Luân Đôn trong mắt tôi

LUÂN ĐÔN TRONG MẮT TÔI
Hoàng Kim


Thăm nhà cũ của Darwin
Luân Đôn trong mắt tôi
Hiền tài bút hơn gươm
Bài ca nhịp thời gian

*
thiên hà trong vắt khuya
chuyển mùa
tự nhiên tỉnh
ta ngắm trời ngắm biển
chòm sao em
vầng sáng anh
dưới vòm trời lấp lánh
khoảnh khắc thời gian
thăm thẳm
một tầm nhìn.

Darwin

THĂM NHÀ CŨ CỦA DARWIN
Hoàng Kim

Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người thắng sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh.

Thăm nhà cũ của Darwin là tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn “Darwin thích nghi để tồn tại” nhằm vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” Nông nghiệp Việt 500 năm”, “Nông nghiệp Việt trăm năm” (1925 -2025); lần tìm trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng văn hóa, giáo dục và nông nghiệp Việt. Down House  là ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin (12 tháng 2, 1809 – 9 tháng 4, 1882) và gia đình ông. Nơi đây Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin đang được tôn vinh và phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc. “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, “thích nghi để tồn tại” bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, chính mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.

Nông nghiệp Việt trăm năm (1925-2025) thao thức trong tôi. “Trăm năm trong cõi người ta” cụ Nguyễn Du khởi đầu kiệt tác Truyện Kiều hồn Việt, đất Việt, người Việt bằng câu này. Nông nghiệp Việt trăm năm bảo tồn và phát triển là bài học lớn Nông nghiệp Việt thích nghi để tồn tại kết nối và hội nhập nhưng không quên bản sắc mình là ai và ở đâu trong thế giới phát triển. Nông nghiệp Việt 100 năm bảo tồn và phát triển chúng ta sẽ lắng đọng các bài học lý luận và thực tiễn đúc kết chuỗi hệ thống lịch sử địa lý sinh thái kinh tê xã hội tầm nhìn dài hạn 100 năm.Tôi duyên may gặp được các trang vàng của những người thầy lớn, có tầm nhìn xa rộng, sức khái quát cao và tài năng khoa học phi thường, để tự mình đọc kỹ lại và suy ngẫm. Tôi vì giới hạn nhiều điều chưa kịp chiêm nghiệm chép lại, nay soạn lại chùm ảnh tư liệu cũ “một thời để nhớ” bỗng bâng khuâng ngưỡng mộ sức khái quát trong đúc kết Thật thú vị khi được trãi nghiệm một phần đời mình gắn bó máu thịt với Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam; Thật yêu thích được dạy và học bảo tồn và phát triển, tìm dòng chủ lưu tiến hóa chấn hưng đất nước.

(*) Cây Cỏ Việt Nam, giáo sư Phạm Hoàng Hộ

Cây cỏ Việt Nam gồm hai Tập, mỗi Tập 3 Quyển, tổng cộng khoảng 3,600 trang, chưa kể Phần Từ Vựng tên Việt Nam và Từ Vựng tên Khoa học các Giống (Chi) bao gồm thêm cả công trình của những năm tháng giáo sư rời quê hương Việt Nam sang Pháp, vẫn tiếp tục cặm cụi làm việc Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ thì bộ sách Cây cỏ Việt Nam đã được thực hiện qua 4 giai đoạn: Nghiên cứu giai đoạn một:hợp tác với GS Nguyễn Văn Dương về phần dược tính,  Cây cỏ Miền Nam Việt Nam, do bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1960 mô tả 1,650 loài thông thường của Miền Nam, “Đó là giai đoạn còn mò mẫm, học hỏi một thực-vật-chúng chưa quen thuộc đối với một sinh viên vừa tốt nghiệp từ vùng xa lạ mới về. Nghiên cứu giai đoạn hai: kỳ tái bản lần hai 1970 bộCây cỏ Miền Nam Việt Nam, số loài lên được 5,328 loài… ; Nghiên cứu giai đoạn ba:tiếp tục công việc nghiên cứu sau 1975, đưa thêm được vào bộ sách Cây cỏ Miền Nam Việt Nam 2,500 loài và bộ được nới rộng cho toàn cõi Việt Nam. Nghiên cứu giai đoạn bốn: bộ sách Cây cỏ Việt Nam được bổ sung trên 3000 loài. Số loài mô tả khoảng 10,500. Sau khi hoàn tất bộ sách Cây Cỏ Việt Nam, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Viện Bảo Tàng Thiên nhiên Quốc gia Paris và các bạn đồng sự Pháp, ông đã rất chân thành tâm sự: “thực hiện những điều mà lúc nhỏ dù điên rồ tới đâu tôi cũng không dám mơ ước: nô lệ của một thuộc địa, học ở một trường thường, ở một tỉnh nhỏ, bao giờ dám nghĩ đến tạo một quyển sách dù nhỏ bé, mê cây cỏ xung quanh nhưng bao giờ nghĩ đến biết cây cỏ cả nước!” Người “trí thức đau khổ” Phạm Hoàng Hộ đã vươn lên và hoàn tất được “giấc mơ điên rồ” tưởng như không thể được ấy và trở thành cây “đại thụ” trong Khoa học Thực vật của Việt Nam và cả Thế giới.”

(**) Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu

Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam. Hai công trình này do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và được phát triển rộng rãi trong sản xuất. Cụ Trứ Nguyễn Ngọc Trìu là một chính khách lớn, có cuộc đời và sự nghiệp dường như là cụ Nguyễn Công Trứ của thời đại Hồ Chí Minh. Mọi người khi nhắc đến Cụ đều nhớ ngay đến vị Chủ tịch tỉnh Thái Bình sinh ở Tây Giang, Tiền Hải đã làm rạng ngời “quê hương 5 tấn”, nhớ ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trí tuệ, xông xáo và rất biết lắng nghe, sau này làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách mảng Nông – Lâm – Ngư nghiệp và Đặc phái viên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với vùng Nam Bộ . Cụ Trìu cũng là Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam, nơi tâm nguyện của ông được bạn thơ Thợ Rèn mến tặng’ “Danh vọng hão huyền như mây khói . Làm vườn cây trái để ngàn năm”, như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”.

GS Trần Thế Thông nay đã qua tuổi 94, trò chuyện về Viện

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-3a.jpg

GS Trần Thế Thông, GS Vũ Công Hậu làm việc cùng chuyên gia Viện Vavilop Liên Xô.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-3b.jpg

TS. Hoàng Kim giám đốc Trung tâm Hưng Lộc cùng với GS.Vũ Công Hậu và chuyên gia viện Vavilop Liên Xô trong chương trình thu thập bảo tồn tài nguyên cây trồng.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-3c.jpg

Mô hình trồng xen lạc, đậu xanh, đậu nành, đậu rồng với ngô lai, sắn có hiệu quả cao ở vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. TS. Hoàng Kim đang báo cáo kết quả nghiên cứu và phát triển mô hình trồng xen ngô đậu với bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-3d.jpg

GS Mai Văn Quyền hướng dẫn chuyên gia IRRI và chuyên gia Viện Lúa ĐBSCL thăm mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-4a.jpg

Những người bạn Sắn Việt Nam với Những người bạn lớn của nông dân trồng sắn châu Á

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-4b.jpg

 Viện trưởng GS. Phạm Văn Biên với chuyên gia CIAT và các lãnh đạo Mạng lưới Sắn châu Á, châu Mỹ La tinh tại Hội thảo Sắn châu Á tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh năm 2000

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-4c.jpg

Viện trưởng GS. Phạm Văn Biên hướng dẫn Bộ trưởng Lê Huy Ngọ thăm các giống điều ghép PN1 và các giống điều mới chọn tạo tại Trung tâm Hưng Lộc, Đồng Nai

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-4d.jpg

Viện Trưởng GS. Bùi Chí Bửu hướng dẫn Tổng Giám đốc CIAT thăm các giống sắn mới.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-5a.jpg

Quyền Viện Trưởng TS. Ngô Quang Vình cùng các chuyên gia CIAT đánh giá các giống sắn mới (KM419 bên phải và KM140 bên trái)

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-5b.jpg

Viện trưởng TS. Trần Thanh Hùng (giữa) nhận hoa chúc mừng của các đồng nghiệp.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-5c.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-6a.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-6b.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-6c.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-6d.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-7.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ias-2019-1-1.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ias-2019-2.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ias-2019-1.jpg

Tôi lưu lại một số hình ảnh tư liệu kỷ niệm một thời tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam..Thật trân trọng tự hào và biết ơn về Thầy bạn trong đời tôi đã giúp đỡ, động viên, đồng hành dạy và học. Đó là một khối trí tuệ tinh hoa nông nghiệp trong góc nhìn hẹp nhưng lại là tia sáng bền bỉ thầm lặng vươn tới.của dân tộc Việt. Chúng ta còn nợ các chuyên khảo sâu đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học của vùng đất này để có giải pháp tốt hơn cho nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và  an sinh xã hộiđể vận dụng soi tỏ tầm nhìn, định hướng, kế hoạch phát triển Nông nghiệp Việt nga71n hạn, trung hạn, dài hàn, nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa của khoa học, giáo dục, lịch sử văn hóa nông nghiệp Việt.

Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại.

Hoàng Kim

SỰ CHẬM RÃI MINH TRIẾT
Hoàng Kim

Chậm rãi học cô đọng
Giản dị văn là người
Lời ngắn mà gợi nhiều
Nói ít nhưng ngân vang .

Đi bộ trong đêm thiêng
Sự chậm rãi minh triết
Tỉnh thức một đôi điều
CNM365 Tình yêu cuộc sống

TỈNH THỨC
Hoàng Kim

thiên hà trong vắt khuya
chuyển mùa
tự nhiên tỉnh
ta ngắm trời ngắm biển
chòm sao em
vầng sáng anh
dưới vòm trời lấp lánh
khoảnh khắc thời gian
thăm thẳm
một tầm nhìn.

NhoNui
NHỚ NÚI
Hoàng Kim

Ngày vui lại nhớ chứa chan (*)
chán chưa, chưa chán lại càng chứa chan …

Ngày này có nhớ nhau không?
Nôn nao lòng lại giục lòng nhớ thương
Chân đi muôn dặm nẻo đường
Phải đâu cứ đất quê hương mới là …

Đêm nằm nghe gió thoảng qua
Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê
Chợt dưng lòng lại gọi về
Vùng quê xa với gió hè chứa chan

Vục đầu uống ngụm nước trong
Nhớ sao nơi ấy ngọt dòng sông xanh
Nhớ từ chốn ấy xa em
Nhớ lên núi biếc, mây xanh lững lờ

Xa em từ bấy đến chừ
Một vầng trăng sáng, sẻ chia đôi miền
Em về nơi ấy đồng xanh
Anh đi muôn nẻo với niềm nhớ thương

Nằm đêm lưng chẳng tới giường
Nôn nao nhớ núi, nhớ rừng canh khuya
Trường Sơn lá đỏ (**) xa mờ
Thái Dương nhớ thuở tiến vô Sài Gòn.

Giữa ngày vui nhớ Chứa Chan
Nôn nao nổi nhớ thủy chung vẹn toàn
Phải vì vất vả gian nan
Bao năm tình nghĩa nhớ thương đến rày …

Non sông những tháng năm này
Lọc muôn sắc đỏ cho ngày hội vui
Nhớ em trong dạ bùi ngùi …
Sớm mai lại nhớ đất trời Chứa Chan.

(*)  Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là ngọn núi cao thứ hai khu vực Nam Bộđồng bằng Sông Cửu Long, với chiều cao 800m so với mặt nước biển. Núi Chứa Chan nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ.
(**) Lá đỏ (thơ Nguyễn Đình Thi, nhạc Hoàng Hiệp)
(***) Ngày Thống nhất đất nước, anh em cùng gặp nhau giữa thành phố.

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng

Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.

Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc không trông tưởng mù

Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.

Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận lạm bàn chuyện dân

Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to.

Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua.

Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than

Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng

Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng giúp suy nghèo hèn

Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm gian tham hết nghèo.

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được thấy tu tưởng hiền.

Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau”


Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

PDF và Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Kỷ yếu Khoa Nông Học 65 năm thành lập Khoa
Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 65 năm Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Bài học quý giá biết chăm sóc sức khỏe
Secret Garden, Bí mật vườn thiêng 
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter