Trần Khánh Dư vẹn kiếp

TRẦN KHÁNH DƯ VẸN KIẾP

Ăn cháo nói càn khôn
Trần Khánh Dư vẹn kiếp
Tự do ngời tâm đức
Văn chương ngọc cho đời


Nhà Trần trong sử Việt
Thái Tông và Hưng Đạo
Lời dặn của Thánh Trần
Lời khuyên thói quen tốt


Lời Thầy dặn thung dung
Biết mình và biết người
Kế sách một chữ Đồng
Quốc Công đạo làm tướng


Tiết Chế đức dụng nhân
Trần Thánh Tông minh quân
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ
Trúc Lâm Trần Nhân Tông

Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đặng Dung thơ Cảm hoài
Đào Duy Từ còn mãi
Mai Hạc vầng trăng soi


Hoàng Kim

Sách “Văn đàn bảo giám” một pho sách quý của Trần Trung Viên sưu tập văn chương của 226 tác giả, trong đó 66 vị được ghi vào mục tiểu sử các bực thi hào Việt Nam. Sách do, Nhà Xuất Bản Văn học ấn hành năm 1999. Tác giả Trần Khánh Dư có bài thơ Bán than được chọn đăng tại trang 24 kèm tiểu sử .Hình ảnh (*) và nội dung nguyên văn như sau:

BÁN THAN
Trần Khánh Dư

Một gánh kiền khôn quẩy tếch ngàn
Hỏi chi bán đó, dạ rằng than
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp
Thử xem sắt đá có bền gan
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn
.

(*) “Trần Khánh Dư là tôn thất nhà Trần, phải cách chức ra ở Chí Linh (Hải Dương), đốt củi bán than Sau giặc Nguyên sang xâm, vua Trần Nhân Tôn cho đánh giặc nên bậc danh tướng” .

PHO TƯỢNG NGỌC QUAN ÂM
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Mẹ công đức trên đài sen tĩnh lặng
Con ơn Người trong cõi phúc #annhiên

Đêm Vu Lan lắng bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai
Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất
Thương lời Cha căn dặn học làm Người

Pho tượng Ngọc Quan Âm
Bài đồng dao huyền thoại
Sáng mãi Ngọc lưu ly
Đường xuân đời quên tuổi

Chuyện ngậm ngãi tìm trầm
Ngày mới Ngọc cho đời
Cuối dòng sông là biển
Giấc mơ lành yêu thương

Nhớ Mẹ mùa Đản sinh, ngắm pho tượng Ngọc Quan Âm nổi lên từ biển cả, (hình) tôi tâm đắc với bài thơ của chính mình với các đường dẫn truyện trên đây, và thấm thía lời trao đổi của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

1. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Biết níu giữ là khôn ngoan. Nhưng khi đã già, ta mới nhận ra rằng: Biết buông bỏ mới là trí tuệ!

2. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Người giàu có là người lấy về rất nhiều. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Người giàu có là người cho đi rất lớn!

3. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Mạnh mẽ là vượt qua người khác. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Mạnh mẽ là vượt qua chính mình!

4. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Kẻ nói nhiều là kẻ thông minh. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Người biết lắng nghe mới là người thông thái!

5. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Nếu ta thắng phải hơn người thua. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Đến nơi là mọi người cùng thắng!

6. Khi còn trẻ, ta thường muốn sống thật lâu. Nhưng khi đã già, ta muốn sống sao cho có ý nghĩa với cuộc đời!

7. Khi còn trẻ, ta thường muốn người khác chấp nhận mình. Nhưng khi đã già, ta nhận ra rằng: Chỉ cần mình chấp nhận mình là đủ!

8. Khi còn trẻ, ta mong muốn thay đổi cả thế giới. Nhưng khi đã già, ta mong muốn thay đổi chỉ bản thân mình mà thôi!

9. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Khi trưởng thành, ta sẽ không còn bị tổn thương. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Trưởng thành là biết điều chỉnh tiếng khóc về chế độ im lặng!

10. Và khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Có tiền sẽ có tình yêu, có vật chất, người ta sẽ yêu quý… Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Lương thiện bạn sẽ có mọi trái tim

Vợ chồng tôi dặn con: Nhà mình có năm gia bảo quý: An Viên Phước Hoàng Gia, An Viên Ngọc Quan Âm, Pho tượng Ngọc Quan Âm, Nhà 161A Võ Văn Tần, Bàn ăn học giường ngủ. Đó là năm chuyện đời người. Pho tượng Ngọc Quan Âm ở nơi cao nhất, tôn kính nhất, tĩnh lặng nhất nhà mình;

AN VIÊN NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim

Tỉnh thức càn khôn chốn đại ngàn
Ngọc lành vàng đá giữa lầm than
Hoàng Thành trọn vẹn tinh hoa tốt
Trúc Lâm gìn giữ lửa hương tàn
Vận chuyển thời cơ lưu vẹn kiếp
Mệnh nung tâm huyết chí bền gan
Nhờ ai lem luốc tròn duyên nghiệp
Đất cảm trời thương thấu kẻ hàn.


Bài thơ Nhân Huệ Vương Tràn Khánh Dư ‘bán than’ hay, xúc động, ám ảnh súc tích và huyền đức. Hoàng Kim đã mang theo suốt đời mình, nay qua tuổi 70 ngẫm xin kết nối sự đối họa bài “An Viên Ngọc Phương Nam”. Hôm nay là ngày mới, nhân việc đã
tìm tòi khảo cứu sáng tỏ được nhiều điều uẩn khúc lịch sử vui trà sớm với bạn hiền. Tôi đọc lại và suy ngẫm chiến công Trận Vân Đồn, cuộc đời Trần Khánh Dư lừng lẫy xẹn kiếp với thời gian. Trận Vân Đồn sông Bạch Đằng là đòn quyết chiến chiến lược chế thắng quyết định của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư là tướng thủy trực tiếp chỉ huy đánh đắm đoàn chiến thuyền chở mười bảy vạn thạch lương của Trương Văn Hổ tại sông Mang. Trận Vân Đồn với một loạt các chiến dịch khác do Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là tổng chỉ huy cùng hai vua với quân dân thời Trần đã đem lại.chiến thắng vang dội trong Chiến tranh Nguyên Mông–Đại Việt lần 3. Tác phẩm “Bán than” là văn chương ngọc cho đời của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư (124–1340) kiệt tác soi tỏ cuộc đời nhân huệ kỳ tài, tình duyên, vận mệnh của ông.

Trần Khánh Dư vẹn kiếp , Phạm Ngũ Lão “Thuật Hoài“, Nguyễn Trãi “Dục Thúy Sơn“, Đặng Dung thơ “Cảm hoài” là các bài thơ nổi tiêng đã trên bảy trăm tuổi, sánh với kiệt tác Đỗ Phủ thơ mưa lành; Lý Bạch thơ trăng sáng, Mạnh Hạo Nhiên xuân hiểu; Trần Tử Ngang thơ Người, trở thành những tác phẩm văn chương đích thực bền vững với thời gian;. xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-khanh-du-ven-kiep/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là an-chao-noi-can-khon.jpg

ĂN CHÁO NÓI CÀN KHÔN

Hai ông ăn cháo nói chuyện càn khôn (1)
Bánh đúc Chợ Đồn cháo ngon Đồng Hới
Minh sư Hưng Đạo thấu hiểu Khánh Dư
Nhớ chuyện Vân Tiên yêu thương Lão Quán
Binh thư yếu lược chọn tướng cực tài (2)
Bát quái tùy thời lời dẫn kiệt tác (3)
Lửa hương vẹn kiếp sắt đá bền gan (4)
Đá Đứng sông thiêng (5) Linh Giang Minh Lệ

Cụ Nguyễn Quốc Toàn, thiền sư giữa đời thường, (xem Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn) và anh Rúc Hung, chuyên gia ngôn ngữ văn hóa “ăn cháo nói càn khôn” (xem thư tịch anh Ruc Hung), đưa chuyện “Bán than” “Trần Khánh Dư” ra bàn luận. Hoàng Kim vào góp chuyện: Mời quý thầy bạn theo đường dẫn Ăn cháo nói càn khôn để rõ thêm các ghi chú mà Hoàng Kim trao đổi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/an-chao-noi-can-khon/. Cụ Nguyễn Quốc Toàn ngày 9 tháng 3 năm 2021 trong bài·”Với Hoàng Kim” đã trao đổi rằng Cụ nhận xét về bài thơ “Chuyện đồng dao cho em” “Ăn cháo nói càn khôn” : 1) Theo từ điển tiếng Việt: “Đồng dao là lời bài hát dân gian truyền miệng của trẻ em, thường kèm một trò chơi nhất định”. Bài thơ của Hoàng kim nói đến những địa danh ở Quảng Bình, những nhân vật lịch sử thời Trần, Bát quái trong kinh dịch, những món ngon ở Ba Đồn, Đồng Hới… nên không thể gọi là đồng dao cho trẻ em được.- Chưa rõ Hoàng Kim dựa vào tứ thơ nào để triển khai thành bài thơ “Chuyện đồng dao cho em”. Ý thơ nhảy từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác không liên quan gì nhau. Đang “Bánh đúc chợ Đồn cháo ngon Đồng Hới” liền ngay với “Minh sư Hưng Đạo thấu hiểu Khánh Dư”. Tác giả có sự thăng hoa cảm xúc về quê nhà, về lịch sử đất nước, về những danh nhân…nhưng ngần ấy ý tưởng không thể nói hết trong 64 từ (của bài thơ) nên mới dồn nén câu chữ đến như vậy chăng ?? 3- Cũng do phải dồn nén nên tác giả đã dùng 5 chú thích cho 8 câu thơ. Tổng cộng số chữ chú thích là 3712, gấp 58 lần số chữ của bài thơ. Đây là sự lạ.Tương truyền giáo sư Hà Văn Tấn chú thích sách Dư điạ chí của Nguyễn Trãi bằng số chữ của bản gốc, tưởng đã kinh khủng. Nhà thơ Hoàng Kim lại còn gấp 58 lần thì cổ kim đông tây hiếm ai chú thích với tỷ lệ như vậy. 4)- Tuy nhiên cái sự lạ của Hoàng Kim làm bu thấy lý thú, nhất là hai câu đầu:. “Hai ông ăn cháo nói chuyện càn khôn Bánh đúc chợ Đồn cháo ngon Đồng Hới” Hai câu thơ tả chân mà đượm vẻ hài hước.. Đúng là bulukhin (là cụ Nguyễn Quốc Toàn) được bạn Ruc Hung chiêu đãi cháo “ba trong một” tuyệt ngon ở Đồng Hới. Ăn cháo và bàn chuyện trên trời (càn) cùng chuyện dưới đất (khôn). Hoàng Kim thưa với cụ Nguyễn Quốc Toàn rằng: Thơ Đồng dao là thể thơ có nhịp đồng dao, với vần điệu vui tai, ẩn chứa giá trị giáo dục bình dân mà sâu sắc Nhiều minh sư khéo vận dụng lối diễn đạt này qua các tích cổ dân gian. Chuyện đồng dao cho em Trần Khánh Dư vẹn kiếp “Ở với lửa hương cho vẹn kiếp. Thử xem sắt đá có bền gan” là một công án thực sự tuyệt vời, và ngay cả học sinh giỏi văn thời ấy và thời nay cũng rất khó kiến giải xác đáng nếu không có được một kiến văn và sự trãi nghiệm sâu sắc.Sách “Văn đàn bảo giám” giới thiệu bối cảnh bài thơ vỏn vẹn có bốn dòng “Tiểu sử Trần Khánh Dư” ghi Trần Khánh Dư là tôn thất nhà Trần, phải cách chức ra ở Chí Linh (Hải Dương), đốt củi bán than. Sau giặc Nguyên sang xâm, vua Trần Nhân Tôn cho đánh giặc nên bậc danh tướng”. Tích truyện ngắn như vậy, nhưng văn sử Việt đến nay đã tốn biết bao giấy mực để nhận thức cho đúng sự thật. Bài thơ “Bán than” không dễ dàng phân tích và bình luận: “Một gánh càn khôn quẩy tếch ngàn,/Hỏi chi bán đó, gửi rằng than /Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,/ Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn./ Ở với lửa hương cho vẹn kiếp, /Thử xem sắt đá có bền gan./ Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác,/Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn”

TRẦN KHÁNH DƯ VẸN KIẾP

Nhân Huệ Vương vẹn kiếp là kỳ tài Việt “Ở với lửa hương cho vẹn kiếp. Mà xem sắt đá có bền gan”. Trần Khánh Dư bình sinh là người thế nào? Vì sao ông là “Thiên Tử Nam” của vua Trần, đích tôn của Thống Quốc Thái Sư Trần Thủ Độ, đã là danh chính thừa kế tông thất linh địa truyền đời tại Đền Gốm Chí Linh lại là ngôn thuận tổ sư của phát tích vượng địa nghề cói ở An Trung, Hà Nam nơi ông mở mới bến sông đồng ruộng?

Trần Khánh Dư, hiệu là Nhân Huệ Vương, là một chính khách, nhà quân sự Đại Việt dưới thời đại nhà Trần. Đền thờ chính của ông tại Đền Gốm ở khu dân cư Linh Giàng, phường Cổ Thành (TP Chí Linh) ảnh http://baohaiduong.vn/di-tich/nhan-hue-vuong-tran-khanh-du-va-2-di-tich-143251. Đền thờ khác của ông ở trại An Trung, Hà Nam nơi ông khai hoang lập ấp, bỏ tiền nhà ra giúp vốn cho dân, hướng dẫn dân trồng cây cói và làm nghề dệt cói Ông mất năm 1340, hưởng thọ 100 tuổi, trãi 5 đời vua. Nơi mất và lửa hương ông quanh năm tại đền thờ trên nền nhà xưa của ông. Nơi đó có bức đại tự “Uống nước nhớ nguồn” và đôi câu đối “Nhân Huệ Vương mở mới bến sông, đồng ruộng tốt tươi nay vẫn đó Họ Bùi Nguyễn theo nền nối chí, cửa nhà đông đúc trước còn đây” Hoàng Kim viết bài “Trần Khánh Dư vẹn kiếp” nhân đọc “Trần Khánh Dư” của Lưu Sơn Minh là Sách hay thầy bạn quý, Tiếng vọng của thời gian với sự đồng cảm “Năm tháng đó là em” : Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư vẹn kiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-khanh-du-ven-kiep

Trần Khánh Dư sinh ngày 13 tháng 3 năm 1240, tại thị xã Chí Linh; mất ngày 23 tháng 4 năm 1340, tại trại An Trung, xã Dương Hòa, lộ Lý Nhân, Hà Nam. Cha của ông là thượng tướng Nhân Thành Hầu Trần Phó Duyệt. Mẹ của ông là Trần Thái Anh (?). Ông nội của ông là Thống quốc thái sư Trần Thủ Độ. Phố Trần Khánh Dư ngày nay có ở Hà Nội, Nam Định: Hải Phòng; Huế; Nha Trang; Hồ Chí Minh; Đà Lạt; Rạch Giá Kiên Giang; Cần Thơ.

Trần Khánh Dư là danh tướng ngay từ lúc còn trẻ đã lập đại công hiển hách từ trận thắng Nguyên Mông lần đầu, và tiếp đó ông chế thắng quân Man, được vua Trần Thành Tông phong tước Thiên tử nghĩa nam, với chức vụ Phiêu kỵ tướng quân, theo sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú. Ông mắc trọng tội thông dâm với công chúa Thiên Thụy, con gái của vua Trần Thánh Tông, vợ của Trần Quốc Nghiễn (con trai của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn). Sự việc xảy ra trước năm 1282 bị bại lộ, bị phạt đánh 100 trượng nhưng thoát chết, vì vua và Quốc Công đều mến tài nên ông may được sống.

Trần Khánh Dư là người “bán than’ có bài thơ nổi tiếng và Cuộc gặp gỡ với vua Trần Nhân Tông, được trọng dụng trở lại, để có chiến công hiển hách, đốt sạch thuyền quân lương của Trương Văn Hổ, tạo trận thắng quyết định của Nhà Trần trong chuỗi thắng trận giặc Nguyên Mông lần thư ba. Ông là Phó Đô Thống tướng chỉ huy quân đánh biển do đích thân Hưng Đạo Vương kiến nghị hai vua cất nhắc. Ông cũng là người viết Bài tựa sách Vạn Kiếp Tông Bí Truyền Thư của Trần Quốc Tuấn.

Sách “Văn đàn bảo giám” một pho sách quý của Trần Trung Viên sưu tập, Nhà Xuất Bản Văn học 1999 (hình) , 2004 và nhiều lần tái bản khác. Sách này dày 1035 trang, do Nhà Xuất bản Văn học ấn hành quý II năm 1999. Ở trang đầu tiên có ghi: Dương Bá Trạc: đề tựa Tản Đà: đề tựa 1934 Trần Tuấn Khải: duyệt lại Nam ký: Hán Việt văn biểu Hư Chu: Sắp xếp lại năm 1998 Lời nhà xuất bản cho biết: Sách được in lần đầu từ năm 1926 đến năm 1938 mới trọn bộ. Và đã in lại mấy lần kể cả ở miền Nam trước thời giải phóng. Trong sách có viết về Tiểu sử Trần Khánh Dư “Trần Khánh Dư là tôn thất nhà Trần, phải cách chức ra ở Chí Linh (Hải Dương), đốt củi bán than Sau giặc Nguyên sang xâm, vua Trần Nhân Tôn cho đánh giặc nên bậc danh tướng” Sách này (Văn đàn bảo giám) tại trang 24 có bài thơ Bán than Trần Khánh Dư như sau: Một gánh kiền khôn quẩy tếch ngàn Hỏi chi bán đó, dạ rằng than Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt, Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn Ở với lửa hương cho vẹn kiếp Thử xem sắt đá có bền gan Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn Sách Văn đàn bảo giám liệt kê 226 tác giả, trong đó 66 vị được ghi vào mục Tiểu sử các bực thi hào Việt Nam Chín người đầu danh sách này tuần tự là Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Đoàn Thị Điểm, Phạm Thái, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du. Trần Khánh Dư bán than xếp ở thứ hạng 65.

Trần Khánh Dư trên Wikipedia tiếng Việt được ghi chép như sau: Trần Khánh Du 陳慶餘, (13 tháng 3, 1240 – 23 tháng 4, 1340), hiệu là Nhân Huệ vương (仁惠王), là một chính khách, nhà quân sự Đại Việt dưới thời đại nhà Trần.Ông nổi bật với việc giữ chức Phó đô tướng quân trong kháng chiến chống Nguyên lần 2 và 3, tiêu diệt đoàn thuyền lương quân Nguyên ở Vân Đồn năm 1288, tham gia chinh phục Chiêm Thành năm 1312 nhưng bị sử sách phê phán vì tính tham lam, thô bỉ thể hiện qua câu nói “Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ?”

Chuyện bây giờ mới kể

Một ngày thu năm 1970, thầy Nguyễn Khoa Tịnh dạy văn sử của Trường cấp ba Bắc Quảng Trạch từ mờ sớm đã đi xe đạp sang nhà anh em tôi. Thầy nói: “Thầy Dộ, (xem Hoàng Ngọc Dộ khát vọng) thầy đọc dùm cho bài thơ này. Trần Khánh Dư là bậc danh tướng không phải là người tham lam, lem luốc. Thơ “Bán than” là con người ông. Trần Khánh Dư văn chương đây. Ông ấy nhất đình hàm oan. Ông là thiên tử nghĩa nam của vua Trần Thánh Tông, lại là cháu nội trưởng tộc của thống soái quốc sư Trần Thủ Độ, con trai trưởng của thượng tướng Trần Phó Duyệt, là tướng trấn thủ đất hương hỏa Nhà Trần tại xứ Chí Linh. Trần Khánh Dư phải tội thông dâm với Thiên Thụy công chúa là chị gái ruột của vua Trần Nhân Tông, vợ của Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn con trai trưởng của Trần Quốc Tuấn. Tướng Trần Khánh Dư trấn thủ Vân Đồn vùng đất cổ họng của chiến địa Bắc Hà, Sự việc đời ông lưu lại ‘Bán than” thế này chắc chắn là có uẩn khúc”.

Thấy quái mà không quái

Thầy Hoàng Ngọc Dộ (là anh Hai của Hoàng Kim) cũng năm 1970 đã tiếp lời “Thấy quái không thấy quái”. Tui cũng tâm đắc như vậy! Ba vua sáng thời đầu nhà Trần đó là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trân Nhân Tông, đều là bậc minh quân, tâm trong, trí sáng, giỏi tri tâm thuật, lại được vợ chồng Trần Hưng Đạo Thiên Thành công chúa biết tiết chế đức dụng nhân‘ gạt hiềm nghi động trời ‘nắm được lòng dạ của bậc anh hùng” nên thời đầu nhà Trần mới được như vậy. Ba vua giỏi dùng được các cặp ‘song kiếm hợp bích’ kỳ tài muôn đời như Trần Thủ Độ với Trần Thị Dung; Trần Quốc Tuấn với Thiên Thành Công chúa; Trần Quốc Nghiễn với Thiên Thụy Công chúa với Trần Khánh Dư đúng là ông vua bếp; và cả Phạm Ngũ Lão với Anh Nguyên quận chúa nữa. Tui cũng tin là Trần Khánh Dư bị hàm oan, nhưng ông không màng chuyện thị phi này vì có minh quân với người tri kỷ thấu hiểu ông rồi Công đức ấy là thiên thu, phước lớn muôn đời rồi.

TỰ DO NGỜI TÂM ĐỨC

Bác Hồ chủ thuyết Việt Nam Dân Chủ Công Hòa Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc là rất hay ! Thầy Nguyễn Khoa Tịnh trò chuyện với thầy Hoàng Ngọc Dộ là anh hai tôi. Tuyên ngôn Độc lập nước Mỹ năm 1776 nhấn mạnh quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”, đồng quan điểm ấy. Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích Chủ nghĩa Tam dân là gì ? “ Định nghĩa theo cách đơn giản nhất, Chủ nghĩa Tam dân là chủ nghĩa cứu nước “ Chủ nghĩa Tam dân đưa Trung Quốc tới một địa vị quốc tế bình dẳng, địa vị chính trị bình đẳng, địa vị kinh tế bình đẳng, làm cho Trung Quốc mãi mãi tồn tại trên thế giới “.

Tại sao Trần Khánh Dư “bán than” hay vậy? Bởi chính là tư tưởng tự do cao nhất trong sự thể hiện khí phách nam nhi và bản lĩnh của mình. Kẻ sĩ tinh hoa là người dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; biết suy tính sâu xa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh bình thơ ‘Bán than”

Bình quyền nam nữ khơi dậy được trí tuệ và tài năng phái đẹp của một nửa nhân loại. Tại sao chỉ nói đến Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Nhiễm, Trần Khánh Dư , Phạm Ngũ Lão là khai quốc công thần mà không nói đến công đức Trần Thị Dung, Thiên Thành công chúa Quốc Mẫu, Thiên Thụy công chúa, Anh Nguyên công chúa. Chính họ là một nửa của những chiến công hiển hách nhất thời Trần. Thầy Hoàng Ngọc Dộ tiếp lời thầy Nguyễn Khoa Tịnh; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tu-do-ngoi-tam-duc/

(*) Theo thaibinh.gov.vn Trần Thủ Độ và khoảng trống phía sau cuộc đời ông,[1] đã đúc kết thông tin về Trần Thủ Độ (ông nội của Trần Khánh Dư) như sau:

Thông qua các tài liệu chính sử và văn bia, thần phả, thần tích, chúng ta được biết, Trần Thủ Độ là người có bản lĩnh chính trị và cá tính khác thường. Ông xử lý việc gì cũng thẳng thắn, quả quyết theo ý chí của mình, ít khi để cho tình cảm sai khiến. Ông là người luôn đặt lợi ích của dòng họ Đông A lên trên.

Có thể nói ông là nhân vật trụ cột, là người thực hiện thành công ý tưởng đoạt ngôi vua triều Lý về tay triều Trần mà Trần Tự Khánh trước đây thường ấp ủ nhưng không thực hiện được vì ông mất sớm (1223). Trần Thủ Độ là một đại công thần, là người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kỳ nhà Trần. Trong suốt 40 năm (1226-1264), cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với nghiệp đế của họ Trần, với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ đống tro tàn của triều Lý vào thế kỷ XIII.

Chiến công oanh liệt đánh bại quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất (1258) và câu nói bất hủ, khảng khái, thể hiện ý chí của người anh hùng: “Đầu thần chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo” của ông, đã để lại trong dân tộc Việt Nam một hình tượng Trần Thủ Độ anh hùng, bất khuất, tài năng, quả cảm. Đánh giá về ông xưa nay vẫn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau; nhưng không thể phủ nhận được công lao to lớn của ông với Vương triều Trần và nhà nước Đại Việt.

Trần Thủ Độ sinh năm Giáp Dần (1194), ở Lưu Gia, Tinh Cương, hương Đa Cương (nay là làng Lưu Xá, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Theo nguồn tư liệu điền dã của cụ Dương Quảng Châu, thì thân sinh của Trần Thủ Độ là Trần Hoằng Nghị. Đáng tiếc các tư liệu điền dã đó chưa đủ cơ sở để chứng minh một cách khoa học, chính xác về thân phụ của Trần Thủ Độ. Chính sử đều ghi ông mồ côi cha mẹ từ bé và ở với bác là Trần Lý chứ không ghi rõ bố mẹ ông là ai.


Thực tế khảo sát điền dã ở làng Mẹo (Thái Phương, Hưng Hà), chúng ta đã thấy rõ đền đình ở đây thờ lục vị thần hoàng (những vị thần hoàng này không có ai là họ Trần như một số người lầm tưởng); và cũng không thờ vị nào tên là Trần Hoằng Nghị được tôn là thần hoàng hay phúc thần của làng. Nhân vật được thờ ở làng Xuân La và Phương La là “Trang Nghị Đại Vương”. Đây là nhân vật mà một số nhà nghiên cứu cho rằng đó là Trần Hoằng Nghị, nhưng theo thần phả, thần tích ở đình làng Xuân La thì Trang Nghị Đại Vương là một Thiên thần (con thần sấm) được vua Đường Trung Quốc và Cao Biền phong cho chứ không phải là một nhân thần.

Thực tế, nếu một người có công với dân với nước như Trần Hoằng Nghị: Khai hoang, lập ấp, dạy dân làm nghề, mở chợ, buôn bán và lại là thân sinh của Trần Thủ Độ (?) thì chắc hẳn triều đình phong kiến ngày xưa chí ít cũng phải phong cho ông làm một chức gì đó hoặc tôn ông làm thần hoàng và thờ ở đình làng. Ngay cả Trần Thủ Độ cũng không được thờ ở làng ứng Mão xa xưa thì quả là điều vô lý vì nó trái với đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam. Từ đó có thể nói rằng, đền Nhà Ông và Trần Hoằng Nghị không liên quan đến Trần Thủ Độ. Ông sinh ra ở Lưu Xá chứ không phải ở làng Mẹo như một số người lầm tưởng.


“Đại Việt sử ký toàn thư” từng ghi nhận thời Trần có hai người được vua cho lập sinh từ thờ khi vẫn còn sống là Trần Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn. Vậy chẳng lẽ bố Trần Thủ Độ lại không được thờ phụng hoặc được truy phong, chí ít cũng là thần hoàng của một làng (?). Trong khi đó ở Hưng Hà hiện có năm làng thờ Trần Thủ Độ nhưng không phải là ở làng Mẹo mà là ở tổng Tống Xuyên xưa (nay gồm các xã Thái Hưng, Liên Hiệp thuộc Hưng Hà, Thái Bình).

Điều đó rõ ràng không phải nhà Trần quên Trần Hoằng Nghị mà thực ra không có nhân vật này. Thực tế chỉ có vị Thiên thần Trang Nghị Đại Vương được thờ ở xã Thái Phương mà thôi. Vì thế, không thể nói khi chưa đủ chứng cứ để khẳng định có nhân vật Trần Hoằng Nghị và càng không thể nói ông là thân sinh của Trần Thủ Độ được. Giáo sư Vũ Khiêu trong tổng kết cuộc hội thảo về Trần Hoằng Nghị tại Hà Nội năm 2007, khi đánh giá về việc ai là thân sinh của Trần Thủ Độ, đã nói: “Đây là vấn đề tồn nghi cần phải tìm hiểu các tư liệu ở các địa phương trong nước và ngoài nước. Tiến hành hội thảo nhiều lần mới đi đến kết luận chính xác được”.

Thực tế bố mẹ Trần Thủ Độ là ai, đến nay qua bảy, tám trăm năm vẫn chưa ai giải đáp được (kể cả Lê Văn Hưu – sử gia thời Trần; Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên – thời Lê).


Chính sử khẳng định Trần Lý ở Lưu Gia trang và chính sử cũng cho biết Trần Lý nuôi Trần Thủ Độ từ nhỏ. Từ đó có thể nói Trần Thủ Độ sinh ra ở đất Lưu Xá (Hưng Hà, Thái Bình). Cuộc đời Trần Thủ Độ là cuộc đời của một con người tài ba, thao lược cả về chính trị, quân sự và kinh tế… Có thể nói sau khi Trần Tự Khánh chết (1223), Trần Thủ Độ là người kế tục một cách xuất sắc sự nghiệp toan tính giành ngôi từ vương triều nhà Lý về tay nhà Trần. Đỉnh cao của toan tính này là “màn kịch” nhường ngôi vua của Lý Chiêu Hoàng cho chồng là Trần Cảnh vào cuối thời Lý (1225); mở đầu cho giai đoạn nắm quyền cai trị nước Đại Việt của Vương triều Trần. Khi còn sống, Trần Thủ Độ là người nắm thực quyền và là linh hồn của Vương triều Trần. Sử chép: “Thủ Độ tuy làm Tể tướng, nhưng mọi việc không việc gì là không để ý tới”. Thực tế khi Trần Cảnh bị ép lấy chị dâu (vợ Trần Liễu), bỏ lên Yên Tử nhưng cuối cùng cũng phải quay về kinh thành trước sự cứng rắn và khôn khéo của Trần Thủ Độ: “Vua ở đâu thì kinh thành ở đó”. Với tư tưởng có dựng được nước mạnh mới giữ được nước bền, Trần Thủ Độ tiến hành từng bước đổi mới đất nước Đại Việt.

Trần Thủ Độ là người không chỉ có mưu lược trong việc dựng nước và giữ nước mà ông còn là một người có đầu óc tổ chức, phát triển kinh tế đất nước. Các tư liệu lịch sử về việc đổi mới kinh tế thời Trần (khi Trần Thủ Độ còn sống) không có nhiều, nhưng qua các tài liệu hiện còn lưu giữ, ta có thể thấy rằng khi thực sự nắm quyền điều hành đất nước, Trần Thủ Độ và Vương triều Trần đã nhận thấy sự yếu kém về kinh tế của nhà nước Đại Việt dưới thời Lý Huệ Tông. Vì thế ông đã tiến hành cho phép chuyển công hữu thành tư hữu.

Cụ thể, “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi: “Tháng Sáu bán ruộng công, mỗi diện 5 quan tiền (diện tương đương với mẫu bây giờ), cho phép nhân dân mua làm ruộng tư”.

Sau khi đã nắm thực quyền trong tay, Thủ Độ đã tấu với vua không chỉ bán ruộng cho những người nông dân không tấc đất cắm dùi mà ông còn củng cố đê điều, đắp đê ngăn nước mặn, đào sông khai thông đường thuỷ, bộ. “Đại Việt sử ký toàn thư” viết: “Tháng 3, sai các lộ đắp đê giữ nước sông, gọi là đê Đỉnh Nhĩ (Quai Bạc), đắp suốt từ đầu nguồn đến bờ biển để giữ nước lụt khỏi tràn ngập. Đặt chức Hà đê Chánh phó sứ để trông coi. Chỗ đắp thì đo xem đắp mất bao nhiêu ruộng đất của dân, theo giá trả lại tiền. Đắp đê Đỉnh Nhĩ bắt đầu từ đấy”(1). Qua các tài liệu lịch sử triều đại thì các công trình thuỷ lợi dẫn nước, tiêu nước sản xuất nông nghiệp ở thời nhà Trần phát triển rất cao.

Trần Thủ Độ huy động không chỉ sức dân mà còn lệnh cho binh lính phải tham gia làm thuỷ lợi. “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi: “Tân Mão năm thứ 7 (1231), (Tống Thiên Định năm thứ 4), mùa xuân, tháng giêng, sai Nội Minh Tự là Nguyễn Bang Cốc (hoạn quan) trông coi các binh hữu đường phủ, đào vét các kênh trầm và hào từ phủ Thanh Hoá đến cõi Nam Diễn Châu”(2). Được sự tấu trình của Trần Độ, Trần Cảnh xuống chiếu cho cả nước Đại Việt dùng tiền “tinh bạch”, mỗi tiền là 60 đồng (tiền nộp cho nhà nước là tiền thượng cung thì mỗi tiền là 70 đồng).

“Năm Bính Thìn (1236), mùa xuân, tháng giêng, định lệ cấp lương bổng cho các quan văn võ trong triều và các quan ở cung điện, lăng miếu, chia tiền thuế ban cấp theo thứ bậc” (Sđd). Không những thế, Trần Thủ Độ còn bỏ tiền đánh thuế bằng hiện vật, thu thuế bằng tiền mặt. Một sự đổi mới chính sách thuế theo sở hữu ruộng đất cũng là một việc làm hơn hẳn các triều đại trước. Nó thể hiện tư duy phát triển kinh tế rất cao của Trần Thủ Độ: “Nhân dân có ruộng đất thì nộp tiền thóc, người không có ruộng đất thì miễn cả… (riêng tô vẫn thu bằng thóc)” (Sđd).

“Tháng Chín, xuống chiếu cho các ty xét án được lấy tiền bình bạc” hoặc “duyệt sổ đinh” để thu thuế và cũng là để điều động xây dựng kinh tế, thành lập ra 61 phường ở kinh thành để quản lý việc giao thương. Rõ ràng, dưới sự quản lý và chỉ đạo của Trần Thủ Độ, kinh tế Đại Việt đã phát triển mạnh mẽ, việc buôn bán giao lưu bằng đường bộ, đường sông rất thuận lợi, không những thế ông còn chú trọng mở các thương cảng ven sông, biển để đẩy mạnh việc giao lưu buôn bán hàng hoá trong nước và ngoài nước.

Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà ông còn chủ trương phát triển Nho học. Trần Thủ Độ tâu vua cho xây Quốc Tử Giám, đẩy mạnh việc thi cử để tuyển chọn hiền tài cho đất nước: “Tháng 2 (1232), thi thái học sinh. Đỗ đệ nhất giáp là Trương Hanh, Lưu Diễm, đệ nhị giáp là Đặng Diễn, Trịnh Phẫu, đệ tam giáp là Trần Chu Phổ”(1).

“Đinh Mùi năm thứ 16 (1247), mùa xuân, tháng 2, mở khoa thi chọn học trò. Cho Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên, Lê Văn Hưu đỗ bảng nhãn, Đặng Ma La đỗ thám hoa, lấy đỗ thái học sinh 48 người”(2). Chính nhờ sự chú ý và coi trọng (hiền tài là nguyên khí quốc gia) nên thời nhà Trần đã xuất hiện rất nhiều hiền tài phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt là trong ba cuộc chiến tranh chống Nguyên Mông, các nhân sĩ, tướng lĩnh Đại Việt, tuổi trẻ tài cao đã góp phần làm vẻ vang cho lịch sử dân tộc như: Nguyễn Hiền, Đặng Ma La, Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải v.v…

Trần Thủ Độ còn hoạch định: “Chép công việc của quốc triều làm Bộ Quốc triều thường lễ, 10 quyển” (Sđd).

Ông đề ra khung bậc, thể thức của luật hình. Tạo đường cho Bộ Quốc triều hình luật ra đời để tiện việc nắm tình hình đất nước, quản lý chặt chẽ hơn. Trần Thủ Độ chia nước thành 12 lộ, mỗi lộ đặt chức chánh phủ xứ. Trần Thủ Độ còn duyệt định hộ khẩu trong cả nước, đặt các chức quan đại tư xã cùng các chức xã chính, xã quan. Không chỉ là người đề ra các tư tưởng pháp trị, mà ông còn để lại cho đời sau tấm gương về tính thẳng thắn, nghiêm túc trong việc thi hành luật. Đối với ông, luật pháp không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, bất cứ ai, dù là đối tượng nào, ở vị trí nào đi chăng nữa, nếu vi phạm lụât pháp đều bị xử lý theo đúng quốc luật đã ban hành. Nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào hành vi vi phạm luật của người đó.

“Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tôn lấy được thiên hạ đều là mưu sức của Trần Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy”… (tr.478).

Tài năng nhìn người của ông được thể hiện ở việc “khi vua Trần Thái tông muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm tướng, Thủ Độ nói: “An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghỉ việc, nếu cho là thần hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc”… vua bèn thôi”(1). Phải chăng, Trần Thủ Độ đã sớm nhìn ra tính cách hai mặt của anh trai mình? Sự thật sau này An Quốc đã cùng với vợ (tương truyền là một công chúa nhà Lý) nổi loạn chống lại nhà Trần ở Quắc Hương, Vụ Bản, Nam Định. Cuộc nổi loạn đã bị chính Trần Thủ Độ dẹp tan. Phải khẳng định rằng ông là người có bản lĩnh chính trị và cá tính đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Ông làm việc gì cũng dứt khoát, xử lý quyết đoán theo ý chí của mình, ít để cho người khác sai khiến.

Ông luôn là người đi tiên phong trong cuộc đấu tranh giành ngôi vua từ tay nhà Lý chuyển sang nhà Trần cũng như các cuộc chiến đấu chống lại các phe phái như Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn hoặc trong kháng chiến chống Nguyên Mông. Đối với ông hoặc là chết cả họ hoặc là được cả thiên hạ! Bất cứ việc gì có lợi cho dòng tộc nhà Trần thì ông đều quyết làm bằng được. Ông là người đa mưu túc trí, khi đánh dẹp các thế lực chống đối, ông thấy thắng thì đánh, thấy cần hòa hoãn để đợi thời cơ thì tiến hành đàm phán. Thậm chí gả cả em gái vua cho Nguyễn Nộn hoặc phong vương cho Nguyễn Nộn và Đoàn Thượng (Đông Hải Đại Vương). Không những thế, ông còn bày mưu chia rẽ, gây mâu thuẫn để Nguyễn Nộn tiến đánh và giết Đoàn Thượng, nhằm mượn tay người để giảm bớt lực lượng chống đối mình.

Khi giặc Nguyên xâm lược Đại việt lần thứ nhất, ông là linh hồn của cuộc kháng chiến với câu nói bất hủ “Đầu tôi chưa rơi xuống đất thì bệ hạ không cần lo ngại gì cả”(1). Ông là người ngồi trong màn trướng mà định việc thiên hạ; chỉ đạo các tướng Lê Tần, Trần Khánh Dư, Trần Phó Duyệt và kể cả Trần Hưng Đạo (lúc đó còn trẻ) ra trận. Ngay chính cả vua Trần Thái Tông, thái tử Trần Hoảng… cũng đều vác gươm đánh giặc. Trần Thủ Độ là nhà chính trị, kinh tế, quân sự toàn tài.

Ông một lòng trung thành với triều đình nhà Trần. Đối với ông, Vương triều Trần là tất cả. Ngay cả việc ép vợ Trần Liễu gả cho Trần Cảnh ông cũng dám làm. Không phải ông không nghĩ tới việc Trần Liễu có hay không có động thái phản ứng; mà điều ông quan tâm nhất là tương lai của ngai vàng triều đình do ông tốn bao công sức xây dựng lên, liệu có người nối dõi hay không. Ông quả là một công thần hiếm có của Vương triều Trần – Đại Việt và là một người anh hùng của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ thứ XIII.


Sử chép: “Giáp Tý năm thứ 7 (1264), Tống cảnh định năm thứ 5, Nguyên chí nguyên năm thứ 1, mùa xuân, tháng giêng, Thái sư Trần Thủ Độ chết (tuổi 71), truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương”.

Theo tác giả Dương Tâm vnexpress.net, Trần Khánh Dư võ tướng lắm tài nhiều tật, [2] ông “lập chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông, nhưng Trần Khánh Dư từng mắc tội thông dâm, lợi dụng chức quyền để buôn bán”. Tác giả Dương Tâm đã trích dẫn sử liệu dưới đây để thể hiện sự đồng tình với dư luận đã phê phán đối với Tiểu thuyết lịch sử đoạt giải quốc gia gây bàn tán với yếu tố sex :

(trích) ” Vậy Trần Khánh Dư được sách sử ghi lại như thế nào? Rất ít tài liệu ghi chép về chuyện thiếu thời của Trần Khánh Dư. Năm sinh của ông cũng không rõ, chỉ biết ông quê ở Chí Linh (Hải Dương), là con trai của thượng tướng Trần Phó Duyệt. Ông có tài mưu lược, dùng binh, uyên thâm văn sử, song cũng nhiều tật. 

Mắc tội thông dâm với công chúa 

Trong Lịch triều hiến chương loại chí, nhà sử học Phan Huy Chú viết Trần Khánh Dư là người tôn thất nên được phong tước Nhân Huệ vương. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất (năm 1258), ông thường thừa cơ đánh úp và giành thắng lợi. Trần Khánh Dư được vua Trần Thánh Tông khen trí dũng, phong làm Thiên tử nghĩa nam (tức con nuôi của vua).

Sau khi đánh người Man ở núi, đại thắng, Trần Khánh Dư lại được phong Phiêu Kỵ đại tướng quân. Chức Phiêu Kỵ nếu không phải là hoàng tử thì không được phong, vì ông là con nuôi vua nên mới được. Ông được vua yêu, từ tước hầu mấy lần được phong lên Thượng vị hầu áo tía, rồi cất lên làm phán thủ”, sách Lịch triều hiến chương loại chí chép.

Thời gian làm quan trong triều, Trần Khánh Dư đã mắc trọng tội. Ông thông dâm với công chúa Thiên Thụy, con gái của vua Trần Thánh Tông, vợ của Trần Quốc Nghiễn (con trai của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn). Sự việc xảy ra trước năm 1282 bị bại lộ, Trần Khánh Dư bị bắt, theo luật thời bấy giờ phải bị xử tội chết, tịch thu hết tài sản.

Vua Trần Thánh Tông rơi vào tình thế khó xử. Không xử Trần Khánh Dư tội chết thì luật pháp không nghiêm và gây ra nỗi hận thù cho Trần Quốc Nghiễn. Vua phải nể mặt Hưng Đạo Vương, nhưng cũng không thể giết người con nuôi vừa có tài, vừa có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Cuối cùng, vua cho dùng cực hình, phạt Khánh Dư 100 trượng, đánh tại Hồ Tây.

Theo luật bấy giờ, đánh 100 roi không chết là thiên mệnh cho sống. Vì vậy, vua Thánh Tông đã ngầm ra lệnh cho quan sai nha đánh chúc gậy xuống khiến Khánh Dư đau nhưng không chết. Như vậy, mọi người đều công nhận ông sống là do “thiên mệnh soi sáng”. Cách của vua coi như thành công, hợp lòng người.

Mặc dù không chết, Trần Khánh Dư vẫn bị tịch thu hết tài sản, phế truất binh quyền. Ông về quê cha ở Chí Linh làm nghề bán than kiếm sống.

Cuộc gặp gỡ với vua Trần Nhân Tông và chiến công hiển hách

Tháng 10/1282, khi nhà Trần tổ chức hội nghị Bình Than, vua Trần Nhân Tông gặp Khánh Dư (khi đó Trần Thánh Tông là Thái Thượng hoàng). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, lúc thuyền của vua đỗ ở bến Bình Than thì bắt gặp một thuyền lớn chở than củi, người lái thuyền đội nón lá, mặc áo ngắn. Vua đoán là Khánh Dư, sai người chèo thuyền đuổi theo.

Đến cửa Đại Than, quân hiệu gọi “Ông lái ơi có lệnh vua gọi”. Khánh Dư trả lời “Lão là người buôn bán, có việc gì mà vua gọi”. Quân hiệu trở về tâu lại sự việc thì vua chắc chắn đó là Nhân Huệ vương bởi “người thường tất không dám nói thế”, liền sai nội thị đi gọi.

Nam nhi mà đến thế là cùng cực lắm rồi”, vua nói khi Khánh Dư đến gặp rồi xuống chiếu tha tội cho ông, ban áo ngự, cho ngồi ở hàng dưới các vương, hàng trên công hầu. Trần Khánh Dư bàn việc nước, nhiều điều hợp ý vua.

Khi quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần thứ ba (năm 1287), thủy quân Nguyên đánh vào Vân Đồn (Quảng Ninh ngày nay), Hưng Đạo Vương giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn lúc đó là Trần Khánh Dư.

Khánh Dư để thất thủ, Thượng hoàng Trần Thánh Tông hay tin liền sai trung sứ đến xiềng ông giải về kinh. Khánh Dư nói với trung sứ: “Lấy quân pháp mà xử, tôi cam chịu tội, nhưng xin khất vài ba ngày để tôi mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn”. 

Khánh Dư biết thủy quân của giặc đã qua, thuyền vận tải lương thực chắc chắn theo sau nên thu thập tàn quân đợi chúng. Khi thuyền vận tải lương thực đến, ông đánh bại, bắt được rất nhiều quân lương, khí giới, tù binh của giặc.

Cho rằng chỗ trông cậy của quân Nguyên là lương thảo và khí giới, nay bị quân Đại Việt bắt, vua tha tội cũ cho Trần Khánh Dư, đồng thời thả tù binh về doanh trại quân Nguyên Mông để báo tin. Điều này buộc quân giặc rút lui.

Sách Danh tướng Việt Nam viết, ngoài tài dùng binh, Trần Khánh Dư còn uyên thâm văn sử. Ông viết bài tựa cho cuốn sách nghệ thuật quân sự “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đoạn mở đầu, ông viết: “Người giỏi cầm quân thì không bày trận, người giỏi bày trận thì không phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết”.

Lợi dụng chức quyền để buôn bán 

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Khánh Dư trấn giữ Vân Đồn, người dân ở đó lấy buôn bán làm kế sinh nhai. Mọi thức ăn uống, may mặc dựa vào khách buôn phương Bắc, quần áo, đồ dùng đều theo tục của người Bắc.

Khánh Dư duyệt quân trang thấy vậy liền ra lệnh: “Quân trấn giữ Vân Đồn để ngăn phòng giặc Hồ, không thể đội nón của phương Bắc, sợ khi vội vàng khó lòng phân biệt. Phải đội nón Ma Lôi (tên một hương ở Hồng Lộ chuyên nghề làm nón), ai trái tất phải phạt”.

Thực tế trước đó Khánh Dư đã ngầm sai người nhà mua nón Ma Lôi. Thuyền chở nón đã đến đậu trong cảng. Lệnh vừa ban ra, ông lại ngầm sai người phao tin “hôm qua thấy trước vùng biển có thuyền chở nón Ma Lôi đến đậu”. Nhận được tin, người dân tranh nhau mua nón. Ban đầu mua không tới một tiền, sau một chiếc nón đổi một tấm vải. Số vải thu được tới hàng nghìn tấm.

Thơ của một người khách phương Bắc có câu “Vân Đồn gà chó hết thảy đều kinh sợ” là mượn ý sợ uy danh của Khánh Dư, thực là châm biếm ông. Vua cho Khánh Dư là tướng tài, lập được nhiều công lao nên không hỏi đến việc này.

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết Trần Khánh Dư có công lao đánh quân Nguyên Mông, nhưng “có tính tham lam, phàm giữ chức trấn thủ ở nơi nào, người trong hạt đều oán ghét”.

Trần Khánh Dư mất năm 1340. Ngày nay, ở bến Đình thuộc xã Quan Lạn (Vân Đồn, Quảng Ninh), người dân vẫn tổ chức lễ hội Quan Lạn, nhằm kỷ niệm chiến thắng Vân Đồn của Trần Khánh Dư.

Nhìn nhận về Trần Khánh Dư, nhà sử học hiện đại Nguyễn Khắc Thuần đã bàn trong Việt sử giai thoại: “Biết được tài của Khánh Dư là vua Trần mà biết được tật của Khánh Dư có lẽ cũng chỉ có vua Trần. Tài thì dùng, tật thì trị… Tiếc thay, Khánh Dư chẳng bỏ được lỗi lầm. Hóa ra, khai sinh danh tướng Trần Khánh Dư là vua Trần, còn khai tử uy danh Trần Khánh Dư lại chính là Trần Khánh Dư”.

Nguyễn Khắc Thuần cũng khẳng định: “Nhờ tài cao mà lập được công lớn nhưng cũng bởi đức mỏng mà để tiếng xấu với đời. Nhân Huệ vương Khánh Dư quả có lý lịch khác thường vậy. Sau Khánh Dư còn nói Tướng là chim ưng, quân dân là vịt, lấy vịt để nuôi chim ưng thì có gì lạ. Sợ thay”!

VĂN CHƯƠNG NGỌC CHO ĐỜI

Hoàng Kim nghe thơ “Bán than” và chuyện bàn luận giữa thầy Nguyễn Khoa Tịnh và Hoàng Ngọc Dộ lần đầu năm 1970 từ đấy cho đến nay 54 năm (1970- 2024). Thầy Nguyễn Khoa Tịnh và anh hai Hoàng Ngọc Dộ của tôi đến nay đều đã mất. Câu chuyện tuổi thơ tôi còn đó với cuộc đời ngày càng thấm thía hơn “Ở với lửa hương cho vẹn kiếp. Thử xem sắt đá có bền gan”. Trần Khánh Dư bán than sự nghị luận đến nay vẫn chưa có được bộ phim tuyệt hay như phim “Khúc Nhạc Thanh Bình” của Trung Quốc đã dày công lần tìm sự thật chính sử điền giả để dàn dựng công phu công bằng về đời vua Tống Nhân Tông. Những uẩn khúc lịch sử thời Tống Nguyên và Lý Trần đối mặt những công án kỳ lạ. Lớp trẻ nước họ làm được sao nước mình chưa làm được? Vì thiếu sáng tạo và công nghệ với sự thiếu đúc kết dữ liệu sử thi ‘chân thiện mỹ’ chuẩn và hiệu quả. Sự cấp thiết phải thấu hiểu sử thi, sáng tạo và công nghệ số hóa, dạy và học thật kỹ và vận dụng thực hành thật tốt những bài học vô giá của dân tộc, tổ tiên, ông bà, cha mẹ và chính mình, thì mới có thể bảo tồn và phát triển tốt di sản tinh hoa, giúp lớp trẻ vươn tới.

Thầy Nguyễn Khoa Tịnh là người Thầy đã tặng tôi bài thơ “Em ơi can đảm lên” khuôn vàng thước ngọc của tôi. Thầy Hoàng Ngọc Dộ khát vọng, Hoàng Trung Trực đời lính, Hoàng Thị Huyên chị tôi, Hoàng Thị Huyền thương chị là những bài học thân thiết đời tôi. Sách Binh Thư Yếu Lược mà thầy Nguyễn Khoa Tịnh tặng tôi từ thuở ấy, tôi đã mang theo cho tới ngày nay, sau bao nhiêu đổi thay về nơi ở, nhà ở và tôi tự hứa lòng mình luôn đọc lại và suy ngẫm, và mang theo trọn đời. Điều chính yếu của dân tộc, gia tộc là phải sớm ý thức được sự bảo tồn và phát triển, biết chắt lọc tinh hoa giáo hóa dân trí để lưu lại. Đọc lại và suy ngẫm bài học lịch sử văn hóa

Hoàng Kim

Bài đọc thêm

CÓ BA DÒNG VĂN CHƯƠNG
Hoàng Kim


Tôi về thăm lại bến Giang Đình xưa, nơi Nguyễn Du viết Kiều và nơi Nguyễn Du cùng Nguyễn Công Trứ đàm đạo. Non xanh còn đó, nước biếc còn đây, rác còn nhiều nhưng nước non vẫn vậy; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-ba-dong-van-chuong/

Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ văn chương giống và khác nhau thế nào? Thầy Nguyễn Khoa Tịnh và thầy Hoàng Ngọc Dộ trước đây, có nói với tôi: “Những người như Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư thời Trần đều là những danh tướng lừng lẫy một thời, ra tướng võ, vào tướng văn, nhưng ba người trước đều là nhân tướng, xử thế chuẩn mực, tiết độ. Trần Khánh Dư là một bậc danh tướng, hoặc như Nguyễn Công Trứ sau này cũng đều là trí tướng, nhung họ có khác ba người kia một chút, và họ đều ưu thời. Loại người sau cũng là kỳ tài nhưng phải có minh quân,kỳ tướng mới dùng được. Nhà thơ Hải Như Ngọc Tỉnh (là thân phụ và thân mẫu của anh Hanh Vu ) cũng đã nhận xét vậy nhưng Cụ gộp hai dòng ưu thời này vào làm một và cụ nhấn mạnh sự phân biệt dòng văn chương ưu thời và dòng văn chương xu thời. Dòng văn chương Xu thời quá phổ biến trong mọi xã hội. Dòng văn chương Ưu thời có hai dạng loại của Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ, như Khang Hi và Vi Tiểu Bảo. “Có tác phẩm văn chương đạt giá trị nhân văn đặc biệt tinh khiết sâu xa như món ăn trong thờ cúng, thức ăn khác dẫu rất ngon nhưng khi có một con ruồi nhỡ rơi vào và tuy đã được vớt đi nhưng cảm giác lúc ăn sẽ không bằng thức ăn hoàn toàn tinh khiết. Dòng văn chương ưu thời thứ nhất tinh khiết như vậy”.. Nguyễn Du là biểu tượng dòng văn chương ưu thời thứ nhất. Nguyễn Công Trứ là biểu tượng dòng văn chương ưu thời thứ hai. Còn dòng văn chương xu thời thì quá phổ biến trong mọi xã hội, đó là dòng văn chương thứ ba.

Tôi yêu Kiều Nguyễn Du.

Phan Lan Hoa ngày 11 tháng 10 năm 2012 có bài viết “Em xin làm lẽ Nguyễn Công Trứ” Tôi thảng thốt giật mình vì bài luận, nên vui đùa cầu thân kết bạn: ” Vô nhà đã thấy THƯƠNG, Vì Dặm ân TÌNH, thuyền quyên ứ hự VUI làm thiếp. Ra ngõ rồi thêm NHỚ, Linh Giang ơn NGHĨA, anh hùng khấp khởi SƯỚNG gặp em.” Nhà văn thầy giáo Nguyễn Thế Quang, tác giả hai cuốn tiểu thuyết lịch sử “Nguyễn Du” và “Thông reo ngàn Hống” đã khuyến khích tôi viết chuyên khảo “Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ”. Chín năm qua, tôi viết Kim Notes lắng ghi chú để tìm sự thật Nguyễn Du niên biểu luận trong hệ thống thông tin chọn lọc “Nguyễn Du trăng huyền thoại” (*) trong đó có bài 4 “Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ” nay xin được hiến tặng bạn đọc.https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-nguyen-cong-tru/

(*) Mục lục: 1 Nguyễn Du thơ chữ Hán Kiếm bút thấu tim Người, Đấng danh sĩ tinh hoa, Nguyễn Du khinh Thành Tổ, Bậc thánh viếng đức Hòa 2 Nguyễn Du tư liệu quý Linh Nhạc thương người hiền, Trung Liệt đền thờ cổ, “Bang giao tập” Việt Trung, Nguyễn Du niên biểu luận 3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương “Đối tửu” thơ bi tráng, “Tỏ ý” lệ vương đầy, Ba trăm năm thoáng chốc, Mại hạc vầng trăng soi. 4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”, Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”, Bến Giang Đình ẩn ngữ, Thời biến nhớ người xưa. 5 Nguyễn Du thời Tây Sơn Mười lăm năm tuổi thơ, Mười lăm năm lưu lạc, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ, Tình hiếu thật phân minh 6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng 7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn Mười tám năm làm quan, Chính sử và Bài tựa, Gia phả với luận bàn. Bắc hành và Truyện Kiều 8 Nguyễn Du tiếng tri âm Hồ Xuân Hương là ai, Kiều Nguyễn luận anh hùng, Thời Nam Hải Điếu Đồ, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ 9 Nguyễn Du trăng huyền thoại Đi thuyền trên Trường Giang,Tâm tình và Hồn Việt, Tấm gương soi thời đại. Mai Hạc vầng trăng soi. xem chi tiết các đường dẫn tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai/

(còn nữa…)

VCLTCTP Hải Dương ngày nay

CON ĐƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM
Chúc mừng Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm.
Hoàng Kim

Nhất bác Của nhì chuyên gia thứ ba chỉ đạo‘. Nửa thế kỷ nóng hổi bài HỌC LÀM NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT. Thật xúc động trước bài viết của anh Phạm Xuân Liêm và nhận xét tâm đắc của anh Vinh Đào Quang … “Để chỉ độ vất vả của công việc của kỹ sư nông nghiệp người ta nói : Nhất ông Của, nhì chuyên gia, thứ ba chỉ đạo. Tức là cán bộ thuộc các đoàn chỉ đạo của bộ là nhàn nhất ( lúc đó còn HTX mà, xã viên còn nhàn nữa là.) Đoàn chuyên gia TQ thì vất vả hơn vì các chuyên gia đa phần là nông dân, giỏi thực hành nên cán bộ Việt Nam cũng phải thực hành theo . Còn Viên ông Của thì vất vả nhất, làm theo định mức, nếu việc không có định mức thì phải làm đủ 8 h, theo kẻng. Mình đã viết về việc này trên báo Nông nghiệp. “. LƯƠNG ĐỊNH CỦA, CON ĐƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM bài học lớn trong câu chuyện nhỏ.

Lương Định Của con đường lúa gạo mời bạn xem hình một hình hai. “Người Viện Cây Lương Thực và Cây Thực phẩm mời bạn xem hình ba, hình bốn, hình năm nói về TS. Đổ Khắc Thịnh (Khacthinh Do), TS Phạm Xuân Tùng (Pham Xuan Tung), TS. Phạm Sĩ Tân (Pham Sy Tan) và TS. Phạm Xuân Liêm (Phạm Xuân Liêm) những con người “chân chất, quê quê và được việc” tỏa ra từ Viện Cây Lương Thực và Cây Thực phẩm .

TS. Đổ Khắc Thịnh chuyên gia chọn giống lúa hàng đầu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam là tác giả của nhiều giống lúa và kỹ thuật thâm canh lúa nổi bật nhất là giống lúa đột biến VNĐ95-20 danh tiếng một thời thuộc tốp 5 giống lúa xuất khẩu phổ biến nhất Việt Nam. TS Phạm Xuân Tùng chuyên gia chọn giống và thâm canh khoai tây rau hoa Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa Đà Lạt thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam với 9 công trình đúc kết trong kỷ yếu khoa học 1975- 2015 của Viện,

TS Phạm Sĩ Tân Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long chuyên gia khoa học đất và phân bón, tác giả hính của cụm công trình xây dựng và đúc kết các quy trình thâm canh lúa cao sản ngắn ngày vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Nam, điểm sáng từ nghiên cứu đến thực hành thâm canh lúa ở Viện Lúa thao thức biết bao  trái tim tâm huyết của những con người tận tụy thầm lặng dấn thân cho hạt ngọc Việt.

TS, Phạm Xuân Liêm là trưởng đoàn chuyên gia nông nghiệp Việt Nam tại Venezuela. TS. Phạm Xuân Liêm và TS. Nguyễn Xuân Dũng, TS. Vũ Tiết Sơn và TS. Đoàn Văn Thành … đoàn chuyên gia lúa Việt Nam ở Venezuela đã phối hợp chặt chẽ với các Nhà khoa học Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia INIA và bà con nông dân Venezuela đạt thành công cao của “Mô hình sản xuất lúa tại Venezuela theo kinh nghiệm trồng lúa nước Việt Nam”. “Dự hội nghị có Thống đốc bang Guarico, Đại sứ Cuba và Đại sứ Việt Nam tại VE, Chủ tịch cơ quan đối tác dự án FONDAS, gần 100 nông dân, cán bộ kỹ thuật NN và quan chức địa phương. Thay cho lời kết là ý liến đánh giá của những người tham dự hội nghị “Cánh đồng lúa đẹp chưa từng thấy trong vùng”. Đây là bài học tuyệt vời bước đầu của sự hợp tác Nam Nam toả rộng Con đường Lúa Gạo Việt Nam đến với chén cơm ngon của người dân ở nhiều vùng đất trồng lúa của thế giới.
Chúc mừng lúa Việt tới Venezuela

Tôi thật tự hào được bảo tồn lan tỏa những bài học quý giá của những thầy bạn quý

Trang web của Viện CLT& CTP: http://fcri.com.vn/

Trích dẫn bài của TS Phạm Xuân Liêm

NGƯỜI VIỆN CÂY: THỬ LÝ GIẢI VỀ SỰ KHÁC BIỆT
(Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Viện 1968-2018)

Chả cứ là Người Viện Cây dễ dàng nhận ra nhau (dù ít biết nhau hay không cùng thế hệ) mà người ngoài (ở các viện nghiên cứu nông nghiệp khác) cũng nhận thấy Người Viện Cây lương thực-Cây thực phẩm có cái gì đấy khác biệt. Có người đã mô tả cái “chất” khác biệt của người Viện Cây là ” CHÂN CHẤT, QUÊ QUÊ và ĐƯỢC ViỆC”. Những ngày này ở Viện, chắc đang tưng bừng chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập, được tổ chức vào 30/11. Ở xa, cứ lan man nghĩ về Viện, nơi tôi đã ở và làm việc 21 năm ( từ 10/1975-10/1996), tự hỏi vì sao Người Viện Cây lại có cái “chất” khác biệt ấy. Mấy dòng này, thử lý giải về cái “chất” của Người Viện Cây, như để ôn lại những kỷ niệm vui buồn với các bác, anh/ chị và các bạn đồng nghiệp già, cũng là tâm sự với các đồng nghiệp trẻ ở Viện Cây trong dịp lễ hội này.
***
Về di truyền, Người Viện Cây chắc “kiểu gen” không có gì đặc biệt so với các đồng nghiệp ở các Viện NN khác. Thế thì, sự khác biệt con người ở đây chỉ có thể là do điều kiện “môi trường” (hoàn cảnh sinh sống, chế độ làm việc) mà hình thành nên vậy (?).
1. Hoàn cảnh Sinh sống:
Người Viện Cây hầu hết nội trú tại viện, không ở nhà tập thể thì ở khu dành cho gia đình, trừ số ít người có quê trong phạm vi bán kính không quá 10 km thì làm buổi đi về (thời kỳ phương tiện đi lại chủ yếu bằng xe đạp). Nội trú ở một vùng đậm chất quê “quần cộc chân chì, không Tứ Kỳ thì Gia Lộc”, thành thử tứ thời mùa vụ, suốt 24/7 là sinh hoạt làm việc gần nhau, từ đó mà rất hiểu nhau, gần gũi, thân mật và đồng cảm. Có lẽ, cái “CHÂN CHẤT, QUÊ QUÊ” do vậy mà có. Đã không ở Viện hơn 20 năm, nhưng nghĩ đến những người cùng thời ở đó, tôi vẫn nhớ như in dáng dấp, tinh cách và thậm chí “trích ngang” của từng người. Nhớ về những người đã từng cùng sống và làm việc, có hẳn một seri chuyện kể ” Viện Cây: chuyện bây giờ mới kể”. Chuyện vui, chuyện đẹp có, mà chuyện buồn, chuyện “xấu xí” cũng có nên chỉ gặp nhau thì kể thôi, không viết ra được.
2. Chế độ Làm việc:
Còn nhớ ngày mới về Viện, được nghe các anh chị khoá trước truyền miệng “Thứ nhất Chỉ đạo, thứ nhì Chuyên gia, thứ ba Ông Của” để nói về sự gian khổ của nơi được phân công công tác lúc ra trường. Được giải thích là: “
– “Chỉ đạo”: là được phân công xuống “nằm điểm” chỉ đạo sản xuất, 3 cùng với nông dân (cùng ăn, cùng ở, cùng làm). Khỏi phải nói, vào thời kỳ “bao cấp”, xuống HTX cùng làm với dân thì không kể hết sự gian khổ, khó khăn. Dân luôn đùm bọc cán bộ, nhưng lúc đói kém, 15 kg gạo và dăm lạng đường tiêu chuẩn hàng tháng, vài bộ quần áo cũ, cái màn không lành lặn … phải chia sẻ cùng gia chủ là điều đương nhiên. Chỉ đạo, nhưng không phải ” chỉ tay năm ngón” mà phải “miệng nói, tay làm” dân mới làm theo. Không chịu được gian khổ, không thạo việc đồng áng chỉ có nước “đứt”!
– ” Chuyên gia” : ấy là sự phân công cùng làm việc với chuyên gia NN Trung Quốc. Cầm cái “cuốc con gà” (cuốc do TQ sản xuất) to và nặng quá cỡ sức người Việt, cuốc đủ “8 giờ vàng ngọc” với chuyên gia ( họ to con hơn và ăn tiêu chuẩn tốt hơn) thì thôi rồi là … cực. Tầm 10h sáng, khi mẩu bánh mì buổi sáng trong bụng đã “đốt” hết calo cuối cùng, chỉ nâng “con gà” lên ngang mặt đã thắt cả ruột gan, khỏi bàn! (Không biết có ai còn giữ được cái “cuốc con gà” ngày ấy ?).
– ” Ông Của”: là được phân công về Viện CLT-CTP do Bác sĩ nông học Lương Định Của (cách gọi lúc bấy giờ) làm viện trưởng. Nơi đây, bài học của kỹ sư tập sự, thực hành của học viên Trường công nhân kỹ thuật (bên cạnh viện) là “Bài ca lao động vinh quang” nhưng thấm đẫm mồ hôi (và cả nước mắt) không bao giờ quên ( Bài 1 là bài trên sân/ đóng bao rê thóc nổi gân mặt mày/ Bài 2 là bài đi cày/ Ruộng sâu, trâu chạy mặt mày nổi gân …). Chuyện kể rằng, Bác Của đã từng nói với cán bộ Viện, đại ý ” muốn nghiên cứu về cây nào, trước tiên phải học cách trồng cây đó như người nông dân thực thụ”. Bấy giờ, lao động vất vả quá nên không thấy được ý nghĩa của phương pháp tập sự này, thậm chí chúng tôi còn đề nghị gay gắt bãi bỏ thời gian tập sự đặc biệt đó với Ban Giám đốc viện ( lúc Ks tập sự khoá chúng tôi được triệu tập họp với bác Nguyễn Lộc-Phó Viện trưởng). Sau này trong quá trình làm việc, mới thấy hết sự cần thiết và quý báu của thời gian tập sự “nổi tiêng” một thời của Viện Cây (1 năm với khoá 1975 chúng tôi, các khoá anh/ chị trước không ngắn hơn 2 năm). Đã tập sự ở Viện, mọi công việc từ tỷ mẩn nghiên cứu trong phòng đến các việc đồng áng lao động trực tiếp đều làm được thành thạo, người nào sáng ý còn học được cách quản lý sản xuất, quản công lao động -là vốn liếng cần thiết cho những người sau này trở thành người lãnh đạo, người quản lý. Cái chất “ĐƯỢC VIỆC” của Người Viện Cây, có lẽ từ đó mà có.
***
Đã 50 năm- nửa thế kỷ, đủ để làm nên “những cuộc bể dâu”, hay có khi thấy “vật đổi sao dời”, Viện Cây ngày ấy đã thay đổi rất nhiều đến ngỡ ngàng với người lâu lâu mới trở lại Viện. Có thể thấy được sự thay đổi này qua những tấm ảnh còn lưu lại trong phòng truyền thống của Viện, hay trong ký ức của những người đã ở Viện. Nhưng cái “chất” Người Viện Cây có thay đổi hay không (?), thì chỉ những người của các thế hệ trước, trong đó có chúng tôi mới cảm nhận được.
(PXL, từ Venezuela, 28/11/2018)

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày


Trở về trang chính

Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn; Kim on Facebook, Kim on Twitter

Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy