Nha Trang và A. Yersin

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-1.jpg

NHA TRANG VÀ A. YERSIN
Hoàng Kim


Nơi ấy đời bình an
Lắng nghe rừng và biển
Giữa người thân bạn hiền
Thơm trầm hương gió núi
Ai nhớ hoài chốn ấy
Ta mong thầm về thăm

Nha Trang biển yến rừng trầm thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam. Nha Trang đất và người, là mắt Ngọc trong quần thể di sản Phú Yên Khánh Hòa. Hoàng Kim có chùm ghi chép nhỏ ký ức vụn không quên trên vùng đất này: A Na bà chúa Ngọc; Nha Trang và A. Yersin; Sắn Việt Đất Ông Hoàng; Huyền thoại xứ Trầm Hương; Hòn Bà sông Nha Trang; Báu vật nơi đất Việt; Sắn lúa ở Phú Khánh; Hoa Đất Ngọc phương Nam. Đường xuân đời quên tuổi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm, Sáng mãi ngọc lưu ly.; chùa Thanh Lương Phú Yên; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Về với vùng văn hóa; Cát đá đất miền Trung; Ban mai đứng trước biển; Chuyện đời không thể quên; Kim Notes lắng ghi chú là ký ức vụn đời tôi về Ph
ú Yên Khánh Hòa đất và người gồm trên 18 mẫu chuyện

Nha Trang là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể lăng mộ Yersin ở Suối Dầu và Viện Pasteur Thư viện Yersin công viên Yersin Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Dân làng Tân Xương Suối Dầu thờ Yersin làm Thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-trang-va-a-yersin

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là Nha-Trang-va-Yersin-2.jpg

A. YERSIN Ở NHA TRANG

Alexandre Émile Jean Yersin là nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm, nhà nông học, nhà chăn nuôi, nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà nghiên cứu khí tượng, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Ông được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp, Việt Nam long bội tinh, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học, Viện Hàn lâm Y học, Viện Hàn lâm Khoa học các thuộc địa, Hội Bệnh học Hải ngoại, Hội Y học Nhiệt đới, Hội Thiên văn Pháp quốc. Yersin sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863 tại làng Lavaux (hat Vaux) Aubonne, Thụy Sĩ, tổ tiên ông vốn là người Pháp di cư sang Thụy Sĩ, năm 1889 ông phục hồi quốc tịch Pháp. Alecxandre Yersin mất tại Nha Trang ngày 01 tháng 3 năm 1943.

Nha Trang gắn bó với Yersin như hình với bóng. Yersin sống chết với Nha Trang. Ông tới Việt Nam năm 1890, Ông thám hiểm tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ven Biển Đông băng qua dãy Trường Sơn qua Stung Treng đi suốt dọc ha lưu sông Mekong đến Phnom Penh năm 1892 . Ông là người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt. Yersin đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch sau này được đặt theo tên ông Yersinia pestis năm 1894 và điều chế huyết thanh chữa trị. Yersin là người sáng lập Viện Pasteur Nha Trang năm 1895. Với tiền thưởng khoa học, Yersin mua một khu đất rộng 500 héc-ta ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-1.jpg

Nha Trang và Yersin có một mối nhân duyên thật kỳ lạ. Năm 1891, khi đặt chân đến Nha Trang, Yersin đã yêu mến vùng đất này, và quyết định lưu trú tại đây. Ông viết cho Émile Roux, “Hãy đến đây với tôi, ông sẽ biết ở đây thú vị như thế nào, thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm, một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm“. Tên gọi “Nha Trang” có hai giả thuyết, một giả thuyết cho rằng nó được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là “sông Lau”, tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất, từ năm 1653. Giả thiết khác cho rằng Nha Trang trước năm 1891 chưa có tên gọi trên bản đồ chỉ mới là một vịnh nước yên tĩnh đầy nắng nhưng khi Yersin đến ở và xây “nhà trắng” nổi bật trên những ngôi nhà làng chài lúp xúp trên dải cát trắng từ năm 1891, thì họ gọi là ”Nhà trắng” lâu dần phiên âm thành Nha trang. Giả thiết đầu tiên được các nhà nghiên cứu thống nhất hơn. Dẫu vậy giả thuyết thứ hai cũng được nhiều người ủng hộ.

Yersin lưu dấu nhiều ký ức sâu đậm tại Nha Trang. Di sản Yersin thật sự to lớn và bền vững với thời gian ở Việt Nam. Ông từ trần tại nhà riêng ở Nha Trang ngày 1 tháng 3 năm 1943, và để lại di chúc: “Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang, và những người cộng sự lâu năm. Đám táng làm giản dị, không huy hoàng không điếu văn.” Noël Bernard, người đầu tiên viết tiểu sử Yersin đã nhận xét: “Chắc chắn rất hiếm có người ít tư lợi đến thế. Yersin tự xóa mờ mình đi để người khác được tự do sáng kiến, sự tự do mà chính bản thân ông hết sức gắn bó

Yersin cũng lưu dấu ở Đà Lạt, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thủ Dầu Một. Tại Đà Lạt, thành phố tình yêu, nơi núi non tuyệt đẹp trên cao nguyên Lâm Viên, Yersin là người nước ngoài đầu tiên đã thám hiểm và khám phá ra Đà Lạt. Tên ông được lưu dấu tại Trường Lycée Yersin (Trường Cao đẳng Sư phạm), Trường Đại học Yersin và Công viên Yersin. Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Thủ Dầu Một,  tên của Yersin được đặt  tên đường để vinh danh. Dẫu vậy, nơi chính của Người vẫn là ở Nha Trang.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-3-1.jpg

Ông Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-4-1.jpg

Ngoài việc du nhập và phát triển cây cao su, ông cũng cho trồng cây cà-phê Liberia, các loại cây thuốc, cây coca để sản xuất cô-ca-in sử dụng trong ngành dược. Ông làm vườn, trồng hoa, nuôi chim, nuôi ngựa bò, sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò. Trung tâm thí nghiệm này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương. Ông là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) năm 1902. Ông trồng thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917. Ông Năm Yersin nghiên cứu khoa học, sống thung dung trọn đời với người dân và thiên nhiên trong lành ở Suối Dầu, Nha Trang, Khánh Hòa.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là Nha-Trang-va-Yersin-4.jpg

Mộ ông Năm Alexandre Yersin nằm trên một ngọn đồi nhỏ gần Trại chăn nuôi Suối Dầu thuộc xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191km. Vị trí ngôi mộ tính từ cột mốc cây số và bảng hiệu chỉ đường rất rõ trên đường Quốc lộ 1, vào khoảng 2 km nữa thì đến một ngọn đồi có mộ ông Năm. Ngọn đồi này nằm giữa khu đất 500 ha ở Suối Dầu mà ông Năm đã mua bằng tiền thưởng nghiên cứu khoa học của chính ông. Tôi thật sự kính phục và ngưỡng mộ ông Năm và biết ơn khu đất này vì giống sắn KM94 và một số giống sắn lai mới triển vọng được bảo tồn và phát triển từ đây (Tôi sẽ kể chi tiết ở phần dưới).

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-2.jpg

A. YERSIN VỚI VIỆT NAM

Ông Năm Yersin là một người dân Việt sống chết với Việt Nam như chính sự thật cuộc đời ông mà không chỉ là một nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ . Ông Năm hiền lành tốt bụng là người thầy, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Suối Giầu Nha Trang  nơi ông an nghĩ trở thành nôi nuôi dưỡng hun đúc những thành quả lao động khoa học không chỉ của ông mà còn của lớp người sau. (Suối Dầu hay Suối Giầu .còn đó một ẩn ngữ vì bác Năm Yersin cũng là một nhà ngôn ngữ học thông tuệ và tên gọi này có từ thời ông. Thơ thiền Trần Nhân Tông có câu: “Sách Nhàn đọc dấu Thơ thiền Nhân Tông như có như không”.”Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim” . Giấu hay là Dấu là một ẩn ngữ trên 700 năm Giầu hay là Dầu cũng là một ẩn ngữ trên 100 năm nay.

Ông Năm Yersin không chỉ là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà bệnh học hàng đầu thế giới, mà còn là người thành lập và là Hiệu trưởng đầu tiên Trường Y Đông Dương từ năm 1902 (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) . Ông Năm là người đầu tiên tìm ra bệnh bạch hầu và cách chữa trị năm 1888, người đầu tiên tìm ra bệnh dịch hạch và điều chế huyết thanh chữa trị, người đầu tiên thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917.

Ông Năm Yersin không những là nhà thám hiểm đặc biệt xuất sắc, người làm cho Nha Trang có tên ‘nhà trắng ông Hoàng’ ở ven biển Nha Trang thuở xưa, người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt mà còn là nhà thám hiểm người nước ngoài đầu tiên đã tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ở ven Biển Đông đi băng qua dãy Trường Sơn tới Stung Treng và đi suốt dọc hạ lưu sông Mekong đến Phnom Penh vào năm 1892.

Ông Năm Yersin không những là nhà chăn nuôi thành lập Trại Chăn nuôi Suối Dầu đầu tiên để làm Trung tâm thí nghiệm sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò ngựa, và nơi này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương, nay lại trở thành Viện Paster Khánh Hòa mà ông Năm Yersin còn là nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà thiên văn, nhà phong thủy tài danh đặc biệt xuất sắc về khí tượng nông nghiệp. Ông vừa là nhà văn và là nhà dịch thuật;

Ông Năm Yersin không những là một nhà bác học đặc biệt thông tuệ mà còn là một nhà nông học phúc hậu hiền triết yêu thiên nhiên con người cây cỏ muông thú và vạn vật. Ông sống thung dung tự do tự tại giữa thiên nhiên an lành. Ông là người nước ngoài duy nhất được Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vì ông là nhà nhân đạo và ân nhân được người Việt tôn kính vì ông làm điều thiện việc lành mà cuộc đời ông như gương trong. Ông Năm Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông nhờ khu đất rộng 500 héc-ta của chính ông tự mua ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi mà ông cũng là người đầu tiên du nhập và tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.

Sắn Việt ở Suối Dầu chuyện nhỏ bài học lớn. Ông Năm Yersin mất lâu rồi mà đất lành ông Năm vẫn tiếp tục nở hoa đất việc tốt điều thiện. Sắn Việt KM94 cùng nhiều giống sắn lai mới được bảo tồn tuyển chọn, nhân giống phát triển ở tỉnh Khánh Hòa từ năm 1993, từ một phần tư thế kỷ trước, tại đất lành Suối Dầu của ông Năm Yersin là nôi chọn và nhân giống cho miền Trung và sau đó đã phát triển rộng rãi ra khắp Việt Nam. Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông và Khuyến Lâm Khánh Hòa đã công bố kết quả này tại sách sắn ”Chương trình sắn Việt Nam hướng đến năm 2000″ trang 239 – 243. Ông Năm Yersin sống và chết tại Việt Nam, sau nửa thế kỷ Hoa Người và Hoa Đất ấy tiếp tục nở hoa. Chúng ta có được nhiều nhà khoa học xanh đến đất lành Việt Nam cùng chung sức làm việc. Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler là những người bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á và Việt Nam, mà tôi thực sự kính trọng yêu mến họ và tôi sẽ kể tiếp cho bạn nghe trong câu chuyện khác.

Di sản ông Năm Yersin ở Việt Nam thật kính trọng và ngưỡng mộ.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ve-suoi-dau-nha-trang-tham-yersin.jpg

ĐẤT SUỐI DẦU A. YERSIN

Trại Chăn nuôi  Suối Dầu ở Suối Cát xã Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191 km. Nơi cột mốc cây số ven đường Quốc lộ 1 vẫn là tấm bảng hiệu khiêm nhường chỉ đường vào đất lành suối Dầu ông Năm Yersin. (Suối Dầu hay suối Giầu, giống như Đại Ngãi hay Đại Nghĩa, quê hương người anh hùng lao động Lương Định Của con đường lúa gạo Việt Nam ở Sóc Trăng). Trại Chăn nuôi Suối Dầu Cam Lâm chính nơi đây năm 1993 đã là nôi khảo nghiệm nhân giống sắn KM94 ra Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung Việt Nam sau hơn nữa thế kỷ từ năm 1943 mà bác Năm Yersin mất. Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông và Khuyến Lâm Khánh Hòa đã phối hợp cùng chúng tôi công bố kết quả này tại sách sắn ”Chương trình sắn Việt Nam hướng đến năm 2000″ trang 239 – 243. Tôi tìm về di sản đất lành Suối Dầu ông Năm Yersin với biết bao xúc động cảm khái. Tôi lắng nghe các cây cao su già trăm tuổi, mía, đồng cỏ …và các ruộng sắn rì rào trò chuyện với gió núi, gió đồng quê gió biển. Chính nơi đây một phần tư thế kỷ trước tôi đã đến đây nhiều lần và thấu hiểu và chiêm nghiêm trên cõi đời này có nhiều điều uẩn khúc. Mục tiêu sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật có lời giải đúng và làm được việc.

Đất lành Suối Dầu A. Yersin đến nay tuy được bảo tồn nhưng vẫn chưa được đánh thức đúng tiềm năng. Hội Liên hiệp Phụ Nữ Thành phố Nha Trang chào mừng Khánh Hòa 350 năm đã có đầu tư giếng khoan nhưng phải đậy nắp vì sợ sự bảo quản máy bơm không an toàn và dường như điều này chưa thật đúng như tâm nguyện ông Năm Yersin là muốn nước giếng thơi ai cũng múc được. Giáo sư bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng đã kể chuyện về quẻ Thủy Phong Tỉnh dạy về tinh thần của giếng trong sách Chu Dịch của cụ Sào Nam “Nước giếng trong không đậy, ai cần thì cứ múc. Giếng không sợ cạn. Càng múc nước lên càng trong, đầy mà không tràn. Không được đậy lại, phải để mọi người dùng”. Cụ Phan Bội Châu bàn về hào thượng quẻ Tỉnh:“Nước đã lên miệng giếng rồi, thời nên để cho tất thảy người dùng, chớ nên che trùm lại. Hễ ai muốn múc thời tùy ý múc. Quân tử đem tài đức ra gánh vác việc đời. Hễ lợi ích cho thiên hạ thời cứ làm, mà chẳng bao giờ tiếc công”.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-5.jpg

Tôi và tiến sĩ Phan Công Kiên được mời tham gia Hội đồng Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xác định đối tượng và cơ cấu cây trồng phù hợp trên đất thoái hóa tại xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa”. Tiến sĩ Phan Công Kiên là Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố. Kiên mới đến khu mộ bác Năm lần đầu còn tôi thì đã đến đây nhiều lần từ nhiều năm trước. Chúng tôi sau khi họp xong đã dành được thời gian lên thăm và thắp hương tưởng nhớ bác Năm, và cùng đứng bên khu mộ với giếng nước thơi để tưởng nhớ Người. Tôi thầm mong một ngày nào đó sẽ có cơ hội đưa gia đình và các bé con cháu tôi về nơi đây để thấu hiểu Nha Trang và Yersin một bài học lớn. Bài học giấc mơ hạnh phúc…

Tôi thắp hương tưởng nhớ bác Năm Yersin theo lối gọi yêu mến của người dân Việt và bâng khuâng nhớ Người. Tôi thầm tự hỏi: dưới vòm trời này, đất lành này, núi biếc biển xanh này, so sánh con người phúc hậu, hiền lành, khiêm nhường đang nằm dưới ngôi mộ yên bình kia và những vĩ nhân lỗi lạc nhất của các nước lớn đến và ra đi khỏi Việt Nam, rốt cụộc thì ai hơn ai ? Ai đọng lại trong lòng dân Việt sâu bền hơn?

Biết bao danh nhân nước ngoài đến Việt Nam nhưng mấy ai được dân Việt tôn kính và quý trọng đến vậy? Ông Năm khiêm nhường như thế nhưng công đức và công bằng lịch sử lắng đọng như một ân nhân dân Việt . Tôi về nhà muộn, không dừng được những suy nghĩ về bác Năm. Tôi chợt đọc được cảm nhận xúc động của em Nguyễn Quang Huy quê Phú Yên và tôi không nỡ không thức dậy thắp ngọn đèn khuya để đối thoại thầm lặng với đêm thiêng. Nguyễn Quang Huy viết:

Em đọc Yersin, người chữa trị dịch hạch và thổ tả, vào những buổi sáng ở cao nguyên Lâm Viên, lòng vô cùng ngưỡng mộ về vị bác sĩ danh tiếng này. Từ một chuyên gia trong lĩnh vực vi trùng, lại bỏ áo bluse để trở thành một thủy thủ vì sau một chuyến công tác đã “lần đầu tiên thấy biển”. Rồi khi trở thành thủy thủ lại một lần nữa từ bỏ những con sóng để khám phá ra cao nguyên Lâm Viên vì “nhìn thấy những đám mây trên rặng núi của Khánh Vĩnh chưa có ai khám phá”. Thế rồi sau những chuyến phiêu lưu lại trở thành một chuyên gia nông học, chủ đồn điền để lại cho người Việt biết bao lợi ích vì những công hiến của mình. Từ đồn điền rộng 500ha ông lại lui vè với mảnh đất mấy mét vuông với tấm bia mộ khiêm tốn ở Suối Dầu, để lại cho đời hình ảnh về một con người phi thường, một người không có cha nhưng đã đi xa hơn những giới hạn mà những người cha có thể đạt tới.

Theo mô tả của Patrick Deville thì Yersin suốt đời theo đuổi cái hiện đại nhất, em lại nhớ tới lời dạy của thầy Hoàng Kim rằng trong nghiên cứu khoa học phải mang về những thông tin số liệu mới nhất của thế giới, giống tốt nhất để phục vụ cho bà con. Em ngưỡng mộ cách thiết kế bài giảng của Thầy, thể hiện được sự tôn trọng khoa học và yêu nghề lớn lao.

Em chưa đến được viện Passteur cũng như đến Suối Dầu thăm mộ của bác sĩ Yersin, nhưng em có cảm giác một sự đồng điệu ghê gớm với con người của thế kỉ trước này. Em cũng đã ghé thăm trường Lycée Yersin (đã đổi tên thành Cao Đẳng Sư Phạm) hay Đại học Yersin nhưng chưa tìm thấy dấu ấn nào. Mong rằng có dịp sẽ đến được Suối Dầu Nha Trang để thắp một nén nhang và tưởng nhớ về một con người vĩ đại.

Cảm ơn Thầy ạ.”

Ông Năm Yersin không phải là người Việt nhưng ông được mọi người Việt mọi thời yêu quý, tôn kính, ngưỡng mộ. Ông thật hạnh phúc.

Đất lành bác Năm Yersin như cuốn sách kỳ diệu “vừng ơi mở ra”.
Nha Trang và Yersin, đất lành chim đậu, người hiền đến ở.
Nơi đây an nhiên một CON NGƯỜI.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin.jpg

SẮN VIỆT ĐẤT ÔNG HOÀNG

Trại Chăn nuôi  Suối Dầu ở Suối Cát xã Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191 km. Nơi cột cây số ven đường Quốc lộ 1 có tấm bảng hiệu khiêm nhường chỉ đường vào đất lành suối Dầu ông Năm Yersin. (Suối Dầu hay suối Giầu, giống như Đại Ngãi hay Đại Nghĩa, quê hương người anh hùng lao động Lương Định Của con đường lúa gạo Việt Nam ở Sóc Trăng). Trại Chăn nuôi Suối Dầu Cam Lâm chính nơi đây năm 1993 đã là nôi khảo nghiệm nhân giống sắn KM94, SM937-26 ra Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung Việt Nam sau hơn nữa thế kỷ từ năm 1943 mà bác Năm Yersin mất. Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông và Khuyến Lâm Khánh Hòa đã phối hợp cùng chúng tôi công bố kết quả này tại sách sắn ”Chương trình sắn Việt Nam hướng đến năm 2000″ trang 239 – 243. Tôi tìm về di sản đất lành Suối Dầu ông Năm Yersin với biết bao xúc động cảm khái. Tôi lắng nghe các cây cao su già trăm tuổi, mía, đồng cỏ …và các ruộng sắn rì rào trò chuyện với gió núi, gió đồng quê gió biển. Chính nơi đây, trên một phần tư thế kỷ trước, chúng tôi đã đến đây nhiều lần và thấu hiểu và chiêm nghiêm trên cõi đời này có nhiều điều uẩn khúc. Mục tiêu sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật có lời giải đúng và làm được việc. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-dat-ong-hoang/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là sanvietnam19971.jpg

Chúng tôi đến trồng sắn KM94, SM937-26 tại khu đất 500 ha của ông Năm Hoàng Yersin tại Suối Dầu Cam Lâm . Đó là một duyên may kỳ lạ. Giống sắn KM94 đã loang nhanh khắp miền Trung và Việt Nam, thành giống sắn chủ lực Việt Nam. Giống sắn SM937-26 sau gần 30 năm (1994-2022) nay vẫn là một trong những nguồn lợi chính cho bao người dân ở tỉnh Khánh Hòa. Ngày 25 tháng 4 năm 2022, đề tài “Một số giống cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế phù hợp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” do tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, nguyên Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ chủ trì thực hiện, phối hợp cùng với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với các cơ quan hữu quan Khánh Hòa đã đánh giá thực trạng nguồn vật liệu giống cây trồng vật nuôi tốt của tỉnh Khánh Hòa. Đề tài tiếp tục xác nhận rằng giống săn SM937-26 là giống sắn tốt nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh (Giống sắn này được tích hợp gen tốt thành KM397, KM505, KM7, đang tiếp tục tích hợp gen KMN539 kháng CMD bảo tồn phát triển giống sắn KM568, KM537, KM534)

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là sanvietnam1997c.jpg

Giống sắn KM94, SM937 -26, KM397 thông tin trích dẫn tại bài viết Chọn giống sắn Việt Nam https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/

Giống sắn KM 94

Tên gốc KU50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995, Trịnh Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn và ctv. 1995). Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 1995 trên toàn quốc tại Quyết định số 97/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995. Giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2008 chiếm 75, 54% (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2010), năm 2016 chiếm 31,8 % và năm 2020 chiếm khoảng 38% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam

Giống KM94 có đặc điểm:

+ Thân xanh xám, ngọn tím, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,7%.
+ Năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 %.
+ Thời gian thu hoạch: 9-11 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng, bệnh khảm lá sắn CMD và bệnh cháy lá
+ Cây cao, cong ở phần gốc, thích hợp trồng mật độ 10.000-11 000 gốc/ ha .

Giống sắn KM94 công bố bệnh chổi rồng trên Báo Nhân Dân năm 2009. Chữa bệnh ”chồi rồng’ trên cây sắn https://nhandan.vn/khoa-hoc/Chua-benh-choi-rong-tren-cay-san/. Bệnh chổi rồng trên sắn Đăk Lăk năm 2017 https://www.youtube.com/embed/up-xe9M5TAQ?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent

Giống sắn SM 937-26

Nguồn gốc: Tên gốc SM937 của CIAT/Clombia được nhập nội bằng hạt từ CIAT/Thái Lan năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995). Giống SM937-26 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tạm thời năm 1995 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-5 được trồng nhiều tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 15.000 ha, Năm 2012 trồng trên 20.000 ha.

Đặc điểm giống:
+ Thân nâu đỏ, thẳng, không phân nhánh
+ Năng suất củ tươi: 32,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 37,9%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,9%.
+ Năng suất bột : 9,4 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 61 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Vỏ củ dày và cứng hơn KM94

Giống sắn KM397
Nguồn gốc: KM397 là con lai của KM108-9-1 x KM219 là tổ hợp lai kép (SM937-26 x SM937-26) x (BKA900 x BKA900) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm từ năm 2003 (Hoàng Kim và ctv 2009). Giống bố SM937-26 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1995 (Trần Ngọc Quyền và ctv, 1995). BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. KM397 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai giống cha mẹ SM937-26 và BKA900.

Đặc điểm giống: KM397 có thân nâu tím, thẳng, nhặt mắt, không phân nhánh; lá xanh thẫm, ngọn xanh, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, thích hợp xắt lát phơi khô và làm bột. Thời gian thu hoạch 8-10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi 33,0 – 45,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,5 – 29,6%, tỷ lệ sắn lát khô 42,5 – 44,3%, năng suất tinh bột 9,2- 13,5 tấn/ha, năng suất sắn lát khô 13,8 – 17,6 tấn/ ha. chỉ số thu hoạch 60 – 63,0%. Giống sắn KM397 chịu khô hạn tốt, rất ít nhiễm sâu bệnh, thời gian giữ bột tương đương KM94.

Thành tựu và bài học của chặng đường đã qua, gợi mở sự đúc kết sắp xếp hệ thống thông tin Việt Nam con đường xanh các ghi chép những sự thật mắt thấy tai nghe, về nhiều mẫu chuyện nhỏ nông nghiệp du lịch sinh thái xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-dat-ong-hoang/

HUYỀN THOẠI XỨ TRẦM HƯƠNG

Các cụ già trồng sắn KM94 và SM937-26 ở ruộng bác Năm Hoàng A Yersin nói rằng bác Năm oàng là người đã cùng bạn bác ấy lên thấu trên đỉnh núi Hòn Bà để trồng cây canh ky na trị bệnh sốt rét ác tính. Bác Năm Hoàng nói cây canh ky na cần đất với khí hậu thích hợp. Hòn Bà hoàn toàn ưng ý bác chọn qua bằng chứng thực nghiệm theo dõi công phu nhiều năm. Hòn Bà lại không quá xa, chỉ 30 km từ đất Suối Dầu của bác Năm Hoàng. Tối theo chỉ dấu của bác trên chính mộ bác và bất giác ngộ ra nhiều điều. Chuyện thật sự thắp lên trong tôi ngọn lửa dấn thân phúc hậu cho nghiệp dạy học nghề nông, cho sự nghiên cứu và giảng dạy những điều tâm huyết gần gũi với thiên nhiên và con người. Tôi say mê theo dấu gương lành, đến nay thoáng chốc 30 năm nhìn lại con đường ấy.

Đất phương Nam có hai bạn quý
Tuổi ấu thơ như thể anh em
Một người ham thích cờ tiên
Một người hành đạo ở miền xa xôi

Lúc luống tuổi đến thời ngơi nghĩ
Tìm thăm nhau chân núi Hòn Bà
Bạn hiền rời chốn non xa
Về thăm nhau ruộng dưa cà Đại An

Khách vui thích luận bàn thế sư
Đãi rượu ngon thức quý Tháp Bà
Khỉ đùa, mèo quấn, vượn nhà,
Trâu vàng, ngựa trắng, lợn gà, #Thungdung

Cờ tiên khiến lão tiên cao hứng
Ôn hàn huyên kể chuyện cuộc đời
Đường xuân lưu dấu mỗi người
Âu là vận mệnh, cũng thời nhân duyên

Người may gặp Lão Tiên Thánh Mẫu
Qua Ao Bà vào Xứ Trầm Hương
Là nơi khí tốt non Tiên
Chuyên trồng thuốc giấu ở miền xa xôi

Kỳ Nam với yến sào thuốc quý
Không đất thiêng chẳng thể gieo trồng
Người ‘soi’ ngậm ngãi tìm trầm
Phong hàn, rắn rết , độc trùng, thú hoang,…

Tiều Đại An có bàn cờ lạ
Dẫu rau dưa nhưng khá an lành
Bộ cờ son có tốt xanh
Vượt bao hiểm ác luôn giành An nhiên

Khách giỏi cờ không sao thắng nổi
Đùa bạn say giấu vội tốt xanh
Giả vờ nằm ngủ ngon lành
Người kia cầm ngãi đi nhanh vào rừng

Bụng bảo dạ mình là người lạ
Lên Hòn Bà cần ngậm ngãi hơn
Bạn mình đã ở non Tiên
Vào chung chốn cũ người hiền gặp nhau

Người kia dậy bạn mình đi khuất
Vội đuổi theo tới núi Bàn Cờ
Suối Dầu lưu dấu tới giờ
Mắt Thần chỉ lối đường vào non Tiên

Kẻ ngậm ngãi tìm trầm sẩy bước
Khuất non xanh thành cọp chẳng về
Bạn vàng hóa Ngọc lưu ly
Cờ Tiên núi Nhạn vân vi suối Ngàn

Hòn Mẫu Tử mẹ con lạc bố
Chốn rừng thiêng cùng với nước non
Núi Đại Lãnh, Sông Nha Trang
Trầm Hương, Đảo Yến, người hiền A Na.

Hoàng Kim diễn thơ tích truyện được nghe kể bởi các cụ già ở Sắn Việt đất ông Hoàng với dấu đường xưa mây trắng lên đình Hòn Bà sông Nha Trang huyền thoại và sự thật. Bạn cần đọc kỹ “Xứ Trầm Hương Quách Tấn” trước khi dấn thân vào ‘Chuyện ngậm ngãi tìm trầm’ .https://hoangkimlong.wordpress.com/category/huyenthoai-xu-tram-huong/

“Trước kia dãy Tam Phong là dãy núi cao nhất tỉnh Khánh Hòa. Nhưng từ khi mở thêm quận Khánh Dương, thì núi Tam Phong phải nhượng núi Mẫu tử vì núi này cao gấp đôi.

NÚI MẪU TỬ

Núi Mẫu Tử tục gọi là Mẹ Bồng Con, cao 2.051 thước, nổi bật lên trên hàng trăm ngọn núi bao quanh. Núi tuy cao, nhưng sườn không dốc. Ðỉnh núi có phần bằng phẳng và không cây cao. Một tảng đá xanh lớn đến bảy tám ôm và cao có trên 15, 17 thước, đứng sừng sững giữa trời, quanh năm thường có mây quấn quít. Một tảng đá thứ hai, cao, lớn bằng nửa, đứng sát bên cạnh. Xa trông hình dạng phảng phất một người đàn bà đứng với một đứa con.

Do đó núi mệnh danh là Mẹ Bồng Con (1)

Khách hàn mặc gọi là Mẫu Tử Sơn và người Pháp gọi là La Mère et l’enfant. Trong tiếng Hán Việt và tiếng Pháp không có chữ “Bồng”. Trên thực tế “Mẹ” cũng không “bồng” mà chỉ “dắt”. Có lẽ để cho tình mẫu tử thêm nồng nàn khắn khít, cổ nhân thêm chữ “bồng” vào làm nhân.

Tiếng “Mẹ bồng con” nói lên nghe âu yếm quá!

Chung quanh “Mẹ bồng con” còn nhiều hòn đá to lớn nằm ngổn ngang. Có nhiều hòn trông rất ngoạn mục. Theo óc tưởng tượng của người xem, thì đây là “Rổ may với sợi chỉ thòng xuống đất”, kia là “cối đâm, chày. Sàng, chổi…”, nọ là “con nghĩa khuyển nằm trông con gà cồ đương luẩn quẩn bên cối xay”, vân vân. Lại có một tảng vuông, trên mặt nổi lên nhiều núm đá tròn tròn nho nhỏ. Người ta bảo đó là “bàn cờ tiên mới dàn quân, nhưng mất hết một con tốt”.

Truyền rằng đá “Mẹ bồng con” xưa kia là người, và những đá chung quanh là đồ dùng và thú nuôi trong nhà.

Nguyên hai vợ chồng chán cảnh rộn rịp nơi nhân gian, bèn đem nhau lên núi ở. Ðến ở được bốn năm, sanh được đứa con bốn tuổi. Một hôm một người bạn cũ tu tiên đắc đạo tìm đến thăm hai vợ chồng. Chủ khách mừng rỡ. Vợ lo sửa soạn tiệc rượu đãi khách, chồng ngồi nghe bạn giảng pháp tu tiên.

Khách nói:

Muốn cầu tiên thì phải đốt trầm hương mà khấn. Hương trầm đưa lời cầu nguyện lên cung Tam Thanh. Chư tiên đón lấy mùi hương đưa qua mắt mũi thì biết ngay người cầu nguyện cùng ý nguyện của người cầu.

Chủ nhân hỏi:

– Trầm hương tìm ở đâu ra?

Khách đáp:

Ở trong vùng núi non này, trong phạm vi nghìn dặm đều có. Nhưng muốn tìm trầm phải ngậm ngải mới giữ được thân”.

*

Tôi thật đồng cảm với bài viết “Chút suy nghĩ về tiếng đàn Cha pi và một góc tâm tình của người Rakglei” đăng Viet Hoa Đỗ cùng với Hue DO Thi Minh và 39 người khác.ngày 24 tháng 1 năm 2021 ropotsdn225tnuiá02  0,g4g4h2t1 .Anh Đỗ Việt Hoa làm Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông Khánh Hòa, sau khi chị Đinh Thị Dục nghỉ hưu. Anh Đỗ Việt Hoa cùng chị Đỗ Thị Minh Huệ và tôi đều học chung Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (tiền thân của Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay). Anh Hoa viết như sau:

CHÚT SUY NGHĨ VỀ TIẾNG ĐÀN CHAPI VÀ MỘT GÓC TÂM TÍNH CỦA NGƯỜI RAKGLEI.

“Mới 9 h sáng, Nha Trang đã nắng chao chát. Giao xong 2 chuyến hàng giúp vợ, về nhà là Lão há mồm ra thở. Mở quạt, ngồi trước bình trà, bật TV nghe nhạc để hạ hỏa. Tới bài Giấc mơ Cha pi của Trần Tiến, giọng hát khàn khàn trầm vang cùng tiếng đàn guitar réo rắt như thác Draysap của YMoan khiến lão được hồi sức cấp cứu khá nhanh. Đột nhiên, những ca từ trong câu hát “tôi yêu Chapi không buồn không vui” khiến lão nhớ đã có vài người nhận xét là câu hát này chứng tỏ người Rakglei vô cảm. Lão muốn bàn luận một chút về ý tứ của câu hát này.

Theo lão thì với câu hát này, nghệ sỹ Trần Tiến muốn ngụ ý nói rằng bản chất sống của người Rakglei là hòa thuận và dựa vào thiên nhiên, yêu tự do cùng rừng xanh núi đỏ, bàng quan với những bon chen lợi ích của người dưới xuôi chứ không phải họ có cuộc sống tinh thần vô cảm. Lão xin nêu 2 ví dụ thực tế 101 % như sau.

THỨ NHẤT :

Quãng năm 1999- 2000 gì đó, khi ấy lão còn làm chuyên viên ở văn phòng Sở. Một sáng sớm Thứ 7, lão được Lãnh đạo Sở và Phòng giao nhiệm vụ đi cùng hai phóng viên của một tờ báo chuyên ngành ở Trung Ương lên điều tra về việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất và ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số của các địa phương miền núi. Xe chạy hơn 100 km lên tới nơi, làm việc xong với Phòng NN & PTNT thì đã hơn 10h 30, lão dẫn hai phóng viên sang khu liên cơ khác để lấy tư liệu từ Ban Kinh tế mới và Định canh định cư (Ban KTM & ĐCĐC) của huyện. Sang tới nơi đã 11h kém thì phòng làm việc của Ban đã đóng cửa. Thấy ông bảo vệ người Rakglei, lão vồn vã: “Ama cho con hỏi Ban KTM & ĐCĐC nay đi công tác hay sao mà đóng cửa phòng”. Ông bảo vệ tưng tửng: công tác cái gì, mày nhìn cái bảng tên gắn ở của phòng không dịch được à; ka tờ mờ là “không thấy mắm, không thấy muối”; còn đờ cờ đờ cờ là “đóng cửa đi chơi” rồi. Nghe ama nói, lão ngơ ngẩn nhưng cũng phì cười lẩm bẩm: mới 11 giờ kém đã đóng cửa. Ông bảo vệ nghe được liền nói: “ê mày không biết nay là T7 à, trên này là vùng sâu vùng xa, nên ngày Chủ nhật được tính từ 10 rưỡi của ngày T7 đến đầu giờ chiều của ngày T2 mà; mà này, giờ chạy xe xuống dưới Ngã Ba, vô mấy quán nhậu gác tay, thế nào cũng thấy tụi nó đang định canh định cư ở trỏng đó”.

He he, ai bảo người Rakglei không buồn, không vui !”

CHUYỆN THỨ 2:

Tết âm lịch vừa rồi, lão nhận được 1 tin nhắn chúc Tết qua điện thoại từ một số lạ, gọi người nhận bằng thầy, cuối tin ghi tên: em Thảo My. Lão nghĩ chắc nhắn nhầm, lại thấy cái tên con gái quá đẹp nên lão bấm máy gọi lại để “hỏi cho rõ”. Số lạ bắt máy và nói áp đảo liền: ” em chào thầy Hoa ạ, thầy khỏe không”. Thấy đúng tên mình, lão từ tốn: “xin lỗi cho hỏi, ai đó ạ?” Số lạ lại nói một mạch: “trời ơi, e thất vọng về thầy quá, e là Thảo My, học viên của thầy ở Lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở xã BS năm 2017 nè. Bữa chia tay, e xin và cho thầy số điện thoại , hy vọng thầy sẽ điện thoại lên tán tỉnh em chút cho em khỏi buồn, miền núi mà. Vậy mà hơn 3 năm qua, thầy không thèm gọi, cũng không thèm lưu số điện thoại của em. Thầy bạc bẽo quá ha”.

Tôi bật cười và nhớ ra ngay cái cô bé người Rakglei dong dỏng cao, xinh gái, tóc tém như người Kinh, đôi mắt rất đẹp và vui tính; trong buổi bế giảng khóa học hay nói đùa giỡn và khi liên hoan em uống được bia rùi quậy rất vui nhộn, mấy lần cầm bia đến cụng ly với giáo viên. Cuối buổi liên hoan, em cầm ly bia lại bàn chúng tôi rùi nói: “lớp học rất bổ ích với bọn em, hôm nay nghe thầy giải đáp thêm mấy câu hỏi bọn em thích lắm, thầy cho em xin số điện thoại để khi sản xuất có gì khó khăn bọn em còn hỏi được các thầy, các cô. Em bấm ghi số của tôi rùi nhá sang máy tôi nói: “đây là số của em, Thảo My, thầy lưu vô nha”.

Khi chia tay, em cùng mấy bạn tiễn chúng tôi ra xe. Tui mở cửa định bước lên, e kéo lại nói rất dạn dĩ: “có số điện thoại của em rùi, thi thoảng thầy nhớ điện thoại lên tán tỉnh tụi em chút cho vui nha”. Nhìn dáng vẻ em má đỏ, môi hồng, mắt long lanh cười, nghiêng ngả vẫy tay và chào chúng tôi bằng một câu quen thuộc trong phim Tàu: “thầy về thong thả nha”, cả xe đều cười cảm nhận được vẻ vui tươi nhí nhảnh không khác gì người Kinh của cô bé đó.

Trở lại chuyện hôm Tết vừa qua, sau khi nghe tôi xin lỗi và viện ra mấy lý do biện hộ; nào là công việc năm đó quá bận, rùi mất điện thoại, rùi cuối năm đó nghỉ hưu nên không mún làm phiền ai; cô bé đưa đẩy: “thôi nào thầy ơi, em biết thầy quên em nên sau tin nhắn em mới nói rõ tên, vậy mà thầy cũng không nhận ra nữa; em nói thầy biết, hơn 3 năm qua năm nào em cũng xuống Nha Trang, nhưng phần vì giận thầy, phần vì thương thầy nên em không gọi thầy đó; em mà gọi thầy, tụi em uống tới bến là sợ thầy mệt hoặc có khi chết với tụi em”. Tôi cười trừ, hỏi thăm em công việc mấy năm nay thế nào, em lại cợt nhả: “ôi thầy, điều em thích thầy hỏi thì thầy lại không hỏi, đợi thầy hỏi lần nữa chắc tụi em đã thành 1 bà già.

Đó ! Ai nói người Rakglei ko buồn không vui ha ?!

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin.jpg

HÒN BÀ SÔNG NHA TRANG
Hoàng Kim

#Thungdung 577

Sắn Việt Đất Ông Hoàng
Nha Trang và A. Yersin;
Huyền thoại xứ Trầm Hương
Báu vật nơi đất Việt

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hon-ba-song-nha-trang

SẮN LÚA Ở PHÚ KHÁNH
Hoàng Kim #Thungdung 576

Sắn Việt Đất Ông Hoàng
Sắn lúa ở Phú Khánh
Chuyện ngậm ngãi tìm trầm
Hòn Bà sông Nha Trang

cảm ơn bạn quý Đỗ Khắc Thịnh đã gợi lại chuyện cũ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-dat-ong-hoang/

CHUYỆN NGẬM NGÃI TÌM TRẦM
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-ngam-ngai-tim-tram/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-dat-ong-hoang/

Giống sắn KM397

Nguồn gốc: KM397 là con lai của SM937-26 xBKA900 [Mã số trong sơ đồ lai KM108-9-1 x KM219 là tổ hợp lai kép (SM937-26 x SM937-26) x (BKA900 x BKA900)] do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm từ năm 2003 (Hoàng Kim và ctv 2009). Giống bố SM937-26 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1995 (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn và cộng sự, 1995). BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. KM397 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai giống cha mẹ SM937-26 và BKA900.

Việc chọn giống sắn tốt dáp ứng yêu cầu tiêu dùng, sản xuất thị trường, thích hợp điều kiện sinh thái, vẫn đang tiếp tục. Hịnh ảnh gợi chuyện cũ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-dat-ong-hoang/

CHUYỆN NGẬM NGÃI TÌM TRẦM
Kim Hoàng
#Thungdung 575

Lúa sắn ở Khánh Vĩnh
Sắn Việt Đất Ông Hoàng
Đường xuân đời quên tuổi
Giấc mơ lành yêu thương

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-ngam-ngai-tim-tram/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-dat-ong-hoang/

Tôi kể bạn nghe tiếp Lúa sắn ở Khánh Vĩnh, Chuyện ngậm ngãi tìm trầm, Huyền thoại xứ Trầm Hương, đất nước và con người lưu giữ những trầm tích thời gian.Năm 1992 chi Đinh Thị Dục, Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông Phú Khánh mang giống sắn KM94 và SM937- 26 về khảo nghiệm và nhân giống tại Sắn Việt Đất Ông Hoàng, ở Suối Dầu Phú Khánh. Tôi theo chân đoàn khuyến nông lần đầu tới Khánh Vĩnh lối vào Hòn Bà, và sau đó đến nhiều lần khoảng năm 1999-2009. Năm 1995 hai giống sắn này được công nhận giống đặc cách KM94 ((Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn và cộng sự, 1995) và được công nhận giống sản xuất thử SM937-26. Sau đó hai giống này lan tỏa thành nguồn giống sắn chủ lực của miền Trung. Năm 1997 hại chuyên gia Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler được nhận huân chương “Vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp Việt Nam” ảnh tư liệu ở Sắn Việt Đất Ông Hoàng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-dat-ong-hoang/. Năm 1999 – 2004 lúa sắn ở Khánh Vĩnh, bạn tôi với chuyên gia và tôi với các đề tài dự án nhỏ, đã có dịp mang nguồn gen giống sắn đa dụng ngắn ngày, ăn ngọn, kháng bệnh, chịu hạn, những giống cho vùng khó khăn, tới những nơi vùng sâu vùng xa dân cần. Đó là Chuyện ngậm ngãi tìm trầm. Năm 2017-2022 (sau 30 năm) Viện KHKT duyên hải Nam Trung Bộ thực hiện đề tài “Một số giống cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế, phù hợp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiếp tuc xác nhận giống sắn KM7 là SM937-26 trước đây, cũng là KM505 = KM397 trong quá trính chọn giống ba mươi năm) . Việc chọn giống sắn tốt dáp ứng yêu cầu tiêu dùng, sản xuất thị trường, thích hợp điều kiện sinh thái, vẫn đồng hành tiếp tục .

xem tiếp Huyền thoại xứ trầm hương https://hoangkimlong.wordpress.com/category/huyen-thoai-xu-tram-huong/

cropped-dsc00927.jpg

A NA BÀ CHÚA NGỌC
Hoàng Kim

A Na Bà Chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) , bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970. Hình tượng Mẹ thật tuyệt vời này trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam với văn hóa Việt Chăm. Những công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa gần đây của các tác giả Ngô Đức Thịnh 2009, Lê Đình Phụng 2015, Huỳnh Thiệu Phong 2016 và những người khác giúp soi thấu nhiều góc khuất để tích cũ viết lại bài A Na Bà Chúa Ngọc. Cám ơn các tác giả của những tài liệu đã trích dẫn (HK).

A Na bà chúa Ngọc là Thánh Mẫu Ngọc Phương Nam, hình tượng người Mẹ tuyệt vời trong Đạo Mẫu Việt Nam văn hóa Việt Chăm, Báu vật nơi đất Việt; Pho tượng Ngọc Quan  Âm của di sản khoa học tâm linh quý giá. Thật biết ơn các chuyên khảo, bụi vàng đường trần của nhiều bậc minh triết, đã chỉ dấu sâu sắc cho chyên khảo này. Lời khuyên châu ngọc của Xứ Trầm Hương Quách Tấn thật trân quý: “Ghi chép lại vì nhận thấy đẹp, thấy hay, thấy thú, thấy đáng yêu đáng quí, đáng ra công gìn giữ cho đoàn hậu tiến có lòng cùng nước cùng non” Đọc thêm các chuyên khảo có cùng chủ đề này Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Nha Trang và A. Yersin; Sóc Trăng Lương Định Của; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Cao Biền trong sử Việt; … xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/a-na-ba-chua-ngoc/

1

Chuyện ngậm ngãi tìm trầm Huy Nguyen và Hoàng Đại Nhân đã nhắc đến Kim Hoàng trong bình luận của họ, khi Kim Notes lắng ghi chú: ‘Mùa khoai lang tím tuyệt vời/ Nhuộm ta tím cả một trời yêu thương’/Gừng cay muối mặn dặm đường/ Tím khoai, tím sắn, trầm hương cuộc đời, xem tiếp Tím một trời yêu thương https://hoangkimlong.wordpress.com/…/tim-mot-troi-yeu…/. Huy Nguyen đã viết: “Thầy ơi có thời gian thầy có thể kể thêm hồi ức về lúc làm công tác giống và hỗ trợ cộng đồng nông dân không ạ. Em nhớ mãi lời thầy khi làm dự án phải kiếm công nghệ tốt nhất và đúng người, đúng thời điểm để làm, nhưng em không hiểu từ đâu mà thầy có những đúc kết đó ạ. Chúc thầy mạnh khoẻ và hạnh phúc ạ.”

Tôi trả lời với Huy Nguyen nhưng thực ra đang đối thoại với chính mình về “Chuyện ngậm ngãi tìm trầm” “Báu vật nơi đất Việt” “Pho tượng Ngọc Quan Âm”: Em Huy Nguyen thân quý. Em ngắm bức ảnh và lời ghi chú này “Anh Lương Hồng Thắng kể cho Kim Hoàng nghe vắn tắt về việc nhà. Tôi từ rằm Nguyên tiêu 2011 thăm ngôi nhà tuổi thơ của thầy Lương Định Của ở Sóc Trăng và lưu lại ghi chép “Sóc Trăng Lương Định Của” ; Hôm nay, sau mười một năm, tôi mới tiếp tục bài viết “Chuyện ngậm ngãi tìm trầm”, cảm nhận về những điều tâm đắc. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-ngam-ngai-tim-tram/

Cũng giống như một câu chuyện khác “Nha Trang và A. Yersin”. Huy Nguyễn đã viết:” “Em đọc Yersin, người chữa trị dịch hạch và thổ tả, vào những buổi sáng ở cao nguyên Lâm Viên, lòng vô cùng ngưỡng mộ về vị bác sĩ danh tiếng này. Từ một chuyên gia trong lĩnh vực vi trùng, lại bỏ áo bluse để trở thành một thủy thủ vì sau một chuyến công tác đã “lần đầu tiên thấy biển”. Rồi khi trở thành thủy thủ lại một lần nữa từ bỏ những con sóng để khám phá ra cao nguyên Lâm Viên vì “nhìn thấy những đám mây trên rặng núi của Khánh Vĩnh chưa có ai khám phá”. Thế rồi sau những chuyến phiêu lưu lại trở thành một chuyên gia nông học, chủ đồn điền để lại cho người Việt biết bao lợi ích vì những công hiến của mình. Từ đồn điền rộng 500ha ông lại lui vè với mảnh đất mấy mét vuông với tấm bia mộ khiêm tốn ở Suối Dầu, để lại cho đời hình ảnh về một con người phi thường, một người không có cha nhưng đã đi xa hơn những giới hạn mà những người cha có thể đạt tới.

Theo mô tả của Patrick Deville thì Yersin suốt đời theo đuổi cái hiện đại nhất, em lại nhớ tới lời dạy của thầy Hoàng Kim rằng trong nghiên cứu khoa học phải mang về những thông tin số liệu mới nhất của thế giới, giống tốt nhất để phục vụ cho bà con. Em ngưỡng mộ cách thiết kế bài giảng của Thầy, thể hiện được sự tôn trọng khoa học và yêu nghề lớn lao.

Em chưa đến được viện Passteur cũng như đến Suối Dầu thăm mộ của bác sĩ Yersin, nhưng em có cảm giác một sự đồng điệu ghê gớm với con người của thế kỉ trước này. Em cũng đã ghé thăm trường Lycée Yersin (đã đổi tên thành Cao Đẳng Sư Phạm) hay Đại học Yersin nhưng chưa tìm thấy dấu ấn nào. Mong rằng có dịp sẽ đến được Suối Dầu Nha Trang để thắp một nén nhang và tưởng nhớ về một con người vĩ đại.

Cảm ơn Thầy ạ.” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-trang-va-a-yersin/

Huy hãy tìm câu trả lời trong hai câu chuyện sự thật này. Cao hơn trang văn là cuộc đời, là tâm huyết đời lắng đọng.

2.

Tháp Bà, Hòn Đá Chữ
Hang ông Bưởi, ông Già
Sông Nha Trang, Hòn Bà
Xứ Trầm Hương Quách Tấn

Đến Nha Trang bạn sẽ thật may mắn khi được đắm mình thăm thú thấu hiểu nhiều cụm danh thắng cổ tích huyền thoại. Quá nhiều chuyện hay, quá nhiều sự đẹp. Tôi chỉ yêu thích giới thiệu cho bạn một lối đi riêng mà tôi may mắn được trãi nghiệm và kể lại của phần ba chuyện ngậm ngãi tìm trầm. Tôi lãng du trong văn hóa Việt Nam cuốn theo chiều gió của nghiệp lực, nhân duyên và vận mệnh hoàn cảnh cụ thể của chính mình. Tôi thật tâm đắc với câu thơ về sông Nha Trang trích dẫn trong Xứ Trầm Hương của Quách Tấn: Sông không khô nhờ nguồn trữ nước/ Con cái sang giàu nhờ phước cha ông. May mắn thay cho chúng ta, các tích truyện Tháp Bà / Hòn Đá Chữ/ Hang ông Bưởi/ ông Già/ Sông Nha Trang Hòn Bà, đã có được Xứ Trầm Hương Quách Tấn mà tôi chỉ cần chép lại ở dưới để bạn thưởng lãm, tôi chỉ nối dài thêm A Na Bà Chúa Ngọc, Nha Trang và A. Yersin .

Nha Trang và A. Yersin Nha Trang biển yến rừng trầm thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam, nơi ấy có di sản nổi tiếng A Na bà chúa Ngọc Nha Trang cũng là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể lăng mộ Yersin ở Suối Dầu và Viện Pasteur Thư viện Yersin công viên Yersin Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Dân làng Tân Xương Suối Dầu thờ Yersin làm Thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-trang-va-a-yersin/

3

Tôi nói với bạn quý Huỳnh Hồng Chuyện ngậm ngãi tìm trầm Lúa siêu xanh Việt Nam mười năm chọn giống chỉ mới là bước đầu; Tâm đức số phận và duyên may cả. Mấy ai ngậm ngãi tìm trầm mà lưu được trầm hương đâu; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lua-sieu-xanh-viet-nam/

Trầm hương, kỳ nam là sản vật quý hiếm của đất phương Nam, vùng lõi trầm hương, kỳ nam là ở Khánh Hòa Phú Yên ngày nay nhưng từ Nghệ An trở vào, tới Thiên Cấm Sơn An Giang, tới Hà Tiên, trầm hương các tỉnh đều có. Vùng Đông Bắc,Việt Bắc,Tây Bắc theo thư tịch cổ cũng thấy

Chuyện ngậm ngãi tìm trầm, tìm cây gió bầu trầm hương kỳ nam, chuyện bỏ ngãi bỏ bùa của người Chăm, người Mọi, người Khơ Me, với chuyện đạo Mẫu Việt Nam đã lưu truyền nhiều đời tại nhiều vùng của các tộc người Việt cổ qua giai thoại dã sử mãi cho tới ngày nay. Chuyện ngậm ngãi tìm trầm lưu lại rõ nhất trong tích truyện Thiên Y A Na Bà Chúa Ngọc do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm 1857 (Tự Đức thứ 9), bản dịch của Quách Tấn, văn bia này tại tháp Po Nagar do ông bà Lê Vinh tạc năm 1970, tích cũ chép trong A Na bà chúa Ngọc, phần 2 (trong 5 phần của truyện) Pho tượng Ngọc Quan Âm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/pho-tuong-ngoc-quan-am/

Sách Đại Nam Nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn gồm 28 quyển dưới thời Tự Đức trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam, tập 2 Quốc chí, trang 816 viết. Trầm hương: Tục gọi là cây trầm. Bản thảo chép rằng bỏ xuống nước thì chìm nên gọi là trầm. Có thể trị thấp khử tà, bổ dương. Từ Nghệ An trở vào Nam các tỉnh đều có, có hộ thái hương. Năm Minh Mạng thứ 17 khắc hình tượng vào cao đỉnh. Nghệ An phong thổ ký chép rằng, cây gió già cỗi, tinh dịch kết lại thành hương, cây còn sống mà đẽo lấy thì gọi là sinh trầm, có thể dùng làm thuốc, cây đã chết mà lấy thì gọi là tử trầm, chỉ dùng chế chất thơm, lấy lúc cây đã mục nát gọi là tốc hương, là mật hương. Thảo mộc trạng của Kê Hàm nhà Tấn nói rằng: Cây giống cây liễu to, muốn lấy hương thì ngã cây để lâu năm, cỗi dễ cành đốt đều có màu sắc khác nhau, ruột cây rắn và đen, bỏ xuống nước mà chìm gọi là trầm hương, ngang với mặt nước là kê cốt hương, gốc là hoàng thục hương, thân cây là sạn hương, cành nhỏ rắn chắc chưa nát là thanh quế hương, gốc và mắt cứng mà lớn là mã đề hương.

Sách Lịch triều Hiến chương Loại chí của Phan Huy Chú 1821 trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam nói đến Phú Yên, Bình Khang, Diên Khánh có trầm hương (trang 192) Quảng Nam phù Tư Nghĩa có trầm hương (trang 190) Thuận Hóa có giáng hương (trang 187).

Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi do Đại Nam Nhất thống chí trích dẫn trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (trang 1022) chép; Gỗ trầm ngư. Bãi biển có trầm ngư cùng nhiều thứ. Lời chua rằng: Trầm ngư là tên gỗ sinh ra ở ven biển nước mặn, “các loài cá lấy đuôi quẫy, người địa phương dùng nấu nước uống, có thể trừ được lam chướng”. Dùng làm đồ đạc cũng tốt

Sách Đại Nam Nhất thống chí quyển 26 tỉnh Hà Tiên, mục thổ sản cây gỗ có giáng hương (trang 1100). Sách Đại Nam Nhất thống chí quyển 27 tỉnh Biên Hòa, mục thổ sản có cây gió ờ huyện Nghĩa An (trang 1144).

Ngậm ngãi tìm trầm (Thanh Tịnh); Hồi sinh trầm hương; Những khúc ca huyền bí: Chuyện tình ngậm ngải tìm trầmTHVL | Thế giới cổ tích – Tập 94: Ngậm ngãi tìm trầm; Báu vật nơi đất Việt là những góc nhìn, ghi chép, và hình ảnh tóm tắt về câu chuyện trầm hương, kỳ nam.

4

Xứ Trầm Hương Quách Tấn là sách hay về du ký và khảo cứu khoa học nghiêm cẩn mà tôi thường đọc lại đọc http://www.tuvienquangduc.com.au/Thanhtich/34xutramhuong.html “.Cụ Quách Tấn đã viết rất rõ về mục đích của sách này: “Ghi chép lại vì nhận thấy đẹp, thấy hay, thấy thú, thấy đáng yêu đáng quý, đáng ra công gìn giữ cho đoàn hậu tiến có lòng cùng non nước. Ghi chép lại hầu mong bạn xa ghé mắt rồi đem lòng thương tưởng đến Khánh Hòa mà tôi kính yêu như bà Nghĩa Mẫu, vì nuôi nấng tôi gần nữa đời người. Mục đích viết XỨ TRẦM HƯƠNG là thế, và chỉ có thế. Nghĩa là tôi không có tham vọng viết một quyển sách địa lý, mà chỉ mong giới thiệu được những cái thấy cái hay cái đẹp của Khánh Hòa, về mặt thiên nhiên cũng như về mặt nhân sự. Cho nên tôi thiên về phong cảnh, cổ tích, giai thoại, huyền thoại…, là những cái dễ mất. Còn những cái gì thuộc về khoa học, thuộc về chuyên môn thuần túy, là những cái thường còn, thì nương cho các nhà học giả. Do đó XỨ TRẦM HƯƠNG có tánh cách một tập du ký hơn là biên khảo. Vì vậy nên bảo XỨ TRẦM HƯƠNG không phải là Địa Phương Chí Khánh Hòa. Thế thì nó là gì? Tùy cao tình nhã ý của bạn đọc. Tấm lòng đã trải cùng non nước / Thương được nhờ ơn cũng chẳng nhờ”.

5

Xứ Trầm Hương Quách Tấn, mục du khảo Núi non, tôi đọc mà giật mình vì sự chí lý “Núi non Khánh Hòa trùng trùng điệp điệp, nơi khúc nơi bàn, thế thật hiểm trở. Các nhà quân sự bảo rằng rất có lợi cho việc dụng binh”.”Làm chúa quần sơn Khánh Hòa là dãy Tam Phong cùng núi Ðại Lãnh ranh giới cho Khánh Hòa và Phú Yên”; ” Ở Khánh Dương ngoài hòn Mẫu Tử, còn nhiều ngọn cao trên nghìn thước,… nhưng tất cả đều không nổi danh, trừ hòn Chử M’Ta” ” Ngoài những ngọn núi ở Khánh Dương và ở dãy Tam Phong, còn nhiều ngọn cao trên 1.000 thước:” Những ngọn núi này tuy cao lớn, nhưng trông không hùng dũng, không có dáng chọc trời khuấy mây. Nhìn kỹ thấy đượm vẻ hiền hòa an lạc.Phần nhiều không nổi danh:Trong các sách Dư Ðịa Chí của người xưa, như Ðại Nam Nhất Thống Chí, Phương Ðình Dư Ðịa Chí… không thấy chép. Ngoài nhân gian cũng ít người biết. Nếu không nhờ những họa đồ của người Pháp ngày trước và người Mỹ ngày nay thì hầu hết người Việt Nam trở thành người ngoại quốc đối với đất nước thân yêu”.”Trong số núi cao thượng dẫn, được thường nhắc nhở là Hòn Chảo ở Vạn Ninh và Hòn Bà ở Ninh Hòa. Nhưng được nhắc nhở không phải vì cao, mà tại có những điểm đặc biệt. Hòn Bà nằm phía Tây Nam quận lỵ Ninh Hòa, thuộc xã Ninh Hưng cách chừng mười cây số đường thẳng. Ðứng song song cùng Hòn Long, theo hướng Tây Bắc Ðông Nam.Chung quanh có nhiều núi triều ủng. Cây cối sầm uất. Có nhiều cây gió nên sản xuất nhiều kỳ nam trầm hương. Núi nầy được người địa phương coi là núi của Bà Thiên Y A Na, nên gọi là Hòn Bà. Trên núi có miếu thờ. Những người đi điệu tức là đi tìm trầm, trước khi vào rừng, đều phải đem lễ vật đến miếu cầu khẩn. Người nào được Bà ban phước thì mới tìm ra trầm. Bằng không thì đi không cũng trở về không“.

Mời quý bạn đọc hãy cùng thưởng ngoạn, một số trích đoạn dưới đây về thắng cảnh cổ tích : 1) Bà Thiên Y A Nan lược sử; 2) Tháp Bà Hòn Đá Chữ; 3) Hang ông Bưởi, ông Già; 4) Sông Nha Trang, Hòn Bà ; 5) Xứ Trầm Hương Quách Tấn .

Tôi noi theo dấu tích tiền nhân, đường xưa mây trắng, tích cũ chép lạ, i A Na Bà Chúa Ngọc Chuyện ngậm ngãi tìm trầm

Hoàng Kim .

BÀ THIÊN Y A NAN
Lược sử


Xưa tại núi Đại An (Đại điển) có hai vợ chồng Ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất.

Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chừng chín mười tuổi hái dưa rồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương ông đem về nuôi. Hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.

Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã thiếu nữ lấy đá chất ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui. Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều nặng tiếng rầy la. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đang nhớ cảnh Bồng lai. Đã buồn thêm bực nhân thấy khúc kỳ nam theo nước nguồn trôi đến tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ rũ đến xem. Thấy gỗ tốt xứm nhau khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.

Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực, thấy khúc gỗ không lớn lắm lẽ gì nặng đến nỗi giở không lên, Thái Tử bèn lấy tay nhấc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì khúc gỗ nhẹ như tờ giấy, bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật.

Một đêm, dưới bóng trăng mờ. Thái Tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ bay ra. Chàng quyết rình xem mấy đêm liền không hề thấy khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngào ngạt từ trong khúc kỳ nam bước ra.

Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và gho biết rõ lai lịch.

Giai nhân xưng là Thiên Y A Na.

Thái Tử vốn đã trưởng thành nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua xin bói cát hung. Trúng quẻ “đại cát” liền cử lễ thành hôn.

Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai, một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.

Thời gian qua trong êm ấm Nhưng một hôm lòng quê thúc giục Thiên Y bồng hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.

Núi Đại An còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm Thiên Y bèn xây đắp mồ mã cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn dã man, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa, dạy cày cấy, dạy kéo vải, đệt sợi .. và đặt ra lễ nghi .. từ ấy ruộng nương mở rộng đời sống của nhân dân mỗi ngày mỗi thêm phúc túc phong lưu công khai phá của bà chẳng những ở trong địa phương và các vùng lân cận cũng được nhờ. Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên.

Nhân dân địa phương nhớ ơn đức xây tháp tạc tượng vào năm 817 phụng thờ và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên 23. 3 âm lịch tổ chức lễ múa bóng dâng hương hoa rất long trọng. Ở Bắc hải Thái Tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ con trở về bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại an tìm kiếm. Khi thuyền đã đến nơi thì bà đã trở về Bồng đảo. Người Bắc hải ỷ đông hà hiếp dân địa phương ngờ rằng dân địa phương nói dối bèn hành hung không giữ lễ xúc phạm thần tượng, nhân dân bèn thắp nhang khấn vái. Liền đó gió thổi đá bay đánh đắm thuyền của Thái Tử Bắc hải.

Nơi đây nổi lên một hòn đá lớn tục gọi là đá chữ.

Ngày 20 5 năm Tự Đức thứ 9 ‘1857’ PHAN THANH GIẢN
Thượng thư Lễ nghi thảo văn, theo bản dịch Quách Tấn

Văn bia viết về Thiên Y A Na tại tháp Po Nagar, Nha Trang do cụ  Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) – bản dịch của Quách Tấn – ông bà Lê Vinh tạc năm 1970 (Thiên Y A NA Wikipedia Tiếng Việt), văn bản đánh máy của Hoàng Kim sao y văn bản tại tháp Po Nagar, Nha Trang.

‘XỨ TRẦM HƯƠNG’ QUÁCH TẤN

Cuốn sách Xứ trầm hương của nhà văn Quách Tấn (1910-1992) là một tác phẩm viết về tỉnh Khánh Hòa, quê hương thứ hai của ông sau quê nhà Bình Định.

Xứ trầm hương được Nxb. Lá Bối (Sài Gòn) ấn hành lần đầu tiên  năm 1969, vừa mới ra đời đã được độc giả niềm nở đón nhận. Năm 1992, cuốn sách được Nxb. Tổng Hợp Khánh Hòa tái bản lần thứ nhất, nội dung có chỉnh sửa đôi chút. Đến năm 2002, cuốn sách được Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa tái bản lần thứ hai, bổ sung phần Phụ lục, dày 600 trang. Cuối năm 2018, Xứ trầm hương được Nxb. Đà Nẵng tái bản lần thứ ba – ấn bản kỷ niệm.

Ấn bản  Xứ trầm hương do Omega+ ấn hành năm 2019 dựa trên bản  nền của Nxb. Lá Bối năm xưa – bản in mà gia đình ông cho là khả tín  nhất về vấn đề văn bản học.

Viết Xứ trầm hương, theo ông Quách Tấn là :

«Tôi chỉ làm một việc mà nhiều người có thể làm được, nếu muốn, là ghi chép lại những gì đã thấy, đã nghe, đã cảm trong mấy mươi năm sống cùng non nước Khánh Hòa. 

Ghi chép lại vì nhận thấy đẹp, thấy hay, thấy thú, thấy đáng yêu đáng quí, đáng ra công gìn giữ cho đoàn hậu tiến có lòng cùng nước cùng non.

Ghi chép lại hầu mong bạn phương xa ghé mắt rồi đem lòng thương tưởng đến Khánh Hòa mà tôi kính yêu như bà Nghĩa Mẫu, vì nuôi nấng tôi gần nửa đời người.

Mục đích viết Xứ trầm hương là thế, và chỉ có thế.

Nghĩa là tôi không có tham vọng viết một quyển sách địa lý, mà chỉ mong giới thiệu được những cái hay cái đẹp của Khánh Hòa, về mặt thiên nhiên cũng như về mặt nhân sự. »

+TRÍCH ĐOẠN HAY:

“Nha Trang do chữ Chàm Ea Tran hay Yjatran mà ra. Trong các sách viết trước thời Pháp thuộc, đã dùng đến. Như trong tập Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Siêu đời Tự Đức nói về tỉnh Khánh Hòa, ghi rõ rằng: “Năm Quý Sửu đại quân lấy lại Bình Khang doanh, tiến đánh thành Qui Nhơn, lúc ban sư đắp thành đất ở thủ sở Nha Trang gọi là thành Diên Khánh, núi sông thực là thiên hiểm, tục gọi là Nha Trang thành.”

Như thế, Nha Trang dùng gọi thành Diên Khánh từ thời Gia Long mà mới dùng gọi tỉnh lỵ từ ngày Pháp đặt nền đô hộ ở Trung Việt.

Trong Đại Nam nhất thống chí của Cao Xuân Dục soạn triều Duy Tân cũng có nói đến Nha Trang. Song không phải tên thành phố mà tên một nguồn của con sông Cù Giang: Nguồn Nha Trang. ”

“Làm tổ xong thì lo đẻ. Song người lấy tổ không để chim kịp đẻ đã lo làm mùa, nghĩa là lấy tổ. Tổ lấy xong độ năm ba hôm sau thì chim làm tổ khác, nơi chỗ cũ. Kỳ nầy thì chim được phép đẻ tự do. Và người lấy tổ đợi chim con biết bay rồi mới làm mùa thứ hai…

Lấy tổ yến không phải dễ. Phải làm giàn tre để leo, hoặc dùng dây thừng để lên xuống. Nhiều khi phải leo thật cao, rồi nắm dây tụt xuống tận vực thẳm, trong những hang tối om và không hơi gió lọt. Nhiều hang chỉ vào được lúc thủy triều xuống để lộ cửa hang. Cửa hang lắm nơi chỉ vào lọt một em bé. Người vào hang phải hết sức lanh lẹ để trở ra kịp lúc nước triều chưa lên.”

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)….

Xứ Trầm Hương Quách Tấn (bản PDF đọc tại đây).

Trước hết nên đi xem Tháp Bà, một nơi xưa cũng thật là xưa, mà đẹp cũng thật là đẹp, một nơi tiêu biểu nhất cho thắng cảnh cổ tích của miền Cát Trắng Dương Xanh.

THÁP BÀ

Tức là tháp thờ bà Thiên Y A Na, tiếng Pháp gọi là Poh Nagar.

Tháp xây trên một ngọn đồi trong vùng núi Cù Lao.

Núi cao chừng vài ba chục thước, hình như một chiếc nón lá úp sấp, cây cối tươi xanh. Phía Nam giáp sông Nha Trang, phía Tây và phía Bắc giáp núi và đồng bằng, trước mặt thì làng Cù Lao (Xóm Bóng) và biển Nha Trang.

Tháp gồm có bốn ngọn. Ba ngọn nhỏ một ngọn lớn. Ngọn lớn ở phía Bắc, cao đến 23 thước. Theo nhà khảo cổ Henri Parmentier thì tháp nầy do vua Chiêm Thành là Harivarma Đệ Nhất xây vào đầu thế kỷ IX. Còn các ngọn khác thì xây vào khoảng thế kỷ thứ VII, thứ VIII.

Trong ngọn tháp lớn nhất nữ thần xứ Kaut Hara (Cù Huân) là Poh Nagar (hay Pô Ino Nogar) mà người Việt gọi là Thiên Y A Na.

Tượng nữ thần bằng đá xanh, cao lớn, ngồi xếp bằng trên một bệ cao rộng, cũng bằng đá xanh nguyên khối. Thần có 10 cánh tay. Hai tay đặt lên đầu gối, lòng bàn tay để ngửa. Còn tám tay khác thì giơ lên hình rẻ quạt và mỗi tay cầm một món binh khí, như đoản đao, giáo, ná, tên v.v… Y phục khắc theo kiểu chúng ta thường thấy ở các tượng đá của Chiêm Thành. Nghĩa là rất đơn giản: đầu đội mão triều thiên, nhọn như mũ vũ nữ Thái Lan thân chỉ che đôi mảnh xiêm y ở hạ thân và ở ngực. Nét chạm trổ cực kỳ tinh vi vừa sắc sảo vừa dịu dàng, trông như người sống. Nhưng rất tiếc là người Việt Nam lấy sơn sơn mặt tượng, rồi vẽ mày vẽ mặt một cách vụng về, lại choàng vào thân áo cẩm bào đội lên đầu một ngọc miện, hoa hòe lòe loẹt, trông như một tượng gỗ, một tượng đất do thợ tay ngang tạc nên. Về mặt mỹ thuật thì bị giảm sút. Nhưng về tinh thần dân tộc thì gia tăng, vì tượng thần đã hoàn toàn Việt Nam hóa, trông vào không còn chút dấu tích gì về Chiêm Thành.

Thiên Y A Na có một sự tích ly kỳ. Truyền rằng:

Xưa kia tại núi Đại An (tức Đại Điền hiện tại) có hai vợ chồng ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất. Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chín mười tuổi hái dưa, dồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương, ông đem về nuôi, hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.

Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã, thiếu nữ lấy đá chất thành ba hòn giả sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui, ông tiều nặng tiếng la rầy. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đương nhớ cảnh Bồng Lai. Đã buồn thêm bực! Nhân thấy khúc kỳ nam theo giòng nước nguồn trôi đến, tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ, rủ đến xem. Thấy gỗ tốt xúm khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.

Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực. Thấy khúc gỗ không lớn lắm, lẽ gì nặng đến nỗi không giở lên. Thái Tử bèn lấy tay nhắc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì nhận thấy khúc gỗ nhẹ như tờ giấy! Bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật.

Một đêm, dưới bóng trăng mờ, Thái Tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần thì tư bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ nam bay ra. Chàng quyết rình xem suốt mấy đêm liền không hề thấy gì khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngạt ngào trong khúc kỳ nam bước ra. Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và cho biết lai lịch.

Giai nhân xưng là Thiên Y A Na.

Thái tử vốn đã trưởng thành, nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường, bèn tâu cùng phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua sai bói cát hung. Trúng quẻ “đại cát”, liền cử lễ thành hôn.

Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.

Thời gian qua trong êm ấm. Nhưng một hôm, lòng quê thúc dục, Thiên Y bồng hai con nhập vào khúc kỳ nam trở về làng cũ.

Núi Đại Am còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm. Thiên Y bèn xây đắp mồ mả cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn man dã, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa: dạy cày cấy, dạy kéo vải dệt sợi…, và đặt ra lễ nghi… Từ ấy ruộng nương mở rộng, đời sống của nhân dân mỗi ngày một thêm phú túc phong lưu. Công khai hóa của bà của những ở trong địa phương, mà các vùng lân cận cũng được nhờ.

Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên.

Nhân dân địa phương nhớ ơn đức, xây tháp tạc tượng phụng thờ. Và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên, tổ chức lễ múa bóng dâng hoa rất long trọng.

Ở Bắc Hải, Thái Tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ con trở về, bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại An tìm kiếm. Khi thuyền đến nơi thì bà đã về Bồng Đảo. Người Bắc Hải ỷ đông, hà hiếp dân địa phương ngờ rằng dân địa phương nói dối, bèn hành hung. Lại không giữ lễ, xúc phạm thần tượng. Nhân dân bèn thắp hương khấn vái. Liền đó gió nổi đá bay, đánh đắm đoàn thuyền của Thái Tử Bắc Hải.

Sự tích nầy, cụ Phan Thanh Giản chép lại thành một bài ký và bố chánh sứ tỉnh Khánh Hòa là Nguyễn Quýnh khắc bia dựng phía sau tháp.

Nhưng đó là sự tích của người Việt Nam truyền tụng.

Sự tích của người Chiêm Thành khác hẳn:

Poh Nagar là một nữ thần do áng mây và bọt nước biển biến sanh. Bà sinh ra với một tấm thân cân đối, một khuôn mặt xinh đẹp tuyệt vời và chói rọi hào quang. Bà sinh ra tận ngoài biển khơi. Nước biển dâng cao đưa bà vào bến Yjatran. Sấm trời và gió hương nổi dậy báo cho muôn loài biêt tin bà giáng thế. Liền đó những khe suối trên nguồn dồn lại thành sông chảy xuống mừng Bà, và núi hạ mình thấp xuống để đón rước Bà. Bà bước lên bờ. Cây cong cành xuống sát đất để tỏ lòng thần phục. Chim muông kéo nhau đến chầu hai bên đàng cái. Và hoa cỏ vươn lên để điểm hương vào bước chân bà đi.

Đến Yjatran, Bà dùng phép hóa ra cung điện nguy nga, hóa ra trầm hương, kỳ nam, các giống gỗ quý và lúa bắp. Để cúng Trời, Bà tung lên mây một hột lúa. Lúa mọc hai cánh trắng như hai mảnh bạch vân, bay ở giữa không trung. Bà lại đốt một phiến trầm hương, khói thơm tỏa lên cao vút, đỡ hột lúa có cánh về dâng cúng Trời.

Nơi hậu cung Bà có 97 ông chồng. Nhưng chỉ có ông Pô Yan Amo là có uy quyền và được trọng vọng hơn cả. Bà sanh được 38 nữ thần, người nào cũng xinh đẹp. Song chỉ có 3 người được Bà ban cho nhiều quyền phép là Pô Nogar Dara, Rarai Anaih, nữ thần vùng Phan Rang, và Pô Bia Tikuk, nữ thần vùng Phan Thiết.

Sự tích Poh Nagar và sự thích Thiên Y A Na thật khác hẳn nhau.

Sự tích của người Chiêm Thành phải ảnh chế độ mẫu hệ của người Chàm ngày trước.

Sự tích của người Việt Nam biểu lộ tinh thần dân tộc rất sâu đậm và cho chúng ta thấy người xưa xem nghĩa đồng bào nặng hơn tình gia đình nhiều lắm.

Bà Poh Nagar hay Thiên Y A Na thờ ở ngọn tháp chính ở phía Bắc.

Ngọn thứ hai, ở chính giữa, thờ thần Cri Cambhu.

Tháp xây từ thế kỷ thứ VII và trong tháp có tượng bằng vàng khối. Vào cuối thế kỷ thứ VIII, người Mã Lai xâm nhập xứ Kuat Hara, cướp mất tượng vàng và phá hủy ngọn tháp. Vua Satyavarman xây tháp lại và tạc tượng đá thay tượng vàng. Tượng nhỏ, hiện còn tốt.

Người Việt Nam bảo đó là đền thờ Thái Tử Bắc Hải, chồng bà Thiên Y A Na.

Ngọn thứ ba, ở phía Nam, đứng ngay hàng cùng hai ngọn trước, thờ tượng Linga, biểu hiện của thần Sandhaka.

Người Việt Nam bảo đó là đền thờ ông Tiều, nghĩa phụ của bà Thiên Y.

Ngọn thứ tư, đứng phía sau tháp thờ bà Thiên Y. trong tháp không có tượng mà chỉ có đế thờ (có lẽ tượng bị thất lạc lúc người Mã Lai vào cướp phá). Tháp nầy thờ thần Ganeca.

Người Việt Nam bảo đó là đền thờ Công Chúa Quý.

Còn hai tháp nữa cũng ở sau lưng dãy tháp trước, không biết rõ thờ vị thần nào của Chiêm Thành.

Người Việt Nam bảo đó là đền thờ bà Tiều, nghĩa mẫu của Bà Thiên Y, và hoàng tử Tri. Tháp đã bị hư nát, chỉ còn nền một số gạch vụn. Bà Tiều đưa về thờ chung cùng ông Tiều ở tháp thứ ba. Hoàng tử đưa về thờ chung với Công chúa ở tháp thứ tư.

Phía trước tháp, dưới chân đồi lại có mấy hàng cột cao lớn bằng gạch. Truyền rằng đó là những cột chống vũ đài. Mỗi khi có lễ, người ta dùng ván gác lên trên cột thành một sân gỗ rộng. Vũ nữ và ca công lên ca múa trên sân gỗ. Thần trong tháp ngồi trông ra, nhân dân đứng dưới trông lên, đôi bên trông đều rõ. Nhưng đó là về thời người Chiêm Thành còn làm chủ đất đai. Từ ngày người Việt Nam thay người Chiêm Thành, thì những cuộc ca vũ tổ chức ngay ở trên sân tháp.

Bốn ngọn tháp Cù Lao, theo tên các vị thần, là đền thờ của người Chiêm theo đạo Bà La Môn. Bà Poh Nagar là một biến thần của thần Civa, một trong ba chúa tể vũ trụ của đạo Bà La Môn.

Nhưng từ khi tháp thuộc quyền sở hữu người Việt Nam các thần Bà La Môn nhường ngôi vị thần Việt tịch và bà Chúa Xứ Poh Nagar hiển linh dưới danh hiệu Thiên Y A Na và nhận ân tứ của vua nước Việt.

Vua Gia Long phong tặng “Hồng Nhân Phổ Tế Linh Ứng Thượng Đẳng Thần” và cắt dân làng Cù Lao ba người sung làm từ phu. Các đời vua sau, đời nào cũng có phong tặng.

Người địa phương, ngoài danh hiệu Thiên Y A Na, thường tôn xưng là “A Na Diễn Bà Chúa Ngọc Thánh Phi” và gọi tắt là bà “Chúa Ngọc”.

*          *

*

Sau khi xứ Kuat Hara sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam, người Chàm bỏ đi hết, và tuyệt nhiên không bước chân đến Poh Nagar. Gặp những người Chàm ở Phan Rang ra buôn bán ở Nha Trang, hỏi về tháp, họ đáp một cách cụt ngủn “không biết” rồi ngó ngơ. Thái độ ấy chứng tỏ rằng họ không ưa nghe tên ấy. Hoậc giả vì tên tháp gợi cảnh diệt vong của giống nòi, hoặc giả họ không phải là người theo đạo Bà La Môn mà là người theo Hồi Giáo.

Tháp Chàm bị người Chàm hờ hững!

Trái lại, phần đông người Khánh Hòa và một số đồng bào ở các tỉnh di cư đến, lại gởi trọn niềm tín ngưỡng nơi tháp, nhất là các bà các cô.

Ngày rằm và mồng một, người đến lễ bái chật trong chật ngoài.

Thời Tiền Chiến, đến ngày vía Bà (ngày 3 tháng 3 âm lịch) nhân dân địa phương tổ chức lễ cúng tế rất long trọng. Ban đêm có lệ múa bóng ở trước sân tháp.

Điệu múa Bóng là điệu múa của Chiêm Thành truyền lại.

Người múa toàn là con gái. Áo xiêm rực rỡ; đầu đội, người cỗ hoa tươi, kẻ đèn lồng ngũ sắc. Đèn và hoa chồng cao như ngọn tháp. Vũ nữ múa theo điệu đàn điệu trống, đoanh lộn nhịp nhàng dưới ánh đuốc ánh đèn hừng hẫy. Họ múa rất khéo và dẻo vừa mềm, mà đầu và thân cũng luôn luôn ngửa nghiêng uốn éo theo bước chân nhịp tay, rộn ràng đều đặn. Thế mà đèn và hoa đội trên đầu, không vịn không đỡ mà vẫn không hề lay không hề dịch, dường như có những bàn tay vô hình đỡ nâng.

Cảnh tượng vô cùng ngoạn mục.

Tổ chức múa Bóng do người xóm trước tháp phụ trách. Những vũ nữ phần nhiều là người trong xóm. Trường dạy múa cũng ở trong xóm. Cho nên xóm mệnh danh là Xóm Bóng thuộc làng Cù Lao.

Lệ Múa Bóng ngày vía Bà đã bỏ từ thời Bảo Đại, trước đệ nhị thế chiến.

Nhân đó có câu hát:

Ai về Xóm Bóng thăm nhà,

Hỏi xem điệu múa dâng Bà còn chăng?

Thế thường tre lụn còn măng,

Lẽ đâu tham đó bỏ đăng cho đành.

Lệ Múa Bóng tuy bỏ nhưng ngày vía Bà vẫn tổ chức long trọng. Người đến dâng hương xin xăm chật trong chật ngoài.

Nhưng không tưng bừng rộn rịp bằng đêm Giao Thừa.

Đêm Giao Thừa ở Tháp Bà có thể gọi là kỳ thú.

Khách du quan muốn thưởng thức thú vị cho đầy đủ thì đêm tất niên phải dưỡng sức để lúc đồng hồ điểm 12 giờ thì đi bộ sang Tháp.

Phải đi bộ mới tận hưởng được những gì đáng hưởng khi trời đất nước vào xuân. Khí trời đương lạnh tự nhiên thấy ấm, một khí ấm đặc biệt, dìu dịu thưng thưng, trong trong lại mát mát. Lại phảng phất một mùi hương thanh thanh: hương trầm, hương kỳ nam từ rừng sâu đưa đến, hay hương nhang hương hoa từ trong nhà trong chùa bay ra? Tắm mình trong bầu không khí yên lặng, vừa ấm, vừa mát, vừa trong vừa thơm, du khách cảm thấy tâm cũng như thân tự nhiên thanh thảnh nhẹ. Bao nhiêu hận thù, bao nhiêu phiền não đều tan sạch. Cõi lòng từ từ mở rộng để đón phút linh thiêng liêng mới bắt đầu.

Cảnh cũng như người đều giũ sạch những bợn trần của năm cũ. Núi non trông biếc thêm, sông biển trông trong thêm. Và những chòm cây muồng hòe ở hai bên đường, những khóm lau khóm dứa ở nơi bãi vắng, đầy đặc cả đom đóm.

Có thể nói rằng đom đóm ngự trị cả nước non.

Và cũng có thể bảo rằng bao nhiêu sao trên trời đều sa xuống đọng nơi cây cối.

Ánh vàng làm chúa tể thay bóng tối đêm ba mươi. Nhìn trước ánh vàng. Ngoảnh sau: ánh vàng. Trông sang tả: ánh vàng. Ngó sang hữu: ánh vàng. Từ cầu Hà Ra qua đến Xóm Bóng, du khách có cảm giác đi ngang qua một rừng sao.

Nhưng rừng sao ở đây không đứng yên mà luôn luôn cử động. Hễ vùng nầy sáng thì vùng kia tắt, vùng nầy tắt thì vùng kia liền sáng. Cứ sáng, tắt, tắt, sáng… luân phiên, liên tục, không mau, không chậm, đều đặn, nhịp nhàng.

Quanh đồi Cù Lao và trên những lùm cây ở mé sông cạnh tháp, cũng đầy cả đom đóm. Ánh vàng cũng rực rỡ, chấp chới lung linh. Và trên tầng ánh sáng khi khuất khi hừng, bốn ngọn tháp nửa quyến cây xanh nổi bật lên nền trời cao, uy nghiêm nhưng hiền hậu.

Những ngọn đèn lồng ngũ sắc giăng trên cành cây, những ngọn huyền đăng treo trước sân tháp, chập chờn trong bóng lá, rọi vào cảnh vật, chỗ tỏ chỗ mờ, nơi thưa nơi nhặt, vui vẻ nhưng rụt rè, như cô gái quê mặc áo mới ra chào khách.

Từ dưới chân đồi lên đến sân tháp, người đông như kiến, chen chúc nhau, nối tiếp nhau. Người tuy đông, nhưng không ồn ào lộn xộn. Phần nhiều các bà các cô, dường như lắng lòng mình lại, để lúc dạo vườn hái lộc, vào tháp xin xăm, dễ cùng thần linh giao cảm.

Trong tháp chật ních người lễ bái. Hương tỏa mịt mù làm mờ cả hàng trăm cây đèn sáp cháy cao ngọn. Những luồng khói thơm tuôn ra cửa, ra nơi lỗ trống trên đỉnh tháp, ngạt ngào trong gió và lưởng vưởng trên đầu cây cao như những làn sương mỏng. Những tiếng chuông tiếng trống trong tháp bay ra, không rền vang như tiếng trống chùa miễu, tiếng chuông nhà thờ, mà vì vách tháp dày, cửa tháp hẹp, nghe mơ hồ phảng phất như có như không.

Những người vào tháp, phần hơi nóng của đèn hương, phần hơi thở của xương thịt, không thể nào ở lâu được năm mười phút, nếu không có lòng thành kính hộ trì. Riêng những người râm đi bẻ những cành xanh tươi quanh tháp là vui vẻ thảnh thơi. Đàn ông đàn bà, con trai con gái, ai nấy đều hớn hở tươi cười. Nhưng không một tiếng ồn, không một bước mạnh. Đi qua mặt nhau, êm đềm lặng lẽ như bóng mây qua.

Quang cảnh thật là huyền mơ! Và bầu không khí thiêng liêng bao trùm cả cảnh vật.

Đứng trước cảnh có thể gọi là thần tiên ấy, con người dường như trở nên thuần hậu, khoan hòa. Cho nên từ trước đến nay, chưa hề xảy ra những chuyện không tốt lành mà những nơi đông người thường hay có. Và vì lòng người đã dẹp bớt được tham sân si để hòa mình với cảnh, nên lá xăm, nắm lộc buổi đầu năm rất linh nghiệm. Do đó, lòng tín ngưỡng bà Thiên Y A Na gia tăng. Và việc “đi Tháp Bà” đêm giao thừa đã thành một cái lệ. Thời Tiền Chiến đã đông, thời Hậu Chiến còn đông gấp bội.

Riêng tiếc, hiện nay xe ô tô, mô tô quá nhiều, nên trên con đường từ Nha Trang sang Xóm Bóng không được yên tịnh như trước. Thời Tiền Chiến, những người giàu có qua tháp chỉ dùng xe tay hoặc xe đạp. Cho nên lòng người có thể giữ được thanh tịnh ngay trong lúc xuống đường.

Và cũng rất tiếc lúc nầy đom đóm không sanh sản được nhiều. Không biết vì thời tiết thay đổi, hay vì bột DDT, thuộc diệt trừ sốt rét… đã làm cho giống vật có thứ lửa không nóng, có tấm lòng cẩm tú kia bị tiêu diệt lần lần?

Tuy vậy tiếng ồn ào của xe cộ chỉ làm rộn một khoảng đường đi, chớ không thể phá nổi cảnh thanh tịnh của đêm khuya, vẻ u huyền chung quanh tháp. Và những ánh đèn nê-ông trong sương mờ, trên mặt sóng sông sóng biển, lung linh phiếu diếu, cũng tạo nên cảnh sắc đầy mộng đầy thơ.

Cho nên, nay cũng như xưa cảnh giao thừa ở Tháp Bà vẫn đông đúc. Những người không thích hái lộc, không thích xin xăm, cũng vui vẻ đến tháp để thưởng thức cảnh trời đất vừa đổi mới. Sanh ý của kiền khôn dường như phát xuất nơi đây. Đường như chỉ nơi đây mới thấy rõ vẻ trinh nguyên của tạo hóa, mới thấy rõ sắc tướng của giao thừa.

B

Nhưng cảnh thú của giao thừa nơi Tháp Bà chỉ dành riêng cho những người ở gần tháp, và những người ở gần tháp mỗi nằm chỉ được hưởng một lần.

Chung cho mọi người, và lúc nào cũng thưởng thức được là bản thân của tháp và phong cảnh chung quanh.

Cách xây tháp Poh Nagar, không khác các tháp khác ở Bình Định, Phan Rang. Cách bài trí cũng tương tợ. Nơi tháp thờ thần Poh Nagar, ngoài thần tượng trong tháp ra, nơi khung cửa bằng đá xanh nguyên khối ở trước tháp, một bức tường chạm nổi rất linh động. Đó là tượng thần Civa, thần bốn tay, một chân đạp trên đầu một con thú dị hình, một chân đương nhảy múa giữa hai nhạc công thổi địch. Hình chạm, nhưng nhìn vào, chúng ta có cảm giác là mềm dẻo như người vũ nữ bằng da thịt. Những hình tượng nơi các tháp khác nét đẽo gọt chạm trổ có phần thô phác chớ không được tinh vi bằng hình tượng nơi tháp thờ Pho Nagar.

Nhìn qua cách thức xây tháp, nét chạm khắc các tượng đá, chúng ta có thể đoán biết được trình độ nghệ thuật của Chiêm Thành.

Còn phong cảnh quanh tháp, ngoài cảnh đẹp của biển khơi, của sông dài, của những ngọn núi ngọn đồi lúp xúp. Còn những cụm đá ở nơi cửa sông Cù trông cũng rất vui mắt.

Có hai cụm nằm gần nhau. Chu vi chừng 100 thước vuông, và cao từ mặt nước trở lên chừng vài ba thước. Trên một tảng đá to lớn nhất có một ngôi miếu nhỏ đứng cạnh một cây gòn khẳng khiu. Trông như một hòn non bộ ở giữa một bể cạn trong vườn cảnh.

Đó là Hòn Đá Chữ gọi tắt là Hòn Chữ.

Gọi như thế vì trên đá có chữ, một lối chữ hình như những con nòng nọc nối đuôi nhau. Cổ nhân gọi là Khoa Đẩu tự. Lối chữ này giống như lối trùng văn khắc ở các nơi bia, nơi cửa tháp Thiên Y. Có lẽ là một lối chữ cổ Chiêm Thành, người Chàm đọc không được, người Ấn Độ đọc không được, đến những người thông thao cổ tự thế giới, như các nhà khảo cổ Âu Mỹ đã từng đến Nha Trang, đọc cũng không được.

Những chữ ấy chắc là của vua quan Chiêm Thành ngày xưa đã khắc với một mục đích gì đó, chớ không phải của du khách cao hứng chơi ngông. Nhưng vì không đọc được nên không biết ý nghĩa như sao.

Dấu chữ bị sóng gió mài mòn. Hiện nay chỉ còn trông lờ mờ trên một vài tảng.

Nguyên lai của mấy cụm đá có nhiều thuyết:

Kẻ thì bảo là “trời sanh”.

Các nhà khảo cổ ngờ rằng từ trên tháp Thiên Y A Na lăn xuống.

Nhưng người địa phương tin rằng đó là những tảng đá đã đánh đắm những chiếc thuyền của bộ hạ Thái Tử Bắc Hải. Người xưa đã chạm chữ vào để làm bia cho những kẻ ý thế cậy mạnh biết mà sửa mình.

Cảnh trí trông cũng khả ái lắm.

Đứng trên đá nhìn ra bốn mặt, thì phía Đông nước xanh lần mây trắng, hữu hạn nhưng vô cùng; phía Tây con sông Nha Trang như tấm lụa giợn thủy ba, chạy dài ở giữa hai bờ non xanh bãi lục, với cầu Xóm Bóng “vắt vẻo qua sông”; phía Bắc núi non bàn khúc, màu xanh điểm màu đỏ màu trắng của những dãy nhà Dòng, của những ngọn tháp Bà của nhà cửa làn Cù Lao, và cầu Bến Cá với những ghe thuyền đông đúc; phía Nam thành phố Nha Trang ẩn hiện trong bóng cây xanh.

Quang cảnh ấy, tuy đã trông thấy khi đứng trên Tháp Bà nhìn xuống. Nhưng vị trí thay đổi, cảnh sắc cũng thay đổi rất nhiều. Một giai nhân trông ở sau lưng đâu có giống khi trông ở trước mặt hay khi trông ở bên hữu bên tả.

Và nếu đứng trên Tháp Bà nhìn xuống, người giàu tưởng tượng có thể tưởng mình đương đứng tại Ba Lăng mà nhìn cảnh Động Đình: Hòn Chữ biến thành cảnh “thần tiên bất khả tiếp” có trăm ngàn cung điện bằng vàng, muôn vàn Ngọc nữ ẩn náu, và khách vãng cảnh khoan khoái để mặc cho “tâm tùy hồ thủy cọng du du” (10)

Thời thái bình, khách văn chương thường tổ chức những cuộc ngâm vịnh nơi Hòn Chữ, và họ cũng thường mượn Hòn Chữ để gởi gắm tâm tình:

Ai về Xóm Bóng, Hà Ra,

Đi ngang Hòn Chữ cho ta nhắn lời:

Nhắn ai nuôi chí vá trời,

Lòng trung tạc đá muôn đời còn bia.

II

Anh đứng Nha Trang

Trông sang Xóm Bóng,

Sáng trăng lờ mờ lượn sóng lăn tăn.

Gần nhau chưa kịp nói năng,

Bây giờ sông cách biển ngăn ngại ngùng!

Biển sâu con cá vẫy vùng,

Sông sâu khôn dễ mượn lòng đưa thư!

Anh nguyền cùng em:

Bao giờ Hòn Chữ bể tư,

Biển Nha Trang cạn nước,

Anh mới từ duyên em.

*          *

*

III

A

Từ Tháp Bà theo mé sông, chân núi đi lên chừng một cây số, hoặc từ cầu xe lửa Ngọc Hội đi xuống chừng bốn năm trăm thước, du khách trông thấy bên bắc ngạn sông Nha Trang, sát chân núi, dưới bóng cây, một cụm đá xanh hòn hòn to lớn chồng chất lên nhau, đồ sộ vững vàng, chắn ngang con đường lên xuống.

Trong cụm đá có một hang đá tục gọi là:

HANG ÔNG BƯỞI

Tại sao có tên như thế?

Tại vì buổi đầu nhà Nguyễn Trung hưng, có một nhà sư đến tu nơi hang, quê quán nơi đâu, danh tánh là gì, không một ai biết rõ. Nhân thấy quanh năm chỉ ăn bưởi thay cơm, nên gọi là Ông Bưởi.

Truyền rằng:

Ông Bưởi đến hang ở với một con hổ mun và một con vượn trắng. Cách tu hành khác hẳn với các sư sãi nơi chùa chiền. Không kệ không kinh, không mõ chuông, không tràng hạt, mai chiều ngồi im lìm trên đá tham thiền. Con vượn đứng hầu bên cạnh, con hổ nằm canh trước miệng hang.

Mỗi ngày nhà sư chỉ thọ trai vào đúng ngọ. Thức ăn là một tép bưởi do con vượn trắng cúng dường.

Thường thường ít ra khỏi hang. Thỉnh thoảng có vân du thì cỡi hổ mà đi, nhẹ nhàng như mây gió.

Ban đêm trong hang tỏa sáng, xa trông gió mát như ánh trăng. Người thì cho rằng Ông Bưởi tu hành đắc đạo, nên thân phát hào quang. Nhiều người lại quả quyết cho rằng hào quang kia là do bộ nút bằng dạ minh châu nơi áo cà sa của Ông Bưởi phát hiện. Ai cũg cho mình đúng nhưng sợ cọp, không ai dám đến tìm sự thật nơi hang.

Nghe đồn ông Bưởi có dạ minh châu, một bọn côn đò quyết tâm chiếm đoạt. Một hôm chúng rình thấy hổ và vượn vào rừng hái trái, bèn kéo nhau vào hang. Hang đá trống không và thân ông Bưởi chỉ choàng một tấm vải nâu không đường may cũng không thấy nút. Thấy ông Bưởi ngồi như một pho tượng, gọi không đáp hỏi không thưa, một tên lấy tay thọc lét. Nhưng tay vừa để vào nách thì vội thụt ra ngay, vì lạnh rợn mình như rờ vào thây người chết. Tên thứ hai lấy chân đạp mạnh: thân nhà sư vẫn ngồi trơ. Cả bọn xúm nhau xô, nhưng ráng đã hết sức, vẫn không xê dịch được mảy may. Một tên nổi khùng, rút dao đâm mạnh vào bắp vế. Lưỡi dao lút quá nửa, nhưng ông bưởi dường như không biết không hay. Chúng vừa muốn giở thêm trò, nhưng con dao găm vụt bắn ra, cắm sâu vào vách đá. Đồng thời một vòi máu nóng từ nơi vết thương phun mạnh vào mặt bọn bất lương. Chúng thất đảm xô lấn nhau chạy mất. Từ ấy không ai dám đến gần hang.

Ông Bưởi ở tu nơi hang ngót chín mười năm trời. Những khi dân trong hạt bị cơ cẩn hoặc bị bệnh thiên thời, ông Bưởi thường đem gạo, thuốc đặt nơi ngã ba đường để cứu trợ.

Vì vậy nhân dân địa phương xem ông Bưởi như vị Phật sống. Nhnwg vì không dám đến gần, nên nhiều người buổi mai buổi chiều, đốt hương vọng về hang mà đảnh lễ.

Quan cai trị nghi rằng ông Bưởi có tà thuật. Lại thấy đồng bào mỗi ngày mỗi thêm sùng bái, sợ lâu sanh biến, nên ra lệnh trục xuất khỏi địa phương. Nhưng lệnh không được thi hành, quan liền kéo quân đến vây bắt.

Quân lính đến gần miệng hang, thì hổ gầm như sấm dậy, vượn hú lên nghe rợn mình, không ai có gan bước tới. Một tên lính già thiết kế:

– Dùng hỏa công.

Thế là củi chất quanh hang. Rồi lửa bừng cháy rật rật. Ai cũng tưởng ông Bưởi cung vượn hổ phải chết thui. Kẻ gian ác lấy làm thỏa lòng. Người lương thiện sụt sùi khóc. Không ngờ ngọn lửa đang lên cao ngất, bỗng rẽ làm hai: ông Bưởi cỡi hổ, dắt vượn, từ trong hang núi ung dung đi ra, rồi vụt chạy thẳng lên núi. Mây bay gió cuốn, chỉ trong khoảnh khắc đi mất tăm.

Không ai biết ông Bưởi đi đâu.

Và từ ấy hang bỏ vắng.

Hang ông Bưởi – cũng thường gọi là động ông Bưởi, hay chùa ông Bưởi – không vĩ đại, cũng không kỳ mỹ, như động Hương Tích, động Huyền Không.

Hai chỉ cao rộng vừa một người đi thẳng lưng, và chạy dài chừng mười lăm hai mươi bước. Nền có phần bằng phẳng, nhưng vách hô hê hốc hỉu, chỗ lõm chỗ lồi, chớ không trơn liền và ngay ngắn. Và mái là một tảng đá rộng lớn phẳng phiu, nằm ngang trên vách đá.

Miệng hang trở về hướng Đông.

Lòng hang mát mẻ và sáng sủa, vì cửa hang rộng và đầu hang phía Tây có kẻ hở để lách mình ra vô.

Cảnh tuy không lấy gì làm đẹp mắt, song nếu đến hang nhằm trưa mùa hạ và chơi cho đến chiều tối, thì hưởng được nhiều thú vị thanh tao.

Ở ngoài trời thì nắng chang chang, mà trong hang không hề có chút nóng, lúc nào cũng có gió biển thổi lồng, nhưng chỉ hiu hiu vừa đủ mát.

Tứ bề im lặng, không một tiếng khuyển, không một bóng người. Tiếng chim trên non, từ xa đưa lại, trong nơi thanh vắng, giọng nhẹ cao vút và trong veo. Thỉnh thoảng mùi hoa rừng bay theo gió, có đó rồi liền không.

Rồi khi mặt trời đã về non, leo lên nóc hang mà thưởng cảnh.

Nóc hang, đúng hơn nên gọi là mái hang, là một sân đá vừa bằng vừa rộng, giống như cái sân thượng một nhà lầu. Trước mặt, sông Nha Trang như con bạch long uốn khúc; và cồn dừa bãi cỏ nối liền những đám cây với nhà cửa ẩn hiện, thành một bức tường màu xanh mở rộng điểm thêm những nét xám nét đỏ rung rinh vì những làn khói nhẹ bay qua. Và cửa biển Nha Trang ở phía Đông phản chiếu ánh trời hôm, sáng trưng như một hồ thủy ngân vĩ đại.

Khí trời đã nhá nhem tối, sóc và kỳ nhông kéo ra từng bầy. Nhiều con lớn bằng cổ vế. Trông thấy bóng người, ban đầu sợ chạy trốn, nhưng rồi thấy người không có ác ý, chúng kéo nhau trở lại, ra sân đá nhảy giỡn tự nhiên.

Nếu trời có trăng thì có thể ở chơi cho đến khuya để thưởng thức cảnh “yên lung hàn thủy nguyệt lung sa” trong thơ Đường thể hiện.

Năm Kỷ Mão (1939), vào khoảng thượng tuần tháng 5, một nhà thơ đến viếng hang ông Bưởi có để lại một luật rằng:

Vách đá cheo leo chắn bợn trần,

Tình riêng với cảnh với giai nhân,

Gió lồng cửa động không trời hạ,

Trăng vẽ mày ai sắc nước xuân.

Đạo hạnh xưa thầy riêng một cõi.

Phong lưu nay tớ vẹn mười phân.

Nhắn cùng anh chị yêu non nước,

Đây của mình đây chớ ngại ngần.

Gần đây, không biết vì mến danh ông Bưởi hay muốn mượn danh ông Bưởi để quyến rũ khách thập phương, một am thờ Phật dựng trước cửa hang, khiến cảnh thiên nhiên bị giảm sắc đi nhiều lắm!

Do đó, Trường Xuyên có mấy vần cảm tác:

Mây qua ráng lại chẳng ngăn ngừa,

Mượn cửa am rào nẻo đón đưa!

Sắc gấm dẫu lồng thơ vách đá,

Bụi đời e nhiễm gió ban trưa.

Thăm thầy viếng cảnh chi thêm bận,

Tránh nắng than sương nghĩ cũng thừa!

Đành gởi nhớ thương chương ký ức,

Nghìn sau khỏi nhạt mối tình xưa.

B

Cách hang Ông Bưởi chừng bảy, tám cây số về phía Bắc, tại ấp Lương Sơn, quận Vĩnh Xương, còn một hang đá nữa, phong cảnh cũng đáng yêu. Đó là:

HANG ÔNG GIÀ

Hang nằm phái Nam Bãi Miếu trên gành đá Bàn Than.

Hang ăn sâu vào gành. Miệng rộng chừng 5, 6 thước. Từ ngoài vào trong dài trên 10 thước. Một nửa ngập dưới nước. Xuồng có thể ra vào dễ dàng.

Nơi vách cuối hang có một hóc nhỏ, sâu chừng hai thước. Rong rêu mọc tua tủa. Đứng ngoài miệng hang trông vào, giống như hình một ông già râu dài đứng bên cạnh một đứa cháu gái bỏ tóc xõa.

Hang do đó mà mệnh danh.

Cảnh trong hang trông đã kỳ. Cảnh ngoài hang nhìn cũng rất thú.

Hang ngó xuống vịnh Nha Phu. Phía Bắc có núi Phước Hà, phía Nam có núi Rù Rỳ, làm hai cánh cửa che gió. Mặt nước bị thu hẹp không làm cho mắt chơi vơi giữa cảnh mênh mông bát ngát của thương hải.

Gành Bàn Than, đá mọc lởm chởm, chỗ thấp chỗ cao, nơi lồi nơi thủng, chạy từ Lương Sơn đến Rù Rỳ. Chân, sóng vãi trắng chầm chậm.

Gành và bãi nhờ hang mà được khách du quan ghé mắt. Nhưng nếu không gành không bãi thì hang không đủ sức cầm chân khách được lâu.

Cho nên phải có ba mới đủ bộ vậy.

*

Những đặc điểm vè Ma và về Mưa của Ðồng Lớn Ðồng Cọ, cùng những đặc điểm của một số núi Ninh Hòa, Vạn Ninh, hợp thành một bài vè ý vị:

Mây Hòn Hèo
Heo Ðất Ðỏ
Mưa Ðồng Cọ
Gió Tu Hoa
Cọp Ổ Gà
Ma Ðồng Lớn.

Nhờ bài vè mà tên tuổi các hòn núi kia được truyền sâu và truyền xa hơn cả các danh sơn được liệt vào từ điển thời phong kiến.

Trong vùng núi thuộc quận Cam Lâm, có một ngọn cao trên dưới 1.500 thước, nhưng không mang tên Thượng như các ngọn núi cao khác ở chung quanh. Ðó là Hòn Bà(20)

HÒN BÀ

Tên chữ là Bích Sơn tức Núi Vách.

Ðó là do hình thể của núi mà đặt tên. Vì Hòn Bà là vị “nữ vương” trong đám quần sơn của vùng. Ðám quần sơn này lại nối kết thành một bức trường thành bàng bàng khúc khúc, chạy từ Bắc vào Nam. Hòn Bà đứng chính giữa, nổi bật lên trên tất cả các ngọn núi cao, trên đỉnh thường thường có mây hoặc mù bao trắng.

Bích Sơn là tên cả dãy núi mà Hòn Bà là đại biểu. Còn Hòn Bà là tên của người địa phương đặt ra do lòng tín ngưỡng.

Ở Ninh Hòa cũng có Hòn Bà. Nhưng núi Ninh Hòa gọi là Hòn Bà là vì trên núi có miếu thờ bà Thiên Y A Na. Còn ở Cam Lâm gọi là Hòn Bà là vì đó lành cung của bà Thiên Y vậy. Truyền rằng mỗi lần Bà giá lâm thì thấy một đạo hào quang dài như một cây lụa xổ bay xuống núi, rồi nghe ba tiếng sấm nổ vang rừng. Nhiều khi không thấy ánh sáng đáp xuống núi. Cũng không nghe tiếng sấm dậy, nhưng từ trong núi lại có ánh hào quang phát ra chói sáng hàng trăm dặm. Những lúc ấy biết rằng có Bà ngự nơi núi, người địa phương đốt hương đốt trầm làm lễ. Ngự giá thường qua lại những đêm trong gió mát.

Tiếng đồn như thế, nhưng từ đệ nhất thế chiến (1914 – 1918) trở về nước, không một người Trung Châu nào dám lên đến Hòn Bà để thưởng ngoạn và tìm cho biết thực hư. Bởi vì không có đường đi. Núi lại nhiều đá, lớp chồng chất lên nhau, lớp đứng sừng sững như vách, thêm cây cối rậm rạp, thú dữ đầy rừng. Xét thấy không có lợi gì cho bản thân, ai dại gì mà dấn thân vào nơi nguy hiểm.

Mãi năm 1914, vì cần nơi thí nghiệm giống quinquina, Bác sĩ Yersin và nhà vạn vật họcKrempf mới tìm cách lên đến tột đỉnh.

Sau khi nhận thấy Hòn Bà thích hợp với giống quinquina (chỉ sống trên núi cao trên dưới 1.500 thước ở miền nhiệt đới), Bác sĩ bèn mở trại mở vườn thí nghiệm. Ngoài ra Bác sĩ lại còn đặt một phòng xem thiên văn và một trạm vô tuyến điện. Tất cả đều ở trên đầu núi cao trên dưới 1.500 thước so với mặt biển.

Lúc bấy giờ Hòn Bà hoàn toàn chìm sâu trong sương khói trong đá cây. Chỉ cách Nha Trang 50 cây số, cách sở Suối Dầu 30 cây số, nhưng đường liên lạc thật là thiên nan vạn nan. Ðể lên xuống được phần dễ dàng, Bác sĩ lo trổ một con đường nhỏ từ Suối Dầu đến chân núi, và từ chân núi lên tới đỉnh. Nhờ Giải thưởng của Viện Hàn Lâm Khoa học (Académie des Sciences) đã cấp đúng lúc và sức ủng hộ của người Thượng địa phương, Bác sĩ đã hoàn thành công tác trong năm 1917(21)

Sau đó Chánh phủ Pháp mưói mở rộng khúc đường từ Suối Dầu đến chân Hòn Bà. Xe ô tô qua lịa được dễ dàng (nay là hương lộ số 4). Từ ấy người đến viếng Hòn Bà mỗi ngày mỗi thêm đông.

Nhưng đến chân Hòn Bà rồi còn phải leo bộ ngót sáu giờ đồng hồ nữa mới tới đỉnh. Ðường đi vất vả. Song đến nơi rồi thì thân tâm tự nhiên thấy khoan khoái. Vì khí hậu trong mát không kém Ðà Lạt, phong cảnh lại thanh lệ thâm u.

Không một mảy may trần cấu. Nóng không quá 26 độ. Lạnh không dưới sáu độ rưỡi.

Mưa rất thường. Cho nên cây cao rừng rậm. Phần nhiều là sồi (chêne), phong (érable) và tô hạp (liquidambar). Chỉ có một số ít tòng và bá. Nhưng cây nào cũng cao lớn hơn mọi thứ cây chung quanh. Và cây nào thân cũng nổi u nổi gân, cành cũng rắn rỏi khúc khuỷu. Hình thù trông rất cổ quái. Những bức tranh lão tùng của người đời Tống nhìn không khoái mục khoái tâm bằng. Chen cung đám cổ thụ, đá là đá! Lớp to lớp nhỏ, lớp đứng lớp nằm, chồng chất, ngổn ngang. Và tảng nào cũng đóng rêu xanh rêu xám.

Trên cành cây cổ thụ, phong lan bám đầy. Trong các khoảnh vườn ương và chung quanh trại của Bác sĩ Yersin, hoa hường cùng dâu tây (fraisier) trồng từng luống từng đám. Mùa xuân mùa hạ, lan nở hường nở, trăm hình nghìn sắc. Và mùi hoa theo gió trộn cùng mùi hương tô hạp, bay ngào ngạt khắp rừng sâu.

Tuy cây đá rậm rạp, Hòn Bà không có thú lớn. Voi, cọp, beo… không hề thấy bóng. Heo rừng chỉ đi ngang qua chớ không mấy khi dừng bước. Nai và sóc ở các thung lũng chung quanh rất nhiều, nhưng không mấy khi lui tới Hòn Bà. Ruồi mòng, sâu bọ cũng không có. Thêm một điểm nữa: Miền rừng núi Cam Ranh là những nơi “bào chế bệnh sốt rét” của tỉnh Khánh Hòa, nhưng ở Hòn Bà muỗi rất ít và tuyệt nhiên không có giống anophèle.

Trái lại Hòn Bà có rất nhiều chim và khỉ.

Thường thường trong rừng già chim chóc ít tụ tập. Nhưng ở đây nhiều phi thường! Nhiều đến nỗi có thể tin rằng số chim chỉ em số lá! Nhiều giống chim lạ không hề thấy nơi bình nguyên. Lại đủ cỡ đủ màu. Lớn nhất bằng bắp vế, nhỏ nhất bằng ngón tay cái, ngón tay út. Con thì xanh, con thì vàng, con thì xám, con thì nâu, con thì trắng tuyết, con thì rằn ri…, con thì như trái ớt chín, con thì như lá chuối non… Bay nhảy suốt ngày, tiếng kêu tiếng hót khắp nơi. Những con chim tí hon len lỏi trong những khóm hoa hường, trong những cụm phong lan, để tìm sâu, hút mật… thái độ hiền lành nhưng nhí nhảnh, trông hết sức dễ thương. Chim lớn phần nhiều không tích hoa bằng thích trái. Những dám dâu tây được chúng chiếu cố hết sức. Mùa trái chín chủ nhân ítkhi được hưởng thỏa thuê. Hột theo mỏ, theo phân của chúng, gieo vãi khắp nơi. Và nhờ thổ nghi, không cần săn sóc bón tưới, tới đâu cũng mọc dễ dàng và sanh hoa kết trái rất thạnh.

Còn khỉ thì từng đoàn từng đội! Mỗi buổi sáng, hễ mặt trời hé bóng là chúng thức dậy. Tiếng kêu chí chóe vang dội cả rừng. Rồi kéo nhau đi tìm miếng ăn. Ðến chiều kéo về, lố nhố lao nhao khắp cả cành cao cành thấp.

Cho nên cảnh Hòn Bà không đến nỗi cô liêu. Ðứng ở nơi sở thí nghiệm của Bác sĩ Yersin trông ra bốn mặt thì vọng cảnh bao la:

Phía đông, trên mặt biển màu thủy ngân, chân trời chạy dài từ mũi Varella đến mũi Padaran. Những ngọn núi ở phía Nam ở phía Bắc cùng những ngọn ở phía Ðông, tuôn lài lài màu lục xuống các thung lũng và xuống tận đồng bằng duyên hải mà hoa màu và cát trắng đã chi thành bàn cờ. Ban đêm dưới ánh trăng vằng vặc, sóng xanh của cây rừng nhịp nhàng theo sóng bạc của nước biển, mông lung phiếu diếu, trông nửa thực nửa hư.

Và tiết mùa thu mùa đông, nhiều khi vùng núi Cam Lâm chìm ngập trong biển mây trắng, chỉ có đỉnh Hòn Bà và đôi ba đỉnh nữa nổi lên trên mặt sóng chờn vờn(22).

Phong quang tuyệt mỹ.

Nhưng Hòn Bà được nổi danh không phải vì cảnh trí, vì khí hậu, vì sự nghiệp của Bác sĩ yersin, mà chính vì tương truyền bà Thiên Y A Na thường tới lui vậy.

Khánh Hòa còn nhiều ngọn núi có lắm kỳ nham quái thạch, lắm u cốc thanh tuyền… nhưng vì ở những nơi hẻo lánh xa xôi, khó nỗi tới lui thăm viếng, nên danh bị mai một, đời không nhắc nhở đến mà sách vở cũng không.

Duy có một dãy nằm trong nơi đô hội, đồng bào Nha Trang, Trường Ðông, Trường Tây ngày nào cũng ghé mắt, khách du lịch thường in gót chân, nhưng không mấy ai biết tên. Kẻ thì kêu núi Chụt, người thì kêu là núi Cầu Ðá, Cửa Bé.

Ðó là dãy núi chạy sát biển, từ Trường Ðông đến Trường Tây, tức từ Cửa Bé đến Cầu Ðá.

Tên ghi trong “Sơn thế bộ” của dãy núi đó là:

CẢNH LONG SƠN

Cảnh là bờ cõi. Long là tốt thạnh.

Không hiểu cổ nhân thủ nghĩa như sao, có người hỏi cụ cử Phan Bá Vỹ là ký lục Tòa Sứ Nha Trang thời Tiền Chiến, cụ đáp:

– Có lẽ ông cha chúng ta biết trước rằng thế nào vua ta cùng các quan bảo hộ cũng đến cất dinh thự để làm nơi thừa lương, nên mới đặt tên núi như thế.

Một câu trào lộng, nhưng vẫn nói lên được một cạnh khía của Cảnh Long Sơn: Trên đầu núi về phía Cầu Ðá có lầu Bảo Ðại và nhiều dinh thự của người Pháp xây thời Pháp thuộc.

Hình núi chạy dài theo bờ biển, giống như một con rồng xanh. Cổ nhân gọi là “Thanh Long hý thủy” (Rồng xanh giỡn nước).

Một con đường từ Nha Trang chạy xuống Chụt rồi chạy qua Cầu Ðá, cắt “đầu rồng” ra khỏi “mình rồng”. Ðầu rồng ở phía Cầu Ðá là nơi có dinh thự khang trang dành riêng cho các nhà quyền quý, thời Cộng Hòa cũng như thời Thực dân phong kiến… mình rồng từ Chụt Cầu Ðá chạy đến Cửa Bé là của chung của hai làng Trường Ðông và Trường Tây.

Tiếp theo con đường Nha Trang Cầu Ðá, một con đường piste chạy vòng theo sườn phía Ðông cho đến Cửa Bé, rồi từ Cửa Bé chạy vòng lên sườn phía Tây để xuống đất bằng trở về Chụt. Con đường này có thể gọi là “đường vòng Mỹ Cảnh”. Ngoạn mục nhất là đoạn đường chạy phía biển. Nằm trên lưng chừng núi, đường khi lên khi xuống, uốn éo quanh co, như một con rắn bò quanh hòn non bộ. Trên cao là cây đá, dáng nghèo nàn nhưng tình thắm đượm, đối với anh chị em bình dân cũng như hàng trưởng giả, luôn luôn niềm nở tươi cười. Ngó xuống thấp thì biển xanh lặc lìa, với những cù lao chân trổ sóng bạc, với những cánh buồm, những bầy én phơi phới nhẹ nhàng, với ngọn gió không bợn trần hiêu và chỉ thổi vừa đủ mát. Phong cảnh tuy chưa phải là tiên song cũng có thể làm vơi bớt nỗi phiền nơi lòng người bị đảo điên vì danh lợi.

Khi nước nhà bình trị, nếu những dinh thự nguy nga tráng lệ phía Cầu Ðá mở rộng cửa đón khách bốn phương, không phân biệt giai cấp, thì núi Cảnh Long nhất định sẽ trở thạnh vượng bậc nhất, bậc nhì ở miền duyên hải Trung phần như tên đã báo trước.

Quận Diên Khánh, ngoài những ngọn núi cao trên nghìn thước (đã dẫn ở đoạn trên), còn mấy ngọn thấp rất nổi danh.

Trước hết là hòn:

NÚI CHÚA

Núi nằm trong địa phận thôn Ðại Ðiền Trung, phía Bắc thành Diên Khánh.

Ngày xưa gọi là núi Ðại An.

Tên chữ là Qua Sơn tức núi Dưa.

Tục gọi là Núi Chúa.

Truyền rằng nơi núi Ðại An xưa kia có vườn dưa của vợ chồng ông tiều mà bà Thiên Y A Na tục gọi là bà Chúa Ngọc, giáng trần và hiển thánh(14).

Tên Qua Sơn, Núi Chúa do đó mà ra.

Còn Ðại An là tên làng cũ của Ðại Ðiền. Cổ nhân mượn tên làng gọi núi vậy.

Xưa nay tên Núi Chúa thông dụng nhất.

Núi chúa là một thổ sơn, cao 284 thước. Dáng tròn tròn. Cây cối thưa thớt.

Phía trước là đồng bằng. Phía sau, chạy dài từ Tây xuống Ðông, một dãy núi đá cao và rậm.

Xa trông như một nấm mộ đất chôn dưới chân hàng rào duối trong một khoảnh vườn hoang.

Trên đỉnh có miếu thờ bà Thiên Y A Na.

Miếu ngói. Quy mô không được rộng lớn. Cách thờ phụng cũng không được trang hoàng. Không xứng với một vị thần thượng đẳng mà các quan Tỉnh lỵ Khánh Hòa một khi đến để lạy đều phải sang bái yết.

Trước miếu, cách một sân rộng, có hai cây mã tiền, tức là cây cổ chi, sống lâu đời, thân cao tàn cả. Dưới gốc cây có hai nấm mộ đất. Người ta bảo đó là mộ của hai vợ chồng ông tiều, cha mẹ nuôi bà Chúa Ngọc.

Bà Chúa Ngọc có nhiều danh hiệu.

Nơi bia cụ Phan Thanh Giản ghi là A Na Diễn Bà Chúa Ngọc Thánh Phi.

Trong Ðại Nam Nhất Thống Chí khi ghi chép giống cụ Phan, khi thì ghi chép là Thiện Phi A Diễn Bà, khi thì chép Thiên Y A Diễn Bà, khi thì chép là Chúa Ngọc Tiên Nương (tục thường gọi là Chúa Tiên).

Trong các sắc thần do vua nhà Nguyễn phong tặng thường chép là Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi.

Ngoài đời thường gọi là Thiên Y A Na.

Nhà Nguyễn Trung hưng ngày buổi đầu đã phong tặng Hồng Nhân Phổ Tế Linh Ứng Thượng Ðẳng Thần, và các vua sau đời nào cũng có phong tặng.

Truyền rằng Núi Chúa rất linh thiêng. Thường có hào quang chiếu sáng.

Năm Tự Ðức thứ ba (1850) được ghi vào từ điển, hằng năm quan Tỉnh phải thân hành đến tế vào tháng trọng xuân. Từ ngày chế độ phong kiến bị lật đổ, lệ xuân kỳ không còn nữa. Nhưng nhân dân địa phương, vì lòng sùng thượng, vẫn không để lạnh khói hương.

Núi Chúa nếu không có bà Thiên Y A Na thì cũng bị một danh như muôn nghìn ngọn núi khác. Cổ nhân bảo:

Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh,
Thủy bất tại thâm, hữu long tắc linh.

Nghĩa là:

Non chẳng tại cao, hễ có tiên thời nổi tiếng,
Nước chẳng tại sâu, hễ có rồng thời hóa linh.

Lời nói ấy đã được Núi Chúa chứng minh một cách hùng hồn vậy.

Thời Pháp thuộc, Trường Xuyên lên chơi Núi Chúa có lưu lại một tuyệt rằng:

Người tiên cỡi hạc đi không lại,
Non dưa vắng vẻ cảnh am tiên!
Theo thời hoa cỏ đua màu thắm
Ngậm đắng riêng đôi khóm mã tiền!

Ở Diên Khánh có hai ngọn núi hữu danh, trùng tên với hai ngọn núi ở Vạn Ninh.

Ðó là Hòn Ngang và Hòn Dữ.

Hai hòn núi Diên Khánh đối với hai hòn núi Vạn Ninh thì thấp và nhỏ thua, và danh hai hòn núi Diên Khánh chỉ phổ biến trong tỉnh. Thêm nữa hai núi Diên Khánh chỉ có tên tục chớ không có tên chữ Hoành Sơn Trấn như núi Vạn Ninh. (Hòn ở Vạn Ninh viết là Giữ tức là giữ gìn, tức là trấn. Hòn ở Diên Khánh phải viết là Dữ vì do dữ tợn dữ dằn mà ra).

*

SUỐI CÁT

Ở phía tây Núi Đá Xẻ, nằm trong địa phận xã Ninh Hưng.

Từ thôn Tân Hưng đi vô Đồng Nẩy thì đến Suối Cát.

Trên bờ dưới nước toàn cát. Và cát trắng phau phau.

Hết cát đến đá. Đá mọc ngổn ngang, trên bờ có dưới nước có. Hòn to hòn nhỏ, lớp ngửa lớp nghiêng, hình trạng bất nhất.

Suối cát chảy dưới đồng bằng.

Suối đá chảy trong rừng, và chảy dọc theo triền núi, khúc quanh khúc thẳng, khi chạy dọc khi đâm ngang. Nước chảy rất mạnh, tiếng nghe rào rào như gió tạt lá rung.

Rừng sâu thăm thẳm. Cây cao rậm che khuất cả bóng mặt trời phần nhiều là cây gió. Chen cùng cây, đá hòn hòn lớn như đống rơm, kỳ hình dị dạng. Nhưng tuyệt nhiên không có gai.

Cứ theo suối đi lên mãi thì đến Ao Bà.

Ao Bà đối với Suối Cát cũng như Hồ Đá Xẻ đối với Suối Đá Xẻ. Nguồn còn ở trên núi cao, song suối lấy Ao Bà làm khởi điểm.

Ao Bà rộng chừng ba bốn sào ruộng, và sâu không biết bao nhiêu, vì chưa ai dám xuống thử. Chung quanh ao, đá nằm ngổn ngang, lớp nầy chồng lên lớp nọ, thành hồ thành hang.

Ao nằm dưới chân một ngọn thác cao, hai bên là núi.

Nước trên thác chảy xuống tiếng dội vào vách núi, nghe ầm ầm như sấm.

Nước thác chảy xuống ao, ao tràn chảy ra suối. Tứ mùa tám tiết không tiết nào khô.

Ở ngoài đi vào, nơi sườn núi phía bên hữu ao, có một tảng đá to lớn nhô ra như một mái hiên. Dưới mái hiên, một cái hang đá ăn sâu vào núi, cao rộng có thể chứa được vài ba chục người, trông như một cái nhà đá.

Nơi sườn núi phía bên tả ao, lại có một tảng đá rộng lớn và bằng phẳng như một bộ ván ngựa kê trên những gọp đá, dưới chân có nhiều hang hầm hố hốc thông thương với nhau.

Bộ phản ngựa đá nầy đối diện cùng ngôi nhà đá kia, nhưng nằm dưới thấp. Còn ngôi nhà đá thì ở nơi lưng chừng. Có thể ví nhà đá là trang thờ, còn phản đá là cái kệ để đứng làm lễ.

Cảnh tượng hùng vỹ hơn Hồ Đá Xẻ nhiều lắm.

Hồ Đá Xẻ là một vị quan văn, khoan hòa nghiêm chỉnh. Ao Bà là một vị tướng võ mạnh bạo, nóng nảy và lúc nào cũng muốn ra oai.

Cho nên đứng trước Ao Bà, lòng người có phần sợ sợ.

Ao Bà cũng như Hồ Đá Xẻ, rất linh.

Những người đi tìm trầm, vào đây đều phải dâng lễ vật cầu khẩn.

Người ta cầu bà Thiên Y A Na. Vì trầm hương, kỳ nam ở đất Khánh Hòa nầy đều là của Bà cả. Bà cho ai nấy được. Nếu Bà không cho thì dù đứng trước cây trầm cây kỳ cũng không nghe thấy mùi hương.

Truyền rằng Bà thường đến nghỉ ngơi chơi nơi ao. Do đó, mới gọi là Ao Bà.

Chung quanh ao đều là rừng sâu. Cây gió rất nhiều. Cây gió là giống cây sanh ra kỳ nam và trầm hương. Mà những nơi có nhiều trầm kỳ là những nơi có nhiều cọp. Truyền rằng một số cọp đó là những người ngậm ngải tìm trầm hóa thân sau khi ngải tan hết. Cho nên có nhiều con cọp trông thấy người, ứa nước mắt rồi bỏ đi. Nếu lấy ngải đốt xông thì cọp hiện nguyên hình người như cũ.

Nhưng đó chỉ mới “bách văn” chớ chưa mấy ai được “nhất kiến”.

Đối với Ao Bà, mặc dù phong cảnh kỳ mỹ, khách du quan ít người tới lui. Bởi vì chẳng những sợ cọp, mà còn ngại đường xa. Từ Suối Cát đến Ao Bà, phải mất ít ra cũng một ngày nếu đi theo bờ suối, và phải mất trọn một buổi nếu đi đường tắt băng qua rừng.

Cho nên biết tường tận Ao Bà chỉ có những người thợ săn, thợ rừng và những người đi tìm trầm.

Thời Tiền Chiến, vào khoảng 1935, 1936, có một tu sĩ khất thực, người Huế, từ Suối Cát đi vào rừng, ngồi nhập định bên một tảng đá cao bên bờ suối.

Khi tu sĩ vào rừng thì người địa phương trông thấy. Nhưng ai cũng tưởng tu sĩ vào ngắm cảnh rồi trở ra nên không ai lưu ý.

Cách mấy tháng sau thợ rừng đi làm súc trông thấy tu sĩ ngồi chết khô trên đá. Lý Hương và đồng bào thôn Tân Hưng được tin liền kéo vào rừng chiêm ngưỡng.

Tu sĩ ngồi kiết già, đôi mắt nhắm, trông như một tượng gỗ. Không một mùi hôi, không một con ruồi một con kiến bu đậu. Tấm vải vàng khoác tren thân, chiếc bình bát đặt bên gối, trải nắng sương mưa gió, vẫn giữ hình sắc lúc tu sĩ chưa vào rừng.

Đồng bào không dám rờ tay vào thi thể tu sĩ, mỗi người rinh một viên đá chất chung quanh thành một ngôi mộ cao rộng và kiên cố.

Từ ấy đường từ Suối Cát vào Ao Bà đã ít người đi lại càng ít thêm, vì người đời sợ quỷ thần và người chết hơn sợ cọp.

NgoDucThinh2009DaoMauVietNam


ĐẠO MẪU VIỆT NAM (tập 1 & tập 2)
Ngô Đức Thịnh 2009 (NXB Tôn Giáo 2009)
Sách Việt Dec 24, 2015

Bộ sách gồm 2 tập gần 1000 trang giấy khổ lớn này là công trình nghiên cứu qua nhiều năm của Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, thuộc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam, bao gồm hầu hết những vấn đề liên quan đến tục thờ Mẫu ở Việt Nam từ xưa đến nay và trên khắp ba miền Nam, Trung, Bắc, tất nhiên là được trình bày dưới sự nhìn nhận và đánh giá của khoa học hiện đại.

Sách chia làm 6 phần. Phần thứ nhất trình bày những thành tựu nghiên cứu hiện nay về những vấn đề chung nhất đối với đạo Mẫu. Phần thứ hai, thứ ba và thứ tư tuần tự phân tích chi tiết về đạo Mẫu ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Phần thứ năm đánh giá chung về đạo Mẫu và các giá trị tích cực cũng như tiêu cực của nó. Cuối cùng, phần thứ sáu là phần sưu tầm các bản văn thơ, tư liệu bằng văn bản được lưu truyền trong đạo Mẫu.Link Download
eBook có trong tuyển tập DVD Văn Hóa
https://www.scribd.com/doc/239678283/Dao-Mau-Viet-Nam

LeDinhPhung

ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHĂM PA
Lê Đình Phụng 2015 (Bảo tàng lịch sử Việt Nam)
Cập nhật: 7:22 PM GMT+7, Thứ năm, 23/07/2015

Tác giả Lê Đình Phụng; Nhà Xuất bản Khoa học xã hội; Khổ sách 16 cm x 24 cm; Số lượng 302 trang; Năm 2015.

Văn hóa Champa là một nền văn hóa lớn, độc đáo, mang bản sắc riêng, có nhiều đóng góp quan trọng vào văn hóa dân tộc trong lịch sử và tỏa sáng đến ngày nay. Kế thừa từ văn hóa cội nguồn của tộc người và sự tiếp thu hội nhập từ văn minh Ấn Độ đưa lại, người Chăm đã xây dựng và phát triển tạo nên một nền văn hóa rực rỡ có mặt từ Nam đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) chạy dài theo dải đất miền Trung đến bờ Bắc sông Đồng Nai (tỉnh Bình Thuận), lan tỏa lên vùng cao nguyên đại ngàn hùng vĩ cùng hệ thống các đảo ven biển miền Trung.Lê Đình Phùng là một cán bộ nghiên cứu công tác tại Viện Khảo cổ. Ông được phân công nghiên cứu về khảo cổ học Champa. Sau hơn 30 năm nghiên cứu về nền văn hóa này, với lòng yêu nghề và niềm đam mê  đã thôi thúc tác giả luôn tìm hiểu, tự đặt ra những câu hỏi và tự tìm kiếm câu trả lời. Cuốn sách “ Đối thoại với nền văn minh cổ Champa” như sự tự độc thoại với nền văn minh trong quá khứ.  Tác giả không nêu các thành tựu nghiên cứu đã đạt được mà chỉ nêu những vấn đề còn chưa có lời giải thỏa đáng.

Tác phẩm gồm 4 nội dung chính:

Phần  I: Đối thoại với chủ nhân nền văn hóa Champa – Người Chăm
Phần  II : Đối thoại với lịch sử Champa
Phần III : Đối với tín ngưỡng và tôn giáo Champa
Phần IV : Đối thoại với di sản vật chất Champa

Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản – Hoàn Kiếm – Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Nguồn: Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)

Thien_Y_A_Na

TỪ YANG PO INÂ NÂGAR ĐẾN THIÊN YANA DIỄN NGỌC PHI: DẤU ẤN CỦA SỰ GIAO THOA VĂN HÓA VIỆT – CHĂM TRONG DÒNG CHẢY VĂN HÓA VIỆT NAM

Huỳnh Thiệu Phong
Nguồn: Nghiên cứu Lịch sử

Dân tộc Chăm – một trong số 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ dân tộc Việt Nam đã từng có một thời kỳ huy hoàng trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, mặc dù Vương quốc Chăm Pa đã không còn nữa, người Chăm hiện diện với tư cách là một tộc người bộ phận trong đại gia đình các dân tộc anh em của Việt Nam; song, những giá trị cả về lịch sử lẫn văn hóa mà Vương quốc Chăm nói chung, con người Chăm nói riêng để lại vẫn còn nguyên vẹn. Có những giá trị đã được phơi bày trước ánh sáng khoa học; nhưng đồng thời cũng có những giá trị vẫn còn là một dấu chấm hỏi đặt ra để thử thách giới khoa học.

Một quá trình hỗn cư vì điều kiện lịch sử quy định đã cho phép quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm. Giới nghiên cứu trong nước đã có những công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc và có giá trị về sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa hai nền văn hóa này.

Trong quá trình học tập, sự tìm hiểu về văn hóa Chăm là cần thiết và thường xuyên đối với bản thân tác giả. Điều kiện của tác giả hiện nay tốt hơn những bậc tiên bối đi trước, vì tôi có được sự kế thừa những thành quả nghiên cứu của họ. Tiếp nối những thành quả đó, bài viết này mang tính kế thừa là chủ yếu. Tôi tập trung làm rõ diễn trình “biến hóa” của Mẹ Nữ thần Xứ sở Yang Po Inâ Nâgar để trở thành Thiên Yana Diễn Ngọc Phi thông qua việc tập trung giải quyết 3 câu hỏi: Hình tượng Mẹ Xứ sở trong tâm thức người Chăm là như thế nào? – Cơ sở biến đổi từ Mẹ Xứ sở sang Nữ thần Thiên Yana là gì? – Dấu ấn của sự giao thoa đó được biểu hiện trên những bình diện nào?

Với 3 vấn đề đó, cá nhân tôi nghĩ cũng là tạm đủ trong khuôn khổ một bài viết mang tính kế thừa như vậy. Hi vọng sẽ là hữu ích cho người đọc.

*

Vương quốc Chăm Pa trong lịch sử là vương quốc được hình thành từ sự hợp nhất của bộ tộc Cau và bộ tộc Dừa. Sự hình thành của Vương quốc Chăm được đánh mốc từ năm 192, sau khi Khu Liên (Kurung) nổi lên chống lại phong kiến nhà Đông Hán và thành lập Vương quốc Lâm Ấp – tiền thân của Chăm Pa. Với việc hình thành nhà nước từ sớm, trải qua quá trình phát triển lâu dài, người Chăm có đời sống văn hóa rất phát triển, đặc biệt là đời sống tinh thần. Trong đó, vì nằm trên địa bàn thuận lợi về giao thông biển cho nên “… từ văn hóa Sa Huỳnh, cư dân nơi đây đã có mối liên hệ giao lưu trao đổi với văn hóa Ấn Độ…” [6: 147]. Cho đến hiện nay, về cơ bản thì các nhà nghiên cứu tạm chia người Chăm ra làm 4 nhóm: Chăm Ahier – Chăm Awal – Chăm Islam – Chăm H’roi. Sự phân chia này được đề xuất dựa trên cơ sở tôn giáo. Tôi không có tham vọng làm rõ việc phân chia đó là hợp lý hay chưa trong bài viết này.

Tôn giáo và tín ngưỡng là hai nội hàm khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau. Nếu tôn giáo là một tổ chức có hệ thống phân chia rõ ràng thì tín ngưỡng chỉ dừng lại ở mức là một niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên nào đó, chưa có một hệ thống rõ ràng để lý giải và chúng chủ yếu lưu truyền trong dân gian. Cũng như người Việt, bên cạnh việc ảnh hưởng từ yếu tố tôn giáo (có thể là nội sinh hoặc ngoại nhập), người Chăm cũng có tín ngưỡng bản địa của riêng mình. Một trong số đó là tín ngưỡng thờ Mẹ. Điều này được thể hiện qua hình tượng Yang Po Inâ Nâgar – vị Mẫu thần mà người Chăm tôn thờ và gọi bà là Mẹ Nữ thần Xứ sở. Việc “lựa chọn” này của người Chăm đã trùng với sự “lựa chọn” của người Việt để rồi sau này, khi điều kiện lịch sử chi phối thì hình tượng Thiên Yana Diễn Ngọc Phi đã ra đời như một sự khẳng định cho dấu ấn giao thoa hai nền văn hóa Việt – Chăm.

Trong phân tích về nguồn gốc chế độ Mẫu hệ của người Chăm, Phú Văn Hẳn đã căn cứ đến 4 yếu tố mà theo ông, chính đó là nguyên nhân lý giải cho việc người Chăm theo Mẫu hệ. Bốn yếu tố đó bao gồm: Nguồn gốc lịch sử, chính trị – kinh tế, nguồn gốc nhân chủng – yếu tố tình cảm [1: 34]. Trong đó, cá nhân tác giả bài viết đặc biệt quan tâm đến nguyên nhân thứ nhất là nguồn gốc lịch sừ; “Về nguồn gốc lịch sử, theo truyền thuyết, dân tộc Champa tôn xưng Nữ thần Po Inâ Nâgar là “Thần mẹ của xứ sở”, người đã khai sáng ra giang sơn gấm vóc của dân tộc Champa… Phải chăng vì nhân vật đầu tiên khai sáng ra non sông Champa là một nữ thần nên dân tộc Champa từ trong quá khứ của cội nguồn?” [1: 34]. Giả định này của Phú Văn Hẳn có lẽ còn cần phải xem xét lại về độ tin cậy. Tuy nhiên, việc đặt giả định như vậy cũng cho thấy ảnh hưởng của nữ thần Yang Po Inâ Nâgar trong tâm thức người Chăm là lớn đến nhường nào.

Về nguồn gốc của vị nữ thần này, căn cứ vào các nguồn tư liệu, Ngô Đức Thịnh đã phân thành hai nhánh truyền thuyết: Một mang tính vũ trụ luận tôn giáo, một mang tính dân gian phi tôn giáo. Sau đây, xin được trích dẫn hai dị bản mang tính vũ trụ luận tôn giáo về truyền thuyết của Bà.

“… Bà là vị thần từ cõi trời xuống trần gian, Bà có 97 người chồng, 36 người con tượng trưng cho 37 màu máu, 37 màu máu biến thành 37 giống cây trồng, vật nuôi và các tục lệ cúng thần khác. Thân thể bà đồng nhất và tượng trưng cho các phần khác nhau của vũ trụ: Thân của bà chính là bầu trời, đầu của bà chính là mũ đội của các vị vua, của các sư cả Bàlamôn, cánh tay của bà tượng trưng cho Sao Cày, đôi chân bà là sao Bắc Đẩu, răng của bà rìu đá của thần Sấm Sét, …” [7: 203, 204]. Một dị bản khác thì cho rằng: “Theo người Chàm, nữ thần Pô Nagar với tên gọi đầy đủ là Pô Yang Ino Nagara được sinh ra từ mây trời và từ bọt biển, nữ thần đã hiện thân dưới hình dáng một khúc gỗ kỳ nam nổi trên mặt biển. Bà có 97 người chồng, trong đó Po Yang Amô là người yêu có nhiều mãnh lực nhứt, và bà đã sinh 38 người con gái, đều cũng đã trở thành nữ thần như mẹ. Bà đã tạo sinh ra đất đai, cây kỳ nam và lúa gạo, không khí chung quanh bà đượm mùi thơm của lúa và chính bà đã đem sinh khí cho cây sung thần” [3: 225, 226].Như vậy, hai truyền thuyết về vị nữ thần này dù có sự khác nhau đôi chút về phương diện mô tả, song tất cả đều hướng đến một mục đích là khẳng định vai trò to lớn của Yang Po Inâ Nâgar trong việc lập quốc.

Hiện nay, tại một số di tích đền tháp Chăm còn sót lại, ngoài các vị thần “ngoại lai” được du nhập vào tôn giáo của người Chăm từ việc tiếp nhận Bàlamôn giáo, Yang Po Inâ Nâgar vẫn là vị nữ thần được tôn thờ nhiều nhất trong các đền tháp. Những di tích đền tháp này tập trung chủ yếu ở khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên [7: 209]. Trong những di tích đó, đáng kể nhất là tại Nha Trang với quần thể di tích Tháp Bà. Một điểm khá thú vị mà Ngô Đức Thịnh đã rút ra được trong công trình Đạo Mẫu Việt Nam (tập 1) chính là: “… các di tích thờ Pô Inư Nưgar từ Nha Trang trở ra đến Huế đã bị Việt hóa, thành nơi thờ phụng các nữ thần mang danh thần Việt, như Thiên Yana, Bà Chúa Ngọc…” [7: 209]. Đến đây, một vị nữ thần khác là Thiên Yana đã xuất hiện và có thể xem đây là dấu ấn to lớn nhất trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt – Chăm. Sự giao thoa này cần phải được xem xét trước tiên ở góc độ lịch sử.

“Hoành Sơn, một dãy núi ngang, ở vào 10 thế kỷ trước, nó chẳng những là ranh giới giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành mà còn là ranh giới giao tiếp của hai nền văn hóa lớn của nhân loại: phía Bắc là vùng ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán, phía nam chịu ành hưởng của văn hóa Ấn Độ giáo” [3: 225]. Tuy nhiên, những biến thiên của lịch sử đã biến vị thế của ngọn núi ấy, tưởng chừng như là rào cản lớn lao, trở nên vô nghĩa. Sự mở rộng lãnh thổ của Đại Việt và thu hẹp lãnh thổ của vương quốc Chăm về phương Nam đã tạo nên một hình tượng mới trong văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt. Và, Thiên Yana “ra đời” như một điều tất yếu. Quá trình đi về phương Nam của người Việt đã đồng hành với quá trình Nho giáo hóa ở vùng đất mới; tuy nhiên, vốn là vùng đất từng tồn tại một nền văn hóa rực rỡ, không đơn giản cho những người chủ mới (người Việt)biến đổi tính bản địa của văn hóa khu vực này một cách nhanh chóng mà ngược lại, “… người Việt đã tiếp xúc với việc thờ cúng nguyên mẫu các thần Chăm, trong đó có thần Pô Yang Ino Nagar”[3: 230].

Thiên Yana là ai ? Nói như Ngô Văn Doanh, Bà là một nữ thần bản địa của người Chăm đã được Việt hóa, là một Thượng đẳng thần và được người dân địa phương tôn kính thờ phụng [5: 272]. Đây có lẽ là câu trả lời ngắn gọn nhất nhưng chưa phải là rõ ràng nhất, nhất là trong việc ta muốn làm rõ tính hỗn dung văn hóa Việt – Chăm. Hiện nay, đa phần các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng hình tượng Thiên Yana và Yang Po Inâ Nâgar chính là một chỉnh thể duy nhất, song là hai vị nữ thần của hai dân tộc khác nhau. Cơ sở của sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm thành nữ thần Thiên Yana theo tôi bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: (1) Sự trùng hợp về việc tôn trọng vai trò người phụ nữ trong văn hóa truyền thống – (2) Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử.

  • Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp, vai trò người phụ nữ luôn được đề cao. Sự ảnh hưởng của Nho giáo sau này mới làm cho vai trò và vị trí của người phụ nữ bị giảm sút. Trong khi đó, như đã đề cập, người phụ nữ trong văn hóa Chăm vốn dĩ đã trở nên vĩ đại với việc họ tôn sùng người khai sinh ra dân tộc là một vị nữ thần – Nữ thần Yang Po Inâ Nâgar.
  • Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử đã tạo ra bước ngoặt trong việc giao lưu và tiếp biến văn hóa.“… Lâu nay, khi nói về quá trình Nam tiến đó, thì nhiều người nghĩ đơn giản là cứ mỗi lần mở rộng phạm vi lãnh thổ quốc gia Đại Việt, người Việt tiến sâu về phương nam thì người Chăm càng co dần rút về tụ cư ở vùng đất Ninh Thuận Bình Thuận ngày nay. Thực ra không hoàn toàn là như vậy, mà cơ bản người Chăm vẫn bám trụ đất cũ, cùng cộng cư với người Việt mới tới và diễn ra quá trình người Chăm đồng hóa người Việt…” [7: 227].

Còn một nguyên nhân phụ khác, theo tôi cũng nên đề cập mặc dù nó không phải là nguyên nhân chính. Đó chính là việc tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar  lúc ban đầu của người Việt chính là biểu hiện của việc tôn trọng tổ tiên của vùng đất này trước đây. Hai nguyên nhân chính và một nguyên nhân phụ chính là tiền đề cho việc hình thành hình tượng “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”.

Danh xưng đầy đủ của vị nữ thần này là “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”. Trong việc phân tích danh xưng đầy đủ của vị nữ thần người Việt này, Nguyễn Hữu Hiếu đã có những kiến giải rất hợp lý. Thiên Yana là sự Việt hóa từ khái niệm Devayana, trong đó Thiên = Yang = Deva = Trời; Yana = phần còn lại của Devayana. “Diễn Ngọc Phi” hay “Diễn Phi Chúa Ngọc” phản ánh sự kiện vào năm 1797, Tổng trấn Nguyễn Văn Thành cho xây dựng đền thờ Bà Chúa Ngọc trên núi Diễn (Khánh Hòa) để mong vùng đất này không bị cọp quấy nhiễu [3]. Như vậy, ngay trong danh xưng của hai vị nữ thần này ta đã thấy có sự trùng hợp về mặt ngôn ngữ.

Sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm và đưa vào hệ thống điện thờ của người Việt đã vấp phải những rào cản nhất định. Thực chất hiện nay, ở mỗi địa phương khác nhau, hình tượng Thiên Yana đã có sự biến đổi tương đối. Sự biến đổi ở đây có thể là biến đổi về danh xưng (Thiên Yana – Bà Chúa Ngọc – Bà Bô Bô – Bà Thu Bồn – Bà Mẹ Đất) hoặc có thể là biến đổi về chức năng thờ cúng (có thể Bà là Mẹ Đất, Mẹ Sông, …) [6, 7]. Theo tôi, đặc điểm này được quy định bởi yếu tố địa – văn hóa. Bởi vì, ở một số địa phương, Thiên Yana được thờ phụng cạnh một số dòng sông và khi đó, danh xưng lẫn chức năng của vị nữ thần này cũng đồng thời bị biến đổi. Mặt khác, ở địa phương không có sông suối, bà lại trở lại thành Bà Chúa Ngọc hay Thiên Yana.

Dấu ấn của sự giao thoa văn hóa được thể hiện rõ nét nhất chính là tại quần thể di tích Tháp Bà ở Nha Trang. Ai trong chúng ta cũng đều biết, đây vốn là một công trình đền tháp của người Chăm xây dựng nhằm tôn thờ Mẹ Nữ thần Xứ sở của họ. Tuy nhiên, hiện nay, tại đây lại để cụm chữ “Tháp – Thiên – Y – Thánh – Mẫu” và có vẻ như đã phủ nhận hoàn toàn hình tượng Yang Po Inâ Nâgar (?).Và một thực tế là du khách khi đến tham quan tại quần thể di tích Tháp Bà hiện nay quan sát đều có thể thấy, cộng đồng người Chăm tại khu vực này còn tập trung rất ít, các nghi lễ thờ cúng do người Việt phụ trách là đa số.

Nói tóm lại, có thể xem thờ Mẫu là một điểm chung giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm: “… sự hỗn cư giữa người Chăm và người Việt, thì tín ngưỡng thờ Mẹ [của người Chăm – HTP] vẫn được duy trì bảo lưu và có sự gia nhập của người Việt, mang trong tinh thần Việt tục thờ Mẫu hội nhập với tục thờ Mẹ của người Chăm…” [6: 146]. Vì điều kiện lịch sử, giữa hai nền văn hóa này đã diễn ra sự chung đụng, quá trình tiếp biến văn hóa đã diễn ra như một quy luật tất yếu như nhận định của Nguyễn Thừa Hỷ “Trên thế giới, các nền văn hóa không đứng cô lập và bất biến” [4: 12]. Ta có quyền tự hào về hình tượng Thiên Yana – một sản phẩm minh chứng rõ nét cho quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: Chi hội Dân tộc Chăm (2014), Những vấn đề văn hóa xã hội người Chăm ngày nay, NXB Trẻ.
[2]: Ngô Văn Doanh (2006), Lễ hội Chuyển mùa của người Chăm, NXB Trẻ.
[3]: Nguyễn Hữu Hiếu (2010), Diễn trình văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB Thời đại.
[4]: Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, NXB Thông tin và Truyền thông.
[5]: Nhiều tác giả (2013), Văn hóa một số vùng miền ở Việt Nam, NXB Thời đại.
[6]: Lê Đình Phụng (2015), Đối thoại với nền văn minh cổ Chămpa, NXB Khoa học Xã hội.
[7]: Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam – tập 1, NXB Tôn giáo.

Tháp Bà Ponagar Nha Trang được xem là danh thắng bậc nhất của vịnh Nha Trang Khánh Hòa. Theo thông tin của Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa về huyền bí đền tháp Ponagar thì “Ponagar như một huyền thoại về kiến trúc Chămpa, đến nay có lẽ chỉ xếp sau Di sản Mỹ Sơn nhưng hệ thống 22 cột trụ (Mandapa) mà Ponagar có được thì không đâu sánh bằng. Khám phá Ponagar, khám phá những huyền bí xung quanh ngọn bảo tháp tuyệt đẹp này đủ làm cho quý khách say đắm kiệt tác kiến trúc Chămpa cổ trên mảnh đất Khánh Hòa”.

Tháp Bà Ponagar tọa lạc trên đồi Cù Lao cao khoảng trên 20m (so với mực nước biển), diện tích theo số liệu mới nhất 17.683,6m2, thuộc Phường Vĩnh Phước, cách trung tâm thành phố  Nha Trang khoảng 2km về phía bắc. Khu di tích là quần thể công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vương quốc Chăm Pa cổ, được xây dựng khoảng từ giữa thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII. Nơi đây là trung tâm tôn giáo thờ Nữ thần Ponagar (người Mẹ xứ sở của dân tộc Chăm) và được người Việt tiếp tục gìn giữ, phát triển làm nơi thờ Thiên Y Thánh Mẫu của cộng đồng cư dân khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Với những giá trị tiêu biểu, di tích đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1979. Quần thể di tích phân bố trên hai mặt bằng: Tháp cổng và Mandapa; khu đền tháp với các công trình kiến trúc và hoạt động văn hoá tiêu biểu:

1. Tháp cổng

Được người Pháp phục dựng đầu Thế kỷ XX, theo môtip kiến trúc Chăm,  bên trên có dòng chữ “Tháp Thiên Y Thánh Mẫu”. Cổng chính của Tháp Bà vốn nằm trên trục thẳng với Tháp Chính và Mandapa, nhưng đến nay cổng đó không còn. Theo khảo tả của nhà nghiên cứu H. Parmantier, đầu thế kỷ XX vẫn còn kiến trúc Tháp cổng.

2. Khu Mandapa

Đây là nơi các tín đồ chuẩn bị lễ vật và tịnh tâm trước khi hành lễ trên Tháp Chính. Kiến trúc gồm bốn hàng cột trụ hình bát giác (10 trụ lớn và 12 trụ nhỏ). Trên thân cột lớn ở độ cao bằng cột nhỏ có một ô hình chữ nhật khoét sâu vào thân cột, có chức năng như những “lỗ mộng” trong kiến trúc gỗ. Các nhà nghiên cứu cho rằng “lỗ mộng” có chức năng là điểm đỡ cho một kết cấu xà ngang để nâng đỡ mái che ở phía trên nhưng đã đổ và hiện nay không để lại vết tích.

Trước đây, Mandapa còn có hai cột nhỏ, thấp hơn nền, ở hai bên bậc lên xuống và thẳng ra cổng tháp cũ. Cổng, Mandapa và tháp lớn ở trên tạo thành trục thẳng đông – tây. Kiến trúc Mandapa hiện nay có cùng niên đại với niên đại cuối cùng của tháp chính, khoảng thế kỷ XI – XII.

Di tích Tháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc, nghệ thuật của Vương quốc Chăm pa cổ. Vật liệu xây dựng bằng gạch nung, xốp, nhẹ và thoát nước rất nhanh, nên hầu như cũng không có hiện tượng rêu bám, các viên gạch chỉ bị bào mòn theo thời gian, phô ra màu đen, thể hiện gạch được nung ở nhiệt độ cao; các viên gạch liền mạch, khít chặt với nhau không để lộ ra mạch kết dính. Đây là điều đặc biệt về kỹ thuật nung gạch và xây dựng tháp Chăm nhưng đã bị thất truyền. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu phương pháp làm gạch và xây tháp của người Chăm cổ nhưng đến nay vẫn chưa có một giải đáp thuyết phục.

Theo các nhà nghiên cứu, người Chăm xưa sử dụng phương pháp mài chập: Mài hai mặt viên gạch với nhau tạo ra những vết xước, bôi chất kết dính và xây từng viên một. Có giả thuyết cho rằng: Gạch ướt (gạch mộc), bôi chất kết dính (có thể là nhựa cây dầu rái, hoặc cây bời lời trộn với mật mía, tro của trấu…) và nung cả ngôi tháp, nhưng qua nghiên cứu cho thấy nhiệt độ nung của các viên gạch xây tháp khá đều nhau. Với bức tường dày (khoảng 0,5m – 2m) như vậy nếu xây xong tháp mới nung thì không thể có nhiệt độ nung đều nhau giữa các viên gạch. Chính vì vậy, cách thức xây dựng cũng như nghệ thuật xây dựng tháp Chăm đến nay vẫn là một điều bí ẩn.

Từ khu Mandapa lên khu đền tháp có 36 bậc cấp dốc và thẳng đứng. Tương truyền: để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần, đặc biệt là đối với Nữ thần Ponagar, các tín đồ khi lên trên khu đền tháp hành lễ phải bò và giật lùi khi xuống không quay lưng về phía đền tháp để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần; Sau này để thuận tiện cho du khách, khu đền tháp có thêm lối lên xuống bằng đá phía bên tay trái.

3. Cảnh quan khu di tích

Đồi Cù Lao được dòng sông Cái bao quanh, người Chăm gọi là Yatran (tức là Sông Lau). Trên đồi có nhiều cây rừng cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã tồn tại cùng những ngọn tháp cả ngàn năm tuổi. Từ đây, du khách sẽ chiêm ngưỡng thành phố Nha Trang với cửa biển Cù Huân, cầu Xóm Bóng bắc qua Sông Cái (cây cầu mang tên Xóm Bóng, nơi có điệu múa linh thiêng “múa bóng” của các vũ nữ dâng lên nữ thần Ponagar trong dịp lễ hội) và vịnh Nha Trang với những hòn đảo: đảo Yến, Hòn Tre, Hòn Nội, Hòn Ngoại …

4. Khu đền tháp

Theo thống kê của nhà nghiên cứu H. Parmantier, đầu thế kỷ XX di tích có 6 ngôi tháp, nhưng hiện tại còn bốn ngôi đền tháp còn tương đối hoàn chỉnh so với các công trình đền tháp Chămpa còn lại ở Việt Nam: Tháp Chính (Tháp Đông Bắc), Tháp Nam, Tháp Đông Nam và Tháp Tây Bắc. Tiếng Chăm gọi các tháp là các Kalan, theo tiếng Việt có nghĩa là đền, tháp, nhưng theo tín ngưỡng của những người dân địa phương gọi đây là các dinh.

– Tháp Chính (Tháp Đông Bắc) có quy mô lớn nhất, mang đặc trưng cơ bản, tiêu biểu nhất của ngôi tháp Chăm truyền thống. Tháp cao khoảng 23 mét, có ba phần: Đế tháp, thân tháp và mái tháp. Mái tháp ba tầng thu nhỏ dần về phía trên, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới. Trên các tầng tháp được trang trí các linh vật: Ngỗng, dê, voi và các tu sĩ cầu nguyện (có người gọi là các ápsara). Trên cửa, được trang trí bằng một bức phù điêu hình lá đề: Thần Siva đang trong tư thế nhảy múa hân hoan cùng với hai nhạc công của mình (thổi sáo, đánh xập xòe), một chân dẫm lên lưng thần bò Nanđin. Phù điêu có niên đại thế kỷ XI và là một trong những tấm phù điêu đẹp nhất của văn hóa Chăm pa còn được lưu giữ ở Việt Nam.Tháp có bốn cửa theo bốn hướng đông – tây – nam và bắc nhưng chỉ có cửa hướng đông là được mở còn các hướng khác là ô cửa giả. Cửa hướng đông được đỡ bằng hai trụ đá, có ghi chữ Chăm cổ và chữ Sanscrit. Tháp chính thờ nữ thần Yan Po Inư Naga (người mẹ xứ sở của dân tộc Chăm); tương truyền bà sinh ra từ áng mây và bọt biển, Bà là nữ thần chủ của cả vương quốc Chăm Pa, được thờ ở xứ sở Kauthara và cũng là Thiên Y A Na Thánh Mẫu theo tín ngưỡng thờ “Mẫu” của người Việt.

Tượng Nữ thần được tạc bằng một khối đá granit nguyên khối, trong tư thế ngồi uy nghiêm trên bệ đá hình hoa sen, lưng tựa vào phiến đá lớn hình lá đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc ChămPa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Toàn bộ pho tượng và tấm tựa được đặt trên một bệ Yoni khá lớn bằng đá. Với bố cục: tượng thờ là Linga, bệ thờ là Yoni, đây là bộ Linga-Yoni hoàn chỉnh, là sự kết hợp giữa giống đực và giống cái, tạo nên sự sống  và là vật thể linh thiêng của dân tộc Chăm pa. Hai bên Tháp thờ hai người con của Bà (Công chúa Quý và hoàng tử Trí, theo tục thờ của người Việt).

– Tháp Nam: Thờ thần Cri Cambhu (tên gọi khác của thần Shiva), tháp cao khoảng 18m; có niên đại thế kỷ XIII. Tháp có bình đồ hình vuông, mái tháp có hình dạng giống như quả chuông úp thu nhỏ về phía trên. Đặc biệt trên đỉnh mái tháp có gắn một biểu tượng trụ tròn bằng đá, đó chính là Linga biểu tượng sức mạnh của vị thần Siva, vị thần hủy diệt để thế giới sẽ tái sinh mang lại những điều tốt đẹp đến cho con người cũng như vạn vật. Không gian thờ tự bên trong là bộ sinh thực khí Linga -Yoni. Theo tín ngưỡng của người Việt: Tháp thờ ông Nam Hải (chồng Thánh Mẫu Thiên Y A Na).

– Tháp Đông Nam: cao khoảng 7m, có mái hình thuyền. Đây có thể là kiến trúc phụ trong quần thể kiến trúc và thuộc loại muộn, khoảng thế kỷ XIII. Tháp bị xâm hại nhiều bởi yếu tố thời gian và điều kiện tự nhiên. Trong tháp có bộ Linga – Yoni bằng đá. Tháp thờ con trai thần Shiva là thần Skanda (thần chiến tranh). Người Việt gọi là Dinh Cố, thờ bố mẹ nuôi của Bà Thiên YA Na.

– Tháp Tây Bắc: Ở phía sau Tháp chính, cao khoảng 9m, có một tầng mái hình yên ngựa. Hệ thống cửa giả được điêu khắc những pho tượng bằng gạch nung: Trên ô cửa giả phía nam là hình ảnh chim thần Garuda, ô cửa giả phía bắc là hình ảnh đầu con Sư Tử, ô cửa giả phía tây là hình tượng nữ thần cưỡi voi. Trong Tháp là bộ Linga – Yoni. Tháp thờ con trai thứ hai của thần Shiva là thần Ganesa (thần đầu voi) biểu tượng của sự thông thái, may mắn và hạnh phúc. Người Việt gọi là Dinh cô cậu (thờ 2 người con của Bà Thiên Y A Na). Theo bia kí và khảo cổ học, tháp có niên đại xây dựng năm 813 song đã được trùng tu nhiều lần, nên niên đại cuối cùng từ thế kỷ XIII – XIV.

5. Bia ký

Trên Tháp còn nhiều bia ký trên các cột đá, trên gạch bằng chữ Phạn (Sanscrit) và chữ Chăm cổ, một số bia ký chưa dịch được nội dung.

Phía sau Tháp chính có tấm bia do Phan Thanh Giản cho khắc vào năm 1856 (triều vua Tự Đức), bằng chữ Hán Nôm nói về truyền thuyết Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Việt.

Bên cạnh là tấm bia dựng vào năm 1972, nội dung về dịch sang chữ quốc ngữ truyền thuyết bà Thiên Y A Na theo “Xứ Trầm hương” của Quách Tấn.

Tấm bia đá thứ ba do vị quan đứng đầu tỉnh Khánh Hòa khắc vào năm 1881(nội dung)

 Và tấm bia đá giới thiệu về di tích Tháp Bà Ponagar, bằng chữ Quốc ngữ, được dựng vào năm 2010.

6. Lễ hội Tháp Bà

Diễn ra từ ngày 20 – 23 tháng 3 (Âm lịch) hàng năm, thể hiện quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa Việt – Chăm, nên lễ hội Tháp Bà đã trở thành lễ hội văn hóa dân gian lớn nhất ở Khánh Hòa, có sức lan toả cả vùng Nam Trung Bộ – Tây nguyên. Tiến trình diễn ra có sự linh thiêng của phần lễ và sự đa dạng, náo nhiệt của phần hội.

 Phần lễ: bao gồm các lễ như lễ thay y, lễ thả hoa đăng, lễ cầu Quốc thái Dân an, tế lễ cổ truyền…

 Phần hội: có múa Chăm truyền thống, múa Bóng (vũ nữ đội mâm hoa, quả, đèn…múa uyển chuyển theo điệu nhạc trầm bổng), chầu văn ca ngợi công đức Thánh Mẫu, các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Phần hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thu hút đông đảo người Việt, người Chăm và hàng vạn du khách trong và ngoài nước tham dự .

Với đặc trưng tiêu biểu, lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia  năm 2012.

7. Hoạt động trưng bày, biểu diễn

Phòng trưng bày: Giới thiệu hình ảnh, hiện vật liên quan đến di tích. Pho tượng Bà được phục chế theo tỉ lệ 1/1, được đặt ở giữa phòng trưng bày (giới thiệu về pho tượng: các cánh tay, tính nhân văn…); hiện vật, linh vật được phục chế; những bức ảnh đối chứng khu đền tháp trước và sau khi tu bổ…

Các thiếu nữ dân tộc Chăm múa các vũ điệu truyền thống dưới không gian tháp cổ, du khách như được chìm đắm trong khí thiêng của cõi tâm linh, chiêm ngưỡng từng công trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc tài tình; Đồng thời có cơ hội mua sắm những sản phẩm đặc trưng truyền thống được làm từ đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Chăm như: dệt thổ cẩm, gốm Bầu Trúc và sản phẩm độc đáo của vùng đất Khánh Hoà: trầm hương, yến sào, tranh cát, tượng nghệ thuật bằng đất nung, thư pháp, thư hoạ trên nhiều vật liệu…”

AmChuaNhaTrang
Am Chúa được xây dựng trên núi Ðại An còn gọi là Qua Sơn (núi Dưa) thuộc thôn Ðại Ðiền Trung, xã Diên Ðiền, huyện Diên Khánh. Ðây là nơi thờ Thiên Y Ana Thánh Mẫu, một vị phúc thần rất được kính trọng ở Khánh Hòa. Theo sự tích được ghi lại trong một tấm bia đá từ năm 1856 ở Tháp Bà, Am Chúa được coi là nơi phát tích của Bà lúc ấu thơ sống với cha mẹ nuôi, còn Tháp Bà Nha Trang là nơi thờ Bà khi đã hiển thánh. Bởi vậy, ngay từ đầu triều Nguyễn, Thiên Y Ana đã được sắc phong là Hồng Nhơn Phổ Tế Linh Ứng Thượng Ðẳng Thần và tại Am Chúa mỗi khi tế lễ thường được tổ chức theo nghi lễ quốc tế do quan đầu tỉnh làm chủ tế. 

Lễ hội Am Chúa được tổ chức vào ngày mùng một tháng ba âm lịch hàng năm, mở đầu cho lễ hội Tháp Bà truyền thống của nhân dân Khánh Hòa được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch. Có thể khẳng định, lễ hội Am Chúa là nơi còn bảo lưu được nhiều nhất những nghi thức lễ hội cổ truyền của người Việt ở Khánh Hòa.

A NA BÀ CHÚA NGỌC
Hoàng Kim

A Na bà chúa Ngọc
Mây lành Phổ Đà Sơn
Cát đá đất miền Trung
Về với vùng văn hóa

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm.
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ.
Hoa trên cát núi Phổ Đà,
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần.
Để thương cát đá cũng cần có nhau.
Dấu xưa mưa gió dãi dầu.
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp lúc thư nhàn.
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh.
Cát vàng biển biếc nắng thanh.
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm  

NinhThuan1a
NuiChua4
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin.jpg

HÒN BÀ SÔNG NHA TRANG
Hoàng Kim


Hòn Bà ở huyện Cam Lâm Khánh Hòa là vùng đất thiêng xứ trầm hương . Sông Nha Trang còn gọi là sông Cù sông chính của tỉnh Khánh Hòa, dài trên 60 km, đầu nguồn hòa nước của ba chi lưu để thành sông Cái, hòa tiếp nước sông Khế để thành sông Cầu, hòa tiếp nước sông Chò ở Khánh Xuân và sông Suối Dầu ở thôn Trường Lạc để thành sông Nha Trang đổ ra cửa lớn biển Nha Trang. Sông Nha Trang do tiếng thổ âm của người Chiêm Thành mà đọc trại ra. Tiếng đó là Ea Tran Yjatran. Ea hay Yja là nước là sông. Tran là lau lách. Gọi như vậy là vì xưa kia, hai bên sông lau lách mọc đầy. Sách Xứ Trầm Hương Quách Tấn đã viết như vậy.

Tỉnh Khánh Hòa luận về núi thì núi Đại Lãnh, núi Mẫu Tử, núi Tam Phong là đứng đầu nhưng núi Hòn Bà có vị thế đặc biệt Linh Sơn Thiên Y A Na Bà Chúa Ngọc; uận về sông thì sông Nha Trang là sông lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa và nhiều trầm tích sử thi. Biên khảo này tiếp nối các bài viết A Na bà chúa Ngọc; Nha Trang và A. Yersin; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm nhằm mục đích tích lũy thông tin du lịch sinh thái nông nghiệp .

Rừng Việt Nam có lâm sản quý hiếm trâm hương kỳ nam. Đất phương Nam dường như các tỉnh có rừng đều có trầm hương, từ vùng Đông Bắc,Việt Bắc,Tây Bắc tới Nghệ An Quảng Bình đến núi Thiên Cấm Sơn An Giang, đến núi ven biển Hà Tiên,các thư tịch từ xưa đến nay đều nói tới lâm sản đạc biệt này, mà vùng lõi trầm hương, kỳ nam là Khánh Hòa Phú Yên, huyền thoại chúng tích nhiều hơn cả là ở hòn Bà. Người Khánh Hòa phần lớn ngto6n kính tín ngưỡng Thiên Y A Na.Bà Chúa Ngọc, coi lBà à hiện thân của Trầm Hương Kỳ Nam và là phúc thần phù hộ cho nhân dân sống được yên vui và no ấm.

Ba mươi năm trước, tôi được nghe những chuyện cảm động của bác Năm Hoàng A Yersin người Thầy lớn nông học và y tế Việt Nam đã lên tới đỉnh Hòn Bà nơi mờ xanh kia nhìn từ ngôi mộ bác sĩ Yersin (ảnh) . Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông Khánh Hòa thuở ấy cùng với những người trồng sắn KM94 và SM937-26 năm xưa tại nông trại trồng sắn mía đậu vùng ruộng bác Năm Hoàng Suối Dầu, đã kể cho chùng tôi nghe về điểm thí nghiệm trồng cây chữa bệnh sốt rét trên đỉnh Hòn Bà. Chuyện thật sự thắp lên trong tôi ngọn lửa dấn thân phúc hậu cho nghiệp nghề nông, cho nghiên cứu và giảng dạy những điều tâm huyết gần gũi với thiên nhiên và con người. Chính tại Suối Dầu, tôi đã đúc kết chuyện đời Nha Trang và A. Yersin hiến tặng bạn đọc https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-trang-va-a-yersin/

Nay mời bạn đọc tiếp Hòn Bà và sông Nha Trang https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hon-ba-song-nha-trang/

1

XỨ TRẦM HƯƠNG HUYỀN THOẠI

“Trong vùng núi thuộc quận Cam Lâm, có một ngọn cao trên dưới 1.500 thước, nhưng không mang tên Thượng như các ngọn núi cao khác ở chung quanh. Ðó là Hòn Bà(20)

HÒN BÀ

Tên chữ là Bích Sơn tức Núi Vách.

Ðó là do hình thể của núi mà đặt tên. Vì Hòn Bà là vị “nữ vương” trong đám quần sơn của vùng. Ðám quần sơn này lại nối kết thành một bức trường thành bàng bàng khúc khúc, chạy từ Bắc vào Nam. Hòn Bà đứng chính giữa, nổi bật lên trên tất cả các ngọn núi cao, trên đỉnh thường thường có mây hoặc mù bao trắng.

Bích Sơn là tên cả dãy núi mà Hòn Bà là đại biểu. Còn Hòn Bà là tên của người địa phương đặt ra do lòng tín ngưỡng.

Ở Ninh Hòa cũng có Hòn Bà. Nhưng núi Ninh Hòa gọi là Hòn Bà là vì trên núi có miếu thờ bà Thiên Y A Na. Còn ở Cam Lâm gọi là Hòn Bà là vì đó lành cung của bà Thiên Y vậy. Truyền rằng mỗi lần Bà giá lâm thì thấy một đạo hào quang dài như một cây lụa xổ bay xuống núi, rồi nghe ba tiếng sấm nổ vang rừng. Nhiều khi không thấy ánh sáng đáp xuống núi. Cũng không nghe tiếng sấm dậy, nhưng từ trong núi lại có ánh hào quang phát ra chói sáng hàng trăm dặm. Những lúc ấy biết rằng có Bà ngự nơi núi, người địa phương đốt hương đốt trầm làm lễ. Ngự giá thường qua lại những đêm trong gió mát.

Tiếng đồn như thế, nhưng từ đệ nhất thế chiến (1914 – 1918) trở về nước, không một người Trung Châu nào dám lên đến Hòn Bà để thưởng ngoạn và tìm cho biết thực hư. Bởi vì không có đường đi. Núi lại nhiều đá, lớp chồng chất lên nhau, lớp đứng sừng sững như vách, thêm cây cối rậm rạp, thú dữ đầy rừng. Xét thấy không có lợi gì cho bản thân, ai dại gì mà dấn thân vào nơi nguy hiểm.

Mãi năm 1914, vì cần nơi thí nghiệm giống quinquina, Bác sĩ Yersin và nhà vạn vật học Krempf mới tìm cách lên đến tột đỉnh.

Sau khi nhận thấy Hòn Bà thích hợp với giống quinquina (chỉ sống trên núi cao trên dưới 1.500 thước ở miền nhiệt đới), Bác sĩ bèn mở trại mở vườn thí nghiệm. Ngoài ra Bác sĩ lại còn đặt một phòng xem thiên văn và một trạm vô tuyến điện. Tất cả đều ở trên đầu núi cao trên dưới 1.500 thước so với mặt biển.

Lúc bấy giờ Hòn Bà hoàn toàn chìm sâu trong sương khói trong đá cây. Chỉ cách Nha Trang 50 cây số, cách sở Suối Dầu 30 cây số, nhưng đường liên lạc thật là thiên nan vạn nan. Ðể lên xuống được phần dễ dàng, Bác sĩ lo trổ một con đường nhỏ từ Suối Dầu đến chân núi, và từ chân núi lên tới đỉnh. Nhờ Giải thưởng của Viện Hàn Lâm Khoa học (Académie des Sciences) đã cấp đúng lúc và sức ủng hộ của người Thượng địa phương, Bác sĩ đã hoàn thành công tác trong năm 1917(21)

Sau đó Chánh phủ Pháp mưói mở rộng khúc đường từ Suối Dầu đến chân Hòn Bà. Xe ô tô qua lại được dễ dàng (nay là hương lộ số 4). Từ ấy người đến viếng Hòn Bà mỗi ngày mỗi thêm đông.

Nhưng đến chân Hòn Bà rồi còn phải leo bộ ngót sáu giờ đồng hồ nữa mới tới đỉnh. Ðường đi vất vả. Song đến nơi rồi thì thân tâm tự nhiên thấy khoan khoái. Vì khí hậu trong mát không kém Ðà Lạt, phong cảnh lại thanh lệ thâm u.

Không một mảy may trần cấu. Nóng không quá 26 độ. Lạnh không dưới sáu độ rưỡi.

Mưa rất thường. Cho nên cây cao rừng rậm. Phần nhiều là sồi (chêne), phong (érable) và tô hạp (liquidambar). Chỉ có một số ít tòng và bá. Nhưng cây nào cũng cao lớn hơn mọi thứ cây chung quanh. Và cây nào thân cũng nổi u nổi gân, cành cũng rắn rỏi khúc khuỷu. Hình thù trông rất cổ quái. Những bức tranh lão tùng của người đời Tống nhìn không khoái mục khoái tâm bằng. Chen cung đám cổ thụ, đá là đá! Lớp to lớp nhỏ, lớp đứng lớp nằm, chồng chất, ngổn ngang. Và tảng nào cũng đóng rêu xanh rêu xám.

Trên cành cây cổ thụ, phong lan bám đầy. Trong các khoảnh vườn ương và chung quanh trại của Bác sĩ Yersin, hoa hường cùng dâu tây (fraisier) trồng từng luống từng đám. Mùa xuân mùa hạ, lan nở hường nở, trăm hình nghìn sắc. Và mùi hoa theo gió trộn cùng mùi hương tô hạp, bay ngào ngạt khắp rừng sâu.

Tuy cây đá rậm rạp, Hòn Bà không có thú lớn. Voi, cọp, beo… không hề thấy bóng. Heo rừng chỉ đi ngang qua chớ không mấy khi dừng bước. Nai và sóc ở các thung lũng chung quanh rất nhiều, nhưng không mấy khi lui tới Hòn Bà. Ruồi mòng, sâu bọ cũng không có. Thêm một điểm nữa: Miền rừng núi Cam Ranh là những nơi “bào chế bệnh sốt rét” của tỉnh Khánh Hòa, nhưng ở Hòn Bà muỗi rất ít và tuyệt nhiên không có giống anophèle.

Trái lại Hòn Bà có rất nhiều chim và khỉ.

Thường thường trong rừng già chim chóc ít tụ tập. Nhưng ở đây nhiều phi thường! Nhiều đến nỗi có thể tin rằng số chim chỉ em số lá! Nhiều giống chim lạ không hề thấy nơi bình nguyên. Lại đủ cỡ đủ màu. Lớn nhất bằng bắp vế, nhỏ nhất bằng ngón tay cái, ngón tay út. Con thì xanh, con thì vàng, con thì xám, con thì nâu, con thì trắng tuyết, con thì rằn ri…, con thì như trái ớt chín, con thì như lá chuối non… Bay nhảy suốt ngày, tiếng kêu tiếng hót khắp nơi. Những con chim tí hon len lỏi trong những khóm hoa hường, trong những cụm phong lan, để tìm sâu, hút mật… thái độ hiền lành nhưng nhí nhảnh, trông hết sức dễ thương. Chim lớn phần nhiều không tích hoa bằng thích trái. Những dám dâu tây được chúng chiếu cố hết sức. Mùa trái chín chủ nhân ítkhi được hưởng thỏa thuê. Hột theo mỏ, theo phân của chúng, gieo vãi khắp nơi. Và nhờ thổ nghi, không cần săn sóc bón tưới, tới đâu cũng mọc dễ dàng và sanh hoa kết trái rất thạnh.

Còn khỉ thì từng đoàn từng đội! Mỗi buổi sáng, hễ mặt trời hé bóng là chúng thức dậy. Tiếng kêu chí chóe vang dội cả rừng. Rồi kéo nhau đi tìm miếng ăn. Ðến chiều kéo về, lố nhố lao nhao khắp cả cành cao cành thấp.

Cho nên cảnh Hòn Bà không đến nỗi cô liêu. Ðứng ở nơi sở thí nghiệm của Bác sĩ Yersin trông ra bốn mặt thì vọng cảnh bao la:

Phía đông, trên mặt biển màu thủy ngân, chân trời chạy dài từ mũi Varella đến mũi Padaran. Những ngọn núi ở phía Nam ở phía Bắc cùng những ngọn ở phía Ðông, tuôn lài lài màu lục xuống các thung lũng và xuống tận đồng bằng duyên hải mà hoa màu và cát trắng đã chi thành bàn cờ. Ban đêm dưới ánh trăng vằng vặc, sóng xanh của cây rừng nhịp nhàng theo sóng bạc của nước biển, mông lung phiếu diếu, trông nửa thực nửa hư.

Và tiết mùa thu mùa đông, nhiều khi vùng núi Cam Lâm chìm ngập trong biển mây trắng, chỉ có đỉnh Hòn Bà và đôi ba đỉnh nữa nổi lên trên mặt sóng chờn vờn(22).

Phong quang tuyệt mỹ.

Nhưng Hòn Bà được nổi danh không phải vì cảnh trí, vì khí hậu, vì sự nghiệp của Bác sĩ yersin, mà chính vì tương truyền bà Thiên Y A Na thường tới lui vậy.

Khánh Hòa còn nhiều ngọn núi có lắm kỳ nham quái thạch, lắm u cốc thanh tuyền… nhưng vì ở những nơi hẻo lánh xa xôi, khó nỗi tới lui thăm viếng, nên danh bị mai một, đời không nhắc nhở đến mà sách vở cũng không.”

*

SÔNG CÙ

Tức là sông Nha Trang. Ðại Nam Nhất Thống Chí chép là sông Phú Lộc.

Sông dài chừng 60 cây số, chảy qua hai quận Diên Khánh và Vĩnh Xương.

Sông có nhiều nguồn. Nguồn thì chính Tây chảy xuống, như nguồn Gia Lai, nguồn từ sông Máu(24). Nguồn từ Tây Bắc chảy vô, như nguồn Gia Toui. Nguồn thì Tây Nam chảy ra như nguồn Gia Lê, vân vân. Các nguồn hầu hết đều gặp nhau tại Thạch Trại, quận Diên Khánh. Hình giống như một cây quạt sè. Tại Thạch Trại nước các nguồn nhập lại, chảy về Ðông, thành con sông Cái, từ sông Cù, tức sông Nha Trang.

Sông Cái khúc thượng lưu, nước chảy rất mạnh, vì lòng ống bị núi chèn ép ở hai bên, đã hẹp lại dốc.

Từ Thạch Trại, sông Cái chạy quanh co chừng vài chục cây số thì đến Giang Ché. Ở đây sông Cái tiếp nhận nước sông Khế (25) từ vùng Du Hòa, phía Tây Nam chảy ra.

Xuống dưới Giang Ché chừng vài ba cây số thì tiếp nhánh thứ hai gọi là sông Giang từ vùng núi tỉnh Darlac, phía Tây Bắc chảy vào.

Ðến Sãi Me, cách khẩu sông Giang chừng ba bốn cây số, thì tiếp nhánh thứ ba từ vùng núi Hòn Bà quận Cam Lâm, chảy ra, gọi là Sông Cầu (26)

Từ Giang Ché trở xuống, nhờ ba nhánh sông nầy mà sông Cái có nhiều nước, và lòng sông mở rộng lần lần.

Và từ khẩu sông Cầu xuống chừng bảy tám cây số, thì tiếp nhánh thứ tư từ vùng núi Khánh Dương chảy vào. Nhánh nầy gọi là sông Chò, giao thủy tại Khánh Xuân, cuối Ðồng Trăng.

Bốn nhánh sông sắp xếp với nhau một cách lý thú. Vào sông Cái như chân bước, cứ một nhánh ở tả ngạn thì nhánh tiếp theo ở hữu ngạn, một nhánh ở hữu ngạn thì nhánh tiếp theo ở tả ngạn. Thành thử tuy có nhiều sông con, sông Cái không “mang tiếng thiên vị”, và những bạn lên nguồn tìm gỗ quý, nếu lắng tai “cao sơn lưu thủy” tất nghe trong tiếng nước chảy, câu ngâm:

Ta nằm ở giữa cân trời đất.

Khối ngọc không nghiêng một hướng nào(27),

Ðến khẩu sông Chò là chấm dứt khúc thượng lưu của SÔNG CÁI.

Nơi đây có một cái vực rộng trên vài mẫu và sâu đến sáu sải. Nước xanh lặc lìa. Trong vực có nhiều cua đinh. Lắm con to lớn, đầu bằng đầu người và vai rộng như chiếc nong. Truyền rằng trong vực có hai con cá bạc má lớn bằng chiếc ghe bầu, và một con cá kẽm to như một con trâu cầm bầy sung sức. Những con vật này mỗi khi nổi lên thì sóng dậy cuồn cuộn.

Vịnh vực Từ Mẫu, cụ tú Phan Duy Thuần quận Diên Khánh có câu:

Sông cái vực này sâu sáu sải.

Có khi cá nổi lớn vô song.

Và Thị Nại Thị có câu:

Cá nằm đáy nước chờ phong hội,

Chẳng hóa rồng thiêng cũng hóa bằng.

Từ vực Từ Mẫu trở xuống, sông Cái hết bị núi non chèn ép, thong dong chảy giữa đồng bằng. Hai bên bờ ruộng nương, nhà cửa, với bóng tre bóng dừa xanh mát, in bóng trên dòng xanh. Và chảy quanh co chừng mười một mười hai cấy số, đến thôn Trường Lạc tại Hà Dừa, lại gặp con sông Suối Dầu, từ Cam Lâm chảy ra.

Sông Suối Dầu phát nguyên tại Hòn Bà, quận Cam Lâm, và chảy xiên xiên ra hướng Ðông Bắc. Ðến thôn Thủy Xương, xã Suối Hiệp thì chia làm hai phái. Một chảy xuống Ðông về cửa Bé. Một chảy ra sông Cái để theo về Cửa Lớn Nha Trang.

Sông Suối Dầu là phụ lưu cuối cùng của sông Cái.

Từ khẩu sông Suối Dầu, sông Cái chạy qua sau lưng thành Diên Khánh để chảy xuống Vĩnh Xương, sông Cái chia làm hai phái:

– Một phái chảy xuống Ðông Nam, qua đồng ruộng, qua bãi cát, men men theo chân núi Ðồng Bò chạy xuống thôn Trường Ðông và rót vào cửa Tiểu Cù Huân, tức cửa Bé. Phái này bị lấp nơi phân lưu. Còn dòng nước thì nhiều nơi trở thành đồng bằng, đôi nơi đọng lại thành bàu thành ao. Những khi mưa lụt, nước nhớ đường cũ từ sông Cái tràn vào vạch lại dòng sông xưa một cách rõ rệt.

– Phái thứ hai chảy xiên xiên suống hướng Ðông Bắc. Ðây là phái chính. Và hiện thời là con sông Cái, vì phía Nam trên thực tế không còn hiện hữu một cách thường xuyên.

Từ Xuân Lạc chảy đến Ngọc Hội, sông lại chia làm 2 chi:

– Một chi chảy vào Phương Sài gọi là Ngư Trường (tên cổ nhân mượn bến Trường Cá tại Phường Củi mà đặt), rồi chảy xuống Hà Ra. Nơi đây nước xoáy thành một đầm rộng chừng bảy mẫu, tên chữ là Cù Ðàm, tên thường là đầm Xương Huân. Nước sông một nửa chảy vào đầm, một nửa chảy xuống Xóm Cồn để ra cửa Ðại Cù Huân tức Cửa Lớn Nha Trang.

– Chi thứ hai, rộng và sâu hơn, chảy xuống Xóm Bóng thuộc thôn Cù Lao, rồi cũng chảy ra cửa Nha Trang như chi kia.

Hai chi giáp nhau trước khi ra cửa, và cùng nhau ôm kín một cồn đất phù sa tục gọi là Cồn Dê, có nhà cửa đông đúc và vườn dừa bát ngát xanh.

Từ Ngọc Hội trở lên là Trung lưu sông Nha Trang. Từ Ngọc Hội trở xuống là Hạ lưu.

Trong khúc hạ lưu có 3 cầu dài:

– Cầu Hỏa xa ở Ngọc Hội.

– Cầu Hà Ra ở trên đường Quốc Lộ số 1 phía Nam thành phố Nha Trang.

– Cầu Xóm Bóng bắc ngang qua cửa sông Nha Trang, trên đường Quốc Lộ số 1.

Cửa sông rộng nhưng không được sâu lắm, lại có nhiều đống đá cao lớn mọc ở giữa, có phần bất tiện cho việc lưu thông. Những đá ấy gọi là Ðá Chữ(28). Trông giống như bầy trâu nước khổng lồ nổi lên mặt sông phơi lông.

Khách làng thơ bảo nhau rằng đó là những giọt mực “rảy bút” của Hóa Công làm rơi, khi vừa vẽ xong con sông Nha Trang vậy.

*         

 Tên Nha Trang, trên thực tế, chỉ dùng để gọi khúc sông từ Ngọc Hội chảy xuống biển.

Sông qua thôn nào thì mang tên thôn ấy.

Nhưng trong sách xưa, như Ðại Nam Nhất Thống Chí, thường gọi là sông Phú Lộc, vì sông chảy qua làng Phú Lộc, mà làng Phú Lộc trước kia là một làng có nhiều nhân vật hữu danh và thịnh vượng nhất vùng Vĩnh Xương Diên Khánh. Sách Ðịa lý ngày nay, thường dùng tên Nha Trang mà gọi sông. Anh chị em bình dân thì gọi là sông Cái. Còn khách hàn mặc thì gọi là Cù Giang, tức sông Cù.

Theo các vị cố lão ở Khánh Hòa thì Nha Trang là tên kỳ cựu của con sông.

Nha Trang do tiếng thổ âm của người Chiêm Thành mà đọc trại ra. Tiếng đó là Ea Tran Yjatran. Ea hay Yja là nước là sông. Tran là lau lách. Gọi như vậy là vì xưa kia, hai bên sông lau lách mọc đầy.

Câu thơ được truyền tụng ở Khánh Hòa:

Lưỡng ngạn vi lô trường đảo hải

Tứ biên hoàng diệp dục vi thu.

Nghĩa là:

Trắng ngợp đôi bờ lau tới biển,

Vàng bay bốn phía lá gieo thu.

Có phải là câu thơ vịnh sông Nha Trang?

Nha Trang vốn là tên con sông. Khi người Pháp đánh chiếm Khánh Hòa xong, mới lấy làm tên thành phố hiện tại(29),

Nói tóm lại, dùng tên Nha Trang làm tên chính thức để gọi con sông Cù, tưởng đích đáng hơn tên nào hết. Tên cũ nay làm mới lại, đã hợp tình hợp lý, mà còn làm cho người phương xa dễ phân biệt với những con sông khác, và khó lẫn lộn về vị trí Bắc Nam

*

Sông Nha Trang không sâu, cũng không được rộng. Mùa mưa thì nước sông lai láng. Ðứng bờ bên nầy trông sang bờ bên kia thì “con ngựa trông nhỏ còn bằng con dê”. Ðến mùa nắng thì lòng sông, chỗ sâu nhất độ hai thước là cùng, còn thường thường thì từ một thước rưỡi trở xuống. Bề rộng của lòng sông, kể cả bãi cát ở hai bên, thì nơi rộng nhất không quá 500 thước và nơi hẹp nhất cũng từ 300 thước trở xuống, 200 thước trở lên. Ðó là nói về khúc sông từ vực Từ Mẫu đến biển. Còn trên khúc thượng lưu thì hẹp hơn nhiều.

Vì lòng sông cạn nên thuyền trọng tải chỉ lên xuống được dễ dàng trong mùa mưa.

Ðó là hiện trạng ngày nay.

Xưa kia, sông Nha Trang vừa sâu vừa rộng. Cửa sông mở từ Xóm Bóng thấu Hà Ra. Giữa sông không có nổng Cồn Dê. Từ Ngọc Hội nước chảy thẳng xuống biển chớ không phân lưu như hiện nay. Bến Trường Cá ở Phường Củi ăn sâu vào tận chân núi Trại Thủy chùa Hải Ðức và núi Gành chùa Kim Sơn. Nước lênh láng như biển. Mùa nắng cũng như mùa mưa, không lúc nào, không lúc nào có thể lội qua được.

Vì vậy nên chiến thuyền của nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn mới có thể lên xuống thành Diên Khánh, và bến Trường Cá mới dùng làm nơi tranh hùng tranh bá của hai nhà “đồng tánh bất đồng tông”.

Giữa hai nhà có ba trận đánh lớn trên sông Nha Trang.

– Năm Quý Sửu (1793), chiến thuyền của Nguyễn Ánh kéo lên Diên Khánh, bị quân Tây Sơn chận đánh tại Trường Cá. Hai bên kịch chiến, máu chảy đỏ sông!

– Năm Ất Mão (1795), tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu đem thủy binh và bộ binh vào thành Diên Khánh. Thủy binh của họ Trần bị Võ Tánh đánh chận tại Trường Cá. Trận này ác liệt gấp mấy mươi lần trận Quý Sửu. Quân Tây Sơn đã thiện thủy chiến lại đồng quyết tử nên quân nhà Nguyễn chống không nổi, bị tiêu diệt, xác chết và ván thuyền hư chận đứng cả nước sông. Võ Tánh thất kinh rút tàn quân vào thành cố thủ.

Trần Quang Diệu vây chặt thành.

Nguyễn Ánh hay tin đem thủy binh ra cứu. Nhưng không lên nổi Diên Khánh, phải đóng quân chặn nơi cửa sông Nha Trang, và các nơi núi non hiểm yếu.

– Sau đó Trần Quang Diệu có việc phải lui về Phú Xuân, đi đường núi bất tiện phải mở đường mặt biển. Thế là một trận đánh thứ ba xảy ra. Nhưng không kịch liệt bằng hai trận trước. Bởi Nguyễn Ánh biết Trần Quang Diệu hùng mãnh không thể thắng nổi, thêm nữa mục đích xuất quân chỉ để giải vây cho Võ Tánh, mà địch tự nhiên rút lui thì còn chận lại làm chi. Do đó, mà hai bên đều ít hao binh tổn tướng.

Những sự kiện lịch sử nầy tuy sử nhà Nguyễn không chép rõ. Nhưng cũng đã khắc sâu vào bia miệng người địa phương. Nên trải hơn 170 năm mưa nắng, rêu dẫu mờ mà nét vẫn không mờ.

Vịnh sông Nha Trang, Cổ Bàn Nhân có câu:

Trường Cá mây lồng tranh Hán Sở,

Cồn Dê cỏ phủ lớp tang thương.

Và gần đây một du khách ở Quy Nhơn vào chơi Nha Trang, nghe kể chuyện hai nhà Nguyễn tương tranh trên sông Cù, ngẫu chiếm hai câu trào lộng ngậm đủ tình, cảnh, cổ kim:

Trường Cá nước chìm hai họ Nguyễn,

Sông Cù đất nổi một cồn Dê!

*         

Phần nhiều khách du quan viếng sông Nha Trang, chỉ viếng khúc hạ lưu và trung lưu, chớ không mấy ai có gan lên đến thượng lưu để xem những thác nước là nơi chứa đựng nhiều nhất kỳ thú của sông.

Sông Nha Trang có rất nhiều thác.

Từ khẩu sông Chò trở lên thì có:

Thác Ðồng Trăng ở nơi giao thủy sông Chò và sông Cái.

– Thác Ông Hào cách thác Ðồng Trăng chừng một cây số.

Thác Ðá Lửa.

– Thác Nhét.

– Thác Mòng.

– Thác Võng.

Những thác nầy đều nằm trong địa phận Ðồng Trăng và cách nhau chỉ trên dưới một cây số.

Và những người lên nguồn, đến Bàn Giáp gần Thác Võng thì phải bày lễ vật cúng quỷ thần rồi mới dám tiếp tục đi. Có lẽ nơi đây là ranh giới làng nước của “kẻ khuất mặt”, và lễ cúng kia là lễ bàn giao.

Qua khơi Thác Võng thì đến:

– Thác Dằng Xay,

Thác Tham Dự,

Thác Ngựa,

– Thác Hồng Tượng,

– Thác Trâu Ðụng,

– Thác Giang Ché,

– Thác Trâu Á,

– Thác Nai,

– Thác Rùa,

– Thác Hòm, vân vân…

Những người lên nguồn làm súc gỗ, lên đến Thác Hòm mà thôi. Trên nguồn có lắm thác nhưng ít người lên đến nên không có tên.

Và hầu hết những thác thượng dẫn không cao như những thác Camly, Gougah, Ankrouet Prenn ở Dalat. Thác nào cao lắm cũng trên dưới vài thước mà thôi. Nhưng nhiều thác rất nguy hiểm. Cho nên ghe bè lên xuống phải hết sức cẩn thận và tay chèo chống phải hết sức thạo nghề thì mới tránh khỏi tai nạn.

Có những điểm đặc biệt đáng lưu ý, là những thác sau đây kể từ nguồn trở xuống.

THÁC HÒM

Ở trên nguồn Gia Toui.

Nước trên các kheo các suối chảy dồn xuống một hồ rộng. Cuối hồ một đập đá thiên nhiên nằm chận ngang dòng nước chảy. Do đó nước hồ luôn luôn lênh láng và sâu không biết bao nhiêu.

Dưới đập đá có một lỗ cống bồng bềnh. Nước hồ theo lỗ cống chảy qua bên kia đập đá và tuôn xuống một vực sâu, tiếng vang ầm ầm.

Thợ rừng làm súc gỗ xong kết bè thả xuống hồ rồi trèo qua đập đá sang bên kia đợi. Bè gỗ thường bị mắc kẹt trong hang. Phần trôi ra ngoài mười phần chỉ còn độ ba bốn. Rất ít khi bè ra được nguyên.

Vì nước thác chảy luồn qua cống đập đá bốn bên bịt bùng nên gọi là thác Hòm.

THÁC RÙA

– Gọi như thế vì giữa thác có nhiều đá hình tròn tròn trông giống mai rùa. Những đá ấy lớp chìm lớp nổi. Bè đi vô ý bị va vào tất nguy.

THÁC NAI

– Giữa thác có một hòn đá hình thù giống một con nai mới lú sừng.

Thác Nai hiền như Nai. Nếu không có hình đá trông xinh xinh thì không mấy ai để ý.

Thác Nai, thác Rùa, thác Hòm ở trên Thạch Trại, là những thác hữu danh thuộc về nguồn.

Từ Thạch Trại trở xuống, những tác được để ý nhất là:

THÁC TRÂU Á

– Trâu Á là trâu húc nhau. Gọi như vậy là vì nơi thác có hai tảng đá to lớn hình giống hai con trâu giao đầu lại với nhau, như đang húc lộn. Hình trâu có đủ đầu đủ sừng, một phần chìm dưới nước, một phần nổi lên trên. Bè phải len chính giữa hai đầu trâu mà đi. Lắm khi bị vướng vào sừng xảy ra tại nạn. Thời Tiền Chiến sừng trâu bị sét đánh gãy, nên sự qua lại ít nguy hiểm hơn xưa.

THÁC GIANG CHÉ

– Thác ở gần khẩu sông Khê.

Ở giữa thác có một tảng đá nổi cao, hình giống như một cái ché cổ. Ché bị sét đánh sứt hết một phía miệng.

Thác Giang Ché không nguy hiểm. Và ngoài cái Ché trời sanh rồi trời đánh, không có chi đặc biệt.

THÁC TRÂU ÐỤNG

– Cảnh tượng khác thác Trâu Á.

Trâu ở thác Trâu Á đứng hai bên sông. Trâu ở thác Trâu đụng lại nằm phía giữa dòng. Và có ba con. Trâu mẹ nằm giữa, hai trâu nghé nằm hai bên.

Bè ở trên theo sức nước trôi xuống, nếu lỡ tay sào, thì nhất định bị đụng vào đá, không đụng vào tảng này cũng đụng vào tảng kia. Mà một khi đụng vào thì hoặc chìm hoaëc vỡ, chớ khó mà “bình yên”. Cho nên tay sào thật giỏi mới dám qua thác Trâu Ðụng.

THÁC HÔNG TƯỢNG

– Gọi tắc là thác Hông.

Gọi thế là vì nước thác xối thẳng vào hông núi rồi mới quay trở lại xuôi theo dòng sông. Bè trôi xuống, nếu chống đỡ không khéo, bị tột vào hông núi, thì dội ngược lại và chìm ngay.

Hông núi vừa to vừa mốc như da voi, nên gọi là hông tượng.

THÁC NGỰA

– Thường gọi là thác Ngựa lồng.

Thác dài đến trên dưới ba trăm thước. Không dốc nhưng có nhiều đá mọc ngầm dưới nước. Có ba tảng cao nhất, chỏm lên gần sát mặt nước. Nằm theo hàng dọc. Nước chảy xuống bị sức cản, bắn bọt tung tòe. Trông dạng nước chảy qua ba tảng đá ấy, lên cao rồi xuống thấp, giống như kiểu ngựa. Cho nên ba tảng đá mang tên là Kiều Nhất (tảng ở trên hết), Kiều Nhì (tảng ở giữa), Kiều Ba (tảng cuối). Sức nước qua thác Ngựa rất mạnh. Dòng nước chảy cuồn cuộn trông hung hãn như ngựa lồng. Do đó mà mệnh danh là thác Ngựa Lồng(30).

THÁC THAM DỰ

Cũng gọi là thác sông Cầu vì nằm nơi giao thủy sông Cầu và sông Cái.

Giữa thác nổi lên một cồn cát. Nước chảy chung quanh cồn giống như hai tay ôm choàng một thúng cát. Cánh phía Bắc cạn. Ghe bè đi bên cánh Nam. Thác không nguy hiểm.

THÁC DẰNG XAY

Mệnh danh như thế là vì thác chảy theo hình cánh chỏ, trông giống dằng xay xay lúa. Nước chảy rất mạnh. Nơi nghẹo cánh chỏ có một cồn cát. Nước chảy xuống dội mạnh vào nghẹo cánh chỏ bị dội trở lại, một phần theo dòng sông chảy xuôi, một phần chạy vòng quanh cồn cát như kiểu xay lúa. Ðó là một điểm nữa làm cho thác lấy tên là Dằng Xay chớ không lấn tên Cánh Chỏ hay Chữ Chi. Bè ghe khi xuống gần đến khúc nghẹo dằng xay, thì các tay sào phải sẵn sàng giơ ra theo hướng thuận tiện để chống vào vách đá cho ghe bè theo đúng đường trôi xuôi. Nếu lỡ tay thì thế nào cũng bị va vào vách đá. Mà một khi bị va thì không vỡ cũng chìm, hoặc bị đẩy lọt vào phần nước bị dội và bị nước cuốn chạy vòng quanh cồn cát, phải tốn nhiều công sức mới ra khỏi vòng xà quây.

THÁC VÕNG

Cảnh tượng có phần kỳ quái.

Ðá chồng thành một đập thiên nhiên, từ bờ phía hữu chạy xiên xiên ra đến hai phần ba sông. Nước đương xuống thác đã mạnh lại còn bị đập đá cản lại thành mạnh thêm. Ðã vậy tại chỗ nước lại có một dây rừng giăng ngang qua từ bờ phía bên tả đến đập đá như một cái võng đưa em. Dây ấy là một dây sống, lớn bằng bắp vế và giăng sà sà trên mặt nước. Nước thác chảy đánh tung dây lên cao. Dây tung lên rồi rớt xuống. Rớt xuống lại bị đánh tung lên. Cứ tung lên rớt xuống như dây của trẻ em tung để cùng nhảy với nhau. Ghe bè lên xuống, phải canh cho đúng lúc dây tung lên để lướt nhanh qua thác. Nếu qua không kịp thì bị dây quất xuống, ghe bè không vỡ cũng chìm, còn người không hộc máu chết tại chỗ, khi về nhà cũng bị sưng mình mẩy mà chết. Tại nạn xảy ra luôn.

Người địa phương tin là dây thiêng, không ai dám xúc phạm.

Một nho sinh quyết liều chết để cởi ách cho đồng bào. Chàng mài một lưỡi rựa thật bén, rồi đến chặt đứt hai đầu dây. Nhựa cây ra như huyết heo tuôn đỏ cả mặt nước. Thấy vậy kẻ mê tín càng tin ràng đó là huyết của cây thành tinh, và chắc thế nào chàng nho sinh cũng bị yêu ma bắt chết. Chàng nho sinh sau khi về nhà, kẻ thì đồn rằng học máu chết, người thì cười bảo “chàng bị Diêm vương đòi hỏi tội lúc tuổi đã quá cao”. Không biết lời nào phải. Chỉ biết rằng nhờ lòng nghĩa hiệp của chàng nho sinh mà võng tinh không còn và ghe bè qua thác được dễ dàng, yên ổn.

Một nhà nho nghe chuyện nho sinh, đắc ý vỗ đùi ngâm:

Trên đời chẳng có nhà Nho,

Thời nơi Thác Võng mối lo mãi còn.

Cho hay giấy trắng lòng son,

Nghìn thu tô điểm nước non thêm tình(31).

THÁC NHÉT

Giữa thác có nhiều đá nằm như thúng úp. Dưới thác có một lỗ to lớn lõm sâu vào vách núi, tục gọi là Lỗ Ðoi. Nước chảy rất mạnh, và bị đá chận thành có nhiều nơi chảy vòng nong theo kẽ đá. Ghe bè xuống thác, nếu không cẩn thận thì thường bị nước tống vào kẹt đá hoặc vào Lỗ Ðoi, mắc cứng như bị nhét.

Vì vậy mà thác mệnh danh là thác Nhét.

Ðể qua thác được bình an, mỗi khi đi ngang qua Lỗ Ðoi, người cầm sào lấy sào thọc vào lỗ mấy cái. Ðó là tục lệ xưa nay. Các nhà văn nhà thơ thấy vậy mới đặt tên cho thác Nhét một mỹ hiệu là “Mỹ Nhân quan”. Và những khách anh hùng muốn được “dị quái” phải “tùng phục(32).

Ðến viếng Lỗ Ðoi, du khách không khỏi liên tưởng đến hồ Lỗ Ðĩ và miếu Lỗ Lườn ở Vạn Ninh. Có lẽ đó là tục thờ Lingam và Yoni của người(33) Chàm còn truyền lại.

Lỗ Ðoi cũng là một đề tài của khách ngâm vịnh. Ðược truyền tụng là bài của cụ tú Phan Duy Tuần họa vần bài của cụ Ðông Giả:

Trèo lên thì dễ, xuống mà coi,

Ghe nhét nhiều lần tại Lỗ Ðoi.

Nước chảy vòng nong gành rậm rịt,

Ðá hàng úp thúng lạch thoi loi.

Hiểm sâu quen thói chôn đồ đạc,

Lăn lóc cam phần ngủ bãi doi.

Ai bảo rằng linh? Dâm tợ đĩ!

Bao nhiêu sào chọt với dầm moi (34).

Các các thác khác, không có gì đặc biệt.

Và các thác kể trên, hầu hết nguy hiểm. Nhưng nguy hiểm nhất là Ngựa Lồng, Trâu Ðụng và Dằng Xay. Cho nên ca dao địa phương có câu:

Ngựa Lồng Trâu Ðụng Dằng xay

Khỏi ba thác ấy khoanh tay mà ngồi.

Ðó là nói việc đi xuống. Chớ đi lên thì ai cũng ngán Thác Ngựa, vì quá dài.

Trường Xuyên thời Tiền Chiến đã mượn thác Ngựa để gởi chút lòng nhắn cùng người “đồng hội đồng thuyền”.

Anh muốn tìm nguồn trong

Nên đi ngược dòng sông Cái?

Hay bị bùa bị ngải

Nên anh bỏ bãi lên nguồn?

Thuyền anh dù thuận gió đi luôn,

Ðến đầu Thác Ngựa cũn phải cuốn buồm trở lui.

Thế xưa lời đã nặng lời,

Anh cố xa em đi nữa,

Chẳng phải ý trời thời cũng khó xa.

Anh đi em ở lại nhà,

Biển sâu lặn lội,

Em nuôi mẹ già thay anh.

Trên các nhánh sông, nhánh nào cũng có nhiều thác. Song có tiếng nhất là thác Giang Lo, vì rất nguy hiểm.

THÁC GIANG LO

Nằm trên sông Giang.

Cao đến hai thước và đứng sững như vách.

Cách chân thác chừng mười lăm hai mươi thước lại có một hòn đá to lớn nằm ló đầu lên mặt nước. Bè ghe xuống thác thường bị tột vào đá vỡ tan. Cho nên những tay sào đi trên sông cái, dù tài giỏi đến đâu cũng không dám đi trên sông Giang.

Ghe đi trên sông Giang, hễ gần dến thác Giang Lo thì phải lo cất hết hàng hóa xuống để cho ghe qua thác rồi mới chất trở lên. Còn bè thì người chống phải ngồi bám vào bè cho thật chặt và ngọn sào phải để sẵn một bên. Bè xuống khỏi thác thì chìm sâu lút đầu người. Ðến khi nổi lên thì tay sào phải sẵn sàng để chống vào đá, cho bè thuận theo dòng nước mà xuôi.

Người ta bảo rằng:

Vì đi trên sông Giang, đến thác nầy ai nấy đều lo sợ, cho nên gọi là thác Giang Lo.

Nhưng sự thiệt thì Giang Lo là tiếng Thượng, đọc và viết theo tiếng Kinh.

Còn các thác khác cũng có nhiều cảnh lạ, nhưng khó mà đi đến, nên du khách tạm dừng chân nơi Giang Lo, để lấy sức trở lui xuống sông Cái.

*       

Từ nguồn chí biển, Sông Cái tức sông Nha Trang, vượt qua nào núi nào rừng, nào ruộng nương thôn ấp. Nếu sẵn tại Tống Ðịch, thì thế nào cũng có ít nhất tám cảnh Tiêu Tương (35).

Trong khi chờ mộng Giang Yêm(36), thì xin giới thiệu “thực chất” của sông Nha Trang, để khi mộng thành thì được “văn chất bân bân” cho khoái tâm khoái khẩu.

Sông Nha Trang có nhiều cá. Nhưng có một giống cá mà các bà nội trợ nặng tình Mạnh Quang thường mua về để “cử án”(37). Ðó là cá Ðục. Thứ cá nầy không phải riêng sông Nha Trang mới có. Song cá Ðục Nha Trang đặc biệt hơn các sông khác là thịt đã ngọt lại thơm.

Nhân vị đặc biệt ấy mà thời Nhật Pháp tranh quyền trên lãnh thổ Việt Nam (19401944), một người ở Nha Trang đã mượn con cá Ðục để gởi tâm sự cùng bạn đồng chí:

Sông Nha Trang,

Cát vàng nước lục,

Thảnh thơi con cá đục

Lội dọc lội ngang.

Ðã nguyền cùng em giữ dạ đá vàng,

Quý chi tách cà phê đen, ly sữa bò trắng,

Anh nỡ phụ phàng nước non?

Ðó, sông Nha Trang, tức Cù Giang, tức sông Cái, mới ngó qua tưởng không có gì đặc sắc. Nhưng nếu rõ được ngọn nguồn lạch sông, thì hưởng được không biết bao nhiêu thú vị, thú vị về phong cảnh, về lịch sử, về truyền thuyết… mà muốn hưởng được trọn phải chịu khó đến tận nơi.“.

BÁU VẬT NƠI ĐẤT VIỆT
Hoàng Kim


Pho tượng Phật Quan Âm
trở về từ biển cả
chùa Thanh Lương Phú Yên
đẹp và kỳ lạ quá !

Thành Hoàng Lương Văn Chánh
Châu Văn Tiếp Phú Yên
Lúa siêu xanh Việt Nam.
Mằng Lăng lưu chữ Việt.

Lời thương nơi Tháp Nhạn
An Hải mả Cao Biền
Ghềnh Đá Đĩa Tuy An
Báu vật nơi đất Việt.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là bau-vat-noi-dat-viet.jpg

Ghi chú

(*) Pho tượng Phật Quan Âm trở về từ biển cả lưu tại chùa Thanh Lương Phú Yên, là gần nơi kho báu Ghềnh Đá Dĩa Tuy An, cũng rất gần Nhà thờ Mằng Lăng nơi lưu giữ dấu tích ‘phép giảng tám ngày’ của ông Alecxandre de Rhodes người phát minh chữ Tiếng Việt. Nơi đây cũng là nơi kết nối trục giao lộ ngang từ Đầm Ô Long, cảng Quy Nhơn tới Nơi hội tụ Đông Dương ở ngả năm sông Mekong Champasak (hình trên) và nơi kết nối với trục dọc Trường Sơn sinh lộ biển trời Mekong. Địa thế này là tầm nhìn phong thủy Vạm Xuân đặc biệt xuất sắc, được thể hiện rõ trong bản đồ cổ từ thời mạt Đường, và quả thật là lạ lùng !

(**) Tôi hôm nay khi đứng nơi có mả Cao Biền, trên ‘đỉnh núi không còn ghồ ghề’  nghe tiếng gió hàng dương rì rào thổi bản nhạc đồng quê mênh mang ” Khi đỉnh núi không còn ghồ ghề Khi nước sông ngừng chảy Khi thời gian ngừng lại, ngày tháng bất phân. Khi vạn vật trên đất trời hóa thành hư vô …” tôi mới cảm nhận hết sự sâu xa trong bài văn của tiến sĩ Vũ Khâm Lân viết năm 1743 về Trạng Trình “Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký” (Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình): “Trình Quốc công Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn có tên khác là Nguyễn Văn Đạt) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập phong Thiếu bảo Tư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.” . Tôi bồi hồi thấu hiểu điều hay của Lê Quý Đôn khi chép lại bài thơ hay của Cao Biền gửi lại:

Mênh mông mây nước sắp về chiều,
Khói nội, gà gô khắc khoải kêu.
Muôn dặm anh về chầu đế khuyết,
Năm thu Nam tiến nhớ tâu triều.





An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều

Vân thuỷ thương mang nhật dục thu,
Dã yên thâm xứ giá cô sầu.
Tri quân vạn lý triều thiên khứ,
Vị thuyết chinh nam dĩ ngũ thu.

Nguồn: Lê Quý Đôn toàn tập, tập II: Kiến văn tiểu lục, Thiên chương (Văn thơ, Từ lệnh), Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977

(***) Thiền sư Thích Phổ Tuệ ở chùa Ráng Tổ Đình Viên Minh đã tặng tôi hai cuốn sách quý với dòng đầu phần duyên khởi ứng dụng trong đời sống hiện đại “Việc lớn đời người không gì lớn hơn Sống và Chết, mà vấn đề rất khó giải quyết cũng chỉ có sống chết mà thôi”. Tôi vốn tâm đắc với lời Thầy dạy và luôn ghi lòng: “Việc chính đời người chỉ ít thôi/ Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi/ Phúc hậu suốt đời làm việc thiện/ Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.  Những danh nhân người nước ngoài gắn bó sống và chết với Việt Nam như Yersin, Cao Biền hoặc như  Alexandre de Rhodes, người phát minh ra chữ viết tiếng Việt, báu vật vô giá muôn đời của dân tộc Việt Nam, tôi xin dành một sự ngưỡng mộ và quý mến.

Tôi thực lòng muốn viết các khảo cứu chuyên đề này về huyền thoại và sự thật.

Đọc lại và suy ngẫm

THĂM VÙNG SẮN ANGKOR

Tôi có ít nhất tám lần đến Angkor, nhưng lần nào cũng chỉ kịp lưu lại một ít hình ảnh và ghi chép ngắn mà chưa kịp biên tập lại. Trong phần trước tôi đã trò chuyện là nếu bạn chỉ có thời gian ngắn du lịch Campuchia, thì nên thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở Phnôm Pênh, nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap. Nhưng bạn nếu sang làm việc dài ngày thì nên dành thì giờ tìm hiểu sự chuyển biến kinh tế, xã hội, môi trường dọc theo biên giới Việt Miên Lào hoặc xuôi dòng Mekong bạn sẽ có rất nhiều điều thú vị.

Đến đất nước Angkor trong chuyến khảo sát sản xuất thị trường sắn, tôi mang theo cuốn sách “Hồi ký Sihanouk: Những lãnh tụ thế giới mà tôi từng biết” (Nguyên tác Sihanouk Reminisces World Leaders I Have Known). Qua cửa khẩu Hoa Lư chứng kiến những hàng xe tải lớn chở sắn nối đuôi nhau mút tầm mặt gợi mở bao điều muốn nói về một tiềm năng hợp tác to lớn.

Đất rừng bạt ngàn, phần lớn là đất xám khá bằng phẳng, khó thoát nước.Dân cư thưa thớt. Trẻ em nghèo ít học phổ biến ở vùng sâu vùng xa. Những giống sắn phổ biến ở Căm pu chia là KM419, KM98-5, KM94 nhập từ Việt Nam được trồng khá rộng rãi. Chị Soc Chia thôn Tờ Rôn, nhà cách Snua 15 km, chồng trước đi lính nay chủ yếu đi xẻ cây, có tám con, năm đứa đi học , trường xa 4-5 km có đất mì 4 ha, đất lúa 1 ha , nuôi 5 bò và một số gà vịt. Nhà chở nước uống xa đến 5 km. Hộ ông Seng San trồng 4 ha sắn KM98-5 và KM94 làm thuê cho ông Kim Ren ở Snua, đầu tư giống mới, xịt phân bón qua lá, chưa dùng phân chuống và NPK.

Sắn KM94 trồng luống từ cuối tháng 10 nay sinh trưởng khá tốt, nếu bón phân đúng cách và sạch cỏ có thể đạt trên 30 tấn củ tươi/ha do đất mới khai phá còn giàu dinh dưỡng. Cây giống sắn KM94 bảo quản tự nhiên gần rẫy từ tháng 11 để trồng lại đầu tháng 5 năm sau. (Ở Kampong Cham, Karatie và Mondulkiri những vùng trồng sắn chính của Căm pu chia cũng có hai vụ chính trồng sắn tương tự như Tây Ninh và Bình Phước của Việt Nam). Tiềm năng phát triển sắn thật lớn từ Kam Pong Cham đến Karatia đến Sen Monorom. Giống chủ lực nay là KM419, KM98-5, KM94 những giống sắn tốt từ Việt Nam. Lòng chúng tôi xúc động tự hào vì cống hiến của các nhà khoa học Việt Nam qua hệ thống doanh nhân của hai nước đã làm giàu cho nhiều người dân và góp phần mang lại thịnh vượng chung cho cộng đồng Việt Miên Lào.

Anh Phạm Anh Tuấn (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhiên liệu Sinh học Phương Đông, cô Nguyễn Thị Mỵ, Tổng Giám đốc HAMICO đều tâm đắc với sự đánh giá và trao đổi của tôi: “Tiềm năng hợp tác nghiên cứu phát triển sắn Việt Nam – Căm pu-chia là rất to lớn, Điều này không chỉ đối với cây sắn mà với tất cả các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, nông lâm ngư nghiệp, điện, du lịch và thương mại, đời sống dân sinh cũng đều như vậy. Nhưng không được ăn vào tiềm năng. Hãy nghĩ đến một sự hợp tác thân thiện, bền vững, khai mở được tiềm năng to lớn của hai dân tộc để cùng có lợi, cùng phát triển”

HK20

Kameda Akiko, Hoàng Kim, bác Dung nông dân và Nguyễn Phương với giống sắn KM419 tại Quảng Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận năm 2011 (ảnh Hoàng Kim). Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Năm 2009 khi những giống sắn tốt nhất của Việt Nam như KM140, KM985 được xác nhận thì sản xuất sắn của Campuchia vùng biên giới đã chủ yếu sản xuất và kinh doanh những sản phẩm sắn củ tươi của những giống tốt này. Năm 2011 khi giống sắn KM419 được nổi bật tại Đồng Nai, Tây Ninh và Ninh Thuận thì Kameda Akiko, Minh Ngọc Đông Bắc, Lý Thanh Bình,  … đã nhanh chóng tìm mua giống sắn tốt này từ Việt Nam để phát triển thành nhiều vùng sắn chủ lực ở Campuchia tại  Kratie, Sen Monorom, Kampong Cham … Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt Nam. Giống sắn Campuchia theo rất sát nhưng tiến bộ giống sắn mới nhất của Việt Nam và hiện nay uớc 90% diện tích sắn Campuchia là giống sắn KM419, KM98-5 và KM94. Angkor nụ cười suy ngẫmMột đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn. Một triều đại vươn tới cực thịnh sau đó bị suy tàn và hồi sinh. Một di sản thế giới bị khỏa lấp bởi lớp lớp bụi thời gian, nay được hé lộ với “nụ cười Angkor”. Một vị vua giỏi thuật đế vương, nghệ thuật giữ thăng bằng chính trị “đi trên dây” và sâu sắc về văn hóa, đó chính là Quốc vương Norodom Sihanouk. Ông là người có công lớn trong việc bảo tồn và tái hiện di sản đặc sắc này. Di sản Angkor và nhân vật lịch sử Norodom Sihanouk, là báu vật xứng đáng cho ta tìm tòi và cảm nhận.” (Hoàng Kim)

Lúa, sắn, ngô, đậu, nông sản hàng hóa, chúng ta có thể làm gì, dạy và học với nông dân? Hiện nay cái gì cũng chuyển thành tiền cả ! Không còn còn có chuyện KM là “KIM NO AI” (Không có chữ AI viết tiếng Anh là chữ I trong tên riêng của KIM). .Lúa sắn Cămpuchia và Lào đến nay có nhiều chuyển đổi đặc biệt là đối với sắn Căm pu chia. Nhớ Nha Trang và A. Yersin cảm khái câu chuyện sâu sắc cuộc đời “Đất lành Suối Dầu A. Yersin đến nay tuy được bảo tồn nhưng vẫn chưa được đánh thức đúng tiềm năng. Hội Liên hiệp Phụ Nữ Thành phố Nha Trang chào mừng Khánh Hòa 350 năm đã có đầu tư giếng khoan nhưng phải đậy nắp vì sợ sự bảo quản máy bơm không an toàn và dường như điều này chưa thật đúng như tâm nguyện ông Năm Yersin là muốn nước giếng thơi ai cũng múc được. Giáo sư bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng đã kể chuyện về quẻ Thủy Phong Tỉnh dạy về tinh thần của giếng trong sách Chu Dịch của cụ Sào Nam “Nước giếng trong không đậy, ai cần thì cứ múc. Giếng không sợ cạn. Càng múc nước lên càng trong, đầy mà không tràn. Không được đậy lại, phải để mọi người dùng”. Cụ Phan Bội Châu bàn về hào thượng quẻ Tỉnh:“Nước đã lên miệng giếng rồi, thời nên để cho tất thảy người dùng, chớ nên che trùm lại. Hễ ai muốn múc thời tùy ý múc. Quân tử đem tài đức ra gánh vác việc đời. Hễ lợi ích cho thiên hạ thời cứ làm, mà chẳng bao giờ tiếc công”.

Dạy học Lúa sắn Cămpuchia và Lào, tôi nhớ hai chuyện thơ của Hồ Chí Minh thật ám ảnh. Nửa đêm Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền; Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên. (thơ Dạ bán Hồ Chí Minh, Nam Trân dịch)Xa nhà chốc mấy mươi niên. Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con” (Hồ Chí Minh ở Xiêm); Lúa, sắn, ngô, đậu, nông sản hàng hóa, chúng ta có thể làm gì, dạy và học với nông dân?

Tôi nói với Sango Mahanty Tiến sĩ Sango Mahanty, chuyên gia Tài nguyên Môi trường & Phát triển Nhóm, Crawford trường và phát triển Chính sách công, đại học Úc (ANU) về đất nước Angkor nụ cười suy ngẫm. Tôi đã có hành trình thăm vùng sắn Angkor từ năm 2011 và đã nhiều lần trở lại đất nước này. Sự phát triển sắn và các thay đổi xã hội, môi trường dọc biên giới Campuchia – Việt Nam là đặc biệt nhanh chóng.

Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Năm 2009 khi những giống sắn tốt nhất của Việt Nam được xác nhận thì sản xuất sắn của Campuchia vùng biên giới đã chủ yếu sản xuất và kinh doanh những sản phẩm sắn củ tươi của những giống tốt này. Năm 2011 khi giống sắn KM419 được nổi bật tại Đồng Nai, Tây Ninh và Ninh Thuận thì Kameda Akiko, Minh Ngọc Đông Bắc, Lý Thanh Bình, … đã nhanh chóng tìm mua giống sắn tốt này từ Việt Nam phát triển thành nhiều vùng sắn chủ lực ở Campuchia tại Kratie, Sen Monorom, Kampong Cham

Lúa sắn Campuchia và lúa sắn Lào là điểm nhấn mà tôi thích quay lại và không quên. Campuchia và Lào tôi đã nhiều đến làm việc và du lịch sinh thái, tôi có nhiều bạn ở đó. Ba nước Việt Nam Lào Cămpuchia chung nôi bán đảo Đông Dương kết nối mật thiết về đất nước con người, Lúa sắn Campuchia và lúa sắn Lào, du lịch sinh thái, giáo dục kinh tế nông lâm ngư, lịch sử văn hóa, xã hội có nhiều điều thật thú vị đáng suy ngẫm .

So sánh bức tranh nông sản lúa sắn Việt Nam Cămpuchia Lào thì Việt Nam năm 2014 diện tích canh tác lúa là 7.816,476 ha, năng suất lúa 5,75 tấn/ ha, sản lượng 44,97 triệu tấn; diện tích sắn 552.760 ha, năng suất sắn 18,47 tấn/ha, sản lượng sắn 10,20 triệu tấn. Campuchia năm 2014 diện tích canh tác lúa là 2.856.703 ha, năng suất 3,26 tấn/ ha, sản lượng 9,32 triệu tấn; diện tích sắn 257.845 ha, năng suất 25,78 tấn/ha, sản lượng 8,58 triệu tấn. Lào năm 2014 diện tích canh tác lúa là 957.836 ha, năng suất 4,17 tấn/ ha, sản lượng 4,00 triệu tấn; diện tích sắn 60.475 ha, năng suất 26,95 tấn/ha, sản lượng 1,63 triệu tấn. Việt Nam năm 2016 diện tích canh tác lúa là 7.783.113 ha, năng suất lúa 5,58 tấn/ ha, sản lượng 43,43 triệu tấn; diện tích sắn 579.898 ha, năng suất sắn 19,04 tấn/ha, sản lượng sắn 11,04 triệu tấn. Campuchia năm 2016 diện tích canh tác lúa là 2.866.973 ha, năng suất 3,42 tấn/ ha, sản lượng 9,82 triệu tấn; diện tích sắn 387.636 ha, năng suất 26,33 tấn/ha, sản lượng 10,20 triệu tấn. Lào năm 2016 diện tích canh tác lúa là 973.327 ha, năng suất 4,26 tấn/ ha, sản lượng 4,14 triệu tấn; diện tích sắn 94.726 ha, năng suất 32,68 tấn/ ha, sản lượng 3,09 triệu tấn.

Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt Nam. Giống sắn Campuchia theo rất sát nhưng tiến bộ giống sắn mới nhất của Việt Nam và này ước 90% diện tích là giống sắn KM419, KM98-5 và KM94.

Kỹ thuật canh tác sắn thích hợp bền vững đang được ứng dụng nhanh trong sản xuất. Chuyên gia sắn nước bạn sát cánh cùng chúng tôi cùng biên dịch tài liệu CIAT, cùng trao đổi, nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật thâm canh sắn phù hợp. Bài toán sản xuất kinh doanh cũng là bài toán cuộc đời.

Tôi khuyên Sango nên tìm lại những người sản xuất và kinh doanh sắn là bạn cũ của tôi. Họ sẽ giúp Sango và Bảo Chinh khám phá những điều mới mẻ trong nghiên cứu phát triển sắn, những biến đổi xã hội và môi trường nhanh chóng dọc theo biên giới Campuchia-Việt Nam. Luật nhân quả và những minh triết sâu sắc của cuộc sống sẽ khai mở cho chúng ta nhiều điều để dạy và học.

Angkor nụ cười suy ngẫm.https://hoangkimlong.wordpress.com/category/angkor-nu-cuoi-suy-ngam/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là NLU.jpg

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Chào ngày mới tốt đẹp

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn; Kim on Facebook, Kim on Twitter