Câu chuyện ảnh tháng Tư

CÂU CHUYỆN ẢNH THÁNG TƯ
Hoàng Kim

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI
Hoàng Kim

Về quê viếng mộ tổ tiên
Mừng vui gặp mặt người hiền bạn thân
Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi, ân cần níu chân

Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng muôn đời
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê


Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương’.

Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi

“Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt.”


Cám ơn tiến sĩ Nguyen Thanh Binh ‘Ăn khuya với anh Hoàng Kim ở Đà Nẵng’ Cám ơn tiến sĩ Cong Kien Phan “về nguồn ở đền Hùng” đã gọi điện và nhắn tin. Cám ơn bạn đọc đã ghé “Quảng Bình đất mẹ nhớ ơn Người”

Cám ơn Làng Minh Lệ thân thiết ấm áp tình quê hương

VTV2 Cây táo nở hoa; Đền Trần chùa Thắng Nghiêm; Hoa Đất thương lời hiền; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ, Thầy bạn trong đời tôi; Mưa bóng mây nắng đầy; Lời Thầy luôn theo em, Hương Huế; Ma Văn Kháng trong tôi; Phạm Văn Bên Cỏ May; Chuyện đồng dao cho em; Chọn giống sắn Việt Nam; Giống sắn KM140 giải Nhất VIFOTEC Gặp bạn ở quê nhà; Những trang đời-lắng-đọng. Cụ Thiện tặng thơ vui Câu chuyện ảnh tháng Tư,

Cảm ơn Cụ Thiện Hồ Văn, lão đại danh thủ thơ Đường thi Hà Nội, đã tặng thơ ngày mới. Kính trân trọng cám ơn Cụ ·

CẢM TẠ TIẾN SỸ HOÀNG KIM
Hồ Văn Thiện


Ngày vui sinh nhật tám mươi ba
Được bác Hoàng Kim gửi tặng quà
Ưu ái chúc vần thơ ấm áp
Chân tình cảm mến tính hâm gia
“Tình yêu cuộc sống” luôn son sắt
Sở thích văn chương vẫn đậm đà
Tiến sỹ nông tang là sự nghiệp
Duyên thơ tình bạn quý chan hòa

28-4-2021 Hồ Văn Thiện

THIỆN TÂM VUI SỐNG KHỎE
Hoàng Kim


Nếm trãi đường trần chẳng ít đâu
Lồng lộng trăng xuân giữa đỉnh đầu
Thiện tính tâm lành vui sống khỏe
Xuân tươi đức tốt chúc bền lâu
Dáng trúc mai thanh mừng phúc hậu
Bóng hạc thân tình thích vuốt râu
Duyên thơ bạn quý đời thêm phước
Chiều xuân sức vóc vẫn hồng au …

Ngày sinh nhật Cụ HVT 27-4 2021

MỪNG SINH NHẬT BÁC THIỆN
Ngvan Tư Bn (bài họa)
Đến ngày sinh nhật bác ngờ đâu
Nhà mạng nhắc như tiếng mở đầu
Bạn hữu thân tình mong sống khỏe
Anh em gần gũi chúc thời lâu
Soi gương tự cảm yêu vầng trán
Chụp ảnh hay mình thích bộ râu
Tuổi tám ba nhưng hồn vẫn trẻ
Thơ tình say đắm dáng hồng au

Ngày sinh nhật cụ HVT 27-4 2021

NGẪU HỨNG NGÀY SINH NHẬT
Hồ Văn Thiện

Bảy tám năm rồi có ít đâu
Tóc xanh hóa bạc ở trên đầu
Qua hai thế kỷ sao nhanh thế
Cố tới một trăm thấy quá lâu
Ngồi ngắm cháu con- mình lúc trẻ
Soi gương tự dạng- lão dài râu
Hình hài biến sắc mau hơn tính
Dáng cụ nhưng tình vẫn đỏ au…

Ngày sinh nhật Cụ HVT 27-4 2016
xem tiếp Hồ Văn Thiện bóng chiều

Hoàng Thúc Cảnh 11 tháng 4

Một trăm năm hiếu nghĩa vẹn toàn
Mười thập kỷ chính trung kiên định


Cậu Hoàng Thúc Cảnh 100 tuổi, là Lão thành cách mạng, nguyên Cố vắn Văn phòng Chính phủ, sắp được trao huy hiệu 75 năm tuổi Đảng. Cậu Hoàng Gia Cương kính tặng anh ruột

Trăm năm vóc hạc mừng Người khỏe
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu


NHỚ ÔNG BÀ CẬU MỢ
Chúc mừng đại gia đình

Cháu Hoàng Kim kính mừng, xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-ong-ba-cau-mo/

Vũ Trọng Khải 15 tháng 4

MƯA BÓNG MÂY NẮNG ĐẦY
Hoàng Kim
mến tặng anh Khai Vutrong

Dẫu muộn nhưng mà đã thấy đây
Đường trần ấm áp sớm hôm nay
Đông tàn xuân tới trời đất chuyến
Mưa lớn quang mây nắng lại đầy

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua-bong-may-nang-day/

Chuyện đồng dao cho em
ĐỜI NGƯỜI TRONG MẮT AI
Hoàng Kim

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau” (*)

(*) Ca dao cổ người Việt
Hoàng Kim (rút trong tập THƠ CHO CON)

Ngày mới thật vui khỏe

xem tiếp Chuyện đồng dao cho em

Nhớ kỷ niệm một thời

Chọn giống sắn Việt Nam; Giống sắn KM140 giải Nhất VIFOTEC

Giống sắn KM 140 Giải Nhất VIFOTECH

Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009). Giống KM140 được Bộ Nông nghiệp & PTNT, cho phép sản xuất thử trên toàn quốc (Quyết định số 3468/ QĐ- BNN- TT, ngày 05/ 11/ 2007) và công nhận chính thức tại Quyết định số 358 ngày 20 tháng 09 năm 2010 và cho phép sản xuất hàng hoá trên toàn Quốc theo Thông tư số 65. 65/2010/TT-BNNPTNT, ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 0714-10-10-00.và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTECH năm 2010. Giống KM140 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, năm 2010 trồng trên 150.000 ha; hiện là giống phổ biến.

Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%.
+ Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94

Chọn giống sắn Việt Nam; Giống sắn KM140 giải VIFOTECH http://news.gov.vn/Home/VIFOTEC-2009-boasts-for-high-applicability/20101/6051.vgp

Câu chuyện ảnh tháng Tư

Câu chuyện ảnh tháng Tư
Hoàng Kim @ chị Nguyễn Minh Hải, em Nguyễn Thị Lý và các bạn


Ảnh ni đẹp tuyệt vời
Chị mô cũng vui khỏe
Dạo chơi non nước Việt
Câu chuyện ảnh tháng Tư

https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cau-chuyen-anh…/https://hoangkimlong.wordpress.com/…/dao-choi-non-nuoc…/

Nam Trung Bộ được mùa vụ ĐX (AHLĐ Trần Mạnh Báo https://www.facebook.com/tranmanh.bao.7/posts/1402461653426417)

GẶP BẠN GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Gặp bạn giữa đồng xuân
Đất Quảng lắng hồn sông núi.
Kết quả tốt hơn ngàn lời nói
Thai Binh Seed, Lúa Siêu Xanh

Thường Đức đêm thiêng nhìn lại
Những vị tướng ba lần ra Kỳ Sơn
Dưới đáy đại dương ngọc quý
Trên đồng chữ nghĩa tinh anh
https://cnm365.wordpress.com/2021/04/12/chao-ngay-moi-12-thang-4-4/

GẶP BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim
Về Quê Choa gặp bọ Nguyễn Quang Lập tôi hỏi: Gia đình đều khỏe chứ? Lập và Nguyễn Quang Vinh có viết gì mới? “Sài Gòn giải phóng tôi” có đăng ở đâu không?. Bạn nói : Gia đình khỏe. “Sân khấu ngoài trời của Nguyễn Quang Vinh” là bài mới nhất. “Sài Gòn giải phóng tôi” có đăng ở Người Lao Động nhưng chỉnh sửa tựa đề. Mình nay viết ít hơn. Tôi đùa: Bạn buông bỏ bớt. Chúc mừng bọ Lập bạn bây giờ chỉ lắng đọng những điều tâm đắc

Chào ngày mới 27 tháng 4: Lúa siêu xanh Việt Nam; Nơi một trời thương nhớ; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Gặp bạn ở quê nhà; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-4/

SÂN KHẤU NGOÀI TRỜI CỦA NGUYỄN QUANG VINH.
Nguyễn Quang Lập


Đã tới lúc các nhà lý luận sân khấu cần nói tới sân khấu ngoài trời, một loại hình nghệ thuật mới mẻ và hấp dẫn, nếu tui không nhầm thì nó khởi đầu từ Nguyễn Quang Vinh, hiện đang làm chủ bởi Nguyễn Quang Vinh.

Bắt đầu từ việc tổ chức các sự kiện văn hoá- lịch sử ngoài trời và việc truyền hình trực tiếp các tác phẩm sân khấu, Nguyễn Quang Vinh đã sân khấu hoá các sự kiện lịch sử- văn hoá, đồng thời mở rộng không gian ước lệ của sân khấu truyền thống, khéo léo kết hơp giữa ngôn ngữ tả thực đương đại và ngôn ngữ ước lệ truyền thống đưa đến một ngôn ngữ sân khấu hoàn toàn mới mẻ. Sân khấu ngoài trời ra đời từ đó.

Sân khấu ngoài trời là một tác phẩm sân khấu với một không gian khác biệt, một ngôn ngữ khác biệt so với sân khấu truyền thống, đưa đến nhiều hứng cảm mới cho văn hoá đại chúng, tạo ra một gout thẩm mỹ mới cho sân khấu nước nhà.

Trước nay tui chưa thừa nhận chú em của mình bất kỳ cái gì chú ấy làm, trừ các phóng sự chân dung đăng trên báo Lao Động. Với sân khấu ngoài trời thì tui thừa nhận một cách tâm phục khẩu phục.

Cứ nghĩ Vinh chẳng có tài gì ngoài tài học mót, chẳng ngờ chú ấy đã đưa đến cho sân khấu nước nhà một loại hình sân khấu- ước mơ lớn của nghệ sĩ sân khấu nước nhà từ thời sân khấu quay những năm 80 thế kỷ trước.

MỪNG!

Hoàng Minh Đức với Trương Minh Dục4 người khác.28 tháng 4, 2019 lúc 14:53 ·

Nhân kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam những cựu chiến binh Việt Nam làng Minh Lệ đến nhà 3 anh em ông Trương Minh Đức, gặp gỡ ôn lại những ký ức chiến tranh. Từ trái sang phải P Giáo sư Tiến sỹ Trương Minh Dục, Tổng Biên tập báo Đà Nẵng, Trung úy Trương Công Định, SQ pháo binh Hoàng Đăng Ngọ, Trần Thị Thé (vợ PGSTS Trương Minh Dục) Thượng sỹ Trương Minh Đức, giáo viên, Tiến sỹ Nông học Hoàng Kim,Đại đội trưởng bộ binh, Thượng tá CA Hoàng Minh Trúc. Bốn người tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30/4/1975) còn nguyên vẹn đúng 11 giờ 30 phút khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng là các CCB: Đức, Dục, Ngọ, Kim trong ảnh.Ba anh Kim, Dục, Đức trở lại nhà trường học tiếp, Ngọ ở lại đánh đấm tiếp với Pôn pốt rồi chuyển sang ngành thuế.

Gặp bạn ở quê nhà. Chúc vui Hoàng Minh Thuần. “Khoai quê mình là sâm ăn bữa sáng của người làm ruộng” mà. Bác Giáp lúc trước khi nói chuyện ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã dùng câu ấy. Giống khoai vàng Đồng Chăm ăn rất bùi và thơm ngon. Hôm mình về Làng Minh Lệ, vợ chồng của thầy cô Hoàng Minh Đức, Trần Thị Niềm đã tặng khoai ngon Đồng Chăm, mang vào Đồng Nai ăn rất thích.

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI
Hoàng Kim

Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê
Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương

Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình
Về quê kính nhớ Tổ tiên
Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân

Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân.
Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi.

Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/quang-binh-dat-me-on-nguoi/

Thầy bạn là lộc xuân

Tốt gỗ chẳng cần sơn
Ông Bên gạo Cỏ May

ANH ÚT BÊN MỘT NHÂN CÁCH LỚN,”NGƯỜI THẦY KHÔNG BỤC GIẢNG”
Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp viết về Ông Phạm Văn Bên, một doanh nhân giàu lòng nhân ái, vừa qua đời ngày này năm 2016, PHT Trần Đình Lý giới thiệu bài viết trên FB

Dẫu biết “sinh – lão – bệnh – tử” là quy luật muôn đời không thay đổi được, nhưng nghe tin vẫn bàng hoàng: anh Phạm Văn Bên không còn nữa! Dù rằng lòng vẫn muốn ngày đó sẽ còn kéo dài, thậm chí vẫn trông chờ vào một phép nhiệm màu nào đó, nhưng sự nghiệt ngã của bệnh tật đã làm chúng ta mất đi một con người đáng được quý trọng, đáng được tôn vinh! Đối với tôi, một người bạn, một người anh, một người thân, một nhân cách lớn thầm lặng đã ra đi để lại vô vàn sự tiếc nuối cho người thân, bạn bè, cộng sự, lãnh đạo địa phương và cá nhân mình!

Như một cơ duyên, khi tôi ra trường trở về quê công tác là lúc Anh cũng từ Thanh Bình về Cao Lãnh để bắt đầu một sự nghiệp mới. Thấm thoát mà đã trải qua hơn 30 năm rồi. Trong ngần ấy thời gian, chúng tôi có dịp gần gũi, đồng hành với những chuyến đi suốt dọc chiều dài đất nước, trên những chặng hành trình tìm kiếm, mở mang thị trường ra nước ngoài với biết bao sẻ chia về chuyện người, chuyện đời, chuyện xứ người ta, chuyện xứ mình. Cũng từ những câu chuyện hàn huyên, những buổi đối thoại, những bức thư điện tử qua lại đã làm cho tôi càng ngày càng cảm nhận được sâu thẳm trong Anh ẩn chứa tính nhân văn, tình người, tình quê, cảm nhận về một con người sống đầy nghĩa tình, chân chất, thầm lặng, không khoa trương.

Đi lên từ một người nghèo khó, từ một vùng quê nghèo khó nên Anh luôn đau đáu về quê hương xứ sở, thấu cảm được nổi nhọc nhằn của những người nông dân một nắng – hai sương. Khi tỉnh nhà bắt đầu triển khai Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Anh là người bắt nhịp rất nhanh và luôn ủng hộ quyết sách này. Anh tâm sự: Cỏ May sẽ đồng hành với lãnh đạo Tỉnh trong liên kết với nông dân, tạo ra thương hiệu cho hạt gạo Đồng Tháp nhằm tạo giá trị gia tăng cao hơn mới giúp được cho bà con mình nâng cao thu nhập, cuộc sống khấm khá hơn. Và từ đó, thương hiệu gạo Việt NOSAVINA “Made in Dong Thap” ra đời, với những “Lài Đông Xuân”, “Sen Hè Thu”, “Cúc Thu Đông”… Anh tâm sự hết sức chân thành: “Một con én không thể làm nên mùa Xuân, một mình Cỏ May không thể giúp nhiều cho tái cơ cấu nông nghiệp, lãnh đạo Tỉnh phải làm sao cổ vũ cả cộng đồng doanh nghiệp cùng ra trận thì mới mong đạt kết quả như kỳ vọng!”. Tôi nhớ mãi và càng trân trọng, càng thấm thía ý tưởng tâm huyết của Anh như thế!

Trong một buổi tối đi công tác Ban-tia Miên-chay (Campuchia), Anh hỏi vì sao Tỉnh rủ Anh cùng tham gia chuyến đi này? Tôi trần tình, muốn mần ăn lớn thì phải biết ta biết người chứ, rủ Anh cùng đi để biết đâu Anh sẽ phát hiện ra được cơ hội gì đó về mở rộng sản xuất, đầu tư thêm nhà máy mới. Anh ngẫm nghĩ hồi lâu rồi tâm sự, tôi muốn nghỉ ngơi rồi, cơ nghiệp tôi gầy dựng từ một người sản xuất xà bông thời bao cấp đến một doanh nghiệp chế biến gạo như vầy là tôi đã không thể ngờ tới rồi, “Ông đừng có xúi dại!”. Tôi bắt mạch câu chuyện và đẩy đưa, đúng là Anh có thể nghỉ ngơi, có thể dừng lại, sản nghiệp của Anh đã đầy đủ rồi, nhưng Anh phải nghĩ đến các thế hệ mai sau, nghĩ đến bà con mình, quê hương mình nữa chứ! Và, cũng từ buổi tối hôm đó, sau này Anh hay nói đùa, cũng tại “lời xúi dại” đó mà Cỏ May tiếp tục mở rộng, đầu tư mới. Và lại có thêm nhiều Cỏ May mới: Cỏ May Lai Vung, Cỏ May Essential ra đời. Và, biết bao người có công ăn việc làm từ một quyết định dũng cảm, nặng tình để tiếp tục dấn thân từ một người có vóc hình nhỏ bé nhưng luôn tràn đầy tinh thần mạnh mẽ như Anh.

Cả cuộc đời làm doanh nhân của mình, tôi đoán rằng Anh không có thời gian nhiều để học bài bản các khoá kinh tế, tiếp cận các lý thuyết quản trị, kinh doanh này nọ. Anh chỉ làm và làm tốt bằng sự tinh tế, nhạy bén của mình, bằng sự thấu cảm của mình. Nhìn Anh ngồi xếp bằng hỏi han từng người công nhân, rồi chăm chút cho đời sống cho mọi người bằng những quyển sổ tiết kiệm, quỹ học bổng, hỗ trợ xây cất nhà cửa… mới thấy Anh đối nhân – xử thế như thế nào. Anh đối đãi với cộng sự, với những người giúp việc, lao công, bốc xếp của mình như những người thân, những ân nhân đã giúp Anh vượt bao sóng gió thương trường.

Anh đã thực hiện đúng câu của ông bà mình dạy: “Của cho không bằng cách cho”. Những năm cuối đời, mặc dù sức khỏe đã cạn dần, nhưng Anh lại dành nguồn vốn 37 tỷ đồng để xây dựng Ký túc xá trên phần đất của Trường Đại Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời hằng năm còn cấp khoảng 15 tỷ đồng lo chi phí cho sinh viên ở trong ký túc xá này nữa. Mấy ai trong đời làm được những chuyện như vậy? Chắc là có, nhưng chắc là hiếm lắm! Thực hiện được ước mơ cháy bỏng cả cuộc đời mình bằng tấm lòng thiện nguyện, trong sáng, chắc Anh đã trải qua nhiều đêm trăn trở, dằn vặt giữa cái riêng và cái chung, giữa gia đình và xã hội, giữa hiện tại và tương lai. Anh hằng mong mỏi mai này có một thế hệ người “vừa có tài mà phải có tâm”. Anh chính là một “Người Thầy không bục giảng”, một người thấm đẫm “đạo làm người, đạo làm doanh nhân”, một người không phải là người trí thức nhưng hiểu sức mạnh của tri thức là động lực phát triển cho mỗi con người và cho xã hội.

Khi được đề cử đi dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc vừa rồi, biết sức khoẻ của mình đã yếu, đi xa nhiều rủi ro nên Anh lần lữa không muốn đi. Tôi đánh bạo khích lệ Anh đi vì cảm nhận rằng chắc đây là lần cuối được đồng hành cùng Anh, vì trong tôi, Anh là một con người yêu nước thực thụ, mặc dù cả cuộc đời mình Anh không bao giờ nghĩ hay tuyên ngôn như vậy. Anh yêu nước theo kiểu riêng Anh, thầm lặng nhưng đong đầy nghĩa cử cao đẹp với xã hội, góp từng viên gạch nhỏ cho sự phát triển của đất Sen hồng!

Vĩnh biệt Anh, mãi vang vọng trong tôi câu hát: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Anh ra đi, nhưng Anh vẫn mãi còn đó, vẫn mãi lưu trong ký ức của tôi về một con người luôn “khiêm tốn và không ngừng hoàn thiện nhân cách của mình” như lời Anh nhắn nhủ lại cho gia đình, cho cháu con, cho mọi người!

Lê Minh Hoan – Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp

PHẠM VĂN BÊN CỎ MAY
Hoàng Kim


Đời dạy ông “Gổ tốt chẳng cần sơn”,
Một chất lượng vẫn hơn ngàn câu nói…

Thầy bạn chúng tôi đến thăm ký túc xá Cỏ May (ở trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh do doanh nhân Phạm Văn Bên quê Sa Đéc Đồng Tháp xây dựng hiến tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu họccủa các trường đại học phía Nam . Anh Bên làm nghĩa cử này trước khi về cõi vĩnh hằng. Tôi đưa các em sinh viên lớp Ninh Thuận tới thăm Ký túc xá Cỏ May sau khi các em đã tới giảng đường Phượng Vĩ (chữ U ) một biểu tượng của Trường, nơi lưu dấu tấm biển đồng mang tên người kiến trúc sư tâm huyết tài hoa Ngô Viết Thụ đã gửi lại những ẩn ngữ chấn hưng Tổ Quốc. Điều này nhằm giúp các em thấm thía sâu hơn sự nhọc nhằn khởi nghiệp và những ước mong những tấm lòng Việt. Ký túc xá Cỏ May là sự nâng bước sinh viên nghèo hiếu học. Ngày học trùng hợp với ngày 1 tháng 4 ( khi bạn hữu lớp Trồng trọt 4 Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc chúng tôi họp mặt ở Trường Đại Học Nông Lâm Huế mà tôi bận lịch dạy này nên không về được) . Tôi đưa các em đi tới một số các địa chỉ văn hóa thân thương của Trường, và nhớ lời thơ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tình yêu cuộc sống “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về…’”; “sống trong đời sống cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi , để gió cuốn đi …” Phía sau tuyệt phẩm âm nhạc nổi tiếng tấm lòng số phận và sự dấn thân . Đường xuân chúng ta tiếp bước, chung sức để Tổ Quốc và Dân tộc Việt mãi đi tới. Thầy bạn trong đời tôi là câu chuyện chưa hề cũ thúc dục tôi viết tiếp, như suối nguồn tươi trẻ chảy mãi

Cảm ơn thầy Phạm Văn Hiền đã chia sẻ video cảm động (của Minh Đông WinterMan ) nghĩ về Anh Phạm Văn Bên – Cỏ May với những lời chân thành sâu sắc: “Chia sẻ clip hay về một con người, một nhân cách đáng trân trọng đã xây dựng và lan tỏa “văn hoá Cỏ May” thấm sâu vào từng người Cỏ May, khách hàng Cỏ May và những tấm lòng nghĩ về Anh Phạm Văn Bên -Cỏ May.. Ba năm vội vàng trôi qua, nhanh quá! Ba năm Anh đã trở về ngủ yên trong lòng đất mẹ ấm cúng, hiền hoà! Chúng tôi thắp một nén hương tưởng niệm nhớ về Anh!

Cảm ơn Minh Đông WinterMan đã có bài thơ biết ơn thật xúc động video thật đẹp :

CỎ MAY – CHẤT LƯỢNG THAY LỜI NÓI

Cả cuộc đời, ông đi tìm lẻ sống,
Cùng trãi lòng theo ước vọng quê hương,
Hơn ba mươi năm, thăm thẳm một chặng đường,
Ông vẫn bước giữa thương trường hối hã.

Mỗi khó khăn, mỗi một lần vấp ngã,
Ông thấy mình như đã vững vàng hơn,
Đời dạy ông “Gổ tốt chẳng cần sơn”,
Một chất lượng vẫn hơn ngàn câu nói…

www.facebook.com/100004627204642/videos/1210276452469917/
(WinterMan – Tưởng nhớ đến Chú nhân ngày giỗ của Người!)

.Với tôi khi nói vế Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh thì ký túc xá Cỏ May là dấu nhấn ám ảnh. Xin lan tỏa một mái trường, một tấm lòng và một ký ức đẹp về ký túc xá Cỏ May đã và đang nâng bước sinh viên nghèo hiếu học

EM DẠY NIỀM VUI MỚI
Cây đời luôn tỏa hương
Trẻ tươi cười rạng rỡ
Ngốc PhươngNam ngày thường
Câu chuyện ảnh Tháng Tư
HẢI DZUNG ĐI TÂY THẬT TUYỆT VỜI
Phong lưu hai ngón trỏ lên trời
Ngày mới mừng anh xuân hạnh phúc
Thanh Minh lộc muộn nắng lên hơi

Câu chuyện ảnh tháng Tư
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI

Chúc mừng GS Trần Duy Quý và đồng sự với hai giống lúa mới BQ QJ4 và QP5 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quyết định công nhận giống tạm thời cuối năm 2016 và tháng 4 năm 2017. Hai giống lúa mới này hiện đang được sản xuất mở rộng và phát triển. “Quý lúa lan ly” trên bảy mươi xuân vẫn vui khỏe đi tới. Trần Duy Quý 8 tháng 4, 2017 Giống BQ lúa chất lượng năng suất khá cao trùng bình 65_75 tạ/ha cơm dẻo cấy được hai vụ chống chịu sâu bệnh khá thích ứng khá rộng từ huế trở ra

Trần Duy Quý 8 tháng 4, 2017 Giống QJ4 là loại JAponica có chất lượng gạo cao thơm nhẹ dẻo năng suất cao chịu rét khỏe chống sâu bệnh khá có thể phát triển thành gạo hàng hóa
Giống còn có tên VAaS 16

Trần Duy Quý 8 tháng 4, 2017 Giống BQ cấy theo công nghệ hiệu ứng hàng biên tại vĩnh phúc

Trần Duy Quý 8 tháng 4, 2017 Giống lúa DT19 tại Hậu Giang vụ xuân 2017

LÚA SIÊU XANH PHÚ YÊN

Hai giống lúa siêu xanh GSR65 và GSR90 được tuyển chọn và phát triển ở tỉnh Phú Yên, Hai giống này được đánh giá và tuyển chọn trong bộ 12 giống lúa triển vọng thực hiện vụ đầu tiên trên vùng hạn Đồng Xuân, vùng mặn Tuy An và vùng thâm canh ở trại giống Hòa An và Hòa Đồng. Ảnh tại ruộng trồng trước đây (2014) và hiện nay (2020). Cám ơn cụ Bình Khơi đã gợi lại nơi ruộng trồng. Ảnh thật đẹp ! Trúc Mai đọc lại bài trên báo Phú Yên Online Thứ Tư, 14/09/2016 14:00 CH”Triển vọng 2 giống “siêu lúa xanhhttp://baophuyen.com.vn/82/162257/trien-vong-2-giong–sieu-lua-xanh.html

Bình Khơi 8 tháng 4, 2020

GSR PY1
GSR PY3
GSR PY4
GSR PY5
GSR PY7
GSR PY8

Vu xuân năm 2014  anh Nguyễn Trọng Tùng, phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT cùng anh Phúc, anh Thắng, Hoàng Long, Trúc Mai, anh Mạnh, anh Minh, anh Tồn, cô Thỏa và tôi bắt đầu triển khai việc đánh giá và tuyển chọn 12 giống lúa triển vọng thực hiện vụ đầu tiên trên vùng hạn Đồng Xuân, vùng mặn Tuy An và vùng thâm canh ở trại giống lúa Hòa An và Hòa Đồng. Lúa Siêu Xanh Phú Yên thật tốt, hứa hẹn tuyển chọn được giống mới triển vọng.

Lúa siêu xanh Phú Yên 08.04.2014 https://hoangkimlong.wordpress.com/2014/04/08/lua-sieu-xanh-phu-yen/

Triển vọng 2 giống “siêu lúa xanh”
Báo Phú Yên Online Thứ Tư, 14/09/2016 14:00 CH

Mô hình khảo nghiệm giống “siêu lúa xanh” trồng tại xã Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa) – Ảnh: LÊ TRÂM

Vụ hè thu 2016, Sở NN-PTNT khảo nghiệm 4 giống lúa GSR 65, GSR 90, GSR 38 và Nam Ưu 1245. Đây là bộ giống “siêu lúa xanh” (Green Super Rice-GSR) được du nhập từ Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), trồng tại huyện Tây Hòa và PhúHòa. Cuối vụ năng suất lúa đạt từ 75-80 tạ/ha, chất lượng gạo tốt

Năng suất cao

Vụ hè thu năm nay, trên cánh đồng Cây Trảy, Hòn Đình Dưới thuộc xã Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa) gieo sạ 4 giống “siêu lúa xanh” là GSR 65, GSR 90, GSR 38 và Nam ưu 1245, trên diện tích 15ha. Trong quá trình sinh trưởng, lúa phát triển tốt, giai đoạn chắc xanh lúa phơi gié dài cả gang tay người lớn. Bà Phùng Thị Yên, thành viên tổ sản xuất giống của HTX Nông nghiệp Kinh doanh dịch vụ Hòa Mỹ Tây, cho hay: Cả cánh đồng Hòa Mỹ Tây rộng gần 100ha, nhưng khó có đám nào có năng suất cao bằng đám được trồng bởi giống GSR 65. Lúa chín sát cậy (gốc gié lúa), hạt sáng bóng mẩy, năng suất đạt trên 85 tạ/ha. Còn ruộng kề bên, không gieo sạ giống “siêu lúa xanh” thì lúa lép trong cậy, năng suất không quá 60 tạ/ha.

Đám ruộng rộng 2 sào trồng giống lúa GSR 90 nằm cạnh đường nội đồng Cây Trảy, năng suất cũng gần 85 tạ/ha. Ông Cao Văn An, nông dân ở xã Hòa Mỹ Tây tham gia mô hình, trầm trồ: “Cánh đồng này thời gian qua được trồng nhiều giống lúa khác nhau, nhưng chưa có giống nào đạt năng suất cao như giống này. Lúa GSR 90 chỉ sạ 4kg/sào, đến thời kỳ mạ đẻ nhiều nhánh, khi trổ đóng hạt dày, phơi gié hạt sáng trưng”.

Ông Nguyễn Trình, Trưởng Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Tây Hòa, nhận định: Vụ hè thu năm nay, thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Sâu bệnh hại có chiều hướng gia tăng, gây hại mạnh nhất là bệnh khô vằn, thối thân thối bẹ, rầy nâu… Thế nhưng, với giống “siêu lúa xanh”, cây có sức sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu với sâu bệnh hại, hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cho năng suất cao.

Các giống GSR 65, GSR 90, GSR 38 và Nam Ưu 1245 cũng được trồng khảo nghiệm tại Trại giống Nông nghiệp Hòa An (huyện Phú Hòa). Theo bà Phạm Thị Thỏa, Trưởng Trại giống Nông nghiệp Hòa An, trong thời gian trồng khảo nghiệm giống lúa thuộc bộ giống “siêu lúa xanh”, cuối vụ chúng tôi nhận thấy giống có năng suất cao nhất là giống GSR 65 đạt 96,3tạ/ha, cao hơn giống đối chứng ML48 là 27,4 tạ/ha (năng suất giống lúa ML48 chỉ đạt 68,8tạ/ha). Tiếp đến là các giống GSR 90, năng suất 88,57 tạ/ha; giống GSR 38 năng suất đạt 88,2 tạ/ha và Nam Ưu 1245 đạt năng suất 83,1 tạ/ha.

Tuyển chọn 2 giống “siêu lúa xanh”

Trước đó, từ năm 2015, Sở NN-PTNT tiến hành khảo nghiệm 10 giống lúa “siêu lúa xanh” gồm GSR 90, GSR 84, Nam Ưu 1245, GSR 38, GSR 54, GSR 89, Nam Ưu 1241, GSR 65, GSR 36, GSR 63. Trải qua 3 vụ trồng khảo nghiệm tại 2 điểm là Trại giống Nông nghiệp Hòa An và cánh đồng huyện Tây Hòa được theo dõi theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Đến nay, sở tuyển chọn 2 giống ưu tú phù hợp là GSR 65 và GSR 90. TS Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT, chủ nhiệm đề tài tuyển chọn giống lúa gạo năng suất cao, phẩm chất tốt từ nguồn gen lúa siêu xanh, cho hay: Giống GSR 65 và GSR 90 có các đặc tính sinh trưởng, phát triển khỏe, kháng sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn ngày. Năng suất cao, đạt trung bình từ 75-80 tạ/ha, thâm canh có thể đạt trên 85-90 tạ/ha, gạo có chất lượng tốt. Thời gian đến, sở tiếp tục nghiên cứu quy trình canh tác phù hợp để phát huy tối đa tiềm năng năng suất của giống lúa. Đồng thời phối hợp với các địa phương sớm chuyển giao nhân rộng 2 giống lúa mới GSR 65 và GSR 90 đưa vào sản xuất đại trà nhằm góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo TS Hoàng Kim, giảng viên Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, người dày công nghiên cứu bộ giống “siêu lúa xanh”, một số giống của bộ giống lúa “siêu lúa xanh” hiện có phẩm chất gạo cao nhất trên thị trường thế giới. Vì vậy trong quá trình khảo nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu nông học, năng suất và phẩm chất hạt gạo đã tuyển chọn ra bộ giống lúa chủ lực tiến tới xây dựng cánh đồng lúa chất lượng cao. Đây là một trong những giải pháp xây dựng cánh đồng mẫu lúa chất lượng, tạo xu hướng sản xuất lúa hàng hóa. Qua đó chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất mới cho nông dân mang lại nguồn thu nhập cao. 

MẠNH HOÀI NAM

CÂU CHUYÊN ẢNH THÁNG TƯ
Hoàng Kim

Câu chuyện ảnh tháng Tư
NƠI MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ
Hoàng Kim

Nhớ ai vừng đông vừa rạng
Ước dòng tin nhắn đầu tiên
Hương đất thơm mùa ruộng cấy
Phương Nam vời vợi bạn hiền.

Ở đâu lung linh Kiếp Bạc
Sao Khuê mờ tỏ Côn Sơn
Ở đâu một trời thương nhớ
Cho ta khoảng lặng tâm hồn.

Ở đâu bàng hoàng Phố Thị
Ngẫn ngơ nghĩ ngợi suốt chiều
Con nhảy xe đò về ruộng
Mưa dầm bóng Mẹ liêu xiêu.

Con ra nước ngoài học chữ
Lời nào Thầy dạy đầu tiên
Biết ơn nhọc nhằn Cha Mẹ
Lấm lem con chữ ưu phiền.

Phố Thị ngày càng đông đúc
Đồng Xuân xa lại càng thưa
Vui với việc hiền ở phố
Bâng khuâng thương nhớ chiêm mùa…

Xem tiếp hình ảnh và cảm nhận
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/noi-mot-troi-thuong-nho/

LAN RỪNG VÀ LỘC XUÂN
Lan rừng và lộc xuân với các bạn Đức Linh
Hoàng Kim

LanDucLinh3
LanDucLinh4
LanDucLinh5
LanDucLinh6
LanDucLinh8
LanDucLinh9
LanDucLinh10
LanDucLinh11
LanDucLinh12
LanDucLinh13
LanDucLinh14
LanDucLinh15
LanDucLinh16
LanDucLinh17
LanDucLinh18
LanDucLinh19
LanDucLinh20
LanDucLinh21
LanDucLinh22
LanDucLinh23
LanDucLinh24
LanDucLinh25
LanDucLinh26
LanDucLinh27
Mai1
Mai2
Ong1
Ong2
BanBinhThuan2
Ân Đinh Dương cùng với Cậu Ba11 người khác đang ở GL Luxury.24 tháng 3, 2013 lúc 23:19

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim

soi vào bạn quý là tìm lại bài học chính mình . Ngày 14 tháng 4 là ngày khởi đầu của kỷ nguyên Phật Giáo và giữa trung tuần tháng Tư trong tiết Thanh Minh. Hôm nay là ngày vui Mai Thành Phụng Nguyễn Thị Kim Hoàng bạn quý; ngày nhớ không quên của bạn quý Nguyễn Trọng Tùng. Tôi tìm về bài “Có một ngày như thế” và “Lời Thầy dặn” để tìm lại ít ảnh chọn và một số tư liệu ký ức không quên. Ngày Hạnh Phúc đọc lại kinh Dịch và lời khuyên của Trạng Trình: “Căn bản của học Dịch là phải biết tùy thời, hướng thiện và lạc quan. Tùy thời thì an nhàn. Tùy thời mà vẫn giữ được trung chính.”

Ngọc phương Nam: Bạn ước gặt gì hôm nay?
Học mỗi ngày, Bài học sâu sắc của cuộc sống

ÂN TÌNH
Hoàng Kim

Thương nước biết ơn bao người ngọc
Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng
Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt
Ân tình lưu mãi những dòng sông .

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI
Hoàng Kim

Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê
Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương

Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình
Về quê kính nhớ Tổ tiên
Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân

Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân.
Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi.

Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt

SỚM XUÂN ĐI TẢO MỘ
Hoàng Kim

Sớm xuân đi tảo mộ
Hoa vàng đua sắc hương
Chùm khế hoa tím ngát
Thung dung vui đời thường.

VIẾNG MỘ CHA MẸ
thơ Hoàng Trung Trực

Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là binh đao cha một thuở đau đời

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.

Hoàng Trung Trực đời lính ghi lại kỷ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Bài thơ “Viếng mộ cha me” đã thay lời muốn nói cho nhiều người lính trở về sau chiến tranh,

Câu chuyện ảnh tháng Tư
CÁT ĐÁ ĐẤT MIỀN TRUNG
Hoàng Kim
(GS Quyen Mai Van và TS Hoàng Kim ở Phú Yến xứ sở Hoa vàng trên cỏ xanh, ảnh Trúc Mai
9 tháng 4, 2017)

Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng Tỉnh thức những lời nhân gian

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.

Cát đá đất miền Trung https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cat-da-dat-mien-trung và Thầy em là nắng tháng Ba https://hoangkimlong.wordpress.com/…/thay-em-la-nang…/ và Câu chuyện ảnh tháng Tư https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cau-chuyen-anh…/

ĐẠI LÃNH NHẠN QUAY VỀ
Hoàng Kim

Núi Đá Bia thiên nhãn phương nam
Biển Vũng Rô mắt thần tịnh hải 
Tháp Nhạn người Chăm lưu đất Phú
Mằng Lăng chữ Việt dấu trời Yên
Xuân Đài thành cổ ghềnh Đá Đĩa
Sông Ba sông Cái núi Cù Mông
Vạn kiếp tình yêu ai gửi lại
Ngàn năm Đại Lãnh nhạn quay về.

2

Sông Kỳ Lộ Phú Yên https://hoangkimlong.wordpress.com/…/song-ky-lo-phu-yen/
Đồng xuân lưu dấu hiền https://hoangkimlong.wordpress.com/…/dong-xuan-luu-dau…/
Cao Biền trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cao-bien-trong-su…/
Đại Lãnh nhạn quay về https://hoangkimlong.wordpress.com/…/dai-lanh-nhan…/

SỚM MAI QUA ĐẠI LÃNH
Hoàng Kim

Sớm xuân Đại Lãnh
Bình minh Đại Lãnh
Tàu qua Đại Lãnh
Đá Dựng Đại Lãnh

SỚM MAI QUA ĐẠI LÃNH
Hoàng Kim

Vui được dịp sớm mai qua Đại Lãnh
Ngắm đất trời núi biển lúc hừng đông
Nghe vó ngựa ruổi dài đường vạn dặm
Đá Bia ơi.thăm thẳm đất Tiên Rồng

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là thay-ban-trong-doi-toi.jpg

Câu chuyện ảnh tháng Tư
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim


Cảm ơn anh Hoàng Đại Nhân thơ hay chất phác chân tình xúc động, ảnh đẹp, xin được chia sẻ. Văn hóa là những gì lắng đọng khi người ta đã quên đi tất cả. Tôi nhớ về anh Hoàng Đại Nhân với ba kỷ niệm ấn tượng: Thứ nhất anh nhắn tôi và ít người thân kịp đến thăm thầy Dương Thanh Liêm trước ngày thầy đi vào cõi vĩnh hầng; Thứ hai, anh thật là người con trung hiếu với Tổ Quốc và Gia đình. Bố anh ngất trên luống cày khi anh hi sinh và trở lại; Thứ ba anh chơi với bạn chân thành và vui tính, chịu nghe lời khuyên tốt để nay thức dậy những trang thơ có ích cho mình và vui khỏe bạn hữu. Tôi khuyên anh níu thơ vì anh thực sự có khiếu. Anh thuở đi học vun vào cho Kim và Thủy nhưng đùa “Chân đi nhè nhẹ như voi giẫm/ Giọng nói thanh thanh tựa hổ gầm” Đến nay vẫn cười hoài khi nhắc lại, còn bạn Dung Kim thì bị đùa::”Bà Dung mà lấy ông Quyền / sinh ra con cái đen tuyền đầu đuôi” Nghịch đùa vậy nhưng anh em bạn học thật thân nhau, Thầy bạn trong đời tôi. Xin trích dẫn thơ anh trong bài Thầy Dương Thanh Liêm. cũng xin lưu lại chút ghi chép ở Câu chuyện ảnh tháng Tư

Thăm thầy giáo bệnh’ bài thơ xúc động của anh Hoàng Đại Nhân đã nói hộ cho biết bao tấm lòng sinh viên Đại học Nông Lâm chúng tôi và những người chăn nuôi Việt Nam biết ơn Thầy.

THĂM THẦY GIÁO BỆNH
Hoàng Đại Nhân

Kính tặng Nhà giáo nhân dân, PGS. TS. Dương Thanh Liêm,
nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

Trọn đời gắn với giảng đường
Một đời thanh bạch chẳng vương bụi trần
Bàn chân đi khắp xa gần
Vẫn nguyên cốt cách tảo tần hồn quê

Một đời yêu đến say mê
Những trang giáo án truyền nghề lớp sau
Một đời thận trọng từng câu
Một lời giảng cũng nặng sâu nghĩa tình

Một đời làm việc hết mình
Nâng niu tất cả, riêng mình thì quên
Nỗi buồn, chôn dấu niềm riêng
Niềm vui chia sẻ nhân thêm nghĩa tình

Một đời tình nghĩa phân minh
Thầy trò chia sẻ nghĩa tình cha con.
Tám mươi tuổi, sức hao mòn
Mà trang giáo án vẫn còn trên tay

Cao xanh sao nỡ đặt bày
Gây nên trọng bệnh để thầy đớn đau
Cầu mong cơn bệnh qua mau
Hết mưa lại sáng một bầu trời xanh

Mong thầy bình phục an lành
Cây đại thụ của rừng xanh đại ngàn.

Tôi đồng cảm với anh Hoàng Đại Nhân và thật sự cảm phục thầy Dương Thanh Liêm.

Đức độ hi sinh, thanh liêm chính trực, tận tụy dạy người là ba bài học lớn của thầy Liêm

Hoàng Kim

TÂM SỰ CỦA NGƯỜI CỰU CHIẾN BINH
Thơ Hoàng Đại Nhân

Người lính già
ngồi trầm lặng nghĩ suy
Nhớ đồng đội thời hiểm nguy trận mạc
Từng bươn chải
qua những kỳ đói khát
Nay giản đơn trong cuộc sống đời thường

Người lính già
không nặng nỗi vấn vương
Chuyện xung quanh cứ nhẹ nhàng thanh thản
Chỉ sâu nặng với nghĩa tình bè bạn
Bạc trắng đầu,
bạn cũ chẳng quên ai

Người lính già,
tình son sắt không phai
Rất trân trọng những máu xương đồng đội
Suốt cuộc trường chinh hành quân không mỏi
Mà có bao giờ nghĩ tới tấm Bằng khen

Người lính chân tình
không hề sống bon chen
Trong bom đạn, chẳng yếu hèn, sợ khó
Khi ngã xuống,
nhiều người không bia mộ
Tấm Huân chương đâu ai nhận về mình.

Mà hôm nay trong kiếp sống nhân sinh
Có những kẻ quên mình từng là lính
Giỏi đục khoét,
luôn ranh ma toan tính
Sống nhởn nhơ trên xương máu đồng bào

Chúng ngụy trang bằng lớp phấn bảnh bao
Khéo sơn phết, tưởng nào đâu… sạch lắm
Những cựu binh từng qua trăm trận đánh
Sẽ cùng nhân dân dẹp hết rác rưởi này.

Hạnh phúc vô cùng trong cuộc sống hôm nay
Những Cựu chiến binh luôn xiết tay, gắn bó
Truyền thống anh hùng Trường Sơn một thuở
Càng thấy yêu hơn những đồng đội thân thương.

5/4/2020

xem tiếp Câu chuyện ảnh tháng Tư

Video nhạc tuyển
Bài ca thời gian

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Advertisement