Trò chuyện với Yến Thanh

CÀ PHÊ VUI NGÀY MỚI

Tỉnh thức cà phê sóng sánh vui
Ai đem minh triết tặng cho đời
Giàu hai con mắt soi duyên nghiệp
Vững một tâm hồn sáng nghĩa nhân
Đường xuân phơi phới người thêm khỏe
Lối chính thênh thang phước dưỡng thần
Ban mai nắng mới mừng thanh thản
Thêm một ngày xuân mãi mãi xuân

Hoàng Kim https://cnm365.wordpress.com

AN VUI CỤ TRẠNG TRÌNH
Hoàng Kim

Sớm mai ngắm mai nở
Ngày mới Ngọc cho đời
Chín điều lành hạnh phúc
An vui cụ Trạng Trình

Thảnh thơi chơi cùng cụ Trạng
Thanh nhàn cùng với tháng năm
Bà và cháu vui chuyện bé
Thầy thì thong thả nấu cơm …


Ngày mới trông thời đoán tiết
Xuân vui trước ngõ chưa tàn
Phải đợi Hạ về Thu tới
Mới hòng Đông đến Xuân sang


Mùa xuân lộc vừng thay lá
Cây đời mầm mới thêm xanh
Nắng sớm ấm dấn trước ngõ
Tiếng chim ríu rít đầy vườn


Ban mai vui cùng cụ Trạng
An nhàn vô sự là tiên (*) .

(*) “Liên Mậu Kỷ Canh Tân
Can qua sinh sát biến”
“Bốc đắc Càn thuần quái
Sơ cửu thoái tiềm long
Ngã bát thế chi hậu
Can qua khởi trùng

#vietnamhoc #cltvn #cnm365 #Thungdung 598

#vietnamhoc #cltvn #cnm365 #Thungdung 598 An Vui Cụ Trạng Trình. Bạch Ngọc Kim Hoàng nhân đọc lại #Thungdung, càng thấy tâm đắc lời dặn của cụ Trang Trình: “Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568). Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê… Nghĩa chữ Trung Chính là ở chỗ Chí Thiện. (Trung Tân quán bi ký, 1543).

Tôi nhớ lời nói chuyện của đại tướng ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Cụ nói: Quảng Bình quê tôi người dân gọi khoai lang là sâm người nghèo. Quê tôi trước có giống khoai lang ăn rất ngon nhưng dài ngày. Nay thứ đặc sản ấy đã dần khó kiếm vì nhiều năm dân cần khoai cao sản ngắn ngày. Chúng tôi vì nhờ có câu nói cảnh tỉnh chân tình ấy mà suốt đời làm nghề chọn giống sắn khoai năng suất cao, vẫn thiết tha bảo tồn và phát triển giống khoai ngon, sắn ngon. Chúng tôi cũng thấu hiểu rằng mình đừng nên cố chấp với những cái mới còn sai sót mà phải cố gắng bảo tồn tích hợp nhiều cái quý, cái tốt. Chính Trung và Trung Tân là biết tích hợp, biết sai thì phải sửa sai cho bằng được cái lỗi ấy nhưng phải tích hợp được cái mới cái tốt để luôn vươn tới mãi” (Hoàng Kim lời tâm đắc) xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com

TRÒ CHUYỆN VỚI YẾN THANH
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Thế sự hiên ngang một chiến thần
Thượng đài bản lĩnh thật vô song
Anh hùng trí dũng Kỳ Lân vượt
Lãng Nhân thời vũ Tống Giang so
Hảo hàn Lý Quỳ nhường bạn quý
Chân tình Người Ngọc phước duyên cho
Tiểu Ất Yến Thanh cao ẩn sĩ
Sư Sư Thủy Hữ nhất lão sư

(*) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tro-chuyen-voi-yen-thanh/ & https://youtu.be/1jHkJsP1t5s?si=kt1DOAvRUmRWDyx8

HOA GIẤY VÀ HOA ĐẤT
Bạch Ngọc Hoàng Kim

#ana tìm được Ngọc
Hi vọng của hạnh phúc
Hiền tài bút hơn gươm
Hiểu sách Nhàn đọc giấu

Hoa Bình Minh Hoa Lúa
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Hoa lộc vừng ngày mới
Hoa Mai thơ Thiệu Ung

Hoa Mai trong Tết Việt
Hoa Mai và Mùa Xuân
Hoa Mai với Thiền sư
Hoa sim và hoa lúa

Hoa và Ong Hoa Người
Hoa Xuân Vườn Tao Đàn
Hoa Đất của quê hương
Hoa Đất thương lời hiền

Hoa Giấy và Hoa Đất
Văn chương ngọc cho đời

* ảnh Khải Yenthanh LuongSon; thơ 18 đường dẫn là một câu chuyện đời … Mưa lành và lúa xuân https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tro-chuyen-voi-yen-thanh

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
#htn, #vietnamxahoihoc, #htn365, #ana, #dayvahoc, #vietnamhoc,#cnm365#cltvn

Sân trước một nhành mai; Vietnamese cassava today; Người lính già thời Bác; Hoàng Long cây lương thực, Lên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Nông lịch tiết Hàn Lộ; Sớm Thu thơ giữa lòng; Thu Nguyệt gai và hoa; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương; Vị tướng của lòng dân; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm, Chuyển đổi số nông nghiệp; Những trang đời lắng đọng; Nông lịch tiết Hàn Lộ; Nguyễn Du tiếng tri âm; Vui đi dưới mặt trời; 24 tiết khí nông lịch; Về với vùng cát đá; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Dưỡng mầm xanh phương Nam; Việt Nam tổ quốc tôi; Việt Nam con đường xanh; Cách đánh của Việt Nam; Thế giới trong mắt ai ; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietnamese-cassava-today/

CHUYỆN ĐỜI THUNG DUNG KỂ

Sắn Việt Nam ngày nay
Giống khoai lang Việt Nam
Nắng mới và mưa lành

Sân trước một nhành mai
Chuyện đời #thungdung kể

NguyenDu

NGUYỄN DU THƠ CHỮ HÁN
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán dường như đã chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của nhân loại và tình yêu thương con người. Nếu Truyện Kiều làm say đắm lòng người về nhân cách và tài năng trác tuyệt của một đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới thì Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán tỏa sáng tầm vóc và bản lĩnh của một anh hùng quốc sĩ tinh hoa. Ngày xuân mới đọc kỹ lại Kỳ lân mộ, Liễu Hạ Huệ mộ, Đối tửu tại Thi Viện Trang thơ Nguyễn Du – 阮攸 (275 bài thơ) và duyệt lại ba bài viết cũ Nguyễn Du là bậc anh hùng, Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ, Tâm sự Nguyễn Du qua Đối tửu, thầm thương bậc anh hùng “Ba trăm năm nữa chốc mòng, biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như“, hiểu và thương yêu kính trọng con người hơn mọi điều phù du trần thế.

Thi Viện trang thơ Nguyễn Du

Thi Viện của tiến sĩ Đào Trung-Kiên đã  giới thiệu Nguyễn Du đời và thơ với một tóm tắt ngắn về đời và 275 bài thơ: “Nguyễn Du 阮攸 (13-1-1766 – 16-9-1820), tự Tố Như 素如, hiệu Thanh Hiên 清軒, quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm đã làm tới chức tể tướng triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm có tám vợ, hai mươi mốt người con). Mười tuổi, Nguyễn Du mồ côi cha, mười ba tuổi mồ côi mẹ. Vì thế tiếng là con quan đại thần nhưng ngay từ thời thơ ấu Nguyễn Du đã phải sống vất vả thiếu thốn. … (Dưới đây) chọn lựa một số bài thơ chữ Hán tiêu biểu của ông. Thơ chữ Hán Nguyễn Du cho thấy phần sâu kín trong tâm trạng ông” …

  1. Thác lời trai phường nón 
  2. Văn tế thập loại chúng sinh 
  3. Văn tế Trường Lưu nhị nữ

Thanh Hiên thi tập – 清軒詩集

Dưới chân núi Hồng (1796-1802)

  1. My trung mạn hứng
  2. Tặng Thực Đình
  3. Phúc Thực Đình
  4. Hành lạc từ kỳ 1
  5. Hành lạc từ kỳ 2
  6. Độ Long Vĩ giang
  7. Tạp thi kỳ 1
  8. Tạp thi kỳ 2
  9. Ký Huyền Hư tử
  10. Ký giang bắc Huyền Hư tử
  11. Ký hữu (I)
  12. Khai song
  13. Biệt Nguyễn đại lang kỳ 1
  14. Biệt Nguyễn đại lang kỳ 2
  15. Biệt Nguyễn đại lang kỳ 3
  16. Ngoạ bệnh kỳ 1
  17. Ngoạ bệnh kỳ 2
  18. Đối tửu
  19. Lam giang
  20. Liệp
  21. Sơn thôn
  22. Thôn dạ
  23. Tạp ngâm kỳ 1
  24. Tạp ngâm kỳ 2
  25. Tạp ngâm kỳ 3
  26. Mạn hứng
  27. Dạ hành
  28. Đạo ý
  29. Điếu La Thành ca giả
  30. Ninh Công thành

Làm quan ở Bắc Hà (1802-1804)

  1. Ký hữu (II)
  2. Sơ nguyệt
  3. La Phù giang thuỷ các độc toạ
  4. Ngẫu hứng kỳ 1
  5. Ngẫu hứng kỳ 2
  6. Thanh minh ngẫu hứng
  7. Mộ xuân mạn hứng
  8. Thanh Quyết giang vãn diểu
  9. Đồng Lư lộ thượng dao kiến Sài Sơn
  10. Đồng Lung giang
  11. Lạng Sơn đạo trung
  12. Quỷ Môn đạo trung
  13. Đề Nhị Thanh động
  14. Vọng Phu thạch
  15. Xuân tiêu lữ thứ
  16. Điệp tử thư trung
  17. Khổng tước vũ
  18. Độc Tiểu Thanh ký

Mười năm gió bụi (1786-1795)

  1. Sơn cư mạn hứng
  2. U cư kỳ 1
  3. U cư kỳ 2
  4. Tự thán kỳ 1
  5. Tự thán kỳ 2
  6. Bất mị
  7. Quỳnh Hải nguyên tiêu
  8. Xuân nhật ngẫu hứng
  9. Tạp ngâm (I)
  10. Khất thực
  11. Xuân dạ
  12. Thu chí (II)
  13. Thu dạ kỳ 1
  14. Thu dạ kỳ 2
  15. Tống Nguyễn Sĩ Hữu nam quy
  16. Lưu biệt Nguyễn đại lang
  17. Hoạ Hải ông Đoàn Nguyễn Tuấn “Giáp Dần phụng mệnh nhập Phú Xuân đăng trình lưu biệt bắc thành chư hữu” chi tác
  18. Bát muộn
  19. Trệ khách
  20. Mạn hứng kỳ 1
  21. Mạn hứng kỳ 2
  22. Đại nhân hí bút
  23. Vị Hoàng doanh
  24. Độ Phú Nông giang cảm tác
  25. Hoàng Mai kiều vãn diểu
  26. Dao vọng Càn Hải từ
  27. Ký mộng
  28. Tái du Tam Điệp sơn
  29. Giang đình hữu cảm
  30. Ức gia huynh

Nam trung tạp ngâm – 南中雜吟

  1. Phượng Hoàng lộ thượng tảo hành
  2. Mộng đắc thái liên kỳ 1
  3. Mộng đắc thái liên kỳ 2
  4. Mộng đắc thái liên kỳ 3
  5. Mộng đắc thái liên kỳ 4
  6. Mộng đắc thái liên kỳ 5
  7. Thu chí (I)
  8. Điệu khuyển
  9. Ngẫu thư công quán bích
  10. Ngẫu đề công quán bích kỳ 1
  11. Ngẫu đề công quán bích kỳ 2
  12. Tống nhân
  13. Ngẫu hứng kỳ 1
  14. Ngẫu hứng kỳ 2
  15. Ngẫu hứng kỳ 3
  16. Ngẫu hứng kỳ 4
  17. Ngẫu hứng kỳ 5
  18. Ngẫu đề
  19. Thuỷ Liên đạo trung tảo hành
  20. Tân thu ngẫu hứng
  21. Dạ toạ
  22. Tặng nhân
  23. Tái thứ nguyên vận
  24. Tạp ngâm (II)
  25. Giang đầu tản bộ kỳ 1
  26. Giang đầu tản bộ kỳ 2
  27. Ngẫu đắc
  28. Pháo đài
  29. Thành hạ khí mã
  30. Vọng Thiên Thai tự
  31. Giản công bộ thiêm sự Trần kỳ 1
  32. Giản công bộ thiêm sự Trần kỳ 2
  33. Thu nhật ký hứng
  34. Sơn trung tức sự
  35. Độ Linh giang
  36. Nễ giang khẩu hương vọng
  37. Y nguyên vận ký Thanh Oai Ngô Tứ Nguyên
  38. Tống Ngô Nhữ Sơn công xuất Nghệ An
  39. Đại tác cửu thú tư quy kỳ 1
  40. Đại tác cửu thú tư quy kỳ 2

Bắc hành tạp lục – 北行雜錄

  1. Long thành cầm giả ca
  2. Thăng Long kỳ 1
  3. Thăng Long kỳ 2
  4. Ngộ gia đệ cựu ca cơ
  5. Quỷ Môn quan
  6. Lạng thành đạo trung
  7. Lưu biệt cựu khế Hoàng
  8. Trấn Nam Quan
  9. Nam Quan đạo trung
  10. Mạc phủ tức sự
  11. Giáp Thành Mã Phục Ba miếu
  12. Minh giang chu phát
  13. Ninh Minh giang chu hành
  14. Đề Đại Than Mã Phục Ba miếu
  15. Hoàng Sào binh mã
  16. Vọng Quan Âm miếu
  17. Tam Giang khẩu đường dạ bạc
  18. Vãn há Ðại Than, tân lạo bao trướng, chư hiểm câu thất
  19. Há than hỷ phú
  20. Thái Bình thành hạ văn xuy địch
  21. Thái Bình mại ca giả
  22. Chu hành tức sự
  23. Sơn Đường dạ bạc
  24. Thương Ngô tức sự
  25. Thương Ngô mộ vũ
  26. Ngũ nguyệt quan cạnh độ
  27. Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 01
  28. Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 02
  29. Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 03
  30. Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 04
  31. Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 05
  32. Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 06
  33. Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 07
  34. Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 08
  35. Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 09
  36. Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 10
  37. Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 11
  38. Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 12
  39. Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 13
  40. Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 14
  41. Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 15
  42. Dương Phi cố lý
  43. Triệu Vũ Đế cố cảnh
  44. Bất tiến hành
  45. Tam Liệt miếu
  46. Quế Lâm Cù Các Bộ
  47. Quế Lâm công quán
  48. Đề Vi, Lư tập hậu
  49. Quá Thiên Bình
  50. Vọng Tương Sơn tự
  51. Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch
  52. Tương giang dạ bạc
  53. Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu kỳ 1
  54. Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu kỳ 2
  55. Phản “Chiêu hồn”
  56. Biện Giả
  57. Trường Sa Giả thái phó
  58. Sơ thu cảm hứng kỳ 1
  59. Sơ thu cảm hứng kỳ 2
  60. Sở vọng
  61. Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ kỳ 1
  62. Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ kỳ 2
  63. Tương Âm dạ
  64. Đăng Nhạc Dương lâu
  65. Hoàng Hạc lâu
  66. Hán Dương vãn diểu
  67. Nhiếp Khẩu đạo trung
  68. Lý gia trại tảo phát
  69. Vũ Thắng quan
  70. Tín Dương tức sự
  71. Ngẫu hứng
  72. Độ Hoài hữu cảm Hoài Âm hầu tác
  73. Độ Hoài hữu cảm Văn thừa tướng
  74. Hà Nam đạo trung khốc thử
  75. Cựu Hứa Đô
  76. Âu Dương Văn Trung Công mộ
  77. Bùi Tấn Công mộ
  78. Hoàng hà
  79. Hoàng Hà trở lạo
  80. Tỉ Can mộ
  81. Trở binh hành
  82. Kê thị trung từ
  83. Nhạc Vũ Mục mộ
  84. Tần Cối tượng kỳ 1
  85. Tần Cối tượng kỳ 2
  86. Vương thị tượng kỳ 1
  87. Vương thị tượng kỳ 2
  88. Đồng Tước đài
  89. Thất thập nhị nghi trủng
  90. Lạn Tương Như cố lý
  91. Hàm Đan tức sự
  92. Hàn Tín giảng binh xứ
  93. Liêm Pha bi
  94. Tô Tần đình kỳ 1
  95. Tô Tần đình kỳ 2
  96. Dự Nhượng kiều chuỷ thủ hành
  97. Dự Nhượng kiều
  98. Kinh Kha cố lý
  99. Đế Nghiêu miếu
  100. Lưu Linh mộ
  101. Kỳ lân mộ
  102. Yển Thành Nhạc Vũ Mục ban sư xứ
  103. Đông lộ
  104. Quản Trọng Tam Quy đài
  105. Kê Khang cầm đài
  106. Đông A sơn lộ hành
  107. Sở Bá Vương mộ kỳ 1
  108. Sở Bá Vương mộ kỳ 2
  109. Liễu Hạ Huệ mộ
  110. Từ Châu đạo trung
  111. Nhị Sơ cố lý
  112. Từ Châu đê thượng vọng
  113. An Huy đạo trung
  114. Á Phụ mộ
  115. Chu Lang mộ
  116. Tổ Sơn đạo trung
  117. Quảng Tế ký thắng
  118. Đồ trung ngẫu hứng
  119. Hoàng Châu trúc lâu
  120. Vinh Khải Kỳ thập tuệ xứ
  121. Mạnh Tử từ cổ liễu
  122. Từ Châu dạ
  123. Tiềm Sơn đạo trung
  124. Đào Hoa đàm Lý Thanh Liên cựu tích
  125. Đào Hoa dịch đạo trung kỳ 1
  126. Đào Hoa dịch đạo trung kỳ 2
  127. Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài
  128. Tây Hà dịch
  129. Sở kiến hành
  130. Hoàng Mai sơn thượng thôn
  131. Hoàng Mai đạo trung
  132. Chu phát

Truyện Kiều

  1. Hồi 01
  2. Hồi 02
  3. Hồi 03
  4. Hồi 04
  5. Hồi 05
  6. Hồi 06
  7. Hồi 07
  8. Hồi 08
  9. Hồi 09
  10. Hồi 10
  11. Hồi 11
  12. Hồi 12
  13. Hồi 13
  14. Hồi 14
  15. Hồi 15
  16. Hồi 16
  17. Hồi 17
  18. Hồi 18
  19. Hồi 19
  20. Hồi 20
  21. Hồi 21
  22. Hồi 22

Ba trích dẫn dưới đây là một góc nhìn về kiệt tác thơ chữ Hán Nguyễn Du.

Nguyễn Du và “Kỳ Lân mộ”

Nguyễn Du là bậc anh hùng; Nguyễn Du 250 năm nhìn lại; Nguyễn Du danh sĩ tinh hoa; Nguyễn Du hiền tài lỗi lạc. Đó là loạt bài viết về nhân cách và trí tuệ Nguyễn Du. Từ xưa chính sử và công luận đã nhìn nhận Nguyễn Du là đại thi hào danh nhân văn hóa thế giới. Đến nay sử liệu của chính sử và dã sử được hệ thống hóa theo niên biểu Nguyễn Du (1766 – 1820) đã soi thấu nhiều góc khuất, làm bừng sáng chân dung kẻ sĩ, vàng lầm trong cát, vượt lên vinh nhục bản thân và dòng họ, để lại ngọc cho đời. Di sản của Nguyễn Du là thực tiễn và trước tác, với trí tuệ nhân văn, tầm nhìn mưu lược, “gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo“. Sự thật lịch sử là:  “Nguyễn Du 15 năm lưu lạc” đã hé lộ; “Nguyễn Du Hồ Xuân Hương” mối tình thủy chung đầy đặn, hình tượng Từ Hải và Kiều; So với võ công của Nguyễn Huệ, nhân văn của Nguyễn Du qua thơ “Kỳ Lân mộ” tại “Bắc Hành tạp lục” là kiệt tác văn chương, thấu tình đạt lý, sức mạnh như một đạo quân, đã làm thay đổi chính sách của  vua Thanh và danh tướng Phúc Khang An tổng đốc Lưỡng Quảng, thay vì báo thù rửa hận cho Tôn Sĩ Nghị, đã giữ hòa hiếu lâu dài với Việt Nam. Nguyễn Du là bậc anh hùng quốc sĩ, kỳ tài hiếm có của dân tộc Việt. Nguyễn Du đã gác tình nhà không mưu tự lập để đặt chữ hiếu với dân với nước lên trên hết. Nguyễn Du đã toàn tâm toàn ý giúp Nguyễn Ánh trong chuyến đi Chánh sứ lần ấy, với Bắc Hành tạp lục là một sử luận, áng văn ngoại giao xuất sắc nhất từ xưa đến nay, đủ làm cho vua Càn Long nể phục, tự tay viết bức đại tự mến tặng mà không dám dòm ngó đất phương Nam nữa. Văn chương Nguyễn Du kiệt tác là vậy.

Kỳ Lân mộ, Yên Đệ Minh Thành Tổ, Bên lề chính sử giúp soi sáng những góc khuất ấy.

KỲ LÂN MỘ

Nguyễn Du

Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?

Nguyên văn chữ Hán

Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?

Kỳ Lân mộ là kiệt tác của Nguyễn Du trong Bắc Hành tạp lục. Tác phẩm được Nguyễn Du chính thức công bố vào năm Quý Dậu (1813) khi ông là Chánh sứ của đoàn sứ thần của Nguyễn Ánh sáng thông hiếu với nhà Thanh năm Gia Long thứ 12 và Gia Khánh thứ 17. “Kỳ Lân mộ” lấy từ điển tích đã được ghi trong chính sử:  “Năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406) có con Kỳ Lân xuất hiện ở Nam Dương. Quan trấn sai mang lên Bắc Kinh dâng Minh Thành Tổ. Nào ngờ đến đây Kỳ Lân chết. Viên quan sai chôn ở đây và lập bia để ghi lại chuyện đó. Mộ bị mưa gió san phẳng còn lại tấm bia này.”

Nguyễn Du thực ra đâu phải đến năm 1813 mới lên Bắc Kinh “Nghêu ngao vui thú yên hà / Mai là bạn cũ, hạc là người thân” mà từ sau năm 1787, khi Nguyễn Du cùng với Nguyễn Đăng Tiến và Nguyễn Quýnh, khởi nghĩa chống Tây Sơn tại Tư Nông thất bại, Vũ Văn Nhậm tha cho đi không giết. Cả ba lên đường đi Vân Nam. Nguyễn Du đi nhiều nơi ở Trung Quốc. Nguyễn Du tham gia trong các sứ đoàn Tây Sơn, sứ đoàn Nguyễn Ánh trước đó, vì Nguyễn Du có anh ruột là Nguyễn Nễ và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn có vị trí trọng yếu trong đoàn. Bắc Hành tạp lục nhiều bài viết trong thời gian mười lăm năm lưu lạc, Truyện Kiều cũng vậy. Chuyến đi sứ của Nguyễn Du năm 1813 chỉ là sự hệ thống hóa, hợp thức hóa tác phẩm mà thôi. Nguyễn Du đã gặp vua Càn Long trước năm 1813. Ông đã được tặng bức đại tự Hồng Sơn liệp hộ trước đó.

Nguyễn Du là bậc anh hùng.

Yên Đệ Minh Thành Tổ là người thế nào? Tìm lại thư tịch điển cố văn chương để luận cổ suy kim hiểu được những thông điệp ngoại giao sắc sảo của Nguyễn Du chính thức gửi vua Càn Long và vua Gia Khánh.

Yên Đệ Minh Thành Tổ là một nhân vật lịch sử nổi bật của Trung Quốc. Sử gia Trung Quốc cho đến nay vẫn gọi ông là Vĩnh Lạc Đế hay Vĩnh Lạc đại đế. Ông được coi là vị Hoàng đế kiệt xuất nhất của triều đại nhà Minh, và là một trong các Hoàng đế kiệt xuất nhất trong lịch sử của Trung Quốc. Thời kỳ của ông về sau được ca ngợi gọi là Vĩnh Lạc thịnh thế, khiến nhà Minh phát triển đỉnh cao về quyền lực trong lịch sử. Nguyễn Du qua tác phẩm “Kỳ Lân mộ” trong Bắc Hành tạp lục, đã mắng thẳng Yên Đệ Minh Thành Tổ  không phải là minh quân. Kẻ bá đạo có thể giành được ngai vàng, thắng được cuộc chiến, xô lệch lịch sử, cướp được nước người, xóa được di sản, nhưng không thể đoạt được lòng người chân thiện mỹ, bia miệng muôn đời vẫn lưu tiếng xấu.

Yên Đệ Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc Đế, có tên thật là Chu Đệ, sinh năm 1360 tại Nam Kinh chết năm 1424 , là con trai thứ tư của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương và Hiếu Từ Cao hoàng hậu Mã thị. Chu Đệ khi sinh thì cha ông là Chu Nguyên Chương đang dấy binh chống lại nhà Nguyên trên đà sụp đổ. Chu Đệ trở thành hoàng tử nhà Minh khi Chu Nguyên Chương xưng đế năm 1368 với niên hiệu Hồng Vũ. Ông được Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương phong làm Yên Vương nên tục danh gọi là Yên Đệ. Ông cướp ngôi của cháu và tự lập làm vua, là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Minh, tại vị từ năm 1402 đến năm 1424, tổng cộng 22 năm. Ông  chỉ dùng một niên hiệu Vĩnh Lạc, nên sử gia gọi ông là Vĩnh Lạc Đế.

Yên Đệ khi làm Yên Vương đóng đô ở Bắc Bình (nay là Bắc Kinh). Sau một loạt chiến dịch thành công chống quân Mông Cổ, ông bắt đầu củng cố quyền lực của mình ở phía bắc và tiêu trừ đại tướng Lam Ngọc cùng với  các đối thủ. Lam Ngọc vốn là một danh tướng chỉ đứng sau Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân là các danh tướng khai quốc của nhà Minh.  Lam Ngọc vốn được ví như Vệ Thanh nhà Hán, Lý Tĩnh nhà Đường do có công đánh dẹp người Mông Cổ, mở rộng bờ cõi nhưng do tài năng kiệt xuất oai lấn Chu Nguyên Chương nên Chu Đệ dùng kế hiểm, vu oan cho Lam Ngọc mưu phản. Chu Nguyên Chương cho lực lượng an ninh nội vụ Cẩm Y Vệ vào cuộc, bắt giữ cả nhà Lam Ngọc rồi tru di chín họ cùng 2 vạn người. Thái tử Chu Tiêu mất đi một người ủng hộ hùng mạnh, còn Chu Đệ thì không còn đối thủ trong quân đội nhà Minh ở phía bắc. Đây cũng là tiền đề để Chu Đệ cướp ngôi sau này, khi triều đình không còn danh tướng nào so được với ông.

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương sau khi mất, người kế vị là Minh Huệ Đế cháu nội của Chu Nguyên Chương. Minh Huệ Đế là con trai thứ hai của Chu Tiêu Ý Văn thái tử (1355-1382) với bà phi họ Lã . Ông là người hiếu học, tính hiếu thảo. Do cha và anh trai ông là Chu Hùng Anh đã mất trước khi Chu Nguyên Chương qua đời cho nên Chu Nguyên Chương lập ông làm người kế vị vào tháng 9 năm 1382. Đến năm 1396, Chu Nguyên Chương cho lập Đông cung vương phủ. Minh Huệ Đế khi còn là hoàng thái tôn, từng dâng biểu đề nghị Minh Thái Tổ cho sửa 73 điều của Luật Hồng Vũ vì ông cho rằng các điều này quá ư nghiêm khắc. Tháng 5 nhuận năm 1398, Chu Nguyên Chương bị bệnh mất, Minh Huệ Đế lên ngôi, đóng đô ở Nam Kinh. Ông thay đổi chính sách của ông mình, giảm bớt hình phạt nghiêm khắc, tha nhiều tù nhân và áp dụng chính sách triệt phiên nhằm tập trung quyền lực về trung ương. ăm 1398, Minh Huệ Đế lên ngôi, Chu Đệ mang quan quân từ Bắc Bình về Nam Kinh viếng cha, Minh Huệ Đế đã sai người chặn lại ở Hoài An bắt Chu Đệ phải quay về Bắc Bình với lý do ba vị vương tử con ông đã được tân hoàng giữ lại thủ hiếu giùm ông. Chu Đệ khóc ầm lên mà nói rằng: “Cùng là cốt nhục chí thân, sao lại làm nhục ta quá vậy?“. Chu Đệ sau khi về nhà thì giả ốm và không lâu sau thì  “phát điên” để bảo toàn cho ba người con trai của ông và tránh chính sách triệt phiên.

Yên Đệ đã lật đổ cháu trai Minh Huệ Đế trong một cuộc nội chiến đẫm máu, vốn bất lợi cho ông vào thời gian đầu, khi ba con trai của ông (Chu Cao Sí, Chu Cao Hú, Chu Cao Toại) còn ở Nam Kinh. Nhưng đến lúc Minh Huệ Đế thấy Chu Lệ sai sứ qua lại với thái độ mềm mỏng, cho rằng Chu Lệ thần phục nên thôi không giữ các con Chu Lệ nữa, thì tháng 7 âm lịch năm 1399, Yên Đệ khởi binh làm phản. Ban đầu, quân triều đình chiếm ưu thế nhưng do  Chu Nguyên Chương trước đó đã lạm sát công thần nên Minh Huệ Đế không còn tướng giỏi cầm quân. Yên Đệ lại là một danh tướng dày dạn chiến trận, vì vậy cán cân lực lượng sau đó ngả về phía Yên Đệ. Tháng 4 năm 1402, quân triều đình thua trận tại Hoài Bắc, quân của Yên Đệ Chu Lệ thừa thắng vượt qua sông Hoài Hà tiến về Trường Giang. Trong chiến sự, vai trò của Chu Cao Hú – một người con của Yên vương được Huệ Đế thả về – có đóng góp rất lớn. Yên Đệ Chu Lệ giành được ngai vàng vào cuối năm 1402.

Yên Đệ đã bắt đầu triều đại của mình bằng cách hợp pháp hóa việc lên ngôi xóa bỏ lịch sử toàn bộ thời gian trị vì của người cháu và thiêu hủy hay sửa đổi tất cả các tài liệu có liên quan đến tuổi thơ và cuộc nổi loạn của mình. Điều này dẫn đến việc thanh trừng vô số quan viên ở Nam Kinh và ban thẩm quyền đặc biệt ngoài vòng pháp luật cho chính sách bí mật của hoạn quan và nội chính. Ông nối tiếp chính sách tập trung của Chu Nguyên Chương, tăng cường thể chế của đế quốc và thành lập thủ đô mới tại Bắc Kinh. Ông cho cải cách khoa cử và  theo đuổi chính sách đối ngoại bành trướng với nhiều chiến dịch quy mô lớn chống lại quân Mông Cổ, đồng thời tăng cường sự ảnh hưởng và cường thịnh của nhà Minh đối với khu vực Đông ÁĐông Nam Á. Vĩnh Lạc Đế thành lập một hạm đội hùng hậu do Trịnh Hòa điều khiển. Trịnh Hòa (13711433) đã dẫn hạm đội xuống Bắc nước Úc, qua bán đảo Ả Rập và có tài liệu cho rằng Trịnh Hòa qua tận châu Mỹ. Hoàng đế còn cho sửa và mở lại Đại Vận Hà và vào khoảng năm 1407 đến năm 1420, trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Tử Cấm Thành. Dưới thời ông, các học giả đương thời đã hoàn thành công trình đồ sộ Vĩnh Lạc đại điển.

Yên Đệ xô lệch lịch sử bằng cách xóa bỏ hồ sơ thời cai trị của Minh Huệ Đế nhập vào thời kỳ Minh Thái Tổ. Tất cả các đại thần và gia đình họ cùng những kẻ thù  tiềm năng trên hai vạn người đều bị hành hình. Người anh trai cả đã mất của Chu Đệ là Chu Tiêu, vốn được Huệ Đế truy phong làm hoàng đế cũng bị ông giáng xuống làm Ý Văn Thái tử. Một quan viên trung thành của Huệ Đế là Phương Hiếu Nhụ, vốn được coi là bậc đại nho đương thời, không chịu quy hàng Chu Đệ khi Nam Kinh đã bị công phá, còn miệt thị ông là đồ phản tặc. Chu Đệ giận lắm, muốn giết ông nhưng đã bị một người thân tín là hòa thượng Đạo Diễn khuyên can: “Nay giết Nhụ thì tiệt hết cái nòi đọc sách trong thiên hạ, vậy còn ai dám ra sức vì bệ hạ?”. Chu Đệ nghe theo, sai người bắt Phương Hiếu Nhụ viết một đạo chiếu thư giả của Thái Tổ để hợp pháp hóa việc kế vị của mình vì Hiếu Nhụ là người đứng đầu bách quan, bù lại sẽ cho Hiếu Nhụ giữ lại chức quan cùng với tăng thêm bổng lộc, dù rằng chính Hiếu Nhụ là người ra các kế sách triệt phiên, dẫn đến cái chết của người em ruột của Thành Tổ. Phương Hiếu Nhụ nhận lấy giấy bút rồi viết lên bốn chữ to: “Yên tặc soán vị”. Chu Đệ xem xong hận ông lắm nhưng vẫn tiếc, cho đòi ông đến rồi hỏi: “Ngươi không sợ bị tru di chín họ sao?”. Phương Hiếu Nhụ đáp lại: “Tru di mười họ thì đã làm sao?”. Chu Đệ không nhịn nữa, sai người bắt hết thân tộc chín họ của Phương Hiếu Nhụ, lại bảo rằng: “Đã thế thì gom hết môn sinh, bạn bè, hàng xóm của nó lại cho đủ mười họ”, tổng cộng hơn nghìn người đều bị hành quyết. Đây là việc “Tru di thập tộc” nổi tiếng, trước chưa từng có, sau không xuất hiện, làm nổi bật sự tàn bạo của Chu Đệ.

Yên Đệ cướp nước Đại Việt, xóa sạch di sản, thực hiện sự đồng hóa triệt để, với các chính sách hết sức thâm độc và tàn bạo. Với chiêu bài giúp đỡ nước yếu, tăng cường sự ảnh hưởng của nhà Minh đối với khu vực Đông ÁĐông Nam Á, Yên Đệ đã gây chia rẽ Đại Việt với Chiêm Thành tạo cớ gây hấn liên tục từ phương Nam. Với âm mưu nham hiểm “phù Trần diệt Hồ”, năm 1406, Hoàng đế Vĩnh Lạc chính thức đáp lại các thỉnh cầu từ Trần Thiêm Bình – người xưng là dòng dõi nhà Trần đã bị nhà Hồ lật đổ năm 1400. Tuy nhiên khi trở về nước, Trần Thiêm Bình và tướng lĩnh, quân đội nhà Minh đi cùng đã bị quân nhà Hồ đánh bại và bủa vây. Tướng Hoàng Trung phải nhượng bộ xin giao nộp Trần Thiêm Bình cho nhà Hồ bắt giết để được mở đường rút quân về nước. Minh Thành Tổ đã đem hai đạo quân xâm lược Đại Ngu, đánh bại nhà Hồ năm 1407, sau đó thực hiện âm mưu đồng hóa nước Việt một cách lâu dài.

Yên Đệ Minh Thành Tổ đã cho người đốt hết những sách vở, phá hủy những bia đá có khắc văn tự của người Việt, bắt những thợ thủ công có tay nghề cao người Việt thiến đi rồi đưa về Trung Quốc để phục dịch, đàn áp thảm khốc, sưu cao thuế nặng, Nguyễn Trãi đã khẳng định những tội ác mất nhân tính này  trong “Bài cáo bình Ngô”:

“… Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
ngán thay cá mập thuồng luồng.

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
khốn nỗi rừng sâu, nước độc.

Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng,
máu mỡ bấy no nê chưa chán ;

Nay xây nhà, mai đắp đất,
chân tay nào phục dịch cho vừa.

Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay,
trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay,
nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?

Nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại các bộ máy xâm lược nhà Minh. Minh Thành Tổ đã điều các tướng Mộc Thạnh, Trương Phụ sang dẹp các cuộc khởi nghĩa này do Trần NgỗiTrần Quý Khoáng lãnh đạo.  Sau khi họ Trần thất bại, vào đầu năm 1418 một cuộc nổi dậy lớn do Lê Lợi khởi xướng. Năm 1424 nghĩa quân Lam Sơn đã chiếm lại gần như toàn bộ vương quốc đúng lúc Yên Đệ chết. Năm 1427, Minh Tuyên Tông đã chính thức thừa nhận nền độc lập của Việt Nam với điều kiện Đại Việt chấp nhận làm chư hầu và phải cống nạp người vàng tượng trưng cho Liễu Thăng bị giết ở ải Chi Lăng mỗi lần đi sứ.

Bên lề chính sử chép lại một số trích đoạn trong Chương 1, trang 15 – 25,  tác phẩm “Nguyễn Du”, tiểu thuyết lịch sử của nhà văn, nhà giáo Nguyễn Thế Quang. Sự tra cứu và đối chiếu các sự kiện, tư liệu là hoàn toàn khớp đúng với chính sử, đồng thời cũng thể hiện phù hợp với tính cách và số phận của các nhân vật lịch sử.

… “Đêm tháng Sáu (Nhâm Tuất 1802) đất trời Thăng Long thật mát mẻ… tại một căn nhà nhỏ gần hồ Giám, Nguyễn Du không hề chợp mắt. Người bạn cũ (Đặng Trần Thường) ngạc nhiên khi biết Nguyễn còn sống và càng vui hơn khi biết anh được triệu ra làm quan. Lấy cớ đi đường xa mệt, Nguyễn đi nghĩ sớm, nhưng Nguyễn đâu có ngủ. Đêm nay, dân Thăng Long nhiều người bày hương án ra đường đón Gia Long. Mười ba năm trước (năm Kỷ Dậu 1789) cũng chính những người dân này cũng bày hương án đầy đường mừng Nguyễn Huệ. Hai kẻ thù của nhau đều được họ đón tiếp nồng hậu. Phải lòng dân quay trở theo thời cuộc, ai chiến thắng thì tung hô người đấy, hay lòng dân sau buổi đầu rực rỡ của triều đại Quang Trung đã sớm chán ngán vì sự hà khắc của sự thống trị và cảnh anh em “nồi da nấu thịt” mà ra đón mừng Gia Long? Trong thất vọng, họ hi vọng được gặp vua hiền. Và rồi họ có sớm thất vọng không? Chẳng biết được. Chỉ biết lòng Nguyễn chán ngán. Kết thúc mười năm ăn nhờ ở đậu nơi quê vợ (?) năm năm theo phường săn Ngàn Hống (?), không ràng buộc vào danh lợi, không màng bổng lộc, lòng Nguyễn nguội lạnh công danh, thì giờ lại triệu ra đây để làm quan, để khom lưng quỳ gối trước một ngai vàng mới. Tất cả chỉ tại cái thằng xảo quyệt Đặng Trần Thường. Khi Quang Trung Nguyễn Huệ ra Bắc phế bỏ nhà Lê, ta bảo nó cùng ta chiêu mộ lực lượng đánh lại Tây Sơn thì nó không nghe, đi gặp Ngô Thì Nhậm để kiếm chỗ vinh thân. Bị Ngô Thì Nhậm khinh ghét, nó mới cùng ta đi khắp vùng Hải Dương, Thăng Long tìm người nghĩa khí. Thế nhưng nhà Lê chẳng có bề tôi nào có nghĩa, toàn phường sợ chết nằm im, hắn lại lôi kéo ta vào Nam theo Nguyễn Ánh. “Ngoài này không chốn dung thân, làm gì rồi cũng là thằng cùng đinh thôi. Làm đấng nam nhi phải có quyền lực. Có quyền lực là có tất cả. Phải vào Nam thôi”. Ta không tin cái thằng tráo trở ấy. Chán cảnh người trong một nước đâm chém nhau, ta vùi đầu vào trang sách. Khi Nguyễn Huệ đột ngột chết, ta vào Phú Xuân để kéo Nễ huynh ra khỏi con thuyền Tây Sơn đang chìm dần, thì hắn theo Nguyễn Đình Đắc vào cửa biển Cần Giờ dâng mình cho Nguyễn Ánh. Giờ thì hắn đã là Tán lý Quân vụ. Khi hắn dẫn binh ra lấy Nghệ An một cách dễ dàng thì hắn tiến cử ta với Gia Long. ta đã nói với hắn để cho ta ở lại làm một Hồng Sơn liệp hộ xa chốn cửa quyền, hắn nhất thiết không cho”

… Đặng Trần Thường đưa Nguyễn vào gặp Gia Long. Vừa bước vào cửa chưa kịp cúi chào  thì Hoàng thượng đã vui vẻ chỉ vào chiếc ghé nạm xà cừ:
– Khanh ngồi đi. …
– Trẫm nghe Tán lý Đặng Trần Thường nói nhiều về khanh. Xuân Quận công có những người con thật tài năng. Nguyễn Nễ cũng khá lắm, biết tùy thời mà ứng biến. Khanh ẩn mình, chịu nhiều gian truân, giữ niềm trung với tiên triều là rất quý. Nay ta tạm giao khanh về làm tri huyện Phù Dung cho quen việc, sau ta sẽ giao cho khanh những việc lớn hơn. Được chứ? Vì giang sơn và gia tộc, khanh cố làm cho tốt.
Nguyễn thưa:
– Đội ơn Hoàng thượng.
Sau buổi ấy, ngài lấy Nguyễn Duy Hợp làm Thị trung học sĩ lãnh chức Hiệp trấn Kinh Bắc, Lê Duy Đản làm Kim hoa điện trực sĩ lãnh chức Hiệp trấn Lạng Sơn. Lê Huy Trầm, Ngô Xiêm, Nguyễn Đình Tứ làm Thái hòa điện học sĩ, Phan Thích, Vũ Trinh làm Thị trung học sĩ, một số được củ làm tri huyện. Ba mươi hai học trò Bắc Hà được ghi tên chờ bổ dụng.
Đêm đó Nguyễn và Nễ về nhà Vũ Trinh. Bên bàn rượu, Vũ Trinh nâng chén:
– Mười bốn năm rồi, chúng ta mới được đồng ẩm bên nhau. Xin nâng chén chúc đại huynh và hiền đệ mạnh khỏe, hoạn lộ công thành, mừng chúng ta gặp được minh quân, anh hùng cái thế.
Nễ nâng chén. Nguyễn nâng theo.”Vũ Trinh đang rất vui”. Nguyễn nghĩ thế và chợt nhớ Đoàn Nguyễn Tuấn. Mười ba năm trước, trên Phong Nguyệt sào, một đêm trăng cũng như đêm nay, cùng tam nhân bàn chuyện xuất xử . Đàn Nguyễn Tuấn cũng rất vui. Nễ huynh hăng hái ra, con ta không ra. Hôm nay,  tam nhân nhập thế, nhị huynh hăng hái, còn ta”… Vũ Trinh vui quá hỏi Nễ:
-Mấy lâu nay được gần Hoàng thượng, huynh thấy thế nào?
Ta rất mừng, không ngờ Hoàng thượng lại rộng lượng đến thế. Khi ngài chiếm Phú Xuân, nghĩ mình sẽ chết, ta bèn viết bản điều trần nói rõ thịnh suy của các triều đại là ở mệnh trời còn ta chỉ muốn làm việc cho dân yên. Hoàng thượng khen và tin dùng cho ta ở cạnh ngài. Còn La Sơn phu tử, ngài cũng an ủi cho về nghỉ. Giờ đây chúng ta ra phụng sự ngài là phải.
Nhìn sang Nguyễn. Nễ hiểu lòng chú em yêu vân đầy giông bão “Chú ta vẫn luôn có suy nghĩ khác người và luôn sâu sắc hơn mình”, Nễ hỏi:
-Hiền đệ nghĩ sao?
Nguyễn yên lặng một lúc rồi chậm rãi nói:
– Qua những việc may mắn trong cuộc đời của Nguyễn vương, rồi đến việc Hooa2ng đế Quang Trung đột ngột băng hà thì biết mệnh trời đã trao vào tay họ Nguyễn Gia Miêu. Nay non sông một mối nhưng dân tình hơn ba trăm năm binh đao khốn khổ quá rồi, mình ra gánh vác là phải. Còn Hoàng thượng có rộng lượng không thì cũng chưa rõ. Cái điều rõ nhất là ngài không tin chúng ta: Ba người nắm quyền sinh sát ở Bắc thành là ba kẻ có công đánh đổ Tây Sơn giúp ngài giành ngai vàng, còn chúng ta chỉ là những bề tôi cần để giúp việc, để chứng tỏ triều đại mới quý Lê triều, còn có tin sĩ phu ở Thăng Long không thì chưa rõ. Những võ quan công thầnđược giao quyền sẽ cậy quyền , còn chúng ta tốt, xấu, sống, chết vẫn nằm trong tay họ và chỉ cách nhau một gang tấc mà thôi. Số phận dân chúng nằm trong tay những kẻ võ biền , không hiểu sẽ ra sao?
Vũ Trinh nhìn Nguyễn cười:
– Cậu quá lo xa. Trước mắt Hoàng thượng chưa hiểu chúng ta thì phải thế. Sáng nay, Hoàng thượng gặp bọn anh , ngài rất ân cần , tin tưởng và ban thưởng cho rất hậu nữa. 
Nguyễn nhìn Vũ Trinh: dưới ánh đèn, nét mặt tràn đầy tự tin. Nguyễn định nói: ” Anh rể ơi. Chưa làm được gì mà đã ban phát bỗng lộc thì đó là sự mua chuộc, chưa tin tưởng và cả sự coi thường nữa. Đối với vua chúa sự ban thưởng vàng bạc và ban cho giải lụa hay chén thuốc độc là rất gần nhau”. Thế nhưng, sợ không khí buổi gặp gỡ hiếm hoi này mất vui. Nguyễn nhìn Trinh và Nễ mỉm cười:
– Có thể em nghỉ xa quá, nhưng sao em vẫn không an. Còn Nễ huynh đã hơn ba tháng sống gần Hoàng thượng, huynh nghĩ sao?
Nễ nhìn Nguyễn và Tring- người em ruột và người em rể, không ngờ chú em mình lại nghĩ sâu xa như vậy. Những điều Nguyễn nói chính là tâm sự nặng nề của Nễ bấy lâu. Hơn ba tháng qua, chứng kiến sự biến đổi nhanh chóng của thế cục. Nễ vừa mừng vừa sợ. Gia Long điều binh nhanh chóng, quyết đoán không khác gì cựu hoàng đế Quang Trung nhưng xử xự thì khôn lường. Nguyễn Huệ làm cho Nễ tin phục còn ngài làm cho Nễ sợ. Nễ thấy những bước đường còn lại của mình thật chông chênh. Và những bước đi của hai  người em của mình, một em rễ một em ruột, không hiểu sẽ ra sao? Nể nói:
– Điều chú Bảy nghỉ là đúng. Chúng ta phải rất cẩn trọng. Hoàng thượng có chí, điều quân rất quyết đoán, tài ba nhưng xử sự thì lạ lắm, không lường được. Bắt được con Nguyễn vương là Nguyễn Quang Cương, Nguyễn Quang Tự, Nguyễn Quang Diện vẫn cấp cho tiền bạc, cứ tưởng là được tha, nào ngờ sau đó đưa Nguyễn Quang Cương về Bình Định, Nguyễn Quang Tự, Nguyễn Quang Diện về Gia Định bố cáo cho dân chúng rồi hành hình. Chém vua Cảnh Thịnh nhưng lại lấy Hoàng hậu Lê Thị Ngọc Bình. Triều thần can thì tuyên bố “Cơ nghiệp của nó ta còn chiếm được , còn vợ nó ta không lấy được sao?”. Rồi đến việc đào mộ, bổ săng Nguyễn Vương phơi thây, xé xác lăng trì ba mươi mốt con trai con gái của Ngài, thì thật quá lắm!
Vũ Trinh nói:
– Sát phu đoạt phụ là chuyện không nên, nhưng việc trả thù xưa nay quân vương nào chả thế. Vả lại, Nguyễn Huệ cũng đã sai đô đốc Nguyễn Văn Ngũ phá lăng hoàng khảo Nguyễn Phúc Noãn, vứt hài cốt xuống vực.
Nguyễn trầm ngâm:
– “Ái nữ chi tâm, nhân giai hữu chi”, người đẹp thì ai chẳng thích, gặp trang quốc sắc thiên hương, trượng phu xiêu lòng xưa nay đâu hiếm. Còn điều đó có ảnh hưởng đến quốc sự hay không thì phải đợi xem. Có thể ông ta mê sắc dục , mà cũng có thể ông ta muốn an ủi lôi kéo con cháu nhà Lê. Nếu đúng vậy thì ông ta là kẻ ghê gớm, sẵn sàng bất chấp chê khen can ngăn của cận thần chỉ cốt đạt mục đích lớn của mình.
Vũ Trinh ngạc nhiên nhìn Nguyễn: “mười lăm năm dâu bể, qua bao nỗi đắng cay đã làm cho cậu em vợ thay đổi biết bao. Không còn vẻ ngang tàng tài tử mà trở nên già dặn, thận trọng hơn và cả nhút nhát nữa. Thế nhưng đằng sau mái đầu bạc ấy, phải nhìn nhận cậu ta có những ý nghĩ sắc sảo” Hai người im lặng chờ đợi Nguyễn nó hết ý ủa mình. Nguyễn tiếp:
– Còn chuyện trả thù anh em Tây Sơn đúng là chuyện thường tình, nhưng trả thù đến thế thì quá độc ác. Qua việc này thì thấy ngài cũng như bao kẻ khác mà thôi (Nguyễn định dùng chữ “tầm thường” như bao kẻ khác nhưng kịp rút lại).” …

Nguyễn Du, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh, ai là anh hùng? “Nguyễn Huệ là kẻ anh hùng“, Hồ Chí Minh sau này đã nhận định về Nguyễn Huệ như vậy. Còn Nguyễn Du thì chính ông tự yêu thích với danh phận “Hồng Sơn liệp hộ, Nam Hải điếu đồ” (kẻ đi săn ở núi Hồng, người câu cá ở biển Nam) thung dung an nhiên tự tại. Nguyễn Du tả về Từ Hải ở trong Truyện Kiều đã hạ một câu: “Khen cho con mắt tinh đời/ Anh hùng đoán giữa trần ai mới già“.  Thật sâu sắc thay!

Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ

LIỄU HẠ HUỆ MỘ

Sông Tứ dưới cầu Ngô Điếm qua
Danh thơm kẻ sĩ chửa phôi pha
Đạo ngay xử thế ba lần truất
Bậc thánh nên công một đức Hòa
Đối mặt Ni Sơn vinh nước tổ
Thương thân Đạo Chích hổ danh nhà
Bia tàn chữ mất vùi gai góc
Nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe
(Dịch thơ: Đặng Thế Kiệt)

Nguyên văn chữ Hán

柳下惠墓

吳店橋通泗水波
士師名蹟未消磨
事人直道寧三黜
作聖全功在一和
相對尼山長有魯
可憐盜跖已無家
碑殘字沒埋荒草
天古聞風一下車

Liễu Hạ Huệ mộ

Ngô Điếm kiều thông Tứ thủy ba
Sĩ Sư danh tích vị tiêu ma
Sự nhân trực đạo ninh tam truất
Tác thánh toàn công tại nhất hòa
Tương đối Ni Sơn trường hữu Lỗ
Khả liên Đạo Chích dĩ vô gia
Bi tàn tự một mai hoang thảo
Thiên cổ văn phong nhất há xa

Mộ Liễu Hạ Huệ (Dịch nghĩa)

Dưới cầu Ngô Điếm sông Tứ chảy
Tiếng tăm của bậc Sĩ sư vẫn chưa mất
Lấy đạo ngay thẳng thờ người, ba lần chịu mất chức
Nên công bậc thánh ở chữ “Hòa”
Đối mặt Ni Sơn, nước Lỗ còn mãi mãi
Thương cho Đạo Chích kẻ không nhà
Bia tàn chữ mất chôn vùi nơi cỏ hoang
Nghìn năm còn nghe tiếng, tôi xuống xe.

Liễu Hạ Huệ mộ là kiệt tác của Nguyễn Du trong Bắc Hành tạp lục. Tác phẩm được Nguyễn Du chính thức công bố vào năm Quý Dậu (1813) khi ông là Chánh sứ của đoàn sứ thần của Nguyễn Ánh sáng thông hiếu với nhà Thanh năm Gia Long thứ 12 và Gia Khánh thứ 17. Liễu Hạ Huệ mộ  và Kỳ Lân mộ tại Bắc Hành tạp lục được trình lên vua Càn Long, một vị vua thông minh tài trí kiệt xuất của Trung Quốc trong lịch sử. Nguyễn Du, với cương vị là Chánh sứ, đã chuyển tải thông điệp ngoại giao là thật rõ ràng và “ý tại ngôn ngoại” thật kiệt xuất.

Liễu Hạ Huệ là người thế nào? Tìm lại thư tịch điển cố văn chương để luận cổ suy kim hiểu được những thông điệp ngoại giao sắc sảo của Nguyễn Du chính thức gửi vua Càn Long và vua Gia Khánh.

Liễu Hạ Huệ (sinh 720 TCN, mất 621 TCN) tức Triển Cầm 展禽, tên Hoạch 獲, tự là Quý 季, người đất Liễu Hạ 柳下, nước Lỗ 魯, thời Xuân Thu 春秋, nổi tiếng là một chính nhân quân tử. Liễu Hạ Huệ làm Sĩ Sư, ba lần bị truất mà không bỏ nước. Có người hỏi, ông trả lời: “Lấy đạo ngay mà thờ người thì đi đâu mà không bị ba lần truất. Nếu lấy đạo cong thì hà tất phải bỏ nước của cha mẹ“. Sau khi chết, được đặt tên thụy là Huệ 惠. Mạnh Tử khen ông là bậc thánh về Hòa (Thánh chi Hòa 聖之和).

Sách Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng Long, hồi thứ ba mươi chín “Triển Hỉ vấn kế cùng Liễu Hạ Huệ” tóm tắt như sau:

Trong lúc này, Tề Hiến Công vẫn có ý nối chí cha, nuôi mộng bá chủ chư hầu. Một hôm hỏi các quan đại phu: Tiên quân ta là Tề Hoàn Công lúc nào cũng lo đánh đông dẹp bắc, gây thế lực cho mình, chư hầu kính nể. Nay đến đời ta, chẳng lẽ cứ nằm im, trong khi các chư hầu mỗi ngày một mạnh? Ta còn nhớ năm trước vua Lỗ định giúp Vô Khuy chống cự với ta, hận ấy chưa trả. Nay Lỗ lại liên kết với Vệ và Sở, thế rất mạnh, nếu không trừ trước ắt sanh hậu họa. Vừa rồi , ta nghe nói nước Lỗ mất mùa, ta muốn thừa cơ đánh Lỗ, ý các ngươi thế nào? Quan thượng khanh Cao Lỗ nói: Nước Lỗ được nhiều nước giúp, ta đánh khó thắng nổi. Tề Hiến Công nói: Nếu ngồi nhà mà luận chưa chắc đã đúng. Cứ đem quân đến đánh thử một trận xem các nước chư hầu có ai giúp Lỗ chăng? Nói xong, cử binh kéo sang miền bắc nước Lỗ.

Quân thám thính về báo, Lỗ Hi Công nói: Nước ta đang lúc mất mùa, quân Tề lại kéo sang, vậy thì nên đánh hay hòa? Quan đại thần Tang Tôn Thần nói: Xin chúa công nhẫn nhục cho người đến giảng hòa với Tề, nếu không xong sẽ tính. Lỗ Hi Công hỏi: Hiện nay ai có thể lãnh trọng trách đó? Tang Tôn Thần nói: Tôi xin tiến cử Triển Hoạch, con quan Tư Không đời trước, làm quan Sĩ Sư, được phong ở đất Liễu Hạ. Người ấy nho nhã, thông minh lắm, chỉ vì chán ghét thói đời nên từ quan về sống cảnh an cư. Nay được người ấy đi chắc vua Tề phải kính trọng. Lỗ Hi Công nói: Tôi vẫn nghe tiếng người ấy, song hiện nay người ấy ở đâu? Tang Tôn Thần nói: Hiện nay nơi Liễu Hạ. Lỗ Hi Công liền cho người đến triệu Triển Hoạch, Triển Hoạch cáo bệnh không đến. Lỗ Hi Công hỏi Triển Hoạch cáo bệnh, bây giờ phải làm sao? Tang Tôn Thần nói: Triễn Hoạch còn có người em là Triển Hỉ dẫu quan chức nhỏ nhưng có tài ứng đối rất hay. Nay sai Triển Hỉ đến nhà Triển Hoạch hỏi xem dùng cách gì để ứng đối với vua Tề.

Lỗ Hi Công theo lời, sai Triển Hỉ đến Liễu Hạ. Triển Hỉ theo lệnh đến nơi vào yết kiến Triển Hoạch, thuật lại ý muốn của Lỗ Hi Công và sứ mệnh của mình. Triển Hoạch nói: Vua Tề sang đánh ta là ý muốn noi công nghiệp của Tề Hoàn Công ngày trước, nhưng không biết muốn làm bá chủ phải tôn phù Thiên tử nhà Chu. Nay ta đem di mệnh của Tiên vương ngày xưa mà trách vua Tề thì thiếu gì cách nói. Triển Hỉ trở về nói với Lỗ Hi Công: Tôi đã hỏi được cách ứng đối với vua Tề rồi.

Lỗ Hi Công liền phát lễ vật sai Triển Hỉ đến thương thuyết với vua Tề (…). Triển Hỉ nói với vua Tề: Chúa công tôi nghe xa giá nhà vua sang địa giới nước tôi nên sai tôi đến đây để tiến dâng lễ vật. Tề Hiến Công hỏi: Người Lỗ nghe ta đem quân sang đánh có sợ chăng? Triển Hỉ đáp: Có những bọn tiểu nhân thì sợ thật nhưng những người quân tử thì không chút gì sợ hãi. Tề Hiến Công nói: Hiện nay nước ngươi không có ai mưu trí như Thi Bá, cũng không có ai vũ dũng bằng Tào Tuệ, ngoài đồng lại bị mất mùa, cây cỏ vàng úa. Thế thì cậy vào đâu mà không sợ hãi? Triển Hỉ nói: Nước tôi không cậy tài cũng không cậy của, chỉ cậy có một điều là di mệnh của Tiên vương mà thôi. Tiên vương nhà Chu ta ngày xưa phong Thái công nơi đất Tề, phong Bá nơi nước Lỗ, khiến hai nước uống huyết ăn thề: “Con cháu sau này đời đời cùng giúp nhà Chu, không làm hại lẫn nhau”. Lời thề ấy còn chép trong sử sách hai nước. Trước kia Tề Hoàn Công lên làm bá chủ cũng vì hội chư hầu nơi đất Kha để giúp Thiên tử, nay hiền hầu bỏ đường lối ấy mà dùng vũ lực uy hiếp các nước chư hầu, trái với lời thề của Tiên vương, làm sao nên được? Tôi dám chắc hiền hầu không bao giờ làm trái đạo. Bởi vậy, nước tôi không sợ hãi. Tề Hiến Công nghe nói nghĩ thầm, rồi bảo Triển Hỉ: Ngươi về nói lại với Lỗ hầu, ta xin cùng nước Lỗ giảng hòa. Nói xong truyền lui binh về nước.”

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du có Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm và Thanh Hiên thi tập. Thi Viện http://www.thivien.net/ đến nay đã thu thập được 226 bài trong đó “Bắc hành tạp lục” có 132 bài, Nam Trung tạp ngâm 16 bài và Thanh Hiên thi tập 78 bài. Lời thơ điêu luyện, theo cách nói của Mai Quốc Liên thì: “Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa”.

“Liễu Hạ Huệ mộ” là một tuyệt phẩm của Nguyễn Du trong “Bắc hành tạp lục”. Năm Gia Long thứ mười một 1813, Nguyễn Du được thăng chức Cần Chánh điện đại học sĩ và được cử làm Chánh Sứ đi Trung Quốc từ khoảng giữa năm 1813 đến gần cuối năm 1814. Trên hành trình muôn dặm của một sứ thần, Nguyễn Du đã đến nước Lỗ (tỉnh Sơn Đông ngày nay) nơi có ngọn núi Thái Sơn hùng vĩ, đất thiêng khởi phát của nhà Chu và tộc Hán, nơi quê hương và an nghỉ của Khổng Tử (Trọng Ni) với lời cảm khái của Tư Mã Thiên “ Kinh Thi nói: Núi cao ta trông , đường rộng ta đi, Tuy đích chưa đến nhưng lòng hướng về̀. Tôi đọc sách của họ Khổng, tưởng tượng như thấy người. Đến khi đến Lỗ, xem nhà thờ Trọng Ni, nào xe cộ, nào áo, nào đồ tế lễ, học trò tập về nghi lễ ở nhà Khổng tử theo đúng từng mùa, tôi bồi hồi nán lại, bỏ đi không dứt. Trong thiên hạ các vua chúa và người tài giỏi rất nhiều, khi sống thì vinh hiển, nhưng lúc chết là hết. Khổng Tử là một người áo vải thế mà truyền hơn mười đời, các học giả đều tôn làm thầy, từ thiên tử đến vương hầu ở Trung Quốc hễ nói đến lục nghệ đều lấy Khổng Tử làm tiêu chuẩn. Có thể gọi là bậc chí Thánh vậy!”.

Nguyễn Du tìm đến viếng mộ Liễu Hạ Huệ, người Sĩ Sư ba lần bị biếm chức. Liễu Hạ Huệ có người em trai là kẻ trộm (Đạo Chích) với bia miệng người đời “chó nhà Đạo Chích sủa vua Nghiêu”. Ông cũng có người em trai là Triển Hỷ “chỉ làm một chức quan nhỏ”. Việc Vua Lỗ triệu kiến ông đi làm sứ thần, ông đã cáo ốm không đến nhưng kế sách châu ngọc của ông qua sự vấn kế của Triển Hỷ thì đã tránh cho dân chúng được cái thảm họa chiến tranh. Nguyễn Du đến thăm mộ Liễu Hạ Huệ nơi “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe” càng cho thấy nhân cách kẻ sĩ và sự cảm thông của ông đối với Liễu Hạ Huê sâu sắc đến dường nào.

Những người hiền xưa nay thực ra đời nào cũng có, thời thế nhiễu loạn, chẳng qua vàng lầm trong cát đấy thôi. Nguyễn Du là con quan tướng quốc Nguyễn Nhiễm cựu thần nhà Lê và mẹ ông là người phụ nữ tài sắc, vợ lẽ nhà quan, gặp lúc thế nước động loạn, chúa Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều có ý riêng. Ông lớn lên trong cảnh lận đận không nhà, có tài mà không thể cậy. Ông là một đại sĩ phu tài năng trác tuyệt nhưng chỉ làm một viên quan thường triều Nguyễn mà vua vừa dùng vừa tìm cách kiềm chế như đối với Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú. Ông vì giỏi nên được vua Nguyễn cử đi sứ Tàu mà thôi. Thơ Nguyễn Du vì vậy kín đáo và sâu sắc hiếm thấy.

Bài thơ thật cô đọng, tài tình và tuyệt hay! Cầu Ngô Điểm, sông Tứ, núi Ni, ba lần truất, thánh chi hòa “Đối mặt Ni Sơn, nước Lỗ còn mãi, thương cho Đạo Chích kẻ không nhà” Mỗi câu thơ là những cụm từ chìa khóa với tình ý mênh mang. Viếng mộ Liễu Hạ Huệ, viết Truyện Kiều là Nguyễn Du đã gửi gắm tâm sự và sự trăn trở của người sỉ phu trí thức thời loạn như thân phận nàng Kiều và Liễu Hạ Huệ vậy.

*

Hoàng Kim đã cảm thán: Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ nơi “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe” càng cho thấy nhân cách kẻ sĩ và sự cảm thông của ông đối với Liễu Hạ Huê sâu sắc đến dường nào. Người hiền thực ra đời nào cũng có, thời thế nhiễu loạn, chẳng qua vàng lầm trong cát đấy thôi.

Những giá trị nhân văn đích thực của Nguyễn Du để thấu hiểu , rất cần những khoảng lặng để đối diện với chính mình.  Hôm trước tôi đã có dịp cùng với những người bạn quý thảo luận về hành vi ứng xử của Liễu Hạ Huệ gần gũi với một người nữ mà ông không mang tiếng dâm tà. Nhờ việc tra cứu, đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ ‘Liễu Hạ Huệ mộ’ của cụ Nguyễn Du, tôi chợt sững người, nhận thức thêm được những nỗi niềm của cụ Nguyễn lấp lánh sau những con chữ …

Hôm nay, nhân việc gia đình tôi đi dâng hương ở Văn miếu Trấn Biên để biết  ơn gương sáng của những người có công với nước. Buổi khuya, tôi đọc đi đọc lại nhiều lần những ghi chép của Thùy Dương về bình luận của Nguyễn Khắc Phê với tiểu thuyết Nguyễn Du của Nguyễn Thế Quang. Tôi chép lại bài đã đăng cùng các cảm nhận của bạn hữu và bổ sung thêm những tư liệu mới.

Tâm sự Nguyễn Du qua “Đối tửu”

ĐỐI TỬU
(Trước ly rượu)

Nguyễn Du

Bên cửa xếp bằng ngất ngưởng say
Cánh hoa rơi phủ thảm rêu đầy
Sống chưa vơi nửa lưng ly rượu
Chết hỏi rằng ai tưới mộ đây ?
Xuân đã xa dần oanh bỏ tổ
Tháng năm bàng bạc tóc màu mây
Trăm năm chỉ ước say mềm mãi
Thế sự bèo mây… ngẫm đắng cay

(Bản dịch thơ của Hoa Huyền)

Ngồi bên cửa sổ mắt đờ say,
Trên thảm rêu xanh hoa rụng đầy.
Sống đã không vơi bầu rượu được,
Chết rồi ai rưới mộ mình đây?
Sắc xuân dần đổi, chim vàng lánh,
Năm tháng ngầm xui tóc bạc dày.
Ước được trăm năm say khướt mãi,
Việc đời mấy nỗi, nghĩ buồn thay!

(Bản dịch thơ của Nguyễn Thạch Giang)

Nguyên văn chữ Hán








Đối tửu

Phu toạ nhàn song tuý nhãn khai,
Lạc hoa vô số há thương đài.
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu,
Tử hậu thuỳ kiêu mộ thượng bôi ?
Xuân sắc tiệm thiên hoàng điểu khứ,
Niên quang ám trục bạch đầu lai.
Bách kỳ đãn đắc chung triêu tuý,
Thế sự phù vân chân khả ai.

Dịch nghĩa

Ngồi xếp bằng tròn trước cửa sổ, rượu vào hơi say mắt lim dim,
Vô số cánh hoa rơi trên thảm rêu xanh.
Lúc sống không uống cạn chén rượu,
Chết rồi, ai rưới trên mồ cho ?
Sắc xuân thay đổi dần, chim hoàng oanh bay đi,
Năm tháng ngầm thôi thúc đầu bạc.
Cuộc đời trăm năm, chỉ mong say suốt ngày.
Thế sự như đám mây nổi, thật đáng buồn.

Đối tửu là tuyệt phẩm thơ của cụ Nguyễn Du do Hoa Huyền giới thiệu bản chữ Hán, dịch nghĩa, dịch thơ, thư pháp và những bài họa vần. Tâm sự Nguyễn Du qua Đối tửu là tâm sự của bậc anh hùng.

Nguyễn Du đã đám đương đầu với Nguyễn Huệ, hiểu rất rõ Gia Long, Minh Mệnh là những vị vua tài trí và gian hùng, biết trọng dụng nhân tài nhưng kiềm chế và đa nghi. Nguyễn Du đã từng là chánh sứ đứng đầu về ngoại giao với triều Thanh. Người cũng là hàn lâm đại học sĩ đứng đầu về giáo dục, là quan cai bạ đầu tỉnh trọng yếu sát cạnh cố đô. Nguyễn Du hiếu thấu kinh Kim Cương, sâu sắc Kinh Dịch, Phong Thủy và Nhân tướng học, uyên thâm mọi mặt về lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội và ngôn ngữ, nhưng cẩn trọng và khiêm nhường hiếm thấy. Người không chỉ là đại văn hào với Truyện Kiều và những bài thơ văn tiếng Việt mà còn viết tuyệt phẩm Bắc Hành tạp lục với các bài thơ văn chữ Hán sánh với bất cứ tác phẩm ưu tú nào của thời thịnh Đường, đỉnh cao chói lọi của thơ văn Trung Hoa. Người đã mắng Minh Thành tổ, tế Khuất Nguyên, họa thơ Lý Bạch, Thôi Hiệu, dừng chân thăm đền Mạnh Tử, xuống xe nhớ những hiền tài…

Tìm hiểu vẻ Người, tôi có viết: Nguyễn Du và những câu thơ tài hoa; Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cỗ Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ; Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ. Trước đối tửu, thầm thương bậc anh hùng. “Ba trăm năm nữa chốc mòng. Biết ai thiên hạ khóc cùng Tố Như”. “Đối tửu” như “Cảm hoài” của Đặng Dung, “Thợ bán than” của Trần Khánh Dư,” “Một mai, một cuốc, một cần câu” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Chu Trinh.

*

Nhận định về thơ chữ Hán Nguyễn Du, tôi rất tán đồng với những ý kiến này của nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Toàn: “Nếu ở Truyện Kiều người ta mới thấy tấm lòng và tài năng của Nguyễn Du thì tới thơ chữ Hán người ta mới thấy được cả tầm vóc và bản lĩnh của ông. Bắc hành tạp lục được ông viết chủ yếu vào đợt đi sứ 1813-1814. Đây là lúc ông sống ở xứ người, có dịp rủ bỏ hết nhiễu nhương trong cuộc sống thường nhật của một “hàng thần lơ láo” để nhìn về đất nước. Ông sống với con người và cảnh vật xứ người một cách hết lòng, không chỉ suy nghỉ về hiện tại mà còn thường xuyên trở lại với quá khứ, không chỉ thương xót hoàn cảnh khốn khó của những người dân thường như ông già hát rong ở Thái Bình, hoặc bốn mẹ con một người hành khất, mà còn đặt mình vào tình thế của nhân vật kì vĩ hội tụ những vấn đề lớn của đời sống, như Khuất Nguyên, Kinh Kha, Tô Tần, Nhạc Phi, Liễu Hạ Huệ… Ông dùng những nhân vật lịch sử Trung Hoa để liên hệ tới hoàn cảnh của mình, tương tự như việc ông dùng cốt truyện mượn từ Thanh Tâm tài nhân để nói xã hội Việt Nam. Những câu thơ hay nhất ở đây dường như đã chạm tới những vấn đề của nhân loại. Học giả Phan Ngọc có nói “Văn Hóa Việt Nam có phần nhẹ chất nhân loại mà nặng chất dân tộc”. Rõ ràng Truyện Kiều và đặc biệt thơ chữ Hán của Nguyễn Du đã góp phần bổ sung cho sự thiếu sót đó.” Trong việc tìm hiểu di sản văn hóa của ông cha thì “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du là viên ngọc quý. Vượt lên thời gian, những áng thơ đó thể hiện trình độ uyên bác, hiểu biết ngôn ngữ văn hóa Trung Hoa điêu luyện và nhân cách kẻ sĩ cao quý của ông xứng tầm với Đỗ Phủ, Khuất Nguyên, Tô Đông Pha … Tôi thực tâm đắc với ý kiến của học giả Mai Quốc Liên “Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa“.

Chúng ta chạm đến phần thơ chữ Hán của danh nhân văn hóa Nguyễn Du là đang chạm đến phần cốt lõi, tinh túy của thơ Người trong di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Nhiều học giả Việt Nam thời gian qua tuy đã thu thập, tìm hiểu nhưng vì điều kiện chiến tranh, ngôn ngữ văn hóa, và do hạn chế về thư tịch điển cố văn chương … nên chưa tìm hiểu hết.

“Kỳ Lân mộ”, “Liễu Hạ Huệ mộ” “Đối tửu”… thơ chữ Hán, Kiều của Nguyễn Du là thơ hay danh sĩ còn mãi với thời gian. Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những kiệt tác chạm thấu tới những vấn đề sâu sắc nhất của nhân loại và tình yêu thương con người.

Nguyễn Du là anh hùng quốc sĩ tinh hoa, hiểu và thương yêu kính trọng con người.

Hoàng Kim

Chuyên mục