
THỜI BIẾN NHỚ NGƯỜI XƯA
Hoàng Kim
Bến Giang Đình ần ngữ
Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ
Có ba dòng văn chương
Uy Viễn vịnh Thúy Kiều.
Ta về trời đất Hồng Lam
Dấu chân Ngô Thời Nhiệm
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Mai Hạc vầng trăng soi.
Thời biến nhớ người xưa
Hoàng Kim về bến Giang Đình xưa nơi Nguyễn Du viết Kiều và Nguyễn Công Trứ cùng Nguyễn Du đàm đạo. Non xanh còn đó, nước biếc còn đây, rác còn nhiều nhưng nước non vẫn vậy. Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ giống nhau ở Ưu thời và khác nhau về thời biến. Đó là những kỳ tài khác nhau trong xử thể tùy thuộc phẩm hạnh mỗi người và thời biến. Nguyễn Du là biểu tượng dòng văn chương ưu thời thứ nhất. Nguyễn Công Trứ là biểu tượng dòng văn chương ưu thời thứ hai.Nguyễn Du không chịu theo Nguyễn Huệ như Ngô Thì Nhậm. Ông cũng không sớm theo Nguyễn Ánh như Đặng Trần Thường mà chỉ chấp nhận ra làm quan với triều Gia Long sau mười lăm năm lưu lạc khi thế nước đã phân định rõ ràng. Cuộc đời Nguyễn Du sau mười lăm năm lưu lạc là làm hiền triết giữa đời thường và chốn quan trường. Nguyễn Du ra làm quan Tri huyện Sơn Nam, Cai bạ Quảng Bình, Hàn Lâm Đại học sĩ, Chánh sứ của triều Nguyễn sang sứ nhà Thanh, (tương đương các chức vụ Chủ tịch huyện, Tỉnh trưởng, Bộ trưởng Giáo dục, Bộ trưởng Ngoại giao thời nay). Nguyễn Du viết sách Bắc Hành tạp lục là kiệt tác sử thi, chính kiến ngoại giao đánh giá bao quát mọi thời của Trung Quốc và kiệt tác Truyện Kiều là bài ca muôn thuở về tình yêu cuộc sống dân tộc Việt. Nguyễn Du mất mà không để lại lời dặn dò gì.
Thúy Kiều với nguyên mẫu là Hồ Xuân Hương (Hồ Phi Mai) có nhiều kiệt tác thơ dân gian đời thường và thơ Hán Nôm, tiêu biểu nhất là Lưu Hương Ký. Trang thơ Hồ Xuân Hương 154 bài trên Thi Viện có nhiều bài rất hay: “Độ Hoa Phong” là Hạ Long tuyệt bút yêu thiên nhiên, Bài thơ “Miếu Sầm thái thú” cao vọi tầm tư tưởng nhân hậu và khí phách đảm lược của một kỳ tài, thơ tôn vinh phụ nữ và giải phóng con người, “Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu” tri âm tri kỹ nghĩa tình bền vững, “thơ Nôm truyền tụng” thanh tục đời thường, như có như không. “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là kiệt tác thơ tình yêu của Hồ Xuân Hương thuộc dạng thơ hát nói.
Truyện Thúy Kiều của Nguyễn Du “Gương trong chẳng chút bụi trần. Một lời quyết hẳn muôn phần kính thêm. Bấy lâu đáy biển mò kim. Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa? Ai ngờ lại hợp một nhà. Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm! Nghe lời sửa áo cài trâm. Khấu đầu lạy trước cao thâm nghìn trùng. Thân tàn gạn đục khơi trong. Là nhờ quân tử khác lòng người ta.Mấy lời tâm phúc ruột rà. Tương tri dường ấy mới là tương tri”. Kim Vân Kiều tái hợp. Lưu Hương Ký Truyện Thúy Kiều là ẩn ngữ tình yêu cuộc sống;xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thoi-bien-nho-nguoi-xua

NGUYỄN DU NGUYỄN CÔNG TRỨ
Nguyễn Công Trứ đã viết “Vịnh Thúy Kiều”: “Từ Mã Giám Sinh cho tới chàng Từ Hải. Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu. Bây giời Kiều còn hiếu vào đâu. Mà bướm chán ong chường cho đến thế. Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa. Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm. Bán mình trong bấy nhiêu năm. Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai”. Bài thơ ‘Vịnh Thúy Kiều’ của Nguyễn Công Trứ cho dù có thực của ông hay không thì cũng thể hiện một sự thật về sự đánh giá và chính sách của triều đình nhà Nguyễn đối với Nguyễn Du với đám con cháu ‘trung liệt’ cựu thần nhà Lê. Nhà Nguyễn vừa luôn cảnh giác đề phòng vừa tiếc tài mà trọng dụng.
Nguyễn Du viết về Kiều:“Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” (Ba trăm năm nữa chốc mòng. Biết ai thiên hạ khóc cùng Tố Như?). Sự thật lịch sử Nguyễn Du làm Ngư Tiều là câu trả lời Nguyễn Du trước phán xét của triều Nguyễn và lịch sử., Truyện Kiều “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Để lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành”, và tập thơ Bắc Hành chữ Hán (gồm “Bắc hành tạp lục” 132 bài, “Nam trung tạp ngâm” 16 bài “Thanh Hiên thi tập” 78 bài) thể hiện rất rõ nhận thức luận của ông.
Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ là bài học lớn về phép xử thế của hai bậc cao sĩ giữa đời thường. Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ cho đến nay vẫn là chuyện lịch sử ẩn ngữ đời người “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Nguyễn Du đã vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao ngọc cho đời. Nguyễn Du ra làm quan triều Nguyễn giữ các chức vụ từ tri huyên, cai bạ, cần chánh điện đại học sĩ, chánh sứ đến hữu tham tri bộ lễ. Ông là nhà quản lý giỏi, yêu nước thương dân, Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều di sản muôn đời và Bắc Hành tạp lục kiệt tác sử thi tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa rạng danh nước Việt. Nguyễn Du được vua Càn Long kính trọng, được vua Gia Long phong làm làm Hữu Tham tri Bộ Lễ và tước Du Đức hầu sau khi ông làm Chánh sứ ngoại giao nhà Thanh năm 1813 trở về. Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Du là một bài học lịch sử thật đáng suy ngẫm.
Nguyễn Du làm Ngư Tiều mười năm 1796-1802 với biệt hiệu Nam Hải Điếu Đồ (Người đi câu ở biển Nam) và Hồng Sơn Liệp Hộ (Người đi săn ở núi Hồng), đó là ẩn ngữ đời người. Ông trầm tĩnh quan sát với nhãn quan thấu suốt, tầm nhìn minh triết, thông tuệ lạ thường để đánh giá và ứng xử đúng sự chuyển dời vận nước ở những thời khắc quyết định. Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa, hiền tài lỗi lạc, một nhân cách lớn.Nguyễn Du trăng huyền thoại soi tỏ cuộc đời, thời thế, tâm hồn Nguyễn Du https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai/
Nguyễn Du trăng huyền thoại 1 Nguyễn Du thơ chữ Hán Kiếm bút thấu tim Người Đấng danh sĩ tinh hoa Nguyễn Du khinh Thành Tổ Bậc thánh viếng đức Hòa 2 Nguyễn Du tư liệu quý Linh Nhạc thương người hiền Trung Liệt đền thờ cổ “Bang giao tập” Việt Trung
Nguyễn Du niên biểu luận 3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương “Đối tửu” thơ bi tráng “Tỏ ý” lệ vương đầy Ba trăm năm thoáng chốc Mại hạc vầng trăng soi. 4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều” Tố Như “Đọc Tiểu Thanh” Bến Giang Đình ẩn ngữ Thời biến nhớ người xưa. 5 Nguyễn Du thời Tây Sơn Mười lăm năm tuổi thơ Mười lăm năm lưu lạc
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ Tình hiếu thật phân minh 6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn Ẩn ngữ giữa đời thường Nguyễn Du ức gia huynh Hành Lạc Từ bi tráng 7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn Mười tám năm làm quan (1802-1820) Chính sử và Bài tựa Gia phả với luận bàn Bắc hành và Truyện Kiều 8 Nguyễn Du tiếng tri âm Đối tửu cụ Nguyễn Du Đi thuyền trên Trường Giang Nguyễn Du khóc Tố Như Nguyễn Du Kinh Kim Cương 9 Nguyễn Du niên biểu luận Tâm tình và Hồn Việt Tấm gương soi thời đại Ba trăm năm thoáng chốc Mai Hạc vầng trăng soi ; xem tiếp Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều” Tố Như “Đọc Tiểu Thanh” Bến Giang Đình ẩn ngữ; Thời biến nhớ người xưa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-nguyen-cong-tru/

CÓ BA DÒNG VĂN CHƯƠNG
Tôi về thăm lại bến Giang Đình xưa, nơi Nguyễn Du viết Kiều và nơi Nguyễn Du cùng Nguyễn Công Trứ đàm đạo. Non xanh còn đó, nước biếc còn đây, rác còn nhiều nhưng nước non vẫn vậy; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-ba-dong-van-chuong/
Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ văn chương giống và khác nhau thế nào? Thầy Nguyễn Khoa Tịnh và thầy Hoàng Ngọc Dộ trước đây, có nói với tôi: “Những người như Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư thời Trần đều là những danh tướng lừng lẫy một thời, ra tướng võ, vào tướng văn, nhưng ba người trước đều là nhân tướng, xử thế chuẩn mực, tiết độ. Trần Khánh Dư là một bậc danh tướng, hoặc như Nguyễn Công Trứ sau này cũng đều là trí tướng, nhung họ có khác ba người kia một chút, và họ đều ưu thời. Loại người sau cũng là kỳ tài nhưng phải có minh quân,kỳ tướng mới dùng được. Nhà thơ Hải Như Ngọc Tỉnh (là thân phụ và thân mẫu của anh Hanh Vu ) cũng đã nhận xét vậy nhưng Cụ gộp hai dòng ưu thời này vào làm một và cụ nhấn mạnh sự phân biệt dòng văn chương ưu thời và dòng văn chương xu thời. Dòng văn chương Xu thời quá phổ biến trong mọi xã hội. Dòng văn chương Ưu thời có hai dạng loại của Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ, như Khang Hi và Vi Tiểu Bảo. “Có tác phẩm văn chương đạt giá trị nhân văn đặc biệt tinh khiết sâu xa như món ăn trong thờ cúng, thức ăn khác dẫu rất ngon nhưng khi có một con ruồi nhỡ rơi vào và tuy đã được vớt đi nhưng cảm giác lúc ăn sẽ không bằng thức ăn hoàn toàn tinh khiết. Dòng văn chương ưu thời thứ nhất tinh khiết như vậy”.. Nguyễn Du là biểu tượng dòng văn chương ưu thời thứ nhất. Nguyễn Công Trứ là biểu tượng dòng văn chương ưu thời thứ hai. Còn dòng văn chương xu thời thì quá phổ biến trong mọi xã hội, đó là dòng văn chương thứ ba.
Tôi yêu Kiều Nguyễn Du.
Phan Lan Hoa ngày 11 tháng 10 năm 2012 có bài viết “Em xin làm lẽ Nguyễn Công Trứ” Tôi thảng thốt giật mình vì bài luận, nên vui đùa cầu thân kết bạn: ” Vô nhà đã thấy THƯƠNG, Vì Dặm ân TÌNH, thuyền quyên ứ hự VUI làm thiếp. Ra ngõ rồi thêm NHỚ, Linh Giang ơn NGHĨA, anh hùng khấp khởi SƯỚNG gặp em.” Nhà văn thầy giáo Nguyễn Thế Quang, tác giả hai cuốn tiểu thuyết lịch sử “Nguyễn Du” và “Thông reo ngàn Hống” đã khuyến khích tôi viết chuyên khảo “Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ”. Chín năm qua, tôi viết Kim Notes lắng ghi chú để tìm sự thật Nguyễn Du niên biểu luận trong hệ thống thông tin chọn lọc “Nguyễn Du trăng huyền thoại” (*) trong đó có bài 4 “Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ” nay xin được hiến tặng bạn đọc.https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-nguyen-cong-tru/

UY VIỄN VỊNH THÚY KIỀU
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) là Uy Viễn tướng công, phúc tướng của vua Minh Mệnh, Đánh giá của ông về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền cũng tương đồng với sự phán xét của triều Nguyễn định luận về Nguyễn Du và họ Nguyễn Tiên Điền. Nguyễn Công Trứ con người ấy, sự nghiệp ấy thật không tầm thường, khẩn điền mở cõi giúp dân, ra tướng võ vào tướng văn, phong lưu rất mực: “Ngồi buồn mà trách ông xanh/ Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười/ Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo/ Giữa trời vách đá cheo leo/ Ai mà chịu rét thì trèo với thông.” Nguyễn Công Trứ kém Nguyễn Du 13 tuổi và cùng đồng hương Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông là vị tướng văn võ song toàn, phong lưu đa tình, gian thần đời loạn năng thần đời trị, có công với triều Nguyễn trong cai trị, dẹp loạn. Ông cùng chủ kiến với vua Gia Long và vua Minh Mệnh với kế sách ra tay trước (tiên phát chế nhân) để chặn bước các thế lực tiềm tàng, những người xuất chúng ngấp nghé ngai vàng, trong đó có Nguyễn Du. Nguyễn Công Trứ luận về Thúy Kiều nhưng thực chất là luận về Nguyễn Du: “Bán mình trong bấy nhiêu năm, Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai.” Nguyễn Công Trứ thân mật hay chống đối Nguyễn Du, đó là điều hậu thế cần lý giải cho đúng? hiểu đúng, biết đúng, mới bình giảng đúng Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ. Đó là một câu hỏi thật không dễ trả lời

TA VỀ TRỜI ĐẤT HỒNG LAM
Ta về trời đất Hồng Lam
Bâng khuâng bước dưới trăng vàng lộng soi
Ngực trần chạm tới thảnh thơi
Nghe lưng thấu đến bồi hồi đất quen.
Linh miêu chốn Tổ Rồng Tiên
Quấn quanh trao gửi nổi niềm Thái Sơn
Hỡi ai là kẻ phi thường
Đỉnh chung dâng nén tâm hương nhớ Người.


DẤU CHÂN NGÔ THÌ NHẬM
Ngô Thì Nhậm còn gọi là Ngô Thời Nhiệm sinh ngày 25/10/1746 mất năm 1803 do trận đòn thù và câu ứng đối nổi tiếng. Ngô Thì Nhậm tự là Hy Doãn hiệu là Đạt Hiên về Phật học lại có đạo hiệu là Hải Lượng, là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê và Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh.
Ngô Thì Nhậm thời Tây Sơn là nhân vật lịch sử hiện còn nhiều tranh luận, nhưng cho dù khen hay chê thì dấu chân Ngô Thì Nhậm vẫn bền vững với thời gian là một mưu thần lỗi lạc và nhà ngoại giao xuất chúng của Nguyễn Huệ. Hai con người đó một văn một võ thực sự là linh hồn của nhà Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm có công lớn trong việc tổ chức cai trị Bắc Hà và ngoại giao thời Tây Sơn đã đánh lui và chế thắng nhà Thanh dòm ngó, chia rẽ, lợi dụng tranh đoạt nước Đại Việt lúc ấy.
Nguyễn Du trăng huyền thoại, Nguyễn Du tư liệu quý; khi biên khảo tôi vẫn tồn đọng ba câu chuyện lịch sử là ba câu hỏi chưa được sáng tỏ: 1) Đánh giá vai trò của Ngô Thì Nhậm trong vụ án năm Canh Tý 1780 ? 2) Thời biến thời Tây Sơn cách giải khác? nếu Tây Sơn thực lòng phù Lê diệt Trịnh như danh nghĩa đã nêu, Bắc Hà vua Lê nắm lại thực quyền, biết trọng dụng nhiều bề tôi tài giỏi như Lê Quý Đôn.Nguyễn Nễ, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Sĩ và Nguyễn Nhạc triều Tây Sơn không bất hòa, thực thi kế sách ‘yên trong’ ở phương nam, để Đông Định Vương Nguyễn Lữ đứng vững ở đất phương Nam thì lịch sử Việt Nam đã khác, 3) Hệ lụy của ngoại giao thời Tây Sơn? thể hiện qua Bang Giao Tập, Cương Mục và khối văn bản Triều Nguyễn được giải mã gần đây, Vua Mẫn Đế bị nhà Thanh “bán đứng”,(danh hiệu Mẫn Đế đối với vua Lê Chiêu Thống là do chính sử của nhà Nguyễn đánh giá và truy tặng) Nguyễn Huệ bị chết bí ẩn (Theo Hoàng Lê nhất thống chí, thì vua Càn Long hình như đã biết trước việc này, bằng chứng là khi Quang Trung giả sang Yên Kinh gặp Càn Long, được Càn Long tặng cho chiếc áo, có thêu 7 chữ: Xa tâm chiết trục, đa điền thử (車心折軸多田鼠) Nghĩa là: Bụng xe gãy trục, nhiều chuột đồng. Theo phép chiết tự, chữ “xa” (車) và chữ “tâm” (心) ghép lại thành chữ “Huệ” (惠) là tên của Nguyễn Huệ; “chuột” nghĩa là năm tý (Nhâm tý 1792). Ý của dòng chữ trên áo là Nguyễn Huệ sẽ chết vào năm Tý). Nguyễn Du viết bài “Minh Ninh Giang Chu Hành” tả cảnh hiểm trở của sông Minh Ninh là sông Trường Giang ngày nay: Đường Trung Hoa không bằng phẳng mà quanh co, sâu hiểm như lòng người. Trung tín thảy không nhờ cậy được. Hệ lụy ngoại giao thời Tây Sơn sự trung tin ảnh hưởng sâu sắc đến sau này.
Ngô Thì Nhậm sinh trưởng trong một gia đình đại trí thức ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội.chốn Bắc Hà, cha của ông là Ngô Thì Sĩ. Hai cha con của ông đều là quan đại thần gữ trọng trách lớn được tin dùng đặc biệt của chúa Trịnh Sâm và nhà Hậu Lê. Do sự tranh đoạt không đội trời chung giữa chúa Trịnh Sâm và thái tử Lê Duy Vĩ gây nên sự chia rẽ và nội loạn đặc biệt sâu sắc của triều đình Lê Trịnh mà sau vụ án Canh Tý 1780, Nguyễn Khắc Tuân, Nguyễn Phương Ðĩnh, Chu Xuân Hán bị khép án tử hình, Nguyễn Khản (anh Nguyễn Du) cũng bị khép trọng tội..Nghi án lớn nhất của Ngô Thì Nhậm liên quan trực tiếp đến vụ án năm Canh Tý 1780. Trịnh Tông là con trai trưởng của Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm âm mưu đảo chính diệt trừ phe Ðặng Thị Huệ và Quận Huy, lúc Trịnh Sâm bị bệnh nặng. Trịnh Tông biết rõ cha định phế trưởng lập thứ là Trịnh Cán con trai Ðặng Thị Huệ lên ngôi chúa nên đã liên kết với thầy học là Nguyễn Khản trấn thủ Sơn Tây, Nguyễn Khắc Tuân trấn thủ Kinh bắc, và một số quan lại khác như Nguyễn Phương Ðĩnh, Chu Xuân Hán… xuất tiền mua vũ khí, chiêu mộ binh mã, chờ Trịnh Sâm chết là khởi sự. Bất ngờ Trịnh Sâm khỏi bệnh và âm mưu bị bại lộ. Sâm đích thân đàn áp những người tham dự vào âm mưu đảo chính.Sau vụ đàn áp đẫm máu này, Ngô Thì Nhậm được thăng chức làm Công bộ Hữu thị lang.
Vụ án năm Canh Tý 1780 khiến giới sĩ phu Bắc Hà cho rằng Ngô Thì Nhậm cùng Nguyễn Huy Bá tố cáo âm mưu đảo chính cho Trịnh Sâm biết, nhờ thế sau khi đàn áp, Sâm thưởng công cho Ngô Thì Nhậm bằng chức tước cao trọng. Sách ”Việt sử thông giám cương mục” của triều Nguyễn viết: “Ngô Thì Sĩ bị nhục nhã vì đứa con bất hiếu nên đã uống thuốc độc tự tử. Ngô Thì Nhậm “sát tứ phụ nhi thị lang” (giết bốn cha để được chức Thị lang). Bốn cha là chỉ Ngô Thì Sĩ tự tử và ba người bạn vong niên của cha là Nguyễn Khản, Nguyễn Phương Ðỉnh và Nguyễn Khắc Tuân bị giết.
Sách Nghệ An Ký, là bộ sách địa lý lịch sử nổi tiếng của Bùi Dương Lịch (1757-1828), trích dẫn từ Tổng tập Dư địa chí Việt Nam, trang 645-909. Vụ án năm Canh Tý 1780 là thời biến nổi bật trước lúc quân Tây Sơn ra Bắc. Danh sĩ thời Lê Bùi Dương Lịch đã chép như sau,:tại trang -897 Sđd như sau:
“Hoàng Đìình Bảo là con nuôi hoạn thần Việp Quận Công Hoàng Ngũ Phúc, Đình Bảo đỗ hương cống và tạo sĩ, lấy em gái Tĩnh Vương [Trịnh Sâm] là người có cơ trí lanh lo85i, thích khoe mẽ. Những khi ra ngoài thì đội khăn áo tề chỉnh, ngồi xe kiệu thì đầu ngay ngắn, mắt nhìn thẳng, chưa từng ngó nghiêng ra hai bên. Người trông thấy đều nói: “Ông này giống vua thay!” Cho nên người thời ấy kể tội trạng (123a) Hoàng Ngũ Phúc rằng: “Áo đỏ đã tột bậc thượng công, hoàng ốc ngâm vượt phò mã. Giả lời sấm ‘thảo nhất điền bát ‘để mê kẻ tin. Tung đồng dao ‘thỉ nhất dương quần’ để lừa người xuẩn, là chỉ Đình Bảo vậy. {‘Thảo nhât điền bát’ là chữ Hoàng[ ‘thỉ nhất dương quần là nói Đình Bảo sinh năm Hợi còn Tỉnh Vương và thế tử Tông sinh năm Mùi. Tuổi Hợi cầm tinh con lợn; tuổi Mùi cầm tinh con dê). Đình Bảo từng làm trấn thủ Nghệ An, rất có tiếng tăm thành tích, thủ hạ y có nhiều người tài cán mưu lược. Nguyễn Hữu Chỉnh bèn đến nương nhờ y.
Lúc đầu , khi Tĩnh Vương mới lên cầm quyền, sai đem giam tù em ruột là Lệ, giết thái tử, luật pháp chế độ có nhiều thay đổi. Sau khi dẹp yên Mãnh Động [Hoàng Công Chất] và bình định Trấn Ninh [Lê Duy Mật} tự cho là công đức ngày một thịnh , ngầm có ý muốn được vua nhường ngôi. vua . Vua Hiển Tông đã nhiều lần gia phong tước hiệu , nhưng đều không chịu nhận. Các đình thần khuyên lơn , ông ta trả lời; ” Các ông nên ngẫm nghĩ kỹ lời day. Liền đáp rằng”quý thực long hư (123b). Lúc đó sắc vàng ra lệnh cho quân dân nhất thiết đều giảm. Rồi ông ta lại làm một cái lều tranh ở vườn phía bên hữu hoàng thành để ngăm trộm phong thủy của nội điện.
Năm Đinh Dậu (1777) nhân dịp sang cống nhà Thanh, ông ta bí mật cho Chính sứ là Vũ Trần Tư (có sách [Cương mục] chép là Vũ Trần Thiệu) dùng hối lộ để cầu phong 9cho mình). song Vũ Trần Tư đến Động Đình thì chết, nên ngừng việc ấy.
Năm Kỷ Hợi (1779) ông ta tự mở thịnh khoa, triệu các tiến sĩ vào sân vương phủ phát bài sách cho bảng vàng, không có né tránh gì cả. sau đó , ông ta bị bệnh trĩ triền miên, cuối cùng không buông tuồng được nữa. Khi ông ta còn làm thế tử, vợ cả (nội tần) là Dương Ngọc Hoan, người Long Phúc, huyện Thạch Hà sinh được một con trai tên là Tông. Thấy chỉ đi lại một lần với Thị Hoan có một lần mà thụ thai , nên ông ta ghét Tông.
Khi lên nối ngôi chúa, ông ta yêu Đặng Thị Huệ, người xã Đông Trà, huyện Gia Lâm , bèn sắc phong Thị Huệ làm tu dung (một trong chín bậc tần trong hậu cung vua chúa) rồi lại đem con gái thứ hai gã cho em trai Thị Huệ là Đặng Lân. Khi Thị Huệ chưa có con , bồi tụng (124a) Nguyễn Khản người xã Tiên Điền tiến cử bạn mình là huấn đạo Lê Bá Thực người xã Yên Việt, huyện La Sơn vào bắt mạch cắt thuốc cho thị Huệ. Bá Thực cho uống cao tụng tiên, rồi sinh được một con trai tên là Cán. Tĩnh Vương bèn cho Bá Thực tiến triều và ban cho tước hầu.
Cán tư chất thông tuệ, Tĩnh Vương rất yêu. Tĩnh Vương cho Hoàng Đình Bảo làm chưởng phủ sự và dặn dò Bảo sau này lập Cán. Đình Bảo và Đăng thị Huệ trong ngoài móc nối , sự việc và quyền hành thiên hạ đều biết. người trong nước đều biết mầm mống tai họa bắt đầu từ đó.
Năm Canh Tý (1780) chúa trịnh triệu các cống sĩ hai xứ thanh Hoa và Nghệ an vào phủ hỏi công việc hai xứ ấy. Có viên ngoại lang bùi bật Trực người xã yên Toàn , huyện La Sơn, làm bài điều trần, trong trích dẫn tích Từ Phúc và ‘Khúc đột tỷ tân’ làm thí dụ. Đình Bảo rất căm (Từ Phúc người thời Hán khi họ Hoắc còn thịnh, ông thường dâng thư báo họ Hoắc sẽ gây biến, nên kịp thời kiềm chế. Sau quả như lời. ‘Khúc đột tỷ tân’ lấy tích một người đi qua một nhà nọ thấy ống khói bếp thẳng (thông thẳng vào) một đống củi ở bên cạnh (như câu tục ngữ ‘lửa gần rom lâu ngày cũng bén’, HK) . Người ấy khuyên chủ nhà làm lại ống khói cong (không thông thẳng vào đống củi) và nên dời đống củi đi chỗ khác thì sẽ không có hỏa tai. chủ nhà không nghe. Quả nhiên về sau bị cháy. Người đời sau lấy câu chuyện này làm răn, để phòng tai họa và ngừa thị phi),
Được ít lâu [Tĩnh Vương] kết tội cho Tông ngầm mưu làm chuyện nghịch loạn, bèn truất Tông xuống làm út (quý tử) và lập Cán lên làm thế tử . Bồi tụng Nguyễn Khản vì là thầy học của Tông (124b)nên bị tù. Lại giết nội thần là bọn Khê Trung (tức Chu Xuân Hán, một hoạn quan ở phủ chúa), Nhân Trung, Tạ Trung và nhũ mẫu của Tông là Thị Quỳnh (là vợ một người lính tên là Quỳnh Tài quê ở Sơn Tây ‘tốt sữa nên được làm nhũ mẫu của Tông”. Theo Lê Quý dật sử của cùng tác giả Bùi Dương Lịch người này sớm hay tin trốn về Sơn Tây làm sư nữ, nhưng bị bắt và cho voi dày) đến vài chục người. Viên đốc trấn Lạng Sơn là ông Ngô Thì Sĩ bị bắt liền chết tại nơi làm việc. Những người bí mật cáo giác đều được thăng thưởng. Ngô Thì Nhậm được thăng hữu thị lang. dương Trọng Tế thăng thiêm đô ngự sử. Người thời bấy giờ có câu rằng: Sát tứ phụ vĩ thị lang, trung yên vấn hiếu; Cử nhất tế nhi ngư sử, công nhĩ vong tư (Giết bốn cha được chức thị lang, trung không cần hiếu?Hoặc một rể được leo ngự sử, công vậy quên tư) là chỉ Ngô Thì Nhậm và Trọng Tế vậy.
Khê Trung, Nhân Trung, và Tạ Trung cho nói bốn cha là thế. Lại có câu ca dao rằng Đục cùn thì giữ lấy tông. cuốc đã long các còn mong nổi gì
Tông chi do vị
Cán tắc vô ký
Trưởng bất khả khí
Ấu bất khả thị.
(Tông cùng tuổi Mùi. Cán không hi vọng. Trưởng không thể bỏ Út không thể cậy). Tĩnh Vương [Trịnh Sâm] nghe câu ấy rất ghét.
(Trong sách không có hai câu lục bát trên mà chỉ có bốn câu chữ Hán. Chúng tôi [Nguyễn Thị Thảo dịch; ThS Bùi Văn Vượng giới thiệu và chú giải] cho rằng nho sĩ ngày ấy đã dịch).
Năm Tân Sửu (1781) vào kỳ thi Hội, [Tỉnh Vương] triệu các cống sĩ vào Quốc Tử Giám , ra đầu bài hỏi về việc thời sự, đề là “Tại sao nho sĩ hay có thói nói phạm thượng và có tính phù phiếm khinh bạc” và lệnh cho đặng Thị Huệ cho các cống sĩ 500 quan tiền để úy lạo.
Năm Nhâm Dần (1782) Tĩnh Vương ốm nặng sai bọn Hoàng Đình Bảo và tham tụng Phan Trọng Phiên gồm 7 người nhận di chúc, bắt chước sách Chu Thư làm thiên cố mệnh, dụ các thần liệu lập Cán làm Điện Đô Vương cùng với Đặng Thị . Khi quyền nghi cùng nhau xử lý việc quân quốc và tự đặt thụy là Thánh Tổ Thịnh Vương.
Sau khi Tĩnh Vương chết. Đình Bảo nắm quốc chính. Trong ngoài đều cho rằng Bảo sẽ cướp ngôi họ Trịnh và âm mưu từ Bảo (hết trích, trang 897)“
Sách “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” và “Ngô gia thế phả” của dòng họ Ngô Thì biên soạn thì Ngô Thì Nhậm hoàn toàn không liên can vào vụ án, Cha ông là Ngô Thì Sĩ không hề buồn phiền về ông mà trái lại rất tự hào về ông. Ngô Thì Nhậm sở dĩ được chúa Trịnh Sâm thăng chức chỉ vì Ngô Thì Nhậm bị Quận Huy ganh ghét, nên đã sàm tấu làm ông phải mắc oan tai tiếng với đời. Theo nghiên cứu và trích dẫn của Nguyễn Mộng Giác (xem thêm chương 85 Sông Côn mùa lũ https://nguyenmonggiac.com/song-con-mua-lu/phan-6-phu-xuan/112-chuong-085.html ) thì có những tài liệu lịch sử khác, độc lập hơn, như “Hậu Lê Thời Sự Kỷ Lược”, “Lịch Triều Tạp Kỷ” tuy ghi nhận dư luận đương thời nhưng cũng không hề nói Ngô Thì Nhậm có liên quan tố cáo vụ đảo chính. Cũng theo Nguyễn Mộng Giác thì có hay không, cho đến ngày nay tuy còn là một nghi vấn, nhưng việc xét công tội của Ngô Thì Nhậm thì không là vấn đề quan trọng nữa. Ngô Thì Nhậm tham dự vào trò chơi chính trị thì phải gánh lấy những hậu quả của các âm mưu tranh giành quyền bính. Oan hay ưng, không thành vấn đề. Sau loạn kiêu binh, ông đã phải trả giá cho trò chơi quyền bính này, phải trốn nấp suốt sáu năm trong nhục nhã, khổ cực.”
Ngô Thời Nhiệm từ quan quy ẩn về quê vợ Thái Bình cho đến năm 1778, đến lúc Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai giết Vũ Văn Nhậm và xuống chiếu tìm quan lại cũ của cựu triều Hậu Lê để giao trọng trách cai trị Bắc Hà. Ngô Thời Nhiệm chấp nhận ra phò tá Nguyễn Huệ. Cựu thần nhà Lê phân hóa cao độ, kẻ theo vua Lê, kẻ theo Nguyễn Ánh, người theo Tây Sơn. Nguyễn Du không ra làm quan mà mười lăm năm lưu lạc và sau về làm “Nam Hải điếu đồ”.(Người câu cá ở biển Nam). Ngô Thời Nhiệm lập công đầu cho nhà Tây Sơn trong việc cai trị Bắc Hà và ngoại giao với nhà Thanh. Vua Càn Long và Phúc Khang An có kế sách tinh vi, sâu sắc. Ngoại giao thời Tây Sơn với nhà Thanh được giải mã một phần qua các chuyên luận Kho báu đỉnh Tuyết Sơn, Nguyễn Du niên biểu luận, và Nguyễn Du trăng huyền thoại của Hoàng Kim.
Ngô Thời Nhiệm cuối năm Mậu Thân 1788 khi 29 vạn quân Thanh kéo sang Đại Việt, do mẹ vua Lê Chiêu Thống cầu viện, ông đã đề ra kế sách cho quân Tây Sơn phòng thủ Bắc Hà là bỏ thành Thăng Long lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn (Ninh Bình) để nuôi khí kiêu của địch, dụ địch vào sâu giúp Nguyễn Huệ ra quân thần tốc xuất kỳ bất ý dụng binh thiên tài làm nên chiến thắng xuân Kỷ Dậu năm 1790 của nhà Tây Sơn. Ngô Thì Nhậm sau chiến thắng vang dội này đã được vua Quang Trung giao cho trọng trách Binh bộ Thượng thư chủ trì các chính sách ngoại giao với nhà Thanh. Ông cũng là người đứng đầu một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa. Từ năm 1792, sau khi vua Quang Trung bị mất đột ngột, ông không còn được tin dùng nữa, đã cáo quan quay về nghiên cứu Phật học.
Năm 1802 vua Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn. Năm 1803, Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch và một số sĩ phu Bắc Hà vốn ăn lộc nhà Lê nhưng theo triều Tây Sơn đã bị bắt điệu tới Văn Miếu nọc đánh bằng roi. Đặng Trần Thường là Binh bộ Bắc thành, sau là Binh bộ Thượng thư của triều Nguyễn, do có tư thù với Ngô Thời Nhiệm nên đã cho người tẩm thuốc độc vào roi để đánh đòn. Đặng Trần Thường cũng ra một vế câu đối hiểm hóc và kiêu hãnh: “Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai”. Ngô Thì Nhậm khẳng khái đáp: “Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”.
Vế ra của câu đối thật hiểm hóc vì có 5 chữ ai nói lên sự xuất chúng kiêu hãnh của bậc hào kiệt thành công và có chữ trần, tên đệm của Đặng Trần Thường. Vế đối của người trả lời cũng thật tài tình vì có 5 chữ thế, nói lên hoàn cảnh và khí phách của người anh hùng thất thế vẫn hiên ngang khí tiết và có chữ thời, tên đệm của Ngô Thời Nhiệm. Lạ thay và hay thay thời biến từ Thì sang Thời.
Ngô Thời Nhiệm cũng đọc bốn câu thơ dự báo: “Ai tai Đặng Trần Thường – Chân như yến xử đường – Vi Ương cung cố sự – Diệc nhĩ thị thu trường”. (Thương thay Đặng Trần Thường, Tổ yến nhà xử đường, Vị Ương cung chuyện cũ, Tránh sao kiếp tai ương). Ngô Thì Nhậm khi về nhà bị hộc máu mà chết, Bia đá Văn Miếu từng vinh danh tiến sĩ tên ông năm Cảnh Hưng 36 (1775) cũng bị đục bỏ với tội danh bất trung, bất hiếu. Đặng Trần Thường sau cũng chết thảm vì triều Nguyền hành tội ông dám lưu danh công thầm Viêm Quận Công Hoàng Ngũ Phúc danh tướng chúa Trịnh nhưng tử thù với nhà Nguyễn, triều Nguyễn đúng như tiên đoán tài tình của Ngô Thời Nhiệm.
Dấu chân Ngô Thời Nhiệm cũng như Kho báu đỉnh Tuyết Sơn; Nguyễn Du niên biểu luận và Nguyễn Du trăng huyền thoại lưu giấu một chặng đường lịch sử và văn chương Việt.

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày
Video yêu thích
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter