Linh Giang sông quê hương

LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim

Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/linh-giang-song-que-huong

HOME RIVER

Learning the attitude of water that goes like the river

My house is near a confluence
Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh River charming Mountain River
The place where I was born.

“Rowing far away the SON wharf
Not to see our village that makes me sadder “
Lullaby makes me heart- rending
My parents died early when I was a baby.

Leaving our village since then
Diving in smog from the wharf of our river
Keeping full oath in Spring days
When the country unify, we’ll live together in the South

English translation
by NgocphuongNam



LINH RIVER

Hoang Kim
Learning the attitude of water that goes like the river

By confluence sited is my home
Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh river of charming
That is place releasing a person

Rowing out of the Son
Let is the upset not involved in my mind
Such a sad lunlaby
Parents is dead left five child barren

Leaving home since then
Smog of wharf is driven my life
When Vietnam unified
The South chosen the homeland to live.

English translation
by Vu Manh Hai

😍https://hoangkimlong.wordpress.com/category/linh-giang-song-que-huong Linh Giang sông quê hương “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồnCảm ơn anh Bu Nguyễn Quốc Toàn và anh Ruc Hung để thấm thía đọc lại Tỉnh thức cùng tháng năm Gia Cát Mã Tiền Khóa Thành tâm với chính mình https://youtu.be/t-el5mFWkjU để thấu hiểu vì sao Lưu Bị nhói trong tim thụp lạy tôn hiền tài nặng lòng Son đến vậy!

ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG
Hoàng Kim

1
Linh Giang sông quê hương
Lời thề trên sông Hóa
Đá Đứng chốn sông thiêng
Đại Lãnh nhạn quay về.
2
Lời dặn của Thánh Trần
Minh triết Hồ Chí Minh
Thầy nghề nông chiến sĩ
Đồng xuân lưu dấu hiền
3
Chuyện đời tôi Hoàng Kim
Chín điều lành hạnh phúc
Chim Phượng về làm tổ
Chung sức trên đường xuân
4
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Tô Đông Pha Tây Hồ
Nguyễn Hiến Lê sao sáng
5
Việt Nam con đường xanh
Cây Lương thực Việt Nam
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Sóc Trăng Lương Định Của.
6
Dạo chơi non nước Việt
Về Nghĩa Lĩnh Đền Hùng
Lên Trúc Lâm Yên Tử
An Viên Ngọc Quan Âm
7
Trường tôi nôi yêu thương
Dấu xưa thầy bạn quý
Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
8
Đi như một dòng sông
Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Châu Mỹ chuyện không quên
Ấn Độ địa chỉ xanh
Trung Quốc một suy ngẫm
9
Giấc mơ lành yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Sự chậm rãi minh triết
Cây đời mãi tươi xanh

(*) Linh Giang sông quê hương là nôi Đất Anh hùng, làng sinh Tướng nơi sinh thành của trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Tư lệnh Binh đoàn 559 (Binh đoàn Trường Sơn)

HỌC ĐI MÀ NHỚ MÃI
Hoàng Kim


Trên bục giảng mùa xuân
Chuyện nước phân cần giống
Nghề nhà nông hạt gạo
Chuyện đời không thể quên

Học đi em
Học đi mà nhớ mãi
Có một thời để nhớ
Có một thời để thương …

Linh Thủy làng Kim Linh
Thọ Linh đập Rào Nan
Đá Đứng chốn sông thiêng
Tích xưa và chuyện mới

Nghe nhạc Trịnh Công Sơn
Mẹ ở làng Thọ Linh
Chuyện cụ Nguyễn Tư Thoan
Khát vọng đập Rào Nan

Linh Giang sông quê hương
Quảng Bình với Trường Sơn
Quảng Bình đất và người
Đọc mà nước mắt chảy …

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/quang-binh-dat-va-nguoi/

KHÁT VỌNG RÀO NAN
Tùy bút của Hoàng Minh Đức


Cả làng tôi ngày xưa nghèo đói
Cày thuê không kiếm nổi bát cơm
Cơm “củ to cha ơi” con gọi(*)
Một thìa cơm cõng đọi khoai vằm

Nam Quảng Trạch mất mùa nắng hạn
Lúa nghẹn đòng lau trắng phất phơ
Rào Nan hững hờ trôi về biển
Để ngàn năm khát cháy đôi bờ…

Ai đã từng đi theo đoàn làm phim tài liệu “Khát vọng Rào Nan”, đi từ đầu nguồn cho đến cuối cửa Gianh mới cảm nhận hết dư vị ngọt ngào pha lẫn niềm đau nỗi buồn của dòng nước ngọt Rào Nan. Không biết cái tên Rào Nan có tự bao giờ, chỉ biết rằng đó là một trong ba nhánh của hệ thống sông Linh Giang đổ ra biển cả. Trước khi vua Chế Củ dâng 3 châu Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý từ dãy Hoành Sơn đến dãy Bạch Mã cho Đại Việt thì Rào Nan có tên là Linh Thủy. Con sông Linh Thủy chạy qua làng Kim Linh xuống làng Minh Lệ, La Hà rồi đến cửa Gianh.

Sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước thì làng Kim Linh phải đổi tên thành làng Thọ Linh vì kiêng tên húy chúa Nguyễn Kim. Chính tại nơi đây, làng Thọ Linh đã chứng kiến một thuở vui buồn của đập Rào Nan. Miền đất vùng Nam Quảng Trạch trước đây (nay thuộc thị xã Ba Đồn) đồng chua nước mặn, đồng ruộng luôn bị nước biển xâm nhập bao vây, là nơi thiếu nước ngọt trầm trọng nhất tỉnh Quảng Bình. Trước Cách mạng Tháng Tám, những năm hạn hán các làng đổ nhau đi cầu đảo. Ngay tri phủ Quảng Trạch, Đặng Hiếu An cũng về miếu Thần Cụt bên Rú Cấm lập đàn tràng, cầu đảo, bơi trải hai, ba ngày liền.

Từ sau năm 1965, chiến tranh ngày càng ác liệt thì niềm khát vọng chinh phục Rào Nan ngày càng lớn.

Chiến tranh. Hạt gạo cần thiết hơn bao giờ hết. Gạo một phần để tự túc lương thực cho dân 10 xã vùng Nam Quảng Trạch. Gạo để gửi ra các chiến trường. Ấy thế mà hầu hết các mặt hàng thiết yếu và ngay cả hạt gạo Quảng Trạch cũng do Trung ương chi viện. Hạt gạo đất lửa Quảng Bình phải cắn ra làm ba, làm tư cho chiến trường Trị – Thiên và các bạn Lào, Căm pu chia. Quảng Trạch lúc đó dân số 20 vạn người, gấp đôi, gấp ba các huyện khác. Ông Nguyễn Tư Thoan, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình nói “Quảng Trạch đủ ăn là cả tỉnh đủ ăn”. Hai vựa lúa Quảng Ninh, Lệ Thủy đủ cung cấp cho thị xã Đồng Hới và các huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa. Ông đã phát biểu tại hội nghị tổng kết cuối năm 1967: “Vũ khí trang phục không làm được, còn lương thực ăn hàng ngày mà không lo được là một nỗi nhục của Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta”.

Ngay từ khi ông manh nha ý tưởng thay trời làm mưa, cùng Sơn Tinh trị thủy vùng Nam Quảng Trạch đã không ít người phản đối. Nhà báo, nhà thơ Phan Văn Khuyến, người chứng kiến cuộc họp dưới nhà hầm Huyện ủy Quảng Trạch thời ấy đã kể lại rằng: “Ông Đoàn Tiến Khứ, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch, người có học vấn cao nhất tỉnh thời bấy giờ về khoa học kỹ thuật thủy lợi đã dẫn lời của Lê Nin: Nếu chỉ có nhiệt tình mà thiếu tri thức thì trở thành kẻ phá hoại. Ông nói “Cách đây bảy năm ta mời đoàn chuyên gia Hung-ga-ri đến khảo sát vùng Đồng Đâu trên thượng nguồn để xây đập thủy điện kết hợp với lấy nước tưới ruộng. Nhưng do chiến tranh công việc bỏ dở. Bây giờ muốn làm cũng phải mời chuyên gia nước ngoài hoặc từ Bộ Thủy lợi về khảo sát chứ không nên làm theo ý chủ quan như thế này”.

Nghe trái ý, ông Thoan làm động tác phứt râu liên tục, mặc dù trên cằm ông chẳng có một sợi râu nào. Ông đứng phắt dậy: “Đừng lý luận dài dòng nữa. Anh hãy nói ý kiến của mình đồng tình hay phản đối. Ta không còn thời gian để nên thế này, nên thế khác nữa. Nếu không tìm cách giải quyết lương thực tại chỗ theo tinh thần của Trung ương thì chưa chết vì bom đạn cũng đã chết vì đói, còn đâu nữa mà “vì miền Nam thân yêu, vì Trị – Thiên ruột thịt”.

Vốn tính khảng khái, không hề run sợ trước cấp trên, ông Khứ vẫn không chịu: – Tôi vốn sinh ra và lớn lên giữa vùng đất Quảng Trạch. Tôi biết khi cây lúa đông xuân đang lên xanh tốt, gặp cự đòng đòng đúng lúc gió nam về, nếu thắp một mồi lửa là cháy sạch. Tôi là một người làm khoa học, nhưng biết mà không nói thì sẽ ân hận cả đời. Là một đảng viên, thường vụ quyết thì tôi phải chịu, chứ bảo tôi đồng tình dễ dàng sao được.

Một vài đại biểu cũng mạnh dạn phản đối theo ông Khứ nhưng chỉ nói chung chung, chẳng có một luận cứ, luận chứng nào sáng tỏ thêm. Giữa lúc không khí hội nghị đang căng thẳng thì từng đợt máy bay liên tiếp rạt qua trên hội trường, tiếng đạn rốc két xé gió bắn xối xả xuống làng, tiếng bom sát thương nổ ầm ầm bên bãi tập kết hàng để chở sang bến Mới, cách đó chừng một cây số. Dứt loạt bom, ông Thoan đứng bật dậy như cái lò xo:

– Tôi không hiểu nhiều về lí thuyết, nhưng thực tế đã dạy cho tôi nhiều bài học. Ở các ngầm Đá Mài, Khe Sâu, Long Đại, ngay cả các con sông Lý Hòa, Chánh Hòa, cầu Dài Đồng Hới ta đổ gạch đá xuống cho xe ra chiến trường mà các trận lụt lớn có trôi hết cả đâu. Thế là nửa tháng sau, như một ông thầy địa lí đi tìm long mạch cùng các thổ thần đất đai, ông Nguyễn Tư Thoan chống gậy đi dọc bờ sông và tìm được một địa điểm bên động Ngùi để đắp đập.


Hơn một năm sau, với sức mạnh của một vạn lượt người được huy động từ 7 huyện, thị, đến giữa năm 1969, con đập bằng đá lèn nổi lên sừng sững như một hòn núi vĩnh viễn chặn ngang dòng nước mặn từ biển vào. Khi hoàn thành công trình, làng Thanh Thủy mất hẳn một hòn lèn cung cấp vật liệu chính cho đập Rào Nan. Con đập dài 135 mét, chân rộng hơn 30 mét, cao 6 mét ( không tính phần lún dưới bùn), ngạo nghễ thách thức với thời gian. Ngày khánh thành đập không có bia rượu liên hoan, không có cờ hoa, biểu ngữ, cả 8 chiếc máy bơm ầm ầm đổ nước vào bể chứa. Dòng nước ngọt theo các con mương chạy về làng quê. Nước đi đến đâu lũ trẻ con chạy theo hò reo đến đó. Nhiều người hớn hở chạy ra đón nước chảy qua mương bên hồi nhà, vục tay xuống nước mà ứa nước mắt. Có người bụm tay đưa nước lên miệng uống ừng ực như chưa bao giờ được uống. Lũ trẻ con thì khỏi phải nói. Chúng trần truồng nhảy xuống dòng nước xô đẩy, té nước, reo hò như điên như dại.

* * *

Năm 1969, giặc Mỹ đã ngừng ném bom miền Bắc. Tôi đang sơ tán (K8) ngoài Thanh Hóa trốn về theo xe bộ đội vào Quảng Bình. Bố tôi theo trường Sư phạm chuyển về xã Quảng Phương (Quảng Trạch). Mỗi khi ghé thăm nhà là ông lại cùng mẹ con tôi tát nước. Mẹ tôi làm trong đội thủy lợi của xã Quảng Minh. Mẹ theo các cô, các chú xây cống thủy lợi trên cánh đồng làng. Tôi đang là học sinh cấp 2, lao động phụ mỗi ngày công được tính 7 điểm. Trước mùa mưa bão, các xã lên lao động gia cố lại đê Rào Nan. Làng nào, xã nấy trống dong cờ mở đào đất đắp đê. Từng đoàn thuyền chở đất đá đổ thêm xuống đập. Trên mặt đập đã có một lớp bê tông dày phủ các rọ sắt. Học lên cấp 3, tôi theo trường đi lao động đào mương đắp đê ở các xã. Hè nào cũng về đi theo mẹ làm thủy lợi Rào Nan.

Năm 1972, giặc Mỹ quay trở lại ném bom miền Bắc. Nhớ đến con đập đã đánh phá hồi trước chúng xúm lại như lũ diều hâu vây lấy đàn gà con. Gặp lưới lửa phòng không của bộ đội hải quân và hai trận địa 14 li 5 bố trí trên đồi thông bắn lên chúng vội vàng trút bom bừa bãi xuống dòng sông. Bị bom Mỹ phá, lũ lụt cũng “thừa gió bẻ măng” làm sạt thêm mấy quãng. Đập Rào Nan phải oằn mình hứng chịu cả thiên tai và địch họa.

Nước Rào Nan đối với đời sống người dân vùng Nam Quảng Trạch cần thiết như cơ thể con người cần máu. Máu tiếp sức cho quê hương Nam Quảng Trạch đứng trụ với mưa bom bão đạn của quân thù. Khi có nước về cả làng thức dậy để tát nước vào vườn. Tuổi thanh niên, có bữa đi chơi khuya về đang mắt nhắm mắt mở thì mẹ gọi dậy đi tát nước. Dọc con mương nhà nào nhà nấy treo chiếc đèn chai bên bụi tre để tát nước vào vườn. Cây lúa bị cháy khô thì con người cũng khô cháy theo. Giữa những ngày nam nắng người ta giành nhau từng giọt nước. Có khi người ở xã này xách rượu và lạc rang lên hối lộ đội trực nước của xã khác để xin tháo cánh cửa cống chảy về làng mình một vài tiếng đồng hồ. Năm 1979, tôi về phụ trách lao động ở trường cấp 3 vừa học vừa làm Quảng Trung. Nhà trường đảm nhiệm nuôi bèo hoa dâu và nhân giống lúa X1 cho các hợp tác xã. Đội trực nước xã Quảng Tân cũng tuần hành dọc đê để xem có xã nào tháo trộm nước của xã mình không. Tôi và các em học sinh trực trường đã chứng kiến thanh niên các đội trực nước đánh nhau suýt “bươu đầu mẻ trán”.

Có nước Rào Nan, vùng Nam Quảng Trạch được mùa mấy chục năm liền. Lúc bưng bát cơm ai cũng nghĩ tới công lao của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, Nguyễn Tư Thoan. Ông được xem như Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc trên miền đất lửa. Năm 2015, tôi theo đoàn nhà văn của Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình ra gặp bác Nguyễn Thanh ở Quảng Trung để lập Ban vận động xây dựng miếu thờ ông Nguyễn Tư Thoan. Bác Thanh là anh trai của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên. Bác đã tròn 100 tuổi, làm trưởng ban danh dự cuộc vận động. Chị Thủy, con gái đầu lòng của ông Thoan cùng anh Đinh Phú Tư, một Huyện ủy viên Quảng Trạch (cũ) đến nhà tôi để chở cây đa. Tôi trồng cây đa còn Đinh Phú Tư thì trồng cây đề. Vậy mà năm sau chị Thủy gọi điện ra báo có hai người dưới Ba Đồn vác búa lên đập cái am thờ. Hai cái cây của chúng tôi đang xanh tốt họ đào lên. Tấm bia tưởng niệm bị vứt xuống Rào Nan. Trong bộ phim “Tiếng vọng” được phát trên Đài Truyền hình Việt Nam, ông Trần Sự, nguyên Chủ tịch tỉnh Quảng Bình thời chiến tranh đã chất vấn đồng chí Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Hoàng Đăng Quang đã trả lời Tỉnh ủy Quảng bình không hề có chủ trương đập phá bia của ông Nguyễn Tư Thoan. Ai lại chối bỏ công lao của một người đã từng làm cho dân hết đói.

Bia đá không còn nhưng cũng chẳng sao. Người dân vùng Nam Quảng Trạch, (nay là thị xã Ba Đồn) vẫn thắp hương thờ ông trong lòng. Ngay trên vị trí năm xưa ông dừng lại lấy cây gậy cắm xuống để đắp đập, một con đập hiện đại được xem là công trình của thế kỷ 21 đã mọc lên. Đây là vị trí lý tưởng nhất trong ba địa điểm mà Bộ Thủy lợi đã khảo sát. Một sự trùng hợp đến bất ngờ của thời đại 4.0 với một lãnh đạo tỉnh có trình độ học vấn cấp 2 ở thế kỷ trước.

* * *

Công trình thủy lợi Rào Nan lắm lúc thăng trầm. Năm 2018, khi nghe tin có dự án xây đập mới, nhiều người ra sức phản đối. Một anh bạn giáo viên dạy văn quê ở Quảng Sơn đến nhà tôi. Anh nói người ta đứng chật đường, dựng băng rôn khẩu hiệu và phát tờ rơi không cho xây đập. Linh mục nhà thờ Diên Trường thì đêm nào cũng phát thanh trên loa kích động giáo dân. Trên trang facebook cá nhân “Joseph Hao Nguyen” ông đã hướng cho con chiên phản đối dự án. Linh mục Trần Văn Thành, quản xứ Tam Tòa, TP. Đồng Hới khi tham gia bình luận “Chiến đi” các cụ! Thà mất lòng trước, được mạng dân”.

Xuân Vui, phụ trách bản tin Cựu chiến binh tỉnh gọi điện cho tôi lên Quảng Sơn xem xét tình hình. Mới đến cổng Ủy ban Nhân dân xã thì một người quen đã đứng đợi đó. Anh ta nói: “Chú không được viết bài ủng hộ họ đâu nhé. Viết là có tội với dân đó”. Tôi nói: “Anh là một sĩ quan quân đội về hưu mà cũng nhận thức như thế ư. Công trình hồ chứa thủy lợi – thủy điện Cửa Đạt ở xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, có dung tích 1,5 tỉ mét khối lớn gấp hơn 150 lần dung tích thượng lưu đập Rào Nan của mình mà còn không việc gì trong mùa lũ nữa huống hồ đập Rào Nan. Hơn nữa công trình đập Rào Nan lần này sẽ được xây kiên cố lắm”.

Tôi chìa ra tập tài liệu và diễn giải cho anh nghe: hệ thống cọc khoan nhồi gồm 283 cọc, đường kính 1 mét vững chãi dưới đáy lòng sông 20 mét, cắm sâu vào nền đá gốc 1 mét. Đập sẽ ăn sâu vào trong núi đá, chiều dài đập dâng mới sẽ là 177,4 mét, làm sao mà trôi được. Đồng chí Mai Xuân Thành, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Quảng Sơn dẫn tôi lên đập Rào Nan và chỉ vị trí xây đập tràn mới. Khi tôi hướng ống kính về thì anh xua tay: “Đừng chụp hình tôi vào anh ạ. Nhiều người dân không hiểu sẽ chỉ trách tôi”. Tôi biết anh rất dè chừng vì sợ dân sẽ phản đối nếu xảy ra sự cố.

* * *

Cuối năm 2021, đoàn văn nghệ sĩ chi hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trạch – Ba Đồn lên tham quan đập Rào Nan. Trời đang sa mù chuyển dần sang mưa bụi. Từng đợt gió heo may chạy theo lòng sông lùa vào cổ áo rát rạt. Con đường mới lên Cao Quảng chạy trên đỉnh đồi, cao hơn con đường cũ đến chục mét. Dãy cột điện cao thế mới dựng lên dọc đường đi chưa kịp mắc dây. Trên đập, mấy công nhân của Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải đang miệt mài hàn xì vật liệu kết cấu giàn cầu.

Chúng tôi đi bộ trên cầu sang bờ Nam. Rừng tràm hoa vàng đang mùa nở rộ làm đẹp thêm cảnh núi non hùng vĩ. Kỹ sư Đinh Anh Nam tổ trưởng tổ giám sát thi công công trình đi theo giới thiệu với chúng tôi, đập Rào Nan là loại đập tràn tự do, ngưỡng thực dụng chân không dạng Ôphixêrốp. Cống lấy nước nằm trong thân đập phía bờ Bắc, cống xả cát, xả lũ, nằm ở bờ Nam. Chiều dài đập là 177,4 m, cắm sâu vào chân núi đá. Các hàng cọc khoan nhồi được cắm sâu vào tầng đá mẹ 1 mét giữ các rọ đá vững chắc bảo vệ bờ. Đến nay công ty cũng đã hoàn thành được hơn 85% khối lượng. Nước đã tự chảy quanh năm đủ cung cấp nước tưới cho đồng ruộng của 16 xã, phường Ba Đồn và 6 xã Quảng Trạch. Nước Rào Nan đảm bảo cho 1.800 ha nuôi trồng thủy sản. Với lưu lượng nước 32.000m3 phục vụ dân sinh và 12.000m3 trong một ngày đêm phục vụ sản xuất công nghiệp. Bây giờ chẳng tốn một đồng tiền điện nào để chạy máy bơm như ngày xưa.

Trên cầu, nhiếp ảnh gia Phạm Văn Thức đứng dưới trời mưa điều khiển thiết bị bay vè vè dọc theo con đường 559B quay quang cảnh thượng nguồn Rào Nan. Nước đã ngập con đường 559B khoảng 4,6 km. Trạm bơm Rào Nan cũ nước ngập đến tầng 2. Nhà anh Trần Đình Ngọ, một cựu chiến binh thôn Linh Cận Sơn nằm phía trên đập nước cũng ngập đến gần một nửa thân cây dừa. Vườn cây và 3 hồ nuôi ba ba, tôm cá của anh đã nằm sâu dưới nước. Nghe nói gia đình anh được đền bù 7,8 tỉ đồng để chuyển đi lập vườn mới. Anh Nam cho chúng tôi xem mấy bức hình xả lũ vừa qua. Tất cả 15 cửa van và 2 cửa xả cát phun cao hơn mực nước hạ lưu là 3 mét. Con người đã hoàn toàn chế ngự được thiên nhiên. Dòng nước hung hãn từ Đồng Đâu xuống như con thuồng luồng dữ tợn đã bị chặn đứng bởi con đập kiên cố. Anh cũng cho chúng tôi xem các kịch bản phòng chống sự cố vỡ đập, ngay cả tình huống xấu nhất là động đất. Công ty TNHH tập đoàn Sơn Hải đảm nhiệm thi công công trình là công ty có uy tín tuyệt đối của tỉnh Quảng Bình. Xem đoạn đường bảo hành của công ty trên đường Quốc lộ 1A thì biết. Anh cho biết, nếu vừa rồi không bị sự cố covid – 19 ở thị xã và người dân ngăn cản làm chậm tiến độ, thì cuối tháng 12 năm nay sẽ bàn giao công trình. Dù sao đến trung tuần tháng 11 này công trình cũng đã hoàn thành được 85% rồi. Bây giờ chẳng cần tranh giành nhau từng giọt nước như ngày xưa, bà con cứ dùng thoải mái. Công ty Sơn Hải đã khởi công làm hai chiếc cầu dân sinh nữa trên dòng sông Nan qua thôn Cồn Nâm ở xã Quảng Minh và qua Hà Sơn ở xã Quảng Sơn. Hai chiếc cầu sẽ mở ra tiềm năng phát triển kinh tế vùng cồn bãi và các gia trại trong xóm núi. Nhìn con đập đồ sộ vững như bàn thạch đi qua mùa lũ chắc chắn những người một thời nhẹ dạ cả tin nghe theo kẻ xấu bây giờ cũng đang ân hận lắm.

Tạm biệt dòng Nan, tạm biệt con đập Rào Nan. Tạm biệt những con người thân yêu đang ở lại với công trình xây dựng trong cơn mưa lạnh, trong lòng tôi ấm áp lạ lùng. Một mùa xuân nữa lại đến. Một mùa xuân tràn ngập niềm tin và khát vọng. Dòng Rào Nan không còn hờ hững trôi về biển cùng rừng lau trắng phất phơ mà đang tràn ngập niềm vui. Mùa lũ đã đi qua, mùa xuân lại về.

(Nguồn : Hoàng Minh Đức FB)

ĐẤT ANH HÙNG, LÀNG SINH TƯỚNG
Tác giả bài viết: Dương Sông Lam
Nguồn tin: cstc.cand.com.vn

Tháng Tám mùa thu, dọc theo dòng Gianh thơ mộng, chúng tôi ngược lên thăm xã anh hùng, làng “sinh Tướng” ở thôn Trung Thôn, xã Quảng Trung, Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

Dọc dài theo con đường làng uốn cong như dải lụa, gặp những cụ cao niên trong làng, chúng tôi được nghe những câu chuyện ăm ắp nghĩa tình son sắt với quê hương, đất nước của những người con làng Trung Thôn như Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Trung tướng Nguyễn Hữu Cường, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh…

Ngôi làng ven sông, đất không rộng, người không đông, cuộc sống xưa nay của bà con vẫn còn nhiều vất vả, nhưng người làng luôn tự hào bởi đây là mảnh đất anh hùng và sinh ra nhiều người giỏi đóng góp công sức cho quê hương, đất nước.

Chuyện ghi ở làng Anh hùng

Bên ly trà mang đậm hương vị vùng sông nước dòng Gianh, Chủ tịch xã Quảng Trung, ông Nguyễn Văn Hóa – hồ hởi cho biết, Quảng Trung luôn được xem là “cái nôi” cách mạng ở nam sông Gianh, Quảng Bình trong những ngày đầu thành lập Đảng.

Chi bộ Đảng đầu tiên của nhiều xã ven sông Gianh ra đời ở mảnh đất giàu truyền thống cách mạng này. Ngay sau ngày Đảng ra đời (1930), nhiều người con của Quảng Trung, nhiều đồng chí Đảng viên kiên trung của Đảng như Nguyễn Huyên, Nguyễn Biểu, Nguyễn Hữu Lương, Nguyễn Sỹ Đồng… đã nhen nhóm ngọn lửa cách mạng ở vùng cát Quảng Bình.

Từ chi bộ lúc đầu chỉ có 3 người (1937), ánh sáng của Đảng đã được cán bộ, đảng viên Quảng Trung thắp sáng tập hợp quần chúng nhân dân ven sông Gianh đứng lên giải phóng xiềng xích thuộc địa, phong kiến (1945). Tiếp đó, nhân dân Quảng Trung lại góp công, góp sức cùng đồng bào cả nước làm nên hai chiến công thần thánh của dân tộc là đánh bại thực dân, đế quốc để đưa non sông về một mối…

Đường về làng xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình.

Trong những năm gần đây, khi nói về việc học ở vùng cát Quảng Bình, Quảng Trung luôn được xem như một trong những xã đi đầu ở bờ Nam sông Gianh. Người Quảng Trung luôn tự hào về những con em quê hương biết vượt qua gian khó để trưởng thành. Nơi đây có những bà mẹ cả đời lặn lội thân cò nơi bờ ruộng, mép sông để nuôi con. Những người cha tần tảo trong gian khó để truyền cho con cái chí, cái dũng để vào đời.

Người Quảng Trung vẫn luôn lấy tấm gương bà Đặng Thị Cấp (sinh năm 1882), mẹ của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên để noi theo trong việc thu xếp việc nhà, việc nước và nuôi con ăn học. Khi mới bước qua tuổi 20, bà Đặng Thị Cấp theo ông Nguyễn Hữu Khoán về nhà chồng làm dâu. Hai vợ chồng tần tảo để nuôi 7 người con, khi đói khi no nhưng người làng bảo chưa bao giờ thấy bà Cấp một lần kêu ca, than thở. Đêm đêm, khi người làng đã chìm trong giấc ngủ thì cái cối giã gạo ở nhà bà Cấp vẫn từng nhịp đều đều cho đến gần sáng. Người phụ nữ nghèo ven sông Gianh tần tảo, bươn chải thức khuya dậy sớm như vậy để nuôi đàn con khôn lớn.

Năm 49 tuổi, chồng là ông Khoán qua đời, nỗi vất vả lại càng đè lên vai người mẹ nghèo Đặng Thị Cấp. Song bà vẫn nhất quyết không chịu cho con thất học, buộc con phải học để kiếm cái chữ. Khi cách mạng cần, chính ngôi nhà của bà Đặng Thị Cấp trở thành cơ sở cách mạng trong những năm 1937-1945 tại bờ Nam sông Gianh, Quảng Bình. Đêm đêm, bà vừa giã gạo, bóc ngô, vừa canh cho nhiều cán bộ xứ ủy, tỉnh, huyện họp bàn về hoạt động mở rộng phong trào cách mạng tại nhà mình.

Cách mạng Tháng Tám thành công, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, bà hăng hái tham gia công tác phụ nữ, công tác Hội Mẹ chiến sĩ, vận động năm con trai và một con dâu tham gia vệ quốc. Khi quê hương bị giặc chiếm đóng, theo chủ trương của tỉnh, bà vận động bà con tiêu thổ kháng chiến, tản cư người già, trẻ con đến vùng tự do.

Năm 1950, tuy quê nhà còn bị địch chiếm, nhưng vì muốn trực tiếp phục vụ chiến đấu, bà hồi cư vận động bà con quyên góp thóc gạo, tiếp tế cho du kích đánh giặc… Chính người mẹ nghèo, giàu lòng yêu nước Đặng Thị Cấp đã nhen nhóm, truyền lửa lòng yêu nước để các con bà đi theo cách mạng và nhiều người đã trưởng thành, trở thành những cán bộ nòng cốt của Đảng và Nhà nước, được nhân dân hết sức tin yêu …

Trường THCS xã Quảng Trung nơi ươm mầm nhiều thế hệ học trò trong xã đã trưởng thành.

Nhà có ba vị Tướng bên bờ Nam sông Gianh

Khi nói về gia đình bà Đặng Thị Cấp, không chỉ người làng Quảng Trung mà người dân cả vùng cát Quảng Bình đều hết mực tự hào. Là một người mẹ nghèo, vất vả tần tảo khuya sớm bên sông Gianh để nuôi con ăn học, cống hiến cho dân cho nước, bà Đặng Thị Cấp có sáu người con, trên 50 cháu, chắt gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ.

Bà đã có hai người con và một người cháu được phong quân hàm cấp Tướng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, đó là Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn; Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh, nguyên Phó Viện trưởng, Học viện Hậu cần, Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Hữu Cường, Tư lệnh Quân khu 4 và trên 50  sỹ quan cấp tá (có 5 người là Đại tá), cấp úy phục vụ trong lực lượng vũ trang.

Gia đình bà Đặng Thị Cấp đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương, tặng “Bảng vàng danh dự” và “Gia đình có công với nước”. Năm 2005, ngôi nhà của bà đã được Đảng, Nhà nước công nhận và dựng bia “Di tích cách mạng”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên thăm hỏi, động viên Bộ đội và Thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến

Trong các con cháu của bà Đặng Thị Cấp, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên thường được nhắc đến hơn cả. Vị tướng Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn, thủ lĩnh của bộ đội, thanh niên xung phong Trường Sơn, cuộc đời của ông luôn được đồng đội xem như bản trường ca về người lính.

Ngày tóc còn để chỏm, cậu bé Nguyễn Hữu Vũ vừa lên 10 tuổi đã phải mồ côi cha, dù cực khổ nhưng bà mẹ nghèo Nguyễn Thị Cấp vẫn nhất quyết không để con thất học. Nguyễn Hữu Vũ được mẹ gửi đi tìm thầy học chữ Hán, chữ quốc ngữ. Những bài học của thầy đã sớm truyền lửa cho cậu bé tinh thần yêu nước.

Năm 12 tuổi, Nguyễn Hữu Vũ bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng, lấy bí danh là Nguyễn Văn Đồng, sau đó đổi thành Đồng Sỹ Nguyên. Trong những năm 30 của thế kỷ trước, Đồng Sỹ Nguyên cùng vài ba đồng chí của mình đã gây dựng cơ sở cách mạng ở vùng Bắc và Nam sông Gianh rộng lớn.

Nhiều lần bị thực dân Pháp truy nã gắt gao, ông đã phải qua Lào, Thái Lan hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước để tiếp tục gây dựng cơ sở. Năm 1945, Đồng Sỹ Nguyên được bầu làm Chủ nhiệm Việt Minh, kiêm Chỉ huy trưởng Bộ đội Quảng Bình, ông là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946.

Phóng viên Chuyên đề CSTC gặp gỡ người dân Quảng Trung tìm hiểu về vùng đất cách mạng này.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên được giao nhiệm vụ làm Tư lệnh Binh đoàn 559 (Binh đoàn Trường Sơn), xây dựng tuyến đường giao thông chiến lược Trường Sơn để bộ đội vào Nam chiến đấu, giải phóng, thống nhất đất nước.
Dưới sự chỉ huy tài tình của ông, đường mòn Trường Sơn từ một con đường nhỏ đã trở thành một tuyến giao thông vận tải lớn với cả hệ thống đường được giới truyền thông mệnh danh là “trận đồ bát quái xuyên rừng rậm”.

Tầm quan trọng của con đường chiến lược này thể hiện rõ nhất với quân số lúc cao điểm hơn 12 vạn binh sĩ, trong đó có hơn 1 vạn là lực lượng Thanh niên xung phong, biên chế thành 8 sư đoàn và một sư đoàn cao xạ tên lửa phối thuộc. Hệ thống đường chiến lược này khi Đồng Sỹ Nguyên vào tiếp nhận chỉ có 5 tiểu đoàn xe với 750 xe, chia thành 4 binh trạm; đến năm 1975 đã phát triển thành 2 sư đoàn vận tải với 10.000 xe.

Đường Trường Sơn không còn những con đường đơn lẻ, mà phát triển thành một hệ thống đường vận tải phức tạp với hơn 16.700km đường bộ, trong đó có hơn 800km đường kín, 1.500km đường rải đá, 200km đường nhựa. Bên cạnh đó còn có 1.500km đường ống dẫn xăng dầu, 1.350km đường dây cáp thông tin, 3.800km đường giao liên, 500km đường sông.
Nhằm cắt đứt đường chi viện của ta, quân đội Mỹ và đồng minh đã tìm mọi cách từ thô sơ đến hiện đại nhất nhằm mục đích cắt đứt con đường vận tải chiến lược này. Các khí tài điện tử được lập thành “Hàng rào điện tử MacNamara”, cây nhiệt đới, pháo đài bay B-52, vũ khí thời tiết, hóa học… đến các cuộc hành quân càn quét lớn đến biệt kích phá hoại đều được quân đội Mỹ sử dụng. Những tổn thất do kẻ thù gây ra cho chúng ta không hề nhỏ, song tuyến đường vẫn luôn được bảo đảm thông suốt.

Để trọn tình, trọn nghĩa với đồng chí, đồng đội đã hy sinh, đầu năm 1974, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã quyết định xây dựng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn tại khu đồi Bến Tắt, nằm ở chân phía Đông dãy Trường Sơn, cạnh trục đường Hồ Chí Minh Đông Trường Sơn. Khu đồi Bến Tắt ở bờ Nam sông Bến Hải, thuộc xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh cũng là nơi đóng Sở chỉ huy của Bộ Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Từng có nhiều năm gắn bó với đường Hồ Chí Minh huyền thoại, dù sống đến gần cuối cuộc đời nhưng Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên vẫn luôn nghĩ về đồng đội. Mới đây, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã có đơn gửi UBND tỉnh Quảng Trị bày tỏ nguyện vọng sau khi từ trần được về an nghỉ tại Nghĩa trang Trường Sơn, để được gần gũi với đồng chí, đồng đội của mình.

Nguồn: Đất Anh hùng, làng sinh Tướng – Đài TT-TH thị xã Ba Đồn badontv.vn https://badontv.vn/chuyen-muc/que-huong-dat-nuoc-con-nguoi/dat-anh-hung-lang-sinh-tuong-389.html

Quảng Bình đất và người
THƠ VĂN THẦY HỒ NGỌC DIỆP
Hoàng Kim


Đọc trang văn hóa Bạc Liêu
Thơ thầy giáo cũ thương yêu gọi về
Thầy ơi nắng sớm mưa che
Lời thương thầm lắng, mải mê kiếm tìm.

Nhớ thầy đáy biển tìm kim
Chim sa núi Bắc, thầy tìm non Nam
Tìm Người ở giữa Trường Sơn” (1)
Dáng ai bóng núi xanh hơn sắc rừng

Tháng năm lắng đọng yêu thương
Người Thầy chiến sĩ” (2) lặng thầm yêu thương
Trần Thị Lý với Nguyễn Chơn” (3)
Bác Hồ huệ trắng thơm hương” (4) lòng người

xem tiếp Quảng Bình đất và người https://hoangkimlong.wordpress.com/category/quang-binh-dat-va-nguoi/

THƠ VĂN THẦY HỒ NGỌC DIỆP
Hoàng Kim


Học văn để làm gì? Để giữ ngọc di sản. Quảng Bình đất và người thẳm thẳm nhớ trong tôi với nhiều chuyện quý.

Thuở nhỏ học văn, tôi ấn tượng nhất là tích cổ cha mẹ kể về Lục Vân Tiên tại Nguồn Son nối Phong Nha (1) và Cao Biền trong sử Việt (2). Cha mẹ tôi mất sớm, những thầy văn đầu đời của tôi là Hoàng Ngọc Dộ khát vọng (3), “Hoàng Trung Trực đời lính” (4), thầy Nguyễn Khoa Tịnh “Em ơi can đảm lên” (5), thầy Trần Đình Côn Bài ca Trường Quảng Trạch (6), thầy Phạm Ngọc Căng (7) người Thanh Hóa, phó Hiệu trưởng đầu tiên của Trường cấp ba bắc Quảng Trạch và thầy Hồ Ngọc Diệp người Đồng Hới dạy văn (8). Tôi cũng may mắn được học văn với ông tôi Minh Sơn Hoàng Bá Chuân (9) là em ruột bà ngoại tôi khi thăm ông ra ở với cậu tại 64 Hàng Bạc Hà Nội. Ông đã bày cho tôi cách làm thơ Đường. .

Hoàng Kim nay chép lại sáu câu chuyện lắng đọng Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp 1) “Tìm mộ em ở Trường Sơn” 2) “Người thầy chiến sĩ” 3) “Bác Hồ với ngày thương binh liệt sĩ 27/7”; 4) “Chuyện về nữ anh hùng bên dòng sông Lũy” 5) “Nhà văn Hoàng Bình Trọng với nghiệp đời gập ghềnh”; 6) “Nhạc sĩ Trần Hoàn viết cho sự giã biệt”, lưu lại một tích truyện về người thầy dạy văn của mình. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-van-thay-ho-ngoc-diep/


TÌM MỘ EM Ở TRƯỜNG SƠN
Hồ Ngọc Diệp


Vươt đèo, leo dốc,phạt gai
Qua bao con suối,miệt mài tìm em
Mộ em núi đã giăng lèn
Ba bề là đá,bốn bên là rừng

Nghe con mang,tác ngập ngừng
Suối xa như đã lạnh dừng tiếng reo
Ngặt thưa bìm bịp kêu chiều
Giữa hoang sơ,lòng những phiêu diêu buồn

Ngàn lau trắng thác mây tuôn
Bước chân hoang hoải bồn chồn ngẩn ngơ
Em đi từ bấy đến giờ
Thương con,lòng mẹ thẫn thờ đợi con

Xa quê từ buổi trăng tròn
.Ấp e chưa đón nụ hôn người tình
Em ngã xuống,sắc nguyên trinh
Vì dân,vì nước quên mình tuổi xanh

Mau về với mẹ cùng anh
Ở đâu? chiều đã phủ nhanh rừng già

NGƯỜI THẦY CHIẾN SĨ
Hồ Ngọc Diệp


Từ mái trường, tình nguyện xung phong
Khoác AK, thầy lên đường ra trận
Người thì gầy, bộ Tô Châu thì rộng
Nào hề chi, có thép ở bên trong

Đường hành quân qua bao núi, bao sông
Bỗng gặp học sinh, cùng chiến hào đánh Mỹ
Đêm Trường Sơn, thầy và trò tri kỷ
Chuyện trường xưa, nỗi nhớ cháy đêm tàn….

Đơn vị thầy lại cấp tập hướng Nam
Nã đạn pháo gầm ran đầu lũ giặc
Dáng hiên ngang như thiên thần lẫm liệt
Giữa trận tiền khi bom giặc phản công

Góp máu mình cho độc lập non sông
Thêm kiêu hãnh những bài ca sư phạm
Gieo lòng người đâu chỉ là lời giảng
Mà cả bằng: đức nguyện tiến công

Những đạo hàm, ta lét, parabol
Những tan, cos, góc bù, góc nhọn
Rồi cuộc đời và những lời thầy giảng
Thành vinh quang những chân lý của đời

Chúng tôi nhắc thầy trong kí ức bồi hồi
Để nhớ mãi ngôi trường phố cũ
Hình ảnh thầy, người thầy – Chiến sĩ
Gieo lòng người rực rỡ những cành xuân.

(*) Thầy Hồ Ngọc Diệp ngày 14 10 2021 viết: Cảm ơn văn nghệ Bạc Liêu đã đăng bài thơ “Tìm mộ em ở Trương Sơn” số tháng 7/202l

BÁC HỒ VỚI NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27/7
trích: Bác Hồ với Quảng Bình,
Hồ Ngọc Diệp 2021 (*)
Nhà Xuất bản Thuận Hóa, trang 150


Bác Hồ bùi ngùi không cầm được nước mắt, đọc bài từ như sau: Hỡi các liệt sĩ ! trong lúc cả nước vui mừng thì mọi người đều thương tiếc các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ Quốc, vì dân tộc. Máu nóng của các liệt sĩ đã nhuốm lá quốc kỳ. Tiếng thơm của các liệt sĩ sẽ muôn đời truyền với sử xanh:

Một nén hương thanh
Vài lời an ủi
Anh linh của các liệt sĩ bất diệt
Tổ quốc Việt Nam vĩ đại muôn năm!


(*) Hồ Ngọc Diệp địa chỉ liên lạc: Hồ Ngọc Diệp Hội văn học Nghệ thuật Quảng Bình, đường Đoàn Thị Điểm, phường Đồng Hải, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Số điện thoại: 0968 237 320 Tài khoản: Hồ Ngọc Diệp 040027737627 Ngân hàng Sacombank Đồng Hới, Quảng Bình

CHUYỆN VỀ NỮ ANH HÙNG BÊN DÒNG SÔNG LUỸ
Hồ Ngọc Diệp


Chị Trần Thị Lý sinh ra trong một gia đình nghèo bên dòng sông Lũy, một nhánh của con sông Nhật Lệ, phía Nam Cầu Dài, đó là làng Phú Thượng, Phú Hải, Đồng Hới, Quảng Bình. Là một người lanh lợi, hoạt bát, có ý thức tập thể cao nên chị được giao nhiệm vụ làm liên lạc cho Đảng ủy, Xã đội. Năm 1964, chị được kết nạp Đảng, lúc đó chị tròn 19 tuổi. Tháng 2 năm 1965 Mỹ mở rộng chiến tranh leo thang ra miền Bắc đã chọn thị xã Đồng Hới làm điểm đánh mở đầu. Phú Hải là một trong những điểm nóng chiến sự. Lúc này, chị Trần Thị Lý được sung vào lực lượng dân quân, làm chiến sĩ phòng không nam Cầu Dài thị xã Đồng Hới.

Chị Trần Thị Lý trong những cuộc chiến đấu đánh trả máy bay thù đã tỏ rõ bản lĩnh chiến đấu xuất sắc. Chị đã chạy từ trận địa phòng không này sang trận địa phòng không khác để truyền mệnh lệnh chiến đấu của cấp trên chuyển về, đồng thời dùng súng trường K44 bắn trả máy bay Mỹ rất kiên cường. Chị đã đào hầm sập, cứu đồng đội, đồng bào bị bom Mỹ vùi lấp. Đặc biệt trong ngày 4/4/1965, đế quốc Mỹ đã huy động hàng trăm lượt máy bay đến ném bom Cầu Dài, triệt hạ thị xã Đồng Hới, chị Trần Thị Lý đã dũng cảm mưu trí chèo đò chở Bí thư Đảng ủy xã Lê Viết Thuật vượt sông để chỉ đạo dân quân, nhân dân chiến đấu, rồi trở lại trận địa an toàn. Trong một lần bị bom vùi, chị đã kịp thời bình tĩnh cởi áo ngoài khoác lên đầu súng để đất đá khỏi vào làm chẹt nòng. Sau đó, chị đã bươn mình ra, tiếp tục nổ súng bắn vào kẻ thù.

Với những thành tích xuất sắc đó, chị đã được Quốc hội tuyên dương anh hùng vào ngày 01/01/1967. Cũng trong năm đó chị được chuyển sang quân đội, làm chính trị viên phó Thị đội Đồng Hới. Từ năm 1967 , chị được cử đi học trường văn hóa quân khu, sau đó được cử đi học tiếp tại Học viện chính trị quân sự của Bộ quốc phòng. Năm 1978, chị đảm nhiệm chức Phó đội trưởng đội công tác thuộc đoàn 871, Tổng cục chính trị. Từ 1985 chị được điều về giữ chức Phó rồi Giám đốc, Phó Bí thư chi bộ khách sạn Bạch Đằng của Quân khu 5 ở Đà Nẵng. Chị là Đại biểu Quốc hội khóa IV, V và VI. Chị từng là ủy viên Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chị đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác.

Anh hùng Trần Thị Lý là người giàu tình cảm với mảnh đất minh sinh ra và lớn lên. Sau này, khi làm Giám đốc khách sạn Bạch Đằng, hễ có các con cháu quê hương Phú Hải vào học hay công tác tại Đà Nẵng, nếu gặp khó khăn, chị đã tìm cách giúp đỡ, động viên để các cháu an tâm học tập và công tác. Nhiều lần về thăm quê chị đều đến thăm và tặng quà cho Đảng ủy, UBND và các đoàn thể trong phường. Chị đã giúp Hội Người cao tuổi địa phương sắm một cỗ xe tang, đóng góp cho quỹ xây dựng nhà văn hóa, trạm y tế phường và giúp đỡ những hộ nghèo hoặc gặp khó khăn. Đến phút lâm chung chị còn hỏi người nhà: “Xã mình đã được phong anh hùng chưa?” (thực ra, phường Phú Hải được phong anh hùng trước đó mà chị chưa có được thông tin).

Có nhiều chuyện kể lý thú, dí dỏm về anh hùng Trần Thị Lý thời thanh xuân.

Tháng 7 năm 1967, anh hùng Trần Thị Lý được mời dự Đại hội liên hoan thanh niên sinh viên Hoà bình thế giới tại nước XHCN Cu Ba.Sau báo cáo của chị, trong giờ giải lao, hàng trăm nhà báo vây quanh chị để quay phim, chụp ảnh và phỏng vấn. Có một nhà báo Phương Tây hỏi chị:- Chị là một anh hùng của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Vậy, ai là người chị sẽ chọn xây dựng gia đình? Không phải suy nghĩ lâu, chị Trần Thị Lý vui vẻ trả lời: – Đó sẽ là người đàn ông thương yêu tôi nhất! Trong quãng ngày công tác, chị đã được vinh dự 3 lần gặp Bác Hồ và được Bác trực tiếp chỉ giáo. Lần thứ nhất là lần cùng đoàn Quảng Bình được ưu tiên gặp Bác và Thủ tướng Phạm Văn Đồng sau ngày Đại hội liên hoan chiến sĩ anh hùng thi đua toàn quốc (1/1/1967). Gần cuối buổi, Bác Hồ bảo chị Lý hát bài “Quảng Bình quê ta ơi” của nhạc sĩ Hoàng Vân cho Bác nghe. Quá cảm động và lúng túng nên chưa thực hiện được ngay thì Thủ tướng Phạm Văn Đồng “cứu nguy” cho chị và bảo: “Cháu Lý hãy “cầm càng” cho tất cả đoàn cùng hát”. Thế là anh hùng Trần Thị Lý đã đứng dậy và bắt nhịp cho toàn đoàn Quảng Bình hát vang bài hát mà Bác và Thủ tướng yêu thích. Lần thứ hai, chị gặp và được Bác Hồ chỉ giáo là ngày trước lúc lên đường sang Cu Ba tham dự Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới. Khi Bác hỏi: “Cháu đã chuẩn bị những gì sang thăm và tham quan ở Cu Ba?” chị Lý đã thuật lại chuyện các chú lãnh đạo cho may áo dài, sắm dày cao gót nhưng sử dụng còn lúng túng lắm. Bác liền bảo: “Cháu sang Cu Ba lần này để báo cáo thành tích kinh nghiệm chiến đấu của mình và học tập kinh nghiệm của nhiều người khác chứ đâu có phải đi du lịch mà sắm các thứ ấy. Để Bác nói chú Song Hào chuẩn bị bộ đồ bộ đội và dép cao su cho cháu”. Và chị Trần Thị Lý đã mặc trang phục như thế trong suốt thời kỳ ở Cu Ba.

Người ta còn kể cho nhau nghe câu chuyện tình yêu của chị với Đại tá anh hùng Nguyễn Chơn. Lần đó, Đại tá anh hùng Nguyễn Chơn (sau này là Thượng tướng, Thứ trương Bộ Quốc phòng) về Hà Nội tham dự Đại hội liên hoan anh hùng LLVTND của quân đội. Người anh hùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng đó vì xông pha lăn lộn nơi trận mạc, hết Nam lại Bắc, hết Bắc lại Nam nên sắp đã bén tuổi tứ tuần mà vẫn chưa có một bóng hồng nằm lại trong tim mình. Thấy Nguyễn Chơn về dự Đại hội lần này có làm thân với nữ anh hùng Trần Thị Lý (nhân một lần xem phim ngồi cạnh nhau), anh em, đồng chí bèn “Ra tay” để giúp Nguyễn Chơn rút ngắn khoảng cách. Vào một tối thứ bảy nọ, họ rủ nhau (không quên kéo Trần Thị Lý cùng đi) đến phòng nghỉ của anh hùng Nguyễn Chơn uống nước, chuyện trò. Rồi như là đã bàn trước, họ bấm tay nhau, lần lượt rút lui. Đến người cuối cùng ra khỏi phòng, họ không quên khoá trái cửa lại, cốt là để tạo cơ hội cho hai người tự nhiên tâm sự với nhau.

Hơn 1 giờ đồng hồ, Đại tá anh hùng Nguyễn Chơn hút hết không biết bao nhiêu là thuốc lá, mặt đỏ gay, không biết nói một câu gì cả. Nữ anh hùng Trần Thị Lý ngồi yên như vậy, cũng không giám nhìn Nguyễn Chơn, tay bứt xé không biết mấy lá hoa trong lọ giữa bàn. “Thôi phải mở đường thoát cho hai người”. Nghĩ vậy, chị liền lên tiếng trước:- Cớ làm răng mà anh em họ nhốt mình trong phòng rứa, Thủ trưởng? Anh hùng Nguyễn Chơn lúc bấy giờ mới ngẩng lên, ấp úng:- Là vì…vì…họ nói, …họ nói…- Họ nói mần răng, thưa Thủ trưởng? – Trần Thị Lý khơi gợi. Anh hùng Nguyễn Chơn dũng cảm, táo bạo như cố vượt qua một trọng điểm: – Họ nói là tui ưng o! Anh hùng Trần Thị Lý mặt đỏ lên, mãi một hồi rất lâu nữa mới cất tiếng: – Họ nói như rứa thì ý Thủ trưởng mần răng? Nguyễn Chơn lúng túng như một học trò có lỗi:- Thì … thì…tui cũng ưng o như họ nói thật! Chỉ đợi được như thế. Tuy nhiên mãi một lúc sau, Trần Thị Lý mới bộc bạch được ý nghĩ của mình: – Ý Thủ trưởng răng thì em cũng rứa! Và thế là, anh em đồng chí “nghe trộm” ngoài cửa, mở cửa chạy vào. Một người vui tính hét vang:- Xong rồi! xong rồi! Trận đánh kết thúc hoàn toàn thắng lợi! Trai anh hùng, gái thuyền quyên! Chúc mừng anh chị đã phá được hàng rào, xung kích tiến lên chiếm lĩnh trận địa của tình yêu ! Không lâu sau, Nguyễn Chơn ở tuổi 48, Trần Thị Lý ở tuổi 34 thành vợ, thành chồng. Tình yêu của hai anh hùng LLVT ấy có được do sự chân thật của hai người, song cũng nhờ công rất lớn của bạn bè, đồng chí. Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cha nuôi tinh thần của Trần Thị Lý bận việc không đến dự lễ cưới được đã gửi tặng đôi tân hôn 1 chai rượu ngoại, 2 cây bút máy. Chai rượu mang ý nghĩa mừng cuộc vui. Cặp bút máy mang ý nghĩa khuyên vợ chồng nên chỉ sinh 2 con. Quả vậy, vợ chồng Nguyễn Chơn và Trần Thị Lý sinh được 2 cô gái lanh lợi giỏi giang. Bây giờ 2 cô gái đã có gia đình và làm việc ở 2 cơ quan nhà nước.

Anh hùng Trần Thị Lý lần đó ra Hà Nội họp, được Bác Hồ mời vào thăm, ăn cơm cùng Bác với hai nữ anh hùng khác.Mâm cơm dọn ra, có thịt gà, canh bí đao, rau muống luộc, 1 bát cà pháo muối chua và bát nước chấm. Gắp nhiều thịt gà bỏ vào bát các nữ anh hùng, Bác nói: – Ở chiến trường, các cháu ăn uống kham khổ, công việc thì vất vả, nay phải ăn nhiều thịt gà vào cho khỏe, mai mốt trở lại chiến trường, có thêm sức mà chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ của mình. Còn Bác, Bác chỉ thích ăn rau muống luộc chấm tương và cà muối xứ Nghệ thôi. Ba nữ anh hùng được ngồi ăn cơm với Bác, sung sướng quá, cảm động quá, trước sự săn sóc của Bác nên không ai và nổi cơm. Thấy thế, bác giục: – Nhanh lên, đẩy mạnh tốc độ, thao tác linh hoạt, lanh lợi như đang vào trận, hỡi các nữ anh hùng!Được ngồi cạnh Bác, nữ anh hùng Trần Thị Lý chăm chú đợi Bác ăn xong bát thứ nhất, đặt bát đũa mình xuống, đưa hai tay đón bát của Bác để đơm thêm cơm. Có lẽ, vì quá sung sướng, vì được lần đầu tiên làm công việc này nên nữ anh hùng đất Đồng Hới Quảng Bình đâm ra lóng ngóng. Bởi vậy, không may một thìa cơm bị lọt xuống mâm. Sợ Trần Thị Lý hót bỏ sang bát trống đựng thức ăn thải loại, Bác liền dùng thìa và đũa hớt phần trên của phần cơm bị rơi ra mâm đó bỏ vào bát của mình và nói: – Được ngồi cạnh, rồi được đơm cơm cho Bác, sung sướng quá nên lóng ngóng, làm rơi cơm ra ngoài chứ gì? Không sao! Hạt cơm là hạt ngọc của trời, không nên bỏ phí. Thái độ chân thành và xử lý hợp thời của Bác khiến Trần Thị Lý vô cùng cảm động. Và câu nói của Bác biểu lộ tính kiệm cần của một người nông dân, gắn bó với sản phẩm của mình làm ra. Đối với anh hùng Trần Thị Lý, và thảy mọi người là một lời dạy sắt son luôn mang tính thời sự về ý thức tiết kiệm và sự tránh lãng phí mọi phương diện của cuộc sống.

Thiếu tá Trần Thanh Hương (em ruột anh hùng Trần Thị Lý đang nghỉ hưu ở khu dân cư số 8, phường Đồng Sơn, Tp. Đồng Hới) đã cho tôi biết một chi tiết vô cùng cảm động. Chị Trần Thị Lý bị đau đường ruột, điều trị khắp các bệnh viện trong nước không đỡ nên đã sang Trung Quốc điều trị. Nhưng bệnh tình vẫn ít thuyên giảm. Sau đó đơn vị đã đưa chị về điều trị tại bệnh viện Quân y 17 quân khu 5. Biết mình sẽ không qua nổi, chị xin bệnh viện về nhà nghỉ một đêm. Đêm đó chị dặn dò chồng, con, em và các cháu nhiều điều và ngủ một đêm rất ngon lành trong ngôi nhà ấm cúng của mình trước khi sáng mai phải trở lại bệnh viện. Ít hôm sau chị đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 7/5/2000.

Anh hùng Trần Thị Lý là một trong 3 khuôn mặt nữ anh hùng bên sông Nhật Lệ trong những ngày đánh Mỹ. Đó là những người đã góp phần làm sáng danh lịch sử quê hương Đồng Hới anh hùng. .

Nhà văn Hoàng Bình Trọng với nghiệp đời gập ghềnh
NGẬM NGÙI VỚI NGHIỆP VĂN CHƯƠNG
Hồ Ngọc Diệp, ngày 26 tháng 3 năm 2022

Ông đã ” Tự trào”

“Tớ không có chí làm vua
Nên trời bắt tớ cày bừa ruộng văn
Thôi thì tám đóm tám khoanh
Chăm gieo chuyện ngắn gặt nhanh chuyện vừa
Lại còn tiểu thuyết còn thơ
Lại còn dịch diệt ăng ô Tây Tàu”

Nhà văn Hoàng Bình Trọng, nguyên là kỉ sư ngành trắc đạt bản đồ mỏ địa chất. Do đi nhiều và và lòng ham chuộng văn học,ông có mấy bài báo viết cho các báo hiện hành những năm 1969 – 1970. Thấy năng lực đầy triển vọng, Nhà Xuất Bản Kim Đồng thời kì đó đặt hàng cho ông viết tiểu thuyết cho thiếu nhi,.sau gần ba tháng vừa giảng dạy tại trường trung cấp mỏ địa chất ở Vỉnh Phú, vừa viết sách, cuốn chuyện “Bí mật một khu rừng”, dày hơn 300 trang ra đời. Cuốn truyện thu hút bạn đọc thiếu nhi và cả người lớn đến nỗi, sau “Dế mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài, “Bí mật một khu rừng”, được tái bản 10 lần,mỗi lần 3 vạn cuốn. Sách còn được dich sang tiếng Nga và Đài Tiếng Nói Việt Nam đã 3 lần phát ở chương trình “Đoc chuyện đêm khuya” ,mỗi kì phát ngót nghét một tháng trời. sau tác phẩm nổi tiếng đầu tay đó Hoàng Bình Trọng được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam Cho đến cuối đời, ông đã viết 38 tác phẩm, trong đó 13 tiểu thuyết, 3 trường ca v.v…. Năm 1971,Hoàng Bình Trọng có gia nhập vào quân đội và có 5 năm chiến đấu ở chiến trường B. Hết chiến tranh,ông ra quân và Hội văn học Vĩnh Phú nhận ông về biên tập cho tạp chi “Đất Tổ”. Mấy năm sau, chia tỉnh, ông lênh đênh tìm bến đỗ . Nạn tiếm quyền buổi giao thời này khiến ông không đến được nơi ông cần đến. Nơi cũ thì đã cắt giấy tờ, nơi đến thì không nhận vì đã có ngươi choán chỗ. Ba tháng trời không lương, lại hết tỉnh Vĩnh Phúc đến Phú Thọ, mệt mỏi, bất lực,ông đành về 176. Về với vơ ở Quảng Hòa Quảng Trạch ông đi làm thuê, thậm chí lên rừng hái củi về bán nuôi vợ và con trai. Ông Nguyễn Văn Lợi tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Quảng Bình (sau này là tạp chí Nhật Lệ) đã đón ông vào làm biên tập viên. 14 năm trời làm việc ở đây, không bia rượu, thuốc lá,chỉ mấy cái song tự nấu ăn hàng ngày, ông vừa làm việc vừa sáng tác. Ở Quảng Bình, chưa ai có nhiều giải thưởng văn học danh giá như ông, từ địa phương đến trung ương. Khi Nhật Lệ đủ biên chế rồi, ông phải về quê sống với ngòi bút của mình

Và ông cười khẩy

“Một giọt rơi,
Một quảng đời tàn lụi
Tiếc làm chi cái kiếp phù sinh
Chỉ cần biết bao giờ nến tắt
Ấy là khi đã cháy hết mình”.

Về quê cũ, bệnh viêm phổi mãn tính hoành hành. Đã nghèo nhưng phải nằm viện liên miên. Hết Cu Ba đến Huế, Hết Quảng Trạch lại Hà Nội, cuối cùng Hoàng Bình Trọng đã rời cõi tạm đầu năm 2021. Báo Văn Nghệ đã chia sẻ nhà văn Hoàng Bình Trọng qua bài viết nhỏ của tôi. Cảm ơn quý báo.

Nhạc sĩ Trần Hoàn
VIẾT CHO SỰ GIÃ BIỆT
Hồ Ngọc Diệp, 20 tháng 1 năm 2022  ·

Nhạc sĩ Trần Hoàn có nhiều duyên nợ với Quảng Bình . Nhưng nhiều người chưa được biết ông có một ca khúc viết về một cô gái mà chỉ ông biết tại Quảng Bình, viết cho một cuộc giã từ đi xa mãi mãi, trên đất Quảng Bình. Tôi đã được báo Văn Nghệ Công An giới thiệu bài viết về sự kiện này với bạn đọc gần xa. Một phần thưởng lớn lao đầy ý nghĩa đã đến với tôi,đó là bà Thúy Hồng, vợ của Nguyễn Tăng Hích( tên thật của nhạc sĩ Trần Hoàn) điện về tổng biên tâp báo Văn Nghệ Công An xin số điện thoại của tôi. Sau đó bà đã điện vào cảm ơn tôi đã có một bài viết hay và những điều bà chưa được biết hết về người chồng thân yêu của mình. Với tôi, đó là phần thưởng vô giá.

Bài ca trường Quảng Trạch https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-ca-truong-quang-trach/ Dạo chơi non nước Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dao-choi-non-nuoc-viet/

TỰ NGUYỆN

CNM365 Tình yêu cuộc sống. Bạn tôi thích hát bài “Tự nguyện” của Trương Quốc Khánh với lời Việt thật ngọt ngào và lời Anh tự dịch khá sát nghĩa. Tôi đặc biệt thích thú bài hát song ngữ này vì những điều cảm động sâu xa trong lời thơ hay đến mức nao lòng và vì sự dễ nhớ để học cách chia động từ tiếng Anh: “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng / Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương/ Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm/ Là người, tôi sẽ chết cho quê hương” (If a bird, I would be a white pigeon/ If a flower, I would be a sun flower/ If a cloud, I wold be a warm cloud/ A man, I will die for our country …). Trong nguyên bản, lời thơ viết về sự hi sinh trong chiến đấu “Là người, xin một lần khi ngã xuống / Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ.” nay trong thời bình, chúng ta ước khi mình nằm xuống cũng là lúc trỗi dây của một thế hệ mới “Là người, xin một lần khi nằm xuống/ cùng anh em đứng lên phất cao ngọn cờ.” (Being a man, before we die/ We’ll stand up with you raise highly the flag).

TỰ NGUYỆN
Nhạc và lời: Trương Quốc Khánh

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương

Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất say hoà bình

Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời
Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời
Là người, xin một lần khi ngã xuống
Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ.

Voluntariness

If a bird, I would be a white pigeon.
If a flower, I would be a sun flower.
If a cloud, I wold be a warm cloud.
A man, I will die for our country.

Being a bird, I would raise the soft wings
From South to the North, all news are joined.
Being a flower, I effloresce the early love
With all the hearts are enthralled the peace.

Being a cloud, with the wind I fly all the sky.
There’s been a superb millenary, today we’ll be catenary.
Being a man, before we die
We’ll stand up with you raise highly the flag.

Góp ý chỉnh sửa của Nguyễn Thị Bích Nga.
Anh Hoang Kim thân mến,
Đây là bản chuyển ngữ tiếng Anh mà Bích Nga có sửa đổi vài chỗ (dựa theo bản chuyển ngữ tiếng Anh “gốc” của cô Tuyết Hợp Ngốc PhươngNam) để chúng ta cùng HÁT với nhau nghen.Bích Nga đã hát thử nhiều lần rồi, hì hì, thấy cũng tạm được, :D

THE VOLUNTEER
If a bird, I would be a white pigeon.
If a flower, I would be a sun-flower.
If a cloud, I would be a whole warm cloud
A human, I will die for my country.

A bird, I would rise high my soft wings
From South to the North, I give good news.
A flower, I blossom the early love
With all the hearts enthralled by the peace.

A cloud, I would fly to all the skyT
To follow our heroic history
A human, just once before I die
With my brothers, standing, raising the flag
.
(*) Cám ơn anh Bu Lu Khin đã viết “Linh” một câu chuyện xúc động, đó cũng là (tương tự là) câu chuyện Linh Giang dòng sông quê hương trên đây. Cám ơn Ngốc Phương Nam, Vumanh Hai đã chuyển thể bài thơ này sang tiếng Anh.từ 12 tháng 6 năm 2011 và Nguyễn Thị Bích Nga cũng tương tự vậy đã chuyển thể bài hát “Tự Nguyện” của Trương Quốc Khánh sang tiếng Anh và Lâm Cúc cùng anh Từ Vũ đã chuyển tải tài liệu vượt núi cao sang tiếng Việt, nuôi dưỡng ước mơ . Thời điểm này nhóm Cây Lương thực chúng tôi có Trần Ngọc Ngoạn Hoàng Kim Xuan Ky Nguyen, Trần Văn Mạnh, Hoang Long, BM Nguyễn, Nguyễn Thị Trúc Mai … và nhiều bạn khác đã tự nguyện dấn thân vào cuộc chiến đấu mới

Chuyện tình Phong Nha

Dòng Sông Quê Hương CD1
Dòng Sông Quê Hương CD5

Nguồn: Hình ảnh và tuyệt phẩm ca khúc quê hương Quảng Bình trên You Tube

DAYVAHOC. Đi như một dòng sông là tuyệt phẩm của nhà văn Paulo Coelho do nhà văn Từ Vũ phỏng dịch và nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc giới thiệu. Tác phẩm viết về kinh nghiệm leo núi mà thực ra không chỉ và không phải nói về leo núi. Đó là một kho báu vô giá về những kỹ năng và minh triết khôn ngoan để vượt qua các lực cản và đi đến thành công. Nghệ thuật leo núi được diễn đạt đi như một dòng sông với một chuỗi việc chính: Lựa chọn núi thích hợp mà bạn muốn leo/ Biết cách để đi tới trước ngọn núi/ Học những điều mà người trước đã làm/ Nhìn thật gần thì những sự nguy hiểm có thể kiểm soát được/ Cảnh vật thay đổi hãy tận hưởng/ Hãy coi trọng thân thể/ Hãy tôn trọng thần trí/ Chuẩn bị để đi xa hơn nữa/ Hãy hân hoan khi tới đích/ Làm một lời hứa/ Trao truyền lại kinh nghiệm. Hồ Chí Minh có bài leo núi: “Đi đường biết mấy gian lao/ Núi cao rồi lại núi cao trập trùng/ Núi cao lên đến tận cùng/ Thu vào tầm mắt muôn trùng giang san” (Ảnh: Leo núi của Hoàng Tố Nguyên và ảnh Đi như một dòng sông của Hoàng Kim).

LỰA NGỌN NÚI MÀ BẠN MUỐN LEO

Đừng nên để những lời tường thuật của những người khác hướng dẫn bạn. Những người nói với bạn ” ngọn núi này đẹp nhất ” hay ” ngọn núi kia dễ leo nhất” sẽ làm cho bạn tổn hao nhiều năng lực và nhiệt tình khi bạn muốn đạt tới mục tiêu. Chính bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm và phải chắc chắn tin tưởng vào điều mà bạn muốn thực hiện.

BIẾT CÁCH ĐỂ ĐI TỚI TRƯỚC NGỌN NÚI

Thông thường, người ta hay nhìn ngọn núi từ xa: đẹp, lý thú và đầy thử thách nhưng khi người ta thử tiến lại gần, chuyện gì sẽ xảy ra? Rất nhiều con đường lòng vòng dẫn tới đỉnh núi, rất nhiều cánh rừng ngăn trở bạn và mục tiêu của bạn, những chi tiết mà bạn nhìn thấy, đọc thấy trong bản đồ lại quá khó khăn trong thực tế. Chính vì thế, bạn hãy thử mọi đường, mọi nẻo, và rồi một ngày bạn sẽ nhận ra rằng mình đứng đối diện với cái đỉnh của ngọn núi mà bạn muốn leo lên được tới tận đỉnh.

HỌC NHỮNG ĐIỀU MÀ NGƯỜI TRƯỚC BẠN ĐÃ LÀM

Bạn tưởng rằng việc bạn làm là duy nhất chỉ mình bạn có mà thôi, nhưng thực ra, thế nào cũng có một người đã làm trước cả khi bạn mơ tưởng tới điều bạn dự định làm, và họ cũng đã để lại dấu vết giúp cho lối đi của bạn được dễ dàng hơn. Đấy chính là một đoạn đường, là trách nhiệm của chính bạn, nhưng đừng quên rằng học kinh nghiệm của người khác chính là sự giúp đỡ to lớn cho bạn.

NHÌN THẬT GẦN THÌ NHỮNG SỰ NGUY HIỂM CÓ THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC

Khi bạn khởi sự leo núi, hãy lưu tâm đến những gì chung quanh bạn. Lẽ tất nhiên, những vực thẩm, những kẽ hở gần như khó có thể nhận ra. Những viên đá vô cùng bóng bảy vì mưa gió nhưng cũng lại rất trơn trợt như băng đá. Song nếu bạn biết được điểm mà bạn đặt chân vào, bạn sẽ nhận ra được những cái bẫy để biết được mà né tránh chúng.

CẢNH VẬT THAY ĐỔI, HÃY TẬN HƯỞNG

Điều chắc chắn là bạn phải có một mục tiêu rõ rệt trong đầu bạn: lên được tới tận đỉnh núi. Song, theo từng bước chân leo, người ta sẽ nhìn được rõ rệt hơn những cảnh vật, chẳng phải tốn kém gì nếu thỉnh thoảng bạn dừng chân lại để tận hưởng cảnh trí bao quanh. Mỗi một thước đã leo là mỗi dịp bạn có thể được nhìn xa hơn. Hãy lợi dụng những lúc này để khám phá những điều trước đây bạn chưa từng nhận ra được.

HÃY COI TRỌNG THÂN THỂ CỦA BẠN

Chỉ những ai biết điều chỉnh được cơ thể họ thì họ mới có thể xứng đáng thành công trong việc leo núi. Bạn có tất cả thời giờ mà cuộc đời dành cho bạn, hãy bước đều mà không cần phải đòi hỏi gì khác. Nếu như đi nhanh, bạn sẽ mệt mỏi và sẽ bỏ cuộc nửa chừng. Nếu bạn đi qúa chậm, đêm xuống, bạn sẽ bị lạc đường.

HÃY TÔN TRỌNG THẦN TRÍ CỦA BẠN

Đừng lập đi lập lại với chính bạn rằng ” Mình sẽ thành công .” Tâm thần của bạn đã biết điều này, điều mà bạn cần có là cống hiến cho lộ trình dài này để vượt lên. Sự ám ảnh chẳng hữu ích gì cho công cuộc tìm tòi chủ đích của bạn và cuối cùng sẽ làm bạn mất hứng thú. Tuy vậy cũng đừng nói đi nói lại rằng “qủa nhiên khó khăn hơn là mình nghĩ “, vì như vậy bạn sẽ làm hao tổn nội lực của chính bạn.

CHUẨN BỊ ĐỂ ĐI THÊM MỘT ĐOẠN NỮA.

Lộ trình dẫn tới đỉnh núi luôn dài hơn là bạn nghĩ. Đừng phủ nhận sự kiện này, lúc mình tưởng đã tới thì vẫn còn xa. Nhưng cũng như đã chuẩn bị cho điều này thì đâu thành vấn đề gì.

HÃY HÂN HOAN KHI BẠN ĐÃ TỚI ĐƯỢC ĐỈNH NÚI

Vui đùa, reo vang với bốn bề đất trời quanh bạn rằng bạn đã thành công. Hãy để ngọn gió trên cao kia (bởi lẽ ở trên cao luôn thường có gió) tẩy uế linh hồn bạn. Hãy để đôi bàn chân mệt mỏi của bạn được mát mẻ thoáng mồ hôi. Hãy mở rộng đôi mắt, vất bỏ bụi bậm bám trong tâm hồn bạn. Thực là một điều tuyệt diệu mà trước đó chỉ là một giấc mơ, một ảo tưởng xa vời, hiện tại đã nằm trong một phần cuộc đời bạn, bạn đã THÀNH CÔNG.

LÀM MỘT ĐIỀU HỨA

Bạn đã khám phá ra một sức mạnh mà chính bản thân bạn cũng không biết, hãy lợi dụng nó và nó với chính bạn rằng kể từ nay bạn sẽ xử dụng nó cho tới khi nào bạn còn hiện diện trong cuộc sống. Dành ưu tiên, hãy hưá hẹn với bạn rằng bạn sẽ khám tìm, chinh phục một ngọn núi khác nữa, rồi lao mình vào một chuyến phiêu lưu mới.

THUẬT LẠI CÂU CHUYỆN CỦA BẠN

Đúng vậy, hãy kể lại câu chuyện của bạn. Hãy đưa ra ví dụ mà bạn đã thực hiện. Nói với mọi người rằng tất cả đều CÓ THỂ ĐƯỢC và rồi những người khác cũng sẽ lại tự thấy có được lòng can đảm để ĐƯƠNG ĐẦU VỚI NHỮNG NGỌN NÚI CỦA CHÍNH HỌ.

(Theo NLC Blog)

xem tiếp: Hoa Đất của quê hương
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-dat-cua-que-huong/

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com/

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter