Đỗ Phủ thơ mưa lành

ĐỖ PHỦ THƠ MƯA LÀNH
Hoàng Kim

Thi Thánh Đỗ Phủ thơ mưa lành, sánh với thi Tiên Lý Bạch thơ trăng sáng tuyệt vời!

Xuân dạ hỉ vũ 春夜喜雨 •
Đêm xuân mừng mưa
Đỗ Phủ

Trời tốt, mưa lành tới
Đang xuân chợt nhẹ rơi
Vào đêm theo với gió
Êm tiếng mát cho đời
Đường nội làn mây ám
Thuyền sông ánh lửa ngời
Sớm trông miền đỏ thắm
Hoa nở Cẩm Thành tươi

Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu
Nguồn: Đường thi tuyển dịch, NXB Thuận Hoá, 1997″

*

Ngắm vầng trăng cổ tích
Ngắm dấu chân thời gian
Lý Bạch thơ trăng sáng
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn,

Trần Tử Ngang thơ Người
Trần Khánh Dư “Bán than”
Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài,
Mạnh Hạo Nhiên xuân hiểu

Đặng Dung thơ Cảm hoài
Đỗ Phủ thơ mưa lành
Ca dao Việt “Cày đồng”
Mãn Giác thơ “Hoa Mai”

Tứ quý hoa bốn mùa
Tự do ngời tâm đức
Chỉ tình yêu ở lại
Văn chương ngọc cho đời

xem tiếp 16 đường dẫn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ly-bach-tho-trang-sang/

Nguyên tác Xuân dạ hỉ vũ Đỗ Phủ, dịch nghĩa và một số bản dịch chọn lọc








Xuân dạ hỉ vũ

Hảo vũ tri thì tiết,
Đương xuân nãi phát sinh.
Tuỳ phong tiềm nhập dạ,
Nhuận vật tế vô thanh.
Dã kính vân câu hắc,
Giang thuyền hoả độc minh.
Hiểu khan hồng thấp xứ,
Hoa trọng Cẩm Quan thành.

Dịch nghĩa

Mưa lành biết được tiết trời
Đang lúc xuân về mà phát sinh ra
Theo gió hây hẩy vào đêm tối
Tưới mát muôn vật mà không nghe tiếng
Đường quê đầy mây âm u
Thuyền trên sông chỉ thấy lửa sáng
Sớm mai trong vùng ẩm ướt đỏ thắm
Hoa nở đầy cả thành Cẩm Quan
(Năm 761)

Trời tốt, mưa lành tới
Đang xuân chợt nhẹ rơi
Vào đêm theo với gió
Êm tiếng mát cho đời
Đường nội làn mây ám
Thuyền sông ánh lửa ngời
Sớm trông miền đỏ thắm
Hoa nở Cẩm Thành tươi

Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu
Nguồn: Đường thi tuyển dịch, NXB Thuận Hoá, 1997

Mưa thuận biết thời tiết,
Xuân về mới thấy rơi.
Vào đêm theo với gió,
Không tiếng thấm muôn loài.
Đường nội, mây đen phủ,
Thuyền sông, đuốc lẻ loi.
Sáng xem vùng ướt đỏ,
Thành Cẩm trĩu hoa tươi.

Bản dịch của Nam Trân
Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962

Mưa lành thời tiết đẹp sao
Đương xuân nhỏ giọt xiết bao thoả tình
Gió đưa rả rích năm canh
Thấm nhuần muôn vật âm thầm khắp nơi
Đường đồng đen cánh mây trôi
Thuyền ai một ngọn đèn ngời trên sông
Sáng ra đất ướt hoa hồng
Cành chiu chít nặng khắp vùng Cẩm Quan

Bản dịch của Trương Việt Linh
Nguồn Thi Viện Đào Trung Kiên https://www.thivien.net/

ĐỖ PHỦ THƯƠNG ĐỌC LẠI
Hoàng Kim

Văn chương lưu muôn đời
Bậc thầy gương vạn thuở
Thi thánh và thi sử
Đỗ Phủ Đặng Dung ơi

Dụng kiếm dưới trăng soi
Hùng tâm thiên cổ lụy
Bậc danh sĩ tinh hoa
Bút thần hơn kiếm ý

‘Lều tranh nát gió thu’
‘Bát trận đồ’ ‘Xuân vọng’
Đỗ Phủ thương đọc lại
Sao Mai soi tỏ lòng.

xem tiếp Đỗ Phủ thương đọc lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/do-phu-thuong-doc-lai/ và Đỗ Phủ thơ mưa lành https://hoangkimlong.wordpress.com/category/do-phu-tho-mua-lanh/

Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt). Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Dưới đây là Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng phổ biến nhiều người đọc.

ĐỌC ĐỖ PHỦ NHỚ ĐẶNG DUNG

Ngày 8 tháng 12 năm 757, Đỗ Phủ về kinh thành Trường An làm quan trong triều vua Đường Huyền Tông sau loạn An Sử. Bài thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ ‘Xem người đẹp múa kiếm’ gợi cho người Việt Nam nhớ bài thơ bi tráng ‘Thuật hoài’ đêm thanh mài kiếm của Đặng Dung Bài này đã được giới thiệu tại “Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung” .

Xem người đẹp múa kiếm
Đỗ Phủ
(Bản dịch của Nguyễn Minh)

Người đẹp họ Công Tôn thủa trước
Múa kiếm lên cả nước rung rinh
Vững lòng như núi cũng kinh
Đất trời cũng phải vị tình ngả nghiêng.

Sáng như Nghệ bắn văng vầng nhật
Uyển chuyển như tiên đáp lưng rồng
Tới như sấm sét bão bùng
Ngưng như biển lặng sông trong hiền hòa.

Tài hoa mãi cũng ra mai một
Học trò cưng sau rốt truyền nghề
Nữ nhi Lâm Dĩnh quán quê
Tới thành Bạch Đế diễn phô kiếm tài.

Câu hỏi đáp cùng người trao đổi
Nhìn người nay thương tới người xưa
Tám ngàn cung nữ của vua
Công Tôn múa kiếm mới vừa long nhan.

Năm mươi năm như bàn tay lật
Gió bụi nay phủ khắp cung rồi
Lê Viên phường hát tàn phai
Dư âm nữ nhạc còn nơi chiều vàng.

Gò Kim Túc cây hàng cung kính
Cỏ xác xơ thành đá Cù Đường
Tiệc hoa đàn sáo chợt ngưng
Sau vui buồn đến, mặt trăng ló rồi.

Thân già về chẳng có nơi
Chân chai núi vắng rã rời bước đi.

Nguyên tác Đỗ Phủ

七言古詩

杜甫

觀公孫大娘弟子舞劍器行并序

大歷二年十月十九日夔府別駕元持宅見臨潁李十二 娘舞劍器,壯其蔚跂。問其所師,曰︰余公孫大娘 弟子也。開元三載,余尚童稚,記於郾城觀公孫氏 舞劍器渾脫。瀏灕頓挫,獨出冠時。自高頭宜春梨 園二伎坊內人,洎外供奉,曉是舞者,聖文神武皇 帝初,公孫一人而已。玉貌錦衣,況余白首!今茲 弟子亦匪盛顏。既辨其由來,知波瀾莫二。撫事慷 慨,聊為劍器行。昔者吳人張旭善草書書帖,數嘗 於鄴縣見公孫大娘舞西河劍器,自此草書長進,豪 蕩感激。即公孫可知矣!

昔有佳人公孫氏, 一舞劍器動四方。
觀者如山色沮喪, 天地為之久低昂。
霍如羿射九日落, 矯如群帝驂龍翔,
來如雷霆收震怒, 罷如江海凝清光。
絳唇珠袖兩寂寞, 晚有弟子傳芬芳。
臨潁美人在白帝, 妙舞此曲神揚揚。
與余問答既有以, 感時撫事增惋傷。
先帝侍女八千人, 公孫劍器初第一。
五十年間似反掌, 風塵澒洞昏王室。
梨園子弟散如煙, 女樂餘姿映寒日。
金粟堆前木已拱, 瞿塘石城草蕭瑟。
玳筵急管曲復終, 樂極哀來月東出。
老夫不知其所往? 足繭荒山轉愁疾。

Quan Công Tôn đại nương đệ tử vũ kiếm khí hành
Tích hữu giai nhân Công Tôn thị Nhất vũ kiếm khí động tứ phương.
Quan giả như sơn sắc trở táng,
Thiên địa vi chi cửu đê ngang.
Quắc như Nghệ xạ cửu nhật lạc,
Kiểu như quần đế tham long tường.
Lai như lôi đình thu chấn nộ,
Bãi như giang hải ngưng thanh quang.
Giáng thần châu tự lưỡng tịch mịch,
Vãn hữu đệ tử truyền phân phương.
Lâm Dĩnh mĩ nhân tại Bạch Đế,
Diệu vũ thử khúc thần dương dương.
Dữ dư vấn đáp ký hữu dĩ,
Cảm thì phủ sự tằng uyển thương.
Tiên đế thị nữ bát thiên nhân,
Công Tôn kiếm khí sơ đệ nhất.
Ngũ thật niên gian tự phản chưởng,
Phong trần hồng động hôn vương thất.
Lê viên đệ tử tán như yên,
Nữ nhạc dư tư ánh hàn nhật.
Kim túc đôi tiền mộc dĩ củng,
Cù Đường thạch thành thảo tiêu sắt.
Đại diên cấp quản khúc phục chung,
Lạc cực ai lai nguyệt đông xuất.
Lão phu bất tri kỳ sở vãng,
Túc kiển hoang sơn chuyển sầu tật.

Dịch nghĩa

Bài hành xem học trò của đại nương Công Tôn múa điệu kiếm khí

Xưa có người đẹp họ Công Tôn,
Mỗi lần múa điệu kiếm khí, bốn phương rung động.
Người xem vững như núi cũng khiếp đảm.
Trời đất theo nhịp múa mà lên cao xuống thấp.
Sáng rực như Hậu Nghệ bắn rơi chín mặt trời,
Vững vàng như các chúa tiên cỡi rồng lượn.
Đến khi sấm sét thu hết cơn giận dữ,
Dừng như sông bể đọng ánh sáng trong veo.
Làm môi thắm, tay áo ngọc nay đã vắng tênh,
Về già có cô học trò để truyền nghề.
ấy là người đẹp xứ Lâm Dĩnh ở thành Bạch Đế.
Múa khúc tuyệt diệu này, thần thái hiên ngang.
Cùng ta trò chuyện trong chốc lát,
Cảm thời thế nhiều ngang trái mà xót thương !
Thị nữ của tiên đế có tám nghìn người,
Kiếm khí của Công Tôn đứng hàng đầu.
Khoảng năm chục năm trôi qua tựa như trở bàn tay,
Gió bụi tơi bời tối tăm cả cung vua.
Đệ tử Lê viên tan tác như khói,
Phong tư đội nữ nhạc chỉ còn ánh nắng lạnh lẽo.
Trước gò Kim Túc, côi cối chầu hầu,
Nơi thành đá Cù Đường, cỏ xác xơ buồn bã.
Trên tiệc, khúc sáo dồn dập đã dứt
Vui xong sinh buồn, trăng mọc trời đông.
Già này chẳng biết sẽ đi về đâu,
Chân chai lê trong núi hoang theo nỗi sầu.

Thuật hoài
Đặng Dung
Bản dịch của Phan Kế Bính

Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

Nguyên tác Đặng Dung

感懷
世事悠悠奈老何
無窮天地入酣歌
時來屠釣成功易
運去英 雄飲恨多
致主有懷扶地軸
洗兵無路挽天河
國讎未報頭先白
幾度龍泉戴月磨

Phiên âm Hán-Việt:

Cảm hoài
Thế sự du du [2] nại lão hà?
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca[3].
Thời lai đồ điếu [4] thành công dị.
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chủ [5] hữu hoài phù địa trục[6],
Tẩy binh [7] vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo [8] đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền [9] đới nguyệt ma.

Chép theo Ngữ văn 10 (nâng cao), sách đã dẫn. Có bản chép khác: Thế lộ (câu 1), Nhập thù ca (câu 2), Sự khứ (câu 4), Trí chúa hữu tâm (câu 5), vị phục (câu 7).

Dịch nghĩa:
Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào?
Trời đất mênh mông đắm trong cuộc rượu hát ca.
Khi gặp thời, người làm nghề hàng thịt, kẻ câu cá cũng dễ thành công,
Lúc lỡ vận, bậc anh hùng đành phải nuốt hận nhiều.
Giúp chúa, những mong xoay trục đất lại,
Rửa vũ khí không có lối kéo tuột sông Ngân xuống.
Thù nước chưa trả được mà mái tóc đã bạc sớm,
Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng.

THIẾU LĂNG THƠ “BÁT TRẬN ĐỒ”

Đỗ Phủ thăm Bát trận đồ do Khổng Minh thời Tam quốc dựng thành tại huyện Phụng Tiết tỉnh Tứ Xuyên. Tướng Ngô là Lục Tốn bị quân Thục vây hăm tại đây nhưng nhờ được nhạc phụ của Khổng Minh là Hoàng Thừa Ngạn chỉ đường nên ra thoát. Khổng Minh chưa ra khỏi nhà tranh đă biết thiên hạ thế chia làm ba Thục Ngô Ngụy (tam phân quốc) Thụ liên Ngô kháng Ngụy là đại kế xoay chuyển tình thế. Lưu Bị đánh Đông Ngô để trả thù cho Quan Vân Trường, bị thua to về tay Lục Tốn. Khổng Mình với “bát trận đồ” thể hiện minh triết và tầm nhìn sâu sắc của Khổng Minh. Đỗ Phủ thơ kiệt tác ‘Bát trận đồ” chỉ vỏn vẹn 23 chữ đã khái quát Tam Quốc và bài học bi tráng lịch sử.

Bát trận đồ
Đỗ Phủ
Bản dịch của Phan Kế Bính

Công trùm thế tam phân,
Tiếng thơm đồ bát trận.
Nước chảy đá trơ trơ,
Đánh Ngô còn để giận.

八陣圖

功蓋三分國,
名成八陣圖。
江流石不轉,
遺恨失吞吳。
Bát trận đồ

Công cái tam phân quốc,
Danh thành Bát trận đồ.
Giang lưu thạch bất chuyển,
Di hận thất thôn Ngô.
Dịch nghĩa

Công lớn trùm khắp, nước chia làm ba,
Nổi danh trận đồ Bát quái.
Nước sông cứ chảy đá không lay chuyển,
Để lại hận đã thất kế thôn tính Ngô.

ĐỖ PHỦ THI THÁNH THI SỬ

Năm Chí Đức thứ 2 ( 757) đời Đường, Đỗ Phủ bị kẹt lại trong thành Tràng An đã lọt vào tay loạn tướng An Lộc Sơn. Núi sông vẫn như cũ nhưng nước mất nhà tan. Xuân về nhưng thành Tràng An hoang tàn sau nguy biến. Đỗ Phủ xuân vọng lời thơ cảm khái và bi thương. Khoảng 1500 bài thơ của ông lời vào châu ngọc như sử thi khắc vào đá. Văn hóa Trung Quốc cổ điển, văn học Nhật Bản rất trọng bút pháp sử thi tuyệt diệu này

Xuân vọng
Đỗ Phủ
Bản dịch của Trần Trọng Kim

Nước phá tan, núi sông còn đó
Đầy thành xuân cây cỏ rậm sâu
Cảm thời hoa rỏ dòng châu
Biệt ly tủi giận, chim đau nỗi lòng
Ba tháng khói lửa ròng không ngớt
Bức thư nhà, giá đắt bạc muôn
Gãi đầu tóc bạc ngắn ngun
Dường như hết thảy, e khôn búi tròn.

Nguồn: Trần Trọng Kim, Đường thi, NXB Văn hoá thông tin, 1995
春望

國破山河在,
城春草木深。
感時花濺淚,
恨別鳥驚心。
烽火連三月,
家書抵萬金。
白頭搔更短,
渾欲不勝簪。
Xuân vọng

Quốc phá sơn hà tại,
Thành xuân thảo mộc thâm.
Cảm thì hoa tiễn lệ,
Hận biệt điểu kinh tâm.
Phong hoả liên tam nguyệt,
Gia thư để vạn kim.
Bạch đầu tao cánh đoản,
Hồn dục bất thăng trâm.
Dịch nghĩa

Núi sông còn đó mà nước mất rồi,
Thành ngày xuân hoang tàn, cỏ cây rậm rạp.
Cảm thương thời thế mà hoa ướt lệ,
như con chim bị tên, kinh sợ sự chia lìa.
Khói lửa báo giặc giã cháy suốt ba tháng liền.
Thư nhà lúc này đáng vạn đồng.
Gãi mái đầu bạc thấy càng thêm thưa, ngắn,
Muốn cài trâm mà chẳng được.
(Năm 757)

Mao ốc vị thu phong sở phá ca là kiệt tác Thi Thánh của Đỗ Phủ. Hiện nay, bảo tàng Du Fu Caotang, nằm bên cạnh Công viên Huanhuaxi ở quận Qingyang của Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên có lưu giữ những di vật của ông. Bảo tàng Du Fu Caotang có diện tích 24 ha, được công bố thành lập vào ngày 4 tháng 3 năm 1961 là đợt đầu tiên của các địa điểm bảo vệ di tích văn hóa trọng điểm quốc gia Trung Quốc. Tái công bố là địa điểm bảo vệ di tích văn hóa đầu tiên ở tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 7 tháng 7 năm 1980

Lều tranh bị phá do gió thu
Đỗ Phủ
Bản dịch của Nguyễn Minh

Gió mùa thu hú cơn cuồng nộ
Cuốn phăng ngay mái cỏ nhà tôi
Qua sông cỏ rải tơi bời
Trên cao vướng mắc khơi khơi trên cành
Dưới thấp thì chìm trong ao nhỏ
Trẻ xóm nam khi dễ ông già
Nỡ làm giặc cướp trước nhà
Ngang nhiên ôm cỏ mang qua nhà mình
Kêu khô cổ không giành được chúng
Trở về nhà gậy chống thở than
Lát sau gió mạnh cũng tan
Trời chiều đen tối, không gian mịt mù
Chăn vải cũ lạnh như tấm sắt
Con cưng nằm đạp rách tan hoang
Đầu giường nước dột mênh mang
Hạt mưa không ngớt rơi tràn thâu đêm
Từ khi loạn ít đêm ngủ được
Nay mưa rơi ướt át chịu sao
Uớc chi có một toà nào
Rộng ngàn căn hộ, bọc bao muôn người
Mưa gió lớn khôn lay chuyển nổi
Vững như non mãi mãi an toàn
Bao giờ toà đó thành hoàn
Thì nhà mái lật, cũng cam lòng này.
茅屋為秋風所破歌

八月秋高風怒號,
卷我屋上三重茅。
茅飛渡江灑江郊,
高者掛罥長林梢,
下者飄轉沉塘坳。
南村群童欺我老無力,
忍能對面為盜賊。
公然抱茅入竹去,
唇焦口燥呼不得,
歸來倚杖自歎息。
俄頃風定雲墨色,
秋天漠漠向昏黑。
布衾多年冷似鐵,
驕兒惡臥踏裡裂。
床頭屋漏無干處,
雨腳如麻未斷絕。
自經喪亂少睡眠,
長夜沾濕何由徹!
安得廣廈千萬間,
大庇天下寒士俱歡顏,
風雨不動安如山!
嗚呼!何時眼前突兀見此屋,
吾廬獨破受凍死亦足!
Mao ốc vị thu phong sở phá ca

Bát nguyệt thu cao phong nộ hào,
Quyển ngã ốc thượng tam trùng mao.
Mao phi độ giang sái giang giao.
Cao giả quái quyến trường lâm sao,
Hạ giả phiêu chuyển trầm đường ao.
Nam thôn quần đồng khi ngã lão vô lực,
Nhẫn năng đối diện vi đạo tặc.
Công nhiên bão mao nhập trúc khứ,
Thần tiều khẩu táo hô bất đắc.
Qui lai ỷ trượng tự thán tức.
Nga khoảnh phong định vân mặc sắc,
Thu thiên mạc mạc hướng hôn hắc.
Bố khâm đa niên lãnh tự thiết.
Kiều nhi ác ngoạ đạp lý liệt.
Sàng đầu ốc lậu vô can xứ,
Vũ cước như ma vị đoạn tuyệt.
Tự kinh táng loạn thiểu thuỵ miên,
Trường dạ chiêm thấp hà do triệt.
An đắc quảng hạ thiên vạn gian,
Ðại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan,
Phong vũ bất động an như san.
Ô hô, hà thời nhãn tiền đột ngột kiến thử ốc,
Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc.
Dịch nghĩa

Tháng tám, trời thu cao, gió giận dữ gào thét,
Cuốn đi ba lớp cỏ tranh trên mái nhà ta.
Cỏ tranh bay qua sông, rải xuống miền đất bên sông.
Cao thì vắt vẻo treo trên ngọn cây rừng;
Thấp thì tả tơi rơi chìm xuống ao nước.
Lũ trẻ xóm nam khinh ta già yếu,
Nhẫn tâm làm giặc cướp ngay trước mặt ta.
Chúng công khai ôm cỏ tranh đi vào trong xóm trúc;
Ta khô môi rát miệng, kêu thét mà không được.
Trở về, chống gậy, thở than.
Một lát sau, gió yên mây đen như mực.
Trời thu bát ngát đen tối lúc chiều tà.
Chiếc chăn vải dùng nhiều năm, lạnh như sắt,
Bị đứa con thơ khó ngủ đạp rách toang.
Ở đầu giường mái nhà dột, không chổ nào khô;
Vết mưa nhiều như gai vẫn còn chưa hết.
Từ khi gặp cơn loạn lạc, mình ít ngủ,
Suốt đêm dài ướt đẫm, biết làm sao hết được!
Mong sao có được ngàn vạn gian nhà lớn,
Để giúp cho các hàn sĩ trong thiên hạ đều được vui vẻ,
Không bị kinh động vì mưa gió, yên ổn như núi non!
Hỡi ôi, biết bao giờ được trông thấy nhà này đứng cao sững trước mắt,
Dù cho riêng nhà ta bị phá vỡ, mình có chịu rét đến chết, cũng thoả lòng!
(Năm 761)

Đỗ Phủ Thi Thánh Thi Sử thời nhà Đường Trung Hoa với bài thơ Xem người đẹp múa kiếm ca ngợi tài nghệ múa kiếm tuyệt luân của mỹ nhân Công Tôn Đại Nương. Đọc thơ Đỗ Phủ liên tưởng tới bài thơ ‘Thuật hoài’ của tráng sĩ Đặng Dung, danh tướng thời Hậu Trần của Việt Nam đêm thanh mài kiếm, ngẫm kỹ thấy có sự tương đồng. Đọc các bài “Bát trận đồ” “Xuân vọng” “Túp lều tranh nát dưới gió thu” càng thêm cảm khái.

Ôi, danh sĩ tinh hoa đức độ tài năng thời nào cũng có, gặp thời nhiễu loạn, đành vàng lầm trong cát, nhưng nhân cách vẫn lồng lộng như gương trời buổi sớm.

Nguồn: Đỗ Phủ thương đọc lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/do-phu-thuong-doc-lai/; đọc thêm: Nắng Đông Lời Thầy dặn Thung dung Lời thương Đối thoại với Thiền sư



Câu chuyện ảnh tháng 11

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG
https://youtu.be/w21hkPfEA2M

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Lời Thầy dặn thung dung

Kim Notes lắng ghi chú

Noi theo dấu chân Bụt
Dạy và học làm Người
Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Lão Nông Lâm Y Sinh
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/


IM LẶNG MÀ BÃO GIÔNG
Hoàng Kim

Im lặng mà bão giông, khoảnh khắc mà trường cửu, tưởng như vô định nhưng đang thấu mọi cõi” Võ Nguyên Giáp, Văn Cao  ảnh Nguyễn Đình Toán thật đẹp và cảm khái. Hôm nay, nhân Chào ngày mới 15 tháng 11 tưởng nhớ ngày sinh Văn Cao, nhạc sĩ nổi tiếng, tác giả quốc ca Việt Nam, tôi lại ngắm nhìn bức ảnh của Văn Cao với đại tướng Võ Nguyên Giáp , lắng nghe lại “Mùa xuân đầu tiên” Tác giả: Văn Cao, ca sĩ: Thanh Thúy, nhớ lời bình thật hay của nhà nhiếp ảnh danh tiếng Nguyễn Đình Toán.

Đọc lại và suy ngẫm  VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN  Hoàng Kim đăng trên  DANH NHÂN VIỆT ngày 5 tháng 10 năm 2013 ngay sau ngày Người mất http://danhnhanviet.blogspot.com/2013/10/vo-nguyen-giap-vi-tuong-cua-long-dan.html.  mà nhớ thấm thía lời bình của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi trong bài viết “Tướng Giáp, người anh hùng của độc lập Việt Nam, đã qua đời” : “Giải tỏa tấn bi kịch vô hình khủng khiếp đè lên con người đó, bỏ qua mọi thứ “công tội” do chính cái chủ nghĩa mà con người đó theo đuổi, trả lại cho con người đó cái giá trị đích thực của một vị tướng đánh trận tài năng, phải nói chính là vòng tay ân nghĩa của nhân dân“.“Về nghỉ là thượng sách. Thử điểm lại lịch sử xưa nay có tướng nào giành được chiến công lẫm liệt mà không đi kèm thân bại danh liệt hay không?”.

Tôi (Hoàng Kim) cũng tưởng sẽ có một khoảng lặng mới quay lại với những bài viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp khi tôi đã đăng mười bài về Người trên DANH NHÂN VIỆT

1) Nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp
2) Tướng Giáp trí tuệ bậc Thầy
3) Võ Nguyên Giáp sao sáng trời Nam
4) Võ Nguyên Giáp vị nhân tướng khuyến học
5) Võ Nguyên Giáp thiên tài quân sự
6) Đại tướng Võ Nguyên Giáp chân dung một huyền thoại
7) Võ Nguyên Giáp đọc lại và suy ngẫm
8) Đọc lại và suy ngẫm Tết Mậu Thân 1968
9) Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân
10) Võ Nguyên Giáp tự trong sâu thẳm

MƯA LÀNH MÙA YÊU THƯƠNG
Đỗ Ngọc Lưu, Hoàng
Kim

“Mưa ơi ! về với làng quê
Giọt trong tay bụm , giọt tràn trề sông
Giọt rơi vỡ trắng cánh đồng
Giọt đau đáu chảy vào lòng rưng rưng”
(1)

Lời thương thăm thẳm giữa lòng
Lắng câu mưa nắng, mát trong nỗi niềm
Mưa lành nắng hạn đất thiêng
Người mong trời cảm cây mừng mưa ơi (@)

(1) Đỗ Ngọc Lưu (2) Hoàng Kim

Thông tin tích hợp tại https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/mua-lanh-mua-yeu-thuonghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/do-phu-tho-mua-lanh/

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
#htn #ana #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc, #đẹpvàhay, #cnm365#cltvn
; Sắn Việt Nam và Kawano (hình) ; Châu Mỹ chuyện không quên ; TTC Group Sen vào hè ; Vị tướng của lòng dân ; Trời nhân loại mênh mông ; Gạo Việt và thương hiệu ; Tagore Thánh sư Ấn Độ ; Hoa Hồng Ngọc Quan Âm ; Huế có Thiên Thụ Sơn ; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi ; Châu Mỹ chuyện không quên ; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ ; Hoàng Long cây lương thực ; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du trăng huyền thoại ; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Việt Nam con đường xanh; Thế giới trong mắt ai ; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam https://youtu.be/GEaSV3p3Nb8; Sắn Việt Nam ngày nay https://youtu.be/MBL_RtU3Tcw; #cnm365 #cltvn 10 tháng 5 https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-10-thang-5 / ; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/tinh-thuc-cung-thang-nam/

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC http://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter