Thầy Luật lúa OMCS OM

THẦY HAI LÚA NGUYỄN LUẬT

Xuân Mới Chúc Thầy Hai Vui Khỏe
Hoa Ngọc Trâm Lành Lúa Mới Thơm
Chồi Tơ Sưởi Ấm Mùa Xuân Trẻ
Biển Lúa Sân Chim Nắng Thái Bình

Hoàng Kim ngày mồng Hai đã ghé thăm FB thầy Mai Văn Quyền, Nguyễn Văn Luật, Trịnh Xuân Vũ, … và một số thầy cô. Nay nhân quý Thầy Cô vui đùa đọc thơ trước Rằm Nguyên Tiêu, nên xin trích ảnh và liên kết mấy tứ thơ hay “Xuân” “Hoa Ngọc Trâm” “Lúa Mới” “Sân Chim” “Biển Lúa” của giáo sư Luật để kính đại lão trên chín mươi xuân https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/thay-hai-lua-nguyen-luat & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-luat-lua-omcs-om/

vienluathambacgiap

THẦY LUẬT LÚA OMCS OM
Hoàng Kim

Giáo sư Nguyễn Văn Luật, anh hùng lao động là tác giả chính của cụm công trình đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ 10 nhà khoa học được nhận năm 2000. Tập thể Viện Lúa là anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000, đến năm 2014 Viện Lúa phát huy truyền thống và được nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhất cao quý nhất của Việt Nam. Thầy là một người lính và danh tướng lỗi lạc của mặt trận nông nghiệp Điện Biên Nam Bộ. Trong câu chuyện đời thường của giáo sư Luật có ba câu chuyện tiếu lâm, học mà vui, vui mà học. Đó là “Ôm em và ôm em cực sướng”, “Nuôi heo trồng so đũa nuôi dê”, “Thầy Luật bạn và thơ”.. Chuyện được tình tự kể như dưới đây. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-luat-lua-omcs-om/

Thầy Nguyễn Văn Luật (phải) là giáo sư tiến sĩ anh hùng lao động, cựu Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, tác giả chính của OMCS OM trên đồng lúa mới với kỹ sư Hồ Quang Cua (trái) anh hùng lao động, tác giả chính thương hiệu gạo thơm Sóc Trăng nổi tiếng Việt Nam .

Thế hệ chúng tôi may mắn được kết nối với những người Thầy trí thức lớn, những bạn nhà nông tâm huyết, trí tuệ, gắn bó suốt đời với nông dân đồng nghiệp, sinh viên cây lương thực và nghề nông.Khi nói đến họ là nói đến một đội ngũ thầm lặng dấn thân cho hạt ngọc Việt và sự đi tới không ngưng nghỉ của Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng nhân cách và trí tuệ Việt. “Con đường lúa gạo Việt Nam” là chuỗi giá trị sản phẩm kết nối những thế hệ vàng nông nghiệp Việt Nam làm rạng danh Tổ Quốc. Đó là Lương Định Của lúa Việt Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Luật lúa OMCS OM; Thầy Quyền thâm canh lúa; Những người Việt lỗi lạc ở FAO; Chuyện cô Trâm lúa lai; Chuyện thầy Hoan lúa lai; Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng; Thầy nghề nông chiến sĩ. Hôm nay chúng tôi tự hào giới thiệu một góc nhìn ‘Thầy Luật lúa OMCS OM’ người Thầy đã lưu dấu nhiều ấn tượng sâu xa trong cây lúa Việt Nam và vùng lúa Nam Bộ. Câu chuyện này là sự nối dài tỏa rộng thêm “Con đường lúa gạo Việt Nam” từ Đại Ngãi Long Phú Sóc Trăng quê hương của nhà bác học nông dân anh hùng lao động Lương Định Của, người thầy nghề lúa, đến Viện Lúa Ô Môn, nôi khai sinh thương hiệu OM và OMCS nổi tiếng đến làng OM, cầu OM, cầu Nhót Hà Nội quê hương của thầy Luật.

Giáo sư Nguyễn Văn Luật là tác giả chính của thương hiệu lúa giống OMCS OM, đến nay trong thương hiệu OM lúa giống đã có trên 166 giống lúa của nhiều tác giả Viện Lúa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận, mà phần lớn đều mang tên OM. GS Nguyễn Văn Luật cũng là tác giả chủ biên của bộ sách đồ sộ gần 1.500 trang “Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20” ba tập do Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội. xuất bản năm 2001, 2002, 2003 mà bất cứ chuyên gia nông nghiệp Việt Nam nào khi soát xét cây lúa Việt Nam của một thời và ‘Việt Nam chốn tổ của nghề lúa’ đều không thể bỏ qua. Bài học lớn hơn hết, sâu đậm hơn hết là bài học tập hợp và phát huy được năng lực của một đội ngũ chuyên gia tuyệt vời đầy tài năng và một đội ngũ các lãnh đạo qua các thời kỳ thật tâm huyết. Bài học cao quý của sự đoàn kết một lòng hoàn thành tốt nhiệm vụ của các thế hệ cán bộ viên chức người lao động Viện Lúa, sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các cấp lãnh đạo Trung ương, địa phương và doanh nghiệp, sự cộng hưởng, giúp đỡ và liên kết thật tuyệt vời của thầy cô, bạn hữu, đồng nghiệp bạn nhà nông cùng với đông đảo nông dân từ khắp mọi miền đất nước.

ÔM EM VÀ ÔM EM CỰC SƯỚNG

Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt thời đó cũng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiền nhiệm đều ham làm lúa, thăm lúa vì … dân đói. Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt thăm Viện Lúa giữa năm 1997 và hỏi Viện trưởng Nguyễn Văn Luật: ‘Vì sao anh đặt tên lúa giống là OM và OMCS?’

Giáo sư Nguyễn Văn Luật trả lời: “Thưa Thủ tướng, để tỏ lòng biết ơn lãnh đạo và nhân dân địa phương tạo điều kiện cho Viện hoạt động, chúng tôi lấy tên huyện Ô Môn của địa phương làm tên của giống lúa do Viện tạo chọn”.

Trong không khí vui vẻ, nhiều người đã bổ sung những ý kiến tốt đẹp. Chủ tịch tỉnh Ba Xinh cười nói OM nghĩa là Ôm Em, một phóng viên ngồi ở vòng ngoài nói xen vào OMCS nghĩa là Ôm Em Cực Sướng, đoàn tháp tùng có một cán bộ ở Hà Nội nói là địa danh quê của Viện trưởng là làng OM, cầu OM cầu Nhót Hà Nội, nên OM cũng có nghĩa là làng OM, cầu OM.Thủ tướng tóm tắt ; Vậy OM là O EM, O BẾ EM !

Ngài Ngài đại sứ Ấn Độ có lần đến thăm Viện biết chuyện có bổ xung: dân Ấn Độ chúng tôi khi phát âm Ô Ô ÔM ÔM… , hai tay chắp lại, là để tỏ lòng thành kính cầu phúc!

Có một chuyện vui liên quan là giáo sư Luật một lần đi với cố nhà báo Nhật Ninh, gặp anh xe ôm dọc đường gọi là “anh hai ôm em”..! và chuyện này đã đăng báo Nhân Dân mà tác giả là Nhật Ninh!

OM và OMCS là những câu chuyện như suối nguồn tươi trẻ thao thiết chảy giữa vùng quê Nam Bộ và xuống nông thôn càng có thêm nhiều huyền thoại thú vị.

Nghe nói có một lần cố đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đang làm Phó Thủ Tướng phụ trách Khoa học Kỹ thuật và Chương trình Kế họach hóa Gia đình, trong một chuyến thăm một đơn vị rất thành công ở miền Tây, bác Văn đã hỏi về bài học kinh nghiệm thành công. Vị giám đốc đơn vị vui vẻ trình bày: Em có bốn bài học thấm thía nhất: một là o bế dân, được lòng dân nên được tất cả; hai là o bế địa phương, mất lòng thổ địa thì chẳng thể anh hùng; ba là o bế hiền tài và các vị cao minh, sự nghiệp phát triển được là nhờ họ; bốn là o bế em, thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn.

Thầy Viện trưởng khác của tôi kể chuyện là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói vậy không là nói vui mà thực sự chính cụ đã trãi nghiệm sâu sắc về sự O bế Em thành công, mà chính mối tình này làm ông còn một người con Phan Thanh Nam sinh ngày ngày 25 tháng 2 năm 1952, người đã thay mặt gia đình đọc lời cảm tạ trong lễ tang của ông. Mẹ của Nam là bà Hồ Thị Minh, chủ bút đầu tiên của tờ Phụ nữ cứu quốc Nam bộ. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có người vợ đầu cùng hai người con út, một trai một gái, đã thiệt mạng khi quân đội Hoa Kỳ bắn chìm tàu Thuận Phong trong một cuộc càn quét qua chiến khu Củ Chi và người con trai đầu của ông là Phan Chí Dũng đã hi sinh ngày 29 tháng 4 năm 1972 tại Sóc Trăng trong một lần đi trinh sát. Câu chuyện đời thường và lời cụ Kiệt thật thấm thía. Đó là một sự trãi nghiệm.

OM hay ÔM, O hay Ô, chữ nào hay hơn? Hóa ra hai chữ đều hay. “Om mầm nên nõn lá” việc lặt lá mai và cái lạnh giá mùa đông là sự om mầm để cây nẩy lộc xuân. Con đường lúa gạo Việt Nam, Viện Lúa 40 năm xây dựng phát triển có nhiều những dâng hiến lặng lẽ mà giáo sư Luật là một trong những con người ấy.

Trong bài “Thầy bạn là lộc xuân của cuộc đời” tôi có kể về giáo sư Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam :

Trong khói sóng mênh mông
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Tay ôm đàn độc huyền
Điệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả
Từ Cà Mau Rạch Giá
Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng
Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
Chướng khí mờ như sương
Thân chưa là lính thú
Sao không về cố hương ?

Nhớ Thầy Luật lúa OM và OMCS là nhớ thầy Hai Lúa ‘anh hai ôm em’ trong số những dâng hiến lặng lẽ đó.

“NUÔI HEO, TRỒNG SO ĐŨA, NUÔI DÊ”

Ông Nguyễn Khôi phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc Văn phòng Quốc hội có bài thơ ‘Giáo sư Lúa’ tặng GSTS Nguyễn Văn Luật.

GIÁO SƯ LÚA

Trai Hà Nội đi Nông Lâm buổi ấy
Bạn bè cười cày đường nhựa được chăng?
Rồi ở Viện suốt đời vì cây lúa
Đem sông Hồng vào với Cửu Long.

Đất Ô Môn đồng chua cỏ lác,
Ôi Cần Thơ đất rộng Tây Đô
Xứ Nam Bộ hai mùa mưa nắng,
Kết 20 triệu tấn lúa ước mơ …

Anh Kỹ sư rồi thành ông Tiến sĩ,
Vị Giáo sư lội ruộng suốt ngày.
Lại nhớ thời Hải Dương – Ô Mễ
Làm bèo dâu, cấy thẳng mê say.

Nay lúa vượt 25 triệu tấn,
Ôi Việt Nam, sức sống diệu kỳ.
Sông Hồng với Cửu Long hòa sóng,
Bạn bè đùa ‘ông Tiến sĩ nhà quê”.

Mùi hạnh phúc đượm bao sương mấy nắng,
Trai Hà Thành đen nhẽm ngỡ nông dân.
Cũng xởi lởi như Bác Hai Nam Bộ
Viết vần thơ ca ngợi ruộng đồng.

Tôi xin giải thích thêm bài thơ của cụ Nguyễn Khôi về 25 triệu tấn lúa này là 25 triệu tấn lúa mà toàn quốc Việt Nam đạt được năm 1995. Viện Lúa 40 năm xây dựng phát triển đã góp phần đưa sản lượng lúa ở ĐBSCL từ khoảng 4 triệu tấn/ năm 1977 vượt trên 25 triệu tấn/ năm 2016, tăng hơn gấp 6 lần, và điều kì diệu là  25 triệu tấn lúa trên năm tại ĐBSCL năm 2016 bằng toàn bộ sản lượng lúa Việt Nam năm 1995.   Chùm thơ cuối của tác giả Nguyễn Khôi thật thấm thía: “Mùi hạnh phúc đượm bao sương mấy nắng,/ Trai Hà Thành đen nhẽm ngỡ nông dân/ Cũng xởi lởi như Bác Hai Nam Bộ/ Viết vần thơ ca ngợi ruộng đồng”.

Trong những câu chuyện tiếu lâm cười vui một thời có chuyện Viện Lúa Viện Dê Viện Trưởng Dê mà tôi tần ngần không dám đặt tên này mà kể chệch đi một chút là “nuôi heo, trồng so đũa, nuôi dê”. Hồi đó, cán bộ công nhân viên của các Viện nghiên cứu và Trung tâm Nông nghiệp đều quá vất vả và thiếu thốn. Hầu như nhà nào cũng nuôi heo,  phải tăng gia sản xuất mới có đồng gia đồng vào, vợ đẻ con bệnh không lo bằng heo đẻ, heo bệnh. Cán bộ công nhân ra đồng làm ruộng, vui vè chuyện trò thì thường đầu tiên là kể chuyện vợ chồng con cái, kế đến là việc nuôi heo, trồng so đũa, nuôi dê thật hợp với Viện Lúa, sau đó là đến chuyện tiếu lâm nam nữ.

Giáo sư Luật kể rằng một hôm ông đi qua dãy nhà lá trên đoạn đê cụt trong Viện chợt nghe tiếng ục ịch, sột soạt, hổn hển, ông dừng lại nghe và dòm qua cửa sổ mở thì hóa ra đó là tiếng động của hai cô kế toán trường trung cấp Xuân Mai về Viện đang vuốt ve … hai con lợn trắng hồng độ 45 – 50 kg. Cô Hinh nhanh nhẩu tự giới thiệu đây là nhà ở của Hồng heo, Hồng Hinh, Hồng Hay ! Hai cô này đến nay đã thành bà nội bà ngoại, nhà cửa khang trang, con cháu học hành thành đạt, nhưng chắc vẫn nhớ một thời gian khó đã dành nơi tốt nhất cho heo ở.

Nhiều gia đình ở Viện lúa thuở đó đều trồng so đũa và nuôi dê sữa. Nhà giáo sư Viện trưởng cũng nuôi vài con heo và một con dê Bách Thảo mỗi sáng vắt được đến 5 – 6 lít sữa, dư dùng. Lộc, Thành và Thu Hiền là con của giáo sư Luật sáng sáng thay nhau đi bỏ sữa cho các nhà cần và đi học về là vác câu liêm lấy lá so đũa để nuôi dê. Viện Lúa hồi đó, đất nền nhà và đường sá trụ sở mới được tôn lên từ đất ruộng chua phèn nên rất ít cây phát triển được, ngoại trừ rau muống dại, chuối, mía, và trồng so đũa để lấy hoa nấu canh, thân cây đục lỗ cấy nấm mèo (mộc nhĩ), lấy lá nuôi dê.

Viện Lúa ĐBSCL một thời không chỉ vang danh lúa mới OM, OMCS mà còn vang danh là Viện Dê, Viện Trưởng Dê, theo cách nói thành thực, nghiêm túc nhất của chữ đó. Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn, Bí thư Tỉnh Ủy Tám Thanh và các cán bộ đi cùng khi đến tham quan Viện Lúa, ngoài việc thăm đồng đều không quên đến thăm các mô hình trồng so đũa  – nuôi dê, cũng như sau thăm mô hình con cá con tôm ôm cây lúa ‘canh tác bền vững trong vuông’. Một số gia đình kỹ sư giỏi nuôi dê như gia đình kỹ sư Bình Thủy có thêm tên gọi thân mật Bình dê, tương tự như nhiều cặp vợ chồng của Bổng Hòa lúa, Bửu Lang lúa quen thuộc với nông dân miền Tây.

Tôi có một kỷ niệm vui với Viện Lúa là trồng sắn ngô xen thêm đậu xanh, lạc, đậu rồng và tôi khuân về từ Viện Lúa hai con dê Bách Thảo để làm mô hình kinh tế hộ gia đình. Các con tôi Nguyên Long còn quá bé, thuở đó vợ chồng đều bận rộn suốt ngày mà dê Bách Thảo phá quá, gặm cỏ và cây cối rất miệt mài. Tôi có sáng kiến buộc hai con dê lại với nhau và treo bao cỏ trên gác bếp cao để dê rút cỏ ăn dần. Thế nhưng một hôm một con leo lên cao rút cỏ, con ở dưới giật kéo làm con ở trên ngã vật xuống và bị … ‘chấn thương sọ não’ như anh em trong cơ quan nói vui. Chúng tôi mua hai can rượu và xẻ thịt dê gõ kẽng ‘báo động’ mời anh em về liên hoan và chia thịt dê cho mọi nhà. Câu chuyện ‘mổ dê đãi tiệc’ nghe thật hoành tráng và nhớ quá một thời.

Thầy Luật 90 tuổi mà vẫn thật trí tuệ, hài hước với sức viết tài tình. Trong khi tôi loay hoay kỷ niệm Tỉnh thức cùng tháng năm 6 https://youtu.be/PRWvsyseCt8; thì thầy gửi tin nhắn:

Vu Lúa Xuân thành vụ chính lịch sử ỏ phía Bắc Việt Nam (viết theo yêu cầu của Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam, Hà Nội) (tiếp theo 2) Lần đầu tiên Lúa xuân lên vùng Trung du Bắc bộ Lúa xuân lên vùng Trung Du Bắc Bộ. Đầu thập kỷ 70, Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc cùng vài cán bộ cao cấp của tinh Vĩnh Phú, lúc đó đã hợp nhất ba tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Yên và Phúc Yên; GSKS Viện trưởng Bùi Huy Đáp tiếp đón cùng vài cán bộ của Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam , tôi rất vui đượclà thành phần tiếp đón cả dự tiệc chiêu đãi Đoàn Vĩnh Phú vì trực tiếp mời được Đoàn Vĩnh Phú tới yêu cầu giúp đỡ về kỹ thuật và giống lúa xuân ! . Thày Đáp đã nói khi tôi có ý định đưa vụ lúa xuân lên vùng Trung du Bắc Bộ, bắt đầu từ Vĩnh Phú mà Bí thư Tỉnh Ủy Kim Ngọc thường từ chối bằng mọi cách tiếp khách từ Hà Nội như đã từ chối cả các bộ trưởng và cao hơn, ta cũng có lần đăng ký xin gặp nhưng có được đâu; nên ý định của cậu rất khó thực hiện đấy!, Thày Đáp là người nhanh nhậy thông minh, nên có nói cậu cứ thử xem biết đâu đồng chí bí thư Kim Ngọc lại nghe những người “miệng nói tay làm”, ta sẽ cử cậu Huy quê ở xã Bình Đà Hà Đông Làng làm pháo Tết nổi tiếng, là CB phòng khoa học đi với cậu. Thày Đáp có nói thêm: việc từ chối của đồng chí bí thư Kim Ngọc là có lý do: nhiều chuyên gia cao cấp đi Trung Quốc tham quan mang về nhiều kỹ thuật NN đã thất bại thảm hại một cách rất buồn cười vì vô ích, tốn kém, như cấy dồn bằng cách nhổ lúa đã trỗ bông ở nhiều ruộng rồi cấy dồn vào một ruộng, cho lợn ăn phân trâu, cắt tuyến giáp trạng của lợn; VF Chính phủ kêu gọi các địa phương làm theo, và nêu danh các nơi cần khiêm tốn học bạn Trung Quốc , như Thái Bình, Vĩnh Phú..Cuộc gặp gỡ giữa địa phương và Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam thành công rất tốt đẹp, một bằng chứng rõ ràng: đồng chí bí thư Kim Ngọc triệu tập và trực tiếp chủ trì ngay một cuộc họp với các cơ quan và cá nhân liên quan tới việc triển khai vụ lúa xuân đầu tiên ở Vĩnh Phú. Tôi nhìn xuống dưới Hội trường thấy anh Tiến Phó Trưởng Ty Nông nghiệp Anh ngồi có ý né tầm nhìn của tôi, vì tôi và anh Huy đến xin gặp 3 lần mà không được gặp: 3 lần đạp xe lên Việt Trì, tìm đến nơi sơ tán rồi về không!, hôm nay lại thấy tôi ngồi bên bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc. Trong phần thảo luận tôi có phát biểu: tôi thấy trong các đoàn đi mua hạt giống lúa xuân ở Thái Bình luôn có hai thành phần là Ngân hàng và Ty Nông nghiệp, còn có ai nữa thì tôi không biết tôi xin tiến cử anh Tiến.. nhìn xuống thấy anh thở phào nhẹ nhõm. Họp xong anh tìm tôi bắt tay nhau đều rất văn hóa; đều không nói gì, mà rất vui vẻ.; Lúc đầu bắt tay binh thường, rồi bỗng nhiên anh đặt cả bàn tay trái, theo đà này tôi cũng đặt luôn bàn tay trái của mình thành 4 cánh tay chụm vào nhau, tôi nhìn lên thấy bí thư Kim Ngọc gật gật đầu mỉm cười tỏ vẻ hài lòng. Tôi nghĩ: đây là một dự báo cuộc hợp tác này sẽ thành công tốt đẹp; quả nhiên vậy: chỉ sau một vụ, tỷ lệ diện tích gieo cấy lúa xuân ở Vinh Phú từ không đáng kể lên khoảng 40% như nói ở trên. Về sau,anh Tiến hợp tác với chúng tôi rất tích cực; Khi găp anh vào lúc thich hợp, tôi nói nhỏ với anh, ở Vĩnh Phú, không có cán bộ nào dám làm sai ý của bí thư Kim Ngọc đâu; trước đây đồng chí Kim Ngọc đã có ý phản đối vụ lúa này; Thày Đáp có nói ý này với chúng tôi. Tiếp đó, sau vài ngày nữa thì có cuộc hội họp lớn được tổ chức trên đồi dưới tán rừng Phú Thọ khép kín. Có ba diễn giả chính là bí thư Kim Ngọc, Viện trưởng Đáp và tôi. Đồng chí Kim Ngọc phát biểu khai mạc; và bế mạc kết luận bằng một câu rất dân giã: “ Ai không làm lúa xuân là “đếch” tin Đảng”! Tiếng vỗ tay hòa với tiếng cười râm ran nơi nơi !! Về cuộc gặp bí thư Kim Ngọc đầu tiên Sau ba lần xin gặp ô Phó Trưởng Ty Nông nghiệp không đạt, tôi và KS Huy bảo nhau đến thẳng văn phòng Tỉnh ủy xin gặp đồng chí bí thư Kim Ngọc đã được Viện trưởng Đáp khuyến khich như nói trên; quả nhiên là ông cho gặp luôn ở phòng tiếp khách riêng bên phòng nghỉ ngủ của ông; ông vào đề luôn: Mình đã gặp anh Ngô Duy Đông và Nguyễn Ngọc Trìu, Bí thư và Chủ tịch tỉnh Thái Bình ở hành lang một cuộc họp, có nói chuyện về chuyện vụ lúa xuân, có nói về mấy anh kỹ sư ở Viện anh Đáp về giúp tỉnh, thì ra là các cậu à . – Thưa Anh, Chúng em đã đi thăm đồng qua Vĩnh Tường đến Thanh Ba, Hạ Hòa, chỉ mới cưỡi xe đạp xem lúa tựa như “cưỡi ngựa xem hoa” thôi ạ, thấy chẳng khác gì dưới đồng bằng; hỏi bà con nông dân thì được biết cũng có những khó khăn như nhau, là ở khâu ngâm ủ hạt giống, làm mạ, – Đúng rồi! Thế khắc phục thế nào? – Thực tế ngay ở sân của HTX khá rộng dể ra hạt và phơi lúa, hạt giống hỏng ngay ở khâu này: lúa gặt về xếp đống chậm ra hạt, chuyện này thường xẩy ra, vì ‘Cha chung không ai khóc’; dùng lò thúc mầm theo kinh nghiệm từ Trung Quốc thì hạt lúa chết ngạt! Mặt khác, chúng em quan sát thấy từ đống lúa hơi nước bốc lên như khói, đo nhiêt độ thấy giữa đống lúa nhiệt độ tăng đến 50 – 70ºC, thế là chúng em nẩy ra ý định sử dụng năng lượng tái tạo này tựa như khi chiên rán cá ‘lấy mỡ nó chiên rán nó” ạ . -Thế cách làm thế nào? – Thưa! Đơn giản thôi ạ: sau khi ra hạt dùng bàn trang san hạt dầy độ 40 – 50cm, phủ rơm, tưới nước nóng 3 sôi 2 lạnh như bà con nông dân làm theo cán bộ nông nghiệp hướng dẫn vừa khử trùng vừa thúc nẩy mầm; đến khi hạt giống nẩy mầm sinh ra quá trình sinh hóa tỏa nhiệt ạ; Nếu không dùng bàn trang san mỏng dần đến 20- 30 cm thì nhiệt độ có thể tăng tới mức làm hỏng giống. Trước khi em đi Đông Âu làm nghiên cứu sinh ở Ba Lan, Bộ trưởng KS Nghiêm Xuân Yêm triệu tâp em lên phòng làm việc của Bộ trưởng báo cáo sáng kiến này đấy ạ! – Bỗng bí thư Kim Ngọc đứng phắt dậy, nét mặt rất tươi tỉnh, đập tay xuống bàn, một tay bắt tay tôi rất văn hóa, một tay vỗ vỗ rất thân mật vào vai tôi, nói: Nhiều lần Mình cũng thấy cảnh hạt giống lúa hỏng đến mức cho gà nó cũng “đếch” thèm mổ ăn, thương người nông dân lắm! Mà chưa nghĩ ra cách khắc phục À! Còn các khâu canh tác lúa xuân có gì mới? – Thưa Anh, có ạ, khâu mật độ gieo mạ ạ: mật độ gieo mạ/ sào Bắc bộ cho lúa chiêm và lúa mùa bà con nông dân làm theo tập quán ngàn đời là 10 – 15kg/ sào Bắc bộ 360 m2, nay là 35 – 40kg hạt giống ạ; khâu cấy cũng cần cấy lúa cấy dầy hơn, nông hơn. Để nhận biết và đề xuất kỹ thuật này cũng từ quan sát thực tế sản xuất: cứ chỗ nào mạ mọc dầy thì ít chết, cấy lúa càng thưa càng chết nhiều ạ; kiểu như về mùa đông nằm ngủ một mình thì rét co rúm lại, còn ngủ chung, đắp chăn hay đắp chiếu, đều khỏe re! – Bí thư Kim Ngọc lại đứng dậy, dơ tay chém gió, nói: Mình quyết định sáng ngày kia họp những người liên quan đến sx vụ lúa xuân; Mình sẽ trực tiếp xuống Viện anh Đáp đề nghị hỗ trợ việc mua giống và cán bộ kỹ thuật đã có làm cùng với cán bộ của Tỉnh hướng dẫn nông dân thực hiện; và không quên chỉ thị cho văn phòng và trợ lý mời họp khẩn, văn phòng bố trí ăn, ngủ chu đáo cho cán bộ của anh Đáp nhé! .. Có thể nói cuộc gặp bí thư Kim Ngọc là hoạt động khởi đầu công cuộc đưa vụ Lúa Xuân lên vùng Trung Du Vĩnh Phú; Bí thư Kim Ngọc là người rất sâu sát với các địa phương, với công việc sản xuất lúa và đời sống của tỉnh, nên bí thư nắm được vấn đề rất nhanh, nên rất thuận lợi! Nhân đây tôi xin nhắc lại một cảnh của bộ phim Bí thư Tỉnh ủy, ai cũng hiểu ngay là Bí thư Kim Ngọc, Ông đứng nấp ngoài bờ rào nhìn thấy cháu bé 5 – 6 tuổi bốc cám lợn ăn vội vàng ngon lành, mẹ thấy phát mấy cái vào đít, nói: đây là của lợn, chứ đâu phải của con; rồi cả mẹ con cùng ôm nhau khóc; xem phim mà rớt nước mắt!; tôi không biết tác giả kịch bản phim Bí thư Tỉnh ủy hư cấu thế nào, nhưng tôi và nhiều người, kể cả trẻ em, trước cách mạng tháng 8, giặc Nhật và Pháp vơ vét thóc của dân ta, có khi chỉ dể đốt thay than làm nhiên liệu, làm cho dân đói quá phải ăn củ chuối và thân chuối thái nhỏ trộn với cám lợn nấu ăn! Hồi đó cả nước có khoảng 2 triệu người chết đói! Cuộc họp bàn bạc việc đưa vụ lúa xuân vào tỉnh Vĩnh Phú do bí thư Kim Ngọc trực tiếp chủ trì là khởi đầu, tiếp theo là một loạt cuộc họp và hoạt động khác như đã trình bày trên, dẫn đến kết quả Vĩnh Phúc chỉ sau vụ đầu làm lúa xuân đã đưa diện tích từ tỷ lệ diện tích không đáng kể như nhiều báo cáo, đã tăng với tốc độ “thần tốc” lên 40%!, về tốc độ tăng diện tich năng suất và sản lượng nhanh hơn cả các tỉnh ở đồng bằng như Thái Bình, Nam Đinh.. KHOÁN HỘ và VỤ LÚA XUÂN ở Vĩnh Phú công đầu là: Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú, đại tá Kim Ngoc Tôi xin tôn vinh đồng chí Kim Ngọc về hai việc lớn mà đồng chí làm cho tỉnh Vĩnh Phú là “KHOÁN HỘ” và “VỤ LÚA XUÂN” , về sau thực tế và đời sống chứng minh cả hai chủ trương đều đúng! Khi chưa được “giải oan” khỏi ý kiến nông cạn của một số chuyên gia cao cấp cho rằng khoán hộ là mầm mống của chủ nghĩa tư bản, nên khoán hộ phải là chui làm lủi như tội phạm! (theo phim’Bí thư Tỉnh ủy đã được công chiếu rông); còn vụ lúa xuân thì công khai cho đến thắng lợi, thì hình như chẳng mấy ai nhắc đến công đồng chí trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng vào đồng đất của Vĩnh Phú mà động lực khởi động chính là đồng chí bí thư Kim Ngọc! Khi đó, khoán hộ và vụ lúa xuân hỗ trợ nhau cùng phát triển đưa nền kinh tế nông nghiệp của Vĩnh Phú lên tầm cao mới: do khoán hộ mà người nông dân quan tâm tới nông sản do mình làm ra; vì làm vụ xuân mà người nông dân có thêm nhiều nguồn lợi hơn từ việc đưa vào sản xuất nhiều giống lúa cao sản ngắn ngày mới, rút ngắn thời gian chiếm ruộng của các vụ lúa để tăng vụ, không chỉ cho vụ xuân, mà cả vụ mùa, vụ đông xuân, vụ hè thu.. Có một lần tôi gặp đồng chí Lê Huy Ngọ, khi đang làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tôi có hỏi Anh về việc này, Anh trả lời: lúc đó mình là cán bộ kế hoạch của Tỉnh, đâu có biết, chứ như bây giờ thì chắc chắn là mình can thiệp mạnh, không chỉ với đồng chí Kim Ngọc, mà với cả các cậu, nghe nói thưởng cả huy hiệu Đền Hùng cho những nhà khoa học có giúp tỉnh, kể cả những người chưa hề đăt chân đến Vĩnh Phú và không thấy một sự giúp đỡ nào! Tôi nói: Thưa Anh, khi tôi cùng anh chị em phục vụ sản xuất lúa luân canh cây lương thực khác 18 năm, trong đó có 6 năm ở Thái Bình, về giống lúa và cơ cấu mùa vụ lúa, vào dịp tỉnh Thái Bình là tỉnh đầu tiên của Miền Bắcđạt 5 tấn lúa /ha. Tỉnh tặng thưởng cho nhiều người huy hiệu 5 tấn, chúng tôi cũng bị quên nữa là! Lúc đó Phó Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Trìu làm Chủ tịch rồi lên Bí thư tỉnh; khi lên làm Bộ trưởng Bộ Nông nghi65p và Phát triể Nông thôn, tôi có hỏi về việc này, Bộ trưởng Trìu có nói cậu Thái Phó Văn phòng hỏi cậu cần gì, như nhà đất để ở, xe đạp.. cậu nói chỉ cần được mua cung cấp môt men giấy để làm báo cáo công tác và báo cáo khoa học!.. Vào Nam làm Viện trưởng 18 năm (1981 – 1999), tôi rất vui được Đảng và Nhà nước ưu ái tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho cả Viện Lúa ĐBSCI, và cho cá nhân tôi; tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho tôi cùng 9 nhà khoa học của Viện về giống lúa và kỹ thuật thâm canh lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Đối với thắng lợi vụ lúa xuân ở miền Bắc góp phần tich cực vào an ninh lương thực và xuất khẩu gạo, GS Bùi Huy Đáp 1000 đ; Viện KHKTVN 1000đ, tôi được 500đ anh Đào Thế Tuấn 250; Đinh Văn Lữ 250 đ, lúc đó 250 đ mua cung cấp 1 xe đạp Phượng Hoàng loại xịn. Tuy nhiên, việc này tôi còn băn khoăn, còn áy náy: anh chị em cùng tôi với tôi ở Thái Bình và Vĩnh Phú, cũng như anh chị em ở các cục vụ như vụ trồng trọt, ở các địa phương như ở Hả Dương, ở Hà Đông.. thì chưa được gì, thậm chí chưa được xem xét! xxxx Nhân dịp này tôi xin thông tin thêm về “cấy dồn” mà tôi, hồi đó là sinh viên của Học viện Nông Lâm; các sinh viên nghỉ học làm ruộng kiểu mẫu: nhổ những khóm lúa ở ruộng đã trỗ bông đem đến đến ruộng ở ven bờ cấy dồn sát vào nhau; vài hôm đầu trông đẹp lắm, như một bồn hoa! Tôi thấy có nhiều ô tô, có cả ô tô Volga đen đến bờ ruộng xem! Nhưng chỉ vài hôm sau là bắt đầu vàng úa, sau vài ngày nữa là chết lụi dần; sinh viên chúng tôi lại phải nghỉ học, kéo hàng chục quạt kéo bằng cót được Nhà trường mắc sẵn cho giảm nhiệt độ ở ruộng lúa. Chỉ vài hôm sau là chết lụi cả ruộng, vì ta chỉ có thể làm theo quy luật, chứ chống sao được! Điều đáng rút kinh nghiệm hơn nữa là Bí thư Đảng ủy Nhà trường trực tiếp chỉ đạo rất duy lý trí: chỉ có lý lịch trong sạch mới được nhổ lúa đang đã trỗ bông và cấy ở ruộng trình diễn; còn lại làm những việc phục vụ cho người được chọn làm hai việc được cho là quan trọng nhổ lúa và cấy dồn vào ruộng trình diễn, nhiều sinh viên này sau được chọn đi du học ở Trung Quốc Thày Của được xếp ngồi trên bờ ruộng trình diễn cùng sinh viên tước bỏ lá/ bẹ khô héo cho tùng khóm lúa, để nhóm ít được tin tưởng về lý lịch chuyển ra ruộng cấy! Thày Đáp đi ô tô đến đầu ruộng, đứng nhìn một lúc rồi bỏ về, Tôi không nhìn thấy các thày khác“..

Thầy Luật kể chuyện một thời.

Đối với thắng lợi vụ lúa xuân ở miền Bắc góp phần tich cực vào an ninh lương thực và xuất khẩu gạo, GS Bùi Huy Đáp 1000 đ; Viện KHKTVN 1000đ, tôi được 500đ anh Đào Thế Tuấn 250; Đinh Văn Lữ 250 đ, lúc đó 250 đ mua cung cấp 1 xe đạp Phượng hoàng loại xịn. Tuy nhiên, việc này tôi còn băn khoăn, còn áy náy: anh chị em cùng tôi với tôi ở Thái Bình và Vĩnh Phú, cũng như anh chị em ở các cục vụ như vụ trồng trọt, ở các địa phương như ở Hả Dương, ở Hà Đông.. thì chưa được gì! Nhân đây tôi xin trình bầy rõ hơn: việc Nhà nước khen thưởng thì tôi đâu có quyền gì, đến cấp bộ có kiến gi thì cũng để tham khảo; CB trong Đoàn Bà Bình có cho biết cậu được tín nhiệm của Viện hồi đó có trên 300 người mà cậu đạt 75% tín nhiệm là cao đó, có người đạt dưới 50% và thấp hơn vẫn được phong tặng AHLĐ. Bà PCT Nước CHXHCN VN Nguyễn Thị Bình cùng với Ban thi đua QG làm việc rất thận trong khách quan hồi Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ VI. Bà PCT nước cùng nhiều CB và chuyên gia cao cấp xuống Bộ nghe khoảng mươi người báo cáo trước Đoàn bà PCT Nguyễn Thị Bình để chọn BCV trước ĐH Thi đua toàn quốc VI; mọi người đóng góp ý kiến rất sôi nổi. Ở Đại hội, tôi được bố trí ngồi giữa hàng ghế Chủ đoàn hàng cao nhât và là b/c viên của ngành NN, sau chị ĐB ngành Dệt May b/c đầu tiên, sau tôi là 1 AHQĐ, hình như là Trung tướng Phạm Tuân, theo thứ tự Công, Nông Binh… Hàng thấp nhất là nơi ngồi của Đ/c TBT Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Nươc Trần Đức Lương, và một số vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước khác. Tất cả có khoảng 5 – 6 hàng ghế, không có vắng vị nào, gồm những ai, tôi đâu có nhớ có biết hết! Khi Đoàn rút về, Bộ trưởng Lê Huy Ngọ rất thận trọng có giữ những ĐB của Bộ NN ở lại góp ý kiến thêm; có ý kiến của Anh Hiền Vụ trưởng Vu Tổ chúc CB cho rằng nên cắt bỏ mục vụ lúa xuân vì lâu rồi để b/c cho gọn, Bộ trưởng Ngọ nói cứ để anh Luật b/c, mục này hay đấy! Trong dịp này, tôi không biết BT Ngọ b/c thế nào với CT Nước Trần Đức Lương mà có một cuộc gặp với những Nhà KH tiêu biểu đóng góp vào việc tạo chọn giống lúa cho an ninh lượng thực QG và một phần cho QT; tôi và Anh Nguyễn Văn Loãn được chọn đi dự, và tôi được báo cáo trước Chủ tịch Nước, giống lúa OM và OMCS được nhắc đến.. BT Lê Huy Ngọ đề xuất để có cuộc gặp mặt Chủ tịch Nước Lương là rất tuyệt vời, môt sự động viên thiết thực! Cuối buổi gặp mặt, chúng tôi đươc Chủ tịch nước Lương chiêu đãi rất thịnh soạn ở ngay bên cạnh phòng gặp mặt trong Phủ Chủ tịch ở Ba Đình HN!; như tôi biết thì chưa có cuộc nào mà Chủ tịch nước gặp những nhà KH trực tiếp tạo chọn giống lúa đấy!”

Đến Long Phú, Sóc Trăng bạn sẽ gặp con đường Trường Khánh - Đại Ngãi nối vựa lúa chất lượng ngon và năng suất cao nhất nước.

Con đường lúa gạo Việt Nam đang tỏa rộng nhiều vùng đất nước, kết nối lớp lớp những dâng hiến lặng lẽ tôn vinh hạt ngọc Việt. Cây lúa Việt Nam nửa thế kỷ nhìn lại (1977 – 2017) có tốc độ tăng năng suất vượt 1,73 lần so với thế giới. Thành tựu này có cống hiến hiệu quả của nhà bác học nông dân Lương Định Của ở chặng đường đầu của nước Việt Nam mới và lớp lớp những tài danh nông nghiệp Việt trong đó có giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Luật anh hùng lao động, Bác Hai Nam Bộ, ‘anh Hai ôm em’  là một điểm đến đặc biệt ấn tượng .

THẦY LUẬT BẠN VÀ THƠ

Giáo sư Lê Văn Tố nhắn trên Facebook: “Tôi kính nể hai người anh hùng chân chính này và vinh dự được đàm đao với hai anh hùng tại nhà. Nói đến nông sản mà không nói đến công nghệ sau thu hoạch là việt vị nên sau khi thành lập cơ sở nghiên cứu theo đề nghị của GS Luật, tôi đã viết phần này”. Câu chuyện của thầy Tố, tôi chỉ lưu được một chút nhỏ trong bài Chuyện đời giáo sư Lê Văn Tố và mong thầy trao đổi thêm đôi lời về lĩnh vực chuyên sâu đầy thách thức và cơ hội này đối với lớp trẻ.

Giáo sư Trịnh Xuân Vũ người thầy đại thụ sinh học và sinh lý thực vật, hôm chấm luận văn thạc sĩ mới đây, đã kể chuyện và bàn luận với chúng tôi về sự vào cuộc của các đại gia kinh tài cho Nông sản Việt, chuyện quen và lạ mà anh Nam Sinh Đoàn đã bàn. Giáo sư Nguyễn Thơ góp vui: “Đi họp với các Cụ ớn nhất là các Cụ mang thơ đến tặng. Một hội nghề nghiệp đã đùa “Xin mọi người hãy để giày dép và thơ ở ngoài”.Thế nhưng ‘thầy Luật bạn và thơ Lúa mới’ là không hề cũ và không thể quên. Nhớ và quên là hai mặt của nhận thức, minh triết của đời thường. Văn hóa là gì còn lắng đọng khi người ta đã quên đi tất cả.

Tôi may mắn trong số những người bạn vong niên của thầy Luật “Em Hoàng Kim nhớ nhất là lúc lần đầu đi cùng thầy Van Quyen Mai về Ô Môn và về Cần Thơ cùng thầy Nguyễn Văn Luật, thầy Võ Tòng Xuân (là thân phụ của thầy giáo Võ-Tòng Anh) những người đã cùng cố giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn chung sức xây dựng Chương trình Hệ thống Canh tác Việt Nam là điểm sáng một thời Nông Nghiệp Việt Nam (mà thầy Phạm Văn Hiền của Nong Lam University in Ho Chi Minh city, Nong Hoc Web nay đã phát triển thành giáo trình tâm đắc). Một số thầy ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đùa là nhóm thầy Van Quyen Mai và chúng tôi là về Cần Thơ Ô Môn để làm “lô đối chứng”.Nhưng chính nhờ sự giao lưu học tập ấy (về cách tập hợp dấn thân của tập thể Viện Lúa đạo quân tiên phong của Điện Biên Nam Bộ) để rồi chúng ta đã tiếp nối làm nên cuộc Cách mạng sắn ở Việt NamHoa Lúa; Hoa Đất , Hoa Người …Thật biết ơn quý Thầy khoa học nông nghiệp đầu ngành, biết ơn Viện Lúa xây dựng và phát triển

Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Luật anh hùng lao động, Bác Hai Nam Bộ, ‘anh Hai ôm em’  là một điểm đến đặc biệt ấn tượng .

Hoàng Kim chép lưu lại bài thơ ‘Thăm bạn Ô Môn’ của PTS Nguyễn Hữu Ước, Viện trưởng Viện Mía Đường, tại Ô Môn đêm 14 12 1992 cùng bài thơ “Giáo sư Lúa” của ông Nguyễn Khôi là Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc Văn phòng Quốc hội (đã trích dẫn trong bài “Thầy Luật lúa OMCS OM” phần hai) và bốn bài thơ đầu, giữa và cuối tập thơ “Lúa mới” của giáo sư Nguyễn Văn Luật

THĂM BẠN Ô MÔN
Nguyễn Hữu Ước
Thân mến tặng GSTS Nguyễn Văn Luật
và các bạn Viện Lúa ĐBSCL Ô Môn

Ô Môn ơi thế là đã đến
Bao chờ trông nay mới thỏa lòng
Trời Cần Thơ dạt dào gió nắng
Lúa ngập đồng gợn sóng mênh mông …

Giống lai nào bình chọn – tay em
Vần thơ nào dưới trăng anh viết?
Để ta say màu xanh mái tóc
Say con diều nghiêng cánh gọi trăng.

Chất dẻo thơm hạt gạo “Ô Môn”
Những chắt lọc công trình trí tuệ
Nuôi cuộc đời năng mưa vất vả
Xây niềm tin đi tới tương lai.

Gặp đây rồi – Vui quá đêm nay
Ly rượu nồng ấm tình bầu bạn
Không còn cách sông Tiền, sông Hậu
Trái tim ta làm nhịp nối bờ xa …

HOA NGỌC TRÂM
Luat Nguyen

Ngọc Trâm trong trắng thơm lâu
Chẳng khoe sắc thắm, chẳng sầu gió mưa
Trông hoa nhớ mẹ năm xưa
Hoa thanh tao ấy bây giờ còn đây.
11. 1983
Lúa mới, Nguyễn Văn Luật 1997 (bài đầu).

NHÀ NÔNG HỌC
Luat Nguyen

Là nhà nông học của nghề nông
Như những nhà thơ của ruộng đồng
Chữ tâm trong anh đầy sức sống
Tình anh như biển lúa mênh mông.
1961

TRÊN SÂN CHIM BẠC LIÊU
Luat Nguyen
Tặng ngài TLS Ấn Độ N.Dayakar

Anh với tôi trên đài quan sát
Canh rừng xanh, giữ biển Thái Bình
Đàn cò mang nắng bình minh
Ngao du kết bạn tâm tình khắp nơi
1991
Lúa mới, Nguyễn Văn Luật 1997 (bài giữa).

XUÂN
Luat Nguyen

Xuân thời gian, xuân bất tái lai
Hương sắc tình xuân đâu có phai
Sức xuân trong anh từ em đến
Viết bản tình ca -tha thiết – không lời.
22 2 1997
Lúa mới, Nguyễn Văn Luật 1997 (bài cuối)

CHỒI TƠ
Luat Nguyen

Tình em sưởi ấm mùa xuân trẻ!
Mang nắng chan hòa nhuộm sắc hoa!
Anh muốn gom mưa từ bốn bể!
Để em tưới mát những chồi tơ!

Thầy Luat Nguyen nhắn ngày 24 11 2021 “Xin đóng góp với trang mạng của TS Hoàng Kim bài thơ Chồi tơ tôi làm tặng cố bà xã tôi hồi được Nhà nước phong tạng Nhà Giáo ưu tú” xem tiếp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-luat-lua-omcs-om/.

Tôi dừng lâu trước bài thơ xúc động của anh Nguyễn Hữu Ước viết tại Ô Môn đêm 14 12 1992. Anh Ước thăm Ô Môn chậm hơn nhiều so với chúng tôi, không được làm “lô đối chứng” hoạt động chung chương trình lúa và hệ thống canh tác kết nối từ rất sớm với Viện Lúa Ô Môn.. Giáo sư Vũ Công Hậu nói “Được làm đối chứng là tốt lắm đấy cậu ạ. Cậu phải tâm huyết lắm mới tạo được sự đột phá. Cậu thay đổi thói quen ưa thích và thị trường tiêu dùng của người dân, đặc biệt là đối với lão nông tri điền, để chọn được một giống tốt thực sự trong sản xuất là thật khó. Làm việc thật và bước đi hàng đầu là điều không dễ dàng. Người ta nhiều khi phải ‘né’ đối chứng thật tốt ‘nước sông không phạm nước giếng” đấy cậu ạ. Giáo sư Vũ Công Hậu và anh Nguyễn Huy Ước ngày nay đều là người thiên cổ nhưng những sự quý mến, trân trọng công sức của một thế hệ vàng tâm huyết và lời tâm tình thật đáng quý.

DẠY VÀ HỌC không chỉ là trao truyền kiến thức mà còn thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.

Các sâu sắc của sự học làm người là noi theo gương sáng (mặt tốt) của những bậc thầy minh triết, phúc hậu, tận tâm với Người với Đời. Sức lan tỏa của một người Thầy là tình yêu thương con người, sức tập hợp và cảm hóa. Thầy Nguyễn Văn Luật trở thành nhân vật lịch sử của em để đón nhận mọi sự khen chê của đời thường, nhưng riêng em luôn nhớ về Thầy với những điều cảm phục ngưỡng mộ”.

Thầy Luật lúa OMCS OM một thời sôi nổi

Kim Notes lắng ghi chú: Tài quá Sao Thần Nông GIÁO SƯ LUẬT VIẾT NGẮN. Thầy Luật trò chuyện vui: “Với GSVS Đào Thế Tuấn: Hội nghị thường kỳ hàng năm về lúa gạo do IRRI tổ chức tại Philipin, có nhiều khoa học gia VN tham dự, có cuộc Hội thảo về Lúa ưu thế lai vào năm 1992, tôi có b/c khoa học về lúa Ưu thế lai UTL 1 và 2 của Viện Lúa ĐBSCL tạo chọn. Một buổi chiều muộn tôi đi dạo chơi với GS Tôn Thất Trình đang làm việc cho FAO ở Rome. GS Trình có thời gian làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp cho Chính quyền Sai Gòn, trong một cuộc họp Chính phủ GS đề xuất một vấn đề bảo vệ quyền lợi cho nông dân, bị từ chối; GS bỏ họp đi bộ về thẳng nhà không dùng xe con của Bộ NN, và bỏ việc luôn, rồi đến làm việc cho cơ quan Lương Nông QT (FAO) ở Rome, Ý. Bỗng có một phụ nữ Việt chạy lại ôm chầm lấy tôi và nói anh Tuấn sang đây bao giờ mà chưa đến em! Tôi ngỡ ngàng. GS Trình từ từ giới thiệu đấy là GS Luật Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL; và đây là TS Tâm kiều bào ta làm việc tại Đại học Los-ba-nos. Tối hôm sau, TS Tô Phúc Tường mời đại biểu Việt Nam dự tiệc gia đình. Trong buổi tiệc có cả cô Tâm và anh Trình, anh Tuấn, cô Võ Mai, bạn Bộ và tôi. Tôi có hỏi anh Tuấn: anh quen cô Tâm sâu sắc đến mức nào mà cổ nhầm lẫn tưởng tôi là anh. Anh Tuấn là Nhà khoa học rất uyên thâm, nhưng trước chuyện này thì hơi bị lúng ta lúng túng, bèn nói cho qua chuyện: cậu hưởng lợi thì phải trả tiền cho tôi! Sau buổi tiệc, mấy anh em chúng tôi dạo khu gia cư của Viện Searca có người Việt làm việc, một dàn chó chạy ra sủa inh ỏi, nhưng lạ là chó né tránh TS Võ Mai, Cô giải thich em không chỉ là khắc tinh của sâu bệnh (vì cổ là Cục phó BVTV), mà cả kháng chó, vì chó nó có biết chó có làm chó gì làm chó gì đâu, mà nịnh đầm!. TS Mai là người có bản lĩnh, có năng lực và bạo miệng nói chuyện hay, đã từng là Đại biểu Quốc hội nhiều nhiệm kỳ.” Em Hoàng Kim xin chép về Thầy Luật lúa OMCS OM https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-luat-lua-omcs-om/

Kim Notes lắng ghi chú ĐẤT, NHỚ, THẦY, CHUYỆN, TRUYỆN Thầy Luật lúa OMCS OM dạy và học tinh tường. CNM365 Tình yêu cuộc sống Hoàng Kim chia thành năm nhóm NHÂN VẬT CHÍ 1) Địa (đia linh nhân kiệt) 2) Nhớ (quân, sư, phụ); 3) Thầy (những người mình ấn tượng nhất); 4) Chuyện (sự thật và huyền thoại); 5) Truyện (Văn chương Ngọcho đời); 6) Tên nhân vật tên tác phẩm chính. Đó là kinh nghiệm quý dạy và học viết văn chương cổ Việt Nam dư địa chí; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Lê Quý Đôn tinh hoa. Thầy Luật lúa OMCS OM viết : Chuyện thường ngày hay gặp I. Nhận nhầm người quen chưa biết Tôi dùng từ “Chuyện”, chứ không phải “Truyện”, vì chủ yến là chuyện chính tôi gặp, minh triết, người thật việc thật, chứ không phải truyện có hư cấu tài ba suy tưởng ra phạm vi rộng và chiều sâu của các nhà văn chuyên, nhất là của các nhà thơ: “Nói vậy mà không (chi) phải là vậy”. có gì sơ suất xin người đọc lượng thứ. 1. Với GSVS Đào Thế Tuấn: Trong một Hội nghị khoa học hàng năm tại cơ sở của Viện Lúa Quốc tế (IRRI – International Rice Research Iinstitute) ở Philipines. Chuyện là ở một buổi chiều muộn, trong khuôn viên của IRRI, GS Tôn Trình và dạo chơi, bỗng một phụ nữ Việt chạy đến ôm chầm lấy tôi và nói: Anh Tuấn sang đây rồi mà chưa đến em.. Tôi ngỡ ngàng.. Tôi xin chỉ tóm tắt đến đây vì là chuyện tôi vừa kể dài nhiều lý thú, vui vẻ và thân tình giữa các nhà khoa học, xin tìm đọc. 2. Chuyện về Anh Hai Nam bộ Đặng Thái Thuận Chuyện xẩy ra ở TP HCM, trường Quản lý của Bộ NN và PTNT ở số 4 Đinh Tiên Hoàng, Q 2. Tôi đang đứng thì Hai Thuận chạy tới nói: Hai Thắng Chủ tịch Công đoàn ngành NN nói rất cảm ơn Anh Hai giúp đỡ ăn ở cho các đại biểu CĐ phía Nam họp, tôi đã báo cáo với Bộ trưởng Tạn và đã gửi công văn đi các tỉnh rồi! rất cảm ơn sự hào hiệp của Anh Hai Nam bộ nhé! Sau khi nghe vỡ chuyện, mình nói: Anh nhầm rồi! Tôi làm gì có khả năng giúp Anh.. Chưa nói hết thì Chủ tịch CĐ Thắng đã xững người, đỏ mặt tía tai, nhẩy choi choi như đứng phải tổ kiến lửa, gãi đầu gãi tai, xoi xói nói: Anh nói lời mà không giữ lời, bây giờ biết làm sao đây! Cậu ấy không cho mình giải thích nửa lời! Mình biết là cậu ấy nhận nhầm mình là GS Luật vì Luật đã giúp và tổ chức nhiều cuộc hội nghị, mình có đến dự, nên chạy đi tìm cậu, nói, đi nhanh với mình đến cậu Thắng làm cho cậu ấy bình tĩnh lại. Vừa trông thấy hai chúng tôi tới, Chủ tịch Thắng ngạc nhiên dơ 2 tay lên trời, cúi gập người, cười khùng khục, và lẩn nhanh vào đám đông đại biểu! 3. Lại chuyện nhầm người với Hai Thuận Trong thập 80 TK 20, Viện Lúa ĐBSCL chưa có nhiều Dự án QG và QT, việc chưa nhiều, nên thường đi xe ô tô xuyên Việt ra Hà Nội họp, nên thường kết hợp, qua nơi này nơi khác. Có lần qua Huế, rẽ vào Đại học NN Huế, được Văn phòng dẫn đến gặp Phó Hiệu trưởng khi đó là Thạc sỹ Nguyễn Thị Kinh, Bí thư Đảng ủy Nhà trường. Lần đó tôi đi với hai trợ lý là Đặng Kim Sơn và Lê Văn Bảnh; về sau TS Sơn là Viện trưởng Viện NC Chính sách NN, Bảnh Cục trưởng Cục Chế biến Nông sản và nghề muối, sau kế nhiệm VT Viện lúa ĐBSCL mà các tiền nhiệm là Luật, Bổng, Bửu. Các cô ở phòng thư ký chỉ cho mình tôi vào gặp Lãnh đạo. Cửa vừa khép hờ lại thì ThS BT Kinh chạy đến ôm chặt lấy tôi và nói sao Anh bảo đến với em mà giờ mới đến.. , tôi lại ngỡ ngàng, mà cũng thấy vui vui. Nửa muốn gỡ ra, nửa không vì không biết gỡ thế nào..; May thay, hai cậu trợ lý gạt cô thư ký ra, chạy vào “Cứu bồ!”, và nói: Thưa Cô! Đây là GS Luật VT Viện Lúa ĐBSCL, chứ không phải Chú Hai Thuận P. Cục trưởng Cục BVTV ạ! Về sau, khi TS Võ Mai biết chuyện, vào một dịp TS Võ Mai gặp chúng tôi, có hỏi Sơn và Bảnh, Cô nói: các cậu không nên can thiệp vào chuyện của Anh Luật và cô Kinh, nếu có xẩy ra chuyện vui hay không vui gì thì đã có Anh Hai Thuận lo! Mà sao các cậu biết sự có sự nhầm lẫn người nhỉ? Thưa cô vì ở Nam bộ đã xảy ra mấy lần rồi ạ. Kể ra xem nào? ; một lần họp Bộ ở Trường Quan lý Kinh tế, Tôi có biết vì có dự cuộc họp này; một lần bàn đăng ký dự Hội thảo Khoa học ở Hội trường Viện KHKT Viện KHKTNN Miền Nam; Khi Anh Hai Thuận đến đăng ký tên và lấy tài liệu thi các cô ở Ban tổ chức ngồi ghi chép nói Chú vừa lấy rồi ạ! Hai Thuận nóng tính trừng mắt gắt toáng! Tôi và Anh Trần Thế Thông đến, Anh Thông nói Anh Thuận bỏ qua cho sự nhầm lẫn của các cháu và nói: Đây là chú Hai Thuận P. Cục trưởng trên Bộ, đại diện Bộ về dự Hội thảo với chúng ta; Cô gái nhìn tôi và Anh Hai Thuận, tái mặt cúi đầu xin lỗi: Con xin lỗi chú Hai Thuận ạ!, con xin lỗi các chú! Con mời các chú vào Hội trường, con sẽ mang tài liệu đến bàn VIP ạ! Hai Thuận là bạn học khóa Một cùng lớp với tôi, rất tốt tính, trung thực, xuề xòa, Chả thế mà khi về địa phương ở nhiều tinh, có khi ngồi uống rươu với từ bí thư tỉnh ủy đến đồng chí bảo vệ một cơ quan nhỏ của tỉnh, ai cũng mến, vì Anh Hai luôn nghĩ người nông dân, nghĩ tới địa phương. Bộ điều lên Bộ ỏ Hà Nội làm cấp trưởng theo quy định thì xin ở lại.. Tôi phải cảm ơn Hai Thuận còn vì bạn ấy còn là “kênh thông tin” mới nữa giữa Viện Lúa ĐBSCL với địa phương và nông dân, vì Bộ trưởng và nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp ở Hà Nội vào Nam muốn về ĐBSCL thường kéo theo Hai Thuận; sau đó khi gặp tôi Hai Thuận vui vẻ kể lại nói chung đều khen Viện Lúa, như anh Anh Tám Thanh BT CT có nói ông đã về thăm nhiều nhà nông dân khoe với ông đống lúa to hơn cả đống rơm giạ do trồng lúa OM, OMCS, hợp với ôm em, ôm em cưc sướng!” Em Hoàng Kim xin được chép tiếp về chuyên trang Thầy Luật lúa OMCS OM https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-luat-lua-omcs-om/

Thầy Luật Lúa OMCS OM

Điểm hẹn chốn đồng tâm. Chúc mừng thầy Luật OMCS OM vui khỏe hạnh phúc lai xa hiệu quả: 1 người Việt gốc Viêt (Luật); 2 người Mỹ gốc Việt (vợ chồng Hiền); 1 Mỹ gốc Do Thái! (cháu bé có gen ông nội sắc tộc Do Thái). Hoàng Kim vui vẻ đùa với thầy Luật ngày 7 11 2023 khi cụ già 92 xuân (?) ghé thăm và hỏi: “Em Hoàng Kim thử đoán? Anh gợi ý: 1 người Việt gốc Viêt; 2 người Mỹ gốc Việt; 1 Mỹ gốc Do Thái!” Ngắm ảnh gia đình nhỏ Việt bảo tồn và phát triển ; lại nghỉ về hai cuốn sách “Rau bản địa trong ẩm thực Việt theo âm dương ngũ hành” “Cải thiện chất lượng bữa ăn bằng hệ thống sinh thái VAC”. Thông tin được tích hợp về https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-luat-lua-omcs-om/ & https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/diem-hen-chon-dong-tam/

Hoàng Kim

Video nhạc tuyển
Hạt gạo làng ta – Ca nhạc thiếu nhi Việt Nam
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter