Nhớ thương cánh chim trời

NHỚ THƯƠNG CÁNH CHIM TRỜI
Hoàng Kim

Chim Phượng Ngày Hạnh Phúc
Mười tám cái lông chim
Con chim trời tự do
Chim ơi về với tổ

Nhớ đêm mưa gió lớn
Tổ ấm rời cành xuân
Phượng Hoàng rơi xuống đất
Trần trụi chó gà quanh.

Chim may được cô Tiên
Làm tổ xanh ấp ủ
Bụt làm tổ cho chim
Cành xưa bên mai vàng.

Phượng mẹ mớm con ăn
Trĩ cha mang mồi đến
Quấn quýt dạy tập bay
Phượng non ngày mỗi lớn

Đêm qua rồi ngày tới
Giữa trời chim lớn nhanh
Sớm mai tìm chốn cũ
Chim đã cao vút cành


Cuối hè rồi chớm thu
Đêm qua rồi ngày tới
Trời xanh như dòng đời
Đồng xuân nghe gió thổi

Chim ơi về làm tổ
Ngày Hạnh Phúc chim về
“Ngẩng đầu ngắm trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương” (*)

(*) Trích dẫn từ “Tĩnh dạ tư” thơ Lý Bạch;
Nguồn : Nhớ thương cánh chim trời https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-thuong-canh-chim-troi/

Chim Phượng Hoàng đất vườn nhà tôi là một câu chuyện có thật xảy ra trong vườn nhà tôi. Tổ chim Trĩ (Phượng Hoàng đất) trên cây lộc vừng trước cửa nhà tôi bị gió lớn hất xuống sân. Con chim Trĩ non mới nở được nhà tôi cho vào một chiếc rỗ con treo lên cây để chim bố mẹ hàng ngày có thể cho ăn. Tôi làm lúa siêu xanh ở Phú Yên về, rọi đèn ra thăm, khi trăng 16 đã hơi muộn. Chim Phượng non cánh vẫn còn ngắn… Sáng sớm, nghe tiếng líu ríu của bố mẹ, hai con chim Phượng sà xuống lần lượt cho con ăn và gù rất lạ như là khuyến khích con bay lên. Đột nhiên chim Trĩ non bật dậy nhảy lên thành rỗ. Sau khi lấy đà, nó bay vù qua nơi chảng ba của cây lộc vừng với sự háo hức lạ. Sau đó bổ nhào xuống cây sơn và đậu vững vàng như một con chim thành thục. Cặp Phượng Hoàng đất chuyền cành trên cây me lá xanh mướt như ngọc và hót vang. Con chim non rướn mình bay lên khóm mai và cũng líu ríu. Nó tự tin và đang học bay.

Thốt nhiên tôi nhớ lời Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: “Chim Phượng bay được cao và xa là nhờ sáu trụ lông cánh vững, nếu không khác gì chim thường”. Câu chuyện cũ thật cảm khái “Phượng Hoàng rơi xuống đất, trần trụi chó gà quanh” thì cũng khác gì chim thường.

Chim trĩ (Phượng hoàng đất – Buceros bicornis) có nhiều loại chim trĩ đỏ, chim trĩ xanh, chim trĩ đen, … Trong dân gian nó được ẩn dụ với loài chim phượng hoàng cao quý rất hiếm thấy, một trong tứ linh (long , ly, quy phượng), mà nếu ai gặp được thì rất may mắn. Theo Truyền thuyết về chim phượng hoàng thì Phượng hoàng là biểu thị cho sự hòa hợp âm dương , biểu tượng của đức hạnh và vẻ đẹp duyên dáng, thanh nhã . Phượng Hoàng xuất hiện ở nơi đất lành và thời thịnh vượng, là điềm lành. Rồng và Phượng (hoàng) là biểu tượng cho hạnh phúc vợ chồng, hòa hợp âm dương và thường được trang trí, chúc phúc trong các đám cưới ở Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước châu Á. Theo Kim Anh nguồn VN Express. Phượng hoàng đất ở Tràng An  thì phượng hoàng đất là hoàn toàn có thật. Phượng hoàng đất có tên khoa học là Buceros bicornis, loài to nhất trong họ hồng hoàng, cư trú trong một số khu rừng ở Việt Nam và Tràng An Ninh Bình là nơi được nhắc đến nhiều nhất . Chim trĩ nhà tôi là loài chim lông xanh đen mà tôi chưa có điều kiện để tra cứu kỹ ở Sinh vật rừng Việt Nam.

Tôi lưu lại câu chuyện nhân ngày khảo nghiệm nhân rộng hai giống lúa siêu xanh GSR65 và GSR90 với chuyện Chim Phượng về làm tổ

Câu chuyện dài tháng năm
Khổng Tử bái kiến Lão Tử

Hoàng Kim Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Nắng ban mai
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter  hoangkim vietnam