Hậu duệ của mặt trời

HẬU DUỆ CỦA MẶT TRỜI
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Tôi kể cho bạn nghe ba chuyện lạ “Hậu duệ của mặt trời’ về một dòng họ và hai người Việt mà ai cũng thích biết. Tôi may được biết, hoàn toàn sát sự thật mà không làm văn. Du lịch biển đảo, Huyền thoại xứ Trầm Hương, ngày mới tỉnh giấc xuân, tôi nhớ mãi chuyện lạ mơ được gặp ba cụ già đánh cờ nhàn đàm, có lẽ đó là giấc mơ lành và chuyện mình thường nghĩ ngợi nhiều thì đôi khi trong mơ tái hiện. Trước đó, Lên Trúc Lâm Yên Tử , tôi không kịp ngủ và mơ nhưng được ngắm ban mai trên đỉnh núi cao vọi chùa Đồng, chụp được nhiều bức ảnh đẹp và lạ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/len-truc-lam-yen-tu/. Hôm Hoàng Long sau khi bảo vệ xong tiến sĩ ở CAAS Bắc Kinh đúng tuần trăng tròn Phật Đản năm 2018, Hoàng Long và tôi ngay đêm rằm đã cùng chiêm nghiệm Núi Thái Sơn, Lúa Siêu Xanh, Khoai Hoàng Long, ba mốc chính trãi nghiệm đời người của Cha và Con. Đêm ấy Chiếu đất ở Thái An ngủ cội cây tùng giữa trời thiêng, nhưng không có giấc mơ và ngon giấc tới sáng. Thế mà lần ấy, Nha Trang thơm trầm hương, hôm ấy là hôm gì, mà các bạn tôi rũ nhau đi chơi cả, riêng tôi lại ngủ và mơ rất ngon lành nhiều giờ trong tỉnh lặng!. Dường như câu chuyện chỉ cần vậy là đủ để sắp xếp lại. Tôi chợt ngộ ra một điều lạ lùng Văn chương ngọc cho đời là hiếm thấy và khó kịp chép lại. Đó thực sự may mắn. Chuyện bây giờ mới kể https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/hau-due-cua-mat-troi/

Tam Hoàng đánh cờ trong rùng trúc có Tháí Thượng Lão Quân Thái Bạch Kim Tinh Tiên sư với Đạo sư và Thiền sư nhàn đàm sách trời thiên mệnh về Hậu duệ của mặt trời. Một tiểu đồng ngủ cạnh đấy, chợt nghe lõm được. Đạo sư mở lời: “Tứ bách niên tiền, chung phục thuỷ / Thập tam thế hậu, dị nhi đồng. Nguyễn Bỉnh Khiêm viết về con cháu họ Mạc, tam sinh tam thế, lược khảo là sao vậy?Thiền sư luận giải: Chung phục thủy gồm Viễn Tổ, Mạc Tổ, và Hậu duệ của mặt trời. Đó là câu chuyện thứ nhất về một dòng họ

TRẠNG TRÌNH CHUNG PHỤC THỦY

VIỄN TỔ
Mạc Đỉnh Chi [4]. tự là Tiết Phu, hiệu là Tích Am. Ngài là Viễn Tổ Kiến Thủy Khâm Minh Văn Hoàng Đế tổ tiên trực hệ nhà Mạc do chính Thái Tổ Mạc Đăng Dung truy tôn miếu hiệu. Ngài là Lưỡng quốc Trạng nguyên Việt Trung, quan đại thần, nhà ngoại giao nổi tiếng nhà Trần thời vua Trần Anh Tông. Mạc Đỉnh Chi sinh năm 1272 tại làng Lũng Động, huyện Chí Linh, trấn Hải Đông, (Hải Dương); mất năm 1346 Thăng Long (Hà Nội); Tổ tiên là Mạc Hiển Tích đỗ Thái học sinh năm Bính Dần đời vua Lý Nhân Tông. Cha của Mạc Đỉnh Chi là Mạc Hiển Kỳ còn gọi là Mạc Đĩnh Kỳ, mất lúc ngài còn nhỏ; Ngài tương truyền dáng vóc thấp bé, dung mạo xấu xí, gia cảnh nghèo đói, hằng ngày lại phải đốn củi và làm mọi việc nghề nông để kiếm sống nuôi mẹ, nên bị người đời khinh rẻ. Mạc Đỉnh Chi nhờ nhân cách phi phàm và thông tuệ tuyệt đỉnh nên thuở nhỏ được Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc tâm phục nên chiêu nạp văn tài học sĩ bốn phương, chu cấp cho ăn mặc, có Mạc Đĩnh Chi.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng, thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời. Dù nghề vặt như đá cầu, đánh cờ, không nghề gì không thông thạo; từng mở học đường ở bên hữu phủ đệ, tập hợp văn sĩ bốn phương cho học tập, cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài như Mạc Đĩnh Chi ở Bàng Hà, Bùi Phóng ở Hồng Châu,… gồm 20 người, đều được dùng cho đời.[5] . Sau này Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc nhập Nguyên hàng giặc lưu vong chốn Bắc Kinh, nên hậu duệ của y đời sau có võ tướng Trần Hữu Lượng làm Hán Vương đã từng rạch đôi giang sơn với Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương trong một câu chuyện khác, với danh sĩ văn tài Lê Tắc viết sách An Nam chí lược, có trong sách ‘Việt Nam dư địa chí’ nổi tiếng truền thấu ngày nay,

Xứ làng Bàng Hà[2] và Ba Điểm là thực ấp Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc mang tiếng xấu hàng giặc năm 1287, quay lưng lại với giang sơn xã tắc Đại Việt, nên vua nhà Trần đã trị tội cả làng sau chiến thắng, bắt dân làm lính hầu cho các vương hầu nhà Trần, không cho ai làm quan, mãi cho đến khi Mạc Đĩnh Chi ứng thi đỗ trạng nguyên và làm quan từ năm 1304 niên hiệu Hưng Long thứ 12, mới rửa được mối thẹn này.[3]. Vua Trần chê Mạc Đĩnh Chi xấu và làng quê xuất thân mang tiếng xấu, nhưng Mạc Đĩnh Chi với bài phú Ngọc tỉnh liên (Sen trong giếng ngọc) sáng như trăng rằm, thức tỉnh vua sáng tôi hiền, đáng giá chọn tướng phải trên nhân cách và tài năng đích thực, mà người đời sau Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn cũng dùng lại đúng ẩn ngữ ấy. Vua sáng Trần Anh Tông xem rồi khen hay, thăng làm Thái học sinh dũng thủ, sung chức Nội thư gia.[1] Bài phú Ngọc tỉnh liên của Mạc Đĩnh Chi trong đó có đoạn:

Há rằng trống rỗng bất tài
Thuyền quyên lắm kẻ lỡ thời thương thay.
Nếu ta giữ mực thẳng ngay.
Mưa sa gió táp xem nay cũng thường.

Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi sau nay khi đi sứ sang nhà Nguyên đã làm sáng danh nước Việt, với một loạt giai thoại điển tích ‘lồng lộng như trăng rằm’. Mạc Đĩnh Chi gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không chút hốt hoảng mà ứng tác đọc liền

“Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!”

Dịch nghĩa là:

“Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước ao
Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!”

Những giai thoại văn chương Mạc Đỉnh Chi dân gian truyền tụng: Thử thách văn chương đầu tiên trước đó là Sứ bộ nước Việt đến cửa ải Pha Lũy (nay là ải Nam Quan) gặp mưa nên bị trễ. Quan trấn ải phía Trung Quốc không chịu mở cổng thành, song vì biết danh tiếng Mạc Đỉnh Chi , nên thử tài bằng câu đối: Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan. Nghĩa là: Qua cửa quan trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan. Ông đã đáp lại: Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối Nghĩa là: Ra câu đối trước thì dễ, đối câu đối mới khó, xin tiên sinh đối trước. Quan giữ ải phục tài, lập tức mở cửa ải đón sứ bộ và tiếp đãi rất long trọng.

Khi đến Đại Đô (nay là Bắc Kinh, Trung Quốc), thấy Mạc Đĩnh Chi người thấp bé, nên người Nguyên tỏ ý khinh thường. Trong buổi tiếp kiến đầu tiên người triều Nguyên đã ra câu đối: Nhật hoả vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thố Nghĩa là: Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày thiêu cháy vừng trăng. Hàm ý là đại quốc đủ sức đốt cháy nước nhỏ. Mạc Đĩnh Chi đã đối lại: Nguyệt cung tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô Nghĩa là: Trăng là cung, sao là đạn, buổi chiều tối bắn rụng mặt trời. Hàm ý là nước nhỏ cũng có thể chống lại nước lớn trong hoàn cảnh thích hợp. Mạc Đĩnh Chi lấy điển tích Hậu Nghệ xạ nhật, hay Hậu Nghệ bắn rụng chín mặt trời làm gốc. Kim Ô, hay Quạ Mặt Trời, ban ngày bay lên tai họa nhân gian. Hậu Nghệ bèn lấy cung bắn rụng chín con, chỉ chừa lại một mặt trời để chiếu sáng nhân gian.

Phủ Tể tướng triều Nguyên mở tiệc chiêu đãi sứ bộ Việt, ông thấy trong phủ Tể tướng có bức tranh thêu chim sẻ vàng đậu trên cành trúc rất đẹp. Đĩnh Chi kéo con chim sẻ xuống xé nát ra, người Nguyên hỏi cớ sao ? Ông nói: Cổ nhân có vẽ mai và tước, chưa thấy vẽ trúc và tước (sẻ). Trúc là quân tử, tước là tiểu nhân, bức trướng thêu này là kẻ tiểu nhân lấn lướt người quân tử, nay tôi vì Thánh triều mà trừ mối tệ ấy đi.[4]

Khi vào chầu vua Nguyên Vũ Tông, đang cuối mùa hè oi bức, có người của Sát Hợp Đài hãn quốc dâng cái quạt, ông phụng mệnh làm bài minh vào cái quạt. Sứ thần nước Cao Ly làm xong trước, có 4 câu, 16 chữ, Mạc Đĩnh Chi trông thế bút viết, biết được bài của sứ thần Cao Ly rồi, liền theo ý mà làm phiên câu văn đi, lại dẫn thêm 3 câu ở trong truyện làm câu kết, được khen thưởng hơn, đủ biết ông có tài và nhanh lắm, người Nguyên càng thêm thán phục. Bài minh của sứ Cao Ly: Uẩn long trùng trùng, Y Doãn, Chu Công. Vũ tuyết thê thê, Bá Di, Thúc Tề[6]. Bài của Đĩnh Chi: Lưu Kim thước thạch thiên địa vi lô, nhĩ ư tư thời hề Y Chu cự nho; Bắc phong kỳ thê vũ tuyết tái đồ,nhĩ ư tư thời hề Di Tề ngã phu.Y,dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng,duy ngã dữ nhĩ hữu thi phù.[4][7]

Khi sứ bộ bái biệt vua Nguyên Vũ Tông để về nước, thì họ ra câu đố hiểm hóc: Có một chiếc thuyền, trong đó có vua, thầy học, và cha mình (quân, sư, phụ) bơi đến giữa sông chẳng may gặp sóng lớn đắm thuyền. Khi ấy ngươi ở trên bờ ra cứu, nhưng chỉ có thể cứu được một người thôi, thế thì ngươi cứu ai? Vào thời kỳ đó, trả lời sai sẽ bị tội phanh thây, chém đầu hoặc lưu giữ lại, dẫn đến nước Việt mất nhân tài. Nhưng ông đã trả lời: Thần đứng trên bờ, thấy thuyền bị đắm, tất phải vội vã nhẩy xuống sông bơi ra cứu, hễ thần gặp ai trước thì thần cứu người ấy trước, bất kể người ấy là vua, thầy học hay cha mình. Cuối cùng ông được ra về.

Hậu duệ của Mạc Đỉnh Chi còn có ở Triều Tiên vì quý trọng hiền tài mà bỏ qua sự khác biệt. Mạc Đỉnh Chi trong thời gian đi sứ Trung Hoa, đã giao lưu rất thân thiết với sứ bộ nước Cao Ly. Vị sứ thần Cao Ly đã mời Mạc Đỉnh Chi sang chơi và gả cháu gái cho vì sự mến mộ Người thiếp này sinh được một nữ, và lần Mạc Đỉnh Chi đi sứ thứ hai thì sinh một nam, từ đó lập ra một dòng họ ở bên đó.[10][11][12] Một hậu duệ của Mạc Đỉnh Chi đã tìm đến Việt Nam, bút đàm hán tự với ông Lê Khắc Hoè. Sau đó ông Hòe có viết bài “Người Triều Tiên đi bán sâm là hậu duệ của Mạc Đĩnh Chi”, muốn tìm họ Mạc để nhận họ, đăng trên An Nam tạp chí số 4 năm 1926.[b] Sau này Vũ Hiệp sưu tập và đăng trên tạp chí Nghiên cứu Sử số 2, 1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

HUYỀN QUANG
Lý Đạo Tái Huyền Quang 2 là một thiền sư, nhà lãnh đạo Phật giáo đại thừa ở Đại Việt thời vua Trần Anh Tông. Ngài là Tổ sư thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm sau Vua Phật Trần Nhân Tông Điếu Ngự Giác Hoàng nhất Tổ truyền thừa pháp ấn đến Pháp Loa Đại sư nhị Tổ và Huyền Quang tam Tổ. Người dân Việt lên Trúc Lâm Yên Tử nơi đức Nhân Tông trụ thế và chứng ngộ, ngắm Yên Phụ với ba đỉnh cao vọi của dãy Nham Biền tung vó ngựa trời Nam ở vòng cung Đông Triều Trường Thành Chắn Bắc nền tảng của tộc Việt mới thấu hiểu huyền vi của tạo hóa. Lý Đạo Tái sinh năm 1254 (lớn hơn Mạc Đỉnh Chi 18 tuổi) Ngài sinh quán tại hương Vạn Tải, châu Nam Sách lộ Lạng Giang (nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), đậu Trạng Nguyên khoa thi 1274 thời vua Trần Nhân Tông sau đó được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sư Bắc triều, nổi tiếng văn thơ. Tam Tổ Trúc Lâm sánh ngang hàng với lục tổ Trung Hoa và 28 tổ sư Thiền tông Ấn Độ.

Lý Đạo Tái nhân cách siêu phàm văn tài xuất chúng nhưng từ quan quy y Phật theo chân truyền của vua Phật Trần Nhân Tông nhất Tổ và Pháp Loa nhị Tổ. Ngài uyền Quang không chịu hợp duyên với con gái vua trần Anh Tông để nối nghiệp chung điều hành chính sự trị vì đất phương Nam mà nhất quyết theo chân truyền của sư phụ và sư tổ Trúc Lâm. Vậy Huyền Quang bình sinh thế nào? VuaTrần Anh Tông thực lòng không tin người ấy lại có thể không bị xiêu lòng trước sắc đẹp chim sa cá lặn của con gái mình, Vị công chúa cháu ruột của Huyền Trân, cũng không thể tin rằng người ấy lại có thể từ bỏ vinh hoa phú quý sự ngưỡng mộ tôn kinh của trăm quan và muôn dân Đại Việt thời thịnh trị để an bần lạc đạo trong am mây non xanh buông bỏ chính sự thời vua sáng tôi hiền dân thiện. Vua Anh Tông đem ý ấy hỏi Mạc Đỉnh Chi thì nhận được câu trả lời “Giăng lưới bắt chim” sùng phép thử của Quốc Công Hưng Đạo và lời khuyên trong Tướng Uyển của Gia Cát Khổng Minh.

GIĂNG LƯỚI BÁT CHIM
Trong bài Nguyễn Huy Thiệp láng đọng Hoàng Kim đã chép lại chuyện này. Nay để khỏi mất thì giờ của bạn đọc, tôi xin được chép nguyên văn một tác phẩm quý hầu chuyện bạn đọc.

“…Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi.

Thiền phái Trúc Lâm được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật thiết đến triều đại nhà Trần, phải chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại này suy tàn. Vì vậy, sau ba vị Tổ nói trên, hệ thống truyền thừa của phái này không còn rõ ràng, nhưng có lẽ không bị gián đoạn bởi vì đến thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1600- 1700), người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải (theo Nguyễn Hiền Đức).

Sau một thời gian ẩn dật, dòng Thiền này sản sinh ra một vị Thiền sư xuất sắc là Hương Hải, người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỷ thứ 17-18, thiền phái này được hoà nhập vào tông Lâm Tế từ Trung Hoa và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng….”

Khi mới xuất hiện, những sáng tác của Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gây nên một cuộc tranh luận văn học sôi nổi. Văn phong và cách sáng tác từ trực giác của Tác giả rất lôi cuốn người đọc.

*

Sư Huyền Quang, vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm trước khi xuất gia là một Trạng nguyên, đã từng từ hôn công chúa Liễu Sinh. Vua Trần Anh Tông nói với quần thần:

– Người ta sống ở trong trời đất, mang khí âm, ôm khí dương, ăn thích vị ngon, mặc thích màu đẹp, đều có tình dục như thế. Đấy là lẽ thường. Chúng ta ngăn hãm một phía ham muốn ấy lại chính là để dốc lòng phụng đạo, đó là đành đi một lẽ. Riêng Huyền Quang sắc sắc không không, vậy đó là người ngăn hãm lòng dục hay là không có lòng dục?

Mạc Đĩnh Chi nói:

– Vẽ hổ chỉ vẽ được da, không vẽ được xương. Biết người chỉ biết mặt, ít biết được lòng. Vậy xin cho người thử xem.

Vua Trần Anh Tông nghe lời Mạc Đĩnh Chi, cử một nữ gián điệp xuân sắc mê hồn là nàng Thị Điểm Bích tìm đến Yên Tử để thử Huyền Quang theo kế giăng lưới bắt chim …

Huyền Quang, tên thật là gì không rõ, trong sử ghi là Lý Đạo Tái. Ông người làng Vạn Tải, huyện Gia Bình, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Từ nhỏ nổi tiếng thần đồng, nghe một hiểu mười, nên người ta mới mệnh danh là Đạo Tái. Có sách chép Lý Đạo Tái đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tý (1252) đời vua Trần Thánh Tông, lúc này mới 23 tuổi. Trong dân gian kể rằng nhà Lý Đạo Tái nghèo, không có đất cắm dùi. Khi còn hàn vi, Lý Đạo Tái từng hứa hôn với một cô gái nhưng về sau bị từ hôn, cô gái đi lấy một người nhà giàu. Cuộc nhân duyên lần thứ hai cũng thế. Chán nản, Lý Đạo Tái chuyên vào mỗi chuyện học hành rồi đỗ Trạng nguyên. Khi ấy, nhiều người đến manh mối hôn nhân nhưng ông đều từ chối, kể đến cả công chúa con vua. Nghe đồn Lý Đạo Tái đã từng ngán ngẩm than rằng:

Khó khăn thì chẳng ai nhìn

Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên!

Lý Đạo Tái theo đường hoạn lộ, nhiều lần đứng ra tiếp sứ thần Trung Hoa. Về sau, ông được sư Pháp Loa giác ngộ bèn xuất gia tu hành.

Sư Pháp Loa (tức Đồng Kiên Cường) là vị tổ thứ hai môn phái Trúc Lâm, đã theo vua Trần Nhân Tông khi người xuất gia ở núi Yên Tử. Vua Trần Nhân Tông, lấy pháp danh là Điểu Ngự trước khi viên tịch đã truyền y bát lại cho sư Pháp Loa, nay sư Pháp Loa giác ngộ và truyền y bát lại cho Lý Đạo Tái với pháp danh là Huyền Quang.

Huyền Quang là người có căn tu thế nào? Tại sao Huyền Quang lại trở thành vị sư tổ thứ ba trong phái Trúc Lâm, một môn phái Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến thế giới tâm linh của người Việt Nam?

Bài thơ Cúc hoa của Huyền Quang nói tâm sự của một người tu đạo ở trong núi, ngắm hoa mới sực biết thời gian trôi đi:

Vong thân, vong thế dĩ đô vong

Tọa cửa tiên nhiên nhất tháp lương

Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật

Cúc hoa khai xứ nhất trùng dương.

Một người quên mình (vong thân ), quên đời (vong thế ) ngồi mãi trong rừng sâu không có lịch, không biết năm hết Tết đến, thấy hoa cúc nở mới đoán là đã đến Tết trùng dương! Vì sao người này lại ngắm hoa cúc mà không đi ngắm hoa khác?

Chủ nhân dữ vật hồng vô cảnh

Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu

(Lòng người và cảnh vật vốn không xung khắc

So sánh với muôn hoa, thì cúc đứng đầu )

Theo ý tứ bài thơ thì thấy Huyền Quang không phải là người không có thiên vị, không có tình ý riêng! Cũng trong bài thơ Cúc hoa này, Huyền Quang đã có một nhận xét rất sâu sắc: Nghĩa khí bất đồng nan cẩu hợp (Nghĩa khí mà khác nhau thì khó mà hòa hợp ). Đạo Phật thường lưu tâm người ta ở hai chữ nhân duyên. Huyền Quang cũng giống mọi người, không phải là lòng dạ sắt đá gì, không phải là người không hiểu biết về lẽ nhân duyên. Trong một bài thơ khác nữa tên là Sơn vũ (Nhà trong núi) tâm tình Huyền Quang phảng phất bâng khuâng:

Thu phong ngọ dạ phật thiềm nha

Sơn vũ tiên nhiên chầm lục la

Dĩ hí thành thiền tâm nhất phiến

Cùng thanh tức tức vị thuỳ đa

(Đêm khuya, gió thu xao xác ngoài mái hiên

Nhà trong núi đìu hiu giữa lùm cây xanh

Tấm lòng tu hành từ lâu đã hóa theo Phật

Tiếng dế vì ai mà kêu rầu rĩ mãi? )

Phái Trúc Lâm là phái có nhiều đệ tử tri thức nhất, học thức nhất, danh giá nhất ở nước ta. Huyền Quang được trao y bát, trở thành sư tổ của phái này thì căn tu, công lực đại thành của Huyền Quang ắt hẳn xuất chúng.

Làm sáng tỏ Phật tính là một mệnh đề cơ bản trong Kinh Niết bàn. Việc vua Trần Anh Tông cho Điểm Bích đi thử lòng Huyền Quang cũng có thể coi là một công án nhằm làm sáng tỏ Phật tính ở vị đại sư này vậy.

Ngày xưa, có người băn khoăn về pháp môn Bất nhị của Phật pháp đã từng thỉnh vấn Đức Phật: Những người phạm tội tà dâm, giết người, trộm cướp v.v… liệu có mất hết thiện căn Phật tính hay không? Đức Phật đáp: Thiện căn có hạng thường và hạng vô thường. Phật tính chẳng thường mà cũng chẳng vô thường, cho nên không đứt đoạn, gọi là pháp Bất nhị . Một hạng thiện, một hạng bất thiện, gọi là pháp Bất nhị. Uẩn và Giới kẻ phàm cho là hai nhưng bậc trí giả thì hiểu rõ tính của nó không phải là hai. Tính không hai đó (Vô nhị chi tính ) tức là Phật tính.

Theo cách giải thích trên có thể hiểu rằng người ngu kẻ trí Phật tính vốn không khác nhau, chỉ vì mê và tỉnh không giống nhau nên mới có kẻ ngu và trí mà thôi.

Trở lại việc vua Trần Anh Tông cho Điểm Bích đến thử Huyền Quang ở núi Yên Tử thì tưởng như mưu giăng lưới bắt chim là sâu sắc nhưng thực lại là mê vậy. Chuyện rằng Điểm Bích đã dùng nhiều kế nhưng không lay chuyển được Huyền Quang nên nàng bèn về tâu dối vua. Sách Tam tổ thực lục ghi lại lời tâu ấy như sau:

… Tôi vâng chiếu chỉ đi thử thiền sư Huyền Quang. Đến chùa Vân Yên, vào ở nhờ một bà vãi già, tự xưng là con gái nhà dân, xin được theo học đạo tôn sư. Bà vãi già thường sai tôi dâng nước chè lên cho sư. Trải qua hơn một tháng, sư không hề liếc nhìn, hỏi han gì tôi cả. Một hôm nửa đêm, sư lên nhà tụng kinh, đến canh ba, sư và đám tăng ni ai nấy đều về phòng mình mà ngủ. Tôi bèn đến bên cạnh phòng của thiền sư để nghe xem động tĩnh thế nào thì thấy sư ngâm lời kệ rằng:

Vằng vặc giăng mai ánh nước

Hiu hiu gió trúc khua sênh

Người vừa tươi tốt, cảnh vừa lạ

Mâu Thích ca nào chẳng hữu tình.

Sư ngâm đi ngâm lại mãi, tôi bèn vào phòng tăng, từ biệt sư để về thăm cha mẹ, để sang năm sẽ quay lại học đạo. Sư bèn giữ tôi lại ngủ một đêm, rồi cho tôi một dật vàng.

Nhà vua nghe lời Điểm Bích tâu, lòng bực bội không vui. Nghĩ lại, nhà vua tự trách mình:

– Sự việc nếu quả như lời Điểm Bích thì đúng là ta giăng lưới ở tổ bắt chim, chim nào mà không bị hại! Nếu sự việc mà không như thế thì hóa ra ta đã làm hại quốc sư, đẩy ông ta vào mối ngờ vực oan ức! Nếu hiểu rõ pháp Bất nhị của nhà Phật thì việc thử lòng này thật là nhảm quá!

Để sửa lỗi, cũng là để minh oan chiêu tuyết cho Huyền Quang, nhà vua cho mở hội Vô Già ở kinh thành, triệu Huyền Quang về làm lễ. Nhưng trái với tục lệ nhà chùa, hôm bước vào chính lễ, nhà vua cho giết bò và lợn, dọn toàn cỗ mặn.

Huyền Quang bước vào lễ, kêu tên Đức Phật khấn rằng:

– Kẻ đệ tử này có điều gì bất chính, xin chư Phật cho đày xuống A Tì địa ngục, còn nếu không thì xin cho những cỗ mặn kia hóa thành chay tất cả.

Huyền Quang khấn xong, bỗng có gió mạnh nổi lên, trời đất tối sầm. Khi gió tàn, trời sáng, tất cả các mâm cỗ mặn đều biến thành cỗ chay tinh khiết thơm tho. Nhà vua và mọi người thấy Huyền Quang làm phép thông cảm được với trời đất thì đều vô cùng cảm phục, quỳ xuống lạy tạ.

Huyền Quang viên tịch ở tuổi 82. Cho đến ngày nay, dân gian nhiều nơi vẫn kể lại những truyền thuyết trong cuộc đời ông. Có người nói rằng các món cỗ chay làm giống cỗ thường trong ngày lễ tết ở các nhà chùa là từ sự tích này. Nhân ngày Xuân, đọc lại sách Phật ngẫm ra nhiều điều. Trong chúng sinh, căn tính người ta có người sắc bén có người cùn nhụt. Người mê chấp thì phải tu thân, học tập; còn người giác ngộ có thể đột nhiên ứng hợp; chung quy lại để nhằm tự mình nhận thức được bản thân mình, tự mình chứng kiến được bản thân mình, sống hòa hợp cùng tự nhiên với tâm hồn trong sáng.

Phía trước là cuộc sống vẫy gọi! Đấy là tương lai với đầy mơ ước cho tất cả mọi người!

*

“Giăng lưới bắt chim” là mưu lược sâu thẳm của Mạc Đỉnh Chi Viễn Tổ Mạc Tộc dâng lên vua Trần, mưu ấy như tích truyện vua Nguyên Vũ Tông tiễn Lưỡng Quốc Trạng Nguyên khi về nước, đã hỏi câu hiểm hóc: Có một chiếc thuyền, trong đó có vua, thầy học, và cha mình (quân, sư, phụ) bơi đến giữa sông chẳng may gặp sóng lớn đắm thuyền. Khi ấy ngươi ở trên bờ ra cứu, nhưng chỉ có thể cứu được một người thôi, thế thì ngươi cứu ai? Vào thời kỳ đó, trả lời sai sẽ bị tội phanh thây, chém đầu hoặc lưu giữ lại, dẫn đến nước Việt mất nhân tài. Nhưng Mạc Đỉnh Chi đã trả lời: Thần đứng trên bờ, thấy thuyền bị đắm, tất phải vội vã nhẩy xuống sông bơi ra cứu, hễ thần gặp ai trước thì thần cứu người ấy trước, bất kể người ấy là vua, thầy học hay cha mình. Cuối cùng Mạc Đỉnh Chi được về nước Việt. Mưu kế ‘Giăng lưới bắt chim” cũng sâu thẳm như vua Trần tha cho tướng tài Ô Mã Nhi, là đại công thần rất mực tín nhiệm của vua Nguyên. Ô Mã Nhi sau khi thất bại đánh Việt thì được vua Trần cấp cho tàu thuyền về nước, nhưng rốt cục lại chết chìm ở biển cả không đối chứng “Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã“, theo đúng lời Nguyễn Trãi ‘Bình Ngô đại cáo” mà nay ẩn ngữ chưa được thấu hiểu. “Giăng lưới bắt chim” có dụng ý khoan hòa và Điểm Bích diễn chuẩn với vua Anh Tông xử thế “Thành tâm với chính mình” nên giữ được tích truyện Ngọc cho đời Chuyện muôn năm còn kể lưu truyền tới ngày nay.

Cuối đời Lê có Mạc Đăng Dung quyền thần tự lập Hoàng Đế chuyển đổi nhà Lê sang nhà Mạc thay thế Lê Cung Hoàng khi nhà Lê không còn minh chủ trị vì chính sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm làm Trình Quốc Công phò Mạc là một minh chứng tin cậy để thấu hiểu dòng chảy chính sử văn hóa Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn, Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn ; An vui cụ Trạng Trình góp phần giải mã, đánh giá uẩn khúc lịch sử này.

MẠC TỔ

(còn nữa)

Bài đăng ngày này năm xưa

Khatkhaoxanh

HOA VÀ ONG HOA NGƯỜI
Hoàng Kim

Chào ngày mới ong vàng say làm mật
Mãi mê ôm nhụy nõn, chớm thu về
Hoa nở thắm đón mừng ong cần mẫn
Đợi giao mùa kết trái để sinh sôi.

Xin chào chú chim sâu mùa hạ
Lo mà chi dù bão chớp rất gần
Chim vẫn hót và bướm vàng vẫn lượn
Thung dung đời và mãi khát khao xanh.


TÍM MỘT TRỜI YÊU THƯƠNG

Hoàng Kim

Hạnh phúc thật giản đơn…
Khi sớm mai thức dậy
Thong thả vào trang mới
Cùng người thân chuyện trò

Thương năm tháng đường xa
Gừng cay và muối mặn
Nhớ giọt nước mắt trong
Sự an nhiên thầm lặng …

Chợt thấy lòng bâng khuậng
Thanh thản ngày vui tới
Thung dung chào ngày mới
Tím một trời yêu thương.

Noi tinh yeu bat dau

Nơi tình yêu bắt đầu, ảnh Phan Chí Quyết

Mây trời 8 tháng 3 (blog cụ Nguyễn Ngọc Hạp)

GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh

nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương

nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh

nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.

Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

I have a dream

Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Vui một giấc mơ con
Hoa Lúa Hoa Người Hoa Đất 
Giấc mơ lành yêu thương.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là hoangkim1.jpg

HẬU DUỆ CỦA MẶT TRỜI
Hoàng Kim

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui khỏe đời cho ta.

Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …

Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích

Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
#Thungdung vui hạnh phúc chính thanh nhàn.

Hãy tự mình thắp lên ngọn đèn trí tuệ cho chính mình
“Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng”
“Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“
Chí thiện an nhiên là hậu duệ của mặt trời.

Cuộc đời như mắt trong.
Mắt thứ nhất soi mình
Tâm nguyện mình yêu thích.
Mắt thứ hai soi người.
Người thân thầy bạn quý.
Mắt thứ ba tuệ nhãn.
Ánh sáng soi tâm hồn.
Sức khỏe và tình yêu.
Lao động và nghĩ ngơi
Điều độ và hài hòa
An nhiên vui khỏe sống.

Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 2-nhatoi.jpg

Học mặt trời tỏa sáng
Phúc hậu và an nhiên
Biết kiên trì việc chính
Học nước chảy đá mòn
Vui đi dưới mặt trời

HoangKim2017a

Chuyên mục

GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Lời thương cùng tháng năm
Tỉnh thức đêm Song Ngư
Hoa và Ong Hoa Người

Giấc mơ lành yêu thương
Tỉnh lặng với chính mình
Đi bộ trong đêm thiêng
Vui đi dưới mặt trời

Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Hoa Đất thương lời hiền
Hoa Mai và Mùa Xuân
Chỉ tình yêu ở lại

A Na bà chúa Ngọc
Nhà tôi chim làm tổ
Thầy là nắng tháng Ba
Ngôi sao mai chân trời

xem 16 đường dẫn chọn lọc tại Giấc mơ lành yêu thương https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giac-mo-lanh-yeu-thuong/

NGÔI SAO MAY MẮN CHÂN TRỜI
Hoàng Kim

Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời
Một giấc mơ Người đi tìm kho báu
Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi …

Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng
Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa
Đi tới cuối con đường hạnh phúc
Hãy là chính mình, ta chính là ta.

Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn
Luôn bên em lấp lánh phía chân trời
Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc
Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi  …

Lên đường đi em
Bình minh đã rạng
Vui bước tới thảnh thơi
Vui đi dưới mặt trời!

Ta hãy chăm như con ong làm mật
Cuộc đời này là hương hoa.
Ngày mới yêu thương vẫy gọi,
Ngọc cho đời vui khỏe cho ta.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngoi-sao-mai-chan-troi/

BIỂN NÚI EM VÀ ANH
Hoàng Kim

Em khao khát
Anh bồi hồi trước biển
Sóng vỗ bờ
Âu yếm
Núi và sông.

Sông và suối
Nghìn đời đi về biển
Sóng yêu thương
Vỗ mãi
Đến vô cùng

#Thungdung #đẹpvàhay
Đường xuân đời quên tuổi
Vui sống giữa thiên nhiên
Giấc mơ lành yêu thương

Khatkhaoxanh

NGỌT LỊM MỘT NIỀM THƯƠNG
Hoàng Kim

Khi mây nói
yêu anh thắm thiết
Mây lững lờ quấn gót chân tiên.

Khi mưa nói
yêu anh đắm đuối
Mưa dập dồn khóa chặt trời thiêng.

Khi sớm nói
yêu anh nhiều lắm
Hầm hập vừng dương, sương mật ứa đầy

Khi khuya nói
yêu anh vào nhớ.
Đêm rất sâu, mằn mặn đầu môi.

Em khi yêu
đỏ bừng mặt ngượng
Khi thương anh,
chẳng nói nên lời

Em giấu chặt những điều em muốn
mà bâng quơ nói ngược ý mình
chỉ thầm trách rằng anh chẳng hiểu
tiếng tơ lòng,
ngọt lịm một niềm thương

Biển kiêu hãnh con sóng ngầm dấu đợi
Muôn dòng sông
thao thiết
kiếm tìm

Núi lặng lẽ vươn mình ra với biển
Đất đá âm thầm
đón nước
triều lên.

Giọt thời gian điểm Ngọc https://youtu.be/uUX_Dd3_D2g Bài học quý mỗi ngày https://youtu.be/SO6v0-6scV0 Hậu duệ của mặt trời https://youtu.be/CLOmEid6lW0 ; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hau-due-cua-mat-troi liên kết #cnm365 #cltvn 9 tháng 3 https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-9-thang-3/ với nhạc phẩm thật hay của ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung; lắng đọng thông tin chọn lọc Công viên Tao Đàn HCM https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cong-vien-tao-dan-hcm Thành tâm với chính mình https://khatkhaoxanh.wordpress.com/ https://hoangkimvn.wordpress.com/ Thế giới trong mắt ai https://hoangkimlong.wordpress.com/ https://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam;

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Vuonxuan

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Chopin – Spring Waltz

https://youtu.be/21dfilSok-A
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Hậu duệ của mặt trời

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là hoangkim1.jpg

HẬU DUỆ CỦA MẶT TRỜI
Hoàng Kim

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui khỏe đời cho ta.

Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …

Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích

Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
#Thungdung vui hạnh phúc chính thanh nhàn.

Hãy tự mình thắp lên ngọn đèn trí tuệ cho chính mình
“Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng”
“Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“
Chí thiện an nhiên là hậu duệ của mặt trời.

Cuộc đời như mắt trong.
Mắt thứ nhất soi mình
Tâm nguyện mình yêu thích.
Mắt thứ hai soi người.
Người thân thầy bạn quý.
Mắt thứ ba tuệ nhãn.
Ánh sáng soi tâm hồn.
Sức khỏe và tình yêu.
Lao động và nghĩ ngơi
Điều độ và hài hòa
An nhiên vui khỏe sống.

Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 2-nhatoi.jpg

Học mặt trời tỏa sáng
Phúc hậu và an nhiên
Biết kiên trì việc chính
Học nước chảy đá mòn
Vui đi dưới mặt trời

HoangKim2017a

Chuyên mục

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter