Nguyễn Duy cát trắng bụi

NGUYỄN DUY CÁT TRẮNG BỤI
Hoàng Kim


Nguyễn Duy từ “Cát trắng” đến “Bụi”. Cát trắng tinh khôi nhưng Bụi dân sinh hơn. Nguyễn Duy viết về ‘Bụi’ ‘”đừng chê anh khoái bụi đời, bụi dân sinh ấy bụi người đấy em’. ‘Nhìn từ xa … Tổ Quốc’ “Dù có sao vẫn Tổ Quốc trong lòng / mạch tâm linh trong sạch vô ngần /còn thơ còn dân/ ta là dân – vậy thì ta tồn tại”. Trước đó anh viết ‘bầu trời vuông’ “sục sôi bom lửa chiến trường tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng” và viết ‘ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa’ “ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” . Thế nhưng, tôi ám ảnh hơn hết vẫn là hai bài ‘tre Việt Nam’ “đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh’ và ‘Bài hát người làm gạch’ “Tay nâng hòn đất lặng yên để nguyên là đất cất nên là nhà”. Sự bình thơ và giới thiệu về Nguyễn Duy thì bài của Chu Văn Sơn và Lưu Văn Hạnh là hay và thích hơn cả.

1. NGUYỄN DUY VỚI VỀ LÀNG

Nhiều người cánh lính chúng tôi đều rất thích thơ Nguyễn Duy, Anh Hoàng Đại Nhân một người bạn lính cũng là bạn học thân thiết của tôi ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh một giám đốc chăn nuôi tài năng cũng là một người rất yêu thơ Nguyễn Duy . Anh tâm đắc bài “Về làng” thấy hình ảnh gia đình mình và bao người bạn ở đó

Làng ta ở tận làng ta / Mấy năm một bận con xa về làng / Gốc cây, hòn đá cũ càng, /Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay/ Cha ta cầm cuốc trên tay,/ Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa / Lưng trần bạc nắng thâm mưa / Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Rượu tăm vẫn để dành khi con về / Ngọt ngào một chút men quê / Cay tê cả lưỡi, đắng tê cả lòng/ Gian ngoài thông thống gian trong/ Một đời làm lụng sao không có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Người còn là quí kể chi bạc vàng / Chiến tranh như trận cháy làng / Bà con ta trắng khăn tang trên đầu / Vẫn đồng cạn, vẫn đồng sâu / Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa/ Đường làng cây cỏ lưa thưa / Thanh bình từ ấy sao chưa có gì / Không răng! cha lại cười khì / Đời là thế, kể làm chi cho buồn / Mẹ ta vo gạo thổi cơm / Ba ông táo sứt lửa rơm khói mù / Nhà bên xay lúa ù ù / Vẫn chày cối thậm thịch như thuở nào / Các em ta vác cuốc cào,/ Rủ nhau bước thấp bước cao ra đồng/ Mồ hôi đã chảy ròng ròng / Máu và nước mắt sao không có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Đời là thế, kể làm chi cho rầu / Cha con xa cách bấy lâu / Mấy năm mới uống với nhau một lần / Bụng ta thắt, mặt ta nhăn / Cha ta thì vẫn không răng cười cười / Ta đi mơ mộng trên đời / Để cha cuốc đất một đời chưa xong.”

Tôi cũng rất thích “Về làng” của Nguyễn Duy và vẫn thường nghêu ngao câu hát: “Bụng ta thắt, mặt ta nhăn / Cha ta thì vẫn không răng cười cười / Ta đi mơ mộng trên đời / Để cha cuốc đất một đời chưa xong.”. Tôi vẫn thường liên tưởng thơ Nguyễn Duy “Về làng” với bài thơ Cuốc đất đêm của anh trai mình Hoàng Ngọc Dộ khát vọng Mười lăm trăng quả thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm ta hẹn trăng càng dòm thêm Đất vàng vàng ánh trăng đêm Đêm trăng ta với nàng quên nhọc nhằn“.

Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể mất và không thể tìm lại.

2. NGUYỄN DUY THƠ CÁT BỤI

Thơ Nguyễn Duy hay vì thơ anh vượt lên cõi nhân sinh, chạm thấu thân phận con người, tình yêu cuộc sống làm ta trân quý. Tôi thích các câu thơ cát bụi dân sinh của anh thật nhọc nhằn và tôi khi đọc lại Chuyến tàu đêm của mình thì tự biết mình đã ảnh hưởng nhiều Cát Bụi của anh. Nguyễn Duy cũng đã chạm thấu Vầng trăng Ngọn lửa nhưng có một thứ mong manh là là Sương chỉ có Sơn con trai của anh Duy chạm thấu:

Nguyễn Duy Sơn cát bụi sương
Nguyễn Duy cát bụi, sương nhường phận Sơn

Con đường trong giọt sương
Thơ & Ảnh Nguyễn Duy Sơn
(Nguồn: FB Trương Huy San)

Mai già cành uốn cong queo
Cong queo như giấc mộng nghèo làm sang
Con xin tặng mẹ mai vàng
Còn con đành để mộng tan giữa đời

Ngỡ mình cưỡi sóng ra khơi,
Ngờ đâu giông bão thổi rơi về vườn
Mẹ chờ con tận cuối đường
Trong veo giọt lệ như sương đầu cành

Vàng ròng từng cánh mong manh
Con còn mỗi chút lòng thành này thôi
Mai vàng nhan sắc thắm tươi
Mẹ ơi xin mẹ nhận rồi hãy đi.

Ta nhìn tới những ngôi sao
Ước chi có một lời chào với ta
Kia kìa trăng… gió và… xa
Ta như một bóng hồn hoa mé vườn

Bỗng dưng nhớ lại nẻo về
Con đường hoang giữa chiều lê thê chiều
Ngập ngừng từng bước liêu xiêu
Hoàng hôn nhấp nhánh rất nhiều đốm hoa

Đâu là chỗ của riêng ta
Chỗ thờ phật… chỗ cúng ma.. chỗ nào?

Ta vô hình giữa bao la
Trời cao đất rộng thật thà với nhau
Ngoài kia dòng nước nông sâu
Ta đây vui giữa vui sầu liên thiên.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Thơ Nguyễn Duy hay vì thơ anh vượt lên cõi nhân sinh chạm thấu thân phận con người, chạm thấu tình yêu cuộc sống làm ta trân quý. Tôi thích những câu thơ cát bụi dân sinh của Nguyễn Duy và tôi biết trong thơ mình các câu thơ nhọc nhằn có một phần ảnh hưởng thơ anh. Tôi đọc lại Chuyến tàu đêm của mình để thấu hiểu Cát Bụi của anh Nguyễn Duy

Chuyến tàu đêm
Hoàng Kim

Nước mắt ta rơi bởi điều rất thật
Muối mặn gừng cay xó tối đường xa
Sợi tóc bạc thương đêm dài đói ngủ
Người trực tàu nhường chỗ giúp cho ta.

Câu chuyện cũ suốt đời ta mãi nhớ
Bụi dân sinh ấy chính bụi người
Nơi cát bụi nhà nghèo vô tư quá
Chốn thần tiên là con mắt thứ ba.

Nhân bạn Nguyễn Quế nhà thơ có “THƠ TÌNH CỦA NỞ PHÈO” là liên tưởng sâu sắc

CÁT BỤI CHUYỆN TRĂM NĂM
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Nở Phèo đâu chỉ chuyện xưa
Tìm trong cát bụi nhặt thưa chữ hiền
“Tay nâng hòn đất lặng yên
Để nguyên là đất cất lên là nhà”

Thương người lại ngẫm đến ta
Dẫu rằng trúc cháy vẫn là tre xanh
Thân gầy áo cộc phong phanh
Thời nghèo ngậm ngãi để dành phận con

Nhọc nhằn “Cát trắng” “Bụi” son
“Về làng” nhớ “Cuốc đất đêm” “Trăng rằm”

3. NGUYỄN DUY TRONG LÒNG TÔI

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Nguyễn Duy

Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẽo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào

Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò… sung chát… đào chua …
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

Bao giờ cho đến mùa thu
trái bòng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho đến tháng năm
mẹ ra trãi chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẽo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đời
sửa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng

Nhìn về quê mẹ xa xăm
lòng ta chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa
ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương (*)

1986

(*) Ca dao

Ánh trăng
Nguyễn Duy

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
TP. Hồ Chí Minh, 1978

Nguồn:
1. Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984
2. Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1995

Tre Việt Nam
Nguyễn Duy

Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.

Thân gầy guộc, lá mong manh,
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.

Có gì đâu, có gì đâu,
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều.
Rễ siêng không ngại đất nghèo,
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vươn mình trong gió tre đu,
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.

Bão bùng thân bọc lấy thân,
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre không ở riêng,
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy cành rơi,
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
Nòi tre đâu chịu mọc cong,
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương,
Có manh áo cộc tre nhường cho con.

Măng non là búp măng non,
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.
Năm qua đi, tháng qua đi,
Tre già măng mọc có gì lạ đâu.

Mai sau,
Mai sau,
Mai sau…
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
1970-1972

Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973

Bầu trời vuông
Nguyễn Duy

Thắng rồi trận đánh thọc sâu
lại về với mái tăng * – bầu trời vuông
sục sôi bom lửa chiến trường
tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng

Khoái nào bằng phút ngả lưng
mở trang thư dưới bóng rùng đung đưa
trời tròn còn có rơi mưa
trời vuông vuông suốt bốn mùa nắng xanh

Mặt trời là trái tim anh
Mặt trăng vành vạnh là tình của em
thức là ngày ngủ là đêm
nghiêng nghiêng hai mái hai miền quê xa

Ở đây là tấm lòng ta
sông dài núi rộng cũng là ở đây
vuông vuông chỉ một chút này
mà che trọn vẹn ngàn ngày quân đi

(Ái Tử, 1971)

(*) Mái tăng: tấm vải nhựa che mưa che nắng cho lính Trường Sơn

CNM365,TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thich
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Advertisement