Đọc lại và suy ngẫm

HoangKim2017a

ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM
Hoàng Kim

Vui bước tới thảnh thơi
Chín điều lành hạnh phúc
Vui sống giữa thiên nhiên
Bảy bài học cuộc sống

Hãy để tôi đọc lại
Xuân sớm Ngọc Phương Nam .
Chuyện cụ Lê Huy Ngọ
Nhớ Người Nhớ quê hương

Đọc lại và suy ngẫm
Câu chuyện ảnh tháng Tư
Những bài thơ ám ảnh
Minh triết cho mỗi ngày

Bài đồng dao huyền thoại
Thiền Sư Lão Nông Tăng
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy Quyền thâm canh lúa

Trung Quốc một suy ngẫm
Vành đai và con đường
Trung Nga với Trung Á
Thế sự bàn cờ vây

Việt Nam con đường xanh
Giấc mơ lành yêu thương
Sự chậm rãi minh triết
Vui đi dưới mặt trời

BAN MAI TRÊN TRƯỜNG THÀNH
Hoàng Kim

Lên Thái Sơn hướng Phật
Ban Mai trên Trường Thành
Khổng Tử dạy và học
Đến Thái Sơn nhớ Người

Đào Duy Từ còn mãi;
Đồng Xuân lưu dấu hiền
Nhớ Người đêm Tỉnh thức
Giấc mơ lành yêu thương.

LuyThay

Đời trãi năm trăm năm
Thương người hiền một thuở
Hậu sinh về chốn cũ
Thăm vườn thiêng thiên thu

Lồng lộng vầng trăng rằm
Một vườn thiêng cổ tích
Người là ngọc cho đời
Tháng năm còn nhớ mãi.

DenThanSonnhoDaoDuyTu

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ?
Đầy trời hoa tuyết bay!

Kim Notes lắng ghi chú: Video Omar Akram Ban Mai trên Trường thành Run away with me https://youtu.be/NV93TOKrx8o Bài ca nhịp thời gian https://youtu.be/6OVtkp4BQbo Hoàng Kim tích hợp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-mai-tren-truong-thanh/

ĐẾN THÁI SƠN NHỚ NGƯỜI
Hoàng Kim

Thật sung sướng biết bao
Trong các chuyến đi xa
Được ngắm núi Thái Sơn
Đi thuyền trên Trường Giang

Dạo sông nước Hoàng Hà
Viếng mộ đức Khổng Tử
Thăm quê Hán Cao Tổ
Lên Vạn Lý Trường Thành

Ban Mai trên Trường Thành
Ngẫm bài học Tần Vương
Qua cửa Thiên An Môn
Hiểu hai bài học lớn

Hổ Khẩu trên Hoàng Hà
Đập Tam Hiệp Trường Giang
Trung Nam Hải Tam Tuyến
Thăm thẳm nước sông sâu.

Tiếc chưa đến Định Quân
Thăm ông Gia Cát Lượng
Chưa qua Miêu Đài Tử
Đàm đạo với Lưu Hầu.

Thăm Tây Hồ nhớ Người
Tô Đông Pha Tây Hồ
Vũ Hán Hoàng Hạc Lâu
Gia Cát Mã Tiền Khóa

Đến Thái Sơn nhớ Người
Nhớ Đền Hùng Yên Tử
Linh Giang nghe sóng nhạc
Mekong cuồn cuộn chảy

Trung Quốc một suy ngẫm
Ngẫm bài học Tần Vương
Đau buốt Minh Thành Tổ
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Ngọc Phương Nam ngày mới
Dụng câu Kiều
thon thả
một khúc ngâm ..

thayoi

#Thungdung
567
VU LAN BÀI HỌC MỚI
Thơ tứ tuyệt Hoàng Kim

Vu Lan bài học mới;
Tỉnh thức cùng tháng năm
Vớt Trăng nhàn nét bút;
Sớm Thu thơ giữa lòng.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thungdung

Đồi Đá sáng hôm nay, Phạm Hồng Đức Phước 11 9 2022
Hoàng Kim thơ ảnh đối họa

568

Ban mai trưc chỉ sớm
Trường thành bao đổi thay
Quang Trời tầm nhìn sáng
Hoa Đất thương lời hiền

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/ .

Tìm về ngày xưa Nguyễn Quế thơ và ảnh 11 9 2022

569
#Thungdung


Quý ai nói hộ tấm lòng
Thơ hay ảnh đẹp #thungdung cuộc đời
Xa mà gần bạn hiền ơi
Trung thu ấm áp những lời yêu thương

570

AN VUI CỤ TRẠNG TRÌNH
Hoàng Kim

Khi mắt đang quáng gà,
tránh đừng ra sân khấu.
Hư danh vinh liền nhục,
Chí thiện mới lâu bền.

An nhàn vô sự là tiên
An vui cụ Trạng Trình

*

#Thungdung chơi cùng cụ Trang
Ban mai măng mọc tuyệt vời
Gia Cát Mã Tiền Khóa
Ngày mới Ngọc cho đời

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/an-vui-cu-trang-trinh/

(* Kính họa bài viết hay của giáo sư Thâm Giang Trần Gia Ninh “Phúc thống phục nhân sâm … tắc tử” (đau bụng uống nhân sâm… thì chết” và nhắn bạn Phạm Huy Việt nhân đọc bài Người kéo cầu dao lịch sử Mikhaiin Gorbachep đã chết). Thật tâm đắc minh triết cụ Hồ Chí Minh, ngưỡng mộ bài học lịch sử vô giá Cuộc họp chính phủ đặc biệt sau ngày quốc khánh

ĐỌC VỚT TRĂNG CỦA TRẦN HÙNG
Nguyễn Quốc Toàn 10.9.2022


Tập tản văn Vớt trăng của Trần Hùng gồm 19 bài, trong đó Vớt trăng ở trang 196 cuối sách. Tác giả muốn khi gấp sách lại thì Vớt trăng còn ngân nga trong lòng người đọc. Tâm tư cứ lướng vướng mãi với Vớt trăng…
*
Một năm nào đó, ở nơi sinh thái bán hoang giả, tác giả chụp được bức ảnh chú khỉ đang nghịch với bóng mình dưới nước. Lập tức anh có nhiều suy tưởng. Hay là chú ta khát nước, hay chú ta “mê chấp” xem bóng mình là một đồng loại đến tranh chấp lãnh thổ … Đành rằng khỉ là loài linh trưởng: “tinh anh, lanh lẹ… đứng hàng thứ nhất, có tài”. Nhưng hành vi vờn bóng kia là bản năng hay ý thức?
*
Đang “ngân nga” với chú khỉ vờn bóng, thì Trần Hùng chợt nhớ lại họa sỹ ngườ Nhật Hasegawa Tohaku (1539 – 1610), một bậc thầy về vẽ tranh thủy mặc đề tài Thiền trong Phật giáo. Nổi tiếng trong số tranh của ông là bức “vượn vớt trăng”. Vào một đêm trăng, chú vượn kia háo hức vớt ông trăng dưới nước. Ai cũng nghĩ chú vượn lầm tưởng ông trăng có thật nên cố vươn mình để vớt nó lên. Bu tui không cho là vậy, vượn không thích chơi trăng, chỉ thích hái lá, quả, ăn để sống. Họa sỹ Hasegawa Tohaku hơn 500 trước “bẩy việt vị” chúng sinh. Thực ra thông điệp của ngài là mô hình hóa lời răn của nhà Phật “Tâm viên ý mã”. Trong sách “Tham đồng khế chú” có câu: “tâm viên bất định, ý mã tứ trì” (vượn tâm chẳng yên định. ngựa ý kéo xe tứ mã mà chạy rông).
*
Tâm viên là vượn tâm. Đang ăn lá cây này, vượn nhảy sang cây khác có lá ngon hơn. Lại nhảy sang cây khác nữa, cứ thế, vượn chuyền cây suốt ngày, suốt tháng, suốt năm. Họa sỹ Hasegawa Tohaku nhắc nhỡ mọi người đã tu thiền thì đừng như chú vượn kia, mà tâm phải yên, trí phải tĩnh. Mỗi người hãy tự đánh thức mình dậy trong cuộc sống ấy là thiền. Nhìn với con mắt Phật giáo thì tấm ảnh khỉ vờn bóng mình của nhà ngôn ngữ Trần Hùng cũng có thông điệp của họa sĩ Thiền Hasegawa cách nay 500 năm.

571
NỢ DUYÊN
Hoàng Kim

Thơ tình trầm tích thời gian
Nợ duyên thắm thiết muộn màng ba sinh
Nhớ Người tăm cá bóng chim
#Thungdung đồng rộng kiếm tìm non cao.

Nợ ai mưa nắng dãi dầu
Em tôi rụng tóc sói đầu nhớ thương.
Nợ em nửa sợi tơ vương
Anh mang vàng đá trãi đường nhân duyên.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thungdung

Tỉnh thức cùng tháng năm

Ghi chú tài liệu dẫn:

ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM Hoàng Kim @Trương Huy San nhà văn “Bên thắng cuộc” đã có tác phẩm hay “Giáo sư Phan Đình Diệu (1936-2016) khí phách# trí tuệ. Cảm ơn PGS TS Vũ Trọng Khải đã chỉ điểm, để bảo tồn thông tin (Khai Vutrong) 25 6 2022 lúc 01:30 Facebook xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/2022/06/26/doc-lai-va-suy-ngam/

GIÁO SƯ PHAN ĐÌNH DIỆU (1936-2018):
KHÍ PHÁCH & TRÍ TUỆ
Truong Huy San
14 tháng 5, 2018


Sáng nay tôi hỏi 5 bạn sinh trong thập niên 1980s, 3 bạn nói không biết GS Phan Đình Diệu. Tôi buồn nhưng không bất ngờ. Ông là một người mà thế hệ chúng tôi ngưỡng mộ, cả về tài năng và sự chính trực. Có lẽ vì sự chính trực ấy mà ông rất ít khi có mặt trên những bục vinh quang. Nhưng, những đóng góp thầm lặng của ông đặc biệt là trong vai trò đưa công nghệ thông tin vào VN đang ảnh hưởng lên cả những thế hệ không còn biết ông là ai nữa.

GS Phan Đình Diệu là một trong những người đầu tiên gầy dựng ngành khoa học tính toán của miền Bắc (1968). Chiếc máy vi tính đầu tiên, có thể coi là của Đông Nam Á, ra đời năm 1980 [được thiết kế với chip Intel 8080A nên được đặt tên là VT80] là từ phòng thí nghiệm Viện Tin học của ông, bắt đầu từ những hợp tác trước đó với Viện Kỹ thuật Quân sự có sự giúp sức cả về chuyên môn và vật chất của ông André Trương Trọng Thi, người được coi là cha đẻ của máy tính cá nhân.

Theo tiến sỹ Vũ Duy Mẫn: “Năm 1981, sau khi lắp ráp thành công máy vi tính VT81 và cài đặt được ngôn ngữ lập trình Basic, Viện quyết định thử nghiệm đưa máy vi tính ứng dụng vào quản lý xí nghiệp cỡ nhỏ và vừa ở Xí nghiệp máy may Sinco”.

Nhưng, cho dù có nhiều nỗ lực, ngành công nghiệp sản xuất máy tính chỉ dừng lại ở đó. Tin học là một ngành không thể phát triển trong một quốc gia tự đóng cửa về chính trị và bị cô lập về thương mại với thế giới bên ngoài. Rất tiếc là khi tình hình trong nước bắt đầu cởi mở hơn thì GS Nguyễn Văn Hiệu (người thay giáo sư Trần Đại Nghĩa, làm Viện trưởng Viện khoa học Việt Nam) lại có những quyết định phi khoa học. Năm 1993, ông Hiệu loại GS Phan Đình Diệu khi ngành tin học Việt Nam cần một người lãnh đạo có tâm và có tầm nhất.

GS Hiệu nhận chức năm 45 tuổi. Ông có mọi ưu đãi của Chế độ, từ kinh phí nghiên cứu tới quyền hạn. Nắm Viện, ông Hiệu kêu gọi “các anh các chị hãy tự cứu mình”. Các công ty được thành lập, Viện khoa học Việt Nam nhanh chóng trở thành một nơi “nửa hàn lâm, nửa chợ trời”[theo TS Giang Công Thế]. Hàng nghìn cán bộ tài năng trôi giạt khắp nơi. Nền tin học Việt Nam chuyển một cách dứt khoát sang nghề… buôn máy tính.

Dù GS Phan Đình Diệu là người viết đề cương thành lập viện Công nghệ thông tin theo mô hình mới và khi bỏ phiếu thăm dò, ông nhận được tín nhiệm của đa số tuyệt đối, GS Nguyễn Văn Hiệu vẫn chọn một người có số phiếu thấp hơn vì lý do “biết làm kinh tế”. GS Phan Đình Diệu tuyên bố từ chức Viện phó Viện Khoa học Việt Nam và ra khỏi biên chế, những chuyên gia trẻ hết lòng vì khoa học như Nguyễn Chí Công, Vũ Duy Mẫn, Lê Hải Khôi, Giang Công Thế… bắt đầu phiêu bạt.

Cho dù vậy, theo GS Chu Hảo – thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ thời kỳ internet được đưa vào VN – “GS Phan Đình Diệu vẫn là linh hồn của các chính sách phát triển công nghệ thông tin của nước ta”. Ông là Chủ tịch hội Tin học và là Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phát triển Công nghệ Thông tin cho tới năm 1998.

Nếu như, GS Nguyễn Văn Hiệu nổi tiếng là một người biết sử dụng khoa học để làm chính trị và leo lên tới các đỉnh cao danh vọng thì GS Phan Đình Diệu lại là một con người mà ngay cả trong chính trị cũng chỉ tham gia với tinh thần khoa học.

Theo ông Trần Việt Phương – thư ký riêng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng – từ đầu thập niên 1960s, khi được Thủ tướng Phạm Văn Đồng hỏi, GS Phan Đình Diệu đã cho rằng, hệ thống kinh tế Xô Viết sẽ sụp đổ nếu tiếp tục vận hành như thế này[Hy vọng là Trung tâm Lưu trữ quốc gia vẫn còn giữ được ý kiến này của GS Phan Đình Diệu].

Rất có thể, quyết định không bổ nhiệm GS Phan Đình Diệu vào năm 1993 của ông Hiệu còn có “lý do chính trị”. Từ năm 1989, GS Phan Đình Diệu có nhiều phát biểu về “đa nguyên” và đặc biệt là các ý kiến thẳng thắn của ông góp ý cho Hiến pháp 1992.

Tháng 10-1988, sau khi giải quyết xong vấn đề “đa đảng”[giải tán hai đảng Dân chủ và Xã hội], Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh bắt đầu “chống đa nguyên” nhắm vào ông Trần Xuân Bách. Tháng 3-1989, Hội nghị Trung ương 6 khẳng định “Không chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên”. Ngay sau đó trên báo Đảng, cả Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Trần Trọng Tân lẫn “nhà nghiên cứu” Trần Bạch Đằng đều có bài, trên tinh thần “Mác Xít”, nhấn mạnh rằng, “Nếu hiểu đa nguyên theo nghĩa triết học thì từ lâu đã bị phê phán là sai lầm. Chúng ta không chấp nhận”.

Ngày 15-8-1989, GS Phan Đình Diệu có bài trên Sài Gòn Giải Phóng, đáp trả các luận điệu trên đây. Ông cho rằng, muốn “tìm đường đi cho đất nước trong thế giới hiện đại” thì phải “vận dụng trí tuệ của thời đại” từ “nhiều nguồn tri thức”. Theo ông, “Những gì xảy ra trong thế kỷ hai mươi là điều không thể hình dung đối với những bộ óc, dù là vĩ đại, của giữa thế kỷ mười chín”.

Sau khi đọc bài của Giáo sư Phan Đình Diệu, từ Hà Nội, Bí thư Trần Xuân Bách gửi cho TBT Sài Gòn Giải Phóng Tô Hoà một tấm danh thiếp, mặt sau ghi: “Chuyển giùm anh Phan Đình Diệu, tôi ca ngợi bài này”. Đây là bài báo cuối cùng mà Tô Hoà cho đăng với tư cách tổng biên tập Sài Gòn Giải Phóng. Ngày 28-3-1990, Trung ương cách chức ông Trần Xuân Bách.

Hai năm sau, ngày 12-3-1992, trong một phiên họp góp ý cho Hiến pháp 1992, GS Phan Đình Diệu đã có một phát biểu rất gây tiếng vang ở Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Ông đề nghị “tạm gác lại” việc đưa vào Hiến pháp các thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Marx – Lenin”. Ông đề nghị phải dũng cảm để thấy rằng, “mô hình CNXH, cũng như Marx – Lenin không còn đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay”. Giai đoạn xây dựng một “tổ quốc Việt Nam trên tinh thần đoàn kết, hoà hợp và tự cường”.

Theo GS Phan Đình Diệu thì Việt Nam dứt khoát phải có “nhà nước pháp quyền”, chứ không thể tiếp tục “chuyên chính vô sản” hay “pháp quyền nửa vời”. Đặc biệt, ý kiến của ông về Mặt trận và các đoàn thể cho tới ngày nay vẫn còn rất thiết thực. Ông đề nghị, Hiến pháp chỉ cần coi lập hội là quyền tự do của người dân; từ bỏ việc nhà nước hoá các đoàn thể. Ông kêu gọi các đoàn thể thay vì dựa dẫm vào nhà nước phải lấy quần chúng làm gốc rễ, các cơ quan đảng, đoàn thể không ăn lương từ ngân sách.

GS Phan Đình Diệu không sử dụng tài năng và danh tiếng của mình để mưu cầu bổng lộc hay địa vị. Những năm sau 1975, trong những ngày đói kém, từ Paris trở về, hành lý của ông vẫn chỉ có sách và các “bản mạch” dùng cho sản xuất máy tính. Khi phải xuất hiện trên các diễn đàn thì, cho dù ở giai đoạn nào, ý kiến của ông vẫn là ý kiến của một con người yêu nước, khí phách và trí tuệ .

GS TRẦN QUỐC VƯỢNG VÀ VÙNG ĐẤT NAM BỘ
TS. Nguyễn Thị Hâu
(Hậu Kc Nguyễn)
Repost nhân ngày sinh của Thầy 12/12

Trong gia tài khoa học đồ sộ của GS. Trần Quốc Vượng, bài viết về các vấn đề lịch sử – văn hóa Nam bộ thực sự ít ỏi, chỉ trên dưới mươi bài. Tuy nhiên, không phụ thuộc vào số lượng bài viết hay số chữ, thậm chí có bài rất ngắn, các vấn đề ông đặt ra, gợi mở, lưu ý… đều là một cách tiếp cận mới và đặt cơ sở cho việc nghiên cứu vùng đất này.… Xem thêm
Tỉnh thức cùng tháng năm (chép lai nguyên văn để đọc lại và suy ngẫm) xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doc-lai-va-suy-ngam/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/

@ Một cái nhìn Địa – Văn hóa

Vào năm học thứ hai của Khoa Lịch Sử trường Đại học tổng hợp TPHCM (1977), chúng tôi được học với thầy Trần Quốc Vượng về các nền văn hóa khảo cổ Việt Nam. Ngay buổi đầu tiên Thầy đã nói về mối quan hệ mật thiết giữa sử và địa, mở ra cho chúng tôi kiến thức về Địa -Văn hóa, Địa – Chính trị mà bất cứ người nghiên cứu lịch sử nào cũng cần nắm vững. Những bài giảng của ông tiếp tục triển khai lý thuyết không gian địa – văn hóa Nam bộ, cả trên bình diện tổng quan Đông và Tây Nam bộ và cả ở những tiểu vùng sinh thái đặc thù (như Cần Giờ – TPHCM). Ông đã sơ đồ/ mô hình hóa khu vực Nam bộ trong “mạng lưới” các nền văn hóa ở Đông Dương và Đông Nam Á nối liền bằng những con đường lục địa và ven biển, trong sự đối sánh về môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn.

Ba vấn đề cơ bản của lịch sử và văn hóa Nam bộ từ góc độ Địa – Văn hóa mà GS Trần Quốc Vượng chỉ ra là: Trước hết đó là sự “đa dạng văn hóa” trên cơ sở đa dạng về địa hình – sinh thái; Thứ hai, vai trò quan trọng của các cảng thị, trong đó đặc biệt là “cảng thị sơ khai” Cần Giờ, là cảng Bến Nghé của thành Gia Định và sau này là cảng Sài Gòn. Cũng có nghĩa là vấn đề văn hóa biển (qua kinh tế, lối sống của cư dân, giao lưu văn hóa – kỹ thuật) của vùng đất Nam bộ cần được lưu ý; Thứ ba, cần phải nghiên cứu các cộng đồng tộc người trên vùng đất Nam bộ – chủ nhân của những di sản văn hóa vật thể – phi vật thể độc đáo. Từ đó cho thấy “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa là sự hòa hợp của những khác biệt trong sự tôn trọng và cùng tồn tại với nhau.

@ Lịch sử trong dòng chảy văn hóa

Nhiều thế hệ học trò của GS Trần Quốc Vượng đã học được ở ông tư duy liên ngành: đặt diễn trình lịch sử trong dòng chảy văn hóa, từ đó nhìn ra những “đứt gãy văn hóa” là hệ quả của (một số sự kiện quan trọng) lịch sử; đồng thời cũng phải biết đặt những câu hỏi “ngược” để tìm hiểu căn nguyên. Trong diễn trình lịch sử đó ngành Khảo cổ học đô thị là một trong những ngành quan trọng của thế kỷ XXI, đặc biệt ở Nam bộ, bởi vì đây là vùng được đô thị hóa về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng, về lối sống (theo kiểu phương Tây) sớm và phổ biến nhất so với những vùng miền khác ở Việt Nam.

Trong cuộc “Du khảo một số di tích lịch sử – văn hóa ở sài Gòn và các vùng phụ cận” năm 1998, giáo sư Trần Quốc Vượng luôn “suy nghĩ về di sản văn hóa và thành phần tộc người ở Đồng Nai – Biên Hòa – Sài Gòn – Gia Định xưa. Như Thầy viết “trước, trong và sau tuần lễ du khảo, chúng tôi đọc và đọc lại những Trương Vĩnh Ký, Vương Hồng Sển, Minh Hương, Huỳnh Ngọc Trảng… các nhà văn – học giả, nhà nghiên cứu tài danh của nam kỳ lục tỉnh, của Ngũ Quảng đã tạo nên hương hoa bản sắc Sài Gòn”. Bài nghiên cứu – bút ký của giáo sư về cuộc du khảo này là một trong những bài thể hiện tư duy liên ngành mà những học trò của Thầy ở Nam bộ đã học được từ Thầy.

Khi chúng tôi đang khai quật di tích lò gốm cổ Hưng Lợi, ông đã đến thăm và nhận định:“Nét đặc sắc của khảo cổ học lịch sử TP. Hồ Chí Minh 300 năm là việc phân lập và nghiên cứu “Gốm Sài Gòn” (trước, Tây và ta chỉ gọi là Gốm Cây Mai) với cả sản phẩm gốm và các lò gốm của nó ở xứ Lò gốm – rạch (lò) gốm bao trùm mấy quận nội thành”. Từ những kết quả nghiên cứu đầu tiên về Di tích lò gốm cổ Hưng Lợi, Thầy đã nhận xét “Áp dụng cách tiếp cận liên ngành đi điền dã ở Lái Thiêu – Bình Dương – Sông Bé… thăm các lò gốm của người Hẹ, người Quảng Đông… Cuối cùng tìm thấy ngay ở quận 9 nơi chợ nhỏ Hiệp Phú (Thủ Đức cũ) rẽ vào phường Long Trường (Long Thạnh Mỹ cũ) một lò lu hiện đại (1954 – 1966) có cấu trúc giống hệt “Lò gốm Hưng Lợi” quận 8. Đây là một thành công thể nghiệm cách tiếp cận liên ngành nhân học văn hóa, bao gồm cả khảo cổ học và dân tộc học”.

Cũng bằng tư duy liên ngành, GS Trần Quốc Vượng đã dẫn dắt người đọc đi từ Bắc, qua Trung vào Nam, từ “phân vùng địa lý tự nhiên” đến “địa lý nhân văn” không gian văn hóa, từ các di chỉ khảo cổ thời đá cũ đá mới đến các cộng đồng dân cư cổ, từ ngôn ngữ của các tộc người đến lịch sử, từ tín ngưỡng dân gian đến huyền tích… Tất cả tưởng là tản mạn không có gì liên quan, nhưng với khả năng “mẫn cảm khoa học” Thầy đã chỉ ra mối liên hệ giữa những vấn đề khác nhau, qua đó có thể nhận thấy văn minh – văn hiến Đông Nam Á nhìn chung là kết quả tác động qua lại giữa các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh. Phía Bắc (Âu Lạc, Việt cổ) – Trung (Champa cổ) – Nam (Phù Nam cổ) đều cùng chung một mô hình huyền tích khởi nguyên là sự kết hợp giữa yếu tố núi (nội địa) và biển (bên ngoài), hai địa hình phổ biến ở khu vực ĐNA.

Những huyền tích từng được nhiều người biết đến, và cũng chỉ hiểu/coi là huyền tích, khi đặt trong mối liên hệ văn hóa – ngôn ngữ – khảo cổ – cổ sử… bỗng “nhìn thấy” một cái gì đó của quá khứ. Những “mảnh vỡ” lấp lánh của huyền tích, thần thoại, truyền thuyết tuy chưa phải là “lịch sử” nhưng nó phản ánh ít nhiều “sự thật” trong quá khứ, qua quá trình khái quát hóa lâu dài rồi được lịch sử ghi chép lại những gì cô đọng và bền vững nhất.

Hỏi ngược không phải là lật ngược đúng sai

Một câu nói vui của người Nam Bộ mà thầy Vượng rất thích và hay nói “Coi vậy, mà hổng phải vậy, mà đúng là vậy…”. Từ thời chúng tôi là sinh viên Thầy đã dạy cách suy nghĩ như thế, như một triết lý của Phật giáo Thiền tông: Khi chưa học Thiền ta nhìn núi là núi, ta nhìn sông là sông. Khi đang học Thiền ta thấy núi không còn là núi, sông không là sông. Nhưng sau khi đã chứng ngộ Thiền, ta lại nhìn ra giản dị: Núi đúng là Núi, Sông thật là Sông. Thật ra đây là cách lật đi lật lại vấn đề, hay như kinh nghiệm điền dã của Thầy: đi đi lại lại, hỏi đi hỏi lại, nghĩ đi nghĩ lại… “Hỏi ngược” chính là đào sâu vấn đề, tiếp cận nó từ nhiều hướng để thấy vấn đề toàn diện, chứ không phải là “lật ngược” trắng đen, đúng sai.

Hầu như các bài viết của GS. Trần Quốc Vượng về lịch sử – văn hóa Nam bộ ít nhiều đều từ phương pháp liên ngành đặt vấn đề/lĩnh vực trong “mạng”(net) tri thức để có thể phân tích, đánh giá, nhìn nhận vấn đề, sự kiện, nhân vật lịch sử. Bởi vì nếu chỉ căn cứ vào “chính sử” hay “huyền sử” thì khó có thể lý giải và hiểu được cặn kẽ những gì đã xảy ra, không nhìn từ văn hóa (theo nghĩa rộng nhất) thì “lịch sử” còn lại rất ít do chỉ nhìn thấy sự kiện mà không thấy những tác động dẫn đến sự kiện đó, những ảnh hưởng từ sự kiện đó đến bối cảnh xã hội. Nói cách khác do tầm nhìn hạn hẹp của người đời sau nên “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”.

Từ đó, việc đặt lại vấn đề với những điều tưởng chừng đã “an bài” trong lịch sử – văn hóa luôn là “thao tác tư duy” cần thiết. Từ một góc nhìn khác, một chiều kích khác, một phương pháp khác… sẽ cho những nhận thức, hiểu biết mới. Không thể có nhận thức mới nếu thao tác tư duy cũ, “giải thiêng” các huyền thoại, huyền tích, cổ tích là một cách nhận biết những điều người xưa, dân gian ngầm gửi qua bề mặt câu chữ. “Đọc dưới những con chữ”, kể cả chính sử và huyền thoại, cổ tích, cách tiếp cận tư liệu như thế được nhiều học trò tiếp thu, tiếp cận lịch sử từ văn hóa VN, coi lịch sử là dòng chảy chính được tạo bởi nhiều nguồn văn hóa.

@ Một cá tính Trần Quốc Vượng độc đáo.

Tôi không có cái may mắn như nhiều bạn đồng nghiệp là được học GS Trần Quốc Vượng Vượng và trực tiếp làm việc, đi khảo sát và khai quật với Thầy. Tôi chỉ được học một vài chuyên đề khi Thầy vô Sài Gòn thỉnh giảng, ở “vùng sâu vùng xa” nên chỉ có thể học bằng việc nghiền ngẫm những bài viết của Thầy, nghe Thầy giảng giải và nói chuyện trong những lần gặp Thầy, học lại từ bạn bè – những người được Thầy trực tiếp truyền dạy. Tuy thầy không có điều kiện để trực tiếp hướng dẫn tôi trong các công trình khoa học nhưng Thầy luôn là người phản biện tuyệt vời, thấu hiểu và nâng đỡ những ý tưởng khoa học mới mẻ của học trò với trách nhiệm của một nhà khoa học chân chính và tấm lòng nhân hậu của một người Thầy.

Từ trải nghiệm cá nhân, tôi nhận thấy ngoài học thuật, GS Trần Quốc Vượng còn là tấm gương về sự dấn thân vào đời sống xã hội: từ sự hiểu biết sâu sắc lịch sử – văn hóa đến sự mẫn cảm trước những hiện tượng báo động sự bất ổn xã hội… Thầy luôn có tiếng nói cảnh báo từ cái tâm của một người trí thức chân chính. Cũng vì vậy, tuy Thầy quảng giao với mọi người, luôn “hòa hợp” nhưng không “hòa tan”, dù có nhiều biến cố xảy ra thì Thầy vẫn là chính mình, một cá tính Trần Quốc Vượng độc đáo.

Là học trò của Giáo sư Trần Quốc Vượng từ cuối những năm 1970, ở xa nhưng mỗi lần gặp lại tôi luôn cảm nhận nỗi cô đơn của Thầy ngày một đầy hơn. Dường như trên con đường khoa học gập ghềnh vạn dặm, trên những nẻo đường đời quanh co đầy bất trắc Thầy đã không có một người bạn đồng hành thực sự, mặc dù quanh Thầy bao giờ cũng có nhiều người… Ở Thầy Vượng không chỉ có kiến thức rộng lớn, sâu sắc, tư duy linh hoạt, sắc sảo mà Thầy còn có nỗi lòng lắng đọng, ẩn sâu bên trong vẻ “bạc đời”! Tựa như những bài hát của Trịnh Công Sơn mà Thầy luôn yêu thích “sống trên đời cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không, để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…”, ở GS Trần Quốc Vượng chính là sự trân trọng, lòng bao dung, ứng xử chân thành giản dị với đồng nghiệp, học trò, bạn bè, cũng là thái độ không thỏa hiệp với những gì làm cho con người trở nên tầm thường, xấu xa như sự dối trá, phản bội, lòng ghen ghét, đố kỵ…



Thế hệ học trò khảo cổ đầu tiên ở Sài Gòn của GS Trần Quốc Vượng nay đã đến tuổi nghỉ hưu cả rồi, nhưng chúng tôi vẫn luôn coi mình là những học trò của Thầy, nhất là về phương pháp tiếp cận vấn đề và tư duy phản biện. Bên cạnh đó, “Học Thầy học tày học bạn” là lời khuyên bảo của Thầy Vượng mà chúng tôi luôn làm theo. Từ nền kiến thức cơ bản Thầy truyền cho, nhiều học trò của thầy dù phải “dịch chuyển” nhưng đều làm tốt nhiều công việc khác nhau, có tinh thần dấn thân và thực hiện trách nhiệm xã hội của người trí thức. Những gì GS. Trần Quốc Vượng để lại không chỉ là tri thức, tầm nhìn khoa học mà còn là cái tâm với nghề, cái tình đối với người. Tôi luôn tự nhủ, đó là chính điều Thầy luôn mong chúng tôi truyền đạt cho những thế hệ học trò về sau. Hình với Thầy Tấn,

Thầy Vượng ở di tích Lò gốm Hưng Lợi, 1998 (ảnh tư liệu của TS. Nguyễn Thị Hậu)

VĨNH BIỆT NHẠC SỸ NGUYỄN TIẾN
Nguyễn Quang Thiều


Sáng nay đọc tin thấy nhạc sỹ, NSND Nguyễn Tiến đã ra đi vĩnh viễn. Ông là nghệ sỹ đàn bầu số 1 Việt Nam. Nhiều năm rồi tôi không gặp ông. Nhớ lần cuối gặp nhau, ông hỏi:’’ Thiều bảo học đàn bầu mà sao không thấy đến ?’’.

Nhiều năm trước, tôi có đề nghị ông dạy đàn bầu cho tôi. Một lần tôi mở ghi âm một bản đàn bầu tôi chơi cho ông nghe, Ông kêu lên:’’ Thiều chơi ngọt quá, tiếng đàn đắm đuối’’. Nghe vậy tôi hỏi ông có dạy cho tôi vài kỹ thuật cơ bản không. Ông nói ông đã bỏ dạy đàn lâu rồi nhưng với tôi thì ông sẽ dạy. Vậy mà tôi không học được vì quá bận những việc linh tinh.

Ông có phổ nhạc một bài thơ của tôi. Tôi cũng đã nghe hát bài đó. Nhưng thơ tôi là thứ thơ hầu như không nhạc sỹ nào muốn phổ. Có lẽ chỉ có nhạc sỹ Nguyễn Tiến phổ bài HOA DÂM BỤT và nhà thơ, nhạc sỹ Lương Tử Đức phổ bài TIẾNG GỌI TÌNH YÊU.

Giờ ông đã ra đi mãi mãi. Xin cám ơn tiếng đàn bầu kỳ diệu của ông.Xin cúi đầu tiễn biệt ông
Tôi xin đưa lại bài thơ HOA DÂM BỤT để tưởng nhớ ông.

HOA DÂM BỤT
Anh về thăm lại xóm mình xưa
Hàng dâm bụt xanh, hoa đỏ mắt chờ
Chim khách góc vườn kêu luýnh quýnh
Mẹ già không kịp nhận tên anh

Chiều nay chuồn ớt bay nhiều quá
Cay vào nỗi nhớ thuở yêu nhau
Em run rẩy đâu rồi, em nóng hổi
Em trắng ngần, sợ sệt cuối đêm trăng

Nơi ta yêu nhau giờ sắc hoa đỏ gắt
Hoa nở bật ra như vết cứa máu trào
Làng mình xưa cũ nghèo vách đất
Anh tặng em hoa dâm bụt cuối mùa

Giờ em theo chồng lên phố núi
Cắp nón che về phía vắng anh
Vắng anh, em nhìn hoa tiễn biệt
Em khóc thương anh trong tóc con mình

Lòng anh mãi mãi mùa hoa đỏ
Mãi về ngõ ấy, mãi đêm trăng
Và em, em mãi lòng thơm thảo
Làm hoa dân bụt đỏ quê chồng

(1)
BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim


“Dây dã tường vi thật dẻo dai
Ba con ngỗng trong một đàn
Một bay về Đông, một bay Tây
Và một bay trên tổ chim cúc cu”.

Bài đồng dao huyền thoại

(2)
DI TẢN
Hoàng Đình Quang

Mỗi dòng tin làm ta rơi nước mắt
Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm?
Tiếng xe chạy chỉ nhìn qua kính chắn
Vẫy chào ngày ở lại với lặng im.

Rồi khốn khó tháng ngày sàng sẩy
Mưa vẫn giăng mưa, bão vẫn bão bùng
Cây cầu nối trong với ngoài thành phố
Chỉ một đầu tiễn biệt thủy chung!

Ta vẫn biết tai ương tràn phố thị
Trốn nỗi đau, đi gặp nỗi buồn
Ngồi mặc cả với rủi may thời thượng
Phía quê nhà cánh cổng khép hoàng hôn!

Ta đành vậy! Cắt ra từng gan ruột
Lúc bơ vơ, bấu víu tiếng nhà quê
Chỉ nước mắt nuốt vào miền quên lãng
Mái thềm ơi! Dù đi bộ cũng xin về! (*)

Làm sao khác, cái vòng tròn cơm áo
Lúc cơ hồ, danh vọng khuất nhân tình
Rồi quên nhớ, ít nhiều, thua được
Rất hồn nhiên, tai họa rập rình!

Nào! Thôi nhé, chuyến xe đò không hẹn
Hay đôi chân biết định hướng chân trời
Phía nước mắt sẽ khô dần, di tản
Đón nhau về chập choạng chiều cánh dơi!

27.7.2021
(*). Mượn ý Olga Bergon: “Pushkin ơi! Dù đi bộ cũng xin về”!
(**) Hoàng Đình Quang 19 8 2021  Dân số TPHCM : 8.993.083 người có đăng ký thường trú.7.125.494 ở Thành thị 1.867.589, Nông thôn. Nếu tính cả vãng lai (không đăng ký HKTT) có gần 14 triệu làm ăn.Tổng thu ngân sách (số liệu năm 2019):1- TPHCM : 409.923 tỷ (bằng 27% 7cả nước) 2. Hà Nội : 268.244 tỷ (bằng 17%) 3. Hải Phòng : 94.100 tỷ.Trong số 409.923 tỷ thu được, TPHCM nộp về Trung ương 82% = 336.136,86 tỷ đồng.Trong số này, chưa có số liệu phân tích nguồn thu, nhưng có thể tính nhẩm ra nguồn thu từ thuế VAT tức là thuế thu vào người tiêu dùng. Mức thuế này tính tổng thể là 10%. Tức là người tiêu dùng 100 đồng thì phải đóng thuế 10 đ. Mỗi người tiêu khoảng 50 triệu/năm (trung bình cộng), Tổng số VAT: khoảng 100.000 tỷ. Đây là “thuế dân” thuần túy.

(3)
LI NÔNG, LI HƯƠNG
Truong Huy San

Chúng ta đang chứng kiến cuộc hồi hương của những người nông dân lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Cuộc hồi hương lý giải vì sao lâu nay ở nhiều vùng nông thôn không còn nông dân, không còn thanh niên trai tráng và ở nhiều ngõ xóm không còn cả bóng trẻ thơ. Cuộc hồi hương không chỉ cho thấy khủng hoảng nhân đạo trên đường Cái mà rồi sẽ còn phát sinh nhiều vấn đề kinh tế xã hội trong những tháng năm tới sau các lũy tre làng.

Những địa phương có người về từ Sài Gòn, Bình Dương… không chỉ phải ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng từ những F0 rất có thể có trong dòng người trở về, vừa phải đảm trách các sứ mệnh nhân đạo; mà còn, phải tiên liệu, họ sẽ sống ra sao cho đến khi Sài Gòn, Bình Dương… trở lại bình thường và có thể nhiều người trong số họ không còn trở lại Sài Gòn, Bình Dương… nữa.

Không giống các quốc gia ở vào thời kỳ công nghiệp hóa khác (tôi không dùng ví dụ Trung Quốc). Cải cách ruộng đất, hợp tác hóa… đã làm kiệt quệ nông thôn Việt Nam ở cả khả năng sản xuất nông phẩm và cả nền tảng văn hóa, đạo đức con người. Chính sách đất đai nửa vời trong thời kỳ chuyển đổi không chỉ đánh vào nông nghiệp mà còn đặt nông dân trở thành lực lượng dễ bị tước đoạt quyền lợi nhất.

Trong tình thế của Việt Nam đầu thập niên 1990s, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là con đường giúp người Việt thoát nghèo nhanh nhất. FDI còn mang vào những mô hình giúp các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và là những đầu mối giúp kết nối với bên ngoài. Nhưng FDI cũng lấy đi nhiều bờ xôi, ruộng mật của nông thôn và bằng cách thu hút lao động giá rẻ, đã kéo theo một làn sóng nông dân li hương.Trong số các loại đất, đất nông nghiệp được giao cho nông dân là với thời hạn ngắn nhất, dễ bị thu hồi nhất và được định giá rẻ mạt nhất. Bằng một quyết định hành chánh (thay đổi mục đích sử dụng) ruộng lúa từ giá (được nhà nước định) vài chục, vài trăm nghìn có thể được phân lô bán với giá hàng chục triệu đồng. Bằng một quyết định hành chánh, nông dân có thể bị tước đi tư liệu sản xuất và ngay lập tức chứng kiến những người xa lạ trở thành triệu phú trên chính mảnh đất của mình.

Phải tích tụ ruộng đất thì nông dân và các doanh nghiệp trong nông nghiệp mới có thể hiện đại hóa trong trồng trọt và công nghiệp hóa trong bảo quản, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp. Một bộ phận lớn nông dân vẫn được li nông mà không phải li hương. Nhưng, chính sách hạn điền đã đánh mất cơ hội tích tụ ruộng đất trong thập niên 1990s, khi phân lô bán nền chưa làm cho đất nông nghiệp tăng giá tới mức mà nếu mua ruộng để canh tác thì không thể nào có lãi như giá đất bây giờ.

Không có cái gì bán được (Luật gọi là chuyển nhượng) mà không phải là tài sản. Ruộng đất là thứ tài sản của người nông dân ít được Nhà nước bảo hộ nhất. Nếu như “sở hữu toàn dân” vẫn còn là một trong những niềm an ủi chính trị cho “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì chúng tôi sẽ không bàn. Nhưng cần thay “quyền thu hồi đất” của Nhà nước bằng “quyền trưng mua” quyền sử dụng đất.

Những thay đổi trong nông nghiệp, nông thôn, vì thế, không thể chỉ chờ đợi từ các nhà lãnh đạo địa phương.

Tôi đọc tất cả những phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, một nhà lãnh đạo từng gây ấn tượng ở địa phương. Đồng ý với ông, “nông nghiệp là một ngành kinh tế, chứ không chỉ là sản xuất đơn thuần”. Nhưng, rất tiếc, giải pháp quan trọng nhất mà ông kêu gọi lại chỉ là sự thay đổi ở người nông dân thay vì từ Nhà nước.

Về phía nông dân, ông Hoan yêu cầu: “Người nông dân cần nhận thức rằng cuộc đời của mình là do chính mình quyết định. Muốn vậy, người nông phải có ý chí mạnh mẽ, suy nghĩ tích cực, thay vì than thân, trách phận hay trông chờ ỷ lại”. Trong khi về phía Nhà nước, ông Hoan chỉ đưa ra các giải pháp: xây dựng “chuỗi giá trị ngành hàng”, “hệ sinh thái ngành hàng”; kêu gọi nhiều nhà đầu tư tham gia vào các “Cụm liên kết công – nông nghiệp”.

Thay vì chỉ sử dụng kinh nghiệm có được từ Đồng Tháp và sự hiểu biết về nông nghiệp và nông thôn miền Tây. Ông Lê Minh Hoan cần trang bị cho mình một tầm nhìn rộng hơn. Nông nghiệp phải được coi là một ngành kinh tế, rất đúng. Nhưng sự thay đổi đó không chỉ bắt đầu từ nông dân. Phải có những thay đổi chính sách cần sự hợp tác liên ngành. Vai trò “nhà nước” mà ông Hoan nêu ra chỉ là tư duy từ vai trò của “doanh nghiệp nhà nước”.

Nông nghiệp không đơn giản chỉ là một mô hình kinh tế mà còn gắn với nông thôn, một mô hình sống. Phải có chính sách để 10 – 15 năm nữa, người dân không phải làm nhà nhao ra mặt đường hay xé lẻ ruộng vườn mà tạo thành các cụm dân cư (thành LÀNG) – mọc lên ở những nơi cao ráo và đất ở đó ít màu mỡ nhất. Phải có chính sách để những nơi đất đang cho giá trị kinh tế nông nghiệp cao không bị các nhà kinh doanh địa ốc bắt tay với chính quyền biến thành các Ecopark, Văn Giang…

LÀNG phải trở thành một không gian sống, không gian văn hóa của người dân ở các vùng nông thôn. LÀNG hình thành từng cụm để tối ưu khi đầu tư hạ tầng y tế, văn hóa, giáo dục và điện, nước…

LÀNG như thế chỉ có thể hình thành trên một nền tảng người dân có quyền quyết định mảnh đất của mình và ruộng đất được tích tụ (bằng mua bán, sang nhượng, hoặc bằng sự tự nguyện hợp tác của các chủ ruộng…) để hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hóa sản phẩm nông nghiệp. LÀNG như thế mới trở thành một đảm bảo cho người nông dân, muốn li nông không phải li hương, giảm bớt những thảm họa nhân đạo như chúng ta đang chứng kiến.

Mời chị Vu Kim Hanh đọc

(4)

CHUYỆN CỤ LÊ HUY NGỌ
Hoàng Kim

Cụ Lê Huy Ngọ sinh năm 1938 tại phường Tĩnh Hải, thị xã Nghi Sơn Thanh Hóa. Cụ nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa. Cụ cũng nguyên là Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, sau đó làm Trưởng ban Phòng chống Bão lụt Trung ương.

Cụ Lê Huy Ngọ lưu ấn tượng rộng khắp toàn quốc và sâu trong lòng dân là từ khi cụ làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từ năm 1997 cho đến năm 2004 thì cụ xin từ chức sau vụ tai tiếng bị cảnh cáo đảng vì trách nhiệm buông lỏng quản lý trong vụ án Lã Thị Kim Oanh, tuy cụ không trực tiếp ký vào các văn bản làm trái, mà người ta cho rằng cụ chẳng phải chịu trách nhiệm nhiều đến như thế nhưng cụ vẫn quyết định ra đi. Cụ sau đó đã được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm vào chức Trưởng ban Phòng chống Lụt bão Trung ương.và chính thức nghỉ hưu từ tháng 10 năm 2007.

Người dân Việt Nam cho đến nay nhớ về cụ dường như là nhớ ngay đến người bộ trưởng nông nghiệp ấn tượng “Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa”. Cụ có lối nghĩ, lối nói, lối viết trực canh và thân tình. Tôi lưu một trích đoạn trong bài phỏng vấn có ghi âm của anh Dương Đình Tường phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam để đọc lại và suy ngẫm (xem toàn văn bài trao đổi này https://www.facebook.com/groups/136513926973822/posts/479319609359917/ ).

*

Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Lê Huy Ngọ:
ĐỪNG TƯỞNG XE HƠI, NHÀ LẦU MÀ ĐÃ SƯỚNG!
Dương Đình Tường ghi

Đừng tưởng xe hơi, nhà lầu mà đã sướng. Chưa chắc đã sướng bằng anh nông dân có ruộng đất, có ao, có vườn, có sản xuất hàng hóa, bán được, có tiền xây nhà to, một số đã có ô tô, có giúp việc. Bây giờ rất nhiều người đã ra thành phố không chịu nổi áp lực lại quay về mua ruộng, thuê ruộng làm nông nghiệp, đó là cách sống chứ không hoàn toàn là kiếm sống. Sống chậm, gắn với thiên nhiên, nấu một nồi cơm, hái một ít rau của mình làm ra mà ăn sướng hơn đi mua rất nhiều…

Nhiều người nhìn vào khuôn mặt khắc khổ của ông là thấy mênh mông biển nước lũ và một Bộ trưởng quần xắn lên tận đùi lội bì bõm còn tôi thì nhìn thấy một người cha già ngồi câm nín chăm sóc cho đứa con dị tật trong những ngày tháng không phải đi đâu đó. Là người rất cẩn trọng, nói gì cũng phải cho ông xem lại nên nhiều phóng viên rất ngại bởi lúc chuyện trò thì nhiệt huyết nhưng đến khi xem xong lại bảo: “Thôi chuyện này tế nhị, bác xin rút”. Và bài này khi lên báo đã được ông chỉnh sửa cắt gọt lại rất kỹ nhưng tôi cứ mạo muội xin post nguyên gốc theo bản ghi âm…

Nông hộ bây giờ có gì khác?

Vừa rồi chúng ta bằng phương thức nông hộ nhỏ nhưng đã sản xuất hàng hóa lớn, tạo ra 6-7 hàng hóa có vị thế trong khu vực và trên thế giới như lúa gạo, cà phê, tiêu, điều, tôm, cá tra. Đó là sự thật. Tuy nhiên vấn đề bức xúc hiện nay của nông hộ là nhỏ lẻ, năng suất thấp, chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh rất yếu.

Sản xuất nông hộ nhỏ là sự kế tục và phát huy của khoán hộ, trao lại ruộng đất cho nông dân để họ có quyền sử dụng đất đai của mình, để họ được hưởng thụ thành quả lao động của mình. Khát vọng về đất đai được giải tỏa phần lớn, tuy rằng chưa hết. Nông dân có quyền được sử dụng, được chuyển nhượng đất. Ruộng đất coi như tài sản của họ tuy không phải là sở hữu. Nó thấp hơn sở hữu nhưng dù sao cũng thỏa mãn khát vọng của người nông dân với đất đai.

Nông hộ bây giờ so với trước có gì khác? Nông hộ gắn liền với vấn đề đất đai, đặc biệt gắn với quyền sở hữu về đất. Chính vì thế mà ngay khi cách mạng thành công, người ta chia ra, tôi nói về mặt quy mô sản xuất hàng hóa thôi chứ không nói đến chính trị có: Địa chủ quy mô sản xuất lớn sử dụng đất đai và có thuê lao động. Đại chủ là nhân tố lớn, sử dụng đất vượt qua khả năng lao động của họ, còn chuyện địa tô thì là câu chuyện khác. Có hộ phú nông tức là tuy giàu có nhưng tự làm lấy là chính, manh nha sản xuất hàng hóa lớn. Có hộ trung nông hoàn toàn là tự túc về tổ chức sản xuất, về lao động, về đầu tư. Có bần, cố nông những người ít ruộng hoặc không ruộng phải đi làm thuê cho địa chủ, cho phú nông.

Làm nông nghiệp tức là kinh doanh nông nghiệp. Hộ gia đình có sức mạnh bởi nó gắn với sở hữu. Đất đai là tài sản lớn, là động lực lớn của người nông dân. Ngoài đất đai ra nông thôn còn có cái gì? Đất đai là động lực thúc đẩy sản xuất.

Trong nông nghiệp, cho đến bây giờ, dù có những bước phát triển rất lớn về khoa học, về công nghệ, về trình độ quản trị sản xuất vẫn phải thông qua sinh vật sống, rất nhạy cảm. Nông nghiệp gắn với thời tiết thiên tai bởi thế có thể cần cù, chịu khó đấy nhưng chưa chắc đã có thu hoạch.

Trực canh, trực tiếp quản lý, trực tiếp lao động trong nông nghiệp trở thành một phương sách về quản trị. Cho đến bây giờ dù chúng ta đã trải qua biết bao thăng trầm ngày hôm nay vẫn thế. Tưởng tập đoàn lớn trong nông nghiệp thế nào nhưng cũng là trực canh theo hộ, vẫn là của hộ quản lý nhưng bằng phương tiện khoa học kỹ thuật mới. Dù là hộ lớn, hộ vừa, hộ nhỏ thì trực canh vẫn là hiệu quả nhất.

Hộ nhỏ gắn với việc sử dụng lao động rất khôn khéo, có hiệu quả. Người khỏe có việc khỏe, người yếu có việc yếu. Chồng có việc chồng , vợ có việc vợ, con có việc con, già có việc của già. Tổng hợp sức lao động và năng suất lao động của một hộ cao hơn rất nhiều. Khoán hộ của Vĩnh Phú ra đời trong hoàn cảnh năm 1968 thanh niên trai trẻ ra tiền tuyến, lực lượng khỏe đi thanh niên xung phong còn lại chỉ người già, phụ nữ. Làm nông nghiệp lúc đó máy móc chưa có gì nên ông Kim Ngọc bắt đầu suy nghĩ đến vấn đề quản lý lao động như thế nào để làm nông nghiệp.

Còn cứ đánh kẻng, cứ sử dụng hợp tác xã thì không thể nào được vì lao động trẻ khỏe ít, thứ nữa là không gắn với quyền lợi của người ta nên không nhiệt tình. Thậm chí làm ra lúa mà còn phải huy động bộ đội ra gặt, cày bừa cấy hái phải huy động lực lượng ra hỗ trợ. Muốn sử dụng hiệu quả hộ nông nghiệp thì phải khoán hộ. Khoán hộ còn có ẩn ý là thông qua khoán cả gia đình được hưởng sản phẩm theo kết quả lao động. Kết quả đó không phải của một người mà của cả nhà từ ông bà, bố mẹ, con cháu tạo nên sức mạnh của hộ nông nghiệp.

Hộ gắn với phương thức sản xuất kéo dài trong suốt quá trình lịch sử là tự túc tự cấp. Thực ra ở ta phương thức sản xuất nông nghiệp hàng hóa ban đầu cũng có một số địa chủ, phú nông thực hiện nhưng không phổ biến. Giờ bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, đang thu hút nhiều lao động trẻ khỏe của nông nghiệp, thu hút đất đai của nông nghiệp nhưng bền chặt vẫn cứ là hộ. Hộ nếu chỉ nói về mặt kinh tế không thôi thì đúng là họ chán, họ cho mượn ruộng hưởng dăm bảy cân thóc sạch, họ bỏ ruộng nhưng bỏ ruộng mà lại không bán ruộng, đó là mâu thuẫn. Vì sao? Phải là người nông dân mới hiểu được vấn đề này.

Hiểu và cảm thông với nông dân:

Đã thành truyền thống, thửa ruộng gắn bó với người nông dân như một thứ song hành trong quá trình lịch sử. Thửa ruộng là nơi sản xuất, là văn hóa, là cuộc sống của họ. Có một bộ phận làm ở thành phố thất bại quay về làm nông nghiệp để kiếm sống nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ quay về làm nông nghiệp như một cách sống phù hợp với tạng người của mình. Một cái nhà ba gian hai chái, có giếng nước, vài ba sào ruộng, một cái ao nuôi cá, một cái vườn trồng cây, thả gà, rau quả tự trồng khi ăn cảm thấy sung sướng. Người ta không kỳ vọng nhà lầu, xe hơi hay phải có những doanh nghiệp to lớn. Một phong cách sống gắn với nông nghiệp, với môi trường, với thiên nhiên mà người ta chấp nhận phong cách sống dù mức sống thấp hơn so với thành thị. Phải nhìn như thế mới lý giải được tại sao đói nghèo mà vẫn khư khư giữ ruộng.

Nông hộ hiện nay còn có nguồn không dễ nhìn thấy được là do đô thị, do công nghiệp mang lại. Con cái đi làm trên thành phố rồi gửi về cho bố mẹ ở quê tiền để thuê cày bừa, gặt hái, xay xát. Gạo ngon, cây trái ngon, cái gì ngon thì bán tại nhà chứ không bán ở chợ. Cho nên việc người ta giữ đất, giữ nông nghiệp còn có một lý do nữa là được cung cấp một “nguồn lực chìm”. Làm nông nghiệp bằng tiền của công nghiệp, bằng nguồn lực nhỏ của từng hộ chứ không phải nguồn lực lớn.

Nhìn nhận sự tồn tại, níu giữ của nông hộ có lý do kinh tế, có lý do xã hội, có lý do thuộc về quan niệm sống, cách sống. Làm nông nghiệp để kiếm sống và làm nông nghiệp để có một cách sống phù hợp với từng tạng người.

Cho nên ngày hôm nay vẫn còn tồn tại nông nghiệp hộ, ngày mai vẫn còn tồn tại nông nghiệp hộ, ngày kia vẫn còn tồn tại nông nghiệp hộ nhưng mà quy mô và phương thức quản trị có khác. Làm trang trại kiểu TH vẫn là hộ nhưng được quản trị theo phương pháp sản xuất hàng hóa lớn và công nghiệp. Sở hữu gắn với trực canh là một nguyên lý. Giao đất cho ai thì giao nhưng vẫn phải trực canh, không được dùng đất đai như một thứ hàng hóa để quản lý.

Nếu nói nông nghiệp mà không nói đến nông dân sẽ không hiểu được vì sao ba sào ruộng bỏ hoang đó không bán mà lại chỉ cho thuê. Không bán ruộng đất cũng còn một lý do nữa đất nước mình có nhiều cuộc bể dâu. Thiên tai đã đành còn chiến tranh xâm lược, còn những sự cố như cải cách ruộng đất, giao đất vào HTX kiểu cũ, chạy đi đâu? Về quê dựa vào ba sào ruộng là yên tâm. Ruộng đất là sự đảm bảo. Phải thương nông dân, thông cảm với họ, đừng chê họ bảo thủ, thâm canh cố đế. Họ có nhiều phẩm chất tốt lắm.

Sắp tới nông hộ ra sao?

Trong thời kỳ công nghiệp hóa thì nông nghiệp cũng bước vào công nghiệp hóa (cơ giới hóa, hiện đại hóa, công nghệ cao) chứ không phải chỉ có công nghiệp hóa nói chung. Quan điểm của tôi là nông hộ luôn đồng hành cùng nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, kể cả hội nhập thì nông hộ vẫn tồn tại. Nhưng nông hộ sẽ có nhiều loại chứ không phải chỉ một loại bình quân chủ nghĩa như trước đây (đất chia bình quân theo khẩu). Nông hộ sẽ có bước phát triển khác so với trước đây. Khuyến khích tích tụ ruộng đất nhưng phải tôn trọng quyền tài sản mà tốt hơn là quyền sở hữu ruộng đất của nông dân.

Thứ nhất, hiện nay tôi cho rằng nông hộ nhỏ vẫn còn phù hợp ở những nơi như miền núi, ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang là cách lam nông nghiệp bền vững nhất ở đây, vừa hợp với môi trường sinh thái vừa hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Không thể đem cày máy ra mà san phẳng được.Công nghệ cao cũng rất cần cho miền núi nhưng phải thích nghi được với điều đó.

Nhật nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP với tổng số hộ làm khoảng 3 triệu, chiếm 6,4% số hộ). Ở đó hộ nhỏ vẫn giữ, vẫn làm nông nghiệp công nghệ cao nhờ vào hệ thống các doanh nghiệp dịch vụ nông nghiệp. Hộ nông nghiệp của họ không phải chơi vơi một mình trong biển cả mà nằm trong một liên kết sản xuất bằng ba liên kết lớn: Thứ nhất là hộ nhỏ tự họ liên kết với nhau thành HTX. HTX tôn trọng sản xuất hộ và hỗ trợ bằng tất cả dịch vụ đầu vào, đầu ra đồng thời quảng bá thương hiệu. Anh cứ yêu mảnh ruộng của anh đi nhưng anh phải làm theo tôi, theo yêu cầu của thị trường.

Hồi ấy khi làm Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phú tôi đã sang Nhật nghiên cứu về chè, tôi tưởng họ làm bạt ngàn nhưng không phải. Vẫn là hộ nhỏ thôi nhưng tất cả phải chấp hành quy trình kỹ thuật giống như thế nào, khoảng cách như thế nào, chăm bón như thế nào, ra sản phẩm HTX sẽ đảm bảo tiêu thụ cho. Đảm bảo quyền sở hữu của nông dân là động lực lớn nhất của sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai là hộ sản xuất vừa. Đó chính là hệ thống trang trại của Việt Nam hiện nay đang có mấy vạn trang trại được quyền sử dụng ruộng đất lâu dài. Họ cũng bắt đầu đi vào quản trị theo hướng doanh nghiệp và có nhiều nơi đã thuê chuyên gia, thuê kỹ sư. Tôi chỉ tiếc một điều là chúng ta hô phát triển trang trại nhưng lại không hô được phần chính sách hỗ trợ nó như đất đai, vốn, khoa học công nghệ và thúc đẩy thị trường.

Thứ ba là xin mời các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, công nghệ cao, gắn với thị trường vào đầu tư. Các doanh nghiệp nông nghiệp khác với doanh nghiệp công nghiệp, phải gắn với đặc điểm sinh lý của từng đối tượng cây trồng, vật nuôi, phải gắn với thời tiết, lợi thế của từng vùng, phải gắn với quyền về đất đai của nông dân.Hãy giúp đỡ nông hộ, hỗ trợ họ kiếm sống được và sống được theo cách của mình chứ đừng lăm le xóa đi.

Những thứ lạ của Việt Nam ta

Các chuyên gia Nhật Bản từng bảo với tôi rằng ở nông thôn Việt Nam có hai điều lạ. Thứ nhất là tại sao người nông dân giỏi đến như thế mà lại rất sợ liên kết, sợ liên doanh. Chẳng qua theo tôi là bởi họ bị lừa nhiều quá.

Thứ hai là đến Việt Nam trông thấy rừng mà không trông thấy cây. Cánh đồng lúa rất rộng, các vườn cà phê rất tuyệt vời nhưng hỏi ra có ai ở trong cánh đồng đó được diện tích lớn không? Không có. Vì sao? Đó là hậu quả của việc chúng ta chia đất hồi khoán hộ. Xưa có bần nông, cố nông, trung nông, địa chủ là chủ đất nhưng đến HTX chẳng có ai làm chủ mà chỉ có HTX là chủ, đến khi chia ra theo đầu người, bình quân chủ nghĩa có gần có xa, có xấu có tốt. Cứng nhắc như thế thì làm gì có hộ nông dân lớn? Cho đến bây giờ lại bắt đầu bỏ tiền ra để dồn điền đổi thửa, cho chuyển nhượng, cho thuê là phải làm lại cho đúng quy luật trực canh, cho đúng quy luật sinh học, cho đúng quy luật sở hữu gắn với quyền.

Vậy ta có khôi phục nông nghiệp theo hướng đó, chỉ nói về quy mô chứ không nói chính trị? Đã có rồi, thứ nhất là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, có hàng trăm doanh nghiệp, đó chính là “địa chủ”. Các trang trại là trung nông. Còn các nông hộ nhỏ nữa. Phải tìm cách để cho họ không chỉ sống được mà còn sống khá giả, tôn trọng những người không chỉ kiếm sống mà cả cách sống của họ nữa.

Phải công nghiệp hóa nông nghiệp. Phải tạo ra hệ thống dịch vụ nông nghiệp phát triển bền vững từ giống, phân bón, thuốc trừ sâu. Phải tổ chức HTX để mà liên kết các hộ lại, tạo ra sản xuất hàng hóa lớn. Phải có chính sách hỗ trợ cho các nông hộ nhỏ, nhất là đối với miền núi.

Đó là đoạn trường tân thanh. Nông nghiệp là trụ đỡ, là vấn đề cơ bản của xã hội thì đúng cả. Nhưng nói nông nghiệp là một chủ thể phải được hỗ trợ trong quá trình công nghiệp hóa này. Máy móc của ta có gì? Toàn nhập. Phân bón cũng nhập. Từ những thứ nhỏ nhất như máy băm cỏ, máy sấy chè đều phải nhập tất. Chúng ta muốn có một nền nông nghiệp hiện đại mà lại không có một công nghiệp hiện đại về nông nghiệp làm sao mà có được?

Phải tổ chức lại nền sản xuất nông nghiệp theo hướng nông hộ có liên kết, có liên doanh, có kết quả gắn trong chuỗi giá trị và gắn với thị trường. Muốn tích tụ được phải công nhận đất đai là tài sản của nông dân và phải thương lượng trên cơ sở thỏa thuận giá thị trường chứ không phải chính quyền địa phương thích thì làm, thì ra quyết định thu hồi. Cứ dựa vào mấy ông to bà lớn, thích làm nông nghiệp lớn rồi ra quyết định thu hồi rồi trả cho người ta không có thương lượng là không được. Tích tụ ruộng đất cần phải có nguyên tắc là trực canh chứ không được phát canh thu tô.

5

XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM
Kim Hoàng


Trời trong vắt và xuân gần gũi quá
Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm
Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn
Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông

CHUNG SỨC TRÊN ĐƯỜNG XUÂN
Hoàng Kim

Chung sức bao năm một chặng đường
Cuộc đời nhìn lại phúc lưu hương
Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện
Lúa sắn chuyên tâm mến nghĩa Trường
Dạy học tinh hoa giàu trí tuệ
Chuyển giao chuyên nghiệp khiếu văn chương
Người chọn vãng sanh vui một cõi
Ai theo cực lạc đức muôn phương

Thầy bạn nhà nông mến dặm đường
Tình yêu cuộc sống đức lưu hương
Trình, Đào thanh thản nương thời vận
Tô, Nguyễn thung dung nhẹ đoạn trường
Lúa sắn ngô khoai yêu khoa học
Mai lan cúc trúc thú văn chương
Tâm bình minh triết thành công quả
An vui trí sáng đức muôn phương.

Cảm ơn giáo sư Võ Tòng Xuân và anh Đỗ Quý Hạo xin được lưu ảnh và bài về Việt Nam con đường xanh https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/.

Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững Ở Việt Nam, trồng KM419, KM440 sạch bệnh và phát triển bền vững giống KM568, KM535 là cách tốt nhất để chọn tạo các giống sắn tinh bột cao, kháng sâu bệnh hại maijor (CMD, CWBD), bền vững với điều kiện sản xuất của các vùng trồng sắn. KU 50 có tên là KM94, được chọn phát hành tại Việt Nam năm 1995, nhưng sau 25 năm, đến nay, KM419, KM440, KM140 và KM98-1 (hoặc C97) năng suất tinh bột cao hơn KM94 khoảng 29-20%, xem thêm các giống sắn KM419 và KM440, KM98-1, KM140 tại thực địa tỉnh Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI, tại Đắk Lắk https://youtu.be/5l9xPES76fU; và tại Tây Ninh trước và sau CMD, CWBD https://youtu.be/XMHEa-KewEk; KM98-1 (C97), KM419, KM440, KM140 https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim -ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634 /; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU

Cassava conservation and sustainable development in Vietnam. In Vietnam, planting clean KM419, KM440 and sustainble develop KM568, KM535 is best way for selection of  high-yieding starchy cassava varieties, resistant to major pests and disease  (CMD, CWBD), sustainable for production conditions of cassava growing areas. KM94 named as KU50 from Thailand, were selected for released in Vietnam in 1995, but after 25 years, up to now, KM419, KM440, KM140 and KM98-1(or C97) rood yield higher than KM94 about 29-20 %, see more  Cassava varieties KM419 and KM440, KM98-1, KM140 in the field of Phu Yen province  https://youtu.be/XDM6i8vLHcI ),  in  Dak Lak https://youtu.be/5l9xPES76fU ; and in Tay Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk, before and after CMD, CWBD  are KM98-1 (C97), KM419, KM440,  KM140   https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU

SARD COVID 2 với Animal Virus, CMD Cassava Virus đều có cùng một nguyên lý giải pháp phòng trừ là: cách ly tiêu hủy virus + sử dụng giống kháng/ gen kháng, căn cứ vào lý luận và thực tiễn về tính kháng của hệ gen với sử dụng kháng nguyên kháng thể thích hợp. Nano Covax cho người Việt và sắn KM568, KM535, KM419, KM440, KM98-1 đều tuân theo nguyên lý này, và là bài học kinh nghiệm quý của Việt Nam trên con người và cho cây sắn Việt Nam. Chọn giống sắn kháng CMD. Sự thật tốt hơn ngàn lời nói. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/

6

NÊN ĐỌC QUA MỘT LẦN
(Theo Đang Tran #TSLTDadmin)

1. Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên. Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, SỨC KHOẺ là của mình.

2. Lúc về già mình nên quan tâm đến BẢN THÂN, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn và thích thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.

3. Lúc về già mình sẽ SỐNG GẦN CON mà không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ sống với…vợ. Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình hỗ trợ, quyết không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ.

4. Lúc về già… rất già, nên đặt một chỗ ở một trung tâm DƯỠNG LÃO nào đó. Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm để được chăm sóc y tế tốt và có nhiều cơ hội vui chơi bên bạn đồng trang lứa.

5. Lúc về già nên và chỉ nói hai chữ “ngày xưa” (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với BẠN đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi. Với tụi trẻ chỉ nói “ngày mai” và chỉ trả lời khi chúng hỏi. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già. Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.

6. Lúc về già, mình sẽ dành thời gian đi THĂM QUAN những vùng đất mà chưa bao giờ đặt chân đến.

7. Lúc về già mình phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “CON CHIM BAY LƯỢN”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

8. Lúc về già đừng bao giờ đến CƠ QUAN CŨ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt.

9. Lúc về già cần HIỂU rõ:- Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.- Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.- Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ. Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, mình phải coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, mà không mong báo đáp, chờ báo đáp là tự làm khổ mình.- Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu. Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Vậy nên cần chuẩn bị tài chính để sẵn sàng thuê người chăm sóc để con cái đỡ vất vả vì mình.- Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….). Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh). Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống. Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.- Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy tích cực là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy lạc quan để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.- “Hoàn toàn khỏe mạnh” là thân thể, tâm lý và đạo đức đều khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.

10. Lúc về già mình sẽ thực hiện : 3 QUÊN, 4 CÓ, 5 KHÔNG và 6 VỊ BÁC SĨ

– 3 QUÊN* Một quên mình tuổi đã già Sống vui, sống khỏe, lo xa làm gì.* Hai là bệnh tật quên điCuộc đời nó thế, việc gì nhọc tâm* Ba quên thù hận cho xongĂn ngon ngủ kỹ để lòng thảnh thơi.- 4 CÓ* Một nên có một gia đìnhVì không – homeless – người khinh lẽ thường* Hai cần phải có nhà riêng Đói no cũng chẳng làm phiền dâu, con* Ba là trương mục ngân hàngÍt nhiều tiết kiệm an thân tuổi già* Bốn cần có bạn gần xaTri âm, tri kỷ để mà hàn huyên.- 5 KHÔNG* Một không vô cớ bán nhàDọn vào chung chạ la cà với con* Hai không nhận cháu để trôngNhớ thì thăm hỏi bà, ông, cháu mừng* Ba không cố gắng ở chungTiếng chì, tiếng bấc khó lòng tránh lâu* Bốn không từ chối yêu cầuÍt nhiều quà cáp con, dâu, cho mình* Năm không can thiệp nhiệt tìnhĐời tư hay việc riêng phần của con.- 6 VỊ BÁC SĨ TỐT NHẤT TRONG ĐỜI :* Ánh nắng mặt trời* Nghỉ ngơi* Thể dục* Ăn uống điều độ* Tự tin* Bạn bèCuối cùng luôn xác định TƯ TƯỞNG:“Sinh – bệnh – lão – tử” là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống đàng hoàng để không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu CHẤM HẾT THẬT TRÒN

7

BẢY BÀI HỌC CUỘC SỐNG

Học cách mặt trời tỏa sáng
Nước chảy đá mòn
Tôn trọng người khác
Tận nhân lực tri thiên mệnh
Đừng lo lắng vô ích
Đừng sợ hãi hãy tiến tới
Phúc hậu an nhiên kho báu chính mình

Hoàng Kim
Tuyển chọn tinh hoa cổ ngữ phương Đông

https://www.youtube.com/embed/w21hkPfEA2M?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG
https://youtu.be/w21hkPfEA2M

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Lời Thầy dặn thung dung

Kim Notes lắng ghi chú

8

VUI SỐNG GIỮA THIÊN NHIÊN
Hoàng Kim

Người khôn về chốn đông người
Cái nhìn thì mỏng, cái cười thì nông
Ta vui ở lại ruộng đồng
Để gieo tục ngữ để trồng dân ca.

Thung dung cùng với cỏ hoa
An nhiên đèn sách, nhẫn nha dọn vườn
Mặc ai tính thiệt so hơn
Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng

Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian

Nước trong ngập ánh trăng vàng
Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo
Lợi danh một thực mười hư
Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi

Thung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi đất hiền
Ta về sống giữa thiên nhiên
Chọn tìm giống tốt thêm bền yêu thương
9

CHÍN ĐIỀU LÀNH HẠNH PHÚC
Hoàng Kim.

Mặt trời và thiên nhiên
Môi trường sống an lành
Gia đình thầy bạn quý
Minh triết cho mỗi ngày
An nhiên và phúc hậu
Thức ngủ cần hài hòa
Lao động và nghỉ ngơi
Gieo lành thì gặt thiện
Yêu thương trong tầm tay


CHÍN ĐIỀU LÀNH HẠNH PHÚC

1) Cười nhiều Giận ít
2) Vui nhiều Lo ít
3) Làm nhiều Nói ít
4) Đi nhiều Ngồi ít
5) Rau nhiều Thịt ít
6) Chay nhiều Mặn ít
7) Chua nhiều Ngọt ít
8) Tắm nhiều Lười ít
9) Thiện nhiều Tham ít

MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY

Ai đúng ai sai, mình không sai là được
Người già người trẻ, cứ vui khỏe là được
Việc nhiều lộc ít, làm xong việc là được
Tận tâm tiết kiệm, đừng lãng phí là được
Bất kể giàu nghèo, cứ hoà thuận là được
Không kén ngon dở, cứ sạch nóng là được
Bất luận đẹp xấu, cứ tốt duyên là được
Nhà lớn nhà nhỏ, cứ ấm no là được
Xe mới xe cũ, cứ chạy tốt là được
Sung túc nghèo nàn, cứ bình an là được

BẠN GIEO LÀNH GẶT THIỆN

Bạn gieo yêu thương Bạn gặt thân ái
Bạn gieo tha thứ Bạn gặt hoà giải
Bạn gieo chịu đựng Bạn gặt cộng tác
Bạn gieo chăm chỉ Bạn gặt thành công
Chăm chín điều lành Bạn thành người tốt.

Bạn gieo thành thật Bạn gặt lòng tin
Bạn gieo lòng tốt Bạn gặt thân thiện
Bạn gieo kiên nhẫn Bạn gặt chiến thắng
Bạn gieo khiêm tốn Bạn gặt tín nhiệm.

Bạn gieo kiêu hãnh Bạn gặt đố kỵ
Bạn gieo bực bội Bạn gặt phiền muộn
Bạn gieo mách lẻo Bạn gặt âu lo
Bạn gieo ích kỷ Bạn gặt cô đơn

Bạn gieo lười biếng Bạn gặt tổn hại
Bạn gieo ỷ lại Bạn gặt ngờ vực
Ban gieo bất tín Bạn gặt kẻ thù
Bạn gieo tham lam Bạn gặt huỷ diệt

YÊU THƯƠNG TRONG TẦM TAY

Yêu thương không mệt, ghen ghét mới mệt
Vui cười không mệt, buồn phiền mới mệt
Chân thật không mệt, gian dối mới mệt
Tương ái không mệt, tương tàn mới mệt
Rộng rãi không mệt, ích kỷ mới mệt
Khoan dung không mệt, khó khăn mới mệt
Khiêm nhường không mệt, khoe khoang mới mệt
Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt
Đơn thuần không mệt, phức tạp mới mệt
Chân thành không mệt, giả dối mới mệt
Tương tư không mệt, đơn phương mới mệt
Được mất không mệt, thích quản mới mệt
Thảnh thơi không mệt, bức xúc mới mệt.
Biết đủ không mệt, ki cóp mới mệt
Thung dung không mệt, xét nét mới mệt.

10

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là hoangkim1.jpg

VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui khỏe đời cho ta.

Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …

Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích

Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.

Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 2-nhatoi.jpg

Học mặt trời tỏa sáng
Phúc hậu và an nhiên
Biết kiên trì việc chính
Học nước chảy đá mòn
Vui đi dưới mặt trời


TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM
Hoàng KimHoang Long

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.

*

Lên Thái Sơn hướng Phật
Chiếu đất ở Thái An
Đi thuyền trên Trường Giang
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Khổng Tử dạy và học
Đến Thái Sơn nhớ Người
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Huyền Trang tháp Đại Nhạn

Tô Đông Pha Tây Hồ
Đỗ Phủ thương đọc lại
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Ngày xuân đọc Trạng Trình

Quảng Tây nay và xưa
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Ngày mới vui xuân hiểu
Kim Dung trong ngày mới

Bình sinh Mao Trạch Đông
Bình sinh Tập Cận Bình
Lời dặn của Thánh Trần
Trung Quốc một suy ngẫm

TRUNG NGA VỚI TRUNG Á
Hoàng Kim

“Vành đai và con đường” là câu chuyện dài. Nhân chuyện Taliban và Afghanistan mới đây , tôi đọc kỹ lại chương 2 Tây Tiến; Kinh tế học về quyền lực ở Trung Á sách Giấc mộng châu Á của Trung Quốc, tác phẩm nổi tiếng của Tom Miller, và bài hay của anh Phan Chí Thắng “Suy nghĩ nhân kết thúc chiến tranh của Afghanistan

(6)

Đọc lại và suy ngẫm

NGOẠI GIAO LÀ VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY
Phan Chí Thắng 27 8 2021

Chính trị và ngoại giao là những thứ thấy vậy mà chưa chắc đã là vậy, nhất là ngoại giao. Bởi lẽ ngoài hình thức ngoại giao công khai còn ngoại giao bí mật, thậm chí trong cuộc hội đàm công khai còn có hội đàm bí mật mà báo chí không được biết. Không biết thì không thể đưa ra nhận định đúng được.

Có những động thái ngoại giao phải vài ba chục năm sau chúng ta mới biết. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba đình, mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791. Một cách rõ ràng, Người bày tỏ thiện chí với Mỹ và Pháp. Chính vì thế Liên Xô và Trung Quốc không công nhận nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (mãi đến 1950 mới công nhận).

Song song với bản Tuyên ngôn độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã liên tục gửi 8 lá thư cho tổng thống Mỹ hồi đó Harry S. Truman (8 tháng 5 năm 1884- 26 tháng 12 năm 1972) là Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ (1945–1953), trong đó bày tỏ nguyện vọng Việt Nam muốn hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ. Song vì nhiều lý do, có thể còn do ông Truman vừa lên thay người tiền nhiệm chết khi tại chức, phía Mỹ không có hồi âm.

Không muốn đánh nhau với Pháp, và nếu buộc phải đánh nhau thì để kéo dài thời gian nhằm xây dựng lực lượng (với 34 chiến sĩ đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân cùng mấy khẩu súng kíp thì đánh được ai?) Chủ tịch Hồ Chí Minh cử đoàn sang Pháp đàm phán (toàn trí thức lớn hồi đó do Pháp đào tạo) rồi đích thân vượt ngàn dặm sang Pháp (đi máy bay về tàu thủy) với mục tiêu sẵn sàng tham gia Liên hiệp Pháp nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập. Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 được ký.

Lúc đó trong nước nhiều người lo lắng chẳng lẽ Cụ Hồ lại theo Pháp. Người đã phải lên tiếng: “Tôi, Hồ Chí Minh, không bao giờ là kẻ bán nước!”.Chỉ nói được thế thôi, làm sao công khai với nhân dân và thế giới là tôi muốn đi với Mỹ và Pháp?

Tôi nhắc lại hai sự kiện trên để thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy từ rất sớm là nên đi với Mỹ, không thì với Pháp nhưng dòng xoáy lịch sử, oái oăm thay, không những đã không theo ý Cụ Hồ mà còn bắt Cụ phải kháng chiến chống lại chính những người Cụ muốn làm bạn.Một nhà nghiên cứu lịch sử người Mỹ đã viết đó là bi kịch lớn nhất của Hồ Chí Minh.

Năm 1972 Richard Nixon sang Bắc Kinh ngồi uống rượu với Mao Trạch Đông. Lúc đó ai mà biết Mỹ bán đứng Việt Nam Cộng hoà còn Trung Quốc hết “môi hở răng lạnh” với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà? Một số người không biết hoặc không có cái nhìn lịch sử khách quan, một số khác không hiểu rằng ngoại giao là thứ ta không bao giờ biết hết về nó khi nó xảy ra nên đã có những nhận định vội vàng, sai lầm.

Anh bạn thân của tôi nhắn tin ta bỏ lỡ nhiều cơ hội đi với Mỹ, liệu lần này “nó” muốn nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược, ta chưa đồng ý, ta lại để tuột mất cơ hội một lần nữa? Tôi trả lời để hôm nào hết dịch anh em ngồi cà phê sẽ trao đổi kỹ hơn.Bài này là một phần của cuộc trao đổi đó, vì một số người cùng suy nghĩ như anh bạn tôi.Tút sau tôi sẽ viết bình luận tiếp về chuyến thăm và làm việc của Phó Tổng Mỹ Kamala Harris 2 ngày qua ở Hà Nội.

Muốn nói thêm một chút. Những gì báo chí đưa tin là những thứ được Mỹ và Việt Nam cho phép đưa ra công khai. Báo chí, và chúng ta, sẽ không bao giờ biết được cái nhìn, nụ cười, thậm chí lời thì thầm của các nguyên thủ quốc gia với nhau. Những cái đó mới cực kỳ quan trọng và chỉ họ biết.Chúng ta buộc phải quan sát các diễn biến ngoài lời nói để nắm bắt tình hình.Đôi khi giống như cô gái trả lời chàng trai tỏ tình rằng em không yêu anh đâu nhưng mắt lại nhìn đắm đuối, môi hé ra chờ một nụ hôn.Hoặc ngược lại, hai bên hô to nỉ hảo nỉ hảo nhưng trong bụng tức nhau bỏ mẹ.

Ví dụ Tập Cận Bình từ sau Đại hội XIII của Đảng CSVN, ý là từ khi có ekip lãnh đạo mới của Việt Nam, không sang Việt Nam, Trung Quốc chỉ cử hai bộ trưởng Công an và Quốc phòng sang Việt Nam, trong khi Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao của họ sang thăm các nước Asean khác. Ngược lại, Mỹ cử Bộ trưởng Quốc phòng rồi Phó Tổng thống sang Việt Nam. Trong khi Trung Quốc lúc đầu viện trợ cho Việt Nam chỉ 0,5 triệu liều vaccine (cùng lúc Lào khoảng 7 triệu dân TQ lại cho 5 tr. liều, cho tới khi bà Kamala sắp đáp máy bay xuống Nội Bài Trung Quốc mới vội cho thêm Việt Nam 2 tr. liều!) thì Mỹ chi viện cho Việt Nam những gì và bao nhiêu?

Bạn có tặng quà người nào ghét bạn không?Nhiều ví dụ khác cho thấy quan hệ Việt Trung và Việt Mỹ đang diễn biến không giống như những lời phát biểu mang tính chất ngoại giao của Việt Nam. Cá nhân tôi cho rằng mọi thứ đang diễn ra tích cực tuy bối cảnh vô cùng phức tạp.

SUY NGHĨ NHÂN KẾT THÚC CHIẾN TRANH AFGANISTAN
Phan Chí Thắng 17 8 2021


Ngày 3/8/2021 trong bài “Hai diễn viên, một vai diễn” tôi viết: “chủ nhân ông đích thực của nước Mỹ là các Ông Lớn (Big Guys gồm các nhà tài phiệt và các ông chủ công nghệ), họ là chủ tịch HĐQT của công ty gọi là nước Mỹ, tổng thống chỉ là giám đốc điều hành mà quyền hành cũng không tuyệt đối bởi chế độ Tam quyền phân lập.

Hai ông J. Biden và D. Trump là hai diễn viên được phân đóng một vai trong vở kịch do người khác viết kịch bản và người khác đạo diễn.”Có người bạn nhắn tin bác nói đúng nhưng có vẻ ca ngợi Biden. Tôi trả lời rằng một khi đã nhận thức Biden, Trump hay một tổng thống Mỹ nào khác chỉ là đang đóng kịch thì tôi không còn quan tâm ông nào diễn hay hơn ông nào mà chỉ quan tâm kịch bản là gì. Tôi muốn những ai từng mơ hồ ảo tưởng về Trump khỏi thất vọng và không muốn ai ảo vọng về Biden.

Kịch bản 100 năm lại đây của những ông chủ đích thực của nước Mỹ là gì? Là sự thực dụng vì quyền lợi của nước Mỹ. Thực dụng về lợi ích kinh tế, vai trò bá chủ và luôn duy trì chiến tranh ngoài biên giới nước Mỹ.

Có hai nước Mỹ. Một nước Mỹ của những người yêu chuộng tự do hoà bình, cần cù lao động sáng tạo, đi đầu trong hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ, sản xuất, văn hoá thể thao. Một nước Mỹ khác hiếu chiến, tìm mọi cách thu được lợi ích tối đa từ bên ngoài cho túi tiền của nhóm tài phiệt dưới danh nghĩa nước Mỹ vĩ đại.

Thế kỷ thứ 20 chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, xuất hiện chủ nghĩa thực dân mới. Các nước Đức Ý Nhật giàu mạnh nhưng trâu chậm uống nước đục, muốn vẽ lại bản đồ thế giới, thực chất là chiếm thuộc địa từ tay các thực dân già như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha đã gây ra chiến tranh thế giới thứ 2.

Trục Đức Ý Nhật thất bại, chủ nghĩa thực dân cũ thất bại theo. Một loạt thực dân phải trao trả quyền độc lập cho các nước thuộc địa ở Châu Phi, Châu Á. Riêng thực dân Pháp không chịu nhả Việt Nam, tìm mọi cách chiếm lại Đông dương, dẫn đến cuộc chiến tranh 8 năm kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên phủ và Hiệp định Giơnevơ 1954.

Các nước lớn rút kinh nghiệm, không dại gì để chiến tranh xảy ra trên lãnh thổ nước mình mà đẩy chiến tranh ra khỏi biên giới. Mỹ là điển hình.

Mỹ đối đầu với Liên Xô và hệ thống các nước XHCN hình thành sau thế chiến hai. Đến 1949 lại thêm Trung Quốc tự xưng là cộng sản. Mỹ gây chiến Tranh Triều tiên, bắt Mao Trạch Đông phải gửi chí nguyện quân vào bán đảo Triều tiên tham chiến, hạn chế sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Năm 1953 vừa kết thúc cuộc chiến tranh Triều tiên, chia nước này làm hai phần để tiếp tục cù cưa “ai thắng ai” thì năm 1954, hai phe TBCN và XHCN lại cố tình chia cắt Việt Nam. Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam thay chân Pháp, dựng lên cái gọi là chính thể cộng hoà, phá hoại hiệp định Geneve, gián tiếp rồi trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh đến năm 1975, gây bao đau thương mất mát, tàn phá và kéo lùi sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Bằng cuộc chiến tranh Việt Nam được ngụy trang là cuộc chiến ý thức hệ (cũng đúng nhưng thực chất là cuộc chơi của các cường quốc), Mỹ buộc Liên Xô, Trung Quốc chi viện cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, làm các nước này phải suy yếu.

Năm 1972, nhận thấy cần chia rẽ Liên Xô và Trung Quốc, Mỹ đi đêm với Mao Trạch Đông, bán rẻ đồng minh Nguyễn Văn Thiệu, rút hết về nước và cấm vận Việt Nam 20 năm.

Sau chiến tranh Việt Nam những tưởng Mỹ đã rút ra bài học. Nhưng không, Mỹ xúi dục hoặc trực tiếp gây chiến ở Trung Đông. Mỹ mang quân vào Irac, bịa ra chuyện nước này độc tài và có vũ khí hoá học. Sau này tiếp tục duy trì xung đột ở giải Gaza, đụng độ với Iran, v.v.

Riêng Afghanistan được “ưu tiên” có 2 cuộc chiến.

1. Chiến tranh Liên Xô tại Afghanistan là cuộc xung đột kéo dài 10 năm giữa các lực lượng quân sự Liên Xô ủng hộ chính phủ Cộng hòa Dân chủ Afghanistan của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) chống lại lực lượng Mujahideen chiến đấu nhằm lật đổ chính quyền theo chủ nghĩa cộng sản. Liên bang Xô viết ủng hộ chính phủ trong khi phe đối lập nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía gồm Hoa Kỳ, Pakistan và các quốc gia Hồi giáo khác trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Lạnh. Cuộc xung đột xảy ra đồng thời với Cách mạng Iran năm 1979 và Chiến tranh Iran-Iraq, ảnh hưởng tới sự trỗi dậy của lực lượng Mujahideen tại Trung Á.

Cuộc chiến đã có những tác động rất lớn đối với Liên bang Xô viết và thường được nhắc đến như là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991.

2. Chiến tranh tại Afghanistan (2001-2021) là cuộc chiến tranh diễn ra sau khi Hoa Kỳ và các đồng minh đã hạ bệ thành công Taliban từ vị trí nắm quyền lực để không cho al-Qaeda có cơ sở hoạt động an toàn ở Afghanistan.

Sau các cuộc tấn công ngày 11 Tháng Chín năm 2001, George W. Bush yêu cầu Taliban, sau đó- de facto cai trị Afghanistan, bàn giao Osama bin Laden. Việc Taliban từ chối dẫn độ bin Laden đã dẫn đến Chiến dịch Tự do Bền vững; Taliban và các đồng minh Al-Qaeda của họ hầu hết đã bị đánh bại trong nước bởi các lực lượng do Hoa Kỳ lãnh đạo và Liên minh phương Bắc đã chiến đấu chống lại Taliban từ năm 1996. Tại Hội nghị Bonn, các chính quyền lâm thời mới của Afghanistan (hầu hết thuộc Liên minh phương Bắc) đã bầu Hamid Karzai làm người đứng đầu Chính quyền lâm thời Afghanistan. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thành lập ISAF để hỗ trợ chính quyền mới trong việc đảm bảo an ninh cho Kabul. Một nỗ lực tái thiết trên toàn quốc cũng đã được thực hiện sau khi chế độ Taliban kết thúc.

Sau khi thất bại trong cuộc xâm lược của Mỹ và đồng minh, Taliban được Mullah Omar tổ chức lại và phát động một cuộc nổi dậy chống lại chính phủ Afghanistan vào năm 2003.

Các phần tử nổi dậy của Taliban và các nhóm khác đã thắng lợi. Hôm qua họ chiếm được thủ đô Kabul, Mỹ rút chạy sau 20 năm tiêu tốn 1000 tỷ USD, riêng việc huấn luyện quân đội và cảnh sát khoảng 300 ngàn người cũng đã tiêu tốn 80 tỷ ông Hoa Thịnh Đốn. Chế độ do Mỹ dựng lên, hà hơi tiếp sức sụp đổ nhanh chóng, cảnh tượng gần giống tháng Tư năm 75 ở miền Nam Việt Nam. Lưu ý: bản chất cuộc chiến ở Việt Nam và ở Afganistan là khác nhau, chỉ có vai trò của Mỹ là một.

Mỹ luôn gây chiến để giải bài toán đối đầu với các đối thủ cường quốc khác và để bán vũ khí. Nhưng chẳng cường quốc nào dám đánh nhau trực diện mà luôn theo phương châm chọn nước bé làm chiến trường so găng.

Mỹ thừa sức đánh chiếm Cu ba, Trung Quốc có khả năng bắt nạt Đài Loan. Vì sao họ không làm? Vì quá nguy hiểm cho bản thân họ. Vì… gần quá dễ tên rơi đạn lạc.

Trâu bò dại gì húc nhau, cứ xúi bẩy chó gà cắn nhau, trâu bò hưởng lợi.

Tôi luôn phân biệt 2 nước Mỹ, tương tự như thế có 2 nước Trung Quốc. Tôi ca ngợi nước Mỹ tài giỏi thông minh tử tế và nhìn rõ bản chất của nước Mỹ thứ hai luôn gây chiến để kiếm lời.

Vấn đề là biết rồi thì phải làm gì?

Bằng mọi cách, mọi giá không để “lịch sử chọn ta là điểm tựa” một lần nữa. Phải vô cùng khôn khéo không để các nước lớn lôi kéo vào cuộc chiến của họ. Bình tĩnh, không hung hăng hùng hổ chống Tàu (hay chống Mỹ) cho ra vẻ anh hùng lẫm liệt.

Và chờ xem Mỹ sẽ gây chiến ở nước nào tiếp theo.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUYẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC CỦA PHÓ TỔNG THỐNG MỸ KAMALA HARRIS TẠI HÀ NỘI
Phan Chí Thắng 28 8 2021


Cuối chiều ngày 26/8/2021, bà Kamala Harris Phó Tổng thống Mỹ đã lên máy bay ghé qua Honolulu tiểu bang Hawaii rồi về đến Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Rất khó đánh giá kết quả chuyến công du của nhân vật số hai Hoa Kỳ vì chúng ta hoàn toàn không biết những mục đích của mỗi bên là gì khi bước vào đàm phán và tai hại là báo chí Việt Nam đưa tin rất hạn chế. Nhưng vẫn phải có một đánh giá nào đó, có thể chưa hoàn toàn chính xác và đầy đủ, dựa trên những gì truyền thông của cả hai bên đăng tải.

Trước hết phải nói mọi cuộc họp thượng đỉnh ít khi thất bại nếu cả hai phía thực lòng đến với nhau. Nếu một bên biết bên kia chơi không đẹp thì đã chả cất công đến gặp nhau làm gì. Nghĩa là ở mức độ nào đó chuyến đi của bà Phó Tổng thống đã thành công.

Mọi quốc gia đều muốn những gì có lợi nhất cho đất nước mình. Mỹ và Việt Nam cũng vậy. Nếu lợi ích của hai bên có nhiều điểm song trùng thì hoàn toàn có thể coi là cuộc gặp thành công.Mức độ thành công còn tuỳ vào anh đứng từ phía nào để đánh giá. Là người Việt Nam, tôi chỉ quan tâm đến thành bại của nước mình là chính. Song vì chỉ là người dân thường, chúng ta không thể biết lãnh đạo Việt Nam đã đề ra những mục tiêu gì trước khi tiếp bà Phó Tổng thống Mỹ để rồi nhận định là thành công cao, thành công vừa hay thành công thấp.

Vì vậy tôi xin đưa ra ý kiến theo cách nhìn của tôi, chỉ là thêm một tiếng nói để tham khảo. Tôi sẽ không liệt kê các lĩnh vực hai bên cam kết hợp tác, số tiền Mỹ viện trợ, mà chỉ nêu những vấn đề tôi cho là đáng quan tâm.

I. VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM ĐƯỢC NÂNG CAO TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ

Chính quyền Biden và ekip lãnh đạo mới của Việt Nam xuất hiện gần như đồng thời, từ cuối tháng 1 năm nay. Mới qua hơn nửa năm, Mỹ đã cử Bộ trưởng Quốc phòng sang Việt Nam, một tháng sau đến Phó Tổng thống. Đó là chỉ dấu thứ nhất về việc Mỹ đánh giá cao vai trò của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

Mỹ khai trương Văn phòng Đại diện CDC khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội, mặc nhiên coi Hà Nội là “thủ đô” Đông Nam Á. Đó là chỉ dấu thứ hai.

Mỹ chính thức được thuê 99 năm 3,9 ha đất tại Cầu Giấy và sẽ xây phức hợp Toà đại sứ đắt tiền nhất của Mỹ (1,2 tỷ USD), thể hiện cam kết lâu dài đi bên cạnh Việt Nam và rất coi trọng Việt Nam. Mỹ tự nhận mình là “người tình trăm năm” của Việt Nam. Đó là chỉ dấu thứ ba.

Thái độ tôn trọng của cường quốc số một thế giới về kinh tế, khoa học công nghệ, quốc phòng dành cho Việt Nam đã nâng tầm vai trò và vị thế của Việt Nam.

II. CẤP ĐỘ ĐỐI TÁC

Rất nhiều người quan tâm đến việc nâng cấp đối tác Việt Mỹ từ “toàn diện” lên “chiến lược”, thấy chưa có gì tiến triển thì thất vọng, thậm chí trách lãnh đạo Việt Nam bỏ qua cơ hội, thân Tàu v.v.

Phải nói rằng để bà Kamala Harris sang Việt Nam, chuyên viên cao cấp hai bên đã làm việc nhiều tháng trời, phía Mỹ và tất nhiên là cả bà Kamala Harris thừa biết rằng chưa chín muồi việc ký Hiệp định đối tác chiến lược giữa hai nước nên chỉ nói (2 lần với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính): “Chúng ta phải làm gì để nâng cấp đối tác lên cấp chiến lược?” chứ không đề nghị nâng ngay lên cấp chiến lược.

Hai vị lãnh đạo Việt Nam trả lời là cần hợp tác sâu rộng và hiệu quả hơn nữa. Lịch sự và đúng trọng tâm.

Nhiều người nghĩ phía Mỹ thất bại và phía Việt Nam tuột mất cơ hội ngàn vàng nâng tầm quan hệ với Mỹ.

Tôi cho rằng không phải vậy. Mọi việc đang tiến triển đúng hướng, dục tốc bất đạt, nghĩa là không thể vội. Nếu Việt Nam từ chối nâng cấp hợp tác với Mỹ thì sao cả ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Phạm Minh Chính cùng tha thiết mời Tổng thống Biden sang thăm Việt Nam, chưa kể trước đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã có lời mời?

Nếu biết Việt Nam “cự tuyệt” thì sao Mỹ ngày càng giúp đỡ Việt Nam mạnh hơn, nhiều lĩnh vực hơn? Người Mỹ thực dụng, họ chẳng dại.

Trả lời phóng viên trong cuộc họp báo chiều 26/8, trước khi ra sân bay về nước, về vấn đề “đối tác chiến lược”, bà Kamala cực kỳ khôn khéo nói rằng chúng tôi sẽ hợp tác chống COVID-19 và những dịch bệnh khác trong tương lai, đó là vấn đề chiến lược; chúng tôi sẽ hợp tác trong việc chống và khắc phục hậu quả biến đổi khí hậu, đó là vấn đề chiến lược; chúng tôi sẽ cùng Việt nam xây dựng chuỗi cung ứng sản xuất, đó là vấn đề chiến lược; chúng tôi sẽ hợp tác phát triển nông nghiệp thông minh, thậm chí nông nghiệp vệ tinh, đó là vấn đề chiến lược; chúng tôi luôn hỗ trợ để Việt Nam thành một nước hùng mạnh, độc lập, đó là vấn đề chiến lược!

Câu trả lời của bà thật thông minh và rõ ràng.

Theo tôi Việc tuyên bố ngay từ Hà Nội việc muốn nâng cấp đối tác với Việt Nam còn là một cách cảnh cáo Trung Quốc rằng Việt Nam và Mỹ bây giờ mới thực chất là môi hở răng lạnh, đừng có đùa!III.

VẤN ĐỀ THỂ CHẾ

1. Mỹ thực dụng, mèo trắng hay mèo đen đều tốt miễn là bắt được chuột như lời Đặng Tiểu Bình. Từ thời Tổng thống Trump, Mỹ “nổ” Trung Quốc rất mạnh về thể chế, nhưng lại “êm” với Việt Nam. Nghĩa là con bài thể chế được dùng khi cần và không dùng khi không cần.

2. Phóng viên hỏi vì sao Việt Nam và Trung Quốc cùng hệ thống chính trị mà Mỹ thân thiện với Việt Nam mà lại chống Trung Quốc. Bà Kamala né tránh, bảo chúng tôi luôn muốn làm bạn với mọi quốc gia trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, không xâm hại ai…

3. Ý kiến riêng của tôi: Rất có thể Mỹ nhận ra chế độ cộng sản ở Trung Quốc và Việt Nam tuy cấu trúc chính trị có vẻ giống nhau nhưng có nhiều điểm không giống nhau chăng?

IV. VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN

Nhân quyền và tự do là giá trị lớn nhất của nước Mỹ. Mỹ luôn phản đối các chế độ vi phạm nhân quyền.

Bà Kamala Harris từng tham gia biểu tình đòi nhân quyền cho người da màu và người nhập cư, bà từng là Tổng công tố rồi Thống đốc bang California – bang giàu có nhất nước Mỹ. Chắc chắn bà rất quan tâm đến vấn đề nhân quyền. Chính sách dân tuý của Mỹ buộc bà phải nói về nhân quyền.

Báo chí Việt Nam không đưa tin, chỉ báo chí nước ngoài cho biết bà Kamala Harris đã có cuộc gặp mặt với một số nhân vật “xã hội nhân sự”. Không biết gặp ai cụ thể, chỉ biết sáng 26/8 bà Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã có cuộc gặp với các nhóm vận động xã hội ở Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều người nhận thấy rằng bà Harris không gặp gỡ nhà bất đồng nào như cựu Tổng thống Obama từng làm hồi năm 2016.

Những nhóm, tổ chức, cá nhân mà bà Harris gặp tập trung vào các chủ đề về môi trường, quyền cho người khuyết tật và quyền cho người LGBTI tại Việt Nam.

Trả lời trong cuộc họp báo về vấn đề nhân quyền, bà Kamala Harris nói đó là vấn đề khó nói và khó nghe nhưng tôi cũng đã nói với lãnh đạo Việt Nam cùng với rất nhiều đề tài quan trọng khác.

Bà thật sự rất khéo trả lời, đủ để hiểu rằng nhân quyền không phải là vấn đề trọng tâm theo quan điểm của Mỹ hiện nay đối với Việt Nam.

Người viết bài này xin bàn thêm.

Nội hàm nhân quyền không phải là bất di bất dịch, nó thay đổi cùng lịch sử loài người. Ngay tại Mỹ đang gặp rắc rối với cái gọi là nhân quyền chung chung. Nhiều người phát huy quyền tự do, không chịu tiêm vaccine, thế là việc tiêm vaccine cho toàn dân đạt miễn dịch cộng đồng gặp nhiều khó khăn. Cho đến hôm nay, Mỹ – một nước dư thừa vaccine đi cho khắp thế giới lại không tiêm được hết cho dân mình. Theo con số mới nhất chỉ đạt 60% dân số tiêm lần 1.

Quyền cao nhất của con người là quyền được sống. Vậy nhân quyền lớn nhất phải là không bị chết do thiên tai địch họa. Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại thì đều là nhân quyền ở cấp thấp hơn. Vì vậy lúc này Mỹ hơi ngại nói về nhân quyền chăng, ít nhất là đứng tại một nước đang “bắt” người dân tiêm vaccine nếu có.

NGUYỄN HỮU ĐANG THƠ ĐỜI

“Nào công, nào tội, nào nhục, nào vinh, thương số phận Khuất Nguyên, Nguyễn Trãi / Vận nước, vận nhà, biết thời, biết thế, quý cuộc đời Phạm Lãi, Trương Lương”.Đôi câu đối này là của cụ Nguyễn Hữu Đang viết trước lúc mất ít dị bản và nhiều người biết. Hay thật! Phạm Lãi sống thời Xuân Thu Chiến quốc, có công lớn giúp Việt vương Câu Tiễn tiêu diệt được nước Ngô của Phù Sai. Sau chiến thắng, ông biết rõ bản chất thật của Câu Tiễn, nên đã từ bỏ vinh quang, rút lui đúng lúc. Phạm Lãi đã lặng lẽ đưa nàng Tây Thi trốn về vùng Ngũ hồ,.cùng người đẹp du sơn ngoạn thủy khắp vùng hồ nước mênh mông, sống bằng nghề đánh bắt cá, nấu rượu, ông là người tài giỏi duy nhất sống thọ trong số tướng sỹ giúp Câu Tiễn giành được quyền bính.(Hoàng Kim thích Phạm Lãi và đồng cảm với Đỗ Việt Hoa)

Đọc lại và suy ngẫm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doc-lai-va-suy-ngam/

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

VIỆT NAM TỔ QUỐC TÔI
Hoàng Tố Nguyên
, Hoàng Long, Hoàng Kim

Việt Nam là một đất nước yêu độc lập, tự do, hạnh phúc. Đất nước Việt Nam hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Việt Nam có diện tích 331.211,6 km², Dân số hiện tại của Việt Nam là 98.169.571 người vào ngày 01/07/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc; Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.Mật độ dân số của Việt Nam là 317 người/ km²; 37,34% dân số sống ở thành thị (36.346.227 người vào năm 2019) (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/). Thủ đô là Hà Nội. Ba thành phố chính nổi tiếng nhất của Việt Nam là Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình). Kinh tuyến Việt Nam từ 102º 08′ đến 109º 28′ đông,Vĩ tuyến Việt Nam từ 8º 02′ – 23º 23′ bắc. Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Khí hậu Việt Nam là khí hậu của nước nhiệt đới gió mùa; Địa hình lãnh thổ Việt Nam phần đất liền bao gồm 3 phần 4 là đồi núi; Tài nguyên Việt Nam có những nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng, nhưng trên hết, trước hết đó là tài nguyên con người hiền hòa, thân thiện, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, năng động, sáng tạo, sống có trách nhiệm với mái nhà chung Trái Đất, thích làm bạn với nhân dân thế giới.  Phân cấp hành chính Việt Nam hiện nay theo Điều 110 Hiến pháp 2013 [1] và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương[2] gồm 3 cấp hành chính là cấp tỉnh, cấp huyện cấp xã; ngoài ra còn có đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Việt Nam sau nhiều lần chia tách và nhập lại, tính đến nay, có 63 đơn vị hành chính cấp Tỉnh, bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và 58 tỉnh (tương ứng với chữ số được đánh dấu trên “bản đồ Hành chính Việt Nam“) và một thoáng nhìn toàn cảnh tại Bảy vùng sinh thái kinh tế nông nghiệp Việt Nam (hình 2 và 3).

Hình 3: Bản đồ Hành chính Việt Nam

Việt Nam Tổ quốc tôi  Nong Lam University in Ho Chi Minh Dạy và Học Cây Lương thực Việt Nam CNM365 Tình yêu cuộc sống đúc kết thông tin Việt Nam Đất nước Con người, Ngôn ngữ Nông nghiệp Du lịch Sinh thái, Lịch sử Địa lý Giáo dục Văn hóa, Kinh tế Xã hội Truyền Thông Ebook. Thông tin VIỆT NAM HỌC được trích dẫn từ Wikipedia tiếng Việt và các nguồn liên quan tới 1 tháng 7 năm 2021

Nông nghiệp sinh thái Việt
Di sản thế giới tại Việt Nam
Du lịch sinh thái Việt
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp Việt trăm năm
Ngôn ngữ văn hóa Việt
Dạo chơi non nước Việt

DU LỊCH SINH THÁI VIỆT

Tiếng Việt văn hóa kinh tế 学中越文 Tổng quan văn hoá và kinh tế xã hội Việt Nam 越南社会经济和文化概述 là tập bài giảng về du lịch sinh thái nông nghiệp Việt Nam, một môn học giao lưu du lịch sinh thái nông nghiệp ngôn ngữ văn hóa Việt Nam Trung Quốc. Ngày nay các nước trên thế giới đang đối mặt với một cơ hội và thách thức chiến tranh và hòa bình là sự an toàn sinh thái ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn quốc gia và an sinh toàn cầu. Sự biến đổi mới môi trường toàn cầu và sự phát triển lớn lao của sự nghiên cứu đất nước con người học du lịch sinh thái nông nghiệp văn hóa kinh tế ngôn ngữ là đặc biệt cấp thiết cho sự đối thoại trực tuyến của lớp trẻ khát khao hiểu biết. Bài giảng này mục tiêu nhằm cung cấp một kiến thức nền tảng ‘Việt Nam Học’ thật giản dị, cấp thiết và lắng đọng về phẩm chất văn hóa thân thiện, tốt đẹp, văn hiến của con người đất nước Việt Nam. Người Việt, tiếng Việt và nông nghiệp Việt Nam là ba di sản quý của nhân dân ta, dân tộc ta, cấp thiết phải bảo tồn và phát triển. Tài liệu này dần liên tục hoàn thiện.

Nông nghiệp là một trong ba ngành kinh tế Việt Nam: 1) Nông lâm thủy sản; 2) Công nghiệp , bao gồm: khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến, công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất phân phối khí, điện, nước,…; 3) Thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế. Tỷ lệ phần trăm các ngành này đóng góp vào tổng GDP, ước tính năm 2015 là: Nông nghiệp 17.4% Công nghiệp 38.8% Dịch vụ 43.7%.

Nội dung bài Du lịch sinh thái nông nghiệp Việt Nam có 7 ý chính: 1) Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế Việt Nam. 2) Bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam; 3) Đặc điểm bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam; 4) Hiện trạng tầm nhìn lao động nông nghiệp Việt Nam;  5) Du lịch sinh thái nông nghiệp Việt Nam; 6) Nông nghiệp Việt Nam ngày nay. 7) Việt Nam điểm đến yêu thích của bạn

I. Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế Việt Nam

1.1 Người Việt trọng nông 
Thành ngữ Việt Nam: “dĩ nông vi bản” (lấy nghề nông làm gốc). Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế Việt Nam vì đất nước là môi trường sống, thức ăn là căn bản của đời sống con người. Việt Nam là chốn tổ của nền văn minh lúa nước với các di tích khảo cổ về người tiền sử và các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn gần 10.000 năm trước Công nguyên đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi. Nông nghiệp Việt Nam ngày nay đang vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống không chỉ tạo ra lương thực thực phẩm cho con người (food) thức ăn cho các con vật (feed) mà còn là nguyên liệu của các ngành công nghiệp may mặc, sợi dệt, chất đốt, cây cảnh và sinh vật cảnh, chất hóa học, cơ giới hóa nông nghiệp,  sinh hóa học nông nghiệp. các loại phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

1.2 Người Việt Tiếng Việt Nông nghiệp

Ba di sản lớn nhất  Việt Nam cần bảo tồn và phát triển.Việt Nam là Người Việt, Tiếng Việt và Nông nghiệp .

Người Việt
Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc và 1 nhóm “người nước ngoài”, trong Danh mục các dân tộc Việt Nam, theo Quyết định số 421, ngày 2/3/1979 Tổng cục Thống kê). Người Việt. chủ yếu là người Kinh (chiếm 86,2 % dân số) sinh sống trên khắp toàn thể nước Việt Nam và một số nước khác nhưng đông nhất vẫn là các vùng đồng bằng và thành thị trong nước. Người Kinh sống rải rác trên khắp lãnh thổ Việt Nam, nhưng tập trung nhiều nhất ở các đồng bằng và châu thổ các con sông. 53 dân tộc Việt Nam thiểu số còn lại sinh sống chủ yếu ở miền núi và trung du, trải dài từ Bắc vào Nam; hầu hết trong số họ sống xen kẽ nhau, điển hình là cộng đổng dân tộc thiểu số ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Các dân tộc thiểu số đông dân và có số lượng dao động trên dưới một triệu người gồm Tày, Thái, Mường, Khmer, H’Mông,  Nùng, Hoa, người Dao, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai,  Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Các dân tộc dân số ít nhất chỉ trên 300 người như Brâu, Ơ đu và Rơ Măm.  Các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển không đồng đều. Ở Trung du và miền núi phía Bắc, các cư dân ở vùng thấp như Mường, Thái, Tày, Nùng sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước và nương rẫy, chăn nuôi gia súc và gia cầm, có một phần hái lượm, săn bắn, có nghề thủ công khá tinh xảo. Các dân tộc thiểu số ở phía Nam sống biệt lập hơn. Các dân tộc thiểu số ởTây Nguyên phần lớn sống theo tổ chức buôn-làng, kiếm sống dựa vào thiên nhiên mang tính tự cung tự cấp. Người dân tộc Chăm, Hoa và Khmer sống ở vùng duyên hải miền Trung và Nam Bộ có trình độ phát triển cao hơn, tạo thành những cụm dân cư xen kẽ với người Kinh.  Tất cả các nhóm dân tộc đều có nền văn hóa riêng biệt và độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc cũng khác biệt.

Tiếng Việt

là ngôn ngữ chính tiếng nói theo nhóm Việt-Mường Ngôn ngữ Việt gồm 8 nhóm tiếng nói: Việt-Mường; Tày-Thái; Dao-Hmông; Tạng-Miến; Hán; Môn-Khmer; Mã Lai-Đa đảo: hỗn hợp Nam Á, khác).

Nông nghiệp Việt Nam

là môi trường sống và nôi văn hóa Việt. Người Việt bản địa là chủ nhân của nền văn hóa thời đồ đá tại Việt Nam từ 7.000 -20.000 năm trước. Người Việt là chủ nhân của tiếng Việt và nền văn minh lúa nước, chốn tổ của nghề trồng lúa nước trên thế giới. Các dân tộc Việt khác với cộng đồng ít người hơn có nguồn gốc thiên di từ Tây Tạng, Hoa Nam,… di cư đến Việt Nam sau thời kỳ đồ đá muộn.

1.3. Nông nghiệp Việt Nam là sớm nhất, căn bản nhất, giá đỡ của kinh tế Việt
Quá trình hình thành dân tộc và nông nghiệp Việt Nam theo các tài liệu phổ biến trong thế kỷ XX thì có thể chia thành ba giai đoạn:

  1. Vào thời kỳ đồ đá giữa khoảng 20.000-10.000 năm trước, có một bộ phận thuộc Đại chủng Á, sống ở tiểu lục địa Ấn Độ di cư về phía đông, tới vùng ngày nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai.
  2. Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng khoảng 5.000 năm trước, chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống,  hình thành chủng Nam Á
  3. Chủng Nam Á tại khu vực bắc Việt Nam và nam Trung Quốc (từ sông Dương Tử trở xuống) mà cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, H’Mông-Dao,… Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường Sơn, trong khi đó, vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chăm. Người Việt theo truyền thuyết dân tộc Kinh là con cháu của một thần rồng tên là Lạc Long Quân và một vị tiên tên là Âu Cơ. Hai người này lấy nhau và đẻ ra một bọc 100 trứng và nở ra 100 người con. Những người con sinh ra cùng một bọc gọi là “cùng bọc” (hay còn gọi là đồng bào) và “đồng bào” là cách gọi của người Việt để nói rằng tất cả người Việt Nam đều cùng có chung một nguồn gốc. Về nhân chủng học, có hai luồng quan điểm về nguồn gốc của người Việt. Một số học giả tin rằng người Việt đầu tiên dần dần chuyển từ quần đảo Indonesia thông qua bán đảo Mã Lai và Thái Lan cho đến khi họ định cư trên các cạnh của sông Hồng ở Đồng bằng Bắc Bộ bằng cách lần theo con đường của các công cụ đá từ cuối Thế Pleistocen (600,000-12,000 trước Công nguyên), trên Java, Malaysia, Thái Lan và phía bắc Miến Điện. Những công cụ bằng đá được cho là các công cụ con người đầu tiên được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà khảo cổ tin rằng vào thời điểm này Hy Mã Lạp Sơn, một dãy núi ở miền bắc Miến Điện và Trung Quốc, tạo ra một rào cản băng giá cô lập người dân Đông Nam Á. Một số khác cho rằng người Việt đầu tiên vốn là một bộ tộc gốc Mông Cổ ở Tây Tạng, di cư xuống phía nam từ thời đồ đá cũ. Nhóm dân tộc này định cư tại vùng Bắc Bộ, thượng nguồn sông Hồng ngày nay và tạo nên nền văn minh Đông Sơn. Nhóm bộ tộc này cũng có sự tương đồng rất lớn về nhân chủng, văn hóa với các tộc người ở phía Nam Trung Quốc, mà sử Trung Quốc còn gọi là cộng đồng Bách Việt.

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với hơn bốn triệu người Việt hải ngoại. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Nôm, một hệ chữ dựa trên chữ Hán để viết nhưng tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại) có nguồn gốc với ngôn ngữ Nam Á về mặt từ vựng kết hợp với ngôn ngữ Tày-Thái về mặt thanh điệu. Ngày nay, tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ngữ (do Alexandre de Rhodes sáng lập), cùng các dấu thanh để viết.  Tiếng Việt trong quá trình phát triển đã tiếp thu và đồng hoá nhiều từ Hán thành từ Hán-Việt, và tiếp thu một số lượng khá lớn các từ khoa học kỹ thuật của các ngôn ngữ Pháp, Nga, Anh từ đầu thế kỷ 20 đến nay.


Người
Việt, tiếng Việt và ngữ hệ Nam Á (Hoàng Tố Nguyên và ctv. 2018).

Ngữ hệ Nam Á là một tổng hợp bao gồm khoảng 168 ngôn ngữ tại miền nam của châu Á, tập trung tại Đông Nam Á và rải rác tại Ấn Độ cùng Bangladesh. Ngôn ngữ có nhiều người dùng nhất trong hệ thống này là tiếng Việt, với trên 80 triệu người, sau đó là tiếng Khmer, với khoảng 16 triệu người. Trong các ngôn ngữ của ngữ hệ Nam Á  thì  tiếng Việt, tiếng Khmer và tiếng Môn là có lịch sử được ghi chép lại lâu dài và tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam.

Nông nghiệp Việt Nam gắn liền với Lịch sử Việt Nam. Người Việt tiền sử sinh sống tại đất Việt thì đã có hàng vạn năm trước công nguyên, còn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thì khoảng từ năm 2879 TCN đến nay (năm 2018) là 4897 năm (gần 5000 năm) Tại Việt Nam các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh loài người đã từng sống từ nền văn hóa Tràng An, Ngườm, Sơn Vi và Soi Nhụ thời kỳ Đồ đá cũ. Trong nền văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn thời kỳ Đồ đá mới; văn hóa Phùng Nguyên ở xã Kinh Kệ huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm; Văn hóa Đồng ĐậuVăn hóa Gò Mun ở thời đại đồ đồng, cách đây khoảng 3000 năm, di chỉ tại khu di tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, người tiền sử tại vùng này đã phát triển chăn nuôi, nông nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa nước.Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh, và Văn hóa Óc Eo khoảng 1200 TCN, cách ngày nay 3218 năm, đã có sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng. Các vũ khí, dụng cụ và trống đồng được khai quật của văn hóa Đông Sơn minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây, nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn trầu và nhuộm răng đen. Những người Việt tiền sử trên vùng đồng bằng sông Hồng đã trồng lúa, trồng trọt và đắp đê chống nước lụt đã tạo nên nền văn minh lúa nước và văn hóa làng xã.

Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng người Việt đã xuất hiện nhà nước đầu tiên trên miền Bắc Việt Nam ngày nay vào thời kỳ đồ sắt, vào khoảng thế kỷ VII TCN với truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mà người Việt Nam tự hào truyền miệng từ đời này qua đời khác.

Nông nghiệp Việt Nam là căn bản nhất, giá đỡ của kinh tế Việt, hiển nhiên đến mức mọi người dân Việt đều hiểu, không cần phải phân tích.

II. Bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam

Nông nghiệp Việt Nam liên quan chặt chẽ với bảy vùng sinh thái nông nghiệp:

  1. Vùng núi và trung du phía Bắc, có tiểu vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình., với tiểu vùng Đông Bắc: gồm 11 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ.
  2. Vùng đồng bằng sông Hồng: gồm 11 tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc.
  3. Vùng Bắc Trung bộ: gồm 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
  4. Vùng Nam Trung bộ: gồm 6 tỉnh Đà Nẵng,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
  5. Vùng Tây Nguyên: gồm 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum.
  6. Vùng Đông Nam bộ: gồm 8 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà rịa – Vũng Tàu.
  7. Vùng Tây Nam bộ: gồm 13 tỉnh Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh.
  8. n Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh.

III. Đặc điểm bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam

  1. Vùng núi và trung du phía Bắc có đặc điểm sinh thái chính: Núi cao nguyên và đồi thấp, Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu; Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh. Điều kiện kinh tế xã hội: Mật độ dân số tương đối thấp. Dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.Ở vùng núi còn nhiều khó khăn. Trình độ thâm canh thấp; sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. Ở vùng trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trầu, sở, hồi..); Đậu tương, lạc, thuốc lá. Cây ăn quả, cây dược liệu; Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
  2. Vùng đồng bằng sông Hồng có đặc điểm chính về sinh thái nông nghiệp:Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng; Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình; Có mùa đông lạnh. Điều kiện kinh tế xã hội: Mật độ dân số cao nhất cả nước. Dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước. Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn tập trung công nghiệp chế biến. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh khá cao, đầu tư nhiều lao động; Áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ. Chuyên môn hóa sản xuất: Lúa cao sản, lúc có chất lượng cao; Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp. Cây ăn quả; Đay, cói; Lợn, bò sửa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt (ở các ô trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ.
  3. Vùng Bắc Trung bộ: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Đồng bằng hẹp, vùng đối trước núi Đất phù sa, đất feralit (có cả đất badan) Thường xảy ra thiên tai (bão, lụt), nạn cát bay, gió Lào; Điều kiện kinh tế – xã hội: Dân có kinh nghiệm trong đấu tranh chinh phục tự nhiên. Có một số đô thị vừa và nhỏ, chủ yếu ở dải ven biển. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh tương đối thấp. Nông nghiệp sử dụng nhiều lao động. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá..) Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su) Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ.
  4. Vùng Nam Trung bộ: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Đồng bằng hẹp, khá màu mỡ. Có nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Dễ bị hạn hán về mùa khô; Điều kiện kinh tế xã hội: Có nhiều thành phố, thị xã dọc dài ven biển. Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh khá cao. Sử dụng nhiều lao động và vật tư nông nghiệp. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá) Công công nghiệp lâu năm (dừa) Lúa Bò thịt, lợn Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
  5. Vùng Tây Nguyên: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các cao nguyên ba dan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau. Khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô. Điều kiện kinh tế xã hội: Có nhiều dân tộc ít người, còn tiến hành nông nghiệp kiểu cổ truyền. Có các nông trường Công nghiệp chế biến còn yếu Điều kiện giao thông khá thuận lợi Trình độ thâm canh: Ở khu vực nông nghiệp cổ truyền, quảng canh là chính. Ở các nông trường, các nông hộ, trình độ thâm canh đang được nâng lên Chuyên môn hóa sản xuất: Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu Bò thịt và bò sữa
  6. Vùng Đông Nam bộ: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các vùng đất ba dan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản Thiếu nước về mùa khô Điều kiện kinh tế – xã hội: Có các thành phố lớn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp Chuyên môn hóa sản xuất: Các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều) Cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía) Nuôi trồng thủy sản- Bò sữa (ven các thành phố lớn), gia cầm
  7. Vùng Tây Nam bộ: Các điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn Vịnh biển nông, ngư trường rộng Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản.Có thị trường rộng lớn là vùng Đông Nam Bộ Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có các cơ sở công nghiệp chế biến. Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp Chuyên môn hóa sản xuất: Lúa, lúa có chất lượng cao Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói) Cây ăn quả nhiệt đời Thủy sản (đặc biệt là tôm) Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn)

Bảy vùng sinh thái trên đây tương đồng với Việt Nam vùng lãnh thổ hành chính;  Vùng núi và trung du phía Bắc là kết hợp của hai tiểu vùng : Tiểu vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình., với tiểu vùng Đông Bắc: gồm 11 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ

IV. Hiện trạng, tầm nhìn lao động nông nghiệp Việt Nam
Lao động Nông nghiệp Việt Nam hiện có khoảng 22 triệu người chủ yếu tập trung ở nông thôn khoảng 69 %, khu vực thành thị khoảng 31 %. Việt Nam là nước nông nghiệp với nhiều lợi thế từ các sản phẩm nhiệt đới nhưng sự biến tiềm năng đó thành hiện thực, làm động lực cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn và sản phẩm có thương hiệu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.

Hệ thống ngành nghề nông lâm ngư nghiệp thủy sản Việt Nam đang đào tạo chính trong 9 nhóm ngành nghề nông lâm ngư nghiệp thủy sản gồm: 1. Ngành Trồng trọt: 2. Ngành chăn nuôi:  3. Ngành Nông học: 4. Ngành Bảo vệ thực vật; 5. Ngành lâm nghiệp   6. Ngành Nông lâm kết hợp 7. Ngành Nuôi trồng thủy sản: 8. Ngành Cảnh quan và Kĩ thuật hoa viên: 9. Ngành Quản lí đất đai;

Việc chuyển đổi tầm nhìn và đầu tư sâu vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp sinh thái là rất cần thiết. Ngành Nông Lâm Ngư nghiệp nằm trong các nhóm ngành có thu nhập không cao, nhưng mỗi năm Việt Nam cả nước cần cung cấp ổn đinh trên 1 triệu lao động cho các nhóm ngành chính: Nông nghiệp 58.000 – 60.000 người/năm, Lâm nghiệp 8.000 – 10.000 người/năm, thủy lợi 7.000 – 9.000 người/năm; thủy sản 8.000 – 8.500 người/năm.

V. Nông nghiệp Việt Nam và Du lịch sinh thái.
Việt Nam có ba vùng du lịch sinh thái trọng điểm: Vùng du lịch Bắc bộ, Vùng du lịch Trung bộ, Vùng du lịch Nam bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Vùng du lịch Bắc bộ lấy Hà Nội làm trung tâm với trục động lực là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Vùng du lịch Trung bộ lấy  Huế và Đà Nẵng làm trung tâm  và trục động lực là Quảng Bình – Quảng Trị – Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi . Vùng du lịch Nam bộ Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung lấy trung tâm là thành phố Hồ Chí Minh, với các trục động lực là thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Hà Tiên – Phú Quốc với TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Phan Thiết – Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt –  Nha Trang- Buôn Me Thuột – Kon Tum.

VI Nông nghiệp Việt Nam ngày nay
6.1 Nông nghiệp Việt Nam ngày nay là lĩnh vực đặc biệt quan trọng
, tạo sự ổn định xã hội và nâng cao chất lượng sống cho người nông dân, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay, Việt Nam là nước có nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.

Hàng nông sản chủ lực Việt Nam gồm  gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, rau quả, thyủy sản (như cá tra, cá ba sa, cá ngừ, tôm, mực…)  là những mặt hàng có lợi thế, nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Singapore, Tiểu các vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), thị trường châu Âu và châu Mỹ…

Năm 2017, thủy sản Việt Nam là ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất, đạt 8,3 tỷ USD, tiếp đến là hạt điều với 3,516 tỷ USD, rau quả đạt 3,502 tỷ USD, cà phê với 3,24 tỷ USD, gạo đạt 2,6 tỷ USD, hạt tiêu đạt 1,1 tỷ USD, sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,03 tỷ USD…

6.2. Doanh nghiệp nông nghiệp tỷ lệ rất thấp 8% chủ yếu nhỏ và siêu nhỏ  92,35%
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến quý II/ 2018,  các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam ước tính cả nước có khoảng hơn 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm khoảng 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, chủ yếu ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chiếm 92,35%, tiếp đến là doanh nghiệp có quy mô lớn với 5,59% và doanh nghiệp có quy mô vừa với 2,06%. Đầu tư vào nông nghiệp đã tạo ra hơn 4,5 triệu việc làm, chiếm 32,5% lao động của toàn bộ doanh nghiệp.

Đặc thù của các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có đặc thù là phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên như thiên tai, rủi ro dịch bệnh dẫn đến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chịu rất nhiều rủi ro so với các ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phản ánh gặp khó khăn ở một số vấn đề chính như: quỹ đất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp; ngành công nghiệp cơ khí hỗ trợ cho nông nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế. Nhiều thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp còn bất hợp lý. Hiệu quả của hầu hết các loại hình tổ chức sản xuất, các ngành, các lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nhìn chung chưa cao. Ứng dụng khoa học và công nghệ, liên kết chuỗi giá trị sản xuất trong nông nghiệp còn rất hạn chế, mới chỉ ở bước đầu phát triển…

6.3. Tầm nhìn đột phá đầu tư, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ Việt Nam  thể chế hóa tầm nhìn chuyển đổi tái cơ cấu nông nghiệp sau 30 năm đổi mới , cụ thể hóa Nghị định 61/2010/NĐ-CP chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Những chủ trương lớn mới đây trong tầm nhìn của chính phủ Việt Nam theo Cổng thông tin Chính phủ VCP News

“Trục sản phẩm chủ lực

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Bộ NNPTNT đề xuất một số định hướng giải pháp ưu tiên thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thời gian tới như sau:

Thứ nhất, thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. trong đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định các ưu tiên phát triển ngành theo ba trục sản phẩm chính, bao gồm:

Các sản phẩm chủ lực quốc gia (các sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD/ năm: lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, sắn, rau quả, tôm, cá tra, gỗ và sản phẩm từ gỗ; các ngành hàng có quy mô thị trường nội địa lớn như thịt lợn, thịt gia cầm).

Ưu tiên thu hút đầu tư của doanh nghiệp quy mô lớn, đóng vai trò hạt nhân, dẫn dắt, phát triển chuỗi giá trị đồng bộ. Tập trung thu hút đầu tư vào các cụm liên kết ngành cấp vùng, gắn với các vùng chuyên canh lớn của các doanh nghiệp, kết nối giữa khu hạt nhân của cụm (gồm trung tâm nghiên cứu khoa học công nghiệp, tài chính, thương mại, logistic) và các vệ tinh gồm các khu/cụm công nghiệp dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cấp tỉnh.

Các vùng ưu tiên thu hút đầu tư cho các sản phẩm chiến lược này là: lúa gạo ở vùng đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu Long; cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều ở vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ; chè ở vùng Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên; cây ăn quả ở Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền trung, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long); cá da trơn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tôm và hải sản ở vùng Duyên hải Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng Sông Cửu Long; gỗ ở miền núi phía Bắc, vùng Duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên.

Chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh (như các sản phẩm đủ lớn có tổng giá trị xuất khẩu từ 500 triệu USD/năm). Ưu tiên thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sản phẩm có lợi thế của địa phương, tập trung thu hút vào các cụm liên kết ngành cấp tỉnh, gắn với vùng nguyên liệu của doanh nghiệp, kết nối giữa khu hạt nhân của cụm (khu/vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh) và các khu/cụm công nghiệp – dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cấp tỉnh.

Chuỗi giá trị đặc sản địa phương (chuỗi giá trị sản phẩm đặc thù vùng miền) có quy mô nhỏ, gắn với chỉ dẫn địa lý cụ thể, được xây dựng và phát triển cùng với xây dựng nông thôn mới theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”. Ưu tiên thu hút đầu tư của doanh nghiệp quy mô cực nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, các hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng đặc sản của địa phương theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (one commune one product – OCOP), gắn với các tiểu vùng có sản phẩm đặc sản vùng miền.

Vùng sản xuất tập trung

Thứ hai, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng vào các nhóm lĩnh vực, ngành nghề sau:

Đầu tư, phát triển vùng sản xuất tập trung trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Sản xuất, phát triển giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản. Sản xuất đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi và thủy sản, chế phẩm sinh học, thuốc thú y chăn nuôi và thủy sản.

Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa và các công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi, thủy sản.

Đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, dược liệu, tinh chế muối; sản xuất máy, thiết bị, chất phụ gia, phụ trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm; công nghệ giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm, tập trung, công nghiệp; sản xuất hàng thủ công; sản phẩm văn hóa, dân tộc truyền thống.

Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt tại nông thôn; thu gom xử lý chất thải làng nghề; đầu tư hệ thống cấp nước sạch, thoát nước, công trình thủy lợi và hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Doanh nghiệp dẫn dắt các chuỗi giá trị

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính để thu hút mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian tới, doanh nghiệp nông nghiệp được coi là lực lượng dẫn dắt các chuỗi giá trị nông nghiệp và tạo hiệu ứng lan tỏa cho phát triển kinh tế – xã hội.

Để có thể thu hút và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh trong nông nghiệp, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp theo các Nghị định: số 52/2018/NĐ-CP, số 57/2018/NĐ-CP, số 58/2018/NĐ-CP, số 98/2018/NĐ-CP.

Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận có thời hạn lâu dài với đất đai, phù hợp vớicác quyền sử dụng hợp pháp của nhà đầu tư; tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án; xây dựng cơ chế khuyến khích mạnh mẽ hơn các nhà đầu tham gia xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Thực hiện Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp cũng sẽ khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân sản xuất trong ngành nông lâm thủy sản chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại về tài chính do các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất. Các cá nhân, doanh nghiệp tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện các chính sách nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp, giúp giảm chi phí đào tạo ban đầu cho các nhà đầu tư, đặc biệt cho các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư./.”

Nguồn: Du lịch sinh thái Nông nghiệp Việt Nam, bài giảng TS. Hoàng Tố Nguyên, TS. Hoàng Long, TS. Hoàng Kim 2018 Học tiếng Trung Việt. Việt Nam con đường xanh

NHÌN LẠI LỊCH SỬ BÁCH VIỆT VÀ QUÁ TRÌNH HÁN HÓA BÁCH VIỆT
Trần Gia Ninh
Báo Tia Sáng 03/09/2016 08:49

Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?(1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.

Tượng Thừa tướng Nam Việt Lữ Gia ở Linh Tiên Đạo Quán, Hoài Đức, Hà Nội

Họ đã chất vấn nhau, đại loại thế này: Hơn một nghìn năm, trước khi nhà Tống lên ngôi, Giao Châu là thuộc Trung Hoa, dù chị em họ Trưng có nổi dậy cũng chỉ mấy năm là dẹp yên. Thế mà vì sao từ đời Tống trở đi các triều đại Trung Hoa không thể thu phục nổi Việt Nam. Hơn nữa, dân tộc Việt Nam, người Kinh ấy, từ đâu mà ra, hình thành từ lúc nào? Người Hán chúng ta từ cổ xưa đã có sức đồng hóa cực mạnh. Số dân tộc đã bị Hán tộc đồng hóa không đếm xuể. Tại sao chừng ấy năm đô hộ vậy mà không đồng hóa nổi Việt Nam… Nếu An Nam là thuộc Trung Quốc từ thời đó, liệu bây giờ quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) có thành vấn đề không? Việt Nam có còn chiếm được nhiều đảo ở Nam Sa như bây giờ không?

Là người Việt Nam, chắc ai cũng muốn chính mình tìm câu trả lời cho những câu hỏi thú vị đó. Chúng ta từng nghe nói rằng, từ xa xưa một dải giang sơn mênh mông từ Nam sông Dương Tử trở về Nam là nơi các tộc dân Việt sinh sống và phát triển nền văn minh lúa nước rực rỡ. Thế rồi ngày nay, hầu hết đều trở thành lãnh thổ và giang sơn của người Hán, dùng Hán ngữ và văn hóa Hán. Quá trình đó người ta quen gọi là Hán hóa. Vì vậy nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt, và quá trình Hán hóa Bách Việt, là một cách ôn cố tri tân hữu ích. Đáng tiếc là thời xa xưa đó lịch sử chủ yếu ghi chép lại bằng Hán ngữ cổ ở Trung Hoa, không dễ tiếp cận với đa số hiện nay. Vì lẽ đó người viết bài này cố gắng tóm tắt những gì mà sử sách cổ còn ghi lại, kết hợp với những tài liệu khoa học đã công bố của một số học giả uy tín trên thế giới, ngõ hầu cung cấp một vài thông tin hữu ích, nhiều chiều, kể cả còn đang tranh cãi.

Bách Việt là ai và ở đâu?

Vào thời thượng cổ, từ đời nhà Thương 商朝 (khoảng 1600-1046 TCN), trong văn tự thì chỉ có một chữ Việt 戉 (nghĩa là cái rìu), cũng là tên chung cho tộc người ở phía Nam không phải là người Trung Hoa, do tộc người này sử dụng rìu (Việt) làm công cụ. Về sau, vào thời Xuân Thu Chiến quốc 春秋 戰國 (722-221 TCN) bắt đầu trong văn tự có hai chữ Việt là 越 và 粤, đều chỉ bộ tộc Việt, dùng như nhau (Sách cổ viết là 越粵互通-Việt Việt Hỗ Thông), ta hay gọi 越 là Việt bộ tẩu 走 (đi, chạy) và Việt 粤 là Việt bộ mễ 米-(lúa)2.

Trong Hán ngữ cận, hiện đại, hai chữ Việt này (có thể từ sau đời Minh) thì dùng có phân biệt rõ ràng. Chữ Việt bộ tẩu 越 là ghi tên tộc Việt của nước Việt có lãnh thổ ở vùng Bắc Triết Giang, ngày nay là vùng Thượng Hải, Ninh Ba, Thiệu Hưng (Cối Kê 會稽 xưa). Một loại ca kịch cổ ở vùng này vẫn còn tên là Việt Kịch 越剧. Chữ Việt bộ tẩu này cũng là tên của tộc Nam Việt (Triệu Đà) Âu Việt và Lạc Việt (Việt Nam ngày nay), Mân Việt (Phúc Kiến), Điền Việt (Vân Nam, Quảng Tây)… Chữ Việt 粤 bộ mễ 米 ngày nay dùng ghi tên cư dân vùng Quảng Đông, Hồng Kong, Ma Cao… những cư dân này sử dụng ngôn ngữ gọi là tiếng Quảng Đông (Cantonese). (Ai đến Quảng Châu đều thấy biển xe ô tô đều bắt đầu bằng chữ 粤 là vì vậy).

Bởi vì xưa có đến hàng trăm tộc Việt, cho nên sử sách gọi chung là Bách Việt 百越 hoặc 百粤. Tên gọi Bách Việt xuất hiện trong văn sách lần đầu tiên trong bộ Lã thị Xuân Thu 吕氏春秋 của Lã Bất Vi 呂不韋 (291–235 TCN) thời nhà Tần.

Trong lịch sử Trung Hoa, toàn bộ vùng đất Giang Nam (tên gọi vùng Nam Sông Dương Tử), rộng bảy tám ngàn dặm từ Giao Chỉ đến Cối Kê, từ trước thời Tần Hán đều là nơi cư ngụ của các tộc Bách Việt.

Thời nhà Hạ gọi là Vu Việt 于越, đời Thương gọi là Man Việt 蛮越 hoặc Nam Việt 南越, đời Chu gọi là Dương Việt 扬越, Kinh Việt 荆越, từ thời Chiến quốc gọi là Bách Việt百越.

Sách Lộ Sử của La Bí (1131 – 1189) người đời Tống viết3: Việt thường, Lạc Việt, Âu Việt, Âu ngai, Thả âu, Tây âu, Cung nhân, Mục thâm, Tồi phu, Cầm nhân, Thương ngô, Việt khu, Quế quốc, Tổn tử, Sản lí (Tây Song Bản Nạp), Hải quý, Cửu khuẩn, Kê dư, Bắc đái, Phó cú,  Khu ngô (Cú ngô)…, gọi là Bách Việt.

Hán Hóa Bách Việt – Giai đoạn từ thượng cổ đến trước thời Tần-Hán

Gọi Hán hóa chỉ là để cho tiện thôi, thực ra không đúng, vì lúc này làm gì đã có nhà Hán. Hai nước Ngô – Việt là những tộc Bách Việt được ghi chép rất sớm trong sử sách. Nước Ngô 吴国,còn gọi là Cú Ngô 句吴, Công Ngô 工吴,攻吾… lập quốc vào thời Chu Vũ Vương (thế kỷ 12 TCN), kinh đô ở Tô Châu 苏州 ngày nay, từ thủy tổ là Ngô Thái Bá 吳太伯 truyền đến Phù Sai夫差 thì bị diệt vong bởi nước Việt (473 TCN). Thực ra ghi chép sớm nhất trong sử sách là Vu Việt 于越, tiền thân của nước Việt 越 国 thời Chiến quốc. Nước Việt đã tồn tại muộn nhất cũng từ thời nhà Thương, không tham gia vào sự kiện Vũ Vương Phạt Trụ (1046 TCN), nhưng sử có ghi là khá lâu trước đó đã làm tân khách của Chu Thành Vương 周成王(1132 – 1083 TCN). Nước Việt đã có một văn hóa dân tộc đặc sắc, gọi là Văn hóa Mã Kiều 馬橋文化, mà các chứng tích đã tìm thấy khi khai quật di chỉ Thái Hồ 太湖地區. Nước Việt định đô ở Cối Kê 會稽 (Thiệu Hưng ngày nay) truyền đến đời Câu Tiễn句踐 (496 – 464 TCN) thì bành trướng lên phía Bắc, năm 473 TCN sau khi diệt nước Ngô, mở rộng bờ cõi Bắc chiếm Giang Tô 江蘇, Nam đoạt Mân Đài 閩台 (tức Phúc Kiến ngày nay), Đông giáp  Đông Hải 東海, Tây đến Hoàn Nam 皖南 (phía Nam An Huy ngày nay), hùng cứ một cõi Đông Nam. Đến năm 306 TCN, nước Sở 楚國 nhân nước Việt, triều vua Vô Cương, nội loạn, bèn liên kết với nước Tề 齊國 tiến chiếm nước Việt, đổi thành quận Giang Đông, nước Việt tuyệt diệt và bị Sở hóa từ đó. Những sự kiện này được ghi chép tỉ mỉ trong bộ sử Ngô Việt Xuân Thu 吳越春秋 do Triệu Diệp 赵晔 thời Đông Hán soạn (~năm 25). Các nhà khoa học thế giới ngày nay cũng đã phục dựng đầy đủ lịch sử này, ví dụ xem Eric Henry4.

Đến đây cần nói rõ, Sở là gốc Hoa Hạ (sau này gọi là Hán) hay là Bách Việt, hiện còn nhiều tranh cãi. Dân Hoa Hạ (chính là tộc Hán sau này) nhận mình là con cháu của Tam Hoàng, Ngũ Đế. Tam Hoàng thì rất thần tiên, mơ hồ, Ngũ Đế có vẻ cụ thể hơn. Theo Sử Ký của Tư Mã Thiên5 thì đó là năm chi: Hoàng Đế (黃帝), Chuyên Húc (顓頊), Đế Cốc (帝嚳), Đế Nghiêu (帝堯), Đế Thuấn (帝舜). Dân nước Sở tự nhận thuộc chi Chuyên Húc, họ Cao Dương 高阳 tức là tộc Hoa Hạ (Hán). Đất nước Sở nằm ở đoạn giữa sông Trường Giang, vùng Nam Bắc Hồ Động Đình, quen gọi là vùng Kinh Sở (Hồ Bắc – Hồ Nam của Trung Hoa ngày nay). Vùng Kinh Sở nằm chồng lấn phía Nam lưu vực sông Hoài sông Vị của dân Trung Nguyên Hoa Hạ. Đó là vùng đất đầu tiên mà một chi của dân Hoa Hạ (chi Chuyên Húc) thiên di xuống. Nhà thơ Khuất Nguyên (340 – 278 TCN) người nước Sở, mở đầu bài thơ Ly Tao đã viết6: Bá Dung nhớ cha ta thuở nọ, /Vốn dòng vua về họ Cao Dương (Nhượng Tống dịch thơ). Trước khi con cháu Cao Dương nam thiên đến đây, dân bản địa là tộc nào? Nước Sở lập quốc vào cuối đời Thương đầu đời Chu (1042 TCN). Sách Sử Ký – thiên Sở Thế gia viết rằng người Sở là dân Man (Sở Man), vua Sở nhận mình là dân Man Di7. Man là chữ người Hoa Hạ gọi dân miền Nam không phải là Trung Hoa. Những khai quật khảo cổ ở vùng Kinh Sở gần đây cũng cho thấy rằng thực ra cư dân tối cổ ở vùng Kinh Sở có nguồn gốc Tam Miêu, một dân tộc thuộc nhóm Bách Việt. Đây có thể là nhóm Âu Việt ở phía Tây nên còn gọi là tộc Tây Âu, để phân biệt với Đông Âu là tộc Âu Việt phía Đông, tức vùng Mân – Đài (Phúc Kiến). Tộc Tây Âu, theo các nhà dân tộc học, có thể là tổ tiên các tộc H’mông, Lào, Miến, Thái… hiện nay, ít nhiều cũng có cùng huyết thống người Việt Nam cổ. Như vậy là quá trình Trung Hoa hóa dân Man (Miêu tộc bản địa) đã bắt đầu từ cuối Thương đầu đời Chu rồi. Có thể tạm gọi đó là đợt đồng hóa thứ nhất.

Sự Trung Hoa hóa theo thế lực nước Sở, bành trướng đến Trùng Khánh, Quý Châu, về sau sang tiếp phía Đông, trở thành một trong thất hùng thời Chiến quốc. Đặc biệt là quý tộc Sở cổ đều có họ Hùng (熊 – con gấu), vua Sở là Hùng Vương, phải chăng có liên hệ gì đó đến Hùng Vương ở Việt Nam, chỉ khác chữ Hán viết 雄 – hùng mạnh, (trong sử Trung Hoa cổ không tìm thấy ghi Hùng Vương 雄 này, có lẽ đây là do các nhà Nho Việt Nam viết lại sau này!). Tóm lại đến thời Khuất Nguyên, rồi sau đó là lúc Sở diệt Việt phía Đông, thì Sở đã hoàn toàn biến thành dân Trung Hoa, và quá trình Trung Hoa hóa Ngô – Việt là quá trình đồng hóa thứ hai, tiến hành thông qua nước Sở.

Các nhà khoa học Nhật, Mỹ, đã có nhiều phát hiện, chứng minh nền văn minh Ngô Việt sau khi nước Việt bị diệt và Trung Hoa hóa (đúng hơn là Sở hóa), đã theo dòng người Ngô Việt chạy ra biển sang Nhật Bản (tiếng Nhật Bản đọc Hán tự theo kiểu nước Ngô, nên gọi là ごおん-Go On- Ngô âm 呉音). Nền văn minh đó chủ yếu theo bộ phận tinh hoa của dân Ngô Việt chạy xuống phía Nam hợp lưu cùng Việt bản địa, thành ra văn minh Việt kéo từ Lĩnh Nam (phía Nam dãy Ngũ Lĩnh – tức Bắc Lưỡng Quảng ngày nay) đến Giao Chỉ. Theo phát hiện của Jerry Norman và Tsu-lin Mei (Washington University và Cornell University) thì nhiều từ cổ của tộc Việt nước Ngô Việt hiện vẫn thông dụng trong tiếng Việt ngày nay, ví dụ các từ: chết; chó, đồng (trong đồng cốt), sông, khái (hổ), ngà (trong ngà voi), con (trong con cái), ruồi, đằm (trong đằm ướt), sam (con sam), biết; bọt , bèo…8 Điều này chứng tỏ rằng dân Lạc Việt ít nhiều có cùng huyết thống với dân Ngô Việt xưa. (Xem bản đồ).

Hán hóa Bách Việt- Giai đoạn sau thời Tần-Hán

Cho đến trước khi Tần Thủy Hoàng diệt được sáu nước, dẹp bỏ nhà Chu, thống nhất Trung Hoa (221 TCN) thì dân Hoa Hạ (Hán tộc) chỉ chiếm lãnh và đồng hóa được dải đất từ Hoàng Hà xuống đến Ngũ Lĩnh9, còn từ Ngũ Lĩnh trở về Nam (Lưỡng Quảng, Giao Chỉ, Hải Nam… gọi tắt là Lĩnh Nam) thuộc về Âu Việt (gọi chung Tây Âu và Đông Âu) và Lạc Việt. Từ Kinh Sở trở về Tây, Tây Nam (Vân Nam) vẫn còn thuộc về Điền Việt, Tây Âu, Đại Lý…

Vùng Bách Việt phía Tây Nam này (Vân Nam) thì mãi đến thế kỷ 12 còn độc lập, dù người Hán có tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm lẻ tẻ. Chỉ sau khi Mông Cổ chiếm Đại Lý (1253), Vân Nam, rồi sau đó chiếm nốt Trung Hoa, lập ra nhà Nguyên, thì Vân Nam mới nhập vào Trung Hoa. Năm 1381, Minh Thái Tổ mới bình định xong Vân Nam và cuộc Hán hóa hoàn tất rất nhanh. Ngày nay hơn 61% cư dân Vân Nam là người Hán.

Vùng Lĩnh Nam chiếm làm đất Trung Hoa từ thời Tần – Hán, nhưng quá trình Hán hóa thì khá khó khăn và cho đến nay vẫn chưa xong hết (!). Cổ sử Trung Hoa chép thì Lĩnh Nam có nhiều bộ tộc Việt lập quốc như Tây Âu, Lạc Việt… có nước Dạ Lang (nhưng không thấy chép Văn Lang!). Âu và Lạc10 là một tộc Việt hay là hai tộc Việt khác nhau, cho đến tận ngày nay vẫn còn tranh cãi. Sách “Hoài Nam Tử” (139 TCN) thì chỉ viết có Tây Âu11 không có nói đến Lạc chỗ nào cả. Sách “Sử Ký” (94 TCN) muộn hơn một ít thì cũng có viết Âu, không tìm thấy chữ Lạc đứng riêng một mình, mà luôn luôn chỉ có chép Âu Lạc liền nhau12. Tuy nhiên trong Lã thị Xuân Thu (291–235 TCN) sớm nhất thì có chép” Việt Lạc-越骆”13. Việt Lạc rất có thể chính là nước Lạc Việt trong sử sách sau này, Việt Lạc là ghi âm trực tiếp từ ngôn ngữ người Việt, theo ngữ pháp Việt, còn sau này ghi Lạc Việt là ghi chép qua thông dịch sang Hán Ngữ, theo ngữ pháp Hán.

Luận theo sử sách chép, có thể thời tiền Tần thì Âu và Lạc là hai chi Việt khác nhau. Thời kỳ chiến đấu chống lại Tần thì có thể hai chi Việt này liên minh lại với nhau thành một khối Âu Lạc. Lúc đó trung tâm là ở Nam Trung Hoa, vùng Vũ Minh Mã đầu (Nam Ninh – Quảng Tây ngày nay). Chỉ sau khi Hán Vũ Đế bình Nam Việt của Triệu Đà thì hai chi này mới lại phân chia ra, và trung tâm di về vùng quanh Hà Nội ngày nay.

Đồng thời với nước Lạc Việt có nước Tây Âu hay Âu Việt mà người đứng đầu trong sử chép là Thục Phán. Tuy nhiên Âu Việt lập quốc lúc nào và Thục Phán từ đâu ra thì sử sách không ghi rõ. Rất nhiều ý kiến cho rằng Thục Phán là hậu duệ của vương triều nước Thục. Quả thực sử có chép một quốc gia tên là Thục Quốc, ở Tây Nam Trung Hoa ngày nay. Thường Cừ (347)người đời Tấn viết trong Sách “Hoa Dương Quốc Chí”14: “Nước Thục Đông giáp nước Ba, Nam giáp Việt, Bắc phân giới với nước Tần, Tây tựa Nga Ba”. Vị trí địa lý như vậy nên cư dân ở đây bao gồm người Khương, người Việt, người Hoa Hạ. Dòng họ Khai Minh làm vua nước Thục, truyền được 12 đời, đến năm 316 TCN đời Chu Thận Vương thì bị nhà Tần diệt15, hậu duệ chạy về phương Nam. Sử chép đến đây thì đứt đoạn, không nói gì tiếp. Cho nên về sau nói Thục Phán là hậu duệ Khai Minh thị, cha Thục Phán là Khai Minh Chế chiếm lưu vực Diệp Du Thủy (tức thượng nguồn sông Hồng)16, xưng là An Tri Vương vua nước Tây Âu, sau truyền ngôi cho con là Phán, cũng chỉ là một giả thuyết, chép lại theo truyền thuyết của tộc dân Đại Y17.

Lúc này cũng là thời kỳ theo truyền thuyết là có nước Văn Lang ở phía trung và hạ lưu sông Hồng (trong cổ sử Trung Hoa không có tên nước Văn Lang, chỉ có tên một nước là Dạ Lang, liệu có liên quan đến Văn Lang không?), do dòng họ Hùng làm vua. Việc Thục Phán là hậu duệ nước Thục, cũng như nước Văn Lang có vua Hùng trị vì 18 đời trong sử An Nam là ghi lại theo truyền thuyết. Tuy nhiên Thục Vương Tử tên Phán, Hùng Vương vua Lạc Việt, Thục diệt Hùng Vương chiếm lãnh thổ, xưng là An Dương Vương thì có ghi trong sử cổ Trung Hoa từ đầu Công nguyên.

Theo quyển “Việt sử lược”18, của tác giả không rõ tên, có lẽ là người Việt Nam khắc in ở Trung Hoa vào quãng cuối Nguyên đầu đời Minh (~1360), có viết về nước Văn Lang, vua là Đối Vương 碓王, sau bị Thục Phán đánh đuổi, Phán xưng là An Dương Vương.

Sách cổ “Thủy kinh chú” dẫn lại lời ghi trong “Giao châu ngoại vực ký” rằng19 “… Thục Vương Tử dẫn binh tướng ba vạn đánh lại Lạc Vương 雒王, Lạc hầu 雒侯, thu phục các Lạc Tướng. Rồi đó Thục Vương Tử xưng là An Dương Vương”. Sách “Cựu Đường thư” dẫn lại “Nam Việt chí” chép20 “Đất Giao Chỉ vô cùng màu mỡ, xưa có vua xưng là Hùng Vương 雄王, có Lạc hầu phò tá. Thục Vương Tử dẫn quân tướng ba vạn tiến đánh, diệt được Hùng Vương. Thục xưng làm An Dương Vương, cai trị Giao Chỉ”. Như vậy thì sử sách có ba tên gọi cho vua nước Lạc Việt: Lạc Vương, Hùng Vương, Đối Vương. Có nhiều ý kiến cho rằng ba tên gọi này là một, chính là Lạc Vương, các tên khác do về sau sao chép nhầm chữ Lạc 雒 của Hán ngữ mà thành21. Dầu sao thì cũng có hai lý giải về truyền thuyết danh xưng Hùng Vương, một là dòng dõi họ Hùng Vương nước Sở, hai là Lạc Vương vua của dân Lạc Việt. Dù tên tuổi đúng sai thế nào, thì Hùng Vương không chỉ thuần túy là truyền thuyết của Việt Nam, mà cũng có ghi trong cổ sử Trung Hoa. Nhân vật Thục Phán tuy nguồn cội chưa xác định, nhưng cũng có thật, đánh chiếm Lạc Việt lập nên nước Âu Lạc xưng là An Dương Vương cũng là có thật, có ghi trong chính sử không chỉ của Việt Nam22.

Tần diệt Sở, rồi đánh chiếm Lĩnh Nam, Đô Úy Triệu Đà được Tần cắt cử quản lĩnh Quế Lâm, Tượng Quận. Nhân khi nơi nơi nổi lên chống Tần, năm 204 TCN Triệu Đà bèn chiếm Lĩnh Nam lập nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Châu) và đánh chiếm Âu Lạc. Sách “Giao Châu ngoại vực ký” chép: “Nam Việt Vương Úy Đà cử binh đánh An Dương Vương. An Dương Vương có thần nhân Cao Thông phù tá, chế ra nỏ thần cho An Dương Vương, một phát giết được ba trăm mạng”23. Sách “Thái Bình Ngự Lãm” dẫn “Nhật Nam truyện” còn chép phóng đại hơn, nỏ một phát giết ba vạn người và còn kể tỉ mỉ chuyện tình Mỵ Châu Trọng Thủy, chuyện mất nỏ thần, dẫn đến An Dương Vương thất bại24. Nước Âu Lạc từ đó nhập vào nước Nam Việt25. Triệu Đà lập nước Nam Việt năm 203 TCN, giữ độc lập với nhà Hán được 92 năm, truyền 5 đời vua, đến đời Triệu Kiến Đức và thừa tướng Lữ Gia26 thì mất nước vào tay Hán Vũ Đế năm 111 TCN. Một dải Lĩnh Nam và Đông Hải bị Hán chiếm và Hán hóa kéo dài hơn ngàn năm, ngoại trừ Lạc Việt, còn lại hoàn toàn trở thành Hán. Lạc Việt, sau hơn 1000 năm nô lệ và Hán hóa, vẫn giữ được bản sắc và nền văn minh Việt, cuối cùng thì giành được độc lập và trở thành Đại Cồ Việt, Đại Việt, Nam Việt và Việt Nam đến tận ngày nay. Đó là một trường hợp duy nhất mà Trung Hoa không thể Hán hóa được.

Vì sao Đại Việt không bị Hán hóa?

Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1 – Đồng hóa tự nhiên: đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 2 – Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc bị trị chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của dân tộc thống trị; đây là một tội ác.27 Người Hán đã thực hiện cả hai biện pháp đồng hóa này hơn một ngàn năm mà Đại Việt vẫn không bị đồng hóa, người Trung Hoa ngày nay tìm mọi lý lẽ để biện minh nhưng chính họ cũng không thấy thuyết phục lắm. Chẳng hạn:

* Việt Nam ở xa Trung Nguyên, núi sông cách trở không tiện đồng hóa. Phản bác lại: Tại sao Vân Nam cũng xa, núi sông cách trở hơn nhiều mà chỉ trong mấy trăm năm đã bị đồng hóa hoàn toàn.

* Việt Nam ở phương Nam, nóng ẩm, người Hán không ở được. Thế tại sao Hải Nam cũng như vậy mà lại ở được, đồng hóa xong rồi.

* Tại vì số lượng người Hán di dân xuống Việt Nam ít. Thực ra, không có bằng chứng nào là ít hơn Hải Nam, Vân Nam cả. Chỉ riêng số quan lại cai trị và số quân chiếm đóng trong hơn một ngàn năm, cũng không ít hơn số dân bản địa. Chỉ có thể hiểu người Hán ở đây đã bị Việt hóa. Cũng có ý kiến cực đoan bênh vực, nói rằng thực ra đã Hán hóa dân Việt rồi nhưng từ sau năm 1945, Việt Nam đã thanh lọc lại hết!

Cũng có một số kiến giải của người Trung Hoa bình thường ngày nay, xem ra cũng ít nhiều có lý, ví như:

* Người Kinh có ba nguồn gốc: Người Lạc Việt, Người Thục, Người Hán. Do vậy người Kinh hấp thụ được tinh hoa của ba chủng tộc nên trở thành một tộc người ưu tú.

* Người Hán ở Việt Nam kể cả các tầng lớp cai trị không đồng hóa được người Kinh, trái lại bị đồng hóa ngược trở thành người Việt. Người Kinh là một tộc người có năng lực đồng hóa mạnh, bằng nếu không nói là còn hơn người Hán. Hãy xem họ mở rộng về phía Nam thì rõ.

Nhưng đó chỉ là những lý do bề ngoài mà những người bình thường có thể nhận thấy được. Thực ra, theo các nhà chuyên môn, đồng hóa dân tộc là một vấn đề khoa học lớn, rất nhạy cảm và vẫn chưa có được một lý thuyết nào đứng vững cả, vì vậy tạm thời không bàn đến lý luận trong bài này. Thông thường đồng hóa dân tộc là một sự tổng hòa gồm:

* Đồng hóa chủng tộc, thường được thực hiện bằng một cuộc chinh phục và kẻ chinh phục hoặc diệt chủng dân bị chinh phục, hoặc xua đuổi dân bị chinh phục để thay thế bằng cư dân của phía chinh phục, hoặc pha loãng huyết thống.

* Đồng hóa về văn hóa, tín ngưỡng.

* Đồng hóa về tổ chức cộng đồng, xã hội.

(Về vấn đề Văn Hóa, Ngôn Ngữ, Tín Ngưỡng, đều là những yếu tố bảo tồn dân tộc Việt, xin dành cho bài sau).

Sự đồng hóa dân tộc sẽ khó được thực hiện.

1. Nếu một dân tộc có sức sống sinh học và xã hội mãnh liệt thì sự đồng hóa chủng tộc khó thành công, ví dụ điển hình là dân tộc Do Thái.

2. Đồng hóa về văn hóa, tín ngưỡng phụ thuộc vào trình độ văn minh của dân tộc. Một dân tộc mạnh về chinh chiến, có thể chiến thắng trong cuộc chinh phục, nhưng nếu trình độ văn minh thấp hơn thì sẽ bị kẻ bại trận đồng hóa, điển hình như tộc Hung Nô, Nữ Chân, Mãn Châu… đều chiến thắng người Hán nhưng lại bị Hán hóa.

3. Khi một cộng đồng dân tộc có tổ chức tốt, cố kết các thành viên bền chặt, thì dân tộc đó rất khó bị đồng hóa.

Nhìn lại thì thấy người Việt (người Kinh) có đủ cả ba yếu tố 1,2,3: Người Kinh hiện nay là nơi tập hợp các thành phần ưu tú nhất của Bách Việt, bởi lẽ khi Bách Việt bị Hán hóa, các thành phần ưu tú, tinh hoa trong xã hội Việt là mục tiêu tàn sát của người Hán, do đó các thành phần này phải tháo chạy, và nơi dung nạp họ là mảnh đất cuối trời Bách Việt, tức Việt Nam ngày nay. Hãy xem thí dụ về ngôn ngữ Ngô Việt còn lưu lại trong tiếng Việt (như đã nói ở trên), đó là một bằng chứng cho sự dịch chuyển của người Ngô-Việt xuống đây. Vì vậy tộc người Kinh có sức sống mãnh liệt.

Tinh hoa của văn minh Bách Việt được cô đọng lại ở người Kinh, chắc chắn không kém nền văn minh Hoa Hạ. Người Việt dù không có văn tự riêng (hay có mà bị xóa sạch sau ngàn năm nô lệ) nhưng vẫn phát triển và bảo tồn được ngôn ngữ dân tộc, dù phải mượn Hán Ngữ để ghi chép, thì thật là một kỳ tích, chẳng kém gì người Do Thái vẫn giữ được tiếng Do Thái dù bị diệt chủng và xua đuổi hai ngàn năm.

Tổ chức xã hội của tộc Việt, điển hình là làng xã đã cố kết cộng đồng rất chặt. Tổ chức nhà nước cũng có rất sớm, từ thời Chiến quốc, do đó rất khó phá vỡ, nó tồn tại dấu tích sau khi khi đã độc lập. Hãy nhớ đến Hội Nghị Diên Hồng thời Trần để thấy tinh thần của tổ chức xã hội gắn kết người dân với triều đình chặt chẽ đến mức nào. Ngay cả một vương triều thất thế, bị truy đuổi như Triều Mạc, cũng không bán rẻ đất nước cho ngoại bang. Năm 1594, Mạc Ngọc Liễn chiếm giữ Vạn Ninh, trước khi chết để di chúc cho Mạc Kính Cung: “Nay vận khí nhà Mạc đã hết, họ Lê lại phục hưng, đó là số trời, dân ta vô tội mà để phải mắc nợ binh đao, sao lại nỡ thế… Lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”28.

Quân Minh đầu TK 15 cũng khó mà có thể chiếm được Đại Việt làm quận huyện nếu không có những nhóm quý tộc như nhóm Mạc Thúy, vì quyền lợi riêng bán rẻ dân tộc cho người Minh. Nên biết Mạc Thúy là hậu duệ của danh nhân Mạc Đĩnh Chi, một đại thần nhà Trần… Nhà Thanh không thể chiếm Thăng Long nếu không có vua quan bán nước Lê Chiêu Thống, tiếc thay y lại là dòng dõi của anh hùng dân tộc Lê Lợi…

Than ôi! truyền thống thì hào hùng rực rỡ, tổ tiên phải đổ bao mồ hôi, xương máu mới có, nhưng bán rẻ nó đi thì thật dễ dàng. May sao tự ngàn xưa số những kẻ bán rẻ dân tộc như vậy là vô cùng nhỏ trong cộng đồng người Việt.1


CHÚ DẪN

1为什么经历了一千多年的统治,中国始终不能同化越南?“Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. http://bbs.tianya.cn/post-no05-226522-1.shtml

越南人(京族)为何难以同化 “ Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?”  http://lt.cjdby.net/thread-1440161-1-1.html

2 Có học giả Việt đương thời theo tự dạng vội suy đoán rằng viết như vậy có lẽ chỉ tộc người vác rìu đi (chạy) săn và tộc  người trồng lúa trong ruộng. Chứng tỏ thời bấy giờ tộc Việt thuộc văn minh săn bắn và trồng trọt. Có lẽ không phải đơn giản như vậy. Khảo sát lịch sử văn tự thì thấy rằng Việt 越 và Việt粵  âm đọc  giống nhau, “Sử ký” viết là 越, “Hán thư” viết là 粤. Âm đọc 粤 là từ âm đọc của chữ Vu 于, người cổ đọc 越 là于. Vu 于 viết theo lối chữ triện 篆 là 亏, hài thanh là chữ vũ 雨-mưa, viết lên trên thành 雩. Trong “Hán Thư” còn tồn nhiều chữ cổ, nên chữ Việt 越 đều cải viết thành雩, sau theo lối chữ lệ 隶, chữ khải 楷 mới viết thành ra 粤, tức biến hóa hình chữ vũ 雨 đặt trên chữ Vu亏.

3 “路史” 罗泌 (1131—1189) 宋朝 : 越裳, 雒越, 瓯越瓯皑,  且瓯, 西瓯, 供人, 目深, 摧夫, 禽人, 苍梧, 越区, 桂国, 损子, 产里(西双版纳), 海癸, 九菌, 稽余, 北带,仆句, 区吴(句吳), 是谓百越。

#4 http://www.sino-platonic.org/complete/spp176_history_of_yue.html

 The Submerged History of Yuè. By Eric Henry, University of North Carolina

5 史記-司馬遷 (145 – 86 TCN)

6屈原在《离骚: 帝高阳之苗裔兮,朕皇考曰伯庸- Ðế Cao Dương chi miêu duệ hề, Trẫm hoàng khảo viết Bá Dung.

7《史记.楚世家》记载: “封熊绎于楚蛮- phong Hùng Dịch ư Sở Man “, “ 熊渠曰: 我蛮夷也不与中国之号谥- Hùng Cừ nói: Ta là dân man di, không cùng hiệu, thụy của Trung quốc. Hùng Dịch (~1006 TCN) là vua lập ra nước Sở, Hùng Cừ (~877 TCN) là vua Sở về sau. Sở Man là tên nhà Thương, Chu gọi dân Kinh Sở bản địa, Man tức là Man Việt, tên tộc Việt thời nhà Thương.

8 Jerry Norman and Tsu-lin Mei, Monumenta Serica, Vol. 32 (1976), pp.274-301, Published by: Taylor & Francis, Ltd.

9 五岭 Ngũ Lĩnh-dãy núi phía Nam Trung Hoa chạy qua biên giới các tỉnh Quảng Tây, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, có năm đỉnh cao (Ngũ lĩnh) là 越城 (Việt Thành)、都庞 (Đô Lung), 萌渚 (Manh Chử), 骑田 (Kỵ Điền), 大庾(Đại Dữu).

10 Chữ Lạc có nhiều cách viết, đều đọc là Lạc. Hai chữ  雒,骆 thường dùng như nhau để chép Lạc Việt trong sách cổ. Tiếng Bắc Kinh đọc là Luo, Quảng Đông đọc lok, Đời Đường đọc lak. Nhiều học giả cho rằng nguồn gốc chữ Lạc là do người Hán ghi âm chữ Lúa, Ló của người Việt, người Mường mà ra. Người Việt là tộc người có nền văn minh lúa nước.

11《淮南子·人间训:“(秦皇)又以卒凿渠而通粮道,以与越人战,杀西呕君译吁宋。Hoài Nam Tử. Nhân gia huấn: (Tần Hoàng) cho quân đào kênh thông đường vận lương, rồi đánh người Việt, giết được vua Tây Âu là Dịch Hu Tống”.

12《史记·南越列传》赵佗上呈汉文帝的“谢罪书”:“且南方卑湿,蛮夷中间,其东闽越千人众号称王,其西瓯骆裸国亦称王。” Triệu Đà dâng thư tạ tội với Hán Văn Đế: “ đất phương Nam thấp, ẩm ướt. Trong các tộc man di ở đây, (chỉ dám) xưng vương phía Đông với dân Đông Âu vài ngàn khẩu, phía Tây với nước Âu Lạc khỏa thân (ý nói  đóng khố cởi trần).

13《吕氏春秋·孝行览·本味篇》:“和之美者:阳朴之姜,招摇之桂,越骆之菌。”高诱注:“越骆,国名。菌,竹笋。”  Lã thị Xuân Thu-Hiếu hạnh lãm, bản vị thiên:” Những thứ hoàn mỹ  là gừng Dương Phác, quế Chiêu Diêu, Khuẩn (Măng) Việt Lạc” Cao Dụ chú giải:” Việt Lạc là tên nước, Khuẩn là măng tre”.

14 常璩(347)华阳国志-(卷三蜀志): Thường Cừ, “Hoa Dương Quốc Chí” (quyển 3-Thục Chí): “历夏、商、周,武王伐纣,蜀与焉。其地东接于巴,南接于越,北与秦分,西奄峨嶓。” Trải qua Hạ, Thương, Chu,Vũ Vương phạt Trụ, cùng có nước Thục. Nước đó đông giáp nước Ba, nam giáp nước Việt, bắc phân giới với Tần, Tây dựa Nga Ba” (vì vậy cư dân ở đây có thể là người Khương, Hoa Hạ và Việt-TGN).

#15“华阳国志·蜀志:“周慎王五年秋,秦大夫张仪、司马错、都尉墨等从石牛道伐蜀,蜀王自于葭萌拒之,败绩。王遁走,至武阳为秦军所害,其相、傅及太子退至逢乡,死于白鹿山。开明氏遂亡,凡王蜀十二世 ““Hoa Dương Quốc Chí, thiên Thục Chí”: “Mùa thu đời Chu Thận Vương thứ năm, các Đại Phu nhà Tần là Trương Nghi, Tư Mã Thác, Đô úy Mặc v.v theo đường Thạch Ngưu tiến phạt Thục. Thục Vương thân cùng Gia Mạnh cự địch, bị thất bại. Vương tháo chạy đến Vũ Dương thì bị quân Tần hại, Thái tử thoái lui về và chết tại núi Bạch Lộc. Dòng họ Khai Minh, truyền được 12 đời, đến đây bị diệt”. Vũ Dương nay là huyện Bành Sơn,Tứ Xuyên.

16 叶榆水

17岱依人

18《越史略》卷一载:“周庄王时嘉宁部有异人焉,能以幻术服诸部落,自称碓王,都于文郎,号文郎国。以淳质为俗,结绳为政,传十八世,皆称碓王。越勾践尝遣使来谕,碓王拒之。周末为蜀王子泮所逐而代之。泮筑城于越裳,号安阳王,竟不与周通。” .: Việt sử lược: “thời chu Trang Vương, ở Gia Ninh bộ có người tài, dùng xảo thuật thu phục được các bộ lạc, tự xưng là Đối Vương, đô ở Văn Lang, nước là Văn Lang. Tục lệ thuần hậu, chính sự nghiêm chỉnh, truyền 18 đời, đều xưng là Đối Vương. Việt Vương Câu Tiễn đã từng đến dụ, Vương đều từ chối. Vào cuối đời nhà Chu bị Thục Vương Tử tên là Phán đánh đuổi,  thay thế trị vì. Phán xây thành Việt Thường, hiệu là An Dương Vương, tuyệt giao với nhà Chu”.

19《水经·叶榆水注》中注引《交州外域记》云:“交趾昔未有郡县之时,土地有雒田,其田从潮水上,民垦食其田,因名为雒民。设雒王、雒侯主诸郡县。??后蜀王子将兵三万来讨雒王、雒侯,服诸雒将。蜀王子因称为安阳王。Sách “Thủy Kinh.Diệp Du Thủy chú”, dẫn theo “Giao Châu Ngoại Vực Ký” viết rằng: Giao Chỉ thời chưa có quận huyện, đất đai thì có Lạc điền, nước ruộng lên xuống theo triều, dân làm ruộng sinh sống, nên gọi là Lạc dân. Thiết đặt Lạc Vương, Lạc hầu cai quản các quận huyện. ?? về sau Thục vương tử xua quân tướng ba van đánh Lạc Vương, Lạc Hầu, thu phục các Lạc Tướng. Thục vương tử xưng là An Dương Vương.

20《旧唐书·地理志》则引《南越志》云:“交趾之地,最为膏腴,旧有君长曰雄王,其佐曰雄侯。后蜀王将兵三万讨雄王,灭之。蜀以其子为安阳王,治交趾。Sách “Cựu Đường Thư” dẫn lại “Nam Việt Chí” viết rằng: Đất Giao Chỉ rất mầu mỡ, xưa có vua gọi là Hùng Vương, phò tá là các Hùng Hầu. Về sau ba van quân tướng của Thục vương đánh bại Hùng Vương. Con của Thục Vương xưng là An Dương Vương, cai trị Giao Chỉ.

21 So sánh các sách thì “Giao Châu ngoại vực ký” là cổ nhất, ít nhất là trước đời Ngụy Tấn (TK3), “Nam Việt Chí” soạn sau thời Bắc Ngụy, còn “Việt sử lược” có lẽ soạn thời Hồng Vũ (~1358) nhà Minh sau này. Quân Vương của nước Lạc Việt theo  sách cổ  nhất (“Giao châu ngoại vực ký”) ghi là Lạc Vương 雒王, sách về sau (Việt sử lược, Nam Việt chí) thì ghi là Đối Vương 碓王, Hùng Vương 雄王. Một số học giả Trung Hoa và Quốc tế ngờ rằng ba chữ 碓, 雄, 雒 (bộ thủ “chuy 隹 “) nguyên chỉ là chữ 雒 (Lạc) do mấy trăm năm sau sao chép nhầm phần các chữ ghép (chữ các 各thành chữ thạch 石 hay chữ quăng 厷) mà ra. Tuy nhiên nhiều học giả Viêt Nam không nhất trí, vì cho rằng các nhà Nho Việt Nam ngày xưa đều rất uyên thâm, khó mà lầm lẫn được. Ai cũng có lý cả!

22 Các sách của Việt Nam có nói đến Hùng Vương, An Dương Vương cổ nhất như Lĩnh Nam Chích Quái 嶺南摭怪, Việt Điện U Linh Tập 粵甸幽靈集 hay Đại Việt sử ký toàn thư 大越史記全書  thì cũng soạn vào thời Trần, muộn hơn nhiều so với các sách của Trung Hoa như Giao Châu Ngoại Vực Ký 交州外域记, Thái Bình Ngự Lãm 太平御览. Cho nên các sự tích và tên tuổi như Hùng Vương, An Dương Vương… chắc là chép lại từ sách Trung Hoa, vì Việt lúc đó không có chữ viết… Tất nhiên, cũng không loại trừ có những ý kiến khác.

23《交州外域记: “南越王尉佗举众攻安阳王。安阳王有神人皋通,下辅佐,为安阳王治神弩一张,一发杀三百人”: Nam Việt Vương Úy Đà cử binh đánh An Dương Vương. An Dương Vương có thần nhân Cao Thông xuống phù tá, chế ra nỏ thần cho An Dương Vương, một phát giết được ba trăm mạng”.

24《太平御览》卷348:《日南傳》曰:一發萬人死,三發殺三萬人。佗退,遣太子始降安陽。安陽不知通神人,遇無道理,通去。始有姿容端美,安陽王女眉珠悅其貌而通之。始與珠入庫盜鋸截神弩,亡歸報佗。佗出其非意。安陽王弩折兵挫,浮海奔竄: “Thái Bình Ngự Lãm, quyển 348 dẫn “Nhật Nam Truyện” viết:.. một phát giết vạn người, ba phát giết ba vạn người. Đà lui, sai thái tử Thủy hàng An Dương. An Dương không biết Thông là thần nhân, thấy (vua) không hiểu đạo lý, Cao Thông bèn bỏ đi. Thủy có tư dung đoan mỹ, con gái An Dương Vương là Mỵ Châu vì thích y đẹp mà xiêu lòng. Thủy sai Châu vào kho cưa đứt nỏ thần rồi về nước báo tin. Đà liền xuất kỳ bất ý (tiến đánh). An Dương Vương nỏ gãy binh tan, trốn chạy ra biển. (Thái Bình Ngự Lãm là sách soạn vào thời Bắc Tống (977 -984), trích dẫn “Nhật Nam Truyện” thì chắc là còn cũ hơn. “Nhật Nam Truyện” hình như đã thất truyền, chỉ thấy trích dẫn lại ở sách này-TGN).

25 Người viết bài này đã đến thăm và khảo sát khá kỹ Bảo Tàng Nam Việt Vương ở Quảng Châu. Bảo tàng xây trên khu lăng mộ của Triệu Mô, vua kế vị Triệu Đà (Thủy chết sớm, Mô là con Thủy thay). Ngôi mộ được phát hiện năm 1983, hầu như còn nguyên vẹn, đồ tạo tác rất kỳ vĩ, tinh xảo chứng tỏ trình độ văn minh của người Việt lúc đó khá cao, nếu không nói là hơn hẳn người Hán. Xem bảo tàng thấy các cổ vật trưng bày như thạp đồng, trống đồng, vũ khí… giống in và còn phong phú hơn nhiều so với Bảo Tàng Lịch Sử quốc gia Việt Nam giai đoạn lịch sử đó.

#26 Lữ Gia, Thừa tướng nắm quyền hành của nước Nam Việt, chống lại nhà Hán,  thua trận bị chém chết. Lữ Gia và người ở Quận Cửu Chân (Thanh Hóa ngày nay), lăng mộ và đền thờ hiện còn ở Ân Thi, Hưng Yên

27 Nguyễn Hải Hoành: Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc? – http://nghiencuuquocte.org/2015/09/07/viet-nam-khong-bi-dong-hoa-1000-nam-bac-thuoc/#sthash.0FZriY2F.dpuf.

28 Đại Việt sử ký toàn thư – NXB VHTT năm 2000, tập 3, trang 294.


* Người viết bài này xin bày tỏ lời cảm ơn nhà Hán học, dịch giả Trần Đình Hiến về những thảo luận, góp ý quý giá cho phần dịch các đoạn trích trong các sách sử cổ viết bằng văn ngôn trên đây.

QUẢNG TÂY NAY VÀ XƯA
Hoàng Kim

Quảng Tây ngày nay, với thủ phủ Nam Ninh là nơi diễn ra Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu (*), https://youtu.be/81aJ5-cGp28 diện mạo thành phố khác rất xa so với Quảng Tây trước đây, nơi tôi đã có nhiều lần đến đó và có nhiều người bạn gắn bó tại đấy. Văn hóa lịch sử khoa học và công nghệ toàn cầu giao hội ở điểm đến Nam Ninh. Quảng Tây nay so sánh với Ung Khâm Liêm xưa là một góc nhìn thú vị. Bài này tôi không viết về nông nghiệp mà muốn lưu lại một chút cảm nhận về lịch sử.

Du lịch sinh thái Quảng Tây ngày nay là khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, với Nam Ninh, Khâm Châu, Hợp Phố đã biết bao thay đổi, so với đất Ung Khâm Liêm xưa Tôi đến Quảng Tây nhiều lần, đã từng du thuyền ở Quế Lâm, leo núi cao và cùng ăn cơm người dân tộc Choang, thăm khu di chỉ khảo cổ Tây Sa Pha nơi khai quật được các loại rìu đá, dao đá, những công cụ nguyên thủy của người cổ Bách Việt (*), nơi câu thơ “châu về Hợp Phố” vẫn còn văng vẳng bên lòng. Nam Ninh thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, nay là nơi tổ chức Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu, xưa là trọng điểm của chiến dịch đánh Tống 1075-1076 do danh tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động nhằm tấn công quân Tống ở ba châu Ung Khâm Liêm, chặn đứng âm mưu của Vương An Thạch chủ trương Nam tiến tìm kiếm chiến thắng bên ngoài để giải tỏa những căng thẳng trong nước. Tôi nhớ Tô Đông Pha bị đày ải ở Thiểm Tây, Hàng Châu, biên viễn Giang Nam, suốt đời lận đận vì chống lại biến pháp không bền vững của Vương An Thạch. Tuy ông bị đối xử không công bằng nhưng người yêu thương ông, túi thơ, kiếm bút, công trình thủy lợi Hàng Châu di sản văn hóa thế giới mà ông lưu lại vẫn như trăng rằm lồng lộng giữa trời. Tôi nhớ câu thơ Nguyễn Du: “Giang sơn vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen“. Tôi nhớ Hồ Chí Minh “Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non“. Và tôi nhớ câu thơ cảm khái của chính mình ‘Lên non thiêng Yên Tử’ “Non sông bao cảnh đổi. Kế sách một chữ Đồng. Lồng lộng gương trời buổi sáng. Trong ngần thăm thẳm mênh mông“. https://www.youtube.com/embed/dQEDfUqTmOE?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent

(*) VTV4 ngày 30 tháng 12 năm 2019 có video yêu thích https://youtu.be/dQEDfUqTmOE Tam Đảo: Nơi thời gian ngừng lại – Người Kinh tại Quảng Tây, Trung Quốc giữ văn hoá, ngôn ngữ Việt. (Xin bạn đừng lầm địa danh dãy núi Tam Đảo, thuộc Đông Hưng Quảng Tây, Trung Quốc với Tam Đảo là một dãy núi đá vùng đông bắc Việt Nam nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên, Khu du lịch Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc Việt Nam ) “Người Kinh – Tam Đảo từ Đồ Sơn – Hải Phòng sang Tam Đảo – Đông Hưng (trước kia là Phúc Yên) từ thời Lê, đến trước thời Tự Đức nhà Nguyễn vẫn là lãnh thổ Việt Nam, sau này theo Hiệp ước Pháp – Thanh (1895) họ trở thành người nước khác trên chính quê hương mình. Ở giữa tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc có 3 ngôi làng rất đặc biệt. Người dân của những ngôi làng này chính là những người gốc Việt di cư từ Đồ Sơn, Hải Phòng sang từ hơn 500 năm trước. Giữa nhịp sống hối hả, người dân nơi đây vẫn giữ nguyên được nếp sống truyền thống của tổ tiên. Họ nói tiếng Việt cổ, giữ gìn chữ Nôm và thậm chí vẫn hát giao duyên bằng tiếng Việt. Làng Vu Đầu cùng với hai ngôi làng khác là Sơn Tâm và Vạn Vỹ ở cạnh nhau hợp thành Tam Đảo chính là nơi mà người Kinh – một trong ba dân tộc thiểu số ít người nhất của Trung Quốc đang sinh sống. Giờ đây, trên mảnh đất Tam Đảo mà người Kinh sinh sống, không chỉ có những cụ già yêu văn hóa dân tộc mà thế hệ trẻ đã làm tốt vai trò kế thừa di sản văn hóa cội nguồn từ ngàn đời xưa. Tình yêu với gốc rễ, cội nguồn Việt đã được lưu lại mãi ở nơi đây, ngưng đọng lại không chỉ trong không gian văn hóa cổ truyền rất đặc trưng, mà còn thấm sâu vào trong lời ăn, tiếng nói, câu ca của cả một cộng đồng“. xem tiếp Chuyện cổ tích người lớn Quảng Tây nay và xưa , https://hoangkimlong.wordpress.com/category/quang-tay-nay-va-xua/

NHÀ TRIỆU TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim


Việt Nam Sử Lược của tác giả Trần Trọng Kim viết vào năm 1919 qua bản in lần thứ nhất năm 1921 đã viết rằng: Triều đại nhà Triệu nước Nam Việt kéo dài 96 năm (từ năm 207 đến năm 111 trước Tây lịch) gồm năm đời vua: Triệu Vũ Vương trị vì 70 năm (207-137 trước Tây lịch); Triệu Văn Vương trị vì 12 năm (137-125 trước Tây lịch), Triệu Minh Vương trị ví 12 năm (125 – 113 trước Tây lịch); Triệu Ai Vương trị vì một năm (113 trước Tây lịch); Triệu Dương Vương trị vì khoảng hơn một năm (113-111 trước Tây lịch). Nước Nam Việt năm 111 trước công nguyên thời Hán Vũ Đế đã bị nước Tàu chiếm lấy, đổi tên là Giao Chỉ bộ, chia làm 9 quận và đặt quan cai trị như các châu quận bên Tàu vậy.

“Lịch sử nước ta” tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại sách Hồ Chí Minh tuyển tập tập 1 (1919-1945), Nhà Xuất Bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, trang 594, đã viết như sau:

“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Kể năm hơn bốn ngàn năm,
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa.
HỒNG BÀNG là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy gọi là VĂN LANG
Thiếu niên ta rất vẻ vang,
Trẻ em PHÙ ĐỔNG tiếng vang muôn đời,
Tuổi tuy chưa đến chín mười,
Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương.
AN DƯƠNG VƯƠNG thế HÙNG VƯƠNG,
Quốc danh ÂU LẠC cầm quyền trị dân.
Nước Tàu cậy thế đông người
Kéo quân áp bưc giống nòi Việt Nam,
Quân Tàu nhiều kẻ tham lam,
Dân ta há dễ chịu làm tôi ngươi?
HAI BÀ TRƯNG có đại tài
Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian,
Ra tay khôi phục giang san,
Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta” (1)

(1) Hồ Chí Minh tuyển tập tập 1 (1919-1945), Nhà Xuất Bản chính trị quốc gia , Hà Nội 2002, trang 594.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không đánh giá Nhà Triệu hẳn Bác Hồ có chủ ý (điều đó, nặng nhẹ và sự cân nhắc ví như Bác Hồ đánh giá: “Nguyễn Huệ là KẺ phi thường/ Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm giặc Tàu/ Ông đà chí cả mưu cao/ Dân ta lại biết cùng nhau một lòng” (Hồ Chí Minh, sách đã dẫn, trang 598).

Đạị cáo Bình Ngô của tác giả Nguyễn Trãi, thay lời Lê Lợi tuyên cáo với quốc dân, chứng cứ tồn tại tới ngày nay trên Văn bia Vĩnh Lăng, ghi rõ:

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ TRIỆU, ĐINH, LÝ, TRẦN
bao đời xây nền độc lập
Cùng HÁN, ĐƯỜNG, TÔNG, NGUYÊN
mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có”


“Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
linh thiêng đã lặng thầm phù trợ


Ngày 9 tháng 3 năm 141 TCN
Hán Vũ Đế Lưu Triệt lên ngôi.
Nam Việt bị nhập vào nhà Hán
Ngàn năm sau vết nhục sạch làu.
Nhật nguyệt hối rồi minh’
Trăng che trời đêm rồi sáng
Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm
Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng !

Triệu Đà tích xưa còn đó
Nam Việt nhập vào nhà Hán
Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần
Đối Hàn Đường Tống Nguyên
Sách nay Đinh Lê Lý Trần
thay cho Triệu Đinh Lý Trần
Ngàn năm vết nhục sạch làu.
Chính sử còn, sự thật đâu ?

Soi gương kim cổ
Tích truyện xưa
Ghi lại đôi lời
Trăng che mặt trời
Nhật thực hôm nay.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp
Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam
Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời
CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm …
Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn
Ức Trai ngàn năm linh cảm.

Triệu Đà là người thế nào? Sử Ký Tư Mã Thiên ghi: Triệu Đà hỏi Lục Sinh: – Tôi so với Tiêu Hà (tể tướng) Tào Tham (tướng quốc) Hàn Tín (tướng giỏi nhất thời Tần Hán Sở tranh hùng; chữ trong ngoặc là ghi chú của Hoàng Kim). (Lục Sinh trả lời) – Nhà vua có vẻ giỏi hơn. Lại hỏi: – Tôi so với Hoàng đế ai giỏi hơn? Lục Sinh đáp: Hoàng đế (Hán Cao Tổ) nổi lên từ ấp Phong, quận Bái, trừ nhà Tần bạo ngược, giết nước Sở mạnh, vì thiên hạ hưng lợi trừ hại, nối cơ nghiệp của Tam Hoàng, Ngũ Đế, thống trị Trung Quốc. Người Trung Quốc đông kể hàng ức, đất vuông vạn dặm, ở nơi giàu có nhất trong thiên hạ, người đông, xe cộ, vạn vật giàu có, phong phú quyền chính do một nhà cai quản, từ khi đất trời tách bạch nhau cho đến nay chưa hề có ai được như vậy. Nay dân của nhà vua chẳng qua vài chục vạn, đều là man di, cô độc, ở giữa nơi núi non , biển cả, cũng ví như một quận của Hán, nhà vua làm sao lại so sánh mình với Hán được. Úy Đà cười vang nói: Ta không nổi lên ở Trung Quốc cho nên làm vua ở đây thôi. Nếu ta ở Trung Quốc thì việc gì lại không được như Hán. Bèn rất thích Lục Sinh, giữ lại uống rượu mấy tháng nói: – Trong nước Việt không có ai đáng nói chuyện với tôi, khi ông đến đây, tôi ngày ngày được nghe những điều chưa được nghe. Triệu Đà cho Lục Sinh một cái túi ngọc đáng giá ngàn vàng, lại cho một món quà khác cũng đáng giá ngàn vàng. (Sau này) Trong thời Hiếu Huệ hoàng đế Lữ thái hậu cầm quyền chính (…) Lục Sinh tự xét không thể nào can được bèn cáo bệnh xin thôi, về nhà (…) Đến khi giết họ Lữ lập Hiếu Văn Đế, Lục Sinh cũng có công. Hiếu Văn Đế lên ngôi muốn sai người đi Nam Việt, bọn Trần thừa tướng bèn cữ Lục Sinh làm thái trung đại phu qua đi sứ Triệu Đà, bảo Úy Đà bỏ xe hoàng ốc, đừng gọi mệnh lệnh của mình là “chế”, cho ông ta theo đúng nghi lễ của chư hầu. Những việc ấy Lục Giả đều làm được như ý muốn của nhà vua. Việc này chép trong phần về Nam Việt. Lục Sinh rốt cục chết trọn tuổi trời.

Lịch Sinh, Lục Giả liệt truyện trong sử ký Tư Mã Thiên, đừng lầm Lịch Sinh (Lịch Tự Cơ người làng Cao Dương huyện Trần Lưu) du thuyết danh tiếng đã dùng cách thuyết phục mà lấy được bảy mươi thành của Tề để Hoài Âm Hầu đánh úp nước Tề và Lịch Sinh bị vua Tề đem nấu. chớ lẫn Lục Giả (là người nước Sở làm môn khách theo Cao Tổ) nổi tiếng có tài biện luận chết trọn tuổi trời, hai lần đi sứ sang Nam Việt, Sinh Giả lẫn lộn, chép chung một bài là có chủ ý . Thái sử công chép vậy hẳn là có ý và có ẩn ngữ như chuyện Hoài Âm Hầu và như chính cuộc đời ông. Thái Sử Công phản đối chủ trương diệt Hung Nô giết Lý Lăng, bị thiến; viết Lữ Hậu bản kỷ chê chủ trương bình Nam Việt, giết Hàn Tín nhưng chép sử ký dưới triều vua Hán Vũ Đế đã nhục hình ông. Sách còn lưu được cho đời, không thẹn với lòng, quả là thật giỏi và thông tuệ .Đọc sử ký Tư Mã Thiên thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt phải biết đọc giữa hai hàng chữ và biết thấu hiểu. “Giã bảo là Sinh, Sinh cũng Giả. Không làm ra Có, Có rồi Không”

Nhà nghiên cứu Li Li Nghệ trong tác phẩm “Sử Việt cho cháu” Bài 3-tập 1. “Luận về hai đời vua kế tục vua Hùng” đã viết:

1. Hai đời vua kế tục vua Hùng là An Dương Vương Thục Phán, kế tục An Dương Vương là Triệu Vũ Đế- Triệu Đà.Hai vị vua này từ trước đến đời nhà Lê xếp triều chính thống ở nước ta. Sử gia triều Nguyễn có đặt nghi vấn nhưng vẫn xếp vào triều chính thống. Học giả Đào Duy Anh 1957 cho Triệu Đà xâm lược ngược với Trần Trọng Kim trước đó 1929 cho là triều yêu nước. Đến nay vẫn còn tranh cãi. Người soạn thấy rằng đã là sự kiện quan trọng nên không thể bỏ qua. Người soạn thiên về ý kiến của các sử gia đời trước vì thời đại họ ở gần hơn, nhiều tư liệu họ nắm được nhưng nay thất lạc do nhà Minh đã cho gom tất cả sách vở nước ta đem đốt hết nhằm xoá bỏ dấu tích cội nguồn lịch sử dân tộc Việt để dễ dàng đồng hoá. Mặt khác dựa vào sử sách thì An Dương Vương chỉ hợp nhất hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt vốn cùng một gốc Âu Cơ- Lạc Long Quân , nên không thể nói An Dương Vương xâm lược mà là cuộc sáp nhập nội bộ. Cũng không thấy mô tả cuộc chiến giữa An Dương Vương và vua Hùng, có thể là sự bàn giao hoà bình.Sử Hán có thừa nhận tướng Đồ Thư của Tần Thuỷ Hoàng có xâm lược và bị đánh bại tại Tây Âu, tức vùng đất Quảng Tây, vốn là quê hương của tộc Âu Việt chứ chưa xâm phạm đến vùng Lạc Việt của Văn Lang. Mặt khác Triệu Đà tuy có đi lính và làm tướng nhà Tần nhưng chỉ đóng quân Phiên Ngung Quảng Đông vùng của xứ Bách Việt ngoài phạm vi lục quốc của Trung Hoa. Khi Hán – Sở đánh Tần, rồi Hán – Sở tranh hùng ông cũng án binh bất động. Việc này Nguyễn Du có nhắc tới trong bài Triệu Vũ Đế cố cảnh, khi ông đi sứ Trung Hoa ghi trong Bắc Hành Thi Tập. Việc Triệu Đà chiếm nước Âu Lạc cũng tương tự An Dương vương chiếm Văn Lang, thực chất là tranh chấp nội bộ của xứ Bách Việt. Cũng chẳng có bằng chứng Triệu Đà giết An Dương Vương. Có thể An Dương Vương không có con trai nối ngôi, lúc đó vua đã trên 72 tuổi, già yếu nên nhượng, vì sau đó không có cuộc khởi nghĩa nào chống Triệu Đà.(khác với nhà Hán khi xâm lược Nam Việt, triều đình và xứ Âu Lạc cũ kháng chiến kéo dài hơn 6 tháng) Sau sáp nhập, Triệu Đà mới thành lập nước Nam Việt và đóng đô ở Phiên Ngung. Chính sách cai trị của Triệu Đà là ổn định hành chánh, giữ nguyên người Âu Lạc quản lý đất của mình, khai khẩn vùng đất hoang Việt Thường phía nam Âu Lạc, mở rộng ngoại thương, chăm lo dân giàu nước mạnh, nhà Hán không dám xâm lược. Hán sử cũng ghi nhận thời nhà Triệu không có loạn lạc.Triệu Đà xưng Triệu Vũ Đế. Đế là danh xưng của người đứng đầu một quốc gia không lệ thuộc nước khác. Truyền thống nước Tàu chỉ có một đế, còn lại chỉ phong vương. Đến nay khai quật cho thấy con dấu đời cháu ông vẫn là Văn Đế, cho thấy Hán sử ghi ông dâng thư tạ tội xin thần phục chưa thể tin, mà nếu có chỉ là biện pháp ngoại giao. Sử sách nhà Triệu bị nhà Hán đốt hết để che giấu lịch sử nhưng ấn tích còn đó. Khi nhà Hán làm khó không cho dân hai nước giao thương, ông chủ động tiến quân cảnh cáo nhà Hán. Nhà Hán phải xuống nước năn nỉ rút quân và mở lại giao thương. Nước Nam Việt độc lập gần 100 năm. Ông cũng kết thông gia với vua Mân Việt cũng là xứ Bách Việt trước, không thuộc Trung Quốc thời đó, nằm ở Bắc nước Nam Việt. Điều này tương tự liên minh với Âu Lạc nhưng Triệu Đà không có hành vi xâm lăng Mân Việt. Riêng ý kiến người biên soạn: Dù tranh cãi gì chăng nữa thì từ thời điểm Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa, sau đó đến nhà Hán giành ngôi nhà Tần, trước năm 111 TCN vùng đất Lĩnh Nam- Bách Việt không thuộc Trung Hoa. Thừa nhận An Dương Vương mà loại Triệu Đà là mâu thuẫn trong việc xếp triều. Dù Triệu Đà gốc người phía Bắc, nhưng triều đình là người Bách Việt. Ông theo phong tục người Việt tức ông đã Việt hoá như nhà Tiền Lý, nhà Trần và hàng loạt danh nhân khác sau này. Dân tộc Việt là những người cùng sống trong cùng lãnh thổ một quốc gia, cùng sử dụng tiếng Việt, cùng lo chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Những ý kiến cho Triệu Đà có tham vọng cát cứ là áp đặt, không có cơ sở khoa học lịch sử. Cát cứ là khái niệm chiếm giữ một phần lãnh thổ của một quốc gia đã có trước. Ví dụ loạn 12 sứ quân nước ta mới gọi là cát cứ, vì trước đó các phần lãnh thổ bị chiếm giữ riêng đã là của một quốc gia dưới sự quản lý của Ngô Quyền. Ý kiến cho Triệu Đà theo phong tục Việt để mị dân cũng là suy diễn áp đặt, vì không ai có thể biết lòng người, chỉ nhìn vào hành vi mà đánh giá mới khách quan. Cố ý tách Nam Việt ra khỏi lịch sử Việt là trái với tiêu chí trung thực. Cố ý viện dẫn xuất thân của một công dân mà bỏ qua công lao của người đó là trái với tiêu chí nhân văn. Cả hai đời vua đều lo chống ngoại xâm phương Bắc: Tần và Hán, ngay cả Hán sử cũng đã ghi nhận.

2. Bài học:( dành cho trẻ em)

Luận sử sách ắt nhiều ý kiến
Đây lấy theo quan điểm thông thường
Nhà Thục kế tục Hùng Vương
Nhà Triệu tiếp nối một đường chung lo
Đất nước được dân no binh đủ
Bởi lăm le binh sự ải ngoài
Phải khi sáp nhập đổi ngôi
Thuận lòng dân thuận thế thời phải thay
Khác với kẻ dài tay ăn cướp
Trải ngàn năm Bắc thuộc sau này
Thục – Triệu xét có công dày
Tâm can riêng giữ đất này thiên thu (1)
Nước Âu -Lạc xem như chính sử
Nam Việt xưa sao cứ phân vân ?
Triệu Đà vốn lính nhà Tần
Phiên Ngung đô chọn lại gần bắc phương !?
Song xét Triệu xưng vương khởi phát(2)
Ấy là khi Tần mạt Hán hưng
Không vì chúa cũ gian hùng
Không tin Tây Bắc thương vùng Lĩnh Nam
Hợp sức chống lòng tham vô đáy
Ngăn chận ngày máu chảy lệ rơi
Tiếc thay hậu duệ suy đồi
Trăm năm gầy dựng để rồi trắng tay
Trần sử gia trọng ngài tài đức (3)
Tôn Triệu Đà chính bậc minh quân
Sống trên trăm tuổi xa gần (4)
Lân bang kính nể thần dân tôn sùng
Xét Thục- Triệu đều cùng một chí
Đem Dũng – Nhân ngăn trị bạo tàn
Kế thừa tinh tuý Văn Lang
Xếp triều chính thống nối hàng: phục thay

3. Chú: ( dành cho trẻ em)

(1) Thục Phán người Âu Việt, quê hương Âu Cơ kế nhiệm vua Hùng tộc Lạc Việt của nhà nước Văn Lang, cải tên nước thành Âu-Lạc.

(2) Triệu Đà nhập Âu Lạc vào vùng Bách Việt rồi mới xưng đế đặt tên Nước Nam Việt. Cả hai triều trị nước khác xa chính sách nô dịch của phương Bắc sau này.

(3) Lê Văn Hưu sử gia chính sử đầu tiên của Việt Nam thời Trần, chủ biên bộ Đại Việt sử ký, là bộ sử đầu tiên của nước ta. Quan điểm không phân biệt nguồn gốc xuất thân, tiêu chí tài đức, lo cho dân cho nước.

(4) Triệu Đà thọ 103 tuổi, trị vì 70 năm, làm vua không tài đức không thể sống và cầm quyền lâu như vậy. Xưa nay chính sử thế gian chưa từng có một người thứ hai.

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN
Hoàng Kim

“Nếu giọt nước rơi xuống hồ, nó sẽ biến mất; Nhưng nếu rơi xuống lá sen, nó sẽ tỏa sáng như một viên ngọc. Đời người cũng như giọt nước rơi, ở cùng ai mới là điều quan trọng”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-co-tich-nguoi-lon/

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất khoai sắn nuôi người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Đến với Tây Nguyên mới
Bao chuyện đời không quên

THƯƠNG KIM THIẾT VŨ MÔN

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Hồ Lắk Đình Lạc Giao
Biển Hồ Chùa Bửu Minh

Nước rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

TỐT GỖ CHẲNG CẦN SƠN

Thầy bạn chúng tôi đến thăm ký túc xá Cỏ May (ở trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh do doanh nhân Phạm Văn Bên quê Sa Đéc Đồng Tháp xây dựng hiến tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học của các trường đại học phía Nam .Gổ tốt chẳng cần sơn, Nghĩa cử hơn lời nói. Anh Bên làm nghĩa cử xây dựng hiến tặng ký túc xá Cỏ May trước khi anh về cõi vĩnh hằng. Tôi đưa các em sinh viên lớp Ninh Thuận tới thăm Ký túc xá Cỏ May sau khi các em đã tới giảng đường Phượng Vĩ (chữ U ) một biểu tượng của Trường, nơi lưu dấu tấm biển đồng mang tên người kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tâm huyết tài hoa đã gửi lại những ẩn ngữ chấn hưng Tổ Quốc. Điều này giúp các em thấm thía sâu hơn sự nhọc nhằn khởi nghiệp và ước mong những tấm lòng Việt. Ký túc xá Cỏ May là sự nâng bước sinh viên nghèo hiếu học. Ngày học trùng hợp với ngày các bạn hữu Trồng trọt 4 Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc chúng tôi họp mặt ở Trường Đại Học Nông Lâm Huế mà tôi bận lịch dạy nên không về được. Tôi đã đưa các em đi tới một số các địa chỉ văn hóa thân thương của Trường, và nhớ lời thơ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tình yêu cuộc sống “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về…’”; “sống trong đời sống cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi , để gió cuốn đi …” Phía sau tuyệt phẩm âm nhạc nổi tiếng tấm lòng số phận và sự dấn thân . Đường xuân chúng ta tiếp bước, chung sức để Tổ Quốc và Dân tộc Việt mãi đi tới. Thầy bạn trong đời tôi là câu chuyện chưa hề cũ thúc dục tôi viết tiếp, như suối nguồn tươi trẻ chảy mãi.

CÓ HAI MẪU TIN NHẮN
Hoàng Kim


Tôi không hút thuốc lá. Có mẫu tin ngắn thứ nhất khuyên cách trị bệnh nghiện thuốc lá và nghiện văn chương (?) với mẫu chuyện “Đêm quan họ bảo táp và cái kết”. Có một mẫu tin nhắn thứ hai là của người Thầy rất mực kính yêu của tôi nhắn vào hộp thoại Tôi quen những người trong hộp thoại này và tò mò muốn biết đích thực chuyện thật hay giả. Tôi chưa vội trả lời Thầy và nấp vào góc khuất. Thầy quay lại thật (!). Tôi chép mẫu chuyện này vào cuối bài viết ‘Đọc lại và suy ngẫm’ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doc-lai-va-suy-ngam/

“ĐÊM QUAN HỌ BÃO TÁP VÀ CÁI KẾT”

– Đả đảo văn công! Hạ màn xuống!
– Cất hết đi! Lãng mạn! Suy đồi!
Đả đảo hòa bình chủ nghĩa! Đả đảo hưởng lạc!
– Chim chuột nhau trên sân khấu đấy! Đả đảo!
– Mèo mả gà đồng! Hạ màn xuống ngay!

Đấy là tiếng thét kinh người mà nhà thơ Hoàng Cầm ở tuổi 85 (năm 2007) – 9 năm trước khi vĩnh viễn nằm lại “Bên kia sông Đuống” nhớ lại. Những âm thanh kinh người kia là để phản đối ông trong tư cách Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị – phản đối 20 phút quan họ mà ông trưởng đoàn này “dám” đưa lên sân khấu ngay trong đêm liên hoan mừng chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

Hôm ấy Hoàng Cầm quyết định chọn 10 tiết mục, trong đó nhất thiết phải có một tiết mục về tình yêu, vì theo ông “như thế nó mới trọn vẹn”. Hoàng Cầm kể lại: “Sau hàng loạt các bài hát khí phách, khiến hội trường cảm kích, vỗ tay rào rào như ” Hò kéo pháo”, “Quê em miền trung du”, “Trường ca sông Lô”, “Du kích sông Thao”…, sân khấu cất lên môt màn quan họ. Tôi bảo tốp nữ hát phải thật bay bướm, cái nón quai thao phải thật e ấp, nửa thẹn thùng bỡ ngỡ, nửa mở ra tròn trịa mời đón người tình: ” Yêu nhau cởi áo cho nhau/Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay…”. Mặc dù đã dè chừng, đã tiên liệu thái độ của những vi sĩ quan vừa trở về từ khói lửa, nhưng đến câu thơ đỉnh điểm chót vót của tình yêu nam nữ: “Gió giục cái đêm đông trường/Nửa chăn nửa chiếu nửa giường để đó chờ ai…” thì hàng thứ tư xuống đến vài ba hàng nữa, các vị cán bộ trung đoàn đã bắt đầu ghé tai nhau bàn về một cái gì đó hơi nghiêm trọng. Đến khúc hát thứ ba, từ hàng ghế thứ tư phía bên trái sân khấu nhìn xuống, một tiếng sét đã nổ ra, dữ dội đến mức tôi giật thót người, chân tay run lật bật: Hạ màn xuống! Đả đảo!/Đả đảo văn công! Hạ màn xuống…”.

Cùng với những tiếng kết tội đanh thép đến kinh người ấy, một góc hội trường xôn xao khiến Hoàng Cầm phải run run giơ tay ra hiệu cho người phụ trách hậu đài hạ màn ngay tức khắc.

Bây giờ, hơn 60 năm sau nhìn lại chúng ta có thể bất ngờ với màn đả đảo quan họ mà Hoàng Cầm gọi là “Đêm quan họ bão táp” này. Thế nhưng trong bối cảnh mà chiến dịch Điện Biên Phủ vừa kết thúc, mùi khói súng lẫn vào mùi liên hoan, trong bối cảnh mà bữa tiệc khao quân còn bừng bừng khí thế của những con người vừa bước ra trong máu lửa huy hoàng của một cuộc chiến thì cái logic “đả đảo quan họ”, “đả đảo lãng mạn suy đồi”, “đả đảo anh anh – em em, chim chuột nhau trên sân khấu” là điều dễ hiểu. Càng dễ hiểu hơn nếu biết rằng người phát súng lệnh cho màn đả đảo đó là Trung đoàn trưởng, phụ trách tác chiến thuộc Bộ tham mưu chiến dịch Điện Biên Phủ – Thái Dũng, người tham gia đánh chiếm đồi A1, người đã cụt một tay sau một trận chiến với địch năm 1946, ngừơi thường xuyên xuất hiện trên những trang báo nóng hổi ở Paris, Hà Nội, Sài Gòn trong hình tượng của một ông “quan năm cụt tay” cực kỳ lẫm liệt.

Sau này, ông “quan năm cụt tay” lý giải cho hành động đả đảo quan họ của mình: “Từ năm 15 tuổi tôi theo cách mạng, 17 tuổi đi đánh trận, cứ liên miên trận mạc, rồi kiểm điểm, rồi tập luyện, rồi chỉnh huấn, chỉnh quân, tôi chưa thấy đoàn văn công nào hát những lời thế bao giờ. Quanh năm tôi chỉ lo sao cho trận nào mình chỉ huy cũng phải thắng. Cấp dưới mà có anh nào lơ là, nhớ nhà, nhớ vợ con là tôi “chỉnh” ngay, có khi đuổi ra khỏi đơn vị. Vì thế cái tính thẳng thắn, cứng ngắc ấy nó quen đi rồi, nên tôi mới quát to như thế, thành ra có lỗi. Nhưng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm của mình. Đúng nó là dân ca từ xưa, nhưng anh Hoàng Cầm cố tình đưa ra lúc này, khi mà Bác Hồ vừa nhắc nhở toàn quân, toàn dân rằng chiến thắng Điện Biên mới là bước đầu. Chúng ta còn phải gian khổ chiến đấu đến khi thống nhất đất nước, thì cái màn hát đó chỉ làm giảm ý chí chiến đấu quân đội. Rõ ràng đây là sự tỏ tình thô lỗ, “yêu nhau cởi áo cho nhau”, rồi con gái chờ con giai về nửa đêm, nửa chăn nửa chiếu nửa giường để đó chờ ai. Thật là như xúi dục chuyện trai gái nhảm nhí, có phải là giảm ý chí chiến đấu của bộ đội không?”.

Nếu cứ theo cái suy nghĩ và cái logic “đả đảo quan họ” của ông Thái Dũng, người mới chỉ là Trung đoàn trưởng thì chúng ta có thể tưởng tượng xem những vi tướng có mặt trong lễ khao quân hôm đó như Tổng tư lệnh – Bí thư Tổng quân ủy Võ Nguyên Giáp và Phó bí thư Tổng quân ủy – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh cũng sẽ “đả đảo”, sẽ giận dữ, sẽ nổi trận lôi đình như thế nào? Vậy mà bất ngờ thay và “phi logic” thay, trong khi các đại biểu ngồi im lặng thì tướng Thanh bước lên sân khấu nói to:

“Các ông làm loạn đấy à? Kia, có phải ông Thái Dũng không? Các ông toàn là quân đội lâu năm, các ông vô kỷ luật đến thế à? Tổng cục nuôi đoàn văn công để văn công nuôi lại các ông, nuôi toàn quân đội bằng những món ăn tinh thần. Vậy mà các ông chưa chi đã đả đảo người nuôi mình. Các ông vừa chiến thắng xong một trận lớn thật đấy, nhưng vẫn là nhỏ so với công lao xây dựng quân đội của dân. Đáng lẽ tôi thi hành kỷ luật các ông ngay lập tức, nhưng thôi, đây là tiệc mừng, các ông vừa chiến thắng, các ông hách dịch, ra oai tôi tạm tha. Vậy bây giờ ông nào không ưa văn công nữa, xin mời các ông về mà ngủ, ông nào muốn xem tiếp thì ở lại, nhưng phải trật tự, kỷ luật. Nào ai về thì về đi”. Trích: Nguyễn Chí Thanh những góc nhìn từ hậu thế.

TÔM CHẾT VÌ KHÔNG THỂ SỐNG

“Nói về ông Thủ tướng dân Nam Bộ Võ Văn Kiệt, tác giả kể, khi đi kiểm tra dịch tôm chết năm 1994 tại Cà Mau, Thủ tướng hỏi một chủ tịch huyện: Vì sao tôm chết? Trả lời: Thưa Thủ tướng tôm chết vì nó…không thể sống được! Tất cả đã cười rần! Đứng ngay cạnh Thủ tướng, tác giả nghĩ rằng…chắc ông Võ Văn Kiệt giận lắm, sẽ mắng vị chủ tịch huyện này…Nhưng lạ thay, chẳng thấy ông nói gì (!). Đã thế, khi về đến Sài Gòn, trong cuộc hội nghị khoa học lớn, bàn về nguyên nhân tôm chết ở Đồng bằng sông Cửu Long để tìm cách chữa trị, ông Võ Văn Kiệt còn mở đầu, nhắc lại câu trả lời: Tôm chết vì nó…không thể sống được! Làm cả hội nghị lại cười thêm một trận cười nghiêng ngả. Phải là một nhà văn “vững tay” thì Lê Phú Khải mới nhặt ra được những chi tiết đắt giá như thế để khắc họa về tính cách con người Nam Bộ, con người Võ Văn Kiệt: cởi mở, khoáng đạt, hóm hỉnh, …vô tư (!) Ba mươi năm làm báo quốc doanh, nhà báo Lê Phú Khải đã nhìn rõ thực trạng suy thoái của báo chí Việt Nam, của các ký giả trong chế độ toàn trị. Đó là cảnh các nhà báo sáng mắt lại chìa tay nhận “bao thư” từ bàn tay run run của ông Huỳnh Là-Chủ tịch Hội người mù thành phố Hồ Chí Minh (!) Rõ ràng, “Lời ai điếu” không phải là sự bất mãn của tác giả mà theo tôi, đó là cái dũng khí của một người cầm bút đã thôi thúc ông, đến mức không thể kìm hãm được những dồn nén trog lòng mình trước cái xấu, cái ác…“Lời ai điếu” là tiếng chuông cảnh báo từ lương tâm của tác giả, muốn minh bạch, rạch ròi trên giấy trắng mực đen, ai là thiện, ai là ác. Có tên tuổi, chức danh cụ thể, suốt quãng đường đời của tác giả đã chứng kiến dù những con người đó đều tồn tại trong một thể chế, một sự “nhầm lẫn” của lịch sử! Người ta có thể đọc một hơi hết cuốn Hồi ký 700 trang này, theo tôi, là nó có những điều mà chưa ai biết, hoặc biết mà không dám nói, đúng như lời tâm sự của tác giả: Ngoài những chuyện đời của tôi, từ lúc sinh ra ở Hà Nội đến tuổi cổ lai hy, nó đích thực là một cuốn hồi ký; song, tôi chỉ viết những điều chưa ai biết về những con người mà ai cũng biết mà tôi đã gặp trên đường đời của một nhà báo. Đó là những Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Hà Phan…Người ta rất bất ngờ khi nghe tác giả viết, Võ Nguyên Giáp có đóng góp riêng cho “môn ngôn ngữ học”! Nhân dân Việt Nam, và nhất là giới trí thức có lương tri đã biến một danh từ chung thành một danh từ riêng. Hiển nhiên là ở đây Việt Nam, một ai đó nói: Tôi vừa được gặp đại tướng, thì người ta hiểu rằng, người đó vừa được gặp ông Võ Nguyên Giáp, chứ không ai lại hiểu rằng, anh ta vừa khoe được gặp ông Lê Đức Anh, ông Mai Chí Thọ, đặc biệt là ông đại tướng xôi thịt ngu dốt Lê Hồng Anh, ông Phùng Quang Thanh, ông Trần Đại Quang, v.v…mặc dù các ông ấy đều là đại tướng! “Đại tướng” từ một danh từ chung, đã trở thành một danh từ riêng trong ngôn ngữ của người Việt Nam đương đại, chỉ để dành cho Võ Nguyên Giáp! Với người Pháp thì danh từ riêng “Điện Biên Phủ” lại được người ta biến thành một động từ chỉ hành động “đánh mạnh”, “đánh thật mạnh”, đánh cho “không còn mảnh giáp”. Danh từ Điện Biên Phủ biến thành động từ “đienbienphuer”. Cái đuôi “er” của tiếng Pháp gắn vào chữ Điện Biên Phủ viết liền trở thành “đánh mạnh”! Nếu một sĩ quan Pháp ra lệnh cho binh lính: Đienbienphuer! Có nghĩa là hãy tấn công mãnh liệt vào đối phương! Những điều kể trên thực sự là những phát hiện của tác giả Lời ai điếu làm cho cuốn hồi ký này cuốn hút người đọc. Có thể khẳng định rằng: Nhà báo Lê Phú Khải là một hiện tượng lạ, ông xuất thân từ một giáo viên dạy văn ở tỉnh lẻ, rồi trở thành phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam qua một cuộc tuyển chọn cũng rất lạ. Ông làm cả báo nói, báo hình (truyền hình), báo viết, cuối đời lại làm báo mạng. Từ báo trung ương “Thăng tiến” dần đến báo địa phương (bước tiến giật lùi)…Hơn thế nữa, ông cùng các nhà trí thức, các nhà khoa học có uy tín tham gia đấu tranh bảo vệ nền dân chủ mà nhà nước Việt Nam xem như thế lực thù địch. Suốt đời ông chỉ là một phóng viên, ông khước từ vào Đảng để được làm lãnh đạo trong nghề báo như trưởng phòng biên tập, trưởng ban biên tập, tổng biên tập, v.v…Chỉ là một phóng viên “hạng bét” như ông tự nhận, nhưng ông có thể gặp bất cứ ai, bất cứ lúc nào, từ ông nông dân giỏi ở Đồng bằng sông Cửu Long như chú Hai Chung, chú Bảy Nhỏ ở Tiền Giang, chú Ba Nở, Sáu Đức ở An Giang đến ông chủ tịch tỉnh, ông bí thư tỉnh ủy, ông Thủ tướng, ông Tổng Bí thư đương thời, ông đại tướng lừng danh thế giới Võ Nguyên Giáp…Nhưng nếu chúng ta chiu khó suy nghĩ một chút thì sẽ thấy, trong chế độ độc tài toàn trị, mọi giá trị không được thiết lập xác đáng. Giá trị của một nhà báo không phải là chức danh hành chính phó phòng, trưởng phòng, giám đốc, v.v…Giá trị của một nhà báo là tác phẩm báo chí. Ông đi bất cứ đâu, có thể gặp bất cứ ai, vì người ta biết ông qua đài, báo, qua những cuốn sách mà ông là tác giả. Jean LaCouture và Burchette có làm trưởng phòng biên tập bao giờ (?) Các vị ấy suốt đời làm phóng viên và đã đi khắp thế giới. Tôi có lần đọc được trên trang mạng Bauxite Việt Nam, ngày 16-10-2020 một bài của tác giả Giang Tử viết về các hồi ký ở Việt Nam trong vòng mấy chục năm qua. Ông này cho rằng, các hồi ký này là những sám hối “cho kịp thời đại”. Nó chấn chỉnh sách lịch sử chính thống và là văn học không hư cấu theo nghĩa rộng, là được viết thành văn bản đa dạng, độc đáo mang tính lịch sử. Ông chọn tám cuốn hồi ký là: “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiê, hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh, của Trần Quang Cơ, Lời ai điếu của Lê Phú Khải, Chiều chiều của Tô Hoài, Hồi ký của nhà văn Nguyên Ngọc, tiểu thuyết tự truyện Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn và cuối cùng là Lê Vân “Yêu và sống”. Tôi đã đọc cả 8 cuốn hồi ký này và thấy tác giả Giang Tử có cơ sở để nhận định như thế. Lẽ ra bài viết này có thể dừng ở đây, song có một sự việc khá lý thú. Đó là khi đang viết đến phần cuối “phê bình” sách Lời ai điếu này thì một người bạn lớn đến chơi. Ông nguyên là một trong những lãnh đạo cơ quan thường trú của Đài Tiếng Nói Việt Nam tại miền Nam đóng tại thành phố Hồ Chí Minh, là thủ trưởng trực tiếp của nhà báo Lê Phú Khải. Ông là người rộng rãi, khoáng đạt, sống có tình nghĩa với các phóng viên dưới quyền ông. Thấy tôi đang viết bài bình về tập Hồi ký của Lê Phú Khải, ông đề nghị tôi cho ông đọc một số đoạn trong bài viết. Nghe xong ông nói: Được đấy, rất đúng những vấn đề mà cha Khải hay đề cập. Tao bổ sung mấy ý: Có thời gian lãnh đạo đài đề xuất cha này lên phó phòng, nó (Lê Phú Khải) lấy lý do không đảng viên. Lãnh đạo đài nói, chưa đảng thì kết nạp đảng chớ khó gì (!). Hắn xua tay: “Ông để tôi tự do, có khi chưa vào Đảng tôi tốt, có chút Đảng lại thêm quyền, tôi thành người xấu, đếch dại!”. Biết hắn ưa tự do, không lệ thuộc vào ai, lãnh đạo tấn phong cho nó chuyên viên. Đã là chuyên viên thì không ai quản lý, thích gặp ai thì gặp, đề tài thì thích gì viết nấy! Có điều lạ, hắn chỉ là một phóng viên thường nhưng quen biết khá nhiều cỡ bự! Như thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải đều chơi khá thân. Hắn gặp mặt, với tứ trụ triều đình rất đơn giản thoải mái. Những nhân vật lớn như Võ đại tướng như gặp người anh trai cả trong gia đình, trong khi đó, nó chỉ là thằng “phóng viên hạng bét” như hắn tự nhận, sinh hoạt…vô chính phủ!!! Có một chuyện “ly kỳ”. Đó là nhà báo Phan Quang-Tổng Giám đốc Đài- Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam vào thành phố Hồ Chí Minh “đề xuất” với Phú Khải bố trí cho Phan Quang gặp được ông Võ Văn Kiệt (lúc này đang làm cố vấn ban chấp hành trung ương). Khải trả lời: “Ông muốn gặp ngày nào, mấy giờ, thời gian gặp bao lâu, nói rõ để tôi sắp xếp”… …Sau đó hắn…bố trí gặp thật, gặp thân mật, thoải mái, không hạn chế thời gian. Trước khi về, Võ Văn Kiệt vỗ vai Phan Quang: “Khi nào ông muốn gặp mình, bảo cả Khải đi cùng cho vui”. Mày thấy cha Khải này có ghê không? Theo tao: Mày nên đưa chuyện này vào cái kết của bài viết. Vâng! Tôi đã làm đúng theo lời ông gợi ý. Lấy cái kết là một câu chuyện kể của người lãnh đạo đài Tiếng nói Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh về nhà báo Lê Phú Khải.”

Video yêu thích

KỶ YẾU KHOA NÔNG HỌC 65 năm thành lập Khoa
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Secret Garden, Bí mật vườn thiêng 
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter.