Ông Hồ Sáu Đồng Nai

HoSau2

ÔNG HỒ SÁU ĐỒNG NAI
Hoàng Kim

Ông Hồ Sáu hội viên hội nông dân ấp An Hòa, xã Tây Hòa, Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.được Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Lao Động hạng Ba vì đã có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi từ năm 2007 đến năm 2011, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ông Hồ Sáu đã nổi danh là ‘ vua mì Đồng Nai”, là doanh nghiệp thành công, là giám đốc khéo tổ chức sản xuất chế biến kinh doanh giỏi, tạo an sinh, đời sống cơ hội thu nhập và việc làm cho trên 200 hộ nông dân, phần lớn là hộ nghèo, nay tự chủ vươn lên ổn định đời sống, với quan hệ tình làng nghĩa xóm tốt. Bài này (Kim Notes lắng ghi chú) tôi viết năm 2013, nay bổ sung thêm ít tư liệu mới theo trình tự thời gian để thầy bạn tiện theo dõi một câu chuyện tình bạn gắn bó, gần gũi trên ba mươi lăm năm. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ong-ho-sau-dong-nai/

Những nông dân trồng sắn giỏi của hai huyện Eakar và Krông Bông nơi Địa chỉ xanh trồng sắn cao sản KM419 ở Đắk Lắk đã về thăm trang trại của tỷ phú nông dân Hồ Sáu tại xã Tây Hòa huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai. Sinh viên Nông học Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh cùng với Lớp học trên đồng Đăk Glong Oxfarm, các nông dân giỏi của nhiều nơi cũng tìm tới tham quan học tập mô hình lão nông chế biến phế phẩm thành hàng xuất khẩu của ông Hồ Sáu, Tôi lưu lại ba chỉ mục thông tin trên đây và hình ảnh ông Hồ Sáu với tiến sĩ Hoàng Kim bên Giống sắn KM140 VIFOTEC , Sắn Việt Nam bài học quý hai bài báo của anh Nguyễn Một và anh Mạnh Thắng cùng ít hình ảnh không quên về người bạn lâu năm không quên.

GIỐNG SẮN KM140 VIFOTEC
Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009.

Câu chuyện ảnh tháng Tư Chọn giống sắn Việt Nam Nhớ bạn nhớ châu Phi Hình ảnh các chuyên gia sắn châu Phi thăm sắn Việt Nam. Giống sắn KM140 giải VIFOTEC

Giống sắn KM140, giải Nhất VIFOTEC năm 2010, là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009). Giống KM140 được Bộ Nông nghiệp & PTNT, cho phép sản xuất thử trên toàn quốc (Quyết định số 3468/ QĐ- BNN- TT, ngày 05/ 11/ 2007) và công nhận chính thức tại Quyết định số 358 ngày 20 tháng 09 năm 2010 và cho phép sản xuất hàng hoá trên toàn Quốc theo Thông tư số 65. 65/2010/TT-BNNPTNT, ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 0714-10-10-00.và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTEC năm 2010. http://news.gov.vn/Home/VIFOTEC-2009-boasts-for-high-applicability/20101/6051.vgp Giống KM140 được trồng chủ lực tại nhiều tỉnh phía Nam giai đọn 2008-2010 với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, năm 2010 trên 150.000 ha; hiện là giống phổ biến.

Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%.
+ Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94

Chọn giống sắn Việt Nam; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC http://news.gov.vn/Home/VIFOTEC-2009-boasts-for-high-applicability/20101/6051.vgp

xem tiếp Giống sắn KM140 VIFOTEC https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-san-km140-vifotec/

Giống sắn KM397
Nguồn gốc: KM397 là con lai của KM108-9-1 x KM219 là tổ hợp lai kép (SM937-26 x SM937-26) x (BKA900 x BKA900) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm từ năm 2003 (Hoàng Kim và ctv 2009). Giống bố SM937-26 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1995 (Trần Ngọc Quyền và ctv, 1995). BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. KM397 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai giống cha mẹ SM937-26 và BKA900.

        Đặc điểm giống: KM397 có thân nâu tím, thẳng, nhặt mắt, không phân nhánh; lá xanh thẫm, ngọn xanh, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, thích hợp xắt lát phơi khô và làm bột. Thời gian thu hoạch 8-10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi 33,0 – 45,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,5 – 29,6%, tỷ lệ sắn lát khô 42,5 – 44,3%, năng suất tinh bột 9,2- 13,5 tấn/ha, năng suất sắn lát khô 13,8 – 17,6 tấn/ ha. chỉ số thu hoạch 60 – 63,0%. Giống sắn KM397 chịu khô hạn tốt, rất ít nhiễm sâu bệnh, thời gian giữ bột tương đương KM94. (Trích hình ảnh và thông tin trong bài Chọn giống sắn Việt Nam https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/)

HoSau1

TỶ PHÚ NÔNG DÂN
Nguyễn Một

Đến xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom hỏi tên ông Hồ Sáu thấy người dân nào cũng biết. Sinh ra ở vùng quê nghèo, từng bị bom đạn vùi trong đất, lang bạt từ năm 13 tuổi, nhưng hôm nay Hồ Sáu trở thành một trong những nông dân nổi tiếng nhất của Đồng Nai, là người có vinh dự được đón tiếp Chủ tịch Nước tại nhà riêng.

Tuổi thơ dữ dội

Hồ Sáu – chỉ nghe cái tên đủ biết con người được sinh ra ở vùng quê nghèo “đất chật người đông, nên khi đặt tên mẹ cha cũng không cần thêm chữ lót” (Thơ Tạ Nghi Lễ). Đứng giữa bầy dê hàng ngàn con, Hồ Sáu trầm tư kể: “Tôi sinh ra ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, nơi xảy ra những trận đánh ác liệt, bom rơi đạn nổ trên đầu, mạng sống như sợi chỉ mành treo chuông. Hơn 50 tuổi cha mẹ mới sinh được tôi, đứa con độc nhất của gia đình, nhưng nhà không đủ ăn nên dù là con một, tôi cũng không khác gì những đứa trẻ khác ở quê, cũng lấm láp đất bùn trong cuộc mưu sinh. Năm tôi 13 tuổi, một quả bom rơi cạnh nhà vùi tôi trong đất, cha mẹ tôi gào khóc bới đất tóe máu năm đầu ngón tay, may mà tôi còn thoi thóp thở, cha mẹ mừng muốn ngất đi luôn. Vài ngày sau, hai cụ gói cho tôi dăm ký gạo, vài bộ quần áo trong tay nải và nghẹn ngào bảo: “Con vào Sài Gòn đi, có thể khó khăn giữa xứ lạ quê người, nhưng tránh được đạn bom, may ra giữ được giọt máu của nhà ta”.

Ông bắt đầu cuộc đời trôi nổi nơi “đất khách quê người” từ năm 13 tuổi với thùng cà rem trên vai, đêm về co ro nơi vỉa hè, có được chút tiền ông thuê nhà trọ trong khu ổ chuột. Quyết tâm đổi đời.

Giàu từ củ sắn

Sau ngày đất nước thống nhất, Hồ Sáu trôi dạt về Trảng Bom làm thuê dành dụm mua được miếng đất bạc màu. Bà con ở đây trồng cây, cây cỗi; trồng lúa, lúa lép nên đất rẻ như cho, ông mua cả héc-ta cũng chỉ có giá vài chỉ vàng.

Bằng kinh nghiệm của vùng quê mà củ sắn, củ khoai là chủ đạo, ông nghĩ ngay việc trồng sắn. Ông mày mò học hỏi. May mắn ông biết được Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Hưng Lộc đang trồng thử nghiệm giống sắn mới có năng suất cao: 25-30 tấn/ ha. Ông đã đến nhờ trung tâm hỗ trợ một số giống mới và hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc giống sắn này. Khi nắm trong tay giống mới và kỹ thuật trồng, ông nảy ra ý định thuê thật nhiều đất để đầu tư trồng sắn. Nhưng khó khăn gặp phải là vốn đầu tư lấy ở đâu ra? Ông đánh liều đến ngân hàng trình bày ý đồ mở rộng sản xuất, không ngờ khi nghe ông đưa ra dự án khả thi, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp huyện Trảng Bom đồng ý cho vay vốn. Có vốn, ông mạnh dạn thuê 40 ha đất trồng sắn (mì) năng suất cao. Thấy ông táo bạo ai cũng lắc đầu lè lưỡi bảo ông liều mạng. Mặc, Hồ Sáu tâm sự với vợ: “Được ăn cả ngã về không, mình xuất thân có gì đâu, cùng lắm thì trở lại với con số không như ngày xưa vậy!”. Trời đất không phụ người tận lực. Kết quả là vụ sắn năm 1993-1994, Hồ Sáu trúng lớn, lãi hơn 400 triệu đồng. Đó là cột mốc đánh dấu sự đổi đời của gia đình nông dân nghèo Hồ Sáu. Sau thành công lớn đó, ông được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định đi tuyên truyền từ Nam, Trung rồi ra Bắc để nhân rộng giống sắn này.

Ông kể: “Thấy tôi thành công với cây sắn, nông dân các tỉnh đã đưa vào trồng đại trà, năng suất lên tới 40 tấn/ha, cao hơn bất cứ giống sắn nào lúc bấy giờ”. Ông đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tặng Bằng khen và Huy chương Vì sự nghiệp nông nghiệp, nông thôn.

Nay Hồ Sáu đã xây dựng được dinh thự trị giá hàng tỷ đồng nằm giữa khuôn viên 4 ha đất với hoa viên sang trọng. Hòn giả sơn, cây cảnh, công trình điêu khắc… Từ những gốc cây đồ sộ mang về từ vùng Mã Đà cao gần chục mét đã dần hiện hình ông Phúc, ông Lộc, ông Thọ, dưới bàn tay của những người thợ chạm khắc tài hoa ở làng mộc Đông Giao nổi tiếng ngoài Bắc được ông mời về. Nhìn dinh thự và khu vườn ấy ít ai nghĩ rằng vợ chồng ông đã tạo ra nó từ củ sắn, củ khoai, từ đôi bàn tay chai sần lao động của một người nông dân.

Làm ăn lớn

Từ bao đời nay người nông dân luôn gắn việc trồng trọt với chăn nuôi. Sau khi đi tham quan mô hình nuôi dê ở tỉnh Ninh Thuận, Hồ Sáu nhận thấy khí hậu và thức ăn cho dê ở Đồng Nai cũng thuận lợi, nên đã đầu tư 300 triệu mua 200 con dê giống. Đến nay, đàn dê sinh sản và phát triển lên gần 3.000 con. Nhiều nông dân trong vùng đến học tập mô hình, ông sẵn sàng giúp đỡ họ về kỹ thuật và vốn. Để đảm bảo đầu ra cho bầy dê của ông và của bà con nông dân, ông đã phát triển dịch vụ kèm theo là cung cấp thịt dê cho thị trường Đồng Nai.

Ông kể: “Hồi mới chăn dê, tôi phải phóng xe máy lân la khắp TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương cả tháng trời để tiếp cận quán thịt dê. Vào quán nào cũng nhậu món dê, ăn phát ngán luôn. Rồi lân la hỏi giá, sau đó từ chỗ khách nhậu tôi quay sang tiếp thịt dê của mình. Có lần hỏi nhiều quá, một tay chủ quán gắt: “Ông vào nhậu hay cần người tâm sự, để tôi kêu cho ông mấy đứa tiếp viên”. Sau này, chính ông chủ nhà hàng này không những chuyển sang lấy thịt dê của ông mà còn tiếp thị thêm cho ông bán thịt dê ở những quán khác.

Hiện nay, mỗi ngày ông thu gom dê và giết thịt 50 con. Lòng dê bán không có giá, ông dùng để nuôi cá sấu. Lũ cá sấu trong vườn ông ngày nào cũng được thưởng thức món lòng dê nên chúng béo nung núc và lớn nhanh như thổi. Nay trong 4 ha đất vườn nhà Hồ Sáu ngoài mấy ngàn con dê, còn có gần trăm con lợn rừng, hơn trăm nhím cá sấu, kỳ đà. Vào tham quan khu vườn của ông mới biết người nông dân không bao giờ dùng đất để chơi như người thành thị.

Từ một héc-ta đất bạc màu cách đây hai mươi năm, đến nay tỷ phú nông dân Hồ Sáu có 4 ha cao su, 2 ha cà phê, mấy chục héc-ta trồng sắn, cây ăn trái, một lò mổ, một nhà máy chế biến tinh bột… Mỗi năm ông có thu nhập hơn tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 50 người. Quả là một hiện thực vượt quá xa ước mơ của cậu bé bán cà rem năm xưa. Ngày ấy ngay cả trong giấc mơ ông cũng không dám nghĩ đến cơ ngơi bề thế này.

Hồ Sáu thành thật: “Ngày xưa tôi chỉ ước mơ có căn nhà nho nhỏ, ngày nay tôi biết nhiều bà con cũng đang có ước mơ như tôi ngày xưa!”. Để giúp bà con thực hiện ước mơ ấy, ông tham gia Hội Khuyến nông bôn ba khắp huyện Trảng Bom để hướng dẫn bà con cùng làm giàu, ai khó khăn ông cho mượn vốn, tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện của địa phương. Tuy nhiên, những điều này tôi không nghe ông nói mà chỉ nghe bà con nông dân kể lại.

(Theo Tiền Phong)

LÃO NÔNG BIẾN PHẾ PHẨM THÀNH HÀNG XUẤT KHẨU
Mạnh Thắng

Đã nổi danh là “vua mì” (sắn) ở vùng đất Đồng Nai, nông dân Hồ Sáu lại mày mò sản xuất thức ăn gia súc với sản phẩm chuyên dùng cho cừu, dê, bò. Sản phẩm của ông được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc.

Danh “vua mì” Hồ Sáu đã nổi tiếng ở vùng đất Đông Nam Bộ từ hơn chục năm qua. Cây mì, loại cây của người nghèo, giúp nông dân Hồ Sáu đổi đời thành tỷ phú nông dân. Từ người nông dân chân lấm, ông Hồ Sáu đã có mặt tại các diễn đàn, hội thảo của ngành nông nghiệp, được nhận các giải thưởng lớn của nhà nước.

HoSau5

Ông Hồ Sáu và sản phẩm thức ăn cho bò sữa.

Năm 13 tuổi, từ đất Quảng Ngãi tha hương vào Sài Gòn, ông đã kiếm sống với thùng cà rem trên vai và nhiều nghề khác. Sau ngày giải phóng, ông đến lập nghiệp tại xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom (Đồng Nai).

Duyên số ông gắn với cây mì bắt đầu từ năm 1994, khi ông được thuê nhổ củ mì cho Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc. Phát hiện có giống mì mới vừa nhập về từ Thái Lan, trồng thử nghiệm mang lại năng suất cao gấp 5 lần so với giống cũ, ông về nhà, gom hết 6 chỉ vàng dành dụm được đem mua 1ha đất để trồng giống mì mới. Giống mì mới cho năng suất cao, mang lại giá trị kinh tế cao. Đến nay, sau hơn 18 năm, nông dân Hồ Sáu đã sở hữu hơn 100ha đất trồng mì mỗi năm thu lời hàng tỉ đồng.

Ông còn đầu tư cho chăn nuôi dê, nhím để tận dụng nguồn thức ăn từ củ mì.

Câu chuyện sản xuất thức ăn gia súc của ông Hồ Sáu cũng bắt nguồn từ suy nghĩ hết sức nông dân. Là vùng đất 6 tháng nắng và 6 tháng mưa trong năm. Mùa mưa, cỏ cây tươi tốt thừa thức ăn trâu, bò, dê. Nhưng đổi lại 6 tháng mùa khô cây, cỏ ruộng vườn khô cháy, đàn gia súc đói trơ xương vì thiếu ăn.

HoSau4

Sản phẩm thức ăn gia súc được đóng bao vận chuyển bằng container xuất khẩu.

Nghĩ đến việc dự trữ thức ăn dành cho gia súc trong mùa khô, ông Hồ Sáu tự mày mò ủ thức ăn lên men từ các loại cỏ xanh, cây bắp, vỏ đậu, xác mì… Ban đầu chỉ là làm ra thức ăn cho đàn gia súc của mình, thử nghiệm đạt hiệu quả rõ khi đàn dê của ông nuôi phát triển tốt, ông Hồ Sáu lại nghĩ đến việc sản xuất đại trà đưa sản phẩm ra thị trường.
Ông kể: “Tôi tìm hiểu, thấy nước ta có rất nhiều nhà máy chế biến thức ăn cho heo, gà, tôm, cá… nhưng nhà máy chế biến thức ăn cho bò, dê, cừu, ngựa thì không thấy. Sau một thời gian tìm kiếm công nghệ và sản xuất thử nghiệm, năm 2008, tôi thành lập Công ty cổ phần Việt Nông Lâm. Sản phẩm chính là sản xuất thức ăn cho bò”.

Những phế phẩm của sản xuất nông nghiệp vốn là thứ bỏ đi như cỏ, bả mì, vỏ trái cây, thân cây bắp… đã được ông Hồ Sáu mua lại chế biến thành thức ăn gia súc giàu dinh dưỡng.

Đều đều mỗi tháng công ty của ông Hồ Sáu sản xuất trên 1.000 tấn thức ăn gia súc cung ứng cho các trang trại. Còn các đối tác nước ngoài tiêu thụ khoảng 3.000 tấn thức ăn gia súc do công ty của ông Hồ Sáu sản xuất mỗi tháng.

Ông Sáu nói: Tại sao thức ăn chăn nuôi của mình lại phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, trong khi nguồn nguyên liệu trong nước lại dồi dào, ngay cả nguồn phế phẩm nông nghiệp nếu biết khai thác cũng rất quý giá.

(Theo Tiền Phong)

CHÚNG TÔI BẠN NHÀ NÔNG NHỮNG CÂU CHUYỆN MỚI

Đoàn tụ đất phương Nam https://youtu.be/kdP9-NtK33s

Đoàn tụ đất phương Nam https://youtu.be/kdP9-NtK33s

HoSau3

Ông Hồ Sáu và thầy trò Nông học Đại học Nông Lâm TP HCM

ÔNG HỒ SÁU NGÀY NAY
Thầy Cường, vợ chồng ông Hồ Sáu, với Hoàng Kim và Hoàng Long

Sáu Kim chào ngày mới https://youtu.be/eZdJeqA5eQM

Kim Notes lắng ghi chú https://youtu.be/DP2sYnmJzRY

Vui sống giữa thiên nhiên https://youtu.be/yt51hm6rw6k
Chuyện ông Hồ Sáu thời @

Giống sắn HLS11 (trái) và Chọn giống sắn kháng CMD

xem tiếp …
Một cõi thiêng thăm thẳm

Chọn giống sắn kháng CMD

Ông Hồ Sáu vua mì Đồng Nai tâm đắc Tôi trên 35 năm đồng hành với thầy Hoàng Kim và đội ngũ đông đảo Mạng lưới Sắn Việt Nam (VNCP) thực hiện việc kết nối chặt chẽ giữa nông dân, doanh nghiệp nghề nông, nhà quản lý tổ chức sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản, hợp trí lực với Thầy nghề nông chiến sĩ , người Thầy nhà khoa học xanh . Tôi nay thật mãn nguyện làm ông nông dân thời @ có đất, có nhà, có gia đình êm ấm, được làm việc độc lập tự do theo sở thích, tâm nguyện, sở trường, sự thạo việc, được vui khỏe sống cho chính mình, được làm điều hay lẽ phải mình thích . Con cái tôi nay đã trưởng thành, tôi chia công đức cho tụi nó tự làm ăn theo ý riêng. Tôi vừa làm tùy thích vừa hưởng sự thanh nhàn với vợ con và bạn hữu.
Thầy Hoàng Kim cứ chọn giống sắn kháng bệnh có năng suất bột cao, tôi giúp tổ chức nhân giống sắn cho.

Tôi đùa vui với anh: Mình cùng thử nghiệm, đánh giá đúng năng suất bột, sức kháng bệnh của từng giống sắn kháng trên vùng bệnh nặng này. Giống sắn tốt năng suất bột cao kháng bệnh và bản quyền giống lần này phải chờ đợi kết quả công bố chính thức của nhóm sắn Hoàng Kim ở vùng sắn Phú Yên. Vui lòng cập nhật kỹ các thông tin gần đây Chọn giống sắn kháng CMD https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cwbd/Bảo tồn và phát triển sắn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/

Cuộc trường chinh vẫn tiếp tục. Người già trí tuệ tâm đức cần vui khỏe cố gắng . Ảnh chọn trích từ hai bài nêu trên.

Giống sắn KM419 bìa trái thấp cây, tán gọn, cọng đỏ, chống chịu trung bình với bệnh CMD và CWBD , và các dòng sắn lai ít bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 giữa, cao cây, cọng xanh, nhiễm nặng bệnh CMD

Chọn giống sắn Việt Nam giải pháp tiếp nối hiệu quả là sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao sạch bệnh tiếp tục lai tạo với các giống sắn kháng bệnh CMD đã có. Bài viết Chọn giống sắn kháng CMD kết nối Chọn giống sắn kháng CWBDChọn giống sắn Việt Nam đúc kết tóm tắt thông tin đã có và định hướng cho sự nổ lực Trúc Mai, Hoang Long, BM Nguyễn, Nguyen Van Nam, Nhan Pham, Hung Nguyenviet, Hoàng Kim, Jonathan Newby … đang lai hữu tính và bồi dục nâng cao tính kháng cho các giống sắn KM419, KM440, KM397, tốt nhất hiện nay

Bảo tồn và phát triển sắn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/

Giống sắn HLS11 (trái) và Chọn giống sắn kháng CMD

Chuyên mục

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC http://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365; Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

.