
Phú Yên nôi lúa sắn
Giống sắn KM419 và KM440, nền tảng bảo tồn và phát triển
PHÚ YÊN GIẢI PHÁP SÁNG TẠO VÀ CÔNG NGHÊ GIỐNG SẮN
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Đình Phú, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Văn Minh và đồng sự.
Giống sắn KM568, KM539, KM440 đang thể hiện sự vượt trội trên ruộng sắn Đồng Xuân Phú Yên, hình ảnh và thông tin ngày 29 tháng 9 năm 2022. Đây là kết quả bước đầu của nội dung 1 “Nâng cấp cải tiến giống sắn chủ lực thương mại KM419, KM440 bằng cách hồi giao với KM539, KM537, KM534, KM94” thuộc nhiệm vụ khoa học thực tiễn cấp bách: ”Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên“; xem tiếp Bảo tồn và phát triển sắn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/ và Giống sắn KM419 và KM440 https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-san-km419-va-km440 và Phú Yên nôi lúa sắn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phu-yen-noi-lua-san/


SỰ THẬT TỐT HƠN NGÀN LỜI NÓI
Hoàng Kim
Việt Nam con đường xanh
Chung sức trên đường xuân
Vui đi dưới mặt trời
Sự thật tốt hơn ngàn lời nói
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/su-that-tot-hon-ngan-loi-noi/

Giống sắn KM568 trên ruông nông dân Phú Yên (giữa) rất sạch bệnh khảm lá virus (CMD) và bệnh chồi rồng CWBD, bên trái phía sau là giống sắn chủ lực sản xuất KM419 cũ nhiều và đồng đều nhưng nhiễm bệnh CMD mức 3,5; bên phải phía sau là giống chủ lực thương mại KM440 kháng bệnh CMD cấp 2 và CWBD cấp 1,5. Giống sắn KM568 là kết quả đề tài nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh Phú Yên.
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/

GIỐNG SẮN KM419 VÀ KM440
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và cộng sự.
Bài viết này nhằm mục đích đúc kết thông tin chuyên sâu dùng cho giảng dạy khuyến nông sắn và làm kinh nghiệm quý cho bạn nhà nông với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sắn xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-san-km419-va-km440/ Bảo tồn và phát triển sắn; Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Sự thật tốt hơn ngàn lời nói
GIỐNG SẮN CHỦ LỰC KM419
Nguồn gốc giống: Giống sắn chủ lực KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện, phối hợp với Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP), Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Cây Lương thực và Cây Thực phâm, Viện Di truyền Nông nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống sắn KM419 đượcBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).

Giống sắn chủ lực KM419 là giống sắn thương mại phổ biến ở Việt Nam suốt từ năm 2008 đến năm 2018. Năm 2016, diện tích thu hoạch sắn KM419 toàn quốc chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), Năm 2019 giống sắn KM419 chiếm 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Năm 2020 theo thông tin Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các giống sắn tốt nhất trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/;.Năm 2021 tại Tây Ninh cơ cấu giống sắn đã có chuyển đổi, giống sắn trồng phổ biến là KM440 (51%), KM419 (16,9%), KM140(15,8), KM94 (9,3%), KM397. Tương tự, tại tỉnh Phú Yên, Đắk Lắk, Gia Lai, Đăk Nông, Bình Phước, giống sắn KM440 “Nông Lâm siêu bột tai trắng/ tai xanh Tây Ninh” được gia tăng đột biến do kháng cao với bệnh khảm lá virus CMD và bệnh chổi rồng CWBD) Giống sắn chủ lực KM419, KM440 là hai giống thương mại phổ biến năm 2022 ở Việt Nam, trong khi chờ đợi các giống sắn mới KM568, KM539, KM537, KM534, có năng suất tinh bột cao tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm DUS, VCU nghiêm ngặt trước khi đua ra phục vụ sản xuất.

Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh năm 2018-2020 mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là hai giống sắn chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh.

Đặc điểm giống: Giống sắn KM419 có các đặc điểm nhận diện và nông sinh học chính
cây thấp gọn, dễ trồng dày, thân xanh thẳng, nhặt mắt, không phân cành, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh, cọng xanh tím, số củ 8-12, củ to và đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, chịu hạn tốt. Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha. Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0% Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7% Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha Chỉ số thu hoạch: 62 % Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng, Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD

Đặc điểm giống: Giống sắn KM419 có các đặc điểm nhận diện và nông sinh học chính
+ Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh, cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%.
+ Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 62 %.
+ Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD
+ Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha .

Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam, bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến năm 2022 bệnh đã lan rộng ra 26 tỉnh thành phố trong cả nước có ghi nhận bệnh khảm lá Hiện tại (đến ngày 20/7/2022) bệnh đang gây hại các vùng trồng sắn tại 19 tỉnh, thành phố với diện tích nhiễm bệnh khảm lá virus 64.716 ha (Cúc Bảo vệ Thực vật 2022), . Ngày 9/5/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật đã có văn bản 1068 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay”. Đến nay bệnh virus khảm lá sắn đã xảy ra trên hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát trển Nông thôn đã tổ chức hội nghị “Thực trạng và định hướng phát triển sắn bền vững tại Việt Nam” kết nối các tổ chức trung ương và địa phương chú trọng các dự án mô hình sản xuất giống sạch bệnh, nhân giống sắn kháng bệnh khảm lá nhân giống sáu giống sắn khảm lá được phép lưu hành HN3, HN5, HN36, HN97, HN80, HN1 (TMEB419)
Điểm lưu ý trong sản xuất sắn hiện nay là sự lẫn lộn giống và lẫn lộn tên gọi giữa các giống sắn HLS11, KM419, KM440, KM140, KM397 (KM505;SM937-26); KM325 (KM101) gây sự nhầm lẫn sản xuất nhân giống sạch bệnh Thực ra, bộ giống sắn khảo nghiệm quốc gia (2011-2015) tại bốn vùng sinh thái Việt Nam KM419, KM440, KM397, KM414, KM444, KM325 do Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu và đăng ký khảo nghiệm giống trong hệ thống giống quốc gia của đề tài cấp nhà nước (Trần Ngọc Ngoạn 2012) thì trước đó đã có nhiều công bố quốc gia và quốc tế chi tiết về nguồn gen này, Bản tả kỹ thuật DUS các giống sắn này theo tiêu chuẩn UPOV đã được công bố Kỹ thuật PCR-RAPD để phân tích sự khác biệt di truyền giữa các sản phẩm giống sắn giúp sự đối chiếu
Giống sắn KM419 có đăc trưng hình thái và đặc tính nông sinh học chính 1) cây thấp, tán gọn, cọng xanh tím (tai đỏ; 2) vỏ cũ xám trắng, 3) chống chịu nhẹ đến trung bình bệnh CMD và CWBD,4) năng suất củ tươi 35-55 tấn/ha; 5) hàm lượng tinh bột 27,8-30,7% . So với giống sắn HLS 11 có đặc trưng hình thái và đặc tính nông sinh học chính: 1) Cây cao, cọng xanh, 2) vỏ củ màu nâu đỏ, 3) nhiễm rất nặng chuẩn nhiễm (cấp 5) bệnh CMD và bệnh đốm lá CBB (nhìn hình ảnh); 4) năng suất củ tươi 36-52 tấn/ha; 5) hàm lượng tinh bột 27,5- 29,3%. Đặc điểm nhận diện giống săn KM440 khác biệt so với KM419 là 1) cây cao vừa , tán gọn, cọng xanh (tai xanh, tai trắng; 2) vỏ cũ trắng xám, 3) kháng bệnh cấp 1-1,5 đối với CMD, CWBD; m4) năng suất củ tươi 36-54 tấn/ha; 5) hàm lượng tinh bột 27,8-30,7% Nâng cấp cải tiến giống sắn chủ lực KM419,,KM440 bằng cách hồi giao với giống sắn KM539 (C39*) , KM397, KM534, KM94 để lai tạo ra các giống sắn có năng suất bột tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp điều kiện sản xuất tại địa phương




GIỐNG SẮN KM440
Nguồn gốc: KM440 là giống sắn KM94 chiếu xạ hạt giống KM94 bằng tia Gamma nguồn Co 60, thực hiện trên 24.000 hạt sắn KM94 đã qua tuyển chọn đơn bội kép do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) chủ trì chọn tạo giống (Hoàng Kim, Lương Thu Trà, Bùi Trang Việt, và ctv 2004. Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang. Uỷ ban Nhân dân Tỉnh An Giang, Sở Khoa học Công nghệ An Giang, Long Xuyên, An Giang, tháng 5/2004) sau đó tiếp tục cải tiến giống bằng phương pháp tạo dòng đơn bội kép (Hoàng Kim và ctv 2009)đánh giá tuyển chọn giống KM440 tạị các công trình khoa học Nguyễn Thị Lệ Dung 2011, Luận văn thạc sĩ nông học NLU;; Đào Trọng Tuấn 2013 Luận văn thạc sĩ nông học NLU; Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Trọng Hiển, Nguyễn Thị Cách, Hoàng Kim 2013 Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống sắn tại bốn vùng sinh thái Việt Nam ; Nguyễn Minh Cường 2014, Luận văn thạc sĩ NLU; Nguyễn Thị Trúc Mai 2017. Luận án tiến sĩ Đại học Huế; Nguyễn Bạch Mai 2018 Luận án tiến sĩ Đại học Tây Nguyên. Nguyễn Anh Vũ, Lê Ngọc Tuấn; Nguyễn Hùng, Đỗ Thị Trang; Nguyễn Thị Hạnh, Phạm Thị Thu Hà; Nguyễn Trọng Hiển; Motoeki Saki, Lê Huy Hàm 2021. Mô tả nhận dạng một số giống sắn phổ biến tại Việt Nam (giống sắn KM440, KM419, KM140, KM414, KM325, KM227; BK, DT4, HLS 12, KM141). Chu Đức Hà, Lê Thị Ngọc Quỳnh, Nguyễn Trọng Hiển, Phạm Thị Lý Thu, Lê Huy Hàm , Lê Tiến Dũng; 2015 Mô tả nhận dạng một số giống sắn phổ biến tại Việt Nam [KM94, KM140, KM98-7, KM98-5, SM937-26, Xanh Vĩnh Phú (XVP).

Đặc điểm giống: KM440 thân xanh, thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh tím, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất củ tươi 40,5 đến 53,1 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt từ 27,0 -28,9%,. giống ngắn ngày, thời gian giữ bột sớm hơn KM94.
Giống sắn KM440 ở Tây Ninh nông dân thường gọi là “mì tai trắng”, xem https://youtu.be/9mZHm08MskE, và https://youtu.be/XDM6i8vLHcI để phân biệt với Giống sắn chủ lực KM419 nông dân thường gọi là “mì tai đỏ”. Giống sắn KM440 Phú Yên, tại Hòa Thịnh, Tây Hòa 17 6 2022 rất ít nhiễm bệnh CMD, https://youtu.be/oXEF0RpZIo8
Giống sắn KM440 Phú Yên, rất ít nhiễm bệnh CMD, tại Hòa Thịnh, Tây Hòa 17 6 2022 https://youtu.be/oXEF0RpZIo8 xem thêm Bảo tồn phát triển sắn
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 2021 https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/
2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28
Bảo tồn và phát triển sắn
SẮN PHÚ YÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TS. Nguyễn Thị Trúc Mai, TS. Hoàng Kim, TS. Hoàng Long
Báo cáo Phú Yên 28 12 2021 Hội nghị “Giới thiệu về các công nghệ trong sản xuất Nông Lâm Thủy sản”, tài liệu hội nghị và bài tham luận tại Phú Yên 31 12 2021 “Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2016- 2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025” UBND Tỉnh Phú Yên,

Bảo tồn và phát triển sắn
SẮN PHÚ YÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TS. Nguyễn Thị Trúc Mai, TS. Hoàng Kim, TS. Hoàng Long
Báo cáo Phú Yên 28 12 2021 Hội nghị “Giới thiệu về các công nghệ trong sản xuất Nông Lâm Thủy sản”, tài liệu hội nghị và bài tham luận tại Phú Yên 31 12 2021 “Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2016- 2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025” UBND Tỉnh Phú Yên,
Tóm tắt: Báo cáo này đề cập ba nội dung: 1) Những vấn đề cần chú ý trong sản xuất sắn hiện nay để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn; 2) Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) trước và trong dịch bệnh sắn CMD và CWBD ; 3) Phú Yên bảo tồn và phát triển sắn bền vững













xem tiếp: Bảo tồn và phát triển sắn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/

PHÚ YÊN NÔI LÚA SẮN
Hoàng Kim
Thông tin Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên, Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ Phú Yên giai đoạn 2016-2020; Định hướng phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025. Sáng ngày 31/12/2021, tại TP Tuy Hòa, UBND tỉnh Phú Yên đã phối hợp với Sở KH&CN tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ Phú Yên giai đoạn 2016-2020; Định hướng phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại TP Tuy Hòa và kết nối trực tuyến đến các thị xã, huyện trong địa phương cùng đại diện Bộ KH&CN. Chủ trì Hội nghị là đồng chí Đào Mỹ, Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Phú Yên và đồng chí Dương Bình Phú, Giám đốc Sở KH&CN, tham dự Hội nghị còn có ông Thân Ngọc Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương và đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh; xem tiếp https://khcnpy.gov.vn/hoi-nghi-tong-ket-hoat-dong-khoa-hoc-va-cong-nghe-phu-yen-giai-doan-2016-2020-dinh-huong-phat-trien-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-giai-doan-2021-2025/
Phú Yên nôi lúa sắn https://youtu.be/CKdEr4aS2NA là lời biết ơn chân thành bởi Hoàng Kim và đs. 2021. Hoàng Kim tham dự hội nghị theo giấy mời của UBND Tỉnh Phú Yên. Chúng tôi lưu trích đoạn lúa sắn thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ trong phim của Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên với Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp thực hiện tháng 12 năm 2021. Phim chiếu tại Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025 https://youtu.be/CKdEr4aS2NA
Trong khi đang họp, tôi nhớ lại ký ức không quên tin nhắn “Dân vùng sắn chạy lũ” ngày 14 11 năm 2021 https://youtu.be/6nbaafj1clM; với giống sắn KM397
Nhớ câu chuyện “Mưa lũ gây cô lập hoàn toàn huyện Đồng Xuân” ngày 11 tháng 11, 2020 https://youtu.be/SEFBlK88b3k
Mỗi tiến bộ khoa học công nghệ ứng dụng nơi vùng sâu vùng xa nhiều khó khăn, là biết bao tâm huyết và sự cố gắng. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/
Phú Yên giống sắn KM419 https://youtu.be/9RjedC3UEDs Lời biết ơn chân thành Một niềm tin thắp lửa Một niềm vui ngày mới Phú Yên nôi lúa sắn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phu-yen-noi-lua-san/

TS Nguyễn Trọng Tùng, TS Hoàng Kim và đồng sự bày tỏ lời biết ơn đất và người Phú Yên
Một năm đáng tự hào của ngành nông nghiệp
Nhìn lại năm 2021, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh khẳng định ngành nông nghiệp đạt mức tăng trưởng ngoạn mục với những con số bất ngờ. https://nongnghiep.vn/mot-nam-dang-tu-hao-cua-nganh-nong-nghiep-d312123.html

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC http://hoangkimvn.wordpress.com/
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày
Video yêu thích
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn; Kim on Facebook; Kim on Twitter