Yên Tử Yên Phụ thiêng

YÊN TỬ YÊN PHỤ THIÊNG
Hoàng Kim

Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn
Sự đọc trãi tháng năm
Nhà Trần trong sử Việt
Minh sư như trăng rằm

Quốc Công đạo làm tướng
Tiết Chế đức dung nhân
Thái Tông và Hưng Đạo
Yên Tử Yên Phụ thiêng

Trấn Hải Đông địa linh
An Hưng Nam thế lớn
Tĩnh Hải Quân thủ hiểm
Vạn Kiếp binh thư truyền

Thái Tông, Hưng Đạo, Nhân Tông là ba đỉnh cao vọi của trí tuệ Việt trong kho tàng tinh hoa trí tuệ nhân loại. Vua Nhân Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về đỉnh cao của dãy núi kia là gì thì vua được trả lời đó là dãy núi Yên Phụ của vòng cung Đông Triều Nham Biền Trường Thành trấn Bắc, địa linh thế hiểm non sông Việt ‘ Thái bình tu nổ lực. Vạn cổ thử giang sơn” (Thái bình nên gắng sức. Non nước ấy vạn xuân). Đức vua Nhân Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử nơi Cư trần lạc đạo làm chốn an nghĩ của mình. Câu chuyện Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn là câu chuyện minh quân và thiên tài lưu dấu thật lạ lùng và sâu sắc nơi đất Việt. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/c…/thai-tong-va-hung-dao/

Vua Trần Thái Tông (1218-1277) người sáng nghiệp nhà Trần có câu nói nổi tiếng trong lịch sử: “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Vua Trần Thái Tông là bậc minh quân tài trí được sử gia so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân là một trong những vị vua giỏi nhất Trung Hoa thời trước đó. “Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân ngày 4 tháng 9 năm 626 đã lên ngôi hoàng đế nhà Đường nước Trung Quốc sau sự biến Huyền Vũ môn. Đường Thái Tông thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự nhất thế giới thời ấy, nhưng so đức độ với Trần Thái Tông vua Việt Nam thì vua Việt được người đời thích hơn.

An Sinh Vương Trần Liễu là người chống đối Trần Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua. Nhưng vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu mà còn tha cho ngay cả Trần Quốc Tuấn là người đã gây ra câu chuyện tầy đình.

Tình yêu thương của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa là một câu chuyện thật quái dị và phi thường ! Tình yêu đó thật lớn lao nhưng sự việc quá liều lĩnh, khí phách và đặc biệt nguy hiểm. Trần Quốc Tuấn đã dám lẻn vào cung của Nhân Đạo Vương ngủ với người mình yêu ngay trong đêm tân hôn của Thiên Thành công chúa kết duyên với Nhân Đạo Vương mà không sợ cái chết “to gan cướp vợ người” trong lúc Trung Thành Vương con trai của Nhân Đạo Vương đang bận đãi khách chưa kịp động phòng. Công chúa Thiên Thành con gái của vua Trần Thái Tông thì đã dám trao thân cho Trần Quốc Tuấn là người mình yêu, tự chọn cái chết mà bất chấp lệnh vua cha gả con và làm đám cưới với Trung Thành Vương là con trai của vị quan đầu triều Trần Nhân Đạo Vương.

Vua Trần Thái Tông đã không làm ngơ để Quốc Tuấn bị giết. Vua chủ động kết nối lương duyên ngay cho Thiên Thành Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường. Câu chuyện vua Trần Thái Tông không những không giết Trần Quốc Tuấn, con trai của Trần Liễu là kẻ tử thù đang rất hận mình và chính người con đó đang “cố tình phạm tội ngông cuồng trái nhân tình” . Vua chủ động tác thành cho Thiên Thành và Quốc Tuấn nên đôi vợ chồng đã kết lương duyên hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của bậc anh hùng Trần Quốc Tuấn, một phép thử đổi bằng chính tính mạng mình. Vua minh quân Trần Thái Tông đã giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài hiếm có muôn thuở. Trần Quốc Tuấn là người sau này làm Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương nhà chính trị quân sự ngoại giao kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, đã ba lần đánh thắng đội quân Nguyên Mông đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thưở đó. Người là một trong mười vị danh tướng nổi tiếng thế giới mọi thời đại.

Chuyện lạ thật hiếm có !

Tượng Trần Quốc Tuấn ở chùa cổ Thắng Nghiêm, ảnh Hoàng Kim

Chùa cổ Thắng Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ đã theo công chúa Thụy Bà về đây để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng, viết kiệt tác Binh thư Yếu lược. Mẹ tôi họ Trần. Tôi về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Lắng đọng trong tôi Lời dặn lại của Đức Thánh Trần.

Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300, ông là con thứ ba của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người tôn thất họ Trần. Ông sinh tại kinh đô Thăng Long, quê quán thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay. Ông khi lên 5 tuổi năm 1237 làm con nuôi cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy nên ông sớm trở thành kỳ tài xuất chúng văn võ song toàn, thông hiểu sâu sắc huyền cơ tạo hóa, phép biến dịch và cách dùng binh.

Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, lên ngôi ngày 5 tháng 5 năm 1225 mở đầu nhà Trần trong sử Việt. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ Vương Trần Thủ Độ. Nhà Lý loạn cung đình thuở ấy đã tới đỉnh điểm. Vua Lý tuy có hai con gái thông minh, hiền hậu và rất giỏi nhưng không có con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý lắm kẻ mưu mô kém đức dòm ngó ngôi báu. Nước Đại Việt thuở đó bên ngoài thì họa ngoại xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời, xứng đáng là một minh quân tuyệt thế, lại được Lý Chiêu Hoàng rất yêu mến quý trọng nên ông đã dám đám đặt cược việc làm vua của cháu với họa diệt tộc Trần để sắp đặt hôn nhân Trần Cảnh với Lý Chiêu Hoàng. Sự kiện khai sáng nhà Trần chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm xảy ra vào ngày 31 tháng 12 năm 1225.

Lý Chiêu Hoàng tức Lý hoàng hậu vợ Trần Thái Tông trớ trêu thay sinh con nhưng con bị chết yểu ngay sau khi sinh, cho nên Trần Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chống đối và chỉ trích cay độc của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên cao trào rất nặng nề. Nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối dõi dòm ngó cướp ngôi vua. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy đang mang thai Trần Quốc Khang được 3 tháng. Thái sư Trần Thủ Độ năm 1237 nắm thực quyền phụ chính đã ép cha của Trần Quốc Tuấn là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Việc này khiến Trần Liễu căm phẫn chống đối và vua Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử.

Vua Trần Thái Tông sau này đã chứng ngộ vận nước lâm nguy không thể không xử lý thời biến khi cường địch bên ngoài câu kết nội gián bên trong để cướp nước ta. Vua Trần Thái Tông đã đặt vận mệnh “non sông đất nước Việt trên hết”, chấp nhận quay trở về. Vua Trần Thái Tông đã chấp nhận sự dấn thân “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”, thuận sự kiến nghị của Triều đình.

Vua Trần Thái Tông sau này truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng là con đích (hàng thứ hai sau Trần Quốc Khang vốn là con Trần Liễu, anh em cùng cha khác mẹ với Trần Quốc Tuấn) vào ngày 24 tháng 2 năm 1258 để làm Thái thượng hoàng. Trần Thái Tông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi vua hiệu Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước vừa tránh được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do sự chính danh phận đã sớm được định đoạt.

Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa tu tập tại chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ. Sau đó Trần Liễu dấy binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn cản buộc lòng Thủ Độ phải tự mình buông bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết hết và vua Thái Tông đổi ông làm An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện trở thành một vị nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc ông trở về kinh đã sớm được Trần Thái Tông phát hiện quý trọng đức độ tài năng trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và thông dâm với nàng. Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều không lạ và chuyện “quái” ấy cũng ‘quái” như việc Trần Thái Tông lấy vợ Trần Liễu.

Lại oái oăm thay, người Trần Quốc Tuấn yêu say đắm là công chúa Thiên Thành, mà vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cô cho Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương. Vua Thái Tông đã nhận sính lễ, thông báo với quần thần và đang tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa ở phủ Trung Thành Vương và đôi trai gái trẻ đồng lòng đến với nhau. Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm đó. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương. Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.

Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã dám lấy tính mạng của mình làm liều như thể “cố tình phạm tội ngông cuồng trái nhân tình”, nhưng mấy ai thấu hiểu đó là sự lưa chọn sinh tử, phép thử tối cao cuối cùng của vị nhân tướng trước khi trao sinh mệnh đời mình cho Người tin yêu mình trong thực tiễn. Đó là phép biến Dịch của “Đạo làm tướng” “Chọn người”.

Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn trong câu chuyện đêm trăng rằm để hiểu sâu hơn chiến công nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên, những trang binh thư kiệt tác muôn đời, và ba đỉnh cao vọi của trí tuệ nhân loại.

xem tiếp: Thái Tông và Hưng Đạo https://hoangkimlong.wordpress.com/c…/thai-tong-va-hung-dao/ và Nhà Trần trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/…/nha-tran-trong-su-viet/

THÁNH TRẦN CHÙA THẮNG NGHIÊM

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) là nơi vị danh tướng Trần Hưng Đạo thuở nhỏ tu học, sau đó cũng là nơi Người đã an trú và hiển thánh theo truyền thuyết dân gian. Trần Hưng Đạo và chùa Thắng Nghiêm, nơi đây có bức tượng cổ màu trắng chính điện của Đức Thánh Trần đã hóa thân tịch lậng trên tòa sen và một ngôi chùa cổ đã trãi chiều dài mưa nắng suốt trên bảy trăm năm. Khuôn mặt Đức Thánh Trần dường như ngưới Mẹ cũng dường như mặt Ngọc Quan Âm thanh khiết lạ lùng,

Tôi tới thăm Người ở chùa Thắng Nghiêm với ước mong tìm gặp tuổi thơ của Người và những năm tháng Người thanh nhàn với nước non đại định sau khi thắng giặc .Tôi duyên may đã kịp dành trọn một ngày tĩnh lặng để ghi lại những dấu tích xưa và nay, bảo tồn được một chùm ảnh nghệ thuật trân quý và lưu lại khoảng lặng cuộc sống chứng ngộ các nghệ nhân Hà Nội mới đang chăm chú truyền thần chế tác pho tượng Đức Thánh Trần an nhiên điềm tĩnh tọa Thiền theo dáng cũ mà Người để lại.

Chùa Thắng Nghiêm cũng là cõi thiêng của hàng trăm, hàng ngàn bức chân dung Đức Thánh Trần Hưng Đạo đúc hệt như cùng một khuôn. Người hóa thân tĩnh tọa trên tòa sen thành tượng Phật nghìn mắt nghìn tay . Người là một thiên tài đất Việt thời Trần đã để lại dấu ấn công đức không phai mờ trong sự biết ơn của mọi người dân Việtvmọi thời đại .

SỰ LỰA CHỌN SINH TỬ

Dâng hương ở chùa Tổ Thắng Nghiêm cõi thiêng thờ đức Thánh Trần Hưng Đạo, tôi lặng ngắm những nghệ nhân đang miệt mài thực hiện các tác phẩm về Người và chợt ngộ ra được sự lựa chọn sinh tử ở chốn u minh tối sáng “thấy quái mà không quái” . Hai chuyện tôi kể dưới đây là có trong chính sử nhưng đời sau không đưa chi tiết này vào các văn bản mới thậm chí né tránh không lưu lại. Sự thật mà tôi ngộ ra được đó thực sự là minh chứng rất cao của minh quân Trần Thài Tông và kỳ tài Trần Quốc Tuấn với tình yêu và tầm nhìn tuyệt vời của Thiên Thành quận chúa. Đó là sự lựa chọn sinh tử, phép thử kiệt xuất trước tình thế kỳ lạ của đất nước thời ấy.

Chuyện quái thứ nhất là năm 1237, Thái sư Trần Thủ Độ đã đồng mưu với Quốc mẫu  Thiên Cực công chúa (trước là vợ vua Lý Huệ Tông, sau là vợ của Trần Thủ Độ)  ép vua Trần Thái Tông phế Chiêu Thánh hoàng hậu Lý Chiêu Hoàng vì không có con trai, lập Lý Ngọc Oanh làm Chiêu Thánh Hoàng hậu  khi Chiêu Thánh Hoàng hậu đã mang thai ba tháng với Trần Liễu, để duy trì sự liên tục của triều đại nhà Trần.

Vua Trần Thái Tông là vị Hoàng Đế khởi đầu nhà Trần vua tên thật là Trần Bồ, sau đổi thành Trần Cảnh, các sách sử Trung Quốc gọi là Trần Nhật Cảnh hoặc Trần Quang Bính, quê ở hương Tức Mặc (nay là huyện Mỹ Lộc, Nam Định). Vua sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, niên hiệu Kiến Gia thứ 8 thời Lý Huệ Tông (tức ngày 9 tháng 7 năm 1218), mất ngày 5 tháng 5 năm 1277 là con trai thứ hai của quan Nội thị phán thủ Trần Thừa. Mẹ vua là người họ Lê. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư mô tả ông có ngoại hình “mũi cao, mặt rộng, giống như Hán Cao Tổ”. Khi Trần Cảnh sinh ra, Trần Thừa cùng em là Thái úy Trần Tự Khánh đã nắm quyền thao túng triều đình nhà Lý.

Sau khi Trần Tự Khánh mất (1223), em họ là Trần Thủ Độ được phong chức Điện tiền chỉ huy sứ, cai quản lực lượng cấm vệ hoàng cung. Năm 1225, Lý Huệ Tông truyền ngôi cho con gái 7 tuổi là Chiêu Thánh, tức vua Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ tiến cử Trần Cảnh làm Chi hậu chính chi ứng cục hầu hạ trong cung. Trần Cảnh trạc tuổi với Chiêu Hoàng, được bà rất quý mến, gần gũi và hay trêu đùa. Trần Thủ Độ đã lợi dụng điều này để dàn xếp hôn nhân giữa Chiêu Hoàng với Trần Cảnh, sau đó ép Chiêu Hoàng truyền ngôi cho chồng, chấm dứt triều đại nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.

Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư kể rằng : “…Một hôm, Cảnh lúc ấy mới lên 8 tuổi, phải giữ việc bưng nước rửa, nhân thế vào hầu bên trong. Chiêu Hoàng trông thấy làm ưa, mỗi khi chơi đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì thân đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng lên bóng. Có một hôm, Cảnh bưng chậu nước hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh. Cảnh không dám nói gì, về nói ngầm với Thủ Độ. Thủ Độ nói: “Nếu thực như thế thì họ ta thành hoàng tộc hay bị diệt tộc đây?”. Lại một hôm, Chiêu Hoàng lại lấy khăn trầu ném cho Cảnh, Cảnh lạy rồi nói: “Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh”. Chiêu Hoàng cười và nói: “Tha tội cho ngươi. Nay ngươi đã biết nói khôn đó”. Cảnh lại về nói với Thủ Độ. Thủ độ sợ việc tiết lộ thì bị giết cả, bấy giờ mới tự đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm. Thủ Độ đóng cửa thành và các cửa cung, sai người coi giữ, các quan vào chầu không được vào. Thủ Độ loan báo rằng: “Bệ hạ đã có chồng rồi”.

Vua Trần Thái Tông phong Chiêu Hoàng làm Chiêu Thánh hoàng hậu. 12 năm sau, năm 1237,  Trần Thái Tông và Hoàng hậu Chiêu Thành vẫn chưa có con trai để duy trì triều đại của ông, do con trai là Trần Trịnh chết sớm. Trần Thủ Độ và công chúa Thiên Cực (vợ Trần Thủ Độ) đã khuyên hoàng đế hãy lập Thuận Thiên vốn là chị vợ đang mang thai để duy trì sự liên tục của triều đại.

Thiên Cực công chúa người đời gọi Trần Thị Dung, chính sử gọi là Trần Thị hoặc Trần Thị Nương, Linh Từ quốc mẫu, hay còn gọi là Kiến Gia hoàng hậu, Thuận Trinh hoàng hậu hay Huệ hậu, là Hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý, chính hậu của hoàng đế Lý Huệ Tông, mẹ ruột của Lý Chiêu Hoàng và Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu. Bà đã cùng Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ đồng mưu trong việc soán ngôi nhà Lý, nhượng ngôi cho cháu trai là Trần Thái Tông, lập ra nhà Trần. Con gái bà là Chiêu Hoàng được sắc lập làm Hoàng hậu của Thái Tông. Sau khi nhà Trần được thiết lập, bà được tôn phong Quốc mẫu Thiên Cực công chúa, được hưởng quy chế ngựa, xe, nghi trượng ngang hàng với Hoàng hậu. Khi đó, bà Trần Thị Dung tái hôn với Trần Thủ Độ, lúc này đang giữ chức Thái sư, nắm trọn quyền hành. Với vai trò mẹ vợ vua Trần, bà cùng Trần Thủ Độ có quyền thế lớn nhất. Sử thần Ngô Sĩ Liên đánh giá; công của bà giúp nhà Trần nội trị rất nhiều, mà phần báo đáp nhà Lý thì không được bằng.

Thái sư Trần Thủ Độ đồng mưu với Quốc mẫu Thiên Cực công chúa Trần Thị Dung ép vua Trần Thái Tông phế Chiêu Thánh hoàng hậu xuống làm công chúa và lập Thuận Thiên lên làm Hoàng Hậu thay cho Chiêu Thánh không sinh được con trai kế vị. Thuận Thiên vốn là vợ của Trần Liễu, khi ấy đang có thai với Trần Liễu 3 tháng. Đứa trẻ sinh ra là Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang. Việc này đã khiến Trần Liễu phẫn uất đưa quân đội của ông xuống sông Cái để nổi loạn.

Trần Thái Tông bối rối trong đêm bí mật lên Yên Tử tu hành theo thiền sư Đạo Viên. Thiền sư hỏi vua nguyên cớ gì mà đi tu, nhà vua bày tỏ: “Trẫm còn thơ ấu vội mất hai thân, bơ vơ đứng trên sĩ dân không chỗ nương tựa. Lại nghĩ sự nghiệp các bậc đế vương đời trước, thịnh suy vô thường, nên Trẫm đến núi này cầu làm Phật, chớ không cầu gì khác”. Sư Đạo Viên trả lời: “Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ ở trong tâm. Tâm lặng mà biết gọi là Chân Phật. Nay Bệ hạ nếu ngộ tâm này thì tức khắc thành Phật, không nhọc tìm cầu bên ngoài.” Sau đó, Trần Thủ Độ đưa các quan lên núi Yên Tử năn nỉ Thái Tông trở lại kinh đô. Sư Đạo Viên cũng khuyên rằng: Phàm làm đấng nhân quân, phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tâm của thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón Bệ hạ trở về, Bệ hạ không về sao được. Song phần nghiên cứu nội điển, mong Bệ hạ đừng xao lãng.” Nghe lời sư Đạo Viên và Trần Thủ Độ, Trần Thái Tông cùng bách quan trở về kinh đô, tiếp tục trị nước. Hai tuần sau, Trần Liễu nhận thấy quân mình yếu thế và không thể chống lại triều đình. Trần Liễu chờ lúc Thái Tông đi thuyền qua sông Cái, rồi Liễu cải trang làm người đánh cá, đi thuyền độc mộc đến chỗ thuyền ngự để đầu hàng. Trần Thủ Độ rút gương toan chém Trần Liễu, nhưng Thái Tông lấy thân mình bảo vệ cho Trần Liễu, rồi khuyên Trần Thủ Độ thu quân. Nhà vua còn cấp cho Trần Liễu đất thái ấp ở Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng và Yên Bang (nay thuộc Quảng Ninh), và tặng Liễu tước Yên Sinh vương.

Trần Thái Tông sau lần gặp thiền sư Đạo Viên ở Yên Tử năm 1236, mặc dù bận rộn biết bao chuyện chính sự, vẫn chuyên tâm nghiên cứu nội điển đạo Bụt, tu tập theo Thiền tông Phật giáo, dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, áp dụng các triết lý trong kinh điển Đại thừa cùng những giáo huấn của Tổ sư Thiền. Vua Thái Tông . Nhà vua tu học với sự hỗ trợ của các thiền sư như Đạo Viên ở Yên Tử, Ứng Thuận, Tức Lực và Đại Đăng ở Thăng Long, cùng các vị tăng người Tống là Đức Thành, Thiên Phong. Theo cuốn Thánh đăng ngữ lục (một tác phẩm khuyết danh về việc tu học Thiền tông của 5 vua đầu thời Trần, được viết vào khoảng thế kỷ 14), Thái Tông đọc kinh Kim Cương đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” thì ngộ đạo. Sau đó, khoảng năm 1247-1252, ông viết sách Thiền tông chỉ nam ca (Bài ca về yếu chỉ của Thiền tông) để truyền bá cho hậu sinh về kinh nghiệm giác ngộ của mình. Thiền sư Đạo Viên khi đọc được tác phẩm này đã nhận xét: “Tâm của chư Phật ở cả trong này”, và khuyến khích nhà vua lưu hành rộng rãi trong nước. Ngoài ra, Thái Tông còn dựng chùa Tư Phúc trong nội đô Thăng Long, để trao đổi thêm kiến thức với các cao tăng, đồng thời giảng dạy Thiền học cho lớp hậu sinh. Thánh đăng ngữ lục kể rằng “hằng ngày vua cúng trai tăng cho hơn 500 vị, độ làm đệ tử hơn 30 người”.

Chuyện quái thứ hai là năm 1251 Trần Quốc Tuấn đêm trăng rằm dám vượt tường vào cung của Nhân Đạo Vương để thông dâm với Thiên Thành công chúa là con của vua Trần Thái Tông đã gả cho Trung Thành Vương là con của Nhân Đạo Vương vị vương đầu triều nhà Trần,  trong lúc Trung Thành  Vương đang bận đãi khách chưa kịp vào động phòng. Công chúa Thiên Thành đã trao thân cho Trần Quốc Tuấn, bất chấp  nguy hiểm. Chuyện uẩn khúc là ở chỗ Quốc Tuấn và Thiên Thành ngay trong đêm đó cho thị nữ đến báo Thụy Bà để tấu trình kịp thời với vua để vua quyết định xử lý. Sử Việt đều ghi chép đúng sự việc mà không bình luận “Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”.

Trần Quốc Tuấn là con trai thứ ba của Khâm Minh đại vương Trần Liễu, mẹ là Trần Thị Nguyệt, là người vợ trước của Trần Liễu Sau này khi Trần Liễu lấy Thuận Thiên công chúa là con vua nên thì theo luật lệ của triều đình xưa, thì con vua phải là vợ cả. Khi Trần Liễu mất (1251), bà Trần Thị Nguyệt đã xuất gia làm ni sư, hiệu là Diệu Hương. Trần Quốc Tuấn sinh khoảng năm 1228 – 1231, mất năm 1300. Ông gọi vua Thái Tông là chú ruột và Thụy Bà công chúa là cô ruột cũng là mẹ nuôi, Trần Quốc Tuấn sinh ở Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay.

Đại Việt sử ký toàn thư mô tả Trần Quốc Tuấn là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ. Trần Quốc Tuấn được Thụy Bà công chúa bí mật đưa về chùa Thắng Nghiêm học tập từ lúc 5 tuổi trước khi có sự khởi loạn của An Sinh Vương Trần Liễu. Ông lớn lên thông tuệ lạ lùng, văn võ toàn tài. Vua Trần Thái Tông vời về kinh định giao trọng trách.

Trần Quốc Tuấn mang tiếng là con kẻ phản loạn được vua nể tình không giết, nay lại sắp đảm nhận trọng trách và Trần Quốc Tuấn trầm tĩnh suy nghĩ về chuyện này. Người cũng có nỗi cánh cánh bên lòng là đã yêu thương công chúa Thiên Thành nhưng điều trớ trêu là Trung Thành Vương đã cầu hôn. Trước việc này Trần Quốc Tuấn đã có một quyết định sinh tử “cướp vợ đêm tân hôn” ngủ với Thiên Thành công chúa, vào lúc sơ hở nhất, bất chấp nguy hiểm,  trước khi Người lãnh trọng trách “quốc công tiết chế”.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép rằng: “Tân Hợi, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 20 [1251]…Mùa xuân, tháng 1, đổi nguyên hiệu là Nguyên Phong (năm thứ 1)…Gả trưởng công chúa Thiên Thành cho Trung Thành Vương (không rõ tên). Con trai Yên Sinh Vương là Quốc Tuấn cướp lấy. Công chúa về với Quốc Tuấn. Ngày 15 tháng ấy, vua mở hội lớn 7 ngày đêm, bày các tranh về lễ kết tóc và nhiều trò chơi cho người trong triều ngoài nội đến xem, ý muốn cho công chúa Thiên Thành làm lễ kết tóc với Trung Thành Vương.Trước đó, vua cho công chúa Thiên Thành đến ở trong dinh Nhân Đạo Vương (Nhân Đạo Vương là cha Trung Thành Vương). Quốc Tuấn muốn lấy công chúa Thiên Thành, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào chỗ ở của công chúa thông dâm với nàng.”

Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết : “Tân Hợi, năm Nguyên Phong thứ 1 (1251) tháng 2… Đem Thiên Thành công chúa gả cho Trung Thành vương. Sau công chúa lại về với Quốc Tuấn. Đã hứa gả công chúa cho Trung Thành vương, định đến ngày rằm tháng này (tức tháng 2) làm lễ “hợp kết”, nhà vua nhân việc này mở hội bảy ngày đêm, bày các đồ quý báu và nhiều trò chơi vui để cho trong triều đình, ngoài dân gian được chơi xem. Trước ngày cưới, nhà vua cho công chúa sang ở nhà của Nhân Đạo Vương; đương đêm, Quốc Tuấn lẻn vào tư thông với công chúa.

Sự lựa chọn sinh tử này là một phép thử kiệt xuất trước tình thế đất nước thuở đó. Vua Trần Thái Tông là bậc minh quân kiệt xuất đã kịp thời cứu Trần Quốc Tuấn ngay trong đêm trăng rằm ấy. Ví thử vua Thái Tông không làm vậy thì Quốc Tuấn và Thiên Thành sẽ buộc phải chết đêm tân hôn và mang tiếng nhục. Nước Đại Việt liệu còn có thiên tài quân sự dẫn dắt để có ba lần đánh thắng Nguyên Mông, hay đất nước sẽ bị thôn tính?

Vua Trần Thái Tông là bậc minh quân tài trí được so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân là vị vua giỏi Trung Hoa thời trước đó. Đường Thái Tông đã thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự nhất thế giới lúc ấy, nhưng so đức độ với vua Việt Trần Thái Tông thì vua Việt được người đời ca ngợi hơn. Ngày 4 tháng 9 năm 626, Đường Thái Tông Lý Thế Dân lên ngôi hoàng đế nhà Đường, sau sự biến Huyền Vũ môn . “Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”.

Vua Trần Thái Tông sau này đã để lại câu nói: “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Sự nghiệp của vua Trần Thái Tông thật lớn và đã có nhiều sách lưu truyền. Tuy nhiên, hai giai thoại trên đây  là hai bài học lắng đọng sâu xa sự lựa chọn sinh tử.

TrucLamYenTu

NHÀ TRẦN TRONG SỬ VIỆT

Thái Tông, Quốc Tuấn, Nhân Tông là ba đỉnh cao vọi của trí tuệ. Vua Nhân Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về đỉnh cao của dãy núi kia là gì thì được trả lời đó là Yên Phụ của vòng cung Đông Triều trấn Bắc. Đức Nhân Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử làm nơi Cư trần lạc đạo chốn an nghĩ của mình.

Câu chuyện Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn, minh quân và thiên tài lưu dấu nơi đất Việt ấy thật lạ lùng và sâu sắc. Ngày 5 tháng 5 năm 1277 là kỷ niệm ngày mất Trần Thái Tông, Vị Hoàng Đế đầu tiên của nhà Trần Việt Nam (sinh năm 1218). “Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”.

Vua Trần Thái Tông là bậc minh quân tài trí được so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân là vị vua giỏi Trung Hoa thời trước đó. Ngày 4 tháng 9 năm 626, Đường Thái Tông Lý Thế Dân lên ngôi hoàng đế nhà Đường, sau sự biến Huyền Vũ môn. Đường Thái Tông đã thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự nhất thế giới lúc ấy, nhưng so đức độ với vua Việt Trần Thái Tông thì vua Việt được người đời ca ngợi hơn.

Vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu là người chống lại Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua. Vua Trần Thái Tông còn tiếc kỳ tài của Trần Quốc Tuấn mà không làm ngơ để Quốc Tuấn bị giết khi  Quốc Tuấn  “cố tình phạm tội ngông cuồng” trái nhân tình . Vua còn chủ động kết nối lương duyên cho hai người Thiên Thành & Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường. Câu chuyện tuyệt vời về sự ứng xử của vua Trần Thái Tông không những không giết Trần Quốc Tuấn, con của Trần Liễu kẻ đang thù hận mình và đang “cố tình phạm tội ngông cuồng” trái nhân tình. Vua Trần Thái Tông với lòng yêu thương và trí tuệ cao cả đã ứng xử kiệt xuất và chủ động tác thành cho Thiên Thành & Quốc Tuấn nên vợ chồng, hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của bậc anh hùng và giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài muôn thuở là Đức Thánh Trần.

Chuyện này thật lạ và hay hiếm thấy !

Tôi hành hương khởi đầu từ thành phố Hồ Chí Minh nơi có bức tượng Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đắng. Ngày 9 tháng 4 năm 1288 nhằm ngày 8 tháng 3 năm Mậu Tý, Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3,. Sau ba lần thắng giặc, nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc ở tỉnh Hải Dương là đền thờ chính đức Thánh Trần, nhưng Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) lại mới là nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học và là nơi Người hiển thánh. Tôi duyên may đúng dịp này đi Hà Nội và khi trò chuyện đã tình cờ được biết câu chuyện này. Tôi ngỏ lời nêu ước muốn rằng Mẹ tôi họ Trần và tôi ước về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Thật may mắn Chùa cổ Thắng Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ đã theo công chúa Thụy Bà về đây để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng và viết kiệt tác Binh thư Yếu lược (mời đọc Lời dặn lại của Đức Thánh Trần). Chuyến đi mãn nguyện đã giúp tôi trọn được điều mong ước.

NhaTranngoisuViet

Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, lên ngôi ngày 5 tháng 5 năm 1225 mở đầu nhà Trần trong sử Việt. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ Vương Trần Thủ Độ. Loạn cung đình nhà Lý thuở ấy đã vào đỉnh điểm. Vua Lý tuy có hai con gái rất giỏi và thông minh, hiền hậu nhưng không có con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý dòm ngó ngôi báu đều là những kẻ mưu mô và kém đức. Nước Đại Việt lúc đó bên ngoài thì họa ngoại xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời xứng là một minh quân, lại được Lý Chiêu Hoàng yêu mến nên đã đặt cược việc “tru di chín họ” của họa diệt tộc Trần nếu CHỌN LẦM NGƯỜI với việc sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng. Sự kiện đó xảy ra vào năm 1225, đã chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm và khai sáng nhà Trần.

Trớ trêu thay, Lý hoàng hậu (tức Lý Chiêu Hoàng) vợ Trần Thái Tông sinh con nhưng người con lại bị chết yểu ngay sau khi sinh, cho nên Trần Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chỉ trích và chống đối của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên cao trào và rất nặng nề. Nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối dõi dòm ngó cướp ngôi. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy lại đang mang thai được 3 tháng. Năm 1237, Thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính ép cha của Trần Quốc Tuấn là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Việc này khiến Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử. Sau này Người chứng ngộ vận nước lâm nguy cường địch bên ngoài câu kết nội gián bên trong không thể không xử thời biến “non sông đất nước Việt trên hết “. Người đã chấp nhận quay về “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Trần Thái Tông đã chấp nhận sự sắp xếp của Triều đình. Sau này ngày 24 tháng 2 năm 1258, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, là con thứ, em của Trần Quốc Khang vốn con Trần Liễu) để lui về làm Thái thượng hoàng, Trần Thái Tông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt vừa tránh được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do chính danh sớm được định đoạt.

DemTrucLam

Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa mai danh ẩn tích ở chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ. Sau đó ông dấy binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn cản buộc lòng Thủ Độ phải tự mình ném bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết hết và vua Thái Tông đổi ông làm An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện tỏ ra và một vị nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc trở về sớm được Trần Thái Tông quý trọng đức độ tài năng trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và thông dâm với nàng. Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều không lạ và chuyện “quái” ấy cũng ‘quái” như việc Trần Thái Tông lấy vợ Trần Liễu.

Lại oái oăm thay, người mà Trần Quốc Tuấn yêu say đắm là công chúa Thiên Thành, mà vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cô cho Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương. Vua đã nhận sính lễ, thông báo với quần thần và đang tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa ở phủ Trung Thành Vương và đôi trai gái trẻ đồng lòng đến với nhau. Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm đó. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương. Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.

Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã làm liều dám lấy tính mạng của mình làm như thể “cố tình phạm tội ngông cuồng trái nhân tình”, nhưng mấy ai thấu hiểu đó là sự lưa chọn sinh tử, phép thử tối cao cuối cùng của vị nhân tướng trước khi trao sinh mệnh đời mình cho Người tin yêu mình trong thực tiễn. Đó là phép biến Dịch của “Đạo làm tướng” “Chọn người”.

TrucLamThienViencanhvuonrangoai

Chuyện Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn trong câu chuyện đêm trăng rằm để hiểu sâu hơn chiến công nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên và những trang binh thư kiệt tác muôn đời, và ba đỉnh cao vọi của trí tuệ nhân loại.

MungNamthangNamxua

NHÀ TRẦN TRONG SỬ VIỆT

Thái Tông và Hưng Đạo
Ngày mới trong dấu yêu
Nhà Trần trong sử Việt
Lồng lộng như trăng rằm

Từ một hai hai năm (1225),
Đến thế kỷ mười bốn (1400)
Thung dung bài viết mới.
Thảnh thơi gieo đôi vần.

Mùng 5 tháng 5 xưa
Chuyện cũ chưa hề cũ
Bạn hiền tụ nơi đẹp
Thoáng chốc tròn tháng năm

Nhóm bạn chúng tôi tình cờ tụ tập chơi ngày 5 tháng 5 ở mặt sau Dinh Thống Nhất Tao Đàn. Tôi lưu dấu một bài thơ vui, đến nay nhìn lại thoáng chốc đã tròn 5 năm. Hai chuyện chẳng ăn nhập gì nhau nhưng đều là chuyện vui CNM365 . Cám ơn GS Trần Duy Quý và công nương Nguyen Hien hậu duệ của vua Duy Tân đã quan tâm trao đổi, đánh giá phản biện và đồng cảm.

Hoàng Kim

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cp nht mi ngày

Video yêu thích

http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter