Giấc mơ đời vẫn thực

GIẤC MƠ ĐỜI VẪN THỰC

Sắn Việt Đất Ông Hoàng
Bảo tồn và phát triển

Giấc Mơ Đời Vẫn Thực
Bài ca nhịp thời gian


Hoàng Kim


https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giac-mo-doi-van-thuc
& https://cnm365.wordpress.com

Bài Ca Nhịp Thời Gian

Ta vui hòa nhịp thời gian
#Thungdung nhàn giữa gian nan đời thường.
Tiếng thu lắng đọng yêu thương
Cỏ non xanh thẳm bên đường đời nhau.


Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cnm365-tinh-yeu-cuoc-song/ & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-ca-nhip-thoi-gian

ĐI DƯỚI TRỜI MINH TRIẾT

Lên non xem trận địa
Thế giới trong mắt ai
Ngồi tựa đỉnh non Xanh
Thăm thẳm một tầm nhìn


Đi dưới trời minh triết
Chuyện hiền vui trăm năm
Đường xuân đời quên tuổi
Vui sống giữa thiên nhiên

banmai

Ban Mai Chào Ngày Mới

#BanMai Ngọc Biển Vàng
#Annhiên
#BìnhMinhAn

#Thungdung #Khátkhaoxanh
#HoàngThành
#Trúc Lâm #Sáng

Biển, Núi,  Em và Anh

Ban Mai Ngọc Riêng Mình

Thung Dung Đời Thoải Mái
Ban Mai Ngọc Riêng Mình
Giọt Thời Gian Biển Ngọc
Thanh Nhàn Khát Khao Xanh.

Bình Sinh Hồ Chí Minh

Bình Sinh Đầu Ngẩng Tới Trời Xanh
Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành
Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy
Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH

Cuối tháng ba năm 2008, anh Phan Chí Thắng có gửi cho tôi lá thư nguyên văn: “Gửi Hoàng Kim. Cách đây mấy ngày, trong một cuộc tiếp xúc nhiều người, tôi vô tình được nói chuyện với anh H. – cháu nội người đỗ đầu khoa Hội cùng năm với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Dì ruột của anh H. lấy anh cả của ông LĐT. Anh H. kể là được nghe trực tiếp từ ông LĐT về bài tứ tuyệt được thêu trên trướng do 5 nhà cách mạng lão thành Nga gửi đến tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ nghe một lần mà anh H. thuộc lòng cho đến bây giờ, thật xứng danh cháu nội cụ Hội Nguyên. Tôi xin chép lại vào đây để Hoàng Kim tham khảo “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh / Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành / Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy / Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH ” Có vài điểm thắc mắc: 1. Làm sao mà các nhà cách mạng Nga lại làm được thơ tứ tuyệt? Hay là họ nhờ ai đó làm giúp theo ý họ?  2. Các chữ viết hoa trong bài tứ tuyệt được thêu chữ hoa, nghĩa là có dụng ý. Ba chữ là lấy từ trong “Hồ Chí Minh”. Còn chữ “Thơm” có phải đó cũng là tên hoạt động của Bác Hồ trong thời gian công tác cùng với 5 nhà cách mạng Nga kia? Hay là một tên gọi khác của Bác mà rất ít người biết? Sơ bộ như thế đã, các nhà nghiên cứu sẽ tìm câu trả lời.

Bình Sinh Hồ Chí Minh

Bác nghỉ chân sau mấy dặm ra đi
Rừng Việt Bắc chở che giây phút nghỉ’
Biết ơn Thầy1 lưu lại thời trân quý
Bình Sinh Hồ Chí Minh Việt Nam
.

Bác đã hóa thân vào đất nước, quê hương
Tự chủ tự tôn làm máu thịt của chính mình


Đi dưới trời minh triết
Chuyện hiền vui trăm năm
Đường xuân đời quên tuổi
Vui sống giữa thiên nhiên

#binhsinhhochiminh #vietnamhoc #Vietcassava

“Ngôi nhà sàn đơn sơ
Giữa thủ đô Hà Nội
Ngày lại ngày tiếp nối
Bác thênh thản xuống lên
Làm việc và chăm vườn
Cho cá ăn từng buổi
Di chúc 4 năm cuối
Bác đã viết tại đây
(*)

#vietnamhoc #vietnamxahoihoc #Vietcassava #binhsinhhochiminh xem tiếp Đi dưới trời minh triết https://hoangkimlong.wordpress.com/category/di-duoi-troi-minh-triet Người về thăm quê https://youtu.be/4X97_7uNRPg tích hợp tại TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM #htn, #dayvahoc, #tinhyeucuocsong #htn365, #ana, #cnm365#cltvn https://hoangkimvn.wordpress.com

ĐI DƯỚI TRỜI MINH TRIẾT

Biển nhớ nơi nao Người lắng sóng
Bờ thương chốn cũ Bác trông thuyền
Bảo như trường kiếm xô sông dạt
Ninh Hải Thung Nham níu núi thiền *

HoNuiCoc06

* Yên Lãng Hồ Chí Minh

Ghi chú: Thầy văn Hồ Ngọc Diệp1 & Bạch Ngọc Hoàng Kim 2
Tài liệu trích dẫn chính

Tôi (Hoàng Kim) đã trả lời trong bài Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH: 1. Cám ơn bức thư của Anh. Em trao đổi sớm (2008) vì biết rằng đây là một vấn đề không dễ “giải mã” trong ít ngày nên cần chép ngay để lưu lại một điểm nhấn nghiên cứu. Nhiều sự thật lịch sử sẽ còn phải chờ đợi thêm một thời gian nữa mới có đủ thông tin. Cần đúng người, đúng việc, đúng liều lượng và đúng thời điểm. Với ước mong đi sâu tìm hiểu về một số nhân vật và địa danh lịch sử của dãi đất miền Trung, em đã tập hợp tư liệu tại chuyên trang “Chợt gặp mai đầu suối.

2. Chữ “Thơm” và chữ “Hồ” trong câu thơ trên hình như có quan hệ đến Nguyễn Huệ (Hồ Thơm) và Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh). Cụ Hồ Sĩ Tạo (như là ông nội ruột của Hồ Chí Minh) với cụ Hồ Phi Phúc (cha của Nguyễn Huệ) hình như có quan hệ thân tộc. Có giả thuyết cho rằng tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê – Trịnh tới Nghệ An (năm 1655). Ông cố của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ sinh năm 1753 còn có tên là Hồ Thơm hay Quang Bình, Văn Huệ. Cụ Hồ rất trọng lịch sử nên giả thuyết cho rằng chữ “Thơm” có thể cũng là tên hoạt động của Bác Hồ trong thời gian công tác cùng với 5 nhà cách mạng Nga kia? Hay là một tên gọi khác của Bác mà rất ít người biết đều là có thể.

3. Câu thơ “Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH” em nhớ đến Bác và nhớ đến một người Thầy khác, đó là Norman Borlaug. (Mời đọc Borlaug và Hemingway Lời Thầy dặn thung dung). Cuộc đời Thầy cũng trong như ánh sáng. Thời gian và sự khen chê không làm xoá nhoà được dấu ấn nổi bật của Người. Norman Ernest Borlaug , sinh ngày 25 tháng 3 năm 1914, từ trần ngày 12 tháng 9 năm 2009 tại Texas,  là nhà nông học Mỹ, nhà nhân đạo, người đoạt giải Nobel và ông được gọi là cha đẻ của Cuộc cách mạng Xanh. Ông là người đã nhận được đồng thời ba giải thưởng lớn Nobel Peace Prize, Presidential Medal of Freedom, Congressional Gold Medal vì những cống hiến đặc biệt cao quý cho nhân loại.

Ba năm trôi qua (2008-2011), nhiều tư liệu mới đã làm phong phú thêm nguồn nhận thức của chúng ta và đã có thêm tìm tòi mới về Bác. Hồ Chí  Minh có thơ viết ở đền Trần và Bác đã dùng cụm từ  “kẻ phi thường” để nói về Nguyễn Huệ và Công Uẩn trong hai câu “Nguyễn Huệ là kẻ phi thường” và “Công Uẩn là kẻ phi thường”. Điều chắc chắc là Bác biết rất rõ cụm từ  “bậc phi thường” vì Bác là bậc Thầy về chữ nghĩa và rất cẩn trọng ngôn ngữ. Tại sao vậy? Đánh giá về Hồ  Chí Minh hiếm  câu nào hay hơn “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh” và “Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH” nhưng kiến giải rõ hơn thì hình như vẫn cần thêm một thời gian nữa.

*

Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh! Báo cáo của Việt Nam gửi Quốc tế Cộng sản ngày 12 tháng 7 năm 1940 do Hồ Chí Minh soạn thảo là cẩm nang đón trước thời cơ “nghìn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng 8 và Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tài liệu tổng hợp, phân tích, đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình, sâu sắc hiếm thấy nhưng cực kỳ súc tích chỉ vắn tắt 12 trang. Đó là một trong số những thí dụ rõ nhất về thiên tài kiệt xuất của Hồ Chí Minh dám chớp thời cơ giành chính quyền và biết thắng. Hãy nghe Hồ Chí Minh phân tích tình thế: “Tóm lại, những điều kiện khách quan cho phép chúng tôi có hi vọng thành công. Song, lực lượng chủ quan- lực lượng của Đảng còn quá yếu. Như trên đã nói, một đảng mới mười tuổi lại trãi qua hai lần khủng bố lớn, số cán bộ có kinh nghiệm đấu tranh hiện còn đang rên xiết trong tù ngục, khiến đảng viên và quần chúng như “rắn mất đầu” không thể tận dụng cơ hội tốt “nghìn năm có một”. Chúng tôi liệu có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh đó, khắc phục khó khăn đó, giúp Đảng hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó hay không? Có. Chúng tôi nhất định không thể từ trong đánh ra. Chúng tôi chỉ có cách từ ngoài đánh vào. Nếu chúng tôi có được: 1) Tự do hành động ở biên giới; 2) Một ít súng đạn; 3) Một chút kinh phí; 4) Vài vị cố vấn thì chúng tôi nhất định có thể lập ra và phát triển một căn cứ địa chống Pháp, chống Nhật – đó là hi vọng thấp nhất. Nếu chúng tôi có thể mở rộng Mặt trận thống nhất các dân tộc bị áp bức, có thể lợi dụng mâu thuận giữa các nước đế quốc thì tiền đồ tươi sáng là có thể nhìn thấy được. Tôi rất hi vọng các đồng chí giúp tôi nhanh chóng giải quyết vấn đề này. 12.7.40.” (Hồ Chí Minh Toàn tập t. 3 tr. 162-174). Qua bảy mươi chín năm sau, đọc lại và suy ngẫm, càng đọc càng thấm thía thêm nhiều điều sâu sắc. https://hoangkimvn.wordpress.com/category/vietnamxahoihoc & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietcassava &

Hoàng Kim NGỌC PHƯƠNG NAM
https://hoangkimvietnam.wordpress.com/2011/09/02/binh-sinh-đầu-ngẩng-tới-trời-xanh/

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH

Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền; Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên” (Nửa đêm, bản dịch của Nam Trân) ảnh Bác Hồ với học sinh trường trung học Trưng Vương (Hà Nội) nǎm 1956 Ngành nghề ở Việt Nam lao động và việc làm, tác động rất sâu sắc đến đời sống văn hóa và xã hội. Minh triết Hồ Chí Minh trích dẫn lời dạy thấm thía của Bác trên Báo Thái Bình Từ triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh nghĩ về công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-ho-chi-minh

Tôi viết Bình sinh Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. Ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc Khánh Việt Nam, ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi năm sự kiện lớn này của nước Việt Nam mới, như ngôi sao vàng năm cánh, như năm ngón tay trên một bàn tay, đóng mốc son ngày 2 tháng 9 và ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế Giới đối với nền độc lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Hồ Chí Minh nói đi đôi với làm mẫu mực đạo đức có lý có tình; Hồ Chí Minh thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn; Hồ Chí Minh kiên quyết, khôn khéo trong tổ chức tuyên truyền cách mạng, giỏi thu phục tập hợp hiền tài. Nước Việt Nam mới khi hình thành vì sao không có được giải pháp hợp tác giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Trường Tam, Phạm Quỳnh, Phan Văn Giáo … Vì sao chưa thuyết phục được Nguyễn Hải Thần, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn,… ? Họ đều là các nhân vật lịch sử lớn chi phối sâu sắc thời cuộc. Bài học lịch sử Việt Nam là khối vàng ròng giá trị to lớn cần thấu hiểu và cắt nghĩa cho đúng. Sự thật lịch sử đang sáng tỏ dần. Thế giới trong mắt ai ; Việt Nam con đường xanh ; Bài học lớn muôn đời; Đi dưới trời minh triết; Bình sinh Hồ Chí Minh 595 https://hoangkimlong.wordpress.com/category/binhsinhhochiminh/

HoangKim2017a

HÃY ĐỂ TÔI ĐỌC LẠI
Hoàng Kim


Vui bước tới thảnh thơi
Chín điều lành hạnh phúc
Vui sống giữa thiên nhiên
Bảy bài học cuộc sống

Hãy để tôi đọc lại
Xuân sớm Ngọc Phương Nam .
Chuyện cụ Lê Huy Ngọ
Nhớ Người Nhớ quê hương

Bài đồng dao huyền thoại
Thiền Sư Lão Nông Tăng
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy Quyền thâm canh lúa

Trung Quốc một suy ngẫm
Vành đai và con đường
Trung Nga với Trung Á
Thế sự bàn cờ vây

Việt Nam con đường xanh
Giấc mơ lành yêu thương
Sự chậm rãi minh triết
Vui đi dưới mặt trời

xem tiếp 20 đường dẫn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hay-de-toi-doc-lai/

TA VỀ TRỜI ĐẤT HỒNG LAM
Hoàng Kim

Ta về trời đất Hồng Lam
Thung dung dạo bước trăng vàng lộng soi
Đường trần tới chốn thảnh thơi
Hồng Sơn Liệp Hộ bồi hồi đất quen.

Linh miêu chốn Tổ Rồng Tiên
Quấn quanh trao gửi nổi niềm Thái Sơn
Hỡi ai là kẻ phi thường
Đỉnh chung dâng nén tâm hương nhớ Người.

NGUYỄN DU ĐI SĂN Ở NÚI HỒNG
Hoàng Kim

Núi Hồng Lĩnh danh thắng Nghệ Tĩnh,thuộc thị xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Núi Hồng Lĩnh cùng với sông Lam, được xem là biểu tượng hồn thiêng sông núi của xứ Nghệ, từng được xếp vào danh sách 21 danh thắng nước Nam. Núi Hồng Lĩnh là nơi Nguyễn Du đi săn ở núi Hồng làm ‘Hồng Sơn Liệp Hộ’ (1797-1802)  sau khi ông bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An mùa đông năm Bính Thìn (1796) về tội danh định trốn vào Nam với chúa Nguyễn Ánh, sau ông được tha về sống ở Tiên Điền; Núi Hồng Lĩnh (Ngàn Hống, Rú Hống, Hồng Sơn hay Hồng Lĩnh biệt hiệu là Hoan Châu Đệ Nhất Danh Thắng dãy núi núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh. Nguyễn Du tỏ chí là Nam Hải Điếu Đồ (kẻ đi câu ở biển Nam) và Hồng Sơn Liệp Hộ (người đi săn ở núi Hồng) ở hai thời khắc quyết định thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn minh triết của ông .Bài này viết về Nguyễn Du thời thế từ 1797 đến 1802 kiệt tác thơ chữ Hán Nguyễn Du soi tỏ thời thế, cuộc đời và tâm hồn Nguyễn Du trăng huyền thoại; .Tâm sự Nguyễn Du làm Hồng Sơn Liệp Hộ, ngôn chí thể hiện rõ nhất trong bài “Đi săn”; bài chi tiết tại Nguyễn Du niên biểu luận; Nguyễn Du thời Tây Sơn; Nguyễn Du làm Ngư Tiều https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-lam-ngu-tieu/