
#Thungdung 592
Sự chậm rãi minh triết
GIẤC NHÀN TRỜI CHUYỂN ĐÔNG
https://hoangkimlong.wordpress.com/2022/10/22/giac-nhan-troi-chuyen-dong/
Hoàng Kim
Qua dần vận mẹo dậu (*)
Chính ngọ thời nên công
#annhiên yên nhàn hưởng
#Thungdung lành đời thường
(*) Năm 2023 vận khó mẹo dậu nhưng nhiều sự hanh thông sau đó theo Kinh Dịch https://phunutoday.vn/thanh-nhan-dai-ke-khu-kho-4-tuoi-thoi-toi-can-khong-kip-tien–tinh–danh-ruc-ro-trong-2-nam-toi-d338841.html
Gia Cát Mã Tiền Khóa https://youtu.be/Vd5sN2VKrP0 Truyện Tham Cố Thảo Lư Mơ màng ai tỉnh trước Bình sinh ta biết ta Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà; tích hợp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truyen-tam-co-thao-lu/ và https://hoqangkimlong.wordpress.com/category/gia-cat-ma-tien-khoa/

SỚM ĐÔNG TRÊN ĐỒNG RỘNG
Hoàng Kim
Sớm đông trên đồng rộng
Cây đời xanh thật xanh
Lúa siêu xanh tỏa rộng
Hương lúa thơm mông mênh.
Sớm đông trên đồng rộng
Trời đất đẹp lạ lùng
Ngắm màu xanh trãi rộng
Đợi một mùa xuân sang

(*) Xem tiếp
Sớm Đông trên đồng rộng

SỚM ĐÔNG TRÊN ĐỒNG RỘNG
Hoàng Kim
Phương Nam nắng ấm suốt ngày
Sớm đông mà ngỡ tiết này là xuân
Dẫu rằng xuân đến tự xuân
Biết chăm tưới mát để mầm nõn xanh
Ngày vui làm chuyện an lành
Đừng ham thế sự đành hanh việc người
Trạng Trình thỏa chí rong chơi
Vịnh mùa Đông lão mai cười gió Đông
Sớm Đông nhớ tiết Đông phong
Phương Nam trời ấm, lòng không gợn buồn.

Sớm Đông từ tiết Lập Đông trong 24 tiết khí lịch nhà nông. thường bắt đầu khoảng ngày 7 hay 8 tháng 11 dương lịch tùy theo từng năm khi khi Mặt Trời ở xích kinh 225°. Tiết khí đứng ngay trước Lập đông là Sương giáng và tiết khí kế tiếp sau là Tiểu tuyết. Ý nghĩa của Sớm Đông là bắt đầu mùa Đông. Trong văn chương Việt có bài thơ hay ‘Cây thông’ và ‘Vịnh mùa Đông’ đặc sắc của Nguyễn Công Trứ thông reo ngàn Hống và một số bài đối họa thú vị về chủ đề này.
CÂY THÔNG
Nguyễn Công Trứ
“Ngồi buồn mà trách ông xanh.
Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người.
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
Giữa trời vách đá cheo leo.
Ai mà chịu rét thì trèo với thông“
VỊNH MÙA ĐÔNG
Nguyễn Công Trứ
Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng,
Chẳng vì rét mướt bỏ mùa đông.
Mây về ngàn Hống đen như mực,
Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng.
Cảo mực hơi may ngòi bút rít,
Phím loan cưỡi nhuộm sợi tơ chùng.
Bốn mùa ví những xuân đi cả,
Góc núi ai hay sức lão tùng.
Qua đèo chợt gặp mai đầu suối với những bài thơ về mùa xuân và hoa mai nói đến sự vượt qua tiết đông lạnh giá để đến với mùa xuân ấm dần… Bài thơ ‘Tảo Mai’ của Trần Nhân Tông lưu trong “Lên Yên Tử sưu tầm thơ đức Nhân Tông’ là một kiệt tác , tiếc là đến nay vẫn chưa có bản dịch thơ tiếng Việt hay tương xứng
五出圓芭金撚鬚,
珊瑚沉影海鱗浮。
箇三冬白枝前面,
些一辨香春上頭。
甘露流芳癡蝶醒,
夜光如水渴禽愁。
姮娥若識花佳處,
桂冷蟾寒只麼休。
Ngũ xuất viên ba kim niễn tu,
San hô trầm ảnh hải lân phù.
Cá tam đông bạch chi tiền diện,
Tá nhất biện hương xuân thượng đầu.
Cam lộ lưu phương si điệp tỉnh,
Dạ quang như thủy khát cầm sầu.
Hằng Nga nhược thức hoa giai xứ
Quế lãnh thiềm hàn chỉ ma hưu!
Năm cánh hoa tròn nhị điểm vàng,
[Như] bóng san hô chìm, [như] vảy cá biển nổi.
Cành hoa trắng xóa suốt trong ba tháng đông,
Sang đầu xuân chỉ còn loáng thoáng một vài cánh thơm nhẹ.
Móc ngọt chảy mùi thơm làm chú bướm si ngây tỉnh giấc,
ánh sáng ban đêm như nước khiến con chim khát buồn rầu.
Nếu Hằng Nga biết được vẻ đẹp thanh nhã của hoa mai,
Thì có ưa gì cây quế với cung thiềm lạnh lẽo.
Thơ Việt mới có nhiều bài hay về Chớm Đông. Một số trích đoạn các bài thơ Chớm Đông đặc sắc mà tôi yêu thích hơn cả: Nguyên Đỗ viết những lời thơ Chớm Đông hay đằm thắm “Năm ngoái gặp nhau buổi chớm đông. Sáng nay lành lạnh mặt trời hồng. Chao ơi lại nhớ ơi là nhớ. Lúc cận kề nhau, phút mặn nồng…”. Khánh Chân tứ thơ Chớm đông thật sang trọng: “Chiều nay gió lạnh chớm sang đông. Héo hắt bên hiên chút nắng hồng. Mây xám chờ ai ôm chót núi. Sương mờ nhớ bạn trải ven sông…”. Linda thơ Chớm đông là sự hoài niệm: “Thu đã tàn rồi trời chớm Đông. Từng cơn gió lạnh buốt qua hồn. Tâm tư ray rứt mùa Thu nhớ. Đâu phút êm đềm thóang ước mong”.
Video nhạc Việt về chớm Đông có nhiều bài hay. “Nỗi nhớ mùa Đông’ trong NS Phú Quang – Những ca khúc hay nhất tôi thường thích nghe lại. Mời bạn cùng thưởng thức
Sớm đông trên đồng rộng, Hoàng Kim thơ và bình, đôi lời cảm nhận.

TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG
Hoàng Kim
Trăng rằm vui chơi giăng
Đêm Vu Lan mờ tỏ
Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời
Thăm thẳm lời Người nói …
Mẹ cũ như ngôi nhà cũ
Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm
Cha cũ như con thuyền cũ
Dòng sông quê hương thao thiết đời con
Anh chị cũ tình vẹn nghĩa
Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm
Em tôi hồn quê dáng cũ
Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm
Thầy bạn lộc xuân đầy đặn
Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm.
Thắp đèn lên đi em
Đêm Vu Lan tỉnh thức
Thương nhớ bài thơ cũ
Chuyện đời không nỡ quên …
Ngày mới và đêm Vu Lan
Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết.
Loanh quanh tìm tòi cái mới
Đêm Vu Lan thức về lại chính mình.
Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học
Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa
Thương con vạc gọi sao Mai mọc sớm
Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn
Thắp đèn lên đi em (1)
Gốc mai vàng trước ngõ (2)
Tháng bảy mưa ngâu (3)
Đến chốn thung dung (4)
Trăng rằm đêm Trung Thu (5)
Một vùng thiêng tỉnh thức (6)
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người (7)
Về lại mái nhà xưa (8)
Đối thoại với Thiền sư (9)
Giấc mơ hạnh phúc (10)
Ngày mới yêu thương (11)
Hoa Đất (12) Hoa Người (13)
Bài đồng dao huyền thoại (14)
Bài ca Trường Quảng Trạch (15)
Em ơi em can đảm bước chân lên (16)
Bài thơ không quên (17)
Bài ca yêu thương (18)
Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai
Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất
Thương lời cha căn dặn học làm người
*
Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.
Trăng khuyết rồi lại tròn
An nhiên cùng năm tháng
Ơi vầng trăng cổ tích
Soi sáng sân nhà em.
Đêm nay là đêm nao?
Ban mai vừa ló dạng
Trăng rằm soi bóng nắng
Bạch Ngọc trời phương em.
*
Trăng sáng lung linh trăng sáng quá
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.
*
Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng,
Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng:
“Thế nước thịnh suy sao đoán định?
Lòng dân tan hợp biết hay chăng?
Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm,
Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng?
Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó
Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”.
*
“Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông
Vầng trăng cổ tích sáng non sông,
Tâm sáng đức cao chăm việc tốt
Chí bền trung hiếu quyết thắng không?
Nội loạn dẹp tan loài phản quốc
Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng.
Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt.
Lòng dân thế nước chắc thành công”.
Nguyên vận thơ Bác Hồ
CHƠI GIĂNG
Hồ Chí Minh
Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng,
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng:
“Non nước tơi bời sao vậy nhỉ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng?
Khi nào kéo được quân anh dũng,
Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng?
Nam Việt bao giờ thì giải phóng
Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”.
*
Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông:
Tôi đã từng soi khắp núi sông,
Muốn biết tự do chầy hay chóng,
Thì xem tổ chức khắp hay không.
Nước nhà giành lại nhờ tài sắt,
Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng.
Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi,
Tức là cách mệnh chóng thành công”.
Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000