Hoa Mai với Thiền sư

HOA MAI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Kim

Giấc mơ lành yêu thương
Gốc mai vàng trước ngõ
Chim Phượng về làm tổ
Ngày xuân đọc Trạng Trình

THƠ DÂNG CHÀO NGÀY MỚI

Thiền Sư Lão Nông Tăng
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Lời Thầy dặn thung dung

Thế Giới còn đổi thay
Luật Trời không biến động
Nhân Quả trải muôn đời
Hoa Mai với Thiền sư

Vu Lan năm nay muộn
Tháng nhuận ngày vắn dài
Trời đất gió Bắc thổi
Vần vũ mây gió hoài

Nắng mưa chuyện của trời
An nhiên vui khỏe sống
Thung dung ngày tháng rộng
Mai sớm thành rừng thôi

Vui việc thiện lắng nghe kinh
Ngắm hoa mai nở, giữ mình thảnh thơi
Mới hay mọi việc trên đời
Thung dung phúc hậu là nơi tìm về.

MINH TRIẾT CỦA ĐỨC PHẬT

Chánh pháp Đức Phật là giác ngộ nhân quả: “Đạo của ta không có pháp cầu xin mà chỉ cần thấu hiểu nghiệp báo và tin sâu luật nhân quả, rồi hành sống theo thiện pháp thì cuộc sống sẽ được an lạc hạnh phúc hiện tiền.”, “Nhân quả là một quy luật công bằng trên cuộc đời mà theo duyên có thể đến sớm hay đến muộn.Dù bạn là ai, thuộc tôn giáo nào hay không tin vào một tôn giáo nào thì cũng không có ngoại lệ nào dành riêng cho bạn. Không có ông thần, bà thánh nào có thể ban phước giáng họa cho bạn, ngay cả Đức Phật cũng không làm được điều đó. Mọi hành động thiện ác đều do chúng ta làm ra và tự thọ nhận lấy theo nhân quả của nó“. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cua-duc-phat/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-mai-voi-thien-su/

GIÁC NGỘ LÀ TỈNH THỨC

Giáo sư Mai Văn Quyền, giáo sư Trần Ngọc Ngoạn và chúng tôi đến thăm vợ chồng giáo sư Trần Văn Minh  tiến sĩ nông học, nhà giáo nhân dân, cựu hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế. Bên bàn trà, chúng tôi trò chuyện về dạy và học con người là nhân tố quyết định giác ngộ là tỉnh thức chính mình

CON NGƯỜI LÀ QUYẾT ĐỊNH

Bài học quý giá 6M tốt cho bất cứ một chương trình dự án đề tài khoa học nào muốn đạt tới thành công, đó là cần phải quy tụ và tập hợp được sáu yếu tố cơ bản để giảng dạy, nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật khoa học công nghệ thành công bao gồm: 1) Con người (Man Power), 2) Thị trường (Market), 3) Vật liệu mới & Công nghệ mới (Materials), 4) Quản lý & Chính sách (Management), 5) Phương pháp & Cách làm (Methods), 6) Tiền & Hậu cần & Hậu phương (Money); Trong sáu nhân tố này (6M) thì con người là yếu tố quyết định.

Cách mạng sắn ở Việt Nam thành tựu và bài học đã đúc kết được 6M, 10T và 1F trong công bố quốc tế. Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới  tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Việt Nam được vinh danh là điểm sáng toàn cầu đưa năng suất sắn từ 8,5 tấn/ ha năm 2000 lên gấp đôi trên toàn quốc và đưa sản lượng sắn lên gấp năm lần, với nhiều nông hộ điển hình đã đạt năng suất sắn củ tươi trên 40 tấn/ ha,

Trong sáu nhân tố (6M) của bài học kinh nghiệm thành công thì con người là nhân tố quyết định. Mười kinh nghiệm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thành công  (10T) cũng là một kinh nghiệm rất quý, bao gồm: Thử nghiệm, Trình diễn, Tập huấn, Trao đổi, Thăm viếng, Tham quan hội nghị đầu bờ, Thông tin tuyên truyền, Thi đua, Tổng kết khen thưởng, Thành lập mạng lưới nông dân giỏi. Mô hình trình diễn quy trình canh tác sắn thích hợp bền vững của Việt Nam, từ nghiên cứu đến thực hành, với sự tham gia của nông hộ (farmers, 1F) đã được nhiều chuyên gia quốc tế của các nước và tổ chức quốc tế đánh giá cao. 

“Phát triển kinh tế nông nghiệp phải bắt đầu từ con người, từ niềm tin chứ không phải từ đất hạn điền, tiền vốn hay khoa học công nghệ nào khác”. Ông Bảy Nhị nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang khi bàn về ‘Phát triển kinh tế nông nghiệp: Tích tụ ruộng đất không phải là yếu tố quyết định‘ cũng đã nói như vậy và tôi (HK) tâm đắc lưu lại nhận thức rất quan trọng này trong bài Cách mạng sắn ở Việt NamDưới đáy đại dương là ngọc

MIỀN TRUNG LÀ ĐẤT HỌC

Huế và miền Trung là đất học, là nôi đào tạo nguồn lực khoa học tốt. Đại học Huế trong 40 năm qua đã đào tạo được biết bao nguồn lực ưu tú đủ mọi lĩnh vực cho sự trường tồn và phát triển bền vững của đất nước. Tới Cố đô Huế, chúng ta thật thấm thía lời của chúa Nguyễn Hoàng dặn lại chúa Nguyễn Phúc Nguyên về thương yêu dân và huấn luyện nguồn lực: ‘Đất Thuận Quảng phía bắc có núi Ngang Hoành Sơn và sông Gianh Linh Giang hiểm trở, phía nam ở núi Hải Vân và núi Đá Bia Thạch Bi sơn vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Vậy con phải biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời.”. Sắn Việt Nam 40 năm nhìn lại, đóng góp trong sự nghiên cứu và phát triển cây sắn, chúng ta đã đào tạo được 7 tiến sĩ sắn và sắp tới cuối năm 2017 sẽ có thêm một tiến sĩ sắn nữa, trong đó Đại học Huế đã đóng góp 3 người. Con đường nông nghiệp Việt Nam đầy khó khăn mà nếu thiếu nôi đào tạo người làm, thiếu niềm tin nghị lực sự kiên trì và sự tận tâm hổ trợ của thầy bạn với một đội ngũ thì không thể nào vượt qua.

GIÁC NGỘ LÀ TỈNH THỨC

Về miền Trung thân thiết vẫy gọi. Tôi biết ơn thầy bạn trong đời tôi, biết ơn mái trường thân yêu, không những Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh (NLU), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (IAS, VAAS), mà còn gia đình nông nghiệp , mạng lưới sắn Việt Nam (VNCP)  Trường Đại học Nông Lâm Huế (HUAF), Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (TNUAF), Trường Đại học Tây Nguyên .  (TNU) … đã cho tôi cơ hội tìm lại chính mình giấc mơ hạnh phúc Tôi từ cậu bé chân đất làng Minh Lệ đã được  đi khắp quê người để hiểu đất quê hương,  Tôi thực sự  thấm thía sâu sắc Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời và thật sự biết ơn trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm Huế đã cho tôi cơ hội dạy và học, gắn bó ngày càng mật thiết hơn đối với nôi đào tạo nguồn lực nông nghiệp của quê hương.


THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI

Thầy bạn trong đời tôi là những gương mặt thầy bạn thân thiết trong đời mình  ‘Kho lưu trữ ‘ “Thầy bạn trong đời tôi” để lưu lại là những ký họa phác thảo tôi chưa kịp viết bài và sẽ quay lại. Nguyên Hùng gửi tặng tôi “102 mảnh ghép văn nhân”. Tôi mang sách theo bên mình, tĩnh lặng đọc và gật gù cười một mình. Nhà văn Kao Sơn ‘Leng keng cùng Nguyên Hùng’ đã nói thật đúng: “Mỗi tác phẩm văn của văn nhân là một chiếc chuông gió treo lên giữa trời. Mỗi người đọc là một ngọn gió. Chuông treo có một mà gió thì nhiều. Và gió thổi từ nhiều phía, đến từ nhiều phía. Vậy mà thật khó trong cái việc nhà văn và người đọc tìm được nhau cho thành một leng keng…”. Nguyên Hùng đã thật khéo khi lựa chọn cho mỗi ‘mảnh ghép văn nhân’ một ảnh đẹp và một ký họa phác thảo khá đắt dường như ‘một chín một mười’ khi so sánh Chân dung 100 nhà văn qua cái nhìn của Xuân Sách.



TRIẾT LÝ SỐNG CỦA TÔI

Tôi thích sống chất phác cổ  điển như được viết trong bài: “Tôi yêu mây và sóng Tagore

tỉnh thức với Jana Gaṇa Mana
tôi thich Tagor bút chì tự họa
bài ca thời gian trăng rằm cổ tích
tôi yêu mây và sóng Tagore.

Lang thang như đám mây trời (*)
Hoàng Thành Trúc Lâm Yên Tử
Trạng Trình thung dung kinh Dịch
Vui Tô Nguyễn Hữu Ngọc Tagore

Triết lý sống ấy được tỏ ý trong bài thơ đối họa với “Thu Nguyệt gai và hoa”.Thu Nguyệt viết:

“Ngồi buồn làm phát chơi ngông
Lôi ra một chậu xương rồng, đếm gai.
Đếm qua đếm lại đếm hoài.
Vẫn dư ra một cái gai là mình!

Cái gai tuy mập mà xinh (?).
Cho nên thiên hạ tưởng mình là hoa.
Thật ra thật ra thật ra.
Tận cùng bản chất nó là cái gai!

Ủa mà gai có gì sai.
Không gai sao cái đám này có hoa!
Hahaha”

Hoàng Kim hoa và ong” đối họa vần tỏ ý::

Hahaha…
Thật ra thật ra thật ra.
Tận cùng bản chất nó là không gai.

Có không mọi chuyên ở đời.
Dịu dàng hoa cỏ là nơi tìm về.
Đêm Yên Tử lắng tai nghe.
Mỏng như chiếc lá nghiêng về thinh không.

Ẩn sau một đám xương rồng,
Tìm đi tìm lại em không thấy mình.
Thoắt rồi hiện trước em xinh,
Gai đâu chẳng thấy, chỉ mình là ta.

Hahaha hahaha

xem thêm Đêm Yên Tử

Kim Dung Vương Mông Mạc Ngôn bạn thích ai? Tôi thích Kim Dung hơn. Kim Dung là một trí tuệ lớn sử thi ‘văn sử triết khoa học tự nhiên khoa học nhân văn bất phân ‘. Kim Dung không chỉ là nhà văn ảnh hưởng nhất đến văn học Trung Quốc đương đại mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến tâm thức nhiều người Việt và các nước, ông cảnh báo nhiều bài học sâu sắc, gợi mật ngữ không dễ thấy. 

Đối với Vương Mông, tôi thích thú tìm thấy chính mình trong câu chuyện “Có một loại người sinh ra đã lỗi thời” . Câu chuyện ấy của Vương Mông như sau:

Người thứ nhất đến, anh ta nói: Ôi tôi đau khổ quá. Tôi đau khổ vì nhân loại ngu xuẩn, tôi đau khổ vì thể chế còn nhiều thiếu sót, tôi đau khổ vì dân tộc đau ốm, đau khổ vì nam thì ngu và nữ thì hay kêu ca, đau khổ vì những ai oan uổng mà chết.”

Người thứ hai đến, anh ta nói: Ôi, tôi sung sướng quá! Tôi vui mừng và hạnh phúc vì hài lòng với mọi người, với quốc gia, với bận rộn vì ăn và uống”

Người thứ ba đến, anh ta nói: “Tôi thật vĩ đại ! Tôi là anh hùng. Tôi phải kéo sóng dữ sắp ập xuống, tôi phải cháy lên vì loài người”…

Người thứ tư đến, anh ta nói: “Tôi là đồ tồi, là kẻ ngẫn ngơ, tôi là sâu róm, tôi là bọ đất”

Người thứ năm vừa bước ra đã vổ tay với mọi người, thế là mọi người cũng vỗ tay đáp lại. Thế là anh ta vỗ tay với mọi người lần nữa, thế là người người vỗ tay đáp lại anh ta. Sau đó ai nấy đều mệt nhoài, đều buồn ngủ, còn anh ta cũng không biết đi đâu mất rồi.

Người thứ sáu vừa đi đã hô to: “Tôi là người tốt, tôi là người tốt, tôi là người tốt…”

Người thứ bảy không nói mình là gì và không là gì, anh ta chỉ làm cái việc anh ta làm được và phải làm. Gặp được việc tốt anh ta vui, gặp phải việc xấu thì nhăn mày. Khi nào cần nghĩ thì anh ta nghĩ, không nghĩ ra kết quả nào thì thừa nhận mình chưa nghĩ kỹ. Ý kiến không nhất trí với người khác thì anh ta đành phải nói mình chưa nhất trí, còn nếu ý kiến nhất trí với người khác thì anh ta chẳng cần nói gì nhiều. Có người bảo anh ta quả thật rất tinh khôn, có người bảo vốn dĩ anh ta có thể trở thành nhân vật lớn nhưng  nhát gan quá không trở thành được. Còn có người nói anh ta thực ra vừa sinh ra đã lỗi thời. Anh ta là người cổ điển. Vương Mông là giáo sư danh dự rất được kính trọng ở Trung Quốc hiện nay. Khối lượng tác phẩm khổng lồ của ông trên 10 triệu chữ gồm tiểu thuyết, bình luận, tản văn, thơ mới và thơ cổ thể, tạp văn được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên khắp thế giới. Vương Mông đã trãi nghiệm thực tiễn đầy sống gió, chông gai của cuộc đời và minh triết cuộc sống đã giúp ông về đích thắng lợi. Ông đúc kết trong tác phẩm tinh hoa nhân loại “Triết lý nhân sinh của tôi” (Phạm Tú Châu dịch, Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn, Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam 2009). Đó là cẩm nang về cách sống thung dung phúc hậu.

https://www.youtube.com/embed/xR1iC6vA8j4?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent

Tôi thích “Đạo phật là tự do” , rỗi rãi thích thanh nhàn xem lại Bảy kỳ quan thế giới phật giáo. Phật giáo bắt đầu từ 2.500 năm khi thái tử Kiều tất la Thích ca Tất đạt đa đã giác ngộ dưới cây bồ đề ở Ấn Độ. Tôi thích chứng ngộ lời Thầy dặn đức Nhân Tông Giác ngộ là tỉnh thức chính mình. Ngày nay Phật giáo có hơn 350 triệu tín ngưỡng trên toàn thế giới với sự tăng trưởng hằng năm của tín đồ. Trong bộ film Bảy kỳ quan thế giới phật giáo.ta sẽ cùng nhà sử học Bettany Hughes tham quan bảy kỳ quan tuyệt đẹp của Phật giáo để có cái nhìn tổng quát về tín ngưỡng có từ cổ xưa này.

Đọc thêm

Tại sao Phật lại nói: ‘Điều ý nghĩa nhất của sinh mệnh con người chính là quay trở về’

Sống trong cuộc đời, ai ai cũng phải tranh đấu ngược xuôi để có tiền quyền, danh lợi… Nhưng đến khi hai mắt khép lại, bao nhiêu phấn đấu cả cuộc đời cũng chìm vào hư ảo. Của cải ấy, ‘khi sinh không đem đến, khi tử không mang theo’. Vậy thì điều gì mới là ý nghĩa nhất với sinh mệnh đời người?

Câu chuyện sau đây sẽ là câu trả lời cho điều đó.

Năm 1921, Lewis Lawes trở thành giám đốc nhà tù nổi tiếng khủng khiếp ở Mỹ. Catherine, vợ của Lawes là một phụ nữ đặc biệt. Lúc Lawes tiếp quản nhà tù, Catherine vẫn còn khá trẻ dù họ đã có ba đứa con. Khi đó tình trạng trại giam khá hỗn loạn và nguy hiểm, ai cũng khuyên can, song họ không ngăn được bà thường xuyên đến đó.

Dường như bà không thấy có bất kì sự nguy hiểm nào khi đối diện với các tù nhân, mặc dù nhà tù nơi chồng bà cai quản nối tiếng về những tù nhân bất trị, đã phạm những tội ác đáng sợ.

Các tù nhân thường thấy bà đến, gương mặt bình thản, thân thiện, bà đẹp và dịu dàng, mỗi căn phòng nơi giam giữ các phạm nhân bà đều ân cần dừng lại, hỏi thăm, chia sẻ với họ đôi câu chuyện.

Một hôm, nhà tù tổ chức giải đấu bóng rổ, bà đưa 3 con nhỏ của mình đến xem, bà còn không ngần ngại ngồi xem trận đấu chung với các tù nhân. ‘Vợ chồng tôi đều rất quan tâm đến họ. Và tôi tin họ cũng sẽ quan tâm đến chúng tôi. Tôi không thấy có điều gì cần đáng lo cả.’ – Bà nói khi ai đó lo ngại cho bà.

Trong số tù nhân có một người mù, từng bị kết tội giết người, Catherine đã đích thân đến thăm anh ta. Bà cầm tay người tù hỏi:

– Anh có được học chữ dành cho người mù không?

– Người mù đọc chữ là sao, tôi không hiểu? – Anh ta trả lời.

Vậy là bà bắt đầu dạy anh ta chữ nổi. Nhiều năm sau, anh vẫn thường khóc mỗi khi nhắc đến bà.

Một người tù khác bị câm điếc, Anh không thể giao tiếp với mọi người. Thế là bà lặn lội đi học ngôn ngữ cử chỉ để về dạy cho anh. Trong gần 20 năm, bà thường xuyên lui tới nhà tù để giúp đỡ các tù nhân.

Nhưng không may, một ngày khi đang trên đường bà bị tai nạn giao thông và qua đời. Lawes phải lo đám tang cho vợ nên vắng mặt và một người khác đã tạm thời quản lý nhà tù thay ông.

Ngay lập tức, đã có chuyện không ổn xảy ra. Một đám đông tù nhân đã tập trung ở cổng lớn vào buổi sáng hôm mai táng Catherine, nhất định không chịu giải tán, trong đó có cả những tù nhân hung dữ với tội ác tày trời. Nhiều người trong số họ đã rơi nước mắt.

Hiểu được tình cảm họ dành cho Catherine, người quản trại tạm thời nói:

– Được rồi, các anh có thể đi tiễn Catherine, nhưng nhớ quay về trại trước khi trời tối.

Sau đó, ông ra lệnh mở cổng chính để tất cả tù nhân đến nhà Lawes nhìn mặt Catherine lần cuối. Không có bất kỳ giám thị nào đi theo họ cả. Dòng người xếp hàng ngay ngắn, đi bộ suốt gần một dặm đến nhà Lawes. Đêm ấy, họ trở về đông đủ, không thiếu một ai.

Mạnh Tử – Một học trò xuất sắc của Khổng Tử có câu: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Nghĩa là bản tính nguyên sơ của mỗi người trong chúng ta đều là lương thiện. Thế nên chúng ta thường thấy mỗi đứa trẻ khi mới sinh ra đều đẹp tựa thiên thần.

Mạnh Tử đã từng nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”.

Nhưng rồi trong dòng xoáy cuộc đời, trải qua bao năm tháng biến động, tranh đấu, bon chen, nhiều người trong họ có thể đã biến đổi thành tàn ác, xấu xa. Người đời cũng không ai muốn tôn trọng hay yêu mến họ nữa.

Vậy tại sao Catherine có thể đối xử với họ như thế? Tại sao bà không thấy sợ, khinh bỉ hay căm ghét những người đã phạm phải lầm lỗi đáng sợ hoặc đáng khinh.

Chẳng phải trong lòng bà không hề nghĩ chi đến những tội ác họ đã từng phạm phải, chẳng phải bà chỉ nhìn thấy ở họ một sinh mệnh vốn dĩ là lương thiện và bà tin rằng cái cội rễ ấy vẫn ở sâu thẳm trong tâm hồn họ và không bao giờ mất hẳn.

Chẳng phải bà hiểu rằng, không ai hoàn mỹ, ai cũng có thể mắc sai lầm. Có thể lớn, có thể nhỏ. Nhưng nếu chỉ nhìn vào sai lầm hay cái xấu của người khác thì trong tâm trí ta cũng chỉ tràn ngập bóng tối của những thứ xấu mà thôi. Và điều đó cũng không thể khiến họ tốt hơn hay khác đi.

Điều quan trọng hơn cả sự trả giá, là sự biết nhìn lại, nhận ra và ‘phản bổn quy chân’, quay trở về với bản tính thuần thiện trong trẻo mà mỗi chúng ta đều đã từng có và có thể đã đánh mất trong những năm tháng đầy biến động của cuộc đời.

Nhà tù có thể giam giữ thân thể, nhưng bao dung và từ bi mới cứu chuộc được tâm hồn. Mới có thể thực sự đưa con người từ địa ngục trở về và thấu hiểu đến tận cùng giá trị của tình yêu thương, sự chân thành, tấm lòng lương thiện.

Những điều trao đi, chính là những gì sẽ nhận lại.

Những người tù ấy, vào buổi sáng trên con đường đến tiễn đưa Catherine, trong tâm hồn họ chẳng phải sẽ tràn ngập ánh sáng chiếu rọi từ thiên đường, nơi tình yêu, sự chân thành, nhân hậu mà bà đã dành cho họ. Và chẳng phải cái mầm thiện lành bà đã gieo vào tâm hồn họ trong những năm tháng bà còn sống, bằng những ân cần, trìu mến và bao dung ấy đã nảy nở và đơm hoa trong tâm hồn những con người tội lỗi.

Và ngay khi chẳng có quản ngục nào đi theo, chẳng có song sắt nào giam giữ thì chính sức mạnh vô hình ấy đã khiến họ không bao giờ làm điều xấu, đã không có tù nhân nào bỏ chạy. Bởi vì họ sẽ sống xứng đáng với sự từ bi, cao thượng mà bà dành cho họ.

Phật gia cho rằng: ‘Điều ý nghĩa nhất của sinh mệnh đời người chính là quay trở về, trở về với bản tính thuần chân nguyên sơ trong mỗi người.‘ Và rằng, Chân – Thiện – Nhẫn là cội nguồn của những điều tốt đẹp..

Có Nhẫn mới có thể tha thứ, bao dung với lỗi lầm của người khác, có Thiện mới có thể đem điều tốt lành trao cho người khác, có Chân mới có thể làm mọi việc từ đáy lòng mà không giả tạo.

Hãy giữ gìn và vun xới hạt mầm tốt đẹp đó trong lòng mỗi con người, bởi vì không phải chính trị, tiền bạc, dầu mỏ, kim cương mà chính cội nguồn sâu thẳm tạo nên sinh mệnh và vũ trụ ấy mới có thể cứu rỗi thế giới này.

Lam Thư ( ĐKN )

MaiHoaThi

HOA MAI THƠ THIỆU UNG
Hoàng Kim

“Muốn biết bác phục hỏi nguyên nhân xưa Hoa Mai là khởi đầu của mùa xuân“. Câu đầu tiên của 10 bài Hoa Mai thơ Thiệu Ung đã viết vậy. Hoa Mai thơ Thiệu Ung hay Mai Hoa Thi, Mai Hoa Dịch số của Thiệu Ung là một trong ba bộ đại kỳ thư đặc biệt nổi tiếng của văn hoá cổ Trung Hoa lưu lại suốt ngàn năm cho đến ngày nay. Thiệu Ung (1011 – 1071) tự là Nghiêu Phu, hiệu là Khang Tiết, được truyền tụng là một nhà tiên tri có khả năng trực giác huyền diệu và bí ẩn người Trung Quốc thời Bắc Tống. Ông quê ở Phạm Dương, Hà Bắc, sau di cư sang Cộng Thành, cuối cùng ẩn cư ở Lạc Dương. Ông đã dùng âm dương ngũ hành bát quái và thuật Dịch số thời biến để đoán giải sự việc, vận khí, dự báo sinh vượng thịnh suy vong các đổi họ lớn trong lịch sử. 

HOA MAI THƠ NGHÌN NĂM BÍ ẨN

Một buổi sáng mùa xuân, Thiệu Ung dựng quầy xem quẻ số gần chân cầu. Lúc đó, một lão nông dừng lại và hỏi ông về tài vận của mình. Thiệu Ung yêu cầu ông lão chọn từ các mảnh giấy có ký tự chữ Hán trên đó. Ông lão bèn chọn một thẻ và đưa nó cho Thiệu Ung, trên đó là ký tự “?”. Thiệu Ung nói với ông lão: “Chúc mừng cụ, cụ sẽ được một bữa trưa ngon miệng ngày hôm nay. Cụ hãy về nhà và chờ đợi”.

ThieuUng

Lão nông và Thiệu Ung (Jane Ku)

Ông lão về nhà thấy đứa cháu trai đang đợi ông và nói: “Hôm nay là ngày mừng thọ 60 tuổi của cha cháu, xin mời ông đến dự bữa tiệc rượu”. Ông lão ngạc nhiên, thay đổi y phục và vui mừng tới dự.

Chiều hôm ấy, một người đàn ông khác đến quầy quẻ số của Thiệu Ung và hỏi xem vận mệnh. Ông ta cũng chọn đúng thẻ có ký tự “?”. Thiệu Ung nói với người đàn ông rằng: “Thẻ này không được tốt. Ông sẽ gặp chuyện không lành hôm nay và ông sẽ bị bắt”. Người đàn ông nghĩ ngay rằng không thể nào có chuyện ông bị bắt nếu ở trong nhà, vì vậy, ông trở về và leo lên giường. Đang ngủ, ông chợt tỉnh giấc khi có người đàn bà hét to lên rằng những con lợn của ông đang phá nát khu vườn rau của bà. Trong lúc tức giận, ông giơ tay xô người đàn bà kém may mắn, vốn đang ốm dở, ngã phịch xuống và bất đắc kỳ tử. Ngay sau đó, ông bị bắt và tống giam.

Cũng vào chiều hôm đó, khi Thiệu Ung chuẩn bị dọn quầy để về, thì một người đàn ông đi từ phía Nam tới và xin ông nán lại. “Đại nhân, tôi đã nghe nói về tài năng tiên đoán của ông, vậy xin ông hãy cho biết vận mệnh của tôi”. Chiếc thẻ vị khách này chọn cũng là ký tự “?”. Thiệu Ung nói: đó không phải là điềm tốt và ông sẽ bị ướt đẫm trong ngày. Vị khách không tin vì hôm đó là ngày nắng và trời không mây, nhưng khi ông vừa về đến nhà và vào cổng thì ông đã bị vợ vô tình hắt một chậu nước vào người đúng lúc ấy.

Tập Thơ Hoa Mai (Mai Hoa Thi) tổng cộng 10 bài, tương truyền do Thiệu Ung sáng tác,  là dự ngôn về những diễn biến lịch sử trọng đại của Trung Quốc sau khi ông qua đời.  Tập thơ này sử dụng ngôn ngữ tiên tri, rất ẩn ý, không dễ lý giải. Người Trung Quốc những người yêu thích dịch số thường thích thú giải đoán Mai Hoa Thi, giống như người Việt ưa thích Sấm Trạng Trình. Một trong các lời bình về kỳ thư này như ở dưới đây được lưu truyền trên internet: https://www.youtube.com/embed/Ktgo4MpQyGU?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent

“Lịch sử, nếu xem trong một thời- không ngưng đọng, thì cũng như một vở kịch, với trời làm màn, đất là đài, ngày đêm không ngừng xoay vần mà diễn biến. Các nhân vật trong vở kịch này, bất luận là anh hùng đội trời đạp đất, thét mây hô gió như thế nào, thì đều trôi dạt trong cõi hồng trần cuồn cuộn. Liệu ai có thể thực sự làm chủ vận mệnh của chính mình?

Tài năng kinh thiên động địa, tấm lòng cúc cung tận tụy như Gia Cát Lượng, cũng không thực hiện được chí lớn khôi phục Hán thất. Tài trí mưu lược, chí khí ngút trời như Nhạc Phi, cũng chỉ có thể để lại nỗi buồn vô hạn dưới đình Phong Ba. Thị phi thành bại theo dòng nước, Sừng sững cơ đồ bỗng tay không! Giữa dòng sông lớn lịch sử này, rốt cuộc là ai làm chủ? Dòng chảy lịch sử vĩ đại này rốt cuộc có chủ đề và kịch bản hay không?

Tuy nhiên, giữa cõi trần thế náo nhiệt ồn ã này, bỗng chốc vang lên một thanh âm siêu nhiên, âm lượng nhẹ nhàng mà kiên định; nó là âm thanh ngoài trần thế, chỉ điểm bến mê. Nó thời thời khắc khắc cảnh tỉnh thế nhân: Mang mang Thiên số đã sớm định trước, Thế Đạo hưng suy bất tự do vậy. Nó chính là một dự ngôn lưu danh thiên cổ.

«Mai Hoa Thi» của Thiệu Ung thời Bắc Tống chính là một khúc thanh âm như vậy. Từ hơn 1.000 năm trước, nó đã chỉ điểm chỗ mê cho chúng sinh, giảng rõ khúc chủ đề nhấp nhô trầm bổng. Chúng ta hãy tĩnh tâm lắng nghe và thưởng thức bài thơ «Mai Hoa Thi» này.”

Tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn suy ngẫm từ Núi Xanh Bắc Kinh trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện.

Tôi bất chợt gặp được một bé gái xinh đẹp tại điểm linh ứng của núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô và đã bế cháu gái ngắm nhìn trục hướng tâm của Cố Cung Bắc Kinh.

Tôi cũng lại may mắn gặp được một nghệ sĩ dân gian tập hát và tặng sách. Chuyện xưa và nay gợi nhớ lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình”  “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình)  (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh  (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận với các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc.  Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, câu chuyện Hoa Mai và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta!

Chùm ảnh đẹp ghi từ mờ ảo sương sớm cho đến xế chiều tại điểm đến ao ước và những tư liệu quý thu thập được trong chuyến đi đặc biệt này lắng đọng trong tôi một di sản và bài học lịch sử cần tiếp tục giải mã.  Tôi đã đúc kết Sấm Trạng Trình và đã viết bài Ngày xuân đọc Trạng Trình, nay sẽ cố gắng sưu tầm Hoa Mai Thi Thiệu Ung văn bản gốc tiếng Trung và những bản dịch nghĩa, dịch thơ tiếng Việt của 10 bài thơ Hoa Mai nói trên.

Hoa Mai thơ Thiệu Ung là kỳ thư cần đọc lại. Tôi may mắn đã được Thăm ngôi nhà cũ của Darwin và đã từng lắng mình trước câu hỏi: Liệu “nguồn gốc muôn loài” Darwin có thực sự đúng là quy luật tiến hóa của muôn loài không? Liệu câu nói thông tuệ của ông “ Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin (1809-1882) đã phải là một giải pháp tốt nhất và kinh nghiệm kinh điển hay có một lựa chọn khác như Bao Công thành thế lực thứ ba bất khuất trung chính mà không bị cuốn vào vòng xoáy của sự tranh đoạt?.

Hoang Kim reflections from the Green Mount, Beijing https://youtu.be/g_O8F_j_fNg

Khi nghiên cứu Thơ Hoa Mai Thiệu Ung những lời tiên tri CHUẨN XÁC đến kinh người !!! là câu chuyện nghìn năm  bí ẩn liên hệ thực tiễn với những bài thơ dự báo sau này tôi chợt thấy thú vị giải pháp của cụ Trạng Trình Việt Nam trong những ẩn ngữ kín đáo .

HOA MAI QUA TẾT VIỆT

“Hoa Mai” thơ Thiệu Ung Trung Quốc thời Bắc Tống đối sánh với ’Hoa Mai’ thơ Mãn Giác thiền sư Việt Nam cách đây trên dưới ngàn năm, cùng với ‘Tảo Mai” thơ Trần Nhân Tông và “Cự ngao đới sơn” Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cách đây trên năm trăm năm thực sự đều là những dự ngôn về quy luật của tạo hóa. Thông điệp mỗi bài đều rất sâu sắc Tôi tạm trích dẫn mà không lạm bàn về câu trả lời.

Mai vàng hoa xuân Tết Việt
Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.

Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy

“Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001), “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” “Hai mươi tư tháng sáu Lên ngọn núi này chơi Ngững đầu mặt trời đỏ bên suối một nhành mai (Hồ Chí Minh 1890-1969); … Đó là một số tác gia và tác phẩm tiêu biểu về Hoa Mai.

Hoa Mai thơ Mãn Giác
Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh Hoàng Ngọc Dộ về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Khi Lâm Cúc và anh Hoàng Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.

‘Tảo Mai’ thơ Nhân Tông

I
Nguyên văn chữ Hán
五出圓芭金撚鬚,
珊瑚沉影海鱗浮。
箇三冬白枝前面,
些一辨香春上頭。
甘露流芳癡蝶醒,
夜光如水渴禽愁。
姮娥若識花佳處,
桂冷蟾寒只麼休。

Phiên âm Hán Việt
Ngũ xuất viên ba kim niễn tu,
San hô trầm ảnh hải lân phù.
Cá tam đông bạch chi tiền diện,
Tá nhất biện hương xuân thượng đầu.
Cam lộ lưu phương si điệp tỉnh,
Dạ quang như thủy khát cầm sầu.
Hằng Nga nhược thức hoa giai xứ
Quế lãnh thiềm hàn chỉ ma hưu!

Dịch nghĩa
Năm cánh hoa tròn nhị điểm vàng,
[Như] bóng san hô chìm, [như] vảy cá biển nổi.
Cành hoa trắng xóa suốt trong ba tháng đông,
Sang đầu xuân chỉ còn loáng thoáng một vài cánh thơm nhẹ.
Móc ngọt chảy mùi thơm làm chú bướm si ngây tỉnh giấc,
ánh sáng ban đêm như nước khiến con chim khát buồn rầu.
Nếu Hằng Nga biết được vẻ đẹp thanh nhã của hoa mai,
Thì có ưa gì cây quế với cung thiềm lạnh lẽo.

II
Nguyên văn chữ Hán
五日驚寒懶出門,
東風先已到孤根。
影橫水面冰初泮,
花壓枝頭暖未分。
翠羽歌沉山店月,
畫龍吹濕玉關雲。
一枝迷入故人夢,
覺後不堪持贈君。

Phiên âm Hán Việt
Ngũ nhật kinh hàn lãn xuất môn,
Đông phong tiên dĩ đáo cô côn (căn).
Ảnh hoành thủy diện băng sơ bạn,
Hoa áp chi đầu noãn vị phân.
Thúy vũ[1] ca trầm sơn điếm nguyệt,
Họa long[2] xuy thấp Ngọc Quan[3] vân.
Nhất chi mê nhập cố nhân mộng,
Giác hậu bất kham trì tặng quân[4].

Dịch nghĩa
Chỉ năm ngày sợ rét lười ra khỏi cửa,
Mà gió xuân đã sớm đến với gốc cây cô đơn.
Bóng ngả trên mặt nước, băng giá bắt đầu tan,
Hoa trĩu nặng đầu cành, hơi ấm chưa định rõ.
Giọng ca Thúy vũ lắng chìm mặt trăng xóm núi.
Tiếng sáo Họa long ẩm ướt đám mây Ngọc Quan.
Một cành hoa lạc vào giấc mộng cố nhân,
Tỉnh dậy, không thể đem tặng anh được.

Cự ngao đới sơn
Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bích tầm tiên sơn triệt đế thanh
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực
Trước cước trào vô quyển địa thanh
Vạn lý Đông minh quy bá ác
Ức niên Nam cực điện long bình
Ngã kim dục triển phù nguy lực
Vãn khước quan hà cựu đế thành

Dịch nghĩa:

Con rùa lớn đội núi

Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời
Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất
Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình
Ta nay muốn thi thổ sức phù nguy
Lấy lại quan hà, thành xưa của Tổ tiên.

Dịch thơ:
Con rùa lớn đội núi

Núi tiên biển biếc nước trong xanh
Rùa lớn đội lên non nước thành
Đầu ngẩng trời dư sức vá đá
Dầm chân đất sóng vỗ an lành
Biển Đông vạn dặm giang tay giữ
Đất Việt muôn năm vững trị bình
Chí những phù nguy xin gắng sức
Cõi bờ xưa cũ Tổ tiên mình.

LỜI DẶN CỤ TRẠNG TRÌNH

Biển Đông vạn dặm dang tay giữ.
Đất Việt muôn năm vững thái bình.

Đó là hai câu thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) tại bài thơ “Cự Ngao Đới Sơn” trong Bạch Vân Am Thi Tập. Thông điệp ngoại giao của cụ Trạng Trình nhắn gửi con cháu về lý lẽ giữ nước rất rõ ràng:

Muốn bình sao chẳng lấy nhân
Muốn an sao lại bắt dân ghê mình

Điều lạ là trong câu thơ cụ Trạng dịch lý, ẩn ngữ, chiết tự tương thích với cách ứng xử hiện thời. “Cổ lai nhân giả tri vô địch, Hà tất khu khu sự chiến tranh” Từ xưa đến nay, điều nhân là vô địch, Cần gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh. “Quân vương như hữu quang minh chúc, ủng chiếu cùng lư bộ ốc dân” Nếu nhà vua có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân ở nơi nhà nát xóm nghèo . Trời sinh ra dân chúng, sự ấm no, ai cũng có lòng mong muốn cả”; “Xưa nay nước phải lấy dân làm gốc, nên biết rằng muốn giữ được nước, cốt phải được lòng dân”.

Đạo lý, Dịch lý, Chiết tự và Ẩn ngữ Việt thật sâu sắc thay !

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cp nht mi ngày

Bài viết mới

Kênh Giải Trí 12 giờ  · Kiểu Câu Cá Khó Tin – Video Bẫy Cá Độc Đáo Ở Sông

Video yêu thích

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on witter

Advertisement