Vận khí và vận mệnh

VẬN KHÍ VÀ VẬN MỆNH
Hoàng Kim

Ngày xuân đọc Trạng Trình
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Giấc mơ lành yêu thương
Học không bao giờ muộn

Nữ sĩ Phan Lan Hoa nhận xét: “Thái Ất học của cụ Trạng Trình thì quả là phải dày công mới hiểu được. Nhưng sách của Giáo sư Tiến sĩ Y khoa Hoàng Tuấn, nguyên Giám đốc Bệnh viện 19/8 Bộ Công An thì viết theo phong cách mới, dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, tất cả những ai viết sách dựa vào Lục thập hoa giáp đều bị thiếu sót, vì lý do con số 60 không vào chu kỳ thời gian nào cả? Đó là lý do tại sao phải cố hiểu cho được thuật toán Thái Ất của Trạng Trình. Dù vậy cũng xin chia sẻ một chương của GS Hoàng Tuấn – theo đồn đại thì vị giáo sư này mới là nhà Đông phương học số 1 ở Hà Nội bây giờ, còn giáo sư đuổi mưa thì viết lách ngộ nghĩnh…Chương sách của giáo sư Hoàng Tuấn dự báo tiết khí năm 2021: 6 tháng mùa Hạ Thu không khí ẩm thấp; 6 tháng Đông Xuân rét mướt lạnh giá”.

Cám ơn nữ sĩ Phan Lan Hoa về lới nhận xét tinh tế và chương sách hay trích dẫn phù hợp. Từng nghe “Thuận thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả”, xin nhàn đàm . ‘Chính Ngọ đoán Kinh Dịch” vận khí và vận mệnh mối tương quan tương hợp.

CHÍNH NGỌ ĐOÁN KINH DỊCH
Hoàng Kim


Chính Ngo thuận thời chẳng sái đâu
Sửu vừa tới trước các thời sau
Phước lao động dốc lòng tứ mã
Thương hiền tài vững chí ngựa trâu …
Giáo dưỡng lòng dân cơ hội chóng
Chăm lo thế nước nhiệm kỳ lâu
Mã đáo thành công bền sức ngựa
Kinh Dịch xem chơi Ngọ đứng đầu

Ngoái nhìn năm cũ

CUỐI TÝ
Hoàng Gia Cương


Dẫu TÝ nhưng ta chẳng sá đâu
Bao nhiêu thằng lớn xếp hàng sau
Đây dần, đó mão, kia thân, ngọ
Nọ chó, này dê, đấy lợn, trâu…
Thỏa sức khoét tường – cơ hội lớn
Sa bồ ních thóc – nhiệm kỳ lâu
Thân dù bé tý ta … đâu tý
Trải mấy nghìn năm vẫn đứng đầu!

CHÍNH NGỌ
Hoàng Kim


Chính NGỌ còn dài chẳng ngắn đâu
Thuận thời phúc tướng xếp hàng sau
Đầu gà, đít vịt, kìa chó, lợn
Lốt cọp, thân dê, đấy khỉ, trâu…
Ngựa về đất hẹp, thời còn đợi
Chim bay trời rộng, thế đang lâu
Mèo nhỏ bắt chuột con … vờn chuột
Lộc Đỉnh Kim Dung cụ đứng đầu!

Kinh Dịch đoán chơi thời Tý Ngọ, vần xoay phước lớn Sửu, Mão Dậu. Sách hay phim hay Lộc Đỉnh Ký đang chiếu trên TV. Hình tượng Vi Tiểu Bảo trong “Lộc Đỉnh Ký” của đại văn hào Kim Dung đang ngấm ngầm hoặc công khai được yêu thích rất phổ biến của giới trẻ Trung Quốc và nhiều nước. Đó là hình mẫu thực dụng, biến trá “bất kể mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột”, Đó là sự cảnh báo đặc biệt sâu sắc không dễ thấy, về sự chuyển đổi tâm lý và hình mẫu biểu tượng của người Trung Quốc ngày nay được văn học hóa. Thay thế Nghiêu Thuấn, Lão Trang, Khổng Tử, Khổng Minh, Quan Công là những khuôn mẫu điển hình tiêu biểu của nhân nghĩa lễ trí tín, đến AQ, Nhật ký người điên, đến Vi Tiểu Bảo. Vua Khang Hi tài giỏi luôn coi Vi Tiểu Bảo là phúc tướng nhưng Vi Tiểu Bảo biết người biết mình giảo hoạt dè chừng lui đúng lúc trốn Khang Hi khi ‘đại công cáo thành’ Anh chàng từ TÝ đến NGỌ thời còn tung hoành hợp trong khoảng 😍😄😁ấy.

CHÍNH NGỌ ĐOÁN KINH DỊCH Kính chúc quý Thầy bạn vui khỏe http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-31-thang-12/; dự đoán Kinh Dịch từ Thời Tý đến Thời Ngọ với Chua Buu Minh, Nguyễn Lân Dũng, Phan Lan Hoa, Huỳnh Hồng, Phan Chi, Hoàng Quý Thân

Cám ơn nữ sĩ Phan Lan Hoa về lới nhận xét tinh tế và chương sách hay của giáo sư Hoàng Tuấn do nữ sĩ Phan Lan Hoa giới thiệu. Tôi từng nghe “Thuận thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả”, nên có chút nhàn đàm . ‘Chính Ngọ đoán Kinh Dịch” vận khí và vận mệnh trong mối tương quan tương hợp.

Tôi xin chép lại chút ghi chú về giáo sư Hoàng Tuấn tác giả cuốn sách nổi tiếng: “Kinh Dịch và hệ nhị phân” bình sinh là người thế nào?

Ăn cơm trưa ở nhà bác Hoàng Tuấn
thiensulacviet 22 Tháng Tư, 2011

Bác Hoàng Tuấn là Đại Tá bệnh viện trưởng bệnh viên 19. 8 của Bộ Công An ở Hanoi. Là người sáng lập “Câu Lạc Bộ Thăng Long Dịch học Nghĩa kỳ”. Giáo sư tiến sĩ Hoàng Tuấn là tác giả cuốn sách nổi tiếng: “Kinh Dịch và hệ nhị phân”. Gặp lại bác nhân ngày kỷ niệm 15 năm thành lập Câu Lạc Bộ, bác mời tôi cùng một số anh chị em nghiên cứu Lý học đến nhà bác dùng cơm trưa. Có thể nói rằng: Chính nhờ cuốn sách của bác, tôi mới xác định rằng: Bát Quái chính là ký hiệu toán học, siêu công thức của một lý thuyết thống nhất. Luận điểm này, tôi đã nhiều lần công bố trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn và ngay trong buổi lễ “Kỷ niệm 15 năm thành lập Câu Lạc Bộ Thăng Long Dịch học nghĩa kỳ”.

Cá nhân tôi rất quí trong bác Hoàng Tuấn và tôi luôn coi bác như bậc thầy, cũng như giáo sư Đào Vọng Đức. Đây là những nhà khoa học trân trọng những nghiên cứu của tôi, cho dù có thể họ chưa công nhận. Nhưng chí ít với tri tuệ bậc thày, họ cũng không có phản bác gây cho tôi những phiền lòng.

Trong bữa cơm thân mật, tôi hân hạnh gặp cả anh Xuân Cang – tác giả cuốn Bát tự Hà Lạc nổi tiếng. Tôi được anh tặng sách.

Sau buổi tiệc, lúc ngồi uống trà. Bác Hoàng Tuấn khuyến khích tôi và mọi người tiếp tục vinh danh nền văn hiến Lạc Việt, cội nguồn của nền Lý học Đông phương. Bác Hoàng Tuấn cho rằng: Nền văn hiến Việt chính là tương lai không chỉ của dân tộc Việt, mà còn là của văn minh nhân loại. Cách nhìn của giáo sư Hoàng Tuấn cũng là luận điểm mà tôi đã nhiều lần trình bày trên các diễn đàn. Lời khuyên của bác làm tôi ngậm ngùi nghĩ đến một ký niệm. Ngày ấy cách đây gần 5 năm, Thượng Tướng Hoàng Minh Thảo cũng nhắc tôi, khi tôi đến chúc Tết ngài. Ngài nói: “Cháu hãy cố gắng phục hồi và vinh danh nền văn hiến Việt”. Tôi hứa với ngài: “Xin Thượng Tướng yên tâm! Cháu hứa sẽ hết sức cố gắng!”. Nay ngài đã thành người thiên cổ.

Cầu xin anh linh ngài phù hộ trợ lực cho chúng tôi.

Tôi ra về với một sự cảm ơn sâu sắc vì sự đồng cảm của giáo sư Hoàng Tuấn khi khuyến khích tôi và mọi người về việc tiếp tục minh chứng cho Việt sử 5000 năm văn hiến. Tôi biết rằng phía trước còn nhiều cam go. Nếu một lý thuyết khoa học vượt trội, đã đủ cam go thì một lý thuyết thống nhất vũ trụ không dễ gì thuyết phục. Điều tôi hy vọng chính vì những phương pháp ứng dụng có hiệu quả từ hàng ngàn năm nay chính là hiện tượng minh chứng thuyết phục cho lý thuyết này. Nhưng phải có đẳng cấp mới hiểu được.

Ghi chú một số ảnh:


Từ trái sang phải:
Thiếu tá Phạm Chuyên. Phó giám đốc Trung Tâm nghiên cứu ứng dụng văn hóa Á Đông. Giáo sư tiến sĩ Hoàng Tuấn. Thiên Sứ. Nhà nghiên cứu Xuân Cang.  

Tiến sĩ Hoàng Sơn – Nguyễn Tất Đạt – Ngồi ngoài cùng bên phải – người sáng lập Câu Lạc Bộ Thăng Long Dịch học nghĩa kỳ và là chủ nhiệm Câu Lạc Bộ này từ ngày thành lập. Nay là Phó giám đốc Trung Tâm nghiên cứu ứng dụng văn hóa Á Đông, thuộc liên hiệp các Hội Khoa học Việt Nam. Anh đến muộn, nên chụp ảnh kỷ niệm sau cho ….đủ bộ đồ cổ!

Sách Khám phá một tia sáng văn hóa phương Đông tác giả Xuân Cang

Bác sĩ của người cao tuổi

(ANTĐ) – Số nhà 86A, Mỹ Đình không hề có biển hiệu nhưng những năm gần đây đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều bệnh nhân, trong đó có cả những người ở tỉnh xa tìm về. Bất cứ ai, dù lạ hay quen đều được chủ nhân, GS.TS Hoàng Tuấn, nguyên Giám đốc Bệnh viện 198 đón tiếp niềm nở, tận tình.

Một buổi chiều mưa gió rét mướt, khi tôi đến đã có 2 vợ chồng bệnh nhân từ Hòa Bình đang khám bệnh. Người chồng bị suy thận mạn. Được một người mách, họ đã tìm đến đây để nhờ cậy bác sĩ Hoàng Tuấn.

GS.TS Hoàng Tuấn năm nay đã 83 tuổi nhưng trông ông chỉ như ngoài 60, minh mẫn và khỏe mạnh. Gần 20 năm nay, sau khi nghỉ hưu, ông ở nhà viết sách và chữa bệnh. Ban đầu đây là địa chỉ quen thuộc của người dân khu Mỹ Đình, Từ Liêm. Nhưng tiếng lành đồn xa, giờ danh sách bệnh nhân của ông đã lan ra cả thành phố và nhiều tỉnh thành khác.

Từng tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa tại ĐH Berlin, năm 1970 sau khi trở về nước, ông được đề bạt là Trưởng phòng Y vụ, Trưởng khoa Nội – Thận, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô. Năm 1976, ông được điều về Mai Dịch xây dựng Bệnh viện 198 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Mặc dù là một bác sĩ Tây y nhưng ông lại rất am hiểu Đông y do gia đình đã nhiều đời nghiên cứu về Đông y. 20 năm làm Giám đốc bệnh viện, ông cũng là người đi đầu thành lập khoa Đông y, nay đã trở thành một khoa lớn tại Bệnh viện 198. Hàng loạt các sách về Đông y, văn hóa Á Đông đã được xuất bản mang tên Hoàng Tuấn. Hiện nay, ông cũng là Giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và ứng dụng Văn hóa Á Đông.

Trong Đông y có 4 phương pháp chữa bệnh quan trọng nhất là: bổ, hạ, giáng, tả thì 3 phương pháp: hạ, giáng, tả chữa các bệnh không hiệu quả bằng Tây y. Nhưng riêng phương pháp bổ thì Đông y luôn tỏ ra có thế mạnh hơn. Đây cũng là bài thuốc “nổi tiếng” của GS Hoàng Tuấn. “Ai gầy yếu đến đây sẽ đều tăng cân, béo tốt, khỏe mạnh”, ông nói vui.

Nhất là những người loét dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa, viêm gan B, dùng kháng sinh kéo dài dẫn đến cơ thể suy nhược, mệt mỏi sau khi được uống bài thuốc Bổ tỳ vị, Bổ đường tiêu hóa của GS Hoàng Tuấn đều cải thiện rõ rệt. Nhiều người bị viêm gan B mãn tính uống 6 tháng khi xét nghiệm mất phản ứng viêm gan B do cơ thể khỏe lên, tăng cường sức đề kháng. Với những người thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, ông cũng có bài Bổ huyết kiện tỳ rất hiệu nghiệm. Những người mất ngủ thường xuyên chỉ cần vài thang thuốc của ông là khỏi bệnh.

Bổ thận dưỡng vinh cũng là một bài thuốc có “thương hiệu” của GS Hoàng Tuấn. Hiện nay có khá nhiều người bị suy thận mạn, đặc biệt là nam giới và người cao tuổi. Suy thận mạn là tình trạng diễn tiến suy chức năng thận rất chậm. Nguyên nhân gây bệnh thường là do tiểu đường, cao huyết áp hoặc viêm cầu thận cấp. Người bệnh thường mệt mỏi, giảm năng lực, mất ngủ, sau đó chán ăn, buồn nôn. Nếu để lâu sẽ dẫn đến các triệu chứng tim mạch như viêm màng ngoài tim, suy tim, sung huyết và cao huyết áp. Đồng thời, người bệnh sẽ bị thiếu máu và dễ đông máu, thần kinh mỏi mệt, mất tập trung, mất ngủ, lú lẫn bị hôn mê.

Theo GS Hoàng Tuấn, điều trị suy thận bằng Đông y là sử dụng các bài thuốc nuôi dưỡng cơ thể, giải độc lợi tiểu nhằm chống viêm và phục hồi các tế bào sắp chết vì xơ hóa. Đối với các bệnh nhân suy thận mạn, ông phối hợp theo quan niệm về âm dương, thủy hỏa… của người xưa, dùng cả hai bài thuốc “Lục vị” và “Bát vị”, tùy từng bệnh nhân mà gia giảm các liều lượng cho thích hợp. Mỗi bài thuốc của ông thường có từ 30-35 vị, tự ông đi chọn thuốc, bài chế. Nhiều bệnh nhân đã tỏ ra rất tâm đắc khi dùng bài thuốc Bổ thận dưỡng vinh của ông do tính hiệu quả của nó.

Điều đặc biệt là với những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, từ nhiều năm nay GS.TS Hoàng  Tuấn thường khám chữa bệnh miễn phí. Ông chia sẻ:  Tôi sinh ra trong gia đình Nho học nhiều đời và làm thuốc ở địa phương. Tôi rất thích câu nói: “Tốn hữu dư, bổ bất túc”, có nghĩa là lấy chỗ thừa bù chỗ thiếu, cũng tức là lấy của người giàu bù cho người nghèo. Đó cũng là lẽ bình thường của tự nhiên.

GS. Hoàng Tuấn: Nghiên cứu trời đất để chữa bệnh

GS.TSKH Hoàng Tuấn, nguyên Giám đốc bệnh viện 19/8 Bộ Công an, Giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và ứng dụng Văn hóa Á Đông dù đã ở tuổi 83 nhưng trông ông như chỉ ngoài 60 tuổi.

Ông vốn là TS về Tây y, nhưng lại có vài chục năm nghiên cứu về cổ học phương Đông, về lịch toán và thuật số cổ. Từ chỗ nghiên cứu về âm dương, ông đã vận dụng nhuần nhuyễn vào đông y để chữa bệnh hiệu quả. pv đã có cuộc trò chuyện với ông trong ngôi nhà nhỏ tại Mỹ Đình, Hà Nội.

Con người là vũ trụ thu nhỏ

Thưa giáo sư, ở cái tuổi 83, chắc thời gian của ông chỉ dành cho việc nghỉ ngơi?

Ấy, các cô đừng nghĩ thế. Còn sống, còn thời gian là tôi còn viết sách. Cuốn Học thuyết Âm Dương và Phương dược cổ truyền của tôi được Nhà Xuất bản VHTT tái bản tháng 3/2009. Rất nhiều bạn đọc xong đã viết thư về hỏi tôi nhiều điều.

Trong cuốn sách này, tôi đã vận dụng lý thuyết của người xưa để chữa bệnh. Đó là lý thuyết cơ sở của triết học cổ: mô hình “Âm dương – Ngũ hành” và “Bát Quái”. Từ mô hình này, người xưa đã áp dụng vào y học.

Nghe có vẻ rất trừu tượng, tôi băn khoăn việc chữa bệnh như vậy có căn cứ khoa học không?

Xuất phát từ nhận thức rằng, con người cũng như sinh giới nói chung đều do những chất liệu từ vũ trụ mà ra. Các danh y cổ đại đã đề xuất lý thuyết “nhân thân tiểu thiên địa” – con người là vũ trụ nhỏ. Từ quan điểm đó, người xưa cho rằng, những định luật chi phối vũ trụ cũng chi phối con người. Đó là cơ sở của việc áp dụng lý thuyết “âm dương ngũ hành” vào y học.

Trong con người, ngoài là dương, trong là âm. Đối với thân thể sau lưng là dương, trước bụng là âm, với phủ tạng: tạng là âm, phủ là dương…

Sức khoẻ của con người là sự cân bằng âm dương. Dương khí thịnh thì phát sinh nhiệt chứng, âm khí thịnh thì phát sinh hàn chứng; Âm cực sinh nhiệt, nhiệt thịnh sinh hàn, đó là quy luật biến hóa của âm dương. Nắm được quy luật này kết hợp kiến thức Tây y và Đông y  sẽ đưa ra được phương thuốc tốt cho người bệnh.

Chữa bệnh không phải vì lợi nhuận 

Người Trung Quốc có vẻ cũng rất giỏi vận dụng “âm dương ngũ hành” vào chữa bệnh. Cách chữa bệnh của ông khác với họ ở điểm gì?

Vì Bắc Kinh và Hà Nội cách xa nhau gần 3.000 cây số nên ngày trăng tròn, trăng khuyết khác nhau. Trong khi đó trăng tròn hay khuyết sẽ ảnh hưởng đến con nước. Mà con nước lên hay xuống đều có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Ảnh hưởng đến vòng kinh của phụ nữ.

Thậm chí ảnh hưởng cả đến một số bệnh mạn tính như hen suyễn, phong thấp, dị ứng… Do vậy mà cách chữa bệnh theo Đông y thì Trung Quốc và Việt Nam đều có chung lý luận cơ bản nhưng bài thuốc có phần gia giảm khác nhau, hợp với dược liệu từng nước.

Người làm Đông y thường rất hay giấu các bài thuốc, nhất là bài thuốc gia truyền. Với ông thì sao? Ông có giữ các bài thuốc mà ông đã mất rất nhiều thời gian nghiên cứu?

Tôi chữa bệnh không phải vì lợi nhuận. Tôi chữa vì những người quen thân tới nhờ tôi chữa. Trong một bài thuốc Đông y, tôi luôn phối hợp 40 – 50 vị thuốc.

Dựa vào kinh nghiệm và kiến thức của các danh y của Trung Quốc và của ta để lại, tôi còn khảo sát thêm sách của GS Đỗ Tất Lợi về cây thuốc Việt Nam. Từ đó tôi tạo ra những bài thuốc tổng hợp, có lợi cho việc chữa từng loại bệnh.

Có rất nhiều bệnh liên quan đến các “vi chất” mà các phương pháp xét nghiệm sinh hóa ngày nay cũng chưa đo đạc được. Nhiều người bệnh đến với tôi ở trạng thái suy nhược, mệt mỏi, bất an mà các phương pháp chiếu chụp thực thể, kể cả siêu âm, cộng hưởng từ… cũng không phát hiện được.

Với những bệnh nhân này tôi đã dùng những bài thuốc tổng hợp nhiều dược liệu thảo mộc “bán thực phẩm”, mục đích để bổ sung nguồn vi chất dinh dưỡng cho người bệnh. Do vậy mà tôi không sợ lộ bài thuốc.

Nhiều người bệnh của ta đang lao vào các phòng khám Đông y Trung Quốc chữa bệnh. Phải chăng do “trình” của các bác sĩ Đông y Trung Quốc hơn chúng ta?

Về đào tạo, bác sĩ Trung Quốc cũng không hơn gì bác sĩ Việt Nam. Chỉ có bác sĩ nào khi ra trường chịu khó nghiên cứu, học hỏi thêm, tiếp thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong những năm hành nghề thì mới có trình độ hơn hẳn.

Tôi thấy nhiều thầy thuốc Đông y Trung Quốc cũng như Việt Nam không công khai bài thuốc. Điều đó là không đúng. Tất cả vị thuốc trong bài thuốc được vận dụng khoa học đều phải công khai. Bí quyết nằm ở chỗ gia giảm, sao tẩm thì có thể giữ nghề, không nói ra. Chữa bệnh theo cách “huyền bí” là không đáng tin.

Cho đến giờ, ít nhiều ông đã khẳng định được danh tiếng của mình. Điều đó không phải ai cũng có thể làm được. Tôi đang muốn hỏi ông xem con đường đi đến thành công đó có gì đặc biệt?

Năm 12 – 13 tuổi, tôi đã xác định con đường học hành. Tôi học ở trường huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Để đến trường phải đi 4 – 5 cây số. Chính thời gian và đoạn đường đi học này đã cho tôi nhiều phát hiện về cây cỏ, về sức mạnh của nó khi chữa bệnh cho con người.

Tôi sinh ra trong gia đình Nho học nhiều đời và làm thuốc ở địa phương. Hồi chưa đi học, cha mẹ tôi nói nhiều câu về thuốc rất hay, ví dụ: “Tốn hữu dư, bổ bất túc”, có nghĩa là lấy chỗ thừa bù chỗ thiếu…

Thuốc Đông y thường được bốc theo nguyên lý này. Khoảng 14, 15 tuổi, tôi bắt đầu theo gia đình tập sự về y, sau này được đào tạo bài bản về nội khoa ở Đức.

Hiện nay, khoa học đã phát triển như vũ bão, biển học lại mênh mông, làm thế nào để thế hệ trẻ như chúng tôi có được kiến thức như của ông?

Tôi có nhiều cháu nội, ngoại, chúng đều bị nhà trường và gia đình bắt học ngày học đêm, tôi thấy phản khoa học quá. Trẻ con thì phải có tuổi thơ của chúng. Không thể bắt trẻ nhỏ học nhồi nhét mà thành tài. Chúng cần có nhiều khoảng trống để vui chơi và định hình con đường đi sau này. Tôi khuyên các con cháu không nên bắt trẻ học nhồi sọ.

Kiến thức phải được tích lũy dần dần, nhờ ham và hứng thú học mới thành công. Với các phương tiện như hiện nay, không cần bắt trẻ nhồi nhét cũng có thể rút ngắn khoảng cách để mau chóng có được khối lượng kiến thức lớn khi trưởng thành.

Xin cảm ơn giáo sư.

GS.TSKH Hoàng Tuấn sau khi học xong tại Đức trở về nước, được đề bạt là Trưởng phòng Y vụ, Trưởng khoa Nội – Thận, bệnh viện Hữu nghị Việt Xô. Năm 1976, ông được điều về Mai dịch – Mỹ Đình xây dựng bệnh viện 19/8 của Bộ Công an. Cho đến nay, cả hai bệnh viện này đều có khoa Đông y rất lớn.

Video yêu thích
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Advertisement