
MAI TỚI TIẾT LẬP ĐÔNG
Hoàng Kim
Nắng thật trong và trời thật xanh
Ta đi về chốn an lành tháng năm
Ngày mai tới Tiết Lập Đông
Thung dung vẹn kiếp khép vòng càn khôn
VÀO NGÀY NÀY 2 năm trước Hoàng Kim
6 tháng 11, 2019 · Đã chia sẻ với Công khai
MAI TỚI TIẾT LẬP ĐÔNG
Hoàng Kim
Sống ngay với hiện tại
Thanh thản và an lạc
Như vầng trăng cổ tích
Hoa mẹ hiền trong mơ
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mai-toi-tiet-lap-dong/
xem tiếp đường dẫn
NHỮNG TRANG GIẤY TRẮNG
Kim Hoa 6 tháng 11, 2019
Một buổi chiều muộn, khi những ánh hoàng hôn cuối cùng vừa tắt, trên bờ biển vắng, một cô gái trẻ một mình dạo bước trên cát với đôi bàn chân không.
Cô dừng bước, quay nhìn đằng sau với ý muốn xem lại những dấu chân mình đã để lại trên cát. Nhưng không có gì, sóng đã xóa sạch. Cô định đi tiếp, song vừa quay lại cô đã phải giật mình hoảng hốt vì hình ảnh trước mặt: bên một đống lửa đang cháy, một bà già ngồi cuộn mình trong chiếc mền, chậm rãi lật từng trang một cuốn sách.
Cô gái cố trấn tĩnh, tiến lại gần bà lão và hỏi: “Bà từ đâu tới? Chỉ mới đây thôi, cháu không hề thấy bà? Bà làm cách nào mà đã nhóm được đống lửa này một cách nhanh chóng như vậy?”. Với giọng nói chậm rãi và rõ ràng, bà lão đáp, không nhằm vào câu hỏi của cô gái: “Hãy ngồi xuống đây với ta, con gái. Ta có cái này cho con xem”.
Cô gái ngồi xuống bên đống lửa, đón nhận cuốn sách từ tay bà lão thần bí. Cô tò mò lật giở cuốn sách và vô cùng sửng sốt khi đọc thấy những dòng chữ viết về cuộc đời mình, về tất cả những gì diễn ra với cô từ khi mới sinh ra cho đến lúc này.
Cô đã đọc hết trang sách viết về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa mình và bà lão bên đống lửa trên bãi biển vắng này. Lật sang trang tiếp theo, nhưng nó là trang giấy trắng. Cô vội vã tìm kiếm ở những trang còn lại, nhưng cũng không có một chữ nào, chúng hoàn toàn là những trang giấy trắng.
Vô cùng hoang mang, với ánh mắt cầu cứu, cô nhìn bà lão:
– Điều này có nghĩa là cuộc đời cháu sẽ kết thúc tại đây, ngay lúc này?
– Không, con gái. Nó có nghĩa là từ đêm nay, cuộc sống của con mới bắt đầu.
Trong chốc lát, bà lão cầm lại cuốn sách, bắt đầu xé từng trang, từ trang đầu tiên với những dòng chữ về cuộc đời cô gái từ khi mới được sinh ra, đưa chúng về phía ngọn lửa, để cho lửa liếm cho đến lúc thành than.
Bà lão đốt cho đến hết những trang giấy có chữ mà cô đã đọc. Xong xuôi, bà đưa cho cô gái phần còn lại của cuốn sách, toàn bộ là những trang giấy trắng:
– Con xem, sóng đã xóa hết dấu chân của con trên cát. Quá khứ của con không bao giờ trở lại, không bao giờ.
Chỉ có hiện tại mới là thực tế. Mỗi khoảnh khắc hiện tại đều là một sự bắt đầu của cuộc đời con và chính là cuộc sống mà con cần nắm giữ. Không có sự trở lại lần thứ hai, mỗi giây phút hiện tại.
Quan trọng hơn tất cả, mỗi ngày mới đều mang đến cho con một cơ hội để yêu, để sống và cơ hội đó không bao giờ trở lại lần thứ hai.
Tương lai của con, con được tự do lựa chọn theo ước mơ của chính con.
Và trên những trang giấy còn trắng này, chính con là người viết tiếp những dòng chữ về cuộc đời mình.
Rồi, cũng đột ngột như khi xuất hiện, bà lão cùng đống lửa biến mất trong bóng đêm…
Cuộc đời của bạn và của tôi cũng giống như cô gái trẻ nọ và tất cả mọi người – quá khứ là những gì chúng ta đã viết trên cát, sóng sẽ xóa đi tất cả; tương lai là những gì chính ta sẽ viết trên những trang giấy trắng, từ hôm nay, ngay giờ phút hiện tại này. Viết gì đây, cho cuộc đời của chính mình…
– St -Võ Thanh Hải
Đại Sứ Nụ Cười
Quá khứ đã qua rồi
Vị lai còn chưa tới
Sống ngay với hiện tại
Thanh thản và an lạc
CHÀO NGÀY MỚI 6 THÁNG 11
Hoàng Kim
và CNM365 Tình yêu cuộc sống Mai tới tiết Lập Đông; Phan Thanh Kiếm bạn tôi; Vui bước tới thảnh thơi; Sự cao quý thầm lặng; Đối thoại với Thiền sư; Ngày 6 tháng 11 năm 1860, “Người giải phóng vĩ đại” Abraham Lincoln trở thành ứng cử viên đầu tiên của Đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Ông là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ từ tháng 3 năm 1861 cho đến khi bị ám sát vào tháng 4 năm 1865. Lincoln thành công trong nỗ lực lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng hiến pháp, quân sự, và đạo đức – cuộc Nội chiến Mỹ – duy trì chính quyền Liên bang, đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ, và hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính của đất nước. Ngày 6 tháng 11 năm 1962 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 1761 chỉ trích chính sách kỳ thị chủng tộc Apartheid của Nam Phi và kêu gọi toàn bộ các thành viên Liên Hiệp Quốc ngưng các quan hệ quân sự và kinh tế với quốc gia này. Ngày 6 tháng 11 năm 1963, Chiến tranh Việt Nam: tướng chỉ huy đảo chính Dương Văn Minh lên nắm quyền lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa sau vụ đảo chính ngày 1 tháng 11 và hành quyết Ngô Đình Diệm; Bài viết chọn lọc ngày 6 tháng 11: Mai tới tiết Lập Đông; Phan Thanh Kiếm bạn tôi; Vui bước tới thảnh thơi; Sự cao quý thầm lặng; Đối thoại với Thiền sư; Đọc Lục Bát Xứ Nghệ; Nhớ nốt lặng bên đời; Đỗ Phủ thương đọc lại; Thác nước giữa lòng Người; Sớm Thu thơ giữa lòng; Nguyễn Du trăng huyền thoại; 500 năm nông nghiệp Brazil; Du lịch sinh thái Việt; Kho báu đỉnh Tuyết Sơn; Đến với bài thơ hay; Nguồn Son nối Phong Nha; Việt Nam tổ quốc tôi; Mái trường bên dòng Gianh; Chùa Một Cột Hà Nội; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Nguyễn Du tâm hồn Việt; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/…/chao-ngay-moi-6-thang-11/;

ĐỜI KHÔNG THIẾU MỘT MÙA ĐÔNG
Hoàng Kim
Đồng Xuân khoảng lặng tâm hồn
Thái Dương kiệt tác thời gian mãi còn.
Đời không thiếu một mùa đông (*)
Đồng tâm khai mở đường xuân ân tình
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương, Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất Thiếu một đức, thì không thành người”[1] Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh
—–
(*)
THIẾU MỘT MÙA ĐÔNG
Nguyễn Duệ Mai
Ta đã vẽ được mùa xuân
Bằng những sắc xanh hy vọng
Có đàn Én chao cánh mỏng
Cây non hé búp yên bình
Ta đã vẽ được mùa hạ
Đôi lằn nắng lửa mưa giông
Đỏ chói ngang trời tia chớp
Bão tan đất lại mềm lòng
Ta đã vẽ được mùa thu
Thấp đằm sắc vàng của nắng
Thầm lặng từng làn mây trắng
Du miên theo ký ức về…
Nhưng chưa vẽ được mùa đông
Tô màu gì cho gió bấc?
Hay là mông lung ánh mắt?
Hay là bôi xám toàn khung?
Bởi không vẽ được mùa đông
Nên vòng luân hồi còn khuyết
Làm sao tu cho trọn kiếp
Khi còn thiếu một mùa đông?!

LÊN TRÚC LÂM YÊN TỬ
“Tận nhân lực tri thiên mệnh” bài học lớn
Hoàng Kim

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Phan Thanh Kiếm bạn tôi
Hoàng Kim
chia sẻ với quý thầy bạn và các em sinh viên bài viết cảm động ‘Con đường dẫn tôi đến làm Thầy’ của PGS.TS Phan Thanh Kiếm (Phan Kiếm). Thầy Kiếm là một người thầy tận tâm chuyên dạy Di truyền Thực vật, Chọn giống Cây trồng và Công nghệ Hạt giống ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đã hướng dẫn thành công nhiều sinh viên và học viên sau đại học, biên soạn 5 sách giáo trình và chuyên khảo cẩm nang nghề nông được nhiều người đọc. Thầy Kiếm thật sâu sắc trong tổng kết thực tiễn với lời văn khoa học giản dị mạch lạc và chính xác. Tôi nói với anh Hinh Lâm Quang ” Mình trích dẫn trong bài viết “Nguyễn Khải ngọc cho đời”: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”.“Tôi viết vậy thì tôi tồn tại! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”. Anh Phan Kiếm có năng khiếu trao lại những di sản tử tế ấy. Tôi sẽ chép lại bài viết xuất sắc tâm huyết này của anh
Phan Kiếm trong ngày mới hôm nay 16 tháng 4 . https://hoangkimlong.wordpress.com/…/thay-ban-trong-doi-toi/
CON ĐƯỜNG DẪN TÔI ĐẾN LÀM THẦY
“Trên con đường ấy, tôi đã nhận được sự giúp đỡ sẻ chia của nhiều người”
Phan Thanh Kiếm
Hồi còn học Đại học, có thầy lãnh đạo Khoa có nhã ý muốn giữ tôi lại trường để làm cán bộ giảng dạy. Tôi cảm ơn thầy và từ chối với lý do “chất giọng miền Trung mà lại quá đặc biệt” của tôi sẽ không thể giúp tôi làm tốt vai trò ấy. Sau khi tốt nghiệp (1975), tôi về công tác tại Viện Nghiên cứu cây công nghiệp, cây ăn quả và cây làm thuốc thuộc Bộ Nông nghiệp đóng tại Phú Thọ và được phân công về Bộ môn nghiên cứu mía. Mấy tháng sau tôi được điều động vào làm việc tại Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam Trung bộ đóng tại Ninh Thuận (nay là Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố).
Sau vài năm công tác, Trung tâm có mở một Trường bổ túc văn hóa ban đêm để dạy cho cán bộ công nhân viên và bà con lân cận. Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 12, dạy môn toán cho các lớp 11, 12 và nhận phụ đạo môn toán cho vài ba người đã tốt nghiệp cấp 3, có nguyện vọng đi dự thi Đại học. Tuy giảng dạy không lương nhưng tôi cảm thấy vui vì học viên thường xuyên đến lớp đầy đủ, không khí học tập nghiêm túc, có sổ điểm danh, có bài kiểm tra 15 – 20 phút và thi hết môn học đàng hoàng. Tôi còn nhớ, có một buổi, Giám đốc Trung tâm đột nhiên đến “dự giờ”. Gọi là dự giờ chứ thực ra giám đốc đi kiểm tra tình hình học tập và trước khi về phòng làm việc ông ghé vào đứng nghe tôi giảng. Nghe một lúc lâu, ông nói: “giảng thế mà thi không đậu thì tại học trò dốt thôi”. Nói rồi ông lặng lẽ bước ra. Chỉ một câu nói ấy, nó không chỉ thúc giục học viên phải tích cực học tập mà còn động viên tôi rất nhiều. Và, theo thời khóa biểu, với chiếc xe đạp cọc cạch tôi vẫn lên lớp đều đặn. Tôi đã trở thành “thầy nghiệp dư” từ hồi đó.
Trải qua những năm tháng học tập và công tác, tôi đã học được nhiều điều. Chẳng hạn, đi thi nghiên cứu sinh đương nhiên là phải học kiến thức để thi cho đậu. Vì nếu không làm được điều đó thì ngoài việc tốn kém tiền bạc bản thân, hổ mặt với bạn bè thì vấn đề tiến thân lại lâm vào khốn khó. Vì những lẽ đó mà buộc phải học. Nhưng đằng sau cái học kiến thức ấy, có một cái học khác mà tôi “ngấm ngầm”để ý để học ở các thầy, đó là học cách truyền đạt. Tôi rất ấn tượng với phương pháp dạy toán của thầy Nguyễn Đình Hiền, cách dạy môn sinh lý thực vật của thầy Nguyễn Quang Thạch, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. Sau đó, tôi đã bắt chước thầy Hiền để “truyền đạt” môn xác suất thống kê cho một vài bạn chuẩn bị đi thi nghiên cứu sinh và thường tổ chức các buổi “dạy” toán thống kê và phương pháp thí nghiệm cho cán bộ nghiên cứu của Trung tâm. Tuy nhiên cho mãi tới bây giờ bài học về phương pháp giảng dạy ấy tôi vẫn còn học và sẽ phải còn học mãi.
Trong thời gian nghiên cứu sinh ở Liên Xô, tôi đã được thầy hướng dẫn cho đến dự giờ giảng của thầy, sau đó phải tập thuyết trình cho thầy xem. Rồi thầy giao cho tôi phụ trách công việc nghiên cứu và đóng góp ý kiến cho báo cáo đề tài của hai nghiên cứu sinh. Những công việc mà thầy tôi đã tập cho tôi là những bài học lớn giúp tôi rất nhiều sau này, đặc biệt là tình thương của thầy đối với học trò.
Trong thời gian làm công tác quản lý doanh nghiệp tại Công ty bông Việt Nam, nhờ sự tài trợ của FAO, công ty đã tổ chức được mấy khóa dạy về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho bông theo phương pháp mới: phương pháp học kết hợp với hành, phương pháp suy luận, phương pháp hoạt động theo nhóm. Mỗi khóa học kéo dài trong suốt vụ bông. Với trách nhiệm là người quản lý, rất may mắn, tôi đã có dịp để học tập.
Đầu những năm 2000, nhiều người khuyên tôi nên tham gia “thỉnh giảng” ở một số trường. Khi đó chưa “thoáng” như bây giờ, một mặt do cấp trên không cho phép, vả lại tôi rất sợ mang tiếng “chân trong, chân ngoài” nên mặc dù rất muốn thử sức nhưng không thể thực hiện được. Thế rồi, khi Nhà nước có chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp, các đơn vị thành viên của công ty bông Việt Nam lần lượt ra “ăn riêng”, tôi mới nảy ra ý định muốn chuyển hẳn về trường nào đó để dạy học. Tôi được giáo sư Nguyễn Thơ “đặt vấn đề” với thầy hiệu trưởng Bùi Cách Tuyến để “xin việc”. Vì đã luống tuổi, vào tuổi 53, tôi rất ngại sẽ làm khó cho thầy Tuyến, nhưng tôi đã may mắn: nguyện vọng của tôi đã được chấp nhận khá nhanh chóng.
Tôi còn nhớ như in cái “ngày nói dối”, ngày 1 tháng 4 năm 2005, ngày mà tôi đến trường với công việc mới. Tất cả đều còn xa lạ đối với tôi. Hình ảnh các “cháu” sinh viên ngồi học rải rác ở bậc cầu thang lên xuống để lại cho tôi ấn tượng mạnh nhất. Sau này tôi mới biết các em đang ôn lại bài trước giờ thi. Tôi hết sức xúc động không phải vì tôi nhớ lại hình ảnh hơn 30 năm trước của mình. Hồi đó là thời chiến, nhà chúng tôi học là nhà nền đất, vách trát đất, làm sao có được hình ảnh giống như bây giờ để mà nhớ. Tôi xúc động vì trên những khuôn mặt chăm chú ấy chứa đầy nghị lực và cả những âu lo. Tôi thầm hỏi: trong số các em ngồi ở đây có bao nhiêu em gia đình có đủ điều kiện chăm lo sức khỏe để các em có sức mà học. Chắc chắn là không nhiều. Đa số các em, bố mẹ còn rất vất vã, số tiền bố mẹ cho, các em phải chi cho cho nhiều việc nên ăn uống chắc chắn là còn kham khổ, lấy sức đâu để học. Nghĩ thế, rồi tôi nhìn các em, có gì đó trào dâng trong tôi.
Ngày mới về trường, tôi biết có nhiều người để ý. Có một số người đến hỏi thăm, giúp đỡ, nhưng tôi nghĩ, chắc là có nhiều người đặt câu hỏi: Ông ấy già thế, từ doanh nghiệp về, chẳng biết trình độ thế nào, có dạy được không?. Nghĩ thế nên tôi càng phải cố gắng. Tôi được thầy Trưởng khoa Lê Quang Hưng tin tưởng, động viên và giúp đỡ rất nhiều. Thầy đã phân công cho tôi dạy môn Chọn giống cây trồng đúng theo chuyên ngành của tôi và phụ trách bộ môn Di truyền – Giống. Cuối năm đó (2005) tôi có quyết định chính thức bổ nhiệm Trưởng bộ môn của Hiệu trưởng. Lúc tôi về, năm học 2004-2005 chuẩn bị kết thúc, 4 tháng nữa (giữa tháng 8) là bắt đầu học kỳ I năm học mới 2005-2006 nên tôi phải chuẩn bị ngay bài giảng và phải trình giảng trước khoa trước khi lên lớp cho sinh viên. Thực sự tôi không lo về vốn kiến thức, chỉ lo “diễn xuất” thế nào cho ra tư thế người thầy, cách trình bày thế nào cho sinh viên dễ hiểu.
Thế rồi sau một thời gian ngắn tôi đã soạn xong bài giảng và bắt tay viết lại giáo trình. Thầy trưởng khoa cho biết tôi sẽ trình giảng vào chiều ngày 29/8 tại phòng làm việc của Bộ môn, có sự tham dự của Chủ tịch công đoàn Khoa, các giảng viên trong khoa. Trước đó mấy ngày, tôi nhờ cô Trần Thị Thiên An, giảng viên Bộ môn bảo vệ thực vật đóng hai vai: vừa làm hội đồng, vừa làm “sinh viên” cho tôi giảng thử. Tôi chọn bài: “Mô hình toán di truyền” vừa mới lại vừa khó đối với sinh viên để trình bày. Nghe xong, cô An “phán”: Tốt đấy. Tôi mừng nhưng vẫn nghi đó là lời nhận xét “chiếu cố” nên tôi kiểm tra lại sự tiếp nhận kiến thức của cô “sinh viên bất đắc dĩ” này và tôi đã nhận được sự khích lệ khi cô “sinh viên” đó đã nắm được nội dung bài giảng của tôi. Vì chưa an tâm, nhân dịp cô Từ Bích Thủy – Trưởng bộ môn của tôi đã nghĩ hưu đến thăm Khoa, tôi tranh thủ giảng thử cho cô nghe và cũng được cô “duyệt”. Sau buổi trình giảng trước khoa, trong biên bản được ký bởi Trưởng khoa, Chủ tịch công đoàn và Thư ký, hội đồng thống nhất kết luận: “Đạt yêu cầu cao, đủ sức giảng dạy cho Đại học và Cao học”. Tôi biết trong lời nhận xét ấy có phần động viên khích lệ nhưng nó đã giúp tôi tự tin khi bước vào “trận mới”. Đến giờ tôi vẫn còn lưu giữ biên bản ấy như là một lời nhắc nhở: hãy làm cho tốt để không phụ lòng của mọi người.
Đầu tháng 9/2005, tôi đã thực sự đứng trên bục giảng với tư cách người thầy và sau đó tham gia giảng dạy Cao học ở một vài trường. DH03NH (khóa 29) là lớp đầu tiên mà tôi đứng lớp. Em Hảo, người Tây Ninh, sinh năm 1982 làm lớp trưởng, em Liên, người Thái Bình, sinh năm 1982 làm lớp phó, em Ngà, người Bình Thuận, sinh năm 1985 làm bí thư Đoàn. Tôi điểm mặt và nhớ tên hầu hết các em: em Thuận, em Thành, 3 em Như, em Linh, em Truyền, 3 em Thảo, em Hằng, em Hồng, em Yến và nhiều em nữa. Tất cả các em đều tích cực học tâp, nhiều em học khá giỏi và gây ấn tượng rất tốt đối với tôi. Tất cả các em đã tạo dựng niềm tin đầu tiên, tiếp bước cho tôi tiếp tục sự nghiệp của mình. Lớp này tôi được phân công hướng dẫn các em: Nguyễn Thị Liên, Dương Thị Hồng, Trần Thành và Nguyễn Quốc Thịnh làm đề tài tốt nghiệp. Trong số các em tốt nghiệp năm ấy (2007), tôi biết có một số đã hoàn thành chương trình cao học, một số đang học, một số đã chuyển ngành và trong số đó có em đã lấy được bằng cao học ngành khác, vài em đã trở thành đồng nghiệp và dạy chuyên ngành của tôi ở trường khác. Nhiều em còn liên hệ với tôi, trong đó một số em tôi được may mắn tiếp tục hướng dẫn làm đề tài Cao học. Không biết có bao nhiêu em lớp ấy còn nhớ đến những ngày lên lớp của tôi, nhưng tôi, tôi nhớ các em nhiều lắm.
Thế rồi, theo thời gian, có bao nhiêu chuyện vui buồn đã đến rồi đi, nhưng tôi tự xác định cho mình rằng, bất luận trong hoàn cảnh nào, khi đứng trên bục giảng tôi phải làm tốt 3 vai trò: Làm thầy của học trò, làm bạn của học trò và còn phải làm cha chú của học trò nữa. Để làm tốt 3 vai trò ấy tôi tâm niệm phải thực hiện thật tốt 6 chữ: “Tận tụy”(để làm thầy), “cởi mở”(để làm bạn), “động viên” (để làm cha chú). Tôi đã từng chung vui với thành quả của học trò, đã từng chia buồn với học trò khi thành quả “xuất sắc” kia lẽ ra đáng có mà đã không đến do “xui xẻo”. Lúc đó, ít nhiều tôi thấy mình có lỗi. Tôi nghĩ rằng ai cũng có những ưu điểm và cả những khuyết điểm, được khen ngợi và bị chê trách. Với tôi khen chê đều là những bài học. Tôi rất thích câu nói của Tuân Tử: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta”.
Bây giờ, nhìn lại con đường dẫn tôi tới làm thầy, tuy có chậm, những thành quả mà tôi “gặt hái” được còn ít so với nhiều người nhưng tôi trân trọng những thành quả đó. Đi trên con đường ấy, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên và sẻ chia của nhiều người. Nhân ngày 20/11, tôi nhớ đến họ và thầm cảm ơn họ.
Tháng 11/2010
P.T.K
Cảm tưởng
Thầy ơi, vậy là thầy đứng lớp của chúng em là lớp đầu tiên hả thầy? Thầy là một người thầy rất đặc biệt trong tâm trí của em và chắc chắn là của các thế hệ học trò sau này nữa. Có một điều mà em biết chắc đó là sau 4 năm đã ra trường không có bạn nào NH29 có thể quên được thầy. Thầy mãi mãi ở trong lòng chúng em và tất cả các thế hệ học trò đã may mắn được học. Em chúc thầy thành công hơn nữa trong sự nghiệp của mình. Em chào thầy ạ!
Dương Thị Hồng


CÂY KHẾ VÀ NGƯỜI LÀNH
Hoàng Kim
Thân thiết vườn tâm khế tím hoa
Nêu gương lành tính khắp muôn nhà
Sắn Lúa Ngô Khoai nhàn tâm trí
Trúc Mai Lan Cúc nhẹ can qua
Mừng ai trung hiếu noi bạch ngọc
Quý bạn hiền lương giữ trắng ngà
#Thungdung thành thản vui ngày mới
Người gần thêm quý tiếng thơm xa.
HOA KHẾ
Nguyễn Quế
Khế ngọt trong vườn vẫn trổ hoa
Khơi thêm vẻ đẹp của quê nhà
Đài xinh nũng nịu chờ sương ghé
Cánh mỏng thì thầm hẹn gió qua
Quyện nét tinh khôi cùng nhật tỏ
Lồng trang giản dị với trăng ngà
Không đem sắc ngọc đùa ong bướm
Gửi gắm ân tình vạn nẻo xa !
Kim Hoàng @Nguyen Que mình thêm ảnh và hiệu đính ít chữ. Cảm ơn bạn khuyến khích.
Giáo sư tiến sĩ Gia Ninh Trần tác giả “Kim Thiết Vũ Môn” tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng. Thầy có bài CÂY KHẾ CỔ THỤ GÓC SÂN NHÀ rất hay ám ảnh, nhưng nhiều tâm sự nặng lòng như Nguyễn Trãi, Tuân Úc vậy. https://www.facebook.com/gianinh.tran.3/posts/pfbid02Y1BpueRyyafzmZNhpYW6JXG7B933sJorpAfrPGSGdx919y83EFYHutBqWTvZm2RCl.
CÂY KHẾ CỔ THỤ GÓC SÂN NHÀ
Trần Gia Ninh
“Thân già, cành cỗi,
lầm lũi đâm chồi.
Khấp khởi bung hoa,
trời cho đậu quả.
Đêm mưa, gió dập luồn qua.
Ngậm ngùi khế rụng.
Đắng ngắt thân già.
Ơ hay…gió giật mưa sa,
bóng câu qua cửa, sao ta nặng lòng
Kim Hoàng thích An vui cụ Trạng Trình hơn.
Chí thiện, Trung Tân,
Bến chính bến mê
“Thu ăn măng trúc”
“Xuân tắm hồ sen“.
“An nhàn vô sự là tiên“.
Ngắm khế vườn nhà.
Trái lành cơm cá.
Vui thật…cây cao bóng cả,
nhàn tênh Gia Cát Mã Tiền Khóa nhẹ lòng
HOA KHẾ dường như hay hơn VỊNH HOA KHÉ. Thơ ngôn chí, thơ Đường Việt hóa hợp hơn là thơ ngâm vịnh và thơ thuần Đường thi trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc Việt và thích hợp ngày nay. Mình chép về #Thungdung 596 https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/cay-khe-va-nguoi-lanh/

MÓN NGON Ở NINH BÌNH
Hoàng Kim
Dù xa rồi vẫn nhớ
Món ngon ở Ninh Bình
Chén rượu mừng gặp mặt
#Thungdung vui bạn hiền
Vào Tràng An Bái Đính
Thăm Hoa Lư Cúc Phương
Kỳ Lân trời bảng lãng
Hoàng Long sông chảy hoài
“Minh Đỉnh Danh Lam
Lê Thánh TôngĐính Sơn danh tiếng thực cao xa
Che chở kinh thành tự thuở xưa
Nhân kiệt, địa linh nên vượng khí
Núi thiêng cảnh đẹp vững sơn hà.”












































Vào Tràng An Bái Đính
Nhiều năm trước đến thăm
Nhớ thịt dê cơm cháy
Chuyện đời vui trăm năm
Người thân hẹn gặp lại
Tràng An xa mà gần …

Du lịch sinh thái Việt
Hà Nội mãi trong tim
Hồ Ba Bể Bắc Kạn
Bản Giốc và Ka Long
Về Việt Bắc nhớ Người
Dấu xưa thầy bạn quý
Người vịn trời chấp sói
Thăm thẳm trời sông Thương
Vào Tràng An Bái Đính
Thăm Hoa Lư Cúc Phương
Vườn Quốc gia Việt Nam
Món ngon ở Ninh Bình
Chén rượu mừng gặp mặt
#Thungdung vui bạn hiền
xem tiếp Vào Tràng An Bái Đính tài liệu và hình ảnh tuyển chọn của năm 2011 tại https://hoangkimvietnam.wordpress.com/tag/vao-trang-an-bai-dinh/ Hình ảnh mới nhất năm 2022 tại đây
Đinh Văn Lữ hát rằng:
“Tràng An đón bạn bao nỗi nhớ
Hẹn ngày hội ngộ chốn Hoa Lư
Thung Nham vẫy gọi mời bạn hữu
Đàn chim Việt vui đón bạn hiền.
Cúc Phương Bái Đính ngàn năm đợi
Mừng bạn về thăm phát tích xưa
Bờ cõi đất Nam muôn đời thịnh
“Đại Cồ hương quốc vạn đại xuân
Hoa Lư chốn tổ nôi trồng lúa
Thịt dê cơm cháy cùng bạn quý
Ta bạn chia vui vạn nẻo đường
Tràng An Bái Đính thiên vạn cổ
Di sản thiên nhiên mãi trường tồn
Bồ đào rượu ngọt chén lưu ly
Ôm ghì kỷ niệm mãi nhâm nhi
Ra về xin hẹn luôn lui tới
Mong cho sức khỏe mãi xuân thì”

Cụ Quang Hoạch tiếp lời
LÀM SAO PHẢI XOẮN
Các bạn hưu gặp nhau
Không việc gì phải xoắn
Ra biển – Thì cứ lặn
Lên rừng – Thì cứ leo
Thích cao – Thì cứ trèo
Thích thấp – Thì cứ ngụp
Răng yếu – Thì ăn súp
Răng khoẻ – Thì nhai xương
Còn sức – Chơi bốn phương
Yếu mệt – Thì nằm nghỉ
Không bận tâm suy nghĩ
Danh vọng với tiền tài
Con cái – Đúng hay sai
Tự nó – Rồi sẽ hiểu
Không đợi con báo hiếu
Không buộc người trả ơn
Không thù hận căm hờn
Không chi ly tính toán
Sống vô tư, đơn giản
Giúp được ai thì làm
Không chắt bóp, tham lam
Không so bì, ích kỷ
Để cho đầu óc nghỉ
Luyện cho sức dẻo dai
Luyện giấc ngủ sâu, dài
Luyện ăn, uống ngon miệng
Vui đâu – Thì cứ đến
Cho thư thái tâm hồn
Sức khoẻ – Phải bảo tồn
Khám định kỳ- Nên nhớ
Nhỡ có bệnh – Không sợ
Tìm ra cách – Dung hoà
Trong vũ trụ – Bao la
Con người luôn nhỏ bé
Hãy sống – Cho vui vẻ
Được nhiều, ít – Tuỳ thiên
Về Giời… lẽ tự nhiên
Cũng không cần phải xoắn.
Ai rồi cũng sẽ già
Việc gì mà phải xoắn ?
Đời cũng đâu phải ngắn
Cứ vui vẻ sống thôi
Còn khoẻ mạnh cứ chơi
Quên tuổi già đi nhé
Miễn làm sao ta khỏe
Con cháu đỡ phải lo
Giờ thằng bé thằng to
Về hưu bằng nhau hết
Tiền nhiều nhưng khi chết
Có mang đi được đâu
Nên giờ có nghèo giàu
Đều là không quan trọng
Giờ chẳng ham danh vọng
Chẳng mơ chức mơ quyền
Miễn sao có ít tiền
Không phải nhờ con cháu
Gặp nhau thì tán gẫu
Còn khoẻ đi chơi xa
Yếu thì ở lại nhà
Buôn dưa và chém gió
Con cái _ kệ chúng nó
Đừng can thiệp sâu vào
Chúng bảo mình tào lao
Ôm rơm cho rặm bụng
Miễn chúng chịu làm lụng
Không gây họa được rồi
Đời chúng phải lo thôi
Mình lo sao cho đặng
Trải gừng cay muối mặn
Giờ mình sống cho mình
Mình phải đẹp phải xinh
Thảnh thơi cùng cuộc sống
Cuộc đời luôn sôi động
Kệ ! Chẳng phải nghĩ suy
Giờ chẳng thể suy bì
Ai thua và ai được
Đời vẫn đang phía trước
Chân ta tự bước thôi
Dẹp bớt đi cái tôi
Cuộc sống thêm sôi động
Ai cũng đều phải sống
Ai rồi cũng sẽ già
Cứ kệ nó đi nha
Việc gì mà phải xoắn ?
Khà khà….
QH Sưu tầm TĐK

Cụ Hoàng Kim góp vui
Về hưu cuốc đất trồng rau,
Nhàn tênh hôm sớm, giải dầu #Thungdung
Rượu bia thuốc lá chẳng màng
Chính liêm cần kiệm không phiền lụy ai
Thảnh thơi nắng sớm mưa mai
Giúp con, dạy cháu, khuyến ai cần mình
An nhàn, đức độ, công minh
Tìm lành, lánh dữ, hoàng thành HƯU TU.
Về hưu việc cứ lu bù
Kiệm cần vẫn quý từng xu, từng đồng
Làm thêm đâu phải buồn lòng
Mà quen lao động thong dong tối ngày
Người thân đùa bảo đi cày
Vì không lười được, hưu này HƯU TRÂU.
Về hưu chẳng thiết đi đâu
Nấu cơm, dạy cháu, nhặt rau, quét nhà
Giúp con, khuyến học, trông già
Kiêm luôn bảo vệ coi nhà, giữ xe
Chẳng màng điều tiếng khen chê
Vui làm HƯU CHÓ vợ thuê việc nhà
Về hưu vẫn rộng đường xa
Lưng còn lấm đất đâu là HƯU NON.
Chẳng hề lạc lối làm ăn
Cơ may thời vận khó khăn nghiệp mình
Mới hay đá nát ngọc lành
Nhân duyên tiền định trời dành phận cho.
Về hưu lẫn thẩn làm thơ
Thiên cơ nhân quả cứ ngờ rằng hay
Mã tiền khóa luận đúng sai
Đức năng thắng số vui say việc đời
Trần Đoàn thỏa chí rong chơi
Thênh thênh bạn quý ấy thời HƯU HÂM
Cuộc đời thoáng chốc trăm năm
Đồng dao người lớn tri âm thành vè:
“Ai ơi lẳng lặng mà nghe
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau” (7).
“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời hiếu hạnh làm câu trau mình” (3):
“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm” (1)
“Trai khôn thì được vợ chiều
Gái ngoan thì được chồng yêu suốt đời” (2).
“Nên thợ nên thầy nhờ có học
No ăn no mặc bởi hay làm” (4) .
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng
Không bằng kinh sử một vài pho”(5).
“Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau. (6)
xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/tho-vui-nhung-ngay-nhan/
Những câu thơ trích dẫn : (1) (2) (6) Ca dao người Việt cổ; (3) (7) Nguyễn Đình Chiểu: (4) Nguyễn Trãi; (5) Lê Quý Đôn
Nguồn: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vao-trang-an-bai-dinh

MAI TỚI TIẾT LẬP ĐÔNG
Hoàng Kim
Nắng thật trong và trời thật xanh
Ta đi về chốn an lành tháng năm
Ngày mai tới Tiết Lập Đông
Thung dung vẹn kiếp khép vòng càn khôn

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày
Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter