Nông lịch tiết Lập Thu

NÔNG LỊCH TIẾT LẬP THU
Hoàng Kim

Lập Thu
nắng sớm mây quang
Chăm cây
đọc sách
thanh nhàn thắng năm

Thương người
như thể thương thân
Nghe tin
dịch bệnh
rất gần
mà thương …

24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH
Hoàng Kim


Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
21 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai ngày xuân mới đến
20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.

6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.

7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám Lập Thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mây mưa.

Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.

Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc
Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.

Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông
23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

Conduongdaukho

CHỈ TÌNH YÊU Ở LẠI

Hoàng Kim

“Năm tháng đi qua,

những cuộc chiến tranh đã thôi tàn phá,
những cuộc cách mạng đã thôi gào thét,
chỉ đọng lại không phôi pha,
tấm lòng em
nhân hậu dịu dàng
và tràn đầy yêu thương…”

Ba lần ngập trong nước trong,
Ba lần tắm trong máu đỏ,
Ba lần nấu trong nước giặt,
Ta trong sạch hơn những người trong sạch nhất !

Con đường đau khổ” tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Aleksey Nikolayevich Tolstoy, đã được chuyển thể thành nhiều phim,  là câu chuyện số phận của người trí thức Liên Xô trong bối cảnh sụp đổ của Đế quốc NgaNội chiến khốc liệt xảy ra.

Con đường đau khổ là đỉnh cao chói lọi của tài năng Alexei Tolstoi, là cuốn tiểu thuyết của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. A.Tolstoi đã viết bộ ba tiểu thuyết này trong hơn 20 năm (1919-1941) và quá trình viết cuốn tiểu thuyết cũng là quá trình lớn lên trong tầm nhận thức của nhà văn đối với cách mạng.

Tập đầu của bộ tiểu thuyết, cuốn Hai chị em viết khi A.Tolstoi còn ở nước ngoài và chưa đi theo cách mạng, có thể xem là một thiên tự sự về vận mệnh cá nhân của các nhân vật trí thức đang đi tìm đường giữa những biến động dữ dội của cuộc sống. Mở đầu A.Tolstoi đưa ta vào không khí của kinh thành Peterburg năm 1914, những ngày trước chiến tranh. Peterburg và cả nước Nga đang sống trong những ngày tháng hấp hối của xã hội tư sản, những ngày tháng chán chường, phờ phạc, sặc nồng mùi vốtka và ái ân không tình yêu. Xã hội tư sản đang sống những ngày tàn của nó và những người trí thức tiểu tư sản, như những con bướm, không dính dáng gì đến khía cạnh nào của nước Nga cả, đang khắc khoải, hoảng hốt đi tìm “con đường thứ ba” làm giải pháp phá vỡ bế tắc của cuộc sống.

Sống trong không khí xã hội ấy, các nhân vật của A.Tolstoi do bản chất của mình, cũng đã dấn mình vào những cuộc tình phù du, những cuộc “dạ đàm” triết học và nghệ thuật, vào những suy tư dằn vặt vô vọng và đau đớn để tìm cách thoát ra khỏi xã hội và thoát ra khỏi chính mình. Katia, Dasa, Rotsin… kẻ ít người nhiều, đều đã sống như những “thân phận cô đơn”, những kẻ bị “lưu đày” trong xã hội ấy. Cuối cùng, họ sẽ đi tới đâu với những ưu tư ấy? Như tác giả sau này cho thấy, con đường của họ sẽ là con đường lạc lối, nếu không có một giải pháp thực sự cách mạng.

Mặc dù trong tập đầu, A.Tolstoi không có ý định mô tả quá trình lịch sử và có ý định viết một tiểu thuyết sử thi về nội chiến và cách mạng, Hai chị em vẫn không phải là tiểu thuyết thuộc loại sinh hoạt gia đình tầm thường. “Đó là hình ảnh thời đại qua những ấn tượng riêng tư” (A.Tolstoi). A.Tolstoi đã chú ý xác định mối quan hệ giữa trí thức và cách mạng hơn là mô tả những biến cố đang diễn ra trên dòng lịch sử. Các nhân vật của Hai chị em thấy cách mạng, chiến tranh, lịch sử như là một cái gì trớ trêu, thù địch, thay đổi bất thường và họ cố đem đối lập tính chất bấp bênh của lịch sử với sự vững vàng của hạnh phúc cá nhân. Âm điệu của tiểu thuyết là âm điệu của triết lý xã hội đi đôi với trữ tình cá nhân và điều đó được thể hiện ngay từ những trang đầu của tiểu thuyết. Sức hấp dẫn của tác phẩm trước hết là ở chỗ vận mệnh cá nhân các nhân vật đã được A.Tolstoi thể hiện trong sự tha thiết đối với vận mệnh của nước Nga, trong nhiệt hứng cải biến cách mạng, mặc dù chính tác giả đã không hiểu rõ thực chất của cách mạng. Nghệ thuật của tác giả trong việc tạo ra những bức tranh giàu màu sắc, trong việc sử dụng ngôn từ và chất thơ trữ tình, đằm thắm, sự “miêu tả lý thú và tinh tế tâm lý của một người con gái Nga đến tuổi yêu đương” như lời nhận xét của Gorki… Tất cả đã góp phần tạo nên hứng thú đặc biệt của cuốn sách.

Viết cuốn Năm 1918, A.Tolstoi đã chuyển hẳn cách nhìn và cách miêu tả đời sống nhân vật. Quá khứ đang còn nóng bỏng được tái hiện và tác phẩm bản lề này chuyển hẳn tác phẩm ba tập thành tác phẩm sử thi, anh hùng ca. A.Tolstoi đã thể nghiệm lại cuộc sống của đất nước Xô Viết trong một giai đoạn đột biến, ông phải suy nghĩ lại, cảm xúc lại tất cả dưới một cái nhìn mới và bản thân tầm rộng lớn của cuộc sống chiến đấu định tái hiện vào tác phẩm đã đòi hỏi một dung lượng tiểu thuyết rộng lớn, buộc phải chuyển sang sử dụng thể loại anh hùng ca. Trong Năm 1918, những sự kiện lịch sử dường như đối lập với số phận cá nhân các nhân vật. Trong tác phẩm, các nhân vật của A.Tolstoi đã đi vào cuộc sống và sự tiếp xúc với nhân dân đã dần dần thủ tiêu những mâu thuẫn cá nhân và xã hội, cuối cùng hòa hợp lại trong tình yêu đối với Tổ quốc và nhân dân.

Cùng với việc miêu tả chính quá trình lịch sử của đất nước Nga, trong Năm 1918, và sau đó trong Buổi sáng ảm đạm đã xuất hiện hàng loạt những nhân vật cộng sản đầy sức sống và có ý nghĩa lớn lao. Những con người này, những người đã cứu đất nước và nhân dân ra khỏi bàn tay của bọn phản động và bọn can thiệp nước ngoài, đã là “tinh hoa, lực lượng và tương lai của đất nước” (Lênin). Đấy là những người yêu nước chân chính, chiến đấu kiên định, những người thông minh mà giản dị, đôn hậu, được tôi luyện vững vàng trong chính cuộc chiến đấu sinh tử với kẻ thù.

Ivan Gora, người công nhân cộng sản có ý thức, người chính ủy đã giương cao ngọn cờ đỏ trong trận ác liệt trên bờ sông Manyts và khi hy sinh rồi, anh vẫn còn “dang rộng hai tay ra như muốn ôm lấy đất, chết rồi mà vẫn không chịu để cho quân thù chiếm mảnh đất này”. Tsugai, người cán bộ tổ chức quần chúng thông minh, giàu kinh nghiệm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Số phận của Anyxya tượng trưng khát vọng vươn tới cái đẹp và chứng tỏ cách mạng đã mở rộng, thức tỉnh những khát vọng chưa từng có đối với văn học của nhân dân lao động. Cô thanh niên cộng sản Maruxya được miêu tả chỉ trong vài trang, nhưng hình bóng của cô thấm nhuần chất thơ của sự trong trắng và niềm tin ở lý tưởng… Qua tất cả những nhân vật này, cũng như qua việc thể hiện một cách chân xác hình tượng đám đông thủy thủ, hình tượng của những người lao động, A.Tolstoi muốn vạch rõ ảnh hưởng và tác động của họ đối với những người trí thức, vạch rõ sự xuất hiện con người mới.

Năm 1939, A.Tolstoi viết cuốn Buổi sáng ảm đạm, tập cuối của bộ ba Con đường đau khổ và đã đặt dấu chấm hết vào đúng ngày nổ ra chiến tranh vệ quốc vĩ đại – ngày 22.6.1941. Nối tiếp nhiệm vụ mô tả những biến cố lịch sử của Năm 1918, trong phần cuối này của bộ tiểu thuyết, A.Tolstoi đã sáng tạo một cách thể hiện độc đáo. Trong khi thu hẹp nhiệm vụ mô tả các sự kiện lịch sử vào vùng Ukrain và vùng xung quanh Saritxun, A.Tolstoi đi vào chiều sâu nội tâm của nhân vật, chiều sâu do cuộc cách mạng và nội chiến, do cuộc sống tác động vào ý thức và tâm lý của hàng triệu người…

Buổi sáng ảm đạm trong năm 1918, A.Tolstoi đã sử dụng rộng rãi những tài liệu lưu trữ lịch sử. Và do đó có thể gọi Buổi sáng ảm đạm và Năm 1918 là biên niên sử của cuộc nội chiến.

A.Tolstoi  bằng tất cả sự thâm thúy của một nghệ sỹ lớn, đã nói lên qua tác phẩm của mình như một lời tâm sự: Cuộc sống không có con đường thứ ba, chỉ có hai con đường đi với nhân dân hoặc chống lại nhân dân. Chỉ có đi với nhân dân, cùng với cách mạng, người trí thức mới tìm được vị trí của mình trong cuộc sống chung và mới có được hạnh phúc chân chính.

Tư tường chính của tác phẩm, cũng là thông điệp của cuộc sống, qua lời nhân vật Rotsin: “Năm tháng đi qua, những cuộc chiến tranh đã thôi tàn phá, những cuộc cách mạng đã thôi gào thét, chỉ đọng lại không phôi pha tấm lòng em nhẫn nại dịu dàng và chan chứa tình yêu thương…

“Con đường đau khổ” là một trong Một trăm kiệt tác của nhân loại.

Ngày tôi viết bài này là ngày sinh của A. Tolstoy, người đã viết nên những trang sách “Con đường đau khổ” ám ảnh nhiều thế hệ bạn đọc của người dân Nga cũng như toàn thế giới, cũng là ngày sinh của danh tướng Lê Trọng Tấn, một trong những vị tướng đánh trận giỏi nhất trong chiến tranh Việt Nam là ngày phát  hành Lẽ Thông Thường, một cuốn sách mỏng của Thomas Paine nhưng đã truyền cảm hứng cho mười ba thuộc địa ở châu Mỹ vùng lên đấu tranh giành độc lập làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của Đế quốc Anh. Lẽ Thông Thường là tác phẩm ngắn “phổ biến nhất và mạnh mẽ nhất trong suốt thời kỳ cách mạng Mỹ” theo đánh giá của nhà sử học Gordon S. Wood.[5]   cũng là ngày hội sách làng Minh Lệ, một mô hình mới về việc sinh hoạt văn hóa làng xã ở xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Lịch sử làng Minh Lệ đã có hơn 600 năm. Truyền thống cha ông đánh giặc giữ nước, bảo vệ quê hương, tình làng nghĩa xóm, đã ăn sâu trong máu thịt của mỗi người. Nơi đây có những người con trung hiếu tỏa đi muôn phương nhưng luôn nhớ về quê cha đất tổ. Những bài học lịch sử, giá trị nhân văn, truyền thống quê hương, được chung tay tìm tòi, bảo tồn và phát triển.

Tôi  tìm thấy sự liên hệ và thức tỉnh của lớp người trong thời đại mình. Đó là một thế hệ cầm súng, trãi qua nội chiến chống ngoại xâm, diệt giặc đói, lại dấn thân vào việc diệt giặc dốt, nâng cao dân trí, bị vây giữa các xu hướng thực dụng bon chen, cố giàu bằng mọi giá, đua đòi, tham nhũng, để giữ được dòng chính minh triết, phúc hậu, yêu thương và phát triển.

HoangKim999
VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui khỏe đời cho ta.

Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …

Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích

Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.

(xem tiếp)

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Nắng ban mai
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter  hoangkim vietnam