét đẹp về văn hóa cổ truyền Quảng Bình” 790 trang, của tác giả Nguyễn Tú do nxb Thuận Hóa ấn hành năm 2007.1- Để viết được tiểu mục này chắc hẳn tác giả đã đến tận làng Lộc Điền (Tân An), gặp gỡ người già, nghe các cụ kể về lịch tích làng mình. Tuy nhiên, tác giả chưa “tiêu hóa” hết những gì nghe thấy, thậm chí đôi khi còn vỏ đoán thể hiện trong các trang sách. Ở Lộc Điền từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 chỉ có 5 môn sinh nho học .- Ông Ngô Khắc Kiệm đỗ cử nhân 1840, đỗ tiến sĩ 1842- Ông Nguyễn Quốc Hoan đỗ cử nhân 1821- Ông Nguyễn Quốc Thành đỗ cử nhân 1846, đỗ tiến sĩ 1851- Ông Nguyễn Quốc Uyển đỗ cử nhân 1846- Ông Ngô Gia Hữu đỗ cử nhân 1846 Trừ ông Nguyễn Quốc Thành và ông Nguyễn Quốc Uẩn (anh em sinh đôi) cùng đỗ cử nhân năm 1846. Số còn lại, người nọ xuất hiện cách người kia vài chục năm, họ không thành một tầng lớp kẻ sĩ để nguyện ước rằng không thi đỗ không về làng. Ông Ngô Khắc Kiệm sau khi đỗ tiến sĩ 1842 thì đi khỏi làng. Sách “Khoa cử và các nhà khoa bảng Triều Nguyễn” viết về ông chỉ một câu: “không rõ hành trạng, chỉ biết từng làm quan Án sát” (trang 483). Ông Nguyễn Quốc Thành sau khi đỗ cử nhân 1846 ở nhà tự ôn tập, và cùng anh Nguyễn Quốc Uẩn phụng dưỡng bà nội. Ông không hề “theo gương cụ Ngô Khắc Kiệm ở lại kinh đô Huế học thêm” như tác giả Nguyễn Tú mô tả. 2- Khái niệm “Đình làng Lộc Điền điểm nguyện ước của kẻ sĩ” hình thành trong tư duy tác giả từ giai thoại khí khái nhà nho giữa ông Tiến sĩ Ngô Khắc Kiệm và ông Tổng đốc Định An Nguyễn Quốc Hoan. Số là, sau khi đỗ tiến sĩ năm 1842, ông Ngô Khắc Kiệm về quê dự “việc làng”. Làng đi cho ông một lọng xanh nhưng đi cho ông Nguyễn Quốc Hoan một lọng xanh thêm một lọng vàng. Ông Kiệm tỏ ra không vui, gọi lý trưởng Lộc Điền đến cật vấn về việc phân biệt đối xử. Viên lý trưởng lễ phép: “bẩm, ngài có bằng tiến sĩ nhưng chưa giữ chức gì nên làng chỉ đi lọng xanh, còn cụ Quốc Hoan tuy chỉ mới đỗ Hương cống (cử nhân) nhưng là quan Tổng đốc Định An, đại thần triều đình, hàm chánh nhị phẩm, làng đi lọng xanh thêm một lọng vàng. Ông Quốc Hoan nghe lọt câu chuyện này nhưng ngài vẫn vui vẻ với quan khách. Khi về nhà, ông gọi hai con trai là Quốc Uẩn và Quốc Thành lại, kể chuyện vừa xẩy ra ở Đình làng. Hai con quỳ xuống vòng tay nói : “Thưa cha, hai con sẽ dùi mài kinh sử để rửa mối nhục này cho dòng họ”. Khoa bính ngọ (1846) hai ông đều đỗ cử nhân. Sau đó ông Quốc Uẩn phải phụng dưỡng bà nội ốm, không thi tiếp. Riêng ông Quốc Thành trước khi trẩy kinh thi đình đã khắc vào cột đình làng Lộc Điền câu chữ Hán: 不得綠袍花笏不到庭中 “bất đắc lục bào hoa hốt , bất đáo đình trung” (không chiếm được áo bào (màu lục), thẻ ngà (chạm hoa của nhà vua) không đến đình này). Quả nhiên khoa thi đình năm tân hợi 1851 ông Nguyễn Quốc Thành đỗ tiến sĩ. Vậy là, từ lời nguyện ước của ông Quốc Thành tác giả Nguyễn Tú nâng lên thành lời nguyện ước của giới kẻ sĩ Lộc Điền.3- Ở trang 593 sách “Những nét đẹp về văn hóa cổ truyền Quảng Bình” tác giả Nguyễn Tú mô tả sự hình thành làng Lộc Điền và nghề kiếm sống của họ: “Nơi đây, thuở những người mang gươm đi mở cõi từ thời Lý Trần vốn gốc ngoài bắc, làm nghề “ngư ông nơi biển phố”(2), ngày đêm theo đuôi con cá với chài, với lưới, với một chiếc thuyền câu đủng đỉnh quanh năm trôi nổi theo nước xuống triều lên…”. Đoạn văn đậm chất hướng dẫn du lịch này không phản ánh đúng những gì về làng Lộc Điền. Cư Dân Lộc điền tuyệt nhiên không có họ nào di cư từ bắc vào trong thời Lý Trần. Theo pgs tiến sĩ Nguyễn Quốc Cừ trong quyển “Lược sử dòng họ Nguyễn Quốc” thì dân Lộc Điền gốc gác người Nghệ Tĩnh theo chân Nguyễn Hoàng vượt Hoành Sơn trong hai giai đoạn:• Giai đoạn 1: Từ năm 1558 lúc Nguyễn Hoàng cùng tùy tùng và binh lính thoát khỏi sự kìm kẹp của chúa Trịnh lần thứ nhất• Giai đoạn 2: Từ năm 1600 lúc Nguyễn Hoàng cùng đám cận thần thoát khỏi ách chúa Trịnh lần thứ 2.Cụ thể hơn, trong “Lược sử dòng họ Nguyễn Quốc”, ông Cừ cho hay đời thứ II (khoảng năm 1700) của dòng họ ông đã có người “trở ra làm ăn sinh sống ở Nghệ An không quay về) ” (trg 10). Những người chấp bút quyển “Ngô gia Tộc phổ” ghi rõ gia phả của họ “chép từ Trảo Nha Hà Tĩnh”(trg 3).4- Làng Lộc Điền còn có tên làng Phường. Phường đây là phường buôn chứ không phải phường chài như cách hiểu của ông Nguyễn Tú. Những người làm nghề chài lưới ở nơi cửa sông hoặc bãi ngang tập hợp thành vạn, vạn chài. Nếu người Lộc Điền đánh cá theo kiểu: “với một chiếc thuyền câu đủng đỉnh quanh năm trôi nổi theo nước xuống triều lên…” thì làm sao họ xây dựng làng Phường vào loại đẹp nhất tỉnh Quảng Bình được. Chợ Điền của làng phường xuất hiện từ trước 1875 (3). Với khoản thu thuế chợ, làng xây được con kè cao gần 3 mét, dài cả ngàn mét. Mặt kè phía sông được ốp đá hộc chống xói lở. Các nhà buôn làng Phường thu mua hải sản khô và mắm muối ở Mỹ Hòa, Quảng Khê (vùng cửa Gianh). Lại thu mua cau khô, lâm thổ sản vùng núi rừng Tuyên Hóa. Tất cả chở ra bắc bằng thuyền buồm. Hàng về của họ là đồ gốm sứ, đồ sành, nồi bù (4) vải lụa…Các nhà giàu Lộc Điền góp công góp của xây dựng ngôi đình to nhất huyện, quy mô như đình Bảng ngoài bắc. Đọc “Đình làng Lộc Điền điểm nguyện ước của kẻ sĩ” của ông Nguyễn Tú thấy làng quê mình hoàn toàn xa lạ với ngôi làng mình đã được sinh ra, được sống, được biết.———(1) Kẻ sĩ: Người có học thức và nghĩa khí (2) Tác giả Nguyễn Tú viết nhầm câu thơ “chiều hôm nhớ nhà” của bà Huyện Thanh Quan: “gác mái ngư ông về viễn phố”, chớ không phải về “biển phố” (3) Theo Đại Nam nhất thống chí tập 2 đời Tự Đức (4) Ngày xưa chưa có soong nồi nhôm, người ta nấu nướng mọi thứ bằng nồi đất, gọi chung là “nồi bù”—————Làng Lộc Điền (Tân An)

thayoi

QỦA TỐT BỞI NHÂN LÀNH
Hoàng Kim


Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc Lời Thầy dặn thung dung: Minh triết sống phúc hậu, Quả tốt bởi nhân lành, Làm điều lành việc tốt, Vui tự tại an nhiên. Tin sâu luật nhân quả, Sống đức độ thung dung, An nhàn nguyên khí vững, Tâm sáng lộc hạnh gần. Thiện nghiệp duyên biến cải, Ngày mới ngọc tri âm, Hiếu trung nhân nghĩa lễ, Trí tín cần kiệm liêm. Thanh nhàn suối nguồn sạch, Trân trọng ngọc riêng mình, Sức khỏe và điều độ, Mai sớm thành rừng thôi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/qua-tot-boi-nhan-lanh

Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn. Hoàng Kim cảm khái đọc lại 5 bài Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn Nguyễn Du trăng huyền thoại Quả tốt bởi nhân lành Ngôn ngữ văn hóa Việt cùng với Chuyện thầy Nguyễn Mộng Giác chương 65. https://nguyenmonggiac.com/song-con-mua-lu/phan-5-vuot-deo-hai-van/153-chuong-065.htmlhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-thay-nguyen-quoc-toan/

Di sản thế giới tại Việt Nam 2 Cố đô Huế, ảnh tư liệu nguồn BQLDT Cố đô Huế, (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

NGÔN NGỮ VĂN HÓA VIỆT
(trích https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngon-ngu-van-hoa-viet/)

May mà …
Lê Đình Cánh

May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành
Tháp xưa còn tiếng chuông lành
Tường rêu còn nhuộm sứ sành sắc lam.

May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo
Nhà vườn còn gác trăng treo
Còn diều khuê các bơi chèo gió xanh.

Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát, Cổ thành gạch tan
Hán Nôm nghìn tuổi thành than
Nền xưa dấu cũ hoang tàn nắng mưa.

Lời bình của Nguyễn Quốc Toàn:

Lê Đình Cánh là một trong những nhà thơ mà tôi yêu thich. Trong khi lục bát Đồng Đức Bốn xuất thần, bạo liệt, có lúc bụi bặm… Lục bát Nguyễn Duy tài hoa, hóm hỉnh, thì lục bát Lê Đình Cánh cứ rỉ rả mà thâm trầm sâu cay. Xứ Thanh là quê ông,”May mà” là bài thơ ông nói về quê mình. Ở đó có Lam Kinh, một khu di tích rộng khoảng 30 ha ở xã Xuân Lam. Lam Kinh có đến 14 công trình di tích như Ngọ môn, Sân rồng, Chính điện Lam Kinh, Khu thái miếu triều Lê sơ, Lăng mộ các vua và hoàng hậu , Bia Vĩnh Lăng, Hựu Lăng, Chiêu Lăng, Dụ Lăng, Kinh Lăng, Khu đền thờ Lê Lợi, Khu đền thờ Lê Lai, Đền thờ Bố Vệ…

Nhà nước đã bỏ ra vô số công sức và tiền của để tôn tạo phục chế lại Lam Kinh nhưng rồi không hiểu sao vong linh các vua chúa cứ hỏi nhau nơi đây là đâu nhỉ? Có phải là Lam Kinh vàng son trên đất Thọ Xuân Thanh Hóa không? Lê Đình Cánh làm thơ chứ không làm vua nên ông không hỏi thế. Mà hỏi ai? và ai trả lời? ông thảng thốt kêu lên “may mà” nghe sao mà ai oán.

May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành

Nhà thơ vẫn rỉ rả nói về Huế, thì Huế vẫn còn đó nguyên vẹn, cho nên Unesco mới phong tặng danh hiệu Di sản Văn hoá của nhân loại chứ sao.

May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo

Thế rồi đột ngột như cầu thủ nhà nghề phạt trực tiếp 11 mét. Tác giả cho bóng vào gôn đối phương

Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát cổ thành gạch tan

Lê Đình Cánh tuyệt nhiên không nói đến Lam Kinh, vì sao vậy? Đấy là kiểu chơi trốn tìm, buộc người đọc phải tò mò tìm kiếm, sau đó mới “ngộ” ra. A, đúng rồi đấy là Lam Kinh, Thọ Xuân Thanh Hóa. Ai mà chẳng biết xứ Thanh là phát tích nhiều triều đại vua chúa từ Lê sơ, hậu Lê, cho đến nhà Nguyễn. Vong linh các vị không còn lăng tẩm xưa cũ mà về, vì hậu duệ thời a còng (@) đang làm cái việc được dán nhãn “duy tu và tôn tạo” các di tích lịch sử và văn hoá nước nhà !

HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN
Hoàng Kim

Ta vui đếm nhịp thời gian
Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường.

Đình Minh Lệ quê tôi
Hoàng Kim

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

Minh Lễ hay Minh Lệ
Cụ Hoàng Thúc Cảnh

Văn Nghệ Quảng Minh số 16. Hoàng Minh Đức (chủ biên). Mở đầu xin giới thiệu bài viết đầu tiên của cụ Hoàng Thúc Cảnh, một cán bộ lão thành cách mạng, nguyên thư ký riêng của Chủ tịch Liên khu 4 Hồ Tùng Mậu trong những năm chống Pháp. Cụ đã từng có 38 năm công tác ở Phủ Chủ tịch, người đã từng ở chiến khu Việt Bắc với Bác Hồ. Nhân dịp mừng thọ 100 tuổi và 75 năm tuổi Đảng cụ gửi về một chùm thơ và bài viết về tên làng của cụ. Sau đây xin giới thiệu cùng bạn đọc:Trao đổi ý kiến về tên thôn Minh Lễ hay Minh Lệ?

Tôi nhớ trong tập Văn nghệ Quảng Minh số 15 có nêu lại vấn đề tên làng Minh Lệ hay Minh Lễ?. Hai ý kiến đối lập nhau. Phần tôi nhận thấy cả 2 tên đều là chính thống nhưng sử dụng theo hoàn cảnh lịch sử (chữ viết) và tập quán nhân dân (tiếng nói).

Theo hoàn cảnh lịch sử: Phải công nhận tên thôn mới có từ thời Lê Hồng Đức – Lê Thánh Tôn lên làm vua và chỉnh đốn việc cai trị trong nước. Dưới đơn vị xã là thôn thuộc xã (đã có từ trước). Năm 1470, Trà Toàn, vua Chiêm Thành, cầu viện quân Tàu định sang đánh nước ta. Vua Lê Thánh Tôn biết vậy, huy động đại quân đánh Chiêm Thành, mở mang bờ cõi đến tận Bình Định, Khánh Hòa ngày nay. Chắc rằng trong lúc huy động quân, vua Lê Thánh Tôn huy động cả tướng quân Trương Hy Trọng tham gia và sau khi hồi kinh, trên đường về, Ngài đã cử tướng quân Trương Hy Trọng ở lại quản miền Bắc Bố chính. Thời bấy giờ chắc vùng Bắc quê ta còn hoang vu, nhân dân còn thưa thớt và quân Chiêm Thành thường xuyên quấy nhiễu. Do vậy lúc về nhiệm sở, tướng quân phải huy động nhân dân ở Hoan Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh ngày nay) và cả ở quê Hải Dương đến khai khẩn lập nên làng xóm. Và khi đã khẩn được một vùng thì phải quy hoạch vùng đó thành từng thôn xã để thuận tiện cho việc cai trị và từ đó mỗi đơn vị đều có tên riêng. Công lao đánh giặc, xây dựng làng xã của tướng quân được ghi trên mộ Ngài “Bình Lồi Thiết xã”. Tôi tin rằng tên thôn ta là do Ngài đặt. Trong thời kỳ phong kiến cho đến thời Pháp đô hộ tất cả công văn giấy tờ của nhà nước và của nhân dân đều dùng chữ Hán.

Tên Minh Lễ: Tôi chắc rằng Tướng quân khi đặt tên cho thôn ta theo chữ Hán là 明 禮. Và 2 chữ đó được dùng mãi cho đến thời kỳ có chữ Quốc ngữ mới thôi.

Cha tôi trong thời kỳ làm việc cho chính quyền thôn, mỗi lần làm công văn giấy tờ gửi lên trên hoặc giúp cho nhân dân làm giấy tờ mua bán nhà đất, lúc viết tên thôn thì cha tôi viết 明 禮. Tôi đã nhờ tra cứu trong từ điển Hán Việt thì hai chữ này phiên âm là Minh Lễ. Vì vậy, đây là tên chính thức trong văn bản giấy tờ của thôn ta. (Trước đây tôi cũng có học chữ Hán nên hai chữ trên tôi không quên được).

Tên Minh Lệ: Ai cũng biết mỗi vùng có một giọng nói hoặc phát âm khác nhau. Cùng một ý nhưng nơi này phát âm thế này, nơi kia phát âm thế khác. Thí dụ: Ở miền Bắc gọi bố mẹ còn ở miền Nam ba má, ở miền Bắc gọi anh còn miền Nam gọi ảnh, yêng hoặc eng, ở miền Bắc gọi cảnh còn ở miền Nam gọi kiểng v.v… và v.v…..

Ở vùng ta cũng vậy nhưng phiên âm theo chữ quốc ngữ có dấu ngã thì khi đọc khi nói thường thành dấu nặng. Thí dụ: Tỉnh Hà Tĩnh đọc thành Hà Tịnh. Lễ nghĩa đọc thành lệ nghịa. Con muỗi đọc thành con mọi. Văn võ đọc thành văn vọ. v.v… và v.v….

Theo đó nguyên văn chữ Hán “Minh Lễ”, nhân dân ta đọc thành “Minh Lệ” (hơn nữa phát âm Minh Lệ nhẹ nhàng hơn Minh Lễ). Nó thông dụng từ đời này qua đời khác, đã trải qua hàng trăm năm nên đã trở thành một tên quen thuộc sử dụng trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Như vậy danh từ Minh Lệ do nhân dân ta đặt ra, đã thành danh từ chính thức khi viết chữ quốc ngữ từ thời Pháp thuộc. Các văn bản viết bằng chữ quốc ngữ đều viết là Minh Lệ: ga Minh Lệ, cầu Minh Lệ, …và đến ngày nay thành chính thức trong văn bản của Đảng và chính quyền là Minh Lệ.

Chúng ta tự hào thôn ta có 2 tên, một tên là lịch sử và một tên là nhân dân. Ý nghĩa của hai danh từ trên tạp chí đã nói rõ. Mong nhân dân và con cháu chúng ta phát huy ý nghĩa tốt đẹp của hai danh từ đó, xứng đáng là con cháu của Đức Thành hoàng.

Hoàng Thúc Cảnh

Kim Hoàng@Trương Minh Đức; Nguyễn Quốc Toàn; Mạnh Đẩu Nguyễn: Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người rất uyên bác ngôn ngữ tiếng Trung. Thầy là người có bài thơ Việt Hán & Hán Việt tặng đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng là người dịch các câu đối Hán Việt “Linh Giang Đình Minh Lệ”(xem bài CẦU MINH LỆ RÀO NAN)

MỪNG THỌ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Hoàng Hữu Xứng, 1919
Nhà giáo lão thành ĐHSP Hà Nội Địa chỉ: A 3, Đông Xa, Mai Dịch, Hà Nội

Đặt tên thân phụ gửi niềm riêng
Nguyên Giáp: tài hoa văn võ liền
Quân sự, Bác tin giao thống lĩnh
Trí năng, Dân qúy chọn tay truyền
Điện Biên một trận vang trời đất
Đế quốc hai tên bại đảo điên
Anh quốc chọn ghi mười tướng giỏi
Việt Nam hai vị được danh tuyên.

KHÁNH CHÚC ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP CỬU TUẦN ĐẠI THỌ
(Thơ chữ Hán)
Phiên âm:
Nghiêm đường hữu ý mệnh danh NGUYÊN
GIÁP bảng văn khôi võ kiệt liên
Hồ bá anh minh quân vụ uỷ:
Nhân dân ái kính thế năng truyền
ĐIỆN BIÊN nhất thắng oanh thiên địa
Pháp Mỹ song cường bại đảo điên
Anh quốc tượng thư kim cổ tướng
Việt Nam vinh đắc lưỡng danh tuyên.
1999

Dịch nghĩa:
Nghiêm đường dự cảm tương lai của con
Giỏi cả văn lẫn võ nên đặt tên là Nguyên Giáp
Bác Hồ anh minh giao cho việc quân
Nhân dân yêu mến truyền cho sức mạnh
Một trận thắng Điện Biên vang trời đất
Hai đế quốc Pháp Mỹ thất bại đảo điên
Nước Anh đúc tượng, ghi tên các tướng tài xưa nay
Việt Nam vinh dự có hai tướng được đúc tượng, ghi tên
(là Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp)

Nguồn: Trần Thân Mộc, Nguyễn Nghĩa Dân, Hồ Cơ, Cao Đức Tiến (Sưu tầm, Tuyển chọn), 2001. Tấm lòng nhà giáo. Tập Hai, Thơ nhiều tác giả. Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 460 trang. Sđd. tr. 44 – 45

Nguyễn Quốc Toàn Toàn tui được học sử với thầy Hoàng Hữu Xứng hồi còn giặc Pháp oanh tạc. Hai thầy trò ngồi đợi đò chợ Gát lâu quá, tui chui vào bụi ngủ mê mệt. Đến khi đò đến thầy lay hoài tui không dậy nỗi. Thầy gần như phải bế xốc tui lên đò. Cách nay mấy mươi năm tui được gặp lại thầy cô về hội trường Phan Bội Châu ở Minh Cầm Trang Tuyên Hóa… Và ngay giờ đây lại được đọc thơ chữ Hán rất hay của Thầy. Cảm ơn Hoàng Kim

Kim Hoàng kính anh Nguyễn Quốc Toàn kính mến. Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn Làng Minh Lệ quê tôi kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dũa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies) là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến.

Cong Dinh Truong : Anh Hoàng Kim! Anh có bài anh Quốc Toàn bình về câu đối ở đình làng Lũ Phong cho em xem ké với.

Hoàng Kim @ Cong Dinh Truong mời đọc Thầy bạn trong đời tôi Chuyện anh Nguyễn Quốc Toàn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-anh-nguyen-quoc-toan

xem tiếp Thầy bạn trong đời tôi

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim
soi vào bạn quý là tìm lại bài học chính mình . Ngày giỗ Tổ Hủng Vương Việt Nam trùng ngày khởi đầu của kỷ nguyên Phật Giáo và giữa trung tuần tháng Tư trong tiết Thanh Minh Hôm nay cũng là ngày vui Phụng Hoàng bạn quý. Tôi tìm về bài “Có một ngày như thế” và “Lời Thầy dặn” để tìm lại ảnh và tư liệu không nỡ quên. Ngày Hạnh Phúc đọc lại kinh Dịch và lời khuyên của Trạng Trình: “Căn bản của học Dịch là phải biết tùy thời, hướng thiện và lạc quan. Tùy thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả. Tùy thời mà vẫn giữ được trung chính.” Lắng đọng hình ảnh ký ức không quên Thầy bạn trong đời tôi. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/.

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Bài ca thời gian
Run away with me.
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter