Lúa siêu xanh Hòa Bình

LÚA SIÊU XANH HÒA BÌNH
Hoàng Kim
và Hoàng Long

Thầy Lúa Viên Long Bình
Bài đồng dao huyền thoại
Lúa siêu xanh Việt Nam
Việt Nam con đường xanh

(*) Hoàng Kim và Hoàng Long kính tưởng nhớ Thầy Lúa Viên Long Bình, lúa siêu xanh Hòa Bình https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lua-sieu-xanh-hoa-binh/ bấm vào năm đường link để đọc chi tiết.

Cư dân mạng tiễn biệt cha đẻ lúa lai Viên Long Bình

Báo Nông nghiệp Việt Nam, Thứ Bảy 22/05/2021 , 20:53 (GMT+7)

Chiều nay, khi chiếc xe chở thi thể nhà nông học Viên Long Bình từ bệnh viện đến nhà tang lễ, đông đảo người dân tập trung dọc hai bên đường để tiễn biệt ông.

Vĩnh biệt vị anh hùng chống nạn đói

Nhà khoa học lúa gạo số một Trung Quốc đã qua đời chiều nay tại một bệnh viện ở thành phố Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam. Ảnh: Xinhua
Nhà khoa học lúa gạo số một Trung Quốc đã qua đời chiều nay tại một bệnh viện ở thành phố Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam. Ảnh: Xinhua

Trên trang Sina Weibo, nền tảng mạng tương tự Twitter của Trung Quốc, tin tức về sự ra đi của ông Viên Long Bình đã thu hút 950 triệu lượt xem chỉ sau vài giờ. Mọi tầng lớp cư dân mạng ở Trung Quốc đều bày tỏ sự tiếc thương trước cái chết của một vĩ nhân.

Nhà khoa học Trung Quốc Viên Long Bình nổi tiếng khắp thế giới với thành tựu phát triển dòng lúa lai đầu tiên giúp nhân loại thoát khỏi nạn đói, đã qua đời đầu giờ chiều thứ Bảy (22/5) sau khi bị suy tạng, hưởng thọ 91 tuổi.

Theo nguồn tin địa phương, trước khi nhắm mắt các thành viên trong gia đình viện sĩ đã ngâm nga các ca khúc tiễn biệt ông. Và khi chiếc xe chở thi thể ông Viên Long Bình tới nhà tang lễ, mọi người dân đã tập trung dọc hai ven đường để tiễn biệt nhà nông học.

“Ba lần một ngày, khi chúng tôi bưng bát cơm và thưởng thức hương thơm của gạo, chúng tôi đều nhớ đến ông”, một bình luận đã được hơn 600.000 lượt thích viết.

Tổng giám đốc tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) Khuất Đông Ngọc viết trong một tweet: “Vô cùng đau buồn trước cái chết của Giáo sư Viên Long Bình- Sư phụ kính yêu của tôi. Ông ấy đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp nghiên cứu lúa lai, giúp hàng tỷ người có được an ninh lương thực. Ông là nguồn cảm hứng của tôi. Cầu mong ông được yên nghỉ”.

Cha đẻ lúa lai Viên Long Bình được người dân Trung Quốc coi là vị anh hùng dân tộc. Ảnh: Chinadaily
Cha đẻ lúa lai Viên Long Bình được người dân Trung Quốc coi là vị anh hùng dân tộc. Ảnh: Chinadaily

Từ ăn no đến ăn ngon

Những năm gần đây, trọng tâm của các dự án lúa lai của nhà nông học Viên Long Bình đã thay đổi, chuyển từ tăng sản lượng sang phát triển xanh và bền vững.

Vào tháng 9 năm 2017, một dòng gạo indica có hàm lượng cadmium thấp do nhóm của ông và Viện Khoa học Nông nghiệp tỉnh Hồ Nam phát triển đã có thể làm giảm hơn 90% lượng cadmium trung bình trong gạo ở những vùng bị ô nhiễm kim loại nặng.

Tờ Chinadaily viết: Trải qua hơn 5 thập kỷ nghiên cứu về lúa lai, vị viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc đã giúp đất nước đông dân nhất thế giới tạo nên một kỳ tích vĩ đại – nuôi sống gần 1/5 dân số thế giới với chưa đầy 9% tổng diện tích đất canh tác trên thế giới.

Sinh thời, nhà nông học Viên Long Bình từng chia sẻ, ông có hai ước mơ là được “tận hưởng sự mát mẻ dưới những đồng lúa cao quá đầu người và lúa lai sẽ có thể được trồng trên khắp thế giới giúp giải quyết tình trạng khan hiếm lương thực toàn cầu”.

Năm 1949, chàng thanh niên họ Viên nộp đơn vào Trường Cao đẳng Nông nghiệp Tây Nam và bắt đầu niềm say mê đặc biệt của mình với lúa gạo – một loại lương thực chính của người Trung Quốc, sau này trở thành trọng tâm trong sự nghiệp nghiên cứu cả cuộc đời ông.

Trong một chuyến công tác vào năm 1970, ông đã phát hiện ra một loài lúa hoang đặc biệt ở đảo Hải Nam và nó đã trở thành sự mở đầu cho nhiều thập kỷ nghiên cứu lúa lai của Trung Quốc.

Ba năm sau, ông đã thử nghiệm trồng dòng lúa lai năng suất cao đầu tiên trên thế giới với 3 dòng gồm: dòng đực bất dục, dòng duy trì và dòng phục hồi.

Lúa lai kể từ đó đã được trồng trên khắp Trung Quốc và nông dân đã thu hoạch được sản lượng đáng kinh ngạc sau khi chuyển sang các giống lúa lai của ông Viên Long Bình. Năng suất lúa lai đã ghi nhận mức năng suất hàng năm cao hơn khoảng 20% ​​so với các giống lúa thông thường – có nghĩa là nó có thể nuôi sống thêm 70 triệu người mỗi năm.

Lúa lai vươn ra thế giới

Mặc dù giải quyết được tình trạng khủng hoảng thiếu lương thực đã gắn liền với quá khứ của Trung Quốc nhưng ông Viên Long Bình- người chống lại nạn đói còn có tham vọng lớn hơn nhiều – giải cứu thế giới khỏi nạn đói.

Ngay từ những năm 1980, nhóm cộng sự của giáo sư Viên đã tổ chức các khóa đào tạo ở hàng chục quốc gia từ khắp châu Phi, châu Mỹ và châu Á nhằm cung cấp nguồn lương thực cho người dân những khu vực có nguy cơ đói kém cao.

“Thống kê của Liên Hợp quốc, trên toàn cầu vẫn còn hơn 820 triệu người thiếu đói vào năm 2018. Và nếu lúa lai được trồng trên một nửa diện tích trong tổng số 147 triệu ha đất lúa trên thế giới, thì chỉ riêng năng suất tăng thêm đã có thể nuôi sống được 500 triệu người”, giáo sư Viên Long Bình nói.

Giáo sư Viên Long Bình (giữa) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm mô hình thử nghiệm lúa lai mới ở Tam Á, đảo Hải Nam hồi năm 2018. Ảnh: SCMP 
Giáo sư Viên Long Bình (giữa) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm mô hình thử nghiệm lúa lai mới ở Tam Á, đảo Hải Nam hồi năm 2018. Ảnh: SCMP 

Tháng 1 năm 2018, ông Viên và các nhà khoa học cộng sự đã tiếp tục có những bước đột phá mới khi sản xuất thử nghiệm giống lúa chịu mặn và kiềm trên nhiều cánh đồng ở Dubai và đạt được thành công lớn. Và kỹ thuật này được coi là một giải pháp để chống lại tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn thế giới.

Kim Long



Trung Quốc: Cha đẻ lúa lai được đề cử Nobel Hoà bình
Thứ Sáu 15/02/2008 , 10:46 (GMT+7)

“Giáo sư Viên Long Bình đang tiến dần những bước cuối cùng đến điểm tới hạn và xô ngã các kỷ lục của chính mình sau một thập kỷ miệt mài với công tác nghiên cứu, lai tạo và phát triển giống lúa lai.”

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) vừa loan báo tin này sau khi mời vị cha đẻ lúa lai tham gia chương trình đặc biệt “10 sự kiện tiêu biểu hàng năm”. Quay trở lại bước khởi đầu tăng năng suất lúa lai của giáo sư Viên hồi năm 1997 với thành tích đạt 700 kg/mu (0,066ha) và rồi 800 kg trong giai đoạn 2000-2004 và vào thời điểm này, ông đang ngắm đến địch 900 kg/mu. Ông Viên Long Bình cho biết, đang đặt nhiều hy vọng hoàn thành mục tiêu này từ nay đến năm 2010 để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của mình khi cùng lúc tiến hành nhiều thí nghiệm tại tỉnh Hải Nam. Hiện các cánh đồng thử nghiệm tại khắp 20 huyện của địa phương này đã bắt đầu cho thấy tiềm năng có thể nâng thêm năng suất lúa kịp đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước 1,3 tỷ người và dự kiến sẽ tăng lên 1,6 tỷ vào năm 2030.

Chủ tịch Viện khoa học hàn lâm quốc gia Zhai Huqu đã hết lời ca ngợi sự nghiệp cống hiến cho lĩnh vực nông nghiệp của giáo sư Viên Long Bình kể từ thập niên 60 của thế kỷ trước cho tới nay, đồng thời ví lúa lai là kỳ tích vĩ đại nhất trong lịch sử nông nghiệp Trung Quốc khi đã góp phần giải quyết ổn thoả vấn đề lương thực trong vòng 25 năm qua. Và chỉ riêng trong năm ngoái, tổng sản lượng các giống lúa lai cao sản đã đạt con số 500 triệu tấn, bất chấp diện tích canh tác đã bị thu hẹp. Ngoài ra, trong nhiều năm qua các giống lúa lai gắn mác họ Viên còn “bành trướng” sang hơn 20 quốc gia khác và trở thành một thương hiệu mạnh nhất Trung Quốc. 

Trong cuộc bình chọn trên mạng vừa tiến hành vừa qua, đa số người dân Trung Quốc đều nhất trí đề cử giáo sư Viên Long Bình xứng đáng trở thành chủ nhân của giải thưởng Nobel Hoà bình danh giá vì những đóng góp suốt đời của ông trong công cuộc chống đói nghèo.                      

TR.D (Theo Xinhua; Chinadaily)

Việt Nam con đường xanh
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Hoàng Long, Nguyễn Văn Phu,
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim
thu thập, tuyển chọn, đúc kết thông tin, tích hợp và giới thiệu

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. “Việt Nam con đường xanh ” và ” Nông nghiệp công nghệ cao” là chuyên mục thông tin địa chỉ xanh tin cậy của bạn đọc, có trên các trang http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nong-nghiep-cong-nghe-cao/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/; và https://www.csruniversal.org/viet-nam-con-duong-xanh/. Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), là chủ đề được Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, giới thiệu tại diễn đàn MALICA (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á) và VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.

Việt Nam con đường xanh, Nông nghiệp công nghệ cao bài viết kỳ này giới thiệu Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản; 5 nhóm hệ thống giải pháp chính để đảm bảo phát huy hiệu quả giá trị của khối 13 sản phẩm chủ lực nông nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động. Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Cộng hòa Nam Phi năm 2002 với Định hướng và tầm nhìn Việt Nam con đường xanh. Năm bài viết chọn lọc, gồm: 1) Nông nghiệp hữu cơ hiện trạng và giải pháp nghiên cứu phát triển của tác giả PGS..TS Nguyễn Văn Bộ, TS Ngô Doãn Đảm 2) Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thực phẩm tại Trường Đại học Văn Lang” của tác giả PGS.TS Phan Phước Hiền và TS Châu Tấn Phát, 3) “Nghiên cừu ứng dụng công nghệ sinh học cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao” của PGS.TS. Dương Hoa Xô, Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM; 4) Một số thông tin chọn lọc điểm sáng nông nghiệp nông dân nông thôn nông nghiệp công nghệ cao; 5) Chọn giống sắn kháng CMD hiện trạng và triển vọng

Nông nghiệp công nghệ cao liên kết chuỗi thông tin chuyên đề tại các đường link Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp sinh thái Việt; Nông nghiệp Việt trăm năm; Viện Lúa Sao Thần Nông; IAS đường tới trăm năm; Trường tôi nôi yêu thương; Chọn giống sắn kháng CMD; Giống sắn KM419 và KM440; Cách mạng sắn Việt Nam; Chọn giống sắn Việt Nam; Mười kỹ thuật thâm canh sắn; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; Lúa siêu xanh Việt Nam; Gạo Việt và thương hiệu; Lúa C4 và lúa cao cây; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Lúa Việt tới Châu Mỹ; Giống khoai lang Việt Nam; Giống ngô lai VN 25-99; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Nhà sách Hoàng Gia;

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam-13.jpg

LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM
Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự

Giống lúa siêu xanh GSR65
Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới.

Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha

Giống lúa siêu xanh GSR90
Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam.

Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha.

Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X

Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin  tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu.

Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chien-luoc-chon-tao-lua-sieu-xanh-vietnam.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam-gsrgvn.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lua-sieu-xanh-viet-nam.jpg

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lua-sieu-xanh-viet-nam/

BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim

6

Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ Cha kính Mẹ ấy là chân tu
*
1) Mễ thọ vườn rộng nhà to
Tích thiện chia lộc chăm lo láng giềng
2) Sắc không với việc quà, tiền
Chẳng ham danh lợi, không phiền lụy thân
3) Sắc không bảo mẫu toàn phần
Cháu Con tự lập ân cần Ông Cha

CÁ ÔNG VỚI NGƯỜI VIỆT
Hoàng Kim

Ngày vui khát vọng non sông
Cá Ông Người Việt vui lòng thỏa thuê
Quê hương biển đảo Ông về
Kỳ Lân mộ Tháp Rùa bia ân tình.

Tiễn Ông về với biển xanh
Cháu con thân thiết hiền lành bên Ông
Thương Lúa Siêu Xanh Hòa Bình (*)
Cá Ông Người Việt tin lành ấm no

(*) Người Việt Nam cưỡi con vật lớn nhất hành tinh/cá voi xanh https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=144467627699461&id=100064086731450 Hoàng Kim thơ đề video; Lúa Siêu Xanh Hòa Bình, nhớ Thầy Lúa Viên Long Bình, người anh hùng chống nạn đói https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lua-sieu-xanh-hoa-binh/

5
Thanh thản an vui dạo dọn vườn
Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương
Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng
Tâm sáng an lành trải gió sương
Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt
Mới hay nhà phước lắm con đường
An nhiên vô sự là tiên cảnh
Sớm Xuân mai nở nắng vàng ươm

Nguồn: Ngày mới lời yêu thương; Bài thơ Viên đá Thời gianBài đồng dao huyền thoại ảnh 1 của Đỗ Dung; ảnh 2 của Phan Chí Thắng; ảnh 3, 4, 5, 6 Hoàng Kim

1
Mình ghé thăm nhau chốn núi non
Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương
Khoai ngon, lạc béo thơm xôi đỗ
Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng

2

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người, Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

Nhu ang may bay

3

Dây dã tường vi thật dẻo dai
Ba con ngỗng trong một đàn
Một bay về Đông, một bay Tây
Và một bay trên tổ chim cúc cu.

4

Tách cà phê ban mai
Gió mù sương đầy núi
Suối nguồn thao thiết chảy
Nhạc rừng đầy tiếng chim …

Phúc hậu và an nhiên
Trái ý không nóng giận
Thức ngủ cần hài hòa
An lành môi trường sống
Lao động và nghỉ ngơi
Chín điều lành hạnh phúc
Minh triết cho mỗi ngày
Bạn gieo lành gặt thiện
Yêu thương trong tầm tay.

1) Cười nhiều Giận ít
2) Vui nhiều Lo ít
3) Làm nhiều Nói ít
4) Đi nhiều Ngồi ít
5) Rau nhiều Thịt ít
6) Chay nhiều Mặn ít
7) Chua nhiều Ngọt ít
8) Tắm nhiều Lười ít
9) Thiện nhiều Tham ít

BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim

Tháng 6 năm 1950 nhà văn Sơn Tùng được cụ Nguyễn Sinh Khiêm anh ruột Bác Hồ tặng sách “ Tất Đạt tự ngôn” kể chuyện Bài đồng dao huyền thoại: Năm 1895 Hồ Chí Minh lúc ấy là Nguyễn Sinh Cung đã có bài thơ “Biển là ao lớn Thuyền là con bò Thuyền ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn” xem tiếp http://lethuy.edu.vn/index.aspx?u=nws&su=d&cid=350&id=3478

Video yêu thích

Bìa Sách hay  và Xem phim: Bay trên tổ chim cúc cu
Giovanni Marradi – Garden of Dreams
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter