
NHIỀU BẠN TÔI Ở ĐẤY
Hoàng Kim
“Được mùa chớ phụ ngô khoai” Hoàng Kim thơ cho con, tôi đã từng viết: “Lớn lên Con sẽ hỏi Cha/ Sao Cha đặt tên Con là Hoàng Long?/Con ơi! /Tên Con là khúc hát yêu thương / Của lòng Cha Mẹ/ Cha Mẹ thương nhau/ Vì qúy trọng những điều ân nghĩa/ Sự nghiệp và tình yêu /Những ngày gian khổ/ Cùng nghiên cứu củ sắn, củ khoai / Con là giống khoai Hoàng Long/ Tỏa rộng nhiều vùng đất nước/ Dẫu không là trái thơm qủa ngọt /Nhưng là niềm vui người nghèo / Để Cha nhớ về quê hương / Khoai sắn bốn mùa vất vả/ Để Cha nhớ những ngày gian khổ /Năm năm / Cơm ngày một bữa/ Khoai sắn không phụ lòng /Để Cha nhớ về / Lon khoai nghĩa tình / Nắm khoai bè bạn / Gom góp giúp Cha ăn học /Khi vào đời /Cha gặp Mẹ con / Cho nên:/ Cha muốn Con /Trước khi làm những điều lớn lao / Hãy biết làm củ khoai, củ sắn / Hãy hướng tới những người lao động / Nhớ quê nghèo cắt rốn, chôn rau”. CIP khoai tây khoai lang / Peru và Philippines/ Nam Mỹ trong mắt ai / Nhiều bạn tôi ở đấy . Kim Notes ghi chú tuyển chọn và hình ảnh .

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.
“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link.
Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung.

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim
Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu
Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên
Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa
Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain nhà văn Mỹ
Đi để hiểu quê hương
500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn
Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển
Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt Nam và Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregene xa mà gần
Châu Mỹ chuyện không quên
CIP khoai tây khoai lang
Nam Mỹ trong mắt ai
Nhiều bạn tôi ở đấy
Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm
Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ.

CIAT COLOMBIA THẬT ẤN TƯỢNG
Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.


MACHU PICCHU DI SẢN THẾ GIỚI
Bạn hỏi tôi ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?. Tôi ấn tượng nhất là Machu Picchu di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca và thần Mặt trời. Đấy thực sự là một kho báu kỳ bí vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được đầy đủ. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời “Cổ Sơn”, theo tiếng quechua của người Inca; thỉnh thoảng được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca” một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP gần trung tâm Lima và sân bay nên bạn rỗi hai ngày là có thể đi thăm được. Tất cả các chuyến bay tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco.
Châu Mỹ chuyện không quên lắng đọng trong tôi nhiều ký ức sâu sắc về đất nước, con người, bạn hữu, nền văn hóa.ở đó. Tôi ghi chép được ít bài viết sẽ sắp xếp và xâu chuỗi lại, Biên khảo này có mục đích nhằm cung cấp thông tin, bài học kinh nghiệm tình yêu cuộc sống cho bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ nghèo hiếu học có thể chọn được một số tri thức bổ ích và bài học quý cho riêng mình.

MỘT NGÀY VỚI HERNAN CEBALLOS
Hoàng Kim
Những ảnh này ghi lại Châu Mỹ chuyện không quên tình bạn của chúng ta, Một ngày với Hernán Ceballos, tại vườn nhà bạn ở Colombia, thiên nhiên trong lành, thung dung cùng với cỏ hoa, ngày chủ nhật yêu thích năm 2003..















Một ngày với Hernán Ceballos; Châu Mỹ chuyện không quên; Đi để hiểu quê hương; (xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-ngay-voi-hernan-ceballos/
BIỂN ĐÔNG VẠN DẶM GIANG TAY GIỮ
Hoàng Kim
Lưu thông tin chọn lọc
“Thử nhìn xem phát triển vùng biển Đông: Kinh tế biển Việt Nam có tiến triển khá, bao giờ con rồng Việt Nam mới vùng vẫy biển Đông cùng các con “Rồng” châu Á? Giáo sư Tôn Thất Trình viết tổng luận và kiến nghị giải pháp trang 3 đến trang 21, Sách Tuyển tập vài suy nghĩ về Phát triển Nông nghiệp Việt Nam trong thế kỷ 21, Chủ biên Trần Văn Đạt. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 476 trang. Bài viết có nhiều thông tin rất quý. “Chiếu theo Morgan và Valencia (1983) lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế biển nước nhà , từ bờ ra đến 200 hải lý (một hải lý= 1.852m) diện tích là 772.358 km2, so với diện tích đất lục địa là 331.041 km2 (tùy theo vài ước lượng khác, diện tích vùng đặc quyền kinh tế này có phần lớn hơn, trên 1.000.000 km2, vì kể luôn cả các vùng còn đang trong vòng tranh chấp chăng). Bài viết từ năm 2010 đã nhìn sâu vào thực trang tiềm năng và giải pháp chính yếu phát triển kinh tế biển Việt Nam.
Về tranh chấp Biển Đông, Lang Anh đúc kết.: “Phán quyết pháp lý quan trọng nhất và có tác động lớn nhất đối với biển đông của PCA là việc bác bỏ hoàn toàn đường lưỡi bò – Vốn là một tuyên bố chủ quyền phi lý và hoang đường nhất trong các tranh chấp biển hiện hữu trên thế giới. Điều này củng cố những chứng lý quan trong nhất để đàm phán ranh giới biển giữa các nước có tham gia tranh chấp như Vietnam, Philipin, Indonesia, Malaysia, Bruney trước các đòi hỏi của Trung Quốc. Nó cũng mở đường cho các cường quốc bên ngoài dễ dàng can thiệp vào khu vực khi phán quyết mở ra những ranh giới rất rõ về các vùng biển lưu thông tự do. Tuy nhiên, chính phán quyết thứ hai về các đảo và bãi đá tại Trường Sa mới là phần bổ sung quan trọng nhất để giải quyết các tranh chấp trong phiên toà lịch sử này: PCA tuyên bố xét cả về hoàn cảnh lịch sử lẫn điều kiện tự nhiên, các đảo và đá tại Trường Sa đều thiếu vắng sự hiện diện thường xuyên, liên tục của đời sống kinh tế dân sự thông thường. Việc hiện diện của các lực lượng công vụ của các quốc gia tranh chấp trên các hòn đảo tại đây không phải là căn cứ và không tạo cơ sở cho sự hiện diện kinh tế đơn thuần. Do đó, các đảo này không tạo ra yêu sách về lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Đây là một nội dung hết sức quan trọng của phán quyết. Nó tạo cơ sở cho việc đàm phán chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế của tất cả các quốc gia đang có tranh chấp ở Trường Sa. Quyền chiếm hữu các đảo và đá của mỗi nước có thể tiếp tục duy trì, nhưng quyền về vùng đặc quyền kinh tế thì không còn phụ thuộc vào chúng nữa. Đây là lối thoát cho tất cả các nước trong hoà bình. Với riêng Việt Nam, nội dung phán quyết thứ hai này cũng mở ra cơ hội cho việc giải quyết các tranh chấp tại quần đảo Hoàng Sa. Một số đảo tại Hoàng Sa có kích thước lớn (Ví dụ Phú Lâm) và đã được Trung Quốc củng cố và tôn tạo nhiều thập niên sau khi chiếm đóng sau cuộc chạm súng khốc liệt với hải quân Việt Nam Cộng Hoà. Cho đến nay, với các phương tiện chiến tranh TQ đưa ra Hoàng Sa, gồm chiến đấu cơ, các hệ thống phòng không và tên lửa đối hải, cộng với lực lượng hải quân khiến việc tiếp cận của Việt Nam với Hoàng Sa hầu như vô vọng. Cùng với đường lưỡi bò, Trung Quốc dựa vào các yêu sách pháp lý đối với vùng đặc quyền kinh tế của các đảo tạo Hoàng Sa để đòi hỏi rất sâu vào vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngay từ lúc này, Việt Nam cần nghiên cứu rất kỹ phán quyết 12/07 của PCA và cân nhắc một vụ kiện tương tự với tình trạng các đảo tại Hoàng Sa. Nếu vô hiệu hoá được quyền yêu sách lãnh hải của các đảo này thì dù Trung Quốc có tiếp tục duy trì quyền chiếm đóng Hoàng Sa, nhưng Việt Nam sẽ cải thiện được tình trạng tranh chấp chênh vênh ở vùng biển miền Bắc và miền Trung Việt Nam.”
*
” Thế giới trong mắt ai” “Thế sự bàn cờ vây” “Trung Quốc thời ông Tập”; “Bình sinh Mao Trạch Đông” “Bình sinh Tập Cận Bình” cho thấy Trung quốc ngày nay đã và đang có một chiến lược định hình, hướng tới lâu dài theo nguyên tắc thực tiễn “chân lý thuộc về kẻ mạnh” “có lý, có lợi, đúng lúc”. Trung Quốc hiện là tâm điểm của cuộc khủng hoảng địa chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ hiện đang ngày một gia tăng tại châu Á và Thế giới. “Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang quyết tâm cao độ theo đuổi chủ thuyết Trung Nam Hải “nắm vững Trung, hướng về Nam, mở rộng Hải” của Chủ tịch Mao Trạch Đông trên cơ sở thuyết “biển lịch sử” từ thời đế quốc La Mã tuyên ngôn cách đây 2000 năm nhằm đưa ra phương lược mưu chiếm trọn 80% hải phận của vùng Đông Nam Á (theo đường Lưỡi Bò), khôi phục vị thế và địa giới lịch sử Trung Quốc thời kỳ rộng nhất, huy hoàng nhất. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 1974 đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”. Ông ráo riết thực hiện chiến lược “không đánh mà thắng” với một loạt kế sách liên hoàn trên biển Đông và vùng Trung Á thông qua sức mạnh kinh tế và tiến bộ công nghệ: xây dựng đảo trong quần đảo Trường Sa; điều giàn khoan thăm dò dầu khí chập chờn ở các điểm nóng; ký hợp tác Trung Nga nhận mua khí đốt và năng lượng dài hạn từ Nga giải tỏa giúp Nga sự căng thẳng suy thoái kinh tế do sức ép giá dầu lửa xuống thấp vì sự can thiệp của Tây Âu và Mỹ; Trung Quốc tỏ rõ lập trường ủng hộ Nga chống li khai để giữ vững đường hằng hải sống còn của Nga thông ra biển lớn mà Pie Đại Đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga quyết tâm sắt đá tranh đoạt bằng được Sankt-Peterburg dù mọi giá . Trung Quốc thực hành chiến lược “Nam Nam” mở rộng ảnh hưởng nước lớn tại Đông Nam Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.” Hoàng Kim đánh giá.
Thời sự quốc tế đang nóng lên từng ngày
Trung Quốc ra sách trắng về phán quyết ‘đường lưỡi bò’.
Tập Cận Bình tuyên bố không chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài.
Mỹ ủng hộ ‘phán quyết’, Trung Quốc ‘nổi đóa’
Biển Đông dậy sóng? “Thế sự bàn cờ vây” đang chuyển biến. Đọc lại và suy ngẫm.
Hoàng Kim
Xem thêm
Lang Anh: Một phán quyết lịch sử!
Nguyễn Đức Đát: Bọn phản động đừng có mơ
Video yêu thích
Omar Akram, Black night https://youtu.be/l6aUNWyA8us
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter