Mừng Giáng Sinh Đến Sớm

Bình sinh Hồ Chí Minh tích hợp thông tin chuyên mục Mỗi tuần một câu chuyện về Bác Hồ Tập 17: Lịch sử 3 bộ quần áo của Bác xem tiếp https://www.facebook.com/share/v/DZiz6hBiny55CFuh/?mibextid=ox5AEW

Gọi Nắng Mùa Yêu Thương
Bền Lòng Xuân Hạnh Phúc

CHỜ ĐÔNG NGÀY HẠNH PHÚC

Chờ Đông Ngày Hạnh Phúc 
Đón Xuân Tháng Tình Yêu
Đợi Nắng Mùa Tràng An
Mong Mưa Thời Như Phong

Chúc mừng Như Phong Trường An và Hai Họ https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-23-thang-12/

BẬN RỘN TRONG HẠNH PHÚC
Mừng Giáng Sinh Đến Sớm

Sớm mai nắng mới vừa lên
Nghe ngây ngất gió bên thềm lộc xuân
Uyên ương líu ríu xa gần
Mến thương tặng bạn trong ngần lời quê

Chúc mừng Người Việt đầu tiên đoạt giải VinFuture: Gs Võ Tòng Xuân, cả đời tâm huyết với cây lúa và nông dân https://youtu.be/eK-Po2j4YmY?si=NXQIh456NCNuSNI5

Cha đẻ gạo ST25 nói về “sự dũng cảm của thầy Xuân” và kỷ nguyên nhiều tỷ USD trong nông nghiệp; Theo SoHa, Thùy Anh | 24/12/2023 12:18 Những đóng góp của Giáo sư Võ Tòng Xuân được khắc họa rõ nét hơn qua lời kể của những người đã từng làm việc với ông.

ăm 1971, khi đang làm việc ở Viện Lúa quốc tế (IRRI, Philippines), GS Võ Tòng Xuân nhận được thư của Viện trưởng Đại học Cần Thơ Nguyễn Duy Xuân: “ĐBSCL không có ai chuyên về lúa cả, nếu anh về làm ở đại học chắc sẽ giúp ích được nhiều hơn. Chiến tranh rồi sẽ có ngày hòa bình, cái ăn sẽ luôn luôn đi đầu, rất cần những người như anh…”.

Chỉ vì lời đề nghị tha thiết ấy, GS Võ Tòng Xuân, thầy Xuân của rất nhiều nhà nghiên cứu và doanh nhân trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay đã từ bỏ công việc đang thuận lợi ở nước ngoài, trở về với tâm nguyện: “nhân mình ra” cho đất nước, giúp Việt Nam có nhiều người đưa nông nghiệp đi lên.

Cha đẻ gạo ST25 nói về "sự dũng cảm của thầy Xuân" và kỷ nguyên nhiều tỷ USD trong nông nghiệp- Ảnh 1.

Trong số rất nhiều học trò được Giáo sư Võ Tòng Xuân truyền thụ kiến thức là kỹ sư Hồ Quang Cua – cha đẻ của ST25, loại gạo hai lần được vinh danh là “gạo ngon nhất thế giới”.

Ông Hồ Quang Cua nhớ lại: “Tôi làm việc với Giáo sư Xuân đến nay đã được 40 năm, từ năm 1983. Điều mà tôi ấn tượng nhất ở thầy là sự sáng tạo và đột phá, góp phần thay đổi bức tranh ngành lúa gạo. Những công trình của Giáo sư Xuân cơ bản tập trung trong thế kỷ 20, từ khi đất nước thống nhất đến nay”.

Ông Cua nói, sự sáng tạo của Giáo sư Võ Tòng Xuân thể hiện rõ nhất ở việc tổ chức nhân giống nhanh giống lúa IR36. Giai đoạn 1978, khả năng tiếp thu của nông dân vẫn còn thấp, thầy Võ Tòng Xuân thậm chí phải sử dụng lực lượng sinh viên để đi nhân giống.

Khi đó, rầy nâu hoành hành rất dữ, các giống lúa cao sản như IR26, IR30 đều bị rầy ăn. Giáo sư Võ Tòng Xuân phải nhờ đến sự hỗ trợ của IRRI. Sau ít ngày, ông nhận được 4 phong bì từ GS Gurdev Singh Khush, mỗi chiếc chứa 5 gr giống lúa kháng được rầy nâu mới là IR32, IR34, IR36 và IR38. Sau khi thử nghiệm, thấy IR36 là giống lúa tốt nhất và phát triển rất nhanh, phù hợp để đưa vào gieo trồng cứu mùa vụ cho bà con nông dân, GS Võ Tòng Xuân đã sáng tạo ra phương pháp cấy 1 tép/bụi. Theo đó, khi cây lúa được 3 nhánh, tiếp tục tách ra và cấy 1 tép/bụi. Nhờ vậy, chỉ trong 3 tháng, từ 5 gr giống IR36, Giáo sư Võ Tòng Xuân và học trò đã giúp bà con nhân giống và thu được hơn 2 tấn lúa.

“Nghiên cứu của thầy ở thời điểm đó có ý nghĩa rất lớn. Lúc đó, dịch rầy nâu diễn ra khá trầm trọng, tàn phá làm năng suất lúa sụt giảm nặng nề. Trước IR36, đã có những giống lúa kháng rầy, nhưng nhìn chung những loại lúa đó không có đặc tính kháng loại rầy nâu mới này. Việc nghiên cứu gieo trồng IR36 có ý nghĩa lịch sử, mở đầu cho công cuộc đổi mới, sáng tạo ở Đồng bằng sông Cửu Long đến ngày hôm nay. Nói cách khác, những kỳ tích xuất khẩu gạo của hiện tại có công không nhỏ của thầy Võ Tòng Xuân”, ông Cua nói.

Cha đẻ gạo ST25 nói về "sự dũng cảm của thầy Xuân" và kỷ nguyên nhiều tỷ USD trong nông nghiệp- Ảnh 2.
Kỹ sư Hồ Quang Cua. Ảnh: Internet

Không dừng ở những đóng góp về mặt chuyên môn cụ thể liên quan đến kỹ thuật giống, gieo trồng, Giáo sư Võ Tòng Xuân còn nhiều lần góp ý, tư vấn cho các cấp quản lý về những vấn đề lớn của nông nghiệp Việt Nam. Ông Hồ Quang Cua vẫn giữ ấn tượng rất mạnh về sự “dũng cảm” và thẳng thắn của thầy mình. “Thầy đã góp ý thẳng thắn với Trung ương về chính sách hợp tác hóa. Giai đoạn 1984 – 1985, xã hội thiếu gạo, mà nông dân còn bỏ ruộng. Thầy Xuân đã đặt ra câu hỏi “cần lúa hay cần hợp tác xã”. Chính ý tưởng đó của Giáo sư đã góp phần mở ra thời kỳ đổi mới trong nông nghiệp. Tôi đánh giá đó là một trong những tham mưu xuất sắc của thầy Võ Tòng Xuân”, ông Cua nhận định.

Cha đẻ gạo ST25 nói về "sự dũng cảm của thầy Xuân" và kỷ nguyên nhiều tỷ USD trong nông nghiệp- Ảnh 3.
GS Võ Tòng Xuân và GS Gurdev Singh Khush nhận giải VInFuture

Cha đẻ của gạo ST25 còn tiết lộ “Trong báo cáo của VinFuture có một điều chưa thấy được nhắc đến, mà tôi thấy nó rất hay. Thầy Xuân có thể nói là nhà khoa học đầu tiên đưa ra khái niệm “hệ thống canh tác”. Hiểu đơn giản, bạn sẽ nhìn con tôm, con cá hay ruộng lúa nằm trong mối tương quan chứ không phải riêng lẻ. Cách làm này giúp thầy Xuân tranh thủ được nguồn hỗ trợ quốc tế, làm điều phối viên cho cả nước về hệ thống canh tác. Sự nỗ lực của thầy đã cho ra kết quả, đó là hệ thống luân canh lúa và tôm nước lợ.

Thầy đã dành thời gian nghiên cứu về việc canh tác tôm và lúa. Đến năm 2001, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ra quyết định cho Chủ tịch UBND các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long được phép cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng và vật nuôi khác. Điều này mở ra kỷ nguyên lúa – tôm. Nhìn vào thực tế, năm 2023, riêng tiền xuất khẩu tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long ước tính đạt 3.4 tỷ USD”.

Cha đẻ gạo ST25 nói về "sự dũng cảm của thầy Xuân" và kỷ nguyên nhiều tỷ USD trong nông nghiệp- Ảnh 4.

Có thể nói, những nghiên cứu của Giáo sư Võ Tòng Xuân đã thay đổi tích cực thu nhập của người nông dân. Hiện nay, ở Đồng bằng sông Cửu Long, mùa mưa là lúc người nông dân tập trung trồng lúa, hết mùa mưa thì họ thả nước mặn vào đồng để nuôi tôm, cua hoặc cá. Mô hình này mang lại lợi ích cao gấp 4 – 5 lần so với trước đây. Còn ở vùng giữa Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều bà con chuyển sang trồng xoài, mít, sầu riêng và đều thu hoạch rất tốt. Nói một cách nôm na như GS. Võ Tòng Xuân thì là “người ta có thể trồng hoặc nuôi con này con kia, rồi trồng cây khác để có lợi ích cao hơn”.

Doanh nhân Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Giáo sư Xuân. Ông cho biết, những công trình nghiên cứu của Giáo sư, đặc biệt là giống lúa IR36 đã tạo ra sự thay đổi lớn cho nền nông nghiệp nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Lần đầu tiên, người nông dân “đánh bại” dịch rầy nâu, thậm chí còn trúng mùa, từ đó nâng cao sản lượng.

Giáo sư Xuân từng nói, Việt Nam cần có chiến lược trong dài hạn để cung cấp gạo cho các nước với giá cao hơn, lập mặt bằng giá gạo mới. Việc này sẽ giúp người nông dân “bớt khổ” còn doanh nghiệp cũng là cơ hội để thương thảo những hợp đồng dài hạn với nhà nhập khẩu với giá phù hợp.

Cha đẻ gạo ST25 nói về "sự dũng cảm của thầy Xuân" và kỷ nguyên nhiều tỷ USD trong nông nghiệp- Ảnh 5.
Nghiên cứu của Giáo sư Võ Tòng Xuân đã mang lại những thay đổi lớn. Ảnh: Internet

“Khi có hợp đồng dài hạn, doanh nghiệp sẽ chắc chắn được đầu ra và bàn bạc với địa phương làm vùng nguyên liệu, còn người nông dân cũng sẽ thấy không phải lệ thuộc vào thương lái mà chắc chắn có người mua với giá tốt”- GS Võ Tòng Xuân khẳng định.

Ông còn đề xuất: Nhà nước và các địa phương cần tạo điều kiện về chính sách giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn. Việc này ngoài giúp doanh nghiệp thu mua lúa gạo cho nông dân, còn có cơ hội cải tiến nhà máy nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, chế biến – có như vậy lợi nhuận của doanh nghiệp mới nâng lên. Về phía người dân, phải hợp hợp lại cùng nhau trong các hợp tác xã để cung cấp ổn định nguồn lúa cho doanh nghiệp.

“Mơ ước lớn nhất của đời tôi là giúp nông dân bớt khổ”. Với tâm nguyện ấy, suốt hơn nửa thế kỷ qua, Giáo sư Võ Tòng Xuân đã đồng hành cùng nông nghiệp Việt Nam, đóng góp từ chuyên môn đến đào tạo, góp ý về chính sách để Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành cường quốc xuất khẩu gạo.

Ở tuổi ngoài 80, trở thành người Việt Nam đầu tiên nhận Giải đặc biệt cho các nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển tại VinFuture 2023, Giáo sư Võ Tòng Xuân nói ông sẽ dùng tiền thưởng đầu tư cho quỹ Học bổng Nông nghiệp Võ Tòng Xuân, bởi lẽ ông thấy lĩnh vực nông nghiệp hiện đang thiếu các nhà nghiên cứu quan tâm.

Sự thay đổi mang tính bước ngoặt, đưa Việt Nam từ một quốc gia thiếu đói trở thành một vựa lúa của thế giới, có sự đóng góp quan trọng của những nhà khoa học tiên phong như GS. Gurdev Singh Khush và GS. Võ Tòng Xuân. Một người có công lớn trong việc phát triển các giống lúa ưu việt, một người có đóng góp quan trọng trong việc phổ biến chúng trên đồng ruộng.

Vì thế, tôi cho rằng sự ghi nhận của VinFuture là đúng đắn và xác đáng. Giải thưởng cũng cho thấy nhà khoa học Việt hoàn toàn có thể sánh ngang với các trí tuệ hàng đầu thế giới.

GS. Sir Richard Henry Friend – Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture

Người Việt Nam đầu tiên được giải VinFuture: Đóng cửa trường ĐH để sinh viên đi cứu lúa và kỳ tích ở Tây Phi

Chúc mừng Trường Đại Học Mở thành phố Hồ Chí Minh, tiến sĩ Lê Thị Kinh, tiến sĩ Lê Trúc Thùy Linh, CN Hổ Thị Bích Phượng và đồng sự kết quả tạo giống dưa leo ưu thế lai F1 với dòng mẹ toàn hoa cái cho vùng Đông Nam Bộ bằng ứng dụng bộ chỉ thị phân tử hổ trợ hồi giao. Thông tin tích hợp tại https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-22-thang-12/ TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM #htn, #hoangkimlong, #BanMai#vietnamxahoihoc, #htn365,#ana, #dayvahoc, #vietnamhoc, #cnm365, #cltvn

Chúc mừng Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tiến sĩ Nguyễn Phương, Nguyễn Tuyết Nhung Tường, Hồ Tấn Quốc và đồng sự 2023, thông tin Giống Ngô Đường BN191 phẩm chất ngon năng suất cao đang trên đường về đích với mốc son được xác lập ngày hôm nay

Bảo tồn và phát triển sắn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien/ & Hồ Long Vân Nhớ Người https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ho-long-van-nho-nguoi/ & Biển Hồ Chùa Bửu Minh, Nghĩa Hưng, Chư Păh, Gia Lai https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bien-ho-chua-buu-minh/. Thông tin tích hợp tại TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM #htn, #hoangkimlong, #Vietcassava #BanMai, #vietnamxahoihoc, #htn365, #ana, #dayvahoc, #vietnamhoc, #cnm365, #cltvn https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-3-thang-12/

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
#cltvn #Vietcassava tích hợp thông tin Phú Yên Online I Kết quả bước đầu trong chọn tạo giống sắn kháng bệnh xem tiếp tin và ảnh tại https://baophuyen.vn/79/310545/ket-qua-buoc-dau-trong-chon-tao-giong-san-moi-khang-benh.html

Đề tài khoa hc, công ngh cp tnh Nghiên cu chn to ging sn năng sut tinh bt cao, kháng được sâu bnh hi chính, phù hp vi điu kin sn xut ti tnh Phú Yên đang nhn được s quan tâm ca ngành Nông nghip, h dân trng sn và m ra nhiu trin vng cho cây sn Phú Yên.

Đài Truyền Hình Phú Yên Khoa học và Cuộc sống tháng 11/2023 “Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên” https://youtu.be/gZZk9OL_4fg

#Vietcassava Sắn Việt Nam ngày nay

LoiPhatday

TƯƠNG LAI TRONG TAY TA
Hoàng Kim

Thấu suốt sự minh triết
Tương lai trong tay mình
không tranh là trí tuệ
đừng chấp là từ bi.

không tham thì rộng rãi
tránh ác thì được lành
lắng nghe thì tâm tĩnh
bớt nói là thông minh.

không thấy thì tự nhiên
sửa lỗi thì được thiện
hiếu kính thì phước đức
tha thứ là giải thoát.

biết đủ biết buông bỏ
lợi người là giúp mình
im lặng là tỉnh thức,
giác ngộ về chính tâm.

ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Kim


Thăm Thiền sư đời thường
Lắng chiều sâu Phật pháp
Thung dung con đường xanh
Hoàng Gia an viên sáng.

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG

Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Lời Thầy dặn thung dung


Noi theo dấu chân Bụt
Dạy và học làm Người
Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Lão Nông Lâm Sinh


“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/

CÂY PHẬT GIÁO
Nguyễn Quốc Toàn


1- Nếu bạn cho rằng Phật giáo Đại thừa (còn gọi là Phật giáo Pháp môn, hay Phật giáo Phát triển) đã đi quá xa các nguyên lý của đạo Phật nguyên chất, thì nên chăng tham khảo ý kiến của Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ khi ngài dịch bộ ba “Phật giáo tư tưởng luận” của tác giả Kimura Taiken. Trong Lời tựa ở quyển (I) Đại lão Hòa thượng viết: “Phật giáo cũng như cái cây có ba phần. Phần gốc, phần thân, và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là Căn bản Phật giáo, phần thân là Tiểu thừa Phật giáo, phần ngọn và cành lá là Đại thừa Phật giáo. Người ta không thể nào tưởng tượng được sự tồn tại của một cái cây mà không có gốc. Nhưng nếu chỉ có gốc không thôi thì cây ấy không còn sức sống, hoặc giả có gốc có thân mà không có cành lá thì cây ấy cũng như cây trong mùa đông, không khỏi gây cho người ta cái ấn tượng trơ trụi tiêu điều. Nếu phần gốc và thân cây giữ cho cái cây đứng vững thì phần cành lá sum suê xanh tốt sẽ biểu dương cho sức sống mãnh liệt của toàn bộ cây. Hơn nữa tán cây tươi thắm tỏa ra che rợp khoảng không gian đủ sức mang lại cho người lữ hành trên con đường dài mệt mỏi những phút giây êm mát giữa buổi trưa hè oi bức”

2- Albert Einstein (14.3.1879 – 18.4.1955). Nhà bác học vĩ đại nhất mọi thời đại. Người rất quan tâm và phát biểu khá nhiều về đạo Phật. Câu nói đáng suy ngẫm nhất của ông: “Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu vượt lên trên mọi Thần linh giáo điều và Thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể, gồm mọi lỉnh vực trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa nhất. Phật giáo đáp ứng tất cả các điều kiện đó”

3- Vậy là, bác học Albert Einstein từ rất lâu đã nhìn thấy cái cây Phật giáo vững chãi vươn cao đâm chồi nẩy lộc hoa lá sum suê che mát chúng sinh đang vật vả đi trên con đường mưu cầu hạnh phúc và giải thoát.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/

CÂY PHẬT GIÁO
Nguyễn Quốc Toàn


1- Nếu bạn cho rằng Phật giáo Đại thừa (còn gọi là Phật giáo Pháp môn, hay Phật giáo Phát triển) đã đi quá xa các nguyên lý của đạo Phật nguyên chất, thì nên chăng tham khảo ý kiến của Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ khi ngài dịch bộ ba “Phật giáo tư tưởng luận” của tác giả Kimura Taiken. Trong Lời tựa ở quyển (I) Đại lão Hòa thượng viết: “Phật giáo cũng như cái cây có ba phần. Phần gốc, phần thân, và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là Căn bản Phật giáo, phần thân là Tiểu thừa Phật giáo, phần ngọn và cành lá là Đại thừa Phật giáo. Người ta không thể nào tưởng tượng được sự tồn tại của một cái cây mà không có gốc. Nhưng nếu chỉ có gốc không thôi thì cây ấy không còn sức sống, hoặc giả có gốc có thân mà không có cành lá thì cây ấy cũng như cây trong mùa đông, không khỏi gây cho người ta cái ấn tượng trơ trụi tiêu điều. Nếu phần gốc và thân cây giữ cho cái cây đứng vững thì phần cành lá sum suê xanh tốt sẽ biểu dương cho sức sống mãnh liệt của toàn bộ cây. Hơn nữa tán cây tươi thắm tỏa ra che rợp khoảng không gian đủ sức mang lại cho người lữ hành trên con đường dài mệt mỏi những phút giây êm mát giữa buổi trưa hè oi bức”

2- Albert Einstein (14.3.1879 – 18.4.1955). Nhà bác học vĩ đại nhất mọi thời đại. Người rất quan tâm và phát biểu khá nhiều về đạo Phật. Câu nói đáng suy ngẫm nhất của ông: “Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu vượt lên trên mọi Thần linh giáo điều và Thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể, gồm mọi lỉnh vực trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa nhất. Phật giáo đáp ứng tất cả các điều kiện đó”

3- Vậy là, bác học Albert Einstein từ rất lâu đã nhìn thấy cái cây Phật giáo vững chãi vươn cao đâm chồi nẩy lộc hoa lá sum suê che mát chúng sinh đang vật vả đi trên con đường mưu cầu hạnh phúc và giải thoát.

Ba tập “Phật giáo tư tưởng luận” của Kimura Tai ken do Đại Lão Hòa thượng Thích Quàng Độ dich.

VIẾT TRONG MÙA GIÁNG SINH
Nguyễn Quốc Toàn


Chúa Giê su có hai lần được sinh ra. Lần đầu từ bào thai mẹ gọi là Giáng sinh. Lần thứ hai bị giết chết chôn trong mộ bổng nhiên sống lại rồi lên trời gọi là Phục sinh. Giáng sinh và Phục sinh là hai lễ trọng của Thiên chúa giáo giáo và cũng là ngày hội của nhiều người không theo Thiên chúa giáo trên toàn thế giới.

1- TheoTân ước (Kinh thánh) thì sự xuất hiện của Giê Su và những gì liên quan đến ngài đều do Thiên chúa sắp đặt. Ông Giu se làm nghề thợ mộc kết hôn với bà Ma ri a, nhưng sau khi cưới ông phát hiện ra vợ mình đã có thai. Chưa biết phải xử lý thế nào về sự phản bội của vợ thì bà Ma ri a kể lại với chồng rằng đã một lần thiên sứ của Chúa trời báo mộng: “Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai…”(1). Ông Giu se cũng được thiên sứ báo mộng “Này ông Giu se đừng ngại đón bà Ma ri a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên con trẻ là Giê su…” (2) . Từ đó, vợ chồng Giu se Ma ri a sống cùng nhà nhưng không hề chung đụng. Do vậy người Ki tô giáo gọi bà Ma ri a là mẹ đồng trinh. Người theo đạo Tin lành phản biện: phụ nữ đã sinh đẻ thì không còn đồng trinh nữa. Cuộc tranh luận cho đến nay vẫn chưa dứt.

Ngày đó Hoàng đế La mã lệnh cho toàn dân dẫu định cư ở đâu cũng phải về quê quán kê khai tài sản, ruộng đất, để triều đình tính thuế. Vợ chồng ông Giu se và bà Ma ri a phải vượt chừng một trăm cây số từ Na da rét về Bê lem để thực thi nghiêm lệnh. Ông Giu se đi bộ bên cạnh con lừa chở vợ. Đường sá khúc khuỷu gập ghềnh đối với bà Ma ri a là một nỗi cực nhọc khủng khiếp. Khi hai người đến được thị trấn Bê lem thì ở đó người đông nghịt, các nhà trọ đều chật như nêm. Bà Ma ri a chuyển dạ đẻ, hai người phải qua đêm trong khu vực dành cho súc vật. Giu se dọn chỗ nằm cho vợ trên rơm cỏ khô bốc mùi ngai ngái. Bà Ma ri a sinh con trai trong máng cỏ và quấn con với tã lót bằng vải. Vào thời điểm đó trời đêm Bê lem bổng dưng bừng sáng. Một ánh sáng tuyệt vời và kì diệu. Dân chúng quỳ xuống cầu nguyện và đâu đó văng vẳng “Hôm nay trong thành Đa vít đã ra đời cho mọi người Đấng cứu độ, ngài là chúa Ki tô… anh em sẽ tìm thấy một hài nhi mình quấn tã lót mằm trong máng cỏ”. Các nhà chiêm tinh ở vương quốc Giu đê phát hiện một ngôi sao mới xuất hiện trên bầu trời Bê lem. Họ biết rằng đấy là báo hiệu một vị vua Do Thái mới ra đời. Trong khi dân chúng toàn vùng đến tặng quà và chức mừng chúa hài đồng thì vua Hê rô đê vô cùng lo sợ. Vì nếu có vua mới xuật hiện thì ngai vàng của ông sớm muộn gì cũng bị lật đổ. Để trừ hậu họa ông hạ lệnh giết toàn bộ những đứa trẻ từ hai tuổi đến những đứa mới sinh trong vùng Bê lem và những nơi lân cận. Thiên sứ lại hiện ra báo mộng cho ông Giu se “này ông, dậy đem hài nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê rô đê sẽ tìm giết hài nhi đấy” (3)

2- Chúa Giê su sống hết tuổi thiếu niên ở Ai cập. Khi về lại quê nhà, Ngài gần gũi những người nghèo khổ, dạy dỗ họ những điều hay lẻ phải qua “bài giảng trên núi”. Chẳng hạn: Tám mối phúc… Muối cho đời và ánh sáng cho trần gian… Đừng giận ghét… Đừng ly dị… Chớ ngoại tình…Đừng thề thốt… Chớ trả thù…Phải yêu kẻ thù…Bố thí kín đáo…Không thể vừa làm tôi Thiên chúa vừa làm tôi tiền của… Ngài còn dùng dụ ngôn để người nghe suy tư về nghĩa lý thâm sâu đằng sau lời Ngài nói. Dụ ngôn hạt lúa gợi về cái chết và sự sống: “nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”(4). Hoặc, “Đất tốt tiếp nhận hạt giống, tiêu biểu cho người lắng nghe lời Thiên chúa, am hiểu và tuân giữ lời ấy. Khi lời Thiên chúa rơi vào những tâm hồn thiện ý, lời ấy chín muồi thành hoa quả đức tin” (5). Đức Giê su được dân chúng ngưỡng mộ bởi ngài dùng phép lạ chữa những bệnh phong hủi, bại liệt, làm cho người mù bẩm sinh sáng mắt, người què quặt đi lại bình thường. Dân chúng và kẻ thù của đức Chúa kinh ngạc đến hãi hùng khi Ngài làm sống lại chàng trai La da rô đã chết 4 ngày, thân thể bắt đầu nặng mùi. Đứng trước mộ Ngài hô lớn “La da rô bước ra”. Một dáng người lờ mờ trỗi dậy trong mộ, trên người vẫn còn vải liệm và trên mặt vẫn đắp khăn. Mác ta và Ma ri a quẹt nước mắt hân hoan đưa cậu em yêu quý của mình về nhà (6).

3- Đức Giê su càng được dân chúng ngưỡng mộ thì chính quyền cai trị La mã, và người Pha ri siêu càng căm ghét. Bọn người này vốn cùng chủng tộc với Giê su nhưng theo đạo Do Thái, chỉ chấp nhận phần cựu ước trong Kinh thánh chứ không chấp nhận Tân ước nói về Giê su. Kẻ thù của đức Chúa bằng mọi cách bắt Ngài tống ngục, nhưng Ngài lại được dân chúng chở che bảo vệ. Trong số mười hai tông đồ của chúa Giê su thì mười một người hết lòng bảo vệ an toàn cho ngài, riêng có Giu đa ra mặt phản bội. Hắn nói với các chức việc rằng “Tôi hôn ai thì chính là người đó các ông cứ thế mà bắt”…Bọn lính ào vào túm lấy đức Giê su, trói chặt ngài lại và lôi đi. Bản án tử hình đã được Hội đồng công nghị thông qua. Lính La mả dẫn Giê su qua cổng bắc thành Giê ru sa lem lên đỉnh Núi Sọ để hành hình. Đức Giê su loạng choạng bước lên dốc, trên vai nặng chĩu cây thánh giá, khắp mình đầy rẫy thương tích. Lính La mã cởi trần truồng đức Giê su và đặt ngài nằm trên thánh giá rồi đóng đinh xuyên vào bàn tay bàn chân. Cây thánh giá được dựng lên. Giê su chỉ nói một câu: “Cha ơi, con xin phó thác hồn con trong tay cha”, nói xong, đầu ngài gục xuống. Bọn lính La mã thay phiên nhau canh gác cực kì cẩn mật nơi chôn cất đức chúa. Họ sợ mười một tông đồ còn lại và dân chúng cướp xác ngài đi chôn nơi khác và phao tin rằng chúa Giê su đã lên trời. Nhưng chỉ ba ngày sau mọi người kinh ngạc không thấy thi hài đức chúa trong mộ. Ngài đã về trời theo sự sắp đặt của Thiên chúa. Và bốn mươi ngày sau khi sống lại đức Giê su xuất hiện giữa các môn đệ, ngài nói với họ về nước Thiên chúa…

4- Đức Giê-su là con chúa Trời, ngài không chịu tội tổ tông do ông A đam và bà E va ăn trái cấm ở vườn Ê đen. Sự thương khó và sự chết của Giêsu là yếu tố cơ bản trong thần học Kitô giáo, liên quan mật thiết tới giáo lý về cứu rỗi và chuộc tội, như là điều kiện cần thiết để con người được tha thứ tội lỗi và hòa giải với Thiên Chúa.
————
(1) (2) Tin mừng theo thánh Mát thêu, trg 1291
(3) Tin mừng theo thánh Mát thêu, trg 1292
(4) (5) Dẫn theo “Chuyện Kinh Thánh” của nhà văn Nobel Pearl Buck.
(6) Trang 1408, Kinh thánh
————
Tượng chúa Ki tô ở Vũng Tàu

MỪNG GIÁNG SINH ĐẾN SỚM
Hoàng Kim

Mừng Giáng sinh đến sớm
Du lịch Việt yêu thương
Ta đi vui trải nghiệm
Bạn đến thăm chốn hiền.

Mẹ cùng con chung học
Chồng với vợ dọn vườn
Bà theo cháu múa hát
Bài ca mùa đoàn viên
.

Merry Christmas comes early
Travel to Vietnam with love
I go to have fun and experience
You come to visit a gentle place.


Mother and child study together
Husband and wife clean the garden
She followed her grandchildren to dance and sing.
Song of reunion season


see more https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/mung-giang-sinh-den-som

Trời dịu nắng Nghinh Phong

SẮN VIỆT VÀ GIỐNG SẮN
#Vietcassava Con Đường Di Sản

VTC16 Xuất khẩu sắn tận dụng cơ hội trong thách thức https://youtu.be/yekUhK9jjhw tích hợp tại #Vietcassava https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietcassava/ & Mừng Giáng Sinh Đến Sớm https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/mung-giang-sinh-den-som

Xuất khẩu sắn: Tận dụng cơ hội trong thách thức | VTC16

VIỆT BẮC NHỚ BÁC HỒ
#Vietcassava ATK Thái Nguyên


Điểm hẹn chốn đồng tâm
Đồng Xuân lưu dấu hiền
Đường Hồ Chí Minh KM0

Đường xuân theo chân Bác

Việt Nam con đường xanh
Chung sức đồng lòng cố gắng

Con Đường Lúa Gạo Việt

Việt Bắc Nhớ Bác Hồ. “Những gì tốt đẹp nhất phải được cảm nhận bằng trái tim”. Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Hợp tác Nam – Nam và Ba bên Kỳ vọng trao đổi khoa học nông nghiệp giữa Việt Nam – châu Phi Phiên tọa đàm với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi ngành lúa gạo ở châu Phi: Vai trò tiềm năng của quan hệ đối tác châu Phi – châu Á”. Nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam Bùi Bá Bổng mong ngành lúa gạo tiếp tục phát triển dựa trên những thành tựu đã đạt được. Ảnh: Quỳnh Chi. Chia sẻ kinh nghiệm quản lý, chính sách Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng nói: “Việt Nam từng là nước có nền nông nghiệp lạc hậu, đứng sau các “ông lớn” Ấn Độ, Thái Lan. Ngày nay, chúng tôi tự hào về những thành tựu của ngành lúa gạo. Chúng tôi đã giảm 30% hóa chất, 30% phân bón, 30% chi phí đầu vào, đưa đến lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Không chỉ thế, thử nghiệm trên 200.000 ha lúa đã thành công giảm 10% phát thải khí metan, và Bộ NN-PTNT đang đặt mục tiêu 1 triệu ha lúa phát thải thấp”.

Học tập và trao đổi kinh nghiệm cho Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP), bảo tồn và phát triển sán bền vững, tiến sĩ Hoàng Kim, nguyên thư ký điều hành VNCP mong ngành sắn hãy noi gương ‘anh lớn lúa gạo Việt’ sớm tạo được bước đột phá “Giống sắn tốt Việt Nam”phổ biến và nhân rộng các giống sắn mới Phú Yên ngày nay có năng suất tinh bột cao, kháng cao bệnh khảm lá và bệnh chồi rồng, dạng hình cây sắn lý tưởng, thời gian sinh trưởng phù hợp, làm cây trồng ưu tiên nghiên cứu thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

“Nghiên cứu chọn tạo chuyển giao và nhân giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, thích hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng sinh thái. Bảo tồn và phát triển giống sắn bản địa; Xây dựng hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh giống hiệu quả cung ứng giống có chất lượng sạch bệnh gán với sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới”

Tư duy định hướng tầm nhìn Đọc lại và suy ngẫm Bác Hồ trong thơ Hải Như. Đường xuân theo chân Bác. Chọn lối đi thích hợp.

Con Đường Lúa Gạo Việt
https://nongnghiep.vn/video/idh-va-hanh-trinh-15-nam-gop-phan-phat-trien-nong-nghiep-viet-nam-tv371127.html

02:19

Hai kỷ lục Việt Nam tại Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo

03:00

Những ước mơ bên thềm Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo

02:30

Mong muốn bạn bè quốc tế biết hành trình ngàn năm lúa gạo Việt

03:30

IDH và hành trình 15 năm góp phần phát triển nông nghiệp Việt Nam

03:05

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến cho cá nhân, tổ chức quảng cáo thuốc BVTV

03:30

Xáng Xà No: Kênh đào huyền thoại mở đường đưa lúa gạo ra thế giới

03:09

Hậu Giang tiêm phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi dịp Tết

02:38

Gà Tiên Yên chăn thả sử dụng chế phẩm sinh học giúp tăng chất lượng thịt

02:50

Kháng kháng sinh trong nông nghiệp gây hệ lụy khôn lường

02:13

Khoai lang Vĩnh Long tăng chất lượng, đáp ứng nghiêm ngặt yêu cầu xuất khẩu

09:08

ECO OK giải pháp tiết kiệm, tăng hiệu quả sản xuất

02:43

Chuẩn bị những khâu cuối cùng cho Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo

03:18

Nuôi tôm công nghệ trên cát ven biển cho năng suất cao

02:32

Giết mổ gia cầm ‘không ngược đãi động vật’

02:01

Nhà máy tạm đóng cửa, người trồng mía ‘điêu đứng’ mất nơi tiêu thụ

02:43

Chăn nuôi đại gia súc áp dụng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

03:29

Chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa, tạo chuỗi giá trị

04:07

Lâm Đồng mở điểm liên kết, trưng bày sản phẩm OCOP

03:47

Nuôi lợn hữu cơ: Tiết kiệm chi phí, người chăn nuôi lãi lớn

02:46

An toàn dịch bệnh tạo đà cho xuất khẩu gia cầm

02:55

Hồ Đồng Xoài: Công trình thủy lợi đa mục tiêu cứu cánh cho Bình Phước

03:06

Đánh giá tải lượng chất thải: Giải pháp giúp nuôi trồng thủy sản bền vững

03:22

Dừng kinh doanh thịt mèo, sớm chấm dứt bệnh dại trong cộng đồng

03:11

Phòng chống kháng thuốc: Nhiệm vụ ưu tiên của ngành nông nghiệp

04:24

Trồng chanh dây hữu cơ hướng đến xuất khẩu

02:48

Bảo tồn, vực lại giống gà Mã Đà có nguy cơ tuyệt chủng

02:36

Nâng chất lượng mãng cầu Xiêm để xuất khẩu vào EU, Trung Quốc

duongxuan1

Việt Bắc Nhớ Bác Hồ

Đền thiêng trên Nghĩa Lĩnh
Giếng ngọc dưới trời Nam 
Chén cơm truyền con cháu 
“Vạn cổ thử giang san” (*)

“Những gì tốt đẹp nhất phải được cảm nhận bằng trái tim”. Helen Keller đã nói vậy.  ‘Đường xuân’ là những điều tốt đẹp nhất mà tôi cảm nhận được bằng trái tim, trong đêm lạnh Về Việt Bắc nhớ Người. Nghiên cứu lịch sử là để nhận diện đúng dòng chủ lưu của vận hội mới. Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi. Dĩ bất biến ứng vạn biến, nhằm góp phần xây dựng đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững.

Ngày đầu đông năm xưa, tôi đã về Việt Bắc, sau thời gian VNCP & CIAT đồng chủ trì tổ chức các hội thảo sắn Quốc gia và Quốc tế ở Đại Học Thái Nguyên tại địa danh huyền thoại Yên Lãng Hồ Chí Minh mà tôi đã kể lại trong bài Thơ tình Hồ Núi Cốc . Thuở ấy VNCP &CIAT kết gắn thật tuyệt vời. Giáo sư Trần Ngọc Ngoạn, Giáo sư Trần Văn Minh, Phó Giáo sư Nguyễn Viết Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Cây Có Củ Trịnh Thị Phương Loan, … với ‘gia đình sắn VNCP đã chung sức cùng tôi với “Dr. CassavaSắn Việt Nam và Howeler đúc kết thành tựu và bài học sắn Việt Nam, làm được nhiều chuyện tử tế ở cả ba miền Nam Trung Bắc. Sau dịp ấy là thời chuyển mùa. Tôi đã từng thấm cái lạnh thấu xương của thời giao mùa trong chuyến khảo sát tạo hạt sắn lai tại chợ Đồn Bắc Kạn, Yên Lãng núi Hồng. Năm 2010 ra Đông Bắc, tôi đã thấm cái rét cắt da của đêm thiêng Yên Tử khi nửa đêm khởi hành từ chùa Hoa Yên đi bộ lên chùa Đồng. Đêm lạnh, tôi chứng ngộ được đức lớn của Trần Nhân Tông khi Người dấn thân từ bỏ ngôi vua lúc 35 tuổi lên tu hành thiền Trúc Lâm Yên Tử trải mười lăm năm để thống nhất các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối. Tôi cũng thấu hiểu, kính trọng và ngưỡng ngộ nhân cách lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh trải mười lăm năm gian khổ ở chiến khu Việt Bắc với sáu năm gầy dựng Việt Minh (1941- 1945) và chín năm lãnh đạo chính phủ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Những người trải tuổi cao và có đức hi sinh chịu khổ làm việc chí thiện càng thấu hiểu minh triết dấn thân Bình sinh Hồ Chí Minh; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-bac-nho-bac-ho & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-viet-bac-nho-nguoi

BÁC HỒ TRONG THƠ HẢI NHƯ

Nghiên cứu về Con Người và Sự nghiệp của Bác Hồ cần thiết hơn hết là đọc thẳng trước tác của Bác với tác phẩm chọn lọc Hồ Chí Minh tuyển tập trọn bộ ba tập Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002, 2178 trang. Tiếp đến là cụm bảy tác phẩm chính, chứa đựng nhiều thông tin đầu nguồn mà tôi ưa thích hơn cả, đó là: 1) “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” của đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên; 2) “Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Hồ Chủ tịch, ngày 9 tháng 9 năm 1969 đúc kết sâu sắc năm cống hiến kiệt xuất nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đất nước; 3).”Nhân cách lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh ” do giáo sư Trần Văn Giàu đúc kết bảy phẩm chất cơ bản của Bác “được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca”. 4) “Bác Hồ rất ít trích dẫn !” bài của chủ tịch Trường Chinh về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh; 5) “Những nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh” của thủ tướng Phạm Văn Đồng nhà lãnh đạo gần gũi nhất bên cạnh Bác; 6) “Búp sen xanh ” và cụm 20 tác phẩm của “nhà văn Sơn Tùng – người viết về Bác Hồ thành công nhất 7) Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” và chùm 41 bài thơ của nhà thơ Hải Như – người làm thơ về Bác Hồ ấn tượng nhất. Trong bảy tài liệu trên, thơ Hải Như ở vị trí khiêm nhường nhưng làm sáng góc nhìn Con Người Bác Hồ. 

Hải Như và bài thơ nổi tiếng

Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật lịch sử hiếm có của Việt Nam. Bác được tôn kính và ngưỡng mộ như một vị thánh. Dường như rất ít ai trên thế giới được như Bác có nhiều ngợi ca bằng viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, huyết họa, điện ảnh, sân khấu, thờ cúng trong gia đình và ngoài xã hội. Thời gian và sự tranh luận thêm bớt thần tượng hóa Bác Hồ không làm xóa nhòa những dấu ấn sâu đậm của Người trong lòng dân. Di sản to lớn nhất của Bác không chỉ là sự nghiệp huyền thoại vô song “anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới” mà cao đẹp hơn hết trong lòng dân là nhân cách Con Người đầy sức cảm hóa mà hiếm có một vị lãnh tụ nào đạt tới. Hải Như là nhà thơ viết về Bác Hồ ấn tượng nhất của lòng tôi trong số những nhà thơ Việt Nam. Dẫu Tố Hữu đã có các bài thơ “Việt Bắc“, “Theo chân Bác” viết rất hay về Người, Chế Lan Viên có bài thơ “Người đi tìm hình của nước” thật xúc động; Viễn Phương có bài “Viếng lăng Bác” hay nao lòng, và rất nhiều bài thơ khác nữa. … Nhưng lạ lùng thay, trên 43 năm trôi qua, tôi vẫn nhớ như in lời thơ của Hải  Như “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ Bác Hơi!“. Bài thơ do thầy Phạm Ngọc Căng, Phó Hiệu trưởng Trường cấp ba Bắc Quảng Trạch đọc trong đêm truy điệu Bác ngay sau khi bài thơ vừa ra đời, lên sóng truyền thanh Đài Tiếng Nói Việt Nam và thầy chép lại. Cả hội trường mênh mông không ai cầm được nước mắt …

Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi
Hải Như

“Trăng vào cửa sổ đòi thơ”
Bác vừa chợp mắt, xin chờ trăng ơi!

Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu…
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.

Hỡi ai đó, không được rời đội ngũ
Theo hàng hai, đi lặng lẽ tiến dần
Đừng khóc oà, hãy rón rén bàn chân
Bước nhẹ nữa. Bác Hồ vừa chợp mắt

Bác nằm đó, bộ ka-ki Bác mặc
Chưa kịp thay, Người vừa ngả lưng nằm.
Nếu ta đoán không lầm; Bác mới đi thăm
Một xóm thợ, xem nơi ăn chốn nghỉ…

Nhưng không phải – vì khi ta ngắm kỹ
Trên má Bác Hồ còn in dấu chiếc hôn
Các cháu nhi đồng lớp học đầu thôn
Được Bác ghé thăm, Bác cho bá cổ…

Hỡi ai đó, cắn chặt môi, hãy cố
Đừng để cho tiếng nấc động tai Người.
Bác Hồ vừa chợp mắt ngủ đó thôi
Trước giường Bác, ta nghẹn ngào đứng ngắm

Mái tóc Bác lẫn với mầu gối trắng
Râu Bác thưa cũng bạc trắng một mầu,
Ta muốn làm con nhỏ vuốt chòm râu
Từng sợi bạc dãi dầu sương, nắng, gió.

Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ
Người quên Người, dành hết thảy cho ta!
Từ có Bác Hồ, thêm rạng rỡ ông cha
Tên của Bác đẹp thắm trang lịch sử.

Ta đứng lặng trước giấc Người yên Ngủ!
Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu…
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.

Hỡi ai đó, đừng gục đầu ủ rũ
Bác dặn ta: nhớ Bác phải vươn mình
Giường Bác nằm chiếu sáng giữa trăng thanh,
Chiếc giường một suốt đời, ta nhớ mãi…

Cạnh nách Bác, đồng chí đi bên ơi, có phải
Ta nhìn như chiếc quạt Bác hay dùng
Chiếc quạt quê nhà, Bác vẫn giắt lưng!
Cùng với khúc ca dao ngọt ngào, Bác thuộc.

Bên gối Bác còn ấm lời non nước
Ánh hào quang sông núi tụ trên mình
Bác chan hoà như biển lớn mông mênh
Hồn dân tộc kết tinh hồn thời đại…

Hỡi ai đó, như trẻ thơ khóc mãi
Hãy lau khô đừng để lệ chảy tràn
Bác không muốn ta chìm trong biển lệ khóc than
Trước khi ngủ, Bác dặn dò tha thiết

Vầng trán Bác in giấc mơ tuyệt đẹp!
Hãy đọc trong mi mắt khép: nụ cười,
Bác Hồ nằm, tay không để buông xuôi
Đặt trước ngực như khi Người dạo mát.

Ôi ta nhơ hai bàn tay của Bác
Vỗ nhịp cho cả nước hát Kết Đoàn.
Ngày mai đây khi giải phóng Miền Nam
Cả nước hát, vắng bàn tay Bác vỗ…

Ta đứng lặng trước giấc Người yên ngủ!
Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu…
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.

Hỡi ai đó, từ Cà Mau về đủ
Tạm dừng bên nhường bước bạn bè xa
Hỏi có ai giàu hơn Bác Hồ ta
Người chợp mắt, cả năm châu cùng đến

Trên giường Bác, chúng tôi không thắp nến
Đã có trăng sao ôm ấp quanh Người
Bác yêu trăng như yêu một con người
Trong thơ Bác, trăng với hoa là bạn

Giao thừa tới từ nay đâu tiếng Bác
Chúc đồng bào chiến sĩ, giọng ngân vang
Giọng của Bác Hồ làm ấm cả không gian
Nghìn thế hệ mai đây còn ấp ủ…

Hỡi ai đó, xiết chặt thêm đội ngũ
Người vẫy ta kia, môi Bác mỉm cười
Bác giữa Ba Đình rực rỡ nắng tươi
Trong tim óc chúng ta, Người vẫn sống

Bác dẫu ngủ, kẻ thù đừng hy vọng
Ánh sáng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đời
Bác thức tỉnh ta: giữ lấy kiếp người
Ta thức tỉnh, nguyện bên Người vĩnh viễn

Xin Bác ngủ giữa dòng đời lưu luyến
Với Mác Lênin, giấc ngủ nghìn đời
Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi…

(Chiều 8 tháng 9 năm 1969)

Hải Như nhà thơ về Bác Hồ

Theo đại tá nhà văn Bùi Văn Bồng trong bài “Nhà thơ Hải Như: Hãy cãi lại Bác Hồ” thì “Nhà thơ Hải Như năm 2017 đã 95 tuổi, sinh năm 1923, tên thật là Vũ Như Hải, quê thành phố Nam Định. Ông tham gia cách mạng trước năm 1945 trong Hội truyền bá Quốc ngữ ở Hà Nội. Năm 1946, ông vào quân đội, tham gia lớp đào tạo báo chí cách mạng đầu tiên mang tên Huỳnh Thúc Kháng ở chiến khu Việt Bắc. Sau đó, ông lần lượt công tác ở các báo Sông Lô, Vệ quốc quân, Cứu quốc và báo Giác Ngộ rồi sau đó dừng viết báo, chỉ lo chung thủy với “Nàng Thơ”. Theo ông: Làm báo là phục vụ cho nhiệm vụ chính trị thời điểm, thời sự, còn làm thơ là sáng tác ra tác phẩm nói lên những vấn đề của con người gắn với thời cuộc, thời đại. Nhà thơ cần tìm ra cái cốt lõi của đời sống xã hội, truy nguyên vào bản chất của nó, đồng thời “nấu cao ngôn ngữ, cắt chữ dựng tượng” để có những bài thơ, câu thơ chắt lọc, lắng đọng. Vì thế nhà thơ cần phải có năng lực dự báo, cánh chim báo bão, là người đi đầu phản biện góp phần cho sự phát triển các giá trị Chân-Thiện-Mỹ trong xã hội; đem hồn thơ làm thắm được hồn người, thơ không nên chỉ lo phục vụ chính trị, mà phải “văn dĩ tải đạo”. Ông là nhà thơ thuộc thế hệ đầu của cách mạng. Ông nổi tiếng với đề tài thơ viết về Hồ Chi Minh, trong đó nổi bật khoảng trên 50 bài in sách, đăng báo. Ông làm thơ ít chú ý đến vần-nhịp điệu, không tự khuôn vào các thể loại, mà cốt ở tứ thơ, ý thơ. Vì thế, thơ Hải Như tự nhiên như nói, tự nhiên nói lên suy nghĩ và chính kiến của mình, như lời tâm sự chân tình, lắng đọng. Những bài thơ đề tài Hồ Chí Minh với cách thể hiện riêng không lẫn với nhà thơ nào.”.

Tôi chưa rõ số bài thơ của Hải Như viết về Bác Hồ thực sự có bao nhiêu nhưng do kính trọng thơ ông nên tôi may mắn tiếp xúc được nhiều thơ ông viết về Bác. Tôi tâm đắc với anh Bùi Văn Bồng là Hải Như viết “những bài thơ đề tài Hồ Chí Minh với cách thể hiện riêng không lẫn với nhà thơ nào“. Hầu như bài nào cũng hay. Hầu như bài nào tôi biết cũng đều tâm đắc kỳ lạ. Nhà thơ Hải Như tiếp cận Bác Hồ không phải tiếp cận một lãnh tụ mà tiếp cận Bác với sự kính phục Con Người. Ông không xu nịnh, hoan hô, ngợi ca theo số đông mà thầm phục nhân cách:

Kỷ niệm sinh nhật Người năm ấy
Hải Như

Nếu tôi nhớ không lầm
Có một nhà phê bình văn học được Bác Hồ mời lên
Thân tình góp ý:
“Làm nhà yêu nước đủ rồi! (Người cười vui)
Đừng bắt Bác “cõng” thêm nhà thơ,
Bác mệt!”

Cũng vậy – khi trao đổi với mọi người
Hồ Chí Minh không bao giờ
tự cho mình đúng hết
Hãy cãi lại Bác Hồ…
(Người đưa tay nghiêm nghị chỉ vào từng chúng ta)

Có lẽ nào
Các chú
lại không cho Bác
có quyền được biết mình sai!

(Tháng 5 năm 1980).

Học Bác Hồ qua thơ Hải Như

Những chính khách Việt Nam lỗi lạc Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, … đều có những cách riêng để học Bác Hồ. “Dĩ công vi thượng” là nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt lợi ích chung lên trên hết. Đó là lời Bác Hồ nói với Bác Giáp tại hang Pắc Bó trước năm 1945. Đại tướng Võ Nguyên Giáp suốt đời tâm đắc điều này và là tấm gương mẫu mực về Dĩ công vi thượng từ “buổi đầu dựng nước” “chiến đấu trong vòng vây” đến “những năm tháng quyết định”, “ứng xử cuối đời” đều mẫu mực một nhân cách lớn.

Giáo sư Trần Văn Giàu thì đúc kết bảy phẩm chất cơ bản của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca đối với “Nhân cách lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh “: 1) Ưu tiên đạo đức; 2) Tận tụy quên mình; 3) Kiên trì bất khuất; 4) Khiêm tốn giản dị; 5) Hài hòa kết hợp; 6) Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý; 7) Yêu thiên nhiên hòa hợp với thiên nhiên.

Chủ tịch Trường Chinh thật sâu sắc khi chỉ ra “Bác Hồ rất ít trích dẫn !” Lúc đầu ông cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: “Mác, Ang ghen, Lênin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Angghen, Lênin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Chủ tịch Trường Chinh hiểu thực chất ý tứ câu nói của Bác, đó là nắm chắc thực tiễn, coi trọng thực tiễn, nói và làm bất cứ điều gì phải phù hợp với hoàn cảnh. Những đổi mới của Việt Nam gắn liền sâu sắc với bài học đó.

Nhà thơ Hải Như cũng lặng lẽ học Bác nhưng ông đã tinh tế chỉ ra điều cần học nhất ở Bác Hồ là HỌC LÀM NGƯỜI,  Bác Hồ nói: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người”. “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân“.

Nhà thơ Hải Như lặng lẽ học Bác, quan sát thực tiễn và mạnh dạn đề xướng việc cấp bách nhất trong phong trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay là phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân đang bành trướng trong toàn Đảng, làm suy yếu Đảng. Ông viết:

Người sau không bị khuất

Bác Hồ đứng
Người sau không bị khuất
Ta đứng (thường quên)
Che lấp…
Bạn mình!
(10 – 1970)

Cần có những phút buồn

Khác với chúng ta
Bác Hồ đắp chăn đơn – không muốn mình ấm quá
Người trằn trọc canh dài
Vì tiếng trẻ rao đêm
Khi còn những bất công (chưa dễ dàng ta xóa)
Cần có những phút buồn
Nâng chúng ta lên.
(1970)

Áo thuở hàn vi

Khi tiếp khách người thân
Bác vẫn khoác chiếc áo bông sờn
Hai vai áo này đây hai mụn vá
Đâu phải chỉ thương dân còn vất vả
Ta hiểu Người muốn ngụ ý sâu xa
(Bác Hồ thường không nghĩ hộ cho ta)
Người gợi ý. Ta tự tìm chân lý
Áo thuở hàn vi
Bác Hồ vẫn quý
Nhiều chúng ta lãng phí cả… con người.
(5 – 1971)

Đâu chỉ vì giản dị

Bác Hồ đi dép lốp cao su
Đâu chỉ vì giản dị
Mà vì lẽ cao hơn
Ta lười nghĩ chẳng tìm thêm
Khi trái đất này còn những trẻ em
Chưa có đủ giày đi
Người không sao sống khác
(1970)

Không đáng sợ kẻ thù trước mặt

Ta hãy tự trả lời ta – Bạn hỡi
Khi ta vui
Và cả lúc ta buồn
Tâm hồn ta có trong sáng đẹp hơn
Trước phút đi xa Bác Hồ căn dặn
Không đáng sợ kẻ thù trước mặt
Sợ nhất
Kẻ thù ẩn náu trong ta!
(1970)

Trong phòng nhỏ mình ta

Ta không muốn chỉ ngắm hoài bức ảnh
Bác Hồ cười trán chẳng rõ nếp nhăn
Trong phòng nhỏ mình ta
Rất nhiều lúc ta cần
Được thấy Bác nghiêm nhìn ta – tư lự
Và được thấy cả lúc Người giận chứ!
Lặng lẽ ngoảnh đi…
(Ta tự hiểu với mình…)
(9 – 1971)

Ngài Quách

Người tù bị nhốt lao làm thơ – rung động chân thành
Ngợi ca người coi ngục
Mỗi lần đọc bài thơ “Ngài Quách” trong Nhật kỹ trong tù
Ta lại tự hỏi thêm:
Có phải Bác Hồ muốn giúp ta định nghĩa rõ hơn
Thế nào là người cộng sản?
Người biết chắt chiu từng giọt người trong xã hội còn đêm
Người tin vào bản chất người không một ai muốn xấu
Người không cho là đã nhuốm bùn rồi thì hết nảy những mầm sen
(9 – 1978)

Đỏ mặt

Đứng trước khó khăn
Bác Hồ dặn ta cười
Và do đó mà ta biết khóc
Khi nghĩ xấu
Ta không còn… đỏ mặt
Ấy là khi ta bỏ mất ta rồi!
(1970)

Trên hè phố mai đây

Trên hè phố chúng ta mai đây
Nếu còn một trẻ nhỏ bị còng tay
Vì lẽ này lẽ nọ
Thì em ơi – đừng sợ
Phải nói thật với mình:
Lỗi đó ở em
Lỗi đó ở anh
Bác Hồ dạy chúng ta điều trước tiên
Nhận lỗi.
(5 – 1972)

Một lối đi riêng

Chúng ta thích đón đưa
Bác Hồ không thích
Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”
Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta
Và đường quen thuộc Bác chẳng đi đâu
Đường quen thuộc thường xa
Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:
Ngắn nhất
Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn
Khi đích đã nhắm rồi
Người luôn luôn tạo cho mình:
Một lối đi riêng.
(1 – 1970)

Nhà thơ Hải Như với sự ngưỡng mộ chân thành sâu sắc đối với Con Người Bác Hồ đã chỉ ra ba khẩu hiệu mà theo ông do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra, nhưng chưa viết thành văn bản mà ông đã hiểu được trong quá trình nghiên cứu những tài liệu về hành trình sự nghiệp của Người. Đó là ba Không: Không vinh thân phì gia; Không phân biệt đối xử; Không đặc quyền đặc lợi.

Tại bài phỏng vấn “Thơ ca và những đề tài lớn” ông viết: “Khẩu hiệu thứ nhất là “Không vinh thân phì gia”. Tư tưởng phương Đông, một người làm quan cả họ được nhờ, đã làm quan thì thân được vinh hiển thay đổi cả vị trí xã hội và kinh tế, gia quyến thì được nhờ vả, được kính trọng lây. Hồ Chí Minh không vinh thân phì gia. Bà Thanh – chị ruột ra thăm Người rồi cũng về quê Kim Liên. Bác không có người thân nào ở cạnh để đề bạt cả, cho đến hết đời vẫn như thế. Thứ hai là “Không đặc quyền đặc lợi”. Hồ Chí Minh khi làm Cách mạng hay khi làm Chủ tịch Nước, cụ đều sống như những người dân thường. Cả nước đều biêt, khi có chính sách đề ra hũ gạo tiết kiệm thì hàng ngày Người cũng bớt một nắm gạo, bớt bữa ăn. Bác sống giản dị như người bình dân không nhà lầu, xe sang, ăn uống cũng đơn giản không đòi tiêu chuẩn riêng. Người không hưởng đặc quyền đặc lợi. Cụ vẫn đi dép lốp, đi xe cũ, mặc áo vá… luôn quan hệ gần gũi với người cận vệ, hàng ngày vẫn cho cá ăn, tưới rau. Khẩu hiệu thứ ba xuyên suốt cuộc đời Người. Đó là “Không phân biệt đối xử”. Hồ Chí Minh là người cộng sản nhưng khi thành lập Liên minh Chính phủ, ông đã mời cả những người ở đảng khác vào như Quốc Dân Đảng, Đảng Xã Hội… hay không phải Đảng viên. Cụ cũng mời các thành phần xã hội tham gia lãnh đạo Đất nước, tham gia kháng chiến… Về vấn đề kê khai tài sản, tôi thấy Nghị quyết Đảng đề ra đã lâu nhưng vẫn chưa làm được. Vẫn lúng túng quá. Phải chăng có điều gì khó khăn, khuất tất? Tại sao không học tập Hồ Chí Minh, chúng ta phải thấy rằng đây là một lãnh tụ duy nhất trên thế giới không kê khai tài sản mà công khai tài sản, Người chỉ xách một cái vali và đôi dép lốp về nước, làm Cách mạng đến khi làm Chủ tịch Nước vẫn công khai tài sản từng ấy. Người dân tin cậy Hồ Chí Minh vì ông là lãnh tụ sạch cho tới lúc ông ra đi.”

Nhà thơ Hải Như có em ruột và con trai hi sinh cho Tổ Quốc. Liệt sĩ Vũ Như Hà – em ruột nhà thơ Hải Như – sinh năm 1925 là người đã từng cùng ông Lê Đức Nhân (gốc người Đức do Bác Hồ đặt tên Việt) can đảm đóng giả sĩ quan Pháp vào đánh úp thắng lợi đồn giặc ở châu Nguyên Bình, Cao Bằng. Sau này, anh hi sinh năm 1948 ở Việt Bắc. Nhà thơ đã khóc em “Đi 22 tuổi chưa là trẻ/Ở đủ trăm năm chửa hẵn già / Kiêu hãnh ai xưa vào trại giặc/ Nghiêng cười sáng mãi nét tinh hoa”. Liệt sĩ Vũ Bắc Dũng – con trai nhà thơ Hải Như – sinh năm 1949 hi sinh năm 1969 ở chiến trường biên giới Việt Lào, đến nay vẫn chưa tìm thấy mộ. Nhà thơ Hải Như trong nỗi đau ấy hẵn thấu hiểu nỗi đau của Bác Hồ khi mất mẹ và em. Ông thấu hiểu, hiểu đúng và đồng cảm vì sao Bác Hồ đi dép lốp, cần có những phút buồn” mặc áo vá, đắp chăn đơn để Người hiểu và thương người lính cùng những người dân đói rách.

Nhà thơ Hải Như là thi sĩ nổi tiếng của hơn 100 bài thơ tình, quê hương, đất nước được phổ nhạc, trong đó mảng đề tài về Bác Hồ là sâu sắc hơn cả. Nhà sử học Đào Duy Anh nói với ông một câu bằng tiếng Pháp mà nhà thơ Hải Như nhớ mãi: “Anh đã có đề tài chuyên chở tư tưởng của anh rồi” và “Anh cứ tiếp tục làm đi!”. Đọc thơ Hải Như cùng những điều tâm huyết của ông trả lời khi được phỏng vấn đã giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về những giá trị nhân văn cao cả của Bác. Đó là bài học dấn thân “vì dân phục vụ” mà mỗi chúng ta, và đặc biệt là những vị đang nắm trọng trách của đất nước, chịu trách nhiệm trước lịch sử và nhân dân, cần đọc và suy ngẫm lời giáo sư Trần Văn Giàu: “Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn.”

Đêm nhớ Người tỉnh thức Hải Như. Hải Như “thơ viết về Người” Bác Hồ trong thơ Hải Như 41 bài ‘thơ viết về Người’ lắng đọng sâu sắc một đời là kiệt tác chân dung, minh triết Hồ Chí Minh, tuấn mã đưa Người về đích. Cụ Hải Như không ngợi ca lãnh tụ mà làm ‘thơ viết về Người’. Đích nhân văn của Cụ là THỨC TỈNH CON NGƯỜI, Cụ Hải Như ơi !