Yên Lãng Hồ Chí Minh

HoNuiCoc06

YÊN LÃNG HỒ CHÍ MINH

Nôi đất Việt yêu thương
Mỏ than Hồng giữ lửa
Thơ tình Hồ Núi Cốc
Yên Lãng Hồ Chí Minh

HoNuiCoc05

Đền Bà Chúa Thượng Ngàn
Chợt gặp mai đầu suối
Thanh trà Thủy Biều Huế
Mai Hạc vầng trăng soi

Cánh cò bay trong mơ
Một niềm tin thắp lửa
Giấc mơ lành yêu thương
Đồng xuân lưu dấu hiền

Hoàng Kim

HoNuiCoc01

THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC

Anh đến tìm em ở Bến Mơ
Một trời thu đẹp lắng vào thơ
Mênh mang mường Mán mình mong mỏi
Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ
Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi
Sông Công đảo Cái ước mong chờ
Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá
Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ.


Hoàng Kim

Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng …Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền

Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Huyền thoại Hồ Núi Cốc, nhạc và lời Phó Đức Phương, trình bày Vũ Phong Vũ (bản khác NSƯT Thanh Hoà), Thanh Lam Tùng Dương ; Hồ trên núi, nhạc và lời Phó Đức Phương, trình bày Hồ Quỳnh Hương (bản khác NSƯT Anh Thơ); Thơ giao lưu Hồ Núi Cốc giữa những người bạn Mùa Thu Vàng, Hà Duy Tự, Trúc Nhã, LamCa07, Hoàng Kim… được giao hòa trong khung cảnh thiên nhiên lộng lẫy, kỳ thú này.

Chương trình Sắn Việt Nam cùng Chương trình Sắn Châu Á nhiều lần họp tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng đi khảo sát các vùng sắn ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái,  … và đã có hai lần thăm Hồ Núi Cốc.

Lưu lại những ấn tượng khó quên về một vùng đất thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam.

HoNuiCoc02
HoNuiCoc03
HoNuiCoc04

BÌNH SINH HỒ CHÍ MINH

Bình Sinh Đầu Ngẩng Tới Trời Xanh
Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành
Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy
Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH

Hoàng Kim cuối tháng ba năm 2008, có nhận được của anh Phan Chí Thắng một lá thư, nguyên văn: “Gửi Hoàng Kim. Cách đây mấy ngày, trong một cuộc tiếp xúc nhiều người, tôi vô tình được nói chuyện với anh H., cháu nội người đỗ đầu khoa Hội cùng năm với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Dì ruột của anh H. lấy anh cả của ông LĐT. Anh H. kể là được nghe trực tiếp từ ông LĐT về bài tứ tuyệt được thêu trên trướng do 5 nhà cách mạng lão thành Nga gửi đến tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ nghe một lần mà anh H. thuộc lòng cho đến bây giờ, thật xứng danh cháu nội cụ Hội Nguyên. Tôi xin chép lại vào đây để Hoàng Kim tham khảo “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh / Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành / Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy / Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH ” Có vài điểm thắc mắc: 1. Làm sao mà các nhà cách mạng Nga lại làm được thơ tứ tuyệt? Hay là họ nhờ ai đó làm giúp theo ý họ?  2. Các chữ viết hoa trong bài tứ tuyệt được thêu chữ hoa, nghĩa là có dụng ý. Ba chữ là lấy từ trong “Hồ Chí Minh”. Còn chữ “Thơm” có phải đó cũng là tên hoạt động của Bác Hồ trong thời gian công tác cùng với 5 nhà cách mạng Nga kia? Hay là một tên gọi khác của Bác mà rất ít người biết? Sơ bộ như thế đã, các nhà nghiên cứu sẽ tìm câu trả lời.

Hoàng Kim đã trả lời: 1. Cám ơn thư của Anh. Em trao đổi sớm (2008) vì biết rằng đây là một vấn đề không dễ “giải mã” trong ít ngày nên cần chép ngay để lưu lại một điểm nhấn nghiên cứu. Nhiều sự thật lịch sử sẽ còn phải chờ đợi thêm một thời gian nữa mới có đủ thông tin. Cần đúng người, đúng việc, đúng liều lượng và đúng thời điểm. Với ước mong đi sâu tìm hiểu về một số nhân vật và địa danh lịch sử của dãi đất miền Trung, em đã tập hợp tư liệu tại chuyên trang “Chợt gặp mai đầu suối.

2. Chữ “Thơm” và chữ “Hồ” trong câu thơ trên hình như có quan hệ đến Nguyễn Huệ (Hồ Thơm) và Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh). Cụ Hồ Sĩ Tạo (như là ông nội ruột của Hồ Chí Minh) với cụ Hồ Phi Phúc (cha của Nguyễn Huệ) hình như có quan hệ thân tộc. Có giả thuyết cho rằng tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê – Trịnh tới Nghệ An (năm 1655). Ông cố của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ sinh năm 1753 còn có tên là Hồ Thơm hay Quang Bình, Văn Huệ. Cụ Hồ rất trọng lịch sử nên giả thuyết cho rằng chữ “Thơm” có thể cũng là tên hoạt động của Bác Hồ trong thời gian công tác cùng với 5 nhà cách mạng Nga kia? Hay là một tên gọi khác của Bác mà rất ít người biết đều là có thể.

3. Câu thơ “Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH” em nhớ đến Bác và nhớ đến một người Thầy khác, đó là Norman Borlaug. (Mời đọc Borlaug và Hemingway Lời Thầy dặn thung dung). Cuộc đời Thầy cũng trong như ánh sáng. Thời gian và sự khen chê không làm xoá nhoà được dấu ấn nổi bật của Người. Norman Ernest Borlaug , sinh ngày 25 tháng 3 năm 1914, từ trần ngày 12 tháng 9 năm 2009 tại Texas,  là nhà nông học Mỹ, nhà nhân đạo, người đoạt giải Nobel và ông được gọi là cha đẻ của Cuộc cách mạng Xanh. Ông là người đã nhận được đồng thời ba giải thưởng lớn Nobel Peace Prize, Presidential Medal of Freedom, Congressional Gold Medal vì những cống hiến đặc biệt cao quý cho nhân loại.

Ba năm trôi qua (2008-2011), nhiều tư liệu mới đã làm phong phú thêm nguồn nhận thức của chúng ta và đã có thêm tìm tòi mới về Bác. Hồ Chí  Minh có thơ viết ở đền Trần và Bác đã dùng cụm từ  “kẻ phi thường” để nói về Nguyễn Huệ và Công Uẩn trong hai câu “Nguyễn Huệ là kẻ phi thường” và “Công Uẩn là kẻ phi thường”. Điều chắc chắc là Bác biết rất rõ cụm từ  “bậc phi thường” vì Bác là bậc Thầy về chữ nghĩa và rất cẩn trọng ngôn ngữ. Tại sao vậy? Đánh giá về Hồ  Chí Minh hiếm  câu nào hay hơn “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh” và “Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH” nhưng kiến giải rõ hơn thì hình như vẫn cần thêm một thời gian nữa.

*

Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh! Báo cáo của Việt Nam gửi Quốc tế Cộng sản ngày 12 tháng 7 năm 1940 do Hồ Chí Minh soạn thảo là cẩm nang đón trước thời cơ “nghìn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng 8 và Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tài liệu tổng hợp, phân tích, đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình, sâu sắc hiếm thấy nhưng cực kỳ súc tích chỉ vắn tắt 12 trang. Đó là một trong số những thí dụ rõ nhất về thiên tài kiệt xuất của Hồ Chí Minh dám chớp thời cơ giành chính quyền và biết thắng. Hãy nghe Hồ Chí Minh phân tích tình thế: “Tóm lại, những điều kiện khách quan cho phép chúng tôi có hi vọng thành công. Song, lực lượng chủ quan- lực lượng của Đảng còn quá yếu. Như trên đã nói, một đảng mới mười tuổi lại trãi qua hai lần khủng bố lớn, số cán bộ có kinh nghiệm đấu tranh hiện còn đang rên xiết trong tù ngục, khiến đảng viên và quần chúng như “rắn mất đầu” không thể tận dụng cơ hội tốt “nghìn năm có một”. Chúng tôi liệu có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh đó, khắc phục khó khăn đó, giúp Đảng hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó hay không? Có. Chúng tôi nhất định không thể từ trong đánh ra. Chúng tôi chỉ có cách từ ngoài đánh vào. Nếu chúng tôi có được: 1) Tự do hành động ở biên giới; 2) Một ít súng đạn; 3) Một chút kinh phí; 4) Vài vị cố vấn thì chúng tôi nhất định có thể lập ra và phát triển một căn cứ địa chống Pháp, chống Nhật – đó là hi vọng thấp nhất. Nếu chúng tôi có thể mở rộng Mặt trận thống nhất các dân tộc bị áp bức, có thể lợi dụng mâu thuận giữa các nước đế quốc thì tiền đồ tươi sáng là có thể nhìn thấy được. Tôi rất hi vọng các đồng chí giúp tôi nhanh chóng giải quyết vấn đề này. 12.7.40.” (Hồ Chí Minh Toàn tập t. 3 tr. 162-174). Hơn nữa thế kỷ qua, HK đọc lại và suy ngẫm, càng đọc càng thấm thía thêm nhiều điều sâu sắc.

Theo chân người dẫn dường, tôi lưu lại dưới đây năm mẫu chuyện nhỏ, sự thật không là huyền thoại, về Chủ tịch Hồ Chí Minh

1

Nhà sàn của Bác Hồ

“Ngôi nhà sàn đơn sơ
Giữa thủ đô Hà Nội
Ngày lại ngày tiếp nối
Bác thênh thản xuống lên
Làm việc và chăm vườn
Cho cá ăn từng buổi
Di chúc 4 năm cuối
Bác đã viết tại đây
(*)

2

Bác nghỉ chân Việt Bắc

Bác nghỉ chân sau mấy dặm ra đi
Rừng Việt Bắc chở che giây phút nghỉ
Chốn đất thiêng1 lưu lại thời trân quý
Bình Sinh Hồ Chí Minh Việt Nam

3

HoNuiCoc06

Yên Lãng Hồ Chí Minh

    Bác đã hóa thân vào đất nước, quê hương
    Tự chủ, tự tôn là máu thịt của chính mình

    4

    Đi dưới trời minh triết

    Biển nhớ nơi nao Người lắng sóng
    Bờ thương chốn cũ Bác trông thuyền
    Bảo như trường kiếm xô sông dạt
    Ninh Hải Thung Nham níu núi thiền *

    5

    Minh triết Hồ Chí Minh

    Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
    Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền;
    Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
    Phần nhiều do giáo dục mà nên”

    (Nửa đêm, bản dịch của Nam Trân)

    ảnh Bác Hồ với học sinh trường trung học Trưng Vương (Hà Nội) nǎm 1956 Ngành nghề ở Việt Nam lao động và việc làm, tác động rất sâu sắc đến đời sống văn hóa và xã hội. Minh triết Hồ Chí Minh trích dẫn lời dạy thấm thía của Bác trên Báo Thái Bình Từ triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh nghĩ về công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-ho-chi-minh

    thanhtrathuybieu

    THANH TRÀ THỦY BIỀU HUẾ
    Hoàng Kim

    Thanh Trà Thủy Biều Huế lần thứ năm được tổ chức tại phường Thủy Biều từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 9 năm 2016  để tôn vinh loại trái cây ngon đặc sản cố đô Huế. Bưởi Thanh Trà Huế được lưu truyền trong văn hóa dân gian sâu đậm nhất từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725), vị Chúa Nguyễn đời thứ 6 đã  ăn hết trái bưởi Thanh Trà ngay giữa làng Lương Quán và tấm tắc khen ngon. Thanh trà Thủy Biều sau đó trở thành đặc sản.

    Chuyện kể rằng, chúa Nguyễn Phúc Chu là một vị chúa giỏi nhà Nguyễn có nhiều công đức với dân và đất phương Nam. Chúa trong một lần du thuyền trên sông Hương chợt nhìn thấy có một vùng cây trái bưởi thanh trà xanh mướt ven sông, xum xuê, hữu tình, chúa truyền ghé thăm nơi đó là làng Nguyệt Biều, Lương Quán. Dân làng hái bưởi Thanh Trà dâng chúa thưởng thức, chúa ăn tấm tắc khen ngon và lệnh cho dân làng mở rộng trồng thêm. Từ đó, cứ vào giữa tháng 7 âm lịch hàng năm, trái bưởi Thanh Trà chín rộ, dân làng Lương Quán lại chọn ra những quả ngon nhất mang vào kinh thành tiến vua chúa để được ban thưởng. Đình làng Nguyệt Biều, đình làng Lương Quán thuộc phường Thủy Biều ngày nay làm nơi lưu dấu công đức những bậc thành hoàng bản thổ của vùng đất thanh trà mà hậu thế ghi ơn. Bưởi Thanh Trà Thủy Biều nổi danh từ đó …

    thanhtrathuathienhue
    Ngày nay Bưởi Thanh Trà Thủy Biều thuộc top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng nhất Việt Nam, là một trong năm đặc sản Thừa Thiên Huế xác lập kỷ lục châu Á, trang thông tin điện tử phường Thủy Biều thành phố Huế giới thiệu. Lễ hội thanh trà 2016: không có “cửa” cho thanh trà kém chất lượng. Chú trọng chất lượng là tiêu chí của Ban Tổ Chức lễ hội thanh trà Thủy Biều, trang thông tin Thừa Thiên Huế Online (http://tintuc.hues.vn) nhấn mạnh.

    thanhtrathuybien

    Giáo sư Trần Văn Minh với một số thành viên Ban Tổ chức lễ hội Thanh Trà Huế và chúng tôi chụp ảnh lưu niệm tại trường tiểu học Thủy Biều, tâm điểm của các gian hàng lễ hội. Tại lễ hội năm nay, bên cạnh các hoạt động trưng bày, giới thiệu mua bán thanh trà và các mặt hàng truyền thống tại địa phương, Ban tổ chức đã đưa thêm các hoạt động cung tiến thanh trà tại hai đình làng Nguyệt Biều và Lương Quán; triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật liên quan đến thanh trà và các hoạt động lao động sản xuất tại địa phương; xây dựng dịch vụ lựa chọn thanh trà tại vườn bằng “con đường thanh trà”; tổ chức Hội thi “Trái ngon thanh trà Huế”; Hội thi bữa cơm gia đình với nguồn thực phẩm tại địa phương; Hội thi ẩm thực được chế biến từ quả thanh trà… Anh Trần Quang Phước cho hay diện tích trồng bưởi Thanh Trà tại hai làng Lương Quán và Nguyệt Biều ở phường Thủy Biều  khoảng trên  140 ha với 750 hộ gia đình.

    kimminhohue

    Thăm vùng bưởi thanh trà Thủy Biều nôi trái cây nữ hoàng đặc sản cố đô Huế. Giáo sư tiến sĩ Trần Văn Minh hướng dẫn chúng tôi ghé thăm vợ chồng thầy giáo nông dân Thân Trọng Lập, Nguyễn Thị Phượng một gia đình trồng thanh trà ngon nức tiếng của vùng bưởi huyền thoại. Thầy Minh là nhà giáo nhân dân, nguyên Hiệu trưởng Đại học Nông Lâm Huế, người thầy nghề nông của bao thế hệ sinh viên miền Trung cũng là bạn nhà nông thân thiết của bà con nơi đây. Chúng tôi là bạn thân thuở nhỏ. Tôi ra Huế họp, thầy Minh nói “Mình tranh thủ thăm ngay vừa dịp”.

    thanhtrahue1

    Cụ Nguyễn Thị Phượng chỉ dẫn cho chúng tôi cách lựa trái thanh trà ngon trên vườn. Cụ cho hay gia đình thầy Minh nhiều năm nay đã là bạn thân thiết của gia đình cụ. Những cây bưởi đầu dòng quý  được những lão nông tri điền các hộ nông dân trồng thanh trà giỏi, các nhà khoa học và khuyến nông, các nhà quản lý và hệ thống tổ chức con đường di sản địa phương cùng đồng hành  khơi dậy tiềm năng con người, cây và đất. Con đường di sản là con đường gắn bó khoa học với nông dân, du lịch sinh thái, ẩm thực Việt với mạch thiêng lịch sử văn hóa giáo dục Việt.

    bannhanong
    Ông bà Thân Trọng Lập Nguyễn Thị Phương chụp ảnh lưu niệm với giáo sư Trần Văn Minh, vợ chồng thầy giáo Quang đại học Nông Lâm Huế là ấn tượng về truyền thống hiếu học của người Việt. “Nên thợ nên thầy nhờ có học. No ăn no mặc bởi hay làm”.

    Căn nhà nhỏ tĩnh lặng, bình dị  của một cặp vợ chồng già tại vùng bưởi thanh trà Thủy Biều cố đô Huế  ẩn chứa một minh triết và lời khuyên thầm lặng. Gian giữa cửa chính, nơi hướng về bàn thờ tưởng nhớ tổ tiên ngời ngời một bức đại tự xưa “Phong Vân đắc lộ”. Gian bên, bạn nhìn thấy trên tường nhà “Lễ phát thưởng khuyến học của ông bà Thân Trọng Lập” đối với con cháu . Chúng ta ngộ ra được truyền thống hiếu học của vùng đất kinh kỳ xưa.  Cụ Lập thu thập các giấy khen thành tích học tập của con cháu chắt để khuyến khích sự học, tuyên dương tại những dịp giỗ chạp hiếu hỉ gia đình, ngợi khen những cháu ngoan giỏi học và hành được những việc tốt lành.

    chucmayman

    Ngắm bức tranh cổ, tôi bâng khuâng nghĩ về con đường di sản Thanh trà Huế. Tôi nhớ về câu chuyện năm 1613, chúa Nguyễn Hoàng, vị chân chúa, người khai sáng gia tộc họ Nguyễn ở Đằng Trong, mà hậu duệ là vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.  Chúa Tiên Nguyễn Hoàng lúc lâm bệnh nặng, đã gọi người con thứ 6 là Thụy quận công Nguyễn Phúc Nguyên từ Quảng Nam về kế vị và căn dặn: “Đất Thuận Quảng này phía bắc có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, phía Nam có núi Hải Vân và Bi Sơn, thật là đất của người anh hùng dụng võ. Vậy con phải biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời“. Thương yêu dân, giáo hóa dân, tạo nên nết tốt bản sắc văn hóa lịch sử của một vùng đất. Giáo dục gia đình xã hội thấm thía trong từng nếp nhà. Đó là con đường di sản.

    huemotvungdisan

    Kinh thành Huế thu nhỏ tại bún bò Ngọc Dung, Thủ Đức  là một cách yêu quê hương và lan tỏa tình yêu này đến người khác của một người bạn Huế tại thành phố Hồ Chí Minh. Lê Hùng Lân gạo ngon Hoa Tiên bạn tôi đã chia sẻ câu chuyện này. Việt Nam tổ quốc tôi, có sự tương đồng trong cách thể hiện lòng biết ơn của mình đối với quê hương yêu dấu của những người con xa xứ hoặc gắn bó với quê hương thăm thẳm nhớ ơn cội nguồn. Con đường xanh Việt Nam, con đường xanh của chúng ta là con đường di sản kết nối sức mạnh Việt, khai mở tiềm năng mạnh mẽ của những sản phẩm chất lượng cao Việt Nam vươn ra thế giới.

    Thanh trà Huế tại nôi di sản Thủy Biều là bài học thời sự nóng hổi về nông dân ngày nay và nông sản Việt, là câu trả lời về sự tỉnh thức tâm linh và tầm nhìn của những người biết ơn và nặng lòng với quê hương đất nước, biết trở về tìm kiếm kho báu chính mình phúc hậu an nhiên. Người dân vùng thanh trà Thủy Biều Huế biết cách bảo tồn và quảng bá loài quả quý địa phương, một nông sản Việt có giá trị đích thực, biết thức dậy tiềm năng của một vùng đất lành, một nghề lành, kết nối nông nghiệp du lịch sinh thái ẩm thực lịch sử văn hóa, gắn hiện tại với quá khứ và tương lai Việt.

    Thanh trà Thủy Biều cố đô Huế là sản phẩm đầy đặn tự hào Việt Nam.

    Hoàng Kim

    CNM365 TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
    DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
    ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

    Video yêu thích
    Bài ca thời gian
    Run away with me.
    KimYouTube
    Omar Akram, Black night https://youtu.be/l6aUNWyA8us

    Trở về trang chính
    Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

    CNM365 TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
    DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
    ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

    Video yêu thích
    Bài ca nhịp thời gian
    Run away with me.
    KimYouTube

    Trở về trang chính
    Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

    5 thoughts on “Yên Lãng Hồ Chí Minh

    1. Pingback: Ngày chầm chậm yêu thương | Khát khao xanh

    2. Pingback: Cuối một dòng sông là cửa biển | Tình yêu cuộc sống

    3. Pingback: Cuối dòng sông là biển | Tình yêu cuộc sống

    4. Pingback: Chào ngày mới 24 tháng 9 | Tình yêu cuộc sống

    5. Pingback: Chào ngày mới 9 tháng 4 | Tình yêu cuộc sống

    Bình luận về bài viết này