Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài

PHẠM NGŨ LÃO THUẬT HOÀI
Hoàng Kim

Phạm Ngũ Lão (12551320), là một danh tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông lưu lại bài thơ “Thuật hoài” (Tỏ lòng) còn mãi với thời gian.(ảnh Đền thờ Phạm Ngũ Lão tại Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên ). Phan Huy Chú thầy Văn , người lừng lẫy bách khoa thư Việt Nam, trong tác phẩm Lịch triều Hiến chương loại chí, Quyển 9 (thời Lý, Trần, Lê Sơ), viết về “Tướng có tiếng và tài giỏi”, đã ghi chép [tiểu sử] Hai người đời Lý là Lê Phụng Hiểu và Lý Thường Kiệt; Bốn người đời Trần là Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư. Mười người đời Lê sơ gồm : Lê Liệt, Nguyễn Xí; Trần Nguyên Hãn; Lê Sát; Lê Ngân; Lê Nhân Thụ (cũng đọc là Chú); Trịnh Khả; Phạm Vấn; Lê Khôi; Lê Niệm. Thư Viện Quốc Gia Việt Nam đúc kết danh tác Lịch triều Hiến chương loại chí tại Tổng tập Dư Địa Chí Việt Nam, Tập 2, Quốc Chí (Dư Địa Chí Toàn Quốc). Danh tướng Phạm Ngũ Lão thời Trần và bài thơ “Thuật hoài” đã chép từ sách này trang 333-334.và được lưu lại ở bài Phạm Ngũ Lão thuật hoài https://hoangkimlong.wordpress.com/category/pham-ngu-lao-thuat-hoai

Sự nghiên cứu nông nghiệp sinh thái, địa chí lịch sử văn hóa Việt Nam cấp thiết Chuyển đổi số Quốc gia; Chuyển đổi số nông nghiệp. Sự điều tra, đánh giá bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cần lưu ý đầy đủ các yếu tố đất và người địa phương (địa linh nhân kiệt của di sản lịch sử văn hóa Việt). Phương pháp nghiên cứu cần lưu ý thực hiện và đúc kết hệ thống (Data base) theo phương pháp tổng hợp liên ngành với nền tảng căn bản hệ thống của thông tin chính sử, dã sử, địa chí, kinh tế xã hội … với sự tích hợp minh triết, thích hợp, sáng tạo và công nghệ, tùy theo thời vận mới để có tác phẩm tốt và tránh được sai lầm. Lời dăn của Bác Hồ 1) Giữ đất, giữ tài nguyên, giữ dân; 2) Chăm lo giáo dục cho con em; 3) Đoàn kết nội bộ; 4) Cần kiệm liêm chính chí công vô tư; 5) Không bè phái. Nhà Trần trong sử Việt là di sản Hồn Việt dường như có nhiều bài học rất quý được Bác rất chú trọng

Phạm Ngũ Lão “Thuật hoài” nguyên văn trong sách Lịch triều Hiến chương loại chí, được trân trọng chép dưới đây:

PHẠM NGŨ LÃO
(Phan Huy Chú, sách đã dẫn)


Ông người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào [Hưng Yên]. Năm ông ngoài 20 tuổi, Hưng Đạo vương biết ông là người có tài lạ bèn gã con gái nuôi cho và tiến cử lê. Ông là người tài khí hơn đời; tuy ở trong quân đội nhưng thích đọc sách, có chí to tát.

Triều Nhân Tông, ông cai quản đội quân Hữu vệ thánh dực. Đến triều Anh Tông, năm Hưng Long thứ 2 ]1294] ông theo thượng hoàng đi đánh Ai Lao, đón đánh thắng quân địch, được vua ban cho kim phù (Phù là một vật bằng loại gổ hoặc bằng loài kim loại, viết chữ lên trên, mỗi bên giữ một nửa để có thể so lại làm tin. Cũng gọi là con so). Năm thứ 5, ông lại đánh phá quân Ai Lao ở sông Dao Long, được ban vân phù. Năm thứ 6, ông được tiến phong làm Kim Nghiêm đại tướng quân ở Hữu vệ. Năm thứ 7, được phong Thân vệ tướng quân, kiêm cai quản quân Thiên thuộc ở phủ Long Hưng. ăm thứ 9 lại phá quân Ai Lao ở Mường Mai, thăng Thân vệ đại tướng quân, được ban quý phù. Năm thứ 10 đánh được nghịch thần tên là Biếm, được phong chức Thuộc súy và hổ phù. Thời Minh Tông, năm Đại Khánh thứ 5 [1318] quân Chiêm Thành đến xâm lăng, ông tung quân ra đánh, phá tan,được phong Quan nội hầu, và được phi ngư phù. Năm thứ 7, ông chết, thọ 66 tuổi, vua bãi triều 5 ngày.

Ông trị quân có kỷ luật, đối đãi với tướng sĩ như người nhà, cùng với quân lính chịu cam khổ như nhau. Những quân ông quản lĩnh đều có tình mật thiết như cha con, cho nên đi đến đâu là ở đấy không dám địch. Tất cả chiến lợi phẩm đều bỏ vào kho quân, ông coi tiền của lạt lẽo như thế. Ông lại thích ngâm vịnh.

Có bài thơ:
Hoành sáo giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỷ hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu hướng nhân gian thuyết Vũ hầu

[Dịch]

Múa ngang ngọn giáo khắp non sông kể đã mấy thu
Ba quân khí mạnh như hổ beo tưởng có thể nuốt được cả con trâu
Làm kẻ nam nhi mà chưa trả được nợ công danh
Xấu hổ khi nghe người ta nói đến chuyện Gia Cát Lượng.

Công nghiệp của ông rực rỡ, thật là tướng giỏi một thời. Sau khi ông mất, người địa phương làm đền thờ ngay ở nhà cũ của ông, cũng khá linh ứng. Các triều đại mấy lần có sắc phong cho trật cao, được dự vào tự điển (Sổ ghi các thần được triều đình cúng tế).

*

Phạm Ngũ Lão – Wikipedia tiếng Việt https://vi.wikipedia.org › wiki › Phạm_Ngũ_Lão
Sau khi về kinh đô, Hưng Đạo Vương tiến cử Phạm Ngũ Lão lên Triều đình với chức cai quản quân Cấm vệ. Vệ sĩ biết ông là nông dân thì không phục bèn xin tâu được xin tâu được cùng ông thử sức, (xem tiếp ...).

Bài thơ: Thuật hoài – 述懷 (Phạm Ngũ Lão – 范五老) – Thi Viện

Thuật hoài 述懷 • Tỏ lòng

Thơ » Việt Nam » Trần » Phạm Ngũ Lão




Thuật hoài

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

Dịch nghĩa

Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
Ba quân như gấu hổ, át cả sao Ngưu Đẩu.
Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh,
Ắt thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

Nguồn:
1. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (tập II), NXB Văn học, Hà Nội, 1976
2. Thơ văn Lý Trần (tập II), NXB Khoa học Xã hội, 1988

Bản dịch của Trần Trọng Kim
Gửi bởi Vanachi ngày 01/07/2005 21:02
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Vanachi ngày 16/09/2008 10:53

Múa giáo non sông trải mấy thâu,
Ba quân hùng khí át sao Ngưu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

Nguồn: Trần Trọng Kim dịch, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, 1951

Bản dịch của Bùi Văn Nguyên
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi Vanachi ngày 01/07/2005 21:01

Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử con vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

Nguồn: Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (tập II), NXB Văn học, Hà Nội, 1976

Bản dịch của Phan Kế Bính
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi Vanachi ngày 01/07/2005 21:03
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi ngày 31/05/2008 06:40

Ngọn giáo non sông trải mấy thâu,
Ba quân hùng hổ khí thôn Ngưu.
Công danh nếu để còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe truyện Vũ hầu.

Nguồn: Trần Trọng Kim tuyển chọn và dịch, Việt thi, NXB Tân Việt, 1949

*

Bài đọc thêm
Câu chuyện ảnh tháng Mười
Nhớ ngày này năm xưa (On this day)

LÚA SẮN VIỆT CHÂU PHI
Hoàng Kim


Lúa sắn Việt châu Phi là câu chuyện dài về nông dân nông nghiệp nông thôn Việt Nam hợp tác với châu Phi, nhìn ra thế giới, một trãi nghiệm quý giá Chuyện trồng lúa châu Phi, Sắn Việt đến châu Phi, Lúa sắn Việt châu Phi hợp tác liên quan rất nhiều đến các vấn đề nông nghiệp Việt và quốc tế nóng hổi với sự trăn trở về tầm nhìn Việt Nam con đường xanh.

Chuyện trồng lúa châu Phi

Lúa Việt Nam đến châu Phi chỉ thực sự được bắt đầu năm 2005 khi  Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đến Việt Nam. Ông đã về thẳng Đồng Bằng Sông Cửu Long thăm trường đại học An Giang và vùng sản xuất lúa An Giang. Ngưỡng mộ và ấn tượng trước các thành tích về phát triển lương thực của Việt Nam, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa năng suất cao của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mà tỉnh An Giang lúc đó đã đạt sản lượng trên một triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đã trân trọng mời GSTS. Võ Tòng Xuân sang Sierra Leone giúp xây dựng chương trình an ninh lương thực.

Giáo sư Xuân nhớ lại: “Kể từ năm 1984, là chuyên gia quốc tế, tôi tham gia vào các hội nghị và các đoàn chuyên gia được tạo ra bởi WB, FAO, IFAD, CIRAD, CGIAR để thực hiện các công trình tư vấn tại Senegal, Nigeria, Kenya, Ethiopia, Madagascar. Tôi nhận ra rằng cần phải có một cách tiếp cận tốt hơn để chấm dứt nạn đói và nghèo đói ở châu Phi. Ngày 16 tháng Ba năm 2006, ngài Sierra Leone Đại sứ Sierra Leone trên đường đến Bắc Kinh đã ký với tôi biên bản ghi nhớ hợp tác trong một quán cà phê tại Galaxy Hotel, Phan Đình Phùng, Hà Nội“.  Sau đó, trong năm 2006, GSTS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường đại học An Giang đã đến Sierra Leone làm việc với Phó Tổng thống Solomon Berawa, Bộ trưởng Sama Monde về chương trình nói trên. Sau khi đi khảo sát thực địa, Hai bên thống nhất lựa chọn vùng Mange Bureh thuộc huyện Port Loko làm khu thí điểm trồng lúa. Theo GS Võ Tòng Xuân, tại Sierra Leone chỉ cần cải tạo lại, bón phân hữu cơ, cải tạo hệ thống kênh dẫn nước từ sông vào là có thể trồng được mỗi năm 2 vụ lúa ngắn ngày.

Tiến sĩ Tô Văn Trường đã thuật lại chi tiết trong bài “Giúp châu Phi trồng lúa bài toán được và mất” đăng ở bài học thực tiễn từ người Thầy: “Vấn đề đặt ra là làm sao có được nguồn kinh phí để có thể bắt tay vào việc xây dựng khu thí điểm này?  Sierra Leone là quốc gia nằm ở Tây Phi có diện tích 71.740 km2, dân số hơn 5 triệu người, có nhiều tiềm năng về tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản…) nhưng vì mới trải qua cuộc nội chiến, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, lạc hậu, lương thực phải nhập khẩu hơn 90%, ngay Thủ đô là Freetown cũng thiếu điện nước trầm trọng, nhiều phố phải thắp đèn dầu và hình ảnh người dân từ già đến trẻ phải nhẫn nại đi đội nước mang về dùng trở thành khá phổ biến trên các đường phố”.

Bài toán đã có lời giải khi Công ty Long Dân, một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu mặt hàng nông sản có trụ sở tại TP.HCM đã hợp tác với GS Võ Tòng Xuân bỏ ra 150.000 USD để trồng lúa tại đất nước này. “Việc lựa chọn khu thí điểm hơn 100 ha để trồng lúa ở Mange Bureh là hoàn toàn thích hợp về điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, nguồn nước. Giống lúa của Việt Nam đưa sang có ưu điểm là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao so với giống lúa địa phương. Các giống lúa trồng thí điểm ở Trại nông nghiệp Rokupr (gần 1 ha) mọc khá tốt vì có đủ nguồn nước. Riêng 4 ha lúa thí điểm ở Mange Bureh phát triển không được như mong muốn vì 3 nguyên nhân (1) Cỏ tranh cao ngút đầu người, làm đất chỉ bằng thủ công không có máy cày lật hết rễ cỏ tranh nên ảnh hưởng nhiều đến cây lúa (2) Làm đất, gieo trồng vào cuối tháng 8 nên khi mùa mưa chấm dứt, không có đủ nguồn nước cung cấp cho các giai đoạn phát triển của cây lúa (ra lá, đẻ nhánh, làm đòng, trổ chín) và (3) bón phân và thuốc trừ sâu đều thiếu so với yêu cầu phát triển của cây lúa.”

Slide22

5 bước kế hoạch phát triển lúa: kinh nghiệm của tiến sĩ Lúa (Giáo sư Võ Tòng Xuân) là: 1) Khảo sát đồng ruộng, chọn điểm và mô tả điểm. 2) Thiết lập các thí nghiệm hợp phần kỹ thuật thích hợp sinh thái (về giống, thời vụ bón phân, mật độ, phòng trừ sâu bệnh hại,…) 3) Thiết kế hệ thống tưới tiêu cho các điểm đã tuyển chọn; 4) Trình duyệt dự án đầu tư được chấp thuận với khuyến nghị đồng thuận của Bộ/ Sở Nông nghiệp đến ngân hàng cho vay; 5) Tổ chức sản xuất lúa gạo của nông dân địa phương châu Phi với hướng dẫn thực hành của nông dân trồng lúa có kinh nghiệm Việt Nam.

Kết quả mà nhóm chuyên gia do GS Võ Tòng Xuân dẫn đầu đã thu được kết quả khá tốt. Năng suất lúa (giống lúa ngắn ngày đem từ đồng bằng sông Cửu Long qua) đạt 4,8 – 5,2 tấn/ha trong vòng 105 ngày, so với giống lúa địa phương trên 140 ngày mà năng suất dưới 3 tấn/ha.

NongdanvaluaVietochauPhi


Nhiều nông dân ĐBSCL đã được đưa sang các nước châu Phi để chuyển giao kỹ thuật trồng lúa. Bài báo “Quảng bá hạt lúa Việt ở châu Phi” của Hải Cường – Cẩm Tú – B.T đăng trên dân Việt ngày 25 tháng 1 năm 2012 đã kể chi tiết cho bạn nghe chuyện này:

“…cách đây khoảng 5 năm  (2007) bà Từ Thanh Hương, một Việt kiều Đức thuê 110 ha đất nông nghiệp ở nước Cộng hoà Sierra Leone làm trang trại trồng lúa. Lý giải về lý do chọn đất nước này, bà Hương cho hay: “Thổ nhưỡng, khí hậu ở Sierra Leone giống như đồng bằng Nam Bộ Việt Nam, rất thuận lợi trồng lúa nước. Trong khi đấy là đất nước còn rất khó khăn về lương thực“. …“Chúng tôi dựa trên cơ sở hạ tầng thuỷ lợi sẵn có rồi đầu tư thêm một số hạng mục để sản xuất lúa giống bán lại cho người dân địa phương” – bà Hương cho biết. Một số công ty của nước láng giềng Nigeria nghe tin đã lập tức mời GS Võ Tòng Xuân sang khảo sát giúp. GS Xuân đã sang Nigeria thăm 7 tiểu bang, rồi cũng thiết kế chương trình tương tự như ở Sierra Leone. Cũng tương tự như thế, nhóm chuyên gia Việt Nam đã có mặt tại Sudan, Mozambique, Rwanda, Burundi và Liberia để khảo sát vùng thích nghi cây lúa của Ghana và Mauritania theo yêu cầu của Công ty Nissa Development Ltd và Societe Mauritanienne d’Armement Pelagique” .

“Tại Liberia, PGS – TS Dương Văn Chín – Phó Viện Trưởng Viện Lúa ĐBSCL, người đang cùng làm việc với những công nhân nông nghiệp ở một trại thực nghiệm trồng lúa tại vùng Madina cách thủ đô Monrovia 150km, cũng cho biết: “Liberia là một trong số 37 nước trên thế giới đang gặp khủng hoảng và mất an ninh lương thực. Hàng năm đất nước này cần khoảng 500.000 tấn gạo để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, diện tích lúa ở đất rất nhỏ, năng suất thấp. Vì vậy, việc các chuyên gia Việt Nam có mặt tại đây để giúp họ trồng lúa, quảng bá hạt ngọc Việt rất có nhiều ý nghĩa”.

Thực tế là sau một thời gian khảo sát, với kinh nghiệm của mình, Việt Nam có thể giúp Liberia phát triển trồng lúa cũng như quảng bá hạt lúa Việt Nam. Theo PGS – TS Chín, chúng ta đã và đang chuyển giao cho bạn những kỹ thuật phù hợp. Thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống thoát thủy khoa học cho vùng đầm lầy. Du nhập và thử nghiệm các giống lúa chất lượng cao từ châu Á. Tập huấn và tổ chức nhân giống lúa cấp xác nhận. “Việc đưa kỹ thuật trồng lúa sang giúp đỡ bạn một mặt sẽ tăng cường quan hệ hai nước, mặt khác sẽ giúp người dân nơi đấy biết đến hạt lúa Việt Nam” – PGS – TS Chín nói.”

Theo những thông tin mới nhất, hiện nay nhiều quốc gia châu Phi đã chính thức đặt vấn đề mở rộng hợp tác đi vào chiều sâu bằng cách đưa nông dân Việt Nam sang châu Phi, triển khai các chương trình sản xuất lúa và chế biến tại chỗ. Hiện tại, ở một số quốc gia châu Phi như Benin, Mali, Mozambique, Guinea Conakry… cũng có khoảng hơn 30 chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đang trực tiếp giúp các nước bạn về nhiều ứng dụng công nghệ – khoa học mà Việt Nam đã thành công trong thời gian qua …”

Kim_in_Africa

Sắn Việt đến châu Phi

Sắn là cây lương thực cứu đói, cây thức ăn gia súc, cây tinh bột và nhiên liệu sinh học được FAO quan tâm rất sớm trong các giải pháp an ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo, nguồn nguyên liệu để mang lại nhiên liệu sạch giá cạnh tranh , mang đến nhiều cơ hội sinh kế và việc làm cho người nghèo của châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh.

Năm 2003, tiến sĩ Hoàng Kim may mắn được nằm trong nhóm chuyên gia quốc tế khảo sát đánh giá một số vùng sắn chính ở châu Phi và châu Mỹ La tinh  sau đó họp ở CIAT/ Colombia về chọn tạo giống và định hướng nghiên cứu bảo tồn phát triển sắn. Trước đó năm 2000, tôi đã có báo cáo tại FAO (Rome) “Tình trạng sắn tại Việt Nam các gợi ý cho tương tai nghiên cứu và phát triển” (Status cassava in Vietnam: implication for future research and development, by Hoang Kim, Pham Van Bien and R.H. Howeler) và bài được đăng trên tài liệu của FAO 2003. Sau này bài viết này đã được FAO coi như là một chỉ dấu minh chứng so sánh để thấy rõ tốc độ tăng năng suất và sản lượng sắn Việt, đã góp phần tăng thêm sinh kế, thu nhập đời sống và cơ hội việc làm cho người dân nghèo Việt Nam.

Sắn Việt Nam năng suất củ tươi năm 2000 gần tương đương sắn châu Phi và thấp hơn so bình quân năng suất sắn châu Mỹ nhưng sau mười năm, năng suất sắn Việt Nam đã tăng lên gấp đôi và sản lượng sắn Việt Nam tăng lên gấp năm lần, vượt năng suất sắn châu Mỹ và vượt xa năng suất sắn châu Phi. Kinh nghiệm thực tiễn đã mang cây sắn Việt Nam đến với các bạn châu Phi.

KiminCIATColombia2003


Nhóm chuyên gia sắn quốc tế người Uganda, Nigeria, Brazil, … làm việc ở CIAT năm 2003 để báo cáo kết quả khảo sát các vùng sắn chính ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh và lập kế hoạch phối hợp nghiên cứu phát triển sắn. Tất cả mọi người đều rất hào hứng chăm chú theo dõi và trao đổi về “hợp tác Nam Nam” tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1  chú trọng nông nghiệp.

CIATIndiaVietnam


Các chuyên gia sắn CIAT Ấn Độ Châu Phi Châu Á Châu Mỹ Latinh Việt Nam đã cùng làm việc trên đồng ruộng Việt Nam. Thành tựu công việc trên đồng ruộng đã được trao đổi chia sẻ thân thiết, cùng bảo tồn và phát triển.

Thành tựu và bài học sắn Việt Nam đang được chia sẻ với châu Phi. Việt Nam có những thành tựu và bài học thành công nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và có những trả giá đau đớn trong quản lý của chương trình sắn làm nhiên liệu sinh học. Lục địa đen đang vượt lên theo cách riêng của họ. Nigeria hiện đã đưa nhiên liệu xanh “cồn sinh học từ sắn” (*) vào sử dụng trong bếp ga thường ngày của hàng triệu hộ gia đình, thay thế cho “xăng pha chì truyền thống” được ưu tiên dành cho xuất khẩu. Họ cũng sử dụng sắn đa dạng hơn trong lương thực, thực phẩm chế biến, thức ăn gia súc.

SanVietNamketnoichauPhi2

Nhiều thầy giáo, chuyên gia nông học với nhà chế biến xăng dầu và quản lý từ châu Phi đã đến Việt Nam đúc kết thực tiễn đồng ruộng với các sản phẩm từ sắn. Cách mạng sắn Việt Nam; Cassava and Vietnam: Now and Then …đã thành kinh nghiệm thực tiễn quý báu.

Nigeria and Vietnam far but close 2
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là nhung-ban-tot-cua-nong-dan-trong-san-chau-a.jpg

Lúa sắn Việt châu Phi hợp tác

Tiến sĩ Reinhardt Howeler (thứ 2 trái qua) là một trong những bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á, người bạn lớn của nông dân Việt Nam. Nhân dịp tiến sĩ Claude Fauquet tới Việt Nam, tôi hỏi ông Reinhardt Howeler  là ông có thể đi du lịch dịp này vào thăm lại những người bạn cũ, cũng để chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm kết gắn sắn Việt Nam với châu Phi và thế giới rộng lớn.  Ông đã trả lời thư thật xúc động:

Tiến sĩ Kim quý mến

Cảm ơn vì những từ ngữ tốt đẹp của bạn. Tôi cũng nhớ bạn và nhiều bạn bè và đồng nghiệp Việt Nam của tôi. Khi tôi nhìn lại những bức ảnh tôi chụp trong chuyến đi Việt Nam, tôi nhận ra rằng tôi đã may mắn được làm quen với công việc của họ với cây sắn như thế nào, bao gồm làm việc với sự nhiệt tình của nông dân để giúp họ cải tiến sản lượng sắn và bảo vệ đất khỏi xói mòn và suy thoái. Tôi đã làm việc nhiều năm với những người ở các quốc gia khác nhau ở Mỹ Latinh và Châu Á và nhận thấy rằng người Việt Nam đặc biệt làm việc chăm chỉ và cống hiến để cải thiện đất nước của họ. Thật đặc biệt khi làm việc với bạn, vì sự nỗ lực không mệt mỏi của bạn và sự nhiệt tình trong việc thúc đẩy sắn trong nước. Các kết quả đã được nhiều hơn ngoạn mục. Xin chúc mừng!

Về sự tham gia có thể của tôi vào chuyến thăm của Tiến sĩ Claude Fauquet tới Việt Nam, tôi rất muốn làm điều đó, nhưng tiếc là tôi không còn có thể đi du lịch được nữa vì sức khoẻ của vợ tôi đã xấu đi rất nhiều. Gần đây cô ấy bị hai cơn đột quỵ nhỏ và không thể sống một mình vì tôi cần giúp cô ấy với nhiều thứ xung quanh nhà. Tôi hy vọng bạn có một chuyến thăm thú vị và hiệu quả với Tiến sĩ Fauquet. Ông sẽ rất xúc động với những tiến bộ đạt được ở Việt Nam đối với việc trồng và chế biến sắn.

Với tất cả những điều tốt đẹp nhất. Reinhardt”

Nguyên văn thư vừa nhận:

Dear Dr. Kim:

Thank you very much for your kind words. I too miss you and my many Vietnamese friends and colleagues. When I look back at the many photos I have of my trips to Vietnam, I realize how lucky I have been to make many friends who are dedicated to their work with cassava, including working with great enthusiasm with farmers to try to help them improve their cassava yields and protect their soil from erosion and degradation. I have worked for many years with people in different countries in Latin America and Asia and found that the Vietnamese are particularly hard working and dedicated to improving their country. It was especially pleasant to work with you, for your tireless work and enthusiasm in promoting cassava in the country. The results have been more than spectacular. Congratulations!

Concerning my possible participation in the visit of Dr. Claude Fauquet to Vietnam, I would love to do that, but unfortunately, I can no longer travel as the health of my wife has greatly deteriorated. She recently suffered two minor strokes and can no longer live alone since I need to help her with many things around the house. I hope you have a pleasant and productive visit with Dr. Fauquet. He will be thrilled with the progress made in Vietnam with respect to cassava cultivation and processing.

With all the best. Reinhardt Howeler

Tiến sĩ Claude Fauquet là Tổng Giám Đốc của Mạng Lưới Sắn Toàn cầu (Director of the Global Cassava Partnership for the 21st Century – GCP21).  Ông đang phối hợp với một số thành viên đối tác sắn Việt Nam lập kế hoạch phù hợp sức mình cho sự hợp tác phát triển sắn Việt Nam bền vững trong tương lai và hướng tầm nhìn tới sự chia sẻ kinh nghiệm của Sắn Việt Nam kết nối châu Phi để mong đạt đích xa hơn cho mục tiêu giảm đói nghèo ở nhiều vùng nông thôn khó khăn.

Câu chuyện lúa sắn Việt châu Phi là trãi nghiệm tìm tòi và suy ngẫm ..

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là NLU.jpg
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Mênh mang một khúc sông Hồng
Huyền Thoại Hồ Núi Cốc
Một thoáng Tây Hồ
Trên đỉnh Phù Vân
Chảy đi sông ơi …

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter .