Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa

PHẠM TRUNG NGHĨA VIỆN LÚA
Hoàng Kim

“Hãy cúi xuống học tốt. Khi kết quả thành rồi, người đời sẽ dắt bạn lên ” tưởng nhớ nhà khoa học xanh Phạm Trung Nghĩa. Rạng sáng ngày 19 tháng 10 năm 2012, lúc 6 giờ. Tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa Phó Viện Trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ trần. Anh ra đi sau cơn đột quỵ và hôn mê sâu để lại sự tiếc thương vô hạn cho gia đình, đồng nghiệp, học trò nghề nông, người thân và người dân khắp vùng Nam Bộ.

Anh đi xa đã mấy năm nhưng anh cũng đã đi vào bữa cơm mỗi gia đình thầm lặng thiết thực mà hiệu quả. Anh đi xa lúc 51 tuổi khi sức cống hiến của anh đối với khoa học đang ở độ rực rỡ nhất. Anh để lại những công trình dang dở, những giống lúa triển vọng đang xanh mướt trên đồng. Anh để lại những trang viết chưa dừng, những việc tốt đang làm và những dự định đang ấp ủ thực hiện. Anh là nhà khoa học xanh hiền hậu, tài năng, chịu khó, người bạn hiền của nông dân, người thầy giỏi của con tôi và nhiều lớp học trò may mắn được anh chỉ dạy. Mãi còn đó lời khuyên của anh chân thành mà minh triết: “Hãy cúi xuống làm việc. Khi kết quả thành rồi, người đời sẽ dắt bạn lên !”. “Hãy cúi xuống học trên đồng, cúi xuống học trong phòng thí nghiệm, cúi xuống học thầy, học bạn và lắng nghe tiếng nói người dân”.

Phạm Trung Nghĩa sinh ngày 28 tháng 4 năm 1962 nguyên quán xã Kim Sơn huyện An Sơn tỉnh Ninh Bình, Nơi ở hiện nay: Số nhà  226G, đường 3/2 thành phố Cần Thơ. Cơ quan công tác Viện Lúa đồng bằng Sông Cửu Long. Chức vụ Phó Viện Trưởng, Ủy Viên Ban Thường vụ Đảng Ủy, Trưởng Bộ Môn Công nghệ Sinh học Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Phạm Trung Nghĩa có quá trình công tác thật đáng trân trọng (*): Trước năm 1975,  anh là học sinh cư ngụ tại 94 đường Phú Thọ Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1975 đến 1981 là học sinh cư ngụ tại ấp E 2  xã Thạnh Thắng huyện Thốt Nốt tỉnh Hậu Giang. Từ năm 1981 đến 1986 là sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Từ năm 1986 đến 1996 là nghiên cứu viên Bộ môn di truyền chọn giống , Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long;  Từ năm 1996 đến 1998 là học viên cao học tại Trường Đại học Nông nghiệp và Kỹ thuật G.B. Pantnagar, U.P, Ấn Độ. Từ năm 1998 đến tháng 1 năm 2000 là nghiên cứu viên Bộ môn công nghệ sinh học. Từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 10 năm 2005 là nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường Đại học Durham Anh Quốc. Từ năm 2006 đến 2010 nghiên cứu viên chính. Phó Bộ môn công nghệ sinh học Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Từ năm 2010 đến tháng 8 năm 2011 Trưởng Bộ môn công nghệ sinh học Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Từ tháng 9 năm 2011 đến nay nghiên cứu viên chính, Phó Viện Trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong quá trình công tác tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa đã được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn , nhiều năm liền là Chiến sĩ Thi đua và nhiều phần thưởng khác về thành tích nghiên cứu khoa học , chuyển giao khoa học công nghệ, góp phần phát triển  nông nghiệp nông thôn.

TS. Phạm Trung Nghĩa là nhà khoa học xanh tiên phong trên những hướng nghiên cứu: 1) Tạo các giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của ngoại cảnh bằng cách áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô, nuôi cấy túi phấn kết hợp nhập nội nguồn gen quý hiếm và phương pháp tạo giống truyền thống. 2) Chuyển nạp gen các tính trạng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi dùng vi khuẩn Agrobacterium và súng bắn gen. 3) Đánh giá, tuyển chọn và phát triển nguồn gen lúa siêu xanh (green supper rice) thích ứng biến đổi khí hậu năng suất cao, dạng hình cây lúa lý tưởng,  chất lượng tốt,  chống chịu sâu bệnh và điều kiện khô hạn  hoặc nhiễm mặn.

Tiến sỹ Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh Viện Lúa.

Những li anh gửi lại

Chọn tạo giống lúa hướng đến thích ứng với biến đổi khí hậu
Tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa
Phó Viện Trưởng Viện Lúa ĐBSCL
Báo Điện tử Cần Thơ 16.9.2011

Trong điều kiện khí hậu, môi trường ngày càng khắc nghiệt, công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa nhằm nâng cao giá trị hạt gạo, phục vụ sản xuất được đặt ra hàng đầu. Xoay quanh vấn đề này, Tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa, Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho biết:
– Sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL đang phải đối diện với những khó khăn ban đầu do biến đổi khí hậu gây ra như: hiện tượng nhiễm mặn lan rộng, kéo dài và khô hạn cục bộ. Mặc dù tình hình trên chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa vùng ĐBSCL nhưng mức độ thiệt hại đang có chiều hướng tăng lên. Do đó, công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa đang tập trung nhiều vào đặc tính chống chịu mặn, hạn cho giống lúa cao sản. Bên cạnh đó, Viện Lúa ĐBSCL hiện đang tập trung vào 2 mục tiêu nghiên cứu chọn tạo chính cho vùng phù sa nước ngọt, thâm canh là: (1) Chọn tạo giống lúa ngắn ngày (80-90 ngày), kháng sâu bệnh, phẩm chất gạo tốt, thích nghi cho canh tác các vùng trồng 3 vụ lúa/năm. Một vài giống lúa triển vọng ngắn ngày mới (OM11211, OM10424, OM10434, OM6904,…) đang được khảo nghiệm tại các tỉnh ĐBSCL. (2) Chọn tạo các giống lúa theo hướng tăng trần năng suất (đạt 10-12 tấn/ha), thời gian sinh trưởng từ 95-105 ngày, kháng sâu bệnh, phẩm chất gạo tốt, thích nghi cho vùng 2 vụ lúa/ năm. Với xu hướng tăng trần năng suất, công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa mới từ các tổ hợp lai giống lúa dạng hình indica với giống lúa japonica đang được tập trung thực hiện. Nhiều dòng lúa triển vọng từ các tổ hợp lai indica x japonica với thân rạ to, cứng cây, đẻ nhánh khá, bông to chùm, tiềm năng năng suất cao đang được quan sát tại Viện Lúa ĐBSCL.

* Xu hướng nghiên cứu, chọn tạo và khuyến cáo các giống lúa phù hợp trong tình hình hiện nay được Viện tiến hành ra sao, thưa Tiến sĩ?
– Mục tiêu chọn tạo ra được các giống lúa chống chịu mặn ở mức độ từ 4-6‰ muối là rất cần thiết nhằm bảo đảm sản lượng lúa vùng ĐBSCL. Các nghiên cứu của Viện Lúa cho thấy, các giống lúa cao sản bị chết trên 80% số cây khi bị nhiễm mặn ở mức 4-6‰ trong vòng 1 tháng ở giai đoạn mạ, và giảm trên 60% năng suất khi bị mặn liên tục từ ngày thứ 55 sau khi gieo đến trổ. Thực tế, trong sản xuất lúa ở các vùng nhiễm mặn ĐBSCL, người dân vẫn còn đang canh tác diện rộng một số giống lúa cao sản chịu mặn cũ, phẩm chất gạo xấu (OM576, OM1490, AS996,…). Một số giống lúa mới phóng thích gần đây như: OM6976, OM8923, OM4900, OM5451, OM5464, OM5629 có tính chịu mặn từ 3-4‰ muối, phẩm chất gạo khá tốt và có tiềm năng năng suất cao. Một số dòng lúa chịu mặn mới như: OM7347, OM9915, OM9921 và OM9916 có tính chịu mặn khá tốt, gạo có mùi thơm đậm, cơm ngon, đang được khảo nghiệm và nhân rộng tại một số trung tâm giống các tỉnh như: Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre và Trà Vinh. Về giống lúa chịu hạn, hiện có 2 giống lúa mới có tính chịu hạn khá, thích hợp cho vùng ĐBSCL đã được phóng thích vào sản xuất là OM5464 và OM6162. Do tính chất hạn ở ĐBSCL chỉ là những đợt hạn ngắn khoảng 5-14 ngày nên việc chọn tạo giống theo hướng chọn giống lúa thích nghi với điều kiện đất khô ráo, tưới nước tiết kiệm nhưng vẫn cho năng suất cao. Riêng xu thế chọn giống lúa có phẩm chất gạo cao, Viện cũng đã tạo ra được một số giống lúa thơm, gạo thon dài trên 7mm như: OM4900, OM6162, OM7347, OM9915, OM9921,…

* Thực tế, có một số giống lúa chất lượng cao nhưng vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến, chấp nhận. Theo Tiến sĩ nguyên nhân do đâu? Viện có chiến lược gì để phát triển giống lúa chất lượng cao?
– Có vài lý do chính sau: Thứ nhất, giống lúa chất lượng cao thường hay bị nhiễm một hoặc vài loại sâu bệnh, thuộc nhóm giống có thời gian sinh trưởng từ 95-105 ngày. Đây là khuyết điểm cho nhóm lúa chất lượng cao khi so sánh với các giống lúa cao sản, ngắn ngày, chất lượng gạo thấp như IR50404, OM4218,… nên nông dân còn e dè trong sử dụng giống lúa này. Thứ hai, chúng ta vẫn chưa có nhiều vùng sản xuất lúa cho một giống lúa chất lượng cao nào đủ lớn để các doanh nghiệp thu mua, chế biến và hình thành thương hiệu. Một vùng sản xuất lúa canh tác hàng chục giống lúa khác nhau thường dẫn đến tình trạng bị trộn lẫn nhiều loại giống lúa khác nhau, làm giảm giá trị hạt gạo. Thứ ba, hạt gạo chất lượng thấp như: IR50404, OM576… hiện nay có thị trường thu mua nhiều hơn so với hạt gạo của giống lúa chất lượng cao, đôi khi giá mua giữa 2 loại gạo này không khác biệt. Do đó, ngoài biện pháp chọn tạo ra các giống lúa chất lượng cao, kháng sâu bệnh tốt hơn, thì việc quy hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ nhằm đảm bảo giá trị kinh tế của hạt gạo chất lượng cao là cần thiết.

Để các chương trình phát triển giống lúa chất lượng cao có thể đưa vào sản xuất lúa trong điều kiện môi trường, khí hậu ngày càng khốc liệt, thì mục tiêu chọn tạo giống lúa chất lượng cao phải được kết hợp với mục tiêu chọn tạo giống lúa cho điều kiện canh tác bất lợi như: chống chịu mặn, hạn, ngập tạm thời… Viện Lúa ĐBSCL cũng đang tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lượng cao. Mục tiêu chất lượng gạo của các đề tài chọn giống lúa chất lượng hiện nay là phải đạt tiêu chuẩn hạt gạo của giống Jasmine85 (thơm, hạt gạo thon dài, trong, ít bạc bụng, cơm dẽo mềm). Hướng phấn đấu trong tương lai là chất lượng hạt gạo phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của giống lúa Basmati- một giống lúa nổi tiếng ở các vùng sản xuất lúa của Pakistan và Ấn Độ có mùi thơm đậm, gạo thon dài, mềm dẻo và ngon.

* Theo Tiến sĩ, để nâng cao hơn nữa giá trị kinh tế của hạt gạo thì cần phải quan tâm đến vấn đề gì trong sản xuất?
– Theo tôi, vấn đề cần quan tâm trước hết là việc sử dụng giống lúa xác nhận trong nông dân hiện nay chỉ khoảng 20-40%, còn lại là hạt lúa tự để lại từ ruộng sản xuất để làm giống cho vụ sau, nên cần nâng cao hơn nữa số lượng hạt giống xác nhận được sử dụng trong nông dân. Để làm tốt khâu này, mạng lưới đánh giá và nhân giống lúa các cấp giữa cơ quan tạo giống (viện/ trường đại học) với các trung tâm giống các tỉnh, công ty giống cần phải được liên kết, tổ chức lại chặt chẽ hơn. Cơ quan tạo giống cần nắm bắt được nhu cầu giống lúa, số lượng cần cho từng năm, để có kế hoạch nhân giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên chủng cung cấp đủ cho các tỉnh. Trung tâm giống, trung tâm khuyến nông các tỉnh cần tăng cường công tác nhân giống lúa cấp nguyên chủng, xác nhận và đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống. Đồng thời thực hiện tốt mạng lưới nhân giống lúa các cấp, để cung cấp đủ số lượng giống xác nhận cho nông dân sử dụng lên trên 80% diện tích canh tác lúa. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc quy hoạch và thực hiện các vùng sản xuất lúa cho từng giống lúa chất lượng cao. Gần đây, một số tỉnh thực hiện rất tốt mô hình “Nông hộ nhỏ, cánh đồng lớn” giúp quy hoạch lại ruộng đất, cơ giới hóa trồng lúa và hình thành cơ cấu một vài giống lúa chủ lực/cánh đồng. Một vấn đề quan trọng cần quan tâm là khâu tổ chức sấy lúa và bảo quản trong vụ hè thu. Do biện pháp sấy lúa hiện nay vẫn chưa thuận tiện, tốn kém nhiều chi phí vận chuyển, nên nhiều nông hộ tự phơi lúa, điều đó thường không đảm bảo cho phẩm chất hạt gạo khi bảo quản và chế biến, làm giảm giá trị kinh tế. Nếu chúng ta tổ chức được các lò sấy lúa di động, nhất là ở những cánh đồng lớn, giúp các nông hộ sấy lúa kịp thời sau khi thu hoạch, thì việc sản xuất lúa vụ hè thu sẽ thuận lợi hơn.

* Xin cảm ơn Tiến sĩ!

N.NGÂN  Thực hiện

Những công việc tiếp nối

phamtrungnghia3
phamtrungnghia4
phamtrungnghia5
phamtrungnghia6
phamtrungnghia7
phamtrungnghia8
phamtrungnghia9
oitiengvietnhubunvanhulua

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim

Những bạn quý của nông dân trồng lúa Sóc Trăng, tôi quý và nhớ nhiều nhất anh Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng; Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanhvợ chồng anh Nguyễn Thành Phước (anh Phuoc Nguyen Thanh là người đứng giữa thứ hai từ trái). Đó là những con người thực sự tận tụy với đồng ruộng công việc và hạt ngọc Việt. Những dâng hiến lặng lẽ của họ là đặc biệt hiệu quả. Tôi tự hào con trai tôi Hoang Long và nhiều học trò yêu quý của tôi đã được học từ những người thầy ấy. —

PHẠM TRUNG NGHĨA NHÀ KHOA HỌC XANH

“Hãy cúi xuống học tốt. Khi kết quả thành rồi, người đời sẽ dắt bạn lên ” tưởng nhớ nhà khoa học xanh Phạm Trung Nghĩa. Rạng sáng ngày 19 tháng 10 năm 2012, lúc 6 giờ. Tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa Phó Viện Trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ trần. Anh ra đi sau cơn đột quỵ và hôn mê sâu để lại sự tiếc thương vô hạn cho gia đình, đồng nghiệp, học trò nghề nông, người thân và người dân khắp vùng Nam Bộ.

Anh đi xa đã mấy năm nhưng anh cũng đã đi vào bữa cơm mỗi gia đình thầm lặng thiết thực mà hiệu quả. Anh đi xa lúc 51 tuổi khi sức cống hiến của anh đối với khoa học đang ở độ rực rỡ nhất. Anh để lại những công trình dang dở, những giống lúa triển vọng đang xanh mướt trên đồng. Anh để lại những trang viết chưa dừng, những việc tốt đang làm và những dự định đang ấp ủ thực hiện. Anh là nhà khoa học xanh hiền hậu, tài năng, chịu khó, người bạn hiền của nông dân, người thầy giỏi của con tôi và nhiều lớp học trò may mắn được anh chỉ dạy. Mãi còn đó lời khuyên của anh chân thành mà minh triết: “Hãy cúi xuống làm việc. Khi kết quả thành rồi, người đời sẽ dắt bạn lên !”. “Hãy cúi xuống học trên đồng, cúi xuống học trong phòng thí nghiệm, cúi xuống học thầy, học bạn và lắng nghe tiếng nói người dân”.

Phạm Trung Nghĩa sinh ngày 28 tháng 4 năm 1962 nguyên quán xã Kim Sơn huyện An Sơn tỉnh Ninh Bình, Nơi ở hiện nay: Số nhà  226G, đường 3/2 thành phố Cần Thơ. Cơ quan công tác Viện Lúa đồng bằng Sông Cửu Long. Chức vụ Phó Viện Trưởng, Ủy Viên Ban Thường vụ Đảng Ủy, Trưởng Bộ Môn Công nghệ Sinh học Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Phạm Trung Nghĩa có quá trình công tác thật đáng trân trọng (*): Trước năm 1975,  anh là học sinh cư ngụ tại 94 đường Phú Thọ Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1975 đến 1981 là học sinh cư ngụ tại ấp E 2  xã Thạnh Thắng huyện Thốt Nốt tỉnh Hậu Giang. Từ năm 1981 đến 1986 là sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Từ năm 1986 đến 1996 là nghiên cứu viên Bộ môn di truyền chọn giống , Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long;  Từ năm 1996 đến 1998 là học viên cao học tại Trường Đại học Nông nghiệp và Kỹ thuật G.B. Pantnagar, U.P, Ấn Độ. Từ năm 1998 đến tháng 1 năm 2000 là nghiên cứu viên Bộ môn công nghệ sinh học. Từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 10 năm 2005 là nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường Đại học Durham Anh Quốc. Từ năm 2006 đến 2010 nghiên cứu viên chính. Phó Bộ môn công nghệ sinh học Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Từ năm 2010 đến tháng 8 năm 2011 Trưởng Bộ môn công nghệ sinh học Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Từ tháng 9 năm 2011 đến nay nghiên cứu viên chính, Phó Viện Trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong quá trình công tác tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa đã được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn , nhiều năm liền là Chiến sĩ Thi đua và nhiều phần thưởng khác về thành tích nghiên cứu khoa học , chuyển giao khoa học công nghệ, góp phần phát triển  nông nghiệp nông thôn.

TS. Phạm Trung Nghĩa là nhà khoa học xanh tiên phong trên những hướng nghiên cứu: 1) Tạo các giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của ngoại cảnh bằng cách áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô, nuôi cấy túi phấn kết hợp nhập nội nguồn gen quý hiếm và phương pháp tạo giống truyền thống. 2) Chuyển nạp gen các tính trạng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi dùng vi khuẩn Agrobacterium và súng bắn gen. 3) Đánh giá, tuyển chọn và phát triển nguồn gen lúa siêu xanh (green supper rice) thích ứng biến đổi khí hậu năng suất cao, dạng hình cây lúa lý tưởng,  chất lượng tốt,  chống chịu sâu bệnh và điều kiện khô hạn  hoặc nhiễm mặn.

Tiến sỹ Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh Viện Lúa.

Những li anh gửi lại

Chọn tạo giống lúa hướng đến thích ứng với biến đổi khí hậu
Tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa
Phó Viện Trưởng Viện Lúa ĐBSCL
Báo Điện tử Cần Thơ 16.9.2011

Trong điều kiện khí hậu, môi trường ngày càng khắc nghiệt, công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa nhằm nâng cao giá trị hạt gạo, phục vụ sản xuất được đặt ra hàng đầu. Xoay quanh vấn đề này, Tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa, Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho biết:
– Sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL đang phải đối diện với những khó khăn ban đầu do biến đổi khí hậu gây ra như: hiện tượng nhiễm mặn lan rộng, kéo dài và khô hạn cục bộ. Mặc dù tình hình trên chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa vùng ĐBSCL nhưng mức độ thiệt hại đang có chiều hướng tăng lên. Do đó, công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa đang tập trung nhiều vào đặc tính chống chịu mặn, hạn cho giống lúa cao sản. Bên cạnh đó, Viện Lúa ĐBSCL hiện đang tập trung vào 2 mục tiêu nghiên cứu chọn tạo chính cho vùng phù sa nước ngọt, thâm canh là: (1) Chọn tạo giống lúa ngắn ngày (80-90 ngày), kháng sâu bệnh, phẩm chất gạo tốt, thích nghi cho canh tác các vùng trồng 3 vụ lúa/năm. Một vài giống lúa triển vọng ngắn ngày mới (OM11211, OM10424, OM10434, OM6904,…) đang được khảo nghiệm tại các tỉnh ĐBSCL. (2) Chọn tạo các giống lúa theo hướng tăng trần năng suất (đạt 10-12 tấn/ha), thời gian sinh trưởng từ 95-105 ngày, kháng sâu bệnh, phẩm chất gạo tốt, thích nghi cho vùng 2 vụ lúa/ năm. Với xu hướng tăng trần năng suất, công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa mới từ các tổ hợp lai giống lúa dạng hình indica với giống lúa japonica đang được tập trung thực hiện. Nhiều dòng lúa triển vọng từ các tổ hợp lai indica x japonica với thân rạ to, cứng cây, đẻ nhánh khá, bông to chùm, tiềm năng năng suất cao đang được quan sát tại Viện Lúa ĐBSCL.

* Xu hướng nghiên cứu, chọn tạo và khuyến cáo các giống lúa phù hợp trong tình hình hiện nay được Viện tiến hành ra sao, thưa Tiến sĩ?
– Mục tiêu chọn tạo ra được các giống lúa chống chịu mặn ở mức độ từ 4-6‰ muối là rất cần thiết nhằm bảo đảm sản lượng lúa vùng ĐBSCL. Các nghiên cứu của Viện Lúa cho thấy, các giống lúa cao sản bị chết trên 80% số cây khi bị nhiễm mặn ở mức 4-6‰ trong vòng 1 tháng ở giai đoạn mạ, và giảm trên 60% năng suất khi bị mặn liên tục từ ngày thứ 55 sau khi gieo đến trổ. Thực tế, trong sản xuất lúa ở các vùng nhiễm mặn ĐBSCL, người dân vẫn còn đang canh tác diện rộng một số giống lúa cao sản chịu mặn cũ, phẩm chất gạo xấu (OM576, OM1490, AS996,…). Một số giống lúa mới phóng thích gần đây như: OM6976, OM8923, OM4900, OM5451, OM5464, OM5629 có tính chịu mặn từ 3-4‰ muối, phẩm chất gạo khá tốt và có tiềm năng năng suất cao. Một số dòng lúa chịu mặn mới như: OM7347, OM9915, OM9921 và OM9916 có tính chịu mặn khá tốt, gạo có mùi thơm đậm, cơm ngon, đang được khảo nghiệm và nhân rộng tại một số trung tâm giống các tỉnh như: Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre và Trà Vinh. Về giống lúa chịu hạn, hiện có 2 giống lúa mới có tính chịu hạn khá, thích hợp cho vùng ĐBSCL đã được phóng thích vào sản xuất là OM5464 và OM6162. Do tính chất hạn ở ĐBSCL chỉ là những đợt hạn ngắn khoảng 5-14 ngày nên việc chọn tạo giống theo hướng chọn giống lúa thích nghi với điều kiện đất khô ráo, tưới nước tiết kiệm nhưng vẫn cho năng suất cao. Riêng xu thế chọn giống lúa có phẩm chất gạo cao, Viện cũng đã tạo ra được một số giống lúa thơm, gạo thon dài trên 7mm như: OM4900, OM6162, OM7347, OM9915, OM9921,…

* Thực tế, có một số giống lúa chất lượng cao nhưng vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến, chấp nhận. Theo Tiến sĩ nguyên nhân do đâu? Viện có chiến lược gì để phát triển giống lúa chất lượng cao?
– Có vài lý do chính sau: Thứ nhất, giống lúa chất lượng cao thường hay bị nhiễm một hoặc vài loại sâu bệnh, thuộc nhóm giống có thời gian sinh trưởng từ 95-105 ngày. Đây là khuyết điểm cho nhóm lúa chất lượng cao khi so sánh với các giống lúa cao sản, ngắn ngày, chất lượng gạo thấp như IR50404, OM4218,… nên nông dân còn e dè trong sử dụng giống lúa này. Thứ hai, chúng ta vẫn chưa có nhiều vùng sản xuất lúa cho một giống lúa chất lượng cao nào đủ lớn để các doanh nghiệp thu mua, chế biến và hình thành thương hiệu. Một vùng sản xuất lúa canh tác hàng chục giống lúa khác nhau thường dẫn đến tình trạng bị trộn lẫn nhiều loại giống lúa khác nhau, làm giảm giá trị hạt gạo. Thứ ba, hạt gạo chất lượng thấp như: IR50404, OM576… hiện nay có thị trường thu mua nhiều hơn so với hạt gạo của giống lúa chất lượng cao, đôi khi giá mua giữa 2 loại gạo này không khác biệt. Do đó, ngoài biện pháp chọn tạo ra các giống lúa chất lượng cao, kháng sâu bệnh tốt hơn, thì việc quy hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ nhằm đảm bảo giá trị kinh tế của hạt gạo chất lượng cao là cần thiết.

Để các chương trình phát triển giống lúa chất lượng cao có thể đưa vào sản xuất lúa trong điều kiện môi trường, khí hậu ngày càng khốc liệt, thì mục tiêu chọn tạo giống lúa chất lượng cao phải được kết hợp với mục tiêu chọn tạo giống lúa cho điều kiện canh tác bất lợi như: chống chịu mặn, hạn, ngập tạm thời… Viện Lúa ĐBSCL cũng đang tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lượng cao. Mục tiêu chất lượng gạo của các đề tài chọn giống lúa chất lượng hiện nay là phải đạt tiêu chuẩn hạt gạo của giống Jasmine85 (thơm, hạt gạo thon dài, trong, ít bạc bụng, cơm dẽo mềm). Hướng phấn đấu trong tương lai là chất lượng hạt gạo phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của giống lúa Basmati- một giống lúa nổi tiếng ở các vùng sản xuất lúa của Pakistan và Ấn Độ có mùi thơm đậm, gạo thon dài, mềm dẻo và ngon.

* Theo Tiến sĩ, để nâng cao hơn nữa giá trị kinh tế của hạt gạo thì cần phải quan tâm đến vấn đề gì trong sản xuất?
– Theo tôi, vấn đề cần quan tâm trước hết là việc sử dụng giống lúa xác nhận trong nông dân hiện nay chỉ khoảng 20-40%, còn lại là hạt lúa tự để lại từ ruộng sản xuất để làm giống cho vụ sau, nên cần nâng cao hơn nữa số lượng hạt giống xác nhận được sử dụng trong nông dân. Để làm tốt khâu này, mạng lưới đánh giá và nhân giống lúa các cấp giữa cơ quan tạo giống (viện/ trường đại học) với các trung tâm giống các tỉnh, công ty giống cần phải được liên kết, tổ chức lại chặt chẽ hơn. Cơ quan tạo giống cần nắm bắt được nhu cầu giống lúa, số lượng cần cho từng năm, để có kế hoạch nhân giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên chủng cung cấp đủ cho các tỉnh. Trung tâm giống, trung tâm khuyến nông các tỉnh cần tăng cường công tác nhân giống lúa cấp nguyên chủng, xác nhận và đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống. Đồng thời thực hiện tốt mạng lưới nhân giống lúa các cấp, để cung cấp đủ số lượng giống xác nhận cho nông dân sử dụng lên trên 80% diện tích canh tác lúa. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc quy hoạch và thực hiện các vùng sản xuất lúa cho từng giống lúa chất lượng cao. Gần đây, một số tỉnh thực hiện rất tốt mô hình “Nông hộ nhỏ, cánh đồng lớn” giúp quy hoạch lại ruộng đất, cơ giới hóa trồng lúa và hình thành cơ cấu một vài giống lúa chủ lực/cánh đồng. Một vấn đề quan trọng cần quan tâm là khâu tổ chức sấy lúa và bảo quản trong vụ hè thu. Do biện pháp sấy lúa hiện nay vẫn chưa thuận tiện, tốn kém nhiều chi phí vận chuyển, nên nhiều nông hộ tự phơi lúa, điều đó thường không đảm bảo cho phẩm chất hạt gạo khi bảo quản và chế biến, làm giảm giá trị kinh tế. Nếu chúng ta tổ chức được các lò sấy lúa di động, nhất là ở những cánh đồng lớn, giúp các nông hộ sấy lúa kịp thời sau khi thu hoạch, thì việc sản xuất lúa vụ hè thu sẽ thuận lợi hơn.

* Xin cảm ơn Tiến sĩ!

N.NGÂN  Thực hiện

Những công việc tiếp nối

phamtrungnghia2

Con đường lúa gạo Việt Nam
Nơi tỏa rộng con đường lúa gạo Việt

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Chỉ tình yêu ở lại
Quà tặng cuộc sống yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter