LÚA VIỆT TỚI CHÂU MỸ
Hoàng Kim
Chúc mừng TS. Phạm Xuân Liêm và đoàn chuyên gia lúa Việt Nam ở Venezuela. Chúc mừng các Nhà khoa học Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia INIA và bà con nông dân Venezuela với thành công cao của “Mô hình sản xuất lúa tại Venezuela theo kinh nghiệm trồng lúa nước Việt Nam”. Đây là bài học tuyệt vời bước đầu của sự hợp tác Nam Nam toả rộng Con đường Lúa Gạo Việt Nam đến với chén cơm ngon của người dân ở nhiều vùng đất trồng lúa của thế giới. Tiến sĩ Phạm Xuân Liêm thông tin trên Face Book ngày 26. tháng 10 về CÁNH ĐỒNG LÚA VIỆT NAM TẠI VENEZUELA; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lua-viet-toi-chau-my/

“Hội nghị đầu bờ giời thiệu Mô hình sản xuất lúa tại Venezuela theo kinh nghiệm trồng lúa nước của Việt Nam” đã được tổ chức vào ngày 19/10/2018, tại Calabozo, Bang Guarico, VE. Kỹ thuật canh tác lúa nước của Việt Nam đã được trình diễn trên cánh đồng 81 ha với 5 giống lúa Việt Nam và 1 giống lúa dài ngày phổ biến của VE (Soberana).

Năm giống lúa VN đã được các Chuyên gia VN và các Nhà khoa học Viện nghiên cứu NN Quốc gia – INIA, Venezuela tuyển chọn, đặt tên là VIVE25 (OM2517), VIVE50 (IR50404), VIVE80 (OM8017), VIVE95 (OM9582) và VIVE96 (OM9605) mang ý nghĩa sự hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Venezuela. TGST của các giống từ 85-110 ngày, bón 500kg phân NPK (15-15-15), năng suất lúa trung bình của mô hình được những người tham gia đánh giá từ 6-7 tấn/ha, ruộng năng suất cao có thể đạt trên 8 tấn/ha (năng suất lúa trung bình của Venezuela năm 2014 là 4,8-5,1 tấn/ha, theo Bộ NN và đất đai Venezuela).

Kỹ thuật trồng lúa nước của Việt Nam áp dụng váo mô hình được tóm tắt: “Làm đất kỹ – Giữ nước thường xuyên – Bón phân hợp lý – và Chăm chỉ”.
Dự hội nghị có Thống đốc bang Guarico, Đại sứ Cuba và Đại sứ Việt Nam tại VE, Chủ tịch cơ quan đối tác dự án FONDAS, gần 100 nông dân, cán bộ kỹ thuật NN và quan chức địa phương. Thay cho lời kết là ý liến đánh giá của những người tham dự hội nghị “Cánh đồng lúa đẹp chưa từng thấy trong vùng”. (PXL, 25/10/2018).”

Những bức ảnh “Tác nghiệp” của anh Phạm Xuân Liêm trước đó đã tóm tắt kinh nghiệm thực hành “cách Việt Nam” về xây dựng mô hình cánh đồng mẫu trên diện rộng, thể hiện sự hợp tác gắn bó giữa chuyên gia bạn và nông dân giỏi với chuyên gia lúa Việt trong quản lý nước, chăm sóc thâm canh, quản lý tốt sâu bệnh cỏ dại, những thiệt hại trên ruộng lúa nhiệt đới để có được vụ mùa bội thu.
Việt Nam có thế mạnh hợp tác nông nghiệp Nam Nam. Chính phủ Việt Nam đã khởi xướng Hợp tác Nam-Nam. Năm 2000, FAO/ UNDP đã dự báo, nhấn mạnh và kêu gọi khởi xướng những chương trình hợp tác liên châu lục, tạo đồng thuận chung tay cùng giải quyết những vấn đề quốc tế nóng hổi và cấp bách, mang tính toàn cầu như: an ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu toàn cầu, giải pháp ứng phó hạn mặn ngập úng, suy thoái ô nhiễm môi trường, thức ăn, điều kiện sinh hoạt. Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1 được tổ chức tại Hà Nội năm 2003 với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ XXI”. Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 2 với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững” tại Hà Nội ngày 17 – 19/ 8/ 2010 có sự tham dự của 41 đoàn khách quốc tế, trong đó có 22 nước châu Phi, 15 tổ chức quốc tế (có 12 Bộ trưởng, Phó Tổng Thư ký LHQ, Tổng Giám đốc Ban thư ký NEPAD…) và đại diện các nước có dự án hợp tác 3 bên và 4 bên với Việt Nam và châu Phi (Pháp, JICA- Nhật Bản…) cùng một số doanh nghiệp châu Phi, các học giả, nhà nghiên cứu về châu Phi.

Việt Nam có thế mạnh hợp tác nông nghiệp Nam Nam. Chính phủ Việt Nam đã khởi xướng Hợp tác Nam-Nam. Năm 2000, FAO/ UNDP đã dự báo, nhấn mạnh và kêu gọi khởi xướng những chương trình hợp tác liên châu lục, tạo đồng thuận chung tay cùng giải quyết những vấn đề quốc tế nóng hổi và cấp bách, mang tính toàn cầu như: an ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu toàn cầu, giải pháp ứng phó hạn mặn ngập úng, suy thoái ô nhiễm môi trường, thức ăn, điều kiện sinh hoạt. Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1 được tổ chức tại Hà Nội năm 2003 với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ XXI”. Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 2 với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững” tại Hà Nội ngày 17 – 19/ 8/ 2010 có sự tham dự của 41 đoàn khách quốc tế, trong đó có 22 nước châu Phi, 15 tổ chức quốc tế (có 12 Bộ trưởng, Phó Tổng Thư ký LHQ, Tổng Giám đốc Ban thư ký NEPAD…) và đại diện các nước có dự án hợp tác 3 bên và 4 bên với Việt Nam và châu Phi (Pháp, JICA- Nhật Bản…) cùng một số doanh nghiệp châu Phi, các học giả, nhà nghiên cứu về châu Phi.
Định hướng quan trọng hơn tốc độ. Tương lai của châu Phi nằm trong nông nghiệp. Tại diễn đàn kinh tế thế giới ở châu Phi tổ chức tại Kigali 11-13 tháng 5 năm 2016 các nhà lãnh đạo châu Phi nhấn mạnh. Châu Phi không nghèo, chỉ nghèo quản lý, cần tìm kiếm phương thức bảo tồn phát triển bền vững. Câu hỏi “Việt Nam Châu Phi hợp tác Nam Nam”, đã có trên mười năm kinh nghiệm, hôm nay và ngày mai chúng ta nên và có thể làm gì? “Mô hình sản xuất lúa tại Venezuela theo kinh nghiệm trồng lúa nước Việt Nam” là sự tiếp nối sự hợp tác Nam Nam do Chính phủ Việt Nam khởi xướng, toả rộng Con đường Lúa Gạo Việt Nam đến với chén cơm ngon của người dân ở nhiều vùng đất trồng lúa của thế giới.
Gạo Việt không chỉ đến Châu Phi và còn đến tận Venezuela của châu Mỹ.



Ca dao Việt viết: “Đem chuông đi đấm xứ người. Chẳng kêu cũng đấm ba hồi cho kêu”. Nhớ Sơn Nam ông già Nam Bộ, Cụ nói:”“Cố gắng viết ngắn, câu nào cũng có thông tin”. “Khuyến nông tức là cách giữ đạo làm nông, thì dân mới giàu mạnh được”. “Người tứ xứ về tứ giác sinh cơ lập nghiệp, thì cần giữ cái đạo làm người, thì kinh tế thị trường ở đây mới nên bộ mặt nông thôn mới”. Tiến sĩ Phạm Xuân Liêm và đồng nghiệp mang Lúa Việt tới Venezuela đã có cách làm, day và học thật lắng đọng, giản dị và hiệu quả.
Việt Nam con đường xanh kết nối, tỏa rộng sự hợp tác hiệu quả của Việt Nam với Thế giới . Lúa Việt tới Châu Mỹ thực sự đã có những dự án và mô hình hợp tác chất lượng hiệu quả được tổng kết. Tháng 10 năm 2018, tiến sĩ Phạm Xuân Liêm và đoàn chuyên gia lúa Việt Nam ở Venezuela.và các Nhà khoa học Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia INIA với bà con nông dân Venezuela đã giới thiệu kết quả và thành tựu của “Mô hình sản xuất lúa tại Venezuela theo kinh nghiệm trồng lúa nước Việt Nam” đã đúc kết ở trên với sách và quy trình cuối bài
Tiến sĩ Lê Vinh Thảo kể lại “Những tâm sự sâu kín về Lúa Việt tới Cu Ba”. Anh viết:

“Dự án “Việt Nam – Cuba về phát triển lúa quy mô hộ gia đình 2002- 2023” với mục tiêu giúp Cuba tự túc lương thực, hạn chế nhập khấu thóc gạo. với khoản tài chính hơn 60 triệu USD, dự án đã nghiên cứu thận trọng kỉ thuật trồng lúa Việt Nam trên đất Cuba anh em đã được lãnh đạo Viện KHKTNNVN, Bộ NNPTNT và Viện KHNNVN chỉ đạo thực hiện. Lê Thảo cùng Aleman Manfarol và Jorge Hernandez là những người bạn tâm huyết đề xuất và thực hiện từ những năm 2001- 2015. Trải qua gần 20 năm, người Cuba đã biết lồng đất, gieo mạ, cấy lúa, gieo thẳng, gặt lúa và sản xuất gạo trong điều kiện thiếu phân, thiếu máy móc, thiếu thuốc phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại. Hàng trăm cán bộ Cuba đã sang học tập kinh nghiệm sản xuất, tạo giống của người nông dân và cán bộ trồng lúa Việt Nam. Dự án pha 1 (2002- 2004), pha 2 (2003-2005), pha 3 (2006-2009), pha 4 (2011-2015) và pha 5 (2019-2023) đang triển khai. Dự án trồng lúa quy mô hộ gia đình đã góp phần nâng cao tình hữu nghị giữa hai Đảng, hai dân tộc trong những năm qua. Cái chuyện “Cuba canh để người anh em Việt Nam ngon giấc ngủ” trong công cuộc chống Mỹ cứu nước có phần vơi đi cảm nhận xúc động tình anh em đồng chí trong suy nghĩ thầm kín trong tôi khi dự án này được chính phủ hai nước đánh giá cao trong những năm qua. Các giống lúa Thảo cẩm 5, Thảo cẩm 9, N98, Tân ưu 98, HT18… đã được các bạn Cuba nghiên cứu thử nghiệm tại Viện cây có hạt trong năm 2018. Hy vọng những giống mới thích ứng với điều kiện khí hậu và đất trồng của đất nước Cuba anh em. Lê Thảo cám ơn Viện Cơ điện, Viện Ngô, Cục Trồng trọt, các bạn chuyên gia … luôn đồng hành để Lê Thảo hoàn thành nhiệm vụ trong những ngày tháng tham gia Dự án. Bộ NN Cuba và các đơn vị liên quan phía Cuba đã ghi nhận sự đóng góp của Lê Thảo thông qua các bằng & giấy khen.”

Tôi thực sự tin tưởng vào kết quả dự án sẽ sẽ hướng tới thành công vì tầm nhìn định hướng kế hoạch thật chu đáo cụ thể. Các giống lúa Thảo cẩm 5, Thảo cẩm 9, N98, Tân ưu 98, HT18… đã được các bạn Cuba nghiên cứu thử nghiệm tại Viện cây có hạt trong năm 2018. Hy vọng sẽ thích ứng với điều kiện khí hậu và đất trồng của đất nước Cuba anh em. Tôi có những niềm tin thân thiết giữa những người bạn.

Nhìn hai cặp đôi hoàn hảo Phạm Xuân Liêm với Lê Thảo:
Đi xe máy
Về gần nhà
Lại la cà
Làm vài vại…
Tôi thật nhớ bạn. Phạm Xuân Liêm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Lê Xuân Đính, Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Nguyễn Thị Bồng, Phạm Huy Trung, … Chúng tôi đều cùng một lớp. Những thế hệ mới đang tiếp nối chúng tôi gắn bó với ruồng đồng. Tôi lắng đọng sâu sắc “Sách hướng dẫn kỹ thuật lúa” và bài thơ “Một niềm tin thắp lửa”:

SÁCH HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT
Cuốn sách nhỏ “Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa tại Venezuela theo kinh nghiệm canh tác lúa của Việt Nam” in bằng 2 thứ tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt là tài liệu cho Hội nghị đầu bờ đánh giá mô hình sản xuất lúa theo kỹ thuật Việt Nam tại Bang Guarico (19/10/2018). Cuốn sách cũng giới thiệu 5 giống lúa Việt Nam tuyển chọn, như một tài liệu chuyển giao kỹ thuật cho người trồng lúa Venezuela.
Chúng tôi – những người biên soạn (Phạm Xuân Liêm, Nguyễn Xuân Dũng, Vũ Tiết Sơn và Đoàn Văn Thành) cảm ơn rất nhiều các bạn Vũ Trọng Đại, Nguyễn Danh Quân, Trần Quang Chiểu, Nguyễn Văn Tạo và Maria Fernanda Sandoval Cabrera đã tham gia nội dung cho cuốn sách; Cảm ơn các bạn Trịnh Công Anh và Paolo José Anbreu Cortez đã tham gia biên dịch sách; Cảm ơn các thành viên khác của Đoàn chuyên gia Việt Nam và các bạn đồng nghiệp Venezuela đã đóng góp rất nhiều hình ảnh cho nội dung cuốn sách được phong phú. (PXL, Guarico, VE, tháng 10/2018).
VIDEO LÚA VIỆT TẠI VENEZUELA
Anh Vũ Tiết Sơn-Phó trưởng Đoàn chuyên gia Việt Nam- Dự án lúa Venezuela đã dày công ghi lại những hình ảnh hoạt động của Đoàn chuyên gia ngay từ buổi đầu khó khăn nhất, thiếu phân bón, nước tưới, thuốc trừ sâu, nhân công … tưởng chừng không thể vượt qua, và quá trình lao động vất vả nhưng đầy quyết tâm của Đoàn để có được “Cánh đồng lúa Việt Nam tại Venezuela” trước sự thán phục của Bạn.
Trân trọng chia sẻ video-món quà tinh thần mà anh Sơn dành tặng anh em trong Đoàn và những người bạn Venezue đến với những người quan tâm đến Dự án. (PXL, Trưởng Đoàn CG Việt Nam, Calabozo, Guarico, VE. 29/10/2018)
Cánh đồng lúa Việt Nam tại Venezuela
https://www.facebook.com/vu.tietson/videos/180546912854048/
Chúng ta yêu thích theo dõi và tiếp nối lan tỏa câu chuyện của tiến sĩ Phạm Xuân Liêm và các đồng nghiệp chuyên gia Việt Nam mang lúa Việt tới Venezuela. Các ban xa Tổ Quốc, hẵn nhớ Sơn Nam ông già Nam Bộ có câu thơ : “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê…“.
Chúc mừng lúa Việt tới Venezuela.




MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim
Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !
Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.
Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.
Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.
Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày
Video yêu thích
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter