Hoa Mai và Mùa Xuân

HOA MAI VÀ MÙA XUÂN
Hoàng Kim


Gốc mai vàng trước ngõ
Trăng rằm thương nhớ Anh
Chín điều lành hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

Mai vàng bền mưa nắng
Mai Hạc vầng trăng soi
Chợt gặp mai đầu suối
Văn chương ngọc cho đời

Hoa Mai trong Tết Việt

Chín đường dẩn Hoa Mai và Mùa Xuân https://hoangkimlong.wordpress.com/category/goc-mai-vang-truoc-ngo/; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-thuong-nho-anh/; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chin-dieu-lanh-hanh-phuc/; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giac-mo-lanh-yeu-thuong/; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mai-vang-ben-mua-nang/; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mai-hac-vang-trang-soi/: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chot-gap-mai-dau-suoi/ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/van-chuong-ngoc-cho-doi/ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-mai-trong-tet-viet/

KHỔNG TỬ VÀ ĐẠO CHÍCH
“Chó đạo Chích sủa vua Nghiêu”
(Chích khuyển phệ Nghiêu)

Đỗ Văn Xê FB 12 2 2022

Ở Trung Quốc có hai nhân vật sống cùng thời (500 năm TCN). Họ đều rất nổi tiếng, người được bia đá vinh danh, kẻ được bia miệng lưu truyền: Đại thánh Khổng tử và Đại bợm Đạo Chích! Họ đi hai đường khác nhau, nên biết nhau mà không thể gặp nhau, mỗi người tôn thờ “đạo” riêng của mình. Khổng tử quá nửa đời du thuyết các nước chư hầu để truyền bá đạo nhân nghĩa.

Đạo Chích đến các nhà giàu có để thực thi nghề đạo tặc. Gã đại bợm khinh Khổng tử nhà nghèo lại hay thuyết giảng đạo đức. Khổng tử dường như không bận tâm về cá nhân Đạo Chích vì mối quan tâm của ngài là cả xã hội. Nghe nói Khổng tử từng làm quan Tư khấu (Tư pháp) nước Lỗ, đại bợm Chích càng thêm ghét.

Một hôm, tình cờ Khổng tử đi qua ngõ nhà Đạo Chích, bị chủ nhà xua con chó ra cắn. Con chó vốn bản tính tuyệt đối trung thành với chủ, không biết và không cần biết đó là Khổng tử. Khổng tử bất ngờ bị Đại Khuyển cắn vào bắp chân, máu chảy ròng ròng. Đường đầy đất đá lổn nhổn, Khổng tử chỉ xuýt xoa đau, không nhặt một vài hòn ném lại con chó mà lẳng lặng tránh xa. Đạo Chích đứng trong sân nhà nhìn ra, khoái chí cười ầm lên: “Để xem nhà ngươi còn đi du thuyết được nữa không?”. Sau đó, hắn đi khoe khoang khắp làng rằng mình mới bảo Đại Khuyển dạy cho Khổng tử một bài học!

(Sưu tầm).

Từ câu chuyện trên có điển tích:

Chó đạo chích sủa vua Nghệu.

(Chích khuyển phệ Nghiêu)

Ý nghĩa:

Chích ở đây là Đạo Chích, một tên trộm được nhắc đến nhiều trong sử sách Trung Quốc. Nhân vật được xem là tổ nghề của bọn trộm cắp (bởi vậy có tên là bọn đạo chích). Nghiêu ở đây là vua Nghiêu, một minh quân thời cổ đại.

“Chích khuyển phệ Nghiêu” nghĩa là con chó của tên Chích sủa vua Nghiêu. Ở đây hàm ý nói ai có chủ nấy, con chó sẽ sủa bất cứ ai không phải chủ nó dù người đó là ai. Như vua Nghiêu dù cho là bậc vua thánh thì con chó kia chỉ coi một mình Đạo Chích là chủ.

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Advertisement