Ông Bảy Nhị An Giang

ÔNG BẢY NHỊ AN GIANG
Hoàng Kim.

Ông Nguyễn Minh Nhị, bên phải, cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ (ảnh) là Chuyện cổ tích người lớn.Ông Nguyễn Minh Nhị, thường gọi là ông Bảy Nhị nguyên Chủ tịch tỉnh rồi Bí thư tỉnh An Giang. Ông sống tử tế và đã nghỉ hưu, Tôi lưu câu chuyện Kênh ông Kiệt giữa lòng dânBảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi với mỗi năm ngày này đều quay lại. Có những giá trị cần chiêm nghiệm thử thách “ủ ngấu” thời gian. Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy Nhị cựu Chủ tịch tỉnh ai cũng biết. Tôi gọi trỏng tên ông dẫu biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ nhưng ông đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên, góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.

Tôi có một kỷ niệm quí rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi khi đó làm Giám đốc Trung tâm. Ông tham khảo ý kiến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất phèn mặn ngập năn lác của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì để luân canh với lúa hiệu quả nhất trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?

Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ mì to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.

Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến “Một lối đi riêng” của Bác Hồ trong Hải Như “Thơ viết về Người”: “Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm việc như Bác Hồ. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.

Ông Nguyễn Minh Nhị có những bài viết hay “Giá lúa nằm ngoài hạt gạo“, “Một hạt lúa cõng bao nhiêu phí?” “Thu mua tạm trữ lúa gạo, nông dân chưa được hưởng lợi …”. Tôi trầm tư trước câu hỏi: Làm thế nào để tháo gỡ “những vật cản không dễ vượt qua”. Tôi tâm đắc với lời Bác Giáp suốt đời học Bác Hồ “dĩ công vi thượng” việc công trên hết. Câu trả lời thật rõ ràng là: Khi Nhân Dân, Tổ Quốc trên hết, thì bất cứ giải pháp nào có lợi cho Dân cho Nước cũng đều nghiên cứu vận dụng được cả, không từ một giải pháp nào. Thực chất đó là phép quyền biến “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đó là trích đoạn tôi ghi chép về ông Bảy trong bài “Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi

BẢY NHỊ TÔI ĐÃ QUA

Ông Bảy là con người thực tiễn. Ông đã nghỉ hưu, nay viết hồi ký “Tôi đã qua”. Ông kể lại những mẫu chuyện thực của đời mình. Sách “Tôi đã qua” gồm hai tập với 675 trang. Lối kể chuyện của ông là tôn trọng sự thật, sát thực tế và tâm huyết. Tôi háo hức đọc và chia sẻ đôi lời cảm nhận với bạn, để mong cùng bạn  từ trong chuyện đời thường rút tỉa được đôi điều về bài học cuộc sống.

Tôi bâng khuâng nhớ chuyện xưa Đào Duy Từ còn mãi mang tâm nguyện và chí hướng lớn lao như sự thổ lộ của vua Trần Thái Tông “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Di sản của vua Trần Thái Tông và Đào Duy Từ đều không phải ở trước tác mà là triều đại. Họ đều là những nhà thực tiễn sáng suốt, trọng thực tiễn hơn lý thuyết và có tầm nhìn sâu rộng lạ thường, ngay trong trước tác  cũng rất chú trọng gắn thực tiễn với lý luận. Họ đều đặc biệt chú trọng thực tiễn mà không theo lối khoa trương, hủ nho của người đương thời.

Ôn cũ nói mới để không phải so sánh những vĩ nhân lỗi lạc kia với ông Bảy mà là để thấm thía lời ông Bảy, cũng là một mẫu người rất coi trọng thực tiễn : “Người dân hỏi chính khách làm gì cho dân nhờ chớ không hỏi hàng ngày ông làm gì? Cụ Đồ Chiểu có cho Tiểu Đồng nói trong thơ Lục Vân Tiên rất hay: “Đồng rằng trong túi vắng hoe/ Bởi tin nên mắc bởi nghe nên lầm” ! Ông Bảy nói vậy vì con đường đi lên của nông nghiệp Việt Nam thật vất vả và nhọc nhằn quá !

Nông nghiệp nông dân nông thôn Việt Nam sau khoán 10, sau nghị quyết 100, sau đổi mới, sau liên kết nông nghiệp 10 năm, nay tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, … thực tế đời sống người nông dân đã tăng lên bao nhiêu? tăng nhiều hay tăng ít ? có ổn định và bền vững không? đã thật sự công bằng chưa? Hỏi xem thu nhập thực tế của nông dân túi họ có bao nhiêu tiền thì biết. Làm gì để chất lượng cuộc sống nông thôn tốt hơn?

Ông Bảy làm Chủ tịch Tỉnh, sau đó làm Bí thư Tỉnh ủy An Giang là một tỉnh nông nghiệp. Vất vả đi lên từ hột lúa, con cá, ông thấm thía thật nhiều về sự liên kết nông nghiệp, đưa hiện đại hóa, công nghiệp hóa vào nông nghiệp, nông thôn. Ông đã từng tìm tòi và trả giá cho những bứt phá đúng nhưng chưa hợp thời như chuyện “Hai dự án tranh cãi”. Dự án thứ nhất là trồng bắp thu trái non, trồng đậu nành rau và xây dựng nhà máy đông lạnh rau quả xuất khẩu. Dự án thứ hai là nhà máy tinh bột khoai mì.

Hơn 20 năm sau nhìn lại, ông viết: “Hai dự án đầy tranh cãi mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, Chủ tịch Nước Trần Đức Lương,… từng đến thăm mấy lần và khen ghê lắm. Dự án thứ nhất nay lãi hằng năm cũng vài tỷ rồi cả vài chục tỷ đồng; có việc làm ổn định cho gần một ngàn công nhân (không kể lao động ngoài nhà máy). Dự án thứ hai, dù cho nhà máy bán đi nhưng An Giang được 9.000 ha đất từ Kiên Giang được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cho, từ hoang hoá và phèn nặng trở thành đất sản xuất 2-3 vụ/năm, lập thêm hai xã mới với gần một vạn dân. Đây là mồ hôi và cả nước mắt của hàng vạn con người. Nhưng không có ai tranh cãi. Chỉ có tôi và những người không đổ mồ hôi mới tranh cãi mà thôi.

Ông vui buồn trăn trở mà nói vậy thôi. An Giang nay đã vươn lên đứng đầu toàn quốc về sản lượng và xuất khẩu lúa, cá nhưng con đường nhọc nhằn của nghề nông, tâm huyết của một kẻ sĩ, luôn cánh cánh trong lòng câu hỏi: “Người dân hỏi chính khách làm gì cho dân nhờ chớ không hỏi hàng ngày ông làm gì?”. Tìm được câu trả lời vẹn toàn. Thật khó lắm thay!

Tôi kính trọng những người thực tiễn, tâm huyết, biết thao thức vận dụng học để làm trong thực tế cụ thể của chính mình, biến những điều học ở trường, học ở trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân để làm được điều gì đó thiết thực cụ thể cho dân, cho nước, cho cộng động xã hội gia đình, và cho chính bản thân mình.

Ông Bảy mail cho tôi những trang hồi ký chỉ để đọc giữa một ít người trong gia đình và thân quen. Ông vui khi đọc bài viết Kênh ông Kiệt giữa lòng dân và nhận xét: “Hoàng Kim viết lúc mình đã nghĩ hưu nên cả Hoàng Kim cũng không bị ai hiểu là “tâng kẻ có chức”. Tôi thì ám ảnh bởi những điều trong đời mình, chính đời mình mắt thấy tai nghe, nếu mà tôi không lưu lại, không kể lại được thì thật khó có thể trao truyền lại những bài học thực tiễn cho người thân và các bạn trẻ nên tôi lựa chọn để kể.

BẢY NHỊ VĂN VÀ ĐỜI

Ông Bảy Nhị An Giang viết: “Hôm nay, mồng 1 tháng 5 năm 2015, kỷ niệm 40 năm ngày tôi “Đến bờ mong đợi” tại Cây số 5 Long Sơn – Tân Châu và cũng là kỷ niệm ngày sanh cháu ngoại đầu lòng – Nguyễn Minh Tú Anh đã tròn 10 tuổi. Tôi vừa tự in xong tập hồi ký “TÔI ĐÃ QUA” gồm hai tập 675 trang như là câu chuyện về “nguồn cội” của hai họ Nguyễn – Đặng trên vùng đất khai hoang – mở cỏi và cũng là “lượt qua” cuộc đời tôi đã trãi.

Tôi đang vào tuổi 70 không tư duy, không suy nghĩ ra cái gì hay và không làm được việc gì mới. Nói như Nhà văn Nguyễn Trọng Tín năm tôi 60 tuổi về hưu: “Anh giờ như tằm chín chỉ còn ‘nhả ra’ chớ không còn ‘thâu vô’ được nữa”.

Đúng vậy! Mười năm qua, vợ chồng tôi chỉ tiếp tục lao động tạo ra của cải, giải quyết việc làm cho 60 lao động, lập ra trang trại làm lúa, nuôi cá, trồng rừng và lập cơ sở nuôi dạy trẻ… Những việc làm ấy tưởng như mới, nhưng thực ra cũng chỉ là tiếp tục cái vốn có của gia đình và bản thân thân tích lũy được. Nếu nói về cương vị xã hội thì vợ chồng tôi từ quan hệ “một chiều” là “người đày tớ”, hay “người lãnh đạo” tuy nhỏ nhưng là trách nhiệm tập thể, còn bây giờ thì chuyển sang quan hệ “hai chiều” nghĩa là vừa “làm chủ” vừa “làm thuê” cho dù quy mô không lớn nhưng phải tự chịu trách  nhiệm. Một khi con tầm còn tơ là còn phải nhả vậy thôi!

Mười năm làm những công việc ấy; đồng thời nhớ lại và suy nghĩ dài theo đường đời mà “Tôi đã qua” ngót 60 năm, từ khi tôi chập chững vào đời,. Ngoài những con người, sự việc đã ghi trong hồi ký, mấy hôm nay tôi lục bài vỡ, tư liệu cũ sắp xếp lại cho ngăn nấp…Tôi như sống lại một thời sôi động với những việc làm vẫn còn tên gọi mà nay chỉ còn là kỷ niệm! Tất cả đều đã cũ, tôi gom lại, hệ thống, phân loại và  in thành tập. Tôi đặt cho tập sách mới nầy cái tên “CÒN LÀ KỶ NIỆM”, hay Tập 3 của hồi ký “Tôi đã qua”.

“Còn là kỷ niệm” có mấy phần: Phần I – Những người tôi nhớ. Phần II – Những lời tôi nghe. Phần III – Những bài tôi viết trong 10 năm đầu nghĩ hưu. Và phần kết. Nguyễn Minh Nhị
(mục này đăng theo đúng bản gốc của email tác giả gửi).

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN

Sự thật và giá trị nhân văn lắng đọng. Sự thật tốt hơn ngàn lời nói. Đừng phán xét vội vã một ai Nên đánh giá thực tiễn. Tôi tháng năm nhớ lại, năm 2018 xong tâm nguyện giúp hai con học nghề, đã thành tâm đi bộ Lên Thái Sơn hướng Phật, Trung Quốc một suy ngẫm. Ngẫm lời thơ và đánh giá của Bác.

Sâu sắc thay thơ “Thăm Khúc Phụ/ Hồ Chí Minh/ Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ,/ Thông già, miếu cổ thảy lu mờ./ Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ?/ Bia cũ còn soi chút nắng tà”. “Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin”. “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” (Báo Nhân Dân ngày 14/6/1951).

Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân và tự nguyện thực hành trọn đời của Hồ Chí Minh (và theo Hồ Chí Minh) về “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” là có noi theo Khổng Tử. Các đồng sự, học trò, đồng chí, đồng tâm, của thời đại Hồ Chí Minh bao nhiêu người thực lòng, lặng lẽ không phô trương, học để làm, học bởi làm (Learning by Doing) theo tinh thần ấy?

Chuyện cổ tích người lớn.

CHÉP LẠI CHUYỆN ÔNG BẢY
Hoàng Kim


Ông Bảy Nhị & bốn phép toán “làm quan”, trà sớm tôi vui được chia sẻ với giáo sư Nguyễn Tử Siêm và ít thầy bạn quý về điều này. Tôi “Chép lại chuyện ông Bảy” chung với “Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi”để thỉnh thoảng đọc lại. Việt Nam xã hội học, mục từ này trong giao lưu so sánh đối chiếu ngôn ngữ Việt Trung Anh của đề cương #htn #cnm365 Xã Hội Việt Nam, mà Hoàng Tố Nguyên con gái tôi đang chuyên tâm chuẩn bị nhằm đáp ứng việc giảng dạy nghiên cứu Việt Nam Đất và Người thì Tây Nam Bộ, An Giang, ông Bảy là một địa chỉ xanh xem tiếp https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/chep-lai-chuyen-ong-bay

Báo Nhân Dân, NHÂN VẬT, 22 10 2012
ÔNG BẢY NHỊ & BỐN PHÉP TOÁN “LÀM QUAN”

Hồ Cúc Phương (thực hiện)

NDO – Tôi điện thoại cho ông Bảy Nhị tỏ ý muốn về An Giang thăm ông. Biết tôi từ Hà Nội lặn lội vô, ông xởi lởi: “Để chú lên TP Hồ Chí Minh cho đỡ cực”. Đúng hẹn, hai ngày sau, ông tới tìm tôi tại Văn phòn
g đại diện Báo Nhân Dân ở 40 Phạm Ngọc Thạch.

Ông Bảy Nhị & bốn phép toán “làm quan”
Ông Bảy Nhị (ảnh NDO)

Tôi nhìn quanh: “Xe chú đâu?”, ông cười hiền: “Chú lên bằng xe đò, tiện thể thăm con, thăm cháu ngoại”. “Chú không có nhà riêng ở Sài Gòn sao?” – tôi ngạc nhiên. Ông Bảy Nhị sổn sảng: “Đừng nghĩ quan chức là ở đâu cũng có nhà cửa. Chú nghỉ hưu, về nuôi bảy hầm cá tra, mỗi năm thu hoạch cả ngàn tấn, kiếm bộn tiền, nhưng đã gắn một đời với bà con nông dân mảnh đất Long Xuyên, An Giang, giờ mắc mớ chi lên Sài Gòn cho mệt”…

Ông trải lòng với NDHT qua những câu chuyện thuở làm quan có lẽ… ít giống ai.

* Nhiều người gặp ông đều ấn tượng về sự hiểu biết cũng như tư duy sắc sảo, cách diễn đạt giản dị mà lôi cuốn, thuyết phục. Có gì đó như mâu thuẫn với việc thuở nhỏ ông chưa học hết lớp Nhất trường làng?

Ông Bảy Nhị (cười sảng khoái): Chính xác. Tất cả kiến thức tôi có đều nhờ học lỏm, chẳng được đào tạo bài bản gì. Người ta từng nhiều lần đặt nghi vấn bằng cấp của mấy ông quan chức này nọ.Trường hợp tôi rất khỏe, khỏi phải xác minh chi cho cực. Đời tôi chỉ có duy nhất tấm bằng lý luận chính trị do Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc cấp thôi. Thuở nhỏ, tôi bỏ ngang lớp Nhất vì không có tiền làm giấy khai sinh để đủ thủ tục thi lên đệ thất (tương đương lớp 6 bây giờ). Nhưng quyết tâm tự học của tôi có được là nhờ ông anh trai ruột Nguyễn Minh Đào (sau này là Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang) luôn khuyên bảo, động viên. Lý do ổng đưa ra giản dị thế này thôi: Để biến giấc mơ cháy bỏng của tôi là muốn làm được nhiều điều tốt đẹp cho bà con nông dân An Giang thành hiện thực thì phải ráng học, phải cố gắng phấn đấu vào Đảng. Vào Đảng là để được giao trọng trách (chứ không phải địa vị), để có thể làm được nhiều việc có ích. Bởi không được ngồi ở vị trí ấy, không có quyền quyết định thì có muốn phục vụ nhân dân cũng đành chịu. Còn nếu không có chữ nghĩa thì khó làm được công việc lãnh đạo, nếu có làm cũng dễ mắc sai lầm vì thiếu hiểu biết.

* Và nhờ nỗ lực tự học ông đã được giao trọng trách sớm, như một lãnh đạo trẻ của tỉnh. Những quyết sách đầu tiên của ông lúc đó, nghe nói cũng khá táo bạo?

Ông Bảy Nhị: Năm 1988, mới 42 tuổi, tôi là lãnh đạo trẻ nhất tỉnh, nhận quyết định chuyển công tác từ Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy sang làm Giám đốc Sở Nông nghiệp An Giang. Một năm sau, tôi đề xuất xây dựng chương trình khuyến nông đầu tiên của cả nước và ký quyết định thành lập Ban Khuyến nông của Sở. Phó Giám đốc đề xuất nên báo cáo Tỉnh ủy vì đây là việc khá nhạy cảm, Bộ Nông nghiệp lúc đó không ủng hộ. Biết đồng chí Bí thư Tỉnh ủy rất đồng tình nhưng không dám quyết, tôi nói luôn với cậu phó, “khỏi báo cáo, tôi chịu trách nhiệm toàn bộ. Được thì dân hưởng, tội vạ đâu tôi xin gánh hết”. Tôi nghĩ, làm người lãnh đạo thì phải dám quyết, dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân. Không nên dựa dẫm, đổ thừa vào cái gọi là trách nhiệm tập thể. Tính tôi quyết liệt tới cùng. Không chỉ một lần, sau này khi đang là Chủ tịch An Giang, tôi cũng đã kiên quyết phản đối việc xây bảy cái cống ngăn thoát nước sông Hậu do Bộ Nông nghiệp chủ trương thực hiện. Tôi nói, trong này đã chống lũ triệt để xong rồi, làm chi cho tốn kém ngân sách thêm nữa, lại cản trở giao thông. Vụ việc sau đó phải báo cáo lên Hội nghị thường vụ Tỉnh ủy. Ông Bí thư bảo, “có tốn kém cũng là tiền trung ương”. Tôi phản đối, “đâu có, đó là tiền của dân. Cá nhân nào quyết làm là tôi thưa đến cùng đó”.

* “Trực ngôn nghịch nhĩ”, thái độ quyết liệt ấy chắc mang lại cho ông khá nhiều hệ lụy. Ông chọn cách hóa giải ra sao?

Ông Bảy Nhị: Tôi quan niệm cái tâm chính là cứu cánh. Làm gì cũng phải thật, trước hết là thật với chính mình. Nhiều người cứ tự gạt gẫm, rằng làm bậy ai biết. Nhưng ông bà mình đã dạy “cái kim giấu trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Cứ làm thật, ăn thật, nói thật và đối xử với nhau chân thành thì chẳng ai nỡ hại mình.

Ngày tôi làm Giám đốc Sở Nông nghiệp, có một nhân viên làm đơn nặc danh kêu thưa khắp nơi. Tôi quyết định rút anh ta về làm trợ lý, theo dõi tình hình tài chính của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp do Sở quản lý. Mọi người thắc mắc, tôi nói “Anh ta ở xa không biết nên nghi tôi làm bậy, mới kiện cáo tùm lum. Giờ cho anh ấy về gần, quan sát tôi làm việc, chắc rồi sẽ hiểu”. Quả nhiên, cậu đó sau này hiểu ra nhiều điều, thương tôi lắm.

Nhớ hồi tôi quyết định giao đất xây dựng Trung tâm khảo nghiệm Định Thành rồi Nhà máy sản xuất thuốc sâu ngoài Bình Đức, tranh chấp thưa gởi khắp nơi, tôi trở thành đối tượng bị cấp trên điều tra, xem xét. May mắn là những cơ sở này đều phát huy được hiệu quả, đem lại lợi ích cho nông dân. Chứng tỏ mình đã giao đất đúng người, đúng chỗ.

* Có lần trả lời phỏng vấn, ông khẳng định như đinh đóng cột trước công luận: Tôi có thể tự hào rằng, suốt những năm làm lãnh đạo, tôi chưa hề có đề xuất nào gây hậu quả cho nông dân, không hề bị thế lực nào chi phối chủ trương đầu tư để kiếm lợi mà làm dân thiệt, ngân sách thiệt. Đã nghỉ hưu nhưng tôi vẫn sẵn sàng lắng nghe phê bình, chứ không phải giờ “hạ cánh an toàn” rồi mới nói mình sạch, nói cho sướng miệng?

Ông Bảy Nhị: Về đề xuất gây hậu quả cho nông dân, tôi tự tin rằng mình tránh được. Bởi tôi sinh ra là nông dân thứ thiệt. Đã có lần tôi khẳng định với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Tôi uống nước phèn mà lớn, đất phèn có thể dùng thủy lợi cải tạo và kỹ thuật canh tác riêng đều có thể trồng trọt được hết các loại cây ngắn ngày nên tôi không sợ”. Những quyết sách mà tôi đưa ra không hề liều mạng, bởi tôi chỉ làm khi biết chắc chắn 99,99% thành công. Uy tín dù có nhiều, xài hoài rồi cũng hết. Thất bại là dân chửi te tua, tôi đâu dám quyết bậy.

Ngày làm lãnh đạo, tôi từng xắn quần đi trồng rừng, chữa cháy rừng, thiết kế mương phèn trên đất khai hoang vùng Tứ giác Long Xuyên… cùng nhiều bà con nông dân, anh em kiểm lâm và bộ đội. Không được trang bị nhiều kiến thức khoa học nhưng tôi gắn bó máu thịt với mảnh đất này, luôn gần dân, học hỏi kinh nghiệm từ dân. Chuyện đắp đập chắn nước để sản xuất vụ hè thu 1976 ở huyện Phú Tân lần đầu tiên là tôi học từ kinh nghiệm người Cam-pu-chia hồi còn kháng chiến (1972) qua câu họ trả lời tôi “Vì sao đêm qua nước tràn đồng?” – là vì “Ăn bắp rồi bửa đập cho nước vô”. Thuyết phục nông dân, tôi dùng hình ảnh và ngôn ngữ trực quan, nôm na. Dân hiểu và nghe, nghe là họ làm theo thôi.

* Những quyết sách do dân và vì dân ấy dù sao cũng dễ thực hiện, vì nó chỉ phụ thuộc vào cá nhân ông Chủ tịch dám làm dám chịu trách nhiệm. Nhưng việc đối mặt với những mánh lới chạy dự án tinh vi, những món lợi lớn từ số phần trăm hoa hồng “lại quả”, trong khi vẫn phải giữ mình trong sạch là điều rất khó, thưa ông?

Ông Bảy Nhị: An Giang là một trong những địa phương có sức hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư. Chạy dự án, lobby – vận động hành lang… để có suất ngon lành, để hưởng lợi không thiếu. Nhưng tôi dám nói mình chưa hề chịu sự chi phối của bất kỳ thế lực nào trong chủ trương đầu tư. Riêng chuyện biết trước quy hoạch, cho người nhà hoặc “tay chân” lén mua đón đầu chờ cơ hội bán (hoặc đền bù) lấy lời là kiếm bộn tiền nhưng tôi dứt khoát nói không. Chuyện (theo thông lệ mà luật cho phép doanh nghiệp) tôi có nhận quà (tiền) cảm ơn (thưởng cuối năm) chút đỉnh từ phía doanh nghiệp, cá nhân là có. Nói chưa bao giờ nhận là không thật thà. Mỗi người chỉ dăm ba triệu thì cộng lại cũng đã là một mớ kha khá mà dân nghèo nằm mơ không có. Nhưng nếu có mầu đút lót, xin xỏ hoặc mưu cầu này nọ là tôi kiên quyết gạt đi. Nhưng mình cũng không thể quá máy móc, cứng nhắc trong ứng xử (có thể gọi là “thiếu tế nhị”). Nhớ có những lần “tiền thưởng” khá hậu hoặc có lần người đưa bao thơ “quá dày”… Trả không được, nhận không xong, tôi giao cho cô thủ quỹ cơ quan lập riêng một cuốn sổ. Gặp người này người kia khó khăn, tôi quyết (qua một cán bộ văn phòng) là chi, cuối tháng có quyết toán với nhau rành mạch. Tới ngày rời ghế Chủ tịch, tôi hỏi, cô báo: “Quỹ của chú bằng không rồi”. Tôi nói: “Vậy là huề! Giải tán!” (cười). Sau này tôi đọc báo, hình như có người biết, phê phán là làm vậy chỉ biết giữ mình chớ “không kiên quyết chống tham nhũng”. “Lập biên bản bắt tại tay người đút lót”, theo tôi không phải cách làm hay của người có tầm lãnh đạo.

* Nhưng cùng một cái phong bì giống nhau, cảm ơn hay hối lộ thì không phải lúc nào cũng rõ ràng và dễ nhận biết, thưa ông?

Ông Bảy Nhị: Chính xác. Tôi nhận ra, ranh giới giữa sự tri ơn với biếu xén, hối lộ, đút lót nhiều khi rất mỏng manh. Người lãnh đạo phải tinh tường để nhận ra cái lằn ranh lắm khi vô hình ấy. Ngày đã nghỉ hưu, tôi có thú vui trồng và chăm cây kiểng. Có hôm đang ở xa, tôi nhận cú điện thoại lạ hoắc. Người gọi trình bày muốn mua một cây thế đã suy của tôi với giá cả chục ngàn đô. Tôi nói, cây sắp chết ôm về làm chi, anh ta bảo, em thích nên sẽ cố chăm sóc để nó sống khỏe. Tôi suy nghĩ lắm. Từng ấy đô-la là cỡ 200 triệu đồng, nghe cũng ham, tiền nhiều ai không thích. Nhưng tôi vẫn băn khoăn, một người lạ làm vậy là có ý gì, đằng sau nó là mục đích gì. Cuối cùng, tôi kiên quyết nói không. Ít lâu sau, tôi lại nhận cuộc gọi, từ chính số điện thoại đó. Lần này, anh ta tha thiết nhờ tôi nói một tiếng để đơn vị kiểm lâm cho chuyển mấy cây gỗ từ Cam-pu-chia về. Vậy là tôi hiểu ngay vấn đề, chục ngàn đô bỏ ra mua cây kiểng của tôi là để dọn đường, chỉ cần tôi trả nghĩa bằng một chuyến vận chuyển trót lọt là dư thừa. Tôi cười “tôi về hưu rồi nói ai nghe”, bụng thầm nghĩ “may quá, bán cây rồi thì biết cư xử sao đây”.

* Ông đúng là một quan chức – nông dân được xếp vào hàng “quý hiếm”. Xin được hỏi câu cuối cùng, cả đời gắn bó với nông dân, ông nhận thấy việc để làm một lãnh đạo đúng nghĩa được dân tin yêu có khó lắm không ạ?

Ông Bảy Nhị:(Cười hiền): Chỉ cần rành bốn phép toán là làm được. Đó là: luôn biết cộng thêm nghĩa tình, yêu thương; biết trừ đi những oán thù, ghét bỏ; biết nhân lên của cải cho người dân, cho xã hội và biết chia sẻ hạnh phúc. Là thành công. Tôi nghĩ vậy.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

* Ông Nguyễn Minh Nhị, sinh năm 1946, tại làng Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, về hưu năm 2004. Khi đương chức, ông từng được biết đến như một trong những người lãnh đạo trẻ của địa phương, có những quyết sách táo bạo và với phẩm chất “dám làm, dám chịu trách nhiệm”.

Người dân An Giang trìu mến gọi ông là “ông Bảy Nhị tam nông” bởi trong thời gian đương nhiệm ông đã chỉ đạo khôi phục sản xuất sau ngày thống nhất đất nước, thực hiện những công trình lớn (như chương trình khai phá Tứ giác Long Xuyên, công trình thoát lũ kênh Vĩnh Tế, đề án 31 giúp người nông dân vùng lũ cải thiện cuộc sống…) đều gắn bó hết sức mật thiết với vấn đề tam nông.

* Tôi quan niệm cái tâm chính là cứu cánh. Làm gì cũng phải thật, trước hết là thật với chính mình. Nhiều người cứ tự gạt gẫm, rằng làm bậy ai biết. Nhưng ông bà mình đã dạy “cái kim giấu trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Cứ làm thật, ăn thật, nói thật và đối xử với nhau chân thành thì chẳng ai nỡ hại mình.

BẢY NHỊ KÊNH ÔNG KIỆT VÀ TÔI
Hoàng Kim

Tôi có câu chuyện không quên Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi, nay ngắm lại các bức ảnh và trang văn tìm lại chính mình mà xúc động nghĩ về một thời với một lớp người. Tôi nhờ ơn tri ngộ ‘cầu hiền’ của ông Bảy và sự dẫn dắt trước đó của giáo sư Mai Văn Quyền, giáo sư Nguyễn Văn Luật, giáo sư Võ Tòng Xuân, giáo sư Đào Thế Tuấn trong Chương trình Hệ thống Canh tác Việt Nam với lối Học để Làm (Learning by Doing) rất thiết thực. Sự hợp tác thân thiện giữa Viện Lúa ĐBSCL với Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Nông trường Sông Hậu, Trung tâm Giống Cây trồng Sóc Trăng, Trung tâm Giống và Kỹ thuật Cây trồng Phú Yên, …là bài học lớn để chúng tôi vượt lên chính mình, đóng góp được những thành tựu và cống hiến tốt hơn cho sản xuất.

BẢY NHỊ

Ông Bảy Nhị tên thật là Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang. Ông vừa có bài viết “Giá lúa nằm ngoài hạt gạo” mà tôi đã chọn đưa vào bài giảng cây lúa. Suy tư về thương hiệu gạo Việt (trích dẫn cuối bài này) cũng không thể không nhớ ông Bảy.

Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy Chủ tịch ai cũng biết. Tôi gọi trõng tên ông biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ nhưng đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.

Tôi có một kỷ niệm quí rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lặn lội lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi là giám đốc Trung tâm để hỏi cách đưa cây gì vào khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất hoang hóa Tri Tôn, Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì luân canh lúa hiệu quả trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?

Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.

Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến MỘT LỐI ĐI RIÊNG của Bác Hồ trong thơ Hải Như: “ Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm như Bác. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.

Suy tư về thương hiệu gạo Việt, tôi đọc đi đọc lại nhiều lần thư của ông Bảy Nhị đã viết cho tôi : “Hoàng Kim thân mến. Sang năm mới, nhìn lại năm cũ, thấy giống khoai mì của Hoàng Kim củ to và nhiều quá chừng. Phải hồi anh Bảy có Nhà máy tinh bột Lương An Trà thì mê hết hồn với giống nầy rồi. Chúc mừng Hoàng Kim nhé! Nhân đây anh trích gởi đoạn nhật ký mới nhất ghi lại sự kiên anh đến xã Vĩnh Phước huyện Tri Tôn trên vùng đất “rún phèn” Tứ giác Long Xuyên của An Giang mà Chánh phủ điều chỉnh địa giới cho An Giang hơn 20 năm trước. Nơi này, Ngô Vi Nghĩa và anh em Nông trường Khoai mì Afiex đã cực khổ khai hoang làm rõ phèn, chuyển đổi vùng đất hoang hóa, phèn nặng, thành nơi canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) luân canh với giống khoai mì ngắn ngày né lũ KM98-1. Cho đến nay, sau 20 năm vùng này đã  thành cánh đồng trù phú. Anh hay quay về kỷ niệm cũ, những nơi ngày xưa cực khổ để tìm lại dấu tích cái đẹp của hồn người! Thân thiết, Bảy Nhị

Ông Bảy Nhị trích Nhật ký đầu xuân 2017, đã viết:  “Ngày 30-12-2016 dự “ngày hội thu hoạch lúa mùa nổi lần 3” với bà con xã Vĩnh Phước (Tri Tôn) trên vùng đất “rún phèn” Tứ giác Long Xuyên của An Giang mà Chánh phủ điều chỉnh địa giới cho An Giang hơn 20 năm trước. Đồng ruộng kiến thiết khá hiện đại, đi lại bằng xe máy không bị cách trở, đất, nước không còn màu phèn, lúa Thần nông xanh tươi ước chừng năng suất trên 6 tấn/ha. Đất nầy trước chưa từng được canh tác vì là cái “rún phèn”. Nay sản xuất lúa Thần nông trên vùng đất khai hoang trồng khoai mì, đất được rõ phèn, ngọt hóa sau khi Nông trường của Nhà máy tinh bột Công ty AFIEX đã giải thể năm 2004. Khi lúa gạo thừa, lúa bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, người dân theo gợi ý của thị trường chuyển qua sản xuất lúa mùa nổi từ năm 2014. Nhưng không dễ! Năm trước nước nhỏ, chuột phá đến gần như mất giống, năm nay lại bị bịnh đạo ôn cổ bông, cháy lá, bạc bông, lem lép hạt … như lúa Thần nông, nhưng không dám xài thuốc, vì như vậy thì không ai mua. Hiện còn duy trì sản xuất 30 ha trong vùng theo mô hình một vụ lúa mùa, một vụ màu trên nền rạ. Đứng trên ruộng lúa mùa nổi đang vào thu hoạch, bồi hồi nhớ lại cũng trên cánh đồng nầy, 56 năm về trước (12-1960), tôi một mình suy nghĩ một mình đi”, đi qua cánh đồng lúa mùa cũng đang vào mùa gặt thế nầy đến ngọn núi trước mặt  –  Núi Dài Vạn Liên – Bây giờ, ngọn núi sau lưng tôi trong tấm hình nầy. Trong ảnh, tôi đang hỏi người gặt thì được biết công cắt 140 kg lúa/ha, và đám lúa nầy năng suất chừng 1,4 tấn/ha. Hỏi giá bán chưa ai biết. Nhưng báo An Giang (02-01-17) đăng bài về sự kiện nầy nói giá 14.000đ/kg do Tổ chức phi lợi nhuận Đức mua (giá lúa IR 50404 giá 4.500đ/kg). Một bài toán chuyển dịch cơ cấu sản xuất không dễ! Tôi buồn vì mình không còn có điều kiện cùng bà con tháo gở khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất mà tôi tin rằng nếu làm thì tôi sẽ làm được như những năm Đổi mới 1988 –  2004 tôi đã cùng làm với bà con nông dân trên cương vị Giám đốc Sở Nông nghiệp, Phó Chủ tịch phụ trách Nông nghiệp rồi Chủ tịch – Vực dậy nông nghiệp An Giang 2002 – 2004 rồi mới về hưu, kết thúc phút 89’ – Một chặng đường!” “Con đường qua, lúc ban đầu do ta định hướng và bước đi thế nào đó mà kết quả thu được và hệ quả phải nhận là rất bất cập! Ta thi đua làm cho ra năng suất, sản lượng cao nhất mà không quan tâm môi trường thiên nhiên trong lành bị nhiễm hóa chất nông dược, thiên địch không còn, cá tôm, chim thú bị tận diệt, bây giờ quay lại sản xuất hữu cơ trong điều kiện cân bằng tự nhiên không còn không khác nào đi tìm “hành tinh mới”! Khó hơn là trong lòng người đã mất chữ TIN thì làm sao trị căn bịnh “dối trá” đang thành” đại dịch”? Hơn 20 năm xuất khẩu gạo mà gạo không có tên thương hiệu, thì tái cơ cấu cái gì đây cho có chữ TÍN?

KenhVoVanKiet

KÊNH ÔNG KIỆT

“Vẫn là Thủ tướng của nhân dân / Vẫn là anh Sáu mọi gia đình/ Lồng lộng bóng soi miền sông nước/ Đời nặng ân tình, đất nặng chân”. Đó là những câu thơ cảm khái khóc tiễn cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt của ông Bảy Nhị, nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang (kênh Võ Văn Kiệt, ảnh Thanh Dũng).

Một năm sau khi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần, Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa VII đã Quyết nghị đặt tên công trình kênh T5 là kênh Võ Văn Kiệt và đặt bia lưu niệm tại đầu kênh để ghi nhớ công lao của cố Thủ tướng với hệ thống kênh huyết mạch, tháo chua, rửa phèn, mở mang vùng đất hoang hóa của khu vực Tứ giác Long Xuyên.

Báo An Giang, Trường Đại học An Giang đã đăng bài Kênh “ông Kiệt” tắm mát đồng bằng của tác giả Bảo Trị – Thành Chinh. Báo Đất Việt đăng bài Kênh ông Kiệt của tác giả Võ Ngọc- Bảo Châu. Báo Tuổi Trẻ đăng loạt bài Từ kênh Vĩnh Tế đến kênh Võ Văn Kiệt của tác giả Quốc Việt. Kỳ 1: Hào lũy đất phương Nam ; Kỳ 2: Trấn giữ biên giới ; Kỳ 3: Thương hồ Vĩnh Tế ; Kỳ 4: Dấu chân lấm bùn của ông Sáu Dân; Kỳ 5: Đào kênh T5 . Tôi đã viết bài thơ Kênh ông Kiệt giữa lòng dân với lòng biết ơn sâu sắc.††††

Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
Hoàng Kim

Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên

Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân

Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm

Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.

Kênh Vĩnh Tế và Kênh Võ Văn Kiệt

Hai công trình kênh Vĩnh Tế và kênh ông Kiệt sống mãi với thời gian trong lòng dân.

Kênh Vĩnh Tế dài gần 100km chạy dọc biên giới hai tỉnh An Giang, Kiên Giang với vương quốc Campuchia. Kênh do Thượng đạo Khâm sai, trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại chỉ huy hơn 80.000 dân binh đào ròng rã 5 năm liền (1819-1824). Sau khi hoàn thành, vua Minh Mạng đã lấy tên vợ của Thoại Ngọc Hầu , bà Châu Thị Vĩnh Tế, đặt tên cho con kênh này là kênh Vĩnh Tế. Thượng nguồn con kênh tiếp dòng sông Hậu ở thị xã Châu Đốc, hạ nguồn nhập sông Giang Thành ở Hà Tiên để ra biển Tây. Kênh Vĩnh Tế hiện rộng khoảng 40-70m, sâu 3-4m so với mực nước biển tùy từng đoạn. Kênh Vĩnh Tế là tuyến thủy lộ, tuyến kênh biên giới đặc biệt quan trọng mở mang vùng đất Tây Nam Bộ mang tầm vóc của một công trình chiến lược nhất thế kỷ 19 hào lũy đất phương Nam, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, mở mang vùng đất mới.

Kênh Võ Văn Kiệt (kênh T5) dài 48km, rộng 30-36m và sâu 3m, thông kênh Vĩnh Tế ở Tri Tôn, An Giang, chảy qua Hòn Đất, Kiên Giang rồi đổ ra vịnh Thái Lan. Đây là một cụm “công trình thủy lợi cấp bách” mang dấn ấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt, “bác Sáu Dân” nhằm “thoát lũ biển Tây” ngọt hóa vùng đất năng lác hoang hóa sình lầy của hai tỉnh An Giang, Kiên Giang biến thành đất sản xuất nông nghiệp…. Ông Bảy Nhị đã chia sẻ: “Thời điểm trước năm 1997 (trước khi tuyến kênh T5 hoàn thành) cứ dạo lũ về là các cấp, các ngành lo ngai ngái. Lũ về là những vùng trũng, đầu nguồn lại phải lo cảnh sơ tán dân, cứu đói, cắt lúa chạy lũ. Từ khi hệ thống kênh mương cấp 2, 3 hoàn thành theo Quyết định 99/TTg như: Nạo vét kênh Tám Ngàn, H7, các kênh 5, 13, 16… , phần nào lũ đã khống chế. Tuy vậy, những vùng như Tứ giác Long Xuyên, cảnh lũ trắng đồng vẫn là nỗi lo lớn, buộc những người lãnh đạo phải bàn quyết sách tháo gỡ vấn đề”. “Tứ giác Long Xuyên, vùng đất trũng phèn có diện tích gần 500.000 ha đất nông nghiệp vẫn còn hoang hóa nhiễm phèn, trong đó An Giang chiếm diện tích khá lớn chính là vùng đất chúng ta bỏ quên bấy lâu nay chưa khai phá. Đất không phụ người, chỉ sợ người phụ đất mà thôi”.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong chuyến về thăm và làm việc tại An Giang trong hai ngày 21, 22-7-1996, đã đi thị sát cánh đồng Lạc Quới, kênh mương nội đồng vùng Tứ giác Long Xuyên. Thủ tướng đã chỉ thị: “Đề án quy hoạch thủy lợi vùng Tứ giác Long Xuyên cần nhanh chóng thực hiện vì nó sẽ giúp khu vực sử dụng được nguồn phù sa vô giá của lũ sông Cửu Long, chính nó sẽ đảm đương việc thoát lũ, rửa phèn khai phá đất nông nghiệp cho vùng Tứ giác Long Xuyên. Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy lợi, Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường cần nhanh chóng phối hợp lập kế hoạch xây dựng tuyến kênh thoát lũ ra Vịnh Thái Lan“.

Sau việc đào xong kênh T6, đưa nước từ Vĩnh Tế qua kênh Mới về biển Hà Tiên vào năm 1996. Đầu năm 1997, công trình chống lũ cấp bách kênh T5 – Tuần Thống, Luỳnh Quỳnh, Tân Thành – Lò Gạch, tuyến đê bờ nam Vĩnh Tế; hệ thống cống ngăn, xả lũ và 2 đập điều chỉnh lũ Tha La, Trà Sư; các cống ngăn mặn giữ ngọt thoát lũ ven biển… đã được cấp bách xây dựng theo Quyết định 159/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hàng loạt công trình thủy lợi phục vụ dẫn ngọt, tiêu chua, tiêu úng, xổ phèn, ngăn mặn và hàng vạn cây số bờ bao bảo vệ lúa hè thu được xây dựng đã góp phần quyết định vào việc phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trong vùng. Trong đó, kênh T5 có ý nghĩa chiến lược, được khởi công giữa quý I đến cuối tháng 8-1997 là hoàn thành. Đây là công trình thủy lợi hoàn thành nhanh nhất trong lịch sử đào kênh ở Việt Nam. Ngày mùng 8 Tết Mậu Dần 1998 (nhằm ngày 4-2-1998), 50.000 ha đất hai tỉnh An Giang, Kiên Giang được ngọt hóa. Ngày mùng 9 Tết Mậu Dần khởi công nạo vét kênh Vĩnh Tế, điều tiết lũ cùng dòng Võ Văn Kiệt thoát lũ ra biển Tây. Chọn bờ Nam song song tuyến kênh hình thành những tuyến dân cư vượt lũ trên toàn tuyến. Đây là đại công trình thủy lợi gồm hệ thống các kênh T4, T5, T6 thoát lũ, dẫn ngọt, tháo chua, rửa phèn, khai hoang, phục hóa hàng trăm ngàn ha đất .

Những năm sau, cụm từ “lũ đẹp” bắt đầu xuất hiện và định nghĩa “sống chung với lũ “cũng từ đó hình thành, Từ một công trình thủy lợi đã mở mang diện tích sản xuất, giảm thiểu ngập lũ. Ổn định vững chắc hai vụ sản xuất đông xuân và hè thu; giảm thấp mức lũ chính vụ, tạo điều kiện phát triển sản xuất, giảm chi phí xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, giảm thiệt hại về người và của mùa lũ về. Từ đó, tạo thế đưa nước ngọt giàu phù sa từ sông Hậu vào kết hợp ngăn mặn, giữ ngọt, tháo chua rửa phèn, cải tạo đất sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường nước, vệ sinh đồng ruộng phục vụ phát triển sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Tất cả đã được kênh T5 đảm trách hiệu quả.

Tri Tôn, Tịnh Biên là những huyện khó khăn của tỉnh An Giang. Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nguồn nước ngọt về ruộng. Bạn xem chùm ảnh cũ trong blog của tôi để rõ hơn cách làm. Giống lúa KĐM105 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo. Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân. Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên. Tôi đã có tám năm gắn bó với mảnh đất này. Đi đâu người dân cũng khen ông sáu Kiệt và ông bảy Nhị. Kênh ông Kiệt giữa lòng dân. Vùng đất hoang hóa sình lầy nay đã thành vựa lúa. Tỉnh An Giang nay đã thành vùng lúa sản lượng cao nhất nước. Tôi sang giảng dạy ở Campuchia đối diện với An Giang Kiên Giang ngắm nhìn các giống lúa OM các giống sắn KM sâu đậm trong lòng dân mà thương về những con người trượng nghĩa đất Nam Bộ, hiểu sâu xa thêm bài học an sinh xã hội và ổn định kinh tế. Ăn học chăm sóc sức khỏe chất lượng cuộc sống của người dân lao động vẫn là những câu hỏi và bài học lớn ám ảnh ở những vùng này

KenhongKiet10

Giống sắn ưu tú năng suất bột cao ngắn ngày đáp ứng yêu cầu cấp thiết sản xuất trong đề tài này là KM98-1, nay đã được bảo tồn và phát triển. Giống sắn KM440 tuyển chọn từ xử lý đột biến lý học 20.000 hạt sắn KM94 chọn lọc khô và ướt được ươm nẩy mầm và chiếu xạ đột biến bằng tia Gam ma nguồn Co 60 nay được trồng ở Tây Ninh, Đồng Nai và Phú Yên có liên quan hình ảnh và câu chuyên này.

ÔNG BẢY ÔNG KIỆT TRONG LÒNG TÔI

Bảy Nhị kênh ông Kiệt trong lòng tôi (ảnh tác giả chọn giống mì mới năng suất cao ngắn ngày ở vùng đất Tri Tôn,Tịnh Biên). Ông Bảy ông Kiệt đã lưu ấn tượng sâu sắc và sự tin cậy quý mến trong lòng tôi. “Kênh ông Kiệt” và vùng đất Nam Bộ đã là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc.

Giống sắn KM140 đã nhận giải Nhất VIFOTECH Hội thi sáng tạo c kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10. An Giang là nôi ứng dụng đầu tiên của Việt Nam và thế giới đối với những dòng khoai mì đột biến theo hướng ngắn ngày. Chúng tôi những người tạo chọn giống củ mì thật biết ơn kênh ông Kiệt và ông Bảy Nhị. Không có ông Bảy Nhị và kênh ông Kiệt thì củ mì ngắn ngày năng suất cao của tôi chẳng thể nào ra đời và phát triển nhanh như vậy.

Đề tài chọn tạo giống sắn ngắn ngày “né lũ” giúp tôi tiếp cận vùng đất hoang hóa, thấu hiểu những khổ cực của người dân nghèo vùng lũ và ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi. Sau này, khi giới thiệu với các chuyên gia Nhật Bản, như giáo sư tiến sĩ Motoaki Seki – RIKEN PSC và tiến sĩ Hirano – RIKEN Nishina về đề tài “Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang” thực hiện năm 2002-2004 tại vùng đất hoang hóa Tri Tôn Tịnh Biên. Họ đều ngạc nhiên thích thú vì Việt Nam đã triển khai hướng nghiên cứu ứng dụng đột biến lý học để tạo giống sắn ngắn ngày để luân canh lúa sắn trên vùng đất hoang hóa Tri Tôn Tịnh Biên An Giang từ rất sớm.

Câu chuyện cây sắn “né lũ” mà tôi vừa kể trên cũng tương tự như câu chuyện Giống khoai lang Việt Nam HL518 và HL491. Những kết nối nghiên cứu và sản xuất đã giúp cơ hội cho các giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) chất lượng cao, vỏ đỏ, ruột cam; giống khoai lang HL491 (Nhật tím) vỏ đỏ ruột tím, giống khoai lang Kokey 14 (Nhật vàng) … phổ biến rộng rãi trong sản xuất mang lại bội thu cho nông dân như Kỳ tích từ cây lúa, củ khoai ở Hòn Ðất Kiên Giang với doanh nghiệp của ông Đỗ Quý Hạo trồng khoai lang rất thành công. Đất và Người phương Nam là nôi nuôi dưỡng hột lúa, củ khoai, giống mì mới bén rễ và sinh sôi.

Tôi là người con xa xứ của vùng đất nghèo miền Trung. Gia đình chúng tôi đi như dòng sông tụ về phương Nam và nay đã gắn bó nhiều năm với đất lành Nam Bộ. Tôi cùng đồng nghiệp đã chọn tạo được nhiều giống tốt cho mảnh đất này. Đó là các giống sắn cao sản KM419, KM94, KM140, KM98-5, KM98-1, KM937-26, KM60, KM23, KM24, KM20; các giống lúa KĐM 105, GSR, KĐM, giống ngô VN25-99, giống đậu nành HL92, HL203, giống lạc HL25, giống đậu xanh HL89-E3, HL115, giống đậu rồng Bình Minh Chim Bu Long Khánh, giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Hoàng Long, Chiêm Dâu. Biết ơn người mở đất và những con kênh, lòng tôi thật cảm phục, yêu thương.

Ngày mất của ông Sáu, tôi chép lại bài thơ và phóng sự ảnh như là nén hương tưởng nhớ. Bài viết này tiếp loạt bài CON ĐƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM. Ngày sinh của ông Sáu, tôi bồi hồi bổ sung thêm và hoàn chỉnh dần.

Kênh ông Kiệt giữa lòng dân.

Hoàng Kim

Những hình ảnh không quên

KenhongKiet2

Tri Tôn Tịnh Biên là những huyện khó khăn cuả tỉnh An Giang

KenhongKiet3


Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nước ngọt về ruộng

KenhongKiet4


Giống lúa KĐM 105 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho nhiều người dân nghèo.

KenhongKiet5


Các giống mì, bắp, rau, đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa KĐM105<a

KenhongKiet6


Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên

KenhongKiet9


“Kênh ông Kiệt” và vùng đất An Giang cũng là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc (ảnh Thầy Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Phó Chủ tịch tỉnh An Giang với giống mì KM98-1).

Gạo Việt chất lượng và thương hiệu tôi tâm đắc nhất yếu tố CON NGƯỜI là quyết định trong sáu yếu tố chìa khóa của bảo tồn và phát triển 6M gồm Con người (Man Power), Vật liệu mới Công nghệ mới (Materials) Thị trường (Market), Quản lý Chính sách (Management), Cách làm (Method) Nguồn vốn (Money). Tôi đồng tình với ý kiến ” Nhà nước cần đóng vai trò kiến tạo kết nối để nông dân sản xuất hiệu quả trong chuỗi cung ứng thị trường :lúa gạo, trái cây, thực phẩm .v.v… ” phát triển hài hòa bền vững ba trụ cột tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường. thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”.

Tài liệu dẫn:

SẮN VIỆT NAM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CASSAVA CONSERVATION AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT IN VIETNAM, Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn Thông tin dưới đây là lời cám ơn và một số thư mục tài liệu sắn đã xuất bản liên quan trực tiếp đến bài viết này,

Hoang Kim, K. Kawano, Tran Hong Uy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan and Tran Cong Khanh.1999. Result of selection KM98-1 cassava variety. Recognition document report of KM98-1 variety. Scientific Conference of Agriculture and Rural Development, held in Da Lat. July 29-31, 1999. 29 p.

Hoang Kim, K. Kawano, Pham Van Bien, Tran Ngoc Ngoan, Tran Ngoc Quyen and Trinh Phuong Loan. 2001. Cassava breeding and varietal dissemination in Vietnam from 1975 to 2000. In: R.H. Howeler and S.L. Tan (Eds.). Cassava’s Potential in the 21st Century: Present Situation and Future Research and Development Needs. Proc. 6th Regional Workshop, held in Ho Chi Minh city, Vietnam. Feb. 21-25, 2000. pp. 147-160. http://danforthcenter.org/iltab/cassavanet

Hoang Kim, Pham Van Bien and R. Howeler 2003. Status of cassava in Vietnam: Implications for future research and development. In: A review of cassava in Asia with country case studies on Thailand and Viet Nam. FAO-IFAD-CIAT-CIRAD-IITA-NRI. Proc. Validation Forum on theGlobal Cassava Development Strategy, held in FAO, Rome, Italy. April 26-28, 2000. Vol/3.Rome, Italy. pp. 103-184 http://www.globalcassavastrategy.net

Hoang Kim, Tran Ngoc Quyen, Nguyen Thi Thuy, Vo Van Tuan, Tran Cong Khanh, Nguyen Thi Sam, Truong Van Ho, Nguyen Thanh Binh, Nguyen Dang Mai, Luong Thi Quyet, Hoang Thi Hien, K. Kawano, R. Howeler, P. Vanderzaag, E. Chujoy, Il Gin Mok, Zhang Dapheng and YehFang Ten. 2006a. Final Report, Breeding of Cassava and Sweet Potatoes Suitable for Agroecological Regions of South Vietnam (1981-2006). Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Proc. 90th Establishment Anniversary (1925-2015).

Hoang Kim, Pham Van Bien, R. Howeler, H. Ceballos, Joel J. Wang, Tran Ngoc Ngoan, Tran Cong Khanh, Nguyen Huu Hy, Nguyen Thi Thuy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan, Trinh Phuong Loan, Nguyen Trong Hien, Nguyen Thi Sam, Tran Thi Dung, Tran Van Minh, Dao Huy Chien,Nguyen Thi Cach, Nguyen Thi Bong, Nguyen Viet Hung, Le Van Luan, Ngo Vi Nghia, Tran Quang Phuoc and Nguyen Xuan Thuong. 2006b. Cassava Development Project Summary (2001-2005). In: Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Proc. 90th Establishment Anniversary (1925-2015).

Hoang Kim, Nguyen Van Bo, Hoang Long, Nguyen Trong Hien, H. Ceballos and R. Howeler. 2010.Current situation of cassava in Vietnam. In: R.H. Howeler (Ed.). A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed and Fuel to Benefit the Poor. Proc. 8th Regional Workshop, held in Vientiane, Lao PDR. Oct 20-24, 2008. pp. 100-112.

Hoang Kim, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai, Hoang Long, Tran Ngoc Ngoan, Le Huy Ham, R. Howeler and M. Ishitani. 2014a. Cassava in Vietnam: Save and Grow. Recent progress of sustainable cultivation techniques for cassava in Vietnam. In: Intern. Symp. “CollaborationBetween Japan and Vietnam for the Sustainable Future – Plant Science, Agriculture and Biorefinery”, held in Hanoi, Vietnam. Dec 8, 2014.

Hoang Kim, Tran Ngoc Ngoan, Nguyen Thi Truc Mai, Vo Van Quang, Nguyen Bach Mai, Nguyen Thi Le Dung, Nguyen Phuong, Hoang Long, Nguyen Minh Cuong, Dao Trong Tuan, Tran Cong Khanh, Nguyen Minh Hieu, Nguyen Van Bo, Nguyen Thi Cach, Nguyen Trong Hien, Le Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2014, 2016). New variety KM419. Recogition Report of KM419 variety, the Ministry of Agriculture and Rural Development, National Council of Plant Varieties, Hanoi. 89p. MARD recognition for trial production in Decision No. 85/QD- 85/ QĐ-BNN-TT Jan 13, 2016.

Hoang Long, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai, Hoang Kim, M. Ishitani and R. Howeler. 2014. Cassava in Vietnam: production and research; an overview. Paper presented at Asia Cassava Research Workshop, hosted by ILCMB- CIAT-VAAS/ AGI, in Hanoi, Vietnam. Nov3, 2014. 15 p.

500 NĂM NÔNG NGHIỆP BRAZIL
Hoàng Kim

Tôi kể về một thoáng Brazil đất nước con người và 500 năm nông nghiệp Brazil. Các chính khách chuyên gia hàng đầu Brazil đã soi lại 500 năm nông nghiệp Brazil trong sự hòa quyện với lịch sử đất nước và thương mại. Họ đã lần tìm trong những biến động của lịch sử vùng đất với các yếu tố nguồn lực căn bản Đất đai và Thức ăn (Land and Food) để bảo tồn và phát triển. 500 năm nông nghiệp Brazil là bài học lớn cho Nông Nghiệp Việt Nam. Tôi xin được chia sẻ điều này với  quý thầy bạn nhân đối chiếu so sánh Gạo Việt và thương hiệu; Trường tôi nôi yêu thương; IAS đường tới trăm năm; Viện Lúa Sao Thần Nông, Việt Nam con đường xanh Nông nghiệp Việt trăm năm;

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là nui-than-dinh-quang-binh.jpg

NÚI THẦN ĐINH QUẢNG BÌNH
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Biển1 nhớ nơi nao Người lắng2 sóng
Bờ thương chốn cũ Bác trông thuyền
Bảo như trường kiếm xô sông dạt
Ninh Hải Thung Nham níu núi thiền

Chùa Non3 thiền miếu cổ Kim Phong
Động Thánh Linh xưa thẳm 4 thiện lành
Bắc Đẩu, Thần Đinh 5 huyền diệu quá
Giao Châu, Long Đại, cổng Thiên An 6.

Linh Nhạc thương lời hiền lối chính
Nguyễn Du trăng huyền thoại đường xuân
Phan Công thủ nghĩa trời thành ý
Nguyễn Đức #Thungdung đất ghi lòng

1 Nhớ Biển Bờ Bảo Ninh, lên Long Đại chùa Non, núi Thần Đinh Quảng Bình, thăm đỉnh thiền Thiên An, động Thánh Linh miếu cổ, nhờ Thầy (Hồ Ngọc Diệp, mà) tâm ý rõ, Thiên Y (A Na Bà Chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857), bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970, chợt dưng bừng tỉnh ngộ) sáng tầm nhìn; hiểu rõ hơn tâm ý của các bậc danh nhân văn hóa Phan Thanh Giản và Nguyễn Đình Chiểu.

2 Trao đổi với quý Anh @Lee Thắng @Nguyễn Quốc Điển về Núi Thần Đinh Quảng Bình Ông Ngoại bé A Na vừa làm việc với CTV-VAECA (VN-Châu Phi) vừa chơi với các cháu. Chị Hoàng Gia Bình thật ngoan và giỏi, có tâm ý thiện lành. Ông Ngoại chép video “Bài học lớn muôn đờilắng2 bài hay hôm nay gửi các cháu và cả nhà đọc để giữ lại tư liệu rấr quý

3 Chùa Non núi Thần Đinh Chùa Kim Phong cổ tự dân gian quen gọi là Chùa Non, trên yên ngựa núi Thần Đinh. Chùa lưng dựa vào núi đất, có tháp bên tả, có miếu Thần Đinh Sơn bên hữu. Cạnh bên tả chùa có hang núi. Chùa hướng về bắc, nhìn ra cửa biển Nhật Lệ. Núi Thần Đinh có đỉnh Kỳ Lân ở phía đông, đỉnh Thần Đinh ở phía tây bắc, đỉnh Long Lão cao nhất ở tây nam. Ba Đỉnh chầu lại thành thung lũng trên đỉnh núi được nối kết bởi sườn núi đất như yên ngựa. Nghe nói vị trí chùa Non là huyền môn tề pháp Tam tuyến. Người xưa để hình thành vườn chùa và các vườn cây thuốc, hoa quả trên núi, đã gia công xây kè thành nhiều khoảng bậc thang đến gần giếng Tiên và cửa động Thần Đinh. Có kè đá cao hơn 2m. Các kè đá còn nguyên nhưng đang bị che phủ bởi cây cối, dây leo chằng chịt chưa được tu tạo lại. Chùa có từ bao giờ không ai biết. Theo huyền thoại dân gian và văn bia, được biết rằng từ trước thế kỷ 17, Hoàng Phủ Chân Quân, một vị tu sĩ đắc đạo đã ở chùa, tu luyện và viết binh thư. Khi Đào Duy Từ đầu thế kỷ 17 vào Nam, đến núi được Hoàng Phủ Chân Quân truyền cho binh thư. Cuối thế kỷ 17, sư An Khả trụ trì trên núi, năm 1701 cho lập ruộng tam bảo để mở mang chùa. Nhưng sau đó chùa bị hỏa hoạn thiêu rụi. Đến năm 1807 hội thiện chùa Cảnh Tiên (Dinh Mười) lên tôn tạo lại nhưng không thành. Năm 1825 đại sư Trần Gia Hội từ chùa Thiên Mụ ra, đã cho dựng chùa tranh trên núi và tu luyện ở đây. Năm 1829, hưu quan Lê Văn Trúc cùng cựu xã trưởng Cổ Hiền và nhiều thiện nam tín nữ quyên góp hương công xây dựng chùa, miếu trên núi bằng gạch ngói; xếp 1225 bậc đá ở chân núi phía nam lên sườn núi để đến chùa. Đồng thời cho xây dựng nhà tăng cho các sư tăng ở chân núi ở thôn Rào Đá, sau gọi là nhà thiền sơ; cho đúc chuông, rước 11 pho tượng lên núi. Lên núi, chiêm bái ở chùa, ở miếu, xuống giếng Tiên lấy nước thánh, vào động Thần Đinh chiêm ngưỡng quần thể các vị Phật cuối động do mầm đá tạo ra và tán lọng do nhũ đá tạo ra bên vách với nhiều ảnh sắc kỳ bí, huyền diệu thì du khách tha hồ tưởng tượng. Cũng vì vậy mà gieo vào tâm linh một đức tin thánh thiện. Xuống núi, đứng ở bờ bắc Long Đại nhìn lên, mặt trên của núi tạc dáng hình Phật Bà đang nằm gối trên đỉnh Kỳ Lân phía đông, ngực căng đầy do 2 đỉnh Thần Đinh và Long Lão tạo nên, chân duỗi vào Lồng Đèn (Rào Trù) phía tây. Núi Thần Đinh đang là điểm đến của nhiều du khách”.

4 Núi Thần Đình Quảng Bình tại xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, đó là nơi thắng tích huyền thoại. chỉ dấu địa lý chốn hẹp nhất Việt Nam (từ biển đến Lào chỉ 50 km). Núi Thần Đinh nằm giữa vùng di sản “Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim” rất nổi tiếng ở Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha của tỉnh Quảng Bình, gồm: Dãy núi Trường Sơn, đèo Mụ Giạ, Dãy núi Hoành Sơn; đèo Ngang, Núi Ba U (U Bò), Núi Ngũ Lĩnh (Ngùi), Núi An Mã , Sông Long Đại, Sông Nhật Lệ, Sông Gianh, Động Sơn Đoòng, Động Thiên Đường, Động Phong Nha Kẻ Bàng, Hang Lèn Hà, … Từ thành phố Đồng Hới, qua thị trấn Quán Hàu, đến cầu Long Đại thì tới chân núi Thần Đinh, leo 1225 bậc đá thì lên đỉnh núi. Thế núi phong thủy rất lạ, có khí hậu tốt, tầm nhìn rộng, có giếng Tiên, tượng Phật, miếu cổ, truyện Thiên An Bắc Đẩu, thiên tượng ‘Bát Môn Kim Tỏa Trận Đồ’ ‘Đá Đứng chốn sông thiêng‘ thời Cao Vương, truyện vua Càn Long dâng chuông, truyện Chùa Non động Thánh Linh, vua Lê Thánh Tôn đánh Chiêm, phạt roi quở thần núi, đổi tên núi Bất Nghĩa. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nui-than-dinh-quang-binh/

Núi Thần Đinh7 ứng với thiên tượng Bắc Đẩu nằm trên trục thẳng phong thủy Thiên An huyền thoại gồm Ulan Ude 1, Ulan Bato2; Trùng Khánh3, Quý Dương4 , Bách Sắc5, Hải Phòng6, Núi Thần Đinh7, Thành phố Hồ Chí Minh8 , Băng Đun ((. Nơi đây chứa đựng ẩn ngữ tích truyện cổ kỳ lạ Cao Biền trong sử Việt 8 lưu dấu những thông tin của bậc danh tướng, đại sư, thầy địa ly thời bình minh Việt

1) Ulan-Ude là thủ phủ của Cộng hòa Buryat, Nga, thành phố này năm cách khoảng 100 km về phía đông nam hồ Baikal trên sông Uda tại hợp lưu với sông Selenga. Theo điều tra dân số năm 2002, dân số Ulan-Ude là 359.391, còn dân số năm 2010 là 402.000 người, đây là thành phố lớn thứ ba ở miền đông Siberia.Wikipedia

2) Ulan Bato là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Mông Cổ. Với vị thế là một đô thị trực thuộc trung ương, thành phố không thuộc bất kỳ một tỉnh nào, và có dân số là 1,3 triệu người vào năm 2014, gần bằng một nửa tổng dân số cả nước. Wikipedia Thủ đô Mông Cổ được coi là một trong những thành phố lạnh nhất thế giới https://youtu.be/foVBH61aI14

3) Trùng Khánh là một thành phố lớn ở Tây Nam Trung Quốc và là một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Wikipedia

4) Quý Dương là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Quý Châu của Trung Quốc.Wikipedia

5) Bách Sắc, là một địa cấp thị thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.Wikipedia

6) Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ của Việt Nam.Wikipedia

7) Núi Thần Đinh Trường Xuân, Quảng Ninh, Quảng Bình Việt Nam là nơi thắng tích huyền thoại.

8) Thành phố Hồ Chí Minh hay còn gọi với tên cũ phổ biến là Sài Gòn, là thành phố lớn nhất ở Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa. Đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095 kilômét vuông Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2019, dân số thành phố tăng lên 8.993.082 người và cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam.Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người. Wikipedia

9) Băng Đun Bandung hay Vạn Long là thành phố lớn thứ 4 Indonesia, là tỉnh lỵ của tỉnh Tây Java. Thành phố có 2,5 triệu dân, diện tích 167,67 km², cách Jakarta 180 km về phía đông nam. Đây là thành phố lớn thứ tư của Indonesia, là và là vùng vực đô thị lớn thứ hai, với 7.400.000 trong năm 2007.Wikipedia Hội nghị Á-Phi hay còn gọi là hội nghị Bandung là cuộc gặp gỡ quy mô lớn đầu tiên của các nước châu Á và châu Phi, diễn ra từ 18–24 tháng tư, 1955 tại Bandung, Indonesia. Khi đó phần lớn là những nước này mới giành được độc lập. Hai mươi chín quốc gia tham dự hội nghị có tổng cộng 1,5tỉ người và chiếm diện tích một phần tư bề mặt Trái Đất. Hội nghị được khởi xướng bởi Indonesia, Miến Điện, Pakistan, Ceylon (Sri Lanka), và Ấn Độ. Các mục tiêu đã được tuyên bố ở hội nghị là thúc đẩy kinh tế và hợp tác văn hóa Á-Phi; chống lại chủ nghĩa thực dân kể cả chủ nghĩa thực dân mới của Hoa Kỳ và Liên Xô trong chiến tranh lạnh cũng như bất kỳ đế quốc nào khác. Hội nghị này là một bước tiến quan trọng dẫn đến Phong trào không liên kết. Wikipedia

10) Tam tuyến Bắc Đẩu Thiên An: Tam Tuyến có Tuyến 1 đại Ngũ Lĩnh trấn sơn bắc Lưỡng Quảng gồm 5 dãy núi nhỏ: Việt Thành Lĩnh (越城岭), Đô Bàng Lĩnh (都庞岭), Manh Chử Lĩnh (萌渚岭), Kỵ Điền Lĩnh (骑田岭) và Đại Dữu Lĩnh (大庾岭), là tên loạt dãy núi ở vùng ranh giới các tỉnh Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc, ngăn cách vùng Lưỡng Quảng với phần lãnh thổ phía bắc. Tuyến 2 trung Ngũ Lĩnh trấn sơn gồm các dãy núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Tam Đảo, Thái Nguyên của Việt Nam , ngăn cách vùng núi phía Bắc Việt Nam ngày nay với phần lãnh thổ phía bắc. Tuyến 3 tiểu Ngũ Lĩnh trấn sơn gồm các dãy núi Giăng màn (Hà Tĩnh) Mụ Giạ, U Bò, Ngùi, Đèo Ngang (Quảng Bình), Thần Đinh là những thế núi đặc biệt linh thiêng và hiểm yếu ngăn cách vùng núi phía Tây Quảng Bình Việt Nam ngày nay với phần lãnh thổ đông nam của nước Lào xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet/

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là chua-non-nui-than-dinh-1.jpg


Chí sĩ Phan Thanh Giản làm thơ về chùa Non trên núi Thần Đinh
Hồ Ngọc Diệp

Phan Thanh Giản sinh năm 1796, mất năm 1876, người làng Bảo Thanh, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) làm quan ba triều nhà Nguyễn (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức), từng giữ các chức vụ quan trọng: Quốc sử quán, Hiệp Viện đại học sĩ, Thượng Thư Bộ Binh và Bộ Hộ. Ông từng được nhà Nguyễn cử đi sứ Trung Quốc, Nam Dương (Indonesia), Tân Gia Ba (Singapore), Pháp và Tây Ban Nha.

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, vua Tự Đức đã cử Phan Thanh Giản làm ‘đặc phái viên’ cho chủ trương ‘Nghị hòa’. Không thể trái mệnh vua, nhưng mọi sự chống chèo của ông đều vô vọng trước tham ý của thực dân Pháp. Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Bộ mất, tiếp đến ba tỉnh miền Tây Nam Bộ sa vào tay giặc, bất lực, quẫn trí, ông nộp thành cho giặc, rồi nhịn ăn 17 ngày. Kế đó, ông uống thuốc độc tự tử, mất ngày 14/8/1876. Với hành động đó, ông muốn tỏ ra mình là người ‘sát thân thành nhân’. Lùm xùm việc truy công và tội thời ấy, vua Tự Đức đã sai quân đục tên ông ở bia Tiến sĩ ở Quốc Tử Giám. Điều đó nói lên những nỗi ức hận của nhân vật lịch sử này. Nhiều bậc chí sĩ nặng lòng với nước lúc bấy giờ có những nỗi thông cảm và thương xót ông. Đặc biệt là Nguyễn Đình Chiểu đã có bài thơ viết về Phan Thanh Giản như sau: “Non nước tan tành hệ bởi đâu?/ Dầu dầu mây bạc cõi Ngao Châu/ Ba triều công cán vài hàng sớ/ Sáu tỉnh cương thường một gánh thâu”.

Trên đường thiên lý, Phan Thanh Giản từng ghé lại Quảng Bình nhiều lần . Nhưng có nột lần duy nhất (không rõ năm nào) do ngưỡng mộ chùa Non trên núi Thần Đinh, ông đã quá bộ đến đây để chiêm ngưỡng, vãn cảnh. Sự kiện đó ông đã ghi lại trong bài thơ bằng chữ Hán “Du Thần Đình tự“. Nguyên âm bài thơ như sau: “Thập tải lâm đầu lưu cựu chí / Kim triều lai thử nhận Thần Đinh/ Trí thân cao xứ tiêu trần lự/ Dữ vật vọng thời hoạt tính linh/ Bả chúc huề tăng khai thạch thất/ Thanh trà duyệt khách đậu kim kinh/ Nghĩ tham chung cổ tàng hà xứ/ Động khẩu vân thâm trú thượng quynh” . Dịch nghĩa “Dạo chơi chùa Thần Đinh”
Mười năm rong ruổi lòng vẫn nhớ mong ước từ trước/ Hôm nay mới được viếng thăm chùa Thần Đinh/ Thân ở nơi cao quên hết bụi trần/ Cảnh vật bày ra quên hết nhọc nhằn vì nghĩa vụ thiêng liêng/ Cầm đuốc thầy chùa soi đường mời vào ngồi nhà đá/ Pha trà đàm thoại luận bàn về kinh kệ ngày nay/ Cũng muốn tìm thêm hang Chuông hang Trống ở đâu/ Nhưng mây chiều phủ dày cửa động che ánh sáng ban ngày nhanh quá chừng”.

Chúng tôi tạm dịch thơ:

Mười năm khao khát trông chờ
Thần Đinh ta đến bây giờ là đây
Bụi trần rũ hết nơi này
Âu lo sạch cả quanh đầy linh thiêng
Đuốc cầm, sư đón lên thềm
Pha trà đàm đạo kệ kinh mấy giờ
Hang Chuông hang Trống đâu cơ?
Muốn tìm, mây đã giăng mờ cửa hang.

Qua bài thơ ta có được cảnh và tình ở đây (còn gọi là chùa Kim Phong) trên núi Thần Đinh cách đây gần hơn hai thế kỷ. Bài thơ phong phú thêm tầng văn hóa của di sản văn hóa này. Ngày nay núi Thần Đinh là một trong những điểm du lịch hấp dẫn sau khi huyện Quảng Ninh trùng tu ngôi đền và xây hơn 1200 bậc từ chân lên đến đỉnh núi cách mực nước biển gần 500m.

Núi Thần Đinh cũng đã được UBND và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình xếp loại Di sản văn hóa cấp tỉnh.

Tài liệu tham khảo: “Quảng Bình qua thơ văn Hán Nôm” Nguyễn Tú (Hội Văn hóa Nghệ thuật Quảng Bình, 2003: Trần Văn Chưởng “Núi Thần Đinh ở Quảng Ninh” Văn hóa Quảng Bình 2020.

Quần thể di tích lịch sử văn hóa

Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh

Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh nằm trên một ngọn đồi cao, cây cối thoáng mát của dẫy núi An Mã thuộc xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy. Nguyễn Hữu Cảnh là quan có công lớn dưới thời chúa Nguyễn trong việc đánh giặc, mở cõi, định hình lãnh thổ Việt Nam. 

Lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh

Lăng Mộ Nguyễn Hữu Cảnh

Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1650 tại thôn Phước Long, Chương Tín, huyện Phong Lộc (nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Ông được phong tước Lễ Thành Hầu, Khai Quốc Công Thần, liệt vào hạng Thượng Đẳng Công Thần và thờ ở Thái Miếu. Ông mất ngày 9 tháng 5 Canh Thìn (1770), an táng tại Cù Lao Phố cạnh dinh Trấn Biên, Đồng Nai. Đến năm 1802, di hài của Nguyễn Hữu Cảnh được hậu duệ cải về an táng tại xã Trường Thủy. 

Lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh

Mộ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh giản dị giữa đất trời Thác Ro trước khi động thổ khởi công tôn tạo

Hiện nay trong khuôn viên Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh ở Quảng Bình còn tấm bia đá rất có giá trị. Bia mộ Nguyễn Hữu Cảnh cao khoảng 1,2m, được tạc bằng đá xanh (cẩm thạch). Sau khi ông mất nhân dân miền Nam nói chung và nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lập miếu thờ ông ở nhiều nơi. 

Khu di tích đền thờ Thượng Đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh

Khu di tích đền thờ Thượng Đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh – Cù Lao Phố (còn được gọi là Đông Phố, Giản Phố, Cù Châu, hay Nông Nại Đại Phố) là tên một địa danh cũ nay là phường Hiệp Hòa, thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Dù đã nhiều thế kỷ đi qua song tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Hữu Cảnh còn mãi khắc ghi với người dân Việt nói chung và nhân dân Quảng Bình nói riêng. “Công Lễ Thành Hầu đi mở đất Nghìn năm con cháu mãi còn ghi”

Đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa

Đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa hay còn gọi là Đền thờ Bà chúa Liễu Hạnh nằm dưới chân núi Đèo Ngang, ở một khu đất khá bằng phẳng, phía sau đền là dãy Hoành Sơn, mặt trước là hồ nước ngọt của xã Quảng Đông, mặt đền quay hướng ra biển. Đền thờ vừa có sự tích riêng, vừa là hình tượng Mẫu Liễu Hạnh trong đời sống tâm linh.

Đền Thờ Bà Chúa Liễu Hạnh

Đền Thờ Liễu Hạnh Công Chúa tại Đèo Ngang

Đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa được xây dựng bằng đá, gạch, vôi nhưng vẫn mang truyền thống mỹ quan Á Đông và bảo lưu được bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này được thể hiện qua kết cấu cổng tam quan được bố trí cân đối và hài hòa, sự hài hòa nói lên sự trung chính, ngay thẳng. Mặt khác, còn tạo ra vẽ đẹp cho kiến trúc và thể hiện sự trang nghiêm của cả công trình kiến trúc đền. 

Đền Thờ Bà Chúa Liễu Hạnh

Đền Thờ Liễu Hạnh Công Chúa vào ngày lễ

Chủ đề trang trí đền thường gắn liền với những quan niệm, tư tưởng và những ước mơ hoài vọng tốt đẹp của xã hội phong kiến. Đó là các hình tượng như Tứ Linh (long, lân, quy, phụng), tứ thủ (cầm, kỳ, thi, họa), tứ quý (tùng, trúc, mai, sen) và nhiều biểu tượng cúc, mai, tùng hóa long… Đặc biệt, nhìn vào bố cục kiến trúc của đền sẽ thấy được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao theo một trục dọc, chính bố cục này đã làm thêm phần trang nghiêm cho đền Liễu Hạnh công chúa.

Lăng mẫu Liễu Hạnh tại Phủ Dầy Nam Định

Bàn thờ thánh mẫu tại đền Liễu Hạnh công chúa

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt cũng như một số dân tộc anh em, việc coi trọng phụ nữ, coi trọng vai trò người mẹ, người vợ ở nước ta là một truyền thống rất đẹp và có sức sống mãnh liệt theo văn hóa dân gian. Cũng chính là cơ sở hình thành và phát triển tục thờ nữ thần, tục thờ các bà mẹ, các Mẫu, một tục có từ thời Văn Lang, Âu Lạc và được truyền cho đến ngày nay.

Lăng mẫu Liễu Hạnh tại Phủ Dầy Nam Định

Lăng mẫu Liễu Hạnh tại Phủ Dầy – Nam Định

Theo kho tàng truyện cổ tích Việt Nam tập IV – của Nguyễn Đổng Chi kể rằng: ’’Ngày xưa ở trên Thiên Đình, Ngọc Hoàng có một cô con gái tên là Liễu Hạnh, tính tình phóng túng, ngang bướng, không chịu theo khuôn phép nhà Trời. Ngọc Hoàng hết lòng dạy dỗ nhưng vô ích, cô vẫn chứng nào tật ấy. Giận vì trong nhà có con gái hư, không thể làm gương cho muôn họ, Ngọc Hoàng quyết định trị tội để cho con tu tỉnh. Nhân một lần Liễu Hạnh phạm lỗi, Ngọc Hoàng liền đày xuống trần trong thời hạn ba năm. Sau khi xuống trần, Liễu Hạnh hóa thân thành một cô gái xinh đẹp, dựng một lều quán ở chân núi Đèo Ngang. Đây là nơi rừng núi vắng vẻ nhưng cũng là nơi có con đường Thiên lý Bắc – Nam vắt qua nên hằng ngày không bao giờ ngớt khách bộ hành qua lại. Từ xưa đến nay, vì sợ giặc cướp và thú dữ, không một ai dám đến đó mở quán bán hàng. Vì vậy ngôi hàng độc nhất của. Liễu Hạnh ngày nào cũng đông khách.

Đền thờ thánh mẫu Liễu Hạnh

Tấm bia đánh dấu địa điểm Đền Thờ Bà Chúa Liễu Hạnh

Bất kỳ ai lên xuống Đèo, đã đi qua quán, không thể không ghé đến nghỉ chân, huống gì trong quán lại có thêm cô gái tuyệt sắc.

Từ khi bị đày, Liễu Hạnh vẫn chưa từ bỏ được nết cũ, khinh mạn và trêu chọc mọi người. Cho nên, hễ ai vào quán ăn bánh uống nước rồi tiếp tục ra đi thì không sao; nhưng nếu thấy chủ quán xinh đẹp mà giở thói cợt nhã hoặc có ý cậy sức, cậy thế cậy thần làm điều bất chính thì nàng quyết trị tội, không tha, lúc trở về không lăn ra chết cũng trở thành điên rồ ngây dại.

Hồi ấy là thời Vua Lê Thái Tổ trị vì thiên hạ, tiếng đồn về người con gái đẹp một mình mở quán ở Đèo Ngang, không mấy chốc đã lan truyền rất rộng. Khắp nơi bàn tán xôn xao, người thì nói chủ quán là một cô gái võ nghệ hơn đời, mình nàng địch nổi trăm người một lúc; kẻ thì cho nàng là một ả giang hồ thành thạo, không những giỏi quyến rũ trai tơ mà còn làm nhiều nghề không lương thiện khác cũng có người cho cô là một nàng tiên xuống thử người phàm trần. Mỗi người nói một phách, không biết thế nào mà tin. Nhưng tiếng đồn gần xa về cô chủ quán Đèo Ngang cũng thu hút vô số chàng trai vô công rồi nghề từ làng quê đến kẻ chợ.

Hoàng tử con vua Lê bấy giờ đang trẻ người non dạ, nghe tin ấy bụng cũng say mê. Hoàng Tử muốn sai quân lính đi bắt ngay người con gái kia về nhưng vốn biết tính vua cha rất nghiêm khắc, làm náo động cả một phương là chuyện không bao giờ nhà vua cho phép; vả lại, nghe nói người con gái ấy đã giỏi võ nghệ lại có nhiều phép thuật nên cũng ngần ngại. Sau cùng, không ngăn nổi lòng ao ước và tính tò mò. Một hôm, Hoàng tử giấu Vua cha và Hoàng Hậu, sắm sửa cáng xá hành lý, đóng vai một nhà quý tộc trẻ tuổi, dẫn đoàn thị vệ cải trang ra đi. Sau hơn mười mấy ngày đường, vượt qua Sông Lam rồi núi Nam Giới, Hoàng tử sắp bước chân lên dãy đèo cao nhất.

Từ Đèo Ngang, Liễu Hạnh đã biết có Hoàng tử đến tìm mình, lại cũng biết đó là chàng trai tầm thường, không có bản lĩnh gì mà lại kiêu căng, dật lạc. Để ngăn cản, nàng hóa phép thành một cây đào tiên mọc bên vệ đường, chỗ Hoàng tử đang nghỉ chân, trên cây có một quả chín mộng. Hoàng tử chợt thấy quả đào đã thèm nhỏ dãi, không đợi sai lính hầu vội trèo lên ngắt xuống toan ăn. Quả đào đang thơm ngát và ngon lành, bỗng đâu khi sắp đưa vào miệng thì trở nên mềm nhũn trên tay Hoàng tử, rồi thu nhỏ, cuối cùng mất biến không còn tý gì nữa. ’’Quả đào này có ma! ’’ – bọn thị vệ kinh hãi la lên và khuyên Hoàng tử hãy nên cẩn thận. Hoàng tử cảm thấy rờn rợn nhưng vì vẫn không thấy được ý nghĩa răn đe kín đáo của Liễu Hạnh nên một lúc sau, chàng lại giục phu cáng, tiếp tục đi nhanh đến chân đèo.

Khi giáp mặt Liễu Hạnh, quả nhiên cả thầy lẫn tớ thảng thốt sửng sờ. Chưa bao giờ Hoàng tử lại mê mẩn đến như thế, người con gái này quả có nhan sắc kiều diễm đúng như lời đồn, trong cung vua cha dễ không một người nào sánh kịp. Hoàng tử bèn kín đáo hạ lệnh cho cả đoàn dừng chân ở quán, lân la hết ăn lại uống, kéo dài đến tận chiều, rồi khi mặt trời gần lặn, bảo với chủ nhân:

“Đường xa trời tối, chúng ta muốn nghỉ lại ở đây một đêm. Chẳng hay nữ chủ nhân có bằng lòng không?

Liễu Hạnh đã thừa rõ tâm tư của Hoàng tử bèn khước từ:

– Thưa công tử, ở đây hàng quán chật chội, vả lại chỉ có mấy chị em là đàn bà con gái, công tử và các vị ở lại sợ không tiện. Cách đây nửa dặm về phía Đông có làng xóm, xin các vị đến đó trú, sẽ có sẵn nhà cửa và dân phu phục dịch.

– Chúng tôi chỉ cần nghỉ ở lại đây thôi, nữ chủ nhân đừng lo. Chỉ cần một chỗ trong quán để căng màn là đủ. Ngoài ra, xin hứa là không làm gì phiền đến nữ chủ nhân cả.

– Nếu thế công tử cứ tùy tiện.

Tối đến, mọi người ăn cơm xong, sửa soạn đi ngủ, những phu cáng và lính hầu trải chiếu nằm la liệt giữa sân, riêng Hoàng tử đã có hai thị vệ căng trướng ở trong quán. Trời mùa hè mát mẻ trăng gió hữu tình. Dưới ánh đèn dầu, Hoàng tử vẫn dựa cột trò chuyện với nữ chủ quán không rời. Liễu Hạnh vẫn chịu khó ngồi nán lại tiếp, mỗi lời nói của nàng đều đẹp lòng khách, làm cho Hoàng tử càng thêm mê mẩn. Chàng quên mất lời hứa, đánh rơi cả vẻ đạo mạo lúc mới tới và bắt đầu lả lơi. Liễu Hạnh cự tuyệt và bỏ chạy vào buồng. Trong cơn si mê, Hoàng tử không cần giữ thể diện nữa, bèn chạy theo vào. Có ngờ đâu chỉ trong nháy mắt, Liễu Hạnh đã biến hình phi thân lên núi, bắt một con khỉ cái về, cho hóa thành một cô gái đẹp để đánh lừa Hoàng tử. Không thấy chủ quán đâu nhưng lại có một cô gái khác trong buồng, Hoàng tử liền giở trò suồng sã. Nhưng bỗng chốc hắn rú lên một cách ghê sợ làm cho bọn lính hầu đều tỉnh dậy, trong tay Hoàng tử không phải là một cô gái nõn nà nữa mà lại là một con khỉ cái, lông lá đầy người. Bọn lính hầu xông lại, vụt một cái, con khỉ lại biến thành một con rắn mang hoa trên người Hoàng tử vươn lên kèo nhà, há miệng phun lửa phì phì, rồi biến mất. Khi bọn lính hầu thắp được đèn lên thì Hoàng tử đã ngã vật giữa quán, nằm mê man, mặt cắt không còn một giọt máu.

Nửa đêm hôm đó, người ta cắt ngựa trạm đưa Hoàng tử về Kinh. Đến cung Hoàng tử trở nên mất trí, ai hỏi cũng không trả lời, chỉ cười nói một mình. Hoàng Hậu và các phi Thần hết sức lo sợ; một mặt cho giấu kín chuyện ’’vi hành’’ khinh suất đó, đồng thời cho người mời các bậc danh y để chửa trị cho Hoàng tử. Mặc dù vậy, các danh y đều lắc đầu bó tay. Trong cung càng thêm bối rối hoảng hốt và cuối cùng, có người mách nên vào xứ Thanh xin bùa phép ở tám vị Kim Cang họa may mới khỏi…

Lập tức bọn thị vệ được lệnh vua vào Thanh Hóa để xin bùa phép. Nhờ đó, bệnh tình của Hoàng tử mới dần dần được thuyên giảm. Sau khi bình phục, Hoàng tử cúi đầu nhận tội với vua cha, kể lại cho vua cha nghe mọi chuyện với nữ chủ quán ở Đèo Ngang. Vua Thái Tổ hết sức giận dữ vì Hoàng tử đã dám khinh thường lệnh vua, rời phủ đi chơi, hãm mình vào cảnh thân tàn ma dại nên phế bỏ ngôi vị Thái tử của Hoàng tử lập người con thứ lên thay. Nhưng nhà vua còn tức giận hơn bởi trên bờ cõi mình trị vì, lại có một người con gái dám khinh thường phép nước, vua bèn ban lệnh hỏi quan trấn thủ xứ Nghệ về lai lịch nữ chủ quán Đèo Ngang. Sau một thời gian cất công dò la, quan Trấn thủ gửi sớ về tâu rằng đó là một nữ yêu không biết từ đâu đến, hay bắt hồn đàn ông con trai, nếu không có phép cả tài cao thì khó lòng khuất phục.

Nhà vua lại ra lệnh cho mời các pháp sư, thầy phù thủy cao tay đi trừ yêu nhưng chẳng bao lâu, họ đã trở về xin chịu tội vì chẳng những không trị nổi yêu quái mà ngược lại mọi phép trổ ra đều bị Liễu Hạnh thu mất cả. Vua lại cầu cứu tám vị Kim Cang phi thân vào Đèo Ngang. Được tin chẳng lành, Liễu Hạnh liền ra ứng chiến và cuộc chiến đấu dần dần trở nên dữ dội, mưa dồn gió giật rất khủng khiếp, cây đổ khắp lượt, tám vị Kim Cang tràn vào, vây lấy Đèo Ngang. Liễu Hạnh cũng hóa phép chống lại, nàng làm cho cây rừng đã đổ rồi đứng dậy cùng với đất đá bay rào rào. Thấy Liễu Hạnh pháp thuật cao cường, tám vị Kim Cang lại hóa phép làm cho thú dữ tập hợp lại, nhe nanh múa vuốt xông vào hàng đoàn toan cắn xé, nhưng Liễu Hạnh đã kịp thời bay lên không trung rồi dùng phép tiêu diệt hết bầy mãnh thú.

Trận đánh diễn ra ba ngày đêm, Đèo Ngang trở thành một bãi chiến trường rùng rợn và vô cùng ác liệt. Mọi phép thuật của cả hai bên lần lượt giở ra mà vẫn bất phân thắng bại. Về sau, tám vị Kim Cang biết mình bất lực bèn bay lên Trời khẩn cầu Phật Bà. Phật Bà ném cho họ một cái túi, quả nhiên Liễu Hạnh sa lưới, lọt vào túi đó. Tám vị Kim Cang mang túi về kinh báo tiệp, vua lập tức ra sân điện tra hỏi:

– Người là ai? 

– Tâu bệ hạ, là con Ngọc Hoàng bị đày xuống cõi trần, lấy vùng Đèo Ngang làm nơi trú ngụ. 

– Là con ngọc Hoàng sao lại dám phá phách dân sự và làm hại Hoàng tử con ta? 

– Việc trừng trị bọn con trai chọc ghẹo nhi nữ, ăn hiếp người cô đơn là tuân theo phép nước, không phải là phạm phép nước.

Nghe Liễu Hạnh nói là con gái Ngọc Hoàng, lại thấy tài đối đáp khôn ngoan, vua đổi giận làm vui cho nên sau cuộc thẩm vấn, vua hạ lệnh tha bổng, chỉ khuyên nàng đừng gây náo động và làm hại dân lành’’

Hang Lèn Hà

Hang Lèn Hà Tuyên Hóa

Hang Lèn Hà thuộc bản Hà, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình (giáp ranh biên giới Lào) có vị trí tương đối hiểm hóc nằm ở lưng chừng dãy núi đá vôi ở phía Tây của đường Trường Sơn với độ cao khoảng 150m (đỉnh cao nhất là 320m), vì vậy còn được mệnh danh là khe lạnh Quảng Bình. Diện tích hang rộng khoảng 420m, cách tuyến đường chiến lược 15A Hồ Chí Minh từ hướng Bắc vào khoảng 3 km, đến ngã ba Thanh Lạng, sau đó du khách sẽ đi men theo bảng chỉ dẫn có dòng “Di tích lịch sử hang Lèn Hà” là đến nơi chứng tích địa danh huyền thoại thời chống Mỹ. (Ảnh: sưu tầm)

xem tiếp
Góp phần tìm hiểu bài thơ điếu Phan Thanh Giản bằng chữ Hán của Nguyễn Đình Chiểu ,
Tác giả Trần Huy Bích

Hai bài thơ Nguyễn Đình Chiểu làm để điếu Phan Thanh Giản có thể được sáng tác ngay sau khi Phan Thanh Giản quyên sinh (năm 1867) hay – ở trường hợp bài chữ Hán – sau khi ông bị truy đoạt hết chức tước và đục tên khỏi bia Tiến sĩ. Từ đó đến nay đã trên 150 năm. Qua nhiều thế hệ, hai bài thơ ấy vẫn được coi là những tác phẩm bộc lộ niềm cảm thông trước hoàn cảnh cực kỳ khó khăn của Phan Thanh Giản và bày tỏ lòng thương tiếc đối với ông. Ít năm gần đây, một vài tác giả ở trong nước biện luận rằng Nguyễn Đình Chiểu đã không thực sự thương tiếc Phan Thanh Giản, mà chỉ làm ra vẻ thương tiếc để mai mỉa và lên án ông. Những hàng phía sau là một cố gắng đọc lại bài thơ điếu bằng chữ Hán một cách cẩn trọng, để tìm hiểu chủ ý đích thực của Nguyễn Đình Chiểu khi sáng tác bài thơ ấy.

Khi Phan Thanh Giản quyên sinh năm 1867, Nguyễn Đình Chiểu bị mù đã được 18 năm (từ 1849). Các tác phẩm bằng quốc âm của vị thầy mất thị giác đã được các môn sinh của ông chép ra bằng chữ Nôm rồi về sau chuyển đổi sang chữ quốc ngữ. Các tác phẩm bằng chữ Hán hẳn cũng được ghi ra chữ Hán, nhưng sau một số lần sao đi chép lại, những chữ đồng âm nhưng khác nghĩa và những chữ có âm gần giống nhau đã rơi vào tình trạng “tam sao thất bổn,” khiến chúng ta thấy xuất hiện một số bản chữ Hán với cách viết và ý nghĩa khác nhau. Trước khi ông Lê Thọ Xuân liên lạc được với người con của Nguyễn Đình Chiểu là ông Nguyễn Đình Chiêm và cung cấp một bản thuộc loại “có thẩm quyền” cho bài thơ chữ Hán năm 1933 (bài “Danh nhơn Nam Kỳ,” Đồng Nai số 23 & 24, 15 Janvier – 2 Février 1933), chúng ta đã thấy có bản chữ Hán do ông Nguyễn Liên Phong đưa ra năm 1909 trong Nam Kỳ Phong Tục Nhơn Vật Diễn Ca (cuốn thứ 2, trang 71), và bản chữ Hán do ông Thái Hữu Võ đưa ra năm 1927 trong Phan Thanh Giảng Truyện (Sài Gòn: Xưa Nay, trang 46-47). Nhưng ông Lê Thọ Xuân chỉ cho biết là hai bài thơ do ông Thái Hữu Võ cung cấp có nhiều chỗ sai, và nêu ra những chỗ sai ấy bằng chữ quốc ngữ, chứ không cung cấp một bản viết đầy đủ và chính xác cho bài thơ chữ Hán. Những năm sau, bà Mai Huỳnh Hoa, cháu ngoại của bà Sương Nguyệt Anh (con gái của Nguyễn Đình Chiểu) và chồng bà là học giả Phan Văn Hùm, trong cuốn Nỗi Lòng Đồ Chiểu (bản in lần thứ hai, Sài Gòn: Tân Việt, 1957), cũng chỉ làm như thế, không cung cấp một bài thơ đầy đủ và chính xác ở dạng chữ Hán.

(Muốn biết hai bản chữ Hán với khá nhiều sai lầm của các ông Nguyễn Liên Phong và Thái Hữu Võ, xin vui lòng đọc trong cuốn Mối Thâm Tình Của Nguyễn Đình Chiểu Dành Cho “Quan Phan” Phan Thanh Giản của Winston Phan Đào Nguyên ([San Jose, Calif.] : Nhân Ảnh, 2022, các trang 55 và 61-62). 

Tác giả đã đưa cuốn sách lên mạng tại địa chỉ sau đây:

https://app.box.com/s/p7e3mgfty0l1asrqkewxuck6bwqw7rny

Theo ông Lê Thọ Xuân, với bài thơ chữ Hán của Nguyễn Đình Chiểu, bản do ông Thái Hữu Võ đưa ra trong Phan Thanh Giản Truyện sai 8 chữ, thêm sự kiện hai chữ “thần” với những nghĩa khác nhau (“thần linh”神 và “vị quan, người bày tôi”臣) bị đặt sai chỗ, khiến ý nghĩa khác đi rất nhiều. Coi lại bản chữ Hán của ông Nguyễn Liên Phong, đối chiếu với bài viết của ông Lê Thọ Xuân, chúng tôi thấy có 7 chữ sai. Hai chữ “thần” cũng bị chép không đúng chỗ như thế.

Khi phân tích bài thơ chữ Hán của Nguyễn Đình Chiểu, một vài tác giả ở trong nước trong ít năm gần đây đã dựa vào những bản bị chép sai ấy, đưa tới một số ngộ nhận rất đáng tiếc.

Mãi tới 15 năm trước đây, nhân được đọc một tài liệu Hán Nôm chép tay của gia đình Nguyễn Đình ở Bến Tre do bà Âu Dương Thị Yến cất giữ, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh mới cung cấp cho chúng ta một bài thơ chữ Hán thuộc loại có thẩm quyền trong Việt Nam Bách Gia Thi (Sài Gòn: NXB Văn Hóa, 2005). Đối chiếu bài này vói bài thơ chữ Hán chỉ có âm Hán Việt do học giả Phan Văn Hùm cung cấp sau khi tham khảo với ông Nguyễn Đình Chiêm, chúng tôi thấy hai bản gần như giống hệt nhau. Chỉ có hai chỗ khác trong câu 2, nhưng ý nghĩa không thay đổi nhiều:

Bản của ông Phan Văn Hùm: Vi quân nan bảo nhất phương dân

Bản của ông Cao Tự Thanh: Vi công thùy bảo nhất phương dân.

Trước những tranh luận sôi nổi về ý nghĩa của bài thơ mới được đưa ra gần đây, chúng tôi xin đóng góp chút nhận thức thô thiển. Trước khi làm việc này, chúng tôi có hoàn cảnh trao đổi thêm với hai vị có căn bản Hán học vững chắc ở ngoài nước, là Tiến sĩ Nguyễn Duy Chính và cô Nguyễn Ngọc Dung.

Câu 1:

歷仕三朝獨潔身

Lịch sĩ tam triều độc khiết thân

Câu này ý nghĩa khá đơn giản: Làm quan trải ba triều vua (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức), riêng mình giữ được tấm thân trong sạch.

Câu 2: 

微君難保一方民

Vi quân nan bảo nhất phương dân

Nếu không có ông, rất khó bảo vệ dân chúng một phương. Câu này muốn nói tới dân chúng miền Nam. Phan Thanh Giản từng được cử làm Khâm sai, Kinh lược sứ Nam kỳ, rồi về sau, Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây.

Chúng tôi đưa ra câu trên theo bản in trong Nỗi Lòng Đồ Chiểu của Phan Văn Hùm. Trong Việt Nam Bách Gia Thi của Cao Tự Thanh, câu ấy là:

微公谁保一方民

Vi công thùy bảo nhất phương dân.

Nếu không có ông, ai sẽ bảo vệ dân chúng một phương. Tuy ý nghĩa không khác nhau bao nhiêu, chữ “công” (ông, tướng công) trong bản của Cao Tự Thanh có vẻ thích hợp hơn. Phan Thanh Giản (sinh năm 1896) hơn Nguyễn Đình Chiểu (sinh năm 1922) 26 tuổi. Phan Thanh Giản là vị “Tiến sĩ khai khoa” cho miền Nam, một Hiệp biện Đại học sĩ, Khâm sai, Kinh lược đại thần, trong khi Nguyễn Đình Chiểu mới đậu Tú tài và chưa làm quan. Thêm vào đó, Nguyễn Đình Chiểu rất tôn trọng Phan Thanh Giản, vẫn thường nhắc đến ông qua các từ “Phan học sĩ, quan Phan.”

Câu 3:

龍湖寧負書生老

Long Hồ ninh phụ thư sinh lão

Long Hồ là tên cũ của tỉnh Vĩnh Long. Chữ “ninh” ở đây có nghĩa là “thà rằng, đành,” như trong câu “Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục” (đành chết chứ không chịu nhục). Một số vị dịch thơ trước đây cho rằng chữ “phụ” trong câu này có nghĩa là “phụ lòng.” Chẳng hạn như trong bản dịch của nhà thơ tiền bối Thượng Tân Thị (1888-1966):

Long Hồ phụ lão thư sinh,

Ở nơi các Phụng không đành làm quan

Hay trong bộ Nguyễn Đình Chiểu Toàn Tập do các ông Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sĩ Lân, Nguyễn Thạch Giang biên soạn năm 1997 (Hà Nội : Văn Học, tập 2, trang 51-52):

Long Hồ thà phụ thư sanh lão

Phụng các suông quy học sĩ thần.

Theo các tự điển, chữ “phụ”負 ấy cũng có nghĩa là “vác, mang, gánh,” dùng theo nghĩa bóng là “gánh vác.” Chúng tôi tin rằng đó là ý của Nguyễn Đình Chiểu trong câu này. “Ninh phụ” có nghĩa: “đành phải ra gánh vác.”      

Theo Đại Nam Thực Lục, sau khi ở Pháp về, Phan Thanh Giản được cử làm Lại bộ Thượng thư nhưng sau vua Tự Đức đổi ông làm Hộ bộ Thượng thư vì cho rằng ở Lại bộ không nhiều việc quan trọng. Ở Hộ bộ, phải lo ngân sách, tài chánh, kể cả khoản bồi thường chiến phí hàng năm phải nộp cho người Pháp, công việc nặng, cần người giỏi và tận tâm hơn. Sau đó, năm 1865, nhà vua cử ông làm Khâm sai, Kinh lược sứ, để lo giữ ba tỉnh miền Tây Nam phần. Cũng theo Đại Nam Thực Lục, Phan Thanh Giản đã xin về hưu (ông tới 70 tuổi theo cách tính của người Việt thời trước). Thực Lục chép, “Phan Thanh Giản vì tuổi già đã xin về hưu”. Vua Tự Đức tiếp riêng ông trong Nội các để trò chuyện. Phan Thanh Giản cho biết, “Thần … cảnh bóng dâu gần xế chiều, tự biết tinh thần, sức vóc không còn được như trước. Hồi tưởng lại người ta đến 70 tuổi như cỏ bồ cây liễu đã trải mùa thu, dẫu có lòng quyến luyến thiết tha nhưng sức ngựa đã hết, rất lo ứng phó không chu để lầm lỡ công việc, nên không dám không lấy tình thực trình bày.” Vua Tự Đức ủy lạo và nói, “Khanh nên cố gắng để khích lệ những người hậu tiến,” rồi lại nói, “Ngươi nên mạnh bạo mưu toan cho trót, quyết không nên thôi,” và không cho ông lui về. (Đại Nam Thực Lục. Hà Nội : NXB Giáo Dục, 2007. Tập 7, trang 944). Vì những lẽ ấy, theo chỗ chúng tôi hiểu, câu này có thể được viết với dấu ngắt câu: 

Long Hồ ninh phụ, thư sinh lão.

Chủ từ của động từ “phụ” (mang, gánh vác) không phải là đất Long Hồ mà là người thư sinh già:

Người học trò già đành phải gánh vác việc [giữ đất] Long Hồ (tên cũ của tỉnh Vĩnh Long).

Có thể Nguyễn Đình Chiểu cũng muốn nói:

Long Hồ đành gánh vác, người thư sinh đã già.

Câu 4: 

鳳閣空歸學士神

Phượng Các không quy học sĩ thần

Hồn người học sĩ (chỉ Hiệp biện Đại học sĩ Phan Thanh Giản) không đành, không lòng nào  trở về Phượng Các (chỗ các quan làm việc). Không giữ nổi Vĩnh Long, ông đã bị truy đoạt hết chức tước, tên bị đục khỏi bia Tiến sĩ, linh hồn ông còn danh nghĩa nào để bay về Phượng Các là chỗ làm việc của các đại thần? Hai tiếng “không quy” không mang ý nghĩa “không về” (Nếu “không về,” người xưa viết là “bất quy”). Ở đây là “về,” nhưng không thực sự về, về một cách không trọn vẹn, “về cũng như không.” Những cách dịch “về suông” hay “khôn về” (khó lòng về) đều có vẻ thích hợp. 

Hai câu 5-6:

秉節曾勞生富弼

盡忠何恨死張巡

Bỉnh tiết tằng lao, sinh Phú Bật

Tận trung hà hận, tử Trương Tuần

Cầm cây cờ tiết của người đi sứ (cũng có thể hiểu là giữ tiết tháo), từng chịu gian lao, sống như ông Phú Bật (đời Tống).

Hết lòng trung, còn hận gì nữa, chết như ông Trương Tuần (đời Đường).

Trong một bài Đường luật bát cú, đây là hai câu “luận,” có nhiệm vụ bàn về nhân vật được nhắc đến trong bài thơ (Phan Thanh Giản).  

Câu trên nhắc đến việc Phan Thanh Giản từng vất vả sang Pháp (cùng Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản), cố chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam kỳ. Câu dưới nhắc đến việc Phan Thanh Giản quyên sinh sau khi không giữ nổi Vĩnh Long.

Việc thi hành nhiệm vụ của hai ông Phú Bật và Trương Tuần thực ra không hoàn hảo. Tuy Phú Bật thuyết phục được người Khiết Đan rút quân, nhưng triều Tống phải tăng thêm số bạc và lụa nộp cho họ hàng năm. Tuy Trương Tuần giữ thành Tuy Dương được thêm một thời gian, nhưng những việc phải giết người thiếp yêu, rồi một số người già và trẻ con làm lương thực cho binh sĩ, chung quy thành vẫn mất và Trương Tuần vẫn chết, khiến thành tích  không tốt đẹp một cách trọn vẹn. Nhưng nhiều phần Nguyễn Đình Chiểu không chú trọng đến những chi tiết ấy. Ông chỉ có ý nói: Phan Thanh Giản có thể so sánh với Phú Bật từng vất vả khi đi sứ, và với Trương Tuần chết theo thành.

Hai câu 7-8:

有天六省存亡事

安得從容就義臣

Hữu thiên, lục tỉnh tồn vong sự

An đắc thung dung tựu nghĩa thần.

Nghĩa đen của câu 7: Có Trời trong việc còn mất của 6 tỉnh. Câu này cũng có thể hiểu là: Chuyện còn mất của 6 tỉnh đã có Trời biết, để đưa tới câu 8: Mong có được người bề tôi biết thung dung tựu nghĩa (thung dung chết vì nghĩa). 

“An đắc” có nghĩa “mong sao có được” như trong một bài ca của Hán Cao tổ Lưu Bang,

“An đắc mãnh sĩ hề, thủ tứ phương” (Mong sao có được những kẻ sĩ dũng mãnh để giữ bốn phương).

Những chữ “thung dung tựu nghĩa”được lấy từ một cặp câu đối tương truyền là để điếu Lý Trần Quán, làm quan ở cuối đời Lê, sau khi ông tự tử (yêu cầu được chôn sống) vì Nguyễn Trang, người mà ông nhờ hộ vệ chúa Trịnh Khải đã nộp chúa cho quân Tây Sơn:

Khảng khái cần vương dị

Thung dung tựu nghĩa nan

(Khảng khái giúp vua là chuyện dễ, thung dung chết vì nghĩa mới khó).

Bốn chữ “thung dung tựu nghĩa” nói đến việc Phan Thanh Giản ung dung chọn cái chết sau khi không giữ nổi Vĩnh Long.

Xin được chép lại toàn thể bài thơ với lời giảng ra văn xuôi và một bản dịch thơ phía sau. Người viết xin chân thành cảm tạ chị Mỹ Ngọc, một cựu đồng môn, đã tiếp tay trong bản dịch thơ này:

歷仕三朝獨潔身

微君難保一方民

龍湖寧負書生老

鳳閣空歸學士神

秉節曾勞生富弼

盡忠何恨死張巡

有天六省存亡事

安得從容就義臣

Lịch sĩ tam triều độc khiết thân

Vi quân nan bảo nhất phương dân

Long Hồ ninh phụ thư sinh lão

Phượng Các không quy học sĩ thần.

Bỉnh tiết tằng lao, sinh Phú Bật

Tận trung hà hận, tử Trương Tuần

Hữu thiên, lục tỉnh tồn vong sự

An đắc thung dung tựu nghĩa thần.

Làm quan trải ba triều vua, riêng mình giữ được tấm thân trong sạch.

Không có ông, rất khó bảo vệ dân chúng một miền.

Người học trò già đành ra gánh vác [việc giữ] Long Hồ 

Hồn người học sĩ khó trở về Phượng Các.

Giữ tiết, từng gian lao, sống như Phú Bật đời Tống

Dốc hết lòng trung, còn hận gì nữa, chết như Trương Tuần đời Đường.

Chuyện còn mất của sáu tỉnh có trời ở trong.

Cốt sao có được người bày tôi thung dung chết vì nghĩa.

Dịch thơ (Nguyễn Mỹ Ngọc và Trần Từ Mai):

Thanh khiết ba triều vẹn tấm thân,

Một phương nguy khó gắng che dân.

Long Hồ đành chĩu vai nguyên lão,

Phượng Các khôn mong vía học thần.

Sống đã gian lao theo Phú Bật,

Chết đâu tiếc hận với Trương Tuần.

Mất còn sáu tỉnh, trời cao biết,

Sao được thung dung trọn nghĩa nhân.         

PHỤ LỤC: BA BẢN DỊCH THƠ KHÁC

Bản dịch của Thượng Tân Thị

Mình trong sạch trải thờ ba chúa,

Không ông ai che chở dân lành.

Long Hồ phụ lão thư sinh,

Ở nơi các Phụng không đành làm quan.

Cầm tiết nhọc sống chàng Phú Bật,

Chết ngay sao giận uất Trương Tuần.

Mất còn sáu tỉnh trời phân,

Thung dung tựu nghĩa làm thần khó thay. 

Bản dịch trong Nguyễn Đình Chiểu Toàn Tập của CV Thỉnh, NS Lân, NT Giang (1997)

Thờ trải ba triều trọn sạch thân,

Không ông ai đỡ một phương dân.

Long Hồ thà phụ thơ sanh lão,

Phụng Các suông quy học sĩ thần.

Giữ tiết nhọc nhằn còn Phú Bật,

Hết trung nào giận mất Trương Tuần.

Mất còn sáu tỉnh trời kia biết,

Sao đặng thung dung tựu nghĩa thần?

Bản dịch của Cao Tự Thanh (2005)

Ba triều rõ mặt bậc tôi lành,

Che chở cho dân buổi lửa binh.

Phượng các khôn về hồn học sĩ,

Long Hồ thà chịu tiếng thư sinh.

Sống từng nhọc bấy thân đi sứ,

Chết lại hờn chi phận giữ thành.

Sáu tỉnh mất còn, trời đã định,

Nhưng tìm đâu được kẻ trung trinh.

(Việt Nam Bách Gia Thi)

Nhận xét:

  1. Có lẽ đã dựa theo bản chép sai của ông Nguyễn Liên Phong hay ông Thái Hữu Võ, nhà thơ tiền bối Thượng Tân Thị đã hiểu chữ “thần” trong câu 4 là viên quan, và chữ “thần” trong câu 8 là ông thần.
  2. Nhà thơ Thượng Tân Thị và nhóm ông Ca Văn Thỉnh đã hiểu chữ “phụ” trong câu 3 là “phụ bạc,” và cho rằng chủ từ của động từ “phụ” là tỉnh Long Hồ.

Trần Huy Bích Nguồn: https://www.diendantheky.net/2022/07/tran-huy-bich-gop-phan-tim-hieu-bai-tho.html

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter