Chuyển đổi số Quốc gia

CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA

#htn #vietnamxahoihoc Chuyển đổi số quốc gia là một trong những lĩnh vực nổi bật của xã hội Việt Nam ngày nay Thông điệp từ Việt Nam về chuyển đổi số: Ngày 26/ 01/ 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 127/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia về phát triển Trí tuệ nhân tạo đến 2030. Chiều 23/ 8/ 2021, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu quan trọng tại Chương trình Đại hội đồng AIPA- 42, về chủ đề “Phát triển quan hệ hợp tác nghị viện trong lĩnh vực kỹ thuật số bao trùm hướng tới Cộng đồng ASEAN năm 2025”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-doi-so-quoc-gia

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ (ảnh) đã có bài phát biểu quan trọng tại Chương trình Đại hội đồng AIPA-42 Thưa Ngài Pehin Dato Abdul Rahman Taib, Chủ tịch Hạ viện Hội đồng Lập pháp Vương quốc Brunei Darussalam, Chủ tịch Đại hội đồng AIPA-42, Thưa các vị Chủ tịch, các vị Trưởng đoàn Nghị viện thành viên, Nghị viện quan sát viên AIPA, Thưa các Quý vị đại biểu,

Thay mặt Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tôi xin gửi lời chào trân trọng nhất đến Ngài Chủ tịch AIPA, các vị Chủ tịch, Phó Chủ tịch Nghị viện thành viên AIPA, các Nghị viện Quan sát viên, Tổng thư ký AIPA, Tổng thư ký ASEAN và các vị đại biểu tham dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 42. Nhân dịp bước sang Năm mới của Người Hồi giáo, tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến Ngài Chủ tịch AIPA, Vương quốc Brunei Darussalam và các bạn bè Hồi giáo trong ASEAN. Cảm ơn nỗ lực và chuẩn bị tích cực của Hội đồng Lập pháp Brunei Darussalam để tổ chức Đại hội đồng AIPA-42 theo hình thức trực tuyến.

Thưa toàn thể Quý vị,

Hơn một năm qua, thế giới và khu vực ASEAN tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức to lớn của đại dịch Covid-19, gây ra những tổn thất về người và nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, tác động mạnh nghiêm trọng tới tăng trưởng kinh tế, làm trầm trọng hơn bất bình đẳng xã hội, trong đó có bất bình đẳng về kỹ thuật số và an sinh, phúc lợi xã hội của người dân. Hơn bao giờ hết, đại dịch Covid-19 đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với các quốc gia cần đổi mới quản trị đất nước, điều chỉnh chính sách và những mực tiêu phát triển, trong đó có yêu cầu về chuyển đổi kỹ thuật số, xây dựng nền kinh tế số nhằm kịp thời ứng phó với đại dịch, duy trì phát triển kinh tế-xã hội ổn định.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 cùng với chuyển động khó lường của môi trường địa chính trị khu vực và quốc tế, chúng ta vui mừng nhận thấy Cộng đồng ASEAN tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, năng lực tự cường, bản lĩnh vững vàng và vai trò trung tâm của mình, đã hành động kịp thời, chung tay ứng phó đại dịch ngay từ khi mới bùng phát. Càng qua sóng gió, bản sắc của Cộng đồng, tình cảm tương thân, tương ái giữa các quốc gia thành viên và người dân càng được củng cố và bồi đắp. Thông qua các sáng kiến lập Quỹ ứng phó Covid-19, Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp, lập Quy trình chuẩn ứng phó dịch bệnh, đặc biệt là việc triển khai Kế hoạch chung của ASEAN mua vắc-xin hỗ trợ người dân và thúc đẩy năng lực tự cường về vắc xin ở khu vực, các nước ASEAN đã và đang tích cực phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao khả năng ứng phó chủ động của từng quốc gia, hỗ trợ lẫn nhau từng bước đẩy lùi dịch bệnh. Với cách tiếp cận toàn diện, song song với kiểm soát đại dịch, ASEAN đang đẩy mạnh các biện pháp theo Khung phục hồi tổng thể ASEAN, trong đó, đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, đổi mới mô hình phát triển được xem là đòn bẩy để sớm khôi phục đà tăng trưởng bền vững.

Đại dịch Covid-19 cũng là chất xúc tác để ASEAN tăng cường số hóa nền kinh tế, thích ứng và tận dụng hiệu quả Cách mạng công nghiệp 4.0, thu hẹp khoảng cách về số và đảm bảo bình đẳng số trong khu vực. Tôi hoan nghênh Hội nghị Bộ trưởng số của ASEAN nhóm họp tháng 01/2021 đã thông qua Kế hoạch tổng thể về Số của ASEAN đến năm 2025; ủng hộ nỗ lực thông qua và sớm đưa vào triển khai Chiến lược về Cách mạng công nghiệp 4.0 của ASEAN nhằm tạo lập một Cộng đồng ASEAN đổi mới, sáng tạo, nâng cao sức cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới.

Thưa Quý vị,

Với tinh thần Chủ đề của Đại hội đồng AIPA-42 tập trung thúc đẩy hợp tác nghị viện trong lĩnh vực số, để phát huy hơn nữa vai trò quan trọng của AIPA và các Nghị viện thành viên đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo tăng trưởng ổn định, phục hồi bền vững của ASEAN, tiếp tục là hạt nhân đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở khu vực, tôi xin chia sẻ một số ý kiến sau:

Một là, các Nghị viện thành viên AIPA cần tích cực hỗ trợ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, gỡ bỏ các rào cản, tạo điều kiện thực thi chính sách chuyển đổi số, góp phần hoàn thiện Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến của Chính phủ, Quốc hội, tăng cường tiếp cận bình đẳng các dịch vụ số của người dân và doanh nghiệp, đẩy mạnh phổ cập số đối với các đối tượng yếu thế, cung cấp dịch vụ số công bằng, bình đẳng, phù hợp với mức thu nhập của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.

Hai là, cần tích cực thúc đẩy và ủng hộ Chính phủ các nước ASEAN triển khai các chương trình, kế hoạch và chiến lược về số trong ASEAN, cũng như tăng cường hợp tác với các đối tác, các tổ chức quốc tế để đẩy mạnh kết nối hạ tầng kỹ thuật số, bảo đảm hệ sinh thái kỹ thuật số bao trùm, rút ngắn khoảng cách số. Tôi xin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường kết nối số, thu hẹp khoảng cách số giữa các quốc gia, các vùng, miền nhằm đảm bảo phát triển đồng đều, bền vững trong ASEAN. Đề nghị AIPA tích cực hỗ trợ Chính phủ các nước ASEAN đẩy mạnh triển khai các nội dung liên quan thúc đẩy kết nối số, phổ cập số ở các khu vực kém phát triển, trong đó có các tiểu vùng của ASEAN, trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025, Kế hoạch công tác thực hiện Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) giai đoạn IV.

Ba là, cần khuyến khích các nguồn lực xã hội để phát triển hệ sinh thái số thông qua hình thức hợp tác công-tư, tạo môi trường vườn ươm doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp số, doanh nghiệp khởi nghiệp số. Đặc biệt, cần tạo điều kiện lồng ghép triển khai Khung phục hồi tổng thể ASEAN vào các kế hoạch của từng quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số nhằm ổn định và phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Bốn là, tăng cường các chính sách và khung pháp lý, ủng hộ các sáng kiến trong khuôn khổ các kênh hợp tác của ASEAN cũng như với các đối tác về đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin, dữ liệu, tạo lập niềm tin trong không gian số. Hạ tầng số hiện đại cùng với niềm tin số sẽ tạo ra một không gian mới rộng mở cho sự phát triển nhanh và bền vững của các nước ASEAN.

Năm là, trước diễn biến phức tạp hiện nay của đại dịch Covid-19, tôi kêu gọi tinh thần đoàn kết, trách nhiệm chung của AIPA trong hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, nhất là việc ứng dụng khoa học, công nghệ để kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19; đề nghị tăng cường hợp tác nội khối và với các đối tác trong nghiên cứu, phát triển và chia sẻ công bằng vắc-xin, thuốc và trang thiết bị phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tôi cũng đề nghị Nghị viện các nước trao quyền nhiều hơn cho các Chính phủ để chủ động, linh hoạt ứng phó hiệu quả với dịch bệnh, giảm thiểu các thiệt hại và mau chóng phục hồi kinh tế, xã hội sau đại dịch Covid-19 (như Quốc hội Việt Nam, khóa XV đã thực hiện trong kỳ họp đầu tiên vào tháng 7 vừa qua).      

Thưa Quý vị,

Mọi nỗ lực phục hồi và phát triển của các quốc gia sẽ không thể thiếu điều kiện tiên quyết, đó là môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. Tôi hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ các nước ASEAN thời gian qua, với sự đồng hành và ủng hộ tích cực của các Nghị viện thành viên AIPA trong việc duy trì và thúc đẩy các tiến trình đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin, đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các nguy cơ gây bất ổn, qua đó, góp phần gìn giữ hòa bình, an ninh và ổn định bền vững ở khu vực, trong đó có Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình thực hiện DOC và sớm đàm phán đề ký kết COC.

Thưa Ngài Chủ tịch và các Quý vị,

Vượt qua mọi khó khăn của đại dịch Covid-19, Việt Nam đã tổ chức rất thành công Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp. Quốc hội Việt Nam vừa bắt đầu nhiệm kỳ mới, đang nỗ lực không ngừng tự đổi mới, tự hoàn thiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nhằm góp phần đưa Việt Nam đạt mục tiêu đến năm 2030 (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam) là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Quốc hội Việt Nam cam kết tiếp tục là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của AIPA, vì sự phát triển của ngoại giao nghị viện và quyền lợi của mọi người dân trong ASEAN.

Nhân dịp này, xin chúc Ngài Chủ tịch và các Quý vị đại biểu sức khỏe, thành công trên cương vị cao cả của mình, cùng đồng hành với Chính phủ và người dân vượt qua mọi khó khăn, thách thức để xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh và thịnh vượng.

Tôi tin tưởng rằng, dưới sự chủ trì của Ngài Chủ tịch, sự tham gia tích cực của các Quý vị đại biểu, Đại hội đồng AIPA-42 sẽ thành công tốt đẹp!

Xin trân trọng cảm ơn!

Chiến lược quốc gia về phát triển Trí tuệ nhân tạo đến 2030

Ngày 26/01/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 127/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (TTNT) đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030:

– Đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam

+ Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT.

+ Xây dựng được 10 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực…

+ Phát triển được 03 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao…

– Việt Nam là trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT mạnh

+ Hình thành được 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT;

+ Có ít nhất 01 đại diện nằm trong bảng xếp hạng nhóm 20 cơ sở nghiên cứu và đào tạo về TTNT dẫn đầu trong khu vực ASEAN…

– Góp phần đẩy mạnh xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững…

Xem chi tiết mục tiêu tại Quyết định 127/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chuyển đổi số Quốc Gia là mục 3.3 thuộc bài 3 Ngành nghề ở Việt Nam trong môn học Xã hội Việt Nam. Bài 3 có 5 tiểu mục: 3.1 Minh triết Hồ Chí Minh; 3.2 Ngành nghề Việt Nam ngày nay;;3.3 Chuyển đổi số Quốc Gia; 3.4 Việt Nam tâm thế mới; 3.5 Việt Nam học tinh hoa.

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt NamDư luận quốc tế Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.

Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính Trị Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Bộ Chinh trị ban hành Ngày 13/01/2020, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn 116-HD/BTGTW triển khai thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (4.0).

Nghị quyết số 50/NQ-CP của Chính phủ
May 20, 2021 — Nghị quyết số 50/NQ-CP của Chính phủ : Về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII …

DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN


TS. Nguyễn Vân Anh
Sở KH&CN Bà Rịa – Vũng Tàu
Nguyễn Hồng Hà
Vụ Phát triển KH&CN Địa phương, Bộ KH&CN
ThS. Lê Vũ Toàn
Trường Quản lý KH&CN, Bộ KH&CN

Nguồn: JSTPM Tập 3, Số 3, 2014

Tóm tắt:
Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta đặt ra và quyết tâm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, việc phát triển doanh nghiệp KH&CN ở nước ta còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Bài viết nêu tổng quan tình hình phát triển doanh nghiệp KH&CN trong bối cảnh hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của loại hình doanh nghiệp đặc thù này ở nước ta trong thời gian tới.
Từ khóa: Doanh nghiệp KH&CN; Doanh nghiệp spin-off; Doanh nghiệp start-up.
Mã số: 14082501

1. Khái niệm và điều kiện cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Doanh nghiệp KH&CN xuất hiện trên thế giới từ khoảng giữa Thế kỷ XX, xuất phát từ mô hình spin-off (doanh nghiệp khởi nguồn) và start-up (doanh nghiệp khởi nghiệp) được hình thành ở các nước công nghiệp phát triển. Doanh nghiệp spin-off được khởi nguồn từ trường đại học (tách ra hoạt động độc lập từ các trường đại học) và các cá nhân tạo ra các tài sản KH&CN tham gia vào quá trình quản lý của doanh nghiệp mới hình thành. Doanh nghiệp start-up chỉ sự khởi nghiệp của một doanh nghiệp mới hình thành trên nền tảng kết quả KH&CN [34, 35]. Mặc dù có sự khác nhau giữa doanh nghiệp spin-off và start-up, nhưng giữa chúng đều có đặc điểm chung là: (1) Khởi đầu một doanh nghiệp mới dựa trên kết quả KH&CN; (2) Doanh nghiệp có khả năng thực hiện đổi mới và thương mại hóa các kết quả KH&CN để sản xuất các loại sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu.

Để khuyến khích các doanh nghiệp spin-off, start-up phát triển, chính phủ các quốc gia trên thế giới đều có những chính sách hỗ trợ phát triển, như khuyến khích thành lập các Vườn ươm công nghệ, các trung tâm chuyển giao công nghệ, văn phòng cấp phép sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư thiên thần (angel fund) – quỹ đầu tư cá nhân,… [32, 34, 35] để hỗ trợ các doanh nghiệp KH&CN hình thànhvà phát triển.

Theo số liệu của Hiệp hội các trường đại học quản lý công nghệ Mỹ (AUTM), trong giai đoạn 1980-2000, Mỹ có 3.376 doanh nghiệp KH&CN (spin off) tại các trường đại học. Tốc độ gia tăng ngày càng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tại Anh, có 1.307 doanh nghiệp KH&CN tại các trường đại học trong năm 2007, bổ sung 219 doanh nghiệp KH&CN từ 163 trường đại học trong năm 2008. Tốc độ tăng hàng năm khoảng 70 doanh nghiệp KH&CN từ 102 trường đại học tại Vương quốc Anh [33].

Tại Việt Nam, thuật ngữ doanh nghiệp KH&CN được đề cập lần đầu tiên vào năm 1980, trong kết luận của Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX: “Từng bước chuyển các tổ chức KH&CN thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang cơ chế tự trang trải kinh phí, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp” [5]. Nhiệm vụ trên được cụ thể hóa trong Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ (Nghị định 115) quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập: “Các tổ chức KH&CN có thể lựa chọn hình thức chuyển đổi thành doanh nghiệp KH&CN” (Điều 4, Nghị định 115). Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 (Nghị định 80) và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 (Nghị định 96), trong đó có điều khoản nêu rõ khái niệm doanh nghiệp KH&CN:

“Doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D) thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật KH&CN. Hoạt động chính của doanh nghiệp là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả R&D do doanh nghiệp được quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp; thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.

Doanh nghiệp KH&CN thực hiện sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật” (Điều 1.2, Điều 2, Nghị định 80; Điều 2, Nghị định 96). Năm 2013, quy định về doanh nghiệp KH&CN được đề cập trong văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn, đó là Luật KH&CN [1]. Tuy nhiên, hiện nay Luật KH&CN chưa thể áp dụng toàn diện vì còn thiếu văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều kiện để công nhận doanh nghiệp KH&CN được quy định cụ thể tạiThông tư liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV của liên Bộ KH&CN, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ ban hành ngày 10/9/2012 (Thông tư 17): “Đối tượng thành lập doanh nghiệp KH&CN hoàn thành việc ươm tạo và làm chủ công nghệ từ kết quả KH&CN được sở hữu, sử dụng hợp pháp hoặc sở hữu hợp pháp công nghệ để trực tiếp sản xuất thuộc các lĩnh vực: 68 Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam:

(1) Công nghệ thông tin – truyền thông, đặc biệt là công nghệ phần mềm tin học; (2) Công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản, y tế; (3) Công nghệ tự động hóa; (4) Công nghệ vật liệu mới, đặc biệt là công nghệ nano; (5) Công nghệ bảo vệ môi trường; (6) Công nghệ năng lượng mới; (7) Công nghệ vũ trụ và một số công nghệ khác do Bộ KH&CN quy định; chuyển giao công nghệ hoặc trực tiếp sản xuất trên cơ sở công nghệ đã ươm tạo và làm chủ hay sở hữu hợp pháp công nghệ theo quy định của pháp luật theo các lĩnh vực đã nói ở trên” (Điều 1.2, Thông tư 17). Như vậy quan điểm về doanh nghiệp KH&CN được quy định bởi pháp luật Việt Nam tương đối phù hợp quan điểm về doanh nghiệp KH&CN hiện nay trên thế giới. Sự phù hợp được đánh giá mang tính chất “tương đối” vì cùng thống nhất ở những điểm sau: (1) Mô hình tổ chức đều phải là doanh nghiệp; (2) Doanh nghiệp đó có khả năng thực hiện đổi mới; (3) Sản xuất, kinh doanh dựa trên kết quả KH&CN. Tuy nhiên, quan điểm của thế giới về doanh nghiệp KH&CN, là doanh nghiệp phải “thành lập mới (khởi nguồn, khởi nghiệp)”, còn tại Việt Nam, yếu tố này không được đề cập. Quan điểm này là phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế tại Việt Nam. Bởi việc hình thành các doanh nghiệp mới từ kết quả KH&CN gặp rất nhiều rủi ro, đòi hỏi người quản lý, điều hành doanh nghiệp vừa phải có kiến thức quản lý, kinh nghiệm thực tiễn điều hành doanh nghiệp, vừa phải có kiến thức khác liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, kiến thức chuyên môn kỹ thuật để tiếp nhận và đưa công nghệ mới vào vận hành khai thác, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tại các nước tiên tiến trên thế giới, có cả hệ thống trợ giúp ươm tạo công nghệ (vốn, kỹ thuật, quản lý, thương mại,…) để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp (spin-off), khởi nguồn (start-up) phát triển. Trong khi đó, tại Việt Nam, các doanh nghiệp KH&CN hầu như đều đang tự xoay xở, phải dựa rất nhiều và tiềm lực của các doanh nghiệp thực tế đang hoạt động, để hỗ trợ tốt cho các kết quả KH&CN được ứng dụng vào thực tiễn.

Trong thời điểm hiện nay, với các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị áp dụng hiện tại (Nghị định 80, Nghị định 96; Thông tư 06, Thông tư 17), chúng ta thấy rằng: phạm vi “khái niệm doanh nghiệp KH&CN” rộng hơn “điều kiện thành lập doanh nghiệp KH&CN”. Sự “rộng” hơn này liên quan đến thuật ngữ “kết quả KH&CN”. Điều kiện cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN nêu tại Điều 1.2, Thông tư 17 chỉ chấp nhận “kết quả KH&CN” của 7 lĩnh vực: (1) Công nghệ thông tin – truyền thông; (2) Công nghệ sinh học; (3) Công nghệ tự động hóa; (4) Công nghệ vật liệu mới; (5) Công nghệ bảo vệ môi trường; (6) Công nghệ năng lượng mới; (7) Công nghệ vũ trụ và một số công nghệ khác do Bộ KH&CN quy định. Như vậy, sự hạn chế này đã tước đi cơ hội được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khác có “kết quả KH&CN” nằm ngoài 7 lĩnh vực nêu trên. Chẳng hạn như tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, một cá nhân đã tự đầu tư nghiên cứu sáng tạo ra “xe lu ruộng muối”. Giải pháp “xe lu ruộng muối” có tính mới, tính sáng tạo, khả năng ứng dụng rất cao. Giải pháp này đã đạt giải nhất hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2013. Chủ sở hữu của giải pháp này đã thành lập doanh nghiệp và sản xuất “xe lu ruộng muối” để cung cấp cho các diêm dân trong và ngoài Tỉnh. Tuy nhiên, giải pháp “xe lu ruộng muối “ của doanh nghiệp mới thành lập là kết quả R&D thuộc lĩnh vực cơ khí, nên chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN theo quy định hiện hành. Đối chiếu với quy định mới về doanh nghiệp KH&CN của Luật KH&CN năm 2013 (Điều 58.1, 58.2), thấy rằng sự hạn chế trên đã được khắc phục. Đây là một điểm mới, tiến bộ của Luật KH&CN. Nhưng với quy định doanh nghiệp KH&CN phải đáp ứng điều kiện: “Doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá hình thành từ kết quả R&D đạt tỷ lệ theo quy định” (Điều 58.2.c, Luật KH&CN năm 2013) sẽ lại hình thành một rào cản mới đối với các doanh nghiệp mong muốn đứng vào hàng ngũ doanh nghiệp KH&CN được Nhà nước thừa nhận, nhất là các doanh nghiệp thành lập mới, được hình thành từ kết quả R&D. Theo quan điểm của tác giả, không nên đưa điều kiện “doanh thu kết quả R&D đạt tỷ lệ theo quy định” vào điều kiện cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, nên đưa điều khoản này về quy định hưởng ưu đãi thuế như Thông tư Liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008, Thông tư 17 hiện hành. Bởi quá trình kinh doanh, không phải bao giờ doanh nghiệp cũng đảm bảo doanh thu như mong muốn, nhất là sản phẩm mới hình thành bao giờ cũng tiềm ẩn những rủi ro, phải mất một thời gian mới được thị trường đón nhận rộng rãi. Một số sản phẩm mới, phải được cơ quan quản lý chức năng ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành phù hợp mới được phép lưu hành.

2. Thực trạng về doanh nghiệp khoa học và công nghệ
2.1. Thực trạng


Số lượng các doanh nghiệp KH&CN được công bố tại Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng chưa thống nhất, có sự chênh lệch rất lớn liên quan đến các khái niệm “doanh nghiệp KH&CN”, “doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN”. Cụ thể: tác giả Phạm Văn Diễn [27] cho rằng “Đến năm 2011, Việt Nam có khoảng 2.000 doanh nghiệp KH&CN”; Phạm Đức Nghiệm [28]: “Đến tháng 10/2013, Việt Nam có khoảng 2.000 doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KH&CN”; Trần Văn Đích [30]: “Đến năm 2013, cả nước hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp theo mô hình doanh nghiệp KH&CN trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giống cây – con, công nghệ chế biến sau thu hoạch, cơ khí tự động hóa, điện tử, tin học, y tế dược,… Cho đến nay, đã công nhận được 123 doanh nghiệp KH&CN và khoảng 40 hồ sơ đăng ký đã hoàn thiện và đang chờ cấp”; Theo Phạm Hồng Quất [29]: “Đến nay (2014), các Sở KH&CN các địa phương đã cấp trên 100 giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN và đang thẩm định hàng trăm hồ sơ của các doanh nghiệp”. Còn theo con số chính thức trong báo cáo của Bộ KH&C năm 2013 [15]: “Tính đến hết tháng 6/2013, có trên 65 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN”. Một trong những nguyên nhân của việc có sự chênh lệch các con số này, liên quan đến sự chưa đồng nhất giữa “khái niệm doanh nghiệp KH&CN” và “điều kiện cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN” mà bài viết đã đề cập ở trên. Biết rằng, quy định hiện nay về điều kiện cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN là chưa phù hợp, nhưng việc công bố các con số quá lớn đi kèm với các thuật ngữ “doanh nghiệp KH&CN”, hay “doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KH&CN” so với con số thực cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN như vậy, có điều gì đó chưa ổn, vì khó kiểm chứng, sẽ mang đến cách hiểu hết sức “tù mù”, thiếu độ tin cậy. Nhất là tình hình báo cáo thống kê KH&CN Việt Nam đang có những bất ổn về mặt số liệu. Không phải năm nào Việt Nam cũng có thể tổ chức điều tra tất cả các doanh nghiệp trong cả nước chỉ để xác định doanh nghiệp KH&CN. Mặt khác, là người tham gia trực tiếp công tác quản lý nhà nước liên quan đến doanh nghiệp KH&CN tại địa phương, tác giả thấy rằng, hàng năm, các Sở KH&CN chỉ thực hiện báo cáo con số thống kê về số lượng doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN và số lượng hồ sơ đang xem xét cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, chưa từng tham gia thực hiện báo cáo thống kê “doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KH&CN” từ bất cứ cơ quan chuyên môn nào của Bộ KH&CN. Do vậy, con số “2.000 doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KH&CN”, mà các tác giả [28, 30] công bố chắc chắn sẽ chưa đầy đủ, vì ít nhất chưa có số liệu thống kê từ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hiện nay, cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước liên quan đến doanh nghiệp KH&CN tại Bộ KH&CN do rất nhiều đơn vị phụ trách: Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN; Vụ Phát triển KH&CN địa phương; Ban quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc; Vụ Công nghệ cao; Văn phòng Chứng nhận hoạt động công nghệ cao; Vụ Tổ chức cán bộ (triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN theo Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm). Tuy nhiên, Cục Phát triển Thị trường và doanh nghiệp KH&CN (sau đây gọi tắt là Cục) là cơ quan quản lý nhà nước về phát triển thị trường công nghệ và hỗ trợ hình thành, phát triển doanh nghiệp KH&CN lại không trực tiếp tham gia cấp phép thành lập các doanh nghiệp KH&CN, mà chỉ tổng hợp số liệu doanh nghiệp được cấp giấychứng nhận doanh nghiệp KH&CN từ các Sở KH&CN địa phương. Theo quan điểm của tác giả bài viết, doanh nghiệp sẽ lập tức làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, nếu xét thấy điều đó có lợi,làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mặt khác, số liệu thống kê phải có khả năng kiểm chứng.

Trong điều kiện bối cảnh số liệu thống kê KH&CN hiện nay tại Việt Nam, kể từ đây bài viết sẽ đề cập về “doanh nghiệp KH&CN” hiểu theo theo góc độ “doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN”. Mặt khác, nếu như doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận với hình thức có giá trị tương đương với việc cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN (thỏa mãn điều kiện được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN) thì sẽ được coi là doanh nghiệp KH&CN. Như vậy, sẽ có một câu hỏi cần thiết đặt ra là: “Phải chăng hiện nay (tháng 9/2014), chúng ta mới có 123 doanh nghiệp KH&CN và năm 2009 là năm đầu tiên Việt Nam có doanh nghiệp KH&CN?” [30].

Để giải đáp câu hỏi này, ngược trở lại thời điểm lần đầu tiên Việt Nam hình thành và đưa vào hoạt động Khu công viên phần mềm Quang Trung tại Thành phố Hồ Chí Minh (2001), và các văn bản pháp lý liên quan đến KH&CN, chúng ta sẽ thấy rằng, con số doanh nghiệp KH&CN tại Việt Nam sẽ lớn hơn và thời gian ra đời sớm hơn con số được công bố [30] rất nhiều. Điều này liên quan đến khái niệm công nghệ cao và Luật Công nghệ cao của Việt Nam. Khi trao đổi về vấn đề này, tác giả nhận được nhiều ý kiến khác nhau từ giới quản lý KH&CN (bao gồm cả trung ương và địa phương).

Tác giả bài viết cho rằng, cần thiết phải bổ sung số lượng các doanh nghiệp công nghệ cao (CNC) tại các khu CNC (trong đó bao gồm khu CNC, khu nông nghiệp CNC, khu công nghệ thông tin tập trung hay công viên phần mềm) theo quy định của Luật CNC [2], Luật Công nghệ thông tin [3]; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm CNC, doanh nghiệp CNC nằm ngoài các khu CNC do Bộ KH&CN cấp giấy chứng nhận theo quy định của Thông tư số 32/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 (Thông tư 32), vào số liệu thống kê doanh nghiệp KH&CN. Bởi các lý do sau: (1) “CNC” là một loại hình công nghệ đặc thù, nhưng khái niệm này hoàn toàn nằm trong tập hợp thuộc khái niệm “KH&CN” nói chung; (2) Khu CNC là “Nơi tập trung, liên kết hoạt động R&D, ứng dụng CNC; ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC; đào tạo nhân lực CNC; sản xuất và kinh doanh sản phẩm CNC, cung ứng dịch vụ CNC” (Điều 31.1, Luật CNC); (3) “Doanh nghiệp CNC là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNC, cung ứng dịch vụ CNC, có hoạt động R&D CNC” (Điều 3.4, Luật CNC); (4) Dự án CNC là dự án có một trong những điều kiện cần phải thỏa mãn “Sử dụng kết quả R&D để đổi mới công nghệ, đổi mới và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm góp phần hiện đại hóa hoặc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới tại Việt Nam” (Điều 2.1.b, Thông tư số 32/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011). Theo quy định tại Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ, các lĩnh vực CNC, sản phẩm CNC được ưu tiên phát triển hiện nay đều thuộc 7 lĩnh vực mà Thông tư 17 quy định.

Với các quy định của pháp luật như đã đề cập thì doanh nghiệp CNC (trong và ngoài khu CNC), doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm CNC đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định đối với doanh nghiệp KH&CN. Quan điểm này cũng phù hợp với quan điểm của một số tác giả trong nước như: Nguyễn Quân, 2006 [21]; Vũ Cao Đàm, 2006 [23]; Nguyễn Thị Minh Nga, 2006 [24]; Bạch Tân Sinh, 2005 [22], 2006 [17]; Nguyễn Văn Phú, 2006 [26]; Nguyễn Thị Minh Nga, Hoàng Văn Tuyên, 2006 [25]; Hoàng Văn Tuyên, 2005 [18],… về việc coi các doanh nghiệp CNC, doanh nghiệp thuộc các khu CNC – công viên KH&CN là các doanh nghiệp KH&CN

Từ những luận giải ở trên cho thấy, các doanh nghiệp KH&CN là các doanh nghiệp không chỉ do các Sở KH&CN cấp giấy chứng nhận (doanh nghiệp KH&CN) mà còn tồn tại ở các hình thức khác là: (1) Được Bộ KH&CN cấp giấy chứng nhận (doanh nghiệp CNC, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm CNC – nằm ngoài các khu CNC); (2) Được các khu CNC cấp phép cho vào hoạt động trong các khu CNC. Việc các doanh nghiệp hoạt động trong các khu CNC không làm thủ tục xin chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN (tại các Sở KH&CN) hay doanh nghiệp CNC (Bộ KH&CN) vì doanh nghiệp đã được hưởng các ưu đãi từ các khu CNC, và ưu đãi khuyến khích đầu tư theo Luật Đầu tư, Luật CNC và các luật khác liên quan..

Như vậy, ngoài 123 doanh nghiệp KH&CN như công bố hiện nay [30], phải được kể tới trên 400 doanh nghiệp CNC đang hoạt động tại các khu CNC hiện nay của Việt Nam (Khu công viên phần mềm Quang Trung Thành phố Hồ Chí Minh, Khu nông nghiệp CNC thành phố Hồ Chí Minh, Khu CNC Thành phố Hồ Chí Minh, Khu CNC Hòa Lạc,… theo quy định của Luật CNC, Luật Công nghệ thông tin; trên 20 doanh nghiệp được Bộ KH&CN cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp CNC, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm CNC – nằm ngoài các khu công nghiệp theo quy định của Thông tư 32. Theo thống kê của tác giả, hiện nay tổng cộng có trên 500 doanh nghiệp.

Cơ sở để hình thành các doanh nghiệp KH&CN là: (1) Tự đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D), hoặc phối hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học hợp tác nghiên cứu (ví dụ: Công ty Cổ phần Giống cây trồng Quảng Ninh, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương, Công ty Cổ phần Thoát nước đô thị BUSADCO,…); (2) Tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài để làm chủ công nghệ (Công ty Cổ phần Công nghệ Việt – Séc); (3) Thực hiện đầu tư vào Việt Nam theo Luật Đầu tư, Luật CNC, Luật Công nghệ thông tin hiện nay của Việt Nam.

Các doanh nghiệp KH&CN được hình thành chủ yếu từ 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung tiềm lực KH&CN mạnh của cả nước với hệ thống nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các khu CNC… Các doanh nghiệp KH&CN trong nước hiện nay chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau thuộc nhóm các ngành, lĩnh vực theo quy định hiện hành. Các doanh nghiệp KH&CN đều quan tâm đến việc xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả KH&CN và sản phẩm được tạo ra (ví dụ: Công ty TNHH Một thành viên Thương mại – Sản xuất – Xuất nhập khẩu Ngân Hà được cấp 12 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp phạm vi bảo hộ trong nước và quốc tế; Công ty KH&CN An Sinh Xanh được cấp 8 bằng độc quyền sáng chế trong nước và quốc tế; Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình đăng ký bảo hộ 15 giống cây trồng và hơn 30 nhãn hiệu).

Theo báo cáo của Bộ KH&CN năm 20131 [15]: “Doanh thu bình quân của doanh nghiệp KH&CN là 59,8 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân là 6,4 tỷ đồng.Bình quân thu nhập của cán bộ trong doanh nghiệp KH&CN là 5 triệu đồng/tháng, chưa kể một số doanh nghiệp có kết quả sản xuất, kinh doanh tốt thì thu nhập của cán bộ, nhân viên bình quân đạt trên 10 triệu đồng/tháng… Sản phẩm của nhiều doanh nghiệp KH&CN được thị trường trong và ngoài nước đánh giá cao. Một số doanh nghiệp KH&CN có sản phẩm được xuất khẩu chiếm 75-80% tổng sản lượng ra thị trường nước ngoài, được các tổ chức chứng nhận chất lượng quốc tế có uy tín cấp chứng chỉ công nhận có đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khó tính như châu Âu…”.

2.2. Ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Một trong những chiếc nôi để tạo nên các doanh nghiệp KH&CN là các vườn ươm doanh nghiệp KH&CN (Vườn ươm). Vườn ươm công nghệ phần mềm của Trung tâm công nghệ phần mềm thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là Vườn ươm doanh nghiệp KH&CN đầu tiên xuất hiện ởViệt Nam vào năm 2002. Tiếp sau đó là Vườn ươm CRC (2004) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn và Quản lý thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tuy nhiên, cho đến nay, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, cả hai Vườn ươm này đều không còn tồn tại. Ở nước ta, hiện chỉ có 11 Vườn ươm đang hoạt động, được hình thành từ năm 2007 trở lại đây. Cũng như các doanh nghiệp KH&CN, cơ bản các Vườn ươm tập trung tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các Vườn ươm hình thành tại Việt Nam đều nhận được tài trợ từ một trong những nguồn của Chính phủ hay tổ chức quốc tế. Ví dụ như: Bộ KH&CN, Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng thế giới, Microsoft, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Qualcomm và Hewlett-Packard, InWent (Cộng hòa Liên bang Đức),… Các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ cả kinh phí cũng như kinhnghiệm xây dựng và vận hành các Vườn ươm.

Các Vườn ươm là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ để các doanh nghiệp KH&CN được hình thành và phát triển. Các Vườn ươm hình thành, là một trong những địa chỉ hỗ trợ các nhà khoa học, các chủ sở hữu sáng chế làm quen với công việc kinh doanh để phát triển sản phẩm của chính mình, góp phần giải quyết những bất cập, yếu kém của các doanh nghiệp KH&CN khởi sự. Một số Vườn ươm cũng đã thành công trong việc hoàn thiện, thương mại hóa công nghệ góp phần nâng cao thương hiệu công nghệ Việt Nam. Nhiều công nghệ tại các Vườn ươm đã được thương mại hóa trên quy mô nhỏ và bước đầu tiếp cận thị trường như: Hệ thống tìm kiếm trực tuyến IZOMI, phần mềm EDOVE 2.0 quản lý và điều hành taxi, trường học trực tuyến, súp cao đạm (Vườn ươm CNC Hòa Lạc, Hà Nội); Nola – nước ép trái cây các loại, rau mầm của doanh nghiệp Phương Thành, Biome – cơ khí nông nghiệp, phân bón vi sinh của doanh nghiệp Nông Lâm Tiến (Vườn ươm Nông Lâm thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh)…

3. Một số rào cản đối với hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Việt Nam

Theo một số kết quả nghiên cứu, tại Hà Lan cứ 100 doanh nghiệp thì có từ 5 – 8 doanh nghiệp KH&CN (tương đương từ 5% – 8%) [31]. Trường đại học Stanford của Mỹ hiện có 1.000 doanh nghiệp KH&CN (spin-offs). Trung bình mỗi doanh nghiệp KH&CN của trường có 20 nhân viên.Tổng doanh thu của các doanh nghiệp KH&CN là 100 tỷ USD, xấp xỉ một nửa số doanh thu của Thung lũng Silicon của Mỹ [36]. Theo lý thuyết, mỗi bằng độc quyền sáng chế/ giải pháp hữu ích có thể chuyển giao quyền sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau để có thể hình thành các doanh nghiệp KH&CN. Trong khi đó, hiện nay tại Việt Nam có khoảng 421 trường đại học/ cao đẳng [19]. Cả nước có 375.000 doanh nghiệp đang hoạt động [20]. Tổng số bằng độc quyền sáng chế/ giải pháp hữu ích đã được cấp tại Việt Nam từ năm 1981 đến 2013 là 23.388 [16], nhưng chúng ta chỉ có trên 500 doanh nghiệp KH&CN. Như vậy, trong thời gian qua, mặc dù Nhà nước đã ban hành các văn bản, chính sách tạo điều kiện cho các doanh ghiệp KH&CN phát triển, như: các ưu đãi liên quan đến thuế, phí, lệ phí, tín dụng, sử dụng các dịch vụ KH&CN ( Xem thêm: Nguyễn Vân Anh (2013), “Một số cơ chế, chính sách hiện nay đối với doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ”, tạp chí Thông tin Khoa học Chính trị – Hành chính, Trung tâm Thông tin Khoa học, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, số 1 năm 2013.) nhưng đến nay, số lượng doanh nghiệp KH&CN, vườn ươm doanh nghiệp KH&CN của chúng ta còn quá ít so với tiềm năng phát triển. Chất lượng, dịch vụ tại các Vườn ươm hiện có còn hạn chế nên chưa thúc đẩy tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KH&CN hình thành và phát triển. Thực trạng này là do một số rào cản chủ yếu sau:

Một là, pháp luật liên quan đến doanh nghiệp KH&CN tại Việt Nam chưa đồng bộ với các Luật trong một số lĩnh vực có liên quan (ví dụ như Luật Đất đai), dẫn tới việc doanh nghiệp KH&CN chưa được hưởng ưu đãi theo quy định. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp KH&CN chưa được hưởng những ưu đãi liên quan đến quyền sử dụng đất, được thuê đất, cơ sở hạ tầng với mức giá thấp nhất theo khung giá của Nhà nước tại địa phương nơi doanh nghiệp KH&CN thuê, đặc biệt đối với các doanh nghiệp KH&CN nằm ngoài các khu CNC. Bên cạnh đó, chính sách thuế của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hiện còn một số điểm chưa hợp lý đối với việc khuyến khích phát triển doanh nghiệp KH&CN. Ví dụ, trong việc quy định áp dụng mức thuế nhập nguyên liệu cao hơn mức thuế sản phẩm nhập khẩu của một số mặt hàng mà đại đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa sản xuất được, khiến cho sản phẩm mà doanh nghiệp KH&CN đầu tư nghiên cứu và thực hiện sản xuất trong nước (chịu mức thuế cao do nhập nguyên liệu)phải cạnh tranh không bình đẳng với sản phẩm nhập khẩu (được áp dụng mức thuế suất rất thấp, thậm chí là 0%).

Hai là, thiếu các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách trong ngành, khiến các nội dung ưu đãi cũng chưa thể triển khai trong thực tiễn. Ví dụ, quy định liên quan đến kinh phí, hồ sơ để xác nhận đánh giá các kết quả KH&CN do doanh nghiệp tự đầu tư cho hoạt động R&D;việc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn của các vật liệu mới, công nghệ mới,.
..
Ba là, thị trường vốn ở nước ta chưa phát triển, đặc biệt là việc hình thành và thu hút vốn đầu tư mạo hiểm. Thị trường chứng khoán mới chỉ xuất hiện giao dịch cổ phiếu của doanh nghiệp mà chưa có cổ phiếu công nghệ như các quốc gia phát triển, nên không huy động được vốn để đầu tư cho ươm tạo công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp KH&CN.

Bốn là, Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN [8] được ban hành cách đây đã hai năm, nhưng đến nay, Chương trình mới bắt đầu khởi động, vì phải chờ văn bản hướng dẫn. Bên cạnh đó, nội dung Chương trìnhcó một số điểm không phù hợp với nhu cầu và thực tiễn của hầu hết các địa phương, đặc biệt là các quy định liên quan đến hỗ trợ ươm tạo doanhnghiệp KH&CN.

Năm là, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tự đổi mới hạn chế trong khi Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách hiệu quả, tạo sự gắn kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tiếp nhận các kết quả KH&CN mới để hình thành các doanh nghiệp KH&CN. Qua đó, cũng giúp các nhà khoa học có kinh phí đầu tư cho hoạt động R&D.

Sáu là, việc thực thi Luật Sở hữu trí tuệ tại nhiều địa phương chưa nghiêm túc, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra tại nhiều nơi. Điều này cũng làm hạn chế việc thu hút đầu tư cho R&D tại Việt Nam. Hơn nữa, Luật KH&CN đưa ra quy định mới về doanh nghiệp KH&CN chưa phù hợp như đã phân tích, trong khi chưa ban hành văn bản hướng dẫn thi hành, vô tình hình thành nên một rào cản mới đối với việc hình thành và phát triển
doanh nghiệp KH&CN trong thời điểm hiện nay.

Bảy là, hiện nay Bộ KH&CN có quá nhiều cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về doanh nghiệp KH&CN, nhưng lại chưa có các biện pháp quyết liệt nhằm phát triển hệ thống doanh nghiệp KH&CN. Theo Nghị định 115, một trong những hướng phát triển cần thực hiện là chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm,hoặc chuyển sang thành lập các doanh nghiệp KH&CN, song việc thực hiện chuyển đổi này diễn ra rất chậm và không được kiểm soát. Mặt khác, các Vườn ươm doanh nghiệp KH&CN đang trong tình trạng thiếu nguồn chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp, nên chưa hỗ trợ kịp thời cho các “hạt giống” nảy mầm và phát triển.

4. Một số giải pháp phát triển

Để khắc phục các rào cản nhằm phát triển doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam, một số gợi ý chính sách được đề xuất, khuyến nghị như sau:

Thứ nhất, cần rà soát hệ thống luật pháp để hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo sự đồng bộ, đảm bảo tính thực thi, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp KH&CN hình thành và phát triển. Sớm ban hành văn bản liên quan đến các quy định về kinh phí, hồ sơ để xác nhận các kết quả KH&CN do doanh nghiệp tự đầu tư cho hoạt động R&D. Đây là một trong những điều kiện cần thiết để công nhận doanh nghiệp KH&CN.

Thứ hai, rà soát tổ chức lại hệ thống đơn vị quản lý nhà nước về doanh nghiệp KH&CN tại Bộ KH&CN, phân định chức năng nhiệm vụ cho rõ ràng và phù hợp. Đồng thời, thiết lập tổ chức đầu mối ở trung ương và địa phương với các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đảm bảo đủ điều kiện và năng lực giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp KH&CN. Tổ chức đầu mối cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm,hoặc chuyển sang thành lập các doanh nghiệp KH&CN theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, tổ chức đầu mối này còn giữ vai trò tích cực trong việc tạo ra các kết nối giữa doanh nghiệp, viện nghiên cứu/ trường đại học để hỗ trợ cho quá trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. Mặt khác, cần thiết phải có những nhìn nhận, đánh giá chính xác, khách quan về số lượng doanh nghiệp KH&CN hiện có để có giải pháp phát triển doanh nghiệp KH&CN đúng và phù hợp.

Thứ ba, sớm hình thành Quỹ đầu tư mạo hiểm theo Luật CNC, khuyến khích, thu hút các Quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nhằm hỗ trợ kịp thời cho quá trình đổi mới. Triển khai nghiên cứu thí điểm về loại hình cổ phiếu công nghệ, sớm đưa loại hình cổ phiếu này trở thành hàng hóa giao dịch trên thị trường, giúp hình thành nguồn vốn mới, tạo động lực cho sự phát triển.

Thứ tư, nghiên cứu, xây dựng mô hình ươm tạo doanh nghiệp KH&CN phù hợp với điều kiện của địa phương. Một trong những mô hình cần được xem xét là thiết lập vườn ươm doanh nghiệp KH&CN trong từng vùng để hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ mới trong vùng. Cải tiến những quy định tại Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 [8] cho phù hợp với nhu cầu và tình hình phát triển các Vườn ươm doanh nghiệp KH&CN.

Thứ năm, tăng cường thực hiện việc tuyên truyền các cơ chế, chính sách về doanh nghiệp KH&CN, sở hữu trí tuệ bằng nhiều hình thức và biện pháp, như thông qua các hội nghị tập huấn của các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN, thông qua sách báo, các phương tiện truyền thông, kiểm tra giám sát chặt chẽ và xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, từ đó tạo niềm tin cho các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư vào hoạt
động KH&CN.

Thứ sáu, sớm sửa đổi và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp KH&CN, theo hướng đơn giản thủ tục, đảm bảo tính khả thi và kế thừa được các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới về doanh nghiệp KH&CN.

Thứ bảy, nghiên cứu xây dựng chuyên ngành kinh tế và quản lý về H&CN trong các trường đại học, đặc biệt là tại các trường đại học kỹ thuật, công nghệ nhằm hình thành và phát triển đội ngũ chuyên gia chuyên ngành phù hợp liên quan đến ươm tạo công nghệ, đánh giá, định giá công nghệ, xúc tiến chuyển giao công nghệ, tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ,… Đảm bảo trang bị cho đội ngũ chuyên gia này các kiến thức và kỹ năng cần thiết về kỹ thuật – công nghệ, pháp luật (đặc biệt về sở hữu trí tuệ)và kinh tế để thực hiện hoạch định các chính sách KH&CN, tham gia điều hành, quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp KH&CN… phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:


1. Luật KH&CN số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013.
2. Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008
3. Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006.
4. Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
5. Kết luận số 14/KL-TW ngày 26/7/2002 Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IX).
6. Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của tổ chức KH&CN công lập.
7. Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 về doanh nghiệp KH&CN.
8. Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày
19/5/2007 về doanh nghiệp KH&CN;
9. Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm.
10. Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 25/7/2011 về việc phê duyệt phương hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015;
11. Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN
giai đoạn 2011 – 2020;
12. Thông tư Liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 10/9/2012 của liên Bộ
KH&CN, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư Liên tịch số
06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008;
13. Thông tư Liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 của liên Bộ
KH&CN, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/NĐ-CP.
14. Thông tư số 32/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 của Bộ KH&CN quy định về việc
xác định tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công
nghệ cao và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao;
15. Bộ KH&CN. (2013) Tài liệu Hội nghị Phát triển doanh nghiệp KH&CN. Hà Nội, tháng
11/2013;
16. Cục sở hữu trí tuệ. (2013) Báo cáo thường niên hoạt động sở hữu trí tuệ 2013. Hà Nội:
NXB Khoa học kỹ thuật;
17. Bạch Tân Sinh. (2005) Doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam: cơ sở lý luận và đánh giá ban đầu. Nội san Nghiên cứu chính sách KH&CN, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, số 10, tháng 6/2005;
18. Hoàng Văn Tuyên. (2005) Nghiên cứu các hình thức đầu tư tài chính cho doanh nghiệp
KH&CN. Báo cáo tổng hợp đề tài cơ sở, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN;
19. http://www.moet.gov.vn/?page=11.10&view=5251;
20. http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Ca-nuoc-co-375000-doanh-nghiep-thuc-te-dang-
hoat-dong/20126/142110.vgp;
21. Nguyễn Quân. (2006) Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ – một lực lượng sản xuất
mới. Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 10/2006;
22. Bạch Tân Sinh. (2006) Nghiên cứu sự hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN
và sự chuyển đổi một số tổ chức nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam sang hoạt động
theo cơ chế doanh nghiệp. Kỷ yếu kết quả nghiên cứu chiến lược và chính sách
KH&CN năm 2004 – 2005, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN. Hà Nội: Nxb Lao
động;
23. Vũ Cao Đàm. (2006) Lại bàn về doanh nghiệp KH&CN. Tạp chí Hoạt động khoa học,
số tháng 10/2006;
24. Nguyễn Thị Minh Nga. (2006) Nghiên cứu khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp KH&CN. Kỷ yếu kết quả nghiên cứu chiến lược và chính sách KH&CN năm 2005 – 2006, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN;
25. Nguyễn Thị Minh Nga, Hoàng Văn Tuyên. (2006) Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN – kinh nghiệm các nước châu Âu. Nội san Nghiên cứu chính sách KH&CN, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, số 12, tháng 12/2006;
26. Nguyễn Văn Phú. (2006) Một vài kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu thực tiễn doanh nghiệp KH&CN – mô hình tiêu biểu của KH&CN trực tiếp sản xuất. Nội san Nghiên cứu chính sách KH&CN, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, số 13, tháng 12/2006;
27. Phạm Văn Diễn. (2012) Trao đổi về doanh nghiệp KH&CN. Tài liệu tập huấn KH&CN tại Bình Dương ngày 23/10/2012, Trường Quản lý KH&CN, Bộ KH&CN;
28. Phạm Đức Nghiệm. (2014) Ba nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp
KH&CN.http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/khoa-hoc/item/23299202-ba-nhom-giai-phap-
day-manh-phat-trien-doanh-nghiep-khoa-hoc-va-cong-nghe.html;
29. Phạm Hồng Quất. (2014) Doanh nghiệp KH&CN: Cơ hội và thách thức.
http://baodatviet.vn/khoa-hoc/doanh-nghiep-khampcn-co-hoi-va-thach-thuc-3039541/;
30. Trần Văn Đích. (2014) Khái niệm, con đường hình thành và phát triển doanh nghiệp
KH&CN. Tài liệu hội nghị triển khai “Chương trình KH&CN hỗ trợ doanh nghiệp nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm và hàng hóa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn
2014 – 2020”, Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 10/9/2014;

Tiếng Anh:
31. Yvonne Bernardt, Richard Kerste, Joris Meijaard. (2002) Spin-off, Start -ups in the
Netherlands. Strategic Study B200106, ISBN: 90-371-0854-7, Netherlands Ministry of
Economic Affairs, Zoetermeer, May,2002;
32. Masayuki Kondo. (2004) University spin-offs in Japan. Tech monitor, Mar-Apr 2004;
33. Thomas Astebro, Navid Bazzazian, Serguey Braguinsky. (2011) Startup by Recent
Univercity Graduates versus their Faculty-Implications for University Entrepreneurship
Policy. available at: http://www.andrew.cmu/user/sbrag/ABB.pdf;
34. Barbara Bigliardi, Francesco Galati, Chiara Verbano. (2013) Evaluating Performance
of University Spin-off Companies: lessons from Italy. Journal of Technology Management & Innovation. 2013, Volum 8, Issue 2, ISSN:0718 – 2724 (http://www.jotmi.org), Universidad Alberto Hurtado, Facultad de Economia y Negocios;
35. Tindara Abbate, Fabrizio Cesaroni. (2014) Market Orientation and academic spin-off
firms. Working Paper, ISSN 1989-8843, January, 2014, Universidad Carlos III de Madrid;
36. http://www.stanford.edu/home/stanford/facts/.

Ứng dụng rộng rãi trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Theo Đầu tư Online D.Ngân, 23/10/2021 08:21 , Trong vài năm qua, nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã bắt đầu phát triển và ứng dụng AI trong lĩnh vực giáo dục và thu được hiệu quả tích cực. Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence – AI) tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và từng bước khẳng định là công nghệ trụ cột, đột phá trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

AI và các dự án ứng dụng AI đã và đang thu hút sự quan tâm, đầu tư không chỉ từ các tập đoàn công nghệ lớn, mà còn là sân chơi mới cho các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thử sức và thực hiện những mô hình kinh doanh mới. 

Với tốc độ phát triển “thần tốc” như hiện nay, lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo Việt Nam được dự báo sẽ sớm vươn lên tầm cao mới để cùng thế giới giải quyết các thách thức thế kỷ. Đây là khát vọng lớn, đồng thời cũng là động lực cho các ý tưởng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt. 

Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam đang đối diện với những khó khăn nhất định. Để phát triển AI một cách toàn diện, Việt Nam cần giải quyết các bài toán về: quản lý nhà nước, chính sách, khuôn khổ pháp luật, nguồn nhân lực, hạ tầng, hạ tầng dữ liệu và cách thu thập, khai thác nguồn dữ liệu lớn (Big Data). 

Ngoài ra, các ngành đào tạo về lĩnh vực AI ở Việt Nam còn non trẻ, đặc biệt là sự thiếu hụt bộ phận chuyên gia – giảng viên đào tạo về công nghệ này từ đó đặt ra những hạn chế nhất định cho sự phát triển nhân lực lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Chuyên gia dự báo, đến năm 2030, quy mô thị trường trí tuệ nhân tạo toàn cầu sẽ rơi vào khoảng 15.700 tỷ USD.

Trong đó, Trung Quốc chiếm tới 7.000 tỷ USD, tương đương 45% thị trường này. Khu vực Bắc Mỹ chỉ chiếm khoảng 3.700 tỷ USD, bằng một nửa so với Trung Quốc.

Tiếp đó là đến nhóm các nước Bắc Âu, các nước phát triển ở khu vực Châu Á, khu vực Nam Âu và khu vực Nam Mỹ. 

Tại Việt Nam, theo ý kiến các chuyên gia ở Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo và con người: Những tác động đa chiều của một cuộc cách mạng công nghệ”, do Viện Quốc tế Pháp ngữ trí tuệ tổ chức, các chuyên gia cho hay, trí tuệ nhân tạo đang phát triển nhanh chóng và từng bước khẳng định là một công nghệ trụ cột, đột phá trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI), trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc cũng như các quốc gia mới như Việt Nam nhằm giành lấy những cơ hội mới. AI sẽ là nhân tố quan trọng, nếu không nói là quan trọng nhất, quyết định sự thành công của các quốc gia trong việc chiếm lĩnh vị thế hàng đầu thế giới. 

Ông Ngô Tự Lập nhận định rằng, AI đang thâm nhập vào tất cả mọi mặt của đời sống xã hội và mang lại những kết quả tích cực từ giáo dục, y tế, quản trị cho đến quân sự. Song cuộc cách mạng AI cũng có nhiều mặt tiêu cực. Cụ thể, AI sẽ góp phần khoét sâu thêm khoảng cách phát triển giữa các quốc gia, khoảng cách giàu nghèo và gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội. Trí tuệ nhân tạo cũng khiến chúng ta phải lo lắng về vấn đề quyền riêng tư và an toàn thông tin. 

Cụ thể, đầu năm 2021, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển Trí tuệ nhân tạo đến 2030 với mục tiêu đưa Việt Nam vào 4 nhóm nước dẫn đầu ASEAN trong lĩnh vực này, hướng tới xây dựng thành công 10 thương hiệu AI uy tín trong khu vực. 

Còn theo ông Nguyễn Hoàng Oanh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật, các ngành đào tạo về AI ở Việt Nam còn non trẻ, đặc biệt là sự thiếu hụt chuyên gia – giảng viên đào tạo về công nghệ này từ đó hình thành những hạn chế nhất định cho sự phát triển nhân lực lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.  

Theo đó, khi trí tuệ nhân tạo dần thâm nhập vào cuộc sống, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong giáo dục, mô hình giảng dạy cũng thay đổi và được đổi mới. Lúc này, chính phụ huynh mới là người quyết định sẽ chi trả bao nhiêu chi phí và học sinh mới là người sẽ định hướng con đường học vấn tương lai của mình. Tùy vào năng lực và điều kiện của bản thân để ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào giáo dục, cá nhân hoá từng người học chứ không còn là một mô hình chung mà các giáo viên đang cố gắng hướng đến cho một tập thể.

Nắm bắt được những điểm tiện lợi từ các sản phẩm nghiên cứu của ngành khoa học Deep Learning, hệ thống giáo dục cũng đưa trí tuệ nhân tạo vào trong giảng dạy dựa trên nền tảng các trợ lý ảo. Siri, Cortana, hay Alexa của Google là một trong các trợ lý tuy ảo nhưng mà không hề phi thực tế. Đây là sản phẩm của mô hình Deep Learning vận hành bằng cách thu thập các nghiên cứu phân tích tâm lý và hành vi của con người, thông qua đó, tương tác với người sử dụng bằng 3 hình thức: văn bản (đặc biệt là chat nhanh), giọng nói và hình ảnh. 

Tuy nhiên, không dừng lại ở các trợ lý ảo, công tác đổi mới giáo dục hiện nay tập trung vào việc chuẩn hóa nhằm giảm bớt sự khác biệt giữa các học sinh về thành tích. Chính vì vậy, hệ thống dạy kèm của AI ra đời, được thiết kế nhằm tối ưu hóa các bài giảng cho từng cấp bậc và khả năng tiếp thu của mỗi học sinh. 

Mặc dù không ngừng cải tiến, nhưng các AI này vẫn còn tồn tại khá nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là cảm xúc. Sự kiên nhẫn và những phản ứng cảm xúc trước các tình huống của một hình mẫu giáo viên sẽ khó được tái tạo bởi một hệ thống AI ở thời điểm hiện tại. Đổ vốn vào công nghệ trí tuệ nhân tạo Một nguồn lực khổng lồ đang được các doanh nghiệp Việt như Vingroup, Viettel, FPT… đổ vốn vào lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) https://baodautu.vn/do-von-vao-cong-nghe-tri-tue-nhan-tao-d150127.html..

Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030
http://baochinhphu.vn/Chi-dao-quyet-dinh-cua-Chinh-phu-Thu-tuong-Chinh-phu/Chuong-trinh-quoc-gia-phat-trien-cong-nghe-cao-den-nam-2030/421182.vgp

Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030
https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/33955/chuong-trinh-doi-moi-cong-nghe-quoc-gia-den-nam-2030

Đất hiếm ở Việt Nam https://youtu.be/aFde8CA3OeI; Nhà Quốc Hội Việt Nam https://youtu.be/cXU6viKfovc; Công nghệ 5G là gì? https://youtu.be/Yo0bBSqrOOw

CHUYỂN ĐỔI SỐ NÔNG NGHIỆP
Hoàng Kim


Vui thu hoạch khoai mì
Sự thật hơn lời nói
https://youtu.be/XDM6i8vLHcI
https://youtu.be/kjWwyW0hkbU
Ai, giống gì, nơi nào?
Quy mô sự chuyển đổi

Đồng bộ hóa dữ liệu
Có lợi cho người dân
Minh bạch rõ thông tin
Ban mai lặng lẽ sáng.

(*) Chuyển đổi số để đồng bộ hóa dữ liệu cho người nông dân, video nguồn Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về cấp bách Chuyển đổi số nông nghiệp xem tiếp tại đây https://nongnghiep.vn/video/chuyen-doi-so-de-dong-bo-hoa-du-lieu-cho-nguoi-nong-dan-tv299186.html

ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM
Hoàng Kim


Bài đồng dao huyền thoại (1)
Di Tản (2), Li Nông Li Hương (3)
Chuyện cụ Lê Huy Ngọ (4)
Đọc lại và suy ngẫm (5)
Chuyển đổi số nông nghiệp (6).

Sự chậm rãi minh triết
Vui đi dưới mặt trời
Gõ ban mai vào phím
Mặt trời nào đang lên

Hóng chuyện với cao sĩ
Lục Tích á khẩu, câm
Lượng chất đủ tích lũy
Chuyển đổi số thật cần.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Giấc mơ lành yêu thương
Ban mai lặng lẽ sáng
Một gia đình yêu thương
Ngày mới bình minh an.

(1)
BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim


“Dây dã tường vi thật dẻo dai
Ba con ngỗng trong một đàn
Một bay về Đông, một bay Tây
Và một bay trên tổ chim cúc cu”.

Bài đồng dao huyền thoại

(2)
DI TẢN
Hoàng Đình Quang

Mỗi dòng tin làm ta rơi nước mắt
Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm?
Tiếng xe chạy chỉ nhìn qua kính chắn
Vẫy chào ngày ở lại với lặng im.

Rồi khốn khó tháng ngày sàng sẩy
Mưa vẫn giăng mưa, bão vẫn bão bùng
Cây cầu nối trong với ngoài thành phố
Chỉ một đầu tiễn biệt thủy chung!

Ta vẫn biết tai ương tràn phố thị
Trốn nỗi đau, đi gặp nỗi buồn
Ngồi mặc cả với rủi may thời thượng
Phía quê nhà cánh cổng khép hoàng hôn!

Ta đành vậy! Cắt ra từng gan ruột
Lúc bơ vơ, bấu víu tiếng nhà quê
Chỉ nước mắt nuốt vào miền quên lãng
Mái thềm ơi! Dù đi bộ cũng xin về! (*)

Làm sao khác, cái vòng tròn cơm áo
Lúc cơ hồ, danh vọng khuất nhân tình
Rồi quên nhớ, ít nhiều, thua được
Rất hồn nhiên, tai họa rập rình!

Nào! Thôi nhé, chuyến xe đò không hẹn
Hay đôi chân biết định hướng chân trời
Phía nước mắt sẽ khô dần, di tản
Đón nhau về chập choạng chiều cánh dơi!

27.7.2021
(*). Mượn ý Olga Bergon: “Pushkin ơi! Dù đi bộ cũng xin về”!

(3)
LI NÔNG, LI HƯƠNG
Truong Huy San

Chúng ta đang chứng kiến cuộc hồi hương của những người nông dân lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Cuộc hồi hương lý giải vì sao lâu nay ở nhiều vùng nông thôn không còn nông dân, không còn thanh niên trai tráng và ở nhiều ngõ xóm không còn cả bóng trẻ thơ. Cuộc hồi hương không chỉ cho thấy khủng hoảng nhân đạo trên đường Cái mà rồi sẽ còn phát sinh nhiều vấn đề kinh tế xã hội trong những tháng năm tới sau các lũy tre làng.

Những địa phương có người về từ Sài Gòn, Bình Dương… không chỉ phải ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng từ những F0 rất có thể có trong dòng người trở về, vừa phải đảm trách các sứ mệnh nhân đạo; mà còn, phải tiên liệu, họ sẽ sống ra sao cho đến khi Sài Gòn, Bình Dương… trở lại bình thường và có thể nhiều người trong số họ không còn trở lại Sài Gòn, Bình Dương… nữa.

Không giống các quốc gia ở vào thời kỳ công nghiệp hóa khác (tôi không dùng ví dụ Trung Quốc). Cải cách ruộng đất, hợp tác hóa… đã làm kiệt quệ nông thôn Việt Nam ở cả khả năng sản xuất nông phẩm và cả nền tảng văn hóa, đạo đức con người. Chính sách đất đai nửa vời trong thời kỳ chuyển đổi không chỉ đánh vào nông nghiệp mà còn đặt nông dân trở thành lực lượng dễ bị tước đoạt quyền lợi nhất.

Trong tình thế của Việt Nam đầu thập niên 1990s, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là con đường giúp người Việt thoát nghèo nhanh nhất. FDI còn mang vào những mô hình giúp các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và là những đầu mối giúp kết nối với bên ngoài. Nhưng FDI cũng lấy đi nhiều bờ xôi, ruộng mật của nông thôn và bằng cách thu hút lao động giá rẻ, đã kéo theo một làn sóng nông dân li hương.Trong số các loại đất, đất nông nghiệp được giao cho nông dân là với thời hạn ngắn nhất, dễ bị thu hồi nhất và được định giá rẻ mạt nhất. Bằng một quyết định hành chánh (thay đổi mục đích sử dụng) ruộng lúa từ giá (được nhà nước định) vài chục, vài trăm nghìn có thể được phân lô bán với giá hàng chục triệu đồng. Bằng một quyết định hành chánh, nông dân có thể bị tước đi tư liệu sản xuất và ngay lập tức chứng kiến những người xa lạ trở thành triệu phú trên chính mảnh đất của mình.

Phải tích tụ ruộng đất thì nông dân và các doanh nghiệp trong nông nghiệp mới có thể hiện đại hóa trong trồng trọt và công nghiệp hóa trong bảo quản, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp. Một bộ phận lớn nông dân vẫn được li nông mà không phải li hương. Nhưng, chính sách hạn điền đã đánh mất cơ hội tích tụ ruộng đất trong thập niên 1990s, khi phân lô bán nền chưa làm cho đất nông nghiệp tăng giá tới mức mà nếu mua ruộng để canh tác thì không thể nào có lãi như giá đất bây giờ.

Không có cái gì bán được (Luật gọi là chuyển nhượng) mà không phải là tài sản. Ruộng đất là thứ tài sản của người nông dân ít được Nhà nước bảo hộ nhất. Nếu như “sở hữu toàn dân” vẫn còn là một trong những niềm an ủi chính trị cho “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì chúng tôi sẽ không bàn. Nhưng cần thay “quyền thu hồi đất” của Nhà nước bằng “quyền trưng mua” quyền sử dụng đất.

Những thay đổi trong nông nghiệp, nông thôn, vì thế, không thể chỉ chờ đợi từ các nhà lãnh đạo địa phương.

Tôi đọc tất cả những phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, một nhà lãnh đạo từng gây ấn tượng ở địa phương. Đồng ý với ông, “nông nghiệp là một ngành kinh tế, chứ không chỉ là sản xuất đơn thuần”. Nhưng, rất tiếc, giải pháp quan trọng nhất mà ông kêu gọi lại chỉ là sự thay đổi ở người nông dân thay vì từ Nhà nước.

Về phía nông dân, ông Hoan yêu cầu: “Người nông dân cần nhận thức rằng cuộc đời của mình là do chính mình quyết định. Muốn vậy, người nông phải có ý chí mạnh mẽ, suy nghĩ tích cực, thay vì than thân, trách phận hay trông chờ ỷ lại”. Trong khi về phía Nhà nước, ông Hoan chỉ đưa ra các giải pháp: xây dựng “chuỗi giá trị ngành hàng”, “hệ sinh thái ngành hàng”; kêu gọi nhiều nhà đầu tư tham gia vào các “Cụm liên kết công – nông nghiệp”.

Thay vì chỉ sử dụng kinh nghiệm có được từ Đồng Tháp và sự hiểu biết về nông nghiệp và nông thôn miền Tây. Ông Lê Minh Hoan cần trang bị cho mình một tầm nhìn rộng hơn. Nông nghiệp phải được coi là một ngành kinh tế, rất đúng. Nhưng sự thay đổi đó không chỉ bắt đầu từ nông dân. Phải có những thay đổi chính sách cần sự hợp tác liên ngành. Vai trò “nhà nước” mà ông Hoan nêu ra chỉ là tư duy từ vai trò của “doanh nghiệp nhà nước”.

Nông nghiệp không đơn giản chỉ là một mô hình kinh tế mà còn gắn với nông thôn, một mô hình sống. Phải có chính sách để 10 – 15 năm nữa, người dân không phải làm nhà nhao ra mặt đường hay xé lẻ ruộng vườn mà tạo thành các cụm dân cư (thành LÀNG) – mọc lên ở những nơi cao ráo và đất ở đó ít màu mỡ nhất. Phải có chính sách để những nơi đất đang cho giá trị kinh tế nông nghiệp cao không bị các nhà kinh doanh địa ốc bắt tay với chính quyền biến thành các Ecopark, Văn Giang…

LÀNG phải trở thành một không gian sống, không gian văn hóa của người dân ở các vùng nông thôn. LÀNG hình thành từng cụm để tối ưu khi đầu tư hạ tầng y tế, văn hóa, giáo dục và điện, nước…

LÀNG như thế chỉ có thể hình thành trên một nền tảng người dân có quyền quyết định mảnh đất của mình và ruộng đất được tích tụ (bằng mua bán, sang nhượng, hoặc bằng sự tự nguyện hợp tác của các chủ ruộng…) để hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hóa sản phẩm nông nghiệp. LÀNG như thế mới trở thành một đảm bảo cho người nông dân, muốn li nông không phải li hương, giảm bớt những thảm họa nhân đạo như chúng ta đang chứng kiến.

Mời chị Vu Kim Hanh đọc

(4)

CHUYỆN CỤ LÊ HUY NGỌ
Hoàng Kim

Cụ Lê Huy Ngọ sinh năm 1938 tại phường Tĩnh Hải, thị xã Nghi Sơn Thanh Hóa. Cụ nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa. Cụ cũng nguyên là Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, sau đó làm Trưởng ban Phòng chống Bão lụt Trung ương.

Cụ Lê Huy Ngọ lưu ấn tượng rộng khắp toàn quốc và sâu trong lòng dân là từ khi cụ làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từ năm 1997 cho đến năm 2004 thì cụ xin từ chức sau vụ tai tiếng bị cảnh cáo đảng vì trách nhiệm buông lỏng quản lý trong vụ án Lã Thị Kim Oanh, tuy cụ không trực tiếp ký vào các văn bản làm trái, mà người ta cho rằng cụ chẳng phải chịu trách nhiệm nhiều đến như thế nhưng cụ vẫn quyết định ra đi. Cụ sau đó đã được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm vào chức Trưởng ban Phòng chống Lụt bão Trung ương.và chính thức nghỉ hưu từ tháng 10 năm 2007.

Người dân Việt Nam cho đến nay nhớ về cụ dường như là nhớ ngay đến người bộ trưởng nông nghiệp ấn tượng “Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa”. Cụ có lối nghĩ, lối nói, lối viết trực canh và thân tình. Tôi lưu một trích đoạn trong bài phỏng vấn có ghi âm của anh Dương Đình Tường phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam để đọc lại và suy ngẫm (xem toàn văn bài trao đổi này https://www.facebook.com/groups/136513926973822/posts/479319609359917/ ).

*

Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Lê Huy Ngọ:
ĐỪNG TƯỞNG XE HƠI, NHÀ LẦU MÀ ĐÃ SƯỚNG!
Dương Đình Tường ghi

Đừng tưởng xe hơi, nhà lầu mà đã sướng. Chưa chắc đã sướng bằng anh nông dân có ruộng đất, có ao, có vườn, có sản xuất hàng hóa, bán được, có tiền xây nhà to, một số đã có ô tô, có giúp việc. Bây giờ rất nhiều người đã ra thành phố không chịu nổi áp lực lại quay về mua ruộng, thuê ruộng làm nông nghiệp, đó là cách sống chứ không hoàn toàn là kiếm sống. Sống chậm, gắn với thiên nhiên, nấu một nồi cơm, hái một ít rau của mình làm ra mà ăn sướng hơn đi mua rất nhiều…

Nhiều người nhìn vào khuôn mặt khắc khổ của ông là thấy mênh mông biển nước lũ và một Bộ trưởng quần xắn lên tận đùi lội bì bõm còn tôi thì nhìn thấy một người cha già ngồi câm nín chăm sóc cho đứa con dị tật trong những ngày tháng không phải đi đâu đó. Là người rất cẩn trọng, nói gì cũng phải cho ông xem lại nên nhiều phóng viên rất ngại bởi lúc chuyện trò thì nhiệt huyết nhưng đến khi xem xong lại bảo: “Thôi chuyện này tế nhị, bác xin rút”. Và bài này khi lên báo đã được ông chỉnh sửa cắt gọt lại rất kỹ nhưng tôi cứ mạo muội xin post nguyên gốc theo bản ghi âm…

Nông hộ bây giờ có gì khác?

Vừa rồi chúng ta bằng phương thức nông hộ nhỏ nhưng đã sản xuất hàng hóa lớn, tạo ra 6-7 hàng hóa có vị thế trong khu vực và trên thế giới như lúa gạo, cà phê, tiêu, điều, tôm, cá tra. Đó là sự thật. Tuy nhiên vấn đề bức xúc hiện nay của nông hộ là nhỏ lẻ, năng suất thấp, chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh rất yếu.

Sản xuất nông hộ nhỏ là sự kế tục và phát huy của khoán hộ, trao lại ruộng đất cho nông dân để họ có quyền sử dụng đất đai của mình, để họ được hưởng thụ thành quả lao động của mình. Khát vọng về đất đai được giải tỏa phần lớn, tuy rằng chưa hết. Nông dân có quyền được sử dụng, được chuyển nhượng đất. Ruộng đất coi như tài sản của họ tuy không phải là sở hữu. Nó thấp hơn sở hữu nhưng dù sao cũng thỏa mãn khát vọng của người nông dân với đất đai.

Nông hộ bây giờ so với trước có gì khác? Nông hộ gắn liền với vấn đề đất đai, đặc biệt gắn với quyền sở hữu về đất. Chính vì thế mà ngay khi cách mạng thành công, người ta chia ra, tôi nói về mặt quy mô sản xuất hàng hóa thôi chứ không nói đến chính trị có: Địa chủ quy mô sản xuất lớn sử dụng đất đai và có thuê lao động. Đại chủ là nhân tố lớn, sử dụng đất vượt qua khả năng lao động của họ, còn chuyện địa tô thì là câu chuyện khác. Có hộ phú nông tức là tuy giàu có nhưng tự làm lấy là chính, manh nha sản xuất hàng hóa lớn. Có hộ trung nông hoàn toàn là tự túc về tổ chức sản xuất, về lao động, về đầu tư. Có bần, cố nông những người ít ruộng hoặc không ruộng phải đi làm thuê cho địa chủ, cho phú nông.

Làm nông nghiệp tức là kinh doanh nông nghiệp. Hộ gia đình có sức mạnh bởi nó gắn với sở hữu. Đất đai là tài sản lớn, là động lực lớn của người nông dân. Ngoài đất đai ra nông thôn còn có cái gì? Đất đai là động lực thúc đẩy sản xuất.

Trong nông nghiệp, cho đến bây giờ, dù có những bước phát triển rất lớn về khoa học, về công nghệ, về trình độ quản trị sản xuất vẫn phải thông qua sinh vật sống, rất nhạy cảm. Nông nghiệp gắn với thời tiết thiên tai bởi thế có thể cần cù, chịu khó đấy nhưng chưa chắc đã có thu hoạch.

Trực canh, trực tiếp quản lý, trực tiếp lao động trong nông nghiệp trở thành một phương sách về quản trị. Cho đến bây giờ dù chúng ta đã trải qua biết bao thăng trầm ngày hôm nay vẫn thế. Tưởng tập đoàn lớn trong nông nghiệp thế nào nhưng cũng là trực canh theo hộ, vẫn là của hộ quản lý nhưng bằng phương tiện khoa học kỹ thuật mới. Dù là hộ lớn, hộ vừa, hộ nhỏ thì trực canh vẫn là hiệu quả nhất.

Hộ nhỏ gắn với việc sử dụng lao động rất khôn khéo, có hiệu quả. Người khỏe có việc khỏe, người yếu có việc yếu. Chồng có việc chồng , vợ có việc vợ, con có việc con, già có việc của già. Tổng hợp sức lao động và năng suất lao động của một hộ cao hơn rất nhiều. Khoán hộ của Vĩnh Phú ra đời trong hoàn cảnh năm 1968 thanh niên trai trẻ ra tiền tuyến, lực lượng khỏe đi thanh niên xung phong còn lại chỉ người già, phụ nữ. Làm nông nghiệp lúc đó máy móc chưa có gì nên ông Kim Ngọc bắt đầu suy nghĩ đến vấn đề quản lý lao động như thế nào để làm nông nghiệp.

Còn cứ đánh kẻng, cứ sử dụng hợp tác xã thì không thể nào được vì lao động trẻ khỏe ít, thứ nữa là không gắn với quyền lợi của người ta nên không nhiệt tình. Thậm chí làm ra lúa mà còn phải huy động bộ đội ra gặt, cày bừa cấy hái phải huy động lực lượng ra hỗ trợ. Muốn sử dụng hiệu quả hộ nông nghiệp thì phải khoán hộ. Khoán hộ còn có ẩn ý là thông qua khoán cả gia đình được hưởng sản phẩm theo kết quả lao động. Kết quả đó không phải của một người mà của cả nhà từ ông bà, bố mẹ, con cháu tạo nên sức mạnh của hộ nông nghiệp.

Hộ gắn với phương thức sản xuất kéo dài trong suốt quá trình lịch sử là tự túc tự cấp. Thực ra ở ta phương thức sản xuất nông nghiệp hàng hóa ban đầu cũng có một số địa chủ, phú nông thực hiện nhưng không phổ biến. Giờ bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, đang thu hút nhiều lao động trẻ khỏe của nông nghiệp, thu hút đất đai của nông nghiệp nhưng bền chặt vẫn cứ là hộ. Hộ nếu chỉ nói về mặt kinh tế không thôi thì đúng là họ chán, họ cho mượn ruộng hưởng dăm bảy cân thóc sạch, họ bỏ ruộng nhưng bỏ ruộng mà lại không bán ruộng, đó là mâu thuẫn. Vì sao? Phải là người nông dân mới hiểu được vấn đề này.

Hiểu và cảm thông với nông dân:

Đã thành truyền thống, thửa ruộng gắn bó với người nông dân như một thứ song hành trong quá trình lịch sử. Thửa ruộng là nơi sản xuất, là văn hóa, là cuộc sống của họ. Có một bộ phận làm ở thành phố thất bại quay về làm nông nghiệp để kiếm sống nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ quay về làm nông nghiệp như một cách sống phù hợp với tạng người của mình. Một cái nhà ba gian hai chái, có giếng nước, vài ba sào ruộng, một cái ao nuôi cá, một cái vườn trồng cây, thả gà, rau quả tự trồng khi ăn cảm thấy sung sướng. Người ta không kỳ vọng nhà lầu, xe hơi hay phải có những doanh nghiệp to lớn. Một phong cách sống gắn với nông nghiệp, với môi trường, với thiên nhiên mà người ta chấp nhận phong cách sống dù mức sống thấp hơn so với thành thị. Phải nhìn như thế mới lý giải được tại sao đói nghèo mà vẫn khư khư giữ ruộng.

Nông hộ hiện nay còn có nguồn không dễ nhìn thấy được là do đô thị, do công nghiệp mang lại. Con cái đi làm trên thành phố rồi gửi về cho bố mẹ ở quê tiền để thuê cày bừa, gặt hái, xay xát. Gạo ngon, cây trái ngon, cái gì ngon thì bán tại nhà chứ không bán ở chợ. Cho nên việc người ta giữ đất, giữ nông nghiệp còn có một lý do nữa là được cung cấp một “nguồn lực chìm”. Làm nông nghiệp bằng tiền của công nghiệp, bằng nguồn lực nhỏ của từng hộ chứ không phải nguồn lực lớn.

Nhìn nhận sự tồn tại, níu giữ của nông hộ có lý do kinh tế, có lý do xã hội, có lý do thuộc về quan niệm sống, cách sống. Làm nông nghiệp để kiếm sống và làm nông nghiệp để có một cách sống phù hợp với từng tạng người.

Cho nên ngày hôm nay vẫn còn tồn tại nông nghiệp hộ, ngày mai vẫn còn tồn tại nông nghiệp hộ, ngày kia vẫn còn tồn tại nông nghiệp hộ nhưng mà quy mô và phương thức quản trị có khác. Làm trang trại kiểu TH vẫn là hộ nhưng được quản trị theo phương pháp sản xuất hàng hóa lớn và công nghiệp. Sở hữu gắn với trực canh là một nguyên lý. Giao đất cho ai thì giao nhưng vẫn phải trực canh, không được dùng đất đai như một thứ hàng hóa để quản lý.

Nếu nói nông nghiệp mà không nói đến nông dân sẽ không hiểu được vì sao ba sào ruộng bỏ hoang đó không bán mà lại chỉ cho thuê. Không bán ruộng đất cũng còn một lý do nữa đất nước mình có nhiều cuộc bể dâu. Thiên tai đã đành còn chiến tranh xâm lược, còn những sự cố như cải cách ruộng đất, giao đất vào HTX kiểu cũ, chạy đi đâu? Về quê dựa vào ba sào ruộng là yên tâm. Ruộng đất là sự đảm bảo. Phải thương nông dân, thông cảm với họ, đừng chê họ bảo thủ, thâm canh cố đế. Họ có nhiều phẩm chất tốt lắm.

Sắp tới nông hộ ra sao?

Trong thời kỳ công nghiệp hóa thì nông nghiệp cũng bước vào công nghiệp hóa (cơ giới hóa, hiện đại hóa, công nghệ cao) chứ không phải chỉ có công nghiệp hóa nói chung. Quan điểm của tôi là nông hộ luôn đồng hành cùng nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, kể cả hội nhập thì nông hộ vẫn tồn tại. Nhưng nông hộ sẽ có nhiều loại chứ không phải chỉ một loại bình quân chủ nghĩa như trước đây (đất chia bình quân theo khẩu). Nông hộ sẽ có bước phát triển khác so với trước đây. Khuyến khích tích tụ ruộng đất nhưng phải tôn trọng quyền tài sản mà tốt hơn là quyền sở hữu ruộng đất của nông dân.

Thứ nhất, hiện nay tôi cho rằng nông hộ nhỏ vẫn còn phù hợp ở những nơi như miền núi, ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang là cách lam nông nghiệp bền vững nhất ở đây, vừa hợp với môi trường sinh thái vừa hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Không thể đem cày máy ra mà san phẳng được.Công nghệ cao cũng rất cần cho miền núi nhưng phải thích nghi được với điều đó.

Nhật nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP với tổng số hộ làm khoảng 3 triệu, chiếm 6,4% số hộ). Ở đó hộ nhỏ vẫn giữ, vẫn làm nông nghiệp công nghệ cao nhờ vào hệ thống các doanh nghiệp dịch vụ nông nghiệp. Hộ nông nghiệp của họ không phải chơi vơi một mình trong biển cả mà nằm trong một liên kết sản xuất bằng ba liên kết lớn: Thứ nhất là hộ nhỏ tự họ liên kết với nhau thành HTX. HTX tôn trọng sản xuất hộ và hỗ trợ bằng tất cả dịch vụ đầu vào, đầu ra đồng thời quảng bá thương hiệu. Anh cứ yêu mảnh ruộng của anh đi nhưng anh phải làm theo tôi, theo yêu cầu của thị trường.

Hồi ấy khi làm Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phú tôi đã sang Nhật nghiên cứu về chè, tôi tưởng họ làm bạt ngàn nhưng không phải. Vẫn là hộ nhỏ thôi nhưng tất cả phải chấp hành quy trình kỹ thuật giống như thế nào, khoảng cách như thế nào, chăm bón như thế nào, ra sản phẩm HTX sẽ đảm bảo tiêu thụ cho. Đảm bảo quyền sở hữu của nông dân là động lực lớn nhất của sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai là hộ sản xuất vừa. Đó chính là hệ thống trang trại của Việt Nam hiện nay đang có mấy vạn trang trại được quyền sử dụng ruộng đất lâu dài. Họ cũng bắt đầu đi vào quản trị theo hướng doanh nghiệp và có nhiều nơi đã thuê chuyên gia, thuê kỹ sư. Tôi chỉ tiếc một điều là chúng ta hô phát triển trang trại nhưng lại không hô được phần chính sách hỗ trợ nó như đất đai, vốn, khoa học công nghệ và thúc đẩy thị trường.

Thứ ba là xin mời các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, công nghệ cao, gắn với thị trường vào đầu tư. Các doanh nghiệp nông nghiệp khác với doanh nghiệp công nghiệp, phải gắn với đặc điểm sinh lý của từng đối tượng cây trồng, vật nuôi, phải gắn với thời tiết, lợi thế của từng vùng, phải gắn với quyền về đất đai của nông dân.Hãy giúp đỡ nông hộ, hỗ trợ họ kiếm sống được và sống được theo cách của mình chứ đừng lăm le xóa đi.

Những thứ lạ của Việt Nam ta

Các chuyên gia Nhật Bản từng bảo với tôi rằng ở nông thôn Việt Nam có hai điều lạ. Thứ nhất là tại sao người nông dân giỏi đến như thế mà lại rất sợ liên kết, sợ liên doanh. Chẳng qua theo tôi là bởi họ bị lừa nhiều quá.

Thứ hai là đến Việt Nam trông thấy rừng mà không trông thấy cây. Cánh đồng lúa rất rộng, các vườn cà phê rất tuyệt vời nhưng hỏi ra có ai ở trong cánh đồng đó được diện tích lớn không? Không có. Vì sao? Đó là hậu quả của việc chúng ta chia đất hồi khoán hộ. Xưa có bần nông, cố nông, trung nông, địa chủ là chủ đất nhưng đến HTX chẳng có ai làm chủ mà chỉ có HTX là chủ, đến khi chia ra theo đầu người, bình quân chủ nghĩa có gần có xa, có xấu có tốt. Cứng nhắc như thế thì làm gì có hộ nông dân lớn? Cho đến bây giờ lại bắt đầu bỏ tiền ra để dồn điền đổi thửa, cho chuyển nhượng, cho thuê là phải làm lại cho đúng quy luật trực canh, cho đúng quy luật sinh học, cho đúng quy luật sở hữu gắn với quyền.

Vậy ta có khôi phục nông nghiệp theo hướng đó, chỉ nói về quy mô chứ không nói chính trị? Đã có rồi, thứ nhất là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, có hàng trăm doanh nghiệp, đó chính là “địa chủ”. Các trang trại là trung nông. Còn các nông hộ nhỏ nữa. Phải tìm cách để cho họ không chỉ sống được mà còn sống khá giả, tôn trọng những người không chỉ kiếm sống mà cả cách sống của họ nữa.

Phải công nghiệp hóa nông nghiệp. Phải tạo ra hệ thống dịch vụ nông nghiệp phát triển bền vững từ giống, phân bón, thuốc trừ sâu. Phải tổ chức HTX để mà liên kết các hộ lại, tạo ra sản xuất hàng hóa lớn. Phải có chính sách hỗ trợ cho các nông hộ nhỏ, nhất là đối với miền núi.

Đó là đoạn trường tân thanh. Nông nghiệp là trụ đỡ, là vấn đề cơ bản của xã hội thì đúng cả. Nhưng nói nông nghiệp là một chủ thể phải được hỗ trợ trong quá trình công nghiệp hóa này. Máy móc của ta có gì? Toàn nhập. Phân bón cũng nhập. Từ những thứ nhỏ nhất như máy băm cỏ, máy sấy chè đều phải nhập tất. Chúng ta muốn có một nền nông nghiệp hiện đại mà lại không có một công nghiệp hiện đại về nông nghiệp làm sao mà có được?

Phải tổ chức lại nền sản xuất nông nghiệp theo hướng nông hộ có liên kết, có liên doanh, có kết quả gắn trong chuỗi giá trị và gắn với thị trường. Muốn tích tụ được phải công nhận đất đai là tài sản của nông dân và phải thương lượng trên cơ sở thỏa thuận giá thị trường chứ không phải chính quyền địa phương thích thì làm, thì ra quyết định thu hồi. Cứ dựa vào mấy ông to bà lớn, thích làm nông nghiệp lớn rồi ra quyết định thu hồi rồi trả cho người ta không có thương lượng là không được. Tích tụ ruộng đất cần phải có nguyên tắc là trực canh chứ không được phát canh thu tô.

Xem tiếp Đọc lại và suy ngẫm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doc-lai-va-suy-ngam/

BAN MAI LẶNG LẼ SÁNG
Hoàng Kim


Ban mai lặng lẽ sáng
Phúc hậu tới thảnh thơi
Minh triết và sáng tạo
Vui đi dưới mặt trời

Hiền lành ẩn trí tuệ
Đức độ là tinh anh
Bảo tồn và trưởng thành
Một niềm tin thắp lửa

Sách hay là bạn quý
Lời ngọc học để làm
Tỉnh thức nhớ chuyện cũ
Chiếu đất ở Thái An

Ban mai lặng lẽ sáng
Ngày mới bình minh an

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chao-don-binh-minh-an-1.jpg

Ban mai nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.

Chào đón bình minh an
Bà cõng cháu nấu cơm
Ông cùng con dọn vườn
Vui khỏe cùng trẻ thơ …

Gõ ban mai vào phím
Mặt trời nào đang lên ?

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 2-nhatoi.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là binh-minh-1.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là an-vien-nuoc-hoang-gia.jpg

SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG
Hoàng Kim

Tỉnh thức ban mai đã sớm thu
Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ
Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy
Lộc biếc me xanh chín đợi chờ.

*

Sớm thu trên đồng rộng
Em cười trời đất nghiêng
Lúa ngậm đòng con gái
Em đang thì làm duyên.

Sớm thu trên đồng rộng
Cây đời xanh thật xanh
Lúa siêu xanh tỏa rộng
Hương lúa thơm mông mênh.

Sớm thu trên đồng rộng
Trời đất đẹp lạ lùng
Bản nhạc vui an lành
Ơi đồng xanh yêu dấu…

*

Thích thơ hay bạn quý
Yêu sương mai đầu cành
Bình minh chào ngày mới
Vườn nhà bừng nắng lên

Cà phê vui bầu bạn
Trung thu bánh tình thân
Phố núi cao thu sớm
Gia an nguyên lộc gần.

*

Thanh thản an vui dạo dọn vườn
Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương
Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng
Tâm sáng an lành trãi gió sương
Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt
Mới hay nhà phước lắm con đường
An nhiên vô sự là tiên cảnh
Sớm thu mai nở nắng thu vương.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/

Sớm thu thơ giữa lòng gồm thơ tác giả lưu chung với 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc “Mùa thu trong thi ca” gồm: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh.

SỰ CHẠM RÃI MINH TRIẾT
Hoàng Kim

Chậm rãi học cô đọng
Giản dị văn là người
Lời ngắn mà gợi nhiều
Nói ít nhưng ngân vang .

Đi bộ trong đêm thiêng
Sự chậm rãi minh triết
Tỉnh thức một đôi điều
CNM365Tình yêu cuộc sống

NÔNG LỊCH TIẾT XỬ THỬ
Hoàng Kim

Mưa Ngâu rằm Vu Lan

Tối thì trăng
Khuya thì mưa
Mưa Ngâu rằm Vu Lan
Trầm và huệ thơm hương
Cúc vàng thương thạch thảo
Trắng trời rằm tháng Bảy
Thánh thót giọt mưa Ngâu
Nông lịch tiết Xử Thử
Trời đất người tâm giao.

24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH
Hoàng Kim


Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
20 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai ngày xuân mới đến
20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.

6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.

7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám chớm thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu.

Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.

Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc
Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.

Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông
23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/24-tiet-khi-nong-lich/

ĐỢI ANH NGÀY TRỞ LẠI
Hoàng Kim

Anh như cơn mưa ngọt đầu mùa
Mang đến niềm vui của ngày gieo hạt
Mai Việt nở bừng khoe sắc
Đằm thắm ”Lời thì thầm của dòng sông”

Anh và em như bức tranh tĩnh vật treo tường
Một đôi bình gốm qúy
Cặp bình giản dị
Sang trọng,
khiêm nhường
tỏa sáng cho nhau

Anh mang đến cho em giấc ngủ nhiệm màu
Xoá đi ưu tư phiền muộn
Anh vỗ về em
bằng lời ru ngọt ngào cảm động
Tìm những nét cao quý nhất trong em
mà trân trọng giãi bày

Anh thân yêu
Nay anh đã xa rồi
Em vẫn ước mong anh
Đợi anh ngày trở lại


ĐỢI ANH NGÀY TRỞ LẠI
(Bài thơ của sự khát khao chờ đợi)

Anh Vạn An là chủ bút của blog THƠ VÀ VẼ. Anh là người trãi nghiệm, giản dị và tinh tế. Anh đã thân ái chào cư dân blog để đi đâu không rõ. Việc anh vắng lâu đã làm nhiều người sững sờ, trong đó có Lâm Cúc, Huỳnh Mai, Bích Nga, Hoài Vân, Phương Phương SG, Juliete … và tôi là những người thường được anh dành ưu ái cảm nhận. Tội nghiệp cho Juliete, sau khi anh đi, cô cũng bặt tin luôn kể từ dạo đó. Thế mới thấy những người tri kỷ họ quý nhau đến dường nào!

Bất cứ ai đã từng tiếp xúc với trang weblog của anh Vạn An đều nhìn nhận rằng đây là một nhà họa sỹ bậc thầy và là một nhà thơ tài hoa. Tôi đã viết bài thơ “Đợi Anh” cho anh, cho tôi, cho con tôi và cho những người yêu đang khao khát chờ đợi. Tôi cũng viết bài thơ này cho những người thân thương đang ngóng đợi người thân hoặc ngóng trông điều lành và niềm vui. Cái giá của sự chờ đợi thật lớn. Hạnh Phúc thay cho ai biết mình đang được yêu thương và chờ đợi và thực sự hiểu hết cái giá của sự khắc khoải chờ đợi đó.

https://sites.google.com/site/hoangkimvietnam/nguyen-van-an

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích 

KimYouTube http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter