Kế sách một chữ đồng

KẾ SÁCH MỘT CHỮ ĐỒNG
Hoàng Kim

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấu hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc
 
“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1)
 

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (2)  

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi

Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông ….  

1) Thơ Nguyễn Trãi
2) Bản dịch thơ Nguyễn Trãi của Hoàng Kim  

Đi bộ trong đêm lên Yên Tử

Hoàng Kim 

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấu hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

;

Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim…

Trần Nhân Tông

TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG
Hoàng Kim


Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo, Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …

LÊN TRÚC LÂM YÊN TỬ
Hoàng Kim


Lên non thiêng Yên Tử
Đêm trắng và bình minh
Khi nhớ miền đất thiêng
Lại thương vùng trời thẳm

Đi đường thấu non cao
Tầm nhìn ôm biển rộng
Thương Nhân Tông Bảo Sái
Đỉnh mây vờn Trúc Lâm

Dạo chơi non nước Việt
Non xanh bên bạn hiền
Thung dung cùng cây cỏ
Xuống núi thăm người quen.

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI
Hoàng Kim

Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

(*) Ban mai trên biển Nhật Lệ, Quảng Bình. Chùm ảnh của Hoàng Kim và bài thơ Sóng yêu thương vỗ mãi


SÓNG CỦA XUÂN QUỲNH
Thơ hay và lời bình yêu thích

Hoàng Kim. “Tôi vẫn thích trở lại với ‘Sóng’  của Xuân Quỳnh, thơ hay là lời bình thật tốt của Hà thị Hải, báo Phụ nữ Việt Nam tháng 1/2002”.

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh- một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vàn cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Ðể ngàn năm còn vỗ

        Thơ Xuân Quỳnh có nét rất riêng, trong số các nhà thơ nữ của Việt Nam, đó là: chân thật và đam mê mãnh liệt. Trong thơ chị cháy lên cái sắc màu của một thế giới lung linh, thế giới tình yêu. Thơ Xuân Quỳnh, thơ tình Xuân Quỳnh là niềm khao khát hạnh phúc. Thơ Xuân Quỳnh rất tình, rất đời và rất đàn bà bởi niềm khát khao ấy. Nói đến khát khao hạnh phúc trong thơ Xuân Quỳnh có nghĩa là nói đến “Sóng”.

        Tình yêu- vốn là đề tài muôn thuở. Xuân Diệu- nhà thơ của tình yêu- có bài thơ nổi tiếng “Biển”. Còn Xuân Quỳnh, chị mượn hình tượng “sóng” để diễn tả những cảm xúc, trạng thái của người phụ nữ khi yêu. “Biển” của Xuân Diệu mạnh mẽ, dữ dội và nồng nàn, bộc lộ một tình yêu rất nam tính. Còn “Sóng” của Xuân Quỳnh thì đậm tính chất nữ tính, nhẹ nhàng, chân thành mà vẫn nồng nàn, thiết tha.

Dữ dội và dịu êm
N ÀO VÀ LẶNG LẼ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.

        Bao trùm bài thơ, lan toả khắp bài thơ là hình tượng “sóng”. Âm hưởng bài thơ là âm hưởng của con sóng dạt dào, nhịp nhàng. Nhịp của con sóng vỗ bờ triền miên, vô hồi hay nhịp của tiếng lòng thi sĩ- nhân vật chủ thể- đang yêu và khao khát yêu. Mỗi trạng thái của tâm hồn người phụ nữ đang yêu có thể tìm thấy sự tương đồng ở một khía cạnh nào đó của con sóng. Con sóng ấy khao khát, hay chờ sự “xoay vần” của con Tạo nữa. Trái tim ấy kiên quyết “tìm ra tận bể”, tìm đến độ sâu xa nhất trong tình yêu, để tìm hiểu, để khám phá và để yêu.

        Khát vọng tình yêu là chuyện của muôn đời, muôn người, nhưng mãnh liệt nhất là của tuổi trẻ, như có nhà thơ viết:

Nếu phải chia cho người yêu một nửa
Thì em ơi nhận lấy khoảng đời đầu

    Ðã yêu là kháo khát, là bồi hồi

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.

        Nhận ra trạng thái khác của mình, người phụ nữ kiên quyết tìm hiểu, “tìm ra tận biển”, tận bến bờ sâu thẳm của tình yêu. Thế nhưng “tình yêu có những lý lẽ mà lí trí không sao giải thích nổi“. Tình yêu đầy bí ẩn, và chính vì nó bí ẩn nên nó lại càng đẹp và lại càng là nỗi khát khao của con người:

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

        Nữ thi sĩ người Bungaria Blaga Ðimitrôva- đã nói “Ta đi tìm mình cho ta và cũng là tìm ta cho chính ta nữa“. Xuân Quỳnh cho rằng: “Yêu là đi tìm một nửa của mình, cũng chính là đi tìm mình“. Như thế tình yêu làm cho con người ta hoàn thiện hơn, đẹp hơn. Tình yêu cũng làm cho con người ta băn khoăn về sự bắt đầu, sự khởi nguồn của nó. Thế nhưng: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?” (Xuân Diệu). Và có người thốt lên: “Có gì lạ quá đi thôi!“, còn Xuân Quỳnh, chị bộc bạch một cách hồn nhiên, rất con gái, nhẹ nhàng, bối rối lẫn chút đắm say, ngọt ngào pha lẫn hơi nũng nịu:

Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

        Nhà thơ, cũng như bao người con gái khác, đều không sao trả lời được. Em yêu anh tự bao giờ, em cũng chẳng biết nữa. Có lẽ là từ nỗi nhớ về anh da diết. Bởi đã yêu là nhớ:

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được

        Vẫn là hình tượng “sóng”. Sóng nhớ bờ, ngày đêm không thôi dào dạt. Cũng như em:

Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

        Ca dao xưa cũng viết về nỗi nhớ khi yêu:

Ðèn thương nhớ ai
Mà đèn chẳng tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ chẳng yên

        Nhà thơ Chế Lan Viên miêu tả nỗi nhớ cũng rất hay:

Anh không ngủ. Hẳn vì em đang nhớ
Một trời sao rực cháy giữa đôi ta
Anh thức giấc. Cho lòng em lặng gió
Cho sao trời yên rụng một đêm hoa

        Hai câu thơ được tách riêng thành một khổ thơ như nỗi lòng, tâm trạng của thi sĩ bấy giờ. Tâm trạng ấy lan sang người đọc. Thiết tha, sâu lắng và mãnh liệt.

        Yêu không chỉ là nhớ. Yêu là sự thuỷ chung, son sắt, dẫu xa cách ngàn trùng. “Khoảng cách trong tình yêu cũng như gió với lửa, dập tắt ngọn lửa nhỏ nhưng thổi bùng ngọn lửa lớn” (ngạn ngữ). Tình yêu của nhà thơ mãnh liệt và sâu đậm. Nỗi nhớ trong thơ chị gắn với khái niệm thời gian vô tận và không gian vô cùng. Với thời gian, nó không có ngày đêm. Với không gian, nó chẳng có nhiều phương hướng; chỉ có một phương thôi- đó là anh. Hai người yêu nhau luôn hướng về nhau. Họ là mặt trời soi rọi cho nhau vào những buổi sớm và là mặt trăng sưởi ấm những đêm khuya.

        Nhưng tình yêu sẽ chỉ là lãng mạn, tình yêu không thực sự là tình yêu theo đúng nghĩa nếu nó xa rời thực tế- cuộc đời. Mà cuộc đời vốn nhiều nỗi trái ngang. Bên cạnh hạnh phúc, tình yêu cũng là đau khổ. Nhưng không phải vì thế mà tình yêu kém đi nét đẹp và sự lung linh của nó. Trái lại tình yêu càng trở nên huyền diệu hơn khi nó vượt qua mọi giông bão của cuộc đời. Ðó là khát vọng mà con người luôn hướng tới.

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

        Khát khao được hướng tới tình yêu đích thực, hướng tới sự vĩnh cửu của tình yêu trở nên mãnh liệt. Và ở khổ thơ cuối cùng, biểu tượng “sóng” đã trở thành nơi cất giữ niềm khát khao mạnh mẽ.

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Ðể ngàn năm còn vỗ

        Thơ Xuân Quỳnh là tiếng hát của trái tim đắm đuối trong sóng nhạc tình yêu. Ðọc thơ tình của chị, người ta khát khao yêu, khát khao hạnh phúc. Người đàn bà ấy dù đã trải qua nhiều nỗi truân chuyên, thế nhưng giông bão bao nhiêu thì chị lại càng sống hết mình bấy nhiêu. Chị sống cho tình yêu, hơi thở của chị là hơi thở của tình yêu, “một tình yêu dù đã đi qua mọi va chạm, mọi đau đớn của cuộc đời mà vẫn khát khao, vẫn chờ đợi tình yêu bằng cả sự trinh bạch của tâm hồn. Cái mà không một sự tàn phá, va đập nào của thời gian và cuộc đời chạm tới được”.

Nguồn: vuhuu.edu.vn/null/Ebook/Phe_Binh/bai3_1.htm

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Bài ca thời gian
Run away with me.
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Advertisement