Minh triết của đức Phật

MINH TRIẾT CỦA ĐỨC PHẬT

Đức Phật dạy: Ba đức tính người bạn đáng thân cận (Sevitabbamitta): 1. Cho vật khó cho (Duddadam dadàti), tức là bố thí cao thượng. 2. Làm điều khó làm (Dukkharam karoti), tức là làm được điều cao quý mà khó ai làm được. 3. Nhẫn việc khó nhẫn (Dukkhamam khamati), tức là có nghị lực chịu đựng nghịch cảnh mà khó ai chịu đựng được. A.I. 286 Kho tàng Pháp Học https://www.facebook.com/PhatPhapBuddhadhammanew/reels/ Giúp người qua khốn khó Ai ngờ giúp chính mình. Gieo nhân lành quả tốt Đạo lý thật phân minh. (H.T. VIÊN MINH Những vần kệ tỉnh thức) https://www.facebook.com/reel/360881510280389

Tôi đã nhiều lần đến Ấn Độ, đã một lần may mắn tới được quê hương Phật, và tự mình trồng một nhánh Bồ Đề ở vườn nhà để nay cây đã lớn. Minh triết của đức Phật Lời Phật dạy trong lòng tôi là triết lý tình yêu cuộc sống, lắng đọng 27 khẩu quyết yêu thích, lan tỏa trong đời thường mà tôi thật sự tâm đắc. An nhiên đứng hàng đầu. Tôi thích nên chép lại để đọc và suy ngẫm mà chưa thật rõ nguồn gốc của những lời này sự xác tín lời nói có ở sách nào, với ai, khi nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Người Thầy tâm thức trong tôi là Trúc Lâm Trần Nhân Tông. Người Thầy gần gũi tôi là Viên Minh Thích Phổ Tuệ Thiền Sư Lão Nông Tăng. Minh triết của đức Phật là tóm tắt 5 chương nhận thức luận của tôi về đạo Bụt, gồm: 1) Minh triết sống phúc hậu; 2) Lên non thiêng Yên Tử; 3) Trúc Lâm Trần Nhân Tông; 4) Tinh hoa của đạo Bụt; 5) Chùa Ráng giữa đồng xuân xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cua-duc-phat/

1. MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông

Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh  kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì  chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.

Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng HộiMâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm.  Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm

2. LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng”
(1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …

*

Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …

Hoàng Kim

Trúc Lâm Trần Nhân Tông https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truc-lam-tran-nhan-tong/ & Nhà Trần trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-tran-trong-su-viet/

Lên non thiêng Yên Tử tôi nhớ câu thơ huyền thoại: “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu“. Núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Núi Yên Tử là đỉnh thứ hai của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ nối Việt Trì – Quảng Ninh là dải Tam Đảo rồi 99 ngọn Nham Biền của các dãy núi vòng cung Đông Triều tạo nên thế hiểm “trường thành chắn Bắc” của bề dày núi non hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

Kinh Dịch xem chơi,
365 ngày mê mãi.
Sách Nhàn đọc giấu,
câu có câu không.
Trước đèn 700 năm,
Yên Tử
Trúc Lâm
thăm thẳm tầm nhìn.

1
“Câu hữu câu vô,
Quay bên phải, ngoái bên trái.
Thuyết lý ầm ĩ,
Ồn ào tranh cãi.
Câu hữu câu vô,
Khiến người rầu rĩ.
Cắt đứt mọi duyên quấn quýt như dây leo,
Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt”.

2.
“Kinh Dịch xem chơi
Yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu
Trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”

3.
“Ở đời vui đạo thả tùy duyên
Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền
Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền”

(Trúc Lâm Trần Nhân Tông)

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình

Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

xem tiếp: Trúc Lâm Trần Nhân Tông https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truc-lam-tran-nhan-tong/ và Nhà Trần trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-tran-trong-su-viet/

Trần Nhân Tông
Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim…

3. TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG

Lên non thiêng Yên Tử
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Lời dặn của Thánh Trần
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ

Hiểu ‘sách nhàn đọc giấu
Biết ‘câu có câu không
Nghê Việt am Ngọa Vân

Tảo Mai nhớ Nhân Tông

Ân tình đất phương Nam
Nhân Tông Đêm Yên Tử
Chuyện cổ tích người lớn
Hoa Đất thương lời hiền

Yên Tử Trần Nhân Tông,

Ngọc Phương Nam

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình
Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …


Thuyền Độc Mộc
Trịnh Tuyên

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn-
độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…

4.

4. TINH HOA CỦA ĐẠO BỤT

Lời Phật dạy

An nhiên
CNM365
Thả cho nó bay.

Hòa nhã với tất cả
Chọn bạn mà chơi
Tình yêu cuộc sống
Yêu thương và Sống
Không ai có thể đi giúp ta.
Yêu quý hết thảy muôn loài.
Con nghĩ cái gì, con là cái đó.
Bỏ đi những hư danh giả tạm.
Hãy cho đi và con sẽ còn mãi.
Cây kim trong bọc có ngày lòi ra
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
Minh triết trước hết là tự biết mình.
Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con
Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục.
Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại..
Tin sâu Luật Nhân Quả hành Sống theo Thiện Pháp
Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con
Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu
Con không là những gì con nói mà là những gì con làm
Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức.
Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết chia sẻ

Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường
Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ.
Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành.
Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.


Tin sâu Luật Nhân Quả, hành Sống theo Thiện Pháp. Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin. Lời Phật dạy 27 khẩu quyết xếp theo trình tự trên là sự thường niệm của riêng mình để cho dễ nhớ dễ thuộc dễ thực hành. Chúng ta khi trãi nghiệm nên tùy chọn nhập tâm những điều yêu thích phù hợp tâm thức đời thường. Kinh Phật có nhiều giao thoa với các Tôn giáo khác. Giáo sư Mai Văn Quyền khuyên nên định tâm, dụng tâm, không nên đứng hai chân ở hai thuyền dễ nguy hiểm. “Mohamet và đạo Hồi” “Vua Solomon sách khôn ngoan” đã có những kiến giải khác

Minh triết của Đức Phật tích hợp nhận thức và nghiên cứu Đạo Phật với Khoa Học và Việt Nam; Kinh Hoán Dụ kể câu chuyện sau: Trên đường đi hành đạo, đức Phật gặp một nhóm người Bà La Môn. Những vị Bà La Môn này hỏi đức Phật: “Thưa Ngài Cồ Đàm, đạo của Ngài có phương pháp nào cầu xin không?”- Đức Phật trả lời: “Đạo của ta không có pháp cầu xin mà chỉ cần thấu hiểu nghiệp báo và tin sâu Luật nhân quả, rồi hành sống theo thiện pháp thì cuộc sống sẽ được an lạc hạnh phúc hiện tiền.”- Các vị Ba La Môn bèn nói: “Thế thì đạo của Ngài đâu có gì hay, đạo của chúng tôi có nhiều phương pháp cầu xin rất linh nghiệm.”- Nghe Vậy, Đức Phật liền dẫn các vị Bà La Môn đi tới trước một cái ao, sau đó, Phật ném một hòn đá xuống ao và bảo các vị Bà La Môn: “Các người cầu xin cho hòn đá nổi lên được không?- Các Bà La Môn: “Dạ thưa Ngài không được.”- Đức Phật hỏi: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại đá nặng hơn nước cho nên phải bị chìm.”Sau đó, Đức Phật đổ vài muỗng dầu xuống ao và bảo mọi người hãy cầu xin cho dầu chìm.- Các Bà La Môn đều đồng thanh thưa rằng: “không được.”- Đức Phật: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại dầu nhẹ hơn nước.”- Nghe xong, Đức Phật liền nói: “Đúng vậy, đá nặng cho nên chìm trong nước và dầu nhẹ cho nên phải nổi trên nước, không có phép mầu nào để cầu xin thay đổi được những quy luật hiển nhiên như thế ! “Nhân quả là một quy luật công bằng trên cuộc đời mà theo duyên có thể đến sớm hay đến muộn. Dù bạn là ai, thuộc tôn giáo nào hay không tin vào một tôn giáo nào thì cũng không có ngoại lệ nào dành riêng cho bạn. Không có ông thần, bà thánh nào có thể ban phước giáng họa cho bạn, ngay cả Đức Phật cũng không làm được điều đó. Mọi hành động thiện ác đều do chúng ta làm ra và tự thọ nhận lấy theo nhân quả của nó. Bằng trí tuệ giác ngộ, Đức Phật đã phân tích mọi việc theo đúng bản chất thật vốn có của nó, để mọi người nhận thức đúng đắn và ứng dụng. Phật là người thầy dẫn đường, đi hay không đi và đi như thế nào là việc của mỗi người trong chúng ta.

Tinh Hoa Của Đạo Bụt

Hãy quay về tự thân
Không tìm ở đâu khác
Lên non thiêng Yên Tử
Trúc Lâm Trần Nhân Tông.

Minh triết tạc ghi lòng

Chân lý là suối nguồn
Chân lý không tuyệt đối,
Con người với thần thánh
Có Không hai mặt giấy.


Bảy Định Luật Cuộc Sống,
Khoa học và Thực tiễn

Đạo Bụt là vô ngã
giúp khai mở nhân tâm


Nguồn năng lượng tự thân
Luân xa với vũ trụ
Năng lượng là vô tận
Thiên nhiên với Con người.


Ba ngọn núi cao vọi
Túi khôn Trí Huệ Định

Lời tiên tri linh ứng
Kinh Phật Kinh Vệ Đà,
Kinh Dịch với Kinh Thánh,
Kinh Koran, Khổng Lão,


Đối thoại với hiền nhân
Bao cuộc đời vĩ đại
Những trang đời rộng mở
Giải mã nhiều thông tin.

Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây.

Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời.

Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác
.

*

Tình Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Như Nhiên

Tình cảm gia đình cũng như tình cảm đôi lứa nam nữ là một loại tình cảm liên quan đến Nghiệp. Khi giữa bạn và một người có Nhân Duyên thì mới gặp nhau, nhưng ở lại bên nhau lâu hay mau còn tuỳ thuộc vào Nghiệp. Bao gồm trong chữ Nghiệp, Ân cũng có, mà Oán cũng có. Ân thì gọi là ân tình, là Thiện Duyên, Oán thì gọi là Nghiệt Duyên vậy.

Nếu người đối xử tốt, lo lắng và yêu thương bạn nhiều, chứng tỏ họ đã nợ bạn ân tình trong kiếp nào đó. Nhưng nếu bạn yêu họ nhiều và luôn quan tâm họ nhưng họ vẫn làm khổ bạn hết lần này đến lần khác thì đó là vì kiếp xưa bạn đã vay ân tình của họ nên kiếp này khi đủ Duyên, bạn phải trả lại nợ xưa. Tất cả những khổ đau đều có nguyên nhân sâu xa của nó chứ không có điều gì là ngẫu nhiên cả.

Trong Nghiệp Duyên hay hàm chứa OÁN nhiều hơn là ÂN, gặp nhau là để trả Nghiệp cho nhau. Khi Nghiệp Lực chiêu cảm, bạn thấy người bạn yêu như là cả thế giới của bạn, thậm chí họ quan trọng còn hơn cả cuộc đời của bạn.

( Bởi vậy mới có rất nhiều người sẵn sàng chết vì người mình yêu ).

Dù họ đối xử với bạn ra sao bạn cũng chấp nhận, dù họ xấu-đẹp gì thì trong mắt bạn họ vẫn là người đẹp nhất, không ai thay thế được. Dù họ có làm khổ bạn bao nhiêu bạn cũng không thể rời xa họ, chính bạn cũng không hiểu tại sao và không thể nào thoát ra được cho đến khi bạn trả xong Nghiệp thì cảm thấy lòng mình nguội lạnh với đối tượng kia một cách không ngờ.

Khi Nghiệp đã dứt, nhìn lại quãng đường đã qua, bạn sẽ không hiểu tại sao lúc đó bạn lại khờ dại như vậy, tại sao bạn không sớm chia tay người từng làm khổ bạn, tại sao lúc đó bạn lại yêu họ tới mức quên mất phải yêu bản thân mình, để rồi bây giờ gặp lại bạn chẳng còn chút cảm xúc nào dành cho họ.

Khi đang bị Nghiệp chi phối, dù bạn có vùng vẫy muốn thoát ra nỗi khổ đó cũng khó mà thoát được. Chỉ trừ khi bạn biết tu tập, thấu đạt lý NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO, tự mình quán chiếu rồi công phu tu niệm và sám hối thường xuyên thì mới mong xoay chuyển được Nghiệp Quả.

Duyên Nghiệp thật là luẩn quẩn và đáng sợ như vậy đó, nên khi hiểu rồi ta hãy cố gắng làm sao đừng gieo ân oán với ai trong kiếp hiện tại nữa, để sau này hoặc vị lai ta khỏi phải luân hồi gặp lại trả nợ cho ai..

– Từng đối mặt ngàn ngày sao chẳng nhớ
Chỉ một lần gặp gỡ khó mà quên!

– Tình cảm con người chính là một chữ Duyên

Biển đời rộng, riêng một người ta thấy.

Là vậy đấy!

Như Nhiên

TTT

Namo Buddhaya

Tuyển tập Thư Thầy
Tác giả: Viên Minh

(Đọc chậm từng thư một)

Chua Giang giua dong xuan

5. CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao

Nhớ Pháp Chủ người hiền Thích Phổ Tuệ
Viên ngọc lành tính sáng gửi tin yêu:
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Thương hạt gạo trắng ngần vui Bạch Ngọc
Quý nhân duyên thơm thảo học làm Người
Đức độ thiện lành tâm trong ý sáng
Mưa thuận gió hòa nhân quả tốt tươi


Hoa Đất, Hoa Người tổ tiên che chở
Con biết ơn Người hiếu thảo ghi ơn …


Hoàng Kim

Mua thuan gio hoa cham bon dung
Ngat huong sen long long bong truc mai

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Lời Thầy dặn thung dung
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Chùa Ráng giữa đồng xuân
Kim Notes lắng ghi chú
Hoa Đất thương lời hiền.

Noi theo dấu chân Bụt
Dạy và học làm Người
Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Nông Lâm Y Sinh
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/

CHỮ TUỆ 慧
Hán Nôm ( Học với chữ Hán-Nôm )
Đỗ Hoàng  · 2 4 2022 lúc 21; 42  

Tuệ có nghĩa là thông minh tài trí, sáng dạ. Tuệ thường được sử dụng để chỉ sự sáng suốt mau mắn lanh trí của con người. Sinh ra đã thông minh hơn người, tư duy nhanh nhẹn gọi là có tuệ căn. Có con mắt nhìn thấu mọi thứ soi rõ tiền nhân hậu hoạn gọi là tuệ nhãn.

Chữ tuệ được dùng nhiều trong phật học. Nhưng từ này cũng hàm ý chỉ sự tốt đẹp, nên thường được dùng để đặt làm tên người.

Cách viết chữ Tuệ

Tuệ – Huì – 慧. Bên trên là hai chữ phong 丰, bên dưới có bộ kệ 彐, sau đó là chữ tâm.

Bulukhin ngày 03.10.2013 lúc 10:56 nói: Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy. Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả.Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC.Đấy cũng là nói cho vui.

6 NGÀY MỐI NGỌC CHO ĐỜI

Vui sống giữa thiên nhiên
Minh triết của đức Phật
Hi vọng của hạnh phúc
Bài học lớn muôn đời

HoangKim NgocphuongNam ngày 03.10.2013 lúc 22:10 nói: Thưa anh Bu. Em Hoàng Kim đã thật xúc động được Thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (ngọc trắng, mễ ngọc, hạt gạo trắng ngần, ngọc trời cho, ngọc phương Nam). Đối với em được một người Thầy mẫu mực thiện tâm ấn chứng điều tốt đẹp này đã là một suối nguồn hạnh phúc. Em sẽ học thái độ của nước để đi như một dòng sông, học hoa lúa hạt gạo để làm những việc có ích cho đời. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua-giua-dong-xuan/

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cua-duc-phat/

– Không làm các điều ác, làm các việc lành và giữ tâm thanh tịnh trong sáng là cách làm tăng trưởng tâm lực và phước lực.

– Phước lực phát sinh do bố thí cúng dường, nghiêm trì giới luật, giữ tâm thanh tịnh, cung kính, khiêm nhường, phục vụ, nghe pháp, chia sẻ pháp, hoan hỷ phước người khác làm, điều chỉnh nhận thức, bớt tham sân si, có lòng từ-bi-hỷ-xả.

…Phước trí thật sự chỉ có khi tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, trọn vẹn sáng suốt nơi thực tại thân thọ tâm pháp. Phước trí vô vi vô ngã này tự toả ra ảnh hưởng lợi lạc đến muôn loài một cách tự nhiên …”

Làm phước là cách để thoát khỏi tính ích kỷ và mở rộng tấm lòng vô ngã vị tha. Đồng thời qua việc làm đó học ra chính mình, học ra bản chất đời sống để phát huy trí tuệ và đạo đức…

()()()

Thân – tâm – trí thanh tịnh thì hết tội.

Có 3 cách:

– Giới diệt tội ở thân.
– Định diệt tội ở tâm
– Tuệ diệt tội ở trí.

Giới định tuệ còn được thể hiện cụ thể trong Bát Chánh Đạo:

– Thấy biết đúng
– Suy nghĩ đúng là tuệ
– Nói đúng, làm đúng, sống đúng là giới
– Siêng năng, không quên mình, tâm tĩnh lặng đúng là định.

《》《》《》

…Đạo Phật trí tuệ lấy tâm tỉnh giác để thấy ra thực tánh và sống với thực tánh ấy…”

Thầy Viên Minh
Trungtamhotong.org
Lành thay ()
Sadhu Sadhu Sadhu

_______((()))________

Pháp Thiện cùng với Phật Pháp Chia Sẻ và 9 người khác. spSdnorotet0f h105c78lh3am31588aiflltờ08l0a6cm704cf1gfhg90a5  ·

TỤNG CHÚ – LINH HIỂN – ĐỨC TIN…?

Hỏi: Thưa Thầy, có thật pháp môn tụng Chú là linh hiển? Có người tụng chú với đức tin lớn mà thay đổi cuộc sống. Điều này do ngẫu nhiên, do phước của người tụng hay do Chú có linh nghiệm?

Trả lời:

✓ Theo nguyên lý thì tụng gì không thành vấn đề, miễn khi tụng tập trung được tâm ý thì đều có năng lực.

✓ Sự tập trung này phần lớn có được nhờ đức tin vào tha lực.

✓ Luyện bùa, trì Chú, thôi miên, niệm Phật, niệm Chúa, thiền định, thần thông v.v… cũng đều cần có sức mạnh tập trung mới thành tựu.

✓ Tưởng đó là nhờ tha lực nhưng sức mạnh đó chính là do “nội lực tự sinh” mà có.

✓ Thực ra, tự lực và tha lực cũng chỉ là một khi đi đến tận cùng.

∆ Người sống chánh niệm tỉnh giác thường thận trọng chú tâm quan sát thực tại nên phát huy được năng lực giới định tuệ nội tại một cách tự nhiên, vô vi, vô ngã và vô lượng.

✓ Còn nếu tu luyện mà đạt được một năng lực nào đó thì cũng chỉ là hữu vi, hữu ngã và hữu hạn mà thôi.

✓ Nếu sở đắc đó do động lực tà kiến và tham ái thì dẫu có năng lực lớn lao đi nữa cũng chỉ hại mình hại người, như Devadatta có thần thông mà hại Phật nên đoạ vào địa ngục A-tỳ. Vì vậy cần phải nhận thức đúng mục đích của sự tu luyện các loại chú thuật, thôi miên, thiền định, thần thông… là gì mới được.

✓ Đừng xem trọng việc tu có đạt được năng lực gì hay không mà nên xem lại tu có đúng hay chưa.

~ Thực ra “năng lực lớn nhất của người tu là có thể chịu được sự rỗng không – không cần một năng lực nào cả”.

✓ Thay vì cố tu luyện để tìm cầu sở đắc một năng lực lý tưởng nào đó thì người chân tu buông hết mọi nỗ lực mong cầu trở thành bất cứ thứ gì, dù với đức tin tha lực hay với khả năng tự lực. Vì chỉ khi thấy mình còn yếu kém hay thiếu thốn thì mới mong cầu một năng lực để nương tựa. Nhưng điều đó chỉ làm giàu cho cái ngã ảo tưởng mà thôi! Do đó Đạo Phật không đặt nặng đức tin vào tha lực, cũng không tập chú vào nỗ lực cá nhân để rèn luyện thành gì cả mà mục đích tu hành chỉ là thấy ra Sự Thật mà thôi.

《》《》《》

Hỏi: Thưa Thầy, cho con hỏi niệm Phật, niệm Chú không phải để trừ tội tăng phước mà cốt lõi là để cho tâm thanh tịnh. Vậy khi tâm đã thanh tịnh, không niệm Chú, niệm Phật nữa mà chỉ để tâm trong lành sáng suốt thôi có phước đức không?

Trả lời:

✓ Niệm Phật, niệm Chú hay tu bất cứ phương pháp nào cũng chỉ là phương tiện giúp tâm bớt vọng động mà thôi, vọng động thì sinh tội lỗi, tội lỗi thì bất an, đau khổ, nên khi hết vọng động thì tâm trở lại bình thường, không còn bất an đau khổ nữa. Phương tiện giống như những toa thuốc chữa bệnh, tùy bệnh mà uống thuốc. Khi đã hết bệnh thì phải ngưng uống thuốc.

✓ Cũng vậy, khi tâm đã tịnh, trở lại bình thường tội chướng đã trừ thì còn dùng phương tiện niệm Phật, trì Chú làm gì nữa. Tội tiêu, tâm tịnh đã là phước báu lớn lao nhất rồi, còn niệm Phật, trì Chú để cầu phước làm gì, như vậy chẳng phải kẹt vào phương tiện sao?

(Trích Trà Đạo – Thầy Viên Minh)
Trungtamhotong.org
Namo Buddhaya.
Lành thay ()

SỰ THA THỨ & LÒNG KHOAN DUNG

✓ Tha thứ không phải là dấu hiệu mềm yếu, mà là một sức mạnh cảm xúc rất sâu sắc.
~ Tha thứ là một sức mạnh của cảm xúc.


》》 Chúng ta đủ mạnh mẽ, chúng ta đủ lớn để tha thứ, để buông xả. Tôi giải phóng cho anh, cho anh đi, cho anh tự do. Giờ đây tôi cũng được tự do.

》 Ngay cả khi đó chỉ là một suy nghĩ, chỉ tưởng tượng mình tha thứ cho một người nào đó đã xúc phạm mình, khoảnh khắc đó bạn đã cảm thấy được giải thoát. Cơn sân vẫn có thể đến lại nữa, bạn lại tiếp tục làm như vậy cho đến khi học được cách tha thứ cho mọi người, tha thứ cho tất cả mọi chuyện, tha thứ vĩnh viễn, để không bao giờ bạn đổ lỗi, không trách cứ ai về bất cứ điều gì nữa.

✓ Hãy tưởng tượng khi bạn có trạng thái tâm ấy, trạng thái tâm không đổ lỗi, không trách móc bất cứ ai. Tâm bạn được giải thoát, thanh thản như thế nào.

✓ Tôi không chấp giữ oán giận, tôi không muốn trừng phạt bất cứ ai vì bất cứ điều gì. Tôi giải phóng cho mọi người khỏi bất cứ điều gì họ đã làm với tôi, thậm chí bất cứ điều gì họ sẽ làm với tôi trong tương lai.

~ Sống với cái tâm như thế thật sự là quá tốt, quá tuyệt vời…

《》《》《》

“…Hãy lấy tha thứ làm một cách sống, bởi vì hàng ngày chúng ta vẫn phải gặp nhiều người nói hoặc làm những điều tổn thương đến mình. Dù đi đâu chăng nữa, chúng ta vẫn phải sống giữa con người, dù vô tình hay cố ý chúng ta vẫn làm tổn thương đến nhau. Mọi thứ sẽ vẫn còn tiếp tục như thế cho đến khi chúng ta chết.

✓ Bạn chuẩn bị như thế nào cho cái tâm của mình, thái độ của mình để tiếp tục sống trong một thế giới như thế?

✓ Phát triển tâm mình, có một trái tim rộng lớn, cao thượng để dù bạn biết có người sẽ làm tổn thương mình, nhưng bạn đã sẵn lòng tha thứ.

✓ Bạn đã tha thứ trước khi bị họ làm tổn thương. Sống như vậy có phải tốt đẹp biết bao? Có thể tôi không có đủ khả năng để thay đổi thế giới quanh mình, nhưng tôi có thể thay đổi cách nhìn thế giới bên trong mình.

~ Điều đó thật tuyệt vời! Vì vậy tôi đang học để làm điều đó. Có thể tôi không có đủ khả năng để thay đổi thế giới quanh mình, nhưng tôi có thể thay đổi cách nhìn thế giới bên trong mình.

✓ Cái gì diễn ra bên trong tôi là trách nhiệm của tôi, nhưng những cái gì diễn ra ở bên ngoài thì tôi chẳng thể làm được gì nhiều. Những gì ở bên trong tôi là trách nhiệm của tôi, tôi có thể thay đổi. Tôi có thể tạo ra sự khác biệt, ít nhất là đối với tâm mình.

✓ Đau khổ là một lựa chọn. Chúng ta có quyền lựa chọn. Bạn muốn tiếp tục sống một cuộc đời đau khổ hay muốn giải thoát? Đây là điều rất quan trọng bạn cần phải học hiểu. Hãy học cách tha thứ, tha thứ…”

Trích; Sự Tha Thứ & Lòng Khoan Dung
~ Thiền Sư U. Jotika;


Namo Buddhaya.
Lành thay ()

#Chanhniem#Thayvienminh #Tinhgiac #Tinhthuc #Vothuong #Tinhtan #Phatphapnhiemmau #Phatphapvidieu #Gieoduyenphatphap #Duyenlanhphatphap #Chiasephatphap #Vonga #Theobuocchanphat #Songtrongthuctai #Phatphap #Phatphapbuddhadhamma #Thienphap #Anlac #Anlanh #Annhien #Buongxa #Tritue #Tuetri #Gioidinhtue #Hanhphuc #Giacngo #Giaithoat #Tubi #PhatphapBuddhadhammareels #Phapthien343reels

Bài đọc thêm

Bảy Kỳ Quan Thế Giới Phật Giáo
daoHoi

MOHAMET VÀ ĐẠO HỒI

Nhà tiên tri Môhamet và đạo Hồi tích cũ viết lại. Động Hira nơi, theo các học giả Islam, Nhà tiên tri Môhamet nhận được mặc khải lần đầu tiên.

Nhà tiên tri Môhamet

Nhà tiên tri Môhamet sinh vào khoảng năm 570 tại Mecca (Makkah) và qua đời ngày 8 tháng 6 năm 632 tại Medina (Madinah). Hai thành phố Mecca và Medina thuộc về miền tây của Ả Rập Saudi ngày nay. Tên Môhamet có nghĩa là “người được ca ngợi” trong tiếng Ả Rập. Nhà tiên tri Môhamet được những tín đồ đạo Hồi (Islam) tin là “sứ giả của Thượng Đế”, vị ngôn sứ cuối cùng Allah gửi xuống để dẫn dắt nhân loại với thông điệp của Islam. Tên của ông cũng được chuyển tự là Mohammad, Mohammed, Muhammed và đôi khi là Mahomet (theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Trong văn học và ngôn ngữ Việt Nam thông thường, ông được gọi là Đấng tiên tri hoặc Đại Tiên tri Mô-ha-mét.

Tín đồ đạo Hồi trên khắp thế giới thường gọi Nhà tiên tri Môhamet bằng các danh từ tiếng Ả Rập như: Nabi (al-nabi, النبي) có nghĩa là “sứ giả (của Thượng Đế)”, Rasul-Allah (رسول الله ) có nghĩa là “khâm sai của Thượng Đế”, hoặc ngắn gọn là Rasul. Danh từ thông dụng trong Anh/Pháp gọi là ông là Prophet/Prophète, với định nghĩa là “Sứ giả của Thiên Chúa” như một số các vị trưởng phụ trong kinh Cựu Ước. Một số tự điển lớn như Merriem-Webster online tiếng Anh hoặc Lexilogos tiếng Pháp biên thêm một định nghĩa cho chữ Prophet/Prophète là “Muhammad, người lập ra đạo Islam”. Trong tiếng Việt danh từ Prophet / Prophète được dịch một cách thông dụng là ‘nhà tiên tri ‘ hay ‘ngôn sứ’. Một số tài liệu tiếng Việt của người ngoài đạo Hồi cũng gọi ông bằng ‘giáo chủ Môhamet’. Trong các sách vở, bài báo, trang web của cộng đồng tín đồ đạo Hồi nói tiếng Việt, danh từ thông dụng nhất hiện nay để chỉ định ông là Thiên Sứ (nhưng dùng trong ý nghĩa một người xác phàm được mặc khải và ban cho một vài phép lạ, khác với danh từ Thiên Sứ của tín đồ Cơ Đốc giáo chỉ định chữ angel tiếng Anh). Một số tài liệu khác cũng dùng danh từ “Thánh” để chỉ định ông nhưng trong ngôn từ của ông thì không chấp nhận từ đó mà chỉ coi là “bạn” (“Sahaba”, “bạn đồng hành” hay “bạn đường”) “bạn”. Những tín đồ sùng đạo khi nhắc đến tên của ông thường kèm theo câu chúc tụng “Sall- Allahu alayhi wa salam” (Cầu xin Allah ban ân phước và sự bình an cho ngài), viết tắt là “(saw)” hay “(saas)”. Câu này cũng thường được dịch sang tiếnq Anh là “Peace and Benediction Upon Him”, viết tắt là PBUH, hoặc tiếng Pháp là “Paix et Bénédiction Sur Lui”, viết tắt là PBSL. Trong bản dịch các tác phẩm văn học (tiêu biểu là truyện Nghìn lẻ một đêm) sang tiếng Việt, và trên báo chí, ngôn ngữ tiếng Việt thông dụng không theo Hồi giáo, ông được gọi là Đấng tiên tri, Đại tiên tri, Giáo chủ Mô-ha-met.

Nhà tiên tri Môhamet chào đời ngày 12 tháng 3 âm lịch Ả Rập. Mỗi năm, ngày này là ngày nghỉ lễ tại các xứ Islam. Ngay cả tại Trung Quốc, ở các vùng đông tín đồ Islam như Tân Cương, Cam Túc và Ninh Hạ Hồi, tín đồ Islam cũng được nghỉ lễ ngày này. Người Ả Rập cổ đại cũng có ghi lại một số sự kiện lịch sử, tính năm theo một vài kỷ nguyên xưa. Nhưng tại Mecca công việc này bị lơ là nên người ta chỉ nhớ là Nhà tiên tri Môhamet sinh vào năm “Con Voi”. Năm ấy thống đốc vùng Yemen của xứ Abyssinia là Abraha vào chiếm Mecca, trong đoàn quân có con voi chiến rất to, nên người ta gọi nôm na là năm Con Voi. Ông nội của Nhà tiên tri Muhammad lúc bấy giờ là người quản lý đền Al Haram đứng ra điều đình với thống đốc Abraha và thuyết được Abraha rút quân về. Năm Con Voi theo các sử gia ngày nay là năm 569, 570 hoặc 571. Số đông coi là năm 570.

Nhà tiên tri Môhamet là con đầu lòng của đức ông Abd-Allah (cũng thường viết là Abdullah) và đức bà Aminah. Người Trung Đông và Ấn-Âu vốn không có tục kiêng húy, ngược lại còn có truyền thống lấy tên những người mình quý mến đặt cho con, nên tên nhà tiên tri Môhamet và tên các thân nhân của ông đều thông dụng ngày nay.

Nhà tiên tri Môhamet không được biết mặt cha. Cha ông, trên một chuyến đi buôn xa, lâm bệnh và từ trần vài tuần trước khi ông ra đời. Mẹ con ông từ đó được ông nội ông cấp dưỡng. Mẹ ông là người có học vấn và có sáng tác một số bài thơ, vẫn còn giữ được đến ngày nay. Tiếc thay, bà qua đời một cách đột ngột lúc ông lên sáu. Ông được ông nội rước về nuôi. Ông nội ông tuổi cũng đã cao, nên ông cũng chỉ ở được với ông hai năm. Kế đó, ông được nuôi nấng và dạy dỗ bởi người bác là Abu Talib. Ông Abu Talib cũng là người thừa kế chức quản lý đền Al Haram.

Nhà tiên tri Môhamet lớn lên có tiếng là người đẹp trai và hào hiệp. Ông gia nhập một nhóm hiệp sĩ ở Mecca là nhóm người nhiều lần bênh vực những người cô quả bị cường hào ác bá ức hiếp. Ông là người rất tôn trọng tín nghĩa nên được mọi người tặng cho ngoại hiệu là “người đáng tin cậy” (Al-Amin). Ông theo nghề buôn bán như nhiều người dân Mecca. Và cũng như phần đông người Mecca thời bấy giờ, ông không biết đọc biết viết.

Ông làm việc cho một goá phụ giàu có là bà Khadija, theo lời đề nghị của bác ông là ông Abu Talib vào những năm đói kém, kinh tế thành Mecca bị suy thoái. Sau một thời gian làm việc cho bà Khadija, ông thành hôn với bà năm ông được 25 tuổi. Phần nhiều các tài liệu nói rằng lúc ấy bà Khadija tuổi đã 40, nhưng theo sách của Baladhuri thì lúc ấy bà chỉ mới 28. Tất cả tài liệu đều nói rằng sau đó hai người sống với nhau hạnh phúc đến lúc bà Khadija qua đời, khoảng 24 năm sau.

Bà Khadija trong khoảng 10 năm tiếp theo, sinh cho ông 7 người con, 3 trai 4 gái. Đầu tiên là một bé trai, tên là Qasim, nhưng chỉ nuôi được đến lúc vừa mới biết đi. Chỉ những người con gái mới nuôi được đến lúc trưởng thành, nổi tiếng nhất là người con gái út, tên là Fatima.

Tuổi gần 40, với cuộc sống tạm an ổn, ông thường có vẻ trầm tư mặc tưởng, và hay đi đến núi Nur (núi “Ánh Sáng”) ở ngoại ô Mecca, vào động Hira tham thiền nhập định theo lối tu khổ hạnh. Có khi ông ở đấy hằng mấy ngày liền, bà Khadija phải cho người mang thức ăn nước uống cho ông.

Ông kể lại rằng, năm ông được 40 tuổi, vào một đêm cuối tháng 9 âm lịch Ả Rập (tháng Ramadan), tại động Hira, một vật bằng ánh sáng hiện ra và nói:

– Ta là thiên thần Gabriel, được Thiên Chúa phái đến đây để báo cho anh được biết, anh được chọn làm sứ giả của Ngài.

Thiên thần dạy ông tẩy rửa theo nghi thức, và sau đó đưa cho ông một tấm lụa dài có thêu chữ bảo ông đọc. Ông trả lời rằng:

– Tôi không biết đọc.

Thiên thần mới ôm siết lấy ông và nói:

– Hãy đọc, nhân danh Chúa của ngươi, Đấng đã tạo ngươi từ một hòn máu đặc….

Ông đọc theo sau nhiều tháng hoang mang tự hỏi sức khỏe và tâm trí mình có bình thường, hoặc mình có bị tà ma ám ảnh không, và kiểm điểm điều đó với những người thân cận nhất, thánh Môhamet dần tin rằng mình được Thượng Đế tối cao trao truyền sứ mệnh để cứu độ một phần của nhân loại. Ông thấy thiên thần Gabriel tiếp tục đến với ông với những điềm lành, và tiếp tục mang đến thêm những lời kinh bảo ông học thuộc. Những lời kinh ấy được gọi là kinh Koran (Qur’an), mà thứ tự trình bày hoàn toàn khác với thứ tự thời gian của thiên thần Gabriel mang đến. Câu đầu tiên của kinh Koran, “Hãy đọc, nhân danh Chúa của ngươi…” sau trở thành câu 1 của chương 96.

Kinh Koran là tài liệu gốc, là những lời mặc khải từ Thượng Đế được mang đến cho ông qua trung gian thiên thần Gabriel đối với tín đồ Islam. Một số câu trong Koran phản ánh những biến cố, những tình huống trong đời ông. Mặc dù các câu không theo thứ tự thời gian, và không có ghi rõ năm, nhưng kinh Koran được coi là tài liệu tham khảo quan trọng nhất bởi là tài liệu xưa nhất và được người trong đạo tôn trọng nhất. Mặt khác, ngày nay trên khắp thế giới các ấn bản để trì tụng của Koran đều giống y nhau từng chữ, nên Koran cũng được các học giả trong và ngoài đạo coi là tài liệu ít bị sai lệch so với nguyên bản nhất.

Nhà tiên tri Môhamet sau đó bắt đầu truyền đạo Islam. Kinh Koran là tài liệu căn bản (cùng với các lời Hadith và các câu truyện Sunnah, các quyển tiểu sử đầu tiên của ông viết bởi các tín đồ Islam, và một vài bút ký của người ở các xứ lân cận một thời gian sau khi ông qua đời). Những giáo điều chính yếu trong buổi thuyết giảng đầu tiên gồm có:

– Hãy noi gương các vị thánh đời trước (Adam, Noah, Abraham, Moses, David, Jesus, v.v…) chỉ thờ phụng một Đấng Thượng Đế, và tránh xa việc cúng lạy các pho tượng, là tác phẩm của bàn tay con người;
– Hãy giúp đỡ người nghèo khó, cô quả và tránh tích lũy tài sản, tránh cho vay nặng lãi;
– Hãy kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ; đừng giết con thơ, nhất là con gái vì lo rằng không đủ sức nuôi;
– Hãy chăm lo làm điều thiện và giữ mình tránh tạo tội ác vì mọi hành động của mỗi cá nhân đều được thiên thần ghi chép, đến Ngày Phán Xét Cuối Cùng sẽ được tổng kết, ai phần phước nhiều hơn phần tội sẽ được lên Thiên Đàng, và trái lại sẽ bị đọa Địa Ngục.

Người tín đồ đầu tiên là bà Khadija, vợ ông. Kế đến là người nô lệ vừa được ông trả tự do tên là Zaid. Rồi ông làm một buổi tiệc mời thân bằng quyến thuộc đến nhà, và giới thiệu về Islam. Sau buổi tiệc đó, có anh họ của ông là Ali, (con của ông Abu Talib) lúc ấy mới 12 tuổi, tuyên bố theo đạo. Kế đến là người bạn chí thân của ông, ông Abu Bakar, một doanh nhân giàu có. Ông Abu Bakar (cũng thường viết là Abu Bakr) vừa theo đạo liền trả tự do cho 8 người nô lệ của ông. Ông cũng truyền đạo rất tích cực và ngay cả rể của thánh Môhamet là ông Othman cũng theo đạo qua sự thuyết phục của ông.

Khoảng năm 613, một hôm, theo tập quán cổ truyền khi có việc hệ trọng, ông kêu gọi mọi người quy tụ trên đồi Safa, trong phạm vi Mecca. Ông bắt đầu bằng câu hỏi:

– Mọi người có tin không nếu tôi nói rằng phía sau ngọn đồi này đang có một đoàn quân đang hạ trại để chuẩn bị tấn công chúng ta?.

Người ta trả lời rằng:

– Ông chưa hề nói dối, dĩ nhiên ông nói gì ai cũng sẽ tin.

Ông mới bắt đầu rằng:

– Thiên Chúa đã sai tôi đến báo với mọi người, và ai không nghe tôi hãy coi chừng cơn thịnh nộ của Ngài.

Và, ông tiếp tục bài giảng.

Sau buổi quy tụ này, ông thường xuyên giảng đạo trước công chúng.

Thấy giáo điều Islam đi ngược lại với tín ngưỡng cha ông họ, và lợi tức kinh tế của thành Mecca do các bộ lạc đến dâng hương cúng các tượng thần, Những người của dòng Qureysh bắt đầu có phản ứng mạnh để ngăn chống sự phát triển của đạo Hồi vì những giáo điều Islam đi ngược lại với tín ngưỡng cha ông họ, và lợi tức kinh tế của thành Mecca do các bộ lạc đến dâng cúng các tượng thần bị suy giảm. Hai người chống đối mạnh nhất là hai người bác của thánh Môhamet là ông Abu Jahil và ông Abu Lahab.

Theo chế độ thị tộc cổ Ả Rập, khi một người bị giết thì cả họ – những người chung đầu ông cố – có bổn phận phải báo thù, nên trong thời gian đầu nhóm đối lập không dám giết ông, và không dám giết những tín đồ thuộc dòng Qureysh ở Mecca. Họ thương lượng với bác của ông là ông Abu Talib, người quản lý đền Al Haram và tìm nhiều biện pháp mềm mỏng để ông chấm dứt truyền đạo. Nhưng ông Abu Talib nhất quyết bảo vệ giọt máu của người em trai quá cố, còn thánh Môhamet thì nhất quyết tiếp tục sứ mạng, nên các giải pháp thương lượng không đạt được kết quả mong muốn của phe chống đối.

Khi Nhà tiên tri Môhamet, họ châm biếm, chế nhạo, chửi rủa và ném đá. Họ đứng đón các bộ lạc từ xa đến hành hương và dặn đừng đến nghe ông. Điều này gợi sự tò mò nên có kết quả trái lại. Một vài người ở xa theo Islam và về bộ lạc họ truyền đạo, nên tín đồ vùng xa ngày càng đông. Tuy nhiên, có lúc thánh thánh Môhamet không thể ra giảng trước công chúng được nữa vì sự chế nhạo, ném đá và các cách tương tự. Nhưng sau khi có vài người dũng kiện thuộc dòng Qureysh theo đạo và ra đứng bảo vệ thì ông lại tiếp tục.

Đối với những người từ xa đến Mecca làm việc, tứ cố vô thân, thường là nô lệ thì họ dùng những cực hình dã man để bức bách bỏ đạo. Một số không chịu nổi nên giả xưng bỏ đạo, hoặc có bỏ đạo thật. Một số khác bị giết hoặc bị chết trong lúc hành hạ, và được ghi nhớ là những người tử vì đạo. Một số khác kiên trì giữ đạo và sống sót sau nhiều cực hình.

Do sự bức hại đó, năm 615, khoảng 101 tín đồ Islam, trong đó có 18 phụ nữ, dẫn đầu bởi ông Othman là rể của thánh Môhamet đã trốn khỏi Mecca và đi đến xin tị nạn ở Abyssinia. Ông Othman vào yết kiến vị hoàng đế xứ này và được chấp thuận tị nạn. Phe bảo thủ Mecca cho người đến Abyssinia đòi, nhưng hoàng đế Abyssinia khước từ.

Ông Abu Talib, người đã nuôi nấng Nhà tiên tri Môhamet từ lúc còn thơ, và người đã cương quyết bảo vệ ông trước phe bảo thủ, qua đời năm 619, lúc ông đã hơn 80 tuổi. Vài hôm sau lại đến lượt bà Khadija từ trần. Các nhà viết tiểu sử gọi năm này là “năm buồn” trong đời thánh Môhamet. Năm này công cuộc truyền đạo cũng gặp nhiều khó khăn. Lúc bấy giờ quyền quản lý đền Al Haram được về tay ông Abu Lahab, một trong hai người chống đối quan trọng nhất của ông, nhưng ông Abu Lahab lại tỏ vẻ hòa hoãn hơn.

Vào năm 620, một hôm, Nhà tiên tri Môhamet kể lại với tín đồ và công chúng rằng đêm qua thiên thần Gabriel đã rước ông đi Jerusalem. Tại Jerusalem ông đã cầu nguyện nơi ngôi đền mà xưa kia thánh vương Solomon đã dựng lên lần đầu tiên. Sau đó ông cưỡi con thiên mã Al Buraq lên các tầng trời, được gặp các thánh đời trước như tổ Adam, Chúa Giê-Su, thánh Moses và thánh Abraham rồi được vào bái kiến Thượng Đế. Dịp này, ông đã nhận được lệnh là các tín đồ Islam phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày. Tín đồ lắm người hoang mang ngờ vực, không biết còn nên tiếp tục tin ở ông hay không. Nhưng kế đó ông cho biết là trên đường về có thấy một đoàn khách thương từ Syria trở về, ông kể cho biết chi tiết của vài sự kiện nhỏ đã xảy ra cho đoàn khách thương đó, và ai đã nói câu gì. Những điều này được xác nhận khi đoàn khách thương này về đến Mecca.

Từ đó sự cầu nguyện mỗi ngày 5 lần trở thành giáo điều căn bản của Islam. Ngày nay, tại các xứ Islam, mỗi năm ngày 27 tháng 7 âm lịch Ả Rập là ngày nghỉ lễ kỷ niệm chuyến đi lên thượng giới của ông, gọi là chuyến đi Miraj. Tại các đền chùa, người ta cầu nguyện suốt đêm.

Thành phố Yathrib nằm cách Mecca khoảng 450 km về phía bắc. Khoảng năm 620 có vài người Yathrib theo đạo, trở về truyền giảng được thành công lớn. Năm 621, tại đồi Aqaba ở Mecca, thánh Môhamet lần lượt gặp hai phái đoàn người Yathrib. Tại đây, hai nhóm người này đã thề trung thành với đạo và với ông. Họ cũng sẵn sàng đón tiếp những người bị bức hại ở Mecca và mời ông sang thành phố họ cư trú.

Sau hai cuộc hội thề này, nhiều tín đồ Islam ở Mecca dần dần trốn sang Yathrib. Thấy đây là một đe dọa cho kinh tế và tín ngưỡng của họ, phe bảo thủ của tộc Qureysh lại nhóm họp và tìm ra một ý kiến mới: mỗi chi của tộc Qureysh sẽ cử ra một thanh niên, đứng canh trước nhà của Nhà tiên tri Môhamet chờ ông bước ra thì đồng xông đến hạ sát, và như vậy những ai muốn báo thù cho ông sẽ, vì luân lý, không thể nào hướng sự trả thù đến tất cả các chi trong bộ tộc.

Nhà tiên tri Môhamet thoát được cạm bẫy này. Ông cùng ông Abu Bakar trốn ra khỏi Mecca, và sau mấy tháng vừa đi vừa ẩn trú, họ đến được Yathrib.

Đến Yathrib, ông được các tín đồ cũ mới đón tiếp nồng nhiệt. Ông được dành cho mọi danh dự và phút chốc trở thành lãnh tụ của đa số dân thành phố này, thành phố mà một thời gian sau được đổi tên là Medina “Thành Phố của vị Sứ Giả” (Madina-t- ul -Nabi).

Việc đầu tiên ông làm ở đây là khởi công xây một thánh đường đơn sơ, và giảng đạo trước công chúng mỗi tuần vào buổi trưa thứ sáu. Ông cũng quy định khi cầu nguyện, nếu phân biệt được phương hướng thì hãy hướng mặt về Ngôi Đền Thiêng ở Jerusalem. Nhưng không đầy hai năm sau, có câu kinh Koran đưa lệnh khi cầu nguyện hãy hướng về đền Ka’aba ở Mecca.

Những người rời bỏ Mecca được gọi là những người di cư. Mỗi gia đình người “di cư” được một gia đình gốc Medina, tiếp trợ cho tá túc và giúp tìm kế sinh nhai. Cuộc thống kê đầu tiên cho biết có 186 gia đình “di cư” và khoảng 1500 tín đồ tổng cộng.

Medina lúc bấy giờ có hai bộ lạc Ả Rập chiếm đa số dân chúng và một thiểu số Do Thái với ba bộ lạc chính. Mỗi bộ lạc có một hoặc vài lâu đài, đồn lũy và đất cát cứ riêng. Các bộ lạc này vừa trải qua những năm chiến tranh với nhau. Thánh Môhamet họp các bộ lạc ấy lại, soạn một bản hiến pháp, và định quy chế thành bang cho Medina. Bản hiến pháp này gồm có 47 điều khoản, và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng châu Âu.

Nhà tiên tri Môhamet di cư từ Mecca đến Medina cùng với Abu Bakr năm 622. Năm này về sau vào năm 638 được Umar lấy làm năm khởi đầu kỷ nguyên của cộng đồng Islam, gọi là kỷ nguyên Hijri (viết tắt là AH, Hijri nghĩa là Di Cư), hay chính là năm đầu tiên của lịch Hồi giáo. Ngày đầu tiên của kỷ nguyên Hijri, tức là ngày 1 tháng Muharram 1 AH, tương ứng với ngày 16 tháng 7 năm 622. Ngày nay kỷ nguyên này được dùng làm kỷ nguyên chính thức tại nhiều nước Islam, song song với kỷ nguyên Công giáo của Dương lịch. Năm 2008, Công Nguyên tương đương với năm 1429 lịch Hijri, cũng thường gọi là Hồi lịch (âm lịch Ả Rập mỗi năm chỉ có khoảng 355 ngày).

Sau đó một thời gian, luật nhịn chay tháng Ramadan được ban ra, và được coi là một sự giảm nhẹ so với luật ban xuống thời trước (Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo nguyên thủy phải nhịn 40 ngày, thay vì 30 ngày). Luật Zakat (đóng góp an sinh xã hội, lấy từ 2,5% lợi tức đã trừ những chi tiêu căn bản), phân biệt với sự khuyến khích bố thí đã có từ trước, cũng được ban ra khoảng thời gian này.

Phe bảo thủ Mecca gởi thơ, mềm mỏng cũng có, hăm dọa tàn sát cũng có, để thuyết phục người Medina tuyệt giao với thánh Môhamet và các tín đồ đến từ Mecca. Họ cũng liên lạc, bí mật hoặc công khai với các bộ lạc ở Medina và các vùng lân cận, để cấm vận kinh tế hay để có nội ứng cho cuộc tấn công về sau.

Tín đồ Islam từ Mecca vẫn tiếp tục rải rác trốn đi Medina. Có lần phe bảo thủ cho người trà trộn trong những người này để hành thích ông. Nhưng khi thích khách đến gần thì ông nói cho biết là thích khách và người chủ mưu ám sát ông đã nói riêng những lời gì với nhau, khiến thích khách hoảng sợ, thú nhận mưu định và thật sự theo đạo.

Trận chiến đầu tiên giữa cộng đồng Islam ở Medina và phe bảo thủ Mecca xảy ra năm 624. Địa điểm ở cách Medina khoảng 100 km về phía nam. Quân Mecca đông hơn 900, quân Islam chỉ được 313 người, nhưng thắng trận. Phe Mecca tử trận khoảng 70 người, trong đó có ông Abu Jahil, một trong hai người chống đối quan trọng nhất. Ông Abu Lahab không đi đánh, nhưng hay tin bại trận thì tức tối thành bệnh mà chết một tuần sau.

Đa số tù binh được đối xử tử tế, và được trả tự do đổi lấy tiền chuộc. Ai biết chữ thì phải dạy đọc dạy viết cho hai đứa trẻ ở Medina. Ai nghèo quá thì cũng được trả tự do mà không có điều kiện gì cả.

Cộng đồng Islam tiếp tục tăng trưởng. Năm 626, khi phe bảo thủ Mecca phái đến 3000 quân thì thánh Môhamet cũng có đến 1000 quân để ứng chiến. Trận này quân Mecca thắng, nhưng quân Medina giữ được các vị trí quan trọng, nên người Mecca phải rút về. Trận này cũng tăng uy tín cho thánh Môhamet vì quân Islam đã chiếm được thượng phong, nhưng một toán quân quên lệnh của ông, bỏ vị trí lo giành chiến phẩm, nên phe Mecca chuyển bại thành thắng.

Năm 627, phe bảo thủ Mecca chuẩn bị trở lại với một đoàn quân đông hơn nữa. Tùy tài liệu, đoàn quân này đông 10.000, 12.000 hoặc 24.000, với một số lớn quân thuê từ các bộ lạc khác. Lúc này, quân Islam đã được 3.000. Theo lời cố vấn của ông Salman, người Ba Tư, thánh Môhamet cho đào chiến hào để ngăn địch. Ông tham gia công tác đào hào như tất cả mọi người.

Quân Mecca đến nơi, không qua được hào. Sau một thời gian bao vây, lều trại họ bị thiệt hại nặng trong một đêm mưa to gió lớn, nên phải rút lui. Trận đánh huy động nhiều quân nhất của hai bên, nhờ có chiến hào, trở thành trận đánh ít tổn thất nhân mạng nhất: 6 người ở Medina, 8 người phe Mecca vì những mũi tên bắn qua hào.

Năm 628, một thủ lĩnh lớn của miền đông – vựa lúa mì của bán đảo Ả Rập – là Thumamah bin Uthal theo Islam và cấm bán thực phẩm đi Mecca. Kinh tế của Mecca cũng gần kiệt quệ vì phí tổn tổ chức trận Chiến Hào, nên Mecca bị nạn đói đe dọa. Thánh Môhamet bèn ra lệnh xuất công quỹ giúp đỡ một số người nghèo túng ở Mecca, bán thực phẩm cho Mecca, và để cho người của phe bảo thủ Mecca tự do đi ngang qua vùng kiểm soát của Medina để buôn bán với Syria và Palestine.

Sau một số cử chỉ tỏ thiện ý muốn hòa bình với Mecca, thánh Môhamet cùng 1.400 người đi về Mecca với ý định hành hương, và không mang theo vũ khí. Phe bảo thủ Mecca dàn quân sẵn, và cử đại diện đến gặp ông tại đồi Hudaybiya. Họ ra điều kiện như sau:

1) Các tín đồ Islam không được viếng Mecca năm nay, mà chỉ được viếng năm tới, trong thời hạn tối đa 3 ngày.
2) Người nào từ Medina chạy đến Mecca, chính quyền Medina không được đòi lại. Ngược lại, người nào từ Mecca chạy đến Medina, chính quyền Medina phải giao trả nếu có cha hay chủ nhân ở Mecca đòi.
3) Hai bên đình chiến 10 năm. Không được đánh nhau trực tiếp, và cũng không được đánh nhau gián tiếp qua các đồng minh. Trong thời gian đó, mỗi bên có quyền đi ngang lãnh thổ của nhau.

Nhà tiên tri Môhamet chấp thuận các điều kiện đó và ký kết hòa ước. Rồi ông trở về Medina.

Năm sau, cuộc hành hương của ông và những người đồng hành đến Mecca diễn ra tốt đẹp. Hai bên đều theo đúng điều đã giao kết tại Hudaybiya.

Khi dân thành Yathrib theo Islam hàng loạt năm 621 thì tại đấy có một số người chỉ làm theo số đông, nhưng không thật tâm theo đạo. Rồi thánh Môhamet ở phương xa đến cầm quyền, mang lại nhiều thay đổi, họ cảm thấy bị mất quyền lợi, mất địa vị. Do đó, ngay từ đầu, họ đã ngầm liên lạc với phe bảo thủ Mecca để làm nội ứng. Họ cũng tích cực khuyến khích một số bộ lạc xa gần chống lại chính quyền Islam.

Khi Mecca suy yếu từ sau trận Chiến Hào, họ tìm cách kéo các thế lực xa hơn, mạnh hơn vào thực hiện ý định của họ. Hoàng đế xứ Abyssinia vẫn luôn thân thiện với cộng đồng tín đồ Islam, nên nhất định không đánh Medina. Hai đế quốc Ba Tư và Đông La Mã thì trong tình trạng chiến tranh với nhau từ năm 603, nhưng lúc này Đông La Mã thắng thế, đã lần lượt thu hồi các đất Syria, Palestine và Ai Cập. Hoàng đế Đông La Mã là Heraclius đang có mặt trong vùng, nhận thấy có thể đưa một ít lực lượng đi chiếm thêm đất, hoặc ít ra đánh cho suy yếu một kình địch tương lai.

Được tin Đông La Mã tập trung lực lượng khá đông gần cửa ải vào bán đảo, thánh Môhamet phái một đội quân 3.000 người đi ngăn địch. Quân hai bên giao chiến tại Mouta. Theo At-Tabari, quân Medina bại trận, nhưng cũng cầm cự được 3 ngày. Đông La Mã thấy muốn thắng Ả Rập cũng phải tổn thất nhiều, và họ còn cần giữ lực lượng để phòng Ba Tư phản công, nên không tiến quân vào bán đảo.

Năm 630 có bộ lạc Banu Bakr đồng minh của Mecca đánh nhau với bộ lạc Khuza’ah đồng minh của Medina. Phe bảo thủ Mecca giúp bộ lạc Banu Bakr. Thánh Môhamet coi là họ đã xé bỏ hòa ước Hudaibiya qua hành động đó, nên chuẩn bị hưng binh, nhưng giữ bí mật không nói là sắp đi đâu. Thủ lĩnh phe bảo thủ Mecca là ông Abu Sufyan lo ngại, đích thân đến Medina điều đình, nhưng bị giữ lại không cho về.

Nhà tiên tri Môhamet đem 10.000 quân đến Mecca. Phe bảo thủ Mecca hoang mang vì năm trước hai tướng giỏi nhất của họ là Khalid bin Walid và Amr bin Al Ass đã bỏ đi Medina theo Islam. Nay lại không có thủ lĩnh Abu Sufyan quyết định, nên đa số ngồi im không kháng cự.

Nhà tiên tri Môhamet đã dặn quân sĩ không được hại mạng ai, ngoại trừ 20 người có thành tích bách hại tàn bạo nhất trước nay. Nhưng khi vào thành, ông được mặc khải lệnh tha thứ và hấp tấp truyền lệnh này. Lúc ấy có 3 người trong danh sách đã bị giết. Tướng Khalid về đến khu phố nhà thì gặp tướng Ikrimah – chỉ huy phó kỵ binh Mecca – với một toán quân nhỏ nghênh chiến. Một số người chết. Tướng Ikrimah trốn thoát được nhưng vài ngày sau đã trở về khi hay tin được ân xá.

Nhà tiên tri Môhamet vào đền Al-Haram, cho dẹp đi các tượng thần, và bảo sơn lấp đi các hình ảnh của tín ngưỡng đa thần giáo. Kế đến ông ra tiếp công chúng tụ tập trước đền, phủ dụ chiêu an. Ngày hôm sau, có vụ án mạng do người từ Medina về trả thù riêng, ông khiển trách thủ phạm nặng nề, và sai đem 100 con lạc đà bồi thường gia đình nạn nhân, theo đúng phong tục. Attab bin Asid, một nhân vật quan trọng của phe bảo thủ, nay theo Islam, được ông đặt làm thống đốc Mecca, và quy định lương bổng theo cơ chế chính quyền Medina. Khi vào xem kho tàng của đền Ka’aba từ nhiều năm được khách thập phương dâng cúng, người ta kiểm kê được hơn 55.000 lạng vàng. Nhà tiên tri Môhamet không chạm đến tiền này. Sau khi ở lại Mecca vài tuần sắp xếp các công việc, ông trở về Medina.

Năm thứ 9 của kỷ nguyên Hijri (tương đương với năm 631) được các sử gia Islam gọi là Năm của Các Phái Đoàn. Năm ấy có rất nhiều phái đoàn đến từ khắp nơi trên bán đảo Ả Rập tuyên bố bộ lạc họ theo Islam và xin nội thuộc vào lãnh thổ Medina. Thánh Muhammad dành nhiều thời gian để tổ chức hệ thống hành chính, thuế khóa cho các vùng mới gia nhập. Ông nghiêm cấm gia đình và người trong họ lấy tiền công quỹ chi tiêu riêng. Năm thứ 10 Hijri rất nhiều trường học được lập ra trong khắp lãnh thổ, và đặc biệt là ở Yemen phía nam bán đảo.

Ba Tư ngày càng suy yếu, trong 3 năm ngôi hoàng đế qua tay ít nhất 5 người. Năm 631 Đông La Mã nhận thấy có thể yên tâm làm một cuộc viễn chinh vào Ả Rập. Được quân tế tác cho biết Đông La Mã chuẩn bị binh sĩ, thánh Môhamet bèn kêu gọi thánh chiến. Ông quy tụ được một đạo quân đông 30.000 người. Thánh Môhamet và quân sĩ ra đến ải Tabuk, cách Medina khoảng 800 km về phía bắc. Đông La Mã thấy quân đối phương hùng hậu và kỷ luật, ngại nhiều tổn thất, nên không đến tấn công. Thánh Môhamet ở lại Tabuk ít lâu nhận định tình thế, rồi rút quân về.

Năm 632 thánh Môhamet về Mecca hành hương lần cuối. Ngày 9 tháng 12 âm lịch Ả Rập, theo nghi thức hành hương, các tín đồ quy tụ ở đất Arafat, ngoại ô Mecca, để cầu nguyện. Tùy tài liệu, số tín đồ có mặt đông 90.000, 100.000 hoặc 140.000 người [8]. Thánh Muhammad đứng trên một đỉnh núi con là núi Từ Bi (‘Ar-Rahman’). Mỗi khoảng cách xa xa có một người khỏe giọng lặp truyền lại từng câu ông nói để mọi người đều nghe rõ. Ông nhắc lại những tín điều quan trọng, dặn dò mọi người hãy cố gắng theo lời truyền dạy của kinh Koran, và tuyên bố là sứ mạng truyền đạo Islam của ông nay đã hoàn tất.

Nhà tiên tri Môhamet mặc dù là lãnh tụ của một quốc gia rộng lớn, nhưng vẫn sống giản dị, ở nhà cửa sơ sài. Ông không đòi hỏi sự phục dịch, tự tay xách nước giếng khi cần tắm rửa. Ông thường nhịn chay, và tránh trong một bữa ăn hai thứ thịt. Trong thời gian bà Khadija còn sinh tiền, ông chỉ một vợ một chồng. Sau khi bà Khadija qua đời khoảng một năm thì ông tục huyền với một góa phụ, và sau đó thành hôn với mấy người nữa, đều là góa phụ hay đã ly dị chồng, ngoại trừ cô Aisha con ông Abu Bakar, trong những tình huống đặc biệt. Đầu năm 11 Hijri, sức khỏe ông kém hẵn. Vài lần thấy mình không đủ sức dẫn lễ cầu nguyện ngày 5 lần ở thánh đường, nên ông nhờ ông Abu Bakar dẫn lễ thay. Ông kiểm lại tài sản, có chút ít đất đai thì ông để lấy huê lợi cho gia đình, còn 7 đồng dinar thì bố thí cho người nghèo. Ông cũng còn thanh gươm trị giá mấy đồng tiền vàng gởi cho người rể út là Ali, và một chiếc áo giáp nằm ở một hiệu cầm đồ người Do Thái ở Medina.

Ông qua đời ngày 12 tháng 3 âm lịch Ả Rập, cũng là sinh nhật của ông. Đã có nhiều người có khuynh hướng thờ phụng ông như một vị thần linh khi ông còn sinh tiền, nên ông Abu Bakar mới tuyên bố:

– Hỡi dân chúng ! Nếu ai tôn thờ Môhamet thì hãy biết rằng Môhamet đã chết. Còn ai tôn thờ Allah thì Allah vẫn hằng sống và không bao giờ chết !

Thi hài ông được an táng trong khuôn viên thánh đường gần nhà, nay gọi là thánh đường Al-Nabawy (« Thánh Đường Thiên Sứ »). Sau thánh đường mở rộng, phần mộ ông nay nằm trong toà đại điện. Căn cứ vào việc thánh Môhamet đã nhờ ông Abu Bakar dẫn lễ cầu nguyện trong những ngày cuối cùng, ông Omar đề nghị ông Abu Bakar làm lãnh tụ. Đề nghị này được đa số chấp thuận.

Nhà tiên tri Môhamet không thu nhận đồ đệ, không xưng hô thầy trò, nên những người tín đồ từng gặp qua ông, từng nghe giảng đều được gọi là Sahaba (“bạn đồng hành” hay “bạn đường”). Thánh Muhammad không cho họa chân dung của ông, sợ rằng nhiều tín đồ Islam đời sau hướng về đó mà thờ phụng, trái với sứ mạng của ông. Theo Al-Tabari, ông Ali, rể ông tả rằng: “Ngài có chiều cao trung bình, nước da trắng hồng, mắt đen. Râu hàm ngài mọc dày. Tóc ngài đen, dài xuống đến vai, dày và bóng, đến tuổi 63 mà cũng chỉ có vài sợi bạc. Tướng ngài vạm vỡ, đi đứng mạnh dạn, nhưng cũng có vẻ nhẹ thoăn thoắt. Dáng điệu đi đứng không có vẻ tự kiêu. Nét mặt ngài dịu dàng, ai nhìn rồi thì không muốn rời mắt đi hướng khác. Nhìn ngài nói chuyện thì ai đói cũng quên đói, ai phiền não cũng quên phiền não.”

Bà Khadija sinh cho ông 3 người con trai là Qasim, Tahir và Tayeb. Theo Al-Tabari, có thêm một người con trai nữa là Abdullah. Những người này đều chết lúc còn thơ ấu. Bốn người con gái là Roqayya, Um-Kulsum, Zainab và Fatima. Cô Roqayya sau là vợ ông Othman, vị khalip thứ ba của quốc gia Islam. Hai cô Um-Kulsum và Zainab gả cho hai con trai của ông Abu Lahab, bác của thánh Muhammad, cũng là người đối đầu quan trọng của ông. Vì vậy đã ly dị. Cô Fatima gả cho ông Ali, con của ông Abu Talib, cũng là bác của ông. Cô sinh được hai trai là Hassan và Hussein, là hai vị lãnh tụ rất được tôn sùng trong hệ phái Shia. Mộ của cô Fatima ở thành phố Qum, Iran nay là một thánh địa quan trọng của hệ phái này.

Những người vợ được nhiều tài liệu nhắc tới, nhưng không loại trừ xác suất tài liệu ngụy tạo là:
– Bà Sawda, một người đã theo chồng đi Abyssinia lánh nạn bách hại, khi về đến Mecca năm 620 thì chồng bà là ông Sukran qua đời, bà không còn nơi nương tựa.
– Bà Aisha, con ông Abu Bakar, gả cho ông lúc tuổi mới dậy thì. Bà nổi tiếng về kiến thức y học, và ngày nay nhiều người Bắc Phi thờ bàn tay của bà.
– Bà Hafsah, góa phụ, con ông Omar.
– Bà Um Habiba, một người đã đi lánh nạn ở Abyssinia và trở thành góa phụ, nhưng cũng là con ông Abu Sufyan lãnh tụ phe bảo thủ Mecca.
– Bà Maimun, góa phụ, cô ruột tướng Khalid.

Sau bà Khadija, thánh Môhamet không có con với ai, ngoại trừ một người tiểu thiếp tên là Maria do thống đốc Ai Cập gởi tặng. Người này sinh cho ông một bé trai tên là Ibrahim, nhưng chỉ nuôi được đến hai tuổi. Các học giả như Al-Tabari và Muhammad Hamidullah thường liệt kê nhiều dị bản về các vợ con của thánh Muhammad, với các thông tin khác biệt, mâu thuẫn nhau.

Những hậu duệ là lãnh tụ quốc gia có:
– Nhà Fatimid (909 – 1171) ở Bắc Phi và Tây Á
– Nhà Sayyid (1414 – 1451) ở Ấn Độ
– Nhà Alaouite (1666 -) hiện trị vì tại Maroc

Những hậu duệ là thường dân đến năm 2015:
Theo bách khoa tự điển Quid 1990 của đài RTL (Radio Télévision Luxembourgeoise) xuất bản năm 1989, tại Iran có 600.000 người ‘sayyid’ (hậu duệ của thánh Muhammad theo phụ hệ) và 500.000 người ‘sharif’ (mẹ thuộc dòng dõi thánh Muhammad) (trang 979). Hậu duệ của ông cũng khá đông đảo tại Ả Rập Saudi, Iraq, Syria, Jordan, Ai Cập, Libya, Tunisia, Algérie, Maroc, Ấn Độ, A Phú Hãn, Pakistan và Bangladesh.

Đạo Hồi

Đạo Hồi (hay còn gọi là Hồi giáo, đạo Islam), là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo, và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất, với số tín đồ hiện nay khoảng 1,57 tỷ người, chiếm trên 23% dân số thế giới.

Cộng đồng quốc gia Hồi giáo lớn nhất chiếm 25% ở Nam Á, 20% Trung Đông, 15% ở hạ Sahara, khoảng 13% ở Indonesia. Một số cộng đồng khác ở Châu Âu, Trung Quốc, Nga, và châu Mỹ. Các cộng đồng di dân và chuyển đạo cũng có ở nhiều nơi trên thế giới. Hầu hết người theo đạo Hồi thuộc một trong hai dòng, Sunni (75–90%), hoặc Shia (10–20%).

Đạo Hồi ra đời vào khoảng năm 610 tại bán đảo Ả Rập, do Ttha1nh Môhamet nhận mặc khải của thượng đế truyền lại cho con người qua thiên thần Jibrael. Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: الله Allāh). Đối với tín đồ, Môhamet là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Koran (Qur’an) qua Thiên thần Jibrael.

Đạo Hồi (Hồi giáo) xuất xứ từ dân tộc Hồi Hột, là nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc từ năm 616 đến 840. Lúc rộng lớn nhất lãnh thổ họ đông đến Mãn Châu, tây đến Trung Á, và họ đã giúp nhà Đường dẹp được loạn An Lộc Sơn. Với thời gian, cách gọi đổi thành « Hồi Hồi ». Tài liệu xưa nhất dùng danh từ « Hồi Hồi » là Liêu Sử, soạn vào thế kỷ 12. Đời nhà Nguyên (1260 – 1368), tại Trung Quốc, cụm từ « người Hồi Hồi » được dùng để chỉ định người Trung Á, bất luận theo tín ngưỡng nào. Đến đời Minh (1368 – 1644), cụm từ « người Hồi Hồi » mới dần dần đổi nghĩa để chỉ định tín đồ Islam. Islam nghĩa là “vâng mệnh, quy phục Thượng Đế”. Người theo Islam, trong tiếng Ả Rập gọi là Muslim, do đó có các chữ muslim, moslem tiếng Anh và musulman tiếng Pháp. Trước đó, người Hán thường gọi Islam là « Đại Thực giáo » hay « đạo A-lạp-bá ». « A-lạp-bá » là phiên âm tiếng Hán của danh từ « Ả Rập ». « Đại Thực » là phiên âm của chữ « Tazi », tiếng Ba Tư dùng gọi người « Ả Rập », vì « Tazi » là tên một bộ tộc người « Ả Rập » tiếp xúc nhiều với Ba Tư thời xưa. Bởi « Hồi Hồi » là tên gọi chủng tộc, không phải là dịch nghĩa của chữ Islam hay một tôn chỉ của Islam, nên một số người hạn chế dùng danh từ « Hồi giáo » hay « đạo Hồi ». Trường hợp các tên « Đại Thực » hay « A-lạp-bá » cũng thế. Bởi thế, tại Trung Quốc, ngay từ năm 1335, thời nhà Nguyên, đã có người đề ra cụm từ Thanh Chân giáo (清真教) để thích nghi hơn với tiếng Hán[17]. Đề nghị này được hưởng ứng rộng rãi nên ngày nay Thanh Chân giáo là cụm từ được ghi trong nhiều từ điển tiếng Hán [18]. Tại Trung Quốc ngày nay cũng có nhiều “Thanh Chân tự” (清真寺) (thánh đường Islam) và “Thanh Chân thực đường” (清真菜堂) (quán ăn, nhà ăn halal).

Trung Quốc ngày nay, đạo Hồi thường gọi là đạo Islam theo phiên âm là Y Tư Lan giáo (伊斯蘭教 Yīsīlán jiào).[19]. Cơ quan đại diện Islam chính thức tại Trung Quốc có tên là “Trung Quốc Y Tư Lan giáo hiệp hội” (中国伊斯兰教协会 Zhōngguó Yīsīlánjiào xiéhuì) được ra đời ngày 11 tháng 5 năm 1953, trực thuộc chính quyền và có trụ sở tại Bắc Kinh. Wikipedia Trung văn cũng dùng danh từ Y Tư Lan giáo.

Tiếng Việt gọi đạo Hồi là đạo Islam hoặc Hồi giáo.

Giáo lý Hồi giáo không chịu ảnh hưởng tư tưởng của Ki tô giáo và Do Thái giáo tuy cùng một hệ thống nhất thần của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. Đạo Hồi chỉ có duy nhất một quyển thiên Kinh Koran, gồm có 114 chương, 6236 tiết, mà các ấn bản để trì tụng của Koran đều giống y nhau từng chữ. Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Koran là vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng Allah.

Người Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam đến Jesus xuyên qua Noah, Abraham, Moise, v.v. Họ cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự “lệch lạc” do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur’an được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai kinh sách đó.

Jesus đối với người Hồi giáo là một sứ giả rất được kính mến, nhưng họ không tin Jesus là con của Thiên Chúa (Allah), đối với họ Jesus chỉ là một con người, một sứ giả như mọi sứ giả khác vì theo quan điểm của Hồi giáo thì Thiên Chúa không có con, như Thiên kinh Qur’an đã phán:

Allah là Đấng Tạo Thiên Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài không hề có người bạn đường? Chính Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất cả mọi vật.” (trích 6:101)

Hồi giáo không chấp nhận tội tổ tông, việc làm của Adam và Eve không phải là nguồn gốc tội lỗi của loài người. Và không có một ai có quyền rửa tội cho một ai khác; ngoại trừ Allah.

Sự khác nhau giữa Cựu Ước, Tân Ước và Thiên Kinh Qur’an trên quan điểm Đấng Toàn Năng như sau:

Cựu Ước:

Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình.
sách Sáng Thế 1:27.

Tân Ước:

Ta và Cha ta là một.
Tân ước Gioan 10:30.

Thiên Kinh Qu’ran:

Ngài là Đấng Duy Nhất. Allah Đấng Độc Lập và Cứu Rỗi. Ngài chẳng sinh ra ai và cũng chẳng ai sinh ra Ngài. Không một ai đồng đẳng với Ngài.
Thiên Kinh Qu’ran 112: 1-4.

Đạo Hồi không có Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Qur’an cũng liệt kê mười điều tương tự:

Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
Tôn trọng quyền của người khác.
Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
Cấm ngoại tình.
Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
Hãy cư xử công bằng với mọi người.
Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
Hãy khiêm tốn

(*) Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là:

1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận.

2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.

Ngoài ra tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ:

– Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.
– Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật ô uế.
– Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
– Nghiêm cấm cờ bạc.
– Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
– Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.).
– Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
– Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.
– mHồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng

Trên phương diện khoa học nhân văn, Hồi giáo là một tôn giáo ra đời vào thế kỷ thứ 7, dựa trên những nền tảng có sẵn của Do Thái giáo và Kitô giáo. Đôi khi người ta cũng gọi Hồi giáo là đạo Môhamet, theo tên của người sáng lập. Tuy nhiên, với những tín đồ đạo Hồi giáo, của họ là đạo thường hằng trong vũ trụ, do Thượng Đế tạo ra, và vì Thượng Đế vốn bất sinh bất diệt nên đạo của Ngài cũng bất sinh bất diệt; còn Môhamet đơn thuần chỉ là một người “thuật nhi bất tác”, thuật lại cho mọi người những mặc khải của Thượng Đế mà thôi. Trong quan niệm của các tín đồ, Hồi giáo không khởi sinh từ Môhamet. Với họ, con người đầu tiên do Thượng Đế tạo ra, tức Adam, là tín đồ Hồi giáo đầu tiên, và ngay từ thuở hồng hoang, khắp đất trời đã là một vương quốc Hồi giáo. Không chỉ người mà thôi, mà tất cả muông thú, cỏ cây đều tuân theo Hồi giáo cả. Sở dĩ Adam và loài người được kiến tạo là để thay mặt Thượng Đế cai quản các loài thảo cầm ở nhân gian. Và vì đẳng cấp của loài người cao như thế tự do ý chí nên vấn đề nảy sinh từ đây. Sự tự do ý chí đôi khi dẫn đến những lầm lạc, lầm lạc dẫn đến rời bỏ Thượng Đế, và xa dần chính đạo. Khi Adam, con người đầu tiên và cũng là Thiên Sứ đầu tiên, lìa trần, con cháu ông, không còn ai chỉ bảo, càng lún sâu vào con đường tối. Do thế mà Thượng Đế lại phải gửi xuống nhân gian những vị Thiên Sứ mới để nhắc lại Thiên Đạo, đưa loài người về đúng nẻo ngay. Trước Môhamet, đã có hằng trăm ngàn Thiên Sứ giảng lời mặc khải ở trần thế, trong đó có Noah, Abraham (Ibrohim), Moses (Musa), David (Dawud) và Jesus (Ysa)… Tuy nhiên, một là do loài người u mê chưa tỉnh ngộ, hai là do sự ngoan cố, tự cao, tự đại của con người, mà chính đạo vẫn bị bóp méo như thường. Rốt cuộc, đến thế kỷ 7, Thượng Đế khải thị cho Muhammad, và biến ông trở thành vị Thiên Sứ hoàn hảo nhất trước nay, hơn hẳn những Thiên Sứ tiền nhiệm. Do đó mà đạo của Muhammad truyền bá cũng là hoàn hảo nhất, không thể bị bóp méo như trước kia. Môhamet là vị Thiên Sứ cuối cùng, và bất cứ ai dám xưng Thiên Sứ sau Môhamet đều là kẻ tà giáo. Như đã thấy ở trên, Abraham (Ibrohim) cử xuống cho Do Thái Giáo, và Giêsu (Ysa) cử xuống cho Kitô giáo, đều có vị trí Thiên Sứ trong Hồi giáo. Như vậy, Thiên Chúa mà ba tôn giáo này thờ phượng chỉ là một.

Từ Allah trong tiếng Ả Rập mang nghĩa là Thượng Đế. (Những Kitô hữu người Ả Rập khi cầu nguyện cũng gọi Đức Chúa Cha là Allah). Thượng Đế dĩ nhiên phải cao hơn Thánh và là duy nhất, vả lại trong đạo Hồi chính thống hoàn toàn không có khái niệm Thánh. Người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo cũng được tín đồ Hồi giáo tương đối coi trọng và gọi là Giáo Dân Thánh Thư (People of The Book). Kinh Thánh Kitô giáo cũng là sách thiêng trong Hồi giáo, có điều người ta coi nó không đầy đủ và hoàn thiện như Koran.

Năm điều căn bản của đạo Hồi:

1. Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: Ash Ha Du Allah Ila Ha Il Lallah Wa Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah, có nghĩa Tôi công nhận Allah là thượng đế duy nhất và ngoài ra không có ai khác cả và tôi công nhận Muhammad là vị sứ giả cuối cùng của Ngài
2. Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối.
3. Bố thí.
4. Nhịn chay tháng Ramadan.
5. Hành hương tại Mecca.

Sự phân chia Hồi giáo

Đến nay Hồi giáo đã chia ra làm nhiều nhánh với những giáo lý và quan điểm chính trị khác biệt.

Hồi giáo dòng Sunni chiếm 75%–90% số người theo Đạo Hồi. Dòng Sunni cũng có tên Ahl as-Sunnah nghĩa là “người truyền thống của Môhamet”. Người theo Sunni tin rằng bốn Khalip đầu tiên là những người thừa kế hợp pháp của Muhammad; vì Chúa không chỉ định bất kỳ lãnh đạo đặc biệt nào để kế thừa ông và những người này được bầu ra. Người theo Sunni tin rằng bất cứ ai là người công chính và chỉ có thể là một khalip nhưng họ phải hành động theo kinh Qur’an và Hadith. Sunni theo Quran, sau đó là Hadith. Sau đó, các vấn đề pháp lý không được tìm thấy trong Kinh Qur’an hoặc Hadith, họ theo bốn madh’habs (trường phái tư tưởng): Hanafi, Hanbali, Maliki và Shafi’i, được thành lập xung quanh những lời dạy tương ứng của Abū Hanifa, Ahmad bin Hanbal, Malik ibn Anas và al-Shafi’i. Tất cả 4 chấp nhận tính hợp pháp của nhau và Đạo Hồi có thể chọn bất kỳ một để theo.[22] Salafi (hay Ahl al-Hadith (Arabic: أهل الحديث; The people of hadith), hoặc từ miệt thị Wahhabi theo cách gọi của đối thủ họ) là một phong trào Hồi Giáo cực kỳ chính thống đã đưa lớp người Hồi Giáo đầu tiên là một hình mẫu điển hình.

Hồi giáo dòng Shia chiếm 10–20% số người theo đạo Hồi và là nhánh lớn thứ 2. Trong khi Sunni tin rằng Muhammad không chỉ định một người kế nhiệm và do đó kế nhiệm ông sẽ được chọn bởi cộng đồng thì Shia tin rằng trong lần hành hương cuối cùng của Muhammad đến Mecca, ông đã chỉ định con nuôi của ông là Ali ibn Abi Talib, làm người kế vị trong Hadith of the pond of Khumm. Và thế là họ tin rằng Ali ibn Abi Talib là Imam (lãnh đạo) đầu tiên, và bác bỏ tính hợp pháp của các khalip Hồi giáo trước Abu Bakr, Uthman ibn al-Affan và Umar ibn al-Khattab. Hồi Giáo dòng Shia có nhiều nhánh, nhánh lớn nhất là Twelvers phát triển phần lớn ở Iran, Iraq, Azerbaijan, Bahrain, Ấn Độ, Pakistan và Liban. Tiếp theo là Zaidis và Ismaili. Sau cái chết của Imam Jafar al-Sadiq (cháu lớn của Abu Bakr và Ali ibn Abi Talib) được xem là lãnh tụ thứ 6 của người Shia, Ismailis bắt đầu theo con trai ông Isma’il ibn Jafar và Twelver Shia’s (Ithna Asheri) bắt đầu theo con trai khác của ông Musa al-Kazim làm Imam thứ 7. Zaydis theo Zayd ibn Ali, chú của lãnh tụ Jafar al-Sadiq, là lãnh tụ thứ 5.

Các nhóm khác nhỏ hơn gồm Bohra và Druze, cũng như Alawites và Alevi.

Piero della Francesca- Legend of the True Cross - the Queen of Sheba Meeting with Solomon; detail.JPG

VUA SOLOMON SÁCH KHÔN NGOAN

Hình vua Solomon và nữ hoàng Sheba..Vua Solomon là vị quân vương xuất sắc của Vương quốc Israel thống nhất khoảng năm 965-928 trước công nguyên.Vua Solomon là chính trị gia, nhà cầm binh lỗi lạc, đồng thời cũng là con người khôn ngoan và nhà hiền triết. Ông có một số lượng tài sản khổng lồ và được coi là người giàu nhất lịch sử nhân loại. Thời gian ông trị vì là thời gian cực thịnh của vương quốc Israel. Ông áp dụng chính sách đối ngoại kết thân với các nước láng giềng nhằm phát triển về kinh tế và thương nghiệp, về đối nội thì củng cố chế độ phong kiến tập quyền, tăng cường tổ chức và phát triển quân đội, cải cách hành chính. Ông đã cho xây nhiều đền đài và lăng tẩm là những công trình kiến trúc tuyệt mỹ, di sản nghệ thuật quý báu để lại cho đời sau.

Vương quốc Israel thống nhất theo sách Thẩm phán, trước đó các chi tộc Israel sống cùng nhau tạo thành một  liên minh dưới sự lãnh đạo của các đời thẩm phán.  Abimelech là thẩm phán đầu tiên được tuyên bố là vua bởi dân thành Shechem và nhà Millo và cai quản Israel trong 3 năm trước khi mất mạng tại trận Thebez. Khoảng năm 1020 Trước Công Nguyên,  các chi tộc Israel đã hợp nhất để hình thành vương quốc Israel thống nhất chống lại sự đe dọa của ngoại bang. Ngôn sứ Samuel đã tấn phong Saul thuộc chi tộc Benjamin làm vua năm 1026 TCN. Vua David là vị vua kế nhiệm tiếp đó của Israel và là người đã tạo nên một vương triều mạnh mẽ trong thời gian 1009-1000 TCN. Vua David đã chọn Jerusalem làm kinh thành vào năm 1006 TCN [1]. Trước đó, kinh đô của vương quốc là Hebron, Mahanaim và Gibeah là kinh đô đầu tiên.

Vua Solomon là vị vua kế nhiệm. Thân phụ là vua David và mẹ là nữ hoàng Sheba.Vua  Solomon sinh năm  khoảng 1011 TCN tại Jerusalem và mất năm  khoảng 931 TCN tại Jerusalem. Sau khi vua Solomon mất, khoảng năm 930 TCN, vương quốc Israel thống nhất bị tan rã do 9 chi tộc phương Bắc không công nhận Rehoboam, thuộc nhà David của chi tộc Judah ở phía Nam làm vua. Các chi tộc này hình thành nên Vương quốc Samaria ở phía Bắc. Còn lại, chi tộc Judah và chi tộc Benjamin  vẫn trung thành với Nhà David và tạo thành Vương quốc Judah ở phía Nam. Thời kỳ vua Solomon trị vì được coi là “thời đại hoàng kim của đất nước Israel thống nhất  trong lịch sử dân tộc Do Thái.  Vua Solomon được coi  là một vị quân vương anh hùng, và hình tượng của ông có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học dân tộc Do Thái ở hậu thế.

Những người đương thời  rất thán phục trí tuệ sắc sảo, các phán đoán độc đáo và sự khôn ngoan của vua Solomon. Sách Khôn Ngoan là cuốn sách ra đời muộn nhất trong số các sách của Cựu Ước.  Sách được biên soạn bằng tiếng Hy Lạp vào thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên.Theo truyền thống, vua Solomon  là tác giả của phần lớn tác phẩm trong bộ sách quý này gồm các sách Châm ngôn (915 bài thơ), sách Giảng viên và sách Diễm ca Sách Khôn Ngoan (Trí tuệ – The Wisdom of Solomon), những phần còn lại trong cuốn sách trên, được cho là của một người Do Thái khuyết danh sống ở Alexandria nhưng lại đặt sách này dưới danh nghĩa và sự bảo trợ của vua Solomon, mượn thế giá của vua này để nói. Thời đó, người Do Thái bị người dân ngoại đạo ngược đãi và lôi kéo theo ngoại giáo. Tác giả viết sách này để giúp họ khôn ngoan hiểu biết về đạo mình và kiên trì trong đức tin. Theo quan điểm người viết, ông cho rằng sự khôn ngoan đích thực chỉ xuất phát từ Thiên Chúa khiến cho ai có được nó đều hạnh phúc, nhưng để có được khôn ngoan thì phải cầu nguyện.

Wikiquote có sưu tập danh ngôn về vua Solomon. Những câu trích dẫn dưới đây là lời vàng rút trong Sách Khôn Ngoan (The Wisdom of Solomon). Bạn đọc chiêm nghiêm để rút ra những ẩn ý khôn ngoan trong từng lời khuyên.

Solomon2
  • Hãy làm việc thiện, mọi thứ sẽ tốt đẹp.
  • Đừng ca ngợi ngày mai vì không biết cái gì sẽ đến.
  • Nghèo mà thanh thản hơn là giàu mà luôn lo âu.
  • Người phụ nữ khôn ngoan biết thu xếp gia đình của mình, còn người phụ nữ ngu dốt thì phá hủy nó bằng cái miệng và đôi bàn tay.
  • Ai thích lời khuyên là người thông minh, ai ghét minh bạch là kẻ ngu dốt.
  • Của cải không giúp ích gì lúc giận dữ, nhưng sự thật có thể cứu thoát khỏi cái chết.
  • Tự kiêu thường phải hổ thẹn, sáng suốt là biết khiêm tốn.
  • Kẻ lắm mồm thì khó tránh tai họa, người kín đáo là khôn ngoan.
  • Điều quan trọng nhất là biết khôn ngoan.
  • Ai biết giữ mồm miệng thì giữ được tâm hồn của mình.
  • Người khôn tránh họa, kẻ ngu chui vào.
  • Mọi điều đều sắc sắc không không.

Chuyện về vua Solomon có nhiều nhưng để dễ nhớ xin kể câu chuyện “Vua Solomon xử kiện”: Hai người phụ nữ kéo nhau lên kiện với vua Solomon, họ giành nhau quyền sở hữu một đứa trẻ. Không ai chịu nhường ai. Hại phe cũng không ai nhường ai. “Mọi người lui xuống chỉ đứa trẻ và hai người phụ nữ này đứng lại“. Vua phán. “Hai người giành nhau đi. Ai thắng là được“. Hai bà phụ nữ lăn xả vào giành giật. Đứa trẻ khóc thét lên vì đau. Một phụ nữ buông tay và bật khóc. Vua xử: “Hãy giao đứa trẻ cho người phụ nữ này. Chỉ có người mẹ thật mới không để con chết, bất kể là thua hay thắng

Vua Solomon sách khôn ngoan là tinh hoa trí tuệ Do Thái .

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Thung dung sống phúc hậu Minh triết là yêu thương. Kinh Phật có nhiều giao thoa với các Tôn giáo khác. Giáo sư Mai Văn Quyền khuyên nên định tâm, dụng tâm, không nên đứng hai chân ở hai thuyền dễ nguy hiểm. (xem tiếp Minh triết sống phúc hậu)

LỜI THẦY DẶN THUNG DUNG
Hoàng Kim

Việc chính đời người chỉ ít thôi.
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi.
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện.
Di sản muôn năm mãi sáng ngời

Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi
Con em và cháu vững tay rồi
Đời không lo nghĩ lòng thanh thản
Minh triết mỗi ngày dạy học vui.

Thung dung đời thoải mái
ban mai của riêng mình
giọt thời gian điểm ngọc
thanh nhàn khát khao xanh.

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

PDF và Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter