Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm

CHUYỆN THẦY NGUYỄN TỬ SIÊM

“Trời thêm ngày tháng người thêm thọ. Lập Hạ non sông phúc rạng nhà”. Kính chúc sư huynh vui khỏe ngày mới. Nhân ngày 10 tháng 5, Hoàng Kim xin lưu chút ghi chú nhỏ Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-thay-nguyen-tu-siem

Nhà khoa học đất Nguyễn Tử Siêm là tác giả và đồng tác giả của 10 bộ sách cẩm nang nghề nghiệp và 121 bài báo khoa học, phần lớn đều có liên quan mục từ ‘Quản lý bền vững đất dốc ở Việt Nam’. Giáo sư Nguyễn Tử Siêm trong ban biên tập Việt Nam Bách Khoa Thư biên soạn tập 9 Nông nghiệp và Thủy lợi. Mười sách chuyên khảo bao gồm 1) Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên 1999. ‘Đất đồi núi Việt Nam thoái hóa và phục hồi’; 2) Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, 2006; 3) Đất và sử dụng đất vùng cao Việt Nam, 2002; 4) Cây phủ đất ở Việt Nam, 2002; 5) Từ điển Thổ nhưỡng Anh-Việt, 2001; 6) Từ điển thuật ngữ Anh Việt về quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng cao, 2001; 7) Đất Việt Nam, 2000; 8) Giáo trình Chọn giống cây trồng, 2000; 9) Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam, 1998; 10) Nghiên cứu Đất và Phân bón, 1976 . Những sách chuyên khảo này và các mục từ mà thầy đã tổ chức biên soạn trong Việt Nam Từ điển Bách khoa thư. giúp chúng ta kinh nghiệm và sự hiểu biết về đất đồi núi từ  lý thuyết đến thực hành, quan hệ tới đất nước với cây trồng và thức ăn. Quản lý bền vững đất dốc ở Việt Nam, đại cương nội dung gồm: 1. Các yếu tố xói mòn & Khả năng dự báo xói mòn. 2. Nguy cơ xói mòn rửa trôi & Biện pháp khắc phục. 3. Thoái hóa & Phục hồi đất dốc. 4. Chất hữu cơ & Độ phì nhiêu đất 5. Tuần hoàn chất hữu cơ & Biện pháp phục hồi đất nghèo. 6. Quản lý dinh dưỡng tổng hợp, nâng cao hiệu lực phân bón. Biện pháp tổng hợp quản lý bền vững đất dốc

nguyentusiem2

NGUYỄN TỬ SIÊM HẬU DUỆ ĐẤT LÀNH 

Giáo sư Nguyễn Tử Siêm sinh ra ở làng Thư Điền thuộc xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình, nổi danh là ‘đất học’. “Thư Điền ” được lấy ý từ câu thơ “Thư điền vô thuế tử tôn canh” nghĩa là  ‘sách là ruộng không phải đóng thuế, con cháu cần nên ngày cày ruộng đêm đọc sách’. Dòng họ Nguyễn Tử “vốn dòng thi lễ đời đời văn học”. Giáo sư Nguyễn Tử Siêm sinh nơi ấy và nhờ nơi ấy nên may mắn đã tiếp nhận được những di sản của quê hương và dòng họ để thành chuyên gia đầu ngành về đất. Giáo sư đã biên soạn 9 tác phẩm, dày dặn nhất là Đất Việt Nam năm 2000, Nhà Xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 600 trang. Nguyễn Tử Siêm hậu duệ đất lành.

Ninh Bình là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, lui có thế thủ, tiến có thể công” chót cạnh đáy của Tam Giác Châu Bắc Bộ . Dãy núi Đông Bắc là 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Đông Triều tạo thế Trường thành chắn Bắc. Dãy núi Tây Nam là dãi Tản Viên với 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù Nga Sơn tạo thành địa danh nổi tiếng Thần Phù  trong thơ “Quá Thần Phù cảm tác’ của Nguyễn Trãi và câu ca dao cổ:

Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.

Cụ Nguyễn Tử Mẫn, người Thư Điền , Ninh Nhất trong tác phẩm “Ninh Bình toàn tỉnh địa chí khảo luận” năm 1862 là chuyên khảo tường tận tỷ mỷ về vùng đất và con người Ninh Bình đã viết: “Ninh Bình là nơi chứa những vật báu của trời, nơi nổi tiếng có nhiều danh thắng, đó lại là điều khiến địa lý tỉnh Ninh ta càng không thể không được nghiên cứu tường tận“.  Trong ‘Lời tựa’  của giáo sư Trần Quốc Vượng tại tác phẩm” Địa chí Văn hóa Dân gian Ninh Bình” do Trương Đình Tưởng chủ biên, Nhà Xuất Bản Thế Giới năm 2004 đã viết: “Tại Nhà thờ đá Phát Diệm do Cố Lục xây dựng năm 1891 ở ngay sát bờ biển nay đã lùi sâu vào đất liền khoảng 20 km. Từ đó tôi tin theo tài liệu địa lý học (xem Lê Bá Thảo, Hoàng Thiếu Sơn, Vũ Tự Lập) là ở miền tây nam châu thổ Bắc bộ- chủ yếu ở Ninh Bình- mỗi năm trung bình phù sa lấn biển khoảng 100m“.

Ninh Bình là nôi khai sinh của người Việt cổ và chốn tổ của nghề lúa, có sông Hoàng Long huyền thoại chạy giữa lòng, điểm nhấn di sản Tràng An, ẩn chứa nhiều bí ẩn văn hóa lịch sử. Ninh Bình là một vùng đất cổ và cũng là một vùng đất mới. Mạch tâm linh dân tộc ký thác cho người, vật, cây cỏ của đất ấy bảo tồn và phát triển đường sống. Có người may mắn được làm thư đồng của quê hương và dòng họ để lưu giữ và trao lại cho đời sau những chỉ dấu.

Riêng Tài nguyên đất Ninh Bình thôi, các nhà nông học và thổ nhưỡng đã phân chia đất đai Ninh Bình thành 19 loại gộp thành 5 nhóm đất cơ bản. Nhóm đất phù sa có diện tích 74,53 nghìn ha chiếm 53% diện tích gồm 9 loại; nhóm đất đỏ vàng có 25,00 nghìn ha chiếm 17,8% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh; nhóm đất mặn có diện tích khoảng 14,19 nghìn ha chiếm 10,1%; nhóm đất xám bạc màu 3,48 nghìn ha chiếm 2,5% ; Nhóm đất thung lũng dốc tụ  có diện tich 1,60 nghìn ha chiếm 1,1% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung tài nguyên đất của Ninh Bình có độ phì trung bình với ba loại địa hình là đồi núi đồng bằng và ven biển vì thế tỉnh có thế mạnh để phát triển nông lâm nghiệp kết hợp theo hướng đa dạng hóa. Vùng đồi núi có nhiều tiềm năng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp vật liệu xây dựng.

Tôi nói với các em sinh viên: “Chúng ta rất cần nắm vững và xử lý tốt thông tin đất Việt Nam đất và cây trồng vật nuôi của từng tiểu vùng và địa phương cụ thể để ứng dụng thực tiễn cuộc sống. biết học thầy, học bạn, suy xét, đánh giá chất lượng thông tin và biết đọc. Các em cần nắm những thông tin cơ bản khái quát trên đây nhưng để thấu hiểu thì nên đọc sâu vào chi tiết và tốt nhất là nên đọc thẳng vào vận dụng hiệu quả những tài liệu khảo cứu sâu viết cho từng tiểu vùng sinh thái cụ thể. Nguyễn Tử Siêm đất Việt Nam là sách hay đáng đọc .

NGUYỄN TỬ SIÊM CUỘC ĐỜI NGHỀ ĐẤT

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tử Siêm sinh ngày 10 tháng 5 năm 1942, tại làng Thư Điền, thuộc huyện Gia Khánh, phủ Trường An (nay thuộc xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình). là một trong những chuyên gia đầu ngành về đất đồi núi Việt Nam, chủ yếu trong các lĩnh vực bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi, phục hồi độ phì nhiêu đất, canh tác vùng cao. Đất đai là tài nguyên nuôi sống con người. GS. Nguyễn Tử Siêm đã khéo chọn đất làm nghề nghiệp. Thổ quyển quan trọng như sinh quyển, khí quyển. Đất lành và việc sử dụng đất hiệu quả bền vững để không thoái hóa là cực kỳ cấp thiết. Đất và thức ăn là tầm nhìn và kinh nghiệm đáng suy ngẫm trong đúc kết 500 năm nông nghiệp Brazil  thật đáng suy ngẫm. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tử Siêm cũng là một trong số những nhà khoa học Việt Nam quan tâm nhiều đến xã hội thông qua các comment trên nhiều website.

Giáo sư Nguyễn Tử Siêm tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội năm 1964, làm nghiên cứu viên tại Bộ Nông trường Quốc doanh, Trạm Nghiên cứu Cây Nhiệt đới Tây Hiếu, từ năm 1964-1969. Bài báo khoa học đầu tiên là ‘Biện pháp sản xuất nhanh phân hữu cơ ở nông trường quốc doanh’ năm 1968. Cuối năm 1969, ông được cử làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Lômônôsôp Liên Xô và bảo vệ thành công Luận văn Tiến sĩ năm 1974.Ông về Việt Nam làm trưởng Bộ môn rồi Phó Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng và Nông hóa (NISF) từ năm 1974-1993 . Ông được phong Phó Giáo sư Nông nghiệp năm 1991. Từ năm 1994- 2000, ông lần lượt giữ các chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Cục trưởng Cục Khuyến nông Khuyến lâm, Trưởng ban Quản lý các dự án Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.  Ông làm chuyên gia tư vấn tự do từ 2001 đến nay. Ông được phong học hàm Giáo sư Nông nghiệp năm 2002.

Giáo sư Nguyễn Tử Siêm là một trong các chuyên gia đầu ngành của Hội Khoa học Đất Việt Nam. Ông là giáo sư có uy tín, sử dụng thành thạo 4 ngoại ngữ Nga, Trung, Anh, Pháp; được mời tham gia giảng dạy ở nhiều trường Đại học trong và ngoài nước. Từ năm 2016 đến nay là Trưởng ban, Ban Soạn thảo Bách khoa Toàn thư Nông nghiệp và Thủy lợi, thuộc đề án Bách khoa Toàn thư Việt Nam. Làm việc kiêm nhiệm. Tác phẩm chính của GS. Nguyễn Tử Siêm là 9 cuốn sách đã in và 121 bài báo khoa học Hội Khoa học Đất Việt Nam  (Land Science Association Of VietNam) là đội ngũ khoa học đất Việt Nam thật to lớn và mạnh mẽ. Hội được thành lập ngày 30 tháng 8 năm 1991 có Trụ sở ở 61 Hàng Chuối, Hà Nội. Mục đích của Hội nhằm tập hợp và đoàn kết những nhà khoa học làm công tác về đất của Việt Nam. Hội Khoa học Đất Việt Nam tính đến năm 2014 đã tập hợp được 750 hội viên bao gồm 100 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, 170 thạc sĩ và 480 kỹ sư làm công tác khoa học kỹ thuật về đất bao gồm các mặt điều tra, nghiên cứu, sử dụng, bảo vệ, cải tạo, giảng dạy, quy hoạch quản lý đất để nâng cao trình độ, phổ biến kiến thức, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao độ phì đất, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Nhiều chuyên gia đất phân và thầy bạn quý của tôi (Hoàng Kim) có trong Hội Khoa học Đất Việt Nam.Tôi nhớ nhất những người trong số đó có TS Trần Khải, chủ tịch đầu tiên của Hội; Thầy GS. Đỗ Ánh, Thầy GS. Lê Văn Căn, PGS. Giám đốc VAAS Nguyễn Văn Bộ,  GS Võ Tòng Xuân, PGS Bùi Bá Bổng; TS Tôn Gia Huyên; GS.TSKH Phan Liêu, GS Đỗ Đình Sâm; GS. Trương Công Tín, GS Vũ Cao Thái, GS Thái Phiên, GS. Trần An Phong,  GS. Võ Minh Kha, GS. Cao Liêm, GS. Tôn Thất Chiểu, GS. Nguyễn Vi, GS Bùi Đình Dinh; GS Vũ Hữu Yêm; GS Lê Văn Tiềm; PGS Nguyễn Thị Dần; PGS Lê Thái Bạt; KS Đỗ Đình Thuận; PGS. Lê Văn Thượng,  PGS.Vũ Năng Dũng, chủ tịch Hội Khoa học Đất Việt Nam, GS. Nguyễn Tử Siêm, TS Nguyễn Đình Bồng, GS Bùi Quang Toản; GS Trần Công Tấu; GS Lê Văn Khoa; GS Võ Quang Minh; PGS. Lê Xuân Đính, PGS. Huỳnh Thanh Hùng, TS. Phạm Quang Khánh, TS Nguyễn An Tiêm; PGS. Mai Thành Phụng,  GS Nguyễn Thế Đặng; GS. Hoàng Thị Thái Hòa, PGS Nguyễn Ngọc Nông; TS Võ Thị Gương; TS Đỗ Thị Thanh Ren; TS Đào Thị Gọn; PGS. Công Doãn Sắt, TS. Nguyễn Thúc Huyên, PGS. Trình Công Tư, TS. Phạm Sĩ Tân, TS Nguyễn Đăng Nghĩa, TS. Đỗ Trung Bình, TS. Phan Thị Công, TS. Nguyễn Xuân Lai, TS. Bùi Huy Hiền, TS. Hoàng Văn Tám, TS. Chu Văn Hách, TS. Nguyễn Văn Tân, TS. Nguyễn Quang Chơn, KS. Phan Văn Tự; TS. Trần Văn Thịnh, TS. Nguyễn Thanh Bình, ThS Lê Văn Dũ, ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương, ThS. Bùi Văn Hải, ThS. Lê Ngọc Lâm …

datvietnam

“Bản đồ đất Việt Nam” do Hoàng Kim, Phạm Văn Biên, Reinhardt Howeler công bố ở FAO năm 2003, là sự kế thừa và đúc kết các số liệu cơ bản trực tiếp quản lý và sử dụng đất: Nhóm đất đỏ vàng gần 20,0 triệu ha; Nhóm đất phù sa khoảng 3,5 triệu ha (phù sa sông Cửu Long 850 nghìn ha, phù sa sông Hồng 600 nghìn ha và đất phù sa các con sông khác) Nhóm đất xám bạc màu khoảng 3,0 triệu ha; Nhóm đất phèn khoảng 2,0 triệu ha; Nhóm đất mặn khoảng 1,0 triệu ha; Nhóm đất cát khoảng 550 nghìn ha. Sự phân bố và tính chất đất cơ bản’ trong tài liệu trên của chúng tôi là dựa trên thông tin gốc sách ‘Đất Việt Nam’ năm 2000 của Giáo sư Nguyễn Tử Siêm và những cập nhật mới của PGS. Nguyễn Văn Bộ 2000 (Sau này được đúc kết trong sách Nguyễn Văn Bộ chủ biên, Bùi Huy Hiền, Hồ Quang Đức, Nguyễn Công Vinh, Nguyễn Văn Vân, Roland J. Buresh, 2009. Hướng dẫn quản lý dinh dưỡng cho cây lúa theo vùng đặc thù của Việt Nam. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 204 trang. http://nhasachvietnam.blogspot.com/2016/10/vaas-huong-dan-quan-ly-dinh-duong-cho.html)

NGUYỄN TỬ SIÊM TRANG ĐỜI LẮNG ĐỌNG

Chúng ta đang hướng đến những tài liệu học trực tuyến, tìm đến những người Thầy và các trang sách mở để được tư vấn trao đổi về bài học thực tiễn và tình yêu cuộc sống. Hoàng Kim chưa có điều kiện đúc kết tài liệu , chỉ trích dẫn ít thông tin thú vị và bài viết mới cập nhật. Giáo sư Nguyễn Tử Siêm có lối viết ngắn, ấn tượng. Dưới đây là một vài trích dẫn:ấn tượng bài viết của GS Nguyễn Tử Siêm tôi trích chép lại

Nhớ một trí thức chân chính
GSTS, Nguyên BT Nguyễn Quang Hà

Những bức hình về GSTS, BT Nguyễn Quang Hà được đưa lên 2 năm về trước đúng ngày tôi nhận được tin ông từ trần. Song do chưa phát tang, nên không dám nói gì, chỉ âm thầm buồn. Sinh ly tử biệt đã buồn; trường hợp về hưu của ông còn rất đau lòng.

Sinh ra ở làng lụa Vạn Phúc, trong một gia đình có công với cách mạng, ông tu dưỡng, học hành bài bản, trở thành nhà khoa học lâm nghiệp đầu đàn, Viện trưởng Viện Điều tra Qui hoạch Rừng, rồi làm Bộ trưởng Bộ Lâm Nghiệp; khi sát nhập 2 bộ, ông giữ chức Thứ trưởng thường trực Bộ NN & PTNT.

Đúng cái lúc ông về hưu, nhẹ nhàng, thanh thản, những tưởng vui thú điền viên nơi mành vườn quê, thì vụ án động trời ở Bộ bùng phát sau nhiều năm âm ỉ, làm ông vướng vòng lao lý. Vụ án là chuyện của pháp luật. Tôi chỉ muốn biểu thị lòng tin rằng ông trong sạch, không toan tính tơ hào gì về lợi ích. Với tôi, vẫn nguyên vẹn hình ảnh một trí thức chân chính, dù rằng cấp trên trực tiếp của ông ngảnh mặt đi.

Xin thắp nén nhang nhân ngày giỗ thứ hai của ông – một bậc đàn anh đáng kính trong nghề, hiền lành và đức độ bậc nhất.
(NTS 25.11.2018)./.

Cây lúa Việt Nam có gì đẹp?
Nguyễn Tử Siêm
báo Tia Sáng 04/12/2019 07:30

Gần 50 năm trước, câu hát trong bài Hai chị em của nhạc sỹ Hoàng Vân “Hỡi ai đã đi năm châu bốn biển, Hỏi rằng có gì đẹp trong cây lúa Việt Nam?” ngân lên chan chứa niềm vui và tự hào về “kỷ lục” năm tấn một héc ta trên cánh đồng Thái Bình. Đóng góp vào đột phá ấy là công sức của rất nhiều nhà nghiên cứu, kỹ sư và nông dân, trong đó không thể không kể đến một cái tên, giáo sư Bùi Huy Đáp.

Giáo sư Bùi Huy Đáp viết nhiều sách, riêng về lúa, 2 cuốn “Cây lúa miền Bắc Việt Nam” (1964) và “Cây lúa Việt Nam” (1981) của ông mang tính kinh điển và thuộc loại “bách khoa toàn thư” của nghề trồng lúa nước.  Ngoài ra, ông còn có “Lúa Việt Nam trong vùng Nam và Đông Nam châu Á” (1978), “Văn minh lúa nước và kĩ thuật trồng lúa Việt Nam” (1985), “Ca dao tục ngữ với khoa học nông nghiệp”(1999), “Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ 21” (1998). Hầu hết các cuốn sách này đều có mặt trong các thư viện quốc tế.  

Cách tiếp cận độc đáo

Ngày nay, chúng ta đều biết đến giáo sư Bùi Huy Đáp, người được mệnh danh là người đặt nền móng cho ngành canh nông Việt Nam, và những dấu ấn làm thay đổi phương pháp canh tác và mùa vụ canh tác. Ít ai biết rằng, khi mới tốt nghiệp trường Đại học Nông lâm Đông dương với tấm bằng kỹ sư nông nghiệp nhiệt đới khóa 1, thì mẹ ông, một bà mẹ-nông dân tinh tường cho rằng con bà chỉ “…mới là kỹ sư canh nông đường nhựa!”. Với một ngành thực hành như nông nghiệp, những kiến thức thu nhận trong trường không đủ, dù nó từ những nhà khoa học lớn như P. Gourou, J. Fromaget, Y. Henry, R. Dumont, E.M. Castagnol, Pièrre Gourou…, vì thế ông tiếp tục thụ giáo lão nông Xã Xướng và các “giáo sư” nông dân trên đồng ruộng Bách Cốc quê nhà để hiểu về đồng ruộng. Sự hội tụ của giáo dục nông học Pháp tiên tiến với tinh túy kinh nghiệm gieo trồng truyền thống Việt Nam làm nên một Bùi Huy Đáp vừa uyên thâm trong lý luận, vừa sáng tạo trong thực tiễn sau này. Ông thường khái quát một cách sinh động phương pháp tiếp cận trong nông nghiệp dựa trên hai nền tảng này của mình “Hỏi nông dân, hỏi cây cỏ; Khoa học từ quần chúng mà ra, trở lại phục vụ quần chúng”.

Những gặp gỡ kiến thức Đông Tây như vậy đem lại cho giáo sư Bùi Huy Đáp một cái nhìn độc đáo và thấu đáo trong công việc, đặc biệt trong những vấn đề về cây lúa. Không chấp nhận những lý thuyết giáo điều, áp đặt, ông luôn tỉnh táo kiểm nghiệm những vấn đề lý thuyết trong thực tiễn đồng ruộng Việt Nam. Do đó, vào cuối những năm 1950, ông và nhà nông học Lương Định Của đều nhận ra ngay biện pháp “cấy dồn lúa” của Trung Quốc là phản khoa học và năng suất lúa mà truyền thông Trung Quốc lúc đó đưa ra là không tưởng. Trong lúc phong trào “Nhảy vọt” ở Trung Quốc đang nóng, ở Việt Nam, một số người hối thúc thử nghiệm “cấy dồn lúa” ở Việt Nam, thậm chí có bài thơ cũng được viết phụ họa “Nghe lúa ở Trung Hoa mỗi mẫu là mười bảy tấn, đang bàng hoàng chưa nghĩ kịp bài ca, mười bốn ngày sau bỗng nghe lúa Trung Hoa, mỗi mẫu là hai mươi mốt tấn,… Lúa ơi lúa, ngươi tỏa mừng tha thiết, ngươi lùa vào tâm trí của ta. Ngươi nói tin mừng, ôi cây lúa Trung Hoa!”1. Lúc đó, ông vẫn bình tĩnh đề xuất cấy dầy vừa phải và rút cục thực tế chứng minh là ông đã đúng.

Thói quen hệ thống tài liệu, cập nhật thông tin và kết quả khảo sát luôn được ông ghi chép kịp thời nên vừa có tính thời sự vừa có giá trị lâu dài. Ở bất cứ đâu ông đều điều tra các tri thức bản địa, tổng kết kinh nghiệm truyền thống của nông dân địa phương. Ngay từ cuối những năm 1970, khi đất nước thống nhất và có dịp vào ĐBSCL, ông đã chăm chú nghe bà con nông dân kể về kinh nghiệm canh tác. Việc đúc rút kinh nghiệm thực tế của họ và những hiểu biết của mình đã gợi cho ông một sáng kiến có thể áp dụng trên toàn quốc: chuyển đổi từ một vụ năng suất thấp (chỉ 1,5 – 1,6 tấn/ha) sang hệ thống canh tác mùa vụ mới, gồm vụ Đông – Xuân, vụ Hè-Thu và một phần lúa mùa, qua đó có thể đưa năng suất cả năm lên gấp khoảng bốn lần. Kiến nghị này được Chính phủ chấp nhận đưa vào kế hoạch các tỉnh và ngay sau đó diện tích lúa Đông-Xuân và Hè-Thu ở Tây Nam Bộ mở rộng xa hơn mong đợi của ông, đưa sản lượng lúa của vùng lên cao gấp bội.

“Cuộc cách mạng xanh” lúa xuân

Có lẽ, cụm từ “cuộc cách mạng xanh” được dùng đầu tiên ở Việt Nam là từ báo cáo “Cây lúa vụ Xuân và cuộc cách mạng xanh ở miền Bắc Việt Nam” mà giáo sư Bùi Huy Đáp trình bày tại hội nghị khoa học quốc tế về cây lúa ở Bắc Kinh (1968). ông viết báo cáo này dựa trên những quan sát của ông và cộng sự trên thực tế canh tác vào đầu những năm 1960, khi thấy các giống lúa xuân cao cây đều cho năng suất cao hơn lúa chiêm truyền thống. Từ đề xuất làm ruộng thí nghiệm ở hai tỉnh Nam Hà và Thái Bình của ông, Hải Hậu trở thành huyện đầu tiên đạt 5 tấn thóc/ha và Thái Bình thành tỉnh đạt 5 tấn thóc/ha đầu tiên ở miền Bắc. Năm 1968, giáo sư Bùi Huy Đáp đánh dấu sự nghiệp của mình bằng việc nghiên cứu kỹ thuật gieo trồng giống lúa xuân ngắn ngày (IR8), yếu tố quan trọng để hình thành vụ lúa xuân và mở thêm vụ Đông ở miền Bắc (giống lúa IR8 ở miền Bắc gọi là Nông nghiệp 8, ở miền Nam gọi là giống Thần nông). Cây lúa xuân  thấp cây cho năng suất cao (tiềm năng đến 8 tấn/ha) đã thay thế giống lúa chiêm dài ngày, cao cây, dễ đổ, năng suất thấp. Do đó, giáo sư Bùi Huy Đáp đề nghị cho mở rộng vụ lúa Xuân ra toàn miền Bắc, làm mạ khay, mạ sân chủ động cung cấp đủ mạ theo lịch thời vụ. Hội tụ đủ các yếu tố đó, thời gian sản xuất lúa xuân được rút ngắn lại, số ngày dư ra cho phép tăng thêm vụ Đông.

Công trình “Lúa Xuân – vụ Đông” chính là những yếu tố mới làm thay đổi cấu trúc kinh tế ngành nông nghiệp cũng như làm thay đổi cả hình ảnh Việt Nam: từ một quốc gia phải nhập cả lương thực đến một quốc gia xuất khẩu lúa gạo.

Không ai ngờ rằng, việc áp dụng giống lúa mới và cơ cấu mùa vụ mới theo sáng kiến của giáo sư Bùi Huy Đáp đã làm thay đổi diện mạo của canh tác lúa nước Việt Nam. Việc có thêm vụ Đông khiến xã viên đề nghị hợp tác xã mượn đất, nhờ vậy sản lượng lương thực nâng lên đột biến. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến cơ chế “khoán hộ” của ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú từ chỗ bị phê phán lại được chấp nhận, và đưa thành chỉ thị 100 của Trung ương Đảng (tháng 1/1981), một thay đổi lớn trong quyền sử dụng đất. Thành công của “lúa Xuân – vụ Đông” tiếp tục tác động đến chính sách với sự ra đời Nghị quyết 10 (tháng 4/1988) của Đảng thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ – một cuộc cách mạng trong quan hệ sản xuất.

Tôi vẫn còn nhớ năm 1980, khi nghiên cứu chất hữu cơ đất lúa ngập nước ở Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), tôi gặp một nghiên cứu viên người Pháp cùng bộ môn Hóa học đất dưới sự chỉ dẫn của giáo sư F.M. Ponnamperuma. Anh ấy bảo: “Tôi đọc Bùi Huy Đáp, Nguyễn Khắc Viện, Hữu Ngọc,… trên Études Vietnamiennes rồi. Mấy chục năm trước Việt Nam từng xuất khẩu gạo sang châu Phi, nay có những chuyên gia lúa tầm cỡ như Bùi Huy Đáp, mà lại thiếu ăn đến mức phải nhập bột mì là sao, vô lý, vô lý!”. Tôi thấy đắng lòng, không trả lời được, đành chỉ nói theo “Đúng là vô lý!”.

Vì vậy phải nói rằng những thành quả lớn từ “cuộc cách mạng xanh” ở Việt Nam khiến bạn bè quốc tế thán phục. Tiến sĩ S.N. Prasad, người Ấn Độ, Trưởng bộ môn Canh tác của IRRI nhắc đi nhắc lại rằng IR8 đi vào cơ cấu cây trồng ở đồng bằng Bắc Bộ thật là ấn tượng.

Năm 1990, Viện Nông hóa Thổ nhưỡng bắt đầu tham gia Mạng lưới Đất dốc và đất chua châu Á (ASIA-LAND NETWORK) của Tổ chức Nghiên cứu Quản lý Đất quốc tế (IBSRAM). Lần đầu tiên Việt Nam có báo cáo tại Hội nghị hằng năm tại Bangkok, tôi trình bày đề cập sự kiện Việt Nam đã xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, không ngờ phần thảo luận bị kéo dài, hội trường xoay sang tin mới này mà quên cả trao đổi nội dung chính của báo cáo là quản lý đất. TS Marc Latham, người Pháp, Giám đốc IBSRAM, nói lời kết: “Bất ngờ, ấn tượng, khó tin, nhưng là sự thật. Chúc mừng Việt Nam !”. Ông cũng nói thêm: lúa và đất lúa đã vậy, thì với đất dốc chắc các bạn sẽ làm tốt.    

Khi tham gia Chương trình hợp tác Pháp-Việt “Nghiên cứu so sánh hệ thống nông nghiệp châu thổ sông Hồng và vùng đồng bằng Camague, Pháp”, tại phòng thí nghiệm của giáo sư A.P. Conessa ở Montpellier, có một đồng nghiệp thuộc phái hữu Le Pen không ưa gì Việt Nam hỏi: “Việt Nam đủ lương thực chứ?”, tôi đáp: “Quá đủ, còn thừa, xuất khẩu hơn hai triệu tấn đấy”. Lần khác, khi tôi tham gia soạn Hiệp định 3 bên Việt Nam-FAO-Sénégal năm 1997, các bạn Sénégal bảo: “Dân tôi chỉ biết ăn sắn, được biết đến cơm là nhờ gạo Việt Nam xuất sang từ những năm 1930, bây giờ Việt Nam đã xuất khẩu gần ba triệu tấn gạo, thật kỳ diệu”. Năm 2010, đến Sudan trong khuôn khổ Chương trình hợp tác Nghiên cứu Nông nghiệp hai nước, các bạn bảo: “Chuyên gia nhiều nước đến rồi, không thành công, phải mời các bạn, vì Việt Nam dẫn đầu thế giới về lúa gạo là nhờ nghiên cứu gắn với công tác khuyến nông theo phương pháp Bùi Huy Đáp”. Tên tuổi Bùi Huy Đáp được nhắc đến nhiều ở các nước châu Phi Pháp ngữ nhờ các công trình được trích dẫn của ông phần nhiều bằng tiếng Pháp và phương pháp Bùi Huy Đáp.

Trong cuộc đời làm khoa học của mình, giáo sư Bùi Huy Đáp nghiên cứu nhiều đối tượng cây trồng nhưng cây lúa vẫn là nơi ông đặt nhiều tâm huyết. Có lẽ, những tâm huyết ấy của ông đã đem lại sức sống mới và vẻ đẹp mới cho cây lúa, “cây ấm no” mà ngày nay trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam, như trong câu hát “Có gì đẹp trong cây lúa Việt Nam”. □

Bài viết sử dụng tư liệu với sự đồng ý của Viện Môi trường Nông nghiệp.

Chú thích

1. Bài thơ “Nỗi mừng nghe tin lúa” của Xuân Diệu.

Bèo hoa dâu là một cống hiến của Nông học Việt Nam cho Nông học nhiệt đới ẩm thế giới. Kinh nghiệm quí báu của nông dân Bích Du (Thái Bình) về thả bèo dâu trong ruộng lúa được kỹ sư Nguyễn Công Tiễu khảo cứu và lần đầu tiên được ông giới thiệu bí mật thể cộng sinh cố định N “Azolla-Anabaena” tại Hội nghị Khoa học Khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại York Jakarta (Indonesia, 1927). Viện trưởng Bùi Huy Đáp cùng với GS Đào Thế Tuấn hướng dẫn KS Trần Quang Thuyết ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (nay là Viện KH Nông nghiệp Việt Nam) nghiên cứu trong nhiều năm và đúc kết thành giải pháp nuôi bèo dâu trong nghề trồng lúa những năm 1960-1990. Những năm 1980, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã hợp tác với Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) nghiên cứu đi sâu chuyên đề này. Mặc dù ở ta các yếu tố tăng vụ, dùng phân đạm nhiều, công lao động đắt lên làm cho bèo dâu không còn vai trò như trước; nhưng TS Iwao Watanabe, C.P. Mamaril, J.C. Bunoan của IRRI đánh giá rất cao giải pháp sinh học này vì ở rất nhiều nước vẫn còn cần bèo dâu trong hệ thống lúa-bèo, lúa-bèo-vịt… 

Cách mạng 4.0 trong nông nghiệp Việt Nam
Nguyễn Tử Siêm

Trên thế giới, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã giúp nền nông nghiệp của nhiều nước phát triển đạt những thành tựu quan trọng. CMCN 4.0 trong nông nghiệp gọi là “Nông nghiệp 4.0” (viết tắt NN 4.0). Tại Mỹ, Brazil, Argentina, NN 4.0 đã giúp các nước này giảm giá thành sản xuất ngô và đỗ tương tới 50%. Ở Nhật Bản, dân làm nông nghiệp chỉ còn 1,5% (2 triệu trong tổng số 127 triệu dân), canh tác trên 1,5 triệu ha đất nông nghiệp vẫn tự túc được gạo và xuất khẩu thịt bò, rau, quả một cách bền vững.

Nông nghiệp thông minh đã giúp một số nước tiên tiến sản xuất đủ hoặc dư thừa một số nông sản. Tại Israel, tỷ lệ dân nông nghiệp chỉ chiếm 2,5% tổng dân số. Năm 1995, trung bình 1 nông dân của họ sản xuất chỉ nuôi 15 người, năm 2014, mỗi nông dân nuôi được 100 người và còn xuất khẩu được hơn 3 tỷ USD nông sản mỗi năm. Tại Nhật Bản, chỉ với 2 triệu dân nông nghiệp (1,5%) trong tổng số 127 triệu dân, canh tác trên 1,5 triệu ha đất nông nghiệp nhưng họ không phải nhập gạo, thậm chí dư thừa thịt bò và một số rau quả. Tại Hàn Quốc, với 2,56 triệu dân nông nghiệp, chiếm 5% trong tổng số 51,6 triệu dân, cũng không phải nhập khẩu gạo. Giá thành sản xuất ở Mỹ, Brazil hay Argentina là 138-144 USD/tấn ngô, hay 314-323 USD/tấn đậu tương (FAOSTAT, 2016), trong khi đó giá thành sản xuất ở Việt Nam là 323 USD/tấn ngô, hay 825 USD/tấn đậu tương.

Trong khối ASEAN, Malaysia ứng dụng NN 4.0 đã giúp nông dân trồng ớt tăng thu nhập hơn gấp đôi. Philippines, chỉ mới 5-10 năm trước phải nhập khẩu hơn 2 triệu tấn ngô mỗi năm thì năm 2017 đã đạt hơn 8 triệu tấn ngô, trong khi nhu cầu chỉ cần 5,6 triệu tấn, chủ yếu nhờ tăng sử dụng giống ngô lai và công nghệ tưới bằng năng lượng mặt trời.
Việt Nam không đứng ngoài làn sóng này, nghiên cứu và ứng dụng thành quả của cuộc CMCN 4.0 vào nước ta để có nền sản xuất nông nghiệp thông minh là bước phải đi tới.

1. Tiến trình phát triển nông nghiệp thế giới

Theo khái niệm của Hiệp hội Máy Nông nghiệp châu Âu , Nông nghiệp thế giới từ thế kỷ 20 đã trải qua các giai đoạn sau:

i) Nông nghiệp 1.0 tiến hành ở thế kỷ 20, tiêu tốn sức lao động, năng suất thấp; dựa vào số lượng lớn các nông hộ nhỏ, có tới 1/3 dân số tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu thô.

ii) Nông nghiệp 2.0, đó là cách mạng xanh, xuất hiện những năm 1950, gieo trồng các giống lúa thấp cây, sử dụng nhiều phân bón khoáng, thuốc trừ sâu, máy móc chuyên dùng, hạ giá thành, tăng năng suất, đem lại lợi nhuận cho tất các các bên tham gia.

iii) Nông nghiệp 3.0, được biết từ những năm 1990 khi định vị toàn cầu (GPS) được ứng dụng để định vị và định hướng; bộ cảm biến (sensor) giúp điều khiển tự động (điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, dinh dưỡng); và ra đời các thiết bị không dây (Telematics), tạo ra bước đột phá về chất lượng, chủng loại nông sản, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả.
iv) Nông nghiệp 4.0: Đến nay, cuộc cách mạng Nông nghiệp lần 4 đang nảy nở nhờ sự kết hợp các công nghệ lại với nhau với yếu tố cốt lõi là công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, kết nối thông tin mạng internet; mở ra cơ hội rất to lớn cho phát triển nông nghiệp. Một cuộc chạy tiếp sức chưa từng có đang diễn ra, nhằm tới sản xuất, kinh doanh thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano.

iv) Nông nghiệp 4.0: là thuật ngữ được sử dụng đầu tiên tại Đức (2011) và Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos (2015), hiện nay được sử dụng phổ biến hơn cả do chỗ nó hàm ý hệ thống các hoạt động nông nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. NN 4.0 còn được coi là hàm số của Nông nghiệp thông minh x Công nghệ thông minh x Thiết kế thông minh x Doanh nghiệp thông minh. Các khái niệm Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp sinh thái… là hệ quả của cuộc CMCN lần thứ 4 này.

Nông nghiệp 4.0 được hiểu là các hoạt động nuôi, trồng, thu hoạch, vận chuyển, chế biến,… được kết nối mạng bên trong và bên ngoài đơn vị sản xuất kinh doanh. Mọi thông tin ở dạng số hóa được lưu chuyển cho tất cả các đối tác và các quá trình sản xuất, giao dịch với các đối tác bên ngoài đơn vị (từ các nhà cung cấp đầu vào đến khách hàng tiêu thụ); việc truyền dữ liệu, xử lý, phân tích dữ liệu phần lớn tự động qua mạng internet. Sử dụng các thiết bị internet có thể tạo điều kiện quản lý lượng lớn dữ liệu và kết nối nội bộ với các đối tác bên ngoài.

Khác với nông nghiệp công nghệ cao, NN 4.0 làm thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp, tập trung chuyển dịch từ phương thức truyền thống sang hiện đại; mở đường cho những hoạt động sản xuất chính xác, chặt chẽ mà con người không cần có mặt trực tiếp.

(NTS 3.3.2018)

Giáo sư Nguyễn Tử và bạn hữu

Tháng Năm lại đã mùng 10
Bâng khuâng nhớ tới cái thời “trẻ con”
Những ngày ưa hát véo von
Cây cao bóng cả vẫn còn vui say

denvoitaynguyen

Những tài liệu học trực tuyến

Chúng ta đang hướng đến những tài liệu học trực tuyến, tìm đến những người Thầy và các trang sách mở để được tư vấn trao đổi về bài học thực tiễn và tình yêu cuộc sống. Hoàng Kim chưa có điều kiện đúc kết tài liệu, chỉ trích dẫn ít thông tin thú vị và bài viết mới cập nhật “Hóa ra có một “bí mật” to lớn: ngọn nguồn của nước mội tuyệt diệu tưới tắm cả vùng cát dằng dặc ven biển miền Trung chính là nơi đó, Tây Nguyên, rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới Tây Nguyên. Chính rừng Tây Nguyên, từ trên Trường Sơn rất xa xôi kia, đêm ngày, hàng triệu triệu năm nay, như một người mẹ vĩ đại, bao dung và tần tảo, hứng lấy tất cả các nguồn nước của đất trời, cất lấy, “để dành”, tằn tiện, tuyệt đối không phí mất một giọt nào, để từng ngày từng ngày chắt chiu mà bất tận cung cấp cho đứa con đồng bằng của mình, cho sự sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn trên dải đất cát trông chừng rất khắc nghiệt kia. Cho các vương quốc, các triều đại, các nhà nước, các chế độ ra đời, phát triển, nối tiếp. Và sống còn… Nước mội chính là những dòng nước nhỏ, liên tục, không bao giờ dứt, đi âm thầm và vô hình trong lòng đất, từ những đỉnh Trường Sơn xa xôi kia, đến tận những cồn cát tưởng chẳng thể có chút sự sống này. Vậy đó, Tây Nguyên, ý nghĩa của Tây Nguyên và rừng Tây Nguyên, dù chỉ mới là qua một khía cạnh rất nhỏ của nó, nước.” Nguyên Ngọc,  Kinh tế Sài Gòn Online  (xem  Nguyên Ngọc: Nước mội, rừng xanh và sự sống). GSTS. Nguyễn Tử Siêm thông tin về 9 cuốn sách đã in và 121 bài báo của ông liên quan tới  Quản lý bền vững đất dốc ở Việt Nam, nội dung: 1. Các yếu tố xói mòn & Khả năng dự báo xói mòn. 2. Nguy cơ xói mòn rửa trôi & Biện pháp khắc phục. 3. Thoái hóa & Phục hồi đất dốc. 4. Chất hữu cơ & Độ phì nhiêu đất 5. Tuần hoàn chất hữu cơ & Biện pháp phục hồi đất nghèo. 6. Quản lý dinh dưỡng tổng hợp, nâng cao hiệu lực phân bón. Biện pháp tổng hợp quản lý bền vững đất dốc. Chúng ta đang hướng đến những tài liệu học trực tuyến, tìm đến những người Thầy và các trang sách mở để được tư vấn trao đổi về bài học thực tiễn và tình yêu cuộc sống.

Những chuyện đời ám ảnh

Nguyễn Tử Siêm ngày 25 .5 2021 viết: Ở Khánh Vĩnh, mình vào một xã (gần Khánh Lê) thăm hộ nghèo. Găp một chủ hộ tuổi 27, có 2 con. Cái đàn ống nữa vứt lăn lóc. Hỏi em đánh đàn coi !. Không có biết !. Vậy ai đánh đàn Chapi ?. Cha đứa này !. Cha nó đâu ?. Không biết !. Rồi chỉ vào 2 đứa bé gái, bảo: “Ở đây với mình không, rồi cho mình tiền mua mỳ tôm”. Ui,… em ui. Anh không biết đánh đàn. Bai em thui. Kim Hoàng viết Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm, xin giáo sư giữ lại những mẫu chuyện đời thường ám ảnh, lưu lại ngọc cho đời https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-thay-nguyen-tu-siem/

*

Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-thay-nguyen-tu-siem/

Mời bạn thưởng thức “Một ngày nọ, khi chúng ta còn trẻ“, https://youtu.be/pCICFxJXHR8 bài hát giai điêu Nga La Tư, lời Anh với cô gái tươi vui trẻ đẹp mắt tròn xoe đang nghe lời yêu, gợi nhớ một ngày đặc biệt..

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-thay-nguyen-tu-siem

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cp nht mi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter