Chuyện đồng dao cho em

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng

Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.

Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc không trông tưởng mù

Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.

Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận lạm bàn chuyện dân

Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to.

Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua.

Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than

Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng

Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng giúp suy nghèo hèn

Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm gian tham hết nghèo.

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được thấy tu tưởng hiền.

Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”

“Chồng khôn thì được vợ chiều
Vợ ngoan thì được chồng yêu suốt đời”

“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau”
(*)

(*) Ca dao người Việt cổ

CHÂN CHÍNH
“Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu”
(Lời của Ông Bà dạy)

Làm Người chân chính sống vui
Chân là sự thật, chính thời thẳng ngay
Ai ơi nhớ lấy câu này
Tìm lành lánh dữ, cây ngay bóng tròn

Thông tin tích hợp tại TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
#Thungdung, #dayvahoc, #vietnamhoc; #cnm365; #cltvn; #đẹpvàhay; Chuyện đồng dao cho em (hình) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em/ Đến với Tây Nguyên mới https://khatkhaoxanh.wordpress.com/2023/03/28/den-voi-tay-nguyen-moi/ ; Câu cá bên dòng Sêrêpôk https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-ca-ben-dong-serepok; #cnm365 #cltvn 29 tháng 3 https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-29-thang-3/

Nguyễn Duy cát trắng bụi
KHÔNG RĂNG
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-duy-cat-trang-bui/
“Làng ta ở tận làng ta / Mấy năm một bận con xa về làng / Gốc cây, hòn đá cũ càng, /Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay/ Cha ta cầm cuốc trên tay,/ Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa / Lưng trần bạc nắng thâm mưa / Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Rượu tăm vẫn để dành khi con về / Ngọt ngào một chút men quê / Cay tê cả lưỡi, đắng tê cả lòng/ Gian ngoài thông thống gian trong/ Một đời làm lụng sao không có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Người còn là quí kể chi bạc vàng / Chiến tranh như trận cháy làng / Bà con ta trắng khăn tang trên đầu / Vẫn đồng cạn, vẫn đồng sâu / Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa/ Đường làng cây cỏ lưa thưa / Thanh bình từ ấy sao chưa có gì / Không răng! cha lại cười khì / Đời là thế, kể làm chi cho buồn / Mẹ ta vo gạo thổi cơm / Ba ông táo sứt lửa rơm khói mù / Nhà bên xay lúa ù ù / Vẫn chày cối thậm thịch như thuở nào / Các em ta vác cuốc cào,/ Rủ nhau bước thấp bước cao ra đồng/ Mồ hôi đã chảy ròng ròng / Máu và nước mắt sao không có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Đời là thế, kể làm chi cho rầu / Cha con xa cách bấy lâu / Mấy năm mới uống với nhau một lần / Bụng ta thắt, mặt ta nhăn / Cha ta thì vẫn không răng cười cười / Ta đi mơ mộng trên đời / Để cha cuốc đất một đời chưa xong.”

LO CHI
Lưu Huy Chiêm

“Nằm đêm lưng chẳng tới giường”
Thương đời rơm rạ, ghét phường đãi bôi
Ngủ anh ơi, ngủ em ơi
Tối rồi đến sáng Mặt Trời đằng đông

Lo chi gạo chợ nước sông
Đốt lò củi quế mà không có hào
Sen tàn phủ kín mặt ao
Nghiến răng con cóc bay vào tầng không

Thế rồi em đi lấy chồng
Đài Loan, Hàn Quốc mẹ mong, em chờ
Xây nhà, xây thêm phủ thờ
Bõ công cha mẹ, bây giờ thấy đây

Hào quang sáng tựa ban ngày
Bên ni, bên nớ chua cay giấc hường
Lo chi “lưng chẳng tới giường”
Lo chi…!? …

(Saigon, 28.29 – 3 – 2023)

BẢY ĐỊNH LUẬT CUỘC SỐNG
Chuyện đồng dao cho em

Việt Nam con đường xanh
Hoa Đất thương lời hiền

https://youtu.be/pgELH5LXSxA
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bay-dinh-luat-cuoc-song
Hoàng Kim

Luật hấp dẫn
Quyết chí điều mình muốn

Luật tập trung
Việc chính biết dày công

Luật trách nhiệm
Dám làm thì dám chịu

Luật kiên trì
Không bỏ cuộc giữa chứng

Luật nhân quả
Gieo gì thì gặt nấy

Luật chấp nhận
Biết tỉnh thức mới khôn

Luật kết nối
Đoàn kết là sức mạnh

xem tiếp Bảy định luật cuộc sống https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-di-duoi-mat-troiChuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là chuyen-dong-dao-cho-em-1.jpg

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Tiếng Việt lung linh sáng
Lời dặn của Thánh Trần
Biết mình và biết người
Kế sách một chữ Đồng

Quốc Công đạo làm tướng
Tiết Chế đức dụng nhân
Văn chương ngọc cho đời
Tự do ngời tâm đức

Vui đi dưới mặt trời

xem tiếp Chuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

THƠ VUI NHỮNG NGÀY NHÀN
Hoàng Kim

Về hưu cuốc đất trồng rau,
Nhàn tênh hôm sớm, giải dầu #Thungdung
Rượu bia thuốc lá chẳng màng
Chính liêm cần kiệm không phiền lụy ai
Thảnh thơi nắng sớm mưa mai
Giúp con, dạy cháu, khuyến ai cần mình
An nhàn, đức độ, công minh
Tìm lành, lánh dữ, hoàng thành  HƯU TU.

Về hưu việc cứ lu bù
Kiệm cần vẫn quý từng xu, từng đồng
Làm thêm đâu phải buồn lòng
Mà quen lao động thong dong tối ngày
Người thân đùa bảo đi cày
Vì không lười được, hưu này HƯU TRÂU.

Về hưu chẳng thiết đi đâu
Nấu cơm, dạy cháu, nhặt rau, quét nhà
Giúp con, khuyến học, trông già
Kiêm luôn bảo vệ coi nhà, giữ xe  
Chẳng màng điều tiếng khen chê  
Vui làm HƯU CHÓ vợ thuê việc nhà

Về hưu vẫn rộng đường xa
Lưng còn lấm đất đâu là HƯU NON.
Chẳng hề lạc lối làm ăn
Cơ may thời vận khó khăn nghiệp mình
Mới hay đá nát ngọc lành
Nhân duyên tiền định trời dành phận cho.

Về hưu lẫn thẩn làm thơ
Thiên cơ nhân quả cứ ngờ rằng hay
Mã tiền khóa luận đúng sai
Đức năng thắng số vui say việc đời
Trần Đoàn thỏa chí rong chơi
Thênh thênh bạn quý ấy thời HƯU HÂM

Cuộc đời thoáng chốc trăm năm
Đồng dao người lớn tri âm thành vè:

“Ai ơi lẳng lặng mà nghe
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau” (7).

“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời hiếu hạnh làm câu trau mình” (3):

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm” (1)
 
“Trai khôn thì được vợ chiều
Gái ngoan thì được chồng yêu suốt đời” (2).

“Nên thợ nên thầy nhờ có học
No ăn no mặc bởi hay làm” (4) .

“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng
Không bằng kinh sử một vài pho”(5).

“Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau
. (6)

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/tho-vui-nhung-ngay-nhan/

Những câu thơ trích dẫn : (1) (2) (6) Ca dao người Việt cổ; (3) (7) Nguyễn Đình Chiểu: (4) Nguyễn Trãi; (5) Lê Quý Đôn

ĐỨC TIN
Hoàng Kim

Bảy mươi học tám mốt
Đức tin hơn niềm tin
Lá vàng ôm ấm cội
Thăm thẳm một tấm nhìn


Lev Tonstoy năm kiệt tác Lev Tolstoy (1828 – 1910) tám mươi mốt tuổi là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với năm kiệt tác lắng đọng mãi với thời gian: 1) Chiến tranh và Hòa bình, 2) Ana Karenina, 3) Phục sinh; 4) Đường sống; 5) Suy niệm mỗi ngày. Riêng hai tác phẩm Đường sống và Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) được coi là hai công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại…. Lev Tonstoy khuyên chúng ta về ĐỨC TIN. “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng”  hãy  tuân theo quy luật của sự thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“.  Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng minh triết tinh túy. Lev Tonstoy dùng chữ “Đức tin” hay hơn và sâu sắc hơn “niềm tin”,

NIỀM TIN
Van Nguyen

Ngày mai đi xa
em gửi niềm tin ở lại quê nhà
sao em không gửi vào chùa
Ba Vàng, Tam Chúc, Bái Đính
những ngôi chùa đại gia

Đất nước luôn biết ơn
sao em không gửi niềm tin
vào những tượng đài
xây bằng đá, xi măng, cốt thép
vĩnh cửu bền đẹp với thời gian

Sao em lại gửi niềm tin
vào những chiếc lá
niềm tin bé nhỏ
chiếc lá màu xanh
dưới rặng cây
có ngôi nhà mẹ ở

Tượng đài cao to dễ đổ
Chùa rộng phật tử đi nhầm
Mùa thu lá rụng
Anh thành người nhặt lá cho em…

(*) Bài ĐỨC TIN là sự tiếp nối và bàn luận về NIỀM TIN (Kim Notes lắng ghi chú) xem tiếp Lev Tonstoy năm kiệt tác https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lev-tonstoy-nam-kiet-tac/ và Thơ vui những ngày nhàn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-vui-nhung-ngay-nhan Chuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Nếu giọt nước rơi xuống hồ nó sẽ biến mất, nhưng nếu rơi xuống lá sen , nó sẽ tỏa sáng như một viên ngọc. Đời người cũng như giọt nước rơi, ở với ai mới là điều quan trọng.

HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN
Hoàng Kim

1

Ta vui đếm nhịp thời gian
Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường.

Mẫu Phương Nam Tao Đàn
Đường Huyền Trân Công Chúa
Nam tiến của người Việt
Hoa Đất thương lời hiền

2

Người ta hoa đất
An nhàn vô sự là tiên
Thung dung cỏ hoa
Thế giới người hiền

Điền trúc măng ngon
Hôm qua chăm mai
Sớm nay hái nấm
Chiều về thu măng.

Thung dung thanh nhàn
Sống giữa thiên nhiên
Đọc bài cho em
Vui cùng bạn quý

Đọc sách dọn vườn
Lánh chốn bon chen
Thảnh thơi cuộc đời
Chơi cùng hoa cỏ.

Xưa lên non Yên Tử
Mang lộc trúc về Nam
Nay đến chốn thung dung
Vui nhởn nhơ hái nấm.

Ơn Thầy Ơn Bạn
Lộc xuân cuộc đời
Thung dung Hoa Lúa
Phúc hậu, an nhiên,

Minh triết, tận tâm
Hoa Người Hoa Đất
Làm ngọc cho đời
Đạo ẩn vô danh.

3

Mình là hoa của đất
Ươm mầm xanh cho đời.
Gieo yêu thương hi vọng
Gặt hái những niềm vui.

Thấm thoắt bao xuân qua
Cùng nhau từ thuở ấy
Lộc muộn ngày hôm nay
Nhớ buổi đầu gieo cấy.

Hàng trăm ngàn hec ta
Bội thu từ giống mới .
Nhìn bà con hân hoan
Đường trần vui quên mỏi.

4

Nhà Trần trong sử Việt
Lời dặn của Thánh Trần
Yên Tử Trần Nhân Tông
Chuyện cổ tích người lớn

Về với vùng văn hóa
Nhớ cụ Thái Kim Đỉnh
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Trà sớm thương người hiền

Việt Nam con đường xanh

5

Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung đếm nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
Thanh nhàn vô sụ là tiên

6

Điểm nhịp thời gian đầy bút mực
Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn
Đất cảm trời thương người mến đức
An nhiên thầy bạn quý bình an.

Ngày mới đầy yêu thương
Chuyện cũ chưa hề cũ
An nhiên nhàn nét bút
Thảnh thơi gieo đôi vần

xem tiếp Chuyện đồng dao cho em Hoa Đất thương lời hiền Phục sinh giữa tối sáng Tỉnh lặng với chính mình Vui đi dưới mặt trời Vui bước tới thảnh thơi Vui sống giữa thiên nhiên Đọc “Ngụ ngôn thời @” Mười năm ở Bạc Liêu Chuyện cổ tích người lớn

2017-11-01_YenTu

Ngày Hạnh Phúc đọc lại kinh Dịch và lời khuyên của Trạng Trình: “Căn bản học Dịch là phải biết tùy thời, hướng thiện và lạc quan. Tùy thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả. Tùy thời mà vẫn giữ được trung chính.”

“Có nước nhỏ được biết đến nhờ những vũ khí hạt nhân tên lửa, trong khi thoát khỏi cảnh đói nghèo Việt Nam nhờ hạt gạo nhỏ nhoi. Có lẽ chiến tranh và đói khổ đe dọa đầu tiên mạnh mẽ nhất đến tính mạng và hạnh phúc con người. Việt Nam đã trải qua chiến tranh, nạn đói, vì vậy chúng ta cần có nhà bảo tàng riêng cho cây lúa và sản xuất lúa gạo. Vinh danh cây lúa và những người nông dân một nắng hai sương, nhiều người cho rằng là việc nên làm. Có lẽ ít cây trồng nào hy sinh, chịu đựng và cực khổ như cây lúa. Khi nắng hạn, lụt lội, khi bảo táp mưa sa cây lúa phải trần mình chịu đựng giữa bùn lầy. Để một ngày được hạt lúa vàng, hạt gạo trắng tinh dâng hiến cho con người…” (Đỗ Khắc Thịnh)

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
Hoàng Kim


Tiếng Việt lung linh sáng
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Chuyện đồng dao cho em
Bài đồng dao huyền thoại

Ca dao Việt “Cày đồng”
Mãn Giác thơ “Hoa Mai”
Tiếng Việt lung linh sáng
Thơ Việt ngoài ngàn năm

Trần Khánh Dư “Bán than”
Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Đặng Dung thơ Cảm hoài.

Dân ca truyền di sản
Ca dao lọc tinh hoa
Đầu tiên tới cuối cùng
Học ăn và học nói

xem tiếp Đọc 18 đường dẫn liên quan các mẫu chuyện văn hóa tại chuyên mục Tiếng Việt lung linh sáng https://hoangkimlong.wordpress.com/2022/02/20/tieng-viet-lung-linh-sang/

Cụ Nguyễn Quốc Toàn “mọt sách đền văn học, Lão Quán Lục Vân Tiên”, ngày 5 tháng 4 lúc 14:59 có bài viết DỊCH HAY PHÓNG TÁC ?? nguyên văn như sau:

1- Trong số ca dao Việt Nam nói về nghề nông và giá trị hạt gạo thì bài: “Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi! bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần” có mặt trong nhiều tuyển tập, như: • Tục ngữ ca dao dân ca VIỆT NAM của Vũ Ngọc Phan (1). • Tục ngữ ca dao VIỆT NAM của Hồng Khánh – Kỳ Anh sưu tầm biên soạn (2), • Ca dao VIỆT NAM do Bích Hằng tuyển chọn (3). Các tác giả của ba tập sách trên tuyệt nhiên không có chú thích gì về bài ca dao đó, làm người đọc đinh ninh là ca dao Việt Nam. Nhà phê bình danh tiếng Hoài Thanh cũng yên trí “đó là một trong những bài ca dao hay nhất của xứ ta từ trước” (4).***

2- Thực ra bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa…” là của Tàu, chưa rõ ai là tác giả. Một số bảo của Lí Thân, (李紳,772 – 846) người Vô Tích tỉnh Giang Tô, số khác cho là của Nhiếp Di Trung (聶夷中, 837 – 884) người Hà Đông. Có điều lạ, trong “Toàn Đường thi” (全唐詩) (5) bốn câu trên được xếp vào ngũ ngôn tứ tuyệt vừa để ở mục Nhiếp Di Trung vừa để ở mục Lí Thân. ***

3- Tui tìm thấy bản chữ Hán bài ca dao trên trong bộ “Đường thi tuyển dịch” của ông Lê Nguyễn Lưu gồm hai tập, kê cứu 1409 bài thơ của 173 nhà thơ Tàu. Lí Thân ở trang 1097, với hai bài thơ Cổ phong kỳ1 và Cổ phong kỳ kỳ 2. Dưới đây là bài Cổ phong kỳ 1 tui đang bàn tới 古風其一鋤禾日當午汗滴禾下土誰知 盤中餐粒粒 皆辛苦* Phiên âm Thơ Cổ phong Bài 1 Sừ hòa nhật đương ngọ Hãn trích hòa hạ thổ Thùy tri bàn trung xan Lạp lạp giai tân khổ *** Ông Lê Nguyễn Lưu dịch xuôi:Cày xới lúa đang lúc giữa trưa Mồ hôi giọt xuống đất dưới cây lúa Ai nghỉ đến bữa cơm dọn trong mâm Mỗi hột đều chứa nỗi đắng cay gian khổ Và ông Lưu dịch thơ:Cấy lúa giữa ban trưa Mồ hôi ngoài ruộng đổ Ai hay một bát cơm Hạt hạt đầy tân khổ*** Để thấy dịch giả Lê Nguyễn Lưu vừa lúng túng vừa tiền hậu bất nhất trong cách dịch của mình, tui phân tích hai chữ sừ (鋤) và hòa (禾) trong câu thứ nhất “sừ hòa nhật đương ngọ”.- Sừ (鋤) có hai trạng thái diễn đạt. Khi là danh từ, sừ (鋤) chỉ cái cuốc. Ví dụ Nguyễn Trãi nói với bạn là Hữu Nhân: 他年淽溪約, 短笠荷春鋤 : “Tha niên Nhị Khê ước, Đoản lạp hạ xuân sừ”, nghĩa là: Năm nào hẹn về Nhị Khê đội nón lá, vác cuốc đi làm vụ xuân”. Khi là động từ, sừ (鋤) chỉ sự cuốc, như cuốc đất cuốc cỏ.- Hòa (禾) là lúa chưa tuốt ra khỏi bông, chưa cắt ra khỏi rơm rạ. Kinh thi có câu: Thập nguyệt nạp hòa giá 十月納禾稼 Tháng mười thu vào thóc lúa.*** Nếu căn cứ vào tự dạng chữ Hán thì sừ hòa (鋤禾) phải dịch là cuốc lúa, nhưng cuốc lúa là sự vô lý nên ông Lưu thay cuốc bằng “cày” và thêm vào chữ “xới” thành ra “cày xới lúa đang lúc giữa trưa”. Ý dịch giả là người nông dân cày xới cỏ giữa những hàng lúa. Điều đó dẫn đến sự thậm vô lý khác. Là lúa (禾=hòa) đã chắc hạt, đợi tuốt ra khỏi bông cớ sao còn phải cày cỏ. Khi dịch ra thơ, học giả Lê Nguyên Lưu tùy tiện bỏ cuốc lúa,cày lúa, mà gọi là “cấy lúa giữa ban trưa” ***

Một nông dân Việt (hoặc một nhà thông thái Việt) nào đó thấy “sừ hòa nhật đương ngọ” có cái gì đó không ổn, nên dựa vào ý thơ để sáng tác thành một tác phẩm khác theo thể thơ lục bát truyền thống Việt, ai đọc vào cũng hiểu và thuộc nằm lòng ngay.

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thảnh hót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.***

Tiếc là cho đến nay chưa thấy một học giả nào tìm ra thân thế người phóng tác thiên tài đó. Chỉ biết là bốn câu ca dao trên đã thuộc về tài sản dân ca Việt Nam trong các tuyển tập. —————————–
(1) Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1971
(2) Nxb Đà Nẵng 2007
(3) Nxb Văn hóa Thông tin 2011
(4) http://www.thivien.net/viewwriting.php?ID=250
(5) huynhchuonghung.com
Bộ sách Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu

Cụ Nguyễn Quốc Toàn còn nói thêm: Có một sự thực ta phải chấp nhận, hàng ngày ta nói và viết đã dùng đến 80% âm Hán Việt. May mắn là chúng ta vẫn là người Việt của nước Việt Nam.

Anh Ruc Hung có hai nhận xét xin được chép lại :

1. Bài ca dao “Cày đồng…” từ lâu đã được nhiều học giả, nhiều tờ báo, trang Web…trong nước cùng xác định là có nguồn gốc từ bài thơ Đường “Mẫn nông (憫農)” của Trung Quốc rồi bác ạ. Trước sau đã có rất nhiều bản dịch bài “Mẫn nông” sang tiếng Việt và tất cả các bản dịch này đều gắn với tên dịch giả, chỉ duy nhất bản dịch “Cày đồng…” phiên bản ca dao mà bác NQT đang bàn là khuyết danh mà thôi. Tuy nhiên, điều lạ lùng là vượt lên tất cả, chính bản dịch khuyết danh phiên bản ca dao này mới là bản được nhiều thế hệ người Việt biết đến và ngưỡng mộ nhất, thậm chí còn đinh ninh đó là sản phẩm cổ phong bản địa và quyết không rời nó, dù sau này nhiều người đã biết nguyên tác có nguồn gốc ngoại lai! Tại sao vậy? Đó là một câu chuyện dài…Hình dung rằng, bản dịch thoạt đầu được TRUYỀN KHẨU bằng TIẾNG VIỆT trong dân gian, trải thời gian, được nhiều thế hệ tác giả vô danh kế tiếp chỉnh sửa, gọt dũa, đồng sáng tạo theo phong cách dân gian mà thành bản dịch hoàn chỉnh hơn, rất THOÁT, rất HAY, rất THUẦN VIỆT so với nguyên tác. Khi người Việt chưa có chữ viết, cũng như bao tác phẩm sáng tạo dân gian khác, bài “Cày đồng…” tồn tại trong ký ức cộng đồng và TRUYỀN KHẨU trong nhân gian cho đến khi các nhà sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian bắt gặp/nghe được, ghi chép lại, văn bản hoá vào công trình sưu tầm, nghiên cứu của mình và từ đó bài “Cày đồng…” trở thành một đơn vị trong dòng văn học dân gian (văn học trước khi có chữ viết) Việt Nam. Thế nên, không thể, thậm chí không cần đi tìm tác giả bản dịch bài “Cày đồng…” nữa, bởi bài thơ đã được sáng tạo lại, được dân gian hoá.

2. Vì lý do lịch sử, lý do tiếp xúc, tiếp biến văn hoá, không riêng gì bài ca dao “Cày đồng…” mà còn nhiều thể loại văn học dân gian Việt Nam khác cũng ảnh hưởng văn học Trung Quốc, nhưng không ai đặt vấn đề xem xét lại, hoặc gỡ bỏ khỏi kho tàng văn học dân gian nước nhà, bởi nó đã được Việt hoá cao độ và ăn sâu vào đời sống văn học, văn hoá, giao tiếp của người Việt. Chẳng hạn như trong hệ thống thành ngữ Việt Nam có không ít thành ngữ Trung Quốc được dịch và dân gian hoá (Việt hoá) để dùng (mà các nhà nghiên cứu cho là tương đồng):- Y cẩm dạ hành / Áo gấm đi đêm.- Cô thụ bất thành lâm / Một cây làm chẳng nên non.- Diệp lạc quy căn / Lá rụng về cội.- Gia miếu bất linh / Bụt chùa nhà không thiêng- Bão noãn tư dâm dật / No cơm ấm cật dậm dật khắp nơi- Bất cộng đái thiên / Không đội trời chung-….

Hoàng Kim có một câu hỏi nghi vấn: “Sáng tác Việt hay dịch?” Ví như “Tết Việt và Tết Trung” là xuất phát từ “Tiết Lập Xuân” hướng chính Đông của Việt Thường La Bàn Việt.

Chuyện đồng dao cho em
ĂN CHÁO NÓI CÀN KHÔN
Hoàng Kim

Hai ông ăn cháo nói chuyện càn khôn (1)
Bánh đúc Chợ Đồn cháo ngon Đồng Hới
Minh sư Hưng Đạo thấu hiểu Khánh Dư
Nhớ chuyện Vân Tiên yêu thương Lão Quán
Binh thư yếu lược chọn tướng cực tài (2)
Bát quái tùy thời lời dẫn kiệt tác (3)
Lửa hương vẹn kiếp sắt đá bền gan (4)
Đá Đứng sông thiêng (5) Linh Giang Minh Lệ

Ghi chú
(1) Bán than
Trần Khánh Dư

Một gánh càn khôn quẩy tếch ngàn,
Hỏi chi bán đó, gửi rằng than.
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn.
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp,
Thử xem sắt đá có bền gan.
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác,
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn.

Theo Đào Trung Kiên, chủ bút Thi Viện, bài thơ này tương truyền là của Trần Khánh Dư, song có người lại nói của một người đời chúa Nguyễn trong Nam.

Nguồn:
1. Trần Trung Viên, Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004
2. Trần Trọng Kim, Việt thi, NXB Tân Việt, 1949
3. Dương Quảng Hàm, Quốc văn trích diễm: Cao đẳng tiểu học độc bản, Kim Khuê ấn quán phát hành, 1928

(2) Lời dặn của Thánh Trần: Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” * (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77). Tám hạng tướng và bậc đại tướng theo Binh thư yếu lược có nhân tướng, nghĩa tướng, lễ tướng, trí tướng, tín tướng, bộ tướng, kỵ tướng, mãnh tướng, đại tướng. Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.” Trần Khánh Dư là tướng rất giỏi theo Lịch triều hiến chương loại chí thì ông được Trần Thánh Tông nhận làm Thiên tử nghĩa nam nhưng lại vướng phải vụ án gian dâm với Thiên Thụy công chúa là vợ Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Trần Khánh Dư được Trần Quốc Tuấn giao làm đại tướng. giữ chức phó đô thống tướng của ông.

(3) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.

(4) Trần Khánh Dư được Trần Quốc Tuấn giao làm đại tướng. giữ chức phó đô thống tướng của ông. “lửa hương vẹn kiếp’ “sắt đá bền gan” là thơ viết ý này. Lời dặn của Thánh Trần trích dẫn phép CHỌN TƯỚNG của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn:

Tám hạng tướng và bậc đại tướng

Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.

Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.

Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.

Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.

Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.

Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân,  giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.

Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.

Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.

Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”

(5) Đá Đứng chốn sông thiêng Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan / Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương/ Linh Giang chảy giữa vô thường / Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Đá Đứng chốn sông thiêng tại Làng Minh Lệ quê tôi ở Nam Sông Gianh cùng với Thiên Thụ Sơn ở Huế và Núi Đá Bia Phú Yên và Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai với Thiên Cấm Sơn An Giang là năm dấu ấn Nam Tiến của người Việt để thống nhất giang sơn về một mối. Đá Đứng chốn sông thiêng có câu chuyện ông già mù Cao Hạ đã khuyên tôi đổi tên từ Hoàng Minh Kim sang Hoàng Kim. Ông đến nhà tôi để đền ơn cha mẹ tôi đã cứu vớt con ông. Sau này cha mẹ tôi mất sớm “không được hưởng lộc con” (mà chỉ theo con che chở cho con lập nghiệp phương xa) và gia đình tôi đang êm ấm trở nên lưu tán không nhà, đúng như “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. Tôi đã lần lượt chép lại, để tiện theo dõi mời lần lượt đọc năm mục từ: 1) Làng Minh Lệ quê tôi; 2) Linh Giang Đình Minh Lệ; 3) Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; 4) Đất Mẹ vùng di sản; 5) Đá Đứng chốn sông thiêng; (tiếp theo kỳ trước).

Bạn Hoàng Minh Thuần ở TU Bình Thuận trao đổi tổng quát: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển.

(Tôi xin kể tiếp)
– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi

– Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..

– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.

– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen.

– Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.

– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói.Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi

Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:

– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.

Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.

Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.

– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói

– Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói

– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.

Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng.

Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con.

Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, mà theo con hưởng phúc và bảo bọc che chở cho con cháu.Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán.Tôi mồ cha mẹ từ nhỏ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, bom đạn giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ “

Thơ Đồng dao  thể thơ có nhịp đồng dao, với vần điệu vui tai, ẩn chứa giá trị giáo dục bình dân mà sâu sắc Nhiều minh sư khéo vận dụng lối diễn đạt này qua các tích cổ dân gian …

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là trang-ram-2.jpg

TRĂNG RẰM
Hoàng Kim

Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.

*

Đêm muộn
trăng rằm xuân thật sáng
ánh vàng đầy trời xanh
ta thì quen tháng nhớ
người vẫn lạ năm chờ
bài ca nhịp thời gian gõ cửa.

Đông qua là xuân tới
ngại chi đêm trở lạnh
lo chi ngày việc nhiều
biết nợ duyên nhân quả trời tạo nghiệp
hiểu chí thiện phước đức đất nuôi bền
đường xuân khát khao xanh

Vui đi dưới mặt trời
Bài ca nhịp thời gian

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-anh.jpg

NHỚ ANH
Hoàng Kim


Gốc mai vàng trước ngõ.
Trăng rằm lại nhớ anh.
Cành mai rung rinh quả.
Xuân sang lộc biếc cành.

Bài ca nhịp thời gian Run away with me https://youtu.be/_Bs4XcVufqY xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời là Nguyễn Ái Quốc Đường Kách mệnh năm 1927 đã viết Tư cách một người cách mệnh: Tự mình phải: Cần kiệm. Hoà mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng ham muốn về vật chất. Bí mật. Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể.

5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt  Giữ gìn vệ sinh thật tốt, Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Bài này của Bác là nhân Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam năm 1961, và được hoàn thiện thành sổ giải thưởng cháu ngoan Bác Hồ để thưởng

DẤU XƯA VÀ BẠN QUÝ
Đầy đặn niềm tin yêu

“Tay nâng hòn đất lặng yên
để nguyên là đất, cất nên là nhà”
Nguyễn Duy cát trắng bụi
Chuyện đồng dao cho em.

Chúc mừng Lễ ký kết hợp đồng dự án “Trung tâm học tập và phòng ngừa thảm họa ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” do Chính phủ Nhật Bản (GGP) tài trợ Sáng ngày 11.03.2021, trường Đại học Nông Lâm (ĐHNL), Đại học Huế (ĐHH) cùng UBND xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham gia buổi lễ ký kết trực tuyến Dự án “Trung tâm học tập và phòng ngừa thảm họa ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” được đề xuất trong khuôn khổ Chương trình viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản (GGP), thông qua Đại Sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Nguồn: Cổng Thông tin Diện tử Trường Đại học Nông Lâm Huế

Chào ngày mới tốt lành ! Chào ngày mới 11 tháng 3. Chuyện đồng dao cho em; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/…/chao-ngay-moi-11-thang-3/ An Le Van Giáo sư tiến sĩ, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế viết trên FB 11 3 2021 Ông YAMADA Takio Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Chính phủ Nhật Bản tại Việt Nam nói “ngày hôm nay cách đây 10 năm trước thảm hoạ động đất và sóng thần ở Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người…”. Và hôm nay ngày 11/3/2021 Chính phủ Nhật Bản đã ký tài trợ cho xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế dự án “Trung tâm học tập và phòng ngừa thảm hoạ”. Đây là món quà rất cảm động, nhân văn và sâu sắc! Xin cảm ơn Ngài Đại sứ, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, văn phòng JICA Hà Nội và Đại học Kyoto.

An Le Van @ Kim Hoàng trưa qua ông Bí thư xã nhắc lại câu chuyện về cây sắn “kilomet 94”. Nay KM 94 vẫn là nguồn thu nhập chính của người dân ở đây đó anh.

Kim Hoàng@An Le Van DẤU XƯA VÀ BẠN QUÝ Các thầy cô chăn nuôi đã tham gia Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP) với tính chất cộng đồng thật vui vẻ và tự nguyện, thanh thản và bình tâm, chẳng chút đắn đo, như thầy Dương Thanh Liêm, thầy Lưu Trọng Hiếu, thầy Trần Thế Thông, Thầy Bùi Xuân An, thầy Lê Văn An (nay là giáo sư Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế), TS. Nguyễn Thị Hoa Lý, PGS.TS Lê Đức Ngoan (nay là phó Hiệu Trưởng Đại học Nông Lâm Huế, chuyên gia chăn nuôi nghiên cứu tiếp nối cụm công trình bột lá của thầy Dương Thanh Liêm về sử dụng sắn làm thức ăn gia súc)… Quý Thầy dấn thân làm ‘người trong cuộc’, cũng đứng báo cáo, cũng bò ra thảo luận (như thầy Lê Văn An ở hình trên đây) thật hòa đồng, nên mới có sự thấu hiểu sâu sắc đến vậy. Những kỷ niệm một thời không quên
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-duong-thanh-liem/

DẤU XƯA VÀ BẠN QUÝ Kim Hoàng@ An Le Van, Trúc Mai cùng với Hoàng Kim và 15 người khác tại Huế ngày 5 Tháng 12, 2017 Ngày Hạnh Phúc của em là một ngày đặc biệt https://www.facebook.com/TrucMainaby/posts/1938762286139708 Hình ảnh này lắng đọng bài viết Chuyện đồng dao cho em, một sự đúc kết giáo dục và thực tiễn quý giá

ĐỜI NGƯỜI TRONG MẮT AI
Hoàng Kim

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau” (*)

(*) Ca dao cổ người Việt
Hoàng Kim (rút trong tập THƠ CHO CON)

đọc tiếp Chuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em/

NGÀY HẠNH PHÚC CỦA EM
Hoàng Kim


Ngày Hạnh Phúc của em
Một niềm tin thắp lửa
Thầy bạn và đồng đội
Cha Mẹ và Quê hương.

Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.
Ngày hạnh phúc của em

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim


Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo.
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi.
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng.
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa Vu Lan hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao Mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

#Thungdung
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Chuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em/ Học làm người việc đầu tiên Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần “Lênh đênh qua cửa Thần Phù Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm” “Chồng khôn thì được vợ chiều Vợ ngoan thì được chồng yêu suốt đời” “Người trồng cây hạnh mà chơi Ta trồng cây đức để đời mai sau” #Vietnamhoc thấm càng sâu #Thungdung hạnh phúc thấm câu ân tình

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Kỷ yếu Khoa Nông Học 65 năm thành lập Khoa
Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 65 năm Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Bài học quý giá biết chăm sóc sức khỏe
Secret Garden, Bí mật vườn thiêng 
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter


Advertisement

Thanh nhàn vui tháng năm

THANH NHÀN VUI THÁNG NĂM
Hoàng Kim

Đến tuổi an vui cụ Trạng Trình
#Thungdung vô sự chính thần tiên
Hưng nhà thịnh nước lơi lo nghĩ
Tăng gia phú quốc bớt ưu phiền
Phúc phận sướng thân vui hợp trẻ
Thiện lành nhàn hưởng thú #annhiên
Kết ngọc đường xuân đời quên tuổi
Vóc hạc ban mai nắng tỏa duyên

#Thungdung 568
#Dạyvàhọc Thanh nhàn vui tháng năm Đường xuân đời quên tuổi Giấc mơ lành yêu thương https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin.jpg

HÒN BÀ SÔNG NHA TRANG
Hoàng Kim

#Thungdung 539

Sắn Việt Đất Ông Hoàng
Nha Trang và A. Yersin;
Huyền thoại xứ Trầm Hương
Báu vật nơi đất Việt

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hon-ba-song-nha-trang

SẮN LÚA Ở PHÚ KHÁNH
Kim Hoàng
#Thungdung KM537

Sắn lúa ở Phú Khánh
Sắn Việt Đất Ông Hoàng
Chuyện ngậm ngãi tìm trầm
Hòn Bà sông Nha Trang

Giống sắn KM397

Nguồn gốc: KM397 là con lai của SM937-26 xBKA900 [Mã số trong sơ đồ lai KM108-9-1 x KM219 là tổ hợp lai kép (SM937-26 x SM937-26) x (BKA900 x BKA900)] do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm từ năm 2003 (Hoàng Kim và ctv 2009). Giống bố SM937-26 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1995 (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn và cộng sự, 1995). BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. KM397 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai giống cha mẹ SM937-26 và BKA900.

Việc chọn giống sắn tốt dáp ứng yêu cầu tiêu dùng, sản xuất thị trường, thích hợp điều kiện sinh thái, vẫn đang tiếp tục

Lúa sắn ở Phú Khánh

Giai đoạn 1999 – 2009, TS. Đỗ Khắc Thịnh, TS Hoàng Kim cùng với một số chuyên gia lúa, sắn ở Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam có được giao thực hiện một số đề tài dự án nhỏ lúa sắn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Khánh. TS. Hoàng Kim đã có dịp mang một nguồn một số gen giống sắn đa dụng ngắn ngày, ăn ngọn, kháng bệnh, chịu hạn tới những nơi vùng sâu vùng xa dân cần thuộc địa bàn dự án cho vùng khó khăn, . Đất nước và con người nơi đây đã lưu giữ những trầm tích thời gian và kết quả chọn giống mãi đến ngày nay. Đó là Chuyện ngậm ngãi tìm trầm. Huyền thoại xứ Trầm Hương, Các giống sắn thử nghiệm thuở ấy ở Phú Khánh đã có năm quần thể giống gốc, chung phả hệ di truyền gồm (five families):1) KM537 (KM397, KM318, SM937-26, C39*. C39); 2) KM414 (KM325, KM101, SC5, SC205, XVP); 3) KM440 (KM228, KM94 đột biến ); 4) KM444, 5) KM419 . Sơ đồ phả hệ tiến bộ giống sắn Việt Nam (Hình 1). Sự chấp nhận giống sắn của nông dân trong phát triển sản xuất sắn tại địa phương có tại chi tiết thông tin các báo cáo kỹ thuật. Sự bảo tồn và phát triển giống sắn là kinh nghiệm thực tiễn phổ quát và đặc thù.

Hình 1: Sơ đồ phả hệ tiến bộ giống sắn Việt Na

Năm 1992 (trước đó bảy năm, tại địa bàn tỉnh Phú Khánh), chi Đinh Thị Dục, Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông Phú Khánh đã mang hai giống sắn KM94 và SM937- 26 về khảo nghiệm và nhân giống tại Suối Dầu Phú Khánh Sắn Việt Đất Ông Hoàng, TS. Hoàng Kim là tác giả chính của hai giống sắn trên và là thư ký điều hành VNCP (chương trình sắn Việt Nam) đã theo chân đoàn khuyến nông lần đầu tới Khánh Vĩnh lối vào Hòn Bà. Năm 1995 giống sắn KM94 được công nhận là giống sắn đặc cách (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền , Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995). Giống sắn SM937-26 được công nhận là giống sắn sản xuất thử (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền , Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995) Sau đó Hai giống sắn này sau đó đã lan rộng khắp miền Trung. thành hai giống sắn chủ lực

Năm 1997 hại chuyên gia của CIAT là Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler được nhận huân chương “Vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp Việt Nam” Sắn Việt Đất Ông Hoàng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-dat-ong-hoang/. .

Năm 2017-2022 tiến sĩ Nguyễn Thành Phương, Viện KHKT duyên hải Nam Trung Bộ thực hiện đề tài “Một số giống cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế, phù hợp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, kết luận giống sắn SM937-26 là tốt nhất, đạt hiệu quả kinh tế, phù hợp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Giống sắn SM937-26 đáp ứng yêu cầu tiêu dùng, sản xuất thị trường, thích hợp điều kiện sinh thái Quá trình cải biến phả hệ giống gốc SM937-26 nay thành các giống sắn KM537, KM7, KM505, KM397, KM318 khác biệt tại bản tả kỹ thuât DUS và VCU

Dưới đây là tóm tắt nguồn gốcgiống, đặc tính giống của một số giống sắn

Giống sắn KM397
Nguồn gốc giống: KM397 là con lai của KM108-9-1 x KM219 là tổ hợp lai kép (SM937-26 x SM937-26) x (BKA900 x BKA900) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm từ năm 2003 (Hoàng Kim và ctv 2009). Giống bố SM937-26 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1995 (Trần Ngọc Quyền và ctv, 1995). BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. KM397 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai giống cha mẹ SM937-26 và BKA900.

Đặc điểm giống: KM397 có thân nâu tím, thẳng, nhặt mắt, không phân nhánh; lá xanh thẫm, ngọn xanh, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, thích hợp xắt lát phơi khô và làm bột. Thời gian thu hoạch 8-10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi 33,0 – 45,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,5 – 29,6%, tỷ lệ sắn lát khô 42,5 – 44,3%, năng suất tinh bột 9,2- 13,5 tấn/ha, năng suất sắn lát khô 13,8 – 17,6 tấn/ ha. chỉ số thu hoạch 60 – 63,0%. Giống sắn KM397 chịu khô hạn tốt, rất ít nhiễm sâu bệnh, thời gian giữ bột tương đương KM94.

Giống sắn KM444
          
Nguồn gốc giống :KM444 còn có các tên khác là HL2004-28 và SVN7 do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn ban đầu từ tổ hợp lai (GM444-2 x GM444-2) x XVP của nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) lai hữu tính năm 2003.

Đặc điểm giống: KM444có gốc thân hơi cong, phân cành cao. Lá màu xanh đậm, ngọn xanh nhạt. Dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng. Đặc điểm nổi bật của giống KM444 là rất ít nhiễm sâu bệnh. Năng suất củ tươi đạt 37,5 – 48,3 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt 28,3- 29,2%.

Giống sắn KM414
Nguồn gốc: KM414 là con lai của tổ hợp KM146-7-2 x KM143-8-1, Sự tạo giống này là do nhu cầu cấp thiết của sản xuất phải đổi màu vàng thịt củ của giống sắn KM101 có tên gốc là CMR 29-56-101 nhập nội từ Thái Lan Theo Hoàng Kim và đồng sự 2006b [24] giống sắn KM101 có phiếu nhập giống số No 28885, nhập 3020 + 1982 hạt giống sắn từ CIAT Thái Lan. Nhóm chọn giống sắn do tiến sĩ Hoàng Kim chủ trì đề tài chọn giống sắn đã lai tạo KM101 x sắn Lá Tre x KM539* để tạo thành giống sắn KM325, thịt củ màu trắng, nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu, bệnh cháy lá và nhện đỏ, sau này lại được hồi giao với giống sắn Lá Tre để trở thành giống sắn KM414 thích ứng rộng, ngày nay (Hình 1). Tổ hợp lai KM146-7-2 x KM143-8-1 có tích hợp và bồi dục gen mục tiêu KM98-1 và KM98-5 do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm năm 2003 (Hoàng Kim và ctv, 2009). Hai giống sắn KM98-1 và KM98-5 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT lần lượt công nhận giống năm 1999 và 2009 (Hoàng Kim và ctv, 1999; Trần Công Khanh và ctv, 2005). Giống sắn lai KM414 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai đầu dòng (elite clones) KM414a (KM98-1 làm mẹ) và KM414b (KM98-5 làm mẹ) nên phổ thích nghi rộng,trồng phổ biết ở vùng núi trung du phía Bắc và Duyên hải Bắc Trung Bộ .

Đặc điểm giống: KM414 hiện có KM414a (trên) và KM414b (dưới). Giống sắn KM414a người dân Tây Ninh thích giữ lại vì có nhiều đặc tính tốt: thích hợp làm sắn lát khô và làm bột. thân màu xám trắng, phân cành cao, lá xanh, ngọn xanh, củ to và đồng đều nhưng dạng củ không đều bằng giống KM419,   Năng suất củ tươi đạt 42,3 đến 52,3 tấn/ha; hàm lượng bột đạt 27,8 đến 29,5%.

Giống sắn KM414b có lá dạng hình lá tre tương tự giống KM325 nhưng dạng thân và dạng củ khác biệt rõ (hình). Giống sắn KM419b được nông dân Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai ưa thích giữ lại qua các khảo nghiệm giống tác giả vì giống KM414b chín sớm năng suất cao  thân màu xanh nâu (phân biệt rõ với KM325 thân xám đậm), ít phân cành, lá xanh, ngọn xanh, phân thùy sâu, củ to nhưng dạng củ không đều bằng giống KM419,   Năng suất củ tươi đạt 44,3 đến 50,0 tấn/ha; hàm lượng bột đạt 26,8 đến 28,3%.

Giống sắn KM325
Nguồn gốc: KM325 là kết quả chọn dòng tự phối đời ba của tổ hợp lai SC5 x SC5 theo hướng tạo dòng đơn bội kép kỹ thuật CIAT do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và khảo nghiệm. Giống sắn SC5 do Học Viện Cây trồng Nhiệt Đới Nam Trung Quốc (SCATC) chọn từ tổ hợp lai ZM8625 x SC8013 công nhận giống quốc gia năm 2000. Hom giống được nhập nội vào Việt Nam từ Viện Nghiên cứu Cây trồng Cận Nhiệt đới Quảng Tây (GSCRI) năm 2002. SC8013 có nguồn gốc từ SC205 là giống sắn phổ biến nhất ở Trung Quốc hiện nay.

Đặc điểm giống: KM325 có thân nâu xám, nhặt mắt, phân nhánh cấp 1, lá xanh đậm, xẻ thùy sâu, ngọn xanh, củ hình dạng đẹp, đều; thịt củ màu trắng (dân gọi KM325 là Sắn Lá Tre xanh phân biệt với SC205 là Sắn Lá Tre cọng đỏ).

KM325 đạt năng suất củ tươi  27,0 -58,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 26,2 – 27,6 %, tỷ lệ sắn lát khô 37,8 %, năng suất sắn lát khô 15,3 – 17,2 tấn/ha, nhiễm sâu bệnh nhẹ, chịu thâm canh, thích nghi sinh thái đất đỏ và đất xám Đông Nam Bộ, nhược điểm là hàm lượng tinh bột thấp và chất lượng cây giống không tốt bằng KM94, KM140.

Giống sắn KM228
Nguồn gốc: KM228 có tên khác là SVN4 và gần gũi nguồn gốc di truyền với KM440. Giống sắn KM228 là dòng đột biến chọn lọc từ 4000 hạt giống sắn KM94 đã qua chiếu xạ bằng nguồn Coban 60 trên hạt sắn khô do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam tạo chọn và khảo nghiệm. Giống sắn KM94 đã được trồng thuần cách ly và thu được trên 24.000 hạt sắn khô, sử dụng 16.000 hạt để tuyển chọn 18 cây đầu dòng ưu tú mang ký hiệu KM440 (KM440-1 … KM440-18), dùng 4000 hạt chuyển cho CIAT và sử dụng 4000 hạt để chiếu xạ đột biến lý học, nguồn Co 60 liều xạ 6Kr trên hạt khô cây đầu dòng KM440B, ký hiệu KM228 = KM440B = KM94 ***.
( Xem thêm
Nguồn gốc một số giống sắn mới http://cayluongthuc.blogspot.com/2012/06/nguon-goc-mot-so-giong-san-moi.html )

cảm ơn bạn quý Đỗ Khắc Thịnh gợi chuyện cũ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-dat-ong-hoang/

CHUYỆN NGẬM NGÃI TÌM TRẦM
Kim Hoàng
#Thungdung 575

Sắn lúa ở Phú Khánh
Sắn Việt Đất Ông Hoàng
Đường xuân đời quên tuổi
Giấc mơ lành yêu thương

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-ngam-ngai-tim-tram/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-dat-ong-hoang/

Phú Yên nôi lúa sắn
Giống sắn KM419 và KM440, nền tảng bảo tồn và phát triển
PHÚ YÊN GIẢI PHÁP SÁNG TẠO VÀ CÔNG NGHÊ GIỐNG SẮN
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Đình Phú, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Văn Minh và đồng sự.


Giống sắn KM568, KM539, KM440 đang thể hiện sự vượt trội trên ruộng sắn Đồng Xuân Phú Yên, hình ảnh và thông tin ngày 29 tháng 9 năm 2022. Đây là kết quả bước đầu của nội dung 1 “Nâng cấp cải tiến giống sắn chủ lực thương mại KM419, KM440 bằng cách hồi giao với KM539, KM537, KM534, KM94” thuộc nhiệm vụ khoa học thực tiễn cấp bách: ”Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên“; xem tiếp Bảo tồn và phát triển sắn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/ và Giống sắn KM419 và KM440 https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-san-km419-va-km440 và Phú Yên nôi lúa sắn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phu-yen-noi-lua-san/

SỰ THẬT TỐT HƠN NGÀN LỜI NÓI
Hoàng Kim

Việt Nam con đường xanh
Chung sức trên đường xuân
Vui đi dưới mặt trời
Sự thật tốt hơn ngàn lời nói
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/su-that-tot-hon-ngan-loi-noi/

Giống sắn KM568 trên ruông nông dân Phú Yên (giữa) rất sạch bệnh khảm lá virus (CMD) và bệnh chồi rồng CWBD, bên trái phía sau là giống sắn chủ lực sản xuất KM419 cũ nhiều và đồng đều nhưng nhiễm bệnh CMD mức 3,5; bên phải phía sau là giống chủ lực thương mại KM440 kháng bệnh CMD cấp 2 và CWBD cấp 1,5. Giống sắn KM568 là kết quả đề tài nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh Phú Yên.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/

CÁNH CÒ BAY TRONG MƠ
Hoàng Kim

#Thungdung 574

Cánh cò bay ở trong mơ
Em tôi bạc tóc bao giờ mới xanh
Vầng trăng tròn khuyết thác ghềnh
Gieo lành gật thiện trời dành phận cho.
.
#Thungdung https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thungdung/

573

Cánh cò ông Noel
vầng trăng mẹ hiền
mang đến cho em
giấc mơ hạnh phúc

khi ban mai tỉnh thức
mọc sớm sao tình yêu
thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …

Cánh cò bay trong mơ
Ca dao em và tôi
Bảng lãng cánh cò
Bay giữa nhân gian.

Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:

“Tháng giêng, tháng hai,
Tháng ba, tháng bốn,
Tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm
Được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên
Mua con gà mái
Về nuôi hắn đẻ
Ra mười quả trứng
Một trứng: ung
Hai trứng: ung
Ba trứng: ung
Bốn trứng: ung
Năm trứng: ung
Sáu trứng: ung
Bảy trứng: ung
Còn ba trứng
Nở được ba con
Con: diều tha
Con: quạ bắt
Con: mặt cắt xơi
Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.

Gốc mai vàng trước ngõ
Nhà tôi chim làm tổ
Thương câu thơ lưu lạc
Đồng xuân lưu dấu hiền

Ngọc Phương Nam ngày mới
Nhà tôi giấc mơ xanh
Chuyện đồng dao cho em
Tím một trời yêu thương

Cánh cò bay trong mơ
Hoa Lúa, Hoa Đất; Hoa Người
Xanh một trời hi vọng
Giấc mơ lành yêu thương

BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim

Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ Cha kính Mẹ ấy là chân tu.

*

Cười nhiều Giận ít
Vui nhiều Lo ít
Làm nhiều Nói ít
Đi nhiều Ngồi ít
Rau nhiều Thịt ít
Chay nhiều Mặn ít
Chua nhiều Ngọt ít
Tắm nhiều Lười ít
Thiện nhiều Tham ít

*

Phúc hậu và an nhiên
Trái ý không nóng giận
Thức ngủ cần hài hòa
An lành môi trường sống
Lao động và nghỉ ngơi
Chín điều lành hạnh phúc
Minh triết cho mỗi ngày
Bạn gieo lành gặt thiện
Yêu thương trong tầm tay.

*

Dây dã tường vi thật dẻo dai
Ba con ngỗng trong một đàn
Một bay về Đông, một bay Tây
Và một bay trên tổ chim cúc cu.

*

Mình ghé thăm nhau chốn núi non
Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương
Khoai ngon, lạc béo thơm xôi đỗ
Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng

*

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người, Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là goc-mai-vang-truoc-ngo.jpg


Thanh thản an vui dạo dọn vườn
Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương
Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng
Tâm sáng an lành trải gió sương
Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt
Mới hay nhà phước lắm con đường
An nhiên vô sự là tiên cảnh
Sớm Xuân mai nở nắng vàng ươm

*

Tách cà phê ban mai
Gió mù sương đầy núi
Suối nguồn thao thiết chảy
Nhạc rừng đầy tiếng chim.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-dong-dao-huyen-thoai/

THANH NHÀN VUI THÁNG NĂM
Hoàng Kim


FB lưu thật tài những hình ảnh , ghi chép và video ngày này xưa và nay. Cách hạnh phúc là trân trọng những gì mình có; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/

:https://youtu.be/pG-A1XD32-M

THUNG DUNG CHÀO NGÀY MỚI
Hoàng Kim


A Na Bình Minh An
Chốn vườn thiêng cổ tích
Thung dung chào ngày mới
Hoàng Gia Ngọc Phương Nam

https://youtu.be/FLxmnbU3KSs

THANH NHÀN VUI THÁNG NĂM
Hoàng Kim và Hoàng Long

Sắn Việt Nam ngày nay
Giống bắp nếp Nông Lâm
Hoàng Long cây lương thực
Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim

Sớm mai ngắm mai nở
Thanh nhàn vui tháng năm
Học lời hay của bạn
Trân trọng ngọc riêng mình..

Sớm mai ngắm mai nở
Ngắm đức Phật và cây
Lang thang vườn cổ tích
Ta vui chơi chốn này

Nhớ xưa dưới tán cây
Cùng Norman trò chuyện
Con đường xanh giấc mơ
Dạo chơi vui cùng Goethe

Noi theo dấu chân Bụt
Hai bảy năm với Người
dưới tán bồ đề xanh,
kẻ tầm đạo thành đạo

Tám mươi tuổi Niết Bàn
Sa la hoa trắng muốt.
Sớm mai ngắm mai nở
Thanh nhàn vui tháng năm

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/

SỚM XUÂN NGẮM MAI NỞ
Hoàng Kim

1
Sớm xuân ngắm mai nở
Giấc mơ lành yêu thương
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Nhớ Viên Minh, Hoa Lúa

Sớm mai ngắm mai nở
Vận khí và vận mệnh
Chín điều lành hạnh phúc
Việt Nam con đường xanh.

Xuân sớm Ngọc Phương Nam
Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Xuân ấm áp tình thân
Giấc mơ lành yêu thương

‘Hứng mật đời thành thơ
việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình. Đến Trúc Lâm
năm việc lớn Hoàng Thành
Đất trời xanh Yên Tử”.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-ban.jpg

HOA MAI TRONG TẾT VIỆT
Hoàng Kim

Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Mai vàng là hoa xuân Tết Việt. Hoa mai là biểu tượng mùa xuân, may mắn, vui tươi trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.

Tết cổ truyền Việt Nam hình ảnh biểu trưng là hoa mai, hoa đào, bánh chưng . Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867- 1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001), “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” “Hai mươi tư tháng sáu Lên ngọn núi này chơi Ngẫng đầu mặt trời đỏ Bên suối một nhành mai (Hồ Chí Minh 1890-1969); … Đó là một số tác gia và tác phẩm tiêu biểu về Hoa Mai.

Hoa Mai Thi Thiệu Ung Trung Quốc đối sánh với Hoa Mai thơ Mãn Giác Việt Nam đã cách đây trên dưới ngàn năm, cùng với Tảo Mai Trần Nhân Tông và Cự ngao đới sơn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cách đây trên năm trăm năm. Những bài thơ trên là những dự ngôn rất sâu sắc về quy luật của tạo hóa. Tôi xin được trích dẫn mà không lạm bàn ; xem tiếp Hoa Mai trong Tết Việt

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là NLU.jpg

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Quê Hương saxophone hay nhất của Trần Mạnh Tuấn
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

#ana

A NA TÌM ĐƯỢC NGỌC
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Bình Minh An ngày mới
Lạc vào xứ sương mù
A Na bà chúa Ngọc
A Na Bình Minh An

Chị Sóc cùng Harry, Na
Giữa trời xanh tuyết trắng
Có hoa đào hồng thắm
Núi Phú trời bình yên

Chị Sóc là cô Tiên
Giữa một vùng cổ tích
A NA tìm được Ngọc
Harry vui thích cười

BÌNH MINH AN NGÀY MỚI
Hoàng Kim

Bình Minh An ngày mới
Lạc vào xứ sương mù
A Na bà chúa Ngọc
A Na Bình Minh An

Đoàn tụ đất phương Nam https://youtu.be/kdP9-NtK33shttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/a-na-binh-minh-an/

Thung dung chào ngày mới https://youtu.be/3zh6NTZa0D0

PHO TƯỢNG NGỌC QUAN ÂM
Hoàng Kim

Sáng mãi ngọc lưu ly
Pho tượng Ngọc Quan Âm
Bài đồng dao huyền thoại
Đường xuân đời quên tuổi
Ngày mới Ngọc cho
đời

Chuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/2023/03/29/chuyen-dong-dao-cho-em/ Hiếu học là con đường Thiện lành vui đích đến #Annhiên #Dayvahoc #Thungdung #cnm365 #cltvn #ANA mỗi ngày #ANA A Na tìm được Ngọc https://hoangkimlong.wordpress.com/category/a-na-tim-duoc-ngoc/

A NA TÌM ĐƯỢC NGỌC
Bạch Ngọc Hoàng Kim


A Na bà chúa Ngọc
A Na Bình Minh An
A Na tìm được Ngọc
Ai bảo chăn trâu là khổ?
Ai Cập bạn tôi ở đấy
Ai chợp mắt Tam Đảo
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai thương núi nhớ biển
An nhiên nơi tĩnh lặng
An Viên Ngọc Quan Âm
An Viên Phước Hoàng Gia
An vui cụ Trạng Trình
Andersen Đan Mạch
Ân tình đất phương Nam
Ông bà và con cháu

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/a-na-tim-duoc-ngoc/

ANA TÌM ĐƯỢC NGỌC

#ANA tìm được Ngọc https://hoangkimlong.wordpress.com/category/a-na-tim-duoc-ngoc/

A Na tìm được Ngọc 89 https://youtu.be/1Ig9xxvTR0M

A Na tìm được Ngọc 62 https://youtu.be/texepceq8ho

A Na tìm được Ngọc 60 https://youtu.be/0HK-YuSIAEE

A Na tìm được Ngọc 54 https://youtu.be/63jp6Go-OlE

A Na tim được Ngọc 09 https://youtu.be/MJf21Apjmw8

A Na tìm được Ngọc 01 https://youtu.be/dierYq7YEqM

A Na tìm được Ngọc Tiếng Việt lớp 1 sách Chân trời sáng tạo Tập 1 có 188 trang https://youtu.be/F4I6T2oEBUc học vần và ghép vần https://youtu.be/MJf21Apjmw8


Video yêu thích
Ta đã thấy gì trong đêm nay‘, nhạc và lời Trịnh Công Sơn, giọng ca Hoàng Trang.
Những bài hát hay nhất của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (25 bài)
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn Kim on Facebook, Kim on Twitter

Thế giới trong mắt ai

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là vietnamtoquoctoi.jpg

Tỉnh thức cùng tháng năm
THẾ GIỚI TRONG MẮT AI
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

#Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay; Thế giới trong mắt ai (hình) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai ; #cnm365 #cltvn 28 tháng 3 https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-28-thang-3 / ; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/tinh-thuc-cung-thang-nam/

“Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình”. Đêm trắng và bình minh Hoàng Kim lời tâm đắc. Thế giới trong mắt ai, chúng ta trầm tĩnh theo dõi thế giới chuyển biến. Thông tin nhanh về Việt Nam quan hệ quốc tế và một số bài học thêm có liên quan .https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/ .

“Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đường lối cách mạng của nước Việt Nam ngày nay thích hợp bền vững trong tình hình mới, thời đại mới, đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết tinh hoa tại bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” xác định rõ đường lối, quan điểm, tầm nhìn chiến lược, cương lĩnh và kế hoạch hành động:“Đoàn kết ‘xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh’ như di nguyện của Bác Hồ kính yêu”; “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Ph át triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (in đậm để nhấn mạnh HK); Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện“.

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kim

Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh.

Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Văn kiện đại hội Đảng XIII đã xác định 10 giải pháp cơ bản):

1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.

2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;

3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế;

4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô;

5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới;

6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân;

7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;

8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;

9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế;

10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.

Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định:

1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp.

2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.

3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản;

4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp.

5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành

Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002.

Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách.

Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.

Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh

1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân”

2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định;

3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu.

Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng hiệu quả chính sách đầu tư trong điểm.

Nước Nga và Châu Âu https://youtu.be/m_eVwIX2ZJ0

Thế giới trong mắt ai
Nước Nga và Châu Âu
Gia Cát Mã Tiền Khóa
Thế sự bàn cờ vây

Bài học lớn muôn đời
Việt Nam con đường xanh,
Minh triết Hồ Chí Minh
Chợt gặp mai đầu suối

Xuân sớm Ngọc Phương Nam

Toàn cảnh Thời sự Nổi bật Việt Nam và Quốc tế
Báo Nghệ An Tổng thống Putin và tình bạn dành cho “Lục địa đen”, cạnh tranh với Mỹ, Trung https://youtu.be/k75l13H4dQ0 ; Nga rạch ‘miếng bánh’ Ukraine như Triều Tiên, cuộc chiến sắp đến lúc an bài? | TGN https://youtu.be/ZshYs8oWSmA ; Toàn cảnh tin thế giới 28/3 Bình luận Nga Ukraine mới nhất: Vì sao lãnh đạo 40 nước châu Phi đến Nga cùng thời điểm Tập Cập Bình? https://youtu.be/OIyp1pV2rrE ; Nga Ukraine mới nhất 27/3 | Ukraine lật ngược thế cờ khiến Nga “tiến thoái lưỡng nan” ở miền đông https://youtu.be/MYnicMJqaUk ; Quốc hội chất vấn Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí – VNEWS https://www.youtube.com/live/kHDHzI5SGJw?feature=share ; Toàn cảnh tin thế giới 23/3: Ukraine bắn 7.000 đạn pháo/ngày, tự tin sẽ thắng Nga ở Bakhmut https://youtu.be/p5Zl1rZmPPM ; Cập nhật Nga và Ukraine sáng 23/3 Nga kiểm soát mọi ngả đường vào Bakhmut, UAV Nga né tên lửa. TV24h https://youtu.be/qX6-pU2MgHg ; Câu chuyện thế giới 22/3,Trung Quốc bước vào cuộc chiến ủy nhiệm với NATO qua chuyến đi của ông Tập? https://youtu.be/Fkk4ygMjxkM ; Toàn cảnh tin thế giới mới nhất 22/3 Nguy cơ nước Mỹ nổ tung sau cảnh báo ông Trump sắp bị bắt.TV24h https://youtu.be/Lh6jJRWiHGs ; Hé lộ bài phát biểu gây chấn động của Tổng thống Nga Putin | Bình luận quốc tế mới nhất | TV24h https://youtu.be/mtE-LpylFWs ; 21 3 2023 Cùng Nga chống lại phương Tây, Trung Quốc đặt ra mục tiêu gì? Báo Nghệ An https://youtu.be/H7GQoUp2pX0 ; Hé lộ chiến thuật kinh điển giúp Nga thành công ở Bakhmut. Bình luận Nga – Ukraine mới nhất | TV24H https://youtu.be/lt8b4VtTiTA ; Thời sự quốc tế 21/3 | Tiêm kích Nga và B-52 của Mỹ so kè giữa lúc hội đàm với Trung Quốc | FBNC https://youtu.be/C3OCocOLLRs ; Toàn cảnh Nga tấn công Ukraine sáng 21/3: Trùm Wagner tiết lộ về cuộc tấn công sắp tới của Ukraine | TV24H https://youtu.be/H8v2CNVvDvI ; Tin quốc tế 21/3 | 10 năm, 40 cuộc gặp: Thấy gì từ chuyến thăm Nga của chủ tịch Trung Quốc ? | FBNC https://youtu.be/NuGtkozNaLw ; Vì sao kinh tế Nga vẫn chịu đựng tốt sau 1 năm cấm vận? | Bình luận quốc tế | FBNC https://youtu.be/iVx0F05o_EQ ; 18 3 2023 Câu chuyện thế giới 18/3 | Vai trò của công nghệ trong cuộc chiến ở Ukraine | FBNC https://youtu.be/685A5ojaKTA ; Bình luận Quốc tế Đại tá Lê Thế Mẫu: Xung đột Nga-Ukraine đã trở thành chiến tranh thế giới phức hợp đầu tiên | FBNC https://youtu.be/Cf87DDLwInw ; Toàn cảnh quốc tế 17/3 | Tổng hợp tin thế giới nổi bật nhất 24h | FBNC https://youtu.be/snY7RTjChUk 17 3 2023 Nga sẽ chấp nhận “hình hài chú nhím” của Ukraine?Báo Nghệ An https://youtu.be/DD8eAB4egHo TRỰC TIẾP Tin Thế Giới Sáng 14/3: Nga Tặng Trung Quốc ‘Món Quà’ Bất Ngờ Khiến Phương Tây Hoảng Loạn https://www.youtube.com/live/MF_YfZuf0o8?feature=share ; Trung Quốc: Lễ bế mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV | VTC Tin mới https://youtu.be/LhEJvqsHzw8 ; VTV1 Toàn cảnh Thế giới https://vtv.vn/video/toan-canh-the-gioi-12-3-2023-608943.htm ; TRỰC TIẾP Tin Thế Giới Sáng 13/3: Châu Âu NGUY CẤP Trước Đòn Khí Đốt Nga, Đối Mặt THẢM CẢNH ; Thời sự Quốc tế sáng 12/3 – Tin nóng Thế giới mới nhất – VNEWS https://youtu.be/Wjwvo5rr8DM Tin Sáng 10/3 | Hé lộ nội dung cuộc đàm phán bí mật khiến TT Putin chấm dứt bao vây Mariupol | FBNC https://youtu.be/KMDaZWa-zTM; Nga: Đức, Pháp, Ukraine đã chơi trò bịp bợm, và giờ phải trả giá https://youtu.be/GzP8lohovUI ; Tin quốc tế 8/3 | Nga mở rộng căn cứ không quân; trả giá đắt ở Bakhmut ? | FBNC ‘Đài Loan là lằn ranh đỏ đầu tiên mà Mỹ và phương Tây không được phép vượt qua’ https://youtu.be/lgM6PlPv2jA ; Phương Tây thừa nhận một số điều Tổng thống Putin đã đúng https://youtu.be/4s1cWzKqVmg Thời sự 11h trưa ngày 5/3 – Tin nóng Thế giới mới nhất – VNEWS https://youtu.be/Ehz7jo3o-5Q ; 4.3 2023 Cuộc cạnh tranh quyết liệt trên chính trường giữa Nga và EU để giành ưu thế ảnh hưởng ở châu Phi https://youtu.be/U9rd_AzqSP4 ; Thời sự quốc tế 4/3 | Mỹ viện trợ cho Kiev, gồm thiết bị “độc nhất vô nhị” trên chiến trường Ukraine https://youtu.be/zoMlJ5GWDak ; 3.3 2023 Bị tố “thân Nga”, Trung Quốc đặt cược vào trò chơi ở Ukraine? https://youtu.be/5D1wk-JpuGI ; Đóng băng di sản cuối cùng của Nga-Mỹ, vũ khí hạt nhân ngày càng cận kề https://youtu.be/X_fO3sTUrqY ; Hé lộ bí mật Nga sắp đáp trả, khiến “vòng kim cô” của phương Tây sẽ rơi https://youtu.be/qXYYtXqKtFk ; Nga đã ‘đánh bật’ Pháp khỏi châu Phi? – Tin thế giới – VNEWS https://youtu.be/72AwROJRZvg ; Xung đột Nga – Ukraine khơi mào trật tự thế giới mới; Thế giới đa cực để giảm thiểu rủi ro toàn cầu? https://youtu.be/eq1ncQ687Ws Toàn cảnh Nga tấn công Ukraine sáng 3/3 Thủ tướng Hungary kêu gọi EU lập liên minh quân sự riêng https://youtu.be/9SBDRdIKaJU Tin Thế Giới Sáng 03/3 | EU TỰ CẮT ĐỨT ĐƯỜNG LUI Của Mình Khi Công Khai Đối Đầu Nga https://www.youtube.com/live/7HJkIP8RB30?feature=share 2.3.2023 Tiểu sử tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng | VTC Tin mới https://youtu.be/hkeW-gPK3oc Câu chuyện thế giới 2/3, Mỹ cần làm gì để củng cố lòng dân khi viện trợ cho Ukraine trong năm thứ 2? https://youtu.be/1Ct0q6XdquA Toàn cảnh Thời sự Quốc tế chiều 2/3 Nga tấn công dữ dội, Ukraine thừa nhận khó giữ Bakhmut | TV24h https://youtu.be/tEHKkXMKtkk 27 2 2023 Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân: Thổ Nhĩ Kỳ là nhân tố quan trọng trong chiến sự Ukraine – Nga https://youtu.be/T0vn2BSHG7Y 25 2 2023 Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Thế giới đang trở thành đa cực hỗn loạn | VTC Now https://youtu.be/8ZaHPSTkjYI Toàn cảnh Nga tấn công Ukraine sáng 24/2 Tròn một năm xung đột Nga Ukraine, lộ diện bên chiến thắng? | VTC TV24h 4,59 Triệu người theo dõi https://youtu.be/m99AS2e_2lY Các nước phản ứng trái chiều với lập trường của Trung Quốc trong xung đột Ukraine | VTC Tin mới https://youtu.be/wpWBEHfoCW4 ; Dự báo 3 kịch bản xung đột quân sự Nga – Ukraine trong năm 2023 | VTC Tin mới https://youtu.be/ZGEhO9m-7Ws ; Thế giới trong mắt ai https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/

Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 4 tháng giao tranh. Đồ họa: Washington Post.

Cục diện chiến trường Nga Ukraine . Đồ họa: Washington Post.

Thế giới trong mắt ai Gia Cát Mã Tiền Khóa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/gia-cat-ma-tien-khoa/ Chúng ta năm mới chuyên tâm làm việc chính Thượng Đức thương nhìn lại (ảnh) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thuong-duc-thuong-nhin-lai Chính Ngọ đoán Kinh Dịch: Bảo tồn và phát triển sắn bảy năm nhìn lại. Cách mạng sắn Việt Nam 22 7 2016 The cassava revolution in Vietnam by Le Huy Ham, Hoang Kim, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai and Reinhardt Howeler 2016. We created this video with the YouTube Slideshow Creator https://youtu.be/81aJ5-cGp28 Trung Quốc trong mục tiêu “100 năm lần thứ 2” | Bàn tròn thế sự https://youtu.be/H-kC5XG1amY; Bàn tròn thế sự Nghệ An TV https://youtu.be/MhYc-AaD-YY; Quan hệ Mỹ – Trung sẽ có biến động mạnh trong năm 2023 | FBNC https://youtu.be/OzrFH9nLBqk Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân: Kinh tế châu Á sẽ chiếm 3/4 mức tăng trưởng toàn cầu | VTC Tin mới https://youtu.be/vEbhM6UPeHc Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Xung đột Nga- Ukraine, Việt Nam chọn công lý, chọn lẽ phải | VTC Now https://youtu.be/dXf76sWGNbU https://youtu.be/Cx1eECXjaeI; Địa lý Ukraina, tranh chấp là định mệnh https://youtu.be/aCV2WOyrUhw; Tỉnh thức cũng tháng năm Nhớ lại và suy nghĩ https://youtu.be/YnasCy_M3E8 Kính chúc vui khỏe an lành Xuân ấm áp tình thân https://youtu.be/LQyzqSNXHK8 tích hợp bài học lịch sử Hội nghị Pari về Việt Nam (trích BBC online) ngày này năm xưa,

1 Vote

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
#Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;
Đàn Nam Giao thành phố Huế (hình) Lời ru nhớ núi sông ; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-ru-nho-nui-song ; Câu cá bên dòng Sêrêpôk https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-ca-ben-dong-serepok; #cnm365 #cltvn 28 tháng 3 https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-28-thang-3/ ; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/tinh-thuc-cung-thang-nam/

CNM365 Tình yêu cuộc sống https://hoangkimlong.wordpress.com; #tinhyeucuocsong  #hoangkimlong,  #hoanggiaBan mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng năm; Lên Trúc Lâm Yên TửĐêm Yên Tử; An vui cụ Trạng Trình; Trăng rằm Ngọc Quan Âm; Pho tượng Ngọc Quan ÂmNhớ Viên Minh Hoa Lúa; Ai bảo chăn trâu là khổ?; A Na tìm được Ngọc; Hoàng Tố Nguyên tiếng TrungHoàng Long cây lương thực;  Hoàng Kim chuyện đời tôi; Chọn giống sắn Việt Nam; Thầy nghề nông chiến sĩ;  Kim Notes lắng ghi chú; Thầy bạn là lộc xuân;  Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Sóc Trăng Lương Định Của;  Thầy Quyền thâm canh lúaThầy Xuân canh tác lúa; Thầy Vũ trong lòng tôi; Thầy Luật lúa OMCS OM;  TTC Group Sen vào hè;  ĐHNN2 Hà Bắc nay và xưa; Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc;   Sự chậm rãi minh triết; Họ im lặng như núiVăn chương ngọc cho đời; Chính Ngọ đoán Kinh Dịch; An nhiên; Một gia đình yêu thương; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Kim Notes lắng ghi chú; Chung sức trên đường xuân; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Quà xuân thật tuyệt vời; Xuân ấm áp tình thân; Chuyện đời không thể quên; Thời chuyển mùa nhớ bạn. Nước Nga và châu Âu; Giống sắn KM140 VIFOTEC; Bảo tồn và phát triển sắn; Vietnamese cassava today; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Trần Khánh Dư Vạn Kiếp; Nhớ bài thi tuổi thơ; Trường học hướng ban mai; Thơ tặng mùa yêu thương; Bà Đen; Sholokhov người sông Đông Nhớ kỷ niệm một thời; A Na Bình Minh An; A Na bà chúa Ngọc; Truyện George Washington; Sắn Việt Nam và Kawano, Cassava and Vietnam: Now and Then. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Công viên Tao Đàn HCM; Đêm trắng và bình minh; Mạc triều trong sử Việt; Ngày mới Ngọc cho đời; Hoa Lúa giữa Đồng Xuân; Thăm thẳm trời sông Thương; Nha Trang và A. Yersin; Nha Trang thơm trầm hương; Nha Trang biển và em; Sắn lúa ở Phú Khánh; Ức Trai tâm tựa Ngọc; Xuân sớm Ngọc Phương Nam; Tháng ba hoa hồng trắng; Qua Mang Thít Vĩnh Long; Nơi một trời thương nhớ; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Sớm xuân kênh Thị Nghè; Nhà Trần trong sử Việt; Sơn Nam ông giá Nam Bộ ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Thầy bạn là lộc xuân; Trăng rằm Ngọc Quan Âm ; An nhiên; Champasak ngã ba biên giới ; Điểm hẹn chốn đồng tâm; Lào hoa trắng nắng Mekong; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Thành tâm với chính mình; Soi sáng lại chính mình ; Tím một trời yêu thương; Giấc mơ lành yêu thương; Ngôi sao mai chân trời; Công viên Tao Đàn HCM; Hậu duệ của mặt trời; Xuân sớm Ngọc Phương Nam; Đến với Tây Nguyên mới; Giống lúa siêu xanh GSR65; Giống lúa siêu xanh GSR90; Nguyễn Duy cát trắng bụi; Nguyễn Khải thầy văn ViệtSự chậm rãi minh triết; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Họ im lặng như núiVăn chương ngọc cho đời; Chính Ngọ đoán Kinh Dịch; An nhiên; Một gia đình yêu thương; Kim Notes lắng ghi chú; Chung sức trên đường xuân; An vui cụ Trạng Trình; Quà xuân thật tuyệt vời; Chuyện đời không thể quên; Thời chuyển mùa nhớ bạn. Thế giới trong mắt ai. Hạnh Phúc khát khao xanh ; Phúc hậu thanh thận cần ; Càu hiếu nối bờ thương; Trân trọng Ngọc riêng mình; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Quốc Công đạo làm tướng; Ngồi tựa đỉnh non xanh; Thượng Đức thương nhìn lại; Tô Đông Pha Tây Hồ; Cây bồ đề nhà tôi ; Ngắm dấu chân thời gian; Gốc Bồ Đề vườn xưa ; Ấn Độ địa chỉ xanh; Linh Giang sông quê hương; Câu cá bên dòng Sêrêpôk

Johan amos comenius 1592-1671.jpg

Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Ngày 28 tháng 3 Ngày nhà giáo Slovakia, (nhằm ngày sinh của Jan Amos Komenský nhà giáo ngôn ngữ học, khoa học tự nhiên, nhà chính trị, triết học sinh ngày 28 tháng 3 năm 1592, mất ngày 15 tháng 11 năm 1670.. Ngày 28 tháng 3 năm 1868 ngày sinh Maxim Gorky, tác gia người Nga mất năm 1936. Ngày 28 tháng 3 năm 1930, Hai thành phố lớn của Thổ Nhĩ Kỳ là Constantinopolis và Angora được đổi mới tên gọi Istanbul và Ankara do quốc phụ nước này Mustafa Kemal Atatürk trong quá trình cải cách.. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 3: Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt; Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-3/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-28-thang-3/

LỜI RU NHỚ NÚI SÔNG
Hoàng Kim

Việt Nam đất nước con người
Quê hương sông núi muôn đời yêu thương
Sông Đồng Nai Núi Chứa Chan
Chán chưa, chưa chán lại càng chứa chan

Hoành Linh, Kỳ Lộ, Bà Đen,
Chung Sơn, Đại Lãnh, ân tình nước non…
Thiên Thụ Sơn, Chư Yang Sin
Nhớ Bảy Núi Thiên Cấm Sơn Chùa Đồng

Mình về mình có nhớ không
Chứa chan lòng lại giục lòng nhớ thương
Chân đi muôn dặm nẻo đường
Phải đâu cứ đất quê hương mới là …

Đêm nằm nghe gió thoảng qua
Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê
Chợt dưng lòng lại gọi về
Vùng quê xa với gió hè chứa chan

Vục đầu uống ngụm nước trong
Nhớ miền ký ức ngọt dòng sông xanh
Thương từ chốn cũ xa em
Nhớ lên núi biếc mây xanh lững lờ

Xa nhau từ bấy đến chừ
Một vầng trăng khuyết sẻ chia đôi miền
Mình về nơi ấy đồng xuân
Ai đi ngậm ngãi tìm trầm mà thương

Nằm đêm lưng chẳng tới giường
Chứa chan nhớ núi, nhớ rừng canh khuya
Trường Sơn lá đỏ xa mờ
Thái dương nhớ thuở tiến vô Sài Gòn.

Mảng cầu chín nhớ mười mong
#Khátkhaoxanh vẹn thủy chung khải hoàn
Phong trần năm tháng gian nan
Đường xuân hạnh phúc bình an chí bền …

#Thungdung đời cứ #annhiên
Đất quen tính thuộc dịu đêm mát ngày
Du xuân thiên hạ đủ đầy…
Đồng xuân thương nhớ nơi này chứa chan.

SÔNG ĐỒNG NAI YÊU THƯƠNG
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Cuối dòng sông là biển
Sông Đồng Nai yêu thương

Ban mai chào ngày mới
Ân tình đất phương Nam


xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-dong-nai-yeu-thuong/

Ngày vui nhớ núi Chứa Chan / chán chưa, chưa chán lại càng Chứa Chan (Núi Chứa Chan. lục bát Hoàng Kim)

(1)  Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào với chiều cao 800m so với mặt nước biển thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là ngọn núi cao thứ hai khu vực Nam Bộđồng bằng Sông Cửu Long, Núi Chứa Chan nổi tiếng phong cảnh hùng vĩ, có chùa núi Gia Lào một ngôi chùa linh thiêng nằm trên vách núi gần đỉnh hứa Chan. Du khách ngày nay lên đó có thể đi bàng cáp treo hoặc leo núi khám phá, Lá đỏ thơ Nguyễn Đình Thi, nhạc Hoàng Hiệp ‘rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ’ https://youtu.be/fpIa9fJTLbk thân thuộc vùng này ngày thống nhất đất nước, anh em cùng gặp nhau giữa thành phố. Núi Chứa Chan với Chung Sơn, Hoành Sơn, Thần Đinh, Thiên Thụ Sơn , Bảy Núi Thiên Cấm Sơn, Bà Đen, Đại Lãnh, Cổ Sơn, Chùa Đồng là mười ngọn núi thiêng của Việt Nam và Thế giới; xem tiếp hộp trích dẫn sáu ngọn núi này tại TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay; Chứa Chan lời Nhớ Núi (hình) https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/chua-chan-loi-nho-nui ; Câu cá bên dòng Sêrêpôk https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-ca-ben-dong-serepok; #cnm365 #cltvn 27 tháng 3 https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-27-thang-3/tại https://khatkhaoxanh.wordpress.com/2023/03/27/chua-chan-loi-nho-nui/

LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim

Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/linh-giang-song-que-huong/

Làng Minh Lệ quê tôi

SÔNG ĐỜI THAO THIẾT CHẢY
Hoàng Kim


Cầu Minh Lệ Rào Nan
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-doi-thao-thiet-chay

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI
Hoàng Kim


Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-yeu-thuong-vo-mai/

PHAN THIẾT CÓ NHÀ TÔI
Hoàng Kim

Phan Thiết có nhà tôi
Ra khỏi cửa rừng là nhà cửa biển
Tà Cú ngất cao, thong thả tượng Phật nằm
Đồi Trinh nữ nhũ hồng đắm say cảm mến.

Phan Thiết có nhà tôi
Quên hết bụi trần
Lãng đãng tứ cô nương
Ngọt lịm một lời thách đối:
Chứa Chan, Chán Chưa, Chưa Chán.

Phan Thiết có nhà tôi
Vị tướng trỏ tay thề
Mũi Kê Gà mắt thần canh biển
Ai đi xa nhớ nước mắm mặn mòi

Phan Thiết có nhà tôi
Sau đồi cát kia là dinh Thầy Thím
Lánh chốn ồn ào, tìm nơi tĩnh vắng
Tin nhắn một chiều  Im lặng và Nghe

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phan-thiet-co-nha-toi/

SÔNG KỲ LỘ PHÚ YÊN
Hoàng Kim

Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Dài trăm hai cây số
Từ Biển Hồ Gia Lai
Thượng nguồn sông Bà Đài
Sông La Hiên Cà Tơn
Bến Phú Giang, Phú Hải
Phú Mỡ huyện Đồng Xuân
Thôn Kỳ Lộ Cây Dừng
Tre Rồng sông Kỳ Lộ
Huyền thoại vua Chí Lới
Vực Ông nối thác Dài

Xuôi dòng sông Kỳ Lộ
Lẫy lừng chuyện suối Cối
Tới suối Mun Phú Mỡ
Suối nước nóng Cây Vừng
Thấu vùng đất hoang sơ
Chợ Kỳ Lộ nổi tiếng
Người Kinh Chăm Ba Na
Xưa mỗi tháng chín phiên
Nay ngày thường vẫn họp

Sông Cái thác Rọ Heo
Vùng Hòn Ông vua Lới
Suối nước nóng Triêm Đức
Thôn Thạnh Đức Xuân Quang
Sông Trà Bương sông Con
Tiếp nước sông Kỳ Lộ
Chốn Lương Sơn Tá Quốc
Lương Văn Chánh thành hoàng
Sông Cô tới La Hai
Sông Cái hòa tiếp nước

Đồng Xuân cầu La Hai
Hợp thủy sông Kỳ Lộ
Tới Mỹ Long chia nhánh
Một ra vịnh Xuân Đài
Một vào đầm Ô Loan
Suối Đá xã An Hiệp
Chảy ra đầm Ô Loan
Suối Đá Đen An Phú
Chảy ra biển Long Thủy.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là bc23e-lahai.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 9656a-46400358.jpg

Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Lắng đọng nhiều chuyện quý
Ngọc Phương Nam ngày mới
Giống sắn tốt Phú Yên
Lúa siêu xanh Phú Yên
Báu vật nơi đất Việt
A Na bà chúa Ngọc
Châu Văn Tiếp Phú Yên
Cao Biền trong sử Việt
Ông Rhodes chữ tiếng Việt
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Chuyện đồng dao cho em
Con đường xanh yêu thương
Cuối dòng sông là biển

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-ky-lo-phu-yen/

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Hoàng Kim

An nhàn sau mùa gặt
Đầy trời còn mưa bay
Ta thì quen tháng đợi
Người vẫn lạ năm chờ
Nhịp thời gian gõ cửa

Hè qua rồi Thu tới
Đông về Xuân trở lạnh
Người ngoan việc nhiều
Nhân quả trời tạo nghiệp
Phước đức đất nuôi bền

Đường xuân đời quên tuổi
Cuộc đời phúc lưu hương
Cuối dòng sông là biển
Vui đi dưới mặt trời

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoi-dong-song-la-bien/

(3) Bà Đen

BÀ ĐEN
Hoàng Kim

Người đi tìm Ngọc phương Nam
Nhớ bầu sữa Mẹ muôn vàn yêu thương
Bà Đen Dầu Tiếng Tây Ninh
Khoai mì đậu phộng nên danh ơn Người .

xem tiếp Bà Đen https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/ Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/

MÃNG CẦU NÚI BÀ ĐEN
Hoàng Kim
#Thungdung
#vietnamhoc #đẹpvàhay
574

Tỉnh thức tinh hoa cầu lá nõn
Nắng xanh như ngọc núi Bà Đen
Người đi kiếm báu trời che khuất
Đặc sản bên non chậm hái về.

ảnh mãng cầu Nguyễn Phương Liên;
xem tiếp Bà Đen https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/

Bà Đen ở Tây Ninh (ảnh Phan Văn Tự)

BÀ ĐEN Ở TÂY NINH

Tỉnh Tây Ninh có núi Bà Đen. Báo Nông nghiệp Việt Nam có video tuyệt đẹp giới thiệu về danh thắng này https://www.facebook.com/NongNghiepVietNamOnline/videos/276320777967406. #vietnamhoc#cnm365#cltvn đã tích hợp. Tỉnh Tây Ninh là nôi nuôi dưỡng và phát triển các giống khoai mì KM94, SM937-26, KM98-1, KM98-5, KM140, KM419 là các giống khoai mì chủ lực tạo nên danh tiếng toàn cầu “Cách mạng sắn Việt Nam”. Tỉnh Tây Ninh cũng là nôi nuôi dưỡng và phát triển các giống đậu phộng HL25, Lì và Giấy chọn lọc, đậu xanh HL89-E3, đậu rồng và các loại đậu đỗ thực phẩm, đóng góp hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/

BÀ ĐEN Ở ĐỒNG NAI

Tỉnh Đồng Nai cũng có Bà Đen nhưng không phải núi mà là một bà già đã quy tiên ngày 18 tháng 5 Giáp Ngọ. Chuyện Bà Đen Đồng Nai là chuyện của một người rất nghèo, rất rất nghèo. Bà không có của, chỉ có con. Ông Vichtor Huygo lúc chết muốn được đi xe tang kẻ khó. Bà Đen suốt đời là kẻ khó, đến chết mới được đi xe tang. Nhớ ngày vía Bà Đen, xin được chép lại câu chuyện Bà Đen đất phương Nam. Minh triết sống phúc hậu có Bài giảng đầu tiên của Phật.là việc thấu hiểu sự khổ, nguyên nhân, kết quả và giải pháp. Phật chủ trương bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử. Sự chứng ngộ phải trong thực tế. Bà Đen là sự chứng ngộ sự khổ của một con người. Bà Đen đã đến với thế giới loài người 73 năm, gánh mọi sự khổ mà không buồn giận và rời Cõi Người ngày 18 tháng 5 Giáp Ngọ, 2014.

Ả LÀ AI ĐỜI NÀY?

Kính thưa hương hồn Bà Đen.
Kính thưa bà con lối xóm.

Hôm nay chúng ta tiễn đưa Bà Đen – người Chị, người Mẹ, người Bà của các cháu – về Trời. Tôi là em con chú con bác với Bà Đen, gọi ả cu Đen là chị dâu. Tôi xin được tỏ đôi lời thưa cùng bà con trước hương hồn của Ả.

Bà Đen (ả cu Đen, ả Trần, ả mẹt Hợi là tên cúng cơm, tục danh, tên thường goi) tên thật là Trần Thị Đen, sinh năm 1942 (Nhâm Ngọ), trú quán tại làng Minh Lệ, xóm Bắc, nhà ở cạnh ngôi đình cổ làng Minh Lệ. Theo thần phả, đình Minh Lệ được xây dựng năm 1464, là nơi thờ bốn vị đức Thành Hoàng bản thổ của bốn dòng họ lớn Hoàng, Trần, Trương, Nguyễn. Làng Minh Lệ là đất Kim Quy vùng Hạ Yên Trạch, tương truyền là nơi ngã ngưa của Trung Lang Thượng Tướng Quân Trương Đức Trọng, nay là xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Binh. Bà Đen mất ngày 15 tháng 6 năm 2014 nhằm ngày 18 tháng 5 Giáp Ngọ tại xã Hưng Thịnh huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, hưởng thọ 73 tuổi.

Chồng bà Đen là ông Nguyễn Minh Dức sinh năm 1939 (Kỹ Mẹo) mất năm 2006 ngày 20 tháng 10 âm lịch (Bính Tuất) tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Ông Bà Hoàng Minh Dức và Trần Thị Đen có bảy người con, năm trai, hai gái, đó là: Hợi, Hiếu, Thiểu, Thân, Thứ, Thống, Thiết.

Vợ chồng ông bà nghèo khó, lương thiện. Bà Đen là người tuyệt nhiên chưa bao giờ nóng giận, chưa hề làm mất lòng ai. Bà chưa khi nào phàn nàn trách cứ ai. Trước mọi vinh nhục, buồn vui, đói no, xấu tốt, bà đều luôn bình thản chỉ cười. Bà không tài sản, vô tâm, ngẫn ngơ: Đường Trần ta lại rong chơi. Vui thêm chút nữa buồn thôi lại về.

CON NGƯỜI ĐẾN ĐI

Bà Đen đã đến Trái Đất này 73 năm và đã đi tới chốn vĩnh hằng.

Bà Đen không để lại tài sản ruộng nương, tiền bạc.
Bà Đen không lưu lại danh vọng, sự nghiệp.
Bà Đen không căn dặn bất cứ điều gì.

Bà Đen di sản chỉ có CON NGƯỜI và CÂY XANH Bồ Đề, Sanh, Sung, Mai, Bưởi …do con cháu bà trồng tại nơi bà sống những năm cuối đời tại Hưng Thịnh, Đồng Nai.

Thân xác của Bà, một số con bà bàn hỏa táng, một số bà con muốn chôn cất. Cuối cùng, bà được an táng tại Nghĩa trang Hưng Bình theo ý nguyện của các con thuận theo lời bàn của nhiều người để phù hợp cho con cháu sau này.

NÉN TÂM HƯƠNG ĐƯA TIỂN

Kính thưa hương hồn Bà Đen, kính thưa bà con lối xóm.

Chúng ta thành kính tiễn đưa một con người.

Nhà văn Vichto Huygo có câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn đi xe tang của kẻ khó“.

Bà Đen là kẻ khó, nay được đi xe tang.

Kính thắp nén tâm hương đưa tiễn.

Kính đề nghị mọi người dành một phút tưởng niệm.

Thay mặt gia đình tang quyến, xin trân trọng biết ơn.

Bạch Ngọc
Hoàng Kim

CUỘC ĐỜI THÀNH TRANG VĂN
Hoàng Kim


Có một ngày như thế
Cuộc đời thành trang văn
Hoàng Lê bảy năm trước
Mừng ngày mới tháng năm

Phương Loan Hoàng đã thêm 4 ảnh mới. Stepodsrnott7f 23942009661á6 c1t38f: cgm06h9976901 n0úi1l  ·

Món quà nhỏ chia tay bạn cùng phòng, tưởng đám cưới bả mình váy áo lung linh chụp ngàn tấm hổng ngờ chạy sút váy, rớt cúc, tóc tai rủ rượi à #Mysister‘s wedding ;

xem tiếp Lời ru nhớ núi sông ; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-ru-nho-nui-song ;

Biển, Núi,  Em và Anh
Biển, Núi, Em và Anh

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
#Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;
Chúc mừng ngày Quốc tế Hạnh phúc (hình) Tiến bộ giống sắn Việt Nam 1975 – 2023; Giống sắn KM568 và KM569 https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/ ; Trân trọng Ngọc riêng mình https://hoangkimlong.wordpress.com/category/traqn-trong-ngoc-rieng-minh/ ; #cnm365 #cltvn 20 tháng 3 https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-20-thang-3/ ; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/tinh-thuc-cung-thang-nam/

CNM365 Tình yêu cuộc sống https://hoangkimlong.wordpress.com; #tinhyeucuocsong  #hoangkimlong,  #hoanggiaBan mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng năm; Lên Trúc Lâm Yên TửĐêm Yên Tử; An vui cụ Trạng Trình; Trăng rằm Ngọc Quan Âm; Pho tượng Ngọc Quan ÂmNhớ Viên Minh Hoa Lúa; Ai bảo chăn trâu là khổ?; A Na tìm được Ngọc; Hoàng Tố Nguyên tiếng TrungHoàng Long cây lương thực;  Hoàng Kim chuyện đời tôi; Chọn giống sắn Việt Nam; Thầy nghề nông chiến sĩ;  Kim Notes lắng ghi chú; Thầy bạn là lộc xuân;  Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Sóc Trăng Lương Định Của;  Thầy Quyền thâm canh lúaThầy Xuân canh tác lúa; Thầy Vũ trong lòng tôi; Thầy Luật lúa OMCS OM;  TTC Group Sen vào hè;  ĐHNN2 Hà Bắc nay và xưa; Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc;   Sự chậm rãi minh triết; Họ im lặng như núiVăn chương ngọc cho đời; Chính Ngọ đoán Kinh Dịch; An nhiên; Một gia đình yêu thương; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Kim Notes lắng ghi chú; Chung sức trên đường xuân; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Quà xuân thật tuyệt vời; Xuân ấm áp tình thân; Chuyện đời không thể quên; Thời chuyển mùa nhớ bạn. Nước Nga và châu Âu; Giống sắn KM140 VIFOTEC; Bảo tồn và phát triển sắn; Vietnamese cassava today; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Trần Khánh Dư Vạn Kiếp; Nhớ bài thi tuổi thơ; Trường học hướng ban mai; Thơ tặng mùa yêu thương; Bà Đen; Sholokhov người sông Đông Nhớ kỷ niệm một thời; A Na Bình Minh An; A Na bà chúa Ngọc; Truyện George Washington; Sắn Việt Nam và Kawano, Cassava and Vietnam: Now and Then. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Công viên Tao Đàn HCM; Đêm trắng và bình minh; Mạc triều trong sử Việt; Ngày mới Ngọc cho đời; Hoa Lúa giữa Đồng Xuân; Thăm thẳm trời sông Thương; Nha Trang và A. Yersin; Nha Trang thơm trầm hương; Nha Trang biển và em; Sắn lúa ở Phú Khánh; Ức Trai tâm tựa Ngọc; Xuân sớm Ngọc Phương Nam; Tháng ba hoa hồng trắng; Qua Mang Thít Vĩnh Long; Nơi một trời thương nhớ; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Sớm xuân kênh Thị Nghè; Nhà Trần trong sử Việt; Sơn Nam ông giá Nam Bộ ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Thầy bạn là lộc xuân; Trăng rằm Ngọc Quan Âm ; An nhiên; Champasak ngã ba biên giới ; Điểm hẹn chốn đồng tâm; Lào hoa trắng nắng Mekong; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Thành tâm với chính mình; Soi sáng lại chính mình ; Tím một trời yêu thương; Giấc mơ lành yêu thương; Ngôi sao mai chân trời; Công viên Tao Đàn HCM; Hậu duệ của mặt trời; Xuân sớm Ngọc Phương Nam; Đến với Tây Nguyên mới; Giống lúa siêu xanh GSR65; Giống lúa siêu xanh GSR90; Nguyễn Duy cát trắng bụi; Nguyễn Khải thầy văn ViệtSự chậm rãi minh triết; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Họ im lặng như núiVăn chương ngọc cho đời; Chính Ngọ đoán Kinh Dịch; An nhiên; Một gia đình yêu thương; Kim Notes lắng ghi chú; Chung sức trên đường xuân; An vui cụ Trạng Trình; Quà xuân thật tuyệt vời; Chuyện đời không thể quên; Thời chuyển mùa nhớ bạn. Thế giới trong mắt ai. Hạnh Phúc khát khao xanh ; Phúc hậu thanh thận cần ; Càu hiếu nối bờ thương; Trân trọng Ngọc riêng mình.

Chúc mừng Hội Khoa học Đất Việt Nam (khu vực phía Nam) họp mặt dịp Ngày Quốc tế Hạnh phúc năm 2023. (xem thêm hình ảnh năm trước Chung sức trên đường xuân tại Viện IAS Nông nghiệp Việt trăm năm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nong-nghiep-viet-tram-nam/); Ngành Khoa học Đất và Quản lý Đất đai Việt Nam ngày nay có lẽ là ngành lớn nhất, quan trọng nhất, già nhất, nhậy cảm nhất, tài nguyên môi trường với biến đổi khí hậu va tác động con người là rõ nhất. Địa linh thăm thẳm hơn nhan kiệt .

Chúc mừng Hội Khoa học Đất Việt Nam họp mặt khu vực phía Nam dịp ngày Quốc tế Hạnh phúc với sự có mặt của một số lão tướng vui khỏe phong độ Từ trái qua phải: TS Phạm Quang Khánh, TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT PGS TS Bùi Bá Bổng, TS Đào Thị Gọn; PGS.TS Vũ Năng Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Đất Việt Nam ; TS Nguyễn An Tiêm, Nguyên Viện Trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Nam bộ; PGS TS Đặng Văn Phan, Phó Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam ; GS TSKH Phan Liêu, TS. Đỗ Trung Bình, PGS TS Lê Xuân Đính

Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Nam Tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Có một ngày như thế; Lời Thầy dặn thung dung; Đến với Tây Nguyên mới; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Ngày 20 tháng 3 là ngày Quốc tế Hạnh phúc được Đại hội đồng Liên Hiệp quốc gồm tất cả 193 quốc gia thành viên nhất trí thông qua Nghị quyết A/ RES/ 66/ 281 quyết định lựa chọn nhằm tôn vinh, phát triển và nâng cao hạnh phúc trên toàn cầu với mục tiêu mang ý nghĩa biểu tượng hạnh phúc, ngày hành động tích cực và nỗ lực của mọi người trên trái đất. Ngày lễ hội holi của Ấn Độ; ngày quốc tế Pháp ngữ; ngày xuân phân ở Bắc Bán Cầu, thu phân ở Nam Bán Cầu. Ngày 20 tháng 3 năm 1727 là ngày mất của  Isaac Newton (sinh ngày 25 tháng 12 năm 1642) là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất toàn cầu, nhà vật lý, thiên văn học, triết học, toán học, thần học và giả kim thuật người Anh; Ngày 20 tháng 3 năm 1815 Napoléon Bonaparte, trốn khỏi Elba, tiến vào Paris, chính thức bắt đầu thời kỳ trị vì trăm ngày. Napoléon Bonaparte sinh ngày 15 tháng 8 năm 1769 mất ngày 5 tháng 5 năm 1821, là một nhà quân sự chính trị kiệt xuất tiêu biểu của nước Pháp. Ông được coi là một trong những nhà chỉ huy quân sự tài ba nhất mọi thời đại, các chiến dịch của Napoléon được nghiên cứu tại các học viện quân sự khắp thế giới Ngày 20 tháng 3 năm 1852, cuốn tiểu thuyết Túp lều bác Tôm của Harriet Beecher Stowe được xuất bản. Kiệt tác văn chương này đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với công dân Mỹ và thế giới về chế độ nô lệ da đen. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 3. Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Nam Tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Có một ngày như thế; Lời Thầy dặn thung dung; Đến với Tây Nguyên mới; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-3/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-20-thang-3/

NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC
Hoàng Kim

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 là ngày được Liên Hợp quốc chọn tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại. Mục tiêu của sự tôn vinh này không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng mà còn là ngày của hành động, nỗ lực nhiều hơn để đem lại hạnh phúc tốt hơn cho người người trên trái đất. Ngày Quốc tế Hạnh phúc được lấy từ ý tưởng của Vương quốc Bhutan là được đánh giá là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân. Từ những năm đầu tiên của thập kỷ 70 thế kỷ XX, Bhutan là quốc gia đã ghi nhận vai trò của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc gia bằng việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội. Họ cho rằng nhu cầu về Ngày Hạnh phúc này là đối với tất cả quốc gia và con người trên toàn thế giới để có những bước vượt lên trên sự khác biệt giữa các nước và con người trên toàn thế giới, và liên kết, đoàn kết toàn nhân loại.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc còn khởi nguồn từ nhu cầu về một cách tiếp cận tăng trưởng kinh tế cân bằng, hợp tình hợp lý hơn, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, xóa nghèo và phấn đấu vì hạnh phúc và sự thịnh vượng cho tất cả mọi người và xuất phát từ nguyện vọng mỗi người hãy chọn cho mình một quan niệm đúng về hạnh phúc, quan tâm đến vấn đề cốt lõi nhất trong sự tồn tại là làm sao tìm được thật nhiều niềm vui trong cuộc sống, làm lan tỏa những điều tốt đẹp nhất trên khắp hành tinh xanh. Ngày này được Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon chính thức công bố tại một hội nghị của Liên hợp quốc từ vào ngày 28 tháng 6 năm 2012. Việc Liên hợp quốc chọn ngày 20 tháng 3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc xuất phát từ nguyên nhân đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau và người ta cho đó là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực từ đó ngày này được cho là sẽ truyền tải thông điệp rằng cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.Ban Ki-moon cũng tranh thủ nhân đó kêu gọi công dân tất cả các nước cam kết giúp đỡ những người xung quanh, thúc đẩy sự phát triển bền vững và toàn diện của nhân loại bằng tình yêu thương làm lan tỏa hạnh phúc và giúp chúng ta xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn để khi tham gia làm việc thiện, bản thân chúng ta cũng nhận lại những điều tốt lành

CHIM PHƯỢNG VỀ LÀM TỔ
Hoàng Kim

Thích quá đi.
Nhà tôi có chim về làm tổ
Cây bồ đề cuối vườn
Cò đêm về trắng xóa

Gốc me cho con
Xanh non màu lá
Ong đi rồi về
Sóc từng đàn nhởn nhơ.

Cây sơ ri ba mẹ trồng
Lúc con tuổi còn thơ
Nay như hai mâm xôi
Tròn đầy trước ngõ.

Cây mai Bác trồng
Bốn mùa hoa thương nhớ
Trúc xanh từ non thiêng Yên Tử
Trúc vàng ân nghĩa Đào Công

Em ơi!
Hôm nay trên cây lộc vừng
Chim Phượng về làm tồ
Mẹ dạy con tập bay
Sao mà đẹp thế !

Đá vàng trao hậu thế
Người hiền noi tiếng thơm

Ngày xuân phân, 20 tháng 3 năm 2014 là ngày quốc tế hạnh phúc, với gia đình tôi đó cũng là ngày xuân phân may mắn. Trướcđó, Nhà tôi có chim về làm tổ, tôi nhặt được 18 lông chim trong đó có 9 lông chim trĩ dưới gốc Cây bồ đề nhà tôi ra lá non. Sau khi thămlúa siêu xanh ở Phú Yên về, tôi rất mừng vì chúng tôi thành công với lúa siêu xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu đạt năng suất cao chất lượng tốt trên đồng ruộng. Tôi trở về nhà đúng ngày quốc tế hạnh phúc Thật đúng là sự may mắn an nhiên và niềm vui tình yêu cuộc sống.

Chim Phượng Hoàng đất vườn nhà tôi là một chuyện may mắn. Vườn nhà tôi có cặp chim Trĩ (Phương Hoàng đất) về làm tổ sinh ra bầy chim trĩ con tuyệt đẹp. Những cây cao trong vườn có cò, chào mào, sáo sậu, yến, …và sóc về nhiều. Chim hót đủ giọng và sóc chuyền cành thật vui. Tổ chim Trĩ trên cây lộc vừng trước cửa nhà tôi bị gió lớn hất xuống sân. Con chim Trĩ non mới nở được nhà tôi cho vào một chiếc rỗ con treo lên cây để chim bố mẹ hàng ngày có thể cho ăn. Tối đó đi Phú Yên về, tôi rọi đèn ra thăm, trăng 16 đã hơi muộn. Chim non cánh vẫn còn ngắn… Sáng ra, nghe tiếng líu ríu của bố mẹ, hai con chim Phượng sà xuống lần lượt cho con ăn và gù rất lạ như là khuyến khích con bay lên. Chim Trĩ non thốt nhiên bật dậy nhảy lên thành rỗ. Sau khi lấy đà, nó bay vù qua nơi chảng ba của cây lộc vừng với sự háo hức lạ. Sau đó bổ nhào xuống cây sơn và đậu vững vàng như một con chim thành thục. Cặp Phượng Hoàng đất chuyền cành trên cây me cho con, có bộ lông đẹp, xanh mướt như ngọc và đều hót vang. Con chim non rướn mình bay lên khóm mai và cũng líu ríu. Nó đã tự tin và học đang bay. Nó đậu chắc trên cây mai và chịu mưa gió mạnh suốt đêm. Tôi lo lắng hai ba lần ra soi đèn vẫn thấy chim đậu chắc trên cây chịu mưa gió. Tôi bỗng nhớ lời Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: “Chim Hồng hộc bay được cao và xa là nhờ sáu cái trụ lông cánh, nếu không khác gì chim thường”.

chim-phuong-hoang-dat-9781-1381131449.jp
Phượng Hoàng đất là Chim trĩ ( Buceros bicornis) là loài chim quý hiếm, với các loại trĩ đỏ, trĩ  xanh và trĩ đen. Trong dân gian nó được ẩn dụ với loài chim phượng hoàng cao quý rất hiếm thấy,  một trong tứ linh (long , ly, quy phượng), mà nếu ai gặp được thì rất may mắn. Theo Truyền thuyết về chim phượng hoàng thì  Phượng hoàng là biểu thị cho sự hòa hợp âm dương, biểu tượng của đức hạnh và vẻ đẹp duyên dáng, thanh nhã . Phượng Hoàng xuất hiện ở nơi nào thì nơi đó được mừng là đất lành, thịnh vượng, và điềm lành. Rồng và Phượng là biểu tượng cho hạnh phúc vợ  chồng, hòa hợp âm dương và thường được trang trí, chúc phúc trong các đám cưới ở Việt Nam, Trung Quốc, và nhiều nước châu Á. Theo Kim Anh nguồn VN Express thì Phượng hoàng đất ở Tràng An  là loài Buceros bicornis, loài to nhất trong họ hồng hoàng, được phát hiện thấy tại một số khu rừng ở Tràng An Ninh Bình. Ở phương Nam, trong điều kiện đồng bằng tôi bất ngờ gặp loài chim trĩ  lông xanh đen (ảnh minh họa) là loài nhỏ hơn nhưng vẫn rất đẹp và quý mà tôi chưa có điều kiện để tra cứu kỹ ở Sinh vật rừng Việt Nam.

CHỐN VƯỜN THIÊNG CỔ TÍCH
Hoàng Kim

Anh đưa em vào
Vườn thiêng cổ tích
Nơi trời đất giao hòa
Ong làm mật yêu hoa
Lá non đùa nắng mới

Nhạc đồng xuân thung dung
Đắm say hòa quyện
Ban mai mù sương sớm
Trời xanh trong như ngọc
Cá nước chim trời
Vui thú an nhiên…

Khoảng lặng đất trời
Bí mật vườn thiêng

Vườn nhà sớm mai nay

NAM TIẾN CỦA NGƯỜI VIỆT
Hoàng Kim

Nam tiến là xu thế tự nhiên, tất yếu của lịch sử người Việt. Bản đồ đất nước Việt Nam qua các đời nguồn Wikipedia là dẫn liệu toàn cảnh, quan trọng cho tầm nhìn lịch sử Nam tiến của người Việt từ thời Lý cho đến nay. Một cách khái lược, hành trình Nam tiến kéo dài trên 700 năm từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập (năm 938) cho đến nay (năm 2016) lãnh thổ Việt Nam hình thành và tồn tại với tổng diện tích gấp 3 lần.

Tác phẩm”Nỗi niềm Biển Đông”của nhà văn Nguyên Ngọc dẫn lời của giáo sư Đào Duy Anh là một khái quát gọn nhất và rõ nhất về hai phân kỳ Lịch sử Việt Nam; nguồn gốc và động lực Nam Tiến. Tôi xin được trích dẫn nguyên văn:

Mở đầu cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.” Thật ngắn gọn, thật súc tich, vị học giả cao kiến đã đúc kết chặt chẽ và cực kỳ chính xác hai chặng đường lớn mấy thiên niên kỷ của dân tộc; và chỉ bằng mấy chữ cô đọng, chỉ ra không thể rõ hơn nữa đặc điểm cơ bản của mỗi chặng, có ý nghĩa không chỉ để nhìn nhận quá khứ, mà còn để suy nghĩ về hôm nay và ngày mai – những suy nghĩ, lạ thay, dường như đang càng ngày càng trở nên nóng bỏng, cấp thiết hơn.

Chặng thứ nhất, tổ tiên ta, từ những rừng núi chật hẹp phía bắc và tây bắc, quyết chí lao xuống chiếm lĩnh hai vùng châu thổ lớn sông Hồng và sông Mã, mênh mông và vô cùng hoang vu, toàn bùn lầy chưa kịp sánh đặc, “thảm đảm kinh dinh để giành quyền sống với vạn vật” – mấy chữ mới thống thiết làm sao – hơn một nghìn năm vật lộn dai dẳng giành giật với sóng nước, với bùn lầy, với bão tố, với thuồng luồng, cá sấu … để từng ngày, từng đêm, từng giờ, vắt khô từng tấc đất, cắm xuống đấy một cây vẹt, một cây mắm, rồi một cây đước, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm  này qua năm khác, trăm năm này qua trăm năm khác, khi đất đã được vắt khô, được rửa mặn và ứng đặc, cắm xuống đấy một cây tạo bóng mát, rồi một cây ăn quả, một cây lúa, một mảnh lúa, rồi một đồng lúa …, tạo nên chỗ đứng chân cho từng con người, từng đôi lứa, từng gia đình, rồi từng cộng đồng, từng xóm mạc, từng làng, từng tổng, từng huyện, …cho đến toàn dân tộc, toàn xã hội, lập nên nửa phần là gốc cội của giang sơn ta ngày nay. Và hẳn còn phải nói thêm điều này nữa, cuộc thảm đạm kinh dinh vật lộn với thiên nhiên ấy lại còn phải cọng thêm cuộc vật lộn cũng dai dẳng, quyết liệt, không hề kém can trường và thông minh, để sáng tạo, định hình và gìn giữ một bản sắc Việt riêng giữa trăm Việt, là một Việt độc đáo và đặc sắc, không bị hòa tan bởi một thế lực hung hản, khổng lồ, luôn muốn xóa bỏ và hòa tan tất cả …   Hơn một thiên niên kỷ thiết lập và trụ vững, tạo nên nền tảng vững bền, để bước sang chặng thứ hai.

Chặng thứ hai, như cụ Đào Duy Anh đã đúc kết cũng thật ngắn gọn và chính xác, “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”.  Trên gốc cội ấy rồi, đi về đâu? Chỉ còn một con đường duy nhất: Về Nam. Có lẽ cũng phải nói rõ điều này: trước hết, khi đã đứng chân được trên châu thổ sông Hồng sông Mã rồi, kháng cự vô cùng dũng cảm và thông minh suốt một nghìn năm để vẫn là một Việt đặc sắc không gì đồng hóa được rồi, thì mối uy hiếp bị thôn tính đến từ phương bắc vẫn thường xuyên và mãi mãi thường trực. Không nối dài được giang sơn cho đến tận Cà Mau và Hà Tiên thì không thể nào bắc cự. Ở bước đường chiến lược này của dân tộc có cả hai khía cạnh đều hết sức trọng yếu. Khía cạnh thứ nhất: phải tạo được một hậu phương thật sâu thì mới đủ sức và đủ thế linh hoạt để kháng cự với mưu đồ thôn tính thường trực kia. Lịch sử suốt từ Đinh Lê Lý Trần Lê, và cả cuộc chiến tuyệt vời của Nguyễn Huệ đã chứng minh càng về sau càng rõ điều đó. Chỉ xin nhắc lại một sự kiện nghe có thể lạ: chỉ vừa chấm dứt được 1000 năm bắc thuộc bằng trận đại thắng của Ngô Quyền, thì Lê Hoàn đã có trận đánh sâu về phương nam đến tận Indrapura tức Đồng Dương, nam sông Thu Bồn của Quảng Nam. Đủ biết cha ông ta đã tính toán sớm và sâu về vai trò của phương Nam trong thế trận tất yếu phải đứng vững lâu dài của dân tộc trước phương bắc như thế nào.

 Khía cạnh thứ hai, vừa gắn chặt với khía cạnh thứ nhất, vừa là một “bước tiến thủ” mới “mở rộng hy vọng cho tương lai”, như cách nói sâu sắc của cụ Đào Duy Anh. Bởi có một triết lý thấu suốt: chỉ có thể giữ bằng cách mở, giữ để mà mở, mở để mà giữ. Phải mở rộng hy vọng cho tương lai thì mới có thể tồn tại. Tồn tại bao giờ cũng có nghĩa là phát triển. Đi về Nam là phát triển. Là mở. Không chỉ mở đất đai. Càng quan trọng hơn nhiều là mở tầm nhìn. Có thể nói, suốt một thiên niên kỷ trước, do cuộc thảm đảm kinh dinh để giành dật sự sống với vạn vật  còn quá vật vã gian nan, mà người Việt chủ yếu mới cắm cúi nhìn xuống đất, giành thêm được một một mẩu đất là thêm được một mẩu sống còn. Bây giờ đã khác. Đã có 1000 năm lịch sử để chuẩn bị, đã có thời gian và vô số thử thách để tạo được một bản lĩnh, đã có trước mặt một không gian thoáng đảng để không chỉ nhìn xa mãi về nam, mà là nhìn ra bốn hướng. Nhìn ra biển. Phát hiện ra biển, biển một bên và ta một bên, mà lâu nay ta chưa có thể toàn tâm chú ý đến. Hay thay và cũng tuyệt thay, đi về Nam, người Việt lại cũng đồng thời nhìn ra biển, nhận ra biển, nhận ra không gian sống mới, không gian sinh tồn và phát triển mới mệnh mông của mình. Hôm nay tôi được ban tổ chức tọa đàm giao cho đề tài có tên là “nổi niềm Biển Đông”. Tôi xin nói rằng chính bằng việc đi về nam, trên con đường đi ngày càng xa về nam mà trong tâm tình Việt đã có được nổi niềm biển, nổi niềm Biển Đông. Cũng không phải ngẫu nhiên mà từ đó, nghĩa là từ đầu thiên niên kỷ thứ hai, với nổi niềm biển ngày càng thấm sâu trong máu Việt, cha ông ta, người dân Việt, và các Nhà nước Việt liên tục, đã rất sớm khẳng định chủ quyền Việt Nam trên các hải đảo và thểm lục địa “.

Nam Tien cua nguoi Viet 2


Nam Tiến của người Việt từ thời tự chủ cho đến ngày nay được chia làm ba giai đoạn chính:

Giai đoạn 1 từ năm 1009 khởi đầu nhà Lý  cho đến năm 1525 khởi đầu nhà Mạc, trãi Đinh, Tiền Lê, Nhà Lý, Nhà Trần (1226-1400), Nhà Hồ (1400- 1407),  Nhà Lê sơ (1428-1527). Cương vực nước Đại Việt là bản đồ màu xanh đến ranh giới đèo Ngang hoặc sông Gianh ranh giới Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay. Giải đất các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ suốt thời kỳ này là sự giành đi chiếm lại của Đại Việt và Chiêm Thành.Đây là giai đoạn đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước.

Giai đoạn 2 từ năm 1526 khởi đầu nhà Mạc của nước Đại Việt đến năm 1693 kết thúc việc sáp nhập Chiêm Thành vào Đại Việt và đến năm 1816 sáp nhập hoàn toàn Chân Lạp, Tây Nguyên với các hải đảo vào lãnh thổ của nước Đại Nam thời Minh Mệnh nhà Nguyễn để có ranh giới cương vực như hiện nay. Thời kỳ này trãi từ Nhà Mạc (1527- 1592), Nhà Lê trung hưng (1533-1789), Trịnh-Nguyễn phân tranh,  nhà Tây Sơn (1778- 1802) Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1789-1802) Việt Nam thời Nhà Nguyễn (1804-1839). Bản đồ cương vực màu  xanh gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ thuộc Đằng Ngoài, cương vực màu vàng từ địa đầu Quảng Bình đến đèo Cù Mông tỉnh Phú Yên, bao gồm các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ, Tây Nguyên  thuộc Đàng Trong, Từ năm 1693 cho đến năm 1839 lãnh thổ Việt Nam lần lượt bao gồm  Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với các hải đảo .

Giai đoạn 3 từ năm 1839 cho đến nay, bao gồm:  Đại Nam thời Nhà Nguyễn (1839- 1945); Thời Pháp thuộc Liên bang Đông Dương (nhập chung với Lào, Campuchia, Quảng Châu Loan 1887 -1945); Giai đoạn từ năm 1945 đến nay (Đế quốc Việt Nam: tháng 4 năm 1945 – tháng 8 năm 1945 dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: từ 2 tháng 9 năm 1945 đến 2 tháng 7 năm 1976; Quốc gia Việt Nam: dựng lên từ 1949 đến 1955 với quốc trưởng Bảo Đại bởi chính quyền Pháp; Việt Nam Cộng hòa: tồn tại với danh nghĩa kế tục Quốc gia Việt Nam từ 1955 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại miền Nam; Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam sau là Cộng hoà Miền Nam Việt Nam: từ 8 tháng 6 năm 1960 đến 2 tháng 7 năm 1976; Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay).

Đặc trung của giai đoạn 1 là Sông Giang làm cực Nam của Đằng Ngoài khi chân chúa Nguyễn Hoàng sáng nghiệp đất Đằng Trong. Năm 1558, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng với con em vùng đất Thanh Nghệ vào trấn nhậm ở đất Thuận Hóa Quảng Nam, lấy Hoành Sơn, Linh Giang và Luỹ Thầy sau này làm trường thành chắn Bắc. Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất Đằng Trong mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Các hậu duệ của Nguyễn Hoàng tiếp tục chính sách  bắc cự nhà Trịnh, nam mở mang đất, đến năm 1693 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chiêm Thành vào Đại Việt.

Nam Tien cua nguoi Viet 3

Đặc trưng của giai đoạn 2 là Núi  Đại Lãnh  và núi đá Bia tỉnh Phú Yên là chỉ dấu quan trọng Nam tiến của người Việt từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 17. Lê Hoàn năm 982 đem quân đánh Chiêm Thành mở đất phương Nam là lần xuất chinh sớm nhất của Đại Việt, và năm 1693 là năm cuối cùng toàn bộ phần đất Chiêm Thành ở Phú Yên sáp nhập hoàn toàn vào Đại Việt.

Vua Lê Thánh Tông năm 1471 khi thân chinh cầm quân tấn công Chiêm Thành  tương truyền đã dừng tại chân núi đá Bia và cho quân lính trèo lên khắc ghi rõ cương vực Đại Việt.Thời Nhà Nguyễn, đến năm 1816 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chân Lạp, Tây Nguyên và các hải đảo vào lãnh thổ Đại Nam. Kể từ lần xuất chinh đầu tiên của Lê Hoàn từ năm 982 đến năm 1693 trãi 711 năm qua nhiều triều đại, hai vùng đất Đại Việt Chiêm Thành mới quy về một mối. Người Việt đã đi như một dòng sông lớn xuôi về biển, có khi hiền hòa có khi hung dữ, với hai lần hôn phối thời Trần (Huyền Trân Công Chúa) và thời Nguyễn (Ngọc Khoa Công Chúa), chín lần chiến tranh lớn  nhỏ. đã hòa máu huyết với người Chiêm để bước qua lời nguyền núi đá Bia ở núi Phú Yên “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”, cho đến năm 1834 thành nước Đại Nam như ngày nay.

Đặc trưng của giai đoạn 3 là Nước Việt Nam độc lập toàn vẹn. Chủ tịch Hồ Chí Minh người đặt nền móng cho một nước Việt Nam mới đã kiên quyết khôn khéo nhanh tay giành được chính quyền và lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bởi Pháp bại Nhật hàng vua Bảo Đại thoái vị. Bác nói và làm những điều rất hợp lòng dân: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. “Nay, tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu (tôi) cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài.[240]

Nam Tien cua nguoi Viet 5

Nam tiến của người Việt thành công vì đó là là xu thế tự nhiên, tất yếu lịch sử người Việt.

DẠO CHƠI NON NƯỚC VIỆT
Hoàng Kim

Anh và em,
chúng mình cùng nhau
dạo chơi non nước Việt.

Anh đưa em vào miền cổ tích
nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ
sinh ra đồng bào mình trong bọc trứng,
thăm đền Hùng Phú Thọ
ở Nghĩa Lĩnh, Việt Trì,
về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội,
thủ đô Việt Nam,
hồn thiêng sông núi tụ về.

“Khắp vùng đồng bằng sông Hồng,
vùng núi và trung du phía Bắc,
không mẩu đất nào không lưu dấu tổ tiên
để giành quyền sống với vạn vật.

Suốt dọc các vùng
từ duyên hải Bắc Trung Bộ,
đến duyên hải Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ,
Đồng Bằng Sông Cửu Long,
là sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên
để mở rộng hy vọng tương lai dân tộc” (1)

Tổ Quốc bốn nghìn năm
giang sơn gấm vóc
biết bao nơi lòng ta thầm ước
một lần đến thăm.

Anh đưa em lên Phù Vân
giữa bạt ngàn Yên Tử
nơi “vũ trụ mắt soi ngoài biển cả” (2)
đến Hạ Long,
Hương Sơn,
Phong Nha,
Huế,
Hải Vân,
Non nước,
Hội An,
Thiên Ấn,
Hoài Nhơn,
Nha Trang,
Đà Lạt.

Về tổ ấm chúng mình
Ngọc phương Nam.
Tình yêu muôn đời:
Non nước Việt Nam.

1) Đào Duy Anh
2) Nguyễn Trãi  

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Đầy đặn niềm tin yêu

Hoàng Kim

Chúc mừng Nguyễn Bạch Mai tân tiến sỹ 2019 và thầy bạn ngày Quồc tế Hạnh Phúc.

Sáng ngày 20 tháng 3 năm 2019, Trường Đại Học Tây Nguyên đã tổ chức Bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Trường cho nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Bạch Mai, chuyên ngành Khoa học cây trồng; mã số: 62.62.01.10. Hội đồng đánh giá luận án tiến sỹ cấp trường có mặt 07/07 thành viên, hai thầy hướng dẫn và nghiên cứu sinh (hình).

Toàn văn luận án “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật rải vụ sắn tại tỉnh Đắk Lắk” của NCS. Nguyễn Bạch Mai Tóm tắt luận án bằng Tiếng Anh; Tóm tắt luận án bằng Tiếng Việt; Trang thông tin về luân án bằng Tiếng Anh; Trang thông tin về luân án bằng Tiếng Việt tại website điện tử Trường Đại Học Tây Nguyên đường link tại đây https://www.ttn.edu.vn/index.php/hvthongbao/1503-1127021902    

Sắn Việt Nam hôm nay và ngày mai, bài học con người và vùng sinh thái,.Chúc mừng tân tiến sĩ Nguyễn Bạch Mai sắn Tây Nguyên và thầy bạn sắn

Ngày Hạnh Phúc niềm vui nhân ba, tân tiến sĩ Nguyễn Bạch Mai và những người thầy hướng dẫn tốt nghiệp đại học, cao học, tiến sĩ

Cây sắn người và đất Tây Nguyên

Đến với Tây Nguyên mới bài học lớn trong câu chuyện nhỏ.

Đến với Tây Nguyên bài học lớn trong câu chuyện nhỏ.
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen/

LỜI THẦY DẶN
Hoàng Kim

Ngày Hạnh Phúc con biết ơn
Bao người thân hi sinh thầm lặng
Cha Mẹ người thân là động lực
Cho đồng xuân mãi mãi xuân.

Tagore bậc hiền triết phương Đông:
Hãy cảm ơn ngọn đèn tỏa sáng,
nhưng chớ quên người cầm đèn
đang kiên nhẫn đứng trong đêm


Vui với chốn dân quê thuần phác
Sống thung dung trời đất cỏ cây
Vinh danh được Học Làm Người
Chí thiện công tâm phúc hậu.

BinhMinhYenTu

ĐI DƯỚI TRỜI MINH TRIẾT
Hoàng Kim

Nhớ chuyện hiền trăm năm
Thương đời siêng ngày tháng
Đường xuân đời quên tuổi
Vui sống giữa thiên nhiên

xem tiếp https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/di-duoi-troi-minh-triet

HuyenTrangThapDaiNhan

HUYỀN TRANG THÁP ĐẠI NHẠN
Hoàng Kim

Tháp Đại Nhạn thuộc thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc là nơi tôn kính và uy nghiêm lưu dấu pho sử thi vĩ đại Phật Giáo Thế Giới với Trung Quốc. Danh thắng này ý nghĩa chuyển pháp luân dường như Vườn Lâm Tì Ni thánh địa Phật Giáo Đản Sinh thuộc vùng Rupandehi phía Tây Nam của Nepal gần Ấn Độ, cũng dường như rất gần với ý nghĩa danh thắng non thiêng Yên Tử nơi lưu dấu tích của Trúc Lâm vua Phật Trần Nhân Tông Việt Nam.

Nhân Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn bài viết hay “Đại Đường Tây Vực Ký” (*), Hoàng Kim đọc lại và suy ngẫm Ấn Độ địa chỉ xanhHuyền Trang Tháp Đại Nhạn bài viết trước đây của riêng mình, nay làm mới lại để tự chiêm nghiệm. Sư huynh Nguyễn Quốc Toàn luôn trí huệ lắng đọng, bảo tồn tinh hoa di sản quý. Đời Người bước chân vô định, tay trắng, chân đất, đầu trần, cuốn theo chiều gió, như chiếc bách giữa dòng đời, duyên may tới được các chốn thiêng này, kể cũng là sự may mắn mãn nguyện.

(*) ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỰC KÝ
(Nhật kí Trần Huyền Trang – Đường Tăng)
Nguyễn Quốc Toàn kể
(8.3.2023)

Những ai đã đọc Tây Du kí, hoặc xem phim Tôn Ngộ Không, hẳn không thể quên được nhân vật Đường Tăng. Nhưng đấy là Đường Tăng do nhà văn Ngô Thừa Ân dựa vào ông Đường Tăng có thật thời nhà Đường để hư cấu nên. Ngài Đường Tăng thật tên là Trần Vĩ còn gọi là Trần Huyền Trang, ở tỉnh Hà Nam, sinh năm 600 thời nhà Tùy, mất năm 644 thời nhà Đường. Ông say mê nghiên cứu Phật giáo, và nhận thấy các bản kinh Phật dịch ra tiếng Trung Quốc thời bấy giờ nhiều chỗ chưa rõ nghĩa, nên lập chí đến Ấn Độ lưu học. Ông đã đi qua 138 nước và ghi lại thật đầy đủ địa hình, sông núi, quan phòng, thành trì, đường sá, giao thông, tập tục, phong thổ, khí hậu , sản vật, văn tự, ngôn ngữ, chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo của nhiều quốc gia vùng Trung á, Nam á, cùng với không ít các truyền thuyết cố sự Phật giáo. Sau 17 năm đèn sách tu tập, đến năm Trinh Quán thứ 9 triều Đường, ông về nước, mang theo 657 bộ kinh. Bu tui không có tham vọng giới thiệu toàn bộ tập sách vĩ đại “Đại Đường Tây Vực ký” mà chỉ trích đăng vài câu chuyện dân gian trong đó, ngõ hầu giúp các bạn mua vui khi trà dư tửu hậu vậy.

1- CHUYỆN Ở NƯỚC BÀ LA NI TƯ

Ở nước Bà La Ni Tư có tòa Phật tháp đồ sộ ẩn trong một khu rừng, nơi đây ngày xưa đức Như Lai dùng phép thần thông biến thành vua Nai. Ngài cai quản hai đàn nai, mỗi đàn hơn 500 con. Vua nước Bà La Ni Tư đang đi săn, Bồ tát vua Nai cầu xin vua:

– Ngài đi săn muốn bắn bao nhiêu cũng được. Lũ chúng tôi thuộc sở hữu của ngài, cũng phải chịu chết thôi. Nhưng chết rồi cơ thể chúng tôi sẽ mục rửa hôi thối, vì ngài đâu ăn cho hết. Chúng tôi chịu cung cấp mỗi ngày một con nai cho ngài, ngài có thịt tươi, bọn chúng tôi cũng được kéo dài tuổi thọ. Nhà vua chấp thuận ý kiến vua Nai, bãi bỏ cuộc đi săn trở về cung. Hai đàn nai cũng giữ lời hứa mỗi ngày thay phiên nhau cung cấp cho nhà vua một con. Trong đàn nai nọ có một con đang mang thai, lần đó đến lượt nó phải chịu chết, nai đau đớn nói với vua Nai:

– Đúng là đến phiên tôi phải chịu chết, nhưng con tôi đâu đã đến phiên!

Vua Nai làm bộ giận mắng:

– Ai mà không biết quý sinh mệnh

Con nai than thở:

– Vua ta không có lòng nhân từ. Mẹ con mình không sống

được bao lâu nữa rồi.

Vua Nai nói:

– Ta hiểu nỗi lòng người mẹ mong cho đứa con trong bụng lớn lên, để rồi thành chú nai mạnh khỏe sống giữa đời. Thôi! ta quyết định đi chết thay cho nhà ngươi.

Nói rồi vua Nai đi thẳng đến hoàng cung vua ở, vua tiếp vua Nai và hỏi:

– Có việc gì vậy

Vua Nai đáp:

– Có một con nai cái đến phiên bị giết song nó đang mang thai chưa đến kỳ sinh nở, tôi thấy bất nhẫn nên lấy thân mình thay cho nó.

Nhà vua nghe thế bèn than:

– Ta là thân người mà bụng thì nai, còn người thân nai mà bụng là người.

Từ đó nhà vua bãi bỏ lệnh giết hại đàn nai, dùng khu rừng ấy cho đàn nai sinh sôi nẩy nở nên gọi là rừng Thí Lộc.

2- CHUYỆN Ở NƯỚC KHUẤT CHI

Người dân Khuất Chi kể rằng, ngày xưa có một ông vua tôn sùng Tam Bảo muốn vân du các nơi để thăm viếng và hành lễ các Phật tích, bèn giao quyền cho người em ruột, lo việc triều chính, cai trị đất nước. Ngày vua lên đường người em dâng lên ngài một chiếc hộp bằng vàng. Nhà vua hỏi

– Làm vậy là ý gì?

– Khi bệ hạ hồi giá sẽ mở ra xem.

Nhà vua nhận hộp vàng và giao cho quan hầu cận cất giữ cẩn mật. Khi trở về hoàng cung vua nghe có người tâu rằng: Bệ hạ đi vắng giám quốc (em vua) dâm loạn trong cung. Nhà vua nổi cơn thịnh nộ, tính trị tội người em thật nặng, người em thưa:

– Mong Bệ hạ mở hộp ra xem, nếu thần có tội thì xin cam chịu mọi hình phạt, quyết không than phiền.

Nhà vua mở hộp ra xem thấy một khúc dương vật.

– Thật là quái dị. Ngươi giải thích thế nào đây ?

– Trước đây, Bệ hạ vân du, giao thần làm giám quốc, thần lo sợ gặp tai họa. nên tự cắt của quý của thần để sau này có vật chứng minh oan. Nay quả xẩy ra việc xin Bệ hạ minh xét.

Nhà vua nghe xong nể phục người em bội phần, lại càng thêm yêu mến, cho ra vào cung cấm tự do thoải mái.

Về sau người em đi trên đường gặp một đoàn 500 con bò đang bị lùa đến lò mổ giết thịt. Ông ta động mối từ tâm tự nhủ thầm “sao ta không cứu giúp lũ bò vô tội , gây dựng điều từ thiện, tạo nghiệp cho kiếp sau”, rồi bỏ tiền ra mua cả đàn bò để chúng khỏi bị giết thịt. Cái tâm đại từ bi ấy đã gây nên sức mạnh siêu phàm, dương vật mọc lại như cũ.

Từ khi phục hồi khả năng đàn ông, người em không ra vào cung cấm nữa. Nhà vua lấy làm lạ không hiểu vì lý do gì, bèn hỏi em. Người em cứ sự thật bẩm báo đầu đuôi gốc ngọn. Nhà vua cho là chuyện ly kỳ. bèn xây một ngôi chùa để biểu dương câu chuyện cảm động ấy, lưu lại cho hậu thế.

——–

Tượng ngài Trần Huyền Trang

Kim Notes lắng ghi chú:

HuyenTrang5

Trần Huyền Trang tên thật là Trần Vỹ, sinh năm 602 (hoặc 596?) thời Tùy Văn Đế Dương Kiên, tại huyện Câu Thi, hiện là huyện Yêm Sư, tỉnh Hà Nam, mất ngày 5 tháng 2 năm 664 tại Ấn Đài, Thiểm Tây, Trung Quốc; Huyền Trang là một trong những người Thầy vĩ đại nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc thời Đường, nhà dịch thuật kinh điển Phật Giáo rất nổi tiếng, là nguyên mẫu Đường Tam Tạng đã được tiểu thuyết hóa trong tác phẩm “Tây Du Ký”, là người cùng thời với vua Đường Thái Tông  Lý Thế Dân.

Năm 629 sư Trần Huyền Trang xuất phát từ Trung Quốc hành hương sang đất Phật, năm 630 thì đến nơi, năm 645 quay về Trung Quốc. Huyền Trang đích thân mang kinh Phật về và chủ trì dịch thuật thành 75 bộ kinh luận Phật Giáo với 1335 quyển, thực hiện liên tục trong suốt 19 năm với quy mô to lớn và chất lượng dịch thuật rất cao. Huyền Trang cũng là tác giả của bộ “Ðại Ðường Tây Vực Ký” 12 quyển có giá trị đặc biệt về địa lý, văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ và du lịch. Cao tăng Huyền Trang đồng thời cũng đào tạo một hệ thống tăng sĩ về Duy thức và Nhân minh Ấn Độ, là Quốc sư của triều Đường chấn hưng Phật Giáo và mang lại hiển vinh cho lịch sử Trung Quốc.

DuongHuyenTrangThapDaiNhan

Tháp Đại Nhạn là một tháp ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc được xây năm 652 trong thời kỳ của Đường Cao Tông trị vì 649-683, lúc đó tháp có 5 tầng cao 54 m dùng để chứa bản dịch Kinh phật của Đường Tam Tạng. Tháp đã được xây lại năm 704 trong thời Võ Tắc Thiên, bề mặt ốp gạch được trùng tu vào thời nhà Minh (1368–1644) và được phục chế tôn tạo vào năm 1964. Tháp Đại Nhan hiện cao 64 mét. Từ đỉnh tháp có thể bao quát tầm nhìn thành phố Tây An, là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đường. Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoại. Tháp Đại Nhạn là chứng tích du lịch nổi tiếng của thành phố Tây An.

ThapDaiNhan1

Đi dưới vùng  trời minh triết của Tháp Đại Nhạn lắng nghe cỏ cây và cổ vật kể chuyện.

HuyenTrang1
HuyenTrang2

Ngôi am cổ tự kia và phiến đá này còn lưu dấu vết tích của một vị chân tu.

DuongTamTangThapDaiNhan


Tháp Đại Nhạn và quần thể kiến trúc này tính đến nay đã ra ngoài ngàn năm.

DoiQuanDatNungTayAn


Ở Tây An còn có “đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng” với biết bao kỳ bí khác. Thế nhưng ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi đối với Tây An vẫn là Huyền Trang với tháp Đại Nhạn. Đó là bài học lịch sử văn hóa nhân văn thật sâu sắc.

Đường Huyền Trang và Tháp Đại Nhạn, một vùng di sản thiêng liêng thật đáng khâm phục.

Tôi tới thăm Trần Huyền Trang và Tháp Đại Nhạn nhớ về Trúc Lâm Yên Tử, vườn Lâm Tì Ni, chợt nghĩ về di vật cổ ở Nam Cát Tiên nơi thánh địa Phật Giáo đất Phù Nam, chợt nhớ về”Đại Đường Tây Vực Ký” những ẩn ngữ kỳ lạ trong câu chuyện Phật Giáo mà cụ Nguyễn Quốc Toàn (Bulukhin) và cụ Vương Hồng Sến đã tinh tuyển chọn lọc kể lại. Hôm nay Ban mai chào ngày mới, Tĩnh thức cùng tháng năm, Vớt Trăng nhàn nét bút, Tỉnh lặng đời an nhiên Nhàn đàm câu chuyện cũ Thiền sư giữa đời thường, Lòng lâng lâng cảm khái

Thăm Vườn Quốc gia ở Việt Nam, ngắm di vật cổ ở Nam Cát Tiên, đối thoại với lịch sử văn hóa của một vùng đất, ta sẽ hiểu được tường tận nhiều điều. Vườn Quốc gia Việt Nam là một pho sách mở cần được khám phá, khai mở, bảo tồn và phát triển. Đó là một nguồn năng lượng dồi dào và mạch viết vô tận. Đặc biệt là khi kết nối hòa quyện được những di sản vô giá của dân tộc với các di sản lịch sử địa lý văn hóa du lịch của toàn thế giới.

Hoàng Kim

HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN
Hoàng Kim


1

Mẫu Phương Nam Tao Đàn
Nam tiến của người Việt
Đường Huyền Trân Công Chúa
Hoa Đất thương lời hiền

Ngày mới đầy yêu thương
Chuyện cũ chưa hề cũ
Nhà Trần trong sử Việt
Thoáng chốc tròn tháng năm

Ban mai chào ngày mới 
Vui bạn hiền người thân 
An nhiên nhàn nét bút
Thảnh thơi gieo đôi vần.

Chuyện cổ tích người lớn
Lời dặn của Thánh Trần
Yên Tử Trần Nhân Tông
Việt Nam con đường xanh

2

Việc chính đời người chỉ ít thôi.
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi.
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện.
Di sản muôn năm mãi sáng ngời

3

Đường trần non nước Việt dạo chơi
Minh triết an nhiên tới thảnh thơii
Phúc hậu trọn đời vui việc thiện
Tận tâm trí huệ hiến dâng người

4

Mình là hoa của đất
Ươm mầm xanh cho đời.
Gieo yêu thương hi vọng
Gặt hái những niềm vui.

Thấm thoắt bao xuân qua
Cùng nhau từ thuở ấy
Lộc muộn ngày hôm nay
Nhớ buổi đầu gieo cấy.

Hàng trăm ngàn hecta
Bội thu từ giống mới .
Nhìn bà con hân hoan
Đường trần vui quên mỏi.

5

Người ta hoa đất
An nhàn vô sự là tiên
Thung dung cỏ hoa
Thế giới người hiền

Điền trúc măng ngon
Hôm qua chăm mai
Sớm nay hái nấm
Chiều về thu măng.

Thung dung thanh nhàn
Sống giữa thiên nhiên
Đọc bài cho em
Vui cùng bạn quý

Đọc sách dọn vườn
Lánh chốn bon chen
Thảnh thơi cuộc đời
Chơi cùng hoa cỏ.

Xưa lên non Yên Tử
Mang lộc trúc về Nam
Nay đến chốn thung dung
Vui nhởn nhơ hái nấm.

Ơn Thầy Ơn Bạn
Lộc xuân cuộc đời
Thung dung Hoa Lúa
Phúc hậu, an nhiên,

Minh triết, tận tâm
Hoa Người Hoa Đất
Làm ngọc cho đời
Đạo ẩn vô danh.

6

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

7

BIỂN NÚI EM VÀ ANH
Hoàng Kim

Em khao khát
Anh bồi hồi trước biển
Sóng vỗ bờ
Âu yếm
Núi và sông.

Sông và suối
Nghìn đời đi về biển
Sóng yêu thương
Vỗ mãi
Đến vô cùng

Hoa Đất thương lời hiền
CHÁN CHẲNG MUỐN KHOE
Nguyễn Hữu Sơn tự đề ảnh…

Mỗi chiều bỏ ra nửa tiếng,
Cũng như chí chát cầu lông.
Tay làm hàm nhai quả chín,
Ngó cao xa chút mây hồng.
Bất chợt chạm nhành hoa cải,
Mơ hồ mình đã nên ông …

(Photo: Cháu Thành Hưng, lớp Ba), 3/2/2021.

8

THÍCH KHÔNG CẦN GIẤU
Kim Hoàng trêu cụ Nguyễn Hữu Sơn

Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung đếm nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
Thanh nhàn vô sụ là tiên‘ …

Ngày Tảo Mai nhớ đức Nhân Tông, đưa ông Táo về Trời, vui thấy bài thơ hay của cụ Nguyễn Hữu Sơn, xin được đùa vui họa vần và lưu bài. Thông tin lưu tại Hoa Đất thương lời hiền http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-2

9
PHẬT QUANG SƠN TAO ĐÀN
Hoàng Kim


Phật Quang Sơn tự nhớ Tinh Vân
Phật không cần tháp chúng sinh cần
Luyện tập tâm lành lời dạy khéo
Giáo dân trí huệ phúc khang an 😍

Chúc mừng Huỳnh Hồng luôn vui khỏe hạnh phúc. Hoa Đất thương lời hiền; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/cat…/chao-ngay-moi-5-thang-2/

10

CNM365 ĐẾM NHỊP THỜI GIAN
Hoàng Kim chúc vui Thiện Lạc


Ta vui đếm nhịp thời gian
Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường.


Về với vùng văn hóa
Nhớ cụ Thái Kim Đỉnh
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Trà sớm thương người hiền

Thích câu thơ bạn quý:
“Tí hư, Sửu hao, Dần bất lợi
Tam niên vận hạn ít tiền tiêu
Lo chi anh đủ đầy bút mực
Già rồi mình cứ phết thơ yêu”


Điểm nhịp thời gian đầy bút mực
Lo chi năm tháng thảnh thơi nhàn
Đất cảm trời thương người mến đức
Thung dung thầy bạn quý bình an.

2017-11-01_YenTu

Ngày Hạnh Phúc đọc lại kinh Dịch và lời khuyên của Trạng Trình: “Căn bản học Dịch là phải biết tùy thời, hướng thiện và lạc quan. Tùy thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả. Tùy thời mà vẫn giữ được trung chính.”

Chiêm Lưu Huy mừng bạn ghé đọc. Hoa Đất thương lời hiền. Hôm qua cụ Nguyễn Hữu Sơn và hôm nay cụ Li Li Nghệ vừa ghé thăm Tao Đàn và mình cùng em Nguyen Chien Thang được thích thú đọc bài mới của các cụ thật thấm. Mình chép lại để nhớ.Hoa Đất thương lời hiềnChào ngày mới tốt lành; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-5-thang-2/

Việc chính Hoàng Kim lý lịch khoa học, phiếu chuyên gia khoa học công nghệ, trích yếu cá nhân, đúc kết câu chuyện đến ngày 2 9. 2019. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-8/

SỚM XUÂN KÊNH THỊ NGHÈ
Hoàng Kim


Trà sớm nhớ bạn hiền
Ngắm dấu chân thời gian
Thầy bạn lành một thuở
Đời Người là gương soi
Thơ Hiền vui gõ cửa.

Gia Định Thành Thông Chí
Sông Bình Trị Bà Nghè
Nay Nhiêu Lộc Thị Nghè
Kênh giữa lòng thành phố
Nối Sài Gòn Bến Nghé.

Sông xuân thao thiết chảy
Như sông Đông êm đềm
Sạch bẩn lớn và nhỏ
Tốt xấu mới và cũ
Tản mạn nhớ và quên


Ngắm dấu chân thời gian
Bến Lội Đền Bốn Miếu
Mái trường bên dòng Gianh
Qua sông Thương bến nhớ
Bản Giốc và Ka Long

Đi như một dòng sông
Về Việt Bắc nhớ Người
Về miền Tây yêu thương
Bảy Núi Thiên Cấm Sơn
Về với vùng cát đá

Hành trình xuôi phương Nam
Qua Mang Thít Vĩnh Long
Nhớ hoài vùng linh địa
Vương quốc đỏ muôn tuổi
Vĩnh Long đất và người


Nhà Tây Sơn Nhà Nguyễn
Nhớ Tùng Châu Châu Đức
Chuyện đời không thể quên

Sholokhov người sông Đông
Suy tư sông Dương Tử
Sơn Nam ông già Nam Bộ
Ngày xuân đọc Trạng Trình.

Sông Hoàng Long chảy hoài
Sóng yêu thương vỗ mãi
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Sông đời thao thiết chảy

SÔNG KỲ LỘ PHÚ YÊN
Hoàng Kim

Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Dài trăm hai cây số
Từ Biển Hồ Gia Lai
Thượng nguồn sông Bà Đài
Sông La Hiên Cà Tơn
Bến Phú Giang, Phú Hải
Phú Mỡ huyện Đồng Xuân
Thôn Kỳ Lộ Cây Dừng
Tre Rồng sông Kỳ Lộ
Huyền thoại vua Chí Lới
Vực Ông nối thác Dài

Xuôi dòng sông Kỳ Lộ
Lẫy lừng chuyện suối Cối
Tới suối Mun Phú Mỡ
Suối nước nóng Cây Vừng
Thấu vùng đất hoang sơ
Chợ Kỳ Lộ nổi tiếng
Người Kinh Chăm Ba Na
Xưa mỗi tháng chín phiên
Nay ngày thường vẫn họp

Sông Cái thác Rọ Heo
Vùng Hòn Ông vua Lới
Suối nước nóng Triêm Đức
Thôn Thạnh Đức Xuân Quang
Sông Trà Bương sông Con
Tiếp nước sông Kỳ Lộ
Chốn Lương Sơn Tá Quốc
Lương Văn Chánh thành hoàng
Sông Cô tới La Hai
Sông Cái hòa tiếp nước

Đồng Xuân cầu La Hai
Hợp thủy sông Kỳ Lộ
Tới Mỹ Long chia nhánh
Một ra vịnh Xuân Đài
Một vào đầm Ô Loan
Suối Đá xã An Hiệp
Chảy ra đầm Ô Loan
Suối Đá Đen An Phú
Chảy ra biển Long Thủy.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là bc23e-lahai.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 9656a-46400358.jpg

Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Lắng đọng nhiều chuyện quý
Ngọc Phương Nam ngày mới
Giống sắn tốt Phú Yên
Lúa siêu xanh Phú Yên
Báu vật nơi đất Việt
A Na bà chúa Ngọc
Châu Văn Tiếp Phú Yên
Cao Biền trong sử Việt
Ông Rhodes chữ tiếng Việt
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Chuyện đồng dao cho em
Con đường xanh yêu thương
Cuối dòng sông là biển

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-ky-lo-phu-yen/


(*) IT sáng tạo Ngọc văn chương
Trân trọng Ngọc riêng mình

Nhà nông học du nhập công nghệ IT cho Việt Nam

Tiêu điểm – 25/01/2023 13:37 GS. TS. VÕ TÒNG XUÂN

Lâu nay, nhiều người biết đến GS. TS. Võ Tòng Xuân – nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Cần Thơ, hiện là Hiệu trưởng danh dự Đại học Nam Cần Thơ – như nhà nông học lớn. Không chỉ có nhiều đóng góp vào việc khai mở nông nghiệp cho nhiều quốc gia trên thế giới, mà đặc biệt đóng góp quan trọng đưa Việt Nam từ chỗ thiếu ăn, vươn lên cường quốc thế giới về xuất khẩu gạo. Trong đó có nhiều hoạt động đã để lại dấu ấn trên phạm vi toàn cầu. Điển hình là chiến dịch “Đánh thắng giặc rầy nâu” (1977) khi mạnh dạn đề xuất Ban Giám hiệu Đại học Cần Thơ “đóng cửa trường” trong 2 tháng để đưa hơn 2.000 sinh viên xuống tận nơi phổ biến giống lúa mới IR36 kháng rầy. Nhưng ít người biết rằng, Giáo sư còn là người đặt viên gạch đầu tiên cho “tòa lâu đài” công nghệ cho Việt Nam. Xin giới thiệu bài viết do chính Giáo sư viết.

Du nhập Video

Để đẩy mạnh công tác khuyến nông trong bối cảnh “thiếu thầy lẫn thợ”, đầu năm 1978, tôi đã tìm đến Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh và Đài Truyền hình Cần Thơ bàn thực hiện Chương trình Khoa học kỹ thuật nông nghiệp (sau này được nhiều người biết dưới tên gọi Khuyến nông). Mỗi tuần phát hình một lần với thời lượng 30 phút. Đây là hợp tác hoàn toàn tự nguyện. Trong đó Đài Truyền hình tự thấy bổn phận thông tin giúp người dân gieo trồng đúng, hiệu quả, bảo đảm được an toàn lương thực cả nước. Còn các nhà khoa học cũng tự thấy trách nhiệm phổ biến kỹ thuật cho nông dân và cán bộ lãnh đạo cũng thấy được trách nhiệm trong việc chỉ đạo nông nghiệp các tỉnh nắm bắt, chuyển giao đến tận đồng ruộng.

Chương trình được thực hiện dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hoàng Xuân Bình (Trưởng ban Khoa giáo Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh), anh Quản Hùng (đạo diễn), anh Nguyễn Quý Hoàng (quay phim)… Còn tôi, vừa viết kịch bản, vừa kiêm luôn diễn viên với các bạn đồng nghiệp tại Đại học Cần Thơ là Nguyễn Văn Huỳnh, Phạm Văn Kim… và một số nông dân tiên tiến.

Chương trình đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo bà con, được khán giả ưa thích không kém các chương trình hát cải lương lúc bấy giờ. Tuy nhiên, phương tiện quay hình lúc đó khá lạc hậu nên chương trình mắc nhiều lỗi không đáng có. Để hỗ trợ kỹ thuật khắc phục điều này, tôi tranh thủ sự ủng hộ của GS. Nguyễn Văn Hiệu, lúc bấy giờ là Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam – để nhờ Giáo sư Edward Cooperman (đã bị ám sát năm 1984 tại văn phòng của ông trong Đại học California at Fullerton, Hoa Kỳ), Chủ tịch Hội Các Nhà khoa học Mỹ hợp tác với Việt Nam – xin một số thiết bị tối cần thiết. Nhờ đó, vào năm 1981 chúng tôi có được máy thu phát video gồm: 04 đầu máy Betamax, 02 đầu máy Umatic và 02 máy camera quay video hiệu Sony. Có lẽ tôi là người tiếp nhận bộ máy video đầu tiên trong nước. Vì lúc đó chưa cơ quan nào trong nước biết dùng loại thiết bị hiện đại này. Khi nhập vào, Hải quan TP. Hồ Chí Minh không biết hướng xử lý còn đòi phải có giấy phép của Bộ Văn hóa – Thông tin. Đó là cả chặng đường gian nan. Tuy nhiên, ngay cả khi xin được giấy phép vẫn chưa hết chuyện. Phía hải quan bắt chúng tôi phải ghi rõ chi tiết từng số máy như cách ghi số khung, máy đối với xe gắn máy bây giờ. Chưa hết, về đến Cần Thơ, chúng tôi phải trình với Sở Văn hóa – Thông tin và một lần nữa phải ghi từng số máy, cam kết không sử dụng vào mục đích gì khác ngoài làm chương trình khuyến nông.

Mở màn du nhập máy vi tính

Lúc ấy, GS. Cooperman cũng đem sang Việt Nam hai máy vi tính hiệu Apple II mới nhất của Mỹ, một chiếc đặt tại Viện của GS. Nguyễn Văn Hiệu, một chiếc đặt tại Đại học Cần Thơ. Nên nhớ là máy PC lúc ấy chỉ có một đĩa cứng 64 Kilobytes mà thôi. Nhưng những thiết bị hiện đại này đã giúp chúng tôi thực hiện chương trình khuyến nông rất đắc lực.

Nhà nông học du nhập công nghệ IT cho Việt Nam

Hai năm sau khi sử dụng chiếc máy Apple II, tôi có chiếc máy tính xách tay (laptop) đầu tiên do Bác sĩ Judith Ladinsky – người thay thế GS. Cooperman hỗ trợ. Máy mang nhãn hiệu Bondwell model 2. Máy này chỉ có một ổ đĩa mềm, không đĩa cứng. Và cũng vì quá mới mẻ nên dù tôi nhiều lần giải thích, giải trình, nhưng Hải quan Việt Nam vẫn không dám cho mang ra khỏi cửa khẩu. Mãi đến khi tranh thủ mối quan hệ cùng là đại biểu Quốc hội, trình bày với đồng chí Trương Quang Được – lúc bấy giờ là Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan thì mới ổn. Sau khi nghe tôi trình bày về sự cần thiết của chiếc máy tính xách tay trong công việc thường ngày của xu thế thế giới, đồng chí đứng đầu ngành Hải quan đã cấp ngay cho tôi “Giấy phép” mang máy vi tính xách tay ra vào các cửa khẩu.

Sau đó, khi công nghệ máy tính tiến bộ hơn, máy trở nên rẻ hơn, nên tôi cũng đổi máy laptop từ máy Bondwell có 01 ổ đĩa mềm, sang máy Toshiba có 02 ổ đĩa mềm. Đến lúc này, cả Việt Nam cũng mới có 03 máy. 02 máy còn lại là của GS. Võ Quý và đồng chí Trương Quang Được. Sau đó, tôi lần lượt đổi sang máy laptop mới hơn, từ một máy Toshiba có ổ đĩa cứng 64K do Viện Phát triển Quốc tế Harvard cấp, máy AST với ổ đĩa cứng 250K và máy Dell với ổ đĩa cứng 500K rồi 1T… nhưng cảm xúc về chiếc laptop đầu tiên đầy sóng gió vẫn tràn đầy trong tôi… như hoài niệm đẹp.

Đưa e-mail vào Việt Nam

Các bạn trẻ hiện nay đang hưởng thú vui “a-còng” (@) nhưng chắc không nhiều người biết những gian nan lúc ban đầu mà chúng tôi đã gặp phải khi đưa kỹ thuật e-mail vào Việt Nam. Chuyện bắt đầu vào năm 1992, TS. Thomas R. Preston, (chuyên gia FAO – tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc) và TS. Andrew W. Speedy (Đại học Oxford, Vương quốc Anh) vào công tác ngắn hạn theo Chương trình Hệ thống canh tác của các trường nông nghiệp Việt Nam. TS. Speedy giới thiệu cho tôi hiểu thế nào là “e-mail” mà trường Đại học Oxford của ông đang sử dụng đã giúp các nhà khoa học thông tin với nhau rất nhanh chóng. Nghe thích quá, tôi chớp ngay cơ hội rồi vào cuộc.

Nhưng khi bắt tay vào làm đã vướng cả rừng trở ngại. Đó không chỉ là những cảnh báo về vấn đề an ninh mà còn là sự bỡ ngỡ của thuở ban đầu. Với vấn đề an ninh, tôi có thể thuyết phục được bằng lập luận: Thế giới đang sử dụng e-mail mà mình sợ, không dám sử dụng thì làm sao theo kịp thế giới? Rồi cố tìm cách thuyết phục những người có trách nhiệm. Nhờ đó mà những lo ngại an ninh cũng qua. Nhưng chuyện kỹ thuật cụ thể thì quả là thách thức lớn. Hai ông Preston và Speedy cùng nhóm giảng viên Đại học Cần Thơ gồm tôi và anh Đặng Đức Trí, Đỗ Văn Xê chia làm 02 nhóm, mỗi nhóm làm với một modem gắn vào một laptop và một điện thoại, rồi phải mày mò sửa từng dòng lệnh trên modem script để cho hai cái modem nối nhau. Cứ thế, suốt 03 ngày làm việc liên tục mới hoàn chỉnh.

Sau đó, hai vị chuyên gia nước ngoài chuyển lên Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh để thử nối máy với Đại học Cần Thơ trước khi đến Đại học Nông nghiệp Huế và lên Trung tâm Nông nghiệp Ba Vì. Như thế, trong khi Bưu điện Việt Nam chưa áp dụng dịch vụ e-mail thì 4 trường/trung tâm nông nghiệp của chúng tôi đã liên lạc nhau bằng e-mail qua máy chủ đặt tại Đại học Nông nghiệp Huế (vì lúc đó đường điện thoại của Huế không bận như của TP. Hồ Chí Minh). Lúc đó, chúng tôi không chỉ trao đổi qua lại với nhau, mà còn trao đổi thư từ thông tin với các đồng nghiệp ở nước ngoài qua máy chủ đặt tại Khoa Khoa học cây trồng thuộc Đại học Oxford. Mỗi ngày 03 lần máy chủ ở Oxford nối kết vào máy chủ ở Đại học Nông nghiệp Huế, đổ thư ngoài vào và lấy thư trong đi. Địa chỉ e-mail của chúng tôi lúc ấy rất dài, tận cùng bằng chữ “oxford.ac.uk”. Sau đó một năm, TS. Trần Bá Thái của Viện Công nghệ thông tin ở Hà Nội mới bắt đầu hệ “netnam.org” cho Đại học Cần Thơ sử dụng với tên miền ctu.edu.vn.

Kim Notes lắng ghi chú https://hoangkimlong.wordpress.com/2023/01/27/kim-notes-lang-ghi-chu/

Ban mai chào ngày mới Chung sức trên đường xuân https://youtu.be/nQPCicxLEok
xem tiếp bảo tồn và phát triển tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-xuan-canh-tac-lua/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chung-suc-tren-duong-xuan/CNM365 Tình yêu cuộc sống #hoangkimlong, #Banmai; #Thungdung, #dayvahoc, #cltvn; #vietnamhoc; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Học không bao giờ muộn; Bài học lớn muôn đời

ĐẤT TRỜI MÙA ĐOÀN VIÊN
Hoàng Kim

Ban mai chào ngày mới
Lộc vừng xòe nõn xanh
Lá vàng ấm gốc biếc
Nắng mới vun đầy cành

BỐ DẶN CON Thật bảo trọng sức khỏe. Thương Người như thể thương Thân; Học ăn học nói Thật cẩn thận ăn nói. Mỗi người mỗi sinh vật là một thế giới. Bồi đắp thiện phước đức lọai bỏ tham sân si.

BAN MAI CHÀO NGÀY MỚI
Hoàng Kim

Nắng ban mai ghé cửa
Tỉnh thức hoa bình minh
Sớm xuân cuối đêm lạnh
Cười nụ nhớ an nhiên.

Thích chia cùng thiền sư
Giọt sương mai đầu nụ
Bạch Ngọc thích Tánh Tuệ
Trăng rằm thương mẹ hiền

Trăng rằm thương nhớ Anh
Đêm lạnh vầng trăng tỏ
Nắng xuân tươi trước ngõ
Trăng thương nơi cuối trời.

AN LÀNH XUÂN CHẠM NHỚ
Hoàng Kim


An lành xuân chạm nhớ
Đất trời mùa đoàn viên
Về phố thương cháo nấm
Trà sớm nhớ bạn hiền.…

Chính Ngọ đoán Kinh Dịch
Chùa Bửu Minh Biển Hồ
Chín điều lành hạnh phúc
Gốc mai vàng trước ngõ

Dạy và học để làm
Biết mình và biết người
Biết câu có câu không
Dấu xưa thầy bạn quý

Chợt gặp cụ Hải Đăng
An lành xuân chạm nhớ
Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Giấc mơ lành yêu thương

xem tiếp Bài đồng dao huyền thoại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-dong-dao-huyen-thoai/

https://wordpress.com/post/hoangkimvn.wordpress.com/tag/ve-pho-thuong-chao-nam/

#CLTVN CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hoàng Long, Hoàng Kim (chủ biên) và đồng sự
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong

Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng)

Bảo tồn và phát triển sắn
Cách mạng sắn Việt Nam
Chọn giống sắn Việt Nam
Chọn giống sắn kháng CMD
Chọn giống sắn kháng CWBD
Bạch Mai sắn Tây Nguyên
Giống sắn KM419 và KM440
Mười kỹ thuật thâm canh sắn
Sắn Việt bảo tồn phát triển
Sắn Việt Lúa Siêu Xanh
Sắn Việt Nam bài học quý
Sắn Việt Nam sách chọn
Sắn Việt Nam và Howeler
Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt và Sắn Thái
Quản lý bền vững sắn châu Á
Cassava and Vietnam: Now and Then

Lúa siêu xanh Việt Nam
Giống lúa siêu xanh GSR65
Giống lúa siêu xanh GSR90
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A
Con đường lúa gạo Việt
Chuyện cô Trâm lúa lai
Chuyện thầy Hoan lúa lai
Lúa C4 và lúa cao cây
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Lúa Việt tới Châu Mỹ

Giống ngô lai VN 25-99
Giống lạc HL25 Việt Ấn


Giống khoai lang Việt Nam
Giống khoai lang HL518
Giống khoai lang HL491
Giống khoai Hoàng Long
Giống khoai lang HL4
Giống khoai Bí Đà Lạt

Việt Nam con đường xanh
Việt Nam tổ quốc tôi
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp sinh thái Việt
Nông nghiệp Việt trăm năm
IAS đường tới trăm năm
Viện Lúa Sao Thần Nông
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Ngày Hạnh Phúc của em
Có một ngày như thế

Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
Trường tôi nôi yêu thương
IAS đường tới trăm năm
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy lúa Bùi Bá Bổng
Thầy Quyền thâm canh lúa
Thầy nghề nông chiến sĩ
Thầy Norman Borlaug
Thầy Luật lúa OMCS OM
Thầy Tuấn kinh tế hộ
Thầy Tuấn trong lòng tôi
Thầy Vũ trong lòng tôi
Thầy lúa xuân Việt Nam
Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
Thầy bạn Vĩ Dạ xưa
Thầy là nắng tháng Ba
Thầy Dương Thanh Liêm
Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh
Thầy Nguyễn Hoàng Phương
Thầy Nguyễn Lân Dũng
Thầy nhạc Trần Văn Khê
Thầy ơi
Thắp đèn lên đi em
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Lê Quý Đôn tinh hoa
Trần Công Khanh ngày mới
Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa
Phạm Quang Khánh Hoa Đất
Phạm Văn Bên Cỏ May

24 tiết khí nông lịch
Nông lịch tiết Lập Xuân
Nông lịch tiết Vũ Thủy
Nông lịch tiết Kinh Trập
Nông lịch tiết Xuân Phân
Nông lịch tiết Thanh Minh
Nông lịch tiết Cốc vũ
Nông lịch tiết Lập Hạ
Nông lịch tiết Tiểu Mãn
Nông lịch tiết Mang Chủng
Nông lịch tiết Hạ Chí
Nông lịch tiết Tiểu Thử
Nông lịch tiết Đại Thử
Nông lịch tiết Lập Thu
Nông lịch Tiết Xử Thử
Nông lịch tiết Bạch Lộ
Nông lịch tiết Thu Phân
Nông lịch tiết Hàn Lộ
Nông lịch Tiết Sương Giáng
Nông lịch tiết Lập Đông
Nông lịch tiết Tiểu tuyết
Nông lịch tiết Đại tuyết
Nông lịch tiết giữa Đông
Nông lịch Tiết Tiểu Hàn
Nông lịch tiết Đại Hàn

Nhà sách Hoàng Gia

Video tài liệu tham khảo chọn lọc :

Cây Lương thực Việt Nam Chuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộn Cách mạng sắn Việt Nam https://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn yêu thích, dễ làm, hiệu quả https://youtu.be/kPIzBRPezY4https://youtu.be/_jUJrIWp2I4; Trồng ngô ở vùng cao Trung Quốc https://youtu.be/bZsfEwr9i6I

#Thungdung #CNM365 #hoangkimlong
NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Đông tàn xuân đến đó rồi em
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm

New day words of love

Wearing sweater when it’s rather cold.
Winter comes to an end ,and early Spring is coming.
Everyday, we care good deeds kindly.
Distant love turn out to be close together.

HK

LỜI KHUYÊN THÓI QUEN TỐT
Bài học vàng cho con
Hoàng Kim

Học không bao giờ muộn
Dạy con phải kịp thời
Thương cháu cần dạy sớm
Thói quen tốt con ơi.

Giấc ngủ cần trước nhất
Sức khỏe nhờ ngủ ngon
Thiếu ngủ thường mệt mỏi
Ngủ giúp não phục hồi.

Vận động nhiều một chút
Đi bộ và dạo chơi
Cần đứng lên ngồi xuống
Sau mỗi giờ làm bài

Ăn đủ chất dinh dưỡng
Thức ăn nóng sạch tươi
Thích ăn cá rau quả
Không thích thứ nguội thiu

Ngủ vận động và ăn
Là thói quen lành mạnh
Sống nơi không gian xanh
Công việc chọn an lành.

Thói quen tốt luyện tập
Buông bỏ điều hư vinh.

Good habit advice
Hoàng Kim

Learn never late
Teaching children must be timely
I love teaching early
Good habits, baby.

Sleep needs first
Health thanks to good sleep
Lack of sleep often tired
Sleep helps the brain recover.

Move a little bit
Walking and walking
Need to stand up and sit down
After every hour of doing the lesson

Eat enough nutrients
Hot and fresh food
Love to eat vegetables and fish
Do not like cool things

Sleep movement and eating
Healthy habits
Living in green space
Work choose peace.

Practice good habits
Let go of the bad thing.

songdongnai

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Hoàng Kim

Minh triết là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.

Lời dặn của Thánh Trần
Yên Tử Trần Nhân Tông
Lev Tonstoy năm kiệt tác 
Ngày xuân đọc Trạng Trình.

Ngắm dấu chân thời gian

Đọc lại và suy ngẫm. Hôm nay tôi nhận được thư của một bạn sinh viên đã ra Trường. Bạn ấy đọc Facebook và thích các bài viết CNM365 Tình yêu cuộc sống của tôi. Bạn ấy hiểu Dạy và học ngày nay không chỉ trao truyền tri thúc mà còn thắp lên ngọn lửa. Bạn ấy thấu hiểu lời bài giảng mà chúng tôi luôn nhắc đi nhắc lại: “Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu hiểu bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc” “Cái gốc của sự học là học làm người”. Cuối dòng sông là biển. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoi-dong-song-la-bien/

Bạn ấy hỏi như sau: “Thưa thầy! Con là Vương, lớp Nông học 14 Ninh Thuận. Con may mắn được biết thầy qua những bài giảng hay của Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả. Con xin lỗi vì những kiến thức thầy truyền dạy con đã quên đi ít nhiều. Nhưng cái con vẫn còn nhớ và vẫn còn cảm nhận được mỗi khi con suy nghĩ và bắt gặp hình ảnh của thầy trên Facebook đó là thầy cho con cảm giác an lành, gần gũi và ấm áp nữa. Con đã đi làm nhưng vẫn băn khoăn về định hướng tương lai của mình. Con không rõ sứ mệnh cuộc đời con là gì? Con không biết là mình phải tự suy nghĩ về cái sứ mệnh đó hay phải trải qua các sự kiện trong đời rồi mình mới nhận ra sứ mệnh đó. Con cũng muốn được biết Con người sinh ra trên đời này để làm gì? Có phải họ sinh ra để rồi chết đi hay còn ý nghĩa nào khác nữa. Con biết thầy rất bận nhưng rất mong được thầy giải đáp. Nếu thầy chưa có thời gian thì con sẽ chờ để được thầy giải đáp ạ! Con mong thầy có nhiều sức khoẻ!” . Tôi đã trả lời “Tuyệt vời Dép Chính Chủ (là nick name của bạn ấy) Thầy sẽ sớm trả lời câu bạn hỏi. Ý nghĩa cuộc sống, bạn đọc thêm Minh triết sống phúc hậu, CNM365 Tình yêu cuộc sốngCuối dòng sông là biển đó là câu chuyện ẩn ngữ riêng chung, là câu chuyện dài cho những ai thích nhìn lại ý nghĩa cuộc đời, những giá trị di sản lắng đọng, nhìn lại sự được mất thành bại trong đời mình, tìm về giá trị đích thực của năm tháng đi qua chỉ tình yêu còn lại, tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa dân tộc. Chúng ta đã đến lúc công tâm nhìn lại những giá trị lịch sử văn hóa di sản: 1. Phục sinh giữa tối sáng; 2. Dạo chơi non nước Việt; 3. Đi như một dòng sông; 4. Nam tiến của Người Việt. 5. Đoàn tụ đất phường Nam. ‘ Minh triết đời yêu thương; Cuối dòng sông là biển Đức tin phục sinh thánh thiện Yêu thương mở cửa thiên đường’.Tôi đã đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa hai vùng tối sáng, khi cuộc đời được trãi nghiệm qua các thời khắc sinh tử hiểm nghèo, đi trong vùng tối và lần tìm ra lối sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của các lời khuyên khôn ngoan tại nhiều cuộc đời danh nhân và và nhiều tác phẩm lớn. ‘Phục sinh’ ,‘Đường sống’ của Lev Tonstoy là sách đúc kết kiểu đó, khó đọc nhưng thật tuyệt vời. Đó là giá trị lắng đọng. Cuối dòng sông là biển.

*

Sông Đồng Nai Biên Hòa gần Văn Miếu Trấn Biên là nơi sông về gần tới biển, nôi phục sinh của người Việt trên hành trình Nam tiến. Chúng tôi lớp sinh viên Trồng trọt khóa 2, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đã về Văn Miếu Trấn Biên dâng hương ghi ơn những người mở đường sống cho dân tộc Việt tạo dựng nên nơi này; ghi nhớ tình thầy bạn vui học bên nhau một thời. Ghi chép và chùm ảnh quý thỉnh thoảng xem lại và suy ngẫm

Đời tôi xuôi phương Nam, sống thuận theo tự nhiên, đời lắng đọng ân tình của năm lớp bạn hữu: Trồng trọt 4 Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc; Trồng trọt 10 Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (là Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), Trồng trọt 2A, Trồng trọt 2B, Trồng trọt 2C Đại học Nông nghiệp 4 (là Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Tôi thoáng chốc nhìn lại, với ba lần ra đi và ba lần trở về trường đại học, lắng đọng một cảm xúc Trường tôi nôi yêu thương không thể nào quên.

Tôi may mắn đã Đi như một dòng sông; theo đường sống của dân tộc đang đi Nam tiến của người Việt. Sự trãi nghiệm hạnh phúc cá nhân nằm trong số phận đường sống của dân tộc. Cuối dòng sông là biển. Bài ký này, tôi lưu lại ba ghi chép nhỏ các giá trị lắng đọng: 1)Phục sinh giữa tối sáng; 2) Nam tiến của người Việt; 3) Cuối dòng sông là biển

1

PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG

Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng và đầy đủ hệ thống nhất về ước vọng, lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Lâu nay chúng ta thường nghĩ về Lev Tonstoy là một đại văn hào với các tiểu thuyết lừng danh Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina và bộ ba tiểu thuyết tự truyện gồm “Thời thơ ấu”, “Thời niên thiếu”, và “Thời tuổi trẻ”mà rất ít biến đến một Lev Tonstoy “Thánh sư” nhà tư tưởng mà Sa Hoàng đặc biệt ngưỡng mộ. Lev Tonstoy Suy niệm mỗi ngày, Đường sống, cổ tích cho người lớn, ngụ ngôn cho trẻ em mới là sông lớn về tới biển , trí tuệ văn sử lắng đọng sau cùng lcủa ông . Đó là tinh hoa trí tuệ minh triết vĩ đại của một bậc Thầy. Tôi lắng nghe tiếng nói sâu thăm thẳm từ nhận thức của đạo Bụt: “Ngươi theo tay ta chỉ để thấy kia là mặt trăng, nhưng luôn nên nhớ ngón tay ta không phải là mặt trăng”. Bao nhiêu người trên đời cho đến lúc cuối đời vẫn không phân biệt nỗi trí tuệ và vô mình, luẩn quẫn trong sự cố chấp ấy. Phục sinh giữa tối sáng là chuyện của Tolstoy một vị quý tộc tìm cách chuộc lại lỗi lầm phạm phải của mình từ nhiều năm trước và gửi gắm những ước muốn, quan điểm sống mới, tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky từng kể rằng Tolstoy đã bật khóc ngay trước mặt Gorky và Chekhov khi đọc phần kết của tác phẩm này. Tonstoy sau tác phẩm lớn Phục sinh đã chuyển hẳn nguồn năng lượng dồi dào cuối đời mình cho mảng truyện cổ tích cho người lớn và truyện ngụ ngôn cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn của ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và từ truyện Hindu. Một tiểu thuyết ngắn khác, Hadji Murat, được xuất bản đồng thời vào năm 1912. Ông khoảng 20 năm cuối đã dành sức cho 365 Suy niệm mỗi ngày.

Bá tước Lev Tolstoy.có tầm ảnh hưởng sâu rộng toàn cầu về văn chương và chính luận là điều không ai có thể nghi ngờ. “Chiến tranh và hòa bình” tác phẩm đỉnh cao của ông là đỉnh cao của trí tuệ con người, tiểu thuyết sử thi vĩ đại đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và  được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968 và danh tiếng mọi thời đại.

Lev Tolstoy sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828, mất ngày  20 tháng 11 năm 1910, với kiệt tác “Chiến tranh và hoà bình” và “Anna Karenina” là đỉnh cao của sử thi và tiểu thuyết hiện thực cuộc sống Nga, được mệnh danh là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, con sư tử chúa tể sơn lâm trên đại ngàn văn chương Nga. Lev Tonstoy không chỉ là nhà văn kiệt xuất mà còn là một minh sư, một nhà tư tưởng vĩ đại và một bậc hiền minh, nhà đạo đức có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm “Vương quốc Chúa Trời trong bạn” (tiếng Anh: The Kingdom of God Is Within You), đã ảnh hưởng tới những hình tượng của thế kỷ 20 như Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Lev Tonstoy là người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.

Lev Tonstoy ngay trang đầu Phục sinh chép lời Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Kia là mặt trăng. Đức Nhân Tông viết “Hãy quay về với tự thân chứ không tìm ở đâu khác“. Phục sinh. Lên Yên tử

Tôi bừng tỉnh ngộ.

DẠO CHƠI NON NƯỚC VIỆT

Anh và em,
chúng mình cùng nhau
dạo chơi non nước Việt.

Anh đưa em vào miền cổ tích
nơi Lạc Long Quân gặp Âu Cơ
sinh ra đồng bào mình trong bọc trứng,
thăm đền Hùng Phú Thọ
ở Nghĩa Lĩnh, Việt Trì,
về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội,
thủ đô Việt Nam,
hồn thiêng sông núi tụ về.

“Khắp vùng đồng bằng sông Hồng,
vùng núi và trung du phía Bắc,
không mẩu đất nào không lưu dấu tổ tiên
để giành quyền sống với vạn vật.

Suốt dọc các vùng
từ duyên hải Bắc Trung Bộ,
đến duyên hải Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ,
Đồng Bằng Sông Cửu Long,
là sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên
để mở rộng hy vọng tương lai dân tộc” (2)

Tổ Quốc bốn nghìn năm
giang sơn gấm vóc
biết bao nơi lòng ta thầm ước
một lần đến thăm.

Anh đưa em lên Phù Vân
giữa bạt ngàn Yên Tử
nơi “vũ trụ mắt soi ngoài biển cả” (1)
đến Hạ Long,
Hương Sơn,
Hương Tích
Phong Nha,
Huế,
Hải Vân,
Non nước,
Hội An,
Thiên Ấn,
Hoài Nhơn,
Nha Trang,
Đà Lạt.

Về tổ ấm chúng mình
Ngọc phương Nam.
Tình yêu muôn đời:
Non nước Việt Nam.

Anh và em,
chúng mình cùng nhau
dạo chơi non nước Việt
Tới Tràng An, Sơn Vi, Hòa Bình
Vùng thiêng văn minh lúa nước
Vào Tràng An Bái Đính.

Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.
(ca dao cổ)

Cao Sơn thăm chốn cũ
Tràng An bao đổi thay
Minh Không thầy đâu nhỉ ?
Lững lờ mây trắng bay.

Trước khi lên Yên Tử
Vua Trần vào ở đây
Động thiêng trong núi thắm
Hạ Long cạn nơi này.

Hoa Lư Tứ giác nước
Kẽm Trống Dục Thúy Sơn,
“Quá Thần Phù hải khẩu”
Nhớ Nguyễn Trãi Ức Trai.

Đinh, Lê vùng khởi nghiệp
Lý, Trần, Nguyễn …vươn dài
Kỳ Lân trời bảng lãng
Hoàng Long sông chảy hoài …

Anh và em,
chúng mình cùng nhau
dạo chơi non nước Việt
Đồng bằng Sông Hồng
Non sông gấm vóc
Thăm vùng quê Vân Đài

Vân Đài lộng lẫy bức tranh quê.
Thao thức lòng ai mãi nhớ về.
Ruộng vàng nước biếc trời xanh ngát.
Dạo chơi non nước Việt say mê.

Anh và em
Thung dung nhìn lại
Du lịch sinh thái Việt Nam
Dạo chơi non nước Việt

Lên chùa Đồng Yên Tử
Đến Kiếp Bạc Côn Sơn
Vào Tràng An Bái Đính
Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng


Thăm Trường xưa Hà Bắc
Nhớ Linh Giang quê hương
Động Thiên Đường tuyệt đẹp
Biển Nhật Lệ Quảng Bình

Đất Mẹ vùng di sản
Nguồn Son nối Phong Nha
Biển xanh kề núi thẳm
Mừng bạn về Quê choa

Thăm vùng quê Vân Đài
Về Xứ Thanh Xứ Nghệ
Lồng lộng trăng Hồng Lam
Ngự Bình và Hương Giang.

Hành trình xuôi phương Nam
Đường về tổ ấm
Ngọc phương Nam.
Tình yêu muôn đời:
Non nước Việt Nam

Hoàng Kim

Ghi chú trích dẫn
1. Nguyễn Trãi (Dư dịa chí, trong Tổng tập Dư địa chí Việt Nam)
2. Đào Duy Anh (Đất nước Việt Nam qua các đời)

2

NAM TIẾN CỦA NGƯỜI VIỆT

Hai phân kỳ Lịch sử Việt Nam; nguồn gốc động lực Nam Tiến. Tôi xin được trích dẫn nguyên văn tác phẩm ”Nỗi niềm Biển Đông” của nhà văn Nguyên Ngọc là một khái quát gọn nhất và rõ nhất về Nam Tiến :

Mở đầu cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẫu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.” Thật ngắn gọn, thật súc tich, vị học giả cao kiến đã đúc kết chặt chẽ và cực kỳ chính xác hai chặng đường lớn mấy thiên niên kỷ của dân tộc; và chỉ bằng mấy chữ cô đọng, chỉ ra không thể rõ hơn nữa đặc điểm cơ bản của mỗi chặng, có ý nghĩa không chỉ để nhìn nhận quá khứ, mà còn để suy nghĩ về hôm nay và ngày mai – những suy nghĩ, lạ thay, dường như đang càng ngày càng trở nên nóng bỏng, cấp thiết hơn.

Chặng thứ nhất, tổ tiên ta, từ những rừng núi chật hẹp phía bắc và tây bắc, quyết chí lao xuống chiếm lĩnh hai vùng châu thổ lớn sông Hồng và sông Mã, mênh mông và vô cùng hoang vu, toàn bùn lầy chưa kịp sánh đặc, “thảm đảm kinh dinh để giành quyền sống với vạn vật” – mấy chữ mới thống thiết làm sao – hơn một nghìn năm vật lộn dai dẳng giành giật với sóng nước, với bùn lầy, với bão tố, với thuồng luồng, cá sấu … để từng ngày, từng đêm, từng giờ, vắt khô từng tấc đất, cắm xuống đấy một cây vẹt, một cây mắm, rồi một cây đước, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm  này qua năm khác, trăm năm này qua trăm năm khác, khi đất đã được vắt khô, được rửa mặn và ứng đặc, cắm xuống đấy một cây tạo bóng mát, rồi một cây ăn quả, một cây lúa, một mảnh lúa, rồi một đồng lúa …, tạo nên chỗ đứng chân cho từng con người, từng đôi lứa, từng gia đình, rồi từng cộng đồng, từng xóm mạc, từng làng, từng tổng, từng huyện, …cho đến toàn dân tộc, toàn xã hội, lập nên nửa phần là gốc cội của giang sơn ta ngày nay. Và hẳn còn phải nói thêm điều này nữa, cuộc thảm đạm kinh dinh vật lộn với thiên nhiên ấy lại còn phải cọng thêm cuộc vật lộn cũng dai dẳng, quyết liệt, không hề kém can trường và thông minh, để sáng tạo, định hình và gìn giữ một bản sắc Việt riêng giữa trăm Việt, là một Việt độc đáo và đặc sắc, không bị hòa tan bởi một thế lực hung hản, khổng lồ, luôn muốn xóa bỏ và hòa tan tất cả …   Hơn một thiên niên kỷ thiết lập và trụ vững, tạo nên nền tảng vững bền, để bước sang chặng thứ hai.

Chặng thứ hai, như cụ Đào Duy Anh đã đúc kết cũng thật ngắn gọn và chính xác, “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”.  Trên gốc cội ấy rồi, đi về đâu? Chỉ còn một con đường duy nhất: Về Nam. Có lẽ cũng phải nói rõ điều này: trước hết, khi đã đứng chân được trên châu thổ sông Hồng sông Mã rồi, kháng cự vô cùng dũng cảm và thông minh suốt một nghìn năm để vẫn là một Việt đặc sắc không gì đồng hóa được rồi, thì mối uy hiếp bị thôn tính đến từ phương bắc vẫn thường xuyên và mãi mãi thường trực. Không nối dài được giang sơn cho đến tận Cà Mau và Hà Tiên thì không thể nào bắc cự. Ở bước đường chiến lược này của dân tộc có cả hai khía cạnh đều hết sức trọng yếu. Khía cạnh thứ nhất: phải tạo được một hậu phương thật sâu thì mới đủ sức và đủ thế linh hoạt để kháng cự với mưu đồ thôn tính thường trực kia. Lịch sử suốt từ Đinh Lê Lý Trần Lê, và cả cuộc chiến tuyệt vời của Nguyễn Huệ đã chứng minh càng về sau càng rõ điều đó. Chỉ xin nhắc lại một sự kiện nghe có thể lạ: chỉ vừa chấm dứt được 1000 năm bắc thuộc bằng trận đại thắng của Ngô Quyền, thì Lê Hoàn đã có trận đánh sâu về phương nam đến tận Indrapura tức Đồng Dương, nam sông Thu Bồn của Quảng Nam. Đủ biết cha ông ta đã tính toán sớm và sâu về vai trò của phương Nam trong thế trận tất yếu phải đứng vững lâu dài của dân tộc trước phương bắc như thế nào.

Khía cạnh thứ hai, vừa gắn chặt với khía cạnh thứ nhất, vừa là một “bước tiến thủ” mới “mở rộng hy vọng cho tương lai”, như cách nói sâu sắc của cụ Đào Duy Anh. Bởi có một triết lý thấu suốt: chỉ có thể giữ bằng cách mở, giữ để mà mở, mở để mà giữ. Phải mở rộng hy vọng cho tương lai thì mới có thể tồn tại. Tồn tại bao giờ cũng có nghĩa là phát triển. Đi về Nam là phát triển. Là mở. Không chỉ mở đất đai. Càng quan trọng hơn nhiều là mở tầm nhìn. Có thể nói, suốt một thiên niên kỷ trước, do cuộc thảm đảm kinh dinh để giành dật sự sống với vạn vật  còn quá vật vã gian nan, mà người Việt chủ yếu mới cắm cúi nhìn xuống đất, giành thêm được một một mẩu đất là thêm được một mẩu sống còn. Bây giờ đã khác. Đã có 1000 năm lịch sử để chuẩn bị, đã có thời gian và vô số thử thách để tạo được một bản lĩnh, đã có trước mặt một không gian thoáng đảng để không chỉ nhìn xa mãi về nam, mà là nhìn ra bốn hướng. Nhìn ra biển. Phát hiện ra biển, biển một bên và ta một bên, mà lâu nay ta chưa có thể toàn tâm chú ý đến. Hay thay và cũng tuyệt thay, đi về Nam, người Việt lại cũng đồng thời nhìn ra biển, nhận ra biển, nhận ra không gian sống mới, không gian sinh tồn và phát triển mới mệnh mông của mình. Hôm nay tôi được ban tổ chức tọa đàm giao cho đề tài có tên là “nổi niềm Biển Đông”. Tôi xin nói rằng chính bằng việc đi về nam, trên con đường đi ngày càng xa về nam mà trong tâm tình Việt đã có được nổi niềm biển, nổi niềm Biển Đông. Cũng không phải ngẫu nhiên mà từ đó, nghĩa là từ đầu thiên niên kỷ thứ hai, với nổi niềm biển ngày càng thấm sâu trong máu Việt, cha ông ta, người dân Việt, và các Nhà nước Việt liên tục, đã rất sớm khẳng định chủ quyền Việt Nam trên các hải đảo và thểm lục địa “.

Sông Gianh Quảng Bình quê hương tôi là địa danh nối liền “Đằng Ngoài” và “Đằng Trong” của đôi bờ lịch sử . Biển Đông tổ quốc tôi liên kết ba miền Bắc Trung Nam sông Hồng, sông Lam, sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Kỳ Lộ, sông Đồng Nai, sông Cửu Long, trăm sông về biển cả của non sông một dãi . Lịch sử Nam tiến của dân tộc Việt đi như dòng sông, thuận chiều, xuôi dòng, hướng về biển lớn. Dòng sông về biển có khi hiền hòa có khi hung dữ tùy theo thế nước nhưng sông mãi mãi là nguồn sống, mạch sinh tồn của người, cây xanh và vạn vật. Sông Gianh Sông Đồng Nai với gia đình tôi là tình yêu lớn, là dòng sông quê hương.

vietnam1009-2016

Nam tiến của người Việt là xu thế tự nhiên, tất yếu của lịch sử người Việt. Bản đồ đất nước Việt Nam qua các đời là dẫn liệu toàn cảnh, quan trọng cho tầm nhìn lịch sử Nam tiến của người Việt từ thời Lý cho đến nay. Một cách khái lược,hành trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập (năm 938) cho đến nay (năm 2019) lãnh thổ Việt Nam hình thành và tồn tại với tổng diện tích gấp 3 lần.

Việt Nam thời Đường đổi từ An Nam Đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân từ năm 866. Cương vực Việt Nam thời nhà Đường, như chúng tôi đã trình bày ở bài “Cao Biền trong sử Việt “, từ năm 679 đến năm 866, An Nam đô hộ phủ gồm tây nam Quảng Tây (Trung Quốc), Miền Bắc và miền Trung Việt Nam ngày nay. Từ sau năm 866, Cao Biền được phong làm Cao Vương Tĩnh Hải Quân, ông sau khi đánh đuổi được quân Nam Chiếu, đã xây thành Đại La và thiết lập hệ thống giao thông thủy bộ kết nối Đại La với Quảng Châu, Hải Phòng hình thành thế phòng thủ liên hoàn vững chắc. Vua Đường Ý Tông triệu hồi Cao Biền về Bắc dẹp loạn và chuẩn tấu cho Cao Tầm làm tiết độ sứ Tĩnh Hải. Cao Biền với tầm nhìn chiến lược sâu sắc để chống lại sự đột kích của quân Nam Chiếu và quân Lâm Ấp đã hình thành tuyến phòng thủ chiều sâu vùng ba biên giới Việt Miên Lào ngày nay duỗi dài từ núi Hoành Sơn sông Gianh đến núi Bì Sơn sông Kỳ Lộ bao gồm Tây Nguyên (Việt Nam ngày nay) và Nam Lào.

Nhà Đại Đường bị tan rã và diệt vong do vua kém nát và bị hoạn quan thuật sĩ lũng đoạn triều chính dù đã tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào. Các tiết độ sứ đã công khai cát cứ và gây nội chiến. Cao Biền phiền muộn vì vợ Lã Thị Nga và Cao Tầm bị giết , các danh tướng hiềi tài Trương Lân, Chu Bảo của ông bị chết thảm nên dùng kế “ve sầu thoát xác” giả bị giết chết, trốn về làm người dân Việt ở Phú Yên của đất phương Nam. Vua Đường Ai Đế bị quyền thần Chu Ôn khống chế và cướp ngôi năm 907. Các tiết độ sứ ở Tỉnh Hải sau khi Cao Biền được phong làm Cao Vương (864-868) và sau đó vua Đường triệu hồi gấp về Bắc để đánh dẹp Hoàng Sào lần lượt là Cao Tầm làm tiết độ sứ Tỉnh Hải quân (868 – 878) nhưng đã bị giết chết và lần lượt thay thế bằng Tăng Cổn (878 – 880) Cao Mậu Khanh (882 – 884) Tạ Triệu (884 – ?) An Hữu Quyền (897 – 900) Chu Toàn Dục (900 – 905). Chu Ôn quyền thần người khống chế vua Đường và đoạt ngôi, đã từng cho anh ruột là Chu Toàn Dục sang làm Tiết độ sứ ở Việt Nam, nhưng Toàn Dục quá kém cỏi không đương nổi nên phải về. Độc Cô Tổn (905) thay thế. Năm 905, Chu Ôn đày Độc Cô Tổn Tiết độ sứ Tĩnh Hải ra đảo Hải Nam và giết chết. Nhà Đường trong lúc chưa kịp cử quan cai trị mới sang trấn nhậm thì một hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm lấy thủ phủ Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ. Chu Ôn đang mưu cướp ngôi nhà Đường đã nhân danh vua Đường thừa nhận Khúc Thừa Dụ. Sau khi nhà Đường diệt vong, phiên trấn các nơi tự lập quốc.
Thời kỳ này phân thành Ngũ Đại (907-960) cùng Thập Quốc (907-979). kéo dài đến khi triều Tống thống nhất Trung Quốc bản thổ. Thời Ngũ Đại Thập Quốc tương đương thời loạn 12 sứ quân ở Việt Nam. Thời này chiến tranh liên miên, Liêu Quốc (Khiết Đan) được hình thành và Tĩnh Hải quân (miền Bắc Việt Nam) dần “ly tâm” và cuối cùng đã thoát Trung để trở thành một quốc gia độc lập.

Thời nhà Hậu Lương (907-923)Bột Hải Quốc (渤海國)Tĩnh Hải quân tiết độ sứ (靜海軍節度使)

Năm 905 Khúc Thừa Dụ tiến vào Đại La, giành quyền cai quản toàn bộ Tĩnh Hải. Người Việt khôi phục quyền tự chủ, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc lần 3 dài hơn 300 năm. (Việt Nam bị Bắc thuộc lần I từ năm 207 TCN đến năm 40 có khởi nghĩa giành độc lập của  Hai Bà Trưng năm 40-43; Bắc thuộc lần 2 từ năm 43-541 có khởi nghĩa Bà Triệu; Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương 541-602)..Thời kỳ Bắc thuộc lần 3  kéo dài hơn 300 năm từ năm 602 đến năm 905Thời kỳ này bắt đầu khi Tùy Văn Đế năm 602 sai Lưu Phương đánh chiếm nước Vạn Xuân, bức hàng Lý Phật Tử là đời vua thứ ba hậu Lý Nam Đế. Thời Tùy, Việt Nam gọi là Giao châu. Lưu Phương trên đường đánh Lâm Ấp về bị bệnh chết. Khâu Hòa được cử làm đại tổng quản Giao châu . Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy, lập ra nước Đại Đường. Khâu Hòa xin thần phục nhà Đường năm 622. Việt Nam thuộc Đại Đường Bắc thuộc lần 3 từ năm 622 đến năm 905).

vietnam-1650

Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ (905) đến ngày nay được chia làm ba giai đoạn chính: Giai đoạn 1 Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình (1009-1558) cực nam của Đằng Ngoài; Giai đoạn 2 Nam tiến đến núi đá Bia sông Kỳ Lộ, Phú Yên (1558-1693) là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 (1693- 1839) Nam tiếntới sông Đồng Nai sông Tiền sông Hậu kết nối toàn Việt Nam. Chi tiết các mốc sự kiện chính như sau

Giai đoạn 1 Nam Tiến đến sông Gianh (1009-1558) là cực nam của Đằng Ngoài;Thời Tự chủ (905-938) Họ Khúc truyền nối làm chức Tiết độ sứ gồm 3 đời: Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ, cai trị từ năm 905 tới năm 930 Khúc Thừa Mỹ bị bắt bởi Lý Khắc Chính là tướng của vua Nam Hán. Dương Đình Nghệ đánh bại tướng Nam Hán làm tiết độ sứ Tịnh Hải 8 năm, sau đó bị Kiều Công Tiển làm phản giết chết lên thay. Nhà Ngô (938-967) Ngô Quyền là nha tướng và con rể của Dương Đình Nghệ, phát binh tiêu diệt Kiều Công Tiễn, đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đặng, Ngô Quyền mất, loạn 12 sứ quân. Nhà Đinh (968-980) Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước năm 968 và kết thúc năm 980 khi thái hậu Dương Vân Nga khoác hoàng bào cho Lê Hoàn và con của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Phế Đế (6 tuổi) nhường ngôi cho Lê Hoàn, Nhà Tiền Lê (980-1009) khởi đầu từ khi Lê Hoàn lên ngôi vua năm 980 trải ba đời vua và kết thúc khi vua Lê Long Đĩnh (24 tuổi) qua đời. Nhà Lý khởi đầu từ năm 1009 Nhà Trần (1226-1400), Nhà Hồ (1400- 1407), Bắc thuộc lần 4 (1407-1427) Nhà Lê sơ (1428-1527).Nhà Mạc (1527-1592) Nhà Lê Trung hưng (1533-1789) Trịnh Nguyễn phân tranh Đằng Ngoài Đằng Trong chúa Nguyễn (1558- 1777), Cương vực nước Đại Việt là bản đồ màu xanh đến ranh giới đèo Ngang hoặc sông Gianh ranh giới Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay. Giải đất các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ suốt thời kỳ này là sự giành đi chiếm lại của Đại Việt và Chiêm Thành. Đây là giai đoạn đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Đặc trưng của giai đoạn 1 là Sông Giang làm cực Nam của Đằng Ngoài khi chúa Nguyễn Hoàng sáng nghiệp đất Đằng Trong. Năm 1558, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng với con em vùng đất Thanh Nghệ vào trấn nhậm ở đất Thuận Hóa Quảng Nam, lấy Hoành Sơn, Linh Giang và Luỹ Thầy sau này làm trường thành chắn Bắc.

Núi Đá Bia Đại Lãnh Phú Yên

“Ngó ra thấy mả Cao Biền. 
Nhìn vào thấp thoáng Ma Liên Chóp Chài”
(ca dao cổ Phú Yên)

Giai đoạn 2 Nam tiến đến núi đá Bia sông Kỳ Lộ, tỉnh Phú Yên (1558-1693) Chúa Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất Đằng Trong mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Các hậu duệ của Nguyễn Hoàng tiếp tục chính sách  bắc cự nhà Trịnh, nam mở mang đất, đến năm 1693 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chiêm Thành vào Đại Việt. và đến năm 1816 sáp nhập hoàn toàn Chân Lạp, Tây Nguyên với các hải đảo vào lãnh thổ của nước Đại Nam thời Minh Mệnh nhà Nguyễn để có ranh giới cương vực như hiện nay. Giai đoạn 2 Nam tiến đến núi đá Bia trãi từ Nhà Mạc (1527-1592), Nhà Lê trung hưng (1533-1789), Trịnh-Nguyễn phân tranh,  nhà Tây Sơn (1778-1802) Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1789-1802) Việt Nam thời Nhà Nguyễn (1804- 1839). Bản đồ cương vực màu  xanh gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ thuộc Đằng Ngoài, cương vực màu vàng từ địa đầu Quảng Bình đến sông Kỳ Lộ tỉnh Phú Yên, bao gồm các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ, Tây Nguyên thuộc Đàng Trong, Đặc trưng của giai đoạn 2 Nam tiến tới núi  Đá Bia gần sông Kỳ Lộ núi Đại Lãnh tỉnh Phú Yên là chỉ dấu quan trọng Nam tiến của người Việt suốt từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 17. Lê Hoàn năm 982 đem quân đánh Chiêm Thành mở đất phương Nam là lần xuất chinh sớm nhất của Đại Việt, và năm 1693 là năm cuối cùng toàn bộ phần đất Chiêm Thành ở Phú Yên sáp nhập hoàn toàn vào Đại Việt. Vua Lê Thánh Tông năm 1471 khi thân chinh cầm quân tấn công Chiêm Thành  tương truyền đã dừng tại chân núi đá Bia và cho quân lính trèo lên khắc ghi rõ cương vực Đại Việt.Thời Nhà Nguyễn, đến năm 1816 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chân Lạp, Tây Nguyên và các hải đảo vào lãnh thổ Đại Nam. Kể từ lần xuất chinh đầu tiên của Lê Hoàn từ năm 982 đến năm 1693 trãi 711 năm qua nhiều triều đại, hai vùng đất Đại Việt Chiêm Thành mới quy về một mối. Người Việt đã đi như một dòng sông lớn xuôi về biển, có khi hiền hòa có khi hung dữ, với hai lần hôn phối thời Trần (Huyền Trân Công Chúa) và thời Nguyễn (Ngọc Khoa Công Chúa), chín lần chiến tranh lớn nhỏ. đã hòa máu huyết với người Chiêm để bước qua lời nguyền núi đá Bia ở núi Phú Yên “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”, cho đến năm 1834 thành nước Đại Nam như ngày nay.

Giai đoạn 3 Nam tiến tới sông Đồng Nai sông Tiền sông Hậu (1639-1839). Từ năm 1693 cho đến năm 1839 lãnh thổ Việt Nam lần lượt bao gồm  Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với các hải đảo . Từ năm 1839 cho đến 1945:  Đại Nam thời Nhà Nguyễn (1839-1945); Thời Pháp thuộc Liên bang Đông Dương (nhập chung với Lào, Campuchia, Quảng Châu Loan 1887 -1945); Giai đoạn từ năm 1945 đến nay (Đế quốc Việt Nam: tháng 4 năm 1945 – tháng 8 năm 1945 dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: từ 2 tháng 9 năm 1945 đến 2 tháng 7 năm 1976; Quốc gia Việt Nam: dựng lên từ 1949 đến 1955 với quốc trưởng Bảo Đại bởi chính quyền Pháp; Việt Nam Cộng hòa: tồn tại với danh nghĩa kế tục Quốc gia Việt Nam từ 1955 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại miền Nam; Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam sau là Cộng hoà Miền Nam Việt Nam: từ 8 tháng 6 năm 1960 đến 2 tháng 7 năm 1976; Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay).

Đặc trưng giai đoạn 3 Nam tiến tới sông Đồng Nai sông Tiền sông Hậu là sự hình thành nước Việt Nam toàn vẹn. Chủ tịch Hồ Chí Minh người đặt nền móng cho nước Việt Nam mới đã kiên quyết khôn khéo nhanh tay giành được chính quyền và lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bởi Pháp bại Nhật hàng vua Bảo Đại thoái vị. Bác nói và làm những điều rất hợp lòng dân: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. “Nay, tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu (tôi) cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài.[240]

Nam tiến của người Việt thành công vì là là xu thế tự nhiên, tất yếu của lịch sử người Việt.

tt2-1

3

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN

Chúng tôi là những bạn học chung lớp của lứa sinh viên trồng trọt khóa 2 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã kéo nhau về dâng hương tại Văn Miếu Trấn Biên ở Biên Hòa gần Cù Lao Phố sông Đồng Nai. Nơi đây lưu dấu nhiều huyền thoại đất và người phương Nam, dòng sông hò hẹn, cuối dòng sông là biển, là vùng đất thiêng nhất của đất phương Nam, đầy ắp những câu chuyện lạ.

songdongnai

3.1 Sông Đồng Nai

Sông Đồng Nai tuy chỉ được xem là con sông đứng hàng thứ ba ở Việt Nam, sau sông Hồng và sông  Mekong nhưng chiều dài chảy trong nước lại đứng hạng nhất 635 km trước sông Hồng 566 km, sông Cửu Long 230 km, sông Thu Bồn 205km (Thái Công Tụng, 2005 ).Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ. Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Hoai và sông Vàm Cỏ. Các chi lưu của nó có tên gọi là sông Lòng Tàu (sông Ngã Bảy), sông Đồng Tranh, sông Thị Vải, sông Soài Rạp

Giáo sư Tôn Thất Trình viết “Đồng Nai xứ sở lạ lùng. Dưới sông  sấu lội , trên bờ cọp um (Ca Dao miền Nam). Trước khi hình thành và phát triễn Nam Kỳ Lục Tỉnh, vùng đất hoang vu này, từ đầu Công Nguyên đến thế kỷ thứ 7, thuộc về vương quốc Phù Nam, bao gồm một vùng đất bao la trải dài từ  lưu vực sông Cửu Long đến sông Mênam xuống tận các đảo Mã lai (  Lâm Văn Bé, Dòng Việt số 17 năm 2005 ). Tháng 11 năm 1998, ở làng Phú Mỹ  huyện Cát Tiên khám phá ra một ngôi làng cổ, tuổi đã 2500- 3000 năm.  Đây là một phức tạp di tích  gồm  đền đài, tháp và rất nhiều  di vật tiền sử, chứng tỏ có sự lẫn lộn của  một văn hóa Phù Nam ở miền  Nam và văn hóa  Champa. Trong số di vật  có nhiều  tượng thờ như Linga – Yoni, những vật liệu linh thiêng thờ cúng, dùng các bộ phận sinh dục con người làm biểu tượng.  Có một Linga  cao 2.1 m  là một di vật  lọai này lớn nhất thế giới. Ngòai ra  còn nhiều dấu tích khác  chứng tỏ Cát Tiên cũng có thể là một thánh địa của Vương Quốc Phù Nam, xây dựng  cách đây 2000 năm. Thật ra  dưới thời Pháp thuộc, lưu vực sông Đồng Nai  với các địa điểm như cù lao Rùa, Cù Lao Phố,  bến Đò…  đã được các nhà khảo cỗ ( Cartailahac  1888, Grossin 1902, Loesh 1909, Barthère và Ripelin 1911, Malleret và Jansé 1937) …  khai quật nhiều lần, nhiều nơi, tìm được hàng ngàn cỗ vật như búa rìu bằng đá, bằng đồng, sắt, xương sọ, dụng cụ đá mài nhẵn … chứng tỏ rằng lưu vực sông Đồng Nai  đã có người cư ngụ 4000 – 2500 năm nay rồi, không có lịch  sử, không chữ viết ghi chép, nên họ là người tiền sử. Trước thời vương quốc Phù Nam, họ là những con người tiền phong đến khai thác hạ lưu sông Đồng Nai, tạo ra một nền văn minh hái lượm, làm ruộng nước nữa ( Theo Hứa Hòanh,  Tập san Đi Tới, số 69 và 70, năm 2003 ) .

Năm 1620, vua Chen Chetta II đến Thuận Hóa xin cầu hôn với công nương Ngọc Vạn, con chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên. Chúa Nguyễn lợi dụng việc gả con gái này đưa người Việt đi vào lập nghiệp ở vùng đất Phù Nam cũ ở hạ lưu sông Đồng Nai, trên danh nghĩa là đất Chân Lạp, nhưng trong thực tế  là đất vô chủ, bởi lẽ từ nhiều thế kỷ, vì sự suy yếu  nội bộ, vì chiến tranh liên tiếp với Xiêm La, vùng đất này hòan toàn hoang vu, không có guồng máy cai trị của Chân Lạp. Trước khi người Việt đến, vùng này chỉ có vài mươi nóc  nhà  người Miên- Môn, theo nhà văn quê quán Biên Hòa Bình Nguyên Lộc còn có thể cả người  tộc dân Mạ, hay có thể cả tộc dân Cho Ro, tộc dân Stiêng, cả ba thuộc họ Nam Á , ngôn ngữ thuộc hệ Môn Miên (Khmer)  vì ảnh hưởng xưa cũ của hai nước Phù Nam và Chân Lạp. Nguyễn Cư Trinh gọi chung  là Côn Man (Côn Miên), ở trên các gò cao sâu trong rừng vùng Preikor ( Sài Gòn ), sống biệt lập  với người Miên ở vương triều.

Năm 1623, Chúa Sải  cho đặt  hai trạm thu thuế ở  Prei Nokor ( Sài Gòn, nay ở khỏang quận 5 và Kas Krobei ( Bến Nghé, nay ở khỏang quận 1). Trịnh Hoài Đức cũng xác nhận trong Gia Định Thành Thống  Chí  là dân các tỉnh phía Bắc xứ Đàng Trong đã vô Mô Xòai từ đời các Tiên hoàng đế Nguyễn Hòang 1558- 1613, và chúa Sải Nguyễn Phước Nguyên ( 1613- 1635 ). Sử ghi là  năm 1665, có độ 1000 người Việt  vào lập nghiệp ở vùng đất mới này ( cũng theo  Lâm Văn Bé, Dòng Việt 2005

Năm 1679, các tướng giỏi nhà Minh là Trần Thường Tuấn và Dương Ngạn Địch và thương nhân Mạc Cữu đã tới đất phương Nam. Nguyên là năm đó nhà  Mãn Thanh thay thế nhà Minh, tướng trấn thủ Quảng Đông là Dương Ngạn Địch với Phó Tổng Binh Hoàng Tiến và Tổng binh châu Cao, châu Lôi, châu Liêm  là Trần Thượng Xuyên, Phó Tổng Binh là Trần An Bình  đem 3000 quân  và 50 chiến thuyền chạy thẳng vào cửa Tư Hiền Đà Nẳng xin làm thần dân chúa Nguyễn. Chúa Hiền Nguyễn Phước Tần  dung nạp họ, cho Trần Thượng Xuyên vào cửa biển Cần Giờ, định cư ở Bàn Lân  xứ Đồng Nai, Cù Lao Phố Biên Hòa, Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho cũng khai khẩn đất đai và lập phố phường buôn bán. Người Hoa hay Minh Hương tập trung ở cù lao Phố  lập thành làng Thanh Hà, chuyên nghề thương mãi.  Cù lao Phố là  đô thị người Hoa đầu tiên ở Việt Nam  phát triển liên tục trên nữa thế kỷ, đóng một vai trò  quan trọng  xuất nhập cảng cho xứ Đồng Nai. Địa danh Cát Lái, đáng lý phải gọi là “ Các Lái “ để chỉ danh  một bến đò, một  chỗ họp chợ của  người buôn bán sĩ, các ghe lái thương hồ  chở  chén đĩa, lu hũ , đá tán kê nhà, cối xay bột… đưa về miền Tây, đồng bằng Sông Cửu Long và chuyên chở thóc lúa gạo trái cây nông sàn lên buôn bán ờ Nông Nại và Gia Định.

Năm  1689, Chúa Nguyễn Phước Chu sai Thống suất Nguyễn Hửu Cảnh  làm Kinh Lược  xứ Đồng Nai, lúc đó có tên là Đông Phố,  chia đất Đông Phố đặt huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên; lấy xứ Sài Côn, đặt huyện Tân Bình, lập dinh  Phiên Trấn ( tức là Gia Định ). Và đặt phủ Gia Định  thống thuộc hai dinh  Trấn Biên, Phiên Trấn. Lúc này, cả hai huyện  Phước Long và Tân Bình, theo Nguyễn Hữu Cảnh thống kê, đã mở rộng đất ngàn dặm, dân số hơn 4 vạn hộ (theo Đại Nam Thực Lực Tiền Biên, quyễn IV). Chúa Nguyễn Phúc Chu  sai chiêu mộ thêm lưu dân từ  Bố Chính trở vào Bình Thuận đến ở  đây, thiết lập xã, thôn, phường, ấp, chia ranh giới, khai khẩn ruộng đất, đánh thuế tô, thuế dung, làm bộ đinh, bộ điền (Phan Khoang ,  Việt sử xứ Đàng Trong, xuất  bản năm 1967).

Năm 1739, chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh  sang đánh vua Cao Miên là  Nặc Nguyên phải bỏ chạy và xin nộp đất miền Nam Gia Định là Tầm Bôn và Lôi Lạp để giảng hòa. Trước đó Nặc Nguyên đánh phá Hà Tiên. Thương nhân Mạc Cửu là di dân thời Minh đồng thời với tướng Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên, trước đó đã qui phục  chúa Nguyễn và làm Tổng Binh Hà Tiên, cùng với con là Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha,  phát triễn  phồn thịnh Hà Tiên, chống lại  vua Cao Miên và Xiêm La.

Năm 1747,  Cù Lao Phố đánh dấu một biến cố lớn. Hơn 60 năm thành lập, Nông Nại đại phố sầm uất hơn bao giờ hết. Một tên cầm đầu bọn khách thương người Phúc Kiến là Lý Văn Quảng, dậy lòng tham cùng 300 đồng đảng tự xưng là “ Nông Nại  đại phố vương”  định chiếm  Nông Nại, tổ chức như một triều đình, đã đánh úp dinh Trấn Biên, hạ sát trấn thủ dinh là Cẩn Thành Hầu Nguyễn Cao Cẩn.  Phó  tướng dinh Trấn Biên là Lưu thủ Cường, tước Cường Oai Hầu, rút ván cầu “ Chợ Đồn”  bắc  ngang  giữa cù lao Phố và đồn canh bờ sông, cố thủ.  ChúaNguyễn Phúc Khoát đã sai Cai  cơ Tống Phúc Đại đem binh cứu viện. Tống Phước Đại  bắt được Lý Văn Quảng  cùng đồng bọn là 57 người. Lớp còn lại  bỏ trốn vào rừng hay  theo sông Đồng Nai xuống Tân Bình.

Năm 1782 ngày 7 tháng 7  tại Chợ Quán ở Nông Nai đại phố có khoảng 4000 người Hoa đã  bị quân Tây Sơn  giết.  Chuyện là trong số tàn quân rã ngũ của Lý Văn Quảng mấy chục năm sau  có hai tên là Lý Tài và Tập Đình  giỏi vỏ nghệ, khôn ngoan,  được dân du thủ du thực tôn làm anh chị, thuộc  phe Thiên địa hội “ Phản Thanh Phục Minh”. Bọn Lý Tài, Tập Đình trước đó theo Tây Sơn nhưng  sau khi được Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân Phú Yên chỉ điểm đã trở cờ đến xin theo phò  Đông cung Dương từ Quảng Nam chạy vào Qui Nhơn.  Đang lúc sa cơ,  Đông cung đãi Tài và Đình như thượng khách và  khi Đông Cung tới Gia Định hợp với  quân của chúa Định , lấy hiệu là Tân Chính vương khi chúa Định nhường ngôi, Lý Tài được phong làm  đại nguyên sóai. Làm cho quân Đông Sơn do tướng Đỗ Thành Nhơn  phò tá  chúa Định vào Gia Định trước Đông cung, bất mãn. Hay tin ấy, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ kéo đại quân vào đánh, tới núi Châu Thới bắt được Lý Tài giết ngay. Huệ đuổi theo quân Nguyễn bắt được Tân Chính Vương ở Ba Vát, Thái Thượng Vương ở Cà Mau, đem về Sài Gòn hành hình.  Nguyễn Nhạc vào Nam, khi hay tin viên hộ giá thân tín của mình là Phạm Ngạn bị giết, đã nổi trận lôi đình, ra lịnh  tàn sát tất cả người Hoa  ở cù lao Phố ( vì  Nhạc còn nghi thêm là người Hoa đã giúp lương thực cho các chúa Nguyễn, và Nhạc căm ghét sự phản trắc bỏ Nhạc mà theo chúa Nguyễn trước đó ). Vụ thảm sát này rất lớn. Linh mục  Castueras, có mặt tại Chợ Quán ngày 7 tháng 7 năm 1782, cho biết có  gần 4000 người  bị quân Tây Sơn  giết.  Sử quan  nhà Nguyễn, nhất là Trịnh Hoài Đức, có thể tăng cao số nạn nhân Hoa gấp ba lần ( theo Hứa Hòanh ở tập san Đi Tới nói trên). Cù lao Phố bị quân Tây Sơn phá tan hoang, khi trung hưng lại, người ta trở về, dân số  không còn bằng một phần trăm lúc trước ( Theo Đại Nam Nhất Thống Chí). Những người Hoa còn sót lại chạy về Gia Định, gầy dựng lại cảnh Chợ Lớn, có mòi sung túc thịnh vượng hơn cù lao Phố trước (Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển).

Năm  1768, cuộc Nam Tiến  của dân Việt Nam kể như gần hoàn thiện. Lảnh thổ Nam Kỳ lúc này được chia thành 3 tỉnh : tỉnh Đồng Nai bao gồm các vùng đất miền  Đông Nam Bộ, tỉnh Sài Gòn bao gồm các vùng đất từ  sông Sài Gòn đến  cửa Cần Giờ  và tỉnh Long Hồ bao gồm các  vùng đất miền Tây Nam Bộ. Năm 1808, dưới thời  Gia Long, Nam Kỳ được gọi là Gia Định Thành bao gồm 5 trấn: Hà Tiên, Vĩnh Thạnh, Định Tường, Phiên An, Biên Hòa. Năm 1834, dưới thời Minh Mạng 5 trấn được biến thành  6 tỉnh. Năm 1888 thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia ra làm 20 hạt, rồi 20 tỉnh, trong đó có tỉnh Biên Hòa. Năm 1954,  Miền Nam, sau hiệp định Genève để chỉ vùng đất Việt Nam Cộng Hòa  Nam vĩ tuyến  17, gồm 40 tỉnh trong đó vẫn còn tỉnh Biên HòaSau 1975, tỉnh Đồng Nai được thiết lập và Biên Hòa trở thành thị xã tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai.

Văn miếu Trấn Biên

là văn miếu đầu tiên được xây dựng năm 1715  tại xứ Đàng Trong, để tôn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn hóa nước Việt và làm nơi đào tạo nhân tài phục vụ cho chế độ. Năm 1861, nơi thờ phụng trên đã bị thực dân Pháp phá bỏ. Mãi đến năm 1998, Văn miếu Trấn Biên mới được khởi công khôi phục lại nơi vị trí cũ, và hoàn thành vào năm 2002. Hiện nay toàn thể khu vực uy nghi, đẹp đẽ và quy mô này, tọa lạc tại khu đất rộng thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Năm 1698, khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào đến xứ Đồng Nai, thì vùng đất ấy đã khá trù phú với một thương cảng sầm uất, đó là Cù lao Phố. Để có nơi bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa giáo dục xưa và nay của dân tộc Việt ở vùng đất mới, 17 năm sau, tức năm Ất Mùi (1715), chúa Nguyễn Phúc Chu sai trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên. Đây là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, có trước cả văn miếu ở Vĩnh Long, Gia Định và Huế. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, ghi: Văn miếu Trấn Biên được xây dựng tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa). Và theo mô tả của Đại Nam nhất thống chí, thì Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trên thế đất đẹp: Phía nam trông ra sông Phước Giang, phía bắc dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tươi tốt…Bên trong rường cột chạm trổ, tinh xảo… Trong thành trăm hoa tươi tốt, có những cây tòng, cam quýt, bưởi, hoa sứ, mít, xoài, chuối và quả hồng xiêm đầy rẫy, sum sê, quả sai lại lớn…. Trước năm 1802, hằng năm, đích thân chúa Nguyễn Phúc Ánh đến Văn miếu Trấn Biên để hành lễ hai lần vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng từ khi chúa Nguyễn lên ngôi ở Huế, thì quan tổng trấn thành Gia Định, thay mặt vua, cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học đến đây hành lễ…

Tương tự Văn miếu Huế, bên cạnh có Quốc tử giám để giảng dạy học trò. ở Biên Hòa, bên cạnh Văn miếu Trấn Biên là Tỉnh học (trường học tỉnh Biên Hòa). Trường học lớn của cả tỉnh này mãi đến đời vua Minh Mạng mới dời về thôn Tân Lại (nay thuộc phường Hòa Bình, Biên Hòa). Như vậy, ngoài việc thờ phụng, Văn miếu Trấn Biên còn đóng vai trò như một trung tâm văn hóa, giáo dục của Biên Hòa xưa và Nam Bộ xưa trước khi Văn miếu Gia Định ra đời năm 1824.

*

GS. Trần Thanh Đạm Báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh trong bài “Góp phần nhận thức về vai trò lịch sử của nhà Nguyễn (1802 – 1945)”, số 41 ngày 30 tháng 10 năm 2008 đã nhận định : “Nhiều tư liệu đã có hoặc mới phá hiện đã chứng minh rằng trong nửa thế kỷ XIX, đối với đất nước Việt Nam, nhà Nguyễn đã làm được không ít việc, và nhiều việc có thể được gọi là những thành tựu. Ví dụ: đối với sự nghiệp thống nhất đất nước, dù rằng việc này được khởi đầu từ phong trào Tây Sơn song việc thống nhất đang còn dở dang, thậm chí cuối thời Tây Sơn cũng đang có nguy cơ phân liệt. Chính Nguyễn Ánh đã hoàn thành công việc dở dang này, hoàn thành sự nghiệp thống nhất, kết thúc tình trạng đất nước chia hai, quy giang sơn về một mối.”

3.2 Đi như một dòng sông

Nam Tiến đi như một dòng sông, nói thì dễ nhưng sự thật đời người là khó và khác biệt. Bạn cùng lớp trồng trọt 4 chúng tôi tại Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (tiền thân của Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông – Lâm Bắc Giang ngày nay) có hai lớp A, B thật thân thiết ‘Thầy bạn trong đời tôi”: Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Nguyễn Thị Bồng, Vũ Mạnh Hải, Phạm Huy Trung, Phạm Sĩ Tân, Nguyễn Công Hoàn, Phan Thanh Kiếm, Nguyễn Văn Toàn, Cao Văn Hàng, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Đỗ Khắc Thịnh, Lâm Quang Hinh,Phyạm Xuân Liêm, Hoàng Thiên Diễn, Dương Văn Xây, Lâm Kim Thành, Nguyễn Thị Thọ, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Niêm, Lại Thị Đua, Đỗ Thanh Nhàn, Minh Lược, Nguyễn Đình Sáng, Đinh Văn Đức, Lê Tiến Dũng, Trần Văn Mỹ, Phạm Văn Xảo, Trần Vòng, Nguyễn Quế, Đinh Thị Tuyết, chị Kim Cúc, … Trung và tôi thì cùng lên đường nhập ngũ vào ngày 2 tháng 9 năm 1971, hòa với hai bạn lớp khác thành tổ ‘bốn người Xuân, Chương,Trung, Kim’ vào trận, để sau này Xuân và Chương nằm lại đất phương Nam, còn Trung và tôi trở về trường. Lớp học thuở đó sau này chúng tôi mỗi người một số phận một hoàn cảnh và sự Nam Tiến cũng thật khác nhau. Tôi ra đi trọng ‘Lớp sinh viên ‘xếp bút nghiên lên đường chiến đấu‘ thuở ấy, để lại bài thơ ‘Thắp đèn lên đi em‘ và ‘Qua sông Thương gửi về bến nhớ‘. Sau này Trung và tôi ‘Nam Tiến” trở thành người Đồng Nai và người Sài Gòn như câu chuyện tôi đã kể trong Thầy bạn là lộc xuân. Nhiều bạn khác hiện nay địa chỉ rãi rác suốt mọi miền đất nước. Trong số đó Cao Văn Hàng “Nam tiến” là thật ấn tượng. Dường như đó là một trong số ít trường hợp ‘Nam tiến’ không thành công’

Cao Văn Hàng dân Thanh Hóa tốt nghiệp kỹ sư nông học ở Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (Anh khác với bạn bè cùng trang lứa phần lớn đều ước mơ ra Bắc về Cục Vụ Viện Trường ở Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận, anh viết đơn tình nguyện “đi bất cứ nơi nào khi Tổ Quốc cần” theo sự phân công của tổ chức. Và anh đã được toại nguyện ‘Nam tiến’ về nông trường Con Cuông một nơi heo hút ở vùng phía Tây Nghệ An.  Anh Cao Văn Hàng ‘Nam tiến’ với ước mơ cháy bỏng “hành được những điều sở học”. Anh tình nguyện về một nông trường nghèo vùng núi sâu, ít cán bộ có bằng cấp chính quy đại học thực thụ, ước năm năm sau tạm ổn định và cố gắng lấy vợ sinh con, mười năm sau có được một vị trí công việc hợp với mình ở nơi ấy, mười lăm năm sau có được chút thành quả, hai mươi năm sau có được một sản phẩm gì đó trở về “bái tổ” ở đất quê hương.

Mấy chục năm sau, tôi về thăm anh thì anh đã lộn ngược về quê Thanh Hóa cũ. Anh trở về với cái gốc ban đầu và đang tính đường … nuôi hươu. Nằm ngủ tại nhà bạn Cao Văn Hàng dưới túp tranh nghèo, tôi ám ảnh trước bài thơ của anh:

Tiếc một đời sống dở, ở không xong
Ta đã sống một thời bay theo gió
Hương còn đó hồi sinh đang đó
Mà bơ vơ lạc lõng giữa quê nhà.

Ai bảo Nam Tiến là dễ ? Cao Văn Hàng là một thí dụ, tìm đường sống, tìm đường mưu sinh đã không dễ. Huống hồ đó lại là tìm đường sống sự trường tồn cho một dân tộc, lưu chút ân tình cho người thân quê hương đất nước còn khó biết bao.Chúng ta chỉ đi theo những giá trị chân thiện mỹ, phúc hậu, minh triết, những mách bảo của lương tri, lẽ phải, thiện tâm làm lẽ sống. Đọc thơ Cao Văn Hàng tôi chợt liên tưởng tới “Đường sống” của Lev Tonstoy mà tôi đã trích dẫn trong “Việt Nam con đường xanh“.

Thầy bạn trong đời tôi, ngày nhà giáo Việt Nam tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam là ấn tượng lắng đọng. Tôi đã có hơn 36 năm (1981-2016) gắn bó với những người trong ảnh này nên thỉnh thoảng tôi ngắm lại để nhớ.

Có một ngày như thế, đầy đặn niềm tin yêu là một ảnh khác kết nối lại một chặng đường khoa học. Trường Đại Học Tây Nguyên tổ chức buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Nguyễn Bạch Mai. Tôi và thầy Trình Công Tư là người hướng dẫn. Bạch Mai là người anh cả trong một gia đình hạnh phúc mẫu mực, tuy mẹ mất sớm và bố bị tai biến đột quỵ trên 20 năm vừa mất nhưng vợ chồng, anh chị em Bạch Mai đùm bọc thương yêu nhau nổ lực vươn tới. Năm trước, Đại Học Huế, Trường Đại học Nông Lâm Huế cũng đã vừa làm lễ trao bằng tiến sĩ cho Nguyễn Xuân Kỳ (lúa) và Nguyễn Thị Trúc Mai (sắn). Các em cũng là những gương sáng nghị lực nhà nghèo hiếu học. Các học viên này tôi tự hào được hướng dẫn góp công sức cùng họ thành công. Sư nổ lực của vợ chồng Nguyễn Việt Hưng, vợ chồng Trần Công Khanh và của các con tôi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long …, sau mỗi thành công đều là bài học sâu sắc của sự cố gắng và sự hướng dẫn, dìu dắt , giúp đỡ của đội ngũ.

Chung sức bao năm một chặng đường
Cuộc đời nhìn lại phúc lưu hương
Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện
Lúa sắn chuyên tâm mến nghĩa Trường
Dạy học tinh hoa giàu trí tuệ
Chuyển giao chuyên nghiệp khiếu văn chương
Người chọn vãng sanh vui một cõi
Ai theo cực lạc đức muôn phương

Tôi bàn luận với các anh Trần Văn Minh, Vũ Mạnh Hải, Trần Ngọc Ngoạn về chuyện Phục sinh Nam tiến Ân tình. Cả ba bạn thân nói trên, tôi đã từng ra tận nhà gõ cửa mời về làm việc ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam thuở xa xưa, nhưng không ai thu xếp được , chỉ có vợ chồng Phạm Huy Trung chuyển vào. Đó là khi tôi bắt đầu về Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thuộc Viện. Ngày nay cả ba bạn cũ đều đã luống tuổi và đều là giáo sư giỏi có nhiều cống hiến ở ba vùng miền quan trọng. Câu chuyện Nam tiến ngày ấy nay gợi lại chợt lắng đọng và đầy suy ngẫm Ai đã qua sự lựa chọn sinh tử sẽ thấu hiểu sâu sắc hơn cái giá của hạnh phúc.

Đến với Tây Nguyên, thầy Trần Đức Viên nhắc bài thơ

3.3 Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
Hoàng Kim

TRẦN thế hay là Thiên thai đây.
Người hiền như NGỌC chốn trời mây.
Ai du ai NGOẠN nơi trần thế.
Hạnh phúc ngời lên đôi mắt say.

Nhớ thuở tìm về thăm bạn cũ.
Thái Nguyên đường thẳm hút sương mù.
Mênh mang mường Mán mình mong mỏi.
Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ.

Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi
Sông Công đảo Cái ước mong chờ
Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá
Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ.

Nhớ Sắn Việt Nam tình bạn quý.
Thương người Nam Bắc nghĩa anh em.
Thơ của tháng năm đời đẹp lắm.
Mình hẹn tìm nhau ở Bến Mơ.

https://cnm365.wordpress.com/2015/08/16/tho-tinh-ho-nui-coc/

HoNuiCoc01

Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm.

HoNuiCoc04
HoNuiCoc05

Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa  lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở  mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng … Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Huyền thoại Hồ Núi Cốc, nhạc và lời Phó Đức Phương, trình bày Vũ Phong Vũ (bản khác NSƯT Thanh Hoà), Thanh Lam Tùng Dương ; Hồ trên núi, nhạc và lời Phó Đức Phương, trình bày Hồ Quỳnh Hương (bản khác NSƯT Anh Thơ); Thơ giao lưu Hồ Núi Cốc giữa những người bạn Mùa Thu Vàng, Hà Duy Tự, Trúc Nhã, LamCa07, Hoàng Kim… được giao hòa trong khung cảnh thiên nhiên lộng lẫy, kỳ thú này. Chương trình Sắn Việt Nam cùng Chương trình Sắn Châu Á nhiều lần họp tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng đi khảo sát các vùng sắn ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái,  … và đã có hai lần thăm Hồ Núi Cốc.Lưu lại những ấn tượng khó quên về một vùng đất thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam.

3.4 Thầy bạn trong đời tôi

Những lớp sinh viên nông nghiệp chúng tôi, nay nhìn lại, phần lớn đều Nam tiến, theo đúng con đường của dân tộc đang đi. Chuyện học đại học ‘đúp’ 5 lớp của tôi nghe qua thì buồn cười nhưng thực tế là có thật. Tôi thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”. Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất.  Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh”.


Thầy bạn là lộc xuân Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy ở Trường Đại học Cần Thơ. Các bạn sinh viên lứa tôi ở trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đi bộ đội đợt 1971 khoảng 150 người, sau này có khoảng bốn mươi phần trăm hi sinh ở chiến trường phía Nam, số bạn về trường học lại còn khoảng bốn mươi phần trăm, và hai mươi phần trăm nữa chuyển ngành sang học trường khác hoặc làm nghề khác. Khóa 4 thời đó, số bạn không đi bộ đội, lúc ra trường sau 1975, phần lớn đều vào nhận nhiệm sở ở Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Lứa bạn tôi ở khóa 10 trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc cũng vậy, có khoảng trên sáu mươi phần trăm tăng cường cho nông nghiệp miền Nam. Đối với lứa bạn ở ba lớp Trồng trọt 2A,2B, 2C của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh ở phía Nam thì hiển nhiên sau này ra nghề làm việc ở miền Nam. Có một số ít bạn theo gia đình sang Mỹ, Pháp, Đan Mạch … Vậy nên nghề nông chúng tôi căn bản đã đi theo đúng con đường Nam tiến của dân tộc đang đi. Hôm lớp chúng tôi về thăm Văn Miếu Trấn Biên, ngồi trò chuyện và chơi với nhau bên dòng sông lớn Đồng Nai, chúng tôi đã chiêm nghiệm về điều ấy.

3.5 Cuối dòng sông là biển

Minh triết là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.

Thương nước biết ơn bao người ngọc
Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng
Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt
Ân tình lưu mãi những dòng sông.

Núi sông muôn đời vẫn vậy
Con người vạn kiếp đổi thay
Trời đất giang sơn bền vững
Nhân gian luân chuyển tháng ngày

Yêu thương mở cửa thiên đường
Cuối dòng sông là cửa biển
Văn hóa trầm tích thời gian
Văn chương bảo tồn con người

3.6 Notes

ĐỒNG NAI VÀ NAM KỲ

Tôi lưu thêm dưới đây BẢN ĐỒ NAM KỲ LỤC TỈNH để thường xuyên học đất và người phương Nam, nơi máu thịt đời mình . Tôi luôn tự nhắc mình và các em sinh viên cùng bạn trẻ cần luôn khách quan, thận trọng để tìm hiểu đúng sự thật lịch sử. Chuyện cổ tích người lớn cũng được kể những câu chuyện chọn lọc tương tự. Đồng Nai và Nam Kỳ là hai khái niệm về địa chính trị Nam Bộ Việt Nam cần nắm rất vững.

Sông Đồng Nai và cù lao Phố thuộc thành phố Biên Hòa là bức ảnh đẹp tôi chọn làm nền cho chùm ảnh và câu chuyện dài về Văn Miếu Trấn Biên, Đồng Nai đất và người, lớp tôi bên dòng sông lớn. Đó là lớp sinh viên khóa 2 Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh về thăm và dâng hương ghi ơn những người mở đất, tạo dựng đường sống cho dân tộc Việt và cộng đồng những cư dân thân thiết, chung lưng đấu cật gầy dựng nên nơi này. Dòng sông Đông Nai và Văn Miếu Trấn Biên là nơi khởi đầu cho chuyện kể …

“Con sông nào chảy trong nội địa dài nhất Việt Nam?” Giáo sư Tôn Thất Trình trong bài viết “Lạm bàn phát triển tỉnh Đồng Nai – Biên Hòa” đăng trên blog Quà tặng (The Gift) đã giới thiệu tổng quát: “Sông Đồng Nai tuy chỉ được xem là con sông đứng hàng thứ ba ở Việt Nam, sau sông Hồng và sông Mê Kông nhưng chiều dài chảy trong nước lại đứng hạng nhất 635 km, trước sông Hồng 566 km, còn sông Cửu Long đứng hạng 8, 230 km, chỉ trên sông Thu Bồn hạng 9, 205 km (Thái Công Tụng, Vietnamologica, 2005 ). Phần sông Đồng Nai chảy qua tỉnh Đồng Nai ngày nay chỉ dài 294 Km. Tên cũ của sông Đồng Nai là sông Phước Long, còn có tên là sông Hòa Quí. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí (bản dịch của Phạm Trọng Điềm 1997 và Hoàng Đỗ sưu tập 2003), có đôi chút địa lý không hoàn toàn đúng theo phân chia hành chánh hay gọi tên ngày nay. Theo tài liệu Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam nếu tính từ đầu nguồn sông Đa Đưng thì dài 586 km và lưu vực 38.600 km², chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ. Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Hoai và sông Vàm Cỏ. Các chi lưu của nó có tên gọi là sông Lòng Tàu (sông Ngã Bảy), sông Đồng Tranh, sông Thị Vải, sông Soài Rạp (sông Soi). Hai nguồn thông tin trên đây đều xác nhận rằng sông Đồng Nai là sông nội địa dài nhất Việt Nam, tuy “có đôi chút địa lý không hoàn toàn đúng theo phân chia hành chánh hay gọi tên ngày nay” theo lối viết của giáo sư Tôn Thất Trình, người Thầy thế hệ đầu tiên của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh mà tôi đã có dịp kể lại trong bài “Chiếc bàn của thầy Tôn Thất Trình”.

Giáo sư Tôn Thất Trình cũng trong bài viết trên, đôi chút xuôi dòng lịch sử, đã kể tiếp: “Đồng Nai xứ sở lạ lùng. Dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um (Ca Dao miền Nam). Trước khi hình thành và phát triễn Nam Kỳ Lục Tỉnh, vùng đất hoang vu này, từ đầu Công Nguyên đến thế kỷ thứ 7, thuộc về vương quốc Phù Nam, bao gồm một vùng đất bao la trải dài từ lưu vực sông Cửu Long đến sông Mê nam xuống tận các đảo Mã lai (Lâm Văn Bé, Dòng Việt số 17 năm 2005 ). Tháng 11 năm 1998, ở làng Phú Mỹ huyện Cát Tiên khám phá ra một ngôi làng cổ, tuổi đã 2500- 3000 năm. Đây là một phức tạp di tích gồm đền đài, tháp và rất nhiều di vật tiền sử, chứng tỏ có sự lẫn lộn của một văn hóa Phù Nam ở miền Nam và văn hóa Champa. Trong số di vật có nhiều tượng thờ như Linga – Yoni, những vật liệu linh thiêng thờ cúng, dùng các bộ phận sinh dục con người làm biểu tượng. Có một Linga cao 2.1 m là một di vật lọai này lớn nhất thế giới. Ngoài ra còn nhiều dấu tích khác chứng tỏ Cát Tiên cũng có thể là một thánh địa của Vương Quốc Phù Nam, xây dựng cách đây 2000 năm.Thật ra dưới thời Pháp thuộc, lưu vực sông Đồng Nai với các địa điểm như cù lao Rùa, Cù Lao Phố, bến Đò… đã được các nhà khảo cỗ ( Cartailahac 1888, Grossin 1902, Loesh 1909, Barthère và Ripelin 1911, Malleret và Jansé 1937) … khai quật nhiều lần, nhiều nơi, tìm được hàng ngàn cổ vật như búa rìu bằng đá, bằng đồng, sắt, xương sọ, dụng cụ đá mài nhẵn … chứng tỏ rằng lưu vực sông Đồng Nai đã có người cư ngụ 4000 – 2500 năm nay rồi, không có lịch sử, không chữ viết ghi chép, nên họ là người tiền sử. Trước thời vương quốc Phù Nam, họ là những con người tiền phong đến khai thác hạ lưu sông Đồng Nai, tạo ra một nền văn minh hái lượm, làm ruộng nước nữa ( Theo Hứa Hòanh, Tập san Đi Tới, số 69 và 70, năm 2003 ) .

Năm 1620, vua Chen Chetta II đến Thuận Hóa xin cầu hôn với công nương Ngọc Vạn, con chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên. Chúa Nguyễn lợi dụng việc gả con gái này đưa người Việt đi vào lập nghiệp ở vùng đất Phù Nam cũ ở hạ lưu sông Đồng Nai, trên danh nghĩa là đất Chân Lạp, nhưng trong thực tế là đất vô chủ, bởi lẽ từ nhiều thế kỷ, vì sự suy yếu nội bộ, vì chiến tranh liên tiếp với Xiêm La, vùng đất này hòan toàn hoang vu, không có guồng máy cai trị của Chân Lạp. Trước khi người Việt đến, vùng này chỉ có vài mươi nóc nhà người Miên- Môn, theo nhà văn quê quán Biên Hòa Bình Nguyên Lộc còn có thể cả người tộc dân Mạ, hay có thể cả tộc dân Cho Ro, tộc dân Stiêng, cả ba thuộc họ Nam Á , ngôn ngữ thuộc hệ Môn Miên (Khmer) vì ảnh hưởng xưa cũ của hai nước Phù Nam và Chân Lạp. Nguyễn Cư Trinh gọi chung là Côn Man (Côn Miên), ở trên các gò cao sâu trong rừng vùng Preikor ( Sài Gòn ), sống biệt lập với người Miên ở vương triều.

Năm 1623, Chúa Sải cho đặt hai trạm thu thuế ở Prei Nokor ( Sài Gòn, nay ở khoảng quận 5 và Kas Krobei ( Bến Nghé, nay ở khỏang quận 1). Trịnh Hoài Đức cũng xác nhận trong Gia Định Thành Thống Chí là dân các tỉnh phía Bắc xứ Đàng Trong đã vô Mô Xòai từ đời các Tiên hoàng đế Nguyễn Hoàng 1558- 1613, và chúa Sải Nguyễn Phước Nguyên ( 1613- 1635 ). Sử ghi là năm 1665, có độ 1000 người Việt vào lập nghiệp ở vùng đất mới này ( cũng theo Lâm Văn Bé, Dòng Việt 2005 ”

“Năm 1679, các tướng giỏi nhà Minh là Trần Thường Tuấn và Dương Ngạn Địch và thương nhân Mạc Cửu đã tới đất phương Nam. Nguyên là năm đó nhà Mãn Thanh thay thế nhà Minh, tướng trấn thủ Quảng Đông là Dương Ngạn Địch với Phó Tổng Binh Hoàng Tiến và Tổng binh châu Cao, châu Lôi, châu Liêm là Trần Thượng Xuyên, Phó Tổng Binh là Trần An Bình đem 3000 quân và 50 chiến thuyền chạy thẳng vào cửa Tư Hiền Đà Nẳng xin làm thần dân chúa Nguyễn. Chúa Hiền Nguyễn Phước Tần dung nạp họ, cho Trần Thượng Xuyên vào cửa biển Cần Giờ, định cư ở Bàn Lân xứ Đồng Nai, Cù Lao Phố Biên Hòa, Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho cũng khai khẩn đất đai và lập phố phường buôn bán. Người Hoa hay Minh Hương tập trung ở cù lao Phố lập thành làng Thanh Hà, chuyên nghề thương mãi. Cù lao Phố là đô thị người Hoa đầu tiên ở Việt Nam phát triển liên tục trên nữa thế kỷ, đóng một vai trò quan trọng xuất nhập cảng cho xứ Đồng Nai. Địa danh Cát Lái, đáng lý phải gọi là “ Các Lái “ để chỉ danh một bến đò, một chỗ họp chợ của người buôn bán sĩ, các ghe lái thương hồ chở chén đĩa, lu hũ , đá tán kê nhà, cối xay bột… đưa về miền Tây, đồng bằng Sông Cửu Long và chuyên chở thóc lúa gạo trái cây nông sàn lên buôn bán ờ Nông Nại và Gia Định.

Năm 1689, Chúa Nguyễn Phước Chu sai Thống suất Nguyễn Hửu Cảnh làm Kinh Lược xứ Đồng Nai, lúc đó có tên là Đông Phố, chia đất Đông Phố đặt huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên; lấy xứ Sài Côn, đặt huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn (tức là Gia Định ). Và đặt phủ Gia Định thống thuộc hai dinh Trấn Biên, Phiên Trấn. Lúc này, cả hai huyện Phước Long và Tân Bình, theo Nguyễn Hữu Cảnh thống kê, đã mở rộng đất ngàn dặm, dân số hơn 4 vạn hộ (theo Đại Nam Thực Lực Tiền Biên, quyễn IV). Chúa Nguyễn Phúc Chu sai chiêu mộ thêm lưu dân từ Bố Chính trở vào Bình Thuận đến ở đây, thiết lập xã, thôn, phường, ấp, chia ranh giới, khai khẩn ruộng đất, đánh thuế tô, thuế dung, làm bộ đinh, bộ điền (Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong, xuất bản năm 1967).

Năm 1739, chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh vua Cao Miên là Nặc Nguyên phải bỏ chạy và xin nộp đất miền Nam Gia Định là Tầm Bôn và Lôi Lạp để giảng hòa. Trước đó Nặc Nguyên đánh phá Hà Tiên. Thương nhân Mạc Cửu là di dân thời Minh đồng thời với tướng Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên, trước đó đã qui phục chúa Nguyễn và làm Tổng Binh Hà Tiên, cùng với con là Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha, phát triển phồn thịnh Hà Tiên, chống lại vua Cao Miên và Xiêm La.

Năm 1747, Cù Lao Phố đánh dấu một biến cố lớn. Hơn 60 năm thành lập, Nông Nại đại phố sầm uất hơn bao giờ hết. Một tên cầm đầu bọn khách thương người Phúc Kiến là Lý Văn Quảng, dậy lòng tham cùng 300 đồng đảng tự xưng là “ Nông Nại đại phố vương” định chiếm Nông Nại, tổ chức như một triều đình, đã đánh úp dinh Trấn Biên, hạ sát trấn thủ dinh là Cẩn Thành Hầu Nguyễn Cao Cẩn. Phó tướng dinh Trấn Biên là Lưu thủ Cường, tước Cường Oai Hầu, rút ván cầu “Chợ Đồn” bắc ngang giữa cù lao Phố và đồn canh bờ sông, cố thủ. Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã sai Cai cơ Tống Phước Đại đem binh cứu viện. Tống Phước Đại bắt được Lý Văn Quảng cùng đồng bọn là 57 người. Lớp còn lại bỏ trốn vào rừng hay theo sông Đồng Nai xuống Tân Bình.

Năm 1782 ngày 7 tháng 7 tại Chợ Quán ở Nông Nai đại phố có khoảng 4000 người Hoa đã bị quân Tây Sơn giết. Chuyện là trong số tàn quân rã ngũ của Lý Văn Quảng mấy chục năm sau có hai tên là Lý Tài và Tập Đình giỏi vỏ nghệ, khôn ngoan, được dân du thủ du thực tôn làm anh chị, thuộc phe Thiên địa hội “ Phản Thanh Phục Minh”. Bọn Lý Tài, Tập Đình trước đó theo Tây Sơn nhưng sau khi được Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân Phú Yên chỉ điểm đã trở cờ đến xin theo phò Đông cung Dương từ Quảng Nam chạy vào Qui Nhơn. Đang lúc sa cơ, Đông cung đãi Tài và Đình như thượng khách và khi Đông Cung tới Gia Định hợp với quân của chúa Định, lấy hiệu là Tân Chính vương khi chúa Định nhường ngôi, Lý Tài được phong làm đại nguyên soái. Làm cho quân Đông Sơn do tướng Đỗ Thành Nhơn phò tá chúa Định vào Gia Định trước Đông cung, bất mãn. Hay tin ấy, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ kéo đại quân vào đánh, tới núi Châu Thới bắt được Lý Tài giết ngay. Huệ đuổi theo quân Nguyễn bắt được Tân Chính Vương ở Ba Vát, Thái Thượng Vương ở Cà Mau, đem về Sài Gòn hành hình. Nguyễn Nhạc vào Nam, khi hay tin viên hộ giá thân tín của mình là Phạm Ngạn bị giết, đã nổi trận lôi đình, ra lịnh tàn sát tất cả người Hoa ở cù lao Phố (vì Nhạc còn nghi thêm là người Hoa đã giúp lương thực cho các chúa Nguyễn, và Nhạc căm ghét sự phản trắc bỏ Nhạc mà theo chúa Nguyễn trước đó ). Vụ thảm sát này rất lớn. Linh mục Castueras, có mặt tại Chợ Quán ngày 7 tháng 7 năm 1782, cho biết có gần 4000 người bị quân Tây Sơn giết. Sử quan nhà Nguyễn, nhất là Trịnh Hoài Đức, có thể tăng cao số nạn nhân Hoa gấp ba lần ( theo Hứa Hoành ở tập san Đi Tới nói trên). Cù lao Phố bị quân Tây Sơn phá tan hoang, khi trung hưng lại, người ta trở về, dân số không còn bằng một phần trăm lúc trước (Theo Đại Nam Nhất Thống Chí). Những người Hoa còn sót lại chạy về Gia Định, gầy dựng lại cảnh Chợ Lớn, có mòi sung túc thịnh vượng hơn cù lao Phố trước (Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển).

Năm 1768, cuộc Nam Tiến của dân Việt Nam kể như gần hoàn thiện. Lãnh thổ Nam Kỳ lúc này được chia thành 3 tỉnh : tỉnh Đồng Nai bao gồm các vùng đất miền Đông Nam Bộ, tỉnh Sài Gòn bao gồm các vùng đất từ sông Sài Gòn đến cửa Cần Giờ và tỉnh Long Hồ bao gồm các vùng đất miền Tây Nam Bộ. Năm 1808, dưới thời Gia Long, Nam Kỳ được gọi là Gia Định Thành gồm 5 trấn: Hà Tiên, Vĩnh Thạnh, Định Tường, Phiên An, Biên Hòa.

Năm 1834, dưới thời Minh Mạng 5 trấn được biến thành 6 tỉnh. Nam Kỳ Lục Tỉnh.

Giai đoạn từ năm 1834 đến năm 1888 Nam Kỳ Lục Tỉnh là giai đoan đầy biến động của Nam Kỳ Lục Tỉnh ‘nhọc nhằn tiến thủ của tổ tiên” “Lục tỉnh vô Dục bất khả” . Lưu lại chùm bản đồ lục tỉnh để quay la5i khảo cứu sâu hơn.

Năm 1888 thời Pháp thuộc, Nam Kỳ Lục Tỉnh được chia ra làm 20 hạt, rồi 20 tỉnh, trong đó có tỉnh Biên Hòa. Năm 1954, Miền Nam, sau hiệp định Genève để chỉ vùng đất Việt Nam Cộng Hòa Nam vĩ tuyến 17, gồm 40 tỉnh trong đó vẫn còn tỉnh Biên Hòa. Sau 1975, tỉnh Đồng Nai được thiết lập và Biên Hòa trở thành thị xã tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai.”

Vườn cổ tích huyền thoại, nghệ thuật kiến trúc tuyệt vời.

3.6 Notes

NGẮM DẤU CHÂN THỜI GIAN

Croatia có dấu chân lịch sử (hình)..Ở ngã ba biên giới Việt Lào Căm pu chia cũng có Dấu chân Bụt. Mỗi con người chúng ta đều lưu dấu chân thời gian. Những bài học lịch sử Đối thoại nền văn hóa; Đối thoại với Thiền sư; Đồng hành cùng đi tới. Có bài thơ ở đây.

NGẮM DẤU CHÂN THỜI GIAN
Hoàng Kim

Ngắm dấu chân thời gian
Thầy bạn lành một thuở
Đời Người là gương soi
Thơ Hiền vui gõ cửa.

Bài đồng dao huyền thoại
Trời nhân loại mênh mông
Thơ vui những ngày nhàn
Đường trần đi không mỏi

NGẮM DẤU CHÂN THỜI GIAN
Hoàng Kim


Mark Zuckerberg thật tuyệt vời
Lưu ngày này năm trước
Khuyến khích bài viết được
Bảo tồn ký ức xưa

Ngắm dấu chân thời gian
Thầy bạn lành một thuở
Đời Người là gương soi
Thơ Hiền vui gõ cửa.

Bài đồng dao huyền thoại
Trời nhân loại mênh mông
Thơ vui những ngày nhàn
Đường trần đi không mỏi

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mark-zuckerberg-that-tuyet-voi/?fbclid=IwAR2Aj_5sz49VLjFBKXnQ8qiQlrtp7T-VkM7okJkMst5tNQpCfEuORA_ynT8:
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngam-dau-chan-thoi-gian/?fbclid=IwAR360ceGzAfEsZCYcSSwufIJNgFvw_WDxCD-4Sy592BcqD7nBfOkqsanxrw
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/?fbclid=IwAR1p0DkirPc5Ex-Ot68ytJmz2ZkdXb_EgyuW0nf4MKZdjJCm7ZyhWYGaxfI

Biển quê hương Hoàng Kim
2 tháng 12, 2012 lúc 12:29
Sóng yêu thương vỗ mãi

Nội công, ngoại kích: Chiến thuật độc của Ukraine tại Kherson - 4
Kherson nằm ở miền Nam Ukraine (Ảnh: Al jazeera).Báo Dân trí Theo Kiev Post, Tass, Pravda

BẢN ĐỒ CHIẾN SỰ NGA UCRAINA

Quan hệ Nga Ucraina | Wikipedia Tiếng Việt; Bản đồ chiến sự Nga Ukraine mới nhất 18 7 2022 (Nguồn https://vnexpress.net/nga-tuyen-bo-pha-huy-can-cu-linh-danh-thue-o-mien-dong-ukraine-4489237.html)

MỘT GÓC NHÌN LỊCH SỬ
Đọc lại và suy ngẫm

1

Bài ρɦát biểᴜ “Ԁậу ѕóng” củɑ Cɦủ tịcɦ ƙɦối ngɦị ѕĩ cánɦ tả Cɦâᴜ Âᴜ Gɾegoɾ Gуѕi

Ƭɦưɑ qᴜý ʋị. Nɑto càng tɦiếᴜ lòng tin ʋới Nցɑ, càng tɦể ɦiện ѕự tɦù địcɦ ʋới Nցɑ, càng đẩу Ngɑ хɑ ɾời EU tɦì giá nɦiên liệᴜ, ƙɦoáng ѕản, lương tɦực, ρɦân bón, ɦoá cɦất … củɑ Ngɑ càng хɑ tầm tɑу củɑ qᴜý ʋị, ʋũ ƙɦí củɑ người Ngɑ càng bɑу хɑ ɦơn, cɑo ɦơn, nɦɑnɦ ɦơn, cɦínɦ хác ɦơn, ѕức ɦủу Ԁiệt ƙɦủng ƙɦiếρ ɦơn. Điềᴜ đó đã được minɦ cɦứng cụ tɦể nɦư nɦững gì qᴜý ʋị đɑng cɦứng ƙiến.

Đã từ lâᴜ Ɱỹ + EU lᴜôn tɦườnց tɾực 4.000 lệnɦ cấm ʋận ʋới Nցɑ, ɦiện nɑу đã có ʋào ƙɦoảng 7.000 lệnɦ cấm ʋận. Kết qᴜả củɑ nɦững tɦứ cấm ʋận tᴜỳ tiện củɑ qᴜý ʋị bâу giờ ɾɑ ѕɑo qᴜý ʋị có biết? Nên nɦớ ɾằng, nước Ngɑ, lịcɦ ѕử Ngɑ đã cɦứng minɦ: ɦọ ƙɦông bɑo giờ bị đánɦ bại tɾong nɦững cᴜộc cɦiến qᴜân ѕự – tôi ƙɦông ɦề nói qᴜá, ƙɦông ɦề tâng bốc người Ngɑ.

Ƭôi tɦử ɦỏi: Nếᴜ nước ƙɦác ở ʋào ɦoàn cảnɦ củɑ Ngɑ mà tɾong tɑу có nɦững tɦứ ʋũ ƙɦí ƙɦủng ƙɦiếρ nɦư Ngɑ liệᴜ có ցiữ được một cái đầᴜ lạnɦ ʋới nɦữnց ɦànɦ хử cɦᴜẩn mực được nɦư Ngɑ?

Ƭôi đã nɦiềᴜ lần lên tiếng ʋới qᴜý ʋị – Cɦâᴜ Âᴜ ƙɦông tɦể có được ɦoà bìnɦ tɦực ѕự nếᴜ tɦiếᴜ Ngɑ. Câᴜ tɾả lời đã có tɾong cᴜộc cɦiến tɾαnɦ tɦế giới tɦứ ɦɑi – nó ʋẫn còn đɑng mới, ɾất tɦời ѕự tại Uƙɾɑinɑ ɦôm nɑу.

Vậу cᴜối cùng EU ʋà Nցɑ хųṅց đột ʋới nɦɑᴜ ʋì cái gì? Ai là nցười được ɦưởng lợi? Qᴜý ʋị có mᴜɑ Ԁầᴜ ƙɦí củɑ người Ɱỹ ɾẻ ɦơn củɑ Nցɑ ƙɦônց? Qᴜý ʋị có mᴜɑ ƙɦí đốt củɑ Ɱỹ ɾẻ ɦơn củɑ Ngɑ ƙɦônց? Qᴜý ʋị có mᴜɑ ƙɦoáng ѕản, ɦóɑ cɦất, lúɑ mì củɑ Ɱỹ ɾẻ ɦơn củɑ Ngɑ ʋà cɦắc cɦắn ƙɦông đi ƙèm ʋới điềᴜ ƙiện gì nɦư Ngɑ ƙɦông?

Nếᴜ ƙɦông mɑу хảу ɾɑ хųṅg đột ʋới Ngɑ – liệᴜ nցười Ɱỹ có giữ đúng lời ɦứɑ ʋận Ԁụng điềᴜ 5 củɑ Nɑto ɾɑ để bảo ʋệ đất nước qᴜý ʋị ƙɦông? Cɦắc cɦắn là ƙɦông. Bởi ʋì хin tɦưɑ ʋới qᴜý ʋị – một ƙɦi хųṅg đột хảу ɾɑ – người Ɱỹ lúc đó mᴜốn giữ được mạng ѕống củɑ mìnɦ còn ƙɦông tɦể tɦì lấу đâᴜ ɾɑ mà cứᴜ qᴜý ʋị?

Xin qᴜý ʋị ɦãу tỉnɦ táo ɾồi đọc tɦật ƙỹ tɦông điệρ củɑ ông Pᴜtin ƙɦi nói đến lằn ɾɑnɦ đỏ ám cɦỉ đến ɑi? Qᴜý ʋị nցɦĩ ɾằng ông tɑ nói cɦᴜуện đùɑ để Ԁọɑ nạt tɦôi ѕɑo? Ƭôi giả ѕử: Qᴜý ʋị cậу đông để tấn công ɦọ từ nɦiềᴜ ρɦíɑ tɦì qᴜý ʋị ρɦải хác địnɦ ɾằng mảnɦ đất các ʋị đɑng đứng ở đâу, ƙể cả nước Ɱỹ ѕẽ tɾở tɦànɦ ѕɑ mạc tɾước ƙɦi qᴜý ʋị ƙết tɦúc bài cầᴜ nցᴜуện…”

2


Toàn văn bài phát biểu năm xưa của một nhà chính trị Đức về Ukraine khiến dân Đức và EU dậy sóng https://youtu.be/A4BL75nR-q0

3.

Cấm gì thì cấm chứ cấm món này là không được với anh rồi?

Câu chuyện cấm vận ”cười ra nước mắt” của Lãnh đạo Chechnya và bài phát biểu khi nhận huy chương hài không đỡ nổi? https://www.facebook.com/watch/?v=409039954768524

4

Nga Ucraina luận đàm thế sự

Chiến sự Nga – Ukraine lột trần bản chất của phương Tây như thế nào-Tv24h 4 4 2022 https://www.facebook.com/watch/?v=456755539565375; Hoa Kỳ 24H Tình hình Nga-Ukraine.28 tháng 2 lúc 12:15 Nga đang nắm con át chủ bài gì trong cuộc chiến Ukraine? https://www.facebook.com/HoaKy24Hour/videos/348044860576324; Tinh Hoa 24H ·5 tháng 3 lúc 20:50 (H) Cuộc chiến ở Ukraine liệu có đặt dấu chấm hết cho triều đại ông Putin ? https://www.facebook.com/watch/?v=901441173869739; Tinh Hoa 24H 5 Tháng 3 lúc 19:30 (H) Chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh đại bại, Nga tung kế “Vây Nguỵ Cứu Triệu”, Putin sẽ ra sao với ván cờ tất tay này? https://www.facebook.com/TinhHoa24Hours/videos/4910012429082495; Tinh Hoa 24H 28 Tháng 2 lúc 18:00 (H) Nóng: 8 năm chuẩn bị vũ khí bí mật, TT Putin giải quyết thế nào trước các lệnh cấm vận dồn dập của phương Tây. https://www.facebook.com/TinhHoa24Hours/videos/1147819059338488; Tinh Hoa 24H 26 Tháng 2 lúc 21:10 (H) Điều gì xảy ra khi Nga giành chiến thắng? Thế giới rung chuyển ra sao khi Ông Trump đắc cử tổng thống 2024? https://www.facebook.com/watch/?v=652302959414942; Sự thật ngớ ngẩn 3 Tháng 3 lúc 19:00 Sự thật thú vị về nước Nga… https://www.facebook.com/watch?v=321429273293212; ĐẤT NƯỚC IRAN Tìm Hiểu Về Đất Nước IRAN – Đế Quốc Ba Tư… câu chuyện đáng suy ngẫm https://www.facebook.com/watch/?v=2719091355043366 Sự thật ngớ ngẩn 3 tháng 3 lúc 10:52 Những điều thú vị về Ukraine… https://www.facebook.com/suthatngonganQB/videos/3068967953371391/; Một góc nhìn lịch sử TCT – KHÁM PHÁ 28 Tháng 2 lúc 20:36 Nga tấn công Ukraine ứng nghiệm lời tiên tri, Thuyết âm mưu cho rằng TT Putin là người bất tử ? https://www.facebook.com/watch/?v=346974167347299; Những bài viết đáng chú ý trên trang Nghiên cứu lịch sử Lịch sử cận đại của Ukraine; Putin cho rằng Ukraine trong lịch sử luôn là một phần của nước Nga – Điều đó có phải là sự thật?; Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Nga Putin về Ukraine (22. 02. 2022); Quan điểm từ Ukraine: điều gì xảy ra nếu chiến tranh nổ ra vào ngày mai?; Putin phàn nàn về lời hứa không được thực hiện: Kohl và Bush đã lừa dối Nga?; Vận mệnh đứt đoạn: Lịch Sử Thế Giới Qua Mắt Người Hồi Giáo- Bài 2 ; Bình luận mới https://www.facebook.com/messenger_media/?thread_id=100005710897320&attachment_id=506620321043009&message_id=mid.%24cAAAAD16WPiCFjamj5l_XGRa8MQz5 xem tiếp Thế giới trong mắt ai https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/

5
Đọc lại và suy ngẫm

THẾ GIỚI TRONG MẮT AI
Hoàng Kim

Từ Phần Lan nhìn về Ukraine và bài học cho Việt Nam, nguồn bài viết: Nguyen Anh Vu, đăng tải bởi Thuận Hiếu, bài được giáo sư Mai Văn Quyền chuyển cho trang tin #vietnamhoc #cnm365 #cltvn, để trao đổi về một bài học lịch sử rất đáng suy ngẫm https://vietnambusinessinsider.vn/tu-phan-lan-nhin-ve-ukraine-va-bai-hoc-cho-viet-nam-a25354.html. Những thông tin rất quan trong này được tích hợp hệ thống tại chuyên mục Thế giới trong mắt ai https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/

Chiến tranh là sự chết chóc, chia lìa và tốn kém tiền bạc. Trong chiến tranh mong mỏi duy nhất của người dân là hoà bình, đoàn tụ. Để tránh được chiến tranh chúng ta phải hiểu được nguyên do của từng cuộc chiến, từ đó có ứng xử thích hợp góp phần đẩy xa nguy cơ những cuộc chiến. Bài viết chỉ là sự phân tích logic với các sự kiện đang diễn ra. Những sự kiện về Phần Lan – Liên Xô tham khảo từ cuốn Sụp đổ của Jared Diamond.

TỪ PHẦN LAN

Nhìn vào bản đồ chúng ta thấy được Phần Lan có phía Bắc giáp với Na uy, phía Tây giáp với Thuỵ Điển, phía Đông giáp với Nga. Cách vịnh Phần Lan có Estonia, Latvia, Luthuania, Belarus.

Khoảng từ năm 1100, thì Phần Lan bị Thuỵ Điển và Nga tranh giành. Phần Lan gần như bị Thuỵ Điển kiểm soát đến năm 1809 thì Nga thôn tính hoàn toàn. Cách mạng tháng 10 của Nga nổ ra Phần Lan được độc lập. Từ đó Phần Lan là một nước theo chế độ dân chủ tư bản tự do, nhưng vẫn là một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn.

Vào tháng 8 năm 1939 Hitler và Stalin ký với nhau Hiệp ước Bất tương xâm Đức – Liên Xô bao gồm cả thoả thuận ngầm Phần Lan thuộc ảnh hưởng của Liên Xô. Việc ký kết vừa xong thì bất ngờ Đức đánh vào Ba Lan. Stalin hiểu càng phải đẩy biên giới của Liên Xô càng xa phía Tây càng tốt nhằm ngăn chặn mối đe doạ của Đức. Do đó vào tháng 10 năm 1939, Liên Xô gửi tối hậu thư yêu cầu bốn nước vùng Baltic: Phần Lan, Estonia, Latvia và Luthuania sát nhập vào Liên Xô duy nhất chỉ có Phần Lan từ chối. 

Đầu tháng 10 năm 1939 Liên Xô đưa ra hai yêu sách với Phần Lan: Biên giới Liên Xô – Phần Lan ở Eo đất Karelia phải lùi xa Leningrad. Và Phần Lan phải để Liên Xô thiết lập căn cứ Hải quân trên bờ biển phía Nam Phần Lan gần thủ đô Helsinki đồng thời nhượng lại một số đảo nhỏ trong vịnh Phần Lan. Lo sợ nếu nhượng bộ một phần yêu sách sẽ phải tiếp tục nhượng bộ trong tương lai, họ từ chối.

Ngày 30 tháng 11 năm 1939 Liên Xô dùng 500.000 quân với hàng ngàn xe tăng, máy bay và pháo binh tối tân. Phần Lan không có xe tăng, máy bay, pháo binh cũng như súng chống tăng. Họ chỉ có súng cá nhân và súng máy nhưng đạn được hạn chế. Họ sử dụng chiến thuật du kích sử dụng ván trượt tuyết để kéo dài trận chiến đấu. Không có một nước nào giúp đỡ họ trong cuộc chiến này cả. Binh lính Phần Lan hiểu họ đang chiến đấu cho gia đình, cho đất nước và nền độc lập. Họ khao khát hy sinh cho nền độc lập của họ. Việc kéo dài chiến tranh làm tổn thất quân lính Liên Xô phục vụ mục đích đàm phán với Liên Xô và chờ sự chi viện các nước đồng minh. Nhưng tất cả lời hứa chi viện đều là lừa phỉnh dối trá, chẳng có quân đội và máy bay nào sẵn sàng cho việc chi viện cả. Yêu sách của Liên Xô để kết thúc chiến tranh là toàn bộ vùng đất của Karelia, số dân ở đây vào khoảng 10% dân số Phần Lan phải rời bỏ Karelia lùi về phần đất còn lại của Phần Lan (giải toả trắng). Cảng Hanko gần Helsinki được Nga sử dụng làm căn cứ hải quân.

Đến năm 1941 Phần Lan lại bị cuốn vào chiến tranh thế giới thứ 2 vì họ cũng muốn lấy lại vùng đất Karelia. Đến tháng 7 năm 1944 họ phải đến Moscow để tìm kiếm hoà bình và ký hiệp định mới. Phần Lan trả tiền bồi thường chiến tranh cho Liên Xô 300 triệu đô trong 6 năm. Đó là khoản tiền lớn đối với nền kinh tế nhỏ lẻ chưa công nghiệp hoá của Phần Lan lúc bấy giờ. Rồi chính nghịch cảnh này là động lực cho họ phát triển công nghiệp nặng như đóng tàu, các nhà máy xuất khẩu. Phần Lan phải chấp nhận 20% giao thương thương mại với Liên Xô. Phần Lan nhập khẩu dầu, đầu máy xe lửa, nhà máy điện hạt nhân và kể cả xe Moskvich của Liên Xô. Phần Lan xuất khẩu tàu thuyền, tàu phá băng, hàng tiêu dùng sang Liên Xô. Về phía Liên Xô, Phần Lan là nguồn cung cấp công nghệ và là cửa ngõ của Liên Xô đến với phương Tây. 

Với họ là một đất nước nhỏ bé và yếu ớt, không nhận được sự giúp đỡ nào từ phương Tây khi bị Liên Xô xâm lược. Do đó việc duy trì sự tin tưởng của Liên Xô đòi hỏi họ phải hạ mình bằng cách hy sinh một số về kinh tế và một số tự do biểu đạt. Họ phải kiểm duyệt để truyền thông không được nói xấu Liên Xô. Họ hiểu rằng Phần Lan sẽ không bao giờ an toàn nếu Liên Xô cảm thấy không an toàn. Trong quan hệ đối ngoại, Phần Lan luôn đi trên dây giữa việc phát triển mối quan hệ với phương Tây đồng thời duy trì tin cậy với Liên Xô. Khi tổng thống của Phần Lan đang được Liên Xô tin cậy thì họ thậm chí thông qua một đạo luật khẩn cấp để gia hạn nhiệm kỳ của tổng thống Kekkonen thêm 4 năm. 

Đây là một thể chế dân chủ xã hội tự do mà trong nhiều thập niên vẫn duy trì được một mối quan hệ tuyệt hảo và tin cậy với Liên bang Xô Viết trước đây và nước Nga hiện thời mà không phải trở thành một nước đàn em.

Phần Lan chỉ là một nước nhỏ, có biên giới dài với Liên Xô. Không thể trông cậy vào các nước đồng minh. Trách nhiệm sống còn của của dân tộc, của đất nước phải tự thân. Nước xa không cứu được lửa gần. Cho dù là một thành viên của EU và từng được mời gia nhập khối NATO nhưng cho đến nay Phần Lan vẫn chỉ bảo lưu lời mời đó. Họ biết rằng nếu họ gia nhập NATO thì chắc chắn Nga không để cho họ được yên ổn.

NHÌN VỀ UKRAINE

Năm 1991 Liên Xô Viết tan rã, 12 nước cộng hoà lần lượt được tách ra và tuyên bố độc lập. Ukraine là một trong số các nước cộng hoà đó tách ra từ Liên Xô. Giống như Nga sau khi được tách ra, Ukraine cũng có tình trạng kinh tế trì trệ. Hy vọng kinh tế khởi sắc nhờ việc bắt tay hợp tác với phương Tây và Mỹ. Sự thật Mỹ và phương Tây không hậu thuẫn cho Ukraine phát triển kinh tế trong hoà bình và thịnh vượng. Họ chỉ hậu thuẫn vũ khí quân sự để Ukraine đối đầu với Nga. Ukraine không học được bài học mà Phần Lan đã rút ra: họ sẽ không an toàn nếu Nga không cảm thấy an toàn.

Lịch sử không có chữ nếu, nhưng lịch sử mang lại cho chúng ta những bài học. Tại thời điểm Nga chiếm đóng bán đảo Crimea của Ukraine, sau đó sáp nhập vào Nga, nếu Ukraine chấp nhận thực tại như Phần Lan đã từng chấp nhận mất lãnh thổ, đồng thời không có ý định gia nhập vào khối NATO, làm cho Nga không cảm thấy bị mất an toàn thì sẽ không có sự kiện Putin ký sắc lệnh công nhận độc lập hai vùng ly khai Ukraine ngày hôm nay. Chấp nhận thực tại về lãnh thổ, đóng sách vở sang Phần Lan học cách phát triển bên cạnh một nước lớn mà không phải làm đàn em. Tranh thủ nguồn năng lượng giá rẻ của Nga để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất công nghiệp. Bài học đầu tiên mà Phần Lan dạy cho Ukraine không phải là phát triển kinh tế mà: Muốn mình an toàn thì đừng để Nga cảm thấy mất an toàn từ mình và nước xa không cứu được lửa gần.

Bài học Phần Lan không được áp dụng, nên Ukraine trở thành con tốt trong bàn cờ địa chính trị giữa Nga với Mỹ và các nước phương Tây, để tự mình đứng vào những nước thuộc Thế giới hỗn loạn. Đó là những nước mà tiến hay lùi đều không được nữa. Lưu ý với các bạn rất nhiều nước thuộc Thế giới hỗn loạn có nguyên nhân từ Mỹ mà tôi có thể kể tên: Iraq, Somali, Afghastan, Syria … Ukraine sẽ không bao giờ thắng Nga trong các cuộc tranh chấp và Mỹ cùng với các nước phương Tây cũng chẳng bao giờ cho phép Ukraine thua tan tác. Họ sẽ tiếp tục hơi thổi ngạt để Ukraine ít nhất cũng sống lâm sàng với mục đích là một cái gai chọc vào sườn của Nga.

Lần lượt các nước Đông Âu trong phe CNXH cũ và những nước cộng hoà tách từ Liên Xô trở thành thành viên của EU và gia nhập khối NATO. Rào dậu biên giới, bước đệm để bảo vệ sự tấn công quân sự ngày càng siết chặt nước Nga. Kinh tế giảm sút, tiếng nói trên nghị trường Quốc tế không có giá trị, chỉ còn lại sức mạnh quân sự. Các đòn trừng phạt của Liên minh Châu Âu (EU) liên tục giáng vào Nga làm cho nền kinh tế khó khăn càng khó khăn hơn. Do đó Nga có thể cho rằng nền kinh tế của họ đã nằm ở đáy rồi, họ không còn gì mà mất về mặt kinh tế nữa, mà nếu có mất cũng không đáng kể.

Là một Quốc gia đã từng là cường quốc, Nga không thể đứng khoanh tay nhìn bản thân bị siết chặt đến mức ngạt thở. Nga sẽ không chấp nhận việc bị đe doạ về quân sự và kinh tế. Đó là lý do mà Putin ký sắc lệnh công nhận độc lập hai vùng ly khai Ukraine.

BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Địa chính trị của Thế giới luôn biến đổi như biểu đồ chứng khoán. Không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn, là một câu mà chúng ta vẫn thường nghe và nó luôn đúng. Chúng ta không từng nghĩ đến việc sụp đổ của Liên Xô và cuối cùng nó đã xảy ra. Thì chuyện Trung Quốc tan đàn sẻ nghé cũng hoàn toàn có thể đến. Do đó việc kiên trì với mục đích kéo dài hoà bình cho đất nước, tranh thủ phát triển kinh tế, mang lại cuộc sống ngày càng tốt hơn cho người dân là điều mà chúng ta cần hướng tới.

Hiện nay có một số “chí sĩ yêu nước bàn phím” tự nhận là cấp tiến, nhưng tầm nhìn không qua ngọn cỏ. Đó là những người bài Tàu một cách cực đoan, nhưng thực tế chuyên buôn hàng Tàu đểu, hay nếu bắt phải bỏ tất cả những thứ gì liên quan đến Trung Quốc ra thì họ đang khoả thân. Do nhận thức kém, do mù quáng họ luôn luôn kích động chống phá ảnh hưởng đến đường lối ngoại giao của nhà nước. Xin được nhắc lại một bài học nữa từ Phần Lan, là một nước dân chủ tự do nhưng họ phải kiểm duyệt để truyền thông không được nói xấu Liên Xô. Những người tự nhận là cấp tiến muốn nước mình phải là đồng minh của Mỹ, cho Mỹ thuê Cảng quân sự Cam Ranh với hy vọng Mỹ sẽ bảo vệ mình. Họ không biết hay quên rằng Mỹ đã từng bỏ rơi đồng minh của mình là Việt Nam Cộng hoà hay gần đây nhất là Afghanistan. Những “chí sĩ yêu nước bàn phím” này luôn muốn người phát ngôn Bộ Ngoại giao phải nói như họ nói. Sống bên cạnh thằng hàng xóm đầu gấu mà lắm tiền, thì phải ăn nói nhỏ nhẹ chứ không nó vả cho không còn cái răng nào!

Việt Nam một nước nhỏ sống bên một nước lớn Trung Quốc luôn có dã tâm xâm chiếm, vị trí địa chính trị của chúng ta tương tự như Phần Lan với Liên Xô hay như Ukraine với Nga. Do vậy chúng ta cần phải học kỹ những bài học lịch sử đã và đang diễn ra trên thế giới. Là người đã sống trong chiến tranh, có nhiều mất mát trong chiến tranh tôi luôn trân quý hoà bình. Vì vậy đối với tôi một lãnh tụ giỏi là người có đường lối ngoại giao uyển chuyển làm sao cho đất nước không chịu chiến tranh để phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân!

NHỮNG BÊN THẤT BẠI Ở UKRAINA
Phan Chí Thắng (nguồn FB Phan Chí)

Cuộc chiến ở Ukraina rồi sẽ kết thúc với tất cả các bên đều thất bại.

1. Với sự ủng hộ của các nước phương Tây, rất có thể Ukraina vẫn giữ nguyên được lãnh thổ như trước khi cuộc chiến xảy ra, nghĩa là không đòi lại được Crime và không kiểm soát được hai nước cộng hoà tự xưng Donhetsk và Lugansk. Không những không mất nước mà Ukraina còn xích lại gần hơn với Liên Âu và Mỹ như mong muốn của họ. Tổng thống Zenlenski có thể tự hào là người anh hùng giữ nước. Nhưng để đất nước Ukraina rơi vào bãi chiến trường, nhiều công trình dân dụng và quân sự, sân bay cầu cống cơ sở hạ tầng bị phá hủy, tổn thất sinh mạng, hàng triệu người phải tị nạn ở nước ngoài, kinh tế thiệt hại thì đó là một thất bại của lãnh đạo đất nước này.

2. Nga có thể tìm kiếm một số chiến thắng trên chiến trường, chiếm được một vài thành phố của Ukraina nhưng chiến dịch nhằm lấy thế thượng phong để đàm phán trên thế mạnh nên không thể kéo dài, hoà ước sẽ được ký với một vài nhượng bộ của Ukraina, dằn mặt những nước láng giềng nào muốn gia nhập NATO. Nga cũng có thể coi đó là thắng lợi. Nhưng Nga đã hoàn toàn thất bại trên mặt trận ngoại giao và kinh tế. Bị cô lập, trừng phạt và cấm vận, Nga sẽ lún sâu hơn vào suy thoái kinh tế, lạc hậu công nghệ, những điều quan trọng nhất đối với một cường quốc.

3. Mỹ có thể thắng keo vật này, cô lập và làm Nga suy yếu nhưng thất bại hoàn toàn về chiến lược. Mỹ đã quên bài học của Nixon năm 1972 bắt tay với Trung Quốc, chia rẽ khối XHCN, một trong những nguyên nhân làm phe này tan rã. Lý thuyết quân sự kinh điển là chia rẽ đối phương nhưng nay khi Trung Quốc trở thành kẻ thù số một của Mỹ, đe doạ và sắp soán ngôi nền kinh tế số một thế giới, Mỹ đẩy Nga vào một liên minh (tình nguyện hay bắt buộc) gồm dân số và lãnh thổ cộng lại lớn nhất hành tinh là một thất bại của Mỹ về chiến lược. Đối phó với một mình Trung Quốc đã khó, đối phó với cả hai quốc gia cứng đầu này càng khó gấp ba.

4. Liên minh châu Âu có thể chặn được cơn thịnh nộ của Putin đại đế, đang chi viện cho Ukraina và mở rộng vòng tay đón người tị nạn từ đất nước này. Trước mắt họ có thể nhường cơm sẻ áo nhưng sẽ được bao lâu, khi dòng người tị nạn từ các nước Trung Đông chưa chấm dứt nay lại thêm mấy triệu người sẽ đến, đè nặng lên chính quyền và đời sống người dân nước sở tại. Chưa kể bị thiếu hụt khí đốt, nông sản và nguyên liệu lâu nay vẫn nhập từ Nga.

5. Nước duy nhất hưởng lợi là Trung Quốc. Về mặt ngoại giao, Trung Quốc không còn là kẻ hung hãn duy nhất, về mặt kinh tế Trung Quốc được mua khí đốt giá rẻ từ Nga (đường ống có sẵn, khí hoá lỏng mua đường biển đắt hơn nhiều) vì Nga bị bao vây kinh tế sẽ bán thêm dầu khí cho Trung Quốc. Trung Quốc có thêm cơ hội đầu tư khai thác tài nguyên miền Đông Xiberi, tận dụng cơ hội đưa người vào đây vì mục đích lâu dài Hán hoá Viễn Đông của Nga. Trung Quốc được Nga ủng hộ trên trường quốc tế, sẽ dễ bề đối phó hơn với Mỹ và đồng minh. Đến một lúc mạnh hơn hiện nay, Trung Quốc sẵn sàng vẽ lại bản đồ thế giới, trước hết là Đài Loan, Biển Đông, Đông Nam Á rồi đâu đó nữa mà họ muốn.

6. Việt Nam thì sao? Việt Nam không ủng hộ cuộc chiến ở Ukraina vì dù cuộc chiến kết thúc thế nào Việt Nam đều gặp bất lợi. Nằm kẹp giữa một bên là Mỹ và đồng minh và bên kia là liên minh Nga Trung, ở sát nách Trung Quốc, nhập siêu hàng hoá và vật tư nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc, vũ khí trang bị chiến tranh lại hầu hết mua của Nga. Nghĩa là ít nhiều lệ thuộc vào hai nước này. Trong bối cảnh phức tạp như vậy Việt Nam ngả về bên nào cũng hậu quả khôn lường.

Bối cảnh quốc tế chưa bao giờ khó cho Việt Nam như hôm nay. Mong lãnh đạo đất nước sáng suốt khôn khéo, một việc cực kỳ khó nhưng nếu không làm được thì vô cùng nguy hiểm.

Trên đây là ý kiến cá nhân, từ một góc nhìn chủ quan hạn hẹp, nêu ra để bạn bè tham khảo. Tôi đọc và tôn trọng ý kiến nhiều chiều của nhiều người trên trang của các bạn nhưng không tranh luận đúng sai, mong cũng được đối xử tương tự như vậy.

KHỦNG HOẢNG UKRAINA: SỰ THẬT VÀ DỐI TRÁ
Tác giả Thomas Ertl,
người dịch Ngô Mạnh Hùng

#cnm365 Thomas Erti là người Mỹ theo đạo Cơ Đốcgiáo. Ông đãv đăng bài này trên Tạp chí Russia Insider. người dịch: Ngô Mạnh Hùng. Sự trích dẫn bởi Phó Văn Việt, 17.2 2022 và PGS Phan Thanh Kiếm. Bài viết thể hiiện quan điểm của tác giả đối với mối quan hệ Nga Ucraina ngày nay.

“Này Mỹ, hãy để Nga kết thúc quá trình phục hồi. Hãy để số phận mới của Nga đi theo hướng của nó. Một định mệnh sẽ một lần nữa đưa Nga đến một nơi như một trong những quốc gia Cơ đốc giáo vĩ đại trên thế giới”.

Trong bộ truyện trinh thám lâu đời Dragnet, nhân vật chính Sgt. Joe Friday đã trở nên nổi tiếng với câu nói của mình, “Chỉ là sự thật, thưa bà!”. Ngày nay, liệu có thể hiểu “chỉ là sự thật” về bất cứ điều gì trong thế giới phương Tây không? Không, bởi các phương tiện truyền thông công ty đồng lõa với tất cả tội ác của những chủ nhân toàn cầu của họ và đã trở thành cánh tay tuyên truyền thông tin sai lệch thúc đẩy chương trình nghị sự toàn cầu hóa của họ.

Đây là trường hợp của đế chế toàn cầu chủ nghĩa đang khiêu khích Nga bằng cách chống lại Ukraina. Tất nhiên là theo “đế chế”, ý tôi là Đế chế Anh-Mỹ-Zionist của Trật tự Thế giới Mới có trụ sở chính tại Thành phố Luân Đôn với các văn phòng ở Brussels, New York và Washington, DC.

Mục tiêu thống trị thế giới của Đế chế trong nhiều thập kỷ của thế kỷ trước đã đạt được thông qua cả sự lừa dối và vũ lực. Bằng cách sử dụng tuyên truyền và thông tin sai lệch, cùng với các cuộc cách mạng màu, Đế chế đã tài trợ cho các ủy ban được sử dụng để gây bất ổn cho các quốc gia mà họ tìm cách lật đổ và tiếp quản. Đó cũng là những gì đang xảy ra ở Ukraine ngay hiện nay. “Cuộc khủng hoảng” ngày một tăng lên này không phải vì hạnh phúc của Ukraine, mà là nỗ lực của Đế chế nhằm loại bỏ Nga và cô lập họ, vì họ là bức tường lửa đối với mục tiêu của Đế chế là khuất phục thế giới.

Vì vậy, chúng ta hãy xem xét các phương tiện truyền thông dối trá và tuyên truyền của Đế chế và đối chiếu nó với sự thật. Tôi viết từ thế giới quan của một người Mỹ theo đạo Tin lành, nghĩa là người đặt tôn giáo Cơ đốc của mình lên trên chủ nghĩa dân tộc của mình, và trên hết là SỰ THẬT.

TUYÊN TRUYỀN # 1: NGA LÀ KẺ THÙ CỦA PHƯƠNG TÂY.

SỰ THẬT: Kể từ khi Liên Xô sụp đổ và các quốc gia khác của Khối phía Đông tái độc lập khỏi Liên Xô, Liên bang Nga hiện tại, được thành lập vào năm 1991, đã không hề làm gì đe dọa Hoa Kỳ hoặc để thỏa hiệp lại các biên giới của mình. Họ đã không lập các căn cứ quân sự gần Hoa Kỳ, cũng như không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với nền kinh tế trong đất nước của chúng ta.

Đúng, Nga đang cạnh tranh với Mỹ để cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu, nhưng họ đang làm như vậy – hê hê – theo đúng cách thức của thị trường tự do tư bản chủ nghĩa. Sản phẩm của họ nhanh hơn và rẻ hơn. Hãy nhớ rằng, chính Đức đã đề nghị Nga xây dựng Nord Stream II.

Nếu câu hỏi được đặt ra, “Liên Xô có phải là kẻ thù của Mỹ không?”, thì câu trả lời sẽ là có. Nhưng đâu còn Liên Xô nữa, đất nước vĩ đại mà Reagan đã gán cho chính xác cái tên “Đế chế Ác ma” khi cáo buộc nó có các hành động xâm lược quân sự bành trướng.

Tổng thống Nga Putin đã bị chỉ trích dữ dội ở chính đất nước của mình vì đã hòa giải với Mỹ trong các bài phát biểu trước công chúng, coi Mỹ là “đồng nghiệp và đối tác”. Putin, cùng với Ngoại trưởng Sergei Lavrov, luôn hướng tới đối thoại và hợp tác hơn là hành động quân sự cưỡng bức, hối lộ bằng “viện trợ nước ngoài” hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Khi đối phó với Đế quốc và NATO, chính sách đối ngoại của Nga đối với Ukraina là phòng thủ nghiêm ngặt. Nhưng thời gian của họ sắp hết. Cũng giống như Hoa Kỳ vào đầu những năm 60 không muốn vũ khí hạt nhân của Nga ở Cuba, thì Nga cũng không muốn các căn cứ quân sự và tên lửa của NATO ở Ukraina.

Khi xem xét “sự thật”, những gì chúng ta thấy là sự kiên nhẫn đến khó tin của Nga trước sự xâm lược không ngừng của Đế quốc và sự kích động không ngừng của bộ máy tuyên truyền phương Tây.

TUYÊN TRUYỀN # 2: VLADIMIR PUTIN LÀ “ĐẠI MA ĐẦU”

SỰ THẬT: Câu thần chú này được các nhà bình luận bảo thủ như Bill O’Reilly, Sean Hannity, Glenn Beck và Ben Shapiro truyền tụng một cách tàn nhẫn. Tuy nhiên, khi kiểm tra, không có lời tuyên bố nào của họ được chứng minh bằng các dữ kiện hoặc bằng chứng. Tuyên truyền của họ dựa trên việc quay trở lại thời đại đã qua, những định kiến cũ về Liên Xô và những ký ức xa xôi của những thập kỷ trước.

Putin là một người Nga gốc Âu. Trong số 144 triệu người Nga, có 111 triệu người sống ở phía tây của Dãy núi Ural ở lục địa Châu Âu. Về tôn giáo và văn hóa, Putin là người châu Âu hơn nhiều so với là người châu Á. Tuy nhiên, ông ấy bị phương Tây quỷ hóa và tấn công bằng những lời nói dối trá, liên tục.

Trong bốn cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất của Putin từ năm 2000–2018, ông ấy có tỷ lệ phiếu bầu cao hơn so với đối thủ cạnh tranh gần nhất là 23,9%, 58,1%, 46,2% và 64,9%. Chính trị gia phương Tây nào có thể có được sự ngưỡng mộ và tôn trọng từ người dân của mình như Putin?

Putin được mẹ bí mật rửa tội khi còn là một đứa trẻ sơ sinh vào năm 1952 tại một buổi lễ dưới lòng đất của Nhà thờ Chính thống giáo. Ông ấy tự nhận mình là một Cơ đốc nhân Chính thống giáo Nga và thường tham dự các buổi lễ vào Chủ nhật ở Moscow. Đức tin của Putin có chân chính không? Điều đó là việc riêng của ông ấy với Chúa. Điều quan trọng nhất đối với người dân Nga là sự ủng hộ vững chắc của Putin đối với nhà thờ. Ông rất gần gũi và ủng hộ Nhà thờ Chính thống Nga và có công trong việc đổi mới mối quan hệ lịch sử “giao hưởng” giữa nhà thờ và nhà nước của Nga. Ở Mỹ, chính phủ tấn công nhà thờ. Ở Nga, nhà thờ và nhà nước làm việc cùng nhau để thúc đẩy một nền văn hóa Cơ đốc giáo. Người Nga biết không có Chính thống giáo Ba ngôi thì không có nước Nga. Niềm tin Cơ đốc 1.000 năm của họ là nền tảng văn hoá của họ.

Cuốn tiểu thuyết “Loạn luân” nổi tiếng năm 1984 của George Orwell có “hai phút căm ghét” nơi tâm trí của người dân được tạo điều kiện để chống lại bất cứ điều gì mà đảng cầm quyền muốn họ phản đối. Putin chính là Emmanuel Goldstein (nhân vật trong tiểu thuyết nói trên – người dịch) mới của Đế chế.

Trên thực tế, Putin sẽ đi vào lịch sử nước Nga với tư cách là một trong số những ông hoàng vĩ đại nếu không muốn nói là vĩ đại nhất. Bằng một cách thần kỳ, ông đã tách nước Nga khỏi các đầu sỏ ngân hàng phương Tây, cắt đứt nền kinh tế Nga khỏi sự ký sinh của phương Tây, khôi phục hệ thống phòng thủ của Nga, và chỉ cho quốc gia này con đường hồi phục hoàn toàn. Trong thế giới ngoại giao hiện đại, Putin là người lớn nhất trong một căn phòng gồm toàn những chàng trai phương Tây bốc đồng và những kẻ cuồng si của họ.

TUYÊN TRUYỀN # 3: UKRAINE LÀ MỘT NƯỚC TỰ DO

SỰ THẬT: Đây là một trong những lời nói dối của “người bán cá giống”. Thực tế là Ukraina hiện chỉ đang là một chư hầu của Đế chế Anh-Mỹ, và chính phủ thực sự nằm trong bóng tối của nó đang tháo chạy khỏi đại sứ quán Hoa Kỳ ở Kiev, được lãnh đạo và điều hành bởi một người Mỹ gốc Nga, Victoria Nuland, với tư cách là Thứ trưởng Ngoại giao, đặc phái viên của Hoa Kỳ.

Mọi chủ quyền mà Ukraine sở hữu đều đã biến mất khi Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành một cuộc đảo chính, nơi tổng thống được bầu cử dân chủ Viktor Yanukovych buộc phải bỏ trốn vào năm 2014. Những sự kiện này được gọi là “Cách mạng Maidan”. Trong các phương tiện truyền thông phương Tây, nó được gọi là “Cuộc cách mạng về phẩm giá”. Đó là một trong nhiều “cuộc cách mạng màu” của Đế chế nhằm cô lập và loại bỏ Nga cũng như mở rộng quyền bá chủ của Đế chế.

Câu chuyện chính được tạo ra bởi Đế quốc, đảng chiến tranh của Mỹ, những người theo chủ nghĩa duy tân, và các chuyên gia bảo thủ ủng hộ họ là, “Ukraine là một quốc gia có chủ quyền, và nó xứng đáng được Hoa Kỳ bảo vệ và hỗ trợ”. Tuy nhiên, điều ngược lại mới là đúng. Sự thay đổi chế độ do Hoa Kỳ lãnh đạo trong chính phủ Ukraina nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Hoa Kỳ, quốc gia đã gài bẫy những con rối kế tiếp của mình. Người Mỹ rất thoải mái với việc thực hiện “thay đổi chế độ” trong khi nói một cách đạo đức giả về việc “tôn trọng chủ quyền”. Sự tự mâu thuẫn ở đây là không gì có thể rõ ràng hơn.

Nếu các nhà bình luận Mỹ thực sự lo ngại về chủ quyền của Ukraina, họ có nên vạch trần những hành động chống lại chủ quyền của Ukraina trong quá khứ của Bộ Ngoại giao Mỹ và NATO hay không?

TUYÊN TRUYỀN # 4: UKRAINE NÊN ĐƯỢC TỰ DO GIA NHẬP NATO.

SỰ THẬT: Sẽ không thể hiểu được lời nói dối này một cách hiệu quả nếu không biết lịch sử của NATO (1949) và sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991.

NATO được thành lập như một liên minh quân sự của các nước Tây Âu, bao gồm cả Canada và Mỹ, nhằm chống lại cuộc chinh phục của Stalin đối với bảy nước Đông Âu vào năm 1948.

Liên bang Xô viết bị giải thể vào năm 1991, và Liên bang Nga được thành lập với một tổng thống ủng hộ Đế chế, Boris Yeltsin, được lập nên. Vào thời điểm đó, George HW Bush, James Baker và các nhà ngoại giao Mỹ đã đảm bảo với Tổng thống Gorbachev rằng NATO sẽ không mở rộng về phía đông. Không có thỏa thuận nào trong số này được đưa ra thành văn bản (đó là sai lầm của Gorbachev) và Mỹ đã nhanh chóng trở mặt với chính cam kết của họ. NATO, khởi đầu với 12 thành viên như một câu trả lời cho các quốc gia thuộc Khối Hiệp ước Warsaw trước đây, hiện đã có 30 thành viên và đang không ngừng nỗ lực bao vây Nga và các quốc gia khác. Trong khi đó, Hiệp ước Warsaw đã bị giải thể vào ngày 1 tháng 7 năm 1991, sau khi hệ thống cộng sản sụp đổ ở khối này.

Vấn đề liên quan đến việc Ukraina trở thành thành viên NATO là điểm mấu chốt trong an ninh của Nga, bởi Điều 5 trong thỏa thuận của các quốc gia thành viên NATO. Điều 5 dựa trên các cam kết của liên minh quân sự này rằng khi một quốc gia thành viên bị tấn công, tất cả các thành viên NATO khác phải đứng ra bảo vệ. Điều ngớ ngẩn này là một con đường chắc chắn sẽ dẫn đến chiến tranh. Điều này tương tự như “các liên minh đang vướng mắc” đối với Serbia đã kéo cả châu Âu vào thảm họa của Thế chiến I.

Một liên hệ đơn giản của Quy tắc vàng sẽ làm rõ tất cả điều này trong quan điểm: Chúng ta sẽ phản ứng như thế nào nếu Nga xây dựng và củng cố các căn cứ quân sự ở Cuba, Mexico và Canada, đồng thời tích trữ tên lửa hạt nhân ở đó? Tất cả chúng ta đều biết điều đó đã diễn ra như thế nào. Vậy tại sao mọi người lại mong đợi và đòi hỏi Nga không phản ứng tương tự khi NATO tìm cách mở rộng sang Ukraina và đặt một lượng lớn thiết bị quân sự và thậm chí cả vũ khí hạt nhân ở biên giới của họ? Tại sao chúng ta không thể thành thật về điều này? Tại sao các nhà bình luận bảo thủ của chúng ta không bao giờ đưa điều này ra thảo luận?

TUYÊN TRUYỀN # 5: NGA LÀ NGƯỜI ĐỨNG SAU KHỦNG HOẢNG TRONG VỤ BREXIT CỦA ANH QUỐC.

SỰ THẬT: Lời nói dối này lại là một luận điệu lừa bịp khác. Mỹ, quốc gia điều hành Ukraina, đã đặt các đặc vụ CIA và nhiều cố vấn quân sự trên khắp Ukraina, cùng với các vũ khí quân sự tấn công và phòng thủ. Việc cung cấp thiết bị quân sự cho một quốc gia có biên giới với đối thủ, tự nó đã là một hành động chiến tranh.

Để đối phó, Nga đã phải xây dựng hệ thống phòng thủ ở đất nước của mình gần biên giới Ukraina và Belarus.

Đế chế và NATO đang tiến về sát nách Nga, chỉ cách Moscow ít dặm mà Nga lại là kẻ xâm lược? Putin hiện đã tuyên bố rằng Nga không còn nơi nào khác để rút lui. Người ta thường nói rằng bên nào bắn phát súng đầu tiên sẽ là kẻ bắt đầu cuộc chiến. Điều này không thực sự đúng. Đó là một thủ thuật mới. Người làm cho phát súng đầu tiên nổ để lấy cớ mới là người bắt đầu cuộc chiến. Mục tiêu cuối cùng của Đế chế nhằm vào Nga là bao vây, tấn công, tiêu diệt và khuất phục.

TUYÊN TRUYỀN # 6: HOA KỲ ĐANG Ở UKRAINA ĐỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI DÂN UKRAINA

SỰ THẬT: Tuyên bố này thật nực cười. Khi Đế chế chặt đầu một quốc gia, lắp đặt những con rối của chính họ và nắm quyền kiểm soát quốc gia, quốc gia đó cuối cùng sẽ bị cướp đoạt toàn bộ do bị phụ thuộc vào những kẻ đã chinh phục họ.

Trong những ngày của thời đại Liên Xô, và ngay cả sau khi hệ thống cộng sản Đông Âu sụp đổ vào năm 1991, Ukraina vẫn là một trung tâm nông nghiệp và công nghiệp. Kể từ năm 1991, và nhất là từ sự thay đổi chế độ do bàn tay của Đế chế vào năm 2014, Ukraine đã nhanh chóng trở thành quốc gia nghèo nhất châu Âu và mất đi 14,7 triệu người khi họ rời bỏ mảnh đất này.

Ukraina không khác gì các quốc gia khác dưới quyền bá chủ của phương Tây: phải đối mặt với đói nghèo, tê liệt hệ thống phòng thủ, mất số lớn dân và phụ thuộc vào thế giới thứ ba.

Kẻ xâm lược thực sự là ai?

Lý do duy nhất mà Bộ Ngoại giao Mỹ có mặt ở Ukraina là nhằm gây bất ổn cho Nga. Kế hoạch của Đế chế là cô lập Nga bằng nhiều cuộc cách mạng màu mà nó tổ chức ở các quốc gia giáp biên giới với Nga. Ví dụ gần đây nhất là những gì vừa xảy ra vào tháng Giêng này ở Kazakhstan. Thủ phạm của cuộc cách mạng màu Kazakhstan và các cuộc cách mạng màu khác gần đây luôn giống nhau: CIA của Mỹ, MI6 của Anh và Mossad của Israel.

TUYÊN TRUYỀN # 7: NẾU NGA ĐƯA QUÂN SỰ VÀO UKRAINA, ĐÓ SẼ LÀ MỘT SỰ CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP CỦA NƯỚC NGOÀI

SỰ THẬT: Không, cuộc xâm lược thực sự đã diễn ra từ năm 2005 và 2014 bởi Đế quốc và NATO. Cuộc xâm lược của Đế chế ở đây cũng tương tự như các cuộc xâm lược các nước khác: thay đổi chế độ, tiếp quản quân đội và điều hành các chính phủ bù nhìn từ các đại sứ quán Hoa Kỳ, biến Ukraina từ quốc gia có chủ quyền thành một nước chư hầu.

Nếu quân đội Nga tiến vào lãnh thổ Ukraina, nó sẽ nhằm mục đích giải phóng người dân Ukraina khỏi những kẻ xâm lược hiện tại của họ. Cuộc giải phóng sẽ diễn ra đầu tiên ở khu vực Donbas được đánh dấu bằng viện trợ nhân đạo của Nga, với một số sự giúp đỡ để xây dựng lại cơ sở hạ tầng và nền kinh tế Ukraina mà Đế chế đã phá hủy.

Nga cam kết bảo vệ người dân Nga ở Donbas của Ukraina nhưng không muốn sáp nhập Ukraina vào Liên bang Nga.

THẾ GIỚI ĐA CỰC MỚI

Các nguồn sức mạnh cho một trật tự mới trên thế giới đã sẵn sàng. Thời kỳ bá chủ của Mỹ, được thiết lập tại Bretton Woods (1944), đang hoàn toàn bị đảo ngược. Thế giới đang nhanh chóng chuyển từ cơ sở đơn cực của Đế chế sang cơ sở quyền lực đa cực của Nga, Trung Quốc, Iran và Ấn Độ.

Thật không may, sự kiêu ngạo của Đế quốc khi họ từ chối Nga đã buộc người Nga phải tiến về phía đông để gặp Trung Quốc. Tuy nhiên, Nga luôn hết sức thận trọng trong mối quan hệ mới của họ với Trung Quốc, nên không đề cập đến một “liên minh”, nghĩa là về mặt quân sự, mà chỉ là “quan hệ đối tác chiến lược”, chủ yếu là kinh tế. Nga sẽ không bao giờ dại dột tham gia vào các nghĩa vụ của một liên minh quân sự.

Động thái này đã đặt Nga vào một tình thế hơi khó khăn, đặc biệt là nếu mối quan hệ ngày càng sâu sắc. Đối với Nga là Cơ đốc giáo và Trung Quốc là vô thần. Hy vọng của Nga ở đây là sẽ có số lượng và sức mạnh ngày càng tăng của nhà thờ Chính thống giáo Trung Quốc.

Lịch sử đã chứng minh rằng khi một sự thay đổi quyền lực lớn từ trật tự cũ sang trật tự mới, thì giai đoạn chuyển giao đó không bao giờ suôn sẻ. Vì mặc dù là các nước chư hầu của trật tự cũ, các nước nhỏ hơn luôn phụ thuộc về quân sự và kinh tế vào đế chế, thì khi một đế chế mất dần quyền lực, các tranh chấp cũ ngay lập tức xuất hiện và các nền kinh tế nhỏ hơn sẽ lập tức ở vào tình trạng “rơi tự do”.

Ngoài ra, bất chấp những bước tiến của Nga ra khỏi hệ thống tài chính phương Tây, chúng vẫn bị ràng buộc với một ngân hàng trung ương theo kiểu phương Tây. Họ sẽ không bao giờ thực sự thoát khỏi Đế chế cho đến khi họ thoát được khỏi trung tâm tài chính Thành phố London. Tất cả những điều này cần có thời gian.

Nhưng điều chắc chắn là các mảng kiến tạo quyền lực hiện đã chuyển từ trật tự cũ của Đế chế sang trật tự phương Đông mới. Đế chế cũ thối nát phải sụp đổ và hy vọng một trật tự đa cực mới sẽ tạo cơ sở cho các quốc gia chung sống trong hòa bình.

PHẦN KẾT LUẬN

Những người bảo thủ Mỹ và những người theo Cơ đốc cần bắt đầu đặt Cơ đốc giáo của họ lên trên chủ nghĩa dân tộc của họ và có một cái nhìn khách quan về chính sách đối ngoại của đất nước chúng ta. Chúng ta sẽ không thể sửa chữa các chính sách quốc tế tai hại của mình trừ khi chúng ta nhìn nhận một cách trung thực những gì chúng ta đã làm.

Thời của những người bảo thủ che đậy tội ác quốc tế của Bộ Ngoại giao với việc đập ngực và la hét “Oohrah” và “USA, USA” đã qua. Chúng ta phải ngừng nghe kiểu nhà bình luận Sean Hannity-matinee, những người “không thấy gì xấu xa” khi nhìn vào chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Những khuyết điểm mới của Mỹ đã được cân nhắc trong sự cân bằng và là mong muốn phải được tìm ra. Mệt mỏi vì chiến tranh đã ập đến. Người Mỹ đã ngán ngẩm vì những cuộc chiến vô tận và vô nghĩa của họ.

Các câu hỏi đang bắt đầu được đặt ra. Tại sao quân đội Hoa Kỳ có tới hơn 750 căn cứ tại hơn 150 quốc gia? Ai đã trao cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quyền thống trị thế giới? Mối quan tâm thực sự của người Mỹ đối với những nước ngoài này là gì?

Chúng ta phải đối mặt với số lượng tàn phá lớn và sự khốn khổ của con người mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gây ra cho thế giới kể từ Thế chiến II. Chính sách chiến tranh, trừng phạt kinh tế, thay đổi chế độ của Hoa Kỳ, tạo ra xung đột, phong tỏa, phá giá tiền tệ và hạn chế thương mại đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Liệu những người Mỹ bình thường có nhận ra rằng chúng ta là một quốc gia bị căm ghét và khinh thường trên toàn thế giới vì sự can thiệp của chúng ta không? “Giải cứu thế giới vì dân chủ ư?”. Oh, làm ơn, không!

Tôi e rằng tâm trí bình thường của người Mỹ – đã trải qua nhiều thập kỷ tuyên truyền ca ngợi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ như hình ảnh thu nhỏ của sự công bình với một số kiểu kêu gọi thánh thiện – sẽ không thể thoát khỏi tình trạng tinh thần hiện nay của họ. Nhưng đó là tin tốt. Đế chế Anh-Mỹ-Zionist đang trong sự sụp đổ tự do. Quân đội Mỹ và bá quyền trên toàn thế giới sắp kết thúc. Sự tan rã của NATO đang diễn ra. Hiện đã có các chính trị gia Pháp thúc đẩy Pháp rút khỏi NATO.

Tất cả các đế chế đều sụp đổ. Đế chế này cũng sẽ rơi. Các đế chế sụp đổ bởi vì họ không thể duy trì các chi phí của quyền bá chủ và họ đã tan vỡ. Thất bại của Đế chế ở Afghanistan là khởi đầu của một khuôn mẫu lớn hơn sẽ tiếp tục đến tận cùng các góc cạnh của Đế chế.

Tin tốt khác là sự gia tăng ảnh hưởng của Liên bang Nga trên toàn thế giới. Nga, dường như là tiếng nói quốc tế duy nhất trên thế giới, đã có ảnh hưởng rất ổn định trong thập kỷ qua. Nga hầu như đã chấm dứt việc Mỹ tài trợ và dẫn đầu các cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Trung Đông, và Nga là một trong số ít quốc gia có thể kiểm soát được nhà nước bất hảo của Israel, nơi họ buộc phải sống trong hòa bình với các nước láng giềng.

Nga cũng đã từng là một đế chế. Họ không tìm kiếm lại điều đó hoặc trở thành một đế chế khác, nhưng họ muốn có được sự an toàn cho người dân của họ khỏi những kẻ xấu xa, yêu chiến tranh, đề cao chủ nghĩa thống trị, phân biệt giới tính, khoái lạc, ủng hộ phá thai, khiêu dâm, phản gia đình, phản Chúa – các quốc gia của phương Tây.

Này phương Tây, hãy để Nga yên. Sự phục hồi của họ sau thời kỳ vô thần là điều kỳ diệu hiện đại của thời đại chúng ta. Ai có thể chứng kiến một nước Nga Cơ đốc xuất hiện từ đống đổ nát của sự sụp đổ Liên Xô, và tất cả điều đó chỉ diễn ra trong ba thập kỷ?

Mỹ, hãy để Nga hoàn thành công cuộc phục hồi. Hãy để số phận mới của Nga đi theo hướng của nó. Định mệnh một lần nữa sẽ đưa Nga đến một nơi như một trong những quốc gia Cơ đốc giáo vĩ đại trên thế giới.

Đối với Châu Âu và Châu Mỹ thời hậu Cơ đốc giáo, tất cả những gì còn lại là chịu sự phán xét. Tôi tin rằng nó là không thể thay đổi. Phương Tây đã phung phí di sản Cơ đốc giáo và các phước lành của mình. 100 năm chiến tranh không hồi kết, khủng bố do nhà nước bảo trợ và sự suy đồi được thể chế hóa đã tạo nên cơn lốc. Sự sụp đổ không đến, mà nó đã ở trên chúng ta.

Giống như Nga, phương Tây cũng có số phận sắp tới và phải chạy theo lộ trình của nó. Sau khi sụp đổ, Châu Âu và Châu Mỹ phải xây dựng lại. Có thể trong sự quan phòng ân cần của Đức Chúa Trời, một nước Nga Cơ đốc có thể là kiểu mẫu của chúng ta và hỗ trợ chúng ta trong việc canh tân một nền văn minh Cơ đốc mới.

Hai nước cộng hoà tự xưng Donetsk và Lugansk nằm trên biên giới Nga – Ukraine. Ảnh: Economist

Những điều chưa biết về Donetsk và Luhansk: "Át chủ bài" cực mạnh của Nga
Những điều chưa biết về Donetsk và Luhansk: “Át chủ bài” cực mạnh của Nga
Nguồn: SOHA trực tuyến, tác giả Hữu Hiển | 22/02/2022 18:33


Ngày 21/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công nhận hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine là Donetsk và Luhansk là các quốc gia độc lập.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày hôm qua 21/2 thông báo, hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine là Donetsk và Luhansk đã được công nhận là các quốc gia độc lập và ký một sắc lệnh tuyên bố hai khu vực này không còn là một phần của Ukraine. 

Ông Putin cũng đã chỉ thị cho các lực lượng vũ trang Nga thực hiện nhiệm vụ trên lãnh thổ “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” và “Cộng hoà Nhân dân Luhansk” với mục đích “gìn giữ hòa bình”. 

Việc này đã diễn ra sau khi các nhà lãnh đạo của hai nước cộng hòa tự xưng công bố video kêu gọi tuyên bố độc lập.

Những điều chưa biết về Donetsk và Luhansk: Át chủ bài cực mạnh của Nga - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh công nhận hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine là các quốc gia độc lập. Ảnh: Reuters

Vị trí địa lý

Các khu vực Donetsk và Luhansk – được gọi chung là Donbass – nằm ở phía đông Ukraine, gần biên giới với Nga. Khu vực này do cả Kiev và phe ly khai kiểm soát. Các ngành công nghiệp chính trong khu vực là khai thác than và sản xuất thép.

Thành phần dân số

Có 3,6 triệu người sống ở các khu vực Donetsk và Luhansk, hầu hết đều nói tiếng Nga. Đây là kết quả của việc di cư của công nhân Nga đến đây trong thời kỳ Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

Theo hãng tin AP, trong những năm gần đây, Moscow đã cấp hơn 720.000 hộ chiếu Nga cho khoảng 1/5 dân cư địa phương.

Khu vực do lực lượng vũ trang ly khai kiểm soát

Những người ly khai thân Nga ở Donetsk và Luhansk đã tiếp quản các toà nhà của chính quyền tại đây vào năm 2014 và tuyên bố hai khu vực là “nước cộng hòa nhân dân” độc lập. Trước khi có tuyên bố này, Nga từng sáp nhập Crimea từ Ukraine.

Xung đột tại Donbass

Kể từ năm 2014, hơn 14.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa lực lượng ly khai thân Nga và quân đội Ukraine ở vùng Donbass. Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga hỗ trợ lực lượng ly khai về mặt quân sự và tài chính, nhưng Moscow bác bỏ cáo buộc này.

Trong thời gian xung đột, một máy bay chở khách của Malaysia Airlines đã bị bắn rơi ở miền đông Ukraine vào năm 2014, khiến tất cả 298 người trên máy bay thiệt mạng. Các nhà điều tra quốc tế kết luận rằng, tên lửa do Nga cung cấp và được phóng từ khu vực do lực lượng ly khai thân Nga kiểm soát. Nhưng Nga đã phủ nhận liên quan đến vụ máy bay bị bắn rơi.

Nền độc lập tự xưng

Sau khi lực lượng ly khai ở các vùng Donetsk và Luhansk giành được chính quyền tại địa phương vào năm 2014, họ đã bỏ phiếu để tuyên bố độc lập. Cho đến nay, vẫn chưa có quốc gia nào công nhận nền độc lập của họ. 

Ngày hôm qua 21/2, sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Tổng thống Putin đã tuyên bố công nhận nền độc lập của hai khu vực. Tuyên bố của ông Putin được đưa ra sau khi các nhà lãnh đạo ly khai của hai khu vực công bố video kêu gọi công nhận nền độc lập của họ.

Các nhà lãnh đạo của hai nước cộng hòa tự xưng

Cả hai vùng đều có tổng thống tự xưng. Trong một cuộc bỏ phiếu không được Kiev công nhận vào năm 2018, Denis Pushilin đã được bầu làm Tổng thống của “Cộng hòa Nhân dân Donetsk”, còn nhà lãnh đạo của “Cộng hoà Nhân dân Lugansk” là Leonid Pasechnik.

Những điều chưa biết về Donetsk và Luhansk: Át chủ bài cực mạnh của Nga - Ảnh 3.

Hai nhà lãnh đạo của các nước cộng hoà tự xưng: Leonid Pasechnik (trái) và Denis Pushilin (phải). Ảnh: Sputnik

Tiến trình hòa bình Minsk

Việc Nga công nhận nền độc lập của hai khu vực ly khai đã chấm dứt hiệu lực của Thỏa thuận Minsk. Thỏa thuận Minsk được ký kết vào năm 2014 và 2015, kêu gọi một mức độ tự trị đáng kể cho cả hai khu vực bên trong lãnh thổ Ukraine. Nhưng thỏa thuận này chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ.

Các khu vực ly khai khác đang được Nga kiểm soát

Trước đó, Nga đã công nhận nền độc lập của hai khu vực ly khai của Gruzia là Abkhazia và Nam Ossetia sau một cuộc chiến ngắn với Gruzia vào năm 2008. Kể từ đó, Nga đã đóng quân tại các khu vực này và trao quyền công dân Nga cho người dân địa phương.

xem thêm
Những bài học lịch sử

Đánh giá tiềm lực quân sự Việt Nam và Triều Tiên Tinh Hoa 24 ngày 11 tháng 5 năm 2022 https://www.facebook.com/watch/?v=728378181530842

Lời nguyền địa lý nước Nga Khám Phá Thế Giới ngày 24 tháng 9 năm 2021 https://www.facebook.com/100070010811629/videos/743938639838510

VIệt Nam lý do hay bị xâm lược Ask Me Why – Hiểu Biết Hơn Mỗi Ngày ngày 9 tháng 2 năm 2020 https://www.facebook.com/HieuBietHonMoiNgayOfficical/videos/3526382280736815/https://www.facebook.com/watch/102177054858661/3058206344278452

Vòng Quanh THẾ GIỚI

Nội Mông Cổ Trung Quốc https://youtu.be/RN0jvdhDdDU;
5 khu Tự trị Trung Quốc https://youtu.be/AlZhkTQobFA:
Nước Mông Cổ ngày nay https://youtu.be/Igq6vLWDB9Q
Trung Á liên Trung Nga https://youtu.be/LtcOGPjvgX8;

Trung Nga với Trung Á https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-nga-voi-trung-a-2/; Thế giới trong mắt ai https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai; Trung Quốc một suy ngẫm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-quoc-mot-suy-ngam; Vành đai và con đường https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vanh-dai-va-con-duong; Thế sự bàn cờ vây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-su-ban-co-vay/


Nhớ bạn nhớ châu Phi
Nam Phi một thoáng nhìn
Lúa sắn Việt Châu Phi
Ghana bờ biển vàng
Martin Fregene xa mà gần
Ai Cập bạn tôi ở đấy

TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM
Hoàng KimHoang Long

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.

*

Lên Thái Sơn hướng Phật
Chiếu đất ở Thái An
Đi thuyền trên Trường Giang
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Khổng Tử dạy và học
Đến Thái Sơn nhớ Người
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Huyền Trang tháp Đại Nhạn

Tô Đông Pha Tây Hồ
Đỗ Phủ thương đọc lại
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Ngày xuân đọc Trạng Trình

Quảng Tây nay và xưa
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Ngày mới vui xuân hiểu
Kim Dung trong ngày mới

Bình sinh Mao Trạch Đông
Bình sinh Tập Cận Bình
Lời dặn của Thánh Trần
Trung Quốc một suy ngẫm

lên Thái Sơn hướng Phật, cha con tôi có 20 ghi chú về Trung Quốc một suy ngẫm trò chuyện những bàn luận của các học giả, nhà văn khả kính Việt Nam về Trung Quốc ngày nay. Trong đó có phiếm đàm của Trần Đăng Khoa “Tào lao với Lão Khoa” Tiếng là phiếm đàm nhưng sự thực là những việc quốc kế dân sinh, tuy là ‘tào lao’ mà thật sự nóng và hay và nghiêm cẩn.

Trung Quốc một suy ngẫm là một câu chuyện dài . Hoàng Kim và Hoàng Long đã có 20 ghi chú nhỏ (Notes), mỗi ghi chú là một đường link, được chép chung trong bài “Lên Thái Sơn hướng Phật” ghi lại những ký ức về các chuyến du khảo Trung Hoa của chúng tôi, tạm coi là nhận thức luận của riêng mình. Ngoài ra còn có bài nghiên cứu lịch sử Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình được định hình thành hai bài viết “ Bình sinh Mao Trạch Đông
Bình sinh Tập Cận Bình . Trung Quốc có nhiều nơi hiểm trở, núi cao vọi và sông vực sâu thẳm quanh co, có đủ các hạng người, có đủ chí thiện cực ác và minh sư. Nguyễn Du trăng huyền thoại gợi nhiều suy ngẫm. Bài này là các ghi chú nhỏ cho chính mình và chép tặng bạn đọc. xem thêm (*) Hoa Kỳ news Tin Tức Về Trung quốc. 25 tháng 2 lúc 20:06 

Bình sinh Mao Trạch Đông

Thái Bình Thiên Quốc là phong trào nông dân lớn nhất, tiêu biểu nhất trong lịch sử Trung Quốc thế kỷ 19, là kinh nghiệm đặc biệt quý giá cho các cuộc cách mạng về sau. ” Đừng bỏ quên nông dân, đó là bài học lớn lịch sử”. Mao Trạch Đông Chủ tịch Trung Quốc mới thế hệ thứ nhất đã nói vậy. Ông thường nghiền ngẫm Tư trị Thông giám, Thủy Hử, Tam Quốc và Thái Bình Thiên Quốc Mao Trạch Đông tác phẩm đầu tiên là “Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam”. Thái Bình Thiên Quốc là bài học lịch sử lớn soi thấu thành công và thất bại của nông dân cầm quyền. Một đất nước chủ yếu là nông dân thì hiệu quả đổi mới đích thực là nhìn vào chất lượng cuộc sống của người nông dân, là khi người nông dân thay đổi được số phận của mình. Nhân ngày Thái Bình Thiên Quốc đọc lại Bình sinh Mao Trạch Đông (trích); Trung Quốc một suy ngẫm

Bình sinh Mao Trạch Đông và Bình sinh Tập Cận Bình là nghiên cứu lịch sử nhằm tìm hiểu bình sinh Mao Trạch Đông và bình sinh Tập Cận Bình chủ yếu ở lĩnh vực sáng tạo và công nghệ. Bởi họ là những người đứng đầu có ý nghĩa rất quan trọng trong quyết sách quốc gia để trỗi dậy hay trả giá đau đớn. Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông là một nhân vật hiếm có trong lịch sử, nghìn năm công tội. Thời gian và sự khen chê không thể xóa nhòa những dấu ấn nổi bật của Mao. Di sản của Mao Trạch Đông không chỉ là bốn bộ trước tác nổi tiếng “Luận về thực tiễn”, “Luận về mâu thuẫn”, “Bàn về đánh lâu dài” “Bàn về Chủ nghĩa Dân chủ mới” mà chủ yếu là triều đại, thực tiễn và tư tưởng. Chức vụ tối cao của Mao Trạch Đông được trao truyền qua các thế hệ lãnh đạo của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa lần lượt  từ Mao Trạch Đông, tiếp nối là  Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, đến Tập Cận Bình, nay đã trên 70 năm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là con người bí ẩn với hai cuốn sách lớn “Làm việc với những thứ thật, bước đi ở vị trí hàng đầu” và Những Suy tư từ sông Dương Tử góp phần giúp ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử khó khăn chọn ra người đứng đầu chính phủ cùa một quốc gia hơn 1, 34 tỷ người, dẫn đến việc chuyển giao quyền lực năm 2012. Cách hành xử của vị lãnh tụ này thật cẩn trọng, quyết đoán và khó lường. Các chuyên gia chiến lược thế giới suy đoán về tư tưởng và đường lối chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình là Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới ,Giấc mộng Trung Quốc, ‘Một vành đai một con đường’  kế thừa và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin  Tư tưởng Mao Trạch Đông  Lý luận Đặng Tiểu Bình, Thuyết Ba Đại Diện, Quan điểm phát triển khoa học. Chủ tịch Tập Cận Bình chọn theo Mao là chọn theo đường lối thực tiễn “có lý, có lợi, đúng lúc”.Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình Bài 1 đã được đăng năm 2015 . Bài 2 đã được đăng năm 2016.  Bài 3 đăng vào ngày 10 tháng 10 năm 2017 Bài 4 đăng ngày 23 tháng 7 năm 2018. Bài 5 đăng ngày 23 tháng 7 năm 2020.

BÌNH SINH MAO TRẠCH ĐÔNG

Ngày 19 tháng 6 năm 1945, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông liên tục giữ chức vụ này cho đến khi từ trần. Ngày 19  tháng 6 năm 1944, trước đó một năm so ngày Mao đượcbầu , cũng là ngày khởi đầu  trận hải chiến bằng hàng không mẫu hạm lớn nhất trong lịch sử thế giới giữa hải quân Đế quốc Nhật Bản và hải quân Mỹ tại quần đảo Mariana, thuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, kết quả hải quân Mỹ thắng.

Chủ tịch Mao Trạch Đông  sinh ngày 26 tháng 12 năm 1893, mất  ngày 9 tháng 9 năm 1976, ông tên tự Nhuận Chi, bút danh là Tử Nhậm, làm Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến khi qua đời. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 và trở thành đảng cầm quyền ở Trung Quốc.

Chủ tịch Mao Trạch Đông đã tạo ra một chủ nghĩa Mác-Lênin được Trung Quốc hóa có tên là chủ nghĩa Mao mà ngày nay ban lãnh đạo Trung Quốc gọi là tư tưởng Mao Trạch Đông. Những người theo chủ nghĩa này gọi là những người Mao-ít (Maoist), tương tự như Marxist, Leninist.

Chủ tịch Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19, nhưng cũng bị phê phán về trách nhiệm của ông trong nạn đói 1959 – 1961 và những tai họa của Cách mạng văn hóa. Dưới thời ông, nông nghiệp Trung Quốc được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân. Chính sách Đại nhảy vọt) trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa. Theo một số liệu thống kê, Mao Trạch Đông là nhà lãnh đạo đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho khoảng 1 triệu người.

Chủ tịch Mao Trạch Đông thường được gọi một cách tôn kính tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Mao Chủ tịch. Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, ông được tôn là người có bốn cái “vĩ đại”: Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại.

Chủ tịch Mao Trạch Đông nắm chức vụ tối cao của thế hệ thứ nhất ngày 19 tháng 6 năm 1945 và chức vụ này được trao truyền qua các thế hệ lãnh đạo của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa lần lượt  từ Mao Trạch Đông, tiếp nối là  Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, đến Tập Cận Bình. Từ đó cho đến ngày 19 tháng 6 năm 2015 là vừa tròn 70 năm. Theo quy định về tuổi tác và nhiệm kỳ thì Tập Cận Bình sẽ phải về hưu sau đại hội năm 2022, và sau đại hội năm 2017 thì 5 trên 7 ủy viên thường vụ hiện nay sẽ phải về hưu nhường chỗ cho các gương mặt mới cũng như đại diện của thế hệ thứ sáu (*). Đường lối của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện nay, theo đánh giá của Peter Martin và David Cohen, là “theo Mao và mãi mãi theo Mao” (Mao and Forever).

Mao Trạch Đông gia đình và dòng họ

Chủ tịch Mao Trạch Đông sinh giờ Thìn ngày 19 tháng 11 năm Quý Tị (năm Quang Tự thứ 19) theo âm lịch, tức 26 tháng 12 năm 1893 tại làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam. Ông là con  út trong một gia đình trung nông.

Mao Trạch Đông có bố là Mao Di Xương, tên tự là Mao Thuận Sinh, sinh ngày 15 tháng 10 năm 1870, mất ngày  23 tháng 1 năm 1920. Mẹ của Mao Trạch Đông là Văn Thất Muội sinh ngày 12 tháng 2 năm 1867 mất ngày 5 tháng 10 năm 1919, lấy chồng năm 1885. ông nội là Mao Ân Phổ; cố nội là Mao Tổ Nhân. Dòng tộc của ông vào thời nhà Minh đã di cư từ tỉnh Giang Tây đến đây và nhiều đời làm nghề nông.

Mao Trạch Đông có bảy anh chị em gồm 5 trai và 2 gái. Hai anh trai và chị gái Mao Trạch Đông đều chết sớm. Hai em trai Mao Trạch Dân, Mao Trạch Đàm cùng Dương Khai Tuệ vợ Mao Trạch Đông và chị họ Mao Trạch Kiến (còn gọi là Mao Trạch Hồng) đều bị Quốc dân Đảng giết trong thời kỳ nội chiến.

Mao Trạch Đông lần lượt kết hôn với bốn người. Khi 14 tuổi, bố ông đã sắp xếp cho ông lấy một cô gái cùng làng là La thị (1889–1910), kết hôn năm 1907, nhưng Mao không công nhận cuộc hôn nhân ép buộc này và hai người chưa hề ăn ở với nhau và không có con. Ông kết hôn năm 1921 với Dương Khai Tuệ (1901–1930) ở Trường Sa, sống với nhau đến năm 1927. Bà bị Quốc dân Đảng hành quyết năm 1930. Bà sinh được 3 người con trai. Ông kết hôn với  Hạ Tử Trân (1910 – 1984) người Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây. Hai người chung sống  từ tháng 5 năm 1928, đến năm 1937 thì bà sang Liên Xô chữa bệnh. Bà sinh nở 6 lần nhưng 5 con chết non hoặc mất tích và chỉ có Lý Mẫn trưởng thành. Ông kết hôn với Giang Thanh từ năm 1938 đến lúc Mao mất và có một con gái là Lý Nạp.

Mao Trạch Đông có bốn người con trưởng thành (chưa tính những người chết lúc còn quá nhỏ): Con cả của ông với bà Dương Khai Tuệ là Mao Ngạn Long (1921- 1931?) mất tích. (*) Có người cho rằng đó là Tô Chú, biệt danh là Hoa Quốc Phong, là người tham gia cuộc kháng chiến chống Nhật, sau khi thực hiện cuộc Vạn lý trường chinh năm 1936, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1938, tham gia chiến đấu trong Bát Lộ Quân 12 năm dưới sự chỉ huy của tướng Chu Đức, phụ trách Uỷ ban tuyên truyền cấp tỉnh của Đảng hồi giữa thập niên 1940, được bầu vào Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản năm 1969, trở thành bộ trưởng Bộ Công an năm 1972, sau khi người tiền nhiệm là Tạ Phú Trị qua đời, vào Bộ Chính trị năm 1973, trở thành Phó Thủ tướng năm 1975, quyền Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi Chu Ân Lai mất tháng 1 năm 1976, trở thành Thủ tướng và phó Chủ tịch thứ nhất của Đảng tháng 4 năm 1976, và Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc khi Mao chết, tháng 9 năm 1976, được chỉ định kế tục Mao Trạch Đông trở thành lãnh tụ tối cao Đảng Cộng sản Trung Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vài năm sau, ông bị Đặng Tiểu Bình lật đổ và buộc phải về hưu sớm); Con trai thứ hai của Mao Trạch Đông với bà Dương Khai Tuệ là Mao Ngạn Anh (1922-1950), trước học ở Liên Xô, sau chết trong kháng Mỹ viện Triều, kết hôn với Lưu Tư Tề, tên khai sinh là Lưu Tùng Lâm; Con trai thứ ba của ông với bà Dương Khai Tuệ là Mao Ngạn Thanh (1923-2007), kết hôn với Thiệu Hoa, em gái Lưu Tư Tề, sinh ra con trai là Mao Tân Vũ hiện là tướng lĩnh trong quân đội Trung Quốc;  Con gái của  Mao Trạch Đông với Hạ Tử Trân là Lý Mẫn, sinh năm 1936), kết hôn với Khổng Lệnh Hoa, sinh ra con trai là Khổng Kế Ninh, con gái là Khổng Đông Mai. Mao từng có biệt danh là Lý Đức Thắng, nên có lẽ vì vậy mà Lý Mẫn lấy họ này;  Con gái của Mao Trạch Đông với Giang Thanh là Lý Nạp, sinh năm 1940, kết hôn với Vương Cảnh Thanh, sinh ra con trai là Vương Hiệu Chi. Lý là họ gốc của Giang Thanh. Lưu ý là tên đệm trong từng thế hệ gia đình Mao là giống nhau, tuần tự các đời là Tổ-Ân-Di-Trạch-Ngạn. Các con của Mao Trạch Dân và Mao Trạch Đàm có tên đệm là Viễn. Mao Viễn Tân là một nhận vật quan trọng thời cách mạng văn hóa. Người Trung Nam Hải xì xào, Mao có đại phúc tướng nhưng chỉ có diễm phúc mà thiếu thê phúc. Quan hệ vợ con ngoài hôn thú của Mao Trạch Đông hiện vẫn còn là điều bí ẩn.

Mao Trạch Đông cuộc đời và sự nghiệp

Mao Trạch Đông lúc còn là một học sinh 18 tuổi thì Cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ, triều nhà Thanh bị lật đổ, những người lãnh đạo Cách mạng Trung Quốc tuyên bố thành lập chế độ cộng hòa nhưng không thành lập được một chính phủ thống nhất và vững vàng, dẫn đến cuộc nội chiến trong một thời gian dài. Mao Trạch Đông phục vụ trong quân đội tỉnh Hồ Nam, sau đó trở về trường học. Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918, Mao cùng với giáo sư Dương Xương Tế, người thầy học và là cha vợ tương lai, lên Bắc Kinh. Giáo sư Dương nhận một chân giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh và giới thiệu Mao Trạch Đông làm nhân viên thư viện của trường đại học (thư viện do Lý Đại Chiêu phụ trách). Đồng thời Mao học tại chức tại Đại học Bắc Kinh, nghe nhiều học giả hàng đầu như Trần Độc Tú, Hồ Thích và Tiền Huyền Đồng giảng bài. Sau này Mao kết hôn với Dương Khai Tuệ, con gái giáo sư Dương và cũng là sinh viên Đại học Bắc Kinh. Sau phong trào Ngũ Tứ, ngày 4 tháng 5 năm 1919, Mao về Hồ Nam tổ chức đoàn thanh niên, ra hai tờ báo tuyên truyền cách mạng là Tương Giang bình luậnTân Hồ Nam. Hai tờ báo này bị đóng cửa và Mao bị trục xuất khỏi Hồ Nam. Năm 1920, Mao đã tham gia tiểu tổ cộng sản ở Hồ Nam.

Mao Trạch Đông đã tham gia Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải ngày 23 tháng 7 năm 1921. Hai năm sau, tại Đại hội lần thứ ba (1923), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm 5 người. Tháng 1 năm 1924, theo chủ trương Quốc – Cộng hợp tác, Mao Trạch Đông tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc dân Đảng họp ở Quảng Châu và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng. Sau đó ông lên đường đi Thượng Hải làm việc tại cơ quan Ban chấp hành Quốc dân Đảng, rồi sang năm sau lại về Quảng Châu làm quyền trưởng Ban tuyên truyền của Quốc dân Đảng, rồi kiêm thêm một chân trong Ủy ban vận động nông dân của đảng này. Lúc này ông đã bị Trần Độc Tú đẩy ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản tại Đại hội 4 họp vắng mặt ông vào tháng 1 năm 1925. Tại Đại hội lần thứ hai Quốc dân Đảng (tháng 1 năm 1926), ông lại được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng và làm quyền Trưởng ban Tuyên truyền đến tháng 5 năm 1926.

Mao Trạch Đông chủ trương đấu tranh vũ trang với Tưởng Giới Thạch sau khi Tưởng quay sang đàn áp Đảng Cộng sản, nhưng ông không được Trần Độc Tú chấp nhận và Mao Trạch Đông bị thất sủng. Ông bèn lui về quê ở Hồ Nam cho ra đời Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam, tác phẩm quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa Mao.

Mao thoát được bạch sắc khủng bố vào năm 1927 và lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Vụ gặt Mùa thu ở Trường Sa, Hồ Nam nhưng thất bại. Ông thu thập tàn quân du kích chưa đầy 1.000 người tìm nơi ẩn náu ở vùng núi Tỉnh Cương Sơn, nơi giáp giới giữa hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây. Năm 1928 đội quân này hợp nhất với quân của Chu Đức, lập ra Quân đoàn 4 công nông, do Chu Đức làm Quân đoàn trưởng. Mao đã góp phần xây dựng căn cứ, chính quyền và một quân đội tiến hành chiến tranh du kích có hiệu quả, thực hiện cải cách ruộng đất. Chính tại nơi đây từ 1931 đến 1934, nhà nước Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa được lập ra và Mao được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Trung ương lâm thời. Vào thời kỳ này, Mao kết hôn với Hạ Tử Trân, sau khi Dương Khai Tuệ bị lực lượng Quốc dân Đảng giết chết.

Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản chạy trốn sự khủng bố bởi các chiến dịch bao vây càn quét của Tưởng Giới Thạch ở các thành phố lớn, chủ yếu là Thượng Hải nên chạy dạt về trú ngụ ở khu Xô-viết. Nội bộ Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản diễn ra cuộc tranh giành quyền lực, đấu tranh về đường lối và chiến thuật. Phe theo đường lối chính thống của Moskva, mà đại diện là nhóm 28 người Bolshevik, đã thắng thế và Mao dần dần bị gạt ra khỏi các chức vụ quan trọng.

Tưởng Giới Thạch với quyết tâm tiêu diệt bằng được những người cộng sản, tháng 10 năm 1934, đã trực tiếp chỉ huy 50 vạn quân bao vây tấn công khu Xô-viết trung ương, buộc Hồng quân phải mở đường máu rời bỏ nơi đây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh cực kỳ gian khổ, vượt 9.600 km trong suốt một năm trời để đến tỉnh Thiểm Tây xây dựng căn cứ mới.

Mao Trạch Đông trên đường trường chinh đã bước lên nắm quyền lãnh đạo từ Hội nghị Tuân Nghĩa họp vào tháng 1 năm 1935. Tại hội nghị này, Chu Ân Lai ngả về phía Mao, Tổng Bí thư Bác Cổ và cố vấn quân sự Otto Braun (tên Trung Quốc là Lý Đức) bị hạ bệ, Mao vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, nắm thực quyền và năm 1943 được bầu làm Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mao Trạch Đông từ căn cứ mới ở Diên An, đã lãnh đạo những người cộng sản tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (1937–1945) thông qua hợp tác Quốc–Cộng lần thứ hai. Tại đây, Mao đã củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản bằng cách mở cuộc vận động chỉnh phong. Tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Diên An tháng 6 năm 1945, Mao được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng tại Diên An, Mao ly thân với Hạ Tử Trân và lấy Lam Bình, một diễn viên mới tới Diên An mà sau này khuynh đảo chính trường Trung Quốc với tên gọi là Giang Thanh.

Ngay sau khi Chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, nội chiến đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản, kết thúc bằng thắng lợi của Đảng Cộng sản vào năm 1949.

Mao Trạch Đông thuộc phái tả kiên định, năm 1920, Mao trở thành người Mác xít. Năm 1921, là một trong 21 người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng mãi đến năm 1935, Mao mới trở thành người lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc sau hai lần thất bại vào năm 1927 và 1934, nhưng cuối cùng cũng vượt qua được nhờ Mao Trạch Đông lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, lực lượng của Đảng dần được củng cố mạnh lên. Đến năm 1947, Mao Trạch Đông đã phát động cuộc tấn công toàn diện vào Chính phủ Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu. Qua hai năm rưỡi đánh nhau, bằng ba đại chiến dịch “Liêu Thẩm” “Bình Tân” và “Hoài Hải”, Mao Trạch Đông đã lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chính quyền năm 1949 và giải phóng toàn bộ đại lục Trung Quốc; Mao Trạch Đông làm Chủ tịch chính phủ nhân dân trung ương , Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Chu Ân Lai làm Phó Chủ tịch, trong đó Chu Ân Lai kiêm nhiệm Thủ tướng Quốc vụ viện.

Mao Trạch Đông từ năm 1949 đến 1976, trong suốt 27 năm, ông luôn là nhân vật quan trọng nhất trong Chính quyền Trung ương Trung Quốc, đã kiên trì thực hiện công cuộc cải cách vĩ đại mang ý nghĩa sâu xa trên toàn đất nước, nhưng ông đồng thời cũng bắt nhân dân phải trả giá đau đớn. Mao phải chịu trách nhiệm chính về phong trào “trăm hoa đua nở” năm 1957 bắt hữu phái, tát cạn trí thức tinh anh;  phong trào “giương cao ba ngọn cờ hồng” năm 1958 “đường lối chung, đại nhảy vọt, công xã nhân dân” điển hình là “Đại nhảy vọt kinh tế”: ” toàn dân xây dựng công xã nhân dân, xây dựng nhà ăn công cộng” “toàn dân luyện gang thép” thiệt hại lớn, đất nước lâm vào đói kém, do “ba phần thiên tai, bảy phần nhân họa” mà không chỉ là “chính sách sai lệch, Liên Xô đòi nợ, thiên tai hoành hành”. Năm 1959, tại Lư Sơn, ông giương cao cờ chống hữu, đấu thắng Bành Đức Hoài, tẩy sạch những ai dám nói. Diệu kế của Mao là khi cảm nhận được ba ngọn cờ hồng sẽ gây ra tai họa, ông nhường bớt quyền bính giao tuyến 1 cho Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình đảm nhận với cương vị là Chủ tịch Nước và Tổng Bí thư Đảng xử lý công việc thường nhật. Ông lui về tuyến 2 chuyên công tác nghiên cứu lý luận Mác Lê Nin, thông qua Lâm Bưu làm Phó Chủ tịch Đảng sau này là Bộ trưởng Quốc phòng (thay thế Bành Đức Hoài) phát động phong trào học tập “Mao tuyển” trên toàn quốc.

Tiếp đó, Mao ủng hộ “Đại Cách mạng văn hóa vô sản” vào những năm 60 của thế kỷ XX. Mao tự đánh giá “”Đại Cách mạng văn hóa” là một trong hai đại sự lớn nhất đời Mao . Có điều đặc biệt là khi phát động “Đại nhảy vọt”, Mao Trạch Đông đã hơn 60 tuổi; còn “Đại Cách mạng văn hóa” diễn ra lúc ông gần 70 tuổi; và khi quyết định thiết lập ngoại giao với Hoa Kỳ thì Mao đã gần 80 tuổi.

Mao Trạch Đông qua đời ngày 9 tháng 9 năm 1976, 10 phút sau nửa đêm ở thủ đô Bắc Kinh. Ông chết vì bệnh xơ cứng teo cơ (tên khoa học amyotrophic lateral sclerosis), ở Hoa Kỳ bệnh này thường được gọi là Lou Gehrig’s hoặc Motor Neurone, cùng một căn bệnh với Stephen Hawking. Sức khỏe của Mao Trạch Đông đã rất kém trong nhiều năm và suy giảm rất rõ rệt trong thời gian vài tháng trước khi chết. Thi hài ông được an táng tại Đại lễ đường nhân dân. Lễ tưởng niệm ông cử hành vào ngày 18 tháng 9 năm 1976 tại quảng trường Thiên An Môn. Trong lễ tưởng niệm có 3 phút mặc niệm. Sau đó thi hài ông được đặt trong Lăng Mao Trạch Đông, mặc dù ông muốn được hỏa táng và là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên ký văn bản chính thức vào tháng 11 năm 1956 quy định tất cả những người lãnh đạo cấp trung ương sau khi chết sẽ được an táng theo nghi thức hỏa táng.

Mao Trạch Đông di sản và đánh giá

Sách “Giang Thanh toàn truyện”, nguyên tác Diệp Vĩnh Liệt. Người dịch Vũ Kim Thoa, Chương 21 Màn cuối cùng. Trong bệnh nặng, Mao Trạch Đông dặn dò hậu sự. Khi xẩy ra sự kiện Thiên An Môn,  Mao Trạch Đông ốm nặng… Ông tự biết những ngày còn lại không bao nhiêu, sợ bệnh tim bột phát; vào lúc cảm thấy tinh thần còn sáng suốt, ngày 15 tháng 6 năm 1976, Mao Trạch Đông triệu tập Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Vương Hải Dung … để nói chuyện như thể dặn dó lúc lâm chung. Mao Trạch Đông nói rất vất vả, tốn sức lực, tuy nhiên còn chưa đến nổi lắm. Mao Trạch Đông nói:

“Nhân sinh thất thập cổ lai hy” tôi đã ngoài 80, người gia bao giờ cũng nghĩ đến hậu sự. Trung Quốc có câu cổ thoại, ý nói: “đậy nắp quan tài định luận. Tôi tuy chưa đậy nắp quan tài nhưng cũng sắp đến lúc rồi, có thể định luận được rồi.

Trong đời tôi đã làm hai việc, một là đấu tranh với Tưởng Giới Thạch mấy chục năm, đuổi hắn chạy ra ngoài đảo xa. Rồi kháng chiến tám năm, đã mời được người Nhật Bản trở về nhà họ.  Với sự việc này không có mấy ai dị nghị , chỉ có năm ba người xì xào đến tai tôi, đó là muốn tôi sớm thu hồi mấy hòn đảo kia về. Một sự việc khác, các đồng chí đều biết, đó là việc phát động đại Cách mạng Văn hóa. Về việc này người ủng hộ không nhiều, người phản đối không ít.

Hai việc này đều chưa xong. Di sản này phải giao lại cho đời sau. Giao như thế nào? Giao một cách hòa bình không được thì phải giao trong sự lộn xộn . Làm không nên có khi còn đổ máu. Vì thế, các đồng chí làm như thế nào, chỉ có trời biết”.

Trong cuộc đời Mao Trạch Đông, lần nói chuyện này chính là một cuộc tổng kết. Di sản của Mao Trạch Đông không chỉ là bốn bộ trước tác nổi tiếng “Luận về thực tiễn”, “Luận về mâu thuẫn”, “Bàn về đánh lâu dài” “Bàn về Chủ nghĩa Dân chủ mới” mà chủ yếu là triều đại, thực tiễn và tư tưởng. Những câu nói nổi tiếng: “Súng đẻ ra chính quyền” “Nông thôn bao vây thành thị” “trí thức không bằng cục phân” “Dụ địch vào sâu” ” tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi, ngồi trên núi xem hổ đánh nhau”  “Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu” “có lý, có lợi, đúng lúc“,…

Mao Trạch Đông khởi xướng chính sách được phổ biến năm 1954 trong cuốn “Lịch sử Tân Trung Quốc” có kèm theo bản đồ, nhắc lại lời Mao: “Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã từng bị phe đế quốc Tây phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau thế chiến lần thứ nhất, như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan, Nepal, Ladakh, Hồng Kông, Macao, cùng những hải đảo Thái Bình Dương như Đài Loan, Bành Hồ, Ryukyu, Sakhalin, phải được giao hoàn cho Trung Quốc.”

Mao Trạch Đông đưa ra phương lược “tam tuyến” hướng xử lý khi có chiến tranh lớn, tại Hội nghị Trung Ương từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1965. Ông nói:

Trung Quốc không sợ bom nguyên tử vì bất kỳ một ngọn núi nào cũng có thể ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Dụ địch vào sâu nội địa tới bờ bắc Hoàng Hà và bờ nam Trường Giang, dùng kế “đóng cửa đánh chó” lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vận động chiến, đánh lâu dài níu chân địch, tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa, thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn”… (xem thêm: Trân Vũ Hán bài học lịch sửTừ Trường Giang Tam Hiệp đến Mekong)

Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia nhận xét:

Đánh giá một nhà chính trị thời kỳ cận đại là rất khó khăn; Có thể so sánh Mao Trạch Đông với Tần Thủy Hoàng; vì họ đều là người Trung Quốc, đều là các nhà cải cách. Nếu so sánh Mao Trạch Đông với Lê Nin cũng là xác đáng, họ đều sống ở thế kỷ 20, Mao Trạch Đông là người kiến tạo Chủ nghĩa Marx ở Trung Quốc, cũng như Lê Nin là người đặt nền móng cho Chủ nghĩa Marx ở nước Nga. Mới nhìn ta thấy Mao Trạch Đông gần như nổi bật hơn Lê Nin vì Trung Quốc có số dân gấp ba lần Liên Xô, nhưng Lê Nin có trước và đã là một tấm gương cho Mao Trạch Đông, có ảnh hưởng đối với Mao Trạch Đông.

BÌNH SINH TẬP CẬN BÌNH

Chủ tịch Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quốc gia tối cao, thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 5 của nước Trung Quốc mới đang trỗi dậy. Trung Quốc sau bốn thập kỷ tăng trưởng liên tục, đến thời Chủ tịch Tập Cận Bình, đã vượt lên nổi nhục bị tám đế quốc xâu xé cuối thời Mãn Thanh, sự nội chiến Quốc Cộng hơn 20 năm, sự xâm lược và chiếm đóng của Nhật Bản, sự xáo động dữ dội của thời kỳ “đại loạn” đại cách mạng văn hóa, sự hiểm họa cực kỳ do tham nhũng, tranh chấp quyền lực, lũng đoạn kinh tế, suy thoái môi trường , phân hóa giàu nghèo và phát triển nóng. Đến nay, tuy nguy cơ này vẫn rất cao nhưng có vẻ như đang từng bước vượt qua.

Tập Cận Bình tiểu sử tóm tắt

Chủ tịch Tập Cận Bình hiện là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, 19 Chủ tịch Quân Ủy Trung ương, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là nhân vật số một trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan thực quyền cao nhất Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình  và Thủ tướng Lý Khắc Cường là thế hệ tiếp nối ngay sau thế hệ thứ tư là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Chủ tịch Tập Cận Bình, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1953 tại Bắc Kinh, là con trai cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân, gia đình gốc ở Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Khi ông  10 tuổi, cha ông bị thanh trừng và gởi đi làm việc tại một hãng xưởng ở Lạc Dương, Hà Nam. Vào năm 1968 khi ông được 15 tuổi thì cha ông bị giam tù trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Tháng 1 năm 1969, ông tham gia đại đội Lương Gia Hà, xã Văn An Dịch, huyện Diên Xuyên, tỉnh Thiểm Tây.  Tháng 1 năm 1974, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau đó làm Bí thư Chi bộ Đảng của nhóm sản xuất (1969-1975).

Từ năm 1975 đến 1979, ông là sinh viên học tập tại Trường Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. Từ năm 1979 đến 1982, làm Thư ký Văn phòng Quốc vụ viện và Thư ký Văn phòng Quân ủy Trung ương. Năm 1982-1983, Phó Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc. Từ năm 1983 đến năm 2007, ông đã trải qua các chức vụ như: Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc (1983-1985); Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến (1985-1988); Bí thư Thị ủy Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến (1988-1990); Thường vụ Thành ủy thành phố Phúc Châu, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến (1990-1993); Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, Bí thư thành phố Phúc Châu, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Phúc Châu (1993- 1995); Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến, Bí thư thành phố Phúc Châu, Chủ tịch HĐND Thành phố Phúc Châu (1995-1996); Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến (1996-1999); Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, Chủ tịch lâm thời tỉnh Phúc Kiến (1999-2000); Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Phúc Kiến (2000- 2002); Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Triết Giang (2002- 2003); Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Triết Giang (2003-2007); Bí thư Thành phố Thượng Hải (2007). Năm 1998-2002, tiếp tục học tại Đại học Thanh Hoa và lấy bằng Tiến sỹ Luật.

Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 15, Ủy viên Chính thức Trung ương Đảng các khoá 16, 17. Tháng 10 năm 2007, tại Đại hội 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc, được bầu làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương; được phân công kiêm nhiệm Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương.

Ngày 15 tháng 3 năm 2008, được Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc bầu làm Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông được phân công làm Tổng Chỉ huy công tác tổ chức Olympic Bắc Kinh khai mạc lúc 8 giờ 8 phút tối ngày 8 tháng 8 năm 2008. (Beijing 2008 *)

Ngày 18 tháng 10 năm 2010, Hội nghị Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5, khóa 17, Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh đã bầu Tập Cận Bình giữ chức Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương – đây là cơ quan chỉ đạo và quyết định mọi hướng đi của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Ngày 15 tháng 11 năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đã tiến hành phiên họp đầu tiên sau đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 và quyết định bầu ông làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Ngày 14 tháng 3 năm 2013, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, kết thúc quá trình chuyển giao quyền lực ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

Tập Cận Bình những chính sách lớn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang quyết tâm cao độ theo đuổi chủ thuyết Trung Nam Hải “nắm vững Trung, hướng về Nam, mở rộng Hải” của Chủ tịch Mao Trạch Đông trên cơ sở thuyết “biển lịch sử” từ thời đế quốc La Mã tuyên ngôn cách đây 2000 năm nhằm đưa ra phương lược mưu chiếm trọn 80% hải phận của vùng Đông Nam Á (theo đường Lưỡi Bò), khôi phục vị thế và địa giới lịch sử Trung Quốc thời kỳ rộng nhất, huy hoàng nhất. Trung Quốc không còn chấp nhận vai trò của Mĩ như một cảnh sát khu vực để duy trì hòa bình và giữ cho các tuyến đường biển thông suốt.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vạch chiến lược “3 mũi nhọn” thâu tóm châu Á và đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”. Ông ráo riết thực hiện chiến lược “không đánh mà thắng” với một loạt kế sách liên hoàn trên biển Đông thông qua sức mạnh kinh tế và tiến bộ công nghệ:  xây dựng đảo trong quần đảo Trường Sa; điều giàn khoan thăm dò dầu khí chập chờn ở các điểm nóng; ký hợp tác Trung Nga nhận mua khí đốt và năng lượng dài hạn từ Nga giải tỏa giúp Nga sự căng thẳng suy thoái kinh tế do sức ép giá dầu lửa xuống thấp do sự can thiệp của Tây Âu và Mỹ; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngồi cạnh Tổng Thống Nga Putin trong đại lễ 70 năm kỷ niệm Ngày Chiến thắng Chủ nghĩa Phát xít khi Tổng thống Mỹ Obama cùng nguyên thủ nhiều nước châu Âu và thế giới theo phe Mỹ không tham dự, Trung Quốc tỏ rõ lập trường ủng hộ Nga chống li khai để giữ vững đường hằng hải sống còn của Nga thông ra biển lớn mà Pie Đại Đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga quyết tâm sắt đá tranh đoạt bằng được Sankt-Peterburg  dù mọi giá  thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg. Trung Quốc thực hành chiến lược “Nam Nam” mở rộng ảnh hưởng nước lớn tại Đông Nam Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Trung Quốc hiện là tâm điểm của cuộc khủng hoảng địa chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ hiện đang ngày một gia tăng tại châu Á và Thế giới .

Chủ tịch Tập Cận Bình trước và ngay sau ngày 14 tháng 3 năm 2013 (ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã nhanh chóng ra tay chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”. Các con hổ lớn Bạc Hi Lai (2012), Từ Tài Hậu (2012), Chu Vĩnh Khang (2013) và mới đây là Quách Bá Hùng (2015) lần lượt bị sa lưới. Chiến dịch này hiện đang ở vào hồi kết thúc của giai đoạn ” đả hổ, diệt ruồi” giành thắng lợi quyết định ở cấp lãnh đạo thượng tầng, quân đội, công an, tài chính kinh tế và truyền thông tại các thành phố lớn, nay đang chuyển sang giai đoạn “săn sói, quét muỗi”  càn quét cường hào tham nhũng ừa và nhỏ ở vùng nông thôn và những nguy cơ tiềm ẩn ở các lĩnh vực khác.

Chủ tịch Tập Cận Bình “chống tham nhũng không màng sống chết cá nhân”. Ông đề ra khẩu hiệu “Tứ Toàn” (Bốn toàn diện):  “Xây dựng kinh tế xã hội thịnh vượng toàn diện; Cải tổ xã hội sâu sắc toàn diện; Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện;Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện”. Đây là một cuộc chiến sinh tử, một cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc, rộng lớn và triệt để về kinh tế,  xã hội, nhà nước và đảng cầm quyền. Trong cuộc chiến này, quan điểm của ông Tập là vạch trần mọi tật xấu, sai lầm, khuyết điểm, không được che dấu đảng viên và nhân dân điều gì, không có nhân vật nào bất khả xâm phạm, không một lãnh vực nào bị cấm, dù là lãnh tụ tối cao.

Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện mưu lược ”dương đông kích tây” lợi dụng mâu thuẫn Mỹ – Nga và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ để hướng dư luận ra bên ngoài, rãnh tay dẹp yên trong, trực tiếp nắm lại quân đội. Hôm 25/7, Tòa án quân sự Trung Quốc đã tuyên phạt cựu Phó chủ tịch Quân ủy Quách Bá Hùng tù chung thân, tước quyền chính trị suốt đời, tước quân hàm Thượng tướng và tịch thu toàn bộ tài sản. Nga – Trung chuẩn bị tập trận trên Biển Đông vào tháng 9 tới. Ông cũng thực hành mưu lược “an dân” nhằm tháo ngòi nổ phẩn uất trong lòng của một lực lượng đông đảo nạn nhân, đối lập và bất bình đã làm chia rẽ xã hội Trung Quốc.Theo tạp chí chính trị Zhengming ở Hồng Kông.  Nhà tưởng niệm Mao sẽ biến mất khỏi Bắc Kinh. Quyết định bí mật này đã được giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra.  Xác ướp của Mao sẽ được chuyển đến thành phố quê hương của ông ta. Cấp dưới của cựu phụ tá lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bị thất sủng tiếp tục ngã ngựa.  Lệnh Kế Hoạch, 59 tuổi, từng là Chánh văn phòng Trung ương Đảng và phụ tá cho cựu lãnh đạo Đảng Hồ Cẩm Đào. Ông ta bị bắt vào ngày 20 tháng 7 năm 2015, và bị buộc tội tham nhũng và lĩnh án tù chung thân vào 4 tháng 7 năm 2016. Gần đây, hai cấp phó của Lệnh là Triệu Thắng Hiên và Hà Dũng cũng đã bị âm thầm đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo. Hà Dũng là người  đã bị Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) nhận dạng đóng vai trò tích cực trong việc bức hại Pháp Luân Công, do cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân phát động ngày 20 tháng 7 năm 1999 lúc Pháp Luân Công có trên 70 triệu người Trung Quốc tập luyện.

“Tập Cận Bình giống Mao Trạch Đông hay Tưởng Giới Thạch?” Đài phát thanh VOA (Voice of America) của Mỹ ngày 25/5 đã dẫn chứng quan điểm nêu trên của ông James Carter – Giáo sư lịch sử của trường Đại học Saint Joseph, Hoa Kỳ và ông Jeffrey Wasserstrom – Nhà sử học và Giáo sư của trường Đại học California. Hai vị học giả đã phát biểu bài viết của mình trên trang tạp chí “Thời báo Los Angeles” vào ngày 24/5, “nếu muốn hiểu Tập Cận Bình, người lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong mấy năm trở lại đây, thì tuyệt đối đừng so sánh ông với Mao Trạch Đông, mà hãy tìm hiểu về Tưởng Giới Thạch”.

Trước đó, BBC Tiếng Việt ngày 20 tháng 12 năm 2013 có đăng bài viết “Ông Mao là gì với Trung Quốc hôm nay?”  của Sidney Rittenberg Cựu đảng viên cộng sản Trung Quốc. “Giống như mọi thứ khác ở Trung Quốc , vai trò của Mao ngày nay mang nhiều nét đối nghịch . Ông vừa lớn hơn, lại vừa nhỏ hơn so với bức chân dung khổng lồ đặt tại Thiên An Môn- tấm hình chắc sẽ không dễ dỡ đi nay mai“. “Lớn hơn, bởi Mao là một nhân vật kiểu George Washington. Ông là người sáng lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thống nhất được một quốc gia giàu truyền thống nhưng có nhiều khác biệt và dàn trải trên một lãnh thổ rộng lớn. Nhỏ hơn, bởi giới trẻ Trung Quốc hiện nay, gồm cả những đảng viên cộng sản, hầu như không biết gì về những bài viết, học thuyết, thành công và cả những sai lầm khủng khiếp của ông. Tập Cận Bình và ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã cảnh báo rằng sự đi xuống của chủ nghĩa Mao, tương tự như ở Liên Xô, sẽ dẫn tới sự hỗn loạn và làm suy yếu chế độ hiện tại-chế độ vốn coi sự ổn định là yếu tố tiên quyết trên con đường cải cách đầy chông gai. Tuy vậy, họ cũng không ngần ngại khi chỉ ra những thảm họa dưới thời Mao Trạch Đông như “Đại Nhảy Vọt” thời cuối thập niên 1950 và thời Cách Mạng Văn Hóa giai đoạn 1966- 1976. Những cuộc thử nghiệm xã hội đầy hoang tưởng đó đã cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người vô tội.”Bài báo viết. “Ông Tập Cận Bình đang trái ngược hoàn toàn với kinh tế kiểu Mao, nhưng ông đã khéo léo sử dụng logic biện chứng của chủ nghĩa Mao để phân tích các vấn đề của Trung Quốc, và từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp. Ông cũng thường ca ngợi những thành tựu tích cực của thời đại Mao Trạch Đông… Học thuyết phân tích và tổng hợp của Mao là vũ khí bí mật của Trung Quốc, dù nó đang bị bỏ quên tại thời điểm hiện tại, ngay cả ở chính Trung Quốc“.

Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn  có nói về Đại văn hào Kim Dung đã viết bộ tiểu thuyết võ hiệp đầu tay Tuyết Sơn phi hồ  (Flying Fox of Snowy Mountain) đăng trên Minh báo năm 1959 và viết Lộc Đỉnh Ký là bộ sách tâm đắc nhất cuối cùng. Kim Dung nói rằng ông gửi gắm những điều vi diệu tâm đắc nhất của ông vào hai bộ sách khai tập và kết thúc này. Năm 2007, một đoạn trích tác phẩm “Tuyết Sơn phi hồ” đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa môn ngữ văn tại Trung Quốc, thay thế “AQ chính truyện”, đã gây nên nhiều dư luận rất khác nhau.

Trung Quốc đang muốn vẽ lại biểu tượng người Trung Hoa mới thay thế  AQ. Hình tượng Mao Trạch Đông thời trẻ nay sừng sững trên núi Tuyết khiến người ta liên tưởng trận đấu sinh tử của Hồ Phỉ tuổi trẻ anh hùng nghĩa hiệp và nhân ái trên đỉnh Tuyết Sơn. Mao Trạch Đông có bài thơ Tuyết – Thẩm Viên Xuân – mô tả về núi sông hùng vĩ , đánh giá về hào kiệt các thời của đất nước Trung Hoa và bài thơ Côn Lôn – Niệm Nô Kiều – chính là ngầm ý nói về sự hùng vĩ của Tuyết Sơn và hùng tâm tráng khí cách mạng của ông cải tạo Trung Hoa và Thế Giới. Những chính khách Trung Quốc tiếp nối Mao Trạch Đông dường như yêu thích Vi Tiểu Bảo hoặc Khang Hy  trong Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung hơn. Đó là nhân vật giảo hoạt , quyền biến “bất kể mèo trắng hoặc mèo đen miễn là bắt được chuột”.

Hai vị học giả James Carter và  Jeffrey Wasserstrom thì cho rằng, Tập Cận Bình của năm 2016 rất giống với Tưởng Giới Thạch của năm 1946. Tập Cận Bình cũng giống như Tưởng Giới Thạch, chuẩn bị chu toàn để tạo dựng tầm ảnh hưởng với thế giới. Họ đều cho rằng hiện đại hóa của Trung Quốc có thể hòa hợp với tư tưởng của Nho gia. Tập Cận Bình từ sau khi nhậm chức đến nay đã không ngừng nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa truyền thống đặc biệt là tư tưởng Nho gia: “Quốc gia có tứ duy (tức 4 cơ sở chính yếu lập quốc của Trung quốc: lễ, nghĩa, liêm, sỉ), tứ duy không lớn mạnh, đất nước ắt sẽ diệt vong! Tứ duy hưng thịnh, đất nước sẽ phục hưng bền vững!”. Tập Cận Bình tôn trọng văn hóa truyền thống Trung Quốc, đồng thời tỏ ý sẽ kế thừa và phát huy nền văn hóa ấy. Năm 2013, Tập Cận Bình đặc biệt đến thăm Khúc Phụ để tế bái mộ Khổng Tử. Vào ngày nhà giáo năm 2014, ông Tập đã đặc biệt đến trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh công khai phản đối việc sách giáo khoa lược bỏ văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ông nói, “lược bỏ đi kinh điển văn hóa truyền thống trong sách giáo khoa là điều đáng buồn thay”.

Tác giả Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) đã viết bài “Thời kỳ hoàng hôn của Đảng Cộng sản cai trị ở Trung Quốc” (The Twilight of Communist Party Rule in China) công bố tại The American Interest  Vol. 11, No, 4. 2015,  người dịch Song Phan, tháng 3-4/2016, nguồn ABS, nhận định:

Một trong những lựa chọn chiến lược khôn ngoan nhất do Đặng Tiểu Bình thực hiện là phát triển quan hệ thân thiện với phương Tây do Mỹ đứng đầu để đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa của Trung Quốc. Trong thời kỳ hậu Đặng Tiểu Bình, hai người tiền nhiệm của Tập Cận Bình là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, cũng đã học được bài học quan trọng từ sự sụp đổ của Liên Xô: một cuộc xung đột chiến lược với Hoa Kỳ sẽ gây nguy hiểm đến sự sống còn thật sự của ĐCSTQ. Chi phí của một cuộc chạy đua vũ trang mới là khó có thể kham nổi, và sự thù địch dứt khoát trong quan hệ Trung- Mỹ sẽ phá hủy quan hệ kinh tế song phương. Hiện chưa rõ liệu lãnh đạo ĐCSTQ có hiểu hết những nguy cơ chiến lược sinh tồn mới của họ và nguy cơ chiến lược sinh tồn đó vẫn còn đang tiến triển hay không. Nếu các thành viên của ĐCSTQ tin chắc rằng, chỉ có chiến lược này mới có thể cứu vãn được quyền cai trị của ĐCSTQ, hiện đang bị đe dọa bởi việc gãy đổ những trụ cột chính của mô hình hậu Thiên An Môn, thì có khả năng họ sẽ tiếp tục trên con đường hiện nay. Trớ trêu thay, con đường đó, nếu phân tích bên trên là đúng, càng chắc chắn hơn sẽ đẩy ĐCSTQ sụp đổ nhanh hơn, thay vì ngăn chặn sự sụp đổ của họ.”

Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) là giáo sư về Chính quyền học tại trường ĐH Claremont McKenna College và là thành viên cao cấp không thường trực Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Cuốn sách mới nhất của ông: China’s Crony Capitalism: Dynamics of Regime Decay (Chủ nghĩa tư bản bè cánh của Trung Quốc: Động lực làm phân rã chế độ), sẽ được Đại học Harvard xuất bản vào năm 2016. Bài viết này được rút ra từ một dự án nghiên cứu lớn hơn về quá trình chuyển đổi chế độ có khả năng xảy ra của Trung Quốc được ủng hộ tài chính từ Quỹ Smith Richardson, Tổng công ty Carnegie của New York, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur.

Những nhận xét cuối bài viết của tác giả Bùi Mẫn Hân :“The Twilight of Communist Party Rule in China” được dịch là “Thời kỳ hoàng hôn của Đảng Cộng sản cai trị ở Trung Quốc” cũng có thể hiểu “Hoàng hôn của mô hình Đảng cộng sản Trung Quốc” hoặc ” “Hoàng hôn của khuôn vàng thước ngọc Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Ông ngầm chơi chữ “Rule” (cứng, thước,  khuôn vàng thước ngọc, mô hình) tùy góc nhìn, cách hiểu và tầm nhìn.

Góc nhìn Mỹ, giấc mơ Mỹ, lối sống Mỹ lựa chọn biểu tượng George Washington “trang nghiêm và uy nghi, trước sau như một, ôn hòa và thành thật, lễ nghĩa công bình nhân đạo” thích “nói và làm đi đôi” “nói và làm nhất quán” mới tạo được “lòng tin chiến lược. Thế nhưng, góc nhìn phương Đông có thể khác “quyền biến“, “mềm, năng động, có mềm có cứng“, “trong cứng có mềm, trong mềm có cứng“,”nói vậy mà không phải vậy“, “nói một đằng làm một nẻo“, “bất kể mèo trắng mèo đen, miễn là bắt được chuột“, “không không có có không có có không“. Điều đó có nghĩa : nói làm đi đôi, làm mà không nói, nói mà không làm, có thể cứng Rule, có thể mềm, vô pháp vô thiên như cách Mao Trạch Đông.

Bí mật Trung Cộng và TC cưỡng bách tù nhân chính trị bán bộ phận cơ thể là hai thông tin thâm cung bí sử của thượng tầng lãnh đạo Trung Quốc tại nguồn tin của an ninh Mỹ qua thu thập của trang ABS. Theo nguồn tin này, thương gia Lệnh Hoàn Thành (Ling Wancheng) biến mất khỏi tầm mắt công chúng của vùng California năm ngoái sau khi người anh ruột Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua), cựu viên chức cao cấp trong đảng cộng sản Trung Quốc bị bắt vì tội tham nhũng tại Trung Hoa. Lệnh Hoàn Thành đã tiết lộ những bí mật về chính trị và quân sự kể cả chi tiết về hệ thống vũ khí nguyên tử của Trung Cộng (TC) cho giới chức tình báo Hoa Kỳ FBI và CIA, từ mùa thu năm 2015 và được giữ bí mật vì tình báo TC tìm cách bắt giữ hoặc thủ tiêu ông. Cũng theo trang tin này, TC cưỡng bách tù nhân chính trị bán bộ phận cơ thể, việc này đang làm sôi nổi những ý kiến chống đối liên quan đếp Pháp Luân Công và vai trò của Giang Trạch Dân.

Ngày 22 tháng 8 năm 2017, Đài VOA Hoa Kỳ có bài bình luận: “Tập Cận Bình sẽ được nâng lên ngang hàng Mao Trạch Đông?” cho hay: “Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được sự đồng thuận về việc đưa tư tưởng mang tên ông vào điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc tại cuộc họp kín của các lãnh đạo cùng các nguyên lão trong Đảng tại Bắc Đới Hà, các nguồn tin cho biết. Như vậy với động thái này, địa vị của ông Tập trong Đảng Cộng sản đã được nâng lên ngang hàng với cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, người duy nhất cho đến nay được ghi tư tưởng của mình vào Điều lệ Đảng tại Đại hội 7 hồi năm 1945.

Theo hãng truyền thông AsiaToday thì hội nghị Bắc Đới Hà hồi tuần trước “gần như chắc chắn” đồng ý đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng. Hãng truyền thông dẫn lời một số nguồn tin phương Tây ở Bắc Kinh cho biết quyết định này đã được thông qua mà không vấp phải bất kỳ sự phản đối nào. Hãng tin AP cũng dẫn lời các nhà phân tích cho rằng ông Tập sẽ thực hiện điều này tại Đại hội 19. Nếu như việc này được chính thức thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ 19 vào cuối năm nay thì vị thế của ông Tập đã vượt qua những người tiền nhiệm của ông là các cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào…AsiaToday cho rằng hội nghị Bắc Đới Hà năm này là hội nghị “của ông Tập, bởi ông Tập và vì ông Tập”.

Quyền lực của ông Tập Cận Bình đã và đang rất mạnh trước và sau đại hội 19 đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2017). Hơn 1,3 triệu quan tham Trung Quốc ‘ngã ngựa’, Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 9 tháng 10 năm 2017 đưa tin: “Theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI), chỉ trong vòng 5 năm qua, đã có hơn 1,343 triệu quan chức nước này bị trừng phạt vì tham nhũng. Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của ông Tập Cận Bình đã phát huy hiệu quả, đem lại sự tin tưởng và hài lòng với nhân dân…THX dẫn báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) hôm qua cho biết, tổng cộng đã có 1,343 triệu quan chức từ cao cấp tới cấp thấp bị trừng phạt do tội danh tham nhũng ở nước này 5 năm qua. Trong số đó, 648.000 là quan chức cấp thôn, xã liên quan đến các vụ tham nhũng quy mô nhỏ, tham nhũng vặt. Không dừng lại ở trong nước, Trung Quốc đồng thời phối hợp với quốc tế để truy lùng tội phạm tham nhũng qua chiến dịch “Sky Net” (Lưới trời). Tính tới cuối tháng 8/2017, đã có 3.339 đối tượng bị bắt tại hơn 90 quốc gia và vũng lãnh thổ, trong đó có 628 là cựu quan chức. CCDI cho biết qua đó đã tịch thu lại 9,36 tỉ NDT (1,41 tỉ USD) cho nhà nước. Trong số 100 nghi phạm thuộc diện bị truy nã gắt gao theo danh sách của Interpol (tổ chức Cảnh sát quốc tế), 46 đã bị bắt. Do áp lực từ Bắc Kinh, số lượng các quan chức tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài đã giảm rõ rệt, từ 101 năm 2014 xuống 31 trường hợp năm 2015 và tới năm 2016 chỉ còn 19 trường hợp. Tờ Chinadaily cho biết thêm, để ngăn chặn tham nhũng, Trung Quốc đã ban hành bộ quy tắc 8 điểm, chỉ rõ các biểu hiện của suy thoái đạo đức, từ quan liêu, cửa quyền tới tiêu xài xa hoa, lãng phí. Cho đến cuối năm 2016, đã có 155.300 vụ việc vi phạm bị điều tra. Số liệu kiểm tra cũng cho thấy các vụ việc giảm dần theo từng năm: 78,2% vụ việc xảy ra trong năm 2013 và 2014, 15,1% trong năm 2015 và 6,7% trong năm 2016. Khảo sát của Cơ quan Thống kê quốc gia (NBS), 92,9% người dân Trung Quốc hài lòng với chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập, tăng 17,9% so với năm 2012. Ông Tập Cận Bình được xác định sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ 2 trên cương vị Tổng bí thư trong 5 năm, từ 2017-2022. Một loạt “hổ” Trung Quốc bị đả trong thời gian vừa qua được bình luận là bước chuẩn bị cho Đại hội 19 của ông Tập. Tờ Straitstimes (Singapore) từng nhận định, ông Tập đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và không loại trừ khả năng nắm mở rộng quyền lực thêm một nhiệm kỳ nữa, vượt qua giới hạn 2 nhiệm kỳ theo Hiến pháp Trung Quốc hiện nay“.

Tập Cận Bình những chính sách lớn dường như đang phát huy tác dụng. Theo nhà báo Hiệu Minh ngày 19 tháng 10 năm  2017 trích dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê Hoa Kỳ về bức tranh xuất nhập khẩu Trung Quốc Hoa Kỳ (1985-2017), với đường mầu xanh là Trung Quốc xuất sang Mỹ và đường mầu đỏ là Trung Quốc nhập từ Mỹ. Trung Quốc thắng lớn trong toàn cầu hóa, năm 2017 Mỹ nhập siêu 239 tỷ từ Trung Quốc so với năm 2016 là 347 tỷ đô la.  Mỹ bị thua thiệt kinh tế trong chiến lược toàn cầu. GDP Trung Quốc đạt 11 ngàn tỷ đô la năm 2016 chỉ đứng sau Hoa Kỳ với 18 ngàn tỷ, chỉ tính riêng tỉnh Quảng Đông thì GPD của họ đã gấp 5 lần GPD của Việt Nam.

Tập Cận Bình những chính sách lớn là khá nhất quán từ ngày 18 tháng 10 năm 2010, khi ông giữ chức Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương đến ngày 15 tháng 11 năm 2012 được bầu làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đến sau ngày 14 tháng 3 năm 2013, khi ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, kết thúc quá trình chuyển giao quyền lực ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Năm năm qua, ông Tập đã liệt kê những thành tựu của Trung Quốc trong nhiệm kỳ (2012-2017) của ông: Về đối nội thực hiện chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”, chống tham nhũng khiến hơn một triệu quan chức bị xử phạt, hiện đại hóa quân đội, quyết liệt làm “Tứ Toàn” (Bốn toàn diện): “Xây dựng kinh tế xã hội thịnh vượng toàn diện; Cải tổ xã hội sâu sắc toàn diện; Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện; Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện”. Ông kêu gọi các đảng viên “luôn gắn bó với người dân, dốc tâm trí xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”. Về đối ngoại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vạch chiến lược “3 mũi nhọn” thâu tóm châu Á và đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”. Ông ráo riết thực hiện chiến lược “không đánh mà thắng” với một loạt kế sách liên hoàn, khởi xướng và thực thi chiến lược ‘liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi’  “một vành đai, một con đường”, xử lý vấn đề biển Hoa Đông, lưỡi bò biển Đông, đưa tầu chiến áp sát cuộc tập trận NATO, trỗi dậy thách thức Mỹ về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế.

Trung Quốc trong nhiệm kỳ tiếp theo của Tập Cận Bình đang rời bỏ vị thế “ẩn mình chờ thời” mà đã bước ra vũ đài thế giới khẳng định Trung Quốc như một cường quốc hàng đầu thế giới, theo giới quan sát. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố Trung Quốc bước vào “thời đại mới” và cần đóng vai trò “trung tâm trên thế giới”, nhờ “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” và cho thấy có “lựa chọn mới” cho các nước. Ông phát biểu khai mạc Đại hội Đảng 19 với 14 điểm chính sách và ba trọng tâm.

Giảm Đặng tăng Mao đề cao ý Tập. Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình từ ‘Có lý, có lợi, đúng lúc’ đến ’14 điểm chính sách và ba trọng tâm’. (*) Đại hội Đảng lần thứ 19 (năm 2017) gồm có 7 ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm có: Tập Cận Bình,Lý Khắc Cường, Uông Dương, Lật Chiến Thư, Vương Hỗ Ninh, Triệu Lạc Tế, Hàn Chính, 7 ủy viên Ban Bí thư gồm có Vương Hỗ Ninh, Đinh Tiết Tường, Dương Hiểu Độ, Trần Hi, Quách Thanh Côn, Hoàng Khôn Minh, Vưu Quyền; 25 ủy viên chính thức Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 gồm có: Đinh Tiết Tường,  Vương Thần, Vương Hỗ Ninh, Lưu Hạc, Hứa Kỳ Lượng, Lý Hi, Lý Cường, Lý Khắc Cường, Lý Hồng Trung, Dương Khiết Trì, Dương Hiểu Độ, Uông Dương, Trương Hựu Hiệp, Trần Hi, Trần Toàn Quốc, Trần Mẫn Nhĩ, Triệu Lạc Tế, Hồ Xuân Hoa, Lật Chiến Thư, Quách Thanh Côn, Hoàng Khôn Minh, Hàn Chính, Thái Kỳ, Tôn Xuân Lan

Đại dịch Covid 19 đã làm thay đổi thế giới. Trung Quốc và trật tự thế giới mới hậu Covid-19 đang thay đổi. Liên Hiệp Quốc rơi vào tình trạng mất trật tự sau 75 năm tồn tại. “Quyền lãnh đạo toàn cầu bị mất tích trong lúc thi hành nhiệm vụ – Global leadership is missing in action”, tờ báo Anh The Economist nhận xét. Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa trừng phạt chưa từng có của Mỹ nhắm vào nhiều quan chức Trung Quốc  Mỹ đình chỉ tài trợ và đe dọa rời bỏ Tổ Chức Y Tế Thế Giới, quan tâm nhiều hơn đến việc đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch này.  Liên minh về công nghệ gián điệp giữa Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand đã được thiết lập. Mỹ áp đặt lệnh cấm liên quan 5 công ty công nghệ của Trung Quốc gồm Huawei, ZTE, Hytera Communications, Hangzhou Hikvision Digital Technology và Dahua Technology. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định tiếp tục chính sách nhất quán trong bài phát biểu của ông tại Davos năm 2017 bảo vệ thương mại tự do và hành động chung về biến đổi khí hậu, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có quan điểm hoàn toàn ngược lại. Trung Quốc áp dụng Luật An ninh Quốc gia gây tranh cãi ở Hồng Kông, tiếp cận Tổ chức Thương mại Thế giới, tham gia G20, ký kết hiệp định Paris về biến đổi khí hậu trong khi Mỹ đã rút ra khỏi hiệp định này. Trung Quốc đưa ra các chính sách đối ngoại quyết đoán hơn bao giờ hết trong những tháng gần đây, tranh chấp mạnh hơn ở Biển Đông và mở rộng ảnh hưởng bắng nhiều ngả, khi thế giới vẫn tập trung kiểm soát đại dịch. Nga thản nhiên giành lấy Crimée vùng tranh chấp với Ukraina, Liên Âu đàm phán căng thẳng suốt thời gian dài và mấy hôm nay tại Bruxelles vẫn không thể tìm được tiếng nói chung chấn hưng kinh tế châu Âu, trong khi Đức đồng tình với Ý, Tây Ban Nha và Pháp là các quốc gia thành viên bị Covid-19 tấn công mạnh nhất của khối và đang nóng lòng đợi gói kich cầu do  Liên Âu giúp đỡ, thì Hà Lan, Áo, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan lại chủ trương thắt lưng buộc bụng.

Tất cả những thông tin hé lộ, trong một chừng mực nào đó giúp cho sự nghiên cứu lịch sử đánh giá đúng tình hình. Dẫu vậy,  mọi suy đoán chỉ có tính cách tham khảo.Từ điển Bách khoa Mở Wikipedia tiếng Việt, Wikipedia tiếng Anh và những bài nghiên cứu quốc tế về Trung Quốc được thu thập đúc kết thông tin cập nhật liên quan bài viết này.

Suy ngẫm từ núi xanh Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có hai cuốn sách lớn “Làm việc với những thứ thật, bước đi ở vị trí hàng đầu” và Những Suy tư từ sông Dương Tử góp phần giúp ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử khó khăn chọn ra người đứng đầu chính phủ cùa một quốc gia hơn 1, 34 tỷ người, dẫn đến việc chuyển giao quyền lực năm 2012. Tư tưởng và đường lối chính trị của vị lãnh tụ này hiện còn là điều bí ẩn. Thế giới chỉ có thể suy đoán và hiểu người qua việc làm và dư luận. Năm năm qua (2012-2017) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đánh giá là đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đã xác định nhiệm kỳ 2 trên cương vị Tổng bí thư từ 2017-2022.

Peter Martin và David Cohen có bài viết : “ Mao and Forever: Xi Jinping’s Authoritarian Reforms” (Những cải cách độc đoán của Tập Cận Bình: theo Mao và mãi mãi theo Mao), người dịch Huỳnh Phan. Bài nghiên cứu giúp chúng ta một góc nhìn đối thoại. Mao Trạch Đông là một nhân vật hiếm có trong lịch sử, nghìn năm công tội. Thời gian và sự khen chê không thể xóa nhòa những dấu ấn nổi bật của Mao. Chọn theo Mao là chọn theo đường lối thực tiễn “có lý, có lợi, đúng lúc”.

Hoang Kim: Reflections from the Green Mount, Beijing

Tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh  (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận với các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc.

Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình”  “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình)  (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Tập Cận Bình nối Tôn Trung Sơn liên Nga thân Việt trừ tà tứ toàn.

Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta !

Việt Nam tự cũng cố, trầm tĩnh theo dõi sát, ứng phó chủ động thích hợp.

Hoàng Kim

1

Tamim Ansary

 Trần Quang Nghĩa dịch

LỜI GIỚI THIỆU

3

Thế Giới Hồi Giáo Ngày Nay

Lớn lên tại Afghanistan Hồi giáo, từ rất sớm tôi đã tiếp thu câu chuyện thế giới sử hoàn toàn khác với câu chuyện mà các học sinh Âu châu và Mỹ châu nghe hàng ngày. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, điều ấy không hình thành nếp suy nghĩ của tôi bởi vì tôi đọc lịch sử cốt mua vui, và ở Farsi không có nhiều thứ để đọc trừ các sách giáo khoa chán ngấy. Ở mức độ đọc của tôi, mọi thứ hấp dẫn đều viết bằng Anh ngữ.

Cuốn sách ưa thích buổi đầu của tôi là Lịch sử Thế Giới cho Trẻ Em rất hấp dẫn của V. V. Hillyer. Chỉ đến khi đọc lại quyển sách đó khi đã lớn, nhiều năm sau đó, tôi mới nhận ra nó xem châu Âu là tâm điểm một cách rất phản cảm, đầy những thiên kiến phân biệt chủng tộc. Hồi trẻ tôi không thể nhận ra đặc điểm này vì Hillyer kể chuyện quá hay.

Khi lên 9 hay 10, nhà sử học Arnold Toynbee đi ngang qua thị trấn bé xíu Lashkargah của tôi trên một chuyến công tác, và ai đó bảo với ông trong thị trấn có một thằng nhóc Afghan là con mọt sách mê lịch sử. Toynbee thích thú và mời tôi lại dùng trà, vì vậy tôi được dịp ngồi với một quý ông Anh lớn tuổi, hồng hào và tôi chỉ biết trả lời bẽn lẽn, nhát gừng những câu hỏi tử tế của ông.  Điều duy nhất tôi chú ý ở nhà sử học vĩ đại này là thói quen dúi chiếc khăn tay vào tay áo mà tôi thấy rất kỳ cục.

Khi chúng tôi chia tay, Toynbee tặng tôi một món quà: cuốn Câu Chuyện Nhân Loại của Hendrick Willem Van Loon. Chỉ cái tựa thôi cũng đủ làm tôi ngất ngây – cái ý tưởng là tất cả “nhân loại” có chung một câu chuyện duy nhất. Vậy là sao nhỉ, tôi cũng là một phần của “nhân loại”, vậy đây cũng có thể là câu chuyện của tôi, theo một nghĩa nào đó, hoặc ít ra có thể định vị tôi trong một câu chuyện lớn được mọi người chia sẻ! Tôi nuốt chửng quyển sách đó, và tôi yêu thích nó, và lối tường thuật Tây phương về lịch sử thế giới trở thành bộ khung của tôi kể từ đó. Tất cả lịch sử hoặc hư cấu lịch sử tôi đọc từ đó trở đi chỉ thêm thịt cho bộ khung xương đó. Rồi còn phải học các sách giáo khoa lịch sử thông thái rởm ở Farsi ấn định cho chúng tôi ở trường nhưng chỉ đọc nó để qua được các kỳ thi và rồi sẽ trả lại thầy.

Tuy nhiên,  những vang vọng yếu ớt của câu chuyện kể khác ắt hẳn còn nấn ná trong tôi, bởi vì 40 năm sau, vào mùa thu 2000, khi tôi làm công việc biên tập sách giáo khoa ở Hoa Kỳ, nó lại trào ra. Một nhà xuất bản sách giáo khoa ở Texas đã thuê tôi triển khai một sách giáo khoa thế giới sử trung học mới toanh, và công việc đầu tiên là soạn ra một mục lục, nhằm hình thành một quan điểm về hình thái toàn bộ của lịch sử nhân loại. Cái duy nhất được cho biết  là cấu trúc của quyển sách. Để khớp với phân phối chương trình của năm học, nhà xuất bản quy định nó phải được chia thành 10 đơn vị, mỗi đơn vị gồm 3 chương.

Nhưng toàn bộ thời gian được chia ra cho 10 đơn vị (hoặc 30 chương) như thế nào? Thế giới sử, sau hết, không phải là danh sách biên niên của mọi sự kiện xảy ra; nó là một chuỗi các sự kiện có tính nhân quả nhất, được chọn lọc và sắp xếp để hiển lộ ra cốt truyện – chính cốt truyện mới là đáng kể.

Tôi hăng hái dấn thân vào câu đố trí tuệ này, nhưng các quyết định của tôi phải vượt qua một đội hình pha-lăng các cố vấn: các chuyên gia chương trình, các giáo viên sử, các nhà điều hành thương mại, các viên chức giáo dục tiểu bang, các học giả chuyên môn và những nhân vật vai vế khác. Đây là hoạt động hoàn toàn bình thường trong việc xuất bản sách giáo khoa trung học, và theo tôi là hoàn toàn thích đáng, vì chức năng của loại sách này là để chuyển tải, không phải thách thức, sự đồng thuận xã hội được cập nhật mới nhất về điều được cho là chân lý. Một dàn đồng ca các cố vấn được lên danh sách để đánh giá về các quyết định triển khai của biên tập viên giúp bảo đảm sản phẩm cuối cùng phản ánh chương trình hiện hành, nếu không quyến sách sẽ có nguy cơ khó bán được.

Tuy nhiên, khi chúng tôi duyệt qua tiến trình, tôi nhận thấy có sự kèn cựa thú vị giữa các cố vấn của tôi và tôi. Chúng tôi đồng thuận gần như trên mọi việc chỉ trừ – tôi thì luôn muốn viết nhiều hơn về Hồi giáo trong lịch sử thế giới, còn họ lại cứ muốn kéo nó lùi trở lại, bớt nó xuống, chia nhỏ nó thành những phần bên lề trong các đơn vị dành chủ yếu cho các đề mục khác. Không ai trong chúng tôi nói vì sự trung thành hẹp hòi đối với “nền văn minh của chúng tôi.” Không ai nói là Hồi giáo tốt hơn hay tệ hơn “phương Tây”. Tất cả chúng tôi chỉ đơn giản diễn tả nhận thức tốt nhất của mình về sự kiện nào có tầm ảnh hưởng đối với câu chuyện lịch sử nhân loại.

Ý kiến của tôi là ý kiến thuộc thiểu số nhiều đến nỗi chẳng khác nào một ý kiến sai lầm, vì thế chúng tôi kết thúc với một bảng mục lục trong đó Hồi giáo chỉ chiếm một chương trong một đơn vị gồm 3 chương (sách có 10 đơn vị và 30 chương). Hai chương kia trong cùng đơn vị là “Các Nền Văn Minh Tiền Columbus ở Châu Mỹ” và “Các Đế Chế Phi Châu Cổ Đại”.

Thậm chí như vậy đã là mở rộng. Chương trình sử thế giới bán chạy nhất của chu kỳ sách giáo khoa lần trước, ấn bản 1997 Các Viễn Cảnh về Quá Khứ, chỉ nói về Hồi giáo trong đúng một chương trong tổng số 37 chương, và phân nửa chương đó (một phần của đơn vị có tựa “Thời Trung Cổ”) lại dành cho Đế Chế Byzantine.

Tóm lại, không đầy một năm trước vụ 11/9/2001, các chuyên gia đều đồng thuận ý kiến cho rằng Hồi giáo là một hiện tượng tương đối nhỏ mà tác động của nó đã kết thúc lâu trước thời Phục Hưng. Nếu bạn đi theo bảng mục lục của chúng tôi một cách nghiêm ngặt bạn sẽ không hề đoán được Hồi giáo còn tồn tại.

Lúc đó, tôi công nhận sự phán xét của mình có thể lệch lạc. Suy cho cùng, tôi có một thiên kiến cá nhân với đạo Hồi vốn là một phần thuộc bản sắc của riêng minh. Không chỉ tôi trưởng thành trong một đất nước Hồi giáo, mà tôi sinh ra trong một gia đình mà vị thế xã hội cao cấp một thời ở Afghanistan đều hoàn toàn dựa vào sự sùng đạo nổi tiếng và sự hiểu biết thâm sâu về giáo lý. Họ của tôi cho biết chúng tôi thuộc dòng dõi Ansars, “những người Hỗ Trợ”, tức nhóm  người đầu tiên cải sang đạo Hồi ở Medina đã từng hỗ trợ Nhà Tiên Tri thoát khỏi vụ mưu sát ở Mecca và nhờ đó ông mới sống sót để hoàn thành sứ mạng của mình.

Gần đây hơn, ông cố của ông nội tôi là một nhà thần bí Hồi giáo được địa phương tôn kính mà lăng mộ của ông vẫn còn là một điện thờ đến nay còn có hàng trăm tín đồ, và di sản của ông thấm truyền xuống đến đời cha tôi, tiêm nhiễm trong dòng họ chúng tôi một ý thức toàn bộ về nghĩa vụ để hiểu rõ điều này tốt hơn một người trung bình. Lớn lên, tôi nghe tiếng vo ve về các chuyện vặt vãnh, lời bình phẩm, và ức đoán về Hồi giáo trong môi trường tôi sống và một số tôi hiểu ra, cho dù tính khí của tôi phần nào cương quyết quay về thế tục.

Và vẫn còn thế tục sau khi tôi chuyển sang Mỹ sống; vậy mà ở đây tôi thấy mình quan tâm đến Hồi giáo nhiều hơn là khi sống trong thế giới Hồi giáo. Mối quan tâm của tôi càng sâu nặng thêm khi em tôi đi theo chủ nghĩa “cơ yếu” Hồi giáo (chủ nghĩa đòi hỏi quay trở về nguồn gốc của một tôn giáo, hoặc ý thức hệ nào đó, nếu cần thì phải dùng những biện pháp cực đoan: ND). Tôi bắt đầu đào sâu vào triết lý đạo Hồi qua các tác giả như Fazlur Rahman và Syed Hussein Nasr cũng như lịch sử đạo Hồi qua các nhà học thuật như Ernst Grunebaum và Albert Hourani, chỉ cố dò đến nguồn cội nơi anh em tôi xuất thân, hoặc trong trường hợp của cậu ta, muốn tiến đến đâu.

4

SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA ĐẠO HỒI

Xét về mặt cá nhân, tôi có thể chịu nhận là mình có thể đánh giá quá cao tầm quan trọng của đạo Hồi. Và vậy mà … còn một chút xíu ngờ vực ở lại. Đánh giá của tôi có hoàn toàn không có cơ sở khách quan không? Hãy nhìn vào 6 bản đồ trên đây, hình ảnh nhanh gọn của thế giới Hồi giáo tại 6 niên đại khác nhau:

Khi tôi nói “thế giới Hồi giáo”, tôi muốn nói các xã hội có  số dân chúng theo đạo Hồi và/ hoặc có người Hồi cai trị. Tất nhiên, ở Anh, Pháp, Hoa Kỳ vẫn có người Hồi giáo, và gần như mọi nơi khác trên quả địa cầu, nhưng sẽ là lầm lẫn, trên cơ sở đó, nếu xem London hay Paris hay New York là một bộ phận của thế giới Hồi giáo. Tuy nhiên, thậm chí theo định nghĩa hạn chế của tôi, có phải “thế giới Hồi giáo” chưa từng là một sự kiện địa lý nổi bật trong suốt nhiều thế kỷ của nó hay không? Bộ nó vẫn không phải là một sự kiện địa lý nổi bật đến ngày hôm nay, khi mà lãnh thổ Hồi giạng chân trên một vùng đất bao la Á-Phi   và tạo thành một vùng đệm khổng lồ giữa châu Âu và Đông Á hay sao? Về diện tích, nó chiếm một vùng rộng lớn hơn châu Âu và Hoa Kỳ họp lại. Trong quá khứ, nó từng là một thực thể chính trị đơn lẻ, và các khái niệm về sự đơn lẻ và tính thống nhất chính trị còn vang vọng trong một số người Hồi thậm chí ngay lúc này. Nhìn vào 6 bản đồ này, tôi còn phải tự hỏi làm sao, ngay trước ngày 11/9, lại có người có thể không xem Hồi giáo là một tay chơi chủ yếu trên sân khấu lịch sử thế giới?

Sau ngày 11/9, các nhận thức đã thay đổi. Những người không theo đạo Hồi ở phương Tây bắt đầu hỏi Hồi giáo là gì, những người đó là ai, và chuyện gì xảy ra ở đó. Cũng các câu hỏi đó bắt đầu kêu vo vo một cách khẩn thiết mới mẻ trong đầu óc tôi. Năm đó, đi thăm Pakistan và Afghanistan lần đầu tiên trong vòng 38 năm, tôi mang theo một quyển sách mà tôi bắt gặp trong một hiệu sách cũ ở London, Hồi giáo trong Lịch Sử Hiện Đại của  Wilfred Cantwell Smith quá cố, giáo sư tôn giáo tại McGill và Harvard. Smith xuất bản tác phẩm này vào năm 1957, vì vậy “lịch sử hiện đại” mà ông nói đến đã kết thúc hơn 40 năm trước, vậy mà bài phân tích của ông làm tôi choáng váng – đúng hơn là bối rối – vì còn quá thích hợp với lịch sử đang diễn tiến trong năm 2002.

Smith chiếu ánh sáng mới vào thông tin tôi sở hữu từ thời thơ ấu và từ việc đọc sách sau này. Chẳng hạn, trong những ngày đi học ở Kabul, tôi biết rõ một người có tên Sayyid Jamaluddin-i-Afghan. Như “mọi người”, tôi biết ông là một nhân vật sừng sững trong lịch sử Hồi giáo hiện đại; nhưng nói thẳng thắn tôi chưa hề tìm hiểu sâu xa lý do ông đạt được tiếng tăm đó, ngoài sự kiện là ông theo đuổi “chủ nghĩa liên Hồi giáo”, dường như đối với tôi chỉ là chủ nghĩa sô-vanh Hồi giáo xanh xao. Giờ đây, sau  khi đọc Smith, tôi nhận ra rằng các giáo điều cơ bản của “chủ nghĩa Hồi giáo”, ý thức hệ chính trị vốn lên tiếng ầm ĩ chung quanh ta vào năm 2001, đã được đúc nặn ra cách đây hơn trăm năm bởi  triết gia sừng sững về “chủ nghĩa Hồi giáo” này. Làm sao mà ngay cái tên của ông phần đông người không theo đạo Hồi lại không biết?

Tôi cày cuốc trở lại lịch sử Hồi giáo, không còn để truy vấn để tìm bản sắc cá nhân, mà trong một nỗ lực để hiểu ra các diễn biến đáng báo động trong giới tín đồ Hồi giáo của thời đại tôi – những chuyện khủng khiếp ở Afghanistan; tình trạng rối loạn ở Iran, ở Phi Luật Tân, và nơi khác; những vụ không tặc, đánh bom liều chết ở Trung Đông, chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo chính trị càng ngày càng cứng rắn; và giờ đến sự xuất hiện của Taliban. Chắc chắn, một cái nhìn cận cảnh vào lịch sử sẽ phát hiện làm thế nào lại xảy ra tình trạng này trên Trái đất.

Và dần dần, tôi mới nhận ra vì đâu đã nên nỗi này. Tôi đi đến nhận thức rằng, không giống lịch sử của Pháp hoặc Malta hoặc Nam Mỹ, lịch sử  các vùng đất Hồi giáo “bên đó” không phải là một tiểu bộ phận của một lịch sử thế giới đơn lẻ nào đó được chia sẻ bởi tất cả. Nó giống một lịch sử thế giới khácr toàn bộ trong tự thân, cạnh tranh với và phản chiếu cái lịch sử thế giới mà tôi đã cố gắng tạo ra cho nhà xuất bản Texas, hoặc lịch sử thế giới do  McDougall-Littell xuất bản mà tôi đã viết “các chương Hồi giáo.”

Hai lịch sử đã bắt đầu tại cùng một nơi, giữa hai sông Tigris và Euphrates của Iraq cổ đại, và chúng đã đến cùng một nơi, cuộc đấu tranh toàn cầu này trong đó dường như phương Tây và thế giới Hồi giáo đóng vai chính. Ở khoảng giữa, tuy nhiên, họ đã đi qua những khung cảnh khác nhau và vậy mà song hành một cách kỳ lạ.

Vâng, song hành một cách kỳ lạ: hãy nhìn lại, chẳng hạn,  từ bên trong khung sườn thế giới sử Tây phương, ta thấy một đế quốc lớn đơn lẻ đứng sừng sững trên mọi đế chế khác có từ trước vào thời cổ đại: đó là La Mã, nơi đó giấc mơ của một nhà nước chính trị phổ quát ra đời.

Nhìn trở lại từ bất kỳ nơi đâu trong thế giới Hồi giáo, ta cũng thấy một đế chế xác định đơn lẻ lù lù ở đó, hiện thân cho một tầm nhìn của một nhà nước phổ quát, nhưng nó không phải là La Mã. Nó là chính quyền kha-lip của đạo Hồi thuở ban đầu.

Trong cả hai lịch sử, đế chế ban đầu vĩ đại phân mảnh đơn giản bởi lẽ nó bành trướng quá rộng lớn. Khi đó đế chế đang băng hoại bị bọn man rợ du mục tấn công từ phía bắc – nhưng trong thế giới Hồi giáo, “phía bắc” là chỉ đến các thảo nguyên vùng Trung Á và trong thế giới đó bọn man rợ du mục không phải là người Đức mà là người Thổ. Trong cả hai trường hợp, bọn xâm lược đều xâu xé nhà nước rộng lớn thành những miếng vá gồm các vương quốc nhỏ hơn thẩm thấu toàn bộ bằng một chính thống giáo thống nhất, đơn lẻ. Đạo Cơ đốc ở phương Tây, đạo Hồi Sunni ở phương Đông.

Lịch sử thế giới luôn là câu chuyện làm thế nào “chúng ta” đến được ở đây và hiện giờ, vì thế hình thái tự thuật tùy thuộc mật thiết với ai chúng ta muốn nói là “chúng ta” và điều gì chúng ta muốn nói là ‘ở đây và hiện giờ”. Lịch sử thế giới Tây phương theo truyền thống giả định rằng ở đây và hiện giờ là nền văn minh kỹ nghệ và dân chủ (và hậu kỹ nghệ). Ở Hoa Kỳ sự giả định càng mạnh hơn cho rằng lịch sử thế giới đưa đến sự ra đời các lý tưởng đặt nền móng như tự do và bình đẳng và kết quả là nó trỗi dậy thành một siêu cường dẫn đầu hành tinh đi đến tương lai. Tiền đề này thiết lập một định hướng cho lịch sử và đặt điểm cuối ở đâu đó trên con đường hiện giờ chúng ta đang đi. Nó khiến ta dễ bị tổn thương nếu cho rằng mọi người đều di chuyển theo cùng chiều hướng đó, cho dù một số còn xa mới bắt kịp – hoặc bởi vì họ đã khởi hành quá muộn, hoặc bởi vì họ di chuyển quá chậm – với bất kỳ lý do nào chúng ta gọi xứ sở của họ là “những quốc gia đang phát triển.”

Khi tương lai lý tưởng theo tầm nhìn của xã hội hậu kỹ nghệ, Tây phương dân chủ được xem như điểm cuối của lịch sử, bố cục câu chuyện đưa đến các đặc điểm ở-đây-và-hiện-giờ dường như theo các giai đoạn sau:

  1. Sự ra đời của văn minh (Ai Cập và Mesopotamia)
  2. Thời kỳ cổ điển (Hy Lạp và La Mã)
  3. Thời đại Tối Tăm (sự trỗi dậy của Cơ đốc giáo)
  4. Sự Phục Sinh: thời Phục Hưng và Cải Cách)
  5. Thời Khai Sáng (thám hiểm và khoa học)
  6. Các Cuộc Cách Mạng (dân chủ, kỹ nghệ, công nghệ)
  7. Sự trỗi dậy của nhà nước-quốc gia: Cuộc Đấu Tranh giành Đế Chế
  8. Thế Chiến I và II
  9. Chiến Tranh Lạnh
  10. Thắng Lợi của Chủ Nghĩa Tư Bản Dân Chủ

Nhưng điều gì xảy ra nếu chúng ta nhìn vào lịch sử thế giới qua con mắt Hồi giáo? Chúng ta có thể nào tự coi mình là các phiên bản còi cọc của phương Tây, đang phát triển về hướng cùng một điểm cuối, nhưng kém hiệu quả hơn hay không? Tôi nghĩ là không. Một lí do, chúng tôi nhìn theo một ngưỡng khác trong cách chia đường thời gian thành “trước” và “sau”: năm 0 của chúng tôi là năm Nhà Tiên Tri Mohammed di tản khỏi Mecca đến Medina, sự kiện Hijra của ông, khai sinh ra cộng đồng Hồi giáo. Đối với chúng tôi, cộng đồng này hiện thân cho ý nghĩa “văn minh”, và hoàn thiện lý tưởng này tạo nên sức tác động đã tạo hình và định hướng cho lịch sử.

Nhưng vào các thế kỷ gần đây, chúng ta cảm thấy rằng có điều gì đó lệch lạc với dòng chảy. Chúng ta biết rằng cộng đồng đã ngừng mở rộng, đã trở nên lúng túng, đã thấy mình bị hoàn toàn cắt đứt bởi một dòng chảy khác cắt ngang, một chiều hướng lịch sử tranh chấp. Là người thừa kế truyền thống đạo Hồi, chúng tôi buộc phải tìm kiếm ý nghĩa của lịch sử trong chiến bại thay vì chiến thắng. Chúng ta cảm thấy xung đột giữa hai lực tác động: thay đổi quan niệm của chúng ta về “văn minh” để song hành với dòng lịch sử hoặc chiến đấu với dòng lịch sử để sắp xếp nó theo quan niệm của chúng ta về “văn minh”.

Nếu hiện tại còi cọc mà xã hội Hồi giáo trải nghiệm được chấp nhận như cái ở-đây-và-hiện-giờ để được lý giải bởi câu chuyện thế giới sử, thế thì bố cục câu chuyện có thể được phân chia thành các giai đoạn sau:

  1. Thời Cổ Đại: Mesopotamia và Ba Tư
  2. Sự Ra Đời của đạo Hồi
  3. Vương triều Kha-lip: Truy Tìm Tính Thống Nhất Phố Quát
  4. Sự Phân Mảnh: Thời đại các Sultan
  5. Thảm Họa: Thập Tự Chinh và Quân Mông Cổ
  6. Sự Phục Sinh: Kỷ Nguyên Ba Đế Chế
  7. Phương Tây thấm nhuần Phương Đông
  8. Các Phong Trào Cải Cách
  9. Thắng Lợi của các Nhà Hiện Đại Thế Tục
  10. Phản Ứng của Hồi Giáo

Nhà phê bình văn học Edward Said đã lập luận rằng trong nhiều thế kỷ, phương Tây đã kiến tạo một điều tưởng tượng “Đông phương” về thế giới Hồi giáo, trong đó một nhận thức xấu xa về “tính khác lạ” trộn lẫn với những hình ảnh đố kỵ về sự giàu có bại hoại. Vâng, vậy là đến một mức độ nào đó Hồi giáo đã đi vào óc tưởng tượng của người Tây phương, được miêu tả nhiều hơn hay ít hơn

Nhưng càng khó hiểu hơn đối với tôi là sự vắng mặt tương đối của bất kỳ sự miêu tả nào. Trong thời của Shakespeare, chẳng hạn, quyền lực nổi trội của thế giới tập trung tại ba đế chế Hồi giáo. Nhưng trong tác phẩm của ông những người Hồi đâu cả rồi? Biệt tăm. Nếu bạn không biết người Moor là người Hồi, bạn sẽ không biết được điều ấy từ Othello.

Đây là hai thế giới to lớn song hành bên nhau, điều nổi bật là chúng hiếm khi chú ý đến nhau. Nếu thế giới Tây phương và Hồi giáo là hai con người, chúng ta có thể nhìn thấy những biểu hiện của sự áp bức ở đây. Chúng ta có thể hỏi, *Chuyện gì đã xảy ra giữa hai người này? Họ có từng yêu nhau không? Có xảy ra chuyện lạm dụng nào không?”

Nhưng, theo ý tôi, tồn tại một cách lý giải khác ít ấn tượng hơn. Trong phần lớn lịch sử, phương Tây và cốt lõi của những gì thuộc thế giới Hồi giáo hiện giờ là như hai thế giới riêng biệt, mỗi bên bận bịu với những vấn đề nội bộ của mình, mỗi bên đều giả định rằng chính mình mới là trung tâm của lịch sử nhân loại, mỗi bên kể lại một câu chuyện khác nhau – cho đến cuối thế kỷ 17 khi hai câu chuyện bắt đầu giao nhau. Tại thời điểm này, bên này hoặc bên kia phải nhường đường vì hai câu chuyện cắt dòng nhau. Phương Tây hùng mạnh hơn, trào lưu của nó thắng thế và đạp bên kia xuống mà tiến lên. 

Nhưng lịch sử bị thế chỗ không hề thực sự kết thúc. Nó tiếp tục chảy ngầm bên dưới, và đến giờ vẫn còn tiếp tục chảy ở đó. Khi bạn định vị trên bản đồ các điểm nóng trên thế giới—Kashmir, Iraq, Chechnya, vùng Balkans, Israel và Palestine, Iraq – bạn đang rình rập bên ngoài đường biên của một thực thể nào đó đã biệt tăm khỏi bản đồ nhưng vẫn còn quẫy đạp và  dãy dụa trong nỗ lực phải sống còn.

Đó là câu chuyện tôi kể trong những trang sau đây, và tôi nhấn mạnh “câu chuyện.” Vận Mệnh Đứt Đoạn không phải là một sách giáo khoa cũng không phải một luận đề học thuật. Nó giống nhiều hơn với những gì tôi sẽ kể lể với bạn nếu chúng ta gặp nhau trong một quán cà phê và bạn hỏi, “Một lịch sử thế giới song hành là nói về chuyện gì?” Lập luận tôi đưa ra có thể được tìm thấy trong nhiều tác phẩm giờ được bày trên kệ các thư viện đại học. Đến đó đọc chúng nếu bạn không ngại loại ngôn ngữ và chú giải hàn lâm. Đọc ở đây nếu bạn muốn biết cốt truyện. Dù không phải là học giả, tôi đã trích dẫn công trình  các học giả đã sàng lọc nguồn tư liệu thô của lịch sử để rút ra các kết luận và của các nhà hàn lâm đã sàng lọc công trình của các nhà nghiên cứu học thuật để rút ra các kết luận thâm sâu.

Trong lịch sử kéo dài vài ngàn năm, tôi dành một không gian có vẻ như không tương xứng cho khoảng nửa thế kỷ ngắn ngủi cách này đã lâu, nhưng tôi la cà ở đây vì thời kỳ này kể về sự nghiệp của Tiên Tri Mohammed và bốn vị đầu tiền kế nghiệp ông, câu chuyện sáng lập đạo Hồi. Tôi kể lại chuyện này như kể bi kịch của người thân, vì đó  là cách mà tín đồ đạo Hồi hiểu biết nó. Các nhà hàn lâm tiếp cận câu chuyện này một cách hoài nghi hơn, chỉ tin vào nguồn tư liệu phi Hồi giáo hơn là lời tường thuật ít khách quan hơn của người Hồi, bởi vì họ chủ yếu quan tâm việc đào xới những điều “thực sự xảy ra”. Mục tiêu của tôi chủ yếu là chuyển tải những gì người Hồi cho rằng đã xảy ra, bởi vì đó là điều đã tạo động lực cho người Hồi qua nhiều thời đại và là điều khiến vai trò của họ trong lịch sử thế giới có thể nhận ra được.

Tuy nhiên, tôi sẽ xác nhận một cảnh báo ở đây về nguồn gốc đạo Hồi. Không như các tôn giáo có lâu đời hơn – như đạo Do Thái, đạo Phật, Ấn giáo, thậm chí Cơ đốc giáo ;- người Hồi bắt đầu sưu tập, ghi nhớ, thuật lại và gìn giữ lịch sử của họ ngay khi nó xảy ra, và họ không chỉ gìn giữ lịch sử của mình mà còn gắn kết mỗi giai thoại vào trong một tổ các nguồn cội, gọi tên các nhân chứng cho mỗi sự kiện và liệt kê tất cả những người lưu truyền câu chuyện xuyên thời gian xuống đến người đầu tiên viết lại câu chuyện đó, các tham chiếu có tác dụng như một dây xích giam giữ, có giá trị như một mảnh chứng cứ trong một phiên xử.

Điều này ám chỉ rằng các câu chuyện Hồi giáo cốt lõi không thể được tiếp cận tốt nhất như những truyện ngụ ngôn. Với một truyện ngụ ngôn, chúng ta bất cần hỏi chứng cứ sự kiện có xảy ra không; đó không phải là điểm mấu chốt. Chúng ta bất cần câu chuyện có xảy ra  thực không; chúng ta chỉ muốn bài học có thực. Các câu chuyện Hồi giáo không đóng gói những bài học thuộc loại đó: chúng không phải là các câu chuyện về những con người lý tưởng trong một phạm trù lý tưởng. Chúng đến với chúng ta, thay vào đấy, như các truyện kể về những người thực vật lộn với những vấn đề thực tiễn trong bùn lầy và u ám của lịch sử hiện thực, và chúng ta rút ra từ chúng những bài học gì mình muốn.

Không thể chối cãi rằng các câu chuyện Hồi giáo có tính ngụ ý, cũng như một số đã được chế biến, cũng như nhiều và thậm chí tất cả được người kế chuyện điều chỉnh tùy nghi cho phù hợp với lịch trình của người nghe và thời điểm. Chỉ cần nói thêm rằng người Hồi  đã truyền lại câu chuyện nguồn cội của mình trong cùng một tinh thần của những tường thuật lịch sử, và chúng tôi hiểu về những người này và sự kiện này không khác mấy điều chúng tôi biết về những gì đã xảy ra giữa Sulla và Marius vào thời La Mã cổ đại. Những chuyện này nằm đâu đó giữa lịch sử và thần thoại, và nếu kể lại chúng mà tước bỏ tính bi kịch nhân loại sẽ làm sai lệch ý nghĩa mà chúng gợi ra cho người Hồi, khiến càng khó hiểu hơn những điều mà người Hồi đã làm qua bao thế kỷ. Thế thì đây là cách thức tôi dự tính sẽ kể lại câu chuyện, và nếu bạn muốn cùng thuyền với tôi, hãy nai nịt và khởi hành. 

CHƯƠNG 1: TRUNG THẾ GIỚI

Rất lâu trước khi đạo Hồi ra đời, hai thế giới thành hình giữa Đại Tây Dương và Vịnh Bengal. Mỗi thế giới kết tinh chung quanh một mạng lưới khác nhau về tuyến đường mậu dịch và thông thương; một trong số đó, chủ yếu là đường biển, tuyến kia là đường bộ.

Nếu bạn nhìn vào việc lưu thông đường biển thời cổ đại, Địa Trung Hải xuất hiện như trung tâm hiển nhiên của lịch sử thế giới, vì chính tại nơi đây mà người Mycenae, Cretan, Phoenicia, Lydia, Hy Lạp, La Mã, và rất nhiều nền văn hóa sớm năng động khác gặp gỡ và hòa nhập vào nhau. Những người sống gần vùng Địa Trung Hải có thể dễ dàng nghe về và tương tác với những người khác cũng sống gần vùng Địa Trung Hải, và vì vậy chính vùng biển này trở thành một lực tổ chức lôi kéo những con người khác nhau vào các câu chuyện của nhau và đan quyện các vận mệnh của họ với nhau để tạo thành mầm mống của một lịch sử thế giới, và từ mầm mống này ra đời “văn minh Tây phương.”

Tuy nhiên, nếu bạn nhìn vào việc thông thương đường bộ thời cổ đại, Nhà ga Trung tâm hoành tráng của thế giới là mối quan hệ các con đường và tuyến đường kết nối tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Á, vùng cao nguyên Iran, Mesopotamia, và Ai Cập, các con đường chạy bên trong một lãnh thổ bao quanh bởi sông và biển – Vịnh Ba Tư, các con sông Ấn và Oxus, các biển Aral, Caspian, và Biển Đen; Địa Trung Hải, sông Nile, và Biển Đỏ. Vùng này cuối cùng sẽ trở thành thế giới Hồi giáo.

4

THẾ GIỚI ĐỊA TRUNG HẢI (Xác định bởi các Tuyến Đường Biển)

5

TRUNG THẾ GIỚI (Xác định bởi các Tuyến Đường Bộ)

Khổ thay, cách sử dụng thông thường không gán danh hiệu đơn lẻ nào cho vùng thứ hai này. Một phần của nó được gọi một cách điển hình là Trung Đông, nhưng đặt tên cho một phần của nó làm lu mờ tính liên kết của toàn thể, và ngoài ra, cụm từ Trung Đông giả định rằng người ta đang đứng ở tây Âu – nếu bạn đứng ở cao nguyên Ba Tư, chẳng hạn, vùng gọi là Trung Đông thực sự là Trung Tây. Do đó, tôi thích gọi toàn bộ vùng từ Sông Ấn đến Istanbul là Trung Thế giới, vì nó nằm giữa vùng Địa Trung Hải và Trung Quốc.

Thế giới Trung Quốc, tất nhiên, là một vũ trụ riêng và không dính líu gì nhiều đến hai thế giới kia; và điều đó chỉ cần dựa một mình trên cơ sở địa lý là thấy rõ. Trung Quốc bị tách lìa với vùng Địa Trung Hải chỉ bởi khoảng cách và với Trung Thế Giới bởi dãy Hy Mã Lạp Sơn, Sa mạc Gobi và vùng rừng rậm đông nam Á, một hàng rào gần như bất khả xâm phạm, chính là lý do tại sao Trung Quốc và các nước vệ tinh và đối thủ của nó hiếm khi bước vào “lịch sử thế giới” tập trung ở Trung Thế Giới, và tại sao họ ít được đề cập đến trong quyển sách này. Điều này cũng đúng với châu Phi tiểu Sahara, bị cắt khỏi phần còn lại của Á Âu bởi sa mạc lớn nhất thế giới. Cũng vì lý do đó, châu Mỹ hợp thành một vũ trụ khác biệt với một lịch sử thế giới của riêng mình.

Tuy nhiên, địa lý không chia tách các vùng Địa Trung Hải và Trung Thế Giới một cách triệt để như nó cô lập Trung Quốc hoặc châu Mỹ. Hai vùng này kết tinh như các thế giới khác nhau vì chúng là điều mà sử gia Philip D. Curtin đã gọi là “những vùng liên thông”: mỗi vùng có tương tác nội bộ nhiều hơn có với vùng khác. Từ bất cứ nơi đâu gần bờ biển Địa Trung Hải, dễ dàng đi đến một nơi nào khác gần bờ biển Địa Trung Hải hơn là đến Persepolis hoặc Sông Ấn. Tương tự, các đoàn xe trên các tuyến đường bộ xuôi ngược khắp Trung Thế Giới trong thời cổ đại có thể đổi hướng tại bất kỳ giao lộ nào – có rất nhiều các giao lộ như thế. Khi họ đi về hướng tây, tuy nhiên, vào Tiểu Á (vùng chúng ta ngày nay gọi là Thổ Nhĩ Kỳ), hình dạng của vùng đất dần dần thắt lại thành cổ chai hẹp nhất thế giới, cây cầu (nếu tình cờ có một chiếc vào thời điểm đó) bắc qua Eo Bosporus. Điều này có khuynh hướng bóp nghẹt sự lưu thông trên bộ chỉ còn một dòng nhỏ giọt và quay trở lại các đoàn xe về hướng trung tâm hoặc về hướng nam dọc theo bờ biển Địa Trung Hải.

Các lời bàn tán, truyện kể, truyện cười, tin đồn, các dấu ấn lịch sử, thần thoại tôn giáo, hàng hóa, và các mảnh vụn văn hóa khác di chuyển cùng với thương nhân, lữ hành và nhà chinh phục. Các tuyến đường mậu dịch và lữ hành vì vậy có tác dụng như các mao quản, dẫn truyền dòng máu văn minh. Các xã hội bị thẩm thấu bởi mạng lưới mao quản như thế có khả năng trở thành những nhân vật trong các câu chuyện của nhau, cho dù họ có bất đồng về vai nào tốt và vai nào xấu.

Vì vậy mà các vùng Địa Trung Hải và Trung Thế Giới triển khai các câu chuyện phần nào khác biệt về lịch sử thế giới. Những người sống quanh Địa Trung Hải có đủ lý do để nghĩ chính mình đang ở trung tâm của lịch sử nhân loại, nhưng những người sống tại Trung Thể Giới cũng có đủ lý do không kém để nghĩ mình đang ở trung tâm của mọi thứ.

Tuy nhiên, hai lịch sử thế giới này gối lên nhau trên một dải đất hẹp nơi ngày nay là Israel, nơi ngày nay là Lebanon, nơi ngày nay là Syria và Jordan – nơi ngày nay bạn, tóm lại, tìm thấy quá nhiều rắc rối. Đây là bờ đông của thế giới xác định bởi các làn đường biển và bờ tây của thế giới xác định bởi các tuyến đường bộ. Từ góc nhìn của Địa Trung Hải, vùng này đã luôn là bộ phận của lịch sử thế giới mà Địa Trung Hải là mầm mống và hạt nhân của nó. Từ góc nhìn khác, nó từng là bộ phận của Trung Thế Giới có Mesopotamia là và Ba Tư là hạt nhân của nó. Bộ không phải hiện giờ đang và xưa kia từng xảy ra sự tranh cãi khó giải quyết về mảnh đất này: nó là bộ phận của thế giới nào?

Trung Thế Giới trước khi có Đạo Hồi

Những nền văn minh đầu tiên xuất hiện hai bên bờ các con sông chảy chậm rộng lớn khác nhau thường lụt lội hàng năm. Châu thổ Hoàng Hà ở Trung Quốc, Châu thổ Sông Ấn ở Ấn Độ, Châu thổ Sông Nile ở châu Phi – đây là những địa điểm mà, hơn 6,000 năm cách đây, những người săn bắt và hái lượm du mục quyết định định cư, xây cất làng ấp, và trở thành nhà nông.

Có lẽ nơi nảy mầm sinh động nhất của văn minh nhân loại thuở đầu là vùng đất màu mỡ xen giữa hai sông Tigris và Euphrates được biết dưới tên Mesopotamia – nghĩa là “giữa hai sông”. Tình cờ, dải đất hẹp bị kẹp giữa hai sông này gần như chia đôi quốc gia ngày nay là Iraq. Khi chúng ta nói về “vùng lưỡi liềm màu mỡ” là “cái nôi của văn minh”, chúng ta đang nói về Iraq – đây là nơi mọi sự bắt đầu.

Một đặc điểm địa lý chủ chốt tách Mesopotamia ra khỏi một số vườn ươm văn hóa ban đầu khác. Hai con sông hình thành nó chảy qua những bình nguyên bằng phẳng, sinh sống được và có thể tiếp cận từ bất kỳ hướng nào. Địa lý không cung cấp những phòng vệ thiên nhiên nào cho dân cư sống tại đây – không giống Sông Nile, chẳng hạn, vốn được bảo vệ hai sườn, sườn phía đông bởi các đầm lầy, sườn phía tây bởi sa mạc Sahara không sinh sống được, và bởi các sườn dốc hiểm trở ở mút thượng nguồn. Địa lý tạo cho Ai Cập sự liên tục nhưng cũng làm giảm bớt sự tương tác với các nền văn hoá khác, tạo cho nó một tình trạng tĩnh tại nào đó.

Mesopotamia thì không thể. Tại đây, thuở ban sơ, một kiểu dạng thành hình, được lặp lại nhiều lần qua một tiến trình hơn một ngàn năm, một cuộc đấu tranh phức tạp giữa dân du cư và người thành thị, tạo ra các đế chế lớn hơn. Kiểu dạng đi theo cách này:

Những nhà nông định cư xây dựng các hệ thống thủy lợi chu cấp cho làng mạc và thị trấn. Cuối cùng một ông gan lỳ nào đó, một giáo sĩ có tài tổ chức nào đó, hoặc hai người đồng minh sẽ đặt một số trung tâm đô thị dưới quyền cai trị của một quyền lực duy nhất, nhờ đó đúc thành một đơn vị chính trị lớn hơn – một liên bang, một vương quốc, một đế chế. Rồi một bộ tộc nhóm người du mục lì lợm sẽ tiến vào, chinh phục quân vương thời điểm đó, chiếm đoạt tất cả tài sản của ông ta, và trong tiến trình đó mở rộng đế chế của họ. Cuối cùng bọn người du cư lì lợm sẽ trở thành cư dân đô thị điềm đạm, ưa xa xỉ, chính xác giống hệt loại cư dân mà họ đã chinh phục. Rồi đến lúc lại có một bộ tộc du mục lì lợm khác ùa đến, chinh phục họ, và chiếm lấy đế chế.

Chinh phục, củng cố, mở rộng, suy thoái, chinh phục – đó là kiểu dạng. Nó đã được sử gia Hồi giáo vĩ đại Ibn Khaldun hệ thống hóa vào thế kỷ 14, dựa vào các quan sát của ông về thế giới nơi ông đang sống. Ibn Khaldun cảm nhận được rằng trong kiểu dạng này ông đã phát hiện mạch đập ngầm của lịch sử.

Tại bất kỳ thời điểm nào, tiến trình này đang xảy ra tại nhiều hơn một nơi, một đế chế phát triển chỗ này, một đế chế khác nảy mầm chỗ kia, cả hai đế chế bành trướng cho đến khi chúng va chạm nhau, lúc đó một đế chế sẽ chính phục đế chế kia, lập thành một đế chế đơn lẻ mới và rộng lớn hơn.

Cách đây khoảng 5,500 năm  độ một chục thành phố dọc bờ sông Euphrates hợp thành một mạng lưới đơn lẻ gọi là Sumer. Tại đây, chữ viết được sáng chế, bánh xe, xe bò, bàn xoay thợ gốm, và một hệ thống số sơ đẳng. Rồi người Akkad, gồ ghề hơn từ thượng lưu xuống chinh phục Sumer. Lãnh tụ của họ, Sargon, là nhà chính phục nổi bật đầu tiên được biết tên trong lịch sử, một gã hung bạo theo bất kỳ tiêu chuẩn nào và tự tay dựng lấy cơ đồ tột đỉnh, bởi vì ông xuất thân nghèo khó và vô danh nhưng để lại chiến công hiển hách được ghi lại dưới dạng các bảng khắc đất sét viết bằng chữ hình nêm, cho biết, “Tên này đứng lên và ta đánh ngã hắn; tên kia đứng lên và ta đánh ngã hắn.”

Sargon cầm đầu đoàn quân tiến rất xa về phương nam cho đến khi có thể rửa sạch vũ khí trong nước biển. Tại đó, ông tuyên bố, “Giờ đây, bất kỳ vị vua nào dám xưng là ngang hàng với ta, ta đi đến đâu, hãy để y đi đến đó!” có nghĩa, “Hãy xem có ai khác chinh phục nhiều như ta đã chinh phục.” Đế chế của ông nhỏ hơn bang New Jersey.

Rồi đến lúc một làn sóng mới các tên vô lại du cư từ cao nguyên tràn xuống và chính phục Akkad, và rồi họ bị người khác chinh phục, và đến lượt người này lại bị người khác nữa chinh phục – người Guti, Kassite, Hurri, Amorite – kiểu dạng cứ lặp lại. Nhìn kỹ hơn bạn sẽ thấy các nhà cai trị mới làm chủ về cơ bản gần như cùng một lãnh thổ, nhưng luôn luôn rộng lớn hơn.

Người Amorite bấm một giờ khắc quyết định trong chu kỳ này khi họ xây lên thành phố tiếng tăm Babylon và từ kinh thành này cai trị Đế chế Babylonia (đầu tiên). Người Babylonia nhường đường cho người Assyria, cai trị từ kinh thành còn tráng lệ và rộng lớn hơn Nineveh. Đế chế của họ trải dài từ Iraq đến Ai Cập và bạn có thể tưởng tượng một lãnh địa bao la như thế nào tại một thời điểm mà cách nhanh nhất để đi từ nơi này đến nơi khác là cưỡi ngựa. Người Assyria có tai tiếng trong lịch sử là các nhà độc tài không khoan nhượng. Thật khó để nói họ có thực sự tệ hơn nhưng người khác vào thời đó hay không, nhưng họ thực sự thực hiện một biện pháp mà Stalin đã từng làm trong thế kỷ 20: họ nhổ khỏi gốc rễ toàn bộ dân số và dời chuyển họ đến những nơi ở khác, trên lý thuyết rằng dân tộc nào đã mất hết nơi chôn nhau cắt rốn và đến sống giữa những người xa lạ, bị cắt đứt khỏi nguồn cội thân yêu, sẽ hoang mang và khổ sở để có thể dấy loạn.

Cách này có tác dụng một thời gian, nhưng không là mãi mãi. Người Assyria cuối cùng thất thủ trước một dân tộc thần dân của họ, người Chaldea. Họ tái thiết Babylon và chiếm một vị thế rực rỡ trong lịch sử vì những thành tựu trí tuệ của mình trong thiên văn, y học, và toán học. Họ sử dụng hệ thống cơ số 12 (trong khi chúng ta sử dụng cơ số 10) và là những người tiên phong trong phép đo và phân chia thời gian, trong đó một năm có 12 tháng, giờ có 60 phút (5 lần 12), và một phút có 60 giây. Họ là những nhà thiết kế đô thị và kiến trúc sư cừ khôi – chính một nhà vua Chaldea đã xây nên những Vườn Treo Babylon đó, mà người thời cổ đã xếp nó vào một trong 7 kỳ quan thế giới.

Nhưng người Chaldea cũng bắt chước biện pháp phát vãng toàn bộ dân chúng của người Assyria để chia và trị họ. Vua Nebuchadnezzar của họ là người đầu tiên phá hủy Jerusalem và bắt bớ người Do Thái làm tù binh. Cũng một vị vua Chaldea khác, Balshazzar, người, mà trong một buổi dạ yến, bỗng trông thấy một bàn tay cụt viết trên bức tường cung điện mình một dòng chữ lửa, “Mene mene tekel upharsin.”

Các tên nịnh thần của ông chẳng hiểu mô tê những chữ đó nghĩa là gì, chắc hẳn vì chúng cũng đã say khướt, nhưng cũng bởi vì những chữ ấy được viết bằng ngôn ngữ kỳ lạ (tiếng Aramaic, một cách tình cờ.) Họ cho đòi tên tù binh Do Thái Daniel giải thích dòng chữ có nghĩa “Ngày tháng của ngươi đã được đếm; ngươi đã bị cân nhắc và xét xử là bất xứng; vương quốc ngươi  sẽ bị phân chia.” Ít nhất câu chuyện trong Cựu ước Sách của Daniel cho biết như thế.

Balshazzar chỉ vừa đủ thời gian suy nghĩ về lời tiên tri thì nó đã ứng nghiệm. Một trận tắm máu tàn khốc đã thình lình ập xuống Babylon bởi một băng đảng vô lại mới nhất từ cao nguyên, một liên minh giữa Ba Tư và Medes. Hai bộ tộc Ấn-Âu này đặt dấu chấm hết cho Babylonia thứ hai và thay thế nó bằng Đế chế Ba Tư.

Đến thời điểm này, kiểu dạng thường tái diễn của các đế chế luôn lớn rộng hơn ngay lòng Trung Thể Giới đã đến đoạn kết hoặc ít ra tạm dừng lâu hơn. Có điều, khi mà người Ba Tư đã xong việc, thì không còn gì nhiều để chinh phục. Cả ‘những cái nôi của văn minh,” Ai Cập và Mesopotamia, cuối cùng thành một bộ phận của lãnh địa họ. Quyền bá chủ của họ vươn dài về phía tây đến tận Tiểu Á, về phía nam đến sông Nile, và về phía đông quá cao nguyên Iran và Afghanistan đến sông Ấn. Người Ba Tư chải chuốt và thơm tho ắt hẳn không thấy cần phải chinh phục xa hơn nữa: về phía nam sông Ấn là vùng rừng rậm ngun ngút, và phía bắc Afghanistan trải dài các thảo nguyên khô cằn gió rét cào nát và lang thang các dân du mục Thổ Nhĩ Kỳ đang sống lay lất với bầy cừu và đàn gia súc – có ai muốn cai trị nhóm người đó chứ? Do đó người Ba Tư bằng lòng với việc xây dựng một chuỗi các thành lũy ngăn giữ bọn man rợ ở ngoài, để những người hiền lương có thể theo đuổi các ngành nghệ thuật của cuộc sống văn minh trong vùng định cư bên kia đường biên giới.

Lúc người Ba Tư đảm nhận chính quyền, khoảng 550 TCN, nhiều công trình củng cố đã được thực hiện: trong mỗi vùng, những nhà chinh phục trước đây đã lôi kéo các bộ tộc địa phương và thị trấn khác nhau vào thành các hệ thống đơn lẻ được một quân vương cai trị từ một kinh đô trung ương, hoặc Elam, Ur, Nineveh, hoặc Babylon. Người Ba Tư lợi dụng công trình (và các trận đổ máu) của những người tiền nhiệm của họ.

Vậy mà Đế chế Ba Tư vẫn nổi bật vì một số lý do. Thứ nhất, người Ba Tư chống bọn Assyria. Trên một lãnh địa mênh mông họ triển khai một chính sách cai trị hoàn toàn đối nghịch. Thay vì nhổ tận gốc toàn bộ dân tộc, chính quyền Ba Tư tái định cư họ. Họ giải phóng dân Do Thái khỏi tù đày và giúp họ trở lại Canaan. Các hoàng đế Ba Tư theo đuổi một chính sách đa văn hóa, nhiều-người-dưới-một-căn-lều-lớn. Họ kiểm soát lãnh địa bao la của mình bằng cách để mọi dân tộc thành phần sống theo tập quán và phong tục riêng của họ, dưới quyền cai trị của các lãnh tụ của mình, miễn là họ đóng thuế đầy đủ và tuân phục một số ít các mệnh lệnh và yêu sách của hoàng đế. Về sau người Hồi đi theo ý tưởng này, và duy trì nó suốt thời Ottoman.

Thứ hai, người Ba Tư nhìn thấy ở giao thương là chìa khóa của việc thống nhất, và nhờ đó kiểm soát được, lãnh địa của mình. Họ quảng bá một bộ luật thuế chặt chẽ và phát hành tiền tệ duy nhất cho toàn đế chế, tiền tệ là phương tiện giao thương làm ăn. Họ xây dựng một mạng lưới đường xá quy mô và đặt các quán trọ để việc đi lại được dễ dàng. Họ cũng triển khai một hệ thống bưu chính hiệu quả, một phiên bản sớm của Pony Express (Dịch vụ thư gửi tin nhắn, báo chí và thư từ sử dụng những người cưỡi ngựa hoạt động từ năm 1860 đến năm 1861, giữa Missouri và California ở Hoa Kỳ). Cái trích dẫn đó mà bạn đôi khi nhìn thấy liên quan với Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ, “Không có tuyết giá hoặc mưa gió hoặc nóng bức hoặc đêm tối có thể ngăn cản người đưa tin này hoàn thành nhanh chóng phần vụ được giao phó,” xuất xứ từ Ba Tư cổ đại.

Người Ba Tư cũng sử dụng nhiều nhà phiên dịch. Bạn không thể thoát được với lời năn nỉ, “Nhưng, thưa sĩ quan, tôi không biết điều này là vi phạm luật; tôi không biết nói tiếng Ba Tư.” Qua người phiên dịch các hoàng đế có thể quảng bá những văn bản mô tả về sự uy nghi và vĩ đại bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau để tất cả thần dân đều có thể ngưỡng mộ họ. Darius Đại Đế, người mang Đế chế Ba Tư lên đỉnh cao mới, đã cho khắc trên vách đá câu chuyện đời mình tại một nơi gọi là Behistun (hình dưới). Ông cho khắc bằng ba ngôn ngữ: Ba Tư cổ, tiếng Elam, và Babylonia, 15,000 từ dành mô tả những chiến công và chinh phục của Darius, ghi chép chi tiết các vụ phản loạn thất bại đã nổi lên và lật đổ ông và những hình phạt trừng trị mà chúng phải nhận lãnh, cơ bản là đưa ra thông điệp là bạn không nên gây rối với vị hoàng đế này: ông ta sẽ cắt mũi bạn, và có khi còn tệ hơn nữa. Dù sao thì các thần dân của đế chế cũng cho rằng nền cai trị Ba Tư cơ bản là nhân từ. Bộ máy vương quyền trơn tru cho phép thường dân sinh hoạt để nuôi nấng gia đình, trồng trọt, và sản xuất hàng hóa hữu dụng.

6

Phần chữ khắc của Darius tại Behistun bằng tiếng Ba Tư cổ có thể đọc được bởi người Ba Tư hiện đại, vì thế khi nó được phát hiện lại vào thế kỷ 19, các học giả có thể sử dụng nó để giải mã hai ngôn ngữ khác và nhờ đó mở cửa vào được các thư viện chữ hình nêm của Mesopotamia cổ đại, các thư viện quá phong phú đến nỗi chúng ta biết về cuộc sống thường nhật của vùng đất này cách đây 3000 năm nhiều hơn chúng ta biết về cuộc sống thường nhật ở Tây Âu cách đây 1200 năm.

Tôn giáo thấm đượm thế giới Ba Tư. Nó không phải là ý tưởng về một triệu thần như Ấn giáo, cũng không như hệ thần Ai Cập gồm các sinh vật thần bí nửa người nửa vật, cũng không phải đa thần giáo Hy Lạp, thấy mọi thứ trong thiên nhiên đều có thần cai quản, những vị thần hình người và cũng khiếm khuyết như con người. Không, trong vũ trụ Ba Tư, Hỏa giáo (Zoroastrianism) giữ một địa vị cao quý. Giáo chủ là Zoroaster sống trước Christ khoảng 1,000 năm, có thể sớm hơn hoặc muộn hơn; không ai thực sự biết rõ. Ngài đến từ bắc Iran, hoặc có thể bắc Afghanistan, hoặc có thể đâu đó từ phía đông Afghanistan; cũng không ai thực sự biết rõ. Zoroaster không hề tuyên bố mình là đấng tiên tri hay người khai thông năng lượng thần thánh, nói chi đến thánh thể hoặc thần linh. Ngài chỉ xưng mình là một triết gia và người tìm kiếm. Nhưng các đệ tử của ngài xem ngài là thánh nhân.

Zoroaster thuyết giảng rằng vũ trụ được chia làm hai giữa bóng tối và ánh sáng, giữa thiện và ác, giữa chân và ngụy, giữa sống và chết. Vũ trụ tách ra thành hai phe đối lập nhau vào lúc sáng thế, chúng bị khoá chặt trong cuộc đấu tranh kể từ đó, và sẽ tiếp diễn cho đến ngày mạt thế.

Con người, Zoroaster cho biết, chứa cả hai nguyên lý bên trong họ. Họ được tự do chọn đi theo hướng này hay hướng khác. Nếu chọn thiện, con người sẽ xiển dương sức mạnh của ánh sáng và sự sống. Nếu chọn ác, họ sẽ gia tăng sức mạnh cho bóng tối và cái chết. Trong vũ trụ của giáo thuyết Zoroaster không có gì gọi là tiền định. Kết quả của cuộc chiến đấu vĩ đại luôn luôn không biết trước được, và không chỉ mọi người đều được tự do đưa ra những lựa chọn đạo lý, và mọi lựa chọn đạo lý đều ảnh hưởng đến cục diện của vũ trụ.

Zoroaster nhìn thấy bi kịch của vũ trụ gói gọn trong hai vị thần linh – không phải một, không phải hàng ngàn, mà là hai. Ahura Mazda hiện thân cho nguyên lý thiện, Ahriman hiện thân cho nguyên lý ác. Lửa được sử dụng làm biểu tượng cho Ahura Mazda, khiến một số người xem các tín đồ đạo  Zoroaster là tín đồ đạo thờ lửa (Hoả giáo), nhưng những gì họ tôn thờ không phải là lửa tự thân, mà là Ahura Mazda. Zoroaster đã nói về kiếp sau nhưng đề xuất rằng người thiện đi đến đó không như một phần thưởng vì đã hành thiện mà như một hậu quả do đã chọn đi theo chiều hướng đó. Bạn có thể nói họ tự cất mình lên thiên đường bởi sức nâng do cách lựa chọn của mình. Các tín đồ đạo Zoroaster Ba Tư bác bỏ các tượng, hình ảnh, biểu tượng tôn giáo, đặt cơ sở cho sự ghét bỏ việc thể hiện trong nghệ thuật tôn giáo và khuynh hướng này tái xuất mạnh mẽ trong đạo Hồi.

Đôi khi Zoroaster, hoặc ít nhất những người theo đạo ngài, gọi Ahura Mazda là “Vị Chúa Minh Triết” và nói như thể ngài thực sự là người sáng tạo ra toàn bộ vũ trụ và như thể chính ngài là người đã phân chia mọi tạo vật thành hai phạm trù đối nghịch nhau một khoảnh khắc ngay sau  sau thời điểm sáng thế. Do đó, chủ thuyết nhị nguyên của Zoroaster nhích dần đến chủ nghĩa độc thần, nhưng không hoàn toàn đạt đến đó. Cuối cùng, đối với tín đồ Zoroaster thời Ba Tư cổ đại, hai vị thần có quyền lực ngang nhau cùng cư trú trong vũ trụ, và con người là sợi dây thừng trong cuộc chiến kéo co giữa họ.

Một giáo sĩ đạo Zoroaster được gọi là magus, số nhiều là magi: ba “người chiêm tinh ở phương Đông”, theo Tân ước, mang nhũ hương và mộc dược dâng cho hài nhi Jesus nằm trong máng cỏ là những giáo sĩ đạo Zoroaster. Những giáo sĩ này được người ta cho rằng (và đôi khi tự mình tuyên bố) sở hữu các quyền năng mầu nhiệm.

Vào những ngày cuối cùng của đế chế, Ba Tư tan vỡ vào thế giới Địa Trung Hải và quậy dữ dội nhưng ngắn ngủi trong thế giới sử Tây phương. Hoàng đế Ba Tư Darius xông về phía tây để trừng phạt người Hy Lạp. Tôi nói “trừng phạt”, không nói “xâm lăng” hoặc “chinh phục,” bởi vì theo quan điểm Ba Tư cái gọi là Chiến tranh Ba Tư không phải là trận đụng độ có tầm ảnh hưởng nào đó giữa hai nền văn minh. Ba Tư xem người Hy Lạp như các cư dân sơ khai của một vài thành phố nhỏ trên bờ tây xa mút của thế giới văn minh, những thành phố ngầm hiểu là thuộc về Ba Tư, cho dù họ ở quá xa để có thể cai trị trực tiếp. Hoàng đế Darius muốn người Hy Lạp chỉ cần khẳng định mình là thần dân của ông ta bằng cách mang đến cho mình một bình nước và một hộp đất cát như hàng triều cống tượng trưng. Người Hy Lạp từ chối. Darius tập họp quân đội để dạy cho người Hy Lạp một bài học mà họ không bao giờ quên, nhưng ngay kích cỡ của quân đoàn vừa là một lợi thế vừa là một trở ngại: Làm thế nào bạn có thể điều động quá nhiều người qua một khoảng đường xa như thế? Làm sao tiếp tế liên tục cho họ? Darius không biết nguyên tắc đầu tiên của chiến lược quân sự: không nên chiến đấu trên bộ ở châu Âu. Cuối cùng, chính người Hy Lạp đã dạy cho người Ba Tư một bài học không thể nào quên – một bài học mà họ nhanh chóng quên đi không đến một thế hệ sau đó, đứa con trai tối dạ Xerxes của Darius quyết tâm rửa hận cho cha mình bằng cách lặp lại lỗi lầm của vua cha. Xerxes, cũng vậy, khập khiễng chạy về nhà, và đó là đoạn kết của cuộc phiêu lưu Âu châu của Ba Tư.

Tuy nhiên, nó không kết thúc ở đó. Khoảng 150 năm sau, Alexander Đại Đế đánh trận theo một cách khác. Chúng ta thường nghe nói Alexander Đại Đế chinh phục thế giới, nhưng những gì ông thực sự chinh phục là Ba Tư, nước đã chinh phục “thế giới.”

Với Alexander, câu chuyện Địa Trung Hải hùng hỗ xông vào câu chuyện Trung Thế Giới. Alexander mơ ước hoà lẫn hai thế giới làm một: mơ ước thống nhất châu Âu và châu Á. Ông đang dự tính định vị kinh đô mình tại Babylon. Alexander cắt sâu và tạo ra một dấu vết. Ông xuất hiện trong nhiều truyền thuyết và truyện kể Ba Tư, khoác cho ông phẩm chất anh hùng quá cỡ, mặc dù không phải toàn là tích cực (cũng không hoàn toàn xấu ác). Một số thành phố trong thế giới Hồi giáo được đặt theo tên ông. Alexandria là một ví dụ lộ liễu, nhưng kín đáo hơn là Kandahar – giờ vẫn còn nổi tiếng vì Taliban chọn nó làm thủ đô của mình. Kandahar tên gốc gọi là “Iskandar,” là cách phát âm từ “Alexander” ở phương Đông, nhưng âm “Is” bị bỏ đi, và “Kandar” làm mềm đi thành “Kandahar.”

Nhưng vết cắt mà Alexander tạo ra đã lành lặn, đã lên da non, và sức tác động của 11 năm của ông ở châu Á đã phai nhạt. Một đêm tại Babylon ông đột ngột qua đời, có lẽ vì cúm, sốt rét, say xỉn, hoặc bị đầu độc, không ai biết. Ông đã bố trí các tướng lĩnh của mình tại các bộ phận khác nhau trên lãnh thổ ông đã chinh phục, và sau khi ông chết, các tướng lĩnh dạn dày nhất chiếm lấy phần đất mình đang cai quản, lập ra các vương quốc kiểu Hy Lạp kéo dài một vài thế kỷ nữa. Chẳng hạn, ở vương quốc Bactria (giờ là bắc Afghanistan) các nghệ sĩ tạo nên những điêu khắc dáng vẻ Hy Lạp; sau này, khi các ảnh hưởng Phật giáo xâm nhập vào miền bắc từ Ấn Độ, hai phong cách nghệ thuật hòa nhập, kết quả là ra đời nghệ thuật Hy Lạp-Phật giáo như giờ ta đã biết.

Tuy nhiên, cuối cùng các vương quốc đó suy yếu đi, ảnh hưởng Hy Lạp phai nhạt, ngôn ngữ Hy Lạp không còn được sử dụng tại đây, và Ba Tư từ lớp ngầm lại trồi lên. Một đế chế khác tiến lên chiếm gần như cùng vùng lãnh thổ của Ba Tư cổ đại (mặc dù không lớn bằng). Các vị vua mới xưng mình là người Parthia, và họ là các chiến binh khủng. Người Parthia đánh với La Mã khiến họ phải dừng chân, ngăn cản họ mở rộng về phía đông. Quân đội họ là người đầu tiên bổ sung lực lượng kỵ sĩ mặc áo giáp toàn thân cưỡi trên lưng các chiến mã cũng mang giáp, không khác với kỵ sĩ thời phong kiến Âu châu. Những kỵ sĩ Parthia này giống như các lâu đài đi động. Nhưng lâu dài di động thì cồng kềnh, vì thế quân Parthia cũng có thêm một lữ đoàn kỵ binh khác, y phục nhẹ cưỡi ngựa trần. Một chiến thuật tác chiến họ thường áp dụng là kỵ binh nhẹ đôi khi giả vờ tháo chạy; giữa lúc giao chiến đang nóng rát, họ thình lình quay đầu và chạy đi. Quân địch thấy vậy rời bỏ đội hình và truy đuổi, vừa chạy vừa hò hét. Bất ngờ quân Parthia hồi mã và bắn tên như mưa vào đám hỗn quân náo loạn, tiêu diệt chúng trong phút chốc.

Người Parthia xuất thân là dân du mục săn bắn và chăn thả từ vùng núi đông bắc Ba Tư, nhưng một khi họ đã chiếm đoạt bộ khung của Đế chế Ba Tư cũ, họ trở thành, vì những lý do thực tiễn, người Ba Tư. Đế chế này kéo dài hàng thế kỷ mà không để lại nhiều dấu tích, vì họ ít quan tâm đến nghệ thuật và văn hóa, và các lâu đài di động được tái chế để lấy kim loại tái sử dụng một khi các chiến binh bên trong chúng lìa đời.

Tuy nhiên, trong khi họ tại vị, người Parthia bảo vệ và xúc tiến mậu dịch, và những đoàn xe hàng di chuyển tự do bên trong lãnh thổ của họ. Kinh đô Parthia được người Hy Lạp biết dưới tên Hecatompylos, “100 cổng”, vì có quá nhiều tuyến đường hội tụ về đó. Trong cửa hiệu ở các thành phố Parthia, bạn chắc chắn nghe được những tin đồn thổi từ khắp khu vực trên đế chế và xã hội mà nó tiếp giáp: các vương quốc Hy Lạp-Phật giáo ở phía đông, Ấn giáo ở phía nam, Trung Quốc tận phía đông xa xôi, các vương quốc Hy Lạp (Seleucid) đang suy yếu ở phía tây, và người Armenia ở phía bắc … Người Parthia ít giao lưu xã hội với người La Mã, trừ khi đánh nhau được kể là giao lưu. Dòng máu văn minh biến người Parthia thành Ba Tư không chảy xuyên qua biên giới, và vì vậy một lần nữa thế giới Địa Trung Hải và Trung Thế Giới tách rời nhau.

Khoảng thời gian người Parthia bắt đầu trỗi dậy, lần đầu tiên Trung Quốc thống nhất. Thật ra, những năm vinh quang của triều đại nhà Hán gần như trùng hợp với thời kỳ người Parthia thống trị. Ở phương Tây, người La Mã bắt đầu bành trướng gần với thời kỳ bắt đầu kỷ nguyên Parthia. Ngay lúc La Mã đánh bại Carthage lần đầu tiên, người Parthia đang chiếm Babylonia. Ngay khi Julius Caesar xâu xé xứ Gaul, quyền lực người Parthia lên đến đỉnh cao tại Trung Thế Giới. Vào năm 53 TCN người Parthia đè bẹp người La Mã trong một trận đánh, bắt sống 34,000 lính viễn chinh La Mã và giết chết Crassus, người cùng với Caesar và Pompey, đã từng là đồng trị vì La Mã. 30 năm sau, người Parthia đánh bại Mark Anthony tan tác và thiết lập Sông Euphrates làm biên giới giữa hai đế chế. Người Parthia vẫn còn bành trướng về hướng đông khi Christ ra đời. Việc truyền bá đạo Cơ đốc không được người Parthia chú ý lắm, vì họ ưu ái đạo Zoroaster hơn. Khi các nhà truyền đạo Cơ đốc bắt đầu lẻ tẻ đi về hướng đông, người Parthia vẫn để họ vào; họ không quan tâm nhiều đến tôn giáo, cách này hay cách khác.

Người Parthia luôn hoạt động theo một chế độ phong kiến, với quyền lực được phân bổ xuống qua nhiều tầng lãnh chúa. Theo thời gian, quyền lực hoàng chế rò rỉ qua chế độ phong kiến càng ngày càng phân mảnh này. Vào thế kỷ thứ 3 theo CN, một cuộc nổi dậy ở tỉnh lỵ lật đổ đời vua cuối cùng của Parthia và triều đại Sassanid được thành lập, và nó nhanh chóng bành trướng và chiếm tất cả lãnh thổ của Parthia trước đây và ngoài ra thêm một chút nữa. Triều đại Sassanid không thay đổi chiều hướng biến đổi văn hóa; họ chỉ tổ chức đế chế hiệu quả hơn, bôi xoá những dấu vết cuối cùng của ảnh hưởng Hy Lạp, và hoàn tất việc phục hồi lớp áo Ba Tư. Họ xây dựng những công trình kiến trúc hoành tráng, những tòa nhà đồ sộ, và những thành phố bề thế. Đạo Zoroaster lại trỗi dậy hùng tráng – lửa và tro tàn, ánh sáng và bóng tối, Ahura Mazda và Ahriman: đó là quốc giáo. Các thầy tu Phật giáo từ Afghanistan đã lang thang về hướng tây, rao giảng Phật pháp, nhưng hạt mầm họ gieo xuống không nảy mầm trên mảnh đất đạo Zoroaster của Ba Tư, vì thế họ quay sang phía đông, và kết quả là đạo Phật truyền đến Đông Nam Á và Trung Quốc nhưng không đến châu Âu. Vô số câu chuyện và truyền thuyết Ba Tư các thời đại sau đi ngược lại đến thời kỳ Sassanid này. Vị vua vĩ đại nhất của triều đại Sassanid, Khusrow Anushervan, được các diễn giả Ba Tư nhớ đến như là hình mẫu một vị minh quân, có thể so sánh với Kay Khosrow, vị vua thứ ba thuộc triều đại thứ nhất huyền thoại của Iran, từa tựa nhân vật Arthur với các hiệp sĩ bàn tròn trong truyền thuyết Anh.

Trong khi đó Đế chế La Mã đang tan rã. Vào năm 293, hoàng đế Diocletian chia đế chế làm bốn phần để dễ điều hành: nó đã phồng to quá mức và quá cồng kềnh để có thể điều hành từ một trung tâm duy nhất. Nhưng cải cách của Diocletian kết thúc bằng việc chia tách đế chế ra làm hai. Hoá ra của cải đều tập trung ở phương đông, nên phần phía tây của Đế chế La Mã bị rệu rã. Khi các bộ tộc du cư Đức tràn vào đế chế phương Tây, các dịch vụ công tắt nghẽn, luật pháp và trật tự đảo lộn, và mậu dịch suy sụp. Trường học đóng cửa, người châu Âu không còn đọc hay viết nhiều nữa, và châu Âu chìm vào cái gọi là Thời đại Tối Tăm. Các thành phố La Mã tại những vùng như Đức, Pháp, và Anh rơi vào cảnh hoang tàn, và xã hội rút lại chỉ gồm giới nông nô, chiến binh và tu sĩ. Định chế duy nhất gắn kết các địa phương tạp nham lại với nhau là Cơ đốc giáo, được giám mục La Mã neo giữ, sớm xưng danh là giáo hoàng.

Phần phía đông của Đế chế La Mã, đặt tổng hành dinh ở  Constantinople, tiếp tục lay lắt. Các địa phương còn gọi thực thể này là La Mã nhưng đối với các sử gia sau này nó dường như là một điều gì mới mẻ, quá  hoài niệm đến nỗi họ cho nó một tên mới: Đế chế Byzantine.

Cơ đốc Chính thống giáo được tập trung ở đây. Không như Cơ đốc Tây phương, giáo hội này không có nhân vật giáo hoàng. Mỗi thành phố với số giáo dân Cơ đốc khá lớn có riêng giám mục đứng đầu của mình, và mọi giám mục được xem như ngang hàng, mặc dù giám mục chóp bu ở Constantinople có vai vế hơn tất cả. Tuy nhiên, đứng trên tất cả họ là hoàng đế. Kiến thức, kỹ thuật, và hoạt động trí tuệ Tây phương chuyển giao đến Byzantium. Tại đây, các tác giả và nghệ sĩ tiếp tục sáng tác sách, tranh, và những sản phẩm khác, vậy mà một khi đông La Mã trở thành Đế chế Byzantine nhiều hay ít nó đã ra khỏi lịch sử Tây phương.

Nhiều người tranh luận về phát biểu này – Đế chế Byzantine là đế chế Cơ đốc, suy cho cùng. Thần dân của nó nói tiếng Hy Lạp, và các triết gia của nó … vâng, chúng ta đừng nói quá nhiều về các triết gia của nó. Gần như mọi người Tây phương có học thức đều biết về Socrates, Plato, và Aristotle, ấy là chưa kể Sophocles, Virgil, Tacitus, Pericles, Alexander xứ Macedon, Julius Caesar, Augustus, và nhiều người khác; nhưng không kể các học giả chuyên ngành lịch sử Byzantine, ít ai có thể nêu ra được tên 3 triết gia Byzantine, hoặc 2 thi sĩ Byzantine, hoặc 1 hoàng đế Byzantine sau đời Justinian. Đế chế Byzantine kéo dài gần 1000 năm, nhưng ít ai có thể nêu ra được 5 sự kiện xảy ra trong đế chế trong thời gian đó.

So sánh với La Mã cổ đại, Đế chế Byzantine không nắm nhiều ảnh hưởng, nhưng trong vùng lãnh thổ của mình nó là một siêu cường, chủ yếu vì nó không có đối thủ và vì kinh thành Constantinople với tường thành bao quanh của nó ắt hẳn là thành phố bất khả xâm phạm nhất mà thế giới từng biết. Vào giữa thế kỷ 6, người Byzantine cai trị hầu hết vùng Tiểu Á và một số miền mà hiện nay ta gọi là đông Âu. Họ đương đầu với Ba Tư triều đại Sassanid, cũng là siêu cường trong vùng. Người Sassanid cai trị một vạt đất kéo dài về phía đông đến chân dãy Hy Mã Lạp Sơn. Giữa hai đế chế là một dải lãnh thổ bị tranh chấp, những vùng đất chạy dọc bờ biển Địa Trung Hải, nơi hai thế giới gối lên nhau và nơi các vụ tranh chấp là đặc hữu. Về phía nam, trong bóng tối của cả hai đế chế to lớn, toạ lạc Bán đảo Ả Rập, nơi cư trú của nhiều bộ tộc tự trị. Đó là cấu hình chính trị của Trung Thế Giới ngay trước khi đạo Hồi ra đời.

2

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Vuonxuan

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Chopin – Spring Waltz 
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Lời ru nhớ núi sông

LỜI RU NHỚ NÚI SÔNG
Hoàng Kim

Việt Nam đất nước con người
Quê hương sông núi muôn đời yêu thương
Sông Đồng Nai Núi Chứa Chan
Chán chưa, chưa chán lại càng chứa chan

Hoành Linh, Kỳ Lộ, Bà Đen,
Chung Sơn, Đại Lãnh, ân tình nước non…
Thiên Thụ Sơn, Chư Yang Sin
Nhớ Bảy Núi Thiên Cấm Sơn, Chùa Đồng

Mình về mình có nhớ không
Chứa chan lòng lại giục lòng nhớ thương
Chân đi muôn dặm nẻo đường
Phải đâu cứ đất quê hương mới là …

Đêm nằm nghe gió thoảng qua
Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê
Chợt dưng lòng lại gọi về
Vùng quê xa với gió hè chứa chan

Vục đầu uống ngụm nước trong
Nhớ miền ký ức ngọt dòng sông xanh
Thương từ chốn cũ xa em
Nhớ lên núi biếc mây xanh lững lờ

Xa nhau từ bấy đến chừ
Một vầng trăng khuyết sẻ chia đôi miền
Mình về nơi ấy đồng xuân
Ai đi ngậm ngãi tìm trầm mà thương

Nằm đêm lưng chẳng tới giường
Chứa chan nhớ núi, nhớ rừng canh khuya
Trường Sơn lá đỏ xa mờ
Thái dương nhớ thuở tiến vô Sài Gòn.

Mảng cầu chín nhớ mười mong
#Khátkhaoxanh vẹn thủy chung khải hoàn
Phong trần năm tháng gian nan
Đường xuân hạnh phúc bình an chí bền …

#Thungdung đời cứ #annhiên
Đất quen tính thuộc dịu đêm mát ngày
Du xuân thiên hạ đủ đầy…
Đồng xuân thương nhớ nơi này chứa chan.

SÔNG ĐỒNG NAI YÊU THƯƠNG
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Cuối dòng sông là biển
Sông Đồng Nai yêu thương

Ban mai chào ngày mới
Ân tình đất phương Nam


xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-dong-nai-yeu-thuong/

Ngày vui nhớ núi Chứa Chan / chán chưa, chưa chán lại càng Chứa Chan (Núi Chứa Chan. lục bát Hoàng Kim)

(1)  Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào với chiều cao 800m so với mặt nước biển thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là ngọn núi cao thứ hai khu vực Nam Bộđồng bằng Sông Cửu Long, Núi Chứa Chan nổi tiếng phong cảnh hùng vĩ, có chùa núi Gia Lào một ngôi chùa linh thiêng nằm trên vách núi gần đỉnh hứa Chan. Du khách ngày nay lên đó có thể đi bàng cáp treo hoặc leo núi khám phá, Lá đỏ thơ Nguyễn Đình Thi, nhạc Hoàng Hiệp ‘rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ’ https://youtu.be/fpIa9fJTLbk thân thuộc vùng này ngày thống nhất đất nước, anh em cùng gặp nhau giữa thành phố. Núi Chứa Chan với Chung Sơn, Hoành Sơn, Thần Đình, Thiên Thụ Sơn; Bảy Núi Thiên Cấm Sơn, Bà Đen, Đại Lãnh, Cổ Sơn, Chùa Đồng là mười ngọn núi thiêng của Việt Nam và Thế giới; xem tiếp hộp trích dẫn sáu ngọn núi này tại TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay; Chứa Chan lời Nhớ Núi (hình) https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/chua-chan-loi-nho-nui ; Câu cá bên dòng Sêrêpôk https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-ca-ben-dong-serepok; #cnm365 #cltvn 27 tháng 3 https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-27-thang-3/tại https://khatkhaoxanh.wordpress.com/2023/03/27/chua-chan-loi-nho-nui/

LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim

Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/linh-giang-song-que-huong/

Làng Minh Lệ quê tôi

SÔNG ĐỜI THAO THIẾT CHẢY
Hoàng Kim


Cầu Minh Lệ Rào Nan
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-doi-thao-thiet-chay

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI
Hoàng Kim


Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-yeu-thuong-vo-mai/

PHAN THIẾT CÓ NHÀ TÔI
Hoàng Kim

Phan Thiết có nhà tôi
Ra khỏi cửa rừng là nhà cửa biển
Tà Cú ngất cao, thong thả tượng Phật nằm
Đồi Trinh nữ nhũ hồng đắm say cảm mến.

Phan Thiết có nhà tôi
Quên hết bụi trần
Lãng đãng tứ cô nương
Ngọt lịm một lời thách đối:
Chứa Chan, Chán Chưa, Chưa Chán.

Phan Thiết có nhà tôi
Vị tướng trỏ tay thề
Mũi Kê Gà mắt thần canh biển
Ai đi xa nhớ nước mắm mặn mòi

Phan Thiết có nhà tôi
Sau đồi cát kia là dinh Thầy Thím
Lánh chốn ồn ào, tìm nơi tĩnh vắng
Tin nhắn một chiều  Im lặng và Nghe

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phan-thiet-co-nha-toi/

SÔNG KỲ LỘ PHÚ YÊN
Hoàng Kim

Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Dài trăm hai cây số
Từ Biển Hồ Gia Lai
Thượng nguồn sông Bà Đài
Sông La Hiên Cà Tơn
Bến Phú Giang, Phú Hải
Phú Mỡ huyện Đồng Xuân
Thôn Kỳ Lộ Cây Dừng
Tre Rồng sông Kỳ Lộ
Huyền thoại vua Chí Lới
Vực Ông nối thác Dài

Xuôi dòng sông Kỳ Lộ
Lẫy lừng chuyện suối Cối
Tới suối Mun Phú Mỡ
Suối nước nóng Cây Vừng
Thấu vùng đất hoang sơ
Chợ Kỳ Lộ nổi tiếng
Người Kinh Chăm Ba Na
Xưa mỗi tháng chín phiên
Nay ngày thường vẫn họp

Sông Cái thác Rọ Heo
Vùng Hòn Ông vua Lới
Suối nước nóng Triêm Đức
Thôn Thạnh Đức Xuân Quang
Sông Trà Bương sông Con
Tiếp nước sông Kỳ Lộ
Chốn Lương Sơn Tá Quốc
Lương Văn Chánh thành hoàng
Sông Cô tới La Hai
Sông Cái hòa tiếp nước

Đồng Xuân cầu La Hai
Hợp thủy sông Kỳ Lộ
Tới Mỹ Long chia nhánh
Một ra vịnh Xuân Đài
Một vào đầm Ô Loan
Suối Đá xã An Hiệp
Chảy ra đầm Ô Loan
Suối Đá Đen An Phú
Chảy ra biển Long Thủy.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là bc23e-lahai.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 9656a-46400358.jpg

Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Lắng đọng nhiều chuyện quý
Ngọc Phương Nam ngày mới
Giống sắn tốt Phú Yên
Lúa siêu xanh Phú Yên
Báu vật nơi đất Việt
A Na bà chúa Ngọc
Châu Văn Tiếp Phú Yên
Cao Biền trong sử Việt
Ông Rhodes chữ tiếng Việt
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Chuyện đồng dao cho em
Con đường xanh yêu thương
Cuối dòng sông là biển

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-ky-lo-phu-yen/

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Hoàng Kim

An nhàn sau mùa gặt
Đầy trời còn mưa bay
Ta thì quen tháng đợi
Người vẫn lạ năm chờ
Nhịp thời gian gõ cửa

Hè qua rồi Thu tới
Đông về Xuân trở lạnh
Người ngoan việc nhiều
Nhân quả trời tạo nghiệp
Phước đức đất nuôi bền

Đường xuân đời quên tuổi
Cuộc đời phúc lưu hương
Cuối dòng sông là biển
Vui đi dưới mặt trời

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoi-dong-song-la-bien/

(3) Bà Đen

BÀ ĐEN
Hoàng Kim

Người đi tìm Ngọc phương Nam
Nhớ bầu sữa Mẹ muôn vàn yêu thương
Bà Đen Dầu Tiếng Tây Ninh
Khoai mì đậu phộng nên danh ơn Người .

xem tiếp Bà Đen https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/ Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/

MÃNG CẦU NÚI BÀ ĐEN
Hoàng Kim
#Thungdung
#vietnamhoc #đẹpvàhay
574

Tỉnh thức tinh hoa cầu lá nõn
Nắng xanh như ngọc núi Bà Đen
Người đi kiếm báu trời che khuất
Đặc sản bên non chậm hái về.

ảnh mãng cầu Nguyễn Phương Liên;
xem tiếp Bà Đen https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/

Bà Đen ở Tây Ninh (ảnh Phan Văn Tự)

BÀ ĐEN Ở TÂY NINH

Tỉnh Tây Ninh có núi Bà Đen. Báo Nông nghiệp Việt Nam có video tuyệt đẹp giới thiệu về danh thắng này https://www.facebook.com/NongNghiepVietNamOnline/videos/276320777967406. #vietnamhoc#cnm365#cltvn đã tích hợp. Tỉnh Tây Ninh là nôi nuôi dưỡng và phát triển các giống khoai mì KM94, SM937-26, KM98-1, KM98-5, KM140, KM419 là các giống khoai mì chủ lực tạo nên danh tiếng toàn cầu “Cách mạng sắn Việt Nam”. Tỉnh Tây Ninh cũng là nôi nuôi dưỡng và phát triển các giống đậu phộng HL25, Lì và Giấy chọn lọc, đậu xanh HL89-E3, đậu rồng và các loại đậu đỗ thực phẩm, đóng góp hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/

BÀ ĐEN Ở ĐỒNG NAI

Tỉnh Đồng Nai cũng có Bà Đen nhưng không phải núi mà là một bà già đã quy tiên ngày 18 tháng 5 Giáp Ngọ. Chuyện Bà Đen Đồng Nai là chuyện của một người rất nghèo, rất rất nghèo. Bà không có của, chỉ có con. Ông Vichtor Huygo lúc chết muốn được đi xe tang kẻ khó. Bà Đen suốt đời là kẻ khó, đến chết mới được đi xe tang. Nhớ ngày vía Bà Đen, xin được chép lại câu chuyện Bà Đen đất phương Nam. Minh triết sống phúc hậu có Bài giảng đầu tiên của Phật.là việc thấu hiểu sự khổ, nguyên nhân, kết quả và giải pháp. Phật chủ trương bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử. Sự chứng ngộ phải trong thực tế. Bà Đen là sự chứng ngộ sự khổ của một con người. Bà Đen đã đến với thế giới loài người 73 năm, gánh mọi sự khổ mà không buồn giận và rời Cõi Người ngày 18 tháng 5 Giáp Ngọ, 2014.

Ả LÀ AI ĐỜI NÀY?

Kính thưa hương hồn Bà Đen.
Kính thưa bà con lối xóm.

Hôm nay chúng ta tiễn đưa Bà Đen – người Chị, người Mẹ, người Bà của các cháu – về Trời. Tôi là em con chú con bác với Bà Đen, gọi ả cu Đen là chị dâu. Tôi xin được tỏ đôi lời thưa cùng bà con trước hương hồn của Ả.

Bà Đen (ả cu Đen, ả Trần, ả mẹt Hợi là tên cúng cơm, tục danh, tên thường goi) tên thật là Trần Thị Đen, sinh năm 1942 (Nhâm Ngọ), trú quán tại làng Minh Lệ, xóm Bắc, nhà ở cạnh ngôi đình cổ làng Minh Lệ. Theo thần phả, đình Minh Lệ được xây dựng năm 1464, là nơi thờ bốn vị đức Thành Hoàng bản thổ của bốn dòng họ lớn Hoàng, Trần, Trương, Nguyễn. Làng Minh Lệ là đất Kim Quy vùng Hạ Yên Trạch, tương truyền là nơi ngã ngưa của Trung Lang Thượng Tướng Quân Trương Đức Trọng, nay là xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Binh. Bà Đen mất ngày 15 tháng 6 năm 2014 nhằm ngày 18 tháng 5 Giáp Ngọ tại xã Hưng Thịnh huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, hưởng thọ 73 tuổi.

Chồng bà Đen là ông Nguyễn Minh Dức sinh năm 1939 (Kỹ Mẹo) mất năm 2006 ngày 20 tháng 10 âm lịch (Bính Tuất) tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Ông Bà Hoàng Minh Dức và Trần Thị Đen có bảy người con, năm trai, hai gái, đó là: Hợi, Hiếu, Thiểu, Thân, Thứ, Thống, Thiết.

Vợ chồng ông bà nghèo khó, lương thiện. Bà Đen là người tuyệt nhiên chưa bao giờ nóng giận, chưa hề làm mất lòng ai. Bà chưa khi nào phàn nàn trách cứ ai. Trước mọi vinh nhục, buồn vui, đói no, xấu tốt, bà đều luôn bình thản chỉ cười. Bà không tài sản, vô tâm, ngẫn ngơ: Đường Trần ta lại rong chơi. Vui thêm chút nữa buồn thôi lại về.

CON NGƯỜI ĐẾN ĐI

Bà Đen đã đến Trái Đất này 73 năm và đã đi tới chốn vĩnh hằng.

Bà Đen không để lại tài sản ruộng nương, tiền bạc.
Bà Đen không lưu lại danh vọng, sự nghiệp.
Bà Đen không căn dặn bất cứ điều gì.

Bà Đen di sản chỉ có CON NGƯỜI và CÂY XANH Bồ Đề, Sanh, Sung, Mai, Bưởi …do con cháu bà trồng tại nơi bà sống những năm cuối đời tại Hưng Thịnh, Đồng Nai.

Thân xác của Bà, một số con bà bàn hỏa táng, một số bà con muốn chôn cất. Cuối cùng, bà được an táng tại Nghĩa trang Hưng Bình theo ý nguyện của các con thuận theo lời bàn của nhiều người để phù hợp cho con cháu sau này.

NÉN TÂM HƯƠNG ĐƯA TIỂN

Kính thưa hương hồn Bà Đen, kính thưa bà con lối xóm.

Chúng ta thành kính tiễn đưa một con người.

Nhà văn Vichto Huygo có câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn đi xe tang của kẻ khó“.

Bà Đen là kẻ khó, nay được đi xe tang.

Kính thắp nén tâm hương đưa tiễn.

Kính đề nghị mọi người dành một phút tưởng niệm.

Thay mặt gia đình tang quyến, xin trân trọng biết ơn.

Bạch Ngọc
Hoàng Kim

CUỘC ĐỜI THÀNH TRANG VĂN
Hoàng Kim


Có một ngày như thế
Cuộc đời thành trang văn
Hoàng Lê bảy năm trước
Mừng ngày mới tháng năm

Phương Loan Hoàng đã thêm 4 ảnh mới. Stepodsrnott7f 23942009661á6 c1t38f: cgm06h9976901 n0úi1l  ·

Món quà nhỏ chia tay bạn cùng phòng, tưởng đám cưới bả mình váy áo lung linh chụp ngàn tấm hổng ngờ chạy sút váy, rớt cúc, tóc tai rủ rượi à
#27-28-29/5/2022 #Mysister‘s wedding

xem tiếp Câu chuyện ảnh tháng năm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoc-doi-thanh-trang-van/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/

Hoa co
Chaongaymoi

TA VỀ TRỜI ĐẤT HỒNG LAM
Hoàng Kim

Ta về trời đất Hồng Lam
Thung dung dạo bước trăng vàng lộng soi
Đường trần tới chốn thảnh thơi
Hồng Sơn Liệp Hộ bồi hồi đất quen.

Linh miêu chốn Tổ Rồng Tiên
Quấn quanh trao gửi nổi niềm Thái Sơn
Hỡi ai là kẻ phi thường
Đỉnh chung dâng nén tâm hương nhớ Người.

NGUYỄN DU ĐI SĂN Ở NÚI HỒNG
Hoàng Kim

Núi Hồng Lĩnh danh thắng Nghệ Tĩnh,thuộc thị xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Núi Hồng Lĩnh cùng với sông Lam, được xem là biểu tượng hồn thiêng sông núi của xứ Nghệ, từng được xếp vào danh sách 21 danh thắng nước Nam. Núi Hồng Lĩnh là nơi Nguyễn Du đi săn ở núi Hồng làm ‘Hồng Sơn Liệp Hộ’ (1797-1802)  sau khi ông bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An mùa đông năm Bính Thìn (1796) về tội danh định trốn vào Nam với chúa Nguyễn Ánh, sau ông được tha về sống ở Tiên Điền; Núi Hồng Lĩnh (Ngàn Hống, Rú Hống, Hồng Sơn hay Hồng Lĩnh biệt hiệu là Hoan Châu Đệ Nhất Danh Thắng dãy núi núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh. Nguyễn Du tỏ chí là Nam Hải Điếu Đồ (kẻ đi câu ở biển Nam) và Hồng Sơn Liệp Hộ (người đi săn ở núi Hồng) ở hai thời khắc quyết định thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn minh triết của ông .Bài này viết về Nguyễn Du thời thế từ 1797 đến 1802 kiệt tác thơ chữ Hán Nguyễn Du soi tỏ thời thế, cuộc đời và tâm hồn Nguyễn Du trăng huyền thoại; .Tâm sự Nguyễn Du làm Hồng Sơn Liệp Hộ, ngôn chí thể hiện rõ nhất trong bài “Đi săn”; bài chi tiết tại Nguyễn Du niên biểu luận; Nguyễn Du thời Tây Sơn; Nguyễn Du làm Ngư Tiều https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-lam-ngu-tieu/


(*) Đại Lãnh

Núi Đá Bia Phú Yên

ĐẠI LÃNH NHẠN QUAY VỀ
Hoàng Kim


Núi Đá Bia thiên nhãn phương nam
Biển Vũng Rô mắt thần tịnh hải 
Tháp Nhạn người Chăm lưu đất Phú
Mằng Lăng chữ Việt dấu trời Yên
Xuân Đài thành cổ ghềnh Đá Đĩa
Sông Ba sông Cái núi Cù Mông
Vạn kiếp tình yêu ai gửi lại
Ngàn năm Đại Lãnh nhạn quay về

Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Đồng xuân lưu dấu hiền
Cao Biền trong sử Việt
Đại Lãnh nhạn quay về

Biển Vũng Rô

Tháp Nhạn

Nhà thờ Mằng Lăng

HUẾ CÓ THIÊN THỤ SƠN
Hoàng Kim

Huế có Thiên Thụ Sơn, đó là câu chuyện dài tiếp nối Bảy Núi Thiên Cám Sơn trong bài viết CHÀO NGÀY MỚI 6 THÁNG 6 dưới đây. Tôi đã suy ngẫm chuyện điền dã với huyền tích này từ lâu, nhưng do chưa đủ nhân duyên và điều kiện để tường thuật lại cặn kẽ. Đến nay sau 25 năm cũng chỉ tạm lưu ít thư mục nhỏ không nỡ quên để thỉnh thoảng quay lại. Cụ Dương Văn Sinh, người có huân chương lao động hạng ba, lương y, thầy thuốc ưu tú, có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thầy cũng là một nhà phong thủy danh tiếng ở Huế., Cụ rất tâm đắc với tôi về thế núi Thiên Thụ Sơn và Trường Cơ Thiên Thụ Lăng, có tương quan huyền tích Bảy Núi Thiên Cấm Sơn.

Bảy Núi Thiên Cấm Sơn
Nơi Nguyễn Vương thoát hiểm
Nhớ Đàn Khê Lưu Bị
Lúa Việt Sắn An Giang.

Huế có Thiên Thụ Sơn

Ẩn tàng bao huyền thoại
Linh Nhạc thương lời hiền
Chuyện cổ tích người lớn

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hue-co-thien-thu-son/

Sau này vua Gia Long tại Huế đã chọn Thiên Thụ Sơn là hướng núi cho quần thể di tích cung điện và quần thể lăng mộ của triều đại vua chúa nhà Nguyễn , âu cũng là một câu chuyện kỳ thú. đầu tiên là hướng chính cho quần thể di tích kinh đô Huế đế lăng Trường cơ của chúa Nguyễ

NƠI NGUYỄN VƯƠNG THOÁT HIỂM

Bí mật thiên Cấm Sơn và sự thoát hiểm của Nguyễn Vương là một câu chuyện lạ bởi thiền sư Linh Nhạc Phật Ý chỉ dẫn mà tôi đã đức kết chép lại trong chùm chuyện khảo Nguyễn Du trăng huyền thoại. Vắn tắt câu chuyện như thần tích Lưu Bị phi ngựa qua suối Đàn Khê sách Tam Quốc Diện Nghĩa để chỉ sự thoát hiểm trong gang tấc. Chuyện ấy như sau:

Tôi đi lạc vào một ngôi chùa cổ. Một công án kỳ lạ theo tôi mười năm qua. Nơi đây là chốn rất quen với tôi, và tôi biết rõ từ nhiều năm qua, nhưng không hiểu sao lại có rừng cây và ngôi chùa cổ này. Tôi bàng hoàng nhớ lại phía trước là nhà anh Ba Mùa, một người trồng và chọn giống khoai lang HL4 với vợ chồng tôi rất nhiều năm. Nay tuy anh đã mất, nhưng tôi vẫn nhớ nhà anh rất rõ, mà hôm nay tìm mãi không thấy. Phía sau trụ điện cao thế đối diện khu nhà máy Coca Cola là nhà của ông Ba Báu. Ông làm việc với tôi suốt ba năm học ở Trường với bảy năm về Viện và Trung Tâm Hưng Lôc. Nay mới sau ba mươi năm quay lại mà một nơi thân thuộc vậy, lại chợt dưng khác lạ, không thể tìm được nhà. Không thể tin nổi. Khu rừng rộng, tán cây cổ thụ cao và yên tĩnh. Tôi tìm mãi không thấy người quen và đường ra; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/linh-nhac-thuong-loi-hien/

Tôi chụp nhiều ảnh và nghĩ vẩn vơ trong rừng cây, rồi bất chợt gặp hai cháu bé nhỏ đi tới. Tôi vội bước tới để hỏi. Hai bé không chút sợ hãi dừng lại nhìn và cười với tôi. Bé gái lớn gọi: Hoàng Thành, anh đến đây. Có một bé trai lớn hơn chạy tới. Lũ trẻ chỉ cho tôi đến ngôi nhà ở góc vườn, và chạy ào đi chơi. Tôi vào gặp một cụ già, và chuyên như ở dưới đây. Cụ già quắc thước, mắt sáng, hiền từ hỏi tôi:

_ Thầy đi đâu tìm gì?

Tôi nhìn khuôn mặt như tiên ông của Cụ. Khuôn mặt Cụ dường như rất quen thân, và tôi đã từng gặp ở đâu đó, nhưng không thể nào nhớ được. Tôi bất giác kính trọng Cụ, và thưa:

– Dạ cháu là Hoàng Kim, sinh năm 1953, nơi sinh ở Làng Minh Lệ Quảng Bình, thường trú tại số nhà 80 khu Trung tâm, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Cháu làm giảng viên chinh cây lương thực (lúa, ngô, sắn, khoai lang) của Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó, cháu học ở Trường Đại học Nông Nghiệp 2 Hà Bắc, và đi bộ đội từ tháng 9 năm 1971 đến tháng 1 năm 1977. Sau khi chuyển ngành về học tiếp ở Trường Đại học Nông Nghiệp 2 Hà Bắc và chuyển trường vào học tiếp ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1981, cháu tốt nghiệp kỹ sư nông học về làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Sau đó làm tiến sĩ và giám đốc Trung tâm ở đấy. Năm 2006, cháu chuyển từ Viện về Trường để dạy học. Cháu đang đi coi thi và đang tìm xem Từ Hải thật là ai?. Tôi trình bày thân phận mình và câu chuyện để cố tìm manh mối.

  • Cháu coi thi ba hôm. Vợ cháu khuyên là nên thuê nhà trọ gần điểm thi, vì nhà cháu ở xa nên để tránh kẹt xe trễ giờ cần lấy tiền bồi dưỡng coi thi trang trãi tiền thuê phòng trọ mà thực hiện tốt nhiệm vụ cho đúng giờ. Cháu đã thuê khách sạn rồi nhưng lại nhường phòng đã thuê cho hai mẹ con của một thí sinh ở miền Trung vào thi mà không đặt phòng trước. Cháu chuyển về thuê phòng ở chùa Châu Long, xa điểm thi hơn và đi về phải thuê xe ôm. Thật lạ là nơi xây nhà nghĩ chùa Châu Long ngày nay lại chính là nơi mảnh đất mà vợ chồng cháu đã chọn được Giống khoai Bí Đà Lạt, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4. Mảnh đất xây chùa Châu Long này là của chú Ba Báu trước đây vợ chống cháu sau khi ra trường định mua lập nghiệp nhưng sau đã chọn về ở đất Hưng Long Đồng Nai. Tối nay thầy Nguyễn Lân Dũng giục cháu sớm giúp phản biện cuốn sách thầy Ngô Quốc Quýnh sự thật về Nguyễn Du. Bài viết “Một khám phá độc đáo về Truyện Kiều” của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về cuốn sách “Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua Truyện Kiều” của GS.NGND Ngô Quốc Quýnh (Đại học Quốc gia Hà Nội) làm cháu mộng mị. Trong cuốn sách này, tác giả đã cho rằng Nguyễn Du gửi gắm tâm sự của mình qua Truyện Kiều mà Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, và Kim Trọng chính là Lê Chiêu Thống với nàng Kiều chính là Nguyễn Du. Thầy Nguyễn Lân Dũng gọi điện và nhắn tin giục cháu sớm giúp cho nhận xét phản biện này. Cháu vừa thương quý kính trọng Thầy vừa nhận thấy luận điểm của thầy Ngô Quốc Quýnh cũng có lý có tình nên cháu định sớm viết bài đồng tình.

_ Nguyễn Du là Từ Hải?

Cụ già hỏi lại tôi về bình sinh và hành trạng Nguyễn Duvà đã ngăn tôi khoan vội đồng tình với nhận định của thầy Ngô Quốc Quýnh coi Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, và Kim Trọng chính là Lê Chiêu Thống với nàng Kiều chính là Nguyễn Du. Cụ chất vấn tôi và lần lượt thảo luận tìm hiểu kỹ sự thật của 12 uẩn khúc chưa rõ. Đó là: Nguyễn Du là người thế nào? Nguyễn Du Bắc hành tạp lục; Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương; Nguyễn Du và Kinh Kim Cương; Nguyễn Du so tài Nguyễn Huệ; Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du tri kỷ, tri âm; Tố Như sau ba trăm năm; Nguyễn Du viếng Kỳ Lân mộ; Hoành Sơn những bài thơ cổ; Hồng Lam vằng vặc sao Khuê. Tôi dần nhận ra Nguyễn Du là Từ Hải. Để khỏi mất thì giờ bạn đọc xin không nêu ra các chi tiết. Mời đọc Nguyễn Du tư liệu quýbài 2 trong chùm chuyện khảo Nguyễn Du trăng huyền thoại của Hoàng Kim. Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình ngôi chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ Nguyễn Du nửa đêm đọc lại

_ “Khói hương” và “Hai ngả”

Cụ già hỏi tôi đã đọc sách của thầy Nguyễn Lân “Khói hương” và “Hai ngã” chưa? với những tác phẩm văn sử của Từ Ngọc “Cậu bé nhà quê” “Ngược dòng” “Nguyễn Trường Tộ” và “Những trang sử vẻ vang”? Tôi thưa với Cụ là tôi đã đọc rất kỹ “Vinh quang nghề Thầy” nhưng với các sách trên thì chưa đọc được vì nay những sách ấy rất khó tìm. Cụ cười và nói rằng, chuyện đang nóng hổi chỉ mới từ năm 1945 đến nay mà đã khó vậy, huống hồ câu chuyện Nguyễn Du trăng huyền thoại đã trải trên 253 năm để lần tìm bình sinh và hành trạng của ai đó cần đọc rất kỹ các sách mang giá trị sử thi của những tác giả đứng đắn, đối chiếu thời thế với niên biểu cuộc đời họ, mới hiểu được những ẩn ngữ trong trang sách họ viết. Ví như “Khói hương” và “Hai ngả” “Hồi ký giáo dục thầy Nguyễn Lân” có ở trong “Vinh quang nghề Thầy”. Cụ hỏi tôi có đọc kỹ đoạn Bảo Đại và Chính phủ Trần Trọng Kim mong xây dựng một nước Quân chủ lập hiến và mong “các ông sẽ soạn giúp cho một bản hiến pháp”. “Anh em đã giao cho anh Đào Duy Anh soạn bản hiến pháp đó (bản hiến pháp chưa bao giờ thành hình)”. Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim vì sao không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? Sau này, tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy Nguyễn Lân Dũng viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy” và câu chuyện đối thoại lạ lùng trong giấc mơ “Linh Nhạc thương người hiền”.

_ Bảy Núi Thiên Cấm Sơn

Tôi hỏi cụ già về tên tuổi và địa chỉ nơi này là chốn nào?. Cụ trả lời cụ là Linh Nhạc Phật Ý có duyên với tôi nên giúp sự tìm hiểu. Cụ cười bảo tôi: Thầy biết đây là đất quen, và thầy vốn nghề nông say mê Vườn Quốc gia Việt Nam lại ở rất gần Vườn Tao Đàn bạn quý mà thấy không đoán ra những cây này ở đâu à? Tôi thưa Cụ là vườn Cụ có nhiều cây quen tại Bảy Núi Thiên Cấm Sơn mà tôi có chín năm ở vùng ấy, cũng có một số kỳ hoa dị thảo của riêng vùng Đá Đứng chốn sông thiêng Làng Minh Lệ quê tôi. Cụ cười bảo Thiên Thụ Sơn ở Huế và Đại Lãnh nhạn quay về thầy đã ghé chưa ? Cây và hoa lá ở đây đã có mang về trồng tại Thiên Thụ Sơn ở Huế rồi đấy.

Tôi làm lạ sực tỉnh. Cái đêm hôm ấy, tôi ngủ suốt từ chập tối. Chuyện cũ ấy và chứng cứ ở đây http://dayvahoc.blogtiengviet.net/2012/07/04/http_dayvahoc_blogtiengviet_net_ng

*

Chiều tối hôm sau, tôi ngẫu nhiên theo chỉ dẫu của cụ già trong giấc mơ, đã tìm thấy được ngôi chùa cổ Tổ Đình Phước Tường tại địa chỉ 13/32 đường Lã Xuân Oai phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9. Ngôi chùa này lưu dấu tích của thiền sư Linh Nhạc Phật Ý.và vị thiền sư này quan hệ tới sự đã che giấu vua nhà Nguyễn thoát chết gang tấc bởi sự truy vết cũa nhà Tây Sơn. Hiện nay, Tổ Đình Phước Tường sư trụ trì là Thượng tọa Thích Nhật An. Tổ Đình đã được Bộ Thông tin Việt Nam xếp hạng Di tich Văn hóa Quốc gia tại Quyết định số 43/VH QĐ ngày 7 /1/ 1993 .Ngày tiếp sau, khi coi thi đã hoàn thành trở vể nhà lại duyên may lại tình cờ gặp được Bố tát Nhựt Tông trên chuyến xe bus từ Suối Tiên đi ngã tư Bà Rịa- Vũng Tài. Tôi đã đổi ý không đi về nhà ở Hưng Thịnh Đồng Nai mà theo gót chân Bố tát vân du chùa Long Phước 98 Trần Xuân Độ, Phường 6 tại Núi Lớn, phía sau Thích Ca Phật Đài, thành phố Vũng Tàu, thăm thiền sư Thiện Lý, với anh Nguyễn Quốc Toàn Lão Quán Lục Vân Tiên giữa đời thường, để cùng luận bàn đạo Phật ngày nay và mang sách của thầy Nhựt Tông và mang sách Nguyễn Du của anh Toàn về nhà cặm cụi tra cứu tìm tòi.

Nhà nghiên cứu Phạm Trọng Chánh nói những lời thật cảm khái : “Trong tình hình đọc sách hiện tại trong nước và hải ngoại, mỗi người Việt Nam đọc không đến một quyển sách một năm, các nhà xuất bản tại hải ngoại chỉ sống nhờ sự hy sinh của tác giả, tự viết tự bỏ tiền in, không kể gì lời lỗ. Sách gửi đi các nơi không hy vọng gì thu tiền lại. Trong nước sách in được 1500 quyển như  Nguyễn Du trên đường gió bụi anh Hoàng Khôi là thuộc loại khá. Đáng cho chúng ta khuyến khích. Phải chăng vì thiếu sách hay, các nhà văn ngày nay không đủ sức hấp dẫn lôi kéo người đọc chăng. Nghĩ lại ngày xưa thời Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới, những năm 1930-1940 mỗi năm người đậu Tú Tài chỉ vài chục người, người biết chữ quốc ngữ có là bao nhiêu trên 25 triệu dân thế mà sách  đã tạo ra những trào lưu văn học lớn mạnh. Ngày nay chúng ta có 90 triệu dân trong nước và 4 triệu người Việt hải ngoại, mà tình hình sách vở còn thua các nước nhược tiểu, nghĩ thật đáng buồn. Chúng ta không nâng cao được dân trí, mà dân trí lại thụt lùi.  Được một nhà văn như anh Hoàng Khôi, hy sinh thức đêm thức hôm để viết sách, để mua vui một vài trống canh, tôi mừng và mong có nhiều người như anh Hoàng Khôi. Đừng để các thế hệ mai sau không còn biết viết văn, biết đọc mà chỉ còn biết bấm mấy câu vớ vẫn trên điện thoại di động.

Tôi từng tâm đắc với Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ  nơi “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe” càng cho thấy nhân cách kẻ sĩ và sự cảm thông của ông đối với Liễu Hạ Huê sâu sắc đến dường nào. Người hiền thực ra đời nào cũng có, thời thế nhiễu loạn, chẳng qua vàng lầm trong cát đấy thôi. Nguyễn Du là con quan tướng quốc Nguyễn Nhiễm cựu thần nhà Lê và mẹ ông là người phụ nữ tài sắc, vợ lẽ nhà quan, gặp lúc thế nước động loạn, chúa Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều có ý riêng. Ông lớn lên trong cảnh lận đận không nhà, có tài mà không thể cậy. Ông là một đại sĩ phu tài năng trác tuyệt nhưng chỉ làm một viên quan thường triều Nguyễn mà vua vừa dùng, vừa tìm cách kiềm chế như đối với Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú. Ông vì giỏi nên được vua Nguyễn cử đi sứ Tàu mà thôi. Thơ Nguyễn Du vì vậy kín đáo và sâu sắc hiếm thấy Để thấu hiểu những giá trị nhân văn đích thực, rất cần những khoảng lặng để đối diện với chính mình.  Hôm trước tôi đã có dịp cùng với những người bạn quý thảo luận về hành vi ứng xử của Liễu Hạ Huệ gần gũi với một người nữ mà ông không mang tiếng dâm tà. Nhờ việc tra cứu, đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ ‘Liễu Hạ Huệ mộ’ của cụ Nguyễn Du, tôi chợt sững người, nhận thức thêm được những nỗi niềm, của cụ Nguyễn lấp lánh sau những con chữ …

Tôi đọc cuốn sách “Nguyễn Du” của nhà giáo Nguyễn Thế Quang “Của tin còn một chút này làm ghi” không dưới hai mươi lần (Trang sách Nguyễn Du với lời đề tặng của tác giả Nguyễn Thế Quang, ảnh Hoàng Kim), và sực thấm hiểu vì sao Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương chú giải của Lê Quý Đôn trên nghìn lần cũng như chợt hiểu vì sao Hồ Chí Minh “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh“. Tôi đã đọc mười hai tư liệu quý về Nguyễn Du (kể cả ba tư liệu mới bổ sung gần đây) Dẫu vậy tôi vẫn hồ nghi nhiều điều, chưa đủ tư liệu trao đổi với các giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Ngô Quốc Quýnh nhà giáo Nguyễn Thế Quang, nhà nghiên cứu Bulukhin Nguyễn Quốc Toàn và  còn nợ  Ví Dặm Ân Tình, Quỳnh Trâm, Huy Việt … những lời bàn luận.

Tôi nhờ lập “Nguyễn Du một niên biểu” chi tiết hóa thời thế và cuộc đời Nguyễn Du đúng hành trạng từng năm, từ lúc ông sinh ra cho đến khi ông mất, theo gợi ý của cụ già tự xưng là thiền sư Linh Nhạc Phật Ý trong giấc mơ lạ. Cụ già đã khuyến khích tôi làm điều này và cũng nhờ phản biện sâu sắc với các dẫn liệu của tiến sĩ Phạm Trọng Chánh. Ông là người bôn ba hải ngoại đã hiểu tác phẩm Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi một cách sâu sắc hiếm thấy, chân thành, đức độ và khích lệ tác giả Hoàng Khôi với một triết lý dạy và học mẫu mực. “Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà người đi sau nối tiếp người trước, làm giải quyết những nghi vấn còn tồn đọng, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ“.:

Bài liên quan
Hãy để tôi đọc lại

NGUYỄN DU TRĂNG HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim

1 Nguyễn Du thơ chữ Hán
Kiếm bút thấu tim Người,
Đấng danh sĩ tinh hoa,
Nguyễn Du khinh Thành Tổ,
Bậc thánh viếng đức Hòa

2 Nguyễn Du tư liệu quý
Linh Nhạc thương người hiền,
Trung Liệt đền thờ cổ,
“Bang giao tập” Việt Trung,
Nguyễn Du niên biểu luận

3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương
“Đối tửu” thơ bi tráng,
“Tỏ ý” lệ vương đầy,
Ba trăm năm thoáng chốc,
Mại hạc vầng trăng soi.

4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ
Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”,
Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”,
Bến Giang Đình ẩn ngữ,
Thời biến nhớ người xưa.

5 Nguyễn Du thời Tây Sơn
Mười lăm năm tuổi thơ,
Mười lăm năm lưu lạc,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ,
Tình hiếu thật phân minh

6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều
Câu cá và đi săn,
Ẩn ngữ giữa đời thường,
Nguyễn Du ức gia huynh,
Hành Lạc Từ bi tráng

7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn
Mười tám năm làm quan,
Chính sử và Bài tựa,
Gia phả với luận bàn.
Bắc hành và Truyện Kiều

8 Nguyễn Du tiếng tri âm
Hồ Xuân Hương là ai,
Kiều Nguyễn luận anh hùng,
Thời Nam Hải Điếu Đồ,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ

9 Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đi thuyền trên Trường Giang,
Tâm tình và Hồn Việt,
Tấm gương soi thời đại.
Mai Hạc vầng trăng soi,

Nhân nhàn rỗi đọc lại Thâm Giang Trần Gia Ninh, thương “Kim Thiếp Vũ Môn”, nhớ ‘Thiên hạ trục lộc‘, xin chép về so ngẫm Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng xem tiếp Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/Mai Hạc vầng trăng soi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mai-hac-vang-trang-soi/http://hoangkimlong.wordpress,com/category/nguyen-du-trang-huyen thoại

*

Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ Nguyễn Du nửa đêm đọc lại đã khuyên tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại bằng cách lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy của thời ấy về những sự kiện trọng yếu của thời thế đã gợi ý chi phối thế xuất xử của Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, để hậu thế chúng ta có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về ông. Những sự kiện chính tại đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan trong hệ quy chiếu lấy chính Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm sẽ là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác “300 năm nữa chốc mòng Biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như”

Tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại cho những ai vốn thích Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chỉ có sách Truyện Kiều và một ít bộ sách quý có liên quan mà chưa thể có thời gian đào sâu tìm hiểu về bộ kiệt tác văn chương Việt kỳ lạ này với những ẩn ngữ thời thế cuộc đời Nguyễn Du lắng đọng vào trang sách. Bạn đọc để đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn cách đọc chùm 9 bài này như sau. Đầu tiên bạn nên đọc bảng Mục lục chín bài viết này và xác định mình cần đọc bài nào trong chín bài viết ấy sau đó bấm thẳng vào đường dẫn có tại trang ấy liên kết với chín bài; Thứ hai mời bạn đọc ngay bài bảy mục 2 va 3 đó là Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn. Muốn hiểu thêm Nguyễn Du trăng huyền thoại cần tìm đọc những sách và tác giả giới thiệu trong bài này và có sự định kỳ cập nhậti. Thứ ba Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều là sự suy ngẫm lắng đọng.

Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn, là minh sư hiền tài lỗi lạc, là nhà thơ lớn danh nhân văn hóa thế giới, là một hình mẫu con người Việt Nam thuộc về văn hóa tương lai, là một tấm gương trong về phép ứng xử chí thiện, nhân đạo, minh triết giữa thời nhiễu loạn. Ông là tác giả của.Truyện Kiều và Bắc hành tạp lục bài học tâm tình Việt đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, ở Thăng Long, Hà Nội, mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn.

Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều tóm tắt như sau



Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ Nguyễn Du nửa đêm đọc lại đã khuyên tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại bằng cách lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy của thời ấy về những sự kiện trọng yếu của thời thế đã gợi ý chi phối thế xuất xử của Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, để hậu thế chúng ta có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về ông. Những sự kiện chính tại đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan trong hệ quy chiếu lấy chính Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm sẽ là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác “300 năm nữa chốc mòng Biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như” xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress,com/category/nguyen-du-trang-huyen thoại

Tác phẩm bao gồm chín bài, mục lục như sau: 1 Nguyễn Du thơ chữ Hán Kiếm bút thấu tim Người, Đấng danh sĩ tinh hoa, Nguyễn Du khinh Thành Tổ, Bậc thánh viếng đức Hòa 2 Nguyễn Du tư liệu quý Linh Nhạc thương người hiền, Trung Liệt đền thờ cổ, “Bang giao tập” Việt Trung, Nguyễn Du niên biểu luận 3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương “Đối tửu” thơ bi tráng, “Tỏ ý” lệ vương đầy, Ba trăm năm thoáng chốc, Mại hạc vầng trăng soi. 4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”, Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”, Bến Giang Đình ẩn ngữ, Thời biến nhớ người xưa. 5 Nguyễn Du thời Tây Sơn Mười lăm năm tuổi thơ, Mười lăm năm lưu lạc, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ, Tình hiếu thật phân minh 6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng 7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn Mười tám năm làm quan, Chính sử và Bài tựa, Gia phả với luận bàn. Bắc hành và Truyện Kiều 8 Nguyễn Du tiếng tri âm Hồ Xuân Hương là ai, Kiều Nguyễn luận anh hùng, Thời Nam Hải Điếu Đồ, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ 9 Nguyễn Du trăng huyền thoại Đi thuyền trên Trường Giang,Tâm tình và Hồn Việt, Tấm gương soi thời đại. Mai Hạc vầng trăng soi,

Tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại cho những ai vốn thích Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chỉ có sách Truyện Kiều và một ít bộ sách quý có liên quan mà chưa thể có thời gian đào sâu tìm hiểu về bộ kiệt tác văn chương Việt kỳ lạ này với những ẩn ngữ thời thế cuộc đời Nguyễn Du lắng đọng vào trang sách. Bạn đọc để đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn cách đọc chùm 9 bài này như sau. Đầu tiên bạn nên đọc bảng Mục lục chín bài viết này và xác định mình cần đọc bài nào trong chín bài viết ấy sau đó bấm thẳng vào đường dẫn có tại trang ấy liên kết với chín bài; Thứ hai mời bạn đọc ngay bài bảy mục 2 va 3 đó là Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn. Muốn hiểu thêm Nguyễn Du trăng huyền thoại cần tìm đọc những sách và tác giả giới thiệu trong bài này và có sự định kỳ cập nhậti. Thứ ba Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều là sự suy ngẫm lắng đọng.

Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn, là minh sư hiền tài lỗi lạc, là nhà thơ lớn danh nhân văn hóa thế giới, là một hình mẫu con người Việt Nam thuộc về văn hóa tương lai, là một tấm gương trong về phép ứng xử chí thiện, nhân đạo, minh triết giữa thời nhiễu loạn. Ông là tác giả của.Truyện Kiều và Bắc hành tạp lục bài học tâm tình Việt đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, ở Thăng Long, Hà Nội, mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn.

Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều tóm tắt như sau

1. Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, đấng anh hùng hào kiệt minh sư hiền tài lỗi lạc.

2. Nguyễn Du rất mực nhân đạo và minh triết, ông nổi bật hơn tất cả những chính khách và danh nhân cùng thời. Nguyễn Du vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao lại ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học lớn về tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới.

3. Nguyễn Du quê hương và dòng họ cho thấy gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ lớn đại quý tộc có thế lực mạnh “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Vị thế gia tộc Nguyễn Tiên Điền đến mức nhà Lê, họ Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều tìm mọi cách liên kết, lôi kéo, mua chuộc, khống chế hoặc ra tay tàn độc để trấn phản. Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều là di sản muôn đời, kiệt tác Bắc hành tạp lục 132 bài, Nam trung tạp ngâm 16 bài và Thanh Hiên thi tập 78 bài, là phần sâu kín trong tâm trạng Nguyễn Du, tỏa sáng tầm vóc và bản lĩnh của một anh hùng quốc sĩ tinh hoa, chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại. Đặc biệt “Bắc Hành tạp lục” và Truyện Kiều là hai kiệt tác SÁCH NGOẠI GIAO NGUYỄN DU sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa làm rạng danh nước Việt được ghi trong chính sử nhà Nguyễn và và ngự chế Minh Mệnh tổng thuyết

4. Nguyễn Du niên biểu luận, cuộc đời và thời thế là bức tranh bi tráng của một bậc anh hùng hào kiệt nhân hậu, trọng nghĩa và tận lực vì lý tưởng. Nguyễn Du đã phải gánh chịu quá nhiều chuyện thương tâm và khổ đau cùng cực cho chính ông và gia đình ông bởi biến thiên của thời vận”Bắt phong trần phải phong trần.Cho thanh cao mới được phần thanh cao“. Nguyễn Du mười lăm năm tuổi thơ (1765-1780) mẹ mất sớm, ông có thiên tư thông tuệ, văn võ song toàn, văn tài nổi danh tam trường, võ quan giữ tước vị cao nơi trọng yếu; người thân gia đình ông giữ địa vị cao nhất trong triều Lê Trịnh và có nhiều người thân tín quản lý phần lớn những nơi trọng địa của Bắc Hà. Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc (1781- 1796) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ (1797-1802) là giai đoạn đất nước nhiễu loạn Lê bại Trịnh vong, nội chiến, tranh đoạt và ngoại xâm. Nguyễn Du và gia đình ông đã chịu nhiều tổn thất nhưng ông kiên gan bền chí, tận tụy hết lòng vì nhà Lê “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Để lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành“. Nguyễn Du thời Nhà Nguyễn (1802- 1820) ra làm quan triều Nguyễn giữ các chức vụ từ tri huyên, cai bạ, cần chánh điện đại hoc sĩ, chánh sứ đến hữu tham tri bộ lễ. Ông là nhà quản lý giỏi yêu nước thương dân, Nguyễn Du để lại Truyện Kiều và “Bắc Hành tạp lục” không chỉ là kiệt tác sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa  làm rạng danh nước Việt mà còn là di sản lịch sử văn hóa mẫu mực của dân tộc Việt.

5. Minh triết ứng xử của Nguyễn Du là bậc hiền tài trước ngã ba đường đời là phải chí thiện và thuận theo tự nhiên “Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi” Nguyễn Du ký thác tâm sự vào Truyện Kiều là ẩn ngữ ước vọng đời người, tâm tình và tình yêu cuộc sống “Thiện căn cốt ở lòng ta, Chữ tâm kia mới thành ba chữ tài” .

6. Truyện Kiều có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng đã trở thành hồn Việt, và là tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và trên 73 bản dịch. Giá trị tác phẩm Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du có sự tương đồng với kiệt tác Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.nhưng khác chiều kích văn hóa giáo dục và giá trị tác phẩm.

7. Nhân cách, tâm thế của con người Nguyễn Du đặt trong mối tương quan với Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh của thời đại Hậu Lê Trịnh – nhà Tây Sơn – đầu triều Nguyễn; khi so sánh với Tào Tuyết Cần là văn nhân tài tử của thời đại cuối nhà Minh đến đầu và giữa nhà Thanh thì vừa có sự tương đồng vừa có sự dị biệt to lớn.

8. Gia tộc của Nguyễn Quỳnh – Nguyễn Thiếp – Nguyễn Du tương đồng với gia tộc của Tào Tỷ – Tào Dần – Tào Tuyết Cần nhưng nền tảng đạo đức văn hóa khác nhau  Nhấn mạnh điều này để thấy sự cần thiết nghiên cứu liên ngành lịch sử, văn hóa, con người tác gia, bởi điều đó chi phối rất sâu sắc đến giá trị của kiệt tác.

9. Nguyễn Du trăng huyền thoại gồm tư liệu 540 trang, là vầng trăng huyền thoại soi sáng thời đại Nguyễn Du. (Mục lục của chuyên luận này gồm 9 bài như đã trình bày ở phần trên).

10. Tôi tin Nguyễn Du trăng huyền thoại sẽ có những người trung thực, cao quý duyệt lại và bổ túc cho khảo cứu nhọc nhằn, lấm bụi thời gian này. Tôi kính trọng được trao lại những trang viết tuy chưa tới đích nhưng tâm nguyện tốt và đúng hướng, giúp cho những người nghiên cứu nghiêm cẩn, tận tụy tiếp tục sự tìm tòi làm sáng lên sự thật và nhân cách cao quý của những bậc hiền nhân. Họ là ngọc cho đời, chọn lối sống phúc hậu, an nhiên, tri túc, thanh đạm, đạt hiếu trung đầy đủ, nhưng vì thời thế nhiễu loạn, nên ngọc trong đá, vàng lầm trong cát đấy thôi

Tài liệu tham khảo chính

1. Nguyễn Du tiểu sử trong sách Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, người dịch Đỗ Mộng Khương, người hiệu đính Hoa Bằng, Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế 2006, trang 400 /716 Tập 2; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai/

NHỚ ĐÀN KHÊ LƯU BỊ

Thiền sư Linh Nhạc Phật Ý nhắc chuyện “Nhớ Đàn Khê Lưu Bị: và khuyên tôi cố gắng ‘tận nhân lực tri thiên mệnh’. Người ấy có vị thần nào bảo hộ vậy?, chính là khoảnh khắc sinh tử ấy.

Phi ngựa qua Đàn Khê” Tam quốc diễn nghĩa được đời sau người đưa tin thuật tóm tắt https://www.nguoiduatin.vn/tam-quoc-dien-nghia-thuc-hu-than-tich-luu-bi-phi-ngua-qua-suoi-dan-khe-a469579.html

Đích Lô vốn là ngựa của Trương Vũ, một tướng dưới trướng danh sĩ dòng dõi hoàng tộc thời nhà Hán là Lưu Biểu. Sau này, Trương Vũ phản bội lại Lưu Biểu. Lưu Bị (người sáng lập ra nhà nhà Thục Hán) bị thất bại trong trận giao chiến với Tào Tháo nên về đầu quân cho Lưu Biểu vì hai người cùng trong hoàng thất, đợi thời cơ làm lại sự nghiệp.

Lưu Bị cưỡi ngựa Đích Lô vượt suối Đàn Khê.

Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đâ