Đường xuân đời quên tuổi

ĐƯỜNG XUÂN ĐỜI QUÊN TUỔI

Một tiếng hạc, giữa trời xanh đồng vọng
Đời Bình An, thanh thản bước yêu thương

Mưa và nắng, ngày và đêm thăm thẳm
#Thungdung đi, đường lớn chẳng nao lòng

Hoàng Kim
Kính chúc Lão Nông vui khỏe https://hoangkimlong.wordpress.com/category/duong-xuan-doi-quen-tuoi

Hoa Lúa giữa đồng xuân
https://hoangkimlong.wordpress.comhttps://youtu.be/q2at-hofAWo

RẰM ĐẢN SINH NHỚ MẸ
Hoàng Kim

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn, củ khoai
Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất
Thương lời Cha căn dặn học làm Người…

Chùm thơ Rằm Đản Sinh Nhớ Mẹ bảo tồn và phát triển tại Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim và Ngày mới Ngọc cho đời https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-ngoc-cho-đoi

HOÀNG NGỌC DỘ KHÁT VỌNG
Hoàng Ngọc Dộ và Hoàng Kim


Hoàng Ngọc Dộ (1937-1994) là nhà giáo. Ông quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Mẹ mất sớm. Nhà nghèo. Cha bị bom Mỹ giết hại. Ông đã nổ lực nuôi dạy các em vượt qua gian khổ, nghèo đói và chiến tranh để vươn lên trở thành những gia đình thành đạt và hạnh phúc. Gương nghị lực vượt khó hiếm thấy, ăn ngày một bữa suốt năm năm, nuôi hai em vào đại học với sự cưu mang của thầy bạn và xã hội đã một thời lay động sâu xa tình cảm thầy trò Trường Cấp Ba Bắc Quảng trạch (Quảng Bình). Ông mất sớm, hiện còn lưu lại gần 100 bài thơ. Lời thơ trong sáng, xúc động, ám ảnh, có giá trị khích lệ những em học sinh nhà nghèo, hiếu học. Anh Hai Hoàng Ngọc Dộ cũng là người Thầy dạy học đầu tiên cho Hoàng Kim: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm”; “Cảnh mãi đeo người được đâu em Hết khổ, hết cay, hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”;”Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân”; “Soi mặt mình trong gương không bằng soi mặt mình trong lòng người”; “Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể để mất vì không thể tìm lại Hoàng Ngọc Dộ Khát vọng

KHÁT VỌNG
Hoàng Ngọc Dộ

Cảnh mãi theo người được đâu em
Hết khổ hết cay hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-ngoc-do-khat-vong

ÁNH SAO
Hoàng Ngọc Dộ


Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa, mây giăng còn chẳng ngại
Hướng nhìn trần thế bạn văn chương.

LỜI NGUYỀN
Hoàng Ngọc Dộ

Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà, nợ nước, quyết rèn bản thân!

Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên.

CHÙM THƠ VỀ MẠ
Hoàng Ngọc Dộ

Chẵn tháng

Đã chẵn tháng rồi, ôi Mạ ôi!
Tuần trăng tròn khuyết đã hết rồi
Mà con không thấy đâu bóng Mạ
Thấy trăng vắng Mạ dạ bùi ngùi.

Năm mươi ngày

Năm mươi ngày chẵn thấm thoắt trôi
Mạ về cỏi hạc để con côi
Vầng trăng tròn trặn vừa hai lượt
Vắng Mạ, lòng con luống ngậm ngùi.

Đọc sách

Con đọc sách khuya không nghe tiếng Mạ
Nỗi tâm tư con nghĩ miên man
Lúc Mạ còn, con bận việc riêng con
Không đọc được để Mạ nghe cho thỏa dạ.

Nay con đọc, vắng nghe tiếng Mạ
Nỗi bùi ngùi lòng dạ con đau
Sách mua về đọc Mạ chẵng nghe đâu
Xót ruôt trẻ lòng sầu như cắt.

Mạ ơi Mạ, xin Mạ hãy nghe lời con đọc.

Buồn

Buồn khi rão bước đồng quê
Buồn khi chợp mắt Mạ về đâu đâu
Buồn khi vắng Mạ dạ sầu
Buồn khi mưa nắng giải dầu thân Cha
Buồn khi sớm tối vào ra
Ngó không thấy Mạ, xót xa lòng buồn.

CHIA TAY BẠN QÚY
Hoàng Ngọc Dộ

Đêm ngày chẳng quản đói no
Thức khuya dậy sớm lo cho hai người
Chăm lo văn sách dùi mài
Thông kim bác cổ, giúp đời cứu dân

Ngày đêm chẵng quản nhọc nhằn
Tối khuyên, khuya dục, dạy răn hai người
Mặc ai quyền quý đua bơi
Nghèo hèn vẫn giữ trọn đời thủy chung

Vận nghèo giúp kẻ anh hùng
Vận cùng giúp kẻ lạnh lùng vô danh
Mặc ai biết đến ta đành
Dăm câu ca ngợi tạc thành lời thơ

Hôm nay xa vắng đồng hồ
Bởi chưng hết gạo, tớ cho thay mày
Mày tuy gặp chủ tốt thay
Nhớ chăng hôm sớm có người tri ân.

THỨC EM DẬY
Hoàng Ngọc Dộ

Đã bốn giờ sáng
Ta phải dậy rồi
Sao mai chơi vơi
Khoe hào quang sáng

Ta kêu Kim dậy
Nó đã cựa mình
Vớ vẫn van xin
Cho thêm chút nữa.

Thức, lôi, kéo, đỡ
Nó vẫn nằm ỳ
Giấc ngủ say lỳ
Biết đâu trời đất

Tiếc giấc ngủ mật
Chẳng chịu học hành
Tuổi trẻ không chăm
Làm sao nên được

Đêm ni, đêm trước
Biết bao là đêm
Lấy hết chăn mền
Nó say sưa ngủ

Ta không nhắc nhủ
Nó ra sao đây
Khuyên em đã dày
Nó nghe chẳng lọt

Giờ đây ta quyết
Thực hiện nếp này
Kêu phải dậy ngay
Lay phải trở dậy

Quyết tâm ta phải
Cố gắng dạy răn
Để nó cố chăm
Ngày đêm đèn sách

Ta không chê trách
Vì nó tuổi thơ
Ta không giận ngờ
Vì nó tham ngủ

Quyết tâm nhắc nhủ
Nhắc nhủ, nhắc nhủ …

NẤU ĂN
Hoàng Ngọc Dộ

Ngày một bữa đỏ lửa
Ngày một bữa luốc lem
Ngày một bữa thổi nhen
Ngày một bữa lường gạo
Ngày một bữa tần tảo
Ngày một bữa nấu ăn.

(*) 5 năm cơm ngày một bữa

NỖI LÒNG
Hoàng Ngọc Dộ

Nhá củ lòng anh nhớ các em
Đang cơn lửa tắt khó thắp đèn
Cảnh cũ chưa lìa đeo cảnh mới
Vơi ăn, vơi ngủ, với vơi tiền

Cảnh mãi đeo người được đâu em
Hết khổ, hết cay, hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen.

DỰ LIÊN HOAN
Hoàng Ngọc Dộ

Hôm nay anh được chén cơm ngon
Cửa miệng anh ăn, nuốt chả trơn
Bởi lẽ ngày dài em lam lũ
Mà sao chỉ có bữa cơm tròn.

NHỚ NGƯỜI XƯA
Hoàng Ngọc Dộ

Ông Trình, ông Trãi, ông Du ơi
Chí cả ngày xưa Cụ trả rồi
Có biết giờ đây ai khắc khoải
Năm canh nguyệt giãi gợi lòng tôi

Bó gối mười năm ở nội thành
Thầy xưa đã rạng tiết thanh danh
Tớ nay vương nợ mười năm lẽ
Sự nghiệp Thầy ơi rạng sử xanh.

EM ỐM
Hoàng Ngọc Dộ

Bồn chồn khi được tin nhà
Rằng người xương thịt nay đà bị đau
Nghĩ mình là kẻ đỡ đầu
Mà sao phải chịu lao đao chốn này.

ĐÊM RÉT THƯƠNG EM
Hoàng Ngọc Dộ

Đêm này trời rét, rét ghê
Ta thương chiến sĩ dầm dề gió sương
Thương em lặn lội chiến trường
Chăn không, áo mỏng, gió sương dạn dày.

EM VỀ
Hoàng Ngọc Dộ

Em về anh biết nấu chi
Ba lần khoai sắn, kể chi cá gà
Thương em lặn lội đường xa
Về nhà khoai sắn, dưa cà cùng anh

Bao giờ giặc Mỹ sạch sanh
Em về anh thết cơm canh cá gà
Mùng vui kể chuyện nước nhà
Gia đình đoàn tụ thật là đượm vui.

LÀM ĐỒNG
Hoàng Ngọc Dộ

Làm đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót, say sưa với đồng
Chung tay liềm hái cuốc chòng
Ngày nay nhỏ giọt, mai lòng sướng vui.

Làm đồng nắng sém, da hui
Ai ơi xin chớ tham hời của dân
Khổ cay nắng sém da hồng
Xuân xanh già dặn với đồng, ai ơi!
NGẮM TRĂNG
Hoàng Ngọc Dộ

Nằm ngữa trong nhà ngắm Hằng Nga
Hợp cảnh, hợp tình, Hằng ngắm lại
Hợp nhà, hợp cửa, ả rọi hoa
Từng đám vòng tròn nằm giữa chiếu
Chiếu thế mà ra lại chiếu hoa
Hậu Nghệ thuở xưa sao chị ghét
Ngày nay mới biết ả yêu ta.

NHÀ DỘT
Hoàng Ngọc Dộ

Lã chã đêm đông giọt mưa phùn
Lách qua tranh rạ nhỏ lung tung
Chiếu giường ướt đẫm, thân đâu thoát
Nghĩ cảnh nhà hoa thật não nùng.

QUA ĐÈO NGANG
Hoàng Ngọc Dộ

Qua đèo Ngang, qua đèo Ngang
Rừng thẳm Hoành Sơn giống bức màn
Tường thành hai dãy nhiều lũy nhỏ
Gió chiều lướt thổi nhẹ hơi hương
Cổng dinh phân định đà hai tỉnh
Cheo leo tầng đá, giá hơi sương
Người qua kẻ lại đều tức cảnh
Ta ngẫm thơ hay của Xuân Hương (1)

(1) Thơ Xuân Hương:
“Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo …”

CUỐC ĐẤT ĐÊM
Hoàng Ngọc Dộ

Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.

Trích: Khát vọng I Thi Viện
http://www.thivien.net/…/Kh%C3…/topic-jvbfrjspi2Y6S8b3jeqzpA

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực

“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)

“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”

NHỚ MẸ CHA
Hoàng Kim

Lời ru của Mẹ ngày xưa
Con ru cháu đến bây giờ Mẹ ơi
Mẹ Cha trên chín tầng trời
Có nghe con hát những lời Mẹ ru:

“Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ Mẹ kính Cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo Con“

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn …”
Câu thơ quặn thắt lòng con
Mẹ Cha mất sớm con còn bé thơ.

Anh Hai con viết chùm thơ
Thương Cha nhớ Mẹ đến giờ chưa khuây
Con đi gần trọn kiếp người
Thơ anh lời dặn trọn đời theo em:

Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân

NGỌC LƯU LY NHỚ MẸ
Hoàng Kim


Bạn nhớ dáng mẹ lưng còng
Mình thương mẹ mất lúc còn thanh xuân

Giáp Thìn bốn chín chân vân
Tuổi thơ vắng mẹ rưng rưng cuộc đời

Bulukhin ngày 03.10.2013 lúc 10:56 nói:

Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy.

Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả.

Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.

Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC.

Đấy cũng là nói cho vui.

HoangKim NgocphuongNam ngày 03.10.2013 lúc 22:10 nói:

Thưa anh Bu

Em đã thật xúc động được Thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (ngọc trắng, mễ ngọc, hạt gạo trắng ngần, ngọc trời cho, ngọc phương Nam). Đối với em được một người Thầy mẫu mực thiện tâm ấn chứng điều tốt đẹp này đã là một suối nguồn hạnh phúc. Em sẽ học thái độ của nước để đi như một dòng sông, học hoa lúa, hạt gạo để làm những việc có ích cho đời.

Đấy cũng là nói cho vui.

Kính anh chị vui khỏe ngày mới.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/

LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG

Nhà mình gần ngã ba sông.
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

Bài thơ “Linh Giang sông quê hương” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi. Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen.Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân“. Mẹ tôi mất ngày mồng ba Tết Giáp Thìn 1964, cha tôi bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 năm Mậu Thân 1968. Anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi.

NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI

Cha mẹ tôi sau khi chuyển nhà về Chợ Mới, thì cha tôi sinh kế chính là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn ở Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ những hôm bận làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh.

Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh

CHUYỆN CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI

Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại.

Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên.

CHUYỆN THẦY MÙ CAO HẠ

Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc.

Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi:
– Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói.

– Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất.

– Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn?

– Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò.

Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ?

– Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi.

– Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm.

– Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao?

– Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi.

– Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình.

– Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói .

– Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài.

– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói

. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..

– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.

– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.

– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:

– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.

Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.

Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.

– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói

– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.

Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, mà theo con hưởng phúc và bảo bọc che chở cho con cháu.

Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán.

CHUYỆN ĐI NHƯ DÒNG SÔNG

Tôi mồ cha mẹ từ nhỏ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và Thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, bom đạn giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ.

NGỌC QUAN ÂM AN PHƯỚC

GỐC MAI VÀNG TRƯỚC NGÕ
Hoàng Kim

“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả của tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật con tôi. Cháu sinh đêm trước Noel còn anh thì mất lúc gần nửa đêm trăng rằm tháng giêng, trùng sinh nhật của tôi. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng. Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh đi rằm xuân1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.

Đêm qua sân trước một cành mai

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.

Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.

Mai vàng hoa xuân của Tết Việt

Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy

“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…

Gốc mai vàng trước ngõ. Đường xuân luôn nhớ anh. Cành mai rung rinh quả. Xuân sang lộc biếc cành. … Vườn nhà buổi sáng xuân nay. Nước xao tăm cá, mai đầy nắng xuân. Mẹ gà quấn quýt đàn con. Đất lành chim đậu, lộc xuân ân tình.

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim


Ngày dâng hương tưởng nhớ công ơn Tổ tiên và Mẹ Cha, xem tiếp Một gia đình yêu thương https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-gia-dinh-yeu-thuong/

MẸ ĐI THANH THẢN CHÚNG CON NHỚ NGƯỜI
Thơ anh Hoàng Trung Trực

Mẹ đi về chốn vĩnh hằng
Quên đi bao nỗi nhọc nhằn Mẹ ơi
Thế là Mẹ đã xa rồi
Vành khăn tang thấm nghĩa đời chúng con

Tháng ngày lời Mẹ chẳng còn
Mẹ đi thanh thản, chúng con nhớ người
Gần trăm năm sống với đời
Biết bao gian khổ cuộc đời Mẹ lo

Có ngày cơm chẳng đủ no
Vầng trăng trí tuệ Mẹ lo chu toàn
Cho con khôn lớn bình an
Vượt lên số mệnh, hiên ngang với đời

Kiến thức khoa học sáng ngời
Hiền tài giúp nước, giúp đời Mẹ ơi!

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Thơ anh Hoàng Trung Trực

Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Tổ tiên công đức muôn đời thịnh
Con cháu thảo hiền vạn kiếp vinh
Hà Nội Đồng Nai hai bầu sữa
Hoàng Trần Lê Nguyễn một con đường
Cậu Mẹ chở che tròn Nam Bắc
Anh Em thân thiết suốt tháng năm
Làng Minh Lệ quê tôi Hoa Đất
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người

MỪNG ĐÓN CẬU MẸ
Thơ em Nguyễn Hữu Khánh


Lòng Cậu Mẹ mênh mông như trời rộng
Phủ ấm cháu con suốt cả một đời
Và ngay cả khi Cậu Mẹ đã về Trời 🙏

Tròn 10 năm Cậu vân du * cùng Mẹ
Trong tâm tưởng con Cậu Mẹ vẫn về đây
Về với cháu con trong những dịp sum vầy
Như hôm nay, ngày gia đình họp mặt.

Trong vấn vít khói hương trầm thơm ngát
Con thấy Cậu vui, mắt miệng cùng cười
Bỏm bẻm nhai trầu như thường thấy trong đời
Mẹ ngồi đó nhìn cháu con trìu mến.

Con lại thấy ký ức xưa hiện đến
Chủ nhật cả nhà bên nồi canh chua đầu cá thật “to”
“Đặc sản” nhà mình thường là đầu, thủ, chân giò
Những thực phẩm ít gia đình muốn lấy
Nhưng nhà mình đông con, biết sao, đành vậy
Lấy loại nhiều xương khối lượng được nhân đôi
Nhọc nhằn nuôi 4 con khôn lớn thành người.

Khó khăn vượt qua rồi
Mong Cậu Mẹ giờ chỉ còn thanh thản tiếng cười
Nhà mình vững vàng hơn
Luôn mừng đón Cậu Mẹ về thăm
Các cháu con gắng học giỏi, làm chăm
Để thêm nhiều niềm vui dâng Cậu Mẹ.

Làn khói trầm vẫn vờn bay nhè nhẹ
Tỏa hương thơm ngan ngát trong nhà./.

* Vân du tiên cảnh cõi VĨNH HẰNG
Giỗ Cậu lần 10 – 10/10/2020 AL
Giỗ Mẹ Liên 4 -7 AL (nhằm ngày 11/8/2021)
Giỗ Mẹ Giản (chị ruột mẹ Liên) ngày 3 -1 Tết AL (Canh Thìn 1963)
Giỗ Cụ (chồng mẹ Giản) bị bom Mỹ giết hại ngày 29 -8 Mậu Thân AL (1968)

Một gia đình yêu thương. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-gia-dinh-yeu-thuong/ Ngày nhớ Mẹ kính yêu, con hội thảo quốc tế trực tuyến, thông tin và Nhớ Mẹ https://hoangkimvn.wordpress.com/2021/08/11/day-va-hoc-11-thang-8/

Nam Nguyen đang cảm thấy biết ơn cùng Nguyen Chien Thang10 người khác.

Mẹ tôi …. Nếu trên thế gian này có những người Phụ nữ sinh ra là để hy sinh tất cả cho Chồng, cho Con – thì một trong số đó là Mẹ tôi. Sự hy sinh vô bờ bến và không đòi hỏi, không điều kiện gì cả với Chồng, với các con. Chúng tôi lớn lên dưới sự chở che của Mẹ, không bị thúc ép về học hành, không bị yêu cầu phải là con ngoan, trò giỏi. Trong sự bao dung không lời của Mẹ, chúng tôi đọc được, hiểu được mình phải lớn lên, phải trưởng thành như những người có ích là việc đương nhiên. Mẹ dạy chúng tôi tính nhẫn nại, sự quan tâm đến người khác, tinh thần trách nhiệm với công việc, với mọi người xung quanh …. Tôi nhớ mãi thời những năm 70-80 thế kỷ trước, mặc dù để lo cho 4 cậu con trai tuổi ăn, tuổi ngủ là vô cùng vất vả. Nhưng Mẹ vẫn vui vẻ đón tiếp các cháu họ hàng từ quê hương ra học tập / công tác ở Hà Nội (Quê tôi ở Quảng Bình). Giữa Hà Nội (Hồ Đống Đa), mà cả nhà phải trồng rau muống & chăm lợn để có thêm thực phẩm cho GIa đình, nhưng Mẹ chưa bao giờ phàn nàn khi đón tiếp các cháu, con ở xa về. Nhà tôi luôn là trạm đón tiếp nhiệt tình & trung tâm của Họ hàng tại Hà Nội. Không ngần ngại khi chia sẽ cân gạo, gói quà cho hàng xóm, láng giềng xung quanh. Chúng tôi tự hào khi Bà con chòm xóm trường Nguyễn Ai Quốc X đều thể hiện sự yêu quý mỗi khi nói về Bà. Các cháu họ hàng thì luôn yêu quý, kính trọng Bà. Có thể chính vì vậy, mà cuộc sống của 4 AE tôi cũng được hanh thông hơn. Cổ nhân có câu “Phúc Đức tại Mẫu”, chắc là vậy.Mẹ tôi có mong ước lớn là có được 1 cô con gái, nhưng may mắn thay 😀, đứa em sau tôi lại là … con trai. Chú Thắng, để sau này tôi còn có thằng em để huấn luyện đánh nhau. Vì oánh lại các ông Anh là không lại được. Mẹ luôn để AE tôi tự xử, tự sắp đặt trật tự quyền lực trong 4 AE. Và chúng tôi đã sống vui, sống khỏe trong hòa bình mà không cần sự can thiệp của Bố Mẹ. Chúng tôi rất ân hận vì không được là con gái để chăm sóc Mẹ chu đáo hơn. Đặc biệt, mỗi khi Mẹ ốm là 4 ông con lộc ngộc cứ đi vòng quanh hỏi han, chứ không chải tóc, bóp chân bóp tay cho Mẹ như con gái được. Để bù đắp cho Mẹ, mấy AE tôi quyết định chỉ cần Bác cả đẻ con trai (nối dõi tông đường), còn 3 AE mỗi thằng 2 cô con gái cho Mẹ vui lòng 😘 Chúng tôi biết rằng dù lớn đến đâu, ở cương vị nào trong xã hội, thì đối với Mẹ chúng tôi vẫn luôn bé nhỏ như ngày nào….Với các con dâu, Mẹ tôi đối xử bình đẳng và luôn bênh các con dâu so với con trai. Có thể Văn hoá ứng xử mỗi nhà mỗi khác, nhưng Mẹ tôi luôn lấy sự ấm cúng làm trọng, nên Bà không bao giờ bắt bẻ con dâu. Cái gì bỏ qua được là bỏ qua. Lấy cái lớn làm trọng. Mặt khác, có lẽ Mẹ tôi đã thấy trước là khi Mẹ nằm xuống thì với bản tính hiền lành, bao dung AE chúng tôi cũng nhường quyền quản lý gia đình cho Vợ…. 😀Mẹ tôi khi thanh niên là 53 kg. Mà sau khi sinh, chăm sóc 4 đứa con trưởng thành và về già thì còn có 36 kg. Hình ảnh Bà lúc gần 80 tuổi, bỏm bẻm nhai trầu. quan sát chỉ đạo chị giúp việc chăm sóc Chồng cứ đọng mãi trong tôi. Thỉnh thoảng Bà còn ra ngồi quán Bia hơi ở Chợ Thái Hà nhâm nhi cốc Bia. Bà chỉ uống 1 cốc thôi. Hỏi thì Bà nói để xem XH có gì thay đổi, mới không. Có lẽ tôi hay đi nhậu với bạn bè cũng là do….. di truyền Xin được kính cẩn thắp nén nhang nhớ về Mẹ nhân ngày Giỗ thứ 17 giữa mùa Covid !(4/7/2004-4/7/2021)

hoangkimhonoi
nguyenhuuminh1

TIỄN EM VÀO TRẬN ĐÁNH
Hoàng Kim
gửi Chiến Thắng

Tiễn em vào trận đánh
Tím một trời yêu thương
Chợt gặp mai đầu suối
Đêm mai là trăng rằm

Ngày mới lời yêu thương
Người vịn trời chấp sói
Ngôi sao mai chân trời
Giấc mơ lành yêu thương

Tiễn em vào trận đánh

MỘT NẾP NHÀ VĂN HÓA
Hoàng Kim

Một gia đình yêu thương
Một nếp nhà văn hóa
Một niềm vui ngày mới
Thung dung giữa đời thường
Ngày của em thật đẹp
Minh triết Hồ Chí Minh

GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh

nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương

nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh.

nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.

LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim

Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con.

“Chèo thuyền qua bến sông Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn”
Câu thơ quặn thắt đời con
Mẹ Cha mất sớm con còn trẻ thơ.

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

NhoMeCha

CẦU TRỜI NỐI MẸ CHA XƯA
Hoàng Kim

Cầu trời nối mẹ cha xưa
Mưa dày thấm đất nắng thưa thấu trời
Lời thương giao cảm lòng người
Ngày Cha Mẹ suốt trọn đời trong con.

NẾP NHÀ ĐẸP VĂN HÓA
Hoàng Kim


“Nhân hậu thói nhà in một nếp / Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu”/ Một gia đình yêu thương/ Nếp nhà đẹp văn hóa/ Hoa Đất thương lời hiền / Nhà Trần trong sử Việt / Mạc triều trong sử Việt/ Nhớ Ông Bà Cậu Mợ / Trăng rằm sen Tây Hồ/ Trăng rằm vui chơi giăng. Nếp nhà là thói quen của một gia đình. Nguyễn Trãi có câu “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm”. Làm và Học là hoạt động sống cơ bản của con người để đáp ứng nhu cầu tối thiểu ăn mặc, yêu đương, nhà ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếp nhà xét cho cùng là sự bảo tồn phát triển tự do của mỗi cá nhân gia đình và dòng họ. Soi thấu gia tộc là soi vào văn hóa lịch sử của sự kế thừa, phát triển và biến đổi.

Danghuong

Lời dặn của Thánh Trần

Tâm cơ của nếp nhà. Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền.Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào: “Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.” Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này. Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh. Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, soi gương kim cổ, lắng nghe cuộc sống, đọc lại lời răn dạy nếp nhà là để biết sửa lỗi mình; Lời dặn của Thánh Trần

Ngày xuân đọc Trạng Trình

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về phép xử thế của bậc hiền minh thuở thời thế nhiễu loạn, vàng lầm trong cát: ”Đạo trời đất là Trung Tân, vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê. Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện.Trung Tân quán bi ký, 1543). Đạo ở mình ta lấy đạo trung/ Chớ cho đục, chớ cho trong (Thơ chữ Nôm, Bài số 104) Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao (Thơ chữ Nôm, Bài số 79). Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568) An nhàn, vô sự là tiên (Sấm ký)”. Người đời sau luận chuyện Lão Tử ‘dạy’ Khổng Tử: “Ngươi cứ nhìn vào trời đất mà hiểu Đạo của ta. Kìa, có trời thì có đất, có núi thì có sông, có cao thì có thấp, có dài thì có ngắn, có cương thì có nhu, có rỗng thì có đặc, có sáng thì có tối, có thẳng thì có cong… Mọi thứ đang dịch chuyển trong sự biến hóa vô cùng. Tự nhiên tự do nhưng có trật tự và cái lí của nó. Cao thì xa, thấp thì gần, dài thì yếu, ngắn thì mạnh, cương thì gãy, nhu thì dẻo, rỗng thì âm to, đặc thì câm. Mọi thứ trong trời đất gắn kết được nhờ khác biệt, không có chuyện giống nhau mà hợp lại được với nhau“. xem tiếp Ngày xuân đọc Trạng Trình

Phúc hậu thói nhà in một nếp

Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Hoàng Kim đúc kết tóm tắt về nếp nhà đẹp văn hóa xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có phúc ấm gia đình với trí tuệ phúc hậu, minh triết, tận tâm, làm việc tự ý cẩn thận, lời nói là năng lực, im lặng là trí tuệ.  Cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm (trong sách Hoàng Niêm đất Hương Sơn, Nhà Xuất bản Thuận Hoá, năm 2007) là cha ruột của những người con danh tiếng GS Nguyễn Khắc Dương, GS Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhà giáo Nguyễn Thị Dư Khánh, qua bài viết “Cụ Hoàng Giáp dạy con” của Vu Gia đã chúng ta thấy nét đẹp văn hóa của một gia đình hạnh phúc. GS. Hoàng Ngọc Hiến có bài bình giảng rất hay về nếp nhà Nên thợ, nên thầy” “No ăn, no mặc”. Ông Lê Quang Nhung ở Bến Tre có bài “Giữ lại nếp nhà” đã trao đổi thật thấm thía “Nếp nhà là cái ở sâu trong trái tim ta, là gốc rễ của con người nhưng do mải mê với cuộc sống, nhiều khi ta quên mất. Rất đồng tình với ai đó: Xã hội là nơi cho cá nhân phát triển, còn gia đình là nơi cá nhân hình thành tính cách, tâm hồn, tư duy, tài năng, đạo đức của con người. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa từ gia đình phải là một mắc xích quan trọng trong quá trình giáo dục tính cách, tình cảm, tâm hồn, đạo đức, đặc biệt là cho giới trẻ. Tu được thân mới “tề gia”, rồi đến “trị quốc”, sau cùng là “bình thiên hạ”. Sắp xếp theo trình tự như vậy cũng có cái lý của người xưa.” Nhà văn Nguyễn Khải có bài viết “Nếp nhà” nói rõ quan niệm gia đình hạnh phúc qua lời kể của một bà cụ phúc hậu “Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin”. Bài này là suy nghiệm cá nhân về nếp nhà đẹp văn hóa

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là hoangthuccanh-29-6-1987.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là hoang-thuccanh-2.jpg

Hoàng Kim kính mừng thọ cậu Hoàng Thúc Cảnh vượt một trăm tuổi, cháu xin kể một mẫu chuyện nhỏ ân tình đã tạo nên sự đoàn tụ của Hoàng Gia như ngày nay : Năm 1977, cậu Hoàng Thúc Cảnh đã lên Đồn Lương, Việt Yên, Hà Bắc của Trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc gặp thầy Hoàng Sỹ Oánh là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường và nói: “Xin quý Thầy cho cháu Kim được chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4 thành phố Hồ Chí Minh. Cháu Kim mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cha bị bom Mỹ giết hại. Anh Trực của cháu trận mạc từ rất sớm và Kim đã xung phong nhập ngũ năm 1971 từ Trường Thầy. Cháu học giỏi lại trãi chiến đấu, nay được quý thầy quy hoạch học tập đào tạo ở Trường là thật mừng, nhưng mong quý Thầy chiếu cố hoàn cảnh của cháu thật thương tâm, trước đây cơm ngày một bữa suốt năm năm, nay anh em lưu tán. Gia đình ao ước lớn nhất là được tụ họp sau chiến tranh. Anh biết rõ tánh tôi ở gần gũi Bác Hồ và cụ Đồng, trọng tánh của các cụ mà chưa hề phiền lụy ai, nhưng riêng việc này nhờ anh chiếu cố cho cháu xin chuyển trường“. Thầy Đỗ Ánh Phó Hiệu trưởng và thầy Võ Hùng Trưởng Khoa Nông học đều cảm động và đồng tình. Hoàng Kim được chuyển trường khiến sau này cả gia đình chúng tôi có được cơ hội đoàn tụ đất phương Nam đó là nhờ đức nhân hậu, lòng yêu thương và tầm nhìn sáng suốt.

ĐỀN NGỌC SƠN HỒ GƯƠM
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân

Tô điểm Hà Thành một hạt châu
Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu
Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước
Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu
Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm
Bút son kiến quốc hạc đương chầu
Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm
Kìa tượng Vua Lê chót vót cao

1966
(Đã in trong tuyển tập Ngàn năm thương nhớ
NXB Hội Nhà Văn xuất bản năm 2004 nhân kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội)

HÀ NỘI MÃI TRONG TIM
Hoàng Kim

Đền Ngọc Sơn Hồ Gươm
Hoàng Thành ngọc cho đời
Tháp Bút viết trời xanh
Trăng rằm sen Tây Hồ

TỰ VỊNH VƯỢT BÁT TUẦN
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân


Bát tuần đã trãi việc đời nhiều
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu
Nhân hậu thói nhà in một nếp
Trung kiên việc nước đủ trăm chiều
Lòng son phơi phới vầng trăng dọi
Tóc bạc phơ phơ ngọn gió phiêu
Hôm sớm sân Lai (*) thêm sắc mới
Sum vầy con cháu tiếng vui reo !

Tưởng nhớ ngày của Ông 24 4 âm lịch; Hồn chính khí bốc lên ánh sáng, sáng choang ngoc đá giữa hoang tàn. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa, hoa Đất hoa Người trong cõi Bụt. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-ong-ba-cau-mo/:

HOÀNG THÚC CẢNH THƠ TRĂM TUỔI
cảm xúc sau buổi liên hoan
mừng thọ 100 tuổi


Hôm nay mười một tháng tư
Biết bao kỷ niệm được ghi trong lòng
Các em khắp cả Tây Đông
Cháu chắt Nam Bắc quây quần bên nhau
Chúc cho còn được sống lâu
Nhiều lần gặp nữa biết đâu mà lường
Nghe lời chúc cũng động lòng
Thương người còn sống , nhớ người đã xa
Cuộc đời nghĩ thật bao la
Nhờ ơn Tiên Tổ cao xa đỡ đầu
Mỗi lời ước hẹn ghi sâu…

Hoàng Thúc Cảnh

Một trăm năm hiếu nghĩa vẹn toàn
Mười thập kỷ chính trung kiên định


Cậu Hoàng Thúc Cảnh 102 tuổi (2022), là Lão thành cách mạng, nguyên Cố vắn Văn phòng Chính phủ, huy hiệu 75 năm tuổi Đảng. Cậu Hoàng Gia Cương kính tặng anh ruột

NHỚ ÔNG BÀ CẬU MỢ
Hoàng Gia chi Phương Nam
kính mừng Ông Bà Cậu Mợ

Minh Lễ thái hòa Minh Lệ đây
Lời vàng bóng hạc lắng thơ hay
“Tổ tiên công đức muôn đời thịnh
Con cháu thảo hiền vạn kiếp vinh”
“Mạc tộc dựng xây thiên kỷ tạc.
Hoàng gia bồi đắp vạn đời ghi”

Chân thiện mỹ đức dày tâm sáng
Phước lộc thọ trí huệ anh minh.

(*) Kim Notes lắng ghi chú Một gia đình yêu thương:Hoàng chi Mạc tộc có cụ Minh Sơn Hoàng Bá Chuân và cụ Nguyễn Thị Như Đồng sinh được bảy người con trai nay có các cụ lão thành Hoàng Thúc Cảnh, Hoàng Thúc Cẩn, Hoàng Thúc Tấn, Hoàng Quý Thận, Hoàng Gia Cương hẵn có biết thông tin liên quan. Chuyện về vua Hàm Nghi rất cần một chuyên khảo để thấu hiểu sâu sắc Việt Nam vận mệnh đất nước ở thời khắc lịch sử ấy. “Bông sen vàng” tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Sơn Tùng, Nhà Xuất bản Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh V23/VN99/ 25/1241-99, từ trang 35 đến trang 99 đã lưu dấu những ẩn ngữ sự thật lịch sử quý giá ấy nhưng tiếc là chưa được giải mã đầy đủ. Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản có nhiều trầm tích lịch sử văn hóa về Nam /Bắc Bố Chánh của xứ Nghệ và xứ Thuận Hóa, Cao Biền trong sử Việt; Đá Đứng chốn sông thiêng, Nguồn Son nối Phong Nha; Bến Lội Đền Bốn Miếu, huyền tích Mạc Cảnh Huống, huyền thoại làng Trần thời hoàng hậu ở lại khi vua Trần Dụ Tông chết trận,.và bao chuyện khác của Quảng Bình đất và người; Bao nhân chứng và chứng tích lịch sử thời vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân để hiểu sâu sắc thêm bài thơ “Tưởng niệm” của Nguyễn Duy:”Mặt trời vẫn mọc đằng đông/ lăng minh quân vẫn dựng trong lòng người /bao triều vua phế đi rồi /người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ…Lớp hậu sinh thật lòng muốn được nghe chuyện kể … Chuyện về vua Hàm Nghi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-ve-vua-ham-nghi

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 2017-10-12_nepnhavanetdepvanhoa3.jpg

Bát tuần tự vịnh
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân


Bát tuần đã trãi việc đời nhiều
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu
Nhân hậu thói nhà in một nếp
Trung kiên việc nước đủ trăm chiều
Lòng son phơi phới vầng trăng dọi
Tóc bạc phơ phơ ngọn gió phiêu
Hôm sớm sân Lai (*) thêm sắc mới
Sum vầy con cháu tiếng vui reo !

Mai trắng tóc người cũng trắng trong
Đường trần lên thấu đỉnh cao phong
Hoàng gia Mạc tộc ngời tâm đức
Lối hẹp đường cong chẳng thẹn lòng

Mạc triều trong sử Việt.

Năm 1592 Cao Bằng thất thủ vì sự công phá của nhà Lê Trịnh. Hậu duệ nhà Mạc ngày nay sau 429 năm ghi nhớ lời dặn trăng trối sau cùng của Mạc Ngọc Liễn’ tại quốc sử Việt “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”. Tác giả Trần Gia Phụng trong bài viết: “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử” nhận xét “Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn – nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc”. Tỉnh Cao Bằng ngày nay có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ. Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp tục tồn tại hơn 100 năm sau khi nhà Mạc không còn triển vọng phục quốc mới nhập vào đất nhà Hậu Lê. Làng Đà Quận là làng dân Mạc theo hương linh Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Nhà Mạc tuân theo di nguyện của Mạc Ngọc Liễn danh tướng thái phó vua Mạc là không bao giờ vì dòng họ mình mà nồi da xáo thịt đưa ngoại viện vào giày xéo non sông. Mạc tộc lúc kế cùng lực kiệt đã đổi họ Mạc thành họ khác và lưu tán khắp mọi nơi trong cả nước, trong đó có Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ và cho đến nay có Hoàng chi Mạc tộc đất phương Nam cũng là những người con xa xứ.

Chuyện cổ tích người lớn

Nam tiến của người Việt là liên minh giữa chúa Nguyễn Hoàng với Mạc Cảnh Huống, giữa chúa Nguyễn Phúc Nguyên và hoàng hậu Mạc Thị là những uẩn khúc lịch sử chưa thể viết rõ. “Người trồng cây hạnh người chơi, Ta trồng cây đức để đời về sau” Trong 8 đời chúa Nguyễn, không thấy ông nào làm điều gì thất đức. Ông nào cũng lo làm cho dân giàu nước mạnh. Lịch sử cuộc Nam tiến đi từ Phú Yên đến Cà Mau-Châu Đốc chứng minh điều đó. Hậu thế đã được thừa hưởng biết bao phúc lợi từ sự nghiệp Nam tiến đó..Có 3 ông chúa mang danh hiệu khác người: Chúa Sãi, chúa Hiền, chúa Ngãi. Nghe nôm na và thân tình biết mấy. Nếu cai trị mà không được dân thương mến và biết ơn  thì làm chi có những cách gọi kém vương giả nhưng giàu tình cảm như thế? Có đến 4 ông chúa, ngoài tên và vương hiệu, lại tự xưng là đạo nhân, như Thiên Túng đạo nhân (chúa Minh Nguyễn Phúc Chu), Vân Tuyền đạo nhân (chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ) hay Từ Tế đạo nhân (Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát), Khánh Phủ đạo nhân (Định Vương Nguyễn Phúc Thuần). Đó cũng là một nét đặc biệt. Nhiều ông chúa xây chùa (chúa Tiên lập chùa Thiên Mụ, Long Hưng, Bảo Châu, Kính Thiên; chúa Hiền lập chùa Túy Vân) hay  trùng tu chùa, đúc chuông, thỉnh sư giảng Pháp (chúa Minh).  Có lẽ nhờ biết tu nhân tích đức mà Đức năng thắng số, Số bất cập đức nên  tai qua nạn khỏi, như câu tục ngữ mà ông bà xưa thường nói để dạy khôn cho con cháu: Trời hại mới lo, người hại như phấn nhồi. Đó là nói nôm na, cho có vẻ chính xác và minh triết hơn thì đấy chính là nhân quả nghiệp báo”.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 1b-cac-cau-cua-bakim.jpg

Hoàng chi Mạc tộc làng Minh Lệ

Cụ Hoàng Bá Chuân, bố của bảy người con trai ở câu chuyện “Cuộc đoàn tụ bất ngờ của 5 anh em ngày giải phóng thủ đô“ là em ruột của bà ngoại tôi .Cậu ruột mẹ tôi, cụ Hoàng Bá Chuân, là dòng chính Hoàng chi Mạc tộc trong câu chuyện nêu trên. Cụ thường giáo huấn con cháu về nếp nhà phúc hậu văn hóa, và đã trao lại di thư: “Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong…” Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi, sau này cũng vào bộ đội Trung đoàn Thủ Đô (E102) Sư đoàn Quân Tiên phong (F308). Cậu Cương dần dà theo trọn đời nghề làm kỹ thuật vô tuyến điện nhưng cái nghiệp lắng đọng lại là thơ, theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa, với một gia đình hạnh phúc, nếp nhà phúc hậu và văn chương đích thực. Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ có một thuở đã lạc vào tai ách “Phố cụt”. Thật may mắn trước “Phố cụt” đã có “Phố khuya” để kịp bình tâm suy ngẫm, và sau “Phố cụt” “cùng tắc biến” là “Phố nối” hóa giải “Phố cụt”, tiếp “Phố cong Tam Đảo” và xuống đến đời thường “Đi trên phố nhỏ” bình yên của một vòng tròn nhân quả. Tôi đã tâm đắc để viết nên bài thơ “Thời gian lắng đọng người hiền.” trong buổi sáng cuối thu cà phê sáng với CNM365

Đi tìm lịch sử bị quên lãng

Nam tiến của người Việt có sự liên minh giữa chúa Nguyễn Hoàng với viên phúc tướng Mạc Cảnh Huống, giữa chúa Nguyễn Phúc Nguyên và hoàng hậu Mạc Thị là những uẩn khúc lịch sử chưa thể viết rõ. Lại.nhớ đến Vua Hàm Nghi và ông Nguyễn Thạc và chuyện Bà Đen Bài ca thời gian. Lịch sử Việt do sự chi phối của những yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên mà tạo nên bước ngoặt quyết định, đó âu là duyên nghiệp số phận của dân tộc liên quan cá nhân. Vua Hàm Nghi  tên thật là  Nguyễn Phúc Ưng Lịch hay là Nguyễn Phúc Minh, sinh ngày  3 tháng 8 năm 1871 mất ngày  4 tháng 1 năm 1943, niên hiêu là Hàm Nghi từ khi làm vua  ngày  2 tháng 8 năm 1884 cho đến khi bị đày sang xứ Algérie ở Bắc Phi  ngày 25 tháng 11 năm 1888. Vua là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn. Việt Nam ngày nay xem ba vị vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân là các vua yêu nước chống Pháp  trong thời kỳ Pháp thuộc. ông Trương Thạc là người Việt Nam duy nhất cuối cùng bên linh cữu vua Hàm Nghi. Ông Trương Thạc là chồng của mệ Phong họ Trần, chị gái đầu của bà ngoại tôi. Hoàng chi Mạc tộc làng Minh Lệ quan hệ Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung và chuyện dài nếp nhà đẹp văn hóa.Thời gian lắng đọng người hiền.

Hoàng Gia Cương thơ hiền

Hoàng Gia Cương là tác giả của chùm thơ (chữ tin đậm mà Hoàng Kim trích dẫn trên đây). Cụ có các tác phẩm chính: Thơ 1) Lặng lẽ thời gian, Nxb Thanh Niên 1997, 2) Lắng đọng Nxb Hội nhà văn, 2001, 3) Trong cõi vô biên Nxb Hội nhà văn 2005, 4) Trãi nghiệm với thời gian Nxb Hội nhà văn 2010, 5) Theo dòng thời gian Nxb Văn Học 2013; Truyện ký 6) Cổ tích cho mai sau Nxb QĐND 2006. Tác phẩm thơ văn của Hoàng Gia Cương có mặt trên 30 tuyển tập, tập thơ văn in chung. Anh Bu Lu Khin Nguyễn Quốc Toàn viết: “Trong số thơ của Hoàng Gia Cương bu tui thích nhất bài “Phố Cụt”. Cái cụt của con đường là biểu trưng cho cái bê tắc, cái cụt lủn của khát vọng của con người. Người ta bám vào ba cái phao cứu sinh là Phật, Chúa, và Tư bản luận của Mác nhưng tất cả cũng chỉ là cơn gió bay qua “Gió nồm rồi gió heo may. Lạc vào phố cụt Bụi bay mù trời!”. Gia đình Hoàng gia Mạc tộc “thập tam thế hậu” nhờ phúc ấm tổ tông và nếp nhà nét đẹp văn hóa mà có được sự hanh thông hạnh phúc tiếp nối.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là mung-em-lam-nguoi-thay-nhc3a2n-van.jpg

Thời gian lắng đọng người hiền
Hoàng Kim

Bình minh Yên Tử  đầu tiên
Ánh Trăng khuya rọi khắp miền thế gian
Hoàng Gia thi tứ nồng nàn
Tình yêu cuộc sống muôn vàn yêu thương.

Câu thơ lắng đọng đời thường,
Mạ ơi xúc động lời thương dặn dò,
Cha tôi là một nhà Nho,
Tìm về nguồn cội, Chớm thu … tuyệt vời !

Cội nguồn Lũng Động, Cổ Trai,
Khí thiêng cõi Bắc nhớ nơi sinh thành,
Vua Thái tổ Mạc Đăng Dung,
Hoàng chi dòng đích lưu cùng nước non.

Phố Cụt, Phố nối, Phố cong,
Đi trong phố nhỏ một vòng nhân gian
Rùa ơi tôn bậc trí nhân
Để nền Văn hiến ngàn năm không nhòa.

Sáu mươi năm Mạ đi xa,
Mạ ơi tiếng vọng không là niềm riêng.

Thời gian lắng đọng người hiền.
Đông tàn xuân tới, bình minh rạng ngời.

Họ Trần Mẹ và Dì

Họ Trần làng Minh Lệ gia đình chúng tôi, ông ngoại họ Trần lấy bà ngoại họ Hoàng của gia tộc nêu trên sinh được ba người con. Mẹ tôi là gái đầu đi ở cho nhà địa chủ từ nhỏ. Mẹ tôi sinh ba trai và hai gái. Cậu ‘Trần Qua’ là con trai thứ nhưng mất từ rất nhỏ. Dì tôi là gái út thoát li làm cách mạng từ rất sớm. Dì sinh bốn người con trai. Mẹ tôi mất sớm đúng ngày mồng Ba Tết Nguyên Đán năm 1964. Cha nói trong nước mắt: ‘Các con gọi chồng dì bằng cậu, bởi hiếm có ai chăm sóc chị dâu tận tụy như dượng của các con’. Cha bị bom Mỹ giết hại ngày 29 tháng 8 âm lịch năm 1968. Chúng con lớn lên dưới lồng cánh cưu mang của Dì Cậu và đại gia đình Trần Hoàng Nguyễn..Trong vận mệnh của Tổ Quốc và Gia Đình, cha và cậu đã từng cầm súng, bảy con trai của mẹ và dì có năm đứa đã từng cầm súng

HOÀNG GIA NGỌC PHƯƠNG NAM

Gia đình tôi Hoàng gia phương Nam có bốn tộc Hoàng, Trần, Lê, Nguyễn. Bố tôi với bác tôi và người em gái bố đều rất nghèo. Bác tôi là thầy đồ nho dạy học chữ Tàu thuở tiếng Tây lên ngôi nên nhà sa sút. Cô tôi đi ở và lấy chồng Phong Nha Kẻ Bàng. Bố tôi lấy mẹ tôi cũng là người đi ở cho địa chủ và nghề của bố là chuyên chèo đò khuya chợ Mới chợ Troóc từ ngã ba nguồn Son tới Phong Nha và kịp về làm nông để nhận công điểm hợp tác xã. Bố chết bom năm 1968. Trần là họ mẹ, gốc gác họ Trần có từ thời vua Trần Dụ Tông chết trận khi đánh Chiêm Thành thì vợ vua không về Bắc nữa mà ở lại thành tộc Trần. Năm gia tộc ở Làng Minh Lệ là Trần, Hoàng, Trương, Nguyễn và Hoàng chi Mạc tộc. Cũng có thêm chi tiết của Mạc Cảnh Huống và Mạc Thị Gái nhưng sự kiểm chứng nguồn gốc Trần, Hoàng còn cần thêm thời gian. Lê là họ chị dâu cả của gia đình tôi là dân xứ biển ngoại hải Quảng Thuận gần Ba Đồn. Nguyễn là họ vợ tôi và họ của chồng chị gái Hoàng Thị Huyền. “Chúng tôi sinh thành ở Quảng Bình… Nhà mình ở ngã ba sông. Rào Nan chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình. Nay thì đoàn tụ đất phương Nam. Gia đình chúng tôi đi như một dòng sông, gìn giữ nếp nhà chân chính nhân hậu

Đường Xuân đời quên tuổi
THI LÃO ĐỖ HOÀNG PHONG

Hoàng Kim

Chín sáu sách in ngỡ tưởng nhầm
“Đường xuân” thơ Cụ thật uyên thâm
‘Xứ Đông Thi Tập” sâu duyên nghiệp
“Nghĩa Hưng kháng chiến” lắng phương châm
“Thắp sáng Đường Thi” lưu phước đức
“Hương đồng gió nội” gửi nhân tâm
Bảy lăm tuổi Đảng “tình quê” vẹn
Hải Dương nức tiếng ngưỡng mộ tầm.

Kính chúc thọ Cụ Đỗ liên vân thơ tinh hoa Ơn Cụ tặng sách quý Xin nối lời tâm ca; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/do-hoang-phong-chieu-xuan/

CỤ ĐỖ THƠ CHIỀU XUÂN
Hoàng Kim

Cụ Đỗ chiều xuân rộng tháng ngày
Thơ hiền phơi phới đọc vui say
Đỗ Phủ mưa lành tâm ý sáng
Ức Trai nắng ấm đức tỏa bay
Nhà an ruộng tốt trời thêm lộc
Nước đủ người lành đất vén mây
Xứ Đông sứ người đều thương mến
Tuổi Hạc đông phong thích tỏ bày.

Cụ Đỗ Hoàng Phong thơ tuyệt hay
Chín lăm sức viết đọc thật say
Con Kim Đỗ Trọng ngời phẩm hạnh
Cháu Ho Dinh Bac sáng danh tài
Đình Làng Ngà vui nơi hạc ẩn
Núi Phượng Hoàng thỏa chốn chim bay
Vắt ngang thế kỷ trồng cây đức
Người và Cha cháu quý thư tay

Bảy lăm tuổi Đảng chẳng chùng dây
Cụ Đỗ Hoàng Phong rộng tháng ngày
Gia tộc thầy hiền gương người tốt
Xóm giềng bạn quý sáng điều hay
Duy Hưng, Huyền Linh vui chân bước
Thúy Hoa, Lê Nguyễn vững gót giầy
Cụ Trạng Trình xưa khen xuân muộn
Xuân này qua xuân khác gửi “ phây “

Hoàng Kim kính chúc mừng Cụ Đỗ Hoàng Phong

MỪNG CỤ ĐỔ HOÀNG PHONG
Đào Ngọc Hòa

Chín mốt nhiều en vẫn cứ nhầm
Họa thơ đường luật lại uyên thâm
Khi say láu lỉnh “Trăng” còn ghẹo
Lúc tỉnh ngang tàng “Tướng” cũng châm
Nam Bắc hoa khôi mê trí đức
Ba miền bằng hữu phục nhân tâm
Ung dung phước thọ ngoài trăm tuổi
Danh tiếng thi văn vượt ngưỡng tầm

VẮT NGANG THẾ KỶ TRỒNG CÂY ĐỨC
Cụ Đỗ Hoàng Phong
mừng thọ Cụ Nguyễn Đức Hà

Chín sáu mùa xuân ai bảo nhầm
Đối nhân xử thế đúng phương châm
Vắt ngang thế kỷ trồng cây Đức
Xẻ dọc biên niên dệt chữ Tâm
Dũng sĩ so tài không kém sức
Anh hùng đọ trí cũng ngang tầm
Huân chương Nước tặng hồng trên ngực
Bách tuế ghi tên vẫn nhớ thầm

KÍNH BỐ NGUYỄN ĐỨC HÀ
Hoàng Kim

Qua chín lăm xuân vượt mọi nhầm
Cha Anh theo Bác lắng uyên thâm
Bảy con hạnh phúc bền son sắt
ai lần tù ngục vững phương châm
Dòng họ mến thương vì tốt bụng
Bà con quý trọng bởi nhân tâm
Trọn vẹn một đời Cha thật sướng
Hai Cụ thăm nhau ngưỡng mộ tầm.

Cụ Nguyễn Đức Hà với Hoàng Trung Trực, Hoàng Thị Huyền và Hoàng Kim ngày bác Võ Nguyên Giáp

Đến với bài thơ hay
BẠN THƠ HOÀNG KIM
Đỗ Hoàng Phong 95 tuổi
đến bạn thơ Hoàng Kim

Hoàng Kim tụ hội áng thơ hay
Càng đọc, càng mê vẫn cứ say
Vương giả thất ngôn toan đọ tứ
Túc nho bát cú định so tài
Dưới thềm vịnh cảnh xuân khơi mạch
Trên gác đề thi hạ lá bay
Muốn đến thăm quê e lạc lối
Tâm hồn gửi trọn viết thư tay
….
Cung đàn có lúc để trùng dây
Tìm gặp Hoàng Kim cứ tính ngày
Chung Tử ngày xưa ai có biết
Bá Nha thủa trước bạn nào hay
Sân chơi cỏ mọc vương chân bước
Ngõ cũ rêu phong ngại gót giầy
Sinh nhật chúc mừng ngoài bách tuế
Cảm ơn thi hữu gửi trên “ phây “

Đến với bài thơ hay
CÓ MỘT BẠN THƠ
Đỗ Hoàng Phong 95 tuổi
đến Hoahuyen Đào Ngọc


Bạn thơ Đào Ngọc – đẹp Hoa huyen
Vạn dặm sơn Khê lại hữu duyên
Lục bát giao lưu nên nghĩa bút
Thất ngôn xướng họa tạc tình nghiêu
Non cao cũng vượt tầm người quí
Biển rộng vẫn qua gặp bạn hiền
Nam Bắc trùng Phùng năng hội ngộ
Đào mai đua nở tiết xuân thiên

Tao đàn nổi tiếng luật niêm đường
“ thất bộ thành thơ “ dệt khúc chương
Thả tứ rèn văn thơ tỏa sáng
Buông câu luyện bút phú đưa hương
Phong tư lịch lãm bao người mến
Đức độ khiêm nhường lắm khách thương
Văn tự , hán nôm danh tỏa sáng
Thắm tình thi hữu mãi còn vương

NHỮNG CON NGƯỜI TRUNG HIẾU
Hoàng Kim


kính cụ Đỗ Hoàng Phong và nhớ bố Nguyễn Đức Hà, họa vần thơ anh Hoahuyen Đào Ngọc, người bạn, tác giả của nghìn bài thơ. Cám ơn Cụ Đỗ đã có thơ tặng cho cha cháu. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhung-con-nguoi-trung-hieu/https://hoangkimlong.wordpress.com/2020/07/03/kinh-cu-do-hoang-phong/

Hội đồng KH&CN nghiệm thu kết quả đề tài: Một số giống cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế phù hợp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Ngày 25 2 2022, xem tiếp video và power point tại đây .
..

NHA TRANG VÀ A. YERSIN
Hoàng Kim


A Na bà chúa Ngọc
Nha Trang và A. Yersin
Ban mai đứng trước biển
Hoa Đất Ngọc phương Nam..

Nha Trang biển yến rừng trầm thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam , nơi ấy có di sản nổi tiếng A Na bà chúa Ngọc Nha Trang cũng là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể lăng mộ Yersin ở Suối Dầu và Viện Pasteur Thư viện Yersin công viên Yersin Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Dân làng Tân Xương Suối Dầu thờ Yersin làm Thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống.

A. YERSIN Ở NHA TRANG

Alexandre Émile Jean Yersin là nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm, nhà nông học, nhà chăn nuôi, nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà nghiên cứu khí tượng, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Ông được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp, Việt Nam long bội tinh, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học, Viện Hàn lâm Y học, Viện Hàn lâm Khoa học các thuộc địa, Hội Bệnh học Hải ngoại, Hội Y học Nhiệt đới, Hội Thiên văn Pháp quốc. Yersin sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863 tại làng Lavaux (hat Vaux) Aubonne, Thụy Sĩ, tổ tiên ông vốn là người Pháp di cư sang Thụy Sĩ, năm 1889 ông phục hồi quốc tịch Pháp. Alecxandre Yersin mất tại Nha Trang ngày 01 tháng 3 năm 1943.

Nha Trang gắn bó với Yersin như hình với bóng. Yersin sống chết với Nha Trang. Ông tới Việt Nam năm 1890, Ông thám hiểm tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ven Biển Đông băng qua dãy Trường Sơn qua Stung Treng đi suốt dọc ha lưu sông Mekong đến Phnom Penh năm 1892 . Ông là người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt. Yersin đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch sau này được đặt theo tên ông Yersinia pestis năm 1894 và điều chế huyết thanh chữa trị. Yersin là người sáng lập Viện Pasteur Nha Trang năm 1895. Với tiền thưởng khoa học, Yersin mua một khu đất rộng 500 héc-ta ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi.

Nha Trang và Yersin có một mối nhân duyên thật kỳ lạ. Năm 1891, khi đặt chân đến Nha Trang, Yersin đã yêu mến vùng đất này, và quyết định lưu trú tại đây. Ông viết cho Émile Roux, “Hãy đến đây với tôi, ông sẽ biết ở đây thú vị như thế nào, thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm, một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm“. Tên gọi “Nha Trang” có hai giả thuyết, một giả thuyết cho rằng nó được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là “sông Lau”, tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất, từ năm 1653. Giả thiết khác cho rằng Nha Trang trước năm 1891 chưa có tên gọi trên bản đồ chỉ mới là một vịnh nước yên tĩnh đầy nắng nhưng khi Yersin đến ở và xây “nhà trắng” nổi bật trên những ngôi nhà làng chài lúp xúp trên dải cát trắng từ năm 1891, thì họ gọi là ”Nhà trắng” lâu dần phiên âm thành Nha trang. Giả thiết đầu tiên được các nhà nghiên cứu thống nhất hơn. Dẫu vậy giả thuyết thứ hai cũng được nhiều người ủng hộ.

Yersin lưu dấu nhiều ký ức sâu đậm tại Nha Trang. Di sản Yersin thật sự to lớn và bền vững với thời gian ở Việt Nam. Ông từ trần tại nhà riêng ở Nha Trang ngày 1 tháng 3 năm 1943, và để lại di chúc: “Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang, và những người cộng sự lâu năm. Đám táng làm giản dị, không huy hoàng không điếu văn.” Noël Bernard, người đầu tiên viết tiểu sử Yersin đã nhận xét: “Chắc chắn rất hiếm có người ít tư lợi đến thế. Yersin tự xóa mờ mình đi để người khác được tự do sáng kiến, sự tự do mà chính bản thân ông hết sức gắn bó

Yersin cũng lưu dấu ở Đà Lạt, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thủ Dầu Một. Tại Đà Lạt, thành phố tình yêu, nơi núi non tuyệt đẹp trên cao nguyên Lâm Viên, Yersin là người nước ngoài đầu tiên đã thám hiểm và khám phá ra Đà Lạt. Tên ông được lưu dấu tại Trường Lycée Yersin (Trường Cao đẳng Sư phạm), Trường Đại học Yersin và Công viên Yersin. Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Thủ Dầu Một,  tên của Yersin được đặt  tên đường để vinh danh. Dẫu vậy, nơi chính của Người vẫn là ở Nha Trang.

Ông Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.

Ngoài việc du nhập và phát triển cây cao su, ông cũng cho trồng cây cà-phê Liberia, các loại cây thuốc, cây coca để sản xuất cô-ca-in sử dụng trong ngành dược. Ông làm vườn, trồng hoa, nuôi chim, nuôi ngựa bò, sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò. Trung tâm thí nghiệm này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương. Ông là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) năm 1902. Ông trồng thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917. Ông Năm Yersin nghiên cứu khoa học, sống thung dung trọn đời với người dân và thiên nhiên trong lành ở Suối Dầu, Nha Trang, Khánh Hòa.

Mộ ông Năm Alexandre Yersin nằm trên một ngọn đồi nhỏ gần Trại chăn nuôi Suối Dầu thuộc xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191km. Vị trí ngôi mộ tính từ cột mốc cây số và bảng hiệu chỉ đường rất rõ trên đường Quốc lộ 1, vào khoảng 2 km nữa thì đến một ngọn đồi có mộ ông Năm. Ngọn đồi này nằm giữa khu đất 500 ha ở Suối Dầu mà ông Năm đã mua bằng tiền thưởng nghiên cứu khoa học của chính ông. Tôi thật sự kính phục và ngưỡng mộ ông Năm và biết ơn khu đất này vì giống sắn KM94 và một số giống sắn lai mới triển vọng được bảo tồn và phát triển từ đây (Tôi sẽ kể chi tiết ở phần dưới).

A. YERSIN VỚI VIỆT NAM

Ông Năm Yersin là một người dân Việt sống chết với Việt Nam như chính sự thật cuộc đời ông mà không chỉ là một nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ . Ông Năm hiền lành tốt bụng là người thầy, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Suối Giầu Nha Trang  nơi ông an nghĩ trở thành nôi nuôi dưỡng hun đúc những thành quả lao động khoa học không chỉ của ông mà còn của lớp người sau. (Suối Dầu hay Suối Giầu .còn đó một ẩn ngữ vì bác Năm Yersin cũng là một nhà ngôn ngữ học thông tuệ và tên gọi này có từ thời ông. Thơ thiền Trần Nhân Tông có câu: “Sách Nhàn đọc dấu Thơ thiền Nhân Tông như có như không”.”Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim” . Giấu hay là Dấu là một ẩn ngữ trên 700 năm Giầu hay là Dầu cũng là một ẩn ngữ trên 100 năm nay.

Ông Năm Yersin không chỉ là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà bệnh học hàng đầu thế giới, mà còn là người thành lập và là Hiệu trưởng đầu tiên Trường Y Đông Dương từ năm 1902 (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) . Ông Năm là người đầu tiên tìm ra bệnh bạch hầu và cách chữa trị năm 1888, người đầu tiên tìm ra bệnh dịch hạch và điều chế huyết thanh chữa trị, người đầu tiên thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917.

Ông Năm Yersin không những là nhà thám hiểm đặc biệt xuất sắc, người làm cho Nha Trang có tên ‘nhà trắng ông Hoàng’ ở ven biển Nha Trang thuở xưa, người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt mà còn là nhà thám hiểm người nước ngoài đầu tiên đã tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ở ven Biển Đông đi băng qua dãy Trường Sơn tới Stung Treng và đi suốt dọc hạ lưu sông Mekong đến Phnom Penh vào năm 1892.

Ông Năm Yersin không những là nhà chăn nuôi thành lập Trại Chăn nuôi Suối Dầu đầu tiên để làm Trung tâm thí nghiệm sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò ngựa, và nơi này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương, nay lại trở thành Viện Paster Khánh Hòa mà ông Năm Yersin còn là nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà thiên văn, nhà phong thủy tài danh đặc biệt xuất sắc về khí tượng nông nghiệp. Ông vừa là nhà văn và là nhà dịch thuật;

Ông Năm Yersin không những là một nhà bác học đặc biệt thông tuệ mà còn là một nhà nông học phúc hậu hiền triết yêu thiên nhiên con người cây cỏ muông thú và vạn vật. Ông sống thung dung tự do tự tại giữa thiên nhiên an lành. Ông là người nước ngoài duy nhất được Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vì ông là nhà nhân đạo và ân nhân được người Việt tôn kính vì ông làm điều thiện việc lành mà cuộc đời ông như gương trong. Ông Năm Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông nhờ khu đất rộng 500 héc-ta của chính ông tự mua ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi mà ông cũng là người đầu tiên du nhập và tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.

Sắn Việt ở Suối Dầu chuyện nhỏ bài học lớn. Ông Năm Yersin mất lâu rồi mà đất lành ông Năm vẫn tiếp tục nở hoa đất việc tốt điều thiện. Sắn Việt KM94 cùng nhiều giống sắn lai mới được bảo tồn tuyển chọn, nhân giống phát triển ở tỉnh Khánh Hòa từ năm 1993, từ một phần tư thế kỷ trước, tại đất lành Suối Dầu của ông Năm Yersin là nôi chọn và nhân giống cho miền Trung và sau đó đã phát triển rộng rãi ra khắp Việt Nam. Ông Năm Yersin sống và chết tại Việt Nam, sau nửa thế kỷ Hoa Người và Hoa Đất ấy tiếp tục nở hoa. Chúng ta có được nhiều nhà khoa học xanh đến đất lành Việt Nam cùng chung sức làm việc. Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler là những người bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á và Việt Nam, mà tôi thực sự kính trọng yêu mến họ và tôi sẽ kể tiếp cho bạn nghe trong câu chuyện khác.

Di sản ông Năm Yersin ở Việt Nam thật kính trọng và ngưỡng mộ.

ĐẤT SUỐI DẦU A. YERSIN

Trại Chăn nuôi  Suối Dầu ở Suối Cát xã Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191 km. Nơi cột mốc cây số ven đường Quốc lộ 1 vẫn là tấm bảng hiệu khiêm nhường chỉ đường vào đất lành suối Dầu ông Năm Yersin. (Suối Dầu hay suối Giầu, giống như Đại Ngãi hay Đại Nghĩa, quê hương người anh hùng lao động Lương Định Của con đường lúa gạo Việt Nam ở Sóc Trăng). Trại Chăn nuôi Suối Dầu Cam Lâm chính nơi đây năm 1993 đã là nôi khảo nghiệm nhân giống sắn KM94 ra Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung Việt Nam sau hơn nữa thế kỷ từ năm 1943 mà bác Năm Yersin mất. Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông và Khuyến Lâm Khánh Hòa đã phối hợp cùng chúng tôi công bố kết quả này tại sách sắn ”Chương trình sắn Việt Nam hướng đến năm 2000″ trang 239 – 243. Tôi tìm về di sản đất lành Suối Dầu ông Năm Yersin với biết bao xúc động cảm khái. Tôi lắng nghe các cây cao su già trăm tuổi, mía, đồng cỏ …và các ruộng sắn rì rào trò chuyện với gió núi, gió đồng quê gió biển. Chính nơi đây một phần tư thế kỷ trước tôi đã đến đây nhiều lần và thấu hiểu và chiêm nghiêm trên cõi đời này có nhiều điều uẩn khúc. Mục tiêu sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật có lời giải đúng và làm được việc.

Đất lành Suối Dầu A. Yersin đến nay tuy được bảo tồn nhưng vẫn chưa được đánh thức đúng tiềm năng. Hội Liên hiệp Phụ Nữ Thành phố Nha Trang chào mừng Khánh Hòa 350 năm đã có đầu tư giếng khoan nhưng phải đậy nắp vì sợ sự bảo quản máy bơm không an toàn và dường như điều này chưa thật đúng như tâm nguyện ông Năm Yersin là muốn nước giếng thơi ai cũng múc được. Giáo sư bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng đã kể chuyện về quẻ Thủy Phong Tỉnh dạy về tinh thần của giếng trong sách Chu Dịch của cụ Sào Nam “Nước giếng trong không đậy, ai cần thì cứ múc. Giếng không sợ cạn. Càng múc nước lên càng trong, đầy mà không tràn. Không được đậy lại, phải để mọi người dùng”. Cụ Phan Bội Châu bàn về hào thượng quẻ Tỉnh:“Nước đã lên miệng giếng rồi, thời nên để cho tất thảy người dùng, chớ nên che trùm lại. Hễ ai muốn múc thời tùy ý múc. Quân tử đem tài đức ra gánh vác việc đời. Hễ lợi ích cho thiên hạ thời cứ làm, mà chẳng bao giờ tiếc công”.

Tôi và tiến sĩ Phan Công Kiên được mời tham gia Hội đồng Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xác định đối tượng và cơ cấu cây trồng phù hợp trên đất thoái hóa tại xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa”. Tiến sĩ Phan Công Kiên là Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố. Kiên mới đến khu mộ bác Năm lần đầu còn tôi thì đã đến đây nhiều lần từ nhiều năm trước. Chúng tôi sau khi họp xong đã dành được thời gian lên thăm và thắp hương tưởng nhớ bác Năm, và cùng đứng bên khu mộ với giếng nước thơi để tưởng nhớ Người. Tôi thầm mong một ngày nào đó sẽ có cơ hội đưa gia đình và các bé con cháu tôi về nơi đây để thấu hiểu Nha Trang và Yersin một bài học lớn. Bài học giấc mơ hạnh phúc…

Tôi thắp hương tưởng nhớ bác Năm Yersin theo lối gọi yêu mến của người dân Việt và bâng khuâng nhớ Người. Tôi thầm tự hỏi: dưới vòm trời này, đất lành này, núi biếc biển xanh này, so sánh con người phúc hậu, hiền lành, khiêm nhường đang nằm dưới ngôi mộ yên bình kia và những vĩ nhân lỗi lạc nhất của các nước lớn đến và ra đi khỏi Việt Nam, rốt cụộc thì ai hơn ai ? Ai đọng lại trong lòng dân Việt sâu bền hơn?

Biết bao danh nhân nước ngoài đến Việt Nam nhưng mấy ai được dân Việt tôn kính và quý trọng đến vậy? Ông Năm khiêm nhường như thế nhưng công đức và công bằng lịch sử lắng đọng như một ân nhân dân Việt . Tôi về nhà muộn, không dừng được những suy nghĩ về bác Năm. Tôi chợt đọc được cảm nhận xúc động của em Nguyễn Quang Huy quê Phú Yên và tôi không nỡ không thức dậy thắp ngọn đèn khuya để đối thoại thầm lặng với đêm thiêng. Nguyễn Quang Huy viết:

Em đọc Yersin, người chữa trị dịch hạch và thổ tả, vào những buổi sáng ở cao nguyên Lâm Viên, lòng vô cùng ngưỡng mộ về vị bác sĩ danh tiếng này. Từ một chuyên gia trong lĩnh vực vi trùng, lại bỏ áo bluse để trở thành một thủy thủ vì sau một chuyến công tác đã “lần đầu tiên thấy biển”. Rồi khi trở thành thủy thủ lại một lần nữa từ bỏ những con sóng để khám phá ra cao nguyên Lâm Viên vì “nhìn thấy những đám mây trên rặng núi của Khánh Vĩnh chưa có ai khám phá”. Thế rồi sau những chuyến phiêu lưu lại trở thành một chuyên gia nông học, chủ đồn điền để lại cho người Việt biết bao lợi ích vì những công hiến của mình. Từ đồn điền rộng 500ha ông lại lui vè với mảnh đất mấy mét vuông với tấm bia mộ khiêm tốn ở Suối Dầu, để lại cho đời hình ảnh về một con người phi thường, một người không có cha nhưng đã đi xa hơn những giới hạn mà những người cha có thể đạt tới.

Theo mô tả của Patrick Deville thì Yersin suốt đời theo đuổi cái hiện đại nhất, em lại nhớ tới lời dạy của thầy Hoàng Kim rằng trong nghiên cứu khoa học phải mang về những thông tin số liệu mới nhất của thế giới, giống tốt nhất để phục vụ cho bà con. Em ngưỡng mộ cách thiết kế bài giảng của Thầy, thể hiện được sự tôn trọng khoa học và yêu nghề lớn lao.

Em chưa đến được viện Passteur cũng như đến Suối Dầu thăm mộ của bác sĩ Yersin, nhưng em có cảm giác một sự đồng điệu ghê gớm với con người của thế kỉ trước này. Em cũng đã ghé thăm trường Lycée Yersin (đã đổi tên thành Cao Đẳng Sư Phạm) hay Đại học Yersin nhưng chưa tìm thấy dấu ấn nào. Mong rằng có dịp sẽ đến được Suối Dầu Nha Trang để thắp một nén nhang và tưởng nhớ về một con người vĩ đại.

Cảm ơn Thầy ạ.”

Ông Năm Yersin không phải là người Việt nhưng ông được mọi người Việt mọi thời yêu quý, tôn kính, ngưỡng mộ. Ông thật hạnh phúc.

Đất lành bác Năm Yersin như cuốn sách kỳ diệu “vừng ơi mở ra”.
Nha Trang và Yersin, đất lành chim đậu, người hiền đến ở.
Nơi đây an nhiên một CON NGƯỜI.

Thầy Xuân và chuyên gia Ghana thăm chọn giống sắn
#cnm365 #cltvn 14 tháng 2

CHUNG SỨC TRÊN ĐƯỜNG XUÂN
Hoàng Kim

Chung sức bao năm một chặng đường
Cuộc đời nhìn lại phúc lưu hương
Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện
Lúa sắn chuyên tâm mến nghĩa Trường
Dạy học tinh hoa giàu trí tuệ
IT sáng tạo ngọc văn chương
Ai chọn đường xuân duyên vẹn kiếp
Đời theo lối chính đức muôn phương

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là chung-suc.jpg

ĐƯỜNG XUÂN ĐỜI QUÊN TUỔI
Hoàng Kim vui đề ảnh hai cụ Bình Khơi

Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
#Thungdung cùng tháng năm
Dựng nghiệp bền tâm đức
Yêu thương vững #annhiên
Thiện lành phước lộc tho
Phúc hậu thanh thận cần

PHO TƯỢNG NGỌC QUAN ÂM
Hoàng Kim

Khởi nghiệp tại đường sáng gia đình và cộng đồng “Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình”. Đêm trắng và bình minh Hoàng Kim lời tâm đắc Pho tượng Ngọc Quan Âm chuyện ngậm ngãi tìm trầm là Chuyện cổ tích người lớn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-ngam-ngai-tim-tram/

VƯỜN GIỐNG SẮN ĐỒNG XUÂN
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự

Vườn giống sắn Đồng Xuân là nơi bảo tồn nguồn gen giống sắn gốc và lai tạo các tinh dòng sắn lai ưu tú (elite clones), nơi khảo sát đánh giá tập đoàn các giống sắn tuyển chọn. Mục đích nhằm thu thập bảo tồn và phát triển thành tựu tốt nhất về giống sắn có năng suất tinh bột cao, kháng được một số sâu bệnh hại chính (CBD, CWBD, …) phù hợp với điều kiện sản xuất sắn tại tỉnh Phú Yên. Dưới đây là một số hình ảnh và thông tin chọn lọc

ĐƯỜNG XUÂN ĐỜI QUÊN TUỔI
Hoàng Kim


Hoàng Thành trông năm tháng
Hòa Thịnh thương người hiền
Đồng Cam vui ngày mới
Đất Phú Trời Bình Yên

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/duong-xuan-doi-quen-tuoi

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

PDF và Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Kỷ yếu Khoa Nông Học 65 năm thành lập Khoa
Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 65 năm Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Bài học quý giá biết chăm sóc sức khỏe
Secret Garden, Bí mật vườn thiêng 
Phim vua Solomon
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter