
THIÊN NHIÊN VỚI CON NGƯỜI
Hoàng Kim
Thiên nhiên là bà mẹ của cuộc sống chúng ta. Đến với thiên nhiên, chúng ta được tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí an lành. Tôi thật yêu thiên nhiên nên đã sớm ngộ ra được bài học vô giá này của Lê Quý Đôn tinh hoa “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”
Cuộc đời Lê Quý Đôn dù bận rộn đến đâu, ông vẫn lưu tâm công trình chính với ghi chép nhỏ. Các ghi chép nhỏ này lưu lại điều ông thật sự tâm đắc, mắt thấy, tai nghe, hoặc ông xâu chuỗi các điều sâu sắc. Kiến văn tiểu lục (12 quyển), là những ghi chú nhỏ của Lê Quý Đôn (mà tiếng Anh ngày nay gọi là Notes), và ông đã lưu lại ngay điều không nỡ quên này.
Thiên nhiên với con người chi phối mạnh mẽ nhất tới quy luật nhân quả cuộc sống con người. Tôi tích hợp bài ‘Đức Phật với cây xanh’ (mời xem hộp trích dẫn) Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn và VN-FOOD-PARADISE, với việc trích dẫn bài ‘Thiên nhiên và con người’ phim tài liệu khoa học của VTV2 cùng một số hình ảnh của Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc
ĐỨC PHẬT VỚI CÂY XANH
Nguyễn Quốc Toàn (16.11.2022)
Xưa nay, các thái tử được sinh ra trong cung vàng điện ngọc, bên cạnh những người hầu tận tụy trong hoàng cung. Riêng thái tử Tất đạt đa – sau này là đức Phật Thích ca được chào đời trong vườn Lâm tì ni của nước Ca tỳ la vệ. Mẹ ngài – hoàng hậu Ma da trên đường về thăm quê bỗng chuyển dạ. Trong tư thế đứng, hai tay níu chặt cành cây vô ưu, người mẹ sinh con trai trong rừng cây xanh tốt, hoa lá vẫy chào.
*
Đến năm 29 tuổi, thái tử giả từ hoàng cung, đi tìm con đường giải thoát chúng sinh. Ngài bỏ ra 6 năm đi vào rừng sâu, tu học với các nhóm khổ hạnh. Với người Ấn Độ 2500 năm trước, quan niệm càng khổ hạnh, hành xác, càng giảm được tội lỗi để giải thoát. Tuy nhiên chỉ ăn mỗi ngày một hạt vừng, sức khỏe của thái tử ngày một kiệt quệ, có nguy cơ chết đói. Ngài mô tả tình trạng này trong kinh Trung bộ như sau: “ Vì ta ăn ít mỗi ngày nên cơ thể ta trở nên hết sức gầy yếu. Tay chân ta như các lóng tre khô đầy khúc khuỷu…xương sườn ta lộ rõ như rui cột của ngôi nhà đổ nát…da đầu ta khô héo nhăn heo như trái mướp đắng được cắt đem phơi nắng, khô héo, nhăn nheo…”
*
Thái tử Tất đạt đa nhớ lại một sự kiện lạ lùng thuở ấu thơ. Lúc đó, phụ vương ngài chủ trương khuyến nông, thân hành xuống cày ruộng, còn thái tử ngồi dưới bóng cây Diêm phù (1) và đột nhiên nhập vào một trạng thái ly dục, ly bất thiện pháp, một trạng thái thiền định, đi kèm với tầm, tứ, hỷ, lạc (2). Nay nhớ lại, ngài tự hỏi, phải chăng thiền định là con đường đi đến giác ngộ ??
*
Thái tử Tất Đạt Đa bỏ hẳn lối tu khổ hạnh, và trở lại cuộc sống bình thường. Ngài nhập định suốt 49 ngày đêm dưới bóng cây assatha (3), với bốn giai đoạn thiền. Vào đêm thứ 49 ngài ngộ được tam minh. Với “Túc mạng minh” ngài bình tâm hồi tưởng các tiền kiếp. Với “Thiên nhãn minh” ngài vượt trí phàm tục. Thấy được mọi người sẽ được tái sinh vào cõi lành hay cõi dữ tùy theo hạnh nghiệp của mình. Với “Lậu tận minh” ngài đã hoàn thành đời phạm hạnh, những gì cần làm ngài đã làm xong, không còn tái sinh nữa. Đêm ấy, năm 528 trước CN, thái tử Tất đạt đa trở thành đức Phật, đấng giác ngộ tỉnh thức, được giải thoát ngoài vòng luân hồi sinh tử.
*
Đọc thêm kinh Đại Bản (trang 21, 22) của đức Phật, ta biết về sự thành tựu của 7 vị Phật thời quá khứ dưới 7 loại cây xanh :
– Ngài Tì bà thi thành Phật dưới gốc cây ba ba la
– Ngài Thi khí thành phật dưới gốc cây phân đà lị
– Ngài tì xá bà thành phật dưới gốc cây sa la
– Ngài Câu lâu tôn thành phật dưới góc cây thi lị sa
– Ngài Câu na hàm thành phật dưới gốc cây ô tam bà la
– Ngài Ca diếp thành Phật dưới gốc cây ni câu luật
– Ngài Tất đạt đa thành Phật Thích ca dưới gốc cây asshatha (bồ đề)
*
Ở tuổi 35, ngài đi thuyết pháp khắp xứ Nê Pan và Ấn Độ trong 45 năm, với 6000 bản kinh. Tất cả được ngài truyền giảng trong rừng cây xanh. Chẳng hạn, kinh “Pháp môn căn bổn” ngài thuyết giảng cho các Tỷ kheo trong rừng Subhaga dưới gốc cây Sa la vương. “ Kinh Tư Lượng” ngài thuyết giảng trong vườn Lộc Uyển. “Kinh lá rừng” được ngài thuyết giảng trong rừng cây Samsapà. Ngài nhặt hai ngọn lá Samsapà khô dưới đất để minh hoa cho bài kinh của mình, chứ không ngắt lá xanh trên cây. Chi tiết đó, tượng trưng thuyết “Y Chánh bất nhị” của đức Phật . Y Chánh gồm Y báo và Chánh báo. Y báo là môi trường trường sống của con người, trong đó có rừng cây xanh. Chánh báo là nhân loại. Con người và cây rừng không phải một, nhưng không thể là hai. Nếu tàn phá hủy hoại cây rừng là con người tự tàn phá chính mình.
*
Năm đức Phật 80 tuổi, ngài đến vùng Kusinàrà. Tại đây ngài nằm nghỉ trong cánh rừng sala đang nở hoa. Ngài từ giả cõi tạm, các đệ tử tiến hành lễ trà tỳ, tiễn biệt ngài vào cõi Niết bàn. Thái tử Tất đạt đa duyên nợ với cây xanh từ lúc chào đời dưới tán cây vô ưu, thành Phật dưới tán cây Assatha (bồ đề) và nhập niết bàn trong rừng cây Sala.
———————–
1) Diêm phù: Còn gọi là cây Jambu, tượng trưng đất nước Ấn Độ
2) Đầy đủ là: Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Năm thiền chi trong các tầng thiền. Trong sách Đức Phật lịch sử, tác giả Schumann không nói đến “nhất tâm”
3) Assatha: Sau khi thái tử thành Phật, cây này có tên bồ đề – sự giác ngộ.
——————————–
Cây vô ưu. Hoàng hậu Ma da đứng vịn vào loài cây này khi sinh hạ thái tử Tất đạt đa, năm 563 trước CN
*
Tôi có năm ghi chép, mời bạn ghé đọc: Minh triết của Đức Phật; Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn; Sóng yêu thương vỗ mãi, Vui sống giữa thiên nhiên; Bản Giốc và Ka Long,

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày
Video yêu thích
Bài ca thời gian
Run away with me.
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter