
Đoàn tụ đất phương Nam https://youtu.be/kdP9-NtK33s

BÌNH MINH AN NGÀY MỚI
Thơ cho ba bé nghe
Hoàng Kim
Bình Minh An ngày mới
Lạc vào xứ sương mù
Ông Bà già hóng cháu
Ngắm Chúa Tuyết vi vu

Chị Sóc cùng Harry, Na
Giữa trời xanh tuyết trắng
Có hoa đào hồng thắm
Núi Phú trời bình yên

Chi Sóc là cô Tiên
Giữa một vùng cổ tích
A Na tìm được Ngọc
Harry vui thích cười.


Tuổi Ngọc sáng đất trời
Vô tư đầy sung sướng
Chị Hai mừng khôn lớn
Em nhớ hoài tuổi hoa

Chị với em ngắm hoa
Lung linh vườn cổ tích
Sóc, anh Harry mai học
Na và Ngoại ngoan nghe.
(*) Thỉnh thoảng Ba Mẹ về
Đón Na thăm Chúa Tuyết
Nhớ “Câu chuyện xứ Đông“
Hôm nay nhiều bài thích.
(**) Ghi chú: Kể cho bé nghe (để học văn)

Lần giở trang sách cũ, thấy người xưa nói Hà Nội là xứ kinh kỳ, là trung tâm vùng đồng bằng Bắc bộ. Bao quanh trung tâm là 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Và ở xứ Đông đó có một địa danh gắn với chữ “tứ”, đó là Tứ Kỳ, nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình. Theo tra cứu từ nguyên, Tứ Kỳ theo âm Hán – Việt có nghĩa là “4 đường rẽ (ngã rẽ)”. Thực hư ra sao, chắc những nhà địa danh học mới tường tận hơn.
Một buổi sáng đầu tuần tháng 6, được về Tứ Kỳ, cùng “ra đồng” với bà con nông dân thu hoạch vụ “lúa – rươi” đầu mùa. Tiếp nối ngày hội thu hoạch cà rốt ở Cẩm Giàng cách đây 4 tháng, Hải Dương tổ chức sự kiện trải nghiệm sản xuất, gắn bó với đồng quê nông thôn, thông qua các hoạt động đa dạng khi vào vụ mùa thu hoạch.
Trên con đường đê yên bình, một sự kiện nhỏ, lại chứa đựng thật nhiều ý nghĩa. Đó là kích hoạt sự năng động cho cuộc sống làng quê, giới thiệu, quảng bá cách làm nông nghiệp bài bản, chỉn chu với du khách gần xa.
Cảm xúc biết bao khi nhìn ngắm những ruộng lúa trĩu bông đang vào vụ thu hoạch, bên dưới là rươi, là cáy. Cảm xúc biết bao khi được hoà mình vào một lễ hội bình dị, vui tươi, mà không kém phần độc đáo. Một không gian thật gần gũi, chan hoà giữa người với người, bừng lên sức sống mới, luồng gió mới, với cách làm nông nghiệp hướng tới “đa tầng”, “đa giá trị” của người Tứ Kỳ, như trong những câu thông điệp nhẹ nhàng, súc tích, điểm xuyết dọc đường đê.


“Đa tầng, đa giá trị” và triết lý nông nghiệp “vị nhân sinh”, như lời phát biểu mở hội của lãnh đạo huyện, là điều mang đến rất nhiều ý nghĩa, nhiều chiều sâu không dễ nhận ra. Sẽ có ý kiến cho rằng, làm nông là để thu hoạch sản lượng nhiều nhất, mang lại thu nhập cao nhất, thì có gì mà cao xa đâu mà cần đến triết lý, phương châm. Nhưng người Tứ Kỳ nói riêng và người Hải Dương nói chung đã dũng cảm bước ra khỏi cách nghĩ quen thuộc, cách tư duy truyền thống đó.
Đi theo đường cũ nhiều người đã đi, thì dễ. Mở ra con đường mới, để hướng đến mục tiêu mới, cần sự kiên trì và quyết tâm. Người Cẩm Giàng, người Thanh Hà, người Kinh Môn hôm qua và người Tứ Kỳ hôm nay dám chấp nhận thử thách, để tạo nên sự khác biệt.
Chọn một hướng đi, cũng giống như người Tứ Kỳ đứng giữa “4 ngã rẽ con đường”. Người Tứ Kỳ không ngã bên trái, không nghiêng bên phải, và chắc chắn càng không muốn tụt lại phía sau. Người Tứ Kỳ chọn tiến lên phía trước, theo cách riêng của mình. Từ “tư duy sản xuất” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp”, từ tăng trưởng dựa trên “đơn giá trị” sang tích hợp “đa giá trị” và cộng với mô hình sản xuất “đa tầng” là chặng đường tìm tòi, khám phá những giá trị gắn bó với mảnh đất quê mình. Thì đó, tầng đầu là đất đai, thổ nhưỡng giàu chất dinh dưỡng nhờ con rươi, con cáy, tầng kế đến là cây lúa trĩu hạt, chất lượng cao, tầng tiếp theo là các hoạt động trải nghiệm đồng quê sinh động. Theo tính toán của bà con nông dân, nhờ mô hình kinh tế “đa tầng”, thu nhập trên một đơn vị diện tích đã tăng lên năm, bảy lần và còn có thể cao hơn.
Và chắc chắn rằng, giá trị gia tăng từ “đa tầng”, “đa giá trị” đâu chỉ dừng lại đó. Ngoài tầng doanh thu, lợi nhuận kinh tế hữu hình, còn những tầng lợi ích, giá trị vô hình. Tài nguyên bản địa độc đáo, cùng với văn hoá, lịch sử địa phương và kết cấu cộng đồng xã hội nông thôn, sẽ kết tinh thành nhiều tầng giá trị hơn nữa.
Nhiều người hay than phiền: “Địa phương tôi chẳng có gì!”, và từ đó, đôi khi cứ tìm kiếm cái mình không có. Nhưng ngày nay, người ta phát hiện ra rằng, mỗi địa phương đều có “ba nguồn lực”: “nguồn lực từ thiên nhiên” ban tặng như đất đai trù phú hay cảnh quan xinh đẹp; “nguồn lực mềm” như văn hoá đa dạng, kinh nghiệm dân gian và tri thức bản địa, truyền thống lịch sử; “nguồn lực con người” đậm tính cá nhân như ý tưởng, ý chí, tinh thần, ước mơ,…
Trong ba nguồn lực đó, có những sức mạnh “phát lộ” nhìn thấy được, nhưng có những sức mạnh cần phải liên tục “đào xới”, “vun trồng” để làm bật lên những điều tiềm ẩn vô hình nhưng chính là những tầng giá trị cao nhất.
Qua quan sát, người ta đúc rút ra một điều rằng, ngày nay, người tiêu dùng không đơn thuần tìm mua sản phẩm hữu hình, mà quan tâm, ấn tượng, cảm xúc nhiều hơn về câu chuyện kể ghi nhận quá trình tạo nên sản phẩm từ ba nguồn lực đó. Và người Hải Dương đang bắt đầu kể những câu chuyện về quả vải, củ hành, củ tỏi, củ cà rốt và hôm nay về cây lúa, con rươi, con cáy, gắn với những giá trị tiềm ẩn đó. Người Hải Dương kiên trì, chăm chút cùng nhau tạo nên giá trị tăng thêm từ những điều vô hình, những điều ít được quan tâm, những điều dễ bị lướt qua.
Chuyện kể rằng, người Hải Dương biến những mảnh đất nhỏ thành những cánh đồng lớn nhờ thoát khỏi tư duy manh mún. Chuyện kể rằng, người Tứ Kỳ biến đặc điểm riêng có của mình, thành lợi thế so sánh, chứ không tự bằng lòng với cách làm nông truyền thống bao đời, vốn không còn phù hợp với xu thế thay đổi không ngừng. Chuyện kể rằng, người Tứ Kỳ đang xây dựng thương hiệu nông sản của mình qua triết lý “nông nghiệp vị nhân sinh”, vì sự sống con người, thân thiện với môi trường, tự nhiên.

Về dự ngày hội ở Tứ Kỳ, còn có những chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý,… Mọi người vừa khám phá, vừa chung vui với người Tứ Kỳ. Doanh nghiệp về với Tứ Kỳ để kết nối đưa nông sản đi xa. Mong rằng, doanh nghiệp về làng, không chỉ dừng lại ở chuyện “thuận mua, vừa bán” đơn thuần, mà hãy cùng với bà con nông dân tạo ra giá trị cao nhất cho sản phẩm bằng những tầng giá trị gắn kết từ những điều còn tiềm ẩn.
Thương hiệu sản phẩm nông nghiệp bắt đầu từ những người nông dân, nhưng cần đến vai trò đồng hành, định hướng của doanh nghiệp, cũng như sự chung tay đóng góp của toàn hệ sinh thái.
Một nhà kinh tế nổi tiếng chia sẻ rằng, khi bạn chỉ nhìn vào một giá trị duy nhất, bạn đã bỏ qua nhiều giá trị ẩn đằng sau, mà đôi khi còn có giá trị nhiều lần hơn, giá trị ban đang nhìn thấy. Người Hải Dương đang đi tìm những giá trị vô hình đó để tích hợp “đa tầng, đa giá trị” cho từng nông sản của người nông dân, từng sản phẩm của doanh nghiệp.
Người Hải Dương chứng minh rằng “Vấn đề không phải ở chỗ bạn có thể làm hay không, mà chính là bạn có làm hay không”. Và người Hải Dương đang bắt tay làm, cùng nhau làm. Lại có câu: “Vấn đề không phải là bạn có thể làm, quan trọng là bạn đã làm”. Và người Hải Dương đã làm, đang làm và sẽ tiếp tục làm.
Cám ơn Hải Dương, cám ơn xứ Đông, một buổi sáng trong lành, bên ruộng lúa rươi Tứ Kỳ, mọi người nô nức, gửi gieo nhiều cảm xúc phấn khởi. Đường đê như rộn vang tiếng hát “ngày mùa vui thôn trang, lúa reo như hát mừng”.


Nội dung: Lê Minh Hoan; Thiết kế Khánh Thiện; Ảnh:Tùng Đinh – Trung Quân
A NA BÌNH MINH AN
Hoàng Kim
Chúc Các Con Lộc Nguyên Long và các cháu Bình Minh An Nay Mai Ngày Hạnh Phúc Chúc cả nhà an nhiên vui khỏe. Ông Bà vui mừng ứa nước mắt. A Na Bình Minh An, Họ Hồ vùng Quỳnh Đôi, Hoàng Gia Huế Đồng Xuân: Tây Hòa, Hưng Thịnh, Đồng Nai, Khổ Qua, Bửu Long, Hoàng Quý, chuỗi sự kiện ghi nhớ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/a-na-binh-minh-an/

Đến bây giờ mới thấy đây (ảnh Phan Chí)



Đoàn tụ đất phương Nam https://youtu.be/kdP9-NtK33s


THƠ VỀ MẸ
Hoàng Long
Thuở cỏn con, con nằm bên mẹ
Đầu rúc vào lòng, con ấm lắm mẹ ơi
Con thương mẹ đêm ngày tần tảo
Thức đêm dài mẹ may áo cho con
Gió đồng nội trưa hè nắng nóng
Mẹ ngồi khom nhổ cỏ một mình
Mưa đêm lạnh mẹ ngồi lo lắng
Lo cho con yên giấc cơn đau
Con vui sướng khi được ôm lưng mẹ
Mỗi lần mẹ về với chị em con
Đem cho con muôn điều hạnh phúc
Mẹ vẫn luôn nghĩ về chúng con
Thuở thiếu thời con không nghe lời mẹ
Để mỗi lần mẹ đánh con đau
Tuổi nhỏ bồng bột chưa biết nghĩ
Giờ lớn khôn con cố học hành
Con sẽ bay cao bay xa mãi
Tìm đến ánh sáng của tương lai
Tìm ra người bạn con mong ước
Giữ mãi hình mẹ ở trong con
Đảm việc nhà lo toan việc nước
Xây gia đình giữ hạnh phúc cho con
Con muốn tìm, muốn gặp người bạn đó
Người bạn như mẹ, mẹ của con
Xa cha mẹ, chúng con lên thành phố
Nhớ tuổi thơ mẹ nhắc con học hành
Mẹ làm lụng chúng con mong giúp mẹ
Nhưng mẹ chỉ cười “học đi con”
Mẹ đã cho con nhiều hạnh phúc
Dạy cho chúng con biết điều hay
Mẹ cũng chăm con từng giấc ngủ
Mỗi lần con về bên mẹ, mẹ ơi!
Con muốn ở bên mẹ như thuở bé
Cảm nhận tình thương mẹ dành cho con
Thoải mái từng giờ trong hạnh phúc
Bên mẹ, gia đình, giấc ngủ ngon.
NGHĨ VỀ CHA
Hoàng Long

HOÀNG KIM THƠ CHO CON
Hoàng Kim
Thương yêu tặng hai con
HoàngTố Nguyên, Hoàng Long
Con!
Thân thương một tiếng gọi
Hạnh phúc bật nên lời
Lòng Cha bồi hồi
Sung sướng gọi:
Con!
Cha đi công tác xa
Mong đợi Con, từng ngày chờ thư Mẹ
Thư đến!
Con ra đời!
Cha run lên vì mừng
Thao thức suốt đêm
Không ngủ
Bạn bè vây quanh Cha
Trân trọng niềm vui thiêng liêng
Nâng cốc chúc Cha
Hạnh phúc!
Tiếng Con ngọt ngào môi Cha
Dào dạt lòng Cha vỗ mãi
Có Con
Nối cuộc đời Cha
Gấp đôi
Có Con
Đan giữa cuộc đời
Hạnh phúc
Con là sợi dây máu thịt
Yêu thương gắn Mẹ và Cha
Có Con
Cha thấy cuộc đời ý nghĩa hơn
Cuộc sống – Tình yêu – Sự nghiệp
Hai Con là hai con mắt
Cửa sổ tâm hồn Cha
Dẫu đời Cha nhiều chông gai
Trái chín cuộc đời vẫn ngọt
Con là giấc mơ trong trẻo
Là ban mai tươi vui
Là viên ngọc trao đời
Là hương hoa hạnh phúc
Ước vọng cuộc đời Cha
Có Con đi nối con đường sự nghiệp
Con đứng trên vai Cha
Vươn tới những chân trời mơ ước

Hai Con
Hai viên ngọc
Chị con và Con
Mẹ con dịu hiền hơn
Mẹ con đảm đang hơn
Cha bớt vụng về mỗi việc làm nho nhỏ
Con trở thành ngọn lửa
Sưởi ấm lòng Mẹ Cha
Khi mỗi ngày khó khăn
Trong trẻo tiếng Con
Mẹ Cha hết mệt
Con là niềm vui lớn nhất
“Con hơn Cha nhà có phúc”
Cha mong dồn cho Con.
Lớn lên
Con sẽ hỏi Cha
Sao Cha đặt tên Con là Hoàng Long?
Con ơi!
Tên Con là khúc hát yêu thương
Của lòng Cha Mẹ
Cha Mẹ thương nhau
Vì qúy trọng những điều ân nghĩa
Sự nghiệp và tình yêu
Những ngày gian khổ
Cùng nghiên cứu củ sắn, củ khoai
Con là giống khoai Hoàng Long
Tỏa rộng nhiều vùng đất nước
Dẫu không là trái thơm qủa ngọt
Nhưng là niềm vui người nghèo
Để Cha nhớ về quê hương
Khoai sắn bốn mùa vất vã
Để Cha nhớ những ngày gian khổ
Năm năm
Cơm ngày một bữa
Khoai sắn không phụ lòng
Để Cha nhớ về
Lon khoai nghĩa tình
Nắm khoai bè bạn
Gom góp giúp Cha ăn học
Khi vào đời
Cha gặp Mẹ con
Cho nên:
Cha muốn Con
Trước khi làm những điều lớn lao
Hãy biết làm củ khoai, củ sắn
Hãy hướng tới những người lao động
Nhớ quê nghèo cắt rốn, chôn rau
Lớn lên
Con sẽ hỏi cha
Sao Cha đặt tên con Hoàng Long?
Long là rồng
Con là đậu rồng
Là công trình thứ hai Mẹ Cha nghiên cứu
Mẹ con chọn hạt
Cha gieo nên con
Vất vả gian nan
Hứa hẹn một mùa gặt hái
Con là tháng ngày mong đợi
Là niềm vui đóng góp cho đời
Từ hạt đậu củ khoai
Cha Mẹ trao Con sự nghiệp
Cha nhớ câu đối trăm năm
Về một gia đình hạnh phúc
“Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai
ngày khoai ba bữa
Cha đỗ, mẹ đỗ, con đỗ
đều đỗ cả nhà”
Chị con và Con
Là mong ước
Của Mẹ và Cha
Lớn lên
Con sẽ hỏi Cha
Sao Cha đặt tên con Hoàng Long?
Long là rồng
Nghĩa mẹ tạo nền
Công cha xây móng
Trước mắt con là sông dài, biển rộng
Ước mong con bay lên
Con hãy đi đến cùng
Mục đích của con
Làm được những điều cao cả
Hãy cố gắng không ngừng
Kiên gan
Bền chí
Ước mơ và hiện thực
Hôm nay và mai sau
Nghị lực là thước đo cuộc đời
Hai chữ đầu tiên Con học làm người
Phải học hai điều NHÂN NGHĨA
Cha mong Con lớn lên
Ít nếm trãi khó khăn, vất vả
Nhưng đừng bao giờ quên
Những ngày đói khổ
Thời thơ ấu của Cha
Mồng Ba tháng Giêng ngày mất của Bà
Hai mươi tháng Mười ngày ông Mỹ giết
Ngày mà cửa nhà tan nát
Đói nghèo Bác dắt dìu Cha
Tuổi thơ thì bắt ốc, mò cua
Lớn một chút trồng khoai, dạy học
Qua danh lợi hiểu vinh, hiểu nhục
Trãi đói nghèo biết nghĩa, biết ân
Phan Thiết là nơi Mẹ đã sinh Con
Ông Bà ngoại nuôi cho Con khôn lớn
Tuổi thơ của Con lớn trong yên ấm
Tao nôi êm ả, thanh bình
Ru cho Con “uống nước nhớ nguồn”
Khi con lớn đừng quên điều HIẾU THẢO
Cha say viết về Con
Kể về Con
Thơ cho Con
Cô bác vây quanh Cha
Gật gù
Thông cảm
Thơ chắp mối
Từng vần,
Từng mảng
Câu thơ chưa chỉnh lời
Nhưng tứ thơ
Dồn dập
Bối hồi
Hạnh phúc lớn
Trong lòng Cha
Ngân mãi
Praha
HK

CON LÀ NGUỒN HẠNH PHÚC
Hoàng Kim
Tặng các con Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Bá Lộc, Hoàng Long
và các cháu Hoàng Gia Bình, Hoàng Gia Minh, Hoàng Gia An
Mẹ đi về quê ngoại để sinh con
Trời tháng Sáu xanh một màu thương nhớ
Ba mong con mấy đêm liền không ngủ
Ngày hai mươi con khóc chào đời.
Con mang về Ba Mẹ một nguồn vui
Hạnh phúc trăm năm, niềm ao ước lớn
Mong mỏi chứa chan, tình yêu trọn vẹn
Bao yêu thương âu yếm rộn trong lòng.
Ba vui mừng chọn đặt tên con
Cặp tên đẹp giữa muôn ngàn từ ngữ
Cái tên vì con mà thành rực rỡ
Con hãy làm tên đẹp hóa bài ca.
Hai chị em con là Nguyên, Long của Mẹ và Cha
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long niềm hạnh phúc
Chữ Mẹ và con gái Thủy Nguyên thành chữ kép
Tên Cha với con trai Kim Long đạt món ăn ngon


Hoàng Bá Lộc và Hoàng Tố Nguyên
A NA BÌNH MINH AN
Hoàng Kim
Nắng ban mai đầy cửa.
Bình Minh An tuyệt với
Ngày mới cuối đêm lạnh.
Tỉnh thức Hoa Bình Minh.
Phước lành ơn chở che
A Na bà chúa Ngọc
Hiền ngoan và hiếu thuận
A Na Bình Minh An
Ngày hai bảy tháng Giêng
An ngày Ông Nội Phúc (*)
Bài đồng dao huyền thoại.
Đọc lời nguyền trăm năm.
Hoàng Gia Bình sinh ngày 29 tháng 3 năm 2011
Hoàng Gia Minh sinh ngày 22 tháng 2 năm 2014
Hoàng Gia An sinh ngày 23 tháng 2 năm 2017 (*)
Những con Giáp mang lại an vui may mắn tuyệt vời cho cha mẹ

BÌNH MINH AN NGÀY MỚI
Hoàng Kim
Chúc mừng sinh nhật BÌNH MINH AN NGÀY MỚI https://hoangkimlong.wordpress.com/category/binh-minh-an-ngay-moi/; Chuỗi sinh nhật ba chị em đều vào mùa xuân . Hoàng Gia Bình sinh ngày 29 tháng 3 năm 2011; Hoàng Gia Minh sinh ngày 22 tháng 2 năm 2014; Hoàng Gia An sinh ngày 23 tháng 2 năm 2017 (*) xem thêm hình ảnh A NA BÌNH MINH AN https://hoangkimlong.wordpress.com/category/binh-minh-an-ngay-moi/ và #cnm365 #cltvn 22 tháng 2 https://hoangkimvn.wordpress.com/2022/02/22/cnm365-cltvn-22-thang-2/









BÌNH MINH AN NGÀY MỚI
Hoàng Kim
Thanh nhàn đời vui khỏe
Tỉnh thức lộc Trời ban
Nắng ban mai đầy cửa
Ngày mới bình minh an.
Mai sớm nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.
Bình minh an ngày mới
Bà cháu vui nấu cơm
Ông con say dạy học
Suối nhạc lòng ngân nga
Vui khỏe cùng trẻ thơ …
Chùm ảnh gia đình Bình Minh An Ngày Mới https://hoangkimlong.wordpress.com/category/binh-minh-an-ngay-moi/

















A NA BÌNH MINH AN
Hoàng Kim
Cậu cháu vui an nhiên
A Na Bình Minh An.
A Na bà chúa Ngọc
Niềm vui ngời ngày mới
Cười nụ thơm đêm yên.
(*) Hoàng Kim @ Cảm ơn Nguyên Hùng hi hi cả nhà vui bình an.Cứ lặng thầm hoa quê. Cảm ơn bài hát hay https://www.facebook.com/nguyenhung.canhbuom/posts/3044566452455242 mình đã tích hợp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/a-na-binh-minh-an/; Cậu Hoàng Long (khoai Hoàng Long) và bé An.


BÀ VÀ CHÁU
Hoàng Kim
Bà và cháu quấn quýt
Đêm ngày bà cháu yêu
Bình Minh bận đi học
An Thủy an tâm nhiều
— với Nguyễn Thị Thủy.





BÀ VÀ CHÁU
Hoàng Kim
Bà và cháu quấn quýt
Đêm ngày bà cháu yêu
Bình Minh bận đi học
An Thủy an tâm nhiều
— với Nguyễn Thị Thủy.















ÔNG VÀ CHÁU
Hoàng Kim
Cháu và ông học chữ
Những câu thơ đầu đời:
Có vàng vàng chẳng hay phô
Có Na Na nói trầm trồ ông nghe
Ông và cháu trốn tìm
Học chuyên đời tìm kiếm:
Trăm năm ai chớ quên ai
Chỉ thêu nên gấm sắt mài nên kim
Cháu và ông làm bài
Tô màu và đố chữ:
Xanh trắng vàng tím đỏ
Blue White Yellow Purple Red
An nhàn cùng tháng năm
Nhớ thầy xưa viết văn
Thương đời nay chơi học
Chính Hữu (*) hay Phạm Cúc (**)
Ông cháu mình mãi vui.
Bài đồng dao huyền thoại… (*)
ÔNG VÀ CHÁU
CHÍNH HỮU
Cháu dắt ông đi
Hai ông cháu mình vừa đi vừa học
Ông dạy cháu biết tất cả những gì
Có ở trên trời dưới đất
Còn cháu thì dạy ông biết
Cuộc đời này ngắn,
nhưng ông đừng buồn
Vì nó – vĩnh hằng – tiếp tục
Đường vào thế kỷ hai mốt,
Hai người bộ hành
một cháu một ông
Những bước đầu tiên đi song song,
Bên những bước cuối cùng. (**)
ÔNG VÀ CHÁU
PHẠM CÚC
Ông vật thi với cháu
Keo nào ông cũng thua
Cháu vỗ tay hoan hô:
“Ông thua cháu, ông nhỉ!”
Bế cháu, ông thủ thỉ:
“Cháu khỏe hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng.”
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/chinh-ta-nghe-viet-ong-va-chau…và A NA BÌNH MINH AN https://hoangkimlong.wordpress.com/category/a-na-binh-minh-an/

CHIM PHƯỢNG VỀ LÀM TỔ
Hoàng Kim
Thích quá đi.
Nhà tôi có chim về làm tổ
Cây bồ đề cuối vườn
Cò đêm về trắng xóa
Gốc me cho con
Xanh non màu lá
Ong đi rồi về
Sóc từng đàn nhởn nhơ.
Cây sơ ri ba mẹ trồng
Lúc con tuổi còn thơ
Nay như hai mâm xôi
Tròn đầy trước ngõ.
Cây mai Bác trồng
Bốn mùa hoa thương nhớ
Trúc xanh từ non thiêng Yên Tử
Trúc vàng ân nghĩa Đào Công
Em ơi!
Hôm nay trên cây lộc vừng
Chim Phượng về làm tồ
Mẹ dạy con tập bay
Sao mà đẹp thế !
Đá vàng trao hậu thế
Người hiền noi tiếng thơm …
Ngày xuân phân, 20 tháng 3 năm 2014 là ngày quốc tế hạnh phúc, với gia đình tôi đó cũng là ngày xuân phân may mắn. Trướcđó, Nhà tôi có chim về làm tổ, tôi nhặt được 18 lông chim trong đó có 9 lông chim trĩ dưới gốc Cây bồ đề nhà tôi ra lá non. Sau khi thămlúa siêu xanh ở Phú Yên về, tôi rất mừng vì chúng tôi thành công với lúa siêu xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu đạt năng suất cao chất lượng tốt trên đồng ruộng. Tôi trở về nhà đúng ngày quốc tế hạnh phúc Thật đúng là sự may mắn an nhiên và niềm vui tình yêu cuộc sống.

Chim Phượng Hoàng đất vườn nhà tôi là một chuyện may mắn. Vườn nhà tôi có cặp chim Trĩ (Phương Hoàng đất) về làm tổ sinh ra bầy chim trĩ con tuyệt đẹp. Những cây cao trong vườn có cò, chào mào, sáo sậu, yến, …và sóc về nhiều. Chim hót đủ giọng và sóc chuyền cành thật vui. Tổ chim Trĩ trên cây lộc vừng trước cửa nhà tôi bị gió lớn hất xuống sân. Con chim Trĩ non mới nở được nhà tôi cho vào một chiếc rỗ con treo lên cây để chim bố mẹ hàng ngày có thể cho ăn. Tối đó đi Phú Yên về, tôi rọi đèn ra thăm, trăng 16 đã hơi muộn. Chim non cánh vẫn còn ngắn… Sáng ra, nghe tiếng líu ríu của bố mẹ, hai con chim Phượng sà xuống lần lượt cho con ăn và gù rất lạ như là khuyến khích con bay lên. Chim Trĩ non thốt nhiên bật dậy nhảy lên thành rỗ. Sau khi lấy đà, nó bay vù qua nơi chảng ba của cây lộc vừng với sự háo hức lạ. Sau đó bổ nhào xuống cây sơn và đậu vững vàng như một con chim thành thục. Cặp Phượng Hoàng đất chuyền cành trên cây me cho con, có bộ lông đẹp, xanh mướt như ngọc và đều hót vang. Con chim non rướn mình bay lên khóm mai và cũng líu ríu. Nó đã tự tin và học đang bay. Nó đậu chắc trên cây mai và chịu mưa gió mạnh suốt đêm. Tôi lo lắng hai ba lần ra soi đèn vẫn thấy chim đậu chắc trên cây chịu mưa gió. Tôi bỗng nhớ lời Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: “Chim Hồng hộc bay được cao và xa là nhờ sáu cái trụ lông cánh, nếu không khác gì chim thường”.












Phượng Hoàng đất là Chim trĩ ( Buceros bicornis) là loài chim quý hiếm, với các loại trĩ đỏ, trĩ xanh và trĩ đen. Trong dân gian nó được ẩn dụ với loài chim phượng hoàng cao quý rất hiếm thấy, một trong tứ linh (long , ly, quy phượng), mà nếu ai gặp được thì rất may mắn. Theo Truyền thuyết về chim phượng hoàng thì Phượng hoàng là biểu thị cho sự hòa hợp âm dương, biểu tượng của đức hạnh và vẻ đẹp duyên dáng, thanh nhã . Phượng Hoàng xuất hiện ở nơi nào thì nơi đó được mừng là đất lành, thịnh vượng, và điềm lành. Rồng và Phượng là biểu tượng cho hạnh phúc vợ chồng, hòa hợp âm dương và thường được trang trí, chúc phúc trong các đám cưới ở Việt Nam, Trung Quốc, và nhiều nước châu Á. Theo Kim Anh nguồn VN Express thì Phượng hoàng đất ở Tràng An là loài Buceros bicornis, loài to nhất trong họ hồng hoàng, được phát hiện thấy tại một số khu rừng ở Tràng An Ninh Bình. Ở phương Nam, trong điều kiện đồng bằng tôi bất ngờ gặp loài chim trĩ lông xanh đen (ảnh minh họa) là loài nhỏ hơn nhưng vẫn rất đẹp và quý mà tôi chưa có điều kiện để tra cứu kỹ ở Sinh vật rừng Việt Nam.
Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 là ngày được Liên Hợp quốc chọn tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại. Mục tiêu của sự tôn vinh này không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng mà còn là ngày của hành động, nỗ lực nhiều hơn để đem lại hạnh phúc tốt hơn cho người người trên trái đất. Ngày Quốc tế Hạnh phúc được lấy từ ý tưởng của Vương quốc Bhutan là được đánh giá là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân. Từ những năm đầu tiên của thập kỷ 70 thế kỷ XX, Bhutan là quốc gia đã ghi nhận vai trò của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc gia bằng việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội. Họ cho rằng nhu cầu về Ngày Hạnh phúc này là đối với tất cả quốc gia và con người trên toàn thế giới để có những bước vượt lên trên sự khác biệt giữa các nước và con người trên toàn thế giới, và liên kết, đoàn kết toàn nhân loại.
Ngày Quốc tế Hạnh phúc còn khởi nguồn từ nhu cầu về một cách tiếp cận tăng trưởng kinh tế cân bằng, hợp tình hợp lý hơn, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, xóa nghèo và phấn đấu vì hạnh phúc và sự thịnh vượng cho tất cả mọi người và xuất phát từ nguyện vọng mỗi người hãy chọn cho mình một quan niệm đúng về hạnh phúc, quan tâm đến vấn đề cốt lõi nhất trong sự tồn tại là làm sao tìm được thật nhiều niềm vui trong cuộc sống, làm lan tỏa những điều tốt đẹp nhất trên khắp hành tinh xanh. Ngày này được Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon chính thức công bố tại một hội nghị của Liên hợp quốc từ vào ngày 28 tháng 6 năm 2012. Việc Liên hợp quốc chọn ngày 20 tháng 3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc xuất phát từ nguyên nhân đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau và người ta cho đó là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực từ đó ngày này được cho là sẽ truyền tải thông điệp rằng cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.Ban Ki-moon cũng tranh thủ nhân đó kêu gọi công dân tất cả các nước cam kết giúp đỡ những người xung quanh, thúc đẩy sự phát triển bền vững và toàn diện của nhân loại bằng tình yêu thương làm lan tỏa hạnh phúc và giúp chúng ta xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn để khi tham gia làm việc thiện, bản thân chúng ta cũng nhận lại những điều tốt lành
NƠI VƯỜN THIÊNG CỔ TÍCH
Hoàng Kim
Ngày mới vui việc hiền
Nơi vườn thiêng cổ tích
Chốn trời đất giao hòa
Ong làm mật yêu hoa
Lá non đùa nắng mới
Nhạc đồng xanh thung dung
Ban mai mù sương sớm
Trời xanh trong như ngọc
Cá nước chim trời
Vui thú an nhiên…
Khoảng lặng đất trời
Bí mật vườn thiêng
Vườn nhà sớm mai nay
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN NỀN VỮNG
Thông tin và video mới nhất 17 6 2022 Giống sắn KM440 Phú Yên rất ít bệnh CMD. Bảo tổn vả phát triển sắn https://hoangkimlong.wordpress.comcategory/bao-ton-va-phat-trien-san/ FB Hoang Kim 17 6 2022 Giống Săn KM440 Phú Yên rất ít bị bệnh CMD https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=769151464263553&id=100035061194376

Bảo tồn và phát triển sắn
SẮN PHÚ YÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TS. Nguyễn Thị Trúc Mai, TS. Hoàng Kim, TS. Hoàng Long
Báo cáo Phú Yên 28 12 2021 Hội nghị “Giới thiệu về các công nghệ trong sản xuất Nông Lâm Thủy sản”, tài liệu hội nghị và bài tham luận tại Phú Yên 31 12 2021 “Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2016- 2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025” UBND Tỉnh Phú Yên,

Tóm tắt: Báo cáo này đề cập ba nội dung: 1) Những vấn đề cần chú ý trong sản xuất sắn hiện nay để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn; 2) Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) trước và trong dịch bệnh sắn CMD và CWBD ; 3) Phú Yên bảo tồn và phát triển sắn bền vững













1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ [11] và https://hoangkimlonghoanggia.blogspot.com/2021/11/cassava-news-136-vietnamese-cassava.html và https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=769151464263553&id=100035061194376 (Giống sắn KM440 Phú Yên rất ít bệnh CMD. Bảo tổn vả phát triển sắn https://hoangkimlong.wordpress.comcategory/bao-ton-va-phat-trien-san/ FB Hoang Kim 17 6 2022 Giống Săn KM440 Phú Yên rất ít bị bệnh CMD)
Video yêu thích
Casava in Vietnam: Save and Grow, PhuYen
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Quê Hương saxophone Trần Mạnh Tuấn
Mai Bồ Đề nhà tôi https://youtu.be/2KtqGrAWhrA
Video yêu thích
KimYouTube
Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày
Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter