Myanmar đất nước chùa Tháp

MYANMAR ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP
Hoang Kim

Tôi đến Myanmar hai lần đều ngắn ngủi, vì chỉ là sự quá cảnh Việt Nam Ấn Độ, dẫu vậy vẫn ám ảnh ấn tượng về Myanmar đất nước chùa tháp, bà Aung San Suu Ky huyền thoại và tiến sĩ Tin Maung Aye người bạn Myanmar cùng nghiên cứu sắn .Thầy Mai Văn Quyền thầy Nguyễn Lân Dũng và anh Bulukhin Nguyễn Quốc Toàn, lưu dấu sâu đậm về đất nước kim cương thừa. Thầy Quyền thâm canh lúa sang giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp ở Myanmar.Thầy tặng tôi một bức kỷ vật vô giálà bức khảm tuyệt đẹp khu rừng thiêng dát nắng vàng và cây xanh. Tôi trang trọng treo ở gần bàn thờ Cha Mẹ tôi để khi dâng hương lại nhớ về người thầy yêu quý của mình.

ƠN THẦY

Cha ngày xưa nuôi con đi học.
Một nắng hai sương trên những luống cày.
Trán tư lự, cha thường suy nghĩ.
Phải dạy con mình như thế nào đây?

Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất.
Cái chết giằng cha ra khỏi tay con.
Mắt cha lắng bao niềm ao ước.
Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng.

Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy.
Tương lai con đi, sự nghiệp con làm.
Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ.
Cha ngã xuống rồi trao lại tay con.

Trên luống cày này, đường cày con vững.
Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa.
Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ.
Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”.

(trích Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời)

Thầy Nguyễn Lân Dũng viết bài Myanmar ngày nay tổng hợp thật nhanh và thật ấn tượng về những điều kỳ diệu lạ lùng đang diễn ra ở đó.

Anh Bulukhin lang thang ở Myanmar hơn một tuần và đưa ra câu đố khó hia3i đáp về bức phù điêu lạ “Vũ điệu bắn cung” do cậu con trai mang về từ Yangon.

Myanmar: Gian nan con đường dân chủ những tư liệu dưới đây giúp đúc thông tin Myanmar đất nước chùa tháp, đọc lại và suy ngẫm.

Tin Maung Aye người Myanmar (người ngoài cùng bên trái trong ảnh) là bạn sắn khá thân của tôi và chúng tôi đã làm việc cùng nhau trên mười năm. Tin Maung Aye tính hiền lành thân thiện và dễ mến đã mang đến cho chúng ta ấn tượng anh giống hệt người Việt .Tin Maung Aye đã được sinh ra và lớn lên ở Myanmar, ở đó anh nhận bằng cử nhân nông học của Viện Nông nghiệp Yezin năm 1984. Sau khi làm việc như một trợ lý nghiên cứu trong ba năm anh chuyển đến Thái Lan, nơi anh đã hoàn thành bằng thạc sĩ hệ thống nông nghiệp ở Viện Công nghệ Châu Á (AIT) tại Bangkok vào năm 1994. Sau khi làm việc ở các vị trí khác nhau tại AIT, anh tham gia nghiên cứu của tổ chức Landcare Ltd. tại New Zealand với tư cách là một nhà phân tích hóa học, và sau đó làm việc như một trợ lý nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Phân bón và Vôi tại Đại học Massey. Anh đã hoàn thành bằng tiến sĩ về khoa học đất từ Đại học Massey ở New Zealand vào năm 2001, sau đó đã làm việc cho chương trình sắn CIAT như một nhà khoa học đất và nông học sắn từ năm 2005, bốn năm đầu tiên ở Lào và sau đó chủ yếu tại Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar. Tin hiện đang làm việc phân nữa thời gian tại văn phòng khu vực châu Á-CIAT tại Hà Nội, phân nữa thời gian ở Myanmar với tư cách là điều phối viên dự án The Nippon Foundation (日本財団) ở Tokyo, Nhật Bản, là một tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận, được thiết lập năm 1962 bởi Ryoichi Sasakawa, một chính khách và doanh nhân. CIAT và tổ chức Nippon Foundation là những tổ chức quốc tế danh tiếng nhiều năm hợp tác và giúp đỡ nông nghiệp Việt Nam như là một nguồn trung tâm trí tuệ, kinh nghiệm và nguồn nhân lực của thế giới, tạo cho các cá nhân năng lực để thay đổi xã hội với hy vọng rằng họ có thể làm nên một sự khác biệt, cung cấp cơ hội cho toàn nhân loại. Tin hoạt động trong nông nghiệp cộng đồng và các tổ chức chuyên nghiệp với mục tiêu hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và nâng cao tính bền vững nông nghiệp ở vùng cao ít được ưa chuộng của vùng nhiệt đới châu Á và Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Cuốn sách “Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ nghiên cứu đến thực hành” (nguyên tác: Sustainable management of cassava in Asia, from research to practice) tác giả Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai, 2015. Cuốn sách này đúng như lời tác giả “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. Mặt khác, cuốn sách cũng là cẩm nang nghề nghiệp cho những người làm công tác nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất và hoạch định chính sách về cây sắn, là cầu nối để trao đổi, thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm trong quản lý đất và canh tác sắn bền vững ở châu Á. Đó là lời đánh giá của tiến sĩ Clair Hershey, Trưởng Chương trình sắn CIAT và tiến sĩ Trịnh Khắc Quang, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) về cuốn sách này.

Tôi có nhiều ảnh đẹp và ghi chú về đất nước con người nông nghiệp sinh thái Myanmar Chúng ta sẽ còn quay lại nhiều lần với bài học con người và lịch sử văn hóa Myanmar..

Ghi chú
Những câu chuyện không quên

Tài liệu dẫn
MYANMAR GIAN NAN CON ĐƯỜNG DÂN CHỦ
Blog VOA 16/11/2015
Trần Vinh Dự

Mặc dù việc kiểm phiếu chưa kết thúc, nhưng câu chuyện NLD (Liên minh Dân chủ Toàn quốc) thắng cử là câu chuyện chắc chắn. Đây là một sự kiện trọng đại trong lịch sử của Myanmar, cho dù cuối cùng thì phe quân đội có để cho NLD lên cầm quyền hay không. Ít ra thì cuộc bầu cử cũng đã được diễn ra và được công nhận rộng rãi là cuộc bầu cử tự do, theo nghĩa không có những chiêu trò gian lận làm ảnh hưởng lớn đến kết quả bầu cử, và dĩ nhiên, việc đảng NLD thắng gần như tuyệt đối trên các ghế được đem ra bầu như vậy là việc quá ấn tượng.

Hai vế này cho thấy đảng USDP (Liên minh Đoàn kết và Phát triển) của phe quân đội cũng đã chơi “fair” ván bài mà họ chấp nhận chơi. Ở mặt khác nó cũng cho thấy rằng mặc cho các thành tựu gần đây mà giới lãnh đạo USDP đạt được trong lĩnh vực mở cửa và phát triển kinh tế, quần chúng Myanmar cũng vẫn kỳ vọng một sự thay đổi thực sự chứ không phải câu chuyện bình mới rượu cũ của USDP, và vì vậy họ đặt niềm tin vào NLD cũng như cá nhân bà Suu Kyi.

Chiến thắng của NLD được coi là một bước tiến về dân chủ ở Myanmar, tuy nhiên trước khi có những chuyện này, Myanmar đã có 2 nền tảng quan trọng của dân chủ. Đó là việc có nhiều đảng phái được công nhận (dù có được bầu cử dân chủ hay không), và người Myanmar cũng đã quen với văn hóa chính trị dân chủ. Sự kiện lần này đặt thêm một dấu mốc quan trọng nữa, nhưng nó không chỉ nằm ở chỗ NLD thắng, mà nó còn nằm ở chỗ USDP và lực lượng quân sự chấp nhận ván cờ bầu cử tự do, và chấp nhận kết quả của ván cờ này (ít nhất là theo những gì họ nói cho đến giờ).

Cũng có nhiều người đặt câu hỏi về việc liệu NLD có làm tốt vai trò lãnh đạo nền kinh tế. Điều này làm tôi nhớ câu nói của triết gia John Dalberg-Acton rằng “tự do không phải là phương pháp để đạt được mục tiêu chính trị tốt hơn, bản thân nó chính là mục tiêu chính trị cao nhất”. Vì thế cũng không nên đặt vấn đề là việc NLD lên cầm quyền là để phát triển kinh tế, và họ phải làm tốt hơn những gì USDP đã làm trong giai đoạn vừa qua. Thậm chí họ có thể làm tệ hơn trong một nhiệm kỳ, và có thể trong kỳ bầu cử sau họ sẽ thua, nhưng cái được là người dân Myanmar và nền chính trị đã chấp nhận sử dụng cơ chế bầu cử dân chủ để tìm ra người lãnh đạo theo ý mình. Đó mới là điều quan trọng nhất, hoặc nói như John Dalberg-Acton, đó mới là mục tiêu cao nhất.

Dân chủ hóa từ trên xuống

Những diễn biến hiện nay làm người ta dễ quên con đường đã qua. Con đường này mang nặng dấu ấn của ông Than Shwe, người đã lãnh đạo chính quyền quân sự trong gần 20 năm, sau đó thực hiện cuộc cải cách chính trị vào năm 2011 để dựng nên một chính quyền mang màu sắc dân sự do ông Thein Sein làm tổng thống, còn bản thân ông lui vào hậu trường.

Tại sao Than Shwe lại thực hiện cuộc cải cách chính trị mà dấu mốc bản lề là vào năm 2011 khi ông chính thức rút vào hậu trường? Than Shwe luôn được ghi nhận là một nhà độc tài tàn bạo và kẻ thù của tiến trình dân chủ ở Myanmar. Ông chỉ đạo hai cuộc đàn áp đẫm máu phong trào đấu tranh dân chủ, một lần vào năm 1988 và một lần vào năm 2007 (cách mạng cà sa). Vì các “thành tích” đàn áp trong suốt những năm lãnh đạo của mình, ông bị xếp hạng thứ 4 trong danh sách các nhà độc tài tệ hại nhất thế giới bởi Parade Magazine năm 2009.

Thế nhưng vào năm 2003, khi ông tròn 70 tuổi, thì chính quyền của ông đã soạn ra “lộ trình 7 bước đến dân chủ”. Năm 2008, hiến pháp mới do chính quyền của ông soạn được thông qua. Năm 2009, ông Than Shwe đã nói về cuộc bầu cử diễn ra sau đó vào năm 2010 rằng “tôi sẽ trở thành một công dân bình thường, một người bình thường, và các cộng sự của tôi cũng vậy vì chính quyền sẽ là một chính quyền dân sự”. Và ông đã làm đúng như thế, khi vào năm 2011 một chính quyền mang màu sắc dân sự được dựng lên (mặc dù họ đều từng xuất thân từ quân đội).

Nhiều người cho rằng ông Than Shwe thực hiện cuộc đổi mới chính trị là vì bị áp lực. Điều đó đúng một phần, nhưng nó khó giải thích câu chuyện ông cho soạn ra “lộ trình 7 bước đến dân chủ” từ năm 2003. Cũng khó nói tuổi tác khiến ông nghĩ lại, vì cách lãnh đạo của ông vẫn cứng rắn, thể hiện ở việc đàn áp năm 2007. Vì thế không thể nói khác được rằng cuộc đổi mới này thực sự là cuộc đổi mới từ trên xuống, từng bước, và có kế hoạch chặt chẽ.

Vai trò của ông Thein Sein cũng không hề nhỏ. Trước khi nhậm chức tổng thống, ông đã được coi là một người khá ôn hòa. Ngay sau khi trở thành tổng thống thì ông đã ngay lập tức thực hiện nhiều cuộc cải cách mạnh mẽ, trong đó có việc “thoát Trung”, điển hình là việc hủy bỏ dự án xây thủy điện Myitsone theo tiếng gọi của người dân nước ông. Ông cũng thả hàng nghìn tù nhân chính trị, bình thường hóa quan hệ với đảng NLD, làm thân với phương Tây, và hàng loạt các động thái thay đổi mạnh mẽ khác.

Ông cũng là người mà, nếu chúng ta còn nhớ, vào đầu năm 2014 lên tiếng về việc có thể thay đổi hiến pháp năm 2008, theo đó cho phép “bất cứ công dân nào” cũng có thể trở thành tổng thống. Hiến pháp 2008 được viết ra bao gồm nhiều nội dung bảo vệ cho phe quân sự, trong đó bao gồm cả một nội dung viết ra chỉ nhắm vào bà Suu Kyi, đó là cấm công dân Myanmar có thành viên trong gia đình là người quốc tịch khác trở thành tổng thống. Nó cũng quy định phe quân đội nghiễm nhiên có 25% số ghế trong Quốc hội mà không qua bầu cử, và 75% số phiếu thì không thay đổi được hiến pháp. Đó là lá chắn hiến pháp để bảo vệ phe quân đội. Phát ngôn này của ông Thein Sein, một người xuất thân từ phe quân đội, và là đương kim tổng thống, là một phát ngôn đáng kinh ngạc và thể hiện tư tưởng đặc biệt cấp tiến và thái độ thân thiện với bà Suu Kyi.

Tới lần này, ngay trước cuộc bầu cử diễn ra, ông Thein Sein cũng khẳng định sẽ chấp nhận kết quả bầu cử. Cuộc bầu cử cũng diễn ra theo cách mà ngay cả phe đối lập là đảng NLD cũng thừa nhận là tự do. Vì thế, cho đến giờ, phải thừa nhận là ông Thein Sein đóng vai trò rất quan trọng.

Vai trò tiếp diễn của quân đội trong nền chính trị

Nhiều người đang đặt dấu hỏi liệu phe quân đội sẽ làm gì tiếp theo. Nghi ngờ là có cơ sở vì ít nhất vào năm 1988 họ cũng đã sổ toẹt kết quả cuộc bầu cử dân chủ thời đó. Tuy nhiên, lần này, có ít lý do để tin chuyện tương tự sẽ lặp lại.  Khả năng lớn là ông Thein Sein sẽ rời nhiệm sở và ông có quyền rời nhiệm sở trong thế ngẩng cao đầu. Thế nhưng sau đó việc quân đội có để yên cho NLD lãnh đạo đất nước trong nhiệm kỳ này không thì vẫn là một câu hỏi mở.

Ai cũng biết phe quân đội nắm tối thiểu 25% số phiếu, và với 75% số phiếu thì không thay đổi được hiến pháp. Với hiến pháp hiện tại thì thứ nhất là bà Suu Kyi không thể làm tổng thống bởi một quy định trong hiến pháp mà phe quân đội đặt ra chỉ để áp dụng cho trường hợp của bà, và thứ 2 là 3 bộ cực kỳ quan trọng đối với sự ổn định của nền chính trị Myanmar đều nằm trong tay quân đội – bộ quốc phòng, nội vụ, và biên giới.

Vì thế vai trò của quân đội vẫn hết sức trọng yếu trong nền chính trị Myanmar, và dĩ nhiên bà Suu Kyi cũng như NLD không ảo tưởng gì về chuyện này. Để giữ được ổn định và phát triển, họ phải tìm kiếm sự đồng thuận từ quân đội. Điều này làm cho nền chính trị Myanmar sẽ còn tiếp tục ở trạng thái bấp bênh trong một thời gian dài. Có nhiều người cho rằng nếu cuộc chuyển giao quyền lực thuận buồm xuôi gió, quân đội Myanmar sẽ dần trở thành lực lượng chính trị giống như vai trò của quân đội Thái Lan trong nền chính trị nước này, tức là họ sẽ đứng một bên để yên cho chính phủ làm, nhưng sẵn sàng “can thiệp” trong những giai đoạn họ cho là “khủng hoảng”.

Điều này nếu thành công thì, xét cho cùng, sẽ là một kỳ tích và một bài học mới về chuyển đổi chế độ trên thế giới. Từ một nền độc tài bị cả thế giới lên án sang một nền dân chủ tự do và pháp quyền mà không phải trải qua các cuộc cách mạng đẫm máu như chúng ta đã nhìn thấy ở nhiều nơi trên thế giới.

Những thách thức lớn của NLD và Aung San Suu Kyi

Có 4 thách thức rất lớn. Thứ nhất, việc bà Suu Kyi không thể làm tổng thống tạo ra những phức tạp không hề nhỏ. Dù một đại diện khác của NLD lên làm tổng thống, và theo ý muốn của bà Suu Kyi, người đó chỉ là bù nhìn và bà sẽ là người ngồi “trên tổng thống”, thì điều đó cũng không dễ dàng. Nó có thể tạo ra xung đột ngay trong chính nội bộ đảng NLD. Không ai muốn mình là bù nhìn cả, nhất là về mặt pháp luật không quy định như vậy.

Thứ hai là cái bóng của bà Suu Kyi quá lớn và bà năm nay đã 70 tuổi. Cái bóng quá lớn của bà cũng khiến cho các tài năng chính trị khác của NLD bị lu mờ. Nếu có bất kỳ chuyện gì xảy ra với bà liên quan đến sức khỏe thì đó sẽ là một tổn thất cực kỳ lớn của NLD. Và con người thì không ai bất tử. Bà Suu Kyi và đảng NLD chắc chắn sẽ phải có kế hoạch thật tốt liên quan đến chuyện chuẩn bị nhân sự thế hệ kế tiếp.

Thứ ba là là câu chuyện phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Rất nhanh thôi sau khi cầm quyền, hào quang có được trong giai đoạn đấu tranh dân chủ sẽ phải nhường chỗ cho việc chứng minh các thành tựu từ việc quản lý có hiệu quả nền kinh tế và xã hội nếu NLD muốn tiếp tục cầm quyền. Điều này nói thẳng ra là không dễ dàng. Lech Walesa, nhà dân chủ lỗi lạc của Ba Lan (người cũng được nhận giải Nobel Hòa Bình vào năm 1983), chẳng hạn, chỉ trụ được ở vai trò tổng thống có đúng một nhiệm kỳ, sau đó cũng thua cuộc trong một cuộc bầu cử tự do.

Thứ tư là NLD sẽ liên tục phải tìm kiếm sự đồng thuận từ quân đội nếu muốn duy trì sự ổn định và phát triển. Dĩ nhiên các cuộc mặc cả liên tục này sẽ không dễ dàng.

Chính trị thực dụng và câu chuyện thoát Trung

Dưới thời của tổng thống Thein Sein, Myanmar đã thực hiện một cuộc chuyển đổi ngoạn mục về đường lối ngoại giao. Nó được kích hoạt vào đúng lúc nước Mỹ xoay trục về chiến lược ngoại giao và hướng sang châu Á. Vì thế nó được phương Tây, nhất là Mỹ, ủng hộ mạnh mẽ. Nó giúp USDP, một đảng do phe quân sự lập ra, nhanh chóng lấy được vị thế và uy tín đối với phương Tây, cũng như sự hậu thuẫn cần thiết của phương Tây để thực hiện cuộc chuyển đổi mềm về mô hình chính trị.

Đó là chưa kể nó giúp Myanmar thoát khỏi một số phận bi thảm của một thuộc quốc (vassal state) của Trung Quốc. Chưa có quốc gia nào giàu mạnh lên được với số phận thuộc quốc của đế quốc này. Có lẽ lựa chọn của Myanmar cũng là bài học tốt cho một vài nước Đông Nam Á có vẻ như đang vì vài mối lợi ích trước mắt mà Trung Quốc bố thí mà tạm thời đánh mất mình như Campuchia chẳng hạn.

Vì thế, một điểm mà chắc chắn giới quan sát và lãnh đạo các nước có lợi ích liên quan mật thiết với Myanmar sẽ quan tâm là, dưới sự dẫn dắt của bà Suu Kyi và NLD, Myanmar sẽ thực hành một nền chính trị thực dụng như thế nào, và câu chuyện quan hệ của họ với Trung Quốc sẽ ra sao. Bà Suu Kyi đang tỏ ra nóng lòng để thực hiện vai trò lãnh đạo, và chắc chắn, bà sẽ muốn tạo ra một con đường riêng chứ không đơn giản là thực hiện tiếp những gì mà ông Thein Sein đang làm dang dở.

*Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Trần Vinh Dự

Trần Vinh Dự chuyên nghiên cứu, tư vấn, và viết về các vấn đề kinh tế của Việt Nam, Hoa Kỳ và thế giới. Ngoài lĩnh vực sở trường này, ông cũng thường xuyên viết về các vấn đề quan hệ quốc tế liên quan tới Á Châu. Trần Vinh Dự tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế tại Đại học tổng hợp Texas ở Austin, làm chuyên gia tư vấn kinh tế cho tập đoàn ERS Group Inc., đồng sáng lập và là cố vấn cho Quỹ nghiên cứu Biển Đông.

Myanmar

MYANMAR NGÀY NAY
Blog Nguyễn Lân Dũng

Nhờ có Vietnam Airline mà càng ngày càng có nhiều người Việt Nam có thể bay từ Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh sang Myamar để du lịch hoặc tìm cơ hội hợp tác kinh tế. Năm 1989, hội đồng quân sự đổi tên tiếng Anh từ Burma thành Myanmar, tên của thủ đô đổi từ Rangoon thành Yangon. Myanmar là tên quốc gia, trong khi Bama (Burma lấy nguồn gốc từ đây) là tên gọi thông tục. Nhiều nhóm người Myanmar tiếp tục sử dụng tên “Burma” vì họ không chấp nhận tính hợp pháp của chính quyền quân sự cũng như sự đổi tên đất nước. Một vài chính phủ phương tây, chẳng hạn Hoa Kỳ, Australia, Ireland và Anh tiếp tục sử dụng tên “Burma”, trong khi Liên minh châu Âu sử dụng cả hai. Liên Hợp Quốc sử dụng tên “Myanmarr”.

Myanmar có diện tích lớn hơn nước ta nhiều (676 577 km2). Nước này có 5.876 km đường biên giới với Trung Quốc (2.185 km), Thái Lan (1.800 km), Ấn Độ (1.463 km), Lào (235 km) và Bangladesh (193 km). Đường bờ biển dài 1.930 km. Tính theo chiều dài bắc-nam thì dài tới 2090 km, bề ngang chỗ rộng nhất là 925 km. Tuy nhiên dân số ít hơn nước ta khá nhiều, theo thống kê vào tháng 7-2010 thì dân số nước này là 59,1 triệu người, mật độ bình quân chỉ có 87 người km2. Khi máy bay sắp hạ cánh xuống sân bay quốc tế của Thủ đô Yagon thì nhìn xuống chỉ thấy đồng ruộng mênh mông, không thấy một nhà cửa, xóm làng gì cả.
Sự đa dạng chủng tộc dân cư ở Myanmar (135 sắc tộc khác nhau) đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chính trị, lịch sử và nhân khẩu học của quốc gia này . Người Miên (Burma) chiếm tới 68%, dân tộc Shan (9%), Karren (8%), Rakhine (4%), các dân tộc còn lại không quá 4%. Có tới 89% người Myanmar theo Phật giáo (Thiên chúa giáo-5,6%; Hồi giáo- 3,8%; Hinđu giáo- 0,5%…).
Phật giáo được coi như quốc đạo với 500 000 tăng ni và hầu hết mọi người trong đời mình phải qua nhà chùa rèn luyện không dưới 3 năm (!). Họ theo giáo phái Nam Tông như Ấn Độ, chứ không phải Bắc Tông như Trung Quốc. Người ta gọi Myanmar là “đất nước chùa tháp” vì có tói hàng vạn đền chùa lớn nhỏ nằm trên khắp đất nước.

Vì điều kiện công tác chúng tôi chỉ có thể ghé thăm một số chùa nổi tiếng. Chùa vàng Swedagon có lẽ là rộng lớn nhất và đẹp đẽ nhất vì phủ bằng bàng thật. Các bạn nói tháp lớn nhất lắp bằng vàng khối chứ không phải chỉ mạ vàng. Người đông như hội, vào chùa đều phải đi đất, không được đốt một chút vàng mã nào (!). Họ đến bằng lòng thành kính và cầu mong mọi sự yên bình chứ không phải để cầu xin, tiền tài, bổng lộc. Trên tay họ chỉ có vài bông hoa , một chuỗi hoa hay một nén hương mà thôi. Tất cả đều yên lặng, thành kính và nhiều người mang theo cơm hộp để ở cà ngày trong đền.

Bạn kể chuyện cơn siêu bão Nargis đã tàn phá Myanmar khiến trên 100 000 người chết. Chùa Swedgon bị vỡ từng khối vàng lớn nhưng người dân dã thu gom lại để tái thiết chùa mà không thiếu một chút vàng nào (!)Hàng vạn cây cổ thụ bị đốn ngã, bạn đã tận dụng để tạo ra các bức tượng bằng gỗ quý có giá trị nghệ thuật rất cao

Chúng tôi được bạn đưa đi thăm bằng thuyền đến một ngôi chủa rất lớn ở giữa sông. Mọi người mua bỏng ném xuống sông và hàng đoàn cá nổi lên nuốt chửng những nắm bỏng lớn, trông thật vui mắt.

Chúng tôi còn đi thăm nhiều ngôi đền khác nữa mà không kịp nhớ nổi tên. Đặc biệt được đến thăm những con voi trắng mà người dân Myanmar vô cùng sùng bái.

Ấn tượng sâu sắc nhất đối với chúng tôi là người Myanmar trông ai cũng hiền lành, thánh thiện, Không có trộm cắp, đĩ điếm, cờ bạc, cãi cọ, đâm chém, cướp bóc, nghiện hút ( trừ Khu tám giác vàng quá đặc biệt ở biên giới ba nước mà chua có cách gì triệt phá nổi).., Từ sau khi tháo gỡ một phần cấm vận , xe hơi cũ đã được thay gần hết bằng xe hơi đời mới. Không có một chiếc xe máy trên đường phố, nhưng có những xe đạp cải tiến chở được hai khách ngồi quay lưng lại nhau trong một thùng bên cạnh, Xe máy có che ô chở được hai hành khách ngồi trên một ghế lắp phía sau xe.

Người Myanmar không ăn thịt chó nên rất nhiều chó trên đường phố, Đặc biệt là không thấy con nào sủa hoặc dữ tợn. Quạ và chim bổ câu bay khắp nơi- chứng tỏ môi trường thiên nhiên còn rất trong sạch. Đồng bằng Ayeyarwady, diện tích gần 50.400 km², phần lớn để canh tác lúa gạo. Vậy mà Myanmar không xuất khẩu được lúa gạo, vì mỗi năm chỉ làm có một vụ. Công việc thủy lợi không phát triển và hiện nay mới đang nhờ Việt Nam giúp đỡ. Nông dân Myanmar ưa một cuộc sống rất thanh đạm, không có ý định làm giàu và họ coi cuộc sống sau khi chết quan trọng hơn đời sống thực trên trần thế.
Việt Nam có rất nhiều cơ hội để hợp tác phát triển nông lâm thủy sản với Myanmar. Độ tăng trưởng kinh tế chậm của Myanmar góp phần giữ gìn môi trường và các hệ sinh thái. Rừng, gồm rừng nhiệt đới với loại gỗ tếch có giá trị kinh tế cao ở vùng hạ Myanmar, bao phủ 49% diện tích đất nướ. Các loại cây khác mọc ở vùng này gồm cao su, keo, tre, lim, đước, dừa, cọ… Trên những cao nguyên phía bắc có sồi, thông, và nhiều giống đỗ quyên khác nhau bao phủ đa phần diện tích. Những vùng đất dọc bờ biển có nhiều cây ăn quả nhiệt đới. Tại Vùng khô, thực vật thưa thớt và còi cọc hơn. Có nhiều loài động vật rừng rậm tiêu biểu, đặc biệt hổ và báo có nhiều tại Myanmar. Ở vùng Thượng Myanmar, có tê giác, trâu rừng, lợn lòi, hươu, linh dương và voi nhà… Các loài động vật có vú nhỏ hơn cũng rất nhiều – vượn, khỉ , cáo bay, heo vòi… Đáng chú ý là sự đa dạng về các loài chim với hơn 800 loài (vẹt, peafowl, gà lôi, quạ, diệc và gõ kiến..). Trong số các loài bò sát có cá sấu, tắc kè, rắn mang bành, trăn , rùa… Hàng trăm loài cá nước ngọt là nguồn thực phẩm quan trọng. Năm 1994, đất canh tácchiếm 15,3% (chỉ mới 2% có tưới tiêu), đồng cỏ 0,5%, rừng và cây bụi 49,3%, các đất khác 34,9%. Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc, kẽm, antimon, đồng, vonfram, chì, than, đá quý…. Mức sống của người Myamar rất chênh lệch so với nhau. Một số nhỏ rất giàu có họ đến với các siêu thị lớn, hết sức hoành tráng, đi xe đời mới nhất và sở hữu những tài sản kếch xù. Còn phần lớn dân cư an phận sống cuộc đời rất thanh bạch nhưng lại cảm thấy thỏa mãn (!). Đó có phần tốt nhưng cũng là sức cản cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Myanmar là một trong những quốc gia có quan hệ ngoại giao sớm nhất với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong thời kháng chiến chóng thực dân Pháp Myanamar là cửa ngõ giúp ta liên hệ với thế giới bên ngoài. Đầu thập niên 1950 Myanmar đã mua vũ khí từ Ấn Độ chuyển qua Lào để sang giúp quân đội ta, Cơ quan đại diện Chính phủ VNDCCH tai Rangoon được thành lập từ tháng 1-1948. Sau 1954 Myanmar giữ lập trường trung lập và có Tổng lãnh sự quán ở cả hai mièn Nam Bắc.Tháng 11-1954 Thủ tướng U Nu và Hồ Chủ tịch ký tuyên bố chung ghi nhận”năm nguyên tắc chung sống hòa bình”. Tháng 2-1958 Hồ Chủ tịch sang thăm chính thức Myanmar. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã hai lần Chính phủ Myanmar ra tuyên bố phản đối Mỹ ném bom miền Bắc và giải dioxin ở miền Nam. Sau ngày Việt Nam thống nhất đất nước, Myanmar thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với Việt Nam từ ngày 25 tháng 5 năm 1975. Tháng 5-1994 Thủ tướng Võ văn Kiệt thăm Myanmar và hai bên ký kết 3 Hiệp định (thương mại, du lịch và thành lập UB hỗn hợp). Sau đó là các chuyến viếng thăm hữu nghị của các Thủ tướng Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trần Đức Lương cùng với các cuộc viếng thăm Việt Nam của các Tướng Myanmar. Tuyên bố chung ngày 2-4-2010 đã khẳng định việc gia tăng hợp tác trong 12 lĩnh vực kinh tế. Đến tháng 7-2010 Việt Nam là bạn hàng xuất nhập khẩu thứ 10 của Myanmar, và là bạn hàng xuất nhập khẩu thứ 4 của Myanmar trong ASEAN. Tính đến hêt năm 2010 các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều dự án với vốn đăng ký tới gần 1 tỷ USD. Các doanh nghiệp đã có mặt sớm tại Myanmar là VNA, VIETTEL, PETROVIETNAM, BIDV. Hoàng Anh Gia Lai, TCT Sông Đà, TCT tôn Hoa Sen. TCT sữa quốc tế, TCT Điện lực, VIGLACERA, VIETRANIMEX….
Ngày 7-11-2010 đã có 29 triệu cử tri đi bầu cử Quốc hội (sau 20 năm kể từ 1990) để thành lập Chính phủ dân sự mới. Đầu tháng 2/2011,Quốc hội Myanmar đã bầu Thủ tướng mãn nhiệm trước đây – ông Thein Sein- làm Tổng thống dân sự đầu tiên sau gần 50 năm cầm quyền của quân đội. Chính phủ quân sự Than Shwe đã chuyển giao quyền lục êm thấm cho Chính phủ dân sự Thein Sein và một trang lịch sử mới đã mở ra trên đất nước này. Bà Aung San Suu Kyi ( sinh ngày 19-6-1945) Yagon. Trong những năm 1988-1995 bà hoạt động đòi tự do nhân quyền cho Myanma và bị chính quyền Myanma giam lỏng.Năm 1990, bà được trao Giải tưởng niệm Thorolf Rafto. Bà được tặng giải Nobel Hòa bình năm 1991. Tháng 9 năm 2006, theo bình chọn của tạp chí Forbes, Aung San Suu Kyi ở vị trí thứ 47 trong số 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Năm 2011 bà được trao Huy chương Wallenberg. Hiện nay bà là hội viên danh dự của Câu lạc bộ Madrid. Năm 2012 bà được bầu làm nghị sỹ quốc hội của Myanma. Ngày 16/6/2012, Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình đã tổ chức đón tiếp bà Suu Kyi, người đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1991. Buỗi lễ với sự hiện diện của vua Harald, hoàng hậu Sonja, thái tử Haakon, thủ tướng Jens Stoltenberg, Chủ tịch Quốc hội Dag T. Andersen, và lãnh đạo các chính đảng của Nauy. Chủ tịch Ủy Ban, ông Thorbjørn Jagland đọc diễn văn chào đón Aung San Suu Kyi. Diễn văn nhấn mạnh gương tranh đấu của Aung San Suu Kyi đã mang lại hi vọng cho thế giới. Chế độ quân phiệt càng quản chế và cô lập mạnh bao nhiêu, tiếng nói của bà càng rõ hơn. Lý tưởng và sự tranh đấu kiên trì của bà đã động viên được người dân Miến và chiến thắng được chế độ quân phiệt. Tự do và dân chủ không do nhà cầm quyền hay luật pháp ban phát. Những giá trị cao quý đó phải do tranh đấu bền bỉ mà có.

Thành quả tranh đấu của Aung San Suu Ky mang một thông điệp: chế độ độc tài có tất cả mọi thứ trong tay nhưng họ rất sợ dân chủ và trước sau cũng sụp đổ.

Nguyễn Lân Dũng
sinh năm 1938 là một giáo sưtiến sĩ sinh học, Nhà giáo Nhân dân của Việt Nam [1]. Công tác chính của ông là giảng dạy và nghiên cứu tại Viện vi sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. (Wikipedia)

MỘT LẦN TỚI MIẾN ĐIỆN

Bulukhin

Bu thích gọi Myanma là Miến Điện vì nghe nó thâm u, kì bí, phù hợp với những thông tin về đất nước này bao giờ cũng trái chiều, gây tò mò, thắc mắc.  Có người bảo Miến Điện tương đương Việt Nam 35 năm trước (khoảng 1976) tức là lúc dân ta còn nhai hạt bo bo thay gạo, mọi hàng hóa trên đời phải mua bằng tem phiếu.  Mấy chú bộ đội trong nam về bắc còn tòng teng cái khung xe đạp và con búp bê nhựa sau ba lô… Tờ thông báo du lịch Miến Điện của Ami tour nhắc nhỡ quý khách có thể mang theo mỳ gói hoặc mắm ruốc đề phòng ăn không hợp khẩu vị.  Ở Răng Gun 19 giờ là đóng cửa, quý khách không nên ra ngoài một mình…Bởi vậy khi máy bay tiếp đất Răng Gun, Bu tui trong bụng không yên… Càng thêm sợ khi làm thủ tục nhập cảnh thấy nhà ga tối om, cúp điện! Đến hồi máy nổ chạy lên thì ơ kìa,  nhà ga họ lộng lẫy không kém chi Nội Bài và Tân Sơn Nhất, chưa nói là hơn. Riêng tấm thảm hoa ở phòng đợi dài 110 mét, rộng 11 mét tuyệt đẹp ( không có chỗ nối)  đã làm các vị Việt Nam thầm phục. Các sân bay xứ mình không nói làm gì, phòng đợi ở sân bay Bangkok (cách nay 10 năm) ở sân bay Bắc Kinh, Thượng Hải cách nay 5 năm bu tui chưa  thấy tấm thảm lót nền sang trọng thế.

Bữa ăn tối đầu tiến đến Răng gun ở nhà hàng  Bangkok Kitchen tuyệt ngon.  Chỉ riêng mấy loại nước chấm, các bà nội trợ khó tính Hà Nội đã khen rối rít. Bốn ngày, bốn bữa ăn sáng, tám bữa ăn chính chưa thấy vị  khách Việt Nam nào kêu không hợp khẩu vị.   Ngủ đêm ở khách  sạn Royal Park 4 sao  sang trọng và tiện nghi.

19 gìờ đèn điện ngoài phố sáng trưng, xe tắc xi mời đi dạo phố, không dám đi vì ngôn ngữ bất đồng, với lại xe họ không có đồng hồ đếm cây số, chỉ áng chừng để tính tiền. Cả thành phố chưa thấy cây xăng nào, nghe bảo các chỗ đổ xăng người ta xếp thùng, phuy, cao lêu nghêu, người bán đong từng xô đổ vào ô tô, bên cạnh đó có nơi nhà hàng ăn uống vẫn lửa đỏ từng bừng.

Vài ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến Răng Gun bạn đọc tạm, Bu còn viết tiếp.

NGÀ

6 giờ sáng ngày đầu tiên ở Răng gun bu rủ một anh bạn xách máy ảnh đi dạo phố coi thử cảnh vật xứ người ra sao. Quái lạ, trời sáng trưng rồi mà sao phố xá vẫn đóng im ỉm? Hoá ra, với người Miến lúc đó mới 5 giờ 30. Giờ họ chậm hơn giờ mình nửa tiếng. Định về lại khách sạn thì thấy một anh Miến đạp chiếc xe đi ngược chiều. Nói đạp xe nhưng chiếc xe ấy không hẳn là xe đạp, mà là một thứ “xi đờ ca” chạy bằng cơ bắp. Ngoài phần xe đạp thông thường ra, người ta gắn vào (bên phải người lái) một cái thùng để chở khách. Bu ra hiệu dừng xe và chễm chệ ngồi vào thùng. Anh chàng Miến khom lưng, guồng chân, nói một tràng líu ríu, chằc là hỏi “ông đi đâu”. Xe lăn bánh được một đoạn, bu ra hiệu dừng xe, đưa cho anh lái một đô la, nhảy vội xuống đất. Anh chàng kia không ra mừng, không ra ngạc nhiên, đạp xe đi, ngoái lại nói một tràng líu ríu, có thể là cảm ơn, cũng có thể bảo chụp hình cả người lẩn xe người ta mà trả có một đô, đồ keo kiệt! Hehehe.

Có anh đi Miến Điện về viết như đinh đóng cột lên mạng, con gái Miến ra đường trang điểm bằng vôi bột xoa lên má. Khiếp! vôi bột mà xoa lên má thì bỏng da, hỏi còn gì là má nữa. Ấy thế mà các cô rao bán hàng lưu niệm ở nơi đông khách du lịch hai má cứ trắng xóa như hề tuồng. Chả nhẽ da mặt mấy em Miến này chịu được vôi bột? Cho đến khi vào khách sạn Kyaik Hto (trên đỉnh núi cao 1200m so với mặt biển) mới biết thứ bột trắng ấy được mài từ thân cây thanaka (chỉ có ở Miến Điện). Khúc gỗ thanaka bằng cái cốc vại mài lên đá với nước lả. Dung dịch thu được trắng đục như sữa, xoa lên da chống được tia tử ngoại mặt trời và làm trắng da. Khổ! Nào có thấy em nào trắng, em nào em nấy da dẽ cứ như đồng điếu đấy thôi.

Trong số những vật phẩm bu tui mang về tặng bà xã có một phiến gỗ thanaka và một cái đĩa đá mài hình tròn. Sau khi nghe bu thuyết trình về công dụng trang điểm của nó, bà xã nguýt dài: Ôi dào, trang với chả điểm kiểu này thì có mà dở hơi. Hihihi!!

Theo các nhà Trầu Học thì tập tục ăn trầu phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Đại Dương. Quốc đảo Đài Loan khoảng 25 triệu dân mà có tới 20% dân số ăn trầu. Cả nước mỗi năm chi ra 3 tỷ USD để nhai nhai, nhả nhả, một thứ chẳng ngon lành béo bổ gì. Thế nhưng đứng đầu thế giới về vụ ăn trầu phảỉ là dân Miến Điện. Những ai đi Miến về đều nói thế, và bu tui loanh quanh nước Miến 5 ngày cũng thấy thế. Từ nông thôn cho chí thành thị, hang cùng ngõ hẽm nào cũng có người bán trầu, gặp 10 người thì đã có tới 4, 5 người nhai trầu bỏm bẻm.

Cách tiếp thị trầu của người Miến khác xa người Đài Loan. Các em “Tây Thi bán trầu hút khách” xứ Đài có chiêu câu khách ngoạn mục: Áo mỏng liền váy ngắn, cúc cài chiếu lệ, “quên” mặc nội y, anh nào mua đủ 100 Đài tệ trầu cau thì em cho xem luôn vòng 1 !

Hehehe…. P/S Đoạn nói về “Tây Thi bán trầu hút khách” và tấm hình minh hoạ dưới đây bu dẫn theo tác giả Thu Hà trên báo điện tử Vietnamnet.

Người Miến không thế, trầu bày ra đấy, ai cần thì mua không thì thôi, chẳng đon đả mời chào, không nói lời đưa đẩy. Như anh chàng đen nhẻm dưới đây, đã không mời thì chớ, còn trừng trừng nhìn khách, thượng đế nào yếu bóng vía có khi phải co giò …chạy.Nhìn vào quầy bán trầu (ảnh dưới) của anh chàng này chỉ thấy trầu không , vôi, một hộp không nắp đựng vai (từ cây gỗ gì đó đẽo ra) còn 7 hộp khác đựng gì thì có trời biết nỗi. Bu đoán mò: Cau khô, vỏ chay, vỏ quạch, vỏ trầm, rễ sen, là những thứ người ăn trầu nói chung vẫn dùng. Có thể có thêm đinh hương và đậu khấu là hai món người Miến khoái xài như các nhà Trầu Học nói tới.Bàn dân thiên hạ ăn trầu thì không nói làm gì, đằng này chú cảnh sát giao thông cũng ăn trầu khi đang thi hành công vụ (ảnh dưới). Tay phải chú cầm roi (điện ?), tay trái cầm bộ đàm. Đang tả xung hữu đột điều khiển người đi đường thì bổng chú ta dừng lại, nhổ toẹt bả trầu xuống đường. Nhè lúc này bu giơ máy ảnh lên, chú ta quay tít cây roi (điện?) và hô to: No photo. No photo!! Bu đành rút êm nhưng vẫn ghi nhanh được cảnh chú vào quán trầu mua tiếp 5 miếng, cho vào bao ni lông, đút túi quần để dành ăn tiếp…

Người Việt ta ăn trầu chưa đến mức nổi tiếng thế giới, nhưng đã có một nềnVăn Hoá Trầu mang bản sắc Việt rất độc đáo, với sự tích trầu cau bi thương và cảm động, với tâm sự của dân gian: Miếng trầu là đầu câu chuyện. Thương nhau cau sáu bửa ba, ghét nau cau sáu bửa ra làm mười. Rồi những nhà thơ viết về trầu: Xóm làng đã đỏ đèn đâu, chờ em ăn giập miếng giầu em sang (Nguyễn Bính). Các cụ ông say thuốc, các cụ bà say giầu, còn con trai con gái. chỉ nhìn mà say nhau (tác giả ?). Vậy thì xài trầu tầm cỡ nước Miến Điện hẳn phải có một nền Văn Hoá Trầu cực kì phong phú không kém gì người Việt, chưa nói là hơn . Hiềm nỗi chính phủ nước này chủ trương bế quan toả cảng, các nhà báo, nhà nghiên cứu không được tự do vào đó hành nghề. Văn học dân gian Miến chưa có ai dịch thuật giới thiệu. Bu tui được cái văn dốt võ dát, ở Miến có 5 ngày, chỉ nói được vài dòng chung chung, cốt mua vui cho bạn bè vậy, hehehe..

*

Bài viết “MỘT LẦN ĐẾN MIẾN ĐIỆN” trên đây, Bu nói những điều mắt thấy tai nghe ở cái xứ sở khuất nẻo và huyền bí. Có thể bạn sẽ hỏi: Tại sao Miến Điện rộng gấp đôi nước Việt, đất đai màu mỡ, tài nguyên dồi dào, dân số chỉ hơn nửa Việt Nam, có một quá khứ vàng son làm thế giới nể phục, lại nghèo nàn chậm tiến hơn nhiều nước Đông Nam Á. Anh Cô Cô người Miến hướng dẫn viên du lịch đã trả lời câu hỏi đó không chút dè dặt:  “Thể chế chính trị Miến Điện nhiều năm do quân đội nắm giữ, họ dựa vào súng đạn, đàn áp nhiều cuộc nổi dậy đòi tự do và dân chủ của dân chúng và tăng lữ, đẩy Miến Điện một thời thịnh vượng trở thành một nước nghèo nàn, xứ sở của sự sợ hãi…”

Ngày 4 tháng 1 năm 1948 Miến Điện thoát khỏi ách nô dịch thực dân Anh trở thành nước cộng hòa độc lập với tên gọi Liên bang Myanma do Sao Shwe Thaik làm tổng thống và Unu làm thủ tướng. Dẫu sao thì chính phủ Unu cũng còn được gọi là dân chủ. Nhưng đến 1962 tướng Ne Win đảo chính quân sự và lên nắm quyền suốt 26 năm liền. Ông này theo đuổi chính sách Xã hội chủ nghĩa, thân cộng sản, lấy quốc hiệu Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanma. Đứng đầu phe cộng sản thời bấy giờ là Liên xô và Tàu đang coi nhau như “kẻ thù số một”. Mao Trạch Đông chống Liên Xô do việc Khơ rút sốp hạ bệ thần tượng Sta lin. Bản thân Mao đưa ra chính sách Đại nhảy vọt, chỉ trong ba năm làm chết đói 37,55 triệu người, mười năm Đại cách mạng Văn hóa chết thêm 20 triệu, tổng cộng 57,55 triệu, 100 triệu người bị đấu tố (trang 243, sách Mao Trạch Đông ngàn năm công tội của giáo sư Tân Tử Lăng, Thông tấn xã Việt Nam xuất bản).

Thể chế XHCN của Ne Win thân cộng ngày càng mất lòng dân. Chính vì thế năm 1974 nhân đám tang của U Than (Tổng thư kí Liên hợp quốc người Miến Điện) một cuộc biểu tình lớn đã xẩy ra, quân đội nổ súng đàn áp, máu người đổ đầy đường. Năm 1988 tướng Saw Maung làm đảo chính buộc Ne Win từ chức, lập nên Hội đồng Khôi phục trật tự và luật pháp Liên bang (SLORC). Hội đồng này lãnh đạo kinh tế yếu kém, thẳng tay đàn áp các phong trào đòi dân chủ, phản đối áp bức chính trị, dẫn đến cuộc nổi dậy 8888 (ngày 8 tháng 8 năm 1988), và bị quân đội đàn áp dã man, làm chết 3000 người (theo Trần Viết Đại Hưng, Email: dalatogo@yahoo.com).

Tuy nhiên cuộc biểu tình 8888 đã dọn đường cho bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu kyi lãnh đạo thắng hơn 60% số phiếu và chiếm 80% ghế trong Quốc hội. Nhân dân Miến Điện hy vọng có sự đổi đời . Nhưng chính quyền quân sự đã thẳng thừng bác bỏ kết quả bầu cử, không những không trao quyền lực cho (NLD) mà còn giam cầm, quản thúc bà Suu kyi tổng cộng 15 năm ( trong số 21 năm từ 1990 đến 2011). Chủ trì việc loại bỏ NLD là thống tướng Than Xuề lúc bấy giờ giữ chức phó tổng chỉ huy lực lượng vũ trang, kiêm phó chủ tịch Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang (SLORC). Tháng 3 năm 1992 Than Xuề làm bộ trưởng bộ quốc phòng , tháng 4 năm đó giữ chức chủ tịch (SLORC) tiếp theo làm thủ tướng.

Việc loại bỏ NLD trong bầu cử 1990 và chính sách đàn áp dân chúng của Than Xuề làm nhiều nước như Ái Nhĩ Lan, Anh quốc, Áo, Ấn Độ, Bỉ, Đức, Hoa Kì, Ca na đa, Na Uy, Hàn quốc, Pháp, Tân Tây Lan, Singgapo, Thái Lan, Tây Ban Nha, Úc…đã có các cuộc biểu tình chống chính quyền quân phiệt Miến Điện. Liên Hiệp Quốc, trực tiếp can thiệp bằng ngoại giao. Hội đồng Bảo an LHQ cử đặc sứ Ibrahim Gambari đến Miến Điện cùng với các nước Đông Nam Á làm áp lực đòi chính phủ quân sự phải đối thoại với thủ lãnh đối lập – bà Aung San Suu Ky.

Mỹ và EU đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế như cấm nhập hàng hóa Miến Điện, hạn chế đầu tư… Nền kinh tế Miến do vậy gặp rất nhiều khó khăn. Có gần 2 triệu người Miến Điện sang lao động kiếm sống ở Thái Lan. Jackie, điều phối viên của MAP cho biết lao động nhập cư phải làm việc quá giờ và được trả lương thấp, thậm chí thấp hơn mức tối thiểu mà chính phủ Thái đưa ra. Họ không có quyền thành lập công đoàn và gặp rào cản về ngôn ngữ. Tính ra người lao động Miến Điện ở Thái thu nhập khoảng 3000 baht (1,2 triệu VNĐ)/ tháng. Con số đó còn cao gấp đôi những người lao động ở chính quốc. Tại các thị trấn giáp biên về phía nam quán karaoke và nhà thổ nhiều gấp đôi nhà hàng và quán rượu, tệ nạn xã hội vượt tầm kiểm soát của chính quyền sở tại. Một sự thực hiển nhiên, khi còn là thuộc địa Anh (1948 trở về trước) xuất khẩu gạo của Miến Điện đứng đầu thế giới. Đến năm 2011 dự kiến xuất khẩu 1,5 triệu tấn, chỉ bằng 1/5 số gạo xuất của Việt Nam. Ở SEA Games (1965-1973) đội tuyển bóng đá quốc gia Miến Điện 5 lần liền giành cúp vô địch, từ đó đến nay trên bảng xếp hạng chỉ là con số không.

Trước áp lực của  Liên Hợp quốc, Hoa kỳ, EU, khối ASEAN và nhiều nước trên thế giới, chính quyền quân phiệt Miến Điện đã chấp nhận tiến hành tổng tuyển cử vào ngày 7 tháng 11 năm 2010.  Ngày 3 tháng 3 năm 2011 Thủ tướng chính quyền quân sự ông Thein Sein tuyên thệ trở thành tổng thống Miến Điện. Tướng Min Aung  Halaing thay thế ông Than Xuề  làm tổng tư lệnh quân đội. Chính phủ mới có 34 bộ, trong đó có 23 bộ trưởng và thứ trưởng vốn là tướng lĩnh vừa mới lột bỏ quân hàm quân hiệu. Dư luận phương Tây cho rằng chính quyền quân sự Myanmar về hình thức đã mở đường cho một chính phủ dân sự sau nửa thế kỉ liên tiếp các chính phủ quân sự nắm quyền. Nhưng chế độ dân sự lần này hoàn toàn không thực chất.

Sau khi nhà cầm quyền Miến Điện dở bỏ lệnh quản thúc tại gia, tháng 7 2011 bà Aung San Suu Ky đã xuất hiện trước công chúng như một trắc nghiệm chính trị. Đi đến đâu bà cũng được nhân dân quây quần đón tiếp.  Chính quyền Miến Điện ngay lập tức cảnh báo sẽ đàn áp nếu có những cuộc tập hợp ủng hộ như trong quá khứ.

Bà San Suu Kyi được nhân dân mến mộ

Nhân dân Miến Điện cũng như những người yêu quý đất nước con người Miến Điện hy vọng vào sự trở lại chính trường của bà Suu Kyi. Chính bà cũng đã lên tiếng đề nghị ASEAN kêu gọi Mỹ và EU dở bỏ lệnh cấm vận đối với Miến Điện. Và tại cái xứ sở đầy rẫy sợ hãi này đã le lói ngọn gió đổi mới.

Tháng 1.2011 xuất hiện tấm hình các doanh nhân gặp Thống tướng Than Xuề

Ngày 7.6.2011 Một phái đoàn ngoại giao cao cấp của EU đến Răng gun khởi đầu những cuộc đối thoại về dân chủ và nhân quyền với chính phủ dân sự mới thành lập của Miến Điện.

Ngày 15.6.2011 Tồng thư ký Ban Ki-moon của Liên Hiệp Quốc cũng loan báo sẽ lập một văn phòng làm việc toàn thời gian chuyên trách về Miến Điện, để thúc đẩy quốc gia Đồng Nam Á này đổi mới chính trị.

Mong lắm thay một thể chế dân chủ thực sự cho toàn dân Miến Điện.

Video yêu thích
Vietnamese Dan Bau Music
Vietnam traditional music
KimYouTube


Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter