Ngẫm thơ ngoài ngàn năm

NGẪM THƠ NGOÀI NGÀN NĂM
Hoàng Kim

“Người trước chẳng thấy ai. Người sau thì chưa thấy. Gẫm trời đất thật vô cùng. Riêng lòng đau mà lệ chảy” Đăng U Châu Đài Ca (Bài ca lên đài U Châu) thơ Đường Trần Tử Ngang (661 – 702), người dịch Tương Như .là tác phẩm văn chương đặc biệt nổi tiếng, thơ ngoài ngàn năm của một bậc kỳ tài. Trong văn chương Việt, khi đọc Mãn Giác thơ “Hoa Mai”, Trần Khánh Dư “Bán than”, Đặng Dung thơ Cảm hoài, Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Nguyễn Du trăng huyền thoại, ta đều cảm nhận thấy sự ung dung, an nhiên tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử… và đều có nỗi buồn man mác.Một người tốt muốn dấn thân nhưng còn bao điều kiện cần phải cố gắng vượt lên hoàn cảnh và vận mệnh. Đấy có thể là điều để hiểu thơ Trần Tử Ngang chăng? xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngam-tho-ngoai-ngan-nam/

trantungang1

Trần Tử Ngang cuộc đời và sự nghiệp

Trần Tử Ngang (661 – 702) là nhà thơ có địa vị trọng yếu trên thi đàn thời Sơ Đường. Ảnh hưởng của ông rất lớn đối với thi ca thời Thịnh Ðường cũng như phong trào vận động cổ văn thời Trung Ðường. Ông có tên tự là Bá Ngọc, người đất Xạ Hồng, phủ Từ Châu (hiện là tỉnh Tứ Xuyên ). Ông đậu tiến sĩ lúc 24 tuổi năm 684 (đời Đường Trung Tông) làm đại quan trong triều Võ Tắc Thiên với chức Lan đài chính tự sau đó đổi làm chức Tả thập di.

trantungang2

Phong cách thơ của ông xuất chúng, ngụ ý sâu xa. Trần Tử Ngang thời niên thiếu gia đình tương đối giàu có, coi nhẹ tiền bạc, khẳng khái. Sau khi trưởng thành, ông quyết tâm học, giỏi viết văn; đồng thời quan tâm quốc sự , quyết lập công tích về chính trị. Ông thường dâng sớ điều trần về đại kế quốc gia nhưng không được Vũ hậu nghe theo. Vũ hậu là người mưu lược, cương nghị, quyền biến, tâm cơ. Bà không từ một thủ đoạn nào để mua chuộc, lôi kéo hoặc thẳng tay triệt hạ những người tài giỏi thuộc vây cánh của đối phương nhằm thâu tóm quyền lực, Dưới thời của bà những người tài không thuộc bè phái thường bị nguy hiểm.

trantungang3

Giai thoại đập đàn của Trần Tử Ngang

Trần Tử Ngang có giai thoại nổi tiếng về việc đập đàn. Lần đầu tiên đến Trường An, ông không được một ai biết đến. Ông liền bỏ ra một ngàn quan tiền, mua một cây đàn hồ cầm rất quí, rồi mời mọi người đến dự tiệc, nghe nhạc.

Khi moi người tề tựu đông đủ và háo hức chờ nghe nhạc. Ông đứng lên nói: “Tôi là Trần Tử Ngang người đất Thục, có trăm quyển văn, rong ruổi kinh sư, mà địa vị vẫn tầm thường giữa nơi bụi bậm, không ai biết đến. Nhạc này là của kẻ thơ hèn đâu đáng lưu tâm?

trantungang4

Nói đoạn, ông đập tan cây đàn hồ cầm rất quý trước sự sững sờ, kinh ngạc của nhiều người. Kế đó, ông đem các cuốn văn ra tặng cho cử tọa. Trong một ngày danh tiếng của ông chấn động khắp kinh thành, mọi người ai ai cũng đều biết tiếng.

Năm 24 tuổi, Trần Tử Ngang với văn tài xuất chúng đã thi đậu tiến sĩ và được Võ hậu hết sức nể phục tài năng. Luận về thơ, ông nói: “Làm thơ là để gởi tấm lòng vào thiên cổ chứ đâu phải để lưu danh nhất thời”.

Quả nhiên, những tuyệt phẩm thơ của Trần Tủ Ngang mười ba thế kỷ sau, đến nay vẫn còn tốn hao không biết bao nhiêu giấy mực của nhiều người. Trung Quốc hiện có nhiều địa chỉ web về Trần Tử Ngang , bạn có thể tìm trên Google tại từ khóa 陳子昂 (Trần Tử Ngang).

trantungang5

Trần Tử Ngang thơ ngoài ngàn năm

Bài ca lên đài U Châu
Trần Tử Ngang thơ ngoài ngàn năm “ Ngưòi trước chẳng thấy ai / Người sau thì chưa thấy / Gẫm trời đất thật vô cùng / Riêng lòng đau mà lệ chảy ”. Tương Như dịch

Đăng U Châu Đài Ca

Tiền bất kiến cổ nhân,
Hậu bất kiến lai giả.
Niệm thiên địa chi du du,
Ðộc sảng nhiên nhi thế hạ.

Trần Tử Ngang
* U châu : nay là Bắc Kinh

trantungang6

Dịch nghĩa :

Bài ca lên đài U Châu

Trông lại trước không thấy người xưa ;
nhìn về sau, không thấy kẽ mới đến.
Nghĩ nổi trời đất lâu dài man mác,
một mình bùi ngùi rơi lệ.

Bài ca lên đài U Châu

Ngoảnh lại trước, người xưa vắng vẻ
Trông về sau, quạnh quẽ người sau
Ngẫm hay trời đất dài lâu
Mình ta rơi hạt lệ sầu chứa chan.

Trần Trọng San dịch

trantungang7

Trước chẳng thấy người xưa,
Sau chẳng thấy ai cả.
Ngẫm trời đất thăm thẳm sao!
Riêng xót xa lệ lã chã.

Trần Trọng Kim dịch

trantungang8

Bài ca lên đài U Châu

Trước không gặp được người xưa
Sau không gặp được kẻ chưa ra đời
Mênh mang ngẫm lẽ đất trời
Một mình để giọt lệ rơi bùi ngùi

Cao Nguyên dịch

Suy ngẫm về thơ Trần Tử Ngang

Lên núi cao ngắm biển trời để thấu hiểu sự mênh mang vô cùng của trời đất, lẽ huyền vi của tạo hóa, sự thịnh suy được mất của các triều đại, sự biến dịch của nhân quả, sự ngắn ngủi hữu hạn của kiếp người. Điều đó đã được nhiều người trãi nghiệm…

Chúng ta đọc thêm hai bài thơ nữa của Trần Tử Ngang để hiểu rõ hơn về ông:

Kế khâu lãm cổ

Nam đăng Kệ Thạch quán,
Dao vọng Hoàng Kim đài.
Khâu lăng tận kiều mộc
Chiêu Vương an tại tai
Bá đồ trướng dĩ hĩ,
Khu mã phục quy lai.

Gò Kế xem cảnh năm xưa

Trèo lên Kệ Thạch quán nam,
Xa xa trông ngóng Hoàng Kim có đài.
Cây cao phủ hết quanh đồi.
Vua Chiêu ngày trước nay thời nơi nao?
Cơ đồ bá chủ còn đâu!
Nhớ ai đánh ngựa ta âu lại về.

Tản Đà dịch

Nhị cú tam niên đắc
Nhất ngâm song lệ lưu
Tri âm bất tương thức
Quy ngọa cố sơn thu
(Trần Tử Ngang)

Ba năm làm được hai câu
Ngâm lên một bận dòng châu tuôn trào
Tri âm chẳng hiểu lòng nhau
Xin về núi cũ nằm khào nhớ thu
(Vũ Đức Sao Biển dịch)

Hai câu thơ ba năm làm mới được
Ngâm lên rồi bất giác lệ tuôn rơi
Hỡi tri âm, lòng nhau sao không hiểu
Chốn non xưa về ngắm mây trời.
(gamai dịch lại)

trantungang9

Tôi duyên may năm 17 tuổi được Lên đỉnh đèo Ngang ngắm biển ; Thăm đèo Ngang gặp bác Xuân Thủy; Qua đèo chợt gặp mai đầu suối; sớm tiếp xúc với Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ. Nơi cổng Trời “Hoành sơn cổ lũy” đèo Ngang gánh hai đầu đất nước, tôi đã từng trầm tư cảm khái về “Bài ca lên đài U Châu” của Trần Tử Ngang và bài thơ thần của Hồ Chí Minh viết lúc 5 tuổi (mà sau này linh ứng với “vũng Chùa, biển Đông, đường lưỡi bò”):”Biển là ao lớn/ Thuyền là con bò/ Bò ăn gió no/ Lội trên mặt nước/ Em nhìn thấy trước/ Anh trông thấy sau/ Ta lớn mau mau/ Vượt qua ao lớn.” Chợt dưng, tôi thấu hiểu sự ứng xử thung dung, sâu sắc của Võ Đại tướng “Chốn non xưa về ngắm mây trời“, là trí tuệ bậc Thầy.

Chào ngày mới yêu thương
HK
Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Đông tàn xuân tới đó rồi em
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm.

Minh triết sống thung dung phúc hậu, yêu thương,  an nhiên tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử là cốt lõi tỉnh thức để hiểu sử thi, thơ ngoài ngàn năm và đạt tới sự giác ngộ.

Ca dao Việt “Cày đồng”
Mãn Giác thơ “Hoa Mai”
Tiếng Việt lung linh sáng
Thơ Việt ngoài ngàn năm.

Trần Khánh Dư vẹn kiếp
Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Đặng Dung thơ Cảm hoài

Đỗ Phủ thơ mưa lành
Lý Bạch thơ trăng sáng
Trần Tử Ngang lắng đọng
Mạnh Hạo Nhiên xuân hiểu

Ngẫm thơ ngoài ngàn năm

Hoàng Kim
Nguồn: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngam-tho-ngoai-ngan-nam/

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim

Bao năm Trường Viện là nhà. Sắn Khoai Ngô Lúa đều là thịt xương Một đời người một rừng cây Thầy ươm giống tốt để Mai thành rừng. Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời. Thầy bạn trong đời tôi .Cám ơn quý Thầy bạn và nôi gia đình lắng đọng tình yêu cuộc sống nếp nhà và nét đẹp văn hóa. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Advertisement

Ngẫm thơ ngoài ngàn năm

NGẪM THƠ NGOÀI NGÀN NĂM
Hoàng Kim

Ca dao Việt “Cày đồngMãn Giác thơ “Hoa Mai” là những viên ngọc quý.Tiếng Việt lung linh sáng Thơ Việt ngoài ngàn năm. Trần Khánh Dư “Bán than”, Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài, Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, Đặng Dung thơ Cảm hoàicác bài thơ nổi tiêng đã trên bảy trăm tuổi, sánh với các kiệt tác Đỗ Phủ thơ mưa lành; Lý Bạch thơ trăng sáng, Mạnh Hạo Nhiên xuân hiểu; Trần Tử Ngang thơ Người. Trà sớm nhớ bạn hiền, chép tặng bạn và tôi những bài thơ hay xúc động ám ảnh này, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngam-tho-ngoai-ngan nam/

CA DAO VIỆT ‘CÀY ĐỒNG”

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thảnh hót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Hoàng Kim có câu hỏi nghi vấn: “Sáng tác Việt hay dịch?” Ví như “Tết Việt và Tết Trung” là xuất phát từ “Tiết Lập Xuân” hướng chính Đông của Việt Thường La Bàn Việt; xem tiếp Ca dao Việt “Cày đồng” lời bình chọn lọc và những kiệt tác thơ hay https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ca-dao-viet-cay-dong/

MÃN GIÁC THƠ “HOA MAI

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

xem tiếp Mãn Giác với “Hoa Mai” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/man-giac-voi-hoa-mai/; lời bình chọn lọc với những kiệt tác thơ hay Hoa Mai trong Tết Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-mai-trong-tet-viet/

TRẦN KHÁNH DƯ “BÁN THAN”

Một gánh kiền khôn quẩy tếch ngàn
Hỏi chi bán đó, dạ rằng than
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp
Thử xem sắt đá có bền gan
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn

xem tiếp Trần Khánh Dư “Bán than” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-khanh-du-ban-than/; Trần Khánh Dư vẹn kiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-khanh-du-ven-kiep/ lời bình chọn lọc với Những kiệt tác thơ hay Ngẫm thơ ngoài ngàn năm Chỉ tình yêu ở lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chi-tinh-yeu-o-lai/

PHẠM NGŨ LÃO “THUẬT HOÀI”

Múa giáo non sông trải mấy thâu,
Ba quân hùng khí át sao Ngưu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

Nguồn: Trần Trọng Kim dịch, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, 1951




Thuật hoài

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

Dịch nghĩa

Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
Ba quân như gấu hổ, át cả sao Ngưu Đẩu.
Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh,
Ắt thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

Nguồn:
1. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (tập II), NXB Văn học, Hà Nội, 1976
2. Thơ văn Lý Trần (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1988
3. Thi Viện Đào Trung Kiên. Bài thơ: Thuật hoài Phạm Ngũ Lão
4. Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (trích dẫn tại Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài)

Có bài thơ:
Hoành sáo giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỷ hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu hướng nhân gian thuyết Vũ hầu

[Dịch]

Múa ngang ngọn giáo khắp non sông kể đã mấy thu
Ba quân khí mạnh như hổ beo tưởng có thể nuốt được cả con trâu
Làm kẻ nam nhi mà chưa trả được nợ công danh
Xấu hổ khi nghe người ta nói đến chuyện Gia Cát Lượng.

xem tiếp Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài https://hoangkimlong.wordpress.com/category/pham-ngu-lao-thuat-hoai. lời bình chọn lọc với Những kiệt tác thơ hay Ngẫm thơ ngoài ngàn năm Chỉ tình yêu ở lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chi-tinh-yeu-o-lai/

NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN

“Cửa biển có non tiên
Năm xưa thường lại qua
Hoa sen nổi trên nước
Cảnh tiên rơi cõi trần

Bóng tháp xanh trâm ngọc
Tóc mây biếc nước lồng
Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo
Bia cổ hoa rêu phong”

Dục Thuý sơn
Nguyễn Trãi

Hải khẩu hữu tiên san,
Niên tiền lũ vãng hoàn.
Liên hoa phù thuỷ thượng,
Tiên cảnh truỵ nhân gian.

Tháp ảnh, trâm thanh ngọc,
Ba quang kính thuý hoàn.
Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*),
Bi khắc tiển hoa ban.

xem tiếp Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-duc-thuy-son. lời bình chọn lọc với Những kiệt tác thơ hay Ngẫm thơ ngoài ngàn năm Chỉ tình yêu ở lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chi-tinh-yeu-o-lai/

ĐẶNG DUNG THƠ CẢM HOÀI

CẢM HOÀI
Đặng Dung

Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

Bản dịch Phan Kế Bính Sách Văn đàn bảo giám (NXB Văn học, 2004) ghi người dịch là Trần Trọng Kim.

Nguồn:
1. Phan Kế Bính, “Đại Nam nhất thống chí”, Đông Dương tạp chí, số 116
2. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, 1951
3. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu xuất bản, 1968
4. Thi Viện Đào Trung Kiên. Bài thơ: Cảm hoài Đặng Dung
4. Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (trích dẫn tại Đặng Dung thơ Cảm hoài)

Nguyên tác:








Cảm hoài [Thuật hoài]

Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

xem tiếp Đặng Dung thơ Cảm hoài https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dang-dung-tho-cam-hoai/ lời bình chọn lọc với Những kiệt tác thơ hay Ngẫm thơ ngoài ngàn năm Chỉ tình yêu ở lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chi-tinh-yeu-o-lai/

NGẪM THƠ NGOÀI NGÀN NĂM
Hoàng Kim

“Ngưòi trước chẳng thấy ai. Người sau thì chưa thấy. Gẫm trời đất thật vô cùng. Riêng lòng đau mà lệ chảy”. “Bài ca lên đài U Châu” thơ Trần Tử Ngang, người dịch Tương Như là tác phẩm văn chương thơ ngoài ngàn năm của bậc kỳ tài.  Trong văn chương Việt, khi đọc bài kệ “Cáo tật thị chúng” của thiền sư Mãn Giác, “Mài kiếm dưới trăng” của tráng sĩ Đặng Dung và đọc thơ Nguyễn Du, ta đều cảm nhận thấy sự ung dung, an nhiên tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử… và đều có nỗi buồn man mác.Một người tốt muốn dấn thân nhưng còn bao điều kiện cần phải cố gắng vượt lên hoàn cảnh và vận mệnh. Đấy có thể là điều để hiểu thơ Trần Tử Ngang chăng? xem tiếp bài viết, hình ảnh và thư pháp tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngam-tho-ngoai-ngan-nam/

trantungang1

Trần Tử Ngang cuộc đời và sự nghiệp

Trần Tử Ngang( 661 – 702) là nhà thơ có địa vị trọng yếu trên thi đàn thời Sơ Đường. Ảnh hưởng của ông rất lớn đối với thi ca thời Thịnh Ðường cũng như phong trào vận động cổ văn thời Trung Ðường. Ông có tên tự là Bá Ngọc, người đất Xạ Hồng, phủ Từ Châu (hiện là tỉnh Tứ Xuyên ). Ông đậu tiến sĩ lúc 24 tuổi năm 684 (đời Đường Trung Tông) làm đại quan trong triều Võ Tắc Thiên với chức Lan đài chính tự sau đó đổi làm chức Tả thập di.

trantungang2

Phong cách thơ của ông xuất chúng, ngụ ý sâu xa. Trần Tử Ngang thời niên thiếu gia đình tương đối giàu có, coi nhẹ tiền bạc, khẳng khái. Sau khi trưởng thành, ông quyết tâm học, giỏi viết văn; đồng thời quan tâm quốc sự , quyết lập công tích về chính trị. Ông thường dâng sớ điều trần về đại kế quốc gia nhưng không được Vũ hậu nghe theo. Vũ hậu là người mưu lược, cương nghị, quyền biến, tâm cơ. Bà không từ một thủ đoạn nào để mua chuộc, lôi kéo hoặc thẳng tay triệt hạ những người tài giỏi thuộc vây cánh của đối phương nhằm thâu tóm quyền lực, Dưới thời của bà những người tài không thuộc bè phái thường bị nguy hiểm.

trantungang3

Giai thoại đập đàn của Trần Tử Ngang

Trần Tử Ngang có giai thoại nổi tiếng về việc đập đàn. Lần đầu tiên đến Trường An, ông không được một ai biết đến. Ông liền bỏ ra một ngàn quan tiền, mua một cây đàn hồ cầm rất quí, rồi mời mọi người đến dự tiệc, nghe nhạc.

Khi moi người tề tựu đông đủ và háo hức chờ nghe nhạc. Ông đứng lên nói: “Tôi là Trần Tử Ngang người đất Thục, có trăm quyển văn, rong ruổi kinh sư, mà địa vị vẫn tầm thường giữa nơi bụi bậm, không ai biết đến. Nhạc này là của kẻ thơ hèn đâu đáng lưu tâm?

trantungang4

Nói đoạn, ông đập tan cây đàn hồ cầm rất quý trước sự sững sờ, kinh ngạc của nhiều người. Kế đó, ông đem các cuốn văn ra tặng cho cử tọa. Trong một ngày danh tiếng của ông chấn động khắp kinh thành, mọi người ai ai cũng đều biết tiếng.

Năm 24 tuổi, Trần Tử Ngang với văn tài xuất chúng đã thi đậu tiến sĩ và được Võ hậu hết sức nể phục tài năng. Luận về thơ, ông nói: “Làm thơ là để gởi tấm lòng vào thiên cổ chứ đâu phải để lưu danh nhất thời”.

Quả nhiên, những tuyệt phẩm thơ của Trần Tủ Ngang mười ba thế kỷ sau, đến nay vẫn còn tốn hao không biết bao nhiêu giấy mực của nhiều người. Trung Quốc hiện có nhiều địa chỉ web về Trần Tử Ngang , bạn có thể tìm trên Google tại từ khóa 陳子昂 (Trần Tử Ngang).

trantungang5

Trần Tử Ngang thơ ngoài ngàn năm

Bài ca lên đài U Châu
Trần Tử Ngang thơ ngoài ngàn năm “ Ngưòi trước chẳng thấy ai / Người sau thì chưa thấy / Gẫm trời đất thật vô cùng / Riêng lòng đau mà lệ chảy ”. Tương Như dịch

Đăng U Châu Đài Ca

Tiền bất kiến cổ nhân,
Hậu bất kiến lai giả.
Niệm thiên địa chi du du,
Ðộc sảng nhiên nhi thế hạ.

Trần Tử Ngang
* U châu : nay là Bắc Kinh

trantungang6

Dịch nghĩa :

Bài ca lên đài U Châu

Trông lại trước không thấy người xưa ;
nhìn về sau, không thấy kẽ mới đến.
Nghĩ nổi trời đất lâu dài man mác,
một mình bùi ngùi rơi lệ.

Bài ca lên đài U Châu

Ngoảnh lại trước, người xưa vắng vẻ
Trông về sau, quạnh quẽ người sau
Ngẫm hay trời đất dài lâu
Mình ta rơi hạt lệ sầu chứa chan.

Trần Trọng San dịch

trantungang7

Trước chẳng thấy người xưa,
Sau chẳng thấy ai cả.
Ngẫm trời đất thăm thẳm sao!
Riêng xót xa lệ lã chã.

Trần Trọng Kim dịch

trantungang8

Bài ca lên đài U Châu

Trước không gặp được người xưa
Sau không gặp được kẻ chưa ra đời
Mênh mang ngẫm lẽ đất trời
Một mình để giọt lệ rơi bùi ngùi

Cao Nguyên dịch

Suy ngẫm về thơ Trần Tử Ngang

Lên núi cao ngắm biển trời để thấu hiểu sự mênh mang vô cùng của trời đất, lẽ huyền vi của tạo hóa, sự thịnh suy được mất của các triều đại, sự biến dịch của nhân quả, sự ngắn ngủi hữu hạn của kiếp người. Điều đó đã được nhiều người trãi nghiệm…

Chúng ta đọc thêm hai bài thơ nữa của Trần Tử Ngang để hiểu rõ hơn về ông:

Kế khâu lãm cổ

Nam đăng Kệ Thạch quán,
Dao vọng Hoàng Kim đài.
Khâu lăng tận kiều mộc
Chiêu Vương an tại tai
Bá đồ trướng dĩ hĩ,
Khu mã phục quy lai.

Gò Kế xem cảnh năm xưa

Trèo lên Kệ Thạch quán nam,
Xa xa trông ngóng Hoàng Kim có đài.
Cây cao phủ hết quanh đồi.
Vua Chiêu ngày trước nay thời nơi nao?
Cơ đồ bá chủ còn đâu!
Nhớ ai đánh ngựa ta âu lại về.

Tản Đà dịch

Nhị cú tam niên đắc
Nhất ngâm song lệ lưu
Tri âm bất tương thức
Quy ngọa cố sơn thu
(Trần Tử Ngang)

Ba năm làm được hai câu
Ngâm lên một bận dòng châu tuôn trào
Tri âm chẳng hiểu lòng nhau
Xin về núi cũ nằm khào nhớ thu
(Vũ Đức Sao Biển dịch)

Hai câu thơ ba năm làm mới được
Ngâm lên rồi bất giác lệ tuôn rơi
Hỡi tri âm, lòng nhau sao không hiểu
Chốn non xưa về ngắm mây trời.
(gamai dịch lại)

trantungang9

Tôi duyên may năm 17 tuổi được Lên đỉnh đèo Ngang ngắm biển ; Thăm đèo Ngang gặp bác Xuân Thủy; Qua đèo chợt gặp mai đầu suối; sớm tiếp xúc với Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ. Nơi cổng Trời “Hoành sơn cổ lũy” đèo Ngang gánh hai đầu đất nước, tôi đã từng trầm tư cảm khái về “Bài ca lên đài U Châu” của Trần Tử Ngang và bài thơ thần của Hồ Chí Minh viết lúc 5 tuổi (mà sau này linh ứng với “vũng Chùa, biển Đông, đường lưỡi bò”):”Biển là ao lớn/ Thuyền là con bò/ Bò ăn gió no/ Lội trên mặt nước/ Em nhìn thấy trước/ Anh trông thấy sau/ Ta lớn mau mau/ Vượt qua ao lớn.” Chợt dưng, tôi thấu hiểu sự ứng xử thung dung, sâu sắc của Võ Đại tướng “Chốn non xưa về ngắm mây trời“, là trí tuệ bậc Thầy.

Chào ngày mới yêu thương
HK
Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Đông tàn xuân tới đó rồi em
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm.

Minh triết sống thung dung phúc hậu, yêu thương,  an nhiên tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử là cốt lõi tỉnh thức để hiểu sử thi, thơ ngoài ngàn năm và giác ngộ.

Ngẫm thơ ngoài ngàn năm Trần Tử Ngang đêm thiêng đọc lại.

Hoàng Kim
Nguồn: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngam-tho-ngoai-ngan-nam/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-10/. Những hình Trần Tử Ngang và thư pháp trong bài này dẫn theo www.hudong.com

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Kỉ yếu Nong Lam University

http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter