
TỪ HIẾU VỚI NGƯỜI HIỀN
“nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên” (cổ ngữ)
Hoàng Kim
Về quê lần trước ghé thăm đây.
Cầu Hiểu cầu Thương níu bạn thầy.
Thơ thiền Nhất Hạnh tìm gốc cũ.
Mặt trời từng hạt chính nơi này.
Hoàng Kim nhớ lần trước ra Huế đến thắp hương Nam Giao và chùa Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. Lần khác có viếng thăm chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, và viếng thăm Thiên Thụ Sơn, vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm.
Thật may mắn những lần được uống trà ban mai tĩnh lặng tại Từ Hiếu, được lắng nghe những lời dạy thân thiết và những trang văn uyên áo của người Thầy, được tĩnh lặng chứng ngộ pháp môn “cười” và pháp môn “phật giáo dấn thân”. Đời trãi ngộ lắm, thấm thía lắm, sâu sắc lắm mới có được những bài thi kệ thật hiếm có, trân quý như ngọc cho đời “Sinh Tử, cầu Hiểu cầu Thương, Thơ từng ôm và Mặt trời từng hạt” “Đường xưa mây trắng” “Việt Nam Phật Giáo sử luận” “Thả một bè lau”
Đời người hiếm có những dịp may được cùng những người thân chọn về đây, nói chuyện về các điều tâm đắc và lắng nghe trang đời, trang sách, cổ vật trò chuyện Từ Hiếu với Người Hiền xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tu-hieu-voi-nguoi-hien/
Đêm thiêng tưởng nhớ Thầy.
#cnm365 #cltvn An nhiên

CẢM ƠN THẦY NGỌN LỬA
Bạch Ngọc Hoàng Kim
Cảm ơn Thầy ngọn lửa
Cười nụ và dấn thân
Cầu Hiểu tới cầu Thương
Thơ từng ôm và Mặt trời từng hạt
Thơ thiền Thích Nhất Hạnh; Từ Hiếu với người hiền; https://hoangkimvn.wordpress.com/2022/01/22/tu-hieu-voi-nguoi-hien/ Sự nhẫn nhục tuyệt đối https://youtu.be/jyaZuR3vj2o;
Chùa Bửu Minh: một số hình ảnh của Lễ nhập kim quan của Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhất Hạnh (tại Tổ đình Từ Hiếu, Huế) https://www.youtube.com/watch?v=t04xsspfQlM
Bài phỏng vấn Thiền sư Thích Nhất Hạnh …
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dặn dò …
*
Nhớ kỷ niệm một thời

LỜI THẦY DẶN THUNG DUNG
Hoàng Kim
tặng TM Ngày Hạnh Phúc của em
Mẹ lần đầu ra Huế
Cha Mẹ về mừng con
Chốn thị thành vinh hiển
Con hạnh phúc trăm năm
Huế núi Ngự sông Hương
Thăm thẳm một tầm nhìn.
Thiên Mụ, Từ Hiếu, Nam Giao
“Rùa ơi’ thương đội bia Tiến sĩ
Ngày Hạnh Phúc con biết ơn
Bao người thân hi sinh thầm lặng
Cha Mẹ người thân là động lực
Cho đồng xuân mãi mãi xuân
Tagore bậc hiền triết phương Đông:
“Hãy cảm ơn ngọn đèn tỏa sáng,
nhưng chớ quên người cầm đèn
đang kiên nhẫn đứng trong đêm”
Vui với chốn dân quê thuần phác
Sống thung dung trời đất cỏ cây
Vinh danh được Học Làm Người
Chí thiện công tâm phúc hậu.
Đá vàng trao hậu thế
Người hiền noi tiếng thơm
Hoàng Thành tới Trúc Lâm
Mừng Phước Đức ghi ơn.




THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim
“Thung dung cùng với cỏ hoa. Thỏa thuê đèn sách, nhẫn nha dọn vườn”. Cám ơn Trung Trung đã sửa lại câu thơ trên hay hơn và sâu sắc hơn “Thỏa thuê cùng với cỏ hoa.Thung dung đèn sách nhẫn nha dọn vườn”, mình đã sửa lại. Đó là triết lý nhân sinh “Ta về sống giữa thiên nhiên” của một đội ngũ các nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ đã chấp nhận trọn đời sống với ruộng đồng và chén cơm ngon của người dân. Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý tứ ‘thung dung’ đứng đầu câu thơ, lựa chọn cỏ hoa, thiên nhiên, chân quê làm khởi nghiệp. Sự nghiệp ấy gắn liền với cả một đời, một nghề, để sau này nhìn lại. “Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585) “Thanh nhàn vô sự là tiên” trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước. Cám ơn bạn về ý THUNG DUNG, mình đưa ý này lên đầu dòng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/
(*) Hình ảnh và chuyện vui chép trong ghi chú: Nhớ kỷ niệm một thời là hôm trước Viện trưởng Trần Thế Thông đưa Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu lên thăm Hưng Lộc thì. ngay hôm sau đó, Pham Sy Tan và Đặng Kim Sơn lại cùng thầy Quyen Mai Van và ông Carangal lên Trung tâm Hưng Lộc trao đổi và bàn chuyện hợp tác phát triển Chương trình Hệ thống Canh tác Việt Nam. (Hình trên là GSTS V. R. Carangal IRRI, người áo đỏ, bìa trái, đang trao đổi trên đồng ruộng với GSTS Mai Văn Quyền IAS, thứ hai phải qua,, TS. Đặng Kim Sơn CLRRI & IPSARD, TS. Phạm Sĩ Tân, CLRRI và TS Hoàng Kim cùng bàn về sự hợp tác IRRI và Việt Nam trong chương trình liên kết nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác). Tôi khi đó đã kể lại câu chuyện về ‘xếp’ Thông và cụ Trìu vừa lên thăm hôm qua, và trả lời Sơn, kể chuyện “Ấn tượng Borlaug và Hemingway” với sự đồng cảm thật sâu sắc. “Norman Borlaug nhà khoa học xanh”, “Lời Thầy dặn” thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Nhớ kỷ niệm một thời không thể nào quên. Đặng Kim Sơn hỏi : Cậu ấn tượng nhất chuyên gì trong chuyến đi học CIMMYT mới đây? Tôi cười nói :”Ấn tượng Borlaug và Hemingway” “Năm tháng ở CIMMYT” . Chuyện “Norman Borlaug nhà khoa học xanh” thầy tới thăm tôi ở nhà riêng là không thể quên. Tôi đọc bốn câu thơ cho thầy Quyen Mai Van, với các bạn Đặng Kim Sơn, Pham Sy Tan cùng nghe và, bất ngờ giáo sư V R Carangal rút bút ra ghi và nói lời đồng cảm.
Đến Huế và Từ Hiếu




THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim
với Trần Ngọc Ngoạn, Van Quyen Mai, Hieu Nguyenminh, Mai Trúc Nguyễn Thị tại Vĩ Dạ Xưa đêm thiêng tháng Bảy mưa ngâu giấc mơ hạnh phúc. Tháng Bảy năm 2017 có điều kỳ diệu 5 ngày thứ Bảy, 5 ngày Chủ nhật và 5 ngày Thứ Hai mà theo Lịch Vạn Niên thì 823 năm mới lặp lại một lần. Đây là “nhóm ngày may mắn” để hành thiện những việc đặc biệt tốt đẹp đầy đặn yêu thương. Thầy bạn trong đời tôi là chùm hình ảnh và bài viết chuyện đời tự kể https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

Ngày 14 &15 tháng 7 là ngày đặc biệt. Hồi tưởng lại còn có hai câu chuyện khác. Đó là ngày Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu và Thầy bạn trong đời tôi của thời điểm này tại năm 1987.



Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một danh nhân (Cụ mất ngày 9/7/2016, đưa tang ngày 14/7/2016) Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một nhân cách lớn như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”. Hình trên là Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam”. Hai công trình này do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và được phát triển rộng rãi trong sản xuất, vang bóng một thời..

Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một chính khách lớn, có cuộc đời và sự nghiệp dường như là cụ Nguyễn Công Trứ của thời đại Hồ Chí Minh. Mọi người khi nhắc đến Cụ đều nhớ ngay đến vị Chủ tịch tỉnh Thái Bình sinh ở Tây Giang, Tiền Hải đã làm rạng ngời “quê hương 5 tấn”, nhớ ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trí tuệ, xông xáo và rất biết lắng nghe, sau này làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách mảng Nông Lâm Ngư nghiệp và Đặc phái viên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với vùng Nam Bộ. Cụ Trìu cũng là Chủ tịch Hội những người làm vườn Việt Nam, nơi tâm nguyện của ông được bạn thơ Thợ Rèn mến tặng’ “Danh vọng hão huyền như mây khói . Làm vườn cây trái để ngàn năm” .Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một nhân cách lớn như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”.
(

Cụ Nguyễn Ngọc Trìu cũng có đến thăm bạn học của tôi là Đinh Thế Lữ (Hoàng Kim với Pham Sy Tan học chung một lớp Trồng trọt 4, chung giường tầng giường dưới giường trên. Tôi học chung lớp Đinh Thế Lữ lớp Trồng trọt 10 sau khi bộ đội sáu năm và cùng chung lớp tiến sĩ với Đặng Kim Sơn, Mai Thành Phụng….Hình ảnh 3 từ trái qua phải: ô Nguyễn Quốc Tuấn PCT nguyên Viên trưởng Cây lương thực. Ô Ngô Thế Dân CT nguyên Thứ trưởng TT Bộ NN & PTNT, Bà Thanh, Ô Nguyễn Ngọc Trìu nguyên Bộ trưởng NN. PCT Hội đồng Bộ Trưởng (Phó Thủ Tướng CP). Ô Lữ. O Bùi Sỹ Tiếu PCT TT nguyên Bí thư TƯ Thái Bình Phó Trưởng Ban TW Đảng) Cụ Nguyễn Ngọc Trìu trước là Chủ tịch Hội Làm Vườn, sau mới đến GS Ngô Thế Dân. Nguồn: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-cu-nguyen-ngoc-triu/

TA VỀ VỚI ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim
Người khôn về chốn đông người
Cái nhìn thì mỏng, cái cười thì nông
Ta vui ở lại ruộng đồng
Để gieo tục ngữ để trồng dân ca.
Thung dung cùng với cỏ hoa
Thỏa thuê đèn sách, nhẩn nha dọn vườn
Mặc ai tính thiệt so hơn
Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng
Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian
Nước trong ngập ánh trăng vàng
Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo
Lợi danh một thực mười hư
Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi
Ung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm
Ta về sống giữa thiên nhiên
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao.
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/













Bài viết này liên quan tới thời điểm của các hình ảnh (1987-1991) Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-cu-nguyen-ngoc-triu/ ; Nhớ kỷ niệm một thời xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày
Video yêu thìch
Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter