Nôi ví dặm ân tình

NÔI VÍ DĂM ÂN TÌNH
Hoàng Kim


Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh là viên ngọc quý di sản. Vùng địa linh giữa Hoành Sơn và Linh Giang, Bắc Bố Chính Quảng Bình, trải trên hai ngàn năm nay, khi thì thuộc xứ Nghệ, khi thì thuộc Nhật Nam, Hóa Châu, xứ “Ô Châu Cận Lục” “Trèo đèo hai mái chân vân. Lòng về Hà Tĩnh dạ ân Quảng Bình”. Bài viết này nhằm đúc kết thông tin góp phần tìm hiểu thông tin về hai ý trên

DÂN CA VÍ DẶM XỨ NGHỆ

Dân ca ví giặm hay ví dặm?

Theo Báo Người Lao Động ngày 1 tháng 12 năm 2014, tại hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca hò, ví, giặm xứ Nghệ” tổ chức ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An vào tháng 3-2011, căn cứ nhiều cứ liệu và luận cứ khá thuyết phục, các nhà khoa học đã trao đổi và nhất trí là từ sau hội thảo này sẽ sử dụng cách viết “giặm” trên tất cả các văn bản chính thức. Tuy nhiên, có lẽ do cách dùng “ví, dặm” đã quen thuộc với nhiều người, lại thêm sự thống nhất này chưa được thông báo rộng rãi nên “ví, dặm” vẫn được dùng phổ biến. Cũng theo báo này :”Trong thông cáo báo chí ngày 28-11 gửi tới các cơ quan truyền thông, Bộ Ngoại giao cho hay Dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam đã được công nhận là “Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Trên website http://www.dsvh.gov.vn của Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), trong danh mục Di sản văn hóa quốc gia, cơ quan này lại gọi “Dân ca ví, giặm xứ Nghệ”. Tại hội thảo khoa học quốc tế “Bảo tồn và Phát huy giá trị dân ca trong xã hội đương đại” (trường hợp dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh) được Bộ VH-TT-DL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng tổ chức hồi tháng 5, Ban Tổ Chức cũng dùng từ “ví, giặm” trong các tài liệu khoa học. Điều này cho thấy không chỉ nhiều người mà giữa các cơ quan nhà nước cũng không có sự thống nhất về cách gọi “ví, dặm” hay “ví, giặm”.”

Các chuyên gia về ngôn ngữ cũng có những quan điểm khác nhau về “ví, dặm / giặm”. Theo cuốn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, 2011) thì hát dặm là “lối hát dân gian ở Nghệ Tĩnh, nhịp điệu dồn dập, lời dựa vào thơ năm chữ, hai câu cuối bao giờ cũng lặp lại về âm vận và câu chữ”, còn hát ví là “hát đối đáp có tính chất trữ tình giữa trai và gái trong lao động” (như ví đò đưa, ví phường nón, ví phường vải, ví trèo non). Còn “giặm” được hiểu là một động từ, có nghĩa: 1. Đan, vá thêm vào chỗ nan hỏng; 2. Thêm vào chỗ còn trống, còn thiếu cho đủ. Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên (Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 2-2012): “Gọi là ví, giặm bởi bài nào cũng chứa ít nhất một câu lặp lại câu đi trước giữa khoảng trống hai khổ thơ, giống như giặm mạ thêm vào chỗ trống. Bài ít thì chỉ một cặp giặm, bài nhiều thì có đến 12 cặp lặp lại”. TS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, cho rằng gọi như thế nào thì phải tuân theo phong tục địa phương.“Tôi đã đi thực tế ở vùng Nghệ Tĩnh nhiều năm nên hiểu đồng bào ở đây.Cách họ dùng là “giặm”, theo nghĩa là thêm vào chỗ còn trống, chỗ đang thiếu, chứ dùng “dặm” thì lại thành đơn vị đo lường độ dài rồi” – TS Thanh nói. Ông cũng giải thích thêm, thể thơ của giặm là câu cuối cùng nhắc lại câu áp chót dưới hình thức tương tự, ví dụ: “Bà trao cho một tiền/ Bà truyền mua đủ thứ/ Bà lại truyền đủ thứ…”

Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại tại kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngày 27 tháng 11 năm 2014 tại Paris (Pháp). Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ là những danh nhân văn hóa lỗi lạc cùng thời trong lịch sử Việt Nam cận đại được nuôi dưỡng trong nền văn hóa ấy và làm rạng danh cho nghệ thuật dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh. Nguyễn Du đưa lên đỉnh cao thơ lục bát và hát ví tại kiệt tác Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm chuyển tải sang ngôn ngữ Hán Nôm nghệ thuật hát nói điêu luyện đối đáp trữ tình nam nữ của tình yêu cuộc sống qua tuyệt phẩm Lưu Hương Ký, Nguyễn Công Trứ thông reo ngàn Hống cuộc đời và huyền thoại “Cây thông” đã làm tỏa sáng di sản tinh hoa văn hóa Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh.

Loại hình nghệ thuật Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân vùng đất xứ Nghệ của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc miền Trung Việt Nam. Nghệ An và Hà Tĩnh thời Bắc thuộc có tên là Hoan Châu, thời Lý, Trần gọi là Nghệ An châu, đời vua Lê Thánh Tông năm 1490 gọi là xứ Nghệ, rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành hai tỉnh: Nghệ An (bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam). Năm 1976, Hà Tĩnh sáp nhập với Nghệ An, lấy tên là Nghệ Tĩnh. Năm 1991, Quốc hội Việt Nam khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Nghệ Tĩnh, tái lập tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh.

Loại hình nghệ thuật dân ca ví dặm phổ biến trong đời sống của các cộng đồng xứ Nghệ, được hát trong hầu hết mọi hoạt động đời thường, từ ru con, dệt vải, trồng lúa… Lời ca của dân ca ví, dặm ca ngợi những giá trị sâu sắc và truyền thống như sự tôn trọng đối với các bậc cha mẹ, lòng chung thủy, tận tụy vì người khác cũng như ngợi ca đức tính thật thà và cách cư xử tử tế giữa con người với con người. Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh, dặm hay giặm, gọi là ví dặm thì thông thường và phổ biến hơn của dân Nghệ Tĩnh, và cũng theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, 2011, cũng là theo tên gọi ví dặm của thông cáo báo chí chính thức Bộ Ngoại Giao Việt Nam.

Hát ví và hát dặm

Hát ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co giãn một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi còn tuỳ thuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ. Ví thuộc thể ngâm vĩnh, bằng phương pháp phổ thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể…) Tính biểu cảm của hát ví tuỳ vào môi trường hoàn cảnh, không gian thời gian và tâm tính của người hát. Âm vực của ví thường không quá một quãng 8. Tình điệu ví nghe trang trải mênh mang sâu lắng, bâng khuâng xao xuyến, tha thiết ân tình. Tuy vậy, vẫn có loại ví ghẹo và ví mục đồng nghe dí dỏm hài hước, nghịch ngợm hồn nhiên tươi trẻ. Hát ví hát giao duyên nam nữ được phổ biến vùng Nghệ Tĩnh, các thể kỷ trước dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái. Vào các đêm trăng sáng thường đi ngắm trăng. Hát theo lối tường thuật ngẫu hứng một câu chuyện nào đó trong quá trình lao động và nông nhàn, trong lối sống thường nhật lâu dần được dân gian hóa Thể hát ví: Ví có nhiều điệu như: ví đò đưa, ví phường vải, ví phường cấy, ví phường võng, ví phường chè, ví đồng ruộng, ví trèo non, ví mục đồng, ví chuỗi, ví ghẹo…

Hát dặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn thơ/ về 5 chữ, nói cách khác thì dặm là thơ ngụ ngôn/ về nhật trình được tuyền luật hoá. Khác với ví, dặm là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại.Thông thường một bài dặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm đệm). Tuy vậy, cũng có những bài dặm/ về không phân khổ rõ ràng, mà cứ hát một lèo, có khi đến hàng chục hàng trăm câu, và mỗi câu cũng không nhất nhất 5 chữ mà có thể 4 hoặc 6, 7 chữ (do lời thơ biến thể). Dặm rất giàu tính tự sự, trữ tình, kể lể khuyên răn, phân trần bày giải. Cũng có loại dặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả dặm trữ tình giao duyên. Hát dặm là một thể loại hát nói bằng thơ ngụ ngôn (thơ) về âm nhạc đi theo thường là phách. “Dặm” có nghĩa là ghép vào, xen kẽ với nhau, thường 2 hay 3 hoặc một nhóm người hát đối diện nhau hát. Các làn điệu của hát dặm như: Dặm xẩm, dặm nối, dặm vè, dặm điên, dặm của quyền, dặm kể. Có các tiết tấu phách mạnh, phách nhẹ, những nhịp trong và ngoài. Các thể loại này rất giàu tính tự sự, kể lể, khuyên răn, phân trần, giãi bày,…thuộc dạng thể thơ năm chữ, cách gieo vần, ngắt nhịp,…Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Ba kỳ tài xứ Nghệ

Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ là ba kỳ tài xứ Nghệ nôi ví dâm ân tình sử thi và huyền thoại vùng xứ Nghệ di sản phi vật thể văn hóa thế giới. Bến Giang Đình xưa là nơi lưu dấu Nguyễn Du có nhiều bài tuyệt hay về hát ví phường vải, hát đối đáp nam nữ, nhưng tiêu biểu nhất là kiệt tác Truyện Kiều, thơ lục bát hồn Việt.

“Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối vừa sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”

“Tiếc thay trong giá trắng ngần!
Đến phong trần cũng phong trần như ai.”

“Rõ màu trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”.

“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”.

“Gương trong chẳng chút bụi trần
Một lời quyết hẵn muôn phần kính thêm”

“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.”

“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”

Hồ Xuân Hương có nhiều kiệt tác thơ dân gian đời thường và thơ Hán Nôm, tiêu biểu nhất là Lưu Hương Ký. Trang thơ Hồ Xuân Hương 154 bài trên Thi Viện có nhiều bài rất hay: “Độ Hoa Phong” là Hạ Long tuyệt bút yêu thiên nhiên, Bài thơ “Miếu Sầm thái thú” cao vọi tầm tư tưởng nhân hậu và khí phách đảm lược của một kỳ tài, thơ tôn vinh phụ nữ và giải phóng con người, “Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu” tri âm tri kỹ nghĩa tình bền vững, “thơ Nôm truyền tụng” thanh tục đời thường, như có như không. “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là kiệt tác thơ tình yêu của Hồ Xuân Hương đối với Nguyễn Du thuộc dạng thơ hát nói.

TỎ Ý
Hồ Xuân Hương
tặng Mai Sơn Phủ (Nguyễn Du)
Bản dịch của Hoàng Kim

Hoa rung rinh,
Cây rung rinh,
Giấc mộng cô đơn nhớ hương tình,
Đêm xuân bao cảm khái.

Hươu nơi nao
Nhạn nơi nao
Mình ước trong nhau ban mai nào
Lòng em thương nhớ ai thấu sao!

Sông mênh mông
Nước dạt dào
Lòng hai chúng mình đều ao ước
Nước mắt thầm rơi mặn chát.

Thơ thương thương,
Lòng vương vương,
Ấm lạnh lòng ai thấu tỏ tường,
Bút người tả xiết chăng?

Mây lang thang
Trăng mênh mang
Trăng gió xui ai luống đoạn tràng
Đâu là gác Đằng Vương ?
Mây vương vương
Nước sương sương
Mây nước chung nhau chỉ một đường
Dặm trường cách trở thương càng thương.

Ngày thênh thênh,
Đêm thênh thênh,
Đêm ngày khắc khoải nhớ thương anh,
Người ơi đừng lỡ hẹn sai tình.

Gió bay bay
Mưa bay bay
Mưa gió giục em viết thơ này
Bút xuân gửi đến người thương nhớ

Anh đồng lòng
Em đồng lòng
Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm (*)
Thơ cùng ngâm
Rượu và trăng
Thăm thẳm buồn ly biệt
Vầng trăng chia hai nữa
Cung đàn ly khúc oán tri âm (**),
Thôi đành bặt tiếng hồ cầm
Núi cao biển sâu đằng đẳng
Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim.

Chàng hẹn gì
Ta hẹn gì
Hai ta đều muộn, nói năng chi
Trà mà chi
Bút mà chi
Lời và chữ còn đó
Ai là kẻ tình si
Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì
Hãy nên trao gửi mối duyên đi
Lòng son ai nỡ phụ.

Kiều – Nguyễn Du
Ca trù hát nói Việt Nam

Non xanh xanh
Nước xanh xanh
Sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa
Áy ai tháng đợi năm chờ
Mà người ngày ấy bây giờ là đây…

Hồng Hồng Tuyết Tuyết ca trù hát nói tinh hoa cổ văn chương Việt) NS Quách Thị Hồ

THƯƠNG KIỀU NGUYỄN DU
Hoàng Kim

Ôi
tâm phúc tương tri
Bốn biển không nhà
Kiều Nguyễn biệt ly
Bởi Nguyễn thương Kiều
Sợ theo thêm bận.
Thương Kiều Nguyễn Du
Sao chẳng đi cùng
Để việc trăm năm
Nghìn năm di hận?
Truyện Kiều Nguyễn Du
Bài học muôn đời.

TỎ Ý
Hồ Xuân Hương
tặng Mai Sơn Phủ (Nguyễn Du)
Nguyên tác:
述意兼呈友人枚山甫

花飄飄,
木蕭蕭,
我夢鄉情各寂寥,
可感是春宵。

鹿呦呦,
鴈嗷嗷,
歡草相期在一朝,
不盡我心描。

江潑潑,
水活活,
我思君懷相契闊,
淚痕沾夏葛。

詩屑屑,
心切切,
濃淡寸情須兩達,
也憑君筆發。

風昂昂,
月茫茫,
風月令空客斷腸,
何處是騰王?
雲蒼蒼,
水泱泱,
雲水那堪望一場,
一場遙望觸懷忙。

日祈祈,
夜遲遲,
日夜偏懷旅思悲,
思悲應莫誤佳期。

風扉扉,
雨霏霏,
風雨頻催彩筆揮,
筆揮都是付情兒。

君有心,
我有心,
夢魂相戀柳花陰。
詩同吟,
月同斟,
一字愁分離,
何人煖半衾。
莫彈離曲怨知音,
直須棄置此瑤琴。
高山流水晚相尋,
應不恨吟歎古今。

君何期,
我何期,
施亭來得兩栖遲。
茗頻披,
筆頻揮,
一場都筆舌,
何處是情兒?
好憑心上各相知,
也應交錯此緣綈,
芳心誓不負佳期。
Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ

Hoa phiêu phiêu,
Mộc tiêu tiêu,
Ngã mộng hương tình các tịch liêu,
Khả cảm thị xuân tiêu.

Lộc ao ao,
Nhạn ngao ngao,
Hoan thảo tương kỳ tại nhất triêu,
Bất tận ngã tâm miêu.

Giang bát bát,
Thủy hoạt hoạt,
Ngã tứ quân hoài tương khế khoát,
Lệ ngân chiêm hạ cát.

Thi tiết tiết,
Tâm thiết thiết,
Nồng đạm thốn tình tu lưỡng đạt,
Dã bằng quân bút phát.

Phong ngang ngang,
Nguyệt mang mang,
Phong nguyệt linh không khách đoạn tràng,
Hà xứ thị Đằng Vương?
Vân thương thương,
Thuỷ ương ương,
Vân thuỷ na kham vọng nhất trường,
Nhất trường dao vọng xúc hoài mang.

Nhật kỳ kỳ,
Dạ trì trì,
Nhật dạ thiên hoài lữ tứ bi,
Tứ bi ưng mạc ngộ giai kỳ.

Phong phi phi,
Vũ phi phi,
Phong vũ tần thôi thái bút huy,
Bút huy đô thị phó tình nhi.

Quân hữu tâm,
Ngã hữu tâm,
Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm.
Thi đồng ngâm,
Nguyệt đồng châm.
Nhất tự sầu phân ly,
Hà nhân noãn bán khâm.
Mạc đàn ly khúc oán tri âm,
Trực tu khí trí thử dao cầm.
Cao sơn lưu thuỷ vãn tương tầm,
Ưng bất hận ngâm thán cổ câm.

Quân hà kì,
Ngã hà kì,
Lữ đình lai đắc lưỡng thê trì.
Dánh tần phi,
Bút tần huy,
Nhất trường đô bút thiệt,
Hà xứ thị tình nhi?
Hảo tư tâm thượng các tương tri,
Dã ưng giao thác thử duyên đề,
Phương tâm thệ bất phụ giai kỳ.

Bài từ theo điệu Ức Giang Nam.

Bài thơ “Cây thông” của Nguyễn Công Trứ là mẫu mực thơ lục bát Việt Nam, thể hiện ngôn chí của ông.

“Ngồi buồn mà trách ông xanh.
Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người.
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
Giữa trời vách đá cheo leo.
Ai mà chịu rét thì trèo với thông“

“Vịnh Thúy Kiều là lời đánh giá nổi bật nhất của Nguyễn Công Trứ đối với Nguyễn Du.Nguyễn Công Trứ nhận xét Kiều nhưng thực chất là nhằm vào Nguyễn Du”. Lời giải Vịnh Thúy Kiều” của Nguyễn Công Trứ và lời giải “Ba trăm năm nữa chốc mòng Biết ai thiên hạ khóc cùng Tố Như”của Nguyễn Du có trong khảo luận Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ, và Nguyễn Du niên biểu luận

VỊNH THÚY KIỀU
Nguyễn Công Trứ

Từ Mã Giám Sinh cho tới chàng Từ Hải.
Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu.
Bây giời Kiều còn hiếu vào đâu.
Mà bướm chán ong chường cho đến thế.
Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa.
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm.
Bán mình trong bấy nhiêu năm.
Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai”.

Tôi về Bến Giang Đình xưa bâng khuâng nhớ về Nguyễn Du Hồng Sơn Liệp Hộ (Người đi săn ở núi Hồng) với bài thơ “Đi săn” biết bao cảm khái. Tôi có bài thơ nhỏ cảm tác và ít hình ảnh chuyến đi

TA VỀ TRỜI ĐẤT HỒNG LAM
Hoàng Kim

Ta về trời đất Hồng Lam
Thung dung dạo bước trăng vàng lộng soi
Đường trần tới chốn thảnh thơi
Hồng Sơn Liệp Hộ bồi hồi đất quen.

Linh miêu chốn Tổ Rồng Tiên
Quấn quanh trao gửi nổi niềm Thái Sơn
Hỡi ai là kẻ phi thường
Đỉnh chung dâng nén tâm hương nhớ Người.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là deongang1.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là kimlongdeongang-1.jpg

HOÀNH SƠN VỚI LINH GIANG

Tỉnh Quảng Bình có năm biểu trưng đặc sắc nhất về địa chính trị (địa linh nhân kiệt), lịch sử, văn hóa, di tích danh thắng, du lịch sinh thái. Đó là. 1) Hoành SơnĐèo Ngang, 2) Sông Gianh (Linh Giang);3) Sông Nhật Lệ; 4) thành phố Đồng Hới; 5) Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.di sản thiên nhiên thế giới.Trong đó, Hoành Sơn với Linh Giang là biểu tượng chính.

NGUỒN SON NỐI PHONG NHA



SÔNG GIANH là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hoá, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn để đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh. Dòng chảy ở thượng nguồn theo hình chữ V với hướng chủ đạo là tây nam-đông bắc. Từ điểm giáp ranh ba xã Thanh Thạch, Hương Hóa, Kim Hóa bắt đầu chảy theo hướng tây bắc-đông nam. Tới ranh giới hai xã Kim Hóa và Lệ Hóa nó tiếp nhận thêm nước từ một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn, chảy về từ phía tây. Phía dưới thị trấn Ba Đồn khoảng 3 km, sông Gianh tiếp nhận thêm nước từ chi lưu phía hữu ngạn, chảy ra từ khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Sông Gianh dài khoảng 160 km, cắt qua quốc lộ 1 ở tây bắc Cửa Gianh 5 km. Tổng diện tích lưu vực là 4.680 km², độ cao trung bình 360 m, độ dốc trung bình 19,2%, lượng nước năm 7,95 km³ ứng với lưu lượng nước trung bình năm 252 m³/s, môđun dòng chảy năm 53,8 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm khoảng 60-75% lượng dòng chảy hàng năm. Dòng cát bùn khoảng 1,93×105 tấn/năm, ứng với độ đục trung bình năm 192 g/m³ và hệ số xâm thực 168 tấn/km² năm. Tàu thuyền có thể qua lại đoạn sông ở hạ lưu, từ Cửa Gianh đến Ba Đồn 6 km, đến thị trấn Đồng Lê huyện Tuyên Hóa là 47 km. Đoạn thượng lưu từ Khe Nét trở về nguồn dài khoảng 70–80 km, lòng sông nhiều thác ghềnh. Khoảng 20 km đầu nguồn đá đổ ngổn ngang trong lòng sông. Tới Đồng Tâm, lòng sông rộng khoảng 80 – 90 m, lớn nhất 110–115 m. Đoạn từ các xã Phù Hóa, Quảng Tiên tới thị xã Ba Đồn (17°45′25″B 106°25′10″Đ), lòng sông có 5 cồn, đảo nhỏ trên sông, trong đó đảo dài nhất khoảng 3,8 km rộng nhất khoảng 0,8 km. Ngay dưới Ba Đồn lòng sông rộng tới 1 km.

Hoành Sơn với Đèo Ngang là ranh giới thời Đại Cồ Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập (939). Trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069) đã có bản đồ thời Đường lưu dấu địa giới.Sông Gianh là ranh giới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài (1570-1786) với sự xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672). Chiến trường chính là miền Bố Chính (Quảng Bình). Đèo Ngang gắn với huyền thoại “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1558, Nguyễn Hoàng, một danh tướng thời Lê Trung Hưng, con thứ của Nguyễn Kim, sợ bị Trịnh Kiểm mưu hại, đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá, mở đầu nhà Nguyễn sau này. Trong cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là sông Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông Gianh có một số thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp, với lũy Thầy dài 18 km, lũy Trường Dục dài 10 km.. Di tích Lũy Thầy, Quảng Bình quan, thành quách của thời Trịnh Nguyễn nay vẫn còn.

Đá Đứng chốn sông thiêng là dấu tích huyền thoại Cao Biền trong sử Việt tại Làng Minh Lệ quê tôi ở Nam Sông Gianh. Đá Đứng chốn sông thiêng là một trong năm dấu ấn Nam tiến của người Việt để Việt Nam Tổ quốc thống nhất toàn vẹn, quy giang sơn về một mối. Đá Đứng chốn sông thiêng cùng với Thiên Thụ Sơn ở Huế; Núi Đá Bia Phú Yên; Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai; Thiên Cấm Sơn An Giang là năm bài học lớn địa chính trị, lịch sử, văn hóa. Việt Nam tổ quốc tôi vận mệnh đất nước và mỗi gia đình Việt đã cuốn theo cơn lốc của các sự kiến lịch sử với giặc ngoại xâm Pháp Nhật Tàu giày xéo quê hương, Pháp bại Nhật hàng Bảo Đại thoái vị, Việt Minh cướp chính quyền, Chiến tranh Đông Dương, Chiến tranh Việt Nam nối tiếp nhau tàn phá quê hương tôi. Gia đình tôi đang êm ấm rơi vào cảnh lưu tán, không nhà “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán” như ngoại truyện đã ghi chép . Mời đọc đường link lần lượt của năm mục từ: 1) Làng Minh Lệ quê tôi; 2) Linh Giang Đình Minh Lệ; 3) Nguồn Son nối Phong Nha; 4) Đất Mẹ vùng di sản; 5) Đá Đứng chốn sông thiêng.Bạn Hoàng Minh Thuần ở TU Bình Thuận đã trao đổi tổng quát: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê ình phát triển.

Làng Minh Lệ quê tôi

Linh Giang Đình Minh Lệ gồm năm ảnh chọn lọc. Ảnh một làTa về với Linh GiangẢnh hai là Linh Giang Ảnh ba là Ngã ba sông Chợ Mới(điểm trung tâm kết nối chợ Đồn, cầu Gianh, cảng Thanh Khê, Nguồn Son nối Phong Nha Kẻ Bàng, Thiên Đường, Sơn Đoòng chợ Troóc, Chợ Mới nối Rào Nan Cầu Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Đá Đứng chốn sông thiêng trong quần thể kinh tế quốc phòng du lịch sinh thái lịch sử văn hóa Ảnh bốn là Cầu Minh Lệ Rào Nan ảnh năm là Đình Minh Lệ có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin.

Cầu Gianh bắc qua sông Linh Giang ở Quảng Bình Chi lưu Rào Nan và Nguồn Son hợp lưu hai nhánh Linh Giang và hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối sông này là biển Quảng Bình

Người thợ cầu lão thành cũng là nhà khảo cứu địa chí lịch sử văn hóa Nguyễn Quốc Toàn (Bulukhin) có bài viết Về với Linh Giang rất sâu sắc đã được nhà báo TORO đăng trên tạp chí Pháp Lý ở Hà Nội (xem toàn văn cuối bài). Ông Nguyễn Quốc Toàn người Quảng Bình xa xứ, ông thật nặng lòng với quê hương. Ông viết:

Người Việt từ xa xưa vẫn tâm niệm rằng thần sông thiêng lắm. Có chuyện kể: “Đô phủ thành hoàng thần quân” là thần sông Tô Lịch đã hoá phép phá tan nghìn cân đồng của Tiết độ sứ Cao Biền dùng yểm long mạch (Lịch sử Việt Nam tập I. NXB KHXH 1976), Biền chuốc lấy hoạ là cứ xây thành Đại La lên lại đổ.

Cách nay 1200 năm, nhà thơ Hésiod người Hy Lạp khuyến cáo những người qua sông rằng: “Đừng bao giờ qua những con sông với dòng chảy vĩnh hằng mà trước đó chưa đọc lời cầu nguyện, đừng mãi mê ngắm những dòng chảy tráng lệ của chúng mà trước đó chưa nhúng hai tay khỏi những điều ác vấy bẩn, chúng sẽ kéo cơn cuồng nộ của các thần linh trút xuống đầu mình, sẽ phải chịu những đòn trừng phạt khủng khiếp” (Từ điển Biểu tượng văn hoá thế giới của Jean Chevarier và Alain Gheerbrant. NXB Đà Nẵng và trường viết văn Nguyễn Du 1.1976).

Vậy thì thay tên đổi họ một dòng sông đã chính danh cách nay hơn 17 thế kỷ không hiểu người ta có cầu nguyện gì không? Lạ thay, các bậc “Trị quốc bình thiên hạ” thuở xưa lưu lại hậu thế trước tác chất đầy lầu tàng thư, nhưng không thấy một dòng nào nói nguyên do đổi tên Linh Giang thành Sông Gianh.

Chỉ thấy sách “Tấn thư châu quận ký” nói rằng: “Năm Thái Khang thứ 10 chia quận Tây Quyển mà lập huyện Thọ Linh, sông chảy qua Thọ Linh là Linh Giang” (Đất nước Việt Nam qua các thời đại của Đào duy Anh). Thái Khang thứ 10 là năm 290. Năm 1875 vua Tự Đức sai Quốc sử quán soạn sách “Đại Nam nhất thống chí”, trong mục “hình thế” tỉnh Quảng Bình có ghi: ” … Phía bắc liền với Hoan Châu, núi cao thì có núi Đâu Mâu, và núi Thần Đinh, sông lớn thì có sông Linh Giang (Gianh) và sông Nhật Lệ” (Đại Nam nhất thống chí (thời Tự Đức) Tập II trang 12. Chữ Gianh trong ngoặc đơn là do dịch giả Phạm Trọng Điềm và người hiệu đính là đào Duy Anh chua vào. Sách ĐNNTC viết bằng chữ Hán , mà chữ Hán chỉ có “Danh” chứ không có “Gianh”) .

Như vậy tính đến năm 1875 thì tên sông Linh Giang đã được dân gian gọi trong suốt 1586 năm, gần 16 thế kỷ. Mãi đến năm 1876 sử gia Đặng Xuân Bảng soạn sách “Sử học bị khảo” lại chép: “Quảng Bình có sông Gianh phát nguồn từ Thanh Lãng..” Tính cho đến năm 1998 thì tên sông Gianh mới có 123 năm. Cũng ở thời điểm 1998 tên Linh Giang đã có 1708 tuổi gấp gần 14 lần tuổi của tên sông Gianh.

Người ta đã luận bàn khá nhiều về từ Gianh chưa rõ lai lịch và ngữ nghĩa này. Một giáo sư sử học danh tiếng phỏng đoán: Gianh có lẽ là Ranh trong ranh giới (Trịnh Nguyễn phân tranh) đọc theo tiếng Bắc. Nếu phỏng đoán này đúng thì có nên dùng nỗi đau chia cắt âý để đặt tên cho chiếc cầu không?. Người khác cho rằng Gianh là đọc “trại” của từ Giang (trong Linh Giang) mà ra. Chẳng hạn người ta đã đọc “trại” Minh Lễ thành Minh Lệ, Lũng Quýt thành Dung Quất, Betulông (Baietoulon) thành Bái Tử Long v.v…Nhưng hai từ Linh Giang không thể đọc “trại” thành một từ Gianh được.

Linh Giang có nghĩa là sông thiêng liêng, huyền bí, còn Gianh không có trong từ điển Hán Việt, cũng không phải tiếng Việt phổ thông mà chỉ là phương ngữ (miền Bắc) chỉ cây cỏ tranh lợp nhà. Có lẽ ngoài câu thành ngữ của người miền Bắc nói về sự nghèo túng: “Nhà gianh vách đất” thì từ Gianh không thấy xuất hiện ở đâu nữa.

Đấy là ngược nguồn lịch sử để tìm tên sông, ngõ hầu góp một tiếng nói với các nhà Địa – Văn hoá khi làm sách địa chí, chứ người viết không có ý định kiến nghị đổi tên sông Gianh trở lại sông Linh Giang. Bởi tên sông Gianh dẫu sao cũng là một phần máu thịt của khúc ruột miền Trung từ 123 năm nay rồi.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dinh-minh-le-linh-giang-1.jpg

Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018.

Tài liệu dẫn

Đình Minh Lệ, ảnh Hoàng Minh Đức

Đình Minh Lệ được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh

ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG
Hoàng Kim


Hoàng Gia Cương thơ hiền có thơ hay và ảnh đẹp gợi cho Hoàng Kim viết chùm bài nghiên cứu địa chí lịch sử văn hóa với các mục từ chính: Đất Mẹ vùng di sản/ Đá Đứng chốn sông thiêng / Linh Giang / Đình Minh Lệ / Nguồn Son nối Phong Nha/ Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Bến Lội Đền Bốn Miếu / Đào Duy Từ còn mãi / Nam tiến của người Việt /

Đá Đứng chốn sông thiêng là điểm địa linh phong thủy quan trọng, là mốc địa giới, huyền thoại Cao Biền trong sử Việt, đánh dấu sinh lộ Nam tiến của người Việt. Cao Biền là người được Lý Thái Tổ tôn vinh “Hoàng Thành Thăng Long công lớn Cao Vương” đã lưu hậu thế tấm bản đồ Việt Nam thời Đường với chú giải về con người thế núi mạch sông đất Việt khi mà Cao Biền làm Tỉnh Hải Quân năm 864 – 868 và Cao Tầm tiếp nối năm 868 – 878 (hình). Cao Biền cũng lưu miếu thờ và huyền thoại “cao cát mạc sơn”, người đã ném bút thần tạo nên Đá Đứng Làng Minh Lệ. Vợ Cao Biền là Lã Thị Nga, nay dân làng vẫn thờ làm thành hoàng của nghề tằm tơ dệt lụa tại làng Vạn Phúc, Hà Đông. Mộ Cao Biền ở thôn 5 đầm Môn xóm Cát, Tuy An, Phú Yên vẫn lưu truyền huyền thoại ngàn năm. Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy tuyến phòng thủ ba tầng thủ hiểm ở Quảng Bình của đại kế ‘Bắc chặn cường địch, Nam tiến mở rộng” do Đào Duy Từ kỳ tài đất Việt thời Lê Trịnh Nguyễn khởi xướng và khéo tổ chức. Chuyện ‘Đá Đứng chốn sông thiêng’ nhằm tuyển chọn và lưu lại các ghi chép không nỡ quên như Đức lớn Trần Thái Tông, Bảy Núi Thiên Cấm Sơn.

VỀ VỚI LINH GIANG
Nguyễn Quốc Toàn


*Bóc tờ lịch ngày 27 tháng 11 năm 1999 tôi chợt nhớ ra cây cầu bắc qua sông Gianh vừa tròn một tuổi (1). Ở tuổi “thôi nôi” nó đủ sức mạnh của Phù Đổng Thiên Vương. Trên lưng “cậu bé” một tuổi ấy đã có ngót nửa triệu xe ô tô lăn bánh. Vòng cung ánh điện nối hai bờ cứ làm tôi liên tưởng một câu trong kinh phật: “Cây cầu là cái bản nhiên nối liền các thế giới không cho chúng ta phân tán. Khi qua cầu đêm sẽ sáng lên như ban ngày vì thế giới vô biên chỉ là ánh sáng” (2). Hành trình đến thế giới vô biên lại bắt đầu từ hữu hạn ngày 27 tháng 11 năm 1998. Hôm đó mưa gió đầy trời, nước sông Gianh lên cao chảy xiết, xe cộ ùn lại hai bờ vì phà buộc phải ngừng hoạt động. Bộ giao thông vận tải quyết định làm lễ khánh thành cầu sớm hơn dự kiến. Từ rất sớm, dân chúng đã đông nghịt hai bờ, đứng chen chúc trên 9 nhịp cầu. Bao nhiêu già trẻ gái trai là bấy nhiêu kiểu che mưa chắn gió: tơi chằm, nón lá, áo bạt, áo mưa, vài nhựa… có người liều ướt, rét run cầm cập nhưng nét mặt vẫn rạng rỡ hân hoan. Tôi lần xuống gầm cầu phía bắc tìm tấm bảng đồng khắc tên cầu nhưng không thấy. Trong bụng mừng thầm “cầu Gianh” chỉ là tên tạm để đọc diễn văn khánh thành chứ chưa phải tên chính thức. Tên chính thưc của nó hẳn là cầu Linh Giang. Trước mố cầu là một nắm hương cháy lập loè, toả khói thơm phức. Lư hương là những viên đá hộc được ghép lại. Chắc chắn lễ dâng hương này không nằm trong chương trình khánh thành cầu. Người nào đây muốn thỉnh linh hồn những ai vì đại nghĩa mà bỏ mình trên dòng sông và cáo yết thần sông rằng cây cầu đã được khai sinh? Người Việt từ xa xưa vẫn tâm niệm rằng thần sông thiêng lắm. Có chuyện kể: “Đô phủ thành hoàng thần quân” là thần sông Tô Lịch đã hoá phép phá tan nghìn cân đồng của Tiết độ sứ Cao Biền dùng yểm long mạch (3), Biền chuốc lấy hoạ là cứ xây thành Đại La lên lại đổ. Cách nay 1200 năm, nhà thơ Hésiod người Hy Lạp khuyến cáo những người qua sông rằng: “Đừng bao giờ qua những con sông với dòng chảy vĩnh hằng mà trước đó chưa đọc lời cầu nguyện, đừng mãi mê ngắm những dòng chảy tráng lệ của chúng mà trước đó chưa nhúng hai tay khỏi những điều ác vấy bẩn, chúng sẽ kéo cơn cuồng nộ của các thần linh trút xuống đầu mình, sẽ phải chịu những đòn trừng phạt khủng khiếp” (4). Vậy thì thay tên đổi họ một dòng sông đã chính danh cách nay hơn 17 thế kỷ không hiểu người ta có cầu nguyện gì không? Lạ thay, các bậc “Trị quốc bình thiên hạ” thuở xưa lưu lại hậu thế trước tác chất đầy lầu tàng thư, nhưng không thấy một dòng nào nói nguyên do đổi tên Linh Giang thành Sông Gianh. Chỉ thấy sách “Tấn thư châu quận ký” nói rằng: “Năm Thái Khang thứ 10 chia quận Tây Quyển mà lập huyện Thọ Linh, sông chảy qua Thọ Linh là Linh Giang” (5). Thái Khang thứ 10 là năm 290. Năm 1875 vua Tự Đức sai Quốc sử quán soạn sách “Đại Nam nhất thống chí”, trong mục “hình thế” tỉnh Quảng Bình có ghi: ” … Phía bắc liền với Hoan Châu, núi cao thì có núi Đâu Mâu, và núi Thần Đinh, sông lớn thì có sông Linh Giang (Gianh) (6) và sông Nhật Lệ”. Như vậy tính đến năm 1875 thì tên sông Linh Giang đã được dân gian gọi trong suốt 1586 năm, gần 16 thế kỷ. Mãi đến năm 1876 sử gia Đặng Xuân Bảng soạn sách “Sử học bị khảo” lại chép: “Quảng Bình có sông Gianh phát nguồn từ Thanh Lãng..” Tính cho đến năm 1998 thì tên sông Gianh mới có 123 năm. Cũng ở thời điểm 1998 tên Linh Giang đã có 1708 tuổi gấp gần 14 lần tuổi của tên sông Gianh. Người ta đã luận bàn khá nhiều về từ Gianh chưa rõ lai lịch và ngữ nghĩa này. Một giáo sư sử học danh tiếng phỏng đoán: Gianh có lẽ là Ranh trong ranh giới (Trịnh Nguyễn phân tranh) đọc theo tiếng Bắc. Nếu phỏng đoán này đúng thì có nên dùng nỗi đau chia cắt âý để đặt tên cho chiếc cầu không?. Người khác cho rằng Gianh là đọc “trại” của từ Giang (trong Linh Giang) mà ra. Chẳng hạn người ta đã đọc “trại” Minh Lễ thành Minh Lệ, Lũng Quýt thành Dung Quất, Betulông (Baietoulon) thành Bái Tử Long v.v…Nhưng hai từ Linh Giang không thể đọc “trại” thành một từ Gianh được. Linh Giang có nghĩa là sông thiêng liêng, huyền bí, còn Gianh không có trong từ điển Hán Việt, cũng không phải tiếng Việt phổ thông mà chỉ là phương ngữ (miền Bắc) chỉ cây cỏ tranh lợp nhà. Có lẽ ngoài câu thành ngữ của người miền Bắc nói về sự nghèo túng: “Nhà gianh vách đất” thì từ Gianh không thấy xuất hiện ở đâu nữa.

Đấy là ngược nguồn lịch sử để tìm tên sông, ngõ hầu góp một tiếng nói với các nhà Địa – Văn hoá khi làm sách địa chí, chứ người viết không có ý định kiến nghị đổi tên sông Gianh trở lại sông Linh Giang. Bởi tên sông Gianh dẫu sao cũng là một phần máu thịt của khúc ruột miền Trung từ 123 năm nay rồi. Nhưng cây cầu hiện đại đầu tiên qua sông Gianh có nhất thiết phải mang tên “Cầu Gianh” không? Nếu sông Gianh còn thêm nhiều cầu, chẳng nhẽ phải gọi chúng là cầu Gianh 1, cầu Gianh 2, cầu Gianh 3 như điểm danh binh sĩ trong quân ngũ. Ngày 20.9.1997 Bộ Giao thông vận tải có quyết định 2468 đổi tên Quốc lộ 29 thành Quốc lộ 12 thì Bộ và lãnh đạo tỉnh Quảng Bình có thêm quyết định đặt tên  cầu qua sông Gianh là cầu Linh Giang cũng phải lẽ. Cho đến nay, tôi cũng như nhiều người hằng ước mong cây cầu qua sông Gianh mang chính cái tên khởi thuỷ của dòng sông cách nay 1708 năm. Ví dầu những giọt nước Linh Giang xa xưa đã trôi về miền cổ tích thì dòng sông vẫn luôn luôn là chính nó. CẦU LINH GIANG bắc qua sông Gianh là hình ảnh liên tục của quá khứ và hiện tại. Tên gọi ấy chính là âm thanh hình thành bởi tác động của những sức mạnh tạo nên nó, vì hai từ Linh Giang giàu sức gợi cảm, phù hợp với tâm linh người Việt, chuẩn xác về tu từ, làm nhớ lại cội nguồn một vùng đất miền Trung với vô vàn biến cố lịch sử. Sự phong phú về tên gọi những cây cầu trên một dòng sông và sức hàm chứa nội lực văn hoá của mỗi tên gọi ấy làm sang trọng thêm cho một vùng đất. Có lẽ vì thế chăng mà trên sông Hương của cố đô Huế có các tên cầu Tràng Tiền, Phú Xuân, Bạch Hổ, trên sông Hồng của thủ đô Hà Nội có những cầu Chương Dương, cầu Long Biên, cầu Thăng Long…

Qua sông phải dọn mình là cách nói của nhà thơ. Dâng hương cầu nguyện là thành tâm của người tin có thần sông và linh hồn tồn tại. Tôi làm nghề thợ cầu, nên mỗi lần qua sông lại vơ vẩn nghĩ về tên sông tên cầu – những “định hình” có vẻ như không còn gì để mà nghĩ ngợi nữa. Nhưng xem ra cũng chưa hẳn thế. Xưa kia hoàng đế La mã là Pontifex nay là danh hiệu của Giáo hoàng có nghĩa là người bắc cầu. Pontifex vừa là người bắc cầu vừa chính là chiếc cầu ấy (4). Vị thiền sư người Nhật ở thế kỷ 13 là Nichiren nói về đức Phật rằng: “Đối với chúng sinh ngài là chiếc cầu lớn, giúp chúng vượt qua ngả chéo 6 con đường” (4) thì ra khối vật chất bê – tông cốt thép khi đã thành cây cầu, nó nghiễm nhiên đi vào biểu tượng văn hoá nhân loại như một sự tất yếu. Vậy tìm đặt một cái tên xứng đáng cho cây cầu qua sông Gianh mới hết tuổi “thôi nôi” đã có sức mạnh Phù Đổng kia cũng đáng để chúng ta suy nghĩ lắm thay. (Thợ cầu Bulukhin, bài và ảnh, đăng ngày 13. 5. 2009)
(1) Bài này viết từ 27.11.1999; (2) Kinh Chadogya Upanishad; (3) Lịch sử Việt Nam tập I. NXB KHXH 1976; (4) Từ điển Biểu tượng văn hoá thế giới của Jean Chevarier và Alain Gheerbrant. NXB Đà Nẵng và trường viết văn Nguyễn Du 1.1976; (5) Đất nước Việt Nam qua các thời đại của Đào duy Anh;. (6) Đại Nam nhất thống chí (thời Tự Đức) Tập II trang 12. Chữ Gianh trong ngoặc đơn là do dịch giả Phạm Trọng Điềm và người hiệu đính là đào Duy Anh chua vào. Sách ĐNNTC viết bằng chữ Hán , mà chữ Hán chỉ có “Danh” chứ không có “Gianh”

LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH
Trương Minh Dục


Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng.

*

Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến.

Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ).

Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở.

Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở.

Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình.

Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này

Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4  

QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA
Bút ký Hoàng Hữu Sam


“Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này.

Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ.

Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa.

Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.*

Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? *

Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) *

Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình*

Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ.

Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn.

Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !)

Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt.

Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà.

Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ.
H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001)