Thắp đèn lên đi em !

Ngocchodoi

THẮP ĐÈN LÊN ĐI EM
Hoàng Kim


Chuyện đời không thể quên Lửa đèn vầng trăng soi Thương câu thơ lưu lạc Thắp đèn lên đi em ! @cảm ơn Nguyễn Đình Sáng bạn quý. Sự xúc động về người bạn học sau 50 năm nhắc lại “Thắp đèn lên đi em!”. “Đọc thơ lại nhớ hình tượng vân học :Đầu súng trăng treơ” Yêu nghề chấp nhận dấn thân, chứng kiến những cảnh ngộ vượt lên chính mình để quyết tâm thay đổi vận mệnh, nổ lực cố gắng làm được những điều tốt đẹp cho Tổ quốc, quê hương và chính mình. Cảm ơn bạn hiền trân quý https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thap-den-len-di-em

Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối, giữa đêm trường ta học
Vũ trụ bao la đèn em là hạt ngọc
Cùng sao khuya soi sáng mảnh đất này
Dù sớm chiều em đã học hăng say
Dù ngày mệt chưa một hồi thanh thản
Đèn hãy thắp sáng niềm tin chiến thắng
Em thắp đèn lên cho trang sách soi mình.

Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối giữa đêm trường ta học
Em đâu chỉ học bằng ánh mắt
Mà bằng cả lòng mình, cả khối óc hờn căm
Thù giặc giết cha, bom cày sập tung hầm
Nhà tan nát, sân trường đầy miệng hố
Hãy học em ơi, dù ngày có khổ
Lao động suốt ngày em cần giấc ngủ ngon
Nhưng đói nghèo đâu có để ta yên
Và nghị lực nhắc em đừng ngon giấc
Nợ nước thù nhà ngày đêm réo dục
Dậy đi em, Tổ quốc gọi anh hùng.

Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối giữa đêm trường ta học
Mặc cho gió đêm nay lạnh về tê buốt
Tấm áo sờn không đủ ấm người em
Vùng dậy khỏi mền, em thắp ngọn đèn lên
Để ánh sáng xua đêm trường lạnh cóng
Qua khổ cực càng yêu người lao động
Trãi đói nghèo càng rèn đức kiên trung
Em đã đọc nhiều gương sáng danh nhân
Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí
Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ
Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin.

Thắp đèn lên đi em

1971

LỬA ĐÈN VẦNG TRĂNG SOI
Hoàng Kim

Chuyện đời không thể quên
Lửa đèn vầng trăng soi
Thương câu thơ lưu lạc
Thắp đèn lên đi em !

TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG
Hoàng Kim
:

Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.

Trăng khuyết rồi lại tròn
An nhiên cùng năm tháng
Ơi vầng trăng cổ tích
Soi sáng sân nhà em.

Đêm nay là đêm nao?
Ban mai vừa ló dạng
Trăng rằm soi bóng nắng
Bạch Ngọc trời phương em

*

Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng,
Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng:
“Thế nước thịnh suy sao đoán định?
Lòng dân tan hợp biết hay chăng?
Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm,
Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng?
Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó
Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”.

*
“Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông
Vầng trăng cổ tích sáng non sông,
Tâm sáng đức cao chăm việc tốt
Chí bền trung hiếu quyết thắng không?
Nội loạn dẹp tan loài phản quốc
Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng.
Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt.
Lòng dân thế nước chắc thành công”.

Nguyên vận thơ Bác Hồ
CHƠI GIĂNG
Hồ Chí Minh


Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng,
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng:
“Non nước tơi bời sao vậy nhỉ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng?
Khi nào kéo được quân anh dũng,
Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng?
Nam Việt bao giờ thì giải phóng
Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”.

*
Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông:
Tôi đã từng soi khắp núi sông,
Muốn biết tự do chầy hay chóng,
Thì xem tổ chức khắp hay không.
Nước nhà giành lại nhờ tài sắt,
Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng.
Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi,
Tức là cách mệnh chóng thành công”.

Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-vui-choi-giang/

QUA ĐÈO NGANG
Hoàng Ngọc Dộ


Qua đèo Ngang, qua đèo Ngang
Rừng thẳm Hoành Sơn giống bức màn
Tường thành hai dãy nhiều lũy nhỏ
Gió chiều lướt thổi nhẹ hơi hương
Cổng dinh phân định đà hai tỉnh
Cheo leo tầng đá, giá hơi sương
Người qua kẻ lại đều tức cảnh
Ta ngẫm thơ hay của Xuân Hương

* Khát vọng, thơ Hoàng Ngọc Dộ

NHỚ ANH
Hoàng Kim


Nhớ xưa cùng anh cuốc đất
Thương nay mình em làm thơ
Không gian một vầng trăng tỏ
Trăng ơi đến tự bao giờ

LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN
Hoàng Kim


Đèo chạy vắt ngang ôm biển lớn
Hoành Sơn chân rảo nhẹ bồi hồi
Trên núi hoa rừng muôn cánh nở
Dưới sông chim biển vạn nhành thoi
Ầm ầm xe lướt âm vang đất
Lớp lớp mây bay cuốn rợp trời
Núi giăng biển uốn thành đồ trận
Lặng nhìn thêm thẹn chí làm trai

ƠI RỪNG LAU QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim


Trập trùng núi cao cao
Bên dốc vực sâu sâu
Gió ngàn về hun hút
Thổi dậy ngàn bông lau

Ơi rừng lau quê hương
Trắng lòa như tuyết xuống
Theo suối quân lên đường
Trẩy đi dài cuồn cuộn

Phải cha ông thức dậy
Tiễn cháu con lên đường
Mà nghe rừng lau chuyển
Như muôn nghìn gươm khua

Qua bao nhiêu đèo cao
Vẫn cờ lau bát ngát
Hay vua Đinh ngày xưa
Thầm giúp ta đánh giặc?

Giữa đỉnh trời cao ngất
Mới hiểu lòng ông cha
Bắc Nam liền một dãi
Non sông chung một nhà.

LỬA ĐÈN
Phạm Tiến Duật


‘Lửa đèn’ Phạm Tiến Duật là sử thi anh hùng dân tộc Việt với âm hưởng và tiếng dội của bài thơ này thật lớn.

I – ĐÈN

Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi có những ngọn đèn thắp trong kẽ lá
Quả cây chín đỏ hoe
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè,
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu,
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng…
Mạch đất ta dồi dào sức sống
Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương
Chúng nó đến từ bên kia biển
Rủ nhau bay như lũ ma trơi
Từ trên trời bảy trăm mét
Thấy que diêm sáng mặt người
Một nghìn mét từ trên trời
Nhìn thấy ngọn đèn dầu nhỏ bé
Tám nghìn mét
Thấy ánh lửa đèn hàn chớp loé
Mà có cần đâu khoảng cách thấp cao
Chúng lao xuống nơi nao
Loé ánh lửa,
Gió thổi tắt đèn, bom rơi máu ứa.
Trên đất nước đêm đêm
Sáng những ngọn đèn
Mang lửa từ nghìn năm về trước,
Lấy từ thuở hoang sơ,
Giữ qua đời này đời khác
Vùi trong tro trấu nhà ta.
Ôi ngọn lửa đèn
Có nửa cuộc đời ta trong ấy!
Giặc muốn cướp đi
Giặc muốn cướp lửa tim ta đấy

II – TẮT LỬA

Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi tắt lửa đêm đêm khiến đất trời rộng quá
Không nhìn thấy gì đâu
Bóng tối che rồi
Cây trúc làm duyên phải nhờ gió thổi
Cô gái làm duyên phải dùng giọng nói
Bông hoa làm duyên phải luỵ hương bay…
Bóng tối phủ dày
Che mắt địch
Nơi tắt lửa là nơi vang rền xe xích
Kéo pháo lên trận địa đồng cao
Tiếng khẩu đội trưởng ở đâu
Đấy là đuôi khẩu pháo
Tiếng anh đo xa điểm đều
Vang ở đâu, đấy là giữa điểm đồ
Nơi tắt lửa là nơi in vết bánh ôtô,
Những đoàn xe đi như không bao giờ hết,
chiếc sau nối chiếc trước ì ầm
Như đàn con trẻ chơi u chơi âm
Đứa này nối hơi đứa khác.

Nơi tắt lửa là nơi dài tiêng hát
Đoàn thanh niên xung phong phá đá sửa đường;
Dẫu hố bom kề bên còn bay mùi khét
Tóc lá sả đâu đó vẫn bay hương
Đêm tắt lửa trên đường
Khi nghe gần xa tiếng bước chân rậm rịch
Là tiếng những đoàn quân xung kích
Đi qua.
Từ trong hốc mắt quầng đen bóng tối tràn ra
Từ dưới đáy hố bom sâu hun hút
Bóng tối dâng đầy toả ngợp bao la,
Thành những màn đen che những bào thai chiến dịch
Bóng đêm ở Việt Nam
Là khoảng tối giữa hai màn kịch
Chứa bao điều thay đổi lớn lao,

Bóng đêm che rồi không nhìn thấy gì đâu
Cứ đi, cứ đi nghe lắm âm thanh mới lạ.

III – THẮP ĐÈN

Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi đêm ngày giặc điên cuồng bắn phá
Những ngọn đèn vẫn cứ thắp lên
Chiếc đèn chui vào ống nứa
Cho em thơ đi học ban đêm,
chiếc đèn chui vao lòng trái núi
Cho xưởng máy thay ca vời vợi,
Chiếc đèn chui vào chiếu vào chăn
Cho những tốp trai làng đọc lá thư thăm

Ta Thắp đèn lên trên đỉnh núi
Gọi quân thù đem bom đến dội
Cho đá lở đá lăn
Lấy đá xây cầu, lấy đá sửa đường tàu
Ta bật đèn pha ôtô trong chớp loè ánh đạn
Rồi tắt đèn quay xe
Đánh lạc hướng giặc rồi ta lại lái xe đi…
Ngày mai, ngày mai hoàn toàn chiến thắng
Anh dắt tay em, trời chi chit sao giăng
“Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm”
Ta thắp đèn lồng, thắp cả đèn sao năm cánh
Ta dẫn nhau đến ngôi nhà đèn hoa lấp lánh
Nơi ấy là phòng cưới chúng mình

Ta sẽ làm cây đèn kéo quân thật đẹp
Mang hình những người những cảnh hôm nay
Cho những cuộc hành quân nào còn trong bóng tối
Sẽ hiện muôn đời trên mặt ngọn đèn xoay.

1967

PHẠM TIẾN DUẬT CHIM LỬA TRƯỜNG SƠN
Hoàng Kim


Phạm Tiến Duật sinh ngày 14 tháng 1 năm 1941 mất năm 2007, quê gốc ở thị xã Phú Thọ, là nhà thơ lớn thời chống Mỹ ‘con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại’, ‘cây săng lẻ của rừng già’. Thơ anh mãi mãi tuổi thanh xuân từng được đánh giá là ‘có sức mạnh của một sư đoàn’. Nhà thơ Vũ Quần Phương trên trang Thi Viện của chủ bút Đào Trung Kiên đã có lời bình thật lắng đọng ‘Phạm Tiến Duật…tốt nghiệp đại học sư phạm Văn, chưa đi dạy ngày nào, ông nhập ngũ (1965). Mười bốn năm trong quân đội thêm tám năm ở Trường Sơn, đoàn vận tải Quang Trung 559. Có thể nói: Trường Sơn đã tạo nên thơ Phạm Tiến Duật, và Phạm Tiến Duật cũng là người mang được nhiều nhất Trường Sơn vào thơ. Nói đến đề tài Trường Sơn đánh Mỹ, người ta không thể quên Phạm Tiến Duật và thơ Phạm Tiến Duật hay nhất cũng ở chặng Trường Sơn. Chiến tranh đã qua một phần tư thế kỷ, tâm hồn thơ Phạm Tiến Duật vẫn chưa ra khỏi Trường Sơn. Những bài thơ anh viết hôm nay vẫn còn vang ngân lắm hình bóng của Trường Sơn. Phạm Tiến Duật có giọng thơ không giống ai, và cũng khó ai bắt chước được“. Tôi yêu thích nhất 5 bài thơ của Phạm Tiến Duật là “Lửa đèn”, “Nhớ”, “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, ; “Đèo Ngang”. Trong 5 bài này có hại bài thơ “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là đã được phổ nhạc, tôi không cần chép lại vì đã quá phổ biến và được nhiều người thích,. Tôi chỉ chép lại ba bài ấn tượng và một chút cảm nhận ghi chú của riêng mình.

NHỚ
Phạm Tiến Duật
Lời một chiến sỹ lái xe

Cái vết thương xoàng mà đi viện
Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.

1969

Nhớ thơ Phạm Tiến Duật hay ám ảnh. “Đèo Ngang” thi tứ mới cũng là một bài thơ hay:

ĐÈO NGANG
Phạm Tiến Duật

Pháo tàu địch đêm đêm nhằm bắn
Đèo vẫn nguyên lành nằm với biển reo
Nhà như lá đa rơi lưng chừng dốc
Sông suối từ đâu đổ xuống lưng đèo.

Đường nhằm hướng Nam,
Người nhằm hướng Nam,
Xe đạn nhằm hướng Nam
vượt dốc.

Bao nhiêu người làm thơ Đèo Ngang
Mà quên mất con đèo chạy dọc.

Bài thơ Đèo Ngang này tôi thích, nhưng Đèo Ngang thăm thẳm nhớ có nhiều bài hay hơn. Đặc biệt bài ‘Qua đèo Ngang’ bà huyện Thanh Quan là kiệt tác. Chùm thơ tuyển mới về đèo Ngang có chùm thơ xướng họa ‘bốn ông họa bốn bài thơ đều họa đèo Ngang cảnh hiểm’ mà tôi đã kể trong bài Chợt gặp mai đầu suối là chùm thơ hay ám ảnh ‘Qua Đèo Ngang’ Hoàng Ngọc Dộ là rất hay; Qua Đèo Ngang (bác Xuân Thủy đọc chưa rõ tác giả) và bài thơ ‘Đón khách anh hùng vào tuyến lửa’ của ông Nguyễn Tư Thoan nguyên bí thư tỉnh ủy Quảng Bình năm 1970 cũng thật tuyệt “Thăm đèo Ngang gặp bác Xuân Thủy” của Hoàng Kim mà thầy Nguyễn Khoa Tịnh trích dẫn trong bài “Em ơi em can đảm bước chân lên” với tôi là một sự lắng đọng, ký ức không thể nào quên .

Trang thơ Phạm Tiến Duật trên Thi Viện Đào Trung Kiên có đường dẫn 31 bài, tôi thỉnh thoảng vẫn thi1h đọc lại:

  1. Áo đỏ em đi trong chiều tuyết trắng
    Bếp lửa nhà mình
  2. Cô bộ đội ấy đã đi rồi
    Đất nước Lào ơi một mùa khô lại đến
  3. Đi trong rừng
  4. Em là tia nắng
  5. Em ơi, sắp một năm tròn
  6. Hương trầm Đức Phổ
    Khúc hát thanh xuân
  7. Lửa đèn
  8. Màu đào
  9. Một đoạn thư riêng
  10. Mùa cam
  11. Năng lượng người, năng lượng tình yêu
  12. Người ơi người ở
  13. Những bông hoa không hỏi
  14. Tiễn các cháu đánh giày về quê ăn Tết
  15. Trường Sơn đông, Trường Sơn tây
    Viết về số 0
    Với Khánh Ly…

Vầng trăng quầng lửa (1970)

  1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
    Cái cầu
  2. Đèo Ngang
  3. Gửi em, cô thanh niên xung phong
    Nghe em hát trong rừng
    Nhớ
    Tiếng bom ở Siêng Phan

Ở hai đầu núi (1981)

  1. Những mảnh tàn lá
  2. Cái cập kênh
  3. Một giờ và mười phút
  4. Chúng ta đi đường dài

Lời Thầy luôn theo em Lời Thầy dặn thung dung Lời thề trên sông Hóa Lửa đèn vầng trăng soi Tagore bậc hiền triết phương Đông: “Hãy cảm ơn ngọn đèn tỏa sáng, nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên nhẫn đứng trong đêm” Lời Thầy dặn thung dung của Norman Borlaug nhà khoa học xanh đối với Hoàng Kim ‘Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời” luôn khích lệ tôi kiên trì dấn thân chuyển lửa cho thế hệ trẻ. Phạm Tiến Duật chim lửa Trường Sơn là thơ của một thời. Thơ Phạm Tiến Duật là thơ của thế hệ cầm súng chúng tôi. Chúng tôi biết ơn anh về điều ấy.

Lửa đèn vầng trăng soi

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video nhạc tuyển
Lãng du trong văn hoá Việt Nam
Việt Nam quê hương tôi
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter