Dẻo thơm hạt ngọc Việt

DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT
Hoàng Long, Hoàng Kim và đồng sự

Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật: Giống khoai lang Hoàng Long, Giống khoai lang HL518 (Nhật Đỏ), Giống khoai lang HL491 (Nhật tím), Giống khoai lang Bí Mật Đà Lạt, Giống sắn KM419, Giống lúa siêu xanh GSR65, Giống lúa siêu xanh GSR90, Giống sắn KM568, Giống sắn KM539, Giống sắn KM537, Giống sắn vàng ngon KM569, Giống sắn KM94*, Giống sắn KM440; Giống sắn KM140; Yêu cầu của sản xuất cấp thiết những thông tin gốc đầu nguồn, khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, nên chỉ trình làng ảnh này, nay đọc lại ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động.

Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”.

Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu với cây lúa cây sắn cây khoai …, cũng như của chính chúng tôi đã kết nối thật sự chặt chẽ với đông đảo đồng nghiệp nghè nông và bà con nông dân cho mỗi kết quả và tiến bộ nhọc nhằn trên đồng ruộng và giảng đường. Đó là sự trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Đắng lòng thương vị mặn. Dẻo thơm hạt ngọc Việt; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/

LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM
Giống tốt và kỹ thuật thâm canh
TS. Hoàng Long và đồng sự


Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu.

Lúa Siêu Xanh Việt Nam
CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO
Lời ngỏ cho tập sách mỏng


Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết:

Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn.

KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam-13.jpg

LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM
Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự

Giống lúa siêu xanh GSR65
Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới.

Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha

Giống lúa siêu xanh GSR90
Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam.

Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha.

Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chien-luoc-chon-tao-lua-sieu-xanh-vietnam.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam-gsrgvn.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam-4a.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam-1.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là gsr90.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là anhbongvacua.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam-6.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam-7.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam-8.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam-9.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam-10.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam-11.jpg

Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu

Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…)

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam-11-luachiumanpy3.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam-11-1.jpg

Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính.

Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam.

Xem tiếp
Con đường lúa gạo Việt Nam
Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI
Việt Nam con đường xanh

ST25 gạo ngon Việt Nam

Việt Nam con đường xanh
Một niềm tin thắp lửa
Gạo Việt và thương hiệu
Con đường lúa gạo Việt Nam
Trường tôi nôi yêu thương
Viện Lúa Sao Thần Nông
Đường tới IAS 100 năm
Sóc Trăng Lương Định Của
Lương Định Của lúa Việt
Thầy Tuấn kinh tế hộ
Thầy lúa Bùi Bá Bổng
Thầy Quyền thâm canh lúa
Thầy nghề nông chiến sĩ
Thầy Xuân canh tác lúa
Thầy Luật lúa OMCS OM
Thầy lúa xuân Việt Nam
Chuyện cô Trâm lúa lai
Chuyện thầy Hoan lúa lai
Lúa siêu xanh Việt Nam
Lúa siêu xanh Phú Yên
Lúa Việt tới Châu Mỹ
Lúa sắn Việt Châu Phi
Lúa C4 và lúa cao cây
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi
Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh
Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa
Hồ Quang Cua gạo ST
Những người Việt ở FAO
Thầy bạn là lộc xuân

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.

Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành chùa Ráng giữa đồng xuân
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều” (*)

Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.


Hoàng Kim

(*) Chùa Ráng giữa đồng xuân. Chùa Viên Minh còn gọi là chùa Ráng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Ráng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viết “Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng. Nhân tươi quả tốt được thu nhiều” và ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) cho người có tâm nguyện theo nghề nông. Đại sư sinh ngày 12 tháng 4 năm 1917 nay đã trãi trên 105 tuổi (2021), từng nói: “Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm, theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người. Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì đã sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo, ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay.( …) nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi” . Đại sư Thích Phổ Tuệ là người đóng góp nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như: Đại từ điển Phật học, Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam Kinh, Phật học là tuệ học.Thiền sư Thích Phổ Tuệ là đệ Tam pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, xem tiếp Hoa Lúa

(**) Trích dẫn thơ Dương Phượng Toại

xem thêm: Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim: Di sản Thế giới tại Việt Nam
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/di-san-the-gioi-tai-viet-nam/
Nông nghiệp sinh thái Việt, điểm đến yêu thích của bạn

Việt Nam tổ quốc tôi
Việt Nam thông tin khái quát
Việt Nam con đường xanh
Nông nghiệp sinh thái Việt
Di sản thế giới tại Việt Nam
Du lịch sinh thái Việt
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp Việt trăm năm
Ngôn ngữ văn hóa Việt
Dạo chơi non nước Việt

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy

LuaSanVietNamdenchauPhi

LÚA SẮN VIỆT CHÂU PHI

Hoàng Kim

Giáo sư Võ Tòng Xuân và tiến sĩ Tô Văn Trường trên ruộng lúa thực nghiệm lúa Việt Nam ở châu Phi. “Lúa sắn Việt Châu Phi” là bút ký của Hoàng Kim, một trãi nghiệm quý giá bài học thực tiễn từ người Thầy liên quan các vấn đề quốc tế nóng hổi và sự trăn trở về tầm nhìn; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lua-san-viet-chau-phi

Lúa Sắn Việt Nam đến châu Phi dường như có một nhân duyên khó lý giải. Điều này giống như câu chuyện Chào ngày mới 3 tháng 8 năm 1492 khi mà Cristoforo Colombo khởi hành từ Palos de la Frontera, Tây Ban Nha trong hành trình viễn dương đầu tiên của ông để khám phá ra châu Mỹ. Colombo đâu có ngờ rằng đó chính là bước đi đầu tiên của một sứ giả kết gắn Tân Thế Giới với Cựu Thế Giới của đầu thế kỷ 15.Lúa Sắn Việt Nam đến châu Phi là trãi nghiệm cuộc sống mà tôi may mắn được là người chứng kiến trong chặng đường đầu. Bài viết này chia sẻ các nhận thức về tầm nhìn, mục tiêu, nôi dung, giá trị kết quả và bài học.

Tôi theo thầy Võ Tòng Xuân đến châu Phi với danh nghĩa là chuyên gia nông học “Dr. Cassava” và ý nghĩ “giúp bạn cũng là tự giúp mình”. Tôi thành tâm và tự nguyện dấn thân tiếp nối ý nguyện, việc làm của Norman Borlaug di sản niềm tin và nổ lực, Bill Gates học để làm,…Họ là thầy bạn tốt đã đến châu Phi sớm hơn. Tôi thực lòng tin vào minh triết sống thung dung phúc hậu, thích vươn ra ngoài khi có cơ hội trãi nghiệm cuộc sống, dạy học và làm việc thực sự có ích, còn thì dành trọn phần lớn tâm sức và thời gian cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông học đến đồng bào nghèo Việt Nam ở vùng sâu vùng xa, chuyên sâu đúc kết thực tiễn, văn hóa. Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình.

Gạo châu Phi, chuyên môn Việt Nam. (Happy new rice, ảnh GMX Agri 2.1.2016)

Bài học thực tiễn từ người Thầy” sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những gian nan của cây lúa Việt khi đến châu Phi. Đọc bài “Giúp châu Phi trồng lúa bài toán được và mất” của TS. Tô Văn Trường viết về giáo sư Võ Tòng Xuân là câu chuyên dài, một thuở đã tưng bừng trên báo mạng liên quan đến “Ba Kim”: Huỳnh Kim, một cây bút cự phách của Đồng Bằng Sông Cửu Long và Sài Gòn tiếp thị, Hoàng Kim Đồng Tháp một con người Hai Lúa điểm nóng thời sự của miền Tây và một Hoàng Kim Nông Lâm thầm lặng hơn, thích chuyên môn cây lương thực hơn, chỉ thỉnh thoảng ló dạng góp vui như bài Hoa điển điển và em Cao Nguyên,  làm không ít bạn đọc lầm tưởng rằng đó là Hoàng Kim (Đồng Tháp), hoặc là Huỳnh Kim (cây bút vàng),  ngay cả đối với những bạn bè thân.

Xin trích dẫn một đoạn mail của TS. Tô Văn Trường ở Bài học thực tiễn từ người Thầy dẫn bài Huỳnh Kim và chất vấn của Hoàng Kim Đồng Tháp: Nhân đọc bài “Sang Châu Phi trồng lúa” đăng trên báo Sài gòn tiếp thị, tác giả Huỳnh Kim bức xúc, viết bài “Tại sao bỗng dưng nhẩy tưng sang Châu Phi lập liên doanh trồng lúa” đặt vấn đề rất cụ thể những nhà khởi xướng, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cụ thể là Chính phủ Việt Nam phải trả lời thỏa đáng cho nông dân Việt Nam các câu hỏi : Việt Nam được lợi gì khi đầu tư trồng lúa ở Châu Phi? Và việc phát triển cây lúa ở Châu Phi có mất thị trường xuất khẩu gạo của nông dân Việt Nam, do tạo thêm cạnh tranh về xuất khẩu gạo hay không? Lợi đâu không thấy, có đâu mà thấy (?!). Nếu có thì quí vị hãy trưng ra. Tôi chỉ thấy toàn là tai hại cho nông dân Việt Nam, và nền kinh tế Việt Nam“.

Tôi (Hoàng Kim Nông Lâm) nhớ về bài học an sinh và Lời Thầy dặn, đó là thầy Norman Boulaug di sản niềm tin và nổ lực: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”. Giáo sư Võ Tòng Xuân có nhiều tâm sự khi trồng lúa giúp châu Phi, khác với ý kiến của anh Hoàng Kim (Đồng Tháp),”Giúp bạn cũng là tự giúp mình ! ”, tôi, Hoàng Kim (Đại học Nông Lâm) liên tưởng đến “Chuyện bếp gas nhiên liệu sinh học”, hiện đã là tiến bộ kỹ thuật rộng lớn tại Nigeria. Nó được gợi mở ý tưởng qua học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam. Các đoàn chuyên gia dầu khí và nghề sắn của châu Phi đã đến Việt Nam. Họ thăm ruộng sắn và nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học, thăm thu hoạch sắn và học trên đồng cùng nông dân và sinh viên, họ cũng đến thặm gia đình chúng tôi. Sau khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo là công nghệ và tổ chức sản xuất. Bài học thực tiễn từ người Thầy thật thấm thía! Tôi ủng hộ hợp tác Nam Nam “gạo sắn châu Phi, chuyên môn Việt Nam, hãy đến đấy cùng học tập và chia sẻ với chuyên gia và nông dân châu Phi. Đó là một trãi nghiệm cho chính mình. Khi người khác quý trọng và tin tưởng mình, nếu ngại khó mà thoái lui thì chính mình hổ thẹn là không xứng đáng làm một người bạn. Và điều này, tôi đã kể cho bạn nghe một phần ở “Sắn Việt Nam kết nối châu Phi“.

Slide23
Gạo sắn châu Phi, chuyên môn Việt Nam. Việt Nam và Châu Phi hợp tác Nam Nam lan tỏa Con đường lúa gạo Việt Nam. Các nước Tây Phi và Việt Nam điều kiện sinh thái cùng trên một nền khí hậu nhiệt đới là hoàn toàn tương tự nhau dễ dàng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật cây trồng và thâm canh phù hợp.  Lúa gạo là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới, sản lượng đứng sau ngô và trước lúa mì. Gạo là lương thực ổn định thân thiết và không thể thay thế ở châu Phi, đặc biệt là ở Tây Phi, nơi mà những năm gần đây mức tiêu thụ gạo trong gia đình người dân vùng Tây Phi đang tăng lên đáng kể do thu nhập đời sống, gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa.

Lúa Sắn ở nhiều nước châu Phi là cây lương thực chính. Bài học lúa sắn và chén cơm thường ngày của người dân là ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người khách đến thăm châu Phi. GMX Consulting đang mở rộng tư vấn từ Lúa, Sắn đến Cá, Rau xanh.  Đó thực sự là một câu chuyện dài. Tôi tạm đưa lên một ít hình về câu chuyện “Cassava in Ghana: Save and Grow” có nhiều thông tin liên quan về lúa và Dr. Rice Võ Tòng Xuân.

Sắn Ghana bảo tồn và phát triển, thao thức một góc nhìn

Vùng Tây Phi là một khu vực nhập khẩu gạo lớn nhất toàn cầu trong khi Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tây Phi mỗi năm đang chi 3 tỷ đô la Mỹ cho sự nhập khẩu gạo. Châu Phi là vùng tiềm năng cho sự tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ gạo lớn hơn, như Nigeria và Ghana vẫn đang trong khoảng 30- 40kg so với hơn 100kg ở các nước như Sierra Leone, Guinea and Liberia. Chuyên môn lúa Việt Nam là đáng tin cậy  Tốc độ tăng năng suất lúa gạo Việt Nam (1975-2014) vượt 1,73 lần so với tốc độ tăng năng suất lúa gạo bình quân chung của toàn thế giới. Năm 2015, diện tích đất trồng lúa ở Việt Nam là 7,83 triệu ha, tổng sản lượng lúa đạt 45,22 triệu tấn, năng suất bình quân đạt 57,7 tạ/ha, đã xuất khẩu 6,7 triệu tấn,  tăng 5,8% so với năm 2014.

 Việt Nam đã được một trong 3 nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong 25 năm qua. Quá trình chuyển đổi của Việt Nam đến một nước xuất khẩu gạo hàng đầu của những năm gần đây đã sản sinh ra nhiều chuyên gia lúa gạo, hạt giống phù hợp, thủy lợi và phát triển các kỹ thuật  mà có thể được triển khai tới châu Phi. Trong chuỗi giá trị hàng hóa từ cây lúa đến hạt gạo đến chén cơm ngon có biết bao những vấn đề bức xúc , niềm vui, nổi buồn và những vấn nạn.

Trăm nghe không bằng một thấy.  Việt Nam Châu Phi xa mà gần. Tôi thực sự được trãi nghiệm và thấm thía sâu sắc những bài học thực tiễn về bảo tồn và phát triển. 

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày


Trở về trang chính

Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn; Kim on Facebook, Kim on Twitter

Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy