Có lớp sinh viên như thế

CÓ LỚP SINH VIÊN NHƯ THẾ
Hoàng Kim


Sắp tới ngày khai giảng
Bồi hồi nhớ lớp xưa …
*
Có lớp sinh viên như thế
Em như hạt ngọc cho đời
Khai mở vùng năng lượng mới
Suối nguồn tươi trẻ mãi thôi…

“Lắng nghe chăm chú, hỏi thông minh, học và làm sáng tạo”. Câu chuyện về họ là chuyện thực đời thường như suối nguồn tươi trẻ, thao thiết chảy mãi không ngừng. Chúc các bạn nổ lực học tập để khởi nghiệp thành công. Tôi trò chuyện với Văn Công Hùng, nhà văn Tây Nguyên, tác giả của “Lời vĩnh cửu” và “Tây Nguyên của tôi” rằng, sinh viên Tây Nguyên hôm nay đã hỏi tôi: Thưa Thầy, Thầy đi nhiều hãy cho chúng em biết nơi nào đáng sống nhất và đáng học nhất?; Thưa Thầy, quê em ở …. ruộng nửa khô nửa nước, đất ương điền canh tác khó khăn, thầy giúp ý kiến nuôi trồng để dân thoát nghèo có lợi nhất?”… Những câu hỏi thông minh đến vậy đã làm cho sự trả lời không đơn giản, đánh thức trong tôi việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và đúc kết di sản lý luận để đáp ứng. Dạy và học không chỉ là sự trao truyền kiến thức chuyên môn mà còn thắp lên ngọn lửa, đánh thức tiềm lực, giúp học viên tìm tòi, suy nghĩ đối thoại tìm ra định hướng để khai mở vùng năng lượng to lớn của con người và thiên nhiên nơi mình đang sống. Bởi định hướng quan trọng hơn tốc độ.

Tôi đã trả lời câu hỏi “Nơi nào đáng sống nhất và đáng học nhất ” rằng tôi từng nghĩ đến Thụy Sĩ và Bắc Âu là nơi có chất lượng cuộc sống cao và môi trường sống an lành nhất, người dân hiền lành thân thiện, đáng sống và đáng học hỏi nhất. Nhưng, tôi đã có bài viết dài Đêm trắng và bình minh kể về câu chuyện này sau khi tự mình trãi nghiệm  hơn sáu mươi nước và điểm đến đã đi qua để chiêm nghiệm và tự rút ra kết luận là: “Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Việt Nam quê hương tôi! Đó là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã” nhưng “sức một người thì có hạn, tài trí thiên hạ là vô cùng”. Làm nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất !

Quan niệm nhân sinh này của tôi cũng hợp với suy nghĩ của người Thầy đáng kính Nguyễn Hiến Lê sao sáng. Cụ đã viết “Tự bạch” về nhân sinh: “Hồi trẻ, quan niệm của tôi về hạnh phúc là được tự do, độc lập, làm một công việc hữu ích mà mình thích, gia đình êm ấm, con cái học được, phong lưu một chút chứ đừng giàu quá. Nhưng hồi năm mươi tuổi tôi thấy bấy nhiêu chưa đủ, cần thêm điều kiện này nữa: sống trong một xã hội lành mạnh, ổn định và tương đối thịnh vượng “. Nguyễn Hiến Lê (1912–1984) là nhà giáo, nhà văn, học giả, dịch giả, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông là người được giới trí thức và nhân dân lao động kính trọng vì nhân cách cao qúy, cuộc sống thanh bạch, học vấn uyên bác và hiệu qủa lao động hiếm thấy. Trong “Lời mở đầu” tác phẩm “Đời viết văn của tôi” Nguyễn Hiến Lê đã viết: “Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HỌC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời. Tôi VIẾT ĐỂ HỌC và HỌC ĐỂ VIẾT”. Nguyễn Hiến Lê trí tuệ bậc Thầy, ngọn đèn văn hóa, sao sáng trời Nam. Cuộc đời và di sản của Nguyễn Hiến Lê là mẫu mực nhân cách người hiền còn mãi với thời gian.

Chọn nơi gắn bó phần lớn cuộc đời mình làm nơi đáng sống nhất và đáng học nhất, cũng hợp với tâm sự của nhà văn Văn Công Hùng trong ‘Tây Nguyên của tôi’ : “Tôi sống ở đất này đã hơn ba mươi năm. Đã có nhiều cơ hội để đi, đến những thành phố lớn hơn, như Huế, Hà Nội, Sài Gòn… nhưng rồi đều đã dằng díu mà ở lại. Té ra mình yêu nó đến mức không dứt ra mà đi được rồi… Bài viết này tôi viết trong nỗi yêu thương và cả đắng đót xót xa đến đớn đau về cái vùng đất mình đã gắn với nó hơn nửa đời người. Và là bài viết về Tây Nguyên ưng ý nhất từ xưa đến nay, nhiều bạn bè văn chương đã đọc và đều… khen, huhu…

Cũng có những suy tư khác như tôi đã kể trong Chuyện cổ tích người lớn: “Cách đây hơn mười năm Trần Văn Thủy đã xuất bản cuốn sách có nhan đề Nếu Đi Hết Biển, nêu lên một thắc mắc vừa cụ thể vừa siêu hình: nếu đi hết biển thì sẽ tới đâu? Thoạt đầu với khái niệm trái đất tròn, tác giả cho rằng “nếu đi hết biển, qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi thì cuối cùng lại trở về quê mình, làng mình”. Nhưng nhiều năm sau, khi tác giả đã đi đến đất Mỹ thì mới thấy rằng người Việt xa xứ “qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi” mà cuối cùng không thể “trở về quê mình, làng mình” được. Cuốn sách mới nhất Trong Đống Tro Tàn này cho chúng ta cảm tưởng tác giả không còn điều thắc mắc ấy nữa. Con đường địa lý của quả địa cầu dù trên mặt đất hay mặt biển thì rất rõ ràng, đi mãi thì có thể trở về nơi mình xuất phát. Nhưng con đường của lòng người, với bao nhiêu thứ hệ lụy của cuộc sống thì không thể vạch một lộ trình đơn giản nào”.

Sơn Nam ông già Nam Bộ có mẫu chuyện “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê” của Võ Đắc Danh:  “Dường như với Sơn Nam, mọi thứ đều rất thực tế và rất đơn giản. Trong câu chuyện Âm dương cách trở của ông cách nay gần 20 năm, tôi vẫn bị ám ảnh một chi tiết: Ông già hớt tóc vỉa hè bị công an khu vực xét hộ khẩu, ông nói: “Tôi sống ở đây gần trọn một đời người, chỉ biết mình là công dân của Tổ quốc Việt Nam thôi”. Anh công an hỏi: “Vậy theo ông thế nào là Tổ quốc?”. Ông già nói: “Với tôi, Tổ quốc là một nơi kiếm sống được bằng một việc lương thiện nào đó, không bị ai làm khó dễ, có vài người bạn chơi được, không ba trợn”. Ông già hớt tóc sau đó qua đời, được một người bạn thầy tu cho hỏa táng và mang hũ hài cốt về quê ở U Minh”. Cho đến bây giờ, khát vọng đơn giản của ông già kia vẫn đang là khát vọng của hàng triệu con người. Càng nghĩ càng thấy “đáng sợ” một Sơn Nam.”

Tôi nói với các em sinh viên Nông Học 14 Gia Lai: Trên đây là một số góc nhìn  trãi nghiệm về nơi nào đáng sống nhất và đáng học nhất ?. Đối với Thầy (Hoàng Kim), đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình.  Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình.

Hành trình dạy và học là quay về tự thân, tìm lại chính mình.

Câu hỏi: Làm thế nào để dân thoát nghèo có lợi nhất nơi đất ruộng nửa khô nửa nước, đất ương điền canh tác khó khăn? bạn hãy nghe Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi để thấu hiểu hành trình đi tìm câu trả lời cho việc đánh thức tiềm năng của một vùng đất rốn phèn năn lác hoang hóa vùng tứ giác Long Xuyên sau hơn 20 năm, nay thành vựa lúa. Bạn sau đó hãy tự mình suy ngẫm, tìm tòi lời giải cho bài toán của chính bạn. (xem tiếp…)

Ông Văn Công Hùng viết:  “Mình chưa gặp ông Nguyễn Minh Nhị chủ tịch tỉnh An Giang bao giờ, nhưng nghe về ông, đọc về ông và đọc của ông thì thấy quý ông, một người tử tế, một lãnh đạo vì dân.

Sáng nay ăn sáng với ông Hoàng Kim, một chuyên gia về nông nghiệp, chuyên gia giỏi ấy, và gặp ông này thì… chủ yếu là ngồi nghe ông nói, đủ mọi chuyện, chuyện gì cũng chính xác vì ông có một trí nhớ rất kinh khủng, dù kiến thức của ông rất dày, ông phải nhớ nó, thế mà còn nhớ biết bao chuyện ngoài chuyên môn nữa. Ông kể về ông Bảy Nhị: Hồi ấy vùng Tứ giác Long Xuyên có vùng rốn phèn Tri Tôn, Tịnh Biên có một vùng đất hoang hóa chua phèn, giữa Kiên Giang và An Giang, chỉ toàn cỏ lút đầu người, chưa có dân. Ông Bảy Nhị lên xin ông Kiệt một ít cho An Giang, mấy chục nghìn héc ta đấy. Ông Kiệt cho. Ông Nhị lên Sài Gòn tìm gặp các nhà khoa học xin tham vấn nên làm gì, có ông Kim. Ông Kim nói có giống sắn 7 tháng thu hoạch có thể trồng xem canh với lúa ở đấy, đánh liếp (luống) lên trồng…

Một sáng ông Kim ngủ dậy, dậy sớm, ra mở cửa, thấy một cái ô tô đẹp và sang đậu trước cổng. Tò mò ra đánh thức cậu lái xe dậy bảo sao lại đậu trước cổng nhà tôi, lái xe bảo cháu lái xe cho ông Bảy nhị, nay là tháng thứ 6 kể từ cuộc gặp với tiến sĩ, ông Nhị bảo cháu chở lên gặp tiến sĩ, nhưng sớm quá, TS đang ngủ nên ông Nhị chạy trước vào vườn thực nghiệm nhổ trước một bụi sắn kiểm tra rồi hẹn cháu quay lại bao giờ TS dậy thì chở TS vào vườn bàn tiếp…

Ông Kim kết luận: Với những lãnh đạo như ông Nhị thì đúng nhà khoa học nào bịp được ông ấy. Là 1/2 cuộc ăn sáng nói chuyện về… khoa học và các nhà khoa học. Huhu khoa học mà không dám nói thật, không biết sự thật, chỉ nói theo, nói dựa vào ý lãnh đạo, chính xác là minh họa cho ý tưởng của lãnh đạo, thì chính lãnh đạo cũng chả cần chứ đừng nói nhân dân. Ý này triển khai lúc 2 anh em nói về hàng loạt nhà máy xăng sinh học… đắp chiếu, dù lúc động thổ hoặc cắt băng toàn nguyên thủ đến dự…

Có lớp sinh viên như thế. Lắng nghe chăm chú, hỏi thông minh, học và làm sáng tạo. Câu chuyện về họ là những chuyện thực đời thường như suối nguồn tươi trẻ, thao thiết chảy mãi không ngừng. Dạy và học với họ đã khai mở tiềm năng, đánh thức vốn sống thực tiễn trong tôi, gọi dậy những bài học kinh nghiệm sáng suốt kết nối với lý luận. Thực tiễn là tiêu chuẩn cao nhất của chân lý.

Chúng tôi đến thăm ký túc xá Cỏ May tiếp bước sinh viên nghèo học giỏi trùng hợp với ngày 1 tháng 4 nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tình yêu cuộc sống ‘Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về…’ “sống trong đời sống cần có 1 tấm lòng Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi , để gió cuốn đi …” Phía sau tuyệt phẩm âm nhạc nổi tiếng những ca từ thao thức lòng người, phía sau những tấm lòng và sự dấn thân là những số phận, những câu chuyện đời. Đường xuân chúng ta tiếp bước, chung sức để Tổ Quốc và Dân tộc Việt mãi đi tới. Các bạn , các em hãy viết tiếp

Anh Hinh Lâm Quang viết: “Hoàng Kim bạn già của tôi ơi . Lần này không ra hội trường với anh em, vắng Kim ai cũng nhớ trong đó có người nhớ Kim nhiều hơn cả. Biết là Kim bận mọi người thông cảm chỉ có hơi tiếc nuối thôi. Hẹn Kim lần sau nhé”. Thầy bạn trong đời tôi mãi là câu chuyện không bao giờ quên…

“Lắng nghe chăm chú, hỏi thông minh, học và làm sáng tạo”. Câu chuyện về họ là chuyện thực đời thường như suối nguồn tươi trẻ, thao thiết chảy mãi không ngừng. Chúc các bạn nổ lực học tập để khởi nghiệp thành công.

(*) Tái bút: Ngắm ảnh những sinh viên Nông Lâm ngày tốt nghiệp tự dưng, tôi liên tưởng tới một tản văn thật dễ thương của Văn Công Hùng bạn tôi, một người Huế nay đã thành người Tây Nguyên, vì đã gắn bó thật nhiều năm trên đó. Văn Công Hùng viết bài “Ông Núp giữa đời thường” được nhiều người đọcvà quay lại “Lịch sử nhỏ nhoi từ cái giọt nước mắt trùng phùng đến cả một dân tộc vĩ đại từ cái bến nước nơi Núp đã trao vòng cầu hôn cho Liêu đến cái dáng còng của bà Ch’rơ người em của Liêu người vợ nối dây tảo tần chịu thương chịu khó của Núp. Từ ngọn núi Tơ Tung hùng vĩ đến dấu tích hầm chông bẫy đã vẫn còn ở làng S’tơ (Kông Hoa) ngày nào…” …”Hôm ông Núp mất, được quàn ở hội trường tỉnh ủy. Tang lễ phối kết hợp giữa nghi thức nhà binh, phong tục truyền thống Việt và Tây Nguyên. Tức là có tiêu binh điều lệnh, có thắp hương và có cả cồng chiêng. Điều lạ là, rất nhiều người dân bình thường chả liên quan gì đã đến viếng ông. Đến khi đã chuẩn bị di quan, đội tiêu binh đã vào vị trí, khẩu lệnh đã vang lên, vẫn có hơn chục người, là các chị bán vé số, chạy vội vào viếng ông. Họ lạy rất thành kính, rất đúng bài bản, như lạy vĩnh biệt một người ông trong gia đình. Họ biết tin muộn, đã bỏ cá buổi bán đến để chia tay ông. Hôm ấy nghi lễ đã phải dừng lại một lúc để chờ những người dân như họ, viếng ông. Và đoàn người tiễn ông tới nghĩa trang liệt sĩ đông đến mức đầu đã tới nơi mà đuôi vẫn còn ở hội trường. Anh hùng của nhân dân là thế, dù trước đấy có người còn nghĩ, ông Núp mất lâu rồi…”

9ức Thánh Trần lời dặn lại

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video nhạc tuyển
Bài ca thời gian
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter