Thăm Hoa Lư Cúc Phương

Du lịch sinh thái Việt
THĂM HOA LƯ CÚC PHƯƠNG
Hoàng Kim


Du lịch sinh thái Việt
Hà Nội mãi trong tim
Hồ Ba Bể Bắc Kạn
Bản Giốc và Ka Long

Về Việt Bắc nhớ Người
Người vịn trời chấp sói
Dấu xưa thầy bạn quý
Thăm thẳm trời sông Thương

Vào Tràng An Bái Đính
Thăm Hoa Lư Cúc Phương
Vườn Quốc gia Việt Nam
Món ngon ở Ninh Bình

Chén rượu mừng gặp mặt
#Thungdung vui bạn hiền

xem tiếp Vào Tràng An Bái Đính tài liệu và hình ảnh tuyển chọn của năm 2011 tại https://hoangkimvietnam.wordpress.com/tag/vao-trang-an-bai-dinh/ Hình ảnh mới nhất năm 2022 tại đây

NÚI PHỦ KHỔNG TRUNG LIỆT
Hoàng Kim

Vào Tràng An Bái Đính, thăm Hoa Lư Cúc Phương, núi Phủ Khổng trung liệt, ngôi đền thiêng huyền thoại trong tâm thức người Việt:

Tuẩn tiết theo vua bảy trung thần
Lòng trung vì nghĩa tiếc gì thân
Khói hương nghi ngút đền Phủ Khổng
Ngàn năm con cháu mãi tri ân
Cây thị ngàn năm vẫn trỗ hoa
Đá cổ linh thiêng gốc thị già
Cho hai loài quả hương ngào ngạt
Quả to đãi khách, bé dâng trà.

Tôi kỳ trước (2011) đã dừng bước nơi đây lâu, thật lâu, mười năm qua đã cặm cụi lần tìm trong sử thi và bao trang sách về nơi thắng tích này, cũng như Điểm thiêng số không Cao Bằng, Núi Thần Đinh Quảng Bình,… để thấu hiểu ẩn ngữ các câu ca dao Việt cổ: “Lênh đênh qua cửa Thần Phù / Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm” (1) ; “Trai khôn thì được vợ chiều / Gái ngoan thì được chồng yêu suốt đời” (2). Người trồng cây hạnh người chơi / Ta trồng cây đức để đời mai sau. (6)

Đinh Văn Lữ hát rằng:

“Tràng An đón bạn bao nỗi nhớ
Hẹn ngày hội ngộ chốn Hoa Lư
Thung Nham vẫy gọi mời bạn hữu
Đàn chim Việt vui đón bạn hiền.

Cúc Phương Bái Đính ngàn năm đợi
Mừng bạn về thăm phát tích xưa
Bờ cõi đất Nam muôn đời thịnh
“Đại Cồ hương quốc vạn đại xuân

Hoa Lư chốn tổ nôi trồng lúa
Thịt dê cơm cháy cùng bạn quý
Ta bạn chia vui vạn nẻo đường
Tràng An Bái Đính thiên vạn cổ

Di sản thiên nhiên mãi trường tồn
Bồ đào rượu ngọt chén lưu ly
Ôm ghì kỷ niệm mãi nhâm nhi
Ra về xin hẹn luôn lui tới

Mong cho sức khỏe mãi xuân thì”

Cụ Quang Hoạch tiếp lời

LÀM SAO PHẢI XOẮN

Các bạn hưu gặp nhau
Không việc gì phải xoắn
Ra biển – Thì cứ lặn
Lên rừng – Thì cứ leo
Thích cao – Thì cứ trèo
Thích thấp – Thì cứ ngụp
Răng yếu – Thì ăn súp
Răng khoẻ – Thì nhai xương
Còn sức – Chơi bốn phương
Yếu mệt – Thì nằm nghỉ
Không bận tâm suy nghĩ
Danh vọng với tiền tài
Con cái – Đúng hay sai
Tự nó – Rồi sẽ hiểu
Không đợi con báo hiếu
Không buộc người trả ơn
Không thù hận căm hờn
Không chi ly tính toán
Sống vô tư, đơn giản
Giúp được ai thì làm
Không chắt bóp, tham lam
Không so bì, ích kỷ
Để cho đầu óc nghỉ
Luyện cho sức dẻo dai
Luyện giấc ngủ sâu, dài
Luyện ăn, uống ngon miệng
Vui đâu – Thì cứ đến
Cho thư thái tâm hồn
Sức khoẻ – Phải bảo tồn
Khám định kỳ- Nên nhớ
Nhỡ có bệnh – Không sợ
Tìm ra cách – Dung hoà
Trong vũ trụ – Bao la
Con người luôn nhỏ bé
Hãy sống – Cho vui vẻ
Được nhiều, ít – Tuỳ thiên
Về Giời… lẽ tự nhiên
Cũng không cần phải xoắn.

Ai rồi cũng sẽ già
Việc gì mà phải xoắn ?
Đời cũng đâu phải ngắn
Cứ vui vẻ sống thôi
Còn khoẻ mạnh cứ chơi
Quên tuổi già đi nhé
Miễn làm sao ta khỏe
Con cháu đỡ phải lo
Giờ thằng bé thằng to
Về hưu bằng nhau hết
Tiền nhiều nhưng khi chết
Có mang đi được đâu
Nên giờ có nghèo giàu
Đều là không quan trọng
Giờ chẳng ham danh vọng
Chẳng mơ chức mơ quyền
Miễn sao có ít tiền
Không phải nhờ con cháu
Gặp nhau thì tán gẫu
Còn khoẻ đi chơi xa
Yếu thì ở lại nhà
Buôn dưa và chém gió
Con cái _ kệ chúng nó
Đừng can thiệp sâu vào
Chúng bảo mình tào lao
Ôm rơm cho rặm bụng
Miễn chúng chịu làm lụng
Không gây họa được rồi
Đời chúng phải lo thôi
Mình lo sao cho đặng
Trải gừng cay muối mặn
Giờ mình sống cho mình
Mình phải đẹp phải xinh
Thảnh thơi cùng cuộc sống
Cuộc đời luôn sôi động
Kệ ! Chẳng phải nghĩ suy
Giờ chẳng thể suy bì
Ai thua và ai được
Đời vẫn đang phía trước
Chân ta tự bước thôi
Dẹp bớt đi cái tôi
Cuộc sống thêm sôi động
Ai cũng đều phải sống
Ai rồi cũng sẽ già
Cứ kệ nó đi nha
Việc gì mà phải xoắn ?
Khà khà….

QH Sưu tầm TĐK


Cụ Hoàng Kim góp vui

Về hưu cuốc đất trồng rau,
Nhàn tênh hôm sớm, giải dầu #Thungdung
Rượu bia thuốc lá chẳng màng
Chính liêm cần kiệm không phiền lụy ai
Thảnh thơi nắng sớm mưa mai
Giúp con, dạy cháu, khuyến ai cần mình
An nhàn, đức độ, công minh
Tìm lành, lánh dữ, hoàng thành  HƯU TU.

Về hưu việc cứ lu bù
Kiệm cần vẫn quý từng xu, từng đồng
Làm thêm đâu phải buồn lòng
Mà quen lao động thong dong tối ngày
Người thân đùa bảo đi cày
Vì không lười được, hưu này HƯU TRÂU.

Về hưu chẳng thiết đi đâu
Nấu cơm, dạy cháu, nhặt rau, quét nhà
Giúp con, khuyến học, trông già
Kiêm luôn bảo vệ coi nhà, giữ xe  
Chẳng màng điều tiếng khen chê  
Vui làm HƯU CHÓ vợ thuê việc nhà

Về hưu vẫn rộng đường xa
Lưng còn lấm đất đâu là HƯU NON.
Chẳng hề lạc lối làm ăn
Cơ may thời vận khó khăn nghiệp mình
Mới hay đá nát ngọc lành
Nhân duyên tiền định trời dành phận cho.

Về hưu lẫn thẩn làm thơ
Thiên cơ nhân quả cứ ngờ rằng hay
Mã tiền khóa luận đúng sai
Đức năng thắng số vui say việc đời
Trần Đoàn thỏa chí rong chơi
Thênh thênh bạn quý ấy thời HƯU HÂM

Cuộc đời thoáng chốc trăm năm
Đồng dao người lớn tri âm thành vè:

“Ai ơi lẳng lặng mà nghe
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau” (7).

“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời hiếu hạnh làm câu trau mình” (3):

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm” (1)
 
“Trai khôn thì được vợ chiều
Gái ngoan thì được chồng yêu suốt đời” (2).

“Nên thợ nên thầy nhờ có học
No ăn no mặc bởi hay làm” (4) .

“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng
Không bằng kinh sử một vài pho”(5).

“Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau
. (6)

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/tho-vui-nhung-ngay-nhan/

Những câu thơ trích dẫn : (1) (2) (6) Ca dao người Việt cổ; (3) (7) Nguyễn Đình Chiểu: (4) Nguyễn Trãi; (5) Lê Quý Đôn

VÀO TRÀNG AN BÁI ĐÍNH
Dạo chơi non nước Việt
Hoàng Kim và Hoàng Long
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vao-trang-an-bai-dinh
#vietnamhoc; #cltvn; #cnm365; #Thungdung; #đẹpvàhay

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”.
(ca dao cổ Việt Nam)

Cao Sơn thăm chốn cũ
Tràng An bao đổi thay
Minh Không thầy hái thuốc
Lững lờ mây trắng bay.

Trước khi lên Yên Tử
Vua Trần vào ở đây
Động thiêng trong núi thắm
Hạ Long cạn nơi này.

Hoa Lư, Tứ giác nước
Kẽm Trống, Dục Thúy Sơn,
“Quá Thần Phù hải khẩu”
Nhớ Nguyễn Trãi Ức Trai.

Đinh, Lê vùng khởi nghiệp
Lý, Trần, Nguyễn …vươn dài
Kỳ Lân trời bảng lãng
Hoàng Long sông chảy hoài …

Nguồn: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vao-trang-an-bai-dinh

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 7 VQG Cúc Phương (ảnh tư liệu VQG Cúc Phương, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

Vườn Quốc Gia Việt Nam
VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
TS. Hoàng Tố Nguyên, TS. Hoàng Long, TS. Hoàng Kim

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vuon-quoc-gia-viet-nam/
(Trích …)

7. Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Vườn quốc gia Cúc Phương là một địa điểm khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm đã được phát hiện như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền… trong một số hang động ở đây chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực này từ 7.000 đến 12.000 năm trước. Năm 1960, rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và được thành lập theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam. Quyết định số 18/QĐ-LN ngày 8 tháng 1 năm 1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành VQG Cúc Phương. Quyết định số 139/CT ngày 09/5/1998 của Chính phủ thành lập Vườn quốc gia Cúc Phương. Vườn thuộc địa giới hành chính của ba tỉnh: Ninh Bình (hầu hết xã Cúc Phương, một phần xã Kỳ Phú, Văn Phương, Yên Quang của huyện Nho Quan), Thanh Hóa (phần lớn núi đá vôi, núi đất, thung lũng các xã Thạch Lâm, Thạch Yên, Thành Mỹ, Thành Yên của huyện Thạch Thành), Hoà Bình (toàn bộ rừng núi đá vôi các xã Lạc Thịnh, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương của huyện Yên Thủy, xã Yên Nghiệp, Ân Nghĩa thuộc huyện Lạc Sơn). Vườn quốc gia Cúc Phương được xác định là 1 trong 7 trung tâm đa dạng thực vật bậc nhất của Việt Nam, là địa điểm du lịch đặc biệt nổi tiếng về sinh thái, môi trường, thu hút trên hàng trăm nghìn lượt du khách tham quan hàng năm.

*

Việt Nam hiện có 35 Vườn Quốc Gia (VQG) Ở vùng núi và trung du phía Bắc có 1) Tam Đảo, 2) Hoàng Liên, 3) Ba Bể, 4) Cao nguyên đá Đồng Văn, 5) Phia Oắc – Phia Đén, 6) Bái Tử Long, 7) Xuân Sơn, 8) Quần thể di tích danh thắng Yên Tử; Ở vùng đồng bằng sông Hồng có 9) Ba Vì, 10) Cúc Phương, 11) Cát Bà, 12) Xuân Thủy; Ở vùng ven biển bắc Trung Bộ có 13) Phong Nha – Kẻ Bàng, 14) Bến En, 15) Pù Mát, 16) Vũ Quang ; Ở vùng ven biển nam Trung Bộ có 17) Bạch Mã, 18) Núi Chúa, 19) Phước Bình; 20) Sông Thanh ; Ở vùng Tây Nguyên có 21) Chư Yang Sin, 22) Bidoup Núi Bà, 23) Chư Mom Ray, 24) Kon Ka Kinh, 25) Yok Đôn; 26) Tà Đùng; Ở vùng Đông Nam Bộ có 27) Cát Tiên, 28) Lò Gò-Xa Mát, 29) Bù Gia Mập,  30) Côn Đảo; Ở vùng Tây Nam Bộ có 31) Mũi Cà Mau, 32) Phú Quốc, 33) Tràm Chim, 34) U Minh Hạ,  35) U Minh Thượng; xem tiếphttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/vuon-quoc-gia-viet-nam/

Tổng diện tích Vườn Quốc Gia Việt Nam công nhân trước năm 2018 (chưa tính Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử và Tà Đùng, Sông Thanh ) khoảng 10.455,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 3% tổng diện tích lãnh thổ đất Việt Nam. Riêng Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là khu di tích lịch sử văn hóa thiên nhiên đặc biệt gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam được kỳ vọng là di sản thế giới liên tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh đầu tiên ở Việt Nam đã lập hồ sơ trình UNESCO công nhận nhưng tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt liên quan đến sự bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia.

Vườn Quốc Gia Việt Nam đầu tiên là Vườn Quốc Gia Cúc Phương được công nhận năm 1966 thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Ba Vườn Quốc Gia Việt Nam mới được công nhận gần đây là: 1) Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén được công nhận năm 2018 quy mô diện tích 10.245,6 ha nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. 2) Vườn quốc gia Tà Đùng là một vườn quốc gia ở tỉnh Đắk Nông, Việt Nam, được thành lập vào ngày 8 tháng 2 năm 2018, tại Quyết định 185/QĐ-TTg,. với diện tích 20.937,7 ha, 3) Vườn Quốc gia sông Thanh (Quảng Nam) được chuyển đổi Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thành Vườn quốc gia Sông Thanh theo Quyết định số 3689/QĐ-UBND, ngày 18/12 của UBND tỉnh Quảng Nam. Lễ công bố Quyết định ngày 23/12/2018, do UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Dự án Trường Sơn Xanh/USAID Green Annamites tổ chức; 4) Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát mới được sáp nhập Khu rừng Văn hóa – Lịch sử Chàng Riệc vào Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát (đã có trước đây)..Quyết định thành lập do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Trần Văn Chiến ký ngày 16/06/2020.

THĂM VÙNG DI SẢN LÀ HẠNH PHÚC LỚN

ANH THÍCH ĐƯA EM VỀ SAPA
Hoàng Kim

Anh thích đưa em về Sa Pa
Nơi núi gặp sông, nơi trời gặp đất
Nơi mây trắng quyện hồn thiêng dân tộc
Suối nước trong veo tình tự bên rừng

Em chợp mắt dưới trời Tam Đảo
Trùng điệp Nham Biền mờ mịt khói sương
Lênh đênh Thần Phù, bâng khuâng Bái Đính
Chìm nổi ba đào chẳng vụng đường tu

Anh thích đưa em đi xa hơn …
Tới những miền rộng mở
Nơi cõi riêng của miền thương nhớ
Khát khao xanh hạnh phúc an lành.

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thầy bạn giỏi về lĩnh vực Nông Lâm nghiệp. Tôi thật may mắn được làm nhà khoa học xanh, người thầy chiến sĩ nông nghiệp, được sống với ruộng đồng, nông dân và sinh viên, tuy cực mà vui, cuộc đời được trãi nghiệm với phần lớn trong 33 di sản vườn quốc gia quý giá ấy. Đó là hạnh phúc lớn. Tôi thật yêu thích rừng núi suối nguồn và đặc biệt là vườn quốc gia ở Việt Nam dù tôi chỉ người thầy nghề nông. Các con tôi chuyển tải nội dung bài học này để giảng dạy Việt Nam học và ngôn ngữ đối chiếu cho các bạn quốc tế. Thật hạnh phúc khi nghĩ về thầy bạn và những bài thơ  tản văn  viết về núi rừng dòng sông Việt Nam như Dạo chơi non nước ViệtĐất mẹ vùng di sản, Câu cá bên dòng Srepok , Tắm tiên ở Chư Yang Sin, Cát Tiên di sản và huyền thoại … lấy cảm hứng từ các chuyến đi thực tế thú vị này.  Tôi xin lưu một bức ảnh Phong Nha-Kẻ Bàng của quê hương yêu dấu “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan chợ Mới nguồn Son Quảng Bình ở đầu trang;  một bức ảnh Nam Cát Tiên nơi tôi đang sinh sống tại Đồng Nai ở giữa trang, và một bóng nắng Tam Đảo Ba Vì  nhớ về Nghĩa Lĩnh Đền Hùng ở cuối trang, để bắt đầu một ký ức về Việt Nam Tổ quốc tôi.

VƯỜN QUỐC GIA VIỆT NAM
Hoàng Kim


Vườn Quốc gia Việt Nam
Nhớ nhiều thầy bạn quý
Thời gian lưu dấu hiền
Trường tôi nôi yêu thương

Hồn Tổ Quốc ngự giữa rừng sâu thẳm. Rừng điêu tàn là Tổ Quốc suy vong” lời tác giả Bùi Bá .trong bài thơ lời cầu nguyện của rừng do quý thầy Lê Văn Ký, Nguyễn Hữu Đính, Huỳnh Minh Báo, Phan Văn Tự thuật lại đã gợi cảm hứng và lắng đọng tâm huyết chúng tôi để viết bài Vườn Quốc Gia Việt Nam này. Cảm ơn cô giáo Như Mai ngày đã trao đổi : “Thầy Hoàng Kim ơi, em tìm hiểu thông tin trên Wikipedia thì thấy có 2 VQG Tà Đùng (ĐăkNong) (công nhận năm 2018) và VQG Sông Thanh (Quảng Nam)(công nhận tháng 12/2020). Nhưng ở đây không thấy Thầy liệt kê ạ. Thầy cho em hỏi những thông tin này em nên tìm tài liệu ở những trang nào ạ, Em cảm ơn Thầy ạ.”; Cảm ơn thạc sĩ Hồ Thị Trúc Linh ngày 3 7 2022 đã bổ sung hình ảnh và thông tin cho Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh, mà “Về với Tây Nguyên mới” chuyến khảo sát nơi này lần trước, tôi chưa có điều kiện tìm hiểu sâu. Cảm ơn thông tin của anh Võ Công Hậu về Vườn Quốc Gia Côn Đảo; cùng nhiều thầy bạn khác trên nhiều vùng đất nước đã âm thầm hiệu quả tích lũy thông tin quý giá này. Kính đề nghị anh Đinh Văn Lữ và thầy bạn Ninh Bình xây dựng hoàn thiện bảo tồn và phát triển thông tin Vườn Quốc Gia Cú Phương trên kinh nghiệm Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh Gia Lai https://youtu.be/-pMG8bpAfvI

Kon Ka Kinh Gia Lai (ảnh Hồ Thị Thùy Linh)

KON KA KINH GIA LAI
Hoàng Kim

Kon Ka Kinh Kon Ka Kinh
Thăm thẳm Gia Lai bát ngát xanh
Vườn Quốc gia Việt Nam Hồn Việt
Trầm Hương hoa núi nhớ hương rừng

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video nhạc tuyển yêu thích

Chỉ tình yêu ở lại

Ban mai chợt tỉnh thức

Vuonxuan

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter