Ông già với các con

LaFontaine

Ông già với các con
TRUYỆN NGỤ NGÔN LA FONTAINE
Hoàng Kim


Ông già với các con đọc sách
Chuyện ngụ ngôn có tự thuở xưa
La Fontaine chuyển thành thơ
Say mê mọi lứa tuổi hoa đến giờ

Ông già đố bó chuyền hãy bẻ,
với các con ai sức khỏe hơn?
Mỗi con gắng hết sức luôn
Không ai bẻ nổi bó chuyền trên tay

Đoàn kết vậy làm sao bẻ được?
Chia ba que, thắng thật dễ dàng
Pháp thời muốn đánh Việt Nam
Mẹo ‘chia để trị” dễ làm, lợi ngay.

“Hòn đá to lá hòn đá nặng
Một người nhắc thì nhắc không đặng
Hòn đá nặng là hòn đá bền
Nhiều người nhắc thì nhắc phải lên”

Jean de La Fontaine là một nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp. Jean de La Fontaine sinh ngày 8 tháng 7 năm 1621 mất ngày 13 tháng 4 năm 1695. Ông sống mãi trong lòng nước Pháp và nhân loại với các kiệt tác ngụ ngôn. Những tác phẩm ngụ ngôn La Fontaine quá quen thuộc và làm say mê mọi lứa tuổi, mọi thời đại, và giữ giá trị nhân văn sâu sắc.Ông là nhà thơ Pháp duy nhất hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi trong của ngôn ngữ Pháp trước Victor Hugo, theo đánh giá của Gustave Flaubert, một trong những tiểu thuyết gia lớn nhất của phương Tây.  La Fontaine sáng tác nhiều thể loại thơ (12 quyển), truyện (với trên 60 truyện in thành tập),  tiểu thuyết, kịch, nhưng nổi tiếng hơn cả là tập thơ Ngụ ngôn La Fontaine. Tập thơ này đặc sắc nhất là 12 bài: Ông già và các con, Thỏ và rùaCon cáo và chùm nhoChó thả mồi bắt bóngHội đồng chuộtThần chết và lão tiều phu, Ve và Kiến, Quạ và cáo, Chó sói và cừu non, Gà trống và cáo, Gà mái đẻ trứng vàngĐám ma sư tử Thơ ngụ ngôn của ông uyên bác, hài hước, dí dỏm, nhẹ nhàng, linh hoạt và thơ mộng, là dấu ấn biểu tượng của văn hóa Pháp. Ông bước vào Viện Hàn lâm Pháp năm 1683. Sau bài học đoàn kết vô giá “Ông già và các con” là bài học về tính liên tục và sự kiên trì của câu chuyện “Thỏ và rùa”. Đây là một chuyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop được La Fontaine tuyển chọn và kể lại bằng thơ Pháp thật duyên dáng. Câu chuyện xoay quanh cuộc thi chạy giữa rùa và thỏ.  Ngày xưa có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai chạy nhanh hơn. Chúng quyết định thi chạy. Thỏ và rùa giao hẹn đích đến và bắt đầu cuộc đua. Thỏ lao nhanh như tên bắn và chạy thục mạng và khi thấy rằng mình đã bỏ xa Rùa, nên đã nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xuê lá bên vệ đường. Vì quá tự tin vào khả năng của mình, Thỏ đã ngủ quên trên đường đua. Rùa từ từ vượt Thỏ và khi Thỏ dậy thì Rùa đã về đích trước. Ngụ ngôn La Fontaine đã thành điển hình cho các tính cách và các tình huống của cuộc sống.

Ông già với các con, Truyện ngụ ngôn La Fontaine là bài học lắng nghe cuộc sống.

ÔNG BÀ VÀ CON CHÁU
Hoàng Kim


Cháu và ông học chữ
Những câu thơ đầu đời:
Có vàng vàng chẳng hay phô
Có Na Na nói trầm trồ ông nghe

Ông và cháu trốn tìm
Học chuyện đời tìm kiếm:
Trăm năm ai chớ quên ai
Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim

Cháu và ông làm bài
Tô màu và đố chữ:
Xanh trắng vàng tím đỏ
Blue White Yellow Purple Red
An nhàn cùng tháng năm

Nhớ thầy xưa viết văn
Thương đời nay chơi học
Chính Hữu (*) hay Phạm Cúc (**)
Ông cháu mình mãi vui.

Bài đồng dao huyền thoại

(*)
ÔNG VÀ CHÁU
CHÍNH HỮU


Cháu dắt ông đi
Hai ông cháu mình vừa đi vừa học
Ông dạy cháu biết tất cả những gì
Có ở trên trời dưới đất

Còn cháu thì dạy ông biết
Cuộc đời này ngắn,
nhưng ông đừng buồn
Vì nó – vĩnh hằng – tiếp tục

Đường vào thế kỷ hai mốt,
Hai người bộ hành một cháu một ông
Những bước đầu tiên đi song song,
Bên những bước cuối cùng.

(**)
ÔNG VÀ CHÁU
PHẠM CÚC


Ông vật thi với cháu
Keo nào ông cũng thua
Cháu vỗ tay hoan hô:
“Ông thua cháu, ông nhỉ!”

Bế cháu, ông thủ thỉ:
“Cháu khỏe hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng.”

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/chinh-ta-nghe-viet-ong-va-chau…
và A NA BÌNH MINH AN https://hoangkimlong.wordpress.com/category/a-na-binh-minh-an/

Hoàng Kim Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

 

Advertisement