Sông Mekong tin nổi bật

SÔNG MEKONG TIN NỔI BẬT

Sông Mekong là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông Việt Nam. Sông Mekong dài 4.400 km tính theo độ dài đứng thứ 12 nhưng tính theo lưu lượng nước thì đứng thứ 10 trên thế giới với lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 tỉ m³. Lưu vực sông Mekong rộng khoảng 795.000 km², với lưu lượng dòng chảy trung bình 15.000 m³/s đứng thứ 8 trên thế giới. Sông Mekong là điểm nhấn địa chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội rất quan trọng của châu Á. Đó là nguồn sống, nguồn tài nguyên và nôi văn hoá, văn minh phương Đông của nhiều cộng đồng dân tộc. Việt Nam lên tiếng về dự án kênh đào Phù Nam Techo | VTC Now là thông tin mới nhất, chính thức, về quan điểm của Chính phủ Việt Nam đối với dự án kênh đào Phù Nam Techo https://youtu.be/M4XaFAJgL5U?si=0udkYA5LhAhnU_Y6 nhằm quản lý và khai thác tốt nguồn nước sông Mekong cho cộng đồng các nước trong lưu vực của dòng sông này

Từ dự án kênh đào Funan Techo cho thấy Việt Nam đang có ‘lỗ hổng’ về chiến lược và chiến thuật trong sử dụng nguồn nước. Giải pháp cần làm ngay lúc này là gì? https://baodientuvn.com/gs-ts-vu-trong-hong-tiet-lo-dieu-can-lam-tu-du-an-kenh-dao-Funan- Techo/ Thông tin tích hợp tại Sông Mekong tin nổi bật (Hoàng Long và Hoàng Kim tổng hợp) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-mekong-tin-noi-bat

Việt Nam LÊN TIẾNG trước các phát biểu của Campuchia về kênh đào Phù Nam Techo | CafeLand https://youtu.be/1LXMnNN5Kws?si=ex7H0_qByWj3B5C6

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

Từ dự án kênh đào Funan Techo cho thấy Việt Nam đang có ‘lỗ hổng’ về chiến lược và chiến thuật trong sử dụng nguồn nước.

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc phỏng vấn với GS.TS Vũ Trọng Hồng – Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam – chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực xây đập trên sông về dự án kênh đào Funan Techo.

Phóng viên (PV): Thưa ông, thời gian gần đây, thông tin về dự án kênh đào Funan Techo được nhắc đến nhiều, là chuyên gia trong lĩnh vực hồ đập thủy lợi, ông đánh giá như thế nào về việc này?

GS.TS Vũ Trọng Hồng: Hiện nhiều thông tin cho rằng, Dự án kênh đào Funan Techo (hay còn gọi là dự án kênh đào Phù Nam – Techo) của Campuchia có thể sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy về sông Tiền, sông Hậu, điều này đồng nghĩa với việc đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị mất đi một lượng nước nhất định. Đây là điểm rất mới mà chúng ta phải xem xét. Tuy nhiên, cùng với việc nhờ tiếng nói của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, tôi cho rằng Việt Nam phải có giải pháp tích cực cho chính mình.

Sơ đồ kênh đào Phù Nam - Techo của Campuchia. Ảnh: Ủy ban sông Mê Công Việt Nam
Sơ đồ kênh đào Phù Nam – Techo của Campuchia. Ảnh: Ủy ban sông Mê Công Việt Nam

Dự án kênh đào Funan Techo được Campuchia xây dựng với lý do lấy nước tưới. Tại Campuchia, những đồng lúa rất rộng, nên việc họ lấy nước tưới là đương nhiên. Chúng ta cứ nghĩ rằng đây là cách họ cắt nước sông Hậu, sông Tiền nhưng việc này không phải như vậy. Bởi bản thân ngay trong nước mình, có lúc chúng ta cũng phải lấy nước trên sông mà con sông này lại chảy vòng sang phía Campuchia.

Theo quy luật của thủy văn, đến nay, thế giới chưa công bố gì mới, điều này đồng nghĩa mùa mưa tại đồng bằng sông Cửu Long, lượng nước vẫn rất lớn, phải trên 3.000 m3/s.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, Việt Nam buộc phải có chiến lược thay đổi về vấn đề sử dụng nước. Tôi đặt tình huống “Chẳng hạn nếu nước sông Mê Kông không về thì Việt Nam sẽ tưới bằng cách nào?”.

Trước đây, cũng đã có ý kiến đưa ra đó là phải thuận thiên, có nghĩa là canh tác mùa mưa. Tuy nhiên, nông dân Việt Nam vẫn canh tác theo thói quen. Bởi họ cho rằng chính mùa thiếu nước (mùa khô) việc canh tác sẽ giúp họ bán được giá lúa gạo cao hơn mùa mưa – nơi chỗ nào cũng sản xuất được.

Đây là cách tư duy của người dân. Nhưng về phía Chính phủ, hiện vẫn chưa có một chủ trương nào để đề phòng tình huống nếu như nước sông Hậu, sông Tiền bị giảm đi hoặc thậm chí không có.

Tôi cho rằng, đây là một điểm yếu của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, Bộ này mới chủ yếu lo vấn đề về sinh thái, và còn thiếu chiến lược, chiến thuật về vấn đề giữ nước.

Bộ Thủy lợi không còn. Nay chỉ còn Cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị quản lý tất cả các dòng sông.

Vì vậy, đã đến lúc, Chính phủ cần xem xét chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường để họ phải giải quyết vấn đề này. Chúng ta không thể dùng quốc tế để họp hành, bàn bạc về nguồn nước cho chúng ta. Bởi sông Mê Kông đã cấp nước cho Việt Nam bao nhiêu năm nay, chúng ta cũng đã phát triển được. Nhưng vì sao đến nay chúng ta không có chiến lược, chiến thuật trong việc sử dụng nước trong đất liền trước khi lấy nguồn nước quốc tế, trong khi nhiều nước cũng đang cần. Sông Mê Kông không phải là cạn, vẫn còn nước nhưng không đủ cho chúng ta, thì chúng ta phải sử dụng nguồn nước trong nước. Đặc biệt là mùa mưa.

Tôi rất ủng hộ việc tích trữ nước mùa mưa. Bởi tôi đã ở miền Nam nhiều năm, vào mùa mưa khu vực này thừa nước và toàn chảy ra biển. Hầu như ở khu vực này cũng không đặt vấn đề làm những hồ lớn để trữ nước, trong khi cánh đồng nào cũng là canh tác lúa. Do đó, đã đến lúc chúng ta cũng cần làm quy hoạch, chẳng hạn, trong bao nhiêu hecta thì sẽ có một hồ chứa nước. Việc này hoàn toàn thiếu.

PV: Ngày 8/8/2023, Campuchia gửi thông báo cho Ban thư kí Ủy hội sông Mê Kông quốc tế (MRC) về Dự án đường thủy nội địa Funan Techo, trong đó, có thông số lưu lượng lớn nhất bình quân ngày qua âu là 3,6 m³/s, ông bình luận gì về con số này?

GS.TS Vũ Trọng Hồng: Về con số Dự án đường thủy nội địa Funan Techo với lưu lượng lớn nhất bình quân ngày qua âu là 3,6 m³/s, đây là con số không lớn. Bởi lũ của chúng ta còn lên tới hàng vạn m3/s. Nhưng cũng có thể con số này đưa ra chỉ là bước đầu họ triển khai để các nước liên quan yên tâm. Tuy nhiên, rất có thể, dần dần con số này sẽ được họ điều chỉnh tăng lên.

GS. TS Vũ Trọng Hồng - Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam
GS. TS Vũ Trọng Hồng – Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam

Do đó, về lâu dài, Việt Nam vẫn phải có một chiến lược sử dụng nước. Sử dụng nước tự nhiên chúng ta sẽ không dùng chữ thuận thiên nữa. Cũng có nhiều ý kiến phê phán chữ thuận thiên. Tuy nhiên, tôi cho rằng, thuận thiên là đúng nhưng chưa đủ.

Hiện nhiều hồ lớn chủ yếu là phát điện. Hồ thủy lợi số lượng không nhiều và nhỏ. Trong miền Nam, Hồ Dầu Tiếng là lớn nhất. Do đó, đã đến lúc tại đồng bằng sông Cửu Long cần làm hồ chứa ngay trên cánh đồng vùng đó.

Việc này không từ lý do dự án kênh đào Funan Techo. Nguyên nhân quan trọng hơn là chúng ta đang bị nước biển dâng. Việc xây dựng hồ chứa nước để phòng trường hợp nếu trong hàng trăm năm tới, khi bị ngập đến đồng bằng sông Cửu Long thì chúng ta vẫn sản xuất và canh tác được.

Chúng ta cần học Hà lan. Bởi Hà Lan là quốc gia có mực nước thấp hơn mực nước biển nhưng họ vẫn phát triển được. Tôi đã từng sang Hà Lan khảo sát, bên cạnh những hồ nước mặn họ có những hồ nước ngọt, và 2 bên họ dùng phương pháp luân chuyển, bao giờ hồ chứa nước ngọt cũng ở trên cao và nước mặn ở phía dưới thấp. Họ chuyển nước ngọt xuống nước mặn và pha lại thành nước lợ, nước lợ này nuôi thủy sản là dễ nhất.

Trong trồng lúa, độ mặn cứ dưới 4 phần nghìn là sống được. Việt Nam cần xem lại chiến lược của mình về vấn đề sử dụng nước.

Trước đây chúng ta dựa vào Ủy Hội sông Mê Kông quốc tế, tuy nhiên, nhiều nước không vào Ủy Hội sông Mê Kông quốc tế nữa, nếu trường hợp này thì chúng ta cũng cần có cách giải pháp riêng của mình.

Trong lưu vực sông Mê Kông, Việt Nam và Campuchia đều nằm ở hạ nguồn, đã và đang chịu tác động mạnh mẽ bởi sự phát triển nông nghiệp và thủy điện ở thượng nguồn. Các tác động bất lợi mà cả 2 nước cùng đều phải đối mặt đó là lũ giảm; mất phù sa; gia tăng xói lở; giảm nguồn lợi thủy sản và đặc biệt dòng chảy kiệt trái quy luật làm xâm nhập mặn khó lường.

Xét về vị trí địa lý, Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam nằm ở hạ lưu của Campuchia nên trong trường hợp này Campuchia được coi là thượng lưu của Việt Nam. Ngược lại, ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, nước theo các sông Sê San và Srê Pok lại chảy qua Campuchia trước khi về đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy trong trường hợp này Việt Nam lại là thượng lưu của Campuchia.

Nước ở cuối nguồn bao giờ cùng bị thiệt thòi. Thiên nhiên cũng bắt đầu khô hạn nhiều. Do đó, Việt Nam cần có chiến lược thuận với thời tiết, chung sống cùng với các nước và phải đặt vấn đề tiết kiệm nước.

Hiện nay, việc tiết kiệm nước của chúng ra gần như ít đặt ra, người nông dân muốn dùng như thế nào thì dùng, chỗ thì nuôi cá, chỗ trồng lúa mà không đặt vấn đề tiết kiệm nguồn nước. Bởi ngay Luật Tài nguyên nước cũng không đề cập đến vấn đề này mà mới nói chung chung là tưới ít nước.

Tuy nhiên, chúng ta phải có một chiến lược chứ không chỉ dừng ở 1 câu nói này. Chiến lược cụ thể là gì? Chúng ta hỗ trợ người dân kinh phí như thế nào trong tiết kiệm nước?

PV: Như ông vừa nói, chúng ta cần có cả chiến lược và chiến thuật trong việc sử dụng nguồn nước để không bị động trong mọi tình huống, vai trò của Bộ Tài nguyên và Môi trường với việc này như thế nào, thưa ông?

GS.TS Vũ Trọng Hồng: Theo tôi, vai trò của Bộ Tài nguyên và Môi trường về chức năng của họ quản lý các dòng sông và như vậy đồng nghĩa với việc họ quản lý nguồn nước. Nhưng hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn thiên về môi sinh, môi trường, hệ sinh thái, ô nhiễm.

 vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long
Vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long

Quản lý nguồn nước có nghĩa là trong đó phải tiết kiệm nước, sử dụng nguồn nước theo thời tiết, trữ nước trong bối cảnh lúc nước nhiều. Hiện, Luật Thủy lợi chỉ đề ra giải pháp, còn chiến lược về quản lý nguồn nước trên toàn quốc thì phải do Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngay như bây giờ, các dòng sông tại miền Bắc bị cạn kiệt vì nhiều lý do. Có những dòng sông cạn kiệt không phải vì thiếu nước mà do bị khai thác cát quá nhiều khiến lòng sông bị tụt xuống. Việc này cũng trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tôi xin nhắc lại, trước đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường thiên về quản lý vấn đề môi sinh, môi trường, còn Bộ Thủy lợi thì thiên về quản lý nguồn nước. Nay Bộ Thủy lợi không còn và vấn đề này thuộc chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hiện Luật Thủy lợi ra đời nhưng không quản lý các dòng sông, họ chỉ đưa ra giải pháp trong lưu vực của mình. Nhưng bản thân dòng sông là quan trọng lại không có ban quản lý lưu vực sông thì làm sao có thể đưa ra giải pháp tối ưu.

Rõ ràng, chúng ta cần những chiến lược tổng thể, lâu dài và liên quan đến tất cả các nguồn nước của lưu vực các sông bên ngoài Việt Nam.

Như vậy, khi xảy ra vấn đề thì chúng ta mới có thể ứng phó. Hiện tình thế xã hội thay đổi, quan hệ thế giới thay đổi, do đó, chúng ta phải giải quyết vấn đề của chính mình cùng với việc có kiến nghị lên Ủy hội sông Mê Kông quốc tế khi cần thiết. Trong đó, Chính phủ cần phải giao nhiệm vụ này trực tiếp cho Bộ chủ quản mà ở đây là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Xin cám ơn ông!

Ngày 8/8/2023, Campuchia gửi thông báo cho Ban thư kí Ủy hội sông Mê Kông quốc tế về Dự án đường thủy nội địa Funan Techo. Theo đó, dự án kênh đào Funan – Techo nối sông Bassac ra cảng Kep của Campuchia. Một số thông tin về tuyến kênh chiều dài 180km, chiều rộng 50m, chiều sâu 4,7m. Dự án có 3 âu kiểm soát mực nước và lưu lượng tuyến giao thông, các cống này có chiều dài 13 m, chiều rộng 18m, độ sâu 5,8 m; lưu lượng lớn nhất bình quân ngày qua âu là 3,6 m³/s. Dự kiến dự án sẽ được phía Campuchia khởi công trong năm 2024 và hoàn thành vào năm 2027 với tổng lượng hàng hóa lưu thông qua tuyến đường thủy mới này là 7 triệu tấn/năm.   Theo: https://congthuong.vn/gs-ts-vu-trong-hong-tiet-lo-dieu-can-lam-tu-du-an-kenh-dao-funan-techo-317885.html

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Chúng ta chưa vội nói việc xây dựng dự án kênh đào Funan Techo có gây thiệt cho Việt Nam hay không, mọi thứ vẫn cần những con số để đánh giá.

Trước thông tin về dự án kênh đào Funan Techo (hay còn gọi là dự án kênh đào Phù Nam – Techo) của Campuchia sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây; có thể lấy mất 50% lượng nước của sông Mê Kông;… Giáo sư – Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là một nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp – cho rằng, về sơ bộ việc này không quá quan ngại như thông tin được đưa ra của một số báo chí thời gian vừa qua. Tuy nhiên cũng cần đợi những số liệu cụ thể để đánh giá.

Sơ đồ kênh đào Phù Nam - Techo của Campuchia. Ảnh: Ủy ban sông Mê Công Việt Nam
Sơ đồ kênh đào Phù Nam – Techo của Campuchia. Ảnh: Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam

“Tôi không có số liệu chính xác về dòng chảy trong mùa khô tại sông Tiền, sông Hậu cũng như lượng nước Campuchia sẽ lấy và lượng nước sẽ chảy qua bên Việt Nam, tuy nhiên, về sơ bộ, tôi cho rằng việc này cũng không quá quan ngại”, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho hay.

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, hiện chúng ta đang lấy nước từ sông Tiền, sông Hậu để tưới cho khu vực Đồng Tháp Mười và khu vực Tứ giác Long Xuyên, hiệu quả rất cao. Mặt khác, trong mùa lũ, nước từ Campuchia rất nhiều và tràn qua Tứ giác Long Xuyên, một phần xuống Hồng Ngự (Đồng Tháp).

Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, lưu lượng nước xuống Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới không thay đổi bao nhiêu. Do đó, chúng ta chưa vội nói việc xây dựng dự án kênh đào Funan Techo gây thiệt hay không. Tuy nhiên, ông cho rằng việc này sẽ không gây thiệt hại lớn cho Việt Nam.

Hiện, Campuchia đang làm đánh giá tác động môi trường của dự án. Chúng ta vẫn đang phải chờ các thông tin từ việc đánh giá này. Nếu họ làm con kênh quá rộng và quá sâu sẽ gây thiệt hại cho Việt Nam. Khi đó, Việt Nam sẽ có ý kiến để họ thu hẹp lại.
“Chúng ta chỉ lo ngại về lượng nước trong mùa khô, còn mùa mưa thì chúng ta không đáng lo ngại”, Giáo sư Võ Tòng Xuân chia sẻ và cho rằng trong thông báo của Campuchia có đề cập là tác động của dự án là không đáng kể. Con số họ đưa ra như vậy nhưng không biết thực tế sẽ ra sao.

Ủy hội sông Mê Kông quốc tế đã họp, nhưng chưa tin hoàn toàn vào báo cáo mà Campuchia đã nộp và đang đề nghị Campuchia điều tra kỹ lại. Chúng ta cũng đang chờ con số chính xác.

Về giải pháp, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, một mặt chúng ta sẽ kiến nghị lên Ủy hội sông Mê Kông quốc tế hỗ trợ các quốc gia tiến hành một nghiên cứu chung về tác động xuyên biên giới của dự án tới tất cả các lĩnh vực và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động.

Một mặt để có thêm thông tin, trong khuôn khổ Hiệp định sông Mê Kông 1995, Việt Nam hoàn toàn có quyền kiến nghị phía Campuchia hợp tác, cung cấp bổ sung thông tin với Ủy hội quốc tế sông Mê Kông và Việt Nam về các nội dung như: Qui trình vận hành 3 khóa âu; Mục đích khác của tuyến kênh như phục vụ sản xuất nông nghiệp, diện tích cụ thể tưới bao nhiêu ha; Kết nối tuyến kênh với hệ thống sông kênh rạch hiện hữu nơi tuyến kênh giao thông thủy cắt qua; Giải pháp đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra. Khi đó, các tác động bất lợi do tuyến kênh gây ra sẽ được tính toán đầy đủ và kiến nghị giải pháp giảm thiểu.

Theo thông tin từ cuộc họp tham vấn về dự án kênh đào Phù Nam – Techo của Campuchia do Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam (VNMC) tổ chức hôm 23/4 tại TP. Cần Thơ, dự án kênh đào Phù Nam – Techo nối sông Bassac ra cảng Kep của Campuchia, với tổng chiều dài khoảng 180 km.

Theo đó, kênh đào này được thiết kế với kích thước đủ lớn, cụ thể, bề rộng đáy kênh 5 m, bề rộng mặt kênh từ 80-120 m và chiều sâu mực nước trong kênh 4,7 m để các tàu tải trọng đến 1.000 tấn có thể đi qua.

Dự án sẽ xây dựng 3 cống (âu thuyền) để điều tiết dòng chảy, duy trì sự ổn định của mực nước trong kênh giao thông thủy và chống xâm nhập mặn. Các cống này có chiều dài 135 m, chiều rộng 18 m, độ sâu 5,8 m. Bên cạnh các hạng mục công trình trên, dự án cũng tiến hành xây dựng 11 chiếc cầu giao thông (dài 161 m, rộng 12 m) bắc qua tuyến kênh để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Dự kiến dự án sẽ được phía Campuchia khởi công trong năm 2024 và hoàn thành vào năm 2027 với tổng lượng hàng hóa lưu thông qua tuyến đường thủy mới này là 7 triệu tấn/năm.

Trước đó, ngày 8/8/2023, Campuchia gửi thông báo cho Ban thư kí Ủy hội sông Mê Kông quốc tế (MRC) về Dự án đường thủy nội địa Funan Techo. Một số thông tin về tuyến kênh: Dài x rộng x sâu của tuyến kênh: LxBxH = 180 km x 50m x 4,7m; có 3 âu kiểm soát mực nước và lưu lượng tuyến giao thông (LxBxH: 135x18x5,8 m); lưu lượng lớn nhất bình quân ngày qua âu là 3,6 m³/s.

Sông Tiền hay Tiền Giang dài 234 km là nhánh hạ lưu bên trái (tả ngạn) của sông Mê Kông, theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chảy từ Phnom Penh, qua Kandal, dọc theo ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Prey Veng thuộc Campuchia, chảy vào Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc lãnh thổ Việt Nam bắt đầu ở xã Vĩnh Xương (Tân Châu, An Giang) và Thường Phước 1 (Hồng Ngự, Đồng Tháp). Sông Hậu hay Hậu Giang dài bằng sông Tiền cũng tách ra khỏi sông Mê Kông (phía hữu ngạn) ở Phnom Penh (Campuchia) chảy trong địa phận Kandal rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại xã Khánh An, huyện An Phú (An Giang). Sông Tiền và sông Hậu tạo nên Đồng bằng sông Cửu Long lớn nhất nước ta, rộng khoảng 4 triệu ha đất phù sa màu mỡ, trong đó 1,2 triệu ha dọc sông rất thích hợp để cây lúa phát triển. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, rất thuận lợi trong khâu cung cấp nước cho sản xuất lúa, hoa màu, nuôi trồng và đánh bắt hải sản và đi lại bằng thuyền.   Theo: https://congthuong.vn/giao-su-vo-tong-xuan-noi-gi-ve-kenh-dao-funan-techo-317390.html

Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông
TS. Tô Văn Trường- Thứ Năm, 25/04/2024 , 08:18 (GMT+7) Nguồn: Nongnghiep.vn Tri thức nông dân

Sự quan ngại về kênh đào Funan Techo thể hiện qua phát biểu của một số chuyên gia tại cuộc họp ở Cần Thơ là cần thiết nhưng cần tránh phóng đại.

Sau khi dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia được phổ biến tại cuộc họp ở Cần Thơ ngày 23/4/2024, quan ngại của các chuyên gia tại cuộc họp rất đáng hoan nghênh. Phản biện khoa học cần lên tiếng nhưng muốn tiếng nói được lắng nghe, có trọng lượng cần phải có cơ sở khoa học và thực tế.

Một số bài báo vừa qua, có tựa đề “giật gân” như: Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây; Kênh đào Phù Nam – Techo có thể lấy mất đến 50% lượng nước của sông Mê Kông; Kênh đào Funan Techo có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc làm cho người dân hoang mang và lãnh đạo cũng băn khoăn, lo lắng, trăn trở.

1. Xuất xứ các thông tin về tuyến giao thông thủy nội địa Funan Techo

Ngày 8/8/2023, Campuchia gửi thông báo cho Ban thư kí Ủy hội sông Mê Kông quốc tế (MRC) về Dự án đường thủy nội địa Funan Techo. Một số thông tin về tuyến kênh:

– Dài x rộng x sâu của tuyến kênh: LxBxH = 180 km x 50m x 4,7m;

– Có 3 âu kiểm soát mực nước và lưu lượng tuyến giao thông (LxBxH: 135x18x5,8 m); Lưu lượng lớn nhất bình quân ngày qua âu là 3,6 m³/s.

Minh họa vị trí tuyến giao thông thủy Funan Techo và vị trí 3 khóa âu.
Minh họa vị trí tuyến giao thông thủy Funan Techo và vị trí 3 khóa âu.

2. Tiềm năng nguồn nước sông Mê Kông và tiềm năng nước về ĐBSCL

Tiềm năng nguồn nước sông Mê Kông

Lưu vực sông Mê Kông có diện tích khoảng 795.000 km², chảy qua địa phận của 6 quốc gia: Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam với chiều dài dòng chính là 4.800 km, tổng lượng dòng chảy hàng năm vào khoảng 475 tỷ m³. Sông Mê Kông xếp thứ 21 trên thế giới về diện tích lưu vực, thứ 12 về chiều dài và thứ 8 về tổng lượng dòng chảy.

TTTên quốc giaDiện tích trong lưu vực (km²)% so với tổng diện tích lưu vực% so với tổng diện tích mỗi quốc gia% dòng chảy đóng góp
1Trung Quốc165.0002116
2Myanma24.00032
3Lào202.000259735
4Thái Lan184.000223618
5Campuchia155.000208618
6Việt Nam65.00092011
 Tổng diện tích:795.000100Tổng dòng chảy năm:475 km³

Tổng hợp thông tin về diện tích và đóng góp dòng chảy từ các quốc gia trên lưu lưu vực sông Mê Kông

Phân bố dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long

Phân bố dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long bình quân giai đoạn từ 1995 đến 2020 qua Tân Châu và Châu Đốc vào khoảng 12.450 m³/s ứng với tổng lượng 394,2 tỷ m³; lưu lượng bình quân tháng nhỏ nhất là 3.114 m³/s với tổng lượng 8,1 tỷ m³/tháng.

Phân bố lưu lượng dòng chảy Mê Kông về ĐBSCL hàng năm qua Tân Châu và Châu Đốc
Phân bố lưu lượng dòng chảy Mê Kông về ĐBSCL hàng năm qua Tân Châu và Châu Đốc

3. Đánh giá tác động của tuyến giao thông thủy nội địa Funan Techo

Xây dựng kịch bản:

Để xem xét ảnh hưởng trong trường hợp bất lợi nhất, vượt ra ngoài thông báo của phía Campuchia, thì tác động của tuyến kênh Funan Techo như thế nào?

– Trường hợp 1: Nếu kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m³/s.

– Trường hợp 2: Các âu mở tự do liên tục cả mùa lũ lẫn mùa kiệt (không kiểm soát lưu lượng qua âu như thông báo của Campuchia là 3,6 m³/s).

– Trường hợp 3: như trường hợp 1 (các âu mở liên tục) kết hợp cấp nước nông nghiệp ở các tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep.

Theo tính toán thủy lực, và kinh nghiệm của tôi về lưu vực sông Mê Kông, thông qua tìm hiểu địa hình, các khu vực canh tác phía Tây Nam của Campuchia, thì diện tích có thể lấy nước tưới từ tuyến kênh Funan đạt khoảng 60.000 đến 80.000 ha tương đương với lưu lượng tưới gia tăng ước khoảng 50 – 70 m3/s.

Vì thế, đối chiếu với lượng dòng chảy của sông Mê Kông, những người có chuyên môn về thủy văn và thủy lực nghe thông tin bình luận đào kênh Funan Techo sẽ lấy mất khoảng 50% lượng nước của sông Mekong về phía Việt Nam và đảo lộn hệ sinh thái miền Tây là hoàn toàn “võ đoán”. 

Kết quả mô phỏng thủy lực tóm tắt như sau:

– Nếu Campuchia triển khai dự án và vận hành tuyến kênh theo thiết kế đã được thông báo cho Ủy hội sông Mê Kông quốc tế: Kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m³/s so với tiềm năng nguồn nước sông Mê Công về đồng bằng qua Tân Châu và Châu Đốc là 12.450 m³/s thì tác động của dự án đến ĐBSCL của Việt Nam là không đáng kể.

– Tuy nhiên, trong trường hợp 2 và 3 khi các cống để mở hoàn toàn cho nước trên kênh chảy tự do ra cảng Kep, kết hợp tưới thì dự án sẽ gây tác động đáng kể tới chế độ dòng chảy và lượng phù sa về ĐBSCL, đồng thời làm gia tăng diện tích xâm nhập mặn vào sâu trong đồng bằng. Với mục tiêu phục vụ mục đích giao thông thủy và nếu kết hợp phục vụ mở rộng diện tích tưới như tôi đã phân tích ở trên thì dự án sẽ có khả năng làm giảm lượng nước trên sông Hậu từ 5-13% trong mùa khô, từ 2-6% trong mùa mưa. Đồng thời khả năng lưu lượng trên sông Tiền sẽ bị giảm từ 2-4% trong mùa khô, từ 1-3% trong mùa mưa.

– Sự sụt giảm lưu lượng dòng chảy về Việt Nam sẽ gây gia tăng xâm nhập mặn sâu hơn trên cả sông Tiền và sông Hậu, phạm vi lớn hơn và sớm hơn (xảy ra ngay tháng 12 và tháng 1 hằng năm). Đồng thời, lượng phù sa về ĐBSCL vốn đã suy giảm những năm gần đây do các đập trên thượng lưu của Trung Quốc sẽ tiếp tục bị giảm do việc triển khai Dự án. Ngoài ra, sự sụt giảm lưu lượng, mực nước cũng sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, làm giảm không gian sinh tồn của hệ sinh thái nước ngọt.

– Do gia tăng xâm nhập mặn sâu với phạm vi lớn hơn và sớm hơn, có thể trùng với thời điểm cấp nước cho vụ đông xuân của vùng ĐBSCL, ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của người dân, tác động đến ngành sản xuất lúa gạo của vùng.

Giải pháp và bài học từ hợp tác khai thác sông Mê Kông

Để có thêm thông tin, trong khuôn khổ Hiệp định sông Mê Kông 1995, Việt Nam hoàn toàn có quyền kiến nghị phía Campuchia hợp tác, cung cấp bổ sung thông tin với Ủy hội quốc tế sông Mê Kông và Việt Nam, về: i) Qui trình vận hành 3 khóa âu; ii) Mục đích khác của tuyến kênh như phục vụ sản xuất nông nghiệp, diện tích cụ thể tưới bao nhiêu ha; iii) Kết nối tuyến kênh với hệ thống sông kênh rạch hiện hữu nơi tuyến kênh giao thông thủy cắt qua; iv) Giải pháp đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra.

Khi đó, các tác động bất lợi do tuyến kênh gây ra sẽ được tính toán đầy đủ và kiến nghị giải pháp giảm thiểu. Việc phối hợp giữa 2 quốc gia trên tinh thần hợp tác sẽ càng củng cố thêm quan hệ giữa hai nước láng giềng cùng ở hạ nguồn lưu vực sông Mê Kông ứng phó với các ảnh hưởng bởi các hoạt động phát triển thủy điện và nông nghiệp phía trên hạ lưu sông Mê Công từ phía Trung Quốc làm dòng chảy lũ giảm, phù sa và nguồn lợi thủy sản giảm, dòng chảy kiệt, trái qui luật.

Không gì tốt hơn là để chính các chuyên gia người Campuchia thuyết phục các nhà chức trách của họ. Nên thành lập nhóm nghiên cứu chung giữa MRCS, Việt Nam và Campuchia. Kết quả các bên sẽ thống nhất quan điểm đánh giá tác động dự án và các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đáp ứng yêu cầu của các cấp có thẩm quyền cả Việt Nam và Campuchia.

Tôi có bài học kinh nghiệm rất đắt giá và thực tế là cuối thập niện 90 phía Campuchia phản ứng phê phán Việt Nam đào kênh đắp bờ ở Đồng Tháp Mười gây dâng mực nước làm ngập lụt phía Campuchia. Tôi cho mời 3 chuyên gia người Campuchia sang Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam ngồi cùng nhau tính toán kiểm nghiệm mô hình thủy lực với chuyên gia Việt Nam. Hồi ấy, chưa có bộ mô hình MIKE thông dụng của Đan Mạch, chúng tôi đã chủ động cấp cho bạn phần mềm mô hình VRSAP của cố PGS – Anh hùng Lao động Nguyễn Như Khuê (kể cả chương trình nguồn). Kết quả tính toán mô phỏng cho thấy độ dâng mức nước do tác động của đắp bờ kênh phía Việt Nam không đáng kể và có giải pháp giảm thiểu. Chính các chuyên gia người Campuchia khi về nước đã thuyết phục lãnh đạo nước họ, nên mọi sự kết thức có hậu.

Điều cần rút ra từ các thông tin gây hoang mang dư luận vừa qua cho thấy: i) Các cơ quan chuyên môn của Việt Nam cũng đã có những đánh giá ban đầu dựa trên những thông tin mà bạn chia sẻ cung cấp cho các cơ quan cấp trên, những kết quả tính toán bổ sung cho thấy trong các trường hợp bất lợi thì tác động của tuyến kênh là không lớn; ii) Một số bài viết trước những vấn đề nhạy cảm nhưng lại tiếp cận các nguồn tin thiếu tin cậy, thiếu kiểm chứng, giật tít không đúng sự thực, làm đẩy dư luận đi trái với mục đích quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Nam – Campuchia cũng như những cam kết thỏa thuận trong hợp tác ở Ủy hội sông Mê Kông của các nước trên lưu vực trong đó có Việt Nam và Campuchia.

Sự quan ngại về kênh Funan Techo thể hiện qua phát biểu của một số chuyên gia tại cuộc họp ở Cần Thơ là cần thiết nhưng cần tránh phóng đại, đến khi các số liệu được minh chứng qua tính toán và thực tế sẽ làm mất uy tín không chỉ của cá nhân mà cả quốc gia.   

Thay cho lời kết

Tuyến giao thông thủy nội địa Funan Techo của Campuchia nằm hoàn toàn trên đất Campuchia được xem là quyền lợi khai thác phát triển, phù hợp với lợi ích hợp tác và phát triển của nước bạn. Campuchia đã thực hiện thông báo trước, thông tin về dự án theo Hiệp định Mê Kông 1995, mặc dù lưu lượng mà họ dự kiến qua tuyến kênh là rất nhỏ.

Giả thiết rằng, dự án giao thông thủy nội địa Funan Techo của Campuchia sau khi xây dựng được giám sát thực hiện đúng như thông báo của Campuchia tới Ủy hội sông Mê Kông thì việc mất đi một lượng nước 3,6 m³/s là rất nhỏ so với tiềm năng dòng chảy sông Mê Kông. Nếu tuyến kênh này sử dụng đa mục tiêu là kết hợp gia tăng sản xuất nông nghiệp dọc theo tuyến giao thông thủy Funan Techo thì ảnh hưởng của việc mất đi lượng nước sẽ lớn hơn, tuy nhiên cũng không đáng kể so với tiềm năng nguồn nước sông Mê Kông.

Hơn nữa, các tác động này là hoàn toàn có thể giảm thiểu thông qua hợp tác Ủy hội sông Mê Kông, giám sát và kiểm soát lượng nước chảy qua các cửa van theo thông báo của Campuchia.

Ngày nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cần nâng cao vai trò của mình, phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, Campuchia và các quốc gia thành viên Ủy hội để thúc đẩy thực hiện nghiên cứu về tác động của Dự án; đồng thời, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, giám sát tác động của dự án kênh đào Funan Techo và các phát triển thượng nguồn nói chung để hỗ trợ sát thực hơn công tác quản lý khai thác nguồn tài nguyên nước của lưu vực sông Mê Kông vững bền vì lợi ích chung của cả lưu vực. 

Những thông tin nổi bật trước đó

Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) đang ập tới vùng ĐBSCL nhanh hơn nhiều so với các dự báo trước đây, gây ra những hiện tượng bất thuận cho đời sống kinh tế, xã hội toàn vùng như sụt lún, xâm nhập mặn, xói lở. Thích ứng biến đổi khí hậu: ĐBSCL cần thêm sức người, sức của; Chính phủ ghi nhận nỗ lực các các cấp, ngành…; Xoay trục chiến lược nông nghiệp ĐBSCL; Đề xuất thành lập Ủy ban điều phối vùng ĐBSCL; ĐBSCL thay đổi toàn diện sau 2 năm ‘thuận theo tự nhiện”; Thủ tướng chủ trì “diễn đàn” về ĐBSCL: Không để ‘nước chảy lá môn”; Clip: Quyết tâm hành động để ĐBSCL cất cánh

Thông tin từ Lê Thanh Tùng, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam ” Khái quát về xâm nhập mặn, hạn mùa khô 2019-2020 vùng ĐBSCL” là một cảnh báo rất quan trọng (xem bản đồ và thông tin hội thảo).

Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An ngày 20 tháng 6 năm 2020 đã tổ chức Hội nghị “Tổng kết công tác phòng chống hạn hán thiếu nước xâm nhập mặn mùa khô 2019-2020 và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long” .nhìn lại những được và chưa được trong mùa hạn mặn 2019-2020., có một sự liên hệ rất mật thiết về Sông Mêkong tin nổi bật và giải pháp ứng phó hiệu quả.

Biến đổi khí hậu liên quan chặt chẽ tới yếu tố kép đó là sự quản lý nước sông Mekong, sự phục hồi rừng và giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu toàn diện, tích cực, chủ động, phù hợp, hiệu quả. “Đập trên sông Mekong ” là yếu tố chính có ý nghĩa điều tiết lớn .

Đặc điểm thủy năng nổi bật của Sông Mekong là vai trò điều lượng dòng nước bởi hồ Tonlé Sap, người Việt thường gọi là “Biển Hồ” là hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á, Phần thượng nguồn sông Mekong người Trung Quốc hiện đã hoàn thành xây dựng một loạt các đập trên sông tại Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, và đang xây đập Tiểu Loan với hơn một chục đập thủy điện điều lượng nước gây nhiều tranh cãi cho an sinh vì thay đổi trữ lượng nước, gia tăng mức độ xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nông nghiệp và nguồn cá. Trung Quốc dùng khoa học công nghệ và kinh tế để chế ngự điều tiết lượng nước đầu nguồn và chi phối lượng nước hạ lưu sông Mekong đó là một chiến lược kinh tế chính trị sâu sắc mà gần đây nhiều tài liệu quan tâm tới điều này.

Những tài liệu đáng chú ý về sông Mekong gần đây gồm bài: Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào, Làm thay đổi cả hành tinh trong thời gian ngắn, đại dịch COVID-19 tạo tiền đề cho trật tự thế giới mới? Sông Mekong trong cuộc chiến tài nguyên nước; Từ Trường Giang Tam Hiệp đến Mekong, Mực nước sông Mekong xuống thấp nhất trong 30 năm; Sông Mekong và Biển Đông hai cái gai trong quan hệ Việt Trung; Dòng sông Mekong bị bức tử nguy cơ cận kề. Lưu vực sông Mekong địa bàn thách đố của Hoa Kỳ; Hiệp đinh Mekong 1995 đang tan vỡ, Thích ứng với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thất bại vì đập thủy điện.

Sông Mekong bị giảm mực nước do sự điều tiết nước hệ thống đập thủy điện thượng nguồn tại Trung Quốc, kết hợp với biến đổi khí hậu và sự mất rừng đang gây nên áp lực kép của sự xâm nhập mặn và hạn cục bộ diện rộng tại nhiều tỉnh Việt Nam. Tiếp theo bài Vựa lúa Nam Bộ bị ngập mặn và thay đổi tư duy  thì những thông tin mới về các đập sắp xây dựng ở Lào và Campuchia; cùng với bài viết Hồi sinh sông Danube – bài học lịch sử cho dòng Mekong là cảnh báo cần đọc lại và suy ngẫm .

Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào” tiến sĩ Lê Hồng Hiệp Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế ngày 7 tháng 1 năm 2020 nhận định: “Về lâu dài, Việt Nam cần tự giải quyết các vấn đề của mình để đảm bảo một nguồn cung điện bền vững, giá cả phải chăng và thân thiện hơn với môi trường để phục vụ sự phát triển của đất nước. Ngay cả khi Việt Nam tham gia vào một số dự án xây dựng đập thủy điện ở Lào, chúng ta vẫn cần tiếp tục phản đối việc xây dựng các con đập mới trên sông Mê Kông. Trong trường hợp Lào quyết định tiến hành xây dựng các đập mới, chúng ta cần phải yêu cầu Lào lựa chọn các thiết kế đập và công nghệ thủy điện phù hợp để giảm thiểu tác động môi trường. Xét cho cùng, đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng đối với an ninh lương thực của không chỉ Việt Nam mà còn của cả khu vực. Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng trên ISEAS Commentary” . Thông tin này được tiếp nối bởi bài viết Làm thay đổi cả hành tinh trong thời gian ngắn, đại dịch COVID-19 tạo tiền đề cho trật tự thế giới mới? góc nhìn của đại sứ Nguyễn Quang Khai tại http://www.soha.vn ngày 5 tháng 4 năm 2020 và thông tin trước đây Sông Mekong trong cuộc chiến tài nguyên nước của Lê Viết Thọ BBC News Tiếng Việt 24 tháng 10 2019. Ý kiến nói rằng, tương lai ảm đạm của Mekong vì các dự án thủy điện thượng nguồn, trong khi cơ chế tham vấn quốc tế không còn hiệu quả.

Tôi muốn trao đổi thêm đôi điều xung quan vấn đề Vựa lúa Nam Bộ bị ngập mặn và thay đổi tư duy Cố giáo sư viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng cách đây nhiều năm đã cảnh báo rằng: Việc chọn tạo nguồn lương thực thực phẩm thích ứng với điều kiện khô hạn và xâm nhập mặn là cấp thiết vì trái đất nóng lên, nạn mất rừng và các dòng sông lớn của Việt Nam có nước đầu nguồn từ Trung Quốc có thể bị điều tiết lưu lượng nước bởi việc làm thủy điện, sẽ gây khô hạn hoặc ngập úng diện rộng khi chặn dòng hoặc xả lũ. Việc chọn tạo giống cây trồng chịu hạn mặn thích ứng với biến đổi khí hậu và thích hợp vùng khó khăn đã được lưu ý từ lâu rồi, nên giáo sư Võ Tòng Xuân mới tự tin nói vậy. Nhìn xa hơn một chút vào lịch sử cho thấy nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn nằm trong tổng thể của tầm nhìn quốc gia. Việt Nam soi vào Trung Quốc và Brazil của quá khứ và hiện tại, qua 500 năm nông nghiệp BrazilTrận Vũ Hán bài học lịch sử,sẽ ngộ được nhiều bài học lớn cho nông nghiệp. Brazil hiện nay vì sao bảo tồn và phát triển nông nghiệp được, bởi họ có bài học lịch sử đắt giá của bảo tồn phát triển nông nghiệp và các ngành hàng buôn bán thương mại Việt Nam khắc phục khô hạn và ngập úng hiện nay cần giải pháp tổng thể và chuỗi lịch sử mà không thể chỉ nhìn giải pháp tình thế và phân khúc. Trận Vũ Hán bài học lịch sử năm 1938 lụt Hoàng Hà do chủ động phá đê để gây lầy lội chặn chiến dịch thần tốc của quân Nhật trong chiến tranh Trung Nhật (làm chết hơn 50 vạn dân thường), sau này đã được chủ tịch Mao Trạch Đông nghiên cứu vận dụng trong đại kế chiến lược Tam Tuyến, xây đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang, xây nhiều đập thủy điện trên sông Mekong, hình thành khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (xem Quảng Tây nay và xưa), Đó là mưu lược liên hoàn đã có tính toán từ trước. Tình hình hiện nay, khối ASEAN đang lớn mạnh, Mỹ đang xoay trục về châu Á, BRIC (Brazil, Rusian, India, China) đang trỗi dậy, Biển Đông, Mekong, đang làm thay đổi chiều hướng chính trị kinh tế khu vực. Việt Nam và các nước cuối lưu vực sông Mekong yêu cầu mở dự trữ nước đầu nguồn, điều tiết lưu lượng nước để chống hạn và xâm nhập mặn. Các điểm nóng đang dần lộ diện nhiều vấn đề quan hệ quốc tế nhạy cảm và phức tạp về kinh tế chính trị khu vực. Sự biến đổi khí hậu, khô cạn hoặc ngập úng tại lưu vực những dòng sông lớn do điều tiết nước, diện tích đất rừng bị thu hẹp đang gây hiệu ứng kép lên nhiều vùng rộng lớn Việt Nam. Chọn tạo giống cây trồng chịu hạn mặn và giải pháp kỹ thuật canh tác thích ứng biến đổi khí hậu là cấp thiết và hiện đã có một số kết quả gợi những góc nhìn tham chiếu về bảo tồn và phát triển nông nghiệp bền vững.

Nguồn: Sông Mekong tin nổi bật https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-mekong-tin-noi-bat/ bảo tồn và phát triển cập nhật; thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong htps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-4/

xem thêm
Trung Quốc tuyên bố xả nước đập thủy điện cứu sông Mekong
Tuội Trẻ Online 20/02/2020 22:40 GMT+7
TTO – Trung Quốc ngày 20-2 tuyên bố sẽ xả nước các đập thủy điện của mình trên sông Mekong để giúp đỡ các quốc gia láng giềng đối phó với khô hạn.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (ảnh REUTERS, nguồn TTO)

Phát biểu tại một cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Mekong – Lan Thương lần thứ 5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết mưa ít là lý do chính gây khô hạn và Trung Quốc cũng đang chịu thiệt hại từ điều này.

“Trung Quốc đã vượt qua khó khăn của mình và tăng dòng chảy của sông Lan Thương (đoạn sông Mekong tại Trung Quốc) để giúp các nước thuộc lưu vực sông Mekong đối phó với khô hạn.

Chúng tôi cũng đồng ý nâng cao hợp tác trong khuôn khổ LMC nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn nước hợp lý và bền vững”, ông Vương nói.

Theo Reuters, Trung Quốc cũng cho biết sẽ cân nhắc việc chia sẻ thông tin thủy văn để hỗ trợ thêm trong tương lai.

Trước đó cùng ngày, một báo cáo mới do Fitch Solutions Macro Research thực hiện đã dự đoán việc xây đập thủy điện trên sông Mekong sẽ làm thay đổi các hoạt động kinh tế của 5 quốc gia thuộc lưu vực sông.

Báo cáo này dẫn nguồn từ nhiều bài nghiên cứu của Ủy ban sông Mekong (MRC) cho rằng việc xây đập sẽ gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động khai thác thủy sản và trồng trọt, buộc các quốc gia phải nhập khẩu lương thực.

Từ đó, các chuyên gia lo lắng tình trạng lạm phát kéo dài sẽ xảy ra và các quốc gia chịu thiệt hại sẽ trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc.

Theo Retuers, tình hình khô hạn trong nhiều năm trở lại đây đang tàn phá ngành nông nghiệp của Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Việt Nam.

Giới quan sát cho rằng 11 con đập của Trung Quốc tại thượng nguồn sông Mekong cũng như biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính.

SÔNG MEKONG TIN NỔI BẬT
Hoàng Kim


Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào” tiến sĩ Lê Hồng Hiệp Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế ngày 7 tháng 1 năm 2020 nhận định: “Về lâu dài, Việt Nam cần tự giải quyết các vấn đề của mình để đảm bảo một nguồn cung điện bền vững, giá cả phải chăng và thân thiện hơn với môi trường để phục vụ sự phát triển của đất nước. Ngay cả khi Việt Nam tham gia vào một số dự án xây dựng đập thủy điện ở Lào, chúng  ta vẫn cần tiếp tục phản đối việc xây dựng các con đập mới trên sông Mê Kông. Trong trường hợp Lào quyết định tiến hành xây dựng các đập mới, chúng ta cần phải yêu cầu Lào lựa chọn các thiết kế đập và công nghệ thủy điện phù hợp để giảm thiểu tác động môi trường. Xét cho cùng, đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng đối với an ninh lương thực của không chỉ Việt Nam mà còn của cả khu vực. Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng trên ISEAS Commentary” . Thông tin này được tiếp nối bởi bài viết Làm thay đổi cả hành tinh trong thời gian ngắn, đại dịch COVID-19 tạo tiền đề cho trật tự thế giới mới? góc nhìn của đại sứ Nguyễn Quang Khai tại http://www.soha.vn ngày 5 tháng 4 năm 2020 và thông tin trước đây Sông Mekong trong cuộc chiến tài nguyên nước của Lê Viết Thọ BBC News Tiếng Việt 24 tháng 10 2019. Ý kiến nói rằng, tương lai ảm đạm của Mekong vì các dự án thủy điện thượng nguồn, trong khi cơ chế tham vấn quốc tế không còn hiệu quả. Hôm 8/10/2019, Liên minh Cứu sông Mekong kêu gọi hủy bỏ đập Luang Prabang và các đập dòng chính được lên kế hoạch khác.

Thông tin đầy đủ:

Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào
Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 4 tháng 1 năm 2020, trong kỳ họp lần thứ 42 của Ủy ban Liên Chính phủ Việt – Lào, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký năm hợp đồng mua từ tập đoàn Phongsubthavy và tập đoàn Chealun Sekong của Lào 1,5 tỷ kWh điện mỗi năm trong hai năm, bắt đầu từ năm 2021. Thỏa thuận này, trong khi minh họa cho tầm nhìn của chính phủ Lào về việc biến đất nước này thành “bình ắc quy của Đông Nam Á”, cũng đồng thời cho thấy những thách thức về an ninh năng lượng cũng như thế lưỡng nan của Việt Nam trong việc đối phó với kế hoạch xây dựng hàng loạt các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào.

Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu điện ngày càng nghiêm trọng trong những năm tới, ước tính sẽ lên mức 3,7 tỷ kWh vào năm 2021 và gần 10 tỷ kWh vào năm 2022. Ngoài nguyên nhân nhu cầu tăng do tăng trưởng kinh tế, một số yếu tố khác cũng đã góp phần dẫn tới sự thiếu hụt này.

Thứ nhất, trong số 60 nhà máy điện lớn đang được xây dựng, 35 dự án với tổng công suất 39.000 MW đang phải đối mặt với tình trạng chậm tiến độ từ một đến năm năm. Việc Quốc hội Việt Nam hồi năm 2016 thông qua việc dừng kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân cũng dẫn đến những thay đổi bất ngờ trong quy hoạch phát triển nguồn điện của cả nước.

Thứ hai, các dự án mới đang gặp khó khăn vì chính phủ không còn cấp bảo lãnh tín dụng cho các nhà máy điện. Do đó, các nhà phát triển điện lớn của Việt Nam như EVN, PetroVietnam và Vinacomin hiện phải dựa vào các khoản vay thương mại tốn kém hơn để tài trợ cho các dự án của mình. Do đó, thu xếp tài chính cho các dự án mới mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành.

Thứ ba, do chất lượng không khí suy giảm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng như việc chính phủ nhấn mạnh hơn vào năng lượng tái tạo đã khiến Việt Nam tìm cách giảm phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than tuy rẻ nhưng gây ô nhiễm, hiện chiếm khoảng 41% tổng sản lượng điện của Việt Nam. Các nguồn năng lượng sạch hơn, như các nhà máy điện khí hay các trang trại điện mặt trời và điện gió, hiện được ưu tiên trở thành các nguồn điện thay thế.

Tuy nhiên, các nhà máy điện khí rất tốn kém và Việt Nam chưa có các kho khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) để phục vụ cho các nhà máy như vậy. Trong khi đó, mặc dù các trang trại điện gió và điện mặt trời xây dựng nhanh hơn nhưng công suất của chúng khá hạn chế. Dù Việt Nam hiện là nước đi đầu về năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á, tổng công suất của 82 trang trại điện mặt trời đang hoạt động tới cuối tháng 6 năm 2019 chỉ là 4.464MW, chiếm 8,28% tổng sản lượng điện của cả nước. Việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo mới trong tương lai sẽ phải đối mặt với thách thức do mức giá mua điện mà chính phủ phê duyệt thấp hơn cũng như việc Việt Nam chậm nâng cấp hệ thống truyền tải điện nhằm hấp thụ lượng điện bổ sung từ các dự án này.

Để giải quyết tình trạng thiếu điện trong ngắn hạn và trung hạn, Việt Nam sẽ phải tăng nhập khẩu điện từ các nước láng giềng, đặc biệt là Lào. Tuy nhiên, lựa chọn này đặt ra cho Việt Nam một vấn đề nan giải trong cách đối phó với các kế hoạch của Lào nhằm xây dựng thêm các đập thủy điện trên sông Mê Kông và các phụ lưu. Do lo ngại về tác động môi trường đối với đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam từ lâu đã phản đối kế hoạch của Lào nhằm xây dựng ít nhất 9 đập thủy điện lớn dọc theo con sông này. Mặc dù hai nước có mối quan hệ thân thiết, cho đến nay Việt Nam vẫn không thể thuyết phục được Lào xem xét lại kế hoạch của mình.

Sự kiên định của Lào, nay cộng với tình trạng thiếu điện ngày càng tăng của Việt Nam, dường như đã khiến Hà Nội dần cân nhắc một cách tiếp cận mới. Ví dụ, vào tháng 6 năm 2019, PV Power, một công ty con của PetroVietnam, đã tổ chức một cuộc hội thảo để thảo luận việc tham gia vào dự án đập thủy điện Luang Prabang trên sông Mê Kông. PV Power được cho là đang nắm giữ 38% cổ phần của dự án. Một số chuyên gia cho rằng do Việt Nam không thể ngăn cản Lào xây dựng các con đập, sẽ là một điều khôn ngoan nếu Việt Nam tham gia vào các dự án này để kiểm soát việc thiết kế và vận hành các con đập nhằm giảm thiểu tác động môi trường lên đồng bằng sông Cửu Long. Cách tiếp cận này mang tính thực dụng và có lẽ là giải pháp tốt nhất đối với Việt Nam vào lúc này, nhưng nó cũng không hoàn hảo. Việt Nam không thể tham gia vào tất cả các dự án và việc tham gia vào bất kỳ dự án nào trong số đó cũng sẽ làm suy yếu lập luận của Việt Nam khi phản đối các dự án tương tự ở Lào và các nước khác.

Về lâu dài, Việt Nam cần tự giải quyết các vấn đề của mình để đảm bảo một nguồn cung điện bền vững, giá cả phải chăng và thân thiện hơn với môi trường để phục vụ sự phát triển của đất nước. Ngay cả khi Việt Nam tham gia vào một số dự án xây dựng đập thủy điện ở Lào, chúng  ta vẫn cần tiếp tục phản đối việc xây dựng các con đập mới trên sông Mê Kông. Trong trường hợp Lào quyết định tiến hành xây dựng các đập mới, chúng ta cần phải yêu cầu Lào lựa chọn các thiết kế đập và công nghệ thủy điện phù hợp để giảm thiểu tác động môi trường. Xét cho cùng, đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng đối với an ninh lương thực của không chỉ Việt Nam mà còn của cả khu vực.

Sông Mekong trong cuộc chiến tài nguyên nước
Lê Viết Thọ BBC News Tiếng Việt
24 tháng 10 2019

Ý kiến nói rằng, tương lai ảm đạm của Mekong vì các dự án thủy điện thượng nguồn, trong khi cơ chế tham vấn quốc tế không còn hiệu quả.

Hôm 8/10, Liên minh Cứu sông Mekong kêu gọi hủy bỏ đập Luang Prabang và các đập dòng chính được lên kế hoạch khác.

Thông cáo được liên minh này đưa ra khi bắt đầu quá trình tham vấn với dự án đập Luang Prabang.

Nhưng không phải đến lúc này, số phận dòng sông này mới được quan tâm, mà tác động của các dự án đập thượng nguồn lâu nay đã được nhiều chuyên gia cảnh báo.

Đặc biệt, những ngày gần đây, báo chí quốc tế liên tục đề cập đến tác động của các dự án đập trên thượng nguồn sông Mekong đến vùng hạ lưu, cũng như vấn đề chính trị nguồn nước trong mối quan hệ giữa các quốc gia nằm ven dòng sông này.

Sông Mekong, sự trường tồn dân tộc và ICC

Thêm đập thủy điện, thêm mối lo cho sông Mekong và VN

Trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng bởi các dự án xây dựng đập trên sông Mekong, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Mối nguy hại từ thủy điện thượng nguồn

Trao đổi về những tác động cụ thể của các dự án thủy điện Trung Quốc và Lào trên sông Lan Thương ở thượng nguồn Mekong đến vùng hạ lưu, Kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch Quỹ Sinh thái Việt Nam (Viet Ecology Foundation), một tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Hoa Kỳ, nêu lên vài dẫn chứng cụ thể.

Theo đó, trước khi hoạt động, ngay từ đầu các đập hiện hữu Trung Quốc cần 42 tỉ m3 và Lào 33 tỉ m3 nước phải tích lũy cho các hồ chứa. Lượng này đã chiếm tới 55% và 20% lượng nước hàng năm của lưu vực của hai nước này. Kế đến, khi vận hành các hồ thủy điện này, chúng đã làm biến đổi quy trình tự nhiên của dòng chảy.

Kỹ sư Long dẫn số liệu của Tiến sĩ Timo A. Rasanen và các cộng sự phân tích từ dữ liệu hàng chục năm từ các trạm quan trắc, và xác định rằng, chế độ thủy văn của lưu vực thực sự đã bị biến đổi chính là vì những dự án từ thượng nguồn Trung Quốc. Bản quyền hình ảnh Tom Fawthrop Image caption Các đập thủy điện thượng nguồn đang ảnh hưởng đến cuộc sống người dân hạ nguồn.

Bên cạnh đó, cũng theo Kỹ sư Long, nghiên cứu hình ảnh cụ thể từ vệ tinh nhiều năm của NASA, Giáo sư Yadu Pokhrel nhận định rằng, các đập thượng lưu đã biến đổi nhịp đập và diện tích mặt hồ Tonle Sap.

Nếu tiếp tục xây các công trình thủy điện, sông Tonle Sap sẽ không còn chảy ngược về Biển Hồ nữa và viễn ảnh ‘trái tim thoi thóp’ Tonle Sap có ngày phải ngừng đập sẽ không còn xa.

Khi chế độ thủy văn Mekong bị đảo lộn như thế thì môi sinh lưu vực rơi vào khủng hoảng khiến an ninh lương thực và sinh kế nông ngư dân bị chao đảo. Viện Di sản của Hoa Kỳ đã tường trình rằng, dự án Sambor sẽ gây thiệt hại ngư sản Campuchia 479 triệu USD/năm và thiệt hại về nông sản Việt Nam là 74 triệu USD/năm.

Từ năm 2011, 263 tổ chức NGO đã ký thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ các nước vùng sông Mekong hủy bỏ dự án Xayaburi, nhưng không được hồi đáp.

Năm 2015, Mạng lưới cộng đồng Mekong (United Mekong Communities Network) với 15 đại diện các tổ chức xã hội dân sự ba nước hạ lưu Việt Nam, Campuchia và Thái Lan cùng 10 tổ chức NGO đã viết thêm khuyến cáo lần nữa cho các chính phủ Mekong.

Trong khi các chính phủ Mekong vẫn không hủy bỏ một dự án thủy điện nào, thì Liên minh Cứu sông Mekong (Save the Mekong Coalition) vừa công bố lời kêu gọi Lào hủy dự án Luang Prabang.

Tổ chức Sông ngòi Quốc tế, OXFAM, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên và các viện nghiên cứu phát triển ở Úc, Mỹ đều có khuyến cáo tương tự. Bản quyền hình ảnh Pham Phan Long Image caption Vị trí các dự án thủy điện ở Đông Nam Á. Phạm Phan Long soạn ra từ OpenDevelopmentMekong

Hồi tháng Bảy, Ủy hội sông Mekong quốc tế xác nhận mực nước đầu mùa lũ tháng 6, tháng 7 năm nay trên dòng Mekong đang ở mức thấp nhất trong lịch sử.

Nhưng liệu điều đó có phải do sự tồn tại của các đập thủy điện thượng nguồn như những gì Ủy hội này đưa ra hay chỉ do tác động của biến đổi khí hậu?

Bàn luận chuyện này, Kỹ sư Long cho rằng, mưa ít dần trên lưu vực do biến đổi khí hậu là có thật trên cả địa cầu, nhưng hạn hán đến sớm hơn và khắc nghiệt hơn vào những khi khí hậu thiếu mưa là do việc vận hành các hồ chứa thủy điện. Bởi các hồ này có thể giữ nước, gây nhân tai cho vùng hạ du ngay cả khi có mưa cũng là mối lo ngại an ninh không thể loại trừ nhất là khi có tranh chấp.

Bên cạnh đó, ông Long nhận định thêm: “Một nguy hại rất khó nhận ra là Trung Quốc và cả Lào nữa, hàng năm đã cùng sớm cắt giữ nước sông Mekong vào mùa mưa, không chờ mùa khô, khiến mực nước Biển Hồ Tonle Sap không còn dâng cao theo nhịp lũ có trước. Hệ quả là Tonle Sap mất dần mùa nước nổi. Sang đến mùa khô, Biển Hồ không có số nước thặng dư hàng chục triệu m3 để chảy về giúp cho đồng bằng sông Cửu Long chống mặn.

“Nếu chỉ nhìn mực nước sông Mekong vào mùa khô không thấy suy giảm, người ta sẽ biện hộ tránh trách nhiệm cho Trung Quốc và Lào, trong khi họ đã âm thầm chiếm đoạt nước từ trước rồi.

“Trung Quốc và cả Lào, trên thực tế, đã không hề bù đắp tăng lưu lượng nước cho Campuchia và Việt Nam vào mùa khô, dù lý thuyết và tuyên truyền, họ vẫn nguỵ biện cho thủy điện là phải xả nước để chạy tua-bin, điều mà người dân hạ lưu không thể tin, vì họ không hề thấy,” ông Long nói. Bản quyền hình ảnh Ly Ke Hien Image caption Mekong không chỉ là nguồn nước mà còn gắn với cuộc sống của cư dân ven bờ.

Trung Quốc tăng khả năng khống chế khu vực

Ba thách thức lớn cho Việt Nam về sông Mekong

Mekong, dòng sông của 60 triệu người

Miền Tây: Người dân mất nhà vì biến đổi khí hậu

Ông Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ, trong một hội thảo mới đây tại Việt Nam có nói rằng, Trung Quốc trữ nước cho tương lai bằng các đập thủy điện.

Nhưng phải chăng việc Trung Quốc xây các đập thượng nguồn, bên cạnh mục tiêu kinh tế, còn nhằm biến các quốc gia hạ nguồn thành ‘con tin’ cho mục tiêu chính trị? Bản quyền hình ảnh NVCC

Trên thực tế, 65 triệu dân cư Mekong đã trở thành nạn nhân của ‘cơn say’ điên thủy điện và chiến tranh không tiếng súng do Trung Quốc khởi xướngKS. Phạm Phan Long, Chủ tịch Quỹ Sinh thái Việt Nam tại Hoa Kỳ

Trả lời câu hỏi này của BBC News Tiếng Việt, Kỹ sư Long nói rằng, trên thực tế, 65 triệu dân cư Mekong đã trở thành nạn nhân của ‘cơn say’ điên thủy điện và chiến tranh không tiếng súng do Trung Quốc khởi xướng và chỉ đạo. Một nửa số dự án trên Mekong là do Trung Quốc tài trợ tham gia và thực hiện.

Ông Long nói: “Là quốc gia láng giềng với 6,5 triệu dân, Lào không thể ngang nhiên bất chấp sinh kế 16 triệu dân Campuchia và 95 triệu dân Việt Nam, nếu không có Trung Quốc che chắn cho họ. Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Lào, Campuchia và cả Việt Nam dễ dãi, không quan tâm đến các tác động xã hội môi sinh, nhân quyền hay dân quyền lao động.

“Tôi đã từng phân tích trên Viet Ecology từ năm 2016 và nay có thể nói rằng, Trung Quốc đã thành công toàn diện trong chiến lược phát triển quyền lực mềm với tổ chức Hợp tác Lan Thương-Mekong, Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á và chiến lược ‘Nhất đái nhất lộ’ đối với các quốc gia Mekong.

Nắm trong tay thủy điện, an ninh nước, an ninh lương thực và cả an ninh năng lương của khu vưc, Trung Quốc đã củng cố quyền lực mềm và tăng cường khả năng khống chế khu vực của họ,” Kỹ sư Long phân tích.

Trong một thông cáo báo chí phát đi đầu tháng 10, Tổ chức Mạng lưới sông ngòi Việt Nam từng cho rằng, việc phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông đe dọa nghiêm trọng đến môi trường và sinh kế của hàng triệu người dân đang sống dựa vào con sông này. Bản quyền hình ảnh JONATHAN ERNST/Getty Images Image caption Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tại Hội nghị Bộ trưởng Sáng kiến Hạ nguồn Mekong từng cho rằng, sông Mekong hiện đang ở mực nước thấp nhất trong vòng một thập kỷ có liên quan đến quyết định chặn nước ở thượng nguồn của Trung Quốc.

David Hutt trong một bài báo trên Asiatimes cho biết là, Trung Quốc đã xây 11 đập và đang lên kế hoạch xây thêm 8 đập khác trên thượng nguồn.

Tại quốc gia láng giềng với Việt Nam là Lào, trên dòng chính sông Kekong, hiện đã có 2 đập thủy điện đã và đang xây dựng là Xayaburi và Don Sahong. Cuối tháng Bảy, Chính phủ Lào đã đệ trình bản mô tả chi tiết về dự án đập thủy điện Luang Prabang để chuẩn bị tham vấn.

Thủy điện Luang Prabang có công suất 1.410 MW nằm cách thị trấn Luang Prabang của Lào 30 km.

Thủy điện này sẽ làm trầm trọng hơn những tác động môi trường mà đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt.

Nhưng điều đáng ngạc nhiên là các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam cũng tham gia các dự án xây dựng các đập trên sông Mekong.

Bác sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả cuốn “Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng” từng nhận định, “Hà Nội cho phép công ty quốc doanh PetroVietnam Power Corporation ký bản Biên bản Ghi nhớ MOU với chính phủ Lào đầu tư xây con đập Luang Prabang, con đập dòng chính lớn nhất của Lào, cũng có nghĩa là Việt Nam đã gửi đi một tín hiệu “bật đèn xanh” cho toàn 9 dự án đập dòng chính của Lào.”

Kỹ sư Phạm Phan Long cũng chung nhận định khi cho rằng, “chính phủ Việt Nam đã quy hàng chiến lược thủy điện Lào từ năm 2007, đúng như những gì bác sĩ Ngô Thế Vinh nhận định. Lúc đó, Việt Nam phải có nhượng bộ chiến lược, chấp nhận hy sinh đồng bằng sông Cửu Long đổi lấy Luang Prabang và cho phép công ty Petro Vietnam Power đầu tư vào.”

Kỳ 2: Giải pháp cho cuộc chiến tài nguyên nước xuyên biên giới?

Làm thay đổi cả hành tinh trong thời gian ngắn, đại dịch COVID-19 tạo tiền đề cho trật tự thế giới mới?

Covid-19 cho thấy trật tự thế giới như hiện nay có nhiều khiếm khuyết, nhưng điều đó không có nghĩa là xóa bỏ nó hoàn toàn để xây dựng một trật tự mới.

01. Thay đổi thế giới

Đại dịch Covid-19 đang làm thay đổi thế giới. Không thể nói rằng, sau khi bệnh dịch kết thúc mọi thứ sẽ trở lại như cũ. Trong lịch sử, ngoài thiệt hại to lớn về nhân mạng, các hậu quả về sinh học, môi trường, các đại dịch lớn mà nhân loại đã trải qua còn để lại những hậu quả vô cùng to lớn về kinh tế, chính trị và xã hội.

Đại dịch hạch đầu tiên hay còn gọi là “Bệnh dịch Justian” xảy ra vào cuối thế kỷ thứ V đầu thế kỷ thứ VI giết chết khoảng 50 triệu người ở Trung Á, Trung Đông và Bắc Phi, chiếm một nửa dân số thế giới lúc bấy giờ đã dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Byzantine và xuất hiện một nền văn minh mới – Hồi giáo.

Đại dịch “Cái chết đen” còn được gọi là “Great Plague” xảy ra vào giữa thế kỷ XIV đã giết chết hơn 60% dân số châu Âu, nhưng những người sống sót được tự do hơn, nghi ngờ vào sức mạnh của nhà thờ, sau đó dẫn đến một cuộc cải cách, đưa ra một mô hình kinh tế, xã hội mới – Chủ nghĩa tư bản.

Trong thế kỷ XX, nhiều sự kiện đã làm thay đổi thế giới như chiến tranh thế giới Thứ nhất và Thứ hai, kết thúc chiến tranh lạnh, bức tường Berlin sụp đổ, sự kiện 11/9 đầu thế kỷ XXI và cuộc khủng hoảng Covid-19 kéo dài 4 tháng nay cũng rất có thể sẽ dẫn đến nhiều thay đổi, định hình lại trật tự thế giới.

Đại dịch Covid-19 cho thấy trật tự thế giới được hình thành sau chiến tranh lạnh đã bộc lộ nhiều yếu kém và cần thiết xem xét lại để thiết lập một trật tự thế giới mới có thể đáp ứng được những thách thức ngày càng tăng đang đe dọa loài người.

02. Những hậu quả nghiêm trọng

Có thể nói cuộc khủng hoảng Covid-19 là thách thức lớn nhất đối với thế giới kể từ Thế chiến thứ hai, và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với cuộc khủng hoảng dịch bệnh SARS và cúm lợn gần đây.

Ngoài số người chết hàng ngày tăng lên một cách khủng khiếp, ngoài những tác động kinh tế to lớn của nó, thế giới đang rơi vào tình trạng tê liệt do sản xuất bị đình trệ, lưu lượng thương mại giảm, ngừng việc đi lại và hoạt động hàng không giữa các quốc gia, sự sụp đổ của ngành du lịch và giá dầu lao dốc xuống mức kỷ lục.

Đại dịch Covid-19 đang cảnh báo những hiểm họa kinh tế hết sức to lớn. Đó là hàng chục triệu người sẽ mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và có khả năng sẽ xảy ra khủng hoảng lương thực, thực phẩm trên phạm vi toàn cầu. Mặc dù Hội nghị thượng đỉnh bất thường nhóm G-20 họp ngày 26/3 vừa qua đã cam kết dành 5 nghìn tỷ USD để khắc phục hậu quả đại dịch cho nền kinh tế thế giới, nhưng không dễ gì thực hiện.

Trật tự thế giới hiện nay đã phơi bày một thực tế rằng, các tổ chức kinh tế quốc tế lớn như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO),… đã không giải quyết được hậu quả kinh tế của đại dịch Covid-19.

Chính sách tự do và toàn cầu hóa đang làm tăng thêm khoảng cách giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa các nước giàu và nghèo. Do đó, trật tự thế giới mới hậu Covid-19 sẽ mang nhiều đặc điểm khác trước.

Nhiều khả năng sẽ quay lại xu hướng tập trung kinh tế vào tay nhà nước sau thất bại của chính sách toàn cầu hoá. Các công ty đa quốc gia trong hệ thống kinh tế hiện nay và Liên minh châu Âu (EU) đã không phối hợp giúp đỡ các nước thành viên bị ảnh hưởng nhất như Italia và Tây Ban Nha. Các nước này đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của Nga, Trung Quốc, Israel và thậm chí cả Cuba.

Về chính trị, các cường quốc như Mỹ và các nước phát triển khác như Anh, Pháp, Đức, Italia. Tây Ban Nha, v.v., với các hệ thống y tế hiện đại của mình cũng đã không ngăn chặn được sự lây lan của dịch bệnh. Một trật tự thế giới mới sẽ nổi lên vai trò của Trung Quốc, Nga và các nền kinh tế mới nổi khác. Mỹ sẽ mất dần độc quyền lãnh đạo thế giới.

03.Trật tự thế giới mới

Chắc chắn sẽ có sự thay đổi trên bản đồ chính trị thế giới, nhưng hãy còn quá sớm để đưa ra được nhận định chính xác về hình hài của một trật tự thế giới hậu Covid-19.

Nhiều nhà nghiên cứu chiến lược nhất trí cho rằng, cán cân quyền lực toàn cầu sẽ thay đổi căn bản, Mỹ sẽ không còn là siêu cường duy nhất do phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức mới cả trong và ngoài nước. Vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ với tư cách là một nước có nền kinh tế và sức mạnh quân sự lớn nhất đang trên đường suy giảm, đồng USD ngày càng suy yếu.

Stephen Walt, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Harvard cho rằng, đại dịch Covid-19 sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi quyền lực và ảnh hưởng từ phương Tây sang phương Đông. Ông nói, cơ sở để đưa ra nhận định này là các nước phương Đông đã phản ứng nhanh chóng và có các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh này hữu hiệu hơn nhiều so với châu Âu và Mỹ.

Kết quả các cuộc thăm dò ý kiến ​​do tạp chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy) của Mỹ chuyên về các vấn đề quốc tế cũng cho thấy quan điểm tương tự.

Điều này thể hiện rõ, mặc dù có tiềm lực lớn về tài chính, những tiến bộ về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y tế, nhưng Mỹ và châu Âu đã phản ứng và hành động hết sức chậm chạp trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng, dẫn đến sự lây lan dịch bệnh trên diện rộng, tử vong hàng loạt ở Mỹ và châu Âu.

Trong khi đó Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam và nhiều nước khác với nguồn lực hạn chế hơn đã xử lý cuộc khủng hoảng tốt hơn rất nhiều. Trung Quốc là nguồn gốc của đại dịch, đến nay về cơ bản đã ngăn chặn được sự lây lan của bệnh dịch và số người tử vong thấp hơn nhiều so với các nước châu Âu và Mỹ.

Mặc dù còn nhiều bất đồng với Trung Quốc và Nga, ông D. Trump đã phải liên hệ gấp với Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống V. Putin đề nghị hai nước này giúp Mỹ trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Italia và Tây Ban Nha cũng đề nghị Nga và Trung Quốc giúp đỡ chống lại đại dịch này. Điều này thể hiện rằng, dù mạnh đến đâu Mỹ và châu Âu vẫn cần sự hợp tác với các nước mới giải quyết được những vấn đề mang tính chất toàn cầu.

04. Cán cân Mỹ – Trung

Theo Kishore Mahbubani, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore và là tác giả của cuốn “Trung Quốc đã thắng” (Has China won?), đại dịch sẽ không ảnh hưởng nhiều đến xu hướng kinh tế toàn cầu, nhưng nó sẽ mở đầu cho một sự thay đổi. Đó là sự chuyển đổi từ toàn cầu hóa do Mỹ là trung tâm sang toàn cầu hóa xoay quanh trục Trung Quốc.

Bruno Guigue, một cựu quan chức cao cấp người Pháp, chuyên gia về các vấn đề chính trị mới đây cho ra mắt cuốn sách “The Fall of the Eagle is Near” (Con đại bàng sắp ngã gục), thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.

Tác giả viết, Mỹ đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc năm 1979. Kể từ đó đến nay, ngoài cuộc chiến chống Việt Nam, Trung Quốc đã không tiến hành bất cứ cuộc chiến tranh nào. Trong khi đó, Mỹ vẫn thường xuyên ở trong tình trạng chiến tranh.

Có thể nói, Mỹ là quốc gia có chiến tranh nhiều nhất trong lịch sử thế giới, vì họ muốn áp đặt các giá trị Mỹ lên các dân tộc khác. Ngược lại, Trung Quốc đã tập trung mọi nguồn lực vào xây dựng và phát triển kinh tế.

Mỹ đã bị suy yếu rất nhiều sau khi ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam. Theo các con số thống kê của Mỹ, chi phí quân sự của Mỹ trong 50 năm qua lên tới trên 3 nghìn tỷ USD, chưa kể 5 đến 7 nghìn tỷ USD chi phí cho các cuộc chiến tranh gần đây tại Iraq và Afghanistan. Chi phí quân sự của Mỹ bằng 45% chi phí quân sự toàn cầu với 725 căn cứ quân sự ở nước ngoài, chưa kể đầu tư vào nghiên cứu, chế tạo các loại vũ khí mới.

Donald Trump giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2016, trở thành ông chủ Nhà Trắng đã hứa “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Không ai phủ nhận một số kết quả tích cực, nhưng tất cả những gì làm được trong nhiệm kỳ của ông đã không làm thay đổi bộ mặt nước Mỹ được bao nhiêu.

Năm 2018, thâm hụt thương mại của Mỹ với phần còn lại của thế giới tăng lên tới 891 tỷ USD, phá mức kỷ lục 795 tỷ USD năm 2017. Hai năm đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống D. Trump được coi là tồi tệ nhất trong lịch sử thương mại Mỹ.

Sự mất cân bằng trong cán cân thương mại với Trung Quốc đóng vai trò lớn nhất trong sự thâm hụt chung này. Donald Trump muốn sử dụng vũ khí thuế quan trong cuộc chiến thương mại để tái cân bằng cán cân thương mại của Mỹ, nhưng đã không đem lại kết quả mong muốn trong bối cảnh toàn cầu hoá, không thể áp đặt và can thiệp vào công việc của các công ty đa quốc gia.

Năm 2018, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lên tới 419 tỷ USD so với 375 tỷ USD năm 2017. Cuộc chiến thương mại mà D. Trump khởi xướng không những đã không cải thiện được tình hình mà còn làm trầm trọng thêm thâm hụt thương mại của Mỹ. Xuất khẩu các sản phẩm của Trung Quốc sang Mỹ tiếp tục tăng (hơn 7%) và nhập khẩu từ Mỹ vẫn tiếp tục giảm.

Thâm hụt thương mại của Mỹ với Châu Âu, Mexico, Canada và Nga cũng trở nên trầm trọng. Ngoài thâm hụt thương mại, thiếu hụt ngân sách liên bang cũng tăng mạnh (779 tỷ USD năm 2018 so với 666 tỷ USD năm 2017).

Chi phí quân sự tăng vọt. Ngân sách quốc phòng năm 2019 lên tới 686 tỷ USD, mức kỷ lục trong lịch sử nước Mỹ. Trong khi ngân sách quân sự của Trung Quốc cùng năm chỉ ở mức 175 tỷ USD, mặc dù dân số của họ gấp bốn lần của Mỹ.

Nợ liên bang cũng đạt mức kỷ lục 22.175 tỷ USD, lớn hơn tổng thu nhập quốc nội GDP của Mỹ. Các khoản nợ của các công ty và cá nhân tăng chóng mặt, lên tới 73.000 tỷ USD.

Tất nhiên, Mỹ đang được hưởng lợi do đồng USD vẫn là đồng tiền chính trong các giao dịch quốc tế và trong dự trữ của ngân hàng các nước. Tuy nhiên, đặc quyền này cũng đang dần dần mất đi.

Trung Quốc, Nga và nhiều nước khác, thậm chí liên minh châu Âu đang giảm bớt dự trữ của họ bằng đồng USD và chuyển sang dự trữ bằng vàng miếng và sử dụng đồng nội tệ trong việc thanh toán các hợp đồng thương mại.

Làm thay đổi cả hành tinh trong thời gian ngắn, đại dịch COVID-19 tạo tiền đề cho trật tự thế giới mới? - Ảnh 8.

Tài liệu nghiên cứu mới đây “Thế giới năm 2050: Nền kinh tế thế giới sẽ thay đổi như thế nào trong ba mươi năm tới” của PwC (PricewaterhouseCoopers), một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay, nhận định các nước mới nổi gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Mexico, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ có thể chiếm tới 50% GDP toàn cầu vào năm 2050, trong khi tỷ lệ của bảy nền kinh tế lớn nhất là Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản có thể sẽ giảm xuống còn 20%.

Đại dịch Covid-19 chắc chắn sẽ làm thay đổi thế giới và tư duy chính trị của nhiều nước.

Các nước đang phải xem xét lại chính sách của mình để rút ra được những đánh giá về toàn cầu hoá. Covid-19 cho thấy trật tự thế giới như hiện nay có nhiều khiếm khuyết, nhưng điều đó không có nghĩa là xóa bỏ nó hoàn toàn để xây dựng một trật tự mới.

Trung Quốc có thể sẽ là nước đầu tiên ra khỏi cuộc khủng hoảng này và tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, nhưng không thể bỏ qua được vai trò của Mỹ, Nga và các nước khác.

Các đại dịch và các cuộc chiến tranh lớn trước đây đều đã không chấm dứt được sự cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn, thì ngày nay cũng vậy. Ngay trong khi đại dịch Covid-19 còn chưa chấm dứt, các nước này vẫn đang tìm cách khẳng định vị trí của mình trên bàn cờ chính trị thế giới.

*Tiêu đề bài viết do tòa soạn đặt lại

Xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-mekong-tin-noi-bat

Ngày Phục Sinh tốt lành

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày


Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Ban mai chào ngày mới, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365, Tình yêu Cuộc sống, Kim on Facebook, Kim on LinkedIn, Kim on Twitter

Video yêu thích